Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo...

327
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH 1. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. ĐOÀN NGỌC KHÔI 2. CÁC CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH ST T HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC CHỮ KÝ 1 TS. Nguyễn Diên Xướng Trường Đại học Phạm Văn Đồng 2 CN. Phan Đình Độ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1

description

Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài hoàn toàn mới, lần đầu đặt vấn đề nghiên cứu và bảo tồn giá trị tri thức bản địa trong trồng trọt, nghề thủ công và quản lý khai thác tài nguyên rừng, nước ở Quảng Ngãi

Transcript of Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo...

Page 1: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

1. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. ĐOÀN NGỌC KHÔI

2. CÁC CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC CHỮ KÝ

1 TS. Nguyễn Diên Xướng Trường Đại học Phạm Văn Đồng

2 CN. Phan Đình Độ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

Page 2: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

LỜI CẢM ƠN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CHÂN

THÀNH CÁM ƠN CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ QUẢNG NGÃI, CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: LIÊN HIÊP CÁC HỘI

KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐÃ TẬN TÌNH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CHÚNG

TÔI THỰC HIỆN HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI NÀY. CÁM ƠN SỞ VĂN HÓA,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH, CÁM ƠN CÁC CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN TẠI ĐỊA

BÀN KHẢO SÁT ĐÃ GIÚP ĐỠ CUNG CẤP TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU.

2

Page 3: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN tr.3

MỤC LỤC tr.4

TÓM TẮT tr.5

PHẦN MỞ ĐẦU tr.7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA tr. 8

I. Những vấn đề chung về tri thức bản địa tr.8

II. Tầm quan trọng của tri thức bản địa tr.14

III. Tình hình nghiên cứu và áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn tr.15

CHƯƠNG II MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG TRỌT tr.22

I. Tri thức bản địa trong nông nghiệp lúa rẫy tr.22

II. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước tr.29

1. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng tr.29

2. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước ở miền núi tr.38

III. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác các loại cây đặc trưng tr.44

1. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác cây dầu rái tr.44

2. Tri thức bản địa trong trồng trọt chăm sóc thu hoạch cây tỏi, hành tr.51

3. Tri thức bản địa trong trồng trọt thu hoạch cây chè tr.60

4. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác cây quế tr.66

CHƯƠNG III TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG tr.73

I Tri thức bản địa trong kỹ thuật sản xuất chế biến đường muỗng tr.73

II Tri thức bản địa trong kỹ thuật làm gốm men và gốm mộc tr.88

III Tri thức bản địa trong kỹ thuật rèn đúc kim loại đồng, sắt tr.96

3

Page 4: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

IV. Tri thức bản địa trong kỹ thuật dệt vải ở người Hrê và dệt chiếu ở người

Việt tr.109

CHƯƠNG IV TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

I. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi miền núi tr.125

II. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi vùng đồng bằng tr.135

III. Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng cấm ở đồng bằng tr.156

IV. Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng ở miền núi tr.163

CHƯƠNG V GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA – HƯỚNG BẢO TỒN PHÁT HUY.

I. Vai trò vị trí của tri thức bản địa tr.175

II. Giá trị tri thức bản địa – hướng bảo tồn phát huy tr.178

1. Giá trị tri thức bản địa trong trồng trọt lúa nước tr.178

2. Giá trị tri thức bản địa trong trồng trọt lúa rẫy tr.182

3. Giá trị tri thức bản địa trong một số cây trồng đặc trưng tr.184

4. Giá trị tri thức bản địa trong một số nghề thủ công tr.188

5. Giá trị tri thức bản địa trong xây dựng và khai thác thủy lợi tr.190

6. Giá trị tri thức bản địa trong khai thác rừng tr.192

KẾT LUẬN tr.196

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN tr.201

4

Page 5: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong giai đoạn hiện nay vấn đề đặt ra để phát

triển bền vững luôn cần phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa tri

thức bản địa của cộng đồng và tri thức khoa học. Tri thức bản địa đã và đang góp

phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cộng đồng, do đó cần thiết phải nghiên

cứu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa. Hiện nay Quảng Ngãi là tỉnh đang

phát triển mạnh mẽ về kinh tế đương nhiên các chương trình phát triển, các chính

sách dự án luôn có sự tác động đến mọi mặt đời sống xã hội do đó cần phải nghiên

cứu tri thức bản địa của cộng đồng mà các kết quả nghiên cứu góp phần vào việc phát

triển bền vững, ổn định đời sống cộng đồng.

2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu đề tài được xác định với hai vấn đề cơ bản:

- Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa của tỉnh Quảng Ngãi đã có trong

quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại và đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị vai trò quan

trọng trong đời sống cộng đồng.

-Xây dựng các giải pháp bảo tồn giá trị tri thức bản địa; phát huy giá trị trị thức

bản địa vào thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.

3. Kết quả chính đã đạt được: Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau: Tri thức bản

địa trong trồng lúa rẫy; trồng lúa nước; trồng trọt, khai thác cây quế; cây chè; cây

dầu rái; cây hành, tỏi. Tri thức bản địa trong một số nghề thủ công như kỹ thuật nấu

đường muỗng; kỹ thuật làm gốm đất nung và gốm men; kỹ thuật rèn đúc kim loại

đồng và sắt; kỹ thuật dệt vải và dệt chiếu. Tri thức bản địa trong xây dựng, quản lý và

khai thác thuỷ lợi ở miền núi và đồng bằng, trong xây dựng, quản lý, khai thác rừng

cấm ở đồng bằng, rừng cộng đồng ở miền núi. Kết quả đạt được của đề tài đã làm rõ

các đặc trưng, giá trị tri thức bản địa của các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề xuất

các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tri thức bản địa.

Đề tài khuyến nghị: Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia có thể giúp

ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém. Các dự án,

chương trình du nhập áp dụng vào cộng đồng cần phải có những nghiên cứu đánh giá

các tác động đối với cộng đồng, áp dụng phù hợp với tri thức bản địa của cộng đồng

không gây bất ổn, đem lại kết quả tốt cho sự phát triển bền vững của cộng đồng .

5

Page 6: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

PHẦN MỞ ĐẦU

Tri thức bản địa có thể hiểu một cách chung nhất đó là kết quả của sự chọn lọc,

nghiệm suy khi con người tiếp xúc với môi trường xung quanh từ đó hình thành

những phương thức ứng xử thích hợp. Tri thức bản địa nẩy sinh ngay trong hoạt động

sản xuất, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn có sự chọn lọc

trong quá trình vận động của cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của

các cộng đồng người. Nghiên cứu tri thức bản địa là nghiên cứu hệ thống các tri thức

đặc trưng của các cộng đồng người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này

quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh.

Đề tài “Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn

và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài hoàn

toàn mới, lần đầu đặt vấn đề nghiên cứu và bảo tồn giá trị tri thức bản địa trong trồng

trọt, nghề thủ công và quản lý khai thác tài nguyên rừng, nước ở Quảng Ngãi.

Đề tài thực hiện công tác nghiên cứu điền dã điều tra phỏng vấn ghi chép tại

hiện trường. Đồng thời tham khảo hàng loạt tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên

cứu để phân tích đối chiếu, hoàn thành việc biên soạn.

Đặc biệt đề tài tổ chức thành công cuộc hội thảo khoa học về tri thức bản địa

với sự có mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tri thức bản địa.

Cuộc hội thảo đã bổ sung thêm nhận thức mới cho nội dung nhiên cứu của đề tài.

Đề tài tập hợp cộng tác viên bao gồm những người có tâm huyết, có bề dày

kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội; cùng các nghệ nhân trực

tiếp cung cấp tài liệu, thực hành các thao tác kỹ thuật công nghệ bản địa.

Đề tài có sự góp ý của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành tại Hà Nội.

Xin trân trọng cám ơn.

CHƯƠNG I

6

Page 7: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

I. Những vấn đề chung về tri thức bản địa

1. Các quan điểm nghiên cứu tri thức bản địa. Tri thức bản địa (Indigenuos

Knowledge) được coi trọng và đặc biệt nghiên cứu vào thập kỷ 80 trở đi. Cho tới nay,

khái niệm tri thức bản địa hay tri thức truyền thống vẫn được định nghĩa theo nhiều

cách khác nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn hay theo các mục đích sử

dụng. Mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối tượng tri thức bản địa được

nghiên cứu luôn là một hệ thống các tri thức đặc hữu của cộng đồng người địa

phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tự nhiên xung

quanh.

Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ tri thức bản địa

(indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những

thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự

tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Đó là một phần

của tổng hoà văn hoá, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ,

cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản

xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan ... Những tri thức này là cơ sở để

đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại

địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương

thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội.

Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được

truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại.

Song song với thuật ngữ tri thức bản địa (IK) có thuật ngữ “tri thức chính

thống” (formal knowledge) dùng để chỉ những hệ thống kiến thức phát triển phần lớn

dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương Tây, đó là những kiến thức chuẩn vì nó

được xác nhận trong những văn kiện, những nguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ

sở hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó tri thức bản địa được truyền miệng từ thế hệ này qua

thế hệ khác rất hiếm khi được chép lại cẩn thận.

Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của tri thức bản địa là tính đặc hữu, nó là hệ

7

Page 8: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

thống tri thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực cụ thể, được

tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý nhất định (R.

Chambers, M.Warren,1992).

Xác định về thời gian và không gian thì tri thức bản địa là hệ thống tri thức tồn

tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xác định với sự đóng

góp của các thành viên trong cộng đồng (G.Louise, 1993). Như vậy ở đây có ba yếu

tố góp phần hình thành nên tri thức bản địa đó là môi trường địa lý xác định, trong

thời điểm không gian nhất định và là của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể đóng

góp nên. Hay nói một cách khác, tri thức bản địa hình thành trong điều kiện không

gian thời gian nhất định với sự đóng góp của một cộng đồng tại khu vực cụ thể. Tri

thức bản địa luôn được kế thừa và phát triển, bản chất của nó là một phức hệ những

kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, nó được hình thành trong thế ứng

xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống và nó chỉ tồn

tại trong môi trường cụ thể (Nguyễn Duy Thiệu, 1996).

Định nghĩa tri thức bản địa theo quan điểm tri thức kỹ thuật bản địa là Hệ thống

tri thức bản địa là bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện tồn tại và phát

triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa

phương trong vùng địa lý nhất định. Hệ thống tri thức bản địa của một dân tộc được

trao truyền trong cộng đồng trải qua thử thách thời gian và vẫn duy trì phát triển

(CEFIKS). Như vậy trong cách tiếp cận này, tri thức bản địa được xem xét trên cơ sở

hệ thống tri thức kỹ thuật bản địa bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện

tồn tại. Các tổ hợp này được xem là bản địa khi nó tồn tại, phát triển trong một phạm

vi nhất định và nó mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa phương trong

vùng địa lý nhất định. Cách định nghĩa của CEFIKS sát thực đúng với bản chất của tri

thức bản địa và phù hợp với hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài. Quá trình nghiên

cứu đề tài sử dụng cách phân loại của E.Mathias về hệ thống tri thức bản địa

(E.Mathias, 1995) được xem xét nghiên cứu theo các nội dung sau:

8

Page 9: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

1- Các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất đã được sàng lọc.

2- Niềm tin tín ngưỡng thần linh.

3- Cách thức tổ chức sản xuất.

4- Các thao tác kỹ thuật trong hoạt động sản xuất.

5- Các loại công cụ sản xuất tương ứng.

6- Quá trình vận động tiếp thu và thử nghiệm.

Cách phân loại trên được đề tài áp dụng nghiên cứu trong phạm vi một số giá

trị tri thức bản địa ở lĩnh vực sản xuất (nông nghiệp trồng trọt, nghề thủ công) và hoạt

động quản lý khai thác tài nguyên. Tuy nhiên trên quan điểm hệ thống, tri thức bản

địa luôn nhấn mạnh đến tính tổng thể, tất cả các thành phần trong hệ thống đều có mối

quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Do đó các vấn đề nghiên cứu của đề tài được đặt trong

một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ lẫn nhau phản ánh được các đặc trưng và giá

trị của nó.

2. Đặc điểm của tri thức bản địa

Tri thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểm

của nhóm xã hội. Có những tri thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng

hiểu biết; có những tri thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một số

người hiểu biết; lại có những tri thức chuyên nghiệp – chuyên biệt, chỉ có ở một số ít

người mang tính đặc thù, ví dụ: bà mụ đỡ đẻ, thợ phác ghè làm gốm, thợ rà che nấu

đường muỗng…

Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong

cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền

khẩu, bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, (G.Broding và M.Schonberger, 2000) ...Để

phân tích các đặc trưng của tri thức bản địa, G.Broding và M. Schonberger đã lập

bảng so sánh tri thức bản địa với tri thức hàn lâm (Academic knowledge) vốn dĩ của

9

Page 10: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

giới khoa học tồn tại ở các viện nghiên cứu, trường đại học. Bảng so sánh tri thức bản

địa và tri thức hàn lâm như sau:

Tri thức bản địa Tri thức hàn lâm

Truyền miệng Truyền bằng văn bản

Học qua quan sát và thực hành Học qua lý thuyết được ứng dụng

Tiếp cận tổng thể hay hệ thống Tiếp cận đơn lẻ bộ phận

Kiểu suy nghĩa trực giác Lý luận phân tích và quy nạp

Chủ yếu định tính Chủ yếu định lượng

Dữ liệu do người lao động làm

ra (có tính đại chúng)

Dữ liệu thu thập bởi các nhà

chuyên môn (có tính cá biệt)

Dữ liệu dùng ngôn từ bản địa (địa

phương)

Dùng ngôn ngữ đương đại

Môi trường như một bộ phận của

những mối quan hệ xã hội – thần linh

Quản lý môi trường có tổ chức,

có thứ bậc, ngăn nắp

Dựa trên những kinh nghiệm

thu thập và tích luỹ

Dựa trên các định luật và học

thuyết khoa học

Như vậy các khái niệm tri thức truyền thống (tradition knowledge), tri thức bản

địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (local knowledge) đều đề cập đến

kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương đã có quá trình nghiệm

sinh trong một thời gian dài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dân tộc bản

địa hay ở một cộng đồng địa phương. Tri thức bản địa được bảo lưu trong ký ức cộng

đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng đồng.

Các đặc tính cơ bản của tri thức bản địa bao gồm:

10

Page 11: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàm rộng

lớn ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, quản lý sâu

bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng); sinh học

(thực vật học, kỹ thuật chăn nuôi); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng các phương

thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên … nên việc nghiên

cứu tri thức bản địa phải xem xét trong mối liên quan tổng thể trong cộng đồng, các

vấn đề đều có mối liên quan.

- Tính tiếp biến và tích hợp, luôn vận động thích ứng với hoàn cảnh môi trường

là đặc tính quan trọng của tri thức bản địa. Chính đặc tính này khiến cho tri thức bản

địa luôn tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh.

- Tính đồng quy cũng là một đặc tính của tri thức bản địa, hầu hết đó là sự đồng

quy về kỹ thuật bản địa, do đó đôi khi rất khó xác định một kỹ thuật hoặc một phương

pháp là bản địa; nó được nhập từ bên ngoài, hay đó là một sự kết hợp giữa các yếu tố

địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó.

Tri thức bản địa được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên được

kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của

cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người. Nhìn

chung tri thức bản địa có một số đặc điểm sau:

1- Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định.

2- Dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đời khác

qua những kênh thông tin thầm lặng.

3- Có quá trình nghiệm sinh (vận động thử nghiệm, tích luỹ và hoàn thiện theo

thời gian trong hoạt động sống của con người). Phù hợp với môi trường, văn hóa từng

vùng, từng cộng đồng, tộc người.

4- Vận động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới.

11

Page 12: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

6- Tri thức bản địa được giữ trong ký ức và trong hoạt động sản xuất của người

dân và được trao lại cho thế hệ sau bằng phương pháp giáo dục truyền nghề dân gian.

Tri thức bản địa được chia sẻ và truyền bá thông qua ngôn ngữ nói, bằng các ví

dụ cụ thể và thông qua luật tục, tập quán, văn hoá của cộng đồng. Các hình thức giao

tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa sống còn đối với các quá trình ra quyết định

ở cấp độ địa phương; có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn, phát triển và phổ biến

các tri thức bản địa (Hà Hữu Nga,2009).

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1. Nghiên cứu những giá trị tri thức bản địa của tỉnh Quảng Ngãi, đó là tri thức

bản địa của địa phương đã có trong quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại và giữ vai trò

quan trọng trong đời sống cộng đồng.

2. Xây dựng các giải pháp bảo tồn một số giá trị tri thức bản địa của địa

phương. Phát huy giá trị tri thức bản địa, áp dụng vào thực tiễn góp phần phát triển

kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Về phương pháp luận trong quan điểm

nghiên cứu đề tài dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và các nghị quyết đường lối của Đảng về sự kế thừa và phát triển giữa truyền thống và

hiện đại. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu

chuyên ngành và liên ngành của các ngành Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn

hoá học, Xã hội học, Kinh tế học để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Để thu thập tài liệu,

đề tài sử dụng phương pháp điền dã tại hiện trường, bao gồm các tác nghiệp sau:

+ Điều tra thu thập tài liệu, số liệu.

+ Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

+ Quan sát mô tả hiện trường.

+ Chọn lựa địa điểm nghiên cứu và mẫu điển hình.

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp, phương

pháp loại hình học... để xử lý tư liệu và khái quát đặc trưng bản chất vấn đề. Trong

phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các tri thức bản địa ở địa

12

Page 13: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

phương Quảng Ngãi, các tri thức bản địa đó đã có trong quá khứ và tiếp diễn trong

hiện tại; và một số tri thức bản địa tuy mất đi có vai trò trong đời sống văn hóa Quảng

Ngãi như tri thức xây dựng, quản lý và khai thác bờ xe nước; tri thức kỹ thuật bản địa

trong chế biến đường muỗng. Đây là những dạng tri thức bản địa đã tạo nên một phần

diện mạo văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi

II. Tầm quan trọng của tri thức bản địa

Tri thức bản địa chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xã hội

truyền thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội khép kín với nền kinh tế tự cung

tự cấp của đa số tộc người ở Việt Nam, đó còn là cơ sở duy nhất. Một thời gian dài, tri

thức bản địa đã không được đánh giá đúng với những giá trị mà nó chứa đựng. Ở

nhiều nơi, người ta đã coi đó là biểu hiện của sự trì trệ, lạc hậu và phản khoa học.

Ngày nay, giá trị và vai trò của tri thức bản địa đã được đánh giá khách quan hơn. Các

học giả, những nhà hoạch định chính sách và những người đang hoạt động trên lĩnh

vực phát triển đã thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và khoa học; thừa nhận

tính hợp lý của kiến thức bản địa đối với hệ thống giáo dục cũng như các vấn đề phát

triển. Hệ thống tri thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc

giải quyết các vấn đề của địa phương.

Tri thức bản địa đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc

quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật - dân tộc học hiện đại.

Cụ thể là tri thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa

dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. Tri thức bản địa cũng đóng góp vào khoa học

những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các nhà

khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy, nông

nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và

nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp. Một số kiến thức bản địa đã được ứng

dụng vào trong các dự án về hợp tác phát triển (Lê Trọng Cúc, 1999)

13

Page 14: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Nhìn chung việc phát triển các hệ thống tri thức bản địa có ý nghĩa sống còn

đối với cộng đồng địa phương đã sáng tạo ra nó. Các hệ thống tri thức bản địa cũng

không ngừng biến đổi, tri thức mới liên tục được bổ sung, không ngừng được đổi mới

từ bên trong và các kinh nghiệm, tri thức học hỏi được từ bên ngoài, không ngừng

được nội tại hoá, được sử dụng, thích ứng với điều kiện địa phương.

III. Tình hình nghiên cứu và áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn

1. Tình hình nghiên cứu về tri thức bản địa

Tình hình nghiên cứu chung về tri thức bản địa ở Việt Nam trong những thập

niên 90 trở đi, số lượng các công trình nghiên cứu về tri thức bản địa không nhiều.

Các công trình nghiên cứu tri thức bản địa vùng núi phải kể đến tác phẩm:

“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên

thiên nhiên” của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc đề cập đến các giống lúa chịu hạn ít

bệnh, năng suất ổn định của người Thái (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc, 1998).

Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình trong bài viết “Các dân tộc thiểu số và

việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam” đề cập đến nguyên tắc

quản lý khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo vệ rừng

của đồng bào thiểu số Tây Nguyên (Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình, 1996).

Trong bài viết “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”

GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: Một trong những giá trị nổi bật của các dân tộc thiểu số

là những tri thức bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên,

ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một bộ phận không thể tác rời

tự nhiên. Luật tục với những tri thức bản địa về môi trường và cách thức quản lý, khai

thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngô

Đức Thịnh, 1999).

14

Page 15: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Tình hình nghiên cứu về tri thức bản địa ở Quảng Ngãi trước đây chưa thật sự

rõ nét bằng những công trình, tác phẩm cụ thể, đâu đó trong các tài liệu cũng được đề

cập sơ qua nhưng không làm nổi bật giá trị các tri thức bản địa đó. Nghiên cứu về tri

thức bản địa của con người và vùng đất Quảng Ngãi hầu như đến nay vẫn có tính chất

riêng lẻ, không mang tính hệ thống, phương pháp tiếp cận sử dụng chủ yếu là mô tả

không đi vào bản chất cốt lõi thực sự của tri thức bản địa.

Năm 1925, trên tạp chí B.A.V.H đã đăng bài viết “La Province de Quang Ngai”

của LaBorde giới thiệu sơ lược về lịch sử - văn hoá – con người Quảng Ngãi. Đặc biệt

trong B.A.V.H số 2 năm 1926 đã đăng bài chuyên khảo “Industrie Anamite: Les

Noria du Quảng Ngai” của P. Guillenminet, tác giả khảo cứu về bờ xe nước Quảng

Ngãi trên sông Vệ, sông Trà; về kỹ thuật làm bờ xe nước, tổ chức của thợ xe và phân

chia nguồn lực từ bờ xe nước, hoạt động tín ngưỡng liên quan đến bờ xe nước, so

sánh các nơi P. Guillenminet cho rằng hệ thống bờ xe nước Quảng Ngãi có nguồn gốc

từ Nam Trung Hoa du nhập vào Quảng Ngãi bởi các nhân vật Mụ Diệm, Lão Thêm ở

vùng sông Lại Giang (Bình Định). Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu nhất

về guồng quay nước ở Quảng Ngãi và các nơi khác từ trước tới nay.

Các công trình địa chí khảo cứu về vùng đất như: Quảng Ngãi tỉnh chí của

Nguyễn Bá Trác và các tác giả (1935) đăng trên Nam Phong Tạp Chí. Đây là tác

phẩm khảo cứu về địa dư, lịch sử, con người và phong tục của tỉnh Quảng Ngãi, trong

đó đã đề cập đến một số tri thức bản địa về nghề chế biến đường, xây dựng các bờ xe

nước, giao lưu thương mại qua các cửa biển. Tiếp theo sau đó là tác phẩm Non nước

Xứ Quảng (1974) của Phạm Trung Việt. Đây cũng là tác phẩm khảo cứu về vùng đất

Quảng Ngãi nhưng nặng về lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Tác phẩm “Quảng Ngãi: Đất

nước – Con người – Văn hoá (1997) do Hồng Nhân (chủ biên) cùng tập thể tác giả.

Đây là công trình khảo cứu về vùng đất Quảng Ngãi nhưng khuynh hướng tác phẩm

đi sâu vào lĩnh vực văn hoá và nhân vật. Tác phẩm “ Điạ chí Quảng Ngãi” là công

trình khoa học đồ sộ mang tính khảo cứu các lĩnh vực địa lý tự nhiên, hành chính, lịch

15

Page 16: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

sử - văn hóa, kinh tế-xã hội… là công trình xuất bản lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi từ

trước đến nay.

Công trình nghiên cứu về “ Nhà ở dân gian và nghề dệt của người Hrê” Nguyễn

Ngọc Trạch (chủ biên) tác giả đã nghiên cứu về tri thức dân gian kiến trúc nhà sàn và

nghề dệt vải truyền thống của nhóm Hrê ở vùng sông Liêng. Tác phẩm liên quan đến

lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như: “Nghề thủ công cổ truyền ở Quảng Ngãi” đã đề

cập đến hoạt động nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi.

Một tác phẩm khác là Hương ước Quảng Ngãi do Vũ Ngọc Khánh – Lê Hồng

Khánh (sưu tầm – biên soạn), trong đó sưu tầm giới thiệu các văn bản hương ước

phần lớn viết vào thập niên 30, 40 và ít có tài liệu gốc bằng chữ Hán.Nội dung tác

phẩm giới thiệu không thật đầy đủ về hương ước các làng xã Quảng Ngãi nhưng dù

sao tài liệu này cũng đã cung cấp các bằng chứng quy ước của tổ chức cộng đồng làng

ở Quảng Ngãi xưa.

Tác phẩm “Văn hoá truyền thống đảo Lý Sơn” (1999) do Đoàn Ngọc Khôi (chủ

biên) nghiên cứu về văn hoá vật thể và phi vật thể ở Lý Sơn, trong đó đề cập đến tri

thức bản địa tổ chức nên cộng đồng Làng và Vạn, các hoạt động kinh tế - văn hoá

truyền thống phản ảnh đặc trưng văn hoá của người Việt ở đảo.

Tác phẩm “Quảng Ngãi - Truyền thống và hiện đại” (2005), là kỷ yếu hội thảo

tập hợp các bài viết về lịch sử, nhân vật, văn hoá Quảng Ngãi.

Như vậy từ trước đến nay ở Quảng Ngãi chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu

cụ thể, chuyên sâu về tri thức bản địa.

2. Áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn

Tri thức bản địa của dân tộc bản địa hay của cộng đồng địa phương là kết quả

từ sự tương tác của các cư dân với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống. Có những yếu

16

Page 17: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

tố thích ứng với môi trường văn hoá – xã hội và môi trường kinh tế, có những yếu tố

không thích ứng và trở thành yếu tố cản trở quá trình hội nhập vào môi trường mới

của các nhóm cư dân. Do đó những yếu tố thích ứng phù hợp cho sự phát triển của

cộng đồng được giữ gìn phát huy, ngược lại những yếu tố tiêu cực dần dần bị cộng

đồng loại bỏ theo thời gian. Đây là quy luật phát triển và đào thải.

Trong quá trình vận hành của kinh tế thị trường, sự phát triển nóng kém bền

vững đã có những tác động lớn đối với sự tồn tại và biến mất của tri thức bản địa ở

một số nơi, một số lĩnh vực. Ví như hiện nay các tri thức bản địa trong nghề thủ công

như làm đường muỗng, làm gốm, dệt vải, chiếu… hầu như không đứng vững nổi cơn

bão của thị trường bắt buộc những người làm nghề phải co lại về vốn, nhân lực, tạm

chấp nhận theo kiểu gia công làm cầm chừng để giải quyết công lao động nông nhàn;

các tri thức bản địa không có điều kiện tốt để phát triển và khuyếch trương trên thị

trường và từ đó tìm chỗ đứng của mình trong thị trường. Các guồng xe nước trên sông

một thời phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp trên các đồng ruộng khô dần

biến mất thay thế vào đó là các hình thức thủy lợi khác tiện lợi hơn. Nhìn chung việc

áp dụng tri thức bản địa vào phát triển kinh tế - xã hội cần phải biết chắt lọc các giá trị

đích thực của tri thức bản địa nâng cao giá trị của nó vào môi trường mới, thích ứng

với cuộc sống hiện tại khi nền kinh tế đất nước thực sự phát triển theo cơ chế thị

trường. Cần nhận thức khách quan xu hướng cơ bản là cộng đồng địa phương không

thể bỏ tri thức bản địa vốn đã thích nghi vì những lý do: Tri thức bản địa vốn quen

thuộc với người địa phương, vận dụng, duy trì rất dễ so với tri thức ngoại nhập; đồng

thời tri thức bản địa hình thành ngay tại địa phương vì vậy khi sử dụng không tốn

nhiều chi phí, không bị phụ thuộc như tri thức ngoại nhập; mặt khác niềm tin của

cộng đồng giảm sút khi chứng kiến sự thất bại của tri thức ngoại nhập. Tuy nhiên vốn

bản chất của tri thức bản địa là sự tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh nên nó luôn

tiếp thu các giá trị tri thức du nhập từ bên ngoài để phát triển. Có thể lấy hàng loạt ví

dụ về vấn đề này:

17

Page 18: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ví dụ 1. Nghề dệt thổ cẩm Hrê sẵn sàng tiếp nhận nguồn nguyên liệu chỉ sợi đã

nhuộm màu từ bên ngoài để thay thế cho kéo sợi từ bông truyền thống, nhưng họ đã

biết gìn giữ màu sắc hoa văn dệt, kỹ thuật dệt. Do đó sản phẩm dệt và nghề dệt vẫn

giữ nguyên bản sắc đặc trưng của người Hrê.

Ví dụ 2: Nghề gốm lâu đời ở Châu Ổ (Mỹ Thiện) để đảm bảo sản phẩm chiếm

lĩnh được thị trường họ đã chủ động du nhập và phát triển các kiểu dáng sản phẩm

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng họ vẫn giữ các kỹ thuật làm gốm, các

dòng men, kỹ thuật lò nung truyền thống, như thế họ vẫn giữ được linh hồn của gốm

Châu Ổ và đó đã trở thành thương hiệu. Trong khi đó sau năm 1975, Hợp tác xã ở đây

đã du nhập nguyên xi kỹ thuật gốm men Hải Dương vào thay thế gốm truyền thống

Châu Ổ, những nghệ nhân ở đây đã tiếp nhận sự thay đổi này một cách xa lạ và hệ

quả sau đó là sự suy tàn của một làng nghề vốn phát triển từ lâu đời như nghề gốm

Châu Ổ.

Ví dụ 3. Người Hrê có kỹ thuật làm ruộng nước từ lâu đời ở vùng đồng bằng

thung lũng hẹp ven chân núi dọc theo sông. Họ vốn đã có những giống lúa ruộng

truyền thống vốn đã thích nghi với chân đất luôn có nước thường xuyên, không cần

phun thuốc trừ sâu hoặc bón lót phân hóa học. Hiện nay khuyến nông muốn áp dụng

các giống mới vào cho năng suất cao hơn bằng cách làm thí điểm, tuy nhiên họ vẫn

ngần ngại không áp dụng, hoặc áp dụng một cách miễn cưỡng vì giống mới với kỹ

thuật chăm sóc mới quá phụ thuộc vào phân bón lót trong mỗi thời kỳ phát triển cây

lúa, luôn phải dùng thuốc trừ sâu điều đó có nghĩa là phải mất tiền, trong khi đó giống

lúa truyền thống rất khỏe kháng sâu bệnh tốt, người nông dân không bị phụ thuộc vào

phân bón, thuốc trừ sâu từ bên ngoài. Điều này cho thấy ở đồng bằng, lúa thu hoạch

được các đại lý thuốc trừ sâu, phân bón đã mua trước đó vì lý do cấn trừ thiếu chịu.

Như vậy giải pháp duy nhất thích hợp ở đây là cần nghiên cứu kỹ lưỡng giống lúa

ruộng bản địa của người Hrê, du nhập vào đó là các kỹ thuật chăm sóc thích hợp để

nâng cao năng suất, không nên thay đổi và bỏ giống lúa truyền thống, như vậy cộng

18

Page 19: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đồng địa phương ở đây dễ dàng tiếp thu tri thức ngoại nhập áp dụng phù hợp với tri

thức bản địa vốn có của cộng đồng.

Từ ba ví dụ trên có thể nhận thấy rằng việc áp dụng tri thức khoa học chính

thống vào tri thức bản địa là công việc nghiêm túc cần nghiên cứu cẩn thận trước khi

đưa vào cộng đồng, sao cho cộng đồng tiếp nhận và những tri thức ngoại nhập không

phá vỡ đời sống ổn định của cộng đồng. Do vậy tất cả các chương trình, dự án trước

khi áp dụng vào cộng đồng cần phải nghiên cứu tri thức bản địa vốn có của cộng đồng

liên quan đến các chương trình, dự án đó nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp. Dưới

đây là các giải pháp cụ thể để áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn phát triển kinh tế

- xã hội của cộng đồng

1. Cùng người dân địa phương xây dựng các mô hình phát triển ngay tại cộng

đồng, lấy một số hộ gia đình tích cực làm nòng cốt phát triển. Nêu cao tinh thần liên

kết cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự nguyện của các hộ khá giả trợ giúp các hộ

còn đói nghèo thực hiện sản xuất theo phương thức mới, loại cây trồng mới có hiệu

quả kinh tế cao. Việc áp dụng các phương thức sản xuất mới phải phù hợp với môi

trường sinh sống, với tri thức bản địa vốn có của cộng đồng mới đem lại hiệu quả.

Đồng thời thông qua cộng đồng đúc rút kinh nghiệm sản xuất của địa phương. Tập

huấn kiến thức sản xuất mới, vận động các hộ gia đình tự nguyện và tích cực làm thử.

Sau đó đưa các hộ gia đình khác đến lắng nghe những hộ gia đình này tập huấn cách

thức sản xuất của họ.

2. Tăng cường công tác phát triển tổ chức kinh tế của nông dân trong làng để

hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhóm dân cư chậm phát triển. Có chính

sách cho vay ưu đãi về lãi suất để phát triển ngành nghề.

3. Đổi mới phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các vấn đề:

19

Page 20: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

+ Các tài liệu (cách thức biên soạn dễ hiểu) đúc rút các kiến thức bản địa có tác

dụng tốt đối với hoạt động sản xuất của các hộ để cho nhóm nòng cốt tuyên truyền

vận động và tập huấn cho cộng đồng.

+ Đào tạo người nông dân nòng cốt trong cộng đồng trở thành những hướng

dẫn viên khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm của cộng đồng. Họ sẽ là lực lượng

chính cho công tác chuyển giao kỹ thuật mới tại cộng đồng.

4. Bảo vệ bản quyền sở hữu tri thức bản địa khi đưa ra thị trường. Đây là vấn đề

quan trọng để bảo vệ bí quyết của các nghề thủ công. Các cơ quan chuyên môn hướng

dẫn người dân trong vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và các bí quyết truyền nghề,

các dạng tri thức bản địa khác.

5. Có chính sách chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân trong công việc truyền

nghề. Thực tế chúng ta chưa có chính sách cụ thể về vấn đề này, việc truyền nghề

mang tính tự phát tự nguyện trong cộng đồng. Đặc biệt có những nghề thủ công quan

trọng đang có xu hướng biến mất thì việc đãi ngộ cho nghệ nhân truyền nghề là việc

làm cần thiết.

20

Page 21: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

CHƯƠNG II

MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG TRỌT

I. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng trọt lúa rẫy

Thư tịch cổ gọi kiểu canh tác nương rẫy là “đao canh hoả chủng”, tức là chặt

cây phơi khô rồi đốt trước khi trồng. Thuật ngữ canh tác nương rẫy được dùng để chỉ

các hệ canh tác liên quan đến việc con người khai phá từ đất rừng sau khi đã có sự lựa

chọn hợp lý và dùng các phương tiện như dao, rìu để chặt phát cây, phơi khô, đốt và

trồng trọt bằng gậy chọc lỗ và trỉa lúa trên vùng đất khô với hệ giống lúa dài ngày có

tính năng chịu hạn cao. Hệ canh tác nương rẫy là hệ thống nông nghiệp cơ bản của

vùng núi không những ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á, nó đã tồn tại ở khu

vực này hàng thiên niên kỷ qua nhưng cũng có có sự khác biệt về cây trồng, chu kỳ

canh tác, bỏ hoá cũng như kỹ thuật thâm canh và xen canh giữa các khu vực khác

nhau. (Nikolas Arhem, Nguyễn Thị Thanh Bình, 2006)

Hệ canh tác là khái niệm dùng để chỉ bao gồm một tổ hợp cây trồng, được canh

tác bởi các kỹ thuật nhất định, ở một vùng khí hậu nông nghiệp thổ nhưỡng đặc thù,

trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định (Ngô Đức Thịnh, 2009). Hệ canh tác

nương rẫy có hai dạng chính: nương rẫy du canh và nương rẫy luân canh. Hình thức

nương rẫy du canh là một mảnh rẫy sau khi được phát trỉa, trồng trọt thu hoạch một

vài vụ sẽ được bỏ hoá vĩnh viễn để tái sinh rừng. Hình thức này chỉ có thể tồn tại có

hiệu quả ở những nơi có nhiều rừng già, dân cư thưa thớt và những người du canh gắn

với du cư thường xuyên di chuyển. Hình thức nương rẫy du canh cũng tồn tại dưới

dạng không bền vững ở một số nơi mà người dân canh tác các mảnh rẫy trong vài

năm cho tới khi đất bị thoái hoá và bị bỏ mặc vĩnh viễn.

Tuy nhiên ở vùng núi Quảng Ngãi không có hình thức nương rẫy du canh mà

chỉ có hình thức nương rẫy luân canh. Phương thức luân canh là một chiến lược kiếm

sống không tách rời nông nghiệp khỏi lâm nghiệp; tất cả mọi người dân địa phương

đều tham gia vào công việc quản lý và khai thác sản phẩm (Hà Hữu Nga, 2009). Hình

thức canh tác nương rẫy luân canh rất phổ biến và đặc trưng của miền núi Quảng

21

Page 22: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ngãi. Nương rẫy luân canh là một khoảnh rừng được phát đốt vào đầu mùa hè trước

khi có những cơn mưa giông người ta canh chừng thời tiết khi đốt rẫy xong gặp mưa

để than tro quyện vào đất tạo độ màu mỡ cho hạt giống nảy mầm. Những đám rẫy

được canh tác trồng trọt trong một vài năm, sau đó bỏ hoá theo các chu kỳ khác nhau

để mọc thành rừng tái sinh. Trong hình thức luân canh, nương rẫy được xem như một

dạng rừng tự nhiên được chuyển thành rẫy để có thể canh tác (Geertz, 1963).

Nương nghiệp rẫy canh tác theo hình thức luân canh luân khoảnh theo chu kỳ

khép kín là phổ biến nhất, loại hình canh tác này ban đầu trồng trọt một vụ, sau có thể

sử dụng tiếp đến hai, ba vụ, rồi bỏ hoá nếu chu kỳ ngắn là từ 3 đến 5 năm, chu kỳ dài

là từ 10-12 năm mới canh tác lại. Trong luân canh có khoảng thời gian đất nghỉ gọi là

hưu canh, đó là thời gian bỏ hóa không trồng trọt để đất rẫy phục hồi lại độ màu và

thảm thực vật trên đó. Kỹ thuật luân canh và hưu canh tồn tại trên nền tảng của một

hệ sinh thái tự túc, tức là trong quá trình trồng trọt, con người không lấy đi và cũng

không bổ sung (chất mùn, phân bón, thuốc thực vật...) cái gì vào trong đất, mà để cho

chúng tự túc, tự sản, tự tiêu, tự tái sinh. Do vậy, một mảnh nương rẫy trồng lúa và hoa

màu sau một hay hai vụ, muốn để chúng tự sản, tự tiêu, tự tái sinh thì phải để mảnh

đất đó hưu canh trong một thời gian nhất định (Ngô Đức Thịnh, 2009).

Tuy nhiên trước sức ép của sự bùng nổ dân số, đất đai bạc màu môi trường tàn

phá, thì nhu cầu đảm bảo nguồn lương thực để sống khiến cho gia đình và cộng đồng

phải cần có nhiều mảnh đất rẫy để thực hiện chế độ luân canh hoặc rút ngắn thời gian

luân canh để có đất trồng trọt. Thông thường do địa hình vùng núi hiểm trở đi lại khó

khăn, bán kính hoạt động giữa vùng rẫy sản xuất và làng cư trú thường cách xa nhau

cho nên các gia đình trong làng thường làm trại ở rẫy để chăm sóc lúa, còn sau khi thu

hoạch thì trở về làng. Tuy nhiên đây không phải là hình thức cư trú mà là do nhu cầu

công việc làm rẫy. Hầu như ở miền núi Quảng Ngãi hiện nay đại bộ phận rừng đều là

rừng tái sinh, trước đây đã được phát làm rẫy. Càng ngày những vạt rừng già xanh

thẫm càng thưa dần, đất đai trồng lúa rẫy bị vắt kiệt, xói mòn không đủ thời gian hồi

phục độ màu mỡ khiến cho cộng đồng làng đi tìm rẫy mới ở nơi xa hơn và như vậy

22

Page 23: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

khoảng cách nơi cư trú và nơi canh tác cứ nới rộng dần.

Nhìn chung kỹ thuật canh tác rẫy theo hình thức luân canh luân khoảnh theo

chu kỳ khép kín, tạo một khoảng thời gian để đất tái phục hồi độ màu mỡ là một tri

thức bản địa quý giá của các dân tộc thiểu số ở vùng núi, vừa đỡ tốn sức lao động,

năng xuất lúa rấy khá cao.

Tri thức bản địa trong kỹ thuật xen canh nối vụ có vai trò quan trọng đảm bảo

ổn định lương thực. Kỹ thuật xen canh đó là trong một đám rẫy lúa người ta trồng đan

xen vào đó là bắp, đậu, bầu, bí, rau, cây có củ, đặc biệt là trồng loại cây pho trái bằng

trái bắp có hạt cơm trắng, đem giã nấu như cơm, ăn rất ngon, có giá trị như lương

thực chống đói. Bìa đám rẫy người dân trồng chuối, mì. Và như vậy trước khi thu

hoạch lúa đã có nguồn lương thực gối vụ, chống việc thiếu đói giáp hạt, bản thân

những cây trồng phụ có tác dụng tái phục hồi đất. Kỹ thuật nối vụ được xem là tri

thức bản địa quan trọng của các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi, nó liên quan đến giống

lúa, nông lịch canh tác.

Nông lịch là tri thức bản địa về mối quan hệ giữa thời tiết khí hậu với các hoạt

động sản xuất trên rẫy. Nông lịch phổ biến của các dân tộc miền núi Quảng Ngãi là:

tháng 3, 4 phát rẫy. Tháng 5, 6 đốt rẫy và trỉa lúa. Tháng 7,8 chăm sóc lúa, trồng xen

canh các loại rau củ vào rẫy lúa. Tháng 9 thu hoạch lúa sớm. Tháng 10, 11, 12 thu

hoạch lúa muộn. Tháng 1, 2 nghỉ ngơi ăn tết. Trong giống lúa bản địa có hai loại: Lúa

sớm và lúa muộn; lúa sớm trồng và thu hoạch trong vòng 5 tháng, lúa muộn trồng và

thu hoạch trong vòng 6 tháng. Lúa sớm gồm có các giống: Vak’tot, va đi, va lac...; lúa

muộn có các giống: Mau nhế, Mau hem, Mau pi, Mau ka diêu, Mau ka xon, Mau

nhiên, Va vờ rát, Va mui, Va men, Va gio ... Trong cơ cấu lịch nông vụ với chu kỳ

canh tác cây lúa sớm và cây lúa muộn được bố trí hợp lý là sự tính toán hài hòa về

mặt thời gian nhằm bổ sung nguồn lương thực chống thiếu đói vào thời điểm giáp hạt

(Đoàn Ngọc Khôi, 2005).

Ngày nay, lúa nước trở thành một nguồn lương thực quan trọng nhưng lại

không có đủ đất phù hợp cho canh tác. Do đó canh tác lúa rẫy vẫn là nguồn sống

23

Page 24: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chính của dân tộc Kadong, Kor và một bộ phận người Hrê và hệ canh tác lúa rẫy vẫn

đóng vai trò nền tảng của văn hoá bản địa. Tuy nhiên ở mỗi dân tộc vị trí cây lúa rẫy

và lúa nước có khác nhau, ví dụ ở người Hrê diện tích cây lúa nước chiếm phần lớn vì

họ đã có truyền thống canh tác ruộng nước vùng thung lũng từ lâu đời; trong khi đó ở

người Kadong, người Kor vị trí cây lúa rẫy đóng vai trò quan trọng trong đời sống của

họ, thông thường xưa kia mỗi gia đình có diện tích rẫy từ 7 đến 8 gùi giống.

Canh tác lúa rẫy không thể chỉ được hiểu đơn thuần là một hệ thống kinh tế hay

kỹ thuật canh tác mà trong một nghĩa rộng hơn là một hệ thống văn hoá hoà nhập tất

cả các giá trị và tập tục tín ngưỡng cơ bản. Hệ thống văn hoá này với vai trò chủ đạo

của cây lúa, là một phần quan trọng của lối sống con người và là một khía cạnh quan

trọng của bản sắc cộng đồng các tộc người trong vùng.

Quy trình một vòng rẫy là tuần tự các công đoạn phát dọn rẫy, đốt rẫy, chọc lỗ

trỉa hạt, làm cỏ, giữ chim thú, thu hoạch và bảo quản. Nông lịch trồng lúa rẫy khởi vụ

vào tháng 3 -4 khi có tiếng sấm đầu mùa. Đó là thời điểm kết thúc những tháng ăn

chơi, mọi người chuẩn bị bắt tay vào lao động “đánh thức” hồn lúa ngủ quên trong

kho lúa, gọi hồn các nông cụ trở dậy. Người nông dân vùng núi có thể bắt đầu vụ rẫy

mới ở vùng đất luân canh theo chu kỳ tái hồi vòng rẫy hoặc tìm vùng đất làm rẫy mới.

Trong việc chọn rẫy mới hay tái canh tác rẫy cũ phải dựa trên kỹ năng tìm đất tốt với

kinh nghiệm nhìn nơi nào có cây chuối nước, cây khoai môn và nhiều ụ giun đất,

thường màu đất xám là nơi đất nhiều mùn, đất có độ ẩm, gần nước thích hợp để phát

rẫy mới hay rẫy cũ đã phục hồi dinh dưỡng sau chu kỳ bỏ hoá.

Đồng bào không phát rẫy ở gần ngọn nước, đây là đều nghiêm cấm để bảo vệ

nguồn nước của làng, chặt hạ cây phải tuân theo luật tục của cộng đồng, không được

vi phạm vào rừng cấm, rừng thiêng. Nếu vi phạm rừng cấm họ sẽ bị thần trừng phạt

như cây ngả đè gãy chân, làng bị lũ lụt, mất mùa, dịch hại, bệnh tật và nhiều tai hoạ

ập đến. Trong việc phát rẫy của đồng bào miền núi bao giờ trên đỉnh đồi núi cũng

chừa lại một khoảnh rừng lớn nó được thiêng hóa là nơi thần về ngự nhưng thực chất

vai trò các khoảnh rừng này có tác dụng chống xói mòn do nước chảy từ trên cao

24

Page 25: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

xuống đối với rẫy được canh tác ở khu vực thấp phía dưới trong trường hợp mưa lũ.

Như vậy thực chất đây là những tri thức bản địa trong canh tác rẫy dung hòa với tự

nhiên đã được thiêng hóa để lưu truyền về sau.

Tháng năm, tháng sáu là tháng nắng trong năm, là thời điểm đốt rẫy, lúc đốt

rẫy, người ta chọn ngày gió nhẹ để khi đốt lửa không cuốn cháy lan ra bên ngoài,

đồng thời tro không bị bay đi, đốt xong có mưa là tốt bởi lớp tro đốt sẽ thấm vào đất

cung cấp một phần dinh dưỡng cho đất. Đốt rẫy mang tính đồng loạt, những người có

rẫy cạnh kề nhau trong khu vực cùng thống nhất thời gian đốt. Tri thức bản địa trong

đốt rẫy là trước khi đốt phải dọn ranh rộng khoảng 4m; bắt đầu đốt từ trên xuống khi

lửa cháy lan rộng khoảng 8m thì đốt từ dưới lên; đốt rẫy phải đốt cuối đuôi gió; những

người đi đốt rẫy bắt buộc phải mang theo ống nước để giữ phòng hộ lửa cháy lan.

Việc đốt rẫy thường tiến hành sau khi tổ chức lễ hội ăn trâu xong.

Chọc trỉa bằng gậy chọc lỗ vốn được cất ở chòi rẫy, đàn ông chọc lỗ, hai tay hai

cây vừa đi vừa chọc, phụ nữ trỉa hạt lúa. Các gậy chọc lỗ dùng xong được dựng lại rẫy

để bảo vệ hồn lúa.

Người ta dọn rẫy xong thì trồng bí, dưa trước, sau đó mới trỉa lúa. Khi trỉa lúa

xong người ta phải để lại dự trữ một số lúa giống để tại chòi rẫy, mục đích số lúa

giống này dùng để dặm khi lúa mọc không đều.

Trước khi trỉa lúa trên rẫy, người ta làm lễ cúng tiễn đưa hồn lúa lên rẫy. Chiếc

gùi đựng lúa giống được để dưới chân gốc cây nêu và trên ngọn có cắm bông lau,

tượng trưng cho hoa lúa. Trong lễ cúng gia đình mời tổ tiên, thần linh về tham dự và

tiễn đưa hồn lúa lên rẫy, hồn lúa ở tại rẫy suốt mùa để chăm sóc bảo dưỡng cây lúa.

Trong giữa rẫy người ta chừa lại một khoảnh đất nhỏ để trồng lúa thiêng (Pađâm), ở

đó đồng bào trồng nhiều loại cây để làm mát lúa thiêng như mía, nghệ, sả. Một người

trong gia đình được trỉa lúa thiêng vào một lỗ mà người chủ gia đình đã chọc sẵn. Khi

hạt giống lúa thiêng nảy mầm ra lá thì bắt đầu việc trồng tỉa trên rẫy. Lúa thiêng trồng

ở khoảnh đất trong rẫy sẽ được bà chủ nhà tự tay chăm sóc và thu hoạch sau khi đã

tuốt toàn bộ lúa trên rẫy. Lúa thiêng mang về, để dùng vào lễ cơm mới, số còn lại

25

Page 26: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

được giữ trong kho lúa ở một vị trí đặt biệt. Người Kadong tin rằng hồn lúa thường ở

trong một giống lúa xưa nhất, có thể là một trong các giống: mau nhố, mau hem, mau

pi, mau ka diêu, mau ka xon, mau nhiên, ...

Rẫy được chăm sóc làm cỏ và chống thú rừng, chim chóc bằng cách rào rẫy,

săn bắn, dùng bẫy, chông, nỏ, bù nhìn, đàn nước, ... Việc thu hoạch lúa chỉ suốt bằng

tay chứ không dùng phương tiện nào khác, do sợ hồn lúa “đau” năng suất mùa sau sẽ

kém. Tri thức bảo tồn tính ưu trội của giống lúa bằng cách khi thu hoạch loại bỏ

những cây lúa lạ nhằm bảo vệ giống lúa không bị lai tạp.

Lúa rẫy là giống lúa có tính trạng hiếm về tính chịu hạn, tính kháng sâu bệnh,

phẩm chất hạt tốt, năng suất ổn định thích hợp trên nhiều chân đất. Giống lúa chọn ở

rẫy được tuốt riêng từ các cây lúa mạnh khỏe bông trĩu hạt, phơi khô dùng sàng

(Knây) sảy lấy hạt chắc đem phơi khô. Sau khi lúa giống phơi khô người ta đem sàng

sảy một lần nữa. Bảo quản lúa giống là lấy lá bọc lót bỏ vào bao đay để ở nhà kho;

một cách bảo quản khác là lúa giống đặt trên giàn bếp hoặc để nguyên bông treo nhà

bếp đối với giống hiếm ít.

Trong tín ngưỡng nông nghiệp lúa rẫy, hồn lúa giữ vị trí độc tôn, các lễ hiến tế

xoay quanh hồn lúa nhằm mong cho việc sản xuất được trôi chảy, hồn lúa ban cho

kho thóc đầy. Hồn lúa ngủ trong những tháng ăn chơi sau vụ thu hoạch và thức dậy

khi có tiếng sấm đầu tiên. Sau lễ thức chọn rẫy mới, phát dọn đốt chuẩn bị đất để trỉa

hạt, từng gia đình tổ chức nghi lễ rước hồn lúa lên rẫy gieo hạt. Khảo sát ở người

Kadong phụ nữ là người mang gùi lúa giống trong đó có hồn lúa lên rẫy, người chồng

vác ná đi bảo vệ. Lúa giống được trỉa vào khoảng đất thiêng đã chọn trước, sau đó

ông chủ nhà rào kỹ. Khoảnh đất lúa thiêng là nơi hồn lúa trú ngụ trong suốt một màu

rẫy. Hồn lúa tác động đến mọi cây lúa trồng trên rẫy và được nuôi dưỡng bằng các lễ

vật của gia đình trong suốt quá trình canh tác. Người Kadong chỉ đưa hồn lúa đi vào

ngày lẻ đó là ngày tốt, ngược lại ngày lẻ là những ngày xấu chỉ có ma đi.

Lễ thu hoạch được bắt đầu bằng việc cúng máng nước bằng heo do chủ làng và

Pơdâu cúng xin phép thần linh cho dân làng được thu hoạch và ăn lúa mới. Các gia

26

Page 27: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đình sửa soạn lại kho để chứa lúa, trong kho sửa soạn một vị trí chu đáo để đặt lúa

thiêng nơi nghỉ ngơi của hồn lúa. Sau đó mỗi gia đình lên rẫy cúng rước hồn lúa về

nhà. Bà chủ nhà tuốt lúa thiêng bỏ vào gùi mang về. Lễ đưa hồn lúa ở rẫy về kho lúa

được tổ chức chu đáo, người ta căng dây, bắc cầu bằng sợi chỉ trắng để cho hồn lúa đi.

Ở những ngã ba phải cắm hoa làm dấu chỉ đường cho hồn lúa. Khi đến kho, cũng phải

bắc cầu cho hồn lúa lên. Người ta tin rằng hồn lúa sẽ ưu đãi những chủ nhà biết làm

đúng các thủ tục đưa hồn lúa từ kho lúa lên rẫy vào những ngày đầu chọc trỉa và đón

hồn lúa từ rẫy về kho lúa vào những ngày thu hoạch. Khi đưa hồn lúa về nhà kiêng

không cho lúa dính nước, không đụng chạm đến nước trừ khi đun nấu. Gạo lúa thiêng

được bà chủ nhà nấu ở trong một nồi riêng và cúng thần linh. Đặc biệt nồi cơm cúng

cứ để vậy cho hết mùa tuốt lúa mới được rửa nồi.

Hiện nay kinh tế trồng lúa rẫy vẫn giữ vị trí quan trọng đối với đồng bào

Kadong và Kor, nhưng giảm dần và không còn giữ vị trí quan trọng ở đồng bào Hrê.

Thực tế ở đồng bào Hrê có nghề trồng lúa nước từ lâu đời nên không phụ thuộc vào

cây lúa rẫy ngược lại ở người Kadong và Kor diện tích trồng lúa nước quá hẹp nên

cây lúa rẫy giữ vị trí chủ đạo cung cấp nguồn lương thực. Việc canh tác cây lúa rẫy

theo phương pháp luân canh luân khoảnh hưu canh, xen canh nối vụ là những tri thức

bản địa từ lâu đời của đồng bào miền núi, phải nhìn nhận nó không hề phá hoại môi

trường sống của cộng đồng mà ngược lại đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng

đồng thích nghi với môi trường. Tuy nhiên đến nay phương pháp luân canh luân

khoảnh không còn kéo dài thời gian như trước đây do tình trạng thiếu đất canh tác từ

nguyên nhân bùng nổ dân số, trồng các loại cây như keo, mì có giá trị kinh tế cao hơn.

Đặc biệt cây mì được trồng thâm canh trên đất rẫy khiến cho đất nhanh bạc màu hơn.

Quá trình rút ngắn thời gian quay vòng canh tác lúa rẫy làm cho đất canh tác không

kịp hồi phục nhanh bạc màu khiến năng suất lúa rẫy không cao là thực tế không chối

cãi.

Đến nay chính quyền miền núi tìm cách mở rộng diện tích canh tác cây lúa

nước ổn định hơn bằng phương pháp san ủi cải tạo đất bằng phẳng. Tuy nhiên rất khó

27

Page 28: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

khăn bởi địa hình vùng núi Quảng Ngãi có độ dốc cao, do mất tán rừng nên các dòng

suối dần cạn không đủ khả năng cung cấp nguồn nước cho vùng ruộng canh tác.

II. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước

1. Tri thức trồng lúa nước ở đồng bằng:

Cây lúa ruộng là cây trồng quan trọng nhất cung cấp nguồn lương thực chính

của người Việt. Cây lúa, hạt gạo mang lại sự no đủ rất thân thuộc gần gũi từ bao đời

của người dân Việt Nam và đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Các triều

đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng nghề nông trồng lúa nước xem đó là cái gốc

của sự an dân giữ vững ổn định cho quốc gia. Hàng năm các triều vua đều làm lễ Tịch

điền. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê

Đại Hành lần đầu tiên cày ruộng tịch điền ở nui Đoi hay con goi là Đội Sơn ở huyện

Duy Tiên (Nam Hà), được một hũ nho vàng nho. Năm sau cày ở nui Bàn Hải được

một hũ nho bạc nên vua đặt là ruộng Kim Ngân” (tr.224). Sách Việt Sử Lược chép

“Vào thời Lý, Vua Lý Thái Tông đã nhiều lần tự mình xuống cày. Mùa Hạ tháng Tư

ngày 1 tháng 5 năm Nhâm Thân (1032), vua cày tịch điền ở Tín Hương - Đỗ Động

Giang, có nhà nông dâng Vua một cây lua Chiêm có 9 bông thóc, Vua xuống chiếu

đổi goi ruộng ấy là ruộng Ưng Thiên (tr.255). Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần

(1038), Vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai hữu ty don co đắp đàn

vua thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có

người can răng: - Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: - Trẫm

không tự cày thì lấy gì làm xôi cung, lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong vua đẩy

cày ba lần rồi thôi”(tr.259). Triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng, Vua định ngày lễ

Tịch điền tháng 2... và phải xây tại ruộng Tịch điền các dinh thự là Quan Canh (nhìn

cày), Cụ phục (mặc áo), đàn Tiên Nông, kho lúa dự trữ để cúng thờ (thần Thương)...

Giống lúa cấy trên ruộng tịch điền  được chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế

lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc. Nhìn chung, hệ canh tác cây lúa nước đã tạo

nên nền văn hóa lúa nước đặc trưng của Việt Nam và rộng hơn là của cả khu vực

28

Page 29: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Đông Nam Á. Miền Trung được xem là một trong những nơi có nghề trồng lúa nước

lâu đời ở Việt Nam. Theo Lê Danh Phương trong tập Loại ngữ, phần Phẩm vật thì

miền Trung dưới thời Champa có 5 giống lúa Chiêm đó là: Chiêm Di, Chiêm Dự cơm

mềm dẻo; Loại Chiêm Hoàng cơm cứng, loại Chiêm Bảo, Chiêm Hâm cấy ở ruộng

thấp nhiều nước. Dưới đời nhà Tống có sai sứ sang nước Chiêm Thành lấy 3 vạn hộc

lúa phân ra cấp cho các nơi nên mới có giống lúa Cái Hạ Bạch, lúa này sinh ra 4 loại

gọi chung là lúa Tiên, đặc điểm của loại lúa này là chín sớm.

Quảng Ngãi là vùng đất có truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nước từ thời

người Chăm và kế tục đến người Việt. Người nông dân Quảng Ngãi với đức tính kiên

trì chịu khó từ bao đời đã tích lũy được tri thức bản địa quý giá trong hệ canh tác lúa

nước. Đồng bằng Quảng Ngãi hình thành từ các dạng trầm tích, phù sa sông, từ các

dòng chảy cổ bị bồi lấp con người khai phá canh tác thuần thục mà thành. Các khái

niệm Bàu – Ruộng Lầy – Ruộng Rộc – Ruộng thục thể hiện sự chuyển hóa dần theo

thời gian địa hình thổ nhưỡng được khẩn hoang lâu dài khó nhọc của người nông dân

Quảng Ngãi. Khái niệm Bàu đó là dòng chảy cổ có nguồn gốc từ sông, bị bồi lấp dần.

Nếu bàu ngưng tụ dòng chảy thì quá trình sau đó sẽ bị bồi lấp bởi các dạng trầm tích,

sình lầy với các loại cây ngập nước mọc trên đó. Từ vùng ngập bồi này người nông

dân khai phá thành ruộng lầy. Khái niệm ruộng lầy đó là vùng bồi lấp khai phá thành

ruộng, luôn ngập nước lầy lội lún sâu. Trên vùng chân ruộng này xưa kia người nông

dân chỉ canh tác được một loại lúa đó là lúa Tàu khả năng chịu úng ngập rất cao.

Ruộng rộc là loại ruộng được hình thành từ quá trình canh tác lâu dài trên vùng ruộng

lầy mà thành, ruộng rộc ngập úng vào mùa mưa, luôn có nước, độ ngập lún ít hơn

ruộng lầy. Ruộng thục là ruộng đã canh tác thuần thục được phân thành nhiều thứ

hạng như hạng nhất, nhị, tam... tùy theo sự màu mỡ của đất. Tuy nhiên không phải

ruộng thục nào cũng bắt đầu từ ruộng rộc mà chỉ có một số ruộng thục bắt nguồn từ

ruộng rộc mà thôi. Trong quá trình chuyển hóa này đến nay các vùng ruộng còn lại dư

29

Page 30: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

âm từ Bàu, có rất nhiều tên gọi xứ đồng gắn với Bàu như bàu Sấu, bàu Sen, bàu Lác,

bàu Đưng, bàu Súng, bàu Đen, bàu Cá Cái, bàu Khổng, bàu Ấu...

Tri thức phân loại đất canh tác ruộng lúa nước ở Quảng Ngãi như sau: Ruộng

khô (gieo), ruộng có nước, ruộng ngập ung gồm ruộng rộc, ruộng lầy. Trên mỗi loại

ruộng có phương thức canh tác khác nhau; đối với loại ruộng khô thì bừa rồi gieo sạ

vào mùa mưa; ruộng nước thì cày, bừa, cấy hoặc sạ; ruộng rộc, ruộng lầy thì bừa, cấy,

không sạ. Ruộng khô (ruộng gò) ở vùng đất cao chỉ có dùng nước trời vào mùa mưa,

khi đó người nông dân cày bừa lại cho đất tơi, sau đó gieo lúa trực tiếp. Ruộng rộc

cấy mạ trên đất bùn, cây lúa mới đứng vũng và phát triển được nhưng ngược lại nếu

gieo sạ hạt lúa sẽ không nảy mầm do úng ngập; trong khi đó ruộng gò phải gieo hạt

khi có mưa, thể hiện qua ca dao xưa: “Ra đi mẹ có dặn do/ Ruộng rộc thì cấy, ruộng

go thì gieo”. Đến nay các cánh đồng trồng lúa gieo có giảm nhờ làm thuỷ lợi được

cấy lúa hai vụ, tuy nhiên vẫn còn dư âm tên gọi của các xứ đồng gieo trong dân gian.

