ƯỜ ĐẠI HỌC LẠC HỒNG -...

67
TRƯỜNG ĐẠI HC LC HNG KHOA KTHUT CÔNG TRÌNH --------------------------- BÁO CÁO NGHIÊN CU KHOA HC ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TNH HƯỞNG ĐẾN VIC CHN THU THI CÔNG XÂY DNG TRN TRUNG KIÊN NGUYN DUY PHÍCH TP.HCM, Tháng 06 năm 2011

Transcript of ƯỜ ĐẠI HỌC LẠC HỒNG -...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ---------------------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

VIỆC CHỌN THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

TRẦN TRUNG KIÊN

NGUYỄN DUY PHÍCH

TP.HCM, Tháng 06 năm 2011

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Đào Xuân Lộc đã tận tình

chỉ bảo, góp ý và động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên

cứu khoa học này. Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học với tên “Xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây dựng” ngoài những nỗ

lực, phấn đấu của chính bản thân nhóm tác giả trong suốt quá trình tiến hành nghiên

cứu, chúng tôi xin gửi lời đến các đồng nghiệp tại khoa Kỹ Thuật Công Trình đã

động viên và tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nay. Sau cùng, tôi

xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè thân thiết, các công ty trong lĩnh vực xây

dựng, ban quản lý dự án, các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TP.HCM và

các cộng tác viên đã giúp đỡ chúng tôi có số liệu hoàn thành tốt nghiên cứu này.

Biên hòa, tháng 6, năm 2011.

Nhóm tác giả

Ths. Trần Trung Kiên, Khoa Kỹ Thuật Công Trình, Trường Đại Học Lạc Hồng

Ks. Nguyễn Duy Phích, Khoa Kỹ Thuật Công Trình, Trường Đại Học Lạc Hồng

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu……………………………………………………………..………....1

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu - mục tiêu nghiên cứu………………....………....1

1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...…....1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Văn bản pháp luật có liên quan…………………………………………….…....3

2.1.1 Luật đấu thầu…………………………………………………….…...…....3

2.1.2 Luật sửa đổi, bổ sung………………………………………………...…..16

2.1.3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP…………………………………………..…...21

2.2 Bảng chấm thầu hiện hành………………………………………………....…..33

CHƯƠNG 3: XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu………………………………………………..37

3.2 Số lượng dữ liệu, mã hóa thang đo trong phần mềm SPSS……………….…..38

3.3 Mô tả dữ liệu công việc………………………………………………….……..40

3.3.1. Kinh nghiệm làm việc……………………………………………….…..40

3.3.2. Vị trí làm việc khi tham gia vào đấu thầu/chọn thầu thi công xây dựng..41

3.3.3 Nguồn vốn đầu tư của dự án mà cá nhân tham gia khảo sát tham gia…...42

3.4 Xây dựng thang điểm trong chỉ tiêu kỹ thuật……………………………...…...42

3.4.1 Nhóm kỹ thuật chất lượng (NT1)………………………………………...44

3.4.2 Nhóm kinh nghiệm nhà thầu (NT2)……………………………………...45

3.4.3 Nhóm tiến độ thi công (NT3)…………………………………………….46

3.5 Xây dựng thang điểm trong chỉ tiêu tài chính………………………………….46

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢNG CHẤM THẦU MỚI

4.1 Bảng chấm thầu mới…………………………………………………………...48

4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị tư vấn và

nhà thầu thi công………………………………………………………..………….51

4.2.1 Kiểm định sự khác về nhân tố 1 (nhân tố kỹ thuật, chất lượng)…………51

4.2.2 Kiểm định sự khác biệt về nhân tố 2 (nhân tố kinh nghiệm nhà thầu)…..53

4.2.3 Kiểm định sự khác biệt về nhân tố 3 (nhân tố tiến đột thi công)………...54

4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm nguồn vốn nhà nước và tư nhân……..….55

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận……………………………………..………………………………….56

5.2 Kiến nghị…………..………………………..………………………………….56

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………….57

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................………………………...…….58

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu

Hình 3.2: Biểu đồ thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát

Hình 3.3: Biểu đồ vị trí làm việc khi tham gia nghiên cứu cúa các cá nhân tham gia

khảo sát

Hình 3.4: Biểu đồ nguồn vốn đầu tư dự án của các cá nhân tham gia khảo sát

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:Bảng chấm thầu hiện tại

Bảng 3.1:Bảng mã hóa các nhân tố

Bảng 3.2: Mã hóa vị trí làm việc

Bảng 3.3: Mã hóa nguồn vốn cho dự án

Bảng 3.4: Thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát

Bảng 3.5: Vị trí làm việc của các cá nhân tham gia khảo sát

Bảng 3.6: Nguồn vốn đầu tư của dự các cá nhân tham gia khảo sát

Bảng 4.1:Bảng chấm thầu đề xuất

Bảng 4.2: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm

nhân tố 1: kỹ thuật, chất lượng

Bảng 4.4: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm

nhân tố 2: kinh nghiệm nhà thầu

Bảng 4.5: Kết quả Independent t – test so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm liên

quan đến kinh nghiệm nhà thầu

Bảng 4.6: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm

nhân tố 3: tiến độ thi công

Bảng 4.7: Kết quả Independent t – test so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm liên

quan đến tiến độ thi công

1

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu

Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam chúng ta cơ bản trở thành một nước công

nghiệp, cả nước cùng chung tay xây dựng và phát triển để hoàn thành mục tiêu này.

Bên cạnh các chính sách về phát triển kinh tế, việc đầu tư vào các dự án xây dựng

hạ tầng, công trình xây dựng cơ bản là một trọng tâm đang được quan tâm và đầu tư

mạnh mẽ.

Trong các năm qua Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung các dự án về hạ

tầng được đầu tư mạnh mẽ như dự án Cầu mới, cầu Đồng Nai, Sân bay Long

Thành, Khu hành chính mới của tỉnh…Điều này đặt ra vấn đề cần lựa chọn được

các nhà thầu thi công xây dựng phù hợp để đảm bảo việc thi công xây dựng công

trình hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu - mục tiêu nghiên cứu

Hiện nay quốc hội, chính phủ, bộ xây dựng…đã ban hành nhiều luật, nghị định,

thông tư…nhằm hướng dẫn việc chọn nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên trong thực tế

còn có những vấn đề phát sinh và có những điểm mới tùy thuộc vào thực tế hiện

nay trong việc chọn thầu thi công xây dựng. Nhận biết vấn đề này tác giả thực hiện

đề tài nghiên cứu với mục tiêu:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây dựng.

- Xây dựng bảng chấm thầu trong việc chọn thầu thi công xây dựng mới phù

hợp với tình hình thực tế hiện nay.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận, đối tượng

thực hiện nghiên cứu là các công trình liên quan đến xây dựng có thực hiện việc

chọn thầu thi công xây dựng thông qua hình thức đấu thầu (khác với hình thức chỉ

2

 

định thầu). Nghiên cứu thực hiện khảo sát các đối tượng liên quan đến việc đấu

thầu/chọn thầu trong thi công trong lĩnh vực xây dựng.

3

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Văn bản pháp luật có liên quan

2.1.1 Luật đấu thầu của quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ

tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;

b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;

đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường

xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị

vũ trang nhân dân;

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa

chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của

doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói

thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án

quy định tại Điều 1 của Luật này.

4

 

3. Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp

dụng Luật này.

Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận

quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định của

pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở luật khác thì áp dụng theo quy

định của luật đó.

3. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu

thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo

lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh

nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

2. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để

thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo

đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình

lựa chọn nhà thầu.

4. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả

đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

5

 

5. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên

mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

6. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời

thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.

7. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm

đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn

vốn xác định.

8. Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của

pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà

nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm

quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp

vốn.

9. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu,

người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tại khoản 7 Điều này.

10. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh

nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp

luật về đấu thầu.

11. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều

8 của Luật này.

12. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên

dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu

tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu

độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong

một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.

13. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng

yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.

6

 

14. Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa

quy định tại khoản 35 Điều này.

15. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định

tại khoản 36 Điều này.

16. Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định

tại khoản 21 Điều này.

17. Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở

thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là

nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.

18. Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật

Việt Nam.

19. Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của

nước mà nhà thầu mang quốc tịch.

20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là

toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc

nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.

21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết

bị, vật tư và xây lắp.

22. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh

nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách

nhà thầu mời tham gia đấu thầu.

23. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời

sơ tuyển.

24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu

hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu

7

 

chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn

nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.

26. Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở

tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.

27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

28. Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của

nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu

của hồ sơ mời thầu.

29. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở

để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

30. Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để

thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần

thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng,

nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử

dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và

được gọi là giá đánh giá.

31. Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ

sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả

lựa chọn nhà thầu.

32. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký

quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời

gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

8

 

33. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp

đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng

của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

34. Dịch vụ tư vấn bao gồm:

a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ

đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự

toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp

đặt thiết bị;

c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao

công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.

35. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu

dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

36. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các

công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

37. Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại

kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy

quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

38. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do

cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý

thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.

39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức

năng thẩm định về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu

để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật

này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự

thầu.

9

 

Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tư cách hợp lệ quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này;

2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là

nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản

thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh,

trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc

gói thầu;

3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời

thầu;

4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật này.

Điều 18. Đấu thầu rộng rãi

1. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1

của Luật này phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại

các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.

2. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi

phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại

Điều 5 của Luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung

cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời

thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu

hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không

bình đẳng.

Điều 19. Đấu thầu hạn chế

1. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;

10

 

b) Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có

tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng

yêu cầu của gói thầu.

2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là

có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm

nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép

tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

Điều 26. Phương thức đấu thầu

1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu

rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo

yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.

2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu

thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ

thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở

thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh

giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là

đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu

cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất

sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu

rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có

kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề

xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi

với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

11

 

b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia

giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ

thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.

Điều 27. Bảo đảm dự thầu

1. Khi tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC, nhà

thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường

hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo

đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

2. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác

định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói

thầu được duyệt.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hồ sơ dự

thầu cộng thêm ba mươi ngày.

4. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải yêu cầu

nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực bảo đảm dự thầu; trong trường hợp này, nhà

thầu không được thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu đã nộp bao gồm cả giá dự thầu và

phải gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trường hợp nhà thầu từ chối

gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu

cho nhà thầu.

5. Bảo đảm dự thầu được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời gian

không quá ba mươi ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với nhà thầu

trúng thầu, bảo đảm dự thầu được hoàn trả sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo

đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

6. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu vẫn còn hiệu lực;

b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của bên

mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp

12

 

đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không

có lý do chính đáng;

c) Không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều

55 của Luật này.

Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và

các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ

năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu ngoài quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ

vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà

thầu.

3. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 35 của Luật

này.

Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn

đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn

đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu

chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch

vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ

thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu

mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá

về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối

thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về

mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu

về mặt kỹ thuật phải quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh

giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

13

 

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang

điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải bảo đảm

nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang

điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp

thứ nhất;

b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự

thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài

chính.

3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương

pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí "đạt", "không đạt" để

đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang

điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không

được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ

thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các

hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng

một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự

thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.

Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá hồ sơ dự thầu.

Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu

Căn cứ vào tính chất của từng gói thầu, người có thẩm quyền quyết định cụ thể thời

gian trong đấu thầu theo quy định sau đây:

1. Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước,

bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ

tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt;

2. Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là mười ngày trước khi phát hành hồ sơ

mời thầu;

14

 

3. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là mười lăm ngày đối với đấu thầu

trong nước, ba mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời

thầu đến thời điểm đóng thầu;

4. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ

thời điểm đóng thầu; trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu

lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;

5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu

trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ

đầu tư có báo cáo về kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết

định;

6. Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội

dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói

thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối

đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu,

kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không

bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu

của hồ sơ mời thầu;

b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí

trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các

hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp

hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì

xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.

15

 

Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện

sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự

được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;

3. Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói

thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;

4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và

EPC

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét

đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

2. Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

3. Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm

hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";

4. Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;

5. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có

thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm

định.

16

 

2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm

định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm

quyền xem xét, quyết định.

2.1.2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây

dựng cơ bản của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6

năm 2009.

Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu.

1. Khoản 30 và khoản 39 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“30. Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ

thuật, tài chính, thương mại và được dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu đối

với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC. Giá đánh giá bao gồm

giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu

chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí

khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình

thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng.”

“39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức

năng thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để

làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét, quyết định theo quy

định của Luật này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá

lại hồ sơ dự thầu.”

2. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của

Luật này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây về tính cạnh tranh:

a) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào

một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu;

17

 

b) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không

cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực

hiện hợp đồng;

c) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức,

không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu

tư dự án.

2. Chính phủ quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.”

3. Bổ sung khoản 18 và khoản 19 vào Điều 12 như sau:

“18. Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác

định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu.

19. Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng thực hiện

và đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.”

4. Điểm c, điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

c) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi

ích quốc gia;

đ) Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt

khác theo quy định của Chính phủ.”

“3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b,

c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu phải được phê duyệt theo quy

định của pháp luật; đối với gói thầu quy định tại điểm đ còn phải bảo đảm việc chỉ

định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.”

5. Khoản 1 và khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn

đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn

đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu

chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư

vấn hoặc các nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật,

18

 

tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua

sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.”

“3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương

pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để

đánh giá về kỹ thuật; khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật là thang điểm,

phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, bảo đảm không được quy định thấp

hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật; trường hợp yêu cầu về kỹ thuật cao thì mức yêu

cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%; đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt

qua đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ

thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có giá

đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.

Chính phủ quy định cụ thể về đánh giá hồ sơ dự thầu.”

6. Khoản 5 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu

trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày mở thầu đến ngày

bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.”

7. Điểm a khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện

trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và

kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.”

8. Khoản 2 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp

nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm

đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.”

9. Điểm b khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định giá đánh

giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng

các hồ sơ dự thầu; đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh,

19

 

xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu về kỹ thuật

cao thì xem xét đề xuất về tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về kỹ thuật.”

10. Khoản 4 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Có giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng;”

11. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét,

quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.

2. Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu

thầu trên cơ sở báo cáo của bên mời thầu để trình chủ đầu tư xem xét, quyết

định.”

12. Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo

cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.”

13. Khoản 1 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê

duyệt kết quả đấu thầu của chủ đầu tư.”

14. Khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư

xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo; trường hợp các nhà thầu xếp hạng

tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì xem xét xử lý tình huống theo quy định.”

15. Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Căn cứ vào quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo

đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.”

16. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật

có liên quan.

