Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

30
Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter Những đồ vật trong bộ truyện Harry Potter là những đồ vật không có thật, được tưởng tượng ra hoặc những đồ vật có thật nhưng có công dụng khác so với bình thường trong bộ truyện Harry Potter của J.K. Rowling . Chúng giúp phù thuỷ thực hiện những phép thuật. Mục lục 1 Áo khoác Tàng hình 2 Bảo bối tử thần 3 Bàn cờ Phù thuỷ 4 Bản đồ Đạo tặc 5 Bột Floo 6 Cầu gợi nhớ 7 Chiếc Cốc lửa 8 Chiếc gương Ảo ảnh 9 Chiếc gương của Sirius Black 10 Chiếc Nón phân loại 11 Chổi bay 12 Chiếc Tắt-sáng 13 Đồng hồ nhà Weasley 14 Đồng hồ quay ngược thời gian 15 Đôi Mắt-điên 16 Đũa phép 17 Hòn đá phù thuỷ 18 Máy ảnh Pháp thuật 19 Thanh gươm Gryffindor 20 Thư cú 21 Trường sinh linh giá 22 Túi xách của Hermione 23 Tưởng ký 24 Xe đò Hiệp sĩ 25 Xe mô-tô bay 26 Xe ô-tô bay 27 Khác 1 Áo khoác Tàng hình Áo khoác Tàng hình (Invisibility Cloaks) là chiếc áo có khả năng biến người mặc nó trở nên vô hình, tuy nhiên người ta vẫn có thể cảm nhận người mặc nó qua các giác quan khác. Harry Potter nhận được một chiếc áo từ năm học thứ nhất tại Hogwarts, do một người giấu mặt (sau này mới biết là cụ Albus Dumbledore gửi cho) vào dịp Giáng sinh . Chiếc áo tàng hình của Harry Potter là một chiếc áo đặc biệt, nó là một trong ba bảo bối Tử thần và thuộc sở hữu của cha Harry James Potter . Trước đó nó là của cụ Ignotus Peverell . Chiếc áo này thường được James sử dụng để vi phạm nội quy trong trường, đồng thời cũng giúp Harry cùng bộ 3 trốn ra ngoài ban đêm. Kích thước áo khá lớn, đủ để cho 3 người cùng vào trong, tuy nhiên lúc họ cao lên thì còn hở chút ở chân.

Transcript of Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Page 1: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry PotterNhững đồ vật trong bộ truyện Harry Potter là những đồ vật không có thật, được tưởng tượng ra hoặc những đồ vật có thật nhưng có công dụng khác so với bình thường trong bộ truyện Harry Potter của J.K. Rowling. Chúng giúp phù thuỷ thực hiện những phép thuật.

Mục lục

1 Áo khoác Tàng hình 2 Bảo bối tử thần 3 Bàn cờ Phù thuỷ 4 Bản đồ Đạo tặc 5 Bột Floo 6 Cầu gợi nhớ 7 Chiếc Cốc lửa 8 Chiếc gương Ảo ảnh 9 Chiếc gương của Sirius Black 10 Chiếc Nón phân loại 11 Chổi bay 12 Chiếc Tắt-sáng 13 Đồng hồ nhà Weasley 14 Đồng hồ quay ngược thời gian

15 Đôi Mắt-điên 16 Đũa phép 17 Hòn đá phù thuỷ 18 Máy ảnh Pháp thuật 19 Thanh gươm Gryffindor 20 Thư cú 21 Trường sinh linh giá 22 Túi xách của Hermione 23 Tưởng ký 24 Xe đò Hiệp sĩ 25 Xe mô-tô bay 26 Xe ô-tô bay 27 Khác

1 Áo khoác Tàng hình

Áo khoác Tàng hình (Invisibility Cloaks) là chiếc áo có khả năng biến người mặc nó trở nên vô hình, tuy nhiên người ta vẫn có thể cảm nhận người mặc nó qua các giác quan khác.

Harry Potter nhận được một chiếc áo từ năm học thứ nhất tại Hogwarts, do một người giấu mặt (sau này mới biết là cụ Albus Dumbledore gửi cho) vào dịp Giáng sinh. Chiếc áo tàng hình của Harry Potter là một chiếc áo đặc biệt, nó là một trong ba bảo bối Tử thần và thuộc sở hữu của cha Harry là James Potter. Trước đó nó là của cụ Ignotus Peverell. Chiếc áo này thường được James sử dụng để vi phạm nội quy trong trường, đồng thời cũng giúp Harry cùng bộ 3 trốn ra ngoài ban đêm. Kích thước áo khá lớn, đủ để cho 3 người cùng vào trong, tuy nhiên lúc họ cao lên thì còn hở chút ở chân.

Chiếc áo luôn có ích cho Harry, trừ một trường hợp tại năm thứ 6, cậu bị Draco Malfoy đánh trên tàu đến trường, rồi trùm áo khoác Tàng hình lên để không cho ai cứu rồi bỏ lại một mình cậu ở đó.

Ngoài chiếc áo của James ra, trong truyện còn có đề cập một chiếc áo khác của Crouch Con (Barty Crouch Senior). Hắn được sử dụng trong cuộc Quidditch Thế giới để có thể xem trực tiếp trận đấu, Crouch rất thích trò Quidditch này.

Tuy nhiên chỉ có tấm áo của Harry mới là tấm áo khoác tàng hình thực sự, 1 tấm áo khoác thực ra và thực sự khiến cho người mặc hoàn toàn vô hình, bền chắc vĩnh viễn, tạo được sự che giấu không bao giờ đổi và không xuyên thấu nổi, bất chấp có ếm bùa gì lên nó. Chính vì thế mà đây là một trong những Bảo bối Tử thần.

Page 2: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

2 Bảo bối Tử thầnBảo bối Tử thần (Deathly Hallows) là nhóm các vật dụng phép thuật hùng mạnh trong bộ truyện giả tưởng Harry Potter của nữ nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling.

Kí hiệu của Bảo bối tử thần - Nét dọc là Cây đũa Cơm Nguội, đường tròn là Viênđá Phục sinh và hình tam giác là Áo khoác tàng hình.

Sự tích

Chuyện kể về ba anh em

Đây là câu chuyện được nhắc đến trong tập 7, với lời kể của Hermione. Cô đọc nó cho Harry, Ron nghe vào dịp gặp ông Xenophilius Lovegood tại nhà. Đây là câu chuyện mà tất cả trẻ con phù thủy hoặc sống dưới mái nhà phù thủy đều được nghe, nhưng không ai tin rằng các bảo bối đó là thật. Họ chỉ coi nó như một chuyện cổ tích bình thường dùng để răn dạy con cháu

"Ngày xửa ngày xưa, có ba anh em đi trên một con đường ngoằn ngoèo vắn vẻ vào lúc chiều hôm. Vừa lúc ba anh em đi tới một dòng sông, sông quá sâu nên không lội qua được và quá nguy hiểm để bơi được. Tuy nhiên, mấy anh em này đều tinh thông pháp thuật, vì vậy họ chỉ cần vẩy đũa phép và tạo ra một cây cầu bắc ngang dòng nước lũ.Họ băng qua được nửa cây cầu thì bỗng một cái bóng trùm đầu kín mít chặn đường Và Thần chết nói với họ. Thần rất tức giận là đã bị phỗng tay trên 3 nạn nhân mới, bởi vì khách lữ hành thường chết đuối dưới dòng sông. Nhưng thần chết gian xảo lắm. Thần giả bộ chúc mừng 3 anh em về pháp thuật của họ, và nói là mỗi người đáng được nhận 1 phần thưởng cho sự khôn khéo lách được thần

Thế là người anh cả, một kẻ hiếu chiến hỏi xin 1 cây đũa phép nhiều quyền phép hơn mọi cây đũa phép trên đời: một cây đũa phép luôn giúp chủ nhân chiến thắng trong những trận đấu tay đôi, một cây đũa phép xứng đáng với 1 phù thủy đã từng chế ngự được thần chết! Thần chết bèn băng ngang tới 1 cây cơm nguội mọc bên bờ sông, bẻ 1 cành cây rủ xuống, làm ra 1 cây đũa phép và đưa nó cho người anh cả.

Kế đến là người anh hai, 1 kể ngạo mạn, quyết định phải làm cho thần chết bẽ mặt hơn nữa, nên hỏi xin quyền lực gọi những người khác trở về từ cõi chết. Thần chết bèn lượm 1 viên đá bên bờ sông và đưa cho người anh 2, rồi nói với anh là viên đá đó có quyền năng gọi những người chết.

Và rồi, Thần chết hỏi người anh 3 và cũng là người em út xem anh ta muốn gì. Người em út là kẻ khiêm tốn nhất, cũng là người khôn ngoan nhất trong 3 anh em, và anh ko tin tưởng thần chết. Vì thế, anh hỏi xin cái gì đó có thể giúp anh từ đó đi tiếp mà ko bị thần chết bám theo. Vô cùng bất đắc dĩ, thần chết bèn giao cho anh chính tấm áo khoác tàng hình của mình. Thế rồi thần chết đứng qua 1 bên và cho phép 3 anh em tiếp tục cuộc hành trình, và 3 anh em vừa đi tiếp vừa chuyện trò trong kinh ngạc về sự táo bạo mà họ đã trải qua, vừa cùng tán thưởng những món quà của thần chết.

Rồi cũng đến lúc mấy anh em chia tay, mỗi người 1 đích đến riêng.

Người anh cả tiếp tục cuộc hành trình thêm 1 tuần lễ nữa và đến được 1 ngôi làng xa xôi, tìm ra 1 tay phù thủy và gây gổ với hắn ta 1 trận. Đương nhiên với vũ khí là cây đũa phép Cơm nguội anh cả không thể nào thua trong trận đấu tay đôi sau đó. Bỏ mặc kẻ thù của mình nằm chết trên sàn, người anh cả tiếp tục đi tới 1 cái quán,

Page 3: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

ở đó anh lớn tiếng khoe khoang về cây đũa phép đầy quyền lực mà anh đã chớp được của chính Thần chết, và cây đũa phép đã khiến anh trở nên vô địch thế nào.

Chính ngay trong đêm đó, một phù thủy khác bò tới chỗ người anh cả khi anh nằm say be bét trên giường. Tên trộn ăn cắp cây đũa phép và để đảm bảo an toàn, hắn cắt luôn cổ họng người anh cả và thế là Thần chết đã lấy xong mạng người anh cả.

Trong lúc đó, người anh hai lên đường trở về nhà mình, nơi anh sống 1 mình. Tại đây anh lấy ra viên đá có quyền phép gọi người chết, và xoay nó 3 lần trong tay. Anh ngạc nhiên và vui sướng biết bao khi hiện ra ngay tức thì trước mắt anh hình bóng người con gái anh đã từng hi vọng kết hôn trước khi nàng chết yểu.

Nhưng nàng buồn và lạnh, cách biệt anh như thể bị ngăn chia bằng 1 tấm mạng che. Mặc dù nàng trở về chốn dương gian nhưng nàng không thực sự thuộc về thế giới này và nàng buồn khổ. Cuối cùng người anh hai phát khùng về những khao khát vô vọng, đã tự giết mình để xum vầy với nàng nơi chín suối.

Và thế là Thần chết đã lấy mạng người anh hai.

Nhưng dù đã tìm kiếm người em út suốt nhiều năm trời, nhưng Thần chết không sao kiếm được anh. Cuối cùng chỉ khi đã rất thọ rồi, người em út mới cởi áo khoác tàng hình ra để trao nó cho con trai mình. Và lúc đó người em út chào đón Thần chết như một người bạn cũ, vui vẻ cùng thần ra đi. Và 2 người rời khỏi thế gian như 2 kẻ đồng đẳng ngang tài."

