NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU...

26
188 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Cấp đề tài Tổng cục Đơn vị thực hiện Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản Chủ nhiệm đề tài CN. Lƣu Văn Vĩnh Thời gian nghiên cứu 2008 MĐẦU Ở Việt Nam, thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những công tác trọng tâm của ngành Thống kê từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng. Về phƣơng pháp luận và kinh nghiệm thực tế của hoạt động này trong thời gian qua đã đƣợc Vụ Thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sả n phối hợp với các vụ liên quan của Tổng cục Thống kê nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các phƣơng án điều tra, hệ thống chỉ tiêu tƣơng ứng phù hợp với yêu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin và điều kiện cụ thể của ngành trong từng thời kỳ nhất định. Chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã đƣợc ban hành thống nhất áp dụng trong cả nƣớc nhiều năm qua. Ƣu điểm của các chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra hiện hành là đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ cán bộ cơ sở, cũng nhƣ nguồn lực hiện có của Ngành thống kê. Các số liệu thu thập đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của các cấp, các ngành trong công tác quản lý và xây dựng, kiểm tra kế hoạch. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều thay đổi, số lƣợng đơn vị sản xuất hàng hóa quy mô lớn tăng nhanh, phƣơng thức sản xuất đa dạng, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế nội bộ tiểu ngành, giữa các tiểu ngành diễn ra thƣờng xuyên liên tục. Do vậy, nhu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin cũng đã có sự thay đổi theo hƣớng ngày càng đa dạng và chi tiết hơn. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.4-B08

Transcript of NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU...

188

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

THỐNG KÊ NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

Cấp đề tài Tổng cục

Đơn vị thực hiện Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Chủ nhiệm đề tài CN. Lƣu Văn Vĩnh

Thời gian nghiên cứu 2008

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản là

một trong những công tác trọng tâm của ngành Thống kê từ Trung ƣơng đến

các địa phƣơng. Về phƣơng pháp luận và kinh nghiệm thực tế của hoạt động

này trong thời gian qua đã đƣợc Vụ Thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản

phối hợp với các vụ liên quan của Tổng cục Thống kê nghiên cứu, bổ sung,

hoàn thiện các phƣơng án điều tra, hệ thống chỉ tiêu tƣơng ứng phù hợp với

yêu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin và điều kiện cụ thể của ngành

trong từng thời kỳ nhất định. Chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản đã đƣợc ban hành thống nhất áp dụng trong cả nƣớc nhiều

năm qua. Ƣu điểm của các chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra hiện hành là

đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ cán bộ cơ sở, cũng nhƣ nguồn lực hiện

có của Ngành thống kê. Các số liệu thu thập đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu

thông tin của các cấp, các ngành trong công tác quản lý và xây dựng, kiểm tra

kế hoạch. Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy

sản đã có nhiều thay đổi, số lƣợng đơn vị sản xuất hàng hóa quy mô lớn tăng

nhanh, phƣơng thức sản xuất đa dạng, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới có

năng suất, chất lƣợng cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Sự chuyển đổi về cơ cấu

kinh tế nội bộ tiểu ngành, giữa các tiểu ngành diễn ra thƣờng xuyên liên tục.

Do vậy, nhu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin cũng đã có sự thay đổi

theo hƣớng ngày càng đa dạng và chi tiết hơn.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.4-B08

189

Để đáp ứng các nhu cầu đó Tổng cục Thống kê đã triển khai một số đề tài

nghiên cứu về phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản nhƣ: “Hệ thống chỉ tiêu thống kê thuỷ sản”, “Hệ thống chỉ tiêu công nghiệp

hoá nông nghiệp, nông thôn”, “Nghiên cứu xây dựng nội dung chỉ tiêu và

phƣơng pháp thu thập số liệu một số loại cây ăn quả chủ yếu ở nƣớc ta”

(2005); “Nghiên cứu hoàn thiện thống kê dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản” (2003)

Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại nghiên cứu ở một số nội dung cụ

thể, giải quyết từng phần nghiệp vụ của lĩnh vực thống kê nông lâm nghiệp và

thuỷ sản, chƣa nghiên cứu toàn bộ vấn đề thu thập số liệu thống kê của lĩnh

vực này.

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, công

tác phƣơng pháp chế độ chung toàn ngành đã có nhiều thay đổi, một số bảng

danh mục mới và phân ngành VSIC 2007 đã đƣợc ban hành và triển khai áp

dụng. Luật Thống kê đƣợc Quốc hội phê chuẩn năm 2003 và các văn bản

dƣới Luật cũng đã đƣợc Chính phủ ban hành. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc

gia, Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ

ký Quyết định ban hành, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng tác động

trực tiếp đến hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông

lâm thuỷ sản. Bên cạnh đó, việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp theo từng quý

cũng đƣợc triển khai và là yêu cầu cần thiết. Vì vậy, các số liệu chuyên ngành

cũng phải từng bƣớc thay đổi phục vụ cho công tác tính toán các chỉ tiêu kinh

tế tổng hợp;

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích là

nhu cầu tất yếu, vì ngày nay khối lƣợng thông tin đầu vào nhiều, yêu cầu xử lý

nhanh.

Vì vậy, việc triển khai đề tài khoa học: Nghiên cứu hoàn thiện

phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

cho phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết. Đề tài có ý nghĩa thực tế đối với

hoạt động thống kê và giá trị khoa học đối với phƣơng pháp luận thống kê

trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Mục tiêu tổng quát của Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu,

phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm

phục vụ hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia, đáp ứng yêu cầu quản lý và chỉ

đạo các cấp, các ngành.

190

Tuy nhiên, vấn đề hệ thống chỉ tiêu rất rộng lại đã đƣợc nghiên cứu qua

một số đề tài khác nên trong phạm vi đề tài này, Ban chủ nhiệm đề tài xin trình

bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, tập trung vào đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu do Tổng cục thống kê chịu trách nhiệm, phƣơng pháp thu thập số liệu các

chỉ tiêu thống kê nông lâm thủy sản chủ yếu.

A – Khuyến nghị của tổ chức nông, lƣơng Liên hợp quốc (FAO)

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất nông lâm thuỷ sản mỗi nƣớc đối với nền kinh

tế, nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, hệ thống tổ chức chính quyền và tổ chức

thống kê của mỗi nƣớc mà hệ thống chỉ tiêu cũng nhƣ phƣơng pháp thu thập số

liệu thống kê trong lĩnh vực này của các nƣớc có sự khác biệt. Tuy nhiên, để

đảm bảo tính so sánh quốc tế trên phạm vi toàn cầu cũng nhƣ từng khu vực, tổ

chức FAO đã xây dựng chƣơng trình chuẩn khuyến nghị về phƣơng pháp tính,

phƣơng pháp thu thập, theo đó các quốc gia vận dụng cho phù hợp với tình

hình cụ thể của nƣớc mình với từng nội dung cụ thể. Đó là các chƣơng trình

điều tra chuyên môn, điều tra mẫu và Tổng điều tra nông nghiệp cho từng khu

vực, áp dụng cho từng thời kỳ nhất định. Khuyến nghị chủ yếu của FAO về nội

dung và phƣơng pháp thu thập thống kê nông nghiệp là:

I. Thu thập số liệu qua các cuộc điều tra thƣờng xuyên

1. Điều tra diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng

- Điều tra diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng là một bộ phận hợp

thành hệ thống thu thập số liệu thống kê lƣơng thực và nông nghiệp, cung cấp

số liệu cần thiết phục vụ cho đánh giá, phân tích và sử dụng số liệu. Với mục

đích đó, phải rất chú ý đến khái niệm, định nghĩa, cách phân tổ, biểu mẫu để

đảm bảo số liệu so sánh đƣợc và có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch phát

triển cũng nhƣ ra các quyết định kinh tế - xã hội.

- Trong xây dựng phƣơng án điều tra thống kê, mục đích phải rõ ràng, cụ

thể và quan tâm đến sai số điều tra. Để hạn chế sai số điều tra, toàn bộ các yếu

tố ảnh hƣởng đến kết quả điều tra cần đƣợc khảo sát cụ thể, tìm ra những

phƣơng pháp tƣơng ứng, xây dựng các quy trình làm giảm những sai số đó ở

tất cả các khâu của cuộc điều tra. Mặt khác phƣơng án điều tra phải có tính khả

thi phù hợp với những điều kiện và nguồn lực hiện có nhƣ: Trình độ phát triển

kinh tế xã hội, nguồn nhân lực sẵn có, tài chính và các nguyên vật liệu, sự

thuận tiện của hệ thống giao thông, liên lạc, trình độ nghiệp vụ của điều tra

viên và quan điểm của nhân dân. Đối với điều tra viên cần đƣợc trang bị tốt về

191

kiến thức tổ chức; kiến thức sử dụng kỹ thuật mẫu, có quan hệ tốt với đối

tƣợng cung cấp thông tin.

