NÔNG NGHI#P THÔNG MINH THÍCH %NG BI&N Đ(I KHÍ … · Bảng 3: 47 Tiêu chí xếp hạng các...

64
NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Các giải pháp cho tương lai ngành nông nghiệp tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

Transcript of NÔNG NGHI#P THÔNG MINH THÍCH %NG BI&N Đ(I KHÍ … · Bảng 3: 47 Tiêu chí xếp hạng các...

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các giải pháp cho tương lai ngành nông nghiệp tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

2

3

Mục lục 1. Giới thiệu .......................................................................... 10

1.1 Bối cảnh và mục tiêu .................................................................. 10

1.2 Các hoạt động chính .................................................................. 10

2. Tác động của biến đổi khí hậu tại vùng ven biển ............. 12

3. Các hệ thống sản xuất hiện tại và tương lai ..................... 17

3.1 Quan sát chung từ khảo sát thực địa ........................................ 17

3.2 Khảo sát thực địa ....................................................................... 20

3.3 Các hệ thống sản xuất nông nghiệp thay thế ............................ 23

3.3.1 Đánh giá các hệ thống sản xuất dựa trên cơ sở phân tích chi phí – lợi ích ......23

3.3.2 Đặc điểm của các mô hình sản xuất nổi trội ......................................................26

4. Khắc phục các rào cản áp dụng ...................................... 30

4.1 Các rào cản áp dụng ................................................................. 30

4.2 Khắc phục các rào cản áp dụng................................................ 33

4.2.1 Cải thiện chi phí và công tác hậu cần trong quá trình thiết lập và đảm bảo hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất thay thế trong tương lai (rào cản áp dụng 1) ....................................................................................................33

4.2.2 Nâng cao tính sẵn có và chất lượng hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và tư vấn (rào cản áp dụng 2) ............................................................................................36

4.2.3 Cải thiện mối liên kết giữa nhà sản xuất sơ cấp với thị trường và các bên liên quan trên thị trường (rào cản áp dụng 3) ....................................................38

4.2.4 Tăng cường ảnh hưởng của nhà sản xuất sơ cấp trên thị trường (rào cản áp dụng 4)...........................................................................................................40

4.3 Tóm tắt các đề xuất chính về cách thức khắc phục những rào cản áp dụng ................................................................................ 46

5. Cù Lao Dung .................................................................... 48

5.1 Thông tin chung ......................................................................... 48

5.2 Khảo sát thực địa ....................................................................... 49

5.3 Những hạn chế chính trong các hệ thống sản xuất tại Cù Lao Dung ..................................................................................... 50

5.4 Phản hồi của nông dân về các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện tại và mới tại huyện Cù Lao Dung ................................ 54

4

5.5 Các hệ thống sản xuất đề xuất cho Cù Lao Dung ..................... 55

5.6 Dự án MD-ICRSL ....................................................................... 58

5.6.1 Ý tưởng dự án ....................................................................................................58

5.6.2 Xác định các rào cản áp dụng – khuyến nghị cho Cù Lao Dung ..........................59

5.7 Kết luận ...................................................................................... 62

5

Danh sách bảng

Bảng 1: Xu hướng thay đổi tính chất đất ở ĐBSCL trong 30 năm qua .......................................................... 14

Bảng 2: Các huyện ở bốn tỉnh nghiên cứu nằm trong ba vùng sinh thái ...................................................... 21

Bảng 3: 47 Tiêu chí xếp hạng các mô hình sản xuất ...................................................................................... 24

Bảng 4: Đánh giá tổng hợp 17 hệ thống sản xuất theo 7 tiêu chí chính ....................................................... 25

Bảng 5: Xếp hạng các hệ thống sản xuất thay thế theo vùng nước .............................................................. 26

Bảng 6: Xếp hạng các hệ thống sản xuất thay thế theo quan điểm của các Sở NN&PTNN .......................... 26

Bảng 7: Đặc điểm của các mô hình nuôi tôm khác nhau .............................................................................. 26

Bảng 8: Các giải pháp khắc phục những rào cản áp dụng ............................................................................. 46

Bảng 9: Diện tích các mô hình sản xuất nông nghiệp năm 2015 tại huyện CLD ........................................... 49

Bảng 10: Các hệ thống canh tác theo đề xuất của nhóm nghiên cứu tại Cù Lao Dung ................................. 56

Danh sách hình vẽ Hình 1: Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam và ở ĐBSCL theo giới ................................................................................ 15

Hình 2: Dân tộc thiểu số ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang năm 2014 ......................... 16

Hình 3: Sản xuất thủy sản ở Việt Nam và ĐBSCL 1995-2013 ......................................................................... 18

Hình 4: Rào cản áp dụng quan trọng nhất khi chuyển đổi sang hệ thống sản xuất mới theo quan điểm của người nông dân (%) ............................................................................................ 30

Hình 5: Trình độ văn hóa của những người được phỏng vấn ....................................................................... 50

Hình 6: Thách thức hiện tại đối với sản xuất nông nghiệp tại Cù Lao Dung, dựa vào số liệu phỏng vấn nông dân (%) ................................................................................................................ 51

Hình 7: Phản hồi của nông dân về các hệ thống sản xuất thay thế tại Cù Lao Dung .................................... 54

Hình 8: Đề xuất của nông dân về cải thiện sản xuất nông nghiệp tại Cù Lao Dung ...................................... 55

Hình 9: Đề xuất dự án của Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới tại Cù Lao Dung ........................................ 59

6

Danh mục từ viết tắt

BĐKH Biến đổi khí hậu

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GIZ Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức

Ha Héc ta

ICMP Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển

IRRI Viện Nghiên cứu lúa quốc tế

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MD-ICRSL Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL

MIS Hệ thống thông tin thị trường

USD Đô la Mỹ

7

Tóm tắt Nghiên cứu “Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL” được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2016 và tập trung vào vùng ven biển (đến phạm vi 30 km vào trong đất liền) của bốn tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Do vị trí và đặc điểm địa lý, những tỉnh ven biển của đồng bằng đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Kèm theo đó là các vấn đề mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạn hán thường xuyên, sự phá vỡ nguồn phù sa bồi đắp hàng năm do việc xây dựng đập thủy điện và gia tăng khai thác thủy lợi dọc sông Mê Công khi nó chảy từ đông nam Trung Quốc quaLào, Thái Lan và Campuchia trước khi đổ về các tỉnh phía nam Việt Nam.

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tiềm năng của các hệ thống sản xuất nông nghiệp thay thế nhằm chuyển đổi cây lúa - vốn được xem như một cây trồng chính đem lại thu nhập của vùng. Đánh giá này là rất cần thiết trong bối cảnh các điều kiện đang thay đổi theo xu hướng bất lợi cho việc trồng lúa ở quy mô hiện tại. Một số khu vực không còn thích hợp cho trồng lúa nữa. Tiềm năng của mỗi hệ thống sản xuất được đánh giá trên cơ sở khả thi về mặt tài chính. Thêm vào đó, nghiên cứu này đánh giá các hệ thống sản xuất thay thế theo năm tiêu chí chính – kỹ thuật, môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị; tất cả các yếu tố đó cần được cân nhắc để đi đến danh sách liệt kê những lựa chọn hệ thống sản xuất có thể khuyến nghị cho các nông dân, những người sẵn sàng, có mong muốn và có khả năng áp dụng một hoặc nhiều hệ thống trên đất của mình.

Phương pháp nghiên cứu dựa trên khảo sát chi tiết 190 nông dân và đại diện xã được lựa chọn tham gia ở bốn tỉnh ven biển. Khảo sát được tiến hành theo các bảng câu hỏi chi tiết do nhóm nghiên cứu thiết lập để thu thập thông tin thích hợp về các hệ thống sản xuất hiện tại và hệ thống thay thế có tiềm năng cung cấp cho các hộ dân trong vùng nguồn thu nhập ổn định trong hoàn cảnh thay đổi do biến đổi khí hậu. Ngoài khảo sát thực địa, nhóm tư vấn còn nghiên cứu tài liệu, qui hoạch tổng thể và báo cáo từ các nguồn khác nhau và các dự án nông nghiệp được các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ.

Thông qua đánh giá này và những đánh giá kế tiếp, nghiên cứu đã đưa ra danh sách ưu tiên của những hệ thống sản xuất có tiềm năng tốt nhất để thay thế những hệ thống sẵn có (chủ yếu là lúa). Năm hệ thống sản xuất thay thế (có 1 vụ lúa) thích hợp nhất được xếp hạng gồm: Luân canh tôm - lúa; nuôi tôm bán thâm canh; nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn; luân canh hai vụ lúa và chăn nuôi (gia cầm, lợn, v.v.) theo thứ tự như trên. Không phải tất cả năm hệ thống này đều phù hợp như nhau cho cả ba vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Nhìn chung, 17 hệ thống đã được đánh giá và các hệ thống ngoài năm hệ thống nêu trên đều có thể được cân nhắc khi áp dụng ở một vùng đặc thù.

Tiếp đó, nghiên cứu cũng rà soát những rào cản thích ứng chính mà các nông dân trong vùng cần vượt qua nếu họ muốn chuyển đổi hệ thống sản xuất. Những rào cản này đặc biệt quan trọng đối với hàng ngàn tiểu nông phụ thuộc vào đất của mình để tạo ra nguồn sinh kế khi họ đối mặt với những quyết định sống còn có tác động lâu dài đến chính họ và đến kinh tế của cả khu vực.

Các rào cản áp dụng được phân ra làm bốn nhóm chính:

• Chi phí cho việc chuyển đổi hệ thống sản xuất hiện có sang hệ thống thay thế cần được cân nhắc, ngoài ra cần xem xét thêm khả năng tiếp cận vốn tín dụng khả thi nhằm giúp người dân chuyển đổi thành công.

8

• Thiết lập các hệ thống sản xuất thay thế đòi hỏi phải học hỏi những công nghệ và cách làm mới, cũng như rèn luyện những kỹ năng mới. Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận đến thông tin và đào tạo, chuẩn bị những hỗ trợ phù hợp từ hệ thống khuyến nông và các nguồn khác là một thách thức lớn cần phải đề cập nhằm đảm bảo những đầu tư lớn vào hạ tầng cuối cùng sẽ góp phần nâng cao nguồn thu nhập và đem lại sinh kế bền vững cho người nông dân.

• Phép thử cuối cùng để thấy thành công là người nông dân sau khi chuyển đổi sang hệ thống sản xuất thay thế sẽ đưa sản phẩm của mình ra thị trường ra sao. Những người sản xuất mới sẽ cạnh tranh với những người đang sản xuất hiện tại vốn đã thiết lập lợi thế cạnh tranh tương đối. Do đó, người sản xuất mới phải sản xuất được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất và có ưu thế cạnh tranh tối đa ngay từ đầu.

• Điều đó có thể thực hiện được nếu những người sản xuất sơ cấp kết nối với nhau, gia nhập thị trường và hướng tới người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của họ phải là kiểm soát nhiều hơn đối với chính số phận của họ. Việc này đòi hỏi nông dân phải lập ra các liên minh không chỉ với những nhà sản xuất khác, mà cả với những bên liên quan khác của thị trường (những người chế biến và vận hành thị trường) qua đó phát triển việc kinh doanh của mình tạo ra lợi ích chung cho tất cả các bên liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đưa ra khuyến nghị trong từng phần.

Phần 1 đề cập đến những khuyến nghị sao cho sự chuyển đổi có thể được hỗ trợ về mặt cấp vốn và quy trình quản lý. Vai trò, sự sẵn có và năng lực của dịch vụ khuyến nông (cả dịch vụ công và tư) như những cơ quan cung cấp hỗ trợ cho sự chuyển đổi và thiết lập những hệ thống sản xuất mới được đưa vào phần này.

Phần 2 cân nhắc quá trình học hỏi và áp dụng trong việc chuyển đổi thành công từ hệ thống sản xuất hiện có sang những hệ thống sản xuất mới. Việc đó bao gồm áp dụng công nghệ và cách làm phù hợp mới cho thấy vai trò quan trọng của khuyến nông, đào tạo và nghiên cứu ứng dụng.

Phần 3 đề cập đến tham gia thị trường và vai trò quyết định của thị trường trong việc đảm bảo sản phẩm mới từ hệ thống sản xuất vừa được áp dụng được bán thành công và có tính cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó bảo vệ và phát triển sinh kế của người sản xuất sơ cấp trong tương lai.

Phần 4 thảo luận và đưa ra những khuyến nghị về cách thức và phương tiện cho người sản xuất sơ cấp, như đối tượng yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thị trường, sao cho họ có thể liên kết với nhau và liên kết với các bên liên quan khác của thị trường theo cách mà các bên chia sẻ quyền kiểm soát và tầm ảnh hưởng trên thị trường, nhằm giúp họ bảo vệ quyền lợi kinh tế một cách công bằng và sòng phẳng. Những người sản xuất sơ cấp cần phải liên kết với nhau, hợp tác để tăng vai trò và sức ảnh hưởng trên thị trường để chống lại những nhóm có liên quan khác vốn có vị trí tốt hơn, để tạo ra ảnh hưởng lớn hơn nhờ sức mạnh kinh tế của họ.

Có một số cách để đạt được điều này; trong đó hợp tác xã có thể là cách rõ ràng nhất. Còn có những giải pháp khác, như tạo ra các quan hệ đối tác kinh doanh với một số nhà cung cấp dịch vụ, tạo ra cụm liên kết xung quanh những cơ sở chế biến với tầm nhìn để tăng tiếp cận thị trường và đảm bảo khối lượng sản xuất cần thiết và giá trị của một số sản phẩm, cho lợi ích của tất cả các bên quan tâm.

Trong mỗi phần trên, các khuyến nghị được đưa ra cho việc xây dựng và cung cấp các chương trình tăng cường năng lực hướng tới từng nhân tố liên quan tạo thành hệ thống thị trường –

9

người sản xuất, người chế biến, người vận hành thị trường và người cung cấp dịch vụ. Trong đó cũng nổi lên nhu cầu đối với người cung cấp dịch vụ khuyến nông và dịch vụ khác phải thích ứng với hoàn cảnh mới và những thách thức của biển đối khí hậu. Vấn đề cấp bách này cần phải được đưa vào chương trình xây dựng năng lực hoàn chỉnh cho tất cả các bên liên quan trong ngành.

Cuối cùng, nghiên cứu tiếp tục phân tích những giải pháp có thể có và những khuyến nghị để cùng hợp tác với dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ “Lồng ghép tăng cường sức chống chọi với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững ở ĐBSCL” (MD-ICRSL). Dự án này được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 4/2016 và đưa ra những kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đường, giao thông, kiểm soát nước, thủy lợi, v.v.) được thiết kế để ứng phó lại với những vấn đề nảy sinh do biến đổi khí hậu trong vùng. Đặc biệt, những kế hoạch bảo vệ bờ biển và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở Cù Lao Dung (một huyện đảo của tỉnh Sóc Trăng) là mục tiêu trực tiếp của dự án này.

Nghiên cứu đưa ra những nhận xét và khuyến nghị cụ thể về tình hình tại Cù Lao Dung, hiện đang nằm ở cửa sông thuộc vùng dễ bị ảnh hưởng của đồng bằng. Cù lao là hình ảnh thu nhỏ của vùng ven biển, cho thấy nhiều vấn đề tương tự mà toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Những vấn đề này bao gồm xâm nhập mặn và rủi ro mực nước biển dâng cản trở cung cấp nguồn nước ngọt đến toàn vùng, cũng như xác định vấn đề bảo vệ rừng ngập mặn và vai trò của nó trong giải pháp tổng thể giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, Cù Lao Dung là nơi thí điểm tốt được Ngân hàng Thế giới và Bộ NN&PTNT lựa chọn để thực hiện ngay chương trình bảo vệ và phát triển đồng bộ như đã nêu trong nghiên cứu khả thi của dự án MD-ICRSL. Phần lập kế hoạch cũng dự tính tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của đảo như là một địa điểm độc đáo trong vùng ĐBSCL.

10

1. Giới thiệu 1.1 Bối cảnh và mục tiêu

Nghiên cứu này là một phần của một loạt những nghiên cứu được tiến hành trong Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do chính phủ Đức, Úc và Việt Nam tài trợ, được tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) thực hiện.

Nghiên cứu “Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL” được công ty tư vấn GFA thực hiện dưới sự chỉ đạo của GIZ, cùng phối hợp với cơ quan chức năng và đối tác địa phương, Bộ NN&PTNT giúp phối hợp với các dự án khác đang được tiến hành bởi các cơ quan có cùng quan tâm như Ngân hàng Thế giới và Viện Lúa quốc tế (IRRI).

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định ra những hệ thống sản xuất nông nghiệp hấp dẫn về mặt tài chính, khả năng phục hồi và bền vững ở vùng ven biển (đến phạm vi 30 km vào trong đất liền) của ĐBSCL. Những hệ thống này có thể là những lựa chọn thay thế tốt hơn so với những hệ thống chủ yếu trồng lúa ở ĐBSCL và có tác động tích cực lên giảm nghèo và sinh kế nông thôn. Do đó, nghiên cứu này cung cấp thông tin về việc chuyển đổi sang những hệ thống sinh kế có năng suất cao hơn và thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn như đã dự tính trong Qui hoạch tổng thể ĐBSCL. Nhờ vậy, nghiên cứu này hỗ trợ thiết kế và xây dựng phương pháp triển khai cho các chương trình phát triển liên quan như Chương trình Lồng ghép Tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững ở ĐBSCL do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Nghiên cứu cũng cung cấp thêm các thông tin về định hướng phát triển nông nghiệp, bao gồm chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ĐBSCL do Bộ NN&PTNT chủ trì và Sáng kiến Chống chịu Biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL (MECRI).

Nghiên cứu đề cập đến các vấn đề và câu hỏi chính như sau:

• Các hệ thống sản xuất nông nghiệp phổ biến hiện nay, chủ yếu tập trung vào cây lúa, bị ảnh hưởng như thế nào bởi các điều kiện môi trường (và kinh tế - xã hội) đang thay đổi (vd. nước biển dâng, ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán) ở vùng ven biển của ĐBSCL?

• Đâu là 4-5 hệ thống sản xuất thay thế hứa hẹn nhất có thể đáp ứng với những điều kiện môi trường và kinh tế xã hội đang thay đổi?

• Có những rào cản nào đối với việc áp dụng những hệ thống sản xuất thay thế đó và làm thế nào để vượt qua?

• Những giải pháp xây dựng năng lực nào cần thiết để hỗ trợ chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất bền vững hơn?

• Những giải pháp nào cần thiết để hỗ trợ hòa nhập của những tiểu nông vào chuỗi giá trị (và vai trò nào cho khu vực nhà nước và tư nhân)?

1.2 Các hoạt động chính

Giai đoạn 1 và 2 (Tháng 1 đến tháng 5, 2016)

Nghiên cứu bắt đầu vào tháng 1/2016 với việc khởi động giai đoạn 1, bao gồm một chuyến công tác của trưởng nhóm đến Việt Nam. Dựa trên báo cáo khởi động, giai đoạn 2 của nghiên cứu bắt đầu vào tháng 3/2016. Hoạt động chính của giai đoạn 2 là tiến hành khảo sát hiện trường, trong đó đã phỏng vấn 190 nông dân, cả những cá nhân và đại diện của xã, dựa trên

11

bảng câu hỏi được nhóm tư vấn (trưởng nhóm và ba tư vấn trong nước) thiết kế riêng cho nghiên cứu này. Đồng thời, dự án nghiên cứu toàn diện các sách báo và báo cáo từ các dự án khác và các nghiên cứu tập trung vào ĐBSCL và các vấn đề biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến khu vực.

Nghiên cứu thực địa với 190 nông dân khẳng định tiềm năng sản xuất của các hệ thống thay thế có thể đáp ứng tốt nhất với những yêu cầu đang thay đổi của khu vực khi đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu. Những hệ thống sản xuất này có tiềm năng thay thế những hệ thống đang có (đặc biệt là lúa) bởi vì cây lúa sẽ không thể trồng được ở nhiều khu vực do nhiễm mặn trong tương lai gần.

Số liệu thu thập được cho thấy có nhu cầu rõ ràng phải áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng để phát triển kinh tế ở khu vực và đưa ra các khuyến nghị sau:

• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cần thiết để bù đắp lại ảnh hưởng của độ mặn gây ra bởi vấn đề kép là nước biển dâng và biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lụt và hạn hán theo mùa. Phần lớn công việc theo hướng này đang được triển khai, với những việc khác đang được lên kế hoạch trong các chương trình khác nhau.

• Tập trung phù hợp và bố trí vốn cần phải được thực hiện nhằm tăng cường dịch vụ khuyến nông và thông tin đến người sản xuất sơ cấp cũng như tới những bên liên quan chính trong các chuỗi giá trị, cả các đối tác cũ và mới sẽ xuất hiện trong vùng vào những thập kỷ tới.

Giai đoạn 3 (Tháng 7 – tháng 8, 2016)

Các hoạt động chính của Giai đoạn 3 là:

• Tiến hành phân tích chi phí – lợi ích của 17 hệ thống sản xuất chính hiện đang được canh tác ở vùng ven biển nhằm xác định những phương án thay thế tốt nhất cho lúa và các cây trồng khác đang bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu;

• Xác định và báo cáo những rào cản áp dụng chính ngăn nông dân không dám chuyển đổi từ những hệ thống sản xuất hiện có sang những hệ thống sản xuất thay thế mới có tiềm năng để cải thiện thu nhập trong hoàn cảnh thay đổi do biến đổi khí hậu;

• Cân nhắc các giải pháp vượt qua các rào cản áp dụng đã xác định và thảo luận các rào cản này với các bên liên quan, cũng như với ICMP, trong các chuyến đi thực địa và các buổi họp;

• Xác định các mô hình kinh doanh tiềm năng cho một số hệ thống sản xuất thay thế đã lựa chọn và những ví dụ cụ thể làm thế nào để thực hiện chúng.

• Trong trường hợp Cù Lao Dung, tìm hiểu làm sao để liên kết với các chương trình đầu tư đang thực hiện và đã lên kế hoạch của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam.

Trên cơ sở này, báo cáo cuối cùng của nghiên cứu đã được nộp vào tháng 9 năm 2016.

12

2. Tác động của biến đổi khí hậu tại vùng ven biển

Vùng ĐBSCL được coi là vùng nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, với đóng góp lớn cho tổng sản phẩm nông nghiệp. ĐBSCL có dân số 17 triệu người và là vùng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam. Sản xuất ra 55% tổng sản lượng lúa của đất nước, đồng bằng này nuôi sống hơn 245 triệu người trên thế giới. Ngoài lúa, ngành thủy sản của Việt Nam tăng trưởng gần 250% trong 10 năm qua, và ĐBSCL đóng góp 70% sản lượng thủy sản. ĐBSCL hàng năm sản xuất ra 2,4 triệu tấn thủy sản với giá trị 3,8 tỷ USD, so với 6,2 triệu tấn gạo với giá trị 2,7 tỷ USD.

Tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Biến đổi khí hậu là quá trình động học có tác động đến hệ sinh thái ở vùng ĐBSCL, nơi có những vùng rộng lớn ven biển rất dễ bị tổn thương, chỉ cao hơn mực nước biển không đến 1m . Vì thế vùng này chịu tác động của nước biển dâng và lũ lụt hàng năm do mưa trên lưu vực sông Mê Công từ Trung Quốc chảy qua bảy quốc gia trước khi đổ ra biển ở phía nam Việt Nam.

Mực nước biển dâng là hệ quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu đang có tác động ngày càng nghiêm trọng đến ĐBSCL, với một số nguồn tài liệu dự báo có thể tới 39% khu vực sẽ bị chìm dưới nước biển vào cuối thế kỷ này.

Xâm nhập mặn ngày càng tăng do nước biển dâng đã gây ảnh hưởng đến những hệ thống canh tác trong vùng, nhận thấy rõ nhất là đối với lúa là loại cây trồng kinh tế chính của vùng nhưngkhông thích hợp với vùng nhiễm mặn. Tuy một số giống lúa có khả năng thích nghi với điều kiện nước nhiễm mặn, nhưng không cao.

Do đó, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn trong những thập kỷ tới sẽ tạo ra áp lực buộc nông dân phải chuyển đổi từ những mô hình sản xuất hiện nay sang những hệ thống phù hợp hơn với điều kiện sinh thái và môi trường đã thay đổi. Càng ngày nó sẽ càng đòi hỏi nông dân phải áp dụng những hình thức kinh doanh mới theo điều kiện thay đổi nếu họ muốn duy trì thu nhập một cách bền vững về kinh tế, và cũng bền vững về sinh thái và môi trường.

Dự đoán diện tích trồng lúa sẽ có sự sụt giảm đáng kể và thay vào đó là những hệ thống sản xuất khác có tính khả thi về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường, để hỗ trợ những gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào hệ sinh thái đó. Trong quá trình chuyển đổi, nông dân và cộng đồng cần được động viên và hỗ trợ để chuyển đổi và thích ứng thành công.

Kinh nghiệm gần đây

Kinh nghiệm gần đây cho thấy các hình thái thời tiết có ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL đang thay đổi, như vậy biến đổi khí hậu đang là thực tế trong hệ sinh thái mỏng manh của ĐBSCL. Hiện tượng toàn cầu El Nino đã có tác động đến hình thái thời tiết toàn cầu, tạo ra những biến động chu kỳ trong thời tiết. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng đến lượng nước đổ về lưu vực sông Mê Công từ năm này qua năm khác.

Minh chứng cho điều này là lượng nước vào lưu vực giảm, như nửa đầu năm 2016, đã khiến cho nước mặn xâm nhập cao hơn lên thượng nguồn (tới 70km ở một số khu vực), do đó tăng diện tích nước mặn và nước lợ vào sâu hơn trong đất liền so với dự tính hằng năm. Vào mùa xuân năm 2016, ĐBSCL chịu đợt hạn nặng và xâm nhập mặn nặng nhất trong vòng 90 năm qua.

13

Tần suất hạn hán theo mùa và hạn hán theo tháng đang tăng lên, trong khi mực nước biển cũng tăng lên. Dự tính là biến đối khí hậu trong tương lai sẽ gây ra hoặc góp phần gây ra xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn, qua đó phá hủy sự đa dạng cây trồng và sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, hai tỉnh có nguy cơ cao nhất.

Những hiện tượng của biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn bởi những can thiệp của con người như việc gia tăng khai thác nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công. Những can thiệp này bao gồm các dự án hạ tầng (đập, hồ chứa và hệ thống thủy lợi), phần lớn các công trình đó nằm trong quyền tài phán của nước khác và do đó ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam. Những can thiệp này có tác động lớn tới khối lượng và thời điểm nước về khu vực ĐBSCL.

Việc thay đổi dòng chảy tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự bồi lắng phù sa mang màu mỡ đến cho vùng đồng bằng. Càng ngày càng có nhiều lượng lớn phù sa màu mỡ không đến được với đồng bằng mà bị chuyển đi hay bị giữ lại dọc theo dòng sông bởi những công trình của con người.

Cuối cùng, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có nhiều loại chưa được kiểm soát, dọc theo con sông đã tạo ra mức ô nhiễm cao hóa chất, trong đó có hóa chất độc hại, chảy dần về hệ sinh thái của đồng bằng, có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. . Ngoài ra, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ngày càng nghiêm trọng do lương thực sản xuất bị nhiễm các loại hóa chất độc hại. Điều này đòi hỏi tất cả các nước dọc sông Mê Công phải phối hợp nỗ lực trong quản lý và có quy định rõ ràng đối với nguồn tài nguyên nước quý báu nhưng cũng rất dễ tổn thương này.

Vùng ven biển

Vùng ven biển của ĐBSCL, trong đó có bốn tỉnh đã được lựa chọn nghiên cứu, có đặc điểm bồi lấp lấn ra biển (nhờ phù sa) và xói mòn gây ra bởi quá trình động học. Diện tích đất mất hàng năm do xói mòn có thể lên đến 30 mét vào đất liền trong khi đất được tạo ra nhờ bồi lấp tại những khu vực khác có thể lên tới 64 mét. Sáu trong số 13 tỉnh ở ĐBSCL nằm ở vùng ven biển, được chia thành 3 vùng sinh thái, bao gồm vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Nghiên cứu này tập trung vào vùng ven biển ở mỗi tỉnh với bề rộng 30 km vào đất liền và chịu ảnh hưởng kép, đôi khi có tác động mâu thuẫn của xâm nhập mặn do nước biển dâng, và lũ lụt hàng năm do nước ở sông Mê Công đổ về. Những lượng nước này chịu ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố thiên nhiên và con người.

Đất

ĐBSCL có nhiều loại đất nhưng những thay đổi về tính chất đất đã được quan sát thấy do sử dụng đất quá mức và thiếu hụt nguồn cung cấp dinh dưỡng như được chỉ ra trong Bảng 1.

14

Bảng 1: Xu hướng thay đổi tính chất đất ở ĐBSCL trong 30 năm qua

Trước kia Hiện trạng

Đất xám Đất xám bạc màu

Đất phèn trung bình Đất phù sa hay đất phù sa kém dinh dưỡng

Đất phèn tiềm năng Đất phù sa trên nền đất phèn thực sự

Đất nhiễm mặn Đất phù sa trên đất mặn

Đất mặn Đất phù sa mặn

Nguồn: IUCN

Ví dụ, diện tích đất xám bạc màu tăng lên trong khi diện tích đất phèn giảm xuống.

Diện tích đất mặn giảm xuống trong hai thập kỷ đầu nhưng sau đó lại tăng lên do dòng chảy từ thượng nguồn Mê Công đổ về bị suy giảm trong mùa khô.

Có thể kết luận là đã có suy thoái đất ở đồng bằng, tuy nhiên cần thận trọng hơn khi đưa ra những kết luận xa hơn. Suy thoái đất không nhất thiết gây ra thiệt hại không khắc phục được, tuy nhiên cả chính phủ và nhà tài trợ cần thận trọng, có kế hoạch và triển khai các hoạt động giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Suy thoái đất là thuật ngữ rộng nói về suy giảm chất lượng đất bao gồm suy thoái tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất; cũng như quá trình dài hạn trong đó có cả xói mòn và suy giảm dưỡng chất.

Suy thoái đất là nói đến sự suy giảm năng lực của đất, cùng với những yếu tố như khí hậu, địa hình, chất đất, thủy văn và thực vật có ảnh hưởng đến năng suất của đất. Nó rộng hơn quá trình vật lý và môi trường. Cuối cùng nó có những hậu quả kinh tế - xã hội.

Nước, lưu vực và môi trường

Khối lượng tài nguyên nước ở ĐBSCL đang giảm và những xu hướng quan sát được gần đây có thể tóm tắt như sau:

Lượng nước giảm: Lượng nước lũ về đồng bằng đã suy giảm, và đỉnh lũ đo được ở trạm Châu Đốc năm 2010 là thấp nhất trong vòng 85 năm qua.

Chất lượng nước suy giảm: Lượng phù sa trong nước ở đồng bằng (g/m3) không thay đổi đáng kể nhưng tổng lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long giảm do lượng nước giảm. Nước bị ô nhiễm nhiều hơn do chất thải đô thị. Ô nhiễm này có thể đảo ngược được.

Thay đổi tính mùa vụ của nước: Mùa lũ bắt đầu muộn hơn so với trước và lũ cũng xảy ra bất ngờ.

Đánh bắt cá tự nhiên: Có sự liên hệ chặt chẽ giữa mực nước đỉnh lũ và sản lượng cá đánh bắt. Nguồn cá đánh bắt tự nhiên đã giảm chủ yếu do mực nước giảm và đánh bắt quá mức.

Giảm rừng ngập mặn: Trong 30 năm qua nhiều khu vực rừng ngập mặn biến thành diện tích nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm. Phần lớn rừng tràm tự nhiên và đồng cỏ đã biến thành đất trồng lúa hay thay bằng tràm sản xuất. Những khu vực bảo vệ tản mát đã được thiết lập ở những nơi nhạy cảm về đa dạng sinh học; trong khi sinh cảnh tự nhiên nằm ngoài những khu vực bảo vệ đã gần như biến mất do mở rộng đất nông nghiệp và thủy sản. Sinh cảnh bên trong những khu vực được bảo vệ thuộc dạng bán tự nhiên.

15

Suy giảm chất lượng sinh cảnh đất ngập nước: Chủ yếu là do quản lý kém chế độ thủy vănđể tạo ra và hỗ trợ những hệ sinh thái đất ngập nước ở ĐBSCL.

Suy giảm diện tích và chất lượng than bùn: Đất than bùn chủ yếu phân bố ở vùng U Minh. Tổng diện tích than bùn vào năm 1962 ở U Minh khoảng 90.000 ha nhưng hiện tại chỉ còn lại khoảng 12.000 ha bên trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và vùng đệm. Độ dày của lớp than bùn cũng giảm đáng kể do công việc quản lý kém gây ra cháy và ô-xy hóa than bùn.

Các vấn đề giới

Số liệu chính thức về trình độ học vấn cho thấy 93% phụ nữ ở ĐBSCL biết chữ so với 96,4% nam giới. Trung bình cả nước là 94,7% cho cả phụ nữ và nam giới.

Nạn mù chữ cao hơn ở phụ nữ ĐBSCL so với những nơi khác ở Việt Nam. Tỉ lệ mù chữ liên hệ chặt chẽ với sự nghèo đói và là chỉ số quan trọng về tính dễ bị tổn thương xã hội vì mù chữ hạn chế tiếp cận đến thông tin và dịch vụ.

Hình 1: Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam và ở ĐBSCL theo giới

Nguồn: GSO, 2014

Điều này có thể tác động đến quyết định phân bổ nguồn vốn của chính phủ và nhà tài trợ. Nhiều nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu của Tổ chức Nông lương thế giới, đã kết luận rõ là trình độ học vấn của phụ nữ có đóng góp chính cho việc cải thiện đời sống gia đình bền vững hơn là thu nhập của nam giới. Do đó chính phủ và các nhà tài trợ cần chú ý đến những hoạt động làm tăng tỷ lệ biết chữ ở phụ nữ để tăng mức sống chung của phụ nữ, mà sau đó sẽ có ảnh hưởng cải thiện cuộc sống của toàn bộ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả đàn ông lớn tuổi và trẻ con.

Điều này cũng tính đến vai trò tích cực của phụ nữ (những người vợ, đối tác, các bà mẹ) trong gia đình trong việc lưu giữ ghi chép chính xác, phân tích thu nhập từ trang trại và các con số cũng như giám sát/kiểm soát dòng tiền liên quan đến vận hành và quản lý kinh doanh trang trại một cách hiệu quả.

Các vấn đề về dân tộc

Trong khi có sự ngần ngại có thể hiểu được về việc động chạm đến vấn đề này, ở một số khu vực trong vùng này cần xem xét các vấn đề về dân tộc

16

Ở Kiên Giang, liên quan đến số ngày nghỉ lễ ở cộng đồng người Khơ-me cũng có tác động đáng kể đến dây chuyền chế biến và phát triển giá trị sản phẩm sơ cấp, do ở những ngày này thì những công nhân người Khơ-me sẽ nghỉ dẫn đến việc số lượng sản phẩm bị giới hạn.

Sự phân bố người dân tộc thiểu số không đồng đều ở các tỉnh.

Sóc Trăng và Kiên Giang có số lượng người dân tộc lớn nhất, trong khi Cà Mau có số lượng nhỏ nhất như trong hình sau.

Hình 2: Dân tộc thiểu số ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang năm 2014

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh, 2014

Tỉnh Sóc Trăng có số phần trăm người dân tộc lớn nhất, cũng là tỉnh có nhiều người có thu nhập thấp nhất trong bốn tỉnh lựa chọn, cho thấy có sự liên quan giữa vấn đề dân tộc và nghèo đói.

17

3. Hệ thống sản xuất hiện tại và tương lai 3.1 Quan sát chung từ khảo sát thực địa

Các chuyến đi thực địa được tiến hành trong nghiên cứu này giúp đánh giá về khả năng nông dân chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện tại sang các mô hình sản xuất mới mà có thể phù hợp hơn trong điều kiện môi trường thay đổi.

Chi phí chuyển đổi hệ thống sản xuất mới: việc áp dụng các hệ thống sản xuất khác sẽ tạo ra những thách thức mới cần sự hỗ trợ từ các cơ quan; đầu tiên là dịch vụ khuyến nông của Sở NN&PTNT, chính phủ và các dịch vụ hỗ trợ tài chính, cũng như các bên liên quan khác mà có thể giúp nông dân học những cách làm mới giúp cho họ có thể chuyển đổi thành công từ hệ thống sản xuất hiện tại sang hệ thống sản xuất thay thế đã lựa chọn.

Tín dụng phù hợp với khả năng chi trả: Chi phí để thiết lập hệ thống sản xuất mới là khá cao và theo nhận định của nông dân thì họ chưa được hỗ trợ hiệu quả từ những gói vay tín dụng và đầu tư hiện có. Điều này cần được đề cập đến trong những sáng kiến hỗ trợ tương lai.

Lưu ý: Theo thông tin trao đổi giữa nhóm nghiên cứu và Sở NN&PTNT địa phương, chi phí thiết lập nuôi tôm thâm canh ở khu vực vào khoảng 129 triệu VNĐ/ha (5.800 USD). Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản được coi là phương án đòi hỏi đầu tư cao nhất.

Những cân nhắc về môi trường: ở ĐBSCL, nông dân cần ưu tiên cân nhắc về các vấn đề về sinh thái vì họ sẽ phải thích nghi với điều kiện thay đổi. Nguồn cung đầu vào cho nông nghiệp (hóa chất nông nghiệp, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật v.v...) cần được giám sát chặt chẽ và kiểm soát nhằm tránh tồn đọng hàm lượng hóa chất cao trong sản phẩm nông nghiệp và môi trường ĐBSCL. Đặc biệt, ngành nông nghiệp là ngành tương đối dễ bị ô nhiễm hóa chất thông qua những thị trường cung ứng hàng cho nông dân tương đối tự do.

Cân nhắc thị trường: Các quyết định sản xuất cần được đưa ra phù hợp với đòi hỏi của thị trường, và rõ hơn là theo nhu cầu thị trường. Việc này đòi hỏi cần phải thiết lập và vận hành hệ thống thông tin thị trường (MIS) hiệu quả để tư vấn những người sản xuất để họ đưa ra quyết định sản xuất một cách hiệu quả và kịp thời.

Thủy sản, và đặc biệt là sản xuất tôm được coi là có "tiềm năng vô hạn" trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dù cho điều kiện xuất khẩu khá nghiêm khắc. Thủy sản là hệ thống sản xuất phát triển nhanh ở những tỉnh ven biển của ĐBSCL và cũng là nơi sản xuất phần lớn tôm của cả nước.

Trong một giai đoạn tương đối ngắn, Việt Nam đã trở thành một đối tác có vị trí cao trên thị trường xuất khẩu tôm. Về khối lượng, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai. Xem đồ thị sau để thấy mức tăng trưởng của ngành sản xuất tôm (phần lớn đến từ ĐBSCL) từ năm 1995.

Tôm, đặc biệt là tôm quảng canh, là hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra, Việt Nam còn được xem là có tiềm năng sản xuất tôm hữu cơ giá trị cao cho thị trường xuất khẩu

18

Hình 3: Sản xuất thủy sản ở Việt Nam và ĐBSCL 1995-2013

Nguồn: VSO 2015

Dịch vụ khuyến nông (Sở NN&PTNT): theo Sở NN&PTNT ở một số tỉnh mà nhóm nghiên cứu đã khảo sát, lực lượng khuyến nông đã có đủ khả năng để tư vấn và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang những hệ thống sản xuất khác. Tuy nhiên, vẫn cần phải đánh giá lại và có cái nhìn cụ thể hơn về khả năng cung cấp dịch vụ khuyến nông cho người sản xuất sơ cấp nhằm giải quyết những thách thức hiện tại và tương lai.

Vấn đề không chỉ ở số lượng cán bộ khuyến nông mà Sở NN&PTNT có đã khá đủ (3 tư vấn cho một xã), mà còn ở chỗ cán bộ khuyến nông đã được trang bị như thế nào để tư vấn và hướng dẫn cho nông dân. Càng ngày, họ càng phải có khả năng tư vấn một loạt các hệ thống sản xuất cho nông dân mà trong đó có những kiến thức nằm ngoài trình độ chuyên môn của họ. Điều này đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải tăng cường kiến thức và năng lực về công nghệ mới nhất, cũng như hiểu biếtthực tiễn về các hệ thống sản xuất mới

Các nguồn lực như nhân sự, tài chính, phương tiện vận tải, hỗ trợ công nghệ thông tin, cơ chế trao đổi thông tin, v.v… cần được hỗ trợ thêm để đáp ứng yêu cầu của nông dân (đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ), là những người cần được hỗ trợ đáng kể khi họ chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện tại sang những hệ thống sản xuất mới.

Biến nông dân thành những nhà quản lý kinh doanh trang trại: Cần phải nhấn mạnh và hỗ trợ nhiều hơn để nâng cao kỹ năng của các nông dân về quản lý doanh nghiệp (về mặt tài chính cũng như về vật chất) nhằm chuyển đổi thành công sang các hệ thống sản xuất thay thế. Càng ngày những người sản xuất càng cần phải coi trang trại của mình là doanh nghiệp trang trại và quản lý theo hướng kinh doanh.

Để làm được điều đó, họ cần được đào tạo nhiều kỹ năng liên quan như lưu giữ sổ sách, giám sát chi phí và thu nhập và phân tích hiệu quả tài chính chung để giúp lên kế hoạch phát triển kinh doanh trang trại trong tương lai. Ban đầu họ cần dựa vào các dịch vụ khuyến nông hỗ trợ họ những kiến thức cơ bản về lưu giữ sổ sách và phân tích tài chính.

Nhận thức về thị trường: Sở NN&PTNT cần qui hoạch nông nghiệp theo hướng thị trường và tư vấn cho nông dân lập kế hoạch sản xuất dựa vào nhu cầu của thị trường. Việc tìm kiếm thị trường là vấn đề lớn và là mối quan tậm của người nông dân khi tham gia chuyển đổi sang hệ thống sản xuất mới.

19

Sở NN&PTNT cần giúp giảm thiểu rủi ro sản xuất dư thừa do thiếu nhận thức về thị trường khi mà bên cung cấp sản phẩm là những nhà nông quy mô nhỏ rất phân tán. Điều đó làm cho giá cả lên xuống và gây rủi ro về thu nhập cho người sản xuất.

Nông dân chủ yếu dựa vào thương lái và đại lý để đưa sản phẩm của họ đến thị trường. Những người trung gian có thể không quan tâm đến quyền lợi kinh tế cao nhất của người sản xuất. Do đó, người nông dân cần được hỗ trợ để tham gia tìm hiểu nhiều hơn về thị trường để nâng cao quyền lợi kinh tế và lợi ích của họ.

Nhận thức môi trường: Các Sở NN&PTNT thường là đơn vị đầu tiên tư vấn và hỗ trợ nông dân quản lý tài nguyên thiên nhiên của họ -như nước, đất và thổ nhưỡng – theo cách có trách nhiệm với hệ sinh thái.

Liên kết người sản xuất sơ cấp với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm và những đơn vị vận hành thị trường khác: Có sự thiếu tin tưởng giữa công ty chế biến và tiêu thụ sản phẩm và người sản xuất sơ cấp. Điều đó giải thích tại sao có rất ít hợp đồng thương mại giữa người sản xuất và công ty chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều công ty thích hợp tác với thương lái và đại lý hơn, qua đó họ có thể kiểm soát và giám sát các vấn đề về chất lượng.

Kinh nghiệm về hợp đồng thương mại giữa công ty và nông dân, như được ghi nhận trong quá trình khảo sát, nói chung đến nay chưa tốt. Nhiều trường hợp, công ty đã ký hợp đồng thu mua với nông dân từ đầu vụ, nhưng sau đó bị nông dân phá vỡ để bán ở nơi khác với giá tốt hơn.

Các khoản nợ (tiền giống và vật tư/dịch vụ khác) không được thanh toán, trong khi sản phẩm thì bị bán cho đối thủ cạnh tranh.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy các công ty có xu hướng nhận định rằng họ sẽ có thể kiểm soát việc thu mua nguyên liệu tốt hơn, cũng như những vấn đề then chốt khác như chất lượng, thời hạn giao hàng, v.v… nếu họ ký hợp đồng thông qua thương lái hay đại lý.

Làm việc thông qua thương lái/đại lý cũng dễ hơn về mặt hậu cần cho các nhà chế biến vì giảm được công việc hành chính, chỉ cần với một người/đại lý giúp tìm kiếm sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, các thương lái hoặc đại lý này cũng chịu trách nhiệm giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của công ty.

Một số thương lái/đại lý đã xây dựng được mối quan hệ tốt với cả người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ. Họ cung cấp dịch vụ tốt cho cả hai bên. Đây là một thực tế mà những tổ nông dân (hợp tác xã hay dạng khác) cần phải cân nhắc nếu họ muốn thay thế hoặc cạnh tranh với các thương lái/đại lý để tham gia trực tiếp vào thị trường.

Cách vận hành hợp tác xã hiện nay: Các hợp tác xã đang hoạt động ở ĐBSCL không thật sự là những tổ chức thương mại với mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế cho thành viên. Cái gọi là hợp tác xã "cánh đồng lớn" (đối với lúa) tập trung nhiều hơn vào tập hợp đất đai và sử dụng đầu vào, cũng như là lồng ghép việc chuyển đổi sản xuất cho chế biến và xuất khẩu. Các xã viên không được tham gia nhiều vào việc quyết định những chính sách trong hợp tác xã, và họ cảm thấy không được tham gia vào việc tiếp thị cho sản phẩm, và có rất ít quyền kiểm soát với mức thu nhập từ việc bán sản phẩm; họ về cơ bản vẫn là "người chấp nhận giá" trong toàn bộ mối quan hệ đó. Những hợp tác xã này đúng hơn là sự mở rộng của hệ thống nhà nước, tập trung vào tác động lên sản xuất theo định hướng qui hoạch sản xuất của nhà nước (đảm bảo mục tiêu xuất khẩu... thay vì mục tiêu của người sản xuất là tập trung vào tăng thu nhập).

