Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

95
ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ và khí độc hại [48],[49] BPTNMT đã thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu vì tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế [20],[49] [84]. Bệnh đang trở thành một thách thức lớn đối với sức khoẻ toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990 BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 và là nguyên nhân gây tàn phế đứng thứ 12 trên toàn thế giới[ 85]. Trong năm 2000 khoảng 2,7 triệu người chết vì BPTNMT, một nửa trong số đó ở Tây thái bình dương mà phần lớn xảy ra ở Trung quốc. Mỗi năm khoảng 400.000 người chết vì BPTNMT ở các nước công nghiệp, khoảng 650.000 người chết ở Đông nam châu Á , phần lớn ở Ấn độ. [82] Dự đoán đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do COPD sẽ tăng lên đứng thứ 3 và là nguyên nhân thứ 5 trong các bệnh gây nên tàn phế trên toàn thế giới [82]. Yếu tố nguy cơ hàng đầu là hút thuốc lá, ngoài ra môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh đường hô hấp đặc biệt là BPTNMT [33],[35],[38],[41],[45]. Với tính chất ngày một gia tăng về cả tỷ lệ tử vong cũng như mức độ tàn phế, BPTNMT đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm để phòng tránh và điều trị bệnh này. Năm 1997 Viện Huyết học, Tim, Phổi quốc gia Hoa Kỳ phối hợp vớiTổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống BPTNMT viết tắt là GOLD. Từ 2003 GOLD đã đưa bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT[ 49] với mục tiêu nhằm tăng cường sự quan tâm của các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và nhân viên y tế của các nước tới BPTNMT. Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu cho thấy BPTNMT cũng có chiều hướng tăng theo xu hướng chung của thế giới. Nguyễn Đình Hường (1994) thấy VPQMT là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ 4-5% [3]. BPTNMT là căn nguyên hàng đầu, chiếm 25%- 26 % tồng số các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch mai từ năm 1996 đến nay [2]. Đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng,

Transcript of Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Page 1: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự

hạn chế luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ

và liên quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ và khí độc hại

[48],[49]

BPTNMT đã thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu vì tính chất phổ biến,

tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế [20],[49] [84]. Bệnh đang trở

thành một thách thức lớn đối với sức khoẻ toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990 BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong

đứng thứ 6 và là nguyên nhân gây tàn phế đứng thứ 12 trên toàn thế giới[85]. Trong năm 2000

khoảng 2,7 triệu người chết vì BPTNMT, một nửa trong số đó ở Tây thái bình dương mà phần lớn

xảy ra ở Trung quốc. Mỗi năm khoảng 400.000 người chết vì BPTNMT ở các nước công nghiệp,

khoảng 650.000 người chết ở Đông nam châu Á , phần lớn ở Ấn độ. [82] Dự đoán đến năm 2020

tỷ lệ tử vong do COPD sẽ tăng lên đứng thứ 3 và là nguyên nhân thứ 5 trong các bệnh gây nên

tàn phế trên toàn thế giới [82].

Yếu tố nguy cơ hàng đầu là hút thuốc lá, ngoài ra môi trường không khí bị ô nhiễm

nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các

bệnh đường hô hấp đặc biệt là BPTNMT [33],[35],[38],[41],[45].

Với tính chất ngày một gia tăng về cả tỷ lệ tử vong cũng như mức độ tàn phế,

BPTNMT đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm để phòng tránh và điều trị bệnh này.

Năm 1997 Viện Huyết học, Tim, Phổi quốc gia Hoa Kỳ phối hợp vớiTổ chức Y tế thế giới

(WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống BPTNMT viết tắt là GOLD.

Từ 2003 GOLD đã đưa bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT[49] với mục tiêu nhằm

tăng cường sự quan tâm của các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và nhân viên y tế của các

nước tới BPTNMT.

Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu cho thấy BPTNMT cũng có chiều hướng tăng

theo xu hướng chung của thế giới. Nguyễn Đình Hường (1994) thấy VPQMT là bệnh hay gặp

nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ 4-5% [3]. BPTNMT là căn

nguyên hàng đầu, chiếm 25%- 26 % tồng số các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô hấp

Bệnh viện Bạch mai từ năm 1996 đến nay [2]. Đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng,

Page 2: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

x-quang phổi, chức năng thông khí ở các bệnh nhân điều trị nội trú cho thấy các bệnh nhân

thường ở giai đoạn muộn [72], [73], việc điều trị trở lên tốn kém và ít hiệu quả hơn. Có một

số nghiên cứu dịch tễ lâm sàng BPTNMT như nghiên cứu dịch tễ BPTNMT ở phường

Khương Mai quận Thanh Xuân Hà Nội năm 2002, tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng dân

cư là 1,53% [8]. Các bệnh nhân được phát hiện BPTNMT ở cộng đồng thường ở giai đoạn nhẹ

hơn. Việc nghiên cứu dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của BPTNMT trong cộng đồng là hướng

nghiên cứu cần thiết để góp phần đề xuất các biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời nhằm

làm giảm tỷ lệ tử vong, mức độ tàn phế cũng như chi phí điều trị cao do BPTNMTgây nên.

Hiện ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về tình hình BPTNMT tại các tỉnh miền núi, trung

du. Thành phố Bắc Giang thuộc một tỉnh miền núi, trung du của Bắc bộ. Trong sự phát triển

kinh tế, xã hội, Bắc Giang có tiềm năng và thế mạnh của một vùng công nghiệp mới. Những

năm gần đây tốc độ công nghiệp hoá tăng nhanh, những làng nghề sản xuất cũng phát triển, do

vậy vấn đề ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh.Bên cạnh đó thói quen hút thuốc lá trong

cộng đồng là khá phổ biến. Điều này đặt ra vấn đề cần có các nghiên cứu về dịch tễ của

BPTNMT và các yếu tố nguy cơ tại đây, để từ đó ngành Y tế đề xuất được các biện pháp phát

hiện sớm, phòng ngừa nhằm làm giảm căn bệnh nguy hiểm này.

Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành để tài này nhằm mục đích :

1. Xác định tần xuất mắc BPTNMT ở đối tượng ≥ 40 tuổi và một số yếu tố nguy cơ

tại cộng đồng dân cư thành phố Bắc giang.

2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí phổi ở nhóm đối tượng mắc

BPTNMT trên.

Page 3: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Chương I

TỔNG QUAN

1.1. ĐỊNH NGHĨA –DỊCH TỄ HỌC BPTNMT

1.1.1. Định nghĩa:

Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS - 1995)

Định nghĩa: BPTNMT là tình trạng bệnh lý của VPQM và / hoặc KPT có tắc nghẽn

lưu lượng khí trong các đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ và có khi kèm theo

phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc hồi phục một phần [18].

Chỉ những trường hợp HPQ nặng, có co thắt phế quản không hồi phục mới được xếp

vào BPTNMT.

Giản đồ Venn (theo ATS 1995)

Chú thích:

3,4,5, 7,8: là BPTNMT, trong đó 6 là hen phế quản + viêm phế quản mạn tính còn gọi

là BPTNMT thể hen, hay viêm phế quản mạn tính thể hen.

9 : tắc nghẽn lưu lượng khí thở hồi phục (hen phế quản) do đó không phải là BPTNMT

Khí phế thũng

Tắc nghẽn

lưu lượng

khí thở

Viêm phế quản mạn

Hen phế quản

1

10 9

11

3

6 7 8 4

2

5

Page 4: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

1,2,11: VPQM và KPT không có tắc nghẽn lưu lượng khí thở nên không gọi là

BPTNMT.

10. Các bệnh tắc nghẽn lưu lượng khí thở do nguyên nhân xơ hoá kén, hoặc viêm phế

quản bít tắc không phải là BPTNMT.

Hội hô hấp Châu Âu (ERS - 1995)

Định nghĩa: BPTNMT là tình trạng bệnh lý có đặc điểm chung là giảm lưu lượng khí

thở ra tối đa và sự tháo rỗng khí trong phổi xảy ra chậm. Bệnh tiến triển chậm và không hồi

phục mà nguyên nhân thường do sự phối hợp giữa các bệnh lý đường hô hấp như VPQM với

KPT [].

Theo GOLD

Định nghĩa: BPTNMT là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí không

hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế luồng khí này tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất

thường của phổi - phế quản gây nên bởi các khí hay các phân tử độc hại [48], [49].

Theo GOLD 2006 bổ xung thêm: BPTNMT là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được [].

1.1.2. Dịch tễ học BPTNMT

1.1.2.1. Vài nét về lịch sử BPTNMT

Năm 1964, thuật ngữ "bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" lần đầu tiên được sử dụng để mô tả

tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn. Thuật ngữ BPTNMT đã dần

dần thay thế cho cụm từ "VPQM và KPT".

Trong Hội nghị lần thứ 10 - 1992 của Tổ chức Y tế Thế giới bàn về sửa đổi phân loại bệnh

tật đã nhất trí dùng thuật ngữ BPTNMT trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật.

Năm 1995 dùng thuật ngữ BPTNMT, Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội Hô hấp Châu

Âu (ERS), các Hội Lồng ngực khác đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

BPTNMT [18].

Năm 1997 Viện Huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối hợp với Tổ chức Y

tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về BPTNMT viết tắt là GOLD

(Global Initative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease) [48], [49]. Từ năm 2001

GOLD đưa ra bản khuến cáo về điều trị và quản lý BPTNMT. Từ đó đến nay hàng năm

GOLD đưa ra bản cập nhật về chẩn đoán, điều trị và quản lý BPTNMT.

1.1.2.2. Dịch tễ học BPTNMT

Page 5: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 1990 BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong

xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 600 triệu người mắc

BPTNMT và là nguyên nhân tử vong thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4

lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và ước tính đến năm 2020 BPTNMT sẽ

là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới. Tuỳ theo từng nước tỷ lệ tử vong từ

10 - 500/100.000 dân với khoảng 6% nam và 2- 4% nữ vì BPTNMT [19], [20],[42],[54].

Theo WHO với số liệu nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các khu vực

trên thế giới. Tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất ở những quốc gia mà hút thuốc vẫn còn phổ biến,

trong lúc đó tỷ lệ thấp ở quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lá thấp. Tỷ lệ bệnh thấp nhất trong

nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung Đông và tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nữ giới là

1,79/1000 dân các quốc gia và vùng đảo ở Châu Á [27], [34],[54].

Theo Chapman K.R (2005), tỷ lệ mắc bệnh chung cho tất cả các lứa tuổi khoảng 1%, tuy

nhiên tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 10% ở các đối tượng tuổi ≥ 40 [77].

Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do BPTNMT tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn

từ năm 1965 - 1998 trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở nam giới giảm 59%, bệnh

đột quỵ giảm 64%, các bệnh tim mạch khác giảm 35% thì ngược lại tỷ lệ tử vong do

BPTNMT tăng gần 163%. Trong năm 2000 tỷ lệ tử vong do BPTNMT ở nữ tăng nhiều hơn

nam giới cũng như một số nước Nauy, Thuỵ điển, Niu di lân[77].Theo Mannino.DM và cộng

sự, tại Mỹ một khảo sát có tính quốc gia trên mẫu đại diện ở những người > 25 tuổi, dựa vào

dấu hiệu rối loạn thông khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% [78].

Châu Âu: những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là khoảng 9% ở

người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [78]. Theo WHO BPTNMT gây nên tử vong

ở 4.1% nam và 2.4% nữ ở châu Âu trong năm 1997 và tỷ lệ tử vong ở nữ đã tăng lên từ năm

1980- 1990 trong các nước vùng Bắc Âu.[ Q24 12].

Ở Anh:15-20% nam trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho và khạc đờm mạn tính,

và khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán BPTNMT. BPTNMT là nguyên nhân tử vong

xếp thứ 5 ở Anh và xứ Wales [36],[43]

Ở các nước khu vực Đông Nam Châu Á, tần xuất mắc BPTNMT ước tính từ 6- 8% dân số.

Tại Nhật bản, theo Bộ Y tế tỷ lệ mắc của BPTNMT năm 1996 là 0.3% thấp hơn nhiều

so với nghiên cứu về dịch tễ có tính chất quốc gia (NICE), Fukuchi Y. và cộng sự (2004) sử

Page 6: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

dụng tiêu chuẩn GOLD 2003 nghiên cứu trên 2343 người ≥ 40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ các đối tượng có

rối loạn thông khí tắc nghẽn là 8,6% trong đó nam: 16,4% và nữ: 5,0% [74].

Ở Trung Quốc: Thông báo một tỷ lệ đáng kể số người mắc BPTNMT so với các nước

khác cùng khu vực 26,2/1000 nam và 23,7/1000 nữ [64]. Theo Ran PX và cộng sự (2005), tỷ lệ

mắc BPTNMT ở Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam: 12,4% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: 5,1%

[75].

Theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số Đài Loan lứa tuổi > 40 tuổi

mắc bệnh này. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do BPTNMT là 16,16/100.000 dân và là nguyên nhân tử

vong đứng hàng thứ 6 .[76].

Ở nước ta chưa có thống kê chung về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của BPTNMT ở

cộng đồng, nhưng theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên 2001 dân cư phường

Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhận thấy tỷ lệ mắc BPTNMT ở những

người ≥ 35 tuổi là 1,57%, nam: 2,37% và nữ: 0,36%. Tỷ lệ viêm phế quản mạn tính đơn thuần

(không có rối loạn thông khí tắc nghẽn) là 3,9%. Yếu tố nguy cơ gây BPTNMT rõ rệt là hút

thuốc lá (p< 0,001) [8].

Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở thành phố Hà

Nội trên 2583 người tuổi ≥ 40 thuộc nội thành Hà Nội. Kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc BPTNMT

chung cho 2 giới là: 2,0%, nam là 3,4% và nữ là 0,7%. Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh

phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 66,7%. [79].

Ngô Quí Châu và cộng sự nghiên cứu trên 2976 đối tượng dân cư tuổi ≥ 40 thuộc

ngoại thành thành phố Hải Phòng nhận thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho 2 giới là 5,65%,

trong đó, nam là 7,91% và nữ là 3,63%. Tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần (không có rối loạn

thông khí tắc nghẽn): 14,4%. Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

cao hơn hẳn (OR = 4,28), tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 72,7% [79].

Một số thống kê ở khu vực lâm sàng cho thấy tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1981 -

1984 VPQM chiếm tỷ lệ 12,1% tổng số bệnh nhân nhập Khoa Hô hấp. Từ năm 1996 - 2000

tỷ lệ các bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị là 25,1%, đứng đầu bệnh lý về phổi [2]. Trong 2

năm từ 2001-2002, có 438 bệnh nhân BPTNMT điều trị, trong đó BPTNMT giai đoạn nặng

(FEV1: 50-30%): 27,1% và giai đoạn rất nặng (FEV1< 30%): 36,3%' [73].

1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BPTNMT

1.2.1. Những yếu tố liên quan đến môi trường

Page 7: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

* Khói thuốc lá

Hút thuốc chủ động

Khói thuốc là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra những bệnh đường hô hấp.

Khoảng 20% những người hút thuốc có giảm đáng kể chức năng phổi ở giai đoạn sớm và có tỷ

lệ cao đáng kể các triệu chứng ho, khạc đờm [28], [34].

Khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến chuyển động lông chuyển của biểu mô hô hấp, ức

chế chức năng đại thực bào phế nang và tăng sinh các tuyến chế nhầy. Thuốc lá gây tăng

kháng lực đường hô hấp, giảm hoạt tính Antiprotease và kích thích bạch cầu phóng thích men

tiêu protein [28].

Tắc nghẽn đường thở được thấy ở những người trẻ hút thuốc và có thể biến mất hoàn

toàn sau bỏ thuốc. Đối với người có thời gian hút thuốc lâu hơn mặc dù bỏ thuốc lá nhưng vẫn

không làm hồi phục hoàn toàn sự tắc nghẽn đã ghi nhận, tuy vậy có sự làm chậm đáng kể sự

giảm chức năng phổi [37], [41].

Bỏ thuốc lá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân BPTNMT đặc biệt là

nhóm mắc BPTNMT giai đoạn sớm. Nó làm thay đổi tốc độ giảm FEV1, sau khi bỏ thuốc lá

tốc độ giảm FEV1 sẽ quay về bằng với tốc độ giảm của người bình thường theo tuổi. Bỏ thuốc

lá đối với tất cả bệnh nhân đều làm hạn chế sự giảm của FEV1 một cách rõ rệt.

Nhóm hút thuốc không nhạy

cảm với độc tính khói thuốc lá

Bỏ hút thuốc ở độ tuổi 65 FE

V1

(S

ố l

ý t

huy

ết)

2

55

5

2

5

5

0

7

5

Tuổi

(năm)

5

0

7

5

1

00

Nhóm không hút

thuốc

Bỏ hút thuốc ở độ tuổi 50

Nhóm hút thuốc

nhạy cảm với độc

tính khói thuốc lá

Tử vong

Tàn phế

0

Page 8: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Đường biểu diễn tốc độ giảm FEV1 (% so với lý thuyết) ở người hút thuốc nhạy cảm với độc

tính của khói thuốc lá và hiệu quả của việc bỏ thuốc lá (Theo Barnes P.J và cộng sự 1997).

Trong một nghiên cứu thuần tập > 25 năm tại Copenhagen Danmark từ 1976- 2004

cho thấy những người đã bỏ hút thuốc không người nào bị BPTNMT nặng hơn, thậm chí đã

hút > 25 năm và số người chết vì BPTNMT trên những người đã bỏ thuốc thấp hơn người còn

hút (0.6% so với 2.0%)[85].

Theo Craig A.P và cộng sự (2000) thấy rằng, những người hút thuốc có tỷ lệ mắc

BPTNMT cao hơn so với những người không hút thuốc. Tốc độ giảm FEV1 ở những người

hút thuốc lớn hơn người không hút thuốc [28].

Theo Barnes và cộng sự (1997) 85% bệnh nhân BPTNMT nghiện thuốc lá thường có

tiền sử hút thuốc lá > 20 bao - năm, những người này thường có bất thường chức năng hô hấp,

tốc độ giảm FEV1 hàng năm nhanh hơn, tỷ lệ tử vong do BPTNMT nhiều hơn so với người

không hút thuốc [20].

Theo ATS (1995) 15% người hút thuốc có triệu chứng BPTNMT và 80 - 90% bệnh

nhân BPTNMT nghiện thuốc lá [18].

Khói thuốc đóng vai trò là yếu tố nguy cơ ở 80 - 90% số các bệnh nhân mắc BPTNMT [28].

Hút thuốc thụ động

Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc của những người hút thuốc trong cùng phòng (nhà

ở hoặc nơi làm việc) làm tăng tỷ lệ mắc BPTNMT [28].

Con của những người nghiện thuốc lá bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều hơn và nặng

hơn con những người không hút thuốc lá, sau này chúng thường có biến chứng mạn tính về hô

hấp [28], [33].

Một số đối tượng không hút thuốc được cho rằng đã phơi nhiễm đến mức độ cao của

khói thuốc lá: chồng hút thuốc lá nặng, vợ không bao giờ hút thuốc, dấu hiệu tắc nghẽn tìm

thấy cả hai [63].

* Bụi và hoá chất nghề nghiệp

Ô nhiễm nghề nghiệp làm gia tăng tần suất mắc bệnh đường hô hấp, làm tắc nghẽn

đường dẫn khí, giảm FEV1 nhanh hơn. Bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích,

khói) gây BPTNMT khi phơi nhiễm với tác động mạnh và kéo dài. Các tác nhân bụi và hoá

chất khi xâm nhập đường thở, lắng đọng ở biểu mô niêm mạc phế quản, lòng phế nang từ đó

gây viêm niêm mạc biểu mô phế quản, xâm nhập bạch cầu đa nhân và đại thực bào. Giải

Page 9: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

phóng các chất trung gian hoá học gây nên tình trạng phù nề, tăng tiết và co thắt cơ trơn phế

quản. Tiến trình này lặp đi, lặp lại gây phù nề, phì đại cơ trơn và thắt hẹp đường thở [30].

Những thử nghiệm cho thấy rằng những người làm việc trong môi trường này có thể bị

bệnh phổi tắc nghẽn. Tỷ lệ VPQM cao hơn ở những công nhân làm việc trong môi trường có

nhiều bụi và chất kích thích hoá học ngay cả khi họ không bao giờ hút thuốc [13], [66].

Trong những nghiên cứu gần đây Mastrangelo G. (2003) chỉ ra rằng: môi trường nghề

nghiệp xem như là yếu tố nguy cơ BPTNMT, nhưng có hiệu lực tác động ít hơn thuốc lá.

Những người trẻ phơi nhiễm mức độ cao bụi sinh học có liên quan đến giảm FEV1, tuy

nhiên mối liên quan này không đáng kể [45].

* Ô nhiễm không khí

Mặc dầu không rõ ràng là yếu tố đặc biệt nào của ô nhiễm không khí là thực sự gây

hại, nhưng có vài bằng chứng cho rằng các tiểu phần ô nhiễm không khí sẽ làm thêm gánh

nặng ở lượng khí hít vào. Mối liên quan giữa việc phơi nhiễm trong khoảng thời gian ngắn,

phơi nhiễm ở mức độ cao nhưng không kéo dài, với phơi nhiễm ở mức độ thấp nhưng kéo

dài, vẫn chưa được giải đáp rõ ràng [39],[55].

Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và phát triển BPTNMT vẫn chưa được hiểu đầy

đủ, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào chức năng phổi và viêm phế quản mạn với bằng

chứng những người sống trong những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao thì có chức

năng phổi giảm [34], [39].

Ô nhiễm không khí ở mức độ cao gây nguy hại đến những người mắc bệnh tim và

phổi, vai trò của nó gây ra BPTNMT không rõ ràng. Tác động của ô nhiễm không khí tới sự

xuất hiện BPTNMT thấp hơn so với thuốc lá. Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc VPQM và KPT

tăng lên ở những vùng công nghiệp hoá, các chất độc hại được biết là SO2, SO3, NO3.