- Khi tổ chức điều tra diện tích, năng suất và sản lƣợng cần lựa chọn hình

thức, quy mô, phƣơng pháp phù hợp với trình độ phát triển thống kê và mức độ

quan trọng của cây trồng đối với kinh tế quốc gia. FAO khuyến nghị có thể sử

dụng một trong các phƣơng pháp sau đây:

+ Thăm đồng ƣớc tính hoặc báo cáo từ các địa phƣơng;

+ Điều tra toàn bộ hoặc điều tra mẫu thông qua phiếu điều tra gửi theo

đƣờng bƣu điện hoặc báo cáo từ hộ (báo cáo cây trồng từ hộ);

+ Điều tra toàn bộ hoặc điều tra mẫu hộ gia đình bằng phƣơng pháp

phỏng vấn trực tiếp chủ hộ;

+ Điều tra mẫu theo đơn vị diện tích và quan sát về cây trồng trong mẫu;

+ Điều tra mẫu với các cách đo lƣờng khách quan ở các điểm mẫu hoặc

các ruộng mẫu.

- Tập trung điều tra các cây trồng chính đƣợc trồng trong mỗi vùng sinh

thái hoặc những cây trồng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

- Để thu thập số liệu các nƣớc đều tiến hành điều tra trên phạm vi quốc

gia và kết quả đƣợc tổng hợp và công bố theo địa phƣơng (nhƣ tỉnh hoặc các

đơn vị hành chính nhỏ). Thống kê diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng cả

nƣớc và chia theo vùng sinh thái, các địa phƣơng tỉnh, huyện có tính phổ biến ở

hầu hết các nƣớc.

- FAO cũng đƣa ra những ƣu nhƣợc điểm của từng hình thức, phƣơng

pháp thu thập số liệu cũng nhƣ các điều kiện tiên quyết khi áp dụng cho từng

phƣơng pháp để các nƣớc lựa chọn.

2. Điều tra thủy sản: FAO khuyến nghị nên áp dụng hai hình thức thu thập số

liệu

a - Thu thập số liệu thông qua điều tra thƣờng xuyên

Theo hƣớng dẫn của FAO, để tính đƣợc sản lƣợng thủy sản cho một

quốc gia thì phải điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu, phƣơng pháp

chọn mẫu và tính toán suy rộng qui định riêng cho từng lĩnh vực sản xuất

thủy sản: khai thác thủy sản (bao gồm khai thác biển, khai thác ven bờ và

nội địa), nuôi trồng thủy sản.

192

- Đối với khai thác thủy sản: Sản lƣợng thuỷ sản đƣợc ƣớc tính dựa vào

việc ƣớc tính năng suất khai thác và cƣờng lực khai thác theo từng nghề cụ

thể trong một thời gian nhất định, thƣờng là một tháng. Chỉ tiêu thu thập bao

gồm: Sản lƣợng khai thác theo loài, giá bán lần đầu tại bến, kích thƣớc trung

bình từng loài thuỷ sản khai thác, Thời gian thực hiện một chuyến đi biển.

Để có số liệu thuỷ sản đánh bắt cần ƣớc tính sản lƣợng cá trên một đơn vị

cƣờng lực khai thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các lần xuống cá của

tất cả các tàu thuyền tại địa phƣơng trong một tháng. Cuộc điều tra này đƣợc

tiến hành tại các cảng cá/ điểm lên cá - nơi các tàu thuyền khai thác thƣờng

đƣa cá lên bờ.

- Đối với nuôi trồng: Chỉ tiêu thu thập là khối lƣợng sản phẩm theo từng

loại thủy sản theo các loại diện tích mặt nƣớc nuôi nhƣ ao hồ nhỏ, nuôi ruộng,

nuôi lồng bè, hồ lớn và đập thủy lợi, nuôi mặt nƣớc biển…Phƣơng pháp điều

tra: điều tra chọn mẫu, đơn vị mẫu đƣợc lấy ra từ tổng điều tra. Cỡ mẫu đƣợc

tính toán tối thiểu là 32 mẫu cho mỗi loài, mỗi loại hình sản xuất và mỗi loại

mặt nƣớc. Phƣơng pháp suy rộng sản lƣợng sản phẩm theo diện tích điều tra

hoặc thể tích lồng nuôi.

b. Thu thập số liệu thủy sản thông qua Tổng điều tra nông nghiệp

- Tổng điều tra thủy sản tiến hành 5 hoặc 10 năm 1 lần, có thể kết hợp với

Tổng điều tra nông nghiệp với phạm vi toàn bộ các cơ sở sản xuất thủy sản.

- Các chỉ tiêu thu thập chủ yếu là các thông tin cơ bản nhƣ tàu thuyền,

ngƣ cụ, hộ, lao động, các cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,

diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản… Kết quả Tổng điều tra thủy sản là cơ

sở quan trọng cho việc định hình và tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh

vực thủy sản phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngoài ra còn làm dàn chọn cho

các cuộc điều tra chọn mẫu. Phƣơng pháp điều tra chủ yếu là phỏng vấn trực

tiếp các chủ cơ sở, qua thƣ hoặc dựa vào sổ ghi chép của chủ tàu thuyền.

II. Thu thập số liệu qua Tổng điều tra nông nghiệp

1. Phƣơng pháp thực hiện tổng điều tra

Để giúp các nƣớc tiếp cận đến những phạm vi số liệu thu thập thêm từ

TĐT NN trong điều kiện kinh phí hạn chế, các nƣớc đƣợc khuyến nghị sử

dụng cách tiếp cận theo mô đun.

- Một mô đun chính, đƣợc tiến hành trên cơ sở điều tra toàn bộ, sẽ cung

cấp những nội dung chủ yếu về cơ cấu ở phạm vi hẹp sử dụng cho các nhà lập

193

chính sách vĩ mô của quốc gia, thực hiện so sánh quốc tế, xây dựng dàn chọn

mẫu, và phân tích số liệu theo vùng địa lý.

- Một hoặc nhiều mô đun bổ sung, đƣợc tiến hành trên cơ sở điều tra mẫu

cùng thời điểm và, hoặc ngay sau mô đun chính, nhằm cung cấp số liệu chi tiết

hơn hoặc số liệu không yêu cầu tại cấp đơn vị hành chính thấp. Mẫu cho những

mô đun bổ sung này sẽ đƣợc chọn trên cơ sở dàn mẫu từ mô đun chính.

2. Nội dung gồm:

a. Mô đun chính gồm 16 nhóm chỉ tiêu

(1) Đặc điểm và vị trí của cơ sở nông nghiệp;

(2) Tƣ cách pháp nhân của ngƣời quản lý;

(3) Giới tính của ngƣời quản lý;

(4) Độ tuổi của ngƣời quản lý;

(5) Qui mô hộ;

(6) Ngành sản xuất chính của cơ sở nông nghiệp;

(7) Diện tích đất của cơ sở theo các loại hình sử dụng đất;

(8) Tổng diện tích đất của cơ sở;

(9) Các loại hình sở hữu đất;

(10) Công tác thuỷ lợi;

(11) Cây hàng năm trồng ;

(12) Cây lâu năm trồng ;

(13) Số lƣợng các loại vật nuôi;

(14) Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản ;

(15) Đất lâm nghiệp và đất trồng cây lấy gỗ;

(16) Các hoạt động sản xuất khác của các doanh nghiệp có đất nông nghiệp.

Những chỉ tiêu này đƣợc FAO khuyến nghị các nƣớc có thể có nhiều chỉ

tiêu chính hơn đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng tin hoặc sử dụng trong xây

dựng dàn chọn mẫu cho các mô đun bổ sung hoặc cho các cuộc điều tra mẫu

sau này.

b. Mô đun bổ sung gồm 11 nhóm chỉ tiêu:

(1) Đất sử dụng đƣợc; đất bị sói mòn;

194

(2) Công tác thuỷ lợi theo từng loại đất; phƣơng pháp tƣới tiêu; diện tích

một số cây trồng đƣợc tƣới tiêu; nguồn nƣớc tƣới; thuỷ lợi phí; các hình

thức quản lý mặt nƣớc;

(3) Sản lƣợng cây trồng; diện tích cây trồng; phân bón sử dụng cho từng loại

cây; nguồn giống cây trồng; loại giống; diện tích vƣờn ƣơm;

(4) Chăn nuôi: Sử dụng các dịch vụ thú y; gia súc lấy sữa; số lƣợng gia súc

dùng làm sức kéo; loại giống;

(5) Quá trình sản xuất nông nghiệp: sử dụng các loại thuốc hoá học; nông

sản hàng hoá; kết cấu hộ sản xuất nông nghiệp; cây trồng chuyển đổi

gen; ngƣời bán sản phẩm nông nghiệp;

(6) Dịch vụ nông nghiệp; nguồn thông tin trong nông nghiệp; dịch vụ

khuyến nông; tiếp cận đến thị trƣờng nông sản;

(7) Các đặc tính nhân khẩu học và xã hội học: Quốc tịch/dân tộc; cấu trúc

hộ gia đình;

(8) Lao động trong hộ nông nghiệp: Hoạt động của các thành viên trong

hộ; công việc làm thuê của các thành viên trong hộ; thời gian làm việc

của các thành viên trong hộ đối với công việc chính và các các công

việc nông nghiệp; các hình thức trả công cho ngƣời lao động; hoạt

động của các cơ sở dịch vụ nông nghiệp;

(9) An ninh lƣơng thực của hộ.