Trong canh tác nông nghiệp tri thức về lịch thời vụ có vai trò quan trọng xuyên suốt

đảm bảo giống cây trồng thích ứng phù hợp với thời tiết đảm bảo năng suất thu hoạch.

Theo Đồng Khánh Địa Dư Chí thì ruộng nước ở Quảng Ngãi một năm cấy một vụ,

cũng có loại ruộng một năm cấy hai hoặc ba vụ. Lịch thời vụ như sau: Tháng giêng

loại ruộng thấp thì trồng dâu, đay, dưa, dậu. Tháng hai gieo mạ lúa bát ngoạt ở ruộng

cạn. Tháng ba gặt lúa sớm. Mùa hè tháng tư ruộng bùn cạn gieo lúa thu. Tháng 6

ruộng cạn, ruộng rẫy gieo lúa muộn. Tháng 7 đất gò trồng lạc, gặt lúa bát ngoạt.

Tháng 9 ruộng cạn gieo lúa hè. Mùa đông tháng 10 cấy lúa ba tháng (lúa ba trăng).

Tháng 11 ruộng bùn sâu bắt đầu cấy lúa nếp. Tháng 12 trồng khoai lang và gặt lúa

muộn vụ xuân, đốn dâu, chặt mía già.

Chọn giống lúa là yếu tố quan trọng trong canh tác nó liên quan đến kỹ thuật

trồng trọt, năng suất, thời gian thu hoạch. Vì vậy để nâng cao tỷ lệ nẩy mầm, sự đồng

đều của cây lúa về sau, người ta luôn chọn giống tốt, trước kia là các giống lúa chùm,

lúa ba trăng, lúa tàu, nếp trì trì đến nay sử dụng các giống mới du nhập vào. Xưa kia

30

Page 31: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chọn lúa giống người ta đến ruộng của mình chọn những bông to, nhiều dé, lắm hạt,

không bị sâu bệnh, hạt chín đều rồi cắt riêng, đập lấy hạt ở phần đầu bông, phơi khô

quét sạch và bảo quản nơi kín, chống mốc mọt. Kỹ thuật xử lý hạt lúa giống là hạt

giống được vo rửa sạch, gạn bỏ các hạt lép, tẩy dần các mầm bệnh tồn tại trên vỏ hạt

thóc, dùng nước ấm để rửa lại hạt giống nhằm kích thích mầm nhanh. Hạt giống ngâm

trong thời gian 1 ngày 1 đêm. Trong thời gian ngâm, người ta còn trộn đảo thay nước

cho hạt giống. Sau đó vo rửa lại để tẩy sạch nước chua, chất bẩn, rồi tiếp đến là ủ hạt

giống. Vào mùa lạnh bỏ giống vào bọc lá chuối hoặc bao đay để ủ mầm. Hoặc lót rạ ở

dưới, đặt nong lên trên, đổ giống vào nong, tủ rơm rạ và đậy nong lên trên cùng. Thời

gian ủ thường là 2 ngày 2 đêm. Giống ủ phải đạt ba điều kiện: nước, nhiệt độ và

không khí. Người nông dân xem chừng và tưới thêm nước vào giống, sờ tay cảm thấy

nóng quá thì bới tản giống để bớt độ nóng hầm hơi. Nếu hạt bị khô thì tưới thêm nước

ấm, đảo đều đống hạt ủ để tạo thông thoáng, hạn chế nhiệt độ lên quá cao trong đống

hạt. Khi hạt nứt nanh đem gieo mạ để cấy (trước đây) hoặc sạ (hiện nay).

Trồng lúa xưa bằng cách cấy từ mạ. Mạ đó là cây con gieo hạt nẩy mầm lớn

cao chừng 20cm thì nhổ đem cấy trên ruộng, mạ không được để già vì cây lúa cấy sẽ

không tốt. Đất gieo mạ là đất quen, đất thục trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. Đất

mạ làm luống, gieo xong để hạt giống bám sâu vào mặt đất người ta dùng chổi bằng

tàu cau, tàu dừa đập nhẹ lên toàn bộ giống đã gieo. Sau đó dùng lưới chắn, cắm cây

đuổi chim để bảo vệ giống phát triển mầm. Khoảng 20 ngày sau người nông dân nhổ

mạ để cấy. Hiện nay người nông dân dùng phương pháp gieo sạ chứ không gieo mạ

cấy lúa như trước kia nữa.

Đất ruộng mùa nắng dùng cuốc, cày ải, phơi ải đến khoảng 15 ngày sau cho

nước vào. Vào mùa mưa người nông dân cày ruộng dầm ngâm nước khoảng 15 ngày

cho chết cỏ dại và đất xốp. Dùng dao phảng chặt lia bờ, tiến hành vệ sinh trên và xung

quanh ruộng, diệt cỏ dại, thu gom rơm rạ... để diệt nguồn sâu bệnh. Cày sâu 15-20cm

khi đất còn ẩm, ngay sau khi gặt xong. Tri thức khoa học trong canh tác nông nghiệp

31

Page 32: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đã chứng minh cày ải hoặc cày dầm đều có tác dụng tạo thông thoáng cho đất, phá vỡ

các mạch mao dẫn của đất để hạn chế sự bốc hơi nước, giúp các chất hữu cơ trong đất

phân giải dễ dàng hơn, làm cho đạm khó tiêu trong đất thành dễ tiêu đối với cây lúa,

diệt được loài sâu bệnh trong đất.

Sau đó dùng công cụ bừa để bừa ngang bừa dọc tạo mặt bằng cho toàn bộ diện

tích đất ruộng thuận lợi cho việc tưới nước sau này. Khi còn những chỗ nhấp nhô,

người ta thường dùng công cụ trang để làm bằng. Nếu kỹ thuật cày là phương pháp

cắt rãnh giữa ruộng và cày từ trong ra ngoài thì phương pháp bừa theo chiều từ ngoài

bờ vào trong giữa ruộng. Làm đất xong chưa kịp cấy, sạ người nông dân giữ nước

trong ruộng để tránh không cho đất chai cứng.

Bón lót cho đất bằng phân chuồng là việc làm rất quan trọng sau khi dọn đất

bừa xong. Trước kia hầu như cây lúa phát triển chủ yếu nhờ lượng phân chuồng theo

kinh nghiệm truyền thống và lượng nước thường xuyên … Ruộng phải dùng phân

chuồng gồm phân bò, phân heo được ủ hoai bón chân ruộng trước khi cấy lúa. Người

nông dân không bao giờ bón phân tươi cho đồng ruộng mà phân chuồng được bón

cho đất lúa là phân đã ủ hoai. Việc bón lót phân chuồng sớm trước khi cấy giúp phân

hòa tan vào đất hỗ trợ cho cây lúa khi vừa bén rễ. Phân chuồng có tác dụng duy trì độ

màu mỡ cho đất trong các mùa vụ sau. Ngày nay với các loại giống mới người nông

dân áp dụng tri thức khoa học trong việc bón phân đạm kali thường vào chiều mát cho

cây lúa, bón phân buổi sáng thì chờ khô sương trên lá để tránh làm cháy lá lúa, không

bón phân khi trời gần mưa hoặc nắng gắt vì ít hiệu quả dể bị rửa trôi và bốc hơi..

Cấy là phương thức canh tác truyền thống bao gồm việc nhổ mạ bó thành lọn,

cắt ngọn lá, dầm gốc vào nước rồi đem rải đều khắp ruộng rồi sau đó dùng tay tỉa tỉa

từng tép mạ con cắm xuống bùn theo cách thức đi lui; kỹ thuật cấy tỉa từ bó mạ 2-3

tép con cắm vào bùn cây cách cây khoảng 10cm. Cấy là công việc của phụ nữ.

32

Page 33: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Sạ là cách người nông dân mang mủng lúa giống đi dọc theo các rãnh đất trên

ruộng đã được chia hàng dọc, dùng tay vãi đều hạt giống, sao cho đều nhau tránh chỗ

dày, chỗ thưa mà sau này phải dặm thêm hoặc nhổ bớt.

Nghề trồng lúa nước ở Quảng Ngãi xưa kia một năm làm hai vụ lúa chính: Vụ

Đông-Xuân: từ 10-12 đến 10-1 dương lịch, tùy theo giống, để lúa trổ sau tiết lập xuân,

thời tiết ấm dần lên. Vụ Hè-Thu: tháng 5 dương lịch, chậm nhất đến 10-6, để lúa trổ

không gặp gió mùa Tây Nam.

Tri thức bản địa của người nông dân Quảng Ngãi xưa nay phân chia sự phát

triển của cây lúa từ khi cấy đến khi thu hoạch gồm 3 thời kỳ: đẻ nhánh, làm đòng và

trổ bông, tương ứng với mỗi thời kỳ có cách chăm sóc khác nhau. Tri thức bản địa của

người nông dân dựa vào nông lịch thời vụ từng giống lúa mà có thể tính toán chính

xác những diễn biến của lúa mà chăm sóc, thu hoạch.

Cây lúa có các thời kỳ sinh trưởng bao gồm đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông.

Trong mỗi thời kỳ này có những quá trình như: ở thời kỳ thứ nhất thì hạt nảy mầm,

thân lúa mọc lên và đẻ nhánh; ở thời kỳ thứ hai thì đốt hình thành và làm đòng, thời

kỳ thứ ba là lúa trổ bông, chín sữa rồi đến chín hoàn toàn. Mỗi thời kỳ tương ứng với

cách chăm sóc khác nhau.

Chăm sóc cây lúa thời kỳ thứ nhất chú ý đến việc giữ nước không để khô, làm

cỏ sục bùn để gốc lúa thông thoáng, bón phân thúc lúa. Thời gian này từ 10-20 ngày

sau khi cấy sạ, đây là giai đoạn cần giữ nước ngập trên mặt ruộng là để cây lúa hấp

thụ phân bón dễ dàng, đẻ nhánh tốt và giữ không cho hạt cỏ dại mọc. Khi gieo sạ

được 30 ngày, cây lúa đã đẻ nhánh tối đa. Thời gian từ 30-40 ngày sau sạ, người nông

dân tháo nước trong ruộng ra cho thật cạn trong vòng 10 ngày sẽ giúp cho các chất

độc trong đất theo nước thoát thủy di chuyển ra khỏi vùng rễ lúa hoặc bị khử oxy hóa

bay hơi làm giảm ngộ độc cho cây lúa. Đất thoáng khi kích thích hệ thống rễ mới phát

triển và chúng sẽ hấp thụ tốt chất dinh dưỡng lúc bón phân đón đòng và hạn chế lúa

33

Page 34: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đỗ ngã. Không có nước mặt trong ruộng vào giai đọan này, giúp cho các lá ủ bên dưới

khô lại, tạo môi trường gốc lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh. Trong thời kỳ này người

nông dân làm cỏ lúa sục bùn bằng tay hoặc bằng công cụ gọi là nạo, cỏ được dúi

xuống bùn hay ném lên bờ, làm cho rễ các loại cỏ mất điều kiện bám vào đất, bám

vào gốc lúa, từ đó, cây lúa phát triển thuận lợi hơn. Việc làm cỏ thủ công đến nay vẫn

giữ vai trò quan trọng. Chính việc vừa làm cỏ vừa sục sạo quanh gốc lúa ở điều kiện

ruộng lúa có nước không chỉ làm đất thông thoáng, trao đổi khí cho môi trường của

lúa….Làm cỏ sục bùn triệt tiêu quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng giữa

lúa và cỏ dại, đồng thời trong thời kỳ này phải giữ cân bằng lượng nước cần thiết cho

cây lúa.

Chăm sóc cây lúa thời kỳ thứ hai là thời kỳ quan trọng nhất lúc này cây lúa làm

đòng, trổ bông, ngậm sữa hình thành hạt. Lúc này cây lúa cần rất nhiều nước do đó

người nông dân giữ nước thường xuyên trên mặt ruộng. Ngoài ra ở các thời điểm

khác trong chu kỳ phát triển của cây lúa, người nông dân tưới nước luân phiên giữa

ngập và khô giúp cây lúa bông dài mẩy hạt năng suất cao. Chăm sóc lúa thời kỳ thứ

ba là thời kỳ lúa trổ bông, chín sữa rồi đến chín hoàn toàn. Đây là giai đoạn thăm

đồng thường xuyên để giữ mực nước cho lúa, quan sát phòng chống sâu bệnh và

chuột phá hại. Khi bông lúa đã trĩu hạt chín đều người nông dân rút nước cạn ruộng

để lúa chín và đến khi thu hoạch mặt ruộng khô dễ làm.

Tri thức về các thời kỳ phát triển của cây lúa với những khác nhau trong các

giai đoạn về thân, lá như: thân bẹ (thời kỳ lúa con gái), thân đốt (khi lúa bắt đầu vươn

đốt), lá đòng (bông lúa nằm đòng), lúa trổ ( bông lúa ra khỏi đòng), lúa phơi màu …

để từ đó người nông dân kịp thời chăm sóc, bón phân cho lúa hợp lí. Trong tri thức

trồng lúa, thời tiết giữ yếu tố quan trọng, chẳng hạn khi thời tiết nắng ráo, có gió,

không quá khô thì lúa sẽ trổ bông đều, nhanh và phơi màu rực rỡ. Thời kỳ bông lúa

phơi màu là lúc quyết định chất lượng hạt lúa, trong thời điểm này người làm ruộng

rất lo sợ về thời tiết không thuận lợi ví dụ như mưa hoặc sương muối. Thời điểm phơi

34

Page 35: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

màu tức hoa lúa bắt đầu nở và nở rộ nhất vào 9-10 giờ sáng, cùng với độ ẩm không

khí 90%, nhiệt độ không khí tăng cao 280C -300C thì thuận lợi cho thụ phấn và phát

triển của hạt, hạt lúa to, mẩy, tỷ lệ hạt chắc cao. Nếu các điều kiện thời tiết không

thuận lợi hoặc ngược lại như trên thì tỷ lệ thụ tinh ở lúa rất thấp và cho hạt lép nhiều,

năng suất thấp.

Làm nông việc quan trọng nhất là nước, nguồn nước phải đảm bảo để cho cây

lúa sinh trưởng và phát triển. Từ xa xưa, bằng cách làm thủ công, người nông dân

Quảng Ngãi ở khắp nơi đều biết huy động sức người để xây hồ, đắp đập ngăn và chứa

nước. Từ những con đập này, theo hướng đi về các khu vực ruộng cụ thể, người ta đã

làm những con mương lớn, mương nhánh để đưa nước về các đồng. Thông thường,

mỗi một cánh đồng, người ta thường mở một con mương lớn hoặc đào một vũng đất

lớn để chứa nước. Để đưa nước vào ruộng, người làm lâu có nhiều cách khác nhau:

ruộng thấp hơn mương nước thì mở trổ đưa nước từ mương vào, ruộng bằng hoặc cao

hơn mương nước thì tổ chức cản nước để nước cơi lên cao hơn mặt ruộng để dẫn

nước vào, ruộng quá cao so với mương thì dùng gàu cho người tát nước hoặc dùng xe

đạp nước đưa vào ruộng. Hoặc sử dụng nguồn nước từ các guồng quay nước dẫn theo

mương và đưa vào ruộng. Người nông dân Quảng Ngãi có tri thức giữ mực nước án

chừng theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Ở thời kỳ thứ nhất của cây lúa, do

cần đẻ nhánh sớm, người ta thường giữ mực nước vừa phải, chừng 3 phân là được.

Đến thời kỳ thứ hai, do cần thúc đẩy việc phân hoa, làm cho cây lúa có chiều cao đều

nhau, nên mực nước cần dùng phải nhiều hơn thời kỳ thứ nhất, chừng 5, 6 phân là

được. Đến thời kỳ thứ ba, khi cây lúa bắt đầu trổ bông, người ta thường cho rút nước

ra khoảng 1 ngày đêm để cây lúa tự tăng sức vận động trổ. Sau đó, lại đưa nước vào

để tiếp sức cho cây lúa trổ và giữ nước cho đến khi lúa trổ đều. Đồng thời sau khi sạ

nước giữ xoang mặt ruộng khoảng 1 ngày đêm phải tháo nước ra, sau đó hai ngày lại

đưa nước vào và giữ nước ở mức không ngập khuất cây lúa non. Lúa càng lên thì mực

nước cũng lên theo, nhưng không được quá 3, 4 phân. Đến khi thu hoạch phải cho rút

35

Page 36: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nước trước 5 đến 7 ngày nhằm để đất khô dễ gặt. Như vậy tri thức trồng lúa nước khởi

đầu là từ nước, quyết định là từ nước, người nông dân giữ nước quanh chân lúa tạo

nên một tiểu khí hậu điều hòa chế độ nhiệt khi trời nắng gắt thì nước làm ruộng lúa

mát mẻ, khi trời giá rét thì nước làm ấm áp ruộng lúa. Nước có khả năng điều khiển

sự sinh trưởng của lúa và ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa, việc chủ động mức

nước hợp lý cho cây lúa là tri thức bản địa từ lâu đời truyền lại cho nhiều thế hệ, nó

quyết định sự thành công của nghề nông. Đặc thù khí hậu Quảng Ngãi mưa ít, nắng

nóng nhiều, nên người nông dân cần phải liên tục giữ nước cho cây lúa.

Bên cạnh đó tri thức trồng lúa sử dụng giống tốt thì có khả năng tự đề kháng,

chăm sóc bón phân đầy đủ, đúng thời điểm phát triển của cây lúa để cây khỏe chống

được các bệnh hại lúa khó xâm nhập vào cây lúa. Đối với sâu và bệnh hại, người làm

ruộng nơi đây đã dùng những cách thức truyền thống nhưng lại rất khoa học. Đó là,

chọn lọc giống khỏe và bón phân, tưới tiêu hợp lí để kháng sâu bệnh. Thứ đến, việc

tiến hành làm đất, vệ sinh đất kỹ trước khi gieo trồng cũng góp phần diệt trừ các mầm

bệnh còn lại quanh bụi bờ, trên rơm rạ mùa trước. Đặc biệt, biện pháp luân canh cây

trồng giữa các vụ, các năm là giảm sâu bệnh.

Trồng lúa nước ở đồng bằng có các nông cụ truyền thống bao gồm công cụ làm

đất như cày, bừa, cuốc, trang, cào, nạo, liềm, phảng bờ; công cụ đưa nước vào ruộng

như gàu dai, gàu sòng, xe đạp nước; công cụ dùng thu hoạch như bồ đập, máy suốt

lúa. Cày là công cụ bằng gỗ để trở đất bao gồm đòn, tay vịn, đầu đòn có ách mắc vào

trâu bò để kéo, lưỡi cày đầu mũi bịt sắt, trạnh cày liên kết với đòn tay vịn thông qua

tiếp gỗ. Tiếp là bộ phận điều chỉnh độ sâu cạn của đất khi cày. Bừa là công cụ bằng

gỗ, có đòn kéo, trên đòn kéo có nhiều răng liên kết nhau, đòn kéo nối với ách để trâu

bò kéo răng bừa ăn sâu vào đất làm cho đất tơi nhỏ vụn. Có hai loại bừa: Bừa trên đất

ruộng có nước là loại bừa lớn bằng gỗ nặng đòn bừa có nhiều răng; bừa trên đất ruộng

khô có kích thước đòn kéo nhỏ nhẹ hơn. Trang là công cụ dùng để là phẳng mặt ruộng

khi bừa. Cào là công cụ có răng dùng để cào rạ (răng gỗ), cào cỏ (răng sắt). Nạo là

công cụ có lưỡi sắt cuốn vào dùng để nạo cào cỏ sục bùn. Phảng bờ là loại dao phảng

36

Page 37: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

dùng để chặt bờ dọn ruộng làm cỏ. Liềm là công cụ để cắt lúa.

Trong tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước vị thần được thờ đó là thần

Nông. Đây là vị thần bảo hộ nông nghiệp được hình dung đầu đội mũ cánh chuồn và

có các động tác như trong quá trình làm mùa. Thần nông ngồi lom khom vào đầu

xuân, rồi cúi đầu xuống, và cúi rạp vào vụ gặt mùa. Thần nông được phối thờ trong

đình làng hoặc có đền thờ riêng. Trong lễ Tịch điền có một vị bô lão có uy tín trong

làng, đóng vai Thần nông với mũ áo chỉnh tề, dẫn một số nông dân xuống đồng cày

cấy mấy hàng lúa đầu tiên để lấy lệ. Vai trò Thần nông không chỉ trong tâm thức dân

gian, mà các triều đại phong kiến trước đây cũng rất coi trọng việc cúng Thần nông.

Khi Gia Long lên ngôi năm 1802, đến năm 1806 đã cho xây đàn Nam Giao ở phía

Nam Huế để tế trời ba năm một lần và đàn Xã Tắc gần hoàng thành để cúng Thần

nông mỗi năm hai lần vào tháng hai và tháng tám. Gần đó có khu tịch điền dùng cho

các vị vua chúa làm lễ xuống đồng. Về việc cày tịch điền, sử chép: “Khi cày tịch điền,

vua mặc áo bào, cầm cây sơn son thếp vàng, do quan bộ lễ dâng lên, và quan Phủ

Doãn Thừa Thiên dâng roi mây. Khi vua cày, cử đại nhạc, nhã nhạc và đoàn nhạc

sinh mua cờ vàng. Sau khi vua đã cày đi, cày lại ba đường, thì trao lại cày và roi cho

các quan Thái thường và Phủ thừa, xong lên nhà quan canh xem cày. Hoàng tử,

hoàng thân cày năm đường đi và lại, rồi đến văn võ đại thần cày chín đường. Lễ tất,

vua hồi cung và ban yến cho hoàng tử, hoàng thân và đại thần”. Lễ tế Thần nông là

một lễ hội có tính truyền thống của dân tộc ta, phản ánh tính trọng nông của cư dân

Việt. Cho đến nay việc cúng Thần nông, làm lễ Tịch điền hàng năm cũng nhằm

hướng đến một ước vọng về một xã hội ấm no trên nền tảng nền nông nghiệp lúa

nước được xem trọng.

1.2 Tri thức bản địa trồng lúa nước ở vùng núi: Tri thức bản địa canh tác

cây lúa nước vốn có truyền thống lâu đời ở người Hrê nhưng rất mới mẻ đối với

người Kor và Kadong bởi hai tộc người này vốn có truyền thống canh tác cây lúa rẫy.

37

Page 38: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Do vậy nghiên cứu tri thức trồng lúa nước ở miền núi, đề tài chú trọng vào người Hrê,

cách thức trồng lúa nước ở người Kor, Kadong tiếp thu kỹ thuật từ người Hrê.

Người Hrê là tộc người trồng lúa nước lâu đời, cây lúa nước đem lại sự định cư

lâu dài của làng mạc Hrê, cũng như đem lại đời sống ổn định cho họ. Dân tộc Hrê

sinh sống ở lưu vực các sông lớn miền Tây Quảng Ngãi như sông Rhe, sông Rhin,

sông Rvăh, sông Krế, sông Xà Lò, sông Tô … ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn

Hà, tây Nghĩa Hành, tây Bình Sơn.

Trong cách phân loại đất trồng trọt, người Hrê chia thành đất ruộng nước,

ruộng khô, rẫy vườn, trong đó đất ruộng nước chiếm diện tích lớn quan trọng. Tác

động của nông nghiệp ruộng nước đối với đời sống nhiều mặt, thể hiện khá rõ nét, từ

hình thái cư trú, phân bổ dân cư đến phân hoá xã hội, tổ chức lao động, văn hoá vật

chất … Cảnh quan ruộng nước Hrê đó là vùng ruộng thung lũng hẹp dưới chân núi

trải dọc theo sông, tuy vậy cũng có những khu đồng tương đối rộng trải dọc bờ sông

Liêng, sông Rvăh, sông Re, sông Rin, sông Tang, sông Riềng, sông Đăkxàlò …

Ruộng nước ở người Hrê vùng ven sông một năm làm 2 vụ, ở ruộng gò, ruộng

lầy một năm làm một vụ. Nông lịch của người Hrê thực hiện căn cứ vào thiên nhiên,

vụ đông xuân dựa vào cây đót khi đót nở hoa thì người Hrê gieo mạ. Vụ hè thu dựa

vào cây hoa Pơ nơng ra hoa thì gieo mạ.

Giống lúa ruộng truyền thống ở người Hrê gồm có mau ngoăk, mau tê, mau

mua, mau đui; giống lúa nếp có giống mau koi, mau ngu. Đây là loại giống đã được

sử dụng lâu đời có tính kháng sâu bệnh cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Trong

việc cất giữ lúa giống, trước kia, người Hrê quan niệm không được đi qua đi lại chỗ

cất giống, vì như thế giống không mọc. Ngày nay, quan niệm này chỉ còn một vài nơi.

Trước khi tiếp xúc với các loại giống mới về sau này, người Hrê từng chú tâm cấy

một góc nào đó trong đám ruộng những cây lúa giống loại tốt. Đến khi lúa chín, họ

đến xem xét, tách bỏ những cây lúa (theo kinh nghiệm của họ) không phải lúa giống,

38

Page 39: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

rồi cắt toàn bộ số lúa giống tốt đem về. Lúa đem về nhà được phơi khô, rồi cất trong

giỏ, trong gùi để trong nhà hoặc để ở chòi lúa thật cẩn thận. Có nơi, họ cất giống

trong nồi đồng. Đến mùa vụ, giống lúa được lấy ra, đem rửa sạch ở suối nước, gạn bỏ

hạt lép nổi. Sau đó đem về ngâm nước ấm-nóng để diệt nấm, rồi tiếp đó là ngâm với

nước lạnh để giống nở ra rễ.

Trong thời gian làm đất phải tính toán khéo léo để gieo mạ sao cho kịp cấy và

vừa cấy. Phổ biến lối gieo mạ dưới ruộng, hơn nữa họ đã biết vun bùn thành luống

theo phương pháp mới. Bên cạnh đó, người Hrê chưa quên hình thức gieo mạ trên

khô. Có thể rải thóc giống xuống mặt đất đã làm nhỏ kéo bừa nhẹ đi một lượt. Nhưng

đáng chú ý hơn là kiểu khác mà tiếng Hrê gọi là chơi hồi và chơi kiu, có nghĩa “trỉa

thưa” và “trỉa mau”. Với hai hình thức đặc biệt này từng cặp một người đàn ông cầm

gậy chọc lỗ đi các hốc mạ cách nhau chừng một gang tay, đàn bà gieo hạt, mỗi hốc

gieo 3-4 hạt, lấp đất bằng đoạn cây ngắn cầm tay, mạ được 2-3 lá thì làm cỏ, đợi khi

hai lá đầu tiên ngả úa vàng mới nhổ cây. Nghi lễ trước khi gieo mạ thực hiện tại mảnh

ruộng “thiêng” của từng gia đình (ruộng dính - ruộng ma) họ cầu khấn và thực hiện

các hành động mang tính chất tôn giáo cầu mùa. Ở đây, người chủ nhà hoặc vợ ông ta

phải dùng gậy chọc lỗ trỉa làm phép một ít lúa như các cư dân sống nhờ, nương rẫy

vẫn thường tiến hành, và chính người Hrê cũng mở đầu việc trồng lúa rẫy với nghi

thức như thế.

Người Hrê phân loại đất ruộng thành ba loại ruộng nước (ruong tơnok), ruộng

gò (ruong go), ruộng lầy (ruong roc), tương ứng với các loại ruộng kèm theo kỹ thuật

canh tác khác nhau. Đối với ruộng tơnok (ruộng nước vùng thung lũng) người Hrê

làm ruộng đắp bờ, dùng trâu cày, rồi bừa 3 lần. Khi nhìn thấy mặt ruộng tương đối

bằng phẳng, nước liếp mặt ruộng thì tiến hành cấy. Đối với ruộng gò bậc thang từng

khoảnh ruộng nhỏ, không thể cày bừa được thì người Hrê phải cuốc thật kỹ, rồi dùng

cây bừa nhỏ tự kéo để làm đất rồi cấy lúa. Cách làm này thường dùng cho ruộng bậc

thang. Người Hrê cũng từng biết nhổ lúa nơi dày đem dặm chỗ thưa. Việc cấy lúa là

39

Page 40: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

do người phụ nữ làm. Khi đã bừa 3 lần cho toàn bộ mặt ruộng, các phụ nữ Hrê nhổ

mạ đem đến ruộng cấy.

Trong việc chăm sóc cây lúa, đến nay người Hrê vẫn chưa có thói quen dùng

phân vô cơ lẫn hữu cơ. Cũng có một số hộ biết dùng phân hữu cơ vốn có của gia đình

mình. Tuy nhiên, họ đã từng biết vùi rạ xuống bùn là cách làm cho đất tăng độ phì

nhiêu. Từ sau cấy lúa, việc dẫn nước vào ruộng, trông coi lượng nước vừa đủ (không

khô, không úng) để lúa phát triển luôn đuợc người Hrê quan tâm chăm sóc. Đối với

ruộng bậc thang, chủ yếu họ dẫn tháo nước theo nguyên tắc từ ruộng cao xuống ruộng

thấp (thông qua sự nhất trí lẫn nhau, nếu có nhiều người cùng làm). Nước được dẫn

đến ruộng có nhiều nơi còn dùng máng nuớc bằng tre, lồ ô. Còn đối với ruộng thấp ở

các thung lũng thì họ tháo nước bằng hệ thống các mương rãnh.

Đến khi thu hoạch, người Hrê có 2 cách làm: Nếu không suốt lúa thì gặt lúa

bằng liềm đem về một chỗ cao, rồi chà lúa hoặc đập lúa cho hạt ra khỏi bông. Sau khi

gạn bỏ lá rác, họ cho lúa vào gùi, không phơi, đem cất lên chòi lúa. Còn nếu suốt

được thì con gái, phụ nữ cắt lúa, con trai, đàn ông gom lúa lại một nơi nào đó trên bờ

ruộng. Sau đó kéo máy suốt đến để suốt lúa. Lúa hạt được sảy qua, bỏ vào gùi rồi

cõng về nhà chứa trong kho lúa.

Thu hoạch lúa ruộng cũng như với rẫy, người Hrê cúng cơm mới rồi bắt đầu

thu hoạch, riêng vụ mùa mới có nghi lễ đó, do gia đình tiến hành với ước muốn lúa

tốt, đuợc mùa, no đủ. Lúa gặt bó thành từng lọn trung bình vò ngay tại ruộng hoặc

chuyển tới để trong căn nhà nhỏ dựng tại cánh đồng (nêm ruông – nhà ruộng, hay

nêm dat – nhà đất). Phụ nữ không gánh mà thường đội trên đầu hoặc cõng gùi sau

lưng. Trái lại đàn ông dùng đòn gánh tre dài khoảng 3 mét, hai đầu đẽo nhọn, xóc lúa

gánh thành thạo. Người Hrê vò lúa bằng chân và sảy bằng nia hoặc mẹt một cách vất

vả, chậm chạp. Gần đây, loại công cụ suốt lúa đạp chân và quạt hòm quay tay mà

40

Page 41: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đồng bào Kinh ở địa phương sử dụng đã xuất hiện rộng rãi trong các làng, các tổ, đội

sản xuất vùng Hrê.

Công cụ sản xuất ở ruộng nước của người Hrê gồm có loại cày có bắp dài gần 3

mét, dẹp dẽo, có bộ phận điều chỉnh độ nông sâu, tất cả tự chế bằng gỗ, trừ lưỡi kim

loại phải mua. Chiếc cày trông dáng rất đẹp. Chiếc bừa bàn một hàng răng, thường 9

hay 7 cái, làm bằng tre già, gọng bừa dài trung bình 2 mét được gắn trực tiếp vào bàn

bừa. Đồng bào Hrê dùng cày, bừa làm đất trên ruộng khô người kinh gọi là đất thổ và

trên ruộng nước ven sông được gọi là nà (nà từ Việt Mường cổ có nghĩa là ruộng).

Đồng thời, cuốc bàn (kuôk) cũng rất cần thiết để cuốc gốc ruộng, san đặt, vạc bờ hay

đắp bờ … và cái bàn trang (klang) có tác dụng san phẳng mặt ruộng trước khi cấy lúa

hoặc gieo mạ. Liềm, vằng là loại công cụ có chức năng gặt, cắt lúa, họ gặt cắt mỗi lần

từng khóm lúa, cắt năm lần mới đủ một (tay lúa).

Người Kadong có những vùng ruộng nước bậc thang không rộng lắm vì địa

hình hẹp ven các sông suối, đó là các cánh đồng lúa nước ở Sơn Mùa, Sơn Tân được

xem là lớn nhất còn lại tập trung ở các thung lũng như: Xà Ruồng, Ka Năng, Mang

Trải, Mang Nít, Bãi Màu, Nước Plook, Pa Cau, Mang Ta của huyện Sơn Tây. Người

Kadong dùng cuốc sắt để cuốc đất ruộng, dùng trang để san bằng mặt ruộng trước khi

cấy và dùng trâu bò để cày đất ruộng. Sau khi cấy xong để cho cây lúa phát triển tự

nhiên. Công việc chủ yếu của họ trong suốt thời kỳ phát triển của cây lúa là tìm cách

đưa nước vào ruộng tương tự như người Hrê. Cũng như người Hrê, người Kadong đã

biết cách đập kè để ngăn nước, đưa nước vào ruộng. Khi thấy lúa chín vàng, họ tháo

khô nước và đợi ngày thu hoạch. Lúc thu hoạch, người Kadong dùng liềm cắt lúa và

biết sử dụng máy suốt lúa.

Người Kor có những vùng ruộng nước ở thung lũng Nà Niêu, Hà Riềng, các

vùng Trà Xuân, Trà Bình, Trà Sơn. Đây là các vùng ruộng màu mỡ nằm ven sông Trà

41

Page 42: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Bồng, sông Riềng, sông Nước Niêu, sông Tang, sông Trà Ích. Các đồng ruộng này

góp một phần quan trọng ổn định lương thực cho đồng bào Kor.

Người Kor sở hữu khá nhiều giống lúa như Va xamót, Va lớp, Va kabol, Va

nao, Va chiok nhet. Người Kor lấy lúa giống từ ruộng về nhà phơi trên các cây sào dài

khoảng vài buổi sáng, rồi mới đem cất giữ treo trên giàn bếp hoặc chứa vào các ống

tre, các ui, vò có bịt kín. Đến mùa vụ mới, giống lúa được đem ra suối rửa sạch, mang

về ủ lại trong các ui, vò hoặc trong các loại lá cây có mặt rộng. Thời gian ủ giống

khoảng 2 ngày 2 đêm và họ hay chú ý việc lúa nẩy mầm hay chưa. Cách ủ giống lúa

của người Kor không có gì đặc biệt, nhưng xưa nay, nó vẫn giúp họ có một nguồn mạ

tốt để phát triển cây lúa bình thường.

Trong thời gian ủ giống, người Kor đi làm đất để gieo mạ. Đất ruộng được

chọn gieo mạ thường có diện tích hẹp, có sự thuận tiện trong việc đưa nước vào.

Người chủ yếu dùng cuốc để cuốc đất, băm đất và khi nước đã ngấm vào đất, họ dùng

chân giẫm lên đất để nhão bùn. Do đất cuốc, lại cuốc nhiều ngày và nhân công lao

động ít, nên việc làm đất để gieo mạ, nhất là làm đất để cấy lúa của người Kor rất

chậm chạp. Sau khi dùng “trang” ban bằng mặt đất ruộng, thấy lượng nước còn vừa

đủ, người làm lúa đem giống lúa gieo đều trên diện tích đất đã làm. Khoảng trên dưới

một tháng sau, cây mạ có thể nhổ lên, đem ra ruộng cấy.

Tuỳ vào từng thửa ruộng cao, thấp hoặc tuỳ vào dinh dưỡng cho cây lúa, nhưng

phần lớn sau khoảng một tháng từ ngày cấy thì người Kor làm cỏ cho cây lúa. Đến

khi lúa làm đòng làm cỏ cho lúa lần thứ hai. Người Kor quan sát, học tập cách đắp

đập, đắp bờ để ngăn nước, đưa nước vào ruộng của người Hrê. Ở ruộng bậc thang,

hoặc là họ thoả thuận tháo dẫn cho nhau từ thửa cao xuống thửa thấp hoặc là bắc

máng dẫn nước vào ruộng của từng thửa. Sau lần làm cỏ thứ hai, người làm ruộng chủ

yếu là dẫn nước, đợi lúa trổ và khi ngả màu vàng thì họ tháo khô nước. Sau đó, họ

chọn thời điểm thu hoạch. Việc thu hoạch lúa của người Kor là dùng liềm để cắt. Để

42

Page 43: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

lấy hạt, họ dùng chân chà xát trên bông lúa, sau đó gạn rác, cho lúa vào gùi, rồi cõng

về nhà. Đến nay nguồn lương thực thu hoạch từ cây lúa nước giữ vai trò ổn định đời

sống của đồng bào miền núi nhưng diện tích lúa nước lại không có đủ để đáp ứng nhu

cầu trồng trọt của họ. Ngày nay, nhờ sự giúp đỡ của các chương trình định canh, định

cư, nhiều đập nước tương đối kiên cố như ở Trà Lãnh, Trà Ong, Trà Xinh, Trà Phong

… đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con người Kor làm lúa nước.

43

Page 44: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

III. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác các loại cây đặc trưng

1 Tri thức bản địa trong trồng trọt và khai thác cây dầu rái.

Vùng phân bố cây dầu rái ở Việt Nam tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Quảng

Ngãi, Quảng Nam và Bình Định. Cây dầu rái có rải rác ở một số tỉnh thuộc đồng bằng

Nam Bộ. Ngoài ra cây dầu rái phân bố ở các nước Đông Nam Á hải đảo nhiều nhất là

Indonesia là nước có rừng dầu rái lớn nhất và cũng là nước có nhiều những công trình

nghiên cứu về dầu rái. Dưới thời Pháp thuộc, công việc khai thác dầu rái đã rất phát

triển, đã có những đồn điền lớn khai thác dầu rái của thực dân Pháp như đồn điền De

Montpezat – Portier ở xã Phước Long, Bình Định.

Cây dầu rái (Dipterocarpus alatus), phân bố trong rừng nhiệt đới thường xanh là

sản phẩm của các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), một họ thực vật tiêu biểu của kiểu

rừng mưa nhiệt đới. Ở Việt Nam, đã thống kê được 6 chi, 45 loài thuộc họ Dầu, phân

bố chủ yếu ở Miền Nam Việt Nam, tạo thành các khu rừng gần thuần loại hoặc ưu thế

cây họ Dầu. Hầu hết các cây trong họ đều cho dầu thuộc 2 dạng: dạng lỏng thường

gọi là “dầu rái”, dạng đặc gọi là “chai cục”. Muốn lấy chai cục, hàng năm vào mùa

khô, người dân đi vào rừng để lấy sản phẩm từ các vết thương của cây. Chai cục có

khi còn bám trên cây hoặc rơi xuống mặt đất. Khối chai cục thường chỉ vài trăm gam

đến vài kg, nhưng cũng có những khối chai cục nặng 10-20kg.

Đầu thế kỷ XX, mỗi năm miền Nam nước ta khai thác khoảng 1.000 tấn dầu

rái. Dưới chính quyền miền Nam (cũ) đã có hàng triệu lít dầu rái và hàng ngàn tấn

nhựa khối dầu rái được khai thác hàng năm. Ví dụ: 2.242.530 lít dầu, 716 tấn nhựa

(năm 1960); 3.937.243 lít dầu, 787 tấn nhựa (năm 1961); 2.930.008 lít dầu, 2.503 tấn

nhựa (năm 1962) … Các nước ở Đông Nam Á cũng có tập quán khai thác dầu. Năm

1984, Thái Lan khai thác khoảng 1,700.000 lít dầu, nhưng đến năm 1989 chỉ khai thác

640.000 lít và năm 1990 xuống còn 293.000lít. Lào cũng là nước khai thác mạnh cây

dầu rái. Năng suất nhựa dầu của mỗi cây dầu rái theo số liệu của Lào, có thể cho 22-

44

Page 45: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

31 lít nhựa/năm. Còn ở Malaixia, theo dõi trên cây Dầu ke (Dipterocarpus kerrii), mỗi

cây cho 150- 280 ml/cây/tuần hoặc 6-11 lít/cây/năm (thời gian khai thác kéo dài

khoảng 9 tháng trong năm). Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V

cũng đã tổ chức được 29 hợp tác xã khai thác dầu rái với hàng ngàn xã viên tham gia.

Từ năm 1975 đến nay, công tác khai thác, nghiên cứu ứng dụng dầu rái ở nước ta rất

ít được quan tâm.

Dầu rái một nguồn nguyên liệu thiên nhiên có trữ lượng lớn ở nước ta. Đã từ

lâu nhân dân ở một số địa phương sử dụng dầu rái để trát ghe, làm nón và các đồ dùng

bằng tre, nứa .. Theo một số giả thuyết của các nhà nghiên cứu Champa cho rằng có

thể người Chăm xưa đã dùng dầu rái để kết dính các viên gạch lại với nhau trong việc

xây dựng các đền tháp ở miền Trung Việt Nam. Hiện nay có các đề tài khoa học đã

thực nghiệm chất kết dính các viên gạch lại với nhau trong việc xây dựng các đền

tháp ở miền Trung Việt Nam. Hiện nay có các đề tài khoa học đã thực nghiệm chất

kết dính này ở trong phòng thí nghiệm. Nhưng phải nói rằng nhựa cây dầu rái bao đời

đã gắn bó quyện chặt với con người miền Trung Việt Nam. Hiện nay các nhà khoa

học đang nghiên cứu ứng dụng tính năng chống thấm của nhựa cây dầu rái trong xây

dựng nhà.

Vùng phân bố cây dầu rái ở tỉnh Quảng Ngãi tập trung chính ở rừng Núi Lớn

(Đại Sơn). Núi Lớn trong bản đồ Đồng Khánh Địa Dư Chí gọi là Đại Sơn, còn gọi là

núi ba huyện vì nằm giữa ranh giới ba huyện Đức Phổ, Nghĩa Hành, Mộ Đức. Theo

Quảng Ngãi tỉnh chí diện tích Núi Lớn khoảng 3.599 mẫu, theo Nghị định năm 1924

đặt làm rừng cấm. Do Sở Kiểm Lâm Quảng Ngãi thiết lập từ năm 1922 kiểm soát.

Người Pháp đã đặt một Sở Kiểm Lâm phụ tại vùng Suối Chí của Núi Lớn.

Trong rừng Núi Lớn có nhiều loại cây gỗ quý như lim, kiền kiền, trắc, chò, sơn,

… nhưng đặc biệt trong rừng có loại cây dầu rái, nơi đây chiếm trữ lượng 40% số

45

Page 46: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

lượng cây dầu rái trong toàn tỉnh. Từ xưa đã cung cấp một lượng dầu rái đáng kể cho

hoạt động kinh tế của vùng đất Quảng Ngãi.

Những người dân bản địa sống xung quanh vùng Núi Lớn từ xưa đã có nghề

khai thác dầu rái. Chính nguồn dầu rái đã nuôi sống cho hàng trăm hộ dân thuộc thôn

Trường Khánh xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành và các thôn Vạn Lý, Hùng

Nghĩa, Tân Hội xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ.

Hiện nay theo thống kê của chúng tôi ở thôn Trường Khánh, xã Hành Tín

Đông, huyện Nghĩa Hành có 35 hộ khai thác dầu rái. Các thôn Vạn Lý, Hùng Nghĩa,

Tân Hội thuộc xã Phổ Phong số người khai thác dầu rái ít hơn chỉ có khoảng chừng

20 hộ. Lý do trước đây rừng cây dầu rái ở vùng Đức Phổ được quản lý lỏng lẻo bởi

HTX nông nghiệp giao khoán cho dân và người dân khai thác dầu nộp thuế. Do vậy vì

ham lợi trước mắt một số người dân đã rút ruột rừng, đốn hạ hàng loạt cây dầu rái

đem bán cho doanh thương chế biến gỗ, do vậy nguồn cây dầu rái ở đây đã giảm đáng

kể. Những khu rừng trồng cây dầu rái có từ hàng trăm năm không còn nữa.

Lịch sử khai thác cây dầu rái có từ lâu đời của những cư dân xung quanh núi

Lớn. Khai thác cây dầu rái lâu đời nhất là những cư dân ở Phổ Phong. Theo Quảng

Ngãi tỉnh chí đầu thập niên 1930 của thế kỷ 20, người dân các làng Vạn lý, Hùng

Nghĩa, Tân Hội thuộc xã Phổ Phong huyện Đức Phổ khai thác thứ dầu rái mỗi năm có

hơn 6.000 lít, mỗi lít bán 23 hào, một phần bán tại chỗ cho thương lái, thợ trát ghe

trong tỉnh, một phần chở vào Bình Định, Phan Thiết và các tỉnh trong. Vùng dầu rái

thuộc Phổ Phong đã có những tên người rất lâu đời gắn liền với từng cội dầu, ví như

dầu Minh, dầu Điền, dầu Tưởng, dầu Trừu, …

Ngược lại ở vùng Trường Khánh, xã Hành Tín Đông việc trồng vài khai thác

cây dầu rái có muộn hơn. Điều tra tại thôn Trường Khánh đến năm 1969 nhân dân ở

đây mới bắt đầu khai thác cây dầu rái ở núi Lớn. Ông Trần Trọng Tài ở đây cho biết

từ năm 1969 vùng Hành Tín là vùng giải phóng, ông Đoàn Nhật Nam, nguyên Chủ

46

Page 47: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

tịch tỉnh trong kháng chiến đã cho chia địa bộ giữa xã Phổ phong huyện Đức Phổ và

xã Hành Tín huyện Nghĩa Hành, tách riêng vùng dầu rái phía tây núi Lớn cho nhân

dân Trường Khánh khai thác cung cấp dầu rái cho đội thuyền Hắc Hải, dùng để trét

ghe thuyền chở vũ khí, lương thực trên sông Vệ, đây là đội ghe thuyền quan trọng

phục vụ chiến dịch Thu năm 1974 ở Đình Cương, Nghĩa Hành, để giữ bí mật, các ghe

thuyền của đội Hắc Hải ban ngày phải dìm xuống sông, ban đêm đưa lên và sử dụng

lượng lớn dầu rái để trát ghe chống thấm nước.

Từ thời điểm 1969 đến nay, người dân Trường Khánh tiếp tục trồng thêm số

lượng lớn cây dầu rái. Hiện nay mỗi hộ trồng dầu rái ở Trường Khánh có trung bình

mỗi cội từ 600 cây trở lên, như cội dầu của anh Trần Trọng Tài có trên 1000 cây.

Cây dầu rái là cây thân mộc to đến một vòng tay người lớn, tán lá vươn cao

sống tập trung theo từng khu vực rộng lớn đến vài cây số. Cây dầu rái có lá hình bầu

dục màu xanh lục hình dáng tương tự như lá gáo nhưng lá dầu rái dày hơn, mặt láng,

dưới có sọc và dòn hơn lá cây gáo.

Vùng trồng dầu rái của mỗi chủ rừng gọi là cội dầu. Cội dầu mỗi cội có từ 300

cây đến 600 cây, cũng có cội nhiều hơn khoảng 2000 cây. Trái dầu rái có ba chấu

ngạnh nên khi trái chín tự rơi xuống đất và mọc lên thành cây con. Người chủ rừng

bứng cây con trồng vào mùa mưa đất ẩm. Mỗi cây cách nhau trên 3m, kỹ thuật trồng

cây dầu rái cách xa nhau để cây dầu rái lớn nhanh, thân to, cho nhiều dầu.

Chăm sóc vườn rừng trồng cây dầu rái theo phương pháp phát quang các loại

cây bụi che phủ nhằm tránh nguy cơ cháy rừng cũng như tăng độ thông thoáng và hấp

thụ chất dinh dưỡng trong đất của cây dầu. Các cây lớn cùng mọc trong khu vực cây

dầu được để lại nhằm sử dụng tán lá cây lớn che nắng cho cây dầu chống thoát nước,

mặt khác các tàn lá cây lớn che phủ cho cây dầu tránh gió bão không bị gãy đổ.

Thường khi cây dầu bị gãy cành cho lượng dầu rất kém.

47

Page 48: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Cây dầu rái khoảng từ hai năm tuổi trở lên là có thể cho khai thác, cây càng lâu

năm thì lượng dầu càng nhiều. Mùa khai thác dầu rái từ tháng giêng đến tháng 8. Các

tháng từ tháng 9 đến tháng chạp là những tháng mưa người dân không lên núi “thui”

dầu vì lúc mưa nước nhỏ vào cối dầu khiến dầu có màu trắng lẫn nước khiến thương

lái không thu mua. Tháng 4 âm lịch không lên núi khai thác dầu rái vì thời điểm này

cây đang thay lá để ra hoa khi khai thác cây sẽ bị chết. Cây dầu rái là loại cây khá đặc

biệt nếu không khai thác cây cũng tự chết do vỏ tự nứt nẻ xì lớp nhựa dầu bên trong ra

và cây tự chết. Ngược lại nếu khai thác dầu liên tục theo định kỳ thì cây chóng lớn và

không bị chết khô. Tri thức bản địa trong khai thác là nhìn tán lá cây dầu đổ về phía

nào thì khai thác ở phía đó lượng dầu sẽ nhiều, nếu khai thác phía không có lá đổ thì

lượng dầu ít hơn.

Kỹ thuật khai thác dầu từ thân cây dầu rái bằng phương pháp tạo cối trong thân

cây và dùng lửa từ bó sằm để “thui”. Cối lấy dầu có hai loại: Cối trên cây và cối đất.

Cối trên cây tích tụ nhựa dầu trực tiếp từ thân cây chảy ra. Cối đất là cối tích tụ dầu

được khoét dưới đất.

Phương pháp tạo cối dầu trên cây bằng cách lấy rìu đẽo vào thân cây theo

chiều ngang vào sâu độ 10cm, sau đó dùng rựa khoét võm thành chén gọi là cối. Độ

sâu của cối khoảng 10cm, thành các máng dài 0,5-0,8m, rộng từ 1/3 đến 1/6 chu vi

thân cây, trên lớp gỗ dác (có khi vào đến 1/3 đường kính thân) để nhựa dầu chảy ra.

Tính từ gốc lên vị trí miệng cối khai thác có độ cao là 50cm. Phía đáy máng khoét

lõm xuống để hứng nhựa dầu. Trên các cây to, đường kính lớn có thể mở 2-3 máng.

Bình quân một cây Dầu rái trưởng thành (đường kính trên 40cm) cho 5-7kg nhựa dầu

trong một mùa khô. Sau khi ngừng khai thác, các mô ở quanh vết đẽo có thể phát triển

tạo thành vết sẹo, các mạch nhựa đóng kín và cây vẫn sống bình thường. Mùa khô

năm sau, người khai thác có thể tiếp tục đẽo máng cũ hoặc mở máng mới.

48

Page 49: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Phương pháp tạo cối đất: vị trí của cối đất nằm trên một trục thẳng đứng với

cối trên cây để sao cho khi nhựa dầu tràn ra từ cối trên cây có thể rơi xuống cối đất và

tích tụ ở đó. Nhựa dầu thu ở cối đất không tốt bằng ở cối trên cây. Tuy nhiên cối đất

được tạo ra là để tận thu số nhựa dầu rơi vãi từ thân cây xuống. Thường đến 30 ngày,

người chủ rừng cây dầu rái dùng công cụ bay dọn vệ sinh cho cối dầu bằng cách cạo

sạch mủ dầu cũ đọng lại cối nhằm để cho cối tự tiết ra mủ mới. Một năm từ tháng

giêng đến tháng 8 vụ lấy dầu kết thúc, qua năm sau vụ lấy dầu mới người chủ rừng

cây dầu rái tạo cối mới trên thân cây dầu.

Phương pháp dùng lửa để thui đốt: Để kích thích nhựa chảy ra nhiều, đôi khi

người dân dùng lửa đốt vào vết đẽo, nhưng việc dùng lửa làm giảm chất lượng của

nhựa (nhiều tro màu đen) và giảm tuổi thọ của cây. Người chủ rừng khai thác dầu

phải biết kỹ thuật làm bó sằm để khi thui đốt không có lửa cháy lớn khiến cho cây dầu

dễ bị chết đồng thời gây nguy hiểm cháy rừng. Vậy kỹ thuật đốt ở đây là bó sằm khi

đốt lên chỉ có lửa than và người đốt phải rất chậm rãi không vội vàng khiến cho thân

cây tiếp thu độ nóng lý tưởng tiết ra nhiều nhựa dầu. Bó đuốc dùng để thui dầu gọi là

bó sằm đó là từng lọn nhỏ củi cây dẻ chẻ nhỏ từng bó nhỏ dài khoảng 2m. Đầu của bó

đuốc được gắn một cái niềng bằng đồng hoặc bằng sắt, để giữ bó đuốc khi đốt hơ dầu,

không phải bung ra. Hoặc dùng cây bông vang làm thành một bó đuốc, theo kinh

nghiệm củi của cây bông vang khi đốt lên, hơ vào thân cây dầu rái có độ nóng lý

tưởng làm dầu chảy nhiều. Yêu cầu kỹ thuật thui là khi hơ lửa vào vạt miệng cối phải

thật chậm rãi. Thân cây dầu rái sau khi thui đốt sẽ từ từ tiết ra chất nhựa vào cối đã

làm sẵn trong thân cây. Khi thui xong đến ba ngày sau thì lên cạo nhựa dầu, người lấy

dầu dùng công cụ gọi là bay để vuốt cho dầu chảy đều xuống máng vào thùng xách.

Sau đó phải nghỉ 15 ngày không khai thác dầu để cây dầu tự hồi phục lại.

Công cụ khai thác dầu rái gồm có: Rìu để đẽo thân cây làm cối. Rựa dùng phát

quang cây bụi chăm sóc cây dầu. Cây bay dùng để cạo lấy mủ dầu trong cối. Bay là

loại công cụ có cán dài nửa mét phía đầu có gắn lưỡi sắt thân hình bầu dục, mũi nhọn.

49

Page 50: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Thùng thiếc nhỏ đựng dầu có hình trụ tròn cao 40cm, phía trên có quay xách vòng

qua, hai đầu quay gắn vào thân thùng. Thùng nhỏ trực tiếp hứng nhựa dầu cạo bằng

bay chảy từ cối xuống rồi đem đổ vào thùng lớn. Thùng thiếc lớn dùng để đựng dầu từ

thùng nhỏ đổ vào. Thùng thiếc lớn có quay mang tựa như chiếc gùi, đế thùng thiếc có

4 chân. Thùng thiếc lớn chứa được 20 lít dầu. Khi dầu chuyển từ thùng thiếc nhỏ qua

thùng thiếc lớn đã đầy thì người ta vận chuyển thùng lớn về nhà bán cho những bạn

hàng đem đến cơ sở chế biến tinh dầu ở nơi khác.

Tri thức khai thác dầu rái là phải chú ý sao cho cây dầu khỏi chết và dầu ra

nhiều, do vậy thời gian khai thác cách quãng, sau đợt khai thác đầu tiên người ta nghỉ

nửa tháng rồi khai thác trở lại. Tri thức về thời gian khai thác dầu theo mùa khởi đầu

từ tháng giêng đến tháng 8 (trừ tháng 4 âm lịch ta không khai thác dầu vì thời điểm

này cây dầu rái thay lá). Đến năm sau người ta đẽo lại cối mới.

Dầu rái phân chia thành hai loại: Dầu mặt trên cối có màu trong, loại này được

coi là thượng hạng, thường dùng để đánh bóng cho nón lá. Dầu bị rơi vãi ra ngoài

máng là loại thứ phẩm khô cứng lại gọi là chai, đóng ván trên miệng thùng gọi là chai

chò hay chai bóng, loại này có màu đen dùng để trát ghe thuyền. Nhìn chung người

khai thác dầu và thương lái thu mua phân chia dầu rái thành hai loại chính: dầu tía

(nước lỏng), dầu trắng (nước lỏng để đặc lại).

Cách quản lý phân chia khu vực vườn rừng dầu rái của mỗi hộ gia đình theo tri

thức chia ranh giới truyền thống, các mốc giới phân chia như khe suối, đường mòn,

cây lớn làm mốc. Hầu như người dân thuộc lòng từng cây dầu của mình và không có

lẫn lộn của nhau.

Tín ngưỡng: Người đi lấy nhựa dầu rái có niềm tin khi vào rừng lấy dầu mà

thấy chim mỏ kiến gõ cộc lốc, cây ngã ngang đường, rắn bò ngang … họ đều cho đó

là điềm xấu, phải dời lại ngày đi. Hằng năm, vào những ngày đầu xuân, những người

làm nghề khai thác dầu rái tổ chức lễ cúng khai trương rừng để cầu mong một năm

50

Page 51: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

làm nghề được êm ấm, thuận lợi. Trong lễ cúng mở rừng, người ta cúng Bà Chúa

Ngọc tức Thiên Y A Na/ Po InưAGa/ Nữ thần Mẹ Xứ sở cầu mong phù hộ đem lại

may mắn bình an thuận lợi trong công việc.

Công dụng: Dầu rái có nhiều cách dùng khác nhau, dân gian dùng mỡ dầu rái

thượng hạng đóng váng trên mặt dùng để đánh bóng cho nón lá. Loại dầu bị rơi vãi ra

ngoài máng là loại thứ phẩm khô cứng lại gọi là chai. Một loại chai khác đóng trên

miệng thùng gọi là chai chò, hay chai bóng dùng rắc vào than để hơ cho trẻ mới sinh

và hơ cho sản phụ để da thịt được rắn chắc. Trong y học cổ truyền dầu rái và chai cục

còn dùng làm thuốc sát trùng, thuốc xổ, lợi tiểu, thuốc hạn chế tác dụng kích thích,

giảm căng thẳng thần kinh và cơ bắp hoặc làm dầu xoa giảm đau, một số nơi còn sử

dụng làm thuốc chữa bệnh gia súc. Dầu rái được dùng vào những việc như trét, xảm

ghe bầu, ghe nan, các loại ghe thúng, trét phên tre che nhà, quét lên mặt che đạp mía,

trét lên nong nia dùng phơi lúa, trét lên cả ngói lợp nhà để chống thấm. Hầu như xưa

kia dầu rái hiện diện ở rất nhiều nơi, rất gần gũi với người Việt. Hiện nay công nghệ

sử dụng dầu rái làm lớp phủ lên giấy dầu, xử lý các đồ gỗ để ngoài trời, dán vợt bóng

bàn, chế tạo mực in, chế biến dầu bóng, sơn và vecni. Dầu rái chưng cất bốc hơi ta thu

được tinh dầu trong nhựa đạt 30-70%, tùy theo từng loài. Tác dụng của tinh dầu là có

tác dụng diệt nấm, vi khuẩn và mối mọt.

Hiện nay cần nhân rộng mô hình trồng cây dầu rái trên đồi núi trọc, vừa che tán

giữ đất không bị xói mòn, vừa có thể khai thác nguồn dầu phục vụ nhu cầu dân sinh.

Mô hình trồng và khai thác cây dầu rái là phương thức ứng xử thích hợp của cộng

đồng với thiên nhiên, phát triển bền vững.

2 Tri thức bản địa trong trồng trọt, chăm sóc, khai thác cây tỏi, hành

Lý Sơn là đảo gần bờ, trên đảo có loại cây trồng đặc hữu duy nhất đem lại sung

túc cho đời sống người dân trên đảo đó là cây tỏi và cây hành. Đây là loại cây trồng

51

Page 52: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chuyên canh gắn bó với người dân đảo. Cây hành tỏi có hệ canh tác rất đặc biệt kèm

theo đó là hệ thống tri thức bản địa của người Lý Sơn sẽ được trình bày dưới đây.

Tri thức bản địa trồng trọt cây tỏi: Tri thức lịch thời vụ trồng tỏi từ khi trồng

đến khi thu hoạch mất 6 tháng, tức thwoif điểm đặt củ xuống giống trồng từ tháng 9

âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau thu hoạch. Khoảng thời gian 6 tháng

còn lại trong năm người dân Lý Sơn trồng hai vụ cây hành.

1. Tri thức chon đất và làm đất trồng trot: Tri thức về đất để trồng tỏi rất phong

phú với các tiêu chuẩn khắt khe.

Chọn đất trồng tỏi: Đất trồng tỏi luôn bằng phẳng, không được trũng thấp ứ

đọng nước, người trồng tỏi phải tạo được mặt bằng, hạn chế tối đa mặt nghiêng để

chối xói lở đất vào mùa mưa. Khu vực đất trồng tỏi, hành xung quanh không được có

bờ cây cao vì lá cây rụng vào tỏi làm hư hại, bóng cây che nắng làm rợp khiến cây tỏi

không hấp thu đầy đủ ánh mặt trời cũng như nước mưa từ tán lá rơi xuống làm hư hại.

Ngoài ra khu vực trồng tỏi phải kín gió, nếu vùng nào trống gió, người ta che bờ chắn

giữ. Mục đích che chắn khiến cho cây tỏi khỏi bị gió tạt làm thân gãy hư hại (tri thức

này áp dụng cho cả việc trồng cây hành).

Đất nguyên liệu trồng tỏi: Tri thức làm đất trồng tỏi phải có biện pháp cải tạo

đất cũ bằng loại đất mới. Đất cũ của niên vụ tỏi trước đó người ta giữ nguyên sau đó

đổ chồng lên lớp đất mới. Nguồn nguyên liệu để cải tạo đất mới để trồng tỏi có ba

loại:

- Đất bazan nguồn gốc núi lửa.

- Cát trắng nguồn gốc từ biển.

- Nguồn phân xanh.

52

Page 53: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Đất đỏ bazan hầu như đều có ở năm hòn núi trên đảo đó là Thới Lới, Giếng

Tiền, Vòng Sỏi, Hòn Tai, Hòn Vung nhưng người nông dân chỉ chọ lấy đất ở núi Thái

Lới và ở núi Giếng Tiền. Đất bazan nguyên liệu dân gian trên đảo gọi là đất thịt vì đất

giữ cho gốc tỏi bám chặt và nuôi thân cây, củ tỏi phát triển. Đất thịt bazan canh tác

phải là loại đất tơi xốp, không pha sét để rễ cây tỏi dễ phát triển cho năng suất cao và

hương vị thơm ngon. Đất nguyên liệu bazan khai thác theo cách đào hầm hố, vận

chuyển theo bao chở trên xe mang về. Việc khai thác đất nguyên liệu trồng tỏi được

thực hiện bởi đội xe chuyên cung cấp đất bazan. Các chủ đất trả bằng tiền vào lúc thu

hoạch bán sản phẩm. Đây là hình thức phân công lao động hợp lý.

