NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân...

20
1 NHNG NGÀY ĐỨC TÂN HNG Y PHÊRÔ THĂM GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NHNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU Tùy bút ca Gioan-Boscô Tôi là người được Đức Cha Antôn sai đi “tháp tùng” Đức tân Hng Y Phêrô trong hành trình 12 ngày đêm tại giáo phận Đà Lạt, nơi ngài đã sinh ra, lớn lên, thi hành svlinh mc, ri giám mc giáo phn. Nay là Hng Y vthăm giáo phận Đà Lạt như “về nhà mình”, tôi thấy “cả nhà” đều vui. Tôi có thdin ttng quát bng mt câu: “Những ngày Đức Tân Hồng Y Phêrô thăm giáo phận Đà Lạt là nhng ngày chan hòa tình yêu”: tình yêu ca vgiám mục đương nhiệm, ca các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân trong Giáo phận dành cho ngài, đồng thời cũng là tình yêu của ngài dành cho mt Giáo phận mà ngài đã sinh sống và làm vic suốt 72 năm. Nếu nhìn dưới góc độ ca “Năm Phúc âm hóa Đời sng Cộng đoàn”, tôi có cảm tưởng mi người trong Giáo phận đã, đang và sẽ cgng thc hin hình nh ca Giáo hi thuban đầu: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Cha Tổng Đại diện và các Cha Quản hạt đã thống nhất với Đức Giám mục về một chương trình mà ngài định hướng dp giáo phận Đà Lạt và các giáo hạt được đón tiếp Đức tân Hng Y ghé thăm và dâng Thánh Lti mt snơi trong bu khí gia đình, thân tình, đơn giản”. Trước Tết t Mùi, dp đi tới 6 giáo hạt để mng Xuân, Đức Cha Antôn đã thông tin vĐức tân Hng Y và thông báo chương trình “thăm viếng mc vụ” của Đức Hng Y; tt nhiên ngài không ththăm hết các cng đoàn, nhưng khi dâng Thánh Lthì cu nguyện cho các “nhu cầu mc vụ” trong toàn Giáo phn: tơn, cầu cho Hi thánh địa phương, cầu cho Năm Mới t Mùi, cu cho vic rao ging Tin Mng, cu cho linh mc, tu sĩ, giáo dân…

Transcript of NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân...

Page 1: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

1

NHỮNG NGÀY ĐỨC TÂN HỒNG Y PHÊRÔ

THĂM GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT

NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU

Tùy bút của Gioan-Boscô

Tôi là người được Đức Cha Antôn sai đi “tháp tùng” Đức tân Hồng Y Phêrô trong

hành trình 12 ngày đêm tại giáo phận Đà Lạt, nơi ngài đã sinh ra, lớn lên, thi hành sứ

vụ linh mục, rồi giám mục giáo phận. Nay là Hồng Y về thăm giáo phận Đà Lạt như

“về nhà mình”, tôi thấy “cả nhà” đều vui. Tôi có thể diễn tả tổng quát bằng một câu:

“Những ngày Đức Tân Hồng Y Phêrô thăm giáo phận Đà Lạt là những ngày chan

hòa tình yêu”: tình yêu của vị giám mục đương nhiệm, của các linh mục, tu sĩ, chủng

sinh và giáo dân trong Giáo phận dành cho ngài, đồng thời cũng là tình yêu của ngài

dành cho một Giáo phận mà ngài đã sinh sống và làm việc suốt 72 năm. Nếu nhìn

dưới góc độ của “Năm Phúc âm hóa Đời sống Cộng đoàn”, tôi có cảm tưởng mọi

người trong Giáo phận đã, đang và sẽ cố gắng thực hiện hình ảnh của Giáo hội thuở

ban đầu: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông

với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

Cha Tổng Đại diện và các Cha Quản hạt đã thống nhất với Đức Giám mục về một

chương trình mà ngài định hướng “là dịp giáo phận Đà Lạt và các giáo hạt được

đón tiếp Đức tân Hồng Y ghé thăm và dâng Thánh Lễ tại một số nơi trong bầu khí

gia đình, thân tình, đơn giản”. Trước Tết Ất Mùi, dịp đi tới 6 giáo hạt để mừng

Xuân, Đức Cha Antôn đã thông tin về Đức tân Hồng Y và thông báo chương trình

“thăm viếng mục vụ” của Đức Hồng Y; tất nhiên ngài không thể thăm hết các cộng

đoàn, nhưng khi dâng Thánh Lễ thì cầu nguyện cho các “nhu cầu mục vụ” trong

toàn Giáo phận: tạ ơn, cầu cho Hội thánh địa phương, cầu cho Năm Mới Ất Mùi,

cầu cho việc rao giảng Tin Mừng, cầu cho linh mục, tu sĩ, giáo dân…

Page 2: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

2

1. ĐÓN TIẾP TẠI SÂN BAY LIÊN KHƯƠNG:

Sáng 02/3/2015

Đúng 7g35 chuyến bay VN 1380 hạ cánh tại sân bay Liên Khương sau 30 phút cất

cánh từ Tân Sơn Nhất. Đức Giámmục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản hạt

Đức Trọng, các Cha ở Tòa Giám mục và giáo xứ An Hòa (gần sân bay) cùng một số

tu sĩ, giáo dân giáo xứ Chính tòa và giáo xứ An Hòa vui mừng chào đón Đức Hồng

Y Phêrô và Cha Thư ký của ngài. Tặng hoa, chụp hình, tay bắt mặt mừng. Về đến

Tòa Giám mục khoảng 8g30. Hồ Xuân Hương dưới bầu trời xanh sáng như muốn

chào đón một người thân quen trở về sau những ngày “Tết Mới Áo Đỏ” tại Rôma,

Hà Nội, Sàigòn.