(10) Nuôi trồng thuỷ sản: các loại vị trí nuôi; các điều kiện SX; loại mặt

nƣớc nuôi, nguồn nƣớc nuôi ; các loại hình tổ chức nuôi;

(11) Lâm nghiệp: Các loại rừng theo mục đích sử dụng.

B – Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của hệ thống chỉ tiêu và các phƣơng pháp

thu nhập số liệu hiện hành

I. Ƣu điểm

1. Hệ thống chỉ tiêu quốc gia về NLTS do Tổng cục thống kê thực hiện

- Hệ thống chỉ tiêu thu thập khá toàn diện và đã bao gồm những thông

tin cơ bản nhất từ điều kiện sản xuất đến kết quả sản xuất, bao gồm cả chỉ tiêu

hiện vật và giá trị nên đã đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin của nhiều đối tƣợng

sử dụng. Số liệu đƣợc thu thập, tổng hợp theo hƣớng dẫn thống nhất từ Trung

ƣơng đến địa phƣơng nên có sự thống nhất về khái niệm, phạm vi, nội dung,

phƣơng pháp tính. Đảm bảo đƣợc tính so sánh theo thời gian, theo các vùng

lãnh thổ và nhiều thông tin đã đáp ứng đƣợc yêu cầu so sánh quốc tế.

195

- Các chỉ tiêu đƣợc qui định rõ ràng về khái niệm, nội dung, phƣơng

pháp thu thập, tính toán, nguồn số liệu hoặc đơn vị cung cấp thông tin đƣợc

xây dựng tƣơng đối chặt chẽ và logic, sự sắp xếp theo trình tự khoa học (từ các

chỉ tiêu tổng hợp, khái quát đến các chỉ tiêu cụ thể, từ những chỉ tiêu về điều

kiện sản xuất đến các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất, sự kết hợp và bổ

sung lẫn nhau giữa các chỉ tiêu về hiện vật và các chỉ tiêu về giá trị,...), sự

thống nhất về phạm vi và các phân tổ.

- Thông tin thống kê đƣợc công bố vào nhiều thời điểm khác nhau nhƣ:

ƣớc tính, sơ bộ, số liệu chính thức.

2. Các cuộc điều tra thƣờng xuyên

- Những phƣơng án mới đƣợc xây dựng hoặc cải tiến đều khá đơn

giản, dễ hiểu và cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam;

- Đã sử dụng đa dạng các phƣơng pháp thu thập thông tin từ thu thập

thông tin trực tiếp tại các đơn vị điều tra hoặc gửi phiếu để các đơn vị điều

tra tự ghi phiếu. Có sự kết hợp hài hoà và bổ sung cho nhau giữa điều tra

toàn bộ và điều tra mẫu, điều tra chuyên môn định kỳ hàng năm và Tổng

điều tra;

- Phƣơng pháp thu thập số liệu đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn

thông qua việc sửa đổi các phƣơng án cũ hoặc bổ sung thêm các phƣơng án

mới. Trong thống kê năng suất, sản lƣợng cây trồng, nếu nhƣ trƣớc kia chỉ

có một “Phƣơng án điều tra năng suất, sản lƣợng cây trồng” trong đó, chủ

yếu là hƣớng dẫn về điều tra năng suất, sản lƣợng lúa và có hƣớng dẫn đơn

giản về điều tra năng suất một số cây ngắn ngày, thì hiện tại, đã xây dựng

các phƣơng án riêng: “Phƣơng án điều tra năng suất, sản lƣợng lúa”;

“Phƣơng án điều tra năng suất, sản lƣợng cây hàng năm khác”; và “Phƣơng

án điều tra năng suất, sản lƣợng cây lâu năm”. Việc bổ sung thêm các

phƣơng án điều tra cho từng nhóm cây trồng đã tạo điều kiện để các địa

phƣơng triển khai thực hiện thuận lợi hơn, khắc phục đƣợc tình trạng

không thống nhất khi triển khai điều tra ở các địa phƣơng.

- Không chỉ bổ sung thêm một số phƣơng án điều tra, mà ngay trong

các phƣơng án đó đã có những qui định rất cụ thể về phƣơng pháp điều tra

cho từng nhóm cây trồng, từng vùng miền, nhóm huyện. Ngoài ra, số kỳ

điều tra, trong chăn nuôi, trồng trọt và thuỷ sản đã tăng lên nhằm đáp ứng

tốt hơn nhu cầu thông tin của các cấp, các ngành. Cụ thể nhƣ sau:

196

+ Chăn nuôi: Hiện nay đã qui định việc thu thập thông tin về số lƣợng

và sản phẩm gia cầm, sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng đều đƣợc thực

hiện cả hai kỳ 1/4 và 1/10. Do vậy, sẽ có đầy đủ thông tin hơn phục vụ cho

đánh giá kết quả sản xuất 6 tháng và cả năm;

+ Thuỷ sản trƣớc chỉ điều tra 1 lần/ năm; hiện nay, đối với những địa

phƣơng trọng điểm thì điều tra 2 lần/năm (có qui định riêng các khu vực

trọng điểm về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản);

+ Trồng trọt đã bổ sung kỳ điều tra vụ đông đối với các tỉnh miền Bắc

và lúa vụ thu đông/vụ 3 đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Nội dung điều tra có tính thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, chi tiết đến

đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện và tƣơng đƣơng. Do đó đáp ứng đƣợc các

yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của chính quyền và

ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các cấp trong cơ chế mới;

- Nhiều chỉ tiêu và phƣơng pháp điều tra phù hợp với thông lệ quốc tế và khu

vực nên đảm bảo khả năng so sánh với chỉ tiêu cùng loại của các nƣớc trong khu

vực;

- Về cơ bản phù hợp với hệ thống tổ chức và trình độ cán bộ thống kê

nông nghiệp các cấp và nhất là điều kiện cơ sở vật chất kinh phí eo hẹp của

ngành.

3. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006

- Tổng điều tra năm 2006 đã có những thay đổi quan trọng về nội dung theo

hƣớng kế thừa nhiều nội dung đƣợc thu thập trong Tổng điều tra năm 2001 và

năm 1994, đồng thời có bổ sung nhiều nội dung mới phù hợp với yêu cầu của các

cấp, các ngành và đã vận dụng tối đa khuyến nghị của FAO cho chu kỳ Tổng điều

tra 2006-2015. Tổng điều tra năm 2006 đã bổ sung các thông tin về hiệu quả sản

xuất một số nông sản, thuỷ sản chủ yếu: lúa, lợn thịt, cà phê, chè, cá tra/cá ba sa,

tôm sú là nội dung chƣa đƣợc đề cập trong các lần Tổng điều tra trƣớc. Nhiều

thông tin về nông thôn cũng đƣợc bổ sung để phản ánh toàn diện hơn về bức tranh

nông thôn hiện nay nhƣ: Kết quả thực hiện một số chƣơng trình mục tiêu quốc gia

về hỗ trợ ngƣời nghèo, sử dụng nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, xử lý chất thải trên

địa bàn nông thôn,…và các thông tin cơ bản khác về cơ sở hạ tầng, hệ thống các

hoạt động dịch vụ, môi trƣờng sống và hệ thống khuyến nông, lâm, ngƣ từ cấp

thôn đến cấp xã.

197

- Tổng điều tra năm 2006 không chỉ đổi mới về nội dung mà còn đổi mới

cả phƣơng pháp, trong đó, rõ nhất là việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình

áp dụng trong Tổng điều tra. Những thay đổi lớn tập trung vào phƣơng pháp

thu thập thông tin, phƣơng pháp nghiệm thu, bàn giao tài liệu (bổ sung thêm

những qui định về tỷ lệ sai sót khi nghiệm thu và đánh giá chất lƣợng chung

các loại phiếu).

II. Những hạn chế, nhƣợc điểm

Bên cạnh những ƣu điểm hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thu thập số

liệu nông lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành có một số hạn chế, nhƣợc điểm

sau:

1. Hạn chế của hệ thống chỉ tiêu NLTS

- Thiếu các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng, hiệu quả của quá trình sản xuất

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; ứng dụng các biện pháp

canh tác mới, giống mới, những sản phẩm mới; một số chỉ tiêu phản ánh những

chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc (Nghị quyết Trung ƣơng 7

về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn).

