ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp...

57
ÁNH SÁNG Phương Tây có câu: "Photographers are artists who play with light." Nôm na tiếng An Nam nó kiểu như là: Nhiếp ảnh gia là những nghệ sĩ sáng tác bằng ánh sáng. Nói về sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh sáng là thành tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Đơn cử, khi chúng ta xem 1 bức ảnh, điều đầu tiên đập vào mắt ta chính là ánh sáng, sau đó ta mới để ý đến bố cục, nội dung, khoảnh khắc, vân vân và vân vân. Thời gian qua JD nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, ví dụ như: - Bác dùng đèn gì? - Bác thích dùng dù hay softbox? - Bác đặt đèn cách mẫu bao xa? Lại vân vân và vân vân. Các câu hỏi đó cho thấy rất nhiều bạn quan tâm đến ánh sáng NHÂN TẠO. Quay trở lại về lý thuyết, ánh sáng có 2 loại ánh sáng: Tự Nhiên và Nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên thì ai cũng biết rồi. Ấy là ông mặt trời đỏ ối, ông trăng tròn trên cao, bóng râm bên hiên nhà ... đều là những thứ gắn bó với mỗi chúng ta từ thời thơ ấu, bất kể tuổi thơ êm đềm hay quá khứ dữ dội. Tuy nhiên, đã là Nhiếp ảnh gia, đã là nghệ sĩ ánh sáng thì chúng ta không thể âu yếm mãi cái ánh sáng tự nhiên mà bỏ đi ánh sáng nhân tạo được. Anh không phải là nhiếp ảnh gia nếu anh không biết sử dụng ánh sáng nhân tạo. Có những nhiếp ảnh gia cả đời không dùng hoặc dùng rât ít đến ánh sáng nhân tạo (phóng viên thể thao, wild life) nhưng họ đều nắm vững kiến thức và cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. JD mở topic này để chia sẻ với các bác về ánh sáng nhân tạo hay nói một cách mộc mạc và giản dị hơn là đèn đóm. Nhiều khi chúng ta quá quan tâm đến body, lens mà quên đi đèn. Chúng ta có thể bỏ ra hàng ngàn đôla để mua máy, mua lens nhưng không thèm bỏ ra $100 để mua cái đèn trong khi cái đèn đó mới làm nên sự khác biệt trong từng bức ảnh, sự khác biệt mà cái đèn mang lại lớn hơn sự khác biệt mà cái lens đem lại hàng vạn lần. Ví dụ đơn cử, nếu cho em chọn lens 50mm f1.8 + flash SB600 (giá $350) hoặc 85mm f1.4 (giá $1000) thì em nhắm mắt chọn cái đầu tiên ngay, giá rẻ hơn rất nhiều nhưng chất lượng hình ảnh lại hơn cực nhiều. Em không biết đã bác nào viết về vấn đề này chưa nhưng có người hỏi thì em cứ nói, giúp người người lại giúp ta. Topic này em sẽ viết rất dài, nội dung chủ yếu tập trung vào strobism. Tóm tắt trước thì khung hình sẽ giống giống thế này I. Tính chất của ánh sáng 1

Transcript of ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp...

Page 1: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

ÁNH SÁNGPhương Tây có câu: "Photographers are artists who play with light." Nôm na tiếng An Nam nó kiểu như là: Nhiếp ảnh gia là những nghệ sĩ sáng tác bằng ánh sáng. Nói về sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh sáng là thành tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Đơn cử, khi chúng ta xem 1 bức ảnh, điều đầu tiên đập vào mắt ta chính là ánh sáng, sau đó ta mới để ý đến bố cục, nội dung, khoảnh khắc, vân vân và vân vân.

Thời gian qua JD nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này, ví dụ như:- Bác dùng đèn gì?- Bác thích dùng dù hay softbox?- Bác đặt đèn cách mẫu bao xa?Lại vân vân và vân vân.

Các câu hỏi đó cho thấy rất nhiều bạn quan tâm đến ánh sáng NHÂN TẠO. Quay trở lại về lý thuyết, ánh sáng có 2 loại ánh sáng: Tự Nhiên và Nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên thì ai cũng biết rồi. Ấy là ông mặt trời đỏ ối, ông trăng tròn trên cao, bóng râm bên hiên nhà ... đều là những thứ gắn bó với mỗi chúng ta từ thời thơ ấu, bất kể tuổi thơ êm đềm hay quá khứ dữ dội.

Tuy nhiên, đã là Nhiếp ảnh gia, đã là nghệ sĩ ánh sáng thì chúng ta không thể âu yếm mãi cái ánh sáng tự nhiên mà bỏ đi ánh sáng nhân tạo được. Anh không phải là nhiếp ảnh gia nếu anh không biết sử dụng ánh sáng nhân tạo. Có những nhiếp ảnh gia cả đời không dùng hoặc dùng rât ít đến ánh sáng nhân tạo (phóng viên thể thao, wild life) nhưng họ đều nắm vững kiến thức và cách sử dụng ánh sáng nhân tạo.

JD mở topic này để chia sẻ với các bác về ánh sáng nhân tạo hay nói một cách mộc mạc và giản dị hơn là đèn đóm. Nhiều khi chúng ta quá quan tâm đến body, lens mà quên đi đèn. Chúng ta có thể bỏ ra hàng ngàn đôla để mua máy, mua lens nhưng không thèm bỏ ra $100 để mua cái đèn trong khi cái đèn đó mới làm nên sự khác biệt trong từng bức ảnh, sự khác biệt mà cái đèn mang lại lớn hơn sự khác biệt mà cái lens đem lại hàng vạn lần. Ví dụ đơn cử, nếu cho em chọn lens 50mm f1.8 + flash SB600 (giá $350) hoặc 85mm f1.4 (giá $1000) thì em nhắm mắt chọn cái đầu tiên ngay, giá rẻ hơn rất nhiều nhưng chất lượng hình ảnh lại hơn cực nhiều.

Em không biết đã bác nào viết về vấn đề này chưa nhưng có người hỏi thì em cứ nói, giúp người người lại giúp ta. Topic này em sẽ viết rất dài, nội dung chủ yếu tập trung vào strobism. Tóm tắt trước thì khung hình sẽ giống giống thế này

I. Tính chất của ánh sáng

1

Page 2: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

II.Đèn speed light1. On camera2. Off camera 3. Các thiết bị kích hoạt wireless

III.Đèn studio

IV. Thay đổi tính chất ánh sáng1. Softbox2. Dù phản3. Dù xuyên4. Beauty dish

V. Kinh nghiệm thực tiễn1. Ngoài đường2. Trong nhà3. Làm việc với người mẫu và khách hàng4. Lỗi lầm cần tránh

VI. Nghệ thuật 1. Tỷ lệ ánh sáng2. Bố cục3. Nội dung trình bày

Cái khung hình này do vừa nghĩ đến đâu là viết đến đấy nên có thể sẽ có sự thay đổi sau này. Những kiến thức mà em sẽ đề cập đến cực kỳ cơ bản và đơn giản, không có gì là cao siêu vì em cũng chả cao siêu cái mẹ gì.