Trong gần 2 tuần lễ tại “nhà mình”, Đức Hồng Y được nhiều người gặp gỡ chào

mừng, trong đó có các vị lãnh đạo Tỉnh và Địa phương. Tuy nhiên, không ai nói

rằng: “Được vinh thăng Hồng Y, hôm nay về vinh quy bái tổ”, vì Đức Thánh Cha

Phanxicô đã gửi một bức thư đến từng vị trong số 20 tổng giám mục và giám mục

được nâng lên hàng Hồng y trong Công nghị Hồng y ngày 14/02/2015; trong thư

này, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị rằng Hồng y là một ơn gọi để phục vụ và vì

thế cần phải khiêm tốn. Ngài viết: “Sống khiêm tốn trong khi phục vụ không phải là

điều dễ dàng, khi mọi người đều nhìn tước vị Hồng y như là ‘một phần thưởng hay

đỉnh cao của sự nghiệp’, một chức vị cao trọng đầy quyền lực hay được biệt đãi”.

Đức Thánh Cha khuyến khích các ngài “nỗ lực mỗi ngày tránh xa những loại kính

trọng như thế”.

Trong 12 ngày, Đức tân Hồng Y dâng Thánh Lễ tại một số nhà thờ tại 6 giáo hạt,

nơi quy tụ linh mục, tu sĩ, giáo dân trong mỗi giáo hạt, để “nghe vị Tông đồ giảng

dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện”.

Xin ghi lại vài số liệu hiện nay về các giáo hạt trong giáo phận Đà Lạt:

Page 3: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

3

2. THÁNH LỄ TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT:

Chiều 2/3/2015

Tại Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt lúc 17g15, Đức tân Hồng Y được Đức Giám mục Giáo

phận, Cha Tổng Đại diện (cũng là Cha Sở Nhà thờ Chính tòa) đón vào nhà thờ giữa

lòng dân Chúa đông đảo vỗ tay không ngớt. Đức Hồng Y tươi cười giơ tay vãy chào

những người thân thương nhất trên đời. Không thân thương sao được vì như lời Đức

Cha Antôn nói trong bài chào mừng: “Hôm nay Đức Hồng Y về thăm giáo phận Đà

Lạt, về nơi chôn nhau cắt rốn, dâng Thánh Lễ Tạ Ơn tại ngôi nhà thờ đã gắn liền với

Đức Hồng Y trên 70 năm: đây là nơi Đức Hồng Y đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy mà

trong quyển rửa tội số I, số thứ tự 537, ngày 12/4/1938 đã ghi: “Petrus Nguyễn Văn

Nhơn, sinh ngày 01/4/1938 đã lãnh nhận bí tích rửa tội tại nhà thờ Thánh Nicôla,

Dalat”; cũng tại “nhà thờ con gà” này, Đức Hồng Y đã xưng tội rước lễ lần đầu, giúp

lễ, lãnh nhận bí tích Thêm Sức; đặc biệt, tại Nhà thờ Chính tòa này, Đức Hồng Y đã

được Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền truyền chức Linh mục ngày 21/12/1967,

và đã làm Cha Sở rồi Tổng Đại diện 15 năm từ năm 1975; cũng tại nơi đây Cha đã

được Đức Cha Barthôlômêô Nguyễn Sơn Lâm truyền chức Giám mục ngày 3/12/1991,

làm Giám mục Phó, rồi Giám mục Chính tòa giáo phận Đà Lạt 16 năm từ năm 1994,

cho đến khi đi Hà Nội và nhận nhiệm vụ Tổng Giám mục giáo tỉnh Hà Nội năm 2010”.

1. Giuse Maria Trịnh Văn Căn - 1976

2. Giuse Maria Trịnh Như Khuê - 1979

3. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng - 1994

4. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - 2001

5. Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - 2003

6. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - 2015

Đức Cha nói tiếp: “Chúng con xin hiệp ý với Đức Hồng Y dâng lời tạ ơn Thiên

Chúa, ghi ơn Hội Thánh, biết ơn song thân và gia đình cùng mọi người đã đồng

hành với Đức Hồng Y trong 72 năm tại Đà Lạt, nơi đã góp phần hình thành con

người và nhân cách vị Hồng Y thứ sáu của Giáo hội Việt Nam”.

Page 4: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

4

Trong phần đáp từ, Đức Hồng Y tâm sự: “Về thăm Đà Lạt tôi không thấy có cái gì

đó mang tính chất Hồng Y. Có thể nơi anh chị em có chút sự phân biệt nhưng đối

với tôi thì không thấy gì khác hơn. Nhưng mà có điều khác: từ nay tôi phải hy sinh

nhiều hơn, tôi phải yêu thương nhiều hơn, phải phục vụ nhiều hơn, đó là ơn gọi, đó

là tiếng Chúa nhắc nhở tôi… Tôi chưa bao giờ mơ, chưa bao giờ nghĩ đến tước

Hồng Y, nhưng đó là cho Hội thánh, là cho quê hương. Tôi nghĩ không gì khác hơn

là phải phục vụ, phải yêu thương, đó là tiếng Chúa gọi tôi. Xin đức cha, quí cha và

anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương

và phục vụ”.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y thuật lại: “Khi hôn chúc bình an, các Hồng Y chúc

mừng tôi đến từ một đất nước có niềm tin mạnh mẽ, một đất nước đã chịu nhiều hy

sinh thử thách và đau khổ nhưng luôn trung thành với Chúa và Hội thánh. Chúc

mừng Giáo hội của Đức Hồng Y… Ngày hôm nay, làm sao Đức Giáo hoàng lại có

thể nhìn đến con ngườì thấp hèn tầm thường của tôi, nếu tôi không là một Kitô hữu

Việt Nam sống trong một đất nước đầy thử thách và trong một giáo hội đầy trung

thành. Chúng ta hãy luôn luôn tạ ơn Chúa”.

Thánh Lễ sốt sắng với sự tham dự của các linh mục, tu sĩ, giáo dân giáo hạt Đà Lạt

và giáo xứ Chính tòa. Tình Chúa, tình người là những gì còn đọng lại trong ngày

đầu tiên sau khi gặp Chúa và gặp nhau tại chốn linh thiêng.