+ Về nông nghiệp: thiếu các chỉ tiêu sản xuất hàng hoá tập trung phục

vụ xuất khẩu/nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; các chỉ tiêu phản ánh trình

độ cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, sinh học hoá; chi phí sản xuất một số

nông sản; sản xuất giống cây trồng vật nuôi, các chỉ tiêu thuỷ lợi;…

+ Về lâm nghiệp: thiếu các chỉ tiêu diện tích rừng hiện có; diện tích rừng

đƣợc khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc, giao khoán bảo vệ; số lƣợng cây lâm

nghiệp trồng phân tán,…

+ Về thuỷ sản: thiếu các chỉ tiêu phản ảnh cơ sở hạ tầng thuỷ sản (cảng

cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền trú bão theo quy hoạch); số lƣợng, thể tích

lồng, bè; chi phí sản xuất một số loại thuỷ sản;…

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện

có chƣa đƣợc phân tổ chi tiết để đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú

của các đối tƣợng dùng tin.

198

+ Nhóm các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng nông

nghiệp thiếu phân tổ theo một số giống mới, giống năng suất cao và giống chất

lƣợng cao;

+ Nhóm chỉ tiêu chăn nuôi: thiếu các phân tổ theo phƣơng thức nuôi,

giống, phẩm cấp sản phẩm nhƣ lợn hƣớng nạc, gà siêu thịt, vịt siêu trứng,…

+ Nhóm chỉ tiêu thuỷ sản: thiếu các phân tổ chi tiết theo một số loại thuỷ

sản chính (hiện tại mới chia cá, tôm, thuỷ sản khác); theo phƣơng thức nuôi

(thâm canh, bán thâm canh, quảng canh); sản lƣợng theo hình thức nuôi (diện

tích, lồng bè); phân tổ tàu, thuyền cơ giới khai thác thuỷ sản theo nhóm nghề

chính;…

- Kỳ thu thập, công bố một số chỉ tiêu chƣa đảm bảo đƣợc tính kịp thời nhƣ

thông tin về năng suất, sản lƣợng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao

su, tiêu, điều,...), cây ăn quả, thông tin về sản lƣợng sản phẩm chăn nuôi và số

lƣợng một số vật nuôi (trâu, bò, gia cầm), thông tin về sản lƣợng thuỷ sản, thông

tin về khai thác gỗ, lâm sản chủ yếu mới đƣợc thu thập thông qua điều tra 1 hoặc

2 lần/năm. Do vậy, thiếu các thông tin đánh giá về sản xuất các sản phẩm này vào

các tháng, quí.

- Một số chỉ tiêu số liệu của Trung ƣơng tính toán, tổng hợp không khớp

với số liệu các địa phƣơng nhƣ các chỉ tiêu về giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản. Một số chỉ tiêu do chƣa thống nhất về khái niệm, nội dung, phạm

vi tính toán một số chỉ tiêu nên số liệu giữa Tổng cục Thống kê với Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn còn có sự chênh lệch nhau (tàu thuyền cơ giới

khai thác thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, số đầu con và sản phẩm chăn

nuôi gia cầm,…).

- Một số chỉ tiêu tên gọi và phân tổ chủ yếu không còn phù hợp cần đƣợc sửa

đổi.

2. Các cuộc điều tra thƣờng xuyên

- Phƣơng án một số cuộc điều tra đã ban hành khá lâu (điều tra lâm

nghiệp, điều tra trang trại, hợp tác xã) chƣa đƣợc hoàn thiện cải tiến bổ sung

kịp thời nên đã tỏ ra khá lạc hậu trƣớc những thay đổi nhanh của thực tế;

- Một số phƣơng án điều tra thƣờng xuyên đƣợc cải tiến nhƣng vẫn còn

một số hạn chế nhƣ:

199

+ Nhiều thông tin mới đƣợc bổ sung trong các phƣơng án điều tra nhƣng

chƣa đủ theo các kỳ báo cáo. Do vậy, các địa phƣơng không đủ thông tin để thực

hiện các báo cáo theo yêu cầu của Tổng cục. Đối với số liệu cây hàng năm trọng

yếu, còn thiếu các thông tin về diện tích, năng suất và sản lƣợng theo các giống

chính của từng loại cây trồng. Thông tin về cây lâu năm còn thiếu các số liệu diện

tích, năng suất và sản lƣợng của quí I và 6 tháng đầu năm. Đối với chăn nuôi, do

chỉ thực hiện điều tra một năm 2 lần (vào 1/4 và 1/10) nên còn thiếu thông tin về

số lƣợng và sản phẩm chăn nuôi phản ánh kết quả chăn nuôi trong kỳ báo cáo quí

I và 9 tháng. Ngoài ra, còn thiếu các thông tin phục vụ cho việc tính toán sản

lƣợng theo giống và số con theo độ tuổi. Hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ đang giảm

mạnh cả số đơn vị chăn nuôi và số đầu con, chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi

công nghiệp tăng nhanh, dẫn đến số vòng quay cũng nhƣ sản lƣợng xuất chuồng

bình quân 1 con cũng đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, năm điều tra 2 lần đối với khu

vực này là chƣa phù hợp. Tƣơng tự nhƣ vậy, các thông tin về thuỷ sản đƣợc điều

tra 2 lần/ năm (1/5 và 1/11) ở những tỉnh trọng điểm thuỷ sản và ở những sản

phẩm cụ thể và 1 lần/năm (vào 1/11) đối với các tỉnh khác. Do vậy, các kỳ báo

cáo vào quí I và 9 tháng sẽ thiếu toàn bộ các thông tin về kết quả sản xuất thuỷ

sản. Nhƣng quan trọng hơn là hiện nay sản xuất đã gắn chặt với thị trƣờng cả

trong nƣớc và xuất khẩu nhƣ: Gia cầm công nghiệp, tôm, cá tra. Những thông tin

này rất cần thiết cho công tác điều hành sản xuất, xuất khẩu trong từng tháng, quý.

Trong khi đó, thông tin thống kê chỉ phản ánh hai kỳ một năm là chƣa hợp lý và ít

tác dụng.

+ Hiện nay mới chỉ tập trung thu thập thông tin phục vụ yêu cầu quản lý

nhà nƣớc của cấp trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện, chƣa quan tâm đúng mức

đến nhu cầu quản lý ngành cũng nhƣ của các doanh nghiệp và các yêu cầu

thông tin của các đối tƣợng dùng tin khác. Do vậy, nhiều địa phƣơng, nhiều

ngành phải tự tổ chức điều tra thu thập thêm thông tin. Hiện tƣợng này dẫn tới

gây mẫu thuẫn về số liệu giữa các ngành.

+ Phƣơng pháp thu thập và tính toán nhiều chỉ tiêu chƣa cụ thể, nhất là

các chỉ tiêu về dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, các chỉ tiêu về sản xuất

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hàng tháng, quí. Hạn chế này đã dẫn đến tình

trạng thiếu thống nhất về phạm vi tính chỉ tiêu dịch vụ giữa các địa phƣơng và

giữa trung ƣơng với các địa phƣơng.

+ Một số cuộc điều tra nhƣ điều tra năng suất sản lƣợng lúa, điều tra thuỷ

sản tuy đã có phần mềm xử lý số liệu, nhƣng đƣợc xây dựng từ khi chƣa cải

200

tiến phƣơng án điều tra. Đến năm 2008, các phƣơng án điều tra đã có những bổ

sung, cải tiến nhƣng phần mềm xử lý thì chƣa đƣợc cập nhật lại.

- Các đơn vị doanh nghiệp nông nghiệp của các thành phần kinh tế luôn thay

đổi tổ chức và cách thức hoạt động đa dạng, cán bộ chuyên trách thống kê thiếu

nên số liệu báo cáo về điều tra diện tích cấp huyện không thể thu thập đƣợc đầy

đủ. Doanh nghiệp tƣ nhân đang tồn tại trong thực tế, nhƣng lại chƣa đăng ký kinh

doanh theo luật doanh nghiệp, nên rất khó phân loại để thu thập thông tin. Cho

đến nay, có nhiều doanh nghiệp tƣ nhân nông nghiệp nhƣng về pháp lý vẫn là hộ

gia đình nông dân, nếu không điều tra diện tích nhƣ phƣơng án 329 sẽ sót khá lớn.

Do vậy, việc phân loại để tiến hành thu thập thông tin của các doanh nghiệp nông

nghiệp hiện nay là rất khó. Tiêu chí để phân biệt hộ gia đình với các loại hình

doanh nghiệp không có, dẫn đến sự nhận diện và áp dụng phƣơng pháp thu thập

số liệu không phù hợp.

3. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006

- Tổng điều tra năm 2006 là dựa trên việc vẽ sơ đồ và lập bảng kê, trong

đó, 9 tỉnh đƣợc chọn để áp dụng phƣơng pháp vẽ sơ đồ kết hợp lập bảng kê.