Những đợt bội nhiễm nặng ở các bệnh nhânVPQM có liên quan đến thời kỳ bị ô nhiễm

không khí bởi các tác nhân này [30].

* Nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh nhân bị VPQM dễ mắc các đợt nhiễm trùng cấp hơn so với người bình thường.

Nhiễm trùng có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của BPTNMT [21]. Những

người hút thuốc có thể bị viêm tắc đường thở ngay khi chỉ nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.

Nhiều nghiên cứu đã làm rõ quan hệ giữa các bệnh đường hô hấp với nhiễm virus, nấm,

nhiễm vi khuẩn.

Page 10: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Tiền sử có nhiễm trùng hô hấp khi còn nhỏ có liên quan đến giảm chức năng phổi và

tăng các triệu chứng ở tuổi trưởng thành. Viêm phổi nặng do virus xảy ra khi còn nhỏ có thể

dẫn đến tắc nghẽn mãn tính các đường thở sau này. Nhiễm virus có thể liên quan đến các

yếu tố khác như là trọng lượng khi sinh thấp và bản thân điều này cũng là yếu tố nguy cơ

của BPTNMT [34],[52].

* Tình trạng kinh tế xã hội

Nguy cơ xuất hiện BPTNMT không hoàn toàn liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, những cư dân có tình trạng kinh tế xã hội thấp thường có tình trạng dinh dưỡng

nghèo nàn, cũng như môi trường sống ẩm thấp và bị ô nhiễm, do vậy tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho nhiễm khuẩn hô hấp và xuất hiện BPTNMT [34],[55]

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa

* Yếu tố gen

Nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT tăng lên trong những gia đình có tiền sử mắc

bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền 1 - antitrypsin, đó là một

glycogen được tổng hợp tại gan. Đây là chất ức chế chủ yếu các proteaza, nó bảo vệ nhu mô

phổi chống lại các men phân huỷ protein. Thiếu men 1-antitrypsin sẽ gây KPT toàn tiểu thuỳ

ở người trẻ, ở người sự tổng hợp 1-antitrypsin ở các gen nằm trên 20 cặp alen. Gen bình

thường của hệ thống Pi (Proteaze Inhibitor) là M, đa số người bình thường có gen này và

không bị KPT nguyên phát. Gen hiếm hơn là P1S làm giảm tổng hợp 1 antitrypsin. 5% dân số

có dạng dị hợp tử MZ gây ra giảm 1 antitrypsin đến 50%, nhưng những người này cũng ít bị

rối loạn chức năng hô hấp. Dạng đồng hợp tử ZZ gây thiếu hụt nặng 1 antitrypsin, hầu hết

thường gặp là người da trắng ở Bắc Âu[30], [34]. Nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc là đồng

yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh ở những đối tượng thiếu hay giảm nặng 1

antitrypsin.

Mức độ giảm FEV1 ở người không hút thuốc có giảm 1 antitrypsin là 50 - 80ml/năm.

Mức độ giảm FEV1 ở người hút thuốc có giảm 1 antitrypsin là 100 - 120 ml/năm.

Mặc dù thiếu 1 antitrypsin là yếu tố nguy cơ lớn cho BPTNMT nhưng chỉ có < 1%

dân số có thiếu hụt yếu tố này [30],[56],[60].

* Tăng đáp ứng đường thở

Page 11: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ cho BPTNMT

[34]. Ở những người hút thuốc có BPTNMT, tăng phản ứng đường thở dự báo một tỷ lệ gia

tăng trong sự giảm FEV1.

Tăng phản ứng đường thở không đặc hiệu thường thấy ở nữ > nam. Cơ chế của tăng

phản ứng đường thở dẫn đến BPTNMT còn đang được nghiên cứu nhưng các tác giả cho rằng

tăng phản ứng đường thở là hậu quả rối loạn thông khí trong BPTNMT [27], [30],[35].

* Sự phát triển của phổi

Sự phát triển của phổi có liên quan đến quá trình phát triển ở bào thai, trọng lượng khi sinh

và các phơi nhiễm trong thời niên thiếu. Nếu chức năng phổi của một cá thể khi trưởng thành

không đạt được mức bình thường thì những cá thể này có nguy cơ sau này dễ bị BPTNMT [34].

* Giới tính

Người ta thấy rằng tỷ lệ mắc BPTNMT của nam giới cao hơn nữ giới liên quan tới hút

thuốc lá. Nhưng những năm trở lại đây tỷ lệ mắc BPTNMT ở nữ ngày càng tăng. Sự khác nhau về

giới trong BPTNMT là kết quả của sự tương tác về gen giới tính và sự khác biệt giới tính về văn

hoá xã hội trong thời kỳ niên thiếu, dậy thì và trưởng thành. Sự khác biệt về giới tính trong chức

năng sinh lý của phổi và đáp ứng của hệ miễn dịch ảnh hưởng đến các bệnh phổi tắc nghẽn. Ngày

càng có nhiều bằng chứng rằng những hormon giới tính ảnh hưởng đến sự phản ứng của đường

thở trong suốt cả cuộc đời. Ngoài ra sự khác biệt này còn liên quan đến sự khác nhau ở mức độ

phơi nhiễm và các loại yếu tố phơi nhiễm khác như khói thuốc lá, nghề nghiệp và ô nhiễm môi

trường v.v...và thường giới nữ có nhiều rủi ro hơn nên cần lưu ý hơn nhất là ô nhiễm trong nhà

[78]

1.3. Cơ chế bệnh sinh và sinh bệnh học của BPTNMT

1.3.1. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của BPTNMT là rất phức tạp. Đã xuất hiện một số giả thuyết như sau:

Tăng đáp ứng viêm của đường thở.

Mất cân bằng giữa Protease và kháng Protease.

Sự mất cân bằng giữa hệ thống kháng oxy hoá và chất oxy hoá.

Sự biến đổi chất gian bào ở ngoại bào.

Tăng đáp ứng viêm của đường thở

BPTNMT đặc trưng bởi viêm mạn tính toàn bộ đường dẫn khí, nhu mô và mạch máu phổi.

Tập trung các đại thực bào, bạch cầu lympho (chủ yếu là CD8) và bạch cầu đa nhân trung tính

Page 12: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

ở niêm mạc đường thở. Các tế bào viêm hoạt hoá giải phóng nhiều hoá chất trung gian gồm:

Leucotrien B4 (LTB4) Interleukin 8 (IL8), yếu tố hoại tử khối u (TNF) và các yếu tố khác

có khả năng phá huỷ cấu trúc của nhu mô phổi hoặc duy trì tình trạng viêm tăng bạch cầu đa

nhân trung tính.

Chất trung gian hoá học viêm này bao gồm một phổ rộng các proteinase có tác dụng mạnh,

các gốc oxy hoá, các peptid độc. Các chất trung gian hoá học được xem là quan trọng đối với

BPTNMT, đáng chú ý là LTB4, IL8, TNF- có khả năng huỷ hoại cấu trúc phổi và/hoặc duy

trì tình trạng viêm tăng đáp ứng bạch cầu trung tính.

Đáp ứng viêm ở phổi bệnh nhân BPTNMT còn liên quan đến một số các chất trung gian

hoá học khác như TGF (transforming growth factor) hay EGF (epidermal growth factor) biểu

hiện bằng sự tăng trưởng của các tế bào biểu mô và các tế bào tiết nhầy. Các chất trung gian

hoá học này có thể đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi cấu trúc đường thở (xơ hoá và

hẹp lại) ở BPTNMT [32],[52].

Những hậu quả của tổn thương nhu mô phổi và tăng bài tiết nhầy, hẹp, xơ đường thở,

phá huỷ nhu mô phổi và những thay đổi ở nền mao mạch phổi. Những biến đổi giải phẫu sẽ

dẫn đến giảm lưu lượng thở và các thay đổi bệnh lý khác đặc trưng cho BPTNMT [21],[30].

Mất cân bằng Proteinase - kháng Proteinase

Theo Barnes P.J (1997) và CS. trong BPTNMT sự cân bằng bị nghiêng về hướng tăng ly

giải protein hoặc do tăng protease gồm: các neutrophil elastase (NE), neutrophil proteinase

cathepsins và matrix metallo proteinase (MMPs) ở ngoại bào hoặc do thiếu antiprotease gồm:

1 Protease Inhibitor (1 Pi), chất ức chế tiết leukoprotease (SLPI) và chất ức chế metallo

proteinase gian bào của mô (TIMPs) [20],[56].

Mất cân bằng giữa Proteinase và kháng Proteinase là cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất

làm phát triển khí thũng phổi và mất độ đàn hồi phổi.

Cơ chế mất cân bằng oxy hoá - kháng oxy hoá.

Chứng cứ về sự mất cân bằng này xảy ra trong BPTNMT ngày càng nhiều. Những dấu ấn

của kích hoạt oxy hoá được tìm thấy trong dịch trên bề mặt của biểu mô, trong hơi thở và

trong nước tiểu của người hút thuốc lá và bệnh nhân BPTNMT. Các gốc oxy hoá này có thể

trực tiếp gây tổn thương tổ chức hoặc ức chế 1-PI như đã mô tả phần trên.

Kích hoạt oxy hoá không những làm tổn thương tổ chức phổi mà còn tham gia làm mất

cân bằng protease - kháng protease. Các chất oxy hoá còn hỗ trợ cho quá trình viêm như thúc

đẩy hoạt động của các gen sản xuất các chất trung gian hoá học gây viêm như IL-8, TNF- và

Page 13: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

đóng góp vào việc làm hẹp đường thở. Trên thực nghiệm thấy H2O2, tiền chất F2 - III làm co

thắt cơ trơn đường thở [30],[49],[52].

Cơ chế bệnh sinh của BPTNMT theo NHLBI và WHO (2001)

Các hạt và khí độc hại

VIÊM Ở PHỔI

Kích hoạt oxy hoá Proteinase

Tổn thương mô bệnh đặc

trưng của BPTNMT

Anti-oxydants Anti-proteinase

Những yếu tố cơ địa

Cơ chế tu bổ

Page 14: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

1.3.2. Sinh bệnh học [6], [11], [34].

1.3.2.1. Nghẽn tắc đường dẫn khí trong BPTNMT

Nghẽn tắc đường dẫn khí trong BPTNMT làm giảm thể tích thở ra tối đa trong giây

đầu tiên của (FEV1), xảy ra do sự huỷ hoại nhu mô phổi và sự biến đổi của đường dẫn khí

trong BPTNMT.

Sự huỷ hoại nhu mô phổi

Sự huỷ hoại nhu mô phổi gây ra nghẽn tắc đường dẫn khí, giảm lưu lượng luồng khí

thở gắng sức qua hai cơ chế.

Làm giảm sức kéo căng tròn đường dẫn khí của nhu mô phổi, vốn có khả năng làm

tăng đường kính dẫn khí.

Làm giảm lực đàn hồi vốn là lực quyết định áp lực đẩy luồng khí đi về phía miệng

đường dẫn khí. Khi nhu mô phổi bị phá huỷ, lực đàn hồi giảm, thể tích thở ra tối đa trong

giây đầu tiên giảm.

Sự biến đổi của đường dẫn khí

Bao gồm các hiện tượng của viêm mạn tính: phù, tích tụ proteoglycan và collagen làm

gia tăng lớp mô dưới niêm mạc và gia tăng tế bào tiết chất nhầy, phì đại và quá sản lớp cơ

trơn đường dẫn khí.

Đường kính của đường dẫn khi bị thu hẹp do:

+ Lớp niêm mạc dày lên làm gia tăng tác dụng của sự co thắt cơ trơn của ống dẫn khí,

làm kháng lực đường dẫn khí gia tăng rất nhiều.

+ Bản thân việc phì đại và quá sản của lớp cơ trơn cũng làm gia tăng lực co thắt và tăng

kháng lực nhiều hơn bình thường.

+ Hậu quả thứ ba là gia tăng bề dày của lớp áo ngoài làm co thắt ống dẫn khí mạnh hơn, trước

khi lực đàn hồi của phổi có thể tạo thế cân bằng.

1.3.2.2. Sự gia tăng hoạt động của trung tâm hô hấp trong BPTNMT

Do các biến đổi bất lợi về mặt cơ học, trung tâm hô hấp phải gia tăng hoạt động để giữ

được một mức thông khí phế nang cần thiết.

Theo quan niệm cũ, chỉ ở bệnh nhân BPTNMT có PaCO2 bình thường thì mới có tăng

hoạt động của trung tâm hô hấp. Ngày nay người ta đã chứng minh rằng: trung tâm hô hấp gia

tăng hoạt động ở tất cả các bệnh nhân BPTNMT dù có ứ đọng CO2 hay không.

1.3.2.3. Các bất thường cơ hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT gồm

Page 15: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Sự gia tăng kích thích thường xuyên từ trung tâm hô hấp

Các cơ hô hấp chịu sự gia tăng kích thích thường xuyên trung tâm hô hấp. Trong

những cơn suy hô hấp cấp, P0.1 (áp lực đóng khi hít vào) tăng đến 8cm H2O, nghĩa là gấp 4 lần

bình thường. Sự gia tăng kích thích này giúp cho bệnh nhân duy trì một thông khí phút bình

thường, nhưng tương đương với một mức thông khí phút rất lớn 80 lít/phút.

Sự thay đổi về mặt hình học của cơ hô hấp

Do đường dẫn khí bị nghẽn tắc nhất là khi thở ra, khí bị bẫy và bị nhốt lại trong phổi, làm

phổi sau khi thở ra vẫn còn căng phồng hơn bình thường.

Do khí bị nhốt lại, phổi không trở về được thể tích cặn chức năng trước đó, các cơ hô hấp

phải thắng áp lực nội sinh này trước khi đưa áp lực phế nang xuống dưới 0 để tạo nên một

luồng khí hít vào. Trong trường hợp mạn tính như BPTNMT, cơ hít vào thích nghi với

việc phổi căng phồng này bằng cách giảm số lượng tế bào cơ và nhờ vậy thay đổi được

mối tương quan giữa chiều dài và lực của cơ. Tuy nhiên, trong những cơn suy hô hấp cấp,

thể tích phổi tăng đột ngột, cơ hô hấp hoạt động kém hiệu quả làm bệnh nhân cảm thấy

khó thở.

Ảnh hưởng của chuyển hoá

Toan hoá: Toan chuyển hoá làm giảm lực phát sinh co cơ khi được kích thích.

Thiếu phospho máu: Thiếu phospho trong máu làm lực co thắt cơ hoành giảm. Khi cho đủ

phospho, áp lực xuyên cơ hoành tăng được 70%.

Thiếu magnésium: thiếu magnésium làm giảm lực co của cơ hoành. Khi cho đủ

magnésium, áp lực xuyên cơ hoành tăng rõ rệt.

Tình trạng mệt cơ

Do tăng lưu lượng hít vào, tăng kích thích cơ hô hấp từ trung ương, lồng ngực căng

phồng cùng với các yếu tố chuyển hoá bất lợi làm cơ hô hấp hoạt động không tốt, đưa đến tình

trạng mệt cơ, nhất là cơ hoành. Khi năng lượng tiêu hao lớn hơn năng lượng cung cấp, sự mệt

cơ sẽ xảy ra. Trong BPTNMT năng lượng tiêu hao gia tăng, năng lượng cung cấp lại giảm

sút.

1.3.2.4. Bất thường giữa thông khí và tưới máu ( VA/Q)

Dùng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy ở bệnh nhân BPTNMT có cả shunt mao

mạch do nghẽn tắc đường dẫn khí (VA/Q giảm) và khoảng chết phế nang do khí phế thũng

(VA/Q tăng).

Page 16: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

1.4. LÂM SÀNG - CẬN LÂM SÀNG - CHẨN ĐOÁN - PHÂN LOẠI BPTNMT

1.4.1. Lâm sàng - Cận lâm sàng [11], [19],[52].

* Triệu chứng cơ năng

Đa số bệnh nhân BPTNMT trên 40 tuổi, triệu chứng hay gặp là ho, khạc đờm, khó thở

(đặc biệt khi gắng sức)

Ho mạn tính: Triệu chứng ho mạn tính là một trong những chỉ điểm chính để xem xét chẩn

đoán BPTNMT

Khạc đờm mạn tính: Ban đầu bệnh nhân thường ho, khạc đờm vào buổi sáng, sau đó ho, khạc

đờm cả ngày, đờm nhày số lượng ít (dưới 60 ml/24 giờ).

Khó thở:

+ Tiến triển nặng dần theo thời gian cho đến khi xuất hiện liên tục cả ngày, phải gắng

sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu không khí hoặc thở hổn hển.

+ Tăng lên khi gắng sức, khi có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đặc biệt thuốc lá.

* Triệu chứng thực thể [11],[18].

Nhịp thở lúc nghỉ thường lớn hơn 20 lần/phút.

Lồng ngực hình thùng, các xương sườn nằm ngang, khoảng gian sườn giãn. Phần dưới

lồng ngực co vào trong thì hít vào,

Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít , ran ngáy, ran nổ.

Có thể thấy mạch nghịch đảo: chênh lệch huyết áp tâm thu giữa thở ra và hít vào 10

mmHg.

Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi).

Ở giai đoạn cuối của BPTNMT thường hay có biến chứng

+ Viêm phổi

+ Suy hô hấp mạn tính

+ Tâm phế mạn

+ Bệnh nhân thường tử vong do suy hô hấp cấp tính trong đợt bùng phát của

BPTNMT

* Cận lâm sàng

Đo chức năng thông khí

Đo chức năng thông khí được coi là cách đánh giá khách quan tắc nghẽn lưu lượng thở

để chẩn đoán BPTNMT. Đo chức năng hô hấp được thực hiện nhờ phế dung kế. Để giúp phát

Page 17: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

hiện bệnh trong giai đoạn sớm của bệnh, cần đo chức năng thông khí cho tất cả bệnh nhân có

ho và khạc đờm mạn tính hoặc ngay cả khi không có triệu chứng nhưng có hút thuốc hoặc tiếp

xúc với các yếu tố nguy cơ khác. Đây là phương pháp tốt nhất để phát hiện và theo dõi bệnh

dựa vào chỉ số FEV1 và FEV1/FVC [7],[42], [48],[49].

Trong BPTNMT, đo thông khí phổi có thể thấy những thay đổi sau:

+ Mức độ giảm FEV1 tuỳ theo mức độ bệnh.

+ Dung tích sống thở mạnh: FVC giai đoạn đầu có thể bình thường nhưng sẽ giảm khi

bệnh tiến triển nặng.

+ Dung tích sống thở chậm: VC chính xác hơn FVC vì không bị hạn chế bởi áp lực động

của đường hô hấp.

+ Tỷ số FEV1/FVC thường < 70% nhưng ở giai đoạn nặng của bệnh FEV1 và FVC cùng

giảm, lúc này tỷ số này sẽ không phản ánh đúng mức độ bệnh nên tỷ số thường được

dùng là FEV1/VC, tỷ số này chính xác hơn [7].

Đo thành phần khí máu

Rối loạn trao đổi khí thay đổi theo týp và theo mức độ thiếu oxy máu. thiếu oxy máu

chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển lâu ngày.

+ Ở giai đoạn sớm không thấy bất thường khi đo khí máu động mạch.

+ Ở giai đoạn BPTNMT nặng thường có PaCO2 tăng mạn tính, SaO2 giảm không

song song với PaCO2.

+ Ở giai đoạn cuối của bệnh, thông khí phế nang sẽ giảm toàn bộ do đó PaCO2 tăng

lên nhiều [14],[57].

Đo thể tích khí cặn

Trong BPTNMT nhiều bệnh nhân dung tích phổi toàn phần tăng do RV (thể tích khí

cặn) tăng lên [9],[25].

Chẩn đoán hình ảnh [11].

X-quang phổi chuẩn

Có giá trị trong chẩn đoán phân biệt BPTNMT với các bệnh tương tự, để theo dõi và

chẩn đoán các biến chứng của BPTNMT

+ Hình ảnh dày thành phế quản tạo thành các ổ sáng hình ống hay hình tròn ở vùng cạnh tim,

tạo thành các hình ảnh đường ray hoặc giải ruban.

+ Hình nét toàn phổi tăng đậm lên: thường gọi là phổi bẩn,

Page 18: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

+ Dấu hiệu căng giãn phổi

+ Hình ảnh bóng khí

+ Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh

căng giãn phổi.

+ Hình ảnh động mạch phổi tăng nét đậm: mạch máu nhìn rất rõ, bờ không đều khó xác định

mà được ta gọi là phổi bẩn.

+ Hình ảnh rốn phổi rất to và vồng ra khi có tăng áp lực động mạch phổi, trong khi các mạch

máu ngoại vi thưa thớt.

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao có giá trị để chẩn đoán KPT, xác định vị trí, độ

rộng, và mức độ nặng - nhẹ của KPT mà phim Xquang phổi chuẩn cũng như các chỉ tiêu phế

dung kế vẫn còn bình thường. Hơn nữa kỹ thuật chụp này còn có thể phát hiện được giãn phế

quản kết hợp với BPTNMT.

Các xét nghiệm khác:

+ 1 antitrypsin: được định lượng nếu BPTNMT được chẩn đoán trước tuổi 45.

+ Điện tâm đồ có thể gặp nhịp nhanh xoang, bloc nhánh phải, trục phải, dày nhĩ phải, dày

thất phải .

+ Xét nghiệm máu: tăng hồng cầu thứ phát và hematocrit tăng > 50% hay gặp ở BPTNMT.

1.4.2. Chẩn đoán xác định

Theo khuyến cáo của NHLBI/WHO (2003) thì gợi ý chẩn đoán BPTNMT ở bất kỳ

bệnh nhân nào có ho, khó thở và/hoặc có triệu chứng khác của BPTNMT cộng với tiền sử có

tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của bệnh. Test hồi phục phế quản là một chỉ định bắt buộc ngoài

việc định danh kiểu tắc nghẽn còn giúp chẩn đoán phân biệt với hen [48], [49].

