Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu...

80
1 Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò chơi: CƯỚP CỜ * Dụng cụ: + Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ + Một vòng tròn + Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội * Cách chơi: + Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về + Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số * Luật chơi: + Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ + Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn + Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

Transcript of Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu...

Page 1: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

1Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học  1. Trò chơi: CƯỚP CỜ

* Dụng cụ:+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ+ Một vòng tròn+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội

* Cách chơi:+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

* Luật chơi:+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

 

2. Trò chơi: THẢ CHÓ

* Cách chơi:+ Một bạn đóng vai “chú chó”+ một bạn đóng vai “ ông chủ”+ các bạn còn lại đống vai “thỏ con”+ các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”+ một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại

Page 2: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

2* Luật chơi:+ khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ+ khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó+ khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chũ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ. khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó

Các trò chơi tổ chức cho trẻ vào tiết Sinh hoạt tập thể

Trò chơi là một hoạt động thu hút được thiếu nhí bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của liên đội, chi đội. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi cho thiếu nhi cán bộ Đội cần chú ý đến vấn đề sau: 

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với tâm đặc điểm tâm lí lứa tuổi, văn hoá vùng miền, giới tính để các em đều có thể tham gia trò chơi mạnh dạn tự tin hơn.- Bố trí thời gian tổ chức trò chơi hợp lí, vừa sức vừa mức để đảm bảo sức khoẻ cho thiếu nhi.

- Biết dừng lại việc tổ chức trò chơi đúng lúc. - Thay đổi hình thức của trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo để tránh sự nhàm chán với các em. - Tránh việc quá chú trọng sự phân định thắng thua, hoặc đánh giá việc thma gia chơi của các đội vì sẽ tạo nên sự ganh đua, gây mất đoàn kết.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tổ chức trò chơi.

Phần 2. Một số  trò chơi cho thiếu nhi

1. Ban nhạc hòa tấu

 

Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”+ Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”+ Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”+ Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng” Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ

Page 3: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

3của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.

2. Ai say ai tỉnhChỗ chơi:

Sân rộng có một cây.

Số người chơi : 5-40.

Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào một canh cây cách mặt đất độ một thước 50. Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.Ai đưa được cánh tay vào giữa vòng tròn thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.

3.Trời, Đất, Nước

a)Mục đích, ý nghĩa:

Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng     b)Cách chơi:

Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.

c) Luật chơi:

- Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà  trả lời chậm thì  bị phạt.

Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó đáp như trên.

4. Chim đầu đàn

a)Mục đích, ý nghĩa:

Rèn luyện cho các em tính linh hoạt, óc quan sát và phán đoán.      Chuẩn bị: Trên bãi rộng, các em chơi đứng thành  vòng tròn. Em đứng giữa được bịt mắt. Một em được chỉ định làm chim đầu đàn.

b)Cách chơi:

Page 4: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

4

Ổn định tổ chức xong, quản trò ra lệnh để  em  bịt mắt bỏ khăn và tìm “Chim đầu đàn”. “Chim đầu đàn” kín đáo, khéo léo làm các động tác: Vỗ tay, vẫy tay, nhảy tại chỗ, ngồi xuống... Các em khác cũng nhanh nhẹn làm theo. Nếu em quan sát phát hiện được người khởi xướng các động tác tức là: “Chim đầu đàn” thì em  đóng chim đầu đàn bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục.

c) Luật chơi:

- Trong thời gian quy định, em quan sát không phát hiện ra chim đầu đàn sẽ bị phạt.

- Ai chỉ hay ra dấu hiệu “Chim đầu đàn” cho người quan sát biết cũng bị phạt.

Trao khăn đỏ

a)Mục đích ý nghĩa:     Rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, thực hiện tốt nội dung Nghi thức Đội     b)Cách chơi:

Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người. Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội.  Sau đó, từng đôi tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.

c) Luật chơi:

- Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm.

- Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm.

Tranh bóng

a)Mục đích, ý nghĩa:

Bồi dưỡng cho các em  tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn và khéo léo      b)Cách chơi:

Chuẩn bị: Sân chơi rộng, gồm hai đội có số lượng bằng nhau đứng thành hàng ngang ở hai đầu sân chơi. Khoảng cách từ đội nọ đến đội kia  khoảng 20m. Vị trí trung tâm vẽ một vòng tròn đường kính 1m, đặt quả bóng giữa vòng tròn. Quản trò giao cho 2 em điểm số và giao cho đội A là đội giữ bóng, đội B là đội tìm cách mang bóng ra khỏi sân.

Quản trò gọi bất kì  số thứ tự của 2 em  trong hai đội lên khu vực tranh bóng. Theo quy ước ban đầu, em đội A tìm cách giữ bóng, em đội B tìm cách lấy bóng. Nếu em đội B tìm cách lấy được bóng chạy về, em đội A phải chạy đuổi theo tìm cách chạm được vào người đối phương. Em đội B sẽ là con tin của đội A, và ngược lại nếu không chạm được vào em đội B thì em của đội A là con tin của đội B. Trò chơi tiếp tiếp tục khi nào quản trò tổng kết để biết bên nào bắt được nhiều con

Page 5: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

5tin bên kia thì bên đó sẽ thắng.

c) Luật chơi:

- Trong thời gian quy định mà đội B không lấy được bóng mang về thì  phạm luật.

- Đội B lấy được bóng trên đường mang về đội nhưng bị đội A cản trở hết giờ quy định thì qủa bóng đó không được tính và chơi lại.

Nhảy bao bố

a)Mục đích ý nghĩa:

- Rèn luyện  sức  khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt     b)Cách chơi:

Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi.

Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.

+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.

+ Khi có lệnh của quản trò,  từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.

c) Luật chơi:

- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.

Lưu ý:

- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.

- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.

- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.

- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh

Ong đốt, kiến cắn, đau bụng

Page 6: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

6a)Mục đích, ý nghĩa:

Bồi dưỡng cho các em khả năng tập trung tư tưởng, làm quen với phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt     b)Cách chơi:Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt - Kiến cắn - Đau bụng”. Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng. Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất  trong cuộc chơi sẽ bị phạt.c) Luật chơi:- Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò.- Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật.Lò cò thắt nút

a)Mục đích, ý nghĩa :Rèn luyện kĩ năng thắt nút trại    

b)Cách chơi:Các phân đội xếp hàng dọc trước một vạch trên sân điểm số để số người bằng nhau. Mỗi người cầm một dây trại. Chỉ huy ra lệnh và gọi tên một nút nào đó. Người đầu hàng của phân đội vừa nhảy lò cò tiến lên vừa thắt nút. Thắt xong nút bỏ ngay xuống đất và thả chân chạy về đứng ở cuối hàng. Tiếp tục trò chơi như vậy với người thứ hai trên một nút khác... Phân đội nào thắt nút đúng nhất, vị trí thả nút gần vạch xuất phát nhất là đơn vị thắng cuộc.

c) Luật chơi:

- Đến lượt ai mà người đó thắt nút sai theo quy định thì không được tính điểm

- Phải vừa nhảy lò cò vừa thắt nút, thì nút đó mới hợp lệ.

Tầu dồn toa

a)Mục đích, ý nghĩa:

Luyện cho các em tinh thần tập thể, sự khéo léo, tăng cường thể lực.      b)Cách chơi:

Hai em trên cùng đóng giả làm đầu tàu. Khi quản trò ra lệnh (bằng một hiệu còi hay hiệu cờ) hai em đóng giả đầu tầu lùi để nối các toa theo thứ từ trên xuống đến nhóm các em đang chờ ở vạch xuất phát. Tàu nào nối xong trước sẽ tiến lên vị trí ban đầu của đầu tàu.

c)Luật chơi:

- Nếu không bị đứt toa và tàu đó đảm bảo đúng quy định thì thắng cuộc. - Các tàu về sau theo thứ tự  và các tàu thua phải lò cò hoặc chạy vòng quanh khu vực chơi.