Hai cuộc Tổng điều tra 1994 và 2001 đều không sử dụng phƣơng pháp vẽ sơ

đồ và chỉ lập bảng kê nhƣng sai số không đáng kể. Điều kiện xã hội nông thôn

Việt Nam nói chung ổn định về địa giới hành chính, chính quyền xã, thôn đều

nắm chắc biến động của các thành viên từng hộ gia đình qua sổ theo dõi tạm

vắng, tạm trú của ngành công an, hộ tịch. Do đó, sử dụng phƣơng pháp lập

bảng kê theo sổ sách của chính quyền xã, thôn kết hợp với bổ sung của các hộ

là hoàn toàn có thể đƣợc. Thực tế thực hiện ở 9 tỉnh vẽ sơ đồ cũng đã chứng

minh điều đó (kinh phí tỉnh vẽ sơ đồ đƣợc Trung ƣơng cấp cho tỉnh tăng gấp 2

lần so với lập bảng kê).

C – Đề xuất cải tiến hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thu thập số liệu

nông, lâm nghiệp và thủy sản trong thời gian tới

I. Hệ thống chỉ tiêu

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần đƣợc đổi mới theo hƣớng hoàn thiện và bổ

sung các nhóm chỉ tiêu lớn để có thông tin phục vụ xây dựng chiến lƣợc, quy

hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Vừa chú trọng phục vụ công tác chỉ đạo

điều hành của Chính phủ ở cả Trung ƣơng và Địa phƣơng, vừa quan tâm đến

định hƣớng thống kê trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa

có sự quản lý của Nhà nƣớc. Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính độc lập khách

quan của ngành Thống kê và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện nhân,

201

vật lực hiện nay nhƣng lại phải có tầm nhìn đến 2020 và phù hợp với thông lệ

quốc tế.

II. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu

1. Quan điểm chung

- Lựa chọn các thông tin cần thu thập qua hệ thống thống kê tập trung để

đáp ứng yêu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin ở cả trung ương và địa

phương.

- Tăng cƣờng khai thác số liệu thứ cấp, đó là những nguồn số liệu từ hồ sơ

hành chính, từ báo cáo các sở ngành, các tập đoàn, các tổng công ty...

- Đối với các cuộc điều tra thƣờng xuyên, khi xây dựng phƣơng pháp thu

thập số liệu phải đảm bảo tính khả thi khi triển khai trên phạm vi cả nƣớc, đặc

biệt là những nơi khó khăn, địa bàn rộng, trình độ điều tra viên còn hạn chế.

Trong khi đó, cơ sở vật chất và tổ chức của hệ thống thống kê tập trung và bộ

ngành trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn hạn chế, nhất là ở địa

phƣơng và cơ sở. Do vậy, cần phải cân nhắc thật kỹ việc lựa chọn phƣơng pháp

thu thập thông tin phù hợp theo từng chỉ tiêu, đơn vị điều tra và từng địa

phƣơng.

- Đảm bảo không trùng lặp giữa các hình thức thu thập thông tin, giữa các

cuộc điều tra, giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Các hình thức thu thập thông tin

phải bổ sung cho nhau trên cơ sở thống nhất về nội dung các chỉ tiêu, về thời

kỳ và thời điểm thu thập số liệu.

- Xây dựng, cải tiến phƣơng pháp thu thập thông tin phải gắn với việc ứng

dụng các công nghệ xử lý mới, các phần mềm tổng hợp xử lý số liệu để rút

ngắn thời gian xử lý, tổng hợp, báo cáo số liệu, đồng thời tạo điều kiện cho

việc nghiên cứu chuyên sâu.

- Các phƣơng pháp cải tiến phải phù hợp với điều kiện tổ chức, trình độ

cán bộ và kinh phí của ngành thống kê hiện nay.

- Đảm bảo khả năng so sánh quốc tế về những thông tin cơ bản của thống

kê nông nghiệp theo nghĩa rộng (cả lâm nghiệp và thuỷ sản).

2. Phƣơng hƣớng chung

a. Đối với điều tra thƣờng xuyên:

- Cải tiến phƣơng pháp thu thập thông tin theo hƣớng tăng số lƣợng và số

kỳ điều tra. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, việc tăng thêm các cuộc điều tra

202

và kỳ điều tra nên chú ý đến các địa phƣơng trọng điểm, đồng thời chú ý giảm

qui mô mẫu điều tra (những kỳ điều tra thêm thì chỉ nên suy rộng đến cấp tỉnh,

thậm chí là cấp vùng).

- Giảm tối đa cỡ mẫu đối với các địa phƣơng địa hình không thuận lợi, đi

lại khó khăn. Những địa phƣơng địa bàn rộng, qui mô thôn lớn cần qui định

việc tách ra nhiều cụm để tiến hành chọn mẫu điều tra. Ngoài ra, cần nghiên

cứu kỹ tính đồng đều của từng loại đối tƣợng điều tra để tăng cƣờng việc áp

dụng việc chọn mẫu chùm hoặc giảm mẫu điều tra.

- Quan tâm đến việc hoàn thiện phƣơng pháp thu thập tính toán các chỉ

tiêu chƣa rõ và khó thu thập, trƣớc tiên là chỉ tiêu dịch vụ nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản.

- Việc cải tiến phƣơng pháp thu thập số liệu cần đặc biệt chú ý đến khâu

kiểm tra số liệu điều tra thông qua việc đối chiếu, so sánh với các nguồn số liệu

liên quan khác nhƣ các số liệu về xuất, nhập khẩu, số liệu về giống, phân bón, tiêu

dùng,...

- Tăng cƣờng áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý, tổng hợp số liệu điều

tra.

b. Đối với báo cáo cơ sở:

- Tăng cƣờng thu thập số liệu qua báo cáo cơ sở thay cho điều tra.

- Rà soát và cải tiến chế độ báo cáo áp dụng cho các doanh nghiệp nhà

nƣớc để quyết định lựa chọn những chỉ tiêu nào thu thập thông qua chế độ báo

cáo cơ sở và những thông tin nào thu thập từ điều tra doanh nghiệp.

- Thông tin về các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài với các số liệu về số lƣợng các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, số vốn đầu tƣ, vốn pháp định, diện tích

đất, mặt nƣớc, mặt biển đƣa vào liên doanh, số lao động có đến cuối kỳ báo

cáo, giá trị tài sản có đến cuối kỳ báo cáo, doanh thu, thuế và các khoản nộp

ngân sách nhà nƣớc, lợi nhuận trong kỳ có thể xem xét để bổ sung và khai thác

từ điều tra doanh nghiệp.

c. Đối với Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản:

- Về nội dung điều tra, cần chú trọng bổ sung thêm các chỉ tiêu phục vụ

cho việc đánh giá, giám sát chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và

nông dân.

203

- Tăng cƣờng thông tin để xây dựng dàn mẫu cho các cuộc điều tra

thƣờng xuyên, đặc biệt phải thu thập và thống kê số đơn vị có sản xuất nông,

lâm nghiệp và thủy sản.

- Tăng cƣờng các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất Lâm nghiệp và Thủy sản.

d. Đối với chênh lệch số liệu và không thống nhất về số liệu:

Từ những phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch số liệu về giá trị

sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, chúng tôi đề xuất các hƣớng khắc phục

nhƣ sau:

- Cải tiến, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp thống kê sản

lƣợng, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đảm bảo cung cấp các thông

tin chi tiết về sản lƣợng, kết quả sản xuất của từng loại sản phẩm và đồng thời

cũng phải thoả mãn đƣợc tính đồng bộ, thống nhất với các thông tin về giá (giá

so sánh và giá thực tế), theo hƣớng:

Thứ nhất, rà soát lại và tổ chức điều tra, thu thập bổ sung những thông tin

về sản lƣợng, kết quả sản xuất còn thiếu;

Thứ hai, hoàn thiện phƣơng pháp và nguồn thông tin thống kê dịch vụ;

Thứ ba, thống nhất việc tính toán giá trị sản phẩm phụ. Sử dụng kết quả từ

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản và các cuộc điều tra khác có

liên quan của Tổng cục để đƣa ra các thông số tính giá trị sản phẩm phụ của

từng ngành, tiểu ngành.

- Hoàn thiện phƣơng pháp tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ

sản theo giá so sánh bằng phƣơng pháp áp dụng hệ thống chỉ số.

- Thống nhất phƣơng pháp tính và sử dụng giá thực tế khi tính giá trị sản

xuất theo giá thực tế.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu phục vụ cho việc

tính toán giá trị sản xuất.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Tổng cục đối với các địa

phƣơng trong quá trình tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản.

Đối với một số chỉ tiêu thống kê còn chƣa thống nhất về khái niệm, nội

dung, định nghĩa và phƣơng pháp tính giữa TCTK và Bộ NN&PTNT, trong

thời gian tới, do đã có sự phân công rõ ràng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê

Quốc gia và vừa qua đã có sự rà soát hệ thống chỉ tiêu ngành NN&PTNT, nên

204

sự phân công thu thập chỉ tiêu là khá rõ ràng giữa hai bên. Cần có sự phối hợp

hơn nữa giữa TCTK và Bộ NN&PTNT trong việc thống nhất số liệu quản lý

ngành và thống kê.