Page 5: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

5

3. THĂM GIÁO XỨ ĐẠ TÔNG:

Sáng 4/3/2015

Đạ Tông là một trong 8 xã thuộc huyện Đam Rông, một huyện được thiết lập năm

2005, nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Giáo xứ Đạ Tông là một giáo xứ đông bà con

người dân tộc nhất của giáo phận Đà Lạt, hiện có khoảng trên 10.000 người. Sau

nhiều năm dài vắng bóng linh mục, Đức Cha Phêrô đã đặt viên đá xây dựng ngôi

nhà thờ đầu tiên tại huyện Đam Rông vào ngày 7/12/2007, ngày kỷ niệm 80 năm

người dân tộc đầu tiên, bà Maria Ka Trut, lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy tại Di Linh

do Cha Jean Cassaigne (sau này làm Giám mục Sàigòn, rồi trở về Trại Phong Di

Linh sống với những người đồng bệnh cho đến khi qua đời). Ngày 5/6/2009 chính

Đức Cha Phêrô đã cử hành Thánh Lễ Cung hiến Nhà thờ Đạ Tông và chính thức

thành lập giáo xứ Đạ Tông.

Hôm nay, ngày 4/3/2015, sau một ngày đi thăm giáo phận Nha Trang, Đức Hồng Y

Phêrô đến thăm giáo xứ Đạ Tông nơi mà ngài đã “mang nặng đẻ đau”, và gặp gỡ

các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo hạt Đức Trọng. Từ 5g00 sáng, rời Tòa Giám

mục, đến giáo xứ Phú Sơn khoảng 6g30, được Cha Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

và các Cha thuộc giáo hạt Đức Trọng cùng các tu sĩ và giáo dân giáo xứ Phú Sơn

đón tiếp thân tình. Sau khi ăn sáng tại Cộng đoàn nữ tu Thánh Phaolô, Đức Hồng Y

và các Cha tiếp tục lên đường đến Đạ Tông khoảng 9g00. Giáo dân phấn khởi đón

chào Đức Hồng Y trong tiếng cồng chiêng và chuông nhà thờ ngân vang. Đúng

9g30, Thánh Lễ diễn ra long trọng và trang nghiêm với tiếng hát bay cao: “Gơklŏ

Yàng tam kơloàng trồ” (tiếng K’Ho: Vinh danh Thiên Chúa trên Trời).

4. TẠI TU VIỆN DÒNG TRINH VƯƠNG PHÚ HIỆP, HẠT DI LINH:

Sáng 5/3/2015

Tại giáo hạt Di Linh có một tu viện thuộc Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh

Vương (nhà chính tại giáo xứ Bùi Môn, giáo phận Sàigòn). Các nữ tu đã đến đây lập

nghiệp từ trước năm 1975. Hiện nay các nữ tu lao động tại trang trại của Nhà Dòng

và đặc biệt lo cho bà con người dân tộc trong vùng.

Page 6: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

6

Tu viện Trinh Vương được chọn làm nơi quy tụ các linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc

giáo hạt Di Linh chào mừng Đức Hồng Y và dâng Thánh Lễ cầu bình an cho Năm

Mới Ất Mùi. Niềm vui hiện rõ trên nét mặt mọi người.

5. VIẾNG MỘ ĐỨC CHA JEAN CASSAIGNE TẠI TRẠI PHONG DI LINH:

Chiều 5/3/2015

Nói dến Di Linh là nói đến cái nôi của việc truyền giáo cho người dân tộc tại giáo

phận Đà Lạt. Tại đây có mộ Đức Cha Jean Cassaigne, tông đồ người phong cùi.

Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh ngày 20/10/1926. Ngài

đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp

mưa bão làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên ngài phải trở

về Sàigòn. Đến ngày 24/1/1927, cha Cassaigne mới có thể từ Đà Lạt đến nhận thí

điểm truyền giáo Di Linh. Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, cha

Cassaigne đã nhìn thấy những người dân tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà

ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em dân tộc được trao phó cho ngài, cả một

cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi ngài. Để có thể gặp gỡ những người

Page 7: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

7

dân tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, cha Cassaigne khởi sự bằng cách

học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha

Cassaigne đã phải mày mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã

cuốn hút vị thừa sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12 năm 1929 cha

Cassaigne đã xuất bản “Từ điển Pháp - Kơho - Việt”; đây là cuốn từ điển đầu tiên

hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp

phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho. Tháng 12 năm

1937 cha Cassaigne xuất bản cuốn “Phong tục tập quán người dân tộc Kơho”; đây

cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho

cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người dân tộc và từ đó nói về

Chúa cho họ. Năm 1938 cha cho xuất bản tập “Giáo lý cho người Kơho”.

Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, cha Cassaigne đã

thực sự trở thành người khai phá, trở thành ông tổ của công cuộc truyền giáo cho

người dân tộc trên vùng cao nguyên này. Tin Mừng của Chúa đã được người dân tộc

đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương

của cha Cassaigne, nhất là đối với những người phong cùi của họ. Đầu năm 1929, cha

Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Phong Di

Linh. Ngài đã xây dựng Trại Phong thành một gia đình ấm cúng, che chở những bệnh

nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.

Năm 1941 ngài vâng lời Tòa Thánh làm giám mục giáo phận Sàigòn. Cuối năm

1954, ngài phát hiện bị bệnh phong. Ngày 5/3/1955, ngài viết cho cha bề trên Hội

Thừa sai Paris: “Tôi xin cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút

lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa

quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ”. Ngày

2/12/1955, Đức cha Cassaigne trở về Di Linh. Từ đây, ngài dành trọn cuộc đời còn

lại để sống giữa những người con cái mà ngài yêu thương. Đầu năm 1973, Đức cha

bị ngã gẫy xương, trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức cha nói

với người nữ tu chăm sóc ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm

dài (1926–1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng

hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy.

Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về

với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo”. Ngày 20/10/1973, Đức cha bắt

đầu trở bệnh nặng với những cơn đau kinh khủng. Vào lúc 10g00 đêm ngày

30/10/1973, Đức cha lãnh nhận bí tích Xức dầu và rạng sáng hôm sau ngài đã được

Chúa gọi về hồi 01g25. Đức cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày

5/11/1973.

