Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố...

31
Nhu c ầu đọc t ại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phHChí Minh Nguyn ThHnh Trường Đại hc KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Thông tin – Thư vin: Mã số: 60 32 20 Người hướng dn: PGS, T.S Trn ThMinh Nguyt Năm bảo v: 2013 Abstract: Xác định rõ vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố HChí Minh. Phân tích, nhận dng nhu cầu đọc ca thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố HChí Minh. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cu đọc ca thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố HChí Minh. Nghiên cứu, đề xut mt sgiải pháp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu đọc ca thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố HChí Minh. Keywords: Nhu cầu đọc; Thư viện; Nhu cu tin Content:

Transcript of Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố...

Page 1: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Hạnh

Trường Đại học KHXH&NV

Luận văn ThS ngành: Thông tin – Thư viện: Mã số: 60 32 20

Người hướng dẫn: PGS, T.S Trần Thị Minh Nguyệt

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Xác định rõ vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thư viện Nhà Thiếu nhi

thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích, nhận dạng nhu cầu đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu

đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, đề xuất

một số giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu đọc của thiếu nhi trong Thư viện Nhà

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.

Keywords: Nhu cầu đọc; Thư viện; Nhu cầu tin

Content:

Page 2: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Nhu cầu đọc trong hoạt động thư viện 08

1.1.1 Khái niệm nhu cầu đọc 08

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc 10

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hồ Chí Minh 16

1.2.1 Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh 16

1.2.2 Thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh 20

1.3 Đặc điểm bạn đọc thiếu nhi trong thư viện Nhà thiếu nhi thành phố 26

1.3.1 Đặc điểm chung 26

1.3.2 Đặc điểm các nhóm lứa tuổi 28

1.4 Vai trò của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố với việc thỏa mãn

và định hướng nhu cầu đọc của thiếu nhi 35

1.4.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nhi 35

1.4.2 Định hướng nhu cầu đọc cho thiếu nhi 37

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC CỦA THIẾU NHI

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

2.1 Nội dung nhu cầu đọc 41

2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu 41

2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 51

2.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu 52

2.2 Tập quán khai thác tài liệu 55

2.2.1 Thời gian dành để khai thác và sử dụng tài liệu 55

2.2.2 Nguồn khai thác tài liệu 57

2.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chủ yếu được sử dụng

để khai thác tài liêu 60

MỤC LỤC

Page 3: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh 64

2.3.1 Vốn tài liệu 64

2.3.2 Các dịch vụ thư viện 66

2.3.3 Cơ sở vật chất – trang thiết bị 70

2.3.4 Nhân lực thư viện 72

2.4 Đánh giá chung 73

2.4.1 Điểm mạnh 73

2.4.2 Điểm yếu 76

2.4.3 Nguyên nhân 80

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc lành mạnh 85

3.1.1 Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ thiếu nhi 85

3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức phục vụ của thư viện 88

3.2 Tăng cường hướng dẫn đọc cho thiếu nhi 91

3.2.1 Hướng dẫn thiếu nhi lựa chọn sách 91

3.2.2 Phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi 94

3.2.3 Nâng cao khả năng cảm thụ, lĩnh hội sách cho các em 96

3.2.4 Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi đọc sách 97

3.3 Phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, chính trị -

xã hội trong việc hướng dẫn các em đọc sách 98

3.3.1 Phối hợp với gia đình 98

3.3.2 Phối hợp với nhà trường 100

3.3.3 Phối hợp với các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội 102

3.4 Giải pháp khác 104

3.4.1 Nâng cao năng lực cán bộ thư viện thiếu nhi 104

3.4.2 Xây dựng không gian đọc thân thiện 107

3.4.3 Khuyến khích thiếu nhi đọc và xây dựng phong trào đọc 109

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 4: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sách báo giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thiếu nhi,

đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hồ Chí Minh là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện các nhà thiếu

nhi, có vai trò rất lớn trong việc định hướng và đáp ứng nhu cầu đọc của

thiếu nhi. Tuy nhiên, thực tế thiếu nhi đến thư viện không nhiều so với

lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố. Vấn đề đặt ra là làm thế

nào để thu hút thiếu nhi đến thư viện đọc sách? Việc nghiên cứu nhu cầu,

tìm ra các giải pháp thu hút và đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi là một việc

làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Tuy nhiên, trong lịch sử hoạt động của thư viện, Thư viện Nhà Thiếu

nhi thành phố chưa từng thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu đọc của thiếu

nhi. Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt

động của thư viện.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài:

“Nhu cầu đọc tại Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh”,

với mong muốn góp phần phát triển hoạt động Thư viện Nhà Thiếu nhi

thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của

thành phố nói chung.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thư viện thiếu nhi.

Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung vào các khía cạnh: công tác phục

vụ, xây dựng vốn tài liệu, tổ chức và quản lý hoạt động thư viện, các

biện pháp phát triển thói quen, văn hóa đọc, hướng dẫn thiếu nhi đọc

trong thư viện hoặc nghiên cứu nhu cầu đọc của thiếu nhi nhưng ở những

Page 5: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

2

phạm vi địa lý các tỉnh thành khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, chưa có

đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi

trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.

3. Mục đích nghiên cứu:

Khảo sát, phân tích, đánh giá, đặc điểm nhu cầu đọc của thiếu nhi đến

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, từ đó đề ra các giải pháp thu hút, đáp

ứng nhu cầu đọc cho thiếu nhi thành phố.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định, nhận dạng nhu cầu đọc của thiếu nhi. Đánh giá thực trạng

đáp ứng nhu cầu đọc, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực

đáp ứng nhu cầu đọc cho thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Số lượng thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là một con

số khá ít so với lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố. Nếu thư

viện thỏa mãn nhu cầu đọc lành mạnh, tăng cường hướng dẫn đọc cho

thiếu nhi… sẽ ngày càng thu hút đông đảo thiếu nhi đến thư viện.

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Nhu cầu đọc của thiếu nhi.

* Phạm vi nghiên cứu:

Nhu cầu đọc của thiếu nhi (lứa tuổi từ 6 – 15 tuổi) tại Thư viện Nhà

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện thiếu nhi.

