New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z...

56
THÔNG TIN - THI Sz 17/3/1975 - d u mc không th nào quên. z Gia Lai sau 45 n ă m nhìn l i. z Cách phòng, ch ng d ch b nh viêm đườ ng hô h p c p Covid-19 và cách phòng, ch ng trên đị a bàn t nh. z Kế t qu công tác h i nh p qu c t ế đố i ngo i qu c phòng n ă m 2019. z Ngh vi n Châu Âu phê chu n EVFTA - d u mc quan tr ng trong h p tác gi a Vi t Nam và EU. Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN z Ngh đị nh s 100 - góp ph n ki m ch ế tai n n giao thông và nâng cao s c kh e. z Gia Lai: Quan tâm th c hi n chính sách pháp lu t v bình đẳ ng gi i và h tr ph n phát tri n toàn di n. z Cu chi ế n binh Gia Lai v i phong trào “Giúp nhau phát tri n kinh t ế , xóa đ ói gi m nghèo”. z Gia Lai v i công tác b o t n, phát huy các giá tr v ă n hóa truy n th ng. ĐỜI SNG VĂN HÓA ĐỜI SNG VĂN HÓA z Ph c d ng Lcúng nhà rông mi - b o t n v ă n hóa truy n th ng g n v i phát tri n du l ch Mang Yang. z Độ c đ áo “Gian hàng không đồ ng” trong phiên ch Tế t Canh Tý Đak P ơ . z NCu chi ế n binh có t m lòng thi n nguy n . z Hoang s ơ ng n thác Yă Pya Đak Đoa. THÔNG TIN CƠ STHÔNG TIN CƠ Sz Đồ n Biên phòng c a kh u Qu c t ế LThanh đẩ y mnh công tác phòng, ch ng d ch Covid-19. z “Làm thay đổ i n ế p ngh ĩ , cách làm trong đồ ng bào dân t c thi u s để t ng b ướ c v ươ n lên thoát nghèo b n v ng” trên đị a bàn th Ayun Pa. z Ia Pa t p trung nâng cao đờ i s ng v ă n hóa tinh th n cho nhân dân. z Đồ ng bào xã Glar đồ ng lòng xây d ng nông thôn mi. z Bnh xá Quân dân y phòng, ch ng d ch Covid-19 trong vùng dân t c thi u s . MÔ HÌNH KINH NGHIM MÔ HÌNH KINH NGHIM z Tr ng cam - h ướ ng đ i mang l i hi u qu cao. z Nh ng bông hoa đẹ p cho ph ườ ng. z Nhân r ng mô hình câu l c b “Xây d ng gia đ ình h nh phúc” phát huy truy n th ng gia đ ình Vi t Nam. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT nh bìa 1: Thành phPleiku hôm nay. nh: Đức Thy. * In 3.200 cun kh19 x 27 cm ti Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giy phép xut bn s: 05/GP-XBBT - do SThông tin và Truyn thông tnh Gia Lai cp ngày 20/4/2018 * In xong và np lưu chiu tháng 02/2019. Trình bày: THANH LÂM Chu trách nhim xut bn LÊ PHAN LƯƠNG y viên Thường vTrưởng Ban Tuyên giáo Tnh y Ban Biên tp TRN ĐÌNH HIP TRN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa ch: 02 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 7 10 13 15 17 20 23 26 29 31 33 35 37 40 43 45 47 49 51 53 Trang Ô Ô TRONG SNÀY TRONG SNÀY

Transcript of New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z...

Page 1: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

THÔNG TIN - THỜI SỰ 17/3/1975 - dấu mốc không thể nào quên. Gia Lai sau 45 năm nhìn lại. Cách phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19

và cách phòng, chống trên địa bàn tỉnh. Kết quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm

2019. Nghị viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA - dấu mốc quan trọng

trong hợp tác giữa Việt Nam và EU.Ý ĐẢNG - LÒNG DÂNÝ ĐẢNG - LÒNG DÂN

Nghị định số 100 - góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và nâng cao sức khỏe. Gia Lai: Quan tâm thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng

giới và hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện. Cựu chiến binh Gia Lai với phong trào “Giúp nhau phát triển

kinh tế, xóa đói giảm nghèo”. Gia Lai với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Phục dựng Lễ cúng nhà rông mới - bảo tồn văn hóa truyền thống

gắn với phát triển du lịch ở Mang Yang. Độc đáo “Gian hàng không đồng” trong phiên chợ Tết Canh Tý

ở Đak Pơ. Nữ Cựu chiến binh có tấm lòng thiện nguyện . Hoang sơ ngọn thác Yă Pya ở Đak Đoa.

THÔNG TIN CƠ SỞTHÔNG TIN CƠ SỞ Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đẩy mạnh công tác

phòng, chống dịch Covid-19. “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu

số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn thị xã Ayun Pa. Ia Pa tập trung nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đồng bào xã Glar đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Bệnh xá Quân dân y phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng

dân tộc thiểu số. MÔ HÌNH KINH NGHIỆMMÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Trồng cam - hướng đi mang lại hiệu quả cao. Những bông hoa đẹp cho phường. Nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”

phát huy truyền thống gia đình Việt Nam.CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Ảnh bìa 1: Thành phố Pleiku hôm nay.

Ảnh: Đức Thụy.

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giấy phép xuất bản số:05/GP-XBBT - do Sở Thông tin

và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2018

* In xong và nộp lưu chiểu tháng 02/2019.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bản

LÊ PHAN LƯƠNG

Ủy viên Thường vụTrưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tập

TRẦN ĐÌNH HIỆP

TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG

Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,

TP. Pleiku, Gia Lai

ĐT: 0269.3824101

Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

27

10

13

15

17

20

2326

29

313335

37

404345

47

4951

53

TrangÔ Ờ ỰÔ ỜỜ ỰỰ

TRONG SỐ NÀYTRONG SỐ NÀY

Page 2: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin Thông tin --Thời sựThời sự

Cách đây vừa tròn 45 năm, trong những ngày tháng 3 lịch sử năm 1975, cùng với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và toàn miền Nam, quân và dân tỉnh Gia Lai đã góp phần làm nên chiến thắng

lịch sử trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hai miền Nam - Bắc sum họp một nhà.

Chiến thắng của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam cuối năm 1974 đầu năm 1975 đã tạo sự khủng hoảng,

suy sụp toàn diện của chế độ Mỹ - ngụy, làm thay đổi căn bản về so sánh lực lượng giữa ta và địch từ sau Hiệp

định Pari và cho thấy khả năng giải phóng miền Nam của nhân dân ta có thể tiến hành với nhịp độ nhanh hơn.

LÊ PHAN LƯƠNGUVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷUVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

Ê ƯÊ Ư

dấu mốc không thể nào quên17/3/1975 - 17/3/1975 -

Mít tinh chào mừng miền Nam và tỉnh Gia Lai hoàn toàn giải phóng, ngày 15/5/1975. Ảnh: Tư liệu.Mít tinh chào mừng miền Nam và tỉnh Gia Lai hoàn toàn giải phóng, ngày 15/5/1975. Ảnh: Tư liệu.

(1) Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945 - 2005), Nxb.CTQG, HN.2009. trang 537.

Page 3: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

Tuy nhiên với bản chất ngoan cố, Mỹ - ngụy ngang nhiên vi phạm Hiệp định đình chiến, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng ta làm chủ, gây thêm nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Trước tình hình trên, tháng 10/1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (Khóa III) ra Nghị quyết “thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới”. Trung ương Đảng đã đánh giá toàn bộ tình hình miền Nam nước ta và khẳng định “con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình huống nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên” . Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Quán triệt chủ trương của Đảng, từ cuối năm 1973 và cả năm 1974, quân và dân tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động tiến công quân sự, chính trị,

binh vận và liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn, từng bước làm thất bại âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của địch, đẩy mạnh phá ấp, giành dân, giữ vững vùng giải phóng, vùng ta làm chủ, góp phần đưa cuộc cách mạng của toàn dân tộc nhanh chóng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Đầu năm 1975, cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và đi vào giai đoạn cuối. Quân dân ta liên tiếp giành những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường, phá vỡ từng mảng lớn kế hoạch “bình định” của địch. Ngày 06/01/1975, tỉnh Phước Long được giải phóng, quân ngụy không còn khả năng đánh chiếm trở lại. Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định điều kiện, thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước đã đến, từ đó, quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên toàn miền Nam với ba đòn tiến công chiến lược, đó là Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế, Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Do ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch mở đầu của cuộc tiến công chiến lược, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định cử Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư thứ nhất Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam vào Tây Nguyên thành lập cơ quan đại diện của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch.

Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên được thành lập do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh trưởng; Đại tá Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy; Thiếu tướng Vũ Lăng và các đồng chí Đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang - Phó tư lệnh; Đại tá Phí Triệu Hàm - Phó Chính ủy.

Để tăng cường lực lượng cho hướng tiến công chiến lược chủ yếu, Bộ Quốc phòng lần lượt đưa vào Tây Nguyên Sư đoàn 968, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b - Sư đoàn 325, Trung đoàn cao xạ 232, Trung đoàn công binh 575, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn cầu phà, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội thông

Page 4: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tin, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội trinh sát, 1 trung đội khí tượng, 3 trạm sửa chữa xe, 1 đội điều trị và 8 ngàn quân bổ sung.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Thường vụ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã tổ chức Hội nghị truyền đạt nội dung của Hội nghị Bộ Chính trị, bàn kế hoạch thực hiện và phân công các đồng chí đi truyền đạt, bàn kế hoạch với các tỉnh. Thường vụ Khu ủy Khu 5, cử đồng chí Bùi San - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, cùng một số cán bộ các ngành ở bên cạnh Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch để chỉ đạo các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum huy động mọi khả năng của địa phương phục vụ chiến đấu.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên giao cho tỉnh Gia Lai nhiệm vụ hoạt động nhử kéo địch về giữ bắc Tây Nguyên; huy động toàn bộ lực lượng của tỉnh phối hợp với quân chủ lực cắt đường giao thông số 19, thực hiện chia cắt chiến lược Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung, cắt đường số 14, thực hiện đòn chia cắt chiến dịch giữa cụm

phòng ngự Pleiku và Kon Tum; tranh thủ thời cơ phát động quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, giải phóng toàn bộ nông thôn.

Ngày 13/2 và ngày 18/2/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai họp Hội nghị mở rộng, quán triệt nhiệm vụ mới và xác định chủ trương kế hoạch tiến công và nổi dậy năm 1975 và đề ra phương châm chỉ đạo: Táo bạo, vững chắc, chủ động, linh hoạt, kiên quyết và kịp thời , nỗ lực phi thường về tư tưởng và tổ chức để đón thời cơ mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận định khả năng có thể giải phóng một số khu, nên chọn An Khê làm điểm để giải phóng trước. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo trọng điểm An Khê do đồng chí Ngô Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận, đồng chí Văn Đình Dư, Tham mưu trưởng Tỉnh đội làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Hồ Ngọc Năm, Bí thư An Khê, đồng chí Mai Xuân Cảnh, Tỉnh ủy viên là Phó chỉ huy. Lực lượng gồm có Tiểu đoàn đặc công 450, một trung đội trinh sát của tỉnh, 2 trung đội bộ đội địa phương khu 2

và 7 và một số cán bộ các ngành ở tỉnh. Ban chỉ huy mặt trận An Khê tổ chức phối hợp chiến đấu với một bộ phận của Sư đoàn 3 Quân khu làm nhiệm vụ đánh cắt đường 19 đoạn đèo An Khê và đánh địch để giải phóng vùng nông thôn phía Đông của tỉnh.

Ngày 4/3, các lực lượng của tỉnh phối hợp với quân chủ lực thực hiện đòn tiến công chiến lược trên đường 19, chia cắt Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Trung đoàn 95A cùng các đơn vị của tỉnh phối hợp tấn công 2 cứ điểm trên núi Kon Dương và hệ thống đồn bốt địch từ Plei Bông đến ấp chiến lược Hà Ra - Phù Yên, tiến đến giải phóng Lệ Cần và áp sát thị xã. Sư đoàn 3 Quân khu V đánh cắt đường 19 đoạn từ Thượng An đến cầu số 13, chiếm giữ 9 lô cốt địch trên trục đường, cô lập quận An Túc (An Khê).

Phía Nam Pleiku, một đơn vị của Sư đoàn 320 tiêu diệt quận lỵ Thuần Mẫn (8/3), cắt đường số 14 diệt cứ điểm Cẩm Ga, Chư Drê. Bộ đội các huyện 5, 6, 4 cùng đội công tác đột nhập khu dồn, ấp chiến lược ở đông nam thị xã phát động

(1)Thông báo ngày 6/3/1975 của Bộ Tư lệnh gửi các chiến trường.

Page 5: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

quần chúng nổi dậy.

Lực lượng địch ở Tây Nguyên và Quân đoàn II ngụy rơi vào thế cô lập, bị chia cắt thành 2 cụm bắc - nam, không chi viện ứng cứu được bằng được bộ. Ta đã hình thành thế trận vững chắc, đánh cắt địch, cài thế bao vây, nghi binh khôn khéo, hiệp đồng nổi dậy phát động quần chúng phá ấp chiến lược và bộ máy tề ngụy, kìm giữ quân chủ lực ngụy, thu hút địch dồn về phòng thủ Pleiku và Kon Tum, tạo thuận lợi cho hướng trọng điểm của chiến dịch. Đây là kết quả bước đầu về lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chiến dịch của Đảng bộ và sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang Gia Lai.

Ngày 10/3/1975, các mũi lực lượng tiến công đồng loạt thị xã Buôn Ma Thuột. 11 giờ ngày 11/3/1975 giải phóng hoàn toàn thị xã. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đẩy ngụy quân, ngụy quyền vào tình trạng tan rã nhanh chóng, mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn.

Lực lượng vũ trang tỉnh cùng du kích các huyện phối hợp đồng loạt tiến công các khu dồn, ấp chiến lược, diệt chốt bảo

an, phá tề, giải phóng dân.

Ngày 13/3/1975, ta đánh chiếm quận Lệ Trung. Phía đông nam thị xã, bộ đội du kích phối hợp với chủ lực tiến công các ấp đông đường 14 và 7 giải phóng dân. Ở thị xã, ta đánh địch ở xã Gào, giải phóng Sở chè Bàu Cạn. Phía An Khê, ta bám đánh địch trên đường 19, giải tán dân vệ, đưa dân về làng cũ. Phía quận lỵ Thuần Mẫn, bộ đội H2 phối hợp với đội công tác H3 đột nhập các buôn Tây Cheo Reo diệt dân vệ, giải phóng dân...

Trong khí thế chiến thắng, các lực lượng chủ lực, địa phương, du kích các huyện dọc đường 7 phối hợp truy kích địch. Trưa 17/3/1975, các đồng chí lãnh đạo Ban cán sự thị xã, Trung đoàn 95A, Tiểu đoàn 29 của Sư đoàn 968 chia làm nhiều cánh, nhiều mũi vào tiếp quản thị xã Pleiku.

Ngày 18/3/1975, thị xã Cheo Reo giải phóng. Ngày 23/3/1975, các lực lượng vũ trang và cán bộ khi vào tiếp quản An Khê, giải tán 45 trung đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí. Ủy ban quân quản huyện An Khê được thành lập.

Chính quyền cách mạng được thành lập ở cơ sở xã, thôn. Hơn 4,5 vạn dân phía đông tỉnh được hoàn toàn giải phóng.

Cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân trong tỉnh phối hợp cùng quân chủ lực Tây Nguyên giải phóng toàn tỉnh đã diễn ra nhanh chóng và giành thắng lợi to lớn, góp phần thúc đẩy sự sụp đổ nhanh chóng của ngụy quân, ngụy quyền, tạo thuận lợi để quân dân ta nổi dậy, tấn công tiêu diệt địch, giải phóng các tỉnh đồng bằng miền Trung, Đông Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30/4/1975…

Trải qua 21 năm chiến đấu đầy hy sinh thử thách, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh Gia Lai đã cùng với quân và dân toàn miền Nam và cả nước, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất của đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất trong hệ thống các nước đế quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Page 6: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thắng lợi, đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) trong cả nước cũng như ở Gia Lai, Tây Nguyên, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Giành được thắng lợi vĩ đại đó, trước hết là do Đảng bộ luôn quán triệt đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ và phương pháp cách

mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh; do có sự lãnh đạo chặt chẽ của Khu ủy, của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên; do nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống đoàn kết chiến đấu kiên cường, một lòng theo Đảng; do sự chi viện to lớn của hậu phương lớn miền Bắc. Đó là những nhân tố chủ yếu làm nên thắng lợi. Nhân tố cơ bản và trực tiếp là sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ và tinh thần đoàn kết, bất khuất của quân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đã 45 năm trôi qua kể

từ ngày tỉnh nhà được giải phóng (17/3/1975), nhưng diễn biến của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những ngày tháng Ba lịch sử ấy như vừa mới diễn ra ngày hôm qua. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai luôn tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng, biết ơn sự hy sinh và công lao đóng góp to lớn của đồng bào và chiến sĩ, những người đã hy sinh xương máu để làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc trên mảnh đất Gia Lai giàu truyền thống cách mạng này./.

L.P.L

Đông đảo lực lượng Nhân dân và CBCNVC tỉnh diễu hành tại Lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh 17/3/2015. Ảnh: Thanh Lâm.

Page 7: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

Gia Lai, một tỉnh thuộc Bắc Tây Nguyên, nơi

được coi là vùng chiến lược trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là đối với quốc phòng. Chính vì vậy, chính quyền và quân đội chế độ ngụy Sài Gòn đã chọn nơi đây đặt Bộ chỉ huy Bộ tư lệnh Vùng

2 chiến thuật-quân đoàn II, và trước đó, khi đổ quân vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, quân đội Mỹ đã chọn An Khê làm nơi đứng chân của Sư đoàn không vận số Một, mục đích của chúng là chia cắt, khống chế, đánh phá phong trào các mạng ở

miền Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng, nhất là ngăn chặn hành lang tiếp tế xuyên Việt - đường mòn Hồ Chí Minh, của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam... Nhưng âm mưu đó của chúng đã bị quân và dân ta chặn đứng. Ngày 10/3/1975, Đăk Lăk hoàn

TThThThThThThThThThànànànànnànnàà hh hhhhh hh phphphhpphpphhp ố ốốốố ốố PlPPlPlPlPPlPPPPP eieieieieiiiikukukukukukukuuku hhhhhhhômômmômômômômôômômmômô nnnnnnnaayayayayayayayy.. ẢnẢẢnẢẢẢnẢnẢnnh:h:h:hh::hh PPPPPPhahahahahahahhaann nn nnn NgNNgNgNggNgNguyuyuyuyuyuyuyêêêênênnnnêênnênênê ..

Gia Laisau 45 năm nhìn lạisau 45 năm nhìn lại

ĐOÀN MINH PHỤNGĐOÀN MINH PHỤNGNguyên TUV, Tổng biên tập Báo Gia LaiNguyên TUV, Tổng biên tập Báo Gia Lai

Page 8: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

toàn giải phóng, chỉ 7 ngày sau đó, 17/3/1975, Gia Lai cũng sạch bóng quân thù.

Chiến tranh kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thu gian sơn về một mối. Cùng cả nước, Gia Lai bước vào đồng thời với việc ổn định tình hình chính trị, truy quét bọn phản động FULRO và tàn quân của chế độ cũ, tập trung vận động toàn quân, toàn dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế, chống đói, đau, bệnh tật và thất học. Những năm đầu tiên sau ngày giải phóng, tỷ lệ đói nghèo rất cao, có nơi lên đến 80-90% hộ gia đình thiếu đói. Giải quyết vấn đề lương thực được đặt lên hàng đầu. Vụ mùa đầu tiên sau ngày giải phóng năm 1975, toàn tỉnh chỉ gieo trồng được chừng 70 ngàn hecta (cộng cả số liệu khi nhập tỉnh Kon Tum, cuối năm 1975), chủ yếu là các loại cây ngắn ngày, đề phòng có thể nạn đói xảy ra. Cũng trong thời gian này, Tỉnh ủy ban hành nghị quyết với quyết tâm cao, sẽ tận dụng mọi nguồi lực và sức dân khai hoang

xây dựng đồng ruộng để trồng lương thực, phấn đấu đạt cho được 100 ngàn hecta vào năm 1976, có như thế mới đảm bảo một phần cân đối lương thực tại chỗ. Chắc chắn nhiều người trong chúng ta ở vào thời điểm đó còn nhớ, một cuộc vận động di giãn dân từ nội thị Pleiku ra vùng ven đô và các huyện lân cận định cư và khai hoang trồng lương thực. Công tác định canh, định cư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng. Bà con các dân tộc thiểu số vốn quen lối sản xuất nông nghiệp theo kiểu du canh, cùng với đó là du cư, phát rừng làm nương rẫy, cuộc sống thời hậu chiến vô cùng khó khăn.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục cũng được quan tâm. Các cơ sở y tế trong vùng địch tạm chiếm bấy giờ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu điều trị cho thương, bệnh binh của chế độ cũ, vùng giải phóng và căn cứ của ta tuy đã hình thành mạng lưới y tế tới cơ sở, song trang thiết bị và nhân lực phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của nhân vô cùng thiếu thốn. Ngành giáo dục

cũng thế, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, đại bộ phận trẻ em đến tuổi đi học không được đến trường, cơ sở vật chất ngành giáo dục gần như chưa có gì, ngoại trừ một số trường, lớp ở vài đô thị như Pleiku, An Khê, Ayun Pa và vùng người Kinh...

45 năm sau, là những người trong cuộc, mỗi chúng ta không thể không vui mừng với một Gia Lai đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta kể từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đó là một nền kinh tế từng bước phát triển đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch dài hơi - nông lâm - công nghiệp - thương mại dịch vụ. Nhiều vùng đã định hình chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, dù chịu sự chi phối của thị trường, nhưng đó là sự định hướng đúng đắn; nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; nhiều khu - cụm công nghiệp hình thành khắp các địa phương đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Một điển hình trong sản xuất lương lực, chúng ta đã có một cánh đồng lúa hai vụ với diện tích lớn nhất Tây

Page 9: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nguyên - Ayun Hạ, nơi đây vốn được coi là “chảo lửa”, nhưng rồi bằng chính sức người... “sỏi đá cũng thành cơm”-công trình đại thủy nông Ayun Hạ đưa vào hoạt động đã làm sống dậy một vùng đất đã bao đời chịu khát, theo đó trên 13,5 ngàn hecta ruộng lúa và hoa màu được bà con các dân tộc trên quê hương “Vua Lửa” thâm canh, tăng vụ, với năng suất không thua kém bất cứ vùng đất phì nhiêu nào, và chuyện về tự cân đối lương thực trên địa bàn mà thuở nào là niềm mơ ước của mọi người đã trở thành hiện thực. Giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm nghiệp năm 2019 vừa qua đạt trên 28,5 ngàn tỷ đồng (giá so sánh 2010). Cùng với đó là bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng, sau những năm thực hiện các nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và chủ trương xây dựng nông thôn mới, từ một tỉnh nghèo, đa số là nông dân định cư ở nông thôn (trên 70%) và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, giờ chúng ta đã có 76 xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới; đời sống

ổn định và ngày càng phát triển; theo thống kê mới đây, cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm. Và cũng năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 5.000 tỷ đồng!

Trên các lĩnh vực về văn hóa, xã hội cũng cho chúng ta thấy những thành tựu đạt được sau 45 năm ngày miền Nam giải phóng, đó là không còn có chuyện trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường; đa số người ở lứa tuổi từ 15 - 35 đã biết chữ, có nghĩa là “giặc dốt” cơ bản đã được xóa. 350/768 trường học từ mẫu giáo đến trung học đạt chuẩn quốc gia và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được từng bước đầu tư, xây dựng, nâng cấp, đảm bảo cho việc dạy và học, vì thế chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Với dân số Gia Lai tính đến nay là trên 1,5 triệu người, có 27 giường bệnh và 8 bác sỹ trên một vạn dân, không còn xã (phường, thị trấn) trắng trạm y tế và 90% số xã đã có bác sỹ... Người viết nêu lên vài ba con số trong lĩnh vực giáo dục, y tế để thấy và khẳng định

rằng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương chúng ta trong 45 năm qua trên lĩnh vực này là điều đáng được ghi nhận, phát huy.

Cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng và thống nhất nước nhà đã kết thúc cách nay gần ½ thế kỷ, trên chặng đường đấu tranh để bảo vệ những thành tựu đã đạt được trong kháng chiến và tập trung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đoàn kết, chung tay xây dựng, đưa đất nước ta, trong đó có Gia Lai ngày càng ổn định và phát triển theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đạt được những tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội mà không ai có thể phủ nhận được! Lý do khuôn khổ của bài viết, và năng lực của mình, vì thế, trên đây chúng tôi chưa thể nói hết được những gì mà suốt chặng đường 45 năm qua, cùng với cả nước, nhân dân tỉnh nhà đã làm được, mong người đọc lượng thứ...

Đ.M.P

Page 10: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ngày 30/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Trước tình hình dịch có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh

Covid-19, cụ thể như sau:

1. Đối với người dân

- Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để

làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Không khạc nhổ nơi công cộng; bỏ rác đúng nơi quy định. Giặt sạch khăn hoặc vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (Covid-19) là bệnh truyền nhiễm cấp A. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như: Sốt, ho, khó thở,

có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính. Một số người nhiễm Covid-19 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ, không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh.

Covid-19Covid-19Cách phòng, chống dịch bệnh viêm đương hô hấp cấpCách phòng, chống dịch bệnh viêm đương hô hấp cấp

và cách phòng, chống trên địa bàn tỉnhvà cách phòng, chống trên địa bàn tỉnh

Ảnh: Minh hoạ.Ảnh: Minh hoạ.

KHÁNH AN - KHÁNH LYKHÁNH AN - KHÁNH LY

Page 11: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế, đặc biệt tại một số thời điểm: Sau khi ho, hắt hơi; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi tham gia các hoạt động thể chất; khi thấy tay bẩn; sau khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Giữ ấm cơ thể, giữ ẩm mũi họng; tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: Cốc, chai nước, khăn tay,…

- Người dân khi đến những nơi đông người hoặc người dân làm việc tại khu vực đông người, tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng khoảng cách dưới 1 m (nếu có thể). Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà; để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

- Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc hoặc khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì phải báo cho đơn vị hoặc cơ quan quản lý cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

- Không đến những khu dịch vụ, khu du lịch nếu có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

2. Đối với các cơ quan công sở, trụ sở, tổ chức, cơ sở giáo dục, nhà trường

- Đảm bảo vệ sinh môi trường tại công sở, trụ sở, tổ chức, cơ sở giáo dục, nhà trường; tạo không gian thoáng đãng bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa;

- Thường xuyên lau nền nhà, nắm tay cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học bằng xà phòng hoặc các sản phẩm khử khuẩn thông thường khác như: Chai xịt tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên

khử khuẩn bằng cách lau rửa; khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày. Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can: Khử khuẩn ít nhất 4 lần/ngày.

- Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay.

- Thực hiện thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày đối với rác, chất thải.

- Có quy định và hướng dẫn người lao động, người học cách tự bảo vệ, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế khi có các biểu hiện mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người nghi mắc bệnh. Có cơ chế cho phép người lao động, làm việc, học tập tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh động đối với những người nghi mắc bệnh (nếu được).

- Đối với các cơ sở lao động có bộ phận tiếp tân, hàng không, hải quan, ngân hàng, ngành dịch vụ,... tiếp xúc với nhiều người cần cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách cho người lao động và cân nhắc lắp đặt hệ thống kính ngăn tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch;

Page 12: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

3. Cách thức liên hệ khi cần cung cấp thông tin

- Người dân khi cần cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp Covid-19 hoặc cần thông báo về trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, có thể liên hệ qua 02 số điện thoại đường dây nóng do Bộ Y tế công bố: 1900 3228 và 1900 9095.

- Người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần

thực hiện nghiêm những hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống Covid-19 để hạn chế lây nhiễm bệnh vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, khi cần cung cấp thông tin hoặc có thông tin về dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có thể liên lạc số điện thoại: 0903 589102 (ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế Gia Lai) hoặc số điện thoại: 0913 411899 (ông Hồ Ngọc

Gia - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, người dân có thể liên hệ tới đường dây nóng của lãnh đạo bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai: Số điện thoại 0935 486345 (bác sỹ Nguyễn Tấn Phúc - Phó Giám đốc) và số 0905218788 (bác sỹ Nguyễn Mạnh Cường - Phó Giám đốc)./.

Khánh An - Khánh Ly (Tổng hợp, nguồn Bộ Y tế).

Ảnh: Nguồn Bộ Y tế.Ảnh: Nguồn Bộ Y tế.

Page 13: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

năm 20191. Kết quả đạt được

Tích cực, chủ động tham mưu có hiệu quả với Đảng và Nhà nước về đối sách và những vấn đề chiến lược về quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ, góp phần xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp nảy sinh

Các cơ quan, đơn vị chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, bám sát tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là tình hình Biển Đông, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, sự điều chỉnh chính sách của các nước, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương (QUTW) xử lý kịp thời những vấn đề chiến lược liên quan đến quốc phòng và an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, tình hình trên Biển Đông. Thông qua đối ngoại quốc phòng (ĐNQP), ta kiên trì và kiên quyết đấu tranh

bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta trên Biển Đông, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án, tình huống đối phó, không để bị động, bất ngờ.

Hợp tác quốc phòng song phương tập trung đi vào chiều sâu và đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng lòng tin, duy trì quan hệ hữu nghị với các nước, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, tăng cường tiềm lực quốc phòng QUTW, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị luôn bám sát và cụ thể hóa các nội dung hợp tác quốc phòng sau những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Quân đội, triển khai hiệu quả các văn bản thỏa thuận đã ký kết

với các nước... Trong năm 2019, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng như: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc; với các nước lớn và nước công nghiệp phát triển như: Nga, Mỹ, Pháp, Eu…; với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, I-xra-en…; với các nước ASEAN như: In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-líp-pin…; với các nước bạn bè truyền thống như: Cu-ba, Bê-la-rút, Mông Cổ, các nước châu Phi…

Chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của đất nước, Quân đội trên trường quốc tế

Năm 2019, Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn

Kết quả Kết quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòngcông tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng

Page 14: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

đa phương trong khuôn khổ ADMM, ADMM+, Hội nghị An ninh Quốc tế Mát-xcơ-va, Đối thoại Shangri - La; Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh... Việc Đoàn Việt Nam tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại các diễn đàn này thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề an ninh, quốc phòng khu vực và thế giới, đồng thời cũng thể hiện vai trò, vị thế và tiếng nói của Việt Nam ngày càng được coi trọng trong khu vực. Tại tất cả các diễn đàn, ta đều nêu rõ quan điểm về những diễn biến tại Biển Đông đồng thời thể hiện chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tiếp tục được đẩy mạnh. Ta đã chủ động, tích cực làm công tác chuẩn bị cho năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác hội nhập quốc tế và ĐNQP còn một số hạn chế: Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, nhất là trong đánh giá, dự báo, tham mưu có lúc

chưa kịp thời, chất lượng chưa cao, chế độ báo cáo đôi lúc chưa tuân thủ theo quy định. Một số cơ quan, đơn vị chưa nắm chắc quy định về việc tiếp xúc với người nước ngoài. Việc xác định mục đích, nội dung, đối tác, thành phần đi nước ngoài của một số đơn vị còn chung chung; nhiều đơn vị thực hiện chế độ báo cáo kết quả sau khi đi công tác nước ngoài còn chậm…

2. Phương hướng, nhiệm vụ công tác HNQT và ĐNQP năm 2020

Thứ nhất, theo dõi sát tình hình thế giới, khu vực, tình hình Biển Đông, động thái của các nước, nhất là các nước biên giới liền kề, các nước lớn, để kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề chiến lược liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh, quốc phòng của đất nước; quan hệ, hợp tác với các nước trong lĩnh vực quốc phòng.