II. Một số đề xuất cải tiến cụ thể

1. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần đƣợc đổi mới theo hƣớng hoàn thiện và bổ

sung đầy đủ các nhóm chỉ tiêu lớn sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu về điều kiện sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật trong

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Hiện trạng sử dụng đất; máy móc, tàu

thuyền; lao động;...

(2) Nhóm thông tin về các hình thức tổ chức SX: Số lƣợng, loại hình, lao

động, vốn, kết quả sản xuất, lợi nhuận, của doanh nghiệp, trang trại, hộ.

(3) Nhóm thông tin về kết quả, hiệu quả sản xuất: Giá trị sản xuất; diện tích,

năng suất, sản lƣợng cây trồng; số lƣợng, sản lƣợng gia súc gia cầm; kết

quả trồng rừng, khai thác lâm sản, sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng và đánh

bắt; giá thành 1 số sản phẩm chính; giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng

thuỷ sản thu đƣợc trên 1 đơn vị diện tích.

(4) Nhóm chỉ tiêu an ninh lƣơng thực: Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời; dự

trữ lƣơng thực; cân đối lƣơng thực.

(5) Nhóm chỉ tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, thủy lợi

hóa; áp dụng giống mới;.....

(6) Nhóm chỉ tiêu về thiệt hại, tổn thất: Tổn thất trong thu hoạch theo từng

khâu: thu hoạch, ra hạt, phơi xấy,...Tổn thất sau thu hoạch (trong bảo

quản, chế biến); thiệt hại do cháy, phá rừng.

Những nhóm chỉ tiêu nêu trên đƣợc cụ thể hóa thành 29 chỉ tiêu (xem phụ

lục 1,2 và 3, trong báo cáo tổng hợp kết quả đề tài) trong số 18 chỉ tiêu do

TCTK thực hiện, giữ nguyên 14 chỉ tiêu và sửa đổi 4 chỉ tiêu từ Hệ thống chỉ

tiêu quốc gia, đồng thời bổ sung thêm 11 chỉ tiêu mới. Các chỉ tiêu đề xuất bao

gồm, tên chỉ tiêu, các phân tổ chủ yếu và kỳ công bố số liệu...

2. Đề xuất cải tiến các cuộc điều tra thƣờng xuyên

a. Điều tra, thu thập số liệu diện tích gieo trồng:

- Nghiên cứu hoàn thiện để ban hành chế độ báo cáo trong lĩnh vực nông,

lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có các chỉ tiêu diện tích gieo trồng cây nông

205

nghiệp theo hƣớng phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các

phƣơng án điều tra Thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành.

- Theo phƣơng án điều tra diện tích gieo trồng trong Quyết định 329, địa

bàn điều tra chủ yếu là thôn, bản, ấp. Tuy nhiên, ở những vùng cao, xã có

nhiều bản, diện tích gieo trồng ít cả về quy mô diện tích và số lƣợng, chủng

loại cây trồng, diện tích gieo trồng tƣơng đối ổn định, ít có sự biến động qua

các năm, trình độ cán bộ bản rất hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn, xa xôi, nếu

điều tra theo bản thì sẽ rất tốn kém, chất lƣợng số liệu không khả quan. Vì vậy,

những nơi mà không yêu cầu cao về chất lƣợng số liệu thì nên sử dụng phƣơng

pháp thích hợp (theo khuyến nghị của FAO). Có thể điều tra theo xã, bỏ qua

cấp thôn, hoặc sử dụng phƣơng pháp ƣớc tính để có số liệu.

- Đối với cây hàng năm khác hiện mới quy định điều tra 3 lần/ năm, vụ

đông, vụ xuân. vụ mùa (đối với các tỉnh miền Bắc) và 2 lần/năm vụ đông xuân

và mùa/hè thu đối với các tỉnh miền Nam. Tuy nhiên, hiện nay một số tỉnh

miền nam cây hàng năm khác đƣợc gieo trồng 3 vụ rõ rệt, đông xuân, hè thu và

mùa. Nhƣ vậy cần bổ sung thêm 1 kỳ điều tra cho các tỉnh này

b. Điều tra thu thập số liệu năng suất, sản lƣợng cây trồng:

- Hệ thống chỉ tiêu NSSL cây trồng và phƣơng pháp thu thập cần lấy hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia làm chuẩn, đồng thời phù hợp với hệ thống

phân ngành kinh tế Việt Nam VSIC 2007 để có thể so sánh quốc tế và khuyến

nghị của FAO (năng suất, gieo trồng, năng suất thu hoạch, năng suát trên 1 ha

vùng thuỷ lợi hoá và vùng đất chƣa thuỷ lợi hoá, năng suất theo giống cây

trồng, năng suất các vùng trọng điểm..).

- Đối với những huyện miền núi, vùng cao và hải đảo, điều kiện đi lại khó

khăn, việc gieo trồng cây hàng năm cũng không tập trung giữa các vùng, để

tránh áp lực công việc cho điều tra viên, cần áp dụng phƣơng pháp phân vùng

chọn mẫu.

- Cần thiết phải tính cho đƣợc sai số chọn mẫu trong điều tra năng suất,

sản lƣợng cây trồng trên các mẫu điều tra, trƣớc khi tính toán suy rộng. Tuy

nhiên, đây là vấn đề phức tạp, muốn làm đƣợc cần phải có sự nghiên cứu, thử

nghiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan thực

hiện.

- Việc quy định cây lâu năm tổ chức điều tra năng suất sản lƣợng 1

lần/năm vào thời điểm cuối năm là chƣa hợp lý, vì có những cây thu hoạch một

206

lần vào giữa năm nhƣ vải, nhãn và lại là những cây trọng điểm của tỉnh... Vì

vậy, đối với những cây lâu năm này nên quy định điều tra ngay sau khi kết thúc

vụ thu hoạch.

- Những cây lâu năm có giá trị cao và thu hoạch quanh năm nên tổ chức

thu thập số liệu theo quý, trƣớc mắt, tập trung thu thập số liệu 2 lần/năm vào

những quý cho sản lƣợng thu hoạch nhiều nhƣ cao su vào quý III và quý IV,

chè búp vào quý I và quý II trong năm.

- Sự phối kết hợp giữa hai hệ thống thống kê của Tổng cục Thống kê với

thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất cần thiết, có tác dụng

tích cực bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cả trong công tác điều tra, chia sẻ thông tin

dùng cho công tác dự báo, đánh giá ƣớc tính, so sánh, kiểm tra độ tin cậy của kết

quả các cuộc điều tra…

- Không nên quy định mẫu cố định trong nhiều năm. Do quá trình đô thị hóa,

thu hồi đất nông nghiệp cho mục đích phi nông nghiệp, cũng nhƣ quá trình

chuyển đổi cây trồng vật nuôi diễn ra sôi động ở hầu hết các huyện, nên quy mô

diện tích gieo trồng của các xã cũng có sự thay đổi theo. Để bảo đảm tính đại diện

cao của mẫu thì sau khoảng 3 năm nên chọn lại mẫu là phù hợp.

- Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xử lý kết quả

các cuộc điều tra năng suất, sản lƣợng cây hàng năm nói riêng cũng nhƣ các

cuộc điều tra thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói chung. Khi đó thống

kê tỉnh có thể quản lý đƣợc số lƣợng đơn vị mẫu, quản lý đƣợc kết quả điều tra

ở từng huyện.

c. Điều tra thu thập số liệu chăn nuôi:

Chăn nuôi đang có nhiều sự biến đổi đáng kể theo hƣớng chăn nuôi nhỏ

lẻ, giống cũ có xu hƣớng giảm dần, chăn nuôi tập trung quy mô gia đình, trang

trại và doanh nghiệp với nhiều giống mới năng suất cao có xu hƣớng tăng lên

rõ rệt. Việc phân tổ, phân loại từng loại gia súc gia cầm và phƣơng thức, quy

mô chăn nuôi đòi hỏi ngày càng chi tiết và cụ thể là yêu cầu tất yếu nhằm thu

thập số liệu cả đầu con và sản lƣợng sản sản phẩm trong kỳ có độ tin cậy hơn.

Trong điều kiện kinh phí, nhân lực còn nhiều hạn chế, để đảm bảo việc thu

thập thông tin thống kê chăn nuôi đầy đủ hơn nữa cả về số lƣợng và sản phẩm

theo từng loại giống, chủng loại vật nuôi thì phƣơng án điều tra cần đƣợc cải

tiến, bổ sung theo hƣớng sau đây:

207

- Việc thu thập thông tín về số lƣợng trâu bò và chăn nuôi khác trên địa

bàn cấp thôn là việc làm đúng đắn, nhƣng đòi hỏi công tác chỉ đạo, tập huấn

hƣớng dẫn cho điều tra viên và các cộng tác viên phải đƣợc đề cao, chú trọng

nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng nhƣ việc bổ sung kinh phí phục vụ đi lại

cho công tác thu thập thông tin ở cấp thôn đƣợc thuận lợi.