Page 6: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

3

7.2 Phương pháp cụ thể:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)

- Quan sát

- Phỏng vấn trực tiếp

- Phân tích, thống kê phiếu yêu cầu

- Đánh giá, so sánh

8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

8.1 Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên

cứu sẽ hoàn thiện lý luận về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi và hoạt

động thư viện thiếu nhi.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu đọc, sẽ điều chỉnh các hoạt động để đáp

ứng tối đa nhu cầu đọc của thiếu nhi.

Kết quả của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hệ thống thư viện các

nhà thiếu nhi trong việc phát triển và hoàn thiện hoạt động thư viện thiếu

nhi hiện nay.

9. Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về nhu cầu đọc và bạn đọc tại Thƣ

viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2: Thực trạng nhu cầu đọc của thiếu nhi tại Thƣ viện Nhà

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Các giải pháp thỏa mãn và phát triển nhu cầu đọc tại

Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Page 7: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

4

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC TẠI

THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Nhu cầu đọc trong hoạt động thư viện

1.1.1 Khái niệm nhu cầu đọc

* Nhu cầu

Nhu cầu là đỏi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất

định trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo duy trì sự sống và sự

phát triển của con người.

* Nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng khách quan của chủ

thể đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển.

* Tính chất của nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc cũng như các nhu cầu khác của con người, nó có tính xã

hội, tính bền vững và tính cơ động, được hình thành trong quá trình sống,

hoạt động của con người và luôn biến đổi dưới tác động của các yếu tố

xã hội. Con người có thể biến đổi nhu cầu hay định hướng nhu cầu đọc.

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc

* Yếu tố bên ngoài

- Môi trường tự nhiên – xã hội

Con người sống trong môi trường tự nhiên và xã hội như thế nào thì sẽ

xuất hiện những mong muốn, nhu cầu tương thích phù hợp với xã hội ấy.

Gia đình, nhà trường là môi trường xã hội có tác động lớn đến việc

giáo dục con người, đặc biệt là giáo dục lứa tuổi thiếu nhi.

Page 8: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

5

- Nghề nghiệp

Nghề nghiệp buộc con người phải tìm tòi, học hỏi thông qua việc đọc

tài liệu để phát triển sự nghiệp của mình. Thông qua hoạt động đọc, sợi

dây liên kết giữa các em thiếu nhi với thế giới nghề nghiệp được hình

thành, tạo điều kiện phát huy năng lực, năng khiếu, sở trường, từ đó góp

phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Giới tính

Giới tính khác nhau thì nhu cầu, đòi hỏi của con người về tài liệu cũng

khác nhau. Lứa tuổi thiếu nhi với những biến đổi trong cấu trúc tâm lý từ

thấp đến cao, cũng thể hiện những nhu cầu khác nhau về tài liệu.

- Lứa tuổi:

Hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có ảnh hưởng sâu sắc đến

nhu cầu, hứng thú đọc của mỗi con người. Lứa tuổi thiếu nhi mới bắt đầu

hình thành nhu cầu, hứng thú đọc, cần có sự hướng dẫn của người lớn.

- Mức độ - phương thức thỏa mãn nhu cầu:

Con người có nhiều mức độ và phương thức thỏa mãn khác nhau: hiện

đại – truyền thống, đơn giản – phức tạp. Mức độ và phương thức thỏa

mãn nhu cầu của thiếu nhi có nhiều khác biệt so với người lớn, do đó thư

viện cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm này của từng em để có biện pháp

đáp ứng phù hợp.

* Yếu tố bên trong

- Trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của cá nhân

Trình độ văn hóa và nhận thức của cá nhân thể hiện năng lực tiếp thu,

lĩnh hội kiến thức, cũng như ý thức đọc của mỗi cá nhân. Khả năng nhận

thức, trình độ văn hóa của lứa tuổi thiếu nhi còn ở mức độ thấp, chưa đầy

đủ và toàn diện, vì vậy rất cần sự quan tâm, chỉ dẫn của người lớn.

Page 9: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

6

- Sở thích cá nhân

Mỗi người có sở thích khác nhau và họ bị thu hút, hấp dẫn bằng nhiều

cách khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng, nhiều màu sắc trong tính

cách cũng như nhu cầu đọc của họ.

Sở thích của thiếu nhi khá đa dạng. Các em xuất hiện nhiều sở thích,

hứng thú khác nhau tùy thuộc vào yếu tố tâm lý tình cảm của các em ở

từng lứa tuổi.

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh

1.2.1 Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Nhà Thiếu nhi thành phố được thành lập từ tháng 5/1975 với tên gọi

ban đầu là Câu lạc bộ Thiếu nhi. Sau nhiều lần đổi tên gọi và dời vị trí,

nay Nhà Thiếu nhi thành phố tọa lạc tại số 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa –

Quận 3.

Nhà Thiếu nhi có chức năng, nhiệm vụ tổ chức hoạt động đáp ứng nhu

cầu học tập, vui chơi, giải chí của thiếu nhi thành phố...

1.2.2 Thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố được hình thành gắn liền với sự ra

đời của Nhà Thiếu nhi thành phố. Tiền thân của thư viện là phòng đọc

sách trong Câu lạc bộ Thiếu nhi.

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố có chức năng, nhiệm vụ tổ chức các

hoạt động hướng dẫn đọc và phục vụ nhu cầu đọc sách - báo của thiếu

nhi thành phố…

Với với 2 cán bộ (01 cán bộ chuyên trách đúng chuyên môn và 01 cán

bộ tốt nghiệp đại học kế toán sắp về hưu), thư viện đã xây dựng được

Page 10: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

7

17.432 tên sách (35.546 bản sách), 18 nhan đề báo tạp chí cùng với các

sản phẩm thông tin truyền thống và hiện đại là các bộ sưu tập tài liệu (trò

chơi dân gian, công tác đội và nghiệp vụ các nhà thiếu nhi …). Thư viện

có tổng diện tích là 85m2.

