ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA KHỐI TIỂU CẦU...

28
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN KHOA SINH HC ĐỖ THHIN ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA KHỐI TIỂU CẦU POOL LỌC BẠCH CẦU VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số : 60420114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRIỆU VÂN PGS.TS. NGUYỄN QUANG HUY HÀ NỘI, 2016 MỤC LỤC

Transcript of ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA KHỐI TIỂU CẦU...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SINH HỌC

ĐỖ THỊ HIỀN

ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH CỦA

KHỐI TIỂU CẦU POOL LỌC BẠCH CẦU VÀ

ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số : 60420114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRIỆU VÂN

PGS.TS. NGUYỄN QUANG HUY

HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ................................................................................ 9

1.1. MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU ............................................ 9

1.1.1. Máu .......................................................................................................... 9

1.1.2. Các thành phần của máu ....................................................................... 10

1.2. CÁC CHẾ PHẨM MÁU .......................................................................... 11

1.3. Tình hình điều chế các thành phần máu tại Việt Nam. ............................ 13

1.4. Cấu trúc và chức năng tiểu cầu ................................................................ 15

1.4.1. Cấu trúc của tiểu cầu ............................................................................. 15

1.4.2. Chức năng của tiểu cầu ......................................................................... 16

1.4.2.1. Chức năng dính .................................................................................. 17

1.4.2.2. Chức năng ngƣng tập ......................................................................... 17

1.4.2.3. Chức năng chế tiết .............................................................................. 18

1.4.2.4. Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất ......................................... 18

1.5. Sinh hóa của tiểu cầu ............................................................................... 19

1.5.1. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu không hoạt hóa ........................ 19

1.5.1.1. Chuyển hóa carbohydrate tiểu cầu ..................................................... 19

1.5.1.2. Chuyển hóa lipid tiểu cầu ................................................................... 20

1.5.2. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu hoạt hóa ................................... 20

1.6. Các loại khối tiểu cầu và các phƣơng pháp sản xuất khối tiểu cầu ......... 20

1.6.1. Khối tiểu cầu sản xuất từ máu toàn phần .............................................. 20

1.6.1.1. Tách từ huyết tƣơng giàu tiểu cầu ...................................................... 20

1.6.1.2. Phƣơng pháp tách tiểu cầu từ buffy coat (tách từ lớp bạch - tiểu cầu) ............ 21

1.6.2. Khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu ............ Error! Bookmark not defined.

1.6.3. Khối tiểu cầu gạn tách từ một ngƣời hiến (khối tiểu cầu apheresis)

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.6.4. Khối tiểu cầu chiếu xạ ........................... Error! Bookmark not defined.

1.6.5. Khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản tiểu cầuError! Bookmark

not defined.

1.7. Bảo quản tiểu cầu ..................................... Error! Bookmark not defined.

1.7.1. Nhiệt độ bảo quản ................................. Error! Bookmark not defined.

1.7.2. Lắc trong quá trình bảo quản ................ Error! Bookmark not defined.

1.7.3. Túi bảo quản khối tiểu cầu .................... Error! Bookmark not defined.

1.7.4. Tình hình nhiễm khuẫn của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản .... Error!

Bookmark not defined.

1.7.5. Sự thay đổi các yếu tố của khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản ..... Error!

Bookmark not defined.

1.7.5.1. Hoạt độ lactat dehydrogenase ............ Error! Bookmark not defined.

1.7.5.2. Lactat, độ pH và glucose ................... Error! Bookmark not defined.

1.7.5.3. Ion Calci ............................................. Error! Bookmark not defined.

1.7.5.4. Kiểm tra độ vẩn xoáy của tiểu cầu ..... Error! Bookmark not defined.

1.8. Sử dụng khối tiểu cầu trong điều trị bệnh Error! Bookmark not defined.

1.10. Đánh giá độ ổn định của chế phẩm khối tiểu cầuError! Bookmark not

defined.

1.11. Tác hại của bạch cầu, cytokin, chất trung gian và gốc tự do trong an toàn

truyền máu ....................................................... Error! Bookmark not defined.

1.11.1. Cytokin trong máu bảo quản ............... Error! Bookmark not defined.

1.11.2. Các chất trung gian trong máu bảo quảnError! Bookmark not

defined.

1.11.3. Các men bạch cầu trong máu bảo quảnError! Bookmark not

defined.

1.11.4. Các chất tự do trong máu bảo quản ..... Error! Bookmark not defined.

1.11.5. Gây phản ứng miễn dịch đồng loài ..... Error! Bookmark not defined.

1.11.6. Giải pháp nhằm giảm tác dụng phụ của khối tiểu cầu ................. Error!

Bookmark not defined.

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ Error!

Bookmark not defined.

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu ..... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. .. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Kỹ thuật sản xuất khối tiểu cầu pool lọc - bạch cầu từ lớp Buffycoat của

máu toàn phần ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Sơ đồ điều chế, lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu:Error! Bookmark not

defined.

2.2.4. Kiểm tra chất lƣợng khối tiểu cầu ......... Error! Bookmark not defined.

2.2.5. Đánh giá kết quả truyền khối tiểu pool lọc bạch cầuError! Bookmark

not defined.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬNError! Bookmark

not defined.

3.1. Đánh giá các chỉ số hóa sinh của khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu. .. Error!

Bookmark not defined.

3.2. Đánh giá một số chỉ số huyết học, sinh hóa của KTC pool lọc bạch cầu

trong quá trình bảo quản ................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Chỉ số tiểu cầu ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Chỉ số pH ............................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Chỉ số Glucose ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Chỉ số LDH ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Độ vẩn xoáy của tiểu cầu ...................... Error! Bookmark not defined.

3.2.6. Độ vô khuẩn .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Kết quả sử dụng khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu để điều trị tại các khoa

lâm sàng ........................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Tình hình sử dụng khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu tại các khoa lâm sàng

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Đặc điểm về tuổi và giới: ..................... Error! Bookmark not defined.

3.3.3. Tỷ lệ truyền khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu theo nhóm tuổi ........ Error!

Bookmark not defined.

3.3.4. Đặc điểm theo nhóm bệnh .................... Error! Bookmark not defined.

3.3.5. Đặc điểm số lƣợng tiểu cầu của bệnh nhân trƣớc khi truyền......... Error!

Bookmark not defined.

