Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

21

description

Người dùng Internet là một đối tượng góp phần không nhỏ đến việc viral cho brands. Những nội dung nào thường thu hút đông đảo nhóm người dùng này tương tác? Trong phần 1, IMAS đã giới thiệu đến bạn đọc các câu nói cửa miệng mà cư dân mạng vẫn thường rỉ tai nhau, phần 2 này sẽ mang đến một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nguồn gốc xuất xứ của những câu nói này, cũng như vì sao nó lại lan tỏa nhanh và rộng đến thế.

Transcript of Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Page 1: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)
Page 2: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

“Mục đích em đến trái đất là gì?”

Câu nói này bắt nguồn từ một tấm ảnh được đăng

đầu tiên trên trang haivl.com và nhanh chóng lan

rộng khắp nơi. Bức ảnh là màn hình điện thoại di

động được chụp lại của một chàng trai với nội dung

như bên cạnh. Đây là một bức ảnh khá hài hước và

có nội dung thâm thúy nên được lan truyền trên

mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Câu hỏi này

cũng trở nên nổi tiếng và được rất nhiều bạn trẻ áp

dụng để chọc ghẹo bạn bè mình.

COMMENT 1:

Page 3: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Comment này đã phổ biến đến mức nào?

Một status ứng dụng “thành ngữ” trên thu hút cả

ngàn like trên facebook

Lập cả fanpage với câu nói trên

Cư dân mạng tiếp tục

chế thêm nội dung

từ mẫu truyện ban đầu

Page 4: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Một chi tiết gây tranh cãi nhiều nhất trong nhật

ký “Xách ba lô lên và đi” của Huyền Chip.

Nhiều người tự hỏi, liệu Huyền chip có phải là

người ngoài hành tinh?

Page 5: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ tiểu phẩm hài “Đèo gió

hú” của danh hài Hoài Linh. Tuy tiểu phẩm hài này đã có từ rất

lâu nhưng câu nói bất hủ này vẫn được sử dụng rôm rả bởi cư

dân mạng.Câu nói thường được dùng khi mô tả một nhân vật

vừa làm việc gì đó rất hài hước, rất đặc biệt, rất “kinh thiên động

địa” nhưng thái độ vẫn tỉnh rụi như không có gì xảy ra.

Page 6: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Comment này được sử dụng và phổ biến như thế

nào?

Với bức ảnh vui này, nhiều cư dân mạng sẽ

comment: “Anh rất tỉnh và đẹp trai”

Được sử dụng làm tiêu đề cho nhiều bức ảnh vui. Dựa vào lượng

view, comment và like trên những bức ảnh, có thể nhận thấy cách

đặt tít này rất được ủng hộ

Page 7: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng đã gây

shock dư luận khi hóa thân thành bác sĩ Cát

Tường trong ngày lễ Halloween. Vụ việc kết

thúc bằng một công văn cảnh cáo của Cục

nghệ thuật biểu diễn đến quý ông rất tỉnh và

đẹp trai này.

Page 8: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Những tiêu đề video như thế này là nguồn gốc của câu nói

Câu nói này ăn theo trào lưu giật tít

của nhiều video trên mạng như "Bạn

sẽ khóc khi xem clip này!" hay

"Cảm động đến rơi nước mắt".

Nhiều bạn trẻ đã chế thành những

phiên bản khác như "Tôi đã khóc thi

đọc status này“, “Tôi đã khóc khi xem

ảnh này”,… với ý shock trước những

nội dung thú vị hoặc trêu chọc những

thứ chẳng ra gì.

COMMENT 3:

Page 9: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Là cảm hứng của những bức

ảnh và clip chế

Được biến thể rất phong phú và thu hút rất nhiều tương

tác từ cư dân mạng

Comment này được sử dụng và phổ biến như thế

nào?

Page 10: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Cư dân mạng từng có một thời choáng váng

với những đề toán cấp 1 mà người lớn cũng

phải lắc đầu. Tuy độ xác thực của những đề

toán trên vẫn còn là dấu chấm hỏi nhưng có

lẽ, đến cả hiện tượng Đỗ Nhật Nam cũng phải

khóc khi nhìn thấy những bài toán này.

Page 11: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Bắt nguồn từ chương trình “Ai là triệu phú” phát sóng

ngày 30/07/2013, một cô gái trong tổ tư vấn khán giả đã

trợ giúp một đáp án cho người chơi chính và còn khẳng

định chắc nịch: “Tôi chắc chắn vì đã đọc tác phẩm này

3 lần rồi”. Tuy nhiên người chơi chính không nghe theo

đáp án này và còn phát ngôn một câu nói nổi tiếng khác

“Trong thời khắc quyết định, tôi ít tin vào phụ nữ”.