1.3. Đặc điểm bạn đọc thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi

thành phố

1.3.1. Đặc điểm chung

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, năng động, người dân

đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều hình

thức, nội dung và phương tiện đọc khác nhau. Tuy nhiên, với sự phát

triển của thành phố cũng nảy sinh những sản phẩm văn hóa (sách, báo)

kém chất lượng, phụ huynh không có thời gian ngày càng lơ đễnh trong

việc quản lý việc học tập và đọc sách của các em.

Bạn đọc đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố chủ yếu thuộc 2 nhóm

lứa tuổi: học sinh cấp 1 từ 6 – 11 tuổi và học sinh cấp 2 từ 12 – 15 tuổi.

Các em thiếu nhi đến thư viện vào những giờ rảnh rỗi, tập trung vào

thứ 7, chủ nhật, đặc biệt cao điểm nhất vào dịp hè.

Các em thiếu nhi đều tham gia học tập tại các lớp năng khiếu hoặc sinh

hoạt trong các câu lạc bộ, đội - nhóm của Nhà Thiêu nhi thành phố.

Thời gian đọc thường vào giờ trống giữa các môn năng khiếu.

Theo thống kê từ năm 2007 đến tháng 4/ 2013 có 3.279 lượt thiếu nhi

đến làm thẻ tại thư viện, trong đó:

+ Bạn đọc phân theo lứa tuổi:

Nhi đồng ( 6 – 11 tuổi): 1.980 em chiếm tỷ lệ 60.4%

Thiếu niên ( 12 – 15 tuổi): 1.299 em chiếm tỷ lệ 39.6%

Page 11: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

8

+ Bạn đọc phân theo giới tính

Giới tính nữ: 2.322 em chiếm tỷ lệ 70.8%

Giới tính nam: 957 em chiếm tỷ lệ 29.2%

1.3.2. Đặc điểm các nhóm lứa tuổi

* Độ tuổi nhi đồng (học sinh cấp 1 từ 6 – 11 tuổi)

- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo.

- Các em rất thích đọc sách.

- Tư duy nhận thức của các em thường thông qua hình ảnh và quan sát

những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

- Các em còn đọc sách phiến diện, chưa có phương pháp đọc, năng lực

tập trung còn thấp, cần có sự định hướng của người lớn.

* Độ tuổi thiếu niên (học sinh cấp 2 từ 12 – 15 tuổi)

- Lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng

thành.

- Hoạt động học tập và vui chơi nhóm bạn vẫn chiếm vị trí quan trọng

trong sự phát triển tâm lý, nhân cách và trở thành nét chủ đạo trong đời

sống của các em.

- Khả năng cảm nhận, năng lực hiểu biết của các em được nâng cao.

- Các em thể hiện những quan điểm khác nhau về sách báo.

1.4. Vai trò của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố với việc thỏa

mãn và định hướng nhu cầu đọc của thiếu nhi

1.4.1. Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nhi

Đối tượng thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là một

nhóm đối tượng ham học hỏi, ham hiểu biết. Việc thỏa mãn nhu cầu đọc

Page 12: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

9

thông qua việc cung cấp tài liệu sẽ giúp các em học tập tốt hơn. Do đó,

cán bộ thư viện cần cung cấp đầy đủ sách - báo đáp ứng nhu cầu đọc của

các em.

1.4.2 Định hƣớng nhu cầu đọc cho thiếu nhi

Bạn đọc thiếu nhi là một đối tượng đặc biệt, khả năng tư duy cũng như

năng lực nhận thức còn thấp, khả năng phân biệt đúng sai còn chưa rõ

ràng, rành mạch. Các em lựa chọn sách thường theo hình thức hấp dẫn

của sách, hay xuất phát từ sự tò mò, muốn khám phá cái mới, cái lạ. Do

đó, thư viện cần định hướng, giáo dục nhu cầu đọc của các em, từ đó

giúp các em nâng cao sự hiểu biết, phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ

từ đó phát triển nhân cách một cách toàn diện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC CỦA THIẾU NHI

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Nội dung nhu cầu đọc

2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu

Nội dung tài liệu đọc của học sinh cấp 1 tập trung hơn, không dàn trải

như học sinh cấp 2.

Các em học sinh cuối cấp 1 và cấp 2 bắt đầu có sự quan tâm đến chủ

đề tình yêu.

Nhu cầu đọc của các em chịu tác động của hoạt động học tập.

- HỌC SINH CẤP 1

Page 13: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

10

* Nội dung:

+ Thích đọc truyện cổ tích, thần thoại, danh nhân, lịch sử. Đặc biệt là

chủ đề tình cảm bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau như: Tâm hồn cao thượng, Cô

tiên xanh…

+ Nhu cầu chủ đề khoa học viễn tưởng còn hạn chế.

* Thể loại:

Các em thích truyện tranh, chưa quan tâm nhiều đến tiểu thuyết và thơ

- HỌC SINH CẤP 2

* Nội dung:

+ Có sự phân hóa rõ ràng về nhu cầu đọc giữa nam và nữ.

+ Các em đọc nhiều chủ đề khác nhau. Tập trung nhiều ở chủ đề trinh

thám, danh nhân, lịch sử, tình bạn, tình yêu.

* Thể loại:

Các em vẫn thích đọc truyện tranh, bắt đầu quan tâm đến tiểu thuyết và

thơ, đặc biệt là các em nữ.

2.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

- Hầu hết các em thích đọc sách tiếng Việt.

- Học sinh cấp 1 đọc sách tiếng Việt là chủ yếu.

- Học sinh cấp 2 rất ít đọc sách Tiếng Anh.

- Nhu cầu đọc về ngôn ngữ của các em cũng chịu ảnh hưởng của gia

đình. Ba mẹ hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ nào thì con cái cũng sẽ

quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ đó.

2.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu

- Thiếu nhi thích đọc nhiều loại hình tài liệu khác nhau, nhất là sách.

Kế đến là tài liệu trên mạng Internet, tạp chí, băng đĩa, CD…

Page 14: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

11

- Học sinh cấp 1: Thích đọc sách, bắt đầu có nhu cầu sử dụng Internet

để giải trí.

- Học sinh cấp 2: có nhu cầu sử dung Internet khá cao, với mục đích

học tập, giao lưu, kết bạn và giải trí.