3.3.6. Đặc điểm xuất huyết của bệnh nhân trƣớc và sau truyền KTC pool lọc

bạch cầu ........................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.7. Số lƣợng tiểu cầu trung bình của bệnh nhân trƣớc và sau truyền ........ Error!

Bookmark not defined.

3.3.8. Đánh giá hiệu quả truyền tiểu cầu theo chỉ số CCI sau truyền 1 giờ và

24 giờ. .............................................................. Error! Bookmark not defined.

3.3.9. Theo dõi phản ứng truyền máu ............. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21

PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MUC HINH

Hình 1.1. Các chế phẩm máu đƣợc tách ra từ máu toàn phần. ....................... 12

Hình 1.2. Tổng số lƣợng máu toàn phần tiếp nhận và chế phẩm máu điều chế

từ năm 2004 - 2015. ........................................................................................ 14

Hình 1.3. Tỷ lệ số đơn vị chế phẩm máu đƣợc điều chế từ một đơn vị máu

toàn phần tiếp nhận từ năm 2004 - 2015. ........................................................ 14

Hình 1.4. Cấu trúc tiểu cầu dƣới kính hiển vi điện tử [15]. ............................ 16

Hình 1.5. Ảnh chụp tiểu cầu bình thƣờng và trạng thái hoạt động dƣới KHV

điện tử [15] ...................................................................................................... 16

Hình 2.1. Mô hình túi máu toàn phần sau khi ly tâm.Error! Bookmark not

defined.

Hình 2.2. Túi máu toàn phần bộ 4 trƣớc (A) và sau khi ly tâm (B). ........ Error!

Bookmark not defined.

Hình 2.3. Túi máu bộ 4 đƣợc tách các thành phần sau ly tâm ................. Error!

Bookmark not defined.

Hình 2.4. 6 túi buffy coat và 1 túi huyết tƣơng đƣợc pool vào bộ kít PB Error!

Bookmark not defined.

Hình 2.5. Túi buffy coat pool sau khi ly tâm, lọc bạch cầuError! Bookmark

not defined.

và túi khối tiểu cầu pool đã lọc bạch cầu ........ Error! Bookmark not defined.

Hình 3.1. Tỷ lệ sử dụng KTC pool lọc bạch cầu tại các khoa lâm sàng. . Error!

Bookmark not defined.

Hình 3.2. Tỷ lệ truyền khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu theo nhóm tuổi .. Error!

Bookmark not defined.

DANH MUC BANG

Bảng 3.1. Kết quả một số chỉ tiêu chất lượng KTC pool lọc bạch cầu sau khi điều chếError! Bookmark not defined.

Bảng 3.2. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác ......... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá chỉ tiêu số lượng tiểu cầu trong quá trình bảo quản ........ Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.4. Kết quả chỉ số pH theo thời gian bảo quản ................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.5. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác ..................................................... 42

Bảng 3.6. Glucose thay đổi theo thời gian bảo quản ..................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.7. Kết quả chỉ số LDH theo thời gian bảo quản .................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.8. So sánh kết quả nghiên cứu LDH của chúng tôi so với các tác giả khác ............................................. 45

Bảng 3.9. Độ vẩn xoáy thay đổi trong thời gian bảo quản ............................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.10. Đặc điểm về tuổi và giới ............................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.11. Đặc điểm theo nhóm bệnh .......................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.12. Đặc điểm số lượng tiểu cầu của bệnh nhân trước khi truyền ...... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.13. Đặc điểm xuất huyết của bệnh nhân trước và sau truyền KTC pool lọc bạch cầuError! Bookmark not defined.

Bảng 3.14. Số lượng tiểu cầu trung bình của bệnh nhân trước và sau truyền....... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.15. Kết quả truyền tiểu cầu theo chỉ số CCI sau truyền 1 giờ và 24 giờError! Bookmark not defined.

Bảng 3.16. Kết quả theo dõi phản ứng truyền máu khi truyên KTC pool loc bach câuError! Bookmark not defined.

8

MỞ ĐẦU

Lịch sử truyền máu đƣợc bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XVII, tuy

nhiên chỉ đến khi nhà bác học Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO ở

ngƣời vào đầu thế kỷ XX thì truyền máu mới thật sự phát triển. Bƣớc đột phá của

truyền máu hiện đại là điều chế, chỉ định sử dụng các thành phần máu trong lâm

sàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về miễn dịch

huyết học, ngƣời ta đã tách riêng đƣợc các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

hạt trung tính, huyết tƣơng tƣơi, tủa lạnh yếu tố VIII, -globulin, albumin và các

yếu tố đông máu. Trong điều trị, việc sử dụng các chế phẩm máu vừa mang tính

khoa học, vừa có lợi ích kinh tế, bệnh nhân đƣợc cung cấp những thành phần máu

mà họ thiếu, không truyền những thành phần không cần vì có thể gây ra các phản

ứng miễn dịch, lãng phí các thành phần máu không cần thiết.

Tiểu cầu là một trong những thành phần máu đóng vai trò quan trọng trong quá

trình đông cầm máu. Truyền khối tiểu cầu trong trƣờng hợp xuất huyết do giảm số

lƣợng hoặc giảm chức năng tiểu cầu là một liệu pháp điều trị quan trọng, ngăn

chặn quá trình chảy máu, cứu sống ngƣời bệnh [32]. Bên cạnh lợi ích cứu sống

ngƣời bệnh, khối tiểu cầu còn có các tác dụng phụ. Một trong những nguyên nhân

đó là do sự có mặt của bạch cầu trong khối tiểu cầu.

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cao trong điều trị bệnh, chất lƣợng chế

phẩm tiểu cầu ngày càng đƣợc chú trọng và cải tiến.

Từ những năm 1950, thế giới đã sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn phần.

Ngày nay, việc sản xuất khối tiểu cầu còn đƣợc cải tiến liên tục nhằm làm giảm

thiểu các phản ứng phụ, nâng cao chất lƣợng truyền khối tiểu cầu nhƣ lọc bạch cầu,

khối tiểu cầu bổ sung dung dịch bảo quản. Ngoài khối tiểu cầu đƣợc sản xuất từ

máu toàn phần, việc sản xuất khối tiểu cầu bằng gạn tách từ một ngƣời hiến máu là

một thành tựu lớn mở đầu cho thời kỳ điều chế thành phần máu bằng gạn tách với

9

các thiết bị tự động hiện đại.