Chẩn đoán xác định BPTNMT khi: FEV1/VC hoặc FEV1/FVC <70% sau test hồi

phục phế quản.

1.4.3. Phân loại BPTNMT

Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS - 1995) chia 3 giai đoạn [13]

+ Giai đoạn 1: FEV1 50% so với trị số lý thuyết

+ Giai đoạn 2: 35% FEV1 < 50% so với trị số lý thuyết

+ Giai đoạn 3: FEV1 < 35% so với trị số lý thuyết

Theo Hội hô hấp Châu Âu (ERS - 1995) chia 3 mức độ

Page 19: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

+ Mức độ nhẹ: FEV1 70% so với trị số lý thuyết

+ Mức độ trung bình : 50% FEV1< 70% so với trị số lý thuyết

+ Mức độ nặng: FEV1 < 50% so với trị số lý thuyết

Theo GOLD - 2003 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease):

Giai đoạn 0: còn gọi là giai đoạn nguy cơ mắc BPTNMT, đặc trưng bởi ho, khạc đờm

mạn tính nhưng chức năng hô hấp còn bình thường.

Giai đoạn I (mức độ nhẹ):

FEV1/FVC < 70%

FEV1 80% (so với trị số lý thuyết)

Có hoặc không có ho và khạc đờm mạn tính

Giai đoạn II (mức độ trung bình):

FEV1/FVC < 70%

50% FEV1 < 80% (so với trị số lý thuyết)

Có hoặc không có triệu chứng (ho, khạc đờm)

Giai đoạn III (mức độ nặng):

FEV1/FVC < 70%

30% FEV1 < 50% (so với trị số lý thuyết)

Thường có triệu chứng (ho, khạc đờm)

Giai đoạn IV (mức độ rất nặng):

FEV1/FVC < 70%

FEV1 < 30% (so với trị số lý thuyết)

Hoặc FEV1 < 50% (so với trị số lý thuyết)

kèm theo triệu chứng của suy hô hấp mạn hoặc tâm phế mạn.

1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BPTNMT

1.5.1. Các nguyên tắc của nghiên cứu dịch tễ học hô hấp [10], [16].

Xác định quần thể: chọn quần thể có nguy cơ, quần thể mục tiêu gồm những người khoẻ

và người có bệnh, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để có tính đại diện cho quần thể như:

tuổi, giới, dân tộc, địa lý, tiếp xúc với môi trường.

Page 20: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nắm vững thông tin về môi trường khi điều tra về các bệnh nghề nghiệp, cũng như phải

giám định môi trường sản xuất.

Các xét nghiệm thăm dò: phải thống nhất nội dung khám xét và phương pháp thực hiện.

Sử dụng các câu hỏi in sẵn để điều tra bệnh tật nhưng phải đơn giản dễ hiểu, không chồng

chéo, có thể thực hiện khám lâm sàng, thăm dò chức năng hô hấp, một số xét nghiệm cận

lâm sàng. Thống nhất các chỉ tiêu đo lường và chuẩn bị tốt nhân viên kỹ thuật. Vì phải

khám tại thực địa không có nhiều thời gian do đó các xét nghiệm thăm dò đòi hỏi đơn

giản, có thể làm lại được và được bệnh nhân chấp nhận.

Thống nhất cách theo dõi quần thể theo điều tra dịch tễ: xác định thời điểm đầu và thời

điểm cuối của một nghiên cứu điều tra bệnh tật.

Phân tích kết quả: các kết quả nghiên cứu đều phải được phân tích, so sánh theo phương

pháp thống kê dịch tễ để xác định các chỉ tiêu dịch tễ cần nghiên cứu.

1.5.2. Nghiên cứu cắt ngang trong điều tra dịch tễ BPTNMT [10], [16].

Một mẫu nghiên cứu đều là đối tượng thăm dò ngắn hạn để nắm bắt các hiện tượng có

mặt khi điều tra

+ Lợi ích của phương pháp này hạn chế vì chỉ có thể tìm được độ lưu hành của một bệnh

trong quần thể ở thời gian nhất định nhưng không phát hiện được những trường hợp

mới mắc, bệnh cấp tính ...

+ Có thể khởi đầu cho phương pháp dọc hay phương pháp bệnh -chứng.

+ Có thể tìm được các mối liên quan với một nguyên nhân hay tìm giải thuyết về nguyên

nhân gây bệnh.

Phải tiêu chuẩn hoá các khám xét và kỹ thuật thăm dò

+ Soạn thảo bộ câu hỏi: đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu

+ Khám thực thể bộ máy hô hấp: phải có trình tự và tiêu chuẩn rõ ràng.

+ Các test về thông khí phổi: phế dung kế để xác định.

Bảng câu hỏi

Qua tóm tắt ở trên cho ta thấy cơ sở và nền tảng của nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT

là bảng câu hỏi để phỏng vấn hay người được phỏng vấn tự điền. Các bảng câu hỏi có sẵn chú

trọng mô tả các triệu chứng hô hấp như: ho, khạc đờm, khó thở và tiếng cò cử. Hầu hết các

bảng câu hỏi đều chứa đựng các câu hỏi đặc biệt về sự xuất hiện thường gặp về bệnh hô hấp

và những thông tin về hút thuốc. Loại bảng câu hỏi kinh điển và thường hay được sử dụng

Page 21: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

nhất gồm có bảng câu hỏi của ATS (1978) và bảng câu hỏi của cộng đồng Than - Thép châu

Âu (European Community for Coal and Steel - ECSC). Bảng câu hỏi gần đây nhất của ECSC

được sửa đổi năm 1987 [17], [46].

Phế dung kế

Sử dụng phế dung kế để đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở với bất kỳ một đối

tượng nào có dấu hiệu gợi ý như khạc đờm mạn tính, ngay cả khi họ không khó thở. Đây là

cách đánh giá chuẩn nhất, có khả năng phát hiện sớm BPTNMT, chẩn đoán và theo dõi tiến

triển của bệnh [24],[42],[71].

Page 22: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Chương II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng phỏng vấn là người ≥ 40 tuổi đang sinh sống tại thành phố Bắc Giang.

Các đối tượng có nguy cơ BPTNMT sẽ được chọn vào nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng,

chức năng thông khí và các yếu tố nguy cơ.

2.2. Địa điểm nghiên cứu và những người thực hiện

Bác sỹ Lê Thị Vân Anh và các bác sỹ, kỹ thuật viên khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai

khám và đo chức năng thông khí cho các đối tượng nghiên cứu tại cơ sở y tế xã, phường tại

thành phố Bắc giang.

Các cộng tác viên tham gia phỏng vấn là các bác sỹ của trung tâm y tế dự phòng thành

phố Bắc giang.

Máy đo chức năng thông khí của khoa hô hấp Bệnh viện Bạch mai sẽ được mang theo

để đo tại các cơ sở khám bệnh tại địa phương. Chụp XQ phổi tại Bệnh viện tỉnh Bắc giang.

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Trong năm 2005 và năm 2006

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4.2. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được xác định qua công thức tính cỡ mẫu điều tra, sử dụng thiết kế Cluster

Sampling ( mẫu chùm )

nmn 11

n = Z2

1-á/2 p (1 – p)

d2

m = Kích thước trung bình của chùm.

p = Hệ số Rho, biến động giữa các chùm.

Page 23: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

p = 0,05 (p là tỷ lệ mắc BPTNMT ước đoán trong cộng đồng dựa theo ước tính

của các nghiên cứu khu vực châu Á Thái Bình Dương và kết quả sơ bộ điều tra tại

phường Khương Mai quận Thanh xuân Hà Nội).ậ

Z2

1-á/2 : Hệ số tin cậy

d = mức độ tin cậy chọn.

Đường cong phân bố cỡ mẫu nghiên cứu được xây dựng theo các mức độ tin cậy d

đi từ 10% đến 35% (với Alpha=0.05)

Ph©n bè Cì mÉu theo Cluster Sampling

(p = 0.05, = 0,05)

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35

D©n

>=

40

tu

æi

Tỷ lệ % của p

- Từ công thức tính cỡ mẫu , nếu chọn d = 25 % của p == n' = 1752 người.

Dự phòng tỷ lệ từ chối không tham gia là 20% == cỡ mẫu cho nghiên cứu khoảng 2100

người

2.4.3. Chọn mẫu

Số đối tượng nghiên cứu 2100 người được chọn ra từ 30 cụm (mỗi cụm tương đương

với tổ/ thôn ) của 11 phường xã của thành phố Bắc Giang theo thiết kế mẫu như sau:

Lập danh sách các phường xã của thành phố Bắc Giang, chi tiết đến từng tổ dân phố, số hộ

gia đình và tổng dân số cho từng tổ.

Xác định hộ gia đình cần điều tra (để từ đó tìm ra đối tượng nghiên cứu > 40 tuổi) đi theo

trình tự :

+ Tính số hộ cần điều tra để có đủ cỡ mẫu 2100 người > 40 tuổi là khoảng 2500 hộ dựa

vào tỷ lệ người > 40 tuổi/hộ ( chi tiết xem phụ lục 1).

Page 24: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

+ Xác định hộ được điều tra thông qua xác định 30 cụm (tổ / thôn) được điều tra (xem

bảng ở phụ lục 2).

+ Mỗi cụm sẽ điều tra 84 hộ theo qui luật "cổng tiến cổng" để từ đó tìm ra 70 đối

tượng cần phỏng vấn.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng có nguy cơ BPTNMT

Đối tượng có nguy cơ BPTNMT trong nghiên cứu là người có một trong các dấu hiệu

sau:

Có các triệu chứng lâm sàng: ho, khạc đờm, khó thở trên 2 năm.

Có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hơn 15 bao - năm.(số bao hút/ ngày x số năm hút = số

bao- năm )

Đối với thuốc lá: 1bao = 20 điếu

1điếu = 1gr

Đối với thuốc lào: 5điếu = 1gr = 1 điếu thuốc lá

Đun bếp củi + bếp than >30 năm

Tiếp xúc bụi >30 năm (công nhân mỏ, công nhân hoá chất, công nhân dệt...) .

Được chẩn đoán là hen phế quản nhưng không phải từ các bác sỹ chuyên khoa.

Tiêu chuẩn xác định mắc BPTNMT

Kết quả đo thông khí phổi có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn

toàn: chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và/hoặc chỉ số Gaensler (FEV1/ FVC) < 70%

sau test HPPQ .

Các trường hợp có biểu hiện lâm sàng là ho, khạc đờm kéo dài trên 3 tháng mỗi năm và

trong 2 năm liên tiếp, có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ kết quả đo thông khí phổi bình

thườngđược chẩn là VPQMT (theo tiêu chuẩn của WHO), được đánh giá là giai đoạn 0

của BPTNMT.

Phân chia các giai đoạn của nhóm BPTNMT theo GOLD - 2003)

Giai đoạn 0: còn gọi là giai đoạn nguy cơ mắc BPTNMT, đặc trưng bởi ho, khạc đờm mạn

tính nhưng chức năng hô hấp còn bình thường.

Giai đoạn I (mức độ nhẹ):

FEV1/FVC < 70%

FEV1 80% (so với trị số lý thuyết)

Giai đoạn II (mức độ trung bình):

Page 25: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

FEV1/FVC < 70%

50% FEV1 < 80% (so với trị số lý thuyết)

Giai đoạn III (mức độ nặng):

FEV1/FVC < 70%

30% FEV1 < 50% (so với trị số lý thuyết)

Giai đoạn IV (mức độ rất nặng):

FEV1/FVC < 70%

FEV1 < 30% (so với trị số lý thuyết)

Hoặc FEV1 < 50% (so với trị số lý thuyết)

kèm theo triệu chứng của suy hô hấp mạn hoặc tâm phế mạn.

Loại trừ các trường hợp:

Rối loạn tâm thần, các bệnh ảnh hưởng đến kết quả đo chức năng thông khí như chấn

thương lồng ngực nặng hoặc mới phẫu thuật lồng ngực, các bệnh nặng khác v.v…

2.4.4. Phương tiện và các kỹ thuật thu thập thông tin

2.4.4.1. Phương tiện

* Thiết kế bộ câu hỏi

- Chúng tôi đã tham khảo một số bộ câu hỏi quốc tế dùng trong điều tra dịch tễ bệnh hô

hấp như sau:

Bảng câu hỏi về các triệu chứng hô hấp của cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC –

1978).

Bảng câu hỏi về bệnh hô hấp sử dụng cho người trưởng thành của hội lồng ngực Mỹ

(ATS – 1987).

- Chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Việt. Toàn bộ bảng

câu hỏi này được in trong phần phụ lục. Trong bộ câu hỏi này khai thác các yếu tố nguy cơ

BPTNMT.

* Máy đo chức năng thông khí phổi (Spiroanalyzer - ST300) cuả Nhật Bản và Jager (Đức), đã được

chúng tôi chuẩn hoá hai máy này.

* Các dụng cụ khám lâm sàng: ống nghe, huyết áp, bộ khám tai mũi họng....

* Chụp x - quang phổi được thực hiện tại Bệnh viện tỉnh Bắc giang.

2.4.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin

* Phỏng vấn tại hộ gia đình

Page 26: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Để giảm bớt sai số trong mẫu nghiên cứu trong đó có sai số do thu nhập thông tin, sai

số quan sát, người nghiên cứu sẽ huấn luyện các điều tra viên và tiến hành điều tra thử với bộ

câu hỏi định sẵn trước khi tiến hành điều tra toàn bộ.

* Tổ chức khám lâm sàng và đo thông khí phổi

Tổ chức khám lâm sàng và đo thông khí phổi cho những đối tượng có nguy cơ

BPTNMT. Các đối tượng này được lựa chọn dựa trên kết quả sàng lọc qua bộ câu hỏi phỏng

vấn.

Khám lâm sàng

Tất cả những đối tượng xếp vào nhóm có nguy cơ được khám thứ tự như sau:

+ Khám toàn trạng, đo chiều cao, cân nặng.

+ Khám chuyên khoa hô hấp, theo thứ tự nhìn - sờ - gõ - nghe. Đánh giá các biểu hiện

lâm sàng và kết quả khám được ghi vào phiếu khám lâm sàng.

+ Khám tim mạch và một số chuyên khoa khác.

Đo thông khí phổi

Đây là xét nghiệm cận lâm sàng bắt buộc và chỉ định cho tất cả các đối tượng trong

nhóm nguy cơ.

+ Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh nghiệm thăm dò chức năng phổi của Việt

Nam và tham khảo tiêu chuẩn xét nghiệm chức năng thông khí phổi của cộng đồng than

thép Châu Âu và WHO đã được chỉnh lý và bổ sung năm 1993.

+ Chuẩn bị máy: trước khi đo máy được chuẩn định và kiểm tra đầy đủ các điều kiện kỹ

thuật cần thiết như đo độ ẩm không khí, nhiệt độ phòng. Sau khi máy báo kết quả chuẩn

mới tiến hành đo chức năng thông khí.

+ Chuẩn bị đối tượng đo: đối tượng đo phải được nghỉ ít nhất 15 phút trước khi đo. Ghi rõ

họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng và các chỉ số này được ghi vào máy để tính chức năng

thông khí chuẩn tương ứng. Đối tượng được đo ở tư thế ngồi và được giải thích các bước

đo theo một trình tự thống nhất.

+ Đo các chỉ tiêu:

o Đo dung tích sống thở chậm (VC): hướng dẫn đối tượng hít vào, thở ra bình thường

khoảng 3 chu kỳ, sau đó hít vào từ từ đến hết khả năng và thở ra từ từ đối đa. Đo 3 lần

cách nhau 1 - 2 phút, lấy kết quả của lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhất.

Page 27: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

o Đo dung tích sống thở mạnh (FVC): đối tượng được hướng dẫn hít vào, thở ra bình

thường khoảng 3 chu kỳ rồi hít vào từ từ đến mức tối đa sau đó thở ra thật nhanh,

mạnh và liên tục theo hết khả năng. Đo 3 lần chọn kết quả của lần đo đúng kỹ thuật

nhất và có giá trị cao nhất.

o Các chỉ số thông khí phổi khác máy sẽ tự động tính toán và báo kết quả.

ìn

Hình 1: Máy đo chức năng thông khí phổi (Spiroanalyzer - ST300) cuả Nhật Bản

Hình 2: Đo chức năng thông khí ở đối tượng có nguy cơ mắc BPTNMT

Kỹ thuật làm test hồi phục phế quản và đánh giá kết quả.

+ Mục đích: để chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn (

BPTNMT ) với tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn (hen phế quản).

Page 28: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

+ Chỉ định: áp dụng cho tất cả những đối tượng FEV1 < 80% SLT và chỉ số Tiffeneau

(FEV1/VC) và hoặc Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.

+ Tiến hành:

o Đo FEV1 trước test.

o Hít thở qua buồng đệm hoặc khí dung với thuốc giãn phế quản Salbutamol liều 400

g trong 6 phút.

o Sau 30 phút đo lại FEV1 lần 2.

+ Cách tính kết quả test: ( theo GOLD – 2003 ).

o Test HPPQ dương tính: Nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 > 200ml

và/hoặc tăng 12%.

o Test HPPQ âm tính: Nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 < 200ml

và/hoặc tăng < 12%.

* Chụp phổi thẳng cho các bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT

2.5. Phương pháp đánh giá kết quả và xử lý số liệu

2.5.1. Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả thông khí phổi

+ Rối loạn thông khí tắc nghẽn khi

o Tiffeneau (FEV1/VC) < 70%

o và/hoặc Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.

+ Chẩn đoán xác định BPTNMT

o Chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và/hoặc Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.

o Sau test HPPQ Tiffeneau và/hoặc Gaensler < 70%.

o Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2003: Dựa vào FEV1% so với dự đoán

(số dự đoán của FEV1 theo tiêu chuẩn của người Việt nam[ ])

Giai đoạn Đặc điểm

Giai đoạn 0 - CNTK bình thường

- Ho, khạc đờm kéo dài trên 3 tháng mỗi năm và trong 2 năm liên tiếp, có

tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ

Giai đoạn 1 - FEV1/FVC < 70%

- FEV1 80% TSLT

- Có hoặc không có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm).

Giai đoạn 2 - FEV1/FVC < 70%

- 50% ≤ FEV1 < 80% TSLT

- Thường có các triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm, khó thở).

Page 29: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Giai đoạn 3 - FEV1/FVC < 70%

- 50% ≤ FEV1 < 50% TSLT

Giai đoạn 4 - FEV1/FVC < 70%

- FEV1 < 30% TSLT hoặc có suy hô hấp mạn tính hoặc có các dấu hiệu suy

tim phải.

2.5.2.Xử lý số liệu

Nhập số liệu: sử dụng chương trình Epi Info 6.0

Xử lý số liệu trên phần mềm STATA

Các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu

+ Tính số trung bình

+ Sử dụng test 2 khi so sánh các tỷ lệ

+ Để xác định mối quan hệ của các yếu tố nguy cơ với việc mắc BPTNMT, nghiên cứu

này sử dụng mô hình hồi qui Logistic.Tính tỷ suất chênh để đánh giá mối liên quan

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học, chính quyền.

- Được sự đồng ý của người dân, đối tượng tham gia nghiên cứu tình nguyện.

- Những người phát hiện ra bệnh được tư vấn, hướng dẫn khám chữa bệnh.

- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi lại cho người bệnh

Page 30: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đối tượng được phỏng vấn

Nhóm đối tượng có nguy cơ

Nhóm tham gia

nghiên cứu định bệnh

Gaensler và/hoặcc

Tiffeneau ≥ 70%

Gaensler và/hoặc

Tiffeneau < 70%

âm tính

Hen phế quản Mắc BPTNMT

Nhóm có rối loạn thông

khí tắc nghẽn

Nhóm từ chối tham gia

nghiên cứu định bệnh

Nhóm không có rối loạn

thông khí tắc nghẽn

- Khám lâm sàng

- Đo chức năng thông khí

-

Sàng lọc qua bảng câu hỏi

Page 31: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUNG

Đối tượng phỏng vấn : n = 2104

Nhóm có nguy cơ: n =963

Tham gia nghiên cứu

định bệnh: n = 670

Tiffeneau và

Gaensler ≥ 70%

Tiffeneau

và/hoặc

Gaensler < 70%

âm tính

HPQ: n = 29 BPTNMT: n =

34

Rối loạn thông khí tắc

nghẽn: n = 63

Từ chối tham gia nghiên

cứu định bệnh: n = 293

Không rối loạn thông khí

tắc nghẽn: n = 607

- Khám lâm sàng

- Đo chức năng thông

khí

-

Sàng lọc qua bảng câu

hỏi

Test HPPQ

Page 32: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

3.1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

Dựa vào danh sách các hộ gia đình và các cá nhân tại thành phố Bắc Giang đã được

chọn một cách ngẫu nhiên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 2104 đối tượng > 40

tuổi. Các đối tượng này được xếp theo qui định quốc tế như sau:

Bảng 3.1: Phân bố các đối tượng phỏng vấn theo nhóm tuổi và giới

Giới

nhóm

tuổi

Nam Nữ Cộng

n % n % n %

40 49 379 39.6 457 41.5 854 40.6

50 59 285 28.4 337 30.6 622 29.6

60 69 201 20.1 188 17.1 389 18.5

70 79 98 9.8 97 8.8 195 9.3

> 80 21 2.1 23 2.1 44 2.1

Tổng số 1002 100 1102 100 2104 100

Nhận xét:

Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn là 2104 với 1002 (47,6%) nam và 1102 (52.4%)

nữ, 854 các đối tượng có độ tuổi từ 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (40.6 %)

3.1.2. ĐĂC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ

Dựa vào kết quả trả lời đầy đủ các câu hỏi của 2104 phiếu điều tra cá nhân, chúng tôi

chọn ra 963 đối tượng có một trong các triệu chứng hô hấp và yếu tố nguy cơ mắc BPTNMT

sau:

- Có các triệu chứng lâm sàng (TCLS): ho, khạc đờm, khó thở trên 2 năm

Page 33: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

- Có tiền sử hút thuốc lá - thuốc lào (HTL) > 15 bao - năm.