2.2 Tập quán khai thác tài liệu

2.2.1 Thời gian dành để khai thác và sử dụng tài liệu

- Mặc dù bận rộn với việc học ở trường, đi học thêm, học năng khiếu

song đa số các em đều dành thời gian đọc sách, chơi game, xem tivi,

giúp đỡ gia đình…

- Học sinh cấp 1 có nhiều thời gian đọc hơn học sinh cấp 2.

- Thời gian đọc sách tại thư viện của các em còn ít.

2.2.2 Nguồn khai thác tài liệu

- Các em chủ yếu đọc sách báo do bố mẹ mua. Học sinh cấp 2 có thể

tự lập đọc sách tại nhà sách, thư viện…

- Tuy nhiên việc đọc tài liệu trên mạng cũng chiếm một số lượng lớn ở

cả học sinh cấp 1 và học sinh cấp 2. Tuy nhiên độ tuổi học sinh cấp 2 có

nhu cầu truy cập Internet rất lớn và khá đa dạng. Không chỉ phục vụ hoạt

động học tập mà còn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của các em.

2.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện chủ yếu đƣợc sử

dụng để khai thác tài liệu

- Chủ yếu các em sử dụng dịch vụ đọc, mượn tài liệu, tra cứu Internet.

Rất ít em sử dụng dịch vụ in tài liệu.

- Học sinh cấp 1 có nhu cầu sử dụng dịch vụ mượn về nhà cao hơn học

sinh cấp 2.

Page 15: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

12

- Học sinh cấp 2 có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet, in tài liệu nhiều

hơn học sinh cấp 1.

- Các em thường sử dụng các sản phẩm: danh mục, thư mục thông báo

sách mới. Các sản phẩm thông tin khác rất hạn chế.

- Các dịch vụ được đánh giá tốt hơn các sản phẩm thông tin.

2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện Nhà Thiếu nhi

thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Vốn tài liệu

Kinh phí bổ sung tài liệu cũng như tổ chức các hoạt động của thư viện

còn thấp. Nguồn tài liệu chủ yếu tập trung vào thể loại truyện tranh giải

trí, và ngôn ngữ thể hiện chủ yếu bằng tiếng Việt. Tài liệu ở dạng giấy

gần như chiếm 95%, chỉ có 5% tài liệu thể hiện bằng các ngôn ngữ khác

với các dạng tài liệu điện tử đọc máy. Thư viện không có tài liệu ở dạng

đĩa, CDROM. Nhiều tài liệu có nhu cầu cao lại bổ sung ít bản, nhất là

sách dành cho tuổi teen. Do đó, vốn tài liệu của thư viện chưa thật sự đáp

ứng tốt về số lượng, nội dung, hình thức của tài liệu.

2.3.2 Các dịch vụ thƣ viện

Thư viện tổ chức các dịch vụ: làm thẻ (thẻ đọc và thẻ mượn), dịch vụ

mượn tài liệu (với 2 hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà), dịch vụ

Internet, in tài liệu. Bên cạnh đó, hàng năm, thư viện còn phối hợp với

các chương trình phục vụ sách – báo bên ngoài khuôn viên Nhà Thiếu

nhi thành phố. Tuy nhiên, với phương thức tổ chức thủ công, cơ sở vật

chất còn hạn chế, lệ phí làm thẻ cao, lịch phục vụ của thư viện chưa

tương thích với thời gian rảnh rỗi sau giờ học năng khiếu của các em nên

các dịch vụ này vẫn chưa thu hút và đáp ứng tối đa nhu cầu của các em

thiếu nhi.

Page 16: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

13

2.3.3 Cơ sở vật chất – trang thiết bị

Cơ sở vật chất của thư viện còn khá khiêm tốn, gây trở ngại cho việc

triển khai tổ chức các hoạt động. Trang thiết bị trong thư viện còn

thiếu thốn, đơn điệu và chưa phù hợp với tiêu chuẩn là một thư viện

dành cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, vị trí của thư viện nằm ở góc khuất,

diện tích còn chật hẹp, chưa thật sự tạo được sự thoải mái và thân thiện

với các em.

2.3.4 Nhân lực thƣ viện

Hiện nay, cán bộ Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố còn thiếu về số

lượng, yếu về năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp. Cán bộ

đúng chuyên môn, phải kiêm nhiệm nhiều công tác, cán bộ phục vụ trực

tiếp với tâm lý sắp nghỉ hưu nên thư viện chưa thật sự phát huy hết vai

trò của mình trong việc hướng dẫn kỹ năng, phương pháp đọc và định

hướng thói quen đọc sách cho các em.

Bên cạnh đó, việc hạn chế các kỹ năng trong tổ chức hoạt động thư

viện thiếu nhi, nhất là kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại nên

chưa đáp ứng tốt nhu cầu đọc tài liệu hiện đại của các em.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1 Điểm mạnh

* Nhu cầu đọc của thiếu nhi tƣơng đối lớn, khá đa dạng

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu đọc sách báo rất lớn.

Các em đọc nhiều thể loại khác nhau và trên nhiều phương tiện thông tin

khác nhau, không chỉ quan tâm đến tài liệu dạng giấy mà còn chuyển

sang những tài liệu điện tử với nhiều thể loại khác nhau.

Page 17: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

14

* Nhu cầu gắn với động cơ học tập

Thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh là các

em học sinh rất quan tâm đến việc học. Các em không những học tập tốt

ở trường mà còn tham gia học tập các môn năng khiếu ở Nhà Thiếu nhi

thành phố. Việc học tập của các em ở trường luôn đòi hỏi các em phải tự

giác học, tự nâng cao hiểu biết của mình thông qua việc đọc. Vì vậy hầu

hết các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố đều là những

em đọc nhiều và có kết quả học tập tốt.

* Tập quán khai thác thông tin trên mạng Internet bắt đầu đƣợc

hình thành.

Internet với nhiều tiện ích ra đời đã trở thành công cụ hữu dụng đáp

ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí. Cùng với xu hướng đổi mới

phương pháp đào tạo buộc các em phải chủ động hơn trong vấn đề tự

học, tự nghiên cứu đã làm cho dịch vụ Internet được sử dụng ngày càng

nhiều.