Ở nƣớc ta, việc sản xuất khối tiểu cầu bắt đầu từ năm 1994 tại Viện Huyết học -

Truyền máu Trung ƣơng trong hệ thống hở. Từ đó đến nay, ở các trung tâm truyền

máu lớn nhƣ: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng, Bệnh viện Truyền máu -

Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy, Trung tâm

truyền máu Huế, Trung tâm Truyền máu Cần Thơ… đã qua nhiều bƣớc cải tiến và đã

sản xuất khối tiểu cầu bằng ba phƣơng pháp sau:

- Gạn tách tự động khối tiểu cầu từ một ngƣời hiến (khối tiểu cầu apheresis)

- Sản xuất khối tiểu cầu pool (là nhiều túi tiểu cầu đơn có cùng nhóm máu hệ

ABO, Rh đƣợc dồn lại một túi tiểu cầu duy nhất cho đủ yêu cầu về số lƣợng và

chất lƣợng để truyền cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sỹ) từ máu toàn phần

bằng phƣơng pháp huyết tƣơng giàu tiểu cầu.

- Sản xuất khối tiểu cầu pool bằng phƣơng pháp Buffy coat.

Các khối tiểu cầu này tuy đáp ứng đƣợc về giá cả và phù hợp về số lƣợng nhƣng

chất lƣợng vẫn chƣa đảm bảo cao nhất vì vẫn còn tồn dƣ bạch cầu trong đó. Khi

khối tiểu cầu còn tồn dƣ nhiều bạch cầu sẽ có những bất lợi do bạch cầu gây ra nhƣ

sau:

1) Kháng nguyên HLA (kháng nguyên bạch cầu) có thể gây phản ứng miễn

dịch chống bạch cầu, đặc biệt là sẽ làm tăng nguy cơ thải ghép cho những bệnh

nhân sẽ tiến hành ghép tạng sau này [43] .

2) Sốt, rét run, mẩn ngứa, dị ứng, mày đay do trong quá trình bảo quản khối

tiểu cầu, bạch cầu sẽ bị thoái hóa, giải phóng nhiều chất hóa học trung gian nhƣ

histamin, serotonin, prostaglandin… và các cytokin nhƣ IL-1, IL-6, IL-8…, các

enzym nhƣ protease, lactat dehydrogenase, acid phosphatase, elastase…[15].

3) Có thể gây ra tổn thƣơng phổi cấp tính (TRALI) [32]. Vì vậy, cần loại bỏ

bạch cầu trong chế phẩm khối tiểu cầu [28].

10

Đứng trƣớc tình trạng này, hãng Terumo đã sản xuất ra kít - PB dùng để sản

xuất khối tiểu cầu lọc bạch cầu, loại túi này bắt đầu đƣợc đƣa vào Việt Nam. Viện

Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng từ năm 2015 đã sử dụng loại túi này để sản

xuất khối tiểu cầu đƣợc lọc bạch cầu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh

nhân. Để duy trì và nâng cao chất lƣợng hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân cần

truyền chế phẩm khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu thì việc đánh giá chất lƣợng và

theo dõi điều trị cần thực hiện thƣờng xuyên. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài

nghiên cứu “Đánh giá các chỉ số hóa sinh của khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu và ứng

dụng trong điều trị” với mục tiêu nhƣ sau:

1. Đánh giá các chỉ số hóa sinh của khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu.

2. Đánh giá bước đầu kết quả sử dụng khối tiểu cầu pool lọc bạch cầu để điều

trị bệnh tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Chương 1 - TỔNG QUAN

1.1. MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU

1.1.1. Máu

Máu là dịch lỏng màu đỏ, lƣu thông trong hệ thống tuần hoàn đƣợc tạo thành từ

11

các tế bào máu trƣởng thành gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, một lƣợng nhỏ tế

bào gốc sinh máu và huyết tƣơng là protein, muối khoáng, nƣớc…. Nhiệm vụ

chung của máu là duy trì áp lực tuần hoàn, duy trì huyết áp, vận chuyển và trao đổi

chất nuôi dƣỡng cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng nhờ các tế bào miễn

dịch, các kháng thể bảo vệ, chống chảy máu nhờ hệ thống đông cầm máu, điều hòa

hoạt động cơ thể, duy trì cân bằng nội mô nhƣ duy trì pH máu, duy trì áp lực thẩm

thấu giữa trong và ngoài tế bào, duy trì áp lực keo giữa trong và ngoài thành mạch,

điều hòa hoạt động của hệ nội tiết [15].

1.1.2. Các thành phần của máu

a. Thành phần tế bào

Hồng cầu là tế bào hình đĩa, không có nhân, chứa huyết sắc tố làm nhiệm vụ

gắn O2 ở phổi, vận chuyển O2 tới tổ chức, sau đó phối hợp với huyết tƣơng vận

chuyển CO2 đào thải qua phổi. Hồng cầu sống khoảng 120 ngày kể từ khi trƣởng

thành; chúng bị tiêu hủy ở lách và các tổ chức liên võng khác. Màng hồng cầu có

vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng giữa môi trƣờng và hồng cầu, hoạt động

này do bơm natri đảm nhận.

Bạch cầu: là các tế bào có nhân lƣu hành trong máu ngoại vi có chức năng

chủ yếu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập nhƣ vi khuẩn, virus,…

Dựa vào hình thái, bạch cầu đƣợc chia làm ba loại: bạch cầu hạt hay còn gọi là

bạch cầu đa nhân, nhóm bạch cầu đơn nhân chia thành hai nhóm nhỏ bạch cầu đơn

nhân lớn (monocyte) và bạch cầu nhân nhỏ (lymphocyte). Dựa theo chức năng thì

bạch cầu đƣợc chia làm 2 nhóm: Nhóm miễn dịch gồm lympho, tƣơng bào sản xuất

kháng thể và các tế bào trình diện kháng nguyên nhƣ mono, đại thực bào. Bạch cầu

hạt có đời sống ngắn khoảng 14 ngày, trong đó có 6 -7 ngày sinh sản và biệt hóa, 7

ngày còn lại là thời gian hoàn thiện trƣởng thành, ở máu ngoại vi 24 giờ, sau đó

vào tổ chức và tiêu hủy sau 24 - 48 giờ. Bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào và

bạch cầu lympho sau khi trƣởng thành sẽ đƣợc đƣa vào tủy xƣơng khoảng 4 - 6

12

ngày, sau đó chúng đƣợc đƣa ra máu ngoại vi và sẽ tồn tại ở đây khoảng từ 8 - 72

giờ, sau đó chúng đƣợc đƣa đến các tổ chức, tại tổ chức bạch cầu đơn nhân lớn và

bạch cầu lympho có thể sống hàng tháng hoặc dài hơn [14].