Các hợp tác xã mà nhóm nghiên cứu gặp trong khi khảo sát thực địa cũng chưa đủ khả năng hay năng lực như tổ chức tài chính đại diện cho nông dân. Là những tổ chức kinh tế, họ có ít

20

hay không có tài sản (ngoài những gì mà thành viên đóng góp), tức là họ có ít hay không có giá trị thế chấp để đàm phán với các ngân hàng.

Như nhóm nghiên cứu đã quan sát, các hợp tác xã mà họ đã khảo sát đều chịu sự kiểm soát và ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Các HTX này không tập trung vào thương mại, do các thành viên lãnh đạo và theo điều phối của thị trường như kiến nghị về hợp tác xã trong tài liệu này đưa ra.

Vai trò lãnh đạo: Cần phải tìm kiếm những nhà lãnh đạo tiềm năng trong nông dân để dẫn dắt và định hướng sản xuất theo hướng thương mại, tạo sự đồng thuận với những người sản xuất khác, và là người có thể tham gia đàm phán với những người vận hành thị trường và những nhà chế biến, tiêu thụ

Việc này cần tiến hành đồng thời với việc xác định ra những hoạt động kinh tế liên quan đến thị trường mà có tiềm năng tăng lợi ích kinh tế cho các thành viên. Những hợp tác xã vận hành tốt cần phải là những tổ chức thương mại có sáng kiến của thành viên, do thành viên quản lý và do thành viên lãnh đạo, liên kết những nhà sản xuất sơ cấp với thị trường theo cách cho phép họ có thể bảo vệ được lợi ích kinh tế trên cơ sở công bằng với những thành viên thị trường khác.

Vấn đề giới: Trong các chuyến khảo sát và làm việc, vấn đề giới không nổi lên như vấn đề chính trong khu vực. Nhìn chung, số lượng phụ nữ tham gia các khóa đào tạo của sở NN&PTNT ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên, ở lĩnh vực thủy sản thì có ít phụ nữ tham gia hơn.

Dường như phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới chăn nuôi gia súc, cho thấy phụ nữ là lao động chính trong mảng kinh doanh này tại nhà. Các sở NN&PTNT đồng ý là trong những lĩnh vực nông trại và hệ thống sản xuất, giữ sổ sách, kế toán và giám sát là những việc mà sự tham gia của phụ nữ có vai trò tích cực.

3.2 Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa được nhóm dự án tiến hành trong thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư 2016 ở vùng ven biển (phạm vi đến 30km vào trong đất liền) của những tỉnh đã lựa chọn là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Nhóm đã khảo sát và phỏng vấn 190 nông dân và đại diện xã dựa trên bảng câu hỏi do nhóm nghiên cứu thiết kế để hỗ trợ phân tích và tìm hiểu ngành nông nghiệp ở ĐBSCL. Việc này bao gồm thu thập thông tin liên quan đến một loạt những yếu tố như loại cây trồng, đầu vào sản xuất, năng suất, chăn nuôi, những người có trách nhiệm trong gia đình, v.v. là những yếu tố cần cân nhắc để lên sơ đồ phát triển tương lai của nông nghiệp tại vùng sinh thái nhạy cảm này. Việc này rất quan trọng nhằmxác định phương pháp tốt nhất thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu đã bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế trong khu vực, và những việc cần phải thực hiện để thích ứng theo từng thời kỳ khác nhau.

Hơn 60% những nông dân được phỏng vấn tham gia sản xuất lúa, khoảng một phần ba tham gia sản xuất thủy sản, và phần còn lại là sản xuất những loại cây trồng khác.

Khảo sát cho thấy những vấn đề mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, xuất phát từ những hiện tượng và xu hướng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Qua đó, báo cáo khảo sát cũng nhận định ngay từ đầu rằng từ những người dân đang trực tiếp trải qua những gì đang diễn ra và họ cần được giúp đỡ và hỗ trợ để thích ứng với điều kiện đang thay đổi và đang tác động trực tiếp lên sinh kế của họ.

21

Kết quả từ khảo sát này sẽ được trình bày ở những trang sau để nhấn mạnh những vấn đề then chốt.

Các vùng nước (nước ngọt, nước lợ hay nước mặn)

Bảng sau thể hiện sự phân bố địa bàn các huyện thuộc bốn tỉnh trong ba vùng nước có ảnh hưởng lớn và quyết định việc áp dụng hệ thống sản xuất nào là phù hợp. Vì những vùng này thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nông dân sẽ phải lựa chọn làm thế nào để thích nghi tốt nhất.

Bảng này cũng cho thấy những khu vực có điều kiện nước thay đổi theo mùa lũ và mùa khô, do đó đòi hỏi nông dân trong các khu vực này phải có phương án ứng phó trong quản lý và nuôi trồng linh hoạt.

Bảng 2: Các huyện ở bốn tỉnh nghiên cứu theo ba vùng sinh thái

TỈNH HUYỆN XÃ

VÙNG NƯỚC MẶN VÙNG NƯỚC LỢ VÙNG NƯỚC NGỌT

Bạc Liêu

Hồng Dân Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Lôc Ninh, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A

Ngan Dừa, Ninh Quới, một phần Ninh Quới A, một phần Ninh Hòa

Phước Long Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B

Phước Long, một phần Vĩnh Phú Tây, một phần TT Phước Long

Một phần Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú, một phần TT Phước Long

Giá Rai Hộ Phong, Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Tây

Một phần Phường 1, một phần Phong Tân

Một phần Phường 1, một phần Phong Tân, Láng Tròn, Phong Thạnh Đông

Đông Hải Toàn bộ huyện

Hòa Bình Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, một phần Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thịnh, một phần TT Hòa Bình

Minh Diệu, Vĩnh Bình, một phần Vĩnh Mỹ A, một phần TT Hòa Bình

Vĩnh Lợi một phần Hưng Thành, một phần Long Thạnh

Châu Hưng, Châu Hưng A, Châu Thới, Hưng Hội, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, một phần Hưng Thành, một phần Long Thạnh

TP Bạc Liêu Phường 2, Phường 5, Nhà Mát, Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông

Phường 1, Phường 7, Phường 8

Cà Mau

Thới Bình 6 tháng nước lợ (mùa khô) 6 tháng nước ngọt (mùa mưa)

Cà Mau 6 tháng nước lợ (mùa khô) 6 tháng nước ngọt (mùa mưa)

U Minh 6 tháng nước lợ (mùa khô) 6 tháng nước ngọt (mùa mưa)

Trần Văn Thời Sông Đốc Trần Văn Thời, Khánh Bình Đông, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc

Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Trần

22

TỈNH HUYỆN XÃ

VÙNG NƯỚC MẶN VÙNG NƯỚC LỢ VÙNG NƯỚC NGỌT

Hợi

Phú Tân Toàn bộ huyện

Cái Nước Toàn bộ huyện

Đầm Dơi Toàn bộ huyện

Năm Căn Toàn bộ huyện

Ngọc Hiển Toàn bộ huyện

Kiên Giang

Kiên Lương Một phần huyện Một phần huyện

Châu Thành Toàn bộ huyện

Giồng Riềng Toàn bộ huyện

Tân Hiệp Toàn bộ huyện

TP Rạch Giá Toàn bộ huyện

U Minh Thượng

Một phần huyện Một phần huyện

An Biên Một phần huyện Một phần huyện Một phần huyện

Vĩnh Thuận Một phần huyện Một phần huyện

Hòn Đất Một phần huyện Một phần huyện Một phần huyện

Gò Quao Toàn bộ huyện

Giang Thành Một phần huyện Một phần huyện

An Minh Một phần huyện Một phần huyện

Hà Tiên Toàn bộ huyện

Kiên Hải Toàn bộ huyện

Phú Quốc Toàn bộ huyện

Sóc Trăng

Kế Sách Toàn bộ huyện

Châu Thành Toàn bộ huyện

TP Sóc Trăng Toàn bộ huyện

Cù Lao Dung 4 tháng nước mặn 4 tháng nước lợ 4 tháng nước ngọt

Thạnh Trị 6 tháng nước lợ 6 tháng nước ngọt

Mỹ Xuyên Toàn bộ huyện

Mỹ Tú Mỹ Tú, My Thuận Huỳnh Hữu Nghĩa, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Hưng Phú, Long Hưng, Phú Mỹ, Thuận Hưng

23

TỈNH HUYỆN XÃ

VÙNG NƯỚC MẶN VÙNG NƯỚC LỢ VÙNG NƯỚC NGỌT

Vĩnh Châu Toàn bộ huyện

Ngã Năm 3 tháng nước lợ 9 tháng nước ngọt

Long Phú Long Đức, Long Phú, Phú Hữu, Tân Hưng, Tân Thạnh

Đại Ngãi, Châu Khánh, Hậu Thạnh, Song Phụng, Trường Khánh

Trần Đề TT Trần Đề Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Trung Bình

TT Lịch Hội Thượng, Tài Văn, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Viên An, Viên Bình

3.3 Các hệ thống sản xuất nông nghiệp thay thế 3.3.1 Đánh giá các hệ thống sản xuất dựa trên cơ sở phân tích chi phí –

lợi ích

Từ khảo sát thực địa và các yếu tố hỗ trợ khác (nghiên cứu tài liệu sẵn có, liên hệ với các dự án khác và chính phủ), sau đây là các mô hình sản xuất mà nghiên cứu cho là phù hợp nhất.

17 mô hình sản xuất này đã được đánh giá về mặt kinh tế (phân tích chi phí – lợi ích) trước khi đánh giá theo cơ sở tính điểm, xem xét đầy đủ các chỉ tiêu quan trọng để đưa ra đánh giá tổng thể cho mỗi mô hình sản xuất và khả năng thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tất cả các số liệu liên quan đến 17 mô hình sản xuất này đã được thảo luận và xác nhận với các đơn vị dịch vụ khuyến nông và Sở Nông nghiệp các tỉnh trong quá trình khảo sát và tại các cuộc họp trong tháng 07/2016. Các số liệu này đã được trình bày tại hội thảo của ICMP ở Cần Thơ vào ngày 05/07/2016 và thảo luận thêm với Bộ NN&PTNT tại hội thảo ngày 28/07/2016. Các số liệu này được đưa ra trong các bảng và hình đi kèm sau đây.

Phương pháp

Việc xếp hạng các hệ thống sản xuất được thực hiện như sau:

Thứ nhất, dựa vào việc phỏng vấn chuyên gia, một dự thảo danh mục gồm 20 mô hình sản xuất phù hợp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được đưa ra.

20 mô hình sản xuất này sau đó được các nhóm chuyên gia xếp hạng theo 47 tiêu chí trong 7 hạng mục (kỹ thuật, tài chính, kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường và chính trị). Đối với mỗi mô hình trong số 20 mô hình này, nhóm chuyên gia được phân công đánh giá giá trị từ 1 (không thuận lợi) đến 5 (rất thuận lợi) căn cứ theo 47 tiêu chí. 940 kết quả (20 hệ thống x 47 tiêu chí) từ 1 đến 5 sau đó được đánh giá để xác định tầm quan trọng của các tiêu chí. Ví dụ, lợi nhuận của người nông dân được đánh giá là nhân tố thứ 3, trong khi nhu cầu trang thiết bị được cho là nhân tố thứ 1.

Trong bước tiếp theo, 3 mô hình sản xuất không phù hợp với vùng ven biển đã bị loại. Mười bảy mô hình còn lại đã được xếp hạng dựa trên điểm xếp hạng đánh giá trung bình của mỗi mô hình.

24

Bảng kết quả, bao gồm 5 mô hình dẫn đầu, đã được trao đổi và xác nhận trong các cuộc thảo luận với chuyên gia và cấp ra quyết định ở trung ương và tỉnh.

Bảng 3: 47 Tiêu chí xếp hạng các mô hình sản xuất

Kỹ thuật Tài chính Kinh tế Xã hội Thể chế Môi trường Chính trị Yêu cầu lao động

Lợi nhuận

(Phân tích chi

phí – lợi ích)

Tiếp cận thị trường

Số việc làm có

thu nhập được

tạo ra

Tổ chức quốc

gia hỗ trợ mô

hình

Tiềm năng

thích ứng với

vùng sinh thái

Chính sách sẵn

có của Bộ

NN&PTNT hỗ

trợ mô hình

Kỹ năng/Kỹ thuật

Chi phí liên

quan đến sản

xuất (chi phí

hoạt động)

Giá sản phẩm Số hộ gia đình

có thế áp dụng

mô hình

Dịch vụ

khuyến nông

hỗ trợ mô hình

Sử dụng hóa

chất và phân

bón hóa học

(hàm lượng

thấp/cao)

Mô hình này

có trong quy

hoạch 5 năm

của tỉnh

Khả năng bị dịch bệnh

Vốn cần có để bắt đầu thực

hiện mô hình

(chi phí cố

định)

Sự ổn định giá

sản phẩm

Sự sẵn sàng

của người

nông dân để thay đổi mô

hình sản xuất

Các tổ chức

quốc tế hỗ trợ

mô hình

Khả năng dễ bị tổn thương do

các điều kiện

thời tiết

Chuẩn bị đất/ao (thời gian cần thiết)

Tín dụng sẵn

Nhu cầu thị trường trong

năm (tiềm

năng bán sản

phẩm trong cả năm)

Ngành tài

chính hỗ trợ

mô hình (ví

dụ: ngân hàng)

Khả năng dễ bị tổn thương do

xâm nhập mặn

Quản lý hệ thống (dễ/khó)

Chi phí tín

dụng

Năng suất (VND|ha)

Các công ty

Việt Nam sẵn

sàng thu mua

sản phẩm

Khả năng dễ bị tổn thương do

hạn hán

Nhu cầu trang thiết bị

Nguy cơ thất bại

Các công ty

quốc tế sẵn

sàng thu mua

sản phẩm (xuất khẩu)/tiếp cận

thị trường

quốc tế

Khả năng tiết kiệm nước

ngọt

Cơ sở hạ tầng thủy lợi

Khả năng gia

tăng giá trị Tiềm năng bảo

vệ đất

Cơ sở hạ tầng giao thông

Tiềm năng đa

dạng hóa sản

phẩm

Tiềm năng

giảm khí thải nhà kính

Cơ sở hạ tầng điện

Khả năng bảo

quản

Tiềm năng

tăng các chất hữu cơ

Yêu cầu nước ngọt

Khả năng ô

nhiễm nước

Yêu cầu nước mặn

Yêu cầu nước lợ

Kết quả cuối cùng về phân tích chi phí – lợi ích được trình bày tại bảng 4. Mặc dù việc xếp hạng các mô hình sản xuất không được coi như những công việc tuyệt đối khoa học, nhưng nó cũng giúp có được bức tranh rõ ràng về lợi ích của các mô hình sản xuất khác nhau, điều này được xem là cơ sở để thảo luận với cấp ra quyết định ở trung ương và địa phương.

25

Xếp hạng 17 hệ thống sản xuất phù hợp ở vùng ven biển

Bảng 4: Đánh giá tổng hợp 17 hệ thống sản xuất theo 7 hạng mục chính

Vùng Hệ thống sản xuất Kỹ thuật

Tài chính

Kinh tế Xã hội Thể chế

Môi trường

Chính trị

Tổng Trung bình

1 B1 Tôm – lúa (nước lợ) 3,72 3,08 3,95 3,57 3,58 3,26 4,75 25,91 3,70

2 B, S Nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh 3,61 3,42 3,78 3,57 3,38 3,12 4,50 25,38 3,63

3 S Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn 3,85 3,35 3,98 2,64 3,62 3,18 4,00 24,61 3,52

4 F Lúa hai vụ 3,43 3,27 3,53 3,43 3,38 2,40 4,75 24,19 3,46

5 F,B,S Chăn nuôi (gia cầm, lợn, gia súc …) 3,00 3,08 3,93 3,86 2,97 3,68 3,25 23,76 3,39

6 F Lúa và hoa màu luân canh theo vụ 3,34 3,00 3,23 3,33 3,31 3,00 4,25 23,46 3,35

7 F Tôm – lúa (nước ngọt) 3,23 3,00 3,65 3,36 3,23 2,96 3,75 23,18 3,31

8 F,B,S Cây hoa màu2 / luân canh vụ mùa (ngô, bí, đậu tương…) 3,11 3,23 3,60 3,57 2,85 2,90 3,75 23,01 3,29

9 F,B,S Cây lâu năm (Trái cây) 3,24 3,12 3,23 2,86 2,77 3,20 3,45 21,85 3,12

10 F,B,S Cá (Nước ngọt, nước lợ và nước mặn) 3,22 3,23 3,68 2,71 2,54 3,20 3,25 21,83 3,12

11 S Nhuyễn thể (sò huyết, Vẹm xanh, hàu….) 3,59 3,12 3,43 2,79 2,54 3,10 3,25 21,80 3,11

12 F Lúa 3 vụ 3,17 2,88 3,48 2,93 3,00 2,20 3,75 21,41 3,06

13 F, B, S Rau (bao gồm cả củ hành) 2,93 3,31 3,50 3,07 2,31 2,82 3,25 21,19 3,03

14 B Nuôi tôm thâm canh 2,48 2,58 4,09 2,64 2,69 2,68 4,25 20,75 2,96

15 S Muối 3,78 2,88 2,48 2,14 2,15 3,66 2,75 19,85 2,84

16 S Thức ăn cho cá (Artemia) 3,48 2,81 3,55 1,93 2,00 3,36 2,50 19,62 2,80

17 B Mía đường 3,54 3,15 2,70 2,07 1,62 2,56 1,75 17,39 2,48

Nguồn: nhóm nghiên cứu

Kết quả đáng chú ý nhất của bảng xếp hạng này là trong số 5 mô hình sản xuất đầu tiên thì có 4 mô hình phù hợp ở vùng nước lợ và/hoặc nước mặn. Điều này cho thấy xâm nhập mặn không chỉ là mối đe dọa mà còn là cơ hội cho đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều hoàn cảnh, người nông dân có khả năng có thu nhập cao từ nuôi trồng thủy sản hơn là trồng lúa và các hoa màu khác.

Kết quả này phản ánh những gì đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc cây trồng khác và chính quyền địa phương cũng đang hỗ trợ

1 S: phù hợp cho vùng nước mặn / B: phù hợp cho vùng nước lợ / F: phù hợp cho vùng nước ngọt 2 Hoa màu ở đồng bằng sông Cửu Long, có nghĩa là hoa màu được trồng ở các vùng đất cao không bị ngập nước, ví dụ: ngô, đậu tương,

dưa hấu, lạc, vừng, bí ngô.

26

quá trình này – nhưng việc chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo việc chuyển đổi các mô hình sản xuất thích nghi với vùng nước lợ hoặc nước mặn được thành công, cần có sự đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng, cơ chế vốn, nâng cao năng lực và tăng cường chuỗi giá trị. Các vấn đề này sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo với nội dung về các rào cản thích nghi và làm thế nào để vượt qua chúng.

Bảng 5: Xếp hạng các hệ thống sản xuất thay thế theo vùng nước

Vùng nước ngọt Vùng nước lợ Vùng nước mặn

Luân canh tôm – lúa

Nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến

Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn

Lúa hai vụ

Chăn nuôi

Khi thảo luận với Sở NN&PTNT các tỉnh, chính quyền địa phương đã xếp hạng khả năng áp dụng của 5 mô hình sản xuất đứng đầu tại mỗi tỉnh. Kết quả cho thấy xu hướng nuôi trồng thủy sản rõ ràng tại Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

Bảng 6: Xếp hạng các hệ thống sản xuất thay thế theo quan điểm của các Sở NN&PTNN

KIÊN GIANG CÀ MAU BẠC LIÊU

1 Luân canh Tôm (B) – Lúa Nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến

Luân canh tôm (B) – Lúa

2 Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn

Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn

Nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến

3 Nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến

Luân canh Tôm (B) – Lúa Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn

4 Chăn nuôi Lúa hai vụ Lúa hai vụ

5 Lúa hai vụ Chăn nuôi Chăn nuôi

3.3.2 Đặc điểm của các mô hình sản xuất dẫn đầu

5 mô hình sản xuất dẫn đầu phù hợp trong các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Đặc biệt, sản xuất tôm có thể phân biệt khác nhau giữa luân canh lúa – tôm, nuôi tôm rừng ngập mặn (quảng canh) và các mức độ khác nhau trong nuôi tôm thâm canh (quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh).

Bảng 7: Đặc điểm của các mô hình nuôi tôm khác nhau

27

Mô hình sản xuất tôm Tính phù hợp

Tôm – Lúa Phù hợp chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm khi chưa hoàn toàn chấm dứt trồng lúa, ví dụ để đảm bảo an ninh lương thực

Nuôi tôm rừng ngập mặn (quảng canh)

Phù hợp khi rừng ngập mặn được bảo vệ, vừa bảo vệ vừa cho phép các hoạt động kinh tế được diễn ra trong khu vực rừng ngập mặn. Phù hợp sản xuất hữu cơ.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến Thấp hơn…

… chi phí

… lợi ích tiềm năng

… nhu cầu kỹ thuật … áp lực môi trường

… rủi ro

Cao hơn…

Nuôi tôm bán thâm canh

Nuôi tôm thâm canh

Tôm – lúa (nước lợ)

Mô hình luân phiên nuôi tôm – trồng lúa được nhân rộng đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm vừa qua. Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển hỗ trợ xu hướng này thông qua việc hợp tác với bốn tỉnh ven biển cải thiện mô hình nuôi tôm – trồng lúa tại khu vực ven biển.

Mô hình nuôi tôm – trồng lúa mang lại lợi nhuận cao hơn đáng kể cho người nông dân so với trồng lúa truyền thống. Theo quan điểm kinh tế, lợi nhuận từ trồng lúa thường không đáng kể trong mô hình nuôi tôm – trồng lúa, phần lớn lợi nhuận được tạo ra từ việc nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm – trồng lúa được xem là giải pháp tốt để ứng phó với việc thay đổi lượng nước sẵn có. Phần lớn thời gian trong năm, tôm được nuôi ở vùng nước lợ, vào mùa lũ khi có đủ lượng nước ngọt thì trồng cây lúa. Trồng lúa và xả nước ruộng đồng làm sạch các ao nuôi và mang lại dinh dưỡng cho tôm, nhờ vậy làm giảm nguy cơ bị bệnh trên tôm và nhu cầu sử dụng hóa chất giết sâu bọ và dịch bệnh.