Những thiết bị đề cập tới sẽ dựa trên tiêu chí rẻ tiền và hữu dụng. Em có thể tiêu nhiều tiền vào lens vào máy nhưng không thích đốt tiền vào đèn vì ánh sáng cũng chỉ là ánh sáng thôi.I. Tính chất của ánh sáng:

Lại xông thẳng vào vấn đề, bác nào mà học nhiếp ảnh thế nào cũng bị nhồi nhét vào đầu 3 cái tốc độ ánh sáng, frequency, nhố nhăng và nhố nhăng. JD chỉ cần các bác nhớ 1 điều duy nhất, quan trọng nhất:

Càng gần nguồn sáng thì ánh sáng càng mềm mại, càng xa nguồn sáng thì ánh sáng càng gắt.Tương tự, nguồn sáng càng to so với chủ thể thì ánh sáng trên chủ thể càng mềm

2

Page 3: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

mại; ngược lại, nguồn sáng càng nhỏ so với chủ thể thì ánh sáng càng gắt.

Để giải thích thì cũng dễ hiểu thôi, càng gần nguồn sáng thì nguồn sáng càng lớn so với chủ thể, ánh sáng sẽ bao phủ diện tích rộng hơn, ít đổ bóng hơn ---> cho ta ánh sáng mềm mại hơn.

Ví dụ thực tiễn: các bác đặt ly nước A bên thật cửa sổ rồi đặt ly nước B bên bàn khác bên trong. Chúng ta sẽ thấy ly nước A bên cửa sổ sẽ không có bóng đổ trên bàn, nhưng ly nước B ở bên trong phòng sẽ có bóng đổ dưới bàn.

Ví dụ 2 bức ảnh dưới đây dùng chung 1 nguồn sáng, ly nước A đặt gần cửa sổ nên không thấy bóng đổ, nếu có thì rất rất ít, trong khi ly nước B đặt xa cửa sổ nên thấy rõ bóng đổ trên bàn.

Ly nước A

3

Page 4: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Ly nước B

Em lại nhắc lại là cái tính chất càng gần càng mịn, càng to càng mịn là cực kỳ quan trọng, nó liên quan tới việc sử dụng đèn sau này.

Lưu ý: có bác hỏi về lượng ánh sáng và hướng ánh sáng, em xin trả lời luôn là không cần quan tâm đến nó. Não người thì có hạn, kiến thức thì vô biên, chỉ cần nhớ những cái gì sử dụng được, nên bỏ đi những gì không liên quan.

Lượng ánh sáng: nếu nhiều sáng thì ta khép khẩu, tăng tốc, hạ ISO, không thành vấn đề. Kể cả những thứ như inverse square law cũng không cần phải biết.

Hướng ánh sáng: em thây rất buồn cười là quá nhiều bài viết trên mạng nói về butterfly lighting, loop lighting, short lighting, broad lighting, vân vân. Em xin nói thẳng là những cái đấy chỉ mang đi lừa gà thôi. Bản thân rất nhiều các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không biết những cái đấy là gì. Bên Mỹ đợt trước hay có mấy cái Câu lạc bộ Nhiếp ảnh mời mấy anh nhiếp ảnh gia ghẻ đến dạy rồi nói về 3 cái broad, short, loop, split lighting. Mấy anh mấy chị ngồi dưới gật gù tưởng đấy là kiến thức ghê gớm lắm. Trên thực tế chúng ta không cần phải biết tên gọi hay những cái đấy là gì, mà phải biết chúng ta muốn tạo ra bức ảnh như thế nào, em sẽ trình bày vào phần sau.

4

Page 5: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Tóm tắt phần này:

Càng gần nguồn sáng thì ánh sáng càng mềm mạiNguồn sáng càng to so với chủ thể thì ánh sáng trên chủ thể càng mềm mại

Trong nhiếp ảnh có 2 loại đèn:

1. Continuous light:

Đây là loại đèn phát ra ánh sáng liên tục, ví dụ như đèn bàn, và các loại đèn bóng. Thực ra đèn tuýp (nê-ôn) phát ra ánh sáng chớp nhưng vì chớp quá nhanh nên mắt thường không thấy được nên tưởng là đèn thường. Trước kia ... lâu lắm rồi, từ thời ơi trời, khi chưa ra đời đèn strobe thì người ta chỉ sử dụng loại đèn này, continuous light hay còn gọi là hot light.

Lý do tại sao gọi là hot light vì nó nóng. Cái ưu điểm của loại đèn này là trông thế nào thì chụp thế ấy, nghĩa là khi chiếu đèn vào mẫu thì thấy luôn highlight, shadow, vân vân. Tuy nhiên, lợi bất cập hại khi dường như loại đèn này chỉ thích hợp cho chụp 1 số sản phẩm. Do tính chất của nó là nóng nên không phù hợp cho chụp người và chụp thức ăn. Nếu bác nào có biết qua về holywood lighting thì nó chính là loại đèn người ta sử dụng, rất chói, gắt, bóng đổ mạnh và rõ. Loại đèn này hiện nay rất ít người sử dụng.

2. Đèn strobe:Là loại đèn phổ biến nhất bây giờ, từ trong nhà ra đến ngoài đường, từ đám cưới cho đến thời trang, mọi chỗ mọi nơi. Đèn strobe cho ra ánh sáng chớp, tức là chỉ chớp lên 1 lần thôi, bao gồm các loại đèn như Canon speedlight, Nikon speedlight, Broncolor, Bowen, Travellite, vân vân và vân vân.

* Tính chất của đèn strobe khi sử dụng với máy ảnh:Do loại đèn này chỉ chớp ra ánh sáng trong 1 tíc tắc nên tốc độ màn trập (shutter speed) không liên quan tới độ sáng. Trên mạng bây giờ có rất nhiều bài giải thích về vấn đề này, nhiều bác giỏi về vật lý nên trả lời cao siêu quá, gây khó hiểu cho người chụp. Em thì giải thích theo cách giản dị cho dễ hiểu: cái đèn nó chỉ chớp ra ánh sáng trong 1 tic tắc nên chúng ta có phơi sáng lâu hơn (ví dụ giảm từ 1/60s xuống 1/30s) thì ảnh cũng không sáng hơn vì sau khi đèn chớp rồi tắt ngay, đâu còn ánh sáng chui vào sensor nữa.

Mặc dù tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh nhưng với máy DSLR, chúng ta không thể sử dụng tốc độ nào cũng được. Em phải nhấn mạnh cái này vì bản thân em ngày trước cũng bị gặp phải. Ngoài ra, khi em nói về vấn đề này với 1 người bạn thì anh ta nói rằng: "Nếu tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ

5

Page 6: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

sáng của ảnh thì em cứ để hẳn tốc độ 1/500s để bảo đảm nếu có rung tay thì ảnh vẫn nét." Nghe qua thì có vẻ có lý nhưng thực tế không phải vậy vì với máy DSLR, chúng ta có tốc độ tối đa để chụp với đèn strobe, gọi là sync speed. Chúng ta sẽ bàn cụ thể về sync speed vào các phần sau. II. Đèn speed light:

1. On camera flash:

Khi chúng ta gắn speedlight lên trên body thì tốt nhất nên để chế độ TTL là tốt nhất để tiết kiệm thời gian và để đạt kết quả chính xác.

Trong thân máy thì chúng ta phải để chế độ M. Tại sao phải để chế độ M ?!?!! Như đã nói ở trên, tốc độ màn trập không ảnh hưởng đến độ sáng của chủ thể, chỉ có khẩu độ và ISO mới quyết định đến độ sáng của chủ thể. Khi đó, tốc độ màn chập do ta điều khiển quyết định đến độ sáng của background. Do sync speed (tốc độ cao nhất để chụp cùng flash) ở mỗi dòng máy khác nhau, các máy high-end thường là 1/250s, các máy khác thường là 1/200s ví dụ như D5000. Vì vậy, khi để ở chế độ M, tốc độ cao nhất của D5000 sẽ là 1/200s, các bác có xoay,có vặn thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đẩy tốc độ cao hơn được.