Tiểu cầu: là tế bào nhỏ nhất, hình đĩa, không có nhân, đời sống ngắn, khoảng

7 - 10 ngày. Tiểu cầu làm nhiệm vụ cầm máu nhờ có chức năng dính, ngƣng tập,

chế tiết nhiều chất gây hoạt mạch nhƣ ADP, serotonin, histamin, fibrinogen,

enzyme, heparin,.... Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia quá trình cầm máu,

đông máu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu khi thành mạch bị tổn thƣơng. Khi

tế bào nội mô bị tổn thƣơng, ngay tức khắc tiểu cầu dính vào thành mạch, giải

phóng thành phần trong các hạt và kích thích các tiểu cầu kết dính vào gây ngƣng

tập tiểu cầu tạo thành nút tiểu cầu sau cùng là tạo thành khối bít nơi tổn thƣơng

thành mạch [13].

b. Thành phần huyết tương:

Là phần dịch thể, màu vàng chanh của máu gồm nhiều chất quan trọng cho

sự sống. Tỷ trọng của huyết tƣơng 1,051 ± 0,0005, pH 7,3 - 7,4, áp suất thẩm thấu

7,2 - 8,1 atmosphere ở 37oC.

Huyết tƣơng có chứa nhiều thành phần quan trọng cho sự sống nhƣ nƣớc,

chất khí, muối khoáng, vitamin, nội tiết tố, các cytokin, yếu tố đông máu, kháng

thể, bổ thể, albumin,…

Huyết tƣơng có các nhiệm vụ sau:

+ Cung cấp, vận chuyển các chất cần thiết cho cấu tạo và phát triển cơ thể.

+ Duy trì huyết áp, duy trì hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ bài tiết.

+ Duy trì áp lực thẩm thấu, áp lực keo.

+ Duy trì hệ thống đông máu bao gồm hệ gây đông và hệ kháng đông.

+ Trong huyết tƣơng có các thành phần kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống

nhiễm trùng [15, 16].

1.2. CÁC CHẾ PHẨM MÁU

Máu toàn phần

Khối tế bào máu Huyết tƣơng

13

Hình 1.1. Các chế phẩm máu được tách ra từ máu toàn phần.

Máu toàn phần là nguồn nguyên liệu quan trọng để điều chế các thành phần

máu phục vụ cho nhu cầu điều trị, đảm bảo nguyên tắc trong truyền máu hiện đại

là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà ngƣời bệnh cần. Các chế phẩm máu đƣợc

điều chế bao gồm: Khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tƣơng, huyết tƣơng

tƣơi đông lạnh, albumin, globulin và các yếu tố đông máu. Máu toàn phần bảo

14

quản sau khi lấy xuất hiện suy giảm dần chức năng các tế bào và các thành phần

protein huyết tƣơng, các yếu tố đông máu cũng sẽ giảm. Do vậy để sản xuất các

chế phẩm máu có chất lƣợng, máu toàn phần phải đƣợc điều chế trong vòng 8 giờ

sau khi sau khi lấy từ ngƣời hiến máu vào hệ thống túi dẻo [1, 6, 29].

Máu toàn phần đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ 2- 60C, hạn sử dụng máu toàn phần

phụ thuộc vào dung dịch bảo quản. Nếu dung dịch bảo quản là CPD - A1 (citrate-

phosphate-dextrose-adenine) thời gian bảo quản đƣợc là 35 ngày [27].

Truyền máu toàn phần là truyền cả thành phần tế bào và huyết tƣơng, thích hợp

cho việc bù đắp lại việc mất lƣợng lớn hồng cầu và thể tích máu nhƣ trong chảy

máu với số lƣợng lớn [22].

Truyền máu từng phần là tách các thành phần máu để truyền bao gồm khối

hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu, huyết tƣơng tƣơi,...

Truyền các chế phẩm có nguồn gốc từ huyết tƣơng bao gồm: yếu tố VIII,

yếu tố IX, albumin, γ-globulin,…

1.3. Tình hình điều chế các thành phần máu tại Việt Nam.

Viện Huyết học - Truyền máu TW là Viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực

huyết học, truyền máu nên nhận đƣợc sự đầu tƣ về con ngƣời cũng nhƣ thiết bị

máy móc, do đó, các hoạt động từ tiếp nhận máu đến điều chế các thành phần máu

đều tăng lên đáng kể từ năm 2005 - năm đầu sau khi tách thành Viện độc lập trực

thuộc Bộ Y tế. Sau hơn 10 năm, số lƣợng máu toàn phần tiếp nhận tăng gấp 7 lần

và số lƣợng chế phẩm máu đƣợc điều chế tăng gấp 10 lần so với năm 2004. Số

lƣợng máu tiếp nhận tăng trung bình hàng năm từ 10 đến 15% theo số lƣợng [7].

15

Hình 1.2. Tổng số lượng máu toàn phần tiếp nhận và chế phẩm máu điều

chế từ năm 2004 - 2015.

Nguồn: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (2015)

Hình 1.3. Tỷ lệ số đơn vị chế phẩm máu được điều chế từ một đơn vị máu

toàn phần tiếp nhận từ năm 2004 - 2015.

Tỷ lệ chế phẩm máu từ một đơn vị máu toàn phần trong 10 năm trung bình đạt

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

450000

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

44791

89286

121193.5144251

160729179045

216254

257321

296409324838

383796

440596

36,54152,544

65,01578,214 88,732 95,812

115,289138,132

157,925179,161

210,849

251,632

Tổng CPM (đv) MTP tiếp nhận (đv)

1.23

1.70

1.86 1.841.81

1.87 1.88 1.86 1.88

1.81 1.82

1.75

1.81

1.20

1.30

1.40

1.50

1.60

1.70

1.80

1.90

2.00

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình

16

1,81 (hình 1.3.). Từ một đơn vị máu toàn phần ban đầu có thể điều chế đƣợc trung

bình 1,8 đơn vị chế phẩm máu. Tại Việt Nam năm 2015, 78,2% máu toàn phần

đƣợc điều chế thành các chế phẩm máu. Ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ này chiếm

96% [20]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lƣợng máu tiếp

nhận đạt tối thiểu 2% dân số để đáp ứng nhu cầu máu của quốc gia đó [2]. Hiện tại,

theo thống kê của Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện năm 2015,

tỷ lệ hiến máu toàn quốc chiếm 1,26% dân số, tỷ lệ đơn vị máu toàn phần tiếp nhận

năm 2015 (1.101.781 đơn vị) tăng 18,4% so với năm 2014 (930.869 đơn vị) [3].