Page 7: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

7Đi theo tín hiệu giao thông

a)Mục đích, ý nghĩa:

Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thôngb)Cách chơi:  Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.     Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu

Lệnh bằng một hồi còi

Quy ước:

- Tay đưa ngang (đèn xanh)

- Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)

- Tay đưa chéo (đèn vàng)

Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.

c) Luật chơi:

- Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật.

Đối đáp

a) Mục đích, ý nghĩa:

- Rèn luyện vốn từ ngữ, trí nhớ, phản xạ, tư duy, nhanh nhẹn.

- Tạo không khí sôi nổi để học tập , hoạt động.    b) Cách chơi:

- Chuẩn bị: Bảng, phấn ( giấy trôki khổ A0, bút)

- Nội dung: Nói những từ ngữ cùng chữ cái, có nghĩa.

- Hướng dẫn:

+ Quản trò cho tập thể đọc theo nhịp câu sau: “ Con cò con cù con cò cái, con cò cái cù con cò con, cò cù cò, cái cù cái”

Page 8: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

8+ Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội, các đội phải tìm từ để ghép.

Ví dụ: Quản trò cho đội 1 từ “ cõng”, đội 2 từ “ cười”.

Đội 1 nói: “Con cò con  cõng con cò cai, con cò cái cõng  con cò con, cò cõng cò, cái cõng cái”

Đội 2 nói: “Con cò con cười con cò cái, con cò cái cười con cò con, cò cười cò, cái cười cái”

c) Luật chơi:

- Không được nói lại từ mà đội bạn đã nói.

- Đội nào chưa nói được quản trò đếm đến 5 (hoặc 10 tuỳ theo đối tượng  chơi); nếu đội đó vẫn không nói được là thua cuộc.

- Đội thắng ngoài việc nói theo lượt phải nói thêm được một lần nữa.

Đặt tên cho bạn

a) Mục đích, ý nghĩa - Rèn luyện vốn từ ngữ, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, hài hước.- Tạo không khí vui vẻ đoàn kết thân thiện.|- Biết tên nhau khi tổ chức các buổi giao lưu.       

b)Cách chơi- Nội dung: Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu của tên  bạn.

- Hướng dẫn:

Quản trò nói: “ Tôi thương, tôi thương”

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Quản trò nói:  “Lan lúc lắc”

Lan nói: “Tôi thương, tôi thương” .

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Lan nói: “Hải him híp”.

Hải nói: “Tôi thương, tôi thương”

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”

Page 9: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

9Hải nói: ........

Cứ thế trò chơi diễn ra.

c) Luật chơi:

- Phải nói được tên bạn và 2 từ ghép có cùng chữ cái đầu của tên bạn cho có nghĩa.

- Ai ngập ngừng không nói hoặc chậm nhịp là phạm luật.

- Nói không có nghĩa hoặc khác chữ cái đầu của tên bạn là phạm luật.

- Một bạn có thể nhắc đến nhiều lần nhưng không được nói lại từ mà bạn trước đã nói.

- Hai người có thể đối đáp tay đôi nhưng không được nhắc lại từ  mình đã ghép lần trước.

- Có thể chỉ nói 1 từ hoặc 1 cụm từ nhưng phải có nghĩa và cùng chữ cái đầu. Ví dụ: Lan lắt la lắt léo, Lan lúng liếng,....

Dẫn bóng

a) Mục đích ý nghĩa:

- Giúp các em có phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo.     - Rèn luyện sức khoẻ và kĩ năng dẫn bóng.     - Tạo không khí vui vẻ để học tập và rèn luyện.      b)Cách chơi

- Đội hình: Hàng ngang hoặc hàng dọc.

- Nội dung: Đưa bóng theo qui định đến đích.

- Chuẩn bị:

+ Bóng đá hoặc bóng chuyền, số lượng bằng số đội chơi.

+ Ghế 4 chân, số lượng gấp đôi số đội chơi.

Hướng dẫn:

Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng bằng nhau (đều nam, nữ). Mỗi đội khoảng từ 8 - 10 em. Trong mỗi đội lại được chia làm 2 nhóm nhỏ (số lượng mỗi nhóm bằng nhau).

Hai nhóm của mỗi đội đứng ở hai vạch qui định đối diện nhau. Giữa hai nhóm đặt 2 ghế.

Khi có lệnh chơi, người số 1 của nhóm 1 dẫn bóng đến đưa cho người số 1 của nhóm của nhóm 2,

Page 10: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

10trong khi dẫn bóng phải cho bóng chui qua 2 ghế, còn người chơi nhảy qua ghế. Khi người số 1 của nhóm 2 nhận bóng lại dẫn trở lại qua 2 ghế cho người số 2 của nhóm 1, cứ thế cho đến người cuối cùng.

- Bóng phải chui qua hai ghế, người chơi phải nhảy qua.

- 2 Ghế xếp so le nhau.

- Đổ ghế là phạm quy, trở về vị trí xuất phát chơi lại.

Đội nào không phạm luật 10 điểm.

Tổng số điểm đội nào cao nhất là đội đó thắng cuộc

c)Luật chơi:

- Bóng không chui qua 2 ghế trừ 1 điểm.

- Người chơi không nhảy qua ghế trừ 1 điểm.

- Đổ ghế trừ 2 điểm

- Đội nào nhanh nhất là thắng cuộc.

Lưu ý:  Có thể tăng thêm nhiều ghế để tăng mức độ khó của trò chơi.

Ban nhạc đặc biệt

a)Mục đích, ý nghĩa:

-Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.   

b)Cách chơi:

- Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay của quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp  chíp..., Gà mái kêu cục...cục... Gà trống kêu: ò, ó, o, o. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui.

Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm.

c) Luật chơi:

Page 11: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

11- Quản trò chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm hoặc đọc sai theo quy định thì phạm luật

Theo Đoàn Thanh Niên

Trò chơi là một hoạt động thu hút được thiếu nhí bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ trách Đội và thầy cô  không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của liên đội, chi đội.

Một số trò chơi dạy trẻ ứng xử tốt

1. Trò chơi: Lắp một đoàn tàu

VIệc cắt, dán, lắp đoàn tàu sẽ dạy bé tính kiên nhẫn.

a.Cách chơi:Bạn cần vài cái vỏ hộp rỗng đủ lớn để bé ngồi vào trong. Chuẩn bị các phụ liệu để cắt dán, và dạy một bé cách để biến cái hộp của mình thành một toa tàu. Sau khi trẻ cố gắng trang trí chiếc hộp với bánh xe, cửa sổ và bất cứ thứ gì trẻ nghĩ ra, bạn hãy giúp bé nối từng toa với nhau.

b. Tác dụng:Trò chơi này dạy trẻ tính kiên nhẫn. Trò chơi này yêu cầu trẻ nhiều công đoạn chuẩn bị, và nó sẽ mang lại cho trẻ sự thích thú sau khi đạt được thành quả.