Nguyên liệu cát trắng được lấy ở bờ biển, ven đảo, hay phải đào sâu xuống mặt

đất khoảng 2m-3m để lấy cát trắng làm nguyên liệu trồng tỏi. Tri thức trồng tỏi đòi

hỏi cát nguyên liệu phải là loại cát trắng hạt nhỏ, mịn, thật sạch không lẫn tạp chất, do

vậy đòi hỏi trong khâu làm sạch phải dùng lưới sàn chải sạn, đá và tạp chất. Cát trắng

có tác dụng phản chiếu ánh sáng nắng mặt trời, làm cho đất thông thoáng tơi xốp làm

cho cây tỏi mau phát triển.

Nguồn nguyên liệu phân xanh từ loại thảo mộc, rong biển được dùng trong

trồng tỏi. Thích hợp nhất có ba loại: Cây mè xanh hay lá cây chăm biên (cây keo) chặt

về đem ủ. Rong biển được thu hái đem về ủ càng lâu càng tốt. Đồng thời còn sử dụng

tro bếp để rải, tro bếp có tác dụng làm cho cây tỏi không bị bệnh trắng đọt.

Kỹ thuật làm đất: Quy trình làm đất trồng tỏi của người nông dân Lý Sơn tương

đối công phu thể hiện được giá trị tri thức bản địa bao đời được tích lũy kế thừa hoàn

thiện. Quy trình kỹ thuật làm đất gồm 4 giai đoạn quan trọng sau:

+ Trước tiên người nông dân sử dụng công cụ trang bằng gỗ có một phần cán

dài gắn với lưỡi nằm ngang để nạo sạch bề mặt đất cũ, làm bằng phẳng rồi dùng chổi

chà quét sạch. Tiếp theo dùng đầm gỗ đầm qua bề mặt đất canh tác cho phẳng lỳ.

53

Page 54: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

+ Sau đó họ rải trên mặt đất thân cây mè tươi và rong biển một lớp dày độ 3

phân. Tiếp tục dùng đất đỏ bazan trải trên bề mặt lớp phân xanh, lớp đất đỏ bazan này

dày từ 2cm-2,5cm.

+ Tiếp tục trải một lớp tro bếp mỏng lên bề mặt lớp đất bazan.

+ Cuối cùng là trải lớp cát trắng lên dày từ 3cm-4cm. Sau đó dùng công cụ

trang gỗ là bề mặt cho bằng phẳng là xong.

2. Tri thức chon giống: Giống tỏi được chọn từ khi tỏi chưa thu hoạch. Người

nông dân chọn những bụi tỏi không sâu rầy. Tỏi được nhổ lên giữ nguyên chưa cắt lá.

Củ tỏi thuộc vào loại tỏi củ lớn, rắn chắc, vỏ trắng. Tỏi giống phải được phơi riêng

thật khô, sau đó trộn với thuốc trừ sâu cho vào bao tải và để nơi cao ráo, tránh ẩm. Để

cho khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, bằng kinh nghiệm người nông dân

Lý Sơn thường sử dụng giống tỏi được thu hoạch của rẫy này để đem trồng rẫy khác ở

vụ mùa sau và cứ thế luân chuyển nhau, không sử dụng cùng một giống tỏi trên cùng

một thửa đất để hạn chế sự thoái hoá của tỏi, năng suất thấp.

3. Tri thức trồng trot. Đến thời điểm vào vụ đầu tháng 9 (âm lịch) dù trời không

có mưa vẫn phải xuống giống cắm tỏi chờ mưa, có năm từ lúc cắm tỏi xuống đất đến

lúc có mưa gần cả tháng trời, nhưng tỏi nằm dưới đất vẫn không sao. Khi trồng người

ta tách củ tỏi thành từng tép nhỏ và phân loại: tép bìa và tép ruột. Loại tỏi tép bìa (tỏi

bìa) người ta thường dùng để trồng tại những vùng đất nằm ven chân núi thiếu nước

tưới vào mùa nắng hạn. Loại tỏi tép ruột (tỏi ruột) được sử dụng trồng ở các vùng đất

đủ nước tưới lúc nắng hạn. Trồng tỏi phải làm hàng luống, trong công đoạn này người

nông dân dùng công cụ bừa cào sắt cỡ 5 hoặc 6 răng, có cán dài bằng gỗ để tạo hàng

luống trồng. Khi kéo hàng luống người trồng tỏi đi lui, các hàng luống được kéo theo

chiều ngang hoặc chiều dài của thửa đất miễn sao phải vuông vắn theo thửa đất, các

chỗ cạnh góc của thửa đất được kéo hàng luống riêng. Kỹ thuật trồng tỏi đòi hỏi

người cắm tỏi giống phải ngồi hàng ngang với nhau, quay mặt về phía trước, cắm

54

Page 55: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

giống đi lui về sau. Các củ tỏi được trồng, củ nọ cách củ kia khoảng 7cm, hàng cách

hàng khoảng 15cm. Tỏi được trồng sâu vào lớp đất cát trắng phủ bên trên bề mặt, sau

đó lấp để giữ độ ẩm cho tép tỏi nẩy mầm. Khi trồng xong từng củ tỏi người trồng

dùng tay khoả lấp kín bề mặt.

4. Tri thức chăm sóc: Trong thời gian cắm giống tỏi xuống đất không được

dùng nước để tưới. Khi nào cây tỏi đã mọc lên khỏi mặt đất có lá xoè ra thì mới tưới

nước theo cách dùng máy bơm đưa nước ở dưới giếng lên và dùng ống đưa nước đi

tưới. Trời nắng to thì 7 ngày tưới một lần, nắng bình thường thì 10 ngày tưới một lần,

việc tưới nước cho cây tỏi phải thực hiện liên tục cho đến khi cây tỏi già. Thông

thường sau khi tưới nước người ta bón dặm các loại phân cho tỏi, như thế đảm bảo

được nguồn dinh dưỡng cho tỏi phát triển. Đến thời gian gần thu hoạch, khi lá tỏi đã

bắt đầu chuyển sang màu vàng (biểu hiện của sự tụ củ hay còn gọi là “xuống củ” lúc

này người nông dân không bón phân để cho cây khỏi phát triển mạnh mà dân gian gọi

là “rướn” sẽ ngã rạp nếu gặp gió và ảnh hưởng lớn đến quá trình tụ củ, củ tỏi nhỏ, khó

bảo quản và năng suất thấp. Trong quá trình sinh truởng cây tỏi bị “xát gió” tức gặp

nhiều gió mạnh, liên tục sẽ làm cho cây kém phát triển hoặc bi gió ngã rạp khi đang

quá trình tụ củ, năng suất tỏi không cao. Để chủ động chống gió bão, người ta phải

thực hiện việc che chắn gió cho từng thửa tỏi. Sau khi tỏi nẩy mầm, khoảng sau một

tháng phải tưới nước cho tỏi.

Thông thường khi bón phân lần đầu người nông dân Lý Sơn sử dụng phân đạm

hoà tan với nước biển và rưới đều theo từng hàng tỏi. Sau đó người trồng tỏi ước

lượng thời gian cứ 10 ngày bón phân một lần cho đến khi tỏi sắp thu hoạch. Nếu thời

tiết có xuất hiện sương muối, phải thường xuyên phun nước nhằm phòng chống các

bệnh về “cháy lá” cho tỏi. Phương pháp dùng nước biển hòa tan với phân đạm để rưới

bón lần đầu cho cây tỏi là tri thức độc đáo của người dân Lý Sơn hiếm nơi có.

55

Page 56: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

5. Tri thức thu hoạch: Khi tỏi đã đến tháng thứ 5 thì thu hoạch, mỗi thửa tỏi thu

hoạch cách quãng từ 3-4 đợt mới kết thúc. Quá trình thu hoạch chọn lựa các cây lớn

đã già củ, rụi lá bắt đầu nhổ lần, còn lại những bụi xanh lá, ngồng còn cứng thì để lại

tiếp tục thu hoạch sau đó. Thông thường nếu nắng quá cũng phải cần tưới nước để

nuôi dưỡng cây tỏi cho đến lúc rụi. Cây tỏi nhổ cả lá đưa về nhà chất thành đống, ủ độ

12 tiếng đồng hồ, để chất nhựa trong tỏi dồn về củ thì tốt hơn. Tỏi cần phơi ở nơi sân

có độ nóng cao, phơi thật khô từ 8-10 nắng đến khi củ tỏi bóng các lớp vỏ bên ngoài.

Nếu tỏi chưa khô mà cho vào bao sẽ dẫn đến hiện tượng vỏ tỏi bị đen, cùi tỏi bị mục

sau đó sẽ bị thối. Tỏi khô đem cho vào bao xơ đay lớn khâu kín miệng bao đem bảo

quản nơi khô ráo. Khi bảo quản tỏi tránh để nơi có gió hoặc bị ẩm như thế tỏi sẽ bị

“lên mộng” mau hỏng và nhẹ cân. Tỏi thu hoạch được chia làm hai loại:

Tỏi thường: Cây tỏi phát triển bình thường cho củ nhiều tép đầy đặn, có màu vỏ

trắng, củ tỏi rắn chắc.

Tỏi một: Năm nào mất mùa tỏi thì mới có nhiều tỏi một vì những cây tỏi mất

sức thiếu chất dinh dưỡng, yếu ớt thân cây thì mới cho tỏi một. Tỏi một có củ lớn nhất

chỉ bằng ngón tay cái, rất rắn chắc, dân gian gọi là tỏi mồ côi. Tỏi một có công dụng

làm thuốc nên bán rất đắt

Ngoài ra có loại tỏi đực là cây tỏi chỉ phát triển thành thân và lá, không có củ.

6. Tri thức sử dụng toi: Cây tỏi là cây gia vị quan trọng bậc nhất trong chế biến

món ăn của người Việt. Tỏi cũng là cây thuốc nam, củ tỏi phối hợp với các vị thuốc

khác chữa được rất nhiều bệnh. Trong y học dân gian tỏi dùng làm thuốc nhỏ mũi trị

cảm cúm, xoa bóp trên da, ngâm rượu chữa các bệnh thông thường, dùng để bó vết

thương cầm máu. Đặc biệt tỏi một tép có công dụng chữa nhiều bệnh thông thường

qua cách ngâm rượu gọi là rượu toi một. Công thức ngâm rượu tỏi một như sau: Củ

tỏi phơi cho khô, lột sạch lớp vỏ ngoài, để vỏ lụa, bỏ vào trã đất sao vàng khử thổ, sau

đó bỏ vào chai thuỷ tinh, đổ rượu gạo nguyên chất khoảng 40 độ ngâm 3 tháng là

56

Page 57: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

dùng tốt. Màu rượu tỏi váng sóng sánh rất bắt mắt. Rượu tỏi dùng làm thuốc kháng

sinh chữa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cảm cúm, đau bụng, no hơi khó tiêu…

Dân gian chế biến món ăn hương vị quê hương từ tỏi trộn và tỏi xào như sau:

Món toi trộn: Chỉ dùng loại tỏi đực mới đến tuổi con gái, cây tỏi phát triển cả lá và

thân nhưng không tạo củ. Thông thường năm được mùa tỏi thì mới có nhiều tỏi đực.

Người trồng tỏi nhổ cây cắt bỏ rễ, lá chỉ lấy phần thân tỏi. Sau đó lột bỏ lớp bọc

ngoài, dùng dao chẻ ra thành từng miếng mỏng, cắt ngắn từng đoạn 5 đến 7cm rữa

sạch để ráo nước, đem hấp cách thuỷ cho chín. Khi chín cho tỏi vào chậu xở rời ra,

dùng chanh tươi bóp sơ một lần, cho bột ngọt và ít nước mắm ớt, trộn đậu phụng.

Món toi xào: Chế biến theo cách tỏi trộn, nhưng không hấp. Tỏi để sống, khử dầu cho

chín bỏ tỏi vào xáo đều cho chín, thêm chút nước mắm tiêu và rau thơm.

Tri thức bản địa trong trồt trọt cây hành: Tri thức lịch thời vụ cây hành có hai

vụ gọi là: hành mùa (vụ thu đông) và hành nước (vụ hè thu). Hành mùa là hành được

trồng vào tháng 7-9 âm lịch và hành nước là hành trồng từ tháng 4-6 âm lịch. Vụ hành

nước được xem là vụ chính. Người nông dân Lý Sơn trồng luân canh cây hành tỏi trên

vùng đất canh tác. Chỉ trong khoảng thời gian tháng ba âm lịch giữa hai vụ tỏi và

hành, người nông dân trồng xen canh các loại đậu và bắp để cải tạo đất.

1. Tri thức làm đất canh tác: Quy trình làm đất trồng cây hành giống như trồng

tỏi, nguyên liệu cải tạo đất gồm đất cát và phân xanh. Sau khi thu hoạch tỏi, người

nông dân trồng bắp, đậu luân canh để cải tạo đất, kết thúc vụ bắp đậu người nông dân

trồng hành. Để năng suất hành được cao đòi hỏi đất trồng hành phải được cải tạo hàng

năm theo quy trình như cải tạo đất trồng tỏi. Đặc biệt là đối với vụ hành được trồng

vào khoảng tháng 4-6 âm lịch thì việc bổ sung nguồn cát trắng cho thửa đất canh tác

có quyết định đến năng suất của cây hành. Bón phân xanh đã được ủ để đất được tơi

xốp; tăng lượng cát vôi trắng trên bề mặt đất trồng để giữ được độ ẩm, đảm bảo cho

quá trình sinh trưởng của cây hành.

57

Page 58: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

2. Tri thức chon giống: Trước đây để lựa chọn giống hành cho từng vụ hành

người ta cho chọn củ hành tốt, không bị sâu đục cùi, không bị ngập nước, củ hành

chọn giống không được quá to hoặc quá nhỏ. Củ hành giống bảo quản phải trên 2

tháng rồi đem trồng. Nếu thời gian bảo quản giống sớm hơn 2 tháng thì khi trồng

hành sẽ không mọc đều hoặc sau 3 tháng thì hành mọc yếu, khả năng sinh trưởng

thấp, khó chăm sóc và năng suất thấp. Loại hành để giống, người nông dân trải trên

gác sàn nhà, hong nơi khô ráo. Sau 2 tháng thì có thể sử dụng để trồng.

3. Tri thức trồng trot: Trước khi đem củ hành giống trồng, người nông dân cắt

bỏ thân phía trên củ hành, để củ hành được nẩy mầm đều, khi cắt không được cắt quá

sâu vào thân củ vì như vậy sẽ bị úng thối khi tưới nước. Hành được trồng theo từng

hàng theo khoảng cách: hàng cách hàng khoảng 15cm, cây cách cây khoảng 15-16cm.

Hành được cắm sâu vào lớp đất cát trắng phủ bên trên bề mặt, sau đó lấp kín để giữ

độ ẩm cho củ hành sinh trưởng.

4. Tri thức chăm sóc: Thời gian sinh trưởng cây hành từ 2 đến 2 tháng 30 ngày

tuỳ theo vụ mùa hay vụ hè. Sau khi hành được trồng đòi hỏi phải được phun nước để

tạo môi trường mát và ẩm cho củ hành nẩy mầm đều. Vụ hành nước sau khi trồng

phải phun nước ngày một lần và trong thời gian tháng đầu của thời kỳ sinh trưởng

khoảng cách phun nước 2 ngày/lần, sau đó khi đến gần kỳ thu hoạch (hành đã xuống

củ) thì khoảng cách kéo dài từ 3-4 ngày/lần. Đến khi hành chuẩn bị thu hoạch không

được phun nước để giữ cho củ hành được khô ráo.

Nước tưới hành được bơm từ các giếng khơi, nước giếng đảm bảo không bị

nhiễm mặn và phun đều trên bề mặt thửa đất, lượng nước phải ướt đều, đảm bảo độ

ẩm cho đất. Áp suất nước phun cho cây hành không được quá mạnh vì dễ làm vỡ

hành, gây úng lá và hư thân hành. Nếu nước giếng bị nhiễm mặn sẽ gây hiện tượng

cây hành “bị điếng” - biểu hiện khô lá và không phát triển.

58

Page 59: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Phân bón dùng để chăm sóc hành chủ yếu dùng phân đạm, khoảng 10 ngày sau

khi trồng, người nông dân hoà tan phân đạm với nước giếng hoặc nước biển để tưới

đều theo từng rãnh hành với liều lượng vừa phải. Sau đó, cứ khoảng 10 ngày một lần

người trộn phân đạm và tro bếp để rải đều theo hàng sau khi phun nước cho cây hành

nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây hành phát triển. Để phòng bệnh “hành

lươn” người ta hạn chế dùng phân đạm, tăng cường tro bếp để bón cho hành, nhất là

cải tạo đất trồng.

5. Tri thức thu hoạch và bảo quản: Theo kinh nghiệm, để hạn chế hành bị thối.

Hành thu hoạch bó từng lọn nhỏ đem về nhà để từ 2-3 ngày đem cắt bỏ thân, củ hành

được trải đều trên nền nhà cho ráo, sau đó chọn những củ hành tốt “để giống” cho vụ

sau và số còn lại mang đi tiêu thụ.

Tri thức bản địa trong nghề nông trồng hành tỏi của người nông dân Lý Sơn là

vô cùng quý giá cần được gìn giữ bảo tồn. Nghề nông trên đảo Lý Sơn chỉ biết dựa

vào cây tỏi, hành vì đây là loại cây có giá trị cao hơn so với các loại cây trồng khác

như đậu, bắp… Đời sống sinh hoạt của người nông dân Lý Sơn cả thảy đều dựa vào

nguồn thu từ tỏi, hành. Tuy nhiên nghề trồng tỏi, hành luôn ở vị thế bấp bênh, người

nông dân chưa chủ động trước thời tiết và giá cả thị trường.

59

Page 60: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

3. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác cây chè:

Cây chè, Camellia sinensis (L.) là loại cây lá xanh thuộc họ Theaceae được

trồng ở nhiều nước có khí hậu nhiệt đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới. Chè đen

được sản xuất từ giống Camellia sinensis var. assamica, còn chè xanh được sản xuất

từ giống Camellia sinensis var. sinensis. Nếu đề cập đến cây chè ở tỉnh Quảng Ngãi

từ xưa thì người ta sẽ nghĩ đến ngay cây chè Minh Long. Chè Minh Long thuộc loại

chè xanh sản xuất từ giống Camellia sinensis var. sinensis. Điều tra nguồn gốc cây

chè Minh Long hầu như các người già ở đây không còn nhớ rõ, họ chỉ biết rằng cây

chè được đồng bào Hrê trồng rất lâu đời. Người Hrê cho rằng cây chè có được là do

chồn nhím ăn hạt đem đến. Thời Nguyễn chè Minh Long tập trung từ các làng miền

núi xa xôi đem về chợ Phiên Tam Bảo thuộc thôn An Sơn, xã Hành Dũng, huyện

Nghĩa Hành để trao đổi buôn bán với người đồng bằng. Thời ấy chè Minh Long còn

mang thêm thương hiệu địa danh nữa đó là chè Tam Bảo (vì nơi chợ nguồn phiên trao

đổi giữa Kinh – Thượng có ba bảo/đồn thời Nguyễn dùng để kiểm soát việc buôn

bán). Dân gian vùng Nghĩa Hành có câu ca dao: Xóm thôn sực nức mùi đàng (đường)/

Nhấp chè Tam Bảo luận bàn văn chương. Món đường cục ăn uống nước chè xanh ở

chợ phiên Tam Bảo (chè Minh Long) là món ngon thú vị để bàn luận chuyện văn

chương. Cây chè Minh Long là cây trồng truyền thống, trở thành thứ thương phẩm có

giá trị gắn với đời sống sinh hoạt kinh tế của đồng bào Hrê.

Minh Long là một huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi khoảng

30km về phía Tây Nam. Huyện có 5 xã: Long Sơn, Long Mai, Long Hiệp, Long Môn,

Thanh An. Dân số khoảng trên 13 nghìn người, có hai phần ba là dân tộc thiểu số

người Hrê. Họ sống rải rác ở các xã, nhưng thường tập trung ở các chân núi, đồi dốc,

những nơi có suối, mạch nước, có ruộng bậc thang. Diện tích trồng chè ở giai đoạn

trước 1995 ở Minh Long là 590ha phân bố hầu hết các xã trong huyện. Sau năm 1995

dự án cải tạo chè của huyện Minh Long đã thu hẹp diện tích xuống còn 212ha. Đến

60

Page 61: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nay diện tích trồng chè trên địa bàn toàn huyện là 90ha phân bố trên địa bàn các xã

theo thống kê sau (nguồn báo cáo về cây chè xanh của huyện Minh Long):

STT

Địa điểm phân bố cây chè ở Minh Long Diện tích (ha)

1 Xã Long Hiệp (thôn Hà Liệt, Dục Ái, Hà Bôi) 15

2 Xã Long Mai (thôn Ngã Lăng, Mai Lãnh Hạ,

Mai Lãnh Trung, Mai Lãnh Hữu)

20

3 Xã Long Môn (thôn Cà Xen, Bãi Vẹt, Làng

Trê, Làng Vang, Làng Ren)

10

4 Xã Thanh An (thôn Làng Đố, Thanh Mâu,

Diệp Thượng, Ruộng Gò, Công Loan)

45

Ngoài ra diện tích trồng chè còn lại nằm rải rác không tập trung thành vùng lớn

nên chưa thống kê được hết. Cây chè Minh Long có hai loại: Loại chè trái đỏ và loại

chè trái đen.

- Loại chè trái đỏ gọi là chè gôh, đó là loại chè lá nhỏ, dẹp, nước có màu đỏ

tươi rất ngon.

- Loại chè trái đen gọi là chè gâm, đó là loại chè lá to dài, màu nước đục hơn

chè gôh và ít ngon hơn.

Thường thì chè gôh có giá tiền mua bán cao hơn chè gâm do thị trường ưa

chuộng hơn nên khi mua bán người Hrê thường bán song đôi hai loại chè này.

Cây chè được trồng trên đất đồi có độ dốc vừa phải. Người Hrê phân loại đất

trồng chè có hai loại:

61

Page 62: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Loại đất thịt (tơ nẻ lun) là đất tốt thích hợp với việc trồng chè;

- Loại đất đỏ nhiều đá là đất xấu (tơ nẻ mếh). Kinh nghiệm trồng chè trên đất

tốt khoảng 1 năm phát triển được từ 50-80cm.

Diện tích đất trồng chè được tính bằng gùi hái lá đọt. Ví dụ một gia đình trồng

chè diện tích 30 gùi, thì có thể hiểu rằng đó là 30 gùi lá đọt của cây chè và chừng đó

là gốc chè. Vườn chè của người Hrê trồng rất lâu đời. Điều tra gia đình bà Đinh Thị

Tít ở xã Thanh An, vườn chè của gia đình bà do ông bà để lại sau này gia đình trồng

thêm. Tuy nhiên hiện nay có một số hộ có xu hướng phá chè trồng keo, mì nhưng

cũng có người tiếc cây chè nên trồng xen canh vào đó là cây mì, cây keo.

Người Hrê trồng chè bằng hạt vào mùa mưa. Trước khi trồng, người Hrê lên

vườn chè lâu năm để thu hái hạt đem về. Người Hrê chọn các loại trái tốt thân tròn to

chắc của cây chè lâu năm hái đem về làm giống. Họ dùng miệng cắn hoặc dùng dao

bóc lấy vỏ ngoài để lấy hạt chè. Sau khi lột vỏ trái chè xong, hạt chè được đem ngâm

nước, với hạt non lép sẽ nổi trồi lên mặt nước, hạt chè chín sẽ chìm xuống nước và

đây là hạt dùng để giống cho mùa tới. Hạt chè giống được bảo quản trong túi đựng đặt

trên giàn bếp trong nhà, đợi đến khi mưa xuống họ sẽ gieo các hạt chè.

Trước khi trồng người ta làm đất vào mùa khô dọn sạch các loại cây bụi nhưng

người Hrê vẫn giữ các loại cây lớn có tán. Mục đích khi gieo trồng hạt chè nảy mầm

cây con lớn lên có tán lá cây che phủ sẽ chống nắng giữ ẩm làm cho cây con mau lớn

và không chết toi. Đến khi cây chè lớn cao đủ sức chống chọi với thời tiết thì người

Hrê chặt các cây lớn, đào dọn sạch gốc. Người Hrê không dùng phân chăm bón chè

mà chỉ để cho cây chè phát triển tự nhiên trên lớp lá mục ở thảm thực vật bên trên

(ngoại trừ cây bụi phải phát dọn để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè).

Người Hrê trồng chè vào mùa mưa lúc bấy giờ mặt đất có độ ẩm khiến hạt chè

dễ nảy mầm phát triển. Chè được trồng khi rãnh rỗi vụ mùa đồng áng. Cách thức

62

Page 63: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trồng bằng cách dùng gậy chọc lỗ xoi lỗ để gieo hạt chè vào đó và lấp đất lại. Độ sâu

của hạt chè trỉa khoảng từ 25cm-30cm. Các cây chè trồng cách nhau khoảng 1m.

Trồng chè bằng gieo hạt hay cây con cũng đều có tình trạng chè không nẩy

mầm hoặc cây con bị chết vì yếu sức (hoặc do các nguyên do khác). Vì thế, người ta

luôn phải dặm chè. Thường thì trồng bằng gieo hạt sẽ dặm bằng cách giâm hạt trở lại.

Theo kinh nghiệm, số giống này thường đã được dự phòng sẵn. Bao giờ cũng vậy,

những hạt chè, cây chè được dặm luôn được chăm sóc chu đáo. Kinh nghiệm cho thấy

việc dặm chè bằng gieo hạt thường không đạt yêu cầu. Lý do đơn giản vì đất đã ít

nhiều có cỏ, những cây chè đã mọc thường lấn át chất dinh dưỡng, nước dưới gốc chè

và cả ánh nắng. Việc dặm chè phổ biến bằng cây con và thường được tiến hành khi

đất có mưa, có độ ẩm vừa vào ngày trời hay râm mát.

Chăm sóc làm cỏ chè bằng cách nhổ cỏ khi chè còn non và đào lấy cỏ khi chè

đã cao khoảng 50cm. Đồng bào Hrê chăm sóc cho cây chè khi thời vụ rãnh rỗi tức là

sau khi cấy lúa và sau thu hoạch lúa. Đối với cây chè còn nhỏ thì một năm khoảng 3

lần chặt phát cây bụi dọn cỏ; khi chè đã lớn thì việc phát dọn một năm hai lần.

Cây chè ở Minh Long chưa có bón phân nhưng vẫn cho năng suất khá cao

nguyên nhân do điều kiện thổ nhưỡng tốt phù hợp cùng với khí hậu thuận lợi. Việc

hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong việc bón phân chắc chắn sản lượng chè nơi đây sẽ

tăng cao hơn nữa, Đồng bào Hrê chưa biết đến việc dùng thuốc trừ sâu dùng thuốc trừ

sâu để phòng bệnh trên cây chè Minh Long. Đây là điều thuận lợi để tạo nên thương

hiệu chè sạch cho cây chè Minh Long khi quảng bá ra thị trường.

Cây chè trồng trên đất tốt thì khoảng 3 năm sẽ cao được 1m và có thể thu hoạch

được. Cây chè trung bình 1 năm cho thu hoạch 3-5 lứa. Trong việc thu hoạch chè có

sự phân công lao động theo giới tính, đàn bà bẻ cành, đàn ông bó lại thành lọn rồi tập

trung mang về nhà. Lọn chè bó vừa một nắm tay người lớn gọi là mói kơ tốp (một

nắm tay). Kỹ thuật bẻ chè dùng tay bẻ cành ngắt ngọn, bẻ trụi sát đến lá già thì chè

63

Page 64: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

mọc nhánh mới càng xinh. Tuổi thọ cây chè sống lâu khi cây chè phát triển quá cao

khó hái, người Hrê chặt ngang thân cây trên 1m để cây chè đâm nhánh trở lại.

Chè là loại cây thương phẩm hàng hoá có vị trí quan trọng trong đời sống kinh

tế của người Hrê. Đồng bào Hrê xưa kia hái chè đem xuống trao đổi buôn bán với

người Kinh ở các phiên chợ định kỳ. Thời Nguyễn đó là chợ phiên Tam Bảo (Nghĩa

Hành), giai đoạn muộn hơn là chợ phiên Gò Mã ở Minh Long. Thường chợ phiên ba

ngày nhóm họp một lần do đó đồng bào Hrê lên vườn chè để thu hái trước đó một

ngày bó lại đem về nhà để đến khi gà gáy một canh (ia ang moi jang) thì mọi người

cùng nhau gánh chè xuống chợ phiên để bán. Thường một người khoẻ có thể gánh

200 bó từ các làng hẻo lánh đi về chợ phiên Gò Mã. Đến nay nhờ hệ thống giao thông

thuận lợi, việc thu mua chè diễn ra tại các làng. Những người thu mua đến từng làng

gặp các hộ gia đình có chè đặt hàng, sau đó dân làng sẽ lên vườn chè hái đem về bán

tại chỗ. Việc mua bán diễn ra nhanh chóng, chè sẽ chất lên xe hàng chở về xuôi đem

bán ở các chợ đồng bằng.

Cây chè từ lâu đời đem lại cuộc sống no ấm cho đồng bào Hrê, điều tra những

gia đình Hrê ở Thanh An có trồng chè đều cho biết việc làm nhà cho đến sắm sửa các

tiện nghi trong nhà đều từ cây chè. Cây chè Minh Long là cây trồng lâu đời của địa

phương, có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định, giữ độ màu mỡ cho đất nhờ

tán lá che mưa, bộ rễ bám đất chặt chống xói mòn. Mặt khác cây chè Minh Long vốn

là cây trồng bản địa, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, có tính chịu hạn

cao và tính kháng sâu bệnh cao. Đây là nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn gìn giữ. Cần

có dự án phát triển vùng trồng chè chuyên canh tại Minh Long. Các cấp chính quyền

huyện Minh Long cần giữ cho được diện tích trồng chè hiện nay trên địa bàn huyện.

Hầu như hiện nay mì cao sản, keo lai đã và đang chiếm lĩnh đại bộ phận diện tích vốn

từng trồng chè trước đây. Tuy nhiên nếu làm một phép tính thu nhập trên một diện

tích giữa chè và keo, mì thì cây chè vẫn đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những vườn

chè được ví von như loại ngân hàng giữa rừng xanh khi cần có tiền những người dân

64

Page 65: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Hre lên đó thu hái đem về bán lấy tiền trang trải hàng ngày. Cây chè vẫn giữ vị trí

quan trọng trong đời sống người Hre, bao đời cây chè đem lại nguồn thu nhập ổn định

trong đời sống kinh tế của họ. Hiện nay hầu hết người nông dân Hrê đều trồng chè

xen canh với các loại cây khác.

Cây chè là loại cây thức uống quen thuộc quan trọng trong đời sống hàng ngày

của đồng bào Hrê kể cả người nông dân ở đồng bằng. Nhu cầu uống nước chè tươi

trong tỉnh Quảng Ngãi thì có đến khoảng 80% dân số thích dùng. Riêng cộng đồng

dân tộc Hrê có đến 100% dân số thích dùng nước chè xanh và đây là thức uống quen

thuộc không thể thiếu của đồng bào. Điều tra trong cộng đồng Hrê những người già

đều cho rằng uống nước chè tươi (chè Minh Long) trong người luôn thấy khoẻ khoắn

ít đau ốm bệnh tật. Đồng bào còn dùng nước chè tươi để chữa các bệnh viêm nhiễm ở

phụ nữ.

65

Page 66: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

4 Tri thức bản địa trong trồng trọt và khai thác cây quế.

Quế là loại cây trồng lâu đời ở miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng

Ngãi) và Trà My (Quảng Nam) cùng một số tỉnh khác ở Việt Nam. Địa bàn cây quế

nằm ở vùng thượng nguồn phía Bắc của sông Trà Khúc, thượng nguồn sông Trà Bồng

và vùng nam thượng nguồn sông Thu Bồn, sông Trường. Đây là vùng cư trú của

người Kor, người Kadong, người Katu, họ chính là cư dân biết trồng và khai thác quế

từ lâu đời, trong đó người Kor là cư dân biết trồng quế và biến nó thành thứ hàng hóa

buôn bán với các thương gia người Chăm, Hoa, Việt.

Theo sách Thủy Kinh do Lịch Đạo Nguyên chú vào thế kỷ thứ VI sau công

nguyên đã chép về cây quế ở Lâm Ấp như sau: Ngoài thành Khu Tuc (tức thành Trà

Kiệu, Quảng Nam) Cây quế thơm moc thành rừng, không khí trong sạch, mây mù

lắng đong. Quế Phủ là người trong huyện, ở trong rừng, uống quế đắc đạo. Quế phủ

tức là ông già quế, chỉ có ăn quế đắc đạo thành tiên. Tư liệu này cho biết cây quế

được người dân bản địa huyện Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi) trồng trọt khai

thác chế biến và sử dụng hương liệu từ rất sớm ở những thế kỷ đầu sau công nguyên.

Quế có công dụng chữa các loại bệnh về phong hàn, khó tiêu đầy bụng, cảm cúm,

hương quế xua đi khí độc. Thời xưa người ta còn sử dụng tinh dầu quế trộn với óc rùa

chưng cách thủy làm thành viên để uống tăng cường sức khỏe, tránh bệnh tật.

Quế có nhiều loại như quế quan, quế bì, quế thanh, quế quỳ… Loại quế trồng

nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi là cây quế thanh, quế quỳ. Loại quế này có giá trị

tương đương với trầm hương nên có câu ca: Lên non đón gió tìm trầm/Đốt lo hương

xạ em lầm quế thanh. Dưới thời Chúa Nguyễn, các vùng có quế tốt hằng năm phải

nộp cho triều đình theo lệ, dùng làm thuốc chữa bệnh trong cung đình. Quế là một

loại dược liệu quý được các nước Trung Hoa, Nhật bản rất ưa chuộng. Hàng năm

cảng thị Hội An, đã bán cho tàu thuyền nước ngoài hai ngàn tấn quế các loại. Nguồn

66

Page 67: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

quế thu mua ở các chợ nguồn Xuân Khương (Trà Bồng), Bà Địa (Sơn Hà) được xuất

qua thương cảng Thu Xà đi về Hội An, từ đó xuất khẩu ra nước ngoài.

Người Kor là cư dân chuyên trồng quế, cây quế đóng vai trò quan trọng trong

đời sống của họ. Trong khi đó người Kadong cũng trồng quế như người Kor nhưng

đối với họ cây quế (R’hu) là cây thần nên việc khai thác buôn bán chỉ diễn ra ở ngoài

rừng không đem về nhà. Trong khi đó người Kor trồng, khai thác, buôn bán quế rất

giỏi. Người Cor ở Quảng Ngãi cư trú trên lưu vực thượng nguồn sông Trà Bồng, sông

Trường, sông Tang, sông Riềng thuộc địa giới hai huyện Tây Trà và Trà Bồng.

Về nguồn gốc cây quế, người Kor có những truyền thuyết khác nhau: Người

Kor sinh sống khu vực quanh chân núi Cà Đam ( gọi là đường rừng như Trà Tân, Trà

Bùi, Trà Trung…) kể về trận Đại Hồng Thủy kinh hoàng tất cả cây cối, nhà cửa, heo

gà, trâu bò bị thần nước lần lượt cuốn trôi. Con người cũng bị thần nước dồn đến lên

tận đỉnh Cà Đam. Mỗi người chỉ còn biết bám víu vào những cây còn sót lại trên đỉnh

núi, lúc đó trời hết mưa, nước không còn dâng lên nữa, thế là mọi người đã thoát chết,

nhưng vừa thấm mệt, cái đói cồn cào. Một chàng trai bám vào một gốc cây, mệt lã

anh gục vào gốc cây ấy, tự nhiên có mùi thơm, cay cay từ nơi đầu lưỡi, thấy lạ bèn

cắn vào vỏ có vị ngọt, cay, sức khoẻ dần hồi phục. Thấy vậy mọi người cùng bóc ăn

thử và hồi sức trở lại khoẻ mạnh bình thường. Tạ ơn thần linh, mọi người bứng cây lạ

về lại quê của mình trồng tại nơi trang trọng nhất. Người Kor lấy tên Quế của chàng

trai đặt tên cho cây. Tên làng cũng lấy luôn tên Quế để tạ ơn cây đã cứu chết mình,

làng đó là thôn Quế, xã Trà Bùi ngày nay. Ngoài ra cũng có dị bản nguồn gốc cây quế

bắt đầu từ một chàng trai tên Quế vì cứu người trong trận hồng thủy mà chết đi.

Thương xót chàng trai tốt bụng dân làng tìm vớt bằng được xác chàng, đem về làng

chôn cất tử tế. Kỳ lạ thay ngay chính ngôi mộ của chàng một cây cành lá sum xuê

vươn lên, toả hương thơm phức, bóc vỏ ngậm một chút thấy vị cay cay, thơm thơm,

đến mùa ra hoa đậu quả bà con hát hột về ươm trồng khắp nơi. Giống cây quý này

được đặt tên là Quế để nhớ đến chàng trai đó.

67

Page 68: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Người Kor ở quanh dãy núi Răng Cưa (gọi là đường nước như Trà Hiệp, Trà

Thủy, Trà Quân… ) có chuyện kể về nguồn gốc cây quế như sau: Ngày xưa có con

gái ông PhoR’Choa (thần núi răng cưa) lấy con trai PhoG’Rea ở núi Đá Bà (Trà

Thuỷ), thương con cháu PhoR’Choa thường đến thăm, tặng bánh ống, bánh thuật và

tặng cho con cháu mình ít hạt quế rừng. PhoR’Choa lại gả con gái của mình cho

PhoR’Tacut (Trà Quân), ông nhiều lần thăm con cháu tặng những hạt giống quế rừng.

Và ngày nay quế trồng bạt ngàn từ núi Bà (Trà Thuỷ) đến núi Ta Cút (Trà Hiệp, Trà

Quân). Núi Răng Cưa vốn quê hương của cây quế rừng. Nơi đây quế được trồng bạt

ngàn, xã Trà Hiệp là vùng trồng quế nhiều nhất và lâu đời của người Kor. Ngày ấy

thần nước ghen tỵ với thần PhoR’Choa đem quân đánh chiếm đoạt giống quế của

rừng. Nước dâng lên tận đỉnh núi Răng Cưa, sau mười ngày đêm đánh nhau thần nước

không thắng được thần PhoR’Choa, không lấy được giống quế. Tức giận thần nước

húc vào núi Răng Cưa làm núi vỡ thành ba mảnh như chiếc răng cửa và bắt một số tù

binh của núi đem về biển. Thần Nước lấy đất lấp biển tạo ra đảo Cù lao Ré tức đảo Lý

Sơn ngày nay, tù binh thì thần đẩy lên đảo trở thành người ở đảo. Người Kor cho rằng

họ và người đảo Cù lao Ré có chung một nguồn gốc cũng từ truyền thuyết này mà ra.

Dân gian trong vùng lưu truyền rằng chỉ có cụ Hồ Văn Đoàn ở thôn 4, xã Trà Thủy

mới gặp thần PhoR’Choa vì cụ Hồ Văn Đoàn là con cháu PhoR’Choa. Chúng tôi đã

gặp cụ Hồ Văn Đoàn cụ cho biết thần PhoR’Choa hiện còn năm cây quê to cỡ 7-8 tay.

Cần lưu ý rằng năm cây quế ấy mọc tận rừng sâu chỉ có cụ Đoàn biết mà thôi những

người khác không bao giờ gặp, nếu gặp chỉ có các cây con. Như vậy quế là cây mà

thần linh ban phát cho thế hệ con cháu người Kor nhắc nhở họ phải gìn giữ và trồng

nhiều hơn nữa.

Từ hai truyền thuyết và một dị bản về nguồn gốc cây quế trên chúng ta có thể

biết được loại quế thanh mà đồng bào Kor đang trồng là loại quế rừng mọc hoang dã

được con người phát hiện thuần dưỡng trồng trọt và khai thác từ lâu đời. Vùng đất

người Kor sinh sống có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp để cây quế phát triển chất

68

Page 69: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

lượng tinh dầu tốt với hương vị riêng rất được ưa chuộng trên thị trường. Người Kor

có tri thức bản địa trồng và khai thác quế từ lâu đời.

Tri thức chọn giống quế: Thực hiện theo phương pháp tự nhiên hái trái chín

trên cây hoặc lượm nhặt hạt ở gốc. Hái trái chín mọng đen, cứ 3 ngày đi hái một lần.

Đây là công việc của đàn ông. Đàn bà trong làng dọn cây cỏ dưới gốc quế, quét lá thật

sạch hay đem chiếu trải dưới gốc để hạt quế rơi vào đó và nhặt chọn lựa những hạt

quế tốt to và cứng mang về nhà. Người ta cắt lá chuối rừng đem thui cho mềm héo rồi

bỏ hạt quế vào trong gói lại để khoảng 5-6 ngày. Sau đó đựng vào mũng đem ngoài

máng nước rửa, hạt nổi thì bỏ, còn lại chọn nhân quế tốt nhất và đem đi ươm ngay

trong ngày. Thông thường người Kor không để hạt quế đến ngày sau vì hạt sẽ khô héo

ươm không nẩy mầm.

Tri thức ươm giống: Thời gian ươm giống từ tháng 10 – 11 âm lịch, đến tháng

8 – 9 năm sau là đem trồng, trồng vào mùa mưa để đảm bảo cây sống tốt. Đất ươm

giống được chọn lựa khá kỹ lưỡng đòi hỏi không có đá nhiều, đất ươm giống quế phải

có màu đen biểu hiện độ mùn cao, không ươm trên đất màu đỏ. Dùng cuốc đất xáo đất

thật tơi xốp, bằng phẳng. Sau đó chặt cây to đường kính khoảng 10cm, để ngăn thành

luống, một luống rộng chừng 0,80m - 1m. Người ta rải hạt giống quế lên các luống

đất sao cho thật đều, khoảng cách của các hạt giống quế chừng nửa phân rất sít nhau.

Sau khi rải xong hạt giống người ta lấy đất loại đất phù sa màu mỡ ven sông suối đem

về trải trên mặt luống một lớp mỏng chừng một phân. Người Kor lên rẫy lấy rạ đem

về chặt nhỏ khoảng 5cm, tủ một lớp mỏng lên trên sao cho không thấy đất, nhằm tạo

độ ẩm cho hạt, đặc biệt theo cách làm của người Kor là không tưới nước. Sau 10 ngày

hạt giống sẽ nẩy mầm. Khi chồi nẩy mầm ra lá đầu tiên thì người Kor làm giàn che

bằng cây lồ ô, cây sặc, lá gối để che phủ, tuyệt đối không che phủ bằng lá lau, lá lách

vì hai loại này sẽ làm cho cây quế dễ bị bệnh. Mái che có độ cao từ 1m – 1,2m, rất kỹ

trải đều khắp diện tích ươm hạt giống. Người Kor chọn rất nơi ươm giống quế, nơi đó

69

Page 70: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

phải thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để giữ độ ảm cho đất. Trong

thời gian chăm sóc cây giống họ thường xuyên nhổ cỏ.

Tri thức chọn quế giống: Cây quế giống có thân thẳng, màu lá hơi vàng non,

loại bỏ những cây màu lá xanh đậm vì sức đề kháng yếu, dễ chết. Người Kor không

thích mua giống quế từ các vườn ươm của công ty cung ứng vì cây giống ở đây được

dùng phân bón chăm sóc nên khi trồng chất lượng sống không cao, do cây thích nghi

kém. Cây quế giống cao chừng 15 – 20cm nhổ bằng tay và dùng lạc cây giang rừng

bó thành từng bó đem đến nơi trồng. Cây giống phải được trồng trong ngày không

nên để lại ngày sau vì cây sẽ bị suy dinh dưỡng, kháng thể không tốt. Diện tích trồng

quế được tính theo đơn vị ang lúa, tương tự như diện tích rẫy được tính bằng đơn vị

ang hoặc gùi giống. Ang, gùi hạt giống là đơn vị tính cơ bản của người Kor.

Đất trồng là các rẫy lúa sau khi đã thu hoạch xong. Cây quế trồng trên đất rẫy

lúa có rạ mục tạo cho đất tơi xốp có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ bén rễ nhanh.

Trồng quế cây cách cây trung bình khoảng nửa mét. Quá trình phát triển của cây quế

có sự chọn lọc, cây nào khoẻ giữ lại, cây nào sâu bệnh không phát triển thì bỏ đi, vì

vậy tỉ lệ trồng cứ một nghìn cây thì chết khoảng 50 cây đến 60 cây. Thường những

cây chết là do xoi lỗ trúng đá rễ không phát triển.

Kỹ thuật trồng quế của người Kor bằng gậy chọc lỗ, họ xoi những lỗ sâu

khoảng 10cm để đặt cây giống. Cây giống khi trồng phải ngập xuống hơn phần thân

tự nhiên khoảng một phân, dùng đầu cán gậy chọc lỗ ém kỹ sao cho thân cây ôm chặt

lấy đất. Khi trồng xong bà con thường đi chăm non vùng quế mình mới trồng xem thử

cây có phát triển không, thú rừng phá hoại không, nếu cây chết thì dặm lại bằng cây

con còn để dự trữ.

Sau một tháng trồng cây quế con phát triển, người Kor chăm sóc nhổ cỏ bằng

tay. Đến tháng sau đó cây bắt đầu phát triển, người Kor mới dùng một loại công cụ

cào nhỏ gọi là quéo để làm cỏ cho cây, tạo cho đất tơi xốp, rể cây thông thoáng dễ

70

Page 71: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

phát triển. Kinh nghiệm nếu thường xuyên làm cỏ, tơi xốp phần gốc thì cây con phát

triển nhanh, nếu không cây không phát triển hoặc phát triển chậm. Thông thường đến

một năm sau người ta mới tiếp tục làm cỏ.

Cây quế phát triển đến 6-7 năm sau thì khai thác lột vỏ. Tuy nhiên trong

khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm người ta khai thác chọn lọc, những cây không phát

triển thì chặt để bán quế chi (quế nhỏ), những cây tốt được để lại cho phát triển to

hơn. Quế trồng trên 10 năm thì lượng tinh dầu tích tụ rất cao.

Công cụ khai thác quế gồm có thước, dao, xlố (thường là xương sườn của con

trâu đã giết thịt). Người ta dùng thước đo rất kỹ lưỡng, tuỳ theo đơn đặt hàng của

người mua. Kích thước vỏ quế bóc có chiều dài thường là từ 0,4m – 0,5m. Khi đo

xong dùng dao khắc tròn bên trên, bên dưới và dùng xlố xỉa vào thân cây qua phần đã

vạch, vỏ quế sẽ bong toát ra khỏi thân quế một cách dễ dàng.

Thời gian thu hoạch quế trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến

tháng 9 (âm lịch). Sản phẩm vỏ quế của người Kor không có sự phân loại rõ ràng bản

thân sự phân loại vỏ quế là do các thương lái đặt ra. Đối với người Kor, quế được

phân loại theo kích cỡ cây; loại quế lớn tính bằng tay tức hai bàn tay gang quay vào

nhau ví dụ quế một tay hay quế hai tay, quế nhỏ (quế chi) tính bằng cán rựa. Người

Kor rất quý quế nách đó là vỏ quế nằm kẹp giữa hai nhánh cây tích tụ khá nhiều tinh

dầu. Bằng kinh nghiệm mắt thường người Kor có thể nhận biết quế có dầu nhiều hay

ít. Thông thường vỏ quế láng, cắt ngang vỏ không có hột nhỏ là quế có dầu nhiều,

ngược lại không có dầu thì mặt cắt ngang của vỏ thường có hột. Vỏ quế có dầu cay

nhiều, thơm. Vỏ quế có dầu thường trọng lượng nặng hơn.

Các thương lái mua quế của người Kor phân chia vỏ quế thành 3 loại:

- Loại 1 là loại quế bì gọi là sô đẹp được lấy ở phần gốc;

71

Page 72: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Loại 2 là loại quế bì gọi là quế lỡ lấy ở phần thân trên, vỏ quế dày từ 0,2 mm

đến 0,5mm;

- Loại 3 là loại quế chi gọi là quế vụn lấy ở phần ngọn, vỏ dày dưới 0,2mm. Từ

cách phân loại như trên thì quế sô đẹp có vỏ quế dày từ 0,5 mm đến trên 1cm người ta

uốn làm quế tam sơn có giá trị xuất khẩu cao.

Người Kor trao đổi quế theo cách truyền thống như trao đổi vườn quế của mình

để lấy trâu, bò, chiêng, ché, hạt cườm và các vật dụng trang sức khác tuỳ theo thoả

thuận. Hoặc có khi vườn quế được đổi bằng ngôi nhà bao gồm công thợ, gạch ngói,

ciment. Hiện nay hầu hết phần lớn người Kor khai thác vỏ quế buôn bán với thương

lái lấy tiền. Cây quế là người bạn gần gũi thân thiết của người Kor, nói đến cây quế

người ta nghĩ ngay đến chủ nhân trồng và khai thác nó đó là người Kor. Mặc dù vậy

điều ngạc nhiên là đến nay chưa có loại hình tín ngưỡng lễ hội riêng để tạ ơn thần

quế. Người Kor theo tín ngưỡng đa thần và thần cây quế chỉ được mời chung trong lễ

hội ăn trâu, lễ hội ngã rạ (mừng lúa mới). Trong các lễ hội trên người ta thường mời

thần quế về cùng tham dự, ban đặc ân cho dân làng; dân làng cầu mong cho cây quế

phát triển tươi tốt.

72

Page 73: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

CHƯƠNG III

TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG

I. Tri thức bản địa trong kỹ thuật sản xuất chế biến đường muỗng:

Quảng Ngãi là vùng đất có truyền thống trồng mía và kỹ thuật ép mía nấu

đường phát triển từ lâu đời. Cây mía ở Quảng Ngãi trồng tập trung phần lớn ở các

huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Bình Sơn, ĐôngNam Trà Bồng và

một số vùng ở các địa phương khác. Đây cũng chính là vùng sản xuất đường muỗng

nổi tiếng. Các địa danh gắn liền với cây mía và đường mía như mía Suối bùn (Hành

Tín, Nghĩa Hành), đường Nghĩa Hành, đường Bình Mỹ (Bình Sơn), đường Trà Bình

(Trà Bồng), đường Thọ Lộc (Tịnh Hà).

Theo sách Quảng Ngãi tỉnh chí “Xưa nghề nấu đường muỗng hầu như phủ

huyện nào cũng có nhưng nhiều nhất là ở phủ Tư Nghĩa, phủ Sơn Tịnh, huyện Nghĩa

Hành”(Nguyễn Bá Trác, 1935).

Borel, nhà nông học người Pháp trong tài liệu “Ngành công nghiệp đường mía

ở Quảng Ngãi” thì cây mía được du nhập từ Ấn Độ vào Đông Dương khá lâu. Loại

mía trồng ở Quảng Ngãi thân cây mảnh dẻ, rắn như gỗ, rất ngọt và đặc biệt khoẻ và

sống dai. Borel đã mô tả “việc trồng mía và cạnh đó là việc sản xuất đường mía là

nguồn kinh tế chủ lực của Quảng Ngãi. Suốt bảy tám tháng một năm, nhân dân chăm

lo việc đồng áng hay ép mía và sản xuất đường” (Borel, 1924). Theo Borel kể từ khi

ban hành đạo luật ngày 7/4/1897 cho phép đường thuộc địa (không kể đường của các

thuộc địa vùng biển Đại Tây Dương) được miễn thuế mỗi 100kg đường tinh chế thì

phong trào xuất khẩu đường bản xứ sang Pháp hình thành rõ rệt.

Borel đã thống kê việc xuất khẩu đường ở Quảng Ngãi từ năm 1888 đến năm

1897 như sau (Borel, 1924):

73

Page 74: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Năm Xuất khẩu đường

Trọng lượng (kg) Trị giá (Fr)

1888

1889

1890 43.310

1891 180.000

1892 2.887.275 920.856

1893 1.638.611 507.639

1894 100.000 889.000

1895 272.000 379.944

1896 881.229 957.103

1897 610.000 620.550

Theo công sứ Laborde từ năm 1922 trở đi việc xuất cảng đường của Quảng

Ngãi mỗi năm trên 12.000 tấn. Nhưng đến các năm 1929, 1930, 1931 việc xuất cảng

đường ở Quảng Ngãi mỗi năm giảm dần từ con số trên 9.000 tấn/năm xuống con số

7.000 tấn/năm (Laborde, 1926).

Với các số liệu trên có thể nhận xét việc sản xuất đường mía phát triển thịnh đạt

nhất là ở các năm 1892 xuất cảng được 2.887.275 tấn; 1893 xuất cảng được 1.638.611

tấn. Sau đó việc xuất cảng đường mía giảm dần dao động từ khoảng 800.000 tấn đến

100.000 tấn; đến giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929 trở đi con số xuất cảng đường

74

Page 75: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

mía tụt xuống 7.000 tấn. Tuy nhiên với số liệu xuất cảng đường của Quảng Ngãi khá

lớn và kéo dài từ lúc khai thác thuộc địa của Pháp đến đầu thập niên 30 của thế kỷ 20

cho thấy nghề trồng mía, chế biến đường muỗng Quảng Ngãi phát triển rất phồn

thịnh. Tuy nhiên việc xuất cảng đường ở Quảng Ngãi diễn ra sớm hơn ở thế kỷ 17, 18

dưới thời Chúa Nguyễn thông qua thương cảng Thu Xà với vai trò buôn bán và vận

chuyển của các thương nhân người Hoa.

Nguồn gốc nghề trồng mía chế biến đường muỗng có ở Quảng Ngãi từ bao giờ.

Borel cho rằng “cây mía hình như được nhập từ Ấn Độ vào Đông Dương từ khá lâu”.

Tuy Borel không cho biết thời điểm cây mía được du nhập từ Ấn Độ vào nhưng cũng

có thể hiểu ý tác giả muốn nói đến thời điểm hiện diện của cây mía có từ thời người

Chăm. Bởi văn hoá Champa du nhập từ Ấn Độ trong đó bao gồm cả một số giống cây

trồng cùng phương thức canh tác. Nhận xét về bộ công cụ chế biến ép mía nấu đường

ở đó bộ che gồm một che trống và hai che mái nằm trên bồn có rãnh nước mía chảy

theo khe xuống lỗ lường gợi nên hình ảnh linga – yoni trong các đền thờ của người

Chăm. Các từ che trống, che mái, lỗ lường cũng mang ý nghĩa tín ngưỡng phồn thực

cổ. Đặc biệt kiểu lò chìm dùng để nấu đường rất giống với kiểu lò nung cổ của người

Chăm ở những thế kỷ sau công nguyên mà khảo cổ học đã phát hiện và nghiên cứu.

Có thể việc trồng mía ép lấy nước nấu đường đổ muỗng đã có từ thời người Chăm và

người Việt tiếp thu kỹ thuật phát triển mạnh hơn.

Nguyên liệu nấu đường muỗng là cây mía đã già được chặt gốc, ngọn, róc lá

sạch sẽ. Các bộ phận cây mía được sử dụng triệt để, ví dụ ngọn mía dùng để cho trâu

bò ăn, lá mía khô dùng làm bổi chụm lò. Borel nghiên cứu khá kỹ về cây mía cho

rằng “cây mía thích nghi với mọi đất đai, nhưng với loại đất phù sa vẫn phát triển

hơn, phẩm chất cây mía lại thường tỷ lệ nghịch với chất đất, nhất là khi đất quá mầu

mỡ cây mía nặng ngọn đổ rợp quá sớm hoặc quá rậm lá ánh nắng không thể tới được

thân cây và trong hai trường hợp đó cây mía ít ngọt, lượng đường thấp”. Việc trồng

mía đòi hỏi đất chuẩn bị rất kỹ, đất được cày ải, sau đó bừa phẳng đất cục lớn được

75

Page 76: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

tán nhỏ, lượm nhặt cỏ, dùng phân chuồng rải trên mặt đất đã được bừa phẳng. Sau đó

người nông dân cày trâu hoặc bò để kéo hàng.

Trước khi chuẩn bị trồng, người nông dân lấy ngọn mía giống ở vùng ruộng

của mình, ngọn mía giống được lựa chọn kỹ thân mập mạp, hom mía chặt dài khoảng

3 đốt, sau đó đem ủ để ra mụt đọt mía dài từ 1cm-2cm rồi đem trồng. Người nông dân

rải ngọn mía nằm cách nhau 15 đến 20cm dọc theo luống hàng đường cày, sau đó lấp

lại, kỹ thuật lấp ngọn đòi hỏi đầu ngọn mía nằm theo chiều xiên, đầu hơi ngóc lên

mục đích để ngọn mía khỏi úng khi gặp trời mưa.

Mười tháng đến một năm sau, cây mía tới độ già chín, thân cây cao khoảng 2m,

người nông dân thu hoạch mía bằng cách dùng búa chặt gốc sát đất, dùng rựa tuốt lá

trảy ngọn, thân giữa cây mía thường nhiều nước, còn gốc thì ít nước nhưng lại ngọt

hơn, và ngọn thì trái lại tuy nhiều nước nhưng nhạt vì ít chất đường. Người nông dân

dùng ngọn mía đánh dây buộc mía thành lọn dài và vận chuyển về chòi đạp mía. Như

vậy là mùa ép mía nấu đường muỗng bắt đầu.

Thường ăn Tết xong khoảng tháng 2 người nông dân bắt tay vào làm chòi mía

để đạp. Mùa đạp mía nấu đường kéo dài trong vòng hai tháng từ tháng 2 đến tháng 4.

Chòi đạp mía thường được dựng lên ở khoảng đất trống tại vùng mía khai thác. Chòi

được làm bằng các trụ tre đỡ hai mái trên lợp tranh. Chòi mía thường rộng và thoáng,

không gian chòi chia làm hai khu vực: Nơi ép mía và nơi đặt lò nấu đường. Tuy nhiên

hai khu vực này liền cạnh nhau, chỉ phân tách ra bởi công việc khác nhau của hai

nhóm thợ: Thợ hàng (ép mía) và thợ nấu đường.

Đắp lò nấu đường: Đây là công việc quan trọng nhất mà người chủ lò nấu

đường phải tính bởi lò nấu đường tốt sẽ đem lại lợi ích cho người chủ lò. Việc đắp lò

nấu đường giao cho người thợ cả. Đất đắp xây lò nấu đường là đất thịt dẻo không pha

cát vì đất thịt dẻo mới có khả năng chịu lửa cao. Đất đắp lò phải tinh không được lẫn

tạp chất.

76

Page 77: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Kỹ thuật đắp lò người thợ tính đến số lượng chảo nấu và kích thước của từng

chảo. Ví dụ chảo nấu kích thước đường kính miệng là 70cm, cao 70cm đặt thành 4

chảo thì người thợ phải đào một ô to có kích thước 3m x 2m x 1m (chiều dài x chiều

rộng x độ sâu). Người thợ đào một hố có hình bầu dục, hố đào này định hình sẵn cả

một lò nấu đường bao gồm chảo nấu, cửa lò, cửa lù, thùng đựng nước chè hai, thùng

đựng mật. Phần bìa của hố đào hình bầu dục, người thợ đào rãnh sâu 1m, chiều ngang

khoảng 50cm, vét sạch đất, sau đó dồn đất thịt dẻo xuống rãnh đào này dùng chân nện

chặt. Đường rãnh dầm nện đất thịt dẻo này sau này sẽ trở thành bìa lò tiếp xúc với

nhiệt lượng của lửa lò. Phần giữa của hố đào còn lại cụm đất có hình bầu dục, trên

cụm đất này người thợ đã tính toán kỹ kích thước để đặt chảo. Kích thước cụm đất

này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào số lượng chảo nấu, ví dụ lò có 4 chảo mỗi chảo có

đường kính 70cm thì diện tích của cụm đất khoảng 3m2. Người thợ khoét trên bề mặt

cụm đất 4 ô đặt chảo liền cạnh nhau kích thước các ô này phải đúng với kích thước

chảo để sau này đặt chảo.

Người thợ làm phần trên của mặt lò bằng tre đặc có đất sét bao bọc (sau này

được làm bằng sắt) để khi lửa nóng không thể làm cháy thân tre, kỹ thuật này gọi là

bắt giang hay bó giang. Bắt giang tức làm khung uốn theo hình cong khớp với hình

tròn của chảo, thân tre bao bọc bởi đất sét trộn với rơm. Như vậy bắt giang tức là làm

khung định hình cho hệ thống chảo nấu ở phần trên của mặt lò. Khi giang khô cứng

thì người thợ cả tiếp tục đến công việc bắt chảo.

Bắt chảo là đặt 4 chảo gang vào 4 ô chảo định sẵn và trám kẽ bằng đất sét cho

hơi trong lò không thoát qua được. Sau khi bắt chảo xong tiếp đến là dùng kỹ thuật

bắt con lươn mục đích khi đường sôi không tràn ra ngoài. Kỹ thuật bắt con lươn là đặt

4 chảo liền cạnh nhau, trên vành miệng người thợ be cuộn đất sét thành gờ cao có

vành tròn, trên vành người thợ gim các là gáo hoặc mo cau chạy liền mạch theo vành

chảo để cho nước đường không thấm vào trục.

77

Page 78: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Như vậy quy trình kỹ thuật đắp xây lò nấu đường theo tuần tự: Làm tường lò

đào sâu vào đất - bắt giang - bắt chảo - bắt con lươn. Thường thì khi bắt giang người

thợ đắp mặt lò nhô cao lên khoảng 40cm tạo thành mu rùa để mặt lò cao hơn cửa lò.

Kỹ thuật tạo cửa lò: Cấu tạo lò nấu đường vị trí đặt cửa lò và cửa lù là quan

trọng nhất bởi cửa lò và cửa lù đặt sai thì nhiên liệu sẽ bị hao, việc nấu thành mật sẽ

chậm hơn. Người thợ cả đặt cửa lò và cửa lù nằm ở vị trí trục tâm lò. Cửa lò nằm

ngang mặt dất độ rộng từ 30 – 40cm, bề mặt cửa lò cong lượn dần xuống bầu lò nhằm

để hút gió từ ngoài vào. Miệng lò bao giờ cũng quay về hướng đông nam để đón gió.

Kỹ thuật làm cửa lò, người thợ khoét qua vách thành lò đã đắp từ trước. Cuối lò trổ

một cửa thông gọi là cửa lù, đây là nơi thoát khói đốt. Độ rộng của cửa lù khoảng

20cm. Cửa lù và cửa lò phải nằm trên một trục thẳng, bao giờ vị trí cửa lù cũng cao

hơn cửa lò khoảng 30cm.