Do gắn flash ở trên body nên máy móc sẽ tính toán để đèn cho ra cường độ sáng chuẩn nhất tại chế độ TTL. Các bác có thể điều chỉnh khẩu độ để kiểm soát depth of field theo ý muốn và đèn sẽ chớp ra dựa trên ISO và khẩu độ mà các bác chọn.

* Chú ý: thực ra tốc độ màn trập có thể ảnh hưởng đến chủ thể trong 1 số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như bác chụp mẫu trong 1 căn phòng có đèn đỏ, bác giảm tốc độ chụp xuống thấp để ánh đèn đỏ hắt lên người mẫu, để lấy thêm 1 ít gam đỏ vào bức ảnh chẳng hạn.

Ví dụ như bức ảnh này (bức này em không dùng on camera flash) nhưng về lý thuyết thì nó tương tự nên em lấy làm ví dụ:Mặt của mẫu được đèn SB800 chiếu sáng. Em hạ thấp tốc độ xuống để lấy ánh sáng mặt trời làm ven tóc đỏ của mẫu, nếu em để tốc độ cao thì sẽ không có cái phần đỏ đỏ ở tóc mẫu.On camera flash tiện lợi và nhanh chóng, phù hợp cho việc chụp tiệc tùng và sự kiên. Tuy nhiên, nó sẽ không thể mang đến kết quả tốt nhất. Lý do đơn giản là khi chúng ta dùng on camera flash, đèn oánh thẳng vào mặt mẫu góc 90 độ khiến cho phần bên trái và phần bên phải của mặt sáng như nhau. Mặt người do đó sẽ không nổi khối, bị bẹt và không có cảm giác hiệu ứng 3 chiều.

* Chỗ này JD xin ghi chú 1 chút: do mê tiền, mê gái và thích gái đẹp nên JD chỉ chụp người và chủ yếu là gái.Vì vậy, các hướng dẫn sẽ tập trung vào đối tượng người mẫu, thời trang và chân dung. Chụp sản phẩm yêu cầu các kĩ thuật ánh sáng rất khác, JD sẽ

6

Page 7: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

không bàn đến vấn đề đó ở đây.

Như đã nói ở trên, nói to tát là do bản năng vươn lên của con người, nói nhỏ nhẹ là do chụp on-camera flash chán mẹ nó rồi, chúng ta cùng nhau tìm đến off-camera flash để cải thiện đứa con tinh thần và cũng để nâng cao tay nghề.

Ông bà đã dạy: có thực mới vực được đạo. Triết học Mác-Lênin ngày xưa có phán: Vật chất quyết định tinh thần. Mấy thằng nhiếp ảnh bảo nhau: có thiết bị thì mới chụp được.

Muốn chụp off-camera flash chúng ta phải có 1 số thứ nhất định:

1. Đèn flash:Do chụp off camera nên chúng ta không thể để chế độ TTL được. Điều đó hơi dở nhưng cái hay là tiết kiệm được cực nhiều tiền. Bất kể bác dùng body Nikon hay Canon, bác mua đèn gì cũng được, cái đèn thực ra nó chỉ đắt ở TTL thôi. Bác dùng máy Canon nhưng cũng có thể dùng mấy con đèn ghẻ của Nikon như SB 26. Chúng ta cũng có thể tiết kiệm tiền mua đèn Vivitar chưa đến $95 USD. Không cần phải mua SB 800 hay SB 900 hay Canon 580EX. Phí tiền, mua về xong có dùng được TTL đâu.

Tuy nhiên (sao dạo này mình nhiều từ tuy nhiên thế nhẩy ???), tuy nhiên, nếu đã đầu tư mua đèn thì em vẫn khuyên các Nikonians mua SB 600. Những lúc cần chụp tiệc tùng sự kiện thì vẫn cắm SB 600 lên body mà TTL được. Cá nhân em không thích SB 800 lắm vì nó hay nhảy sang chế độ sleep mode để tiết kiệm pin quá.

2. Chân đèn + Thanh cắm dù:

Em không biết cái này ở VN giá cả bao nhiêu nhưng em nghĩ là nó không đắt. Đây là chân đèn và thanh cắm dù của em.3. Wireless transmitter:

Do đèn để off-camera nên chúng ta phải có cái gì đó để kích hoạt nó. Trước khi khuyên các bác nên mua loại nào, em xin giới thiệu sơ qua về các loại thiết bị kích hoạt, có 4 loại tất cả:

a. Optical Slave:

Kích hoạt bằng ánh sáng, chúng ta thường gắn cục này dưới chân đèn flash, khi có ánh sáng chớp lên thì cục này sẽ bị kích hoạt và kích vào đèn flash để đèn chớp lên.

Cách sử dụng: đây là 1 món quà mà Nikon đã làm cho khách hàng từ lâu và Canon mới bắt đầu áp dụng vào body 7D. Các bác có thể dùng cái đèn cóc của camera, khi

7

Page 8: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

chụp, đèn cóc này sẽ chớp lên, đèn flash nhận được ánh sáng sẽ chớp ra ánh sáng.

Nếu máy của các bác không có chế độ này thì cũng đừng lo vì cách làm này em không thích và cũng khuyên các bác không nên dùng vì 2 lý do. Lý do thứ nhất, khi đèn cóc nhá lên, ít nhiều sẽ đánh sáng lên chủ thể trong khi chúng ta không muốn chuyện đó. Cái quan trọng hơn là sẽ làm cho người mẫu - khách hàng chói mắt, khó chịu. Lý do thứ 2 là đèn flash phải nhận được ánh sáng từ đèn cóc, cái bất cập là ở chỗ này đây. Có phải lúc nào các bác cũng để đèn flash ở phía trước và gần mình đâu, có khi bác để đèn phía sau bác, có khi bác dùng ống kính tele, đứng tít ra xa, làm sao để cho ánh sáng từ đèn cóc tới được đèn flash. Tóm lại cách này em đã dùng nhưng không thích. Đây là bức ảnh duy nhất em dùng cách làm này và không bao giờ dùng lại nữa, vẫn ra được ảnh theo ý muốn nhưng quá bất cập.

b. Infrared Transmitter:Tiếng Việt hình như là tia hồng ngoại, có dùng cho điều khiển TV nữa. Lợi thế của việc dùng tia hồng ngoại là nó có thể chuyên trở các thông tin cần thiết để cho đèn flash có thể đánh TTL. Nikon sản xuất cục phát SU-800, các bác có thể sử dụng cục SU-800 gắn trên camera để điều khiển các đèn khác theo mode TTL. Nghe qua thì hay và phù hợp với các bác chụp hoa lá cành, macro dí bén nhưng rất không phù hợp với các anh em mê gái. Lý do cũng chỉ vì cục SU-800 phải nhìn thấy được đèn flash. Em lấy ví dụ cụ thể, nếu bác để đèn đằng sau mẫu để làm đèn tóc thì chắc chắn 100% là cái đèn đó sẽ không phát sáng do tia hồng ngoại đã bị mẫu chặn.Chụp trong nhà thì làm được do tia hồng ngoại có thể dội vào tường. Tuy nhiên, em cũng không khuyên cách này vì đã dùng off camera flash, chúng ta nên dùng chế độ Manual, ko nên dùng TTL vì những lý do em sẽ trình bày ở các phần sau liên quan hơn. Ngoài ra, nếu dùng tia hồng ngoại thì các bác chỉ dùng được trong nhà, lúc ra đường thì chịu chết.

c. Radio Transmitter:

Đây là cách phổ biến nhất, hữu hiệu nhất, nghệ sĩ nhất và cũng dân chơi nhất, tóm lại là cái gì cũng nhất. Oánh xa tít, oánh xuyên tường, xuyên váy, xuyên áo, xuyên người được hết. Các bác cứ đi cả 10 cái studio thì em dám chắc cả 10 studio sẽ dùng sóng radio để kích đèn.