1.4. Cấu trúc và chức năng tiểu cầu

Tiểu cầu là một trong những tế bào máu có vai trò quan trọng bậc nhất của quá

trình cầm máu và đông máu. Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ, không nhân,

đƣợc sinh ra từ tủy xƣơng [18]. Bình thƣờng chỉ có khoảng 2/3 số lƣợng tiểu cầu

lƣu hành ở máu ngoại vi, tƣơng đƣơng 150 - 500 x 109/l; còn khoảng 1/3 đƣợc tích tụ

ở lách. Đời sống của tiểu cầu khoảng 8 - 10 ngày [5].

1.4.1. Cấu trúc của tiểu cầu

Dƣới kính hiển vi điện tử, tiểu cầu là một tế bào hình đĩa không nhân, kích thƣớc

từ 3-8 μm, cấu trúc bao gồm: Màng tiểu cầu, hệ thống vi ống, vi sợi, các hạt đặc và hệ

thống kênh mở, bề mặt tiểu cầu xù xì, trên bề mặt xuất hiện những nụ sùi kéo dài

khoảng 14-20 nm, ngƣời ta cho rằng các nụ sùi trên đƣợc tạo bởi các glycoprotein,

glycolipid, mucosposaccharide và các protein huyết tƣơng đƣợc hấp thụ, ngoài ra còn

một số hình cƣa ở trên bề mặt của tiểu cầu. Các hình cƣa này đƣợc xem là phần cửa

của hệ thống kênh mở (hình 1.4 và 1.5) [11].

17

Hình 1.4. Cấu trúc tiểu cầu dưới kính hiển vi điện tử [15].

Hình 1.5. Mô phỏng ảnh chụp tiểu cầu bình thường và trạng thái hoạt động

dưới KHV điện tử [15]

1.4.2. Chức năng của tiểu cầu

Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia quá trình cầm máu, đông máu nhằm

bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu khi thành mạch bị tổn thƣơng. Khi tế bào nội mô bị

tổn thƣơng ngay tức khắc tiểu cầu dính vào thành mạch, giải phóng thành phần

trong các hạt và kích thích các tiểu cầu khác dính vào gây ngƣng tập, tiểu cầu tạo

Ty thể

Hệ thống vi

ống

Màng tiểu cầu

Lớp áo ngoài Hệ thống ống

đặc

Hạt đặc

Hạt α

Glycogen

Kênh mở Bề mặt ống kết nối

18

thành nút tiểu cầu, sau cùng là tạo thành khối nơi thành mạch bị tổn thƣơng [13].

1.4.2.1. Chức năng dính

Bình thƣờng tiểu cầu không dính vào nội mô mạch máu còn nguyên vẹn do tế

bào nội mô sản xuất ra prostaglandin I2 là yếu tố ức chế chức năng tiểu cầu, nhƣng

chỉ vài giây sau khi thành mạch bị tổn thƣơng thì tiểu cầu đƣợc tập trung đến và

dính vào nơi bị tổn thƣơng [13, 18].

Thành phần tham gia hiện tƣợng dính bao gồm:

Collagen: Chất quan trọng để tiểu cầu bám dính, kích thích tiểu cầu ngƣng

tập – collagen tồn tại ở vùng gian bào của thành mạch, khi thành mạch tổn thƣơng

thì lớp collagen bị bộc lộ.

Glycoptotein Ib: là một protein xuyên màng, protein này có vị trí gắn với

yếu tố von Willebrand, giúp cho hoạt động chức năng dính.

Glycoptotein IIb/IIIa: là phức hợp protein màng phụ thuộc chặt chẽ ion calci,

giúp liên kết giữa các tiểu cầu qua cầu nối fibrinogen.

Von Willebrand: Gắn tiểu cầu qua glycoptotein Ib nhƣ cầu nối tiểu cầu với

lớp nội mô bị tổn thƣơng.

Các yếu tố khác bao gồm: Fibronectin, thrombospodin, Ca++.

1.4.2.2. Chức năng ngưng tập

Tiểu cầu có khả năng dính kết lẫn nhau tạo nên các cụm tiểu cầu gọi là hiện

tƣợng ngƣng tập tiểu cầu [18].

Sau khi dính vào lớp dƣới nội mô tiểu cầu thay đổi hình dạng từ hình đĩa sang

hình cầu gai hoạt hóa phức hợp glycoptotein IIb/IIIa, phức hợp này hoạt động nhƣ

một thụ thể (receptor) gắn với các thụ thể trên các tiểu cầu khác nhƣ một cầu nối

làm các tiểu cầu ngƣng tập lại với nhau và tiết ra ADP, tổng hợp thromboxan A2,

hai hoạt động ngƣng tập và chế tiết tác động qua lại liên tục cho đến khi tạo nút

tiểu cầu và khởi động hệ thống đông máu nội sinh [18].

19

Khi tiểu cầu bị kích thích ngay lập tức hoạt hóa phospholipase tiểu cầu,

enzyme này tác động giải phóng acid arachidonic từ màng tiểu cầu. Dƣới sự xúc

tác của enzyme cyclooxygenase (đƣợc chứa trong tiểu cầu và tế bào nội mạc) từ

acid arachidonic cho ra prostacyclin và thromboxan nhờ chất xúc tác prostacyclin

synthetase (của tế bào nội mạc) và thromboxane sythetase (của tiểu cầu) và một

loạt các chất quan trọng trong chức năng ngƣng tập tiểu cầu, khi thành mạch tổn

thƣơng tiểu cầu tự do trong hệ tuần hoàn sẽ dính vào lớp dƣới thành mạch sau đó

tiết ra ADP và ngƣng tập lại nơi thành mạch bị tổn thƣơng, tiếp đến là quá trình

đông máu nội sinh [13, 14, 18].