- Đối với chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô lớn (doanh nghiệp, trang trại) với

phƣơng thức công nghiệp, bán công nghiệp, gia trại nên tổ chức điều tra toàn

bộ theo quý. Những công ty CP chăn nuôi gia cầm có yếu tố nƣớc ngoài quản

lý toàn ngành, toàn quốc nên thu thập số liệu từ trụ sở chính theo tháng.

- Trong điều tra chọn mẫu lợn và gia cầm của hộ nên áp dụng phƣơng

pháp chọn mẫu chùm theo hƣớng:

+ Tăng số đơn vị mẫu cấp I (xã đại diện) và cấp II (ấp đại diện) nhằm giúp

cho mẫu đƣợc rải đều hơn, mang tính đại diện cao hơn.

+ Giảm số hộ điều tra trong một ấp đại diện (chọn một cụm hộ đủ lớn chứ

không điều tra hết số hộ trong ấp) để tiết kiệm đƣợc kinh phí và thời gian thu

thập.

+ Cần có sự linh động hơn trong việc thay đổi mẫu điều tra khi tình hình

chăn nuôi lợn và gia cầm đã có nhiều thay đổi khiến cho mẫu đã chọn không

còn phù hợp nữa. Muốn vậy, phƣơng pháp tổng hợp, suy rộng không sử dụng

tốc độ phát triển của mẫu mà phải sử dụng tỉ lệ hộ có chăn nuôi và số vật nuôi

bình quân hộ.

- Bổ sung nội dung và phƣơng pháp tính kết quả sản xuất các hoạt động

chăn nuôi không thể tính toán thông qua sản lƣợng: Nuôi gà chọi, chó cảnh,

sản xuất con giống, …

d. Điều tra thu thập số liệu lâm nghiệp:

- Quan điểm chung vẫn là sử dụng 2 phƣơng pháp để thu thập số liệu lâm

sinh, khai thác gỗ và lâm sản nhƣ hiện nay, đó là báo cáo định kỳ áp dụng đối

với các doanh nghiệp Nhà nƣớc và điều tra chuyên môn đối với các thành phần

kinh tế ngoài Nhà nƣớc có hoạt động lâm nghiệp. Khai thác số liệu các cuộc

Tổng điều tra nông nghiệp, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, Tổng kiểm kê rừng và

đất rừng,… để bổ sung số liệu thống kê lâm nghiệp.

- Đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, phƣơng pháp thu thập

thông tin vẫn là áp dụng kết hợp điều tra toàn bộ qua Tổng điều tra nông nghiệp

208

với chu kỳ 5 năm 1 lần với điều tra lâm nghiệp hàng năm theo phƣơng pháp điều

tra chọn mẫu.

- Nội dung cải tiến tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

+ Phân tổ lại địa bàn điều tra: theo hƣớng tập trung chủ yếu vào các địa

bàn trọng điểm có hoạt động lâm nghiệp. Trên phạm vi cả nƣớc, các tỉnh điều

tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc chia thành 2 tổ: tổ có rừng và đất rừng

và tổ không có rừng và đất rừng. Tƣơng tự, trong mỗi tỉnh, thành phố, các

huyện thị cũng phân chia thành 2 tổ nhƣ trên.

+ Đối với các huyện có rừng và đất rừng: Nếu tất cả các xã trong huyện

đều có rừng và đất rừng thì căn cứ vào đặc điểm rừng và đất rừng của huyện và

các xã, các ngành hữu quan nhƣ là thống kê, kế hoạch, lâm nghiệp... tiến hành

các bƣớc phân vùng, chọn xã đại diện theo cách thức tƣơng tự nhƣ phƣơng án

điều tra lâm nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay. Phƣơng pháp chọn mẫu điều

tra đƣợc tiến hành theo quy trình chọn mẫu 3 cấp: Cấp 1 chọn xã; cấp 2 chọn

thôn ấp bản và cấp 3 chọn hộ điều tra. Cụ thể, mỗi huyện chia thành 2-3 vùng,

mỗi vùng gồm những xã có cùng điều kiện rừng và đất rừng. Trong mỗi vùng

chọn ra 1-2 xã trung bình đại diện để chọn thôn, trong mỗi xã chọn 1-2 thôn,

(ấp, bản) đại diện cho xã; trong từng thôn chọn ra 10-15 hộ tiêu biểu cho hoạt

động khai thác gỗ và lâm sản để điều tra. Phƣơng pháp tính toán, suy rộng kết

quả điều tra vẫn tiến hành theo phƣơng án cũ, tuy nhiên, khi suy rộng chỉ suy

rộng cho tổng thể có cùng điều kiện với mẫu điều tra, nhằm hạn chế sai số

chọn mẫu so với phƣơng án hiện nay.

+ Đối với các huyện không có rừng và đất rừng, hoạt động lâm nghiệp chỉ

có trồng cây phân tán quy mô nhỏ không tiến hành điều tra hàng năm mà sử

dụng phƣơng pháp thu thập số liệu qua các nguồn thông tin khác nhƣ: Trồng

cây gây rừng của chính quyền xã, HTX, các tổ chức đoàn thể, xã hội kết hợp

với các nguồn số liệu của ngành Nông lâm nghiệp, ngành Thống kê, số liệu các

dự án quốc gia và quốc tế (nếu có) để ƣớc tính và báo cáo.

e. Điều tra thu thập số liệu thuỷ sản:

- Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, ƣu tiên điều tra những sản phẩm

quan trọng có giá trị cao nhất là thủy hải sản phục vụ xuất khẩu ở những địa

bàn trọng điểm.

209

- Đối với các huyện có khai thác biển, nuôi trồng ven biển và thuộc biển,

nuôi trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Điều tra tình hình cơ bản về

nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản (biển) mỗi năm 2 lần vào thời điểm 1/4

và 1/10. Đối với điều tra doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đoàn thể và hộ

mẫu, điều tra vào thời điểm 1/5 và 1/11 hàng năm. Thời kỳ thu thập số liệu là 6

tháng.

- Đối với các huyện không có khai thác biển, không có nuôi trồng ven

biển và thuộc biển, không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Điều tra tình

hình cơ bản về nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản nội địa mỗi năm 1 lần

vào thời điểm 1/10. Đối với điều tra hộ mẫu sản xuất giống, khai thác thuỷ sản

nội địa, sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng, khai thác nội địa, thời điểm 1/11 hàng

năm. Thời kỳ thu thập số liệu là 12 tháng.

- Áp dụng điều tra theo theo quý đối với những địa bàn trọng điểm về khai

thác thủy sản biển, nuôi trồng cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phục vụ xuất

khẩu.

- Áp dụng điều tra theo mùa vụ tại các cảng/ điểm xuống cá đối với những

thủy sản khai thác có giá trị cao nhƣ cá ngừ đại dƣơng...

3. Đề xuất cải tiến chế độ báo cáo định kỳ

Thời gian thu thập sẽ nhiều hơn, cụ thể là có báo cáo theo quý, 6 tháng và

9 tháng để đáp ứng yêu cầu thông tin làm báo cáo thống kê quý, 6 tháng và 9

tháng của ngành.

4. Đề xuất cải tiến Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản:

Các hƣớng hoàn thiện phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông lâm

thuỷ sản những năm tới cần tập trung vào các vấn đề dƣới đây:

a. Đổi mới mục đích, yêu cầu Tổng điều tra:

Các chu kỳ Tổng điều tra tới, không nên đề ra quá nhiều mục đích không

gắn với nội dung, phạm vi, phƣơng pháp Tổng điều tra nông nghiệp, thuỷ sản.

Thay vào đó, mục đích Tổng điều tra nông nghiệp, thuỷ sản nên gắn mục đích

Tổng điều tra với nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế -

xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm của nhà nƣớc. Các mục đích về nông thôn rất

nhiều và phức tạp nên chỉ chọn lọc một số thông tin đƣa vào Tổng điều tra

nông nghiệp và thuỷ sản, để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện nƣớc ta

trong giai đoạn hội nhập.

210

b. Về nội dung Tổng điều tra:

- Tổng điều tra trong thời gian tới, việc đổi mới nội dung Tổng điều tra kỳ

tới cần theo các hƣớng chính sau đây: giảm mạnh các nội dung không phù hợp

với yêu cầu của Tổng điều tra nông nghiệp, thuỷ sản theo thông lệ quốc tế. Các

nội dung điều tra mẫu chuyển sang điều tra chuyên đề để phù hợp với yêu cầu

thông tin có tính thời sự phục vụ công tác quản lý nông nghiệp, thuỷ sản. Đồng

thời bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu lãnh đạo, quản lý của

Đảng và Nhà nƣớc về “Tam nông”.