20

 

2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ

ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu.”

17. Khoản 2 và khoản 3 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo

hợp đồng đã ký và phải được chủ đầu tư xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau

điều chỉnh không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, trừ trường hợp

được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng

mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa

thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và

ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp thỏa thuận không thành thì nội dung

công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu

theo quy định của Luật này.”

18. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả hình thức chỉ định thầu theo

quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

3. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và

các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Huỷ, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi

phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.”

19. Bổ sung các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61 như sau:

“13. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

14. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

21

 

15. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”

20. Điểm c khoản 1 Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách

nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”

21. Điểm a và điểm c khoản 1 Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định

của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này; nhà thầu trúng thầu

nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương

thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình

không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch

vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất

lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng;”

“c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại

Điều 12 của Luật này hoặc có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy

định tại điểm a khoản này.”

2.1.3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa

chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng ngày 15/10/2009.

Điều 8. Quy định về thời gian trong đấu thầu

1. Các mốc thời gian trong đấu thầu thực hiện theo Điều 31 của Luật Đấu thầu,

khoản 6 Điều 2 của Luật sửa đổi và các quy định cụ thể sau đây:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu trong thời hạn tối đa là 10

ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu

hoặc báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu (nếu có);

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt hoặc có ý kiến

xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận

được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định;

c) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ

mời thầu song tối đa là 180 ngày, kể từ ngày đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn

22

 

thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì có thể yêu cầu nhà thầu gia hạn một hoặc

nhiều lần nhưng bảo đảm tổng thời gian của tất cả các lần yêu cầu nhà thầu gia hạn

không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đấu thầu.

2. Trong quá trình thực hiện, các nội dung trong đấu thầu sau đây có thể được thực

hiện đồng thời: sơ tuyển nhà thầu và lập hồ sơ mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu

và thông báo mời thầu; thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp

đồng.

Điều 10. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4

Điều 6 của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn

làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù

hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của

dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu

gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên thể hiện

nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự

toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan.

b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo

nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá

trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng

thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự

án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.

23

 

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong

giá gói thầu.

3. Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh

toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn

và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan

tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của

Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng;

phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu

Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo

đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành

hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng

rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được

tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp

đồng.

6. Hình thức hợp đồng

Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với

hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và

Điều 107 của Luật Xây dựng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc

tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao

gồm nhiều hình thức hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

24

 

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến

ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực

hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Điều 14. Trình tự thực hiện sơ tuyển

1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển

Bên mời thầu lập hồ sơ mời sơ tuyển trình chủ đầu tư phê duyệt. Hồ sơ mời sơ

tuyển bao gồm thông tin chỉ dẫn về gói thầu và các yêu cầu sau đây đối với nhà

thầu:

a) Yêu cầu về năng lực kỹ thuật;

b) Yêu cầu về năng lực tài chính;

c) Yêu cầu về kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo tiêu chí "đạt", "không

đạt" và cần được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển, bao gồm tiêu chuẩn đối với từng

yêu cầu về năng lực kỹ thuật, về năng lực tài chính và về kinh nghiệm.

Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng, trừ tổng thầu thiết

kế, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển còn phải phù hợp với yêu cầu về điều

kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thông báo mời sơ tuyển

Thông báo mời sơ tuyển (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được đăng

tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương

tiện thông tin đại chúng khác.

Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu kể từ ngày đầu tiên

đăng tải thông báo mời sơ tuyển và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ

dự sơ tuyển (đóng sơ tuyển). Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời

sơ tuyển theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu

25

 

nhận hồ sơ mời sơ tuyển sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị

định này.

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong

nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời

sơ tuyển.

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển do các nhà thầu nộp và quản lý theo quy

định. Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển

sẽ được mở công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được

gửi đến sau thời điểm đóng sơ tuyển là không hợp lệ và bị loại.

4. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá

nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.

5. Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển

Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển.

6. Thông báo kết quả sơ tuyển

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu có trách nhiệm thông

báo bằng văn bản về kết quả sơ tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển và mời tất

cả nhà thầu trúng sơ tuyển tham gia đấu thầu.

Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lựa chọn danh sách ngắn

Tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu

rộng rãi, chủ đầu tư có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại điểm a khoản

4 Điều này hoặc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn song phải được người có

thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn

được thực hiện bao gồm:

26

 

a) Đối với đấu thầu rộng rãi:

- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về

năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; yêu cầu về kinh nghiệm;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí "đạt",

"không đạt" và cần được nêu trong hồ sơ mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về

năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; tiêu chuẩn về kinh nghiệm;

- Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc

tế) phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện

tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên

các phương tiện thông tin đại chúng khác;

- Kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời

thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia

đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm.

Trường hợp bên mời thầu không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định

hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời quan tâm sẽ

bị xử lý theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 65 Nghị định này;

- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với

đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát

hành hồ sơ mời quan tâm;

- Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh

giá, lựa chọn và trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách ngắn.

b) Đối với đấu thầu hạn chế:

Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng

lực, kinh nghiệm (theo quy định tại Điều 19 của Luật Đấu thầu) và có nhu cầu tham

gia đấu thầu trình chủ đầu tư phê duyệt.

2. Lập hồ sơ mời thầu

27

 

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu liên quan;

- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên

quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án

sử dụng vốn ODA;

- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc

tế hoặc các quy định khác liên quan.

Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư,

đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ

sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị

được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của

Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; trong đó

phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ

hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:

- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu hoặc không đáp

ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;

- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật

Đấu thầu;

- Nhà thầu tham gia gói thầu tư vấn xây dựng không bảo đảm điều kiện năng

lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

- Đơn dự thầu không hợp lệ;

28

 

- Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức

giá;

- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ

sơ mời thầu;

- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu

chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định

tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi;

- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ

sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 19 Điều 2 của

Luật sửa đổi trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

4. Mời thầu

a) Thông báo mời thầu:

Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, chủ đầu tư thực

hiện đăng tải thông báo mời thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) trên

Báo Đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc

đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin

đại chúng khác.

b) Gửi thư mời thầu:

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách ngắn theo quy

định tại khoản 1 Điều này. Nội dung thư mời thầu lập theo mẫu nêu tại Phụ lục II

kèm theo Nghị định này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ

29

 

mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu

quốc tế.

Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của

Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) để

xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:

- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy

định từ 10% - 20% tổng số điểm;

- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối

với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm;

- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này

quy định từ 50% - 60% tổng số điểm.

Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song

không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt

kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ

thuật.

b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính:

Sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ

thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:

P thấp nhất x (100, 1.000,...)

Điểm tài chính =

(của hồ sơ dự thầu đang xét) P đang xét

Trong đó:

- P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số

các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật;

- P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu

đang xét.

c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

30

 

- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá

về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không

được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không

được quy định cao hơn 30% tổng số điểm;

- Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau:

Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%)

Trong đó:

+ K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp);

+ Đkỹ thuật : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về

mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này;

+ Đtài chính : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về

mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của

Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a

khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được

quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn

xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các

yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá được quy định tại

Điều 28 của Luật Đấu thầu và trình tự đánh giá được quy định tại Điều 35 của Luật

Đấu thầu, khoản 9 Điều 2 của Luật sửa đổi.

Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của

bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự

thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu

tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo

31

 

yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm

chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện

không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá

dự thầu.

