Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia...

14
HI CU SINH VIÊN QUC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA Tháng 10 & 11/2009 Mt thoáng nghĩ nhân lgiTHY và BN Nhng tiếng “Thy - Trò” và “Giáo sư - Hc sinh” nghe như đồng nghĩa vi nhau. Nhưng thc ra nhng tngnày gi cho ta nhng ý nghĩa, nhng cm nghĩ khác nhau nhiu lm. “Thy” hàm ý mt bc khai tâm cho ta, mcho ta mt shiu biết nào đó để làm nn cho kiến thc ca ta trong sut cuc đời. Như vy, công ơn ca thy tht ln lao. Trò xem thy hơn ccha m, chdưới Vua trong chế độ phong kiến mà thôi. “Quân - Sư - Ph” là thế đó! Thy là người chbo ta, dù ít dù nhiu, dù thi gian dài hay ngn; người hc trò vn luôn luôn nhơn và tôn kính. “Nht tvi sư, bán tvi sư” là phương châm ca người có hc. Sau này ra đời, dù “trò” có thành công đến mc nào, dù có đạt hc vcao ti đâu thì “thy” vn gimt vtrí cao trong tình ơn nghĩa ca “trò”. Sau này, stương quan gia “Giáo sư Đại hc” và “Hc sinh/Sinh viên” dù vn có skính trng quý mến, nhưng tôn ti trt tđược xem nhhơn. Nhiu khi giáo sư coi sinh viên thân thiết và bình đẳng như bn bè. Nói chung, lgithy nên được tchc hàng năm trong mi cng đồng rt đáng được duy trì; vì nó nhm mc đích gìn ginét đẹp văn hóa ca dân tc và ca nhân loi chng nào con người còn là con người theo đúng nghĩa ca nó. Còn “Đồng Môn, Đồng Song” là nhng “Bn Hc” cùng lp cùng trường cùng thy, thì luôn luôn coi nhau như anh em mt nhà, nhiu khi thm thiết, hy sinh cho nhau như rut tht. Nhiu trường hp gn nhau thì xích mích, gây gvi nhau; nhưng khi xa nhau thì rt luyến tiếc nhnhung. Lúc tin bit mt bn thân đi xa tưởng như ít có cơ hi gp li, thì nước mt ta đã thy lưng tròng hay sóng mũi đã cay cay…, lúc đó mi thy tình bn quý mến khôn xiết! Tuy ngi chung mt lp, hc chung mt trường; nhưng mi chúng ta vn có nhng nhân sinh quan khác nhau, nhng quan đim khác nhau mc dù cùng chung mt lý tưởng phc vquc gia dân tc; và cũng không cn kết bè kết đảng thành mt tng lp áp đảo trong xã hi. “Qun nhi bt Đảng” là như vy!. Cuc sng này tht ngn ngi so vi thi gian vô tn. Mt trăm năm xem ra không phi là dài. Mi chúng ta sinh ra ri cũng phi lìa đời, ti ri cũng phi đi, gp ri cũng phi chia tay. Nhng gì ta tiêu xài hết thì không còn là ca ta; nhng gì ta mua bán đổi chác cũng không còn thuc vta na. Chnhng gì ta tng cho nhau làm quà thì vn còn thuc vta mãi mãi, nht là nhng quà ta tng nhau đó li là mt ân tình thm thiết ca tình đồng môn đồng song, thì chc stn ti đời đời. Nhân ngày giThy và Bn, tôi xin vi ghi vài cm nghĩ thô thin va thoáng qua trong tâm trí để dâng lên quý Thy, quý Bn đã vĩnh vin xa chúng ta. Trn Ngc Thiu / ĐS11. HI ĐỒNG QUN TRChTch Chế Minh Châu Phó ChTch Ngô Ngc Vĩnh Thư Cao Minh Tâm Thành Viên Lê Phước Ba Văn Tòng Hòa BAN CHP HÀNH ChTch Trn Ngc Thiu Phó ChTch Nguyn Xuân Kế Phm Đức Thnh Tng Thư Nguyn Quc Trường ThQuĐinh Ngc Bo TNG KIM SOÁT Phm Trn Anh Địa chliên lc: 14044 Magnolia St., # 228 Westminster, CA 92683 ĐT: (714) 891-9996 Fax: (714) 891-8727 Email: [email protected]

Transcript of Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia...

Page 1: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

Tháng 10 & 11/2009

Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠN

Những tiếng “Thầy - Trò” và “Giáo sư - Học sinh” nghe như đồng nghĩa với nhau. Nhưng thực ra những từ ngữ này gợi cho ta những ý nghĩa, những cảm nghĩ khác nhau nhiều lắm. “Thầy” hàm ý một bậc khai tâm cho ta, mở cho ta một sự hiểu biết nào đó để làm nền cho kiến thức của ta trong suốt cuộc đời. Như vậy, công ơn của thầy thật lớn lao. Trò xem thầy hơn cả cha mẹ, chỉ dưới Vua trong chế độ phong kiến mà thôi. “Quân - Sư - Phụ” là thế đó! Thầy là người chỉ bảo ta, dù ít dù nhiều, dù thời gian dài hay ngắn; người học trò vẫn luôn luôn nhớ ơn và tôn kính. “Nhứt tự vi sư, bán tự vi sư” là phương châm của người có học. Sau này ra đời, dù “trò” có thành công đến mức nào, dù có đạt học vị cao tới đâu thì “thầy” vẫn giử một vị trí cao trong tình ơn nghĩa của “trò”. Sau này, sự tương quan giữa “Giáo sư Đại học” và “Học sinh/Sinh viên” dù vẫn có sự kính trọng quý mến, nhưng tôn ti trật tự được xem nhẹ hơn. Nhiều khi giáo sư coi sinh viên thân thiết và bình đẳng như bạn bè. Nói chung, lễ giỗ thầy nên được tổ chức hàng năm trong mỗi cộng đồng rất đáng được duy trì; vì nó nhằm mục đích gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc và của nhân loại chừng nào con người còn là con người theo đúng nghĩa của nó. Còn “Đồng Môn, Đồng Song” là những “Bạn Học” cùng lớp cùng trường cùng thầy, thì luôn luôn coi nhau như anh em một nhà, nhiều khi thắm thiết, hy sinh cho nhau như ruột thịt. Nhiều trường hợp ở gần nhau thì xích mích, gây gổ với nhau; nhưng khi xa nhau thì rất luyến tiếc nhớ nhung. Lúc tiễn biệt một bạn thân đi xa tưởng như ít có cơ hội gặp lại, thì nước mắt ta đã thấy lưng tròng hay sóng mũi đã cay cay…, lúc đó mới thấy tình bạn quý mến khôn xiết! Tuy ngồi chung một lớp, học chung một trường; nhưng mỗi chúng ta vẫn có những nhân sinh quan khác nhau, những quan điểm khác nhau mặc dù cùng chung một lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc; và cũng không cần kết bè kết đảng thành một tầng lớp áp đảo trong xã hội. “Quần nhi bất Đảng” là như vậy!. Cuộc sống này thật ngắn ngủi so với thời gian vô tận. Một trăm năm xem ra không phải là dài. Mỗi chúng ta sinh ra rồi cũng phải lìa đời, tới rồi cũng phải đi, gặp rồi cũng phải chia tay. Những gì ta tiêu xài hết thì không còn là của ta; những gì ta mua bán đổi chác cũng không còn thuộc về ta nữa. Chỉ có những gì ta tặng cho nhau làm quà thì vẫn còn thuộc về ta mãi mãi, nhứt là những quà ta tặng nhau đó lại là một ân tình thắm thiết của tình đồng môn đồng song, thì chắc sẽ tồn tại đời đời. Nhân ngày giỗ Thầy và Bạn, tôi xin vội ghi vài cảm nghĩ thô thiển vừa thoáng qua trong tâm trí để dâng lên quý Thầy, quý Bạn đã vĩnh viễn xa chúng ta. Trần Ngọc Thiệu / ĐS11.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chủ Tịch Chế Minh Châu Phó Chủ Tịch Ngô Ngọc Vĩnh