Thứ hai, xử lý thận trọng quan hệ, hợp tác quốc phòng với các nước; bảo đảm đan xen lợi ích, cân bằng với các nước lớn, tạo sự đột phá trong quan hệ với một số nước mà ta có lợi ích thiết thực.

Thứ ba, tập trung cao

độ cho Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020. Tổ chức thành công các sự kiện quân sự - quốc phòng đã xác định, để lại ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh, trách nhiệm của nước chủ nhà đối với bạn bè quốc tế; đồng thời tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại đa phương.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, tập trung vào năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2020; tuyên truyền đậm nét các kết quả hợp tác trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh; hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, biển đảo, đối ngoại biên giới, sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp quốc.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với các ban, bộ, ngành, địa phương và giữa các cơ quan, đơn vị trong quân đội trong triển khai công tác HNQT và ĐNQP; đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác ĐNQP./.

Quốc Trung (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Page 15: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nghị viện Châu âu phê chuẩn EVFTA -

Ngày 12/02/2020, tại Pháp, Nghị viện châu Âu

(EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Đây là các quyết định rất quan

trọng, được 27 quốc gia thành viên EU (hầu hết là những nước có nền kinh tế phát triển) và Việt Nam (nước có nền kinh tế đang phát triển) hết sức trông đợi sau gần 8 năm, kể từ khi hai bên chính thức khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 6/2012.

Việc EP phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả Việt Nam và EU, thể hiện:

Một là, quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của các nghị sỹ và các quốc

dấu mốc quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và EUdấu mốc quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và EU

Phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: Nhất Nam.Phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: Nhất Nam.

Nghị viện Châu âu phê chuẩn EVFTA -

Page 16: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

gia thành viên EU về vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Triển khai EVFTA và EVIPA sẽ tạo động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU, tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của hai bên.

Hai là, với mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện và do tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế, EVFTA và EVIPA sẽ đem lại lợi ích lớn cho hai bên. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm. Nếu tận dụng tốt cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU để gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi thuế quan như dệt may, da giày, nông thủy sản… Trong bối cảnh căng thẳng thương

mại giữa các nước hết sức phức tạp, Hiệp định EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp chúng ta đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường rất lớn EU. Người dân Việt Nam cũng tiếp cận với hàng hóa, thiết bị mà Việt Nam không có. Hiệp định EVFTA và EVIPA cũng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ EU, đi kèm với công nghệ, tri thức quản lý tiên tiến hàng đầu và những lĩnh vực mới của kinh tế số.

Ba là, bên cạnh các cam kết về kinh tế, EVFTA cũng bao quát nhiều cam kết mới về phát triển bền vững, ứng phó với biển đổi khí hậu, quản trị rừng bền vững, các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường... Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết này sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy cải cách, tăng trưởng bền vững, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân.

Mở ra nhiều cơ hội nhưng EVFTA và EVIPA cũng đặt ra không ít thách thức cho Việ t Nam bởi Việt Nam là nề n kinh tế có trì nh độ phá t

triể n thấ p nhấ t so vớ i cá c nướ c trong khu vự c đã ký FTA vớ i EU. Trong khi đó, EU là mộ t trong nhữ ng thị trườ ng có đò i hỏ i cao nhấ t trên thế giớ i. EU có nhiề u quy đị nh không chỉ liên quan đế n tiêu chuẩ n sả n phẩ m mà cả đố i vớ i quy trì nh sả n xuấ t ra sả n phẩ m... Ngoài ra, các rào cản về kiểm dịch động thực vật, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ…; những tiêu chuẩn về lao độ ng, môi trườ ng củ a EU cũng đặt ra các thách thức không nhỏ cho Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu hai Hiệp định vào tháng 5/2020. Để khai thác được tối đa lợi ích mà hai Hiệp định này mang lại, các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Hiệp định; tuyên truyền, phổ biến các cam kết, quy định của thị trường EU; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất…

Trần Đức (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

Page 17: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng Ý Đảng -- Lòng dân Lòng dân

Thời gian qua, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của

rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 (Nghị định số 100), thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, đã thực sự đi vào đời sống, tinh thần nhân văn và tính nghiêm minh đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, nhận được ủng hộ của nhân dân; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và nâng cao sức khỏe.

Theo Nghị định số 100, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển phương tiện trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá

0,4 miligam/1 lít khí thở: đối với ô tô bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày; đối với mô tô, xe gắn máy bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng, tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày; đối với xe đạp, xe thô sơ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Trước đó, cũng với mức vi phạm trên, người vi phạm chỉ bị phạt tiền bằng nửa mức phạt trên, cụ thể: người điều khiển ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 4 tháng đến 6 tháng; với xe mô tô, xe gắn máy bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy

phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng; đồng thời chưa quy định xử phạt hành vi vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ trên đường.

Đối với Gia Lai, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 đã được các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung triển khai theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100, nhất là các quy định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn; chú trọng tuyên truyền, vận động rộng rãi đến người dân khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc

VÕ NGỌC QUẢNG Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh

Nghị định 100 -Nghị định 100 - góp phần kiềm chế tai nạn góp phần kiềm chế tai nạn giao thông và nâng cao sức khoẻ giao thông và nâng cao sức khoẻ

Page 18: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thiểu số; tổ chức vận động trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe", trong đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu gương hành động.

Tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo quy định tại Nghị định số 100, trong đó, xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý và duy trì thực hiện; kết hợp chặt chẽ giữa công tác cưỡng chế và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các cơ quan, đơn vị truyền thông tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100 trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong đó, đặc biệt là vai trò trực tiếp, chủ lực của lực lượng chức năng đã có tác động tích cực, hiệu quả trong thực hiện quy định. Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, lực lượng cảnh sát khác và Công an các huyện, thị xã, thành phố

trên địa bàn tỉnh thành lập Tổ kiểm tra, xử lý chuyên đề vi phạm về nồng độ cồn; định kỳ và đột xuất thành lập các chốt kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện; chỉ tính riêng đợt Cao điểm từ ngày 15/12/2019 đến ngày 15/01/2020; lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 464 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (22 ô tô, 441 mô tô, 01 xe đạp) và 04 trường hợp vi phạm ma túy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn 01 trường hợp, quyết định xử phạt 274 trường hợp, thành tiền 759 triệu đồng, tước 232 giấy phép lái xe. Tiến hành gọi hỏi, răn đe 138 đối tượng thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia tham gia giao thông, càn quấy, gây mất trật tự giao thông, đưa ra kiểm điểm trước dân, giao gia đình giáo dục, quản lý, yêu cầu viết cam kết không tái phạm.

Qua thực hiện Nghị định số 100, đã góp phần tích cực trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Gia Lai và cả nước; tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tháng 1/2020 xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm 18 người chết và 28 người bị

thương; so với tháng trước liền kề giảm cả 3 tiêu chí, giảm 21 vụ, giảm 03 người chết và giảm 25 người bị thương. Đối với toàn quốc, theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Từ ngày 1-31/1/2020) cả nước xảy ra 726 vụ tai nạn giao thông, làm chết 526 người, bị thương 450 người; bình quân mỗi ngày có 24,9 vụ, làm chết 17 người, bị thương 14,5 người; so với bình quân mỗi ngày năm 2019 giảm 51,6% vụ, giảm 18,7% người chết, giảm 61,1% người bị thương.

Tuy nhiên, gần đây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số vi phạm nồng độ cồn, xảy ra khu vực ngoài đô thị vẫn là vấn đề hết sức lo ngại. Đó là: ngày 29/01/2020 tại km1684+580 trên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận huyện Chư Sê, xe mô tô do Ra Lan Thuân điều khiển chở theo 02 người là Rơ Mah H' Oai, Siu H' Hiên đã xảy ra tai nạn với xe khách, hậu quả vụ tai nạn làm 03 người trên xe mô tô chết tại chỗ; vụ xảy ra ngày 09/02/2020, tại Km168+810m trên Quốc lộ 25, thuộc địa phận

Page 19: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

huyện Chư Sê, Rah Lan Nhon điều khiển xe mô tô chở theo 03 người, gồm Kpă Bring, Kpuih Hlech, Rmah Nhac đã xảy ra tai nạn với xe mô tô do Kpuih Vơi điều khiển, chở sau Siu Biên, hậu quả làm 02 người chết và 02 người bị thương; qua kết quả điều tra, người gây tai nạn điều khiển mô tô đi không đúng phần đường quy định, đều vi phạm nồng độ cồn. Đây là “điểm đen” tai nạn giao thông, thời gian đến cần khẩn trương có biện pháp khắc phục kịp thời.

Về Nghị định 100, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trong năm 2020 và các năm tiếp theo; trong đó yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo quy định tại Nghị định số 100; lưu ý xử lý hành vi vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm minh, không nể nang (không có vùng cấm) đối với các hành vi vi phạm; phối hợp chặt chẽ công tác tuần tra, xử lý vi

phạm với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình; phê bình, kỷ luật các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định; tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra can thiệp làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến các hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ.

Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương, địa phương, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường đưa tin về tinh thần nhân văn của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100; phối hợp với ngành Công an, Giao thông vận tải tuyên truyền đến đông đảo nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật cũng như kết quả xử lý vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, tạo niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân đối với lực lượng chức năng trong quá trình thực thi công vụ; có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đưa tin, tuyên truyền về các hành động sai trái, đi ngược lại các quy định của pháp luật.

Một vấn đề liên quan đó là, trong thực tế xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định số 100, đã xảy ra trường hợp không chấp hành kiểm tra, bỏ xe, vì giá trị xe thấp hơn tiền nộp phạt, đây cũng chính là đề tài được quan tâm của nhiều người do chưa hiểu thấu đáo; thực ra trường hợp trên, sẽ bị xử lý vi phạm theo lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thực thi công vụ, vẫn bị xử phạt ở mức phạt cao nhất của hành vi vi phạm nồng độ cồn đã được quy định tại Nghị định này.

Có thể thấy, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100, với những quy định mới phù hợp với thực tiễn, mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tăng nặng, xử lý nghiêm khắc đã và đang trở thành thông điệp cảnh báo, tuyên truyền để người dân dần thay đổi hành vi, hình thành văn hóa sử dụng rượu, bia lành mạnh; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, cũng như bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân - bởi không gì so sánh được với sức khỏe, tính mạng con người./.

V.N.Q

Page 20: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Việc thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên lĩnh vực đời sống xã hội đạt được một số kết quả tích cực. Quyền bình đẳng, kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ được nâng lên, trình độ dân trí được nâng cao, sức khỏe phụ nữ, trẻ em được quan

tâm, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa nhằm tạo mọi điều kiện để phụ nữ được phát triển toàn diện; triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác phụ nữ và bình đẳng giới; tăng

GIA LAI Quan tâm thực hiện chính sách pháp luật về Quan tâm thực hiện chính sách pháp luật về

bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diệnbình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diệnPHẠM HOÀ

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của

cấp ủy, chính quyền các cấp; cùng với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủ y, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội từng bước được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho chị, em phụ nữ phát triển toàn diện.

Một gian hàng trưng bày tại “Ngày Phụ nữ khởi nghiệp”. Ảnh: N.L.V.Q.Một gian hàng trưng bày tại “Ngày Phụ nữ khởi nghiệp”. Ảnh: N.L.V.Q.

Page 21: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đã có 09 đề nghị đến các ngành chức năng, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho phụ nữ, trẻ em, nhất là các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em gái; 17/17 hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện đã ký kết phối hợp với Công an, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019 - 2022; đồng thời, đề nghị lồng ghép các chỉ tiêu về bình đẳng giới và công tác phụ nữ vào các chương trình, kế hoạch của địa phương.

Các cấp, các ngành đã quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng với 222 tổ hòa giải và 1.173 địa chỉ tin cậy tại cơ sở. Tiếp tục duy

trì hoạt động của “Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng tránh sự rủi ro của hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp trong phụ nữ, hỗ trợ các hoạt động giúp đỡ phụ nữ nghèo, vận động phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện theo đúng pháp luật tại các xã biên giới.

Việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc văn minh được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện và phối hợp, tạo điều kiện để hội liên hiệp phụ nữ các cấp triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, các cuộc vận động. Các ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ hội phụ nữ các cấp tổ chức các hoạt động chăm lo, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện, trang bị các kiến thức cần thiết cho phụ nữ, đặc biệt là về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái,

tổ chức cuộc sống gia đình, hỗ trợ khám, chữa bệnh... Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được thực hiện thông qua cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với các phần việc cụ thể như: Hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, trồng vườn rau và cây ăn trái, xây dựng “Hàng rào xanh” và “Con đường hoa”, nhất là tập trung xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, đã xây dựng được 8.387 nhà vệ sinh, chăm sóc và sử dụng hiệu quả mô hình “Hàng rào xanh” với chiều dài 94,6 km, mô hình “Con đường hoa” với chiều dài 67,7 km, thành lập được 178 “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới” hoạt động có hiệu quả, 27.037 hộ thực hiện mô hình mỗi hộ một vườn rau và cây ăn trái.

Bên cạnh đó, Cuộc vận động xây dựng “Mái ấm tình thương”, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai có hiệu quả; công tác hỗ trợ

Page 22: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

phụ nữ xây dựng gia đình phụ nữ ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh được các cấp hội chú trọng thực hiện. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, qua đó trao tặng 23 phương tiện sinh kế, 616 suất quà; hỗ trợ hội viên, phụ nữ tiếp cận các quy định mới liên quan đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của phụ nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội cho 668 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính

sách xã hội, các cấp hội đã giúp 51.821 hộ hội viên phụ nữ, 1.226 tổ tiết kiệm và vay vốn với số tiền là 1.655.178 triệu đồng. Dư nợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 238.288 triệu đồng, 105 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.530 thành viên. Quỹ hỗ trợ phụ nữ tỉnh tổ chức giải ngân 6.006 triệu đồng, nâng tổng dư nợ là 22.466 triệu đồng với 3.262 thành viên, thông qua 285 tổ tiết kiệm và vay vốn, qua đó góp phần đẩy lùi nạn vay vốn lãi suất cao đối với hội viên phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ trong vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự thay đổi về mặt nhận thức của toàn xã hội, đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ từng bước được cải thiện; vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định và nâng cao trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy tốt vai trò của phụ nữ đối với việc phát triển của địa phương./.

P.H

Đồng chí Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng nhân lễ kỷ niệm 89 nămĐồng chí Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng nhân lễ kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, 74 năm ngày thành lập hội LHPN tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc. ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, 74 năm ngày thành lập hội LHPN tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc.