Page 8: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

8

Đức tân Hồng Y đến viếng mộ Đức Cha Cassaigne, nơi trước đây ngài thường lui

tới cầu nguyện, và cũng là dịp thăm người dân tộc trong Trại Phong và ngoài giáo

xứ Kala tập trung chào mừng ngài nơi đây. Mọi người hiệp ý với Đức Hồng Y cầu

nguyện với Đức Cha Cassaigne, xin ngài bầu cử cùng Chúa cho công việc truyền

giáo tại Giáo phận theo gương bác ái của ngài. Những người sống trong trại phong

xem ra cảm nghiệm được rằng Đức Hồng Y muốn nói với họ: “Dù Cha đã đi xa,

cha vẫn ở với các con, các con đừng lo”.

Chiều hôm đó, Đức Hồng Y còn được Cha Quản Hạt Di Linh mời ghé thăm giáo

điểm Liên Đầm, cách giáo xứ Di Linh trên 10 cây số về phía nam.

6. THÁNH LỄ TẠI GIÁO XỨ MADAGUÔI, GIÁO HẠT MỚI MADAGUÔI:

Sáng 6/3/2015

Dưới chân đèo Bảo Lộc, có 3 huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng: Đạ Hoai, Đà Tẻh,

Cát Tiên. Trong 3 huyện này có 4 giáo xứ: Mađaguôi, Cát Tiên, Đạ Tẻh, ĐạMri với

số tín hữu hiện nay là 20.545 người. Ngày 11/2/2015, Đức Cha Antôn đã ký Nghị

Định Thiết lập Giáo hạt Madaguôi, tách ra khỏi giáo Hạt Bảo Lộc.

Hôm nay, thứ sáu, ngày 6 tháng 3, Giáo hạt thứ sáu của giáo phận Đà Lạt được đón

tiếp vị Hồng Y thứ sáu của Giáo hội Việt Nam. Cha tân Quản Hạt Giuse Nguyễn

Đức Cường cùng các linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc giáo hạt mới đón chào Đức tân

Hồng Y tại giáo xứ Madaguôi, giáp ranh giáo phận Xuân Lộc (cách giáo xứ Phương

Lâm khoảng 10 cây số). Madaguôi là tên thị trấn thuộc huyện Đạ Hoai.

Page 9: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

9

7. THĂM GIÁO HỌ VÙNG XÂU VÙNG XA, ĐỒNG NAI THƯỢNG:

Chiều 6/3/2015

Một trong những giáo họ thuộc vùng sâu vùng xa nhất của giáo phận Đà Lạt là giáo

họ Đồng Nai Thượng, tên gọi của một trong 12 xã thuộc huyện Cát Tiên. Giáo họ

này thuộc giáo xứ Cát Tiên, tên gọi của huyện Cát Tiên, được thành lập năm 1987,

tách ra từ huyện Đạ Hoai.

Giáo dân ở Đồng Nai Thượng thuộc người Mạ được quy tụ từ các buôn Bi Nao, Bê

Đê, Đạ Cok, Bù Gia Rá về buôn trung tâm là Bù Xa. Được hình thành vào khoảng

năm 2008, Cha Phêrô Phạm An Nhàn sau khi nhận công tác mục vụ tại Giáo xứ Cát

Tiên, đã bắt đầu chú ý đến vùng đất này. Mặc dù chỉ hơn hai chục cây số, nhưng

phải đi mất gần 4 giờ đồng hồ, do đường mòn băng rừng hiểm trở.

Trong hoàn cảnh ấy, Đức Cha Phêrô đã đến Đồng Nai Thượng ngày 16/2/2010

(mồng 3 tết Canh Dần), động viên và giúp đỡ việc xây dựng nhà thờ tại đây.

Nay trở lại thăm Đồng Nai Thượng, nơi mà “gà gáy 3 tỉnh đều nghe” (Lâm Đồng,

Bình Phước, Đồng Nai), Đức Hồng Y Phêrô vô cùng xúc động khi nhìn thấy thành

quả mà mình đã gầy dựng và được một linh mục nhiệt tình thực hiện. Bà con giáo

dân hết sức vui mừng khi gặp lại vị ân nhân kính yêu của mình.

Trên đường đi Đồng Nai Thượng, Đức Hồng Y đã ghé thăm giáo dân Khu 8, Đạ

Hoai 2, chia sẻ với bà con dân tộc tại nhà nguyện Đà Oai. Đức Hồng y cũng đã ghé

thăm và ban phép lành cho giáo dân giáo xứ Đạ Tẻh và giáo xứ Cát Tiên. Một ngày

đi không nghỉ với quãng đường dài không dễ, ngài đã chia sẻ với mọi người: “Cha

tha thiết trở lại thăm những nơi mà trước kia cha đã lui tới, thăm viếng”. Qua đó

mới thấy được tình yêu mà Đức Tân Hồng Y dành cho mọi người, nhất là anh chị

em dân tộc.

Page 10: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

10

8. THÁNH LỄ TẠI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GIÁO PHẬN TẠI BẢO LỘC:

Sáng 7/3/2015

Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt xuất thân từ Hội Dòng MTG Thanh Hóa di cư

vào nam năm 1954. Ngày 2/2/2002 Đức Cha Phêrô đã ký Sắc lệnh thành lập Hội

Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, nhà chính tại phường Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc.

Hiện nay Hội Dòng có 48 cộng đoàn trong và ngoài nước với 477 nữ tu (373 khấn

trọn, 104 khấn tạm), 24 tập sinh, 30 tiền tập sinh, 200 thanh tuyển sinh và 1210

thành viên Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế. Trong dịp đón Đức tân Hồng Y, Nhà

Dòng MTG Đà Lạt là nơi quy tụ các nữ tu đại diện các Dòng Nữ trong giáo hạt Bảo

Lộc hiệp dâng Thánh Lễ với Đức Hồng Y để cầu nguyện cho những người sống đời

thánh hiến trong toàn Giáo phận. Hiện nay tại Giáo phận Đà Lạt có 48 Dòng và Tu

Hội sống trong 149 cộng đoàn (Nam: 14 Dòng và Tu Hội, 24 cộng đoàn; Nữ: 34

Dòng và Tu Hội, 125 cộng đoàn). Tổng số tu sĩ hiện nay là 1457: nam tu sĩ 392

(123 linh mục) và 1065 nữ tu sĩ.