Tuy nhiên, lý do thực sự để phát triển mô hình nuôi tôm – trồng lúa là chính quyền địa phương không cho phép người nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm hoàn toàn mà khuyến khích họ vẫn sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực, ở cả cấp quốc gia và hộ gia đình. Nếu chỉ xét về năng suất, nuôi tôm độc canh có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Theo ý này, nuôi tôm – trồng lúa là chiến lược đối phó hiệu quả với xâm nhập mặn và là công cụ quản lý hữu ích việc chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tới, ngày càng nhiều muối được tích lũy trong đồng ruộng vì vậy các đồng ruộng này không thể sử dụng cho việc trồng cây nước ngọt trong tương lai. Nếu nước ngọt trở nên ít hơn cũng không sao, bởi việc chuyển đổi sang nền kinh tế nước lợ cũng có thể hợp lý.

Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn

Do đất nuôi trồng thủy sản thưa thớt và rừng ngập mặn cần được bảo vệ, nên chính quyền Việt Nam ở nhiều tỉnh ven biển của ĐBSCL đã giới thiệu mô hình sản xuất mà theo đó nhà nước cho

28

phép nông dân sử dụng rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, với điều kiện 60% - ở một số nơi là 70% - cây ngập mặn vẫn được giữ (còn gọi là nguyên tắc 60/40 hoặc 70/30).

Kết quả cho thấy nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn phát triển ở những nơi cây ngập mặn hình thành một phần ao để nuôi tôm. Lợi ích tiềm năng rất cao: rừng ngập mặn lọc nước và cung cấp bóng râm, giúp cho nước ít bị nóng, do đó độ sâu của ao nuôi nhỏ hơn, nhờ vậy tiết kiệm chi phí bơm. Quan trọng hơn cả là nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn hoàn toàn tự nhiên, lượng tôm trên mỗi mét khối ít hơn đáng kể và không cần phải cho ăn. Điều này giúp cho nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn là mô hình gắn liền với môi trường hơn phương thức nuôi tôm thông thường.

Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển hỗ trợ mô hình nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là hỗ trợ phát triển cách thức quản lý và hướng dẫn tốt nhất giúp cho nông dân có định hướng hơn - ví dụ bằng cách chỉ ra tôm, cua, sò huyết và cá có thể cùng nuôi trong một ao nếu tỷ lệ đúng và đưa ra lời khuyên về kỹ thuật cho ăn mà không giảm chất lượng nước.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng lý do để xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn không phải để mô hình sản xuất này hấp dẫn về kinh tế hơn các mô hình khác mà là để tạo ra cơ hội bảo tồn rừng ngập mặn. Đây là lý do tại sao nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn chỉ là phương án lựa chọn khi các cây ngập mặn cần phải được bảo tồn (hoặc phục hồi) mà các hoạt động kinh tế vẫn được cho phép. Nếu ở một số nơi nhất định không có cây ngập mặn và theo góc độ môi trường không cần phải trồng cây ngập mặn, thì sẽ vô lý nếu trồng rừng ngập mặn ở đó chỉ để khuyến khích nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn. Điều này cũng có nghĩa là nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn không phải mô hình sản xuất nông dân chuyển đổi từ các mô hình sản xuất khác như trồng lúa hay nuôi tôm thâm canh, đó chỉ là mô hình sản xuất mà người nông dân thực hiện (trước đây không sử dụng) trong các rừng ngập mặn.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh

Bất cứ nơi nào được cho phép chỉ nuôi trồng thủy sản (không phải kết hợp nuôi tôm – trồng lúa) và không phải ở nơi rừng ngập mặn cần được bảo vệ thì nông dân có thể quyết định mật độ nuôi tôm của mình:

• Nuôi tôm quảng canh cải tiến bao gồm các trại nuôi tôm gần giống như nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn nhưng tập trung hơn, ví dụ nhiều tôm hơn trên một mét khối nước.

• Nuôi tôm bán thâm canh thậm chí còn tập trung hơn với việc nhiều tôm hơn trên mỗi mét khối nước và nhu cầu cao hơn đối với kỹ thuật và đầu vào.

• Nuôi tôm thâm canh là phương pháp nuôi tôm công nghiệp nhất với số lượng tôm nhiều nhất trên mỗi mét khối nước và yêu cầu cao nhất đối với kỹ thuật và đầu tư.

Nói chung, mức độ thâm canh càng cao, chi phí càng lớn cho việc xây dựng mô hình, tìm hiểu bí quyết kỹ thuật, áp lực và tác động tiêu cực tới môi trường, rủi ro từ việc tôm bị bệnh, nhưng lợi ích kinh tế tiềm năng cũng cao hơn.

Như một hệ quả, những người nông dân có ít vốn, ít kinh nghiệm và ít sẵn sàng đương đầu với thử thách sẽ thường xuyên chọn phương thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong khi những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn sẽ chọn nuôi tôm thâm canh. Vì vậy mức độ thâm canh là câu hỏi quan trọng của kinh tế trang trại (đầu vào, lợi nhuận, rủi ro).

Lúa hai vụ

29

Lúa hai vụ là mô hình sản xuất có truyền thống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất lúa gạo đã và vẫn được Chính phủ hỗ trợ để đảm bảo an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia cũng như năng lực xuất khẩu. Theo góc độ của nông dân, lợi ích chính của lúa hai vụ trước hết là mô hình sản xuất đã quen thuộc và sau đó là rủi ro trong trồng lúa thấp hơn nuôi tôm vì tôm dễ bị dịch bệnh.

Tuy nhiên, lúa hai vụ ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải một số thách thức. Thứ nhất, thu nhập của nông dân từ lúa gạo thấp hơn nhiều so với thu nhập từ nuôi tôm – nếu tôm không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các yếu tố khác. Thứ hai, trồng lúa ngày càng trở nên khó khăn ở phần lớn các vùng ven biển bởi xâm nhập mặn gia tăng.

Đây là lý do tại sao các tỉnh cần phân tích – và đã/đang phân tích – sản xuất lúa gạo ở khu vực ven biển nào là phù hợp và ở khu vực nào thì nó nên được thay thế bởi các mô hình sản xuất khác.

Tóm lại, rõ ràng rằng nuôi trồng thủy sản là mô hình thay thế chính cho sản xuất lúa gạo – mô hình không còn hiệu quả vì xâm nhập mặn gia tăng và chỉ mang lại thu nhập thấp cho người nông dân.

Nuôi trồng thủy sản có nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như nuôi tôm – trồng lúa (nếu lúa gạo vẫn cần được duy trì để đảm bảo an ninh lương thực), nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn (nếu cây ngập mặn cần được bảo tồn vì mục đích môi trường), nuôi tôm quảng canh cải tiến hay bán thâm canh (nếu nông dân ít vốn, ít kinh nghiệm và chưa sẵn sàng chấp nhận thử thách) hay nuôi tôm thâm canh.

Những kết quả này xác nhận xu hướng cho thấy nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long đã lan rộng trong hơn một thập kỷ.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân không chuyển đổi sang các mô hình sản xuất phù hợp hơn hoặc đã chuyển đổi nhưng không có đầy đủ bí quyết kỹ thuật, nguồn lực tài chính và cơ hội tiếp cận thị trường. Vì vậy rào cản nào để nông dân áp dụng (thành công) mô hình sản xuất? và Khắc phục các rào cản ngày bằng cách nào? Những vấn đề này sẽ được tiếp tục phân tích trong chương sau.

30

4. Khắc phục các rào cản thích nghi 4.1 Các rào cản thích nghi

Qua chuyến khảo sát thực địa trong đó hàng loạt câu hỏi liên quan đến các vấn đề về thay đổi hệ thống sản xuất đã được đưa ra, và các đợt tham quan thực địa diễn ra trong tháng 7/2016 với sự tham gia của Sở NN&PTNT, cán bộ lập kế hoạch của tỉnh cùng những người nông dân, một số rào cản chính đối với việc áp dụng các mô hình sản xuất mới đã được xác định, VD: các rào cản gây cản trở nông dân chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi tôm hay mô hình sản xuất nào đó phù hợp hơn.

Biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức cơ bản và đáng kể đối với toàn bộ khu vực, và một số yếu tố sẽ xác định các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng đang sản xuất và sinh sống dựa vào canh tác và kinh doanh nông nghiệp sẽ thích ứng ra sao với các điều kiện thay đổi.

Hình dưới đây cho thấy khó khăn lớn nhất mà các nhà sản xuất nói đến trong đợt nghiên cứu hiện trường diễn ra vào tháng 3&4/2016 và quan điểm của người nông dân trong khu vực ven biển về các khó khăn này.

Hình 4: Rào cản áp dụng quan trọng nhất khi chuyển đổi sang hệ thống sản xuất mới theo quan điểm của người nông dân (%)

Nguồn – Khảo sát thực địa

Các vấn đề về kỹ thuật và việc áp dụng công nghệ mới được xem là rào cản quan trọng nhất theo ý kiến của hơn 1/5 số người được phỏng vấn. Theo đó, hơn 2/3 số người được phỏng vấn chia sẻ rằng họ hoàn toàn không nghĩ đến việc thay đổi các hệ thống sản xuất và không thực sự được chuẩn bị để thay đổi nếu có thể. Các hiện tượng (như biến đổi khí hậu) trước sau gì sẽ xảy ra, vì thế rất cần có các hoạt động khuyến nông và sự tham gia của các bên liên quan khác trong việc đưa ra cảnh báo phù hợp về những thay đổi trong thời gian tới nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho nông dân trước những tình huống sẽ xảy ra.

31

Không nên quan niệm việc thay đổi hệ thống sản xuất là một khó khăn cần phải vượt qua, mà là một cơ hội để nâng cao tiềm năng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Không những thế, sự thay đổi này sẽ được hỗ trợ bởi các bên liên quan thuộc nhà nước và khu vực tư nhân, những người cùng có chung lợi ích cần được bảo vệ.

Tuy nhiên, như đã đề cập trong các chuyến thực địa, tỷ lệ thành công của việc chuyển đổi từ canh tác lúa sang nuôi trồng thủy sản tương đối khác nhau. Sở NN&PTNT chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại có thể dao động từ 10% đến khoảng 50%. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và hướng dẫn kỹ hơn, cũng như các hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý từ các dịch vụ khuyến nông, đặc biệt trong những năm đầu sau khi thành lập.

Tính sẵn có/phù hợp khả năng chi trả của tín dụng được cho là khó khăn lớn thứ hai. Điều này được chứng thực bởi những người được phỏng vấn trong đợt khảo sát thực địa và qua những cuộc thảo luận sau đó trong các chuyến tham quan thực địa. Theo nhiều nông dân được phỏng vấn, việc thiếu nguồn tín dụng phù hợp khả năng chi trả và dễ tiếp cận được cho là một vấn đề, điều này nhấn mạnh nhu cầu cần có các dịch vụ tài chính đầy đủ và sản phẩm tín dụng thích hợp/đúng với khả năng chi trả nhằm giúp nhà sản xuất chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất thay thế.

Các lựa chọn tín dụng hiện có từ ngân hàng địa phương đòi hỏi đáp ứng nhiều điều khoản, trong đó người nông dân dường như không nhận được bất kỳ ưu đãi nào. Người nông dân hiện không phải là đối tượng chính sử dụng các khoản tín dụng cho sản xuất do tính phức tạp của các thủ tục ngân hàng. Lãi suất thường xuyên biến động (0,69% mỗi tháng đối với tín dụng thời vụ; 12% mỗi năm đối với tín dụng năm).

Ví dụ, một người nông dân trẻ tuổi được phỏng vấn tại Cù Lao Dung cho rằng anh ấy mong muốn chuyển đổi hệ thống sản xuất hiện nay từ trồng khoai sọ sang nuôi tôm theo những gì mà người hàng xóm gần nhất của anh ấy đã làm và đạt được thành công. Lý do anh ấy vẫn chưa chuyển đổi được là do chưa kiếm được đủ tiền từ hệ thống sản xuất hiện nay cho phép anh ấy tích cóp ngân quỹ tái đầu tư cho việc phát triển kinh doanh trang trại trong tương lai. Việc đào ao nuôi tôm và lắp đặt các thiết bị cần thiết để sục khí cho ao nuôi khá đắt, vì thế anh ấy chưa nhìn thấy bất kỳ triển vọng nào của việc chuyển đổi trong tương lai gần.

Anh ấy không có quan hệ công việc với bất kỳ ngân hàng nào. Thậm chí nếu có, khi xem xét điều khoản và điều kiện của mỗi khoản vay phát triển mà anh ấy có thể ký hợp đồng, anh ấy thấy quá phiền hà đối với một cơ sở sản xuất mới. Chuyên gia tư vấn từ Sở NN&PTNT cũng đồng ý với điều này, lãi suất quá cao, kỳ hạn vay lại quá ngắn (tối đa 3 năm). Người nông dân e rằng anh ấy có thể mất trang trại, trong trường hợp có rủi ro bất ngờ xảy đến khi anh ấy đã quyết tâm chuyển đổi hệ thống sản xuất. Anh ấy không nhìn thấy triển vọng nào cho việc chuyển đổi trong thời gian tới. Người nông dân này cũng cho biết có rất nhiều người ở Cù Lao Dung cũng trong trường hợp như của anh ấy.

Điều khoản và điều kiện của những khoản tín dụng hiện nay tương đối phức tạp, đặc biệt đối với các chi phí lớn phục vụ thiết lập hệ thống sản xuất đòi hỏi thời gian hoàn vốn (thu hoạch) dài hơn.

Nhằm đảm bảo khả năng chi trả, và đảm bảo khả năng thu hút của các gói tín dụng, thì những gói này cần phải phù hợp hơn, đặc biệt với các yêu cầu của nhà sản xuất, những người đang chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất truyền thống sang các hệ thống sản xuất mới, nhằm bảo vệ nguồn thu nhập của họ. Như vậy, họ đang bắt đầu quá trình tìm hiểu và chuyển đổi tích cực, đòi hỏi có sự hỗ trợ từ các dịch vụ tài chính, khuyến nông và các dịch vụ khác.

Các vấn đề về tưới tiêu do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh trong vùng gây ra là vấn đề lớn thứ ba trong số các vấn đề mà những người được phỏng vấn quan tâm. Có thể chia thành hai phần:

32

• Các hệ thống thủy lợi hiện nay cần phải được phục hồi và cải tiến nhằm đáp ứng những biến động đang xảy ra, theo đó nước chảy qua khu vực đồng bằng dưới ảnh hưởng của nước biển dâng, các thay đổi về lượng mưa theo mùa, dòng chảy và phù sa từ thượng nguồn hiện đang ngày càng bị tác động nhiều hơn bởi việc xây dựng các đập ngăn nước, cũng như việc lấy nước ở thượng nguồn;

• Đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thủy lợi (ở trung ương và địa phương) cần đáp ứng các nhu cầu thay đổi của khu vực đồng bằng vì các nhu cầu này sẽ ngày càng lớn trong những năm tiếp theo.

Dịch bệnh và mối đe dọa từ dịch bệnh đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người dân được cho là các vấn đề cần phải lưu tâm. Trong quá trình tham quan thực địa, chuyên gia đã được nghe một số chia sẻ của người nông dân, những người đã xây dựng các ao nuôi tôm và bị thiệt hại đáng kể do dịch bệnh. Một số người không thể canh tác trên mảnh đất của mình được nữa. Điều này cũng được Sở NN&PTNT công nhận qua một số dữ liệu như khoảng 63% người mới tham gia vào nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thích ứng với hệ thống sản xuất mới và rất khác biệt này, trong đó nhiều người đã thất bại.

Khả năng tiếp cận các nguyên liệu đầu vào đáng tin cậy và giá cả phải chăng (phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các dịch vụ) được cho là một vấn đề quan trọng đối với những người sản xuất. Khả năng tiếp cận hóa chất được xem xét song song với kiểm soát dịch bệnh, vì dịch bệnh đòi hỏi phải xử lý bằng các hóa chất đắt đỏ.

Theo báo cáo của một nhà máy chế biến gạo và hai nhà máy chế biến tôm mà tư vấn đã tới thăm, trong bối cảnh chưa có quy định và giám sát rộng rãi, nhiều người đã lạm dụng hóa chất làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm và gạo của Việt Nam. Lạm dụng hóa chất là vấn đề môi trường quan trọng tại khu vực đồng bằng dễ bị tổn thương này.

Những cân nhắc về sinh thái mở ra triển vọng cho việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm hữu cơ, có tiềm năng mang lại giá trị gia tăng cho những sản phẩm hiện đang được sản xuất. Việc hình thành lĩnh vực sản xuất hữu cơ không phải là một quá trình đơn giản, và đi kèm với đó là một số chi phí thành lập và quy trình thực hành chăn nuôi. Năng suất sẽ thấp hơn, nhưng hy vọng giá thành cao hơn sẽ là lý do để áp dụng sản xuất hữu cơ trong tương lai.

Sản xuất hữu cơ đòi hỏi phải được cấp chứng nhận, điều này cần phải được giám sát và kiểm soát một cách minh bạch và hợp lý để những người tiêu dùng được đảm bảo về tính chính trực của hệ thống chứng nhận. Cũng cần có thị trường ổn định cho lĩnh vực sản xuất hữu cơ nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm hữu cơ sẽ có được mức giá cao hơn trên thị trường.

Tiếp cận thị trường và những khó khăn do biến động giá cả phát sinh từ các mô hình cung ứng không ổn định được cho là vấn đề đáng lưu tâm đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là đối với những nhà sản xuất “mới”. Các nhà sản xuất sơ cấp là những người phải chấp nhận giá trong nền kinh tế chung và chịu tác động tiêu cực từ các tác nhân thị trường do họ là mối liên kết yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Như vậy, họ khó có thể thúc đẩy hoặc bảo vệ lợi ích kinh tế của mình chống lại các bên liên quan khác trên thị trường.

Lao động được xem là vấn đề cuối cùng và do đó cũng là vấn đề ít quan trọng nhất đối với người nông dân. Điều này cho thấy mức độ thiếu lao động tại khu vực có thể che dấu mức độ thất nghiệp lớn hơn là được báo cáo trong nền kinh tế chung trong khu vực nông thôn. Hồ sơ độ tuổi người được phỏng vấn đã xác nhận điều này, do có sự khác nhau lớn về độ tuổi người được phỏng vấn.

Mặc dù số liệu mẫu nhỏ, nhưng có thể rất quan trọng đó là ở Cù Lao Dung, có 1/3 số người được phỏng vấn dưới độ tuổi 35, nhiều nhất trong nhóm cùng tuổi được phỏng vấn ở bốn tỉnh ven biển.

33

Tóm tắt về các rào cản áp dụng

• Thiếu thông tin, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhằm khuyến khích và hỗ trợ sự thay đổi ở cấp nông trại trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các dịch vụ của Sở NN&PTNT cần được phát triển phù hợp với yêu cầu trong tương lai. Trước đây, sản xuất lúa đóng vai trò quan trọng và chuyên môn kỹ thuật được tập trung cho sản xuất lúa; mà không tập trung nhiều cho các hệ thống sản xuất mới thay thế.

• Chi phí thiết lập các hệ thống sản xuất mới, kết hợp với việc thiếu các điều kiện thích hợp (ngân sách hỗ trợ, vốn tín dụng).

• Khả năng tiếp cận thị trường còn yếu, ví dụ như mối liên kết giữa nhà sản xuất sơ cấp với thị trường và các bên liên quan có tác động đến giá cả và thu nhập phát sinh. Các nhà sản xuất sơ cấp cũng cần phải biết về những tiêu chuẩn kỹ thuật đang được yêu cầu ngày càng cao bởi thị trường.

• Thiếu liên kết thị trường, chủ yếu là các nhà sản xuất sơ cấp chưa có được tầm ảnh hưởng trên thị trường.

• Các vấn đề về sử dụng đất – ở những nơi tồn tại các vấn đề này, người nông dân gặp khó khăn khi cân nhắc đầu tư lớn để chuyển đổi hệ thống sản xuất do họ thiếu tự tin vào thời gian sử dụng đất trong dài hạn và các điều khoản khi sử dụng đất cho canh tác.

4.2 Khắc phục các rào cản áp dụng

Việc vượt qua các rào cản đã xác định trên có thể được xem xét theo các nhóm giải pháp dưới đây.

Hỗ trợ khuyến nông: Tiếp tục hỗ trợ thông tin và khuyến nông nhằm đảm bảo rằng các kỹ thuật/kỹ năng cần có cũng như thực tiễn quản lý và chăn nuôi được nhận thức và áp dụng một cách hiệu quả. Đây là một yêu cầu dài hạn cần phải được đưa vào các chương trình hỗ trợ nhằm giúp nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi.

Tín dụng phù hợp với khả năng chi trả: Điều này cần được hỗ trợ bằng cách cung cấp các gói tín dụng phù hợp.

Khả năng tiếp cận thị trường: Tìm kiếm thị trường hiệu quả về mặt kinh tế cho lĩnh vực sản xuất mới và hỗ trợ các sáng kiến kinh doanh hiệu quả là chìa khóa cho việc chuyển đổi thành công từ hệ thống sản xuất hiện nay sang các hệ thống sản xuất mới. Không có sự hỗ trợ quan trọng này, sẽ không thể chuyển đổi thành công sang các hệ thống sản xuất phù hợp hơn.

Liên kết với các bên liên quan khác trên thị trường: các nhà sản xuất quy mô nhỏ rất dễ bị tổn thương trước các lực lượng thị trường và không được chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình trước các thành phần khác mạnh hơn trên thị trường. Để bù lại yếu điểm này, có nhiều lựa chọn mở ra cho các nhà sản xuất này nhằm tăng quyền lực kinh tế của họ.

4.2.1 Cải thiện chi phí và công tác hậu cần trong quá trình thiết lập và đảm bảo thành công của các hệ thống sản xuất thay thế trong tương lai (rào cản áp dụng 1)

Các nhà sản xuất có thể phải chịu một số chi phí trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện nay sang các hệ thống sản xuất mới. Các chi phí này có thể cao, đôi khi rất cao, làm

34

cho nhiều nhà sản xuất do dự hoặc thậm chí không nghĩ đến việc chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất mới.

Ví dụ điển hình là chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi thủy sản. Điều này đòi hỏi phải chuẩn bị ao nuôi tôm/cá/nhuyễn thể, cùng với việc lắp đặt thiết bị sục khí trong trường hợp sản xuất thâm canh.

Đối với các nhà sản xuất tương lai, chi phí thiết lập một hệ thống sản xuất mới trong nuôi thủy sản là yếu tố hạn chế; từ đó ngăn cản họ làm những gì có thể có lợi ích lâu dài. Việc thiết lập hệ thống sản xuất mới còn bị hạn chế bởi thực tế rằng nhiều gói tín dụng hiện nay từ các tổ chức tài chính không phù hợp với mục đích này, do kỳ hạn quá ngắn và không hoàn toàn phù hợp với khả năng hoàn vốn của hệ thống sản xuất. Lãi suất cũng cao, khoảng 12%+ một năm.

Do vậy, quá trình chuyển đổi cần được hỗ trợ bằng các gói tín dụng và những ưu đãi tài chính phù hợp với nhà sản xuất. Đây nên là mục tiêu trong quá trình hỗ trợ các nhà sản xuất chuyển đổi từ hệ thống canh tác hiện có sang các hệ thống mới.