Hiện nay, các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

không chỉ đọc sách – báo nữa mà nhiều em có nhu cầu sử dụng máy tính

khai thác thông tin trên mạng Internet nhằm mục đích giải trí, kết bạn và

nâng cao trình độ hiểu biết. Ở học sinh cấp 1, các em thích đọc sách báo

truyền thống, nhưng đến giai đoạn cuối cấp 1, đầu cấp 2 thì bắt đầu

chuyển sang các loại hình giải trí, đọc sách - báo trên máy tính.

2.4.2 Điểm yếu

* Đã có nguy cơ xuất hiện nhu cầu đọc chƣa lành mạnh

Mặc dù là đối tượng thiếu nhi tham gia các lớp học năng khiếu, song

nhu cầu đọc sách báo của các em lại không thiên về các thể loại năng

Page 18: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

15

khiếu mà chủ yếu là sách báo mang tính chất giải trí. Thiếu nhi phần

đông thích đọc truyện tranh với các đề tài vui nhộn, hài hước, song lại rất

ít các em quan tâm và hứng thú với những tác phẩm văn học, tài liệu

khoa học, địa lý, lịch sử …

Hiện nay, các em thiếu nhi còn non nớt trong nhận thức, sự phân biệt

điều tốt, điều xấu còn ở mức độ thấp. Do đó trong quá trình đọc sách,

chọn sách để đọc, nhiều em còn định hướng và thực hiện chưa đúng.

Nhiều em thiếu nhi ở độ tuổi cấp một có xu hướng thích đọc và xem

phim, kể cả phim hoạt hình tình cảm, chiến đấu dành cho người lớn. Hầu

hết các em thích thú với công nghệ “mì ăn liền”: đọc nhanh, đọc ngắn,

đọc những cuốn sách mỏng trở thành phổ biến. Nhiều em không biết

cách đọc hiệu quả nên không cảm thụ được những tri thức trong sách.

* Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu

đọc của các em, chƣa định hƣớng nhu cầu đọc cho các em

Thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố đã có nhiều cố gắng đáp ứng

nhu cầu đọc của các em nhưng mức độ đáp ứng còn rất hạn chế. Với điều

kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động còn nhiều hạn hẹp,

nguồn lực thông tin cũng như phương tiện tra cứu chủ yếu mang tính

chất truyền thống, còn ít về số lượng và chất lượng nên thư viện chưa thể

đem lại cho các em những điều kiện đọc tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu

cầu đọc trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại khoa học, công

nghệ và truyền thông như hiện nay.

Bên cạnh đó, thư viện chưa thực hiện tốt việc định hướng đọc lành

mạnh, điều chỉnh nhu cầu đọc lệch lạc, nhất ở đối tượng tuổi teen. Việc

Page 19: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

16

định hướng nhu cầu còn hời hợt, không được thực hiện thường xuyên,

hình thức tổ chức còn trùng lặp nên chưa giúp các em thấy được cái hay,

cái đẹp để cảm thụ sâu sắc tác phẩm đã đọc.

2.4.3 Nguyên nhân

* Hƣớng dẫn đọc yếu

Hoạt động hướng dẫn đọc chưa được thư viện tổ chức thường xuyên,

còn đơn điệu, mang tính chất bắt buộc, thiếu sự hấp dẫn, mới lạ nên chưa

thật sự đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt là việc hướng dẫn đọc cho đối

tượng học sinh cấp 2 còn yếu. Việc hướng dẫn sử dụng các phương thức

tra cứu, tìm kiếm thông tin truyền thống cũng như hiện đại không được

thực hiện thường xuyên nên nhiều hứng thú, nhu cầu đọc của các em

không được đáp ứng kịp thời. Do đó đã làm giảm dần lượng bạn đọc cấp

2 đến thư viện đọc sách.

* Chƣa có sự phối hợp trong công tác hƣớng dẫn đọc

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố chưa thực hiện tốt vai trò phối hợp

với các gia đình, nhà trường, nhà xuất bản, các cá nhân, các tổ chức xã

hội, chính trị - xã hội, đặc biệt là việc phối hợp với các khoa chuyên

môn, phòng giáo vụ, các tổ chức trong hệ thống (Thành Đoàn thành phố

Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội thành phố) trong việc hướng dẫn đọc cho

các em thiếu nhi.

Khả năng phối hợp của thư viện còn yếu, chưa tiết kiệm được kinh phí,

tranh thủ cũng như kêu gọi được sự tài trợ từ các đơn vị, các tổ chức, các

cá nhân trong việc xây dựng các mô hình hoạt động hướng dẫn đọc rộng

rãi cho thiếu nhi thành phố.

Page 20: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

17

* Năng lực của cán bộ thƣ viện còn yếu

Cán bộ chuyên trách thư viện còn ít năm kinh nghiệm, phải kiêm

nghiệm các hoạt động phong trào của Khoa. Cán bộ cũng không thường

xuyên có mặt tại thư viện, và mọi công tác phục vụ được giao cho cán bộ

không có chuyên môn, sắp về hưu nên chưa thật sự chủ động tác nghiệp

và tạo được sự gần gũi, thân thiện với các em thiếu nhi trong thư viện.

Mặt khác, cán bộ trực tiếp quản lý là Trưởng Khoa Chính trị Phương

pháp Công tác Đội, không có kiến thức về hoạt động thư viện, bản thân

giữ nhiều vị trí và nhiệm vụ khác nhau nên ít khi có thời gian quan tâm

và đưa ra hướng chỉ đạo cho công tác thư viện.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc lành mạnh

3.1.1 Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ thiếu nhi

- Điều chỉnh chính sách bổ sung, tăng cường bổ sung những tài liệu về

khoa học, kỹ năng, các môn năng khiếu, hướng nghiệp với nhiều loại

hình, ngôn ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), và hình thức đẹp mắt, hấp dẫn.

- Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức, nhà xuất bản tranh thủ sự tài

trợ của họ.