Buổi trưa cùng ngày, Đức Hồng Y ghé thăm Tu hội Nữ ICM (Nhập thể-Tận hiến-

Truyền giáo) tại Bảo Lộc. Trước đó ít ngày, ĐHY đã thăm Tu hội Nam ICM

(Incarnatio-Consecratio-Missio) tại Đà Lạt. Đây là hai Tu đoàn Tông đồ thuộc Giáo

phận. Tu đoàn Nam ICM hiện có 16 linh mục, 11 Gia nhập Vĩnh viễn, 25 Gia nhập

Tạm, 6 tập sinh, 13 tiền tập sinh và 14 dự tu. Tu đoàn Nữ ICM hiện có 83 chị Gia

nhập Vĩnh viễn, 34 chị Gia nhập Tạm, 6 tập sinh, 3 tiền tập sinh và 24 dự tu.

Page 11: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

11

9. NIỀM VUI TẠI GIÁO XỨ BẢO LỘC, GIÁO HẠT BẢO LỘC:

Chiều 7/3/2015

Giáo xứ Bảo Lộc là giáo xứ trung tâm của giáo hạt Bảo Lộc, một giáo hạt lớn nhất

trong Giáo phận nằm trên địa bản thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm hiện có

gần 140.000 giáo dân thuộc 33 giáo xứ, với 70 linh mục làm việc mục vụ.

Chiều hôm nay có trên 5000 giáo dân thuộc giáo hạt Bảo Lộc quy tụ trong ngoài nhà

thờ giáo xứ Bảo Lộc để chào mừng Đức tân Hồng Y và hiệp dâng Thánh Lễ Chúa

nhật III Mùa Chay.

10. THÁNH LỄ CHÚA NHẬT TẠI GIÁO XỨ THÁNH MẪU, BẢO LỘC:

Sáng 8/3/2015

Sáng sớm ngày 8/3/2015, trong bầu khí mở Năm Thánh chuẩn bị khánh thành nhà

thờ mới, giáo xứ Thánh Mẫu vui mừng đón Đức Hồng Y đến dâng Thánh Lễ tạ ơn

và cầu nguyện cho giáo xứ. Ngôi nhà thờ đang xây dựng với 2 tháp chuông cao ngất

kiểu Nhà thờ Đức Bà Sàigòn như muốn cùng với mọi thành phần dân Chúa trong

Giáo xứ dâng lời cảm tạ và tung hô Chúa vì “muôn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.

Page 12: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

12

11. TÌNH YÊU DÂNG CAO TẠI GIÁO XỨ LANG BIANG:

Chiều 8/3/2015

LangBiang là hai tên ghép từ câu chuyện tình của chàng K’lang và nàng H'biang

theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho: Nhà K’lang và H'biang đều ở dưới chân núi,

họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H'biang gặp nạn và chàng

K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả

hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người

mà H'biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo,

hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành vợ chồng rồi bỏ đến một nơi

trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H'biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng

không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc

câu chuyện, H'biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng

nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng

tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc). Sau cái chết của hai

người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên

là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao nơi

chàng K’lang và nàng H'biang chết được đặt lên là Lang Biang - tên ghép của đôi

trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

Khi còn là giám mục Đà Lạt, Đức Cha Phêrô thường giới thiệu khách đi Lang Biang.

Mỗi lần từ Hà Nội về Đà Lạt, Đức Cha Phêrô không thể không đi thăm bà con dân

tộc tại giáo xứ Lang Biang. Tình yêu mục tử và con chiên nơi đây như là chuyện tình

của chàng K’lang và nàng H'biang. Hôm nay, Đức Hồng Y từ Bảo Lộc về đến Đà Lạt

khoảng 9g45 sáng, thì 15 phút sau lên đường đi Lang Biang để phất cờ cho chuyến

leo “núi tình yêu” của gần 700 người lớn cùng các bạn trẻ và thiếu nhi giáo xứ này.

Thánh Lễ 5 giờ chiều thật đông đảo và sốt sắng. Trong ngoài nhà thờ, lớn bé già trẻ,

đều hát thuộc lòng bộ lễ tiếng La Tinh, làm cho Đức Hồng Y nhớ đến buổi lễ tạ ơn

tại đền thờ Thánh Phêrô sau ngày nhận mũ và nhẫn Hồng Y tại Rôma. Ăn tối xong,

Đức Hồng Y còn dự văn nghệ rồi mới về nghỉ đêm tại Tòa giám mục.

Page 13: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

13

12. THĂM CHỦNG VIỆN MINH HÒA VÀ TRUNG TÂM MỤC VỤ:

Sáng 9/3/2015

Giáo phận Đà Lạt được thành lập năm 1960. Ngược dòng lịch sử, niên khóa 1961-

1962 lớp chủng sinh đầu tiên tu học tại Chủng viện Thanh Hóa di cư tại Tân Thanh,

Bảo Lộc; từ năm 1962-1966, Tiểu Chủng viện Giáo phận mang tên Á Thánh Simon

Hòa thuê nhà của ông bà Farrault tại Chi Lăng, Đà Lạt; năm 1967, khi hoàn thành

cơ sở, Tiểu Chủng viện Á Thánh Simon Hòa chính thức khai giảng với 6 lớp tại địa

điểm hiện nay (51 Vạn Kiếp). Bên cạnh đó, với đà phát triển, năm 1972, Đại Chủng

viện Minh Hòa (ghép tên hai vị thánh Philiphê Minh và Simon Hòa) được thành lập

để có nơi đào tạo riêng các đại chủng sinh thuộc giáo phận Đà Lạt. Hoàn cảnh xã

hội biến chuyển, cơ sở “Cư xá Minh Hòa” không còn được sử dụng, ngày

22.4.1980, các thầy Đại chủng viện trở về nơi mình đã từng sống từ những ngày thơ

ấu. Sau đó, từ khi các đại chủng sinh của Giáo phận được gửi học tại Đại Chủng

Viện Sàigòn, rồi Xuân Lộc, Chủng viện Minh Hòa là nơi đào tạo các chủng sinh dự

bị vào đại chủng viện. Từ năm 2014, tại đây đã được phép mở lớp đào thuộc dạng

đại chủng viện để huấn luyện riêng các đại chủng sinh thuộc giáo phận Đà Lạt; khóa

đầu tiên có 12 chủng sinh.