Page 23: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

Cựu chiến binh Gia Lai Cựu chiến binh Gia Lai

C ựu chiến binh (CCB) giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã trở thành phong trào sâu rộng, phát triển từ thấp đến cao, được đông đảo CCB hưởng ứng và tham gia.

Điều đó không chỉ có ý nghĩa ổn định đời sống, phát triển kinh tế của hội viên CCB, còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần xây dựng Hội vững mạnh, cùng với địa phương thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia.

Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, Thường trực Hội CCB các cấp trong tỉnh, đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, kịp thời động viên cán bộ hội viên CCB phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ các biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo, kết quả thực hiện chương trình giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi của Hội đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tỷ lệ hộ nghèo của CCB giảm nhanh, nhất là các xã đặc biệt khó khăn

(ĐBKK), vùng sâu, vùng xa. Nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu được nhân rộng đặc biệt là phát triển mô hình kinh tế Trang trại, Gia trại.Để phong trào giúp

nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo phát triển mạnh mẽ, Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề số 08/NQ-CCB ngày 28/9/2012: Cựu chiến binh Gia Lai với phong trào “Hai xóa - Ba giúp - Ba mô hình”. Nghị quyết đã được quán triệt, triển khai từ tỉnh Hội đến cơ sở và vận dụng phù hợp vào nhiệm vụ của từng cấp hội. Để làm nòng cốt trong thực hiện

Nghị quyết chuyên đề, Hội CCB tỉnh đã chỉ đạo Câu lạc bộ CCB sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh hoạt động có hiệu quả, chủ động phát triển về tổ chức. Đến cuối năm 2017 đã có 17/17 Câu lạc bộ CCB cấp huyện là thành viên của Câu lạc bộ CCB tỉnh với gần 800 hội viên tham gia, và hiện nay là 956 hội viên. Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” đã đóng góp tích cực trong phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tham gia xây dựng nông thôn mới.

Hội CCB tỉnh đã chỉ đạo cho các cấp Hội tổ chức tổng kết 5 năm lần

VỚI PHONG TRÀO “GIÚP NHAU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO”LÊ HỮU PHONG

Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai

Page 24: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thứ IV phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2011- 2016. Hàng năm, các cấp Hội đã bình xét, ra quyết định công nhận hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp nhằm động viên hội viên CCB tích cực lao động sản xuất. Năm 2019, toàn tỉnh Hội có 1.038 hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, 804 hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, 340 hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và 33 hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương.

Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai đã đạt được thành tích rất đáng khích lệ. Thành tích đó là thành quả thực hiện qua các phong trào của Hội, cụ thể là: Phong trào Hai xóa (xóa nghèo - xóa nhà dột nát). Xóa nghèo là chỉ tiêu kinh tế quan trọng và đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu của các cấp Hội Cựu chiến binh. Đây vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu đòi hỏi trách

nhiệm của cả tập thể các cấp Hội và mỗi cá nhân hội viên. Với nhiều biện pháp bảo đảm kèm theo như vay vốn Ngân hàng CSXH, xây dựng quỹ nội bộ, giúp nhau công sức, giống vốn, kinh nghiệm sản xuất, tạo việc làm..v.v. Kết quả thực hiện giảm nghèo 5 năm qua của Hội Cựu chiến binh rất đáng phấn khởi: Năm 2017 giảm 420 hộ, tỷ lệ hộ CCB nghèo giảm 1,46%; năm 2018 giảm 529 hộ, tỷ lệ hộ CCB nghèo giảm 1,84%; năm 2019 giảm 459 hộ, tỷ lệ hộ CCB nghèo giảm 1,44%. Năm 2018 có 48/222 xã, phường, thị trấn không còn hộ CCB nghèo - 21,62%. Năm 2019, có 59/222 xã, phường, thị trấn không còn hộ CCB nghèo - 26,58%; thị xã An Khê không còn hộ CCB nghèo.

Từ năm 2015 đến nay, từ các nguồn quỹ khác nhau, Hội CCB các cấp đã xóa trên 300 căn nhà dột nát cho hội viên CCB. Phong trào “Hai xóa” đem lại hiệu quả to lớn trong giảm nghèo và xóa nhà dột nát cho hội viên CCB nghèo. Ngoài sự phấn đấu từ nội lực

của cán bộ hội viên CCB trong tỉnh, Hội CCB tỉnh ghi nhận và đánh giá cao nghĩa tình đồng đội của Hội CCB Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các tập thể và cá nhân đã tài trợ, giúp đỡ hội viên CCB nghèo tỉnh Gia Lai.

Phong trào Ba giúp (công sức - giống, vốn - việc làm) là truyền thống “Lá lành đùm lá rách” được các cấp Hội CCB tích cực thực hiện. Xuất phát từ tình hình thực tế về lao động và việc làm, hàng năm Hội CCB tỉnh thường xuyên bám nắm nguồn vốn giải quyết việc làm qua các kênh Trung ương và địa phương. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH; tính đến 31 tháng 12 năm 2019, tổng dư nợ là 776.629 triệu đồng, tăng 85.037 triệu đồng so với đầu năm, với 23.481 hộ dư nợ. Tạo việc làm từ vay vốn NHCSXH hàng năm trên 17.000 lao động.

Quỹ giúp nhau của Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp cũng giúp cho nhiều hội viên về vốn phát triển

Page 25: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

sản xuất, chăn nuôi. Cuối năm 2019, tổng số quỹ giúp nhau của các Câu lạc bộ là 2.308,08 triệu đồng, tăng 474,02 triệu đồng so với cuối năm 2018, tạo được nhiều việc làm và bảo đảm cho các hoạt động thường xuyên cũng như các hoạt động nghĩa tình thăm hỏi, động viên của Câu lạc bộ.

Nhiều hội viên Cựu chiến binh và hội viên Câu lạc bộ thấm nhuần truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tương thân, tương ái giúp nhau giảm nghèo, cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; đã giúp vốn, cây giống, phân bón, kỹ thuật.v.v phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Phong trào “Ba mô hình”:

-Mô hình trang trại:

Với điều kiện đất đai của địa phương, nhiều hội viên CCB phát huy khả năng tự lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm xây dựng trang trại để phát triển sản xuất; nhiều hội viên đã vận dụng nhiều hình thức, cách làm phong phú, đa dạng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, toàn

tỉnh hội có 315 trang trại, 5.041 gia trại; có nhiều mô hình chuyên canh về trồng cây công nghiệp, chuyên canh về cây ăn quả chất lượng cao, cũng có mô hình chuyên canh về chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Mô hình tổ hợp sản xuất:

Tổ hợp sản xuất là mô hình có tính chất liên kết lao động, nguồn vốn, vật tư và các phương tiện phục vụ sản xuất của một số hội viên để tạo ra nguồn thu mang lại lợi nhuận chính đáng cho hội viên.

Thực tế về mô hình tổ hợp sản xuất của Hội CCB ở các địa bàn trong những năm qua chưa được phát triển nhiều. Tuy nhiên đã có điển hình đáng ghi nhận và học tập ở cách suy nghĩ, cách làm sáng tạo. Hiện nay, toàn tỉnh Hội có 13 HTX và 10 tổ hợp do hội viên CCB làm chủ.

- Mô hình kinh doanh - dịch vụ:

Toàn tỉnh Hội hiện có 56 doanh nghiệp do hội viên CCB làm chủ, các doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, hàng năm

giao nộp đầy đủ ngân sách cho Nhà nước.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp Hội, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm "CCB Gia lai nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới". Năm 2019, hội viên CCB trong tỉnh đã đóng góp 13.924 ngày công; hiến 21.052 m2 đất trị giá hàng chục tỷ đồng, không nhận tiền đền bù; đóng góp 1.828 triệu đồng xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua, Hội CCB tỉnh Gia lai tích cực thực hiện có hiệu quả phong trào CCB giúp nhau làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm nghèo. Đời sống của hội viên CCB hiện nay cơ bản ổn định, chất lượng cuộc sống có bước chuyển biến đáng kể và cao hơn mặt bằng dân cư, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và xây dựng Hội Cựu chiến binh vững mạnh toàn diện./.

L.H.P

Page 26: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ÁNH HỒNG

các giá trị văn hoá truyền thống Gia LaiGia Lai

T rong quá trình hội nhập, phát triển, công tác duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền của Gia Lai quan tâm, nhằm tạo sân chơi

lành mạnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, giữ gìn những giá trị của gia đình truyền thống các dân tộc.

Gia Lai có thể nói là bức tranh đa màu sắc về văn hóa bởi có 34 dân tộc cùng sinh sống, có nền văn hóa truyền thống phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện toàn tỉnh có 22 di tích, trong đó có 13 di tích cấp quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng

Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là ‘‘Di sản văn hóa phi vật thể của đại diện của nhân loại”, thì văn hóa các tộc người Gia Lai đã để lại một kho tàng câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lời nói vần, truyện cổ, truyền thuyết, thần thoại, và nổi bật hơn hết, quy mô hơn hết là sử thi - đây là tiếng

nói của cha ông trong dạy bảo, khuyên răn con cháu, có giá trị giáo dục cao.

Trong những năm qua, Gia Lai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với bảo tồn, phát huy các giá

với công tác bảo tồn, phát huy

Nghi lễ lên nhà rông mới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.Nghi lễ lên nhà rông mới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.

Page 27: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

trị văn hóa dân tộc, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung và phương thức hoạt động, kết hợp thai thác và phát huy đặc trưng văn hóa vùng miền, đưa văn hóa các dân tộc trở thành một trong những yếu tố tích cực để thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trong đó, có thể nói đến các hoạt động tích cực để bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc như: phục dựng các nghi lễ truyền thống đang có nguy cơ bị mai một như: Lễ cúng nhà Rông mới, lễ mừng lúa mới…; tổ chức các chương trình, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng; mở các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật dân gian, giản dạy chỉnh chiêng, tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm; giao lưu, trình diễn các chương trình văn hóa do các tỉnh bạn tổ chức tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… Đặc biệt là tỉnh đã tổ chức thành công Festival Cồng chiêng Quốc tế lần thứ I (năm 2009) và Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2018) đã thu hút hàng ngàn diễn viên, nghệ nhân trong tỉnh và một số nước trong khu vực Đông Nam Á tham

gia như: Campuchia, Indonexia, Lào, Philipin, Myanma.

Có được những kết quả trên là nhờ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, giúp người dân có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, nhất là bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng. Gia Lai với hơn 5.000 bộ cồng chiêng trên địa bàn, chiếm hơn một nửa số bộ cồng chiêng tại Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Hầu hết các buôn làng ở Gia Lai đều có những đội cồng chiêng do những nghệ nhân, già làng làm nòng cốt. Từ bao đời nay, cồng chiêng được coi là linh hồn trong đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh việc lưu trữ những bộ cồng chiêng quý hiếm, đồng bào các dân tộc tại đây cũng đang nỗ lực tổ chức các hoạt động truyền dạy cho thế hệ trẻ. Những

năm gần đây, sự xuất hiện của các đội chiêng nhí, chiêng nữ tại các buôn làng cho thấy văn hóa cồng chiêng tại đây đã và đang được kế thừa, phát huy một cách mạnh mẽ trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa luôn được quan tâm đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện cho người dân hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa theo chủ trương xã hội hóa ngày càng thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, toàn tỉnh có gần 1.200 Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, làng (đạt 80%), phấn đấu đến năm 2030, có 100% xã hoàn thiện về cơ sở vật chất Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, làng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường làm mai một dần văn hóa

Page 28: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

truyền thống của dân tộc; lối sống thực dụng, các sản phẩm văn hóa độc hại cùng với các tệ nạn xã hội đang ngấm ngầm tác động vào một bộ phận gia đình; đội ngũ cán bộ tại cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cấp huyện, cấp xã còn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên vẫn còn tình trạng hình thức, hành chính hóa phong trào - đây chính là những khó khăn, thách thức trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay. Khoảng cách địa lý giữa các thôn, làng cũng là một khó khăn đối với cán

bộ ngành văn hóa trong công tác kiểm kê, điều tra lập hồ sơ di sản, phục dựng. Nguồn kinh phí chủ yếu là được hỗ trợ nên số lượng không nhiều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa…

Vì thế để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có hiệu quả, trước hết cần nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện của các gia đình trong thực hiện phong trào gia đình văn hóa; xây dựng con người mới có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ những hủ tục lạc hậu,

mê tín, dị đoan. Tiếp đến, thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội hóa văn hóa, phấn đấu xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa, hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn, làng văn hóa, nhất là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội cán bộ văn hóa cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, nâng cao hơn nữa mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân./.

A.H

Lễ cúng lên nhà rông mới ở làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Thảo.Lễ cúng lên nhà rông mới ở làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Thảo.

Page 29: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Mang Yang đã và đang đẩy mạnh xây dựng và phát triển loại hình du

lịch cộng đồng. Trong đó, việc bảo tồn, phục dựng lại các nghi lễ,văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện được chú trọng.

Trong những ngày trung tuần tháng 11 năm Kỷ Hợi, trên khắp các nẻo đường vào xã Ayun đều treo cờ, băng rôn chào mừng du khách đến dự Lễ cúng lên nhà rông mới của người Bahnar tại nhà rông làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang. Trong làng bà con háo hức phấn khởi, bởi đây là lần đầu tiên một nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số được các cấp chính quyền quan tâm tổ chức. Nói về mục đích tổ chức phục dựng Lễ cúng lên nhà rông mới của người Bahnar tại nhà rông làng ĐêKjiêng, xã

Ayun, bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết “UBND huyện Mang Yang phối hợp với Nhà hát ca múa nhạc đam san tổ chức phục dựng nghi lễ cúng lên Nhà rông mới của đồng bào Bahnar. Qua lễ hội này nhằm mục đích tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đồng thời góp phần quảng bá văn hóa bản sắc của người Bahnar tại địa phương. Chúng tôi cũng muốn qua đây quảng bá hình ảnh, góp phần phục vụ cho công tác phát triển du lịch cộng đồng trong

thời gian tới”.

Người Bahnar quan niệm, nhà rông là biểu tượng của cộng đồng. Bởi vậy, việc cúng lên nhà Rông mới là dịp để bà con trong thôn cảm tạ thần linh đã ủng hộ, giúp đỡ buôn làng trong thời gian vừa qua và xin được bình an, phát triển trong thời gian tới. Do đó, việc phục dựng nghi lễ cúng nhà rông mới của người Bahnar phải do Hội đồng Già làng thực hiện. Lễ cúng phải có đầy đủ vật phẩm, vật dụng bao gồm một ghè rượu, một con heo, một con dê, một con

Phục dựng Lễ cúng nhà rông mới - Bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch ở MangYangtruyền thống gắn với phát triển du lịch ở MangYang

LÊ THỊ THANH THUỶ Giám đốc Trung tâm VH, TT, TT huyện Mang Yang

Page 30: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

gà, một bó lá Hreh (mây) và bó lá Pơ ngăm (lá rừng).