- Tận dụng nguồn thông tin trên mạng, tăng cường bổ sung tài liệu

điện tử, sản phẩm thông tin đáp ứng nhu cầu của các em.

Page 21: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

18

3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức phục vụ của thƣ viện

- Bên cạnh các dịch vụ tư vấn làm thẻ, mượn tài liệu, in ấn, truy cập

Internet

- Thư viện cần tăng cường và mở rộng các dịch vụ mang tính chất linh

hoạt như: Sân chơi “Bạn yêu sách”, khu vực vui chơi phục vụ thiếu nhi

như: khéo tay, lắp ráp mô hình, ghép hình, chơi cờ, trò chơi dân gian…

3.2 Tăng cường hướng dẫn đọc cho thiếu nhi

3.2.1 Hƣớng dẫn thiếu nhi lựa chọn sách

Tùy theo từng đối tượng bạn đọc mà phương pháp hướng dẫn đọc khác

nhau. Cần tiến hành tổ chức các chương trình mạn đàm, trao đổi, hướng

dẫn sử dụng các công cụ tra cứu tìm thông tin, tài liệu bên cạnh đó cần

lập kế hoạch đọc sách mang tính chất bắt buộc dành cho từng em thiếu

nhi nhằm giúp các em thiếu nhi tận dụng thời gian, lĩnh hội và cảm thụ

tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.2. Phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi

Cán bộ thư viện thiếu nhi cần hướng dẫn các em đọc sách - báo theo

chủ đề. Đồng thời hướng dẫn các em kỹ năng đọc từ khóa, đọc lướt, đọc

chuyên sâu… để cảm nhận tác phẩm…

Hướng dẫn kỹ năng sử dụng các phương tiện đọc hiện đại, giúp các em

khai thác tốt nguồn lực thông tin trong cũng như ngoài thư viện. Bên

cạnh đó hướng dẫn phương pháp lập bảng sơ đồ tư duy (hình cây), giúp

các em nhớ và lĩnh hội những giá trị trong sách một cách tốt nhất.

Cán bộ thư viện cần gần gũi, trao đổi với các em về các loại sách - báo

các em thích đọc, đồng thời phối hợp với các gia đình trong việc hướng

dẫn kỹ năng đọc cho các em.

Page 22: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

19

3.2.3 Nâng cao khả năng cảm thụ, lĩnh hội sách cho các em

Cán bộ thư viện cần tổ chức hướng dẫn thiếu nhi ghi chép, viết cảm

nhận về tác phẩm đã đọc. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các cuộc

thi sáng tác, viết cảm nhận về tác phẩm văn học hay các chương trình nói

chuyện, thảo luận về sách, những vấn đề hiện tượng, xu hướng và trào

lưu hiện đại, giúp các em cảm được tác phẩm và có cái nhìn bao quát,

toàn diện về cuộc sống.

3.2.4 Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi đọc sách

Cán bộ thư viện cần hướng dẫn các em biết cách giữ gìn cẩn thận sách

báo khi đọc. Bên cạnh đó cần tổ chức các mô hình tuyên truyền nhằm

giúp các em có ý thức nâng lưu, trân trọng giá trị tinh thần của cuốn sách.

Ngoài ra, cần hướng dẫn các em tác phong, tư thế đọc lành mạnh, bảo

vệ mắt cũng như sức khỏe cơ thể.

3.3. Phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, chính

trị - xã hội trong việc hướng dẫn các em đọc sách

3.3.1 Phối hợp với gia đình

Tổ chức các chương trình nói chuyện về sách với sự tham gia của các

bậc phụ huynh.

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt sự phát triển của

từng em, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đọc….

Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm định hướng, phát triển kỹ năng đọc cho

các em thiếu nhi

Thư viện cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với gia đình để điều chỉnh cách

thức, nội dung tổ chức hoạt động, giúp họ nâng cao ý thức trong việc

giáo dục đọc cho các em.

Page 23: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

20

3.3.2 Phối hợp với nhà trƣờng

- Cần phối hợp với các trường học trên địa bàn thành phố trong việc tổ

chức các hoạt động hướng dẫn đọc.

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo sáng tác văn học, phê bình các tác

phẩm văn học, đặc biệt tổ chức các buổi triển lãm sách, sân chơi sách ở

trường trong năm học …

- Phối hợp chặt chẽ với các lớp năng khiếu trong nhà thiếu nhi, các anh

chị phụ trách đội tại các khoa chuyên môn để tuyên truyền hoạt động thư

viện, giới thiệu sách báo hay, hướng dẫn, định hướng đọc sách cho các

em. Đồng thời, qua đó tìm hiểu nội dung chuyên môn của các môn năng

khiếu, hay chương trình sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội -nhóm nhằm

điều chỉnh chính sách bổ sung tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của các

em. Từ đó góp phần giúp thư viện và các câu lạc bộ, đội – nhóm thực

hiện tốt công tác chuyên môn là giáo dục và đào tạo thiếu nhi trở thành

thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên” cho xã hội

3.4.3 Phối hợp với các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội

Phối hợp với tác giả, nhà xuất bản và cơ quan phát hành nhằm bổ sung

tài liệu phù hợp với lứa tuổi của các em thiếu nhi.

Tổ chức các diễn đàn giao lưu với tác giả, triển lãm sách báo theo chủ

đề cùng với sự hỗ trợ của cơ quan phát hành, xuất bản phẩm, các thư

viện phục vụ thiếu nhi khác trên địa bàn thành phố.

Kết hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông của thiếu nhi nhằm

tuyên truyền hoạt động của thư viện, đồng thời qua đó kêu gọi sự tài trợ

của các mạnh thường quân.

Page 24: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

21

Đặc biệt, thư viện cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với Thành Đoàn thành

phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội thành phố và các phòng ban trong Nhà

Thiếu nhi thành phố tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, đầu tư

kinh phí cho hoạt động thư viện, đồng thời giúp thư viện phát triển đúng

chiến lược, mục tiêu chung của thành phố.