Khác

Theo cụ Albus Dumbledore thì thực chất ba anh em trong truyện là những phù thủy tài hoa và nguy hiểm. Những người đã thành công trong việc chế tạo những món đồ đầy quyền phép.

Những chủ nhân nguyên thủy

Ba anh em trong truyện chính là ba anh em nhà Peverell. Mộ của cụ Inotus được xây dựng ở thung lũng Godric.

Antioch Peverell

Chính là chủ nhân đầu tiên của Cây đũa phép Cơm nguội.Hậu duệ cuối cùng của người này là Cụ Albus Dumbledore vì có cây đũa phép Cơm Nguội.

Cadmus Peverell

Chính là chủ nhân đầu tiên của Viên đá Phục sinh.Hậu duệ cuối cùng của người này là Marvolo Gaunt (ông ngoại của Chúa Tể Voldemort).Nó được giấu trong chiếc nhẫn của Mavolo Gaunt rồi được Voldemort biến chiếc nhẫn thành một Trường Sinh Linh Giá. Về sau nó ở trong tay Cụ Dumbledore (để lấy được nó Cụ Dumbledore phải hy sinh bàn tay phải. Bàn tay cụ sau khi đeo chiếc nhẩn đã bị cháy đen).

Ignotus Peverell

Chính là chủ nhân đầu tiên của tấm Áo khoác Tàng hình. Hậu duệ cuối cùng của người này là Harry Potter.

Những Bảo bối Tử thần

Cây đũa phép cơm nguội

Cây Đũa phép Cơm nguội là Bảo bối dễ truy nguyên nhất, do cách thức nó được chuyền từ tay người này sang tay người khác. Người muốn sở hữu cây đũa phép đó phải chiếm đoạt nó từ chủ nhân trước, nếu muốn trở thành chủ nhân đích thực của nó. Trong lịch sử đẫm máu của mình thì cây đũa được chuyền tay bằng giết chóc.

Page 4: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Nhưng thực chất người muốn sở hữu cây đũa phép chỉ cần tước khí giới của chủ nhân cây đũa phép. Chủ nhân hiện tại của cây đũa là Harry Potter nhưng cậu không sử dụng nó bởi nó quá nguy hiểm. Cây Đũa phép Cơm nguội (The Elder Wand) còn được gọi với cái tên Cây đũa Vô địch, Cây Gậy Tử thần, Cây đũa Định mệnh... là cây đũa mà Voldemort mất công tìm kiếm đẻ trở thành vô địch. Thực chất Elder có nghĩa là Cây cơm cháy nhưng cũng có nghĩa là Tiền bối, Vô địch ...

Viên đá Phục sinh

Là Bảo bối ít được biết đến, được dòng họ Gaunt lưu truyền dưới dạng một chiếc nhẫn cẩn đá đen xấu xí được chạm khắc biểu tượng của Bảo Bối Tử thần. Đến thời của Morfin Gaunt, thì bị chính người cháu của ông - Tom Riddle- đánh cắp trong lần ám sát cả nhà bố mình và dùng cái chết đó để biến chiếc nhẫn thành một Trường sinh linh giá. Cụ Dumbledore đã tìm thấy nó trong căn chòi đổ nát của dòng họ Gaunt, tuy đã biết rằng nó là một Trường sinh linh giá song vì sự cám dỗ của nó cụ đã đeo lên và bị trúng lời nguyền độc. Cụ về Hogwarts và dùng Thanh gươm Gryffindor chặt vỡ. Thầy Severus Snape khóa chặt lời nguyền trong một bàn tay và nói cụ sẽ chết trong một năm nữa. Viên đá được cụ dấu trong trái Snitch mà Hary nuốt phải trong trận đấu Quidditch đầu tiên và trao cho cậu trong di chúc của mình. Sau đó thì bị Harry đánh rơi trong Khu Rừng Cấm và cậu nói sẽ không tìm lại nữa.

Áo khoác Tàng hình

Là Bảo bối được truyền từ cha tới con, từ mẹ tới con. Đây là tấm áo khoác tàng hình thực sự khiến cho người mặc hoàn toàn vô hình, bền chắc vĩnh viễn, tạo được sự che giấu không bao giờ đổi và không xuyên thấu nổi, bất chấp có ếm bùa gì lên nó. Chủ nhân hiện tại của tấm áo là Harry do cụ Albus Dumbledore gửi cho vào dịp Giáng sinh vào năm thứ nhất. Nó từng thuộc sở hữu của cha Harry là James Potter và ông đã trao nó cho cụ Dumbledore vào mấy ngày trước ngày ông bị giết.

3 Bàn cờ Phù thuỷ

Bàn cờ Phù thuỷ (Wizard's Chess) là bàn cờ vua. Các nước đi và luật chơi của nó hoàn toàn như bàn cờ vua bình thường, tuy nhiên các quân cờ đi trong đó khi ăn nhau là có thật. Chúng dùng vũ khí đập quân mình ăn ngay trên bàn cờ. Hermione rất không bằng lòng khi Ron và Harry chơi trò này vào năm thứ nhất.

Tuy nhiên, khi đối mặt với bàn cờ khổng lồ của cô Minerva McGonagall, cả ba đều phải trở thành một quân cờ. Đây là bàn cờ tự động thiếu hụt một số quân bất kì tương đương với số người định đi qua nó. Ron tình nguyện hi sinh để hai bạn vào vòng tiếp theo. Cậu cũng là một người chơi cờ giỏi. Bằng chiến thắng này cậu được 50 điểm cho nhà Gryffindor vào năm thứ nhất của cậu.

4 Bản đồ Đạo tặc

Bản đồ Đạo tặc (Marauder's Map), xuất hiện lần đầu tiên ở tập ba Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban, là một bản đồ làm ra cho những kẻ phá phách pháp luật. Bản đồ Marauder được làm ra bởi: Quý ông Mơ Mộng Ngớ Ngẩn, Đuôi Trùn, Chân Nhồi Bông và Gạc Nai. Bốn người này thực chất là: Remus Lupin, Petter Pettigrew, Sirius Black và James Potter, là bốn học sinh của trường Hogwarts trước đây, trong đó James Potter là cha của Harry Potter, nhân vật chính của bộ truyện Harry Potter.

Khác với các bản đồ bình thường, đây là bản đồ mà ở đó toàn bộ ngóc ngách trong trường Hogwarts hiện ra (trừ phòng Cần Thiết), cùng với đó là tên tất cả mọi người đi lại. Đây là đồ vật mà cả 4 người sáng tạo ra sử dụng để trốn ra ngoài. Đặc biệt nó còn có chức năng từ chối sự sử dụng của Severus Snape. Bản đồ này vẽ chi tiết sơ đồ trường và thể hiện chính xác vị trí của từng người, sinh vật trong trường, bằng các chấm đen di chuyển và có nhãn tên ghi chú. Bản đồ này được mở ra bằng cách gõ đũa phép vào và đọc câu thần chú: Tôi trang trọng thề rằng tôi là đồ vô tích sự. Và đóng lại bằng câu thần chú : Phá luật xong hoặc Việc đã xong.

Page 5: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Bản đồ được bốn học sinh trên sử dụng khi học ở trường Hogwarts. Sau đó được lưu giữ trong phòng của thầy giám thị Filch (mặc dù thầy không biết tí gì về tác dụng của nó), tình cờ lọt vào tay của hai anh em Fred và George Weasley (một trong những người anh của Ron Weasley, bạn thân của Harry ở trường Hogwarts)trong một lần hai anh em họ bị phạt cấm túc vì quậy phá, vào năm học thứ nhất của họ tại trường. Sau đó, họ trao tấm bản đồ cho Harry Potter vào năm học thứ 3, để Harry có thể sử dụng các lối đi bí mật để đi thăm làng Hogmeade - ngôi làng gần trường Hogwarts, là nơi duy nhất chỉ toàn phù thủy sinh sống trên toàn nước Anh. Tấm bản đồ này sau khi bị giáo sư Remus Lupin tịch thu vào năm học thứ ba, khi thầy là giáo viên môn Phòng chống Nghệ thuật hắc ám tại trường, thì sau khi trở về tay Harry, nó được cậu tiếp tục sử dụng một cách hữu ích trong các năm học tiếp theo.

Harry Potter sở hữu chiếc bản đồ này vào năm học thứ 3, do anh em Fred và George Weasley trao, trong khi cậu có ý định trốn ra ngoài Hogwarts.

Cho đến nay, Bản đồ Đạo tặc là tấm bản đồ chi tiết nhất về Hogwarts được biết đến. Tuy nhiên nó vẫn chưa ghi lại hết được mọi điều về Hogwarts.

5 Bột Floo

Bột Floo (Floo Powder) là một loại bột đặc biệt được các phù thủy dùng khi di chuyển hoặc liên lạc bằng lò sưởi (tức là từ lò sưởi đến lò sưởi). Nó được phù thủy Ignatia Wildsmith (1227-1320) phát minh và được đặt tên theo flue.

Bột Floo có thể được sử dụng ở bất kỳ lò sưởi nào kết nối với mạng Floo. Mạng Floo luôn được thông suốt, tuy nhiên đến tập 7, nó đã bị chặn bởi phe Hắc Ám nhắm cắt một đường di chuyển của phe kia.

Harry Potter sử dụng loại bột này khi vào năm học thứ hai. Cách sử dụng là nắm một ít bột, nhảy vào lò sưởi, thả vào người mình rồi đọc thật to nơi mình muốn đến. Tuy nhiên Harry đã đọc nhầm nơi muốn đến Hẻm Xéo (Diagon Alley) sang Diagonnally (được dịch là Hẻm knut).

Ngoài di chuyển người ta còn có thể liên lạc với nhau bằng cách này. Sirius Black đã liên lạc với Harry bằng cách trên, khi đó Harry thấy mặt của Sirius hiện lên trên đống lửa.

6 Cầu gợi nhớ

Quả cầu nhớ của Neville Longbottom

Cầu gợi nhớ (Remembrall) là quả cầu có khả năng nhắc nhở chủ nhân (nắm chặt cầu) nhớ lại một điều gì đó mà mình đã quên bằng cách chuyển sang màu đỏ. Quả cầu này của Neville Longbottom - một cậu bé có tính rất đãng trí. Neville được bà gửi cho quả cầu này vào năm học đầu tiên, nhưng lại bị mất vào năm thứ 6.

Trong năm học đầu, giờ Học bay. Neville đã đánh rơi quả cầu xuống đất, Draco Malfoy bắt được, Harry Potter đòi lại quả cầu khi đang bay đúng trên cửa sổ của cô Minerva McGonagall, từ đó Harry được vào đội tuyển Quidditch.

Mặc dù để gợi nhớ, nhưng chính Neville khi thấy quả cầu chuyển màu đỏ cũng không nhớ nổi mình đã quên những gì.

Page 6: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

7 Chiếc Cốc lửa

Chiếc Cốc lửa (Goblet Of Fire) xuất hiện vào tập 4, với vai trò để chọn những người xuất xắc nhất ở ba trường vào kì thi Tam Pháp Thuật. Chiếc Cốc lửa có thể làm việc rất chính xác như loại người dưới tuổi tham dự. Khi đến lúc quyết định người tham gia, nó tự bắn lên một mẩu giấy ghi tên nhà Vô địch.

Một khi đã được chiếc cốc chọn thì người được chọn sẽ buộc phải tham gia Tam pháp thuật dù muốn hay không.

Chiếc cốc chỉ chọn ba người để thi đấu mà thôi nhưng Barty Crouch Con đã dùng Bùa Lú cực mạnh làm cho cái cốc quên đi việc chỉ chọn ba quán quân thi đấu. Kết quả của việc dùng Bùa Lú đó là : chọn thêm Harry làm người thứ tư tham gia thi đấu.