Chính vì tính hữu hiệu của nó cho nên rất nhiều công ty sản xuất ra các thiết bị kích đèn bằng radio, phổ biến nhất là pocket wizard. Mặc dù hồi học lighting, chúng em dùng PW do cần phải có nhiếu channels nhưng ở topic này, em không khuyên các bác mua PW vì: đăt tiền, to nặng, và vì chúng ta đang dùng đèn speed light chứ không phải đèn studio.

Một hãng nữa đã cho ra đời 1 loại radio transmitter rất hay, sản phẩm đó gọi là radio popper, cực đắt tiền, cục phát $250, cục nhận cũng $250. Nó đắt vì các bác có thể sử

8

Page 9: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

dụng tốc độ màn trập vượt qua tốc độ sync speed, tại sao lại hay? Em xin trả lời ở phần sau liên quan hơn.

Để khuyên các bác mua loại nào, em khuyên các bác nên mua cục YongNuo của tàu, cực rẻ và bền, em dùng hơn 1 năm nay không vấn đề gì hết. Giá rất rẻ, khoảng $30 US cho cả 1 cục phát và 1 cục nhận.d. Sound Trigger

Hiện nay đã ra đời loại trigger bằng âm thanh, em chưa từng sử dụng nên không dám nói.

Chốt lại về khoản trigger thì em vẫn khuyên các bác nên mua trigger Tàu cho nhẹ nhàng, tiết kiêm nhưng rất bền.

Đáng lý ra theo phần tiếp theo này em sẽ nói về 1 số ít đèn studio em đã được dùng nhưng em thấy chưa cần thiết vì em chưa nói về cách sử dụng những thiết bị đề cập đến trong các post trước.

Nói về các vấn đề off camera flash với speed light thì gọi chung là Strobism, từ này xuất phát từ từ strobe (đèn chớp).

Có 1 sai lầm về nhận định khi 1 số người cho rằng chơi strobist là phải chơi buổi tối. Chụp đêm thì cần đèn nhưng không có nghĩa dùng đèn là phải chụp đêm.

Theo cá nhận em, khi đã sử dụng đèn là chúng ta phải hoàn toàn kiểm soát ánh sáng, dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo hay kết hợp cả 2 cùng lúc. Khi dùng đèn, chúng ta có thể biến ngày thành đêm. Ví dụ: 2 bức này em chụp cùng 1 lúc 1h trưa:

Không dùng đèn:

9

Page 10: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Dùng đèn:

Em nhớ dạo trước có 1 nhiếp ảnh gia nói rằng: "Nhiếp ảnh phải phản ánh sự thật, ngày phải là ngày, đêm phải là đêm, sự thật phải là sự thật." Em không biết có bác nào đồng ý với cái câu phát ngôn ở trên không, còn em thì em cho nó vào sọt rác. Đã

10

Page 11: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

từ lâu rồi, ngành truyền thông media không thể phản ánh được sự thật, kể cả là CNN and NBC, nữa là 3 cái ảnh ọt. Em xin không đi sâu vào vấn đề này, nếu không chắc phải viêt mỏi tay.

Quay trở lại về strobism. Có 2 lý do chính là bản thân em và em nghĩ cũng nhiều bác nữa đến với strobism:

1. Chụp ngược sáng2. Chụp ban đêm

Thứ nhất chụp ngược sáng, các bác thấy background đẹp quá, mây trời gió biển, ánh sáng hoàng hôn rực rỡ. Khi chụp, để thẫy rõ được background đẹp lung linh thì mặt con người mẫu đen hơn cục than tổ ong mấy bà mấy mẹ hay đốt ngoài đường. Làm lại, các bác đo sáng vào mặt mẫu, chuẩn rồi,bấm cò chụp 1 phát, mặt em mẫu xinh tươi long lanh như hoa mùa hạ còn background thì trắng xóa, đâu còn những gì lung linh huyền ảo khi nhìn bằng mắt thường.

Strobism lúc này sẽ là giải pháp cho chúng ta. Các bác gắn cục phát lên camera, gắn đèn sb600 hoặc 430ex lên cục nhận rồi gắn lên chân đèn.

Bước 1: Đo sáng vào background bằng camera, bắt buộc để chế độ M, tốc độ màn chập tối đa là 1/160s thôi nếu quá sẽ bị hỏng ảnh (em sẽ đăng ví dụ dưới đây). Ví dụ đo được background ISO 100, f8 (nên để khẩu nhỏ, không nên để khẩu to xóa phông, nếu để khẩu to, chẳng hạn f2.8 thì tốc độ nhiều khả năng vượt quá 1/160s), 1/80s. Tóm tắt lại: ánh sáng của background đo được ISO 100, f8, 1/80s.

Chuyển đèn sb600 / 430ex sang chế độ M, để khoảng 1/16 (sẽ cân chỉnh sau), để đèn cách mẫu khoảng 1 mét rữoi, cao hơn đầu mẫu và chúc xuống, các cách đặt đèn thì em sẽ nói sau. Sau đó chụp thử, chắc chắn background sẽ đúng sáng vì đo sáng rồi, kiểm tra xem mẫu thừa sáng hay thiếu sáng. Nếu thiếu sáng, tùy vào thiếu ít hay nhiều, có thể tăng đèn lên 1/8 hay 1/4, chụp thử lại, đến khi nào thấy mẫu đúng sáng thì thôi. Làm tương tự nếu thấy mẫu cháy sáng, ta giảm đèn xuống 1/32 hay 1/64, chụp và kiểm tra. Có máy đo sáng thì nhanh hơn nhưng không bắt buộc phải mua nếu hạn chế về kinh tế, chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số nên có thể dùng màn hình LCD để kiểm tra ngay.

Bây giờ, nếu các bác muốn background sáng hơn thì giảm tốc lại, muốn background tối đi thì tăng tốc độ màn chập lên. Thông thường nhiều người thích background tối đi để cho ảnh ly kỳ hơn. Nếu vậy, tăng tốc độ màn chập lên, nhưng ko đc quá 1/160s.

Ví dụ 1 số ảnh em chụp ngược sáng bằng cách làm đó

11

Page 12: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

12

Page 13: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Các post trước em nhắc nhiều về sync speed. Khi các bác cắm flash trên body thì không phải lo vì tốc độ tối đa chỉnh được sẽ là sync speed (hầu hết là 1/200s), ko thể xoay cho nó lên được hơn nữa.

Tuy nhiên, khi để off-camera flash thì các bác có thể thoải mái chỉnh tốc lên 1/4000s cũng được. Bắt buộc phải để tốc độ không quá sync speed. Khi chúng ta xài cái xài cái trigger YongNuo, sync speed sẽ bị giảm xuống còn 1/160s. Đây sẽ là hiện tượng xảy ra khi chúng ta để tốc độ màn chập cao hơn sync speed.