- Đun bếp củi + bếp than (ĐB) >30 năm.

- Tiếp xúc bụi >30 năm (công nhân mỏ, công nhân hoá chất, công nhân dệt...) .

- Được chẩn đoán là hen phế quản nhưng không phải từ các bác sỹ chuyên khoa.

Bảng 3.2: Phân bố các đối tượng có yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi và giới

Giới

nhóm

tuổi

Nam Nữ Cộng

n % n % n %

40 49 123 29,5 111 20,3 234 24,3

50 59 126 30,2 176 32,2 302 31,4

60 69 97 23,3 154 28,2 251 26,1

70 79 62 14,9 85 15,6 147 15,3

> 80 9 2,2 20 3,7 29 3,0

Tổng số 417 100 546 100 963 100

Nhận xét:

Trong số 963 đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc BPTNMT, có 417 nam (43,3%) và 546 nữ

(56,7%). Các đối tượng có tuổi từ 50 - 59 chiếm cao nhất là 31,4%.

3.1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TỪ CHỐI KHÔNG THAM GIA ĐỊNH BỆNH ĐẾN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong số 963 đối tượng có yếu tố nguy cơ gồm 417 nam và 546 nữ, chỉ có 670 đối

tượng trong đó có 278 nam, 392 nữ tham gia nghiên cứu định bệnh .Để ngoại suy số đối tượng

mắc BPTNMT trong số những đối tượng có yếu tố nguy cơ nhưng không tham gia nghiên

cứu, cần so sánh sự khác nhau giữa hai nhóm có và không tham gia nghiên cứu về tuổi và giới.

Page 34: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

3.1.3.1. So sánh tuổi và giới của các đối tượng có yếu tố nguy cơ tham gia và không tham

gia nghiên cứu định bệnh

Bảng 3.3. So sánh tuổi trung bình của 2 nhóm có và không tham gia nghiên cứu

định bệnh

Chỉ tiêu

Nhóm

Số lượng đối

tượng

Tuổi trung

bình 95% CI

Tham gia nghiên cứu định bệnh 670 59,5 58,6 - 60,2

Từ chối tham gia 293 58.5 57,2 - 59,8

Nhận xét:

Trong số 670 đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc BPTNMT tham gia nghiên cứu định

bệnh, tuổi trung bình các đối tượng trong nhóm này là 59,5 (95% CI:58,6 – 60,2). 293 đối

tượng không tham gia nghiên cứu định bệnh, tuổi trung bình các đối tượng trong nhóm này là

58,5 (95% CI:57,2 – 59,8).So sánh tuổi trung bình của hai nhóm trên thấy ước lượng khoảng

(95% CI) của hai nhóm có khoảng trùng nhau. Như vậy không có sự khác biệt về tuổi giữa

nhóm tham gia nghiên cứu định bệnh và nhóm từ chối tham gia.

Bảng 3.4: So sánh giới của 2 nhóm có và không tham gia nghiên cứu định bệnh

Nhóm

Giới

Tham gia nghiên cứu

n (%)

Từ chối nghiên cứu

n (%) P

Nam 278 (41,5%) 139 (47,4%)

0,09 Nữ 392 (58,5%) 154 (52,6%)

Tổng 670 (100%) 293 (100%)

Nhận xét:

So sánh sự khác biệt về giới giữa nhóm có và không tham gia nghiên cứu định bệnh

thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với P > 0.05.

Như vậy so sánh sự khác biệt về tuổi và giới giữa hai nhóm có và không tham gia

nghiên cứu định bệnh cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Do đó dựa vào kết

quả về tỷ lệ mắc BPTNMT trong 670 người tham gia nghiên cứu, có thể ước lượng tỷ lệ mắc

Page 35: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

BPTNMT trong nhóm có yếu tố nguy cơ không tham gia nghiên cứu định bệnh theo qui định

của thống kê, từ đó có thể suy ra tỷ lệ mắc BPTNMT cho cộng đồng dân cư.

3.2. KẾT QUẢ VỀ TỶ LỆ MẮC BPTNMT

3.2.1. Tỷ lệ mắc BPTNMT

Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc BPTNMT theo giới

Đối tượng mắc

BPTNMT

Số lượng mắc

BPTNMT trong

nhóm tham gia NC

định bệnh (n)

Uớc lượng số mắc

BPTNMTchung cho

cả cộng đồng (n)

Tỷ lệ mắc

BPTNMT

(%)

BPTNMT

Cả 2 giới 34 49 2,3

Nam 20 30 3,0

Nữ 14 19 1,7

VPQMT

Cả hai

giới 94 135 6,4

Nam 62 92 9,2

Nữ 32 43 3,9

Page 36: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Bảng 3.6: Ước lượng tỷ lệ mắc BPTNMT cho nhóm có yếu tố nguy cơ không tham

gia nghiên cứu

Ước lượng tỷ lệ mắc BPTNMTcho nhóm từ

chối tham gia

% 95%CI

BPTNMT

Cả 2 giới 5 [3,1 – 7,0]

Nam 7.2 [3,9 – 10,8]

Nữ 3.5 [1,2 – 5,4]

VPQMT

Cả hai giới 14

Nam 22

Nữ 8

Nhận xét:

Trong số 963 đối tượng có yếu tố nguy cơ, 670 đối tượng tham gia nghiên cứu định bệnh,

qua đó xác định được 34 đối tượng (5%) mắc BPTNMT.Vì các đối của nhóm tham gia và không

tham gia nghiên cứu định bệnh tương đồng về tuổi và giới nên ước lượng tỷ lệ mắc bệnh của 293

đối tượng không tham gia định bệnh cũng là 5% (95%CI:3,1 - 7,0). Vậy số đối tượng mắc bệnh

trên lý thuyết của nhóm này là: 5 x 293 /100 = 15 (đối tượng).

Như vậy tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho hai giới trên quần thể nếu không xảy ra bỏ cuộc

là:

X = (34 + 15) / 2104 = 2,3%

Uớc tính tỷ lệ mắc bệnh ở nam: Trong số 417 đối tượng là nam giới có yếu tố nguy cơ,

chỉ có 278 đối tượng nam tham gia nghiên cứu định bệnh, qua đó xác định được 20 đối tượng mắc

BPTNMT chiếm tỷ lệ 7,2%. Vậy số đối tượng nam mắc BPTNMT trên lý thuyết trong số 139 đối

tượng nam không tham gia nghiên cứu sẽ là: 7.2 x 139 : 100 = 10 (đối tượng).

Như vậy tỷ lệ nam mắc bệnh trên quần thể dân cư nếu không xảy ra bỏ cuộc sẽ là:

Page 37: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

(20 + 10) / 1002 = 2,9%

Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: Trong số 546 đối tượng nữ có 14 đối tượng mắc BPTNMT

chiếm tỷ lệ 3,5%. Tương tự cách tính trên, số đối tượng nữ mắc BPTNMT trên lý thuyết trong số

154 đối tượng không tham gia nghiên cứu là 6.

Tỷ lệ nữ giới mắc BPTNMT trong quần thể dân cư nếu không xảy ra bỏ cuộc là :

(14 + 6) / 1102 = 1,7%

Ước lượng tỷ lệ mắc VPQMT: trong số 607 đối tượng tham gia nghiên cứu định bệnh xác

định được 94 (14%) đôí tượng VPQMT, như vậy ngoại suy số đối tượng mắc trong 293 đối tượng

không tham gia nghiên cứu định bệnh là 41 đối tượng

Tỷ lệ mắc VPQMT trong quần thể dân cư trên lý thuyết là:

(94 + 41)/ 2104 = 6,4%

Biểu đồ hình tròn biểu thị tỷ lệ mắc

Page 38: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ

3.3.1. Tình hình hút thuốc lá - thuốc lào, tiếp xúc bụi, tiếp xúc khói bếp trong các đối tượng phỏng vấn

Bảng 3.7: Tình hình hút thuốc lá, thuốc lào ở các đối tượng phỏng vấn( nữ có hút không ?)

Loại thuốc

hút

Không hút Hút < 15 bao -

năm

Hút 15 - 30 bao

năm

Hút > 30 bao năm

n % n % n %

Thuốc lá 262 73,4 147 82,1 78 70,3

Thuốc lào 48 13,5 3 1,7 1 0,9

Hút cả hai

loaij 222hai

47 13,2 29 16,.2 32 28,8

Tổng số 1447 357 100 179 100 111 100

Nhận xét:

Trong số 2104 đối tượng tham gia phỏng vấn , tình trạng hút thuốc được ghi nhận ở 647 đối tượng(30.6%). 10 đối tượng không có

thông tin cụ thể về tình trạng hút thuốc. Số đối tượng hút > 15 bao-năm là 290 người chiếm tỷ lệ 44.8% trong số đối tượng hút thuốc.

Bảng3.8: Tình hình tiếp xúc bụi của các đối tượng phỏng vấn

Giới Không tiếp xúc Tiếp xúc

n % n %

Nam 894 46,9 108 54,6

Page 39: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nữ 1012 53,1 90 45,5

Hai giới 1906 100 198 100

Nhận xét: Trong số 2104 đối tượng phỏng vấn, tình trạng tiếp xúc bụi được ghi nhận ở 198 đối tượng, trong đó nam giới tiếp xúc nhiều

hơn nữ, chiếm tỷ lệ 54,6% .

Bảng 3.9: Tình hình tiếp xúc khói bếp của các đối tượng phỏng vấn

Giới Không tiếp xúc Tiếp xúc

n % n %

Nam 910 59,4 92 16,1

Nữ 621 40,6 481 83,9

Hai giới 1531 100 573 100

Nhận xét: Trong 2104 đối tượng phỏng vấn, số đối tượng tiếp xúc với khói bếp là 573, trong đó phần lớn là nữ chiếm tỷ lệ 83,9%.

3.3.2.Tình trạng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong nhóm có yếu tố nguy cơ

Dựa vào kết quả trả lời đầy đủ các câu hỏi của 2104 phiếu điều tra cá nhân, chúng tôi chọn ra 963 đối tượng có một trong các triệu

chứng hô hấp và yếu tố nguy cơ mắc BPTNMT sau:

Bảng 3.10: Thông tin về các đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ

Nhóm Đặc điểm của từng phân nhóm Số người Tổng

Page 40: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Có 1 yếu tố nguy cơ Triệu chứng lâm sàng (TCLS) 42

698

Tiền sử hen phế quản (TSHPQ) 20

Hút thuốc lá, lào(HTL) 181

Đun bếp (ĐB) 407

Tiếp xúc bụi (TXB) 48

Có 2 yếu tố nguy cơ TCLS+HPQ 22

224

TCLS+HTL 27

TCLS+ĐB 20

TCLS+TXB 2

HPQ+HTL 6

HPQ+DB 11

HPQ+TXB 1

HTL+DB 8

HTL+TXB 29

DB+TXB 98

Có 3 yếu tố nguy cơ TCLS+HPQ+HTL 7

33

TCLS+HPQ+DB 10

TCLS+HPQ+TXB 1

TCLS+HTL+DB 2

TCLS+HTL+TXB 0

HTL+DB+TXB 4

TCLS+DB+TXB 4

HPQ+DB+TXB 4

HPQ + HTL + DB 0

HPQ + HTL + TXB 1

Có 4 yếu tố nguy cơ TCLS+HPQ+HTL+DB 2

8

TCLS+HTL+DB+TXB 2

TCLS+HPQ+DB+TXB 1

HPQ + HTL + DB + TXB 0

TCLS + HPQ + HTL + TXB 3

Có 5 yếu tố nguy cơ TCLS+HPQ+HTL+DB+TXB 0 0

Page 41: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nhận xét:

Trong số 2104 phiếu điều tra, dựa vào các tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chọn ra được 963 đối tượng có nguy

cơ mắc BPTNMT. Trong đó các đối tượng có 1 yếu tố nguy cơ như hút thuốc hoặc đun bếp chiếm phần lớn.

3.3.3. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mắc BPTNMT

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thuốc lá đến mắc BPTNMT

Nh

óm

Nhóm mắc

BPTNMT

Nhóm BT OR 95%CI

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Tiếp xúc 19 55,9 638 30,8

2,8 1,4- 6,0 Không

tiếp xúc

15 44,1 1432 69,2

Tổng số 34 100 2070 100

Nhận xét: Tỷ lệ hút thuốc ở những đối tượng mắc BPTNMT cao hơn rõ rệt so với những người không mắc BPTNMT (55,9% so với

30,8%). Những người hút thuốc có nguy cơ mắc BPTNMT cao hơn (OR=2,8 .95% CI :1,4 - 6,0)

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của khói bếp (củi, than) đến mắc BPTNMT

Page 42: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nhóm Nhóm mắc

BPTNMT

Nhóm BT OR 95%CI

n % n %

Tiếp xúc 14 41,2 559 27,0

1,9 0,9– 4,0 Không 20 58,8 1511 63,0

Tổng số 34 100 2070 100

Nhận xét: Tiếp xúc thường xuyên với khói bếp (củi, than) dường như không ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc BPTNMT mặc dù OR = 1,9 nhưng

95%CI: 0,9- 4,0 (giới hạn dưới đi qua giá trị 0)

Bảng 3.13: Ảnh hưởng tiếp xúc bụi (phơi nhiễm nghề nghiệp) đến nhóm mắc BPTNMT

Nhóm Nhóm mắc

BPTNMT

Nhóm BT OR 95%CI

n % n %

Tiếp xúc 4 11,8 194 9,4

1,3 0,3 – 3,7 Không 30 88,2 1876 90,6

Tổng số 34 100 2070 100

Page 43: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nhận xét: Tiếp xúc với bụi (phơi nhiễm nghề nghiệp) dường như không ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc BPTNMT (OR = 1,3. 95%CI: 0,3-3,7).

Bảng 3.14: Liên quan giữa hút thuốc với tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần trong mẫu nghiên cứu

Nhóm mắc

VPQMT

Nhóm BT OR 95%CI

n % n %

Hút thuốc 48 5

1,1

609 3

0,3

2,4 1,5 – 3,7

Không 46 4

8,9

1401 6

9,7

Tổng số 94 1

00

2010 1

00

Nhận xét: Những người hút thuốc lá (lào) có nguy cơ mắc VPQMT gấp 2,4 lần người không hút. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê

(OR = 2,4. 95%CI: 1,5 - 3,7)

Bảng 3.15: Liên quan giữa tiếp xúc bụi với tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần trong mẫu nghiên cứu

Page 44: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nhóm mắc

VPQMT

Nhóm BT OR 95%CI

n % n %

Tiếp xúc 11 11,7 187 9,3 1,3 0,6 – 2,5

Không 83 88,3 1823 90,7

Tổng số 94 100 2010

Nhận xét: Không thấy mối liên quan giữa tiếp xúc bụi với mắc VPQMT đơn thuần( OR = 1,3. 95%CI: 0,6 - 2,5)

Page 45: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Bảng 3.16: Liên quan giữa khói bếp với tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần trong mẫu nghiên cứu

Nhóm mắc

VPQMT

Nhóm BT OR 95%CI

n % n %

Tiếp

xúc

22 23

,4

551 27,4 0,8 0,5 – 1,3

Không 72 76

,6

145

9

72,6

94 10

0

201

0

100

Nhận xét: Không thấy mối liên quan giữa tiếp xúc khói bếp với mắc VPQMT đơn thuần (OR = 0,8. 95%CI: 0,5 - 1,3)

Page 46: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Bảng 3.17: Mô hình hồi qui Logistic mắc BPTNMT

BPTNMT(0:không,1: có) OR p

Thuốc lá- lào

Không hút (ref.)

Hút < 15 bao- năm

Hút 15- < 30 bao- năm

Hút > 30 bao- năm

1

3,7

8,5

6,3

< 0,11

< 0,01

< 0,03

Tuổi

40- 49(ref.)

50- 59

> 60

1

1,1

15,2

< 0,9

< 0,001

Tiếp xúc khói bếp (0:, 30 năm, 1: >30 năm) 1,8 0,25

Tiếp xúc bụi ( 0: không, 1:có) 0,61 0,44

Page 47: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Giới (0: Nữ, 1: nam) 0,4 0,32

Tiền sử HPQ (0: không, 1:có) 3,1 < 0,001

R2 = 0.31

Nhận xét: Mô hình này giải thích được 31% sự biến thiên của nguy cơ mắc BPTNMT

Nhìn vào mô hình này cho thấy các biến có quan hệ có ý nghĩa thống kê với nguy cơ mắc BPTNMT là hút thuốc lá, lào > 15 bao- năm,

tuổi > 60. Các biến tiếp xúc khói bếp, tiếp xúc bụi và giới không thấy được mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với nguy cơ mắc BPTNMT.

3.4.Kết quả khám lâm sàng, chức năng thông khí ở nhóm mắc BPTNMT

3.4.1. Đặc điểm chung của nhóm mắc BPTNMT

Bảng 3.18: Phân bố đối tượng mắc BPTNMT theo tuổi, giới tính

Giới

Nhóm tuổi

Nam Nữ Cộng

n % n % n %

40 - 49 0 0 2 14 3 2 5,9

50 - 59 1 5,0 1 7,1 2 5,9

60 - 69 4 20,0 3 21,4 7 20,6

Page 48: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

70 - 79 13 65,0 7 50,0 20 58,8

80 2 10,0 1 7,1 3 8,8

Cộng 20 100 14 100 34 100

Bảng Mô hình cột

Bảng 3.19: Tuổi trung bình củacác đối tượng mắc BPTNMT

Số đối tượng 34

Tuổi trung bình 71,2

95% CI 67,8 – 74,7

Tối thiểu 41,0

Tối đa 85,0

Nhận xét: Trong 34 đối tượng mắc BPTNMT, số đối tượng có độ tuổi từ 70- 79 chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,8%. Tuổi trung bình là 71,2 ( 95% CI:

67,8 - 74,7] ), tuổi thấp nhất là 41,0, tuổi cao nhất là 85,0.

Page 49: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Bảng 3.20:.Phân bố các đối tượng mắc BPTNMT theo giai đoạn của GOLD 2003

Giai đoạn n Tỷ lệ%

GĐ I 2 5,9

GĐ II 19 55,9

GĐ III 11 32,3

GĐ IV 2 5,9

Tổng số 34 100

Nhận xét: trong 34 đối tượng mắc BPTNMT, các đối tượng đối tượng ở giai đoạn II là giai đoạn trung bình gặp tỷ lệ cao 55,9%. Các đối

tượng ở giai đoạn III là giai đoạn nặng cũng khá cao (32,3%).

Mô hình bánh xe

3.4.2.Kết quả khám lâm sàng

Bảng 3.21: Tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp cơ năng của nhóm BPTNMTtheo các giai đoạn GOLD-COPD 2003

Triệu chứng lâm sàng Giai đoạn lâm sàng n Tỷ lệ

Page 50: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

I II III IV (%)

Không có triệu chứng lâm sàng 0 6 3 1 10 29,4

Có triệu chứng ho 2 8 6 1 17 50,0

Có triệu chứng ho khạc đờm 2 8 7 1 18 52,9

Có triệu chứng khó thở 1 9 8 1 19 55,9

Có cả 3 TC ho + khạc đờm + khó thở 1 5 6 1 21 61,8

Có tiền sử được chẩn đoán HPQ 1 6 4 1 12 35,3

Nhận xét: Trong số 34 đối tượng mắc BPTNMT có 10 đối tượng (29,4%) không có triệu chứng cơ năng về hô hấp mặc dù trong số này có 4

đối tượng mắc BPTNMT ở giai đoạn III và IV. Số đối tượng có cả 3 triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở chiếm tỷ lệ cao nhất (61,8%). 12 đối tượng

(35,3%) có tiền sử được chẩn đoán HPQ nhưng sau khi đo CNTK và làm test HPPQ được chẩn đoán là BPTNMT.

Bảng 3.22: Biểu hiện của các triệu chứng thực thể khi khám phổi của nhóm BPTNMT

Triệu chứng n %

Tần số thở > 20 l/ph 16 47,1

Page 51: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Lồng ngực vồng 4 11,8

Rung thanh giảm 4 11,8

Gõ vang 7 21.2

Rì rào phế nang giảm

- Thở ra kéo dài

- Thở yếu

2

16

6,1

48,5

- Ran rít, ngáy

- Ran ẩm, nổ

9

4

26,5

11,8

Nhận xét: Các dấu hiệu thực thể khi khám cho thấy dấu hiệu về tăng tần số thở, thở yếu, nghe phổi có tiếng ran phế quản là các dấu hiệu

hay gặp.

3.4.3. Kết quả X-quang

Bảng 3.23: Tổn thương trên phim chụp X- quang phổi của các bệnh nhân mắc BPTNMT

Tổn thương n Tỷ lệ %

Dày thành phế quản

Page 52: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Hình ảnh phổi bẩn

Xương sườn nằm ngang

Khoang liên sườn giãn rộng

Trường phổi 2 bên quá sáng

Vòm hoành ngang mức

xương sườn...

VIII, IX

X

XI

XII

Vòm hoành hình bậc thang

Tim hình giọt nước

Nhận xét:

3.4.4.Kết quả đo chức năng thông khí của nhóm BPTNMT

Sơ đồ diễn giải kết quả đo chức năng hô hấp của các đối tượng tham gia nghiên cứu định bệnh.