8 Chiếc gương Ảo ảnh

Chiếc gương Ảo ảnh (Mirror of Erised)là một chiếc gương huyền bí mà Harry Potter tìm ra được khi đang đi dọc theo hành lang của Hogwarts bằng chiếc áo tàng hình trong truyện "Harry Potter và hòn đá phù thủy. Trên gương có ghi hàng chữ "erised stra ehru oyt ube cafru oyt on wohsi" - có ngụ ý là khi đọc ngược lại đúng cách thức được đọc rằng "I show not your face but your heart's desire" có nghĩa là "Tim trong muốn ước điều soi mà mặt gương soi không tôi". Harry, khi nhìn vào gương, có thể nhìn thấy cha mẹ cậu. Cũng thế, xuất hiện thêm những người có liên quan đến cậu. Còn Ron Weasley thì nó thấy nó đang là Thủ lĩnh Nam Sinh và là chỉ huy đội Quidditch đang nhận cúp Quidditch. Theo ý thầy hiệu trưởng Albus Dumbledore, thì chiếc gương cho ta nhìn thấy chính xác cái điều ước ao tha thiết nhất trong tim, không hơn không kém. Vì vậy nên Harry mới thấy được gia đình của mình, còn Ron thì thấy mình thành đạt hơn anh trai của mình.

Sau đó cụ Dumbledore đã đặt chiếc gương ở một nơi thích hợp, là căn phòng chứa Hòn đá Phù thuỷ. Harry đã nhìn thấy được hòn đá, điều cậu tha thiết muốn nhất.

9 Chiếc gương của Sirius Black

Chiếc gương của Sirius Black (Two-way Mirror) là chiếc gương dùng đôi. Mỗi người cần liên lạc sẽ cầm một chiếc, nếu muốn gặp người này thì phải gọi tên người đó ra. Chiếc gương là vật cũ mà James Potter và Sirius Black từng sử dụng để liên lạc trong khi bị cấm túc xa nhau.

Harry Potter nhận lại được 1 chiếc gương trong tập 5. Chiếc còn lại do cụ Aberforth Dumbledore cầm. Chiếc gương đã khiến Harry hiểu lầm rằng cụ Dumbledore vẫn còn sống.

10 Chiếc Nón phân loại

Chiếc Nón phân loại là một chiếc nón xấu xí, cũ kỹ vốn của Godric Gryffindor, chứa một ít não của các nhà sáng lập trường. Chiếc nón được đội vào đầu các học sinh năm thứ nhất mới nhập học để phân loại học sinh vào từng nhà. Chiếc nón có thể nói, có mặt biểu lộ cảm xúc. Từ chiếc nón, một thành viên chân chính của nhà Gryffindor có thể rút ra thanh kiếm Gryffindor. Trong phần hai, Harry đã dùng thanh kiếm Gryffindor để giết con Tử xà Basilisk.

11 Chổi bay

Chổi bay (Magical flying broomsticks) là một dụng cụ thiết yếu trong trò Quidditch. Ngoài công dụng đó ra, nó còn là một phương tiện di chuyển của giới phù thuỷ. Trong các dòng chổi được sản xuất, dòng Nimbus được biết đến như một trong những dòng chổi tốt nhất. Trong khi những cây Tia chớp được tả như dụng cụ thi đấu của các tuyển thủ Quidditch chuyên nghiệp và là loại chổi đua đắt nhất đã từng được sản xuất. Được xếp dưới

Page 7: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Nimbus là những cây Sao chổi (Comets) và Cleansweeps (Quét sạch - chiếc chổi bà Weasley tặng cho Ron khi được làm Huynh trưởng). Loại chổi chậm hơn và đã tương đối lỗi mốt, dùng để học bay ở trường Hogwarts, là những cây Sao Xẹt (Shooting Star). Bà Hooch, giáo viên dạy bay tại Hogwarts, trong phần ba của bộ truyện cũng nhắc đến những cây chổi Mũi tên bạc (Silver Arrows), một loại chổi bà đánh giá rất cao nhưng đã được ngừng sản xuất.

12 Chiếc Tắt-sáng

Chiếc Tắt-sáng (Put-Outer) là đồ vật giúp lấy lại ánh sáng từ nguồn sáng nào đó rồi đem ánh sáng lấy lại này sang một nơi khác. Tắt-sáng là đồ vật của cụ Dumbledore, trong tập 7, cụ đã trao tặng cho Ronald Weasley với vai trò như một vật dùng để trao di chúc.

13 Đồng hồ nhà Weasley

Đồng hồ nhà Weasley (Weasley's Clock) là thứ không dùng để xem giờ, mà để xem tình trạng các thành viên trong gia đình đang ở đâu, làm gì. Mỗi phần trên đồng hồ là một người trong gia đình. Các chế độ của đồng hồ: Nhà, Trường học, Đi làm, Du lịch, Bệnh viện, Mất tích.

14 Đồng hồ quay ngược thời gian

Đồng hồ quay ngược thời gian (Time-Turner) của Hermione là chiếc đồng hồ cô được giáo sư Minerva McGonagall dành cho vào năm học thứ 3. Để sở hữu nó, giáo sư đã phải viết thư đến tận Bộ Pháp thuật và cần giữ bí mật đến phút chót. Hermione dùng nó để có thể học được tất cả các môn học trong trường.

Chiếc đồng hồ được miêu tả là chiếc đồng hồ cát, có dây xích khá dài và có núm vặn để quay thời gian như ý muốn.

Trong phần 3 này, chiếc đồng hồ đã được sử dụng để cứu Sirius Black khỏi nhà tù Azkaban.

15 Đôi Mắt-điên

16 Đũa phép (Harry Potter)

Đũa phép (Wand) là dụng cụ quen thuộc, có vai trò quan trọng trong bộ truyện Harry Potter của nữ nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling. Đây là vật dụng dùng để kết hợp với bùa chú được nói ra để có thể thực hiện một phép thuật. Những học sinh nhập trường ngay từ năm học đầu tiên phải có ngay một chiếc đũa phép cùng với các vật dụng khác theo yêu cầu. Đa số phép thuật đều cần dùng đến đũa phép.

Mục lục

1 Chất liệu 2 Cách chọn đũa phép 3 Chọn loại gỗ cho đũa phép 4 * Chiều dài cây đũa: Vấn đề về kích cỡ.* 5 * Lõi bên trong cây đũa: Vấn đề quan

trọng nhất* o 5.1 Cửa hàng đũa phép

6 Người làm đũa phép

o 6.1 Ông Ollivander o 6.2 Gregorovitch

7 Một số đũa phép o 7.1 Các đũa phép và chủ nhân o 7.2 Cây Đũa phép Cơm nguội

7.2.1 Tên gọi 7.2.2 Sự tích 7.2.3 Chủ nhân

Page 8: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Chất liệu

Mỗi đũa phép đều có lõi bằng chất liệu pháp thuật hùng mạnh: lông đầu bạch kỳ mã, lông đuôi phượng hoàng, gân rồng, kỳ lân,... Không có cây đũa nào giống đũa nào, bởi vì không hề có hai con bạch kỳ mã, hai con phượng, hay hai con rồng nào giống y như nhau. Mỗi phù thuỷ không thể nào tạo được quyền phép tương tự khi sử dụng cây đũa của phù thủy khác. Bên ngoài thường được sử dụng gỗ cây làm vỏ, có tay cầm bên dưới. Có cả những chiếc đũa phép làm bằng chất liệu dễ uốn nắn.

Cách chọn đũa phép

Mặc dù có thể thay đũa phép nếu bị gãy, hỏng nhưng phần lớn các phù thuỷ đều chỉ có một cây đũa phép để sử dụng trong cả cuộc đời. Khi chọn đũa phép, người bán hàng cần đo đạc kĩ lưỡng trước khi bán, rồi cho người mua đũa thử cầm, bởi "đũa phép chọn phù thuỷ, chứ không phải phù thuỷ chọn đũa phép". Mỗi cây đũa là một sự phối hợp riêng biệt mà mỗi cách phối hợp ấy chỉ đúng với được 1 phù thuỷ.

Sau đây là các bước đo để chọn đũa:

Tìm tay thuận có thể cầm đũa (thường thì các bước này đều bị bỏ qua, vì các phù thuỷ phần lớn thuận tay phải)

Đo khoảng cách từ vai đến ngón tay, rồi đo từ cổ tay đến cùi chỏ, từ vai đến sàn, từ tay đến đầu gối... Đo vòng quanh đầu, ...

Chọn loại gỗ cho đũa phép

24/12 – 20/1 => Cây bulô

Gỗ cây bulô đầu tiên được sử dụng lần đầu tiên trong Thế giới phù thủy là để làm gỗ cho cây chổi. Những nhánh cây của cây bulô rất mềm và êm nhẹ, nhưng khá chắc chắn. Nếu như bạn sinh ra trong tháng của cây này, tiềm ẩn trong bạn là một tinh thần vững chắc rất khó để lay chuyển. Những việc mà bạn làm luôn được gia đình và bạn bè ủng hộ. Bạn còn là con người có quyết tâm cao và là người rất thực tế

21/1 – 17/2 => Cây trần bì

Cây trần bì có sức mạnh bảo vệ đặc biệt chống lại những ai cố ý làm hại bạn. Đó là một loại gỗ làm đũa đầy sức mạnh trong việc luyện tập môn Tiên Tri. Nước chắt từ gỗ cây trần bì cũng được sử dụng trong môn Tiên Tri rất phổ biến. và vì vậy thật dễ hiểu khi người sinh ra trong tháng này có khả năng trực giác rất cao. Tuy nhiên người này hơi trầm tính và vì vậy đôi khi nguời này có vẻ không bình thường dưới mắt người khác vì khả năng tiên đoán tương lai.

18/2 – 17/3 => Cây tần bì

Cây tần bì là một trong những loại cây được sử dụng phổ biến nhất trong Thế giới phù thủy. Gỗ của cây này khá bền, mềm và có chất lượng cao.Nó như là dây đai vững chắc cho cả vũ trụ và chính điều này cũng phản ánh tính cách người sinh trong tháng này. Ngừoi sinh ra trong tháng cây tần bì có thể cảm nhận hết được cái đẹp và cái xấu ,niềm vui và nỗi đau của vạn vật.

18/3 – 14/4 => Cây tống quán sủi

Những phù thủy sinh trong tháng này rất quen đối với phượng hoàng và có thể đứng lên và đối mặt với những khó khăn. Họ là người ngay thẳng,bộc trực nhưng là người tốt bụng.Tuy nhiên họ không được chín chăn và rất khó quyết định nếu phải quyết định một điều gì đó.

15/4 – 12/5 => Cây liễu

Page 9: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Cây liễu được biết đến như là cái cây mơ mộng, say mê và đầy cảm hứng. nó có sự liên hệ với huyền thoại Celtic với những cố ngữ và bùa chú. Và đây thường là có liên hệ với cảm xúc bên trong và liên hệ đối với giấc mơ của chúng ta. Vì vậy nếu bạn muốn tìm kiếm về bản thân mình, hãy để một nhánh liễu dưới gối ngủ của mình khi đi ngủ. Bạn sẽ thấy giấc mơ của mình thật sự sâu sắc và đầy ý nghĩa. Tuy nhiên những cây liễu thường luôn ẩn chứa những nỗi buồn. Vì vậy đôi khi có thể thấy người sinh ra trong tháng này khá trầm tính và trông có vẻ buồn.