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu:

- Tính hợp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ

ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối

với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên

liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu

theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

- Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh: Trong thoả thuận liên danh phải phân

định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị

tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và

trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu

có);

- Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập;

Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

- Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên

quyết) nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị

định này.

32

 

2. Đánh giá chi tiết

a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn

xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao:

- Đánh giá về mặt kỹ thuật:

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ

mời thầu. Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ

thuật để thực hiện đánh giá về mặt tài chính.

- Đánh giá về mặt tài chính:

Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt

kỹ thuật theo trình tự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định này. Biên bản

mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;

+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;

+ Các thông tin khác liên quan.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ

đề xuất tài chính của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ

“mật”. Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp, nhà thầu phải

chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản gốc và bản chụp cũng như

về niêm phong hồ sơ đề xuất tài chính. Việc đánh giá về mặt tài chính căn cứ theo

tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu.

- Đánh giá tổng hợp:

33

 

Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh

giá tổng hợp quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất

được bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt xếp thứ nhất và được mời vào đàm

phán hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn

xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao:

Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ

mời thầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Hồ sơ dự thầu đạt số điểm về mặt

kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ

thuật và được bên mời thầu xếp hạng để trình chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp

thứ nhất sẽ được mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính và đàm phán hợp đồng theo

quy định tại Điều 19 Nghị định này.

2.2 Bảng chấm thầu hiện hành

Trên cơ sở nghiên cứu tại các đơn vị tư vấn đấu thầu/chọn thầu, các nhà thầu thi

công, ban QLDA nhóm tác giả đã xác định được bảng điểm chấm thầu cà các nhân

tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu theo bảng dưới đây:

STT CHỈ TIÊU THANG ĐIỂM

NHÀ THẦU…

I Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng 70

1 Mức độ đáp ứng của HSDT so với yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, vật tư và thiết bị trong hồ sơ mời thầu

8

Đạt yêu cầu về kỹ thuật 3

Đạt yêu cầu về vật tư 3

Đạt yêu cầu về thiết bị 2

Không đạt yêu cầu 0

2 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công

24

34

 

a Sơ đồ tổng tiến độ thi công 4

+ Đầy đủ, hợp lý 4

+ Không đầy đủ hoặc không hợp lý 0

b Tổ chức hiện trường 8

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định, hợp lý về mặt tổ chức

8

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt tổ chức

4

Đáp ứng không đầy đủ yêu cầu quy định, không hợp lý về mặt tổ chức

0

c Các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công 12

Đạt yêu cầu cao 12

Đạt yêu cầu 10

Đạt yêu cầu ở mức trung bình 6

Không đạt yêu cầu 0

3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình 4

+ Đạt yêu cầu 4

+ Không đạt yêu cầu 0

4 Năng lực cán bộ 20

+ Chỉ huy trưởng công trình: kinh nghiệm của CHTCT

10

1 công trình tương tự 2

2 công trình tương tự 4

3 công trình tương tự 6

4 công trình tương tự 8

5 công trình tương tự trở lên 10

Ghi chú: GSTC xây dựng 02 công trình tương tự được tính CHTCT 01 công trình tương tự

+ Giám sát thi công xây dựng: kinh nghiệm GSTC xây dựng hoặc CHTCT

10

35

 

1 công trình tương tự 2

2 công trình tương tự 4

3 công trình tương tự 6

4 công trình tương tự 8

5 công trình tương tự trở lên 10

5 Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công 10

Đáp ứng yêu cầu về số lượng thiết bị quy định 3

Đáp ứng yêu cầu về chủng loại thiết bị quy định 3

Có bố trí thêm số lượng thiết bị thi công ngoài số lượng yêu cầu

2

Có bố trí thêm chủng loại thiết bị thi công khác ngoài chủng loại yêu cầu

2

6 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

4

Đạt yêu cầu về ATLĐ 2

Đạt yêu cầu về PCCC 1

Đạt yêu cầu về VSMT 1

Không đạt yêu cầu 0

II Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu: đánh giá các công trình tương tự của nhà thầu đã thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây kể từ ngày

20

Cứ mỗi công trình tương tự được 2 điểm nhưng tối đa không quá 20 điểm (phải có hợp đồng xây lắp, biên bản nghiệm thu hoặc thanh lý hợp đồng thì mới được tính điểm).

III Tiến độ thi công 10

a Thời gian 6

+ Đạt thời gian theo quy định 4

+ Cứ giảm thời gian từ 5 đến 10% so với quy định trong hồ sơ mời thầu được cộng 1 điểm.

36

 

+ Cứ giảm thời gian từ 11% trở lên so với quy định trong hồ sơ mời thầu được cộng 2 điểm.

+ Tăng thời gian so với quy định trong hồ sơ mời thầu: Cứ tăng 5% so với quy định bị trừ 1 điểm.

b Lập tiến độ chi tiết 4

Đầy đủ tiến độ chi tiết cho các hạng mục chính. Hợp lý trình tự thực hiện giữa các phần việc của hạng mục.

4

Đầy đủ tiến độ chi tiết cho các hạng mục chính. Nhưng chưa hoàn chỉnh về trình tự thực hiện giữa các phần việc của hạng mục.

Tổng điểm kỹ thuật 100

Các đơn vị đạt 70% số điểm kỹ thuật (70 điểm) trở lên sẽ được xét tiếp tiêu chuẩn tài chính: Chọn đơn vị dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sau khi hiệu chỉnh làm đơn vị trúng thầu.

(Đạt/ Không đạt)

Bảng 2.1:Bảng chấm thầu hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

37

 

CHƯƠNG III: XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu

 

Kinh nghiệm của các nhà quản lý, ngưởi nghiên cứu

Tìm hiểu từ các dự án trong thực tế

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây

Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (Có ý kiến đóng góp của chuyên gia)

Khảo sát bằng gửi bảng câu hỏi

Phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp

Các kỹ thuật thống kê

Phần mềm Excel, SPSS

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây

Xây dựng bảng chấm thầu mới dựa trên kết quả nghiên cứu

Kết luận, kiến nghị

Xác định vấn đề cần nghiên cứu Các định nghĩa, vấn đề liên quan

38

 

3.2 Số lượng dữ liệu, mã hóa thang đo trong phần mềm SPSS

Tổng số bảng câu hỏi phát ra 120, tổng số câu trả lời thu về là 95. Sau khi kiểm

tra có 15 không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ).

Như vậy tổng số đưa vào phân tích xử lý là 80 bảng câu hỏi có phương án trả lời

hoàn chỉnh. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp của Bollen (1989)

"Kích thước mẫu phải thỏa mãn tối thiểu năm mẫu cho một biến nghiên cứu". Như

vậy kích thước mẫu cần thiết, hợp lệ ít nhất dùng để phân tích trong việc thu thập

bảng khảo sát là 14x5= 70 mẫu. Vậy số mẫu trong nghiên cứu của nhóm tác giả là

chấp nhận được. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được [1].

Mã hóa các yếu tố để đưa vào phần mềm SPSS

Để thuận tiện cho việc nhập dữ liệu, xử lý số liệu, nhóm tác giả tiến hành

mã hóa các yếu tố gây xung đột. Các kết quả xử lý sau nà sẽ được trình bày dưới

các kí hiệu mã hóa bên dưới.

I TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

I.1 KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG Mã hóa

1 Mức độ đáp ứng của HSDT so với yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, vật tư và thiết bị trong hồ sơ mời thầu

K1

2 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công

K2

3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình K3

4 Năng lực cán bộ K4

5 Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công K5

6 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

K6

I.2 KINH NGHIỆM NHÀ THẦU

1 Kinh nghiệm của nhà thầu về các công trình tương tự K7

2 Thương hiệu, danh hiệu, danh tiếng của công ty K8

3 Mối quan hệ với chủ đầu tư K9

39

 

I.3 TIẾN ĐỘ THI CÔNG

1 Thời gian K10

2 Lập tiến độ chi tiết K11

II TIÊU CHUẨN TÀI CHÍNH

1 Giá dự thầu hợp lý K12

2 Năng lực tài chính của nhà thầu K13

3 Bóc tách khối lượng dự thầu chính xác K14

Bảng 3.1:Bảng mã hóa các nhân tố

Tác giả cũng sẽ tiến hành kiểm định xem có sự khác nhau về đánh giá của các

nhóm liên quan đến vị trí làm việc liên quan đến dự án hay nguồn vốn của dự án

hay không, nên cũng sẽ tiến hành mã hóa hai thang đo với hai nhóm này trong

SPSS.

Liên quan đến vị trí làm việc trong dự án, Liên quan nguồn vốn cho dự án

Vị trí làm việc trong dự án - VT Mã hóa

Chủ đầu tư, Ban QLDA, Đơn vị tư vấn 1

Nhà thầu thi công 2

Các phòng ban, sở ban ngành 3

Bảng 3.2: Mã hóa vị trí làm việc

Nguồn vốn - NV Mã hóa

Nhà nước 1

Tư nhân 2

Vốn có yếu tố nước ngoài 3

Bảng 3.3: Mã hóa nguồn vốn cho dự án

40

 

3.3 Mô tả dữ liệu công việc

3.3.1. Kinh nghiệm làm việc

Thời gian công tác trong lĩnh vực xây dựng liên quan đến đấu thầu/chọn thầu

thuật của các cá nhân tham gia khảo sát được thống kê ở bảng sau:

Dưới 2 năm Từ 2 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

18 38 15 9

18.75% 47.5% 22.50% 11.25%

Bảng 3.4: Thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát

Kinh nghiệm làm việc đóng vai trò rất quan trọng đối với các nghiên cứu về các

nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây. Những hiểu biết và kinh

nghiệm của họ trong quá trình làm việc sẽ có những nhìn nhận, đánh giá khách quan

và đúng đắn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng. Trong nghiên cứu

này, kết quả thống kê cho thấy có 18.75% cá nhân tham gia khảo sát có kinh

nghiệm dưới 2 năm; 47.5% cá nhân tham gia khảo sát có kinh nghiệm từ 2 ÷ 5 năm,

22.50% cá nhân tham gia khảo sát có kinh nghiệm từ 5 ÷ 10 năm, 11.25% cá nhân

tham gia khảo sát có kinh nghiệm trên 10 năm.

Hình 3.2: Biểu đồ thời gian công tác của các cá nhân tham gia khảo sát

Từ 2 đến 5 năm

47.50%

Dưới 2 năm

18.75% Từ 5 đến 10 năm

22.5%

Trên 10 năm

11.25%

41

 

3.3.2. Vị trí làm việc khi tham gia vào đấu thầu/chọn thầu thi công xây

dựng

Vai trò tham gia dự án của các cá nhân tham gia khảo sát được thống kê ở bảng

sau:

Chủ đầu tư, Ban QLDA, Đơn vị Tư vấn

Nhà thầu thi công

Các phòng ban, sở ban ngành

42 35 3

52.5% 43.75% 3.75%

Bảng 3.5: Vị trí làm việc của các cá nhân tham gia khảo sát

Vai trò khi tham gia dự án của các cá nhân tham gia khảo sát được phân làm

bốn nhóm theo như phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả thống kê: những

người làm thuộc các đơn vị chủ đầu tư – Ban QLDA, Đơn vị tư vấn chiếm 52.5%,

đơn vị thi công chiếm 43.75% và các phòng ban, sở ban ngành chiếm 3.75%. Phân

bố biến “vai trò tham gia dự án” của các cá nhân tham gia khảo sát được thể hiện ở

biểu đồ sau:

Hình 3.3: Biểu đồ vị trí làm việc khi tham gia nghiên cứu cúa các cá nhân tham gia khảo sát

CĐT, Ban QLDA, Tư vấn

52.5%

Đơn vị thi công

43.75 %

Các phòng ban, sở ban ngành

3.75%

42

 

3.3.3 Nguồn vốn đầu tư của dự án mà cá nhân tham gia khảo sát tham gia

Nguồn vốn đầu tư dự án đã tham gia đấu thầu/chọn thầu của cá nhân tham gia

khảo sát được thống kê ở bảng sau:

Nhà nước Tư nhân Vốn có yếu tố nước ngoài

73 7 0

91.25% 8.75% 0

Bảng 3.6: Nguồn vốn đầu tư của dự các cá nhân tham gia khảo sát Nguồn vốn đầu tư dự án xây dựng đã tham gia của các cá nhân tham gia khảo

sát được phân làm ba nhóm. Kết quả thống kê: những người tham gia dự án có

nguồn vốn nhà nước chiếm 91.25%, tư nhân chiếm 8.75%, có yếu tố nước ngoài

chiếm 0%. Phân bố biến “nguồn vốn đầu tư dự án” của các cá nhân tham gia khảo

sát được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 3.4: Biểu đồ nguồn vốn đầu tư dự án của các cá nhân tham gia khảo sát

3.4 Xây dựng thang điểm trong chỉ tiêu kỹ thuật

Trong nghiên cứu này do đánh giá của các yếu tố cùng đơn vị đo nên nhóm tác

giả chọn cách tính giá trị từng nhóm theo phương pháp trung bình cộng của các yếu

Nhà nước

91.25%

Tư nhân

8.75%

43

 

tố [11] là giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố trong từng chỉ tiêu: kỹ thuật chất

lượng, kinh nghiệm nhà thầu, tiến độ thi công.

- Kỹ thuật chất lượng (NT1): (K1 + K2 + K3 + K4 + K5 + K6)/6.

- Kinh nghiệm nhà thầu (NT2): (K7 + K8 + K9)/3.

- Tiến độ thi công (NT3): (K10 + K11)/2.

Tên Nhân Tố Mean Std.Deviation N

NT1 3.673 0.257 80

NT2 3.125 0.384 80

NT3 3.013 0.490 80

Mean: Trị trung bình, Std.Deviation: Độ lệch chuẩn

Tổng số điểm của phần kỹ thuật là 100 điểm với 3 phần như trên, dễ nhận thấy

giá trị trung bình của ba nhân tố có giá trị trong khoảng từ 3 đến nhỏ hơn 4, ta xây

dựng thang đo đễ chia điểm cho từng nhóm nhân tố như sau (tham khảo với bảng

chấm thầu cũ đễ thấy sự tương ứng):

Khoảng Nhân tố Cấp Điểm

3.0 - 3.1 Nhân tố 3 1 10

3.1 – 3.2 Nhân tố 2 2 20

3.2 – 3.3 3

3.3 – 3.4 4

3.4 – 3.5 5

3.5 -3.6 6

3.6 -3.7 Nhân tố 1 7 70

3.7 – 3.8 8

3.8 – 3.9 9

3.9 - 4.0 10

44

 

Như vậy: ở phần chia điểm này ba nhóm nhân tố có số điểm lần lượt như sau: 70,

20, 10. Kết quả này giống với bảng chấm thầu cũ với việc chia điểm, nhưng ở

nghiên cứu này thang chấm điểm xuất hiện thêm 2 nhân tố mới K8, K9. Và đây

điểm mới của nghiên cứu này.