Tốc độ em để ở đây là 1/250s

13

Page 14: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Cái phần đen đen phía dưới gây ra do tốc độ màn chập quá nhanh, khiến cho sensor chưa kịp nhận đủ ánh sáng của đèn strobe.

2. Chụp ban đêm (mai em viết tiếp, đi ngủ đã)Trước khi đi tiếp về cách chụp chân dung buổi bình minh, hoàng hôn và buổi đêm, JD xin nói thêm về vấn đề thiết bị.

Để sử dụng off-camera flash với cục trigger Tàu YongNuo thì các bác phải set up như sau:

Chỉnh đèn về chế độ M, cái này dễ nhất, chỉ việc ấn vào nút Mode:

14

Page 15: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Ở cục nhận thì ta gạt sang chế độ W, còn chế độ L là dùng cho optical slave, chúng ta không dùng optical slave nên không cần gạt sang L.

15

Page 16: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Một số bác có hỏi là nên mua đèn gì, theo JD thì chúng ta nên mua theo tiêu chí sau:

- TTL on camera được- Rẻ tiền- Nếu mua 2 đèn trở lên thì nên mua cùng 1 hãng, tránh trường hợp 1 đèn Canon, 1 đèn Nikon hoặc 1 đèn Vivitar, 1 đèn Nikon. Mỗi hãng máy ảnh khi thiết kế đèn thường cho 1 White Balance cố định vào đèn của hãng. Vì vậy, đèn các hãng khác nhau sẽ có white balance khác nhau. Ví dụ, trước đây khi dùng Canon 430EX, em thường chỉnh WB khoảng 5300K, nhưng với các đèn Nikon thì em phải để ít nhất 5500K để có được WB tương tự.

Cá nhân em rất thích đèn SB600, nhỏ gọn, cường độ sáng mạnh bằng SB800 nhưng hoạt động trơn tru hơn, ko hay bị nhảy vào sleep mode như SB800. Còn SB 900 thì quá đắt, đèn bị nóng nhanh, chụp power cao 1 lúc sẽ ngưng.

Cho nên, nêú có hơn $400 usd thì em sẽ mua 2 cái SB 600 chứ không mua 1 cái Sb 900 làm gì. Nếu các bác mới bắt đầu làm quen với strobism thì nên bắt đầu bằng 1 đèn trước đã.

Tương tự bên Canon thì em thấy 430EX dùng quá đủ.

Về ống kính: các bác nên mua những ống khẩu to như 50mm f1.8, 50mm f1.4, 85mm f1.4. Không nên mua các ống như 70-200mm f4, chụp strobist thì nên tránh xa những

16

Page 17: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

ống kiểu như vậy.

Lý do: chúng ta cần khẩu to chứ không cần trình diễn thời trang với ống ngầu hay máy pro. Để có thể chụp strobist buổi tối, lấy ánh đèn lung linh thì phải từ khẩu f2.8 trở lên, f1.4 càng tốt.

Ví dụ trực quan sinh động: khi chụp ban đêm, chúng ta cần mở khẩu càng lớn càng tốt vì 2 lý do:

1. Để lấy được ánh sáng của background, nếu không sẽ đen thui. Nếu bác dùng ống 70-200mm f4, bác mở khẩu f4, ISO 800, 1/15s (khả năng out nét là chắc chắn). Nếu dùng ống 50mm f1.8, bác có thể để khẩu f2, ISO 800, tốc 1/60s (khả năng out nét cực thấp). Nếu có thêm tripod + 50mm f1.8, bác có thể để f2, 1/15s, ISO 200 (ảnh cực mịn).

2. Ống khẩu lớn thì mới lấy được những ánh đèn lung linh.

Tấm này em chụp bằng ống 50mm f1.4

17

Page 18: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Ống kính 85mm f1.8

18

Page 19: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Đến đây em xin dừng 1 chút vì Nokiano có post 1 bức ảnh dùng đèn ở trên. Cái này em xin nói 1 chút xíu, xét thế này, tính em hay nói thẳng, mong bác không giận.

Quote:

Được gửi bởi Zone5 Em thấy bác nói cũng đúng nhưng em vẫn tin ở câu "Kính lão đắc thọ". Ngày trước có nhiều cụ hay cưa bom nhưng bác có biết ngày nay các bạn trẻ còn cưa

19

Page 20: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

bom nhiều hơn không? Thời nào cũng thế, luôn có người này người kia. Các bậc tiền bối trước đến một quyển sách cũng không có, đi cả huyện cũng không có một người biết chụp ảnh nên họ phải chụp cả chục cuộn phim may ra mới rút ra được một kinh nghiệm nhỏ thôi, cứ vậy tích lũy cả đời. Còn bây giờ cái gì cũng sẵn nên tay nghề tiến bộ nhanh và xa, đấy là cái mừng nhưng em nghĩ không nên vì thế mà nghĩ mình giỏi giang hơn người và lấy mình làm hệ qui chiếu hay thước đo để đánh giá các thế hệ trước.

Vấn đề bác nói hoàn toàn đúng nhưng nó không phải là cốt lõi của cuộc tranh luận kia. Đương nhiên "kính lão đắc thọ" là đúng, nhưng bác kia phán là vì đám trẻ con chúng mày chụp số nên chụp lung tung, bọn tao chụp film nên ngắm kĩ, phát nào cẩn thận phát đó đỡ phí phim. Đấy là 1 câu nói thể hiện sự ngu dốt trầm trọng.

Các thần tượng nhiếp ảnh của em hầu hết đã qua đời, nếu còn sống thì rất già, đương nhiên cả đời họ chỉ chụp film, vì làm gì có digital. Họ xuất sắc và trỏ thành các biểu tượng vì các ý tưởng của họ, vì cách thể hiện ý tưởng chứ không phải là do họ chụp phim, cho nên số với phim chả liên quan mẹ gì đến trình cao hay thấp cả.

Chỉ biết 1 điều, các high-end professionals của thế giới hiện nay chụp số.

1 số kinh nghiệm chụp đêm:

- Thuê 1 thằng đi theo cầm đèn, trông đồ. Khi các bác gắn dù lên thì chỉ cần 1 cơn gió nhẹ là có thể đổ đèn và gãy dù. Cần 1 người đứng giữ đèn, nếu không thì nên treo cái gì nặng lên chân đèn. Có 1 người để trông đồ cũng rất tốt, mải sáng tác quá mất mẹ cái lens L thì khổ.

- Thoải mái ISO đi. Các máy DSLR từ hơn 2 năm trở về đây không tệ về noise 1 chút nào, kể cả là Canon 450D. Các bác để lên ISO 800 vô tư đi. Nhiều người cứ nói ảnh noise lắm vì họ nhìn ảnh trên máy tính ở chế độ pixel by pixel. Nhưng trên thực tế, khi post ảnh trên mạng như Facebook (em post hàng ngày) hay post lên vnphoto thì chỉ để ở 400 * 600 pixel, vì vậy không thể thấy noise. Khi in ấn thì noise sẽ biết mất rất nhiều. Nhìn trên máy tính là các bác đang nhìn vào cái bóng đèn , khi in ra là các giọt mực trộn vào nhau nên noise sẽ giảm đi 1 cách cực kỳ ấn tượng.

Vì vậy, với các máy low-end như D90, D5000, Canon 450D thì ISO 800 vẫn vô tư. Các máy high-end như D700, D3, 5D II thì ISO 1600 vẫn tốt chán.