3.4. Các giải pháp khác

3.4.1 Nâng cao năng lực cán bộ thƣ viện thiếu nhi

Cán bộ thư viện cần chủ động học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng

chuyên môn về tổ chức thư viện thiếu nhi trong các nhà thiếu nhi, đồng

thời nâng cao kỹ năng tin học, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng tổ

chức các mô hình hoạt động thư viện thiếu nhi…

Đồng thời ban lãnh đạo cần tạo điều kiện để cán bộ thư viện làm đúng

công tác chuyên môn, bố trí cán bộ thư viện phục vụ lâu dài trong thư

viện.

3.4.2 Xây dựng không gian đọc thân thiện

Thư viện cần sửa sang, bố trí lại các khối chức năng trong thư viện.

Đầu tư kinh phí để bổ sung đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, phù hợp

với lứa tuổi thiếu nhi. Đặc biệt, cần xây dựng phương án nâng cấp không

gian đọc sách cho các em với các vật dụng hấp dẫn, khu vui chơi mới lạ,

tạo sự thoải mái, thân thiện thu hút ngày càng nhiều thiếu nhi đến thư

viện.

Bên cạnh đó cần phát huy các mô hình sân chơi phục vụ nhu cầu đọc

sách ngoài trời của các em thiếu nhi.

Page 25: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

22

3.4.3 Khuyến khích thiếu nhi đọc và xây dựng phong trào đọc

- Phát động phong trào tích lũy logo Câu lạc bộ “Bạn yêu sách”, tặng

quà cho thiếu nhi là bạn đọc tích cực của thư viện

- Mở rộng thời gian phục vụ thiếu nhi.

- Giới thiệu sách báo mới, sách hay, những tác phẩm sáng tác của thiếu

nhi trong thư viện trên các phương tiện truyền thông đại chúng…

- Xây dựng các mô hình khuyến khích các em đọc sách trong mùa hè.

- Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu hoạt động thư viện thông qua

các hình thức: băng rôn, biểu ngữ, bảng tin, bản tin tuyên truyền trên

mạng. Đồng thời phối hợp với các thầy cô giáo trong nhà trường và Nhà

Thiếu nhi thành phố hướng dẫn thiếu nhi đọc sách hiệu quả.

Page 26: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

23

KẾT LUẬN

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Câu hát quen thuộc dường như

đã trở thành một chân lý, một lẽ tự nhiên không ai có thể chối cãi được.

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, vì vậy việc giáo dục nhu

cầu đọc cho thiếu nhi là một vấn đề quan trọng và cần thiết.

Trong điều kiện phát triển của thành phố, nhu cầu sách báo của thiếu

nhi ngày càng tăng. Là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện các

nhà thiếu nhi, để có thể thu hút đông đảo thiếu nhi đến thư viện, khắc

phục những hiện trạng của thư viện, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

cần nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nhu cầu đọc của các em thiếu nhi, từ

đó xây dựng các mô hình phục vụ, hướng dẫn, giáo dục nhu cầu đọc cho

thiếu nhi.

Với phương châm: “Những gì chúng ta làm hôm nay là thực hiện ước

mơ xây dựng một thế hệ độc giả trẻ trong xã hội tương lai”, người viết

rất mong kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần thiết thực vào việc

nâng cao chất lượng hoạt động tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ

Chí Minh trong thời gian tới ./.

Page 27: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

1

[1]. A.V. Da-pa-rô-gret, Phạm Minh Hạc (lược dịch) (1977), Tâm lý học tập II:

Tài liệu tham khảo dùng cho trường sư phạm mẫu giáo trung ương, các cán bộ

nghiên cứu, chỉ đạo phong trào mẫu giáo ở trung ương và các tỉnh, Nxb Giáo dục,

Tp. Hồ Chí Minh, 149Tr.

[2]. Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1987),

Quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi Đà Nẵng,

31Tr.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,

Hà Nội, 201Tr.

[4]. Lâm Cách; Nguyễn Nhật Hà (dịch) (2006), Làm thế nào để giúp trẻ học tốt?,

Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 468Tr.

[5]. Lê Thị Chinh (2009), Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền, giới thiệu

sách trong thư viện trường học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 211Tr.

[6]. Nghiêm Phú Diệp (1996), Công tác với người đọc, Trường Đại học Văn hóa

Hà Nội, 76 Tr.

[7]. Đỗ Hữu Dư (1980), Sổ tay công tác thư viện thiếu nhi, Nxb Văn hóa, Hà

Nội, 190Tr.

[8]. An Dương (2008), “Những truyện tranh gây độc hại cho giới trẻ”, Xuất bản

Việt Nam, Số 5, Tr.18.

[9]. Trần Thị Kim Định (1999), Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh với việc

bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 67Tr.

[10]. Phạm Thị Quỳnh Hoa (2001), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện

với sự phát triển nhân cách thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ

khoa học ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 122Tr.

[11]. Hội nghị - Hội thảo tăng cường phục vụ thiếu nhi trong hệ thống thư viện

công cộng (2011).

[12]. Hội thảo về công tác phục vụ thiếu nhi trong hệ thống thư viện công cộng

(2012).

References : TÀI LIỆU THAM

KHẢO

Page 28: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

2

[13]. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm: dùng cho

các trường sư phạm và cao đẳng sư phạm, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 49Tr.

[14]. Nguyễn Đình Khang (dịch), “Nghiên cứu lĩnh vực đọc sách của thiếu nhi và

những hoạt động của thư viện thiếu nhi”, Bulletin de L’Unesco à l’intention des

bibliinthe’ques - Vol - XXVI, no 4, Jnillot – out, Tr. 217 – 223.

[15]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2010), Giáo

dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Đại học Quốc gia Hà Nội,

196Tr.

[16]. Nguyễn Duy Lợi, Phạm Phúc Minh, Ngọc Minh Châu… (1985), Hoạt động

nghiệp vụ trong Nhà Văn hóa, Văn hóa, Hà Nội, 172Tr.

[17]. Mortimer J.Adler, Charles Van Doren; Hải Nhi (dịch) (2007), Đọc sách như

một nghệ thuật, Lao động – Xã hội, Hà Nội, 332Tr.

[18]. Mortimer J.Adler, Charles Van Doren; Nguyễn Thành Thống (dịch) (2010),

Phương pháp đọc sách, Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 531Tr.