Ngoài các khoản tín dụng, cũng cần xem xét đến việc bảo hiểm cho những trường hợp kinh doanh thất bại hoặc giá thành chưa thỏa đáng dẫn tới thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất.

Có thể huy động kinh phí từ chính phủ cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng các nhà tài trợ - thậm chí trên cơ sở tạm thời, nhằm giúp thiết lập các hệ thống sản xuất thay thế theo hướng bền vững và lâu dài hơn.

Hệ thống có thể được hỗ trợ một phần vốn bằng cách đặt ra các khoản phụ thu từ doanh số bán hàng tại thời điểm giá thành cao, từ đó xây dựng một quỹ có thể được rút ra để bù lỗ (hy vọng là trong thời gian tạm thời) khi giá bán không đủ đáp ứng các chi phí sản xuất và các chi phí cần có để phục vụ mức sống cơ bản của các nhà sản xuất sơ cấp, những người dễ bị tổn thương nhất khi giá thành giảm.

Khoản phụ thu tại thời điểm bán cần phải phù hợp với điều kiện thực tế. Các ưu đãi tài chính nhằm hỗ trợ nhà sản xuất, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn, cũng cần phải tuân thủ và được hợp lệ theo các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia ký hết.

Việc quản lý và sử dụng quỹ một cách minh bạch và công bằng sẽ là chìa khóa đảm bảo cho thành công của quỹ.

Việc chuyển đổi từ hệ thống sản xuất này sang một hệ thống khác có thể đòi hỏi một số chi phí phụ thuộc vào việc cần thay đổi những gì và trang thiết bị cần lắp đặt phục vụ vận hành thành công hệ thống sản xuất mới.

Một trong những vấn đề cơ bản mà các nhà sản xuất quy mô nhỏ gặp phải đó là hầu hết họ không phải là người sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính địa phương:

• Nhiều nông dân không sử dụng tài khoản ngân hàng. Do đó, có rất ít hoặc không có hồ sơ để có thể hướng dẫn hoặc đảm bảo năng lực kinh tế hoặc tín nhiệm (khả năng chi trả) của người vay tiền đối với các đề xuất của họ.

• Hầu hết nông dân có rất ít hoặc không có tài sản dùng để thế chấp vay tín dụng • Trong bối cảnh luật pháp và tình hình thực tế của Việt Nam, quyền sử dụng đất có thể

được xem là điều kiện đủ cho các khoản vay thời vụ hoặc vay kỳ hạn một năm, nhưng không đủ đảm bảo cho các khoản vay dài hạn hơn.

• Các khoản tín dụng cần có lãi suất ưu đãi cũng như khung thời gian phù hợp thực tế nhằm khuyến khích chuyển đổi kịp thời từ các hệ thống sản xuất hiện nay sang các hệ thống mới. Ví dụ như chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi thủy sản, thời gian sử dụng của một ao nuôi mới xây dựng có thể là từ 5-6 năm, cần phục hồi đôi chút sau khoảng 2-3 năm. Các khoản vay nhằm mục đích phục vụ chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản không

35

nên tạo gánh nặng quá lớn trong những vụ thu hoạch đầu (thường là khi các nhà sản xuất mới đang tìm hiểu kỹ thuật mới và gặp phải các vấn đề phát sinh do thiếu kinh nghiệm).

Tăng cường năng lực trong các vấn đề tài chính

Tăng cường năng lực trong các vấn đề tài chính nên bắt đầu với các nhà sản xuất sơ cấp. Mục tiêu của hoạt động tăng cường năng lực là đưa nông dân trở thành các nhà quản lý kinh doanh nông nghiệp hiệu quả. Điều này có thể đạt được thông qua việc tập huấn ghi chép số liệu chính xác về những gì họ đang thực hiện trong các hệ thống sản xuất của mình ngay từ giai đoạn đầu.

Do những người nông dân có trình độ học vấn khác nhau, nên cán bộ của Sở NN&PTNT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân trong hoạt động quản lý. Điều này đòi hỏi các cán bộ này phải thành thạo mọi mặt về ghi chép số liệu và phân tích lợi nhuận từ các nông dân và nhóm nông dân thí điểm nhằm giám sát hiệu quả hoạt động kinh tế trong lĩnh vực của họ.

Theo thời gian, một số nông dân có năng lực sẽ được hỗ trợ phát triển khả năng theo dõi sổ sách kế toán kinh tế trang trại của chính họ ở mức độ nào đó.

Việc này bao gồm:

• Hạch toán các khoản chi phí hoạt động – tiền thuê mướn, các khoản vay dài hạn chi trả cho các chi phí thành lập và xây dựng cơ sở hạ tầng;

• Tính toán khấu hao cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện có; • Sử dụng các dịch vụ và nguyên liệu đầu vào và dự toán chi phí theo hệ thống sản xuất; • Hạch toán doanh thu theo hệ thống sản xuất.

Đồng thời, người nông dân cần học cách phân tích hoạt động của mình như một doanh nghiệp nông nghiệp dựa vào những gì họ đã ghi chép được. Kết quả thu được từ các nhóm thí điểm sẽ cho phép Sở NN&PTNT đối chiếu kết quả hoạt động của các trang trại, và sử dụng kết quả đối chiếu này trong hoạt động khuyến nông nhằm so sánh kết quả hoạt động giữa vụ này với vụ kế tiếp, giữa những người nông dân khác nhau trong cùng một tỉnh, và giữa các tỉnh có điều kiện trồng trọt tương tự nhau.

Điều này sẽ giúp cán bộ Sở NN&PTNT phân tích và phân loại các yếu tố tích cực và tiêu cực tại các huyện trongtỉnh mình, từ đó xây dựng chương trình khuyến nông.

Các giải pháp khắc phục rào cản tài chính liên quan đến việc chuyển đổi thành công hệ thống sản xuất hiện nay sang các hệ thống sản xuất mới:

• Phối hợp với các tổ chức dịch vụ tài chính trong vùng, thiết kế, xây dựng và hỗ trợ các gói tín dụng thích hợp nhằm khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất thích ứng với hệ thống sản xuất thay thế phù hợp.

• Nghiên cứu vấn đề về cung cấp bảo hiểm nhằm giúp các nhà sản xuất đã tham gia và phối hợp với các dịch vụ hỗ trợ của Sở NN&PTNT và các nhà sản xuất chịu thiệt hại do chuyển đổi sang hệ thống sản xuất mới. (Điều này được xem là giải pháp xây dựng lòng tin nhằm khuyến khích các nhà sản xuất ra quyết định về việc áp dụng các hệ thống sản xuất mới).

• Thiết lập các nhóm trang trại thí điểm nhằm duy trì số liệu ghi chép, việc này sẽ cho phép nông dân ước tính thu nhập/tính toán chi phí của các hệ thống sản xuất, và học cách phân tích và đánh giá các hệ thống này nhằm hỗ trợ lập kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai.

• Nên thành lập ít nhất một nhóm tại mỗi tỉnh, và một nhóm riêng tại Cù Lao Dung. Mỗi nhóm nên được tập huấn và giám sát (bởi Sở NN&PTNT) trong quá trình ghi chép sổ sách và thực hiện tính toán chi phí/lợi nhuận về hệ thống sản xuất của mình.

36

• Các đơn vị thí điểm này có thể đóng vai trò như những mô hình trình diễn cho các nông dân và nhóm nông dân khác trong vùng nhằm chứng minh lợi ích của việc ghi chép và phân tích số liệu cho việc lập kế hoạch phát triển kinh doanh trang trại trong tương lai.

Các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tăng cường năng lực quản lý tài chính cho nông dân:

• Xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt cho Sở NN&PTNT cũng như các cơ quan tài chính có liên quan để có thể hỗ trợ và tư vấn cho các nhà sản xuất xây dựng kế hoạch tài chính cho các hoạt động của họ, từ đó đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận.

• Mỗi cán bộ Sở NN&PTNT nên thiết lập và hỗ trợ một nhóm nông dân trong lĩnh vực của mình nhằm xây dựng hệ thống phân tích và ghi chép số liệu tài chính, điều này sẽ giúp nâng cao lợi ích của việc quản lý tài chính hiệu quả cho nhóm nông dân lớn hơn trong từng lĩnh vực.

Nhóm đối tượng mục tiêu của các giải pháp nêu trên:

• Cán bộ Sở NN&PTNT tham gia giúp đỡ nông dân lập kế hoạch và giám sát tình hình tài chính hàng năm;

• Cán bộ có liên quan đến từ các cơ quan tài chính, những người đã và có ý định tham gia cùng với nông dân;

• Các nhà sản xuất đang chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất thay thế.

4.2.2 Nâng cao tính sẵn có và chất lượng của hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và tư vấn (rào cản áp dụng 2)

Chuyển đổi sang một hệ thống sản xuất mới có thể đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà sản xuất sơ cấp, những người đã quen với các hệ thống mà họ đã canh tác trong phần lớn, nếu không nói là suốt cuộc đời làm nông dân của mình. Điều này đặt ra cho họ yêu cầu học hỏi trong khoảng thời gian rất ngắn mà nhiều người sẽ không sẵn sàng đối mặt, cho đến khi các điều kiện kinh tế và môi trường không cho họ lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi.

Các nông dân cần phải nhận thức được những gì cần có trong quá trình thiết lập hệ thống sản xuất mới theo các tình huống thay đổi. Cần hỗ trợ và tư vấn cho những người muốn chuyển đổi về các hệ thống sản xuất thay thế có thể được áp dụng và thực hiện thành công tại nông trại của họ. Hoạt động này nên được hỗ trợ đến mức tối đa thông qua:

• Khuyến nông;

• Thông tin về công nghệ mới;

• Các công nghệ liên quan hiện có; và

• Tập huấn về các phương pháp và kỹ thuật nuôi trồng mới và có thể chưa được biết đến.

Điều này được hỗ trợ bằng cách thiết lập các trang trại thí điểm mà nhiều nông dân có thể tiếp cận được, tại đó họ có thể thực sự nhìn thấy những gì cần có trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện nay sang các hệ thống mới, cũng như việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật và thực tiễn canh tác mới đảm bảo cho sự thành công về mặt kinh tế của trang trại.

Quá trình chuyển đổi nên được hỗ trợ và giúp đỡ bởi các dịch vụ khuyến nông của Sở NN&PTNT, theo đó sẽ cần tập huấn và trang bị kiến thức, tư vấn, và sự hỗ trợ cần thiết về các hệ thống sản xuất mới, cũng như việc áp dụng công nghệ mới. Điều này đòi hỏi cán bộ Sở

37

NN&PTNT phải thành thạo trong việc thực hiện các chương trình tăng cường năng lực được thiết kế phù hợp với yêu cầu trước tiên là của những người nông dân hoặc nhóm nông dân được lựa chọn.

Do tính chất nhạy cảm và dễ bị tổn thương của môi trường khu vực ven biển, nên hợp phần tư vấn và giám sát mức độ sử dụng nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác) sẽ là một hợp phần quan trọng trong hoạt động hỗ trợ của cán bộ Sở NN&PTNT đối với các nhà sản xuất.

Các dịch vụ khuyến nông của Sở NN&PTNT có thể được bổ sung và hỗ trợ bởi các nhà máy chế biến có liên quan, họ có thể hỗ trợ các nông dân thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng cũng như hỗ trợ tại đồng ruộng, tư vấn kỹ thuật sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng cần phải đạt được và các vấn đề khác. Sở NN&PTNT có thể đóng vai trò tích cực trong việc giúp thiết lập và xây dựng niềm tin về mối quan hệ cộng tác chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà máy chế biến, và các nhà vận hành thị trường.

Các giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng cho các nhà sản xuất sơ cấp, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất mới:

• Thiết kế và xây dựng các chương trình và giải pháp khuyến nông hướng đến người nông dân (các khóa tập huấn, tham quan trang trại, v.v.) nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng canh tác cho người nông dân liên quan đến các hệ thống sản xuất mới được lựa chọn. Các giải pháp khuyến nông này được thiết kế nhằm tăng cường năng lực phục vụ thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế và kinh tế-xã hội.

• Trong những biện pháp này, nên chú ý đến các vấn đề sinh thái phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của môi trường dễ bị tổn thương của ĐBSCL.

• Xây dựng trang trại thí điểm tại các địa điểm chiến lược, nơi có thể trình diễn các phương pháp và thực hành canh tác hiện đại cho các nhà sản xuất địa phương. Lý tưởng nhất là các trang trại này nên được vận hành bởi các nhà sản xuất địa phương, những người có khả năng áp dụng phương pháp sản xuất mới và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những người nông dân khác thông qua các mô hình trình diễn, hội thảo, v.v. Nếu không thể, Sở NN&PTNT phối hợp với các viện nghiên cứu địa phương có thể thiết lập và quản lý một số mô hình trình diễn công nghệ và các biện pháp mới có liên quan.

• Nếu có thể, mời các bên liên quan trong lĩnh vực chế biến và thị trường chia sẻ về chi phí thành lập các mô hình, thậm chí là các mô hình tạm, nhằm khuyến khích sản xuất các mặt hàng mới theo yêu cầu.

Hỗ trợ chương trình tăng cường năng lực:

• Thiết kế và xây dựng các khóa tập huấn chính quy và tại chức cho cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại mỗi huyện nhằm giúp họ nâng cao kiến thức sử dụng các hệ thống sản xuất mới (có thể chưa được biết đến) cùng với các phương pháp khuyến nông thích hợp và tư vấn truyền thông.

• Rà soát và sửa đổi chương trình học tập có liên quan tại các trường đào tạo nghề và các tổ chức đào tạo sau phổ thông nhằm đảm bảo rằng sinh viên mới tốt nghiệp, các chuyên gia và nhà cung cấp dịch vụ được chuẩn bị và trang bị đầy đủ để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và trong tương lai của khách hàng là những người nông dân.

• Hỗ trợ các viện nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình nghiên cứu thích ứng có liên quan nhằm hỗ trợ cán bộ khuyến nông (Sở NN&PTNT và cán bộ kỹ thuật được tuyển dụng bởi các nhà máy chế biến và các nhà điều hành thị trường). Những người này sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất sơ cấp chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện tại sang hệ thống mới.

38

Nhóm mục tiêu của các giải pháp nêu trên:

• Các nông dân đang cân nhắc và trong quá trình chuyển đổi hệ thống sản xuất; • Cán bộ Sở NN&PTNT tham gia hỗ trợ nông dân; • Các trường đào tạo nghề và tổ chức đào tạo trên phổ thông có liên quan tham gia xây

dựng kiến thức chuyên môn phục vụ nông dân; • Các viện nghiên cứu có liên quan đã tham gia các chương trình nghiên cứu thích ứng

đang hỗ trợ cán bộ khuyến nông cũng như các nhà sản xuất sơ cấp.

4.2.3 Cải thiện mối liên kết giữa nông dân với thị trường và các bên liên quan trên thị trường (rào cản áp dụng 3)

Thị trường sẽ là nơi đánh giá cuối cùng về thành công hay thất bại của một hệ thống sản xuất được thiết lập hay chuyển đổi tại ĐBSCL trong những năm tới.

Do đó, thành công trên thị trường là một yếu tố quan trọng để tiến tới quá trình chuyển đổi từ hệ thống sản xuất hiện nay sang hệ thống thay thế. Việc tiếp cận thị trường rất quan trọng đối với các hệ thống sản xuất được thiết lập, thậm chí với cả các hệ thống mà mối liên kết giữa nhà sản xuất với thị trường đã được hình thành trong nhiều năm. Điều này còn cần thiết hơn đối với các hệ thống mới được áp dụng, trong đó nhà sản xuất chưa có kinh nghiệm về sản phẩm cũng như thị trường cuối là những người tiêu dùng.

Thành công trong việc chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất mới sẽ đòi hỏi các nhà sản xuất sơ cấp tham gia và xây dựng các mối quan hệ cộng tác hiệu quả với các thành phần khác trong chuỗi giá trị khi xây dựng chương trình sản xuất từ vụ này sang vụ sau.

Các yếu điểm tương đối của nhà sản xuất sơ cấp trong mô hình thị trường

Nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà sản xuất nhỏ thường làm việc tách biệt trong các nông trại của họ, có khá ít cơ hội tìm hiểu về các xu hướng thị trường có thể có tác động sâu rộng đến thu nhập và sự thịnh vượng của trang trại.

Lý do là bởi thực tế một nhà cung cấp đơn lẻ (tương đối nhỏ), cùng với rất nhiều nhà cung cấp khác, hoạt động sản xuất cá thể của họ có ảnh hưởng rất nhỏ đến cơ chế chung. Sản phẩm của mỗi nhà sản xuất phải “đấu tranh” trên thị trường để cạnh tranh với sản phẩm của các nông trại khác, trong khi một số các trang trại này có thể có thời gian hoạt động lâu hơn và sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn do có nhiều kinh nghiệm hơn, v.v. Điều này đặt ra vấn đề đáng lưu tâm đối với các nhà sản xuất mới trên một thị trường mới.

Vì lý do này, các nhà sản xuất mới cần phải cạnh tranh trên thị trường và chuẩn bị sẵn sàng để thâm nhập vào các thị trường mới nhiều nhất có thể. Có thể các nhà sản xuất mới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ những người nông dân khác hiện đang cung cấp sản phẩm trên thị trường hiện nay, và những người có thể có lợi thế cạnh tranh vì họ đã có vị trí.

Nhằm hỗ trợ các bên liên quan (cán bộ khuyến nông, cơ quan nhà nước, nhà máy chế biến và các nhà điều hành thị trường khác), những người đang trăn trở mở rộng thị trường mà họ thấy có tiềm năng, cần phải:

• Khuyến khích mở rộng thị trường hiện tại, cụ thể là giúp tìm kiếm khách hàng mới; • Khuyến khích tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới; • Giúp tìm tòi các chức năng sử dụng đa dạng cho sản phẩm;

39

• Khuyến khích và hỗ trợ các phương thức mới nhằm tạo hình ảnh cho những sản phẩm đang được sản xuất (làm sạch, xây dựng thương hiệu, đóng gói…)

• Khuyến khích các nhà sản xuất trở nên cạnh tranh hơn thông qua việc tư vấn và giúp đỡ họ chú ý sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào, quan tâm đến vấn đề chất lượng theo thị hiếu khách hàng, tính hợp thời và hình thức sản phẩm.

Hệ thống thông tin thị trường

Việc phát triển thành công các sản phẩm mới, thậm chí là các sản phẩm có chất lượng hàng đầu là chưa đủ mà phải tìm kiếm thị trường, các sản phẩm mới luôn phải “đấu tranh” trên cả thị trường mới và thị trường hiện có. Do đó, các nhà sản xuất phải nâng cao nhận thức về những gì thị trường cần và sẵn sàng mua; và phải cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng họ có thể bán những gì họ sản xuất với mức giá đem lại doanh thu đủ cho họ có mức thu nhập hợp lý. Điều này sẽ đòi hỏi phải tăng cường nhận thức về thị trường ở mức độ cần thiết.

Vấn đề về số lượng cung cấp, tính ổn định của nguồn cung và đảm bảo chất lượng nguồn cung sẽ là các vấn đề quan trọng cần được xem xét để có thể cạnh tranh trên thị tường và phát triển thị trường lâu dài cho sản phẩm.

Quan trọng là Sở NN&PTNT cũng cần phải đảm bảo vai trò nâng cao nhận thức về thị trường cho nhà sản xuất nhằm tiếp thị thành công sản phẩm. Trong trường hợp không có các cơ quan khác (thuộc nhà nước/tư nhân) đảm nhiệm vai trò này, đòi hỏi phải có các chuyên gia tư vấn đưa ra lời khuyên và cung cấp kiến thức có liên quan nhằm thông tin cho các nhà sản xuất về những vấn đề như cung/cầu, xu hướng thị trường hiện nay, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng…

Khoảng thời gian giữa quá trình ra quyết định sản xuất, và đưa sản phẩm ra thị trường kéo dài tương đối lâu, trong khi đó, thời điểm mà triển vọng thị trường có thể thay đổi do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài lại nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà sản xuất và nhiều bên liên quan trên thị trường. Điều này có nghĩa là, sẽ luôn có một yếu tố không chắc chắn và rủi ro liên quan đến quá trình ra quyết định sản xuất tại thời điểm đầu mỗi vụ.

Các nhà sản xuất có thể giảm thiểu rủi ro và sự không chắc chắn này bằng cách thu thập thông tin về những gì đang diễn ra trên thị trường cũng như các yếu tố và tình huống có ảnh hưởng đến thị trường. Đây là lý do cần có một Hệ thống thông tin thị trường (MIS) hoạt động có hiệu quả, để đối chiếu các thông tin có liên quan về xu hướng, giá cả, và nguồn cung, sau đó phân tích thông tin và báo cáo trở lại cho các bên liên quan một cách kịp thời và hiệu quả, từ đó giúp họ đưa ra quyết định và lập kế hoạch sản xuất tối ưu.

Về lâu dài, việc thiết lập một MIS hiệu quả, dưới sự bảo trợ của Sở NN&PTNT hay một số cơ chế hợp tác công tư đã thông qua, sẽ là một bước phát triển cần thiết để có thể đối chiếu, phân tích và phổ biến kịp thời các thông tin thị trường có liên quan, theo đó tất cả các bên liên quan có thể truy cập vào.

Hệ thống này sẽ đối chiếu, phân tích và phổ biến thông tin về giá, nguồn cung, xu hướng trong nước và quốc tế về tất cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào và các dịch vụ có liên quan.

Việc kết nối với hệ thống thu thập số liệu thống kê toàn quốc hiện nay, bao gồm mạng lưới thu thập các số liệu quan trọng về vận hành thị trường, có thể được xem là điểm khởi đầu cho quá trình xây dựng dịch vụ MIS.

Các giải pháp khuyến khích và tăng cường tham gia thị trường cho nhà sản xuất sơ cấp

40

• Thiết lập và hỗ trợ Sở NN&PTNT trở thành đơn vị cung cấp thông tin và kiến thức thị trường độc lập (ban đầu) cho các nhà sản xuất nhằm giúp họ đưa ra các quyết định sản xuất sáng suốt.

• Hỗ trợ tăng cường năng lực trong tiếp cận thị trường. Trong trường hợp không có cơ quan nào có khả năng đảm nhiệm vai trò này, cần nâng cao năng lực cho cán bộ Sở NN&PTNT về các vấn đề tiếp thị và thị trường có liên quan, trong đó các nhà sản xuất sẽ được hỗ trợ và tư vấn để đạt được thành công trong các hệ thống sản xuất đã lựa chọn.

• Hỗ trợ xây dựng Hệ thống thông tin thị trường dưới sự bảo trợ của Sở NN&PTNT, có thể có sự tham gia và hỗ trợ của các bên liên quan khu vực tư nhân nhằm đối chiếu, phân tích và phổ biến kịp thời các thông tin có liên quan về xu hướng thị trường tương ứng với các mặt hàng đang được sản xuất.