Thư Ký Cao Minh Tâm

Thành Viên Lê Phước Ba

Văn Tòng Hòa

BAN CHẤP HÀNH

Chủ Tịch Trần Ngọc Thiệu

Phó Chủ Tịch Nguyễn Xuân Kế

Phạm Đức Thạnh Tổng Thư Ký

Nguyễn Quốc Trường Thủ Quỹ

Đinh Ngọc Bảo

TỔNG KIỂM SOÁT

Phạm Trần Anh

Địa chỉ liên lạc: 14044 Magnolia St., # 228

Westminster, CA 92683 ĐT: (714) 891-9996

Fax: (714) 891-8727

Email: [email protected]

Page 2: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

2

Tin Sinh Hoạt:

HỌP MẶT LIÊN KHÓA QUỐC GIA HÀNH CHÁNH

Tâm Triều

Chiều 26 tháng 9 năm 2009, anh chị em liên khóa QGHC hẹn hò gặp mặt nhau với tiêu đề “Hội ngộ nửa thế kỷ”. Thời gian qua mau, mới đó mà nay đã trên 50 năm như bóng câu qua mành … Cuộc đời người với bao biến cố tang thương ngẫu lục, vật đổi sao dời cùng những vui buồn dĩ vãng, với “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Năm mươi năm đã trôi qua, chợt ngoảnh mặt lại nồi Kê chưa chin, mà con đường hoạn lộ vinh nhục thăng trầm, nổi trôi cùng vận nước. Tất cả đã qua đi, qua đi để nay đã đầu bạc răng long nhưng không sao, tâm hồn đó vẫn bừng bừng lửa nhiệt huyết hoài bão quê hương… Không phải tình cờ, sao không hội ngộ vào mùa hè mà lại Hội ngộ vào mùa thu vì mùa thu trữ tình hơn hay vì chúng ta cũng đang đi vào mùa thu của đời người…Ấy vậy mà thời tiết Nam Cali vẫn tràn đầy nắng ấm, vẫn nóng như mùa hè quê hương đã chào đón anh chị em từ khắp nơi về hội ngộ. Gần 150 anh chị em đồng môn, đồng song cùng thân hữu và gia đình đã có mặt với những nụ cười tươi trên môi, ánh mắt thân tình khi nhắc lại những kỷ niệm xa xưa yêu dấu … Tôi tham dự Hội Ngộ Nửa Thế kỷ với tư cách là một đồng môn, khóa đàn em không khỏi bùi ngùi cảm động. Tôi thầm nghĩ tổ chức liên khóa 6,7,8 như một bổ túc quân số vì thời gian có chờ có đợi ai đâu? Hội ngộ để kiểm điểm quân số, những ai còn ai mất, thế nên còn gặp nhau ngày hôm nay là điều trân quí vô cùng … Trong số 150 huynh trưởng, có những anh đã gìa nua in dấu thời gian trên mái tóc nhưng cũng có vài anh “Nhan sắc” ít hao mòn theo năm tháng dù trải qua cả đoạn đường chiến binh “ngục tù gian khổ”. Đây là một nhiệm mầu dành cho những ai còn giữ được muà Xuân bất tận ở trong lòng và Xuân vẫn rạng rỡ trong tiếng hát quân hành “Đường về quân trường Đồng Đế Nha Trang” cho những chàng trai một thời “Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung”. Ấy vậy mà tiếng ca vang lên còn rực lửa đấy chứ.

Page 3: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

3

Giải trẻ giai nhất phải dành cho anh Thái Hà Chung, phải chăng vì chàng từng là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nên trẻ mãi không già? Giải hát hay giọng ca vàng phải dành cho quí anh Nguyễn Trí bảo và Trần Đức Ái. Tiếng hát rất ngọt rất tình của một trời thu Hà Nội. Trí Bảo và bà xã Vân Phương, đôi uyên ương thật đẹp trong cả lời ca tiếng hát cho mây gọi cuối trời hạnh phúc muôn thuở. Cuộc họp mặt “Nửa thế kỷ Hội ngộ” phải chăng là một hành trình tuyệt vời cho một cuộc hành hương dĩ vãng để tìm lại thời gian đã mất của một thuở hạnh phúc thật ngọt ngào. Một mật ngọt hôm nay mà mai này sẽ là một chiêm bao hoang đường hạnh phúc. Và như thế đó, một thoáng choáng ngập tâm hồn sẽ là mãi mãi thiên thu kỷ niệm cho một ngày một khoảnh khắc vẫn còn có nhau sau hơn nửa thế kỷ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng chưa ai phải chống gậy là hạnh phúc lắm rồi …

SINH HOẠT KHÓA ĐS13

Ghi nhanh: Nhóm bạn k13

1 - Đón tiếp anh chị Lê Đức Thuận, đến từ Arizona: Một cuộc họp mặt không hẹn trước đã “bất ngờ” xãy ra khi anh chị đồng môn Lê Đức Thuận, K13, bổng nhiên “buồn tình” xách xe chạy một lèo từ Phoenix, Arizona sang Little Saigòn vào một ngày cuối tuần đầu thu (thứ Bảy 10/03/2009) để thăm bạn bè ở Nam Cali. Các bạn k13 ở Nam Cali đã “ới” nhau và…“pot-luck”, mỗi người một món, đến họp mặt tại nhà anh chị Trác & Giêng, một cặp đôi “cộng chỉ số” đã từ lâu, được mệnh danh là rất “thân thiện” không những trong k13, mà