20

Page 21: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

21

Page 22: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

22

Page 23: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Đương nhiên là em có dùng nhưng em không thích vì em thích ánh đèn background màu đỏ hơn Hơn nữa khi dùng gel, ánh sáng của đèn đánh xuống mặt đất sẽ gây loang lổ, ko tự nhiên. Ngoài ra, gel sẽ còn làm giảm cường độ sáng vốn đã rất yếu của đèn speed light.

Hôm nay có bác hỏi 1 câu em cho là rất hay:

Khi chụp ngược sáng, em đo sáng vào background được ISO 100, tốc 1/160s (sync speed) và khẩu 11. Em để đèn 1/1 (full power rồi) nhưng vẫn không đủ sáng cho mẫu, nếu em mở khẩu f8 thì mẫu sẽ đủ sáng nhưng background bị cháy mất.

Cách khắc phục: do đèn speedlight có công suất rất yếu nên chỉ có cách khắc phục duy nhất là tháo dù, để đèn trơ và đặt đèn lại thật gần mẫu là ok.

23

Page 24: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Qua đây em cũng xin nhấn mạnh thêm 1 tính chất của ánh sáng:

Nguồn sáng càng gần thì cường độ sáng càng mạnh và ngược lại.Đúng rồi bác, tấm hắt sáng cũng là 1 nguồn sáng nên nó chung các tính chất của ánh sáng với các loại đèn.

Để gần mẫu thì mẫu sẽ sáng hơn và ánh sáng mịn hơn thôi chứ tốt hơn hay không tốt hơn thì còn tùy. Nếu em muốn cho mặt mẫu có chút gì đó lấp lánh thì em để xa ra 1 chút.

Các thiết bị thay đổi tính chất của ánh sáng:

Để dùng cho đèn flash thì phổ biến nhất là dù xuyên, dù phản, sau đó đến softbox, snoot. Riêng snoot thì em thấy rất không cần thiết cho thể loại chân dung thời trang. Nếu các bác muốn nguồn sáng hẹp lại thì chỉ cần zoom đèn flash vào là xong.

Phổ biến nhất vẫn là dù vì chúng nhỏ gọn, dễ dàng lắp lên và tháo xuống, gấp lại rất gọn.

Có 2 loại dù là: dù xuyên và dù phản. Nhiều bác băn khoăn không biết nên dùng cái nào, chúng khác nhau ra sao.

1. Dù phản:

Đèn đánh vào dù, ánh sáng dội ngược lại đến với mẫu.

Ưu: ánh sáng trên mẫu có phần lấp lánh hơn, tập trung hơn, độ tương phản giữa highlight và shadow rõ rệt hơn. Phù hợp cho bác nào thích ảnh tương phản 1 tí.

Nhược: do kết cấu nên không thể dí gần vào mẫu như dù xuyên được, vì vậy ánh sáng sẽ không mịn bằng. Hơn nữa, cũng do để xa mẫu, nên sẽ bị thiệt về cường độ sáng (sẽ có hình minh họa sau).

2. Dù xuyên:

Đèn đánh vào dù, ánh sáng xuyên qua dù, đến mẫu.

Ưu: dó dí gần được vào mẫu nên ánh sáng mịn hơn, ko bị thiệt nhiều về cường độ sáng.

24

Page 25: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Nhược: do ánh sáng bị phân tán nhiều ra khắp nơi nên khó control hơn. Ví dụ các bác chụp 1 em gái ngồi trên xe máy, với dù xuyên thì ánh sáng có thể văng ra đến các bộ phận của xe máy. Với dù phản thì ít bị như vậy hơn.

Kết luận: cái này là ý kiến chủ quan mỗi người. Riêng cho đèn speed light thì em khuyên các bác nên dùng dù xuyên. Đèn speed light nguồn sáng vốn cực yếu so với đèn studio, khi dùng dù xuyên, các bác có thể dí gần mẫu nên tận dụng được công suất của đèn.

Tại sao dù phản không dí gần vào mẫu được?Tại sao dí đèn gần vào mẫu thì tận dụng công suất của đèn tốt hơn?

Mời các bác xem 3 hình dưới đây: (ở cả 3 ảnh, đèn đều để cùng 1 công suất, SB800, mode M, công suất 1/4)

Dù xuyên: ISO 200,1/160s, F11

Dù phản: không thể dí gần như dù xuyên được do cách set up đặc thù của tưng loại dù. Do không thể để gần được nên ảnh bị tối đi rất nhiều. Các thông số giữ nguyên: ISO 200,1/160s, F11

Để ảnh với dù phản có đủ sáng thì em phải mở khẩu f5.6

25

Page 26: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Nếu chụp ngoại cảnh ngược sáng với dù phản thì sẽ rất dở, nhiều khi các bác phải mở khẩu 5.6 thì background cháy mất rồi. Có thêm 1 cách khác nếu các bác muốn giữ nguyên background thì có thể tăng cường độ ánh sáng của đèn lên, thay vì 1/4 thì các bác phải dùng 1/1 (Full Power), rất tốn pin.

Tưởng tượng, nếu các bác đo sáng ở background là ISO 100, 1/160s, f22, dùng dù phản với đèn speedlight ở full power 1/1 chắc chẵn mẫu sẽ bị tối. Vấn đề sẽ được giải quyết nếu các bác dùng dù xuyên.

26

Page 27: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

27

Page 28: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

theo như em được biết thì dù hạt mưa cũng là reflective umbrella, cũng là dù phản, em dịch như vậy vì nó phản chiếu ánh sáng ngược lại.

Cách sử dụng đèn khi chụp ngoại cảnh:

Nói chung về cách đặt đèn thì chúng ta nên đặt đèn cao hơn mẫu khoảng nửa mét và chúc xuống. Nhự vậy, trông sẽ dễ nhìn hơn do phần nửa trên khuôn mặt sẽ sáng hơn nửa dưới của mặt, trông mẫu sẽ gầy hơn, nịnh mắt hơn.

Em thấy ở đâu đó trên mạng, nếu em không nhầm là ngay tại vnphoto này đây, có mấy bác đặt đèn cao đến tận ngang hông mẫu rồi chụp chân dung, đây là lỗi tai hại, nếu chụp đôi giày thôi thì còn chấp nhận được. Để đèn như vậy khiến cho ảnh có cảm giác ma quái.

1 lỗi thứ 2 em thường gặp phải khi chụp mẫu đeo kính trắng, nếu không để ý cẩn thận thì flare sẽ hiện trên mắt kính, che đi mắt của mẫu. Nếu mẫu đeo kính đen thì không sao vì đằng nào cũng ko thấy mắt của mẫu. Đeo kính trắng mà mắt kính bị flare trông rất dở hơi. Cách khắc phục cũng đơn giản, chỉ cần nói mẫu xoay mặt đi 1 tí hoặc đặt đèn hơi chếch đi 1 tí là xong.

Cụ thể hơn về cách đặt đèn chân dung thì các bác cứ nhớ lấy 1 quy tắc chung cho cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo:

Sáng thì béo - Tối thì gầy

Nghĩa là: mặt mẫu càng được phủ nhiều ánh sáng thì càng béo, được phủ ít ánh sáng thì gầy.

Đơn cử như 2 bức ảnh này, cùng 1 mẫu, em chụp cách nhau 5 phút, cân nặng giữ nguyên.

