Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn...

32
Đề tài: CÁC LOẠI ĐẤT TIÊU BIỂU CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I.Khái niệm. Đất là gì? Theo nhà bác học vĩ đại người Liên Xô V.V Docuchaev: đất là một thể tự nhiên đặc biệt, độc lập cũng như khoáng vật, thực vật, động vật và không ngừng thay đổi theo thời gian. Đất hình thành do tác động tổng hợp các yếu tố thực vật (gồm cả các sinh vật), khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con người. II.Phân loại đất trên thế giới. 1. Phân loại đất theo phát sinh(phương pháp bán định lượng) Cơ sở của phương pháp: là học thuyết phát sinh đất Mỗi tầng đất trong phẫu diện là sản phẩm đặc trưng của một hay nhiều quá trình phát sinh. Kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D,… Nội dung của phương pháp -Xây dựng bảng phân loại đất: Theo hệ thống phân vị chặc chẽ với tên đất rõ ràng. Loại đất: là một nhóm đất lớn, phổ biến. Một loại đất có cùng các đặc điểm: + Cùng đặc điểm phân giải chất hữu cơ. +Cùng quá trình phân hóa đá và khoáng vật nguyên sinh; cùng kiểu hình thành khoáng vật thứ sinh và phức chất hữu cơ – vô cơ. + Cùng chế độ nước trong đất.

Transcript of Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn...

Page 1: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Đề tài: CÁC LOẠI ĐẤT TIÊU BIỂU CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

I.Khái niệm.

Đất là gì?

Theo nhà bác học vĩ đại người Liên Xô V.V Docuchaev: đất là một thể tự nhiên đặc biệt, độc lập cũng như khoáng vật, thực vật, động vật và không ngừng thay đổi theo thời gian. Đất hình thành do tác động tổng hợp các yếu tố thực vật (gồm cả các sinh vật), khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con người.

II.Phân loại đất trên thế giới.

1. Phân loại đất theo phát sinh(phương pháp bán định lượng)

Cơ sở của phương pháp: là học thuyết phát sinh đất

Mỗi tầng đất trong phẫu diện là sản phẩm đặc trưng của một hay nhiều quá trình phát sinh. Kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D,…

Nội dung của phương pháp

-Xây dựng bảng phân loại đất: Theo hệ thống phân vị chặc chẽ với tên đất rõ ràng.

Loại đất: là một nhóm đất lớn, phổ biến. Một loại đất có cùng các đặc điểm:

+ Cùng đặc điểm phân giải chất hữu cơ.

+Cùng quá trình phân hóa đá và khoáng vật nguyên sinh; cùng kiểu hình thành khoáng vật thứ sinh và phức chất hữu cơ – vô cơ.

+ Cùng chế độ nước trong đất.

+ Cùng một cách di chuyển các chất trong đất.

+ Cùng một kiểu cấu tạo phẫu diện.

+ Cùng hướng sử dụng, cùng áp dụng các biện pháp để duy trì và tăng dần độ màu mỡ của đất.

Loại phụ: là đơn vị trong phạm vi loại, khác nhau về mức độ thể hiện quá trình hình thành đất.

Thuộc đất: là đơn vị nằm trong phạm vi loại phụ, thường dựa vào đá mẹ để phân chia.

Page 2: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Chủng: là đơn vị đất nằm trong thuộc, phân biệt bởi thành phần cơ giới đất.

2. Phân loại đất của Mỹ( Soil Taxonomy) còn gọi là phương pháp phân loại định lượng.

Nội dung của phương pháp: Xác định và định lượng tầng chuẩn đoán gồm 2 nhóm:

+ Nhóm tầng mặt

+ Nhóm tầng dưới tầng mặt

3. Phân loại của FAO – UNESCO

+ Nhóm đất chính

+ Đơn vị đất

+ Đơn vị đất phụ

4. Phân loại đất của Liên Xô : Chia thàng 8 nhóm+ Lớp +Lớp phụ +Loại +Loại phụ +Thuộc +Chủng +Biến chủng +Bậc

5. Phân chia đất theo đai hệ sinh thái

Trên thế giới, đất của các hệ sinh thái có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần cơ giới, độ xốp, độ pH và chiều dài. Từ các khác biệt đó người ta chia thành nhiều loại nhóm đất khác nhau tương đương với các đai hệ sinh thái đất liền khác nhau. Sau đây là 5 loại đất chính:

+Đất rừng tùng bách, gặp ở vùng có khí hậu lạnh. Thực vật đặc trưng như Thông, Tùng, Bách, Sồi, Giẻ. Hầu hết là cây có lá kim và xanh quanh năm.+Đất rừng ôn đới thay lá, gặp ở vùng khí hậu ẩm ôn đới. Phần lớn là cây có lá rộng và thay lá theo mùa trong năm xen kẽ cây có lá kim.+Đất đồng cỏ, gặp ở vùng ôn đới có mùa khô kéo dài, hầu hết là những cây thân thảo nhất niên.

Page 3: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

+Đất sa mạc, gặp ở vùng khí hậu nóng khô như sa mạc và các bán sa mạc. Thực vật ở đây nghèo nàn bao gồm các loại thân thảo nhỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ mà phần lớn lá của chúng biến thành gai… tạo nên thảm thực vật kiểu Savane.+Đất rừng mưa nhiệt đới, gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Thực vật rất đa dạng và phong phú, có lá rộng và xanh quanh năm. Một số ít loải còn thể hiện sự rụng lá theo mùa thường không rõ như Bàng biển, Xoan…

III. Tổng quan về đất ở Việt Nam.

Thổ nhưỡng Việt Nam mang những đặc điểm chung của địa lý tự nhiên Việt Nam: nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình hình thành đất Feralit là chủ yếu. Tuy nhiên, trên nền đặc điểm cơ bản ấy, chịu sự chia phối đa dạng, phân hóa phức tạp bao gồm nhiều quá trình hình thành đất và nhiều loại đất khác nhau.