Page 53: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

670 đối tượng có yếu tố nguy cơ

tham gia nghiên cứu định bệnh

CNTK phổi bình

thường: n = 607

RLTK tắc nghẽn

n = 63

Đo CNTK phổi

Test HPPQ

Gaensler ≥ 70% và

Tiffeneau ≥ 70%

Test HPPQ (+)

Gaensler < 70% và/

hoặcTiffeneau < 70%

Test HPPQ (+)

(n = 9 )

Gaensler < 70% và/ hoặc

Tiffeneau < 70%

Test HPPQ (-)

(n = 25 )

HPQ (n= 29) BPTNM (n=34)

Page 54: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Nhận xét: Trong 670 đối tượng tham gia nghiên cứu định bệnh thuộc nhóm có nguy cơ, xác định được 63 đối tượng (10,4%) có RLTK tắc

nghẽn, nhưng sau khi làm test HPPQ chỉ có 34 đối tượng (5,0%) có RLTKtắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn (sau test hồi phục phế quản với

400g salbutamol, Tiffeneau và/ hoặc Gaenssler < 70%), những đối tượng này được chẩn đoán mắc BPTNMT.ảng 24: Giá trị trung bình các

chỉ tiêu thông khí phổi trước và sau Test hồi phục phế quản

ở nhóm BPTNMT (tính theo % so với trị số lý thuyết)

Thông số

Trước test HPPQ Sau test HPPQ

Trung bình Tối thiểu Tối đa 95% CI Trung bình Tối thiểu Tối đa 95% CI

SVC 56,2 31,5 96,6 50,4 – 62,0 60 31,8 107,3 53,5 – 66,6

FVC 42,6 19,9 79,8 37,3 – 47,9 47,7 24,4 96,8 41,1 – 54,3

FEV1 48,5 15,6 85,0 43,3 – 53,7 53,3 23,8 96,8 47,6 – 59,1

FEV1/SVC 58,1 26,8 69,5 54,7 – 61,6 59,9 44,4 69,0 57,7 – 62,1

FEV1/FVC 77,4 53,2 100 73,6 – 81,2 76,1 7,1 100 70,4 – 81,7

MMEF 33,0 8,7 71,1 27,5 – 38,5 37,3 14,4 112,9 30 – 44,5

MEF 75% 37,4 8,7 150 25,7 _ 49,1 42,5 9 234,6 26,9 – 58,1

MEF 50% 24,2 6 59,8 19,2 – 29,2 26,8 8,6 87 20,8 _ 32,9

Page 55: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

MEF 25% 39,4 4,8 97,5 32,0 – 46,8 43,0 10,4 109,9 34,7 – 51,4

Nhận xét: Giá trị trung bình (tính theo % so với trị số lý thuyết) của hầu hết các chỉ tiêu thông khí đều tăng không đáng kể sau Test

HPPQ. Sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê (các khoảng tin cậy 95% CI của các chỉ tiêu thông khí trước và sau Test HPPQ đều trùng

nhau ).

Các chỉ số MMEF, MEF 75%, MEF 50%, MEF 25% đều giảm < 60%.

Page 56: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

Bảng 25: Giá trị trung bình các chỉ tiêu thông khí phổi trước và sau Test hồi phục phế quản

ở nhóm BPTNMT (tính theo lít)

Thông số Trước test Sau test

Trung bình Tối thiểu Tối đa 95% CI Trung bình Tối thiểu Tối đa 95% CI

SVC 1,5 0,7 2,6 1,3 – 1,7 1,6 0,8 2,9 1,4 – 1,8

FVC 1,2 0,5 2,2 1 – 1,3 1,3 0,6 2,5 1,1 – 1,4

FEV1 0,9 0,3 2,5 0,8 – 1,1 1,0 0,5 1,8 0,8 – 1,1

MMEF 0,8 0,3 2,0 0,7 – 0,9 1,0 0,3 6,4 0,7 – 1,4

MEF 75% 1,1 0,2 3,2 0,9 – 1,3 1,3 0,3 2,7 1,0 – 1,5

MEF 50% 1,0 0,3 4,2 0,7 – 1,2 0,9 0,3 2,3 0,8 – 1,1

MEF 25% 0,9 0,2 2,8 0,6 – 1,1 1,0 0,2 3,6 0,6 – 1,3

Nhận xét: Các giá trị trung bình tính theo lít của hầu hết các chỉ tiêu thông khí FEV1, MMEF, MEF75%,, MEF50%, MEF25% đều tăng rất ít

(không có ý nghĩa thống kê) hoặc không tăng sau test HPPQ.

Page 57: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

57

Bảng 3.16 So sánh khả năng phát hiện tắc nghẽn lưu lượng thở của chỉ số

Gaensler so với chỉ số Tiffeneau trong nhóm RLTKTN.

Nhóm

Kiểu biểu hiện của các giá trị

BPTNMT Hen phế quản

n

Tỷ lệ

(%)

n

Tỷ lệ

(%)

Gaensler giảm + Tiffeneau giảm

(FEV1/FVC < 70%) + (FEV1/VC < 70%) 10 29,4 0 0

Gaensler bình thường + Tiffeneau giảm

(FEV1/FVC > 70%) + (FEV1/VC < 70%) 24 70,6 29 100

Gaensler giảm + Tiffeneau bình thường

(FEV1/FVC < 70%) + (FEV1/VC < 70%) 0 0, 0 4,1

Tổng 34 100 29 100

Nhận xét:

Trong nhóm đối tượng mắc BPTNMT, có 24 (70,6%) trường hợp Gaensler

bình thường trong khi chỉ số Tiffeneau giảm. Trong nhóm đối tượng HPQ cũng thấy

rõ 100% trường hợp chỉ số Tiffeneau giảm trong khi Gaensler vẫn bình thường.

Bảng 6: Số đối tượng mắc các triệu chứng VPQMT đơn thuần

Page 58: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

58

Triệu chứng

Giới

Ho kéo dài > 3

tháng (trong 2 năm

liên tiếp)

Khạc

đờm kéo dài

> 3 tháng

(trong 2

năm liên

tiếp)

Ho

kéo dài trên

3 tháng +

Khạc đờm

kéo dài trên

3 tháng

Tổng số

n % n % n % n %

Chung 22 23,4 16 17 56 59,6 94 100

Nam 12 19,4 8 12,9 42 67,7 62 100

Nữ 10 31 8 25 14 44 32 100

Nhận xét: Trong số 94 đối tượng mắc VPQMT, số đối tượng có cả hai triệu chứng ho

và khạc đờm kéo dài > 3 tháng trong hai năm liên tiếp có 56 người, chiếm tỷ lệ cao

nhất 59,6%.

Bảng 26: Tỷ lệ mắc các bệnh chuyên khoa Tai - Mũi - Họng

ở nhóm BPTNMT

Bệnh lý Tai-Mũi-Họng Số đối tượng Tỷ lệ (%)

Không có bệnh chuyên khoa Tai - Mũi - Họng

Viêm họng, viêm Amydan

Viêm mũi

Viêm xoang 0 0

Biểu đồ 3.2. Phân giai đoạn BPTNMT theo GOLD - 2003

Nhận xét:

Trong số 34 đối tượng mắc BPTNMT, ( %) các đối tượng đã hoặc đang

hút thuốc. ( %) đối tượng chưa bao giờ hút thuốc.

Page 59: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

59

Bảng 3.21. Mức độ nghiện thuốc lá ở nhóm các đối tợng mắc BPTNMT

Số lợng bao - năm

Đối tợng mắc BPTNMT

Nam Nữ

n % n %

Không hút thuốc

< 15 bao - năm

15 - 30 bao - năm

> 30 bao - năm

Tổng

Page 60: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

60

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1. Các điểm chung

Nghiên cứu dịch tễ BPTNMT ở cộng đồng đang được sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu, của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Việc so sánh tỷ lệ

mắc bệnh giữa các nước trên thế giới khó khăn vì phương pháp nghiên cứu khác nhau

tuỳ từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng

có một tỷ lệ lớn các trường hợp mắc BPTNMT thực sự nhưng không được chẩn đoán.

Để khắc phục điều này theo chúng tôi cần phối hợp nhiều phương pháp trong điều tra

dịch tễ học BPTNMT trong cộng đồng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi

cũng như một số nghiên cứu khác áp dụng nhiều phương pháp [58], [62], [65] .

Để tiến hành nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT tại thành phố Bắc giang chúng

tôi đã tham khảo các tài liệu nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT của các nước trên thế

giới cũng như trong nước để tránh bỏ sót một số lượng lớn đối tượng mắc BPTNMT

trong cộng đồng không được chẩn đoán.

Về phương pháp nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện phương pháp mô tả cắt

ngang với kiểu lấy mẫu ngẫu nhiên đơn hoàn toàn. Việc chọn cỡ mẫu nghiên cứu

được cân nhắc trên các yêú tố: nghiên cứu trước như nghiên cứu dịch tễ học

BPTNMT phường Khương trung Hà nội của Nguyễn Quỳnh Loan, nghiên cưú dịch tẽ

học BPTNMT ở thành phố Hải phòng, Hà nội của Ngô Quí Châu và cộng sự, cân

nhắc về khả năng thực thi (kinh phí, nhân lực, thời gian).Trên cơ sở đó cỡ mẫu cho

nghiên cứu này được xác định qua công thức tính cỡ mẫu điều tra sử dụng thiết kế

Cluster sampling (mẫu chùm) . Để có đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu chúng tôi cũng tính

đến khả năng bỏ cuộc không tham gia nghiên cứu khỏang 20% và như vậy cỡ mẫu

được tính cho điều tra cộng thêm 20%.

4.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc chọn đối tượng > 40t có nguy cơ cao mắc

BPTNMT để điều tra, chúng tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu về dịch tễ

BPTNMT trong cộng đồng dân cư phường Khương trung Thanh Xuân Hà nội,

Page 61: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

61

nhận thấy trong số 2001 tham gia nghiên cứu có 341 đối tượng có tuổi từ 35-

39t nhưng không có người nào mắc BPTNMT. Tương tự như vậy theo

Burrows B.[87] (E)tỷ lệ mắc BPTNMT thấp ở lứa tuổi < 40t. Hiện nay nhiều

nghiên cứu trên thế giới cũng lấy giới hạn tuổi này để điều tra dịch tễ học

BPTNMT như khảo sát đa quốc gia đang được thực hiện tại năm thành phố ở

châu Mỹ La tinh [87] và chương trình nghiên cưú về gánh nặng bệnh tật của

BPTNMT (BOLD) đã đưa ra các phương pháp tiêu chuẩn hoá để ước tính tỷ lệ

mắc của BPTNMT cũng sử dụng giới hạn tuổi này [84]. Chính vì vậy với cỡ

mẫu đã tính, chúng tôi tập trung sàng lọc từ lứa tuổi này để điều tra, nghiên

cứu tránh bỏ sót.các đối tượng BPTNMTtrong cộng đồng.

Để đảm tính chính xác của các thông tin cần thu thập, chúng tôi loại

trừ khỏi nghiên cứu những người bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, hay bị

bệnh nặng… là những người không thể trả lời chính xác các câu hởi trong

phiếu điều tra. Chúng tôi cũng không tiến hành đo CNTK cho các đối tượng bị

chấn thương về lồng ngực nặng hoặc bị bệnh nặng ảnh hưởng tới kết quả của

CNTK.

Chọn mẫu:

- Trước khi tiến hành chọn mẫu cho nghiên cứu, chúng tôi có tiến hành tham

khảo điều tra về dân số năm 1999 của uỷ ban dân số gia đình và trẻ em của thành phố

Bắc Giang và việc phân chia lại các tổ dân phố của thành phố Bắc giang năm 2005.

Danh sach các hộ gia đình và cá nhân theo danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân

phường cung cấp.

- Số đối tượng nghiên cứu 2100 được chọn ra từ 30 tổ/ thôn từ 11 phường xã

của thành phố Bắc giang theo thiết kế mẫu như đã trình bày chi tiết trong phần

phương pháp nghiên cứu.

- Các đối tượng có nguy cơ cao là những đối tượng hút thuốc lá, lào > 15 bao-

năm , có phơi nhiễm khói than, củi, bụi > 30 năm, các đối tượng có các triệu chứng về

hô hấp như ho, khạc đờm, khó mạn tính trên hai năm theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm

phế quản mạn tính được mời đến khám , đo chức năng thông khí để xác định

BPTNMT.

Page 62: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

62

- Phương tiện và kỹ thuật thu thập thông tin:

Bộ câu hỏi sử dụng cho phỏng vấn được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo

và chuẩn hoá sang tiếng Việt từ bảng câu hỏi về các triệu chứng hô hấp của cộng

đồng than - thép Châu Âu (ESSC 1987) [46] và bảng câu hỏi về bệnh hô hấp sử dụng

cho người trưởng thành của Hội lồng ngực Mỹ (ATS - 1978) [17] Bảng câu hỏi này

đảm bảo tính ngắn gọn, dễ hiểu, đủ ý để thu được những thông tin cần thiết để đạt

được mục tiêu nghiên cứu.

-Để phỏng vấn tại nhà theo danh sách mà khi chọn mẫu chúng tôi đã có, chúng

tôi đã chọn các điều tra viên là các bác sỹ tại trung tâm Y tế dự phòng thành phố Bắc

Giang . Chúng tôi nhận thấy đây là những cộng tác viên sống tại Bắc giang, thông

thạo địa bàn vì vậy có thể thực hiện việc phỏng vấn đầy đủ các đối tựơng đã chọn,

trong thời gian nhất định để tránh bỏ sót một lượng lớn các đối tượng BPTNMT

không được chẩn đoán. Chúng tôi đã tiến hành huấn luyện cách phỏng vấn, cách ghi

chép , đặc biệt là cách thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ như cách tính thuốc

bao- năm , cách qui đổi thuốc lào sang thuốc lá, cách qui định thế nào là bỏ thuốc v.v.

Về tiếp xúc khói bếp chúng tôi qui định chỉ những đối tượng trực tiếp đun mới tính

vào phơi nhiễm, tiếp xúc bụi chủ yếu là bụi vô cơ, là những người làm trong cơ quan

nhà máy đã được xác định là ô nhiễm, hay những người làm nghề tiếp xúc trực tiếp

bụi như vận chuyển than …Các phiếu điều tra đều đựơc chúng tôi kiểm tra ngay sau

khi điều tra viên phỏng vấn, kịp thời sửa chữa những sai sót trong quá trình điều tra.

-Giai đoạn tiếp theo là khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp, làm test hồi

phục phế quản cho các đối tượng có nguy cơ.Việc khấm lâm sàng do các bác sỹ khoa

Hô hấp Bệnh viện Bạch mai thực hiện tại các trung tâm y tế xã phường của thành phố

Bắc Giang. Đo chức năng thông khí được thực hiện bởi các kỹ thuật viên lâu năm của

khoa Hô hấp bệnh viện Bạch mai,vẫn thường xuyên đo chức năng hô hấp hàng ngày

tại khoa, Việc thực hiện đo và đồ thị biểu hiện kết quả đo được các bác sỹ khoa Hô

hấp giám sát. Đây là đội ngũ các bác sỹ và kỹ thuật viên đã có nhiều kinh nghiệm

trong việc điều tra dịch tễ học BPTNMT trong các nghiên cứu tại Hà nội, Hải phòng.

Hai máy đo chức năng hô hấp đã được chúng tôi chuẩn hoá để cho số liệu thu thập

được là tương đương và được kiểm tra thường xuyên trước khi đo. Đối tượng nghiên

cứu được ngồi nghỉ ngơi trước đo ít nhất 15 phút và sau khi nhập dữ liệu cần thiết như

tuổi giới,chiều cao, cân nặng, độ ẩm không khí vào máy, đối tượng nghiên cứu sẽ

Page 63: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

63

được đo chức năng thông khí ít nhất 3 lần và đường biểu diễn lưu lượng thở phải đều

không gẫy khúc. Số liệu do máy tự in ra. Chúng tôi lấy kết quả cao nhất để đánh gía.

4.1.3. Tiêu chuẩn xác định bệnh

Quan trọng nhất là tiêu chuẩn xác định bệnh. Đây chính là yêu cầu đề ra trong

nghiên cứu dịch tễ BPTNMT ở cộng đồng dân cư để giảm thiểu sai số, mang lại kết

quả đúng đắn nhất, xác thực với tình trạng bệnh đang phổ biến này. Chapman và cộng

sự cũng cho thấy đo chức năng hô hấp làm giảm nguy cơ bỏ sót chẩn đoán BPTNMT,

ví dụ trong một khảo sát có tính chất quốc gia về sức khoẻ và dinh dưỡng của Mỹ lần

thứ 3 thì 70% trường hợp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không được chẩn đoán là

BPTNMT trước đó. Cũng như vậy trong nghiên cứu ở Tây ban nha 78% trường hợp

tắc nghẽn không được chẩn đoán từ trước [[A189, 8]. BPTNMT đặc trưng bởi rối

loạn thông khí tắc nghẽn cho nên việc đo chức năng thông khí được xem là một đánh

giá khách quan của tắc nghẽn lưu lượng thở [7], [25], và ngày nay nó là" tiêu chuẩn

vàng" cho chẩn đoán bệnh [25], [42], [57]. Chỉ số đáng quan tâm để xác định tắc

nghẽn là FEV1 và tỷ số FEV1/FVC (Gaensler) và/ hoặc FEV1/VC (Tiffeneau) [7],

[24], [71].

Các tiêu chuẩn để đánh giá hạn chế lưu lượng thở được các hiệp hội hô hấp

của các quốc gia và khu vực đưa ra ở bảng dưới đây [18], [48], [49], [66]

Tên hiệp hội Tiêu chuẩn đánh giá

ATS (1995) FEV1/FVC < 75%

ERS (1995) FEV1/VC < 88% so với số lý thuyết ở nam và FEV1/VC

< 89% so với số lý thuyết ở nữ

BTS (1995) FEV1/FVC <70% và FEV1 < 80% số lý thuyết

GOLD (2003) FEV1/FVC < 70%

Do việc không thống nhất về tiêu chuẩn đánh giá tắc nghẽn lưu lượng khí thở

khi áp dụng để nghiên cứu, do vậy tỷ lệ mắc BPTNMT của các nghiên cứu cũng khác

nhau rõ rệt. Từ khi có bản hướng dẫn của GOLD đề nghị lấy tiêu chuẩn FEV1/FVC <

Page 64: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

64

70% sau test phục hồi phế quản để chẩn đoán BPTNMT và dựa vào mức độ của

FEV1% để phân loại giai đoạn của BPTNMT, năm 2004 ERS và ATS đã ủng hộ tiêu

chuẩn này[[A190,6]]. Có hai dự án lớn là dự án PLATINO do Hội lồng ngực châu Mỹ

La tinh tiến hành năm 2002 ước lượng tỷ lệ mắc BPTNMT tại năm thành phố lớn của

châu Mỹ La tinh và hiện nay sáng kiến nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của

BPTNMT (BOLD) cũng đưa ra tiêu chuẩn này để ước tính tỷ lệ mắc BPTNMT trên

nhiều nước. [E,M 21,A 189]. Hiện nay hầu hết những hướng dẫn chẩn đoán

BPTNMT đều chỉ ra rằng lấy kết quả sau test phục hồi phế quản để chẩn đoán xác

định[H 527]. Đây chính là tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn không hồi phục

hay có hồi phục để tránh chẩn đoán nhầm với hen phế quản. Chính vì vậy trong

nghiên cứu của chúng tôi cũng đã lấy kết quả sau test phục hồi phế quản để chẩn đoán

xác định BPTNMT.

Chỉ sốTiffeneau và Gaensler là những số đo khá nhạy để đánh giá tình trạng

thông khí khi FEV1 còn bình thường ( 80% số lý thuyết) tức là ở giai đoạn nhẹ [

NHLBI/ WHO 2001]. Ở giai đoạn nặng, khi FEV1 giảm, FVC thường giảm nhiều hơn

VC, do vậy chỉ số FEV1/VC thường thấp hơn chỉ số FEV1/FVC, thậm chí trong một

số trường hợp các chỉ số này bình thường trong khi có tắc nghẽn lưu lượng thở nặng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá tắc nghẽn thông

khí trong BPTNMT của GOLD 2003 (FEV1/FVC < 70%), tuy nhiên nhận thấy chỉ số

Tiffeneau (FEV1/VC) nhạy hơn chỉ số Gaensler trong phát hiện tắc nghẽn đường thở,

do vậy chúng tôi sử dụng kết hợp cả 2 chỉ số này. Trong số 34 đối tượng mắc

BPTNMT phát hiện được (bảng ) chúng tôi nhận thấy có 24 (70,6%) đối tượng có

FEV1/FVC bình thường trong khi FEV1/VC giảm. Do vậy có thể thấy rõ ở những đối

tượng này Tiffeneau nhạy hơn Gaensler trong việc chẩn đoán xác định BPTNMT.

Nhận xét này phù hợp với nhận xét của các tác giả Nguyễn Quỳnh Loan [8], Đào

Nam Lượng [9], Nguyễn Đình Tiến [15], Nguyễn Thế Cường[ ], Ngô Quí Châu[ ] và

cộng sự.

Takamura và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 12760 người đến khám sức khoẻ

tại trung tâm sức khoẻ thành phố Sendai Nhật bản từ 1997 đến năm 2001, khi so

sánh giữa FVC và VC nhận xét rằng có 65,3% đối tượng có VC cao hơn FVC. Trong

nghiên cứu này đã lấy chỉ số Tiffeneau làm tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT để tránh

ước tính không đầy đủ về tỷ lệ mắc BPTNMT [ G 42]. Trong nghiên cứu trước đó

Page 65: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

65

Takamura.H và cộng sự (2003) cũng nhận xét phần lớn đối tượng có FVC thấp hơn

VC thậm chí cả những người không mắc BPTNMT.[ G 42, 47]

Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng việc sử dụng chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) là

phù hợp trong những nghiên cứu được thực hiện sớm và thường xuyên, cho phép phát

hiện những đối tượng mắc BPTNMT ở giai đoạn sớm, mà ở giai đoạn này chỉ số

Gaensler và chỉ số Tifffeneau có độ nhạy tương tự nhau. Trong nghiên cứu của chúng

tôi áp dụng cả 2 chỉ số Tiffeneau và Gaensler trong chẩn đoán bệnh. Chỉ cần một

trong 2 chỉ số này < 70% là chúng tôi xác định có rối loạn thông khí tắc nghẽn. Điều

này sẽ tránh bỏ sót một số đối tượng có tắc nghẽn đường thở mà đôi khi một trong 2

chỉ số này bình thường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi đo chức năng thông khí phổi, các đối

tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn đều được đo lại ít nhất ba lần, nếu kết quả cao

nhất của FEV1/FVC và/ hoặc FEV1/VC < 70%, các đối tượng này sẽ được làm test

hồi phục phế quản với 400 g salbutamol. Chỉ những trường hợp sau test hồi phục

phế quản, FEV1/FVC và/hoặc FEV1/VC < 70% mới được chẩn đoán là mắc BPTNM.