13/5 – 9/6 => Cây táo gai

Cây táo gai thường đi với mùa xuân và những vị tiên. Truyền thuyết kể lại có vẻ đây là loại cây mà mọi người sợ hãi vì sự xui xẻo sẽ tìm đến với những người đi tìm và chặt loại cây này. những người sinh ra trong tháng này bướng bỉnh nhưng rất yêu quí mọi người,đặc biệt là những người luôn ủng hộ và bảo vẹ họ,coi họ như gia đình của mình. Đôi khi họ còn là người khá bị phụ thuộc.

10/6 – 7/7 => Cây sồi

Cây sồi là một trong những loại cây mà những phù thủy thời cổ đại dự tính là loại cây đáng sợ. Cây sồi là biểu tượng của vị thần Thor ở bắc âu và Jupiter. Nó được biết đến như loại cây mạnh mẽ và đầy sức mạnh. Vì vậy những người sinh ra trong tháng này dũng cảm,mạnh mẽ, độc lập ,không ngoan. Họ không thích sự thay đổi và có lập trường vững vàng.

8/7 – 4/8 => Cây ô rô

Cây ô rô có sự liên hệ với sự tái sinh và cuộc sống. Đây là loại cây đối lập với cây thủy tùng,loại cây đại diện cho sự chết chóc và kết thúc. Những người sinh trong tháng cây ô rô thích mùa đông và sự lạnh lẽo mà mọi nguwoif không thích. Người này là người tôn trọng sư công bằng,ghét sự giả dối. vì vậy có thể thấy nguwoif sinh ra trong tháng này rất chăm chỉ, trung thực , khoan dung.

5/8 – 1/9 => Cây phỉ

Những người sinh ra trong tháng của cây này có cái đầu của 1 người lãnh đạo, nhưng đôi khi họ tốn nhiều thời gian cho những suy nghĩ cạnh tranh và đánh nhau thay là những suy nghĩ để hoàn thiện những ký năng của mình. Nguwoif sinh ra trong tháng này rất thiếu tính kiên nhẫn và thường hành động nóng vội. Đôi khi những nguwoif này dường như luôn tìm kiếm những thứ mới mà quên đi những giá trị cũ.Những người này cần sự kiên nhẫn. Họ thuờng là những người gây ấn tượng đối với mọi người. Họ là người khá hòa đồng.

2/9 – 29/9 => Cây nho

Những người sinh ra trong tháng cây nho hay sử dụng một cây đũa làm từ gỗ nho thường là người vui tính, dễ và thích hòa mình với thiên nhiên. Họ thích sự yên tĩnh và rất gắn bó với thiên nhiên.

30/9 – 27/10 => Cây trường xuân.

Những phù thủy trog tháng này là người kiên định, kiên trì và có vẻ nóng tính. Tính cách họ đôi khi bất thường. Họ là người chung thủy trong tình yêu.Đã không yêu tức là không yêu. Nếu họ đã yêu thì rất trân trọng tình yêu.

28/10 – 24/11 => Cây lau

Những người sinh ra trong tháng này là những người thực tế, họ muốn mình là người hữu dụng cho mọi người và xã hội. Họ là người có óc tổ chức tốt. Họ rất thích sử dụng bàn tay của mình và không sợ nó bị bẩn và là người thích làm từ thiện. Họ là người rất năng động và sáng tạo.

25/11 – 23/12 => Cây thủy tùng

Page 10: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Cây thủy tùng được biết đến như là cây của sự chết chóc. Và trước kia đã có người nói rằng không phải ý tưởng tốt khi sử dụng nó cho pháp thuật. Cây thủy tùng cũng là cây của cái chết ngay cả khi cây thủ tùng là loại cây sống lâu năm nhất trong số những loại cây ở đây. Nó thường gắn liền với nghệ thuật Hắc Ám mặc dù nó cũng có một số công dụng cho môn Tiên tri. Những người sinh trong tháng này thì thông minh và nhanh trí, tuy nhiên những người này rất nóng tính.

* Chiều dài cây đũa: Vấn đề về kích cỡ.*

Chiều dài của cây đũa cũng là yếu tố quyết định đặc điểm người chủ sở hữu nó. Có thể cho điều này là kì lạ khi cho rằng chiều dài của cây đũa là 1 phần thể hiện chiều cao của bạn khi bạn trưởng thành về sau khi bạn mới chỉ có 11 tuổi. Nhưng đó là sự thật.Chính Rubeus Hảgid là người có cây đũa dài nhất từ trước đến nay mà ông Olivander từng bán.Nó dài 16 inch. Một vài cây đũa nhỏ hơn thì đã thành sở hữu của giáo sư Flitwick và người từng là Bộ Trưởng Bộ Pháp Thuật,bà Delores Umbridge. Thêm một VD nữa, hãy nhìn vào cây đũa của cha mẹ mình, nếu như bạn giống họ y hệt,đặc biệt là cha hoặc mẹ của bạn thì cây đũa của bạn cũng sẽ gần giống so với cây đũa của cha hoặc mẹ bạn, gần như giống hoàn toàn kích thước cây đũa.

Tại sao lại như vậy ? Nếu như bạn là một người có chiều cao khiêm tốn, thì tất nhiên bạn sẽ không thể sở hữu 1 cây đũa dài tới 16 inch (tương đươcng chiều dài một chú cún con). Và điều tất nhiên,một người khổng lồ lai như Hagrid thì sẽ rất khó khăn khi sử dụng một cây đũa ngắn tun tủn với bàn tay khổng lồ của mình. Vì vậy trong kì nghỉ tới về thăm gia đình tại sao bạn không đi xem cây đũa của cha mẹ bạn ra sao nhỉ. Và cũng đừng buồn nếu nó có ngắn hay không vì điều đó không ảnh hưởng sức mạnh cây đũa của bạn đâu.

* Lõi bên trong cây đũa: Vấn đề quan trọng nhất*

Ông Olivander đã đề cập rằng ông chỉ sử dụng ba loại lõi đũa khác nhau: lông đuôi của phượng hoàng, lông của một con kỳ lân và cả xơ thịt trái tim rồng. Mỗi thứ có nguồn gốc từ một loại sinh vật huyền bí vì vậy mà không cây đũa nào giống nhau y xì đúc. Lõi cây đũa của bật mí nhiều đặc điểm, kỹ năng mà pháp sư sở hữu chúng có.

Lông đuôi của một con kỳ lân Kỳ lân là con vật tượng trưng cho sự thuần khiết và những điều tốt đẹp. Nó là loại sinh vật đặc biệt, đẹp đẽ kiêu sa và rất quan trọng đối với Pháp thuật . Sừng của nó dùng để pha chế độc dược, và máu của nó có tác dụng kéo dài sự sống. Nhưng việc giết hại một con kỳ lân được coi như là một tội ác, vì vậy thứ được lấy trên mình con kỳ lân để làm đũa là lông đuôi của nó. Đi thu thập những chiếc lông đuôi của một con kỳ lân không phải là một chuyện dễ dàng nhưng dường như nguyên liệu này được ông Olivander dùng làm lõi đũa nhiều nhất trong cuộc đời chế tác đũa thần của mình. Vì theo quan niệm phép thuật xưa, phép thuật sẽ trở thành pháp thuật tốt nếu sử dụng thứ liên quan nhiều đến thiên nhiên.VD như môn Thảo dược và Chăm sóc sinh vật huyền bí. Người ta cho rằng những người sở hữu cây đũa có lõi làm từ lông đuôi con kỳ lân sẽ có một trái tim vô cùng thuần khiết.

Xơ thịt tim rồng Rồng là một trong những sinh vật đầy sức mạnh và nguy hiểm nhất trong thế giới các phù thủy . Vì vậy có thể thấy rõ một điều cây đũa có lõi làm từ nguyên liệu này thực sự đầy sức mạnh và quyền uy. những cây đũa dạng này đặc biệt tốt trong môn Biến, một trong những pháp thuật khó nhất. Và người sử dụng loại đũa này là người thông minh, tinh nhanh thì mới có thể sử dụng loại đũa có lõi làm từ xơ thịt tim rồng.

Lông đuôi của Phượng Hoàng Đây là nguyên kiệu ít được dùng nhất vì sau khi lông phượng hoàng rụng hết , nó sẽ tự thiêu cháy thân mình và tự tái sinh. Tuy nhiên những cây đũa được làm từ lông đuôi phượng hoàng được biết đến như loại đũa mạnh nhất trong số các loại đũa. Những cây đũa loại này đặc biệt tốt trong Phòng Chống Nghệ Thuật Hắc Ám và ngay cả nghệ Thuật Hắc Ám. Những người sở hữu cây đũa loại này là những người có sức mạnh phi thường và cực kỳ tài năng.

Cửa hàng đũa phép

Page 11: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Có những cửa hàng dành riêng cho đũa phép. Ở đó, người mua (thường vào năm 11 tuổi) sẽ đến để trực tiếp chọn đũa. Đũa phép được bảo quản trong chiếc hộp dài, hình chữ nhật và chất đống lên bên trong nhà chủ.

Người làm đũa phép

Ông Ollivander

Xem bài chính Ông Ollivander Ông Ollivander và cây đũa phép

Gregorovitch

Gregorovitch xuất hiện vào Harry Potter và Chiếc cốc lửa và Harry Potter và Bảo bối Tử thần, bởi có liên quan đến lai lịch của Cây Đũa phép Cơm nguội- Một trong ba Bảo bối tử thần. Thời trước, ông đã từng có nó, xong đã bị Gellert Grindelwald đánh cắp. Nhưng khi Voldemort tìm đến để lấy cây đũa này thì nó đã mất nên hắn đã giết ông.(Cây đũa ấy của Giáo sư Albus Dumbledore)

Một số đũa phép

Các đũa phép và chủ nhân

Chủ nhânLoại gỗ

Chiều dài

Lõi Ghi chú

Harry PotterNhựa ruồi

11 tấc

Lông đuôi chim phượng hoàng

"Anh em" với cây đũa phép của Chúa tể Hắc ám Voldemort, cùng có lõi là lông đuôi của con chim phượng hoàng Fawkes - vật nuôi của Hiệu trưởng Albus Dumbledore.

Hermione Granger

Nho10¾ tấc

Sợi tim rồng

Ronald Weasley đũa phép 1

Tần bì 12 tấcLông đuôi bạch kì mã

Đũa phép cũ của Ron bị hư hỏng nghiêm trọng vào ngày 2 tháng 9 năm 1992 trong khi đang tìm cách chạy vào trong cây Liễu Gai.

Ronald Weasley đũa phép 2

Liễu 14 tấcLông đuôi bạch kì mã

Chúa tể Hắc ám Voldemort

Thủy tùng

13½ tấc

Lông đuôi chim phượng hoàng

"Anh em" với cây đũa phép của Harry Potter, cùng có lõi là lông đuôi của con chim phượng hoàng Fawkes - vật nuôi của Hiệu trưởng Albus Dumbledore.

Albus Dumbledore

Cơm nguội

(không rõ)

(không rõ)

Được biết đến là Cây đũa phép Cơm nguội, có ngồn gốc từ Antioch Peverell hàng trăm năm trước. Giáo sư Dumbeldore đã giành được quyền làm chủ cây đũa phép sau khi đánh bại Gellert Grindelwald trong một trận chiến nổi tiếng. Đây cũng là một trong ba Bảo bối tử thần, còn gọi là "Đũa phép Định mệnh" tạo bởi Thần Chết.

Rubeus Hagrid Sồi 16 tấc Lông sói

"Hơi cong"; bị bẻ đôi khi Hagrid bị đuổi khỏi trường Hogwarts trong năm học thứ ba của ông - một phần cây đũa phép được giấu trong chiếc ô màu hồng của ông sau này.

James Potter Sao 11 tấc Sợi tim sói "Dễ uốn dẻo, xuất sắc khi kết hợp với bùa phép biến

Page 12: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

hình".