1.4.2.3. Chức năng chế tiết

Với sự có mặt của collagen hoặc thrombin hoạt hóa sẽ dẫn đến việc tăng chế

tiết của hạt tiểu cầu bao gồm ADP, serotonin, fibrinogen, men lysosome, β-

thromboglobulin, heparin, collagen và thrombin hoạt hóa quá trình tổng hợp

prostaglandin tiểu cầu. Các chất trên không chỉ làm tăng hoạt hóa tiểu cầu tiếp theo

mà còn có tác dụng tăng tính thấm thành mạch, hoạt hóa protein C, tạo

thromboxane A2 và prostacyclin. Từ đây một chuỗi phản ứng gồm tăng tính thấm

thành mạch, giảm Ca++

, ức chế ngƣng tập tiểu cầu sẽ xảy ra [13, 14].

1.4.2.4. Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất

Tiểu cầu có khả năng hấp thụ các chất trong huyết tƣơng và các tế bào mô nhƣ

serotonin, adrenalin, các yếu tố đông máu trong huyết tƣơng…, nhờ đó các chất

cần thiết cho quá trình đông cầm máu đƣợc vận chuyển đến những nơi cần thiết để

thực hiện nhiệm vụ [13].

20

1.5. Sinh hóa của tiểu cầu

Tiểu cầu là những mảnh nhỏ không nhân của mẫu tiểu cầu nên sự tổng hợp

protein không có hoặc tổng hợp rất ít ở tiểu cầu. Khi tiểu cầu không hoạt động thì

sự ly giải đƣờng và sự phosphoryl hóa là hai quá trình chuyển hóa chính. Khi tiểu

cầu bị hoạt hóa thì hai quá trình chuyển hóa này tăng lên rõ rệt, sự dịch chuyển của

ion canxi, sự phosphoryl hóa protein và sự giải phóng các arachide cũng xảy ra

[13, 18].

1.5.1. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu không hoạt hóa

Khi không hoạt động: tiểu cầu sử dụng năng lƣợng lấy từ ATP. ATP có đƣợc từ

sự thoái giáng của glycose, acid béo, acid amin từ huyết tƣơng và từ glycogen của

tiểu cầu.

1.5.1.1. Chuyển hóa carbohydrate tiểu cầu

Con đƣờng chuyển hóa chính của tiểu cầu để tạo năng lƣợng là sự phân giải

glucose và glycogen, quá trình này phụ thuộc vào nồng độ glucose ngoại bào và

oxy. Tiểu cầu trong môi trƣờng bảo quản không có đƣờng và đầy đủ khí O2 (hiệu

ứng Crabtree). Ngƣợc lại, sự hiện diện của glucose trong môi trƣờng yếm khí sẽ ức

chế tạo ATP của ty thể và làm tăng sự tạo thành lactat (hiệu ứng Pasteur). Nhờ hai

hiệu ứng này mà tiểu cầu giữ đƣợc ATP ở mức hằng định. Trong môi trƣờng

glucose sự chuyển hóa của glycogen tiểu cầu đáp ứng đƣợc nhu cầu ATP. Khi

glucose giảm xuống, chuyển hóa yếm khí của glycogen không đủ, vì vậy ATP giảm

xuống.

Sự phân giải glucose trong môi trƣờng ái khí sẽ tạo ra pyruvat, chất này bị oxy

hóa thành CO2 và H2O trong ty thể tiểu cầu.

Sự phân giải đƣờng yếm khí là quá trình chuyển hóa glucose 6 phosphat thành

lactate, có hai con đƣờng hình thành glucose 6 phosphat. Một là sự phosphoryl hóa

của glucose đƣợc vận chuyển qua màng tế bào bởi hexokinase, hai là sự chuyển

hóa từ glucose 1 phosphat là sản phẩm phân giải từ glycogen, glucose 6 phosphat

21

cũng đƣợc chuyển hóa bởi con đƣờng hexose-monophosphate, quá trình này tạo ra

CO2 và NADPH, chất này đƣợc dùng để tổng hợp acid béo.

1.5.1.2. Chuyển hóa lipid tiểu cầu

Phospholipid đƣợc tạo thành nhờ sự kết hợp các acid béo.

1.5.2. Các quá trình chuyển hóa của tiểu cầu hoạt hóa

Khởi đầu là sự gắn kết các chất đồng tác (agonist) khi tiểu cầu đáp ứng với các

kích thích từ bên ngoài. Các chất đồng tác có thể hòa tan hay không hòa tan nhƣ

collagen. Tiểu cầu tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu có bản chất là lipid trên

màng tiểu cầu sau khi đã gắn kết các chất đồng tác. Chức năng của tiểu cầu thay

đổi do tác động trực tiếp hoặc gắn gián tiếp của các chất dẫn truyền tín hiệu [11].

Các thụ thể dành cho chất đồng tác trên tiểu cầu gắn chặt với glycoprotein, các thụ

thể này có thể biến đổi cấu trúc để đáp ứng với sự gắn các chất agonist khác nhau.

Khi tiểu cầu bị hoạt hóa, các quá trình chuyển hóa tăng nhiều lần. Chuyển hóa

ATP tăng từ 3,6 ở trạng thái nghỉ lên 14,4 ATP mỗi phút cho 1011

TC. Đồng thời sự

dịch chuyển của các ion, đặt biệt là ion calci từ ngoại bào và từ hạt đậm làm cho

nồng độ calci trong bào tƣơng của tiểu cầu tăng gây ra hiện tƣợng hoạt hóa các

enzyme phụ thuộc calci nhƣ myosin light chain kinase, calpain I hay calpain II, các

enzym này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự biến đổi hình dạng của tiểu cầu khi

bị hoạt hóa. Ion Kali còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn

của tiểu cầu, nhất là bơm năng lƣợng nhƣ Na+

K+-ATPase, bơm Ca

++.

1.6. Các loại khối tiểu cầu và các phương pháp sản xuất khối tiểu cầu

1.6.1. Khối tiểu cầu sản xuất từ máu toàn phần

Có hai phƣơng pháp sản xuất khối tiểu cầu từ máu toàn phần:

1.6.1.1. Tách từ huyết tương giàu tiểu cầu

Ly tâm túi máu toàn phần với lực ly tâm nhẹ, sao cho đảm bảo có số lƣợng tiểu

cầu nhiều nhất trong huyết tƣơng (huyết tƣơng giàu tiểu cầu) ở lớp trên cùng, còn

bạch cầu ở lớp giữa và hồng cầu lắng xuống dƣới.

22

Đặt túi máu toàn phần sau ly tâm vào bàn ép máu để tách huyết tƣơng giàu tiểu

cầu.