với cả các khóa khác nữa; cho dù đến nay, tuy đã già, nhưng vẫn ân cần tiếp đón bạn bè với tài nấu nướng các món “Bắc” tuyệt vời của chị Giêng. Buổi họp mặt tuy bất ngờ, nhưng cũng có sự hiện diện của anh Trần Ngọc Thiệu, Chủ Tịch BCH Hội Nam Cali và đồng môn Nguyễn Văn Sáu (TS4). Khóa 13 gồm có các anh chị: Lê Đức Thuận, Đặng M. Hùng, Trần Hữu Đức, ngoài ra còn có các anh Nguyễn Văn Y, Tâm Triều, “Cao bồi Tom” Cao Xuân Thức và anh chị chủ nhà Trác & Giêng (Khóa 13 họp mặt bất ngờ lại có đúng 13 người. Là điềm “gở” chăng? – Hy vọng là không có chuyện gì xãy ra!). Trong dịp này, “người buồn tỉnh lẽ” LĐThuận mặc tình tâm sự cho thỏa thích để bù lại những ngày “quạnh quẻ” ở miền xa. Anh Thiệu vì bận phải đi đám cưới nên về sớm, những anh chị còn lại tiếp tục hàn huyên tâm sự đến gần 10 giờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức khỏe cho nhau. Trong lúc chia tay, lại có tiếng xì xào như thể “rượu vào lời ra” với âm thanh vừa đủ nghe “Lão Trác tuy đã già nhưng vẫn rất nhiệt tình với anh em!”. Một bạn khác phụ họa “Lão Trác ham vui, có làm phật lòng, Lão vẫn xuề xòa; đúng là tay thân thiện chuyên nghiệp!”.

Từ trái: Các chị Thuận, Giêng; các anh Y, Huy, Thuận, Thiệu, Thức, Trác, và Sáu

Page 4: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

4

Đứng trước hiên nhà, vẫy tay từ giã, bạn Trác không quên nhắn nhũ: “Lái xe cẫn thận nhé!”

2 - Ngô Đình Thứ từ Canada đã đến California ngày 22 tháng 10 năm 2009 và ACE đồng môn k/13 taị Nam Cali đã họp mặt vui vẽ tại Phở Quang Trung và sau đó di tản chiến thuật tới quán Hương Lan, còn được mệnh danh là quán "Ông Gìa" ở ngã tư Euclid & Westminster và đề tiếp tục hàn huyên tâm sự. Chuyện kể không hết, tình đồng môn không sao diễn tả trong một thoáng ngắn ngũi so với 34 năm cách xa kể từ ngày 30/04/1975. Cuộc gặp gở bạn bè trên đất khách quê người trong một ngày mùa thu gió lành lạnh và mây xám lững lờ bay trên cao đã tô điểm thêm cho những cảm nghĩ vui buồn trộn lẫn. Bạn Thứ vẫn giữ phong thái vui vẽ, ăn nói bặt thiệp và thân thiện như ngày nào. Vì tổ chức vào "working day" nên chỉ có một số anh hiện diện (trong số nầy vẫn có một số anh còn "đi cày" chứ chưa hưu trí) gồm các anh như: Ngô ngọc Trác, Đặng mạnh Hùng, Trần hữu Đức, Nguyễn văn Y, và nhà văn/độc thân Phạm Xuân Huy. Vì phải chuẩn bị cho một chuyến viếng thăm kế tiếp như chương trình đã dự định, anh Thứ và hai bạn anh cùng đến từ Canada đã phải lưu luyến chia tay để rời Nam Cali. Tạm biệt lại đến...bắt tay, cười vui như pháo Tết, chúc lành cho nhau và lại hẹn sẽ gặp nhau...một dịp khác.

3 - Nhạc sỉ Từ công Phụng đến từ Oregon và đã ghé thăm ACE đồng môn QGHC tại tư gia anh chị Đặng mạnh Hùng vào ngày chủ nhật 25 tháng 10 năm 2009. Cuôc ghé thăm tuy bất ngờ và ngắn ngũi nhưng lại rất thân tình và thoải mái. Có lẽ cũng nhờ đề tài các chuyện kể, cũng chỉ xoay quanh âm nhạc và lại là những bài nhạc tình...như "Mãi mãi bên em"...khởi đầu với câu "Nếu có

điều gì vĩnh cữu được, thì em ơi đó là tình yêu chúng ta..." Nhiều và nhiều nữa...anh chị em có gợi ý mời anh Từ Công Phụng trở lại Cali trong một nhạc hội có chủ đề vào dịp cuối năm...và dường như anh đồng ý. Hy vọng lắm thay...vấn đề còn tùy ở ban

Từ trái: Thứ, Hùng, Huy, Trác, Y, và Đức.

Từ trái: Huy, Thức, Phụng, Thiệu, Trác, Hùng

Page 5: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

5

tổ chức...hãy chờ xem sao? Hiện diện trong buổi họp mặt, ngoài anh TCPhụng, còn có anh Trần ngọc Thiệu, anh chị Ngô ngọc Trác, anh Phạm xuân Huy, chị Nguyễn Trung Lâu (anh Lâu, ĐS12, vì bận việc không đến được), anh chị chủ nhà Đặng mạnh Hùng, và Cao xuân Thức. Cám ơn anh chị gia chủ đã ân cần tiếp bạn bè với một bửa ăn rất ngon miệng.

ĐÊM HỌP MẶT VĂN NGHỆ MÙA THU

Trích đăng từ “Rực Sáng Một Đêm” của Đ.T. Hồng Hoa.

Chiều thứ bảy, ngày 10 tháng 10 năm 2009 lúc 06:45, hội trường nhật báo Viễn Đông, đã chật ních những người yêu văn nghệ đến thưởng thức “Đêm Họp Mặt Văn Nghệ Mùa Thu” do Hôi Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam California tổ chức. Ước lượng khoảng trên 200 người tham dự. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm; anh Trần Ngọc Thiệu, Chủ Tịch Hội CSV/QGHC Nam California, đã ngõ lời chào mừng và cảm ơn quan khách, thân hữu, và đồng môn hiện diện. Trong số quan khách, ngoài phóng viên các cơ quan truyền thanh và báo chí đã đến phỏng vấn, làm phóng sự; còn có 5 máy thâu hình được đặt cuối hội trường để thu cho đêm họp mặt… Về phía đồng môn, con số tham dự đã đạt tới một nửa của số người hiện diện. Đăc biệt các cựu Chủ Tịch Tổng Hội: như các anh chị Đỗ Tiến Đức, Lê Danh Đàm, Nguyễn Đắc Điều, các anh Nguyễn Ngọc Liên, Lưu Văn Trang; và anh Chủ Tịch/TH Châu văn Để. Còn nhiều, nhiều lắm…đồng môn tham dự không kể ra hết được; xin cáo lỗi những đồng môn mà chúng không ghi nhận được vì quá đông hoặc vì tới trể phải đứng phía ngoài hội trường. Điểm đặc biệt là 5 anh trong ban tổ chức, mỗi người mặc một áo thun (T-Shirt) có các câu rất ngộ nghĩnh được in phía trước ngực áo; phía sau áo được in hình logo “Đêm Họp Mặt Văn Nghệ Mùa Thu”. Dĩ nhiên mỗi anh có mỗi câu riêng như:

• “Có nỗi khổ - Không nói được” (anh Trần Ngọc Thiệu) • “Ai cũng hiểu - Chỉ vài người không hiểu” (anh Nguyễn Văn Sáu) • “Chắc không bao giờ mình thương ai nữa” (anh Đặng Mạnh Hùng) • “Ta biết ta đã gìa” (anh Ngô Ngọc Trác) • “ Cứ xem như là - Tình đã chết từ hôm qua” (anh Nguyễn Phú Hùng)

Được hỏi về ý nghĩa các câu nói ghi trên, BTC cho biết các câu này được trích từ những bài hát với mục đích để tạo sự ngạc nhiên và vui vẻ cho mọi người; ngoài ra, không hàm chứa một ý nghĩa gì khác. Tuy nhiên, mỗi người có quyền suy nghĩ theo ý riêng của mình; vì (nói theo kiểu cố nhà văn Mai Thảo): “…Trên thế gian nầy, có triệu điều không hiểu; cho đến khi chết vẫn còn không hiểu nỗi…!” Trong chương trình văn nghệ, có sự đóng góp rất điêu luyện, đầy ắp tình đồng môn và đồng hương của anh Huỳnh Nhân Hậu (ĐS17). Anh Hậu vừa đàn guitar thùng vừa thả hồn theo nốt nhạc làm cho người thưởng ngoạn cảm nhận được những rung cảm chân thành của anh quyện vào thế giới âm thanh buồn man mác chan hòa với gió hiu hiu se lạnh của mùa thu cali từ ngoài luồn qua khe cữa khi mở khi đóng …

Nghi thức khai mạc

Page 6: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

6

Với nhạc khúc “Mùa Thu Ra Đi” hay còn được gọi là “Tâm Sự Người Vượt Biển” lời của tác giả Vô Danh mà anh Huỳnh Nhân Hâu đã nghe trong thời gian ở trại tỵ nạn Bidong; nay được anh ghi lại và trình bày qua ngón đàn guitar tuyệt diệu làm cho cả hội trường im lặng, nín thở, theo dõi từng lời ca, nốt nhạc đưa hồn người trở về quá khứ với những ngơ ngác, hãi hùng…Và có lẽ những âm thanh này cũng đã bay xa làm cho vợ chồng Nai mới vừa định cư trong mùa thu năm 2009 trước khu Phước Lộc Thọ, cũng đang “…ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô” nhìn về cố quốc…để nhớ Tây Nguyên, nhớ rừng nhớ núi…!

Thì ra, bọn Tàu cộng xâm lược, lấn chiếm Việt Nam, đã khai thác bauxite ở Tây Nguyên…làm ô nhiễm nguồn nước mát, mất rừng và thão nguyên hoang dã, nên Nai phải vượt biên!

Nai và Người cùng có chung một niềm đau vong quốc…!!! (Xin cám ơn bạn Tâm Triều đã cho biết có vợ chồng Nai định cư ở khu phố Bolsa trong mùa thu năm 2009)

Tiếp theo với các nàng dâu QGHC như chị Vân Phương (bà xã anh Đỗ Văn Trí Bão, ĐS8), với “Em về mùa thu”, chị Đỗ Tươi (bà xã anh Phan Cao Tăng, ĐS15) hợp ca cùng chị Annie Phùng, một thân hữu QGHC, với bản “Ngàn Thu Áo Tím” và “Thu về trong mắt em” vv… họp cùng với sự đóng góp tích cực của Ban Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng, với ban Tam Ca “Ô Mê Ly”; và đặc biệt tiếng hát rất truyền cãm “nhà nghề” của ca sỹ Bảo Nam đã làm cho hội trường không ngớt tiếng vổ tay. Một điểm đặc rất đáng ghi nhận về hai người nam ca sỹ: Trương Minh Cường, với giọng ca vừa trữ tình, vừa hào hùng, bất khuất khi anh hôn và ôm chặt lá quốc kỳ VNCH trong vòng tay, mà nước mắt rưng rưng…; riêng với Vương Đức Hậu, một thân hữu QGHC, là một “đốc tờ” chuyên nghiệp, nhưng lại có tình yêu văn nghệ “tuyệt đối” (thích hát hơn thích bệnh nhân!) có giọng ca thật nồng ấm, qua những ca khúc mùa thu trữ tình, đã ru hồn khán giả đến giây phút sau cùng…Đêm văn nghệ được ghi nhận là khá thành công do sự khéo léo kết hợp của Ban Tổ Chức cộng với sự phôí trí nhịp nhàng của người nhạc sỹ trẻ Tô Minh Hùng. Để kết luận, Bản Tin xin trích đoạn kết bài “Rực Sáng Một Đêm” của phóng viên “tài tử” Đặng Thị Hồng Hoa, cũng là nàng dâu QGHC (k13) đã phổ biến trước đây trên báo chí ở quận Cam và trên diễn đàn email QGHC như sau: “Xin cảm ơn tất cả đã cho chúng tôi một đêm thoải mái với câu ca, tiếng đàn, với những ca khúc mùa thu bất hũ, xen lẫn một vài nhạc bản làm sôi sục tình yêu Đất Nước Quê Hương…Sau đó lại “một mình tôi lang thang trên đường, buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng…” trên đường về nhà nghĩ

Anh Huỳnh Nhân Hậu

Page 7: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

7

đến những khuôn mặt thân thương, vừa cùng nhau hòa nhịp, cùng nhau vỗ tay, cùng nhau vui cười thoải mái tại buổi hòa nhạc…và rồi quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống…dù chỉ một thoáng trôi nhanh…”

LỄ GIỖ THẦY & BẠN QGHC NĂM 2009 TẠI ORANGE COUNTY

(Bản Tin trích đăng từ bài tường thuật của đồng môn Nguyễn Huy Sỹ)

Santa Ana - Vào sáng thứ Bảy 7-11-09, một buổi Lễ Giỗ Thầy & Bạn QGHC đã được long trọng cử hành tại trụ sở TH Cư Sĩ PG VN tại TP Santa Ana, Orange County, California do TH CSV QGHC tổ chức với sự yểm trợ của Hội CSV QGHC Nam Cali và TH Cư Sĩ PGVN. Khoảng trên 100 GS, CSV QGHC và đại diện các Hội đoàn thân hữu cùng các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, v.v…đã đến tham dự Lễ trong bầu không khí trang nghiêm nhưng vô cùng thân ái.