Trước khi vào lễ cúng chính, cộng đồng làng đem các con vật lên nhà rông cắt lấy huyết cúng Yang lần một. Sau lễ cúng xin giết vật tế, máu của các con vật được để riêng, phần gan của dê, heo và thịt gà được nướng chín trên bếp nhà rông để soạn mâm cúng. Dưới chân cây nêu nhỏ giữa nhà rông buộc 1 ghè rượu đã đổ đầy nước. Sau khi thịt chín, già làng bày lên mâm đặt trước cây nêu và bắt đầu cử hành nghi lễ. Trước mâm cúng, 3 vị già làng lấy nước trong ghè rượu cúng vẩy lên cây nêu và cùng đọc lời khấn tổ tiên, khấn Yang. Già Trơm được giao nhiệm vụ thực hiện nghi lễ chính, già khấn to bằng tiếng Bahnar bài khấn mời thần linh về chung vui. “Bài khấn còn có ý nghĩa cảm tạ thần linh đã luôn giúp đỡ dân làng. Mong khi về nhà rông mới, thần sẽ tiếp tục phù hộ cho dân làng khỏe mạnh, bình an và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Chúng tôi cũng cầu thần linh bảo vệ nhà rông luôn vững chãi đến đời con đời cháu”- già Trơm cho hay.

Sau khi bài khấn kết thúc, tiếng cồng chiêng được tấu lên rộn ràng. Già

làng lấy 2 bó lá rừng đã chuẩn bị nhúng vào tiết các con vật rồi vừa đi vừa vẩy khắp 4 góc nhà rông, tất cả cột và cầu thang nhà rông để cầu bình an cũng như ngầm đánh dấu địa giới khu vực Nhà rông của làng. Các bó lá sau đó được treo lên mái nhà rông. Cuối cùng, già làng cùng người dân và khách mời giao lưu ẩm thực, sinh hoạt văn hóa vui vẻ. Lúc này, đội cồng chiêng sẽ tấu lên bài mừng nhà rông và biểu diễn 3 vòng xung quanh cây nêu, sau đó tiếp tục biểu diễn trước sân nhà rông trong niềm hân hoan, phấn khởi của dân làng.

Chứng kiến nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar bản địa được phục dựng sau hàng chục năm thất truyền, ông Đônh, làng Kon Brung, xã Ayun bày tỏ: “Làm nhà rông mới chúng tôi rất mừng, nay chúng tôi tham dự Lễ cúng được chuẩn bị rất đúng phong tục trước đây, lễ vật cúng đầy đủ có con heo, con gà, con dê, đánh cồng chiêng, múa theo phong tục của người Bahnar. Chúng tôi sẽ truyền dạy cho con cháu gìn giữ phong tục của dân tộc mình”

Đặc biệt, trước ngày phục dựng lễ mừng nhà

rông mới, hơn 200 nghệ nhân đến từ 5 làng đã tham dự Hội thi văn hóa các dân tộc thiểu số xã Ayun lần thứ I năm 2019 được tổ chức tại sân làng Đê KJiêng. Các nghệ nhân và dân làng cùng tham gia trổ tài tạc tượng gỗ dân gian, thi đan gùi, làm mô hình nhà Rông, dệt vải, thi ẩm thực chế biến rượu cần theo công thức truyền thống bằng các nguyên liệu tự nhiên, cơm lam, thịt nướng...

Hội thi và lễ phục dựng nhà rông mới là dịp để người trẻ chúng tôi tìm hiểu, gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc của ông bà xưa. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi giới thiệu với anh em, bạn bè và du khách về những nét văn hóa độc đáo của dân tộc chúng tôi - Em Hơ, người dân tộc Bahnar làng Đê Kjiêng phấn khởi cho biết thêm.

Việc phục hồi và tái hiện Lễ khánh thành nhà rông mới và hội thi văn hóa các dân tộc ở xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh gia Lai là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương./.

T.T

Page 31: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

PHẠM THUÝ Hội LHPN huyện Đak Pơ

Độc đáo “Gian hàng không đồng”“Gian hàng không đồng”

trong phiên chợ Tết Canh tý ở Đak Pơ

Với phương châm không để lại ai lại

phía sau, để người nghèo trên địa bàn huyện được được đón tết Canh Tý 2020 đầm ấm, an vui. Hội LHPN huyện Đak Pơ đã triển khai “Gian hàng 0 đồng” dành cho 102 người nghèo, học sinh, người có hoàn cảnh khó khăn. Trong gian hàng bày bán các mặt hàng như bánh kẹo, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, gạo, quần áo học sinh... Những người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mua các nhu yếu phẩm hoàn toàn miễn phí tại gian hàng 0 đồng. Những sản

phẩm này do Hội LHPN huyện đã đứng ra kêu gọi, vận động và hướng dẫn các cơ sở Hội vận động từ các tổ chức, cá nhân, các cơ quan, các tiệm tạp hóa hảo tâm trên địa bàn bằng tiền mặt, hiện vật, đồng thời trích một phần kinh phí của quỹ “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo” để mua các nhu yếu phẩm. Tương ứng với các nhu yếu phẩm vận động được Hội phát phiếu mua hàng cho người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số để họ mang đến gian hàng mua miễn phí các nhu yếu phẩm. Ngoài ra, Hội còn triển khai cho cán bộ, hội viên phụ nữ

Page 32: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhân rộng nhiều chương trình ý nghĩa tương tự để người nghèo trên địa bàn được đón tết đầy đủ, có động lực để phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong dịp này, từ nguồn quỹ “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, Hội LHPN huyện cũng đã sửa chữa 1 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại xã Yang Bắc trị giá 5.000.000 đ; tặng 50 suất quà cho hộ nghèo trị giá 15.000.000₫; tặng 1.000.000₫ cho chị Hồ Thị Ngọc Mai, thư ký toà án nhân dân huyện có hoàn cảnh khó khăn./.

P.T

bảo vệ môi trường từ vật liệu tái chế và ủng hộ phụ nữ nghèo bằng cách tận dụng chai nhựa, hộp nhựa sáng tạo, tái chế ra các hộp bút, chậu hoa mang đến gian hàng bày bán và toàn bộ số tiền bán được sẽ chuyển vào quỹ “đồng hành cùng phụ nữ nghèo” để tiếp tục giúp cho người nghèo trên địa bàn huyện.

Phiên chợ tết thực sự sôi nổi, tấp lập và ý nghĩa hơn nhờ gian hàng 0 đồng của Hội LHPN huyện với 144 phiếu mua hàng, mỗi phiếu gồm dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt, bánh kẹo ....

Biểu diễn cồng chiêng tại phiên chợ. Ảnh: Tuyết Mai.Biểu diễn cồng chiêng tại phiên chợ. Ảnh: Tuyết Mai.

Những người nghèo đến mua sản phẩm 0 đồng đều rất vui vẻ, phấn khởi, cảm động vì không phải bỏ ra đồng nào mà vẫn được mua bột ngọt, dầu ăn, nước mắm...; những mạnh thường quân đã ủng hộ cho gian hàng thì rất vui, yên tâm vì sản phẩm của mình đã đến đúng người, đúng việc và đã góp được chút tấm lòng nhỏ bé cho cộng đồng.

Hội LHPN huyện mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân hảo tâm trong và ngoài địa bàn để tổ chức,

Page 33: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chị Đinh Thị Lý là nữ Cựu chiến binh (CCB) ở thị trấ n Kbang, (huyệ n Kbang) sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đời thường là một người phụ nữ bình dị, nhưng ở chị còn có điểm

khác nữa là được xã hội ghi nhận bằng những việc làm ý nghĩa, những nghĩa cử cao đẹp và là “Nữ doanh nhân thành đạ t”, “Nữ CCB có tấ m lò ng thiện nguyện”.

HUY BẮC

Nữ Cựu chiến binhNữ Cựu chiến binhcó tấm lòng thiện nguyệncó tấm lòng thiện nguyện

Chị Đinh Thị Lý sinh ra và lớn lên tại xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Năm 1979, khi mới vừa tròn 18 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc chị đã gác lại những ước mơ, hoài bão của riêng mình để lên đường nhập ngũ thực hiện nhiệm vụ ở Tiểu đoà n Quân Y 18, Sư đoàn 174 đóng quân tại tỉnh Đăk Lăk. Tâm sự với chúng tôi, cô đã chia sẻ về những kỷ niệm, ký ức khi bước vào đời với những khó khăn, gian truân, vất vả… Năm 1989, với số vốn 120 triệu đồng vay ngân hàng để khởi nghiệp, chị lập ra doanh nghiệp tư nhân với cái tên “Lý Kình” chuyên kinh doanh

vận tải, khai thác khoáng sản, nhận xây dựng công trình giao thông, thủy lợi… mỗi năm thu lãi về hàng chục tỷ đồng và giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Đến nay, khi kinh tế đã ổn định, cô đã làm nhiều việc mà ít ai trong số chúng ta có thể làm được đó chính là “Từ thiện, thiện nguyện” .

Chúng tôi theo chân cô đến thăm gia đình ông Trang Phú, là thương binh hạng 2/4 (tỷ lệ thương tật 68%), tại đây, qua lời kể về những câu chuyện đời thường, những câu chuyện nghiệp, những ký ức trong chiến tranh khốc liệt giữa hai người như

đã ùa về trước mắt chúng tôi. Sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ dừng lại qua lời kể mà còn khắc sâu, in hằn trên cơ thể của ông Phú. Đó chính là chất độc màu da cam đã lấy đi đôi chân của ông, cộng với đó là bệnh tật của tuổi già luôn hoành hành từng giây, từng phút mỗi khi trái gió trở trời, và rồi mọi gánh nặng trong gia đình đều dồn hết lên đôi vai gầy guộc của người vợ là bà Nguyễn Thị Thiện (cũng là thương binh loại 3/4, con của Mẹ Việt Nam Anh hùng). Ngôi nhà cấp 4 tại tổ 7, thị trấ n Kbang của đôi vợ chồng thương binh này là nơi mà cô Lý thường xuyên lui tới thăm

Page 34: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nom, động viên, trao tặng những món quà giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cùng đi trong đoàn có một người luôn lặng lẽ đi theo cô Lý, đó là Cựu chiến binh Nguyễn Bá Sở - Chi hội trưởng CCB tổ 10, thị trấn Kbang, bác có vẻ nghiêm nghị, ít nói nhưng khi được hỏi về cô Lý, bác đã bỏ đi cái hình ảnh nghiêm nghị lúc ban đầu và vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: “Trong xây dựng chi hội thì đồng chí rất nhiệt tình, hăng say công tác, tích cực hoạt động, làm tròn nhiệm vụ của một hội viên. Đặc biệt, cô Lý cùng với gia đình luôn quan tâm, gúp đỡ làm rất nhiều việc thiện, việc nghĩa cho hội viên CCB, những gia đình khó khăn, những mảnh đời kém may mắn, những việc làm ý nghĩa của gia đình cô Lý được mọi người ghi nhận và biết ơn”.

Dứt câu chuyện với bác Sở thì chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến làng Nák, thị trấn Kbang. Địa điểm lần này là gia đình em Thân. Em Đinh Văn Thân năm nay 30 tuổ i nhưng chỉ nặ ng hơn 20 kg, bị liệ t, bị câm và điếc do nhiễm chấ t độ c hó a họ c chỉ biế t nằ m co ro nơi góc nhà sàn. Tại đây, chúng tôi nhìn thấy hình ảnh của người phụ nữ tay nắm chặt tay đan xen

vào là giọng nói nghẹn ngào của bà Đinh Thị Pứa (mẹ em Thân). Bà nói rất nhiều nhưng tôi chỉ nghe rõ một câu “ Cảm ơn cô Lý”. Dường như đối với mẹ con em Thân thì cô Lý chính là máu mủ ruột thịt của gia đình mình. Đinh Văn Thân là một trong bảy nạn nhân bị nhiễm chấ t độ c hó a họ c mà cô nhận trợ cấ p trọn đời với số tiề n 200 nghìn đồng mỗi ngườ i/1 tháng.

Rời làng Nák lúc trời cũng đã trưa, đoàn chúng tôi ghé vào bóng cây cổ thụ ở Đền tưởng niệm Ka Nák. Dưới tán cây cổ thụ, chúng tôi được gặp bác quản lý khu đền, bác lại bắt tay chào đón cô Lý và đoàn chúng tôi rất niềm nở, bác cũng cho chúng tôi biết đây là cây cổ thụ do chính tay cô Lý mua về trồng. Cô Lý chia sẻ thêm “Làm việc thiện không quan trọng ít hay nhiều, chủ yếu là tấm lòng". Vì thế trong những năm qua, nữ CCB chủ doanh nghiệp tư nhân Lý Kình đã chung tay đóng góp nhiều công trình dân sinh, công trình công cộng trong và ngoài tỉnh mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần làm cho quê hương, xóm làng xanh, sạch, đẹp như: ủng hộ cây cảnh trang trí cho Công viên Văn hóa Kbang, Đền tưởng niệm

Ka Nak (đọc âm Ka-Nát), Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku) trị giá gần 200 triệu đồng; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) với số tiền gần 100 triệu đồng; hỗ trợ điện thắp sáng trong vòng một năm cho 17 hộ nghèo tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn (tỉnh Đăk Lăk); đóng góp quỹ ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa 20 triệu đồng; xây ngôi nhà tình nghĩa cho bệnh binh A HNhrớ tại xã Kon Pne, huyện Kbang giá trị 50 triệu đồng; mua Chiêng đồng, ủng hộ xi măng xây bia tưởng niệm và hệ thống lư hương tại Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp huyện Kbang gần 20 triệu đồng; đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kbang hơn 200 triệu đồng...

Mỗi một chuyến đi, mỗi một hành trình thiện nguyện kết nối trái tim, nhìn thấy niềm vui, nụ cười của những gia đình, những đồng đội, những mảnh đời bất hạnh khi đón nhận tình cảm của mình làm cho lòng cô được ấm hơn. Thật quý biết bao tấm lòng nữ Cựu Chiến binh “Có tấm lòng thiện nguyện”! ./.

H.B

Page 35: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nếu bạn là người yêu thích loại hình du lịch khám phá thiên nhiên thì thác Yă Pya là một điểm đến mới trong lịch trình chinh phục

những ngọn thác đẹp ở Gia Lai. Khác với những ngọn thác hùng vĩ trên địa bàn tỉnh như: Xung Khoeng, Phú Cường, Chín tầng, Lệ Kim, Kueng O, Đăk Rong, Thác 50, Thác 95… thác Yă Pya hoang sơ và thơ mộng cách thành phố Pleiku hơn 70km, thuộc địa bàn làng Kon Sơlok, xã Hà Đông, huyện Đak Đoa. Ngọn thác này khá

THANH HƯƠNG

Hoang sơ ngọn thác Hoang sơ ngọn thác

Yă PyaYă Pya ở Đak Đoa ở Đak Đoa

đẹp, các dòng nước tuôn buông từ đỉnh núi Srưnh xuống với độ cao khoảng 30m, theo các vách đá cổ nhiều tầng, từng dòng, từng mạch nước lan chảy giống những những lọn mây trắng lung linh trong nắng rất đẹp mắt. Khung cảnh xung quanh ngọn thác còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng lâu năm. Những người dân địa phương kể rằng, thác đã có từ lâu lắm, xa xưa có một cô gái xinh đẹp, da trắng như nõn chuối rừng, giọng nói thanh trong như tiếng hót chim rừng sớm mai, mỗi lần đi rẫy, đi rừng về nàng thường dừng tắm ở ngọn thác này, trong một lần xuống tắm nàng Pya đã bỏ quên một chiếc khuyên tai ở thác nước; tương truyền cứ vào tháng 10, tháng 11 hàng năm, chiếc khuyên tai của Pya sẽ phát ra ánh hào quang rực rỡ ở giữa ngọn thác, ánh sáng lung linh nhiều màu sắc tỏa sáng cả một vùng rất đẹp khiến bà con dân làng dưới chân núi Srưnh vô cùng ngạc nhiên, thích thú và tin tưởng đấy là điềm lành mà các yang Núi, yang Thác, thác Rừng thể hiện, phù trợ dân làng khỏe mạnh, bình an, no đủ. Từ nhân vật người con gái Bahnar xinh đẹp tên Pya

Thác Yă Bya (làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, Gia Lai)Thác Yă Bya (làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, Gia Lai)Ảnh: Hà Phương.Ảnh: Hà Phương.