Lily Potter Liễu10¼ tấc

(không rõ)cây đũa đó bằng gỗ cây liễu, dài ba tấc, thanh nhã. Một cây đũa đẹp thích hợp cho việc luyện bùa..

Neville Longbottom đũa phép 1

(không rõ)

(không rõ)

(không rõ)Thuộc về sở hữu của bố Neville; bị Antonin Dolohov làm gãy trong trận chiến tạo Sở Bảo mật vào tháng 6 năm 1996.

Neville Longbottom đũa phép 2

Hồng đào

(không rõ)

Lông đuôi bạch kì mã

Là cây đũa phép cuối cùng mà Ông Ollivander đã bán trước khi mất tích năm 1996.

Fleur Delacour Hồng 9½ tấcTóc tiên nữ

"Không uốn cong được"; lõi là một sợi tóc từ người bà của Fleur, vốn là một tiên nữ.

Viktor Krum Trăn10¼ tấc

Sợi tim rồng

To hơn bình thường, "khá cứng rắn", được làm bởi Gregorovitch.

Cedric Diggory

Tần bì12¼ tấc

Lông đuôi bạch kì mã

"Dễ đàn hồi"; lõi được làm từ lông đuôi của một con bạch kì mã đặc biệt tốt (cao 17 gang tay) mà Ông Ollivander đã bị nó húc sau khi nhổ một sợi lông đuôi của nó.

Dolores Umbridge

(không rõ)

(không rõ)

(không rõ)Đũa phép có chiều dài "ngắn hơn bình thường"; bị móng guốc của nhân mã làm gãy khi ở trong Rừng cấm tháng 6 năm 1996.

Draco Malfoy Táo gai 10 tấcLông đuôi bạch kì mã

"Đàn hồi tương đối"; đã thuộc quyền sở hữu của Harry sau sự kiện tại Phủ Malfoy, cho đến khi Harry trở thành chủ nhân của cây Đũa phép Cơm nguội và phục hồi lại cây đũa phép của đầu tiên của mình.

Lucius Malfoy Đu(không rõ)

Sợi tim rồng

Được giấu trong một cây gậy chạm đầu rắn mà Lucius thường mang theo. Voldemort đã "mượn tạm" nó nhưng lúc sau nó bị phá hủy bởi cây đũa phép của Harry trong trận chiến khi rời khỏi gia đình Dursley.

Bellatrix Lestrange

Óc chó12¾ tấc

Sợi tim rồng

"Không uốn cong được"; đã thuộc quyền sở hữu của Hermione sau sự kiện tại Phủ Malfoy.

Peter Pettigrew Hạt dẻ 9¼ tấcSợi tim rồng

"Giòn, dễ gãy"; thuộc quyền sở hữu của Peter chỉ sau khi ông Ollivander bị bắt cóc; đã thuộc quyền sở hữu của Ron sau sự kiện tại Phủ Malfoy.

Cây Đũa phép Cơm nguội

Tên gọi

Cây Đũa phép Cơm nguội ...(The Elder Wand) còn được gọi với cái tên Cây đũa Vô địch, Cây Gậy Tử thần, Cây đũa Định mệnh... là một trong những Bảo bối Tử thần mà Voldemort mất công tìm kiếm. Thực chất Elder có nghĩa là Cây cơm cháy nhưng cũng có nghĩa là Tiền bối, Vô địch ...

Sự tích

Có ba anh em trên đường đi, gặp Thần Chết. Thần Chết cho mỗi người một món quà và người anh cả đã xin một cây đũa phép vô địch và có nhiều quyền năng hơn bất kì cây đũa phép nào. Thần chết đã bẻ một cành cây cơm cháy và biến nó trở thành một cây đũa phép như người anh cả mong muốn.

Chủ nhân

Harry Potter,Albus Dumbledore,Gellert Grindelwald,Draco Malfoy,Gregovitch,....

Page 13: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

17 Hòn đá phù thuỷ

Thuật nghiên cứu giả kim cổ điển chú trọng đến Hòn đá Phù thủy, một vật chất huyền thoại có những sức mạnh lạ kỳ. Hòn đá có thể đổi bất cứ thứ kim loại nào thành vàng ròng. Hòn đá cũng tạo ra thuốc Trường sinh làm cho người uống bất tử.

Trong nhiều thế kỷ qua đã có nhiều báo cáo về Hòn đá Phù thủy, nhưng hòn đá đang tồn tại hiện nay thuộc về cụ Nicolas Flamel, một nhà giả kim xuất sắc và cũng là một người say mê ca kịch. Cụ Flamel vừa mừng sinh nhật thứ 665 của mình. Cụ đang hưởng một cuộc đời ẩn dật ở Devon cùng với vợ là Perenelle (cụ bà 658 tuổi). Sau khi Voldemort đánh cắp không thành Hòn đá, Nicolas Flamel đã nhờ cụ Dumbledore tiêu hủy hòn đá, như vậy Nicolas Flamel và vợ cụ sẽ chết.

18 Máy ảnh Pháp thuật

Máy ảnh Pháp thuật là chiếc máy ảnh như chiếc máy ảnh bình thường khác, tuy nhiên nó cho ra hình ảnh động trên giấy trong khoảng một vài giây. Khi chụp xong một tấm hình thì chiếc máy lại xịt khói mù mịt.

19 Thanh gươm Gryffindor

Thanh gươm Gryffindor (Sword of Gryffindor) là thanh gươm của nhà Gryffindor do yêu tinh chế tạo, thanh gươm kháng lại bụi bẩn, chỉ hấp thụ những gì làm nó mạnh thêm như nọc độc Tử Xà- chất liệu có thể hủy diệt Trường sinh linh giá. Theo những bằng chứng đáng tin cậy thì thanh gươm sẽ tự trình diện với những thành viên chân chính nhà Gryffindor. Nó xuất hiện và sử dụng đầu tiên vào năm học thứ hai của Harry Potter. Khi đang ở căn hầm bí mật trong trường Hogwarts, con phượng hoàng Fawkes đã mang nó đến cho cậu và được đựng trong Chiếc Nón Phân loại. Cậu đã dùng nó để giết con Tử xà. Và trong phần 7, Neville Longbottom đã dùng nó để chém con rắn Nagini - vốn cũng là một Trường sinh linh giá.

20 Thư cú

Thư cú là một phương pháp gửi thư trong thế giới pháp thuật sử dụng những con cú để mang những bức thư tới nơi cần gửi tới. Ở thế giới bình thường có thể gửi bằng phương pháp chuyển bưu điện hoặc sử dụng thư điện tử để truyền tải thư tới đích.

21 Trường sinh linh giá

Trường Sinh Linh Giá (Horcrux) là một vật dụng phép thuật trong bộ truyện giả tưởng Harry Potter của J. K. Rowling. Đó là một dụng cụ thuộc về Nghệ thuật Hắc ám được tạo ra để đạt đến sự bất tử. Khái niệm Trường Sinh Linh Giá được dùng đầu tiên ở tập 6 Harry Potter và Hoàng tử lai, mặc dù có những Trường Sinh Linh Giá đã tồn tại từ những tập trước đó mà không được nhận biết. Thông qua nhân vật Horace Slughorn mà các đặc tính của Trường Sinh Linh Giá đuợc đưa ra. Việc tìm thấy và phá hủy những Trường Sinh Linh Giá của Chúa tể Voldemort là vấn đề chính được đề cập đến 2 tập truyện cuối của bộ truyện: Harry Potter và hoàng tử lai và Harry Potter và Bảo bối tử thần

Mục lục

1 Định nghĩa 2 Việc tạo ra Trường Sinh Linh Giá

Page 14: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

3 Việc hủy diệt Trường Sinh Linh Giá 4 Những Trường Sinh Linh Giá của Chúa tể

Voldemort 5 Những Trường Sinh Linh Giá trong truyện

Harry Potter 6 Danh sách các Trường Sinh Linh Giá

o 6.1 Chiếc nhẫn của Marvolo Gaunt o 6.2 Quyển nhật ký của Tom Riddle

o 6.3 Chiếc cúp của Helga Hufflepuff o 6.4 Mặt dây chuyền của Salazar

Slytherino 6.5 Vòng nguyệt quế của Rowena

Ravenclawo 6.6 Harry Potter o 6.7 Nagini

Định nghĩa

Trường Sinh Linh Giá được Rowling định nghĩa là “một chỗ chứa mà 1 phù thủy Hắc ám có thể giấu một mảnh linh hồn hắn với mục đích đạt được sự bất tử”. Với phần của một linh hồn của một phù thủy được chứa trong đó, phù thủy đó sẽ trở nên bất tử miễn là Trường Sinh Linh Giá đó còn nguyên vẹn, thường nó được giấu ở một vị trí an toàn. Nếu cơ thể của phù thủy đó bị hủy hoại, thì một mảnh linh hồn đó sẽ được bảo quản bên trong Trường Sinh Linh Giá. Tuy nhiên, việc hủy diệt cơ thể của người tạo ra Trường Sinh Linh Giá sẽ làm cho phù thủy đó ở trạng thái sống một nửa, “tệ hơn cả một con ma đúng nghĩa”. Chúa tể Voldemort sống trong tình trạng đó khi hắn cố dùng Lời nguyền Chết chóc lên đứa bé Harry Potter và bị phản nguyền. Phép thuật liên quan đến việc tạo ra một Trường Sinh Linh Giá được xem là phép tồi tệ nhất của Nghệ thuật Hắc ám.

Một Trường Sinh Linh Giá có thể được tạo ra từ bất kì vật dụng bình thường nào, bao gồm cả cơ thể sống. Việc hủy diệt một Trường Sinh Linh Giá đi kèm với sự hủy diệt mảnh linh hồn chứa đựng trong nó, chấm dứt sự bảo vệ và hoàn trả lại trạng thái tồn tại cho người tạo ra nó. Nếu một phù thủy tạo ra nhiều hơn một Trường Sinh Linh Giá, phù thủy đó sẽ bất tử cho đến khi tất cả các Trường Sinh Linh Giá bị hủy diệt. Một khi điều đó xảy ra, phù thủy đó sẽ chết như bình thường nếu bị tử thương.

Mảnh linh hồn nằm trong một Trường Sinh Linh Giá cũng có khả năng chiếm giữ linh hồn của những người khác. Sự chiếm giữ này được giới hạn đối với những người đã trở nên quá gần gũi về mặt cảm xúc với Trường Sinh Linh Giá đó. Khi đã bị ám, linh hồn nằm trong Trường Sinh Linh Giá có thể điều khiển hoàn toàn hành động của một người mà người đó hoàn toàn không hay biết về sự kết nối. Lúc đó, một phù thủy Hắc ám có thể chiếm giữ cả cơ thể người bị ám bằng cách hút cạn sức sống của người đó. Những sự liên kết linh hồn dạng này không mở rộng sang những Trường Sinh Linh Giá khác. Những mảnh linh hồn cũng sở hữu nhận thức về cảm giác ở vài mức độ, nghĩa là có khả năng cảm nhận được nguy hiểm để tự bảo vệ chính nó.

Chúa tể Voldemort là pháp sư duy nhất được nói đến chính xác là đã tạo ra một Trường Sinh Linh Giá (dù vài nhân vật khác cũng được biết đã thực hiện điều nay, và là pháp sư duy nhất được biết đã tạo ra nhiều hơn một Trường Sinh Linh Giá. Trong bài phỏng vấn gần đây, tác giả J.K. Rowling nói đến Herpo the Foul, người nói Xà ngữ và người nuôi con Tử xà Basilisk đầu tiên, là người đầu tiên tạo ra Trường Sinh Linh Giá.