Đức Hồng Y Phêrô đã là giảng viên Tiểu Chủng viện Simon Hòa từ 1968-1972, là

giám đốc Đại Chủng viện Minh Hòa từ 1972-1975. Nay Đức Hồng Y đến thăm “con

ngươi” của mình khi còn là giám mục Đà Lạt, chắc hẳn có nhiều cảm xúc đặc biệt.

Sau khi ăn sáng, ngài ghé thăm Trung tâm Mục vụ Giáo phận mà ngài đã khởi công

xây dựng và đã long trọng cử hành Thánh Lễ khánh thành trong niềm vui khôn tả

của Cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Đà Lạt.

Page 14: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

14

13. THÁNH LỄ TẠI TU HỘI TRUYỀN GIÁO THÁNH VINH SƠN:

Chiều 9/3/2015

Thánh Vinh Sơn Phao lô (Vincent de Paul) sinh ngày 24/4/1581 tại làng Pouy, gần

thành Dax, miền Landes, tây nam nước Pháp, trong một gia đình nông dân nghèo.

Khi làm tuyên uý cho gia đình quí tộc De Gondi, cha Vinh Sơn khám phá ra dân

nghèo miền quê đang bị bỏ rơi về mặt thiêng liêng, đồng thời cũng thấy nhiều giáo

sĩ quá yếu kém trong vấn đề học vấn. Ý thức được hoàn cảnh như thế, cha Vinh Sơn

đã hoàn toàn hiến thân để xoa dịu nỗi khổ đau của người nghèo. Năm 1625 dưới tác

động của Chúa Thánh Thần, cha Vinh Sơn đã lập Tu hội Truyền Giáo. Năm 1632,

cha Vinh Sơn nhận tu viện Saint-Larare ở phía bắc Paris do các tu sĩ dòng Victor

trao tặng để làm trụ sở mới của Tu Hội Truyền Giáo; vì thế, các linh mục thuộc Tu

Hội quen được gọi là các cha “Lazaristes”. Ngày 12/01/1633, Tòa Thánh đã châu

phê việc thành lập Tu hội Truyền Giáo (Congregatio Missionis: CM). Mục đích của

Tu hội là thánh hóa bản thân qua việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo và cộng

tác vào việc đào tạo hàng giáo sĩ. Cùng với thánh nữ Louise de Marillac, cha Vinh

Sơn sáng lập Tu Hội Nữ Tử Bác Ái năm 1633, chuyên lo phục vụ mọi tầng lớp dân

nghèo trong xã hội, về phương diện vật chất cũng như tinh thần.

Trụ sở chính của Phụ tỉnh Việt Nam hiện nay đặt tại 40 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng,

có linh mục phụ trách giáo sở Thánh Tâm. Tu hội có Học viện Triết học tại Đà Lạt.

Chiều nay, 9/3/2015, với sự tham dự của Đức Cha Antôn và các linh mục, tu sĩ, giáo

dân trong Gia đình Vinh Sơn, Đức tân Hồng Y Phêrô đến dâng Thánh Lễ cầu

nguyện cho gia đình Vinh Sơn, cách riêng cho Cha Gabriel Déthune mới qua đời

ngày 1/3/2015 tại Paris. Cha Gabriel Déthune là người đã đến truyền giáo tại vùng

dân tộc Churu tại Ka Đơn từ giữa năm 1960 và các vùng khác nữa như Tà In, Próh,

Diom, Ninh Loan, Đà Loan. Sự hiện diện của giáo dân ở các vùng này trong Thánh

Lễ chiều nay đã làm nổi lên mối quan tâm của các linh mục, tu sĩ Vinh Sơn đối với

những người nghèo theo lời Cha Thánh căn dặn: “Chúng ta hãy ra sức phục vụ

người nghèo với một tình yêu mới, và ra sức tìm kiếm những người nghèo và những

người bị bỏ rơi nhất; trước nhan Chúa chúng ta, chúng ta nhìn nhận họ như ông

hoàng bà chúa của chúng ta”.

Page 15: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

15

14. ĐÓN TIẾP TẠI GIÁO XỨ LẠC VIÊN, GIÁO HẠT ĐƠN DƯƠNG:

Sáng 10/3/2015

Lạc Viên là tên được đổi lại cho miền đất Labui của người dân tộc và là nơi định cư

của một nhóm giáo dân (đa số gốc Phương Quan, Thanh Xá, Hải Phòng; số khác

thuộc Thái Bình, Bùi Chu, Lạng Sơn) trước đó sống tại Lạc Lâm, nhưng đã tự động

tách ra khỏi Lạc lâm vì đất hẹp người đông, nước nôi khan hiếm.

Ngoài việc mục vụ giáo xứ nói chung, Cha Phaolô Phạm Công Phương, quản xứ

Lạc Viên, kiêm quản hạt Đơn Dương, quan tâm đến việc giáo dục giới trẻ và bác ái

xã hội như làm cầu, đường và nhà cho người nghèo. Cụ thể đầu năm 2013 cây cầu

treo dây văng vượt lũ nối liền hai bờ con sông Đa Nhim đoạn qua địa bàn xã Lạc

Xuân chính thức được khánh thành. Trong năm 2013 Cha đã giúp đỡ, vận động giáo

dân trong giáo xứ xây dựng, nâng cấp được khoảng 20 tuyến đường lớn nhỏ trong

vùng để bà con giáo dân đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản thuận tiện hơn. Đồng

thời, Cha cũng vận động bà con giáo dân góp phần thực hiện tốt phong trào xanh,

sạch, đẹp ở các khu dân cư; tích cực tham gia xây dựng phong trào khuyến học,

khuyến tài, góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học dở dang. Từ năm 2007

đến nay, Giáo xứ Lạc Viên thường xuyên tổ chức trao học bổng cho các em sinh

viên, học sinh đạt thành tích trong học tập và trao quà cho các em học sinh nghèo

vượt khó trong giáo xứ vào các dịp lễ, tết và dịp hè. Đặc biệt, năm 2012 và 2013,

Cha còn vận động bà con giáo dân tham gia xây dựng hệ thống điện chiếu sáng

trong các khu dân cư.