Bầu lò: Bầu lò là nơi đặt bộ chảo nấu đường. Nơi bầu lò, tường lò hai bên phải

phình ra, đáy bầu lò có chiều cong, thấp ở giữa tâm và cao hơn ở hai đầu. Bầu lò là

nơi đốt nhiên liệu vị trí giữa tâm lò thấp hơn sẽ phân phối đều các tia lửa lên thành

chảo đun. Tuy nhiên nhiệt lượng lửa ở bầu lò không đều nhau, vị trí tâm lò là nơi

nhiên liệu bã mía, rác bùng cháy mạnh nhất nên nhiệt lượng ở đây cao nhất, vị trí cửa

lò và đuôi bầu lò có nhiệt lượng thấp hơn. Do vậy người thợ bố trí hai chảo đun mật ở

vị trí tâm lò. Chảo nấu nước mía tươi ở vị trí cửa lò. Chảo đun nước chè hai ở vị trí

đuôi lò.

Tường lò được đắp theo kỹ thuật đào rãnh sâu, đổ vào đó đất thịt dẻo đã nhồi

sau đó đầm lèn chặt như đã trình bày ở trên. Tường lò có hình bầu dục. Kỹ thuật đào

tường lò âm xuống mặt đất gọi là lò chìm. Xưa kia phổ biến là kỹ thuật đào lò chìm.

Loại lò chìm này rất giống với các lò nung vật liệu kiến trúc giai đoạn 10 thế kỷ sau

công nguyên ở miền nam Trung Hoa và Việt Nam. Hạn chế của kiểu lò chìm là dễ bị

ngập nước khi trời mưa to không để lâu dài được. Ưu điểm của lò chìm là tường lò

78

Page 79: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

giữ nhiệt tốt, bề mặt lò không nóng lắm nên thợ nấu có thể đi qua đi lại còng quanh lò

dễ dàng. Đến giai đoạn những thập niên giữa thế kỷ 20 người ta sáng tạo kiểu lò nổi.

Cấu tạo lò nổi cũng như lò chìm nhưng người thợ đắp tường lò cao lên trên. Lò nổi

giữ nhiệt kém hơn lò chìm do vậy người thợ đắp lò nổi độ dày tường lò lên tới 50cm-

60cm để giữ nhiệt.

Nhiên liệu đun nấu đường là bã mía và rác lá mía. Thợ phụ (thợ nùi chuyên

chụm lò) đánh bã và rác lá mía thành từng lọn gọi là nùi. Sau đó dùng cây sào đưa

nhiên liệu vào lò để đốt. Kinh nghiệm đốt lò khi thấy tro màu đen là bã nùi không

cháy hết người ta gọi là lò dở đốt rất hao bã mía, nếu tro cào ra có màu trắng là lò tốt

lợi bã.

Thùng chứa: Dùng để chưa nước chè hai, nước mật trong quá trình nấu đường,

người thợ sử dụng các thùng tô nô để đựng. Mỗi lò nấu đường có ba thùng chứa. Hai

thùng chứa mật đặt đối xứng hai bên chảo nấu mật, nỏ xả nước quay vào chảo. Thùng

chứa nước mía đã nấu sôi (nước chè hai) đặt ở chảo nước chè hai.

Thùng chứa mặt cắt có hình thang cân úp ngược. Thùng chứa cao trên dưới 3m,

đường kính miệng 1m, đường kính dáy là 0,6m. Thùng do thợ mộc chuyên làm,

nguyên liệu gỗ phần đáy làm bằng mít, ván thân làm bằng gỗ xoài. Tri thức dân gian

cho rằng chất liệu gỗ xoài, gỗ mít và kiểu thùng tô nô đường kính miệng nở ra phần

đáy lại thu hẹp khiến cho khả năng lắng đọng chất cặn bẩn diễn ra nhanh hơn. Từ

phần đáy tính lên khoảng cách 10cm người thợ đặt vòi xả gọi là nỏ. Sở dĩ nỏ nằm

cách phần đáy như vậy nhằm để chất cặn lắng đọng xuống đáy không cho thoát ra khi

xả nước từ trong thùng chứa. Để chất cặn lắng đọng nhanh hơn người thợ dùng chổi

mơ đó là thanh tre dài ở phần đầu lấy rạ bó lại thành nùi nhỏ. Người thợ dùng chổi mơ

đánh quay vào nước chè hai cho lóng cặn. Sau khi xả hết nước chè phần cặn còn lại

người thợ cào nạo vét đem đổ.

79

Page 80: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Bộ che ép mía: Che ép mía gồm một ba chiếc hai che mái và một che trống.

Dân gian gọi che là ông che hay là ông hàng trong đó ông che trống (ông hàng trống)

nằm ở vị trí giữa có kích thước lớn hơn hai ông che mái (ông hàng mái).

Che làm từ gỗ xoay là loại gỗ cứng không mài mòn, loại cây gỗ này chỉ có ở

vùng rừng già Bình Thuận. Chế tác trục che có thợ chuyên làm gọi là thợ rà che. Chủ

chòi éo mía trước khi dựng chòi phải tìm thợ rà che để đặt hàng. Ở đây có hai dạng,

dạng thứ nhất làm bộ che mới chủ chòi phải đem về ba khúc cây xoay, mỗi khúc có

chiều dài 1,2m, đường kính 0,9m, sau đó thuê thợ rà che làm bộ che mới; dạng thứ hai

là thuê thợ rà che sửa chữa bộ che cũ của năm trước.

Dạng thứ nhất làm bộ che mới, người thợ tính toán kích thước che trống và che

mái, đặc biệt để tạo bông tai che người thợ đục vũm và đục nổi các khớp răng trên

đầu trục che trống và hai che mái sao cho phần lồi (dương bản) của che trống nằm

khớp với phần lõm (âm bản) của che mái và ngược lại. Kỹ thuật này giống như kỹ

thuật tạo các khớp răng của các trục ru lô hiện nay. Các khớp răng trên đầu trục che

gọi là bông tai che. Hai đầu che người thợ tiện hai trụ gỗ tròn nhô cao khoảng từ 5 –

10 cm có tác dụng gắn vào hai trụ gỗ của dàn vịn cho quay để rà che, sau này khi che

hoạt động thì một đầu trụ ở phía chân che gắn vào bồn, một đầu trụ gắn vào khẩu che.

Để tạo dáng hoàn chỉnh che trống và che mái người thợ đào hố sau khoảng 1m,

chiều dài của hố khoảng 2m, hai đầu hố có hai trụ gỗ, trên là dàn vịn bằng tre. Trụ gỗ

làm che đặt ở vị thế nằm ngang, phần đầu trục gắn vào trụ gỗ, ở hai đầu khúc gỗ tạo

chốt gỗ tròn gắn với hai đầu trụ của dàn vịn. Nói chung người thợ tạo một hệ thống

trụ giá đỡ tạo trục quay che để người phụ cho thợ rà che lấy chân đạp xoay trục gỗ,

trong khi đó thợ rà che cầm mũi dao bén đặt trên thân che (gọi là mình bể) để rà che

sao cho đường kính thân chuẩn khớp giữa che trống và che mái. Nếu không vừa khít

giữa hai thân che thì bã mía đạp sẽ không hết nước, nếu khít quá thì sẽ nặng che làm

cho trâu bò kéo nhanh mệt.

80

Page 81: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Thường mỗi mùa mía xong người ta đem cất bộ che, đến mùa đạp mía người

chủ tìm thợ rà che đến chỉnh sửa. Một hệ thống trục bắt vào cỗ che và chưn che để

che có thể quay tự do trong lỗ, và một dàn vịn song song với lỗ đào. Một người đứng

trên ông che dùng chân đạp cho che xoay tròn, người thợ rà dùng lưỡi dao rà che để

kiểm soát độ tròn của ông che và rà thân hình che cho đều.

Sau khi che đã rà xong người thợ kiểm tra các nêm chốt gắn che với bồn trên và

bồn dưới để khi đặt che vào bồn độ hở giữa các che không khít quá và cũng không hở

nhiều quá. Trên đỉnh trục che trống có trụ gỗ gắn với cây ách cái làm từ cây mù u dài

có một đầu uốn cong rất đẹp, một ách con mắc gắn liền với ách cái. Cây ách dùng để

mắc trâu bò kéo. Khi trục che trống quay các khớp răng bông tai che trống và che mái

ăn khớp nhau sẽ quay kéo theo chiều ngược nhau, mía ép được đưa qua bàn lùa vào

khe của hai che để ép lấy nước. Ba che đặt trên một cái bồn gỗ hình chữ nhật, gọi là

bồn dưới, mặt bồn đục ba lỗ để đặt trục che (gọi là chân che). Trục che được bao bọc

bằng một miếng da trâu, xoa nhớt cho trơn. Phân trên là khẩu che. Phần giữa của bồn

che cao và thấp dần ra bìa có rãnh dẫn nước mía theo máng nhỏ để chảy vào thùng

chứa gọi là lường. Khi đầy lường đem đổ vào chảo nấu nước mía tươi.

Quy trình ép mía: Borel nhận xét về kỹ thuật ép mía nấu đường ở Quảng Ngãi

như sau: “Người ta dùng những công cụ ép mía rất thô sơ, nhưng khá tài tình, đó là

một khung chữ nhật có hai cột trụ tron xuống đất khá sâu để giữ chắc khung. Giữa bệ

và phân ngang ở trên, có ba trục lăn băng gỗ rắn, đường kính khoảng 25cm. Hai trục

lăn bên có răng khế nên chuyển động cùng với trục lăn ở giữa, đầu trên của trục này

trổi khói phần trên khung. Ở đầu trục lăn này, người ta lắp một cái cần để cho một

trâu hoặc hai bo kéo. Cây mía được luồng dưới những trục lăn hai, ba lần và như thế

là nước mía chảy ra theo những đường rãnh ở bệ khung chữ nhật, vào một chiếc chậu

bồn, sau đó người ta đem nấu. Ước tính ép mía như vậy thì hao 2/10 nước mía, nhưng

Công sứ tỉnh Quảng Ngãi cho răng cách ước tính đó hơi quá đáng. Những trục lăn

này bất tiện ở chỗ cái trụ, tức là cái lõi trục lăn thoi ra, đường kính thường là trên

81

Page 82: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

0m14, nên ma sát nhiều, mặc dù người ta đã boc da bôi dầu. Có thể là nếu thay băng

một trụ sắt hay thép năm khớp ly hợp với một trụ cũng băng thứ kim loại đó, thì thuận

tiện hơn nhiều. Ngoài ra trâu bo trong luc kéo trục ra làm đất cát bám theo các răng

khế, ngay cả các trục lăn, và như thế là đất cát lại rơi luôn vào nước mía. Sau đến

việc chế biến đường thực sự, gồm ba việc khác nhau, mà người ta phải dùng đến ba

hay bốn loại chảo đồng hình nón cụt, hoặc đắp băng đất, kể ngay nơi các trục lăn ép

mía và dùng đến ba chiếc chậu bồn nữa băng gỗ sức chứa và hình dáng như nửa

thùng rượu”(Borel, 1924).

Ép mía và nấu đường là hai công việc chính yếu cơ bản của nghề nấu đường

muỗng. Trong quy trình ép mía thường thì có bốn người chụm mía cho che ăn. Mỗi

bên hai người, một người chụm mía và một người rút bả mía. Người lớn thì mỗi bên

chỉ cần một người. Người chụm mía đưa mía vào giữa hai ông che, che xoay ép mía

lấy nước chảy vào máng, và đưa mía qua bên kia sẽ được người chụm mía bên kia

đưa lại vào hai ông che đối diện (che trống và che bã) bằng bàn lùa. Bàn lùa là một

miếng gỗ được cưa ra thành nhiều khe và đẻo gọt sao cho ăn khớp vào khe giữa che

trống và che bã. Mía được chụm qua một lần sẽ dẹp lại và người chụm mía đưa vào

bàn lùa để tiếp tục ép lấy nước. Khi mía đã được ép sạch nước thì người kéo bã bỏ ra

ngoài. Bã mía sẽ được đem đi phơi khô dùng để nấu lò năm tới hay nấu bếp.

Nước mía tươi được che ép chảy xuống bồn dưới theo khe rãnh chảy vào thùng

chứa gọi là lường. Khi nước mía đầy lường thì thợ nấu đường sẽ đem đổ vào chảo

nước mía tươi ở cửa lò để đun sôi, trong khi ba chảo còn lại sẽ được chứa nước lạnh

để chảo khỏi bị nóng.

Khi chảo nước mía tươi sôi người thợ cả vớt bọt đổ vào ui, sau đó dùng gáo

múc đổ vào thùng chứa nước chè hai. Nước chè hai là nước mía tươi đã đun sôi. Nước

chè hai uống có vị ngọt thanh, ngon, là một trong những đặc sản nơi chòi mía được ưa

chuộng bởi nhiều người. Người thợ cả dùng xỉ thìa ăn cơm múc một xỉ đầy bỏ vào

82

Page 83: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

thùng nước chè hai khuấy đều. Kinh nghiệm nước chè hai đến khi có màu trứng sáo,

bọt vàng có mùi thơm là được.

Khi thùng nước mía tươi thứ hai ngoài vòng che đã đầy, người thợ xả nước chè

hai từ thùng xuống chảo chè hai để có chỗ trống cho lượng chè hai kế tiếp. Khi thùng

nước mía tươi thứ ba đầy, thợ cả múc nước từ chảo chè hai qua chảo mật, có hai lần

múc chuyển như vậy qua hai chảo mật ở hai bên hông lò. Chảo mật sôi người thợ lấy

gáo vợt thấy sa cánh dơi (phần trên giọt mật xoà ra, xuống dài rồi túm lại mới nhỏ

giọt) là được. Người thợ cả múc mật chứa vào hai thùng tô nô đựng mật ở hai bên

chảo mật. Nước chè hai tiếp tục được chuyển ngay vào chảo nấu mật, nước mía tươi

liên tục chuyển vào lò nấu rất nhịp nhàng.

Như vậy quy trình nấu đường có các công đoạn: Nấu sôi nước mía tươi -

chuyển vào thùng đựng nước chè hai – đánh vôi - xả nước chè hai xuống chảo chè hai

nấu sôi - chuyển nước chè hai qua chảo mật thứ nhất - chuyển nước chè hai qua chảo

thứ hai - nấu mật vừa tới múc vào thùng mật để đựng. Quy trình ép mía và nấu đuờng

này phân loại lò hay, lò dở; thợ hay, thợ dở biểu hiện qua lò hay thì việc nấu đường

bên trong lò rất đồng bộ nhịp nhàng với việc ép mía bên ngoài có nghĩa là người thợ

cả không bị “đuổi” bởi lượng nước mía tươi bên ngoài quá nhiều. Nhìn chung tri thức

dân gian thì lò hay rất đều nước; lò dở phải sử dụng thùng chè hai để chứa; về thời

gian lò dở thì luôn bị chậm hơn ở khu vực ép mía khoảng hai tiếng.

Lúc bên ngoài vòng che ngưng hoạt động vào buổi chiều thì người thợ cả đổ

nước mật từ thùng mật ngược ra bốn chảo để thắng thành đường.

Kỹ thuật thắng đường: Trong kỹ thuật thắng mật thành đường luôn luôn phải sử

dụng một lượng vôi nhất định. Xưa kia người thợ nấu đường dùng vôi ốc giã nát đến

sau này người thợ dùng vôi đá để nấu đường, theo kinh nghiệm vôi ốc mặn hơn vôi đá

nhạt hơn. Vôi có công dụng làm cho mật kết tinh thành đường nhanh hơn. Kinh

nghiệm khi hoà vôi vào nước đường ngửi có mùi thơm là được.

83

Page 84: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Lúc thắng đường, người thợ sử dụng cả bốn chảo để thắng mật thành đường.

Trong quá trình thắng đường người thợ cả dùng lưỡi đưa mật vào miệng nếm khi giọt

mật cuộn lại trong lưỡi thành hạt bắp là đã tới, ngược lại loãng cuộn không cứng là

chưa tới. Khi đường đã tới, người thợ đổ muỗng.

Kỹ thuật đổ muỗng: Muỗng đường hình phểu miệng loe đáy tum vào. Khi đổ

muỗng người ta đặt đứng các muỗng thành hàng dài, sau đó người thợ cả đổ mật đã

thắng thành đường vào các muỗng sao cho nước mật chỉ nằm ở lưng chừng miệng

muỗng chưa đầy. Để đường mật sệt chuyển hoá thành đường cát kết tinh, người thợ

sử dụng các kỹ thuật sau:

- Sơ vá lần một: Dùng cặp đánh đường hai tay ngoáy trộn hai lần trên các

muỗng.

- Sơ vá lần hai: Khoảng chừng 5 phút sau khi sơ vá làn một, người thợ tiếp tục

sơ vá lần hai. Giai đoạn này người thợ dùng cặp đánh nhiều hơn.

- Cất vá: Giai đoạn này mỗi muỗng đường dùng cặp đánh 45 vòng, lúc này

đường đã lên cát không đánh nữa.

Giai đoạn hai của thắng đường đổ muỗng là trám mặt, tức thắng lại đường đổ

đầy đặn bề mặt muỗng đường. Thông thường nếu thắng đường vào buổi chiều thì

người thợ trám mặt vào buổi sáng và ngược lại, có nghĩa thời gian cách nhau khoảng

24 tiếng đồng hồ.

Kỹ thuật trám mặt muỗng đường: Dùng nạo cào mặt đường ở muỗng đem bỏ

vào chảo đun sôi thắng đường cho thật giá, sau đó dùng vá đánh cho ra cát. Người thợ

cả đem đổ trám mặt, kinh nghiệm mặt đường phía trên già phần dưới non mục đích để

dễ đổ bùn rút mật, hoặc tinh thể cát đường càng lớn đổ thì đổ bùn càng nhanh.

84

Page 85: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Các muỗng đường sau khi trám mặt đổ đầy, để nguội, đưa từ chòi về nhà.

Người ta làm giàng máng đặt các muỗng đường lên trên, đáy muỗng rút cùi dưới đáy

mỗi muỗng đường đều có ui đựng mật rút ra từ đường trong muỗng. Tri thức dân gian

muốn đường trắng thì phải dùng kỹ thuật rút mật. Nguyên liệu để rút mật là bùn non ở

bàu hay ở hố sâu, sau này người ta dùng thân chuối xắt nát thay thế bùn non. Bùn

(hoặc chuối) đổ lên bề mặt muỗng đường, nước từ bùn (hoặc chuối) sẽ rút dần xuống

đáy muỗng kéo theo mật đường. Vì vậy sau khi rút mật đường sẽ trắng ra tựa bông.

Mật đường phân thành hai loại: Loại mật rút từ muỗng vào ui gọi là mật xuông.

Loại mật lấy từ đường băng gọi là mật xít có vị đắng. Mật xuông dùng vỗ béo trâu, bò

bằng cách trộn rơm cho ăn. Loại mật xuông tiếp tục nấu thắng đổ muỗng thành đường

gọi là đường băng. Mật từ đường băng rút ra gọi là mật xít. Mật xít dùng để chữa

bệnh ví dụ dùng 100 loại cây có gai sắc cô lại trộn với mật xít dùng uống chữa bệnh

phong bại.

Đường muỗng từ bề mặt xuống đáy muỗng được phân thành 4 hạng:

- Mặt chiêng: Đường hạng nhất nằm ở phần bề mặt muỗng đường.

- Hạng nhì: Đường nằm ở giữa thân liền giáp với đưòng mặt chiêng.

- Hạng ba: Đường nằm giữa thân liền giáp phần đáy muỗng.

- Đường đít: Đường nằm ở đáy muỗng.

Đường mặt chiêng màu trắng, thuộc hạng tốt nhất; đường hạng nhì, hạng ba

màu đường sẫm dần, thuộc hạng trung bình; đường đít có màu nâu của mật, thuộc

hạng thấp nhất. Từ phân loại trên người ta mới quy định giá cả mua bán từng loại

đường khác nhau trong cùng một muỗng đường.

85

Page 86: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Khi mật rút gần hết, muỗng đường được đem ra, lập úp lại, lay qua lay lại cho

đường sút ra khỏi muỗng, chặt ra thành từng tảng đem đi phơi. Đường càng phơi

nhiều nắng càng trắng và lúc bán giá càng cao, khi bán đường được chặt thành cục có

đường kính khoảng 3-4cm.

Công thức nấu đuờng truyền thống cứ 1 tấn mía ép lấy nước và nấu thì được 50

kg đường. Lượng đường còn sót lại bã mía là khá lớn.

Công cụ nấu đường: Kỹ thuật nấu đường muỗng có các loại công cụ:

1. Chảo: Chất liệu bằng gang có kích thước chiều cao 70cm, đường kính miệng

70cm. Loại chảo này do hãng Đại Thành ở Sài Gòn đem bán. Chảo là loại công cụ

dùng để nấu nước mía tươi đến khi thành đường. Mỗi lò đường có 4 chảo hoặc có 5

đến 6 chảo tuỳ theo. Bốn chảo trên lò có chức năng riêng và sắp xếp theo chiều ngược

chiều kim đồng hồ. Chảo nằm gần cửa lò dùng để đun sôi nước mía gọi là chảo nấu

nước mía tươi. Tiếp đến là chảo nước chè hai nằm ở vị trí cửa lù. Hai chảo nấu mật và

thắng mật thành đường nằm ở vị trí hông giữa của thân lò. Bố trí chức năng chảo dựa

vào nhiệt lượng toả ra trong lò; hai chảo nấu mật hai bên hông lò tiếp xúc nhiệt lượng

cao nhất nên dùng thắng mật, chảo ở cửa lù tiếp xúc nhiệt ít hơn nên dùng nấu nước

chè hai.

2. Thùng: Một lò đường có ba thùng: Một thùng đựng nước chè hai, hai thùng

đựng mật, thùng làm gỗ mít ở đáy, thân làm bằng gỗ xoài, cao trên dưới 3m, bên

ngoài buộc mây.

3. Thùng gỗ nhỏ đựng vôi ở cạnh thùng chè hai.

4. Muỗng: Làm bằng đất nung, hình phểu, cao 50-60cm, đường kính bề mặt 30-

40cm, để chứa đường.

86

Page 87: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

5. Ui: Cũng bằng đất nung, để chứa mật, rút mật, dung tích từ 7-10 lít dùng để

đựng bọt đường múc từ chảo ra. Và bọt này được thắng lại thành một loại đường vụn

gọi là đường đinh.

Trên giàn lò người thợ nấu đường treo những gáo vợt lớn nhỏ dùng để tiện lợi

cho sử dụng múc nước đường và bọt.

6. Vợt: Giống như sàn gạo, làm bằng một miếng tole gò trũng nhẹ, xoáy lỗ

dùng vớt bọt.

7. Gáo: Dùng để múc chè, đường, dung tích từ 3-5 lít, trước kia người ta hay

dùng trái bầu khô, nhưng thuận lợi vẫn là gáo bằng sắt, hình chiếc mũ tròn, vợt, gáo

đều có cán dài từ 3,5 đến 3m.

8. Lường: Là một thùng gỗ nhỏ đặt ở lỗ cuối rãnh bồn để nước mía từ bồn chảy

theo rãnh đổ vào. Lường còn dùng múc nước đường đã thắng đổ vào muỗng. Mỗi

lường có dung tích khoảng 10-15 lít. Mỗi chòi có từ hai lường trở lên.

9. Lọc: Là chiếc rổ thưa, đan bằng tre, có lót trong một miếng vải thưa để lọc

lại bọt và cặn chè.

10. Xăm: Giống như lưỡi xẻng, bằng bàn tay, có tra cán ngắn để đánh đường

trong, kích thích quá trình kết tinh.

11. Xỉa: Là một miếng nhôm 4.6cm, gò khum khum, có tác dụng như xăm.

12. Đũa: Như chiếc đũa cả, bằng tre, tác dụng như xăm, xỉa.

13. Búa, rựa: Dùng để đốn hạ và róc lá mía.

87

Page 88: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

14. Ngựa: Mía bó lại thành bó và ngựa về chòi. Gọi là ngựa vì người ta đóng

một con ngựa (một khúc gỗ có bốn chưng, hai đầu được cơi bốn cây dài thêm ra) và

bỏ mía trên đó để vác đem về chòi.

Sau này dùng xe đạp có hai dàn thồ hai bên để vận chuyển mía. Các bó mía bỏ

lên dàn thồ được cột bằng dây dừa và chở về chòi đạp.

Trong chòi mía, phía trước cửa lò, thường được cơi thêm ra và đặt một cái bàn

ăn cho thợ nấu đường và người làm trong chòi dùng cơm. Một nơi cho người chủ chòi

ngủ qua đêm canh chừng chòi mía. Phía bên ngoài gần lò nấu đường được đặt sẳn

những muỗng đường trống, nhét nùi sẳn thành một hàng, khi cần, thợ đường sẽ mang

vào. Chòi mía thường có hai cái chuồng cho trâu bò đạp mía ở. Chuồng trâu, bò

thường không có mái, chỉ có hàng rào chung quanh để giữ trâu bò ở tạm trong thời

gian đạp mía. Trâu bò đạp mía thường thì đạp đôi, nhưng đôi khi trâu đực khoẻ mạnh

thì có thể đạp chiếc. Trâu, bò được buột vào đòn kéo che và đi trên một vòng tròn từ

phải qua trái chung quanh che và có một người đi sau điều khiển. Thường thì những

con trâu không cần người đi sau, khi mắc vào nài là đi một mình.

Nghề làm đường muỗng hiện nay không còn hoạt động nữa, tuy nhiên nó vẫn

còn đang hoạt động ở một vài hộ gia đình. Tài liệu chúng tôi nghiên cứu được thu

thập từ một hộ gia đình vẫn còn làm nghề nấu đường muỗng, đó là gia đình ông Bùi

Tụ ở huyện Tư Nghĩa.

Nghề nấu đường muỗng bắt đầu ngưng hoạt động khi có hình thức thu mua mía

cho nhà máy đường ở những năm sau giải phóng. Thập niên 80, người ta đạp mía

bằng máy và nấu nước mía thành mật rồi bán cho các máy làm đường kết tinh mà

thôi. Đến nay nghề đạp mía nấu đường chỉ còn sót lại một vài người làm, sản phẩm từ

đường muỗng bán cao giá hơn so với đường nhà máy. Tuy nhiên lượng mật và đường

muỗng đem bán ra thị trường còn ít.

88

Page 89: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

II. Tri thức bản địa trong kỹ thuật làm gốm men và gốm mộc

Quảng Ngãi có các lò gốm: Mỹ Thiện – Châu Ổ (Bình Sơn), Đông Thành (Sơn

Tịnh), Thanh Hiếu, Chỉ Trung (Đức Phổ), Bồ Đề (Tư Nghĩa). Những làng gốm này

sản xuất các loại đồ dùng như vò, hũ, nồi, trã, vại, chậu với nhiều kiểu dáng đẹp. Tuy

nhiên gốm tráng men thì chỉ có làng Mỹ Thiện – Châu Ổ, các lò gốm khác như Đông

Thành, Thanh Hiếu, Chỉ Trung, Bồ Đề chỉ là gốm mộc không có kỹ thuật tráng men.

Làng gốm Mỹ Thiện – Châu Ổ có kỹ thuật chế tạo men có từ thể kỷ 19 do ông

tổ là Trần Kỳ Ý học được từ Trung Quốc du nhập về. Nguồn gốc nghề gốm Quảng

Ngãi theo văn bia còn lưu giữ có ghi lại nghề gốm Mỹ Thiện – Châu Ổ hình thành

vào cuối thế kỷ 16.

Trong bản văn tế tổ nghề có đoạn chép “Cập Huỳnh Nguyên Hưng Ba Trung

Hoa Quốc Tiên Sư. Tổ sư Trương Trung Ái Thanh Hoa nhơn. Hậu bối cấp ngã tôn

linh Phạm Công Đắc, Nguyễn Công Ất chư vong linh tiền hiền khai khẩn, hậu hiền

khai cư, hàm lai phối hưởng”.

Nghĩa: “Tiên sư nghề là Huỳnh Nguyên Hưng Ba người Trung Quốc. Tổ sư

nghề là Trương Trung Ái người Thanh Hoá. Hậu bối nghề là Phạm Công Đắc,

Nguyễn Công Ất. Chư vong linh tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư cùng phối

hưởng”.

Đoạn văn tế trên cho ta biết được phả hệ cơ bản của nghề gốm tại Mỹ Thiện –

Châu Ổ bắt đầu từ ông tổ nghề là Huỳnh Nguyên Hưng Ba người Trung Quốc có thể

đã vào Thanh Hoá lập nên nghề gốm và truyền nghề cho ông Trương Trung Ái người

Thanh Hoá sau đó truyền tiếp cho ông Phạm Công Đắc, Phạm Công Ất cũng người

Thanh Hoá. Hai ông Phạm Công Đắc và Nguyễn Công Ất di cư vào Phương Nam lập

nghiệp tại làng Mỹ Thiện – Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi ở thời điểm vào cuối thế

kỷ 16. Hai ông này lập nên làng gốm Mỹ Thiện – Châu Ổ. Theo lời các nghệ nhân kể

89

Page 90: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

lại, Phạm Công Đắc được vua ban sắc phong về sản phẩm gốm của ông làm ra đạt

trình độ thẫm mỹ cao về phong cách tạo dáng. Đến nay, sắc phong vẫn còn được lưu

giữ nơi nhà thờ họ Phạm ở thôn Long Xuân, xã Bình Long. Hàng năm đến ngày mồng

9 tháng giêng (âm lịch) người làm gốm Quảng Ngãi cúng tổ nghề tại làng Mỹ Thiện –

Châu Ổ. Mỗi lò (gọi là khẩu lò) gồm có thợ lò và bạn lò cùng cúng tổ nghề trước khi

bắt tay vào công việc.

Từ Mỹ Thiện – Châu Ổ nghề gốm lan truyền đi các nơi trong tỉnh Quảng Ngãi

như Thanh Hiếu, Đông Thành, Bồ Đề. Tuy nhiên ở các làng gốm này chỉ sản xuất đồ

đất nung không có nghề gốm men ở Mỹ Thiện – Châu Ổ. Đặc trưng phân bố các làng

gốm đều nằm ven sông tiện cho vấn đề giao lưu với các nơi. Làng gốm Mỹ Thiện –

Châu Ổ nằm ven sông Trà Bồng, làng gốm Đông Thành nằm ven sông Trà Khúc, làng

gốm Bồ Đề nằm ven sông Vệ và làng gốm Thanh Hiếu nằm ven sông Trà Câu. Sông

là đuờng vận chuyển, nguyên liệu, sản phẩm thuận tiện cho nghề gốm lúc bấy giờ.

Đặc biệt ở làng gốm Mỹ Thiện – Châu Ổ người ta đào nối từ sông Trà Bồng đi vào

trong làm gốm. Hiện nay kênh này đã lấp nhưng trước kia nó đã

Theo quan niệm của các nghệ nhân làm gốm thì đồ gốm được tạo thành bởi sự

kết hợp hài hoà của ngũ hành (Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ). Kim đó là phần các

chất kim loại như sắt, chì, đồng … ngâm trong xương và trong men gốm tạo ra vẻ

đẹp, sự huyền bí của màu sắc. Mộc là các loại rơm, tre, củi, gỗ tạo ra ngọn lửa, tạo ra

sự “hoả biến” tác nhân của sự bền chắc trong xương gốm, sự sánh bóng rực rỡ của áo

gốm. Thuỷ là nước gộp với đất để tạo dáng gốm, minh hoạ các biểu tượng của tâm

hồn. Hoả là lửa mà người thợ gốm xem như là tạo ra sản phẩm, sắc thái của gốm. Thổ

là đất được xem là mẹ tạo ra xương thịt của gốm. Vậy yếu tố ngũ hành bao trùm lên

tất cả hoạt động của nghề làm gốm tác thành nên sản phẩm gốm. Người thợ gốm mỗi

khi phát hoả nhóm lò lại thắp nén hương khấn cầu đến là chúa Ngũ hành cầu mong

cho sự trọn vẹn hanh thông của nghề làm gốm. Nghề làm gốm men có bốn khâu quan

90

Page 91: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trọng: Làm đất nguyên liệu - tạo hình – tráng men – nung. Tuy nhiên đối với đồ đất

nung chỉ có ba khâu: Làm đất nguyên liệu - tạo hình – nung.

Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm gồm có hai loại đất sét xanh và xanh pha vàng

mầu mỡ gà, nguồn đất sét này khai thác tại vùng Ô Sông và vùng Trì Bình (Bình

Sơn), vùng Trà Câu (Đức Phổ). Kinh nghiệm trước khi khai thác đất sét người thợ

dùng mai để thử màu sắc của đất. Đất sét đem về người thợ đem pha chế giữa đất sét

và đất thổ màu vàng tỉ lệ nhất định.

Sau đó lấy đất nguyên liệu đem xước, xước có nghĩa là quá trình dùng lực dẫm

nhào nặn cho nhuyễn đất. Thường thì xước khoảng 10 lần thì đất nhuyễn để có thể tạo

dáng đồ gốm. Trong quá trình xước có rải tro dưới nền theo tỷ lệ nhất định nhằm để

tro thâm nhập vào xương gốm để tạo nên hiệu ứng về men trong khi nung. Sau khi

xước xong dùng kéo cắt đất thái mỏng xung quanh khối đất vào tận lõi, quá trình thái

gặp các tạp chất thì loại bỏ.

Đối với đồ nung bình thường thì người thợ trộn nhuyễn đất sét thành từng viên

tròn lớn, dồn lại thành đống, trong công đoạn này người ta tránh không cho cát lấn

vào. Sau đó người thợ lấy dao chém đất cắt thành từng miếng, nhồi thành từng lọn.

Tóm lại trong khâu làm đất nguyên liệu, người thợ phải thực hiện 4 lần nhồi nhuyễn

đất sét, tuyệt đối đất không được pha các tạp chất khác như cát, bã thực vật …

Tạo dáng đồ gốm sử dụng các kỹ thuật: Vuốt (chuốc), phát ghè. Đất trước khi

đưa vào bàn xoay được nhào nặn cho nhuyễn, sau đó đặt vào giữa bàn xoay vỗ cho

đất dính chặt rồi kéo đất bằng tay và dùng sành dằng để định hình sản phẩm. Ở công

đoạn này đàn bà thường hay làm, họ dùng bàn chân để quay bàn xoay rất nhịp nhàng

đồng thời dùng hai tay vuốt để tạo dáng sản phẩm rất khéo léo. Trong động tác này

người thợ ngồi trên cái ghế cao hơn mặt bàn xoay để dễ dàng thao tác. Đối với sản

phẩm có kích thước lớn người thợ sử dụng kỹ thuật be chạch đó là hình thức vuốt sản

phẩm trên bàn xoay nhẹ đà. Người thợ vừa be, vừa kéo vừa định hình sản phẩm. Be

91

Page 92: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chạch chủ yếu do đàn ông làm. Nhìn chung tuỳ theo sản phẩm gốm định làm mà

người thợ dùng chân để xoay bàn xoay và dùng tay vuốt để tạo ra. Kỹ thuật vuốt hay

chuốc là công đoạn tạo hình phức tạp nên phải là thợ lành nghề lâu năm, thợ làm việc

này gọi là thợ chuốc.

Các sản phẩm gốm đòi hỏi tạo dáng công phu thì ngưòi thợ chuốc sau khi đã

tạo hình sản phẩm thì phải có người thợ sửa dáng trang trí gọi là thợ phác ghè. Phác

ghè là động tác chỉnh sửa dáng sản phẩm cho hoàn thiện và đẹp. Thợ phác ghè thường

là những người có tay nghề cao mà ở một vùng chỉ có vài người. Phác ghè là công

đoạn khó là khâu cuối cùng để hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với các sản phẩm có kích

thước lớn thì phác ghè là việc sửa sang chỉnh dáng ở các bộ phận như bụng, eo, vành

miệng, đai trang trí, hoa văn. Người thợ phác ghè dùng tay bẻ miệng đồ đựng sau đó

bóp cho cổ thóp vào ở các sản phẩm như nồi, chum, bình hoa … hoặc nắn cho đất khít

lại với nhau trên miệng và khoét lỗ như hũ tiết kiệm (bùng binh); hay khi tạo dáng

xong liền dùng tay nặn vòi ấm, gắn quây cầm của các loại sản phẩm như ấm đun

nước, bình trà; hay cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết; tỉa lại đường nét hoa văn và

chuốt nước cho nịn mặt. Trong công đoạn phác ghè chủ nhà thường làm các đại trang

trí trên đồ gốm hay làm một cái gì đặc biệt để lưu dấu ấn của lò gốm và chủ nhân vào

sản phẩm.

Trang trí trên đồ gốm gồm các thao tác: đánh chỉ, đắp nổi, khắc chìm, vẽ, bôi

men chảy.

Đánh chỉ: Nghĩa là định những vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản

phẩm gốm bằng màu hoặc men màu.

Đắp nổi: Người thợ đắp đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa

để tạo hình gọi là đắp nổi.

92

Page 93: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Khắc chìm: Là dùng que bút khắc sâu các hoạ tiết lên sản phẩm (thường dùng

cho các sản phẩm một màu men).

Vẽ: Người thợ dùng bút lông vẽ màu và men màu định hình, định cảnh lên sản

phẩm.

Bôi men chảy: Men chảy là một loại men trang trí, thường người thợ bôi men

chảy trên miệng sản phẩm để khi nung, men sẽ chảy toả xuống, tạo ra những đường

nét tự nhiên cổ kính. Thợ gốm Châu Ổ đã từng làm các chum sành có men chảy màu

xanh giống với kiểu dáng đồ gốm cổ Sawankhaloc của Thái Lan ở thế kỷ 14, 15 để

bán ở thị trường Kampuchia, Lào hay vùng Tây Nguyên …

Chế tạo men gốm là một bí quyết của nghề gốm. Làng gốm Mỹ Thiện sản xuất

gốm men các loại: men nâu đen, men vàng và men nâu sành.

- Men nâu sành thành phần đất sét trắng pha chì cùng một ít đá thối (hỗn hợp

oxýt sắt và oxýt măng-gan).

- Men xanh ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng và

oxýt đồng dạng bột tán nhỏ.

- Men vàng pha chế đá son chứa sắt cùng đất sét trắng.

- Men nâu đen cơ bản dùng đất sét trắng pha tăng hàm lượng chì.

Nhìn chung kỹ thuật chế tạo men dựa trên các chất cơ bản bao gồm: Đá son, đất

sét trắng, đá thối, đá xanh … là các loại khoáng vật chứa các chất đồng, sắt, oxit

mangan cộng với chì. Các chất này được pha trộn theo ý muốn của người thợ, nếu

muốn màu vàng thì loại bỏ đồng, màu men nâu thì tăng hàm lượng chì. Kỹ thuật chế

tạo men xanh là sự pha chế đá son và đá thối nghiềng nhỏ rồi trộn với oxit đồng. Men

này phát màu ở nhiệt độ 12500C gọi là hoả biến cho ra màu xanh rất đẹp.

93

Page 94: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Trong kỹ thuật tráng men lên đồ gốm có bốn hình thức phủ men:

- Tráng men trong lòng sản phẩm.

- Tráng men bên ngoài sản phẩm.

- Tráng men cả bên trong lẫn bên ngoài sản phẩm cùng một lúc.

- Xối men: Người thợ áp dụng kỹ thuật này với những sản phẩm lớn.

- Nhúng men: Đồ gốm nhúng men ở phần trên đáy để mộc.

Sau khi sản phẩm đã khô men, người thợ tiếp tục tiến hành thêm các thao tác

trước khi sản phẩm có thể đưa vào lò. Đó là các thao tác: Bôi men, cạo men chân.

- Bôi men: Nghĩa là quệt men vào những chỗ khuyết men trên sản phẩm.

- Cạo men: Cạo men ở chân sản phẩm, vén men hai bên mép chân.

Tất cả các loại sản phẩm đồ gốm khi đã hoàn thiện xong, người thợ xếp thành

ụ, dùng rơm rạ, bao bố ủ cho da đất trở nên vàng mơ (gọi là phơ). Khi đất “phơ” đều,

người thợ tiến hành chuyển sản phẩm vào lò nung. Đối với sản phẩm là đồ đất nung

chỉ nung một lần, đối với sản phẩm là đồ gốm tráng men được nung hai lần, lần thứ

nhất nung xong thì tráng men sau đó nung tiếp.

Hầu hết gốm men Mỹ Thiện – Châu Ổ là men nhẹ lửa nên các đồ gốm tráng

men được sắp xếp ở đuôi lò là nơi nhiệt lượng thấp nhằm chống cháy bong men.

Lò nung gốm của các lò gốm ở Quảng Ngãi là loại lò cóc (hình giống con cóc

ngồi). Lò dài khoảng 8m, phần đầu phình ra có ống khói thông hơi, phần đuôi thu hẹp

lại. Lòng lò chiều cao trung bình 2,8m, ngang 2,5m, vách lò được xây lớp gạch dày từ

40cm – 80cm, riêng phần nền dày 60cm nhằm chống thoát nhiệt. Đối với lò lớn được

xây 2 cửa ra vào (lò nhỏ chỉ có 1 cửa), cao khoảng 1m, nằm ở phần giữa của thân lò.

94

Page 95: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Cầu lò để đốt lửa, cào tro. Sàn lò dùng để đặt các đồ gốm để nung. Dọc theo chân của

thân lò được tạo các ô cửa nhỏ, phân bố cách khoảng đều nhau. Tác dụng các cửa

dùng để đun lửa, tạo luồng khí đưa nhiệt vào trong lòng lò. Ngoài ra người thợ có thể

kiểm tra dễ dàng độ chín tới của gốm.

Lò nung gốm được đốt nung trong 3 ngày 3 đêm theo quy tắt đốt lửa từ nhỏ đến

lớn ngọn. Kỹ thuật đó nhằm nâng nhiệt trong lò tăng dần để chống sự nứt vỡ hoặc

cong queo các đồ gốm đang nung. Kỹ thuật nung rất quan trọng đòi hỏi người thợ

phải giàu kinh nghiệm. Tình trạng khi nung hay vấp phải đó là gốm bị sống hoặc chín

không đều. Trường hợp này có hai nguyên nhân do kỹ thuật xây nền lò không tốt hoặc

do đất là gốm không được chọn lựa và nhồi nhuyễn kỹ càng.

Sản phẩm đưa vào lò nung theo hai công đoạn: Chồng lò và đốt lò.

Chồng lò: Là công việc chồng xếp sản phẩm vào lò để chuẩn bị đốt. Việc chồng

lò tuân thủ theo nguyên tắc chung: tận dụng triệt để và hợp lý không gian trong lòng

lò đốt (cách bố trí và xếp bao nung, xếp lồng sản phẩm nhỏ trong lòng sản phẩm lớn

…) tránh các sự cố do hoả biến, bố trí một cách hợp lý điểm đặt các vật phẩm lớn và

vật phẩm nhỏ trong lòng lò tương ứng với các vùng lửa táp và những vùng ấm lửa

của lò, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu nhiệt cao nhất. Sản phẩm được chồng dần từ

đuôi lò ra tới cửa lò. Trong lò cóc vùng ấm lửa nhất là khu giáp đuôi lò. Vùng lửa ưu

việt nhất cho sản phẩm đốt là khu vực giữa của tâm lò.

Đốt lò: Mỗi kiểu lò chỉ phù hợp với một loại nhiên liệu đốt nhất định. Vì vậy

khâu đốt lò liên quan mật thiết với hai yếu tố là nhiên liệu và tiến trình đốt.

Nhiên liệu: Nhiên liệu đốt của lò là củi khúc và củi bửa. Các loại gỗ không

được dùng làm củi là sung, đa, vối. Củi sau khi bổ được xếp thành đống nhiều tháng

ngoài trời phơi sương phơi nắng cho ải. Quá trình này tạo điều kiện khi củi đốt trong

lò toả mùi hôi thì sản phẩm sẽ đẹp men.

95

Page 96: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Sau khi nung xong, sản phẩm được đưa ra khỏi lò bằng hai cửa lớn, phân loại

và bán đi các nơi. Sản phẩm gốm xuất lò có các loại: chum lớn loại 100 lít, ghè loại

60 lít, ché rượu cần, chậu cảnh kiểng, thạp, ve hai, bình binh, bình hoa, ấm trà, nồi,

trã, ấm chè, cối tiêu …

Hiện nay lò gốm Mỹ Thiện chỉ còn một lò của ông Đặng Văn Trịnh sản xuất

theo đơn đặt hàng. Các lò gốm ở Chỉ Trung, Thanh Hiếu hoạt động cầm chừng.

Nguyên do thị trường không mở rộng, nguồn đất nguyên liệu khan hiến, nhiên liệu

chất đốt giá cao. Các lò gốm vẫn còn hoạt động do đầu tư ít vốn nên giá thành hạ

đồng thời các mặt hàng sản xuất là những sản phẩm quen thuộc ưa dùng trong nhân

dân. Vấn đề cần quan tâm chú ý cấp thiết để nghề gốm Quảng Ngãi có điều kiện phát

triển vẫn là vốn, nguyên liệu, kiểu dáng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Hiện nay cần

có những chính sách thích hợp để can thiệp vào nhằm bảo tồn và phát triển nghề thủ

công cổ truyền quý giá này khỏi bị mai một. Ví dụ như cho ưu đãi vay vốn để phát

triển nghề; truyền nghề dạy nghề cho lớp trẻ; quảng bá thương hiệu …

III. Tri thức bản địa trong kỹ thuật rèn đúc kim loại đồng, sắt

Nghề rèn đúc kim loại đồng sắt đã có từ lâu đời ở Quảng Ngãi từ những thế kỷ

trước công nguyên của người Sa Huỳnh đến những thế kỷ sau công nguyên của người

Chăm và đến người Việt sau này. Hiện nay nghề rèn đúc kim loại đồng sắt ở Quảng

Ngãi vẫn còn hoạt động ở các làng nghề xưa cũ trước đây ví như làng đúc đồng ở làng

Chú Tượng (Đức Hiệp - Mộ Đức), nghề rèn luyện sắt ở làng An Khánh (Sơn Tịnh).

Đáng chú ý nghề đúc đồng không phổ biến ở các làng quê trong khi đó nghề rèn sắt

thì phổ biến rộng rãi ở các làng mạc thôn quê có thể do tính chất tiện dụng của nó.

Nếu so sánh sản phẩm ta cũng có thể nhận thấy tính thực dụng trong hoạt động sống

của nghề rèn luyện sắt hơn nghề đúc đồng, ví dụ nghề đúc đồng sản xuất các vật dụng

sinh hoạt, đồ thờ phụng tín ngưỡng như nồi, mâm, dĩa, bình vôi, tượng, lư hương,

96

Page 97: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chân đèn, chuông, khánh … trong khi đó nghề rèn luyện sắt sản xuất các loại công cụ

sản xuất như cuốc, thuổng, rùi, búa, các loại dao, rựa, xà gạc …

1 Tri thức bản địa trong nghề đúc đồng

Nghề đúc đồng có từ rất sớm ở Quảng Ngãi. Kỹ thuật đúc đồng được cư dân

Sa Huỳnh Bình Châu sử dụng thành thạo để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống

sinh hoạt của cộng đồng. Khảo cổ học khai quật tại đây đã tìm thấy các hạt đồng

nguyên liệu, muôi rót đồng, nồi nấu đồng, xỉ đồng. Đến giai đoạn sau này của cư dân

Chăm, Việt nghề đúc đồng tiếp tục phát triển. Nếu nghề rèn luyện sắt phổ biến hầu

hết các làng quê nông thôn thì nghề đúc đồng chỉ tập trung tại làng Chú Tượng ở xã

Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Làng Chú Tượng (Chú Tượng có nghĩa là thợ đúc) có

truyền thống đúc đồng từ lâu đời. Làng Chú Tượng nằm bên chợ Vom, tên chợ Vom

tương truyền do bà Nguyễn Thị Vom lập nên vào khoảng thế kỷ 14, 15 (tài liệu của

họ Huỳnh làng Xuân Đình chép bà Vom là Huỳnh Thị Vom). Tương truyền bà là

người giỏi võ nghệ đã tập hợp dân làng đánh giặc cướp bảo vệ xóm làng. Bà chết

được dân chúng thờ phụng và đặt tên chợ Vom, núi Vom để tưởng nhớ đến bà.

Làng đúc đồng Chú Tượng có hai dòng họ tiền hiền là họ Đỗ và họ Nguyễn.

Theo tài liệu gia phả của dòng họ Đỗ do nghệ nhân đức đồng Đỗ Thi cung cấp thì họ

Đỗ đếp lập làng Chú Tượng vào thế kỷ 14, họ Nguyễn cùng tiền hiền lập làng với họ

Đỗ (họ Nguyễn gả hai người con gái cho họ Đỗ, từ đó hai họ trở thành thông gia).

Dòng họ hậu hiền của làng Chú Tượng là họ Huỳnh, Lý, Võ, ngoài ra có dòng họ

Vương là người Hoa Minh Hương đến buôn bán cư trú cùng với các dòng họ tiền hiền

và hậu hiền. Tuy nhiên làm đúc đồng chỉ có hai dòng họ là họ Nguyễn và họ Đỗ.

Dòng họ Đỗ còn giữ viên đá láng khuôn vốn có từ năm 1786 được gìn giữ lưu

truyền lại. Đây là viên đá dùng để ghè sửa tu chỉnh phần thịt bên trong của khuôn

trong. Hiện nay làng Chú Tượng vẫn còn đền thờ tổ nghề hàng năm giỗ nghề vào

ngày đông chí. Tương truyền tổ sư nghề đúc đồng của làng Chú Tượng là ông Minh

97

Page 98: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Vương vốn ở Thanh Hoá vào tại Chú Tượng lập nên nghề đúc đồng. Hiện nay dấu

tích nền cũ của đền thờ tổ nghề đúc đồng vẫn còn.

Khảo sát địa hình cư trú của làng Chú Tượng cho thấy làng nằm bên dòng sông

cổ. Dòng sông cổ là chi lưu của sông Vệ ở làng Phú An chảy về hướng đông nam rồi

rẽ ngoặc hướng bắc nam chảy ngang qua làng Chú Tượng về hướng tây, chảy tiếp tục

nối liền với dòng sông phía hạ lưu đập Bến Thóc. Điều tra các vị cao niên trong làng

Chú Tượng thì dòng sông cổ này xưa kia nước rất nhiều có ghe bầu từ ngoài sông Vệ

theo sông vào đến bến bầu chợ Vom nay vẫn còn di tích. Đến khoảng thập niên 40

nước sông bị kiệt không còn ghe bầu thông thương nữa, dòng sông bị bồi lấp dần.

Đến năm 1975 phong trào khai hoang vỡ hoá trong nông nghiệp đã lấp sông cải tạo

thành đồng ruộng. Hiện nay dòng sông cổ này vẫn còn dấu tích đoạn mương dài, bến

bầu chợ Vom.

Dấu tích dòng sông cổ vận chuyển hàng hoá nguyên liệu, trên bến dưới thuyền

phản ảnh một thời phát triển rất phồn thịnh của làng đúc đồng Chú Tượng. Theo các

nghệ nhân đúc đồng kể lại làng đúc đồng Chú Tượng ở thế kỷ 18 đã đúc súng đồng,

đạn cho Tây Sơn, bài vè thợ đúc còn lưu truyền ở làng Chú Tượng có câu đúc súng

cho vua, vua ở đây có thể là vua Tây Sơn tư liệu điều tra dân gian thì đó là vua Quang

Trung. Trong vùng có nhiều dấu tích liên quan đến việc đồn binh tập trận của Tây

Sơn, chúng tôi đã lượm nhặt được các viên đạn gang đường kính 1cm dùng cho loại

súng lệnh có niên đại thế kỷ 18.

Đến năm 1946-1952, làng đúc đồng Chú Tượng đuợc Uỷ ban Kháng chiến

Nam Trung bộ chọn làm nơi xây dựng và hoạt động của xưởng quân giới Nguyễn

Văn Bé, thợ đúc đồng làng Chú Tượng tham gia vào đúc các loại vũ khí súng đạn

phục vụ công cuộc kháng chiến. Trong giai đoạn này các nghệ nhân làng Chú Tượng

chế tạo khuôn gang để đúc vũ khí.

98

Page 99: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Sau năm 1975 thành lập tổ hợp sau đó phát triển thành hợp tác xã đúc đồng

Chú Tượng. Các nghệ nhân được tính lương theo sản phẩm. Sau một thời gian tính

hiệu quả không có là bao, do vậy các nghệ nhân đúc đồng bỏ đi các nơi, một số đến

các nơi trong tỉnh để hành nghề như ở Đức Nhuận (Mộ Đức), Bình Sơn; phần lớn đi

vào Đập Đá (Bình Định) để phát triển nghề đúc đồng. Còn lại ở làng Chú Tượng

khoảng chừng 15-20 hộ đúc đồng song chỉ ở mức độ cầm chừng.

Những năm gần đây dự án khôi phục và phát triển nghề đúc đồng ở làng Chú

Tượng song tính hiệu quả không cao do đầu ra tiêu thụ sản phẩm không có. Hiện nay

có một số hộ trong làng gắn bó với nghề đúc đồng, bản thân các hộ làm nghề này

cũng nhận đơn đặt hàng từ trung gian ở làng nghề đúc đồng Đập Đá.

Thời Nguyễn, làng Chú Tượng đúc được nhiều chuông đồng rất tốt, hình dáng

hoa văn đẹp, tiếng trong đánh ngân vang xa. Chuông đồng là sản phẩm đỉnh cao của

nghề đúc đồng Chú Tượng. Hiện nay thống kê được các chuông đồng do nghệ nhân

làng Chú Tượng đúc như sau:

- Chuông Thiên Ấn: Đúc thời Nguyễn nặng 300 kg, chuông đánh tiếng trong

ngân xa, dân gian gọi là chuông thần, bao quanh quả chuông này là cả một huyền

thoại.

- Chuông đặt tại ngôi chùa của làng Chú Tượng, đây là quả đại đồng chung cao

2m, đường kính 1,2m nặng 500kg đúc vào đầu thế kỷ 16. Đại đồng chung khi đánh

tiếng vang đặt tại chùa Thạch Sơn do Nguyễn Thân xây dựng tại núi Cổ Luỷ (Nghĩa

Phú). Sau năm 1945 chùa Thạch Sơn bị phá không rõ đại đồng chung lưu lạc ở đâu.

- Chuông chùa Phú Vinh (Nghĩa Hành) được đúc dưới thời Triều Nguyễn,

chuông đánh tiếng trong ngân xa cả vùng. Hiện nay chiếc chuông vẫn còn lưu giữ

trong chùa.

99

Page 100: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Chuông chùa An Ba (Nghĩa Hành) đúc dưới Triều Nguyễn, đánh tiếng trong

ngân xa, chùa bị sụp đổ chuông lưu lạc không rõ.

Làng đúc đồng Chú Tượng có nhiều nghệ nhân nổi tiếng dưới triều Nguyễn, đó

là các ông Võ Hiệt, Võ Kinh, Huỳnh Toà, Võ Côn. Sách Quảng Ngãi tỉnh chí có chép

tại làng Chú Tượng có nhiều thợ đúc đồ rất kheo như Võ Hiệt, thợ Kinh, vua Khải

Định có dùng thợ Kinh để đúc tượng, quan Toàn quyền Pasquier dùng thợ Kinh để

đúc đồ Toà Khâm sứ Huế. Có thể ông thợ Kinh đã tham gia xây dựng và phát triển

làng đúc đồng ở Phường Đúc (Huế) để đúc các sản phẩm đồ đồng tinh xảo đặc biệt là

tượng vua Khải Định nay vẫn còn lưu giữ trong lăng Khải Định. Hiện nay các nghệ

nhân đúc đồng làng Chú Tượng vẫn cho rằng các nghệ nhân xưa đề cập ở trên đã

tham gia xây dựng phát triển Phường Đúc ở Huế. Như vậy dưới triều Nguyễn là thời

kỳ phát triển vàng son của nghề đúc đồng ở làng Chú Tượng đúc được nhiều sản

phẩm đạt đỉnh cao, tiếng tăm vang xa cả nước.

Như vậy từ nguồn gốc và quá trình phát triển cho thấy rằng làng nghề Chú

Tượng có truyền thống đúc đồng lâu đời và là một trong những làng nghề đúc đồng

nổi tiếng ở miền Trung. Làng nghề đúc đồng có thời gian tồn tại ít nhất khoảng trên

400 năm. Với lịch sử phát triển lâu dài của nghề đúc đồng như vậy, các thế hệ nghệ

nhân đúc đồng Chú Tượng đã tích luỹ nhiều tri thức kinh nghiệm trong kỹ thuật tạo

khuôn, đúc đồng. Đến nay các nghệ nhân của làng đúc đồng Chú Tượng tự hào về kỹ

thuật làm khuôn, đúc của làng so với làng đúc đồng ở Đập Đá (Bình Định), Phường

Đúc (Huế), ví như làng Chú Tượng đúc 1 ngày một cái nồi đồng cỡ lớn loại nồi bảy

thì ở Phường Đúc (Huế) trong 7 ngày mới đúc xong một chiếc, ở Đập Đá trong 4

ngày mới đúc xong một chiếc. Tri thức bản địa của nghề đúc đồng làng Chú Tượng

trong thao tác kỹ thuật tạo khuôn và đúc sản phẩm được trình bày dưới đây như sau:

Nguyên liệu: Nguyên liệu đồng được mua từ các nơi, trong tỉnh Quảng Ngãi

không có mỏ đồng. Nguồn nguyên liệu đồng mua từ mỏ đồng khai thác ở Buôn Ma

100

Page 101: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Thuột, nguồn đồng mua từ TP Hồ Chí Minh, đặc biệt nguồn đồng mua từ Lào qua con

đường giao dịch thương mại ở Cao Nguyên. Nguyên liệu đồng khi nấu được pha chế

vào đó là thiếc, kẽm, đặc biệt khi đúc chuông cho chùa thường các tín đồ phát nguyện

cúng dường vào đó các kim loại quý như vàng, bạc. Thường nguyên liệu đồng mua từ

Sài Gòn, Buôn Mê Thuột thì phải pha chế; loại đồng mua từ Lào không cần phải pha

chế. Theo các nghệ nhân đúc đồng làng Chú Tượng thì đồng Lào có màu đen dùng

đúc chuông tiếng thanh ngân xa, ví như chuông chùa Thiên Ấn được đúc từ nguyên

liệu đồng Lào, chuông đồng có da màu hun đen tiếng vang ngân xa.

Bí quyết đúc đồng là ở các khâu làm khuôn, nấu đồng, rót đồng thành sản

phẩm. Theo đơn đặt hàng các nghệ nhân tiến hành công việc: tạo mẫu và làm khuôn.

Tạo mẫu là quá trình thao tác chuyên môn của nghệ nhân dựa vào hình mẫu

theo đặt hàng, thông thường người nghệ nhân làm mẫu bằng chất liệu sáp, nến.

Khuôn đúc: Làm khuôn đúc là công đoạn khó nhất, làm khuôn phải căn cứ vào

hình mẫu theo đặt hàng sản phẩm cần đúc. Ví như khi người ta đặt hàng sản phẩm nào

đó thì người thợ sẽ làm khuôn theo loại sản phẩm đặt hàng về kiểu dáng, kích cỡ.

Nguyên liệu làm khuôn là đất dép đó là đất dẻo phơi khô giã nhỏ rây mịn trộn

với than vụn, trấu rồi bỏ vào cối giã quết nhuyễn rồi mới làm khuôn. Tri thức bản địa

của người thợ đúc đồng thì đất làm khuôn lấy ở làng Chú Tượng có độ co rút do đó

người thợ phải tính toán khi làm khuôn mới đúc sản phẩm tốt không bị co dãn làm

méo sản phẩm. Do vậy để đúc sản phẩm tốt, người thợ đúc Chú Tượng vào lấy đất ở

làng Đập Đá (Bình Định) để làm khuôn, theo họ đất Đập Đá làm khuôn không có độ

co rút do đó sản phẩm đúc có độ ổn định hơn.

Nghệ nhân bao giờ cũng nung khuôn trước khi đúc. Nung khuôn là người ta

treo khuôn lên bếp lửa bằng dây xích phía dưới chụm củi đốt. Việc điều chỉnh nhiệt

độ khu nung khuôn là một kỹ thuật khó, đòi hỏi phải tinh vi, cẩn thận và giàu kinh

101

Page 102: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nghiệm. Nung khuôn là để cho các đường vân trên khuôn không bị xây xước, khuôn

chín mà không bị rạn nứt, khi gắn các mảng khuôn không bị gờ gợn ở chỗ giáp ranh.

Ráp khuôn cũng là kỹ thuật quan trọng đòi hỏi người nghệ nhân thực hiện các thao tác

tỉ mỉ chính xác. Trong kỹ thuật đúc các nghệ nhân đặc biệt chú ý và tập trung mọi cố

gắng vào 2 việc nấu đồng và rót đồng vào khuôn. Nấu đồng nguyên chất (đồng đỏ) và

pha thành phần hợp kim theo tỷ lệ rất chuẩn chính xác.

Dưới đây chúng tôi trình bày kỹ thuật đúc nồi đồng lớn và chuông đồng của

làng đúc đồng Chú Tượng như sau:

Kỹ thuật làm khuôn đúc nồi đồng: Nồi đồng là sản phẩm có kích thước lớn và

đúc phổ biến ở làng đúc Chú Tượng. Khuôn đúc nồi đồng là khuôn hai mang gồm

khuôn ngoài và khuôn trong, hai khuôn này trùng khớp nhau đúng kích cỡ sản phẩm

nồi đồng sẽ làm.

Khuôn ngoài gồm hai mảnh khuôn rời ráp lại với nhau, kích thước trong lòng

khuôn trùng khớp với kích cỡ của chiếc nồi đồng định làm. Hai mảnh khuôn ráp lại

liền khít nhau, dùng đất sét hàn gắn thật kỹ, bên ngoài buộc lát mây thật chặt có sử

dụng chốt nêm để tra.

Bìa ngoài khuôn có 4 đai nằm đối xứng nhau, mỗi mảnh khuôn có hai đai. Bốn

đai này dân gian gọi là vú nhưng nhìn kỹ giống với sinh thực khí nam. Bốn đai vú có

hai chức năng: trang trí và là giá đỡ khi lật nghiêng. Tuyệt đối không được dùng nắm

lấy đai vú để nâng khuôn, người thợ chỉ dùng thang tre kẹp ở đầu khuôn và đít khuôn

để nâng.