Page 36: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

và chiếc khuyên tai phát ánh sáng muôn màu của bà mà đồng bào Bahnar vùng này gọi tên ngọn thác là Yă Pya (nghĩa là thác bà Pya).

Nếu bạn muốn đến thác Yă Pya, bạn có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy từ thành phố Pleiku đến trung tâm xã Hà Đông, đến làng Kon Sơlok. Từ làng bạn có thể nhờ người dân trong làng dẫn đường chở xe máy hoặc đi bộ vào tận chân thác. Con đường từ trung tâm làng vào chân thác dài khoảng 5km, lên xuống như cánh võng, quanh co khúc khuỷu qua những đoạn suối cạn, những rẫy mì, những rẫy cây bời lời, keo xanh tốt, càng vào sâu trong rừng bạn càng cảm thấy thú vị khi trên đầu là những tán cây cao lớn tỏa bóng mát rượi, những khóm tre, nứa kết vòm dày kít như chiếc ô khổng lồ che nắng che, che mưa cho người trú chân phía dưới, thú vị hơn khi bạn đi qua những con suối nhỏ - nơi người dân tự kết chiếc cầu bắc ngang bằng những thân gỗ bời lời và thân cây cà phê già chằng cột bằng nhiều loại dây rừng, bạn có thể dừng lại chụp những bức ảnh check in với vô số view đẹp bên dòng nước uốn lượn róc

rách vui tai, bên cây cỏ, bông lau và những cụm đá lô nhô, bạn có thể lội nước, tắm suối gột bỏ những bụi khói thị thành, bụi đất đường rừng một cách sảng khoái. Ở những bãi đất trống rộng thoáng bên sát bờ suối, bạn có thể dựng lều cắm trại, trải nghiệm một đêm trong rừng, giữa thiên nhiên hoang sơ, trong lành và đón bình minh lên lộng lẫy từ giữa rừng với cảnh sắc đẹp khó tả hết bằng ngôn từ.

Dưới chân bất kỳ ngọn thác nào ngước nhìn lên tôi đều có cảm giác chúng thật kỳ vĩ, chúng là sản phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người nơi vùng núi đồi cao nguyên. Người dẫn đường thuyết minh rằng thác vào mùa mưa, nước từ đỉnh núi tuôn xuống trắng xóa, rất đẹp, hiện đang mùa khô lượng nước không nhiều, nhưng từng dòng bạc trắng buông chảy qua tầng tầng vách đá cổ đen sẫm cũng vô cùng hấp dẫn, dưới chân thác có những tảng đá lớn và thân gỗ to bắc ngang để du khách có thể đứng, ngồi rửa mặt, rửa tay, đùa nghịch cùng nước, chụp hình với bạn bè người thân. Xung quanh thác là những khoảng đất trống,

tương đối bằng, đủ rộng để người thăm thác trải bạt/chiếu bày đồ ăn thức uống thưởng thức cùng nhau.

Một lần đến thác Yă Pya, đúng dịp đầu xuân mới Canh Tý, giữa đất trời, núi đồi, mây nước rạo rực khí xuân, giữa bao tình cảm ấm nồng thân mến đồng chí đồng nghiệp, cảm giác tràn đầy năng lượng và trách nhiệm cho những công việc đang chờ. Và tin chắc rằng với sự quan tâm, đầu tư của cấp ủy chính quyền, các nhà đầu tư… trong tương lai gần thôi, điểm thác này sẽ trở thành một điểm đến du lịch sinh thái phục vụ cho những du khách yêu thích loại hình du lịch khám phá thiên nhiên và thăm làng homestays. Khi ấy, bà con Bahnar làng Kon Sơlok xã Hà Đông sẽ có cơ hội làm dịch vụ du lịch như: lưu trú, dẫn đường, ẩm thực truyền thống, trình diễn văn hóa, văn nghệ dân gian, bán/trao đổi các mặt hàng thủ công truyền thống và các hàng hóa đặc sản nông lâm thổ sản của vùng Hà Đông. Khi ấy, bà con Bahnar nơi đây sẽ dần cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần và bảo tồn quảng bá hiệu quả thực sự các giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình./.

T.H

Page 37: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin cơ sởThông tin cơ sở

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) diễn biến rất phức tạp, có khả năng lan rộng và bùng phát rất cao trên thế giới. Tổ chức Y tế thế

giới đã đưa ra “tình trạng y tế khẩn cấp” do Covid - 19 gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm, lan truyền nhanh, thời gian ủ bệnh dài, khó phát hiện trong thời gian ủ bệnh bằng các phương tiện quan sát thông thường, nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Trước tình hình trên, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch.

Gia Lai là tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh, có 90 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri qua địa

bàn 07 xã thuộc 03 huyện biên giới (Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai) và 01 cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Với đặc điểm đường biên

giới dài có nhiều đường mòn, lối mở qua lại biên giới, đặc biệt có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, lưu lượng người qua lại của

ồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh ồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID - 19đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID - 19

Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Kiểm dịch y tế kiểm tra thân nhiệt đối Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Kiểm dịch y tế kiểm tra thân nhiệt đối với hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu Lệ Thanh. Ảnh: Hữu Ninh.với hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu Lệ Thanh. Ảnh: Hữu Ninh.

Thượng tá ĐINH HỮU NINH Chính trị viên - Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh

Page 38: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

2 nước láng giềng Việt Nam - Campuchia đông nên nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn khu vực biên giới có nguy cơ xảy ra, tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng như tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới nói riêng và nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung.

Xuất phát từ tình hình trên, quán triệt chỉ đạo của TW, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chỉ đạo của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã được Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thực hiện quyết liệt, cụ thể: Quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Gia Lai, Bộ Tư lệnh BĐBP và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đến cán bộ, chiến sỹ trong toàn đơn vị nhằm giúp cán bộ, chiến sỹ ổn định tư tưởng, hiểu rõ tình hình dịch bệnh, cơ chế lây bệnh, các biện pháp phòng ngừa dịch tại đơn vị cũng như trong thực hiện nhiệm vụ. Quá trình triển khai đã vận dụng nhiều hình thức tuyên

truyền như quán triệt tập trung, cấp phát đề cương cho cán bộ, chiến sỹ, đưa nội dung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch lên bảng điện tử của Đồn và các Trạm. Đối với quần chúng nhân dân trên địa bàn, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã 04 lần/120 phút. Đối với hành khách xuất nhập cảnh qua lại Cửa khẩu, đơn vị đã chỉ đạo cán bộ, nhân viên làm thủ tục, kiểm tra, giám sát kết hợp tuyên truyền ý thức phòng dịch và tuân thủ quy trình kiểm tra, giám sát theo quy định. Đồng thời đơn vị cũng đã thành lập tổ chỉ đạo gồm 06 đồng chí do đồng chí Đồn trưởng làm tổ trưởng nhằm kịp thời ứng phó với dịch Covid-19.

Quan hệ chặt chẽ với lực lượng bảo vệ biên giới 02 bên để thống nhất phương án phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, đối với Đồn Công an cửa khẩu Oyadao (Campuchia) đã thống nhất không cho các đối tượng trong vùng dịch hoặc đối tượng có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh xuất cảnh vào Việt Nam để phòng, chống từ xa. Đối với các lực lượng tại cửa khẩu Lệ Thanh như: Hải quan, Kiểm dịch

y tế, Kiểm dịch thực vật, Ban quản lý Cửa khẩu thì thống nhất phối hợp chặt chẽ kiểm soát đúng quy trình tại cửa khẩu. Phối hợp với Kiểm dịch y tế triển khai đo thân nhiệt cho hành khách theo quy trình đã thống nhất với ngành y tế.

Tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, chốt chặn chặt chẽ trên các đường mòn, lối mở; kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu, đường mòn, lối mở qua lại biên giới không để sót lọt người nhiễm bệnh qua cửa khẩu, khu vực biên giới đồn quản lý.

Chỉ đạo quân y của đơn vị tổ chức các đợt phun thuốc khử trùng tại đơn vị và Trạm Kiểm soát cửa khẩu. Tiếp nhận 03 nhà bạt dã chiến, đã cấp phát gần 1.000 khẩu trang y tế, 40 chai nước muối sát trùng, 20 chai nước xà phòng rửa tay của Bộ chỉ huy cho các bộ phận (trong đó chủ yếu ưu tiên cho các đồng chí trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người tại cửa khẩu). Phối hợp với trạm y tế xã Ia Dom, Trung tâm y tế huyện Đức Cơ xuống trực tiếp tại địa bàn tuyên truyền vận động nhân dân cách phòng,

Page 39: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

chống dịch bệnh và rà soát nhân dân trên khu vực địa bàn khi phát hiện trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh viêm phổi cấp sẽ tiến hành cách ly, báo cáo về Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Gia Lai. Tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, không để cán bộ, chiến sĩ bị nhiễm Covid-19.

Qua triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nên đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ nhiễm Covid-19 cần phải cách ly. Trong thời gian tới, trước tình hình dịch vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, để công tác phòng, chống dịch hiệu quả, không chủ quan, Đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống trên cơ sở phát huy các nguồn lực tại chỗ để phòng, chống dịch bệnh sát với tình hình đơn vị, địa bàn, quyết tâm cùng với toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và nhân dân của tỉnh kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho

bộ đội, quần chúng nhân dân trên địa bàn và hành khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu nắm rõ được tình hình, diễn biến, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 gây ra; thường xuyên nắm, cập nhật tình hình từ các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương và địa phương, qua đó truyền tải thông tin đến cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân; động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không hoang mang, dao động trước dịch bệnh; xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao. Kiên quyết chống các biểu hiện chủ quan coi thường dịch bệnh, khen thưởng và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân đưa ra những phát ngôn, thông tin không chính xác hoặc đăng tải, chia sẻ các thông tin không chính thống trên mạng xã hội (Zalo, Facebook…) gây hoang mang, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân liên quan đến dịch bệnh.

Tham mưu và phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã IaDom tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động cán bộ,

nhân dân khu vực biên giới nâng cao ý thức phòng, chống Covid-19. Đối với số người dân địa phương xuất khẩu lao động ở nước ngoài, nhất là các nước có dịch trở về địa bàn thì triển khai giám sát chặt chẽ về y tế, tổ chức cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung tại trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Chủ động làm tốt việc phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, chống dịch “như chống giặc”. Khẩn trương rà soát về vật tư y tế, nhân lực và sẵn sàng huy động, tăng cường lực lượng, phương tiện cho các bộ phận khi có tình huống dịch. Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình nội, ngoại biên, kiên quyết không để các tổ chức phản động nghiên cứu, sử dụng chủng virut Covid-19 làm tác nhân sinh học để phát tán, tung tin không chính xác đe dọa sức khỏe, tinh thần của bộ đội, nhân dân trong khu vực biên giới. Đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép; buôn lậu, vận chuyển hàng hóa, động vật, hải sản, động vật hoang dã và các mặt hàng qua biên giới có nguy cơ lây truyền dịch bệnh./.

Đ.H.N

Page 40: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

““LÀM THAY ĐỔI NẾP NGHĨ, CÁCH LÀM TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC LÀM THAY ĐỔI NẾP NGHĨ, CÁCH LÀM TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ TỪNG BƯỚC VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNGTHIỂU SỐ ĐỂ TỪNG BƯỚC VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG””

Thị xã Ayun Pa có 12 dân tộc anh em cùng chung

sống xen kẽ giữa 04 xã và 04 phường, gồm 49 thôn và tổ dân phố, trong đó có 26 thôn đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trên địa bàn thị xã những năm qua có bước phát triển mới, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn

được giữ vững ổn định; công tác phối hợp giữa chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày một chặt chẽ hơn, sức mạnh của cả hệ thống chính trị ngày càng được phát huy. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn còn thấp, còn chịu sự ảnh hưởng của một số tập tục

lạc hậu; ý thức tự lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao, một bộ phận còn trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, còn cho rằng đầu tư xóa đói giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp nên họ chưa có ý thức hợp tác và nỗ lực vươn lên thoát nghèo, vì vậy đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó

TRỊNH VĂN LƯƠNG Thị ủy viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thị xã Ayun Pa

Tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số ở thị xã Ayun Pa. Ảnh: Thanh Nhật.Tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số ở thị xã Ayun Pa. Ảnh: Thanh Nhật.

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AYUN PATRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AYUN PA

Page 41: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

khăn. Những yếu tố khách quan trên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động.

Thực hiện Kế hoạch số 449/KH-MT, ngày 23/7/2011 và Hướng dẫn số 529/HD-MT, ngày 28/11/2011 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Ayun Pa đã chủ động tham mưu, xin ý kiến cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Trước mắt tiến hành khảo sát để nắm rõ nguyên nhân nghèo của từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó xây dựng kế hoạch tập huấn, dạy nghề, triển khai các gói hỗ trợ của nhà nước để giúp đỡ, hỗ trợ từng đối tượng hộ nghèo trong vùng đồng bào dân thiểu số nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền

vững, với tinh thần hỗ trợ “cái” mà người nghèo cần thiết nhất (như cây, con giống, vốn, đất sản xuất…) mà bản thân hộ nghèo hiện không thể có được. Từ đó chủ động phối hợp với các đoàn thể và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ đồng bào biết cách “làm ăn”, tích lũy, có dư để tái đầu tư cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi dần tăng thu nhập, biết tiết kiệm chi phí để phòng khi thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến mùa màng, giá cả nông sản xuống thấp, hoặc không may ốm đau, hoạn nạn xảy ra làm cho đời sống của bà con có thể tiếp tục gặp khó khăn. Tranh thủ mọi nguồn lực để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cho các hộ nghèo ổn định cuộc sống, lồng ghép vào các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể như: phong trào “Phụ nữ Ayun Pa vớ i hũ gạ o tiế t kiệ m củ a Bá c”, “Gia đình 5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội nông dân với phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, Đoàn thanh với phong trào “Thanh niên lập thân lập nghiệp”,...

Đến nay, cuộc vận động vẫn tiếp tục được trển khai

sâu rộng, song song cùng với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” còn có các cuộc vận động lớn do Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN phát động như cuộc vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từ những cuộc vận động trên, thị xã Ayun Pa còn hỗ trợ hàng trăm con bò, dê giống với tổng trị giá trên 01 tỷ đồng để giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã, phường trên địa bàn thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống. Nhiều hộ từ chỗ còn nghèo, cận nghèo đã tự lực vươn lên ổn định cuộc sống, biết cách làm giàu bằng cách nghĩ, cách làm thiết thực hiệu quả như: Biết tiết kiệm, tích lũy để có nguồn vốn, sau đó mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình; nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã biết tổ chức các hình thức sản xuất có hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao; biết giữ gìn cảnh quan môi trường, sinh hoạt, ăn uống hợp vệ

Page 42: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

sinh, đa số đã ý thức và thực hiện nuôi nhốt gia súc, gia cầm ngoài gầm nhà sàn cách xa nơi ở theo quy định; biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình; biết quan tâm đầu tư cho con cái học hành; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo; xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan như: chôn chung, lãng phí trong việc tổ chức cưới, việc tang, lễ hội… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vệ sinh môi trường, cũng như thời gian, tiền của; đa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực học tập văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, biết tiếp thu cái mới, biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình đạt giá trị kinh tế ngày càng cao; nhiều hộ gia đình đã biết kinh doanh, biết quản lý, biết xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính đúng mục đích, có tích lũy để ưu tiên vào việc đầu tư lại cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi tăng thu nhập cho gia đình, nhiều hộ gia đình người đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn thị xã Ayun Pa nhờ biết

“thay đổi nếp nghĩ, thay đổi cách làm” mà đã thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, điển hình như các hộ: Ông Hoàng Như Chính dân tộc Tày, ở tổ 2, phường Cheo Reo, hộ Bà Ksor H’ Lem tổ 4, phường Sông Bờ; hộ bà Siu H’ Mi tổ 8, phường Hòa Bình; hộ Ông Nay Thuy, tổ 9 phường Đoàn Kết, hộ ông Nay Jố; Nay Ơr, Quách Văn Ba, ở Bôn Sar, xã Ia Rbol.