Từ 10 giờ sáng, buổi Lễ Cầu Siêu được bắt đầu. Đến 11 giờ, Lễ Giỗ chính thức khai mạc trong khuôn viên Trụ sở THCS với lễ chào cờ Mỹ & Việt. Trong diễn văn khai mạc, anh CT Châu Văn Để trước hết ngỏ lời cám ơn các quan khách, các đồng môn, đặc biệt Tiến sĩ Huỳnh tấn Lê, cũng là một đồng môn QGHC, từ nhiều năm nay, đã ưu ái dành địa điểm THCS làm nơi Giỗ Thầy & Bạn hằng năm. Tiếp theo là phần niệm hương và phát biểu cảm tưởng của quan khách và các đồng môn. Cuối cùng anh CT Nam Cali Trần ngọc Thiệu lên ngỏ lời cảm tạ và mời mọi người tham dự bữa cơm chay nhẹ buổi trưa trong khi lắng nghe CSV Đèo chính Mung đệm đàn để CSV Chu Tất Tiến hát một bài ca cảm hứng sáng tác từ những ngày còn trong tù. Lễ Giỗ đã bế mạc vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày. (Xin xem toàn bài tường thuật trong phần Phụ Trang của Bản Tin)

Tài chánh Hội: PHẦN THU: (A) - Tồn quỹ từ BT tháng 9//09 $1553.02 - Ủng hộ Văn Nghệ Mùa Thu (1) $150.00 - Niên liễm (2) $60.00 Tổng số Thu $1763.02

TỒN QUỸ (tính đến 15/11/09): (C) = (A) – (B): $468.02

(1) Lê Phước Ba $50.00, Cao Xuân Thức $100.00 (2) Lê Văn Rắc/ĐS9 $40, Lê Đình Kịp/ĐS14 $20

PHẦN CHI: (B) - In Bản Tin + Labels, tháng 9/09 $79.00 - Mua stamps cho BT 9/09 $87.00 - Mướn Hội trường Viễn Đông $210.00 - Ban nhạc + quay phim (Đêm Văn nghệ) $350.00 - Thực hiện 5 áo T-shirt cho BTC (3) $00.00 - Ẩm thực (Đêm Văn nghệ) $119.00 - Thuê ghế và lều (TH Cư Sĩ) $400.00 Tổng số chi (tính đến 15/11/09) $1295.00

(3) Năm anh trong BTC tự đài thọ chi phí, không sử dụng tiền quỹ Hội.

Page 8: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

8

Xin xem tiếp trong phần Phụ Trang (Bản Tin Điện Tử): - Bài viết “Đọc Di Cảo GS. Nguyễn Văn Bông” của đồng môn Nguyễn Công Lượng (ĐS16) - Toàn bài tường thuật Lễ Giỗ Thầy & Bạn của đồng môn Nhuyễn Huy Sỹ (ĐS12) - Thơ “Ba Đốm Lửa” của đồng môn Trần Văn Lương (CH8) Và một số hình ảnh sinh hoạt của Hội.

PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được tin buồn:

• Đồng môn NGUYỄN XUÂN DƯ (ĐS12) đã từ trần ngày 7/11/2009 tại San José, California. Hưởng thọ 69 tuổi.

• Nhạc phụ đồng môn Nguyễn Văn Sanh (ĐS17) là Cụ Ông Vicente ĐOÀN VĂN CHIÊM, đã từ trần ngày 1/11/2009 tại Orange County, California. Hưởng thọ 77 tuổi.

• Đồng môn NGUYỄN VĂN TIÊN (ĐS6), Pháp danh Thiện Thiên, đã từ trần ngày 30/10/2009 tại Montréal, Canada. Hưởng thọ 76 tuổi.

• Nhạc phụ đồng môn Vũ Thụy Hoàng (CH9) là Cụ Ông NGUYỄN VĂN NGHỊ, Pháp danh Minh Tuệ, đã từ trần ngày 19/10/2009 tại Houston, Texas. Hưởng thọ 95 tuổi.

• Thân phụ đồng môn Phạm Mệnh Bách (ĐS13/CH5) là Cụ Ông PHẠM NGUYÊN PHÚC, Pháp danh Quảng Trí Đức, đã từ trần ngày 17/10/2009 tại Orange County, California. Hưởng thọ 92 tuổi.

• Thân mẫu đồng môn Nguyễn Thị Vân (ĐS17) là Cụ Bà VÕ THỊ MAI, Pháp danh Nguyên Thủy, đã từ trần ngày 10/10/2009 tại Montréal, Canada. Hưởng thọ 86 tuổi.

• Huynh trưởng BÙI HUY HẢI (ĐS1), Pháp danh Đức Quang Quy, đã từ trần ngày 9/10/2009 tại San José, California. Hưởng thọ 84 tuổi.

• Đồng môn TRẦN ĐIỀN (ĐS7), Pháp danh Giác Phước, đã từ trần ngày 2/10/2009 tại Orlando, Florida. Hưởng thọ 72 tuổi.

• Thân phụ đồng môn Ngô Đình Hòe (ĐS15) là Cụ Ông NGÔ VĂN XUÂN, Pháp danh Nhật Sơn, đã từ trần ngày 28/9/2009 tại Orange County, California. Hưởng thọ 95 tuổi.

• Đồng môn NGUYỄN THỊNH CHI (ĐS12) đã từ trần ngày 28/9/2009 tại Saigòn, Việt Nam. Hưởng thọ 66 tuổi.

• Huynh trưởng ÂU NGỌC TRÁC (ĐS1) đã từ trần ngày 27/9/2009 tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.

• Thân phụ đồng môn Nguyễn Ngọc Hùng (ĐS17) là Cụ Ông NGUYỄN NGỌC TRỪNG, Pháp danh Đông Thành đã từ trần ngày 19/9/2009 tại Huế, Việt Nam. Hưởng thọ 91 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng các tang quyến.

Nguyện cầu hương linh người quá cố sớm được siêu thoát.

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

Page 9: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

9

Đọc Di Cảo GS. Nguyễn Văn Bông

Nguyễn Công Lượng, Cựu Sinh Viên ĐS/16-QGHC.