Trước khi đưa khuôn ngoài vào sử dụng người thợ gia cố vào mặt trong khuôn

bằng lớp đất dép mỏng, sau đó dùng hòn ghè để sửa chỉnh khuôn. Ví như dòng họ Đỗ

giữ hòn ghè chỉnh khuôn từ đời ông bà để lại có niên đại 1786 vì thời gian sử dụng

quá lâu nên hòn ghè đen bóng rất đẹp. Phần đáy của khuôn ngoài có lỗ đậu rót đồng.

102

Page 103: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Khuôn trong được tạo dáng nguyên hình dạng chiếc nồi đồng. Người thợ gọi

khuôn trong là thao, bên trong khuôn có hai thanh gỗ tròn đặt song song gọi là ngón

thao, mỗi ngón thao có chân gắn cố định vào đáy khuôn, phía dưới mép trong của

khuôn trong có thanh sắt gắn vào thành khuôn chia đôi khuôn trong (thao) thành hai

phần đều nhau. Bộ phận ngón thao và dây đồng có tác dụng cân chỉnh khuôn.

Trước khi đưa khuôn trong vào sử dụng người thợ nung khuôn bằng cách buộc

móc xích vào ngón thao treo khuôn trong lên, dưới đáy dùng lửa đốt qua. Mục đích

nung khuôn để khuôn có sự dãn nở thật tốt trước khi ráp với khuôn ngoài.

Ráp khuôn: Người thợ chôn trụ tre gỗ, giữa hai đỉnh đầu chẻ đôi đặt vào đó

thanh gỗ nằm ngang, sau đó đặt khuôn ngoài vào giữa để cân chỉnh khuôn, sao cho

hình chiếu trục gỗ là trục tâm chia đôi khuôn ngoài. Người thợ cả nắm lấy hai đầu vú

khuôn ở hai bên để xê dịch cân chỉnh. Tiếp tục người thợ cả nắm lấy ngón thao nhấc

khuôn trong lên và đặt khít vào lòng khuôn ngoài, xê dịch cân chỉnh sao đều khít

nhau. Vành tán phần trên của khuôn trong dày và nhô cao hơn nên khi ráp khuôn sẽ

sít chặt khiến cho nước đồng không thể chảy ra ngoài.

Vấn đề quan trọng nhất là khi ráp khuôn sao cho phần hở giữa khuôn trong và

khuôn ngoài thật đều nhau, bởi vì khi rót đồng vào lỗ đậu nước đồng lan toả đều bên

trong khe hở của lòng khuôn, điều đó quyết định sản phẩm có độ dày đều nhau, nếu

ngược lại thì sản phẩm xem như kém chất lượng. Muốn vậy dùng 4 viên đất sét đặt ở

vành khuôn thành 4 phần đều nhau, các viên đất sét này gọi là cử. Người thợ cả đặt cử

để đo độ dày đều nhau ở lớp giữa tiếp giáp hai khuôn trong và khuôn ngoài.

Sau khi cân chỉnh hoàn tất, thợ cả và thợ phụ nâng đặt khuôn lên hai đòn tre gọi

là thang dưới, trên vành khuôn đặt bốn thanh tre ngắn trên đó đặt hai thanh tre gọi là

thang trên, sao cho thang dưới và thang trên bằng nhau và nằm song song nhau, cuối

cùng người thợ dùng dây thừng buộc thật chặt.

103

Page 104: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Đổ khuôn: Thợ cả và thợ phụ lật khuôn úp lại, đậu rót đồng ở phần đáy đưa lên

trên. Phía trên lỗ đậu rót người thợ đặt bát điệu, đồng rót vào bát điệu chảy lan toả đều

bên trong khuôn.

Sau khi khuôn nguội, người thợ tháo dây nhấc khuôn trong ra, sau đó tách rời

hai mảnh khuôn ngoài được sản phẩm là chiếc nồi đồng hoàn hảo.

Móng: Móng là công cụ dùng để nấu đồng. Móng có hai phần, phần trên hình

bỏ nguyên liệu đồng vào cùng than củi, phần dưới là ống thông nối với ống bể thổi.

Hiện nay người ta thổi bể bằng mô tơ, xưa dùng tay quay gồm hai ống thổi cao ngang

vai người để đôi tay có thể đẩy hơi vào lò.

Sau khi đã chuẩn bị xong lò, khuôn đúc, nguyên liệu, người thợ đúc cho than

vào móng, rải đồng thỏi ngay trên mặt than. Hơi được thổi vào móng, làm cháy than.

Khi nhiệt độ lên cao, đồng được nung nóng, chảy xuống cơi. Lớp tro than có tác dụng

lọc sạch đồng được gột đi, người thợ bưng cơi đồng lỏng đổ vào khuôn, để đồng đông

cứng lại thành phẩm. Muốn cho sản phẩm được hoàn chỉnh, người thợ còn phải cắt

gọt một số rìa thừa (do khuôn đúc để lại) hoặc khắc thêm hoa văn, chữ nghĩa (nếu có).

Mỗi khuôn đúc khi đúc xong, tháo ra, muốn đúc lại sản phẩm, thì phải sửa chữa

tu chỉnh làm cho mặt khuôn ngoài bằng phẳng trơn láng. Quá trình tu chỉnh này gọi là

láng khuôn do sản phẩm đúc trước đó để lại vết tróc trên mặt khuôn, buộc người thợ

phải dùng than quết với đất sét để trát vào. Họ dùng “bay” (bằng thân tre và có hình lá

tre) và “miếng sành” (là một miếng đất nung đỏ như gạch, to, mặt bằng ngón chân

cái) hoặc hòn ghè bằng đá để chuốt mặt khuôn (mặt trong của bìa khuôn và mặt ngoài

của thao) nhằm để sản phẩm đúc tiếp theo khỏi bị hư. Tuỳ theo chất lượng đất sét tạo

khuôn, kỹ thuật nhào nặn và tính chất của từng loại khuôn mà mỗi khuôn đúc có thể

chỉ được dùng một lần hoặc rất nhiều lần. Thông thường khuôn đúc nồi khi đã đúc đủ

70 chiếc thì huỷ khuôn làm lại khuôn mới.

104

Page 105: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Kỹ thuật đúc chuông: Làng đúc đồng Chú Tượng có truyền thống kỹ thuật đúc

chuông đồng rất nổi tiếng, ở trên chúng tôi điểm qua các chuông đồng tốt ở Quảng

Ngãi do nghệ nhân làng Chú Tượng đúc nên.

Đúc chuông người thợ sau khi đã tạo mẫu theo đơn đặt hàng, họ đào hầm sâu

vào đất để làm khuôn. Người thợ làm vỏ khuôn đúc chuông đồng gồm ba thớt khuôn.

Mặt trong các thớt vỏ khuôn vẽ âm bản các hoa văn trang trí, các minh văn trên

chuông.

Nguyên liệu đúc chuông là đồng pha với hợp kim khác nhau như chì, thiếc

thậm chí đôi khi có cả vàng, bạc. Tuy nhiên sự pha chế thêm vàng bạc bao giờ cũng

để đúc thêm vào vú chuông nhằm tạo âm thanh trong và ấm khi đánh lên. Theo các

nghệ nhân đúc đồng nếu lấy nguyên liệu từ đồng của Lào thì không pha chế hợp kim

để đúc, ngược lại nguồn đồng lấy từ Buôn Mê Thuột, TP Hồ Chí Minh thì phải pha

chế theo kỹ thuật riêng để đúc chuông tiếng kêu thanh trong ngân xa. Thông thường

chuông màu bạc sắc đen là chuông có âm thanh tốt.

Đúc chuông cũng có kỹ thuật chí phần thịt khuôn, dùng cử cân chỉnh thịt khuôn

giống như đúc nồi lớn. Tuy nhiên trong kỹ thuật đúc chuông khó nhất là đổ khuôn

theo ba thớt (kể cả con cù ở phần đai chuông) sao cho màu sắc trên các thớt chuông

giống nhau, điểm giáp mối khuôn phải liền mạch không gợn. Đồng nấu đồng thời một

lúc, dù phải tập trung nhiều lò. Rót đồng vào khuôn cũng liên tục, không ngừng nghỉ.

Có như vậy, sản phẩm đúc dù lớn đến mấy cũng không hề có vết chắp nối.

Sản phẩm của nghề đúc đồng ở Chú Tượng xưa rất đa dạng về chủng loại và

mẫu mã, hình dạng như các loại nồi - từ nồi 1 đến 7, nồi bung, các loại muỗng (ăn

cơm), bình rượu, khuôn bánh thuẫn, bánh sâm banh, mâm trệt, mâm quỳ (để dọn cơm,

nhồi bột bánh), các loại thâu chậu, ống nhổ trầu, cơi trầu … Về đồ thờ phổ biến có

đèn thờ, lư hương, chuông chùa lớn và chuông nhỏ tụng kinh, khánh, tượng phật …

đúc các loại khuôn làm ngói, đúc hoa văn trang trí và khuy cho bàn, tủ, gụ gỗ, đồ

105

Page 106: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cồng chiêng, hiện nay còn đúc thêm đồ điện. Các sản phẩm đúc hầu như được đặt

hàng nên không có chuyện ế ẩm.

2 Tri thức bản địa trong kỹ thuật rèn luyện sắt:

Nghề rèn luyện sắt đã có từ cư dân văn hoá Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ còn tìm

thấy trong mộ chum có rất nhiều mẩu quặng sắt sử dụng đồ tuỳ táng cho người chết.

Nghề rèn luyện sắt cũng phát triển mạnh ở giai đoạn Champa. Hiện nay dấu tích nghề

luyện sắt xưa của Quảng Ngãi phản ánh qua các bãi phế thải lớn ở lò thổi Bình

Nguyên (Bình Sơn) và lò thổi ở Thiết Trường (Mộ Đức). Tại đây tìm thấy rất nhiều xỉ

sắt kết tầng dày trên 3m, các ống dẫn hơi bằng đất sét tìm thấy rất nhiều. Điều đó cho

chúng ta hình dung hoạt động rèn luyện sắt để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí của cư

dân bản địa phát triển rất phồn thịnh, lâu đời.

Hiện nay nghề rèn luyện sắt tập trung một số hộ làm nghề ở làng An Khánh

(Sơn Tịnh), ngoài ra rải rác ở các vùng thôn quê nghề rèn luyện sắt vẫn hoạt động

thường xuyên đáp ứng nhu cầu tại chỗ về chế tạo, sửa chữa các loại công cụ sản xuất

của người nông dân.

Xóm lò rèn An Khánh có vài chục hộ hành nghề. Mỗi gia đình có một lò rèn,

luyện sắt tối thiểu phảỉ có 3 người, một người thợ chính thường là chủ nhà và hai

người thợ phụ.

Nguyên liệu của nghề được lấy từ sắt phế phẩm. Xưa kia, chúng được khai thác

từ những mỏ quặng sắt lộ thiên ở trong tỉnh ở Trà Lâm, Thanh Trà (Bình Sơn) và ở

Thiết Trường (Mộ Đức).

Trên đại thể, quy trình luyện sắt phải trải qua bốn khâu lớn như sau:

- Khai thác quặng.

106

Page 107: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Khai thác nhiên liệu – than củi.

- Luyện quặng thành sắt.

- Rèn sắt thành phẩm.

Bốn công việc trên có liên quan với nhau nhưng trải qua quá trình phát triển lâu

dài có thể một số khâu trở thành những nghề độc lập.

Quy trình sản xuất của nghề rèn phải trải qua những công đoạn kỹ thuật sau

đây:

- Đưa sắt nguyên liệu vào lò nung nóng, luyện nguyên liệu thành sắt tinh luyện

để từ đó chế tạo công cụ vật dụng.

- Từ tinh luyện nung đỏ dùng công cụ dát mỏng, trong quá trình đó cho gang

vụn vào rồi ghè đập nung đập cho nhuyễn vào nhau.

- Tạo hình các công cụ định rèn trong lò bễ, tiếp tục mài giữa công cụ ghè tu

chỉnh cho đến khi hoàn thành sản phẩm.

Đáng chú ý trong nghề rèn luyện sắt đó là kỹ thuật xây dựng lò bễ. Lò bễ rèn

luyện sắt cấu tạo hai phần:

- Phần miệng lò được xây từ đất sét trộn nhuyễn. Cấu tạo phần miệng lò có

hình lòng chảo, miệng lò dùng để bỏ than củi vào để nung đốt.

- Phần thân lò thông với bệ quay gió bằng đường ống cũng đắp đất sét. Kỹ

thuật làm ống thông gió bằng đất sét có truyền thống kéo dài từ cư dân Sa Huỳnh,

Champa đến người Việt. Hai di tích Lò Thổi ở Bình Nguyên (Bình Sơn), thị trấn Mộ

Đức (Mộ Đức) tìm thấy rất nhiều loại ống thổi bằng đất sét pha cát, từ các ống thổi

này nên dân gian gọi là Lò Thổi.

107

Page 108: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Bộ quay gió cấu tạo gồm trục bánh quay, tay quay, cánh quạt tạo gió. Sự vận

hành của nó như sau: Người thợ chuyển động trục bằng tay quay, chuyển động này

chuyền qua dây cu roa dẫn đến bánh quay, bánh quay gắn với cánh quạt tạo gió và gió

được chuyển qua ống thông gió để nung đỏ than trong lò.

Nghề rèn luyện sắt có các công cụ chuyên dụng như sau: Đe, búa cái, búa tay,

thước, giũa, ve đóng cò, đót, chích, bộ quay gió và lò nung. Mỗi loại công cụ đều có

chức năng riêng biệt.

- Cò, chích, đót là những dụng cụ chuyên chế tạo lưỡi rìu, búa. Trong đó là

công cụ được sử dụng để đập gờ, tra cán; chích là công cụ dùng để tu sửa phần góc

của thân rìu; đót là công cụ dùng để chỉnh góc sản phẩm lần cuối cùng.

- Búa, kiềm là hai loại công cụ dùng để chế tạo dao, rựa.

- Đe, búa tay, búa cái là các loại công cụ dùng để tạo dáng sản phẩm từ những

thỏi sắt nguyên được nung đỏ.

- Thước, giũa: Dùng để mài giũa sản phẩm khi làm nguội và hoàn chỉnh sản

phẩm theo đúng kích cỡ.

Quá trình tinh luyện quặng sắt nguyên liệu rất vất vả. Thợ lò không những phải

có sức khoẻ chịu nhiệt độ nóng của lửa mà còn phải có kỹ thuật tốt nữa. Khi quặng và

than bỏ vào lò thợ thụt bễ ra sức kéo bễ để đưa gió vào lò. Sau một thời gian nhất

định, quặng đã tan hết, xỉ ngừng chảy, sắt đã hoàn nguyên trong lò, tích tụ thành khối

gọi là hòn chai hay hòn gói (sắt xốp).

Tiếp tục người thợ dùng kỹ thuật làm sạch xỉ sắt, biến sắt xốp thành sắt đặc

hơn. Sắc khối mới lấy ở lò ra đang còn rực đỏ người ta dùng búa lớn đập liên tục. Kíp

thợ phụ này thường là những người rất khoẻ, mùa đông cũng như mùa hè thường chỉ

ở trần. Từ sắt nguyên liệu để chế tạo nên các công cụ người thợ thực hiện các quy

108

Page 109: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trình kỹ thuật, để tạo dáng luôn phải trui rèn làm nguội và mài giũa liên tục đến khi

sản phẩm hoàn thành.

Kỹ thuật chế tạo một cái rựa, người thợ phải tiến hành đến 7 công đoạn khác

nhau như: Tạo hình từ thỏi sắt tinh luyện; tu chỉnh phần cán và chốt tra; tu chỉnh phần

ức; bắt mấu; tu chỉnh rìa lưỡi cho thẳng; luộc tróc vảy sắt và thành phẩm.

Kỹ thuật chế tạo rìu, búa có 5 công đoạn như: Tạo hình từ thỏi sắt tinh luyện; tu

chỉnh phần cán tra; tu chỉnh phần lưỡi; tu chỉnh rìa lưỡi và cán cho thẳng; luộc tróc

vảy sắt và thành phẩm.

Trong quá trình thực hiện các công đoạn, sản phẩm phải nung đỏ rồi dùng các

loại công cụ chuyên dùng để tạo hình, tu chỉnh.

Sản phẩm nghề rèn luyện sắt mang tính tự cung tự cấp ở vùng nông thôn, sản

phẩm làm ra vẫn là những công cụ truyền thống đáp ứng nhu cầu sử dụng và sửa chữa

của đại đa số nhân dân. Mặt khác phương tiện đồ nghề đơn giản, vốn liếng hành nghề

ít chỉ cần từ hai đến ba người là hành nghề được cho nên nghề rèn luyện sắt có tính cơ

động cao len lỏi đi sâu vào thôn quê, trung bình xưa kia cứ mỗi thôn, mỗi làng là có

một lò luyện sắt. Hiện nay nghề rèn luyện sắt vẫn phát triển.

IV. Tri thức bản địa trong kỹ thuật dệt vải ở người Hrê và dệt chiếu ở người

Việt:

1 Tri thức bản địa trong nghề dệt vải ở người Hrê:

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Hrê có 4 nhóm tộc người mà

tên gọi gắn với tên của dòng sông quan trọng trong vùng, đó là các nhóm Nước Re

(Điêk Re – sông Re) sinh sống dọc theo lưu vực sông Re, phía tây của huyện Ba Tơ;

nhóm Nước Liêng (Điêk Liêng – sông Liêng) sinh sống dọc theo lưu vực sông Liêng,

phía đông huyện Ba Tơ; nhóm Tà Văh (Điêk R’Văh) sinh sống dọc theo lưu vực sông

109

Page 110: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

R’Văh thuộc huyện Minh Long; nhóm Ka Rế (Điêk Rế - sông Rế) sinh sống dọc theo

lưu vực sông Rế thuộc huyện Sơn Hà.

Sau năm 1945 các nhóm tộc người cùng thống nhất chung trong tộc danh Hrê.

Trong các nhóm tộc người trên chỉ có nhóm Nước Liêng (Điêk Liêng) sinh sống theo

lưu vực sông Liêng là biết dệt thổ cẩm. Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm của nhóm Nước

Liêng cũng chỉ tồn tại duy nhất ở một làng gọi là làng Tăn thuộc xã Ba Thành, huyện

Ba Tơ. Trong âm ngữ MonKhmer ở ngành Bahnaric Bắc thì từ đan lát, dệt ở người

Bahnar gọi là tanh, ở người Hrê gọi là tăn, như vậy tên gọi làng Tăn có thể hiểu là

làng dệt thổ cẩm của người Hrê.

Nghề dệt thổ cẩm ở làng Tăn xưa kia trước năm 1945 số hộ dệt chiếm phần lớn

trong làng, dần về sau số hộ dệt giảm xuống đáng kể. Điều tra ở làng Tăn hiện nay có

khoảng 20 người dệt các thổ cẩm các loại váy, khố, tấm vải địu con, khăn quấn …

Nguồn gốc nghề dệt thổ cẩm ở người Hrê có từ bao giờ không ai biết được, tuy

nhiên qua hình thức thể hiện hoa văn trên sản phẩm dệt thổ cẩm ta có thể nhận thấy

tính kế thừa, phát triển rất lâu đời của nghề. Đặc thù của nghề dệt thổ cẩm là do phụ

nữ thực hiện, trẻ em gái độ 10 tuổi đã biết theo mẹ để dệt vải.

Trong tri thức truyền nghề của họ hầu như không hề mang tính bắt buộc, các trẻ

em gái tự học, tự làm theo và tự dệt cho mình sản phẩm riêng. Em Pham Thị Gân năm

nay 30 tuổi, theo mẹ học nghề năm 10 tuổi, đến năm 13 tuổi thì dệt được một tấm

váy. Hiện nay em Gân đang dạy nghề dệt cho các em nhỏ khác yêu thích nghề dệt thổ

cẩm của đồng bào mình.

Nguyên liệu dệt thổ cẩm là bông, cây bông trồng ở rẫy vườn. Thời gian trồng

vào tháng 1, thu hái vào tháng ba. Bông thu hoạch đem về phơi nắng trong nong tre

sao cho cánh bông nở bung ra hết. Sau đó người thợ dùng công cụ bật bông có hình

dạng giống cây cung để kéo bật làm cho bông tơi sạch. Kỹ thuật tách hạt bông bằng

110

Page 111: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

công cụ kít ép, cấu tạo gồm hai khúc gỗ tròn liên kết với tay quay, quay ngược nhau.

Người thợ đưa bông vào kít ép cho hạt bông rơi ra.

Bông sau khi hạt làm tơi, người thợ dùng đũa xe thánh từng lọn nhỏ. Trên đầu

mỗi lọn bông người thợ dùng tay xe vê kéo ra đoạn sợi ngắn rồi buộc vào đầu trục xa

quay để kéo sợi. Công cụ kéo sợi là chiếc xa quay (trui) bằng tre, gỗ; bao gồm một

bánh quay đan vành mây có trục gỗ ở giữa liên kết với tay quay gắn trụ giá đỡ (zênh)

đặt trên chân đế gỗ nằm ngang; một đầu chân đế có trụ gỗ ngắn trên có cây quay, một

vòng dây nhợ vải vòng qua bánh xe quay với đầu trụ. Cách thức để kéo sợi như sau:

Người phụ nữ dệt mắc đoạn sợi kéo từ lọn bông sau đó mắc vào đầu trục quay, người

thợ dùng một tay quay, một tay điều chỉnh sợi kéo ra từ lọn bông. Quy trình kéo sợi là

kỹ thuật chuyển biến các lọn bông thô thành các lọn chỉ dệt. Hầu như người phụ nữ

Hrê kéo sợi từ bông hoàn tất rồi mới tiến hành nhuộm và dệt.

+ Sau khi sợi được kéo thành lọn hoàn tất, người phụ nữ Hrê dệt dùng phương

pháp ngâm sợi cho bền chắc. Kỹ thuật làm cho sợi bền chắc khi dệt không đứt là dùng

nếp nấu cháo lỏng để nguội dùng ngâm sợi rất chắc vì nhựa nếp thấm vào chỉ sợi.

Người thợ cho các lọn sợi vào nồi cháo nếp để ngâm trong vòng một đêm, sau đó

phơi khô. Cuối cùng người thợ dùng trục quay quấn sợi lại thành lọn.

Người Hrê dùng các loại thảo mộc để chế các loại màu nhuộm vải như màu

xanh chàm, màu đen, màu đỏ, màu vàng theo các kỹ thuật khác nhau như sau:

+ Nhuộm màu xanh chàm: Người thợ lấy lá cây tơ rum đem giã nát rồi ngâm

trong ché gốm 1 tuần, sau đó khuấy đều cho nát rồi ngâm tiếp 2 ngày nữa, rồi đem ta

vắt lấy nước, bỏ xác lá. Lấy nước nhựa lá để đông keo khô thành cục. Khi nhuộm,

người thợ bỏ cục màu vào chén, đổ nước khuấy đều hoà tan. Nước màu đổ vào chậu

ngâm sợi trong 2 ngày 2 đêm. Sau đó vắt phơi khô là hoàn tất việc nhuộm sợi có màu

xanh chàm.

111

Page 112: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

+ Nhuộm màu đen: Người thợ hái lá cây ging gu mọc ở rừng. Cây ging gu thân

mềm, lá dài dạng mũi mác, gân lá nổi, mặt lá xanh dương màu nước biển, lưng lá

xanh nhạt, lá non có dạng đỏ tím. Cách thức chế biến màu đen cũng theo kỹ thuật

tương tự với cách chế biến màu xanh chàm ở lá cây tơ rum. Lá ging gu được ngâm

trong ché một tuần rồi vét lấy nước, sau đó phơi khô cô đặc thành cục. Khi nhuộm

sợi, người thợ bỏ cục màu vào chén, đổ nước khuấy đều hoà tan. Nước màu đổ vào

chậu ngâm sợi trong 2 ngày 2 đêm. Sau đó vắt phơi khô là hoàn tất việc nhuộm sợi có

màu đen.

+ Nhuộm màu đỏ: Muốn nhuộm sợi trở thành màu đỏ, người thợ dệt sử dụng

vỏ cây păh dếh. Cây păh dếh là loại cây thân mộc mọc trong rừng sâu. Người Hrê lấy

dao rạch vỏ, đem về nhà đặp nát, bỏ vào nồi đổ nước vào nấu sôi từ 1 đến 2 giờ. Nước

vỏ cây có màu đỏ, để nguội rồi đem sợi bỏ vào ngâm trong 2 ngày 2 đêm rồi vắt khô

là hoàn tất việc nhuộm màu đỏ.

+ Nhuộm màu vàng lấy củ nghệ mọc hoang không phải củ nghệ dùng để ăn,

người thợ đem giã nát ngâm chung với sợi trong 2 ngày 2 đêm, sau đó vắt khô là hoàn

tất.

Người Hrê có kỹ thuật nhuộm không bằng màu bằng cách dùng vôi ốc giã nát

bỏ vào trong chậu nước cùng với màu nhuộm đang ngâm với sợi dệt. Trong quá trình

các sợi vải ngấm với màu nhuộm có hoà lẫn vôi ốc nên tăng độ bền chắc.

So sánh với người Gia-rai, trong cuốn “Hoa văn các dân tộc Gia-rai, Ba-Na”,

GS. Từ Chi đã giới thiệu cách nhuộm màu của người Gia-rai như sau: “Để tạo màu

đỏ, người Gia-rai tìm nguyên liệu thực vật “là một loại quả không có lông” là nguyên

liệu chính, ngoài ra còn có một loại vỏ là cây Tơnung. Trong khi đi điền dã Dân tộc

học, tôi được biết thêm người Gia-rai ở vùng Chư pảh còn tạo ra màu đỏ bằng cách

dùng một loại cây có tên là Nhau trộn với mỡ dê rồi đem đun thật sôi, sau đó lấy sợi

tự nhiên màu trắng nhúng vào đó, nhấc ra và nhúng vào nước xa bon (một loại thuốc

112

Page 113: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

màu của người Lào). Thao tác đó được lặp đi lặp lại cho đến khi sợi vải có màu đỏ

tươi thì phơi khô. Trong y phục của người Gia-rai, màu vàng thường được coi như nét

điểm xuyết, tạo nên sắc thái hài hoà theo thẩm mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa

cây mai, hoa Blang được dệt bằng loại sợi mùa vàng. Để tạo ra màu vàng, người Gia-

rai thường dùng củ Knhít (nghệ) như các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu. Ở vùng Gia-rai

Aráp có một loài thực vật nữa được dùng để tạo ra màu vàng nhuộm sợi. Đó là loại lá

Popẹ. Phụ nữ Gia-rai thường đốt lá rồi trộn với nghệ, sau đó giã nhỏ hoà với nước

suối để nhuộm. Cách làm này tạo cho sợi màu vàng tươi hơn nhiều so với màu từ

nghệ. Duy nhất chỉ có sợi màu xanh là người Gia-rai khi nhuộm vẫn phải dùng thứ

phẩm hoá học được bán ngoài chợ”.

Như vậy cách sử dụng các nguyên liệu và nhuộm màu trên sợi để dệt hoa văn

trên vải của người Hrê có tương đồng với người Gia-rai. Nhìn chung tri thức bản địa

nhuộm sợi bằng vỏ, lá, rễ cây rừng có ưu điểm là thứ sợi được bằng các thảo mộc tự

nhiên giữ được màu tươi rất lâu, qua thời gian năm tháng thứ màu đó không bị phai,

bị nhạt.

Kỹ thuật dệt: Khung dệt thổ cẩm Hrê theo truyền thống Monkhmer là lấy thân

người và bộ phận cố định để tạo nên khung dệt. Một số dân tộc thuộc nhóm Môn

Khmer như người KơHo thì người phụ nữ lấy bản thân mình từ mũi đến lưng để làm

khung. Tuy nhiên ở người Hrê có khác hơn, đầu khung dệt người thợ mắc cố định vào

vách nhà hay cột nhà, phần cuối khung dệt được mắc vòng qua lưng người thợ bằng

đai gỗ.

- Cấu tạo bộ khung dệt, tính từ đầu khung (vách nhà) đến cuối khung (thân

người), gồm các bộ phận sau:

1. Long Khoang: Là thanh lồ ô tròn, dài, giữ cố định đầu khung dệt để căng

khung vải, kích thước dài 98cm, đường kính 2,5cm.

113

Page 114: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

2. Long rơnép: Gồm hai thanh tre ngắn, dẹp được nẹp giữ cố định làn chỉ sợi và

tách các sợi chỉ màu để tạo nên các hoa văn, kích thước dài 58cm.

3. Long ping pút sít: là thanh lồ ô có dạng tròn để tách các làn sợi kích thước

dài 98cm.

4. Long taco lớn: Là thanh gỗ tròn nhỏ nằm ở giữa khung, có chức năng định

hình khung dệt. Người thợ dệt quấn chỉ vòng qua bộ phận long taco lớn sau khi hoàn

chỉnh khung dệt thì đưa long taco nhỏ vào thay thế, long taco lớn có kích thước dài

51cm.

5. Long taco nhỏ: Có chức năng nâng chỉ sợi, các chỉ sợi đan 2 lớp trên dưới

bao bọc long taco nhỏ, khi dệt người thợ nâng long taco nhỏ tạo khoảng trống để đưa

chỉ vào theo chiều ngang. Long taco nhỏ có kích thước dài 51cm.

6. Long kơsa: Là một thanh gỗ dẹp, một đầu nhọn, một đầu bằng có chức năng

dập các sợi chỉ đưa vào thành vải, kích thước dài 0,52cm.

7. Long rơnum: Bộ phận cuối cùng của khung dệt, là thanh gỗ có mặt cắt hình

vuông, các sợi chỉ được quấn vòng qua thân giữ căng khung sợi. Hai đầu của long

rơnom có 8 mấu tròn được đẽo thành hình chân thú dùng buộc dây nối qua lưng người

dệt để cố định khung dệt, kích thước dài 98cm.

8. Long mun: Bộ phận thanh nẹp gỗ hai đầu có buộc dây vòng qua lưng nối với

hai đầu thanh công cụ rơnum để giữ cố định khung dệt.

9. Long vít pơrai: Bằng gỗ, cấu tạo hai đầu có khe hở dùng để mắc chỉ đưa vào

khung dệt. Chỉ được mắc trên loang vít là chỉ đen được quấn vòng qua hai đầu công

cụ. Chức năng của loang vít là đưa chỉ đen vào trong giữa hai làn sợi để dệt, giống

như con thoi trong khung dệt của người Việt.

114

Page 115: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

10. Long keh pơrai: Là thanh tre dẹp, nhỏ, một đầu vót nhọn dùng để đưa các

sợi chỉ màu dệt nên các hoa văn, kích thước dài 0,51cm.

11. Long pang: Có chức năng giữ khổ vải dệt.

Chất liệu các thanh công cụ dệt làm từ bằng gỗ, lồ ô, tre; đặc biệt thanh công cụ

rơnum làm bằng loại gỗ tốt, ở đây từ long tiếng Hrê có nghĩa là cây, hầu như kích

thước các bộ phận trong các khung dệt giống nhau không thay đổi trong cộng đồng.

- Nguyên tắc tạo nên khung dệt của người Hrê là dựa vào vách nhà sàn hay phía

đuôi giường nằm để bố trí các cây công cụ cơ bản tạo nên khung dệt. Tính từ phải qua

trái, người thợ đặt các thanh công cụ gồm long rơnum, long taco lớn, long ping pút

sít, long khoang. Trong đó thanh long taco lớn người thợ mắc các vòng chỉ tách sợi,

các vòng chỉ này bao quanh thanh công cụ long taco lớn. Sau này khi đưa vào khung

dệt, người thợ đẩy thanh long taco nhỏ vào giữa lòng ống thanh long taco lớn, rồi rút

thanh công cụ này ra, lúc bấy giờ các vòng chỉ bao quanh long taco nhỏ. Trong quy

trình dệt để dệt hoa văn có màu sắc như ý muốn, người thợ nâng công cụ long taco

nhỏ tách chỉ màu sau đó dùng thanh công cụ long keh pơrai đưa các sợi chỉ màu lớp

sợi để dệt. Các thanh công cụ cơ bản khác như thanh công cụ long rơnép dùng là hai

thanh tre dẹp nẹp giữ cố định làn sợi chỉ màu để dệt hoa văn. Thanh công cụ long

ping pút sít dùng để tách các sợi. Thanh long khoang, long rơnum ở hai đầu khung giữ

ổn định khung dệt, hai làn sợi bao vòng thanh công cụ này. Cấu trúc kiểu khung dệt

này là đặc trưng của cư dân MônKhmer nó tiện lợi thay đổi linh động theo kích cỡ

của từng loại sản phẩm.

- Chiều dài của tấm vải được đo bằng cánh tay gọi là găk. Người thợ dệt có

công thức chung: Đối với váy (katu) thì độ dài bằng 2 găk (2 cánh tay); đối với catăk

(vải địu con) thì độ dài là 3,5 găk; đối với loại capen (khố); mun (khăn) thì độ dài từ 2

găk đến 3 găk.

115

Page 116: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Chiều rộng của khổ vải, người phụ nữ Hrê dệt dùng cây Pang có chức năng

như cây thước để đo chuẩn.

- Cách thức tạo hoa văn của người Hrê theo kỹ thuật đan sợi chứ không phải là

thêu để tạo nên hoa văn như ở các dân tộc phía bắc, đây cũng là đặc điểm chung của

các dân tộc thuộc ngữ hệ Mônkhmer. Độ rộng hẹp của dòng hoa văn được ước lượng

bằng mắt của người thợ và các dòng hoa văn này được định hình khi bắt đầu thiết kế

khung dệt. Trước tiên người thợ quấn các sợi chỉ màu theo chiều dọc của khung dệt,

bố trí số lượng và vị trí các sợi chỉ màu chọn sẵn để tạo nên hoa văn theo ý muốn.

Như vậy các sợi chỉ màu bố trí theo chiều dọc được định sẵn. Trong băng hoa văn

người thợ bố trí 2 sợi chỉ trắng, 2 sợi chỉ đỏ xen kẽ; hoặc 2 sợi chỉ trắng, 2 sợi chỉ đen

xen kẽ, sau đó đan dệt các sợi chỉ đen theo chiều ngang để tạo hoa văn. Các sợi chỉ

đen dùng để dệt là chỉ đôi. Trong băng thuần nhất một màu đỏ hoặc đen người thợ

dùng duy nhất các sợi chỉ màu đỏ hoặc màu đen được bố trí theo chiều dọc. Trong

quá trình tạo hoa văn người thợ còn sử dụng thanh công cụ long kéh pơrai là thanh tre

dẹp, nhỏ, một đầu vót nhọn dùng để đưa các sợi chỉ màu dệt nên các hoa văn.

- Trong quá trình dệt, người phụ nữ Hrê ngồi nguyên một chỗ, chân duỗi thẳng

song song với khung dệt, lưng người thợ có tấm bỗ nẹp nối qua hai đầu dây buộc vào

hai đầu thanh công cụ rơnum. Mỗi khi không còn dệt nữa người thợ tháo vòng dây

buộc để đứng dậy, các bộ phận khung dệt vẫn giữ nguyên sau đó tiếp tục cho đến khi

hoàn thành. Thao tác dệt người thợ nâng thanh công cụ long taco và long ping pút sít

lên khiến cho làn sợi co rút lại tạo nên khe hở giữa hai lớp sợi, người thợ quấn chỉ đen

vào đầu thanh công cụ long vit pơrai rồi đưa chỉ vào giữa hai làn sợi. Sau đó hạ thanh

công cụ long taco và long ping pút sít xuống dùng thanh long kơsa dập chỉ sợi. Liên

tục như vậy cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Chỉ dệt là loại chỉ đôi.

- Hoa văn thổ cẩm Hrê đẹp về hình thức màu sắc, cách bố trí phù hợp; đa dạng

về loại hình; sâu sắc về tư duy trong lối cách điệu hiện tượng thế giới xung quanh.

116

Page 117: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Về màu sắc: Hoa văn trên thổ cẩm Hrê có ba màu chủ đạo là gam màu đỏ, gam

màu đen và gam màu trắng. Trong đó gam màu đen là màu nổi bật, thứ đến là màu đỏ

khá tương phản với màu đen cuối cùng gam màu trắng là màu trung tính chỉ điểm

xuyết trong các mẫu hoa văn, đường viền nếp. Trong quan niệm của người Hrê màu

đen là màu của đất, nước – nơi nuôi dưỡng con người, cây cối, loài vật.

Mỗi dân tộc có màu sắc yêu thích khác nhau, ví như màu đỏ là màu sắc yêu

thích của người Gia-rai trong khi đó màu đen là màu yêu thích của dân tộc Hrê, thứ

đến là màu đỏ. Màu đen tồn tại trên váy áo phụ nữ, trên khăn vấn đầu, trên hàm răng

đen ăn trầu của phụ nữ Hrê. Màu đỏ là màu của mặt trời, thần linh bảo vệ cho vạn vật

phát triển. Băng trang trí màu đỏ chạy vòng quanh thân váy, gam màu đỏ là màu nóng

tương phản hài hoà với gam màu đen trên váy là gam màu lạnh. Màu đỏ sử dụng trên

dải khố của người đàn ông. Màu đỏ được dệt chủ đạo trên khăn đội đầu của người

chiến binh Hrê. Nhìn chung về màu sắc trong trang phục Hrê có sự phân biệt giới

tính, ví như màu đen thường trên trang phục phụ nữ, còn nam giới là màu đỏ.

Hoa văn trên trang phục Hrê có tính cách điệu cao và khá đa dạng về loại hình.

Trên chiếc váy Hrê, băng hoa văn tượng trưng cho thế giới hiện thực của con nguời

mà nghệ nhân cách điệu nó để đưa vào trang trí. Trong trang phục có một băng hoa

văn chính chủ đạo, các hoạ tiết trong băng hoa văn chính này được lặp lại ở đường

diềm trang phục từ các thành tố rời của hoa văn chính. Thống kê hoa văn trên thổ cẩm

Hrê có các loại hình sau:

Bảng thống kê các loại hình hoa văn trên thổ cẩm Hrê

STT Loại hoa

văn

Ý nghĩa Cách thức thể hiện

1 Riăng kol Hoa Kol cây

thân mộc hoa nở

Các cánh hoa cách điệu thành những hình

vuông, bên trong mỗi hình vuông có điểm

117

Page 118: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

vào mùa xuân,

có màu trắng.

các bông hoa cánh trắng nhuỵ đen, mỗi

bông hoa gồm 4 cánh được phân chia đều

bốn góc của hình vuông.

2 Riăng Bông hoa Bông hoa được cách điệu thành ô vuông

được xếp thành nhóm nhỏ, cùng kích

thước, cùng màu sắc nửa đen và nửa trắng.

3 Kơ léh pót Móc câu Tập hợp sắp xếp các đường kỷ hà gấp

khúc ngắn theo bố cục đồng quy đăng đối.

4 Kơ rái Răng lược Tập hợp những sọc đứng ngắn có màu

đen, chạy song song cách đều tạo thành

hình răng lược. Mô típ hoa văn răng lược

phổ biến trên các đường diềm của trống

đồng Héger loại I. Hoa văn này được trang

trí phụ trợ cho hoa văn chính không giữ vị

trí chủ đạo trong khuôn hình.

5 Kơ lăh Cây thân thảo

dùng làm giàn

cúng thần

Phụ nữ dệt Hrê thể hiện lá, hoa, thân của

cây Kơ lăh, hoa cách điệu thành 4 hình

thoi xếp cạnh nhau tạo thành bông hoa 4

cánh; lá cách điệu bằng 6 hình thoi xếp

chồng nhau đối xứng với hoa; thân cây

cách điệu bằng hai chuỗi hình thoi tạo

thành đường chéo.

6 Zềnh Cọ Chân chó Tạo nên bởi tập hợp các hình vuông đen

sắp xếp đan chéo nhau, cách đều rất cân

118

Page 119: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

phân.

7 Zềnh vịt Chân vịt Cách điệu bằng các hình vuông đan chéo

nhau.

8 Kếrơvênh Dòng nước xoáy Tập hợp các đường dích dắc biểu thị sóng

nước cùng các đường gấp khúc đan chéo

nhau tạo thành các hình vuông kế tiếp

nhau biểu thị cho các vòng nước xoáy.

9 Kờ lắc Đồ đựng có hai

quai chia làm ba

ngăn đựng tên,

trầu cau, cơm,

mang trên lưng

Tập hợp các tam giác màu đen nối tiếp

nhau phối hợp với đường sọc đen, sọc

trắng cách điệu dây đeo kờ lắc.

10 Tăn Văn đan Tập hợp các đoạn thẳng song song và

vuông góc với nhau theo từng đôi một.

11 Kơ gúp Nơm cá Tập hợp các đoạn thẳng song song.

12 Khanh

Khiêng

Cái Khiêng Tập hợp các hình kỷ hà đồng tâm.

13 Jang

khanh

Hình sóng nước Tập hợp các đường hình sin.

14 Ci đai Hình răng cưa Tập hợp các đường zích zắc ngắn.

119

Page 120: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ngoài ra trong dệt thổ cẩm Hrê còn có các hoa văn hình học như: văn tứ giác

(krup), bầu dục (imay), văn sọc trắng (căk moang), văn sọc đen (jăk moang), hình thoi

(nígam) …

Điều đáng lưu ý ở đây là sự phong phú về cấu tạo các loại công cụ dệt và đi

liền với nó là các khâu đoạn dệt hay kỹ thuật dệt, các kinh nghiệm dân gian về nhuộm

màu, hồ sợi, phân bố màu sắc và tạo hoa văn trên các loại sản phẩm. Ngoài giá trị về

tiêu dùng, rất đáng chú ý sản phẩm dệt thổ cẩm có giá trị văn hoá, chứa đựng tri thức

bản địa của dân tộc trở thành niềm tự hào của mỗi dân tộc, làm nên bản sắc văn hoá

dân tộc. Việc bảo tồn các nghề thủ công trong đó có nghề dệt cũng đồng nghĩa với

việc bảo tồn văn hoá nói chung của người Hrê.

Ví như các gam màu sắc trong tấm thổ cẩm Hrê không mang tính cực đoan

riêng biệt mà luôn dung hoà tương hổ và không loại bỏ nhau. Chẳng hạn các đường

sọc đỏ không rực rỡ, màu đen được sử dụng làm nền vẫn không lấn át các màu khác,

màu xanh chàm dịu dàng, màu đỏ không quá rực rỡ đến chói mắt, bao giờ cũng tạo

nên sự dịu dàng, đằm thắm, không gây rực rỡ chói mắt. Màu sắc hoa văn trên trang

phục Hrê phản ánh cộng đồng cư dân làm ruộng nước vùng thung lũng bao giờ cũng

hiền hoà lặng lẽ sâu lắng và luôn có cái nhìn sâu sắc với các sự vật hiện tượng bên

ngoài. Thật vậy tính cách điệu cao trên hoa văn Hrê biểu đạt tư duy rất sâu sắc của

dân tộc này, đáng chú ý các hoạ tiết trong băng hoa văn mang tính liên tục không

mang tính lặp lại như ở một số dân tộc thuộc ngữ hệ Mônkhmer biết nghề dệt như

KơHo, BaNa, XêĐăng. Rõ ràng tính cách điệu rất cao trong cách thể hiện thế giới bên

ngoài trên các mẫu hoa văn, tính liên tục trong tư duy không lặp lại đơn điệu các mẫu

hoa văn trong khuông băng trang trí, tính thẩm mỹ trong cách bố cục và màu sắc hoa

văn trên thổ cẩm Hrê, tất cả là những giá trị biểu đạt dân tộc Hrê ở một thời điểm nào

đó trong lịch sử họ đã đạt trình độ văn minh cao. Đương nhiên khi nghiên cứu trình

độ văn minh của một dân tộc cần phải đi sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó

120

Page 121: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nghệ thuật tạo hình là thẻ thông hành quan trọng để hiểu trình độ văn minh của một

dân tộc.

Do tác động của thị trường hiện đại nghề dệt làng nghề Tăn đã có sự thay đổi

mạnh mẽ, những phụ nữ chuyên dệt vải ở làng Tăn nhận các đơn đặt hàng của thương

nhân để dệt các sản phẩm cho họ. Nguyên liệu dệt sử dụng các sợi chỉ màu nhưng kỹ

thuật dệt, màu sắc hoa văn vẫn giữ nguyên tính truyền thống. Hiện nay nghề dệt thổ

cẩm của làng Tăn đang có chiều hướng phát triển hơn do nhà nước có chế độ hỗ trợ

vay vốn sản xuất, lớp phụ nữ trẻ chú tâm vào việc học hỏi theo sự chỉ dẫn truyền nghề

của lớp đi trước, sản phẩm của họ làm ra bán rất dễ dàng.

IV Tri thức bản địa trong nghề dệt chiếu của người Việt

Chiếu là loại đồ dùng sinh hoạt thông thường luôn gắn bó và không thể thiếu

được với con người. Nghề dệt chiếu có ở các làng ven biển Quảng Ngãi, như các làng

Thu Xà (Tư Nghĩa), Cổ Lũy (Sơn Tịnh). Làng Thu Xà dệt chiếu bằng cói, lấy sợi tra

bện thành trân làm khung dệt, trong khi đó ở Cổ Lũy cũng dệt bằng cói nhưng lấy đay

bện thành sợi trân làm khung dệt. Thu Xà dệt chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu hoa, trong

khi đó Cổ lũy dệt chiếu đơn. Các làng trên đều nằm ở hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ,

tiếp giáp với cửa Đại, cửa Lở, có nhiều đầm lầy nước lợ, chua phèn, thích hợp với cây

cói là nguyên liệu chính để dệt chiếu. Miền núi Quảng Ngãi cũng có nghề dệt chiếu,

tập trung nhiều nhất là nhóm Hrê ở phía tây Ba Tơ. Chiếu của người miền núi có khổ

nhỏ hơn được làm từ loại cây thân thảo tựa như cây lát, cói. Người Hrê thu hoạch về

đem chẻ đôi, phơi khô, rồi đan bằng tay thành tấm, sau đó bẻ viền mép thì có được

một chiếc chiếu thành phẩm. Chiếu của người Hrê thực hiện bằng phương pháp đan

và không trang trí hoa văn.

Khảo sát nghề dệt chiếu ở Nghĩa Hoà đây là vùng đất có truyền thống dệt chiếu

từ lâu đời. Xã Nghĩa Hoà có 4 thôn Hoà Bình, Hoà Phú, Hoà Tân, Thu Xà đều có hộ

dệt chiếu. Trong đó một số gia đình có truyền thống dệt chiếu lâu đời cha truyền con

121

Page 122: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nối như gia đình ông Phạm Viết Hải (62t), Võ Duy Hoan (75t), Nguyễn Văn Tình

(58t), Lê Chiến (60t) là những gia đình sinh sống tại Nghĩa Hoà từ xưa đến nay

chuyên nghề dệt chiếu. Tài liệu điều tra từ các dòng họ trên thì ông tổ của các tộc họ

này đi từ Thanh Hoá, Ninh Bình mang nghề dệt chiếu đến Thu Xà vào khoảng thế kỷ

16, 17, hoạt động sinh sống truyền lại cho con cháu.

Tổ tiên các dòng họ này đã trồng cói ở vùng đất ngập mặn thích hợp với loại

cây trồng này. Cói là loại cây thảo mộc có bộ rễ phát triển rất mạnh, mọc um tùm,

thân dài vươn cao. Người ta trồng cói vào tháng giêng, tháng hai đến tháng 6 sau thì

thu hoạch, một năm thu hoạch 2 lứa, mãi đến thời gian 5 năm cây cói mới già cỗi.

Trong quá trình chăm sóc, người ta bón phân chuồng, phân urê và phun thuốc trừ sâu

bệnh. Đến khi cây cói có chiều cao từ 1m đến 1,4m người ta thu hoạch. Công cụ thu

hoạch bằng liềm, cói được cắt sát gốc, bó thành bó gánh về nhà phơi khô. Cói phơi

một nơắng cho héo sợi cói, sau đó nắm ngọn cói thành từng lọn đập gốc cho rơi tuột

chất đen bẩn bám bên ngoài. Tiếp tục cói được phơi khô thêm hai nắng nữa mới đem

dệt. Nếu dệt chiếu màu còn gọi là chiếu bông thì người ta dùng các sợi cói đem

nhuộm thành nhiều màu đỏ, xanh, vàng. Số lượng các sợi nhuộm các màu khác nhau

được tính toán kỹ lưỡng theo mẫu hoa văn dệt trên chiếu.

Ngoài sợi cói là nguồn nguyên liệu chính để dệt chiếu, người ta còn dùng sợi

vỏ tra để tạo nên các sợi trân trong khung chiếu. Với chiếc chiếu thành phẩm sợi trân

là sợi nằm theo chiều dọc của chiếc chiếu, trong khung chiếu sợi trân nằm theo chiều

dọc của khung có sợi trân thì mới dệt chiếu. Để tạo nên các sợi trân, những người dệt

chiếu đặt mua vỏ cây tra ở các vùng núi Sơn Hà, Trà Bồng, (theo Quảng Ngãi tỉnh chí

xưa kia vỏ tra còn mua ở Đồng Ké thuộc Sơn Tịnh) hoặc lên tận vùng Gia Lai, Kon

Tum. Người dệt chiếu mua vỏ tra đã khô rồi đem về lột mỏng, Xé sợi nhỏ xe cuộn

bằng tay thành sợi dài. Sau đó sợi được cuộn lại thành cuộn với trọng lượng trung

bình là 1kg. Khi sợi mắc vào khung dệt chiếu gọi là sợi trân có chức năng là những

sợi dọc để đan các sợi chiếu theo chiều ngang. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu cói,

122

Page 123: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trân cũng như ý định dệt chiếu chiếc hay chiếu đôi thì người thợ theo đó mới làm

khung dệt. Khung dệt chiếu có hai loại: Loại khung dệt chiếu đơn (chiếu chiếc) có

kích kỡ trung bình khổ rộng từ 0,8m đến 1,6m, chiều dài 2m. Loại khung dệt chiếu

đôi có cấu tạo khung đôi hai ngăn, khổ rộng gấp đôi khung chiếu chiếc.

Cấu tạo chung của khung dệt chiếu gồm các bộ phận sau:

1. Trục: Là hai thanh gỗ (tre) tròn nằm ở hai đầu, giằng giữ với 4 cọc cắm ở 4 góc để

tạo thành khung dệt chữ nhật. Thường tuỳ theo khổ của tấm chiếu, kích thước của trục

có thể dài hay ngắn.

2. Con ngựa: Là bộ phận dùng để nẹp giữ không cho chiếu thay đổi khổ rộng hẹp.

3. Đồng trang: Bộ phận trong khung dệt gồm hai thanh gỗ nẹp di chuyển theo chiều

dọc của khung có chức năng giữ cho khung dệt ổn định. Đồng trang là hai thanh tre

tròn, một cây ở đầu khung có sợi trân chạy bao bọc qua và một cây định vị bằng các

trụ tre, hai thanh đồng trang liên kết bằng dây dừa buộc thắt gút có tác dụng kéo căng

nâng lên để tấm chiếu dệt được thẳng. Đồng trang và trục tạo thành khung hình chữ

nhật dài trung bình 2m, chiều ngang từ 1m đến 1,6m. Các sợi đay (trân) được kéo

chạy dọc theo khung, cách đều nhau 1cm. Những sợi đay này được kéo phủ qua đầu

trục, xỏ qua khổ và nối hai đầu mối lại với nhau.

4. Trân: Là các sợi tra kéo dọc theo khung, phủ qua hai trục ở hai đầu khung, đi qua

các khe răng lược của khổ và hai đầu mối được nối với nhau. Khoảng cách giữa các

sợi trân cách đều nhau 1cm, tạo nên khung sườn cho tấm chiếu đang dệt.

5. Khổ: Đó là thanh gỗ dài, dẹp, to bản. Ở phần rìa dưới được gia công thành khe có

lỗ xoi tạo thành hình răng lược, các lỗ xoi tròn để cho các sợi trân đi qua, do đó trên

khổ có hai hàng lỗ xoi có độ chênh lệch cao thấp giữa các lỗ tựa hình dích dắc mục

đích tạo khoảng trống giữa hai hàng sợi trân. Chức năng của khổ là luồn các sợi trân

123

Page 124: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đi qua các kẻ hở răng lược cho có khoảng cách đều nhau, chênh nhau. Khi người thợ

nâng nhổ lên sẽ tạo ra khoảng hở để đưa sợi chiếu vào và dập xuống sợi cói chiếu sẽ

được nẹp khít liên kết lại với nhau.

Kỹ thuật dệt chiếu phải có hai người, một người dệt và một người trao. Trong

quá trình dệt người thợ hai tay nâng đưa khổ về phía trước khiến cho giữa hai làn sợi

đay tạo thành khe hở. Đồng thời người trao đưa sợi chiếu vào, sau đó người thợ dệt

rập khổ xuống khiến cho các sợi chiếu nằm ngang khít đều vào nhau. Người thợ chiếu

cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành tấm chiếu. Trong lúc dệt, người thợ

thường xuyên chú ý bẻ viền ở đầu gáy chiếu để tấm chiếu đẹp, khỏi bị sổ. Dệt xong

tấm chiếu đầu tiên, người thợ chú ý các sợi đay còn dài một đoạn để khi dệt tấm chiếu

thứ hai, các sợi đay được nối với đầu mối sợi đay của tấm chiếu đầu, như vậy công

việc được tiến hành nhanh chóng.

Dệt chiếu hoa nhiều màu, người thợ dùng sợi cói nhuộm nhiều màu sau đó bắt

bông xỏ trân dệt thành tấm chiếu hoa dày rất đẹp. Hiện nay để tiết kiệm thời gian,

người ta mang những tấm chiếu mộc vừa dệt xong, vận chuyển đến nơi cơ sở in màu

sơn nhuộm để in hoa văn trên chiếu. Chiếu thành phẩm được in trực tiếp lên mặt

chiếu bằng khuôn in bằng đồng chạm thủng mô tả các hình hoa loa kèn, đường viền

kỷ hà, trái đào, chữ hạnh phúc gia đình, con bướm, năm sản xuất … Khi in, tấm chiếu

mộc được đặt lên phản gỗ, người thợ đặt khuôn trên mặt chiếu, đồng thời lấy chổi sơn

quét lên mặt khuôn, các phần kẽ hở in hình lên mặt chiếu. In xong, người thợ đưa

chiếu đến lò hấp. Lò hấp cao trung bình là 3m. Một lượt hấp là 30 chiếc. Chiếu đem

hấp nhằm làm cho chín sơn và bóng hơn.

Chiếu thành phẩm sẽ bán đi các nơi qua chợ đầu mối ở thành phố. Trên địa bàn

xã Nghĩa Hoà có khoảng 400 hộ dệt chiếu ở các thôn Hoà Bình, Hoà Tân, Hoà Phú,

Tiên Sà, HTX Đông Hoà, Tây Hoà. Công việc dệt chiếu thuộc về phụ nữ làm.

Thường thường 2 người phụ nữ góp vốn và ngày công để cùng dệt chiếu, năng suất

124

Page 125: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trung bình trong một ngày 2 người phụ nữ dệt được 6 tấm chiếu. Hiện nay diện tích

trồng cây cói nguyên liệu dệt chiếu thu dẹp dần, năm 1977 vùng Nghĩa Hoà đắp đập

Hiền Lương ngăn mặn để cấy lúa, do đó diện tích trồng cói bị phá để trồng lúa. Trong

thập niên 90 phong trào đào hồ nuôi tôm cũng đã phá huỷ không ít diện tích cây cói.

Đến nay diện tích trồng cói ở Nghĩa Hoà không còn bao nhiêu do vậy nguồn nguyên

liệu cây cói phải nhập về từ Phú Yên, Bình Định.

CHƯƠNG IV

TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

I. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi miền núi:

Đề cập đến việc làm thuỷ lợi ở miền núi cần đề cập qua các con sông ở Quảng

Ngãi. Quảng Ngãi có 4 con sông chính đó là: Sông Trà Bồng: Dài 45km; chiều dài

lưu vực 56km, diện tích lưu vực 697km2; chiều rộng lưu vực trung bình 26,3km. -

125

Page 126: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Sông Trà Khúc: Dài 135km; chiều dài lưu vực 123km; diện tích lưu vực 3240km2;

chiều rộng lưu vực trung bình 12,4km. Sông Vệ: Dài 90km; diện tích lưu vực

1260km2. Sông Trà Câu: Dài 32km; chiều dài lưu vực 19km, diện tích lưu vực

442km2; chiều rộng lưu vực trung bình 14km. Các dòng sông này đều bắt nguồn từ

phía đông dãy Trường Sơn và đổ ra biển, xuyên qua địa hình đồi núi phức tạp, lòng

sông hẹp, dòng chảy ngắn, độ dốc lớn.

Các con sông này ở phía vùng thượng nguồn có rất nhiều phụ lưu sông suối

nhỏ, địa hình thượng nguồn dốc, nước chảy xiết, bào mòn mạnh nhưng ngược lại nó

cũng tạo nên các vùng đồng bằng thung lũng ven sông ở các huyện Ba Tơ, Minh

Long, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây. Trên các dải đồng bằng thung lũng này,

người nông dân miền núi khai khẩn trồng trọt cây lúa nước. Tuy nhiên điều tiên quyết

để trồng được cây lúa nước là phải có nước thường xuyên để cây lúa phát triển. Điều

này có nghĩa công việc thuỷ lợi phục vụ cho trồng trọt cây lúa nước luôn đặt lên vị trí

hàng đầu ở cộng đồng dân cư miền núi. Khác với đồng bằng có cả một hệ thống công

cụ thuỷ lợi đa dạng như đập mương, bờ xe nước, xe đạp nước, gàu vọt, máy bơm, mô

tơ điện … ngược lại đối với nông dân miền núi công việc thuỷ lợi giản đơn nhưng đầy

hiệu quả và phù hợp với địa hình đồng bằng miền núi đó là xây dựng hệ thống đập bổi

và mương dẫn nước về vùng ruộng nước bậc thang nằm ven sông, chân đồi.

Đập bổi là loại hình đập chắn dâng nước trên các sông suối vào mùa khô. Đập

được tạo nên bởi các vật liệu tại chỗ mang tính tạm thời như: Cọc gỗ, tre, mây, rơm

rạ, đá … để dựng nên. Hệ thống nước từ đập bổi dẫn về tưới cho các cánh đồng ruộng

qua hệ thống mương đất.

Loại hình đập bổi phổ biến ở vùng địa bàn cư trú của người Hrê. Loại đập bổi

này cũng hiện diện ở các sông bàu nhỏ ở đồng bằng. Ở đây vấn đề đặt ra đập bổi ở

miền núi có trước rồi lan toả xuống vùng đồng bằng hay ngược lại kỹ thuật làm đập

bổi lan truyền lên miền núi. Theo chúng tôi quá trình hình thành kỹ thuật xây dựng

126

Page 127: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đập bổi luôn gắn liền với cộng đồng cư dân canh tác lúa nước lâu đời. Trong khi đó ở

vùng đồng bằng người Chăm đã có văn minh trồng lúa nước từ rất sớm, bản thân

những người Hrê đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng đập bổi từ người Chăm. Tuy nhiên kỹ

thuật làm đập giữa đồng bằng và miền núi có khác nhau đó là thân đập ở miền núi chủ

yếu là xếp đá, còn đồng bằng chủ yếu là các loại bổi rơm rạ, lá cây. Vật liệu chắc

chắn là do môi trường cư trú quy định nhưng điểm quan trọng là kỹ thuật xây dựng

mà chúng tôi sẽ mô tả kỹ sau đây.

Số liệu điều tra từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tơ,

năm 2009 toàn huyện có 165 đập bổi trên sông tưới cho tổng diện tích là 2071ha;

trong khi đó công trình đập thuỷ lợi kiên cố vốn nhà nước (hầu hết các đập thuỷ lợi

này xây dựng từ nền tảng cơ sở của đập bổi trước đó) có tổng diện tích tưới là

2144ha. Như vậy ở huyện Ba Tơ diện tích đồng ruộng mà đập bổi tưới chiếm tỷ lệ

50% so với các đập dâng kiên cố. Số liệu này cho thấy loại đập bổi giữ vị trí quan

trọng đối với nông nghiệp miền núi.

Đập bổi ở Ba Tơ được xây dựng nhiều nhất là trên các sông Tô, sông Nước Nẻ,

sông Nước Lá. Khảo sát trên các sông này tính trung bình khoảng trên 500m lại có

một đập bổi. Các đập bổi này tưới cho các vùng ruộng bậc thang trên các địa hình

khác nhau, phân bố dọc theo sông trên nền địa hình đồi núi chia cắt nên khiến cho hệ

thống mương dẫn nước không thể kéo dài xa được.

Vùng Minh Long là nơi cư trú của dân tộc Hrê làm ruộng nước, ở đây có khá

nhiều đập bổi xây dựng trên sông chính là sông Đăk Rvăh và các sông suối nhỏ. Điển

hình trên sông Đăk Rvăh có đập Đồng Heo tưới cho vùng ruộng Đồng Heo cấy hai vụ

do 56 hộ gia đình cùng làm. Hiện nay phía thượng lưu đập Đồng Heo đã xây dựng

đập Phiên Chăh, công trình kiên cố bằng ngân sách nhà nước. Đập Phiên Chăh tưới

cho cánh đồng Tà Giăng và Đồng Heo. Vùng Sơn Hà cũng có khá nhiều đập bổi

nhưng hiện nay hầu hết đã được xây dựng kiên cố bằng vốn ngân sách nhà nước.

127

Page 128: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Đặc biệt các đập xây dựng kiên cố bằng vốn ngân sách nhà nước trên vị trí của

đập bổi do nhân dân xây dựng trước đó thì đập chắn dòng dâng nước rất tốt cùng hệ

thống mương dẫn về ruộng rất thông thoáng, nhìn chung con đập này phát huy rất

hiệu quả. Ngược lại những đập ngăn dòng trên vị trí mới thì phát huy hiệu quả rất hạn

chế. Như vậy vị trí bổi truyền thống được xây dựng bằng tri thức bản địa của cộng

đồng bao giờ cũng có tác dụng rất lớn với sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

Khảo sát xã Ba Vinh là xã có nhiều đập bổi nhất huyện Ba Tơ. Các cánh đồng

trồng lúa nước đều nằm ven hai bên sông Nước Nẻ (Đăknẻh) và sông Nước Lá

(Đăkla). Do vậy để canh tác được cây lúa nước trên các cánh đồng này thì việc quan

trọng là xây dựng các đập bổi. Hầu hết hệ thống đập bổi trên sông Nước Nẻ và sông

Nước Lá đều có từ lâu đời các thế hệ kế tiếp xây dựng.