Kết quả là người chơi chính vượt qua câu hỏi đó còn cô

gái trong tổ tư vấn kia trở thành đề tài trêu chọc của cư

dân mạng. Câu nói của cô trở thành một cấu trúc câu

quen thuộc cho giới trẻ sử dụng và tạo ra nhiều biến thể

sáng tạo khác.

COMMENT 4:

Page 12: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Comment này được sử dụng và phổ biến như thế nào?

Những comment “trớt quớt” thế này là ví dụ điển hình nhất về cách

giới trẻ sử dụng câu nói này. Nhìn vào lượng like, ta có thể thấy cư

dân mạng thích thú với câu nói này đến mức nào.

Ảnh chế trêu chọc sự nhầm lẫn của ca sĩ

Hồ Quang Hiếu. Anh đăng bức ảnh trên

lên Facebook cá nhân và viết kèm

“London nhé” (?)

Page 13: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Ba lời nói dối kinh điển của Angela Phương Trinh: “Em

sẽ thay đổi!” (sau đó vẫn ngựa quen đường cũ)

“Cầu cho thi tốt” (đến ngày thi bị bắt gặp đang vi vu với

bạn bè) và cuối cùng là việc khoe nhà lầu xe hơi… đi

mượn. Nói đến “gái hư của showbiz”, mọi người hẳn

sẽ liên tưởng đến câu “Em chắc chắn… “ này.

Page 14: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

“Mình không có gì comment nhưng sau đây

mình xin hướng dẫn cách luộc rau muống

ngon…”

Trào lưu này bắt nguồn từ một comment với nội

dung “Mình không có gì comment nhưng sau

đây mình xin hướng dẫn cách luộc rau muống

ngon”. Sau đó comment đưa ra một tràng lý thuyết

hướng dẫn cách luộc rau bên dưới. Bình luận dạng

này hài hước ở chỗ nó không liên quan gì đến chủ

đề chính, khiến người khác bất ngờ và thích thú khi

vô tình đọc phải. Sau này, những biến thể khác lần

lượt ra đời và phát triển cho đến khi cư dân mạng

cảm thấy nhàm với những comment như vậy.

COMMENT 5:

Page 15: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Comment này đã phổ biến đến mức nào?

Những comment dạng “không liên quan” khác lần lượt ra đời và nhận

được rất nhiều “like”

Page 16: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Có tin Bà Tưng đang liên hệ với đạo diễn Charlie

Nguyễn để bàn về ước mơ đóng phim của cô. Trước

đó cô còn xuất hiện bên cạnh doanh nhân Hùng Cửu

Long. Nhìn Tưng phất đến như vậy, không biết nhiều

bạn trẻ có nghe theo hướng dẫn “khoe áo chấm bi” của

cô để nổi tiếng hay không…?

Page 17: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Có người giải thích, trào lưu này bắt nguồn từ thói

quen thêm các từ cảm thán vào sau tính từ để

nhấn mạnh, ví dụ như: đau quá, ngon lắm, … của

người Việt. Có người lại cho rằng cái sự “nhẹ” này

xuất hiện từ clip tuổi học trò “Có một sự thích

nhẹ”.

Dạo một vòng quanh các trang diễn đàn hay mạng

xã hội, thật dễ dàng bắt gặp vô vàn từ “nhẹ” ở

khắp mọi nơi. “Có một sự buồn cười nhẹ”, “có một

sự bực tức nhẹ”, “có một sự vô cảm nhẹ”,…dường

như mọi loại hình cảm xúc của cư dân mạng đang

được “nhẹ hóa”!!!

COMMENT 6:

Page 18: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Comment này đã phổ biến đến mức nào?

Những cái “nhẹ” khác nhau được sao Việt chia

sẻ trên Facebook cá nhân

Một biến thể khác của “nhẹ” là…”không hề nhẹ” nhận

được gần 2 triệu kết quả trên Google

Page 19: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Bộ y tế mô tả trường hợp tiêm nhầm vắc xin ở Quảng

Trị là một sự cố hi hữu chưa từng xảy ra trong hơn 25

năm thực hiện tiêm chủng mở rộng. Những người liên

quan cần kiểm điểm làm rõ trách nhiệm (?) Có lẽ Bộ

cho rằng đây chỉ là một sự tiêm nhầm “nhẹ” trong khi

các bà mẹ với con nhỏ lại thấy có một sự lo lắng

“không hề nhẹ” chút nào.

Page 20: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

MỘT SỐ COMMENT PHỔ BIẾN

1. Mục đích em đến trái đất là gì?

2. Anh rất tỉnh và đẹp trai

3. Tôi đã khóc khi đọc bài này

4. Tôi chắc chắn vì đã đọc 3 lần rồi

5. Mình không có gì comment nhưng sau đây mình xin hướng dẫn cách luộc rau

muống ngon…

6. Có một sự thích nhẹ

Page 21: Những comments phổ biến của cư dân mạng (Phần 2)

Thank you!