Việc tạo ra Trường Sinh Linh Giá

Như được miêu tả trong Harry Potter và hoàng tử lai, việc tạo ra một Trường Sinh Linh Giá đòi hỏi người đó phải giết một người khác, điều là “hành vi tội ác tột độ nhất”, để “xẻ linh hồn ra thành các phần”. Linh hồn của người tạo nên bị phân chia, và một lời nguyền để làm mảnh linh hồn ngấm vào một đồ vật được chọn sẽ trở thành một Trường Sinh Linh Giá được thực hiện. Giáo sư Horace Slughorn đã nói với Tom Riddle: “Tâm hồn được xem là nguyên vẹn và toàn thể…Xẻ nhỏ linh hồn là một hành động đi ngược lại với tự nhiên”. Truyện cũng ẩn ý rằng Voldemort trở nên ít nhân tính hơn khi mỗi lần một Trường Sinh Linh Giá được hắn tạo ra, ngay cả trước khi định nghĩa đó được đưa ra rõ ràng; Rubeus Hagrid nói trong tập 1 là có lời đồn rằng cái chết của Voldemort là “chuyện tầm phào” bởi vì không còn đủ “con người trong hắn để có thể chết” nữa.

Page 15: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Không có giới hạn rõ ràng nào về mặt tính chất các đồ vật có thể được biến thành Trường Sinh Linh Giá - thậm chí một sinh vật sống cũng có thể được sử dụng. Chúa tể Voldemort, vì tính ngạo mạn và hoang tưởng kì dị, đã chọn những đồ vật thiên về giá trị lịch sử hoặc giá trí tình cảm đáng quý, hay như thầy Albus Dumbledore phân tích, những đồ vật “có giá trị về mặt danh tiếng”.

Việc hủy diệt Trường Sinh Linh Giá

Trường Sinh Linh Giá rất khó hủy diệt. Chúng không thể bị tiêu hủy bởi những cách thông thường như đập vỡ, bị bể hoặc đốt cháy. Để tiêu diệt được một Trường Sinh Linh Giá phải gây cho nó một sự hủy diệt tột độ đến nỗi không thể chữa được bằng phép thuật. (Những cách đặc biệt cho việc này được liệt kê chi tiết bên dưới.) Khi một Trường Sinh Linh Giá đã bị hủy diệt hoàn toàn, mảnh linh hồn bên trong nó cũng sẽ bị tiêu diệt theo.

Trường Sinh Linh Giá có thể xóa bỏ tác dụng nếu người tạo nó trải qua cảm giác ăn năn sâu sắc đối với hành động giết người để tạo ra Trường Sinh Linh Giá đó. Nỗi dằn vặt ấy có thể sẽ rất đau đớn đến độ có thể giết chết phù thủy ấy.

Những Trường Sinh Linh Giá của Chúa tể Voldemort

Việc tạo ra Trường Sinh Linh Giá của Voldemort là trung tâm cho những tập truyện sau cùng của Harry Potter

Con số 7 là con số quyền lực và bí ẩn trong thế giới của Harry Potter. Do đó, Voldemort đã có ý định chia linh hồn mình thành bảy mảnh, với sáu mảnh chứa trong những Trường Sinh Linh Giá và mảnh cuối cùng ở trong cơ thể mình. Khi Voldemort tấn công ở thung lũng Godric vào ngày 31 tháng 10 năm 1981, hắn đã toan tính tạo ra Trường Sinh Linh Giá thứ sáu, và cũng là cái cuối cùng bằng cái chết của “Kẻ được chọn”. Tuy hắn bị đánh bại, nhưng thật ra hắn lại thành công trong việc đó: Khi cơ thể hắn bị trúng lời nguyền Chết chóc, một mảnh linh hồn của hắn đã thoát ra và tìm cách lọt vào cơ thể sống duy nhất trong căn phòng – Harry Potter. Điều đó đã biến Đứa bé sống sót thành Trường Sinh Linh Giá thứ sáu. Voldemort, không hay biết việc này, đã “hoàn tất” bộ Trường Sinh Linh Giá với con rắn Nagini của hắn, vì thế đã chia linh hồn hắn tổng cộng thành tám mảnh (kể cả cái nằm trong cơ thể hắn), chứ không phải bảy. Sự việc phức tạp này thậm chí còn đi xa hơn. Đó là trong cả bộ truyện, vào bất kì lúc nào cũng chỉ tồn tại sáu Trường Sinh Linh Giá, vì: trước thời điểm Nagini được tạo thành một Trường Sinh Linh Giá (khoảng giữa năm 1993), một Trường Sinh Linh Giá ban đầu đã bị tiêu diệt (quyển nhật ký, bởi Harry Potter, vào năm 1992).

Tất cả các Trường Sinh Linh Giá (cái được tạo ra có chủ đích) đều là những thứ quan trọng hoặc mang một giá trị tinh thần đối với Voldemort.

Mỗi Trường Sinh Linh Giá của Chúa tể Voldemort bị tiêu hủy bởi mỗi nhân vật khác nhau, như trong bảng sau:

Trường Sinh Linh Giá

Bằng cái chết của

Nơi giấu Tiêu hủy bởiTiêu hủy bằng cách

Ghi chú

Chiếc nhẫn của Marvolo Gaunt/ Viên đá Phục sinh

Tom Riddle cha

Căn lều của Gaunt

Albus Dumbledore

Thanh gươm Gryffindor

Voldemort tạo ra Trường Sinh Linh Giá này mà không biết viên đá trên chiếc nhẫn là Viên đá Phục sinh, Bảo bối thứ hai trong ba Bảo bối Tử thần.

Nhật ký của Tom Riddle

Ma Myrtle khóc nhè

Được hỗ trợ bởi Lucius Malfoy

Harry Potter Nanh Tử xà

Lucius Malfoy tuồn quyển nhật ký cho Ginny Weasley để mở Phòng chứa bí mật, mà không biết đó là một Trường Sinh Linh Giá.

Chiếc cúp của Helga Hufflepuff

Hepzibah Smith

Ngân hàng Gringotts, ở căn hầm nhà Bellatrix Lestrange

Hermione Granger

Nanh Tử xàBị lấy cắp từ Hepzibah Smith, cùng với Mề đay của Salazar Slytherin.

Page 16: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Mặt dây chuyền của Salazar Slytherin

Một kẻ Muggle lang thang

Một hang động ở sườn bờ biển

Ron WeasleyThanh gươm Gryffindor

Bị lấy cắp từ Hepzibah Smith, cùng với Chiếc cúp của Hufflepuff. Cái gốc được lấy khỏi hang động bởi R.A.B và Kreacher.

Vòng nguyệt quế của Rowena Ravenclaw

Một nông dân người Albani

Phòng cần thiết ở trường Hogwarts

Vincent Crabbe

Lửa quỷĐược tìm thấy trong Phòng cần thiết bởi Harry, tiêu hủy bằng Lời nguyền Lửa quỷ của Vincent Crabbe.

Harry Potter Không cóKhông được giấu

Chúa tể Voldemort

Lời nguyền Chết chóc

Khi Lời nguyền Chết chóc bị phản nguyền, một phần linh hồn của Voldemort đã bay vao sinh vật sống gần nhất, Harry Potter.

Con rắn NaginiBertha Jorkins

Không được giấu

Neville Longbottom

Thanh gươm Gryffindor

Dumbledore tin rằng Trường Sinh Linh Giá này được tạo ra bằng Frank Bryce, nhưng tác giả J. K. Rowling nói rằng Trường Sinh Linh Giá thật ra đã được tạo ra từ trước, bằng vụ giết hại Bertha Jorkins.

Những Trường Sinh Linh Giá trong truyện Harry Potter

Những Trường Sinh Linh Giá do Chúa tể Voldemort tạo ra là trung tâm cho những chi tiết truyện gần nhất trong bộ Harry Potter.

Trong tập Harry Potter và hoàng tử lai, thầy Dumbledore có nói rằng thầy tin là rất có thể Voldemort đã tạo nên 6 Trường Sinh Linh Giá từ 6 vụ giết người quan trọng, và giữ mảnh linh hồn còn tồn tại bên trong chính hắn, vậy là 7 mảnh linh hồn của hắn được cất giữ ở 7 nơi. Voldemort làm như vậy vì con số 7 là con số quyền lực và bí ẩn. Do đó, bất kỳ ai muốn giết hẳn Voldemort đầu tiên phải xác định và hủy diệt tất cả những Trường Sinh Linh Giá đó, trước khi loại trừ phần linh hồn trong cơ thể hắn.

Thầy Dumbledore tin rằng tất cả các Trường Sinh Linh Giá của Voldemort là những đồ vật có vài tầm quan trọng hoặc giá trị tình cảm đối với hắn. Vì Voldemort chỉ có thể tạo ra một Trường Sinh Linh Giá bằng cách cố tình thực hiện một cuộc ám sát, biết được hoàn cảnh và cách sắp xếp về những hành động giết người đó của hắn có thể mang lại manh mối về những vị trí khả dĩ và hình dáng của các Trường Sinh Linh Giá.

Tuy nhiên, thầy Dumbledore cũng thừa nhận rằng những nhận dạng về các Trường Sinh Linh Giá chỉ là giả thuyết. Voldemort chưa có thể đạt được tham vọng tạo ra 7 mảnh linh hồn cho chính hắn. Quyển nhật ký đã bị hủy diệt vào đoạn cuối của tập Phòng chứa bí mật và Trường Sinh Linh Giá thứ sáu cũng là cái cuối cùng của Voldemort (con rắn Nagini) được tin là được tạo ra vào đoạn mở đầu của tập Chiếc cốc lửa.

Danh sách các Trường Sinh Linh Giá

Chiếc nhẫn của Marvolo Gaunt

Tom Riddle đã tạo Trường Sinh Linh Giá đầu tiên với chiếc nhẫn của ông ngoại mình, Marvolo Gaunt, trong kì nghỉ hè sau năm thứ năm ở trường Trường Hogwarts dành cho phù thủy và pháp sư. Hắn thực hiện lời nguyền bằng cái chết của cha mình. Chiếc nhẫn được giới thiệu ở chương thứ bốn trong tập truyện Hoàng tử lai, và đã được giáo sư Albus Dumbledore tiêu hủy. Tuy nhiên, khi đó quyền năng của nó vẫn chưa được tiết lộ.

Chậu Tưởng ký cho thấy Riddle đã lấy đi chiếc nhẫn vàng có đính một viên đá màu đen với biểu tượng ma thuật từ cậu của hắn Morfin Gaunt, người mà hắn đã dàn dựng để đổ tội giết cha và ông mình. Riddle mang chiếc nhẫn khi còn là học sinh ở Hogwarts, nó xuất hiện trên tay hắn trong ký ức của Horace Slughorn. Nhưng cuối cùng lại giấu nó ở căn nhà mà gia đình Gaunt đã sinh sống vào mùa hè chỉ một khoảng thời gian ngắn

Page 17: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

trước khi năm học thứ sáu ở Hogwarts của Harry bắt đầu. Nó được giấu ở dưới sàn nhà, đặt trong một chiếc hộp bằng vàng và được bảo vệ bởi rất nhiều bùa phép, cho đến khi cụ Dumbledore tìm thấy nó.