3.4.1 Nhóm kỹ thuật chất lượng (NT1)

Giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố trong từng chỉ tiêu: kỹ thuật chất

lượng

Tên Nhân Tố Mean Std.Deviation N

K1 3.463 0.573 80

K2 4.063 0.735 80

K3 3.475 0.728 80

K4 4.150 0.713 80

K5 3.375 0.512 80

K6 3.513 0.528 80

Mean: Trị trung bình, Std.Deviation: Độ lệch chuẩn

Tổng số điểm của phần kỹ thuật chất lượng là 70 điểm với 6 nhân tố như trên,

dễ nhận thấy giá trị trung bình của ba nhân tố có giá trị trong khoảng từ 3.375 đến

4.15 , ta xây dựng thang đo đễ chia điểm cho từng nhóm nhân tố như sau (đề xuất

của nhóm tác giả)

Khoảng Nhân tố Cấp Điểm

3.3 – 3.4 K5 1 4(3)

3.4 – 3.5 K1, K3 2 6

3.5 -3.6 K6 3 8(9)

3.6 -3.7 4

3.7 – 3.8 5

45

 

3.8 – 3.9 6

3.9 - 4.0 K2 7 20

4.0 - 4.1 8

4.1 - 4.2 K4 9 26

4.2 – 4.3 10

(*) là giá trị trước khi điều chỉnh

3.4.2 Nhóm kinh nghiệm nhà thầu (NT2)

Giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố trong từng chỉ tiêu: kinh nghiệm nhà

thầu

Tên Nhân Tố Mean Std.Deviation N

K7 3.210 0.650 80

K8 3.090 0.660 80

K9 3.080 0.708 80

Tổng số điểm của phần kinh nghiệm nhà thầu là 20 điểm với 3 nhân tố như trên,

dễ nhận thấy giá trị trung bình của ba nhân tố có giá trị trong khoảng từ 3.08 đến

3.21 , ta xây dựng thang đo đễ chia điểm cho từng nhóm nhân tố như sau (đề xuất

của nhóm tác giả)

Khoảng Nhân tố Cấp Điểm

3.0 – 3.1 K8, K9 1 4

3.1 – 3.2

3.2 -3.3 K7 3 12

46

 

3.4.3 Nhóm tiến độ thi công (NT3)

Giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố trong từng chỉ tiêu: tiến độ thi công

Tên Nhân Tố Mean Std.Deviation N

K10 3.00 0.636 80

K11 3.03 0.636 80

Tổng số điểm của phần tiến độ thi công là 10 điểm với 2 nhân tố như trên, dễ

nhận thấy giá trị trung bình của ba nhân tố có giá trị trong khoảng từ 3.00 đến 3.03,

ta xây dựng thang đo đễ chia điểm cho từng nhóm nhân tố như sau (đề xuất của

nhóm tác giả)

Khoảng Nhân tố Cấp Điểm

3.0 – 3.1 K10, K11 1 5

3.5 Xây dựng thang điểm trong chỉ tiêu tài chính

Giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố trong chỉ tiêu tài chính

Tên Nhân Tố Mean Std.Deviation N

K12 4.150 0.553 80

K13 3.430 0.497 80

K14 3.340 0.572 80

Tổng số điểm của phần chỉ tiêu tài chính là 100 điểm với 3 nhân tố như trên, dễ

nhận thấy giá trị trung bình của ba nhân tố có giá trị trong khoảng từ 3.34 đến 3.43 ,

ta xây dựng thang đo đễ chia điểm cho từng nhóm nhân tố như sau (đề xuất của

nhóm tác giả)

Khoảng Nhân tố Cấp Điểm

3.3 – 3.4 K14 1 10

47

 

3.4 – 3.5 K13 2 20

3.5 -3.6 3

3.6 -3.7 4

3.7 – 3.8 5

3.8 – 3.9 6

3.9 - 4.0 7

4.0 - 4.1 8

4.1 - 4.2 K12 9 70

4.2 – 4.3 10

48

 

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢNG CHẤM THẦU MỚI

4.1 Bảng chấm thầu mới

Dựa trên bảng chấm thầu đang được sử dụng và kết quả nghiên cứu, nhóm tác

giả đề xuất bảng chấm thầu mới như sau:

STT CHỈ TIÊU THANG ĐIỂM

NHÀ THẦU…

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

I Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng 70

1 Mức độ đáp ứng của HSDT so với yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, vật tư và thiết bị trong hồ sơ mời thầu

6

Đạt yêu cầu về kỹ thuật 2

Đạt yêu cầu về vật tư 2

Đạt yêu cầu về thiết bị 2

Không đạt yêu cầu 0

2 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công

20

a Sơ đồ tổng tiến độ thi công 4

Đầy đủ, hợp lý 4

Không đầy đủ hoặc không hợp lý 0

b Tổ chức hiện trường 8

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định, hợp lý về mặt tổ chức

8

Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt tổ chức

4

Đáp ứng không đầy đủ yêu cầu quy định, không hợp lý về mặt tổ chức

0

c Các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi 8

Đạt yêu cầu cao 8

Đạt yêu cầu 6

49

 

Đạt yêu cầu ở mức trung bình 4

Không đạt yêu cầu 0

3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình 6

+ Đạt yêu cầu 6

+ Không đạt yêu cầu 0

4 Năng lực cán bộ 26

Chỉ huy trưởng công trình: kinh nghiệm của CHTCT

16

1 công trình tương tự 8

2 công trình tương tự 10

3 công trình tương tự 12

4 công trình tương tự 14

5 công trình tương tự trở lên 16

Giám sát thi công xây dựng: kinh nghiệm GSTC xây dựng hoặc CHTCT

10

1 công trình tương tự 2

2 công trình tương tự 4

3 công trình tương tự 6

4 công trình tương tự 8

5 công trình tương tự trở lên 10

5 Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công 4

Đáp ứng yêu cầu về số lượng thiết bị quy định 1

Đáp ứng yêu cầu về chủng loại thiết bị quy định 1

Có bố trí thêm số lượng thiết bị thi công ngoài số lượng yêu cầu

1

Có bố trí thêm chủng loại thiết bị thi công khác ngoài chủng loại yêu cầu

1

6 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

8

Đạt yêu cầu về ATLĐ 4

50

 

Đạt yêu cầu về PCCC 2

Đạt yêu cầu về VSMT 2

Không đạt yêu cầu 0

II Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu: đánh giá các công trình tương tự của nhà thầu đã thực hiện trong vòng 5 năm trở lại đây kể từ ngày

20

1 Kinh nghiệm của nhà thầu về các công trình tương tự

12

1 công trình tương tự 2

2 công trình tương tự 4

3 công trình tương tự 6

4 công trình tương tự 8

5 công trình tương tự 10

6 công trình tương tự 12

2 Thương hiệu, danh hiệu, danh tiếng của công 4

Có thương hiệu được biết đến rộng rãi 4

Có thương hiệu được biết đến ở mức độ trung bình

2

Có thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi 0

3 Mối quan hệ với chủ đầu tư 4

Có mối quan hệ tốt với chủ đầu tư 4

Có mối quan hệ trung bình với chủ đầu tư 2

Không có mối quan hệ với chủ đầu tư 0

III Tiến độ thi công 10

a Thời gian 5

Đạt thời gian theo quy định 3

Cứ giảm thời gian từ 5 đến 10% so với quy định trong hồ sơ mời thầu được cộng 1 điểm.