Kết quả từ khi bắt đầu triển khai cuộc vận động năm 2011 thị xã có tổng số hộ nghèo là 1.244, chiếm tỷ lệ 15,85%, trong đó, hộ nghèo là người DTTS là 856 hộ, chiếm tỷ lệ tới 10,91% so với tổng số hộ trên địa bàn thị xã. Đến cuối năm 2019, số hộ nghèo trên toàn địa bàn giảm xuống còn 271 hộ ,chiếm tỷ lệ 2,91% trong đó số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, giảm xuống còn 197 hộ (chiếm 72%). Cuộc vận động đã đóng góp tích cực vào kết quả xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thị xã giai đoạn 2010-2020. Đến nay, 4/4 xã trên địa bàn thị xã Ayun Pa đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận hoàn thành xây dựng nông

thôn mới, hiện thị xã đang tiếp tục đề nghị Chính phủ công nhận thị xã Ayun Pa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Có thể khẳng định cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cuộc vận động bước đầu đã làm cho bộ mặt nông thôn của thị xã Ayun Pa ngày một khang trang hơn, tình hình An ninh chính trị, trật tự ATXH được giữ vững ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt. Để tiếp tục phát huy có hiệu quả Cuộc vận động này, trong thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng đông đảo quần chúng nhân dân, làm cho cuộc vận động ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, làm tốt công tác dân tộc, củng cố và tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung, thị xã Ayun Pa nói riêng./.

T.V.L

Page 43: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần

cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện, ngày 08 tháng 12 năm 2014, Ban Thường vụ Huyện ủy Ia Pa đã ban hành Đề án số 02-ĐA/HU về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở vững mạnh, giai đoạn 2013 - 2020”.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Thường

vụ Huyện ủy, sự triển khai của chính quyền các cấp, sau 05 triển khai thực hiện Đề án, lĩnh vực văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, việc bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc tại chỗ và xây dựng thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện đã tạo được nhiều sự chuyển biến tích cực, rõ nét.

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được nhiều kết

quả đáng ghi nhận. Đến nay, toàn huyện có 7.538 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, chiếm tỷ lệ 65,5% (tăng 24% so với năm 2014); 42 thôn, làng đạt danh hiệu “Thôn, làng văn hóa”, chiếm 82%; phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển tích cực, số lượng, chất lượng các hội thao được tổ chức tăng lên qua từng năm; tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt trên 20%.

Việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh được triển khai tích cực.

TẬP TRUNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CHO NHÂN DÂNTẬP TRUNG NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CHO NHÂN DÂN

Lớp truyền dạy nghề truyền thống cho học sinh, hội viên, nông dân, phụ nữ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện. Ảnh: M.L.Lớp truyền dạy nghề truyền thống cho học sinh, hội viên, nông dân, phụ nữ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện. Ảnh: M.L.

MÃ DƯƠNG LIỄU

Ia PaIa Pa

Page 44: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đến nay, 9/9 xã của huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước, hương ước, các thôn, làng đã đưa việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình làm các nội dung trọng tâm để triển khai thực hiện. Việc cưới, việc tang, các lễ hội được tổ chức văn minh, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống phong tục, tập quán của từng dân tộc, thể hiện đúng vẻ đẹp văn hóa cộng đồng. Những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã dần được xóa bỏ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư.

Các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ được bảo tồn và phát huy. Hiện nay, huyện lưu giữ được 69 bộ cồng chiêng; có 1.230 người biết đánh chiêng, 09 người biết chỉnh chiêng; hơn 15 người biết chế tác và sử dụng nhạc cụ truyền thống như: Đàn T’rưng, đàn Goong, đàn Kni; 75 người biết tạc tượng; 51 người biết hát dân ca (dân ca Jrai, dân ca Tày); 65 người biết kể sử thi. Nghề dệt, đan lát truyền thống của đồng bào tại chỗ được lưu giữ và phát huy chủ yếu là ở

gia đình. Hiện nay, huyện có 430 người biết dệt thổ cẩm, 519 người biết đan lát. Từ năm 2017-2019, huyện đã tổ chức thành công 8 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, hòa tấu đàn T’rưng, dạy đan lát, dệt thổ cẩm; mua mới 04 bộ cồng chiêng, 02 bộ hòa tấu đàn T’rưng và tổ chức thành công Hội thi văn hóa cồng chiêng huyện lần thứ III.

Các lễ hội tín ngưỡng dân gian truyền thống của các dân tộc tại chỗ được lưu giữ và tổ chức theo hình thức tiết kiệm, không phô trương, lãng phí như: Lễ cúng bến nước hàng năm tại Bôn Hoăi (xã Ia Trôk), Bôn Tul (xã Ia Broăi), thôn Kliếc, thôn Đrơn (xã Pờ Tó), làng Plei Du (xã Chư Răng); Lễ mừng nhà mới ở Bôn Bah Leng (xã Ia Mrơn); Lễ báo hiếu của người Jrai và Bahnar…

Công tác xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm đầu tư. Hiện nay, toàn huyện có 01 Trung tâm văn hóa cấp huyện, 01 thư viện, 01 nhà thi đấu, 34 thư viện trường học; 01 Trung tâm văn hóa cấp xã; 05 xã có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng; 38/51 thôn, làng có nhà

văn hóa; 04 sân vận động cấp xã và 13 sân vận động thôn, làng tự tạo. Trong năm 2017, huyện đã đầu tư xây dựng một số hạng mục khu trung tâm vui chơi tại huyện với kinh phí 430 triệu đồng. Các nhà sinh hoạt cộng đồng, thư viện, điểm bưu điện văn hóa xã được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc tại chỗ, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Tuy vẫn còn là một trong những huyện khó khăn của cả tỉnh nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và những kết quả đã đạt được trong 05 năm qua, tin rằng công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở vững mạnh của huyện Ia Pa sẽ còn đạt được những kết quả cao hơn trong thời gian tới./.

M.D.L

Page 45: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

Glar đang từng ngày thay da đổi thịt, những con đường bê tông trải dài, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, điện chiếu sáng đến từng thôn, làng, đâu đâu cũng có tiếng nói cười rộn ràng của người già, lũ

trẻ - đó là báo hiệu của một mùa Xuân nữa lại về, một cuộc sống mới của người dân đang trên đường xây dựng nông thôn mới.

Xã Glar, huyện Đăk Đoa là xã gần 100% dân số với 98% dân số là người Bahnar, kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp nên xã xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng nông thôn và là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay sau khi Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, với quyết tâm chính trị cao, xã Glar đã vượt qua khó khăn, triển khai quyết liệt và đồng bộ với quyết tâm xây dựng nông thôn mới

đạt hiệu quả.

Ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thường xuyên, sâu rộng với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, mang lại hiệu quả tích cực đã làm thay đổi căn bản về nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.

Kết quả, sau 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bên cạnh nguồn vốn đầu tư, hỗ

trợ của nhà nước, xã Glar đã huy động được trên 75 tỷ đồng từ cộng đồng dân cư. Nhiều hộ dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến đất nông nghiệp, đất thổ cư để làm 11,5km đường nhựa liên xã, 3km đường nhựa liên thôn, 56,63km tuyến đường ngõ, xóm và 29,68 km đường trục chính nội đồng đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; làm nhà văn hóa xã… hiện 10/10 thôn, làng trên địa bàn có nhà sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt những công trình này đều do người đồng bào dân tộc thiểu số trong xã tập trung xây dựng. Những con đường lầy lội, khó đi, nhỏ hẹp của ngày trước đã

đồng lòng xây dựng nông thôn mới Đồng bào xã GlarĐồng bào xã Glar

KHÁNH LY

Page 46: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

không còn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao thương hàng hóa giữa các vùng, miền. Việc tự nguyện đóng góp tiền, công sức của từng hộ dân thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao trong các thôn, làng người Barnah nơi đây.

Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn xã Glar tạo được sự lan tỏa rộng rãi, huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực từ phía nhân dân. Nông nghiệp, nông thôn ở Glar ngày càng khởi sắc, người nông dân có những thay đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, Nhân dân trong xã đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ đó năng suất và sản lượng tăng cao, nâng tổng thu nhập bình quân đầu người hiện đạt trên 38 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện còn 4,13%, không còn nhà tạm, dột nát; trên 85% dân số của xã tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế; 10/10 thôn công nhận đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”, tình

hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

100% thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Glar hôm nay vẫn giữ được các nếp văn hóa sinh hoạt truyền thống của người Bahnar. Xã duy trì được một hợp tác xã nông nghiệp và dệt thổ cẩm, tạo việc làm cho hơn 250 xã viên, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và tham gia các hội chợ triển lãm trong cả nước. Đây cũng là điểm nhấn về bảo tồn văn hóa truyền thống của xã Glar. Kết quả trên là nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò chủ động của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Với cách làm sáng tạo, quyết liệt, cộng với sự đồng thuận cao của nhân dân nên Glar đã nhanh chóng bứt phá, đạt chuẩn xã nông thôn mới theo kế hoạch (19/19 tiêu chí). Đồng chí Thái Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Glar cho biết: Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự đoàn kết, tâm huyết của tập thể lãnh đạo xã; đặc biệt chú trọng công tác tuyên

truyền cho bà con hiểu xây dựng nông thôn mới chính là điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao cuộc sống của người dân. Nhờ phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới nên những kết quả mang lại đều ngoài sự mong đợi.

Năm 2020, với quyết tâm chính trị cao, xã Glar tiếp tục phấn đấu đạt 05 tiêu chí chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nâng cao gồm: tiêu chí số 2 (Giao thông), tiêu chí số 4 (Điện), tiêu chí số 13 (Tổ chức sản xuất), tiêu chí số 14 (Giáo dục và Đào tạo) và tiêu chí 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật).

Với những việc làm thiết thực, những hành động cụ thể của cộng đồng người Bahnar ở xã Glar là một trong những điển hình về thực hiện mô hình "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới", là một trong 2 xã của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020./.

K.L

Page 47: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

T rong những ngày cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, để được cán bộ, y bác sĩ Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 (Binh đoàn 15) dành cho ít phút nói chuyện thật không dễ. Các anh chị kín lịch đi kiểm tra,

tuyên truyền, phun thuốc khử trùng phòng dịch ở các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng biên giới và thực hiện nhiệm vụ khám, thu dung, điều trị tại bệnh xá.

Thiếu tá QNCN, Bác sĩ Lê Văn Lương, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân dân y Công ty 715, cho biết: "Bệnh xá có nhiệm vụ làm công tác y tế dự phòng và thu dung, điều trị cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động, đồng bào các dân tộc trên địa bàn 4 xã: Ia O, Ia Chía, Ia Krai và Ia Khai (huyện Ia Grai). Trong khi đó nhân lực chỉ có 23 người, bình thường đã phải làm việc hết công suất, còn khi phòng, chống dịch mỗi người phải làm việc bằng hai, bằng ba".

Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, ngay từ những đầu phòng, chống

dịch Covid-19, bệnh xá đã thành lập các tổ công tác, đội phản ứng nhanh đi đến từng thôn, làng tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động của công ty và nhân dân hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến, các triệu chứng của bệnh như: sốt, ho, khó thở... cũng như các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cá nhân, cách đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn. Phun thuốc khử trùng tại các điểm trường mầm non, doanh trại, nhà máy của công ty và các điểm công cộng của địa phương. Bệnh xá cũng đã chuẩn bị khu cách ly với 5 phòng bệnh có đầy đủ trang

thiết bị y tế. Đội ngũ y bác sĩ được tập huấn, hướng dẫn công tác khám, điều trị và sẵn sàng phục vụ khi có bệnh nhân phải cách ly với phương châm "chống dịch như chống giặc".

Bác sĩ Lê Văn Lương, cho biết thêm: "Trong 4 xã Công ty 715 đứng chân có 2 xã biên giới tiếp giáp với Campuchia là Ia O và Ia Chía; người DTTS chiếm phần lớn, trình độ dân trí thấp nên công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, triệt để. Đội ngũ y bác sĩ của Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 ngoài việc phổ biến kiến

BỆNH XÁ QUÂN Y PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19BỆNH XÁ QUÂN Y PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

NGUYỄN ANH SƠN

Page 48: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thức phòng, chống dịch còn phải tuyên truyền cho bà con không xâm phạm đường biên trái phép, không mua bán động vật hoang dã. Phát hiện và trình báo với chính quyền, lực lượng chức năng khi có người lạ đến địa phương"...

Trao đổi với người dân và bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh xá Quân dân y Công ty 715, chúng tôi ghi nhận một niềm tin tuyệt đối dành cho đội ngũ thầy thuốc ở đây. Họ đều nhất quán cho rằng: Công tác y tế dự phòng của Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 luôn ở thế chủ động và phòng ngừa hiệu quả, không để các loại dịch bệnh bùng phát. Đơn cử như năm 2019, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhiều vùng xảy ra dịch sốt xuất huyết, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, nhưng địa bàn 4 xã Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 phụ trách chỉ lác đác một vài ca sốt xuất huyết. Chị Y Ban, người dân tộc Rơ Ngao, ở làng Bi Ia Yom (xã Ia Krai), chia sẻ: "Ở mùa có dịch sốt xuất huyết, chúng tôi được các y bác sĩ Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 hướng dẫn cách vệ sinh

môi trường sống. Lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng/bọ gậy… Bây giờ, phòng, chống dịch Covid-19 cũng vậy, các anh đã đến tận thôn, làng để hướng dẫn bà con cách đeo khẩu trang, cách rửa bay bằng xà phòng và đi khám khi có các triệu chứng sốt, ho, khó thở"...

Công tác khám, thu dung, điều trị của Bệnh xá Quân dân y Công ty 715 cũng là một trong những điểm sáng về y tế ở vùng DTTS, vùng biên giới tỉnh Gia Lai. Bình quân mỗi năm bệnh xá đã khám, điều trị cho trên 16.500 lượt người, trong đó, hơn 2/3 là người dân địa phương. Bệnh xá được đầu tư xây dựng khang trang với 35 giường bệnh, tương đương với bệnh viện hạng 4 và thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ nhiều năm nay. Hệ thống trang thiết bị y tế khá đầy đủ như: máy siêu ấm, máy chụp XQ, máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm huyết học 18 thông số, máy nghe tim thai, máy hút đờm... Đội

ngũ y bác sĩ luôn tự giác học tập, trau dồi nâng cao y thuật và lấy y đức làm trọng, hướng dẫn, điều trị cho người dân tận tình, chu đáo.