Do một sự tình cờ, phu nhân của GS. Nguyễn văn Bông nay là Bà Jackie Bông Wright, có nhờ tôi “edit” bản thảo tập Di Cảo GS. Nguyễn Văn Bông để tái bản và ra mắt tại Nam California nên tôi có dịp đọc lại tập Di Cảo do Cấp Tiến xuất bản năm 1972 và nay có thêm phần Phụ Lục. Từ đó Cô Bông đã nhờ tôi đứng ra tổ chức ra mắt tập Di Cảo được tái bản nầy tại hội trường Việt Báo ngày Thư Bảy 13.12.2008 ở Nam California. Tháng 9/2009 Cô Bông lại đến Nam California tham dự Nghị Hội Toàn Quốc được tổ chức tại thị xã Westminster, Cô lại nhờ tôi “edit” cho lần tái bản nầy để kịp ra mắt vào ngày 05.11.2009 tổ chức tại Virginia, và yêu cầu tôi phải viết một bài. Lấy tựa đề ở trên nhưng thật sự là nhờ đọc toàn bộ cuốn Di Cảo mà tôi có đôi điều nghĩ khi cùng Cô Bông được đài VOCT phỏng vấn về cuốn Di Cảo, xin được phát biểu sau đây: Điều mà độc giả cần biết là nội dung cuốn Di Cảo, tức là tư tưởng của GS. Nguyễn Bông. Tư tưởng của một nhà giáo, một chính trị gia, về các vấn đề xây dựng và phát triển đất nước được viết trong thời gian chiến tranh khốc liệt nhất giữa hai thế lực Cộng Sản và Tư Bản đang xảy ra trên đất nước Việt Nam thì liệu rằng những tư tưởng nầy có còn thích hợp với tình hình hiện nay ở Việt Nam không? Có còn áp dụng được để phát triển đất nước ở hiện tại và trong tương lai không? Xin thưa rằng Di Cảo GS. Nguyễn Văn Bông chỉ có 8 bài viết gồm những bài diễn thuyết, bài giảng, bài báo mà tác giả đã viết trong thời gian làm giảng sư tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và là Chủ Tịch của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một chính đảng đối lập của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ. Tác giả đã bị Cộng Sản Hà Nội ra lệnh ám sát trong một chủ trương giết tất cả những ai làm cản trở con đường bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản khắp thế giới. Giáo Sư Bông đã bị sát hại ngày 10.11.1971, cách nay đã 38 năm, lẽ dĩ nhiên có những tư tưởng không còn phù hợp ở Việt Nam như là những bài nói về Mặt Trận Quân Sự, Vai Trò Của Chính Đảng và Cuộc Sinh Hoạt Chính Trị trong thể chế dân chủ tại Việt Nam Cộng Hòa vì nay Việt Nam đang ở trong thời bình và hiện tại bị cai trị bởi một chế độ độc đảng và độc tài thì làm mà sao phù hợp cho được. Nhưng nếu đứng trên quan điểm Xây Dựng Đất Nước, muốn Việt Nam trở thành một Quốc Gia Dân Chủ Thật Sự, để có được uy tín trên trường quốc tế và trở thành hùng mạnh theo ý nghĩa là những con rồng, con hổ tại Đông Nam Á Châu thì những tư tưởng của GS. Nguyễn Văn Bông lại không lỗi thời chút nào. Mà tất cả những tư tưởng của ông tuy trình bày rất cô đọng và ngắn gọn nhưng lại là Kim Chỉ Nam cho việc Xây Dựng và Phát Triển Đất Nước Việt Nam. Tôi chỉ đơn cử hai ví dụ để chứng minh: 1) - Việc Bài Trừ Tham Nhũng tại Việt Nam hiện nay, nếu mà Cộng Sản Hà Nội đi khắp thế giới mời những nhà lãnh đạo tài ba làm cố vấn chứ đừng nói đến một ông Lý Quang Diệu của Singapor thì cũng không thể nào diệt trừ hết tham nhũng được. Nhưng chỉ áp dụng đúng tư tưởng của GS. Nguyễn Văn Bông về Vai Trò Đối Lập Chính Trị thì tham nhũng bảo đảm sẽ tận diệt. Nhưng tiếc thay những nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay miệng nói Dân Chủ Cộng Hòa Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc mà chủ trương thì Đảng Trị và Độc Tài, bóp chết Nhân Quyền và Bần Cùng Hóa nhân dân. Họ cai trị trên đầu súng, một mình một chợ, tạo nên một giai cấp gồm những “anh hùng bạo ngược” là

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

PHỤ TRANG Tháng 10 & 11/2009

Page 10: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

10

những Đảng Viên, xem nhân dân như cỏ rác thì làm sao có Đối Lập Chính Trị thì lấy ai mà trừng trị tham nhũng. 2) - Còn vấn đề Khủng Hoảng Tiền Tệ hiện nay trên khắp thế giới mà nhiều người đang ngơ ngác không hiểu lý do tại sao thì chỉ đọc tư tưởng của GS. Nguyễn Văn Bông về Vấn Đề Giá Trị Của Đồng Bạc cũng có thể hiểu được vấn đề. Cái nhìn về Vấn đề Giáo Dục Công Dân của GS. Nguyễn Văn Bông lại là một khái niệm tuyệt vời. Theo ông đây là một nhiệm vụ thiết yếu của chính đảng và vấn đề đặt ra là làm sao khêu gợi cho công dân ý thức được sự hiện hữu của cuộc sinh hoạt công cộng và tầm quan trọng của chính trị trong việc chuyển hướng con đường đi lên của đất nước. Vì chính trị là trọng tâm của mọi sinh hoạt con người. Tại các nước đang phát triển trong môn Công Dân Giáo Dục người ta chú trọng quá nhiều đến những giá trị tinh thần, luân lý, đến bản chất chung cho tất cả công dân, đến trạng thái nhứt trí của toàn dân, của quốc gia dân tộc. Còn tại các nước Cộng Sản thì lại không có môn Công Dân Giáo Dục. Cuộc sinh hoạt chính trị phải dựa trên những bất đồng, dị biệt, trên sự hòa giải những mâu thuẫn không thể tránh. Do đó, chính trị bắt buộc phải dựa trên một sự lựa chọn có thể chấp nhận được cho một số đông người giữa những giải pháp có thể được. Trong những phút nguy biến của đất nước, trong những cơn khủng hoảng của chính thể mà chỉ hô hào sự hy sinh, kêu gọi lòng ái quốc, nghĩa vụ nầy, bổn phận nọ mà quên khía cạnh tham gia, không gợi cho công dân một giá trị chính trị nào, không gợi cho họ một cuộc thực hiện những mục tiêu nhứt định, công dân không dự vào việc quyết định vận mệnh quốc gia và chỉ còn là một yếu tố, một đơn vị, ít nhiều thụ động thì họ sẽ bị lợi dụng bởi một guồng máy độc đoán mà thôi. Phải chú trọng đến công việc đem lại cho công dân một niềm tin, một ý nghĩa và một tinh thần trách nhiệm. Thật sự mà nói cái nhìn của GS. Nguyễn Văn Bông về những vấn đề của đất nước chỉ cần tóm gọn ở một câu nói của ông: “Chúng ta đã sống trong những năm dài khốn nạn”. Những năm dài đó không phải chỉ trong thời gian ông còn sống mà nó kéo dài đến ngày nay và có thể đến ngày mai. Bởi vì xã hội chính trị và tổ chức chính quyền của Việt Nam được đặt trên những dữ kiện hoàn toàn phi lý mà hậu quả tất nhiên là do những trò chơi chính trị bẩn thỉu. Người ta đã tổ chức âm mưu để đoạt chính quyền vì cá nhân và tư lợi, củng cố địa vị ở cương vị chính quyền hơn là nghĩ đến quyền lợi chung của nhân dân. Làm sao tái lập uy quyền quốc gia khi mà kẻ đương quyền là những kẻ tráo trở xé bỏ mọi cam kết của mình trên những công ước quốc tế? Làm sao lấy lại niềm tin của dân tộc khi mà kẻ đương quyền miệng kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc mà chưa dám mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, chưa áp dụng được luật pháp của quốc gia, chưa dám nói sự thật cùng đồng bào ? Làm sao và nhân danh cái gì để kêu gọi dân tộc phải hy sinh và sự hy sinh ấy sẽ đưa đến kết qủa như thế nào khi mà kẻ đương quyền đem dâng đất, dâng biển, dâng tài nguyên cho ngoại bang để củng cố thế lực và địa vị của mình? Trả lời thẳng thắng những câu hỏi ấy, trình bày cùng quốc dân hướng đi rõ rệt, dứt khoát với những trò chơi chính trị bẩn thỉu, từ đó vấn đề đa nguyên phải được đặt ra, vai trò chính đảng và đối lập chính trị phải được hợp pháp hóa thì cơ may mới có thể đến để đưa Việt Nam thoát khỏi những năm dài khốn nạn. Tôi xin phát biểu tuy là chủ quan rằng những tư tưởng của GS. Nguyễn Văn Bông để góp phần xây dựng một chính thể tự do dân chủ ở Miền Nam, và cho một Việt Nam trong tương lai của thời hậu chiến tranh Việt Nam nếu được thực hiện sớm sẽ ngăn chận được sự bành trướng hoặc chấm dứt chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước ta. Do đó Cộng Sản Hà Nội phải ra lệnh giết chết GS. Nguyễn Văn Bông. Ông phải chết không phải vì ông đồng ý nhận chức vụ Thủ Tướng từ lời yêu cầu của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà vì những tư tưởng và những việc làm của ông trong công cuộc xây dựng nền dân chủ tự do và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong đó không có chỗ đứng của chủ nghĩa Cộng Sản. Đọc Di Cảo GS. Nguyễn Văn Bông và đọc các tài liệu của những vụ ám sát ông cho ta thấy một điều: Cho du là người trí thức đi chăng nữa nhưng đã bị Cộng Sản thu phục và với quyền lợi cá nhân trước mắt thì họ không còn biết phân biệt phải trái và biết đến lợi ích của dân tộc là gì. Đối với Cộng Sản cũng không thể có hòa hợp hòa giải với ai cả mà chỉ có bạo lực và khuất phục, thu phục nhân tâm chỉ là những lời dối trá đầy hoa mỹ ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Cho nên chúng ta không lạ gì chủ thuyết