Những đối tượng này sau đó được chụp X-Quang phổi để loại trừ các bệnh phổi khác

có thể cũng có thể gây ra rối loạn thông khí tắc nghẽn. Những trường hợp FEV1/FVC

và FEV1/VC >70% sau test hồi phục phế quản được chẩn đoán là hen phế quản.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số 63 đối tượng có RLTK tắc nghẽn phát hiện

khi đo CNTK, sau làm test HPPQ chúng tôi phát hiện ra 29 đối tượng có FEV1/FVC

và FEV1/VC >70%, những trường hợp này chúng tôi chẩn đoán mắc hen phế quản.

4.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu

Ảnh hưởng của việc thiếu hụt các đối tượng tham gia nghiên

Từ 2104 đối tượng phỏng vấn, chúng tôi thu được 963 đối tượng có nguy cơ mắc

BPTNMT sẽ được mời đến khám và đo chức năng thông khí, trong đó nam chiếm 43,3%,

nữ chiếm 56,7%. Song chỉ có 670 đối tượng tham gia khám để phát hiện bệnh. Số đối

tượng có yếu tố nguy cơ còn lại (293 đối tượng) không tham gia nghiên cứu định

bệnh mặc dù chúng tôi đã cố gắng thuyết phục họ bằng cách gửi giấy mời khám lại,

gọi điện thoại, tổ chức nhiều điểm khám thuận lợi và khám trong nhiều đợt, nhiều

ngày liên tiếp v.v...nhưng họ vẫn không tham gia nghiên cứu định bệnh vì một số bận

đi công tác, một số nhập viện vì bệnh khác, một số cho rằng không cần thiêt khám

Page 66: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

66

bệnh....và về nguyên tắc họ có quyền từ chối. Đây là sai số hệ thống phát sinh do

thiếu hụt các đối tượng nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến giá trị của nghiên cứu.

Các ảnh hưởng đến kết quả đo chức năng thông khí

Đo chức năng thông khí là xét nghiệm bắt buộc đối với các đối tượng thuộc

nhóm nghiên cứu, kết quả đo có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phế dung kế và sự

hợp tác của các đối tượng thực hiện. Để khắc phục điều này, đối với máy phế dung kế

chúng tôi thường xuyên kiểm tra trước khi đo và chuẩn hoá hai máy. Kỹ thuật viên là

những người có kinh nghiệm về đo chức năng thông khí.Về đối tượng tham gia

nghiên cứu chúng tôi cố gắng hướng dẫn họ thực hiện đúng những thao tác khi đo

chức năng thông khí. Các đối tượng có rối loạn thông khí, chúng tôi cho đo lại ít nhất

hai lần, thậm chí có đối tượng được đo lại đến bốn lần nếu chúng tôi nghi ngờ kêt quả

chưa chính xác, kết quả cao nhất sẽ được lấy để phân tích. Các đối tượng có vấn đề

không bình thường về mặt tâm thần không thể hợp tác, chúng tôi đã loại ra khỏi

nghiên cứu từ khi phỏng vấn, nên các đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi có

thể hiểu và hợp tác được khi đo. Mặt khác chúng tôi cũng lưu ý đến các bệnh lý làm

ảnh hưởng đến dòng khí (khi đối tượng thổi vào máy) đặc biệt là các bệnh lý miệng,

họng, các chấn thương lồng ngực mới và cũ có thể ảnh hưởng tới kết quả của chức

năng thông khí, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi không có những đối tượng mắc

những bệnh này. (bảng ).

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BPTNMT

4.2.1. Tỷ lệ mắc BPTNMT

Trong nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trên thế giới, việc so sánh tỷ lệ mắc

BPTNMT giữa các nước và giữa các khu vực khác nhau là khó khăn vì phụ thuộc vào

nhiều cách tiếp cận chẩn đoán bệnh khác nhau như dựa vào chẩn đoán của bác sỹ, dựa

vào triệu chứng hô hấp, dựa vào quan điểm của các chuyên gia và dựa vào rối loạn

thông khí tắc nghẽn có hoặc không sử dụng test phục hồi phế quản. Chapman K.R và

CS cho thấy nếu ước tính tỷ lệ mắc bệnh dựa vào chẩn đoán của bác sỹ thì cho kết quả

thấp nhất, dựa vào triệu chứng hô hấp thì kết quả cao nhất và dựa vào chức năng

thông khí thì kết quả trung gian[81]. Halbert R.J. và cộng sự khi ước tính tỷ lệ mắc

BPTNMT trên toàn cầu dựa vào các nghiên cứu đã được công bố từ năm 1990 đến

Page 67: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

67

2004 cũng nhận thấy dựa vào chức năng thông khí sẽ cho tỷ lệ mắc (9,25%) cao hơn

dựa vào khai báo cuả bệnh nhân (4,9%) [84].

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn GOLD 2003 để xác định bệnh

(FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC < 70% sau test phục hồi phế quản). Kết quả cho

thấy trong số 670 đối tượng có yếu tố nguy cơ tham gia nghiên cứu định bệnh, chúng

tôi xác định được 34 đối tượng có BPTNMT. Để ước tính tỷ lệ mắc BPTNMT chung

cho cả quần thể nghiên cứu, chúng tôi phải ước tính tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm

đối tượng có yếu tố nguy cơ nhưng không tham gia nghiên cứu định bệnh. Trước tiên

so sánh hai nhóm đối tượng tham gia và không tham gia nghiên cứu định bệnh về tuổi

và giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia

nghiên cứu định bệnh là 59,5 (95% CI: 58,6- 60,2 )và tuổi trung bình của nhóm không

tham gia nghiên cứu định bệnh là 58,5 (95% CI: 57,2- 59,8). Như vậy hai nhóm có sự

tương đồng về tuổi. Khi so sánh tỷ lệ của nam và nữ giữa hai nhóm cũng không có sự

khác biệt có ý nghĩa thông kê (p < 0,09 ). Do có sự tương đồng về tuổi và giới giữa

hai nhóm nên về nguyên tắc có thể ước tính tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm có yếu tố

nguy cơ không tham gia nghiên cứu định bệnh tương đương với tỷ lệ mắc BPTNMT

trong nhóm có yếu tố nguy cơ có tham gia nghiên cứu định bệnh. Từ đó ước tính được

tỷ lệ mắc cho cả cộng đồng dân cư.

Như vậy ước tính tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm có yếu tố nguy cơ không

tham gia nghiên cứu định bệnh là 5%, số đối tượng mắc BPTNMT ước tính trong

nhóm này sẽ là 15 người. Số mắc BPTNMT ước tính cho cả cộng đồng nếu không

xảy bỏ cuộc là 34 + 15 = 49 (người).

Tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho cả cộng đồng dân cư là

49/2104 x 100(%) = 2,3%.

Tương tự cách tính trên, tỷ lệ mắc BPTNMT của nam giới là 3,0%

Tỷ lệ mắc BPTNMT của nữ là 1,7%

Tuy nhiên, nếu xem VPQMT đơn thuần là giai đoạn 0 của BPTNMT thì tỷ lệ

mắc chung trong cộng đồng dân cư sẽ là 49+ 135/2104 = 8,7% (bảng 3. và bảng 3.).

So sánh với các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ mắc bệnh trong nghiên cứu

của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Loan (2002) tiến hành

trên 2001 đối tượng tuổi ≥ 35 ở phường Khương Mai Hà nội và có cùng tiêu chuẩn

Page 68: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

68

chọn đối tượng có yếu tố nguy cơ như trong nghiên cứu của chúng tôi, tác giả dựa vào

tiêu chuẩn chẩn đoán của ATS: FEV1/FVC < 75% sau test HPPQ, nhận thấy tỷ lệ

mắc BPTNMT là 1,57%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 2,37%, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là

0,36% [8]. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu trên dân cư của một phường, bên cạnh đó

tác giả chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm cư dân tuổi 35. Trong những đối tượng

có tuổi từ 35- 40 không có đối tượng nào mắc BPTNMT, do vậy kết quả có thể thấp

hơn. Mặt khác tỷ lệ hút thuốc trong các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cũng

tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Loan nhưng tuổi trung bình trong

đối tượng tham gia nghiên cứu định bệnh của chúng tôi cao hơn (59,5 so với 53,4), do

vậy đưa đến tỷ lệ cao hơn.

Ngô Quí Châu và cộng sự ( 2005) nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong dân

cư nội thành Hà Nội ở 2583 đối tượng > 40tuổi, với cùng tiêu chuẩn chọn đối tượng

nghiên cứu và chẩn đoán với chúng tôi, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc chung cho cả hai

giới là 2,0% trong đó tỷ lệ mắc của nam là 3,4% của nữ là 0,7%. Như vậy tỷ lệ mắc

tương tự của chúng tôi.

Nhưng so với nghiên cứu về dịch tễ BPTNMT tại thành phố Hải phòng năm

2004, Ngô Quí Châu và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 2976 đối tượng > 40 tuổi

tại 10 xã ngoại thành Hải phòng, tỷ lệ mắc chung cho cả hai giới là 5,56%, trong đó tỷ

lệ mắc của nam là 7,91%, của nữ là 3,63% (với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như

của chúng tôi).Kết này quả cao hơn của chúng tôi có thể được giải thích là do mức độ

phơi nhiễm thuốc lá nhiều hơn ( ).

Với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như chúng tôi, nếu so sánh với các nước

trên thế giới thì tỷ lệ mắc BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn.

FukuchiY. và cộng sự trong nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT, tiến hành đo

chức năng thông khí trên 2343 đối tượng > 40 tuổi tại 18 vùng ở Nippon Nhật bản

năm 2000. Chẩn đoán xác định BPTNMT dựa vào tiêu chuẩn của GOLD 2003

(FEV1/FVC < 70%), nhưng không làm test HPPQ, thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là

10,9%.[ Z ]]tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi một phần là do nghiên

cứu trên không thực hiện test HPPQ. Trong nghiên cứu của chúng tôi 63 đối tượng có

RLTKTN nhưng sau test HPPQ chỉ có 34 đối tượng RLTK tắc nghẽn hồi phục không

hoàn toàn, được chẩn đoán BPTNMT.

Page 69: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

69

Những nghiên cứu dịch tễ học ở Trung Quốc và Hồng công, sử dụng tỷ số

FEV1/FVC < 70% để chẩn đoán, cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT trong những người hút

thuốc lá ở Trung Quốc là 14%, ở Hồng công là 17%.[D868]

Sobradillo V. và cộng sự (2000), nghiên cứu tiến hành trên 4035 đối tượng từ

40 tuổi- 69 tuổi ở Tây Ban Nha, áp dụng bộ câu hỏi của Cộng đồng than thép châu

Âu, kết hợp đo chức năng thông khí phổi và test HPPQ. Chẩn đoán xác định dựa vào

tiêu chuẩn của ERS kết quả cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 9,1%, tỷ lệ mắc ở nam là

14,3%, tỷ lệ mắc ở nữ là 3,9%. [62].

Tzanakis N. (2004) nghiên cứu trên 888 đối tượng tuổi >35 nhận thấy tỷ lệ lưu

hành của BPTNMT ở Hy Lạp là 8,4%; tỷ lệ bệnh với nam là 11,6% và với nữ là:

4,8% [64].

Shin C. (2003) sử dụng tiêu chuẩn xác định bệnh của ATS -1986 (FEV1/FVC

< 75%) thấy tỷ lệ mắc bệnh là 10,3% [58].

Như vậy tỷ lệ mắc BPTNMT thay đổi nhiều qua các nghiên cứu khác nhau. Sự

khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh trong các nghiên cứu phụ thuộc vào việc đưa ra các

phương pháp nghiên cứu, trong đó tiêu chuẩn xác định bệnh có một ý nghĩa rất lớn.

Việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau như chỉ sử dụng tỷ số FEV1/FVC trước test

phục hồi phế quản để đánh giá hoặc chỉ sử dụng FEV1% so với lý thuyết mà không

tính đến tỷ số FEV1/FVC hoặc đưa ra các ngưỡng khác nhau của tỷ số trên để xác

định giới hạn giữa bình thường và bất thường của chức năng thông khí cũng sẽ đưa

đến ước lượng tỷ lệ khác nhau.

Viegi G. khi nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở Bắc Italia [66], số liệu bao

gồm việc thu thập các triệu chứng hô hấp và đo chức năng thông khí phổi. Tác giả so

sánh tỷ lệ BPTNMT khi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán: tiêu chuẩn ERS (1995),

tiêu chuẩn lâm sàng, tiêu chuẩn ATS (1995). Kết quả nghiên cứu 1727 đối tượng tuổi

> 25 thấy tỷ lệ mắc bệnh thay đổi một cách đáng kể.

Tiêu chuẩn Tuổi 2 5 - 45 Tuổi 46

Tiêu chuẩn ERS - 1995 10,8% 12,2%

Page 70: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

70

Tiêu chuẩn lâm sàng 9,9% 28,8%

Tiêu chuẩn ATS - 1986 27% 57%

Điều đó cho thấy rằng dùng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau cho ra tỷ lệ bệnh

khác nhau.

Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh trong các nước cũng có thể giải thích do

tác động của yếu tố khác nhau: tác động của yếu tố nguy cơ mà trong đó hút thuốc lá

chiếm vai trò quan trọng [37], [41] ảnh hưởng của di truyền trong nguy cơ bệnh phổi

khác nhau [21], [60] cũng có thể ảnh hưởng từ các khu vực địa lý khác nhau [36],

[62].

-Tỷ lệ mắc theo tuổi và giới tính

Trong số 34 đối tượng mắc BPTNMT, chúng tôi nhận thấy tuổi thấp nhất là 40

và tuổi cao nhất là 85, trong đó tuổi trung bình của các đối tượng là 71,2 (95%CI:

67,8 – 74,7). 58,8% các đối tượng có tuổi từ 70 trở lên.

So sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Loan (2002) thấy tuổi trung

bình trong nhóm mắc BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 71,2 (95%

CI [67,8- 74,4]) so với 57,5(95% CI: 53,6 – 61,5) [8].

Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước trên các bệnh nhân điều trị nội trú

tại bệnh viện thấy độ tuổi trung bình của đối tượng được nghiên cứu như sau:

Nguyễn Xuân Tuấn Anh (1998) khi nghiên cứu trên 369 bệnh nhân mắc

BPTNMT điều trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhận thấy tuổi trung bình của

các đối tượng là: 69,05 8,72 [1].

Vũ Văn Khâm (2001), nghiên cứu trên các đối tượng mắc BPTNMT vào viện vì

đợt cấp nhận thấy tuổi trung bình là: 70,07 9,02 [5].

Nguyễn Đình Tiến (1999), nhận thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc

BPTNMT vào viện vì đợt cấp là: 70,5 10,5 [15].

Lứa tuổi mắc BPTNMT cũng thay đổi theo từng nghiên cứu của các tác giả

nước ngoài:

Page 71: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

71

Theo Shayck C.P. (2002), khi nghiên cứu tìm hiểu tỷ lệ mắc BPTNMT trong

các đối tượng có nguy cơ cao nhận thấy tuổi trung bình của các đối tượng là 46,7

7,7 [57].

Lacasse Y. (1999), nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi, tỷ lệ cao nhất

ở nam tuổi ≥ 75 tuổi (6,8%) [40]. Nghiên cứu ở Mỹ, trong 553.000 bệnh nhân điều trị

BPTNMT ở Mỹ 2/3 trong số họ có tuổi > 65 [63].

Như vậy có thể thấy tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc

BPTNMT. Trong nghiên cứu của chúng tôi dựa vào kết quả phân tích mô hình đa biến

logistic về ảnh hưởng của tuổi đến mắc BPTNMT ( bảng ) chúng tôi thấy lứa tuổi từ

60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc BPTNMT gấp >15 lần người < 60 tuổi (OR = 15,2. p <

0.001).

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Lindberg Anne (2005), dựa vào

kết quả phân tích mô hình đa biến cũng nhận xét tỷ lệ mắc BPTNMT tăng theo tuổi

(OR = 3,49) [COPD NM 98]

Một số nghiên cứu còn đặt ra vấn đề nên phát hiện bệnh ở lứa tuổi trẻ hơn

[52], [62], vì đối tượng mắc BPTNMT ở cộng đồng thường có tuổi trung bình thấp

hơn nhiều so với đối tượng mắc BPTNMT đang nằm viện. Tuy nhiên lứa tuổi mắc

BPTNMT trong các nghiên cứu dịch tễ thường không phải là thấp, nhìn chung các

nghiên cứu đều đưa ra con số tuổi mắc bệnh đa số > 60 tuổi [30], [43], [58]. Điều này

chứng tỏ rằng việc cần thiết phải sàng lọc thường xuyên và trên diện rộng để phát

hiện sớm bệnh, đem lại hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Giới

Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Trong số 34 đối tượng mắc BPTNMT

chúng tôi nhận thấy có: 20 (58,8%) nam và 14 (41,2%) nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 1.44/1. Như

vậy so với các nghiên cứu trong nước tỷ lệ mắc BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi ở

nam lớn hơn nữ là không đáng kể

Theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002), trong số 17 đối tượng mắc BPTNMT có 17 nam

và 2 nữ. Tỷ lệ nam/nữ: 7,5/1 [8].

Page 72: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

72

Ngô Quí Châu và cộng sự khi nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT tại Hà nội và Hải

phòng cũng thấy tỷ nam mắc nhiều hơn nữ, tại Hà nội tỷ lệ nam/nữ là 3,1/1, tại Hải phòng

tỷ lệ nam/nữ là .

Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng nhận thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ: Nguyễn

Xuân Tuấn Anh thấy tỷ lệ nam 72% [1], Vũ Văn Khâm tìm thấy đối tượng nam mắc

bệnh chiếm tỷ lệ 84,6% [5].

Tzanakis N. (2004), nghiên cứu về tỷ lệ mắc BPTNMT ở Hy Lạp nhận thấy tỷ

lệ mắc BPTNMT chung là 8,4%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam là: 11,6% và ở nữ là:

4,8% [65].

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc BPTNMT thường tăng theo mức

tiêu thụ thuốc lá, nam có tỷ lệ cao hơn nữ do tiền sử hút thuốc lá nhiều hơn mà đây

được xem như là yếu tố nguy cơ chính phát triển BPTNMT. Nhiều nghiên cứu gần

đây tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ nữ trong BPTNMT, Strachan và cộng sự trong một

nghiên cứu đo chức năng thông khí tại nhà cho các đối tượng 18 - 63 tuổi gồm 2484

nam - 3663 nữ tìm thấy 10% nam và 11% nữ có giảm FEV1 [19], một nghiên cứu

khác ở Anh (1997) chỉ ra tỷ lệ 1,7% nam và 1,4% nữ và nghiên cứu này chỉ ra xu

hướng mắc bệnh ổn định ở nam và tăng ở nữ có liên quan đến thuốc lá [20]. Ngày nay

nổi lên vấn đề là sự gia tăng hút thuốc lá ở nữ, và nghiên cứu cũng chứng minh sự

nhạy cảm của phụ nữ đến khói thuốc lá làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng này [26],

[61].

Như vậy ở Việt Nam, BPTNMT gặp chủ yếu ở tuổi > 60 và bệnh gặp ở nam

nhiều hơn nữ.

Tuy vậy sự khác nhau về giới có ảnh hưởng đến mắc BPTNMT hay không

hiện nay còn đang tranh cãi. Những giải thích hiện nay cho rằng sự khác nhau về giới

trong BPTNMT là do khác nhau về hình thái học của phổi, tình trạng hút thuốc, đáp

ứng viêm khác nhau giữa các giới, khác nhau về hormon, về nghề nghiệp. [A202].

Trong nghiên cứu của chúng tôi khi phân tích mô hình hồi qui Logistic xem xét mối

liên quan giữa giới tính với mắc BPTNMT thì không thấy mối liên quan có ý nghĩa

thống kê. (Bảng ).

4.2.2. Các biểu hiện lâm sàng

Page 73: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

73

Triệu chứng lâm sàng thường gặp của BPTNMT là ho và khạc đờm mạn tính,

ở giai đoạn muộn, các bệnh nhân thường kèm theo khó thở. Các biểu hiện này thường

xuất hiện khi có thay đối thời tiết. Trong nghiên cứu phát hiện 34 đối tượng mắc

BPTNMT giai đoạn I tới giai đoạn IV (bảng ), trong số các bệnh nhân này, biểu hiện

lâm sàng là ho: 50,0%, ho và khạc đờm: 52,9%, khó thở: 55.9%. Tuy nhiên có một tỷ

lệ lớn các bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT có cả ba biểu hiện ho, khạc đờm và

khó thở: 618%. Nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ các đối tượng không có triệu

chứng gì (29,4%) trong đó có 1 đối tượng ở giai đoạn IV. Điều này phù hợp với nhận

xét của GOLD - 2003 rằng bệnh nhân mắc BPTNMT có thể không có biểu hiện ho

hoặc khạc đờm mạn tính . Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Loan (2002), nhận

thấy trong số các đối tượng mắc BPTNMT, có 29,4% đối tượng không có bất kỳ triệu

chứng gì [8]. Ngô Quí Châu và cộng sự khi nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT thành

phố Hà nội cũng cũng nhận thấy một tỷ lệ đảng kể đối tượng mắc BPTNMT không có

biểu hiện lâm sàng (29,7%).

Theo Sobradillo V. và cộng sự (2000), trong số các đối tượng có tắc nghẽn

đường thở chỉ có 32,4% là có triệu chứng [62].