Page 16: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

16

Trên đường đi Đơn Dương, Đức Hồng Y ghé thăm giáo họ K’R N tại xã Định An

và tham quan công trình xây dựng Dòng Kín Đà Lạt tại Định An. Đức Hồng Y

Phêrô có một người chị là nữ tu Dòng Kín Sàigòn.

15. HÀNH HƯƠNG ĐAN VIỆN CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG:

Chiều 10/3/2015

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn tại Đơn Dương Lâm Đồng là một Dòng tu chiêm

niệm theo truyền thống Xitô, trực thuộc Tòa Thánh Rôma. Dòng Châu Sơn Đơn

Dương phát xuất từ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan Ninh Bình và là

thành viên của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Ngày 27/7/1961, Thánh Bộ

Dòng Tu ban sắc thiết lập Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương thành “Đan

viện tự trị”. Trước những thành tựu đáng khích lệ của cộng đoàn Châu Sơn tại Đơn

Dương, Đại Hội toàn Dòng Xitô năm 1963 nhất trí nâng Đan viện tự trị Châu Sơn

cùng với hai Đan viện Phước Sơn và Phước Lý lên hàng “Đan Phụ viện” (Abbatia).

Thánh Bộ Dòng Tu châu phê quyết định này qua văn thư ngày 13.11.1963.

Đan viện Châu Sơn Đơn Dương là một trong những nơi Đức Cha Phêrô thường lui

tới và thường giới thiệu cho khách đến thăm. Hôm nay, Đức Hồng Y Phêrô đã đi

thăm Đan viện, chứng tỏ tình yêu của ngài “trước sau như một” đối với đời sống

chiêm niệm.

Page 17: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

17

16. THÁNH LỄ TẠI GIÁO XỨ THÁNH MẪU, ĐÀ LẠT:

Sáng 11/3/2015

Đức Hồng Y đến dâng Thánh Lễ tại giáo xứ Thánh Mẫu nằm ở cây số 6 phía bên phải

con đường đi Suối Vàng. Giáo xứ này bắt đầu xuất hiện vào mùa thu 1955, khi một

nhóm đồng bào công giáo khoảng 400 người gốc Nghệ Tĩnh, nhờ sự hướng dẫn của

cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, đã mua một khu đất để làm ăn sinh sống. Tháng 8 năm

1970, cha được bổ nhiệm phụ trách giáo xứ Ðơn Dương. Cha Vinh Sơn Nguyễn

Thanh Ðiện được cử đến thay thế. Tháng 6 năm 1975 giáo xứ đón tiếp một cha xứ

mới: Cha Gioan Phan Công Chuyển. Giáo xứ hiện nay có khoảng 1200 giáo dân.

Năm 1991, giáo xứ Thánh Mẫu đã góp phần rất đáng kể vào việc kiến thiết ngôi nhà

mới của Tòa Giám Mục. Cuối năm 1991, Đức cha Phêrô được bổ nhiệm làm Giám

mục Phó Đà Lạt và chính thức kế vị Đức Cha Bartôlômêô chăm sóc giáo phận từ

24/6/1994. Sau gần 19 năm phục vụ Giáo phận và đang tiến hành xây dựng Trung

tâm mục vụ, được trao cho Cha Xứ Thánh Mẫu chịu trách nhiệm chính trong việc xây

dựng, thì ngày 22/4/2010 Đức Cha Phêrô được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó

Hà Nội. Ngài lên đường nhận nhiệm vụ mới ngày 06/5/2010 và ngày 13/5/2010 trở

thành Tổng Giám mục Hà Nội.

17. TRI ÂN ĐỨC THÁNH CHA TẠI TẬP VIỆN PHANXICÔ DU SINH:

Sáng 12/3/2015

Dòng Phanxicô danh xưng chính thức là dòng Anh Em Hèn Mọn hay còn gọi là dòng

Anh Em Phan Sinh do Thánh Phanxicô Assisi (1181-1226) khởi xướng khoảng năm

1209 tại thành phố Assisi, nước Ý. Lý tưởng sống của Thánh Phanxicô là noi gương

Đức Giêsu: sống khó nghèo, khiêm hạ, yêu thương phục vụ mọi người, đặc biệt

những người nghèo khổ, yêu quý thiên nhiên.

Page 18: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

18

Dòng Phan Sinh Việt Nam được các cha Phan Sinh người Pháp, thuộc tỉnh dòng

Thánh Phêrô (cũng gọi tỉnh dòng Paris), đến thành lập năm 1929. Năm 1969, dòng

Phan Sinh Việt Nam trở thành hạt dòng độc lập, không còn là một chi tỉnh, phụ

thuộc tỉnh dòng Paris như trước kia. Năm 1984, hạt dòng Phan Sinh Việt Nam được

nâng lên thành tỉnh dòng.

Tại địa bàn giáo xứ Du Sinh (Giuse) Đà Lạt, có tập viện của tỉnh dòng Phan Sinh Việt

Nam. Sáng nay, Đức Hồng Y đến thăm viếng và dâng Thánh Lễ với các linh mục, và

tập sinh Phan Sinh, có các nữ tu Phan Sinh tham dự, đã không quên cầu nguyện đặc

biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô là người đã đặt ngài làm Hồng Y, nhất là vì Đức

Thánh Cha đương kim là vị mục tử muốn cho mọi người trong Giáo hội hôm nay noi

gương thánh Phanxicô Assisi sống khiêm nhường và quan tâm đến người nghèo.

18. THĂM HỌC VIỆN SALESIEN DON BOSCO TẠI ĐÀ LẠT:

Chiều 12/3/2015

Năm 2015 là năm mừng kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh Gioan Bosco

(16/8/1815). Cha Gioan Bosco khởi sự hoạt động nguyện xá phục vụ các thanh thiếu

niên nghèo từ ngày 8/12/1841. Lễ Phục Sinh năm 1846, cơ sở chính thức được thiết

lập tại khu Vadocco, ngoại ô thành phố Torino (Bắc Ý). Ngày 8/12/1859, Don Bosco,

cùng với 17 cộng sự viên của ngài (1 linh mục, 15 tư giáo và 1 học sinh), thành lập

hội dòng Thánh François de Sales, với mục đích giáo dục giới trẻ nghèo. Ngày

23/7/1864, Toà Thánh ban Sắc lệnh Decretum Laudis phê chuẩn hội dòng Salesien

Don Bosco (SDB). Hiến luật của dòng được Toà Thánh châu phê ngày 3/4/1874. Hội

dòng chọn Thánh François de Sales làm bổn mạng. Cảm hứng từ lòng nhân hậu và

nhiệt thành tông đồ của vị thánh này, Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là

Salesien, và vạch ra cho họ một chương trình sống theo phương châm trên.