Bức 1: cô ta quay mặt đi ngược nguồn sáng, em đặt đèn bên phải em, cô ta hơi quay về bên trái của em nên đèn sẽ bao phủ diện tích rộng hơn trên mặt cô ta. Vì vậy trông cô ta mập lên.

28

Page 29: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Bức 2: cô ta quay mặt về phía nguồn sáng, như các bác thấy, cô ta quay về bên trái của em, đèn em cũng đặt bên trái của em nên đèn bao phủ diện tích mặt ít, diện tích bị tối cũng nhiều hơn nên trông cô ta gầy hơn

29

Page 30: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

]

Từ đó chúng ta rút ra được 1 quy tắc: Muốn mẫu gầy hơn thì để mẫu quay mặt vào phía đèn và ngược lại.

Đặt ra 1 câu hỏi: mẫu béo, em muốn chụp cho mẫu trông có vẻ gầy đi 1 chút nhưng em muốn mẫu nhìn thẳng vào em, hay quay thẳng mặt về phía em, em không muốn mẫu hướng mặt vào đèn thì phải làm sao ???

Trả lời: rất đơn giản, cứ để mẫu đứng thẳng và nhìn thẳng, chúng ta đặt đèn lệch sang hẳn 1 bên, thay vì để góc 45 độ thì chúng ta để góc 90 độ. Đây là cách đặt đèn ưu thích nhất của em.

Với đàn ông, nó cho cảm giác bí ẩn và mạnh mẽ.

30

Page 31: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Với phụ nữ, nó làm nổi bật đồ trang sức trên người.Với bọn béo, nó làm giảm cân và giảm béo phì.

31

Page 32: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

32

Page 33: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Ngoài ra, với cách đặt ánh sáng 90 độ, bức ảnh sẽ có điểm nhấn rất mạnh bằng ánh sáng. Với cách đặt đèn thông thường 45 độ thì ánh sáng sẽ trải đều, có thể là nịnh mắt hơn đối với 1 số người nhưng em vẫn thích đèn 90 độ hơn vì những điểm nhấn của nó mang lại. Cái này cũng giống như nghe nhạc, 1 bản nhạc dù có hay mà nghe cứ đều đều thì cũng không để lại nhiều ấn tượng bằng 1 bản nhạc có những điểm nhấn.

33

Page 34: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

34

Page 35: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Cái này thì ông bán hàng chắc sẽ nói tường tận với các bác 1 cách dễ dàng, cái thanh cắm dù có cái lỗ để xuyên dù vào và thanh gạt để chỉnh độ chúc xuống hay ngước lên của đèn.

Như em đã nói ở ngay bài đầu tiên. Em viết về vấn đề ánh sáng cùng với các thiết bị dựa trên tiêu chí rẻ tiền và hiệu quả, không cần phải tốn tiền nhưng vẫn cho ra những bức ảnh tốt. Thực ra, khi chúng ta ngồi xem ảnh với nhau, không thể biết ảnh nào chụp từ đèn xịn $1000 so với ảnh chụp từ đèn $200.

Vì vậy, em không khuyên các bác nên mua Pocket Wizard khi dùng đèn speedlight, đắt tiền, nhiều channels, những tính năng đó chúng ta không cần dùng đến, thêm nữa là nó to và nặng. Các bác cứ mua YongNuo ebay rẻ tiền. Ở VN chắc bán đầy, ở Mỹ thì mua trên ebay.

Ánh sáng ven:

- Ánh sáng tự nhiên: khi dùng ánh sáng tự nhiên để làm ven tóc thì chúng ta có thể cân chỉnh tốc độ màn chập cho vừa ý.

- Ánh sáng nhân tạo: để đèn ngay đằng sau mẫu hoặc chéo phía sau, tùy ý. Có 1 điều quan trọng là phải cẩn thận, không được để đèn oánh cháy tóc, rất nhục. Hồi em mới biết đặt đèn tóc, em muốn nó nổi rõ nên oánh cho mẫu cháy tóc, tóc đen cháy thành tóc trắng. Ví dụ như bức này bị hỏng hoàn toàn:

35

Page 36: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Ngoài ra, không phải lúc nào cũng dùng ánh sáng ven. Ta chỉ sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Làm nổi lên tóc của mẫu, chú ý nếu tóc xơ xác thì đừng đánh đèn2. Tách biệt chủ thể với background, nhất là với background tối màu.

Nếu bác nào sử dụng máy đo sáng thì tốt nhất đèn ven tóc hơn đèn chính 1 khẩu. Ví dụ bác đo sáng cho mẫu là f5.6 thì tóc mẫu ít nhất f8.

Các bác thông cảm, đợt rồi em hơi bận nên ko viết nhiều được, xem lại thấy cần phải chỉnh lại khung hình. Đợt tới em sẽ viết về những chủ đề sau:

- Sử dụng 2 đèn speed light và vị trí đặt đèn

36

Page 37: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

- Softbox- Studio lighting- Làm việc với mẫu/khách

Chúc các bác 1 năm canh dần thật hoành tráng Có 1 kinh nghiệm thực tiễn em muốn chia sẻ trước khi đi vào phần sử dụng 2 đèn.

Làm thế nào để xóa bóng đổ ? Nhiều người sẽ trả lời : đặt thêm 1 đèn nữa vào. Điều này đúng nhưng không đúng hoàn toàn. Đặt thêm 1 đèn xóa được bóng trên mặt mẫu nhưng sẽ tạo ra 2 bóng đổ ở phông và/hoặc dưới đất.

Chụp sản phẩm thì cách đơn giản nhất để xóa bóng đổ là dùng tấm fill, như thế sẽ không gây bóng đổ trên phông.

Với chụp người, dùng 2 đèn cực kỳ lợi hại, như em đã trình bày ở trên, các bác có thể dùng đèn thứ 2 làm đèn ven. Ngoài ra, nếu có 2 đèn thì có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng rất lạ mắt, lấp lánh nhưng không bị bóng đổ trên mặt.

Với dù hay softbox, chúng ta chỉ làm mềm ánh sáng nhưng chưa chắc xóa được hết bóng, ngoài ra, do ánh sáng mềm khiến cho da mặt không có độ lấp lánh. Hiện nay, để tạo ra hiệu ứng ánh sáng mạnh nhưng không gắt, các nhiếp ảnh gia thời trang thường dùng beauty dish rất nhiều. Em biết là beauty dish rất đắt tiền, cho nên em đành dùng 2 đèn speed light để cố tạo ra hiệu ứng của beauty dish. Tuy nhiên, nó sẽ không thể mang đến kiểu bóng đổ của beauty dish.

Ví dụ như 2 bức ảnh dưới đây được chụp cùng 2 đèn speed light, mỗi đèn đặt 1 bên trái phải, góc 45 độ, để triệt tiêu bóng râm do 1 đèn gây ra. Đèn chính gọi là main light, đèn phụ gọi là fill light. Trong trường hợp này chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ 1:1 (cho 2 đèn công suất mạnh bằng nhau), hoặc cùng lắm là 1:2 thôi. Chốt lại nếu các bác không muốn mang theo dù hay softbox, không muốn bóng đổ trên mặt mẫu mà lại muốn có ánh sáng hơi gắt và lấp lánh thì chỉ việc đặt đèn theo vị trí 45 độ mỗi bên theo tỷ lệ em đã nói.