Chính vì sự tiến triển âm thầm của bệnh theo thời gian và khó nhận biết được,

nên cần phải khám và đo chức năng thông khí đối với các đối tượng có yếu tố nguy cơ

trên diện rộng, ngay cả khi đối tượng không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu

chứng hô hấp để phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa kịp thời bệnh,.

Khi thăm khám phổi chúng tôi ghi nhận các triệu chứng nổi bật là khó thở, tần

số thở >20 l/ph gặp ở 16/34 (47.1%) và thở yếu 16/34 (47.1%) (bảng ). Theo

Lindstrom M. và cộng sự (2001) ghi nhận rằng triệu chứng khó thở gặp 71,1% bệnh

nhân và triệu chứng này ít thấy ở giai đoạn đầu so với triệu chứng ho và khạc đờm, và

thường xuất hiện khi bệnh đã nặng kéo dài nhiều năm [41]. Fletcher và cộng sự

(1977) cũng nhận định rằng khó thở liên quan đến mất chức năng phổi theo thời gian,

khi khó thở xuất hiện đó là hậu quả của mất chức năng phổi[31]. Trong kết quả

nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu các đối tượng mắc BPTNMT ở giai đoạn II:

59,5% và giai đoạn III: 32,3% tức là FEV1 từ 30% - <80%. Khi thăm khám các đối

tượng có biến dạng lồng ngực (lồng ngực vồng), rung thanh giảm, gõ vang gặp 15/34

đối tượng với tỷ lệ 41,1%.

Page 74: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

74

Các tác giả Nguyễn Xuân Tuấn Anh (1999) [1], Trần Đình Thành (2002) [12]

trong các nghiên cứu số bệnh nhân đang nằm viện nhận thấy: tỷ lệ các triệu chứng về

hô hấp rất cao, điều này phù hợp vì đa số bệnh nhân nằm viện do có triệu chứng hô

hấp và diễn biến bệnh nặng hơn.

4.2.5.Đặc điểm của chức năng thông khí

Chức năng hô hấp được coi là phương tiện quan trọng trong chẩn đoán xác định

BPTNMTđã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định. Các biểu hiện ho và khạc

đờm không phải là dấu hiệu báo trước mắc BPTNMT. Zielinsli J. và cộng sự khi nghiên

cứu 11035 đối tượng > 40 tuổi tại Ba lan thấy hơn một nửa số đối tượng có CNTK bình

thường nhưng có triệu chứng về hô hấp, nhưng ngược lại có 33% đối tượng mắc BPTNMT

không có triệu chứng về hô hấp. So sánh giữa chẩn đoán BPTNMT dựa vào CNTK với

chẩn đoán dựa vào các triệụ chứng lâm sàng, Buffel và cộng sự cho thấy số lượng đối

tượng được phát hiện tăng hơn gần 42%.[D 836].

Kết quả đo CNTK trên 670 đối tượng có yếu tố nguy cơ , chúng tôi phát hiện 63

đối tượng có RLTKTN, sau khi làm test HPPQ có 34 đối tượng có RLTKTN không hồi

phục (chỉ số Tiffneau hoặc Gaensler < 70%). Giá trị trung bình của chỉ tiêu thông khí tính

theo % dự đoán và tính theo lít đều giảm dưới mức bình thường (bảngr , bảng ). Giá trị

trung bình của FEV1 trước test HPPQ là 48,5 (95% CI: 43,3- 53,9), sau test HPPQ là 53,3

(95% CI: 47,6- 59,1), chỉ số Tiffneau trước test HPPQ là 58,1% (95% CI: 54,7- 61,6), sau

HPPQ là 59,9% (95% CI: 57,7- 62,1) cho thấy trước và sau test HPPQ giá trị của FEV1 và

Tiffneau khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số khác như MMEF, MEF75% ,

MEF50% , MEF25% , đều giảm < 60%. Như vậy các chỉ số đánh giá RLTK TN trong nghiên

cứu của chúng tôi đều giảm đáng kể.

So sánh giữa FVC và SVC của các đối tượng mắc BPTNMT, chúng tôi nhận thấy

giá trị trung bình tính theo % dự đoán và tính theo lít của FVC đều giảm hơn SVC (bảng ),

chính vì vậy chỉ số Gaensler thường cao hơn chỉ số Tiffneau. Trong nghiên cứu của chúng

tôi thấy 24 (70,6%) đối tượng BPTNMT có Gaensler bìmh thường trong khi chỉ số

Tiffneau giảm và tất cả 29 đối tượng (100%) chúng tôi chẩn đoán là HPQ có chỉ số

Gaenslerr bình thường trong khi TIFFnau giảm.

Page 75: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

75

Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trong nước và một số

các nghiên cứu ở nước ngoài. Nguyễn Quỳnh Loan [8], Ngô Quí Châu và cộng sự [72]

cũng cho thấy chỉ số Tiffneau giảm nhiều hơn chỉ số Gaensler.

Takemura và cộng sự (2003) khi so sánh FVC và SVC cũng thấy FVC giảm hơn

SVC, thậm chí cả những người không mắc BPTNMT. Chính vì vậy tác giả cũng sử dụng

chỉ số Tifneau để chẩn đoán RLTKTN [83].

Vì vậy để tránh bỏ sót khi khám phát hiện bệnh chúng tôi đã sử dụng cả hai chỉ số

này để đánh giá tắc nghẽn đường thở, chỉ cần một trong hai chỉ số này giảm < 70% là chẩn

đóan có RLTKTN.

- Phân loại giai đoạn: dựa vào kết quả của đo CNTK, theo hướng dẫn phân

loại của GOLD - 2003, BPTNMT được chia từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng và giới

thiệu giai đoạn 0 gọi là giai đoạn nguy cơ (có ho, khạc đờm mạn tính trong 3 tháng

liền và trong hai năm liên tiếp tức là tiêu chuẩn chẩn đoán VPQMT của WHO mà

không có tắc nghẽn đường thở). Theo GOLD 2006 giai đoạn 0 đã loại khỏi bảng xếp

loại nhưng ý nghĩa dự phòng của nó đối với cộng đồng vẫn còn nguyên gia trị vì đây

là giai đoạn có nguy cơ phát triển BPTNMT. Theo GOLD các đối tượng có RLTK tắc

nghẽn sẽ được xếp theo các giai đoạn từ I đến IV tức là các giai đoạn từ nhẹ đến nặng

dựa vào chỉ số FEV1 so với dự đoán (trong nghiên cứu này đánh giá theo tiêu chuẩn

của người Việt nam). Giai đoạn I (nhẹ): FEV1 > 80%, Giai đoạn II (trung bình):

FEV1 50- < 80%, Giai đoạn III (nặng): FEV1 30% - <50%, Giai đoạn IV(rất nặng):

FEV1<30%)

Trong 34 đối tượng được chẩn đoán BPTNMT (biểu đồ.) có 2 (5,9%) đối

tượng ở giai đoạn I, 19 (55,9%) đối tượng ở giai đoạn II, 11 (32,3%) đối tượng ở giai

đoạn III, 2 (5,9%) đối tượng ở giai đoạn IV.

So sánh mức độ nặng của bệnh giữa các nghiên cứu khác nhau là khó bởi vì sử

dụng tiêu chuẩn phân loại khác nhau, chính sự khác biệt này làm cho mức độ phân

loại ngay trong một nghiên cứu cũng khác nhau rõ rệt [44], [66].

Dựa vào tiêu chuẩn của ATS, theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên

2001 đối tượng dân cư nhận thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung là 1,7%, trong đó gặp

chủ yếu BPTNMT ở giai đoạn I: 67,7% [8].

Page 76: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

76

Shin C. và cộng sự (2003), điều tra tỷ lệ tắc nghẽn lưu lượng khí thở trên 1160

đối tượng nhận thấy 90% đối tượng mắc BPTNMT ở mức độ nhẹ (tiêu chuẩn ATS

1986) [58].

FukuchiY. cộng sự (2004) nghiên cứu trên 2343 đối tượng > 40 tuổi dựa vào

phân loại của GOLD 2003, thấy tỷ lệ mắc BPTNMT giai đoạn nhẹ là 56%, giai đoạn

trung bình 38%.

Dựa vào tiêu chuẩn của ERS 1995, nghiên cứu của Viegi G (2000) tiến hành

trên 1727 đối tượng nhận thấy tắc nghẽn lưu lượng khí thở mức độ nặng là 3,6%, còn

theo ATS - 1986 là 5,2% [66].

Trong các nghiên cứu lâm sàng, theo Đào Nam Lượng (1991) trên 41 bệnh

nhân đang nằm viện thấy đa số ở giai đoạn III [9]. Kết quả tương tự cũng thấy trong

nghiên cứu của Nguyễn Bá Hùng (2000) với tiêu chuẩn phân loại theo ATS nhận thấy

rằng bệnh nhân BPTNMT nằm viện đa số ở giai đoạn nặng [3]. Kết quả nghiên cứu

của Nguyễn Đình Tiến (1998) bệnh nhân ở giai đoạn II, III chiếm 87,7% [14].

Các kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số bệnh nhân ở nước ta thường vào viện

ở giai đoạn muộn vì thiếu các thông tin về bệnh từ trước, không được phát hiện bệnh

sớm, đối tượng mắc bệnh thường chủ quan và bác sĩ không lưu ý đến bệnh. Đây là

điểm khác biệt so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài

Nhìn chung thấy rằng trong các nghiên cứu cộng đồng đối tượng mắc

BPTNMT thường chủ yếu ở mức độ nhẹ và đây là tỷ lệ thực mắc của BPTNMT,

ngược lại các bệnh nhân mắc BPTNMT chỉ đến viện khi có các biểu hiện lâm sàng

của bệnh mà đây thường đã là những giai đoạn BPTNMT vừa hoặc nặng [1], [5],

[15].

- Sự nhầm lẫn trong chẩn đoán hen và BPTNMT ở mẫu nghiên cứu.

Cùng với sự khó khăn của việc phát hiện sớm, sự phân biệt giữa hen và

BPTNMT là thách thức không nhỏ của các nhà lâm sàng [22], [25], [59]. Chẩn đoán

phân biệt giữa hen và BPTNMT là công việc khó khăn bởi chính sự chồng chéo lâm

sàng giữa 2 bệnh này. Một phân tích từ năm 1981 - 1999 ở Mỹ [59] cho thấy rằng:

những bệnh nhân > 64 tuổi được chẩn đoán là hen trong năm 1984 thì được chẩn đoán

BPTNMT ở lần tái nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số 670 đối tượng

Page 77: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

77

có yếu tố nguy cơ tham gia nghiên cứu định bệnh, chúng tối tiến hành đo chức năng

thông khí phổi và phát hiện ra 63 đối tượng có rối loạn chức năng thông khí phổi kiểu

tắc nghẽn. Tất cả những đối tượng này đều được làm test HPPQ, sau test chúng tôi

phát hiện ra 34 đối tượng có Gaensler và/ hoặc chỉ số Tiffeneau không hồi phục hoàn

toàn (Gaensler và/ hoặc Tiffeneau < 70%). Với những đối tượng này chúng tôi chẩn

đoán xác định có BPTNMT. Những đối tượng còn lại (29 đối tượng) có Gaensler và

Tiffeneau phục hồi hoàn toàn sau test HPPQ (Gaensler và Tiffeneau ≥ 70%), chúng

tôi xác định đây là những đối tượng mắc HPQ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngay trong

những đối tượng được chẩn đoán là mắc BPTNMT thì cũng có một số đối tượng trước

đây thực sự có HPQ, nay phát triển thành BPTNMT (khi phân tích mô hình Logistic

mối liên quan giữa hen phế quản với mắc BPTNMT thấy những người bị hen phế

quản có nguy cơ mắc BPTNMT gấp 5.4 lần người khôngbị hen phế quản (OR= 5,4. p

< 0,001), nhưng cũng có những đối tượng mắc BPTNMT trước đây được chẩn đoán

nhầm là HPQ. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 12 đối tượng (35,3%) mắc

BPTNMT có tiền sử được chẩn đoán HPQ (bảng ).

Theo Silva G.E (2004) nghiên cứu trên 3099 đối tượng người lớn tuổi > 20,

trong đó có: 192 bệnh nhân HPQ, 156 bệnh nhân HPQ ổn định và 2751 đối tượng

không mắc HPQ nhận thấy các bệnh nhân mắc HPQ có nguy cơ mắc VPQM, khí phế

thũng và BPTNMT cao hơn nhiều so với các đối tượng không mắc bệnh [59].

Bellia V. và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 128 bệnh nhân HPQ tuổi trung

bình 73 ± 6,4, nhận thấy 19,5% các bệnh nhân HPQ cao tuổi bị chẩn đoán nhầm là

BPTNMT, trong khi có 27,3% các bệnh nhân HPQ mà chưa bao giờ được chẩn đoán

[22].

David G. và cộng sự (2006) đo CHTK cho 597 đối tượng > 40 tuổi phát hiện

235 người mắc BPTNMT, trong số đó có 51,5% trước đó được chẩn đoán HPQ.[N

75]

Như vậy việc chẩn đoán nhầm giữa HPQ và BPTNMT vẫn là vấn đề đáng lưu

tâm cho tất cả các bác sỹ, kể cả các bác sỹ chuyên khoa. Để tránh nhầm lẫn này, cần

thăm khám lâm sàng tỷ mỷ, kết hợp thăm dò chức năng thông khí phổi và test HPPQ.

4.2.7. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ

Page 78: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

78

Đã từ lâu chúng ta biết ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đến mắc BPTNMT

có thể là yếu tố di truyền và/hoặc yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền là những yếu tố

không xác định được trong nghiên cứu này nên chúng tôi chỉ đề cập đến các yếu tố

nguy cơ của môi trường tác động đến bệnh. Ba yếu tố được nhắc đến là: hút thuốc lá;

đun bếp củi, than; tiếp xúc bụi. Để xác định mối quan hệ của các yếu tố nguy cơ với

việc mắc BPTNMT, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi qui Logistic (Xem phần

phương pháp nghiên cứu). Phương pháp phân tích hồi qui là phương pháp phân tích

triệt để nhằm khống chế các yếu tố nhiễu cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh.

Yếu tố thuốc lá:

Ảnh hưởng của hút thuốc lá đến mắc BPTNMT ngày càng được biết rõ. Hút

thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất trong căn nguyên của BPTNMT và nó liên quan tới

hơn 75% các trường hợp mắc BPTNMT trên toàn thế giới.[B 972] Một tỷ lệ cao

người hút thuốc lá phát triển BPTNMT được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu [20],

[37], [41], [51], [63]. [R]

Về tình hình hút thuốc lá trong nhóm mắc BPTNMT (bảng , bảng , biểu đồ

), chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người hút thuốc lá trong nhóm đối tượng mắc BPTNMT là

20/34 (55.9%). Phân tích mối liên quan giữa khói thuốc đến mắc BPTNMT chúng tôi

nhận thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc BPTNMT gấp 2.8 lần so với người

không hút thuốc OR = 2,8 (95% CI:1,4- 6,0). Về ảnh hưởng của hút thuốc lá đến mắc

BPTNMT khi phân tích mô hình đa biến Logistic khi đó các yếu tố nhiễu khác đã

được khống chế, chúng tôi cũng nhận thấy những người hút thuốc lá từ > 15 bao- năm

có nguy cơ mắc BPTNMT >8 lần người không hút thuốc (OR= 8,5. p < 0,001).

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài

nước.

Nguyễn Quỳnh Loan (2002), cho thấy trong nhóm đối tượng mắc BPTNMT

thì tỷ lệ người hút thuốc lá là 82.4% [8].

Nguyễn Bá Hùng và cộng sự (2001) trong một nghiên cứu thấy trong nhóm mắc

bệnh thì tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá rất cao 97,01% và tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa

hút thuốc lá và giảm chức năng phổi trong nhóm mắc bệnh [3].

Page 79: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

79

Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 2583 dân cư nội thành Hà

Nội nhận thấy khói thuốc lá, thuốc lào (OR = 3.64) là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT

rõ rệt nhất[79],và khi nghiên cứu 2976 đồi tượng ngoại thành Hải phòng cũng thấy rõ

mối liên quan giữa thuốc lá với mắc BPTNMT (OR= 4,28, (95%CI: 2,68- 6,52) [79].

Theo Sobradillo V và cộng sự (2000) qua tiến hành nghiên cứu trên 4035 đối

tượng tuổi từ 40-69 ở Tây Ban Nha, nhận thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là 9,1%, tuy nhiên tỷ lệ

mắc BPTNMT với những người đang hút thuốc lá là 15% (95%CI: 12,8-17,1), với những

người đã bỏ hút thuốc là 12,8% (95%CI: 10,7-14,8) và với người hoàn toàn không hút

thuốc lá là 4,1% (95%CI: 3,3-5,1). Đối với nam giới > 60 tuổi và hút >30 bao- năm tỷ lệ

mắc là 40,3%% (95%CI: 34,4- 46,2) và so với nhóm cùng lứa tuổi không hút thuốc nguy

cơ mắc BPTNMT gấp > 6 lần (OR= 6,6, 95%CI: 3,5- 12,3). Khi phân tích mô hình đa biến

Logistic nghiên cứu cũng cho thấy so với người không hút nguy cơ mắc bệnh ở những

người hút thuốc tăng lên theo mức độ hút thuốc, hút thuốc > 15 - 30 bao- năm có nguy cơ

mắc BPTNMT gấp > 2 lần (OR= 2,2, p < 0,0003) và hút thuốc > 30 bao- năm nguy cơ gấp

> 5 lần (OR= 3,70- 7,91, p < 0,0001) [62].

FukuchiY. và cộng sự (2004) nghiên cứu 2343 đối tượng dựa vào kết quả

khi phân tích mô hình Logistic cũng nhận xét hút thuốc lá 25- 49 bao- năm có nguy cơ mắc

BPTNMT gấp 1.9 lần so với người hut < 25 bao- năm (OR= 1,92. 95%CI: 1,31- 2,75) [Z

461]

Barnes R.J và Cs (1997) nhận xét có khoảng 85% những người mắc BPTNMT

nghiện thuốc lá và ở những người này thường có tiền sử hút thuốc lá > 20 bao - năm [20].

Yếu tố khói do đun bếp

Ô nhiễm do khói khi đốt củi, than trong gia đình không thông thoáng góp phần

gây nên BPTNMT ở phụ nữ trong các nước đang phát triển [B 972].

Ramiez- Venegas và cộng sự nghiên cứu thuần tập trong 10 năm trên 481 phụ

nữ ở Mexico tiếp xukhói bếp thấy những phụ nữ này có nguy cơ mắc BPTNMT như

những đối tượng hút thuốc lá. [COPD NM 123].

.Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng không có sự liên

quan có ý nghĩa thống kê giữa tiếp xúc khói bếp với VPQMT và mắc BPTNMT được

trình bày ở bảng và bảng khi phân tích giữa hai biến tiếp xúc khói bếp với mắc

BPTNMT và khói bếp với VPQMT, và ngay cả khi phân tích dựa vào mô hình

logistic, khi đó các yếu tố nhiễu như hút thuốc lá, tiếp xúc bụi, tuổi, giới được khống

chế ngang nhau cũng không thấy mối liên quan giữa tiếp xúc khói bếp > 30 năm với

Page 80: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

80

mắc BPTNMT (OR= 1,8, p = 0,25). Tuy nhiên vì cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng

tôi có lẽ không đủ lớn, hơn nữa trong nghiên cứu này mặc dù chúng tôi không tính

đến những người gián tiếp hít phải khói bếp do người trong gia đình đun, nhưng ngay

cả những người trực tiếp đun cũng khó xác định chính xác thời gian đun bếp củi, than

(chỉ tính ước lượng), cùng mức độ tiếp xúc: có lúc tiếp xúc nhiều (trực tiếp đun nấu),

lúc tiếp xúc ít (chỉ hít phải khói do người trong gia đình đun), không đo được nồng độ

bụi và chất độc hại do chất đốt hỗn hợp gây nên, vì thế kết quả này còn hạn chế.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Ngô Quí Châu và cộng sự khi

nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở Hà nội và Hải phòng. Tác giả cũng nhận thấy ảnh

hưởng của khói, bụi đến mắc BPTNMT là chưa rõ ràng. [ ]

Yếu tố tiếp xúc bụi (nghề nghiệp)

Cũng như cách phân tích về mối liên quan giữa hút thuốc lá và tiếp xúc khói

bếp đến VPQMT và mắc BPTNMT, chúng tôi không thấy mối liên quan có ý nghĩa

thống kê giữa tiếp xúc bụi đến VPQMT và mắc BPTNMT(bảng 3.23), và bảng. Khi

dựa vào kết quả phân tích mô hình logistic xem xét mối liên quan giữa tiếp xúc bụi

với mắc BPTNMT cũng cho không thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (OR= 0,6,

p =0,4)

Trên thế giới các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường và đặc biệt là ô nhiễm

bởi bụi và khí độc công nghiệp cũng là những nguy cơ gây BPTNMT. Humerfelt S. và Cs

(1998) nghiên cứu trong cộng đồng nhận thấy tiếp xúc với bụi, khí hoặc tiếp xúc với khói

có thể làm tăng thêm nguy cơ BPTNMT [ COPD MB 70].

Matheson M.C và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 1232 đối tượng nhận thấy tiếp

xúc thường xuyên với bụi sinh học có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn (OR 3,19. 95% CI

1,27 – 7,97); giãn phế nang (OR 3,18. 95% CI: 1,41 - 7,13) và BPTNMT (OR 2,70. 95%

CI: 1,39 - 5,23) cao hơn. Không có sự liên quan giữa tiếp xúc bụi vô cơ (OR = 1,13. 95%

CI 0,57 – 2,27) và tiếp xúc khói/khí (OR 1,63. 95% CI 0,83 – 3,22) với tỷ lệ mắc BPTNMT

[COPD MB 80].