Giáo sư Dumbledore tìm thấy chiếc nhẫn của Marvolo Gaunt vào kì nghỉ hè trong tập Hội Phượng Hoàng và Hoàng tử lai. Cụ đã tiêu hủy Trường Sinh Linh Giá đó bằng Thanh gươm Gryffindor và bị thương trầm trọng bởi một lời nguyền kinh khủng ẩn trong chiếc nhẫn sau khi đeo nó vào tay mình. Vết thương làm cho cánh tay trái của cụ bị biến dạng vĩnh viễn và đáng ra đã giết chết cụ rất nhanh chóng nếu không có sự can thiệp của Severus Snape, người đã tìm được cách trì hoãn những tác dụng tử thương không thể tránh khỏi của nó. Chiếc nhẫn bị hủy ấy được cất trên chiếc bàn nằm ở Phòng Hiệu trưởng trường Hogwarts một thời gian. Harry sau đó đã lưu ý rằng nó không còn ở đó nữa, nhưng không nhận được sự giải thích nào từ thầy Dumbledore.

Trước khi qua đời, giáo sư Dumbledore đã giấu viên đá đen của chiếc nhẫn vào trong một quả Snitch và để lại trái banh ấy cho Harry Potter trong di chúc. Cụ Dumbledore rốt cuộc cũng biết viên đá ấy chính là Viên đá Phục sinh, một trong ba Bảo bối Tử thần. Việc này giải thích vì sao cụ đã mang nó vào tay mình: cụ đã hy vọng sẽ có thể làm viên đá hoạt động và tạ lỗi với gia đình mình, quên mất nó cũng chính là một Trường Sinh Linh Giá mà vì thế nó được ếm nhiều bùa phép hủy diệt. Voldemort vẫn không biết đặc tính pháp thuật của viên đá ấy trong suốt cuộc đời của hắn.

Ở tập 7, Harry khám phá ra rằng viên đá đính trên chiếc nhẫn này chính là "Viên đá Phục sinh" - một trong 3 bảo bối tử thần do anh em nhà Peverell - tổ tiên xa xưa của gia đình Gaunt- truyền lại. Cậu suy đóan rằng chiếc nhẫn được giấu bên trong trái banh Snitch đầu tiên cậu bắt được mà giáo sư Dumbledore đã để lại cho Harry trong di chúc của cụ. Tuy nhiên, mãi đến gần cuối của tập 7, khi Harry chuẩn bị đi gặp Voldermort thì trái banh Snitch mới chịu mở ra, và cậu đã dùng "Viên đá Phục sinh" để gọi lên hình bóng của cha mẹ mình, chú Sirius Black và giáo sư Lupin. Chiếc nhẫn sau đó bị Harry đánh rơi trong khu rừng Cấm, và cậu nói rằng mình không có ý định tìm lại.

Quyển Nhật Ký của Tom Riddle trong phim Harry Potter và phòng chứa bí mật

Quyển nhật ký của Tom Riddle

Tom Riddle đã biến quyển nhật ký của mình thành Trường Sinh Linh Giá tiếp theo ở năm học thứ sáu tại trường Hogwarts. Hắn đã thực hiện lời nguyền bằng cái chết của một học sinh bởi con Tử xà. Quyển nhật ký được giới thiệu ở chương thứ tư trong tập truyện Phòng chứa bí mật và được Harry Potter tiêu hủy ở phần cao trào của tập truyện.

Trước khi sụp đổ, Voldemort đã tin cậy giao Trường Sinh Linh Giá đó cho Lucius Malfoy. Dù biết về những đặc tính pháp thuật ma quái của quyển sổ ấy, nhưng Malfoy không hay biết thật ra nó chính là một Trường Sinh Linh Giá. Để gây tai tiếng cho Arthur Weasley, Malfoy đã giấu quyển nhật ký vào rương của cô con gái Ginny Weasley, cùng với những quyển sách khác khi cô đi mua sắm ở tiệm sách Phú quý và Cơ hàn. Mảnh linh hồn của Tom Riddle đã chiếm giữ Ginny và thông qua cô bé đã một lần nữa mở ra Phòng chứa bí mật và giải phóng con Tử xà Basilisk của Slytherin. Trong một thời gian ngắn, Harry đã sở hữu quyển nhật ký và bắt đầu nói chuyện với Riddle. Lấy lại quyển nhật ký từ Harry, Ginny đã bị bắt và mang đến Phòng chứa bí mật. Harry đến giải cứu cô bé và đối mặt với Riddle, sau đó nhận ra sự liên hệ giữa quyển nhật ký và sinh khí của Riddle.

Vào cuối tập 2, Harry đã cứu Ginny và hủy diệt quyển nhật ký bằng cách dùng chiếc nanh độc của con Tử Xà đâm vào những trang giấy, mà không hề biết đó là một Trường Sinh Linh Giá (hoặc Trường Sinh Linh Giá là gì). Đó chính là Trường Sinh Linh Giá đầu tiên bị tiêu hủy. Lời kể của Harry cho cụ Dumbledore về quyển nhật

Page 18: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

ký chính là lời gợi ý đầu tiên của chính cụ cho rằng Voldemort có thể đã tạo nhiều, chứ không phải là một Trường Sinh Linh Giá: “Điều kích thích ta tò mò và cũng làm ta lo lắng chính là việc quyển nhật ký đã hành động vừa như một vũ khí vừa như một kẻ bảo vệ”, nghĩa là Voldemort chắc chắn đã nhúng tay vào nó.

Harry mang quyển nhật ký trở lại văn phòng của giáo sư Albus Dumbledore, nơi cả hai đối diện với Lucius Malfoy. Harry trả lại quyển nhật ký cho Malfoy. Thầy Dumbledore sau đó nhận ra quyển nhật ký là một Trường Sinh Linh Giá trong số những cái khác và dự đoán Voldemort chỉ có thể khám phá ra rằng Trường Sinh Linh Giá của hắn đã bị hủy diệt khi mà hắn moi được sự thật từ Lucius Malfoy, và hắn sẽ nổi cơn thịnh nộ vô biên. Đối với tác giả Rowling, quyển nhật ký là một thứ đồ đáng sợ. Bà đã nói trong một bài phỏng vấn: “Sự cám dỗ, đặc biệt đối với một cô bé, khiến người đó trao hết cảm xúc mình cho quyển nhật ký”. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Ginny chết và Riddle trốn thoát được, nhà văn đã từ chối, không trả lời thẳng, nhưng có hé lộ rằng “Điều đó sẽ làm Voldemort của hiện tại mạnh lên rất nhiều”

Chiếc cúp của Helga Hufflepuff

Tom Riddle đã biến chiếc cúp của người sáng lập trường Hogwarts – Helga Hufflepuff – thành Trường Sinh Linh Giá thứ ba của hắn. Lời nguyền được thực hiện với cái chết của Hepzibah Smith. Chiếc cúp được giới thiệu ở chương 20 trong tập Hoàng tử lai và được Hermione Granger tiêu hủy ở chương 31 tập truyện Bảo bối Tử thần. Nó được miêu tả là “một chiếc cúp nhỏ bằng vàng với hai tay cầm trang trí cầu kỳ”, với một con lửng được trạm chổ.

Hepzibah Smith, người chủ của chiếc cúp là một hậu duệ xa của Helga Hufflepuff. Riddle đã giết bà, lấy đi chiếc cúp và đổ tội giết người cho con Gia tinh của bà.

Voldemort đã tin tưởng giao chiếc cúp cho Bellatrix Lestrange, ả đã cất kĩ nó trong hầm nhà mình ở Gringotts, nơi mà Harry đã đoán là Voldemort từng một thời nghèo khổ đã có thể đã nghĩ đến. Nhiều thần chú bảo vệ đã được dùng đối với những gì chứa trong căn hầm đó. Harry Potter, Ron Weasley và Hermione Granger đã lấy được chiếc cúp sau khi đột nhập vào được ngân hàng Gringotts. Hermione đã tiêu hủy Trường Sinh Linh Giá này với chiếc nanh độc của con Tử Xà đã xuất hiện trong Phòng chứa bí mật.

Mặt dây chuyền của Salazar Slytherin

Với Trường Sinh Linh Giá tiếp theo, Tom Riddle đã chọn mặt dây chuyền của người sáng lập trường Hogwarts khác – Salazar Slytherin– và cũng đã từng thuộc sở hữu của Merope Gaunt, mẹ của Riddle. Lời nguyền được thực hiện bằng cái chết của một người Muggle lang thang. Mặt dây chuyền được giới thiệu ngắn gọn trong tập truyện Hội Phượng Hoàng (chỉ được mô tả là “một mặt dây chuyền nặng mà không ai có thể mở ra được) và được Ron Weasley tiêu hủy trong chương 19 tập Bảo bối Tử thần.

Mặt dây chuyền của Slytherin đã được truyền lại qua nhiều thế hệ và cuối cùng thuộc về Merope Gaunt. Sau khi bị chồng bỏ, Merope đã bán nó cho Caractacus Burke, chủ của tiệm sách Borgin & Burkes, chỉ với 10 galleons, không xứng đáng với giá trị đích thực của chiếc mề đay. Mặt dây chuyền đó sau cùng lại được bán cho Hepzibah Smith. Riddle đã lấy trộm nó, cùng với chiếc cúp sau khi đã giết bà. Khi mặt dây chuyền trở thành một Trường Sinh Linh Giá, Voldemort đã giấu nó trong một hang động, nơi hắn từng làm cho hai người bạn ở trại mồ côi khiếp sợ. Sự bảo vệ bùa phép cho cái hang gồm có một cánh cửa chỉ có thể mở bằng máu, một chiếc thuyền được ếm và Âm binh.

Trong phần Harry Potter và Hoàng tử lai, cụ Dumbledore và Harry đã đến hang động đó để lấy chiếc mề đay này, tuy nhiên nó đã bị lấy đi bởi nhân vật bí ẩn "R.A.B". Ở phần tiếp theo, nhân vật này đã được tìm ra: đó là Regulus Arcturus Black, em trai của Sirius Black.

Regulus Black, một Tử thần Thực tử bị vỡ mộng, đã biết về Trường Sinh Linh Giá đó và nơi giấu nó. Với nỗ lực khiến cho Voldemort sụp đổ, Regulus Black và con gia tinh Kreacher đã phá vỡ những bùa phép bảo vệ và lấy được mặt dây chuyền. Khi Black bị đoàn Âm binh hại chết, Kreacher đã mang mặt dây chuyền về lại căn nhà số 12 Quảng trường Grimmauld. Kreacher tiếp tục giữ chiếc mề đay ấy trong nhiều năm. Dù vậy, khi Hội

Page 19: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Phượng Hoàng sử dụng căn nhà làm tổng hành dinh, nó đã bị Mundungus Fletcher - một thành viên hội và cũng là một tên ăn cắp vặt - lấy đi. Hắn đã nộp nó cho Dolores Umbridge để hối lộ được thả đi khi bị bắt quả tang đang ăn trộm đồ.

Hai năm sau, Harry, Ron và Hermione thâm nhập vào Bộ Pháp thuật, nơi mụ Umbridge làm việc, và lấy được cái mặt dây chuyền. Sau đó Ron đã cứu Harry khi Harry bị chiếc mặt dây chuyền làm nghẹt cổ. Trường Sinh Linh Giá bên trong cái mặt dây chuyêề đã hiện thành hình của Harry và Hermione, dọa dẫm Ron rằng Harry và Hermione đã để ý nhau trong khi Ron vắng mặt (và đụng chạm đến cả nỗi sợ lớn hơn nữa là trong mắt Hermione, Ron sẽ không bao giờ sánh được với Harry). Trường Sinh Linh Giá đó đã tìm cách chiếm giữ Ron, nhưng Ron đã chống lại đuợc ảnh hưởng của nó và tiêu hủy nó bằng Thanh gươm Gryffindor.