Page 11: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

11

Cộng Sản ngày nay đã bị sụp đổ. Còn tư tưởng và chủ trương của GS. Nguyễn Văn Bông thì mở rộng cửa cho bất cứ ai, cho bất cứ đảng phái nào sinh hoạt trong một môi trường pháp trị dù ở tư thế cầm quyền hay đối lập. Ở cả hai tư thế, Cộng Sản đều không thể sinh tồn cho nên họ phải sát hại ông. Nhưng họ nhất định phải thất bại vì họ chỉ giết được thể xác chứ không thể giết chết được tư tưởng của Nguyễn Văn Bông, một cây kim chỉ Nam cho việc xây dựng dân chủ tự do và phát triển đất nước để đưa Việt Nam đi lên.

Lễ Giỗ Thầy & Bạn QGHC năm 2009 tại Orange County

Nguyễn Huy Sỹ (ĐS12)

Santa Ana- Vào sáng thứ Bảy 7-11-09, một buổi Lễ Giỗ Thầy & Bạn QGHC đã được long trọng cử hành tại trụ sở TH Cư Sĩ PG VN tại TP Santa Ana, Orange County, California do TH CSV QGHC tổ chức với sự yểm trợ của Hội CSV QGHC Nam Cali và TH Cư Sĩ PGVN. Khoảng trên 100 GS, CSV QGHC và đại diện các Hội đoàn thân hữu như Hội Tả Quân Lê Văn Duyệt, các Hội Ái hữu Gò Công, Bến Tre…cùng các cơ quan truyền thông VAN TV, Free VN, các Nhật báo Viễn Đông, Việt Báo, Việt Herald, v.v..đã đến tham dự Lễ trong bầu không khí trang nghiêm nhưng vô cùng thân ái. Di ảnh Gs Bông & Gs Cương Từ 10 giờ sáng, buổi Lễ Cầu Siêu được bắt đầu trước Chánh điện do Hòa Thượng Thích Huệ Minh chủ trì cùng sự giúp sức trì tụng của Ban Hộ Niệm để dành riêng cho gia đình các GS & CSV Phật tử. Anh Châu Văn Để , thay mặt TH, đã quỳ đội Sớ cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo trong suốt buổi Lễ. Đến 11 giờ, Lễ Giỗ chính thức khai mạc trong khuôn viên Trụ sở THCS với lễ chào cờ Mỹ & Việt. Anh Nguyễn Phú Hùng, điều hợp viên buổi Lễ, mời mọi người dành một phút tưởng niệm 17 GS

và 270 đồng môn CSV đã ra đi. Sau đó, Ban Tổ chức giới thiệu quý vị GS, quan khách, gia đình người quá cố và các đồng môn QGHC cùng đông đảo cơ quan truyền thông hiện diện. Trong diễn văn khai mạc, anh CT Châu Văn Để trước hết ngỏ lời cám ơn các quan khách, các đồng môn, đặc biệt Tiến sĩ Huỳnh tấn Lê, cũng là một đồng môn QGHC, từ nhiều năm nay, đã ưu ái dành địa điểm THCS làm nơi Giỗ Thầy & Bạn hằng năm. Trong phần cuối diễn văn, anh kết luận : “…Tính theo mốc thời gian, đã 34 năm qua nơi đất khách quê người, chúng tôi quỳ đội Sớ mà ngậm ngùi rơi lệ khi nghe Ban Hộ niệm xướng danh từng vị GS, từng tên họ đồng môn, từng hình ảnh đầy ắp những kỷ niệm của Bạn cũ

Thầy xưa, thoáng qua trong ký ức như thực như mơ. Danh sách cầu siêu mỗi năm mỗi dài thêm…” Anh cầu mong “..anh linh Thầy Cô & Đồng môn quá vãng, âm siêu dương thới, xin hãy phù trì cho bạn bè nơi đất khách quê người luôn được an khang và giữ vững lập trường QG..” Tiếp đó. CSV Huỳnh Tấn Lê đã thay mặt Ban Tổ chức mời các GS Nguyễn Thanh Liêm, Lê Hồng, Tiến sĩ Mai thanh Truyết, đại diện các Hội đoàn, các vị quan khách..lên niệm hương trước bàn thờ đặt di ảnh và bài vị 17 GS và 270 CSV. GS Lê Hồng, TS Mai thanh Truyết sau đó đều lên phát biểu ý kiến về các vấn đề đất nước mà chúng ta vẫn hằng quan tâm, di sản GS Nguyễn Văn Bông để lại trên các lãnh vực Văn hóa, Giáo Dục và Chánh trị. Các CSV Trấn quý Hùng, Chu tất Tiến nhắc lại những kỷ niệm với quý vị GS Nguyễn ngọc Huy, Nguyễn Văn Bông.. Đặc biệt, CSV Nguyễn mạnh Phúc kể lại những ngày tù đày cải tạo gần 4 năm trời trong cùng chung trại tù CS với GS Vũ Quốc Thông- Cựu Viện Trưởng HVQGHC- khiến mọi người rất chăm chú theo dõi. Hòa Thượng Thích Huệ Minh phát biểu ý kiến cho biết chính Thầy cũng bị 12 năm tù ngoài Bắc, nên hôm nay Thầy đến cầu siêu cho quý vị GS & CSV