Theo điều tra phân loại đất của Hội Khoa Học Đất Việt Nam năm 1996 thì thổ nhưỡng Việt Nam có 14 nhóm đất với 54 loại đất, phân bố rất phức tạp.

IV. Phân loại đất ở Viêt Nam

Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đấtĐất ở Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công

nghiệp. đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất… Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi, đất

xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo…

Page 4: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng Đất có công trình là đình, đền, miếu… Đất làm nghĩa trang. Nghĩa địa Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ

Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Diện tích đất đai phân bố theo độ cao ở Việt Nam :

Diện tích đất đai phân bố theo độ cao 2.000-3.142m có diện tích 280.714ha. Thuộc loại đất mùn alit núi cao.

Diện tích đất đai phân bố theo độ cao 600(800m) đến 1.800(2.000m) có diện tích hơn 3.503.024ha. Thuộc loại đất mùn đỏ vàng trên núi.

Diện tích đất đai phân bố theo độ cao từ 100 đến 600(800m) ở miền nam lên tới độ cao 1.000m có diện tích 20.452.000ha. Thuộc loại đất nhiệt đới Feralit đỏ vàng. Trong đó:

+ Đất núi thấp và đồi 14.740.000ha

+ Đất núi và cao nguyên bazan 1.360.000ha

Phân chia theo hiện trạng sử dụng (ha)

Diện tích đất tự nhiên 32.924.060 Đất nông nghiệp 9.345.346 Đất lâm nghiệp có rừng 11.575.429 Đất chuyên dùng 1.532.843 Đất ở 443.178 Đất chưa sử dụng và núi đá 9.282.718 Sông suối 744.547

Diện tích đất lâm nghiệp 11.775.429

Đất có rừng tự nhiên 9.774.483

Đất có rừng trồng 1.800.544

Diện tích đất chuyên dụng 1.443.162

Đất xây dựng 126.491

Page 5: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Đất giao thông 437.965

Đất thủy lợi và mặt nước 557.010

Đất di tích văn hóa lịch sử 6.493

Đất quốc phòng an ninh 191.680

Đất khai thác khoáng sản 15.942

Đất làm nguyên vật liệu XD 15.381

Đất làm muối 18.904

Đất nghĩa trang, nghĩa địa93.741

Đất chuyên dùng khác 69.236

Phân chia theo đặc điểm địa hình

Dạng địa hình xói mòn (đất dốc)

Dạng địa hình rửa trôi (đất bằng)

Dạng địa hình bồi tụ ( đất trũng)

Phân chia theo đặc điểm cấu tạo

Nhóm đất feralit

Nhóm đất xám

Nhóm đất phù sa

Nhóm đất cát

Nhóm đất mặn

Nhóm đất than bùn

Nhóm đất glay

Nhóm đất phèn

Nhóm đất nâu

Nhóm đất đen

Page 6: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Nhóm đất khác

1. Đất FeralitTổng diện tích 20,49 triệu ha, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Nhóm đất Feralit có 3 nhóm chính:

+ Nhóm đất feralit đỏ vàng+ Nhóm đất feralit đỏ nâu+ Nhóm đất mùn feralit vàng đỏ trên núi

Đặc tính chung: chua, nghèo mùn và nhiều sét. Có màu đỏ hoặc vàng và dễ kết vón thành đá ong do có hợp chất của Al và Fe, nhóm đất này mang những đặc điểm điển hình của đất feralit – sản phẩm của khí hậu nhiệt đới ẩm, đó là chua, độ no bazo thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến chất dễ hòa tan bị rửa trôi, có quá trình tích lũy Fe, Al tương đối và tuyệt đối, hạt kết tương đối bền.1.1 Nhóm đất feralit đỏ vàng

Các loại đất feralit đỏ vàng là hạt nhân của đất địa đới chiếm đến 47,1%. Đất này thường chua, có tầng tích tụ B feralit, độ no bazo dưới 50.

Mục đích sử dụng: thích hợp cho lâm nghiệp và nông – lam kết hợp, vườn rừng, vườn cây ăn quả, trồng cây công nghiệp dài ngày. Nhóm đất đỏ feralit đỏ vàng gồm 5 loại:

1.1.1 Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét

Diện tích: diện tích đất này rất lớn, khoảng 6,8 triệu ha

Quá trình hình thành: loại đất này phát triển trên đá mẹ giàu sét, gồm philil, gonai, đá phiến kết tinh, đá sét.

Đặc điểm: do thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp đất có độ dày trung bình, trên đá phiến mica có thể dày hơn tới 2m. Phẫu diện đất phân tầng rõ, tầng mặt thiên về sắc đỏ và tương đối xốp, ẩm, xuống sâu thiên về sắc vàng và ẩm ướt.

Khi mất lớp phủ rừng, đất rất dễ bị rửa trôi và bào mòn trong mùa mưa, do đó nếu không có biện pháp bảo vệ, đất nghèo đi nhanh chóng.

Phân bố: tập chung ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Bắc, từ Hòa Bình đến Lai Châu và ở vùng trung du Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang.

1.1.2 Đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit.

Page 7: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Diện tích: Tổng diện tích khoảng 4,6 triệu ha.

Đặc điểm: đá giàu thạch anh khó phân hóa nên tầng đất thường mỏng, thành phần cơ giới trung bình, lớp mặt có thể nhẹ do bị rửa trôi, thường nghèo mùn, lân và có phản ứng chua. Do những đặc tính đó, đất dễ bị thoái hóa nhanh chóng, màu sáng dần.

Trên vùng đồi núi nước ta, loại đất này hầu hết đã bị xói mòn nghiêm trọng cần có biện pháp bảo vệ.