• Cung cấp thông tin về xu hướng thị trường, giá cả, các yếu tố về nguồn cung cho nguyên liệu đầu vào và dịch vụ theo yêu cầu của các bên liên quan.

• Phối hợp, nếu có thể và vì lợi ích chung, với nhà máy chế biến và các bên liên quan trên thị trường, những người quan tâm đến việc tham gia phát triển kinh doanh cùng với nhà sản xuất và sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chính và hậu cần cho quá trình xây dựng Hệ thống thông tin thị trường hiệu quả.

Nhóm mục tiêu cho các giải pháp kể trên:

• Sở NN&PTNT, phối hợp với cán bộ thống kê địa phương ở từng vùng; • Cán bộ khuyến nông do các nhà máy chế biến có liên quan tuyển dụng, có quan tâm đến

phát triển sản xuất các mặt hàng chính; • Nhà máy chế biến và các nhà điều hành thị trường có quan tâm; • Các nhà sản xuất sơ cấp.

4.2.4 Tăng cường ảnh hưởng của nhà sản xuất sơ cấp trên thị trường (rào cản áp dụng 4)

Trên thế giới, các nhà sản xuất sơ cấp là thành phần yếu nhất trong mô hình thị trường. Các nhà sản xuất sơ cấp có thể vừa bán sản phẩm cho thị trường địa phương và cho các cửa hàng, vừa bán cho các nhà phân phối trung gian, những người cung cấp sản phẩm ở phạm vi thị trường rộng hơn. Đây là con đường ngắn nhất để sản phẩm đi đến người tiêu dùng cuối là những người sẽ mua các mặt hàng cần thiết cho gia đình mình.

Nông dân cũng có thể bán cho các nhà máy chế biến – những người sẽ làm gia tăng giá trị cho những gì mà nhà sản xuất sơ cấp cung cấp. Các nhà máy chế biến tạo ra sản phẩm, những sản phẩm này sau đó được cung cấp ra thị trường, chủ yếu thông qua các cửa hàng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Theo bối cảnh đó, các nhà sản xuất đang ở một đầu của chuỗi giá trị - và cách xa người tiêu dùng nhất. Điều này, cùng với việc hoạt động tách biệt với các nhà sản xuất khác, làm cho họ có rất ít cơ hội phối hợp với nhau hoặc với những người tiêu dùng để sản xuất các mặt hàng theo thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà sản xuất được đặt ở vị trí không thuận lợi để có thể tác động đến giá cả sản phẩm và hầu hết phó mặc cho các tác nhân thị trường – cả tiêu cực và tích cực. Kết quả là, họ trở thành những “người chấp nhận giá” trong mọi trường hợp, so với các bên liên quan khác có vị thế tốt hơn để đảm bảo rằng, bất kể giá cả và nguồn cung thế nào, họ vẫn có thể có lãi khi tham gia vào chuỗi giá trị.

41

Hành động chung do thành viên lãnh đạo nhằm hỗ trợ tham gia thị trường

Ngay từ đầu quá trình chuyển đổi, nên đưa ý tưởng và lợi ích của hành động chung giữa các nhà sản xuất vào các chương trình tăng cường năng lực hướng đến nhà sản xuất – những đối tượng đang tham gia vào thị trường, cả trực tiếp (như với các thị trường địa phương), hay (phổ biến hơn) thông qua các bên trung gian, đại lý hoặc nhà cung cấp đến các nhà máy chế biến – những người mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm thô trước khi chúng được mang ra thị trường.

Có hai kịch bản được cân nhắc đến:

1) Các hợp tác xã do thành viên khởi xướng, làm chủ và điều hành hoặc các nhóm nhà sản xuất giúp các nhà sản xuất sơ cấp phối hợp với nhau và với các bên liên quan khác trong chuỗi giá trị; từ đó tăng khả năng nâng cao thu nhập có được từ các sản phẩm mà họ sản xuất, đồng thời tạo cơ sở cho sự phát triển trong tương lai của hoạt động kinh doanh nông nghiệp.

2) Các cụm ngành kinh doanh được hình thành dựa trên các dịch vụ theo yêu cầu của các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Giống như kịch bản 1, đây là các nhóm/cụm ngành tự khởi xướng, hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý và thuộc trách nhiệm của các thành viên, tập trung vào cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các thành viên trong cụm (các cá nhân và/hoặc nhóm).

Các hợp tác xã do thành viên khởi xướng và lãnh đạo

“Không ai có thể làm thay cho người nông dân những gì họ phải làm cho chính họ”

(Trích lời Horace Plunkett, người sáng lập phong trào HTX Ai-len)

Xây dựng hợp tác xã do thành viên đứng đầu là quá trình “từ dưới lên”. Nguồn cảm hứng, động lực và việc phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nên đến từ các thành viên, họ là người làm chủ và chỉ đạo tất cả các hoạt động trên thực tế. Nhìn chung, kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong một thế kỷ rưỡi vừa qua cho thấy, việc xây dựng hợp tác xã do nhà nước đứng đầu (và kiểm soát) không phải là cách lý tưởng. Cơ cấu hợp tác xã này mang lại rủi ro cho các thành viên như nhà nước kiểm soát và có tác động quá nhiều vào những gì nên hoàn toàn thuộc về hoạt động kinh doanh của thành viên hợp tác xã (các hoạt động kinh tế liên quan đến mua, bán, và cung cấp dịch vụ).

Nhà nước nên đóng vai trò là người hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh doanh hợp tác xã thông qua xây dựng cơ sở pháp lý và tạo điều kiện cho các hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế ở phạm vi có thể.

Điều này bao gồm:

• Tạo điều kiện xây dựng Luật Hợp tác xã phù hợp và có hiệu quả nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho các hợp tác xã, theo đó các hợp tác xã có thể hoạt động với tư cách là đại diện cho các thành viên của mình;

• Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, theo đó các hợp tác xã do thành viên đứng đầu có thể được hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của mình;

• Có thái độ tích cực liên quan đến thuế và các yêu cầu khác trong đó khuyến khích chứ không gây cản trở việc xây dựng hợp tác xã do thành viên lãnh đạo;

• Đưa nội dung nghiên cứu về hợp tác xã vào các tổ chức giáo dục trung học và sau phổ thông nhằm khuyến khích sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo tiềm năng, chỉ đạo và điều hành quá trình xây dựng các hợp tác xã hiệu quả về mặt thương mại trong tương lai.

42

Có thể phân loại các hoạt động mang lại lợi ích của những hợp tác xã do thành viên lãnh đạo như dưới đây, theo quyết định của các thành viên:

• Mua nguyên liệu đầu vào với số lượng lớn nhằm tổng hợp nguồn cung với chi phí tiết kiệm hơn;

• Cam kết và cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của các thành viên nhằm tham gia vào các hệ thống sản xuất đã lựa chọn (trồng trọt, canh tác và thu hoạch,…)

• Gia tăng giá trị cho các sản phẩm do thành viên thu hoạch được thông qua các phương pháp như phân loại, cân đo, đóng gói,… nhằm tạo điều kiện cho tiếp thị sản phẩm;

• Xử lý đơn giản làm gia tăng giá trị sản phẩm, như làm sạch; • Cùng nhau xử lý/bán sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được nhờ bán sản phẩm

với số lượng lớn hơn; • Thiết kế các sáng kiến tiếp thị nhằm gia tăng giá trị sản phẩm của các thành viên.

Các bước đầu tiên hướng tới mô hình hợp tác xã do thành viên lãnh đạo

Các xã, nơi mà người nông dân hiện phối hợp với nhau thành từng tổ có thể được coi là điểm khởi đầu cho quá trình hình thành hợp tác xã do thành viên khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các tổ “phù hợp” để hỗ trợ thí điểm tại mỗi huyện phần nào là thách thức đối với một dự án hay cơ quan hỗ trợ. Ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ phụ thuộc vào tổ được hỗ trợ, theo đó ý tưởng kinh doanh cần:

• Có khả năng thành công nhìn từ quan điểm thương mại; • Có thể thu hút nguồn hỗ trợ hợp lý đến từ các thành viên và thành viên tiềm năng; • Tổ khởi xướng có năng lực (khả năng lãnh đạo và thẩm quyền) để có thể đại diện cho các

thành viên đề xướng và theo đuổi việc xây dựng hoạt động; • Có một số vốn khởi nghiệp, hoặc có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn này theo điều kiện

và điều khoản hợp lý.

Lưu ý về các hợp tác xã trong chương trình cánh đồng lớn

Các hợp tác xã thuộc chương trình “cánh đồng lớn” đang được chính phủ hỗ trợ tập trung vào sản xuất các mặt hàng ở quy mô nông trại, theo kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng cụ thể của nhà nước (như gạo, mặt hàng mang lại giá trị kinh tế lớn cho nền kinh tế). Các hợp tác xã (sản xuất) này đã có được một số thành công trong việc giúp ngành đạt được mục tiêu xuất khẩu, nhưng còn gây tranh cãi về việc có tận tình hỗ trợ các nông dân là thành viên tham gia, giúp họ đạt được mục tiêu về thu nhập và theo dõi các kế hoạch phát triển nông trại phù hợp với tiềm năng của họ hay không. Điều này là do các trang trại đang chịu ảnh hưởng và kiểm soát “từ trên xuống”, theo đó các quyết định liên quan đến sản xuất đang được đưa ra dưới hình thức là đại diện cho các thành viên chứ không phải là chính các thành viên trực tiếp quyết định căn cứ vào kết quả đánh giá về thu nhập mà họ mong muốn có được từ hoạt động kinh doanh của mình trong năm.

Ngược lại, các hợp tác xã do thành viên khởi xướng là cơ cấu kinh doanh “từ dưới lên”do có sự gắn kết giữa các nhà sản xuất riêng lẻ lại với nhau nhằm xác định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ để tạo ra lợi ích từ hành động chung với các nhà sản xuất có cùng mục đích. Hành động chung là nhằm mục đích hướng tới các vấn đề cụ thể về kinh tế và hậu cần đã được thống nhất, hoặc tiềm năng có thể khai thác được trên thị trường.

43

Nâng cao giá trị sản xuất của thành viên trên thị trường và tập hợp nguồn cung sẽ tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất đạt khối lượng gia tăng trên thị trường, có khả năng tạo sự khác biệt cho những gì họ đang bán ra hoặc đang hưởng lợi từ quy mô kinh tế phát sinh từ việc kết hợp hoạt động kinh doanh của họ với những nhà sản xuất khác khi tiếp cận thị trường, có thể là mua nguyên liệu đầu vào và dịch vụ hay bán sản phẩm.

Cách tiếp cận hợp tác xã này có thể tăng sức ảnh hưởng và quyền lực kinh tế cho người nông dân trong các giao dịch của họ với những đối tượng khác trên thị trường. Quyền lực này có thể phát triển theo thời gian.

Hợp tác kinh doanh (thông qua hợp tác xã hay một tổ chức kinh doanh tương tự) cho phép các thành viên hiểu được những gì đang diễn ra trên thị trường, tăng cường nhận thức về các xu hướng thị trường, và áp dụng kinh nghiệm có được để trở thành những nhà bán sản phẩm tốt hơn, cũng như những nhà quản lý kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.

Hợp tác kinh doanh cũng mang lại cho thành viên sự hiểu biết và kiến thức có giá trị về các bên liên quan khác trong mô hình thị trường chung. Từ đó sẽ có cam kết chặt chẽ hơn, giúp thúc đẩy sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.

Các cơ cấu kinh doanh khác

Nên thiết lập mối quan hệ đối tác kinh doanh giữa các nhà sản xuất sơ cấp và các thành phần khác trong mô hình từ nhà sản xuất đến thị trường nhằm phân chia chức năng, nhiệm vụ trong và giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị, từ đó cung cấp và phân phối thực phẩm và dịch vụ cho nhau và cho người tiêu dùng. Các thỏa thuận này nên được xem là thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề mà tất cả các bên liên quan trên thị trường đang phải đối mặt.

Các cụm ngành kinh doanh (hợp tác xã và các tổ chức khác) theo từng hoạt động cụ thể

Một số hệ thống cung ứng nguyên liệu đầu vào và dịch vụ cho người nông dân trong vùng đang hoạt động và đạt được thành công nhất định. Khi cân nhắc thành lập một tổ chức kinh doanh mới, trước tiên cần phải trả lời các câu hỏi cơ bản sau:

• Tổ chức kinh doanh này sẽ phải cạnh tranh với tổ chức nào hiện có? • Nếu các hệ thống hiện nay không hoạt động hiệu quả, liệu sẽ có một hệ thống mới hoạt

động hiệu quả hơn do người nông dân làm chủ và kiểm soát? • Nếu vậy, và nếu có một sáng kiến mới với cấu trúc kinh doanh phù hợp được thiết lập:

sáng kiến này sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các thành viên tiềm năng? • Tổ chức kinh doanh mới có thể đạt được thành công khi tham gia vào những hoạt động

nào (được liệt kê dưới đây): o Cung cấp nguyên liệu đầu vào o Các dịch vụ cơ giới hóa o Các dịch vụ khác – kế toán, lập kế hoạch canh tác, pháp lý… o Canh tác o Trồng trọt o Phun xịt o Quản lý canh tác o Thu hoạch o Dây truyền công nghệ sau thu hoạch o Bảo quản sau thu hoạch o Vận chuyển (ra thị trường – đến nhà máy chế biến)

44

o Các hoạt động đơn giản mang lại giá trị gia tăng (phân loại, làm sạch, đóng gói, cân,…)

o Tiếp thị o Chế biến thêm (để gia tăng giá trị cho hoạt động sản xuất sơ cấp).

Thiết lập các cụm ngành kinh doanh theo các hoạt động kinh tế đã được xác định và thống nhất

Ngoài các hợp tác xã do thành viên làm chủ và điều hành, có thể áp dụng các lựa chọn khác cho các hoạt động nêu trên.

Các cụm ngành được hình thành từ các nhà sản xuất/nhóm nhà sản xuất kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, nhà điều hành thị trường, nhà máy chế biến (như nhà máy xay xát, nhà máy chế biến tôm cá, công ty chế biến hoa quả và rau màu) để cùng nhau giải quyết các vấn đề chung, qua đó tất cả mọi người đều có được lợi ích; từ đó thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và thị trường vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Việc này có thể thúc đẩy cam kết có hiệu quả giữa các nhóm liên quan, bao gồm mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân có chung lợi ích trong việc phát triển kinh doanh từ các sản phẩm sơ cấp hiện có.

Các công ty địa phương có khả năng hỗ trợ nông dân và các bên liên quan trong ngành nông nghiệp

(Theo kết quả rà soát của nhóm nghiên cứu)

Đó là một số đối tác phát triển kinh doanh đang phối hợp với các hợp tác xã và các sáng kiến/tổ chức kinh doanh khác sẽ xuất hiện trong tương lai.

Vinafood 2 là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Công ty chuyên ngành lúa gạo, cung cấp hỗ trợ đầu vào, các dịch vụ, mua bán và kinh doanh các sản phẩm lúa gạo, ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Vinafood 2 hiện chịu trách nhiệm phát triển 62 “cánh đồng lớn”.

Công ty Gentraco chuyên về chế biến xuất khẩu gạo chất lượng cao. Công ty đã thiết lập “liên kết 4 đối tác” bằng cách ký kết hợp đồng với người nông dân thông qua các hợp tác xã và nhóm hợp tác xã trong chương trình cánh đồng lớn. Công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá cả phải chăng cho nông dân, cũng như cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân về phương pháp canh tác và công nghệ xử lý sau thu hoạch (nhằm tránh lãng phí). Công ty trả giá cao hơn cho sản phẩm lúa gạo đáp ứng các tiêu chuẩn của Global GAP tại Sóc Trăng.

Công ty Ecotiger, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là nhập khẩu và bán nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị cao nhằm phục vụ cho phân khúc thị trường giá trị cao. Kể từ năm 2015, Ecotiger xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao như tiêu, cà phê, gạo hữu cơ và hạt điều. Công ty quan tâm đến việc phát triển sản xuất hữu cơ, lĩnh vực có tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn từ 40-80% so với các sản phẩm truyền thống.

Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex Cà Mau) đang quản lý vùng nuôi tôm trong rừng ngập mặn liên kết với diện tích 40.000 ha. Đây là sáng kiến nuôi tôm sinh thái theo chuỗi giá trị được cấp chứng chỉ đầu tiên trên thế giới. Công ty hiện có doanh thu lên đến 100 triệu USD và dự kiến sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tiếp theo.

Công ty chế biến tôm Huy Minh phục vụ cho hoạt động nuôi tôm tại Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng.

45

Control Union tập trung vào canh tác hữu cơ (tất cả các sản phẩm). Control Union giúp các công ty tìm kiếm nguồn sản phẩm sinh thái “sạch”và cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng như hỗ trợ các nhà điều hành có được chứng chỉ hữu cơ cho sản phẩm.

Xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan trên thị trường

Thiếu niềm tin giữa các nhà sản xuất sơ cấp với các nhà máy chế biến và thu mua tư nhân là nội dung thường được đề cập trong các chuyến tham quan hiện trường.

Một trong những vấn đề chính mà các nhà máy chế biến – đối tượng đã cố gắng ký kết hợp đồng cung ứng với các nhóm nông dân đề cập đến, đó là nông dân đã nhanh chóng ký vào các hợp đồng này nhằm thu lợi dưới hình thức nguồn cung vật tư và dịch vụ trong suốt mùa vụ, nhưng lại sẵn sàng bán sản phẩm tại thời điểm thu hoạch cho những người mua trả giá cao hơn.

Một trong những vấn đề chính được nhà cung cấp nguyên liệu đầu đề cập đến là trong nhiều trường hợp, nông dân trì hoãn thanh toán tiền vật tư và dịch vụ mà công ty đã cung cấp, hoặc thậm chí có người còn không trả lại tiền.

Tất cả các bên tham gia ký kết thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phải hiểu rằng việc tham gia vào các thỏa thuận, như ký hợp đồng cung ứng, đang mang lại lợi ích và thuận lợi cho cả hai bên. Bên cạnh đó, việc ký kết thỏa thuận cũng ràng buộc trách nhiệm tuân thủ những điều đã được thống nhất, cho dù đôi khi điều này còn có nghĩa là phải chịu mất đi một số lợi ích. Việc ký kết thỏa thuận sẽ giúp thắt chặt và củng cố mối quan hệ kinh doanh, điều này sẽ giúp thực hiện các hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Nhằm đảm bảo hiệu quả của các thỏa thuận, cần có các điều khoản pháp lý cho phép các bên áp dụng các hình thức phạt khi một bên vi phạm những điều khoản đã thống nhất.

Các giải pháp khuyến khích các nhóm kinh doanh do nông dân lãnh đạo cũng như các mô hình kinh doanh khác nhằm tăng cường tham gia thị trường giữa các bên liên quan:

• Khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất sơ cấp (thông qua hỗ trợ của Sở NN&PTNT, cũng như khung chính sách và pháp lý…) cân nhắc các giải pháp và phương tiện thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân giải quyết những vấn đề cụ thể khi tham gia thị trường (đầu vào, đầu ra, cung ứng dịch vụ…), giúp nâng cao thu nhập cho nông dân với khả năng bán sản phẩm với giá cao hơn, điều kiện thuận lợi hơn và dịch vụ tốt hơn… Để mở rộng ra phạm vi lớn nhất có thể, các nhóm kinh doanh này nên do thành viên khởi xướng, quản lý và điều hành. Các nhóm này nên được phép thay mặt cho thành viên của mình tích lũy tài sản và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

• Hỗ trợ và khuyến khích phát triển các nhóm kinh doanh và dịch vụ và các mô hình kinh doanh khác hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

• Xây dựng cơ cấu pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tổ chức kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này thực hiện chức năng của tổ chức thương mại, có thể thay mặt thành viên thực hiện hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ tăng cường năng lực trong các tổ chức do thành viên lãnh đạo:

• Khuyến khích và hỗ trợ các nhóm sáng kiến kinh doanh gồm các nhà sản xuất sơ cấp mới nổi thông qua các chương trình tăng cường năng lực về quản lý tài chính, tiếp thị, phát triển thị trường và phát triển tổ chức. Hoạt động này đòi hỏi có sự tham vấn chặt chẽ với các nhóm mới nổi nhằm thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu của họ.

46

Nhóm đối tượng cho các giải pháp đã nêu trên:

• Sở NN&PTNT; • Hợp tác xã mới thành lập và các nhóm sáng kiến doanh nghiệp hướng đến các hoạt động

kinh tế tập trung vào thị trường; • Các nhà sản xuất sơ cấp sẵn sàng tham gia với các bên khác có liên quan và chịu trách

nhiệm đạt được các mục tiêu đã nhất trí.

4.3 Tóm tắt các đề xuất chính về cách thức khắc phục những

rào cản áp dụng Bảng 8: Các giải pháp khắc phục những rào cản áp dụng

Rào cản áp dụng Giải pháp Nhóm đối tượng

1. Đáp ứng các chi phí chuyển dịch sang các hệ thống sản xuất mới

• Thiết lập các gói tài chính phù hợp

• Xây dựng các đơn vị quản lý tài chính thí điểm

• Tiến hành nâng cao năng lực quản lý tài chính

• Tìm cách và thực hiện các giải pháp cung cấp bảo hiểm

• Nông dân và nhóm nông dân

• Các nhóm thí điểm ở mỗi huyện

• Cán bộ cung cấp các dịch vụ tài chính (Sở NN&PTNT và các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính khác)

2. Thông tin kỹ thuật và phương pháp mới

• Tăng nguồn lực để cung cấp các chương trình khuyến nông cho nông dân và các bên khác có liên quan

• Thiết lập các mô hình thí điểm

• Tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông; tập huấn đào tạo tập huấn viên

• Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu thích ứng

• Nông dân và nhóm nông dân

• Các mô hình thí điểm ở mỗi huyện

• Cán bộ khuyến nông

• Các viện nghiên cứu

3. Khả năng tiếp cận thị trường

• Xây dựng hệ thống thông tin thị trường

• Hỗ trợ xây dựng mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sơ cấp và các bên tham gia thị trường khác

• Tăng cường năng lực tiếp thị

• Các nhà sản xuất sơ cấp và các nhóm nhà sản xuất.

• Các bên liên quan khác

• Sở NN&PTNT là cơ quan ban đầu chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống thông tin thị trường

4. Vấn đề tổ chức • Hỗ trợ sự ra đời của các nhóm sáng kiến kinh doanh ở cấp cơ sở

• Thiết lập các hợp tác xã thí điểm tại

• Nhóm sáng kiến kinh doanh của nông dân

• Các bên liên quan sẵn sàng

47

Rào cản áp dụng Giải pháp Nhóm đối tượng

từng tỉnh

• Hỗ trợ sự ra đời của các cụm doanh nghiệp xung quanh các hoạt động kinh tế và dịch vụ

• Tăng cường năng lực nhằm cải thiện năng lực quản lý và kinh do-anh

tham gia vào các cụm doanh nghiệp này.