Ly tâm huyết tƣơng giàu tiểu cầu với tốc độ cao sao cho huyết tƣơng nổi ở trên

và tất cả tiểu cầu đƣợc lắng xuống đáy túi. Tách phần huyết tƣơng nổi đến khi chỉ

còn khoảng 50 - 60 ml huyết tƣơng trong túi cùng với phần tiểu cầu lắng ở đáy túi.

Để yên khoảng một giờ đồng hồ tại nhiệt độ phòng rồi đƣợc đƣa tiểu cầu bảo

quản ở máy lắc.

Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách đƣợc khối tiểu cầu gồm từ 45

× 109

đến 85 × 109 tiểu cầu đƣợc treo trong 50 - 60 ml huyết tƣơng, số lƣợng bạch

cầu tối đa cho phép là 0,2 x 109[1, 27].

1.6.1.2. Phương pháp tách tiểu cầu từ buffy coat (tách từ lớp bạch - tiểu

cầu)

Ly tâm túi máu toàn phần với lực ly tâm mạnh, sao cho túi máu phân thành 3

lớp, trên cùng là huyết tƣơng, giữa là lớp buffy coat (lớp chứa bạch - tiểu cầu), lớp

cuối cùng hồng cầu.

Tách lớp huyết tƣơng ra trƣớc sau đó tách lớp buffy coat.

Ly tâm nhẹ túi chứa Buffy coat sao cho toàn bộ tiểu cầu nằm treo trong huyết

tƣơng và ở lớp trên cùng lúc này tách đƣợc khối tiểu cầu [1, 27].

Cứ mỗi túi máu toàn phần thể tích 350 ml sẽ tách đƣợc khối tiểu cầu gồm từ 45

x 109 đến 85 x 10

9 tiểu cầu đƣợc treo trong 50 - 60 ml huyết tƣơng, số lƣợng bạch

cầu tối đa cho phép là 0,05 x109 bạch cầu [1, 27]

Nhƣ vậy, từ hai phƣơng pháp điều chế khối tiểu cầu trên, số lƣợng tiểu cầu thu

đƣợc rất ít, chƣa đủ cho một lần truyền, vì vậy cần phải pool (dồn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

23

1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 26/2013 về việc hướng dẫn hoạt động Truyền máu, tr.

17 - 27.

2. Bộ Y tế (2011), “Máu và các sản phẩm máu an toàn”, quyển 1, Cho máu an toàn,

NXB Lao động, Hà Nội, tr.30 - 32.

3. Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (2015), “Báo cáo kết quả

công tác vận động hiến máu tình nguyện toàn quốc năm 2015 và phương hướng,

nhiệm vụ năm 2016”, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thu Hằng (2005), “Đánh giá độ ổn định về thành phần hóa học của

vaccin viêm gan B và vaccin viêm não Nhật Bản sản xuất tại công ty vaccin và

sinh phẩm số 1”, Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

5. Trƣơng Công Duẩn (2002), “Một số xét nghiệm hình thái tế bào máu và tế bào

sinh máu”, Nâng cao kỹ năng bác sỹ xét nghiệm huyết học truyền máu, 2002,

tr26.

6. Phạm Tuấn Dƣơng (2014), “Nghiên cứu nồng độ yếu tố VIII trong một số chế

phẩm huyết tương tại Viện Huyết học - Truyền máu TW giai đoạn 2012 - 2013”,

luận án bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, tr.36.

7. Phạm Tuấn Dƣơng, Võ Thị Diễm Hà, Đỗ Thị Hiền và cộng sự (2014),“Tình

hình điều chế các chế phẩm máu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ƣơng

trong 10 năm (2003 - 2013)”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 423, tr.56 - 63.

8. Bùi Minh Đức và cộng sự (2008), “Nghiên cứu chất lƣợng và hiệu quả truyền

khối tiểu cầu sản xuất trên máy Haemonetics trong điều trị bệnh nhân giảm tiểu

cầu nặng”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 373, tr. 512 - 517.

9. Nguyễn Thị Hồng và cộng sự (2007), “Tình hình sử dụng và phản ứng khi

truyền khối tiểu cầu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2007”, Tạp chí Y học Việt

Nam, tập 344, tr. 525 - 529.

10. Lê Thị Thanh Mai (2006), Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, hóa

sinh của khối tiểu cầu bảo quản 40C và 22

0C tại Viện Huyết học - Truyền máu

TW, Luận văn thạc sỹ y học, trƣờng Đại học Y Khoa Hà Nội.

24

11. Hà Hữu Nguyện (2014), “Nghiên cứu kết quả gạn tách tiểu cầu từ một

người cho trên các loại máy tách thành phần máu tự động”, Luận văn thạc sỹ y

học, trƣờng Đại học Y Khoa Hà Nội.

12. Nguyên Thi Minh Nguyêt và c ộng sự (2015), “Nghiên cƣu cac phan ƣng sơm

trong truyên khôi tiêu câu trên bênh nhân khoa H 5 Viên Huyêt hoc - Truyên

máu TW năm 2014”, Ky yếu hội nghị khoa học điều dương - ky thuật viên lần

thư nhât năm 2015, tr. 23-30.

13. Nguyễn Thị Nữ (2005), Cấu trúc, chức năng tiểu cầu, Chuyên đề nghiên cứu

sinh, tr 6 - 11.

14. Đỗ Trung Phấn (2006), Bài giảng huyết học - Truyền máu, NXB Y học, tr.287 -

395.

15. Đỗ Trung Phấn (2012), Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều

trị bệnh, NXB Giáo dục Việt Nam tr.428 - 434, 532 - 536.

16. Đỗ Trung Phấn (2013), Ky thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu, NXB Y

học, tr.300 - 301.

17. Nguyễn Trƣờng Sơn (2000), Nghiên cứu hiệu suất tách tiểu cầu và sự biến đổi

về tế bào, hóa sinh trong quá trình sản xuất bảo quản khối tiểu cầu và ứng

dụng lâm sàng, Luận án tiến sỹ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, tr.10 - 30.

18. Nguyễn Anh Trí (2002), Tiểu cầu, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà

xuất bản Y học, tr. 7.

19. Đỗ Mạnh Tuấn (2002), “Nghiên cứu chất lượng và hiệu quả sử dụng của khối

tiểu cầu sản xuất bằng máy tách tế bào tự động Cobe - Spectra tại Viện Huyết

học - Truyền máu”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà

Nội.