1.1.3 Đất feralit vàng nhạt trên đá cát

Diện tích: tổng diện tích khoảng 2, 6 triệu ha

Đặc điểm: các đá cát như cát kết, đá phiến silic có tỉ lệ silic cao hơn đá macma axit, nên càng khó phong hóa hơn, tầng đất rất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, từ cát đến cát pha. Đất thường dốc, bị rửa trôi mạnh, màu nhạt dần, có thể xám trắng, nên chua, nghèo dinh dưỡng.

1.1.4 Đất feralit vàng nâu trên phù sa cổ

Diện tích: tổng diện tích khoảng 450.000ha

Quá trình hình thành: tuy hình thành trên phù sa cổ, nhưng do địa hình dạng đồi lượn sóng cao khoảng 25 – 30m, thuận lợi cho vận động lên xuống của nước ngầm trong phẫu diện, nên quá trình feralit phát triển và đất được xếp trong nhóm đất feralit.

Đặc điểm: đất có màu vàng nâu, tính chất lý hóa đều kém vì không có cấu lượng, nhiều kết vón, có nơi đã xuất hiện tầng đá ong dày, đồng thời cũng chua, nghèo phì nhiêu. Cần tích cực cải tạo và khai thác loại đất này để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu.

Phân bố: chủ yếu ở rìa các châu thổ, nơi đông dân cư.

1.1.5 Đất feralit biến đổi do trồng lúa

Diện tích: tổng diện tích nhỏ, chỉ khoảng 160 000 ha. Quá trình hình thành: loại đất này hình thành trên các ruộng bậc thang ở miền núi.

Việc giữ nước trong một thời gian dài để cấy lúa, việc cày bừa thường xuyên đã làm biến đổi sâu sắc đất feralit đồi núi trước kia. Đất mất cấu trúc, mùn bị giảm, glây xuất hiện, kết von được hình thành.

Page 8: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Đặc điểm: Đất bị bạc màu, tầng mặt thô dần do nước tràn bờ cuốn trôi phì liệu và các phần tử mịn, có nơi thành tầng cát thạch anh. Đất có độ phì tự nhiên thấp.Tuy nhiên chúng cần được chú ý vì là đất trồng lương thực chủ yếu ở miền núi, cần canh tác khoa học như cày sâu để trộn lẫn tầng đất mặt nhẹ với tầng đất nặng ở bên dưới, bón nhiều phân chuồng, phân xanh phối hợp với phân hóa học, chủ động giữ nước vừa đủ, tránh chảy tràn bờ.

1.2 Nhóm đất feralit nâu đỏ

Tổng diện tích: Đất feralit nâu đỏ khoảng 2, 68 triệu ha, chiếm khoảng 8,5% diện tích đất Việt Nam.

Quá trình hình thành và đặc điểm: Nhóm đất này cũng chỉ hình thành trên các đá macma baz, trung tính và đá vôi như nhóm đất đen, nhưng vì quá trình phát triển feralit lâu dài đã dẫn đến sự phân hóa trọn vẹn đá mẹ, tầng đất dày, mịn, hàm lượng sét cao, không có đá lẫn các xetxkioxyt sắt nhôm đã nhuộm đỏ thêm và đất từ nâu thẫm chuyển sang nâu đỏ, đỏ nâu, nâu vàng.Nhóm đất feralit nâu đỏ gồm 4 loại :

1.2.1Đất feralit nâu thẫm trên đá macma bazơ và trung tính.

Diện tích: Diện tích nhỏ khoảng 100000 ha.Đặc điểm: Loại đất này chiếm diện tích nhỏ xen kẽ với đất feralit nâu đỏ và do thường ở vị trí thấp hơn, ở chân các dãy đồi nên ẩm thấp, độ phì nhiêu cao hơn.

1.2.2 . Đất feralit nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính

Diện tích: Chiếm khoảng 2 triệu ha. Đặc điểm: Loại đất này có tầng rất dày, đến vài mét, tỉ lệ sét cao nên thành

phần cơ giới nặng. Tuy nhiên, do cấu tượng tốt nên vẫn tơi xốp, thoáng khí. Đất giàu mùn và cation, đạm và lân ổng số cao, nghèo kali.

Hướng dẫn sử dụng: Đất nâu đỏ là loại đất tốt, thích hợp cho các loại cây trồng lâu năm có rễ ăn sâu như cao su, cà phê, chè. Tuy nhiên, khi khai thác cần có biện pháp bảo vệ như chống xói mòn, giữ ẩm cho đất vào mùa khô, bón phân và kali, cả đạm nếu cần thiết.

Phân bố : Tây Nguyên có diện tích lớn nhất tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Ngoài ra còn thấy ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Yên, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa.

1.2.3 Đất feralit nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính.

Page 9: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Diện tích: Diện tích đất nâu vàng không lớn, khoảng 300.000 ha. Đặc điểm: Loại đất này hình thành trong điều kiện khí hậu ẩm hơn nên

đất ngả sang màu nâu vàng. Đất nâu vàng có đầy đủ tính chất tốt của đất nâu đỏ nhưng ẩm hơn.

Mục đích sử dụng: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực.

Phân bố: Tập trung nhất ở cao nguyên Bảo Lộc, nơi có độ cao 800 – 900m và lượng mưa lớn tới 2800mm.

1.2.4 Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi.

Diện tích: tổng diện tích cũng ít, khoảng 300.000 ha. Đặc điểm: Loại đất này giàu mùn, đạm và có cấu tượng tốt. Tùy địa

thế, vị trí mà đất có màu sắc khác nhau. Nơi dốc thoát nước, có màu đỏ nâu, nơi ẩm thấp hơn có màu vàng; nơi khô và giàu mùn thành đất nâu, dưới thung lũng thấp có màu đen.

Phân bố : Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, và dải đá vôi Tây Bắc từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Vào miền Trung thấy ở vùng đá vôi Kẻ Bàng – Khe Ngang.