37

Page 39: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Chốt lại nếu các bác không muốn mang theo dù hay softbox, không muốn bóng đổ trên mặt mẫu mà lại muốn có ánh sáng hơi gắt và lấp lánh thì chỉ việc đặt đèn theo vị trí 45 độ mỗi bên theo tỷ lệ em đã nói. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý: nếu để mẫu gần phông hay bất cứ 1 vật gì đó thì bóng của mẫu sẽ xuất hiện ngay. Ví dụ như bức dưới đây:

39

Page 40: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Hôm nay em xin tạm dửng ở đây, hẹn mấy hôm nữa sẽ chia sẻ với các bác về các cách đặt đèn khác nhau. Bác nào có câu hỏi xin cứ thoải mái, em cố gắng trả lời.

Bài vừa rồi em nhắc nhiều đến bóng đổ, khi mới làm quen với ánh sáng, chúng ta sợ bóng đổ. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng nó 1 cách sáng tạo và hợp lý thì bóng râm sẽ tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng nhiều cách. HỒi trước em có tạo 1 topic về bóng đổ, em quote lại để các bác cùng tham khảo.

Trước khi Richard Avedon làm nên tên tuổi của ông, nhiếp ảnh thế giới bao trùm với holywood lighting, một thứ ánh sáng rất gắt, tương phản mạnh. Cũng từ đó mới có những kiểu ánh sáng butterfly lighting, loop lighting, vân vân. Richard Avedon, có thể không phải người đầu tiên nhưng là người xuất sắc nhất đã mang đến thứ ánh sáng mềm mại, không đổ bóng.

Và cũng từ đó, các loại softbox ra đời, người ta yêu ánh sáng mềm, ánh sáng mịn và ghét các loại ánh sáng gắt. Đến 10 cái studio thì chắc chắn cả 10 cái studio bây giờ phải có dù, softbox. Cũng như chính bản thân JD và các anh, các chú cũng vậy thôi, đầu tiên là mua đèn, sau đó phải mua ngay cái dù để cho cái mẹt kia nó đẹp mà cũng chả hiểu tại sao cứ phải mềm mịn thì mẹt mới đẹp.

40

Page 41: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Nhà cháu hỏi các cụ 1 câu nhé: theo các cụ, cả cụ ông lẫn cụ bà, tưởng tượng đang ngồi âu yếm người tình ở trên giường, 1 thứ ánh sáng mềm mại bao phủ toàn bộ khuôn mặt người khác giới so với 1 thứ ánh sáng le lói, bên tối bên sáng, mờ mờ ảo ảo, các cụ nghĩ xem, cái lào sexy hơn ???

Cụ nào mà phát ngôn là ánh sáng mềm mại ngon hơn thì nhà cháu khuyên thành thật nên mua 1 ít viagra đi là vừa.

Nói dông dài như vậy là để thấy rằng, không nhất thiết lúc nào cũng phải có ánh sáng mềm mại. Cũng giống như mấy cụ thích chụp chân dung ngoại cảnh, lúc nào cũng phải bắt mẫu đứng vào chỗ có bóng râm để cho mặt không bị cháy, nhìn thế mới lừa tình, thằng chụp nhìn LCD tự sướng, đưa cho con mẫu xem, con mẫu xuýt xoa, đẹp thế, ảo thế. Hố hố hố ... 2 đứa tự sướng với nhau, rõ nhục ... (nhà cháu đang tưởng tượng lại chính nhà cháu hồi trước đấy ạ).

Bóng đổ, sao phải sợ !!! Nhà cháu trước giờ thi thoảng mới dám làm 1 vài cái thôi, lúc chụp cho khách thì hầu như không dám có bóng đổ, nếu có thì cũng ít thôi vì ánh sáng gắt không nịnh mắt. Trước khi post ảnh, cháu biết trước sẽ có cụ hỏi là dùng đồ nghề gì để tạo ánh sáng gắt. Cháu xin trả lời luôn là cháu dùng đèn SB800 và kết hợp thêm cái Lumiquest softbox (LQ). Chữ "và" trong câu vừa rồi rất quan trọng, quan trọng đến mức để nhà cháu phải giới thiệu về cái Lumiquest softbox này.

41

Page 42: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Nó không có gì là bí mật hay thần kỳ, chỉ là 1 cái softbox rất rất nhỏ. Softbox to sẽ làm cho ánh sáng mềm mại, không có bóng đổ, đúng như tính chất của ánh sáng. Trong khi đó, cái LQ này nhỏ để tạo độ gắt nhưng cũng làm dịu ánh sáng của đèn flash đi chút xíu, khiến cho da mặt không bị nổi đốm sáng.

Nói ảnh thì phải có hình, không thì sẽ bị các cụ chửi. Đây là 1 vài bức cháu rặn mãi mới ra ít bóng, cháu tự nhận cái gì cháu giỏi chứ cái khoản này thì không, rất mong các ý kiến khác nhau để cùng nhau khám phá thêm.

1.

42

Page 52: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Riêng cái này thì chụp bằng đèn studio Profoto trực tiếp.10.

Với 2 đèn, ta co thể sử dụng đèn thứ 2 làm đèn background, khiến cho bức ảnh thêm phần sinh động 1 cách rõ rệt. Đèn background ko cần công suất lớn nên chúng ta dùng đèn speedlight thoải mái. Nếu đèn chính cũng là speed light thì càng thoải mái hơn.

Cái hay nhất của đèn speed light là nó có thể zoom được, từ 24mm cho đến 85mm hay 200mm nếu là SB 900. Vì zoom được nên nó có thể tạo ra các loại hình ánh sáng khác nhau ở BG.

Tất nhiên, không phải lúc nào ta cũng phải dùng đèn BG. Ví dụ như bức dưới đây thì bắt buộc phải dùng, nếu không dùng thì mẫu sẽ bị chìm do sắc độ của áo giống với sắc độ của BG. Nói đến đây, sẽ có bác thắc mắc: nếu vậy tại sao chúng ta không dùng ánh sáng ven, chiếu đèn vào lưng chủ thể. Câu trả lời cho cái này hoàn toàn chủ quan,

52

Page 53: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

nếu là mẫu nữ, tóc xoăn thì được, nhưng mẫu này là mẫu nam, dáng vẻ rất trí thức, bác học, không nên dùng ánh sáng ven kiểu lấp lánh. Thực ra, ánh sáng có quyết định rất nhiều đến thần thái của chủ thể.

Như đã nói ở trên, speed light có thể xoay được đầu, có thể zoom được, ta có thể tạo các ánh sáng khác nhau trên phông. Ví dụ, nếu các bác để ở chế độ đèn wide nhất (17mm hoặc 24mm cũng được) và để gần vào phông thì sẽ có ánh sáng như sau (hình tròn, giống kiểu vignette cho phông)

53

Page 54: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Nếu các bác zoom vào 1 chút, zoom đèn đến 85mm cũng được, hạ thấp đèn xuống và ngửa đầu đèn lên 1 chút, ta sẽ có ánh sáng hình cái quạt. Điều này là do đầu đèn speed light hình chữ nhật.

54

Page 55: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Các bác có thể dùng đèn phông khi chụp ngoại cảnh cũng được, không nhất thiết chỉ ở trong studio. Nhiều nơi tối quá nên ta khắc phục bằng cách này

55

Page 56: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Bức này thì em dùng thêm dù cho background, nếu không thì phông quá tối.

56

Page 57: ÁNH SÁNG - trandangminh.files.wordpress.com · sự quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh thì có lẽ chúng ta có thể nói cả ngày không hết. Theo em, ánh

Phần tiếp theo: Flare

57