48

5. Cù Lao Dung

Cù Lao Dung là huyện cù lao nằm ở cửa sông Hậu. Đây là một trong số 11 huyện của tỉnh Sóc Trăng – một tỉnh ven biển của ĐBSCL. Cù Lao Dung là một trong nhiều khu vực của ĐBSCL chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), do tình hình xâm nhập mặn nghiêm trọng, gây tác động mạnh đến sản lượng mía đường – cây trồng chính của cù lao. Do tình hình xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, dự đoán trong nhiều năm tới sẽ không thể trồng mía bền vững trên nhiều vùng rộng lớn của cù lao.

Nhằm đối phó với các mối đe dọa từ BĐKH, một số sáng kiến đã bắt đầu hình thành nhằm hỗ trợ nông dân trên cù lao chuyển dịch sang các mô hình sản xuất phù hợp hơn. Quan trọng nhất, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới đã lựa chọn Cù Lao Dung là vùng tiểu dự án trong khuôn khổ “Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và Sinh kế Bền vững tại ĐBSCL” (MD-ICRSL). Mục tiêu phát triển của Dự án MD-ICRSL nhằm “tăng cường các công cụ hỗ trợ quy hoạch thích ứng BĐKH thông minh và tăng cường khả năng chống chịu BĐKH thông qua quản lý đất và nước tại các tỉnh được lựa chọn tại ĐBSCL Việt nam” (nguồn: Ngân hàng Thế giới). Dự án có tổng ngân sách 387 triệu USD và một khoản cam kết 310 triệu USD. Trong gói này, Ngân hàng Thế giới cam kết đầu tư 40 triệu USD cho Cù Lao Dung (CLD) trong một vài năm tới. Mục tiêu là giải quyết các vấn đề liên quan đến khí hậu trên cù lao.

Trên cơ sở đó, phần tiếp theo trước hết trình bày thông tin chung về Cù Lao Dung và sau đó phân tích các mô hình sản xuất hiện tại và thay thế, đồng thời phân tích các thách thức đối với nông dân khi áp dụng các mô hình sản xuất mới này. Sau đó, đề xuất cụ thể các mô hình sản xuất thay thế trước khi đưa ra các kiến nghị thực hiện các sáng kiến theo kế hoạch của Cù Lao Dung.

5.1 Thông tin chung Cù Lao Dung nằm ở cuối sông Hậu, án ngữ giữa 2 cửa sông Trần Đề và Định An.

Hòn đảo này có 17km đường bờ biển, chiếm 24% đường bờ biển của tỉnh Sóc Trăng. Cù Lao Dung có địa hình rất thấp và bằng phẳng, dao động từ 0,2 đến 0,5m so mới mực nước biển

Do địa hình thấp, cù lao có trên 300 kênh rạch và bốn bề đều là sông nước giáp biển, nên đó là lý do tại sao xâm nhập mặn là vấn đề quan trọng, đặc biệt vào mùa khô. Cù lao có hệ thống đê biển dài 17km với 7 cửa cống nước quy mô lớn để điều tiết nước.

Dân số Cù Lao Dung gồm 63.000 người. Cù Lao Dung có một thị trấn bao trùm 2 trong tổng số 7 xã của huyện. Tổng diện tích tự nhiên của Cù Lao Dung là 26.143ha, trong đó có 18.355ha đất nông nghiệp.

49

Bảng 9: Diện tích các mô hình sản xuất nông nghiệp năm 2015 tại huyện CLD

Mô hình sản xuất Diện tích (ha) %

Mía 6.631 36%

Cây hoa màu (chủ yếu ngô và khoai tây) 3.550 19%

Nuôi trồng thủy sản 3.019 16%

Cây lương thực (rau và đậu) 2.752 15%

Cây lâu năm (dừa, xoài và các loài khác) 2.403 13%

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 18.355 100%

Nguồn: Phòng NN&PTNT của huyện Cù Lao Dung

Mặc dù diện tích trồng mía đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng mía vẫn là cây trồng chủ đạo của huyện. Tuy nhiên, theo nhận xét của Sở NN&PTNT và kết quả phỏng vấn người nông dân, cây mía ngày càng không có giá trị kinh tế. Cây mía không đảm bảo mức thu nhập tối thiểu. Giá cả đã giảm mạnh trong những năm gần đây trong khi đó sản lượng mía chịu tác động lớn từ tình hình hạn hán và xâm nhập mặn – tác động lớn nhất của BĐKH đối với Cù Lao Dung.

Xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 100% diện tích đất sản xuất của Cù Lao Dung. Tất cả xã đều bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Những năm gần đây, do chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng cao, tình hình xâm nhập mặn ngày càng trở nên không thể dự đoán được đối với người nông dân và chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn 2015-2016, phần lớn diện tích mía bị thiệt hại bởi tình hình xâm nhập mặn. Theo số liệu theo dõi và đánh giá, độ mặn ở Đại Ngãi đã tăng từ 4 ‰ lên đến hơn 12‰ tính đến hết tháng 2/2016. Nhiều khu vực khác trong huyện có độ mặn lớn hơn 20‰

Theo Phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung, trên 2.300ha trồng mía đường đã chịu thiệt hại do đợt hạn hán năm 2016, chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích trồng.

Xâm nhập mặn vào nước ngầm là vấn đề nghiêm trọng đối với huyện e rằng vào thời điểm nào đó trong tương lai sẽ không có nguồn nước ngọt. Điều này đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế và tác động đến đời sống xã hội của người dân trong huyện.

5.2 Khảo sát thực địa Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 22 nông dân huyện Cù Lao Dung vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực địa. Mục tiêu của nghiên cứu này là để hiểu thêm về những rào cản khi áp dụng những mô hình sản xuất mới .

50

Hơn 1/3 người được phỏng vấn ở độ tuổi dưới 35, chiếm tỷ lệ % cao nhất thuộc nhóm tuổi này trong số 4 tỉnh ven biển.

Khảo sát cho thấy nguồn lao động được coi là rào cản đối với huyện Cù Lao Dung. Dường như nó liên quan đến nguồn lao động thời vụ trong giai đoạn cao điểm; vào những thời điểm khác những lao động này lại không cần đến.

Nhu cầu lao động này có thể được đáp ứng từ những khu vực khác của ĐBSCL bởi các nhóm lao động di chuyển khắp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do ở vị trí biệt lập và là huyện cù lao, Cù Lao Dung có thể không thu hút nguồn lao động này so với các huyện khác.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy người nông dân trên Cù Lao Dung có tỷ lệ mù chữ rất cao (23%), điều này thể hiện khả năng nhiều người nông dân có rất ít các cơ hội tiếp cận việc làm ngoài ngành nông nghiệp và/hoặc ngoài địa bàn huyện Cù Lao Dung.

Hình 5: Trình độ văn hóa của những người được phỏng vấn

Bình quân số người trên một hộ dao động từ 2 -9 người, tính trung bình 4,27 nhân khẩu/hộ. Số lượng người có việc làm tính trên một hộ dao động từ 0-4 người, trung bình 2,32 người/hộ.

5.3 Những hạn chế chính trong các hệ thống sản xuất tại Cù Lao Dung

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã phỏng vấn nông dân về những vấn đề mà họ cho là những hạn chế trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Câu trả lời cho thấy những khó khăn của nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở Cù Lao Dung là rất lớn.

Hầu hết nông dân đều nhận thức bản thân gặp phải một số vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện tại, cụ thể như hình dưới đây.

Phổ thông

Trên phổ thông

Trình độ học vấn

51

Hình 6: Những thách thức hiện tại đối với sản xuất nông nghiệp tại CLD, dựa vào số liệu phỏng vấn nông dân (%)

Tất cả nông dân được hỏi đều có vấn đề về việc sử dụng đất.

Sử dụng đất là một vấn đề nghiêm trọng trong hệ sinh thái kêu gọi nông dân thay đổi các hệ thống sản xuất mà trong đó có thể cần đầu tư lớn bằng các giải pháp lâu dài nhằm tạo điều kiện thay đổi. Vấn đề an toàn đối với quyền sử dụng đất cũng như điều kiện sử dụng đất rất cần thiết nếu nông dân đang cân nhắc các quyết định đòi hỏi phải đầu tư mang lại ý nghĩa lâu dài cho bản thân và gia đình.

91% nông dân được hỏi gặp phải những khó khăn về sâu bệnh và thiên tai

Cù Lao Dung chịu áp lực nặng nề từ điều kiện thời tiết mưa và gió, đặc biệt vào các thời kỳ triều cường đạt đỉnh, có thể làm gia tăng thiệt hại do bị ngập nước.

Khí hậu và độ ẩm cao cũng gây ra nguy cơ cao bị nhiễm sâu bệnh và dịch bệnh, làm gia tăng gánh nặng chi phí đã được lên kế hoạch trong nhiều hệ thống sản xuất.

Vấn đề đặt ra nhu cầu cần tuân thủ các kỹ thuật canh tác thân thiện môi trường trong quá trình sử dụng và áp dụng các chất hóa học như phân bón, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. ĐBSCL là một hệ sinh thái đặc biệt dễ bị tác động nên cần được quan tâm và có trách nhiệm cao của một bộ phận nông dân. Sở NN&PTNT cần tăng cường cung cấp các dịch vụ tư vấn cho nông dân.

86% nông dân được hỏi gặp trở ngại với hệ thống tưới tiêu và cấp nước.

Nước và kiểm soát nguồn nước là những vấn đề quan trọng trong khu vực khi mà nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất ngày càng quan trọng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đòi hỏi mức độ hợp tác giữa nhà sản xuất cùng chung địa bàn và họ được tiếp cận nguồn nước như thế nào như nguồn nước sông suối, kênh rạch, cống thoát nước v.v. Để đạt được, cần xây dựng hợp tác tham vấn giữa các bên nhằm thống nhất kế hoạch sản xuất chung.

Nguồn cung nước ngọt cũng là một vấn đề lo ngại lớn. Do tình trạng xâm nhập mặn, việc cung cấp nước ngọt trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn, e rằng ở một thời điểm nào đó lượng

52

nước ngọt ở cù lao sẽ giảm xuống tối thiểu hoặc không còn nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt

Nông dân và cán bộ Cù Lao Dung đều bày tỏ lo ngại về tình hình nước ngọt của huyện. Các báo cáo kết quả thực hiện dự án tại Cù Lao Dung cũng cho thấy rõ thực trạng này. Việc thành lập các hiệp hội sử dụng nước, dựa vào ý tưởng mô hình hợp tác xã do các thành viên khởi xướng và do các thành viên quản lý như đã đề cập ở trên, có thể đóng vai trò tích cực trong việc phát triển phương pháp tiếp cận hợp lý và công bằng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực này giữa nhu cầu cạnh tranh tại nhiều khu vực sử dụng nước khác nhau – đồng thời hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt hiện đang bị đe dọa.

72% nông dân được hỏi cho rằng gặp khó khăn trong tiếp thị sản phẩm.

Vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối với các đối tượng nông dân khác ở ĐBSCL, tuy nhiên những vùng có sự tách biệt địa lý thì vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng ở cù lao (cầu, điện, đườngvà mạng truyền thông) cũng sẽ giúp cho các nhà sản xuất vận chuyển sản phẩm của họ tới thị trường.

Mọi hàng hóa và dịch vụ ra và vào cù lao hiện nay đều phụ thuộc vào tàu trọng tải tương đối nhỏ và phương tiện đường sông khác. Do đó làm tăng chi phí và gây khó khăn đáng kể cho công tác hậu cần trong giao thương thông thường giữa cù lao và đất liền.

Do đó, hoạt động kinh doanh có thể tập trung vào cây đặc sản và sản xuất hữu cơ tạo hình ảnh đặc thù cho Cù Lao Dung có nguồn sản phẩm hữu cơ sạch và thân thiện với môi trường. Việc này đòi hỏi có hệ thống theo dõi giám sát và cấp chứng chỉ nhằm đảm bảo uy tín của Cù Lao Dung là một địa phương sản xuất các sản phẩm hữu cơ sạch. Cần chú trọng đến việc thiết lập thị trường hiệu quả cho các sản phẩm hữu cơ.

Nuôi tôm quảng canh trên các diện tích rừng ngập mặn của huyện có vẻ có tiềm năng thị trường vì các sản phẩm sinh thái “sạch” có giá trị cao có tiềm năng đạt được mức giá cao trên các thị trường xuất khẩu đã được thiết lập cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Trên 70% phàn nàn về quá trình bán hàng và giá cả dao động.

Đây là một khó khăn chung đối với các quy trình tương đối “mới” nhằm mang đến sản phẩm “mới” cho thị trường. Gia tăng sản lượng vào thị trường luôn luôn đi kèm với nó là rủi ro tạo ra thặng dư và thừa cung, ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm của tất cả các nhà sản xuất cũ và mới.

Điều này đòi hỏi các nhà lập kế hoạch cấp tỉnh phải có nhận thức rõ ràng về tác động mà các nhà sản xuất mới có thể gây ra khi gia nhập thị trường. Đồng thời, Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan cần tham gia và tư vấn cho các nhà sản xuất để có định hướng đúng đắn và để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Một cân nhắc quan trọng nữa là cần đảm bảo sản lượng mới ước tính tương đương với sản lượng đã sẵn có trên thị trường– nói cách khác điều đó sẽ mang tính cạnh tranh (nếu không vượt trội) về mặt chất lượng, giá cả, khả năng ổn định nguồn cung v.v… so với những sản phẩm hiện đang được cung ứng trên thị trường.

Cù Lao Dung đã có nhận thức rất rõ về những đặc điểm và đặc tính có khả năng tạo nên các sản phẩm đặc thù, có lợi thế cạnh trạnh và sẵn sàng được tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, từ nhà sản xuất đến các cơ sở chế biến, thu mua sản phẩm phải đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận thức được những đặc tính nổi trội của sản phẩm. Việc này cũng tạo điều kiện phát triển sản phẩm hữu cơ từ hệ sinh thái đặc thù của Cù Lao Dung.

53

60% nông dân được hỏi gặp khó khăn trong việc mua sắm vật tư nông nghiệp – phân bón, thuốc trừ sâu, giống v.v…

Địa thế tương đối biệt lập của huyện Cù Lao Dung đã vấn đề trở nên khó khăn hơn. Công tác hậu cần liên quan đến vận chuyển vật tư cần thiết từ đất liền sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Cù lao phụ thuộc vào số lượng phà vận chuyển các phương tiện giao thương với đất liền. Từng mặt hàng cần thiết đều phải di chuyển bằng hình thức này. Trong khi đó, quy hoạch tương lai cho thấy có kế hoạch xây dựng cầu nối liền cù lao với đất liền sẽgiúp khắc phục nhiều trở ngại, tuy nhiên tình hình hiện nay vẫn sẽ còn tiếp diễn một thời gian nhất định. Cơ sở hạ tầng đường, điện và mạng viễn thông ở cù lao cũng đang cần được đầu tư nâng cấp.

Gần 60% nông dân được hỏi gặp khó khăn trong ứng dụng công nghệ sản xuất.

Điều này đặc biệt đúng đối với việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới. Các dich vụ khuyến nông của Sở NN&PTNT cũng sẽ gặp nhiều áp lực và cần được hỗ trợ vềnhân sự, nguồn lực, kỹ năng,… để vượt qua những thách thức trong tương lai và hỗ trợ hiệu quả cho người dân chuyển đổi sang các hệ thống canh tác mới thích ứng với BĐKH.

Hơn 50 % nông dân nhận thức được bản thân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động (đặc biệt lao động thời vụ) do thiếu lao động địa phương.

Mức độ cơ giới hóa ở các nông trại tương đối thấp. Do đó, để hạn chế phụ thuộc vào lao động, đặc biệt vào các mùa cao điểm,vì khó tiếp cận nguồn lao động khi cần, người dân cần được hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cải tiến vào sản xuất.

Hơn 50% nông dân được hỏi gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng phù hợp khả năng chi trả.

Nông dân nhận thức rõ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng với lãi suất phù hợp. Đây là một vấn đề khó khăn lớn vì nguồn tín dụng quá đắt đỏ (gần 12%/năm) và thời gian vay không đủ dài (tối đa 3 năm, tuy nhiên chủ yếu chỉ áp dụng theo thời vụ - đến 1 năm) để sử dụng cho việc thay đổi hệ thống sản xuất, đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản, cần đầu tư lớn và có thể cần tối thiểu kỳ hạn vay 5 năm.

Trong quá trình khảo sát thực địa do nhóm nghiên cứu tiến hành, kết quả quan sát cho thấy:

• Nông dân thiếu vốn do thu nhập thấp.

• Nếu một nông dân có thể tiếp cận tín dụng, thì người nông dân đó có thể đầu tư vào việc từng bước xây dựng hoặc mở rộng diện tích nuôi tôm. Nuôi tôm được coi là một hoạt động sản xuất thành công nhất.

• Khả năng đầu tư thứ hai là xây dựng các trạm bơm nước và hệ thống tưới tiêu để trồng hoa màu và cung cấp nước ngầm cho các hộ gia đình.

Trong khi chính sách nhà nước hỗ trợ nông dân, thì các đối tượng nông dân có ít nguồn lực đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng do:

• Thiếu năng lực vay;

• Thiếu sổ đỏ để đảm bảo rủi ro;

54

• Thủ tục tín dụng phức tạp (không được Sở NN&PTNT hỗ trợ nhiều vì không có đủ nguồn lực để xử lý nhiều đơn xin vay vốn khi họ cần đến);

• Các gói tín dụng sẵn có vượt quá khả năng chi trả.

5.4 Phản hồi của nông dân đối với các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện tại và mới tại huyện Cù Lao Dung

Khảo sát thực địa đánh giá phản hồi của người nông dân về mức độ hài lòng đối với các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện tại. Vấn đề được đặt ra trong bối cảnh BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn, đồng thời thiếu nước ngọt nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Cù Lao Dung tại thời điểm khảo sát vào tháng 3 và tháng 4 năm 2016.

Kết quả cho thấy 50% nông dân (tạm thời ít nhất là vậy) vẫn hài lòng với các hệ thống sản xuất hiện có. Đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn, nhiều người cho rằng họ hài lòng với hệ thống sản xuất hiện có đơn giản bởi vì họ không thực sự có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm thực tế về hệ thống sản xuất thay thế khác. Vì lý do này, có một tỷ lệ lớn (77%) người nông dân thực sự không biết nên làm gì để chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất thay thế khác nhằm thích ứng với các điều kiện thời tiết đang thay đổi.

Một số người được hỏi nằm trong số 40% nông dân muốn chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất khác nhưng thực sự không biết bắt đầu tiến hành từ đâu và như thế nào.

Lưu ý: Kết quả khảo sát cho thấy nông dân Cù Lao Dung có vẻ sẵn sàng để chuyển đổi hệ thống sản xuất hơn là nông dân trên đất liền. Điều này có thể phản ánh mức độ dễ bị tổn thương của họ ngày càng tăng trước ảnh hưởng của BĐKH như lũ lụt, mực nước biển dâng cao v.v..., gây tác động đến người dân ở cù lao ngày càng rõ rệt và nhanh hơn nhiều so với những địa điểm khác.

Hình 7: Phản hồi của nông dân về các hệ thống sản xuất thay thế tại Cù Lao Dung

55

Hình 8: Đề xuất của nông dân về cải thiện sản xuất nông nghiệp tại Cù Lao Dung

Hỗ trợ các sáng kiến được xây dựng nhằm hưởng lợi từ các quy hoạch hiện tại và trong tương lai

Hệ sinh thái Cù Lao Dung có thể là một trong các hệ sinh thái năng động nhất ĐBSCL do vị thế nằm ở cửa sông nơi sông và biển giao nhau.

Độ cao (0,5m, cao độ gần mực nước biển nhất) khiến cù lao rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt v.v…

Tác động của BĐKH đang diễn ra tương đối nhanh hơn so với các nơi khác, điều đó có nghĩa là nông dân ở cù lao cần thích ứng nhanh hơn với những gì đang xảy ra. Do đó, Cù Lao Dung, một cù lao nhỏ nằm tách biệt khỏi các vùng đất xung quanh, có thể đại diện và tạo cơ sở thử nghiệm sớm các sáng kiến giảm nhẹ tác động BĐKH trước khi được nhân rộng ra cấp vùng và cấp quốc gia.

Các hiện tượng BĐKH trên cù lao có thể được coi là lời cảnh báo sớm cho những biến chuyển tương tự trên toàn vùng ven biển trong những năm tới.

Các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng (gói đầu tư 40 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới) được thiết kế nhằm giảm những tác động của BĐKH xuống mức độ thấp nhất. Kế hoạch dự án cũng bao gồm các khoản đầu tư nâng cao năng lực và hỗ trợ.

Các giải pháp hỗ trợ này cũng tạo cơ hội cho các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng nhằm đảm bảo rằng người nông dân được hưởng lợi triệt để từ cơ sở hạ tầng, để từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất cho phù hợp.

5.5 Các hệ thống sản xuất đề xuất cho Cù Lao Dung

56

Theo đề xuất của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng và trung tâm khuyến nông tỉnh, trọng tâm định hướng nông nghiệp của huyện Cù Lao Dung chủ yếu gồm 5 hệ thống sản xuất (nuôi tôm, trồng mía, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc và nuôi cá) cùng với du lịch sinh thái. Dịch vụ du lịch sinh thái dựa vào hệ thống rừng ngập mặn hiện có sẽ được mở rộng, duy trì và bảo tồn.

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng ủng hộ quan điểm không nên sử dụng rừng ngập mặn cho hoạt động nuôi tôm quảng canh. Tỉnh lo ngại rằng nông dân sử dụng rừng ngập mặn nuôi tôm quảng canh sẽ có xu hướng chặt phá rừng nhiều hơn trên diện tích rừng hiện có, trong khi hiện nay một số diện tích rừng ngập mặn đã thưa thớt. Ngoài ra, Sở đoán trước được những khó khăn trong việc giám sát và xây dựng chính sách trồng rừng, nên giải pháp đơn giản (và cuối cùng hiệu quả hơn) là cấm luôn hoạt động này tại các vùng xung yếu.

Kế hoạch mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lâu năm được chính quyền ủng hộ và coi đó là trọng tâm phát triển mặt hàng hoa quả địa phương. Hoạt động này được thực hiện cùng với phát triển du lịch sinh thái của cù lao.

Những lựa chọn này rất phù hợp với kết quả khảo sát thực địa vùng dự án khi áp dụng cho cù lao. Việc gắn kết du lịch sinh thái rất thú vị và có thể dựa vào hiện trạng thí điểm của các mô hình dự kiến thực hiện cho Cù Lao Dung, nhằm nhân rộng trong khu vực.

Việc phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, như dự kiến, cùng với ngành du lịch sinh thái tiềm năng cần đầu tư cơ sở hạ tầng như đã nêu trong quy hoạch. Việc này bao gồm: mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch chính, nâng cấp hệ thống điện lưới, cải thiện thông tin liên lạc và các điểm kết nối phà, xây dựng đê và các công trình kiểm soát lũ, cùng với cải thiện hệ thống tưới tiêu và kiểm soát nguồn nước. Kế hoạch dài hạn dự kiến sẽ xây một chiếc cầu nối cù lao với đất liền.

Liên quan đến sản xuất, các dự án giai đoạn 2011 – 2020 dự kiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm và cá).

Căn cứ vào kết quả khảo sát, tham quan thực địa và thảo luận với các bên liên quan, Bảng dưới đây tóm tắt quan điểm của nhóm dự án về đề xuất các hệ thống sản xuất có thể tạo nên nét độc đáo tại Cù Lao Dung trong tương lai.

Bảng 10: Các hệ thống canh tác theo đề xuất của nhóm nghiên cứu tại Cù Lao Dung

STT CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC GHI CHÚ

1 Nuôi tôm (nuôi tôm thâm canh) Dựa vào tiêu chuẩn VietGAP

2 Cây ăn trái lâu năm (như bưởi và xoài) Phù hợp với khu vực có nước ngọt; có thể kết hợp du lịch sinh thái

3 Giống cây trồng trên cạn Cần phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường

4 Mía đường Phù hợp với khu vực có nước ngọt ở diện tích nhỏ hơn

Nuôi tôm: Do độ mặn ngày càng tăng, nên nuôi trồng thủy sản và đặc biệt nuôi tôm sẽ là mô hình sản xuất phù hợp nhất trong tương lai cho Cù Lao Dung. Chính quyền tỉnh và huyện ủng hộ, hỗ trợ phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cây ăn trái lâu năm rất phù hợp và có thể hỗ trợ du lịch sinh thái. Các sản phẩm gồm bưởi, xoài và nhãn.

57

Luân canh cây trồng cạn (như ngô và đỗ) rất phù hợp với Cù Lao Dung và có thể mở rộng.

Mía đường có một vấn đề là cho thu nhập rất thấp. Tuy nhiên, đây là cây trồng lâu đời tại Cù Lao Dung. Nó sẽ không phát triển mạnh ở vùng nước mặn hoặc lợ vì thế nó sẽ được giới hạn trồng tại khu vực nước ngọt, nếu trồng thành công nó sẽ cho sản lượng và chất lượng rất cao. Kế hoạch của Chính phủ có thể muốn duy trì và giới hạn diện tích trồng mía đường . Do vậy, ở một mức độ nào đấy, đây có thể vẫn là một điểm đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp tại Cù Lao Dung.

58

5.6 Dự án MD-ICRSL

5.6.1 Ý tưởng dự án

Trong khuôn khổ dự án MD-ICRSL, Ngân hàng Thế giới cam kết một chương trình đầu tư trị giá 40 triệu USD tại Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng trong một vài năm tới. Mục tiêu nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến liên quan đến biến đổi khí hậu trên cù lao nơi cao hơn mực nước biển chưa đến 1m và đang phải đối mặt với những vấn đề BĐKH nghiêm trọng.

Tổng nguồn vốn của ngân hàng Thế giới được phân bổ bao gồm 30 triệu USD dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và 10 triệu USD dành cho đầu tư tập trung hỗ trợ thay đổi hệ thống sản xuất góp phần giúp người nông dân thích với điều kiện môi trường đang thay đổi do BĐKH; đồng thời thích nghi với thay đổi thị trường. .

Tổng vốn của chương trình đầu tư được chia như sau:

• Đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng (30 triệu USD) • Đầu tư hỗ trợ tăng cường năng lực và dịch vụ

o Tăng cường năng lực cho các bên liên quan(6 triệu USD) � Xây dựng chính sách � Dịch vụ khuyến nông (dịch vụ khuyến nông của Sở NN&PTNT và của các

bên liên quan khác) � Phổ biến thông tin

o Phát triển thị trường (4 triệu USD) � Xây dựng chuỗi giá trị � Sáng kiến thị trường do nhà sản xuất lãnh đạo (hợp tác xã và các hình thái

tổ chức khác do các bên liên quan đến thị trường tham gia và dẫn dắt) � Đa dạng hóa – tăng giá trị cho sản xuất sơ cấp.

Lưu ý: Tỷ lệ phân bổ vốn (3:1) giữa cơ sở hạ tầng trực tiếp (75%) và đầu tư hỗ trợ phát triển (25%) có lẽ là một dấu hiệu và chỉ dẫn tốt cho các tất cả các trường hợp đầu tư vào BĐKH trên quy mô lớn hơn tại các vùng đồng bằng ven biển.

Dự án dự kiến cho nông nghiệp:

Vùng 1 (rừng ngập mặn) – trồng 350ha rừng sản xuất, tại đây có thể tiến hành nuôi sò huyết phù hợp với mô hình kết hợp sản xuất và bảo vệ rừng đã được áp dụng.

Vùng 2 (nước lợ) – tiếp tục phát triển mô hình tôm-rừng trên 500 ha cùng với 200ha nuôi cá nước ven sông và 3.500ha nuôi tôm sinh thái. Hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua 12 nhóm sản xuất.

Vùng 3 (thay đổi nước ảnh hưởng theo mùa từ nước ngọt chuyển sang mặn) – người nông dân cần linh hoạt trong sản xuất.

Vùng 4 (nước ngọt) – khả năng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng theo thời gian. Dự án này nhìn nhận việc thiết lập mô hình du lịch sinh thái rất có tiềm năng phát triển nhằm đảm bảo sinh kế tương lai.

Dự án có các giải pháp tổng thể để kiểm soát ngập do triều cường bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đê, kênh rạch v.v…). Việc này được hậu thuẫn bằng các kế hoạch nâng cấp và mở rộng đường huyết mạch chính chạy từ phía bắc sang phía nam xuyên qua cù lao.

59

Hình 9: Đề xuất dự án của Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới tại Cù Lao Dung

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

5.6.2 Khắc phục các rào cản áp dụng – khuyến nghị cho Cù Lao Dung

Khảo sát nghiên cứu tại cù lao cho thấy có một bộ phận nông dân chưa sẵn sàng thay đổi, vì họ cảm thấy hài lòng với hệ thống sản xuất hiện tại. Điều này càng làm cho việc chuyển đổi càng khó khăn hơn trong khi đó BĐKH vẫn đang tiếp diễn và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Việc xác định rào cản và giải pháp vượt qua rào cản có thể được xem xét trong 04 hạn mục chính sau đây, áp dụng cho cả 4 tỉnh nghiên cứu nói chung:

1. Chi phí thiết lập các hệ thống sản xuất mới, cùng với việc thiếu các điều kiện phù hợp (vốn hỗ trợ, tín dụng);

2. Sự sẵn có thông tin, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhằm khuyến khích và hỗ trợ thay đổi;

3. Khả năng tiếp cận thị trường, chẳng hạn gắn kết các nhà sản xuất sơ cấp với thị trường và các bên liên quan nhằm cải thiện giá sản phẩm và thu nhập của người dân, các vấn đề chất lượng v.v.

4. Tăng cường gắn kết thị trường – tập trung vào việc thiếu ảnh hưởng của nhà sản xuất sơ cấp trên thị trường.

Khuyến nghị khắc phục rào cản áp dụng 1 tại Cù Lao Dung

Mục tiêu: Tìm ra cách thức và phương tiện hỗ trợ tài chính hợp lý cho nông dân để thay đổi và thích ứng BĐKH

Nguồn vốn: Cùng với các tổ chức tài chính đã hoạt động ở cù lao, trang bị sẵn nguồn vốn để hỗ trợ người nông dân sẵn sàng điều chỉnh sản xuất thích ứng với thực tế BĐKH. Nguồn vốn có

Sông

Đường

Đê

Vùng mặn, lợ, ngọt

60

thể trích từ nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và được có thể được các tổ chức tài chính khác và Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thêm.

Các gói tín dụng khác cũng cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi canh tác của người nông dân.

Bảo hiểm: Xem xét vấn đề cung cấp bảo hiểm để người dân cảm thấy an tâm khi chuyển dịch từ mô hình sản xuất cũ sang mô hình sản xuất mới. Mục đích là nhằm xây dựng mô hình bảo hiểm có thể áp dụng rộng rãi.

Mô hình thí điểm: tại Cù Lao Dung dưới sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, thành lập một số nhóm nông dân (3 -4 nhóm trên toàn cù lao), sau đó sẽ được đào tạo các kỹ năng về sổ sách kế toán, phân tích và lập kế hoạch kinh doanh nông trại – với mục tiêu sử dụng các nhóm mô hình để trình diễn lợi ích của phương pháp tiếp cận này nhằm nhân rộng mô hình trong và ngoài huyện.

Hỗ trợ Sở NN&PTNT: Cần hỗ trợ và cung cấp đủ nguồn lực cho Sở NN&PTNT trong việc tăng cường năng lực lập kế hoạch tài chính – trước tiên đối với phòng NN&PTNT của huyện, sau đó mở rộng ra các đối tượng nông dân mà họ phục vụ. Các mô hình thí điểm ở Cù Lao Dung có thể đóng vai trò là các mô hình mẫu cần nhân rộng tại tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh khác, do đó cần thành lập nhóm cán bộ nồng cốt trực thuộc Sở NN&PTNT cũng như phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý tài chính và lập kế hoạch sản xuất để có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn cho người nông dân.

Khuyến nghị khắc phục rào cản áp dụng 2 tại Cù Lao Dung

Mục tiêu: Nâng cao trình độ và kiến thức kỹ thuật cho nông dân và các cán bộ khuyến nông để họ thích nghi với các hệ thống sản xuất mới bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế.

Cải thiện kiến thức kỹ thuật: Khởi đầu với việc nâng cao kiến thức của cán bộ phòng NN&PTNT huyện về các hệ thống sản xuất thay thế và các vấn đề môi trường đi kèm mà người nông dân rất có khả năng sẽ gặp phải trong thời gian tới. Để đạt được điều này, cần phối hợp cùng với các đơn vị đào tạo có năng lực phù hợp để tổ chức các khóa học toàn thời gian và học đi đôi với thực hành. Nên bắt đầu hoạt động này với cán bộ tư vấn của Sở NN&PTNT, tuy nhiên cần nhanh chóng có sự tham gia của nông dân thông qua các xã, và cá nhân ở mức độ có thể.

Hỗ trợ từ các dự án và đối tượng quan tâm bên ngoài: các công ty tư nhân nào quan tâm và hoạt động trong ngành có thể hỗ trợ nâng cao kiến thức. Ngoài ra, thông qua các sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật, cần khuyến khích hợp tác và điều phối giữa các bên liên quan và với Sở NN&PTNT để cung cấp cho nông dân dịch cụ tư vấn toàn diện và hiệu quả nhất.

Các mô hình thí điểm: Dưới sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT, thành lập 3 -6 mô hình thí điểm (ít nhất một mô hình ở mỗi khu vực sinh thái khác nhau), trong đó công nghệ và phương thức canh tác tiên tiến sẽ được ứng dụng nhằm trình diễn cho các đối tượng nông dân khác trên cù lao được biết và khuyến khích họ tham quan, học hỏi và áp dụng để thay đổi hệ thống canh tác của mình.

Khuyến nghị khắc phục rào cản áp dụng 3 tại Cù Lao Dung

Mục tiêu: Kêu gọi sự tham gia của các nhà sản xuất sơ cấp vào nhiệm vụ gắn kết thị trường, giúp họ nhận thức rõ nhu cầu thị trường và làm thế nào để sản xuất và cung ứng tốt nhất phù hợp với các yêu cầu của thị trường.

Vai trò của Sở NN&PTNT: Tăng cường kiến thức và năng lực dịch vụ khuyến nông của phòng NN&PTNT huyện về thực tế và xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ thông tin và quá trình ra quyết định đối với các hệ thống sản xuất thay thế mang lại thu nhập ổn định trong thời gian tới.

61

Hệ thống thông tin thị trường: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Cục Thống kê, xây dựng Hệ thống Thông tin Thị trường hiệu quả lâu dài (MIS) có khả năng thu thập, phân tích và công bố thông tin chính xác và kịp thời về xu hướng, giá cả v.v…, hệ thống này sẽ là một công cụ lập kế hoạch hiệu quả cho các nhà sản xuất, phục vụ thông tin cho quá trình ra quyết định về trồng trọt, canh tác và thu hoạch. Hệ thống MIS thí điểm của Cù Lao Dung có thể nhân rộng tại Sóc Trăng và các tỉnh khác của ĐBSCL.

Xây dựng mối liên kết với các đối tượng khác trong chuỗi giá trị: Cần nỗ lực khuyến khích xây dựng mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sơ cấp và các bên liên quan khác ở cấp cơ sở, tỉnh và quốc gia nhằm giúp họ phát hiện và phát triển các thị trường có hiệu quả kinh tế cho sản phẩm của họ.

Hình ảnh thương hiệu Cù Lao Dung: nếu có thể và vì lợi ích, xây dựng và sử dụng hình ảnh thương hiệu Cù Lao Dung trở thành nguồn gốc của các sản phẩm sinh thái chất lượng cao.

Khuyến nghị khắc phục rào cản áp dụng 4 tại Cù Lao Dung

Mục tiêu – Khuyến khích các nhà sản xuất sơ cấp liên kết với nhau và với các bên liên quan, nhằm xác định các sáng kiến thương mại để cùng nhau thực hiện vì các mục tiêu kinh tế chung.

Giải pháp:

Xác định các hoạt động kinh tế có tiềm năng mang lại lợi nhuận cho thành viên nhóm các nhà sản xuất vì mục tiêu:

• Giảm chi phí tổ chức; • Tăng lợi nhuận cho sản phẩm; • Cung cấp những dịch vụ cần thiết với hiệu quả chi phí cao hơn; • Tận dụng tối đa khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đang thực hiện và sẽ thực hiện theo kế hoạch.

Cùng hợp tác để đạt được các mục tiêu kinh tế: Trong quá trình này, các thành viên nhóm thấy rằng nhờ là thành viên của các tổ chức kinh doanh quy mô lớn hơn, họ có vị thế hơn trong việc phát huy quyền kiểm soát các yếu tố hoạt động kinh doanh hơn là họ hoạt động đơn lẻ, một mình.

Tham gia cùng với các bên có liên quan: Hoạt động này có khả năng đem lại lợi ích cho những nông dân tham gia vào các nhóm sản xuất hoặc các đối tác khác trên thị trường. Họ sẽ tiếp cận được với nguồn vật tư và dịch vụ cần thiết và có ích cho việc sản xuất kinh doanh của mình.

Hoạt động và dịch vụ có khả năng mang lại các lợi ích kinh tế cho các thành viên tham gia, gồm:

• Thu mua số lượng lớn, mua và bán vật tư cần thiết, từ đó cho phép các thành viên nhóm hưởng lợi ích kinh tế từ chiết khấu nhờ mua với số lượng lớn, quản lý theo nhóm và đơn giản thủ tục hành chính các giao dịch có liên quan;

• Mua sắm các dịch vụ cần thiết liên quan đến hoạt động nông nghiệp ở mức giá thỏa thuận theo nhóm – chẳng hạn chăm sóc, trồng, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển v.v…;

• Tập hợp các sản phẩm từ thành viên theo cách giúp phân loại và định giá khác nhau trên thị trường, từ đó tăng cường lợi ích kinh tế cho các thành viên trong nhóm;

• Tập hợp nguồn cung sản phẩm từ nhóm các nhà sản xuất, cung cấp số lượng lớn các sản phẩm được phân loại theo kích cỡ, thị hiếu, màu sắc và các tiêu chí khác giúp cho thị trường phân biệt và định giá;

• Cải thiện sản phẩm trước khi mang ra thị trường, chẳng hạn như, làm sạch, bóc vỏ, đóng gói theo trọng lượng v.v…, có khả năng làm tăng lợi ích tài chính và thu nhập.

62

Khởi xướng và kiểm soát bởi các thành viên: Như đã nêu trên, đây là các nhóm kinh doanh. Do đó chúng cần phải là những nhóm do thành viên khởi xướng – không trực thuộc hay được thiết lập bởi một bên gây ảnh hưởng nào. Một khi được thành lập, chúng cần tiếp tục được quản lý và được kiểm soát chặt chẽ bởi các thành viên.

Các nhóm phải được phép xây dựng quy tắc riêng và mong muốn có được địa vị pháp lý cho phép họ tích lũy tài sản và thực hiện kinh doanh hợp pháp trên danh nghĩa đại diện các thành viên và chịu trách nhiệm trước các thành viên.

Tham gia cùng với các bên liên quan khác trên thị trường: Các hoạt động có thể và cần có sự phối hợp với các đối tác khác trên thị trường trong quá trình kinh doanh. Trong điều kiện thuận lợi, có thể thành lập các nhóm với thành phần bao gồm các yếu tố cơ chế thị trường, các đồng minh và tập đoàn để mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho các thành viên.

Nhóm sản phẩm/dịch vụ: Theo thời gian, nhóm sản phẩm có thể hình thành xung quanh các sản phẩm chính do các thành viên nhóm trên cù lao sản xuất như tôm, cá, hoa màu, trái cây; hoặc xung quanh các dịch vụ thiết yếu mà các thành viên nhóm cần. Nhóm các nhà sản xuất có thể hợp tác theo cụm với nhà chế biến và/hoặc nhà điều hành thị trường, có mục tiêu chung phát triển thị trường chung cho sản phẩm nhằm đạt lợi ích chung cho tất cả các bên liên quan.

Nhóm cung ứng vật tư/ dịch vụ: Các nhóm kinh doanh có thể được hình thành cung cấp các dịch vụ và vật tư mà các nhà sản xuất sơ cấp và các chủ thể khác trong chuỗi giá trị cần đến.

Vai trò điều phối của nhà nước: Vai trò phù hợp của nhà nước và chính quyền đối với các nhóm và cụm kinh doanh là khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thành lập và phát triển (hợp tác xã và các cụm kinh doanh), đồng thời tạo môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi.

5.7 Kết luận

Cù Lao Dung có thể được coi là mô hình thí điểm tại vùng ven biển ĐBSCL chịu tác động của BĐKH nói chung và tình trạng xâm nhập mặn nói riêng. Tại Cù Lao Dung, cũng như các vùng khác, việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản dường như là mô hình thích hợp nhất đối với môi trường đang biến đổi. Đấu tranh cho một ha lúa cuối cùng ở một khu vực mà sau này không còn nguồn nước ngọt cho nông nghiệp không thể là câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Thay vì chống lại môi trường thiên nhiên, nên tận dụng tối đa cơ hội chuyển đổi sang nền kinh tế sản xuất nông nghiệp dựa vào tài nguyên nước lợ.

Và các cơ hội như vậy rất lớn. Ngày nay, ĐBSCL hàng năm sản xuất 2,4 triệu tấn thủy sản với giá trị đạt khoảng 3,8 tỷ USD, so với 6,2 triệu tấn gạo trị giá 2,7 tỷ USD. Lợi nhuận (tiềm năng) từ nuôi trồng thủy sản cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ sản xuất lúa gạo.

Đây là lý do tại sao ĐBSCL đang trong quá trình chuyển đổi sang nền sản xuất nước lợ. Cả chính quyền và người nông dân đều nhận thấy rõ cơ hội nuôi trồng thủy sản và đang tăng cường chuyển dịch theo hướng này. Thách thức đặt ra là làm thế nào để tổ chức quá trình này theo cách thức đảm bảo mang lại một ngành nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp theo định hướng thị trường và không gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Khi hỗ trợ quá trình này, cần xem xét một số yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, quá trình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản sẽ rất khó khăn để quay đầu trở lại. Sau khi một diện tích đất đã được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, thì rất khó (mặc dù không phải là không thể, như các mô hình trình diễn của Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển đã cho thấy) để khôi phục sản xuất sản phẩm nước ngọt. Điều đó có nghĩa là việc lựa chọn sử dụng đất ở

63

ĐBSCL cần được thực hiện mang tính chiến lược và là một phần của quá trình tham vấn quy mô lớn.

Thứ hai, mặc dù việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho tăng trưởng GDP trong vùng, vấn đề đặt ra là ngành nuôi trồng thủy sản chuyên nghiệp thực sự cần bao nhiêu lao động. Liệu rằng việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản chất lượng cao là tốt cho nền kinh tế, nhưng lại không tốt cho thu nhập đầu người ở phạm vi rộng hơn? Nếu cơ hội việc làm bị mất đi do chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản thì những người nông dân sẽ tìm việc làm mới ở đâu? Các câu hỏi này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi khởi xướng tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL.

Việc cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp cần dựa vào các nguyên tắc thị trường nhằm giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho nông dân. Câu hỏi cốt lõi là làm thế nào để chuyển đổi hệ thống nông nghiệp theo kế hoạch nhà nước sang một nền nông nghiệp định hướng kinh doanh. Đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống này là theo định hướng thị trường, chẳng hạn như sản xuất dựa vào nhu cầu thị trường. Một hệ thống như vậy có thể đáp ứng rất nhanh thị hiếu của thị trường và nhờ đó sẽ có khả năng chuyển đổi khi cần thiết, VD: đa dạng hóa sản phẩm thủy sản..

Tuy nhiên, sự chuyển đổi này nói dễ hơn làm. Việc chính quyền cho phép nông dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản là một chuyện, còn người nông dân phải mua sắm trang thiết bị để nuôi trồng thủy sản đơn giản nhưng không thể được cấp chứng nhận. Để phát triển một ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp và có giá trị cao là một thách thức to lớn, bao gồm kiến thức về kỹ thuật, chương trình tín dụng, chứng chỉ phổ biến và phù hợp, sự tham gia của các nông hộ nhỏ vào chuỗi giá trị, việc thành lập các cụm doanh nghiệp đổi mới cho các sản phẩm nào đó – mà không gây tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

Báo cáo này đưa ra một số đề xuất về phương pháp quản lý và giải pháp cho các khó khăn, thử thách trong quá trình chuyển đổi, ở cả Cù Lào Dung và một số vùng ven biển khác hoặc thậm chí cho cả vùng ĐBSCL nói chung. Yếu tố cốt lõi để giải quyết vấn đề không chỉ phụ thuộc vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà là sự kết hợp giữa đầu tư cơ sở hạ tầng (như công trình tưới tiêu, bảo vệ vùng bờ v.v…) với việc nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, dịch vụ khuyến nông, các tổ chức nghiên cứu và các chủ thể tham gia thị trường, từ nông dân cho đến các doanh nghiệp, hợp tác xã hay dưới hình thức đổi mới hơn, đó là các cụm nhóm kinh doanh nông nghiệp.

64

Imprint

Published by the Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Registered offices Bonn and Eschborn, Germany

Integrated Coastal Management Programme (ICMP)

Room K1A, No.14 Thuy Khue Road, Tay Ho Hanoi, Viet Nam www.giz.de/viet-nam [email protected]

As at January 2017

Text Arthur Russell, Nguyen Thanh Hien, Vu Duy Hoang, Nguyen Thanh, Severin Peters

GIZ is responsible for the content of this publication.

On behalf of the Australian Department of Foreign Affairs and Trade (DFAT) German Federal Ministry for Economic Cooperation and Development (BMZ)