Cứ giảm thời gian từ 11% trở lên so với quy định trong hồ sơ mời thầu được cộng 2 điểm.

51

 

Tăng thời gian so với quy định trong hồ sơ mời thầu: Cứ tăng 5% so với quy định bị trừ 1 điểm.

b Lập tiến độ chi tiết 5

Đầy đủ tiến độ chi tiết cho các hạng mục chính. Hợp lý trình tự thực hiện giữa các phần việc của hạng mục.

5

Đầy đủ tiến độ chi tiết cho các hạng mục chính. Nhưng chưa hoàn chỉnh về trình tự thực hiện giữa các phần việc của hạng mục.

Tổng điểm kỹ thuật 100

Các đơn vị đạt 70% số điểm kỹ thuật (70 điểm) trở lên sẽ được xét tiếp tiêu chuẩn tài chính

(Đạt/ Không

TIÊU CHUẨN TÀI CHÍNH Theo đề xuất của nhóm tác giả điểm để đơn vị thi công trung thầu phải đạt 100 điểm ở mục này

I Giá dự thầu hợp lý 70

Giá thấp nhất sau khi hiệu chỉnh 70

II Năng lực tài chính của nhà thầu 20

Tài chính nhà thầu đảm bảo cho việc thực hiện dự án, kết quả hoạt động kinh doanh trong vòng 3 năm liền trước cho kết quả tốt

20

III Bóc tách khối lượng dự thầu chính xác 10

Khối lượng dự thầu cho kết quả chính xác, không lệch so với kết quả thực quá 5%

10

Bảng 4.1:Bảng chấm thầu đề xuất

4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị tư vấn

và nhà thầu thi công

4.2.1 Kiểm định sự khác về nhân tố 1 (nhân tố kỹ thuật, chất lượng)

Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm ta sẽ sử dụng kiểm định Independent t –

test

52

 

Nguồn N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

1. 42 3.66 0.267 0.041NT1 2 35 3.68 0.258 0.043

Bảng 4.2: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố 1: kỹ thuật, chất lượng

1. Chủ đầu tư, ban QLDA, đơn vị tư vấn 2. Nhà thầu thi công

NT1

Equal variances assumed

Equal variances not assumed

F 0.204 Levene's Test for Equality of Variances Sig. 0.653

t -0.383 -0.384

df 75 73.298

Sig. (2-tailed) 0.703 0.702

Mean Difference -0.02302 -0.02302

Std. Error Difference 0.06015 0.05997

Lower -0.14285 -0.14253

t-test for Equality

of Means

95% Confidence Interval of the Difference

Upper 0.09682 0.0965

Bảng 4.3: Kết quả Independent t – test so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm liên quan đến kỹ thuật, chất lượng

Levene test được kiểm định với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể

bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 thì có

thể bác bỏ giả thuyết H0 [2]. Bảng 4.3 cho thấy mức ý nghĩa kiểm định Levene bằng

0.653 > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với sự ảnh hưởng

của yếu tố gây xung đột lên việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật của hai nhóm

nguồn vốn. Ta xét tiếp ở mục giả định phương sai bằng nhau (Equal variances

53

 

assumed) trong kiểm định t – test. Theo bảng 4.3 trong kiểm t – test, phương sai

bằng nhau khác tính chất có mức ý nghĩa bằng 0.703 > 0.05 chứng tỏ không có sự

khác biệt về mức độ ảnh hưởng lên kể quả đấu thầu dưới góc độ nhìn nhận giữa 2

nhóm.

4.2.2 Kiểm định sự khác biệt về nhân tố 2 (nhân tố kinh nghiệm nhà thầu)

Nguồn N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

1. 42 3.119 0.388 0.041NT1 2 35 3.133 0.389 0.043

Bảng 4.4: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố 2: kinh nghiệm nhà thầu

1. Chủ đầu tư, ban QLDA, đơn vị tư vấn 2. Nhà thầu thi công

NT2

Equal variances assumed

Equal variances not assumed

F 0.021 Levene's Test for Equality of Variances Sig. 0.884

t -0.161 -0.160

df 75 72.44

Sig. (2-tailed) 0.873 0.873

Mean Difference -0.0143 -0.0143

Std. Error Difference 0.08899 0.08901

Lower -0.19156 -0.19170

t-test for Equality

of Means

95% Confidence Interval of the Difference

Upper 0.163 0.163

Bảng 4.5: Kết quả Independent t – test so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm liên quan đến kinh nghiệm nhà thầu

54

 

Levene test được kiểm định với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể

bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 thì có

thể bác bỏ giả thuyết H0 [2]. Bảng 4.5 cho thấy mức ý nghĩa kiểm định Levene bằng

0.884 > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với sự ảnh hưởng

của yếu tố gây xung đột lên việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật của hai nhóm

nguồn vốn. Ta xét tiếp ở mục giả định phương sai bằng nhau (Equal variances

assumed) trong kiểm định t – test. Theo bảng 4.5 trong kiểm t – test, phương sai

bằng nhau khác tính chất có mức ý nghĩa bằng 0.873 > 0.05 chứng tỏ không có sự

khác biệt về mức độ ảnh hưởng lên kể quả đấu thầu dưới góc độ nhìn nhận giữa 2

nhóm.

4.2.3 Kiểm định sự khác biệt về nhân tố 3 (nhân tố tiến đột thi công)

Nguồn N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

1. 42 3.036 0.461 0.071NT1 2 35 2.986 0.535 0.090

Bảng 4.6: Trị số thống kê của 2 nhóm liên quan đến mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố 3: tiến độ thi công

1. Chủ đầu tư, ban QLDA, đơn vị tư vấn 2. Nhà thầu thi công

NT2

Equal variances assumed

Equal variances not assumed

F 0.783 Levene's Test for Equality of Variances Sig. 0.399

t 0.441 0.435

df 75 67.563

Sig. (2-tailed) 0.661 0.665

t-test for Equality

of Means

Mean Difference 0.050 0.050

55

 

Std. Error Difference 0.08899 0.08901

Lower 0.1135 0.11595% Confidence Interval of the Difference

Upper 0.276 0.280

Bảng 4.7: Kết quả Independent t – test so sánh mức độ ảnh hưởng của 2 nhóm liên quan đến tiến độ thi công

Levene test được kiểm định với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể

bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 thì có

thể bác bỏ giả thuyết H0 [2]. Bảng 4.7 cho thấy mức ý nghĩa kiểm định Levene bằng

0.399 > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt về phương sai đối với sự ảnh hưởng

của yếu tố gây xung đột lên việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật của hai nhóm

nguồn vốn. Ta xét tiếp ở mục giả định phương sai bằng nhau (Equal variances

assumed) trong kiểm định t – test. Theo bảng 4.7 trong kiểm t – test, phương sai

bằng nhau khác tính chất có mức ý nghĩa bằng 0.661 > 0.05 chứng tỏ không có sự

khác biệt về mức độ ảnh hưởng lên kể quả đấu thầu dưới góc độ nhìn nhận giữa 2

nhóm.

4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm nguồn vốn nhà nước và tư nhân

Với nghiên cứu này đa số công trình xây dựng có nguồn vốn từ nhà nước

(chiếm 91.25%), tư nhân chiếm rất nhỏ nên nhóm tác giả không tiến hành kiểm định

sự khác biệt giữa 2 nhóm này.