20. Viện Huyết học - Truyền máu TW (2015), Tài liệu hội nghị giao ban Tổng kết

hoạt động Truyền máu năm 2015 và kế hoạch năm 2016, Hà Nội.

21. Phạm Quang Vinh và cộng sự (2012), “Nghiên cứu phản ứng truyền tiểu cầu ở

bệnh nhân bệnh máu tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2011-2012”, Tạp chí

Y học Việt Nam, tập 396, tr. 437 - 440.

25

Tài liệu tiếng Anh

22. AABB (2013), Standards for Blood Banks and transfusion services, Technical

Manual, 18th, pp. 31 - 57, pp. 815 - 817.

23. Andreu G, Morel C (2008), “Bacterial contamination of blood products”, Vox

Sanguinis, 95 (suppl.1), 3 - 73.

24. Ashish Gupta (2011), "In vitro function of random donor platelets stored for 7

days in composol platelet additive solution", Asian Journal Transfusion, 5(2),

pp.160-163.

25. Bayraktaroglu.Z (2007), "Platelet storage time and cytokine (IL-2R, IL-8,

TNF-α) levels", Eastern Mediterranean Health Journal, Vol.13, No.1, pp.79-

84.

26. Cherie Mastronardi, Peter Schubert, Elena Levin et al (2013), “Process

improvement by eliminating mixing of whole blood units after an overnight

hold prior to component production using the buffy coat method”, Journal of

blood transfusion, vol.2013, article ID 154838.[PubMed].

27. Council of Europe Publishing (2012), Guide to the preparation, use and

quality assurance of blood components, Eddition 16th, pp. 119-120, pp. 274 -

282.

28. E.A. Fadeyi, S.Adams, S.Sheldon et al (2008), "A preliminary comparison of

the prevalence of transfusion reactions in recipients of platelet components

from donors with and without human leucocyte antigen antibodies", Vox

Sanguinis, Volume 94, pp.324 - 328.

29. E.Brodhemin (2010), “The role of automatic identification methods and

techniques in blood transfusion”, Automation in blood transfusion, Kluwer

Academic Publishers, USA, pp.9-19.

30. Elena Levin, Brankica Culibrk, Maria I. C. Gyongyossy-Issa et al (2008),

“Implementation of buffy coat platelet component production: comparison to

platelet-rich plasma platelet production”, Transfusion, Vol. 48, pp.2331-2337.

26

31. Gulliksson H (2003), "Defining the optimal storage condition for the long-

term storage of platelets", Transfusion medicine, 17, pp.15

32. Hubert Schrezenmeler, Markus M.Muller, Walid Sireis, Markus Wrsneth,

Erhard Seifried (2008), “Production, quality control and clinical use of platelet

concentrates”, ISBT, pp.38 - 46.

33. I.J. Bontekoe, P.F. van der Meer, G. Mast, D.de Korte (2014), "Separation of

centrifuged whole blood and pooled buffy coats using the new CompoMat G5:

3 years experience", Vox Sangunis, 107, pp.140-147.

34. Lars Eriksson and Claes F. Hogman (1990), “Platelet concentrates in an

additive solution prepared from pooled buffy coats”, Vox Sanguinis, Volume

59, pp.140 - 145.

35. Margriet J. Dijkstra - Tiekstra, Willeke Kuiper, Airies C.Setroikromo, and

Janny de Wildt-Eggen (2008), “Platelet capacity of various platelet pooling

systems for buffy coat - derived platelet concentrates”, Transfusion, Vol.48, pp.

2114 - 2121.

36. Margriet J. Dijkstra - Tiekstra, Willeke Kuiper, Airies C.Setroikromo, and

Janny de Wildt-Eggen (2008), “Overnight or fresh buffy coat - derived platelet

concentrates prepared with various platelet pooling systems”, Transfusion,

vol.48, pp. 723 - 730.

37. Mathai J, Resmi KR (2006), "Suitability of measurement of swirling as a

marker of platelet shape change in concentrates stored for transfusion",

Division of Blood transfusion services.

38. Monge Ruiz J, Petez Vaquero MA, Azkarate Ania MN, Vesga Carasa MA,

Santos Cabrera S, Renovales Garcia A, Ibarra Fontan A and Cardenas Diaz de

Espada JM (2013), "Quality of blood components using the ReVeos automated

blood processing system", Vox Sangunis, 105, pp.11-12.

39. Nadhreen Tynngard, Tomas L.Lindahl, Marie Trinks, Monika Studer and

Gosta Berlin (2008), “The quality of platelet concentrates produced by COBE

27

Spectra and Trima Accel during storage for 7 days as assessed by in vitro

methods”, Transfusion, (48), 4, pp. 715 - 722.

40. P.F. Van der Meer, R.N.I. Pietersz and H.W.Reesink (2001), “Comparison of

two platelet additive solutions”, Transfusion Medicine, 11, pp. 193 - 197.

41. P. F. van der Meer, R.N. I. Pietesz and H W Reesink (1999), "Comparison of 4

leukoreducing filters for platelet concentrates", Transfusion, 39, pp.17.

42. Sandgren P. and KhariJa Saeed (2011), “Storage of buffycoat-derived platelets

in additive solution: in vitro effects on platelets of the air bubbles and foam

included in the final unit”, Blood Transfusion, Vol 9 (2), pp.182 - 188.

43. Shoichi Inaba (1997), “The evaluation of a leukocyte removal filter for platelet

transfusion”, Clinical Report, 31 (5), pp. 1931 - 1936.

44. Tor Hervig, MD, and Torunn Oveland Apelseth, MD (2013), “In-Vivo

Evaluation of Platelet Transfusion Efficacy”, Platelet Transfusion Therapy, pp.

471 - 473

45. Tulika Chandra, Ashish Gupta, Ashutosh Kuma, Sheeba Afreen (2011),

“Morphological and functional changes in random donor platelets stored for 7

days in platelet additive solution” IJBTI – International Journal of Blood

Transfusion and Immunohematology, Vol.1, 2011.ISSN - [2230 - 9020], pp.22 -

23.

46. Z.Bayraktarogglu, N.Yilmaz, H.K.Cicek et al (2007), “Platelet storage time

and cytokine (IL-2R, IL-8, TNF - α) levels”, Eastern Mediterranean Health

Journal, Vol.13 (1), pp. 79-83.

28