Vòng nguyệt quế của Rowena Ravenclaw

Chúa tể Voldemort đã tạo ra Trường Sinh Linh Giá thứ năm với Vòng nguyệt quế của một người sáng lập Hogwarts nữa - Rowena Ravenclaw. Voldemort đã giết chết một nông dân người Albani để thực hiện thần chú. Vòng nguyệt quế được giới thiệu qua lời của Xenophilius Lovegood, cha của Luna Lovegood, tong tập Bảo bối Tử thần. Con gái của Ravenclaw, Helena Ravenclaw, được biết đến là con ma Bà Xám của nhà Ravenclaw, đã lấy trộm chiếc Vòng nguyệt quế từ mẹ mình vì muốn trở nên thông minh như bà. Cô đã đi tới Albani, giấu nó trong một bọng cây khi Nam Tước Đẫm Máu đi tìm cô. Ở đây, cô bị Nam tước Đẫm máu, người yêu, và cũng là cấp dưới của Rowena bắt kịp. Nam tước đẫm máu giết cô, rồi sau đó cũng tự sát. Sau đó, bà biến thành con ma của nhà Ravenclaw. Tom Riddle, khi còn là học sinh ở Hogwarts, đã mê hoặc bà khiến bà nói hắn biết vị trí cất giấu Vòng nguyệt quế. Không lâu sau khi rời truờng và cái chết của Hepzibah Smith liền đó, Riddle đã tới Albani và lấy đi chiếc Vòng nguyệt quế để tăng quyền lực cho mình. Vài năm tiếp theo, khi Voldemort trở lại Hogwarts và nộp lại đơn ứng cử vị trí Giáo viên bộ môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám, hắn đã giấu Vòng nguyệt quế - Trường Sinh Linh Giá ở Phòng cần thiết. Voldemort tin rằng hắn là kẻ duy nhất biết được bí mật này của trường Hogwarts và cái Trường Sinh Linh Giá sẽ được an toàn , đến nỗi hắn không ếm bùa phép gì lên chiếc Vòng nguyệt quế.

Trong Harry Potter và Hoàng tử lai, Harry Potter lần đầu tiên giáp mặt với Vòng nguyệt quế khi vội vàng tìm chỗ giấu quyển sách Độc dược cũ trong Phòng cần thiết, ngay sau khi cậu dùng một thần chú trong quyển sách với Draco Malfoy. Vòng nguyệt quế chỉ được nhắc đến là một “chiếc vương miện ngả màu” trong tập sáu lúc Harry cố nhớ lại chính xác nơi cậu đã cất quyển sách. Harry phát hiện ra điều này khi trận chiến thứ hai tại Hogwarts đang diễn ra. Khi miêu tả chiếc Vòng nguyệt quế cho con ma, Harry đã nhớ lại khung cảnh đó, và vội vã tìm cách lấy nó khỏi căn phòng. Vòng nguyệt quế bị tiêu hủy bởi thần chú Lửa quỷ (Fiendfyre), bởi Vincent Crabbe khi cậu ta, Gregory Goyle và Draco Malfoy tấn công, Harry, Ron và Hermione trong căn phòng. Trong cuộc hỗn chiến, Crabbe tung ra ngọn Lửa Quỷ, đốt cháy hết mọi thứ trong phòng, trong đó có chiếc vương miện. Crabbe đã thiệt mạng vì chính ngọn lửa đó.

Harry Potter

Voldemort đã vô ý đặt một mảnh linh hồn mình vào trong người của Harry Potter khi tìm cách giết cậu bé. Tác giả đã nói rõ rằng Harry chưa bao giờ trở thành một “đồ vật Hắc ám” đúng nghĩa vì thần chú Trường Sinh Linh Giá đã không được thực hiện. Tuy thế, với tất cả các Trường Sinh Linh Giá, Voldemort sẽ còn bất tử khi mà mảnh linh hồn đó của hắn vẫn còn trong người của Harry. Mảnh linh hồn đó đã bị tiêu hủy bởi chính Voldemort vào đoạn kết thúc của chương 34 trong tập Bảo bối Tử thần.

Khi còn là một đứa trẻ, Harry Potter đã ở trong căn phòng khi Lời nguyền Chết chóc của Voldemort phản nguyền. Linh hồn của Voldemort đã bị yếu đi và bất ổn bởi những vụ giết nguời liên tiếp của hắn và việc tạo ra các Trường Sinh Linh Giá trước đó. Harry trở thành một Trường Sinh Linh Giá khi một mảnh linh hồn Voldemort lọt vào người cậu sau lời nguyền thất bại đó. Vết sẹo hình tia chớp trên trán của Harry là dấu tích từ vụ mưu sát này.

Mối liên hệ này đã giải thích được rất nhiều chi tiết quan trọng. Trong suốt bộ truyện, Harry có khả năng nhìn thấy được trạng thái cảm xúc và suy nghĩ của Voldemort, cho phép người đọc có thể biết được tình hình của

Page 20: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

hắn. Việc nhìn thấu vào bên trong này thường đi kèm với việc cái sẹo trên trán Harry nổi cơn đau. Thông qua Voldemort, Harry cũng thừa hưởng khả năng nói và hiểu được Xà ngữ. Nhà văn Rowling cũng tiết lộ trong một bài phỏng vấn rằng những cơn đau thường xuyên từ cái sẹo của Harry khi Voldemort trở nên phấn khích, ở gần Harry hoặc có một nỗi xúc cảm mãnh liệt, thật ra là từ mảnh linh hồn bên trong mong muốn thoát ra khỏi Harry và nhập vào mảnh linh hồn chính.

Khi Voldemort biết được khả năng thần giao cách cảm này của Harry, hắn vẫn không biết rằng Harry đã vô tình được chính mảnh linh hồn của hắn bảo vệ. Khi Voldemort tìm cách giết Harry bằng lời nguyền phai co rat

Nagini

Nagini (theo nghĩa tiếng Hindu: nāgin – rắn hổ mang cái; nāg - rắn hổ mang) là con rắn khổng lồ được Voldemort biến thành Trường Sinh Linh Giá cuối cùng. Voldemort dự tính Nagini là Trường Sinh Linh Giá thứ sáu, nghĩa là sẽ chia linh hồn hắn thành bảy mảnh, một con số mà hắn cho rằng mang quyền lực phép thuật. Nhưng vì hắn đã vô tình biến Harry thành một Trường Sinh Linh Giá và không biết điều đó, nên Nagini trở thành Trường Sinh Linh Giá thứ bảy, mặc dù chỉ có sáu Trường Sinh Linh Giá tồn tại cùng một lúc kể từ khi quyển nhật ký bị hủy diệt. Voldemort đã giết nhân viên Bộ Phép thuật Bertha Jorkins để thực hiện thần chú. Với quyển nhật ký, Voldemort muốn biến Nagini thành một công cụ cũng như để bảo vệ cho sự bất tử của bản thân. Nagini được giới thiệu trong chương đầu của tập Chiếc cốc lửa. Con rắn đã bị Neville Longbottom giết chết trong chương cuối của tập Bảo bối Tử thần.

Voldemort có thể nói chuyện với Nagini với khả năng nói Xà ngữ, ngôn ngữ của loài rắn. Người đọc biết đến Nagini đầu tiên khi con rắn lưu ý tới Frank Bryce, người làm vườn già đã làm cho gia đình Riddle sau này, và báo động cho Voldemort biết. Trong năm thứ tư Harry học ở trường Hogwarts, cơ thể tạm thời của Voldemort đã được cứu sống nhờ vào nọc độc của Nagini, lấy ra từ tay Peter Pettigrew. Trong tập Harry Potter và chiếc cốc lửa, Harry đã nhìn thấy trực tiếp cảnh Nagini tấn công ông Arthur Weasley trong giấc mơ, khi đó cậu thấy mình chính là con rắn. Thầy Albus Dumbledore tin rằng điều này là do mối liên hệ đặc biệt giữ Harry và Voldemort, vì tâm trí Voldemort cũng vô tình nằm trong Nagini cùng lúc đó. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự liên hệ sâu sắc hơn giữa Nagini và Voldemort, có khả năng trao đổi suy nghĩ cho nhau, và kể cả với Harry.

Trong tập cuối, Nagini đã ăn thịt Charity Burbage, giáo sư bộ môn Muggle học ở trường Hogwarts, sau khi bà bị giết. Nagini sau đó nằm trong cơ thể của Bathilda Bagshot, và dùg nơi ẩn náu để thực hiện cuộc đột kích bất ngờ với Harry khi cậu đến Thung lũng Godric. Vì rắn có thể cảm nhận nhiệt độ và chuyển động khác với cách của con người nên Nagini có thể dò thấy Harry và Hermione thậm chí khi họ dưới chiếc Áo khoác Tàng hình. Sau khi biết được Harry đang tìm kiếm những Trường Sinh Linh Giá, Voldemort đã giữ Nagini trong một chiếc lồng được bảo vệ, nhưng vẫn dùng nó để giết Severus Snape. Khi tưởng Harry đã chết, Nagini được giải phóng và quấn trên vai Voldemort khi đám Tử thần Thực tử diễu hành ăn mừng trở lại Hogwarts. Khi Neville Longbottom công khai tỏ ý bất phục Voldemort, hắn đã trừng phạt cậu bằng cách đặt Chiếc nón phân loại lên đầu cậu và đốt cháy nó. Trong lúc cuộc chiến nảy sinh, Neville đã rút ra từ Chiếc nón Thanh gươm Gryffindor và chặt đứt đầu Nagini.

Vì con rắn chính là Trường Sinh Linh Giá còn lại của Voldemort, cái chết của Nagini đã dẫn tới cuộc đấu tay đôi hoành tráng giữa hắn và Harry Potter. Voldemort không còn một Trường Sinh Linh Giá nào nữa. Và vì thế, cái chết của hắn trong trận đấu đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đời hắn.

22 Túi xách của Hermione

Túi xách của Hermione (Hermione's small beaded handbag) là chiếc túi của Hermione Granger và được cô sử dụng trong tập 7. Hình dáng chiếc túi chỉ trông như một chiếc xắc nhỏ, nhưng ngược lại nó có thể chứa được những thứ cực kỳ lớn - công dụng ngang chiếc Lều dân phù thủy sử dụng trong trận Chung kết Quidditch Thế giới.

23 Tưởng ký

Page 21: Những đồ vật pháp thuật trong bộ truyện Harry Potter

Chậu tưởng ký là đồ vật cho phép những con người ở hiện tại quay lại về quá khứ và như chính mình được tham gia cùng trong cảnh đó, nhưng người đang thực hiện tại quá khứ không nhìn thấy họ và có thể xuyên qua họ. Chậu tưởng ký được chạm trổ ở bên ngoài. Muốn xem được những thứ tại quá khứ, cần một ký ức có từ trong đầu người từng tham gia cảnh đó (được bảo quản trong chiếc chai nhỏ). Kí ức này được rót ra chậu, quay xung quanh, người xem chỉ việc úp mặt vào đó và sẽ thấy tất cả rồi sẽ có cảm tưởng như chính mình đang tham gia cùng.

24 Xe đò Hiệp sĩ

Chiếc xe bus giống như thế giới người nhưng có tốc độ chạy cực nhanh và nó có thể ép nhỏ lại tuỳ ý, những vật cản xung sẽ né ra khi chiếc xe chạy đến vì vậy do có tốc độ cao nhưng không gậy tổn hại gì. Hoạt động trên tuyến đường giữa thế giới ngưòi thường và khu quán trọ Phù thuỷ. Xuất hiện trong tập 3 (Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban) khi Harry bỏ nhà đi.

25 Xe mô-tô bay

Đây là chiếc xe của Sirius Black. Ông Rubeus Hagrid mượn để đưa Harry tới nhà Dursley trong đoạn đầu phần 1. Trong phần 7 Ông Rubeus Hagrid cũng lấy chiếc xe đó dùng để bảo vệ Harry đến trang trại hang Sóc trước cuộc truy đuổi của Voldemort.

26 Xe ô-tô bay