Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữnativity-glvn.org/Tony's...

48
Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ 1

Transcript of Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữnativity-glvn.org/Tony's...

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

1

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

2

Mục Lục

Lời Mở Đầu của Lm. Lê Hồng Thái ………………………………………………………...……………..………………... Trang 5

Thư Ban Điều Hành ……………………………………………………………………………..……………….……….…. Trang 6

Hãy Vững Tin ……………………………………………………………………………...……………………………….… Trang 7

Thắng Mai

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Học và Dạy Tiếng Việt ………………………………………..………………………………….… Trang 10

Hương Ngô

Việt Ngữ ……………………………………………………………………………………...………………………….……. Trang 12

Kali & Irwin Nguyễn

Nó và Công Việc của Chúa ……………………………………………………………………...…………………………… Trang 14

Hồng Ân

Tiền Có Phải Là Tất Cả Không ……………………………………………………………………...……………………… Trang 15

Lữ Quãng

Cảm Ơn Đời, Cảm Ơn Người ……………………………………………………………..…………………………………. Trang 16

Mai Trang

Trở Về …………………………………………………………………………………………………………………………. Trang 17

Nguyệt Trần

Belonging: Our Lives, Our Marriage & Family ……………………………………………………...……………………. Trang 18

The T4’s Family

“Các Con Hãy Đi Rao Giảng …” ………………………………………………………...………………………………….. Trang 20

Thầy Vũ Lâm

Tản Mạn — Cô Giáo Việt Ngữ …………………………………………………………………..……………….………….. Trang 21

Nguyễn Kiều Nguyên / Niki

Giáo Lý Việt Ngữ (GLVN) Là Gì? ………………………………………………………………….….………………….… Trang 24

Mai & Duy Nguyễn

E. V. My Heavy Cross ………………………………………………………………………..………….……………………. Trang 25

Khánh Trần

Hạnh Phúc và Tình Yêu, Kiếm Đâu Ra Ấy Nhỉ …………………………………………………….………………………. Trang 26

Tâm Trang — T5

Which Way To Heaven? ……………………………………………………………..………………………………………. Trang 28

C.D Nguyễn

Con Đường Đến Với Cha ………………………………………………………………………………..…………………… Trang 29

N.D Nguyễn

Ngày Hiền Mẫu ……………………………………………………………………………………………………..……….… Trang 32

Thắng Mai

Một Chút Tâm Tình về Ơn Gọi của Tôi …………………………………………………………………….…...………….. Trang 34

Người Giáo Dân

“Chỉ Sợ Đàn Con Quên Tiếng Việt, Chớ Lo Lũ Trẻ Dốt Anh Văn” …………………………………………….………… Trang 35

L. V. & 3T

Những Tháng Ngày Bên Ban Giáo Lý Việt Ngữ ……………………………………………………………………………. Trang 36

Đức Trần

Slideshow ………………………………………………………………………………………………………….………..…. Trang 39

Khánh Trần

Thế Nào Là Tình Yêu ……………………………………………………………………………..……………..……………. Trang 40

Lm. Lê Hồng Thái

My Journey in Sunday School …………………………………………………………………………………..…………… Trang 43

Sandy Huệ Nguyễn

Sharing From Youth Choir Members ………………………………………………………………………………..……… Trang 44

Little Circle Prayer Group …………………………………………………………………………………………..……….. Trang 45

Tất Cả Là Hồng Ân …………………………………………………………………………………………..…………….…. Trang 48

Gia Đình T4: Thiện, Trang, Tâm, Trúc

Bài Hát Hãy Vững Tin…………………………………………………………………………………………………………. Trang 50

Tâm Viên

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

3

Cuộc sống con người hàm chứa nhiều câu chuyện. Càng

lớn tuổi và càng trải qua nhiều thăng trầm, con người lại

càng có nhiều câu chuyện. Nhiều câu chuyện đáng được để

lại cho đời, cho hậu thế, và cho những người khát khao

học hỏi và sưu tầm. Tuy nhiên, những câu chuyện chỉ có

giá trị khi được độc giả đọc và đón nhận với một tâm hồn

cởi mở. Với tâm tình và trái tim rộng mở, độc giả có thể

học hỏi và chia sẻ những câu chuyện này với những người

khác trong mỗi nhịp bước của hành trình cuộc sống.

Những câu chuyện đang xảy ra hàng tuần vào Chúa Nhật

tại giáo xứ Nativity – câu chuyện của các thầy cô, các em

học sinh, phụ huynh, và tình nguyện viên. Đó là những câu

chuyện vui, những kỷ niệm đẹp và những trải nghiệm thú

vị mà tất cả họ đang cùng nhau giúp đỡ con em quý vị

ngày một phát triển và trưởng thành trong hành trình làm

con cái Thiên Chúa.

Tập san này được thực hiện bởi ban Giáo Lý Việt Ngữ, với

sự đóng góp của các thầy cô giáo, tình nguyện viên, và học

sinh. Họ đã dành rất nhiều tâm huyết, hy sinh thời gian,

công sức, và tài năng để cuốn tập san được hoàn thành.

Mỗi bài viết là một cảm nghiệm, một sự chia sẻ, nhưng tất

cả đều có một điểm chung rất quan trọng; đó là, mọ i người

được sinh ra với khả năng bẩm sinh là lòng yêu thương, từ

bi, chia sẻ, vui tươi, và sẵn sàng dấn thân phục vụ tha

nhân. Tuy nhiên, thật đáng tiế c, trong cuộc sống bận rộn

và phức tạp của thế giới ngày nay, nhiều người đã không

nhận ra và sử dụng hữu ích những món quà bẩm sinh Chúa

ban, mà thậm chí còn để những món quà đó bị mai một!

Tôi hy vọng rằng, tập san này sẽ mở ra một cánh cửa mới,

một cái nhìn sâu rộng, sống động, và toàn diện hơn về ban

Giáo Lý Việt Ngữ, về ơn gọi và cuộc sống làm con cái

Thiên Chúa của mỗi chúng ta mà nhiều người chưa có dịp

tìm hiểu và trải nghiệm.

Lm. Lê Hồng Thái

L

I

M

Đ

U

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

4

THƯ BAN ĐIỀU HÀNH

Mến chào toàn thể cộng đoàn dân Chúa!

Trong tâm tình tạ ơn, chúng con xin được dùng TẬ P SAN ĐẦ U TAY của ban Giáo Lý Việt

Ngữ, với sự động viên của cha linh hướng Lê Hồng Thái, nhằm bày tỏ những ân tình mà Thiên

Chúa ban cho toàn ban trong suốt 36 năm qua.

Chương trình Giáo Lý Việt Ngữ của cộng đoàn nhà được hình thành từ năm 1978 đến nay dưới

sự hướng dẫn tận tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các ủy viên giáo dục, các trưởng ban: Phạm

Văn Hán, Đoàn Anh Tuệ, Đào Đức Hùng Long, Đỗ Thị Noãn, Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Lâm,

Nguyễn Diệp. Bắ t đầu từ năm 2012, ban GLVN đã thành lập một ban điề u hành cho nhiệm kỳ

2012 - 2015 gồm có: trưởng ban Dương Thiện; phó ban Vương Đạm; thủ quỹ Nguyễn Loan;

đại diện phụ huynh học sinh anh chị Tâm-Trang và tr ư ởng nhóm trật tự Quãng Lữ.

Mục đích chính của chương trình Giáo Lý Việt Ngữ là cùng với gia đình:

Hướng dẫn các em học hỏi căn bản về giáo lý công giáo, giúp các em sống trưởng thành

trong đức tin, nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn.

Hướng dẫn các em gìn giữ tiếng Việt để bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc, sống với

truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên xứ người.

Chương trình Giáo Lý Việt Ngữ hiện có trên 50 cộng sự viên bao gồm: thầy cô, đại diện phụ

huynh học sinh và các em phụ lớp. Tất cả đều là những thiện nguyện viên cùng hợp sức, hợp

tâm theo khả năng Chúa ban để cùng cộng tác với Ngài qua sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Nước

Trời. Hiện thời, ban Giáo Lý Việt Ngữ có 7 lớp Giáo Lý và 7 lớp Việt Ngữ với khoảng 180

học sinh. Các em sinh hoạt ngày Chúa Nhật từ 9 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa. Một số em tham

gia ca đoàn nhỏ sẽ tập hát sau giờ cơm trưa. Sau đó, các em tham gia sinh hoạt thiếu nhi

Fatima.

Nhìn lại chặng đường dài 36 năm, từ những ngày đầu Giáo Lý Việt Ngữ được hình thành với

một vài em học sinh, qua bao sự yêu thương, nâng đỡ về vật chất, trí tuệ, tinh thần của các cha

quản nhiệm cộng đoàn, các cô, chú, bác, anh, chị, em tiên khởi … nay Giáo Lý Việt Ngữ còn

tồn tại, còn sức sống và tiếp tục phục vụ, tất cả là hồng ân. Xin tạ ơn Chúa, cảm ơn các cha linh

hướng, các ban ngành, toàn thể phụ huynh và đặc biệt các em học sinh thật dễ thương.

Cảm tạ Thiên Chúa cho chúng con được cộng tác với Ngài để phục vụ các em như trong Thư I

gửi Tín hữu Côrintô III:6 “Tôi trồng, anh Apôlô tưới nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.”

Tập San Đầu Tay ra đời, tô đậm thêm bức tranh muôn màu muôn vẻ của ban GLVN qua

những tâm tình thật chân tình, quý báu của các anh chị em trong ban và bạn hữu. Đại diện ban

điều hành, xin chân thành cảm ơn cha quản nhiệm, ban biên tập và toàn thể anh chị em qua sự

đóng góp công sức, bài vở và nhất là sự hỗ trợ trong tinh thần và lời cầu nguyện.

Xin được kết thúc bằng tâm tình của một thầy trong ban: “Mặc dù là việc thiện nguyện, nhưng

phải làm đến nơi đến chốn, không sơ sài, qua loa, làm với hết khả năng và lương tâm, trong

tình mến Chúa yêu người... ".

Đại diện ban điều hành GLVN,

Dương Quang Thiện, Trưởng Ban

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

5

HÃY VỮNG TIN

ĐÔI CHÂN ƯỚT ẤN THÂN HÌNH TRÊN CÁT TẠC VẾT HẰN TRĨU NẶNG KIẾP TRẦM LƯU BAO NHỌC NHẰN, VINH NHỤC NHỮNG CHIỀU THU TÂM KIÊN TRÍ, ÂM THẦM THÂN VỮNG BƯỚC ĐÔI CHÂN ẤY THEO NƯỚC TRỜI SAU TRƯỚC ĐẠP SÓNG ĐỜI SUY NIỆM DẤU BA NGÔI TRÊN BIỂN NGƯỜI SAO HIỆN CHỈ MỘT ĐÔI AI QỤY NGÃ AI CÕNG NGƯỜI TRÊN CÁT...

VỮNG TIN ĐẠP CÁT TA ĐI

BAO SÀNG KHÔN HỌC LẤY GÌ CÂN ĐONG

NHÂN TÌNH VÍ TỢ BIỂN ĐÔNG

SÓNG BAO NHIÊU LỚP, SÂU NÔNG SAO LƯỜNG

ĐỜI NGƯỜI SỢI RỐI TƠ VƯƠNG

TRĂM NĂM GIẤC MỘNG NGHÊ THƯỜNG VẪN TÔ

CÓ NGƯỜI XÂY DỰNG CƠ ĐỒ

CÓ NGƯỜI TÌM CÕI HƯ VÔ NÁN MÌNH

AI MÀ CHẲNG MỘT LẦN SINH

VUI BUỒN LÀ LẼ THƯỜNG TÌNH CÓ SAO

CÓ NIỀM VUI RẤT LỚN LAO

NIỀM VUI NHO NHỎ LẺ NÀO KHÔNG VUI

VÀNG SON RỒI CŨNG NGẬM NGÙI

HIỂN VINH MỘT THUỞ, CHÔN VÙI MỘT MAI

CÀNG ĐI CÀNG GẶP ĐIỀU HAY

CÀNG CHẮC ĐẠO SỐNG, CÀNG DÀY NIỀM TIN

NIỀM TIN NHƯ ÁNH BÌNH MINH

SÁNG SOI SỰ SỐNG, MUÔN SINH AN BÌNH

DẤU CHÂN NÀO CHỈ MỘT MÌNH

XẢ THÂN NGÀI ĐÃ HIẾN MÌNH VÌ TA...

Thắng Mai

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

6

Ban Giáo Lý Việt Ngữ

Ban Điều Hành GLVN 2012 — 2015

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

7

Thầy cô cùng các em học sinh

Lễ Bế Giảng 2011 — 2012

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

8

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC VÀ DẠY

TIẾNG VIỆT

Mọi người chúng ta có lẽ ai cũng đã từng học thêm

một ngôn ngữ ngoài tiếng Việt, nhất là chúng ta

đang sống trên đất khách quê người. Vì thế, khi nói

đến việc học một thứ tiếng nào đó thì ai cũng có

những kinh nghiệm riêng của mình, nhưng có lẽ

chúng ta ít có dịp để chia sẻ cho nhau. Nhân dịp tập

san GLVN "trình làng" và trong chiều hướng cùng

nhau cố gắng làm cho công tác giảng dạy của ban

GLVN đạt hiệu quả tốt đẹp hơn, tôi xin chia sẻ một

vài kinh nghiệm và ý kiến riêng của mình trong việc

học và dạy tiếng Việt qua mấy điểm sau đây:

Ngôn ngữ cần đến giác quan

Ngôn ngữ là một môn học cần xử dụng giác quan

nhiều nhất. Ví dụ khi học môn toán hay môn triết

học chẳng hạn chúng ta không cần đọc to tiếng và

cũng không cần luyện phát âm; nhưng khi học ngôn

ngữ dù tiếng Việt hay một thứ tiếng khác, bao giờ

chúng ta cũng cần tai để nghe, miệng để đọc, mắt để

nhìn và tay để viết. Vì thế, người ta thường gọi một

phương pháp thông dụng trong khi học ngôn ngữ là

phương pháp "thính thị", mà thực ra không phải chỉ

có thính và thị mà còn các giác quan khác nữa. Mỗi

người chúng ta thường không có khả năng về giác

quan giống nhau. Người này có khả năng nhạy bén

về thính giác, nhưng lại yếu về thị giác. Người khác

thì ngược lại. Nói một cách cụ thể có người nhìn là

nhớ ngay, nhưng có người lại nghe qua là nhớ. Có

người phát âm một cách dễ dàng, nhưng cũng có

người khó khăn trong phát âm. Vì vậy, tận dụng các

giác quan trong việc dạy và học ngôn ngữ sẽ giúp

học sinh đạt kết quả tốt hơn. Để thực hành, chúng

ta sẽ giúp các em nghe, đọc và viết. Các em được

nghe ông bà, cha mẹ nói tiếng Việt trong gia đình.

Các em cũng được nghe thầy cô giảng bài bằng

tiếng Việt. Còn lại phần đọc và viết chúng ta cần

chú trọng thực tập cho các em ở trong lớp. Trong

khi tập đọc các em cũng được nghe cách phát âm.

Viết xuống những gì các em học sẽ giúp các em nhớ

và nhớ lâu. Một buổi học Việt ngữ không thể thiếu

hai phần này, nhất là đối với các lớp nhỏ. Ngoài ra,

nếu chúng ta có thêm các trợ huấn cụ như hình ảnh,

tranh vẽ hay các đồ vật cụ thể có liên quan đến bài

học thì cũng rất bổ ích.

Ngôn ngữ có thể ví như một môn thể thao

Trong khi học ngôn ngữ chúng ta vừa phải luyện

tập trí nhớ, vừa phải luyện tập kỹ năng nói và viết.

Chúng ta không thể giỏi một môn thể thao nào nếu

không luyện tập. Các cầu thủ bóng rổ hay bơi lội

đều phải khổ công và kiên trì luyện tập. Vì vậy các

em muốn học giỏi tiếng Việt thì cũng phải luyện

tập: tập nói, tập đọc, tập viết. Đừng nghĩ rằng đọc đi

đọc lại hay viết đi viết lại sẽ nhàm chán. Kiên nhẫn

và siêng năng luyện tập là một yếu tố quan trọng để

thành công trong việc học ngôn ngữ. Ở đây tôi

muốn chia sẻ một kinh nghiệm cụ thể là khi học một

thứ tiếng, đặc biệt là khi học từ ngữ thì việc viết đi

viết lại nhiều lần những từ muốn học sẽ giúp ta mau

nhớ và khó quên; ngoài ra còn giúp đánh vần đúng

và viết đúng chính tả. Ngày xưa khi chưa có chữ

quốc ngữ, người Việt Nam phải học chữ Hán hoặc

chữ Nôm thì việc luyện viết là rất quan trọng.

Không luyện tập viết đi viết lại thì không thể nhớ

được. Việt Nam chúng ta có câu "Văn ôn võ luyện".

Việc học Việt ngữ cần có phần luyện tập nhưng

chúng ta cũng đừng quên phần ôn. Để giúp các em

không quên những gì đã học, ta cũng nên dành một

chút thời gian để ôn lại cho các em những bài đã

học một hoặc hai tuần trước. Rồi đến ngày chuẩn bị

làm bài thi chúng ta lại cho các em ôn tổng quát.