Chúng tôi điều tra và thống kê trên sông Nước Nẻ có các đập bổi sau:

a) Loại đập bổi lớn:

1. Đập bổi Long Tor

2. Đập bổi Long Klăh (vực trăng)

b) Loại đập bổi nhỏ:

1. Đập Jăk kơring

2. Đập Koi kơlanh

3. Đập Long kơrit

4. Đập Ruong Mamen

5. Đập Đap Đơm

128

Page 129: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

6. Đập Ruong Mơgăn.

Điều tra tại ông Phạm Văn Bể, 85 tuổi ở xóm Rin, thôn 2 xã Ba Vinh thì

phương pháp đặt tên đập của người Hrê theo các tiêu chí sau:

- Tên gọi của đập đặt theo vùng ruộng canh tác mà đập dẫn nước tưới ví dụ đập

Ruong Mamen, đập Ruong Mơgăn.

- Tên gọi đặt theo đặc điểm con nước của vùng xây dựng đập ví dụ đập Long

Klăh (vực trăng) …

- Tên gọi đập gắn với loại cây ở gần đập ví dụ đập Long Kơrit, đập Long tor.

Đập Long tor ở xóm Pơ Lăng, thôn 1, xã Ba Vinh. Đập do các hộ dân ở dây xây dựng,

nguồn nước cung cấp cho đập Long tor là suối Pơ Lăng. Nước từ đập Long tor dẫn

theo mương Đồng Kanh cung cấp cho Đồng Chin.

Thời điểm xây dựng các đập bổi bắt đầu sau tiết đông chí khi đã hết mưa lũ.

Lúc này các làng Hrê chuẩn bị sửa sang lại đập cũ hoặc làm lại đập mới, sửa sang hệ

thống mương dẫn nước vào ruộng. Để làm đập bổi, người Hrê chọn vị trí đoạn sông

có đặc điểm vùng thượng lưu mặt nước rộng và sâu mục đích để có thể giữ nước lâu

dài vào mùa hạn. Phía hạ lưu hẹp, có nhiều đá trái, mục đích làm bờ đê chắn nước dễ

dàng hơn. Đặc biệt ví trí đắp đập có bình độ cao hơn so với vùng ruộng canh tác mục

đích để cho mương dẫn chảy thong thả hơn. Trên đoạn sông này người Hrê đắp bờ

đập bổi theo phương nằm xiên ngang so với bờ sông một góc khoảng 600 để có tác

dụng dẫn dòng chảy của sông suối xuôi theo bờ đập định sẵn để chảy mạnh vào

mương dẫn về ruộng. Mặt khác kiểu phương nằm xiên của bờ đập khiến cho lực đẩy

của dòng nước giảm xuống khiến cho bờ đập không thể xói trôi.

Khảo sát đập Long tor trên sông Nước Nẻ xã BaVinh chúng tôi nhận thấy:

129

Page 130: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Nguyên liệu để làm đập bổi gồm: Đá, phên tre (bạt), cọc trụ gỗ, dây rừng, rơm

rạ, lá thân cây thân thảo. Hiện nay nguyên liệu phên tre được thay thế bằng bạt có

hiệu quả ngăn nước tốt hơn.

Người Hrê xây dựng đập bổi theo kỹ thuật sau:

- Xây dựng bờ cừ bằng cọc gỗ để chắn nước. Mỗi bờ đập đều có ba hàng cọc

nằm song song nằm cắt xiên qua dòng sông.

Hàng cọc thứ nhất gọi là tría kơlăh, đây là hàng cọc lớn nằm ở thượng lưu của

bờ đập có vị trí quan trọng để giữ hệ thống phên và bờ chắn nước. Hàng cọc này được

chọn từ các cây thân thẳng có đường kính khoảng 15cm-20cm. Cọc ở thượng lưu có

đường kính từ 15-20cm nằm cách nhau khoảng 10cm, đóng xuống sông rất chắc chắn,

hàng cọc này được gọi là tría kơlăh có vị trí quan trọng dùng để gắn vào đó là các tấm

phên tre hay bạt để ngăn nước, phía dưới chân cầu người ta dồn các loại rơm rạ, thân

lá cây cỏ dùng ngăn nước. Chân cọc có gia cố lớp đá cuội nhằm chống nước xói chân

từ thượng lưu đổ xuống.

Hai hàng cọc ở phía hạ lưu của bờ đập có kích thước nhỏ hơn dùng để giữ đá

trái xếp làm bờ đập.

Hai hàng cọc ở giữa thân đập và phía hạ lưu bờ đập liên kết với hàng cọc

thượng lưu bằng cây gỗ dài nối 3 cây cọc của 3 hàng cọc lại với nhau bằng phương

pháp buộc mây hoặc dây rừng, liên tục cho hết chiều dài con đập, mục đích hai hàng

cọc hạ lưu nhằm chắn giữ đá tạo nên bờ đập không bị trôi.

Các tấm phên tre cản nước mỗi tấm khoảng chừng 1m2 được đan bằng tre lồ ô

đập dập. Bốn góc tấm phên được buộc dây rừng dùng để buộc chặt vào các trụ của

hàng trụ ở thượng lưu. Hệ thống phên tre cùng với rơm rạ cây cỏ có tác dụng chắn

130

Page 131: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nước rất tốt. Hiện nay các tấm phên này được thay thế bằng các loại bạt trên thị

trường dùng để chắn nước.

Bờ đập được tạo nên bằng cách chọn lựa sắp xếp các loại đá cuội trái, mỗi viên

có đường kính khoảng trên 30cm chúng được xếp dày để ken làm bờ. Bờ đá được giữ

chắc chắn bởi hệ thống hai hàng cọc phía hạ lưu và các loại dây buộc, các cây nằm

ngang nối ba hàng trụ. Đá để làm bờ đập là loại đá cuội tròn có đường kính khoảng

20cm – 40cm. Người Hrê chọn lựa các viên đá cuội ở các lòng sông suối, sau đó tập

kết đến tại nơi làm đập bằng phương pháp thủ công. Kỹ thuật xếp đá làm thân đập

theo cách thức riêng, người Hrê chọn lấy loại đá cuội lớn xếp ở dưới chân đập. Còn

gần về lớp mặt bờ đập đá cuội lựa chọn để xếp còn nhỏ hơn. Đá xếp ken dày lăn lỏi

qua các hàng cọc gỗ làm cho các bờ đập chắc chắn. Đặc trưng thân đập của người

nông dân miền núi khác hơn với người nông dân đồng bằng ở chỗ thân đập bổi miền

núi hoàn toàn được xếp bằng đá, trong khi đó thân đập ở đồng bằng xây dựng bằng

rơm rạ, phên tre, cây lá. Điểm đáng chú ý bờ đá thân đập của người Hrê xếp dựng

thẳng đứng không có kiểu chân choãi hình thang nhưng vẫn giữ độ chắc chắn của nó.

Như đã nói bờ đập của người Hrê xây dựng theo chiều cắt xiên qua dòng sông

mục đích dẫn luồng nước chảy trên sông men theo thân đập đổ vào cửa khẩu dẫn

nước vào mương. Vị trí cửa khẩu bờ đập được xây dựng ở đầu con đập nơi bắt nguồn

con mương dẫn nước chảy về đồng ruộng. Độ rộng cửa khẩu khoảng 2m, nơi cửa

khẩu bờ đập người ta bắt qua các cây gỗ để làm cầu đi lại, đồng thời đóng các trụ gỗ

nhỏ để chắn rều rác trước khi nước chảy vào mương dẫn.

Nhìn chung nguyên liệu đắp đập bổi được sử dụng tại chỗ (trừ bạt) nên giá

thành không cao chỉ tốn ngày công lao động mà thôi. Tính chất ngăn nước của các

đập bổi thuộc loại hình đập hở nước vẫn đi qua nên phía hạ lưu luôn có nguồn nước

dồi dào đảm bảo cho các loài thuỷ sinh cư trú. Cũng như các đập bổi khác ở phía hạ

lưu vẫn đủ nguồn nước sử dụng.

131

Page 132: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Kỹ thuật đắp đập bổi là ước lượng tuỳ theo mức nước dâng. Muốn cho dòng

nước đưa vào mương chảy thong thả thì người ta phải cân mặt nước sao cho khi mặt

nước đập dâng cao vừa đủ chảy mạnh vào mương để dẫn vào ruộng thì dừng lại ở đó

không kè đá để nâng cao bờ đập nữa.

Hệ thống mương dẫn từ đập rất công phu, mương dài ngắn tuỳ vào địa hình dẫn

nước đến vùng ruộng. Vấn đề làm mương cũng phân chia theo các hộ làm ruộng được

hưởng nguồn nước, nếu làm ruộng nhiều thì phải đắp đoạn mương dài hơn người làm

ít. Từ đó về sau được quy định lại cho con cháu. Trên các sông của người Hrê có

nhiều con đập cổ có chiều dài lớn.

Tri thức xây dựng mương dẫn nước: Hệ thống mương dẫn nước của người Hrê

hầu hết là loại mương chìm không có loại mương đắp nổi. Điều này dễ hiểu vì địa

hình vùng núi có chiều nghiêng từ đông sang tây nên khi nguồn nước từ đập chảy về

đồng ruộng khá dễ dàng. Tuy nhiên để mương nước chảy về vùng ruộng canh tác

mạnh thì đòi hỏi mặt nước dâng của đập cao hơn bình độ mặt ruộng khá nhiều muốn

vậy người nông dân miền núi phải ngăn đập cách vùng ruộng canh tác khoảng từ 1km

trở lên mới tạo ra thế năng dòng chảy mạnh. Ít khi nước đập tưới trực tiếp cho khu

vực ruộng tại nơi xây dựng đập.

Khảo sát một con mương dài của đập Long kơlăl là đập cổ lâu đời trên sông

Đăk Nẻ. Mương dẫn nước của đập này có chiều dài tính từ cửa khẩu đập đến vùng

ruộng được tưới là 5km. Địa điểm xây dựng đập ỏ xóm Viđui thuộc thôn 2 xã Ba

Vinh, mương dẫn chảy qua xóm Đăkplong ở thôn 5 của xã Ba Vinh chảy về tưới cho

cánh đồng Đunk cũng thuộc thôn 5 xã Ba Vinh. Mương dẫn nước chảy cắt qua cánh

đồng nơi xây dựng đập sau đó chảy lượn theo chân đồi núi một bên là sườn đồi một

bên là ruộng lúa.

Kỹ thuật đắp mương có hai loại: Mương xếp đá và mương đất, tuy phân chia

thành hai loại nhưng hai kỹ thuật này phối hợp lẫn nhau tuỳ theo địa hình.

132

Page 133: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Loại mương xếp đá chỉ có trong trường hợp từ cửa khẩu đập nước mương dẫn

qua địa hình phức tạp như chạy men bờ sông, đi qua vùng đất yếu … thông thường

nếu mương dẫn nước chạy men theo bờ sông thì người nông dân miền núi dựa một

bên là bờ đất xẻ đường nước, một bên tiếp giáp sông thì được kè đá. Nếu mương chạy

giữa cánh đồng trên nền đất yếu thì dùng phương pháp kè đá hai bên làm bờ.

Khảo sát loại mương này cửa khẩu của đập Long tor, trên chiều dài khoảng

800m, người Hrê xếp đá cuội trái để làm bờ kè tiếp giáp với sông. Bờ đá này có chiều

ngang khoảng 2m, chiều cao khoảng 1,8m. Đoạn mương xếp đá này nhằm chống xói

lở bờ sông mà con mương chảy qua. Đáng chú ý kỹ thuật xếp đá rất tốt khiến cho

nước từ mương không chảy ngược ra sông, để làm được điều đó người Hrê phải xếp

các viên đá cuội phù hợp với nhau đồng thời có gia cố thêm đất giữa các kẽ hở.

Loại mương đất xây dựng đơn giản hơn, là loại mương chìm có độ rộng lòng

muơng trên dưới 1m. Thông thường khi muơng đi qua cánh đồng trống thì người Hrê

đắp mương theo phương pháp dùng người đứng làm cọc tiêu để đắp cho mương thật

thẳng. Khi mương nước đi qua địa hình mép chân đồi một bên là ruộng, lúc này người

ta dùng phương pháp xẻ một bên phía chân đồi núi, phía tiếp giáp ruộng được đắp bờ

cao.

Tổ chức xây dựng đập bổi: Đập bổi có hai loại: Đập bổi lớn thuộc của làng thì

do già làng (nay là do trưởng thôn) chỉ huy xây dựng. Đập bổi nhỏ của một số hộ gia

đình thì chủ yếu là sự phối hợp lẫn nhau.

Đập bổi của làng ví như đập Long tor, đập Long kơlăh là do dân làng cùng xây

dựng. Quá trình xây dựng này mọi người cùng thực hiện duới sự chỉ huy của già làng.

Ở đây vật liệu làm đập như cây gỗ, tre phên, dây rừng … số lượng nhiều hay ít được

phân chia trách nhiệm nhiều hay ít tuỳ theo số ruộng đất canh tác của hộ gia đình.

Quản lý đập của làng thuộc về già làng, đến nay do trưởng thôn.

133

Page 134: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Đập bổi của gia đình là do một nhóm gia đình xây dựng vì họ cùng canh tác

trong vùng ruộng hưởng nước từ con đập ấy. Trách nhiệm xây dựng đập sẽ được phân

chia tương ứng với diện tích canh tác. Công thức phân chia quy định cho mỗi gia đình

như sau: Cứ canh tác trên diện tích đất là 1 ang lúa giống thì gia đình đó chịu trách

nhiệm một đoạn con đập tương ứng với 1 sải tay. Trách nhiệm này tương ứng với số

vật liệu và nhân công làm trên đoạn đập đó. Nếu đập lở thì dân làng canh tác vùng

ruộng hưởng nước con đập phải lo tu sửa. Hiện nay việc đắp đập bổi được làm theo

phương pháp vòng đổi công, có nghĩa các gia đình giúp nhau đổi công qua lại để xây

dựng đập điều này có thể do nguồn lực lao động trong gia đình thiếu.

Tổ chức xây dựng tu sửa mương dẫn nước: Hệ thống mương dẫn nước thuộc về

đập lớn của làng do già làng huy động dân làm xây dựng trên cơ sở phân chia trách

nhiệm của mỗi gia đình tương ứng với diện tích ruộng canh tác. Hệ thống mương dẫn

nước này thuộc về già làng (hoặc trưởng thôn) quản lý. Mùa mưa lũ làm mương xói

lở, già làng (hoặc trưởng thôn) kêu gọi mọi người cùng tu sửa đắp mương.

Hệ thống mương dẫn nước từ đập bổi của các nhóm gia đình được phân chia

trách nhiệm đắp các đoạn mương nước cho từng gia đình tương ứng với diện tích

ruộng được hưởng nguồn nước. Hầu như đã có quy ước cụ thể về trách nhiệm đắp đập

sửa mương từ thế hệ cha ông truyền lại cho con cháu cứ thế mà làm.

Mương dẫn nước thường chạy ven qua làng trước khi chảy về đồng ruộng do

đó nó có tác dụng là nguồn nước sử dụng cho gia súc, làm mát không khí vào mùa hè.

Mương dẫn nước thường chạy men theo bìa đồi núi, từ tây sang đông theo thế năng

dòng chảy.

Chia nước: Địa hình vùng ruộng Hrê nằm trên mặt phẳng nghiêng do vậy có

cách thức phân nguồn nước dẫn từ mương chảy vào đồng ruộng như sau: Ruộng của

gia đình nằm liền kề bờ mương có trách nhiệm tháo nước trước sau đó nước sẽ chảy

134

Page 135: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

qua các ruộng khác phía dưới đến khi đủ nước thì chuyển qua ruộng gần bờ của gia

đình khác.

Như vậy ruộng canh tác ở liền kề mương nước và các đám ruộng liền kề phía

dưới thấp hơn liên kết cùng hưởng đồng thời nguồn nước từ mương trong cùng thời

điểm nhất định. Quy định này rất quan trọng ở chỗ bón phân cho lúa nếu không thống

nhất tháo nước thì sẽ trôi phân trên ruộng. Đồng thời cách phân chia nguồn nước này

rất khoa học vì như thế những khoảnh ruộng ở cuối dòng chảy của mương mới hưởng

được nguồn nước nhất là trong thời điểm khô hạn. Cách phân chia tháo nước vào

ruộng được quy định theo tuần tự thời gian cụ thể cho từng khoảnh ruộng.

Cách hai năm một lần vào mùa lúa làm đòng người Hrê tổ chức lễ cúng đập (lê

đap); đây là lễ cúng lớn do Pơ dâu và các vị Krăh plây (người già trong làng) đứng

cúng, cả dân làng tề tựu đầy đủ. Pơ dâu chịu trách nhiệm cúng, ông ta khấn nguyện

các vị thần với nội dung mời bokja lên ăn lễ đập giúp đỡ cho lúa tốt. Lễ vật đến các

thần là con heo lông đen một sải tay và một con gà lông đen.

Vị trí người Hrê đặt giàn cúng lê đap luôn ở nơi cửa khẩu của con đập, bắt đầu

nguồn nước từ sông chảy vào mương dẫn.

Tri thức bản địa xây dựng đập bổi ở vùng núi của người Hrê rất độc đáo, có lẽ

đập bổi ở vùng núi xuất hiện đồng thời với kỹ thuật trồng lúa nước ở dân tộc này.

Điểm hạn chế là đập bổi hư hại vào mùa lũ, năm sau tiếp tục làm lại nên tốn

kém. Tuy nhiên hiệu quả của các đập bổi ở miền núi đem lại trong việc cung cấp

nguồn nước thuỷ lợi rất quan trọng nó đóng góp không nhỏ trong canh tác lúa nước ở

miền núi khi mà hiện nay các đập nước kiên cố do nhà nước xây dựng không nhiều.

Thuỷ lợi ở miền núi chủ yếu là xây dựng hệ thống đập bổi, hệ thống mương dẫn nước,

ở đây không thấy sự hoạt động của guồng xe nước. Nhìn chung tri thức bản địa xây

dựng đập bổi ở người Hrê đạt đến trình độ cao, các vị trí xây dựng đập được chọn lựa

135

Page 136: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

rất tốt trong việc tạo thế năng dòng chảy dẫn nước về đồng ruộng cách xa hàng chục

cây số. Đây là sự lựa chọn trải nghiệm rất kỹ từ đời này qua đời khác của người nông

dân vùng núi chứ không hề mang tính ngẫu nhiên. Mặt khác trên một dòng sông có rất

nhiều đập bổi nhưng vẫn đảm bảo phân bố chia đều lượng nước nhờ các đập này là

đập hở chứ không phải đập kín. Mức độ dâng nước của đập để chuyển vào mương

dẫn tùy theo nhu cầu lượng nước trên diện tích đồng ruộng cần tưới. Do đó nước trên

dòng sông được phân bổ đều khiến cho các đập hạ lưu không lâm vào tình trạng thiếu

nước mặc dù hạn hán.

Hiện nay việc xây dựng các đập nước kiên cố ở vùng núi nên dựa vào tri thức

bản địa xây dựng đập bổi của nông dân địa phương, tốt nhất nên đặt đập mới ngay tại

vị trí đập bổi trước đó, sử dụng hệ thống mương dẫn nước như cũ. Chỉ kiên cố hóa hệ

thống kênh mương dẫn nước bằng vật liệu bền vững nhằm chống ngấm thoát nước,

xói lở.

II. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi vùng đồng bằng.

Vùng đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi là đồng bằng duyên hải, địa hình khá đa dạng

được thành tạo từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhìn chung về hình thể đồng bằng cao

ở phía Tây và thấp ở phía Đông. Đồng bằng Quảng Ngãi chạy theo hướng Bắc –

Nam, bị kẹp giữa dải Trường Sơn ở phía Tây dải cồn cát ven biển ở phía Đông, càng

đi về phía Nam, đồng bằng càng hẹp, chỉ như một rẻo nhỏ và khép lại bởi những

nhánh núi thuộc hệ Trường Sơn Nam vươn ra biển.

Đồng bằng Quảng Ngãi chủ yếu là nơi trồng cây lúa nước và các loại cây mía,

bắp, đậu, khoai … Trong nông nghiệp bốn yếu tố “Nước, phân, cần, giống” thì nước

đóng vai trò quan trọng nhất. Bao đời người nông dân đồng bằng Quảng Ngãi phải

đối diện vất vả với công việc làm thuỷ lợi chống hạn và tiêu úng, các thế hệ tiếp nối

nhau làm thuỷ lợi với các hệ thống kênh mương đập dày đặc, các phương tiện thủ

công để khai thác nguồn nước đa dạng như guồng xe nước, xe đạp nước, gàu dai,

136

Page 137: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trong đó đỉnh cao là việc xây dựng hệ thống đập bổi, khai dẫn kênh mương, xây dựng

các bờ xe nước trên sông Trà Khúc, sông Vệ. Các công trình thuỷ lợi này chứa đựng

tri thức bản địa về kỹ thuật xây dựng, quản lý và khai thác của nhiều thế hệ trao

truyền, vun đắp, phát triển.

Nghiên cứu tri thức bản địa trong xây dựng, quản lý và khai thác thuỷ lợi ở

đồng bằng Quảng Ngãi là khảo sát hệ thống kênh mương, đập bổi chống hạn và tiêu

úng của người nông dân ở đồng bằng, trong đó đặc biệt chú ý đến tri thức xây dựng

quản lý khai thác guồng xe nước trên các dòng sông lớn ở Quảng Ngãi.

1. Tri thức bản địa xây dựng các đập bổi Đập bổi là những công trình thuỷ lợi

nhỏ, dùng nguyên liệu chính là tre làm cọc, đan phên cùng “bổi” là rơm rạ và lá cây

… để ngăn dòng chảy của các sông, bàu, suối để dâng nước vào hệ thống mương

chính, mương phụ rồi chảy vào ruộng. Đập bổi là loại đập thủ công được xây dựng

nên bởi số lượng người rất đông tuỳ theo quy mô con đập. Đập bổi chỉ hoạt động

trong thời gian một năm nó được tháo dỡ vào mùa nước lũ.

Theo thống kê của Quảng Ngãi tỉnh chí biên soạn đầu những năm 30 đã thống

kê toàn tỉnh có 77 đập bổi thủ công, các đập này nằm trên các sông bàu, suối. Diện

tích tưới của các đập khác nhau tuỳ theo quy mô dòng chảy, diện tích tưới nhiều nhất

là đập Bến Thóc (sông Vệ) tưới 5.500 mẫu, Hố Đá (sông Hậu) tưới 650 mẫu, Đồng

Phắc (Phước Giang) tưới 525 mẫu, Vực Tre (Trà Câu) tưới 500 mẫu, còn lại đập trên

các sông nhỏ diện tích tưới trung bình từ 400 mẫu đến 200 mẫu, các suối khe diện tích

tưới trung bình từ 5 mẫu – 150 mẫu.

Nhìn chung trong thời điểm trước đây khi mà chưa có điện khí hoá, cơ khí hoá

trong nông nghiệp cũng như trước chưa có công trình đại thuỷ nông Thạch Nham thì

đập bổi có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ổn định nguồn nước cho cây lúa.

Hiện nay cũng còn lại một số đập bổi trên sông Trà Câu nhưng hầu hết đã thay thế

vào đó là đập xây dựng kiên cố bền vững. Đập bổi là tri thức bản địa của người nông

137

Page 138: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

dân vùng đồng bằng và miền núi Quảng Ngãi nhằm canh tác trên đất ruộng trồng cây

lúa nước. Nguồn gốc đập bổi khả năng đã có từ thời người Chăm, một dân tộc có

truyền thống canh tác cây lúa nước rất giỏi.

Việc xây dựng, quản lý, khai thác các đập bổi cũng khá đơn giản. Thường thì

người ta phân chia đóng góp ngày công và nguyên vật liệu theo tỷ lệ diện tích được

tưới tương ứng của các chủ ruộng. Ví dụ, một đập bổi có diện tích tưới là 5 hecta,

trong đó diện tích của các chủ ruộng lần lượt là: Ông A: 2ha; ông B: 1,5ha; ông C:

1ha; ông D: 0,5ha. Nguyên liệu để làm đập bổi là 10 cây tre; 50 gánh bổi. Số ngày

công dựng đập là 15 công. Người ta sẽ căn cứ vào diện tích ruộng tưới của 4 chủ điền

mà phân chia đóng góp như sau:

- Ông A: 2 cây tre, 20 gánh bổi, 6 ngày công.

- Ông B và ông C: 2 cây tre, 20 gánh bổi, 6 ngày công.

- Ông D: 1 cây tre, 10 gánh bổi, 3 ngày công.

Sở dĩ có sự gộp chung phần đóng góp của ông B và ông C vì người ta không

nhất thiết phải chi ly theo sát tỷ lệ ruộng tưới và phần đóng góp một cách máy móc.

Trong trường hợp này, ông B và ông C sẽ phân chia nhau theo một cách khác. Chẳng

hạn, mùa này ông B đóng góp 2 cây tre và 4 ngày công, còn ông C chịu 20 gánh bổi

và 2 ngày công; đến mùa sau ông B lại chịu 20 gánh bổi và 2 ngày công, ông C 2 cây

tre và 4 ngày công. Cũng có trường hợp vào một năm nào đó, 1 trong 4 người chủ

điền gặp khó khăn trong việc đóng góp thì 3 người còn lại sẽ san sẻ bớt gánh nặng

một cách tự giác. Đây là một cách phân chia phần đóng góp vừa công bằng tương đối,

nhưng cũng nặng quan hệ xóm giềng thân thuộc.

138

Page 139: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Cách thức xây dựng đập bổi khá đơn giản, theo quy trình: chọn địa điểm; định

thời gian khởi công; tiên liệu và phân công đóng góp nhân lực, nguyên liệu, tu sửa

mương dẫn nước và ra công ngăn đập.

- Chọn địa điểm: Địa điểm để xây dựng đập bổi là ở khúc sông, suối nước chảy

êm nhưng không quá rộng; 2 bờ là vùng có chân đất chắc chắn, cửa khẩu (nơi nước từ

đập đổ vào hệ thống kênh) có cao trình thích hợp cho việc dẫn nước qua kênh mương

vào ruộng.

Địa điểm để xây dựng đập bổi thường khá ổn định, trừ khi đoạn kênh, hoặc

khúc sông bị thuỷ phá trong mùa mưa khiến những ưu điểm để lựa chọn không còn so

với các đoạn sông khác.

- Định thời gian: Thời gian để xây dựng đập bổi thường vào khoảng nửa sau

tháng chạp hoặc đầu tháng giêng, khi những cơn mưa mùa đông đã căn bản chấm dứt,

vụ lúa đông xuân sắp bắt đầu. Thường thì trong tháng chạp người ta khởi công, dựng

các trụ tre rồi đến tháng giêng năm sau mới nhồi bổi, khơi mương vào vụ.

- Tiêu liệu và phân chia phần đóng góp nhân lực, nguyên vật liệu: Phần đóng

góp về nguyên liệu như trên đã trình bày; về căn bản không có nhiều thay đổi theo

từng năm. Tuy nhiên, người ta cần bàn bạc, tiên liệu để tuỳ theo điều kiện hằng năm

mà gia giảm nguyên vật liệu. Ví như, có năm thu hoạch rơm rạ khó khăn (gặp mưa

bão) không đủ thức ăn dự trữ cho trâu bò thì người ta giảm bớt phần bổi bằng rơm rạ,

tăng cường thu gom bổi lá chuối khô, lá mía, chồi cây, …

- Việc tu sửa mương dẫn nước được tiến hành sau ngày khởi công và trước

ngày ngăn đập. Ngày khởi công là ngày ra công dựng trụ còn ngày ngăn đập là lúc

đưa nước từ sông, suối lên đồng. Trong việc tu sửa mương dẫn nước, người ta chung

nhau sửa sang con mương chính, phát cỏ, nện chặt các hang hốc nhỏ do cua ếch đào

139

Page 140: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

bới; xông đuổi chuột, có khi đào vở một phần thân mương để đắp lại cho thật chặt.

Những con mương nhánh dẫn nước vào ruộng nhà thì các chủ điền tự đắp lấy.

- Ngăn đập: Ngăn đập là công đoạn quan trọng nhất của việc dựng đập. Đầu

tiên, người ta dùng các khúc thân tre gai đá đóng ghim xuống lòng sông suối gọi là

dựng trụ đứng. Độ dài các trụ được tính toán sao cho khi đã ghim chặt xuống lòng

sông, độn bổi, nước dâng cao ổn định thì phần nhô lên không quá 1 thước mộc (40cm

hoặc một cánh tay). Khoảng cách giữa trụ này đến trụ kia khoảng chừng 2 mét. Tiếp

theo là phần đóng xiên, tức là các đoạn tre dựng nghiêng từ phía sau đập để đỡ các trụ

đứng. Xiên được buộc chặt vào trụ bằng lạt cật tre hoặc dây mây hoặc dây chìu. Ở

những nơi có điều kiện thì người ta lùa cát, sạn vào chân trụ cho thêm vững. Để kết

nối hệ thống trụ, và làm chỗ tựa cho các “vĩ bổi” người ta lại thả các thanh thép tre

nằm ngang song song với mặt nước, từ đáy sông lên, cách nhau chừng 5 tấc và dùng

lạt buộc vào trụ. Tiếp theo là “tấp vĩ”, tức là áp các miếng vĩ tre đã có độn bên trong

để ngăn dòng chảy, đưa mặt nước lên cao, khiến một lượng nước nhất định chảy vào

mương, rồi từ đó dẫn vào ruộng. Phần nước còn lại tràn qua đập xuôi xuống cuối

dòng. Người ta quy định phân chia nguồn nước chặt chẽ: các đập nước ở phía thượng

lưu, đầu nguồn không được tự ý cơi nới cao trình gây thiếu nước cho các đập bên

dưới.

2. Tri thức bản địa xây dựng các sông đào, kênh, mương Khái niệm sông đào

và kênh đều do con người đào đất đắp bờ tạo nên để có nguồn nước phục vụ cho canh

tác nông nghiệp hoặc là tiêu úng. Tuy nhiên về độ rộng sông đào lớn hơn kênh đào và

bản thân sông đào được đào nối với sông tự nhiên, sông đào có chức năng cung cấp

nguồn nước cho nông nghiệp trồng lúa, giao thông đường nước, trong khi đó kênh chỉ

có chức năng dẫn nước hoặc tiêu úng phục vụ cho việc trồng lúa.

Về loại hình sông đào ở Quảng Ngãi có khá nhiều sông được đào từ thời người

Chăm cho đến người Việt. Ví dụ sông Thoa là con sông đào từ thời người Chăm là

140

Page 141: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chi lưu của sông Vệ, xuất phát từ làng Phú An (Đức Hiệp), An Ba (Hành Thịnh) đi

qua các xã Đức Hoà, Đức Tân, Đức Phong (huyện Mộ Đức) và cuối cùng đổ ra cửa

Mỹ Á. Sông Thoa vừa phục vụ giao thông đường thuỷ xưa kia, vừa cung cấp nguồn

nước để tưới cho vùng đồng bằng phía đông Mộ Đức, đồng thời sông Thoa còn tiêu

úng, thoát lũ trong mùa mưa. Sông Kinh là sông đào cắt ngang qua dải cát bên trong

của bãi biển Mỹ Khê. Sông Đào gắn liền với thành Quảng Ngãi ở phía bắc, nó có

chức năng dẫn đường nước từ sông Trà Khúc vào hào thành Quảng Ngãi phục vụ cho

việc giao thông vận chuyển hàng hoá từ sông Trà Khúc vào nội thành và ngược lại.

Nay con sông này chỉ còn là dấu tích.

Sông đào phục vụ cho canh tác nông nghiệp mà đề tài khảo sát tại xã Nghĩa

Trung, huyện Tư Nghĩa, dân gian ở đây gọi là sông Trong và sông Ngoài được đào

thời người Chăm để tưới cho cánh đồng La Châu và Điền Trang. Sông Trong và sông

Ngoài chảy theo hướng Tây Đông, sông Trong lấy nước từ sông Phước Giang, sông

Ngoài lấy nước từ sông Bến Bè. Cứ mỗi sông, người nông dân đào hai bên bờ sông,

sau đó nước ngăn dòng dâng lên và chảy theo mương chính, nước từ mương chính sẽ

đi theo mương phụ nội đồng dẫn vào ruộng. Vụ hè thu thiếu nước nên phải ngăn dòng

chảy của sông đào để đưa nước vào ruộng nhưng vụ đông xuân, người nông dân

không cần ngăn dòng nước. Việc đào sông, làm kênh mương thuỷ lợi để canh tác

ruộng nước ở đây rất giống với kỹ thuật đào sông làm kênh dẫn nước của người Chăm

ở Ninh Thuận.

Kênh đào thủy lợi ở Quảng Ngãi khá nhiều xuất phát trong thời điểm trước và

sau năm 1945. Ví dụ kênh tiêu Bàu Súng (Đức Chánh, huyện Mộ Đức) dài 4km, chỉ

bằng dụng cụ thô sơ nhưng đã có hơn 1km được đào xuyên qua lòng núi đá ong, kênh

tiêu nước cho 350 mẫu ruộng và tưới nước cho hơn 150 mẫu. Kênh An Long (Tứ

Đức) là kênh tưới có chiều dài khoảng 6km được đào ở thế kỷ 18, tiếp tục đào thêm

sau năm 1945, kênh phục vụ nguồn nước cho cánh đồng 4 xã Đức Hiệp, Đức Chánh,

Đức Nhuận, Đức Thắng. Ngoài ra có các kênh như kênh Sơn Tịnh, kênh Rừng Lăng.

141

Page 142: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Mương đào có cấp độ nhỏ hơn kênh, trực tiếp dẫn nước chảy vào vùng ruộng

canh tác, từ mương chính chuyển qua hệ thống mương phụ để vào ruộng. Ngoài ra có

loại mương còn có chức năng tiêu úng thoát nước ở vùng trũng. Có thể nói rằng,

chính sự hoàn thiện của hệ thống mương đưa nước vào ruộng đã góp phần quan trọng

phát huy hiệu quả các công trình lấy nước từ sông suối (hồ, đập, guồng xe) đưa lên

các cánh đồng.

Về loại hình kênh mương dẫn nước có hai loại: Kênh mương chính và mương

phụ. Kênh mương chính dẫn nước từ cửa khẩu đi về cánh đồng trồng lúa, từ mương

chính tẻ ra thành các mương phụ để dẫn nước đi sâu vào nội đồng. Về kỹ thuật xây

dựng kênh mương dẫn nước có 2 loại kênh mương chìm xẻ đất và kênh mương nổi.

Kênh mương chìm dùng kỹ thuật xẻ đất: Hình thành trên nền địa hình không

bằng phẳng, loại kênh mương này có khi được xẻ băng qua một triền núi đồi thấp để

dẫn nước ra cánh đồng ở phía thấp hơn. Kênh mương chìm xẻ đất chiếm độ dài hạn

chế, ít phổ biến ở đồng bằng Quảng Ngãi. Điển hình loại kênh mương chìm xẻ đất là

kênh Bàu Súng (xã Đức Chánh).

Kênh mương nổi dùng kỹ thuật đắp đất: là loại kênh mương được tôn cao bằng

đất chạy ngang qua các cánh đồng, vừa tưới cho vùng ruộng dưới chân mương, vừa

đưa nước đến những cánh đồng xa hơn tuỳ theo năng lực tưới của hệ thống lấy nước.

Loại kênh mương đắp đất là loại mương chủ yếu trong hệ thống mương dẫn nước tưới

ở vùng đồng bằng Quảng Ngãi.

Máng giàn: Sử dụng kỹ thuật làm máng giàn để dẫn nước băng qua một vùng

thấp, nối cửa khẩu lấy nước đến mương đất hoặc nối từ đoạn mương đất này đến đoạn

mương đất khác. Sở dĩ người ta phải xây dựng các mương máng vì những vùng thấp

khó xây dựng mương đất, xây dựng mương tốn kém hoặc cản trở việc thoát nước. Để

xây dựng hệ thống máng, người ta dùng tre dựng các giàn máng, sau đó gác các

“máng” lên trên. Máng được làm bằng tre theo kiểu đan cót, nhưng sử dụng nan lạt

142

Page 143: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cật. Từ những mảnh cót tre (phổ biến có chiều dài 2m, rộng 1,2m) người ta dùng các

khung tre định hình thành máng nước rồi đem trát dầu rái. Các máng nước xếp trên

giàn nối nhau (chồng xấp đầu) theo thứ tự từ phía cuối mương lên đầu mương (từ đầu

có độ cao thấp lên phía cao hơn) mục đích cho dòng nước chảy xuôi thuận lợi, không

thốc vào phần xếp chồng giữa 2 máng mà thoát ra ngoài.

Về loại hình mương thoát nước, tiêu úng phổ biến ở vùng trũng, ư nước không

thoát nhanh vào mùa mưa lũ. Điển hình loại mương tiêu úng là mương ngòi thoát

nước cho vùng Bàu Đưng là cánh đồng lớn của xã Đức Thắng, Đức Chánh. Người

nông dân đào một con mương dài chạy giữa cánh đồng ở vùng trũng thấp, mương

chạy từ phía nam cánh đồng ra phía bắc cánh đồng, dẫn nước tiêu úng ra vùng cửa

sông Vệ.

Như vậy mương tiêu úng hay mương thoát nước là những con mương được

khơi đào nhằm đưa nước thừa ứ, chủ yếu trong mùa mưa thoát ra các khu ruộng rộc,

ao đầm, kênh rạch hoặc sông lớn, làm hạn chế tình trạng ngập úng của đồng ruộng,

vườn tược và các khu dân cư vùng thấp. Trong việc xây dựng mương tiêu úng, người

ta tận dụng tối đa địa hình tự nhiên. Hệ thống mương tiêu chủ yếu là khơi thông,

nhằm đưa nước thoát ra từ một vùng trũng đến vũng trũng hơn với hướng thoát sau

cùng là sông lớn.

Tri thức bản địa về xây dựng hệ thống kênh mương thường cho chạy qua khu

dân cư trước khi ra các cánh đồng vì dòng nước kênh mương sẽ giúp phát triển trồng

trọt trong vườn, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tạo không khí mát mẻ trong

những ngày hè oi ả. Thiết kế kênh mương dẫn nước thường là các con mương thẳng,

hạn chế các khúc quanh, vì ở đó vận tốc nước bị hãm lại, con mương dễ bị hư hỏng do

dòng chảy tác động trực tiếp vào thành mương. Mương đất đắp nổi thì đắp theo hình

thang, phần dưới chân choãi rộng, không sử dụng đất sét, đất pha cao lanh, đất pha

143

Page 144: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nhiều cát để đắp mương vì không có tính ổn định bền chặt của đất. Hai bờ mương

được đắp cỏ để chống xói lỡ.

Trong kỹ thuật xây dựng kênh mương đòi hỏi phải phóng tuyến cũng như cân

mặt nước. Trên địa hình bằng phẳng không đi qua đồi dốc để phóng tuyến mương

thẳng, người ta áp dụng kinh nghiệm “nhìn hàng quân”. Người chỉ huy đứng ở đầu

nhìn dọc theo hàng quân để phát hiện người lính chưa đứng thẳng hàng, khi anh ta lộ

nhận dạng ra khỏi các đồng đội đứng trước và đứng sau. Muốn phóng một tuyến

mương cho thật thẳng cần có 2 người: một người dóng mương còn người kia xê dịch

các cây tiêu. Người ta dóng trước 2 tiêu mốc bằng tre tại điểm đầu và điểm cuối của

đoạn mương. Một người đứng từ tiêu mốc dùng mắt để dóng tuyến, người còn lại

đứng vào khoảng giữa của đoạn mương để đặt tiêu giữa. Theo sự điều khiển của

người dóng tuyến, người cắm tiêu sẽ đặt tiêu giữa vào vị trí sao cho đứng ở tiêu đầu

thì tiêu giữa sẽ làm khuất tiêu cuối và ngược lại. Theo nguyên tắc như vậy người ta sẽ

dóng cho tuyến mương, máng thật thẳng, khiến dòng nước lưu thông dễ dàng.

Kỹ thuật “cân” mặt nước: Để nước lưu thông thuận lợi con mương cần có sự

chênh lệch độ cao từ điểm đầu đến các điểm sau, muốn vậy người ta dùng cách cân

nước bằng ống nhựa. Một ống nhựa mềm, nhỏ đổ đầy nước, mỗi đầu đặt ở vị trí mút

của đoạn mương. Theo nguyên tắc mà khoa học gọi là “bình thông nhau” nước sẽ cho

thấy vị trí cân bằng ở hai đầu ống. Từ đó người ta dễ dàng chọn độ lệch thích hợp về

cao độ để đắp con mương hoặc sửa sang lòng mương.

3. Tri thức bản địa trong xây dựng, quản lý khai thác guồng xe nước:

Từ vụ đông xuân 1989-1990, guồng xe nước ở bến Trường Xuân xã Tịnh Hà,

huyện Sơn Tịnh đã được tháo dỡ và thay vào đó là một trạm bơm dầu. Đây là guồng

xe nước còn lại trên bờ bắc sông Trà.

144

Page 145: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Quá trình cơ giới hoá và điện khí hoá nông nghiệp đòi hỏi phải thay thế dần các

công trình lấy nước thủ công bằng các trạm bơm. Hơn nữa, sau khi công trình đại

thuỷ nông Thạch Nham hoàn thành, nguồn nước tưới cho những cánh đồng trồng lúa

và hoa màu ở vùng đồng bằng sông Trà Khúc và đồng bằng sông Vệ do các tuyến

kênh chính, kênh mương nội đồng cung cấp nước. Do vậy các guồng xe nước trên

sông mất hẳn vai trò và không còn mang tính thực dụng nữa.

Trong một thời gian dài, hoạt động của guồng xe nước đã góp phần đáng kể

trong phát triển của nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Trong báo cáo của Borel – Phân

viện Trồng trọt, phụ trách trạm thí nghiệm Quảng Ngãi – đã đo lường xác định năng

suất tưới của guồng xe đường kính 10,5m trong tổng thể một bờ xe nuớc gồm 12

guồng trong 24 giờ đồng hồ là 457.920 lít (sau khi trừ 1/3 lượng nước hao hụt khi

vòng quay bánh xe từ mặt nước lên bờ mương) và tổng số của một bờ xe gồm 12

guồng trong 24 giờ đồng hồ là 5.495.040 lít tức là 5.495 m3. Năng suất của lượng

nước này đạt được khi mực nước đạt trung bình. Nếu mực nước xuống thấp thì người

ta giảm số ống nước xuống còn 50 hay 40 ống để làm nhẹ bánh xe và tất nhiên lượng

nước cũng giảm theo. Theo tính toán của Borel với lượng nước trên đủ tưới cho 70 ha

ruộng lúa trong suốt thời gian 6 tháng.

Hiện nay đã có tính toán cụ thể của các xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn … đã cho thấy

việc xây dựng và sử dụng guồng xe ở một số “quy điền” là “thuận” và “lợi” hơn việc

đặt máy bơm dầu.

Guồng xe nước là sản phẩm gắn liền với quá trình khai khẩn phát triển nghề

trồng lúa ở đồng bằng các sông Trà Khúc, sông Vệ. Các bờ xe nước là sản phẩm thủ

công đầy sáng tạo của người nông dân Quảng Ngãi trong điều kiện khí hậu mưa nắng

bất thường, hạn hán kéo dài, mà cây lúa cần thiết nhất là nước: nhất nước, nhì phân,

tam cần, tứ giống, chỉ có các guồng xe nước mới có thể canh tác những vùng ruộng

cao một cách hữu hiệu.

145

Page 146: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ngoài vai trò lớn trong cung cấp nước cho cây lúa, các guồng xe nước còn bảo

vệ môi trường một cách hữu hiệu. Vào mùa cạn, nước sông Trà xuống thấp, những bờ

“cừ” kiên cố bằng cọc tre cắm sâu xuống lòng sông, nhồi rơm rạ và lá mía khô của

những guồng xe nước nối tiếp nhau sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc dựng “cừ” đưa nước

vào hai con kênh lớn Sơn Tịnh và Tư Nghĩa. Lòng sông được nâng cao, dòng nước

không còn chảy mạnh (một nhược điểm khá phổ biến của các con sông dọc đồng bằng

ven biển miền Trung), thuyền bè sẽ xuôi ngược dễ dàng, giúp cho việc vận chuyển

người, hàng hoá, nguyên vật liệu trao đổi giữa miền núi, đồng bằng và ven biển được

nhiều thuận tiện. Lòng sông rộng, sức nước chảy lửng lờ còn tạo điều kiện cho các

sinh vật và phiêu sinh vật nước sống sinh sôi phong phú. Các guồng xe nước tạo điều

kiện mực nước sông Trà Khúc, sông Vệ ổn định trong mùa hè khiến cho các động vật

thuỷ sinh đặc hữu của hai con sông này như con cá bống, con don có điều kiện sinh

sống phát triển. Các guồng xe nước không còn hoạt động nữa cũng là một phần

nguyên nhân giảm đáng kể các động vật thuỷ sinh đặc hữu của hai dòng sông này

khiến cho nguồn thu nhập của cộng đồng cư dân sống hai bên sông cào don, bắt cá

bống giảm thu nhập đáng kể và một số tìm kế mưu sinh khác.

Lịch sử nghiên cứu về guồng xe nước bắt đầu vào những thập niên đầu thế kỷ

20 do một số các nhà khoa người Pháp thực hiện. H.Parmentier, một nhà nghiên cứu

người Pháp đã từng có nhiều thời gian nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá

Champa ở Quảng Ngãi, các guồng quay nước trên sông Trà Khúc và sông Vệ đã

khiến ông chú ý và đề cập đến trong tác phẩm “Ghi chú về những guồng quay nước ở

tỉnh Quảng Ngãi”, H.Parmentier cho rằng những người nông dân ở đâu đã tiếp thu kỹ

thuật làm xe nước của người Chăm. Còn chính những người nông dân Chăm thì học

được những kỹ thuật lấy nước bằng guồng quay nước văn hoá Ả Rập.

Borel trong tác phẩm “Ghi chú về những guồng lấy nước ở tỉnh Quảng Ngãi”

cho rằng “Các guồng lấy nước là những phương tiện thực hành độc nhất mà người ta

dùng để tưới nước cho đồng ruộng từ nhiều năm nay ở tỉnh Quảng Ngãi”.

146

Page 147: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Viên chủ sự hành chính Pháp ở Quảng Ngãi là La Borde lại cho rằng “Lão

Thêm” ở làng Bồ Đề, nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, là người đầu tiên làm

ra bờ xe nước.

P. Guillenmenet đã thực hiện một chuyên luận về guồng quay nước ở tỉnh

Quảng Ngãi đó là tác phẩm “Une Industrie Anamite: Les Norias du Quảng Ngãi”

(Công nghiệp An Nam: Những guồng quay nước ở Quảng Ngãi) đăng trong B.A.V.H

số 2 năm 1926. P. Guillenmenet đã khảo cứu về bờ xe nước Quảng Ngãi trên sông

Vệ, sông Trà về lịch sử nguồn gốc bờ xe nước, mô tả các bờ xe, tổ chức của thợ xe và

phân chia nguồn lợi bờ xe nước … Đây là tác phẩm nghiên cứu khá sâu về các guồng

quay nước ở Quảng Ngãi từ trước tới những năm sau đó. Theo P. Guillenmenet nguồn

gốc các guồng xe nước, cho rằng đó là sản phẩm du nhập từ ngoài vào,

P.Guillenmenet nhận xét “ở Trung – Trung Kỳ guồng xe nước hiện diện xưa nhất là

Bình Định trên vùng sông Lại Giang, An Lão, khoảng năm 1740 các guồng quay

nước du nhập vào Quảng Ngãi và lên mãi tận làng Bồ Đề. Năm 1835, các guồng

nước được lắp đặt trên sông Trà Khuc, vùng Phước Lộc, và chỉ từ năm 1900 trở đi

chung mới lan đến Quảng Nam”( P. Guillenmenet, 1926)

Về nguồn gốc du nhập xa hơn của guồng xe nước P. Guillenmenet ghi nhận:

“Bộ bách khoa toàn thư Trung Hoa là Cheou che t'ong k'ao (Châu Chí Tổng Khảo)

đã mô tả guồng xe nước làm băng tre, được đẩy bởi dong nước, tồn tại tại Trung Hoa

và đặc biệt là ở phía nam. Một số nhân viên phái đoàn phong thương mại của thành

phố Lion, cho răng đã thấy bờ xe nước hiện hữu tại làng Thất Xuyên, Trung Hoa. Một

số thành viên quân sự địa phương lại nói răng có bờ xe nước ở ranh giới Việt Hoa

tương tự như bờ xe nước ở địa phương ho. Ở đồng băng Bắc phần lại cho răng bờ xe

nước phát xuất từ Trung Hoa và người sáng chế ra là vua Thần nông. Tôi nhận thấy

rất đáng bàn cãi về nguồn gốc nêu trên không đủ căn cứ để thuyết phục răng Trung

Hoa là nơi phát minh ra bờ xe nước” Tuy nhiên P. Guillenmenet vẫn thiên về hai giả

thuyết đó là khu vực phía Bắc người Trung Hoa du nhập guồng nuớc vào cho dân An

147

Page 148: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Nam và dân Thái. Khu vực Bình Định như ở Bồng Sơn, người Trung Quốc rất đông

có thể họ du nhập guồng quay nước vào nơi này. P. Guillenmenet bác bỏ giả thuyết

nguồn gốc guồng quay nước là do các giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha du nhập vào

khu vực Ấn – Trung (P. Guillenmenet, 1926).

Văn bản chữ Hán còn lưu giữ được có nơi đến bờ xe nước là một tờ đơn xin

miễn công ích cho những người “thợ xe” ở thôn Phước Lộc xã Bồ Đề (Mộ Đức,

Quảng Ngãi) có lời phê với ba chữ “Thính chấp bằng”. Theo Labord thì đây là châu

phê của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc). Tờ đơn ghi niên hiệu Thái Đức thập nhị niên,

tức năm 1790. Tờ đơn này cùng nêu lên việc các nhóm thợ xe ở xã khác đã được miễn

sưu dịch. Như vậy, vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, hệ thống các guồng xe nước ở

Quảng Ngãi đã khá phát triển, đóng vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.

Chúng ta biết rằng, để guồng xe nước có thể vận hành từ tháng ba đến tháng tám âm

lịch (mùa nắng), các nhóm thợ (7-8 người một nhóm) phải làm việc liên tục trong cả

năm và như thế họ không thể có thời gian để đi làm công ích nên phải thuê người

khác hoặc nộp tiền.

Nguyễn Thông, quan bố chánh Quảng Ngãi đã dâng lên vua Tự Đức một tờ sớ

đề ngày 28.2 Tự Đức năm thứ 23 (29.3.1870) trình bày thuỷ lợi và trồng cây ở Quảng

Ngãi (Trần thuỷ lợi tài thụ nghi sớ). Trong tờ sớ này có việc đề nghị miễn thuế guồng

nước đồng niên (khoảng hơn 80 quan/1 guồng) cho các guồng xe ở Long Phụng, Bồ

Đề, Năng An (sông Vệ); Đông Dương (Trà Khúc). Ông quan rất chăm lo nghề nông

này đã nêu lên những lý lẽ khá chính đáng và giàu tính thuyết phục cho đề nghị của

mình “Sống nghề nông không gì cần băng nước, việc đắp đập khơi ngoi là làm lợi

cho dân, dù cho tiêu tốn công quỹ triều đình cũng không tiếc, huống chi kẻ tiểu dân

phải tự lo lấy mà bắt nộp thuế sao? vậy tiền thuế guồng nước các nơi ấy nên chăng

tạm miễn để lấy chỗ khuyến khích nông dân? Xin chờ chỉ dụ”. (Nguyễn Thông)

148

Page 149: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Vùng phân bổ các guồng quay nước ở Đông Dương được P.Guillemenet thống

kê có ở vùng Battambang (Kampuchia), ở Lào trong các vùng cư trú của người Tày,

Thái; ở Việt Nam guồng xe nước có ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh từ Thanh

Hoá kéo dài đến Phú Yên.

Từ thống kê của P.Guillemenet, chúng ta có thể lập bảng so sánh các guồng

quay nước các nơi ở Việt Nam với guồng quay nước ở Quảng Ngãi như sau:

TT Địa điểmSố bờ xe trên

sông

Số guồng/một

bờ xe

Đường kính

guồng xe nước

1 Quảng Ngãi Trên 113 3-10 4m-12m

2 Vùng núi Tây Bắc Không rõ 1 Từ 3m đến 20m

3 Thanh Hoá Không rõ 1 7m

4 Nghệ An Trên 30 1 3m hoặc 7m

5 Hà Tỉnh Trên 20 1 5m, 8m, 12m

6 Quảng Bình (không có)

7 Quảng Trị Vài guồng Không rõ Không rõ

8 Thừa Thiên 15 1 3m

9 Quảng Nam 26 Nhiều guồng/bờ

xe

10 Bình Định Trên 100

guồng

1 hay 3 6m-8m; loại nhỏ

có 2m

11 Phú Yên 2 Không rõ Không rõ

149

Page 150: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Qua bảng thống kê trên cho thấy số lượng bờ xe nước ở Quảng Ngãi chiếm số

lượng nhiều nhất cùng với Bình Định. Con số 113 bờ xe nước ở Quảng Ngãi do

P.Guillemenet thống kê năm 1926 chỉ ở trên hai con sông chính là Trà Khúc và sông

Vệ, còn các con sông khác chưa được thống kê đến (P.Guillemenet, 1926). Do đó số

lượng bờ xe nước ở Quảng Ngãi còn nhiều hơn nữa.

Theo Quảng Ngãi tỉnh chí đến những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, toàn

tỉnh Quảng Ngãi có 96 guồng xe (Nguyễn Bá Trác, 1930) được thống kê như sau:

- Sơn Tịnh có 29 bờ xe, trong đó 6 bờ xe 10 guồng, 19 bờ xe 9 guồng, 4 bờ xe 8

guồng.

- Tư Nghĩa có 24 bờ xe, trong đó 4 bờ xe 10 guồng, 8 bờ xe 9 guồng, 12 bờ xe

4 guồng.

- Mộ Đức có 25 bờ xe, trong đó 5 bờ xe 5 guồng, 18 bờ xe 4 guồng, 2 bờ xe 3

guồng.

- Nghĩa Hành có 18 bờ xe, trong đó 7 bờ xe 5 guồng, 11 bờ xe 4 guồng.

Tư liệu điều tra ở ông Nguyễn Văn Quê thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, sinh năm

1919, làm nghề xe nước trên 50 năm, làm trùm xe gần 20 năm, thì vào thời điểm

những năm 70-80, phía tả ngạn sông Trà Khúc thuộc huyện Sơn Tịnh có 52 guồng xe,

lớn nhất là các guồng Tú Thao (Tịnh Sơn), chợ Hố, Bến Đò, Trường Xuân (Tịnh Hà),

Đông Dương, Quán Cơm (Tịnh Ấn). Xã có nhiều guồng xe nhất là Tịnh Hà với 8

guồng (Chợ Hố, Bến Đò, Ông Cổ, Công Điền, Trường Xuân, Hà Tây, Ngân Giang

trên, Ngân Giang dưới).

150

Page 151: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Như vậy so với các nơi, các bờ xe nước ở Quảng Ngãi có số lượng guồng nhiều

nhất, thấp nhất là 3 guồng/ bờ xe, nhiều nhất là 10 guồng/ bờ xe trong khi đó ở các

nơi khác số lượng bờ xe nước ít hơn, số lượng guồng xe trên một bờ xe ít. Thực tế

trên một bờ xe nước xây dựng nhiều guồng quay nước trên một bờ xe nước là rất khó

đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Như vậy tỉnh Quảng Ngãi là nơi thịnh hành guồng xe

nước, phương pháp vận chuyển nước từ sông lên tưới ruộng bằng các guồng xe nước

trở nên phổ biến, kỹ thuật xây dựng các guồng xe nước đạt đến đỉnh cao cùng với hệ

thống mương máng có chiều dài nhiều cây số toả khắp những cánh đồng ven sông đưa

nước vào ruộng.

Tính tổ chức trong công việc xây dựng, vận hành, quản lý điều hành phân chia

nguồn lợi từ các bờ xe nước ở Quảng Ngãi có lẽ hoàn thiện hơn so với các nơi khác.

Hầu hết các guồng xe nước ở Quảng Ngãi đều do cá nhân chủ đất, chủ ruộng hoặc

hùn hạp vài người cùng bỏ tiền ra xây dựng.

Những guồng xe là tài sản của làng, gọi là bờ xe làng. Trường hợp này Lý

trưởng sẽ là người trực tiếp cử ra Hội đồng quản trị thay làng điều hành công việc ở

guồng xe. Lợi tức từ guồng xe sung vào quỹ làng.

Về tổ chức điều hành mỗi bờ xe nước có tổ chức trưởng cử, ở đây trưởng cử có

thể hiểu như hội đồng quản trị của 1 bờ xe trong đó có các chức danh trưởng hành,

đốc công và bảo cử.

Bảo cử là các đại biểu cổ đông, thường mỗi bờ xe có 4 bảo cử, mỗi thành viên

bảo cử chịu trách nhiệm huy động vốn xây dựng và vận hành.

Trưởng hành và đốc công là những người đại diện thường trực của Hội đồng

quản trị: Trưởng hành kê biên tài sản, ghi công, nhập nguyên liệu, tính toán vốn, lời;

đề nghị huy động vốn bổ sung hay đề nghị giúp đỡ nhân công, nguyên liệu khi có sự

151

Page 152: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cố khẩn cấp; đốc công theo dõi công lao động, tính toán việc tìm nguồn thu mua

nguyên liệu.

Các bảo cử thống nhất với nhau để lấy mực nước trên một dòng sông để cho

một guồng nước được cung cấp tối đa lượng nước. Đã có văn bản chữ Hán thời Minh

Mạng, Tự Đức quy định các chủ xe buộc phải chấp nhận đồng ý với nhau về một

khoảng cách thích hợp.

Mỗi bờ xe có một nhóm thợ, gọi là thợ xe, gồm 7 người: 1 trùm, 2 trọn, 4 rẽ.

- Trọn chịu trách nhiệm kiểm tra tu sửa thường nhật bờ xe, bờ cừ, chủ yếu là bờ

cừ. Mỗi ngày tiến hành kiểm tra 6 lần, 2 lần vào ban đêm, 4 lần vào ban ngày.

- 4 người rẽ, 2 người chịu trách nhiệm phân phối nước về cánh đồng; 2 người

chuyên đi cào bổi mía, rơm rạ, lá chuối khô đưa về chòi xe để gia cố bờ cừ.

- Ông trùm là người giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, có uy tín, thường là cao tuổi,

chịu trách nhiệm chung về kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn các rẽ, trọn đồng thời

thay mặt nhóm thợ trong quan hệ với trưởng cử.

Quan hệ giữa trưởng cử, chủ ruộng, thợ xe là quan hệ tương hổ, nặng tình nghĩa

làng xóm, thể hiện sự gắn bó đồng lòng nơi chốn thôn quê. Công việc của mỗi người

thợ xe rất nặng nề, họ phải làm việc liên tục trong 11 tháng. Bắt đầu từ tháng 9 âm

lịch (đi đốn tre tập trung về chòi) cho đến tháng 8 âm lịch năm sau. Ban đêm thợ xe

phải thường trực tại chòi, nhiều khi phải chịu dầm mình dưới nước trong giá rét căm

căm. Lăn lộn, gắn bó với sông nước, lại khéo nghề tre pheo, thợ xe cũng là những

người rất giỏi đan đát, làm đồ gia dụng bằng tre (quang gánh, thúng, mủng,…) đánh

bắt cá bằng các dụng cụ thô sơ (thả ống, thả chà, đánh ơm, lặn bộ…).

Lợi tức của các guồng xe thu từ hoa lợi đồng ruộng, chủ yếu là lúa nước, thu

hoạch được chia ngay tại ruộng theo tỷ lệ tam thất, xe nước 3, người canh tác 7.

152

Page 153: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ngoài ra chủ ruộng còn tự giác hỗ trợ bổi mía, lá chuối khô và đôi khi cả nhân công

khi cấp thiết; chủ ruộng còn có một phần thóc ít nhiều tuỳ hảo tâm chi thưởng cho thợ

xe để gọi là biết đến nhọc nhằn vất vả quanh năm của họ.

Nguồn gốc guồng xe nước đến nay vẫn còn phải nghiên cứu, đương nhiên sản

phẩm guồng xe nước là sản phẩm di truyền kỹ thuật. Tuy nhiên điểm đáng chú ý

guồng xe nước ở Quảng Ngãi phát triển hoàn hảo về kỹ thuật làm guồng xe, số lượng

bờ xe, cơ cấu tổ chức xây dựng, các tín ngưỡng liên quan đến guồng xe nước … Tất

cả điều đó khiến chúng ta có suy nghĩ vùng đất Quảng Ngãi và Bắc Bình Định là

vùng lõi trung tâm tiếp nhận kỹ thuật xây dựng guồng xe nước từ rất sớm. Nghiên cứu

về xe nước chúng tôi sử dụng các khái niệm như sau:

Bờ xe nước theo tên gọi dân gian là chỉ một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm tập

hợp các guồng xe cùng hệ thống bờ cừ, máng giàn, mương dẫn nước.

Guồng xe nước (có người gọi là bánh xe) là bộ phận quan trọng để đưa nước từ

dưới lòng sông lên ruộng qua hệ thống vĩ, ống (gàu) lấy nước vào máng giàn.

Nguyên liệu để dựng hệ thống xe nước (các guồng xe, bờ cừ, máng đưa nước

lên mương) chủ yếu là tre; còn lại là dây rừng, bổi (bổi mía, rơm rạ, lá chuối), gỗ cầy.

Kỹ thuật làm guồng xe dựa trên nguyên tắc lợi dụng sức chảy của dòng nước để

làm quay các bánh xe đưa nước lên đồng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao (bền,

lấy được nhiều nước, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian xây dựng và duy tu) những

người làm guồng xe phải giải quyết hàng loạt các vấn đề rất phức tạp: chọn chỗ đặt

guồng xe, thời gian khởi công xây dựng tương ứng với dòng nước từ nguồn về, độ

chếch của bờ cừ, kỹ thuật đặt các ống lấy nước …

Theo số liệu điều tra để làm một bờ xe 9 guồng phải cần đến 2.500 cây tre nan

loại 1; 1.000 bó dây rừng (mỗi bó 25 kg), hàng nghìn gánh bổi, đưa ém cả ngàn khối

153

Page 154: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cát đá công sức của 7 lao động chuyên môn trong 11 tháng và hàng trăm lao động huy

động trong những giai đoạn cao điểm. Chẳng thế mà những thời điểm quan trọng của

việc dựng xe nước (ngày bắt đầu đốn tre, ngày ra tăm, ngày mắc ống đưa nước lên

đồng …) hoặc những lúc thời tiết thất thường nước nguồn về đột ngột, đều thu hút sự

quan tâm, lo lắng của cả làng.