Thiếu tá QNCN Lương Ngọc Cương, Y sĩ điều trị Bệnh xá quân dân y Công ty 715, đúc kết: "Người DTTS không chỉ trình độ nhận thức hạn chế mà họ còn có tâm lý mặc cảm, ngại tiếp xúc với người lạ. Nên chúng tôi đón tiếp họ đến khám bệnh như đón người thân đi xa mới về. Khi ở lại thì chăm sóc chu đáo, khi về thì dặn dò ân cần”. Anh Siu Tuyh, người dân tộc Gia Rai, ở làng Yom (xã Ia Khai) bị bệnh viêm phế quản cấp, sau 3 ngày điều trị đã không còn các triệu chứng sốt, ho, khó thở nữa. Anh vui vẻ nói: "Trước khi vào đây tôi bị đau mấy ngày rồi, mua thuốc uống nhưng không khỏi. Các bác sĩ bệnh xá khám, chuẩn đoán chính xác bệnh, tận tình điều trị nên sức khỏe của tôi đã tốt lên nhiều rồi. Tôi còn được các anh chị hướng dẫn cách phòng, chống dịch Covid-19. Cảm ơn những người thầy thuốc Bộ đội Cụ Hồ"./.

N.A.S

Trồng cam

Page 49: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

49SINH HOẠT NHÂN DÂN

THUÝ ĐIỂM

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Kbang có nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích cây trồng năng suất thấp sang trồng cây ăn quả để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong số đó có mô hình trồng cam

sành của gia đình ông Nguyễn Thanh Bình - Tổ dân phố 8 - thị trấn Kbang, huyện Kbang được đánh giá là mô hình có nhiều triển vọng, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình ông. Mô hình này sẽ được Hội Nông dân huyện nhân rộng đến vùng sâu, vùng xa.

Chúng tôi vừa có dịp cùng Hội Nông dân huyện và Thị trấn đến tham quan vườn cây ăn quả của gia đình ông

Trồng cam hướng đi mang lại hiệu quả cao

Nguyễn Thanh Bình - Tổ dân phố 8 - thị trấn Kbang, huyện Kbang. Cây trồng ở đây gọn gàng, ngay ngắn; những

chùm quả to, vàng óng xen giữa màu lá xanh mướt cho thấy đây là một mùa vụ được dày công chăm sóc và cho năng

Mô hình kinh nghiệmMô hình kinh nghiệm

Ông Nguyễn Thanh Bình bên vườn cam của mình. Ảnh: Thúy Điểm.Ông Nguyễn Thanh Bình bên vườn cam của mình. Ảnh: Thúy Điểm.

Page 50: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

50 SINH HOẠT NHÂN DÂN

mỗi năm cây Cam Sành và Cam Vinh chỉ ra quả một lần nên việc nắm bắt thời điểm cho ra quả theo ý muốn là cả quá trình học hỏi, áp dụng. Ông Bình cho biết: Trước khi trồng mình khử trùng đất trồng, chăm sóc tưới nước thường xuyên, mới trồng khoảng 10 ngày tưới 1 lần, sau đó tưới xa hơn 15 ngày 1 lần, mùa hè ít nhất 1 ngày tưới 1 lần, bón phân toàn bộ bằng phân hữu cơ, phun thuốc sâu bằng sinh học.

Thời gian qua, gia đình ông Bình đã có hơn 100 gốc cam, 50 cây quýt cho thu hoạch ổn định mỗi năm cũng được khoảng 5 tấn quả, thu về trên 80 triệu đồng. Thu nhập từ vườn cây cứ thế tăng dần sau mỗi vụ. Nhận thấy trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, ông Bình tiếp tục trồng thêm 400 cây quýt, 100 cây bơ, 70 cây sầu riêng … hiện đang phát triển tốt. Để vườn cây ăn quả phát huy hiệu quả, gia đình ông đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động trên 40 triệu đồng, tưới đến từng gốc cây ăn quả.

Mô hình trồng cây ăn quả này được Hội Nông dân huyện chọn là mô hình tiêu biểu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và được nhiều nông dân ở các địa phương trong huyện đến tham quan, học tập. Ông Đinh Rêu – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang cho biết: Qua tham quan mô hình của anh Bình, Hội sẽ triển khai cho các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Và trong thời gian đến Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với NHCSXH, Ngân hàng NNPTNT huyện hỗ trợ cho hội viên vay vốn, quĩ hỗ trợ nông dân để bà con chuyển đổi cây trồng vật nuôi, góp phần cho huyện Kbang về đích nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo cho hội viên nông dân.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của một số hộ dân theo những hướng đi mới đã giúp cho bà con nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Đó cũng chính là tiền đề để đẩy nhanh việc giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.

T.Đ

xuất cao. Ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: Vườn cam của ông trước kia là vườn cà phê trồng được khoảng 20 năm rồi, già cỗi kém hiệu quả. Đầu tiên tôi trồng thử 100 cây, thấy cam phù hợp với đất nơi này cho nên tôi chuyển dần dần từ cây cà phê sang trồng cây ăn quả. Với cam như thế này, ngoài phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc rất quan trọng, tỉa cành, bón phân. Mấy năm gần đây được Hội Nông dân Thị trấn và Hội Nông dân huyện tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ông về chuyển hết diện tích cà phê là 2,5ha sang trồng cam. Ông Bình cho biết thêm: khi bắt tay vào trồng cam, do chưa nắm vững về kỹ thuật nên gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Vì Cam Sành và Cam Vinh là loại cây ăn quả rất khó trồng, phải chăm sóc rất công phu, cần phải áp dụng qui trình nghiêm ngặt. Cây thường hay mắc các bệnh như thối rễ, rệp lá nên người làm vườn phải sát sao từng cây, theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết. Mặt khác,

Page 51: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

51SINH HOẠT NHÂN DÂN

Những bông hoa đẹp cho phường

Niềm vui của chị Siu Hanh, làng Bruk Ngol (thành phố Pleiku) từ hỗ trợ của Hội LHPN phườ ng đã mang lại thành quả. Ảnh: Đăng Anh.

ĐĂNG ANH

Kỷ niệm 110 năm ngày Quốc tế Phụ

nữ đã cận kề, chúng ta giành thời gian để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp "thầm lặng mà cao cả" của người Phụ nữ nói chung, phụ nữ phường Yên Thế, Thành phố Pleiku nói riêng. Bởi họ đã và đang thực hiện những phong trào, cuộc vận động hết sức thiết thực và ý nghĩa để chào đón sự kiện này.

Vợ chồng chị Siu Hanh ở làng Bruk Ngol, phường Yên Thế, thành phố Pleiku lấy nhau đến nay đượ c 3 mặ t con mà cái khó, cái nghèo vẫn đeo bám, cho đến khi Hội phụ nữ phườ ng hỗ trợ vốn để chăm sóc vườn cà phê và là một trong bốn hộ được trao tặ ng bò cái sinh sản với trị giá 56 triệu đồng để phát triển kinh tế. Niềm vui ấy hôm nay đã có thành quả, con bò cái mẹ được

cấp vừa sinh sản thêm một con bê và vui hơn khi gia đình chị chính thức đượ c công nhận thoát nghèo bền vững. Đứng bên cạnh chuồng bò, chị Siu Hanh rưng rưng chia sẻ: Thực sự gia đình mình thoát nghèo nhờ sổ hộ nghèo và con bò này. Giờ gia đình vui lắm cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm và Hội Phụ nữ phường, Hội Phụ nữ làng đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi, tôi chỉ biết nói thế...

Ngoài việc hỗ trợ, giúp đỡ hội viên của mình theo kiểu “cho cần câu” (từ việc

trao 4 con bò cái sinh sản cho bốn hộ gia đình, đến nay đã phát triển thành 6 con). Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Yên Thế còn làm tốt việc hướng dẫn cho hội viên viết kế hoạch và xây dựng ý tưởng tham gia khởi nghiệp để ngân hàng phê duyệt, giải ngân cho vay vốn kinh doanh sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Tiêu biểu trong số các hộ vay vốn kinh doanh hiệu quả trên địa bàn của phường phải kể đến gia đình chị Trần Thị Hoa. Bằng nguồn vốn được vay ban đầu là 50 triệu đồng, chị Hoa đã phát triển từ 5

Page 52: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

52 SINH HOẠT NHÂN DÂN

con nên thành 15 heo nái Siêu Đồng Nai và mỗi lứa xuất ra thị trường hàng trăm con heo giống thịt siêu nạc, chưa kể heo thịt cung cấp cho các thương lái trong và ngoài tỉnh với mô hình chuồng trại khoa học, hiện đại mang về thu nhập hằng năm đến gần 800 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí). Chị Trần Thị Hoa (Tổ dân phố 3, phường Yên Thế) vui mừng cho biết: "Từ nguồn vốn mà hội phụ nữ phường hỗ trợ để khởi nghiệp, tôi kết hợp với vốn tự có của gia đình, xây dựng một chuồng trại theo quy cách khoa học và đến nay đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình". Từ thành công của mình, chị cho biết thêm, bản thân chị cũng đã tích cực trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và cách chăm sóc đàn heo với các chị em trong phường để cùng phát triển việc chăn nuôi cho các phụ nữ trong hội ngày một phát triển hơn.

Từ việc thực hiện tốt phong trào vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, đến nay, Hội phụ nữ phường còn duy trì được loại hình tiết kiệm có 620 hội viên tham gia,

với số tiền tiết kiệm được gần 9 trăm triệu đồng; tổng dư nợ của ngân hàng chính sách hơn 3,5 tỷ đồng, không có lãi tồn và không có nợ quá hạn. Cùng với đó, dấn ấn của người phụ nữ phường Yên Thế để lại đậm nét ở cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” như: tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; kiến thức chăm sóc sức khỏe cho thai phụ, chăm sóc bé; phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em và vấn đề tảo hôn ở trẻ em gái… Để lập thành tích thiết thực chào đón ngày trọng đại của mình (8/3), chị em hội viên phụ nữ phường những ngày này ai nấy đều nô nức, phấn khởi tranh thủ thời gian rảnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện của Hội Phụ nữ phường phát động như: “Ngày thứ 7 tình nguyện; ngày chủ nhật xanh; phụ nữ làm đẹp phường; phụ nữ Yên Thế nói không với rác thải;…”

Chị Vũ Thị Sim - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ

nữ phường Yên Thế vui mừng cho biết: "Từ những việc làm cụ thể, thiết thực như vậy nên hội viên phụ nữ có được lòng tin đối với Hội và hăng hái tham gia sinh hoạt vào tổ chức hội hơn, thành tích này là của sự đoàn kết thống nhất trong toàn hội" .

Ngoài ra, Hội LHPN phường thời gian qua luôn bám sát các nhiệm vụ của Đảng ủy, chương trình công tác hội, tham gia tích cực các phòng trào, các cuộc vận động của hội cấp trên tổ chức và đã tổ chức triển khai mang lại hiệu quả cao. "Chúng tôi đánh giá rất cao về quá trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN phường" - Bà Mai Thị Thanh Huyền - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Yên Thế cho biết.

Từng con đường, hè phố của phường Yên Thế như khoác thêm áo mới làm cho diện mạo của phường ngày thêm khởi sắc. Có được điều đó công lớn phải kể đến chị em hội viên phụ nữ phường bởi chính các chị là những bông hoa mang đến hương thơm, mật ngọt cho đời góp phần xây dựng “Thành phố Pleiku xinh đẹp -Văn minh”./.

Đ.A

Page 53: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

53SINH HOẠT NHÂN DÂN

Nhằm góp phần giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội Liên hiệp Phụ nữ đã ra đời. Đi đầu trong phong trào này trên địa bàn

huyện Ia Pa phải nói đến Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc” tại thôn Bình Hòa, xã Chư Răng.

LÊ HẰNG

Nhân rộng mô hình câu lạc bộ “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC” “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC”

phát huy truyền thống gia đình Việt Namphát huy truyền thống gia đình Việt Nam

Các thành viên Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” thôn Bình Hòa xã Chư Răng, huyện Ia Pa ngày đầu mới thành lập. Ảnh: Lê Hằng.

Page 54: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

54 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Được thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 2014 với 10 cặp vợ chồng tham gia Câu lạc bộ. Qua 5 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Câu lạc bộ đã có 14 cặp vợ chồng với 28 thành viên tham gia. Để duy trì các hoạt động của Câu lạc bộ, mỗi thành viên trong Câu lạc bộ đóng quỹ với số tiền 1 triệu đồng. Tổng số quỹ của Câu lạc bộ đến nay là 28 triệu đồng và được dùng để cho các thành viên trong Câu lạc bộ vay phát triển sản xuất, phục vụ cho các công việc đột xuất như đau ốm, ma chay,… Tổng số lượt vay xoay vòng trong 5 năm là 15 lượt. Lãi suất cho vay được dùng để chi cho các hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ, thăm hỏi các thành viên khi đau ốm, ma chay, tặng quà cho con em của các thành viên đám cưới, khuyến học, lên đường nhập ngũ,…

Được biết, Câu lạc bộ họp hàng quý với nhiều nội dung sinh hoạt phong

phú như: chia sẻ kinh nghiệm trong làm ăn kinh tế; vai trò của gia đình đối với việc quản lý, giáo dục con cái; việc phòng, chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình; trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức tốt cuộc sống gia đình… Ngoài ra, còn tổ chức các trò chơi, giao lưu văn nghệ để thêm phần sôi nổi cho thành viên. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành và đi vào hoạt động được 7 Câu lạc bộ.

Cô Trần Thị Hướng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ chia sẻ: “Việc thành lập Câu lạc bộ được cấp ủy Đảng, chính quyền và Hội Phụ nữ cấp trên công nhận. Các thành viên tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Thời gian đầu cũng khó khăn lắm, nhưng bây giờ mọi người đã ý thức được mục đích vào Câu lạc bộ nên rất phấn khởi. Năm 2014, Câu lạc bộ có 3 hộ nghèo, đến nay, Câu lạc bộ đã không còn gia đình là hộ nghèo, các cặp vợ

chồng trong Câu lạc bộ kinh tế đều khá giả, con cái đều chăm ngoan học giỏi và đặc biệt không còn xảy ra tình trạng vợ chồng đánh nhau hay rượu chè nữa”.

Mô hình Câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc là một trong những mô hình phát huy hiệu quả trong việc thực hiện xây dựng gia đình theo tiêu chí no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc, hòa thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động, tạo ra sự biến đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, phát huy và nhân rộng mô hình này để Câu lạc bộ không chỉ là sân chơi bổ ích, là nơi chia sẻ kinh nghiệm giữa các gia đình với nhau mà còn là cầu nối giữa tổ chức Hội với các gia đình, từ đó phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững./.

L.H

Page 55: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

55SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính sách pháp luật Chính sách pháp luật BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN LỆ PHÍ MÔN BÀI

Nghị định 22/2020/NĐ-CP, ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 quy định về lệ phí môn bài đã bổ sung những đối tượng được miễn lệ phí môn bài, cụ thể như sau:

- Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh

doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của 02 đối tượng trên thành

lập trong thời gian được miễn lệ phí môn bài.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài

trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Đức Phát (Tổng hợp).

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỊ KHIỂN TRÁCH KHI CÓ VI PHẠM SAU TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHTheo Nghị định 19/2020/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về

kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC), trong quá trình xử lý VPHC, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật;

- Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện;

- Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;- Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra.Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 31/3/2020; riêng quy định tại Chương

IV về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC có hiệu lực từ ngày 01/7/2020./.

Hải Âu (Tổng hợp).

Page 56: New TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀYthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/277.pdf · 2020. 3. 16. · z Cách phòng, ch ống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và

56 SINH HOẠT NHÂN DÂN

PHẠT ĐẾN 20 TRIỆU NẾU TUNG TIN GIẢ MẠO, SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ

10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn cũng bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài phạt tiền, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên./.

Thanh Lâm (Tổng hợp).