Soạn bài và chấm bài

Công việc của một giáo viên dù là thực thụ hay

thiện nguyện thì ngoài việc giảng dạy ở lớp còn một

phần khác cũng không kém quan trọng đó là soạn

bài và chấm bài. Chấm bài trước hết để ta ghi nhận

sự chăm chỉ làm việc của học sinh. Ngoài ra cũng

giúp ta hiểu biết cách làm việc, trình độ, khả năng

của từng em. Khi chấm bài ta biết các em hay sai ở

điểm nào để sửa chữa và bổ sung. Không nên bỏ

qua bất cứ bài tập nào mà không chấm bài cho các

em.

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

9

Việc chấm bài là cần thiết nhưng việc soạn bài còn

quan trọng hơn. Chuẩn bị bài trước khi dạy sẽ giúp

ta tự tin hơn, phấn khởi hơn và không lúng túng

trong khi dạy. Ngoài ra việc soạn bài cũng giúp ta

biết được phần nào là quan trọng nhất trong bài để

đặt trọng tâm vào đó. Trong một bài học có nhiều

phần: có phần rất cần thiết, nhưng cũng có phần ít

quan trọng hơn. Đôi khi có những phần hay những

điểm có thể không phù hợp cho các em vì một lý do

nào đó. Ví dụ như trình độ không phù hợp, cách áp

dụng không phù hợp, hoặc quá dài dòng, quá rườm

rà... Khi biết như thế rồi, ta sẽ sắp xếp bài học một

cách hợp lý hơn. Những phần quan trọng chúng ta

sẽ dành nhiều thời gian hơn và học một cách kỹ

càng hơn. Còn những phần không cần thiết thì có

thể lướt nhanh hoặc bỏ qua. Vì thời gian của một

buổi học rất hạn hẹp nên đôi khi ta không thể đi hết

mọi chi tiết của một bài. Điều quan trọng là phải

học thật kỹ phần chính yếu của bài mà không phí

thời gian cho những điểm không bổ ích.

Kết luận

Trên đây là vài ý kiến thô sơ có lẽ mọi người đều đã

biết, nhưng cũng xin chia sẻ ở đây để chúng ta cùng

ôn lại. Đồng thời đây cũng là một nhịp cầu để quí

thầy cô và quí vị phụ huynh có dịp nối kết trong

những ý kiến đóng góp xây dựng, ngõ hầu làm cho

công tác của ban GLVN mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn.

Thực ra thì thành quả học tập của các em còn nhiều

yếu tố khác chi phối. Có những yếu tố thuộc thầy cô

giáo, nhưng cũng có nhiều yếu tố ngoài phạm vi của

thầy cô. Là người chịu trách nhiệm giảng dạy,

chúng ta cố gắng tìm tòi những phương pháp hiệu

quả nhất để giúp đỡ các em càng nhiều càng tốt.

Rất mong nhận được sự chỉ giáo của cha quản

nhiệm, quí thầy cô, quí phụ huynh học sinh và toàn

thể quí vị.

Hương Ngô

Lớp Việt Ngữ 5

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

10

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

11

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

12

NÓ VÀ CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

Hôm nay cúp điện, Nó ngồi nhìn chiếc đèn dầu âm

thầm cháy tỏa lan ánh sáng ra khắp căn phòng.

Chiếc đèn cần có tim và dầu để cháy, còn bóng đèn

để che chở cho ngọn lửa không bị lụi tắt bởi những

cơn gió to. Nó chợt nhìn lại cuộc đời giáo lý viên

của Nó. Nó cũng giống như ngọn đèn kia, đã bao

lần nhận được sự che chở của Chúa, mà vượt qua

những yếu đuối giận hờn của bản thân, để bước trên

con đường Chúa đã chọn cho Nó. Nhớ ngày đầu

tiên Nó đứng lớp, sự lo lắng hồi hộp trong Nó đã bị

những ánh mắt trong vắt đầy sự tò mò của các em

tiếp thêm sức mạnh và lửa để Nó hoàn thành xuất

sắc nhiệm vụ. Nó đã không nghĩ là đang dạy học

mà là đang được nói chuyện với những thiên thần ở

trên thiên đường. Tự trong tâm hồn của Nó tràn

ngập một niềm vui không thể diễn tả được, và niềm

vui đó cứ kéo dài cả tuần. Giờ nghĩ lại thấy Chúa

quá tài tình dùng sự ngây thơ để giữ chân Nó trong

công việc mà Chúa đã chọn cho Nó. Nếu đi dạy lúc

nào cũng đẹp như ngày đầu tiên thì thật tuyệt vời.

Nó có những học trò ngoan để mà tiếp sức mạnh, thì

cũng có những học trò cá tính để thử sự kiên nhẫn

và khôn ngoan của Nó. Ban đầu Nó đã đối phó với

những học trò cá tính bằng cái tôi người lớn trong

Nó, và Nó đã thất bại. Trong sự thất bại đó Chúa đã

cho Nó hiểu, Nó phải dạy các em bằng trái tim của

Chúa và của trẻ thơ. Từ đó Nó bắt đầu quan tâm

xem các em có gì và cần gì chứ không phải Nó

muốn gì, và kết quả nằm trong tay Chúa. Nó đã

phải tham gia rất nhiều khóa học để bắt kịp với thế

giới của các em cũng như hoàn thiện bản thân mỗi

ngày. Cứ thế trôi qua cuộc đời của Nó đã gắn liền

với công việc giáo lý viên hơn một thập kỉ. Nó đã

được gì và mất gì khi chỉ biết ăn cơm nhà đi vác tù

và nhà thờ. Nó biết rằng Nó chỉ được không mất gì

hết. Được sống trong thế giới tuổi thơ mỗi tuần mà

không cần cưa sừng làm nghé. Được nhìn đời một

cách đơn sơ và trong sáng. Được yêu thương bằng

tình yêu vô vị lợi. Nó biết vượt qua những giới hạn

của bản thân và nhiều nhiều điều nữa. Nó cảm ơn

Chúa đã mời gọi Nó, và ban cho Nó đủ sức mạnh để

đáp lại lời mời gọi làm tông đồ giáo lý viên. Trong

suốt hành trình mà Nó đã đi, đang đi và sẽ đi sẽ luôn

có sự đồng hành của Chúa, nên Nó sẽ không sợ hãi

gì cứ bước tiếp và tiến bước.

Hồng Ân

Lớp Mẫu Giáo 2

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

13

TIỀN CÓ PHẢI LÀ TẤT CẢ KHÔNG?

Tôi lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn. Ba tôi đi tù

chính trị, mẹ tôi phải làm việc cực khổ để kiếm tiền

nuôi anh chị em chúng tôi. Cho dù rất khó nhọc

nhưng anh chị em chúng tôi vẫn được ăn học. Ba

mẹ tôi là những người có học rất cao cho nên muốn

con cái mình cũng được ăn học như họ. Gia đình tôi

nghèo nên đồng tiền đối với tôi rất quan trọng. Có

một câu tôi học được và luôn luôn đi vào đời sống

tôi là “Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm

tiền”. Sau nhiều năm, gia đình tôi được định cư ở

Hoa Kỳ và tôi được tiếp tục ăn học đến nơi đến

chốn. Cuối cùng cái nhìn của tôi về đồng tiền có

chút thay đổi.

Tôi rất may mắn được Chúa ban cho một gia đình

hạnh phúc: vợ đẹp, các con ngoan, công việc làm

vững vàng. Cuối tuần tôi lại có thêm một việc làm

khác cũng kiếm được rất nhiều tiền. Thế nên tôi cứ

mải mê làm việc kiếm tiền, còn vợ tôi thì rất bận rộn

với công việc nhà và lo cho các con nhỏ, nên chúng

tôi quên hẳn đứa con gái đầu lòng đã lớn khôn và

hiểu biết nhiều hơn. Ngày Chúa Nhật tôi tranh thủ

đi lễ sớm, đưa con gái ra nhà thờ để học Việt ngữ,

Giáo Lý, và sinh hoạt Thiếu Nhi Fatima, sau đó tôi

đi làm. Hôm nào không đi làm thì tôi ở lại giúp ban

phụ huynh học sinh làm các công việc lặt vặt sau

nhà thờ. Mỗi tuần trên đường đưa con đến nhà thờ,

con tôi thường hỏi: “Hôm nay daddy đi làm hay ở

lại giúp việc sau nhà thờ?” Lúc ban đầu tôi không

để ý và trả lời con một cách vô tư. Sau mấy lần tôi

mới phát hiện cứ mỗi khi tôi trả lời con tôi “daddy

phải đi làm” thì vẻ mặt cô bé rất buồn và tỏ ra rất

thất vọng. Nhưng nếu tôi trả lời "daddy hôm nay ở

lại giúp việc sau nhà thờ" thì con tôi rất phấn khởi

và vui vẻ. Cô ấy cứ nói chuyện líu lo trên đường

đến nhà thờ. Có lần tôi hỏi con: “Bộ con muốn dad-

dy không đi làm mà ở lại giúp việc sau nhà thờ à?”

Con tôi trả lời “yes” thật nhanh mà không cần suy

nghĩ. Đó là động lực lớn nhất giúp tôi quyết định

không đi làm ngày Chúa Nhật nữa mà ra giúp việc

sau nhà thờ. Bởi vì tôi nghĩ, cho dù có làm bao

nhiêu tiền đi chăng nữa cũng không thể nào mua

được sự hồn nhiên và vui vẻ của con tôi.

Tôi phụ giúp việc lặt vặt ngày Chúa Nhật mỗi tuần

đã hơn một năm. Trong thời gian qua, tôi cảm thấy

rất thích và vui! Ở nơi đây tôi đã học hỏi được rất

nhiều từ các thầy cô và ban phụ huynh học sinh. Họ

là những người làm việc trong Ban Giáo Lý Việt

Ngữ không tiền lương trong nhiều năm qua, nhưng

họ rất tận tâm, nhiệt tình và vui vẻ trong tinh thần

phục vụ.

Tóm lại: Tiền có thể mua được vật chất giúp cho đời

sống hằng ngày. Nhưng tiền không mua được Đức

Tin, niềm vui và hạnh phúc của con người. Cũng

như một danh nhân từng nói rằng: “Người hạnh

phúc không phải là người sống trong hoàn cảnh

vững vàng, mà là người có tâm trạng vững vàng

trước mọi hoàn cảnh”.

Cám ơn Chúa đã ban cho chúng con có chương

trình Giáo Lý Việt Ngữ . Xin Chúa luôn ban sức

khỏe, bình an cho toàn thể các thầy cô và anh chị

em trong ban, để mọi người tiếp tục dạy dỗ các em

học sinh trở thành con cái Chúa.

Lữ Quãng

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

14

CẢM ƠN ĐỜI, CẢM ƠN NGƯỜI

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến! Tôi vẫn còn

nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm

nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày

đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp

bán thiệp, bán hàng để người ta mua tặng nhau thôi,

cũng là một cách làm business đó mà!”. Năm đầu

tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có

một chút ý nghĩa gì với tôi. Tôi chỉ vui vì ngày hôm

đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn

uống bên gia đình. Mãi 5 năm sau thì tôi mới thật

sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn. Thời gian

này tôi đang làm ở một tiệm tóc.

Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt phúc hậu của bà Gloria.

Năm đó bà đã gần 97 tuổi. Tuy có rất nhiều bệnh

trong người nhưng tôi không bao giờ thấy bà than

vãn. Mỗi lần đến làm tóc, nhìn thấy tôi bà luôn nở

một nụ cười thật tươi rồi ôm tôi vào lòng, rồi bà kể

chuyện mới, chuyện cũ cho tôi nghe. Một hôm

người con gái gọi cho tôi báo bà bệnh rất nặng,

muốn tôi đến nhà làm tóc. Bước đi chậm chạp, đứng

lên ngồi xuống phải có người giúp, vừa gặp tôi bà

liền nói: “You are the ONLY person who always

smiles to me and makes me laugh. You make me

feel happy and make me look beautiful. I promise

this Thanksgiving holiday to say ‘Thank you’.

Thank you very much.” Rồi bà ôm tôi và chảy nước

mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà mắt đã ướt từ bao

giờ. Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý

nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving. Rồi bà hẹn

tôi hai tuần sau trở lại. Nhưng ngày đó đã không

đến... người con gái bà báo tin cho tôi hay: “Bà

bệnh rất nặng và qua đời sau lễ Thanksgiving hai

ngày.”

Mọi thứ trở lại bình thường và tôi háo hức chuẩn bị

cho mùa Lễ Giáng Sinh. Người con gái của bà Glo-

ria trở lại gặp tôi và trao cho tôi tấm thiệp Giáng

Sinh do chính tay bà viết trước khi mất. Tôi bật

khóc và nước mắt ràn rụa đã làm nhòe hẳn đi những

dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn ngoèo trên trang giấy...

“My dear Tracy, I am thinking of you until the last

minute of my life. I miss you, and I miss your

smile. I love you, my “daughter”. Tôi còn nhớ tôi

đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp

tục làm việc nổi, người “Mẹ American” đã gọi tôi

bằng tiếng “my daughter”.

Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những người mà

ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài

lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà

không từng mang ơn một hay nhiều người khác.

Được sinh ra làm người, đó là một ơn sủng lớn lao

của Thiên Chúa ban cho tôi. Hôm nay, ngồi viết

những dòng này cũng lại là ơn cha mẹ, ơn thầy cô...

Cám ơn quê hương tôi -Việt Nam, với 2 mùa mưa

nắng, với những người dân bần cùng chịu khó. Quê

hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại

trong tim tôi biết bao nhiêu kỷ niệm của một thời

thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của

tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê người.

Cám ơn ba mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con cho

đến ngày trưởng thành. Cảm ơn mẹ về những tháng

ngày nhọc nhằn, những nỗi buồn lo mà mẹ đã từng

âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua. Cảm

ơn ba đã nuôi nấng và dạy dỗ con nên người sau

những năm tháng cực nhọc trong lao tù, những

chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng

miếng cơm manh áo, những giọt mồ hôi nhễ nhãi

trên lưng áo ba để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn

học. Cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ con nên người,

đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở

thành một người hữu dụng cho đất nước, xã hội...

… Đọc tiếp ở trang 42

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

15

TRỞ VỀ

Một ngày như mọi ngày, cô thức dậy và bước vào

vòng quay của cuộc sống. Cuộc sống của cô là thế,

đơn điệu và tẻ nhạt. Thức dậy, đi học, đi làm, rồi lại

đi ngủ. Mọi ngày như một ngày.

Cuộc sống xô bồ, vồn vã nhiều lúc đã làm cho cô

quên đi cái nội tâm yếu đuối bên trong. Đã bao

nhiêu lần, trong những đêm thao thức, cô muốn

dừng lại, cô muốn tìm ra sự yên bình và thanh thản

trong trái tim. Nhưng rồi, sáng hôm sau, cô lại quên

mất ước vọng thẳm sâu của tâm hồn mình, cô lại

tiếp tục gồng mình vào cuộc sống.

Tuy nhiên, hôm nay cô cảm thấy một linh cảm khác

lạ. Trong người cô cảm thấy bồn chồn, đứng ngồi

không yên. Bỗng nhiên, tiếng chuông điện thoại

vang lên. Cô trả lời điện thoại và cô không thể tin

được những gì tai mình vừa nghe - Người bạn thân

nhất của cô vừa mới qua đời trong một tai nạn giao

thông. Tại sao lại có thể như vậy? Mới ngày hôm

qua, cô còn gặp cô ấy. Cô ấy còn kể cho cô nghe

những dự định trong tương lai của mình. Nhưng mà

hôm nay, cô ấy đã về với Chúa. Những dự định của

cô ấy đã không thể nào thực hiện được nữa.

Đứng trước linh cửu của người bạn thân, cô cảm

thấy phận người sao quá mỏng manh và yếu đuối.

Bản thân cô thì sao? Cô quay cuồng, tất bật với cuộc

sống đầy hối hả, rồi sau này cuộc đời cô sẽ đi về

đâu. Thiên Chúa sẽ gọi cô về với Ngài vào những

phút giây bất ngờ nhất. Lúc đó, cô chuẩn bị được gì

để trả lời với Ngài?

Cô cần lắm những phút giây tĩnh lặng, suy nghĩ về

những tháng ngày đã qua, và chuẩn bị cho những

chặng đường sắp tới. Cần lắm những giây phút ngồi

dưới chân Chúa, nghe lời Ngài dạy. Cô xa Chúa đã

quá lâu rồi. Cô không còn nhớ mình đã bỏ quên thói

quen cầu nguyện sáng tối từ lúc nào nữa. Sự nhộn

nhịp của cuộc sống đã cuốn cô đi. Bây giờ cô cần

phải trở lại bên người Cha nhân lành chí ái, lắng

nghe những dự định mà Ngài sắp đặt cho cô và để

Ngài dẫn đưa cuộc đời của cô.

Ngồi dưới chân thập giá, cô nhớ lại câu chuyện cười

mà cô được nghe cha xứ giảng từ hồi còn rất bé.

Một ngày nọ, Chúa Giêsu hiện ra và cho anh chàng

kia một điều ước. Anh chàng trả lời, “điều ước của

con là Ngài cho con thêm ba điều ước nữa”. Chúa

Giêsu nói với chàng ta, “Con trai, con có thấy chân

ta bị gì không?” Chàng trai trả lời: “Chân Ngài đang

bị đóng đinh vào thập giá.” Chúa nói, “Nếu chân ta

không bị đóng đinh, ta sẽ đá cho nhà ngươi vài cái

vì cái tội tham lam rồi.”

Cô khẽ mĩm cười. “Lạy Chúa, cũng may mà chân

của Chúa bị đóng đinh, nếu không, Ngài cũng sẽ đá

con vài cái vì tội bỏ quên Ngài quá lâu, phải không

ạ?”

Và cô ngước mắt lên, thầm nguyện, “Cha ơi, con đã

về rồi.”

Nguyệt Trần

“Đã bao năm đời con trôi lạc bước

Đắm mình trong hoan lạc thú trần gian

Quên mất Chúa đã vì yêu chịu chết

Chết khổ nhục trên thập giá chiều xưa.

Hôm nay đây con quay bước trở về

Quỳ bên Chúa nghe tim mình thổn thức

Ăn năn quá tháng ngày con xa Chúa

Chúa, Chúa ơi xin tha thứ tội con!

Con đoan hứa sẽ là người con thảo

Tin và yêu cho tình Chúa rạng ngời

Sống khiêm nhu và dấn thân phục vụ

Cho tình người hòa lẫn trong tình Cha.”

Nguyễn Kiều Nguyên / Niki

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

16

BELONGING: OUR LIVES,

OUR MARRIAGE & FAMILY

We are Thiện & Trang. We have been married for

14 years and blessed with two children, a 12 years

old son Theodore and 10 years old daughter Trish.

As members of Nativity Parish, we would like to

take this opportunity to share with you how belong-

ing to a community is an integral part of our lives;

how it has and continues to nurture our life as indi-

viduals and as a family.

TOGETHER IN SPIRITUAL MINISTRY

Trang: Belonging to a spiritual community is very

important to our marriage and family. About 13

years ago, we met with a few friends, and with en-

couragement from our parish's priest, we decided to

form a prayer group called Fruits - of - Life.

Thiện: Our prayer meetings are held every other

week at our house. We pray together using the Spir-

itual Exercise of St. Ignatius. Through prayers and

reflections, we are transformed to live more accord-

ingly as God’s children. Moreover, through group’s

sharing, I have learned to listen to others effectively,

compassionately, and this has helped me to com-

municate and have a better relationship with my

wife. Our daily burden has been easier to carry.

Through our difficulties and challenges, we’ve held

each other closer. God has touched and healed each

one of us. It reaffirms my calling. It is the grace

that God grant to us through our married life.

TOGETHER IN PARISH COMMUNITY

Trang: Belonging to our local parish community is

another gift from God. Thiện and I were in different

parishes before we got married. After having our

first child, Thien joined me to be part of the

"Nativity family". We are now involving in different

activities at the parish. By working alongside with

other members of the church, I have learned some

new skills. For example, by being a catechist for

Sunday's Religious Program, I am able to pass on

the knowledge of faith and the love for Christ but

also it is the children who help me see things with

“new” eyes.

Thiện: Being a coordinator for the Vietnamese Reli-

gious Education program and teaching Pre-

confirmation class at the same time is a tough “job”.

It requires a lot of time and energy to fulfill the

works. However, with the helps from the leadership

team and all the volunteered staff, our program is

doing great. Especially, even though I am a

Catechist, I have learned a lot from my students

such as how generous they are. For example, many

willingly gave up their entire savings for the poor

during Lent. In addition, a few students felt abandon

from the family because their parents didn’t have

enough time for them. From this, I learned that I

need to spend quality time with my family. In fact,

I can see that my children are happy whenever I

spend more time with them.

Trang: Our parish is a place where people can

come and work together to build a better community

of God. Throughout the year, we have many differ-

ent events to gather people to contribute time and

talent to cook, sell, set-up, decorate and clean...

Those are simple acts of kindness and love. In this

community I can grow faster and stronger because

we are helping one another along the way.

TOGETHER IN FAMILY MINISTRY

Trang: A few years ago, my husband and I had a

great opportunity to attend an event called Mar-

riage Renewal Workshop (MRW) at Marywood Re-

treat Center. This was an enrichment experience for

both of us. MRW helped us to rediscover ourselves,

as individuals and as a couple to both find ways to

make our marriage more fulfilling and stronger for

a lifetime. In the recent years, we are enjoying to be

part of this organization's leadership team to help

out other workshops where the need is.

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

17

Thien: We are doing this as a result of our desire to

give back because we feel that we have received so

much from the MRW. We deeply understand that

we are not a perfect couple in any way. We are still

working on improving our marriage to work better

together in Christ through the image of each of you.

Trang: In a very special way, we are so happy to

see our children grow in God’s grace within the at-

mosphere of this community. That is also a gift that

God grant to us through our marriage and family

life.

Thiện: ... And believe it or not, Theodore and Trish

had the influent from our Fruits of Life prayer

group. They started to create their own prayer group

4 years ago called “Little Circle Prayer” with about

30 little friends. Every month, they schedule to meet

together just to pray, play and eat together.

Trang: We are so happy to have our kids joining us

in the various activities at the parish. Therefore, we

learnt that whatever the risk, whatever the cost,

these are eternal investments in the lives of our

children, helping them taste both the sacrifice and

the joy of being part of ministry. Together, we are

building a better connection between parents and

children. Our kids understand little by little the

roles of their parents in the community and they

support us by praying for us. In fact, belonging to a

community simply means to be in the atmosphere of

love: to love and be loved, to serve and be served.

LESSONS THAT WE LEARNED:

The community plays an important role in our fami-

ly life. It is indeed true that we bring our church

mission into our marriage just as we bring our lives

together. Working thru the community, we are able

to be more open, accepting and forgiving of one an-

other. As a result, we keep our marriage healthier,

thereby making our community stronger. We feel

that we belong to one another in the Church

Community.

We wish each of you will be able to experience this

atmosphere of love, by renewing and nurturing your

marriage or your “Call” to be faithful with God.

God always invites us to participate in his mission

on earth. He’ll walk with us thru all the difficulties.

Perhaps, we may ask God for the courage to

respond to His call by belonging to a community

that gives life to your marriage and family.

If you desire to have a life filled with joy and

growth, please come join the faith community.Your

life will be richer, and the community will be richer

because of you. You do not need to do anything big,

just start where you are comfortable. There are

many different ministries or programs that you, your

spouse and children can get involved in such as:

Religious Education program, Eucharistic ministry,

prayer group, youth group, altar server, volunteer

catechist, choir, family ministry, etc. Involving in

these activities will enhance your life, your

marriage, family and children.

No matter how bad we think our lives are today, we

need to wake up with a thankful and forgiving heart

and appreciate all that God has blessed us with.

Somewhere, someone is fighting just to survive.

We wish you the best.

The T4's family

Để được Chúa tha tội Trong một buổi dạy giáo lý cho thiếu nhi, sau khi giảng về sự tội và sự ăn năn. Thầy giúp xứ hỏi lại các em :

- Muốn Chúa tha tội cho chúng ta, vậy thì điều trước tiên chúng ta phải làm gì các em? Một em nhanh miệng trả lời : - Dạ để được Chúa tha tội thì trước tiên chúng ta phải phạm tội ạ ! Sưu Tầm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

18

“CÁC CON HÃY ĐI RAO GIẢNG…”

MT 28: 16-20

Hướng dẫn Giáo lý cho các anh chi em dự tòng là

một ơn gọi cao quí trong việc truyền giáo. Khi lãnh

nhận Bí Tích Rửa Tội, mọi Kitô hữu đều được tham

dự vào thiên chức ngôn sứ của Chúa Kitô, có nhiệm

vụ đi rao giảng tin mừng. Đó là một ơn gọi! Chúa

kêu gọi mỗi người một cách khác nhau: ơn gọi làm

linh mục, tu sĩ, giáo dân… Nhiệm vụ chúng ta là

đáp trả lời kêu gọi đó bằng tấm lòng nhiệt tình

quảng đại theo khả năng, hoàn cảnh sống của mình.

Ban Giáo Lý Dự Tòng chia sẻ đôi điều về chương

trình, nay còn được gọi là Chương Trình Khai Tâm

Kitô Giáo (CTKTKG).

CTKTKG là một tiến trình dài hướng dẫn và giúp

dự tòng hoán cải đời sống một cách trọn vẹn, dứt

khoát, từ khối óc tới con tim, từ suy nghĩ tới hành

động để tạo cho mình một đời sống mới làm con

Chúa, trọn đời đi theo và thờ phụng Chúa. Việc

hướng dẫn các dự tòng hoán cải hay trở về với Chúa

không chỉ là việc học Giáo lý, nhưng giúp họ quyết

tâm phát triển mối liên hệ cá nhân với Chúa và Giáo

Hội qua những cảm nghiệm sống Lời Chúa để tạo

cho họ một cuộc sống mới. Trở về với Chúa chính

là việc ăn năn sám hối, quay lưng lại với quá khứ tội

lỗi, chưa nhận biết Chúa, sống theo bản năng với

những thói hư tật xấu…, là quyết tâm làm lại cuộc

đời, một cuộc sống có đức tin, tuân giữ và thi hành

các giới răn của Chúa nhất là luật bác ái yêu thương

và bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa.

CTKTKG giúp dự tòng hoán cải về 5 phương diện:

HIỂU BIẾT: Bằng con mắt đức tin nhận biết những

sự kiện xảy ra trong đời sống hằng ngày là sự quan

phòng của Thiên Chúa tình yêu, tìm ra ý nghĩa để

chấp nhận và sống phó thác.

TÔN GIÁO: Nhìn nhận Đấng Tạo Hóa là Thiên

Chúa duy nhất luôn hiện diện trong con người và vũ

trụ bao la, chứng tỏ quyền năng và tình thương vô

biên của Chúa, vượt trên sự hiểu biết của con người.

KITÔ GIÁO: Nhờ việc hoán cải con người tin vào

Đức Kitô là con Thiên Chúa với sứ mệnh cứu độ,

chịu khổ hình, chết và phục sinh của Ngài. Mỗi

người phải tìm ra câu trả lời: Đối với tôi Đức Kitô là

ai?

LUÂN LÝ: Hoán cải luân lý giúp con người sống

phù hợp với những giá trị Phúc Âm, hướng dẫn

cuộc sống con người trong mọi lãnh vực từ tư tưởng

tới hành động, từ cá nhân gia đình tới cộng đồng.

Đây chính là sự thay đổi nếp sống nơi mỗi cá nhân.

GIÁO HỘI: Việc hoán cải giúp dự tòng nhận biết:

Tôn Giáo không chỉ là sự liên hệ giữa cá nhân với

Chúa (chiều thẳng) nhưng còn là liên hệ với Cộng

đoàn Đức tin (chiều ngang). Cùng tin và thờ phượng

một Chúa, cùng theo những truyền thống và giáo

huấn của Hội Thánh nên cần tham gia tích cực vào

sinh hoạt và các tác vụ của Hội Thánh.

Ơn gọi hướng dẫn Giáo lý đã trở thành lý tưởng

sống cho Giáo lý viên với phương châm: Làm sáng

danh Chúa và đem các linh hồn về với Chúa.

Giáo lý viên cần phải:

Tạo cho mình cuộc sống đạo đức thánh thiện, gương

mẫu về lòng Tin Cậy Mến, có sức cảm hóa dự tòng

hoán cải.

Chuẩn bị bài vở kỹ càng, rèn luyện kỹ năng sư

phạm, siêng năng học hỏi Giáo lý, trau dồi kiến

thức, cầu nguyện trước, trong và sau khi hướng dẫn

Giáo lý.

Luôn đặt mình là tôi tớ và dụng cụ trong tay Chúa,

không dành chỗ của Chúa, để Chúa làm việc của

Ngài.

Đây là những trải nghiệm trong việc hướng dẫn

Giáo lý cho dự tòng. Ước mong Chương Trình Khai

Tâm Kitô Giáo mỗi ngày một tốt đẹp hơn để làm

sáng danh Chúa và đem nhiều tâm hồn về với Chúa.

Thầy Vũ Lâm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

19

TẢN MẠN — CÔ GIÁO VIỆT NGỮ

"Cô giáo" - một danh xưng mà chưa bao giờ nghĩ

mình sẽ có được đơn giản là không bao giờ nghĩ

mình sẽ dạy học. Không biết xui khiến thế nào mà

mình lại "dính" vô nghề "gõ đầu" trẻ trên xứ Mỹ

này từ những năm đầu 1990 cho đến nay. Có lẽ một

phần vì cái nghiệp "cha truyền con nối" của gia đình

và cũng muốn thử xem khả năng của mình tới đâu

khi nghe theo lời "rủ rê" của các cô chú anh chị đi

trước. Và thế là mình đã có thâm niên làm cô giáo

Việt ngữ gần được 10 năm - 8 năm tại trường Việt

Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng đoàn Thánh Giuse West

Covina và 2 năm gần đây lại Cộng đoàn Đức Mẹ

Mông Triệu.

Mặc dù là "cô giáo nghiệp dư", nhưng khi đã “dính”

vào rồi lại khó mà thoát ra. Gần 2 năm nay, cứ mỗi

sáng Chúa Nhật hai mẹ con lại lục đục gọi nhau dậy

chuẩn bị đến trường. Con thì học Việt ngữ - Giáo

Lý, mẹ thì dạy Việt ngữ. Có những buổi sáng đến

sân nhà thờ - nhất là những ngày mưa tháng lạnh,

người thì co ro vì lạnh, mắt vẫn còn muốn nhiếp lại,

trên tay cầm sóng sánh ly cafe đậm đặc để tự đánh

thức mình. Nhưng khi vô đến lớp, nhìn thấy những

gương mặt thơ ngây của các em học sinh là bao

nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu cơn buồn ngủ đều tan

biến. Nhiều lúc không hiểu từ đâu mình lại tràn trề

năng lượng và thao thao bất tuyệt khi dạy các em

những vần mới, những chữ mới. Đã có thầy lớp bên

cạnh "cảnh cáo" mình về giọng nói "vang dội núi

rừng" vượt qua bức tường ngăn cách vang vọng đến

tận lớp khác. Có những hôm dạy xong, khan cả

tiếng nhưng trong lòng lại lâng lâng một niềm vui

khó tả vì biết rằng các em vừa học được một vần

mới, vừa được nghe một câu chuyện cổ tích Việt

Nam mới, vừa biết thêm một ít văn hoá, tập quán,

lịch sử Việt mới. Đó là tất cả những gì mình mong

muốn được truyền đạt đến các em khi tham gia dạy

Việt ngữ.

Dạy các em nhưng thật ra là cơ hội để mình ôn lại

vốn tiếng Việt mà bấy lâu mình luôn tự tin nghĩ

rằng "đã biết hết", nhưng khi phải truyền dạy lại

những kiến thức căn bản về ngôn ngữ Việt mới thấy

rằng mình vẫn cần phải ôn và học lại tiếng Việt cho

riêng mình. Hàng tuần, vẫn phải “nặn óc” tìm từ

mới, thông dụng, dễ hiểu hợp với lứa tuổi các em,

vẫn phải lên mạng mò mẫm tham khảo tìm ý nghĩa

cho những chữ sẽ dạy và có khi phải "cầu cứu"

đấng lang quân. Ông xã nhiều khi phải lắc đầu ngán

ngẩm và phán “vợ dạy mà chồng phát xì-strét theo”.

Dạy các em cũng là lúc mình lại học được từ các

em. Các em thật thông minh và sáng tạo. Trong một

buổi dạy gần đây, khi dạy các em vần ông và ong ,

mình cho ví dụ: con ong thì chữ o không có dấu ^,

còn ông bà thì chữ ông phải có dấu ^. Một em học

sinh nữ liền giơ tay nói "Cô ơi, ông bà là human mà

human thì đội mũ được nên có dấu mũ ^, con ong

không phải human không đội mũ được nên không

có dấu mũ ^". Nghe câu nói vừa đúng vừa có lý của

em, mình chỉ bật cười và khâm phục sự nhanh nhạy,

sáng tạo của em học sinh này. Mẩu chuyện nhỏ này

sẽ mãi là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm cô

giáo Việt ngữ của mình.

Có lẽ không có niềm vui và hãnh diện gì sánh bằng

khi được nghe và nhìn thấy các em học sinh của

mình lên đọc sách Thánh, lời nguyện bằng tiếng

Việt thật trôi chảy trong các Thánh Lễ. Với riêng

mình, đó là món quà tinh thần vô giá. Mong sao các

bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu được tâm

nguyện sâu xa nhưng thật đơn sơ của các thầy cô

giáo Việt ngữ đó là cố gắng duy trì, giữ gìn tiếng

Việt và văn hóa Việt tại hải ngoại.

Thỉnh thoảng có dịp nói chuyện với phụ huynh,

được cha mẹ các em gọi bằng "cô giáo" hoặc hay

khi gặp lại các em học sinh, các em chào bằng tiếng

"cô", những lúc đó mới cảm nhận được hai chữ "cô

giáo" mới cao quý và thiêng liêng biết bao.

… Đọc tiếp ở trang 41

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

20

Ca đoàn nhỏ

Các sinh hoạt ban GLVN

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

21

Tĩnh Tâm Mùa Chay

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

22

GIÁO LÝ VIỆT NGỮ (GLVN) LÀ GÌ?

Giáo Lý Việt Ngữ (GLVN) là gì? Thật không đơn

giản như tôi nghĩ và khó có thể trả lời được một

cách ngắn gọn về ban GLVN. Không biết có ai đã

định nghĩa rằng: “GLVN là nhà giữ trẻ ngày Chúa

Nhật” không?

GLVN là một ban ngành trong cộng đoàn dưới sự

hướng dẫn của cha quản nhiệm, ban điều hành, các

thầy cô giáo, ban phụ huynh học sinh (PHHS) và dĩ

nhiên là sự hiện diện của các em học sinh.

Ban Điều hành GLVN gồm thầy trưởng ban Dương

Thiện, thầy phó ban Vương Đạm, cô thủ quỹ

Nguyễn Loan, đại diện PHHS anh chị Tâm Trang và

Trưởng ban trật tự anh Quang Lữ. Họ làm việc rất

hang say, nhiệt tâm và hòa đồng với nhau trong mọi

công việc. Dĩ nhiên, phía sau họ là những phu nhân,

phu quân luôn đồng hành, động viên và giúp đỡ,

gánh vác việc chung với nhau.

GLVN bao gồm các lớp học giáo lý từ lớp Khai

Tâm đến lớp chuẩn bị cho giáo lý Thêm Sức.

Chương trình còn dạy thêm Việt ngữ để các em hiểu

thêm về truyền thống và ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.

Tôi cũng là một người mẹ đem con đến tham gia

chương trình GLVN hơn hai năm nay. Nhưng chẳng

những các con học mà ba mẹ cũng học luôn. “Con

đi trường học, mẹ đi trường đời” phải không quý vị?

Năm đầu tiên đến với chương trình GLVN tôi rất bỡ

ngỡ và thắc mắc về việc học hành, sinh hoạt, ăn

uống, giờ giấc, thầy cô … Nhưng sau những giờ họp

được tiếp xúc với các anh chị và thầy cô trong ban,

tôi dần dần hiểu rõ thêm về các sinh hoạt của

chương trình GLVN. Tôi rất cảm động khi biết các

thầy cô, anh chị em trong ban GLVN đều là những

người thiện nguyện viên bất vụ lợi nhưng lại rất tận

tâm và yêu trẻ. Có những anh chị em dù không được

khỏe vẫn cố gắng tới giúp các em. Những ngày mùa

đông lạnh buốt các chị ban nhà bếp vẫn ra chuẩn bị

thức ăn và lau chùi bàn ghế cho các em ngồi sạch

sẽ. Là một phụ huynh học sinh, tôi rất cảm kích sự

hy sinh của họ.

Điều đặc biệt là các thầy cô luôn luôn nhiệt tình và

giúp đỡ các em với tất cả tình thương và khả năng

của họ. Họ hăng say công việc vì lòng mến Chúa và

yêu thương anh em như Chúa đã dạy. Khi tôi nhận

thấy được tình thương trao tặng của họ với tha nhân

và cộng đoàn, tôi thầm cầu nguyện cho họ nhiều

hơn và cũng cầu nguyện cho bản thân tôi được nhận

thức góp phần nhỏ bé của mình theo khả năng Chúa

ban, để cùng đồng hành với ban GLVN trong việc

giáo dục các em.

“Hãy xin thì sẽ được.” Đầu niên học 2013-2014, tôi

năn nỉ ông xã ra phụ giúp ban GLVN vài tiếng ngày

Chúa Nhật. Thật là may mắn, anh ấy OK liền và còn

chia sẻ với tôi rằng: “Làm việc thiện thì không mất

mát hoặc lời lỗ gì cả. Việc hy sinh thời giờ của mình

sẽ để lại ấn tượng cho con cái noi gương sau này có

thể giúp đời, giúp người.”

Mặc dù chỉ vài tiếng đồng hồ với nhau sáng Chúa

Nhật với “gia đình nhỏ” GLVN nhưng cũng khó bỏ

lắm à nhe! Khi chúng tôi quây quần bên nhau với ly

cà phê nóng hay là ly trà hoa lài thơm phưng phức

…đó là lúc chúng tôi bàn bạc chia nhau công việc

trong ngày. Nào là người giữ trật tự an toàn cho các

em, đến các chị lau chùi bàn ghế, chuẩn bị thức ăn

hay là các anh nhận trách nhiệm dọn vệ sinh đổ rác

… Có khi chúng tôi ngồi “tâm sự” về gia đình, việc

làm, chuyện “trong nhà ngoài ngõ”. Dù vui hay

buồn chúng tôi đều dành cho nhau những tình cảm

thật quý và có khi là những nụ cười giòn tan.

… Đọc tiếp ở trang 41

Chụp Hình Ba Người Bị Xui

Gần tới ngày đám cưới, con gái

hỏi mẹ: Mẹ ơi! Mình là người

Công giáo, không tin mê tín dị

đoan, nhưng tại sao mọi người

vẫn kiêng chụp hình ba người trong đám cưới?

Mẹ : Ồ con gái cưng của mẹ, chụp hình ba người

xui lắm. Con không thấy những hình ảnh và

tượng của gia đình Thánh Gia có ba người hay

sao? Thánh Giuse thì chết sớm, Chúa Giêsu bị

đem đi đóng đinh, còn lại một mình Đức Mẹ.

Như vậy không xui hay sao?

Con gái: ???!!!

Sưu Tầm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

23

E.V. MY HEAVY CROSS

E.V. was a Special Ed student I had in my Algebra 1

Class five years ago. E.V. was not just a regular

Special Ed student with learning disadvantages, but

from his counselor and his former teachers I’ve

learned that E.V. was also a BIG troubled-maker.

I still remember the day I first met E.V. in my Period

1 Algebra class. E.V. came so late to class. How-

ever with a rebellious voice, he said it out loud right

in front of the whole class: “I’m going to be late

every single day, so Mister you can go ahead and

mark it for the rest of the semester”. I could not be-

lieve what I’ve just heard from a student on the first

day of school. He did not stop there but went on

“And the attendance office aint’t do anything about

it”. I was very annoyed by his remarks but quietly

asked God to calm me down. I gently asked for his

name. Surprisingly, he replied with an angry tone

“Please do not call me by my last name cause I

don’t wanna to hear about that guy”. I thought to

myself: “This one would really be a heavy cross

God giving me this year”. Later on I’ve learned that

the guy E.V. was referring to was his father who had

been imprisoned at San Quentin State Prison for a

long time.

E.V. had been growing up in a single mom family

where there was no male figure at home. Also, his

mother was so busy working two jobs and had not

much time taking care of him or his siblings. E.V.

had been failing most of his classes since third

grade. Unfortunately, because of our educational

system, E.V just got moved on until now he ended

up in high school without knowing the basic skills.

When E.V. did his math work, he had to use his fin-

gers for adding integers.

I had the opportunity to meet with E.V.’s mother at

Back to School night. She was so hopeless with

E.V. but does not even know how to help him. She

also informed me that when she was pregnant with

E.V., the doctor did diagnose the baby with prob-

lems and told her to give it up. However, because of

her Catholic faith, she decided to keep the baby.

Sadly, because of her financial situation, she had not

been able to do the best job of a mother as to provide

care and love for E.V. Moreover, because of his fa-

ther’s situation, E.V. had a very bad image about

male adults. I was so shocked to hear all that from a

helpless mother and started to have a new fresh look

at E.V. Thanks God I did not get mad at E.V. when

he gave me attitude on the first day of school.

Thanks God I did not ignore E.V. to pay more atten-

tion to my better-achieved students. Thanks God for

helping me to realize that everybody is so precious

under the eyes of God.

The day after Back to School night, E.V. informed

that the date on my chalkboard was incorrect. I

asked him for a favor to see if he wanted to make the

correction. In a sudden, he asked me to see if he

could be in charged of the dates, and I confirmed

him my “Date Commissioner”. Our relationship

hence became much better. I offered my classroom

to E.V and his friends to hang around during lunch’s

time. Eventually, I became more involved in their

conversations. We went even further as I started tu-

toring E.V. with his math. Surprisingly, E.V. caught

up pretty fast and became so smart with different

ways to solve math problems. By the end of the se-

mester, E.V. passed my Algebra Class with a grade

he actually earned.

At the day his graduation, E.V. hold up his high

school diploma and came to me and said “This is

because of you, Mr. Tran”. I shook his hand to con-

gratulate him and happily replied: “No, it was all

because of you. I just gave you a little push. Thank

you for believing in me and most importantly believ-

ing in yourself. You worked hard for it, and you did

it”.

Looking back at the cross God gave me on the first

day of school, I realized that God has a miracle way

to help us carry our cross. Through E.V. God had

helped me to understand more about my mission as a

public school teacher. That is not just to help my

students with their mathematics, but to serve them

(special or non-special, advantages or disadvantages)

to be better people God intended them to be.

Khánh Trần

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

24

HẠNH PHÚC VÀ TÌNH YÊU, KIẾM

ĐÂU RA ẤY NHỈ?

Đôi khi chúng ta nghe đâu đó, câu hỏi tương tự như

thế trong cuộc sống hằng ngày… Ưmmm… Chỉ thở

dài, quả thiệt một ngàn lẻ một cách trả lời, mà ai

cũng có cái lý của nó, và theo lý lẽ của chính mình

đưa ra, rồi người bên kia biện bạch theo lẽ riêng

mình, cứ thế một chủ đề không có đoạn kết, vì thật

sự chung quy đều hướng tới cái tốt cả.

Theo thuyết “Tương Đối” nhà Bác Học Einstein đã

đưa ra, thì mọi sự việc cứ lấy làm “Tương Đối” ứng

dụng bài toán “Cộng Trừ Nhân Chia” sao cho hài

hòa và thỏa mãn tất cả, thì mới hy vọng ánh sáng

Hạnh Phúc và Tình Yêu sẽ nhen nhúm phía cuối

đường hầm!

Có chị nọ, một hôm có người bạn tới thăm, đeo trên

tay chiếc nhẫn hột xoàn tuyệt đẹp, cứ lấp lánh mỗi

khi chị đưa tay lên xuống (mà bỗng dưng hôm nay

lại vung tay nhiều quá nhỉ, mới lạ chứ). Chị lại

càng khó chịu hơn khi suốt buổi chỉ nghe người bạn

khen hết mực về ông chồng cô ta: nào là chồng em

nghe lời em lắm, dù anh phải làm việc ở xa ít về,

anh ấy luôn chiều em, muốn gì cũng được...

Chiều hôm ấy đợi chồng đi làm về, chưa kịp bỏ

“lunch box” xuống, tháo đôi giày còn ẩm ướt mùi

mồ hôi sau 8 tiếng làm việc, chỉ đủ trang trải mấy

cái “bills” tiền nhà, xe, bảo hiểm... chị đã lên tiếng:

“Nè ông kia, sao người ta cũng làm vợ mà họ sướng

thế nào là người ta được chồng mua cho chiếc nhẫn

to, dây chuyền, đi du lịch… ôi đủ thứ.” Tội nghiệp!

Tối hôm đó, mất ngủ chỉ vì những cái ấm ớ của

người bạn nào đó ghé thăm mà thật sự mỗi gia đình

đều có sự sinh hoạt khác nhau, không biết hạnh

phúc nào hơn hạnh phúc nào đây, hay chỉ tội những

chi tiêu ngoài dự liệu đã đem đến những khốn đốn

nợ nần mà biết bao gia đình còng lưng chịu đựng.

Như thế hạnh phúc và tình yêu có lâu bền hơn

chăng?

Có biết bao triết gia là tác giả của những triết lý ví

von nhằm hoàn mỹ những cụm từ sao cho xuôi với

hoàn cảnh và thị hiếu của người đọc. Giới hạn

trong sự cho phép, tôi xin trần thuật mảnh đời mà ít

nhiều cũng có những “động từ” cần thiết, để chúng

ta suy luận theo mỗi cá nhân, nhưng chung quy chỉ

là điểm tới của “Hạnh Phúc và Tình Yêu”, mà tôi

cũng không chắc đâu là lối đi chính cho sự chuẩn

xác, vì nó quá ư là trừu tượng.

Tiếng chuông vang, báo hiệu hết giờ học, đoàn

người tuôn ra. Họ vội vã lao đi tưởng chừng nếu

không kịp thì sẽ bỏ lỡ một cơ hôi nào đó. Tôi nép

người về một phía dành khoảng trống cho họ, từng

đoàn người từ những phòng học ùa ra và nhanh

chân bước xuống lầu… cũng có những anh chàng

học sinh nhảy xuống hai ba bậc cùng một lúc, chỉ

mong sao về cho nhanh. Có thể đó là hạnh phúc của

họ trong cuối ngày. Tôi cũng hiểu phần nào, vì là

cuối giờ vả lại cũng đã cuối tuần rồi còn gì.

Lững thững bước từng bậc xuống lầu, tôi thầm nhủ

“chẳng việc gì phải gấp”. Cuối tuần hay đầu tuần

cũng thế thôi vì cuộc sống hằng ngày đều như nhau.

Thời gian này tôi là học sinh nghèo nên chẳng phải

lo, vì có gì để lo, ngoài tiền nhà và tiền ăn mỗi ngày.

Thế có gọi là hạnh phúc không nhỉ!

Cả tuần nay, chiều nào cũng thấp thỏm chờ phone

gọi đi làm. Tiệm phải đóng cửa vì không hợp vệ

sinh. Ông chủ người Hoa đã cho tôi nghỉ việc

không biết ngày nào trở lại. Đây là một tiệm nhỏ

bán mì và hủ tíu ở Chinatown trên con đường

Broadway. Mỗi ngày từ trường East L.A. trên

đường về nhà bằng xe bus, tôi đã xin làm nửa buổi

ca tối từ thứ Ba tới thứ Bảy hàng tuần. Riêng ngày

Chúa Nhật tôi đã cố gắng xin ông ta nghỉ cho việc

làm chiên ngoan đạo đi nhà thờ.

Tối nay, sau khi gội rửa những bụi đường và sự mệt

nhọc cả ngày bằng những giòng nước mát lạnh, lợi

dụng thời gian chờ đợi công việc “part time” mà tôi

đã kiên nhẫn bỏ đơn khắp nơi từ “Wendy’s,

McDonald cho đến nightclub… chỉ mong một việc

nhỏ, như “clean up”, rửa ly chén… hy vọng những

đồng bạc nhỏ nhoi ấy sẽ một phần tiếp sức cuộc

sống hằng ngày… nhưng sao vẫn biệt âm.

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

25

Tối hôm đó, tôi thấy lác đác nhiều em nhỏ đi từng

nhóm cùng cha mẹ, hóa trang đủ kiểu theo những

nhân vật trong phim kinh dị, ma quái. Cũng có

những em thiệt đẹp trong dáng một công chúa thời

Trung Cổ. Chúng đến từng nhà và nói những câu

“trick or treat” để đón nhận phần kẹo mà gia chủ sẽ

cho. Lúc này tôi nhận ra, tối nay là đêm

“Halloween” truyền thống của người bản xứ. Tôi

chậm rãi hòa mình vào giòng người. Tiếng gõ cọc

cọc vang lên của nhóm mấy em nhỏ, cánh cửa mở ra

xuất hiện là hai ông bà cụ già, một thùng kẹo được

ông bưng ra bằng hai tay, còn bà thì mỉm cười bốc

từng nắm ban phát cho các em nhỏ, miệng không

ngớt những câu “Trick or Treat”. Tôi ngây người

nhìn cảnh tượng thiệt dễ thương mà thầm ước mơ và

thương nhớ về gia đình, các em còn kẹt ở quê nhà

xa xăm…Đang bần thần, bỗng một giọng nói

“where is your basket boy?” Không đợi trả lời, bà

cụ cầm tay tôi và bỏ vào một nắm kẹo đủ loại, cùng

lúc tay bà xoa trên đầu tôi dịu dàng…bàn tay nhẹ

nhàng làm tâm hồn tôi ngất ngây thoáng nhớ về mẹ.

Nhoẻn miệng cười, tôi không quên nói lời cảm ơn.

Trên đường về nhà, tôi chợt ngạc nhiên, tại sao bà

cụ lại cho kẹo vì lúc đó tôi đã 20 tuổi rồi còn gì! Có

lẽ nhìn người Á Châu bé nhỏ (ốm yếu như tôi) vì đi

lẫn vào nhóm xin kẹo ban đêm nên họ nhầm lẫn

chăng? Không sao cả, dù gì tôi cũng hưởng một

giây lát “Hạnh Phúc” trong “Tình Yêu” của bà cụ

chia sẻ mà những tháng ngày dài tha phương đất

khách tôi đang thiếu thốn. Mệt mỏi và bồi hồi nhớ

đến cha mẹ và các em tôi đã thiếp đi quên cả làm

“homework” và bữa cơm tối hôm đó…Tôi choàng

thức giấc vào khoảng 2 giờ sáng vì tiếng động của

người bạn đi làm ca tối trở về. Nhìn người bạn cùng

hoàn cảnh rồi nghĩ lại mình, bỗng thấy lòng dâng

lên một nỗi niềm chua xót... chỉ ước ao một mái ấm

có cha mẹ, có anh em và những người thân quyến.

Ôi HẠNH PHÚC biết bao! Tôi ngồi dậy, cầm viết

và giòng chữ cứ tuôn trên giấy; trao hết những tâm

tình qua phong thư về cha mẹ và người thân bằng

một TÌNH YÊU tôi mong ước mà xưa kia khi còn

tại quê nhà tôi đã quên cái HẠNH PHÚC đó ngay

bên.

Phải chăng HẠNH PHÚC và TÌNH YÊU là “Hiện

Tại” những gì mình đang có trong tay? Thế thì có ở

đâu xa, có khó khăn gì! Hằng ngày, bạn vẫn thường

nghe nói, chữ “PRESENT”chẳng phải đồng nghĩa

với “Món Quà” mà THIÊN CHÚA ban cho ta ngay

bây giờ sao? Một vị linh mục đã viết: “Chỉ cần cái

bắt tay thân mật, cũng nói lên đó là Tình Yêu mình

trao ban và sự Hạnh Phúc mình muốn có”. Đôi vợ

chồng mới cưới nhau họ trao cho nhau hết những lời

ngọt bùi, đó là “Tình Yêu” và “Hạnh Phúc”. Vài

năm sau đó, vì những bất bình họ cãi vã nhau, đôi

khi đi đến sự chia tay bi đát; người vợ đau khổ,

người chồng thì xót xa. Họ cũng đang mang trong

lòng một Tình Yêu, nhưng là Tình Yêu cay đắng;

chính họ đã để vuột mất Hạnh Phúc đang có. Chẳng

phải mấy ông nhạc sĩ vẫn thường ví von là “Nửa

hồn THƯƠNG đau” chứ là gì!

Dzài dòng tâm sự hầu mong rút tỉa thêm kinh

nghiệm của tôi và bạn. Ước mong sao cuộc sống

chúng ta mỗi ngày thêm ý nghĩa và tràn đầy yêu

thương. Hạnh phúc cho mình và cho đời, điều mà

THIÊN CHÚA trao ban cho chúng ta qua giới răn:

“CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU”. Để

đáp lại lời mời đó, chúng ta hãy cùng nhau nhân

rộng Tình Yêu và Hạnh Phúc đó.

Tâm Trang - T5

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

26

WHICH WAY TO HEAVEN?

(No, this is not another long K-Drama that had lead

me to many…sleepless nights :)

I don't know about you, but I find the word DIS-

CERNMENT a little intimidating. I know my duty

as a Christian to do God's will, but figuring out what

that means in every situation is not as simple as I'd

like it to be. Some choices seem inconsequential,

like what to eat or what home project to be done

next. Others, like discerning a vocation, are life-

changing. It can be overwhelming! How can we

feel sure we really KNOW God's will, anyway?

Some people believe discerning God's will is a mat-

ter of following the simplest path. When things fall

into places, it's a sign that we're doing what we're

supposed to.

I sometimes take the opposite view: Any worth-

while endeavor is bound to encounter opposition.

Satan's job is to derail all good and Holy work. So

when the going gets tough, it's a sure sign you're on

the right track!

There is justice in both viewpoints, but the very

contradiction between the two illustrates the diffi-

culty we face in trying to determine God's will.

Don't you agree with me, it would be nice if the

choice between right and wrong was drawn in clear,

bold strokes that left no room for doubt or misun-

derstanding? Just like the exit sign on highway –

Rosemead Blvd, exit here.

I find that we live in a very confusing world in

which clear-cut answers are hard to come by. Our

lives are nothing like the limited access highway,

but more like a swamp zigzag with so many paths

and unknown end points. Every choice we make

leads to more of the same. I think trying to discern

one "right" path could cripple a person because it is

not for the reality. I believe that in such a web of

possibilities, there is probably more than one way to

get to Heaven.

My late Father reminded me that for every person,

there must be more than one path to Heaven; other-

wise, what is the purpose of "free will" that God had

granted us? Perhaps some paths are easier than the

others, and people sometimes choosing the wrong

path…But discerning wrongly will not automatical-

ly condemn a person to a lifetime of misery or the

fire of hell. I found that is a nice thought! Yes, it's

very important to seek God's will in my daily deci-

sions, but no decision is so vital that there is no go-

ing back if I get it wrong! And that is good because

I'm bound to get it wrong once in a while.

So, by all means, pray for guidance. Educate your-

self on the options. Be still and listen. Then do the

best you can. God does not ask for more.

To all of my friends in GLVN program at Nativity

Parish, El Monte, and to others who might walk dif-

ferent paths in this life, but we sure will meet each

other one day in Heaven.

C.D. Nguyễn

Cô Diệp — Cô Trang

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

27

CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI CHA

(Không, xin các bạn đừng nhầm tưởng rằng tôi đang giới thiệu một bộ phim truyền hình dài nhiều tập của Hàn Quốc nhé!)

Tôi không biết các bạn nghĩ gì khi được nghe nói đến từ DISCERNMENT-SỰ NHẬN ĐỊNH? Riêng tôi, từ này thường mang đến cho tôi nỗi lo sợ, áy náy. Là người Công Giáo, tôi luôn nhận biết trách nhiệm của chính mình là làm tròn việc Chúa ban trao, nhưng việc ấy là gì và phải làm như thế nào? quả là khó khăn hơn tôi tưởng. Có những quyết định trong đời sống thường nhật có lẽ không cần đến sự cân nhắc kỹ lưỡng như ăn gì, uống gì hoặc phải bắt đầu những công việc dọn dẹp trong căn nhà như thế nào. Thế nhưng, khi phải cân nhắc cho một ơn gọi chẳng hạn thì thật là một khó khăn, thách đố. Nó có thể trở thành nỗi lo lắng vô hạn bạn ơi! Làm sao chúng ta có thể biết chắc đó là việc Chúa ban trao và muốn chúng ta phải hoàn tất?

Có nhiều người nghĩ rằng khi chúng ta làm một công việc, và tất cả đều "thuận buồm, xuôi gió" thì đó là dấu hiệu của sự thành công và theo Thánh Ý của Chúa rồi! Còn tôi, thỉnh thoảng tôi lại nhìn vào một khía cạnh khác: tất cả những hoạch định hữu ích đều luôn đi đôi với những khó khăn của nó. Quỷ dữ luôn rình rập để phá vỡ những việc lành mà chúng ta đang cố gắng hoàn thành trong xứ mạng làm con Thiên Chúa. Phải chăng những lúc đương đầu với khó khăn, đó chính là lúc tôi đang làm việc cho Chúa?

Cả hai cách suy nghĩ đều có cái lý của nó, nhưng điều tôi muốn nêu ra đây là sự mâu thuẫn giữa hai sự minh họa cho những khó khăn mà chúng ta gặp phải khi thực thi Thánh ý Chúa. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, ước gì mọi việc đều có một cách làm rõ ràng và minh bạch, như vậy thì sẽ không có những suy tư, trăn trở, ngay đến cả việc lầm tưởng vào việc làm hiện tại, ví như những bảng hướng dẫn trên đại lộ tốc hành để đi vào đường phố vậy (Rosemead Blvd, I-19 exit)

Thật không may, chúng ta đang sống trong một xã hội khó có thể tìm ra câu trả lời thích đáng và đơn giản. Cuộc sống của mỗi người chúng ta không đơn giản như hệ thống đường cao tốc với những bảng chỉ đường rõ ràng, mà là một dãy đường dài cong quẹo, nhiều ngõ ngách và đôi khi không nhìn thấy được điểm đến. Nhưng tôi tin, các con đường chúng ta đi rồi cũng sẽ về đến cùng một điểm, quê trời! Chọn một con đư ờng duy nhất chư a hẳn là một cách tốt nhất, vì theo tôi trong cuộc đời nhiều gian truân này lại có rất nhiều con đường đưa chúng ta về Thiên quốc!

Cha tôi, khi còn sinh thì, Ông luôn nhắc nhở các con rằng trong cuộc sống có rất nhiều con đường dẫn ta về Thiên quốc; nếu không, thì còn đâu ý nghĩa của sự tự do lựa chọn mà Thiên Chúa đã ban cho loài người chúng ta? Có thể các con đường đi của chúng ta không giống nhau, cũng có khi các bạn đi trên con đường được tráng nhựa bằng phẳng, còn tôi phải chọn con đường đất nhỏ hẹp, rồi có khi chúng ta lại đi "lầm" đường nữa chứ! Nhưng không vì đi sai đường mà chúng ta sẽ bị ruồng bỏ và sống ân hận suốt cuộc đời này. Vâng, tôi luôn phải tìm kiếm Chúa trong những quyết định hằng ngày, nhưng chưa một quyết định nào quan trọng đến nỗi có thể ngăn cản tôi trở về khi tôi "đi lầm đường"!

Tôi muốn nói, trong mọi việc chúng ta làm vì danh Chúa, chúng ta hãy luôn cầu xin Ngài soi sáng và nâng đỡ chúng ta. Học hỏi và rèn luyện giáo dục chính mình trong lúc quyết định trước những sự chọn lựa việc gì. Hãy thinh lặng và lắng nghe, và rồi thực hiện công việc với hết khả năng của bạn. Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì cao hơn khả năng của từng người.

Mến gởi các bạn của tôi trong ban GLVN tại Giáo Xứ Nativity, El Monte, chúng ta có thể không đi chung một đoạn đường trong cuộc sống trần gian này, nhưng hãy vững tin tiếp bước trong hy vọng vào một ngày chúng ta sẽ cùng gặp nhau trên Thiên quốc.

N.D. Nguyễn

TÁM MỐI PHÚC THẬT Một cha nọ nổi tiếng là giảng lâu. Trong một thánh lễ, cha đang giảng về tám mối phúc thật. Giảng mới tới phúc thứ ba mà đã nửa tiếng, đến phúc thứ

tư, cha quên mất nên ngập ngừng: - Phúc thứ tư, phúc cho ai.... phúc cho ai.... Ông trùm ngồi dưới nóng lòng đáp lớn: - Phúc cho ai không nhớ mà quên. Cả nhà thờ: !!!???

Sưu Tầm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

28

Văn nghệ mừng Xuân Giáp Ngọ — 2014

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

29

Vui Khi Nhận Quà

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

30

NGÀY HIỀN MẪU

5 giờ sáng…

Tôi nằm đây hát bài “Cát Bụi”, câu mất câu còn, víu

von theo gió rít…

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy.

Xin úp mặt bùi ngùi

Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui…”

Mấy ngày nay, như thường lệ vào giờ này, tôi lại

mỏi ngóng trông mong chị ấy, Ma Soeur! Tôi gọi

chị là Soeur vì không biết chị là ai, từ đâu tới chỉ

biết là chị rất hiền, chị hiền như “Ma Soeur.” Mỗi

ngày chị đến đây, xả thân quét dọn công viên, lau

chùi ghế đá, nhặt lá, cắm hoa, trang điểm cho đền

thờ Đức Mẹ. Chị cần cù, siêng năng, tích cực và

trung thành như một người tôi tớ. Tôi tớ cho một

niềm tin, một tình yêu. Tình yêu ở Chúa. Tình yêu ở

muôn loài.

Chị đã đến, dù thời tiết vẫn còn lạnh, dù phân nửa

vũ trụ vẫn còn ngủ vùi trong bóng tối. Cũng với cái

nón nỉ sùi len, cái khăn quàng cổ bạc màu, chị dấu

kín người trong cái áo choàng không đủ ấm. Một

tay cầm chổi, một tay cầm đồ hốt, nhanh tay lẹ

chân, chị cố gom quét những chiếc lá vàng héo,

rụng rơi vô tình hòa lẫn cùng những cọng rác đó đây

vô thức. Chị tranh thủ trong không gian yên lặng, hy

vọng hoàn tất sự việc trước khi trời rạng sớm.

Hy vọng của chị là gì? Hy vọng một thế giới trong

sạch an bình. Hy vọng một tâm hồn lặng yên thanh

khiết. Chị không nề nhọc mệt. Chị không ngại cần

lao. Hy vọng sao góp được chút công sức cho nhà

thờ tăng vẻ tôn kính trang nghiêm trước giờ lễ. Gió

vẫn thổi, lá vẫn rơi. Chị vẫn đuổi theo lượm thâu

từng cọng rác! Xoay quần như cơn lốc xoáy, không

than van, không trách oán, chị vẫn tươi cười chấp

nhận, chấp nhận tình đời, tình người.

Hình như một cơn gió cuối cùng rồi cũng đến, một

bao thuốc lá vo tròn, lăn long lóc giữa công viên.

Chị vội vã chạy theo nhặt lấy, chị vẫn mỉm cười vô

tư, không băn khoăn, không thắc mắc rác kia từ đâu

tới. Chị cười tươi đắc ý cho công việc vừa hoàn

tất. Xa xa, một thanh niên đứng đợi xe buýt, tay lập

lòe điếu thuốc, liếc mắt trông về hướng nhà thờ, cúi

đầu, tự hối. Bao dung, bác ái, tôi nghĩ không ai bằng

chị! Một người phụ nữ đáng kính; một người phụ

nữ Công Giáo của Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu.

Gió thổi mạnh, tốc tôi về một phương trời mới, tôi

van xin:

“Hãy thương cho phận bụi đời

Bám chân bên Chúa cầu thời đổi thay

Sao đành ngoảnh mặt phủi tay

Vùi thân theo gió luồn bay phương nào

Gió ơi xin gió đừng xao

Đẩy đưa thân mọn tàn vào hư vô.”

Dưới mái che Đền Thờ, Mẹ vẫn ôm trọn Đức Giêsu

vào lòng, ôm trọn luôn những bụi trần vừa bám.

******************************************

*****************************************

2 giờ 30 sáng…

Yên lặng giá buốt, tuyết đang rơi lất phất phủ trắng

một bãi đậu xe rộng lớn của King Soopers (một su-

per market chain lớn ở Denver, Colorado.) Lưa

thưa đây đó vài chiếc xe đậu; rải rác đó đây những

shopping carts bị bỏ rơi. Tôi phải nhanh tay gom

chúng lại và xếp thành hàng để đẩy vào trong. Việc

phải hoàn tất trong nữa giờ cuối của một ngày làm

việc “ca – đêm”. Đây là lượt thứ mười trong

ngày! Mấy lần trước dễ hơn, lần này tuyết xuống,

hơi chật vật một tí. Cái nón nỉ mỏng, đôi găng tay

mềm, ba lớp áo đơn sơ và đôi giày “Mỹ bỏ” không

độ bám. Tất cả như Châu Chấu Đá Xe nếu đem

chống lại cái lạnh cắt da nghiệt ngã của miền núi

này.

Tôi nghiến răng chịu đựng, cố ngăn cho hai cái hàm

không khua thành tiếng, đẩy mạnh một cái cart đầu

để nối vào cái thứ hai, một cái rồi một cái nữa thành

hàng nối dài. Cái sau khó hơn cái trước bội phần, vì

sức nặng và sự kồng kềnh của thể vật cộng với sự

ướt át và trơn trợt của mặt đất. Đôi lần tôi đã quỵ

xuống, quỵ xuống rồi đứng lên, trách cho cái “lực

bất tòng tâm” của một thân thể mảnh mai mà trước

đây không lâu lắm đã được gắn cho cái danh là “nữ

sinh thanh lịch!” Để rồi nhìn xuống và tự hỏi:

“Không biết hôm nay cái thịt cái mỡ đã đi đâu mà

để lạnh thấu xương vậy nè!!!” Tôi chợt rùng mình,

không biết vì bị lạnh hay là vì một cảm giác có ai

quan sát quanh đây!

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

31

Ngước nhìn về một góc không xa lắm, dưới mái

che, một vóc dáng quen thuộc đang bồng bế trên tay

một bé gái cuộn tròn trong chăn tím. Tôi thở phào

vội nói: “Anh đó à? Đến đón em sao sớm vậy? Anh

và con có lạnh không?” Người đàn ông liền nói:

“Con giựt mình dậy nửa đêm, đòi em đó. Em mệt

lắm không?” Tôi vội vã chạy tới, tháo đôi găng tay

ướt ra và bồng lấy con. Tôi nói: “Sáng nay anh đi

làm rồi, con nó nhớ, khóc hoài không chịu ăn! Để

lát nữa em về, hâm sữa cho con bú.” Và rồi tôi chợt

nhận thấy anh ấy buồn nhìn bàn tay tôi rồi quay mặt

đi quệt nhanh đôi mắt với giọng khàn khàn anh nói:

“Tay em bị nứt rồi, đau lắm không? Để anh đẩy nốt

mấy xe cho em nhé!” “Không được đâu anh! Không

phải là nhân viên, không được bảo hiểm, anh làm

rồi có chuyện gì họ đuổi em đó!” Tôi trao vội con

cho anh ấy, quay đi cố nuốt cái giọt đắng của cuộc

đời cam chịu và chấp nhận cái lận đận ban đầu khi

lập nghiệp trên đất khách. Có anh, có con tôi bỗng

nhiên thấy mạnh hẳn lên gấp mười lần. Cái lạnh da

diết của tuyết cũng phải tan theo hơi ấm của ba trái

tim đầy nhiệt huyết…

******************************************

*****************************************

1 giờ 30 sáng…

Tôi tủm tỉm cười, nghêu ngao bốn câu thơ của ông

anh bạn mến tặng ngày nào:

“Lần theo sợi chỉ trong tay

Gỡ ra sợi rối ai đây thấu tình

Không gian vũ trụ một mình

May mây vá gió thêu quỳnh dệt mai…”

Không gian được gói trọn bởi bốn bức tường của

nhà xe, với cái bàn may và một núi đồ phải giao

trong ngày. Mây gió hôm nay ngột ngạt bởi bụi vải,

còn quỳnh mai gì đó thì được vẽ trên mấy cái áo

trong kiện hàng. Nói là áo thì chưa đúng, chỉ là hai

mảnh vải thôi và cần phải có hai đường đạp chỉ điêu

luyện của mình thì mới thành hình. Trùm đầu bịt

mặt cho khỏi bị chôn vùi trong bụi vải, tôi hì hục cả

ngày mới hoàn tất được .

Ngồi đây mà mường tượng cái âm hưởng của bài

“LET IT BE” nó dạo hôm qua mà ngây ngất. Mấy

ngón tay mềm dẽo lướt nhẹ trên phím đàn, tiếng

tình tang ngọt lịm. Bố nó mỉm cười thỏa mãn, hồn

tôi trầm bổng bay theo… Let it “bì”…Let it “bí”…

Let it “bi”…Let it “bí”… Whisper words of wis-

dom… Ai “bì” thì bì, ai “bí” thì bí! Hạnh phúc đối

với tôi đơn giản chỉ có thế! Xa xa vẳng lại bài hát

“Ngậm Ngùi” của Phạm Duy: “…Sợi buồn con

nhện giăng mau…Em ơi hãy ngủ…anh hầu quạt

đây…”

Tôi vội thu xếp, tắt đèn rồi nhè nhẹ bước ra khỏi cái

“vũ trụ” của tôi…

******************************************

*****************************************

9 giờ 30 sáng…

Lay hoay cả ngày mới xong cái chảo cơm chiên

cuối cùng cho buổi trưa nay. Một buổi trưa đơn

thuần, như bao buổi trưa ngày Chúa nhật khác, suốt

sáu năm rồi. Mùi thơm của hành tỏi, mùi khen khét

của dầu, tiếng ri rít của gạo rang. Mùi thơm của

trong trắng, mùi khen khét của mồ hôi, tiếng reo vui

hồn nhiên của học trò. Hai hình ảnh, một tấm lòng

mà tôi biết bất cứ người mẹ người vợ nào trong

Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu mình đều hình

dung được. Tiếng tu-huýt kêu vang, nhộn nhịp,

huyên náo. Mấy trăm em nhỏ trong đồng phục cười

đùa, chạy nhảy sau mấy giờ chăm chú học tập, xếp

hàng một khoanh tay cúi đầu xin 1 đĩa cơm

trưa. Vui vẻ, mấy anh chị trợ giúp, phối hợp trật tự

theo khuôn phép, trao từng phần ăn cho mấy em.

“Trẻ em hê hả xoa xoa bụng

Người lớn hề hà thỏa mãn trông”

Tôi trông đám nhỏ, có đứa tôi biết đã tám năm rồi,

lớn như thổi, không biết có phải nhờ cơm chiên

không mà sao nó cứ nhìn tôi mà cười hoài “Cơm

ngon không con?” “Dạ thưa cô, ngon lắm. Cơm

chiên của cô là số 1”

Câu trả lời đơn giản thuần tiết chỉ có thế nhưng lại

là một khích lệ lớn của tinh thần, một món quà to

cho trách nhiệm. Trách nhiệm của một người đàn

bà, người vợ, người mẹ cho chồng, cho con cho

cộng đoàn đôi lúc thiêng liêng cao cả hơn cái nhìn

bề ngoài. Cố gắng, kiên trì con khấn nguyện, xin

Đức Mẹ ban cho chúng con đầy đủ nghị lực và sức

khỏe để phục vụ cộng đoàn, tuổi trẻ và tương lai.

Thắng Mai

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

32

MỘT CHÚT TÂM TÌNH VỀ ƠN GỌI

CỦA TÔI

Thỉnh thoảng, tôi vẫn thường nghĩ về từng giai đoạn

đời mình đã trải qua. Những biến cố mình đã gặp

hoặc đã chứng kiến, để cảm nhận được tình yêu của

Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện và cùng đồng

hành giúp đỡ tôi.

Năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào thảm họa

Cộng sản. Gia đình tôi cũng chịu chung số phận.

Nhà bị tịch thâu, mẹ con phải dìu dắt nhau về vùng

quê mua đất làm ruộng sinh sống. Cuộc sống thay

đổi đột ngột, mọi người trong gia đình tôi đều chán

nản, lo lắng.

Tạ ơn Chúa! Nhờ ơn Chúa giúp mọi khó

khăn đã vượt qua.

Năm 1977 tôi bị bắt, với tội danh tham gia phong

trào liên tôn chống chính quyền. Sau năm năm ăn

cơm tù, bị đày ải, đau khổ, tuyệt vọng.

Tạ ơn Chúa! Ngài đã cho con trở về với

hình hài còn nguyên vẹn.

Về nhà, tôi sống khép kín, rất ngại tiếp xúc với

những người hàng xóm chung quanh. Một hôm, có

người trong ban hành giáo của giáo xứ đến thăm và

cho tôi biết cha xứ cần gặp. Hôm sau, tôi đến gặp

cha, ngài tiếp đón tôi rất ân cần và cho biết có một

lớp học thừa tác viên Tin Mừng do giáo phận tổ

chức, thời gian học liên tục trong hai tuần. Nhưng

lớp học này, không được phép của chính quyền.

Tôi phân vân: “Không biết có nên nhận lời hay

không? Vì lớp học kéo dài đến hai tuần, vắng mặt ở

nhà lâu như vậy chính quyền họ nghi ngờ thì kẹt

cho mình.” Nhưng chẳng hiểu tại sao lúc đó tôi lại

nhận lời. Bây giờ nghĩ lại, tôi tin chắc lúc đó Chúa

đã đánh động và thúc đẩy tôi vượt qua nỗi sợ hãi để

can đảm nhận lời.

Tạ ơn Chúa! Ngài đã giúp cho con vượt qua

nỗi sợ.

Cầm giấy giới thiệu của cha xứ, tôi hân hoan lên

đường tham dự khóa học. Tôi không ngờ, khóa học

lại đông như vậy, có khoảng ba trăm người tham dự.

Tôi ngạc nhiên vì vào thời điểm đó mọi hoạt động

tôn giáo đều bị giới hạn. Ban giảng huấn do các

cha, các thầy dòng Tên phụ trách. Mọi sinh hoạt

trong ngày đều diễn ra trong im lặng, kể cả trong

giờ cơm. Buổi chiều, sau thánh lễ kết thúc ngày học,

chúng tôi được anh chị em giáo dân trong xứ đón về

nhà ngủ để tránh sự dòm ngó của chính quyền.

Khóa học đã mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích về

đời sống thiêng liêng, nhờ vào những phương pháp

suy chiêm đã được hướng dẫn.

Thứ nhất, mối tương quan giữa tôi và Chúa đã được

biến đổi. Tôi gặp gỡ Chúa thường xuyên qua việc

đọc Lời Ngài trong Kinh Thánh, lắng nghe Chúa nói

với tôi và tôi tâm sự với Ngài. Thứ hai, mối tương

quan giữa tôi với gia đình, bạn bè và với những

người khác cũng được biến đổi qua cách tập sống

yêu thương, chia sẻ và chấp nhận nhau. Thứ ba,

quan trọng là dần dần tôi biết mình hơn, để khiêm

tốn với những giới hạn của mình và thay đổi lối

sống khép kín bằng những lần viếng thăm anh chị

em sống trong giáo xứ.

Tạ ơn Chúa! Ngài đã thay đổi đời con.

Hôm nay, tôi và gia đình đang được sống trong một

đất nước tự do, lại may mắn được gặp và được cùng

với các anh chị trong ban giáo lý tân tòng, hướng

dẫn và giới thiệu Thiên Chúa cho những ai muốn

tìm hiểu và muốn trở về với Ngài.

Đức tin luôn mách bảo cho tôi biết, nếu mỗi người

khiêm tốn nhìn nhận giới hạn mình trước mặt Chúa,

thì Ngài sẽ hành động biến đổi cái không thể thành

cái có thể. Các bạn có thể đi sâu vào từng biến cố

của đời mình để khám phá ra sự hiện diện của Thiên

Chúa.

Một chút chia sẻ về kinh nghiệm thiêng liêng của

riêng tôi. Còn các bạn, các bạn có kinh nghiệm nào

không? Xin hãy cùng chia sẻ cho nhau, để mọi

người được diễm phúc đến gần hơn với Thiên Chúa

- Chúa của mọi người chúng ta.

Người Giáo Dân

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

33

“CHỈ SỢ ĐÀN CON QUÊN TIẾNG VIỆT.

CHỚ LO LŨ TRẺ DỐT ANH VĂN.”

Hai câu đối này đã ăn sâu vào tâm trí tôi hơn 15

năm trước đây khi còn tham gia dạy tiếng Việt tại

giáo xứ này. Vào thời điểm ấy, có rất nhiều gia đình

đến định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O như gia đình

tôi. Lúc ấy tôi còn là một thanh niên mang trong

lòng một nỗi nhớ nhung về quê hương thật da diết.

Tôi thường vào thư viện mượn sách tiếng Việt để

đọc. Tôi yêu thơ văn Việt Nam, đặc biệt là các câu

ca dao. Tôi rất tự hào khi đọc những trang sử oai

hùng của tổ tiên. Vì thế không bao lâu, sau khi đến

gia nhập giáo xứ này, tôi xin được vào dạy Việt Ngữ

vì sợ rằng “tiếng Anh thì chưa biết, mà tiếng Việt thì

đã quên.”

Điều rất may cho tôi là đã được dạy các em lớn tuổi.

Các em ấy cũng theo gia đình sang định cư tại Hoa

Kỳ theo diện H.O, hoặc bảo lãnh. Cũng có một vài

em lớn lên ở đây, tuy nhiên cha mẹ các em ấy vẫn

còn tính Việt Nam lắm! Các em ấy không nhỏ hơn

tôi bao nhiêu, còn vốn liếng tiếng Việt của các em

lại có thừa. Vì thế thầy trò coi nhau như anh em.

Mỗi Chúa Nhật đến lớp, chúng tôi đọc với nhau

những bài văn ngắn, những chuyện cổ tích, những

mẩu chuyện lịch sử và đặc biệt là ca dao Việt Nam.

Chúng tôi tránh tối đa những bài có âm hưởng của

văn Hán và văn Nôm.

Ca dao thì chúng tôi lựa những câu ca dao trào

phúng, ca dao tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, ca

dao quê hương đất nước. Còn về lịch sử thì chúng

tôi đọc những chuyện từ thời Hai Bà Trưng đánh

đuổi Tô Định cho đến lúc nhà Nguyễn mở rộng bờ

cõi đất nước. Có nhiều em không ngờ rằng, hai vị

anh hùng dân tộc đầu tiên của một đất nước phong

kiến như Việt Nam xưa, lại là hai vị nữ tướng. Đọc

đến các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê,

Nguyễn với bao phen đánh tan giặc phương bắc, phá

Tống bình Chiêm, mở mang bờ cõi, mà thấy lâng

lâng trong lòng nỗi tự hào, dù chúng tôi chẳng có

công trạng gì. Có một điều mà chúng tôi không

hiểu được là vì sao sau gần một ngàn năm bị đô hộ

bởi giặc phương bắc mà dân tộc ta vẫn còn nói được

tiếng Việt? Hơn thế nữa, tổ tiên đã để lại cho con

cháu một kho tàng ca dao rất phong phú, thuần túy

Việt Nam mà không chút đồng hóa. Đây có phải là

phép lạ chăng?

Rồi vì bận rộn với việc học, việc làm, cố làm sao để

thành công tại xứ sở này mà tôi đã bỏ chương trình

dạy Việt Ngữ. Hiện nay tôi đang làm việc trong

ngành giáo dục của Hoa Kỳ, đã trở thành bậc cha

mẹ thì hai câu đối trên lại càng thắm thiết hơn. Tôi

nhận thấy nơi phụ huynh Việt Nam một điểm

chung, đó là dốc toàn lực để “đầu tư” cho tương lai

con em. Phần đông các phụ huynh có suy nghĩ như

thế này, “xưa kia tôi không được học đàn, thì bây

giờ con tôi phải học đàn. Xưa kia tôi không được

học võ, thì bây giờ con tôi học võ giùm tôi. Xưa kia

tôi không làm được bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, thì bây

giờ con tôi phải làm những việc đó. Xưa kia không

có ai dạy kèm cho tôi, thì giờ đây, sau những buổi

học con tôi phải đến các trung tâm dạy kèm. Còn

xưa kia tôi học tiếng Việt rồi, thì bây giờ con tôi

không cần phải học giùm tôi nữa.” Thương con, lo

cho con là bổn phận của những bậc làm cha làm mẹ.

Nhưng có bao giờ chúng ta dừng lại và cảm thấy

mình đã tạo áp lực rất lớn cho con em chưa?

Đa số người Việt Nam đều có đức tính cần cù chăm

chỉ, lại khá thông minh. Con em chúng ta cũng thế,

dù được sinh ra tại đất nước này, nhưng vẫn mang

trong mình dòng máu Việt Nam; các em cũng rất

cần cù, chăm chỉ, lại rất thông minh. Nếu có dịp đi

vào các đại học danh tiếng của Mỹ như UCLA,

USC, UCI, Berkeley, Stanford, Harvard, Yale… ta

sẽ thấy con cháu của các triều đại xưa kia tràn ngập

trong các trường đại học này không thiếu một họ

nào. Giới trẻ Việt rất thành công ở xứ Mỹ và thành

công rất nhanh!

… Đọc tiếp ở trang 42

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

34

NHỮNG THÁNG NGÀY BÊN BAN

GIÁO LÝ VIỆT NGỮ

Thấm thoát vậy mà các con tôi đã tới tuổi để gia

nhập vào Giáo Lý Việt Ngữ (GLVN). Người trưởng

ban là thầy Lâm lúc bấy giờ cùng một cô giáo đã

trải nghiệm nhiều năm, làm thư ký kiêm luôn ban

ẩm thực cho học sinh, chị Diệp, người mà vợ tôi đã

khởi đầu bằng một hữu duyên quen biết rồi gia nhập

thành viên sau này. Vợ tôi lân la tới làm quen trong

một buổi họp mặt phụ huynh học sinh về đề tài “Nội

Quy” nhà trường vào mỗi dịp khai giảng. Được biết

ban ẩm thực đang “nhận đơn” công việc không

lương, bán thời gian và nhất là chẳng cần kinh

nghiệm. Còn chần chừ gì nữa, thế là vợ tôi nộp đơn

ngay. Sở thích cô ta mà! Nhìn vợ vui vẻ vì được

một “job” trong ban ẩm thực, đúng hơn là “phụ

bếp” mà tôi thấy vui lây.

Ngay hôm đó vợ tôi đem về một thùng đồ to tướng

từ tay chị Diệp, lủng củng toàn thiết bị phụ tùng nhà

bếp mà sau này cứ phải mang đi rồi tha về, mỗi tuần

chẳng thể thiếu. Tôi được biết, toàn nhóm ẩm thực

trong thời gian bấy giờ chỉ “loe ngoe” vài người như

chị Thúy, chị Phương, chị Tươi, anh Tú, anh Trang,

bé Anh và một số các anh thiện nguyện viên khác

giúp trong công việc cần đến “cơ bắp” như: khuân

đồ, trực cổng và phân phát đồ ăn cho các em. Công

việc đều đặn vào mỗi sáng Chúa Nhật gồm: lau bàn,

pha nước uống cho học sinh, sau đó mỗi người mỗi

trách nhiệm riêng trong ngày. Tôi nhớ mãi những

ngày gần cuối tuần, rỉ rả nghe vợ bàn về những

thực đơn cho các em học sinh gồm: cơm chiên, piz-

za, bánh mì chả lụa, mì xào, hamburger, bánh ướt

chả lụa, gà chiên và thịt kho trứng, dưa giá… mà

phát thèm. Những món này thường được thay đổi

trong suốt năm học.

Rồi thời gian trôi nhanh, sau nhiều năm hy sinh và

tận tụy với công việc trưởng ban, thầy Lâm đã bàn

giao lại cho chị Diệp và anh Nhu nhận làm thư ký.

Mỗi tuần anh Nhu phải lái xe rất xa, chị Diệp nay là

trưởng ban sẽ phải bận rộn với công tác mới, thế là

vợ tôi lên “chức” toàn quyền quyết định ban ẩm

thực, qua sự cố vấn đầy kinh nghiệm của các chị đi

trước.

Chịu khó tìm hiểu, chúng tôi biết được các tiệm và

chợ bán giá sỉ và rẻ, thế là các em được thêm những

món mới như: hot dog, cơm gà nướng và xà lách,

spaghetti, mash potatoes, nachos với chips. Nghĩ lại

tội nghiệp cho riêng tôi, phải làm tài xế bất đắc dĩ

cho vợ, lòng không vui nhưng vẫn mỉm cười. Cuối

năm lại đến, để rút tỉa thêm kinh nghiệm, ban ẩm

thực đã trưng cầu ý kiến học sinh. Hầu hết các em

đều hài lòng với những thực đơn trong năm. Vợ tôi

vui ra mặt…bỗng sựng lại vì ý kiến của một học

sinh, “Em muốn món Phở trong thực đơn.” Chúng

tôi đều cười.

Lại một năm mới khởi đầu. Nhóm ẩm thực lúc này

thêm vài người mới xuất hiện anh chị Tâm Trang,

anh chị Thắng Loan, anh chị Thanh Huyền, anh

Quang, chị Lụa và chị Bích. Lực lượng mới xuất

hiện, tạo thêm phần khích lệ và an ủi cho ban

GLVN. Có những chuyện khá ngộ nghĩnh trong

thời gian các anh chị em phục vụ trong vai trò thiện

nguyện với nhau, điển hình là câu chuyện của vợ tôi

sau đây: Một hôm em nhờ một anh trong đó tên

Tâm đi lấy bánh mì tại tiệm mà em đã đặt trước với

giá “mua một tặng một” $2 một ổ, và đã trả trước

$70. Khi trở về anh ta chỉ giao lại 35 ổ. Vậy phần

tặng 35 ổ kia đâu? Không lẽ anh này chơi sang chê

đồ tặng “free”? Hoảng quá! Em leo lên xe anh ấy

và quay trở lại tiệm, sợ rằng vì đông khách hàng, họ

quên giao phần còn lại. Lật đật không biết sẽ có

người đẹp lên xe, nên suốt một chặng đường dài em

phải “vô tư” dọn dẹp bên trong xe để có chỗ ngồi…

quá ư bề bộn…em thấy mặt anh đỏ lên... lúc này

không biết anh mắc cỡ hay tại trời nắng nhỉ!

Anh Thiện người trưởng ban cùng anh Đạm đã tiếp

nhận nhiệm kỳ mới. Hai anh cũng là những thầy

giáo nhiệt tình dạy giáo lý trải nhiều năm kinh

nghiệm, hăng say trong công việc và nhất là nhờ sự

hỗ trợ của hai người bạn đời sau lưng, chị Trang và

chị Ly. Thế mới biết “đồng vợ đồng chồng tát biển

đông cũng cạn”. Phần các phụ huynh thì ngày một

nhiều. Có lẽ đã đến ngày các anh vùng lên, anh chị

Duy Mai, anh Lữ, anh Khánh, anh Thắng, anh Khoa

và anh Trung…

… Đọc tiếp ở trang 41

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

35

Giờ ăn trưa

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

36

Ban giúp lễ

Học sinh niên học 2013 — 2014

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

37

SLIDESHOW

Thấm thoát một

năm trôi qua, tôi

giúp cho việc chiếu

các bài hát và bản

kinh trong các

Thánh lễ Chúa Nhật

cho Cộng đoàn.

Mục đích chính là

giúp cộng đoàn đọc

đúng những bản

kinh mới trong Thánh lễ theo mục vụ mới của Hội

Đồng Giám Mục Việt Nam. Sau đó, ca đoàn đề

nghị chiếu thêm những bài hát để cộng đoàn cùng

hát theo trong Thánh lễ. Giờ đây, công việc này

còn có thêm một mục đích quan trọng nữa là để

giúp các em Thiếu nhi đọc và học thêm tiếng Việt

qua phụng vụ Thánh lễ.

Nhớ khi xưa còn bé, mỗi lần đi lễ, tôi rất thích được

ngồi gần ca đoàn để được xem và nghe các anh chị

hát rồi bi bô hát theo. Khi qua Mỹ tôi chỉ thích đi lễ

Việt Nam vì được nghe và hát theo những bài thánh

ca mà mình ưa thích từ bé. Những bài Thánh ca

Việt Nam rất hay và đầy ý nghĩa. Những giai điệu,

ca từ thường đánh động tâm hồn và dễ đưa ta đến

gần Chúa hơn. Đúng như các anh chị ca đoàn vẫn

hay nói: "Hát Thánh ca là hai lần cầu nguyện"

Hàng tuần, mỗi Chúa Nhật tôi ngồi chiếu bài hát ở

trên gần Cung Thánh, khi nhìn xuống thấy cả cộng

đoàn cùng cất tiếng hát với ca đoàn và hiệp nhất

trong các lời kinh, ca phụng vụ Thánh lễ, tôi cảm

thấy vui và bình an. Đúng theo tinh thần của Công

Đồng Vatican II, người tín hữu được mời gọi tham

gia vào những việc mục vụ trong Thánh lễ như đọc

phụng vụ Lời Chúa, dâng của lễ. Tất cả cộng đoàn

cùng hát, cầu nguyện, chúc tụng và cảm tạ Thiên

Chúa. Hơn nữa, khi thấy các em Thiếu nhi chăm

chú nhìn vào màn hình và cố gắng đọc từng câu

kinh hay bi bô hát những bài Thánh ca bằng tiếng

Việt, tôi rất xúc động và gợi nhớ lại mình ngày còn

bé ngây thơ đến với Chúa.

Giờ đây, mỗi đầu tuần tôi chờ anh ca trưởng gửi các

bài hát rồi lọc cọc đánh ra, sắp xếp thứ tự các slides

và chuẩn bị máy móc cho buổi lễ ngày Chúa nhật.

Mong rằng những việc làm đơn sơ này sẽ giúp cộng

đoàn tham dự Thánh lễ sốt sắng hơn và giúp các em

hiểu biết và yêu mến tiếng Việt cũng như Thánh

nhạc Việt Nam hơn. Thế hệ một rưỡi của chúng tôi

rồi sẽ qua đi, nhưng hy vọng ở thế hệ thứ hai là các

em được sinh ra và lớn lên ở Mỹ, sẽ vẫn giữ được

tiếng Việt và di sản Thánh nhạc Việt Nam. Với tinh

thần người Công Giáo Việt Nam, cùng với sự dìu

dắt của gia đình và những việc làm nhỏ bé của tất cả

sinh hoạt cộng đoàn, chúng ta tin rằng con em của

chúng ta sẽ vẫn muốn tham dự Thánh lễ Việt Nam

và yêu mến Thánh nhạc Việt Nam.

Khánh Trần

Tại Sao Chúa Giêsu Không Lập Gia Đình? Đức cha Nho có kể một câu chuyện độc đáo.

Khi ra ngoài Bắc, có một câu hỏi rất khó mà giáo dân đã đặt ra với Ngài: -Tại sao Chúa Giêsu đã làm người, đã hội nhập với cuộc sống nhân loại, mà không chịu lập gia đình, vẫn sống cuộc đời độc thân cho đến chết? Câu hỏi làm Ngài bí quá, chưa biết trả lời sao! May quá, một ngày kia, Ngài đến Thái Bình, và đã tìm được lời giải đáp chí lý, qua câu Kinh Thánh mà người miền quê vùng đó đã đọc chữ L thành chữ N. Ví dụ : - Chúa Giêsu đã đi từ "nàng" này sang "nàng" khác, nhưng các "nàng" đã không tiếp nhận Ngài, nên Ngài đã bỏ các "nàng" mà đi nơi khác… Đức Cha giải thích: -Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã sống đời độc

thân.

Sưu Tầm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

38

THẾ NÀO LÀ TÌNH YÊU?

Những nụ cười, cái nhìn thân thiện, và cái đập tay

được trao đổi của những người làm cùng nhóm sau

khi vừa hoàn thành một dự án tốt đẹp. Trong lúc chạy

bộ buổi sáng, chúng ta mỉm cười và gật đầu chào

người đang chạy ngược chiều. Sau một chuyến đi

nhiều ngày, khi trở về với gia đình, người cha-mẹ

chia sẻ một cái bắt tay, cái ôm lâu, nụ cười, cử chỉ âu

yếm với các thành viên trong gia đình. Những khoảnh

khắc đó có thể được gọi là tình yêu chăng?

Bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể mô tả về

ý nghĩa của tình yêu. Về phương diện tâm lý, tình yêu

là một cảm xúc – một trạng thái nhất thời phát sinh để

truyền tải và dung hoà tâm lý và thể lý con người.

Như tất cả các cảm xúc tích cực, hương vị của tình

yêu mang đến cho ta một cảm giác dễ chịu – một cảm

giác thú vị và êm dịu mà hầu như không có lời lẽ nào

có thể diễn tả hết. Thử tưởng tượng khi ta đi qua một

sa mạc vào mùa hè nóng cháy và không còn nước

uống rồi đột nhiên có ai đó mang đến cho ta một

nguồn nước trong mát – một cảm giác sung sướng lạ

thường!

Sức mạnh của tình yêu làm thay đổi tâm trí con

người, một động lực giúp ta cảm thấy gần gũi với

những người chunh quanh – khoảng cách giữa người

với người trở nên gần gũi hơn. Hơn nữa, trong sự

truyền cảm của tình yêu, sự khác biệt giữa bản thân

với người khác là rất ít. Đó có thể là cảm giác như ta

đang chạm vào sự thật của sự hiệp nhất và kết nối,

một sự siêu việt làm cho ta cảm thấy trở thành một

phần của ai đó hay của một tập thể, lớn hơn nhiều so

với chính bản thân mình!

Tình yêu mà tôi muốn đề cập ở đây không chỉ thu hẹp

trong khuôn khổ của tình yêu vợ-chồng, gia đình, hay

một tình yêu lãng mạn nào đó. Nó thậm chí còn vượt

ra ngoài cảm giác ấm áp mà chúng ta dành cho con

cái, cha mẹ, vợ chồng, người yêu, hay bạn bè thân

thiết. Tình yêu ở đây là sự kế t nố i với những người

chung quanh. Tình yêu này là nhịp cầu giữa trái tim

và lý trí đưa ta đến với tha nhân. Có lẽ chúng ta đã

trải nghiệm được cảm giác khi nhìn vào mắt của ai đó

lần đầu tiên hoặc chia sẻ một cái ôm hay bắt tay với

một người – đó là sự truyền cảm của tình yêu – đó là

điều huyền bí của tình yêu!

Tình yêu là sự hiểu biết và chia sẻ, chúng ta có bao

giờ cảm thấy bất ngờ khi một nhóm người lạ đến với

nhau, cùng nhau trao đổi, chia sẻ của ăn thức uống,

vui vẻ, và chúc mừng nhau? Cảm xúc của tình yêu

được thể hiện khi họ nối kết lại với nhau dù chỉ trong

một thời gian ngắn. Vì thế, tình yêu hiện hữu bất cứ

lúc nào khi có hai hoặc nhiều người, ngay cả những

người xa lạ, nối kết lại với nhau qua một cảm xúc hòa

hợp, có thể là nhẹ nhàng hoặc mãnh liệt.

Theo tôi, định nghĩa của tình yêu là: sự chia sẻ cảm

xúc của chính mình với một hoặc nhiều người, liên

kết chính mình với tha nhân, mang lại hạnh phúc cho

con người, đưa đến sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Tình yêu mang đến cho ta cảm xúc tích cực, mang

đến sự hoan lạc, vui tươi. Tình yêu liên kết con người

và xã hội, khiến ta đối xử với người khác với thái độ

lạc quan. Phản ứng tích cực từ tình yêu phát sinh một

chức năng mở rộng của [tân] vỏ não. Ngược lại khi

thiếu tình yêu, con người trải qua những cảm giác tiêu

cực như: mệt mỏi, chán chường, thiếu nhiệt huyết,

trốn tránh, và muốn xa lìa mọi người, mọi thứ.

Vì thế, khi bị thất sủng trong tình yêu, nhiều người

không còn cảm nhận được sự tuần hoàn trong cơ thể.

Khi không nhận được sự yêu thương được biểu hiện

qua lời nói hoặc cử chỉ của người mình yêu hay tập

thể cộng đồng, họ dễ bị sụp đổ! Nói một cách khác,

mọi sự vận hành trong cơ thể con người sẽ rối loạn

khi không còn cảm nhận được tình yêu.

Cuối cùng, tình yêu là cảm xúc không thể thiếu được

trong đời sống sinh hoạt của con người. Nó giúp con

người phát triển và ổn định về thể chất, tâm linh, và

tinh thần. Tình yêu không thuộc về một người, nó

nằm trong sự kết nối và vượt ra ngoài ranh giới cá

nhân để thể hiện sự rung cảm và sinh động giữa và

trong cộng đồng nhân loại. Tình yêu là một mạng

lưới truyền cảm và nối kết các thành niên trong gia

đình, trong nhóm, hay trong tập thể xã hội lại trong

một hệ thống lành mạnh và phát triển!

Lm. Lê Hồng Thái

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

39

… Tản mạn tiếp theo trang 21

Không biết mình sẽ còn tiếp tục công việc này trong

bao lâu, nhưng nếu điều kiện cho phép mình vẫn

muốn được gọi là "cô giáo Việt ngữ ". Cảm ơn

những trung tâm Việt ngữ đã tạo cơ hội cho mình

trở thành "cô giáo nghiệp dư", cảm ơn các em học

sinh đã giúp cô trở thành cô giáo nghiệp dư đúng

nghĩa và cho cô thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa

hơn; và một người mình không thể không gởi lời tri

ân tới đó là Bố - một người thầy đã tận tụy cả đời

với công việc truyền đạt kiến thức và cả nhân cách

sống cho thế hệ mai sau. Ở trên cao, xin Bố luôn

tiếp tục dõi theo và phù hộ con để con có điều kiện

và đủ kiên nhẫn tiếp theo "nghiệp" của Bố, Bố nhé.

Nguyễn Kiều Nguyên / Niki

************************************

… Giáo Lý Việt Ngữ tiếp theo trang 24

Cũng không quên được hình ảnh cha quản nhiệm Lê

Hồng Thái dù bận rộn với ngày Chúa Nhật, cha vẫn

nhớ và đến thăm hỏi ba câu với ban GLVN chúng

tôi, thật ấm áp tình cha con cùng một giáo xứ.

Một niềm vui nữa là con cái chúng tôi khi tham gia

học GLVN về nhà lễ phép và siêng năng bài vở hơn.

Làm ba mẹ, bổn phận và trách nhiệm trong gia đình

thì ai ai cũng hiểu rồi. Nếu hy sinh mà thấy con cái

ngoan ngoãn, học tốt, vui vẻ thì đó là một hạnh phúc

trong gia đình. Trong quá khứ, chúng tôi cũng đã

gởi con sinh hoạt rất nhiều nơi khác ở Quận Cam,

nhưng không thấy để lại trong tâm tư các con những

ấn tượng gì, dù có khi hai con được trình diễn với ca

sĩ hoặc ban nhạc nổi tiếng. Chúng tôi không dám so

sánh, nhưng chúng tôi và các con cảm thấy gần gũi

và lưu luyến hơn tại Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông

Triệu này. Chắc đây cũng là duyên nợ Chúa muốn

gia đình chúng tôi sinh hoạt nơi này, nhất là với ban

GLVN thân yêu.

Còn một điều nữa tôi nhận thấy rất tốt là Thiếu Nhi

Fatima (TNF). Có những em huynh trưởng đã từng

là học sinh GLVN, từng sinh hoạt thiếu nhi từ bé đã

đến giúp cho chương trình sinh hoạt của TNF. Còn

gì tốt đẹp hơn phải không ạ?

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm

nên”. Tôi biết thời giờ ở Mỹ thật là quý hiếm, nhưng

xin quý phụ huynh học sinh cố gắng thu xếp công

việc gia đình, dành thời gian có thể để cùng ra phụ

giúp với ban GLVN trong việc chăm lo cho con em

mình trau dồi tốt đạo và đời.

Cám ơn mọi người đã lắng nghe tâm sự của chúng

tôi!

Mai & Duy Nguyễn, PHHS

******************************************

… Những tháng ngày tiếp theo trang 36

… tất cả mấy anh đều đẹp trai, khỏe mạnh nhưng...

tiếc đã có vợ. Đặc biệt chị Loan trưởng ban ẩm

thực, sáng kiến thêm một vài món mới như: mì ly,

nui gà và chicken nuggets. Hơn nữa, thực đơn được

chuẩn bị kỹ lưỡng cho nguyên năm và phân phát

cho các em mang về nhà.

Làm việc trong ban ẩm thực, chúng tôi cảm nhận

được nét mới lạ của mỗi người, sự thân thiện của

các anh chị cũng làm tôi quyến luyến. Tuy ai cũng

bận rộn với những công việc hằng ngày của mình,

thế mà nụ cười cũng nở trên môi. Phải chăng đó là

sự lạc quan vươn mình giúp đỡ đầy yêu thương. Sự

thân thiện không chỉ thấy ở những thầy cô giáo, mà

còn ở các anh chị giúp quét dọn và các anh lo trật tự

cho các em. Mọi người luôn vui vẻ khiến cho

không khí làm việc rất thoải mái. Một môi trường

rất tốt với sự gần gũi của thầy cô, phụ huynh và các

em học sinh. Hầu như mọi người làm nơi đây

không lấy thời gian làm thước đo mà chỉ ở sự thông

cảm và hiểu biết để cùng nhau xây dựng ngày một

tốt hơn.

Lạy Chúa trong bối cảnh cuộc sống hôm nay, nhiều

khi chúng con không còn vững tin, đôi lúc không

biết hướng đi hay sự việc nên hay không nên.

Chúng con cần đến một điểm tựa, một sự nâng đỡ.

Chúng con cần đến một người bạn đồng hành, nhắc

nhở và giúp chúng con sống tốt và sống đẹp. Xin

Chúa giúp chúng con trở nên những người bạn thân

của mỗi người trong nhau Chúa nhé!

Đức Trần.

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

40

… Cảm ơn đời tiếp theo trang 16

Cảm ơn các anh chị tôi, đã chia sẻ, chung vui, động

viên và nâng đỡ tôi những tháng ngày cơ cực nhất

trong những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người.

Cảm ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao

nhiêu kỷ niệm - vui buồn. Nếu không có các bạn,

thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút

gì để mà lưu luyến... nhớ lắm những lon “gigo” cơm,

bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ

hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào. Cảm ơn các

người khách của tôi đã ban tặng cho tôi những niềm

vui trong công việc. Cảm ơn các bà chủ của tôi đã

cho tôi biết giá trị của đồng tiền; đồng tiền lương

thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó

nhọc. Cảm ơn những dòng thơ, dòng nhạc đã giúp

tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất để

quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này

vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương. Cảm ơn

những thăng trầm của cuộc sống đã cho tôi nếm đủ

mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận

ra cuộc sống này là vô thường để từ đó bớt dần "cái

tôi"- cái ngã mạn của ngày nào.

Xin cảm ơn tất cả những ai đã đến trong cuộc đời tôi

và cả những ai tôi chưa từng quen biết.

Mai Trang

… Chỉ sợ tiếp theo trang 35

Chúng ta đừng quá bận tâm liệu con em chúng ta có

được tuyển vào các đại học tốt, có được những bằng

cấp cao. Chính các em có thể lo cho bản thân mình.

Chúng ta hãy dành thời giờ nói chuyện với các em

bằng tiếng Việt mỗi khi có thể, vì đây chính là lúc

các em cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Những lúc

chúng ta tạo cơ hội để các em dùng tiếng Việt là lúc

chúng ta giúp các em trau dồi tiếng mẹ đẻ, giúp các

em nhận ra những truyền thống tốt đẹp của nền văn

hóa và lối sống của người Việt Nam để các em có

được một nền tảng vững chắc về luân lý và đạo đức.

Đây là hành trang thật quí giá để các em mang theo

khi bước vào đời. Chúng ta đặt chân đến đất Mỹ

này với hai bàn tay trắng mà đã thành công; các em

thì được sinh ra và lớn lên ở đây, không lẽ các em lại

thua chúng ta sao? Nhìn vào gương ông cha ta ngày

xưa bị đô hộ gần mười thế kỷ mà vẫn gìn giữ được

tiếng Việt, văn hóa Việt. Sao chúng ta mới chỉ sống

ở hải ngoại chưa đầy 40 năm mà con em chúng ta đã

muốn xa lánh tiếng Việt, người Việt rồi nhỉ? Phải

chăng, những gì đang có thì chúng ta lại xem

thường, còn khi đã mất đi thì chúng ta mới biết trân

quí và cố níu kéo lại?

L.V. & 3T

Trong lớp học giờ đạo đức,

thầy giáo đang giảng về công

ơn của thầy cô.

Thầy giáo hỏi cả lớp:

- Các em hãy cho thầy biết một

câu tục ngữ về người thầy.

Lớp im lặng. Thầy giáo mớm ý:

- Câu này có 2 chữ "mày" và "nên".

Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại mớm ý

- Câu này có cả 2 chữ "không" và "đố".

Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo điên tiết:

- Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ "thầy" và "làm".

Đây là câu gì?

Cuối lớp có một cánh tay rụt rè giơ lên.

- Thưa thầy, đó là câu "Làm thầy mày không nên

đố"

Sưu Tầm

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

41

MY JOURNEY IN SUNDAY SCHOOL

I have always wondered what life would be like

without attending Sunday school at Nativity Church.

Honestly I cannot picture my life without it. I have

been a part of this amazing youth organization since

I was about five years old. I have to say that the

journey that I have experienced every Sunday as

part of Thieu Nhi Fatima has brought me nothing

but grace and joy to my life. Therefore, I would like

to share with you about my lifetime at Nativity

Church.

To start off, my name is Sangaviel Hue Nguyen and

I am nineteen years old. I am a full time student at

California State University of Los Angeles, and I

have a part time job. Therefore I have a very busy

schedule. However no matter how busy I get, I al-

ways reserve my Sundays for Giao Ly Viet Ngu and

Thieu Nhi Fatima. When I was young, I would ra-

ther stay home than going to school on Sunday like

many other young kids. I didn’t understand why my

parents made me go to school on a Sunday where

the weekends are usually for resting. As I grew old-

er, my perspective has changed. Now I understand

that’s why my parents made me go to school on

Sunday.

Spending two hours every Sunday in Viet Ngu class

has taught me speaking and writing fluently in my

parents’ beautiful native language. Giao Ly has

taught me where I stand as a Catholic, and being

part of the catholic faith is simply a blessing. More-

over, without being part of Thieu Nhi Fatima, I

would never met such awesome friends. I would

never trade the friendship that I made for the world.

This organization shaped me to become a better per-

son and made me the person I am today. I started

off as a student, a volunteer assistant, a catechist for

First Communion class, and a huynh truong for

Thieu Nhi Fatima. The journey I went through for

almost fifteen years has truly brought the light to my

life, just like how God brought Jesus to brighten our

lives. When I was a young kid, I hated going to

school on Sundays, but now I voluntarily go and

love it. I love everyone’s cheerful spirits and the

bond of being a part of a community. As busy as I

am, I would never trade anything for a Sunday at

Nativity church. Thank you for all who has shaped

me in any way, and thank YOU for this opportunity

to share an important piece of my life with you.

I would like to take this opportunity to thank you all

of you who help me in any way and to share an im-

portant piece of my life with you. The memories

that I made for the past fifteen years have been phe-

nomenon. And with that, I hope I can motivate and

inspired youths to join this amazing organization

with me. Therefore, they will to have an amazing

experience as well!

Sandy Huệ Nguyễn

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

42

SHARING FROM YOUTH CHOIR MEMBERS

Why do you join the youth choir? Tại sao con

tham gia ca đoàn nhỏ?

Well, at first when I was little I always thought that

specific people can join the little choir and it looked

like it was an honor kind of thing. Until one day a

teacher mistaken me as one of the member who is

in the choir. So she took me into this room. This is

when I thought I was lucky to be in the youth choir.

I joined choir because I love music. I was always

inspired when mom and dad sang. I wanted to do

the same thing. And now I am at the point to play

the piano for the choir!

My mother said that if I don’t join, I need to

join Thiếu Nhi.

Con tham gia ca đoàn vì con muốn hát hay.

Con muốn hát cho Thiên Chúa.

I like to sing for Jesus.

I joined the choir because I could use the talent

of music in choir.

I want to sing to God and give Him all my love.

I joined because I wanted to play piano for the

choir.

Because I feel I can bring more glory to God.

I joined the youth choir because cô Trang asked

me.

I joined because my mom made me.

Do you think the choir is good for you? Con nghĩ

rằng tham gia ca đoàn là tốt không?

Yes, because it helps me be closer to God and

Jesus.

Yes, It’s fun and I sing with friends.

Choir is like an elective. It exercise my voice.

Con thấy tham gia ca đoàn là tốt vì để có thể thử

giọng của con.

Choir is the best.

Yes, I think singing is good and I sing from my

heart.

Choir is good for me because I get to share my

feeling and thoughts with God.

Yes because I can sing better and I know more

Vietnamese.

Yes singing is praying twice.

Yes because I feel that God Hears us sing.

What do you like the most about the youth

choir? Chia sẻ điều gì con thích nhất về ca đoàn

nhỏ?

It is a mixture of younger and older kids. It

makes me feel more like a community.

I like to sing Christmas songs.

I like to be in the practice to be “shelter” from

the heat and cold weather outside.

Con rất vui vì con có thể biết về Chúa nhiều

hơn.

What I like most about the choir is we get to

spend time with friends.

I like to sing with everyone and cô Trang.

I like it more when I get candy.

I like when we get to sing at mass.

Ca Đoàn Nhỏ

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

43

LITTLE CIRCLE PRAYER GROUP

Little Circle Prayer group was first started with Theodore, Trish, Thu Hà & Hải Đăng. Until now, we

have about 30 little members in the group. We schedule to meet once a month just to learn about God, eat and

play together. Our parents are the ones that lead us in the prayer meeting. Here are some sharing from the

group:

An- swers:

My mom & dad had their own prayer group and I was

influent by that.

I want to be with my friends in the group.

My mom made me to join the group.

My mom, grandma or grandpa made me join so I joined and I enjoyed it a lot. I loved prayer group.

I wanted to have fun with this group.

Joseph invited me so I joined.

No one made me but cô Trang did.

My mom suggested that I should join Little Circle Prayer group. At first, I declined her offer, but after a

period of time, I’ve decided to join.

Cô Trang invited my brother and I to the very first meeting. There was only Teddy, Trish, Hải Đăng and

me. Honestly, I only came because when we were done with the prayers, we got to play whatever we want.

But then, I realized that the prayer was important too. Now I continue to come to each meeting.

God is always with me.

I learned about God and Jesus.

I learned that many people should be nice to each other and be de-

voted to God.

I learned that I have to be kind to my friends and I learn a lot about

God and I learn prayers.

I learned that God is awesome!

I learned how to respect to everyone and listen to my parents.

Many things that I learned from this group.

I learned being kind, be sorry and give money or food to the poor.

I’ve learned that we, as catholic, should take our time to bond with

God, which is what we do in this group. Due to this, I spend some

of my time every day to pray to him.

I pray, eat and spend time with friends.

I learned that we are loud, but we also are very enthusiastic.

What make you to join

the Little Circle Prayer

group?

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

44

Vui Tết

Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

45

Ban Biên Tập

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

46

TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN

Thiện & Trang (T4) xin được chia sẻ chút tâm tình

trong suốt những năm tháng được đồng hành cùng

nhau trong môi trường sống Đạo & Đời. Giấy bút

không sao kể hết những hồng ân Chúa tuôn tràn trên

gia đình và đặc biệt là tình yêu qua bí tích Hôn

Nhân Chúa đã liên kết Thiện Trang nên một để cùng

nhau sống xứng đáng làm con cái Chúa.

Qua những năm Chúa ban cho cơ hội sinh hoạt

trong một giáo xứ, T4 học hỏi được rất nhiều bài

học quý giá cho đời sống đức tin, cho gia đình, quan

điểm vợ chồng và cho chính bản thân nữa. Với

khuôn khổ hạn hẹp của trang báo, xin được gởi đến

anh chị em những kinh nghiệm quý báu T4 đã trải

nghiệm trong những năm tháng qua.

T4 tham gia nhóm "Hoa Trái/ Fruits – of – life”

khoảng 13 năm nay. Đây là một nhóm địa phương

thuộc phong trào Đồng Hành/ Linh Thao. Mái ấm

T4 may mắn được tiếp đón các anh chị em hai tuần

một lần để cùng nhau cầu nguyện theo tinh thần của

Thánh I Nhã. Qua những buổi cầu nguyện, những

chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, chúng tôi đã lắng

nghe và giúp nhau sống tốt đẹp hơn. Nhóm là một

phần quan trọng đối với bản thân và gia đình của

T4. Nhóm đã giúp T4 sống mật thiết hơn với Chúa

và gắn bó trong tâm tình Kitô Hữu, giúp nhau nhận

định những Ơn Gọi mà Chúa muốn mỗi chúng tôi

cùng tham dự vào sứ mạng của Người.

Nhiều năm qua, trong tác vụ giảng dạy giáo lý mà

T4 được mời gọi cộng tác với ban Giáo Lý Việt

Ngữ (GLVN) là một hồng ân cao cả Chúa ban. Qua

ban GLVN, T4 cảm nhận được sự đồng lao cộng

khổ của các anh chị em thiện nguyện viên trong

cộng đoàn. Qua những ly cà phê trao cho nhau mỗi

sáng Chúa Nhật, những nụ cười, lời thăm hỏi, cái

bắt tay, câu chuyện vui... nói lên sự ân cần lo lắng

cho nhau. Những anh chị em vì bận rộn công việc

gia đình đã phải tạm nghĩ, cũng thường xuyên hỏi

thăm hoặc sẳn sàng giúp đỡ chúng tôi khi cần thiết.

Phải chăng tất cả là hình ảnh yêu thương của Chúa?

Các thầy cô giáo hay phụ giáo đều là những anh chị

em phục vụ trong kinh nghiệm, trong tình mến Chúa

yêu người, họ phục vụ theo khả năng Chúa ban,

những hy sinh vất vả đều vì mục đích chung: giúp

bảo tồn truyền thống văn hóa Việt Nam qua việc

giảng dạy tiếng Việt. Cùng nhau sống và học hỏi,

truyền đạt kiến thức Đức Tin và tình yêu Chúa Kitô

cho thế hệ trẻ.

Qua các em học sinh, T4 học được tính kiên trì,

nhẫn nại, thật thà và biết lắng nghe. Đôi khi, các em

chính là những người giúp T4 nhìn ra những mới

mẻ trong cuộc sống. Những chia sẻ thật đơn sơ của

các em là những lời động viên giúp T4 quên đi

những mệt nhọc, lo lắng. Vì vậy, cho dù đứng trong

cương vị nào đi nữa, T4 đều phải cố gắng hết sức

trong khả năng để có thể phục vụ tốt hơn.

Qua các anh chị em ca đoàn, T4 thấy tâm hồn bình

an và thanh thản hơn với lời ca tiếng hát và trong sự

phục vụ, hy sinh cho nhau trong các sinh hoạt cắm

trại hoặc tĩnh tâm. Nhìn thấy tinh thần dấn thân của

các thành viên, T4 cảm thấy "Tình Chúa Tình

Người" qua các anh chị.

Cộng đoàn đóng một vai trò quan trọng cho bản

thân và cuộc sống gia đình của T4. Cùng sinh hoạt

chung với nhau trong các mục vụ, vợ chồng T4

thông cảm và hiểu nhau hơn, nên cố gắng hỗ trợ lẫn

nhau. T4 cảm thấy được giá trị tình yêu trong đời

sống vợ chồng. Khi sinh hoạt, qua những va chạm,

bất đồng trong cách làm việc, T4 học hỏi được sự

chấp nhận và tha thứ cho nhau. Đời sống cộng đoàn

đã giúp T4 cố gắng gạt bỏ tự ái, ích kỷ bản thân.T4

ít nhiều cũng học được những thành công và thất bại

qua cách sinh hoạt chung, nhưng T4 cảm thấy rằng

mọi người thuộc về nhau trong cộng đồng Giáo Hội.

Nơi đây, mọi người sống bằng cả tâm hồn, yêu bằng

cả con tim và làm bằng hết khả năng.

Chúa ban cho Thiện Trang có những người bạn tâm

giao, những anh chị em nâng đỡ nhau trong tinh

thần. Nhưng đặc biệt hơn hết, chính con cái của

Thiện Trang là niềm tin, là sức mạnh giúp Thiện

Trang cố gắng dấn thân để phục vụ trong yêu

thương. Những năm gần đây, hai con đã lớn khôn và

nghe lời khuyên bảo tham gia các sinh hoạt trong

cộng đoàn, đó là món quà tinh thần và nguồn động

viên cho Thiện Trang trong cuộc sống.

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

47

Các anh chị em thân mến, gia đình Thiện Trang

cũng có những bất toàn, khác biệt và lỗi lầm. Cuộc

sống gia đình Thiện Trang không phải lúc nào cũng

bằng phẳng, êm ả, có khi êm ấm hạnh phúc, nhưng

cũng có lúc bất hoà, cơm chẳng lành, canh chẳng

ngọt. Nhìn lại những giây phút giận hờn, những lần

cãi vã, khóc lóc, năn nỉ hoặc những giờ phút vui vẻ

bên nhau, những bữa cơm thanh đạm với gia đình,

Thiện Trang cảm thấy đó là hạnh phúc Chúa ban,

nên Thiện Trang phải gìn giữ và yêu mến như là

một phần thưởng tinh thần.

Thiện Trang xin mượn tập san Giáo Lý Việt Ngữ

này để tạ ơn Chúa luôn đồng hành với Thiện Trang

trong cuộc sống. Tạ ơn Ngài qua bao hồng ân tuôn

tràn trên gia đình. Xin tri ân các cha quản nhiệm

cộng đoàn tiền nhiệm và đặc biệt đến cha quản

nhiệm đương thời Phaolô Lê Hồng Thái. Các Ngài

là những vị linh hướng đã luôn yêu thương, hướng

dẫn và giúp đỡ gia đình Thiện Trang trong đời sống

tâm linh và trong các mục vụ tại giáo xứ. Sau cùng,

Thiện Trang xin cảm ơn đến cha mẹ của Thiện

Trang dù đã về với Chúa hay vẫn còn sống. Cha mẹ

đã luôn đồng hành với Thiện Trang qua lời cầu

nguyện, động viên và nâng đỡ trong tinh thần. Xin

dâng lên Chúa tất cả, vì đó là của Chúa.

Kỷ niệm 14 năm thành hôn, 4/2010 - 4/2014

Gia Đình T4: Thiện, Trang, Tâm, Trúc

Nativity Church — Đức Mẹ Mông Triệu Giáo Lý Việt Ngữ

48

Tiếng khóc oe oe… dấu hiệu sự khởi đầu của một cuộc đời mới. Mấy ai không trải qua gian

nan thử thách để lớn và khôn. Nhưng cái khó chính là tìm ra con đường giải mã để vượt

qua. “TA LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG, AI TIN TA SẼ KHÔNG CHẾT

ĐỜI ĐỜI.” Thiên CHÚA đã nhắn gửi cho chúng ta xưa kia, mỗi khi con người lạc hướng.

“Hãy vững tin” hay “Let it be” Xin hãy là một đáp án khi không còn lời giải… hãy “CẦU

NGUYỆN”.

Tâm Viên