Niệm hương

Page 12: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

12

quá cố được siêu thăng, mọi người hiện tiền được “ Xuân đa kiết khánh, Hạ bảo bình an, Thu tống tam tai, Đông nghinh bá phước” . Cuối cùng anh CT Nam Cali Trần ngọc Thiệu lên ngỏ lời cảm tạ và mời mọi người tham dự bữa cơm chay nhẹ buổi trưa trong khi lắng nghe CSV Đèo chính Mung đệm đàn để CSV Chu Tất Tiến hát một bài ca cảm hứng sáng tác từ những ngày còn trong tù. Lễ Giỗ đã bế mạc vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Được biết đây là lễ Giỗ Thầy & Bạn lần thứ 8 diễn ra tại trụ sổ THCS mà lần đầu tiên là vào năm 2002, nơi đây có đặt bức tượng GS Nguyễn Văn Bông theo yêu cầu của Cụ Bà Nguyễn thị Năm, thân mẫu GS Bông và bài vị cùng di ành quý vị GS & CSV QGHC quá cố.

Quang cảnh buổi Lễ Giỗ Thầy & Bạn: Quan khách và đồng môn.

CT Châu Văn ĐểNiệm hương

Page 13: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

13

Xin đóng góp niên liễm và ủng hộ tài chánh để Hội có thể phát hành Bản Tin đều đặn. Mọi đóng góp xin gởi về:

Thủ Quỹ: ĐINH NGỌC BẢO Địa chỉ: 14044 Magnolia St., # 228 – Westminster, CA 92683

Nguyễn Phú Hùng Niệm hương

Anh TNThiệu & HTLê Anh NNTrác & ĐVCư

Anh ĐBTâm & NTHùng Chuẩn bị thức ăn chay

Page 14: Một thoáng nghĩ nhân lễ giỗ THẦY và BẠNgiờ đêm mới chia tay. Trước khi chia tay, các bạn cũng không quên cám ơn gia chủ với những lời chúc sức

14

Dạo: Xa rồi năm tháng dần quên, Nhưng quê xưa vẫn bóng đêm chập chùng

Đài Chiến sĩ, đêm trằn lên ánh đuốc,Bóng người già cô độc tríu màn sương.

Lưng oằn mang thân phận mất quê hương,Chân gượng đứng cuối chặng đường thống khổ.

Lòng tự hỏi phải chăng vì mệnh số,

Mà dân mình chịu khốn khó triền miên,Mới năm tư, vừa chia cắt đôi miền,

Bảy lăm lại vướng xích xiềng quỷ dữ.

Đêm tưởng niệm, xót xa lòng lữ thứ,Tháng Tư buồn, hận quá khứ còn nguyên.

Bao năm rồi, canh cánh chẳng hề quên,Chuỗi bất hạnh dập dồn trên đất mẹ.

Khách dự lễ đã ra về lặng lẽ,

Người lính già nuốt lệ, đứng ủ ê,Tay run run, hồn vay mượn tái tê,

Ngọn nến nhỏ khò khè cơn hấp hối.

Gió hoang lạnh từ âm ti mở lối,Đêm vật vờ trôi nổi bóng vong linh.

Mây dĩ vãng bập bềnh,Bên bến hận, một mình con sóng vỡ.

Đôi mắt úa chợt bùng lên ánh lửa,Lập loè theo ngọn nến dở trên tay,

Ba đốm lửa lung lay,Nương ký ức loay hoay về chốn cũ.

x x x Ngày giặc Bắc tràn vô như thác lũ,

Khối tai ương ập đổ xuống thôn làng,Mấy năm trời dưới nanh vuốt sài lang,

Quê xưa đã hoang tàn như cỏ rác.

Vất vưởng triệu oan hồn chưa giải thoát,Kẻ ngậm hờn bỏ xác Tết Mậu Thân,

Kẻ tan thây khi mệnh nước xoay vần,Kẻ lạnh lẽo mộ phần nơi biển cả.

Kể từ lúc Trời đành hanh giá họa,

Trong sớm chiều, làm tan rã miền Nam,Đoàn chiến binh, luôn anh dũng phi phàm,

Bị phản bội, đành đa mang khổ nạn.

Người sống sót qua lằn tên mũi đạn, Gánh đòn thù khắp bể cạn rừng sâu, Chốn ngục tù, cay cực kiếp ngựa trâu, Đêm đày đọa, ngày dãi dầu mưa nắng. Nơi rừng thẳm, cỏ khô lèn xương trắng, Giữa gông cùm, người ngậm đắng nuốt cay. Phút sa cơ, buồn nhắm mắt xuôi tay, Mộ đắp vội, tháng ngày trôi mất dấu. Giặc cai trị với bàn tay khát máu, Tiếng kêu gào uất ức thấu trời xanh. Bao nhiêu vạn dân lành, Vì hai chữ Tự Do đành bỏ xứ. Con thuyền sinh tử, Sóng dữ biển Đông, Cuộc hành trình bi thảm, long đong, Đã bao kẻ xa bờ không tới bến. Đêm đất khách, xót xa giờ thắp nến, Biết vong hồn có đến được nơi đây, Để cùng nhau chia sẻ đớn đau này, Cùng trông đợi một ngày về quê cũ. x x x Sương nhặt bước, mái tóc già ủ rũ, Vẳng trong đêm dăm tiếng cú gọi bầy, Mẩu nến tàn héo hắt thức trên tay, Đôi mắt lão ngây ngây nhìn ánh đuốc. Đã xa lắm, những thương đau ngày trước, Người quên dần hận mất nước năm nao. Tháng Tư về, còn mấy kẻ tìm nhau, Người thưa thớt, nỗi sầu thêm thấm thía. Đài tưởng niệm im lìm như mộ địa, Lá thì thầm theo tiếng dế cầu siêu. Cỏ đuôi chồn, mọc lẫn đám rong rêu, Thân ngả ngớn uốn theo chiều gió thổi. Nỗi tuyệt vọng trải dài như bóng tối, Phút se lòng, dòng lệ cuối hiếm hoi, Vỡ òa rơi trên đốm lửa lẻ loi, Ngọn nến tắt, đôi mắt người vụt khép.

Trần Văn Lương Cali, mùa Quốc Hận 4/2008