1.3 Nhóm đất mùn feralit vàng đỏ trên núi thấp

Diện tích: do núi thấp ở Việt Nam chiếm một tỉ lệ diện tích khá lớn nên diện tích đất mùn vàng đỏ tới trên 3.000.000 ha, chiếm 10, 25% diện tích đất Việt Nam.

Đặc điểm: phát triển trên đủ các loại nham thạch nhưng do quá trình tích lũy mùn trôi hơn các quá trình hình thành đất khác nên sự phân hóa theo nham thạch không mạnh. Đất ẩm, trên mặt là tầng đất màu xám đen của mùn, xuống dưới có màu vàng, vàng đỏ, màu đỏ, đỏ nâu hay đỏ vàng. Phản ứng đất chua do axit mùn, độ PH xấp xỉ 4, đất nghèo cation kiềm, khả năng trao đổi cũng thấp.

2. Đất xámPhân loại: Đất xám gồm 5 loại sau: - Đất xám bạc màu- Đất xám có tầng loang lỗ- Đất xám glây- Đất xám feralit- Đất xám mùn trên núi

Đa số các đất này đươch hình thành tại nơicó địa hình bậc thang và dốc tương đối rõ, khí hậu mang tính lục địa: Hanh khô kéo dài, đất bốc hơi nhiều, lượng mưa ít

Page 10: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

nhưng mưa tập trung theo mùa, gây rửa trôi mạnh sét, cát và chất dinh dưỡng. Diện tích lớn nhất gần 20 triệu ha, phân bố rộng khắp các vùng trung du miền núi và một phần đồng bằng.

2.1 Đất xám bạc màu

Phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và trên sản phẩm phá hủy đá macma axit và đá cát. Diện tích là 1.8 triệu ha.

Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

2.1.1 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

Hình thành tại các thềm phù sa cổ do địa hình cao chừng 15 -20 m quanh năm không ngập nước

Tính chất: Quá trình rửa trôi lâu ngày làm mất đi cát, chất màu mỡ của đất nên đất trở nên nghèo.

Màu sắc: Đất có màu trắng, trắng xám, xám tro; tỉ lệ mùn thấp

Độ chua: 4, 5 – 5 và nghèo N, P, K.

Thành phần cơ giới: Cát, cát pha, thịt nhẹ.

Phân bố ở Đông Nam Bộ trên 900 nghìn ha ở Trung du Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ. cả nước có tổng diện tích là 1,2 triệu ha.

2.1.2 Đất xám bạc màu trên sản phẩm phá hủy đá macma axit và đá cát.

- Quá trình hình thành giống đất xám phù sa cổ nhưng trên sản phẩm phong hóa đá mẹ, đá cát nên hạt thường chua, nghèo, khô.

- Phân bố : Tây Nguyên, lẻ tẻ dọc ven biển miền Trung.

2.2 Đất xám có tầng loang lỗ

Là loại đất bị thoái hóa, do địa hình đồi trung du, đất bị rửa trôi sét tầng mặt nên thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng, thường gặp trong phẫu diện đất B bị nén chặt, tỉ lệ sét tăng đột ngột ở độ sâu nhất định có thể gặp ở tầng đá ong.

2.3 Đất xám glay

Đất này ở vùng trũng, khó thoát nước nên đất chua PH từ 3.5- 4.5. Cũng là xám glay nhưng ở phương khác nhau tính chất của đất có khác nhau chút ít.

Page 11: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Đất xám glay ở Trung du Bắc Bộ nghèo chất dinh dưỡng.

ở Tây Nguyên đất có màu xám xanh, nhiều mùn, giàu đạm nhưng nghèo lân.

Đất này ở Đông Nam Bộ rất giàu đạm và chất hữu cơ.

2.4 đất xám mùn trên núi

Có hàm lượng chất hữu cơ cao, do địa hình núi cao, độ ẩm khá lớn nên có khả năng phục hồi khá nhanh, lượng mùn tầng mặt ở một số nơi khá dày.

Diện tích lớn trên 3 triệu ha, phân bố ở độ cao 700 m, chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.

2.5 Đất xám feralit

Đất xám feralit phát triển trên đá sét và đá biến chất. loại đất này cũng phát triển trên đá mẹ giàu sét.

Thành phần cơ giới : Nặng, kém tơi xốp. Đất có độ dày trung bình trên đá phiến mika. Độ dày tầng đất có thể lên tới hai mét. Phẫu diện phân tầng rõ ràng. Khi mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị rửa trôi, bào mòn lớp mặt trong mùa mưa.

Phân bố : ở vùng Tây Bắc (từ Hòa Bình đến Lai Châu) ,Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang.

3. Đất phù saTổng diện tích đất phù sa chiếm 10,8% diện tích đất tự nhiên của cả nước, là loại đất rất tốt có độ phì nhiêu và màu mỡ cao. Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào đặc tính phù sa sông bồi đắp. độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các con sông bồi đắp nên châu thổ. Đất phù sa về cơ học thì hạt mịn, tơi xốp, có pha trộn ít hay nhiều cát, tùy lưu tốc của dòng chảy và tốc độ bồi lắng từng vùng.Đất phù sa có nhiều loại nhưng chủ yếu và phổ biến có 4 loại : Đất phù sa trung tính và ít chua, đất phù sa chua, đất glây và đất lầy.

3.1 Đất phù sa trung tính và ít chua

Diện tích : 226.000 ha, PH : 5.5-7.5Tính chất : Đất có màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung tính, tơi xốp. Đất phù sa ĐBSCL có phần nặng và chặt hơn. Khi trở thành đất chuyên trồng lúa nước thì có sự biến đổi do thời gian bị ngập nước lâu và việc cày bừa liên tục. Tầng trên cùng màu nâu nhạt, có sự rửa trôi sét. Tầng đế cày bị nén chặt, tầng giữa màu sẫm hơn, thành phần cơ giới nặng, oxit sắt bao phủ hạt đất tạo nên những vệt đỏ. Tầng dưới cùng do

Page 12: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

ngập nước thường xuyên nên xuất hiện quá trình glây, có màu xanh xám. Tất nhiên, sự phân tầng như trên không đồng nhất ở mọi nơi, tùy thuộc vào địa hình cao thấp, vào chế độ tưới tiêu và kĩ thuật canh tác.- Phân bố :

ĐBSH : Phân bố chủ yếu về phía tây đường vạch từ thị xã Bắc Ninh đến cửa Trà Lý, nghĩa là trong phạm vi bồi tích mạnh của dòng sông Hồng.

ĐBSCL : Tập trung ven sông Tiền và sông Hậu, rộng nhất là dãi bờ bắc sông Tiền từ Hồng Ngự đến Mỹ Tho.

- Hiện trạng sử dụng đất : Đây là vốn đất quý nhất, không nên phí phạm, tiếc rằng đây cũng là nơi tập trung dân cư rất đông, nhiều đô thị cho nên đang bị thu hẹp một cách đáng kể để lấy đất xây dựng.3.2 Đất phù sa chua- Diện tích : 1.666.000 ha, PH : 4.5-5.5- Tính chất : Đất có màu nâu nhạt đến xám, thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 30 50% đất chặt. Địa hình cao thấp không đều, dễ bạc màu, nhiều nơi có tầng loang lỗ đỏ vàng do sắt được tích lũy, nơi thấp bị glây. Có đạm và kali trung bình, nghèo lân.- Phân bố :

Đất bồi tích của sông Thái Bình Đất ở ĐBDH miền Trung Dãi đất bao bọc đất phù sa trung tính ít chua ở ĐBSCL (trừ đất phèn và đất

mặn)- Biện pháp cải tạo : Cần chăm sóc loại đất này vì diện tích lớn của nó, bón phân

cân đối cả phân hữu cơ lẫn vô cơ, đặc biệt là lân, dung vôi hạ thấp độ chua, chủ động tưới tiêu.3.3 Đất glây- Diện tích : 450.000 ha, PH gần bằng 4- Nguồn gốc hình thành : Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa tại những nơi thấp, đọng nước trong thời gian dài (trên 6 tháng), mực nước ngầm gần mặt đất.- Tính chất : Đất rất chua, bí, màu xanh, đôi khi có vệt vàng hoặc nâu, thành phân cơ giới nặng. Mùn trung bình từ 2-4%, đạm và kali trung bình, nghèo lân.- Phân bố : ĐBSH, Băc Trung Bộ và rải rác ở DHNTB, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.- Biện pháp cải tạo : Có thể cải tạo đất glây bằng cách tháo nước tiêu úng, cày lật đất cho thoáng khí, bón vôi khử chua cho đất để hạn chế quá trình glây làm xấu

Page 13: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

tính chất của đất. Tuy nhiên, nên làm một vụ lúa, một vụ cá hay nuôi trồng thủy hải sản thường xuyên.3.4 Đất lầy

Diện tích : 43.000 ha, PH gần bằng 4 Tính chất : Đất nhão, đen, do nhiều chất hữu cơ từ xác thực vật và thủy

sinh như lau, sậy, cói phân hủy, tỉ lệ mùn từ 4-8%, giàu đạm, nghèo lân và kali. Đất rất chua, trong đất có nhiều độc tố gây hại cho cây trồng.

Phân bố : Tập trung ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, nằm giữa vùng gò đồi chân núi và cồn cát ven biển, ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu ở vùng trũng Hà – Nam –Ninh.

Biện phấp cải tạo : giống như đất glâyĐất phù sa cần được sử dụng hợp lí và phải thường xuyên cải tạo nhằm tăng suất cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa để giúp Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trong thị trường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.

4. Đất cát

Giới thiệu tên khoa học và tính chất

Chúng có thành phần cơ giới nhẹ, bở rời, hàm lượng Si cao. Lượng hữu cơ, NPK đều thấp, PH từ 4-6.

Trong bảng phân loại đất theo FAO-UNESCO, nhóm đất cát biển có tên gọi là arenosolols. Ký hiệu :AR

Phân loại:

Theo thành phần sét, cát, màu sắc, tuổi hình thành ta chia ra :

Đất cồn cát trắng và vàng Đất cồn cát đỏ Đất cát biển

Nhóm đất cát biển nước ta có khoảng 530000ha. Phân bố dọc ven biển Việt Nam từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là ở Trung Bộ. Dựa vào thành phần sét, cát, màu sắc và tuổi hình thành mà ta chia ra 3 loại đất cát sau : 4.1 Đất còn cát trắng và vàng

- Diện tích : 220000 ha. Phân bố tập trùn ven biển miền Trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh tới Phan Thiết làm thành cồn cát rất cao.

- Tính chất : Các cồn cát thường có sườn dốc đứng, lâu ngày rửa trôi hết phân tử sét chỉ còn lại màu trắng của silic, nếu nơi ẩm chuyển sang màu vàng.

- Cần trồng rừng, phi lao để chống cồn cát di động vào nhà cửa, ruộng vườn.

Page 14: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

4.2 Đất cồn cát đỏ- Diện tích : 77000 ha, ven biển bình thuận- Hình thành trong điều kiện có khí hậu khô, tỉ lệ sét và limon cao hơn cồn

cát trắng và vàng nên có thể trồng hoa màu. Các cồn cát này thường ổn định, tập trung thành dải cao, có khi tới 200m.

4.3 Đất cát biển

- Diện tích : 235.000ha, phân bố dọc ven biển, tập trung từ thanh hóa đến bình thuận- Điều kiện hình thành : nơi có địa hình bằng phẳng, do sự bồi lắng phù sa sông và

sự tham gia quá trình lấn biển- Thành phần cơ giới : cát và cát pha, thoáng khí, ít chua, nghèo chất dinh dưỡng,

nghèo mùn.Hướng dẫn sử dụng chung cho các loại đất cát :Có độ phì nhiêu tự nhiên thấp, nhưng lại có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm nông lại thích hợp cho việc trồng các loại cây trồng như : cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau màu…Hướng sử dụng :

Trồng hoa màu, trồng rừng phòng hộ ven biển Dùng trong việc sản xuất công nghiệp như : dùng để làm ra thủy tinh, xây

dựng

Biện pháp cải tạo :

Để cải tạo đất cát cần có nhiều biện pháp tổng hợp. bón phân đúng kĩ thuật là một trong những biện pháp cải tạo đất nhanh, rẻ, dễ làm,cho hiệu quả ngay trong một vụ sản xuất.

5. đất mặn (Salic, fluvisds- fls)

Ý niệm chung:

Đắt mặn là loại đất chứa hàm lượng các muối hòa tan lớn, đa phần là muối Cl (NaCl, KCl).

Nguyên nhân làm đất mặn :

- Do ảnh hưởng của nước biển theo thủy triều dâng lên, sự xâm lược của nước biển vào vùng trũng nhất.

- Do nước mạch mặn tích lũy lâu ngày trong đất theo mao quản leo lên tạo thành một lớp muối trên mặt đất.

Tình hình và sự phân bố:

Page 15: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Ở Việt Nam, tổng diện tích đất mặn là 970.000 ha

Sự phân bố: Đất mặn là do biển gây ra dọc ven biển từ Bắc chí Nam, ở đồng bằng Bắc Bộ ( Hà Nam, Ninh Bình ), ở đồng bằng Sông Cửu Long (Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu).

Ở những vùng khô hạn nặng, nước mạch mặn tích lũy lâu ngày tạo thành một lớp muồi trên mặt đất, diện tích rất hạn chế như ở vùng Phan Rang – Ninh Thuận.

Đặc tính:

Nồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na2CO3, NaHCO3

Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ muối.

Độ mặn tỉ lệ muối hòa tan nồng độ Cl (%)

Rất mặn > 1,0 > 0,25

Mặn nhiều 0,5 – 1,0 0,15 – 0,25

Mặn TB 0,25 – 0,5 0.05 – 0,25

Mặn ít < 0,25 < 0,05

Phân loại: có3 loại

5.1 Đất mặn sú vẹt đước

Ở việt nam có diện tích 100.000 ha Chủ yếu là đất trong rừng ngập mặn Phân bố chủ yếu ở ĐBSCL, ít hơn ở ĐBSH, còn lại rải rác ở các đồng bằng ven

biển khác.Đặc tính:

- Thường ngập thủy triều nên bảo hòa Cl- Tầng mặt nhiều hữu cơ, giàu lân, kali,dễ tiêu- Lượng đạm khá, đất trung tính hoặc kiềm yếu

Biện pháp cải tạo:

Giữ rừng để đảm bảo đa da dạng sinh học.

Kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng.

Page 16: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

5.2 Đất mặn nhiều:

+Diện tích trên 130.000ha

+Phân bố : chủ yếu ở ĐBSCL

+ Đặc tính:

Bị ngắm mặn muối NaCl với tỉ lệ hòa tan > 1% và nồng độ Cl > 0,25%

Chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều sét, thịt pha sét.

+ Biện pháp cải tạo:

Tháo chua, rửa mặn nhưng chi phí cao, kém hiệu quả.

Nên lập các ô trũng để nuôi trồng thủy sản.

5.3 Đất mặn trung bình và ít:

+Diện tích trên 730.000ha

+ Lùi vào trong giáp vùng đất phù sa nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của thủy triều, 80% diện tích tập trung ở ĐBSCL.

+ Đặc tính:

Nồng độ muối Cl thấp.

Không có thực vật nghập mặn.

Phản ứng trung tính, ít chua, lượng mùn đạm và lân trung bình.

+Biện pháp cải tạo:

Sử dụng đồng lúa hai vụ kết hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

6. Đất phèn (chua mặn-Thonic Fluvisols-Flt).

Ý niệm chung: Đất phèn là loại đất chua mặn chứa nhiều sulfat kép Fe và Al được hình thành ở vùng đất mặn khó thoát nước có tích tụ xác hữu cơ thực vật.

Nguyên nhân gây nên:

Gốc muối sulfat chứa nhiều trong nước biển và S trong xác hữu cơ qua hoạt động của sinh vật yếm khí khử SO4 tạo thành H2S gặp Fe chuyển sang FeS2.

Page 17: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

2H2S + Fe = FeS2 + 2H2

FeS2 (pyrit) bị oxi hóa tạo ra FeSO4, H2SO4.

Quá trình oxi hóa tiếp tục biến Fe2+ thành Fe3+. Các thành phần xảy ra phản ứng không hoàn toàn tạo ra khoáng jarossite [KFe3(SO4)2OH6] là thành phần đặc trưng của đất phèn.

Trong điều kiện những dãy đất này thoát khỏi ảnh hưởng ngập triều quá trình oxi hóa diễn ra như sau:

Fe2(SO)4 + 6H2O = 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 (tạo lớp váng vàng trên mặt).

Tình hình và sự phân bố:

Phân bố chung: Ở Việt Nam có hơn 1,85 triệu ha tập trung ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cà Mau, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định.

Đặc tính:

Chứa khoáng jarassite, Fe(OH)3,…đặc trưng cho đất phèn. Đặc trưng của đất phèn là nồng độ ion sunfat nhiều hơn nồng độ ion Cl.

Độ PH < 5.

Tỉ lệ hữu cơ cao, nhiều đạm, kali và lân nghèo.

Phân loại:

Dựa vào nồng độ ion sunfat và ion Cl phân làm 2 loại:

+Đất phèn chua mặn khi nồng độ ion sulfat nhiều hơn ion Cl.

+Đất phèn mặn chua khi nồng độ hai ion trên xấp xỉ nhau.

Dựa vào thành phần các kim loại phân ra làm 2 loại:

Đất hình thành trong điều kiện yếm khí, sắt ở điều kiện khử FeO màu xám xanh thành phần thường nặng nhất làm ở lớp dưới.

Đất thường có tầng hữu cơ dày và tỉ lệ khá cao nhất là đơn vị đất lầy, đất chua. Đạm trung bình hoặc khá, lân và kali nghèo.

Đất rất chua, PH = 4, bí nước, màu xám xanh đôi khi có vệt vàng và nâu, thành phần cơ giới nặng, độ no bazơ và dung tích hấp thụ thấp, nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn.

Page 18: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

Tính thích nghi và hướng sử dụng:

Muốn sử dụng có hiệu quả loại đất này phải có hệ thống thoát nước toàn vùng, một số nơi trồng lúa có năng suất cao. Ngoài ra có thể phát triển thành những khu nuôi trồng thủy sản hoặc cây đặc sản phù hợp…

7. Đất than bùn

Kí hiệu là T;Histosols (HS)

Đất than bùn được hình thành trong điều kiện hữu cơ bị chôn vùi trong trạng thái bán phân giải. Đất phân bố ở ĐBSCL tập trung đáng kể ở vùng U Minh thuộc Kiên Giang, Minh Hải.Đơn vị này thường có đất phèn tiềm tàng.

Diện tích ít (không tính được ở những nơi phân bố hẹp), toàn nhóm có 24,941ha, chiếm 0,075% diện tích cả nước.

7.1 Phân loại và phân bố:

-Đất gồm 2 đơn vị nhỏ hơn là: đất than bùn và đất than bùn phèn tiềm tàng.

-Đất than bùn phèn chiếm tỉ lệ cao tuyệt đối là 96% toàn nhóm.

7.2 Tính chất:

Đất than bùn có lớp hữu cơ bán phân giải trong phạm vi phẫu diện và có nơi xuống sâu 3-5m, hàm lượng hữu cơ lớn hơn 15% đất chua và đất rất chua, đạm cao và thay đổi theo tính chất của tầng than bùn, lân nghèo, hàm lượng cacbon cao.

7.3 Tính thích nghi và hướng sử dụng:

Đất thường được khai thác làm phân bón sau khi để khô và ủ với lân vôi, gần đây có xí nghiệp phân bón tích cực khai thác để làm phân hữu cơ tổng hợp, phân sinh học.

Có những nơi sử dụng làm lúa nếu tầng than bùn sâu lớn hơn 25-30cm. Những nơi đã khai thác có thể cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và cây đặc sản thích hợp.

8. Đất đen

Kí hiệu là R;Histosols(HS)

Là nhóm đất dược hình thành trong điều kiện bão hòa bazơ hoặc sản phẩm phong hóa tại chỗ trong hoàn cảnh tốc độ khử kiềm chậm hơn tốc độ phong hóa ở vùng đá mẹ,

Page 19: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

badan, đá vôi… hoặc trong hoàn cảnh địa hình thấp tập trung cacbonat (thung lũng vùng đá vôi).

8.1 Phân loại và phân bố:

Được chia thành 5 đơn vị nhỏ là: đất đen và tầng kết von dày, đất đen glây , đất đen cacbonat, đất nâu thẫm trên bazan, đất đen tầng mỏng.

Trong đó có 2 đơn vị chiếm diện tích lớn là: đất đen cacbonat và đất nâu thấm trên bazan. Hai đơn vị trên phân bố trên hoàn cảnh khác nhau gần các khối đá vôi hoặc bazan. Đất do sản phẩm của đá vôi thường ở đại hình bằng hơn tập trung ở Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa…

8.2 Tính chất:

Đất phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, bão hòa bazo7 màu đen hoặc nâu thẫm, hữu cơ thường cao, lân và đạm khá, riêng đất đen cacbonat ở địa hình thấp thoát nước không tốt thường xuất hiện glay6 ở tầng dưới và lượng Ca2+, Mg2+ khá cao.Đây là nhóm đất có chất lượng khá nhưng phải khắc phục một số nhược điểm thường gặp phải như úng và mức độ lẩn đá tầng mỏng ở một số nơi.

8.3 Tính thích nghi và hướng sử dụng:

Đất thích hợp cho các loại cây như đỗ, đậu, ngô, mía, các loại cây ăn quả. Ở địa hình bằng thoát nước kém dành cho lúa cũng như một số loài cây thích nghi khá. Chú ý sử dụng các dạng phân bón phù hợp trong môi trường trung tính và kiềm.

9.Đất nâu (Ký hiệu XK; lixisol)

Trước đây có tên là đất nâu vùng bán khô hạn. Nhóm đất này hình thành trong hoàn cảnh đặc biệt ở vùng khí hậu khô hạn ở Việt Nam trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở đây lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi, mức độ rửa trôi, xói mòn yếu.

Diện tích toàn nhóm: 42.330ha, chiếm tỉ tệ toàn quốc.

9.1 Phân loại và phân bố:

Đất nâu được chia làm 3 đơn vị là: đất nâu vùng bán khô hạn, đất đỏ vùng bán khô hạn và đất nâu vùng khác.

Trong đó đất nâu vùng bán khô hạn là chủ yếu, chiếm diện tích 95% diện tích của cả nhóm. Đất thường trên sản phẩm của phù sa cổ hoặc đá mẹ giàu thạch anh.

Page 20: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

9.2 Tính chất:

Đất có độ PH trung tính ít chua hay kiềm yếu, CEC, mức độ bão hòa bazo7 cao, lượng hữu cơ đạm lân kali trung tính và nghèo, thường thiếu nước vào mùa khô nếu không có biện pháp bảo vệ.

9.3 Tính thích nghi và hướng sử dụng:

Đất thích hợp với nhiệu loài cây trồng, với độ PH trung tính và ít chua. Cây bông rất thích hợp với vùng này nếu giải quyết được nước tưới, ngoài bông đậu đỗ cũng phát triển tốt.

Đây là vùng ít mưa nhất. Vì vậy cần áp dụng mọi biện pháp giữ ẩm cho đất, xây dựng hệ thống thủy lợi ở vùng đất bằng và phủ xanh vùng đồi trọc.

10. Đất mùn alit trên núi cao

Ký hiệu là Alisols(AL)

Diện tích 280.714ha. Đất mùn alit núi cao thường nằm trên các đỉnh núi cao như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Ngọc Ang1, Chư Yang Sin với độ cao tuyệt đối trên 200m. Nhiệt độ bình quân năm dưới 15 độ C, một số ngọn núi phía bắc mùa đông núi bị đóng băng. Thực vật thường là đỗ quyên, trúc, một số cây lá kim ôn đới. Đá phong hóa yếu, tầng đất mỏng lẫn nhiều mảnh đá vụn nguyên sinh. Trên cùng là tầng thảm mục hoặc lớp mùn thô than bùn trên núi. Ở đây quá trình hình thành mùn là quá trình chủ đạo trên loại đất này.

Phân loại: Đất mùn alit núi cao được chia làm 2 đơn vị:

+ Đất mùn alit trên núi cao (A).Humic Alisols (Alh).

+ Đất mùn thô than bùn trên núi cao (AT). Histic Alisols (Alu).

10.1 Đất mùn alit trên núi cao:

Có tầng đất mỏng, phản ứng chua (PHKCl = 3,9-4,1). Độ no bazo7 thấp (28-43%), giàu mùn và đạm (tương ứng 4,8-15,5% và 0,16-0,32%). Thành phần đất hữu cơ của đất phần lớn là axit fulvic và hàm lượng tương đối của axit này càng xuống sâu càng tăng.

10.2 Đất mùn thô than bùn núi cao:

Phát triển trên các đỉnh núi cao nhất nước ta với các đặc trưng chủ yếu:càng lên núi cao cho đến đỉnh Phan-xi-păng(3143m),độ ẩm cao và nhiệt độ thấp,thực vật phát triển

Page 21: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

yếu và nổi bật là thực vật phát triển yếu và nổi bật là thực vật ưa ẩm trên mặt đất và thân cây)là những yếu tố nổi trội khác xa các đới nhiệt đới ẩm bên dưới.Đất phát triển trong điều kiện đá phong hóa yếu và luôn ở môi trường yếm khí nên ở đỉnh núi Phan-xi-păng chỉ có tầng hữu cơ than bùn nằm trên tầng đá mẹ.

Đất bùn alit núi cao cần được sử dụng hợp lí để phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

11.Đất tác nhân

Kí hiệu là N. Anthrosols(AT)

Đất nhân tác là đất hình thành do tác động của con người.Tầng đất do con người tạo ra như đào, đắp, cày, bừa, tưới, tiêu tạo phải từ 50cm trở lên. Những đất chất đống ở thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp hay khai thác mỏ, xây dựng các cơ sở hạ tầng có độ dày từ 50cm trở lên cũng được coi là đất nhân tác.

Nhóm đất này cũng được chia làm 4 đơn vị:

Đất canh tác

Đất chất đống

Đất màu mỡ

Đất nhân tác đô thị

Đất nhân tác thường có hình thái phẫu diện không đồng nhất.Đặc điểm đất phụ thuộc vào nguồn gốc đất được khai thác để chất đống, lên líp và kĩ thuật canh tác, thâm canh, chăm sóc, tưới nước của con người.Tầng đất được đào, lên líp, chất đống và xới xáo, thâm canh thường dày hơn 50cm, vì vậy đạt tiêu chuẩn xếp vào nhóm đất nhân tác.

Nhóm đất này có sự thay đổi về chế độ nhiệt, chế độ khong khí, chế độ nước, chế đô dinh dưỡng va hàng loạt đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên khác.Tuy nhien, ở các tầng đất sâu hơn 50cm thường chưa hoặc ít bị xáo trộn nên còn giữ được đặc trưng của mẫu chất ban đầu.

V.KẾT LUẬN

Thổ nhưỡng Việt Nam mang đặc điểm chung của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam – thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa có cân bằng sinh thái mỏng nên dễ bị phá vỡ,đất dễ bi thoái hóa nếu sử dụng không hợp lí.Trong đó mối quan hệ giữa đất và cây có vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì chính sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên giữa sinh vật

Page 22: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ

và đất luôn diễn ra liên tục. Nếu con người tác động vào lớp phủ thực vật, nhất là chặt phá rừng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình biến đổi đất, làm đất bị hoang hóa, xói mòn, không giữ nước…Vì vậy muốn đất đem lại lợi ích tối đa thì con người phải sử dụng và cải tạo dất hợp lí, giữ gìn và phát triên lớp thực vật. Như thế mới phát triển kinh tế bền vững được.

VI. Tài liệu tham khảo

1.Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 (phần đại cương) Đặng Duy Lợi (chủ biên) NXB ĐH Sư Phạm năm 2007

2. Giáo trình thổ nhưỡng nông hóa, NXB Hà Nội năm 2005

3.Đất Việt Nam (Hội Khoa Học Đất Việt Nam), NXB Nông nghiệp Hà Nội năm 2000

Page 23: Web viewNồng độ muối cao, chủ yếu là muối Cl, ngoài ra còn có Na 2 CO 3, NaHCO 3. Trị số PH thay đổi 6-7.5 và tỉ lệ thuận với nồng độ