2. Trò chơi:  Tươi tỉnh lên nào

Page 12: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

12

Trò bắt chước những khuôn mặt trên giấy giúp trẻ biết cách cảm thông.

a. Cách chơi: Trên những tờ giấy vuông cỡ lớn, vẽ một loạt những khuôn mặt với sắc thái không vui khác nhau - buồn, giận dữ, ốm, hoảng sợ. Đặt các tờ giấy vào một cái rổ và yêu cầu lũ trẻ lần lượt chọn một khuôn mặt và thể hiện cảm xúc theo khuôn mặt đó. Chẳng hạn một đứa trẻ "buồn" có thể giả vờ khóc. Và nhiệm vụ của những đứa khác là phải giúp bạn nó tươi tỉnh lên. Đầu tiên, chúng nên hỏi các câu "Sao bạn lại buồn? Tớ có thể làm gì giúp bạn bây giờ?". Sau khi đứa trẻ nhập vai giải thích "Bạn tớ ác ý với tớ" - những đứa trẻ khác sẽ đưa ra giải pháp, như vỗ vai, và nói "tớ rất tiếc" hoặc chia sẻ một mẩu bánh.

b. Tác dụng:Trò này dạy trẻ sự cảm thông và tầm quan trọng của việc tôn trọng cũng như tốt bụng với người khác.

3. Trò chơi : Gần hoặc Xa

a.Cách chơi:Chọn một đứa trẻ đóng vai "người tìm kiếm". Đề nghị trẻ ra khỏi phòng trong khi các trẻ khác giấu một đồ vật đi, như một quả bóng đỏ, ở đâu đó trong phòng. Gọi "người tìm kiếm" trở lại và đề nghị đi tìm quả bóng, trong khi những trẻ khác kêu lên những gợi ý "cậu đang đến gần" hay "cậu đang đi xa". Chơi cho đến khi tìm thấy đồ vật, và bắt đầu lại với "người tìm kiếm" mới.

b. Tác dụng:Trò này dạy trẻ sự hợp tác.

Page 13: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

13

4. Trò chơi :Tôi là gián điệp

a.Cách chơi:Lần lượt các trẻ chọn một vật ở gần mình và mô tả: "Bằng đôi mắt tí hon của mình tớ nhìn thấy một thứ gì đó màu xanh lá cây...". Trẻ khác sẽ cố gắng đoán xem vật đó là gì "Một cái cây!" "Quần đùi của bố!"... Ai đoán đúng sẽ được làm "gián điệp" tiếp theo.

b. Tác dụng:Trò chơi này dạy trẻ tính kiên nhẫn. Trò này cũng có ích trong những chuyến đi chơi dài hoặc xa, như trên một chuyến bay dài.

5. Trò chơi :"Xin phép mẹ"

a.Cách chơi:Xếp hàng các trẻ muốn chơi trước mặt bạn, cách khoảng 3 mét. Ra lệnh với một trẻ "Bạn Mai, bước lên phía trước một bước". Nếu Mai đáp lại "Xin phép mẹ", bạn có thể nói, "được, con được phép" hoặc "không, con không được phép".

Nếu lời đáp của bạn là "được", hãy chắc chắn rằng bé Mai sẽ nói "cám ơn" trước khi bước lên. Nếu bé nào quên xin phép hoặc cảm ơn thì sẽ bị quay trở lại vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi một bé khác bước đến vị trí của "Mẹ". Và bé đó sẽ có cơ hội đóng vai mẹ.

b. Tác dụng:Trò này dạy trẻ sự tôn trọng. Nhớ phải giải thích rõ ràng luật chơi với trẻ để tránh nhầm lẫn.

6.Trò  chơi: Nói sự thật

a.Cách chơi: Khi cả gia đình quây quần, hãy để cho tất cả mọi người có cơ hội kết thúc câu "Tôi đã từng sợ hãi khi...". Bố và mẹ có thể bắt đầu trò chơi bằng cách kể chuyện của chính mình ("Bố từng sợ hãi khi Tôm biến mất trong cửa hàng và bố không thể tìm thấy"). Sau khi đã hết lượt cả nhà, hãy lặp lại trò chơi nhưng bằng một sắc thái tình cảm mới, chẳng hạn "vui" hay "ngạc nhiên".

b. Tác dụng:Trò này dạy trẻ sự thành thực, và trẻ cũng sẽ cảm thấy an toàn khi nói ra sự thực.

7. Trò chơi: Xếp bít tất

Page 14: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

14a.Cách chơi:khi xếp lại tủ quần áo, hãy dọn hết những chiếc tất sang một bên. Trải chúng xuống nền nhà và nhờ bé tìm tất theo đôi. Khi trẻ đã chọn xong, dạy trẻ cách cuộn mỗi đôi tất thành một quả bóng. Sau đó, làm vài chiếc hộp đựng tất, mỗi hộp ghi tên một thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ phải thả đúng tất của ai về hộp của người ấy.

b. Tác dụng:Trò này sẽ dạy trẻ tính trách nhiệm. Nhớ khen ngợi trẻ đã làm tốt, và có thể lần sau trẻ sẽ xin được gập quần áo nữa.

8. Trò chơi: Bài học về giọng nói

Để trẻ nghe lời ghi âm của chính mình khi vui vẻ, khi mè nheo...

a.Cách chơi: Đọc 10 câu từ một cuốn sách trẻ em vào một cuộn băng, sử dụng xen kẽ giọng nói dễ chịu và giọng nói mè nheo, than vãn. Bật chúng lại cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ giơ tay lên khi nghe thấy các câu có giọng nói dễ chịu. Khi trẻ làm đúng, hãy cho bé được ghi âm giọng mình ở trạng thái ngớ ngẩn nhất, mè nheo nhất và dễ thương nhất.

b. Tác dụng:Trò này dạy cho trẻ  thấy mè nheo chẳng hay ho chút nào.

Trò chơi : Chi chi chành chành

Trò chơi chơi giữa tiết, chuyển tiết : Chi chi chành chành.

* Mục đích : rèn luyện phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng* Số lượng : Toàn bộ học sinh trong lớp chia thành nhóm 4 đến 6 em

* Địa điểm : Đứng tại chỗ quay thành nhóm trong phòng học.

* Thời gian: 2 -> 4 phút

Page 15: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

15*Cách chơi :

Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh :

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng coi như bị thua, đọc câu đồng dao cho người khác chơi, chơi 2 đến 3 lần là được.

 

  

Trò chơi : Xì điện (hay chuyển bóng)

Loại trò chơi : xì điện (chuyền bóng)

 Chỉ với một quả bóng nhựa, giáo viên có thể cho HS thảy chuyền bóng để kiểm tra bảng nhân, bảng chia... HS ôm bóng hỏi “3 nhân 6 ?” rồi thảy chuyền bóng sang bạn khác. HS nhận bóng trả lời: “3 nhân 6 bằng 18” rồi tiếp tục hỏi và thảy bóng tiếp. Bạn nào nhận bóng mà không trả lời nhanh được là thua. Trong dạng toán tìm số chưa biết (tìm X), ta có thể thay các chữ X bằng các bông hoa đủ màu sắc. HS nào giải nhanh, tìm ra được bông hoa đó tượng trưng cho số mấy sẽ được nhận bông hoa đó. Cuối tiết học đội nào đạt được nhiều bông hoa sẽ được tuyên dương.

Page 16: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

16Bằng mô hình ngôi nhà gạch, có thể yêu cầu HS xây nhà bằng những viên gạch, mỗi viên gạch là một yêu cầu toán học tùy theo bài dạy, có thể sử dụng cả trong tiết ôn tập...

Trò chơi " Ô chữ 20/11"

 

CÂU HỎI TÌM TỪ ĐIỀN VÀO Ô CHỮ NHƯ SAU:

 

HÀNG 1: Từ nói lên sự hết lòng chăm sóc học sinh của các thầy cô giáo. ( Gồm 6 chữ cái).

HÀNG 2: Học sinh phải thể hiện điều này trong học tập để thầy cô, cha mẹ vui lòng. ( Gồm 7 chữ cái).

HÀNG 3: Thầy cô thường làm việc này sau khi thu bài kiểm tra của học sinh.

( Gồm 7 chữ cái)

HÀNG 4: Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. ( Gồm 8 chữ cái)

HÀNG 5: Con số đánh giá kết quả bài làm của học sinh. ( Gồm 4 chữ cái)

HÀNG 6: Thầy cô thường chuẩn bị thứ này trước khi lên lớp. ( Gồm 6 chữ cái).

Page 17: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

17HÀNG 7: Ngày Nhà giáo ViệtNam, học sinh tặng thầy cô . . .để tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ. ( Gồm 3 chữ cái)

            Sau  khi điền xong các hàng ngang, các bạn và các hãy tìm từ ở hàng dọc màu vàng nhé!

 

Trò chơi : Chọn ô chữ

Loại trò chơi chơi theo hình thức : Chọn ô chữ.

*Mục đích : Tạo tâm lí tò mò, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, tạo không khí vui vẻ.

* Số lượng : Chia lớp thành 3-4 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện.

* Địa điểm : Trong phòng học.

* Thời gian: 2 -> 4 phút

*Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị những ô chữ mà mỗi ô chữ chứa một câu hỏi và đáp án chính là ô chữ đó. Trò chơi này rất lợi thế khi dùng giáo án trình chiếu.

*Cách chơi :

Học sinh được chia thành nhóm, cử đại diện.

Đại diện học sinh chọn ô, quyền mở ô được chia lần lượt cho các nhóm.

Giáo viên nêu thông tin, yêu cầu, dữ kiện của ô chữ đó

Học sinh được bàn bạc trong nhóm tìm đáp án. Nếu đội này đoán sai thì đội khác được đoán tiếp.

Giáo viên công nhận đáp án đúng và chốt kiến thức.

Đội nào được nhiều điểm hơn là thắng

Chú ý : Tham khảo dạng trò chơi này trong gamshow “Đường lên đỉnh oliypia” trên truyền hình.

Còn một dạng trò chơi ô chữ nữa là : Mỗi một ô chữ chứa một câu hỏi, chuẩn bị thêm một ô chữ chứa quà, nhóm nào chọn phải được tặng quà và tiếp tục chọn ô khác để trả lời.

Page 18: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

18Ngoài ra còn rất nhiều dạng trò chơi có thể tổ chức trong hoạt động này như các trò chơi trong tiết học ở phần trên đã trình bày.

Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham quan... ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ

    Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

    Nội dung:

    - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

        + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

        + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

        + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

        + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

    Cách chơi:

    - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

    - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

    - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

    Phạm luật:

    - Những trường hợp sau phải chịu phạt:

        + Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

        + Không nhìn vào quản trò.

        + Làm chậm, làm không rõ động tác.

    Chú ý:

    - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Page 19: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

19

    - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

2. Chức năng:

    Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

    Nội dung:

    - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

    - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

        Mắt: Nhìn

        Tai: Nghe

        Mũi: Ngửi

        Miệng: Ăn

    Cách chơi:

    - Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

    - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

    Ví dụ:

    - Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...

    Phạm luật:

    - Chỉ sai với chức năng.

    - Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

    - Không nhìn quản trò.

    - Chú ý:

    - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.

    - Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Page 20: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

20

3. Lời chào:

    Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

    Nội dung:

    - Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

        + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

        + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

        + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

        + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

    Cách chơi:

    - Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

    - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

    Luật chơi:

    - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

    - Làm không rõ động tác là sai.

    Chú ý:

    - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

    - Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

Những trò chơi phạt vui, lý thú ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Cao cẳng cùng cò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phat: - Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”

Page 21: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

21

- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!- Quản trò: Cổ đâu?- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)- Quản trò: Cẳng đâu?- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

5. Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Page 22: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

22

Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.Chú ý:- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.- Vịt đẻ: hai tay để sau mông- Vịt ấp: hai tay để trước bụng- Vịt nở: hai tay để trước mặt- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

9. Âm vang Tây Nguyên

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Page 23: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

23

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng trònTập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.

10. Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại- Câu 2: nhảy về phía trước- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy luiTrò chơi tập thể ngoài trời ----------------------------------------------------------------------------------------------------

1. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.

2. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)- Cách chơi:Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.- Luật chơi:Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.

Page 24: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

24

3. KẾT THÂN- Cách chơi: Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt- Luật chơi:1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)

4. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.Chú ý:+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”

Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)

5. TẬP TỰ CHỦVòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.

6. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.

7. BỐN MÙA (tập phản xạ)- Cách chơi:Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về

Page 25: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

25thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.

7. TAI THỎ (BẮT THỎ)- Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.

8. CHANH – CHUA, CUA - KẸPMỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.

9. ĐẤU SÚNGQuản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng

10. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.

11. NHÓM YÊU THÍCH Quản trò chia vòng trò ra thành 02 đến 04 nhóm.

Page 26: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

26Quản trò đọc to một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tực đề phim hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa đề phim, tực đề bài hát đã nói là bị xử thua. Nên quy định tỉ số thắng bạiChú ý: trò chơi này có thể phát triển thêm thành các kiển như sau:a) Nói địa danh:Nhóm A xướng địa danh: Tây NinhNhóm B sẽ nói địa danh tiếp theo từ mẫu tự đầu của chữ cuối (N của Ninh): Nha TrangBên Nhóm A sẽ nói tiếp Thủ Dầu Một…cuộc chơi tiếp tục khi có đội thuaLuật quy định: - Lặp lại địa danh đã nói rồi – Thua- Sau 05 lần đếm của trọng tài mà không trả lời được thua.b) Tên danh nhân ; nhân vật lịch sử Việt Namc) Hoặc hát theo chủ đề: Những bài hát có chữ “Mưa” chữ “Sông” chữ “Nhà”

12. ĐỐI THƠ- Cách chơi:Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.Thí dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác. Thí dụ: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm- Luật chơi:1. Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.2. Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)

13. NHANH TAY LẸ CHÂN (thử nhóm nào nhanh hơn)- Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời- Cách chơi: chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện Ví dụ cần 05 cái kẹp tócHay cần 03 đôi giầy đenhoặc 01 sơi tóc dài 01 mét…Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.

Page 27: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

27Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:- Cần một bài vọng cổ- Cần một nàng công chúa xinh đẹp- Cần 04 câu thơ lục bát…Cùng nhau giải toán ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: phán đoán nhanh* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội* Địa điểm: ngoài sân* Thời gian: 3 -> 5 phút* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản tròĐội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nóiCon muỗi ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: tạo không khí vui vẻ* Số lượng: 50 -> 70 người* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang- Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt

Page 28: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

28Địa danh Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm* Thời gian: 5 -> 10 phút* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.

Bà Ba đi chợ ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển* Địa điểm: trong phòng* Thời gian: trong vòng 10 phút

Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)Tin mật ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

Page 29: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

29

Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắngCó - Không ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp* Số lượng: không hạn chế* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôiVí dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được

Hát đếm số ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, 08 Tháng 9 2009 20:43 * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa raVí dụ: Quản trò đưa 1 ngón tayNgười chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”Quản trò đưa 2 ngón tay:Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài

Page 30: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

30hát sẽ bị phạt

Ngón tay nhúc nhích ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, 08 Tháng 9 2009 20:42

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngónMột ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạtNói và làm ngược ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạtThi tìm những con vật có từ láy ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Page 31: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

31

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.Đố nghề ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.Tìm tác giả tác phẩm (thơ) ----------------------------------------------------------------------------------------------------

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơVí dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lý chói qua tim”Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai

Cao - Thấp - Dài - Ngắn ----------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 32: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

32

** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầuVui đêm lửa trại ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Thổi tắt ngọn đèn

Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.2. Con đường bao xa

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.3. Hành trình rước đuốc

Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.4. Cử chỉ điệu bộ

Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).5. Tiếng nói tri âm

Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.

Page 33: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

33

6. Dạ hội hóa trang

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.7. Đóng vai nhân vật

Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.8. Điệu nhảy khó quên

Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.9. Thời trang ánh lửa

Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.10. Xúc cảm tâm hồn

Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Những câu đố vui...cười đau bụngt

Xem đáp án

1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào? Tàu điện làm gì có khói

2. Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay? Cầm búa bằng cả 2 tay

Page 34: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

343. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh

cây mà không làm động con chim? Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé

4. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì? Con của con mèo (còn gọi là mèo con)

5. Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì? Con sông

6. Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao? Vì đây là lớp học trong trại mồ côi

7. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy? Tương lai

8. Cái gì bạn không mượn mà trả? Lời cám ơn

9. Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi? Ngày mai

10. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng? Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa

11. Lúc lý tưởng để ăn trưa? Sau bữa ăn sáng

13. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì)

14. Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người? 9 người (bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố

mẹ)

15. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu? Bằng 70

16. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên? Que diêm (Bạn phải bật que diêm lên trước thì mới thắp được những

dụng cụ còn lại chứ)

17. Con số lớn nhất có duy nhất hai chữ số? 99 (= 9x9x9x9x9x9x9x9x9 lớn quá trời lớn)

18. Có hai bình rộng miệng đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào(không được cho cả bình hay bất kỳ dụng cụ đựng nước nào vào chậu)? Cho cả 2 vào tủ lạnh để

đông thành đá rồi cho chung vào một chậu.

Page 35: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

3519. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn

phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng

nào an toàn nhất cho hắn? Phòng ba vì 3 năm ko ăn thì đến chúa sơn lâm cũng chết

20. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật? Hôm qua, hôm nay, ngày mai

Thư viện câu đố mẹo có đáp án

1.Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗrất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cáihoàn cảnh chết tiệt này?

Đáp án: Đừng tưởng tượng nữa.

2.Câu hỏi: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Đáp án: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).

3.Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

Đáp án: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại.

Page 36: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

36

4.Câu hỏi: Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏiỏi tại sao ?Đáp án: Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân!

5.Câu hỏi: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bướcvào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gìtrước tiên?

Đáp án: Que diêm.

6.Câu hỏi: Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Câu hỏiắn ta phải chọn một trong bacăn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong banăm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

Đáp án: Phòng 3 vì sư tử chết hết rồi

7.Câu hỏi: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?

Đáp án: 4.

8.Câu hỏi: Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?Đáp án: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày táimét (chuyển sang xanh).Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

9.Câu hỏi: Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đitàu,

Page 37: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

37bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết.Tại sao (ko ai cứu hết)?Đáp án: Bà ấy đi tàu ngầm.

10.Câu hỏi: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?Đáp án: Than.

11.Câu hỏi: Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lạichỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?Đáp án: Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50.

12.Câu hỏi: Lịch nào dài nhất?Đáp án: Lịch sử.

13.Câu hỏi: Xã đông nhất là xã nào?Đáp án: Xã hội.

14.Câu hỏi: Con đường dài nhất là đường nào?Đáp án: Đường đời.

15.Câu hỏi: Quần rộng nhất là quần gì?Đáp án: Quần đảo.

16.Câu hỏi: Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất (không nghĩ lung tung)?Đáp án: Tiền!

17.Câu hỏi: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

Page 38: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

38Đáp án: Bàn chân.

18.Câu hỏi: Câu này nghĩa là gì: 1' => 4 = 1505Đáp án: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.

19.Câu hỏi: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?Đáp án: Thái Sơn.

20.Câu hỏi: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?Đáp án: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

21.Câu hỏi: Môn gì càng thắng càng thua ?Đáp án: Môn đua xe đạp.

22.Câu hỏi: Con gì đầu dê mình ốc ?Đáp án: Con dốc.

23.Câu hỏi: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?Đáp án: Con tim.

24.Câu hỏi: Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?Đáp án: điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).

25.Câu hỏi: Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?Đáp án: Bắp ngô.

Page 39: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

39

26.Câu hỏi: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?Đáp án: Thứ 2.

27.Câu hỏi: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?Đáp án: Gà con và gà mái.

28.Câu hỏi: Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôicủa nó chỉ hướng nào?Đáp án: Chỉ xuống đất.

29.Câu hỏi: Con trai có gì quí nhất?Đáp án: Ngọc trai.

30.Câu hỏi: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

31.Câu hỏi: Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên?Đáp án: Con người.

32.Câu hỏi: Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?Đáp án: Trái banh.

33.Câu hỏi: Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: "Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!"Đáp án: 1 chữ C, ở chữ "Cơm".

Page 40: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

40

34.Câu hỏi: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?Đáp án: Tay phải.

35.Câu hỏi: 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con củangười lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi ngườilớn là ai?Đáp án: Mẹ.

36.Câu hỏi: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?Đáp án: Từ "sai".

37.Câu hỏi: Tìm điểm sai trong câu: "dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm"Đáp án: Khoe sắc khoé!

38.Câu hỏi: Chứng minh: 4 = 5Đáp án: Ta có:-20 = -20<=> 25 - 45 = 16 - 36=> 5^2 - 2.5.9. 2 = 4^2 - 2.4.9.2Cộng cả 2 vế với (9.2)^2 để xuất hiện hằng đẳng thức :5^2 - 2.5.9.2 + (9.2)^2 = 4^2 - 2.4.9.2 + (9.2)^2<=> (5 - 9.2)^2 = (4 - 9.2 )^2=> 5 - 9.2 = 4 - 9.2=> 5 = 4

39.Câu hỏi: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?Đáp án: Everest.

Page 41: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

4140.Câu hỏi & Đáp án:Hôn con heo trong nhà gọi là -> Hôn thúMong được hôn gọi là -> Cầu hônVừa mới hôn gọi là -> Tân hônHôn thêm cái nữa gọi là -> Tái hônĐang hôn mà bị đẩy ra gọi là -> Từ hônKhông cho mà cứ hôn gọi là -> Ép hônHẹn sẽ hôn gọi là -> Hứa hônVua hôn gọi là -> Hoàng hônHôn chia tay gọi là -> Ly hônVừa hôn vừa ngửi gọi là -> Vị hônHôn vào không trung gọi là -> Hôn gióHôn trong mơ gọi là -> Hôn ướcHôn mà mà quá sớm thì gọi là -> Tảo hônRất thích hôn gọi là -> Kết hônHôn mà bị hôn lại gọi là -> Đính hôn

41.Câu hỏi: Trận chung kết của 1 cuộc thi vắt sữa bò (ai vắt được nhiêu thìthắng): người đàn bà vắt được 15 lít, người đàn ông vắt được 5 lít. Hỏisao người đàn ông thắng?Đáp án: Người đàn bà vắt sữa con bò cái, còn người đàn ông vắt sữa con bò đực.

42.Câu hỏi: Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?Đáp án: Cái bóng.

43.Câu hỏi: Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?Đáp án: Dùng ống hút.

44.Câu hỏi: Đố bạn có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: "Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!"Đáp án: 1 chữ C.

Page 42: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

42

45.Câu hỏi: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?Đáp án: Quan tài.

46.Câu hỏi: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?Đáp án: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.

47.Câu hỏi: Từ nào trong tiếng Việt có 9 từ ?Đáp án: Chính (chín ).

48.Câu hỏi: Hãy chứng minh 4 : 3 = 2Đáp án: 4 : 3 = tứ chia tam = tám chia tư = 8 : 4 = 2.

49.Câu hỏi: Lại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?Đáp án: Cafe (ca: canxi, Fe: sắt).

50.Câu hỏi: Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua xanh dài 15cm.Con nào về đích trước?Đáp án: Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín.

51.Câu hỏi: Tại sao 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn?Đáp án: Đang chơi cờ vua.

52.Câu hỏi: Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?Đáp án: Bàn chải đánh răng.

53.

Page 43: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

43Câu hỏi: Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?Đáp án: Chữ a.

54.Câu hỏi: Cái gì của người con gái lúc nào cũng ẩm ướt?Đáp án: Cái lưỡi.

55.Câu hỏi: Cái gì dài như trái chuối, cầm 1 lúc thì nó chảy nước ra?Đáp án: Que kem.

56.Câu hỏi: Càng chơi càng ra nuớc?Đáp án: Chơi cờ.

57.Câu hỏi: Làm sao để cái cân tự cân chính nó?Đáp án: Lật ngược cái cân lại.

58.Câu hỏi: Những loài thú nào sau đây ăn cơm:a) sư tửb) cọpc) hà mãd) voiĐáp án: Sư tử (con gái)

59.Câu hỏi: Chứng minh: con gái = con dê.Đáp án: Con gái = thần tiên = tiền thân = trước khỉ = con dê.

60.Câu hỏi: Câu chữ nào mà những người vui sướng khi nhìn thấy nó sẽ trở nênbuồn bã và ngược lại, những người buồn bã u sầu khi thấy nó sẽ trở nênvui vẻ hơn.Đáp án: Điều đó rồi cũg qua đi.

Page 44: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

44

61.Câu hỏi: Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?Đáp án: 1 cái hố (nhỏ hơn).

62.Câu hỏi: Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu ?Đáp án: Ở Mỹ.

63.Câu hỏi: Tại sao con ch ó không cắn được đuôi của mình:Đáp án: Vì đuôi nó không đủ dài.Thư viện câu đố (Mẹo) và đáp án luôn nè ! 1/H: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗrất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cáihoàn cảnh chết tiệt này?TL: Đừng tưởng tượng nữa.

2/H: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?TL: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).

3/H: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?TL: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại.

4/H: Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Hỏi tại sao ?TL: Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân!

Page 45: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

455/H: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bướcvào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gìtrước tiên?TL: Que diêm.

6/H: Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong bacăn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong banăm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?TL: Phòng 3 vì sư tử chết hết rồi

7/H: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?TL: 4.

8/H: Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?TL: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày táimét (chuyển sang xanh).Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

9/H: Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đitàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết.Tại sao (ko ai cứu hết)?TL: Bà ấy đi tàu ngầm.

10/H: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?TL: Than.

11/H: Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lạichỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?TL: Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50.

12/H: Lịch nào dài nhất?TL: Lịch sử.

13/H: Xã đông nhất là xã nào?TL: Xã hội.

Page 46: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

4614/H: Con đường dài nhất là đường nào?TL: Đường đời.

15/H: Quần rộng nhất là quần gì?TL: Quần đảo.

16/H: Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất (không nghĩ lung tung)?TL: Tiền!

17/H: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?TL: Bàn chân.

18/H: Câu này nghĩa là gì: 1' => 4 = 1505TL: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.

19/H: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?TL: Thái Sơn.

20/H: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?TL: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

21/H: Môn gì càng thắng càng thua ?TL: Môn đua xe đạp.

22/H: Con gì đầu dê mình ốc ?TL: Con dốc.

23/H: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?TL: Con tim.

24/H: Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?TL: điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).

Page 47: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

47

25/H: Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?TL: Bắp ngô.

26/H: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?TL: Thứ 2.

27/H: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?TL: Gà con và gà mái.

28/H: Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôicủa nó chỉ hướng nào?TL: Chỉ xuống đất.

29/H: Con trai có gì quí nhất?TL: Ngọc trai.

30/H: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?TL: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

31/H: Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên?TL: Con người.

32/H: Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?TL: Trái banh.

33/H: Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: "Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!"TL: 1 chữ C, ở chữ "Cơm".

34/H: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?TL: Tay phải.

35/H: 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con củangười lớn, nhưng

Page 48: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

48người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi ngườilớn là ai?TL: Mẹ.

36/H: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?TL: Từ "sai".

37/H: Tìm điểm sai trong câu: "dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm"TL: Khoe sắc khoé!

38/H: Chứng minh: 4 = 5TL: Ta có:-20 = -20<=> 25 - 45 = 16 - 36=> 5^2 - 2.5.9/ 2 = 4^2 - 2.4.9/2Cộng cả 2 vế với (9/2)^2 để xuất hiện hằng đẳng thức :5^2 - 2.5.9/2 + (9/2)^2 = 4^2 - 2.4.9/2 + (9/2)^2<=> (5 - 9/2)^2 = (4 - 9/2 )^2=> 5 - 9/2 = 4 - 9/2=> 5 = 4

39/H: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?TL: Everest.

40/H & TL:Hôn con heo trong nhà gọi là -> Hôn thúMong được hôn gọi là -> Cầu hônVừa mới hôn gọi là -> Tân hônHôn thêm cái nữa gọi là -> Tái hônĐang hôn mà bị đẩy ra gọi là -> Từ hônKhông cho mà cứ hôn gọi là -> Ép hônHẹn sẽ hôn gọi là -> Hứa hônVua hôn gọi là -> Hoàng hônHôn chia tay gọi là -> Ly hônVừa hôn vừa ngửi gọi là -> Vị hônHôn vào không trung gọi là -> Hôn gióHôn trong mơ gọi là -> Hôn ướcHôn mà mà quá sớm thì gọi là -> Tảo hôn

Page 49: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

49Rất thích hôn gọi là -> Kết hônHôn mà bị hôn lại gọi là -> Đính hôn

41/H: Trận chung kết của 1 cuộc thi vắt sữa bò (ai vắt được nhiêu thìthắng): người đàn bà vắt được 15 lít, người đàn ông vắt được 5 lít. Hỏisao người đàn ông thắng?TL: Người đàn bà vắt sữa con bò cái, còn người đàn ông vắt sữa con bò đực.

42/H: Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?TL: Cái bóng.

43/H: Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?TL: Dùng ống hút.

44/H: Đố bạn có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: "Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!"TL: 1 chữ C.

45/H: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?TL: Quan tài.

46/H: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?TL: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.

47/H: Từ nào trong tiếng Việt có 9 từ h?TL: Chính (chín h).

48/H: Hãy chứng minh 4 : 3 = 2TL: 4 : 3 = tứ chia tam = tám chia tư = 8 : 4 = 2.

49/H: Lại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?TL: Cafe (ca: canxi, Fe: sắt).

50/H: Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua xanh dài 15cm.Con nào về đích trước?TL: Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín.

Page 50: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

50

51/H: Tại sao 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn?TL: Đang chơi cờ vua.

52/H: Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?TL: Bàn chải đánh răng.

53/H: Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?TL: Chữ a.

54/H: Cái gì của người con gái lúc nào cũng ẩm ướt?TL: Cái lưỡi.

55/H: Cái gì dài như trái chuối, cầm 1 lúc thì nó chảy nước ra?TL: Que kem.

56/H: Càng chơi càng ra nuớc?TL: Chơi cờ.

57/H: Làm sao để cái cân tự cân chính nó?TL: Lật ngược cái cân lại.

58/H: Những loài thú nào sau đây ăn cơm:a) sư tửb) cọpc) hà mãd) voiTL: Sư tử (con gái)

59/H: Chứng minh: con gái = con dê.TL: Con gái = thần tiên = tiền thân = trước khỉ = con dê.

60/H: Câu chữ nào mà những người vui sướng khi nhìn thấy nó sẽ trở nênbuồn bã và ngược lại, những người buồn bã u sầu khi thấy nó sẽ trở nênvui vẻ hơn.

Page 51: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

51TL: Điều đó rồi cũg qua đi.

61/H: Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?TL: 1 cái hố (nhỏ hơn).

62/H: Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu ?TL: Ở Mỹ.

63/H: Tại sao con ch ó không cắn được đuôi của mình:TL: Vì đuôi nó không đủ dài.

Bắt đầu: 101 câu hỏi và trả lời

1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?

TL: Tàu điện làm gì có khói.

2. Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?

TL: Cầm búa bằng cả 2 tay.

3. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm saođể lấy nhánh cây mà không làm động con chim ?

TL: Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé.

4. Cái đầu giống mèo, chân giốngmèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì?

TL: Con của con mèo (còn gọi là mèo con).

5. Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì ?

Page 52: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

52TL: Con sông.

6. Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻtronglớp, tại sao ?

TL: Vì đây là lớp học trong trại mồ côi.

7. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?

TL: Tương lai…

8. Cái gì bạn không mượn mà trả?

TL: Lời cám ơn…

9. Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi ?

TL: Ngày mai…

10. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng ?

TL: Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa…

13. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo ?

TL: 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì).

14. Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người ?

TL: 9 người (bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ).

15. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10,bằng bao nhiêu ?

TL: Bằng 70.

16. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và mộtbếp củi, bạn thắp gì trước tiên ?

TL: Que diêm (Bạn phải bật que diêmlên trước thì mới thắp được những dụng cụ còn lại chứ).

17. Con số lớn nhất có duy nhất hai chữ số ?

Page 53: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

53TL: 99 (= 9x9x9x9x9x9x9x9x9 lớn quá trời lớn)

18. Có hai bình rộng miệng đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào (không được cho cả bình hay bất kỳ dụng cụ đựng nước nào vào chậu) ?

TL: Cho cả 2 vào tủ lạnh để đông thành đá rồi cho chung vào một chậu.

19. Một kẻ giết người bị kết án tửhình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

Phòng ba vì 3 năm ko ăn thì đến chúa sơn lâm cũng chết.

20. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những concá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này ?

TL: Đừng tưởng tượng nữa.

21. 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không ?

TL: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).

22. Có một cây cầu có trọng tải là 5 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 5 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn hàng 4 tấn= 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe) ?

TL: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại.

23. Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếmđi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Hỏi tại sao ?

TL: Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền thành vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân!

24. Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu ?

TL: Ở Mỹ.

25. Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình:

Page 54: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

54TL: Vì đuôi nó không đủ dài

26. 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt ?

TL: 4

27. Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con ?

TL: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày tái mét (chuyển sang xanh). Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

28. Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bà chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết) ?

TL: Bà ấy đi tàu ngầm.

29. Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi ?

TL: Than.

30. Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?

TL: Vì cái thang máy đó không lênđược tới tầng 50.

31. Lịch nào dài nhất ?

TL: Lịch sử.

32. Xã đông nhất là xã nào ?

<!--nextpage-->TL: Xã hội.33. Con đường dài nhất là đườngnào ?

TL: Đường đời.

34. Quần rộng nhất là quần gì ?

TL: Quần đảo.

Page 55: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

5535. Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất (không nghĩ lung tung)?

TL: Tiền !

36. Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng ?

TL: Bàn chân.37. Câu này nghĩa là gì: 1′ => 4 = 1505

TL: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.

38. Núi nào mà bị chặt ra từng khúc ?

TL: Thái Sơn.

39. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật ?

TL: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

40. Môn gì càng thắng càng thua?

TL: Môn đua xe đạp.

41. Con gì đầu dê mình ốc ?

TL: Con dốc.

42. Con gì đập thì sống, không đập thì chết ?

TL: Con tim.

43. Có 1 đàn chuột điếc đi ngangqua, hỏi có mấy con ?

TL: điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).

44. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì ?

TL: Bắp ngô.

45. Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽđứng thứ mấy ?

Page 56: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

56TL: Thứ 2.

45. Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?

TL: Gà con và gà mái.

46. Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?

TL: Chỉ xuống đất.

47. Con trai có gì quí nhất?

TL: Ngọc trai.

48. Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?

TL: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.

49. Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên ?

TL: Con người.

50. Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu ?

TL: Trái bóng

51 Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây:”Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”

TL: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”. hỏi chữ “C” chứ không hỏi chữ “c”

52. Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?

TL: Tay phải.

53. 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai? TL: Mẹ.

54. Từ gì mà 100% nguời dân

Việt Nam

Page 57: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

57đều phát âm sai ?

TL: Từ”sai”

55: Chứng minh: 4 = 5

TL: Ta có: -20 = -20 25 – 45 = 16 – 36 => 5 – 9/2 = 4 – 9/2 => 5 = 4.

56. Ai cũng biết đỉnh núiEverest

cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới ?

TL: Everest.

57. Trận chung kết của 1 cuộc thi vắt sữa bò (ai vắt được nhiêu thì thắng): người đàn bà vắt được 15 lít, người đàn ông vắt được 5 lít. Hỏi sao người đàn ông thắng?

TL: Người đàn bà vắt sữa con bò cái, còn người đàn ông vắt sữa con bò đực.

58. Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?

TL: Cái bóng.

59. Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?

TL: Dùng ống hút.

60. Cái gì người mua biết, người bán biết, người dùng nó không bao giờ biết?

TL: Quan tài.

61. Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?

TL: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.

62. Hãy chứng minh 4 : 3 = 2

TL: 4 : 3 = tứ chia tam = tám chia tư = 8 : 4 = 2.

63. Lại nước giải khát nào chứa hợp chất sắt và canxi?

Page 58: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

58TL: Cafe (ca: canxi, Fe: sắt).

64. Con cua đỏ dài 7 cm chạy đua với con cua xanh dài 4 cm. Con nào về đích trước?

TL: Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín.

65. Tại sao 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn?

TL: Đang chơi cờ vua.

66. Cái gì đánh bố, đánh mẹ, đánh anh, đánh chị, đánh em? mà người ta vẫn để trong nhà hàng ngày…

TL:Bàn chải đánh răng.

67. Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?

TL: Chữ a.

68. Cái gì của người con gái lúc nào cũng ẩm ướt?

TL: Cái lưỡi.

69. Càng chơi càng ra nuớc mới?

TL: Chơi cờ.

70. Làm sao để cái cân tự cân chính nó ?

TL: Lật ngược cái cân lại. 5

71. Câu chữ nào mà những người vui sướng khi nhìn thấy nó sẽ trở nên buồn bã và ngược lại, những người buồn bã u sầu khi thấy nó sẽ trở nên vui vẻ hơn.

TL: Điều đó rồi cũg qua đi.

72. Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?

TL: 1 cái hố (nhỏ hơn).

Page 59: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

5973.Chàng trai tự tử bằng cách nào?câu đố : Ng ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?

TL: cậu ta tự tử bằng cách đứng lên tảng nướcđá!

74. Đố về bệnh câu đố:bệnh gì bác sỹ bó tay?

Đáp án: Đó lả bệnh… gãy tay!

75. Đố mẹo câu đố: bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?

Đáp án: bà đó là bò đá —> bò đá bả chết, bả bay là bảy ba–> bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!

76. Đố về vật câu đố: Con gì ăn lửa với nước than?

Đáp án: Đó là con tàu.

77. Đố dí dỏm câu đố: Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!

Đáp án: Nói là em đã có thai với anh rồi!

78.Tại sao thuyền không chìm? câu đố: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở dc hai người, nếu thêm ng thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao ng ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?

Đáp án: bởi vì trên chiếc thuyền đó sự thật là có đúng 2 ng đi. Đó là ba của thằng mỹ đen và ba của thằng mỹ trắng!!

79.Là cái gì? câu đố: Nắng ba năm tôi ko bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?

Đáp án: Đó là cái bóng của mình! (câu này ở trên cũng có hỏi giờ hỏi lại xem có nhớ không)

80. Đố về việc làm câu đố: Trên nhấp dưới giật là đang làm gì?

Đáp án: Đó là đang câu cá!

81.Đố về gấu trúc câu đố: Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?

Đáp án: Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu – vậy mà hem thể được vì chụp cỡ nào cũng chỉ có trắng đen mùh thôi!

Page 60: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

6082.Đang làm gì? câu đố: Tay cầm cục thịt nắn nắn, tay vỗ mông là đang làm gì?

Đáp án: Đó là bà mẹ đang cho con bú!

83.Đố về vật câu đố: Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?

Đáp án: Đó là mặt trăng!

84.Điểm khác biệt câu đố: Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau?

Đáp án: Con trai là con vật sống dưới nước, còn đàn ong sống trên cây!

85. Cái gì? câu đố: Cái gì trong trắng ngoài xanh trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào?

Đáp án: Bánh chưng

86.Đố về vật câu đố:Cắm vào run rẩy toàn thân Rút ra nước chảy từchân xuống sàn Hỡi chàng công tử giàu sang Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra!

Đáp án: Đó là cái tủ lạnh!

87.Đố về vật câu đố:con gì mang được miếng gỗ lớn nhưng ko mang được hòn sỏi?

Đáp án: Con sông

88.Đố về cảnh Việt Nam câu đố: Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?

Đáp án: Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long!

89.Thử trí thông minh câu đố: Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ ko cho ai qua cầu hết. Ng đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi ng đó làm sao để qua dc bên kia?

Đáp án: Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng ng đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là ng đó đã qua dc cầu!

90. Trả bao nhiêu tiền? câu đố: Ở Việt Nam, một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô. Mỗi tô phở là 10 ngàn đồng. Hỏi ăn xong họ phải trả bao nhiêu tiền?

Đáp án: Họ phải trả 20 ngàn đồng vì 1 thằng mù và ba của thằng điếc là 2 người ăn!

Page 61: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

6191.Đố về logic câu đố: Where doestoday come before yesterday? (Ở nơi nào hôm nay đi trước hôm qua?)

Đáp án: in a dictionary.

92.Đố mẹo câu đố:What is between the sky andearth? ( Cái gì ở giữa bầu trời và trái đất?)

Đáp án: And (và)

93.Đố về bệnh câu đố: A man is walking in raining. His head, eyes, noses, lipsare wet,but his hair is not wet. Why? ( Một ng đàn ông đi trong trời mưa. Đầu, mắt, mũi, miệng ông ta đều bị ướt nhưng tóc ông ta ko hề bị ướt? Hỏi tại sao?)

Đáp án: He’s bald (ông ta bị trọc đầu)

94.Đố về tính toán câu đố: Giả sử ta có 1 khúc vải, cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúcvải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liêntục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong???

Đáp án: 495 giây bởi vì 99 khúc (khúc cuối cùng ko phải cắt) X 5 giây = 495 giây!

95. Đố về trí tuệ câu đố: Ở một xứ nọ, có luật lệ rằng: Ai muốn diện kiến nhà vua thì phải nói một câu. Nếu câu nói thật thì sẽ bị chém đầu, còn nếu là dối thì bị treo cổ. Vậy để gặp được nhà vuacủa xứ đó, ta phải nói như thế nào?

Đáp án: Để gặp được nhà vui, người đó phải nói”tôi sẽ bị treo cổ!”. – Nếu như câu nói này là thật thì hắn ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem hắn ta đi chém đầu thì câu nói”tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là dối, mà nếu vậy thì hắn sẽ bị treo cổ, mà nếu treo cổ hắn thì câu nói”tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là thật … blah … blah .. blah … Nhờ vậy mà gã đó gặp được nhà vua trong khi vẫn bảo toàn được tính mạng.

96.Đố về trí tuệ câu đố: Có 1 ông tỉ phú, ông ta trả công cho 1 tên người làm là 1 chỉ vàng/ngày. Nhưng ông này chỉ có 1thỏi vàng gồm 7 chỉ. Hỏi: với 2 nhát cắt thì làm sao ông tỉ phú có thể chia thỏi vàng đó ra để trả công cho tên người làm mỗi ngày đúng 1 chỉ vàng.

Đáp án: cắt thỏi vàng 7 chỉ ra 1 khúc 1 chỉ , 1 khúc 2 chỉ và khúc còn lại là 4 chỉ. Ngày đầu ông ta đưa người làm 1 chỉ. Ngàythứ 2 đưa 2 chỉ và người làm thốilại ông ta 1 chỉ. Ngày thứ 3 ông tađưa ng làm 1 chỉ. Ngày thứ 4 ôngta đưa người làm 4 chỉ, ng đó đưa lại 3 chỉ vàng cho ông nhà giàu. Ngày thứ 5, ông ta đưa 1 chỉ cho ng làm. Ngày thứ 6 ông tađưa 2 chỉ cho ng làm, ng làm thốilại 1 chỉ cho ông ta.Ngày thứ 7 ông ta đưa chỉ vàng cònlại là hết!

97.Đố về nơi chốn câu đố: Nơi nào có đường xá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty… nhưng không có hàng hóa… Đó là nơi nào dzị??!!

Đáp án: Ở bản đồ!

Page 62: Một số trò chơi dành cho học sinh Tiểu họcbg-thlongxuyen.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewMột số trò chơi dành cho học sinh Tiểu học 1. Trò

6298.Đố về tính toán câu đố:Có một rổ táo, trong rổ có ba quả, làm sao để chia cho 3 người, mỗi người một quả mà vẫn còn một quả trong rổ???

Đáp án: Thì đưa cho 2 người đầu mỗi người 1 quả. Còn 1 quả trong rổ đưa nguyên cả cái rổ đựng quả táo cho người còn lại thì 3 người mỗi ng đều có 1 quả, và cũng có 1quả trong rổ.!

99.Đố mẹo câu đố:Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhò có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo??

?Đáp án: Không có quả táo nào vì lê không thể ra quả táo nào trên cây được

100.Đố vui câu đố: Có 3 thằng lùn xếp hàng dọc đi vào hang. Thằngđi sau cầm 1 cái xô, thằng đi giữacầm 1 cái xẻng, hỏi thằng đi trước cầm gì?

Đáp án: Thằng đó”cầm đầu” tức là đại ca cầm đầu, nó ko phải cầm cái vật gì hết!

101. có 1 con sâu đang ở bờ sông bên này muốn sang bờ bên kia thì con sâu phải làm gì ( sông không có cầu, thuyền bè qua lại, sông lúc nào cũng có nước ) lưu ý sâu không biết bơi.

Đáp án: Bay qua vì sâu sau 1 thời gian sẽ hóa thành bướm bay qua