56

 

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Thông qua nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình và

các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công xây dựng. Thông qua nghiên

cứu khảo sát được thực hiện một cách khách quan, nghiêm túc khoa học, nghiên

cứu đã mang lại một cách nhìn nhận khác cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến

công tác chọn thầu và đấu thầu.

Trong nghiên cứu này các đối tượng tham gia như sau:

• Đơn vị chủ đầu tư – Ban QLDA, Đơn vị tư vấn chiếm 52.5%,

• Đơn vị thi công chiếm 43.75%

• Các phòng ban, sở ban ngành chiếm 3.75%.

Những người tham gia dự án có nguồn vốn nhà nước chiếm 91.25%, tư nhân

chiếm 8.75%, có yếu tố nước ngoài chiếm 0%.

Thông qua nghiên cứu này nhóm tác giả đã xây dựng được một thang điểm

chấm thầu mới với 14 nhân tố ảnh hưởng trong đó nhóm chỉ tiêu kỹ thuật xuất hiện

2 nhân tố mới khác với bảng chấm thầu cũ: Thương hiệu, danh hiệu, danh tiếng của

công ty (4 điểm); Mối quan hệ với chủ đầu tư (4 điểm) và nhóm chỉ tiêu tài chính

xuất hiện 2 nhân tố mới: Năng lực tài chính của nhà thầu (20 điểm), Bóc tách khối

lượng dự thầu chính xác (10 điểm).

5.2 Kiến nghị

Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu cũng như từ kết quả nghiên cứu

nhóm tác giả có những đề xuất như sau:

- Đơn vị chủ quản quản lý công tác đầu thầu cần có những nghiên cứu để xây

dựng bảng điểm chấm thầu mới dựa vào điều kiện thực tế hiện nay.

57

 

- Đề nghị các đơn vị liên quan, có những đánh giá nhận xét về bảng chấm thầu

mới của nhóm tác giả để nhóm tác giả có thể hoàn thành tốt nhất và đưa vào sử

dụng thực tế rộng rãi.

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện,

thang đo cần tiếp tục hoàn thiện mới chứng minh được giá trị và độ tin cậy cần thiết

của các nhân tó ảnh hưởng trong các kiểm định nghiêm khắc và chặt chẽ. Dữ liệu

thu thập được có thể bị ảnh hưởng bởi một phần chủ quan của người trả lời nên

chưa phản ánh đúng thực trạng củacác nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu.

Sau khi đã hoàn thành nghiên cứu việc xây dựng bảng chấm thầu mới, nhóm tác

giả đề xuất các cơ quan quản lý tiếp tục cho nghiên cứu bước tiếp theo: đưa bảng

chấm thầu mới vào sử dụng thực tế và ghi nhận sự phản hồi của các đơn vị liên

quan.

58

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phần Help đi kèm với chương trình SPSS 13.0, 16.0

[2]. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS 1 & 2, nhà xuất bản Hồng Đức.

Website Bộ xây dựng: http://www.moc.gov.vn

 

PHỤ LỤC : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính chào Anh/Chị!

Chúng tôi là Trần Trung Kiên và Nguyễn Duy Phích, hiện là giảng viên

khoa Kỹ thuật công trình, trường Đại Học Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai. Hiện chúng tôi

đang thực hiện đề nghiên cứu: “XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC CHỌN THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG”

Đây là một nghiên cứu độc lập, với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến việc chọn thầu thi công xây dựng và xây dựng một bảng thang chấm thầu mới

phù hợp với xu thể phát triển của ngành xây dựng hiện nay.

Những thông tin mà Quí Anh/Chị cung cấp dưới đây sẽ rất quý báu và hết

sức cần thiết cho sự thành công của nghiên cứu này.

Tôi rất mong Anh/Chị sẽ dành chút thời gian quý giá của mình để chia sẻ

những kinh nghiệm mà Anh/Chị đã có và hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu

này. Tất cả những thông tin mà Anh/Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và

chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự giúp đỡ của Anh/Chị!

Nếu có bất cứ yêu cầu hay thông tin chi tiết nào, xin Quí Anh/Chị vui lòng liên hệ

theo số điện thoại: Trần Trung Kiên (0905.243.248), Nguyễn Duy Phích

(0908.044.556) hoặc địa chỉ email: [email protected]

 

A. THÔNG TIN CHUNG: (Trong các câu sau đây, xin Anh/Chị trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp)

1. Thời gian anh/chị công tác trong ngành xây dựng liên quan đến công tác đấu

thầu/chọn thầu xây dựng

Dưới 2 năm Từ 5 đến 10 năm

Từ 2 đến 5 năm Trên 10 năm

2. Trong dự án đã tham gia, anh/chị làm việc cho:

Chủ đầu tư, Ban QLDA,Đơn vị Tư vấn

Các phòng ban, sở ban ngành

Nhà thầu thi công

3. Số dự án liên quan đến đấu thầu/chọn thầu mà anh/ chị đã tham gia:

1 - 2 5 - 6

3 - 4 Trên 6

4. Tổng mức đầu tư của dự án lớn nhất mà anh/chị đã từng tham gia là:

Dưới 7 tỉ đồng Từ 50 đến 1000 tỉ đồng

Từ 7 đến 20 tỉ đồng Trên 1000 tỉ đồng

Từ 20 đến 50 tỉ đồng

5. Dự án hạ liên quan đến đấu thầu/chọn thầu mà anh/chị từng tham giá có nguồn vốn từ:

Nhà nước Vốn có yếu tố nước ngoài

Tư nhân Khác (xin nêu rõ)……………

6. Theo các anh/chị việc nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn thầu thi công

xây dựng có cần thiết hay không:

Không cần thiết Rất cần thiết

Cần thiết Khác (xin nêu rõ)……………

 

B. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN THẦU

Trong mỗi câu sau đây, Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ

ảnh hưởng của từng yếu tố gây xung đột và bổ sung các yếu tố khác nếu cần thiết.

1. Hoàn toàn không 2 . Rất ít 3. Trung bình 4. Cao 5. Rất cao.

STT YẾU TỐ GÂY XUNG ĐỘT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Anh/Chị đánh dấu chéo (x) vào ô trống 1 2 3 4 5

I YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT

I.1 KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG

1 Mức độ đáp ứng của HSDT so với yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, vật tư và thiết bị trong hồ sơ mời thầu

2 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công

3 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình

4 Năng lực cán bộ

5 Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công

6 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

Khác: ……………………………………..

I.2 KINH NGHIỆM NHÀ THẦU

7 Kinh nghiệm của nhà thầu về các công trình tương tự

8 Thương hiệu, danh hiệu, danh tiếng của công ty

9 Mối quan hệ với chủ đầu tư

Khác: ……………………………………..

 

I.3 TIẾN ĐỘ THI CÔNG

10 Thời gian

11 Lập tiến độ chi tiết

Khác: ……………………………………..

II TIÊU CHUẨN TÀI CHÍNH

12 Giá dự thầu hợp lý

13 Năng lực tài chính của nhà thầu

14 Bóc tách khối lượng dự thầu chính xác

Khác: ……………………………………..

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu của mình để

chia sẻ những kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Xin Anh/Chị vui lòng cung cấp thông tin cá nhân để tiện liên lạc khi cần thiết

Họ và tên : ………………………………………………….

Địa chỉ : ………………………………………………….

Công ty : …………………………………………………

Chức vụ : …………………………………………………...

Điện thoại : …………………………………………………

Email : …………………………………………………...

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN !