MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf ·...

165
1 Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp MỤC LỤC 1. Chương trình Hội nghị ...................................................................................... 2 2. Báo cáo kết quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành tài chính giai đoạn 2011-2016 và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê giai đoạn 2016-2020 ..................................................................................... 3 3. Đảm bảo an toàn thông tin ngành Tài chính .................................................... 65 4. Kết quả công tác thống kê tài chính giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch triển khai công tác thống kê tài chính giai đoạn 2016-2020 ..................................... 78 5. Định hướng mô hình ứng dụng CNTT tại Sở Tài chính giai đoạn 2017-2020 93 6. Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng ...................................................................... 130 7. Kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT tại Cục Thuế thành phố Hà Nội .... 137 8. Phát triển hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN..................................................................... 143 9. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Cục Hải quan thành phố Hải phòng...................................................................................................... 150 10. Kinh nghiệm hợp tác, phối hợp với các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thanh toán song phương, ủy nhiệm thu và phối hợp thu................................. 155 11. Triển khai hệ thống đầu tư liên ngành tại thành phố Hà Nội .......................... 161

Transcript of MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf ·...

Page 1: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

1

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

MỤC LỤC

1. Chương trình Hội nghị ...................................................................................... 2

2. Báo cáo kết quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành tài

chính giai đoạn 2011-2016 và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống

kê giai đoạn 2016-2020 ..................................................................................... 3

3. Đảm bảo an toàn thông tin ngành Tài chính .................................................... 65

4. Kết quả công tác thống kê tài chính giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch triển

khai công tác thống kê tài chính giai đoạn 2016-2020 ..................................... 78

5. Định hướng mô hình ứng dụng CNTT tại Sở Tài chính giai đoạn 2017-2020 93

6. Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối

hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí

trước bạ, hộ cá nhân qua mạng ...................................................................... 130

7. Kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT tại Cục Thuế thành phố Hà Nội .... 137

8. Phát triển hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và

kết nối cơ chế một cửa ASEAN ..................................................................... 143

9. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Cục Hải quan thành phố

Hải phòng ...................................................................................................... 150

10. Kinh nghiệm hợp tác, phối hợp với các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực

thanh toán song phương, ủy nhiệm thu và phối hợp thu................................. 155

11. Triển khai hệ thống đầu tư liên ngành tại thành phố Hà Nội .......................... 161

Page 2: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

2

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CNTT - THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

Thời gian Nội dung Đơn vị chủ trì

07h30-08h00 Đón tiếp đại biểu

Ban Tổ chức 08h00-08h10 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

08h10-08h20 Video clip về ứng dụng CNTT ngành Tài chính, xây dựng nền móng Chính phủ điện tử

08h20-08h35 Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính

08h35-08h50 Phát biểu chào mừng hội nghị

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê

08h50-09h15 - Báo cáo kết quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành Tài chính giai đoạn 2011-2016.

- Kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành Tài chính giai đoạn 2016-2020.

Cục THTK

09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng.

Tổng cục Thuế

09h25-09h35 Phát triển hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Tổng cục Hải quan

09h35-09h45 Kinh nghiệm hợp tác, phối hợp với các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thanh toán song phương, ủy nhiệm thu và phối hợp thu Ngân sách Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước

09h45-11h15 Phát biểu, thảo luận

Theo sự điều hành của Ban Tổ chức

11h15-11h30 Lãnh đạo Bộ phát biểu bế mạc hội nghị Lãnh đạo Bộ

Page 3: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

3

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ỨNG

DỤNG CNTT VÀ THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2011-2016

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT VÀ

THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2016-2020

Page 4: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

4

PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG

CNTT VÀ THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2016

Thực hiện Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 – 2015, trong giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2016, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành tài chính đã được đẩy mạnh, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống ứng dụng tập trung phục vụ công tác quản lý điều hành, vận hành, duy trì ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai các hệ thống ứng dụng được thông suốt, đảm bảo an ninh an toàn thông tin, từng bước triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

I. Bối cảnh triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015:

Ngày 27/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó việc triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các mục tiêu:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.

- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng).

Trong giai đoạn này, việc xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính đã có chiến lược rõ ràng, tiến hành đồng thời ba nội dung: Củng cố về tổ chức; Tăng cường về công nghệ; Hoàn thiện về chính sách và luôn đảm bảo tính kế thừa nhằm tạo nên những bước tiến vững chắc trong quá trình xây dựng Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính.

Việc ứng dụng CNTT của ngành Tài chính trong giai đoạn 2011-2015 tập trung vào việc hoàn thiện và triển khai rộng các hệ thống lớn, xử lý dữ liệu tập trung, sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại (hệ thống quản lý ngân sách và

Page 5: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

5

kho bạc TABMIS, hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, hệ thống quản lý thuế tập trung TMS,...), ứng dụng CNTT luôn gắn liền với cải cách cơ chế tài chính, tái cơ cấu lại các quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế.

II. Đánh giá kết quả triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 – 2015 và năm 2016:

1. Về triển khai Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp và các đơn vị có quan hệ với ngân sách:

Trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 các đơn vị trong ngành đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp; gắn chặt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành chính, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, công khai thông tin theo quy định để hoạt động của ngành Tài chính minh bạch hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ với ngân sách.

- Đến nay, hệ thống Cổng Thông tin điện tử ngành Tài chính bao gồm Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và 110 Cổng Thông tin điện tử/Trang Thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ (tính đến cấp Cục). Trong đó:

+ Tại trung ương: 100% các cơ quan đơn vị của Bộ tại trung ương có Cổng Thông tin điện tử/Trang Thông tin điện tử bao gồm (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Dữ trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước).

+ Tại địa phương (cấp Cục): hệ thống Thuế có 63/63 đơn vị; hệ thống Hải quan có 31/34 đơn vị; Ủy ban Chứng khoán có 1/2 đơn vị trực thuộc có cổng thông tin.

+ 10/10 các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ có Cổng/Trang Thông tin điện tử trên Internet.

- Đến hết năm 2016, tổng số thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến là 917 thủ tục, trong đó: 254 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 332 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 85 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 246 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong đó phải kể đến một số dịch vụ công điển hình như:

- Cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS): Từ năm 2016 đến nay, đơn vị nộp hồ sơ xin cấp mã có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về đăng ký mã số ĐVQHNS. Triển khai Dịch vụ công mức 4, các đơn vị sau khi nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS sẽ được cơ quan tài chính cấp mã số và gửi Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ ngân sách điện tử tại mục Dịch vụ công trực tuyến về cấp mã số ĐVQHNS trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn). Đơn vị QHNS dùng Giấy chứng nhận mã số điện tử này để giao dịch với cơ quan tài chính, trên mỗi Giấy chứng nhận điện tử được gắn 01 mã vạch để thực hiện kiểm tra, xác định mã số do cơ quan tài chính cấp. Thời gian thực hiện cấp mã đã được rút ngắn xuống còn 02 ngày (rút ngắn 03 ngày so với trước đây).

Page 6: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

6

- Đối với lĩnh vực Thuế: Trong giai đoạn vừa qua đã triển khai mở rộng hệ thống dịch vụ thuế trên mạng cung cấp các dịch vụ như: hệ thống khai thuế công nghệ mã vạch (offline), khai thuế trực tuyến (online); Cổng điện tử trao đổi thông tin về thuế với các Ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử; kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để triển khai hệ thống hỗ trợ nhắn tin qua điện thoại (SMS). Các ứng dụng phục vụ người nộp thuế đã được triển khai và nâng cấp thường xuyên để người nộp thuế có thể khai thác thông tin thuận lợi nhất phục vụ cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tự kê khai, nộp thuế và kiểm soát được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh. Cụ thể:

Về khai thuế điện tử: Tính đến hết năm 2016, hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Cả nước đã có 564.488 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt tỷ lệ 99,64 % trên tổng số 566.504 doanh nghiệp đang hoạt động; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đến nay là trên 35,4 triệu hồ sơ kê khai thuế.

Về nộp thuế điện tử: Tiếp tục phối hợp với 43 Ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Đến cuối năm 2016, đã có trên 547.000 doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ với cơ quan Thuế (đạt tỷ lệ 96,70%) và trên 530.000 doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng (đạt tỷ lệ 93,69%).

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 vừa được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, thứ hạng nộp thuế của Việt Nam tăng 11 bậc so với báo cáo năm 2016 (từ 178 lên thứ hạng 167, trong tổng số 190 quốc gia, vùng lãnh thổ), nếu xét trong 10 chỉ số của báo cáo môi trường kinh doanh nói chung của Việt Nam, theo xếp hạng của WB, thì thuế là chỉ tiêu có mức độ tăng điểm nhiều nhất: Từ 38.36 điểm % năm 2015 lên 49.39 điểm % năm 2016, tăng 11 điểm %.

- Về hải quan điện tử: Cho đến nay 100% cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phố (bao gồm 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 100% Chi cục) đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp Chi cục. Hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo tiền đề cho việc kết nối hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia với các Bộ, ngành liên quan.

Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN đã được triển khai tại 11 Bộ, ngành (Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, VCCI) với tổng số thủ tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia là 37 thủ tục với khoảng

Page 7: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

7

264.000 bộ hồ sơ và khoảng 9.400 doanh nghiệp tham gia. Kết nối trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic, bảo hiểm và các dịch vụ khác liên quan: tiếp tục triển khai thanh toán điện tử (E-payment) trên cơ sở kết nối hệ thống CNTT hải quan với các hệ thống CNTT của Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Đến nay, ngành Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử với 33 ngân hàng.

- Trong lĩnh vực kho bạc đã xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua mạng, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử. Đến hết năm 2016, Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành việc xây dựng và triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương 3 dịch vụ công trực tuyến mức 3 gồm: (i) Khai báo giao nhận hồ sơ và giao dịch một cửa thuộc lĩnh vực kho bạc; (ii) Giao diện thông tin yêu cầu thanh toán và Chương trình kê khai yêu cầu thanh toán qua mạng; (iii) Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trong năm 2017-2018.

2. Ứng dụng phục vụ công tác nghiệp vụ:

(1) Đối với lĩnh vực tài chính, ngân sách, kho bạc:

- Triển khai mở rộng Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan -Tài chính là một trong những nội dung quan trọng theo Dự án hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế được phê duyệt Quyết định số 2095/QĐ-BTC ngày 16/8/2010. Năm 2013 đã hoàn thành dự án, triển khai cho 2.560 điểm (Cơ quan Thuế: 740, Cơ quan Kho bạc: 740, Cơ quan Tài chính: 740, Cơ quan Hải quan: 340). Hiện nay, toàn bộ các giao dịch về thu NSNN đều được điện tử hóa và truyền nhận qua Trung tâm trao đổi chung đặt tại Bộ Tài chính, phục vụ ổn định 24/24 giờ, trung bình 1 năm có khoảng 16 triệu chứng từ/biên lai thu (bảng kê, danh bạ, sổ thuế, tờ khai, lệnh hoàn, gói phản hồi, chứng từ) được truyền nhận.

- Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đã được triển khai áp dụng ổn định từ năm 2012 tại các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc, 37 Bộ, ngành, 3 Sở, ban, ngành của Hà Nội với khoảng 15.000 người sử dụng (số lượng user thường xuyên sử dụng khoảng trên 11.000 người). Việc triển khai thành công hệ thống TABMIS là một bước tiến lớn về hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu phân bổ dự toán, thực hiện thu, chi, kế toán và báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong thực hiện kế toán thu-chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin kết nối thu ngân sách Nhà nước với các ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán song phương với các NHTM (TTSP-TT) và hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) cũng đã được thiết lập và vận hành ổn định.

- Hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ DMFAS vận hành chính thức từ tháng 8/2013 với các chức năng chính gồm: (i) Quản lý nợ công của Chính

Page 8: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

8

phủ, giám sát các rủi ro tài chính từ các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp Nhà nước; (ii) Hỗ trợ phát triển việc ghi chép nợ trong nước và quản lý rủi ro trong Chính phủ cũng như việc tổng hợp tổng thể công tác quản lý nợ thông qua giao diện với TABMIS (cung cấp cho TABMIS các thông tin về trái phiếu Chính phủ, chứng từ ghi thu – ghi chi, rút vốn vay,…từ năm 2000 cho đến nay); (iii) Quản lý các khoản viện trợ và các khoản vay nước ngoài, cung cấp một danh mục các khoản thanh toán trả nợ sắp phải trả theo lịch trả nợ và dư nợ phải trả, hỗ trợ TABMIS trong việc chuẩn bị yêu cầu thanh toán trả nợ nước ngoài.

(2) Đối với lĩnh vực thuế: Từ năm 2009, Tổng cục Thuế đã xây dựng hệ thống ứng dụng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sử dụng giải pháp có sẵn của quốc tế theo mô hình xử lý tập trung trên phạm vi toàn quốc. Đến hết 2012, Tổng cục Thuế đã triển khai thành công hệ thống ứng dụng quản lý thuế TNCN tại 63 Cục Thuế và gần 700 cơ quan Thuế quận, huyện. Đây là hệ thống quản lý thuế tích hợp cho phép xử lý và quản lý tập trung thông tin thuế TNCN trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống đã xử lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho hơn 10 triệu cá nhân và hỗ trợ cán bộ thuế trong các khâu quản lý thuế như: phân loại người nộp thuế, đôn đốc kê khai, xử lý tờ khai và tính thuế, kế toán người nộp thuế, kế toán thu ngân sách, thu thuế và quản lý nợ, v.v. Đặc biệt hệ thống có thể hỗ trợ cơ quan thuế kiểm tra và thực hiện quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN cho NNT trên phạm vi toàn quốc...

Từ những kết quả đã đạt được trong việc triển khai ứng dụng quản lý thuế TNCN và hiệu quả tích cực hỗ trợ triển khai Luật thuế TNCN, Tổng cục đã quyết định nâng cấp kiến trúc hệ thống ứng dụng Quản lý thuế hiện hành lên mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục bằng giải pháp nâng cấp mở rộng hệ thống ứng dụng QLT_TNCN để quản lý các loại thuế khác gọi tắt là “Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế tập trung” (viết tắt là TMS). Hệ thống TMS thay thế cho 16 ứng dụng Quản lý thuế hiện hành và là hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi chính thức và duy nhất của ngành Thuế hỗ trợ công tác quản lý thuế của các cấp trong ngành Thuế. Đến nay hệ thống đã hoàn thành triển khai và vận hành tại 63/63 Cục Thuế và toàn bộ các Chi cục Thuế trực thuộc trên toàn quốc.

(3) Đối với lĩnh vực hải quan: Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS được triển khai tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử. Hệ thống VNACCS/VCIS cùng với các hệ thống thông quan (e-Declaration) và hệ thống thanh toán thuế (e-payment),... được triển khai đồng bộ, có kết nối, trao đổi thông tin đã đảm nhận và xử lý thông tin phục vụ thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoàn toàn trên môi trường điện tử theo mô hình xử lý tập trung.

(4) Đối với lĩnh vực chứng khoán: Hệ thống CNTT đối với thị trường chứng khoán bao gồm giao dịch, lưu ký chứng khoán và được áp dụng chung cho Sở giao dịch chứng khoán cũng như Trung tâm lưu ký. Bên cạnh đó, trong năm 2013, UBCK đã xây dựng và triển khai 02 hệ thống phục vụ công bố thông tin và giám sát giao dịch:

Page 9: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

9

- Hệ thống công bố thông tin cho công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán IDS nhằm quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Đến nay đã có khoảng 90% công ty đại chúng đăng ký sử dụng, đã thực hiện báo cáo và công bố trên 30.000 thông tin về các công ty đại chúng;

- Hệ thống giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán (MSS) thực hiện các phân tích trên những dữ liệu của thị trường để hỗ trợ và phục vụ cho công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.

(5) Đối với lĩnh vực dự trữ: Hệ thống quản lý vật tư hàng hóa, kho tàng dự trữ nhà nước đã được xây dựng, triển khai theo mô hình tập trung và được sử dụng thống nhất trên cả 03 cấp của hệ thống dự trữ nhà nước nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia. Năm 2016, Tổng cục DTNN đã hoàn thành xây dựng CSDL dự trữ nhà nước phục vụ việc cung cấp thông tin cho hoạt động đánh giá, phân tích hỗ trợ công tác điều hành ra quyết định và xây dựng cơ chế chính sách quản lý dự trữ quốc gia.

(6) Công tác thống kê tài chính: Trong giai đoạn 2011-2015, công tác thống kê đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính quan tâm, chỉ đạo sát sao, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu thống kê tài chính đến năm 2015 (Quyết định số 2179/QĐ-BTC ngày 27/8/2010) và Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 3036/QĐ-BTC ngày 27/11/2014). Công tác thống kê đã đạt được kết quả như sau:

Thể chế, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thống kê của toàn ngành, địa phương và hoạt động thống kê của các hệ thống thuộc Bộ cơ bản đã hình thành. Đến thời điểm hiện nay, đã hình thành lên các tổ chức làm công tác thống kê chuyên trách tại Cục Tin học và Thống kê tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải Quan.

Triển khai Quyết định số 2179/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nội dung nhằm xây dựng và tổ chức công tác thống kê tài chính thống nhất từ trung ương đến địa phương, hỗ trợ các Sở Tài chính phát triển công tác thống kê tài chính tại địa phương cả về nghiệp vụ, năng lực, tổ chức và phương tiện, công cụ. Để nâng cao chất lượng thông tin thống kê, công tác thu thập thông tin cũng được thực hiện qua hình thức đa dạng, phong phú, hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính mới đã từng bước đảm bảo tính đồng bộ và là nguồn thông tin đầu vào tin cậy của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác.

Bên cạnh đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong triển khai công tác thống kê tài chính, Bộ Tài chính đã tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiên tiến và xây dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu biểu mẫu, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp; xây dựng và quản lý các bảng mã phân loại thống kê tập trung đã đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng trong các hệ thống phần mềm tập trung của ngành Tài chính.

Page 10: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

10

Ngoài ra, việc công bố và sử dụng thông tin thống kê ngày càng được chuẩn hóa, các sản phẩm thống kê đa dạng, phong phú. Bên cạnh các ấn phẩm thống kê truyền thống như: Niên giám thống kê tài chính, Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính, Niên giám Thống kê Hải quan, Cuốn sách Ngân sách Việt Nam, Báo cáo thường niên của UBCKNN,... Bộ Tài chính cũng đã áp dụng nhiều biện pháp công bố thông tin đa dạng qua Cổng thông tin điện tử, qua hệ thống phần mềm, mạng máy tính.

Năm 2016 là năm đầu tiên Luật Thống kê chính thức có hiệu lực thi hành, công tác thống kê và cơ sở dữ liệu được tập trung triển khai và có nhiều đổi mới. Trong năm, đã tổ chức hội nghị tập huấn Tăng cường triển khai Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê. Các đơn vị trong ngành đã chủ động phối hợp triển khai nhiều giải pháp thu thập, tổng hợp, phân tích đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu về kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách phục vụ công tác quản lý điều hành của Bộ; duy trì báo cáo thống kê tài chính, thông tin phục vụ Lãnh đạo.

Bên cạnh đó, việc hoàn thành nghiên cứu đề án Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được phê duyệt tại Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 là cơ sở cho triển khai công tác thống kê và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử.

(7) Đối với lĩnh vực quản lý công sản: năm 2014 đã hoàn thành dự án nâng cấp Hệ thống Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước lên phiên bản 3.0 theo mô hình tập trung hỗ trợ việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, với các tài sản là đất, nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô và các tài sản cố định khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng, triển khai cho 127 đơn vị (Cục Quản lý công sản, 63 Sở Tài chính và 63 Bộ, ngành cơ quan trung ương).

(8) Xây dựng, vận hành và tổ chức triển khai CSDL tài chính, ngân sách

Trong giai đoạn 2011-2015, ngành Tài chính không thực hiện xây dựng mới các CSDL, chỉ thực hiện duy trì cập nhật và phát triển các đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2000 - 2010, gồm:

- CSDL thu chi ngân sách: CSDL thu chi NSNN được thiết kế, xây dựng lần đầu năm 2003 có chức năng thu thập, tổng hợp, lưu trữ, xử lý và cung cấp các thông tin ngân sách như: Thông tin về tình hình thực hiện chấp hành thu chi Ngân sách hàng tháng, quý và năm chi tiết theo MLNS; Thông tin về quyết toán NSNN, lưu các thông tin số liệu về các báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm; Nhóm báo cáo công khai ngân sách gồm những báo cáo có sẵn, được đính kèm file, hoặc nhập dữ liệu trực tiếp theo form định sẵn; Nhóm dữ liệu tổng hợp báo cáo lưu các thông tin về dữ liệu tổng hợp báo cáo sinh ra từ các dữ liệu gốc. Việc cập nhật dữ liệu từ Hệ thống Tabmis vào CSDL thu chi NSNN được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Page 11: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

11

- CSDL đơn vị có quan hệ ngân sách: CSDL chủ đề mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách là ứng dụng cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đang được nâng cấp theo hướng cung cấp dịch vụ công mức 4, cấp mã trực tuyến, hướng tới cung cấp công khai các thông tin về các đơn vị có quan hệ với ngân sách kể từ ngày 01/01/2016. Hệ thống được cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước tại TW và địa phương sử dụng trong công tác cấp và quản lý mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, mã giao dịch với cơ quan kho bạc. Tổng số mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách đã cấp được là 695.151 đơn vị trong đó có 105.941 đối tượng là đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách và 589.210 mã số dự án đầu tư.

- CSDL văn bản pháp quy: thu thập và lưu trữ toàn bộ các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ liên quan đến tài chính ngân sách. CSDL lưu trữ được gần 31.935 văn bản, trong đó có 8.883 văn bản của ngành Tài chính, khoảng 23.052 văn bản của các đơn vị ngoài ngành Tài chính. CSDL về văn bản pháp quy được cập nhật đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả và thường xuyên được sử dụng khai thác với trung bình 60.000 lượt truy cập trong một năm.

- CSDL danh mục dùng chung (DMDC): CSDL DMDC là hệ thống CSDL được đầu tư xây dựng, phục vụ chuẩn hóa hệ thống danh mục, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp, quản lý các bảng mã phân loại tập trung của ngành Tài chính theo quy định về Hệ thống danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính tại Quyết định số 35/QĐ-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dữ liệu về DMDC được cập nhật hàng ngày phục vụ cho việc tích hợp, trao đổi thông tin, phân loại, phân tổ kế toán, thống kê trong các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin của ngành Tài chính (Kế toán kho bạc, Quản lý ngân sách, Hệ thống trao đổi số liệu thu nộp Thuế (TCS), Quản lý tài sản công,...) đặc biệt đây là hệ thống đã cung cấp các bảng mã chính (Hệ thống COA) phục vụ tích cực cho việc triển khai thành công dự án TABMIS.

- Lĩnh vực Hải quan: Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã xây dựng, triển khai: CSDL thông tin tình báo; CSDL quản lý rủi ro; CSDL trị giá hải quan; CSDL hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu; CSDL danh mục biểu thuế và phân loại mức thuế. Việc xây dựng các CSDL này đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan, thúc đẩy chuyển đổi mô hình CNTT từ phân tán sang mô hình CNTT tập trung tại Tổng cục Hải quan; đồng thời nâng cao chất lượng công tác điều tra chống buôn lậu; công tác kiểm tra sau thông quan; đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác số liệu.

- Lĩnh vực Thuế: Đã xây dựng CSDL tập trung thông tin đầy đủ, chính xác về người nộp thuế và tình hình thu, nộp thuế trên toàn quốc. Đồng thời, củng cố và nâng cấp CSDL tập trung về doanh nghiệp đã được xây dựng từ giai đoạn trước; xây dựng và triển khai ứng dụng khai thác thông tin từ CSDL tập trung này phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, hình thành CSDL về quản lý thuế tập trung tại Tổng cục Thuế theo tiến độ triển khai của ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS).

Page 12: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

12

- Lĩnh vực Dự trữ: đã hoàn thành dự án Thiết kế và xây dựng CSDL dự trữ Nhà nước, hình thành một kho dữ liệu tập trung, tổng hợp dữ liệu toàn ngành về dự trữ quốc gia, phục vụ thông tin cho công tác điều hành, ra quyết định và xây dựng cơ chế, chính sách quản lý dự trữ nhà nước. Dữ liệu tổng hợp của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục DTNN được thu thập, tổng hợp và chuyển đổi vào kho dữ liệu trên cơ sở các chiều thông tin liên quan; là tiền đề xây dựng các chỉ tiêu hỗ trợ đánh giá, truy vấn, phân tích, xử lý số liệu phục vụ hệ thống thông tin báo cáo sắp triển khai.

- Lĩnh vực Chứng khoán: đã triển khai và đưa vào vận hành 05 hệ thống CSDL: Hệ thống CSDL quản lý Công ty chứng khoán (SCMS); Hệ thống CSDL quản lý Công ty quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán (FMS); Hệ thống CSDL quản lý Nhà đầu tư nước ngoài; Hệ thống CSDL quản lý Người hành nghề chứng khoán; Hệ thống CSDL phục vụ công tác Thanh tra.

- Lĩnh vực tài sản công: đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành CSDL quốc gia về tài sản nhà nước để quản lý các nhóm tài sản lớn gồm: (i) đất, nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (ii) xe ô tô các loại (xe phục vụ chức danh, xe phục vụ chung, xe chuyên dùng); (iii) các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản. Đến nay, CSDL quốc gia về TSNN đã cập nhật thông tin về TSNN của 101.723 đơn vị, trong đó có 85.680 đơn vị có tài sản thuộc các loại nêu trên đã thực hiện việc kê khai đăng ký vào CSDL, số đơn vị còn lại không có tài sản thuộc đối tượng phải kê khai đăng ký. Tổng giá trị TSNN đến ngày 31/12/2016 là 1.044.899,47 tỷ đồng, trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất: 682.538,52 tỷ đồng, tài sản là nhà: 265.068,38 tỷ đồng, tài sản là ô tô: 23.986,30 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên: 73.306,27 tỷ đồng.

- Đối với lĩnh vực quản lý giá: Trong năm 2012, đã hoàn thành xây dựng, triển khai phần mềm Quản lý giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ (phần mềm 2.0) tại 63 Sở Tài chính địa phương nhằm thu thập xử lý thông tin về giá cả thị trường hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước, tăng cường công tác quản lý điều hành giá và bình ổn giá, hỗ trợ công tác thẩm định giá đáp ứng các nội dung tại Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước, giá hàng hoá nhập khẩu. Việc triển khai sử dụng phần mềm 2.0 bước đầu góp phần hình thành CSDL về giá và tạo nguồn dữ liệu cho CSDL quốc gia về giá xây dựng trong thời gian tới theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật về thẩm định giá; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/09/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và văn bản hướng dẫn liên quan.

3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ Tài chính

(1) Chương trình quản lý văn bản và điều hành:

- Chương trình Quản lý văn bản và điều hành ngành Tài chính (eDocTC): Hoàn thành cài đặt, triển khai và đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm eDocTC cho 04 đơn vị theo phạm vi triển khai chương trình eDocTC đã được Bộ phê

Page 13: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

13

duyệt: cơ quan Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Đã chính thức liên thông văn bản điện tử giữa Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ, tích hợp chương trình EdocTC với trục liên thông văn bản điện tử Chính phủ.

- Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước văn bản điều hành cho cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ: Hệ thống của Bộ Tài chính chính thức kết nối liên thông với hệ thống phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ từ ngày 1/8/2016. Tính đến hết năm 2016 đã trao đổi 2.881 văn bản, trong đó nhận 1.900 văn bản (bao gồm tất cả các văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật), 981 văn bản đi.

(2) Hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính: Đến hết năm 2016 đã tổ chức thành công 23 cuộc họp trực tuyến. Trong đó, 100% các cuộc họp sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của các đơn vị hệ thống đều được thực hiện qua hệ thống. Việc triển khai hệ thống đã bước đầu đem lại hiệu quả: Thông tin được phổ biến toàn diện, đồng bộ tới tất cả các đơn vị; Tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở,...; Các cuộc họp, hội nghị, hội thảo được tổ chức một cách nhanh chóng, thuận tiện, có thể tổ chức để phục vụ yêu cầu điều hành ở mọi thời điểm, trong các tình huống khẩn cấp; đa dạng các hình thức trao đổi, thảo luận; có thể thực hiện trong thời gian dài; có thể cùng một lúc hội nghị được với nhiều điểm nhánh hoặc một điểm nhánh riêng lẻ với các nội dung khác nhau.

(3) Về sử dụng hệ thống thư điện tử: 100% cán bộ, công chức nghiệp vụ (Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc, riêng Tổng cục DTNN đạt 90% cán bộ, công chức do tại các kho dự trữ hệ thống trang thiết bị CNTT còn thiếu, khả năng sử dụng CNTT của cán bộ còn thấp.

(4) Phần mềm Thi đua khen thưởng 2.0: Hoàn thành nâng cấp và tổ chức triển khai, đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng trong ngành Tài chính và triển khai chính thức từ ngày 15/5/2016.

(5) Về quản lý hồ sơ cán bộ: giai đoạn 2011-2015 sử dụng Chương trình QLCB 4.0 để đáp ứng các yêu cầu quản lý của Bộ, việc quản lý hồ sơ cán bộ của công chức các cấp tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính và các Tổng cục thực hiện phân tán. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra là Xây dựng hệ thống quản lý cán bộ tập trung tại Bộ Tài chính, trong năm 2016 đã hoàn thành công tác tư vấn nghiên cứu khả thi để xây dựng Chương trình Quản lý cán bộ tập trung toàn ngành, hiện nay đang trong quá trình thiết kế thi công và dự kiến dự án được triển khai trong năm 2017 - 2018.

(6) Về công tác quản lý tài sản nội ngành: hiện tại ứng dụng quản lý tài sản nội ngành Tài chính theo mô hình tập trung đang gấp rút hoàn thiện và sẽ đưa vào triển khai trong năm 2017.

Page 14: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

14

4. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn an ninh thông tin:

Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính tiếp tục duy trì, nâng cấp, bổ sung, mở rộng các hạ tầng kỹ thuật đã thiết lập từ giai đoạn trước, đáp ứng mục tiêu đề ra. Cụ thể:

- Hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính: Tiếp tục duy trì mô hình Trung tâm miền/Trung tâm tỉnh và công nghệ MPLS/VPN; Trang bị mới, thay thế thiết bị hết khấu hao, nâng cấp thiết bị cho 2.246 đơn vị; Kết nối thêm 241 đơn vị trong ngành và 40 Bộ, ngành tham gia sử dụng TABMIS; Nâng cấp băng thông cho 1.907 đơn vị; Bổ sung kênh truyền dự phòng; Trang bị đảm bảo môi trường hoạt động 24/7 cho các Trung tâm miền, Trung tâm tỉnh. Tổng cộng, hệ thống hiện gồm 2.827 điểm kết nối và 5.067 kênh truyền. Hệ thống đáp ứng các chỉ tiêu về độ sẵn sàng quy định tại Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính ban hành theo Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ.

- Trung tâm dữ liệu: Hiện nay toàn ngành có 05 TTDL, trong đó có 02 TTDL do các đơn vị trực tiếp xây dựng, quản lý, vận hành và đặt tại trụ sở của các đơn vị là Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải quan, số còn lại (Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính) đang thực hiện thuê ngoài.

- Mạng nội bộ, Internet và trang thiết bị: 100% đơn vị cấp Trung ương, tỉnh, huyện có mạng nội bộ và kết nối Internet (trực tiếp hoặc gián tiếp). Mạng nội bộ của các đơn vị cấp Trung ương và các đơn vị lớn cấp tỉnh được thiết kế theo mô hình tiêu chuẩn, hiện đại, tốc độ cao. Mạng nội bộ của các đơn vị cấp tỉnh và huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị.

- Ngành đã đầu tư các máy chủ lớn phục vụ các ứng dụng tập trung quy mô toàn ngành và áp dụng công nghệ ảo hóa nhằm tối ưu hóa năng lực của máy chủ. Toàn ngành (không bao gồm các Sở Tài chính, phòng Tài chính Kế hoạch) có trên 5.300 máy chủ, 77.000 máy trạm (100% cán bộ nghiệp vụ được trang bị máy tính phục vụ công việc). Các thiết bị đều đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ theo quy định của Bộ.

- Để đảm bảo tính liên thông, đồng bộ dữ liệu nghiệp vụ tài chính Bộ Tài chính đã triển khai đề án trang bị hạ tầng CNTT đồng bộ cho các Sở Tài chính, các Phòng Tài chính. Đến hết năm 2011, Bộ Tài chính đã trang cấp cho các Sở Tài chính hệ thống mạng LAN, máy chủ, máy trạm, kết nối hạ tầng truyền thông, trang bị hệ thống các phần mềm, bước đầu đã giúp cho các Sở Tài chính khắc phục được các khó khăn về hạ tầng CNTT đảm bảo liên thông kết nối để trao đổi dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính cũng như công tác quản lý của địa phương. Hiện nay, việc hỗ trợ đang được Bộ Tài chính tập trung vào các hoạt động như: hỗ trợ duy trì kênh truyền, hỗ trợ trong lĩnh vực đảm bảo an toàn an ninh thông tin (duy trì bản quyền phần mềm phòng diệt virus, rà soát mã độc máy tính tại các Sở Tài chính, đào tạo kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ tin học của Sở) và hỗ trợ các ứng dụng do Bộ Tài chính triển khai (Ngân sách, Kế toán xã, kế toán hành chính sự nghiệp, chương trình quản lý tài sản...).

Page 15: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

15

- Về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: Trước năm 2010, đầu tư cho an toàn an ninh thông tin của ngành mới chỉ dừng ở mức kỹ thuật và trang bị rất cơ bản (tường lửa, hệ thống phòng diệt virus). Trong giai đoạn 2011-2015, lĩnh vực này đã được quan tâm một cách toàn diện và mạnh mẽ: Ban hành quy định áp dụng toàn ngành về đảm bảo an toàn thông tin; Tiêu chuẩn hóa các thiết bị an toàn thông tin chính yếu; Bước đầu triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin TCVN ISO/IEC 27001:2009; Thành lập các bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin; Triển khai thường xuyên các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ tin học, cán bộ nghiệp vụ; Củng cố các hệ thống kỹ thuật an toàn thông tin đã thiết lập và trang bị mới các giải pháp nâng cao (phát hiện và phòng chống tấn công, tường lửa ứng dụng, công cụ dò quét bảo mật...); Triển khai các sáng kiến trong việc kiểm soát truy cập Internet nhằm hạn chế tác nhân gây mất an toàn thông tin từ môi trường này.

- Hệ thống dự phòng: 100% các đơn vị cấp Trung ương và cấp tỉnh đã trang bị hệ thống sao lưu dữ liệu tập trung. Các hệ thống lớn đều được trang bị dự phòng tại chỗ và đảm bảo chế độ bảo hành, bảo trì thường xuyên. Trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa đã bắt đầu hoạt động xây dựng.

- Khai thác hạ tầng chứng thực chữ ký số: Trong giai đoạn 2011-2015, ngành Tài chính triển khai rất mạnh hoạt động ứng dụng chữ ký số, sử dụng triệt để hạ tầng của Ban Cơ yếu Chính phủ và dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc chuyển đổi hình thức giao tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính ở phạm vi toàn ngành.

5. Xây dựng môi trường pháp lý và xây dựng tổ chức, phát triển nguồn nhân lực CNTT-Thống kê:

(1) Về xây dựng môi trường pháp lý:

Để đảm bảo việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành được đồng bộ thống nhất, tuân thủ các quy định của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 về quản lý đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt Quyết định số 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011 ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Quyết định số 2738/QĐ-BTC ngày 22/12/2015 sửa đổi bổ sung Quyết định 2699/QĐ-BTC.

Đến nay, toàn ngành đã ban hành các quy định, quy chế áp dụng cho hoạt động ứng dụng CNTT tại các đơn vị, hệ thống theo các nhóm chính sách: hướng dẫn triển khai các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước (29 văn bản); quy trình, quy định về triển khai ứng dụng CNTT (88 văn bản); quy định về lĩnh vực thống kê, cơ sở dữ liệu (19 văn bản); giao dịch điện tử (11 văn bản) (chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Công tác đầu tư ứng dụng CNTT được tổ chức đảm bảo tuân thủ quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT, việc đầu tư, mua sắm ứng dụng CNTT được phân cấp tại Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 09/6/2012 và

Page 16: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

16

Quyết định 2442/QĐ-BTC ngày 11/9/2015 tạo sự chủ động cho các đơn vị trong triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, hiện đại hóa ngành.

Các văn bản, cơ chế chính sách góp phần tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị trong ngành Tài chính tổ chức thực hiện quản lý, triển khai ứng dụng CNTT đảm bảo tuân thủ các quy định Nhà nước và của ngành Tài chính.

(2)Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ứng dụng CNTT:

Thực hiện Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đã kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về CNTT, đảm bảo thực hiện được đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về CNTT như quy định tại Điều 46, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, đồng thời đáp ứng công tác triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo về kiến thức tin học cơ bản cho cán bộ nghiệp vụ được Bộ Tài chính quan tâm, chú trọng. Hàng năm, Bộ Tài chính thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kiến thức tin học cơ bản, các lớp tập huấn sử dụng các ứng dụng tác nghiệp, hướng dẫn khai thác CSDL cho cán bộ nghiệp vụ đảm bảo toàn bộ cán bộ có đủ kiến thức để sử dụng thành thạo các ứng dụng tác nghiệp phục vụ công tác chuyên môn.

Để đảm bảo tổ chức và vận hành các hệ thống lớn, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên sâu đã được quan tâm đúng mức. Các chương trình đào tạo được thiết kế và lựa chọn phù hợp với trình độ của từng đối tượng cán bộ, trang bị các kiến thức CNTT theo chuẩn quốc tế, nhiều cán bộ có chứng chỉ quốc tế chuyên viên quản trị mạng CCNA; 05 cán bộ có chứng chỉ quốc tế về chuyên gia quản trị mạng CCNP; 13 cán bộ có chứng chỉ quốc tế chuyên gia bảo mật CEH; 03 cán bộ có chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng Juniper; 04 cán bộ có chứng chỉ quốc tế MCSA, MCP; 25 cán bộ có chứng chỉ quốc tế về quản trị CSDL Oracle OCA, OCP và khoảng 27 cán bộ có chứng chỉ quốc tế quản trị dự án CNTT.

6. Về hỗ trợ triển khai ứng dụng CNTT tại các Sở Tài chính đảm bảo tính liên thông dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý của nghiệp vụ tài chính:

Sở Tài chính (STC) là một thành phần quan trọng trong triển khai ứng dụng CNTT của ngành Tài chính, cung cấp dữ liệu về các CSDL đặt tại Bộ Tài chính, khai thác các phần mềm chung của ngành thông qua hệ thống mạng HTTT thống nhất ngành Tài chính. Tuy nhiên, do điều kiện tại mỗi địa phương khác nhau nên việc đầu tư ứng dụng CNTT tại các STC không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nghiệp vụ tài chính. Để đảm bảo tính liên thông dữ liệu đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ quản lý tài chính, trong giai đoạn 2011-2016, Bộ Tài chính đã triển khai một số nội dung ứng dụng CNTT hỗ trợ các STC.

- Triển khai các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ cho các STC và Phòng Tài chính (PTC), góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính và tại địa phương: Phần mềm Quản lý ngân sách (QLNS) và TABMIS; Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa cơ

Page 17: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

17

quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính; CSDL thu chi ngân sách; Hệ thống Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước; phần mềm Quản lý giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ; phần mềm báo cáo thống kê; dịch vụ cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách trực tuyến mức độ 4.

- Hỗ trợ sử dụng chương trình Quản lý ngân sách, hỗ trợ nhận dữ liệu thu, chi ngân sách cho cơ các quan tài chính từ Trung ương xuống địa phương: năm 2013 hỗ trợ người sử dụng (NSD) chương trình QLNS, công tác tổng hợp quyết toán ngân sách (trực tiếp tại 30 STC và hỗ trợ từ xa cho 63 STC); năm 2016 Hỗ trợ chương trình Quản lý ngân sách 8.0 phục vụ trong công tác điều hành, quyết toán ngân sách trong 12 tháng (hỗ trợ trực tiếp cho 30 STC và Hỗ trợ từ xa cho 63 STC)

- Hỗ trợ trang bị hạ tầng kỹ thuật: xây dựng mạng nội bộ và kết nối mạng HTTT cho toàn bộ STC, PTC; trang bị hệ thống máy chủ cho STC, PTC phục vụ việc cài đặt triển khai ứng dụng QLNS và Hệ thống trao đổi thông tin thu NSNN (năm 2011 mua sắm trang thiết bị, dịch vụ công nghệ thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý tài chính của cơ quan tài chính địa phương và Bộ Tài chính cho 51STC);

- Đảm bảo an toàn an ninh thông tin các hệ thống kết nối với hệ thống của Bộ Tài chính: triển khai phần mềm phòng chống các mã độc hại cho máy chủ, máy trạm tại STC, PTC; Rà soát, củng cố bảo mật máy tính tại Sở Tài chính, phòng Tài chính – Kế hoạch (năm 2015 triển khai tại 30 STC )

- Hướng dẫn thành lập bộ phận chuyên trách về CNTT, thống kê: Tính đến hết năm 2016 đã có 41/63 Sở Tài chính đã thành lập Phòng Tin học và Thống kê.

- Đào tạo, tập huấn cán bộ tin học và thống kê của STC:

+ Năm 2012: Tổ chức đào tạo, tập huấn mạng căn bản, triển khai các phần mềm chuyên ngành của Bộ Tài chính, hỗ trợ cơ quan Tài chính địa phương chuyển đổi dữ liệu quản lý ngân sách, đồng bộ dữ liệu với Kho bạc Nhà nước cho 33 STC và 396 PTC.

+ Năm 2013: Cập nhật kiến thức quản trị hệ thống cho 63 Sở Tài chính (Đào tạo HTTT, Windows Server 2012, OfficeScan, Dịch vụ công, Quản lý dự án CNTT v.v…).

+ Từ năm 2012 đến năm2016 tổ chức05 lớp đào tạo tập huấn về thống kê cho 336 lượt học viên; Tập huấn, đào tạo chuyển giao phần mềm Báo cáo thống kê Sở Tài chính theo Thông tư số 15/2013/TT-BTC cho 62 STC với 148 học viên; Tập huấn Thông tư 185/2015/TT-BTC cho 63 STC.

III. Đánh giá chung kết quả thực hiện, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân hạn chế tồn tại:

1. Đánh giá chung

Công tác triển khai ứng dụng CNTT-Thống kê giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, ngành Tài chính đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu đã đề ra; ứng dụng CNTT là công cụ, nền tảng để tổ chức triển khai các nhiệm vụ chính trị

Page 18: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

18

của ngành, đóng góp chủ động và tích cực trong các chỉ số cạnh tranh; các hệ thống CNTT được điều chỉnh kịp thời theo chiến lược nghiệp vụ, tạo nền tảng tốt cho việc phát triển Chính phủ điện tử nói chung và Bộ Tài chính điện tử nói riêng, cụ thể:

(1) Đã hình thành và triển khai có hiệu quả một số hệ thống thông tin lớn, hiện đại, có tính đột phá trong lĩnh vực quản lý tài chính như: hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Hệ thống trao đổi dữ liệu thu nộp thuế giữa các cơ quan Thuế-Kho bạc-Hải quan-Tài chính, Hệ thống Đăng ký tài sản nhà nước; hệ thống Thông tin Quản lý nợ (DMFAS), hệ thống Hải quan điện tử và thực hiện cơ chế quản lý Hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa Hải quan,hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân, hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS),...

(2) Hoàn thành xây dựng và triển khai các CSDL trong lĩnh vực chứng khoán, hải quan, dự trữ nhà nước (CSDL Công ty đại chúng, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, người hành nghề chứng khoán, thanh tra chứng khoán; CSDL hàng hóa xuất nhập khẩu; CSDL vật tư hàng hoá, kho tàng dự trữ Nhà nước).

(3) Đã cải thiện một bước cơ bản về xây dựng môi trường pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị CNTT-Thống kê trong ngành, đồng thời hoàn thành tổ chức tốt công tác đào tạo, tập huấn qua đó nâng cao trình độ CNTT, thống kê của các cán bộ nghiệp vụ ngành Tài chính trong việc khai thác, sử dụng các ứng dụng CNTT và các khóa đào tạo chuyên sâu về CNTT, thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế gắn với tổ chức bộ máy, gắn với công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ CNTT, thống kê. Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm về CNTT, thống kê được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước.

Các thành công của ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính nói chung đã được ghi nhận cả trong và ngoài ngành Tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực Thuế và Hải Quan đã có quyết tâm và nỗ lực lớn để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ như triển khai ứng dụng CNTT hỗ trợ kê khai thuế, Hải quan điện tử đều vượt chỉ tiêu đề ra và được các Bộ, Ngành, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

Những nỗ lực trên đã được ghi nhận với kết quả Bộ Tài chính đứng đầu trong 04 năm liên tục (từ năm 2013 đến năm 2015 và năm 2016) về Chỉ số ứng dụng CNTT (ICT index) trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Một số tồn tại và hạn chế trong việc ứng dụng CNTT

Trong giai đoạn 2011- 2015 và năm 2016 việc triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính còn một số tồn tại như:

- Chưa có được một kiến trúc tổng thể về CNTT của toàn ngành, cũng như của từng đơn vị hệ thống. Một phần do đến nay Chính phủ cũng chưa có kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin chung của Chính phủ (đến năm 2015 mới chỉ có Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam), một phần Bộ Tài chính là một đơn vị đa ngành, đa lĩnh vực với nhiều nghiệp vụ phức tạp. Để xây dựng được một kiến trúc tổng thể về CNTT phải có một kiến trúc về nghiệp vụ rõ ràng.

Page 19: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

19

- Việc tổ chức triển khai các dự án CNTT mất nhiều thời gian, nhiều dự án kéo dài phải chuyển thực hiện sang giai đoạn sau.

- Nhiều nội dung trong ứng dụng nội bộ chưa thực sự tham gia trong các quy trình xử lý công việc do chưa được pháp lý hoá: việc tham gia ý kiến qua thư điện tử chỉ là một kênh tham khảo chưa được chính thức và vẫn phải sử dụng văn bản giấy...

- Các đơn vị tài chính địa phương (STC) vẫn là hệ thống có mức triển khai CNTT thấp nhất trong các hệ thống, từ đầu tư ứng dụng CNTT, nhân lực, đào tạo; đây cũng là mảng yếu nhất trong triển khai CNTT của ngành, nguy cơ lỗ hổng bảo mật cao trong các kết nối trao đổi dữ liệu của ngành tài chính.

- Việc phối hợp, đồng bộ trong trao đổi dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, khó khăn về cả pháp lý và nền tảng công nghệ, nguồn lực.

- Công tác thống kê tài chính mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ ban đầu là thu thập và tổng hợp số liệu theo phương pháp truyền thống, công tác ứng dụng CNTT vào lĩnh vực thống kê phân tích chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức lưu trữ các thông tin thống kê phục vụ quá trình quản lý, điều hành và hoạch định chính sách, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu về lĩnh vực tài chính còn phân tán, chưa áp dụng được các công nghệ, mô hình phân tích, dự báo hiện đại. Việc kết nối và trao đổi thông tin với các Bộ, ngành khác hầu như chỉ ở mức thông qua các thông tin đã được đăng tải trên trang web của Bộ.

3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại:

3.1 Nguyên nhân khách quan:

(1) Về cơ chế chính sách:

Trong giai đoạn 2011-2016, nhiều quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT được ban hành, đòi hỏi phải có thời gian để đầu tư hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tích luỹ kinh nghiệm triển khai.

Trong giai đoạn này việc triển khai ứng dụng CNTT thiếu hướng dẫn quy hoạch từ các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ trong việc xây dựng Kiến trúc tổng thể CNTT, CSDL, an toàn thông tin,.... Bên cạnh đó, việc các văn bản hướng dẫn chi tiết, các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật trong ứng dụng CNTT chưa được ban hành, hoặc chưa phù hợp, không khuyến khích các doanh nghiệp CNTT tham gia tư vấn, giám sát các dự án CNTT gây khó khăn cho công tác triển khai ứng dụng CNTT.

(2) Về sự thay đổi công nghệ:

Sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp, sản phẩm CNTT mới (xu hướng bùng nổ dữ liệu Big Data); ảo hóa, điện toán đám mây (Cloud computing); xu hướng tăng cường tính di động (Mobility), ...) trong giai đoạn này cũng tác động không nhỏ tới việc triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính. Do việc triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn này thực hiện theo mô hình tập trung, có tính tích hợp cao (các hệ thống ứng dụng CNTT TABMIS, PIT, TMS, VNACCS/VCIS, quản lý tài sản, quản lý cán bộ,…), khi nghiên cứu

Page 20: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

20

giải pháp ứng dụng CNTT cho các hệ thống này cần phải có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, thuyết minh sự phù hợp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quyết định lựa chọn giải pháp công nghệ và thời gian triển khai các dự án.

(3) Về hoạt động nghiệp vụ của ngành Tài chính:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, các chính sách, chế độ về nghiệp vụ tài chính thay đổi nhanh, thời gian kể từ khi ban hành văn bản đến khi văn bản có hiệu lực ngắn. Trong khi trình tự triển khai các hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT theo quy định hiện hành rất nhiều bước, nhiều thủ tục. Do đó phạm vi, nội dung việc xây dựng, nâng cấp và triển khai các ứng dụng CNTT cũng bị thay đổi theo dẫn đến việc chậm tiến độ.

Các yêu cầu cải cách hiện đại hoá nghiệp vụ, nâng cao các chỉ số về năng lực cạnh tranh trong giai đoạn vừa qua dẫn đến chính sách nghiệp vụ tài chính thường xuyên thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan. Sự thay đổi thường xuyên về cơ chế chính sách, hiệu lực của cơ chế chính sách thường áp dụng ngay trong thời gian ngắn sau khi ban hành, do đó với trình tự thủ tục như quy định thì không thể chỉnh sửa một các kịp thời hệ thống ứng dụng CNTT, để đưa chính sách vào cuộc sống.

3.2 Nguyên nhân chủ quan:

(1) Sự nhận thức chưa đồng bộ, chưa đầy đủ về vai trò CNTT để từ đó đưa vào thể chế hoá trong cơ chế điều hành hàng ngày tại các đơn vị.

(2) Sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT chưa tuân thủ theo hướng cơ chế, quy trình nghiệp vụ phải đi trước, phải chuẩn hoá theo hướng ứng dụng CNTT và hiệu lực của chính sách phải dành đủ thời gian để hoàn thành ứng dụng CNTT theo yêu cầu nghiệp vụ.

(3) Thiếu nguồn lực CNTT, thống kê chất lượng: Trình độ cán bộ CNTT, thống kê còn chưa đồng đều ở các cấp, đặc biệt tại địa phương cán bộ CNTT còn kiêm nhiệm. Thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực hoạch định chiến lược, định hướng phát triển CNTT và trong lĩnh vực quản trị, vận hành hệ thống CNTT lớn. Các cán bộ CNTT chưa được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời về các kiến thức, nghiệp vụ tài chính.

(4) Về đầu tư cho CNTT còn chưa liên tục, đồng bộ ở khối Sở Tài chính, Phòng Tài chính, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp dẫn việc đầu tư ứng dụng CNTT tại các đơn vị địa phương không đồng đều, làm giảm hiệu quả khai thác các ứng dụng của ngành tài chính và tạo rủi ro lớn về an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của ngành Tài chính mà khối đơn vị này tham gia sử dụng (Hạ tầng truyền thông, TABMIS,...).

4. Bài học kinh nghiệm.

Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 - 2016 như sau:

(1) Tăng cường tính chủ động trong công tác dự báo, bám sát và nắm bắt kịp thời xu hướng, định hướng về tình hình phát triển của ngành Tài chính, sự

Page 21: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

21

phát triển của CNTT để nâng cao tầm nhìn chiến lược trong xây dựng kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính.

(2) Tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, ngành, sự chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các đơn vị thuộc Bộ về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong công tác điều hành tài chính, ngân sách quốc gia.

(3) Đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng CNTT. Hệ thống CNTT hoạt động hiệu quả khi được kết nối thành công và vận hành ổn định bởi tất cả những bên tham gia vào hệ thống. Vì vậy, để đảm bảo triển khai thành công, ngành tài chính đã chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác tốt trong nội bộ cũng như với các Bộ, ngành liên quan.

Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cập nhật các văn bản mới ngay từ khi dự thảo; tăng cường trao đổi với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Tài chính; trực tiếp tham gia vào các dự thảo liên quan đến nghiệp vụ của các đơn vị để xác định nhanh, rõ bài toán cần triển khai.

(4) Trong việc quản lý, hỗ trợ và phát triển các dự án phần mềm cần đầu tư vào công tác xây dựng quy trình, áp dụng phương pháp quản lý dự án tiên tiến và sử dụng những công cụ quản lý hiện đại, khoa học của các hãng CNTT lớn trên thế giới nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí, thời gian.

(5) Chú trọng xây dựng môi trường pháp lý, cơ chế chính sách đầu tư ứng dụng CNTT và đảm bảo việc thực thi tuân thủ đúng các quy định.

(6) Công tác kiểm tra, đôn đốc và phối hợp triển khai công việc với các đơn vị CNTT trong ngành cũng cần được thực hiện thường xuyên để nắm bắt kịp thời các vướng mắc, khó khăn từ đó tìm biện pháp tháo gỡ khẩn trương và triển khai đồng bộ.

(7) Việc xây dựng bộ máy, độ ngũ cán bộ CNTT và thống kê cần quy hoạch rõ và đào tạo liên tục để cán bộ CNTT và thống kê trong ngành Tài chính có thể nắm vững các tiến bộ, ứng dụng mới cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý ứng dụng CNTT. Tập trung đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật đối với nhóm các cán bộ thực hiện việc quản trị, vận hành những hệ thống lớn, phức tạp.

(8) Công tác quản lý, điều hành triển khai ứng dụng CNTT, thống kê phải tập trung thống nhất từ Trung ương, có phân cấp để đảm bảo nhất quán mục tiêu, nội dung tiến độ.

Page 22: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

22

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT VÀ THỐNG KÊ

GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. Bối cảnh triển khai ứng dụng CNTT - Thống kê giai đoạn 2016-2020

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 36). Được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số quan điểm lớn của Chỉ thị 58, Nghị quyết 36 được Bộ Chính trị bổ sung, làm rõ thêm những quan điểm mới về ứng dụng và phát triển CNTT trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. CNTT đã được Đảng và Nhà nước xác định là công cụ hữu hiệu để thực hiện 3 đột phá chiến lược trong phát triển đất nước, là chìa khóa mở ra cánh cửa để dân tộc ta bước vào giai đoạn mới. Trong Nghị quyết 36, Bộ Chính trị đã khẳng định 4 quan điểm chính:

Thứ nhất, CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.

Thứ hai, ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển.

Thứ tư, đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển và bảo vệ đất nước, cần được đi trước một bước trên cơ sở quản lý tốt, tăng cường khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Với các quan điểm nêu trên, Nghị quyết 36 đã chỉ rõ mục tiêu phải đạt được thời gian tới, đó là: CNTT phải được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT.

Page 23: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

23

Trong các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình Internet, Nghị quyết 36 nêu rõ:

- Gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển CNTT với bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia; Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hạ tầng thông tin trọng yếu; Phát huy vai trò của các lực lượng bảo vệ an toàn, an ninh thông tin và bí mật nhà nước; Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng công an, quân đội, ngoại giao, cơ yếu, thông tin và truyền thông.

- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, máy tính và mạng máy tính của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước; Khuyến khích nhiều nhà sản xuất cùng tham gia phát triển, sáng tạo các sản phẩm, giải pháp an toàn, an ninh thông tin.

- Xây dựng tiềm lực về công nghệ, cơ sở vật chất và nhân lực đủ khả năng bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn mạng, an ninh thông tin; Tăng cường khả năng phòng, chống và ứng cứu các sự cố về an toàn, an ninh thông tin; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ, ngành địa phương, các cơ quan chuyên trách để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống phát sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị, ngày 15/04/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW. Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác Hệ thống Cổng thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Kế hoạch của Chính phủ sẽ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp…

Bên cạnh đó, từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó nhiều nội dung về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan cần được đẩy mạnh triển khai ứng dụng của CNTT.

Ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, theo đó đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và

Page 24: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

24

doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (cách mạng 4.0) đang là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới. Khẳng định cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, theo đó chỉ đạo từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ... để tận dụng tối đa lợi thế. Để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa lợi thế, giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương từ nay đến năm 2020 tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ thông tin - truyền thông trong phạm vi cả nước, bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp; thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục dạy nghề. Ngoài ra, xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác; xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời rà soát các sản phẩm, lựa chọn sản phẩm chủ lực,... phù hợp xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

II. Các định hướng về nghiệp vụ của ngành Tài chính và định hướng phát triển về ứng dụng CNTT:

1. Định hướng về nghiệp vụ

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, đồng thời đã ban hành Chiến lược thuế, kho bạc, hải quan, dữ trữ nhà nước, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, quản lý nợ công, theo đó định hướng nghiệp vụ tài chính đến năm 2020 trong các lĩnh vực như sau:

(1) Về lĩnh vực thu NSNN

- Hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước. Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Page 25: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

25

- Nghiên cứu sửa đổi các luật thuế (giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế) để tiếp tục thực hiện chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ,...; hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí, lệ phí, từng bước thực hiện chuyển các loại phí sang cơ chế giá dịch vụ và tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý thuế, khắc phục tình trạng gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng; cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

(2) Về lĩnh vực chi NSNN

- Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường cho đầu tư phát triển đặc biệt là đầu tư cho con người; Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đúng cam kết về nghĩa vụ trả nợ.

- Đổi mới hoạt động lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước: Nghiên cứu, tổ chức triển khai theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 đảm bảo tập trung thống nhất vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương; từng bước xóa bỏ tính lồng ghép của hệ thống ngân sách nhà nước; tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát.

- Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn; triển khai việc lập báo cáo tài chính nhà nước bao gồm: thông tin tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo tài chính-ngân sách.

(3) Về lĩnh vực quản lý giá

- Tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật giá. Bên cạnh đó có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường để có phương án điều hành phù hợp từng thời kỳ. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giá theo quy định tại Luật Giá và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Page 26: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

26

- Đánh giá, tổng kết và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý giá, đảm bảo tính thực thi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.

(4) Về quản lý tài sản công

- Quản lý, sử dụng tài sản công đất đai và các nguồn tài nguyên quốc gia theo cơ chế thị trường; đảm bảo quản lý và khai thác hiệu quả tài sản quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí; triển khai cơ chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

- Tách bạch cơ chế quản lý nhà nước đối với tài sản công với dịch vụ công về tài sản.

(5) Về quản lý dự trữ Nhà nước

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình nhiệm vụ thi hành Luật Dự trữ quốc gia.

- Tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, xây dựng cơ cấu danh mục mặt hàng hợp lý, phù hợp với nhu cầu xã hội; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật.

(6) Về phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

- Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trường tài chính.

- Tiếp tục hoàn hiện cấu trúc của thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phát sinh.

- Xây dựng cơ chế kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kết nối với thị trường tài chính khu vực.

- Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính (tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán, các hiệp hội nghề nghiệp). Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm; hoàn thiện mô hình doanh nghiệp kinh doanh xổ số, tăng cường kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng, trong đó có casino.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cung

Page 27: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

27

cấp an toàn cho xã hội; đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử.

(7) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính: Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng bình đẳng, minh bạch, khả thi, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, chi ngân sách nhà nước và các thủ tục hành chính trong việc cung cấp dịch vụ công khác thuộc khu vực thị trường tài chính.

- Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng CNTT: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn trong ngành Tài chính; tích hợp và đồng bộ các hệ thống thông tin tài chính; Cơ bản hình thành việc xây dựng CSDL tài chính quốc gia và xây dựng các CSDL chuyên ngành; thiết lập hệ thống thông tin, quản lý và tăng cường khai thác hiệu qủa các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Hoàn thành việc xây dựng nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ công điện tử ngành Tài chính.

Trong giai đoạn 2016-2020, một số chính sách nghiệp vụ đã có sự thay đổi như: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017; Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017; Luật Quản lý Tài sản công (trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2017); Luật Quản lý nợ công (đang trình Chính phủ).

2. Định hướng về ứng dụng CNTT

(1) Định hướng triển khai CNTT của Chính phủ

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã quy định việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải tập trung vào các nội dung công khai minh bạch thông tin trên môi trường mạng; số hoá, lưu trữ, chia sẻ thông tin số; tăng cường sử dụng văn bản điện tử và đảm bảo an ninh an toàn thông tin.

Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ

Page 28: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

28

chức xã hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đặt ra mục tiêu: “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của LHQ. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng” và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Trong năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền, gửi các mẫu văn bản và được xác nhận qua mạng điện tử cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; việc trao đổi thông tin (hỏi – đáp, hỗ trợ thực hiện, cập nhật tình hình xử lý…) trong quá trình cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng điện tử; việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).

- Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 như nêu trên và mọi giao dịch trong quá trình cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng điện tử, cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) qua mạng điện tử; việc trả kết quả có thể được thực hiện qua mạng điện tử, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

- Cải cách toàn diện cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2016, nằm trong Nhóm 4 và năm 2017 nằm trong Nhóm 3 quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của LHQ.

(2) Định hướng triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính đến 2020

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược Tài chính và thực hiện theo định hướng triển khai ứng dụng CNTT của Chính phủ, việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính giai đoạn tới đã đề ra một số nội dung trọng điểm, cụ thể là:

- Tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trên cơ sở chuẩn hóa thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính. Áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ dịch vụ qua các thiết bị công nghệ tích hợp (điện thoại thông minh, công nghệ nghe nhìn, đa phương tiện).

- Tập trung vào mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo; cung cấp thông tin đa chiều, hỗ trợ

Page 29: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

29

phân tích, thống kê, dự báo: xây dựng các kho dữ liệu chuẩn theo công nghệ hiện đại, áp dụng công cụ khai thác thông tin đa chiều (BI).

- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện theo yêu cầu để phát huy hiệu quả các hệ thống lớn, hợp nhất toàn ngành: hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp (TABMIS), quản lý thuế tập trung (TMS), hệ thống tự động hóa thủ tục Hải quan và Hải quan một cửa Quốc gia (VNACCS/VCIS). Từng bước ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý tài chính (giá, công sản, doanh nghiệp, bảo hiểm,...) theo lộ trình cải cách và hiện đại hóa của các đơn vị chuyên môn.

- Xu hướng ứng dụng liên kết nhiều nghiệp vụ, trong phạm vi cấp Tổng cục, cấp Bộ, ngành và liên kết đa ngành. Chuyển dần từ các ứng dụng phân tán (tới cấp Chi cục hoặc cấp Cục) sang mô hình xử lý tập trung, với việc áp dụng các phần mềm doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Áp dụng từng bước các công nghệ mới hiện nay như ảo hóa, điện toán đám mây để đảm bảo hiệu suất đầu tư cao.

- Chuyển đổi phương thức đầu tư theo hình thức công tư (PPP, BTO), chuyên môn hóa; tăng cường thuê ngoài (outsourcing) dịch vụ CNTT theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thuê dịch vụ CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước.

III. Kế hoạch ứng dụng CNTT và Thống kê ngành Tài chính giai đoạn 2016-2020

Việc lập kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 của ngành Tài chính được căn cứ vào định hướng phát triển CNTT của Chính phủ, và yêu cầu chiến lược phát triển của ngành Tài chính, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

(1) Xây dựng các dịch vụ công tài chính (mức 3 và mức 4) phục vụ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; tăng cường chia sẻ thông tin, nội dung số đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin tài chính cho người dân và toàn xã hội, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

(2) Xây dựng các hệ thống ứng dụng cốt lõi và Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo công nghệ hiện đại phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành của các cấp trong ngành Tài chính.

(3) Xây dựng, khai thác, sử dụng hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ ngành Tài chính, ưu tiên các ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng suất hiệu quả công việc.

(4) Hiện đại hóa hạ tầng CNTT trong ngành theo các công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu triển khai trong từng giai đoạn.

(5) Đảm bảo an ninh an toàn cho hoạt động của các hệ thống thông tin ngành Tài chính trên các phương diện: thể chế, phương án kỹ thuật và quản lý vận hành.

Page 30: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

30

(6) Đổi mới công tác quản lý đầu tư, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực CNTT ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện đại hóa ngành.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp và các đơn vị có quan hệ với ngân sách.

(1) Cổng thông tin điện tử ngành Tài chính đảm bảo kết nối với Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hình thành đầy đủ Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

(2) 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3, trong đó 30% đạt mức độ 4 thông qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó:

+ Rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4. Kết nối với các Bộ, ngành thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối với các nước thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.

+ 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4.

+ Tối thiểu 90% số người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính sách, thủ tục hành chính thuế; 95% doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% doanh nghiệp nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuế được nộp và trả kết quả qua mạng; 80% cá nhân kinh doanh nộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xã hội hóa dịch vụ thu hộ.

(3) Mở rộng chia sẻ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử với các Bộ, ngành, địa phương; tổ chức cung cấp dịch vụ dữ liệu điện tử cho cơ quan nhà nước và xã hội theo quy định.

b) Ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động nghiệp vụ quản lý tài chính và xây dựng CSDL Quốc gia về tài chính.

(4) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý chuyên môn theo hướng đồng bộ, thống nhất, trong đó tập trung xây dựng triển khai các hệ thống nghiệp vụ chính.

(5) Hoàn thiện chính sách pháp luật trong công tác quản lý, vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.

(6) Hệ thống dữ liệu về tài chính được quản lý thống nhất, tập trung từ trung ương đến địa phương.

(7) Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu tổng hợp đặt tại Bộ Tài chính, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính.

Page 31: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

31

c) Ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động nội bộ ngành Tài chính.

(8) 100% các văn bản không mật trình Bộ dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).

(9) 80% văn bản không mật trao đổi giữa các đơn vị trong ngành Tài chính dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

(10) 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Thiết lập mã định danh duy nhất về công chức, viên chức ngành Tài chính.

(11) 100% dữ liệu tài sản của ngành Tài chính được cập nhật, quản lý và lưu trữ tập trung tại Bộ Tài chính.

(12) Hoàn thành xây dựng môi trường làm việc điện tử trên cơ sở nâng cấp, mở rộng Trang điện tử Bộ Tài chính tích hợp với hệ thống ứng dụng hạ tầng.

(13) Hoàn thành triển khai ứng dụng Kế toán nội bộ tại các đơn vị, hệ thống trong ngành.

d) Mục tiêu hoàn thiện hạ tầng công nghệ.

(14) Hệ thống hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành được duy trì ổn định, an toàn.

(15) Các ứng dụng cốt lõi có hệ thống dự phòng.

(16) Hạ tầng kỹ thuật CNTT ngành Tài chính được nâng cấp, phát triển, chuẩn hóa, áp dụng công nghệ mới hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống ứng dụng của ngành.

(17) Hỗ trợ nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ triển khai các ứng dụng của Bộ Tài chính cho Sở Tài chính các tỉnh, thành phố.

(18) Đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống ứng dụng trong và ngoài ngành được quản lý, giám sát thống nhất, đồng bộ.

(19) Bảo đảm triển khai các hệ thống CNTT của ngành Tài chính có bản quyền theo quy định của pháp luật.

đ) An toàn thông tin.

(20) Hoàn thiện các văn bản quy định, tiêu chuẩn về an toàn thông tin trong ngành Tài chính.

(21) Đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống thất thoát dữ liệu, chủ động phát hiện và phòng chống các loại hình tấn công vào các hệ thống ứng dụng CNTT của ngành Tài chính.

e) Tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực về quản lý CNTT.

(22) 100% công chức, viên chức nghiệp vụ được đào tạo sử dụng các ứng dụng CNTT phục vụ nghiệp vụ theo vị trí công việc được phân công và chương trình nghiệp vụ được sử dụng.

Page 32: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

32

(23) 100% công chức, viên chức làm công tác CNTT được đào tạo bổ sung kiến thức để quản lý, quản trị, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành Tài chính.

(24) Tiếp tục kiện toàn tổ chức, chức năng nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu mới trong việc quản lý, duy trì và phát triển hệ thống thông tin ngành Tài chính giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo.

IV. Các nhiệm vụ ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020

1. Hoàn thiện mô hình kiến trúc CNTT ngành Tài chính

Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính tiếp tục kế thừa mô hình hệ thống đã được xây dựng trong các giai đoạn trước và hoàn thiện mô hình kiến trúc phù hợp với định hướng phát triển của ngành và khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Mô hình tổng quan như sau:

Page 33: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

33

Các thành phần chính của mô hình gồm:

(1) Đối tượng phục vụ được tổ chức theo 2 nhóm gồm: nhóm đối tượng bên ngoài ngành (người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước); nhóm đối tượng bên trong ngành (cán bộ công chức viên chức nội ngành Tài chính).

(2) Các dịch vụ hành chính công, cung cấp dịch vụ, trao đổi thông tin phục vụ các đối tượng, gồm: Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công, hệ thống trao đổi thông tin bên ngoài; Cổng/Trang thông tin nội bộ và Hệ thống trao đổi thông tin nội bộ (phục vụ các đối tượng bên trong ngành).

(3) Hệ thống dịch vụ chia sẻ tích hợp: gồm các trục tích hợp dữ liệu bên ngoài và trục tích hợp dữ liệu nội bộ để thực hiện việc quản lý, giám sát, trao đổi thông điệp dữ liệu giữa các hệ thống ứng dụng với nhau. Tùy theo yêu cầu có thể tổ chức dịch vụ chia sẻ tích hợp phục vụ trao đổi thông tin trong và ngoài ngành theo các hệ thống riêng biệt.

(4) Hệ thống các ứng dụng gồm: Các ứng dụng phục chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng phục vụ hoạt động nội bộ của các đơn vị được xây dựng, nâng cấp và triển khai theo nhu cầu quản lý theo hướng tập trung, thống nhất.

(5) Các dịch vụ hạ tầng: đảm bảo cho hoạt động của các hệ thống ứng dụng được tổ chức theo kiến trúc hướng dịch vụ, ảo hóa, đám mây, để đảm bảo thống nhất và linh hoạt trong sử dụng, khai thác tài nguyên.

(6) An toàn thông tin: là thành phần xuyên suốt, bảo đảm an ninh, an toàn cho toàn bộ các hệ thống CNTT.

(7) Hạ tầng kỹ thuật: gồm hệ thống trang thiết bị, kênh truyền, trung tâm dữ liệu.

(8) Hỗ trợ/Quản lý giám sát chất lượng dịch vụ: là thành phần xuyên suốt thực hiện mục tiêu hỗ trợ người sử dụng; giám sát chất lượng dịch vụ.

2. Phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Duy trì, vận hành và phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ thành một hệ thống hiện đại, liên kết chặt chẽ, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ công đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 và tiếp xây dựng mới, triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các lĩnh vực: khai báo hải quan và thông quan hàng hóa, khai báo phương tiện vận tải đường biển, đường không, thanh toán thuế, phí và lệ phí, miễn giảm hoàn thuế và cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh triển khai hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.

- Kết nối với Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tích hợp triển khai tất cả các dịch vụ công trực tuyến của ngành Tài chính trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình của Chính phủ.

Page 34: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

34

- Duy trì và phát triển hệ thống thanh toán điện tử với các ngân hàng.

- Xây dựng, phát triển hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu kết nối với các Bộ, ngành, địa phương.

- Xây dựng và triển khai các dịch vụ cung cấp thông tin dữ liệu điện tử nhằm đa dạng hóa các kênh thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, triển khai giải pháp tích hợp để thực hiện đấu thầu qua mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn và xây dựng CSDL Quốc gia về tài chính

a) Ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.

- Duy trì, nâng cấp các hệ thống ứng dụng CNTT hiện tại đảm bảo hoạt động ổn định, phù hợp với điều chỉnh về chính sách nghiệp vụ.

- Tập trung xây dựng mới các hệ thống ứng dụng CNTT cốt lõi trong các lĩnh vực Thuế, Kho bạc, Hải quan, Chứng khoán, Dự trữ:

+ Xây dựng và triển khai hệ thống Tổng kế toán Nhà nước.

+ Xây dựng và triển khai hệ thống Tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước.

+ Mở rộng Cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN.

+ Xây dựng hệ thống quản lý hàng hóa tại cảng biển.

+ Xây dựng phân hệ thực hiện thủ tục quá cảnh.

+ Nâng cấp hệ thống Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Nâng cấp hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử ngành Hải quan mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

+ Nâng cấp và triển khai mở rộng hệ thống Quản lý Hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế.

+ Nâng cấp kiến trúc và triển khai ứng dụng đáp ứng nghiệp vụ phân tích rủi ro trong quản lý thuế.

+ Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh.

+ Xây dựng hệ thống Quản lý nghiệp vụ Dự trữ Quốc gia.

+ Hệ thống quản lý giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Triển khai các hệ thống quản lý trao đổi thông tin nội bộ ngành Tài chính theo nguyên tắc thống nhất đầu mối cung cấp thông tin, nhất quán dữ liệu điện tử giữa các cơ quan tài chính.

b) Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.

Page 35: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

35

- Xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính với các nội dung: xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và văn bản pháp lý thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính như: (1) Quản lý Ngân sách Nhà nước; (2) Quản lý Thuế, phí và lệ phí; (3) Quản lý Quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước; (4) Quản lý Dự trữ quốc gia; (5) Quản lý Tài sản Nhà nước; (6) Quản lý Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; (7) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế; (8) Quản lý Chứng khoán và thị trường chứng khoán; (9) Quản lý Bảo hiểm; (10) Quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính; (11) Quản lý Hải quan;(12) Quản lý Giá.

- Xây dựng và ban hành chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hệ thống, trao đổi, báo cáo, tích hợp dữ liệu, trong đó xác định rõ đối tượng, nội dung áp dụng đối với từng chuẩn, quy chuẩn, theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng các cơ sở dữ liệu sẵn có.

- Duy trì, nâng cấp và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã xây dựng.

- Xây dựng mới cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo hướng chỉ xây dựng đối với các lĩnh vực đã xác định nguồn dữ liệu đầu vào, nội dung nghiệp vụ phải cung cấp:

+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính (Cơ sở dữ liệu tổng hợp, trước mắt tập trung cho các hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính).

+ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Dự trữ, Chứng khoán.

+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Giá.

4. Phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành Tài chính

- Nâng cấp, mở rộng Trang điện tử nội bộ Bộ Tài chính tích hợp với hệ thống ứng dụng hạ tầng: hệ quản trị người dùng, hệ thống thư điện tử, công cụ văn phòng; tích hợp các ứng dụng nội bộ, phần mềm nghiệp vụ tại mỗi đơn vị, hình thành môi trường nhất quán cho người sử dụng khi tương tác với các hệ thống CNTT.

- Triển khai mở rộng chương trình Quản lý văn bản và điều hành cho toàn ngành Tài chính; đảm bảo tích hợp trao đổi thông tin dữ liệu, kết nối với các Bộ, ngành, địa phương theo hướng dẫn của Chính phủ.

- Xây dựng Hệ thống thông tin thống kê tài chính.

- Nâng cấp hệ thống Trung tâm trao đổi thông tin thu ngân sách nhà nước tại Bộ Tài chính.

Page 36: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

36

- Xây dựng hệ thống quản lý cán bộ tập trung toàn ngành Tài chính bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng Hệ thống thông tin Quản lý tài sản nội ngành theo mô hình tập trung.

- Hoàn thành triển khai ứng dụng Kế toán nội bộ trên cơ sở ứng dụng Kế toán nội bộ của Kho bạc Nhà nước cho các đơn vị, hệ thống trong ngành.

5. Hạ tầng kỹ thuật

a) Về hạ tầng kỹ thuật.

- Duy trì vận hành hạ tầng truyền thông: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính đảm bảo tính sẵn sàng của đường truyền, đáp ứng yêu cầu triển khai các bài toán nghiệp vụ của ngành, yêu cầu của công tác quản lý, điều hành và trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị thuộc Bộ và nội bộ của từng đơn vị.

- Xây dựng phương án chuyển đổi mô hình quản trị Trung tâm tỉnh theo hướng thuê dịch vụ.

- Hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác hiệu quả trung tâm dữ liệu chính của Bộ Tài chính tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

- Thiết lập Trung tâm dữ liệu dự phòng của Bộ Tài chính.

- Hoàn thiện mô hình kiến trúc CNTT ngành Tài chính.

- Trang bị tập trung bản quyền phần mềm, dịch vụ hỗ trợ các sản phẩm phần mềm có quy mô triển khai toàn ngành (Oracle, Microsoft,...).

- Hạ tầng thiết bị:

+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT theo hướng sử dụng các công nghệ mới (ảo hóa, điện toán đám mây) tập trung năng lực xử lý cho các hệ thống cốt lõi, sử dụng tối ưu tài nguyên, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

+ Đầu tư, thay thế các trang thiết bị, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, dịch vụ hỗ trợ CNTT, đảm bảo tăng cường năng lực và tính sẵn sàng của các hệ thống CNTT ngành Tài chính hoạt động ổn định, thông suốt.

+ Xây dựng, triển khai hệ thống lưu trữ, dự phòng thảm họa cho các hệ thống ứng dụng cốt lõi.

- Xây dựng đề án trình Bộ phê duyệt về triển khai hạ tầng kỹ thuật CNTT cho các Sở Tài chính để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi triển khai các hệ thống ứng dụng của Bộ Tài chính cho các đơn vị tài chính địa phương.

- Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dịch vụ trao đổi thông tin để chuẩn hóa dữ liệu cung cấp; quản lý, giám sát quá trình gửi, nhận thông tin giữa các hệ thống bên trong và bên ngoài.

b) Về quản trị, vận hành hệ thống CNTT.

Xây dựng các quy trình phục vụ công tác quản trị, vận hành các hệ thống CNTT trong ngành Tài chính.

Page 37: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

37

6.Về an toàn thông tin

- Xây dựng, cập nhật các quy chuẩn, chính sách chung về an toàn thông tin trong ngành Tài chính; hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định chung về an toàn thông tin.

- Đầu tư, duy trì, nâng cấp các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin.

- Tích hợp chữ ký số vào hệ thống quản lý văn bản điều hành, các dịch vụ công, hệ thống báo cáo thống kê, các ứng dụng nghiệp vụ, hệ thống thư điện tử có yêu cầu tính toàn vẹn và bảo mật cao.

- Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp mã hóa nhằm bảo vệ bí mật nhà nước.

- Định kỳ hàng năm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin.

- Xây dựng và diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin tại cơ quan Bộ và các đơn vị hệ thống thuộc Bộ.

7. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

- Tổ chức triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ đào tạo, triển khai, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT của ngành Tài chính.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT, thống kê ngành Tài chính theo hướng chuyên môn hóa, theo chuẩn mực quốc tế.

- Tổ chức kiện toàn chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý CNTT của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ phù hợp với yêu cầu quản lý giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tiếp cận công nghệ mới.

V. Giải pháp

1. Tăng cường thuê dịch vụ để triển khai ứng dụng CNTT

- Ưu tiên lựa chọn hình thức thuê dịch vụ để triển khai ứng dụng CNTT trong Bộ Tài chính trên cơ sở nhu cầu, điều kiện nguồn lực thực tế và tính hiệu quả giữa việc thuê dịch vụ so với đầu tư, xây dựng, vận hành các hệ thống CNTT.

2. Giải pháp tài chính

- Huy động các nguồn lực để đảm bảo cho triển khai các đề án, dự án ứng dụng CNTT với quan điểm đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển.

- Thí điểm áp dụng cơ chế kết hợp Bộ Tài chính - Doanh nghiệp trong việc cung cấp một số dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3. Giải pháp về quản lý, triển khai CNTT

- Gắn việc hoàn thiện cơ chế chính sách, chuẩn hóa nghiệp vụ với việc xây dựng chương trình, đề án, dự án ứng dụng CNTT đảm bảo các nghiệp vụ của ngành Tài chính phải được triển khai ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính sách tài chính.

Page 38: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

38

- Đầu tư trọng điểm, tập trung, ưu tiên triển khai các hệ thống CNTT phục vụ cải cách hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 với chương trình cải cách hành chính.

- Hiện đại hóa các hệ thống thông tin của ngành Tài chính phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến như: xu hướng bùng nổ dữ liệu (Big Data); xu hướng ảo hóa (Cloud computing); xu hướng tăng cường tính di động (Mobility); xu hướng định danh mọi thứ trên Internet (Internet of things); xu hướng áp dụng nền tảng công nghệ S.M.A.C với sự kết hợp chặt chẽ của 4 yếu tố: Social (xã hội), Mobility (di động), Analytics (phân tích dữ liệu lớn) và Cloud (điện toán đám mây).

- Xây dựng, công bố các quy định kỹ thuật về dữ liệu, chuẩn, giao diện,... để hỗ trợ việc kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin của ngành Tài chính theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 31/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương tới địa phương.

4. Giám sát, đánh giá

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời, đảm bảo việc triển khai kế hoạch CNTT đúng thời gian, tiến độ đáp ứng yêu cầu quản lý. Đưa tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT vào các phong trào thi đua, bình xét khen thưởng.

- Xây dựng các phương pháp đánh giá khoa học về ứng dụng CNTT phù hợp điều kiện thực tế tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính và theo chuẩn mực quốc tế.

5. Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực

Thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó tập trung vào các nội dung:

- Đào tạo nhận thức về CNTT cho lãnh đạo các cấp và cán bộ, công chức trong ngành.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ của Bộ Tài chính.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý CNTT cho giám đốc CNTT, phụ trách cấp phòng về CNTT của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên trách CNTT và thống kê phù hợp với từng giai đoạn và từng lĩnh vực nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc.

- Hoàn thiện quy trình tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm và bố trí cán bộ phù hợp với thực tế quản lý CNTT và thống kê.

Page 39: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

39

6. Bảo đảm môi trường pháp lý

- Chủ động bám sát quá trình xây dựng các văn bản quy định về CNTT và thống kê của Bộ quản lý chuyên ngành để cung cấp, trao đổi, hướng dẫn kịp thời, thống nhất trong triển khai ứng dụng CNTT và thống kê của ngành Tài chính. Đảm bảo triển khai CNTT và thống kê của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của Nhà nước.

7. Học tập kinh nghiệm quốc tế

- Triển khai các hoạt động tìm hiểu thực tế mô hình phát triển Chính phủ điện tử thành công tại các nước.

- Tranh thủ kinh nghiệm của các chuyên gia, nguồn lực của các hãng, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, thảo luận về ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong xây dựng và triển khai các hệ thống CNTT của ngành.

VI. Kế hoạch chi tiết năm 2017-2018:

1. Mục tiêu:

Tiếp tục xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống CNTT và thống kê tài chính đồng bộ, thống nhất, gắn liền với các nhiệm vụ chính trị được giao của ngành Tài chính, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu điều hành nền tài chính quốc gia của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

(1) Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, đẩy mạnh việc hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý đầu tư CNTT, góp phần hình thành nên môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong ngành Tài chính.

(2) Tổ chức triển khai các dự án lớn, trọng điểm toàn ngành đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian thực hiện. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất các giải pháp công nghệ phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ.

(3) Phát triển hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, thống nhất, gắn liền với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tiền tệ của Nhà nước, phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về Thống kê tài chính Chính phủ nhằm thu thập đầy đủ thông tin thống kê tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu về phân tích, đánh giá, hoạch định và điều chỉnh chính sách trong quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê tài chính của các tổ chức, cá nhân khác.

(4) Tiếp tục ổn định tổ chức, bộ máy, nhân sự CNTT và thống kê tại các đơn vị thuộc Bộ, từng bước xây dựng nguồn nhân lực có đủ kỹ năng tiếp nhận quản trị, vận hành các hệ thống lớn và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2017-2018:

2.1. Triển khai Chính phủ điện tử:

- Xây dựng và triển khai 100% các dịch vụ công mức độ 3 được cung cấp trực tuyến thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, Cổng thông tin điện tử

Page 40: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

40

của các đơn vị hệ thống thuộc Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Xây dựng, triển khai ứng dụng cung cấp dịch vụ công mức độ 3 và tích hợp lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, từng bước tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình của Chính phủ.

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt tỷ lệ 95% khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và hoàn thuế; thời gian thực hiện thủ tục về thuế đối với doanh nghiệp, thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) được rút ngắn xuống còn dưới 119 giờ/năm và đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4. Triển khai thực hiện đề án hoá đơn điện tử có mã xác thực

- Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS), bảo đảm vận hành ổn định, bền vững; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử, triển khai mở rộng cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

2.2. Về công tác triển khai nhiệm vụ đầu tư ứng dụng CNTT, Thống kê:

Việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT, thống kê năm 2017, 2018 toàn ngành tài chính tập trung theo các mảng chính sau:

(1) Triển khai các dự án, phần mềm dùng chung trong ngành tài chính

- Dự án Nâng cấp phần mềm Quản lý tài sản nội ngành tài chính theo mô hình tập trung;

- Dự án xây dựng Hệ thống thông tin quản lý cán bộ Bộ Tài chính theo mô hình tập trung;

- Dự án Nâng cấp hệ thống Trung tâm trao đổi thông tin thu NSNN tại Bộ Tài chính;

- Dự án Nâng cấp phần mềm cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách;

- Dự án Xây dựng chương trình quản lý kiểm soát chi đầu tư trên mạng diện rộng ngành Tài chính (Chương trình ĐTTC);

- Dự án Xây dựng và triển khai hệ thống Tổng kế toán Nhà nước;

- Triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Tài chính: trong đó tập trung triển khai các dự án:

+ Dự án Nâng cấp Kho dữ liệu thu chi ngân sách nhà nước;

+ Dự án Xây dựng CSDL quốc gia về Giá giai đoạn 1;

+ Dự án xây dựng CSDL Danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính;

+ Dự án xây dựng CSDL tổng hợp về Tài chính;

- Triển khai nâng cấp ứng dụng QLNS 8.0, Nâng cấp hệ thống CSDL danh mục dùng chung ngành Tài chính lên phiên bản 5,0 đáp ứng thay đổi mục lục ngân sách nhà nước;

Page 41: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

41

- Nâng cấp trục tích hợp trao đổi văn bản điện tử ngành tài chính theo Thông tư số 10/TT-TTTT.

(2) Triển khai các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh an toàn thông tin

- Duy trì, vận hành ổn định kênh truyền hạ tầng truyền thông giai đoạn 2016-2019.

- Tiếp tục tăng cường hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị triển khai hệ thống các chương trình ứng dụng, đáp ứng cơ bản yêu cầu trao đổi, xử lý tập trung, đảm bảo an ninh an toàn thông tin các hệ thống ứng dụng theo hướng quản lý tập trung, xử lý trực tuyến.

- Tiếp tục củng cố, duy trì các hệ thống kỹ thuật an toàn thông tin đã trang bị; Nâng cấp, trang bị bổ sung các giải pháp nâng cao (phòng, chống tấn công có chủ đích; chống thất thoát dữ liệu; giám sát an toàn thông tin mạng...).

- Tăng cường, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT, bản quyền phần mềm Oracle và Microsoft đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng toàn ngành.

- Cập nhật các quy định về an toàn thông tin của ngành theo Luật an toàn thông tin mạng và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật; tổ chức triển khai các Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thông tin.

- Thành lập các tổ chức về ứng cứu sự cố theo quy định của Nhà nước; triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

- Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định của Nhà nước,

(3) Triển khai, duy trì vận hành các hệ thống thông tin tác nghiệp

- Tiếp tục triển khai, vận hành các hệ thống, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đáp ứng yêu cầu nghiệp của các đơn vị và đảm bảo triển khai theo yêu cầu của Mục lục NNSN mới ban hành theo yêu cầu quản lý của Luật NSNN năm 2015.

- Xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế theo đúng thời gian quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế tập trung thống nhất toàn quốc đối với hộ, cá nhân kinh doanh.

(4) Triển khai công tác thống kê:

- Thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

- Thực hiện thu thập, tổng hợp chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, cấp Bộ, ngành.

- Thực hiện phổ biến thông tin thống kê theo quy định tại Luật Thống kê và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP; Tiếp tục thực hiện công bố thông tin thống kê tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê tài chính hàng năm, Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính; Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê Hải Quan, Cuốn sách Tài chính Việt Nam, Bản tin nợ công và các ấn phẩm khác của công tác thống kê tài chính.

Page 42: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

42

- Phối hợp triển khai chương trình điều tra thống kê quốc gia theo quy định tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Về công tác triển khai cho các Sở Tài chính

2.3.1. Những nội dung Bộ Tài chính triển khai:

(1) Về ứng dụng, dịch vụ:

- Triển khai nâng cấp ứng dụng quản lý ngân sách 8.0.

- Nghiên cứu nâng cấp ứng dụng Quản lý ngân sách theo mô hình tập trung theo công nghệ ba lớp đảm bảo hiệu quả khai thác, an toàn bảo mật, đáp ứng các thay đổi về nghiệp vụ đến 2020 (Dự kiến nội dung này Cục THTK sẽ báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT, nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với cơ quan tài chính địa phương).

- Nâng cấp, triển khai hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế tại cơ quan tài chính.

- Xây dựng, triển khai phần mềm tổng quyết toán ngân sách nhà nước theo mô hình tập trung.

- Xây dựng, triển khai ứng dụng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng diện rộng.

- Nâng cấp, triển khai nâng cấp ứng dụng quản lý đăng ký tài sản Nhà nước.

- Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin thống kê tài chính.

- Xây dựng, triển khai CSDL Quốc gia về tài sản công, CSDL quốc gia giá, CSDL thống nhất về quản lý nợ tại các địa phương.

- Nâng cấp, triển khai cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách Nhà nước.

- Xây dựng, triển khai cơ cở dữ liệu quốc gia về tài chính theo mô hình CSDL tổng hợp đặt tại Bộ Tài chính, các CSDL chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính.

(2) Về hạ tầng kỹ thuật CNTT:

Triển khai hệ thống bảo mật cho STC nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống toàn ngành Tài chính, bao gồm: cung cấp, triển khai Firewall (có tính năng IPS, DDOS) tại kết nối từ STC, PTC vào HTTT ngành Tài chính (Dự kiến Cục THTK sẽ báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT đồng bộ giữa Bộ Tài chính và cơ quan tài chính địa phương).

(3) Về đào tạo:

- Đào tạo, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ sử dụng, khai thác, vận hành hệ thống TABMIS.

- Đào tạo về quản trị máy chủ, hệ thống mạng và CSDL,bảo mật liên quan đến ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật của ngành Tài chính (Dự kiến Cục THTK sẽ

Page 43: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

43

báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT đồng bộ giữa Bộ Tài chính và cơ quan tài chính địa phương).

2.3.2. Những nội dung Sở Tài chính triển khai:

(1) Về ứng dụng, dịch vụ:

- Nâng cấp, duy trì Cổng/Trang thông tin điện tử của STC.

- Xây dựng, triển khai các dịch vụ công tối thiểu mức 3 liên quan đến nghiệp vụ của STC.

- Xây dựng, triển khai các ứng dụng phục vụ yêu cầu quản lý tài chính riêng của địa phương như: quản lý công trình đầu tư cấp xã, CSDL tích hợp về tài chính, tài sản, đầu tư trên địa bàn (phục vụ cho khai thác chung của các đơn vị trên địa bàn gồm cả UBND và các Sở, ban ngành khác),...

- Triển khai phần mềm kế toán ngân sách và tài chính cấp xã, kế toán hành chính sự nghiệp.

- Xây dựng, triển khai các phần mềm phục vụ công tác quản lý nội bộ của STC như quản lý văn bản và điều hành, quản lý cán bộ, quản lý tài sản,...

- Duy trì, triển khai các dịch vụ hạ tầng cơ bản phục vụ riêng cho STC: quản trị người dùng, thư tín điện tử, chia sẻ tệp,...

(2) Về hạ tầng kỹ thuật CNTT (Cục THTK đề xuất mô hình để các STC tham khảo trong tài liệu ứng dụng CNTT, nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với cơ quan tài chính địa phương)

- Triển khai kiện toàn hệ thống mạng LAN tại STC, PTC.

- Triển khai hệ thống máy chủ và sao lưu, lưu trữ dữ liệu tại STC.

- Củng cố phòng đặt máy chủ tại STC.

- Triển khai phần mềm diệt virus tại STC, PTC.

- Triển khai bảo mật cho PTC.

(3) Về đào tạo;

Tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ chuyên trách CNTT của STC về Quản lý dự án CNTT, Quản trị mạng, Hệ điều hành Windows Server, Quản trị CSDL, đào tạo cơ bản về bảo mật.

(4) Về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tin học Thống kê: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Nhằm đồng bộ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tin học và Thống kê (Phòng THTK) tại các STC tỉnh, thành phố và tăng cường hiệu quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và Thống kê tại các STC, Cục THTK khuyến nghị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng THTK tại các STC để các STC tham khảo trong tài liệu ứng dụng CNTT, nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với cơ quan tài chính địa phương.

Page 44: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

44

2.4 Về hoàn thiện môi trường pháp lý quản lý CNTT:

Hoàn thiện các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

(1) Nhóm về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời cập nhật quy chế quản lý đầu tư CNTT áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

(2) Nhóm cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ANTT, truyền thông:

- Trình Chính phủ về chủ trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Hướng dẫn Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo quy định của nhà nước.

- Cập nhật Quy định về an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính.

(3) Nhóm cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thống kê, CSDL:

- Trình Bộ ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 quy định về Hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực tài chính.

- Nghiên cứu xây dựng và trình ban hành:

+ Thông tư quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính;

+ Thông tư quy định về mô hình, quy chuẩn xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính;

+ Ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính;

+ Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Bộ Tài chính;

+ Quy chế phối hợp công tác, trao đổi thông tin thống kê giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê); giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan.

Page 45: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

45

Phụ lục I: Danh mục văn bản về quản lý và triển khai đầu tư ứng dụng CNTT

trong ngành Tài chính do Bộ Tài chính ban hành

STT Tên văn bản

I Nhóm quy định về quản lý đầu tư CNTT-TK (17 văn bản)

1 Về quy trình, thủ tục đầu tư: 05 văn bản

1.1 Quyết định số 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

1.2

Quyết định số 2738/QĐ-BTC ngày 22/12/2015 sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011

1.3

Công văn số 14826/BTC-THTK ngày 19/10/2012 hướng dẫn Thông tư tiên tịch 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT và một số nội dung của quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT ban hành tại Quyết định số 2699/QĐ-BTC

1.4 Công văn số 7661/BTC-THTK ngày 10/6/2015 về việc hướng dẫn thực hiện quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước ban hành tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014

1.5

Công văn số 10682/BTC-THTK ngày 02/08/2016 hướng dẫn về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ CNTT và đơn vị thẩm định kế hoạch thuê dịch vụ CNTT theo quy định của Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014

2 Về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật CNTT: 07 văn bản

2.1 Quyết định số 1224/QĐ-BTC ngày 30/05/2016 về việc ban hành bổ sung danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ

2.2 Quyết định số 1456a/QĐ-BTC ngày 27/6/2016 ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại cơ quan Bộ Tài chính

2.3

Quyết định số 1340/QĐ-BTC ngày 14/6/2016 về việc sửa đổi, bổ sung Quy định tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 316/QĐ-BTC ngày 13/2/2015

Page 46: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

46

STT Tên văn bản

2.4 Quyết định số 316/QĐ-BTC ngày 13/2/2015 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

2.5 Quyết định 2225/QĐ-BTC ngày 17/10/2016 Quy định tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng có giá mua dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ

2.6 Quyết định số 3241/QĐ-BTC ngày 21/12/2009 quy định về chức năng và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các cổng thông tin điện tử ngành Tài chính.

2.7 Công văn 5069/BTC-THTK ngày 17/4/2015 Hướng dẫn về tiêu chuẩn liên thông giữa các chương trình Quản lý văn bản và điều hành và bộ mã định danh phục vụ trao đổi văn bản điện tử trong phạm vi ngành Tài chính

3 Về quản lý chi phí: 01 văn bản

3.1 Công văn số 16145/BTC-THTK ngày 11/06/2015 về việc hướng dẫn xác định mức lao động bình quân trong xây dựng dự án, hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng phần mềm nội bộ

4 Về đấu thầu, mua sắm hàng hóa: 04 văn bản

4.1

Thông tư số 58/TT-BTC/2016 ngày 29/3/2016 ban hành Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghệ nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp

4.2 Quyết định số 1544/QĐ-BTC ngày 06/07/2016 về việc mua sắm tập trung cấp bộ của Bộ Tài chính

4.3 Quyết định 2468/QĐ-BTC ngày 23/11/2015 về việc hướng dẫn một số quy định của pháp luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu trong nội bộ ngành tài chính (thay thế Quyết định số 2666/QĐ-BTC ngày 24/10/2012)

4.4 Công văn số 9176/BTC-HCSN ngày 05/7/2016 về việc phổ biến một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên

II Nhóm quy định về tổ chức triển khai CNTT-TK: (30 văn bản)

1 Quyết định số 627/QĐ-BTC ngày 05/4/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một

Page 47: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

47

STT Tên văn bản

số điều của Quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính ban hành kèm theo Quyết định số 3317/QĐ-BTC ngày 24/12/2014

2 Quyết định số 3317/QĐ-BTC ngày 24/12/2014 ban hành quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính (thay thế Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 19/10/2012)

3

Quyết định 302/QĐ-BTC ngày 15/02/2017 về việc ban hành quy chế báo cáo tình hình triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Thay thế Quyết định số 912/QĐ-BTC ngày 26/4/2013 về việc ban hành Quy chế báo cáo tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính)

4 Quyết định số 1274/QĐ-BTC ngày 06/06/2016 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện xử lý sự cố, vướng mắc giữa các đơn vị tham gia hệ thống trao đổi thông tin thu nộp NSNN

5 Quyết định số 1330/QĐ-BTC ngày 15/06/2016 ban hành quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành Bộ Tài chính

6 Quyết định số 2131/QĐ-BTC ngày 04/10/2016 ban hành Quy chế Hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 993/QĐ-BTC ngày 6/5/2013)

7

Quyết định số 2442/QĐ-BTC ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính

8 Quyết định số 2524/QĐ-BTC ngày 02/12/2015 về việc ban hành quy chế đăng tải văn bản pháp quy ngành Tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

9 Quyết định số 2606/QĐ-BTC ngày 08/12/2015 về việc ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng dịch vụ, thiết bị CNTT tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 1456/QĐ-BTC ngày 01/07/2008)

10 Quyết định số 2728/QĐ-BTC ngày 31/12/2015 về việc ban hành Quy chế xử lý sự cố trong các trường hợp khẩn cấp, cháy nổ tại Trung tâm dữ liệu

Page 48: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

48

STT Tên văn bản

11 Quyết định số 2727/QĐ-BTC ngày 23/12/2015 về việc ban hành Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật

12 Quyết định số 2619/QĐ-BTC ngày 10/12/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý vận hành hạ tầng truyền thông ngành Tài chính (sửa đổi Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009)

13 Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 15/01/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông ngành Tài chính

14

Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/9/2014 về phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính

15 Quyết định số 30/QĐ-BTC ngày 03/01/2014 ban hành Quy trình hỏi đáp chính sách tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

16 Quyết định 298/QĐ-BTC ngày 18/2/2013 về việc ban hành Quy chế kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

17 Quyết định số 1534/QĐ-BTC ngày 28/6/2013 về việc phê duyệt định hướng phát triển Cổng thông tin điện tử ngành Tài chính đến năm 2020

18

Quyết định số 2013/QĐ-BTC ngày 27/09/2012 về quy chế cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

19 Quyết định số 174/QĐ-BTC ngày 22/01/2009 về việc ban hành Quy chế sử dụng chương trình Quản lý văn bản và điều hành cơ quan Bộ Tài chính

20 Quyết định số 149/2004/QĐ-BTC ngày 14/01/2004 về việc ban hành quy chế cung cấp, sử dụng dữ liệu điện tử về thu, chi NSNN.

21 Công văn số 07/THTK-ANTT ngày 28/4/2017 về nguyên tắc chủ chốt triển khai Liên minh ứng cứu sự cố an toàn thông tin

22 Công văn số 101/BTC-THTK ngày 10/02/2017 về việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin đề xuất thuộc cấp độ 4, 5 về an toàn thông tin

23 Công văn số 1122 /BTC-THTK ngày 28/11/2016 về việc triển khai công

Page 49: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

49

STT Tên văn bản

tác đảm bảo an toàn thông tin mạng

24 Công văn số 6789/BTC-VP ngày 09/05/2016 về việc hướng dẫn triển khai sử dụng quy trình xử lý văn bản điện tử và điều hành công việc thông qua chương trình EdocTC và giao diện gửi, nhận văn bản Elight

25 Công văn số 566/THTK-ANTT ngày 29/6/2015 của Cục THTK hướng dẫn Khung Quy trình ứng cứu sự cố khẩn cấp an toàn thông tin

26 Công văn số 11638/BTC-THTK ngày 25/08/2015 về việc hướng dẫn yêu cầu kiến thức về an toàn thông tin đối với cán bộ ngành Tài chính

27 Công văn 7661/BTC-THTK ngày10/6/2015 Hướng dẫn thực hiện Quy chế thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước ban hành tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014

28 Thông báo số 768/TB-BTC ngày 24/10/2014 thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ về định hướng và khung chính sách đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính

29 Công văn số 120/THTK-CNTT ngày 02/3/2017 về việc hướng dẫn sử dụng phân hệ theo dõi chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ thuộc chương trình eDocTC

30 Công văn số 1234/THTK-CNTT ngày 29/12/2015 về việc hướng dẫn thực hiện công tác nhập liệu báo cáo kiểm kê tài sản năm 2015 bằng phần mềm

III Nhóm quy định về lĩnh vực thống kê, cơ sở dữ liệu: (10 văn bản)

1 Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 ban hành quy định Hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính (thay thế Quyết định số 35/QĐ-BTC ngày 06/01/2010)

2

Thông tư số 185/TT-BTC ngày 17/11/2015 về việc ban hành Quy định về mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (thay thế Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 và Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008)

3 Công văn số 16343/BTC-THTK ngày 15/11/2016 về việc hướng dẫn cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách theo Thông tư số 185/TT-BTC ngày 17/11/2015

4 Quyết định số 2688/QĐ-BTC ngày 19/12/2016 ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê tại

Page 50: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

50

STT Tên văn bản

Bộ Tài chính

5 Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính

6 Quyết định số 1322/QĐ-BTC ngày 10/6/2016 ban hành quy chế xuất bản niên giám thống kê tài chính và báo cáo thường niên Bộ Tài chính

7 Quyết định số 336/QĐ-BTC ngày 26/2/2016 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính

8 Quyết định số 3036/QĐ-BTC ngày 27/11/2014 ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

9 Thông tư số 15/2013/TT-BTC ngày 15/02/2013 Hướng dẫn về Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng tại các Sở Tài chính

10 Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 4/10/2011 ban hành hệ thống chi tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính

IV Về giao dịch điện tử: (13 văn bản)

1 Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21/11/2016 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

2 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

3 Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN

4 Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (thay thế Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010)

5 Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử

6 Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 hướng dẫn về giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán (thay thế Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/3/2009)

Page 51: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

51

STT Tên văn bản

7 Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/09/2008 hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

8 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

9

Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia

10 Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC ngày 4/1/2008 ban hành quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan

11 Công văn số 14992/BTC-THTK ngày 26/10/2009 hướng dẫn áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử giữa cơ quan tài chính với ngân hàng

12 Quyết định số 2198/2010/QĐ-BTC ngày 30/8/2010 về việc sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và quản lý thuê bao chứng thư số tại Bộ Tài chính

13 Công văn số 152/THTK-QTM ngày 08/9/2010 hướng dẫn tổ chức bộ phận quản lý chứng thư số

Page 52: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

52

Phụ lục II: Danh mục văn bản do đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính ban hành phục vụ triển khai nội bộ

STT Nội dung văn bản

I Tổng cục Thuế: (29 văn bản)

1 Nhóm quy định về quy trình, thủ tục: 04 văn bản

1.1 Quyết định số 54/QĐ-CNTT ngày 20/06/2016 ban hành Quy chế làm việc của Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Tổng cục Thuế (thay thế Quyết định số 31/QĐ-CNTT ngày 10/10/2011)

1.2 Quyết định số 899/QĐ-TCT ngày 29/5/2016 ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế mạng nội bộ tại Cục Thuế, Chi cục Thuế

1.3 Quyết định số 111/QĐ-TCT ngày 19/2/2014 ban hành Quy chế định mức thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ đặc thù và dùng chung trong ngành Thuế

1.4 Quyết định số 1161/QĐ-TCT ngày 07/1/2013 ban hành Quy chế quản lý, tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc có tính chất đặc thù của ngành Thuế

2 Nhóm quy định về tổ chức triển khai: 23 văn bản

2.1 Quyết định số 1779/QĐ-TCT ngày 20/09/2016 ban hành Quy trình quản lý thiết bị công nghệ thông tin tại Cục Thuế, Chi cục Thuế (thay thế Quyết định số 129/QĐ-TCT ngày 22/1/2013)

2.2 Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 08/09/2016 ban hành Quy định thiết kế và thi công phòng máy chủ tại Cục Thuế, Chi cục Thuế

2.3 Quyết định số 1681/QĐ-TCT ngày 06/09/2016 ban hành Quy trình phân quyền trên Ứng dụng quản lý thuế tập trung

2.4 Quyết định số 2550/QĐ-TCT ngày 27/12/2016 ban hành Quy trình ký điện tử tập trung ngành Thuế

2.5

Quyết định số 2402/QĐ-TCT ngày 23/12/2015 ban hành Quy trình quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại Cục Thuế, Chi cục Thuế (thay thế Quyết định số 127/QĐ-TCT ngày 22/1/2013; Quyết định số 360/QĐ-TCT ngày 31/3/2014 và Quyết định số 2447/QĐ-TCT ngày 25/12/2014)

2.6 Quyết định số 2376/QĐ-TCT ngày 21/12/2015 ban hành Quy định về việc khai thác sử dụng hệ thống CNTT cho người dùng tại cơ quan Tổng cục

Page 53: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

53

STT Nội dung văn bản

Thuế (thay thế Quyết định số 350/QĐ-TCT ngày 3/4/2013)

2.7 Quyết định số 133/QĐ-CNTT ngày 20/11/2015 ban hành các quy trình, quy định tạm thời về an ninh thông tin áp dụng tại Cục CNTT - Tổng cục Thuế

2.8 Quyết định số 1648/QĐ-TCT ngày 17/9/2015 ban hành Quy chế phân quyền người sử dụng trên ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS)

2.9 Quyết định số 1984/QĐ-TCT ngày 19/10/2015 ban hành Quy chế tạm thời quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Thuế

2.10 Quyết định số 1983/QĐ-TCT ngày 19/10/2015 ban hành Quy trình tạm thời cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành Thuế

2.11 Quyết định số 138/QĐ-CNTT ngày 12/2/2015 ban hành Quy trình vận hành Ứng dụng Web tra cứu hóa đơn

2.12 Quyết định số 115/QĐ-CNTT ngày 28/10/2015 ban hành Quy trình quản lý tài sản tại Cục CNTT

2.13 Quyết định số 139/QĐ-CNTT ngày 02/12/2015 ban hành Quy trình Vận hành Ứng dụng quản lý thuế tập trung

2.14 Quyết định số 2330/QĐ-TCT ngày 16/12/2014 ban hành Quy trình kiểm tra hoạt động quản lý, triển khai sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin do Cục Thuế thực hiện

2.15 Quyết định số 2329/QĐ-TCT ngày 16/12/2014 ban hành Quy định đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho Hệ thống thông tin ngành Thuế

2.16 Quyết định số 2331/QĐ-TCT ngày 16/12/2014 ban hành Quy trình quản lý yêu cầu/sự cố công nghệ thông tin ngành Thuế

2.17 Quyết định số 66/QĐ-CNTT ngày 8/10/2014 Ban hành, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của Cục Công nghệ thông tin

2.18 Quyết định số 100/QĐ-CNTT ngày 10/11/2014 ban hành Quy định Quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin ngành Thuế

2.19 Quyết định số 130/QĐ-CNTT ngày 20/11/2013 ban hành Quy trình quản lý hợp đồng công nghệ thông tin tại Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế

Page 54: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

54

STT Nội dung văn bản

2.20 Quyết định số 349/QĐ-TCT ngày 03/4/2013 ban hành Quy trình xây dựng hệ thống mạng nội bộ tại Cục Thuế, Chi cục Thuế

2.21 Quyết định số 778/QĐ-TCT ngày 16/6/2011 ban hành Quy chế quản lý, triển khai, vận hành hạ tầng hệ thống Công nghệ thông tin tại Cục Thuế, Chi cục Thuế

2.22 Quyết định số 1894/QĐ-TCT ngày 26/12/2011 ban hành Quy chế quản lý, triển khai, hỗ trợ và sử dụng ứng dụng tại Cục Thuế, Chi cục Thuế

2.23 Quyết định số 86/QĐ-CNTT ngày 22/10/2014 ban hành Quy định sử dụng thiết bị Token Key (hệ thống xác thực mạng OTP)

3 Nhóm quy định về lĩnh vực thống kê: 02 văn bản

3.1 Quyết định số 996/QĐ-BTC ngày 10/5/2016 ban hành hệ thống chỉ tiêu về người nộp thuế là doanh nghiệp

3.2 Quyết định số 1492/QĐ-TCT ngày 03/10/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành về chế độ thống kê thuế nội địa

II Kho bạc Nhà nước: (33 văn bản)

1 Nhóm quy định về quy trình, thủ tục: 03 văn bản

1.1 Quyết định số 72/QĐ-KBNN ngày 09/04/2009 về quy trình quản lý kho, quỹ trên mạng vi tính.

1.2 Quyết định số 1512/QĐ-KBNN ngày 04/12/2007 Quy định tạm thời quy trình quản lý nghiệp vụ tổ chức cán bộ trên máy tính trong hệ thống KBNN

1.3 Quyết định số 188/KB/QĐ/TTTH ngày 15/04/2003 Quy định tạm thời về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính

2 Nhóm quy định về tổ chức triển khai: 28 văn bản

2.1

Quyết định số 2672/QĐ-KBNN ngày 21/06/2016 về việc ban hanh Quy định An toàn thông tin trong việc đưa tài sản công nghệ thông tin vào vận hành và việc phân loại, kiểm kê tài sản công nghệ thông tin thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước

2.2 Quyết định số 38/QĐ-KBNN ngày 16/01/2014 về việc ban hành Quy định kiểm soát ATTT trong quá trình phát triển nâng cấp và bảo trì phần mềm

Page 55: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

55

STT Nội dung văn bản

ứng dụng trong hệ thống KBNN

2.3 Quyết định 94/QĐ-KBNN ngày 14/02/2014 về việc ban hành Quy định ATTT cho môi trường làm việc và kiểm soát truy cập mạng trong hệ thống KBNN

2.4 Quyết định số 95/QĐ-KBNN ngày 14/02/2014 về việc ban hành Quy định về ATTT đối với người sử dụng hệ thống CNTT trong hệ thống

2.5 Quyết định số 109/QĐ-KBNN ngày 25/02/2014 Về việc triển khai thí điểm chương trình thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.6 Quyết định số 602/QĐ-KBNN ngày 06/08/2014 về việc ban hành Quy định ATTT trong vận hành và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống CNTT KBNN

2.7 Quyết định số 735/QĐ-KBNN ngày 11/09/2014 về việc ban hành Quy định ATTT đối với đối tác, khách hàng

2.8 Quyết định số 1118/QĐ-KBNN ngày 31/10/2013 Về việc triển khai diện rộng chương trình thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.9 Quyết định số 1018/QĐ-KBNN ngày 16/10/2013 Về việc triển khai diện rộng chương trình thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.10 Quyết định số 880/QĐ-KBNN ngày 22/09/2013 Về việc triển khai thí điểm chương trình Thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.11 Quyết định 664/QĐ-KBNN ngày 16/7/2013 Ban hành Quy chế tạm thời về việc quản trị vận hành Chương trình Thanh toán song phương điện tử

2.12 Quyết định số 696 /QĐ-KBNN ngày 24/07/2013 Về việc triển khai thí điểm chương trình Thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.13 Quyết định số 699 /QĐ-KBNN ngày 25/07/2013 Về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thí điểm thanh toán song phương điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với ngân hàng thương mại

2.14 Quyết định số 160/QĐ-KBNN ngày 8/02/2013 về việc ban hành Quy định

Page 56: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

56

STT Nội dung văn bản

Danh mục phần mềm cơ bản sử dụngtrong hệ thống Kho bạc Nhà nước

2.15 Quyết định số 51/QĐ-KBNN ngày 15/1/2013 ban hành Quy trình nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng trong hệ thống KBNN

2.16 Quyết định 224/QĐ-KBNN ngày 4/3/2012 ban hành quy chế tạm thời về việc quản trị vận hành Chương trình quản lý Thu NSNN

2.17 Quyết định số 612/QĐ-KBNN ngày 14/10/2011 ban hành Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong hệ thống Kho bạc Nhà nước

2.18 Công văn 1589/KBNN-CNTT ngày 31/08/2011 của Kho bạc Nhà nước về Đảm bảo thực hiện quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hạ tầng truyền thông

2.19 Quyết định số 377/QĐ-KBNN ngày 07/07/2011 ban hành Quy định An toàn khi thanh lý thiết bị công nghệ thông tin trong hệ thống Kho bạc Nhà nước

2.20 Quyết định số 150/QĐ-KBNN ngày 17/03/2011 ban hành Quy định An toàn Phòng máy chủ tại KBNN tỉnh và khu vực máy chủ KBNN quận, huyện

2.21 Quyết định số 93/QĐ-KBNN ngày 17/02/2011 về việc ban hành Quy định Kiểm soát an toàn Hệ điều hành và phòng chống mã độc hại trong hệ thống KBNN

2.22 Quyết định số 74/QĐ-KBNN ngày 28/01/2011 về việc ban hành Quy định An toàn thông tin cho các vấn đề liên quan đến nhân sự trong hệ thống KBNN.

2.23 Quyết định số 1071/QĐ-KBNN ngày 30/11/2010 về việc ban hành Quy định về quản trị cơ sở dữ liệu trong hệ thống KBNN.

2.24 Quyết định số 365/QĐ-KBNN ngày 25/05/2010 về việc ban hình Chính sách An toàn thông tin trong hệ thống KBNN

2.25 Công văn 235/KBNN-TH ngày 20/02/2009 về việc triển khai quy chế hạ tầng truyền thông

2.26 Quyết định số 793/QĐ-KBNN ngày 26/9/2008 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Mạng thông tin nội bộ hệ thống KBNN

Page 57: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

57

STT Nội dung văn bản

2.27 Quyết định số 281 KB/QĐ/TTTH ngày 29/3/2002 ban hành Quy chế bảo mật thông tin mạng máy tính KBNN.

2.28 Quyết định số 47/KB/QĐ/TTTH ngày 27/02/2001 ban hành Quy chế quản lý hoạt động tin học trong hệ thống KBNN.

3 Nhóm quy định về lĩnh vực thống kê: 02 văn bản

3.1 Quyết định số 2684/QĐ-KBNN ngày 22/6/2016 của Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê hoạt động nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước

3.2 Quyết định 821/QĐ-KBNN ngày 8/10/2014 ban hành Hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê hoạt động nghiệp vụ KBNN

III Tổng cục Hải quan: (21 văn bản)

1 Nhóm quy định về quy trình, thủ tục: 01 văn bản

1.1 Quyết định 884/QĐ-TCHQ 25/04/2012 quy định Triển khai đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo Quyết định 2699/QĐ-BTC trong ngành Hải quan.

2 Nhóm quy định về tổ chức triển khai: 16 văn bản

2.1 Quyết định số 1434/QĐ-TCHQ ngày 26/4/2017 ban hành Quy định về yêu cầu kỹ thuật phục vụ việc kết nối với Cổng thông tin tờ khai Hải quan

2.2 Quyết định số 2550/QĐ-TCHQ ngày 15/8/2016 về việc quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng thiết bị chuyên dùng máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy scan trong ngành hải quan

2.3 Quyết định số 1835/QĐ-TCHQ ngày 22/6/2016 ban hành Quy định tạm thời về định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng

2.4

Quyết định số 384/QĐ-TCHQ ngày 4/3/2016 ban hành quy chế trao đổi thông tin tờ khai Hải quan điện tử, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và thu nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đói với các cơ quan quản lý thu qua Cổng thanh toán điện tử Tổng cục Hải quan

2.5 Công văn số 498/TCHQ-CNTT ngày 18/01/2016 về việc hướng dẫn xác định mức lương lao động bình quân (H) để tính đơn giá nhân công triển

Page 58: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

58

STT Nội dung văn bản

khai đầu tư ứng dụng CNTT

2.6 Công văn số 3882/TCHQ-TVQT ngày 09/5/2016 về việc phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng CNTT

2.7 Quyết định số 833/QĐ-TCHQ ngày 26/3/2015 ban hành Quy định về quản lý và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS

2.8

Quyết định số 2924/QĐ-TCHQ ngày 03/10/2014 ban hành quy chế trao đổi thông tin về thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước và bảo lãnh thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan

2.9 Quyết định số 2926/QĐ-TCHQ ngày 6/10/2014 về việc ban hành Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn Hệ thống Công nghệ thông tin Hải quan.

2.10 Quyết định số 3147/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2014 về việc bổ sung nội dung Phụ lục II về thông điệp trao đổi dữ liệu, ban hành kèm theo Quyết định 2924/QĐ-TCHQ ngày 03/10/2014

2.11

Quyết định số 2900/QĐ-TCHQ ngày 01/10/2014 về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra nội bộ, ứng dụng CNTT, mua sắm tập trung trong các đơn vị thuộc ngành hải quan

2.12 Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

2.13 Quyết định số 2704/QĐ-TCHQ ngày 30/11/2012 ban hành quy định tạm thời về định dạng thông điệp dữ liệu điện tử trao đổi giữa cơ quan hải quan và các bên liên quan

2.14 Quyết định số 3129/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2011 ban hành quy định Quản lý và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ thủ tục hải quan điện tử.

2.15

Quyết định số 418/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2011 Quy chế tạm thời trao đổi thông tin về thu nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phí, lệ phí, các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước và bảo lãnh thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan.

2.16 Quyết định số 722/QĐ-TCHQ ngày 07/04/2009 ban hành Quy chế này quy định về cơ chế quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo an ninh, an toàn đối với toàn bộ các hệ thống CNTT trong ngành Hải quan

Page 59: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

59

STT Nội dung văn bản

3 Nhóm quy định về lĩnh vực thống kê: 04 văn bản

3.1 Thông tư số 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn Thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

3.2 Quyết định số 793/QĐ-TCHQ ngày 28/3/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Kế hoạch Phát triển thống kê hải quan

3.3 Quyết định số 3055/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2012 về Quy chế Công bố thông tin thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3.4 Quyết định số 2747/QĐ-TCHQ ngày 11/12/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành về quy chế Điều chỉnh số liệu thống kê nhà nước về Hải quan.

IV Tổng cục Dự trữ Nhà nước: (11 văn bản)

1 Nhóm quy định về quy trình, thủ tục: 01 văn bản

1.1 Quyết định số 78/QĐ-DTQG ngày 11/03/2008 ban hành Quy định quản lý hoạt động công nghệ thông tin.

2 Nhóm quy định về tổ chức triển khai: 10 văn bản

2.1 Quyết định số 613/QĐ-TCDT ngày 26/7/2016 về việc ban hành quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin và an toàn dữ liệu của TCDTNN

2.2 Quyết định số 349/QĐ-TCDT ngày 22/4/2016 về việc ban hành Quy trình quản lý văn bản tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước

2.3 Quyết định số 350/QĐ-TCDT ngày 22/4/2016 về việc ban hành Quy trình quản lý văn bản áp dụng thống nhất tại các Cục DTNN khu vực và Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN

2.4 Quyết định số 744/QĐ-TCDT ngày 18/9/2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tự Tổng cục Dự trữ Nhà nước

2.5 Quyết định số 1031/QĐ-TCDT của Tổng cục Dự trữ Nhà nước ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt tài liệu quy trình nghiệp vụ hạch toán kế toán trên phần mềm kế toán nội bộ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

2.6 Quyết định số 361/QĐ-TCDT ngày 14/5/2013 ban hành quy định về định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù trong

Page 60: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

60

STT Nội dung văn bản

các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước

2.7 Quyết định số 62/QĐ-TCDT ngày 20/01/2010 ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

2.8 Quyết định số 117/QĐ-TCDT ngày 21/2/2012 ban hành Quy trình nhập, xuất hàng hóa Dự trữ Nhà nước trên chương trình ứng dụng CNTT

2.9 Quyết định số 118/QĐ-TCDT ngày 21/2/2012 về việc áp dụng hệ thống chương trình Quản lý hàng hóa, vật tư, kho tàng Dự trữ Nhà nước

2.10 Quyết định số 121/QĐ-TCDT ngày 22/2/2012 phân quyền khai thác, cập nhật số liệu điện tử trên hệ thống chương trình Quản lý vật tư hàng hóa, kho tàng Dự trữ Nhà nước

V Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: (34 văn bản)

1 Nhóm quy định về quy trình, thủ tục: 02 văn bản

1.1

Quyết định số 543/QĐ-UBCK ngày 05/9/2013 ban hành Quy trình thẩm định hồ sơ và quản lý đăng ký cung cấp dich vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến (thay thế Quyết định 463/QĐ-UBCK ngày 14/6/2010 ban hành Quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực truyến)

1.2 Quyết định số 292/QĐ-UBCK ngày 28/03/2012 ban hành Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 của UBCKNN

2 Nhóm quy định về tổ chức triển khai: 31 văn bản

2.1 Quyết định số 295/QĐ-UBCK ngày 31/3/2017 ban hành Quy chế nội bộ về quản lý sử dụng Hệ thống Công bố thông tin của UBCKNN.

2.2 Quyết định số 296/QĐ-UBCK ngày 31/3/2017 ban hành Quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN

2.3 Quyết định số 812/QĐ-UBCK ngày 08/08/2016 ban hành Quy chế quản lý sử dụng phần mềm Quản lý Thống kê nội bộ của UBCKNN

2.4 Quyết định số 694/QĐ-UBCK ngày 12/7/2016 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra chứng khoán

2.5 Quyết định số 784/QĐ-UBCK ngày 03/8/2016 ban hành Quy chế quản lý sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của UBCKNN.

Page 61: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

61

STT Nội dung văn bản

2.6 Quyết định số 896/QĐ-UBCK ngày 26/8/2016 ban hành Quy chế hướng dẫn báo cáo về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức điện tử.

2.7 Quyết định số 981/QĐ-UBCK ngày 15/9/2016 ban hành Quy trình ứng cứu sự cố tấn công mạng vào hệ thống CNTT của UBCKNN

2.8 Quyết định số 399/QĐ-UBCK ngày 07/5/2015 ban hành Quy chế sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu quản lý Người hành nghề chứng khoán của UBCKNN

2.9 Quyết định số 14/QĐ-UBCK ngày 09/01/2015 ban hành Quy chế hướng dẫn sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư của UBCKNN

2.10 Quyết định số 1047/QĐ-UBCK ngày 26/11/2015 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Phần mềm Quản lý thu phí của UBCKNN.

2.11 Quyết định số 701/QĐ-UBCK ngày 18/8/2015 Quy chế quản lý và sử dụng Cổng thông tin điện tử nội bộ của UBCKNN

2.12 Quyết định sô 724/QĐ-UBCK ngày 24/9/2014 ban hành Quy chế sử dụng Hệ thống CSDL Quản lý công ty chứng khoán tại UBCKNN

2.13 Quyết định số 658/QĐ-UBCK ngày 04/9/2014 ban hành Quy chế hướng dẫn Công ty chứng khoán sử dụng Hệ thống CSDL quản lý công ty chứng khoán của UBCKNN

2.14 Quyết định số 775/QĐ-UBCK ngày 14/10/2014 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập và Tổ thường trực Cổng Thông tin điện tử UBCKNN.

2.15 Quyết định số 776/QĐ-UBCK ngày 14/10/2014 ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử của UBCKNN.

2.16 Quyết định số 334/QĐ-UBCK ngày 05/6/2013 ban hành Quy chế khai thác dữ liệu Hệ thống Giám sát giao dịch chứng khoán của UBCKNN

2.17 Quyết định số 1031/QĐ-UBCK ngày 29/11/2012 ban hành Quy chế quản lý sử dụng Hệ thống Giám sát giao dịch chứng khoán của UBCKNN

2.18 Quyết định số 694/QĐ-UBCK ngày 04/9/2012 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống CNTT tại cơ quan UBCKNN.

2.19 Quyết định số 147/QĐ-CQĐD ngày 15/5/2012 ban hành Quy định sử

Page 62: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

62

STT Nội dung văn bản

dụng thiết bị tin học tại cơ quan đại diện UBCKNN.

2.20 Quyết định số 572/QĐ-UBCK ngày 16/7/2012 ban hành Quy định quản lý thuê bao chứng thư số chuyên dùng của UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

2.21 Quyết định số 836/QĐ-UBCK ngày 09/11/2011 ban hành Quy chế sử dụng chương trình Quản lý văn bản và điều hành tại UBCKNN

2.22 Quyết định số 1071/QĐ-UBCK ngày 28/12/2011 ban hành Quy trình áp dụng chứng thư số công cộng của các đơn vị thuộc UBCKNN trong công bố thông tin của các công ty đại chúng

2.23 Quyết định số 1070/QĐ-UBCK ngày 28/12/2011 ban hành Quy trình hướng dẫn công ty đại chúng áp dụng chứng thư số công cộng trong công bố thông tin

2.24 Quyết định số 1039/QĐ-UBCK ngày 21/12/2011 ban hành Quy trình hướng dẫn công ty quản lý quỹ và thành viên lưu ký áp dụng chứng thư số công cộng trong giao dịch điện tử với UBCKNN

2.25 Quyết định số 1038/QĐ-UBCK ngày 21/12/2011 ban hành Quy trình áp dụng chứng thư số công cộng của các đơn vị thuộc UBCKNN trong giao dịch điện tử với công ty quản lý quỹ và thành viên lưu ký

2.26 Quyết định số 481/QĐ-UBCK ngày 29/6/2011 ban hành Quy trình áp dụng chứng thư số công cộng của các đơn vị thuộc UBCKNN trong giao dịch điện tử với công ty chứng khoán

2.27 Quyết định số 480/QĐ-UBCK ngày 29/6/2011 ban hành Quy trình hướng dẫn công ty chứng khoán áp dụng chứng thư số công cộng trong giao dịch điện tử với UBCKNN

2.28 Quyết định số 523/QĐ-UBCK ngày 05/7/2010 ban hành Quy chế báo cáo tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc UBCKNN

2.29 Quyết định số 106/QĐ-UBCK ngày 08/02/2010 ban hành Quy định hướng dẫn về yêu cầu hệ thống công nghệ thông tin của công ty chứng khoán.

2.30 Quyết định số 176/QĐ-TTNC ngày 01/10/2009 ban hành Quy chế về an toàn, bảo mật trang tin điện tử và máy tính cá nhân của Trung tâm NC&ĐTCK

Page 63: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

63

STT Nội dung văn bản

2.31 Quyết định số 361/QĐ-UBCK ngày 16/6/2009 ban hành Quy chế an toàn, bảo mật Cổng thông tin điện tử UBCKNN

3 Nhóm quy định về lĩnh vực thống kê: 01 văn bản

3.1

Quyết định số 58/QĐ-UBCK ngày 25/01/2014 ban hành Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và các đơn vị thuộc UBCKNN (thay thế Quyết định số 603/QĐ-UBCK ngày 30/7/2010 và Quyết định số 288/QĐ-UBCK ngày 28/4/2006)

Page 64: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

64

Phụ lục III: Danh mục văn bản dự kiến sửa đổi bổ sung năm 2017

của đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính

STT Nội dung văn bản

I Tổng cục Thuế: (08 văn bản)

1 Ban hành mới Quy trình xây dựng và nâng cấp dự án ứng dụng CNTT

2 Ban hành mới Quy chế phân công trách nhiệm giữa các Vụ/đơn vị về quản lý thiết bị CNTT ngành Thuế

3 Ban hành mới Quy Xây dựng và phát triển phần mềm CNTT (Áp dụng nội bộ Cục CNTT)

4 Ban hành mới Quy trình Ứng cứu sự cố nghiêm trọng tại Trung tâm dữ liệu/Trung tâm dữ liệu dự phòng - Tổng cục Thuế

5 Ban hành mới Chính sách ANTT

6 Ban hành mới Quy trình quản lý các thủ tục đấu thầu

7 Sửa đổi quy trình quản lý các hoạt động đầu tư

8 Sửa đổi bộ quy định/quy trình ANTT áp dụng tại Cục CNTT - Tổng cục Thuế theo Quyết định số 133/QĐ-CNTT ngày 20/11/2015

II Tổng cục Dự trữ Nhà nước: (01 văn bản)

1 Sửa đổi Quyết định số 744/QĐ-TCDT ngày 18/9/2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tự Tổng cục Dự trữ Nhà nước

III Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: (01 văn bản)

1 Sửa đổi Quyết định số 543/QĐ-UBCK ngày 05/9/2013 ban hành Quy trình thẩm định hồ sơ và quản lý đăng ký cung cấp dich vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến

Page 65: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

65

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NGÀNH

TÀI CHÍNH

Page 66: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

66

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

TẠI VIỆT NAM

1. Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin:

- Các văn bản đã ban hành:

+ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015.

+ Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

+ Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

+ Nghị định 108/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

+ Nghị định 142/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

+ Quyết định 05/2016/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Các văn dự kiến ban hành:

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hệ thống cấp độ 5).

+ Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP.

2. Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:

- Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.

- Chỉ thị số 897/CT-TTG ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin số.

- Quyết định 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”.

- Quyết định 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020.

Page 67: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

67

3. Văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông

- Công văn 2132/BTTT-VNCERT ngày 18/7/2011 hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho các Cổng/Trang thông tin điện tử.

- Công văn 430/BTTTT-CATTT ngày 09/02/2015 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử của cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Quyết định 1233/QĐ-BTTT ngày 27/7/2015 về việc ban hành chương trình khung và mẫu giấy chứng nhận đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin trong khuôn khổ Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”.

- Công văn 3024/BTTT-VNCERT ngày 01/9/2016 hướng dẫn một số giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin (Quy trình kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng; Quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin mạng; Hướng dẫn xây dựng phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn hệ thống thông tin; Quy trình hướng dẫn diễn tập an toàn thông tin mạng).

4. Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thông tin

Các tiêu chuẩn đã ban hành: TCVN ISO/IEC 27001-2009 – Các yêu cầu Hệ thống quản lý an toàn thông tin; TCVN ISO/IEC 27002-2011 – Quy tắc thực hành Quản lý an toàn thông tin.

Các tiêu chuẩn đang trong quá trình xây dựng (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì): Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Hướng dẫn triển khai các yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Yêu cầu kiểm tra, đánh giá về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống thông tin; Khuôn dạng dữ liệu mô tả sự cố an toàn mạng.

5. Cơ quan, tổ chức về an toàn thông tin

5.1 Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT – Cơ quan điều phối Mạng lưới ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia).

- Bộ Công an: Cục An ninh mạng (A68); Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50).

- Bộ Quốc phòng: Ban Cơ yếu Chính phủ (Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng); Cục CNTT.

5.2 Hiệp hội an toàn thông tin: VNISA.

5.3 Các trường đại học đào tạo an toàn thông tin

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99/QĐ-TTG ngày 14/1/2014 phê duyệt Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020. Đề án này lựa chọn ra 8 cơ sở đào tạo "trọng điểm" về an toàn thông tin, bao gồm: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ -

Page 68: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

68

Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM; Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, Học viện An ninh nhân dân.

Đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có 03 trường có khoa/ngành học về an toàn thông tin: Trường Đại học CNTT – Đại học quốc gia TP. HCM, Học viện Kỹ thuật mật mã, Học Viện Kỹ thuật Quân sự.

6. Một số sự cố tấn công mạng tiêu biểu tại Việt Nam từ năm 2016 đến thời điểm này

- Năm 2016, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã ghi nhận 134.375 sự cố tấn công mạng, nhiều gấp hơn 4,2 lần so với năm 2015.

- Tháng 6/2016, Kaspersky Lab điều tra diễn đàn quốc tế xDedic (được điều hành bởi nhóm tội phạm mạng nổi tiếng của Nga), phát hiện trong số các máy bị rao bán quyền truy cập có 841 máy chủ tại Việt Nam.

- Chiều 29/7/2016, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay cùng hệ thống phát thanh của sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất bất ngờ bị tấn công, trên các màn hình hiển thị nội dung kích động, xuyên tạc về Biển Đông. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Cùng thời điểm, trên website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (vietnamairlines.com) cũng bị thay đổi nội dung, đồng thời đăng tải thông tin của hơn 400.000 thành viên Golden Lotus.

- Tháng 8/2016, một khách hàng của Vietcombank đã bị mất số tiền 500 triệu đồng qua giao dịch Internet Banking. Nguyên nhân được xác định là do khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo qua điện thoại di động, khiến thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tin tặc lợi dụng lấy cắp tiền trong tài khoản.

- Trong năm 2016, hàng loạt các website, diễn đàn lớn trong nước bị tấn công.

- Tháng 3-4/2017, một loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào trang web của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Page 69: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

69

PHẦN THỨ HAI

CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

TẠI BỘ TÀI CHÍNH

1. Quy định, văn bản chỉ đạo đã ban hành về an toàn thông tin

- Thông báo số 768/TB-BTC ngày 24/10/2014 về kết luận của Lãnh đạo Bộ về định hướng và khung chính sách đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính.

- Khung chính sách này bao gồm các nội dung sau:

(1) Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn thông tin.

(2) Hoàn chỉnh cơ cấu quản lý an toàn thông tin.

(3) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thông tin. Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ toàn ngành về an toàn thông tin.

(4) Duy trì và nâng cấp hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin.

(5) Thiết lập cơ chế ứng phó hiệu quả và kịp thời với các sự cố, vi phạm và tấn công về an toàn thông tin.

(6) Nghiên cứu, hợp tác về an toàn thông tin.

(7) Giám sát đảm bảo thực thi.

- Quyết định số 3317/QĐ-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính; Quyết định số 627/QĐ-BTC ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 3317/QĐ-BTC ngày 24/12/2014Quy định về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính.

Quy định này gồm các yêu cầu về đảm bảo an toàn thông tin tại mức vật lý, máy tính, hệ thống mạng, kết nối Internet, ứng dụng, dữ liệu, trao đổi thông tin, sao lưu/dự phòng sự cố, tài khoản CNTT, vận hành hệ thống và quản lý an toàn thông tin.

- Công văn số 566/THTK-ANTT ngày 29/6/2015 của Cục THTK hướng dẫn Khung Quy trình ứng cứu sự cố khẩn cấp an toàn thông tin.

- Công văn số 11638/BTC-THTK ngày 25/8/2015 của Bộ Tài chính về yêu cầu kiến thức an toàn thông tin đối với cán bộ ngành Tài chính.

2. Tổ chức bộ máy

Đến thời điểm hiện tại có 5 đơn vị thuộc Bộ thành lập phòng Quản lý an toàn an ninh thông tin (Cục THTK, KBNN, TCT, TCHQ, UBCK). Cục CNTT trực thuộc TCDT do chỉ tiêu biên chế thấp, không thành lập phòng/bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin, giao nhiệm vụ kiêm nhiệm cho một số cá

Page 70: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

70

nhân cụ thể trong đơn vị. Số lượng cán bộ của phòng Quản lý an toàn an ninh thông tin và lãnh đạo phụ trách trực tiếp tại phụ lục 01.

3. Đào tạo an toàn thông tin

Từ năm 2010 đến nay, Bộ Tài chính thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ tin học của các đơn vị thuộc Bộ (danh sách các khóa học đã thực hiện tại phụ lục 04). TCT, TCHQ, KBNN bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Cục THTK tổ chức, cũng tự tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ của đơn vị bao gồm cán bộ tin học địa phương. Toàn ngành có 28 cán bộ có chứng chỉ quốc tế về ATTT.

Cục THTK đã tổ chức đào tạo cho hơn 900 cán bộ làm việc tại trụ sở Bộ vào năm 2013 và cập nhật kiến thức cho 900 cán bộ trong tháng 11 năm 2016. KBNN: Các năm 2012-2013 đào tạo 400 người tại Trung ương và 12.000 người tại địa phương; Năm 2015 đào tạo 400 người tại Trung ương và năm 2016 đã hoàn thành đào tạo cho 12.000 người tại địa phương. TCT: năm 2015 đào tạo cho 107 cán bộ Cục CNTT (100% cán bộ); Tháng 2/2017 đào tạo cho 60 người gồm lãnh đạo Tổng cục và 100% lãnh đạo các Vụ/Đơn vị thuộc Tổng cục; Tháng 3,4/2017 đào tạo tiểu giáo viên cho 126 cán bộ phòng Tin học Cục Thuế; kế hoạch từ tháng 5-8/2017 sẽ đào tạo cho 100% người dùng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế. Các đơn vị còn lại chưa tổ chức được các khóa đào tạo chuyên đề về ATTT cho cán bộ nghiệp vụ tuy nhiên cũng đã lồng ghép nội dung này vào các khóa đào tạo về CNTT, hướng dẫn sử dụng ứng dụng cho cán bộ nghiệp vụ.

4. Triển khai các giải pháp kỹ thuật về an toàn thông tin

Giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính và các đơn vị hệ thống thuộc Bộ đều đã phê duyệt, triển khai dự án nâng cấp hệ thống an toàn thông tin của đơn vị. Hiện tại, các đơn vị đang chuẩn bị đầu tư dự án mới về nâng cấp hệ thống an toàn thông tin giai đoạn 2016-2020.

Năm 2010, Bộ thành lập Ban Quản lý dự án An toàn bảo mật thông tin ngành Tài chính với mục đích triển khai dự án trang bị hệ thống kỹ thuật đảm bảo ATTT cho tất các đơn vị thuộc Bộ. Năm 2013, bằng nguồn quỹ MDTF2, Ban QLDA đã ký hợp đồng tư vấn và hoàn thành xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư kỹ thuật ATTT. Tuy nhiên, sau khi xem xét tính phức tạp của dự án và xin ý kiến các đơn vị, Cục THTK đã trình và được Bộ phê duyệt cho phép phân chia dự án, giao về cho các đơn vị tự thực hiện. Kết quả, các đơn vị đều đã được duyệt mua sắm trang bị kỹ thuật về an toàn thông tin trong giai đoạn 2011-2015 (Cục THTK thẩm định thiết kế sơ bộ dự án của các đơn vị). KBNN, TCHQ, TCDT, UBCK đã hoàn thành việc mua sắm, trang bị của giai đoạn này. TCT và Cục THTK vẫn đang trong quá trình triển khai.

Trang bị kỹ thuật ATTT tại các đơn vị bao gồm 2 mức độ: trang bị cơ bản theo quy định của Bộ Tài chính (tường lửa mạng, cập nhật bản vá an ninh hệ điều hành, phòng chống mã độc); trang bị nâng cao (tường lửa ứng dụng, tường lửa cơ sở dữ liệu, phòng chống tấn công có chủ đích, chống tấn công từ chối dịch vụ, quản lý sự kiện an toàn thông tin, quản lý đặc quyền, kiểm soát truy cập

Page 71: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

71

mạng…). KBNN, TCHQ đã trang bị khá đầy đủ các thiết bị bảo vệ. TCT, Cơ quan BTC (Cục THTK) đã trang bị đầy đủ các thiết bị cơ bản, đang trang bị các thiết bị nâng cao. UBCK, TCDT đã trang bị đầy đủ các thiết bị cơ bản, sẽ tiếp tục trang bị các thiết bị nâng cao trong giai đoạn 2016-2020.

5. Kiểm tra về an toàn thông tin

Năm 2012, kiểm tra việc triển khai, vận hành hệ thống phòng diệt mã độc tại KBNN, TCT, TCHQ, UBCK, TCDT.

Năm 2015, kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính tại KBNN và UBCK.

Năm 2016, kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính tại KBNN, UBCK, TCDT, TCHQ, HVTC.

Năm 2017, kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính tại TCT.

Bên cạnh đó, KBNN định kỳ vào quý II-III hàng năm tổ chức 02 đoàn kiểm tra công tác tin học tại các tỉnh, trong đó có nội dung về an toàn thông tin mạng; tại địa phương định kỳ mỗi năm tổ chức 02 đợt kiểm tra trên địa bàn và tổng hợp kết quả về KBNN. TCHQ đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn thông tin mạng tại một số Cục Hải quan trọng điểm.

6. Các sự cố an toàn thông tin từ năm 2016 đến nay và việc khắc phục

- Các đơn vị thuộc Bộ thường xuyên phải xử lý mã độc nhiễm vào máy tính làm việc của cán bộ. Hệ thống phòng diệt virus đã xử lý tự động phần lớn các trường hợp này. Một số trường hợp do đối tác về an toàn thông tin (Viettel, CMC InfoSec) giúp phát hiện, xử lý.

- Trang tin của các đơn vị còn điểm yếu bảo mật phải khắc phục: Phần lớn trường hợp do đơn vị hoặc Cục THTK phát hiện (sử dụng công cụ dò quét điểm yếu bảo mật ứng dụng do Bộ trang bị). Một số trường hợp do Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Cục An ninh mạng phát hiện (Trang tin Tài sản công, Cổng thông tin của Tổng cục Hải quan, Trang tin của Trường Đại học Tài chính - Marketing TP HCM).

Các vấn đề trên đều đã được xử lý kịp thời, không gây hậu quả cho thông tin, dữ liệu của Bộ Tài chính.

Page 72: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

72

PHẦN THỨ BA

ĐỊNH HƯỚNG VỀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO

Hoạt động triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin của ngành Tài chính sẽ tiếp tục được thực hiện theo Khung chính sách đảm bảo an toàn thông tin của Bộ Tài chính, đồng thời tổ chức, triển khai các quy định về an toàn thông tin của Nhà nước:

- Cập nhật các quy định về an toàn thông tin của ngành theo Luật an toàn thông tin mạng và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật này.

- Tổ chức triển khai các Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn thông tin.

- Tiếp tục triển khai các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin cho cán bộ tin học; các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao nhận thức cho cán bộ nghiệp vụ của ngành.

- Chỉ định, thành lập các tổ chức về ứng cứu sự cố theo quy định của Nhà nước; thuê dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và thành lập Liên minh ứng cứu sự cố.

- Tiếp tục củng cố, duy trì các hệ thống kỹ thuật an toàn thông tin đã trang bị; Nâng cấp, trang bị bổ sung các giải pháp nâng cao (phòng, chống tấn công có chủ đích; chống thất thoát dữ liệu; giám sát an toàn thông tin mạng...).

- Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định của Nhà nước.

Page 73: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

73

Phụ lục I: Số lượng cán bộ phòng Quản lý An ninh thông tin và Lãnh đạo phụ trách trực tiếp

STT Tên đơn vị Số lượng cán

bộ Lãnh đạo phụ trách

trực tiếp

1 Phòng Quản lý An ninh thông tin - Cục Tin học và Thống kê tài chính

05 Phó Cục trưởng

Nguyễn Việt Hùng

2 Phòng Quản lý An ninh thông tin - Cục CNTT - KBNN

07 Phó Cục trưởng

Nguyễn Minh Hải

3 Phòng Quản lý An ninh thông tin - CNTT - TCT

06 Phó Cục trưởng

Vũ Lê Huy

4 Phòng Quản lý An ninh thông tin - CNTT - TCHQ

04 Phó Cục trưởng

Phạm Quang Tuyến

5 Nhân sự thực hiện nhiệm vụ về An toàn thông tin - Cục CNTT - TCDT

03 Phó Cục trưởng

Phạm Toàn Thắng

6 Phòng Quản lý An ninh thông tin - Cục CNTT - UBCK

02 Cục trưởng

Đoàn Tùng

Page 74: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

74

Phụ lục II: Số liệu về triển khai an toàn bảo mật của Bộ Tài chính

TT Hệ thống ATBM Cục THTK

TCT KBNN TCHQ TCDT UBCK

I Hạ tầng kỹ thuật

1.

Phòng, chống virus x x x x x x

2.

Hệ thống cập nhật bản vá HĐH

x x x x x

3.

Tường lửa mạng x x x x x x

4.

Tường lửa ứng dụng x x x x x

5.

Tường lửa CSDL, giám sát và bảo vệ CSDL

x x x x x

6.

Phòng chống xâm nhập trái phép IDS/IPS

x x x x x x

7.

Chống spam mail x x x

8.

Chống thất thoát dữ liệu DLP cho email/ hệ thống đảm bảo an toàn cho thư điện tử

x x x x x x

9.

Dò quét lỗ hổng bảo mật ứng dụng

x x x x

10.

Dò quét lỗ hổng bảo mật mức hệ thống

x x

11.

Dò quét lỗ hổng bảo mật mã nguồn ứng dụng

x

12.

Giải pháp truy cập x x

Page 75: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

75

TT Hệ thống ATBM Cục THTK

TCT KBNN TCHQ TCDT UBCK

Internet tập trung

13.

Web security x x x x x

14.

Hệ thống quản lý mật khẩu đặc quyền

x x x

15.

Quản lý sự kiện SIEM x x x x x

16.

Phòng chống tấn công DDOS

x x x

17.

Phòng chống tấn công có chủ đích APT

x x

18 Hệ thống quản lý truy cập

x x

Page 76: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

76

Phụ lục III: Các khóa đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin giai đoạn 2010-2016

STT Khóa học

I Năm 2010

1 Khóa học đối phó sự cố an toàn thông tin máy tính

2 Khoá học bảo mật CSDL

3 Quản trị an toàn dữ liệu Oracle - Data Guard Administration

4 HĐH Junos cho các thiết bị bảo mật

5 Quản trị mạng và bảo mật trên hệ điều hành RedHat Enterprise Linux

II Năm 2012

1 Bảo mật ứng dụng Web (Hardening Web Application)

2 Kỹ thuật tấn công Oracle Database 10g (Oracle database 10g: Hacking)

3 Giải pháp chống tấn công Oracle 10g (Oracle database 10g: Anti – Hacking)

4 Khoá học CISSP

5 CEH (bảo mật theo chuẩn EC_Council)

6 Bảo mật hệ thống thông tin (CISSP)

7 Đào tạo bảo mật mạng cho ST

III Năm 2013

1 CEH (bảo mật theo chuẩn EC_Council)

2 Khóa học đối phó sự cố an toàn thông tin máy tính

3 Quản trị CSDL Oracle Database 11g: Security

4 Đào tạo ISO 27001 - lớp 1,2,3

5 Red Hat System Administration I (RH124)

Page 77: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

77

STT Khóa học

6 Đào tạo SCNP

IV Năm 2014

1 Khóa học bảo mật ứng dụng Web

2 Khóa học tấn công và phòng thủ web

3 Khóa học bảo mật ứng dung web cho STC

4 Khóa học CCNP Security

5 Bảo mật mạng với thiết bị Router và Switches của Cisco

6 Lớp học Kiểm toán CISA

V Năm 2015

1 Đào tạo phân tích lỗi bảo mật và các điểm yếu trên hệ thống - ECSA

VI Năm 2016

1 Đào tạo chuyên môn CEH (Certified Ethical Hacker V8)

2 Đào tạo "Enterprise Security Architecture and Assessment InfoSec Institute"

3 Đào tạo quy trình phát hiện, xử lý mã độc Malware

4 Khóa đào tạo Oracle Database Security Best Practices

Page 78: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

78

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2011-2015

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2016-2020

Page 79: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

79

I. Kết quả đạt được của công tác thống kê tài chính giai đoạn 2011-2015.

Triển khai Luật Thống kê 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê; Thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo sát sao việc triển khai công tác thống kê tại Bộ Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu thống kê tài chính đến năm 2015 (Quyết định số 2179/QĐ-BTC ngày 27/8/2010) và Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 3036/QĐ-BTC ngày 27/11/2014). Trong thời gian qua, Bộ Tài chính tích cực triển khai công tác thống kê theo hai bản kế hoạch này và đã đạt được kết quả như sau:

1. Về hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê.

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về thống kê tài chính luôn được Bộ Tài chính chú trọng triển khai như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính - ngân sách và các văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai công tác thống kê tài chính cũng như thống kê chuyên ngành (ngân sách, thuế, hải quan, kho bạc, dự trữ nhà nước, quản lý nợ công, quản lý giá, quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, chứng khoán, bảo hiểm,…); Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về chỉ tiêu thống kê tài chính trong đó tập trung hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Bộ Tài chính thực hiện; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các văn bản này đang được triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành Tài chính đã tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động thống kê tài chính phát triển.

2. Về triển khai chuyên môn nghiệp vụ thống kê.

a) Đã chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu biểu mẫu, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp; Xây dựng và quản lý các bảng mã tập trung đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng trong các phần mềm tập trung của ngành Tài chính;

b) Phối hợp với chuyên gia của IMF tổ chức chuyển đổi số liệu công khai ngân sách 2003-2013 sang chuẩn mực thống kê tài chính chính phủ 2001 (GFSM2001) và thí điểm chuyển đổi số liệu ngân sách nhà nước 2012 kết xuất từ Tabmis sang GFSM2001;

c) Công tác thu thập thông tin thống kê được thực hiện với hình thức đa dạng, phong phú, hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính mới đã

Page 80: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

80

từng bước đảm bảo tính đồng bộ và là nguồn thông tin đầu vào tin cậy của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác;

d) Công tác công bố và sử dụng thông tin thống kê ngày càng được chuẩn hóa, các sản phẩm thống kê đa dạng, phong phú. Bên cạnh các sản phẩm thống kê truyền thống như Niên giám thống kê tài chính, Báo cáo thường niên,.... Từ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT như xây dựng hệ thống thông tin NSNN-KB (Tabmis), quản lý nợ, quản lý đăng ký tài sản nhà nước, hệ thống thông tin hải quan, chứng khoán, dự trữ, quản lý thuế, nên số liệu và dữ liệu thống kê có độ chính xác và tin cậy cao, cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để phân tích, dự báo và hoạch định chính sách phù hợp với thực tiễn;

e) Đã tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Luật thống kê sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê;

f) Đã tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016-2020.

3. Công tác xây dựng và quản lý các bảng danh mục, bảng phân loại thống kê.

- Ngay từ khi bắt đầu triển khai công tác thống kê tại Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã xây dựng Hệ thống danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính (sau đây gọi chung là Hệ thống DMDC) tại Quyết định số 888/QĐ-BTC ngày 23/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm có 15 danh mục áp dụng cho các đơn vị trong ngành Tài chính nhằm mục đích triển khai các dự án trao đổi thông tin giữa các hệ thống: Tài chính, Kho bạc, Thuế, Hải quan.

Năm 2010, để đáp ứng yêu cầu của từng đoạn mã trong hệ thống kế toán áp dụng cho dự án TABMIS và các Hệ thống thông tin, phần mềm của ngành Tài chính, đồng thời để chuẩn hóa, tạo lập, cung cấp đầy đủ các danh mục bao trùm toàn bộ các lĩnh vực ứng dụng CNTT của ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 35/QĐ-BTC ngày 06/01/2010 về việc quy định hệ thống danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính thay thế cho Quyết định số 888/QĐ-BTC. Hệ thống DMDC tại Quyết định số 35/QĐ-BTC quy định gồm có 49 danh mục.

Đây là hệ thống Cơ sở dữ liệu quan trọng đã được Bộ Tài chính đầu tư xây dựng, phục vụ chuẩn hóa hệ thống danh mục, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp; quản lý các bảng mã phân loại tập trung sử dụng trong các hệ thống phần mềm của ngành Tài chính.

Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy việc sử dụng Hệ thống danh mục dùng chung để tổng hợp, tích hợp và chuẩn hóa các thông tin trong và ngoài ngành Tài chính thành hệ thống thống nhất có vai trò hết sức quan trọng.Việc triển khai thành công dự án TABMIS của ngành Tài chính có vai trò tích cực của việc tích hợp 12 đoạn mã (hệ thống kế toán đồ - COA) từ hệ thống danh mục dùng chung của ngành Tài chính. Cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung được coi như là một thư viện và nguồn thông tin tin cậy để phục vụ công tác quản lý, phát triển, và tích hợp thông tin, ứng dụng.

Page 81: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

81

Đến năm 2015, có rất nhiều danh mục trong hệ thống DMDC đã được thay đổi và qua khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng danh mục dùng chung ngành Tài chính cho thấy hầu hết các đơn vị đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc quy định Hệ thống danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính đồng thời đề nghị cần quy định bổ sung thêm các danh mục, trách nhiệm trong việc cung cấp danh mục, do vậy Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 quy định Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính. Hệ thống DMDC này gồm 50 danh mục do Bộ Tài chính ban hành, tạo lập và 27 danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành ban hành được sử dụng trong Hệ thống DMDC trong lĩnh vực Tài chính.

- Hệ thống mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách là một hệ thống danh mục quan trọng để phát triển và tích hợp Hệ thống thông tin quản lý tài chính công. Hệ thống mã số này hiện nay đang được Cục Tin học và Thống kê tài chính và 63 Sở Tài chính tổ chức thực hiện hiệu quả. Hệ thống dữ liệu về mã số được quản lý, cập nhật, xử lý thông tin về mã số, phục vụ hiệu quả cho triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ. Đối với công tác cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách từ năm 2007 đến 2015 (theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách và Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC) đơn vị nộp hồ sơ đăng ký cấp mã chỉ theo phương thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính thì thời hạn cấp mã và gửi Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS cho đơn vị là 05 ngày làm việc và hình thức là vẫn cấp Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS bản cứng có chữ ký và dấu của đơn vị cấp mã (Cục THTK, Lãnh đạo STC). Từ năm 2016 đến nay, triển khai công tác đăng ký và cấp mã số ĐVQHN theo quy định tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC, Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC) đơn vị nộp hồ sơ đăng ký cấp mã có thể sử dụng một trong các phương thức: trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua dịch vụ công trực tuyến đăng ký mã số ĐVQHNS. Thời gian thực hiện cấp mã đã được rút ngắn xuống còn 03 ngày đối với phương thức nộp hồ sơ trực tiếp và qua đường bưu chính, 02 ngày đối với phương thức nộp hồ sơ qua Dịch vụ công trực tuyến. Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS bản cứng có chữ ký và dấu của đơn vị cấp mã được thay bằng Giấy chứng nhận mã số ĐVQHNS điện tử. Triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC đã rút ngắn thời gian thực hiện công tác cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách. Theo đó, kết quả cấp mã số ĐVQHNS sẽ được trả trên môi trường mạng. Các đơn vị sau khi nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS sẽ được cơ quan tài chính cấp mã số và gửi Giấy chứng nhận mã số đơn vị có quan hệ ngân sách điện tử tại mục Dịch vụ công trực tuyến về cấp mã số ĐVQHNS trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn). Đơn vị QHNS dùng Giấy chứng nhận mã số điện tử này để giao dịch với cơ quan tài chính, trên mỗi Giấy chứng điện tử được gắn 01 mã vạch để thực hiện kiểm tra, xác định mã số do cơ quan tài chính cấp ra nếu cần. Tính từ ngày 01/01/2016

Page 82: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

82

đến 30/4/2017 qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp mã số ĐVQHNS đã có 20.248 hồ sơ được nhận trong đó 19.856 hồ sơ đã được cấp mã và có 3.465 tài khoản user đăng ký.

4. Về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thực hiện công tác thống kê.

- Bộ Tài chính đã xây dựng, nâng cấp phần mềm thu thập và tổng hợp báo cáo thông tin thống kê đáp ứng các yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu và báo cáo thống kê tài chính tại Bộ Tài chính và phần mềm báo cáo thống kê áp dụng tại các Sở Tài chính. Hệ thống phần mềm này có giao diện web chạy trên mạng Hạ tầng truyền thông của ngành Tài chính. Tất cả các báo cáo đều được truyền nhận bằng giao dịch điện tử; các cán bộ của ngành có thể truy cập và khai thác, sử dụng thông tin thống kê.

- Tổng cục Hải quan cũng đã xây dựng và đang đưa vào triển khai phần mềm Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu. Tổng cục Hải quan đang thực hiện dự án nâng cấp Hệ thống thông tin thống kê để kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS; nâng cấp các chức năng của chương trình báo cáo thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Ngành thuế đang triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, theo đó, các hồ sơ thuế, quyết định của Cơ quan thuế, chứng từ nộp thuế được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc. Ngành thuế đã định hướng xây dựng các hệ thống chỉ tiêu thống kê để tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu này.

- UBCKNN đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý toàn bộ các đối tượng trên thị trường chứng khoán (TTCK) và hỗ trợ cho công tác thống kê về chứng khoán và TTCK (như hệ thống giám sát TTCK (MSS); hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu công ty chứng khoán (SCMS); hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán (FMS); hệ thống công bố thông tin (IDS); hệ thống quản lý nhà đầu tư nước ngoài FIMS..). Bên cạnh đó, UBCKNN đã xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm quản lý thống kê nội bộ để phục vụ riêng cho công tác thống kê của UBCKNN.

- KBNN đang triển khai xây dựng dự án nâng cấp và triển khai kho dữ liệu và công cụ thống kê phân tích nghiệp vụ KBNN; mục tiêu chính của dự án là nâng cấp kho dữ liệu đã xây dựng theo dự án Tabmis theo dõi dữ liệu về thu chi NSNN trong khuôn khổ Tabmis thành kho dữ liệu phục vụ thống kê, phân tích nghiệp vụ KBNN và cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu của Bộ Tài chính. Trong đó, ngoài các dữ liệu tiếp nhận từ Tabmis còn bổ sung các nguồn dữ liệu từ các mảng nghiệp vụ KBNN như kiểm soát chi đầu tư, quản lý thu NSNN từ chương trình TCS, dữ liệu thanh toán,…; đồng thời, xây dựng các công cụ phục vụ báo cáo, thống kê, phân tích nghiệp vụ. Từ đó, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho kho dữ liệu tài chính của Bộ Tài chính và nâng cao hiệu quả công tác thống kê thông qua việc hỗ trợ phân tích các kết quả thống kê.

Page 83: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

83

5. Về đổi mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê.

Trong thời gian qua Bộ Tài chính tích cực thúc đẩy đa dạng hóa và chuẩn hóa việc phổ biến thông tin thống kê tài chính. Kết quả thực hiện chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước trong lĩnh vực tài chính như sau:

- Đã thực hiện việc chuẩn hoá và đa dạng hoá các sản phẩm của công tác thống kê, hệ thống các chỉ tiêu thống kê tài chính đã được định nghĩa để đảm bảo hiểu và sử dụng thống nhất đối với người sử dụng.

- Các cán bộ của ngành có thể truy cập và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin thống kê được ban hành kèm theo Quyết định số 2331/QĐ-BTC từ phần mềm thu thập và tổng hợp báo cáo thông tin thống kê có giao diện web chạy trên mạng Hạ tầng truyền thông của Bộ Tài chính; Khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô,....

- Thông tin về Ngân sách Nhà nước và nợ công đã được công khai rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính; hệ thống thông tin về xuất nhập khẩu hàng hoá được đăng tải công khai trên trang web của Tổng cục Hải quan; thông tin về chứng khoán được đăng tải trên trang web của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước;

- Ấn phẩm thống kê tại Bộ Tài chính: Niên giám thống kê tài chính xuất bản 1 năm 2 lần gồm phiên bản tóm tắt và phiên bản đầy đủ; Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính. Hai ấn phẩm thống kê này của Bộ Tài chính đã được thực hiện theo Quy chế xuất bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành; Ngoài 02 ấn phẩm chung của Bộ còn có các ấn phẩm của từng lĩnh vực như: Niên giám Thống kê Hải quan bao gồm phiên bản tóm tắt và phiên bản đầy đủ; Cuốn Công khai dự toán và quyết toán NSNN; Ngân sách nhà nước Việt Nam năm hiện hành; Báo cáo thường niên của UBCKNN; Thị trường bảo hiểm Việt Nam; Bản tin nợ công.

- Bộ Tài chính đã tham gia Tổ công tác Hệ thống phổ biến số liệu chung (GDDS) theo sự điều phối của Tổng cục Thống kê.

6. Về tình hình thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo thống kê.

a. Tại Bộ Tài chính.

* Về tình hình thực hiện Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2331/QĐ - BTC về Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê tài chính. Bộ Tài chính được đánh giá là đơn vị triển khai kịp thời các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác thống kê. Khi thực hiện Quyết định số 2331/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu của Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg.Bộ Tài chính đã tổ chức thu thập, tổng hợp, công bố 19/21 chỉ

Page 84: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

84

tiêu được phân công. Còn 02 chỉ tiêu thuộc nhóm B và một phần của 04 chỉ tiêu nhóm A,B theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã từng bước thực hiện. Cụ thể như sau:

- Các chỉ tiêu đã công bố đầy đủ đến từng phân tổ:Hiện tại Bộ Tài chính đã thực hiện 12/21 chỉ tiêu công bố đến từng phân tổ theo quy định tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg.

- Về các chỉ tiêu thu thập chưa đầy đủ và tiếp tục triển khai thực hiện:Hiện nay, Bộ Tài chính còn 09/21 chỉ tiêu đã thực hiện được một số phân tổ theo quy định tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg, cụ thể là có 03 chỉ tiêu thực hiện được một phần; 02 chỉ tiêu thực hiện được một phân tổ, phân tổ còn lại đang phối hợp với Tổng cục Thống kê triển khai; 03 chỉ tiêu chưa thực hiện được; và 01 chỉ tiêu đang phối hợp với Tổng cục Thống kê triển khai. Bộ Tài chính vẫn còn một số phân tổ chưa thực hiện đầy đủ theo các phân tổ quy định là do các phân tổ của chuyên ngành tài chính không hoàn toàn thống nhất với phân tổ của thống kê. Ví dụ như Thu NSNN không theo dõi phân tổ theo ngành KTQD vì thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nên việc hạch toán chi tiết theo ngành lĩnh vực khó chính xác và không có ý nghĩa kinh tế. Do vậy, kể từ năm 2010, Bộ Tài chính đã bỏ quy định hạch toán, theo dõi thu ngân sách theo ngành kinh tế. Như báo cáo “Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm” không thực hiện được báo cáo theo thành phần kinh tế vì việc phân theo thành phần kinh tế không còn phù hợp với quy định hiện hành của Luật Kinh doanh bảo hiểm...

* Về tình hình thực hiện theo Quyết định số 2331/QĐ-BTC về Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê tài chính, các đơn vị thuộc Bộ đã triển khai tương đối đầy đủ, kịp thời. Nhìn chung các đơn vị có tinh thần trách nhiệm, phối hợp kịp thời với Cục THTK để thực hiện Quyết định này. Tuy nhiên, vẫn còn một số báo cáo thực hiện chưa kịp thời nên phải cử cán bộ theo dõi, đôn đốc.

b. Tại các Sở Tài chính.

Ngày 05/02/2013 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2013/TT-BTC hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại các Sở Tài chính. Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, Sở Tài chính các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã khẩn trương tham mưu cho các UBND tổ chức xây dựng văn bản hướng dẫn cho các đơn vị liên quan trên địa bàn Tỉnh/TP thực hiện báo cáo thống kê từng bước đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin phục vụ công tác điều hành, hoạch định chế độ chính sách tại Tỉnh. Các Sở Tài chính đã thực hiện tổ chức và củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thống kê tại Sở Tài chính theo đúng trách nhiệm của Sở Tài chính được hướng dẫn tại Thông tư số 15/2013/TT-BTC. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các STC thực hiện thu thập, tổng hợp báo cáo được đầy đủ, chính xác, kịp thời cũng như phục vụ tốt nhu cầu khai thác thông tin này, Bộ Tài chính đã xây dựng và hướng dẫn các STC sử dụng phần mềm báo cáo thống kê tài chính. Tuy nhiên, tình

Page 85: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

85

hình thực hiện theo Thông tư này tại một số Sở Tài chính chưa thực sự đầy đủ, kịp thời.

7. Về tăng cường tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực làm công tác thống kê tài chính.

a. Tổ chức bộ máy làm công tác thống kê được củng cố và tăng cường.

- Tại trung ương: Bên cạnh việc thành lập phòng Thống kê tại các Cục, Vụ thuộc cơ quan Bộ Tài chính, tại các đơn vị hệ thống thuộc Bộ đều bố trí các bộ phận thực hiện công tác thống kê chuyên ngành của đơn vị mình, như: Tổng cục Hải quan đã bố trí một phòng thực hiện công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan; Tổng cục Thuế đã giao nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê thuế cho đơn vị thực hiện chức năng kê khai - kế toán thuế tại cơ quan thuế các cấp; UBCKNN đã thành lập phòng Thống kê chuyên trách trực thuộc Cục Công nghệ Thông tin; Kho bạc Nhà nước giao Vụ Tổng hợp và Pháp chế thực hiện chức năng thống kê tổng hợp của hệ thống KBNN. Số lượng cán bộ làm công tác thống kê tại Bộ Tài chính hiện nay là 32 cán bộ chuyên trách và 102 cán bộ kiêm nhiệm (bao gồm cả các Tổng cục).

- Tại địa phương: Cơ cấu tổ chức của bộ phận làm công tác thống kê thuộc Sở Tài chính đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó nêu rõ phòng Tin học và Thống kê là một phòng thuộc cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính. Tính đến nay, có 41/63 Sở Tài chính đã thành lập phòng Tin học và Thống kê.

b. Về nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thống kê.

- Đội ngũ cán bộ thống kê chuyên trách tại Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã được hình thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các cán bộ làm công tác thống kê tài chính ở Bộ và các địa phương (kể cả cán bộ kiêm nhiệm) thường xuyên được cập nhật kiến thức, kỹ năng về công tác thống kê và phân tích dự báo;

- Hàng năm, Bộ Tài chính đều tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thống kê tại Bộ và tại các Sở Tài chính (năm nay tổ chức cho cán bộ tại Trung ương thì năm sau sẽ tổ chức cho cán bộ tại Sở Tài chính);

- Từ năm 2011-2016 đã tổ chức 07 lớp đào tạo Thống kê cho các đơn vị thuộc Bộ và Sở Tài chính với tổng số 436 lượt học viên được đào tạo; Tổ chức 02 lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao phần mềm Báo cáo thống kê Sở Tài chính theo Thông tư số 15/2013/TT-BTC với tổng số 148 học viên tham dự; Ngoài ra, Cục THTK còn tổ chức tập huấn hỗ trợ các Sở Tài chính triển khai công tác thống kê, công tác cấp mã số trực tuyến, tính đến thời điểm hiện tại đã triển khai

Page 86: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

86

tập huấn về Thông tư 185/2015/TT-BTC: 10 lớp (triển khai trong các năm 2015-2016-2017).

- Từ năm 2010, Tổng cục Hải quan hàng năm đều tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức Hải quan làm công tác thống kê ở các Cục HQ tỉnh, thành phố.

8. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê .

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai một số hoạt động như:

- Phối hợp với IMF thí điểm chuyển đổi dữ liệu NSNN sang chuẩn thống kê tài chính chính phủ 2001 do IMF biên soạn.

- Cung cấp số liệu thống kê cho các cơ quan tổ chức quốc tế theo cam kết của Việt Nam: UNSD (Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc), WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), Ban Thư ký ASEAN từ năm 2004.

- Trao đổi số liệu theo các thỏa thuận/ bản ghi nhớ (MOU) đã ký kết giữa Bộ Tài chính Việt Nam với các cơ quan nước ngoài: Hải quan Ucraina (năm 2010); Hải quan Bêlarut (năm 2010); Hải quan Liên bang Nga (năm 2012) và Hải quan Lào (năm 2014).

- Các hoạt động hợp tác quốc tế khác: (1) Các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN trong Dự án Nâng cao năng lực thống kê do EU tài trợ cho các nước ASEAN; (2) Dự án tài trợ của Hải quan Thụy Sỹ về hợp tác thống kê....

II. Kế hoạch triển khai công tác thống kê tài chính giai đoạn 2016-2020.

Để công tác thống kê tài chính triển khai đáp ứng được các yêu cầu của Luật Thống kê số 89/2015/QH13 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ và của Bộ Tài chính; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo, của người dùng tin trong và ngoài ngành Tài chính, trong thời tới, công tác thống kê tài chính cần bám sát các nội dung, nhiệm vụ chính như sau:

1. Quan điểm thực hiện.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với kinh tế thế giới, yêu cầu trao đổi thông tin nói chung và thông tin trong lĩnh vực tài chính nói riêng với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng trở nên quan trọng. Thực tiễn khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua cho thấy cần thiết phải có sự thống nhất và đẩy mạnh sự trao đổi thông tin thống kê tài chính nhằm chia sẻ và tăng cường khả năng cảnh báo giữa các quốc gia.

Để làm tốt yêu cầu này, phải có sự tương đồng về các chỉ tiêu và phương pháp thống kê. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống thông tin thống kê tài chính thu thập một cách kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu về tình hình tài chính (các nguồn và tình hình huy động, sử dụng chúng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân), phục vụ yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành, công tác phân tích, đánh giá, khuyến nghị, hoạch định và điều chỉnh chính sách, phân tích, dự báo, cảnh

Page 87: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

87

báo về vấn đề liên quan tới an ninh, ổn định và phát triển của nền tài chính quốc gia.

Cần ưu tiên tập trung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Tài chính, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu quản lý, điều hành tài chính công và hoạch định chính sách quản lý tài chính công phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Định hướng triển khai công tác thống kê tài chính trong thời gian tới.

a. Mục tiêu: Phát triển hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, thống nhất, gắn liền với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tiền tệ của Nhà nước, phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về Thống kê tài chính Chính phủ nhằm thu thập đầy đủ thông tin thống kê tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu về phân tích, đánh giá, hoạch định và điều chỉnh chính sách trong quản lý, điều hành nền tài chính quốc gia của Bộ Tài chính, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê tài chính của các tổ chức, cá nhân khác trong nước và quốc tế.

b. Một số định hướng:

Thứ nhất, Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thống kê tài chính, tạo lập đầy đủ các điều kiện về cơ chế, chính sách, môi trường pháp lýđể hệ thống thống kê tài chính từ trung ương đến địa phương hoạt động đồng bộ, thống nhất.

Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện và biên soạn hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính theo các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. Đa dạng hóa các nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin, nhằm thu thập đầy đủ thông tin thống kê tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đồng thời đẩy mạnh việc chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu nhằm tăng cường tính chính xác, đầy đủ và tính cập nhật của thông tin đầu vào, qua đó, tăng cường chất lượng thông tin đầu ra.

Hệ thống chỉ tiêu cần bao quát đầy đủ các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, đáp ứng yêu cầu của Luật Thống kê, các Luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn1. Từng bước hướng tới việc phản ánh đầy đủ các lĩnh vực tài

1Tính đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thống kê tài chính đã đượcban hành để thay thế cho các văn bản cũ, cụ thể:

- Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015; Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Thông tư số 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 3055/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế Công bố thông tin thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 2747/QĐ-TCHQ ngày 11/12/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về quy chế Điều chỉnh số liệu thống kê nhà nước về Hải quan;

Page 88: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

88

chính mà mỗi Chính phủ phải điều hành như: các Quỹ xã hội; các Quỹ từ thiện; các Quỹ Khuyến học; các Quỹ ngành nghề; các Quỹ cạnh Ngân sách,... Ngân sách phần tự thu tự chi của các ngành được Luật cho phép không báo cáo chung trong NSNN; điều hành chính sách tỷ giá, điều khiển lãi suất trong nền kinh tế,...

Thứ ba, thực hiện Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng chính phủ điện tử, ngành Tài chính triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính bao gồm 13 kho dữ liệu chủ đề. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính được thiết kế mở, có khả năng kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, đồng thời các kho dữ liệu chủ đề thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau tạo ra những thông tin tổng hợp từ nhiều kho dữ liệu chủ đề.

Thứ tư, tăng cường công tác phổ biến thông tin thống kê tài chính, tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng thông tin, hỗ trợ người dùng tin trong khai thác, sử dụng thông tin, thực hiện xác định, phân loại nhu cầu người dùng tin và xây dựng, phát triển các công cụ hiện đại hỗ trợ khai thác và sử dụng thông tin như: BI…Đa dạng hoá các sản phẩm thông tin thống kê, đảm bảo thông tin thống kê được phổ biến kịp thời, minh bạch, đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế của Việt Nam.

Để đảm bảo tính hiệu quả của thông tin, sẽ thực hiện việc phân loại hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoạch định chính sách về tài chính quốc gia; những hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính phục vụ yêu cầu của thống kê nhà nước và phục vụ phổ biến thống tin thống kê tài chính đối với người dùng tin khác.

Thứ năm, cải tiến và hoàn thiện các bảng phân loại, bảng danh mục, mã dùng chung toàn ngành, đáp ứng các yêu cầu của công tác hoạch định, điều chỉnh chính sách, quản lý, điều hành và phân tích dự báo, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời đảm bảo tích hợp với các chế độ thông tin báo cáo thống kê định kỳ, đặc biệt là hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý Hải quan, Hệ thống thông tin quản lý dự trữ quốc gia, Hệ thống thông tin quản lý trong lĩnh vực chứng khoán, Hệ thống thông tin trong lĩnh vực Tổng kế toán nhà nước,…

Thứ sáu, tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu thống kê tài chính với các Bộ, ngành, các cơ quan Đảng, Quốc hội và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

- Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia; Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia;

- Quyết định số 58/QĐ-UBCK ngày 25/01/2014 của Chủ tịch UBCK về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Page 89: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

89

Thứ bảy, hoàn thiện bộ máy tổ chức thống kê theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thống kê quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực thống kê và phân tích dự báo cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ thống kê tài chính trong toàn ngành từ trung ương tới địa phương.

3. Một số nội dung cụ thể.

(1) Xây dựng/hoàn thiện cơ chế chính sách về công tác thống kê:

- Tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu hướng dẫn các cơ chế, chính sách về công tác thống kê trong phạm vi của Bộ Tài chính, triển khai xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính:

+ Năm 2017: Xây dựng và ban hành Thông tư quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính (thay thế Quyết định số 2331/QĐ - BTC về Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê tài chính);

+ Năm 2018: Xây dựng và ban hành Thông tư quy định về Chế độ báo cáo thống kê tài chính (Trung ương và địa phương);

+ Xây dựng Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Bộ Tài chính; Quy chế phối hợp công tác, trao đổi thông tin thống kê giữa Bộ Tài chính và Bộ KHĐT, giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan. Theo tiến độ chung của các văn bản hướng dẫn luật chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính;

+ Xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật quy định về mô hình, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu, truy vấn/khai thác dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính; quy định về việc xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.

(2) Thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính: gồm 09 chỉ tiêu Bộ Tài chính chủ trì và 05 chỉ tiêu Bộ Tài chính phối hợp thực hiện được quy định trong Luật Thống kê số 89 và Nghị định số 97/2016/NĐ-CP.

(3) Thực hiện thu thập, tổng hợp chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, chế độ báo cáo thống kê tài chính.

(4) Thực hiện phổ biến thông tin thống kê:

- Thực hiện phổ biến thông tin thống kê theo quy định tại Luật Thống kê và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP;

- Tiếp tục thực hiện công bố thông tin thống kê tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;

- Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê tài chính hàng năm, Báo cáo thường niên của Bộ Tài chính; Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê Hải

Page 90: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

90

Quan, Cuốn sách Tài chính Việt Nam, Bản tin nợ công và các ấn phẩm khác của công tác thống kê tài chính,...

- Đẩy mạnh việc thực hiện chia sẻ, phổ biến thông tin thống kê tại các Sở Tài chính.

(5) Phối hợp triển khai chương trình điều tra thống kê quốc gia theo quy định tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

(6) Triển khai Hệ thống thông tin thống kê tài chính, theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

(7) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, nhân lực:

- Rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ phận làm công tác thống kê tại các đơn vị , theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thống kê quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;

- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực thống kê;

- Xây dựng đề án về đào tạo phát triển nguồn nhân lực thống kê ngành Tài chính.

(8) Tiếp tục tổ chức nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học về lĩnh vực thống kê; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào công tác thống kê của Bộ. Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất số liệu thống kê của ngành Tài chính.

(9) Hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính được phê duyệt tại Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án Xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính theo các nội dung sau:

- Mục tiêu: CSDL quốc gia về Tài chính sẽ thực hiện vai trò quan trọng như một “Trung tâm điều hành thông minh” cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, phục vụ công tác quản lý, điều hành và hỗ trợ việc ra quyết định đúng đắn và kịp thời về lĩnh vực ngân sách, tài chính của Bộ Tài chính, đồng thời thực hiện cung cấp, kết nối chia sẻ thông tin với các cơ quan Đảng, Chính phủ, Bộ, ngành, UBND các cấp và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Tài chính, cũng như đáp ứng được yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách ngành Tài chính.

- Theo Quyết định số 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính tập trung triển khai 13 Dự án thành phần thuộc Đề án CSDL quốc gia về Tài chính, gồm:

+ 2017 – 2020: Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu tổng hợp về Tài chính;

Page 91: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

91

+ 2016 – 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Thuế (nâng cấp kiến trúc kho cơ sở dữ liệu ngành Thuế và hệ thống khai thác dữ liệu, tổng hợp báo cáo phục vụ công tác quản lý thuế);

+ 2015 – 2018: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Kho bạc (nâng cấp và triển khai kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ);

+ 2015 – 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Hải quan (xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định nghiệp vụ hải quan);

+ 2017 – 2019: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Chứng khoán (xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp các cơ sở dữ liệu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước);

+ 2017 – 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Dự trữ nhà nước;

+ 2016 – 2018: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Giá (cơ sở dữ liệu quốc gia về Giá giai đoạn 1);

+ 2016 – 2018: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Bảo hiểm (hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm);

+ 2016 – 2019: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Nợ công (triển khai hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ phiên bản 6.0 - DMFAS 6.0);

+ 2017 – 2018: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý Tài sản công (nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công);

+ 2017 – 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp);

+ 2017 – 2018: Nâng cấp kho dữ liệu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Dự kiến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành và triển khai chức năng cung cấp thông tin.

+ 2017 – 2018: Xây dựng cơ sở dữ liệu danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính;

(10) Nghiên cứu áp dụng đầy đủ phương pháp Thống kê tài chính Chính phủ (GFS) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam và các chuẩn mực thống kê quốc tế đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhằm tạo cơ hội phân tích sức khỏe tài chính quốc gia theo chuẩn mực và góc nhìn quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng so sánh tài chính quốc gia giữa Việt Nam với các nước được nâng lên. Đây sẽ là cơ sở tham chiếu cho công tác thống kê tài chính Việt Nam.

(11) Nghiên cứu chuẩn hóa các bảng danh mục, bảng phân loại trong công tác thống kê tài chính. Đối với các danh mục, các bảng phân loại mới, khi xây dựng cần nghiên cứu thật kỹ đảm bảo đáp ứng nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam, tránh tình trang bảng phân loại được xây dựng

Page 92: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

92

trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát sinh trong những lĩnh vực, nội bộ ngành, dẫn đến hiện tượng khi mà hệ thống chỉ tiêu thống kê đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện nhưng hệ thống danh mục dùng chung vẫn thiếu và không thống nhất theo thời gian, gây khó khăn cho công tác tổng hợp và so sánh thống kê. Với những danh mục Việt Nam xây dựng dựa trên bảng phân loại quốc tế có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện áp dụng tại Việt Nam, cần tuân thủ áp dụng trong tính toán các chỉ tiêu cũng như thu thập số liệu, lập báo cáo. Cần thống nhất cách đánh mã và phân tổ nhằm đảm bảo tính tương thích của số liệu, tránh tình trạng một đối tượng lại được quy định nhiều mã khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau.Đối với các lĩnh vực đặc thù, khi xây dựng cần có sự so sánh, tham khảo các bảng phân loại tương tự về ngành nghề đó đảm bảo tính tương thích, so sánh của dữ liệu.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, nhu cầu về thông tin thống kê tài chính không ngừng tăng lên. Đối tượng dùng thông tin thống kê tài chính rất đa dạng như các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư, các nhà khoa học, các cơ quan Thống kê trong khu vực và thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn cho tính chính xác, đồng bộ, nhất quán của các số liệu thống kê tài chính được cung cấp. Đồng thời, việc cung cấp số liệu thống kê tài chính cần phải được mở rộng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế./.

Page 93: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

93

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TINTẠI SỞ TÀI CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2017-2020

Page 94: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

94

PHẦN THỨ NHẤT

HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT TẠI SỞ TÀI CHÍNH

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ cho các STC và PTC, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ tại địa phương; xây dựng mạng nội bộ và kết nối mạng HTTT cho toàn bộ STC, PTC; triển khai phần mềm phòng chống các mã độc hại cho máy chủ, máy trạm tại STC, PTC; đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên tin học tại các STC. Thông qua việc triển khai ứng dụng CNTT, một số STC đã thành lập bộ phận chuyên trách về tin học (phòng tin học/trung tâm tin học), cán bộ tin học của STC cũng được đào tạo nâng cao trình độ.

Hiện trạng ứng dụng CNTT tại Sở Tài chính cụ thể như sau:

1. Phần mềm ứng dụng

a) Về công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước:

- Phần mềm Quản lý ngân sách (QLNS) và TABMIS: Bộ Tài chính đã triển khai phần mềm QLNS theo mô hình phân tán từ năm 2002, hỗ trợ địa phương trong công tác quản lý điều hành ngân sách hàng ngày cũng như thực hiện quản lý thống nhất thông tin ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương. Năm 2013, Bộ đã triển khai hệ thống TABMIS (mô hình tập trung đáp ứng nghiệp vụ phân bổ ngân sách, quản lý thu, quản lý cam kết chi, quản lý chi, quản lý ngân quỹ, các báo cáo và các giao diện trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác, nâng cao tính minh bạch của quản lý tài chính công của cơ quan tài chính địa phương), phần mềm QLNS đóng vai trò là một hệ thống phụ trợ cho TABMIS, hỗ trợ cơ quan tài chính trong công tác quyết toán ngân sách và theo dõi thông tri, lệnh chi, lập các báo cáo tùy biến theo yêu cầu của từng địa phương. Do phần mềm QLNS triển khai theo mô hình phân tán nên việc trao đổi dữ liệu điện tử bằng file không đảm bảo số liệu kịp thời phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên.

- Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính. Năm 2013, dự án đã hoàn thành triển khai cho 2.560 điểm (cơ quan thuế: 740, KBNN: 740, cơ quan tài chính: 740, cơ quan hải quan: 340). Hiện nay toàn bộ các giao dịch về thu ngân sách nhà nước đều được điện tử hóa và truyền nhận qua Trung tâm trao đổi Trung ương (TTTĐTW) đặt tại Bộ Tài chính, phục vụ ổn định 24/24 giờ, trung bình 1 năm có khoảng 16 triệu chứng từ/biên lai thu (bảng kê, danh bạ, sổ thuế, tờ khai, lệnh hoàn, gói phản hồi, chứng từ) được truyền nhận. Thông tin được truyền nhận qua TTTĐTW gồm số phải thu, số đã thu của người nộp thuế (bảng kê, danh bạ, sổ thuế, tờ khai, lệnh hoàn, gói phản hồi, chứng từ). Tuy nhiên việc đồng bộ dữ liệu thu ngân sách vào phần mềm QLNS phải thực hiện thủ công theo ngày, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đến đối tượng nộp thuế của cơ quan tài chính.

Page 95: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

95

- CSDL thu chi ngân sách: CSDL thu chi NSNN được thiết kế, xây dựng lần đầu năm 2003 có chức năng thu thập, tổng hợp, lưu trữ, xử lý và cung cấp các thông tin ngân sách như: (i) Thông tin về tình hình thực hiện chấp hành thu chi Ngân sách hàng tháng, quý và năm chi tiết theo MLNS; (ii) Thông tin về quyết toán NSNN: Lưu các thông tin số liệu về các báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm; (iii) Nhóm báo cáo công khai ngân sách: là những báo cáo có sẵn, được đính kèm file, hoặc nhập dữ liệu trực tiếp theo form định sẵn; (iv) Nhóm dữ liệu tổng hợp báo cáo: Lưu các thông tin về dữ liệu tổng hợp báo cáo sinh ra từ các dữ liệu gốc. Việc cập nhật dữ liệu từ Hệ thống TABMIS vào CSDL thu chi NSNN được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Hiện tại, Kho dữ liệu thu chi có một số hạn chế sau: (1) Ứng dụng chạy trên nền công nghệ lạc hậu nên tốc độ của hệ thống không thể đạt được mức tối ưu; (2) Việc sử dụng chung tài nguyên với vùng trung gian TABMIS góp phần làm chậm tốc độ của hệ thống Kho dữ liệu thu chi NSNN; (3) Hiện tại hệ thống báo cáo vẫn chủ yếu thể hiện ở dạng bảng biểu, chưa có các dạng thông tin cô đọng, trực quan dưới dạng đồ họa, bản đồ,… nhằm phản ánh nhanh tình hình thu chi ngân sách; (4) Việc khai thác, tổng hợp dữ liệu chấp hành không thể thực hiện được do chức năng này không thiết kế đầy đủ các trường thông tin cần thiết để có thể nhập được công thức tổng hợp lên báo cáo; (5) Kho dữ liệu thu chi chỉ được thiết kế để người dùng khai công thức, tự tổng hợp số liệu mà không tổng hợp những báo cáo dựng sẵn, vì vậy những đơn vị Vụ, Cục chuyên quản vẫn phải tự tổng hợp những báo cáo bằng file excel. Hơn nữa, việc phân quyền khai thác mới chỉ dừng lại ở các đơn vị trong Bộ do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin về ngân sách của các đơn vị khác.

b) Về công tác quản lý tài sản công:

- Hệ thống Quản lý đăng ký tài sản Nhà nước được xây dựng theo mô hình tập trung hỗ trợ việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, với các tài sản là đất, nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô và các tài sản cố định khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng; phạm vi triển khai: Cục Quản lý công sản, 63 Sở Tài chính và 63 Bộ, Ngành cơ quan trung ương. Hiện nay phần mềm đã được nâng cấp lên phiên bản 4.0 đáp ứng yêu cầu quản lý theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý và tính khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cục Quản lý công sản cũng đã triển khai thêm 2 phần mềm về quản lý tài sản công gồm: (i) Quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn, (ii) Quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.

- CSDL về Tài sản nhà nước (TSNN) do Cục Quản lý công sản quản lý vận hành và cập nhật dữ liệu: Đến nay đã cập nhật thông tin về TSNN của 101.723 đơn vị, trong đó có 85.680 đơn vị có tài sản thuộc các loại nêu trên đã

Page 96: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

96

thực hiện việc kê khai đăng ký vào CSDL, số đơn vị còn lại không có tài sản thuộc đối tượng phải kê khai đăng ký. CSDL về tài sản hiện tại chưa bao quát hết các loại tài sản công của quốc gia (như: công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (đường bộ, đường sắt, đất đai...); tính kết nối của thông tin giữa các phần mềm chưa cao (chưa kết nối chung với hệ thống CSDL tài chính - ngân sách); các dịch vụ liên quan còn hạn chế (chủ yếu sử dụng cho các cơ quan nhà nước). Bên cạnh đó, CSDL quốc gia về TSNN hiện nay chưa tổng hợp tình hình tài sản của các lực lượng vũ trang (Bộ Công An, Bộ Quốc phòng) theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ.

c) Về công tác quản lý giá:

Năm 2012, Bộ Tài chính đã triển khai phần mềm Quản lý giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ (phần mềm 2.0) tại 63 STC, cho phép các địa phương cập nhật trực tuyến mức giá hàng hoá, dịch vụ với khoảng 49 mặt hàng là hàng tiêu dùng, vật tư thiết yếu, giá dịch vụ quan trọng cho đời sống, sản xuất thuộc danh mục báo cáo vào cơ sở dữ liệu tập trung tại Bộ, theo đó giúp tăng cường công tác quản lý điều hành giá và bình ổn giá, hỗ trợ công tác thẩm định giá đáp ứng các nội dung tại Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước, giá hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê hiện chỉ có khoảng 20 Sở Tài chính thực hiện tốt việc cập nhật dữ liệu vào phần mềm Quản lý giá thị trường hàng hóa, dịch vụ (các Sở Tài chính còn lại cập nhật không đều hoặc không cập nhật).

Việc triển khai sử dụng phần mềm 2.0 bước đầu góp phần hình thành CSDL về giá và tạo nguồn dữ liệu cho CSDL quốc gia về giá xây dựng trong thời gian tới theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật về thẩm định giá; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/09/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Cơ sở dữ liệu giá hiện tại còn một số hạn chế: (1) Chưa có chưa đại diện cho các mặt hàng trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI; chưa đầy đủ các dữ liệu lịch sử; việc khai thác cơ sở dữ liệu giá còn phức tạp, khó thực hiện; (2) Công tác cung cấp thông tin về giá của Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) mới chỉ dưới dạng các báo cáo về thị trường giá cả, các thông báo; văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm định giá; các văn bản về chỉ đạo, quản lý, điều hành liên quan đến lĩnh vực giá và thẩm định giá; trả lời, hướng dẫn chính sách, xử lý kiến nghị, tham gia ý kiến về các vấn đề có liên quan đến giá hàng hóa, dịch vụ, quản lý giá, cung cấp thông tin giá một số mặt hàng nhỏ lẻ; thực hiện tin bài, tuyên truyền và thông tin các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý giá, thẩm định giá; (3) Chưa có hệ thống thông tin quản lý bao quát các nội dung của CSDL quốc gia về giá được quy định trong Thông tư số 142/2015/TT-BTC ngày 04/09/2015 của Bộ Tài chính quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

d) Về công tác quản lý nợ

Hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ DMFAS vận hành chính thức từ tháng 8/2013 với các chức năng chính gồm: (i) Quản lý nợ công của Chính

Page 97: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

97

phủ, giám sát các rủi ro tài chính từ các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp Nhà nước; (ii) Hỗ trợ phát triển việc ghi chép nợ trong nước và quản lý rủi ro trong Chính phủ cũng như việc tổng hợp tổng thể công tác quản lý nợ thông qua giao diện với TABMIS (cung cấp cho TABMIS các thông tin về trái phiếu Chính phủ, chứng từ ghi thu – ghi chi, rút vốn vay,…từ năm 2000 cho đến nay); (iii) Quản lý các khoản viện trợ và các khoản vay nước ngoài, cung cấp một danh mục các khoản thanh toán trả nợ sắp phải trả theo lịch trả nợ và dư nợ phải trả, hỗ trợ TABMIS trong việc chuẩn bị yêu cầu thanh toán trả nợ nước ngoài. Do có sự thay đổi của cơ chế chính sách liên quan đến quy trình chi trả nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên hệ thống TABMIS nên hiện nay một số chức năng của DMFAS chưa đáp ứng được quy trình nghiệp vụ.

e) Về dịch vụ công:

CQTCĐP đã được triển khai dịch vụ cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách trực tuyến mức độ 4 theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách cho các đơn vị thông qua ứng dụng. Hệ thống được cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tại TW và địa phương sử dụng trong công tác cấp và quản lý mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, mã giao dịch với cơ quan kho bạc. Tổng số lượng hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến đến thời điểm hiện tại là 20.248 hồ sơ, trong đó số lượng mã số được cấp là 19.856mã.

f) Về công tác thống kê:

Bộ Tài chính đã triển khai phần mềm đáp ứng Luật Thống kê sửa đổi, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành theo Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg và các Luật chuyên ngành mới ban hành để hình thành lên hệ thống thông tin thống kê tài chính tổng hợp, thống nhất giữa Bộ Tài chính và địa phương. Tuy nhiên, việc tổ chức lưu trữ các thông tin thống kê phục vụ quá trình quản lý, điều hành và hoạch định chính sách, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu về lĩnh vực tài chính còn phân tán, chưa áp dụng được các công nghệ, mô hình phân tích, dự báo hiện đại. Việc kết nối và trao đổi thông tin với các Bộ, ngành chỉ ở mức thông qua các thông tin đã được đăng tải trên trang web của Bộ.

g) Bên cạnh việc triển khai ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính, các STC đã tự chủ động triển khai ứng dụng: quản lý công văn, quản lý tài sản nhà nước, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách xã, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, CSDL khai thác báo cáo TABMIS, quản lý nguồn vốn, dịch vụ công,...

2.Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng CNTT

Hạ tầng CNTT theo dự án ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính với CQTCĐP giai đoạn 2009 - 2010 được duyệt tại Quyết định số 2307/QĐ-BTC và hoạt động triển khai HTTT thống nhất ngành Tài chính, Bộ Tài chính đã hỗ trợ trang bị cho STC, PTC một số trang thiết bị sau:

Page 98: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

98

2.1. Hệ thống mạng

a) Hiện trạng hệ thống mạng LAN tại STC:

Mô hình mạng LAN triển khai tại STC như sau:

Đa số STC đã thiết lập mạng sử dụng Switch 2960, tốc độ 100Mbps làm thiết bị chuyển mạch trung tâm, kết nối đến vùng Server và vùng người sử dụng User. Thiết bị chuyển mạch trung tâm Switch 2960 kết nối tới modem ra Internet, từ đây có một kết nối khác tới Firewall Juniper SRX 240 để bảo vệ kết nối đến mạng HTTT của ngành. Một số STC còn kết nối đến hệ thống mạng WAN/ Metro đến UBND cấp tỉnh.

Mạng LAN triển khai tại STC từ năm 2000, kết nối với mạng HTTT của ngành, đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng theo mô hình tập trung. Thực tế các STC đều kết nối Internet và có đường kết nối với UBND cùng cấp thông qua các dự án của tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống mạng LAN của nhiều STC triển khai đã lâu, công nghệ chưa cho phép chia mạng thành các vùng mạng, do đó không có sự kiểm soát giữa vùng máy chủ và vùng người sử dụng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus giữa máy chủ và máy vi tính của người sử dụng. Không có sự kiểm soát dữ liệu ra/ vào hệ thống mạng nội bộ với vùng Internet, UBND tỉnh/TP, do đó nguy cơ bị tấn công DDOS, virus,…

b) Hiện trạng hệ thống mạng LAN tại PTC:

Phần lớn mạng LAN của các PTC được triển khai với số lượng 16 nút/PTC, riêng các PTC quận/thị xã lắp đặt 23 nút/PTC.

Page 99: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

99

Mô hình triển khai mạng LAN tại các PTC cơ bản như sau:

Đa số mô hình mạng LAN của PTC mới đáp ứng yêu cầu kết nối mạng, chưa đảm bảo về an toàn, bảo mật thông tin, có nguy cơ bị tấn công từ Internet.

2.2. Máy chủ

Bộ Tài chính đã đầu tư hệ thống máy chủ cho STC, PTC từ giai đoạn 2007-2008 và 2010-2011 phục vụ việc cài đặt triển khai ứng dụng QLNS và Hệ thống trao đổi thông tin thu NSNN. Mô hình cài đặt máy chủ tại STC, PTC:

Page 100: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

100

Máy chủ của STC chủ yếu sử dụng hệ điều hành Windows Server phiên bản 2003 đã lạc hậu. Hãng Microsoft đã có thông báo ngừng các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm Windows Server 2003 sau ngày 15/7/2015. Do đó, hệ thống máy chủ chưa đảm bảo về an toàn bảo mật, vì vậy hệ thống cần nâng cấp đồng bộ với thiết bị phần cứng để đáp ứng yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng, khắc phục điểm yếu bảo mật. Ngoài ra, các máy chủ Bộ Tài chính đầu tư giai đoạn 2007-2008 và 2010-2011 đã hết bảo hành, hết hao mòn.

Ngoài ra, các STC đầu tư thêm hệ thống máy chủ phục vụ triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý của STC như: quản lý công văn, quản lý cán bộ, trang thông tin điện tư/cổng thông tin điện tử,...

2.3. Hệ thống bảo mật

Hiện cácSTC, PTC truy cập sử dụng các ứng dụng của Bộ Tài chínhthông qua hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính: Hệ thống TABMIS; Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế; Báo cáo quyết toán ngân sách; Quản lý đăng ký tài sản nhà nước; Cấp mã số đơn vị sử dụng ngân sách; Danh mục dùng chung; Trang điện tử nội bộ Bộ Tài chính (www.btc); Thư điện tử. Do đó, tin tặc có thể tấn công vào hệ thống mạng của STC, PTC, từ đó tấn công vào hệ thống mạng và các ứng dụng, thông tin, dữ liệu của Bộ Tài chính. Để giảm thiểu rủi ro trên, Bộ Tài chính đã triển khai một số nội dung sau:

- Hỗ trợ trang bị phần mềm phòng diệt virus: từ năm 2009 - 2011, trang bị 289 máy chủ quản trị hệ thống phòng diệt virus cho 63 STC và 226 PTC, bản quyền phần mềm phòng diệt virus TrendMicro cho 8760 người dùng thuộc tất cả các STC, PTC. Từ năm 2012 - 2016, Bộ Tài chính tiếp tục mua gia hạn bản quyền hỗ trợ cho các STC, PTC (bản quyền này hết hạn ngày 26/10/2016). Hiện tại, các STC, PTC chủ động duy trì phần mềm phòng diệt virus của đơn vị. Nếu hệ thống này không được duy trì phần nâng cấp cập nhật các phiên bản mới nhất thì các mã độc hại có nguy cơ lây lan, phát tán trên máy chủ, máy trạm tại STC, PTC.

- Hỗ trợ trang bị thiết bị có tính năng tường lửa: năm 2013, trong đợt thay thế thiết bị định tuyến đã trang bị cho 10 Sở Tài chính từ năm 2002, Bộ Tài chính đã trang bị cho các đơn vị này thiết bị định tuyến mới có tính năng tường lửa (bảo hành 5 năm, đến tháng 01/2018). Năm 2014, Bộ Tài chính tiếp tục thay thế thiết bị định tuyến đã trang bị cho 53 Sở Tài chính từ năm 2003-2004 bằng thiết bị định tuyến mới có tính năng tường lửa (bảo hành 5 năm, đến tháng 12/2019). Tuy nhiên các thiết bị này chủ yếu thực hiện chức năng định tuyến, chức năng tường lửa không ngăn chặn được các tấn công tầng ứng dụng.

- Hỗ trợ rà soát, khắc phục điểm yếu bảo mật của hệ thống máy tính tại các Sở Tài chính: năm 2013, Bộ Tài chính đã thuê dịch vụ rà soát, khắc phục lỗ hổng bảo mật cho các máy tính nối mạng tại STC, PTC để củng cố hệ thống phòng diệt virus, thiết lập hệ thống cập nhật bản vá bảo mật cho máy tính, thực hiện dò quét, xử lý mã độc và cập nhật bản vá bảo mật trên các máy tính của 63 STC và PTC trên cùng địa bàn với Sở Tài chính. Năm 2015, Bộ Tài chính đã thực hiện tái rà soát, khắc phục điểm yếu bảo mật của 30 Sở Tài chính có phát sinh điểm yếu mới.

Page 101: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

101

STC, PTC là một thành phần trong hệ thống mạng HTTT của ngành Tài chính, do đó hệ thống mạng của STC, PTC cần được đảm bảo về bảo mật, ngăn chặn tấn công từ bên ngoài.

2.4. Hệ thống sao lưu, lưu trữ dữ liệu

Hiện nay phần lớn STC chưa có hệ thống trữ dữ liệu chuyên dụng, CSDL của các ứng dụng đều đặt tại các máy chủ; chưa có hệ thống sao lưu dữ liệu để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các ứng dụng.

2.5. Phòng đặt máy chủ

Hiện tại, phòng đặt máy chủ của các STC nhiều nơi chưa có hệ thống sàn nâng hoặc sử dụng máng cáp chuyên dùng; thiết bị không được sắp xếp gọn gàng; chưa có hệ thống báo cháy. Do đó không đảm bảo an toàn, an ninh dữ liệu khi có sự cố xảy ra.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT

Giai đoạn 2010-2015, Bộ Tài chính đã tổ chức nhiều khóa đào tạo cho cán bộ tin học của các STC về lĩnh vực CNTT. Cụ thể:

- Đào tạo quản trị mạng cho cán bộ toàn bộ các STC, PTC

- Đào tạo HTTT, Windows Server 2012, OfficeScan, Dịch vụ công, Quản lý dự án CNTT.

- Đào tạo về bảo mật thông tin cho các STC, PTC.

Việc đào tạo kiến thức về CNTT cho cán bộ chuyên trách về CNTT của các STC cần thực hiện liên tục hàng năm vì hệ thống CNTT liên tục được cập nhật, bện cánh đó cán bộ làm CNTT của STC thường luân chuyển công tác, cán bộ mới cần được đào tạo để quản lý, vận hành hệ thống.

4. Về tổ chức bộ phận chuyên trách CNTT:

Đến nay 52/63 STC đã thành lập phòng tin học hoặc Trung tâm tin học. Các STC còn lại tổ chức bộ phận tin học trong phòng Quản lý ngân sách hoặc Văn phòng Sở.

Page 102: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

102

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

1. Căn cứ pháp lý

Hoạt động ứng dụng CNTT trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng Chính phủ điện tử, hiện đại hóa công tác quản lý trên các lĩnh vực nói chung và đối với ngành Tài chính nói riêng đã được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo tại các văn bản sau:

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 556/QĐ-BTC ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 2268/QĐ-BTC ngày 21/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch 5 năm ứng dụng của Cục Tin học và Thống kê tài chính giai đoạn 2016-2020.

Việc hỗ trợ nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ triển khai ứng dụng của Bộ Tài chính cho các STC là một mục tiêu cụ thể trong mục I.2.a của Quyết định số 556/QĐ-BTC. Việc xây dựng đề án trình Bộ phê duyệt về triển khai hạ tầng kỹ thuật CNTT cho các STC để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi triển khai các hệ thống ứng dụng của Bộ Tài chính cho CQTCĐP là một nhiệm vụ ứng dụng CNTT tại mục II.4 của Quyết định số 556/QĐ-BTC. Việc xây dựng đề án ứng dụng CNTT nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với CQTCĐP là một hoạt động tại mục II.4.c của Quyết định 2268/QĐ-BTC.

2. Sự cần thiết triển khai

Việc triển khai nâng cao hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với CQTCĐP giúp khắc phục những hạn chế về hệ thống mạng, bảo mật, sao lưu, lưu trữ dữ liệu nêu trên.

STC, PTC là các đơn vị tham gia vào các hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính, số liệu của STC cung cấp về Bộ, hệ thống Kho bạc và ngược lại cũng khai thác các ứng dụng chung của ngành. Vì vậy việc triển khai ứng dụng CNTT giữa Bộ Tài chính và CQTCĐP cần đồng bộ, thống nhất. STC và PTC là các cửa ngõ vào mạng HTTT, khai thác các ứng dụng dùng chung của

Page 103: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

103

ngành, nhưng tại đó chưa có hệ thống bảo mật, ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài, đặc biệt từ internet, dẫn đến nguy cơ về bảo mật, làm ảnh hưởng đến các đơn vị trong ngành. Vì vậy việc triển khai hệ thống bảo mật thông tin cho CQTCĐP rất cần thiết và cấp bách.

Ngoài ra, Cục THTK đã tổ chức khảo sát các STC về hiện trạng ứng dụng CNTT tại địa phương và các yêu cầu, đề xuất của STC đối với Bộ Tài chính. Đến nay Cục THTK đã thu thập được ý kiến của 50 STC, tổng hợp một số ý kiến chính liên quan đến sự cần thiết triển khai ứng dụng CNTT cho Cơ quan tài chính địa phương như sau :

- STC Kiên Giang đề nghị: Cục THTK nên có kế hoạch, quy hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT trong toàn ngành từ Trung ương đến địa phương 5 năm, 3 năm để cơ quan tài chính địa phương có hướng đầu tư phù hợp với định hướng chung của ngành, tránh lãng phí phải đầu tư lại.

- STC Kom Tum đề nghị: Ứng dụng hiệu quả CNTT vào ngành tài chính địa phương; Triển khai ứng dụng đồng bộ thống nhất toàn ngành tài chính; Xây dựng các CSDL, phần mềm hỗ trợ khai thác hiệu quả đảm bảo khai thác nhanh chóng, kịp thời chính xác.

- STC Thanh Hóa đề nghị: Triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ toàn diện công tác quản lý, điều hành QLNS, Quyết toán ngân sách, Quản lý đầu tư, Quản lý giá, công sản.

- STC Thái Nguyên, Khánh Hòa, Trà Vinh, Thanh Hóa, Thái Nguyên đề nghị: Triển khai hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.

- STC Long An, Thanh Hóa đề nghị: Triển khai hệ thống lưu trữ tập trung.

Căn cứ chủ trương của Bộ về việc nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với CQTCĐP tại Quyết định số 2268/QĐ-BTC; từ những nội dung nêu trên, việc triển khai nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ Tài chính với CQTCĐP là cần thiết và cần triển khai ngay trong giai đoạn 2017-2020.

3. Mục tiêu

3.1.Mục tiêu tổng quát

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật CNTT của các STC, PTC; đảm bảo các ứng dụng của STC hoạt động liên tục; bảo đảm về an toàn, an ninh thông tin của CQTCĐP và của Bộ Tài chính.

3.2.Mục tiêu cụ thể

- Quy hoạch triển khai các phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính đồng bộ, thống nhất giữa Bộ Tài chính và CQTCĐP, tránh trùng lặp.

- Đảm bảo an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin, phòng chống các tấn công mạng, các mã độc hại.

Page 104: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

104

- Đảm bảo các phần mềm ứng dụng hoạt động liên tục, không bị gián đoạn.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành hệ thống CNTT tại địa phương.

4. Mô hình tổng quan

Đến năm 2020, hệ thống ứng dụng, dịch vụ CNTT được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ của CQTCĐP và cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho các tổ chức, cá nhân; bên cạnh đó cung cấp dữ liệu từ ứng dụng tác nghiệp về CSDL quốc gia về tài chính tại Bộ Tài chính. Hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư, nâng cấp theo mô hình ảo hóa, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại có năng lực xử lý đáp ứng yêu cầu quản trị và xử lý dữ liệu theo mô hình tập trung, đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành hệ thống phần mềm ứng dụng với mức độ tin cậy và an ninh an toàn. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT tại các STC phù hợp với mô hình triển khai ứng dụng CNTT tại địa phương.

Mô hình kiến trúc tổng quan như sau:

Page 105: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

105

5. Các nội dung dự kiến Bộ Tài chính triển khai

5.1. Về phần mềm ứng dụng

Theo kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Tài chính sẽ triển khai nâng cấp mở rộng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ Tài chính đáp ứng quy định về Luật NSNN số 83/2015/QH13,sửa đổi MLNS, Luật quản lý tài sản công sửa đổi năm 2017, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật giá số 11/2012/QH13 và Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Thông tư số 142/2015/TT-BTC. Theo đó việc quản lý điều hành cần phải có đầy đủ thông tin dữ liệu từ STC. Việc triển khai nâng cấp, mở rộng các phần mềm của Bộ Tài chính như sau:

a) Về lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách:

(1) Nâng cấp ứng dụng QLNS 8.0 theo mô hình tập trung tại STC, sử dụng công nghệ khách/chủ (các PTC khai thác ứng dụng qua mạng HTTT hoặc mạng Internet), triển khai năm 2017. Nội dung nâng cấp cơ bản gồm: Trích lọc

Page 106: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

106

thông tin từ ứng dụng TABMIS nhận vào chương trình hàng ngày, xây dựng các báo cáo hỗ trợ thêm cho công tác điều hành ngân sách của cơ quan tài chính; Cho phép người dùng khai báo các chỉ tiêu của báo cáo, trong đó có thể định dạng hiển thị, sắp xếp, đặt công thức để lấy số liệu phù hợp với tiêu chí khai thác của địa phương; đáp ứng yêu cầu thay đổi MLNSNN mới. Nghiên cứu nâng cấp ứng dụng QLNS theo mô hình tập trung theo công nghệ ba lớp đảm bảo hiệu quả khai thác, an toàn bảo mật, đáp ứng các thay đổi về nghiệp vụ đến 2020.

(2) Nâng cấp Hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế tại cơ quan tài chính, triển khai năm 2018. Nội dung nâng cấp đáp ứng: Quản trị truyền tin, ứng dụng trao đổi thông tin của cơ quan Tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát quản trị vận hành hệ thống được hiệu quả; Phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các đơn vị, rút ngắn thời gian, tăng tần suất trao đổi thông tin đáp ứng yêu cầu cao hơn về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu nộp thuế.

(3) Xây dựng phần mềm Tổng quyết toán NSNN theo mô hình tập trung:Giai đoạn 1: Tiếp tục duy trì ứng dụng QLNS 8.0 phục vụ quyết toán NSNN. Giai đoạn 2: Bộ Tài chính (KBNN chủ trì dự án) xây dựng phần mềm tổng hợp quyết toán NSNN theo mô hình tập trung tại Bộ Tài chính. Phần mềm sẽ triển khai áp dụng cho KBNN, Vụ NSNN, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ I, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Quản lý công sản và các đơn vị dự toán các cấp. Dự kiến thời gian triển khai ứng dụng cho địa phương: năm 2020.

(4) Nâng cấp Kho dữ liệu thu chi ngân sách nhà nước:

Việc nâng cấp Kho thu chi NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý mới, tăng cường khai thác, sử dụng thông tin về ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, các STC, cung cấp thông tin cho CSDL quốc gia, cơ quan thống kê quốc gia và phổ biến thông tin về NSNN và những đối tượng dùng tin khác bằng công cụ khai thác dữ liệu tiên tiến, hiện đại, cung cấp cập nhật tất cả các báo cáo ngân sách theo quy định và những báo cáo động hỗ trợ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo ngân sách Nhà nước. Thời gian triển khai dự kiến năm 2019.

Nội dung nâng cấp cơ bản gồm:

+ Tối ưu dữ liệu từ các hệ thống nguồn gồm: TABMIS, QLNS, DMDC nhằm khai thác được tối đa các dữ liệu này phục vụ báo cáo phân tích nghiệp vụ;

+ Kết nối, bổ sung các kênh truyền nhận đến các hệ thống nguồn khác như hệ thống DMFAS, hệ thống TCS nhằm cung cấp đủ dữ liệu cho các báo cáo tổng hợp phục vụ kết xuất báo cáo phân tích nghiệp vụ;

+ Xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định;

Page 107: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

107

+ Xây dựng các báo cáo riêng phục vụ công tác điều hành, quản trị, các báo cáo phân tích;

+ Xây dựng Kho dữ liệu theo các tiêu chuẩn chung một hệ thống Data warehouse nhằm chuẩn hóa dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, linh hoạt trong quá trình lựa chọn phương thức khai thác báo cáo phân tích;

+ Cho phép sử dụng các công cụ báo cáo thông minh (BI) nhằm khai thác tối ưu, hiệu quả dữ liệu mà kho dữ liệu cung cấp;

+ Xây dựng các công cụ phân tích dữ liệu.

b) Về lĩnh vực quản lý tài sản Nhà nước:

+ Nâng cấp ứng dụng Quản lý ĐKTS đáp ứng Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý và tính khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị sử dụng NSNN và Thông tư 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Thời gian dự kiến triển khai nâng cấp cho địa phương: năm 2017.

+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công: Giai đoạn 1: Xây dựng tiêu chuẩn và điều kiện, hướng dẫn việc trao đổi thông tin để kết nối với CSDL quốc gia về tài sản công; Giai đoạn 2: Nâng cấp CSDL hiện thời để tích hợp thông tin của các tài sản trên các phần mềm riêng lẻ để hình thành CSDL quốc gia về tài sản công, sử dụng CSDL này để phân tích dự báo, xây dựng các chức năng khai thác dữ liệu đa chiều phục vụ công tác phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong công tác điều hành công sản của Lãnh đạo Bộ. Phạm vi triển khai: Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và 63 tỉnh, thành phố. Thời gian dự kiến triển khai: năm 2020.

c)Về lĩnh vực quản lý giá:

Xây dựng CSDL quốc gia về giá giai đoạn 1, triển khai cho các STC. Thời gian triển khai năm 2018. Nội dung triển khai gồm:

+ Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nhằm thu thập, quản lý, khai thác các tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

+ Xây dựng và đưa vào phần mềm dự báo CPI ngắn hạn (các tháng và từng năm) trên phạm vi cả nước dựa trên các tham số chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phục vụ công tác quản lý điều hành của Lãnh đạo Bộ.

+ Chuyển đổi dữ liệu quản lý giá sang hệ thống mới, cập nhật dữ liệu.

Phạm vi triển khai giai đoạn 1 gồm: Bộ Tài chính, 20 STC tiêu biểu, 10 công ty thẩm định giá. Dự kiến giai đoạn 2 triển khai cho các STC còn lại và các công ty thẩm định giá.

d) Về lĩnh vực quản lý đầu tư:

+ Triển khai ứng dụng Đầu tư tài chính theo Dự án Phát triển hệ thống quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng diện rộng đáp ứng Luật Đầu

Page 108: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

108

tư công số 49/2014/QH13; Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ;Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015;Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 6/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ.

+ Các nghiệp vụ chính của ứng dụng gồm: Quản lý thông tin hồ sơ dự án, quản lý kiểm soát thanh toán, quản lý kế hoạch vốn, quyết toán theo biên độ ngân sách và quyết toán dự án hoàn thành.

+ Phạm vi triển khai: Bộ Tài chính, hệ thống Kho bạc, STC, PTC. Thời gian triển khai dự kiến: năm 2020.

e) Về quản lý nợ công:

+ Xây dựng CSDL thống nhất về quản lý nợ tại các địa phương, gồm các nghiệp vụ cơ bản: quản lý các khoản nợ, thanh toán của chính quyền địa phương, quản lý các khoản bảo lãnh.

+ Việc xây dựng CSDL gồm: Giai đoạn 1, nghiên cứu thiết lập cơ chế quản lý thông tin và chỉ tiêu báo cáo nợ địa phương; Giai đoạn 2, xây dựng CSDL quản lý nợ công tại địa phương.

+ Thời gian triển khai cho địa phương dự kiến: năm 2019 - 2020.

f) Về công tác thống kê

+ Xây dựng hệ thống thông tin thống kê tài chính với các chức năng:

Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác (Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước,…), Các tổ chức trên thế giới (IMF, ADB, World bank, Các hãng tin quốc tế,…);

Quản lý dữ liệu thống kê về Kinh tế vĩ mô theo các khu vực: Tài chính công, Sản xuất, Tài chính và tiền tệ, Đối ngoại; đáp ứng được yêu cầu thay đổi dữ liệu đầu vào như hệ thống chỉ tiêu, tần suất báo cáo… và cả yêu cầu thay đổi về hình thức và nội dung khai thác;

Cho phép người sử dụng khai thác báo cáo theo các biểu mẫu có sẵn và có thể tạo báo cáo động, xoay chiều dữ liệu theo mục đích khai thác thông tin;

Cho phép người sử dụng truy vấn dữ liệu chỉ tiêu thống kê Kinh tế vĩ mô theo nhiều tiêu chí;

+ Thời gian triển khai: Năm 2017.

g) VềCSDL quốc gia về tài chính:

Page 109: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

109

CSDL Quốc gia về tài chính được xây dựng theo mô hình CSDL tổng hợp đặt tại Bộ Tài chính, các CSDL chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính sẽ xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê, đảm bảo khả năng phân tích, dự báo, cảnh báo, đánh giá hệ thống chính sách tài khoá; đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý hàng ngày của các cơ quan tài chính; đáp ứng các yêu cầu của công tác nghiên cứu hoạch định các chính sách tài chính; có khả năng trao đổi dữ liệu với các CSDL quốc gia khác theo quy định. Thời gian triển khai: 2020.

Để xây dựng CSDL Quốc gia về tài chính, Bộ Tài chính và CQTCĐP cần:

+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý chuyên môn theo hướng đồng bộ, thống nhất, trong đó tập trung xây dựng triển khai các hệ thống nghiệp vụ chính.

+ Hệ thống dữ liệu về tài chínhđược quản lý thống nhất, tập trung từ trung ương đến địa phương đảm bảo kết nối trao đổi thông tin dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.

5.2. Về hệ thống bảo mật

Đây là hoạt động nâng cấp mở rộng các hoạt động ứng dụng an toàn thông tin đã được Bộ phê duyệt và triển khai trong thời gian qua: rà soát, củng cố bảo mật máy tính tại STC, PTC; nâng cao an toàn bảo mật cho các hệ thống của Bộ Tài chính có kết nối với các CQTCĐP.

Đề xuất một số mô hình bảo mật tham khảo để triển khai đối với các STC như sau:

a) Phương án 1

* Mạng LAN:

Dùng 1 cặp swich L3 để đảm bảo tính sẵn sàng, triển khai theo mô hình Core – Access, chia mạng thành các vùng.

* Bảo mật:

Dùng một cặp thiết bị tường lửa (Firewall) để bảo vệ, kiểm soát lưu lượng giữa các vùng mạng.

Khuyến nghị dùng thiết bị Firewall có tích hợp sẵn tính năng IPS, DDOS để tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí quản trị, vận hành. Căn cứ theo yêu cầu, khả năng quản lý, quản trị mà STC có thể lựa chọn phương án mua sắm, triển khai độc lập các thiết bị Firewall, IPS, DDOS.

b) Phương án 2

* Mạng LAN:

Dùng 1 cặp swich L3 để đảm bảo tính sẵn sàng, triển khai theo mô hình Core – Access, chia mạng thành các vùng.

* Bảo mật:

Page 110: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

110

Dùng 1 cặp thiết bị tường lửa (Firewall) để bảo vệ, kiểm soát lưu lượng giữa các vùng mạng.

Chi tiết đề xuất tại Mục 1 của Phụ lục 01.

5.3. Về đào tạo

Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách về CNTT của các STC về quản trị máy chủ, hệ thống mạng và CSDL và các khóa đào tạo về bảo mật liên quan đến ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật của ngành tài chính.

6. Các nội dung Sở Tài chính cần triển khai

6.1. Về phần mềm ứng dụng

a) Dịch vụ hành chính công:

Căn cứ vào các Quyết định ban hành thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Tài chính để phối hợp với Bộ Tài chính, các Sở ban ngành liên quan xây dựng các dịch vụ công tối thiểu mức 3 liên quan đến những nghiệp vụ của STC phục vụ cho các tổ chức, cá nhân gồm các dịch vụ sau đây:

- Quyết định giá thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh

- Đăng ký giá của các doanh nghiệp thuộc phạm vi STC

- Trình tự xác định tiền thuê đất, thuê mặt nước (gọi chung là tiền thuê đất).

- Báo cáo kê khai công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

- Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

- Trình tự, thủ tục bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh.

- Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

- Thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất

- Thủ tục phê duyệt phương án cổ phần hóa thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh.

- Thủ tục Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND cấp Tỉnh) các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Thủ tục khai nộp thuế đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài

- Thủ tục khai gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

Page 111: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

111

- Thủ tục khai gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc diện được gia hạn nộp thuế

- Thủ tục khai gia hạn nộp số thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN năm 2010 tiếp tục gia hạn

- Thủ tục khai gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc diện được gia hạn nộp thuế

- Thủ tục xét hoàn thuế xe ô tô chuyên dùng được sản xuất, lắp ráp từ xe ô tô sát xi

- Thủ tục thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN qua hệ thống Kho bạc nhà nước.

Ngoài ra, căn cứ vào các nghiệp vụ thực tế tại địa phương, các STC cần nghiên cứu xây dựng dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với một số quy trình thủ tục như sau:

- Thông báo dự toán, cấp phát kinh phí.

- Thẩm định, phê duyệt các hoạt động mua sắm tài sản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (đối với nội dung thuộc thẩm quyền của STC).

- Xử lý tài sản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của STC.

- Xác định đơn giá thuê đất thuộc thẩm quyền của STC.

b) Các ứng dụng phục vụ công tác quản lý nội bộ và ứng dụng phục vụ công tác nghiệp vụ riêng của từng STC

- Công tác văn phòng: Các ứng dụng sử dụng thống nhất theo hướng dẫn của UBND, như ứng dụng quản lý văn bản và điều hành công việc.

- Quản lý cán bộ: Cho phép theo dõi thông tin của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác; hỗ trợ tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức, viên chức; ….

- Quản lý tài sản, công cụ dụng cụ nội bộ: Cho phép theo dõi tài sản, công cụ dụng cụ tại đơn vị, theo dõi biến động tài sản, công khai tài sản.

- Tiếp tục duy trì các phần mềm: kế toán hành chính sự nghiệp, trang tin điện tử / cổng thông tin điện tử và các dịch vụ: AD – Quản trị người dùng, File server – Quản lý và chia sẻ thông tin, Print server Quản lý In ấn tập trung, eMail – Thư điện tử; kế toán ngân sách và tài chính xã cho các Ban tài chính cấp xã.

- Các ứng dụng phục vụ riêng yêu cầu của địa phương như: quản lý công trình đầu tư cấp xã, CSDL tích hợp về tài chính, tài sản, đầu tư trên địa bàn (phục vụ cho khai thác chung của các đơn vị trên địa bàn gồm cả UBND và các Sở, ban ngành khác.

Page 112: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

112

6.2. Về hệ thống mạng, bảo mật

Đề xuất một số mô hình tham khảo về mạng, bảo mật tại PTC như sau:

a) Phương án 1:

Dùng 01 thiết bị Firewall có sẵn các tính năng IPS, IDS,... (đầu tư mới) để bảo vệ và kiểm soát lưu lượng kết nối giữa người dùng tại PTC và internet, UBNN, HTTT.

b) Phương án 2:

Dùng hệ thống Firewall HTTT (có sẵn) do Bộ Tài chính đầu tư để bảo vệ và kiểm soát lưu lượng kết nối giữa người dùng tại PTC và internet, UBNN, HTTT.

(Chi tiết tại Mục 2 của Phụ lục 01 đính kèm).

6.3. Về máy chủ, sao lưu, lưu trữ dữ liệu

Đề xuất một số mô hình tham khảo triển khai máy chủ, sao lưu, lưu trữ dữ liệu đối với các STC như sau:

a) Phương án 1:

- Máy chủ triển khai theo mô hình ảo hóa.

- Thiết bị lưu trữ NAS.

b) Phương án 2:

- Máy chủ triển khai theo mô hình ảo hóa.

- Thiết bị lưu trữ SAN.

(Chi tiết nêu tại Phụ lục 02)

6.4. Phòng đặt máy chủ

Chuẩn hóa phòng đặt máy chủ tại các STC gồm:

- Hệ thống Rack

- Tủ điện

- Sàn nâng/máng cáp chuyên dụng

- UPS tập trung

- Hệ thống báo cháy

(Nội dung cụ thể tại Phụ lục 3):

6.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT

STC tổ chức các lớp đào tạo theo nội dung chuyên môn cho các cán bộ tin học của STC gồm:

- Quản lý dự án CNTT, cung cấp các kiến thức về xây dựng và triển khai dự án ứng dụng CNTT theo quy định hiện hành;

Page 113: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

113

- Quản trị mạng: Cung cấp kiến thức cơ bản về mạng, cài đặt, cấu hình, vận hành, xử lý sự cố cho mạng LAN, WAN;

- Quản trị mày chủ: Cung cấp các kiến thức về ứng dụng Windows trên các máy trạm, hệ điều hành Windows Server, các ứng dụng mạng trên hệ điều hành này như Active Directory, DNS, Web server, Mail server, Proxy, Firewall,…

- Quản trị CSDL, cung cấp các kiến thức về quản lý, vận hành hệ thống CSDL tại STC, phương pháp sao lưu dữ liệu định kỳ.

- Các khóa đào tạo cơ bản về bảo mật.

6.6. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phân chuyên trách về CNTT

Theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, nhằm đồng bộ về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tin học và Thống kê (Phòng THTK) tại các STC tỉnh, thành phố và tăng cường hiệu quả công tác triển khai ứng dụng CNTT và Thống kê tại các STC, một số khuyến nghị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng THTK tại các STC nêu tại Phụ lục 4.

7. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn

Các điều kiện thuận lợi:

- Hệ thống mạng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính, trong đó kết nối với mạng của CQTCĐP được duy trì ổn định, băng thông đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng tập trung tại Bộ Tài chính, STC.

- Các ứng dụng chính của ngành cơ bản theo mô hình tập trung tại Bộ Tài chính, vì vậy việc nâng cấp ứng dụng sẽ đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình phân tán đặt tại địa phương; cán bộ tin học của STC sẽ bớt phải quản trị hệ thống, chỉ tập trung vào các ứng dụng quản lý nội bộ của STC.

- Các PTC chỉ cần duy trì hệ thống mạng nội bộ thông suốt và kiểm soát việc vào, ra Internet tại đơn vị do hệ thống mạng HTTT đảm bảo băng thông cho các ứng dụng triển khai tập trung tại Bộ Tài chính, STC.

Các khó khăn:

- Phạm vi triển khai dự án khá rộng, vì vậy việc triển khai đồng bộ ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật CNTT và đào tạo cần kết hợp nhiều yếu tố: (1) lực lượng chủ lực, ở đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng tin học của Cục Tin học &Thống kê tài chính và STC, là yếu tố không thể thiếu; (2) vai trò của lực lượng tại chỗ là yếu tố hết sức quan trọng vì không có cán bộ địa phương, không thể triển khai được hệ thống dù là hệ thống đơn giản nhất; (3) phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tin học của STC với KBNN và Cục Thuế tỉnh/thành phố là yếu tố cần thiết.

- Ngân sách giữa các tỉnh/TP dành cho việc triển khai Đề án không đồng đều, có nơi sẵn sàng triển khai ngay, có nơi bố trí được một phần ngân sách, có nơi chưa bố trí được ngân sách do cần ưu tiên cho các nội dung khác trước. Vì

Page 114: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

114

vậy, các STC cần báo cáo UBND cần đảm bảo nguồn ngân sách triển khai đề án để việc triển khai không bị gián đoạn, thiếu đồng bộ.

- Các thiết bị CNTT nhiều nơi bị hỏng do đơn vị chưa có phòng đặt thiết bị CNTT riêng, thiếu hệ thống điều hòa, hệ thống chống sét không đảm bảo.

- Các PTC có địa bàn xa trung tâm nên việc hỗ trợ về ứng dụng, kỹ thuật khó khăn. Vì vậy cán bộ tin học của STC cần được đào tạo để trở thành cán bộ chuyên trách, làm chủ được việc quản trị, vận hành hệ thống CNTT và am hiểu các phần mềm ứng dụng để hỗ trợ, triển khai cho STC, PTC và cấp xã.

- Công nghệ tin học liên tục phát triển, bên cạnh đó cán bộ tin học của STC thường được luân chuyển công tác nên việc đào tạo cần được duy trì thường xuyên, liên tục.

Page 115: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

115

PHẦN THỨ BA

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Kế hoạch triển khai Đề án như sau:

STT Nội dung triển khai Thời gian

thực hiện dự kiến

Đơn vị triển khai

I Ứng dụng, dịch vụ:

1 Triển khai nâng cấp ứng dụng QLNS 8.0 2017 - 2018 Bộ Tài chính

2

Nghiên cứu nâng cấp ứng dụng Quản lý ngân sách theo mô hình tập trung theo công nghệ ba lớp đảm bảo hiệu quả khai thác, an toàn bảo mật, đáp ứng các thay đổi về nghiệp vụ đến 2020(Dự kiến nội dung này Cục THTK sẽ báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT, nâng cao khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất của Bộ TC với quan TC địa phương)

2020 Bộ Tài chính

3 Nâng cấp, triển khai hệ thống trao đổi thông tin thu nộp thuế tại cơ quan tài chính

2018 Bộ Tài chính

4 Xây dựng, triển khai phần mềm tổng quyết toán ngân sách nhà nước theo mô hình tập trung

2020 Bộ Tài chính

5 Xây dựng, triển khai ứng dụng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng diện rộng

2020 Bộ Tài chính

6 Nâng cấp, triển khai nâng cấp ứng dụng quản lý đăng ký tài sản Nhà nước

2017 Bộ Tài chính

7 Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin thống kê tài chính

2017 Bộ Tài chính

8

Xây dựng, triển khai CSDL Quốc gia về tài sản công, CSDL quốc gia giá, CSDL thống nhất về quản lý nợ tại các địa phương.

2019 Bộ Tài chính

Page 116: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

116

STT Nội dung triển khai Thời gian

thực hiện dự kiến

Đơn vị triển khai

9 Nâng cấp, triển khai cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách Nhà nước

2019 Bộ Tài chính

10

Xây dựng, triển khai cơ cở dữ liệu quốc gia về tài chính theo mô hình CSDL tổng hợp đặt tại Bộ Tài chính, các CSDL chuyên ngành tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính

2020 Bộ Tài chính

11 Nâng cấp, duy trì Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở TC

2018-2020 Sở Tài chính

12 Xây dựng, triển khai các dịch vụ công tối thiểu mức 3 liên quan đến nghiệp vụ của STC

2017 - 2020 Sở Tài chính

13

Xây dựng, triển khai các ứng dụng phục vụ yêu cầu quản lý tài chính riêng của địa phương như: quản lý công trình đầu tư cấp xã, CSDL tích hợp về tài chính, tài sản, đầu tư trên địa bàn (phục vụ cho khai thác chung của các đơn vị trên địa bàn gồm cả UBND và các Sở, ban ngành khác), ....

2018 Sở Tài chính

14 Triển khai phần mềm kế toán ngân sách và tài chính cấp xã, kế toán hành chính sự nghiệp

2018 Sở Tài chính

15 Triển khai phần mềm kế toán ngân sách và tài chính cấp xã

2017-2018 Sở Tài chính

16

Xây dựng, triển khai các phần mềm phục vụ công tác quản lý nội bộ của Sở TC như quản lý văn bản và điều hành, quản lý cán bộ, quản lý tài sản,...

2017-2018 Sở Tài chính

17 Duy trì, triển khai các dịch vụ hạ tầng cơ bản phục vụ riêng cho Sở TC: quản trị người dùng, thư tín điện tử, chia sẻ tệp, ...

2017-2020 Sở Tài chính

II Hạ tầng kỹ thuật CNTT

1 Triển khai hệ thống bảo mật cho Sở TC 2018 Bộ Tài chính

Page 117: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

117

STT Nội dung triển khai Thời gian

thực hiện dự kiến

Đơn vị triển khai

nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống toàn ngành tài chính, bao gồm: cung cấp, triển khai Firewall (có tính năng IPS, DDOS) tại kết nối từ Sở TC, PTC vào HTTT ngành Tài chính(Dự kiến Cục THTK sẽ báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT đồng bộ giữa Bộ TC và cơ quan TC địa phương)

2 Triển khai kiện toàn hệ thống mạng LAN tại STC, PTC

2017-2018 Sở Tài chính

3 Triển khai hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, sao lưu dữ liệu

2018-2019 Sở Tài chính

4 Củng cố phòng đặt máy chủ tại STC 2018-2019 Sở Tài chính

5 Triển khai bảo mật tại PTC 2018-2019 Sở Tài chính

6 Triển khai phần mềm diệt virus tại STC, PTC

2017-2020 Sở Tài chính

III Đào tạo

1 Đào tạo, tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ sử dụng, khai thác, vận hành hệ thống TABMIS

2017 Bộ Tài chính

2

Đào tạo về quản trị máy chủ, hệ thống mạng và CSDL,bảo mật liên quan đến ứng dụng và hạ tầng kỹ thuật của ngành Tài chính (Dự kiến Cục THTK sẽ báo cáo Bộ trong đề án ứng dụng CNTT đồng bộ giữa Bộ TC và cơ quan TC địa phương)

2018-2020 Bộ Tài chính

3 Quản lý dự án CNTT 2018 - 2020 Sở Tài chính

4 Quản trị mạng 2018 - 2020 Sở Tài chính

5 Hệ điều hành Windows Server 2018 - 2020 Sở Tài chính

6 Quản trị CSDL 2018 - 2020 Sở Tài chính

7 Các khóa đào tạo cơ bản về bảo mật 2018 Sở Tài chính

Page 118: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

118

2. Nguồn vốn thực hiện

Về nguồn vốn triển khai Đề án gồm:

- Nguồn NSNN được cấp của Bộ Tài chính: Thực hiện đối với những nội dung Bộ Tài chính triển khai tại Mục 1 nêu trên.

- Nguồn NSNN của địa phương: Thực hiện đối với những nội dung Sở Tài chính triển khai tại Mục 1 nêu trên.

3. Phân tích hiệu quả của đề án

- Việc triển khai đồng bộ giữa Bộ Tài chính và CQTCĐP bao gồm: phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật và đào tạo giúp cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý của cơ quan tài chính địa phương và phục vụ công tác chỉ đạo của UBND và HĐND các cấp.

- Việc triển khai thống nhất mô hình hạ tầng kỹ thuật CNTT cho CQTCĐP tránh được sự đầu tư nhỏ lẻ, dở dang, chưa đầy đủ, theo đó giúp tiết kiệm, hiệu quả ngân sách đầu tư của Nhà nước.

- Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của Bộ Tài chính triển khai cho CQTCĐP sẽ hình thành một sơ sở dữ liệu số hoá về lĩnh vực tài chính, tài sản, hỗ trợ công tác quản lý, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ tại địa phương và công tác chỉ đạo của UBND và HĐND các cấp, đồng thời cung cấp dữ liệu về kho CSDL tại Bộ Tài chính.

- Thiết bị bảo mật, phần mềm phòng chống các mã độc hai triển khai tại STC và PTC được duy trì có bản quyền, thường xuyên được nâng cấp bản vá giúp phòng chống các nguy cơ tấn công qua web… ngăn ngừa các máy tính truy cập đến các trang Web tiềm ẩn các mã độc hại, nguy cơ tấn công bằng kỹ thuật.

- Các cán bộ tin học tại các STC được đào tạo về chuyên môn thường xuyên. Thông qua việc triển khai Đề án, STC sẽ hình thành bộ phận chuyên trách về tin học giúp quản lý, vận hành hệ thống CNTT và hỗ trợ người sử dụng tại STC, PTC.

Page 119: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

119

Phụ lục I: Mô hình bảo mật dự kiến cho STC và PTC

1. Về hệ thống bảo mật cho STC

a) Phương án 1: Mô hình mạng, bảo mật tối ưu cho STC

- Đối với hệ thống mạng:

Được triển khai theo mô hình 2 lớp (Core – Access):

+ Hệ thống Core Switch (switch L3): là gateway cho vùng User truy cập đến các vùng mạng khác. Hệ thống Core Switch được bố trí 02 thiết bị nhằm đảm bảo tính dự phòng và sẵn sàng cho các kết nối.

+ Vùng mạng máy chủ ứng dụng/CSDL: Được thiết kế gồm 2 vùng. Vùng thứ nhất (Internal zone) dành cho các máy chủ ứng dụng/CSDL phục vụ truy nhập của người dùng tại STC. Vùng thứ 2 (DMZ zone) dành cho các máy chủ ứng dụng/CSDL phục vụ truy nhập từ internet.

+ Hệ thống mạng người dùng (user, lớp truy nhập -Access): được chia VLAN theo các phòng/ban hoặc theo từng tầng làm việc. Hệ thống wireless sẽ được thiết kế, triển khai thành 1 vùng mạng riêng. Việc kết nối từ mạng wireless sẽ do quy định, chính sách sử dụng của đơn vị, khuyến nghị không nên cho từ wireless truy nhập được đến các ứng dụng, dữ liệu quan trọng (mật) của đơn vị.

Page 120: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

120

- Đối với hệ thống bảo mật:

+ Hệ thống bảo mật mức hạ tầng mạng:

* Firewall: Dùng một cặp thiết bị tường lửa (Firewall) để bảo vệ, kiểm soát lưu lượng giữa các vùng mạng.

* DDoS: Bảo vệ chống tấn công từ chối dịch vụ từ vùng mạng không tin cậy (vùng internet, HTTT) vào hệ thống mạng của STC. Hệ thống DDoS được triển khai giữa kết nối internet và Firewall.

* IPS: Là hệ thống theo dõi, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động xâm nhập không mong muốn cho Vùng mạng DMZ và Internal.

* Khuyến nghị dùng thiết bị Firewall có tích hợp sẵn tính năng IPS, DDOS để tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí quản trị, vận hành. Căn cứ theo yêu cầu, khả năng quản lý, quản trị mà STC có thể lựa chọn phương án mua sắm, triển khai độc lập các thiết bị Firewall, IPS, DDOS.

+ Hệ thống Web Firewall: Bảo vệ cho các ứng dụng của Sở Tài chính khỏi các tấn công mức ứng dụng, chỉ áp dụng cho Sở có trang Web hoặc dịch vụ cung cấp ra Internet đặt tại Sở. Trường hợp sở đặt trang web hoặc dịch vụ tại địa điểm khác thì không cần trang bị Web Firewall.

+ Hệ thống Antivirus/Endpoint security: Hệ thống antivirus/endpoint security được triển khai, quản lý tập trung và bảo vệ cho máy trạm và máy chủ của Sở Tài chính.

+ Hệ thống APT: Được triển khai để phát hiện, chống tấn công có chủ đích từ ngoài internet.

+ Sử dụng hệ điều hành có bản quyền cho máy chủ, máy trạm và triển khai hệ thống cập nhật bản vá cho hệ điều hành (Quy định về an toàn thông tin của Bộ tại Quyết định số 3317/QĐ-BTC ngày 24/12/2014).

+ Sử dụng Proxy hoặc Web Gateway Security phục vụ kiểm soát truy cập Internet. Proxy hoặc Web Gateway Security đặt tại vùng mạng DMZ.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng phương án này:

- Ưu điểm:

+ Hệ thống mạng được triển khai theo kiến trúc mới nhất. Kiến trúc này giảm thiểu được độ trễ của lưu lượng, các sự cố được khắc phục kịp thời cũng (do được quản lý phòng/ban hoặc các tầng theo VLAN).

+ Hệ thống bảo mật được đầu tư đồng bộ nhằm bảo vệ cho các máy trạm, máy chủ, ứng dụng.

+ Giảm thiếu các rủi ro về tấn công mạng cũng như hạn chế tối đa những thất thoát dữ liệu.

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư trang bị lớn.

Page 121: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

121

+ Quản trị hệ thống mạng, bảo mật phải có kiến thức chuyên sâu về mạng, bảo mật.

b) Phương án 2: Mô hình mạng, bảo mật tối thiểu (khuyến nghị)

Core Switch

DMZ Zone

HTTT

INTERNET

Firewall

Wireless User

Firewall SRX 240

Mạng Lan Sở Tài chính

UBNN

Internal Zone

AV AgentAV AgentAV Agent

- Đối với hệ thống mạng:

Được triển khai theo mô hình 2 lớp (Core – Access):

+ Hệ thống Core Switch (switch L3): là gateway cho vùng User truy cập đến các vùng mạng khác. Hệ thống Core Switch được bố trí 02 thiết bị nhằm đảm bảo tính dự phòng và sẵn sàng cho các kết nối.

+ Vùng mạng máy chủ ứng dụng/CSDL: Được thiết kế gồm 2 vùng. Vùng thứ nhất (Internal zone) dành cho các máy chủ ứng dụng/CSDL phục vụ truy nhập của người dùng tại STC. Vùng thứ 2 (DMZ zone) dành cho các máy chủ ứng dụng/CSDL phục vụ truy nhập từ internet.

+ Hệ thống mạng người dùng (user, lớp truy nhập -Access): được chia VLAN theo các phòng/ban hoặc theo từng tầng làm việc. Hệ thống wireless sẽ được thiết kế, triển khai thành 1 vùng mạng riêng. Việc kết nối từ mạng wireless

Page 122: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

122

sẽ do quy định, chính sách sử dụng của đơn vị, khuyến nghị không nên cho từ wireless truy nhập được đến các ứng dụng, dữ liệu quan trọng (mật) của đơn vị.

- Đối với hệ thống bảo mật:

+ Hệ thống Firewall: Dùng một cặp thiết bị tường lửa (Firewall) để bảo vệ, kiểm soát lưu lượng giữa các vùng mạng.

+ Hệ thống Antivirus: Hệ thống antivirus được triển khai quản lý tập trung và bảo vệ cho máy trạm cũng như server của Sở Tài chính.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng phương án này:

- Ưu điểm:

+ Hệ thống mạng được triển khai theo kiến trúc mới nhất. Kiến trúc này giảm thiểu được độ trễ của lưu lượng, các sự cố được khắc phục kịp thời cũng (do được quản lý phòng/ban hoặc các tầng theo VLAN).

+ Chi phí đầu tư trang bị vừa phải, hợp lý (thấp hơn phương án 1).

- Nhược điểm:

+ Hệ thống bảo mật chỉ bảo vệ ở mức mạng, chưa bảo vệ được các ứng dụng của Sở.

+ Chưa ngăn chặn được các tấn công từ chối dịch vụ cũng như tấn công có chủ đích từ bên ngoài.

2. Về hệ thống bảo mật cho PTC

a) Phương án 1:

Page 123: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

123

Dùng 01 thiết bị Firewall (hệ thống Firewall có sẵn các tính năng IPS, IDS,...) để bảo vệ và kiểm soát lưu lượng kết nối giữa người dùng tại Phòng Tài chính và internet, UBNN, HTTT.

Ngoài ra, các máy trạm của người dùng được cài đặt phần mềm Antivirus và được cập nhật mẫu mới theo định kỳ.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng phương án này:

- Ưu điểm:

+ Có hệ thống Firewall chuyên biệt để kiểm soát và bảo vệ cho mạng LAN Phòng Tài chính với các kết nối bên ngoài (Internet, UBNN, HTTT).

+ Phần mềm Antivirus được cài đặt cho các máy trạm người dùng.

- Nhược điểm:

+ Việc quản trị hệ thống Firewall là rất khó khăn do Phòng Tài chính không có cán bộ chuyên ngành CNTT.

+ Bổ sung chi phí để mua sắm thêm thiết bị Firewall.

b) Phương án 2 (khuyến nghị):

Page 124: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

124

Dùng hệ thống Firewall HTTT do BTC đầu tư để bảo vệ và kiểm soát lưu lượng kết nối giữa người dùng tại Phòng Tài chính và internet, UBNN, HTTT.

Ngoài ra, các máy trạm của người dùng được cài đặt phần mềm Antivirus và được cập nhật mẫu mới theo định kỳ.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng phương án này:

- Ưu điểm:

+ Phòng Tài chính không phải đầu tư trang bị.

+ Phần mềm Antivirus được cài đặt cho các máy trạm người dùng.

- Nhược điểm:

+ Do thiết bị do BTC đầu tư trang bị và thiết bị này chỉ bảo vệ cho hệ thống hệ thống HTTT và không có các tính năng bảo mật nâng cao như IPS, IDS... nên mức độ an toàn, an ninh không được cao như mô hình 1.

Dự kiến Cục THTK đề xuất Bộ Tài chính cung cấp, triển khai Firewall (có tính năng IPS, DDOS) tại kết nối từ Sở TC, PTC vào HTTT ngành Tài chính. Các nội dung còn lại Sở TC chủ động triển khai, quản trị, vận hành. Trường hợp Sở TC cần tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, Cục THTK sẽ phối hợp, hỗ trợ.

Page 125: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

125

Phụ lục II: Mô hình máy chủ, sao lưu, lưu trữ dữ liệu

Các phần mềm ứng dụng sẽ dần triển khai sang mô hình tập trung, theo đó hệ thống máy chủ của STC nên hướng tới việc triển khai theo mô hình ảo hóa để đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tận dụng tối đa tài nguyên và đảm bảo tính sẵn sàng cho các phần mềm ứng dụng hoạt động liên tục (PTC chỉ duy trì hệ thống mạng, không đầu tư máy chủ đặt tại PTC).

- Đảm bảo an toàn bảo mật tốt hơn khi máy chủ đặt tại STC được trang bị các thiết bị, phần mềm bảo mật được cập nhật, nâng cấp thường xuyên.

- Dễ dàng trong việc quản trị, vận hành các hệ thống khi được tổ chức tập trung tại STC.

- Hỗ trợ linh hoạt hơn trong việc cập nhật các phần mềm, ứng dụng khi có yêu cầu nâng cấp đối với nghiệp vụ và công nghệ.

Đề xuất một số mô hình máy chủ, sao lưu, lưu trữ dữ liệu tham khảo để triển khai đối với các STC:

a) Phương án 1: Sử dụng công nghệ NAS để phục vụ lưu trữ, sao lưu dữ liệu trên các thành phần cơ bản sau:

Các thiết bị, phần mềm gồm: - Thiết bị lưu trữ NAS. - Máy chủ sao lưu: Backup Server (Máy chủ có thể vật lý/ảo hóa). - Các máy chủ vật lý tổ chức ảo hóa. - Phần mềm ảo hóa (Hyper-V/ Vmware).

Mô hình triển khai như sau:

Page 126: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

126

Trong mô hình NAS, thực tế các ứng dụng chạy trên các máy chủ kết nối

theo phương thức client/server, thiết bị NAS chỉ theo dõi các giao dịch hệ thống

file xảy ra trên hệ thống. Khi có lỗi hỏng hóc thì phải có server thứ hai gắn với

hệ thống lưu trữ để đảm nhiệm chức năng của server hỏng. Nếu server chính

hỏng, server dự phòng có thể nhanh chóng tự cấu hình để đảm nhiệm chức năng

của server hỏng.

Trong mô hình này các STC cần tính toán dung lượng sử dụng cho mục

đích lưu trữ dữ liêu, dung lượng sử dụng cho sao lưu.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng hệ thống NAS:

Ưu điểm:

+ Cấu hình đơn giản, dễ dàng tích hợp với hệ thống máy chủ hiện tại của

các STC mà chưa cần thay thế hay trang bị máy chủ mới.

+ Kết hợp sử dụng cả 02 việc lưu trữ, sao lưu dữ liệu.

+ Chi phí rẻ.

+ Phù hợp đối với các STC sử dụng ít ứng dụng và chưa có nhu cầu tốc

độ đọc/ghi ứng dụng cao.

Nhược điểm:

+ Hiệu năng thấp hơn hệ thống SAN.

+ Không linh hoạt trong việc tổ chức phân vùng lưu trữ giữa các máy chủ

vật lý khác nhau.

+ Không tích hợp và hỗ trợ một số tính năng của các phần mềm ảo hỏa

thông dụng, ví dụ như: Hyper-V, Vmware.

b) Phương án 2: Sử dụng công nghệ SAN để phục vụ lưu trữ, sao lưu dữ

liệu trên các thành phần cơ bản sau:

Các thiết bị, phần mềm gồm:

- Thiết bị lưu trữ SAN.

- Thiết bị SAN switch.

- Thiết bị sao lưu dữ liệu

- Máy chủ sao lưu: Backup Server (Máy chủ có thể vật lý/ảo hóa).

- Các máy chủ vật lý tổ chức ảo hóa.

- Phần mềm ảo hóa (Hyper-V/Vmware).

Mô hình triển khai như sau:

Page 127: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

127

Theo mô hình trên, các STC cần tính toán trang bị với cầu hình phù hợp với nhu cầu của các ứng dụng, thiết kế sử dụng lưu trữ SAN cho phép nhiều máy tính truy cập nhiều thiết bị lưu trữ trên một mạng dùng chung. Thiết kế này cho phép một file đơn có thể được chia xẻ (được đọc đồng thời) bởi nhiều máy chủ, do vậy cho phép giảm đáng kể thời gian cần thiết để di chuyển file giữa các máy chủ khác nhau.

Một số ưu, nhược điểm khi sử dụng hệ thống SAN:

Ưu điểm:

+ Đáp ứng tốt hơn về hiệu năng hệ thống.

+ Linh hoạt trong việc tổ chức phân vùng lưu trữ giữa các máy chủ vật lý khác nhau.

+ Tích hợp và hỗ trợ các tính năng của các phần mềm ảo hóa thông dụng Hyper-V/Vmware.

+ Phù hợp đối với các STC sử dụng triển khai nhiều ứng dụng và nhu cầu tốc độ đọc/ghi ứng dụng cao.

Nhược điểm:

+ Chí phí trang bị hệ thống lưu trữ, sao lưu, máy chủ cao hơn.

Page 128: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

128

Phụ lục III: Mô hình phòng đặt máy chủ

1. Hệ thống Rack Mô hình tham khảo cho lắp đặt như sau:

2. Hệ thống UPS

Các STC nên triển khai hệ thống UPS tập trung để duy trì nguồn điện cho toàn bộ thiết bị tại phòng đặt máy chủ, trong thời gian chuyển nguồn sang hệ thống máy phát điện. Các UPS 2K đã đầu tư tiếp tục sử dụng, đấu nối tiếp với hệ thống mới.

Một số yêu cầu cơ bản đối với UPS như sau:

- Hệ thống UPS phải có dải điện áp/tần số đầu vào rộng để tương thích được với máy phát điện.

- Hệ thống UPS phải có khả năng mở rộng bằng cách lắp song song thêm các modul có cùng công suất để dự phòng hoặc đáp ứng nhu cầu tăng công suất phụ tải trong tương lại, có khả năng lắp song song tối đa 6 bộ UPS, có thể chạy độc lập hoặc đồng thời.

- UPS có thể sử dụng được 2 chế độ bypass tự động và bypass bằng tay. Khi xảy ra quá tải hoặc có lỗi UPS sẽ tự động chuyển sang chế độ bypass tự động. Khi cần sửa chữa các UPS thì chuyển sang chế độ bypass tay để cách lý hoàn toàn các UPS khỏi hệ thống điện. Bộ bypass cho phép chuyển nguồn sang nguồn lưới để di chuyển/thay thế UPS mà không ảnh hưởng đến tải phía sau đang hoạt động.

3. Hệ thống sàn nâng

Sử dụng hệ thống sàn nâng/hệ thống máng chuyên dụng đi cáp bên trên, để sắp xếp phòng đặt máy chủ sạch sẽ, gọn gàng. Triển khai hệ thống báo cháy (nếu cần).

Page 129: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

129

Mô hình như sau:

Page 130: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

130

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NỘP THUẾ QUA MẠNG,

HOÀN THUẾ ĐIỆN TỬ

VÀ PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐỂ

TRIỂN KHAI NỘP THUẾ ĐẤT ĐAI, LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ,

HỘ CÁ NHÂN QUA MẠNG

Page 131: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

131

Việc phát triển ứng dụng CNTT vào công tác quản lý của ngành Thuế diễn ra trong giai đoạn Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước, trong đó ứng dụng CNTT là một trong những nội dung trọng tâm. Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, ngành Thuế đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Thuế và một trong các nhiệm vụ trọng tâm là các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm Chính phủ đều ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Không những thế, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành nhiều Chỉ thị, Văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có những bước tiến mới trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đặc biệt tăng cường các dịch vụ thuế điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp; Phối hợp với các ngành khác đưa mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam đạt mức trung bình ASEAN-6. Bên cạnh dịch vụ khai và nộp thuế điện tử, ngành Thuế tiếp tục triển khai thí điểm và mở rộng triển khai các dịch vụ hoàn thuế điện tử, khai-nộp điện tử cho hoạt động cho thuê tài sản; trong thời gian tới triển khai thí điểm triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ (LTPB), hộ cá nhân qua mạng.Việc triển khai các dịch vụ thuế điện tử giúp cho ngành Thuế cung cấp được các dịch vụ thuế chuyên nghiệp, thuận lợi, an toàn cho người nộp thuế (NNT). Trong phần trình bày này tập trung giới thiệu 06 dịch vụ điện tử của ngành Thuế, gồm có:

- Dịch vụ khai, nộp thuế điện tử; - Dịch vụ hoàn thuế điện tử; - Trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai; - Dịch vụ khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà; - Dịch vụ khai, nộp LPTB điện tử; - Hóa đơn điện tử.

1. Về dịch vụ khai, nộp thuế điện tử

Dịch vụ khai thuế điện tử là dịch vụ công điện tử đầu tiên của ngành Thuế được bắt đầu triển khai từ năm 2009. Dịch vụ khai thuế điện tử cung cấp cho người nộp thuế công cụ có thể kê khai các loại tờ khai trên ứng dụng hỗ trợ khai thuế (HTKK) tại máy trạm của NNT và gửi dữ liệu tờ khai qua mạng hoặc khai trực tiếp trên hệ thống khai thuế điện tử (iHTKK) của ngành Thuế để gửi các tờ khai theo nghĩa vụ hàng tháng/quý/năm cho cơ quan Thuế. Đến nay, hầu hết tất cả các loại hồ sơ khai thuế của tất cả các sắc thuế đã được hỗ trợ nộp qua dịch vụ công điện tử, một số loại tờ khai giành cho các đối tượng riêng biệt sẽ được tiếp tục xây dựng và cung cấp trong năm 2017-2018.

Các doanh nghiệp hiện tại hầu như không phải đến cơ quan Thuế để nộp hồ sơ như trước đây. Đối với việc tiếp nhận các hồ sơ khai thuế của cơ quan Thuế cũng không còn phải bố trí lượng lớn cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ trong

Page 132: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

132

khoảng thời gian ngắn, ví dụ như hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp vào cuối tháng 3 hàng năm.

Tiếp nối thành công của dịch vụ khai thuế điện tử, dịch vụ nộp thuế điện tử được ngành Thuế bắt đầu cung cấp từ năm 2013. Dịch vụ nộp thuế điện tử là dịch vụ công của ngành Thuế cho phép NNT thực hiện việc lập giấy nộp tiền trên cổng thông tin của cơ quan Thuế, gửi các Ngân hàng, Kho bạc để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách nhà nước. Dịch vụ nộp thuế điện tử tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nộp thuế tại bất kỳ nơi nào có kết nối Internet, lập giấy nộp tiền điện tử để cắt chuyển nộp tiền thuế từ tài khoản của doanh nghiệp đến tài khoản của Kho bạc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục thuế.

Để các dịch vụ công điện tử được doanh nghiệp và NNT hưởng ứng, toàn ngành Thuế đã nỗ lực thực hiện triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, vận động, hỗ trợ và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế điện tử. Tại nhiều địa phương trên cả nước, các dịch vụ công này của ngành Thuế không chỉ nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp và người nộp thuế mà còn nhận được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các ban ngành có liên quan như Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, các Sở TTTT, Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam,…Song song với đó là việc triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từ Tổng cục Thuế đến các Cục Thuế, tới tận từng cán bộ hoạt động trên khắp các địa bàn trên cả nước đã giúp ngành Thuế đạt được kết quả ấn tượng. Cụ thể:

+ Từ 60% doanh nghiệp khai thuế điện tử đầu năm 2014, tới cuối năm 2014, ngành Thuế đã đạt chỉ tiêu 95% doanh nghiệp khai thuế điện tử và đạt 99,81% vào tháng 12/2016.

+ Thí điểm nộp thuế điện tử từ tháng 02/2014 với số lượng rất nhỏ các doanh nghiệp tham gia. Trong vòng 06 tháng, số lượng doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử đã từ 16.610 doanh nghiệp tăng vọt lên 449.982 ở thời điểm 30/9/2015. Đến tháng 12/2016, với 45 Ngân hàng phối hợp triển khai nộp thuế điện tử, đã có trên 97% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

Trong năm 2017, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục duy trì vận hành, nâng cấp hệ thống khai và nộp thuế điện tử đáp ứng các chính sách nghiệp vụ thay đổi để cung cấp các dịch vụ khai, nộp thuế điện tử cho người nộp thuế; Thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được chỉ tiêu theo Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.

Việc triển khai dịch vụ khai, nộp thuế điện tử trên cả nước đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục khai, nộp thuế, giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp và tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục về thuế. Bên cạnh việc nâng cao dịch vụ cung cấp cho người dân và đánh giá của Khu vực đối với ngành Thuế bởi các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên 95% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thì việc triển khai sâu rộng dịch vụ thuế điện tử còn tạo thuận lợi cho các ngành khác triển khai dịch vụ công trực tuyến như các thủ tục đăng ký xe, chuyển nhượng đất đai...

Page 133: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

133

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ khai, nộp thuế điện tử: Việc ghi nhận ngày nộp sai cho NNT, ghi nhận để trừ số tiền thuế phải nộp chậm khi tiền nộp thuế luân chuyển qua nhiều hệ thống (Thuế, Ngân hàng - qua liên ngân, Kho bạc); Các ban ngành ngoài không công nhận chứng từ điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính đã gây phiền hà cho doanh nghiệp khi phải đi lấy xác nhận bằng con dấu cho các khoản đã nộp.

2. Về dịch vụ Hoàn thuế điện tử

Tiếp nối kết quả của dịch vụ khai và nộp thuế điện tử, trong năm 2016 ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu và xây dựng giải pháp cung cấp dịch vụ công điện tử mới, đó là dịch vụ Hoàn thuế điện tử. Dịch vụ Hoàn thuế điện tử là dịch vụ công điện tử của ngành Thuế cho phép tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử cho doanh nghiệp.

Ngoài cung cấp dịch vụ điện tử nhận hồ sơ, trả kết quả xử lý cho NNT, hệ thống của cơ quan Thuế còn có các chức năng xử lý nội bộ như giám sát hoàn, ban hành quyết định, thông báo... đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cơ quan Thuế quản lý tốt việc xử lý hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã triển khai dịch vụ tới 13 Cục Thuế các tỉnh/thành phố gồm Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Kon Tum, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Thái Nguyên. Dự kiến trong tháng 05/2017 sẽ tiếp tục triển khai mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ trên cả nước. Trong thời gian tới, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan Kho bạc để xây dựng và kết nối hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin giữa hai ngành cho phép cơ quan Thuế gửi Quyết định hoàn và lệnh hoàn theo đường điện tử cho cơ quan Kho bạc và cơ quan Thuế nhận kết quả chi trả hoàn từ cơ quan Kho bạc. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ chỉ cần gửi hồ sơ hoàn điện tử tới cơ quan Thuế và được nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế điện tử đầy đủ của cả cơ quan Thuế (từ khâu nộp hồ sơ đề nghị hoàn) và cơ quan Kho bạc (đến khâu cuối giải quyết hồ sơ, chi trả tiền hoàn thuế của cơ quan Kho bạc).

3. Về trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai

Việc kết nối giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký đất đai - Bộ Tài nguyên Môi trường được thực hiện nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục giải quyết hồ sơ liên quan đến đất của người sử dụng đất, bao gồm đăng ký quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, người dân sẽ chỉ phải đến thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Đăng ký đất đai. Phiếu chuyển nghĩa vụ tài chính điện tử được chuyển đến cơ quan Thuế và thông báo thuế được trả lại qua đường điện tử.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ mở rộng nộp thuế điện tử cho cá nhân và gửi thông tin nộp thuế cho cơ quan Đăng ký đất đai để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất.

Page 134: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

134

Trong năm 2016, Tổng cục Thuế đã triển khai kết nối tại 07 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Vĩnh Long, Đà Nẵng và các Chi cục Thuế trực thuộc sử dụng hệ thống trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan TNMT, qua đánh giá việc chuyển dần từ phương thức thủ công sang giao dịch điện tử giữa hai cơ quan đạt được những thành công nhất định đặc biệt là 03 tỉnh: Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Long. Việc triển khai kết nối CNTT giữa hai cơ quan (cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai) để trao đổi dữ liệu và xử lý tờ khai đã giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Trong năm 2017, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục triển khai mở rộng dịch vụ này.

Từ kinh nghiệm triển khai kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Tài nguyên môi trường cho thấy việc triển khai dịch vụ điện tử với các đơn vị bên ngoài còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt rất cần sự chỉ đạo sát sao của cấp có thẩm quyền và sự đồng bộ hệ thống ứng dụng, quy trình, quy định của các bên liên quan...Do vậy, để việc triển khai trong giai đoạn tới đạt hiệu quả cao cần thiết phải có sự quyết tâm của lãnh đạo hai bên và sự chỉ đạo sát sao của UBNN cấp tỉnh; Đồng bộ hệ thống ứng dụng; Thống nhất cao các quy định chung, quy định, quy trình của mỗi bên để tránh chồng chéo, không đồng nhất.

Sau thời gian đánh giá hiệu quả của việc phối kết hợp trao đổi thông tin giữa hai cơ quan, Tổng cục Thuế đã kiến nghị Thành lập Ban chỉ đạo các cấp để chỉ đạo đồng bộ hai cơ quan (cơ quan thuế và đăng ký đất đai) bao gồm: Ban chỉ đạo trung ương (Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường), các cơ quan tham mưu của 02 Bộ (Tổng cục Thuế, Cục Quản lý công sản, Tổng cục Quản lý đất đai...) triển khai việc trao đổi thông tin điện tử trong lĩnh vực đất đai;Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện do UBND cấp tỉnh, cấp huyện của các địa phương để đảm bảo về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho các Văn phòng đăng ký đất đai các thành phố, quận huyện, đồng thời có chính sách hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền thống nhất của tất cả đơn vị triển khai;Sự phối hợp giữa ban chỉ đạo trung ương(hai Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường) với Ban chỉ đạo địa phương (UBND cấp tỉnh, cấp huyện) trong việc triển khai mô hình này. Tránh tình trạng UBND cấp tỉnh có các chỉ đạo triển khai độc lập với việc triển khai của các Bộ ngành đối với cùng một nội dung công việc, gây mất đồng bộ và lãng phí nguồn lực.

4. Về dịch vụ khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà

Dịch vụ khai, nộp đối với cá nhân cho thuê nhà cung cấp cho người nộp thuế thực hiện khai tờ khai thuê tài sản và nộp thuế GTGT, TNCN khi cho thuê nhà qua kênh điện tử. Trên cơ sở Quyết định số 2128/QĐ-BTC ngày 04/10/2016 về việc thí điểm khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân, ngày 09/11/2016 Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 5126/TCT-CNTT về việc triển khai thí điểm khai thuế GTGT, TNCN điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân và phối hợp với Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo để triển khai ứng dụng tới người dân.

Page 135: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

135

Tính đến hết ngày 30/3 đã có hơn 1.000 tờ khai được kê khai trên hệ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và hạch toán vào TMS thàng công. Trong năm 2017, Tổng cục Thuế tiếp tục hỗ trợ Cục Thuế Hà Nội, Hồ Chí Minh triển khai và đánh giá kết quả để tiến hành triển khai mở rộng.

Dịch vụ nộp thuế điện tử cung cấp cho các cá nhân cho thuê nhà, cũng như cho người dân thực hiện chuyển nhượng bất động sản sẽ được tổ chức thực hiện trên dịch vụ Internet Banking của các Ngân hàng. Trong thời gian tới, việc thống nhất trao đổi thông tin giữa Thuế, Ngân hàng, Kho bạc và cơ quan Đăng ký đất đai sẽ giúp cơ quan Đăng ký đất đai có thể kiểm soát được các khoản đã nộp, tình trạng hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải quyết hồ sơ liên quan đến đất.

5. Về dịch vụ khai, nộp LPTB điện tử

Với dịch vụ khai LPTB điện tử, người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính về kê khai tờ khai LPTB, nộp LPTB bằng hình thức điện tử và chỉ phải đến cơ quan Cảnh sát giao thông (CSGT) một lần duy nhất để làm thủ tục xuất trình các giấy tờ liên quan khi đăng ký ô tô, xe máy và nhận giấy chứng nhận đăng ký.

Để đảm bảo hồ sơ khai LPTB chính xác, hệ thống sẽ căn cứ vào thông tin trên giấy chứng nhận đăng kiểm hoặc giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (với xe sản xuất lắp ráp trong nước). Các thông tin này được kiểm tra theo đường kết nối với Cục Đăng kiểm Việt Nam và là thông tin hỗ trợ xác định giá tính thuế LPTB. Số LPTB phải nộp được xác định tự động, thông báo tới NNT qua tin nhắn và thư điện tử, đồng thời sẵn sàng cung cấp cho Ngân hàng, Kho bạc để phục vụ thu LPTB.

Người dân có thể nộp trực tiếp tại Ngân hàng, Kho bạc, có thể nộp điện tử qua kênh Internet Banking của Ngân hàng.

Thông tin LPTB đã nộp được chuyển tới Cục CSGT để hỗ trợ kiểm tra hồ sơ, hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận đăng ký xe.

Cũng như các dịch vụ điện tử có phối hợp, kết nối trao đổi thông tin với các cơ quan/đơn vị bên ngoài, việc triển khai gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất Quy chế phối hợp, Quy trình thực hiện, khớp nối kế hoạch thực hiện giữa các bên.

Hiện nay, công tác chuẩn bị về hạ tầng, ứng dụng cũng như kiểm thử trao đổi thông tin giữa các bên đã hoàn tất, thời gian thí điểm dự kiến là tháng 06/2017 do phải hoàn thành các thủ tục pháp lý cho triển khai (quy trình, quy chế, quyết định thí điểm).

Để triển khai được nhiều dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp, vấn đề rất lớn cần giải quyết là nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân về tính pháp lý của các văn bản/chứng từ điện tử. Cần hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải có chữ ký số trên các văn bản/chứng từ điện tử để đảm bảo mọi giao dịch điện tử giữa các bên được đảm bảo pháp lý, tuân theo luật giao dịch điện tử. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (cụ thể là Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia) xem xét có giải pháp chung để các tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của văn bản/chứng từ điện tử mà họ cần xác minh.

Page 136: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

136

6. Về hóa đơn điện tử

Triển khai các dịch vụ công điện tử giúp giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến giải pháp đảm bảo chặt chẽ trong quản lý. Triển khai hóa đơn điện tử là giải pháp vừa giúp người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, đơn giản thủ tục sử dụng hóa đơn, vừa hỗ trợ công tác quản lý của cơ quan Thuế.

Triển khai hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí tài chính, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp trong việc in, phát hành, gửi và lưu trữ hóa đơn giấy; Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử có thể hoàn thiện quá trình kinh doanh từ mua bán điện tử, xuất hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử,…; Thuận lợi cho ngành Thuế có thể xây dựng kho dữ liệu tập trung về hóa đơn phục vụ kịp thời công tác quản lý thuế, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế. Trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu được các rủi ro cho cơ quan Thuế và doanh nghiệp sử dụng hoá đơn, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Hiện nay, ngành Thuế đã thí điểm Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế cho khoảng 200 DN tại Hà Nội và TP HCM. Đến thời điểm hiện tại gần 4 triệu hóa đơn được cấp mã với tổng số tiền hơn 30 nghìn tỷ, tổng số Thuế gần 2 nghìn tỷ.

Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Thuế tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp lý cho việc triển khai hóa đơn điện tử để chuẩn bị triển khai mở rộng. Lộ trình triển khai các giai đoạn tiếp theo cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (năm 2017-2018): Hoàn thiện sửa đổi, bổ sung Quyết định thí điểm sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế, các quy chế, quy trình liên quan đến tổ chức triển khai đăng ký sử dụng HĐĐT đối với các doanh nghiệp thuộc diện rủi ro về thuế. Xây dựng, nâng cấp hệ thống CNTT. Dự kiến triển khai với phạm vi 12000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ HĐĐT có mã xác thực của cơ quan Thuế, 01 doanh nghiệp sử dụng HĐĐT theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Giai đoạn 2 (năm 2018-2020): Xây dựng Nghị định, Thông tư mới làm căn cứ pháp lý quy định về việc sử dụng HĐĐT đảm bảo việc triển khai HĐĐT có mã cơ quan Thuế với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và thu thập dữ liệu hóa đơn của các doanh nghiệp tự triển khai HĐĐT, xây dựng cơ sở pháp lý cho các đơn vị tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ HĐĐT có mã cơ quan Thuế. Xây dựng và nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT. Tổ chức triển khai mở rộng dần từ năm 2019 đến 2020.

Với những nỗ lực quyết tâm không ngừng nghỉ của toàn ngành Thuế trong thời gian qua, có thể lạc quan rằng mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hoàn toàn có thể đạt được nếu ngành Thuế quyết liệt thực hiện đồng thời cả cải cách chính sách và áp dụng đồng bộ có hiệu quả công nghệ thông tin.

Page 137: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

137

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Page 138: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

138

Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách hiện đại hoá của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng, Cục Thuế TP Hà Nội đã có nhiều nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao hiệu quả công tác thuế. Kết quả thu ngân sách liên tục được hoàn thành vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng lớn trong số thu toàn quốc. Được xác định là 1 trong 2 khâu đột phá - việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu, bộ phận quản lý thuế, đặc biệt tập trung vào xây dựng CSDL và quản lý rủi ro đã được Cục Thuế TP Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ - hướng tới nền quản lý hiện đại, minh bạch, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng suất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Thủ đô. Cục Thuế đã được UBND TP HN ghi nhận thứ hạng cao về ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan hành chính (giải nhất năm 2012, giải nhì các năm 2011, 2013, 2014, 2015).

I. Triển khai hệ thống và ứng dụng CNTT của ngành Thuế.

Thực hiện chương trình cải cách hành chính hiện đại hoá ngành thuế, Cục Thuế TP Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc tuân thủ chính sách pháp luật thuế, nâng cao chất lượng phục vụ Người nộp thuế (NNT) thông qua các dịch vụ thuế điện tử (khai, nộp, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử,…), đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý của cơ quan thuế.

- Dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách, kết nối các cơ quan Hải quan-Kho bạc-Tài chính-Thuế. Cục Thuế TP Hà Nội đã phối hợp triển khai trên 150 điểm thu NSNN, đảm bảo số nộp Ngân sách được cập nhật kịp thời, chính xác, khắc phục được tình trạng không thống nhất về số thu giữa Kho bạc với cơ quan Thuế; giảm thiểu tình trạng khiếu nại của NNT về việc sai thông tin trên chứng từ, giảm áp lực về biên chế, kinh phí hoạt động cho hệ thống khi không phải tổ chức các điểm thu ngoài trụ sở, thu phạt ngoài giờ hành chính.

- Ứng dụng cấp mã số thuế và quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN)tại 30 Chi cục Thuế, cấp trên 1,6 triệu MST, nhập 1,66 triệu tờ khai, 1,5 triệu chứng từ và quản lý trên ứng dụng tập trung.

- Triển khai hệ thống quản lý thuế tích hợp (TMS) tới 31 cơ quan thuế trong năm 2015, thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang vận hành phân tán tại cấp Cục và Chi cục Thuế, đáp ứng toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo việc quản lý CSDL tập trung về thuế của NNT, góp phần tăng tính minh bạch, chuyên nghiệp trong công tác quản lý.

- Hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ người dùng, phần mềm quản lý văn bản điều hành trong toàn hệ thống: Cục Thuế đã triển khai hệ thống SVD để quản trị việc tiếp nhận, đảm bảo theo dõi xử lý kịp thời các yêu cầu hỗ trợ phát sinh từ người dùng tại 24 Phòng và 30 Chi cục Thuế.

Từ tháng 06/2016 Cục Thuế TP HN đã triển khai Phần mềm quản lý văn bản điều hành eDocTC do Bộ Tài chính chuyển giao, đáp ứng việc xử lý 100% văn bản điện tử đi đến. để quản lý văn bản, hồ sơ công việc trên mạng máy tính.

Page 139: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

139

Từ năm 2010 đến nay, 100% Phòng, Đội, Chi cục Thuế và 90% CB thuế được cung cấp địa chỉ thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin trên môi trường mạng, góp phần nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, tạo tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần thực hiện cải cách hành chính.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nội bộ: song song với việc triển khai và duy trì vận hành các ứng dụng dùng chung của ngành về kế toán HCSN, quản lý nhân sự, quản lý tài sản, Cục Thuế TP Hà Nội đã xây dựng hệ thống Giao ban và đào tạo trực tuyến, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghiệp vụ cho CB thuế, họp giao ban hàng tháng và các hội nghị toàn ngành tại 31 điểm cầu, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí hội họp, tăng hiệu quả chỉ đạo điều hành xuyên suốt, thống nhất tới gần 4.000 cán bộ thuộc 24 Phòng và 30 Chi cục Thuế.

- Triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất và hệ thống an toàn bảo mật:Được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và TCT, Cục Thuế đã phối hợp triển khai hệ thống sao lưu dữ liệu SAN và hệ thống Avamar cho 30 Chi cục Thuế; duy trì vận hành hệ thống máy chủ, kênh truyền thông suốtgiữa 30CCT, VP Cục với TCT và BTC.Các CCT lớn đều được trang bị hệ thống an toàn phòng máy chủ, hệ thống firewall, triển khai các giải pháp bảo vệ người dùnggiúp chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các hoạt động tấn công, đánh cắp thông tin dữ liệu trên không gian mạng, bảo vệ các dữ liệu quan trọng, không xảy ra sự cố về an ninh mạng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.

- Góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng ứng dụng CNTT, trong năm 2016Cục Thuế TP Hà Nội đã tổ chức 54 lớp đào tạo cho 3.273 lượt cán bộ, công chức tại VPC và 30 CCT về các kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế đảm bảo đúng nội dung, đúng đối tượng, tăng cường hiệu quả vận hành các phần mềm, ứng dụng trong ngành.

II. Triển khai ứng dụng kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan ngoài ngành.

Ứng dụng quản lý Trước bạ ô tô xe máy: Từ năm 2009, Cục Thuế TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai tại 30/30 Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã thuộc địa bàn TP. Dữ liệu bảng giá tài sản được công khai tại địa chỉ https://truocbahanoi.gdt.gov.vn và cập nhật thường xuyên, người dân có thể trực tiếp kiểm tra, giám sát. Ứng dụng đã đáp ứng được việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và cơ quan Kho bạc. Hồ sơ của NNT được nhập trên ứng dụng và in thông báo nhanh chóng chính xác, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính. Năm 2017 Cục Thuế đã nâng cấp ứng dụng do thay đổi cấu trúc bảng giá, áp dụng toàn quốc theo Thông tư số 304/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

- Trao đổi thông tin với cơ quan Tài nguyên Môi trường: Phối hợp với TCTtriển khai ứng dụng Quản lý các khoản thu liên quan về đất QLĐ tại 30 CCT quận huyện, đảm bảo xác định được nghĩa vụ thuế phải nộp căn cứ theo

Page 140: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

140

thông tin hồ sơ của người sử dụng đất. Tính đến ngày 10/04/2017, CQT đã nhập được 302.250 hồ sơ trên ứng dụng và ban hành thông báo gửi NNT.

- Triển khaiCông cụ Phân tích và đối chiếu hoá đơn của NNT gửi qua hệ thống iHTKK nhằm thông báo tới các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trong sử dụng hóa đơn, với tổng tiền thuế GTGT 466 tỷ.

- Xây dựng CSDL hỗ trợ các phòng Kiểm tra: xây dựng CSDL về thuế thu nhập cá nhân của gần 130 ngàn cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên trong các năm từ 2012-2015. Xây dựng CSDL của DN và phần mềm hỗ trợ, phân tích, kết xuất hồ sơ theo quy trình, bước đầu triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra điện tử. Phân tích, nhận diện các DN có yếu tố rủi ro trước khi tiến hành thanh, kiểm tra tại trụ sở DN.

- Xây dựng Hệ thống gửi thư tự động ASM hỗ trợ trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với NNT bằng phương thức điện tử nhằm giảm bớt thủ tục, thời gian của NNT đồng thời hạn chế các rủi ro khi CB thuế tiếp xúc với NNT. Đến 04/2017 đã gửi gần 800 ngàn email kèm các thông báo, văn bản, trong đó 237.842 thông báo 07/QLN năm 2015-2016 có chữ ký điện tử; 551.252 email đến Người nộp thuế bao gồm 172.217 TB kê khai sai và hướng dẫn NNT xử lý, 106.693 TB đăng ký phương pháp khấu trừ thuế, 97.579 Thư đôn đốc nộp thuế, 43.292 TB công văn chính sách mới, 15.279 Thư nhắc nộp hồ sơ khai thuế, 13.974 TB điều tra khảo sát Doanh nghiệp,... các TB hướng dẫn quyết toán thuế TNCN và cấp MST NPT, công khai đường dây nóng, giấy mời tập huấn về chế độ kế toán và chính sách mới, Thư chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam...

III. Triển khai các ứng dụng, dịch vụ cung cấp cho NNT

Với tinh thần của Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam: Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới, Cục Thuế TP Hà Nội đã đẩy mạnh cải cách, hướng tới nền hành chính phục vụ, triển khai các phần mềm và dịch vụ điện tử cho NNT.

Ứng dụng Kê khai thuế qua mạng (iHTKK): trên cơ sở thành công của việc triển khai thí điểm gửi tờ khai qua mạng từ 2009-2010, Cục thuế đã mở rộng phạm vi khai thuế qua mạng tới NNT trên toàn địa bàn. Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban Lãnh đạo cục, với sự vào cuộc của cả hệ thống: từ đào tạo, tập huấn tới hỗ trợ , xử lý vướng mắc … nên công tác kê khai thuế qua mạng đạt kết quả khá cao. Theo lộ trình, số lượng NNT gửi tờ khai thuế qua mạng đã liên tục tăng qua các năm. Đến nay số lượng DN khai thuế qua mạng đã đạt tỷ lệ 98% số doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm gần 1/5 tổng số doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng của cả nước.

Ứng dụng Nộp thuế điện tử: hướng tới giảm số giờ thực hiện nghĩa vụ thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo tinh thần Nghị quyết 19, Cục Thuế đã chủ động phối hợp với Ngân hàng thương mại Vietinbank thí điểm triển khaidịch vụ Nộp thuế điện tử từ năm 2012. Việc mở rộng nộp thuế điện tử theo chương trình của Tổng cục Thuế từ tháng 02/2014 đã được Ban Lãnh đạo Cục thực hiện quyết liệt, Lãnh đạo các Phòng, CCT đồng loạt triển khai. Cục

Page 141: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

141

Thuế TP Hà Nội luôn là đơn vị hoàn thành và vượt chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao trên cả 3 tiêu chí: số lượng NNT, số giao dịch và số tiền thuế, đã có 117.592 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện, đạt tỷ lệ 95,9% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và chiếm 26,2% số doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử trong cả nước (447.597 doanh nghiệp).

02 dịch vụ về khai - nộp thuế điện tử được đánh giá là dịch vụ công có phổ rộng nhất trong khối các cơ quan hành chính trên địa bàn TP Hà Nội, giúp NNT tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra bước thay đổi lớn trong công tác quản lý thuế.

Triển khai thí điểm UNT thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tại 3 Chi cục Thuế (Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Trì); Trên cơ sở kết quả đã đạt được, thực hiện theo chỉ đạo của BTC, TCT, Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục triển khai tại 03 CCT Hoài Đức, Mê Linh, Đông Anh trong tháng 8/2016. Trong năm 2017, tiếp tục triển khai UNTT tại 6 Chi cục Thuế, và lộ trình mở rộng với các chi cục Thuế còn lại.

Triển khai Hóa đơn điện tử được Cục Thuế TP Hà Nội triển khai theo 02 hướng:theo hướng phát triển của TCT: Đến tháng 12/2016 đã có 127 DN được phê duyệt, 19 DN đăng ký chờ phê duyệt, 110 DN đã đăng ký phát hành, 87 DN đã lập HĐ, số HĐĐT đã lập là 2,211,902 HĐ, số HĐ được xác thực là 2,211,705 HĐ, tổng doanh thu đã xác thực là 6,746 tỉ đồng, tổng thuế đã xác thực là 523 tỉ đồng; Hóa đơn điện tử có xác thực theo hướng xã hội hóa: được thực hiện qua hệ thống HĐĐT của 03 đơn vị VNPT, Thái Sơn, TS24, có sự góp ý về mặt nghiệp vụ của Cục Thuế TP HN. Đầu tháng 12/2016 đã tập huấn đối với 4.657 DN thuộc địa bàn TP HN.

Triển khai thí điểm Hoàn thuế điện tử: Cục Thuế TP Hà Nội đã lựa chọn 102 Doanh nghiệp thí điểm Hoàn thuế điện tử, tổ chức tập huấn cùng với các cán bộ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hoàn thuế giá trị gia tăng. Cục Thuế đã thành lập tổ triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trên các chuyên trang thuế và báo, đài để triển khai đạt hiệu quả

- Khai thuế điện tử GTNT, TNCN đối với hộ cho thuê nhà:

Cục Thuế TP Hà Nội là đơn vị đầu tiên triển khai Quyết định số 2128/QĐ-BTC ngày 04/10/2016 của BTC và Công văn số 5126/TCT-CNTT ngày 09/11/2016 về việc thí điểm khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân. Đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo để triển khai ứng dụng tới người dân. Tính đến ngày 13/4/2017 đã có 1995 tờ khai được nộp bằng hình thức điện tử .

IV. Khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị, đề xuất khắc phục

- Việc ƯD CNTT của các cơ quan đơn vị ngoài ngành chưa đồng bộ nên việc kết nối trao đổi còn hạn chế. VD: Sở TNMT TP Hà Nội hiện tại chưa triển khai ứng dụng Vilis tại tất cả các địa bàn, nên việc trao đổi thông tin (có ký điện tử) giữa CQ Thuế và TNMT đang dừng ở giai đoạn kiểm thử thành công truyền nhận.

Page 142: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

142

- Một bộ phận cán bộ, công chức chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành thói quen số hóa thông tin và kết nối chia sẻ dữ liệu.

Để tiếp tục thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn mới, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hội nhập quốc tế và Nghị quyết 19/NQ-CP các năm 2014, 2015, 2016, 2017, Cục Thuế TP Hà Nội đề xuất một số giải pháp sau:

1. Tập trung đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới công dân, các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

2. Các Bộ chủ quản tăng cường phối hợp,ban hành các quy định liên ngành: Tài chính, KHĐT, TNMT, Xây dựng, Công an, Ngân hàng,…về triển khai ƯD CNTT, chuẩn hóa, tích hợp, kết nối các nguồn dữ liệu, cơ chế trao đổi thông tin làm cơ sở xây dựng nguồn thu, quản lý thu có hiệu quả và tạo thuận lợi cho người dân.

3. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ người dân và DN nhằm giảm tải thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế của công dân như Tổng đài hỗ trợ NNT, Cổng giao tiếp điện tử giữa cơ quan thuế và người nộp thuế...

4. Xây dựng các chương trình ứng dụng đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa và quản lý hành chính trong nội bộ cơ quan thuế để giảm tải công việc thủ công tại các Phòng, Đội.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng vào đào tạo, hướng dẫn để giúp cán bộ thuế có kỹ năng Tin học cơ bản và nâng cao, có khả năng sử dụng, khai thác tốt các ứng dụng của ngành.

Hướng tới mục tiêu đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa công tác quản lý, phục vụ tốt hơn cho Người nộp thuế - Cục Thuế TP HN mong muốn Bộ Tài chính, TCT sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời có các chỉ đạo sát sao, quyết liệt về công tác ứng dụng CNTT để ngành Tài chính, ngành Thuế không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà còn tiếp tục đạt được những thành tựu về cải cách hiện đại hóa trên phạm vi toàn quốc cũng như trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Page 143: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

143

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ

TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA

KẾT NỐI CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN

Page 144: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

144

I. Kết quả thực hiện

1. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Trong những năm vừa qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Những kết quả to lớn trong việc ứng dụng CNTT trong thời gian vừa qua đã góp phần hình thành nên diện mạo mới của Hải quan Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cơ quan hải quan. Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

Trong khai báo, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan: Nhờ ứng dụng mạnh mẽ CNTT, đặc biệt từ ngày 01/4/2014, ngành Hải quan đã chính thức triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mà các quy trình thủ tục hải quan đã được tự động hóa ở mức độ rất cao. Theo đó, đến nay, tất cả các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, trừ những thủ tục hải quan đối với hàng hóa tiểu ngạch biên giới. Hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Thông qua việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 02 giờ làm việc.

- Trong lĩnh vực thanh toán thuế: Đến nay, việc thu nộp thuế xuất nhập khẩu được thực hiện tự động hóa thông qua trao đổi thông tin về các khoản thu ngân sách giữa Hải quan và các Ngân hàng thương mại. Tính đến nay, đã thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với 33 ngân hàng thương mại, tổng số tiền thuế thực hiện qua hình thức thanh toán điện tử đạt hơn 67 % tổng số thu của Ngành Hải quan. 100% các Cục Hải quan và chi cục hải quan đã thực hiện thanh toán điện tử. Việc thực hiện thanh toán điện tử đã giúp doanh nghiệp thanh toán tiền thuế mọi lúc, mọi nơi, thời gian nộp thuế giảm (trước đây mất thời gian từ 1 - 2 ngày, cá biệt có thể mất 5 ngày, nay chỉ còn 3 phút); hạn chế tình trạng cưỡng chế, xét ân hạn nhầm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho việc mở rộng thanh toán điện tử đối với các loại phí và lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính của các Bộ, Ngành tham gia vào Cơ chế một cửa quốc gia.

- Bên cạnh đó, trong những năm qua, ngành Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp thông qua việc vận hành Cổng thông tin điện tử hải quan như: (i) Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách, các quy trình, hướng dẫn; (ii) Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp để tổng hợp, xử lý; (iii) Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong các lĩnh vực: thông quan hàng hóa và phương tiện; nộp thuế điện tử; tra cứu và xác định mã số hàng hóa, thuế suất; đăng ký sử

Page 145: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

145

dụng chữ ký số, tài khoản tham gia thủ tục hải quan điện tử; tra cứu quá trình thực hiện thủ tục hải quan; cung cấp thông tin xuất nhập khẩu cho các Bộ, ngành và cơ quan liên quan; phổ biến số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu,…

Trong những năm vừa qua, ngành Hải quan cũng ứng dụng ứng dụng CNTT một cách toàn diện trong các mặt công tác nghiệp vụ hải quan như: Giám sát quản lý nhà nước về hải quan; Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; Quản lý rủi ro; Kiểm tra sau thông quan; Điều tra, chống buôn lậu, xử lý vi phạm. Các hệ thống trên đều đã được triển khai thống nhất trong toàn Ngành và mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về hải quan.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành qua mạng nội bộ Net.Office, góp phần thống nhất cách xử lý nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, Ngành Hải quan cũng đã xây dựng và triển khai các hệ thống trong các lĩnh vực quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng, tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản,…

2. Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông, đặc biệt là Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong năm 2016, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan đã có rất nhiều nỗ lực và quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó trọng tâm là triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong năm 2016, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành việc xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 cho 46 thủ tục hành chính; nâng tổng số thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 là: 119/168 thủ tục hành chính (chiếm 71%), trong đó 114/168 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4 (chiếm 68%). Đến nay, các dịch vụ công trực tuyến được nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan như: giảm giấy tờ, giảm thời gian và chi phí, tăng tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục hải quan; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

3. Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, trên cơ sở phát huy kết quả đạt được, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Những kết quả đạt được về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong thời gian vừa qua đã đặt nền móng và tạo đà để triển khai trong thời gian tới. Tính đến nãy đã có 11 Bộ, ngành kết nối với số lượng thủ tục hành chính đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia (chưa kể Bộ Tài chính) là 38 thủ tục với sự tham gia của hơn 1 vạn doanh nghiệp.

Việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN đã có bước tiến bộ đáng kể, hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 22/4/2016).

Page 146: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

146

II. Định hướng triển khai trong thời gian tới

1. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Giai đoạn 2016 – 2020, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại ngày càng cao, đồng thời với đòi hỏi phải tăng cường năng lực của cơ quan hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ an ninh, an toàn kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển CNTT mạnh mẽ và toàn diện trong tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Hải quan trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Tổng cục Hải quan đã đề ra mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, hệ thống công nghệ thông tin hải quan là hệ thống thông minh, xử lý tập trung trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng sẵn sàng cao trên cơ sở tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin của các bên liên quan. Hoàn thiện nâng cao hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Hải quan theo chuẩn mực quốc tế “Mọi lúc – Mọi nơi – Mọi phương tiện”, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt mức trung bình của ASEAN-4.

Theo đó, giai đoạn 2016 – 2020, Tổng cục Hải quan phấn đấu đạt được 6 mục tiêu chủ yếu như sau:

Thứ nhất, về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp: Đây là một trong những mục tiêu cực kỳ quan trọng của Kế hoạch. Theo đó, Tổng cục Hải quan phấn đấu đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, dịch vụ thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho người dân và doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải; thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế. Tăng cường kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng kết nối với các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.

Thứ hai, về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ Hải quan: Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, trong đó tập trung mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các

Page 147: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

147

lĩnh vực nghiệp vụ hải quan liên quan tới miễn, giảm, hoàn thuế, kết nối hệ thống với các cơ quan kinh doanh cảng, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, thủ tục quá cảnh, xử lý thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải qua đường biển, đường hàng không, đường bộ. Đảm bảo Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi của Tổng cục Hải quan được vận hành ổn định, an ninh, an toàn 24/7, không làm gián đoạn hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan.

Thứ ba, về phát triển và hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Hải quan. Tổng cục Hải quan tiếp tục hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin cho các bài toán phục vụ công tác quản lý nội bộ hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ Tài chính; đảm bảo 100 % các văn bản trao đổi giữa các đơn vị trong hệ thống Tổng cục Hải quan dưới dạng điện tử (trừ các văn bản mật); 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

Thứ tư, về hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. Nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục đảm bảo trang bị Hệ thống máy chủ, lưu trữ, sao lưu dự phòng tại Trung tâm dữ liệu của Tổng cục và các Trung tâm dữ liệu tại Hải quan địa phương được quy hoạch, trang bị đồng bộ, vận hành ổn định liên tục 24/7. Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành chuyển đổi định hướng đầu tư mới, thay thế, nâng cấp các trang thiết bị công nghệ thông tin đầu cuối theo hướng ảo hóa.Hạ tầng mạng được xây dựng, nâng cấp phù hợp với thiết kế, qui hoạch chung của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

Thứ năm, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Việc đảm bảo an ninh, an toàn cho Hệ thống CNTT có một vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thực hiện mô hình xử lý thông tin tập trung cấp Tổng cục. Theo đó, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ áp dụng, triển khai đồng bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO về an toàn thông tin.

Thứ sáu, về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020, Tổng cục Hải quan sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, trong đó đảm bảo 100% công chức làm công tác công nghệ thông tin được đào tạo bổ sung kiến thức để quản lý, quản trị, triển khai và hỗ trợ vận hành các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị công nghệ thông tin; đồng thời tổ chức đào tạo cho 100% công chức, viên chức nghiệp vụ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nghiệp vụ theo vị trí công việc được phân công và chương trình nghiệp vụ được sử dụng.

2. Về triển khai dịch vụ công trực tuyến

- Bám sát mục tiêu của Nghị quyết số 36a/NQ-CP về triển khai dịch vụ công trực tuyến, trong năm 2017, Tổng cục Hải quan tập trung triển khai hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4:

Page 148: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

148

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện:

- Nâng cấp, triển khai hệ thống Cổng TTĐT ngành Hải quan tập trung tại Tổng cục Hải quan.

- Triển khai hệ thống cung cấp DVCTT tập trung tại Tổng cục Hải quan.

- Triển khai cổng Thông tin điện tử (TTĐT) cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa có trang TTĐT.

- Triển khai các DVCTT trên các cổng TTĐT thuộc hệ thống Cổng TTĐT ngành Hải quan.

Về nâng cấp Cổng thông tin điện tử ngành Hải quan, tập trung thực hiện:

- Nâng cấp, triển khai hệ thống Cổng TTĐT hiện đại, cung cấp thông tin.

- Triển khai tập trung, thống nhất các cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính, văn bản, danh mục trong lĩnh vực hải quan và đăng tải công khai.

- Triển khai các dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Hải quan.

- Xây dựng phiên bản dành cho thiết bị di động, tích hợp chức năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật hải quan.

Hệ thống hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tập trung thực hiện:

- Xây dựng trung tâm dịch vụ hải quan thông minh, hỗ trợ người khai hải quan, doanh nghiệp, hãng vận tải, cán bộ hải quan và các đối tượng khác liên quan đến ngành Hải quan.

- Hệ thống cung cấp công cụ khai thác và sử dụng quản trị tri thức tổng thể khách hàng.

- Dịch vụ cung cấp cho người dùng bao gồm: khai báo - tiếp nhận - giải quyết yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính; tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ; thanh toán phí và lệ phí; trao đổi thông tin hai chiều, thông tin hướng dẫn thực hiện thủ tục.

- Các dịch vụ có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều phương tiện khác nhau.

- Triển khai các chức năng, các dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng thiết bị điện tử thông minh.

- Thanh toán trực tuyến các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính.

- Tích hợp trao đổi thông tin với các hệ thống khác trong ngành Hải quan.

- Trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan.

- Xây dựng hệ thống Call Center tích hợp để tiếp nhận và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân qua các kênh voice, email, web.

Page 149: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

149

3. Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia

a. Mục tiêu ngắn hạn:

- Đến năm 2018, hoàn thành triển khai mở rộng ra phạm vi toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

- Đến năm 2018, triển khai các thủ tục hành chính có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đạt ít nhất 80% trên tổng số các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu, xuất cảnh/nhập cảnh, quá cảnh đối với hàng hóa, người và phương tiện.

b. Về mục tiêu trung hạn:

Trong giai đoạn 2016-2020, tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sẽ được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia sẽ được mở rộng về cả phạm vi và quy mô cho tất cả các Bộ ngành.

Đối với khu vực và quốc tế, Việt Nam tiếp tục triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các hiệp định và thỏa thuận mà Việt Nam tham gia./.

Page 150: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

150

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Page 151: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

151

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế về nhiều mặt, TP. Hải Phòng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, năng động, hàng năm với số lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan TP. Hải Phòng tăng. Nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thành phố phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Hải Phòng, trong thời gian qua, các cấp chính quyền tại TP. Hải Phòng đã không ngừng triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cấp tỉnh. Trong đó, vai trò trong việc quản lý hoạt động XNK hàng hóa đối với doanh nghiệp của Cục Hải quan TP. Hải Phòng trên địa bàn là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, ngành Hải quan đã không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo hướng tạo thuận lợi cao nhất cho doanh nghiệp. Trên cơ sở Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật như Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC… Đây là những quy định mới nhằm hướng doanh nghiệp đến sự tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt pháp luật về hải quan.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi ngành Hải quan phải không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, ứng dụng kỹ thuật CNTT vào quản lý hải quan hiện đại, giảm thiểu tối đa thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Do đó những năm qua Cục Hải quan TP. Hải Phòng xem công tác “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật về hải quan đến cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Việc áp dụng thành công hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo bước đột phá trong việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan vẫn còn phát sinh các loại thủ tục phải thực hiện thủ công. Căn cứ quyết định 356/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan TP. Hải Phòng nói riêng đã có nhiều nỗi lực trong việc cải cách thủ tục hành chính: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Hải quan, các giao dịch giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp làm thủ tục được thực hiện qua môi trường mạng. Đến đầu năm 2016, tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng 100% các thủ tục trên đều đã được triển khai tối thiểu ở mức độ một và hai, trong đó 73/168 thủ tục đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Page 152: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

152

Như vậy, việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến đã giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, cá nhân, tổ chức làm thủ tục xuất nhập khẩu được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí, cũng như thời gian đăng ký làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà,… từ những công chức thừa hành.

1. Mục tiêu và quá trình triển khai.

Ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.

Tại Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính và Quyết định số 356/QĐ-TCHQ ngày 01/3/2016 của Tổng cục Hải quan đã nêu mục tiêu trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến:

1.1. Mục tiêu:

* Đến hết năm 2016:

- 70% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3;

- 50% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4.

* Đến hết năm 2017:

- 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3;

- 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4.

1.2. Quá trình triển khai:

Ngoài những thủ tục hành chính đã triển khai theo lộ trình của Tổng cục Hải quan giai đoạn năm 2014-2016 (một số thủ tục hành chính đã triển khai cùng với việc triển khai Hệ thống Vnasc/vciss, hệ thống Một cửa quốc gia, hệ thống kết nối với thuế, kho bạc, ngân hàng..), ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan TP. Hải Phòng nói riêng đã thực hiện triển các thủ tục còn lại trên hệ thống Dịch vụ công trực tiếp cụ thể:

* Tháng 11 năm 2016:

- Hoàn thành cổng thông tin Khai báo và tiếp nhận Hồ sơ;

- Hoàn thành Phần mềm xử lý và trả kết quả hồ sơ;

- Tập huấn sử dụng hệ thống trong toàn Cục

* Tháng 12 năm 2016:

- Các Đơn vị vận hành thử nghiệm hệ thống và đóng góp ý kiến;

- Hoàn thiện hệ thống,

Page 153: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

153

* Từ 01/01/2017: Kiểm thử hệ thống.

* Từ 02/02/2017: Chính thức triển khai thực hiện 46 thủ tục hành chính.

3. Những Thuận lợi và khó khăn:

3.1. Thuận lợi:

Thứ nhất, để triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến chúng tôi nhận được sự đồng ý về mặt chủ trương của Lãnh đạo Tổng cục, sự giúp đỡ của các Vụ, Cục, Ban thuộc Tổng Cục Hải quan trong quá trình thực hiện dịch vụ công cũng như có sự đồng thuận, ủng hộ của Thành ủy, UBND và các sở, ban ngành ở địa phương.

Thứ hai, sự quyết tâm, năng động sáng tạo của Lãnh đạo và cán bộ công chức Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong quá trình xây dựng và triển khai. Do khi triển khai các dịch vụ công trực tuyến có sự tham gia trực tiếp của các cán bộ công chức tác nghiệp nên hệ thống hoạt động sát với yêu cầu nghiệp vụ phát sinh.

Bên cạnh đó, một thuận lợi trong quá trình triển khai dịch vụ công tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng là nhận được sự đồng tình hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Sau khi triển khai thí điểm Cục Hải quan TP. Hải Phòng tiến hành khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp tham gia thí điểm thì phần đông các doanh nghiệp đánh giá khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến thuận lợi hơn so với thực hiện thủ công, thông qua website doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ tích cục hơn, nhanh hơn từ phía công chức hải quan khi có vướng mắc, khó khăn.

3.2. Khó khăn

Do dịch vụ công trực tuyến lần đầu tiên được triền khai trong ngành nên có rất nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ dịch vụ công trực tuyến là như thế nào, có tâm lý e ngại, nhất là các nhân viên trực tiếp đi làm thủ tục.

Do các quy định hiện hành vẫn còn yêu cầu hồ sơ giấy trong việc giải quyết thủ tục hành chính nên hầu hết các dịch vụ công trực tuyến của Cục Hải quan TP. Hải Phòng hiện nay đang được cung cấp ở mức độ 3, doanh nghiệp vừa truyền dữ liệu qua mạng vừa phải nộp hồ sơ giấy nên chưa phát huy được cao nhất lợi ích của việc thực hiện thủ tục hành chính công trực tuyến. Nhằm tránh những hạn chế này, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị Chính phủ sửa đổi các quy định mang tính quy phạm pháp luật theo hướng cho phép doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

4. Kết quả đạt được:

Tính đến ngày 22/03/2017, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã tiếp nhận và xử lý 1.336 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh

Page 154: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

154

nghiệp ngày càng tốt hơn, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính Phủ đã đề ra; Cục Hải quan TP. Hải Phòng cùng với Tổng cục Hải quan quyết tâm phấn đấu đến hết năm 2017, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ được triển khai tối thiểu ở mức độ ba.

5. Giải pháp và kinh nghiệm triển khai:

Để thực hiện được mục tiêu trên, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã tiến hành quyết liệt triển khai dịch vụ công trực tuyến bằng nhiều giải pháp đồng bộ:

Một là, thành lập Tổ triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp Cục nhằm lập kế hoạch triển khai cho toàn đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng.

Hai là, tổ chức đào tạo, tập huấn cho toàn thể cán bộ công chức và các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hải Phòng.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền lợi ích dịch vụ công trực tuyến cho công chức Hải quan và cho công đồng doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp, nhân viên trực tiếp thực thiện) thông qua đối thoại với doanh nghiệp, qua các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn, qua các cơ quan báo đài viết bài, làm phóng sự, thông qua qua phát tờ rơi, niêm yết công khai giới thiệu dịch vụ công trực tuyến.

Bốn là, thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia khai báo dịch vụ công trực tuyến, công khai các đầu mối hỗ trợ trên Websites.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, kịp thời khen thưởng đơn vị làm tốt, chấn chỉnh, nhắc nhở đơn vị làm chưa tốt.

Page 155: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

155

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

KINH NGHIỆM HỢP TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC

THANH TOÁN SONG PHƯƠNG, ỦY NHIỆM THU VÀ

PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Page 156: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

156

Thanh toán là chức năng quan trọng của KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSNN. Trong đó kết nối thanh toán với các hệ thống Ngân hàng ngày càng có đóng góp quan trọng trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính của KBNN nói riêng và của Bộ Tài chính nói chung.

1. Giới thiệu công tác thanh toán của KBNN

Giai đoạn trước 2008, về cơ bản công tác thanh toán của KBNN với các Ngân hàng được thực hiện bằng hình thức thủ công, giao nhận trực tiếp chứng từ trên địa bàn. Công tác thu NSNN được thực hiện trực tiếp tại trụ sở và điểm thu của KBNN. Việc kết nối thanh toán với ngân hàng được thực hiện chủ yếu ở Trung ương và một số KBNN cấp tỉnh thông qua Thanh toán bù trừ điện tử cho việc thanh toán chi trả NSNN.

Thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007, trong đó xác định: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử, từ năm 2009, KBNN đã bắt đầu mở rộng kết nối đến các ngân hàng thông qua các hệ thống thanh toán và phối hợp thu NSNN.

Công tác thanh toán với NHNN: từ năm 2006 các đơn vị KBNN cấp tỉnh đã kết nối thanh toán bù trừ điện tử với NHNN cấp tỉnh. Với chủ trương của NHNN sẽ thay thế hệ thống bù trừ điện tử bởi hệ thống Thanh toán điện tử Liên ngân hàng (LNH), từ năm 2012, KBNN đã và đang thí điểm triển khai thanh toán LNH tại Sở giao dịch KBNN và các KBNN thành phố trực thuộc trung ương.

Công tác thanh toán với các NHTM: Từ năm 2013, KBNN bắt đầu triển khai thanh toán song phương điện tử tập trung giữa hệ thống KBNN và 4 hệ thống NHTM nhà nước là VCB, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN và các NHTM: từ năm 2009, KBNN bắt đầu ủy nhiệm thu cho các NHTM. Cho đến nay tất cả các đơn vị KBNN đều đã thực hiện phối hợp thu NSNN với các NHTM, rút ngắn thời gian thực hiện thu NSNN, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, trực tuyến 24/7 thông qua các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Ngoài ra KBNN đang thí điểm thu NSNN thông qua máy chấp nhận thẻ POS với Vietinbank, qua đó sẽ đánh giá, triển khai mở rộng nhằm cung cấp thêm một hình thức thu rất thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Page 157: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

157

2. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.

Cho đến nay, toàn bộ các đơn vị KBNN trên phạm vi toàn quốc đã kết nối thanh toán điện tử với các ngân hàng và phối hợp thu NSNN với các NHTM trên địa bàn. Khối lượng thu NSNN trực tiếp tại KBNN giảm từ 92% tổng số chứng từ năm 2013 xuống còn 20% tổng số chứng từ năm 2016; khối lượng tiền mặt nộp tại KBNN cũng giảm từ 78% tổng số tiền năm 2013 xuống còn 33% tổng số tiền năm 2016. Việc đẩy mạnh kết nối với các ngân hàng đã cung cấp cho người dân, doanh nghiệp một kênh thanh toán an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi, góp phần thực hiện chiến lược phát triển thanh toán theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2006 tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Cụ thể như sau.

a. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu:

- Về phía người nộp thuế: Quy trình, thủ tục thu nộp NSNN được đơn giản hóa, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp NSNN; không gian và thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN được mở rộng (người nộp có thể thực hiện nộp tiền tại nhiều địa điểm khác nhau, nơi có trụ sở KBNN hoặc chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM; hoặc có thể nộp tiền ngoài giờ hành chính, nộp vào ngày nghỉ); từng bước được sử dụng các dịch vụ thu nộp NSNN văn minh, hiện đại do các ngân hàng cung cấp (như nộp NSNN qua thẻ ATM, internet banking, dịch vụ uỷ nhiệm thu không chờ chấp nhận, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu,…).

- Về phía các cơ quan trong ngành tài chính (Thuế, Hải quan và KBNN):

+ Cơ quan Thuế, Hải quan có thể chia sẻ và được cung cấp các thông tin về người nộp thuế với KBNN và các ngân hàng, phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN an toàn và hiệu quả; đồng thời, được hỗ trợ trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

+ Cơ quan Hải quan có điều kiện làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp, ngay sau khi các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN tại KBNN hoặc NHTM.

+ Từng bước giảm bớt áp lực về biên chế, kinh phí cho hệ thống KBNN khi phải tổ chức các điểm thu ngoài trụ sở, thu phạt ngoài giờ hành chính,…

- Về phía NHTM: Với việc được cung cấp thông tin về người nộp thuế, nên các ngân hàng này có thể nghiên cứu, phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán hiện đại.

b. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan thu và KBNN:

- Thống nhất và đối chiếu được đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về thu NSNN giữa KBNN – cơ quan Thuế – Hải quan – NHTM – người nộp thuế; khắc phục được cơ bản tình trạng chứng từ thu NSNN chuyển từ ngân hàng về KBNN và cơ quan thu bị thiếu/hoặc sai thông tin. Qua đó, giúp cơ quan thu theo dõi tình trạng thu, nộp và việc hạch toán thu NSNN của KBNN được nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Page 158: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

158

- Giảm thiểu thời gian, khối lượng nhập liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nguyên tắc: dữ liệu được nhập ở một nơi và được sử dụng ở nhiều nơi.

- Thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công nói riêng và trong nền kinh tế nói chung; đồng thời, việc thu, nộp NSNN đã được phát triển hiện đại hơn - nộp trực tiếp vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, tiến tới toàn bộ các khoản thu NSNN đều được nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

c. Góp phần xây dựng hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS) và hình thành Chính phủ điện tử:

Thông qua việc xây dựng Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương; chương trình kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; chương trình thu NSNN của KBNN (TCS) và của các ngân hàng,… đã thúc đẩy xu hướng kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị thay cho phương thức luân chuyển, trao đổi thông qua chứng từ giấy như hiện nay để từng bước hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp. Qua đó, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính – ngân sách và xây dựng Chính phủ điện tử.

d. Hiệu quả đối với tổ chức bộ máy

- Xét hiệu quả đối với tổ chức bộ máy của ngành Tài chính, việc đẩy mạnh kết nối thanh toán và phối hợp thu với các ngân hàng đã góp phần giảm áp lực gia tăng khối lượng công việc về thanh toán chi trả, đặc biệt là thu NSNN cho KBNN nói riêng cũng như ngành Tài chính nói chung, từ đó cũng giảm áp lực gia tăng biên chế để đáp ứng nhiệm vụ, góp phần thực hiện chủ trương về tinh giảm biên chế của Đảng và Nhà nước.

Để đạt được những kết quả khả quan như trên, KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong ngành Tài chính cũng như các ngân hàng để rà soát, hoàn thiện về thể chế, quy trình nghiệp vụ. Song song với đó là hoàn thiện hệ thống CNTT để đáp ứng kịp thời những yêu cầu nghiệp vụ mới. Cụ thể các mốc chính:

- Năm 2009, công tác phối hợp thu NSNN được thực hiện qua hệ thống ứng dụng Quản lý thu NSNN của KBNN được triển khai phân tán đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về thu NSNN và việc triển khai TABMIS.

- Năm 2011, KBNN hoàn thành triển khai hệ thống Quản lý thu NSNN tập trung, tạo điều kiện cho việc mở rộng phối hợp thu NSNN và triển khai tài khoản TSA.

- Năm 2012 đánh dấu việc KBNN tham gia vào hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng với việc thí điểm tại Sở giao dịch KBNN và KBNN Hải Phòng. Cho đến nay KBNN đã triển khai thêm 5 KBNN cấp tỉnh và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trong năm 2017.

- Năm 2012 ngành Tài chính triển khai xong hệ thống TABMIS, KBNN đã bắt tay ngay vào nghiên cứu xây dựng hệ thống thanh toán song phương điện

Page 159: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

159

tử theo mô hình tài khoản TSA. Từ năm 2013 đến 2014, KBNN đã hoàn thành triển khai hệ thống Thanh toán song phương điện tử với 4 hệ thống NHTM nhà nước.

Như vậy với việc triển khai toàn diện các hệ thống thanh toán điện tử với các ngân hàng, về cơ bản KBNN đã hình thành mô hình tài khoản tập trung TSA, góp phần thực hiện các chức năng nhiệm vụ lớn được quy định trong Quyết định Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ như chức năng Quản lý Quỹ ngân sách nhà nước và chức năng Quản lý ngân quỹ.

Quá trình triển khai Thanh toán và Phối hợp thu NSNN giữa KBNN và các Ngân hàng Thương mại, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng cũng phải trải qua quá trình triển khai kéo dài, gặp không ít khó khăn vướng mắc. Một số kinh nghiệm rút ra:

- Do phạm vi thanh toán rất rộng (gần 1000 điểm thanh toán) và trong tương lai còn mở rộng nên cần phát huy vai trò của cấp tỉnh trong thanh toán song phương giữa KBNN với các ngân hàng thương mại. Mặc dù Văn phòng KBNN cấp tỉnh không trực tiếp giao dịch nhưng vai trò hỗ trợ, kiểm soát, giám sát hoạt động thanh toán trên toàn địa bàn của Văn phòng tỉnh là rất quan trọng trong việc cùng KBNN TW đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng quy định.

- Hoạt động của các hệ thống CNTT có liên quan của KBNN cũng như các NHTM ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của hệ thống Thanh toán, phối hợp thu, vì vậy cần tăng cường trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa các đội hỗ trợ, vận hành của các bên nhằm thông tin và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

- Công tác thanh toán, phối hợp thu NSNN giữa KBNN và các NHTM không chỉ là quan hệ song phương mà còn cần có sự phối hợp với các bên thứ 3 là cơ quan quản lý thu như Thuế, Hải Quan và Tài chính. Vì vậy luôn cần duy trì trao đổi, đảm bảo hoạt động của các hệ thống CNTT liên quan là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong nội dung phối hợp này, vai trò trung tâm của Cục THTKTC trong hệ thống trao đổi thông tin thu NSNN là tối quan trọng cần phải phát huy.

3. Phương thức trao đổi thông tin và các công nghệ áp dụng

Phương thức trao đổi thông tin thanh toán và phối hợp thu NSNN giữa KBNN, các Ngân hàng thương mại và các cơ quan thu, về cơ bản, đang sử dụng công nghệ truyền nhận điện (message) qua công nghệ Websphere Message Queue hoặc Webservice. Điện trao đổi áp dụng chữ ký số nhân danh từng đơn vị qua thiết bị HSM.

Thông tin về số thuế đã thu được các Ngân hàng thương mại truyền cho KBNN qua hệ thống truyền tin được thiết lập giữa KBNN và Ngân hàng thương mại, tại KBNN hạch toán và kết xuất thông tin thu thuế cho các cơ quan thu qua hệ thống truyền tin của Bộ Tài Chính.

Page 160: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

160

4. Định hướng của KBNN trong kết nối thanh toán với các ngân hàng

Trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục mở rộng kết nối thanh toán với các ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để tăng cường trao đổi thông tin quản lý, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong mọi lĩnh vực có liên quan đến tài chính công. Cụ thể:

- Trong năm 2017, KBNN sẽ triển khai Thanh toán song phương điện tử với Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB), mở rộng phối hợp thu NSNN thông qua tài khoản chuyên thu với 5 ngân hàng thương mại cổ phần khác.

- Tiếp tục triển khai mở rộng Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

- Triển khai thu NSNN qua máy chấp nhận thẻ POS đối với các giao dịch thu NSNN tại cơ quan hoặc điểm thu của KBNN.

- Nghiên cứu tích hợp hệ thống thanh toán nội bộ (thanh toán liên kho bạc) với các hệ thống thanh toán, thu NSNN với ngân hàng nhằm đa dạng hóa các kênh thanh toán.

- Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi, hình thức thanh toán và phối hợp thu với các hệ thống ngân hàng thương mại nhằm cung cấp cho người dân ngày càng nhiều tiện ích trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi với nhà nước trong lĩnh vực tài chính công.

- Nghiên cứu, đề xuất và thí điểm mở rộng trao đổi thông tin giữa KBNN, ngân hàng với các cơ quan quản lý như Công an, Tài nguyên môi trường, Thuế, Hải quan… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân của các cơ quan hành chính nhà nước, giảm bớt các thủ tục hành chính.

- Phối hợp với NHNN, các NHTM và cơ quan quản lý thu nghiên cứu giải pháp định danh thông tin cho các khoản thu, nộp NSNN, góp phần giảm lượng thông tin về ngân sách phải truyền nhận trong quá trình phối hợp thu giữa các hệ thống, tận dụng công nghệ thanh toán hiện đại, đẩy nhanh tốc độ thu NSNN.

Để đạt được những kết quả khả quan trong quá trình triển khai kết nối thanh toán giữa KBNN và các ngân hàng thời gian qua, một phần rất quan trọng là do KBNN đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính và sự phối hợp rất tích cực của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. KBNN rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Tài chính và sự phối hợp của Cục THTKTC, Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan để hoàn thành thắng lợi chiến lược ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN đến năm 2020./.

Page 161: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

161

Xây dựng Bộ Tài chính điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp

TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐẦU TƯ LIÊN NGÀNH

TẠITHÀNH PHỐ HÀ NỘI

Page 162: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

162

1. Mục đích xây dựng chương trình

Đầu tư xây dựng cơ bản của Thủ đô Hà Nội luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với cả nước, với số lượng dự án hàng năm lên đến hàng ngàn dự án ở các cấp ngân sách. Tính đến tháng 12 năm 2016 số dự án đang hoạt động trên toàn địa bàn lên tới 11.400 dự án với số vốn bố trí là 19.530 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách của thành phố là 3.120 dự án, với số vốn là 10.120 tỷ đồng

- Ngân sách quận,huyện, thị xã là 4.850 dự án, với số vốn là 6.550 tỷ đồng

- Ngân sách xã, phường là 3.430 dự án, với số vốn là 2.500 tỷ đồng

Để thực hiện tốt công tác quản lý dự toán ngân sách hàng năm trong lĩnh vực đầu tư XDCB và điều hành ngân sách của thành phố. Được sự đồng ý của UBND Thành phố Hà Nội, Liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã giao Kho bạc Nhà nước Hà Nội chủ trì nghiên cứu xây dựng phần mềm dùng chung với mục tiêu quản lý được toàn bộ các dự án ở 3 cấp ngân sách trên địa bàn Thành phố.

2. Các chức năng chính của phần mềm 2.1. Nhập thông tin:

- Sở KHĐT khai sinh DA và nhậpKH đầu tư hàng năm của ngân sách Thành phố.

- Sở Tài chính nhập KH vốn trả nợ cho các DA của ngân sách Thành phố, kiểm soát các DA đã hoàn thành, và DA được phê duyệt quyết toán hàng năm

- Các phòng TCKH quận, huyện khai sinh DA nhập nhập KH vốn hàng năm cho DA ngân sách quận, huyện

- Các UBND xã khai sinh DA và nhập KH vốn hàng năm cho DA NS xã,

- Phòng NS địa phương tại văn phòng KBNN Hà Nội và 30 KBNN quận, huyện nhập vốn thanh toán vốn cho DA.

2.2. Hệ thống báo cáo

Hệ thống báo cáo trong chương trình gồm 193 mẫu, trong đó:

1. Hệ thống báo cáo dùng chung: 55 mẫu

2. Hệ thống báo cáo của Sở KHDT:22 mẫu

3. Hệ thống báo cáo của Sở Tài chính:26 mẫu

4. Hệ thống báo cáo Kho bạc: 67 mẫu

- BC quyêt toán vốn

- BC theo TT 99

- BC khác 14 mẫu

5. BC điều hành ngân sách: 7 mẫu

6. BC ngân sách xã: 13 mẫu.

Page 163: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

163

3. Hệ thống được xây dựng bằng:

Ngôn ngữ lập trình: .NET

Cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server

Hệ thống sử dụng: webbase hoạt động trên nền WEB

Mô hình thiết kế: 3 lớp, được mô tả trong hình sau:

Mô hình triển khai trên nền tảng Web, được mô tả trong hình sau:

Page 164: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

164

4. Mô hình luân chuyển dữ liệu

Người dùng thuộc các đơn vị:

- Sở KHĐT, Sở Tài chính

- 30 phòng TCKH quận, huyện

- 584 UBND xã, phường

- Văn phòng KBNN Hà Nội và 30 KBNN quận, huyện

Truy cập vào hệ thống qua môi trường Internet

5. Đánh giá kết quả:

Hệ thống được triển khai từ năm 2010 đến nay và chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2010-2011): Quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố chương trình kết nối thông tin của ba cơ quan Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

- Giai đoạn II (2012-2013): Quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách quận, huyện, thị xã. Chương trình được nâng cấp, mở rộng kết nối với 30 Phòng Tài chính kế hoạch và Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã.

- Giai đoạn III (2013- 2014): Quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách xã, phường. Chương trình tiếp tục được nâng cấp và mở rộng, tiến tới tiếp nhận thông tin với 584 xã, phường của Thủ đô.

- Giai đoạn (2015- 2016): Nâng cấp chuyển đổi Hệ thống thông tin liên ngành (DTLN) sang ngôn ngữ mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin theo quy định của thành phố

Page 165: MỤC LỤC - stc.laocai.gov.vnstc.laocai.gov.vn/SiteFolders/stc/2321/tai-lieu-ban-full-18-5.pdf · 09h15-09h25 Phối hợp triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn

165

Tính đến nay số lượng người tham gia khoảng gần 1,5 ngàn người, gồm: Sở KHĐT, Sở Tài chính (50 người), Phòng TCKH quận huyện (60 người), KBNN Hà Nội(200 người), UBND xã, phường (1200 người)

Đây là một hệ thống duy nhất trên toàn quốc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước được thiết lập điện tử từ các cơ quan quản lý của thành phố tới tất cả những quận, huyện, xã, phường của Thủ đô. Hệ thống tạo điều kiện cho công tác theo dõi, điều hành ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp Lãnh đạo, UBND Thành phố, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, thị xã được kịp thời, sâu sát và hiệu quả. Hệ thống phục vụ công tác chuyên môn của Liên ngành về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cho các dự án.

- Bên cạnh việc xây dựng đồng bộ các báo cáo theo qui định của Bộ Tài chính và UBND Thành phố, hệ thống còn được thiết kế những công cụ trợ giúp, các hệ thống mẫu biều để phân tích, đánh giá đầy đủ các lĩnh vực, chỉ tiêu đầu tư, hoạch định chính sách cho các cơ quan lập và phê duyệt kế hoạch vốn hàng năm của dự án tư.

- Hệ thống giúp cho Liên ngành luôn cập nhật tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, trao đổi thông tin kịp thời trong suốt quá trình từ phân bổ vốn đến kế hoạch vốn và thanh toán, quyết toán vốn, đồng thời thống nhất được số liệu các dự án giữa các cơ quan.

- Hệ thống được kết nối với tiếp nhận số liệu TABMIS để phục vụ đối chiếu số liệu của hệ thống

- Hệ thống được kết nối truyền số liệu với phần mềm THBC-DTKB của KBNN để phục vụ báo cáo

- Hệ thống DTLN đã từng bước tiến tới tiếp cận với mô hình Chính phủ điên tử của Thành phố