Page 19: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

19

Tại Việt Nam, con cái Cha Thánh Don Bosco đã chính thức hiện diện vào ngày

03/10/1952 với hai linh mục. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các tu sĩ Salesien

Việt Nam vẫn trung thành sống đời phục vụ các thanh thiếu niên nghèo khổ và tầng

lớp bình dân trên mảnh đất quê hương mình. Ngày 24/07/1999, Salesien Việt Nam đã

chính thức được nâng lên thành tỉnh dòng.

Năm 1972, Dòng Salesien mở Học viện tại Đà Lạt trong Cộng thể Don Rua (tên vị

Chân phước được ĐTC Phaolô VI tuyên phong ngày 29/10/1973). Tại Đà Lạt, các

linh mục tu sĩ Salesien Don Bosco có nhiều hoạt động hữu hiệu phục vụ giới trẻ

thuộc nhiều lãnh vực theo tinh thần của Cha Thánh Sáng lập. Đức Hồng Y Phêrô là

người rất quan tâm đến giới trẻ, đến dâng Thánh Lễ tại Học viện như muốn biểu lộ

tình yêu đặc biệt với các linh mục tu sĩ Salesien Don Bosco Đà Lạt.

19. KHÁNH THÀNH TRƯỜNG MẦM NON CĐ THÁNH PHAOLÔ ĐÀ LẠT:

Sáng 14/3/2015

Ngày 25/01/2010, lễ Thánh Phaolô trở lại, bổn mạng Dòng Thánh Phaolô thành

Chartres, cả ba tỉnh dòng Sàigòn, Mỹ Tho, Đà Nẵng đã long trọng mừng 150 năm

Hội Dòng hiện diện tại Việt Nam. Đại lễ kỷ niệm được tổ chức tại Nguyện đường

tỉnh Dòng Sàigòn (số 4, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận I, Tp.HCM).

Trong một thế kỷ rưỡi hiện diện tại Việt Nam, Dòng thánh Phaolô đã có những đóng

góp lớn lao về giáo dục và y tế, phục vụ trực tiếp xã hội và đặc biệt phục vụ sứ

mạng Loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

Nhà Dòng tại Sàigòn cuối thế kỷ 19 Nhà nguyện tại Sàigòn Nhà Dòng tại Đà Lạt 1948

Tỉnh dòng Sàigòn gồm 36 cộng đoàn với 403 nữ tu, hoạt động tại năm giáo phận:

Sàigòn, Bà Rịa, Xuân Lộc, Phú Cường và Đà Lạt. Tại Đà Lạt, các nữ tu Dòng

Thánh Phaolô đã có mặt từ lâu. Đức Hồng Y Phêrô lúc còn nhỏ đã là học trò các nữ

tu Dòng Thánh Phaolô gần “nhà thờ con gà” Đà Lạt. Ngài có một người chị là nữ tu

Dòng Thánh Phaolô Sàigòn (đã qua đời).

Hôm nay, nhân chuyến viếng thăm giáo phận Đà Lạt, Đức Hồng Y đã dâng Thánh

Lễ tạ ơn và làm phép ngôi Trường Mầm Non Thăng Long mới được xây dựng, với

sự hiện diện của Đức Giám mục Giáo phận, nhiều linh mục tu sĩ, đặc biệt của gần

100 nữ tu Dòng Thánh Phaolô, trong đó có Soeur Bề trên Giám tỉnh Sàigòn.

Page 20: NHỮNG NGÀY CHAN HÒA TÌNH YÊU - simonhoadalat.com · anh chị em tu sĩ nam nữ, giáo dân cầu nguyện cho tôi chu toàn sứ mạng yêu thương và phục vụ”.

20

20. BAY VỀ HÀ NỘI:

Chiều 14/3/2015

Sau gần hai tuần lễ tại giáo phận Đà Lạt, trên chuyến bay VN 1564 cất cánh từ sân

bay Liên Khương lúc 15g20, sau một tiếng bốn mươi lăm phút bay, Đức Hồng Y

Phêrô và Cha Thư ký trở về Tòa Tổng Giám mục Hà Nội tại 40 phố Nhà Chung.

Không biết đến bao giờ mới gặp lại nhau mà “vui mừng và hy vọng” như 12 ngày

qua. Ai dám hy vọng đắc cử Giáo hoàng ?! Nhưng nếu là “giáo tông” (giống tao),

nghĩa là vẫn nguyên tước Hồng Y, thì mong rằng Đức Hồng Y Phêrô sẽ về nghỉ hưu

tại Bảo Lộc, nơi Đức Cha Antôn đã làm “chòi” cho ngài với tất cả tấm lòng yêu

mến, như lời Đức Cha đã thay mặt giáo phận Đà Lạt thân thưa tại Nhà thờ Chính tòa

trong buổi đầu tiên: “Nguyện chúc Đức Hồng Y được tràn đầy Thánh Thần, mong

Đức Hồng Y luôn khỏe mạnh, và khi được nghỉ hưu sẽ trở về sống lâu dài với chúng

con tại giáo phận Đà Lạt”.

Nếu Đức Hồng Y không về sống lâu dài thì ít ra về Đà Lạt khi mùa hè Hà Nội nóng

nực và mùa đông Hà Nội lạnh buốt. Nhưng đó chỉ là nguyện ước ! Tôi biết rằng:

Đức Hồng Y luôn tín thác vào Chúa, dù nóng hay lạnh, dù vui hay buồn, dù khỏe

hay bệnh, dù sống hay chết, lúc nào cũng sẵn sàng vâng theo Ý Chúa. Đó là tâm

nguyện của vị mục tử luôn muốn cho “NGƯỜI PHẢI LỚN LÊN” (Ga 3,30).

Gioan-Boscô