Một bờ xe nước gồm 4 thành phần chính: Bờ cừ, giàn bờ xe, các guồng quay

nước, máng giàn và mương dẫn.

1. Bờ cừ: Bờ cừ có chức năng nâng mực nước lên và điều hoà dòng chảy đủ

quay guồng xe nước. Bờ cừ được xây dựng bố trí thế nào để không gây trở ngại cho

thuyền bè qua lại trên sông. Bờ cừ nằm theo phương nằm xiên chéo so với dòng sông

sao cho điểm đầu mực nước ở thượng lưu luôn cao hơn phía hạ lưu điều đó cho phép

hướng dòng chảy của nước tập trung vào bờ xe nhưng lại không gây lực cản dòng

chảy. Bờ cừ được làm bằng những cọc tre đủ dài để sau khi được đóng xuống lòng

sông ít nhất 1m sâu, thì cọc còn vượt lên khỏi mặt nước khoảng 0,4m, các cọc tre

cách nhau khoảng 0,5m làm giá đỡ cho các tấm phên ngăn nước cao 1m. Chân phên

dùng đá cuội gia hạ để chống nước xói mòn. Bờ cừ được đảm bảo chắc chắn bằng hệ

thống cột giàn tre nằm theo bờ cừ, phần đầu trên của trụ cột nối liền với đầu các cọc

làm cho toàn bộ cơ cấu được vững chắc. Các cây cột giàn được đóng cách khoảng

nhau từ 2m đến 3m. Mùa khô bờ cừ được gia cố giữ nước đến khi có dấu hiệu có lũ

xuất hiện, thợ xe vội vã dọn đi rều rác cản trở để nước lọt qua phên dễ dàng.

2. Giàn bờ xe: Giàn bờ xe dùng để nâng các trục bánh xe, các phên dẫn nước,

các máng giàn và mặt sàn của guồng nước. Giàn bờ xe bao gồm các trụ cột giàn liên

kết và bó chặt bằng dây chão, giữa đặt các khuôn lòng để bảo vệ guồng xe quay ở

giữa, phía trên là mặt sàn nhỏ làm nơi đi lại kiểm tra và vừa để gác các máng giàn.

Đồng thời có một cây tre lớn được buộc chặt ngang qua giàn giáo để chặn rác trôi trên

sông bám vào làm hư hỏng gàu xe nước. Phên lòng đặt dưới các guồng xe nước người

154

Page 155: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

thợ đặt các phên lòng. Toàn bộ hệ thống này có mục đích dẫn các luồng nước chảy

vào các tấm vĩ tạo chuyển động và ngăn cản không cho nước thoát đi.

3. Guồng xe nước: Gồm có trục, các cần, các vành biên và các con quay điều

chỉnh, trục và ống trục chỉ là một bộ phận. Trục bằng gỗ cứng gọt kỹ và hai đầu được

bào thành hình trụ rất cẩn thận. Hai đầu mút của trục tựa lên các bậc đỡ trục. Trục

được định vị bằng các tăm xe. Trục được giữ gìn cẩn thận năm này qua năm khác để

sử dụng cho các mùa sau. Tăm xe tạo độ cứng chắc cho bánh xe. Đặc biệt người thợ

cho những con quay đâm vào dây chão tạo thành vành biên và vòng tròn nối kết làm

cho toàn bộ bánh xe được cứng chắc và chữa lại độ công vênh của bánh xe một cách

dễ dàng khi chúng đang hoạt động. Các tấm vĩ tạo chuyển động guồng xe chỉ đơn

giản là những cái phên đan kỹ, buộc chặt vào hai cần đan chéo nhau. Các ống chứa

nước là những ống tre lớn được buộc vào dây chão vành biên, đặt nghiêng so với các

đòn ngang. Số lượng các ống chứa không cố định. Tuỳ theo dòng nước mà tốc độ thay

đổi trong mùa, người ta tăng cường lượng ống chứa nước thay đổi giữa 30 ống và 80

ống cho một bánh xe đường kính 8m để vận tốc quay của bánh xe vẫn hầu như được

giữ nguyên. Trước khi bố trí các tấm vĩ tạo chuyển động và các ống chứa nước, người

ta cho quay không bánh xe đồng thời đặt dằn nhiều nơi để giữ thăng bằng. Người thợ

buộc vào ở những điểm nhất định các vồ dằn. Chính tại những điểm này mà những

ống chứa nước lớn nhất cuối cùng sẽ được buộc vào gần với nhau một cách hệ thống

để bánh xe giữ được thăng bằng ở mọi điểm trong khi chuyển động.

4. Các máng giàn và mương dẫn nước: Máng giàn đan bằng tre uốn tròn một

đường kính chừng ba phân, để cho máng không bị thấm nước chúng được trát phân

bò và nhựa cây dầu rái. Máng hứng nước từ mỗi một guồng xe không bao giờ bố trí

nằm ngoài guồng xe. Máng giàn lớn chạy dọc theo phần dưới của các máng riêng của

từng guồng xe để hứng nước từ các máng ấy và chuyển nước lên bờ.

155

Page 156: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

5. Mương nước: Các mương đắp đất là loại mương nổi có trổ vào ruộng, có

những mương dài vài km, mương ngắn dài vài trăm mét. Từ những năm cuối thập

niên 70 đầu thập niên 80, các guồng xe nước đã nhường vai trò của nó trong đời sống

nông nghiệp cho những máy bơm nước bằng động cơ đốt trong, rồi những trạm bơm

điện và tiếp theo đó là hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.

Những người thợ xe nước năm xưa giờ đã cao tuổi, cũng như bao người nông

dân trên quê hương Quảng Ngãi, quê hương Sơn Tịnh, họ rất vui mừng và tự hào khi

công trình đại thuỷ nông Thạch Nham đã thay thế một cách xứng đáng cho những

guồng xe của họ để mang nước về tưới ruộng đồng.

Tóm lại quá trình khai khẩn canh tác đồng bằng Quảng Ngãi là việc làm lâu dài

gian khổ của người nông dân bản địa Quảng Ngãi đòi hỏi phải năng động sáng tạo,

một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phát triển nông nghiệp là yếu tố

nước. Người nông dân bản địa Quảng Ngãi bao đời tiếp nối làm thuỷ lợi, họ đã đào

những con kênh dài vài chục cây số, chiều dài những kênh mương trên đồng bằng

toàn tỉnh cộng lại cũng đạt đến vài ngàn cây số, hệ thống thuỷ lợi đó dùng để tiêu úng

và dẫn thuỷ nhập điền. Đỉnh cao của tri thức bản địa trong thuỷ lợi Quảng Ngãi là

việc xây dựng hệ thống các bờ xe nước trên sông. Bờ xe nước Quảng Ngãi so với các

nơi khác nó đã đạt đến mức hoàn hảo về kỹ thuật xây dựng vận hành liên hoàn các

guồng xe, hệ thống tổ chức quản lý, các quy ước hoạt động, phân chia nguồn lợi sản

phẩm cũng như các hoạt động tín ngưỡng. Điều đó có thể suy nghĩ khả năng vùng đất

Quảng Ngãi là một trong những nơi du nhập kỹ thuật guồng xe nước từ rất sớm.

156

Page 157: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

3. Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng cấm ở đồng bằng

Làng Việt xưa trên vùng đất Nam Trung Bộ nói chung và khu vực Quảng Ngãi

nói riêng hầu như nơi nào cũng có một rừng cấm gắn bó với đời sống sinh hoạt của

cộng đồng cư dân làng xã, cũng như gắn bó với hồi ức kỷ niệm của mỗi con người

trong làng. Rừng cấm có tên dân gian thường gọi là Cấm kèm theo sau đó là danh từ

cụ thể kèm theo một trong ba yếu tố:

- Cấm mang tên địa danh cụ thể như cấm Đá Bạc (rừng cấm ở núi Đá Bạc),

cấm Khánh Vân (rừng cấm ở núi Khánh Vân).

- Cấm mang tên người kiến lập đó là các cá nhân có quyền hành uy tín trong

làng có thể là chủ đất, có thể là chức sắc trong làng, có thể là người học hành đỗ đạt

có vị trí xã hội.

Ví dụ:

- Cấm Ông Thi (rừng cấm do ông Thi lập nên).

- Cấm Nghè Tộ (cấm do Nghè Tộ lập nên).

- Cấm mang tên loại cây đặc chủng có nhiều trong rừng cấm ví dụ như cấm

Huỷnh (rừng cấm có nhiều cây Huỷnh - loại cây gỗ quý).

Cấm hay rừng cấm là khu rừng được hình thành do nhu cầu canh tác nông

nghiệp trồng lúa nước. Cấm gắn với vùng ruộng canh tác của làng, nó thường nằm ở

ven chân núi, trên đồi, trên cồn cát hay vùng ngập nước giữ vị trí đầu nguồn nước tưới

cho các xứ đồng lúa nơi mà hệ thống sông bàu kênh mương không thể dẫn nước tới

được. Đặc trưng chung của các cấm là luôn có nguồn nước mạch ngầm lộ thiên chảy

ra và người nông dân sử dụng nguồn nước này khai mương dẫn về vùng ruộng canh

tác. Đặc biệt ở vùng đồng bằng phía đông Mộ Đức, từ Cấm được chuyển đổi thành từ

157

Page 158: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Nà, ví dụ nà Đôn Lương, nà Đức Tân, nà Đông Lý, nà Ông Rân, nà Ông Chế. Từ Nà

là tiếng Việt cổ có nghĩa là ruộng, vùng ruộng. Vậy các rừng cấm ở đây gắn liền với

vùng ruộng canh tác từ cấm chuyển thành từ nà, mặc dù cách gọi khác nhau, tuy

nhiên ý nghĩa của các rừng cấm đều giống nhau. Ở đây Nà cũng kèm theo yếu tố địa

danh như nà Đôn Lương (nà thuộc thôn Đôn Lương), nà Đông Lý (nà thuộc thôn

Đông Lý) … Nà kèm theo yếu tố người kiến lập như nà Ông Rân (nà do ông Rân lập

nên), nà Ông Chế (nà do ông Chế lập nên). Nà là khu rừng cấm có hệ sinh thái rừng

ngập nước nó gắn liền với vùng ruộng canh tác của cộng đồng cư dân bản địa nhằm

duy trì nguồn nước ổn định cho việc trồng lúa. Hầu như chức năng của Nà cũng như

Cấm được hình thành do nhu cầu canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.

Đối với miền núi có rừng cấm là khu rừng thiêng của mỗi Plây (làng) có chức

năng giữ nước thiết yếu phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu

sinh hoạt của cộng đồng. Rừng cấn trong quan niệm nơi đó có Yàng Bri - thần rừng ở,

con người không dám bén mảng đến để chặt cây cối.

Vùng đồng bằng các cấm, nà được bảo vệ bởi hương ước của cộng đồng làng,

nghiêm cấm mọi tác động phá hoại của con người đối với cây cối trong rừng.

Trong bản hương ước của làng Quýt Lâm thuộc tổng Ca Đức, phủ Mộ Đức

chép ngày 03 tháng 9 năm Bảo Đại thứ 12 (1937) đã quy định khá chi tiết, chặt chẽ về

bảo vệ lâm cấm của làng. Hương ước ghi rõ: Rừng cấm thuộc quản lý của làng, làng

đặt hội đồng gồm lý trưởng, hưởng mục để kiểm soát lâm cấm; đồng thời giao cho

người nhận khoán đồng kiêm việc tuần giữ lâm cấm. Quy định chế tài với các hành vi

phá hoại lâm cấm bao gồm: bẻ nhánh cây tươi trong cấm, nếu dưới 1 gánh phạt năm

giác (0đ50), trên một gánh thì phạt 1 đồng, nếu đốn cây danh mộc (gỗ quý) và cây lớn

thì chiếu theo tang vật mà gia đẳng. Số bạc bán tang vật nộp công quỹ của làng để chi

dụng, tiền phạt thì thưởng cho người bảo vệ cấm. Nếu cây cối bán thì phạt gấp đôi và

làng giải lên quan trên xét xử. Nếu có người thả lửa đốt rừng cấm thì giải lên quan

158

Page 159: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

nghiêm trị. Đồng thời làng nghiêm cấm việc chôn mã trong rừng cấm. Hương ước

làng Thi Phổ Nhì, tổng Lai Đức, phủ Mộ Đức chép năm Bảo Đại thứ 12 (1937), qui

định mục bảo vệ lâm cấm như sau: “Trong mỗi ấp đều có lâm cấm, thuế ấy thường

năm làng phải chịu, để gặp khi xin phép quan đốn bán lấy tiền bỏ vào công quỹ, như

con nít, đàn bà lén vào quét hái nhánh khô, lá rụng không kể, nếu người nào đó vào

đốn chặt cây cối, bẻ nhánh tươi làng bắt được thì người danh sắc phải phạt một đồng,

người nào không danh sắc phạt 4 giác hay làm xâu 2 ngày. Việc kiểm phòng lâm cấm

tuân theo thể lệ lâm chánh bản tỉnh đặt ban kiểm đốc (đại hào mục, lý tưởng hào mục)

coi giữ”. Hương ước làng Long Phụng, tổng Lại Đức, phủ Mộ Đức soạn năm Bảo Đại

thứ 12 (1937) qui định việc bảo vệ lâm cấm như sau: “Lâm cấm núi Dàng núi Đất

tuân theo chương trình kiểm lâm, đặt hội đồng đại hào mục, lý tưởng, hương mục,

đoàn thập, đoàn phu giữ gìn lâm sản, làng lượng trích hai sào ruộng công điền, giao

cho người giữ rừng nhận cày ăn. Nếu thấy người nào lén chặt cây và đào gốc cây bắt

được phạt 0đ20 đến 1 đồng hay phạt dịch 1 ngày đến 5 ngày, còn cây đốn ấy đưa về

làng để công dụng, còn lén đào gốc cây, lần đầu phạt bạc 2 đồng, lần 2 phạt gia bội,

tiền phạt bỏ vào hương quỹ chi thu và thưởng cho người bắt được kẻ gian đó. Nếu

người chuyên trách giữ núi mà lơ lỏng để cho bọn gian chặt trộm cây và lén đào phá

thì sự trách phạt đồng với người gian vậy, rồi trình lên quan xét”. Như vậy xét theo 3

văn bản hương ước của các làng Quýt Lâm, Thi Phổ Nhì và Long Phụng cho thấy các

quy định bảo vệ lâm cấm của làng rất chặt chẽ.

- Lâm cấm – rừng cấm của các làng đặt dưới quyền quản lý của tỉnh, làng có

lâm cấm muốn được khai thác cây gỗ phải có đơn trương xin phép.

- Bảo vệ lâm cấm – rừng cấm do cấp hội đồng đại hào mục, lý tưởng đại hào

mục thực hiện, có cắt đặt người bảo vệ kèm theo đó là quyền lợi được hưởng cấp cho

ruộng công điền để canh tác.

159

Page 160: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

- Quy định để bảo vệ rừng cấm được làng đặt ra khá nghiêm khắc đối với hành

động đốn cây phá hoại rừng có thể dưới hai hình thức: Chế tài xử phạt và nghiêm trị

theo pháp luật hiện hành. Có thể hình thức giam giữ nơi chòi canh của làng sau đó

nộp tiền phạt, hoặc đóng gông giải đi trong làng cho mọi người thấy để làm gương.

Theo Quảng Ngãi tỉnh chí, các rừng cấm được đặt dưới sự quản lý của Sở

Kiểm lâm Quảng Ngãi. Sở Kiểm lâm lập năm 1922 chuyên trách bảo vệ, phát triển

rừng, thu thuế khai thác lâm thổ sản. Đây là cơ quan cao nhất quản lý rừng trong đó

có rừng cấm. Dưới địa phương làng xã, rừng cấm được quản lý trực tiếp bởi hội đồng

đại hào mục, lý tưởng đại hào mục (Nguyễn Bá Trác, 1932).

Rừng cấm giữ vai trò quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Các khu rừng

cấm giữ nguồn nước mạch ngầm, suối khe ổn định để tưới cho các vùng ruộng canh

tác của làng. Tại mỗi xứ đồng canh tác ruộng nước của làng khi không có hệ thống

sông bàu kênh mương dẫn nước vào tưới cho đồng ruộng thì ở đó người nông dân xây

dựng rừng cấm để tạo nguồn nước tưới cho cây lúa. Từ lý do đó nên hệ thống phân bố

của rừng cấm đa dạng trên các loại địa hình khác nhau. Khảo sát các rừng cấm trên

địa bàn Quảng Ngãi hầu như phân bố trên ba loại địa hình:

- Các rừng cấm phân bố ven chân núi để tưới cho các vùng ruộng hóc, vùng

ruộng thung lũng trước núi.

- Các rừng cấm phân bố ven các cồn cát ven biển để tạo nguồn nước tưới cho

các vùng ruộng phía tây của dải cồn cát.

- Các rừng cấm phân bố ở vùng đồng bằng để tưới cho vùng ruộng canh tác

không có hệ thống sông bàu kênh mương dẫn nước vào.

Khảo sát cấm Ông Thi và cấm Huỷnh ở xã Hành Thịnh rộng trên vài chục hecta

phân bố dưới chân khu vực núi Dương Thượng, cấm giữ nguồn mạch nước tưới cho

160

Page 161: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trên trăm hecta ruộng các xứ đồng ruộng Nẫy, hóc Thủ, đồng Nhum, đồng Thầy

Yàng, đồng Sa băng … của làng Xuân Đình, An Ba. Sở dĩ gọi tên là cấm Ông Thi bởi

người kiến lập nên cấm là ông Huỳnh Đắc Thi, vốn làm quan tri huyện sau về hưu

làm ông cả của làng Xuân Đình. Cấm do ông kế thừa từ cha và tạo dựng thêm. Sau đó

ông Huỳnh Đắc Thi cúng toàn bộ rừng cấm cho làng Xuân Đình sử dụng nên cấm

mang tên ông. Để bảo vệ rừng cấm giữ nguồn nước, làng Xuân Đình quy định trong

hương ước sẽ phạt tiền nếu ai đốn chặt phá cây trong cấm. Tuy nhiên trong hương

ước cho phép dân làng được lượm củi khô trong cấm để về đun nấu. Tri thức bản địa

lấy nuớc từ cấm của người nông dân làng Xuân Đình dùng có hai phương pháp sau:

Phương pháp 1: Khai mương dẫn nước từ nguồn nước mạch lộ thiên chảy về

vùng ruộng canh tác.

Phương pháp 2: Đào ao xung quanh rừng cấm lấy nguồn nước ngầm chảy ra từ

cấm để tưới ruộng.

Phương pháp 1 đào mương dẫn nước gồm 2 loại mương:

- Mương chính khai dòng chảy từ nguồn nước mạch lộ thiên chảy theo bìa rừng

cấm sau đó chia ra các mương phụ để đi vào nội đồng.

- Mương phụ là hệ thống mương nhỏ dẫn nước từ mương chính để tưới các

đám ruộng bên trong nội đồng.

Muốn cho hệ thống nước từ cấm chảy theo mương vào ruộng được nhanh hơn,

người nông dân dùng vật cản để chắn nước dâng lên đưa vào ruộng.

Phương pháp 2 được sử dụng trong mùa khô hạn. Lúc bấy giờ xung quanh bìa

rừng cấm, người nông dân đào hệ thống ao để lấy nguồn nước ngầm từ trong cấm

chảy ra tích tụ, sau đó dùng gàu vọt đưa nước vào ruộng. Các ao đào có hình chữ

nhật, người nông dân đào dài theo bìa cấm, ao đào sâu khoảng 3m.

161

Page 162: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Khảo sát các xứ đồng ruộng Nẫy, hóc Thủ, đồng Nhum, Thầy Yàng, Sa băng

hưởng nguồn nước từ cấm Ông Thi, cấm Huỷnh đều làm được ruộng hai vụ. Hiện nay

cả hai rừng cấm này đã bị tàn phá cây cối nên nguồn nước từ cấm có suy giảm phải

phụ thêm nước từ kênh mương Thạch Nham chảy vào.

Trong mùa hè cả hai phương pháp trên được sử dụng song Nước từ nguồn

mạch lộ thiên chảy ra được dẫn theo mương chính vòng theo bìa rừng rồi chảy ra theo

mương nhỏ đi vào ruộng.

Khảo sát cấm Đá Bạc thuộc làng Thạch Trụ, huyện Mộ Đức: Cấm nằm giữa

vùng đồng bằng, rừng cây rậm rạp diện tích khoảng chục hecta. Trong cấm có đá trầm

tích nguồn gốc đá vôi tạo thành tảng khá lớn. Cấm có nhiều chim cò bay về đậu, hiện

nay cây cối trong cấm còn giữ khá nguyên vẹn. Cấm trãi dài theo chiều đông tây,

sung quanh cấm người nông dân đào hệ thống ao lấy nguồn nước ngầm từ cấm chảy

ra, tích tụ, sau đó dùng gàu vọt tưới cho ruộng lúa của xứ Đồng Tràm.

Khảo sát cấm Khánh Vân thuộc xã Tịnh Thiện nguồn nước từ cấm chảy ra dẫn

theo mương để tưới cho cánh đồng Cây Giá. Hiện nay cấm vẫn còn giữ nguyên vẹn

rừng cây lâu đời.

Khảo sát rừng cấm ở vùng đông Mộ Đức gọi là nà với hệ thống liên hoàn các

nà như nà Đôn Lương, nà Đức Tân, nà Đông Lý, nà Ông Rân, nà Ông Chế với tổng

diện tích 489.218m2. Đây là khu rừng cấm còn giữ lại tốt nhất của Quảng Ngãi bảo

tồn tương đối nguyên vẹn các hệ thực vật và một số loại động vật. Nguồn nước từ các

cấm nà chảy ra chưa bao giờ cạn cung cấp nước vụ hè thu, đông xuân cho các xứ

đồng của các thôn Lương Nông Nam, Lương Nông Bắc của xã Đức Thạnh.

Các rừng cấm tạo lập từ lâu đời khoảng vài trăm năm nên đã tạo thành hệ sinh

thái riêng với các loại thực vật, động vật khá phong phú. Thống kê các loại thực vật ở

một số rừng cấm tiêu biểu như sau:

162

Page 163: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

STT Tên gọi Địa điểm Hệ thực vật

1 Cấm Ông Thi Hành Thịnh,

Nghĩa Hành

Tra trả, ké, huyết cẩu, trứng cá, lim, muồng,

lá nón, các loại cây bụi …

2 Cấm Huỷnh Hành Thịnh,

Nghĩa Hành

Huỷnh, lim, muồng, các loại cây bụi …

3 Cấm Đá Bạc Đức Lân - Mộ

Đức

Cây ngút (lát hoa), sóng rắn, sừng trâu,

sằm, lành ngạnh, móc mèo, nhãn lồng, láu,

vừng, sầu đâu, dâu đất, sưng mã, bời lời, bồ

đề, dành dành, mù cu, chốc mào, bún, ...

Quy định trong hương ước cho phép các cá nhân trong làng được lượm củi khô

trong cấm. Các loại cây gỗ trong cấm được phép khai thác làm nhà khi làng xét đơn

của cá nhân đó trình lên Sở Kiểm lâm tỉnh duyệt cho phép mới được đốn hạ. Tài liệu

điều tra từ ông Huỳnh Đức Thức cháu nhiều đời của ông Huỳnh Đắc Thi cho biết

trong cấm Ông Thi có những cây cổ thụ lớn mười người ôm như cây tra trả, đặc biệt

gia đình đốn một cây huỷnh làm đủ một ngôi nhà gỗ ba gian hai chái. Như vậy vai trò

của rừng cấm ngoài chức năng chính là đảm bảo nguồn nước ổn định cho canh tác

nông nghiệp còn đảm bảo nguồn gỗ, củi đốt dự trữ cho dân làng. Tuy nhiên việc khai

thác củi gỗ trong cấm có sự quản lý chặt chẽ của làng.

Khảo sát các rừng cấm như cấm Huỷnh, cấm Đá Bạc đều có đền thờ trong cấm.

Các đền thờ này đều thờ các vị thần bảo vệ cho cấm, giữ nguồn nước tưới cho cây lúa.

Cấm Huỷnh, cấm Đá Bạc đều có dinh thờ Sơn thần được lập nên ở thế kỷ 19. Tại

cấm Đá Bạc xưa kia cắt đặt thủ từ giữ đền thờ ở cấm được hưởng hoa lợi trên phần

ruộng do làng cấp cho, hàng năm vào lệ tế thu và tế xuân tổ chức lễ cúng thần rất lớn

của dân làng. Lễ tế kèm theo hội rước thần, hát tuồng. Cấm Huỷnh lệ cúng vào ngày

163

Page 164: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

rằm tháng 7 các chủ ruộng có dùng nước cấm và người có gia súc trâu bò đem đến

đây các lễ vật để cúng thần.

IV Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng ở miền núi

Rừng giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa đặc biệt với các cộng đồng cư dân miền

núi. Rừng đem lại nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc, vật liệu xây dựng. Rừng ma

là nơi an nghỉ cuối cùng của các thành viên trong làng, là thế giới riêng của người

chết. Rừng là cuộc sống của người dân miền núi. Rừng là người bạn thân thiết gần gũi

của họ. Rừng đem lại nguồn cảm hứng bất tận cho mọi hoạt động sống của con người.

Người dân miền núi có vốn tri thức bản địa lâu đời rất phong phú trong hoạt động

quản lý khai thác rừng.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Trà

về Đánh giá kết quả Nông – Lâm nghiệp năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm

2010 và sản xuất vụ Đông – Xuân 2009 – 2010 của huyện Tây Trà thì diện tích đất

lâm nghiệp chiếm 56,3 % đa dạng về vùng sinh thái, phong phú về các loài thực vật vì

vậy nghề rừng luôn tồn tại và hàng năm đã giải quyết được công ăn, việc làm mang

lại thu nhập cho người dân. Năm 2009 đã khai thác 40 tấn quế, đạt 80% so cùng kỳ,

200 tấn đót, đạt 66,7% so cùng kỳ, 110.000 cây lồ ô, đạt 110% so cùng kỳ, song mây

20 tấn, đạt 22,2% so cùng kỳ ... Như vậy rõ ràng rừng giữ vai trò quan trọng hàng đầu

trong đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi, nếu thiếu rừng sẽ làm cho cuộc sống

của cộng đồng làng miền núi bị đảo lộn. Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản lý

khai thác rừng miền núi, chúng tôi chọn điểm khảo sát là thôn Trà Niêu thuộc xã Trà

Phong và địa điểm thôn Tà Áng xã Trà Thọ, huyện Tây Trà.

Thôn Trà Niêu nằm liền kề trung tâm huyện Tây Trà, là một trong 7 thôn của

xã Trà Phong gồm: Trà Niêu, Trà Nga, Gò Rô, Hà Riềng, Trà Bung, Trà Na, Trà Reo.

Toàn xã Trà Phong tổng số có 13 khu dân cư, 921 hộ, dân số 3700 người. Làng Trà

Niêu nằm ở vùng thung lũng, bao bọc xung quanh là núi và rừng, phía đông thấp hơn

164

Page 165: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

là cánh đồng Nà Niêu có diện tích 125 ha là vùng trồng lúa nước lớn nhất nhì của

đồng bào Kor huyện Tây Trà. Kinh tế chủ yếu của đồng bào là canh tác lúa nước,

canh tác lúa rẫy, khai thác rừng. Rừng ở Trà Niêu khá phong phú, bao quanh làng có

các khu rừng ở các núi B’nuh, H’né, Caxi, Aziên, từ xưa người dân ở Trà Niêu đã

sống dựa vào rừng tích luỹ một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm khá lớn về những

vùng rừng bản địa và tính đa dạng sinh học của các vùng rừng đó. Rừng được cộng

đồng chia thành ba loại:

- Rừng già;

- Rừng non;

- Rừng trồng.

- Rừng già cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như rau măng, các loại lá thuốc

mơgan, cây gỗ làm nhà, tre lồ ô làm nhà và các vật dụng sinh hoạt, song mây, đót là

nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào vào mùa vụ thu hoạch. Rừng già được phân

loại thành ba nhóm:

+ Rừng cấm là những khu rừng già cây lớn nằm ở vị trí đầu nguồn nước uống,

nước sinh hoạt hoặc các khu rừng nằm ở vị trí sườn núi có tính chất ngăn nước mưa

chảy xuống gây sạt lở vùi lấp làng mạc … đây là loại rừng làng cấm khai thác chặt hạ

cây cối. Tại khu rừng này có thần linh trú ngụ nếu con người đụng chạm đến mà

không xin phép thì sẽ bị bệnh. Có khá nhiều câu chuyện kể về viêc phát rẫy hoặc chặt

hạ cây cối trong rừng cấm khiến thần linh trách phạt đau ốm phải cậy đến thầy cúng

xem giò gà hỏi ra phải đem lễ vật đến nơi vi phạm cúng tế mới bớt. Điều này đã khiến

cho các thành viên trong cộng đồng làng kiêng dè khi đốn chặt các cây cổ thụ trong

rừng cấm. Như vậy rừng cấm có cơ chế thiêng hóa khiến cho việc bảo vệ rừng tốt

hơn. Mặt khác trong cộng đồng làng có quy ước phạt vạ những ai đốn hạ cây lớn

trong rừng cấm mà không xin phép già làng, mức phạt tùy theo nặng nhẹ mang tính

chất răn đe phòng ngừa.

165

Page 166: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

+ Loại rừng già có khu nghĩa địa của người chết gọi là rừng ma. Loại rừng này

được bảo vệ bằng niềm tin tâm linh, người dân không dám phát rẫy, chặt phá cây cối,

săn bắn trong rừng ma vì sợ ma bắt đòi ăn (trâu hoặc heo) phải cúng không thì đau

bệnh nặng. Rừng ma ở Trà Niêu thường cách làng khoảng 3km, gồm có các khu vực

như khu rừng ma Sdaklot nằm ở phía tây bắc làng; khu rừng ma Pờ rứ nằm ở phía bắc

làng; rừng ma Kalo modik nằm ở phía đông làng cạnh sông Riềng. Trong rừng ma các

nghĩa địa gia đình dòng họ được chôn tách riêng nhau cách nhau khoảng 10m. Trước

kia người Kor không bao giờ dám đến rừng ma nhưng hiện nay vào dịp tết họ mang

trầu cau, vôi, thuốc, rượu, bánh kẹo đến nghĩa địa gia đình quét dọn sạch sẽ, đốt

hương. Sau đó về nhà cúng mời tổ tiên về ăn tết. Như vậy rừng ma luôn được cộng

đồng chăm sóc bảo vệ đó là quyền thiêng liêng của dân làng. Tuy nhiên hiện nay

trước sức ép thiếu cây gỗ làm nhà người Kor mạnh dạn khai thác cây gỗ trong rừng

ma sau khi đã cúng xin phép.

+ Rừng già không nằm trong diện rừng cấm ở khu vực thuộc phạm vi của làng

được cộng đồng cùng giữ gìn không cho phát rẫy mục đích bảo tồn nguồn cây gỗ khai

thác dùng làm nhà. Loại rừng này hiện nay số lượng các cây gỗ lớn giảm dần do việc

khai thác để làm nhà theo diện chính sách 134 xóa nhà tạm ở xã Trà Phong; mặt khác

do việc khai thác lén lút của lâm tặc.

- Rừng non là loại rừng cây thứ sinh như lau lách, các loại cây nhỏ được khai

thác để làm củi đốt, dụng cụ lao động và hàng rào chuồng gia súc. Rừng non thường

đó là các đám rẫy đã canh tác và bỏ hóa vài năm sau đó. Quá trình bỏ hóa khiến cho

cây mọc lên thành rừng tái tạo lại độ mùn của đất. Đến khoảng 5 - 6 năm sau người ta

quay lại phát đốt trỉa lúa vì đất lúc này đã có độ màu mỡ tốt cho cây lúa. Như vậy tri

thức bản địa về luân canh luân khoảnh của đồng bào đã khiến cho cách nhìn nhận

những khu rừng non này có khác hơn rừng non thực chất là rẫy của đồng bào sau khi

đã bỏ hóa Đặc biệt ở một số rừng non người ta phát rẫy trồng lúa sau đó trồng xen

166

Page 167: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

canh vào cây quế đến mùa thu hoạch lúa xong người dân dọn cỏ cho cây quế phát

triển thành vườn rừng.

- Rừng trồng đó là loại rừng được trồng theo chương trình 327 “Phủ xanh đất

trống, đồi trọc” được thực hiện từ năm 1992 nhằm thúc đẩy việc trồng rừng ở miền

núi. Mục tiêu của chương trình là trồng lại rừng ở các khu vực đất trống, đồi trọc; bảo

vệ và khai thác bền vững các khu rừng hiện có và đất đai chưa được sử dụng cũng

như tái định cư các dân tộc thiểu số. Sau này, chương trình 327 được thay thế bằng

“Chương trình 5 triệu héc ta rừng” (dựa trên Nghị định 661), được thực hiện từ năm

1998. Mục tiêu của chương trình là trồng 5 triệu héc ta rừng trên đất trống, chủ yếu ở

khu vực miền núi với chính sách giao cho các hộ trồng rừng những quyền lợi sử dụng

nhất định. Hiện nay ở miền núi nói chung và làng Trà Niêu nói riêng, nguồn lợi từ

rừng trồng trở thành nguồn thu nhập chính của mỗi hộ gia đình, trồng rừng là yếu tố

then chốt trong chính sách định canh định cư, tăng thu nhập và ổn định sinh kế cho

người dân. Mỗi hộ gia đình nên có một số lượng diện tích rừng trồng lớn hơn vì nó

mang lại nguồn thu nhập quan trọng hơn. Rừng trồng trong tương lai sẽ bảo vệ nguồn

nước và giúp làng tránh khỏi lũ lụt, chống sạt lở núi. Rừng trồng và rừng tự nhiên có

vai trò bảo vệ cuộc sống ổn định cho các thành viên trong cộng đồng làng vào thời

điểm giáp hạt, khó khăn.

Khảo sát thôn Tà Áng, xã Trà Thọ, đây là làng người Kor nằm bên bờ sông

Tang, dựa vào núi Là Mức, kinh tế chủ yếu là lúa rẫy, trồng quế, khai thác lâm sản

ngoài gỗ từ rừng nguyên sinh của dãy núi Là Mức. Dải núi này còn giữ tương đối

nguyên vẹn vùng rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý cùng nhiều loại lâm sản

ngoài gỗ. Từ bao đời người dân ở đây bảo vệ rừng không phát rẫy trong khu vực rừng

cấm để giữ nguồn nước và các nguồn lợi từ rừng. Thông qua sự tuyên truyền của Ủy

ban nhân dân xã Trà Thọ người dân giữ rừng để trồng dưới tán rừng các loại cây như

sa nhân, khai thác măng tre, đót, cây gỗ làm nhà. Đồng thời chính quyền xã cùng

nhân dân truy quét lâm tặc khai thác gỗ trái phép để bảo vệ rừng. Mô hình chính

167

Page 168: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

quyền xã phối hợp với bộ máy truyền thống của làng đứng đầu là già làng để bảo vệ

rừng có tính hiệu quả cao. Đến nay khu rừng nguyên sinh của dãy núi Là Mức được

bảo vệ rất tốt, dân làng sinh sống từ việc trồng quế, khai thác sản phẩm từ rừng.

Truyền thống tập tục khai thác cây gỗ trong rừng thường vào mùa hè và cuối

tháng lúc đó thân gỗ cây ít nhựa khiến mối mọt không ăn. Thường chủ nhà đi xem

chọn lựa cây gỗ trước rồi thông báo xin phép già làng, hôm sau cúng gà tại gốc cây và

chặt hạ. Sau đó người dân lấy hòn đá lớn đặt phủ lên bề mặt thân cây đã bị chặt với ý

nghĩa giữ cho gốc cây khỏi bị chết để thần linh cho gốc cây mọc nhánh tái sinh. Qua

điều tra cho thấy người dân khai thác phổ biến các tài nguyên phổ biến từ rừng như

sau:

- Cây lồ ô, tre là loại cây quan trọng được khai thác sử dụng phổ biến để làm

sàn nhà bằng cách đập dập thành tấm, làm phên liếp vách nhà; làm hàng rào vườn,

làm chuồng gia súc, gia cầm; măng tre, lồ ô được dùng để ăn và bán; lá dùng làm thức

ăn cho gia súc; thân tre, lồ ô được bán cho các cơ sở sản xuất đũa để lấy tiền mặt. Tre,

lồ ô thường mọc ở các cánh rừng gần với làng, dọc theo khe suối, đường đi trong

làng. Tre, lồ ô giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sinh kế của dân làng.

- Song mây vừa được sử dụng để đan lát, làm dây buộc, vừa được bán cho các

cở sở chế biến mây tre để làm đồ gia dụng. Hiện nay người dân vẫn thường vào rừng

để lấy mây, vận chuyển, bán. Song mây là các cây thân leo có gai là lâm sản quan

trọng nhất sau gỗ sau gỗ và tre nứa. Ở mức độ địa phương, song mây có ý nghĩa xã

hội lớn lao trong việc cung cấp các nguồn thu nhập thường xuyên và không thường

xuyên cho các cộng đồng người nghèo sống ở gần rừng. Sản phẩm quan trọng nhất

của song mây là phần thân của song mây đã tước bỏ hết bẹ lá, thân của song mây

chắc, đặc và thường dễ uốn cong không cần sơ chế song mây có những đặc tính kỹ

thuật quý: thân bóng, đẹp, nhẹ, chịu lực cao, mềm dẻo, đồng đều và dễ kết hợp với

các vật liệu khác như kim loại, gỗ, da, nhựa v.v… nên từ lâu song mây được sử dụng

168

Page 169: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

trong đời sống hàng ngày và công nghiệp. Thân có thể để nguyên dạng thân tròn để

làm khung cho các đồ gia dụng, hoặc chẻ nhỏ để làm nguyên liệu đan dệt chiếu, túi,

giỏ, làn, rổ, rá v.v… Hiện nay nguồn tài nguyên song mây đang bị đe dọa nghiêm

trọng do việc khai thác quá mức và do diện tích rừng đã bị biến đổi, bị khai phá để

trồng rừng.

- Đót là loại cây thân thảo, bông đót thu hái phơi khô dùng làm chổi. Đót cho

giá trị thu nhập cao cải thiện tốt đời sống kinh tế của đồng bào.

- Cây keo ở rừng trồng được đánh giá cao vì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.

- Gỗ lim được xếp hạng là cây quan trọng, sử dụng cho xây dựng nhà ở và dụng

cụ sản xuất.

- Chò là loại gỗ quý, thân thẳng, dùng làm nhà. Hầu như các hộ gia đình trong

làng đều thích làm nhà bằng gỗ chò. Ví dụ nhà ông Lư ở đội 1 thôn Trà Niêu có 8 cột

cùng trính, xuyên được xẻ từ 2 cây chò lớn trong rừng.

- Các loại cây thuốc mơgan mọc trong rừng khai thác dùng để chữa bệnh, các

loại nấm, rau khai thác từ rừng dùng để ăn; các loại củ rừng ăn được dùng để chống

đói trong thời điểm giáp hạt. Trong vấn đề này tri thức bản địa có vai trò quan trọng

trong việc chọn lựa khai thác sử dụng.

Hoạt động khai thác sản phẩm từ rừng còn có săn bắt. Săn bắt liên quan mật

thiết với canh tác nông nghiệp. Bẫy được đặt xung quanh các rẫy và việc săn bắt cũng

diễn ra chủ yếu ở những mảnh rẫy bỏ hoá, nơi thu hút rất nhiều các loại thú. Do vậy,

săn bắt cũng là một phần trong hệ thống canh tác và ngược lại: bẫy quanh rẫy bảo vệ

mùa màng, rẫy bỏ hoá trở thành những nơi quan trọng cho việc săn bắt. Chúng bổ

sung cho nhau giống như sự hình thành của bản sắc giới và tạo nên hai mặt của một

hệ thống sinh kế. Cũng như sản xuất lúa rẫy, săn bắt cũng gắn với một loạt các nghi lễ

169

Page 170: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cộng đồng quan trọng với vai trò quan trọng của người nam giới, đặc biệt là các già

làng. Việc bắt được những con thú lớn như lợn rừng, hươu, nai luôn đi kèm với các lễ

nghi của cả thôn bản. Thịt thú săn được dành cho cả cộng đồng cùng ăn và chia đều

cho các hộ gia đình trong làng. Từ xưa đến nay, tập tục này vẫn luôn được duy trì.

Việc chia sẻ thịt săn được không chỉ thể hiện tính cố kết cộng đồng làng về mặt biểu

tượng mà còn tạo ra và tái tạo làng miền núi như một đơn vị xã hội tự trị. Thực tế sản

phẩm thịt rừng do sản bắn được cùng chia xẻ là biểu hiện sự cố kết cộng đồng, việc

không còn chia thịt thú rừng nữa biểu hiện sự rạn nứt trong cố kết các thành viên, gia

đình trong làng. Nam giới săn được thú lớn và chia cho cộng đồng mang ý nghĩa bao

hàm khẳng định bản lĩnh của cá nhân họ và vị trí vai trò của họ trong cộng đồng.

Làng Trà Niêu có các khu rừng già ở núi Cà Xi, B’nuh, H’né, Aziên, đây là nơi

có rừng già và rừng non dùng để săn bắn của làng. Làng Tà Áng săn bắt dựa vào rừng

già của dãy Là Mức. Theo điều ta từ dân làng cách phân loại đánh giá động vật rừng

săn bắn được có bốn công dụng như sau: Làm thức ăn; làm đồ trang trí thể hiện bản

lĩnh chủ nhân trong nhà; làm thuốc; bán lấy tiền mặt. Trong săn bắt bao gồm săn và

bẫy là hoạt động khai thác từ rừng đem lại nguồn thực phẩm dồi dào quan trọng cho

cộng đồng. Từ xa xưa, săn bắt đã đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng cho

người dân bản địa. Cho đến nay, nó vẫn cung cấp đáng kể nguồn thức ăn hàng ngày

của dân làng. Săn bắt là công việc của nam giới. Sản xuất lúa rẫy là công việc của phụ

nữ. Chính vì vậy, săn bắt là cơ sở tạo nên bản sắc của người nam giới trong các xã hội

tộc người trong vùng. Ý nghĩa văn hoá của việc săn bắt vượt qua cả ý nghĩa về mặt

kinh tế và dinh dưỡng và đóng vai trò quyết định trong sự hình thành vai trò người

đàn ông, cả về mặt biểu tượng và thực tế.

Các nghi lễ săn bắt cũng thường liên quan đến việc treo và cúng đầu các con

vật săn được với niềm tin đó là nơi tập trung linh hồn của chúng. Không chỉ đơn

thuần là ghi nhớ số lượng các con vật săn được, việc treo đầu thú săn được lên vách

nhà nơi gian chính của người chủ gia đình dùng tiếp khách là biểu hiện năng lực bản

170

Page 171: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

lĩnh của chủ nhân và là nghi thức biểu đạt ý hướng mong muốn duy trì mối quan hệ

tốt giữa con người và động vật rừng, đảm bảo công việc săn bắt thu đạt kết quả tốt

trong tương lai. Người ta cúng các lễ vật cho vị thần linh cai quản các con thú trong

rừng để đảm bảo sự tái sinh của thú rừng. Việc thực hành các nghi lễ trong săn bắn

cho thấy người dân địa phương thực sự quan tâm đến sự bền vững trong các hoạt

động săn bắt của họ và nhận thức được rằng sự tồn tại của họ phụ thuộc vào sự tái

sinh của cây cối và động vật trong rừng.

Săn bắt cũng liên quan mật thiết với canh tác nông nghiệp. Bẫy được đặt xung

quanh các rẫy và việc săn bắt cũng diễn ra chủ yếu ở những mảnh rẫy bỏ hoá, nơi thu

hút rất nhiều các loại thú. Do vậy, săn bắt cũng là một phần trong hệ thống canh tác

và ngược lại: bẫy quanh rẫy bảo vệ mùa màng, rẫy bỏ hoá trở thành những nơi quan

trọng cho việc săn bắt các loài thú tập trung về đó để kiếm ăn. Hầu như săn bắt và

nông nghiệp lúa rẫy bổ sung cho nhau tạo nên hai mặt của một hệ thống sinh kế cung

cấp lương thực thực phẩm tổng hợp cho con người.

Trước kia, săn bắt là một phần của các quy định và tập tục liên quan đến sử

dụng tài nguyên rừng. Do đó, người dân không được phép săn bắt ở tất cả mọi nơi

trong ranh giới đất rừng của làng. Rừng ma nghĩa địa của làng là nơi cấm không được

săn bắt. Ai vi phạm những quy định này sẽ bị các thần linh trừng phạt, làm cho ốm

đau, bệnh tật. Hiện nay, những tập tục và quy định này đã dần bị mất hiệu lực và biến

mất do quá trình biến đổi của các hoạt động săn bắt truyền thống.

Hoạt động khai thác các sản phẩm từ rừng còn có việc bắt cá, công việc này

chủ yếu diễn ra trong các tháng mùa xuân và mùa hè (tháng 3 cho đến tháng 6), trong

khi săn bắt diễn ra vào các tháng mùa đông, sau khi thu hoạch (tháng 11 đến tháng 2).

Bắt cá diễn ra mang tính cộng đồng đó là việc chắn giữ dòng chảy của các con suối

sau đó giã vỏ lá cây thuốc độc thả xuống nước làm cá say và cả làng cùng bắt. Ngoài

171

Page 172: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

ra có các hình thức dùng đơm đó ngăn dòng chảy trên sông để cá chui vào, việc này

thực hiện mang tính cá nhân của các thành viên trong làng.

Từ rừng và từ các con suối chảy trong rừng những người dân trong làng hoạt

động săn bắt và bắt cá, đây là nguồn cung cấp lượng dinh dưỡng quan trọng trong bữa

ăn của người dân. Nguồn thực phẩm từ vật nuôi trong nhà thường được giết mổ cho

các lễ cúng theo chu kỳ nghi lễ nông nghiệp như lễ trỉa lúa, mọc mầm và thu hoạch

(từ tháng 5 đến tháng 11) cũng như các dịp cưới xin, ma chay hay các nghi lễ của

cộng đồng khác. Như vậy các hoạt động săn bắn, bắt cá và giết mổ các con vật nuôi

để cúng tạo thành một hệ thống thực phẩm tổng hợp hoàn hảo cho đời sống của người

dân trong làng.

Hái lượm rau rừng là công việc dành riêng cho phụ nữ, thường kết hợp khi làm

rẫy, chăn trâu, lúc rỗi rãi... Công cụ hái lượm rất đơn giản, con dao là thông dụng

nhất, dùng để chặt, cắt, đào, bới,... Họ còn dùng thuổng, cuốc để đào củ mài, củ kiệu,

củ nâu. Với người phụ nữ cái xà lét hoặc loại gùi nhỏ bao giờ cũng được đeo ở bên

mình khi ra khỏi nhà như đi chơi, đi cấy, đi gặt, đi rừng..., ngoài chức năng để đựng

trầu còn có chức năng đựng rau rừng hái bất kể lúc nào khi tiện tay. Măng rừng được

phụ nữ thu hoạch trong thời gian xuân hạ thu. Ngoài nguồn măng, rừng còn cung cấp

nhiều loài rau, loại cây thuốc mơ gan có giá trị chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Những quy ước trong việc quản lý tài nguyên rừng: Đồng bào miền núi có

quy ước riêng không thành văn trong việc quản lý rừng. Trước hết là việc quản lý

rừng đầu nguồn. Đây là những cánh rừng lớn có nhiều loài gỗ và động vật quý hiếm,

có trữ lượng nước lớn cung cấp nước quanh năm cho dân làng. Chính vì thế làng cấm

mọi người chặt phá bừa bãi rừng để làm rẫy, mặc dù đây là loại rừng có chất đất tốt,

độ mùn cao thuận lợi cho cây trồng phát triển. Ngoài ra, làng còn quy định chỉ được

khai thác ở khu rừng này những cây gỗ già đủ độ tuổi sử dụng, khi lấy gỗ ở đó phải

hỏi ý kiến và được sự đồng ý của già làng và các vị cao niên trong làng. Tuyệt đối

172

Page 173: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

không được chặt gỗ để bán cho các làng khác. Theo quy ước, dân làng phải có trách

nhiệm chung trong việc bảo vệ rừng, nếu như có người ngoài làng vào rừng chặt trộm

gỗ, người dân phát hiện được phải báo với già làng thu lại số gỗ đã chặt cùng với

những phương tiện khai thác.

Rừng ma, rừng đầu nguồn nước là nơi cấm khai thác gỗ, săn bắt cũng như làm

rẫy. Luôn giữ nguồn nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Đặc

biệt khi phát rừng làm rẫy, người miền núi bao giờ cũng chừa lại những khoảnh rừng

trên đỉnh núi. Theo quan niệm là để cho các vị thần linh về trú ngụ, nhưng tri thức bản

địa cho thấy những khu rừng này chống hiện tượng mưa lũ xối từ trên đỉnh núi, đồng

thời là tác nhân tái sinh các loại cây hoang dại khi rẫy được bỏ hóa trong quá trình

luân canh luân khoảnh.

Tuy nhiên, những gia đình ở làng khác nếu thiếu một vài cây gỗ để làm nhà

hoặc làm quan tài thì xin phép già làng và đem lễ vật gà rượu cúng tại rừng nơi vị trí

cây chặt hạ để xin phép thần linh. Theo truyền thống các cây gỗ được chọn hoặc tìm

thấy tổ ong, người ta đánh dấu chéo hình chữ thập, hoặc cắm một cây nêu vào gốc cây

để báo cho người khác biết đã có người sở hữu, những người phát hiện sau không

được xâm phạm.

Quy ước bảo vệ rừng ở cộng đồng làng miền núi vốn có tự lâu đời được gìn

giữ, là luật bất thành văn, mỗi quy ước có 2 phần: trách nhiệm và hình phạt. Trong đó

trách nhiệm là nội dung chính, còn hình phạt có chức năng củng cố thêm trách nhiệm,

hầu như xưa kia rất hiếm khi các cá nhân trong làng có hành vi vi phạm các quy ước.

Sức mạnh của các quy ước là ở chỗ, nó đáp ứng được đúng mục đích và hợp với lòng

dân, được mọi người trong cộng đồng chấp nhận và tuân thủ một cách tự nguyện và

trở thành một tập quán. Tuy nhiên hiện nay việc xem rừng không còn thuộc phạm vi

quản lý của làng nữa khiến cho quy ước bảo vệ rừng của làng xưa kia mất đi giá trị.

Do vậy việc làm cấp thiết hiện nay là khôi phục vai trò của làng trong việc quản lý

173

Page 174: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

rừng thuộc về cộng đồng, tái xác lập các quy ước truyền thống trong việc bảo vệ rừng,

từ đó khiến cho các quy ước vừa có mối quan hệ với luật pháp nhưng đồng thời cũng

có tính độc lập nhất định. Sức mạnh của quy ước trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên

rừng là khôi phục vị thế của già làng và các người già trong làng trong việc duy trì

củng cố cũng như điều hòa các quy ước truyền thống trong xã hội hiện tại sao cho phù

hợp với luật pháp hiện hành.

Hiện nay có các chính sách của nhà nước có tác động vào các cộng đồng làng

miền núi trong trong đó có việc bảo vệ rừng, như: Chương trình 327 (“Phủ xanh đất

trống, đồi trọc”) được thực hiện từ năm 1992 nhằm thúc đẩy việc trồng rừng ở miền

núi. Mục tiêu của chương trình là trồng lại rừng ở các khu vực đất trống, đồi trọc; bảo

vệ và khai thác bền vững các khu rừng hiện có và đất đai chưa được sử dụng cũng

như tái định cư các dân tộc thiểu số. “Chương trình 5 triệu héc ta rừng” (dựa trên

Nghị định 661) được thực hiện từ năm 1998. Mục tiêu của chương trình là trồng 5

triệu héc ta rừng trên đất trống, chủ yếu ở khu vực miền núi với chính sách giao cho

các hộ trồng rừng những quyền lợi sử dụng nhất định. Chương trình 133, thực hiện từ

năm 1998, và sau này được gọi là “chương trình xoá đói giảm nghèo” (HEPR). Đây là

một chương trình phát triển kinh tế-xã hội tổng thể (bao gồm việc thúc đẩy phát triển

y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng nông thôn, khuyến nông, cơ sở hạ tầng, tái định canh

định cư các dân tộc thiểu số….), tập trung chủ yếu vào các hộ nghèo trong cả nước.

Chương trình 135 được tách từ chương trình 133 để tập trung các nguồn lực và sự

quan tâm lớn hơn đối với các “xã đặc biệt khó khăn” (hay còn gọi là các xã nghèo).

Chương trình này tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở miền núi. Các dự án định canh

định cư và hỗ trợ cho dân tộc thiểu số trong khuôn khổ chương trình 133 cũng được

gộp vào chương trình này từ năm 2001. Chương trình này chủ yếu tập trung cho

người dân tộc thiểu số bởi họ chiếm phần đông của các “xã đặc biệt khó khăn”. Mục

tiêu chính của nó là nhằm cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, nước, vệ

sinh…) và thúc đẩy kinh tế thị trường tại các khu vực khó khăn cũng như tăng cường

174

Page 175: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

an ninh quốc gia và sự hội nhập của các dân tộc thiểu số vào tiến trình phát triển

chung của đất nước.

Đây là những chương trình chính sách mang tính chiến lược quốc gia nhằm

phát triển kinh tế - xã hội miền núi, xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống cho đồng

bào dân tộc thiểu số, phục hồi ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên rừng.

175

Page 176: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

CHƯƠNG V

GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA - HƯỚNG BẢO TỒN PHÁT HUY.

I. Vai trò vị trí của tri thức bản địa

Theo GS Lê Trọng Cúc “Tri thức địa phương là nguồn tài nguyên quí giá, là cơ

sở của sự hiểu biết về các lĩnh vực : Nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục, quản lý

tài nguyên ... và là chủ thể của các hoạt động khác trong phát triển bền vững các hệ

sinh thái, đặc biệt các hệ sinh thái vùng cao. Những kiến thức này có ý nghĩa quan

trọng đối với các nhà khoa học, các nhà lập kế hoạch. Nó cần được xem xét và so

sánh với kiến thức hiện đại để từ đó xác định những khía cạnh bổ ích hoặc có thể cải

tiến thông qua công nghệ mới” (Lê Trọng Cúc, 1999). Ngày nay tri thức bản địa luôn

có vai trò quan trọng giúp cho các cộng đồng địa phương có cơ hội thoát khỏi tình

trạng nghèo nàn, lạc hậu trên cơ sở phát triển bền vững thân thiện với môi trường.

Tri thức bản địa là tri thức mang tính địa phương, mọi thành viên trong cộng

đồng đều đã quen với các kỹ thuật bản địa nên sử dụng rất tốt phù hợp với môi trường

cư dân đang sống. Mặt khác tri thức bản địa luôn sử dụng nguồn tài nguyên của địa

phương không phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài nên chi phí giá thành thấp.

Điểm quan trọng là sự du nhập của tri thức chính thống vào môi trường địa phương

dung hòa với tri thức bản địa của cộng đồng từ đó đem lại hiệu quả, năng suất cao

hơn.

Hiện nay tri thức bản địa không chỉ đơn thuần được coi là căn cứ để xây dựng

chính sách mà cao hơn nữa, nó còn được coi là lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh

tế thị trường và mục tiêu phát triển bền vững. Càng ngày, các giá trị của tri thức bản

địa càng được quan tâm nhiều hơn, toàn diện hơn và với mục đích phát triển sát thực

hơn. Tri thức bản địa có vai trò quan trọng đối với các quyết định của cộng đồng địa

phương trong quá trình lao động sản xuất. Tri thức bản địa là chìa khóa dẫn đến sự

176

Page 177: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

thành công của cá nhân, cộng đồng trong mối tương quan ứng xử với môi trường sống

hay sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội bên ngoài.

Tri thức bản địa là nguồn lực có giá trị cho sự phát triển cộng đồng, đôi khi

trong những trường hợp cụ thể, tri thức bản địa còn vượt trội hơn kiến thức chính

thống du nhập vào từ bên ngoài. Trong rất nhiều trường hợp thực tế thực thi các dự án

nếu xem trọng quá mức tri thức chính thống hàn lâm du nhập từ bên ngoài vào xem

nhẹ tri thức bản địa của cộng đồng địa phương thì hầu như các dự án đó đạt hiệu quả

không cao đôi khi thất bại. Điều đó cho thấy tri thức bản địa có vai trò rất quan trọng,

là tinh hoa đã được đúc kết và trải nghiệm thực tế trong hoạt động sống của cộng

đồng.

Tri thức bản địa bao gồm lĩnh vực rộng lớn của sự tích lũy các tri thức thực

hành và những khả năng sáng tạo của cộng đồng đây là điều kiện cần thiết đạt đến

mục tiêu phát triển bền vững. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia quan

trọng có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo phương sách ít tốn kém có

sự tham gia của người dân đạt được sự phát triển bền vững.

Để phát triển bền vững cần có sự hợp nhất dung hòa giữa tri thức chính thống

hàn lâm và tri thức bản địa trên cơ sở nghiên cứu áp dụng các điểm tối ưu thích hợp

với hoàn cảnh môi trường địa phương. Ví dụ như các hệ thống đập chắn ngăn nước

trên sông của người Hrê là hệ thống thủy lợi rất tối ưu phù hợp với hệ thống canh tác

nông nghiệp lúa nước vùng thung lũng với sự điều hòa lượng nước vừa phải liên tục

vào các vùng ruộng có diện tích không lớn phân bố theo địa hình bậc thang của các

nhóm gia đình. Mặt khác với hệ thống đập chắn thủ công này có tác dụng điều hòa

lượng nước cho hệ thống đập trên dưới đảm bảo cho sự tưới tiêu của vùng ruộng

thung lũng, thích hợp với dòng chảy sông miền Trung thường thiếu nước vào mùa hè.

Như vậy trên các sông này nếu chúng ta xây đập kiên cố bỏ qua tri thức bản địa làm

thủy lợi lâu đời của địa phương không áp dụng những ưu điểm cuả tri thức bản địa đó

177

Page 178: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

thì sẽ hủy hoại hàng loạt các đập ngăn nước khác trên sông (vì thiếu nước dâng) dẫn

đến các vùng ruộng khô hạn mang tính cục bộ. Như vậy nếu đưa hệ thống đập dâng

kiên cố của tri thức chính thống vào áp dụng tại môi trường thực tiễn của địa phương

thì cần nghiên cứu hệ thống hoạt động của đập bổi thủ công ứng dụng các giá trị thực

tiễn của nó, từ đó mới đem lại một kết quả tốt cho sự phát triển bền vững.

Một trong những nguyên nhân thất bại của các chính sách áp dụng vào thực

tiễn ở một cộng đồng địa phương là người ta không nhận ra rằng các tộc người bản

địa cùng với các sinh hoạt văn hoá, xã hội, kinh tế của mình đã và đang sống cuộc

sống hài hoà và thân thiện với môi trường xung quanh. Sự du nhập tri thức chính

thống của Phương Tây với các dự án hiện đại hoá mang tính khoa học công nghệ cao

vào cộng đồng địa phương mà không nghiên cứu kỹ lưỡng, xa rời thực tiễn của các

địa phương và không có khả năng giải quyết nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật đặt ra trong

cuộc sống hàng ngày như những người dân bản địa có thể làm. Đương nhiên tri thức

du nhập đó sẽ thất bại, hiệu quả không cao hoặc gây tác động ngược hủy hoại môi

trường.

Tri thức bản địa luôn có sự thích ứng với môi trường địa phương, vận động

thay đổi theo điều kiện. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản của tri thức bản địa.

Sự thích ứng thay đổi này của tri thức bản địa đã mở ra hướng giao lưu rộng rãi với

bên ngoài của cộng đồng du nhập các yếu tố kỹ thuật phù hợp với môi trường sống

của cộng đồng, dần dần bản địa hóa các yếu tố du nhập này. Mặt khác tri thức bản địa

luôn vận động thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh môi trường nhằm đảm bảo sự

tồn tại của cộng đồng.

Do đó quan điểm nhận thức tri thức bản địa luôn ở trạng thái tĩnh không vận

động phát triển để thích nghi với môi trường là quan điểm siêu hình. Hoặc nhận thức

phủ nhận sự tồn tại của tri thức bản địa, hạ thấp giá trị tri thức bản địa trong cộng

đồng là quan điểm cực đoan sai lầm. Nhận thức đúng về sự thích nghi để phát triển

178

Page 179: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

của tri thức bản địa giúp cho ta có định hướng đúng đắn trong vấn đề bảo tồn giá trị

tri thức bản địa.

II. Giá trị tri thức bản địa – hướng bảo tồn phát huy.

1 Giá trị tri thức bản địa trồng lúa nước

Cây lua nước ở đồng băng: Cây lúa giữ vai trò quan trọng và quyết định trong

việc đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng, quốc gia. Trong các giai đoạn của

lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, chính sách an dân của nhà nước bao giờ cũng đi kèm

với cây lúa và nghề trồng lúa. Thực tế hiện nay lúa gạo Việt Nam xuất khẩu đem lại

nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia và đảm bảo nguồn lương thực cho hơn 85 triệu

người. Lượng lúa gạo sản xuất hàng năm gia tăng theo tỉ lệ thuận với diện tích trồng

trọt và năng suất cây lúa. Tuy nhiên diện tích đất đai trồng lúa không thể đẻ ra nhanh

chóng mà còn suy giảm hao hụt bởi quá trình phát triển đô thị hóa mở rộng các khu

dân cư, phát triển các khu công nghiệp, thủy điện, sân golf…và như vậy quyết định

cho sản lượng lúa chính là năng suất cây lúa.

Đến nay các áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống lúa, phân bón, thuốc

bảo vệ cây trồng đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lúa, tuy nhiên quyết định

năng suất cây lúa vẫn là tri thức bản địa của người nông dân áp dụng các giống mới,

kỹ thuật mới phù hợp với đồng đất, nông lịch mùa vụ, thủy lợi… của địa phương.