- Nội dung thông tin cần thu thập trong chƣơng trình Tổng điều tra 2010

của FAO gồm 13 nhóm thông tin khác nhau: (1) Thông tin chung; (2) thông tin

về đất đai; (3) thông tin về tƣới tiêu và quản lý nƣớc; (4) thông tin về trồng

trọt; (5) thông tin về chăn nuôi; (6) thông tin về áp dụng các biện pháp kỹ

thuật; (7) thông tin về dịch vụ nông nghiệp; (8) thông tin về đặc trƣng nhân

khẩu học và xã hội học; (9) thông tin về lao động; (10) thông tin về an ninh

lƣơng thực trong các hộ gia đình; (11) thông tin về nuôi trồng thuỷ sản; (12)

thông tin về lâm nghiệp; và (13) thông tin về quản lý trang trại, doanh nghiệp.

c. Phạm vi Tổng điều tra:

Theo khuyến nghị của FAO, phạm vi Tổng điều tra chu kỳ 2006-2015 vẫn

tập trung thu thập thông tin từ các đơn vị có sản xuất nông nghiệp và khuyến

nghị bổ sung thêm chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản và thông tin về hộ phi nông

nghiệp ở nông thôn. Vì vậy, không nên đƣa điều tra mẫu về các thông tin chất

lƣợng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hoặc thu nhập chi tiêu của hộ nông thôn.

d. Phƣơng pháp điều tra áp dụng trong Tổng điều tra:

- Phƣơng pháp xác định đơn vị điều tra: Đề nghị các chu kỳ Tổng điều tra

sau này không sử dụng phƣơng pháp vẽ sơ đồ để giảm khối lƣợng công việc và

giảm kinh phí, nhân lực cho các địa phƣơng. Nên sử dụng phƣơng pháp lập

bảng kê truyền thống nhƣ đã từng áp dụng cho các cuộc Tổng điều tra năm

1994 và 2001.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin tại đơn vị điều tra trực tiếp là cần

thiết nhƣng tuỳ theo đối tƣợng điều tra có thể sử dụng các phƣơng pháp gián

tiếp để giảm bớt chi phí thu thập số liệu.

- Thời điểm và thời gian chuẩn bị, điều tra, xử lý, tổng hợp, phân tích

cần dài hơn để đảm bảo chất lƣợng từng khâu.

211

5. Đề xuất hệ thống biểu mẫu báo cáo tổng hợp (xem phụ lục 4, trong báo

cáo tổng hợp kết quả đề tài )

Dự thảo biểu mẫu báo cáo đƣợc dựa trên:

- Phƣơng án điều tra thống kê nông nghiệp và thủy sản ban hành theo

Quyết định số 329/QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trƣởng

Tổng cục Thống kê;

- Nhu cầu thông tin tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp năm và theo quý

cũng nhƣ nhu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin khác nhau;

- Các biểu báo cáo này đƣợc áp dụng cho tất cả các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ƣơng. Nguồn số liệu để tính toán, tổng hợp dựa vào báo cáo định

kỳ của các đơn vị quốc doanh nông, lâm, thủy sản đã ban hành trong chế độ

báo cáo theo qui định của Nhà nƣớc và các nguồn tài liệu điều tra của địa

phƣơng. Phạm vi báo cáo thực hiện theo nguyên tắc thống kê theo lãnh thổ bao

gồm: Các doanh nghiệp Nhà nƣớc (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài) do Trung ƣơng hoặc địa phƣơng quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, thành

phố và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (hợp tác xã hoặc tập đoàn sản

xuất nông, lâm, thuỷ sản; các doanh nghiệp tƣ nhân, hộ cá thể…);

- Danh mục sản phẩm theo VSIC 2007;

- Các báo cáo đƣợc phân tổ theo thành phần kinh tế, khu vực đầu tƣ:

Khu vực kinh tế trong nƣớc bao gồm:

+ Thành phần kinh tế Nhà nƣớc;

+ Thành phần kinh tế tập thể;

+ Thành phần kinh tế tƣ nhân;

+ Thành phần kinh tế cá thể;

Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm: Các đơn vị thuộc tất cả

các thành phần kinh tế nêu trên nhƣng có vốn đầu tƣ liên doanh, liên kết một

phần hoặc toàn bộ vốn nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN

Về cơ bản kết quả của đề tài đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết về

hoàn thiện phƣơng pháp thu thập số liệu nông lâm nghiệp và thủy sản. Tuy

nhiên, đây là vấn đề rộng, có tính tổng hợp cao, liên quan đến 3 ngành sản

212

xuất lớn với nhiều tiểu ngành và có nhiều đặc thù. Vì vậy, Ban chủ nhiệm

Đề tài đã huy động cán bộ chủ chốt trong vụ TKNLTS, mời các chuyên gia

có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực tham gia tƣ vấn, nghiên cứu và đạt kết

quả chủ yếu sau:

- Đề tài đã hệ thống hoá khuyến nghị của FAO và kinh nghiệm các

nƣớc để từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm để áp dụng vào hoàn cảnh cụ

thể của Việt nam;

- Đề tài cũng đã đánh giá toàn diện thực trạng và ƣu nhƣợc điểm các

phƣơng pháp thu thập số liệu thống kê nông lâm nghiệp theo chế độ hiện

hành. Phối hợp với Cục Thống kê Thái Bình, Vĩnh Long, Trung tâm tin học

Thống kê… khảo sát thực tế ở địa phƣơng, tổ chức các cuộc hội thảo khoa

học thu thập ý kiến các chuyên gia về đánh giá thực trạng, đề xuất các

phƣơng pháp hiện hành. Các đề xuất đƣợc đƣa ra:

+ Phƣơng pháp thu thập số liệu Nông Lâm nghiệp và Thủy sản trong 5

năm tới chủ yếu vẫn thông qua điều tra mẫu;

+ Tăng cƣờng thu thập số liệu từ hồ sơ hành chính và báo cáo, nhất là

đối với khu vực doanh nghiệp;

+ Giảm cỡ mẫu đối với khu vực không trọng điểm, điều kiện đi lại

khó khăn, tăng kỳ điều tra đối với khu vực trọng điểm, sản xuất quy mô lớn;

+ Tăng điều tra chuyên đề để có thông số, đồng thời kết hợp hài hòa

giữa điều tra và tính toán suy rộng từ các thông số thống kê thu đƣợc qua

điều tra chuyên đề để nâng cao chất lƣợng số liệu công bố.

Nhìn chung, các đề xuất, kiến nghị trình bày trong phần 3 của Báo cáo tổng

hợp đều xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay, đƣợc các chuyên gia chỉ đạo

thực tế có kinh nghiệm đề xuất, vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực

tiễn cao và khá cụ thể, hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn trong vòng 5

năm tới. Tuy nhiên, do tính phức tạp, phạm vi rộng của Đề tài, trong khi thời

gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên chắc chắn báo cáo Tổng hợp

không tránh khỏi thiếu sót. Ban chủ nhiệm Đề tài mong nhận đƣợc nhiều ý

kiến góp ý của Hội đồng đề hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng và tính khả thi

của đề tài./.

213

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê (Quyết định số 13/2003/L/CTN ngày 26/6/2003).

2. Các Nghị định của Chính phủ quy định, chức năng nhiệm vụ của Tổng cục

Thống kê. (Nghị định số 93/2007/NĐ-CP ngày 4/6/2007)

3. Các chế độ báo cáo và điều tra thống kê NLTS. (Quyết định số 300, năm

1996; Quyết định số 657 năm 2002 và Quyết định số 329 năm 2008)

4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày

24/11/2005.)

5. Kinh nghiệm thống kê NLTS các nƣớc châu Á (Thái Lan, Nhật Bản,

Indonesia..).

6. Các tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ của FAO.

7. Hệ thống chỉ tiêu thống kê NLTS của FAO.

8. Các Bảng phân ngành KTQD hiện hành. 1993, 2007.

9. Từ điển Thống kê 1977. nxb Thống kê.

10. Từ điển Thống kê Việt- Pháp-Anh năm 2007.NXB Thống kê 2007 .

11. Selected indicators of Food and Agriculture Development in Asia-Pacific

Region, Bangkok, Thailand. 2003, 2004, 2005, 2006..

12. Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia (QĐ số 144/2008/ QĐ-TTg ngày

20/10/2008).

13. Các tài liệu tham khảo khác có liên quan.(QĐ 188/2005/QĐ-TTg ngày

26/7/2005 về TĐTNTNNTS 2006, các Đề tài khoa học về PPCĐ thống kê,

các phƣơng án điều tra thống kê nông lâm thuỷ sản...)

14. Niên giám Thống kê hàng năm.

15. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2001-2010. Bộ

NN&PTNT. 2001.

16. Nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 7 (Khoá X) về “Nông nghiệp,

nông dân và nông thôn” năm 2008.