Meer G.D và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 1906 công nhân tiếp xúc với bụi hữu

cơ, bụi vô cơ và khói nhận thấy những công nhân tiếp xúc thường xuyên với bụi hữu cơ có

nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn (OR 1,48, 95% CI: 0,95 – 2,30), và FEV1 thấp (giảm

59 mL, 95% CI: 114;-4). Tiếp xúc với bụi vô cơ có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn tính

Page 81: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

81

cao hơn (OR= 2,22. 95% CI: 1,16 – 4,23) và chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) thấp (giảm

1,1%, 95% CI: 1,8 - 0,3) [COPD MB 81]

Bergdahl I.A và cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu từ năm 1971 tới 1999 trên

317.629 công nhân xây dựng Thuỵ Điển nhận thấy tiếp xúc với bụi nghề nghiệp làm tăng tỷ

lệ tử vong do BPTNMT thậm chí ở cả nhóm không hút thuốc [COPD MB 46].

Nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế do không biết được nồng độ bụi nơi mà các

đối tượng nghiên cứu làm việc, không biết được thành phần của bụi đó là bụi sinh học hay

bụi hữu cơ v.v...nhất là một số nghề tự do như vận chuyển than v.v...trong môi trường mà

đối tượng tự cho là thường xuyên bị ô nhiễm.

Tóm lại: Ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đến nhóm mắc BPTNMT trong

nghiên cứu của chúng tôi chỉ xem xét ở mức độ có hay không sự kết hợp và liên quan

giữa yếu tố phơi nhiễm và triệu chứng bệnh hay bệnh chứ không tham gia bàn luận

các yếu tố nguy cơ này có phải là nguyên nhân của bệnh hay là hậu quả của nó, điều

này chỉ được chứng minh qua nghiên cứu bệnh chứng. Tuy nhiên trong xem xét 3 tác

động của yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, khói bếp, tiếp xúc bụi, thì hút thuốc lá có quan

hệ có ý nghĩa thống kê đến nguy cơ mắc BPTNMT.

Page 82: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

82

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu DTH BPTNMT trong cộng đồng dân cư thành phố Bắc Giang

với đối tượng tham gia nghiên cứu là 2104 người có tuổi ≥ 40. Chúng tôi rút ra một số

kết luận sau:

1. Về tỷ lệ mắc BPTNMT và yếu tố nguy cơ của bệnh

- Tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho 2 giới là: 2,3 %

- Tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,0% và ở nữ là: 1,7%.

- Tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần là 6,4%

- Tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 55,9%. Trong số đó, đối

tượng hút thuốc lá hơn 15 bao - năm chiếm tỷ lệ %.

- Về các yếu tố nguy cơ, quan trọng nhất là hút thuốc lá: chúng tôi tìm thấy mối liên

quan và ảnh hưởng nhiều nhất của hút thuốc lá đến các triệu chứng của bệnh cũng

như đối với bệnh. Tiếp xúc với khói bếp. Tiếp xúc bụi dường như không có ảnh

hưởng đối với triệu chứng bệnh và tỷ lệ mắc BPTNMT.

2. Đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí của các đối tượng mắc BPTNMT

- Các đối tượng mắc BPTNMT có độ tuổi trung bình là 71,2. Tuổi thấp nhất là 41,

tuổi cao nhất là 85 .

- Đối tượng mắc bệnh ở giai đoạn là %, giai đoạn là %.

- 29,4%

- số đối tượng mắc bệnh không có biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở. Biểu hiện lâm

sàng thường gặp nhất khi thăm khám phổi là nghe phổi có hội chứng phế quản: %.

Page 83: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

83

KIẾN NGHỊ

1. Nên có sự phối hợp giữa ngành Y tế và các cơ quan có liên quan để có kế hoạch

điều tra dịch tễ lâm sàng BPTNMT trên phạm vi cả nước, để kịp thời phát hiện và

đánh giá đúng tình trạng bệnh đang phổ biến này.

2. Việc đo chức năng thông khí cần được sử dụng rộng rãi trong các trung tâm y tế để

phát hiện BPTNMT ở giai đoạn sớm khi mà bệnh có thể phòng tránh và điều trị được,

giảm khả năng tàn phế cũng như chi phí điều trị tốn kém cho toàn xã hội.

2. Nên có sự tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân, để họ có nhận thức đúng

đắn về căn bệnh này. Nhấn mạnh vai trò của các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là thói quen

hút thuốc lá. đến sự phát triển của bệnh mà có thể chủ động phòng chống

Page 84: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

84

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ATS : Hội lồng ngực Mỹ (American Thoracic Society)

BPTNMT : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(Chronic Obstructive Pulmonary Disease).

BTS : Hội lồng ngực Anh (British Thoracic Society)

CI : Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

ECSC : Cộng đồng than và thép Châu Âu

(European Community for Coal and Steel)

ERS : Hội hô hấp Châu Âu (European Respiratory Society)

FEV1/FVC : Chỉ số Gaensler

FEV1/VC : Chỉ số Tiffeneau

FEV1 :Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên.

(Forced expiratory volume in one second).

FVC : Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity)

GOLD : Khởi động toàn cầu cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease).

KPT : Khí phế thũng

NHLBI : Viện nghiên cứu tim, phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ

(National Heart, Lung and Blood Institude)

RLTKTN : Rối loạn thông khí tắc nghẽn

SVC (hoặc VC) : Dung tích sống thở chậm (Slow Vital Capacity)

VPQM : Viêm phế quản mạn tính

WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Page 85: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Tuấn Anh (1998), "Đặc điểm lâm sàng 369 trường hợp BPTNMT

điều trị nội trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 1997". Luận văn Thạc sỹ Y học - Đại

học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ngô Quý Châu và cộng sự (2002), "Tình hình chẩn đoán và điều trị BPTNMT tại

khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996 - 2000)". Thông tin Y học lâm sàng Nhà

xuất bản Y học Hà Nội, tr. 50 - 57.

3. Nguyễn Bá Hùng, Lê Văn Bàng, Văn Công Trọng (2001) "Sự biến đổi điện tâm

đồ và yếu tố nguy cơ thuốc lá ở bệnh nhân BPTNMT", Tạp chí Y học thực hành, số 3 (395),

tr. 27-31.

4. Nguyễn Đình Hường (1994), "Viêm phế quản mãn", Bệnh học lao và bệnh phổi,

nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 200 - 218.

5. Vũ Văn Khâm (2001), "Đánh giá tác dụng phối hợp Fenoterol - Ipratropium khí dung

điều trị đợt cấp BPTNMT", Luận văn Thạc sỹ Y học - Đại học Y Hà Nội.

6. Lê Thị Tuyết Lan (1998), "Sinh lý học của BPTNMT", Báo cáo chuyên đề

BPTNMT ở Trung tâm Lao - Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch - Sở Y tế thành phố Hồ Chí

Minh, tr. 21-29.

7. Lê Thị Tuyết Lan (2001), "Chức năng hô hấp của bệnh nhân BPTNMT trong

giai đoạn sớm", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh - Phụ bản 4 - tập 5, tr. 111 - 113.

8. Nguyễn Quỳnh Loan (2002), "Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng BPTNMT tại phường

Khương Mai - quận Thanh Xuân - Hà Nội". Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện Quân Y Hà

Nội.

Page 86: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

86

9. Đào Nam Lượng (1999) "Nghiên cứu lâm sàng, X-quang phổi, điện tim và chức

năng hô hấp ở bệnh nhân mắc BPTNMT và hen phế quản". Luận văn Thạc sỹ y học, Học

viện Quân y Hà Nội.

10. Bùi Xuân Tám (1999), "Dịch tễ về bệnh hô hấp", Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.

317 - 333.

11. Bùi Xuân Tám (1999), "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Nhà xuất bản Y học Hà

Nội, tr. 601 - 649.

12. Trần Đình Thành (2002), "Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và các

tỷ lệ tâm phế mãn ở bệnh nhân BPTNMT". Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Huế.

13. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Bích Liên (1997), "Tình hình môi trường lao động và

sức khoẻ công nhân tại các cơ sở sản xuất nhỏ tại Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành; 2

(322), tr. 5 - 7.

14. Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Việt Cồ, Đinh Sỹ Ngọc (1998), "Nghiên cứu đặc

điểm thông khí phổi trong đợt bùng phát BPTNMT", Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr. 37-

39.

15. Nguyễn Đình Tiến (1999), "Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và chức năng hô hấp

trong các đợt bùng phát BPTNMT", Luận án Tiến sĩ Y học - Học viện Quân y Hà Nội.

16. Trương Đình Thiện, Nguyễn Trần Hiển (1998), "Phương pháp nghiên cứu

ngang, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập". Phương pháp nghiên cứu khoa học

y học, nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

17. American Thoracic Society (1978), "Respiratory disease questionnaires for use

with Adults in epidemiological research", Am. Rev. Respir., 118, pp. 11-35.

18. American Thoracic Society (1995), "Standard for the diagnosis and care of

patient with Chronic Obstructive Pulmonary Disease", Am. J. Respi, 152, pp. 78 - 83.

Page 87: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

87

19. Anto J.M., Vermeire P., et al (2001), "Epidemiology of COPD". Eur. Respir. J.,

17, pp. 982 - 994.

20. Bannes R.J., Godfrey S. (1997), "Chronic Obstructive Pulmonary Disease",

Thorax, 55, pp. 137-147.

21. Beer M.H., Beknow E., et al (1999), "Chronic Obstructive Pulmonary Disease",

Merck manual of diagnosis and therapy, pp. 568 - 572.

22. Bellia V., Battaglia S. (2003), "Aging and disability affect misdiagnosis COPD in

elderly Asthmatics", Chest, 123, pp. 1066 - 1070.

23. Blanchard A.R. (2003), "Treatment of acute exacerbation of COPD", Clin

cornstone, 5(1), pp. 28-39.

24. Buffels J., Degryse J., et al (2004), "Office spirometry significantly improves early

detection of COPD in general" Chest, 125, pp. 1344 - 1399.

25. Celli B.R. (2000), "The imfortance of spirometry in COPD and Asthma: Effect on

approach to management" Chest, 117, pp. 15 - 19.

26. Chapman K.R., Tashin D.P. (2001), "Gender bias in the diagnosis of COPD",

Chest, 119, pp. 1691 - 1695.

27. Charoenratanykul S. (2002) "Impact of COPD in the Asia - Pacific region",

Highlighs of a symposium at the 7th

APSR congress.

28. Craig A.P, Stephen I.R, Gordon L.S (2000), "Chronic bronchitis and emphysema".

Text book of respiratory medicine. W.B. Sauder company. 3rd edition. pp: 1187-1245.

29. Croxston T.L., Weinmann G.G et al (2003), "Clinical research in Chronic

Obstructive Pulmonary Disease", Am. J. Respi, 167, pp. 418-424.

30. Fishman E.D., Sauders W.B. (1998), "COPD: Epidemiology, pathophysiology and

pathogenesis pulmonary diseases", Chest, 121, pp. 659 - 681.

Page 88: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

88

31. Fletcher C., Peto R. (1977), "The natural history of chronic airflow obstruction",

Brit. Med. J, 1, pp. 1645 - 1648.

32. Gapo R., Jensen R.L., Hargrave F.E. (2003), "Airway inflamination in COPD:

physiological outcome measures and induced sputum", Eur Respir J, suppl 61, pp. 19 - 28.

33. Halbert R.J., Isonaka S., George D., Iqbal A. (2003), "Interpretting COPD

prevalence estimates. What is the true burden of diseases", Chest, 123, pp. 1684 - 1692.

34. Honig E.G., Ingram J. R. (2001), "Chronic bronchitis, emphysema and airway

obstruction", Harrison's principles of internal medicine 15th

edition.

35. Huchon G.J., Vergnenègre A. et al (2002), "Chronic bronchitic among French

adults: high prevalence and underdiagnosis" Eur. Respir. J, 20, pp. 806 - 812.

36. Hurd S. (2000), "The impact of COPD in Lung Health Worldwide", Chest, 117,

pp. 1-4.

37. Jiménez - Ruiz C.A. (2001), "Smoking characteristic differences in attitudes and

dependence between healthy smokers and smokers with COPD", Chest, 119, pp. 1365 -

1370.

38. Johnson M.K., Stevenson R.D. (2002), "Management of an acute exacerbation of

COPD: are we ignoring the evidence" Thorax, 57, pp. 15 - 23.

39. Korakatsani A. (2003), "Air polution in relation to manifestation to COPD", Eur.

J. Epidemiol, 18 (1), pp. 45 - 53.

40. Lacasse Y., Brooks P. (1999), "Trend in epidemiology of COPD in Canada 1980

- 1995", Chest, 116, pp. 306 - 313.

41. Lindstrom M., Kotamiemu J. (2001), "Smoking, respiratory symptoms and

diseases: a comparative study between Northern Sweden and Northern Finland", Chest,

119, pp. 852 - 861.

Page 89: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

89

42. Lungdback B., Gulsvik A., et al (2003),"Epidemiological aspects and early detection

of COPD in the elderly" Eur. Respit. J, suppl 40, pp. 3 - 9.

43. Mannino D.M. (2002), "Epidemiology, prevalence, morbility and mortality and

disease heterogeneity", Chest, 121, pp. 121 - 125.

44. Marco R.D., Accordini S. (2004), "An international survey of COPD in young

adults according to GOLD stages".

45. Mastrangelo G., Tatri M., et al (2003), "Ascertaining the risk of COPD in

relation to occupation", Occup - Med, 5 (3), pp. 165 - 172.

46. Minette A. (1989), "Questionnaire of European Community for Coal and Steel

(ECSC) on respiratory symptoms 1987 - Updating of the 1962 and 1967 questionnaire for

studying chronic bronchitis and emphysema", Eur. Respir. J, 2, pp. 165 - 177.

47. Ministry of social Affairs and Health (1998), "Chronic bronchitis and chronic

obstructive pulmonany disease", National guidelines for prevention and treatment 1998 -

2007.

48. NHLBI / WHO (2001), "Global Initiation for chronic obstructive pulmonary

disease" Executive summary.

49. NHLBI / WHO (2003), "Global strategy for diagnosis management and

prevention of COPD" NHLBI/WHO workshop report.

50. Pauwels R. (2003), "COPD: the scope of the problem in Europe", Chest, 117, pp.

332 - 335.

51. Pauwels R., Rabe K. F. (2004), "Burden and clinical feature of COPD", The

lancet, vol 364, pp. 612 - 620.

52. Peleman R.A., Rytila P.H., et al (1999), "The cellular composition of induced

sputum in Chronic Obstructive Pulmonary Disease", Eur. Repir. J, 13, pp. 839 - 843.

Page 90: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

90

53. Piperno D., Huchon G., et al (2003), "The burden of COPD in France result from the

confronting COPD survey", Respir. Med, 97 suppl, pp. 37 - 42.

54. Rijcken B., Britton J. (1998), "Epidemilogy of Chromic Obstructive Pulmonary

Disease", Eur. Respir. J, 7, pp. 41 - 73.

55. Schuller P. (2001), "Chronic Obstructive Pulmonary Disease", the Washington

manual of medical therapeutic 30th

Edition, pp. 221 - 228.

56. Senior R.M., Shapiero S.D., (1998) "COPD: Epidemiology, pathophysiology,

pathogenesis", Pulmonary diseases, pp.659 - 687.

57. Shayck C.P. (2002), "Detecting patients at a high risk of developing COPD in

general practise cross sectional case finding study". B.M.J, vol 324, pp. 1370 - 1375.

58. Shin C., In K. H. (2003), "Prevalence and correlates of airway obstruction in a

community based sample of Adults", Chest, 123, pp. 1942 - 1931.

59. Silva G.E., Sherril D.L. (2004), "Asthma as a risk factor for COPD in a

longitudinal study" Chest, 126, pp. 59 - 65.

60. Silverman E.K. (2002) "Genetic epidemilogy of COPD", Chest, 121, pp. 1-6.

61. Silverman E.K., (2002), "Gender - related differences in severe - early onset

COPD", Am.J.Respir, vol 102, pp. 2152 - 2158.

62. Sobradillo V., Miravitlles M., et al (2000), "Geographic variations in prevalence

and underdiagnosis of COPD: Results of the IBERPOC multicentre epidemiological

study", Chest, 118, pp. 981 - 989.

63. Stang P., Lydick E. (2000), "Using smoking rates to estimate disease frequency

in the general population", Chest, 117, pp. 354 - 359.

64. Tan W.C. (2002), "Regional COPD consensus statement an advanced draft".

Highlighs of a symposium at the 7th

APSR congress.

Page 91: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

91

65. Tzanakis N. (2004), "Prevalence of COPD in Greece" Chest, 125, pp. 892 - 900.

66. Viegi G., Pedreshi M. (2000), "Prevalence of airways obstruction in general

population European Respiratory Society and American Thoracic Society definition",

Chest, 117, pp. 339 - 345.

67. Voeltal N.F. (2000), "Raising awareness of COPD in primary care" Chest, 117,

pp. 372 - 375.

68. Vondra V. (2004), "The importance of chronic obstructive pulmonary disease". Vnitr

Lek, 50 (9): 654-8.

69. Vonk J. (2003), "Risk factors associated with the presence of irreversible airflow

limitation and reduced transfer coefficient in patients with asthma after 20 year of follow up",

Thorax, 58, pp. 322 - 327.

70. Wuter E.F. (2003), "Economic analysic of the confronting COPD servey and

overview of result" Respir. Med, 97 , pp. 3 -14.

71. Zielinski Z., Bednarek M. (2001), "Early detection for COPD in a high - risk

population using spirometric screening" Chest, 119, pp 731-736.

72. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh (2004), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và sự biến

đổi của chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị

đợt cấp ". Nội khoa số 1,

tr.12-17.

73. Dương Thị Hoan (2004), " Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí phổi của

các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch

Mai 2001 - 2002 ". Nội khoa số 1, tr. 1-6.

74. Fukuchi Y, Nishimura M, Ichinose M, Adacgi M, Nagai A, Kuriyama T,

Takahashi K, Nishimura K, Ishioka S, Aizawa H, and Zaher C. (2004). "COPD in Japan:

the Nippon COPD Epidemiology study". Respiratory. 9, 458-465.

Page 92: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

92

75. Ran PX, Liu SM, Zhou YM, Zheng JP, Wang C, Yao WZ, Chen P, Kang J,

Huang SG, Chen BY, Wang CZ, Ni DT, Zhong NS (2005). "Prevalence of chronic

obstructive pulmonary disease in China". 10th

Congress of the APSR. P: 28.

76. Tan W.C, Suchai C, Teresita D.G, Mary IP, Aziad M, Hadiarto M, Luh K.T,

Shim Y.S, Zhong N.S, Schau B. (2003), "COPD prevalence in 12 Asia-Pacific countries

and regions: Projections based on the COPD prevalence estimation model". Respirology,

8, pp: 192-198.

77. Chapman K.R, Mannino D.M, Soriano J.B, Vermeire P.A, Buist A.S, Thun

M.J, Connell C, Jemal A, Lee T.A, Miravitlles M, Aldington S, Beasley R. (2005).

"Epidemiology and costs of chronic obstructive pulmonary disease". European respiratory

journal. (27); 188-207.

78. Zielinski. j., Bednarek. M., Gorecka. D., Viegi. G., Hurd. S., Fukuchi. Y et all

(2006), "Increasing COPD awareness", Eur Respir Rev, 27, pp. 833 - 852.

79. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh và cộng sự (2005)," Nghiên cứu dịch tễ học bệnh

phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư thành phố Hà nội", Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên

cứu khoa học cấp bộ, Bộ Y tế 2005.

80. Ngô Quý Châu, Lê Vân Anh, Đặng Hùng Minh, Nguyễn Thanh Hồi, Trần

Tuấn và cộng sự (2006), "Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân

cư thành phố Hải phòng", Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế, 535, pp. 41-43.

81. Chapman K. R., Mannino D. M., Soriano J. B., Vermeire P. A., Buits A. S.,

Thun M. J., et all. (2006), "Epidemiology and Costs of Chronic Obstructive Pulmonary

Disease" Eur Respir J, 27, pp. 188 – 207.

82. Lopez A.D., Shibuya K., Rao C., Mathers C.D., Hansell A.L., Held L.S.,

Schmid. V. and Buist1. S (2006),"Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Current

Burden and Future Projections", Eur Respir J, 27, pp.397–412.

83. Takemura H., Wataru Hida., Tsukasa Sasaki., Takashi Sugawara and

Tetsuzo Sen (2005), "Prevalence of Chronic Obstructive Pulmonary Disease in Japanese

People on Medical check - up", Tohoku J. Exp. Med, 207, pp. 41 - 50.

Page 93: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

93

84. Halbert R.J., Natoli J.L., Gano A., Badamgarav E., Buist A.S. and Mannino

D.M. (2006), "Global burden of COPD: systematic review and meta - analysis", Eur Respir

J, 28, pp. 513 - 532.

85. Murray Loper AD.(CJ., 1997), "Alternative projections of mortality and

disability by cause 1990- 2020: Global Burden of Disease Study". Lancet, 349, pp. 1498-

1504.

86. Lkke A., Lange P., Scharling H., Fabricius P., Vestbo J. (2006), "Developing

COPD: a 25 year follow up study of the general population", Thorax,61,pp. 935- 939.

87. Menezes Ana. MB., Victora G. C., Perez - Pandilla and the Platino Team

(2004), BMC medical Research Methodology, 4(15), pp. 1 - 7.

Page 94: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

94

3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tuổi, giới của các đối tượng được điều tra

3.1.2. Phân bố tuổi, giới ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ

3.2. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở các đối tượng nghiên cứu

3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ ở đối tượng mắc BPTNMT

3.4. Kết quả lâm sàng, chức năng thông khí của nhóm mắc BPTNMT.

Page 95: Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam

95

Chương IV

DỰ KIẾN BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ mắc BPTNMT

4.2. Đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí , của nhóm mắc BPTNMT.

4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ ở đối tượng mắc BPTNMT