Việc áp dụng hài hòa giữa tri thức chính thống và tri thức bản địa trong nông nghiệp

trồng lúa nước ở đồng bằng Quảng Ngãi là chìa khóa của sự thành công tăng năng

suất lúa, nâng cao đời sống của người nông dân. Hiện nay cần phải thực hiện công tác

tư liệu hóa, hệ thống hóa các tri thức bản địa thành các cẩm nang kinh nghiệm cho

nhà nông, bao gồm các tri thức về làm đất, tri thức về giống lúa, chọn và xử lí giống,

tri thức về đặc điểm sinh trưởng từng thời kỳ của cây lúa để chăm sóc thích hợp. Hình

thức tư liệu hóa sẽ là cơ sở quan trọng cho ứng dụng tri thức bản địa trong thực tiễn

sản xuất, trong các dự án cộng đồng và trong công tác khuyến nông. Đồng thời cần

179

Page 180: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

tuyên truyền tri thức bản địa trong nông nghiệp nói chung và trong kỹ thuật trồng lúa

nói riêng thông qua các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; thông qua các kênh

truyền hình, sách báo, phim tài liệu, tủ sách cộng đồng, ca dao, tục ngữ, bài hát,

chuyện kể, luật tục, tập quán về sản xuất nông nghiệp.

Trải qua thời gian dài tiếp nối bao thế hệ người nông dân Việt Nam đúc kết

nhiều kinh nghiệm trong canh tác. Họ rất giỏi trong việc nhận biết tự nhiên, đoán định

thời tiết mưa sớm, mưa muộn để gieo trồng cho thích hợp, biết trồng gối vụ để tận

dụng độ ẩm còn trong đất sau khi kết thúc mưa. Trên vùng ruộng khô, người nông dân

biết sử dụng phương pháp luân canh thích hợp, bố trí cây trồng trong hệ thống cây

trồng tạo mức độ dinh dưỡng trong đất, sử dụng những loại cây trồng có thời gian thu

hoạch biến động, có thời gian sinh trường rất khác nhau. Hiện nay với các loại giống

mới, kỹ thuật gieo sạ dùng phân đạm, kali, lân để bón cho lúa theo chu kỳ sinh

trưởng, ví như trong khuyến nông chỉ dẫn Cây lua ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, có

yêu cầu riêng đối với từng loại phân; Khi lua đã bén rễ thì cần nhiều Ka; Từ khi đẻ

nhánh đến làm đong cần nhiều đạm và lân; sau đó là giai đoạn cấy lua cần nhiều Ka

và N. Đối với lua sạ theo hàng, cần bón lót, bón thuc tập trung để lua sinh trưởng

khoe ngay từ đầu và đẻ nhánh sớm. Bón lót băng phân chuồng, phân lân là các loại

phân tác động chậm, khó tiêu. (W.W.W hptt// Khuyen nong). Rõ ràng kỹ thuật trồng

lúa nước theo phương pháp hiện đại gieo sạ giống mới không cần dùng đến phân

chuồng mà chỉ sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cây lúa. Hầu như

người nông dân áp dụng kỹ thuật mới vào đồng ruộng bằng tri thức kinh nghiệm vốn

có của mình đã thu hoạch với năng suất cao. Ngược lại bản thân người nông dân lại

quá phụ thuộc vào các loại giống, phân, thuốc trừ sâu mà các đại lý trung gian cung

cấp cho họ, nếu trừ trả các chi phí đó thì người nông dân thu lại hạt lúa trong tay mình

không có bao nhiêu. Thậm chí có hiện tượng phổ biến là người nông dân phải bán lúa

non khi chưa thu hoạch, hoặc ứng vật tư trước khi gặt xong lấy lúa hoàn đổi.

180

Page 181: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Cây lua nước ở vùng nui: Khác với vùng đồng bằng, trên địa bàn vùng núi

Quảng Ngãi để tìm kiếm vùng đất trồng lúa nước rất khó khăn nên diện tích đất trồng

lúa nước đối với đồng bào miền núi là vô cùng quý giá. Nguồn gốc các đồng bằng

thung lũng vùng miền núi đều được thành tạo trên các trầm tích hoặc phù sa bãi bồi

ven sông. Các đồng bằng nhỏ nhoi luôn bị chia cắt bởi các sườn núi vừa đủ nuôi sống

con người trồng lúa nước sinh sống ở đây. Cư dân trồng lúa nước trên các đồng bằng

thung lũng đó chủ yếu là người Hrê sinh sống ven sông Re, sông Rhin, sông R’văh,

sông Đăkxàlò, sông Tang và một bộ phận người Kor, Kadong trồng lúa nước sinh

sống ven sông Riềng, sông Tang, sông Trà Bồng, sông Rhin. Người Hrê là cộng đồng

cư dân có truyền thống kỹ thuật trồng lúa nước từ lâu đời và lúa nước là nguồn lương

thực chủ yếu của họ. Trong khi đó ở người Kor, Kadong thì cây lúa nước đứng vị trí

thứ hai sau lúa rẫy đem lại no ấm ổn định trong cộng đồng.

Các cánh đồng trồng lúa nước ven sông suối, nhất là các thửa ruộng bậc thang

trên các bậc thềm chân núi là sản phẩm từ quá trình khai khẩn cần cù sáng tạo của cư

dân bản địa. Ruộng nước ở đây là tài sản rất quý đối với mỗi hộ gia đình. Các thửa

ruộng đó bao giờ cũng liên hoàn về bờ thửa và có hệ thống dẫn nước thích hợp. Một

đặc trưng ruộng nước miền núi là chân cây lúa luôn luôn có nước điều đó giúp cho cỏ

không mọc được. Làm ruộng người ta chỉ rải phân chuồng một lần trước khi cấy, đến

nay với sự tác động của khuyến nông người ta rải phân bón định kỳ cho lúa. Phương

pháp rải phân đồng loạt cho một cụm ruộng sử dụng chung một đường dẫn nước. Các

cánh đồng trồng lúa ở miền núi rất dễ bị tổn thương trước các tác động bất lợi của môi

trường. Ví như việc phá rừng sẽ mất tấm thảm thực vật trên mặt đất khiến cho khi

mưa bão dẫn đến tình trạng sạt lở, cuốn trôi bồi lấp hệ thống mương dẫn nước và các

cánh đồng trồng lúa ở bên dưới chân núi. Đồng thời việc phá rừng đầu nguồn sẽ làm

suy giảm đáng kể nguồn nước trên sông suối vào mùa khô. Do đó để bảo vệ các cánh

đồng trồng lúa cần phải kiên quyết ngăn chặn các tác động khai thác gỗ rừng đầu

nguồn nước. Mặt khác việc xây dựng thủy điện trên sông sẽ làm hủy hoại hàng loạt

181

Page 182: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

các cánh đồng trồng lúa nước của bà con dân tộc thiểu số ở đây. Đẩy họ vào tình trạng

phá rừng để tìm đất làm rẫy, cũng như tình trạng thiếu đói mất cân bằng lương thực vì

lúa ruộng là nguồn lương thực ổn định nhất đối với đồng bào miền núi. Do vậy nếu

mất đi một diện tích lúa nước thì cần phải đầu tư san ủi tạo mặt bằng duy trì diện tích

lúa nước vốn có của cộng đồng. Tuy nhiên việc trồng lúa nước phụ thuộc vào điều

kiện địa lý của từng khu vực trừ những thung lũng khá bằng phẳng và màu mỡ, phần

lớn đất đai trong vùng không phù hợp với việc trồng lúa nước do thiếu nước và địa

hình dốc đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều cho thuỷ lợi và san ủi đất.

Lúa nước đóng vai trò chủ đạo trong chương trình xoá đói giảm nghèo và phát

triển nông thôn miền núi. Sản xuất lúa nước đem lại một sản lượng lương thực khá ổn

định so với canh tác lúa rẫy. Thực tế người dân miền núi mong muốn mở rộng diện

tích lúa nước vì diện tích, năng suất lúa rẫy không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực của

hộ gia đình. Hiện nay nhà nước đang tích cực đầu tư kinh phí để khai hoang mở rộng

diện tích ruộng nước đáp ứng nhu cầu của đồng bào và giảm dần diện tích trồng lúa

rẫy. Tuy nhiên ở miền núi diện tích đất đai phù hợp với canh tác lúa nước rất ít, nguồn

nước cung cấp cho sản xuất cũng rất thiếu, do đó việc mở rộng diện tích trồng lúa

nước ở miền núi cần phải nghiên cứu đầu tư rất công phu. Các vùng đất san ủi cải tạo

ruộng nước người dân bản địa phải mất thời gian vài năm mới biến đất đồi thành đất

ruộng qua việc đầu tư phân chuồng. Giải pháp hiện nay cần đầu tư kỹ thuật khuyến

nông về giống, kỹ thuật chăm sóc … để nâng cao năng suất nước bổ sung vào sự thiếu

hụt về diện tích trồng trọt. Cơ quan khuyến nông và những người làm công tác

khuyến nông cần nghiên cứu tri thức bản địa tại địa phương trước khi áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật mới vào việc canh tác lúa nước ở miền núi. Điểm cần chú ý ở đây

mặc dù giống lúa bản địa tuy cho năng suất thấp hơn với giống lúa du nhập nhưng

tính năng kháng sâu bệnh của các giống bản địa rất cao, hầu như trong quá trình sinh

trưởng của cây lúa đồng bào miền núi không bao giờ phun thuốc trừ sâu nhưng trên

đồng lúa của họ ít khi có sâu bệnh hại lúa. Do vậy cần bảo tồn giống lúa nước bản địa

182

Page 183: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

góp phần ổn định đời sống nông dân tránh việc quá phụ thuộc vào các đại lý phân

bón, thuốc trừ sâu như ở đồng bằng.

2 Giá trị tri thức bản địa trong trồng lúa rẫy

Đối với dân tộc Kadong, Kor canh tác nương rẫy không chỉ là một phương thức

sinh kế mà còn là một tập quán văn hoá-xã hội gắn liền với các giá trị tâm linh trong

đời sống tín ngưỡng. Rẫy - rừng là nền tảng của đời sống tín ngưỡng tâm linh của các

dân tộc thiểu số, không có nó thì các nghi lễ nông nghiệp cũng sẽ biến mất, kéo theo

sự biến mất của các giá trị, niềm tin tâm linh truyền thống, mất đi chỗ dựa của sự cố

kết cộng đồng và trở thành nguyên nhân khiến cho người dân chuyển sang đi theo các

tôn giáo mới và các tệ nạn xã hội có cơ hội xâm nhập và cộng đồng.

Tri thức bản địa trong các phương pháp truyền thống như canh tác luân canh,

luân khoảnh, xen canh, nối vụ có giá trị rất lớn trong việc bảo tồn độ màu mỡ của đất,

với các chu kỳ bỏ hoá cho phép đất được nghỉ ngơi và rừng thứ sinh có cơ hội mọc trở

lại làm cho các loài thực vật và động vật thêm phong phú. Phương pháp canh tác này

chỉ có ở giai đoạn trước đây khi dân số còn ít, đất đai sản xuất của làng còn nhiều do

vậy canh tác rẫy đem lại năng suất ổn định và không tổn hại tới môi trường. Hiện nay

phương pháp canh tác nương rẫy bị biến dạng do nhu cầu đất nông nghiệp ngày nay

trở nên khan hiếm, chu kỳ bỏ hóa ngắn lại, thâm canh trên diện tích cố định ở rẫy cũ

khiến cho đất đai bị vắt kiệt độ màu mỡ. Trong khi đó nguồn lương thực từ cây lúa

nước không đủ bổ sung vào sự thiếu hụt. Hiện nay việc trồng cây mì là loại cây hàng

hóa giúp cải thiện tốt về đời sống nhưng với loại cây này được trồng thâm canh cố

định không quay vòng khiến cho đất rẫy nhanh bị thoái hóa, khiến cho sản lượng càng

ngày càng thấp, do đó nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa như cây mỳ rồi

dẫn đến phá rừng là điều tất yếu. Như vậy “Việc thay thế nương rẫy bằng các nương

cố định và sức ép tăng thu nhập tiền mặt là nguyên nhân khiến cho hệ sinh thái bị tàn

phá” (Fox, 2000). Hiện nay việc canh tác nương rẫy ở vùng núi vẫn là vấn đề giải

183

Page 184: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

quyết theo hướng giảm dần để bảo vệ rừng nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo về an

toàn lương thực cho hàng ngàn con người sống phụ thuộc vào nguồn lương thực lúa

rẫy. Như vậy cần gia tăng diện tích ruộng nước để tái cơ cấu cân bằng khi giảm dần

diện tích trồng lúa rẫy; trồng các loại cây hàng hóa như cây mỳ trên vùng đất được

quy hoạch, qua đó nhà nước khuyến khích hỗ trợ vật tư và kỹ thuật trồng luân canh,

xen canh giữa mỳ và loại cây khác nhằm đảm bảo đất đai không bị bóc lột cằn cỗi.

Mặt khác nhà nước khuyến khích trồng rừng bằng phương pháp hỗ trợ vay vốn, cây

giống, đồng thời kiên quyết bảo vệ rừng để từ đó người dân bản địa được hưởng lợi từ

việc khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: đót, mây nước, măng tre, sa

nhân… Nguồn lợi lâm sản ngoài gỗ từ rừng giúp cân bằng lại nguồn lương thực từ

rẫy. Đồng thời khuyến khích chăn nuôi theo hướng kinh tế hàng hóa trên cơ sở tri

thức bản địa về chăn nuôi ở địa phương (ví như người Kadong đã có hình thức chăn

nuôi gia cầm theo phương pháp chuồng trại). Nhà nước khuyến khích hỗ trợ vốn vay

và kỹ thuật chăn nuôi theo hướng hàng hóa trên cơ sở các con giống bản địa như gà

re, heo cỏ…Nguồn lợi từ chăn nuôi góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo an

toàn lương thực trong kinh tế hộ gia đình miền núi.

Canh tác nương rẫy không thể chỉ được hiểu đơn thuần là một hệ thống kinh tế

hay kỹ thuật canh tác mà trong một nghĩa rộng hơn là một hệ thống văn hoá hoà nhập

tất cả các giá trị kinh tế-xã hội và tập tục tín ngưỡng cơ bản. Hệ thống văn hoá này

với vai trò chủ đạo của cây lúa, là một phần quan trọng của lối sống con người và là

một khía cạnh quan trọng của bản sắc dân tộc (Wiliam, 2006). Nương rẫy là một hoạt

động nông nghiệp phù hợp với điều kiện miền núi khó có thể thay thế, do vậy việc tìm

cách phát triển sản xuất nông nghiệp rẫy theo hướng bền vững là công việc quan

trọng. Cần phát huy bộ máy quản lý truyền thống của làng miền núi trong đó nâng cao

vị trí của người chủ làng (kàrăh) để cùng chính quyền địa phương quy hoạch vùng

rừng rẫy sản xuất theo định hướng phát triển phù hợp với tri thức bản địa của cộng

đồng và hướng mở sản xuất hàng hóa phù hợp với xu thế thị trường bên ngoài. Bên

184

Page 185: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

cạnh đó bảo tồn tri thức bản địa nông nghiệp trồng lúa rẫy cần thiết phải bảo tồn

giống lúa rẫy. Hầu như chúng ta biết rằng, giống lúa rẫy là loại lúa có tính năng chịu

hạn hán rất tốt, ngoài ra nó còn có tính năng kháng sâu bệnh. Đã bao đời người dân

tộc thiểu số bảo tồn giống lúa rẫy của dân tộc mình bằng phương pháp thiêng hóa rất

có hiệu quả. Tri thức chọn lựa và bảo quản giống lúa rẫy của đồng bào địa phương rất

cẩn trọng, điều đó đem lại kết quả giống lúa không bị thoái hóa, lại tạp và mất đi.

Hiện nay nhà nước cần đầu tư nghiên cứu bảo tồn các loại giống lúa rẫy, lai tạo để tạo

ra giống lúa mới có tính năng chịu hạn, kháng sâu bệnh, có khả năng đem lại năng

suất cao dùng trồng trọt trên các vùng đất thiếu nước.

3 Giá trị tri thức bản địa trong một số cây trồng đặc trưng

Cây dầu rái Nui Lớn: Cây dầu rái đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn xếp vào loại cây bản địa trong dự án trồng cây lâm nghiệp 327 được đánh giá

như sau: Dầu rái là cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, khi ghép tán sẽ tạo nên độ tán

che bền vững và phát triển tốt tác dụng phong hộ. Điểm khảo sát của đề tài được chọn

ở vùng Núi Lớn, đây là rừng phòng hộ, một làng nhỏ nằm dưới chân núi bên dòng

sông Vệ đó là làng Trường Lệ, cư dân trong làng đều chuyên khai thác nguồn lợi từ

cây dầu rái. Điều tra tại làng Trường Lệ trung bình mỗi hộ có khoảng trên ngàn gốc

dầu như trường hợp nhà anh Tài có trên 1000 cây, một tháng khai thác thu nhập

khoảng trên 1 triệu đồng. Cứ theo định kỳ thời gian các thương lái đến lấy dầu tại nhà

của người khai thác dầu. Mối quan hệ trao đổi buôn bán này rất bền chặt và ổn định.

Trường hợp như nhà anh Trần Trọng Tài, anh Đỗ Trọng Hắn và những hộ gia đình

khác trong làng Trường Lệ là ví dụ điển hình về bảo tồn và khai thác nguồn lợi từ

rừng. Các hộ gia đình trong làng có nguồn thu nhập ổn định từ cây dầu cùng với các

thu nhập khác từ nông nghiệp nên kinh tế khá giả, nuôi con ăn học lên đến đại học.

Hiện nay cần nhân rộng mô hình trồng cây dầu rái trên đồi núi trọc, vừa che tán

giữ đất không bị xói mòn, vừa có thể khai thác nguồn dầu phục vụ nhu cầu dân sinh.

185

Page 186: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Mô hình trồng và khai thác cây dầu rái là phương thức ứng xử thích hợp của cộng

đồng với thiên nhiên, phát triển bền vững, vừa có thể xóa đóa giảm nghèo nâng cao

đời sống cho người dân.

Cây chè Minh Long. Chè là loại cây truyền thống trồng tập trung nhiều nhất ở

địa bàn huyện Minh Long và rải rác ở một số huyện khác, đôi khi trồng trong vườn

nhà dùng cho nhu cầu pha nước uống của gia đình. Đối tượng nghiên cứu chính của

đề tài ở đây là tri thức bản địa trồng và khai thác loại chè thương phẩm huyện Minh

Long, nói tắt theo dân gian gọi là chè Minh Long. Đây là loại cây trồng truyền thống

của người Hrê tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Con đường trao đổi buôn bán từ miền

núi xuôi xuống đồng bằng đi qua cửa nguồn mang tên Phụ Bà nơi đây có chợ Phiên

Tam Bảo. Phiên chợ nhóm họp luôn có một thứ sản vật từ vùng núi đưa xuống đó là

chè Minh Long/ chè chợ Phiên Tam Bảo. Đây là thứ hàng hóa phổ biến nhất của

người Hrê cư trú ven dòng sông R’văh – Phước Giang có thể trao đổi với người đồng

bằng để lấy muối, vải và các nhu yếu phẩm khác. Con đường chè là con đường

thương mại xưa nhất nối liền Minh Long với Nghĩa Hành đi theo dòng sông R’văh

của người Hrê buôn bán với người đồng bằng, từ chợ Phiên Tam Bảo chè xanh được

thương lái đưa đi các nơi. Tính lịch sử truyền thống của cây chè trong đó chứa đựng

các giá trị tri thức bản địa mà người Hrê bao đời tích lũy. Cây chè là loại cây thích

hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Minh Long, là loại cây bảo vệ đất chống xói mòn,

là loại cây trồng lớn lên trong môi trường tự nhiên trong lành mà người Hrê không

can thiệp vào đó các loại phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu nào cả. Chè xanh Minh

Long là thức uống sạch nhất bổ dưỡng nhất, tồn tại từ lâu đời trong chiều kích không

gian và thời gian, nuôi sống hàng ngàn con người nhưng đến nay cây chè ở đây vẫn

chưa xây dựng được thương hiệu riêng. Cần thiết phải nghiên cứu xây dựng thương

hiệu cho cây chè Minh Long, bảo tồn nghề trồng chè ở đây với các giá trị tri thức bản

địa của nó. Theo đồng bào giá cả cây chè dao động từ mức cao nhất 1.000đ/lọn đến

thấp nhất 700đ/lọn, bình quân vườn rừng trồng chè ở đây một lần hái cũng khoảng

186

Page 187: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

1.000 lọn, bán được khoản tiền từ 700.000đ – 1.000.000đ cũng đủ đem lại nguồn lợi

quan trọng trong sinh hoạt kinh tế gia đình. Hiện nay các vườn rừng trồng chè cổ xưa

có nguy cơ tàn phá bởi phong trào trồng keo lai, cây mì hàng hóa. Đây là xu hướng

đám đông. Đồng bào Hrê một số nơi phá bỏ các vườn chè lâu năm có diện tích vài ha

đến trên chục ha, trồng thay thế vào đó là cây mì, cây keo. Việc làm này mang tính

thiệt hại lâu dài vì cây mỳ, keo làm cho đất nhanh thoái hóa cằn cỗi sau đó sẽ không

trồng được cây gì. Trong khi đó cây chè cho thu nhập ổn định. Cây chè với tán lá và

rễ bảo vệ đất chống xói mòn. Có thể xem vườn chè của đồng bào là nguồn thu nhập

ổn định, một loại hình ATM khi cần thì có một khoản tiền khá lớn có thể chi dụng

trang trải các việc trong gia đình. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn huyện Minh Long tính toán trong thời điểm năm 2009 giá trị cây chè, cây

mì, cây keo như sau:

1. Giá trị của cây chè : 1ha chè/ 1 năm thu hoạch trung bình 4 lứa; 1 lứa bẻ

2.000 lọn x 800đ/lọn = 1.600.000đ/1 lứa x 4 lứa/ 1 năm = 6.400.000đ/ha/năm

2. Giá trị của cây mì năng suất 10 tấn/ha/1 năm trung bình giá 700.000đ/tấn;

10 tấn x 700.000đ/tấn = 7.000.000đ/ha/năm

3. Giá trị cây keo tính trung bình từ thời gian trồng đến khi thu hoạch mất

khoảng 6 năm, giá 1 ha keo bán được 30.000.000đ đem chia cho 6 năm, vị chi 1 năm

lãi có 5.000.000đ.

Như vậy trong bài toán này vị trí cây chè vẫn là tối ưu nhất. Tuy nhiên hiện nay

các vùng trồng keo, trồng mỳ cần phải có sự can thiệp của nhà nước trong quy hoạch.

Tuyệt đối nghiêm cấm chặt hạ những vườn rừng chè cổ xưa, vì đây chặt phá cây chè

để trồng loại cây khác là phát triển không bền vững, là hiểm họa khi nguồn thu mua

keo, mỳ hàng hóa không còn nữa. Nếu như diện tích trồng chè giai đoạn trước 1995 ở

Minh Long là 590ha phân bố hầu hết các xã trong huyện thì đến năm 1995 dự án cải

tạo chè của huyện Minh Long đã thu hẹp diện tích xuống còn 212ha. Đến nay diện

187

Page 188: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

tích trồng chè trên địa bàn toàn huyện là 90ha. Cần thiết phải có một chương trình

nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây chè Minh Long, đảm bảo an sinh cho cộng đồng

người Hrê nơi đây trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cần xây

dựng thương hiệu chè Minh long với giá trị lịch sử - văn hóa, con người, vùng đất

cùng giá trị tri thức bản địa để tạo nên sản phẩm chè đạt chất lượng.

Cây quế Trà Bồng ( Tây Trà). Trong quá khứ quế là loại hàng hóa được các

nước ưa chuộng và buôn bán với Việt Nam, trong đó sản phẩm quế trồng ở vùng

thượng nguồn phía Bắc sông Trà Khúc và thượng nguồn sông Thu Bồn là được chú ý

nhất, vì hương vị đặc biệt của giống quế rừng nơi đây được con người thuần hóa,

trồng trọt bằng tri thức bản địa tích lũy từ lâu đời. Hiện nay việc bảo tồn cấp bách là

giữ gìn giống quế bản địa từ lâu đời của người Kor. Chính giống quế này mới có giá

trị thương phẩm cao ở thị trường trong nước và quốc tế từ xưa, chính giống quế bản

địa mới tạo nên thương hiệu quế Trà bồng hoặc quế Trà Mi. Cần loại bỏ giống quế du

nhập, không để lai tạp làm kém phẩm chất giống quế bản địa. Nhà nước nên có chính

sách hỗ trợ vốn cho nghề trồng quế để đồng bào Kor có điều kiện mở rộng diện tích,

đảm bảo nguồn thu nhập truyền thống của họ. Đồng thời cây quế là loại cây trồng

chen chúc rất dày nên đủ độ khép tán để chống xói mòn đất. Ngoài ra cần xây dựng

thương hiệu quế Trà Bồng với các giá trị lịch sử văn hóa, con người, vùng đất, tri thức

bản địa về nghề trồng quế của người Kor để tạo nên chất lượng quế, nâng cao vị thế

quế Trà Bồng trên thương trường trong nước và quốc tế.

Cây toi, hành Lý Sơn. Tài liệu điều tra trên đảo cho biết cây hành tỏi là loại cây

trồng được du nhập từ đất liền ra đảo khoảng giữa thế kỷ 20. Ngay sau đó người Lý

Sơn trồng trọt chăm sóc nó theo tri thức kỹ thuật riêng phù hợp với môi trường thổ

nhưỡng trên đảo. Từ đó cây tỏi, hành bước lên vị trí cây trồng chính đối với nghề

nông trên đảo, các loại cây bắp, đậu phụng, khoai lang trở nên thứ yếu dùng để luân

canh thay đổi chất đất. Hiện nay, Lý Sơn có đến 70% dân cư sống bằng nghề nông

trồng hành, tỏi. Nhờ vào cây hành tỏi, nông dân ở Lý Sơn có đời sống ổn định, giàu

188

Page 189: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

có. Nghề trồng hành tỏi Lý Sơn còn du nhập vào vùng Bình Hải (Bình Sơn), những

người nông dân ở đây đã áp dụng lối canh tác giống như nông dân trên đảo Lý Sơn.

Tuy nhiên cây hành tỏi Lý Sơn cũng bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, giá cả

thị trường … Khi gặp thời tiết bất thường mưa lớn gió mạnh thì kể như mất trắng, khi

được mùa hành, tỏi thì phụ thuộc vào giá cả không ổn định của thị thường... Đến nay

nghề trồng tỏi, hành ở Lý Sơn vẫn còn vị thế bấp bênh, người nông dân chưa chủ

động trước thời tiết và giá cả thị trường. Vì vậy nhà nước cần hỗ trợ vốn vay, quảng

bá sản phẩm hành, tỏi Lý Sơn rộng rãi bên ngoài, mặt khác cần xây dựng mô hình

trồng hành tỏi trong nhà lưới để tránh tình trạng bất thường của thời tiết. Bên cạnh đó

cây tỏi, hành Lý Sơn là loại cây trồng cần đến cát biển ở gành hoặc nằm sâu trong

lòng đất, tuy nhiên nguồn cát này đến lúc cũng suy kiệt do vậy cần phải có giải pháp

nghiên cứu loại nguyên liệu thích hợp thay thế. Ngoài ra cần phát huy giá trị tri thức

bản địa trồng tỏi, hành ở đảo Lý Sơn trong hoạt động tham quan du lịch. Ví dụ có

những tuyến tham quan du lịch giới thiệu hướng dẫn cách trồng hành tỏi Lý Sơn với

du khách và có thể xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tạo cơ hội cho du khách thâm

nhập một thời gian nhất định với cộng đồng bản địa để tìm hiểu phương pháp canh tác

trồng hành, tỏi cũng như tìm hiểu các di sản văn hoá khác ở đảo, từ du lịch đem lại

nguồn lợi cho cộng đồng địa phương nhiều hơn.

4 Giá trị tri thức bản địa trong một số nghề thủ công

Trong các báo cáo đánh giá của các tổ chức thế giới và NGO ở Việt Nam, việc

tận dụng các tri thức bản địa vào phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa

phương luôn tạo nên ấn tượng tốt bởi sự thành công về cả khía cạnh kinh tế cũng như

văn hoá. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, việc tăng cường thực hành sinh kế

trên cơ sở của tri thức bản địa còn góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát triển văn

hoá truyền thống. Các mô hình thí điểm của Craft Link ở Lào Cai, Hà Giang, Thừa

Thiên - Huế, Nghệ An hay Quảng Ngãi đã chứng tỏ tính hiệu quả khi kết hợp giữa tri

thức bản địa với các công nghệ mới trong bối cảnh thị trường ngày càng được mở

189

Page 190: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

rộng (Mai Thanh Sơn,2009). Hiện nay các nghề thủ công truyền thống vốn từng có vị

trí quan trọng và bề dày lịch sử tồn tại, phát triển ở Quảng Ngãi được chọn lựa nghiên

cứu tri thức bản địa bao gồm: Gốm Mỹ Thiện; chiếu Thu xà, thổ cẩm Làng Tăn;

đường muỗng Quảng Ngãi; rèn đúc Chú Tượng. Đây là những nghề thủ công có một

thời phát triển rất mạnh ở Quảng Ngãi, tạo nên thương hiệu có quy mô một tỉnh như

đường muỗng Quảng Ngãi hoặc địa phương hẹp như gốm Mỹ Thiện; chiếu Thu Xà,

thổ cẩm làng Tăn, thợ đúc Chú Tượng. Các nghề thủ công này đã từng có vai trò quan

trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Hiện nay các

nghề thủ công vẫn có điều kiện phát triển cạnh tranh trên thị trường rất tốt nếu biết

phát huy điểm mạnh tri thức bản địa của nó. Ví dụ hiện nay đang có xu hướng tìm về

các gốm men nhẹ lửa, gốm nung mỹ thuật, những loại sản phẩm này chỉ có ở các lò

cóc thủ công chứ không thể có ở lò cao công nghiệp, do vậy người ta phải mua sản

phẩm ở lò gốm thủ công như Mỹ Thiện…với vóc dáng, men gốm mang đặc trưng của

địa phương; hiện nay những lò gốm địa phương ở Việt Nam sản xuất kiểu lò cóc như

Châu Ổ còn rất ít. Do vậy nếu lấy thế mạnh ở phương diện tri thức bản địa thì sản

phẩm nghề thủ công vẫn cạnh tranh tốt trên thị trường. Điều cần thiết Nhà nước cần

hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng thương hiệu bảo tồn các giá trị tri thức bản địa của các

nghề thủ công đó, đảm bảo cho các giá trị tri thức bản địa không có nguy cơ mai một.

Nhìn chung những lợi thế cạnh tranh của tri thức bản địa trong các lĩnh vực rất cần

được đánh giá đúng bằng các phương pháp định lượng qua các công trình nghiên cứu

cụ thể từ đó đưa ra các dự báo xu hướng phát triển.

Do tác động nhiều chiều và nhiều yếu tố khác nhau, các nghề thủ công cổ

truyền đang mất dần đi vai trò cần thiết và cần phải có trong đời sống hiện tại các dân

tộc ở nước ta. Trong cơ chế thị trường hiện nay khi thiếu những định hướng bảo tồn

và chính sách phát triển hợp lý thì nghề thủ công sẽ phát triển hết sức khó khăn.

Nhưng ưu thế tồn tại và phát triển của nghề thủ công là các sản phẩm của nó được tạo

bởi đôi bàn tay khéo léo sáng tạo của con người nên các hàng thủ công vẫn được ưa

190

Page 191: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

chuộng và giữ vị trí trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Do vậy cần có các đề án

bảo tồn và phát huy cụ thể các tri thức bản địa phong phú trong các nghề thủ công gắn

liền với việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ví như bảo tồn gien các loại

nguyên liệu đặc trưng. Kho tàng tri thức bản địa là rất to lớn và có ý nghĩa đặc biệt

trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc.

Việc phát triển các nghề thủ công tại chỗ, ngoài việc sử dụng một lực lượng lao

động khá lớn, còn phát huy tốt việc khai thác nguồn nguyên đó với tri thức dân gian ở

các tộc người. Vốn tri thức quý giá này cũng phải được nhanh chóng khai thác nghiên

cứu, nâng niu trân trọng và phát huy tác dụng, kết hợp với việc cải tiến, đầu tư kỹ

thuật khi xác định biện pháp phát triển ngành nghề.

Bảo tồn phát huy giá trị tri thức bản địa trong nghề thủ công góp phần phát

triển sản xuất, khai thác nguồn nhân lực tại chỗ giải quyết công ăn, việc làm và nâng

cao đời sống của người dân, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Trong kế hoạch đầu tư định hướng cho sự phát triển của các nghề thủ công

truyền thống, ngoài nhu cầu tiêu dùng phục vụ dân sinh, cần phải đẩy mạnh việc sản

xuất hàng hoá, phục vụ du lịch, xuất khẩu đối với các mặt hàng này. Tất nhiên nhà

nước cần hỗ trợ định hướng phát triển. Ở đây tính văn hoá hay giá trị văn hoá của

hàng hoá là thế mạnh của các mặt hàng thủ công truyền thống mà chúng ta cần phải

biết giữ gìn, phát huy.

5. Giá trị tri thức bản địa trong xây dựng khai thác thủy lợi

Thủy lợi là vấn đề quan trọng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đặc biệt

với địa hình cao và thấp dần từ Tây sang Đông, dòng chảy của sông ngắn, dốc nước

nhanh, mùa mưa lũ lụt lên nhanh, mùa hè nước chảy dốc khô cạn cũng rất nhanh.

Vùng đồng bằng thung lũng chân núi hẹp, địa hình luôn cao hơn mực nước sông trong

một khu vực. Do đó con người luôn suy nghĩ, sáng tạo, tích lũy những tri thức kinh

nghiệm về thủy lợi đưa nước vào ruộng vào mùa khô, thoát nước vào mùa mưa lũ. Đó

191

Page 192: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

là tri thức đào kênh dẫn nước tưới ruộng và tiêu úng ngập thoát nước; tri thức xây

dựng các hệ thống đập bổi trên sông dâng nước, dẫn nước vào ruộng qua hệ thống

mương phai; tri thức xây dựng các bờ xe nước trên sông cùng các phương tiện khác

như xe đạp nước, gàu dai, cần vọt... Những kinh nghiệm và tri thức dân gian trong

việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu bao gồm từ việc nhắm hướng phóng

tuyến, cân bằng mực nước, khai thông kênh mương đến việc quản lý, bảo quản, tổ

chức khai thác nguồn nước là kết quả của quá trình lao động, nghiệm sinh tích lũy tri

thức bản địa của cộng đồng. Trong quá trình khẩn hoang vùng đất bao giờ cũng gắn

với quá trình đắp đập khai thông kênh mương làm thủy lợi. Hiện nay những kinh

nghiệm đào kênh dẫn thủy nhập điền và tiêu úng ngập vẫn được người Việt hiện nay

kế tục thực hiện. Tiêu biểu là công trình thủy nông Thạch Nham dẫn nước từ sông Trà

Khúc theo hai hệ thống kênh chính Bắc và Nam, chia thành các kênh nội đồng dẫn

nước tưới cho hàng ngàn héc ta lúa trên đồng bằng Quảng Ngãi. Kênh thủy lợi Thạch

Nham thay đổi hẳn diện mạo nông thôn, các đồng lúa đủ nước tưới thường xuyên,

năng suất lúa cao hơn, các phương tiện thủ công đưa nước tưới cho đồng ruộng như

gàu dai, xe đạp nước, guồng xe nước dần đi vào dĩ vãng, người nông dân được giải

trói bó buộc với ruộng đồng, họ có nhiều thời gian dành cho nhiều việc khác, tạo điều

kiện sinh kế của họ đa dạng hơn.

Tuy nhiên đối với hệ thống mương tiêu úng vẫn không giải quyết có hiệu quả,

điển hình là đồng bằng huyện Mộ Đức mặc dù đã có hai kênh dẫn nước và tiêu úng đó

là kênh Bàu Súng, kênh sông Thoa, kênh mương ngòi nhưng tình trạng gây úng ngập

vẫn diễn ra thường xuyên. Vấn đề giải quyết tình trạng gây ngập úng trên cánh đồng

Mộ Đức cần phải có một đề án nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể dựa trên nền

tảng tri thức bản địa.

Hệ thống thủy lợi miền núi với hệ thống đập bổi trên sông của người Hrê là kết

quả sự sáng tạo. Hệ thống đập này gọi là đập mở bởi nó không đóng kín nguồn nước,

tri thức tạo nước dâng với hệ thống cọc, phên, rơm rạ, lá cây để dâng nước, người ta

192

Page 193: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

ước tính khi mực nước vừa đủ chảy vào mương thì dòng nước để hở không ngăn kín

nữa. Với loại hình đập bổi mang tính mở này thì trên một dòng sông người Hrê có thể

làm vài chục con đập dâng đưa nước vào hệ thống mương chảy vào ruộng. Hệ thống

đập thủy lợi ở miền núi còn bao gồm cả tri thức về tính tổ chức, cách quản lý khai

thác của cộng đồng địa phương. Hiện nay cần giữ gìn phát huy loại đập bổi này, vì giá

thành xây dựng thấp mà tính hiệu quả lại cao. Nên chăng những khu ruộng nước vừa

và nhỏ nên phát huy hệ thống đập bổi thủ công, các vùng ruộng có diện tích lớn thì

xây đập kiên cố, như vậy mới có thể mang lại tính hiệu quả cao. Hệ thống kênh

mương nên kiên cố hóa bê tông ciment để chống thoát nước.

Bờ xe nước với hệ thống nhiều guồng quay đưa nước vào ruộng là kết quả của

sự sáng tạo của con người Quảng Ngãi. Một thời hình ảnh guồng xe nước đã đóng vai

trò quan trọng trong lịch sử nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Quảng Ngãi,

nhưng nay các guồng xe ở Quảng Ngãi đã thuộc về quá khứ, song những tri thức,

kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác các guồng xe là rất phong phú, đa

dạng, được tích lũy qua nhiều thế hệ và hiện vẫn còn được lưu giữ trong một bộ phận

người dân. Tìm hiểu, lưu giữ, nghiên cứu, kế thừa, khai thác và ứng dụng nguồn tri

thức này vào sản xuất và đời sống là hết sức cần thiết.

6. Giá trị tri thức bản địa trong khai thác rừng

Rừng cấm. Xưa kia các làng đều có rừng cấm nó giữ vai trò điều tiết nguồn

nước trong canh tác nông nghiệp trồng lúa, cung cấp nguồn củi đốt, gỗ cho dân làng,

điều hòa hệ sinh thái tự nhiên cho làng. Nhưng những năm trước đây trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi hàng loạt những khu rừng cấm được cha ông giữ gìn cẩn thận nhưng đã

bị chặt phá hầu như không còn lại gì. Hiện nay chúng ta nên tái tạo lại các khu rừng

cấm vốn có trước đây của các làng xã xưa, đặc biệt vấn đề nầy mang tính cấp thiết đối

với những vùng canh tác nông nghiệp không được hưởng nước tưới từ thuỷ lợi Thạch

Nham hay từ các công trình thuỷ nông khác. Hoặc như đảo Lý Sơn việc tái tạo màu

193

Page 194: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

xanh của các khu rừng vốn có trước đây là vô cùng cần thiết đối với đời sống dân sinh

và phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo. Hay như các làng ven biển, các khu rừng

cấm giữ vai trò ổn định nguồn nước và chống hiện tượng sa mạc hoá. Nếu như mỗi

làng chúng ta tái tạo các rừng cấm khoảng chục hecta thì toàn tỉnh sẽ có diện tích

rừng cấm đáng kể. Tính chất của việc phục hồi tái tạo các khu rừng cấm chủ yếu dựa

vào cộng đồng làng vốn như hương ước xưa đã từng làm, nhà nước đầu tư vào đó là

các loại giống cây lâm nghiệp. Công tác quản lý bảo vệ các khu rừng cấm này gắn với

cộng đồng, các hình thức chế tài dựa trên quy ước của cộng đồng. Các rừng cấm là

dạng tri thức bản địa thích ứng với điều kiện môi trường để khai khẩn ruộng nương

lập làng của cha ông xưa. Rừng cấm là bộ phận cần thiết của các làng nông nghiệp,

vừa giữ và cung cấp nguồn nước sản xuất và sinh hoạt, vừa cung cấp nguồn cây gỗ

củi đốt cộng đồng. Kỹ thuật lấy nước từ rừng cấm để tưới lúa là tri thức bản địa vô

cùng độc đáo của người nông dân Quảng Ngãi, tri thức này hiện nay vẫn còn hữu

dụng đối với các đồng bằng mà nước kênh Thạch Nham không thể đưa tới. Thậm chí

ở một số cánh đồng còn giữ rừng cấm, người nông dân thích lấy nước từ nguồn mạch

ở cấm hơn nước từ kênh Thạch Nham, vì nước mạch ở rừng cấm giúp cây lúa tốt hơn.

Rừng cấm một thời rất phát triển, trong mỗi khu rừng chứa đựng đa dạng sinh học về

giống loài thực vật, động vật. Rừng cấm là loại hình rất phổ biến và đặc trưng của các

làng quê nông nghiệp ở Quảng Ngãi.

Bảo tồn rừng miền nui. Trong công tác bảo tồn rừng miền núi muốn có hiệu

quả thì phải có sự tham gia của người dân tại địa phương, họ chính là nguồn nhân lực

rất hữu ích cho công tác bảo tồn, ví như họ phối hợp với chính quyền địa phương đấu

tranh chống lại lâm tặc. Tuyên truyền trong cộng đồng về các nguồn sinh lợi từ rừng

đem lại cho người dân khiến họ thấy rằng việc bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc

sông của họ. Cần khoanh vùng bảo vệ các khu rừng dựa trên sự phân loại của tri thức

bản địa về rừng của cộng đồng ( như rừng đầu nguồn nước, rừng nghĩa địa, rừng săn

bắn, hái lượm). Việc khoanh vùng bảo vệ rừng không nên lấn qua rừng sản xuất tức

194

Page 195: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

làm rẫy luân canh luân khoảnh của người dân. Điều cần thiết là phải chú trọng vào

những tri thức bản địa còn lưu truyền trong cộng đồng. Cần thiết phải triển khai nhiều

nghiên cứu về vấn đề này để thu thập và lưu giữ các tri thức và kỹ năng của người dân

địa phương. Đồng thời phải triển khai các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề khai thác bền

vững lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng, phát huy vấn đề này xem như là giải pháp

quan trọng cho vấn đề sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng.

Cộng đồng cư dân miền núi có hai dạng tri thức bản địa gắn với môi trường

sinh thái tự nhiên: Một dạng tri thức rất gần gũi với khoa học hiện đại, đó là người

dân biết rất rõ các thói quen của động vật, các thời điểm thích hợp cho việc gieo

trồng… Dạng tri thức này được hình thành và phát triển với thời gian, qua kinh

nghiệm và được trải nghiệm qua nhiều thế hệ trong cộng đồng. Một dạng tri thức gắn

với các tập quán văn hoá bao gồm các luật tục kiêng kị, đó là sự thiêng hóa về rừng,

nhờ đó giảm thiểu việc khai thác tài nguyên rừng, nhờ đó, người dân tộc thiểu số có

thể duy trì cuộc sống của họ trong môi trường tự nhiên từ bao đời nay mà không làm

tổn hại đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, các quy định luật tục này

có thể được xem là tri thức về môi trường sinh thái được quy định thành luật tục.

195

Page 196: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

KẾT LUẬN

1. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá

trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và

đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo

được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với nhân dân, dân biết phải làm gì và làm

như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức

bản địa là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa

phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp

với cộng đồng. Các chính sách, dự án đưa vào cộng đồng muốn phát huy tốt cần chú ý

đến đặc điểm này, cụ thể hơn giữa tri thức bản địa của cộng đồng với tri thức khoa

học chính thống có sự hài hòa. Cần phải có những nghiên cứu đánh giá các tác động

vào cộng đồng khi áp dụng các dự án, chương trình vào cộng đồng để không gây bất

ổn mà đem lại sự phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

2. Tri thức bản địa có vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng địa phương, là

cẩm nang trong hoạt động sinh kế của người dân, do đó cần phải có biện pháp bảo tồn

và phát huy các tri thức bản địa, trong đó những tri thức bản địa đóng góp quan trọng

đến sự phát triển bền vững của cộng đồng như cách quản lý rừng ở miền núi, rừng

cấm ở đồng bằng, tri thức về thủy lợi ở miền núi và đồng bằng, tri thức trồng khai

thác các loại cây đặc trưng như cây quế, dầu rái, chè, tỏi hành… Song song với hoạt

động bảo tồn phát huy thì cần có biện pháp công nhận quyền sở hữu và giá trị của tri

thức bản địa mang tính đặc thù bí quyết của cộng đồng ví dụ bí quyết cây thuốc

mơgan của người Kor, hay của dòng họ gia đình ví dụ bí quyết về chế tạo men gốm

sản xuất gốm men ở lò gốm Châu Ổ, bí quyết ở một số nghề thủ công nấu đường

phèn, đường phổi, kẹo gương… Đến nay đã có các bộ luật Luật Di sản văn hoá

(2001) và Luật Sở hữu trí tuệ (2005) là những khung pháp lý quan trọng để bảo tồn

196

Page 197: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

các giá trị tri thức bản địa, cần phải có thể chế văn bản dưới luật cụ thể hơn để bảo vệ,

bảo tồn, phát huy các gia trị tri thức bản địa.

3. Các áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ

cây trồng đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lúa nhưng quyết định năng suất

cây lúa vẫn là tri thức bản địa của người nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật đó phù hợp với đồng ruộng của họ. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa

nước là vốn quý giá của nông dân đồng bằng và miền núi, nhưng trong xu hướng hiện

nay người nông dân sử dụng các giống lúa mới khiến cho họ phụ thuộc vào các đại lý

trung gian cung cấp cho họ vật tư nông nghiệp, thậm chí sau khi thu hoạch trừ trả chi

phí thì người nông dân thu lại hạt lúa trong tay mình không có bao nhiêu. Vùng miền

núi có tập quán canh tác lúa nước khác so với đồng bằng, họ có giống lúa bản địa,

mặc dù cho năng suất thấp hơn giống lúa du nhập nhưng giống bản địa có ưu điểm

tính năng kháng sâu bệnh rất cao, thích hợp điều kiện canh tác, không đòi hỏi phân

hóa học thuốc trừ sâu nên chi phí trong nông nghiệp không lớn. Do vậy cần bảo tồn

và phát huy giống lúa bản địa. Để bảo vệ các cánh đồng trồng lúa nước vùng thung

lũng miền núi cần phải kiên quyết ngăn chặn việc phá rừng, hạn chế việc xây dựng

thủy điện trên sông vì vùng ngập sẽ làm hủy hoại hàng loạt cánh đồng trồng lúa nước

của đồng bào thiểu số ở đây. Đẩy họ vào tình trạng phá rừng để tìm đất làm rẫy, cũng

như tình trạng thiếu đói mất cân bằng lương thực vì lúa ruộng là nguồn lương thực ổn

định nhất đối với đồng bào miền núi, nó đóng vai trò chủ đạo trong chương trình xoá

đói giảm nghèo và phát triển nông thôn miền núi.

4. Canh tác nương rẫy không chỉ là một phương thức sinh kế mà còn là một tập

quán văn hoá-xã hội gắn liền với các giá trị tâm linh trong đời sống tín ngưỡng. Rẫy -

rừng là nền tảng của đời sống tín ngưỡng tâm linh của các dân tộc thiểu số, không có

nó thì các nghi lễ nông nghiệp cũng sẽ biến mất, kéo theo sự biến mất của các giá trị,

niềm tin tâm linh truyền thống, mất đi chỗ dựa của sự cố kết cộng đồng và trở thành

nguyên nhân khiến cho người dân chuyển sang đi theo các tôn giáo mới và các tệ nạn

197

Page 198: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

xã hội có cơ hội xâm nhập và cộng đồng. Các tri thức bản địa như canh tác luân canh,

luân khoảnh, xen canh, nối vụ có giá trị rất lớn trong việc bảo tồn độ màu mỡ của đất.

Hiện nay việc canh tác nương rẫy ở vùng núi vẫn giải quyết theo hướng giảm dần để

bảo vệ rừng nhưng bên cạnh đó phải đa dạng hóa nguồn thu nhập ổn định để cân bằng

lương thực, kiên quyết bảo vệ rừng để từ đó người dân bản địa được hưởng lợi từ việc

khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như: đót, mây nước, măng tre, sa nhân…

tăng cường chăn nuôi các giống vật nuôi bản địa như gà re, heo cỏ… từ các nguồn thu

bổ sung đảm bảo về an toàn lương thực cho hàng ngàn con người sống phụ thuộc vào

nguồn lương thực lúa rẫy. Nương rẫy là một hoạt động nông nghiệp phù hợp với điều

kiện miền núi khó có thể thay thế, do vậy việc tìm cách phát triển sản xuất nông

nghiệp rẫy theo hướng bền vững là công việc quan trọng.

5. Tri thức bản địa ở một số loại cây trồng đặc trưng tiêu biểu của Quảng Ngãi

như dầu rái, chè, quế, tỏi hành. Trong đó cây dầu rái trồng khai thác lâu đời ở vùng

núi Đại Sơn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình nơi đây. Mô hình

trồng và khai thác cây dầu rái theo hộ gia đình là phương thức ứng xử thích hợp của

cộng đồng với môi trường thiên nhiên, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo nâng

cao đời sống cho người dân. Hiện nay cần nhân rộng mô hình trồng cây dầu rái trên

đồi núi trọc, vừa che tán giữ đất không bị xói mòn, vừa có thể khai thác nguồn dầu

phục vụ nhu cầu dân sinh.

Cây chè được người Hrê ở Minh Long trồng và khai thác lâu đời gắn với địa

danh vùng đất. Con đường chè là con đường thương mại xưa nhất nối liền Minh Long

của người Hrê với vùng người Kinh. Cây chè là loại cây bảo vệ đất chống xói mòn

phát triển trong môi trường tự nhiên, người Hrê không can thiệp vào đó các loại phân

hóa học hoặc thuốc trừ sâu nào cả. Chè xanh Minh Long nuôi sống hàng ngàn con

người nhưng đến nay cây chè ở đây vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng. Cần

thiết phải có một chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây chè Minh Long,

198

Page 199: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

đảm bảo an sinh cho cộng đồng người Hrê nơi đây trong chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của huyện.

Cây quế trồng ở vùng thượng nguồn phía Bắc sông Trà Khúc và thượng nguồn

sông Thu Bồn thuộc giống quế rừng có hương vị đặc biệt được con người thuần hóa,

trồng trọt bằng tri thức bản địa tích lũy từ lâu đời. Hiện nay cần nâng cao thương hiệu

quế Trà Bồng với các giá trị lịch sử văn hóa, con người, vùng đất, các giá trị tri thức

bản địa về nghề trồng quế của người Kor, nâng cao vị thế quế Trà Bồng trên thương

trường trong nước và quốc tế.

Cây tỏi, hành là loại cây đặc trưng ở đảo Lý Sơn hiện nay đã có thương hiệu

riêng gắn liền với vùng đất. Người Lý Sơn trồng trọt chăm sóc tỏi, hành theo tri thức

bản địa riêng phù hợp với môi trường thổ nhưỡng trên đảo tạo nên hương vị đặc trưng

riêng, tuy nhiên nghề trồng hành tỏi Lý Sơn còn quá phụ thuộc vào thời tiết, giá cả thị

trường, nguyên liệu đất trồng. Nhà nước cần hỗ trợ vốn vay, quảng bá sản phẩm hành,

tỏi Lý Sơn rộng rãi bên ngoài, mặt khác cần xây dựng mô hình trồng hành tỏi trong

nhà lưới để tránh tình trạng bất thường của thời tiết. Cần phát huy giá trị tri thức bản

địa trồng tỏi, hành ở đảo Lý Sơn gắn với hoạt động tham quan du lịch.

6. Các nghề thủ công truyền thống như gốm Châu Ổ; chiếu Thu xà, thổ cẩm

làng Tăn; đường muỗng Quảng Ngãi; đúc đồng Chú Tượng, rèn sắt An Khánh. Đây là

những nghề thủ công có một thời phát triển rất mạnh ở Quảng Ngãi, tạo nên thương

hiệu có quy mô một tỉnh và đã từng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế

- xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Các nghề thủ công vẫn có điều kiện tốt để phát

triển nếu biết phát huy giá trị tri thức bản địa của nó. Nhìn chung những lợi thế cạnh

tranh của tri thức bản địa trong nghề thủ công rất cần được đánh giá đúng bằng các

phương pháp định lượng qua các nghiên cứu cụ thể từ đó đưa ra các dự báo xu hướng

phát triển. Trong cơ chế thị trường hiện nay khi thiếu những định hướng bảo tồn và

chính sách phát triển hợp lý thì nghề thủ công sẽ phát triển hết sức khó khăn. Ưu điểm

199

Page 200: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

của nghề thủ công là các sản phẩm của nó được tạo bởi đôi bàn tay khéo léo sáng tạo

của con người nên các hàng thủ công vẫn được ưa chuộng và giữ vị trí trên thị trường

trong nước và xuất khẩu. Bảo tồn phát huy giá trị tri thức bản địa trong nghề thủ công

góp phần phát triển sản xuất, khai thác nguồn nhân lực tại chỗ giải quyết công ăn,

việc làm và nâng cao đời sống của người dân, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của

dân tộc.

7. Thủy lợi là vấn đề quan trọng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Những

kinh nghiệm và tri thức dân gian trong thủy lợi là kết quả của quá trình lao động,

nghiệm sinh tích lũy tri thức của cộng đồng. Tri thức bản địa làm thủy lợi của người

Quảng Ngãi vẫn được kế tục thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Tiêu biểu là công

trình thủy nông Thạch Nham thay đổi hẳn diện mạo nông thôn, các đồng lúa đủ nước

tưới thường xuyên, năng suất lúa cao hơn, các phương tiện thủ công đưa nước tưới

cho đồng ruộng như gàu dai, xe đạp nước, guồng xe nước dần đi vào dĩ vãng, người

nông dân được giải trói với ruộng đồng, họ có nhiều thời gian dành cho nhiều việc

khác, tạo điều kiện sinh kế của họ đa dạng hơn. Hệ thống thủy lợi miền núi với hệ

thống đập bổi trên sông của người Hrê là kết quả sự sáng tạo phù hợp với vùng ruộng

thung lũng có diện tích nhỏ, có tính tổ chức, cách quản lý khai thác của cộng đồng địa

phương chặt chẽ, giá thành xây dựng thấp mà tính hiệu quả lại cao.

8. Tri thức bản địa trong khai thác rừng bao gồm rừng cấm và rừng cộng đồng

làng miền núi có tầm quan trọng thiết thực sống còn của cộng đồng. Rừng cấm giữ

vai trò điều tiết nguồn nước trồng lúa, cung cấp nguồn củi đốt, gỗ cho dân làng, điều

hòa hệ sinh thái tự nhiên. Các rừng cấm đồng bằng được tiền nhân khai lập giữ gìn

cẩn thận đến nay bị chặt phá hầu như không còn gì. Hiện nay cần phục hồi lại các khu

rừng cấm vốn có trước đây của các làng xã xưa nhằm phục vụ canh tác nông nghiệp,

đời sống sinh hoạt của con người. Rừng cộng đồng làng miền núi bao gồm rừng đầu

nguồn nước, rừng nghĩa địa, rừng săn bắn hái lượm, rừng sản xuất, nó được bảo vệ

hiệu quả nhờ sự thiêng hóa và nhờ luật tục của cộng đồng làng. Nhưng nay rừng đã bị

200

Page 201: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

giải thiêng, vị trí của luật tục truyền thống không còn hiệu lực trong cuộc sống hiện

đại, vai trò của người già trong làng bị lu mờ. Đặc biệt đất rừng tính chất sở hữu

không rõ ràng, rừng trước khi thuộc sở hữu của làng nhưng hiện nay điều đó không

còn nữa do vậy sự quản lý rừng của cộng đồng làng trở nên yếu ớt kém hiệu lực,

trong khi đó sự quản lý của nhà nước không thể đi sâu sát thực tiễn. Do đó rừng miền

núi bị tàn phá. Như vây trong công tác bảo tồn rừng miền núi muốn có hiệu quả thì

phải có sự tham gia của người dân tại địa phương, họ chính là nguồn nhân lực rất hữu

ích cho công tác bảo tồn. Đồng thời nhà nước phải có chính sách cụ thể trong việc

giao đất giao rừng cho cộng đồng, có biện pháp quy hoạch khoanh vùng rừng cộng

đồng làng theo sự phân chia của tri thức bản địa. Cần phát huy bộ máy tự quản truyền

thống và luật tục của cộng đồng làng miền núi trong quản lý tài nguyên. có Xây dựng

các hương ước/ luật tục có tính sát thực hiệu quả, phù hợp với luật pháp để quản lý

cộng đồng, quản lý tài nguyên cộng đồng.

201

Page 202: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN.

1. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp(2006), Lâm sản ngoài gỗ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác.

2. Lê Trọng Cúc (1999): Vai tro của tri thức địa phương trong phát triển bền vững vùng cao, Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Hoàng Chương (chủ biên) (2006), Quảng Ngãi - Truyền thống và hiện đại, Kỷ yếu hội thảo Văn hiến Quảng Ngãi.

4. Phạm Quang Hoan và Hoàng Hữu Bình (1996) “Các dân tộc thiểu số và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam”.

5. Đoàn Ngọc Khôi và các tác giả (1999), Văn hoá truyền thống đảo Lý Sơn, Sở KHCN&MT xb, Quảng Ngãi.

6. Đoàn Ngọc Khôi (2009), Vai tro và tính thích ứng của tri thức bản địa trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

7. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đồng Khánh Địa Dư Chí, Bản dịch của E.F.E.O

8. Vũ Ngọc Khánh và Lê Hồng Khánh (1996), Hương ước Quảng Ngãi, Sở VHTT Quảng Ngãi xb.

9. Lê Hồng Khánh (2009), Bảo tồn và phát huy tri thức bản địa, kinh nghiệm dân gian về thủy lợi vùng đồng băng tỉnh Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

10. Hồng Nhân (chủ biên) (1997), Quảng Ngãi: Đất nước- Con người - Văn hoá, Sở VHTT Quảng Ngãi xb.

11.Hà Hữu Nga (2009), Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa vào phát triển bền vững vùng Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

12. ICRAF-VASH (2001), Kinh nghiệm quản lý đất bo hoá sau nương rẫy ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trịnh Sinh (2009), Giá trị tri thức của người Quảng Ngãi từ xa xưa, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

14. Mai Thanh Sơn (2009), Mấy vấn đề về tri thức bản địa và sự vận dụng trong phát triển bền vững, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

15. Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (1998), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Hà Nội.

202

Page 203: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

16. Ngô Đức Thịnh (1999), Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Buôn Mê Thuột.

17. Ngô Đức Thịnh (2009), Hệ canh tác luân canh, hưu canh, xen canh, gối canh, kết tinh tri thức bản địa của cư dân canh tác nương rẫy ở miền nui. Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

18. Nguyễn Duy Thiệu (1994), Tri thức bản địa nguồn lực quan trong cho sự phát triển, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4.

19. Cao Tự Thanh – Đoàn Lê Giang (trích dịch và giới thiệu) (1984), Tác phẩm Nguyễn Thông, Sở VHTT Long An xuất bản.

20. Nguyễn Bá Trác (1935), Quảng Ngãi tỉnh chí, Nam Phong Tạp Chí

21. Nguyễn Ngọc Trạch, Đoàn Ngọc Khôi (2001), Nghề thủ công cổ truyền ở Quảng Ngãi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi (2009), "Địa chí tỉnh Quảng Ngãi”.

23. Phạm Trung Việt (1974), Non nước Xứ Quảng, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

24.Nguyễn Diên Xướng (2009), Giải pháp bảo tồn và áp dụng tri thức bản địa trong trồng lua nước hiện nay ở Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội thảo về tri thức bản địa tại Quảng Ngãi.

25. Các biện pháp phong trừ sâu bệnh hại lua, nguồn: khuyennongvn.gov.vn

26. Nikolas Arhem, Nguyễn Thị Thanh Bình (6/2006), Đánh giá tác động về văn hóa – xã hội của đường Hồ Chí Minh đối với các dân tộc thiểu số vùng Trung Trường Sơn, Việt Nam, WWF Việt Nam.

27. William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005), Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Tế xuất bản.

28. Boissière, Manuel (2006), Đa đạng sinh hoc và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh hoc: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam, xb tại Bogor, Indonesia: Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế (CIFOR).

29. P. Papin – Oliver Tessier (2003), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề con bo ngo, Hà nội.

30. Borel (1924), Khảo về nghề chế biến đường ở Quảng Ngãi, Tạp chí Kinh tế

31. LaBorde (1925), “La Province de Quang Ngai” , B.A.V.H, N02.

32. P. Guillenminet (1926)“Une Industrie Annamite: Les Norias du Quang Ngai’’, B.A.V.H, N02.

203

Page 204: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

33. Evelyn Mathias (1995), Building on Indigenous Knowledge, Resource Management for Upland Areas in Southeast Asia, FAO – International Institute of Rural Reconstruction (IIRR), Cavite – Philippines.

34. Fox. J.M, Dao Minh Truong, A. T. Rambo, Nghiem Phuong Tuyen, Le Trong Cuc, and S. Leisz (2000), Shifting cultivation: A new old paradise for managing tropical forests, BioScience Vol. 50 No. 6.

35. Fox, J. M. (2000), How blaming “slash and burn” farmers is deforesting Mainland Southeast Asia, Analysis from the East-West Center, No. 47.

36. Geertz, C. (1963), Agricultural Involution: The Process of Ecological Change inIndonesia, Berkeley: University of California Press.

37. Gernot Bordning & Viktor Mayer Schonberger (2000), Bridging the Gap: The Role of Spatial Information Technologies in the Integration of Traditional Environmental Knowledge and Western Science, http://www.unimass.my/fit/roger/EJISDC/EJISD.htm

38. Warren, M.D (1992), Indigenous knowledge biodiversity conservation and developmen Key note address intern. Conference on conservation of Biodiversity Nairoby, Kenya 15 pp.

39. Indigenous Knowledge for the Environement, http://www.ens.gu.edu.au/ciree/LSE/MOD5.HTM.

40. Grenier, Louise (1997). Working with Indigenous Knowledge – A Guide for Researchers. IDRC BOOKS. Ottawas – Cairo – Dakar – Johannesburg – Montevideo – Nairobi - New Delhi – Singapore.

204

Page 205: Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

PHỤ LỤC ẢNH

205