[19]. Nguyễn Như Ngọc (2009), Nghiên cứu văn hóa đọc của học sinh tiểu học

trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học ngành Thông tin - Thư

viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 94Tr.

[20]. Trần Thị Minh Nguyệt (2011), “Cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến trình hội

nhập quốc tế”, Thư viện Việt Nam, - Số 4 (30), Tr.14-19.

[21]. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), Hướng dẫn đọc sách cho thiếu nhi tại các

Nhà thiếu nhi, Hội đồng Đội Trung ương, Hà Nội, 268Tr.

[22]. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, 156 Tr.

[23]. Trần Thị Minh Nguyệt (2006), “Nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thiếu nhi

đọc sách trong Thư viện”, Thư viện Việt Nam, Số 2(6), Tr.14-19.

[24]. Trần Thị Minh Nguyệt (2003), Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân

cách cho bạn đọc lứa tuổi thiếu nhi, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Văn hóa, Hà

Nội, 157Tr.

Page 29: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

3

[25]. Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo hoạt động Nhà

Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, 21Tr.

[26]. Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo thành tích hoạt động

Nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (2000- 2005), 33Tr.

[27]. Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo thành tích hoạt động

Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, 25Tr.

[28]. Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (1993), Tập san Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 – 1993, 46Tr.

[29]. Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (2000), Tập san Nhà Thiếu nhi thành

phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 – 2000, 47Tr.

[30]. Vũ Thị Nho (2000), Tâm lý học phát triển, Đại học Quốc gia, Hà Nội,

186Tr.

[31]. N.K.Krup -Xkai -A; Lê Phi (dịch) (1963), Thư viện và sách thiếu nhi, Văn

hóa - Nghệ Thuật, Hà Nội, 184Tr.

[32]. Nguyễn Sỹ Nồng (2008), Môn học về thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ

công chức, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 356Tr.

[33]. Huỳnh Thị Hoàng Oanh (2005), Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân tại

một số công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý giáo

dục, Trường Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh, [95 Tr.]

[34]. Đỗ Thị Phương (2010), Tổ chức hoạt động đọc tại thư viện Nhà Thiếu nhi

thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp khóa luận tốt nghiệp Đại học Văn hóa,

chuyên ngành Thư viện - Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thành phố Hồ Chí

Minh, 91Tr.

[35]. Lê Sơn (1995), Giáo dục học bậc tiểu học: Tài liệu tham khảo cho các lớp

đào tạo thạc sĩ tâm lý – giáo dục, 57Tr.

[36]. T.A.Ilina; Đỗ Thị Trang (dịch) (1978), Giáo dục học tập III, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 135Tr.

Page 30: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

4

[37]. Đoàn Phan Tân (2000), Thông tin học: giáo trình dành cho sinh viên ngành

Thông tin – Thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 335Tr.

[38]. Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh (2011), Chương trình nâng cao chất

lượng hoạt động Nhà Thiếu nhi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Giai đoạn 2011 –

2015)

[39]. Phạm Thị Thiền (2011), Xây dựng và phát triển thói quen đọc của thiếu nhi

tại thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp đại học

chuyên ngành Thư viện – Thông tin, Đại học Văn hóa, Tp. Hồ Chí Minh, 93Tr.

[40]. Giang Anh Thơ (2012), Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thiếu nhi tại

các thư viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 109Tr.

[41]. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2010), Nghiên cứu nhu cầu đọc và công tác giáo

dục nhu cầu đọc củ học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp

Đại học ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Hà Nội, 78Tr.

[42]. Tạ Thị Minh Thư (1999), Tổ chức hoạt động đọc sách báo của thiếu nhi trên

địa bàn thị xã Quảng Ngãi, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Thư viện -

Thông tin, Trường Cao đẳng Văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, 69Tr.

[43]. Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ (chủ biên) …(2012), Giáo trình tâm lý học

lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Đại học sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh, 254Tr.

[44]. Nguyễn Hữu Liên Trang (2012), Cải tiến công tác bổ sung tài liệu thiếu nhi

trong hệ thống thư viện công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa

học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh,

89Tr.

[45]. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm

Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 323Tr.

[46]. Duy Tuệ (2011), Giáo dục là hạt mầm kỳ diệu cho mỗi người, Văn hóa

Thông tin, Hà Nội, 74 Tr.

Page 31: Nhu cầu đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12326/1/...2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện

5

[47]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1996), Tâm lý học

đại cương, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 210Tr.

[48]. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1986), Quyết định số 99/QĐ-

UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc cho phép chuyển Nhà

Văn hóa Thiếu nhi thành phố và Nhà văn hóa thiếu nhi quận, huyện thành Nhà

Thiếu nhi thành phố và Nhà thiếu nhi quận, huyện ký ngày 2/8/1986.

[49]. Nguyễn Yến Vân, Dương Thúy Ngà (2006), Thư viện học đại cương, học

Văn hóa, Hà Nội, 219 Tr., 21 cm

[50]. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội,

630Tr.

[51]. Trần Thị Ngọc Ý (2010), Phát triển thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí

Minh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Thư viện –Thông tin, Trường

Đại học Văn hóa, Thành Phố Hồ Chí Minh, 74Tr.

[52]. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1980) Đại từ điển Tiếng Việt, Văn hóa Thông tin,

Tp. Hồ Chí Minh, 1890Tr.

TRANG WEB

[53]. Lý thuyết về động cơ, động cơ học tập (2005), Tra cứu ngày 7/6/2013,

http://tamlyhoc.net/diendan.

[54]. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thiếu nhi

đọc sách trong thư viện, Tra cứu ngày 16/4/2013, http://nlv.gov.vn

[55]. Cao Thanh Phước (2011), “Nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ thiếu nhi

trong các thư viện công cộng”, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, Tra cứu ngày

11/3/2013, http://vhnt.org.vn

[56]. Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố, thư viện thiếu nhi trong thư viện

Khoa học tổng hợp thành phố, Tra cứu ngày 11/12/2012, http://www.gslhcm.org.vn

[57]. Văn bản chỉ đạo, chương trình kế hoạch hoạt động hệ thống Nhà Thiếu nhi

thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề phát triển thiếu nhi thành phố,

http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn