MOA HCMC Magazine

44
XÍCH LÔ MỘT THỜI ÁO DÀI XƯA & NAY NGƯỜI HOA GIỮA LÒNG SÀI GÒN 60 NĂM CUỘC ĐỜI BÊN GÁNH XÔI DISCOVERING HO CHI MINH CITY CHỢ LỚN MOA GO MOA FELL MOA SPECTIAL MOA FASHION SAIGON MAGAZINE SỐ 1 / 06 - 2014

description

My projects about magazine layout SAIGON Magazine

Transcript of MOA HCMC Magazine

Page 1: MOA HCMC Magazine

XÍCH LÔ MỘT THỜI

ÁO DÀIXƯA & NAY

NGƯỜI HOA GIỮA LÒNG SÀI GÒN

60 NĂM CUỘC ĐỜIBÊN GÁNH XÔI

DISCOVERING

HO CHI MINH CITY

CHỢ LỚN

MOA GO

MOA FELL

MOA SPECTIAL

MOA FASHION

SAIGON MAGAZINE

SỐ 1 / 06 - 2014

Page 2: MOA HCMC Magazine

BẾN BÌNH ĐÔNGít ai ngờ giữa chốn đô thị phồn hoa như TP.HCM cũng có chợ nổi họp nhóm trên các thương thuyền. Ngày đêm, những chuyến hàng tấp nập ngược xuôi đi, về theo con nước lớn, ròng...

Page 3: MOA HCMC Magazine
Page 4: MOA HCMC Magazine

4 WWW.MOAHCMC.VN

CÁC TRANG KHÁC

EditorNgọc Anh Hồ

Huy Hồ

DistributeGreenline Distribution

Đối với thắc mắc biên tập, thông tin, thư từ, ý kiến hoặc ý tương, xin liên hệ với

Moa HCMC megazine780-431-1802 , fax 780-428-1030, hoặc

qua email [email protected]

Về thông tin quảng cáo xin liên hệ 780-431-1802

www.moahcmc.vn

find us on: https://twitter.com/moahcmc

https://www.facebook.com/moahcmc

6

22

363841

Contents

ĐẶC SẮC

HO CHI MINH CITY

24 MOA DISCOVERYXích lô một thời / Ngọc Anh Hồ

28 MOA STORY60 năm cuộc đời một gánh xôi / Ngọc Anh Hồ

12 20

34

MOA FASHIONÁo dài xưa & nay / Huy Hồ

16 MOA GOHẻm Sài Gòn / Ngọc Anh Hồ

MOA GONgười Hoa giữa Sài Gòn / Ngọc Anh Hồ

MOA FELLSài Gòn hoa lệ / Ngọc Anh Hồ

LETTER EDITOR’STeam Moa HCMC Megazine

MOA FOOD6 món ăn người Hoa ở Sài Gòn / Huy Hồ

MOA FELLKý ức Sài Gòn / Team Moa HCMC Megazine

MOA DIRECTIONĐịnh vị Sài Gòn / Team Moa HCMC Megazine

MOA DIRECTION Điểm đến cuối tuần / Team Moa HCMC Megazine

PublisherHuy Hồ

Copy editorHuy Hồ

Ngọc Anh Hồ

DesignerNgọc Anh Hồ

Huy Hồ

Contributing WritersNgọc Anh Hồ

Huy Hồ

Illustration/PhotographyHuy Hồ

Ngọc Anh Hồ

Design and PrepressMoa HCMC megazine

Page 5: MOA HCMC Magazine

5WWW.MOAHCMC.VN

Page 6: MOA HCMC Magazine

6 WWW.MOAHCMC.VN

LETTER FROMTHE EDITOR“Chào các bạn đã đến với Tạp chí Moa số đầu tiền”

Ngọc Anh Hồ & Huy Hồ

Team Moa Magazine

Bạn đang cầm trên tay số đầu tiên của Tạp chí Moa hợp tác cùng nhà xuất bản Tuồi Trẻ với những thông tin hữu ích về phong cách sống và những gì diễn ra xung quanh Sài gòn. Tạp chí sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Moa - khuyến khích, quảng bá và hỗ trợ việc phát triền và tôn vinh những vẻ đẹp bất tử của văn hóa truyền thống Việt nam nói chung và Sài gon nói riêng. Đồng thời việc tạo dựng ra Moa magazine cũng được coi là định hướng cho giới trẻ ngày nay ngày một yêu mảnh đất mà mình đang sống.Hãy hình dung vê một cuộc sống mà cái đẹp được tôn vinh, một cuộc sống năng động nơi mà những con người luôn vươn tới, hướng về sự hoàn mỵ, can đảm, táo bạo, đầy say mê, hoài bão, hiện đại nhưng mà biết giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Sài gòn.Hãy nhìn ra xung quanh và nhận ra rằng cuộc sống đầy màu sắc nhưng thật gần gũi ấy không ở đâu xa cả. Chính cuốc tạp chí này đang cùng bạn xây dựng nên cuộc sống đó.

Ban biên tập.

Page 7: MOA HCMC Magazine

7WWW.MOAHCMC.VN

Page 8: MOA HCMC Magazine

8 WWW.MOAHCMC.VN

Sự pha trộn đậm chất điện ảnh giữa hai biểu tượng anh hùng Femme Fatale với Wes Andersons›s – Suzy từ bộ phim Moonrise Kingdom năm 2012 và cả Gwyneth trong vai Margot của bộ phim The Royal Tenenbaums là nguồn cảm hứng sáng tạo các thiết kế của BST Margot độc đáo này.

www.rimowa.com

Topshop giới thiệu BST Thu Đông 2013 Thế giới Margot

Ẩm thực Việt nức lòng du khách tại Hội chợ quốc tế HORECA 2014

Trong không khí mùa Xuân Giáp Ngọ 2014, tại Athens Hy Lạp, một số món ăn Việt đã được trưng bày trong không gian ẩm thực tại Hội chợ-Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về Du lịch và Ẩm thực 2014 - HORECA 2014.

www.horeca.com

Đầu tư 22 tỷ đồng cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại, một doanh nhân Việt Nam đang có một giấc mơ À Ố show sẽ trở thành một Cirque du Soleil của Việt Nam. Không chỉ sản xuất một chương trình nghệ thuật, À Ố show trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.

www.aoshow.vn

À Ố show và giấc mơ Cirque du Soleil Việt

Triển lãm tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Quyết Thắng với chủ đề “12 tháng” khai mạc ngày 10-12 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97A Phó Đức Chính, Q.1), giới thiệu 45 tác phẩm xoay quanh ba đề tài chính là hoa, lá và thiếu nữ.

www.hoihoaviet.vn

Triển lãm tranh sơn dầu “12 tháng” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

HOTTEST MOST RECENTLY

TIN NỔI BẬTTRONGTHÁNG

Cùng MOA điểm qua những tin nổi bật nhất trong tháng 6 này. Để không bỏ lỡ những điểm tin hay, những sự kiện nổi bật của cả nước các bạn nhé.

Page 9: MOA HCMC Magazine

9WWW.MOAHCMC.VN

Cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 1 tại thành phố Hồ Chí Minh là cuộc thi ảnh giấy với chủ đề “Sắc màu cuộc sống” (Colors of Life) Cuộc thi do KMTA - Exceed Photo tổ chức dưới sự bảo trợ của FIAP (số: 2014/229) và FIP (Liên đoàn Nhiếp ảnh Việt Nam số 02/2014). Nhận ảnh đến: 16/06/2014. Cuộc thi tìm kiếm những khoảnh khắc chân thực nhất của cuộc sống muôn màu này. Chấm ảnh: 30/06/2014.Thông báo kết quả trên web-site: 11 - 12/07/2014.Mọi thông tin chi tiết về cuộc thi xin vui lòng truy cập: www.nhiepanhviet.vn.

www.nhiepanhviet.vn

Cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ nhất “Sắc màu cuộc sống” năm 2014

Triển lãm “Sài Gòn qua bưu ảnh xưa” (do tạp chí Xưa Và Nay tổ chức, diễn ra từ ngày 29/4 đến 8/5, tại 181 Đề Thám, Q.1, TP.HCM) trưng bày 116 bức ảnh và bưu ảnh tiêu biểu về Sài Gòn trên các lĩnh vực: kiến trúc, kinh tế, văn hóa và đời sống.

www.saigonmagazine.vn

Triển lãm “Sài gòn qua bưu ảnh xưa”: Cổ xưa và giá trị.

Tại TP.HCM, Tổng Công ty văn hóa Sài Gòn sẽ tổ chức Hội sách thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8, kéo dài từ ngày 24-30/3/2014. 160 đơn vị tham gia là các nhà xuất bản, công ty sách, đơn vị phát hành trong và ngoài nước.

www.hoisachviet.vn

Hội sách thành phố Hồ Chí MInh năm 2014 lần thứ 8.

Page 10: MOA HCMC Magazine

10 WWW.MOAHCMC.VN

Page 11: MOA HCMC Magazine

11WWW.MOAHCMC.VN

CHỢ BẾN THÀNHDạo chợ bến thành và khám phá những điều thú vị đằng sau sự tấp nập và náo nhiệt mà nó mang lại cho bạn.

Page 12: MOA HCMC Magazine

12 WWW.MOAHCMC.VN

MOA FASHION THỜI TRANG

XƯANAY

Áo dài là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam! Là biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam

Hiếm có trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt Nam như chiếc áo dài truyền thống. Từng là trang phục hàng ngày của phụ nữ Việt Nam trước những năm 1970, chiếc áo dài hiện đại với khả năng biến hóa linh hoạt, từ kiểu dáng, chất liệu đến họa tiết, vẫn là nguồn

cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế và tín đồ thời trang ở mọi lứa tuổi.Bài viết / Huy Hồ & Hình Ảnh / Ngọc Anh Hồ

THỜI TRANG ÁO DÀI

Page 13: MOA HCMC Magazine

13WWW.MOAHCMC.VN

Áo Lemur tuy được hoan nghênh nhưng cũng bị chê là “lai căng”. Theo Wikipedia thì ông Lê Phổ, cũng năm 1934, “đã sửa bớt những nét lai căng, đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn, dung hợp hài hòa. Áo dài đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó”. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt.

A

1. ÁO DÀI LEMUR

2. ÁO DÀI LÊ PHỔ

4. ÁO DÀI HIỆN ĐẠI

Những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi tiếng mang tên gọi áo dài Bà Nhu. Nó làm cho người phụ nữ trở nên thanh lịch và năng động, mà vẫn giử được sự duyên dáng của họ.

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến

nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo phù dâu, áo tà ngắn. Người ta còn kết hợp chung với quần jean và trang sức phụ kiện.Không chỉ là cái áo nữa, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia.

“ “

1 2

3

4

e Mur là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra năm 1939, lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt

những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp quần trắng.Cổ áo: Cổ bẻ ra theo kiểu Tây phương, góc nhọn thì gọi là “cổ lưỡi dao”, tròn gọi là “cổ bánh bẻ”, cổ khoét hình quả tim, buộc giây…, đều mở ở giữa ngực, duy cổ lọ vai bồng mở ở vai bên phải, gài khuy từ cổ tới vai. Hồi nhỏ, khoảng đầu thập niên 40, tôi đã từng mặc áo cổ lọ vai bồng bằng len đỏ, khuy nhựa của Tây, hình vuông cùng màu đỏ như áo.Khuy áo: Bằng nhựa của Tây, hình vuông, tròn, bầu dục và có hoa nổi hay chìm, đủ màu để chọn tùy theo màu áo.Tay áo: Ông Cát Tường nhận xét là tay áo cổ truyền chật hẹp rất bất tiện mỗi khi co tay, và không hợp với khí hậu nóng bức… Tuy nhiên, trông có vẽ là một kiểu áo dạ hội tay cắt ngắn ở khoảng giữa cánh tay rồi đeo găng tay dài đến tận giữa cánh tay. Có người khen trông “rất sang trọng”.Thân áo: Ông Cát Tường cho rằng áo cổ truyền lụng thụng quá, cần phải ôm sát thân người mặc áo thì mới đẹp.Viền tà: Tà áo cổ truyền phải mất 3 đường khâu và một cái nẹp dài để viền tà cho cứng cáp, vạt áo sẽ đứng chứ không cong queo. Ông Cát Tường tung ra lối viền tròn như con giun bằng một thứ hàng và màu khác hẳn màu áo, giống kiểu viền quần áo ngủ pyjama, đỡ tốn công hơn và lạ mắt. Màu viền tà và màu khuy giống nhau.Áo dài Lemur rất được hoan nghênh, thậm chí chị Phan Thị Nga ở Hội An ca tụng không tiếc lời: “Kiểu quần áo Cát Tường đã làm cho chị em thêm diễm lệ ở nét mặt”

L

Page 14: MOA HCMC Magazine

Áo dài là từ thuần Việt từ lâu, được người nước ngoài sử dụng từ nguyên gốc của tiếng Việt, không qua dịch thuật. Trên văn bản, được viết hoa, không dấu: AO DAI.

Page 15: MOA HCMC Magazine

Chiếc áo thắt eo, tà rộng của phụ nữ Sài Gòn những năm 1970 từng được coi là chuẩn mực của áo dài

Việt Nam một thời.

Page 16: MOA HCMC Magazine

16 WWW.MOAHCMC.VN

THÚ VỊ HẺM Sài Gòn Bài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình ảnh / Huy Hồ

Bạn đã bao giờ nghe tới hẻm “lười”, hẻm “celeb”, hẻm thiền... ở Sài Gòn chưa? Đây là những con hẻm độc đáo nhất Sài Gòn mà nhiều người còn chưa biết đến.

59 Nguyễn Du, sát Bưu điện Thành phố là một trong những con hẻm được chụp ảnh nhiều nhất ở Sài Gòn, bởi vì... nó có một màu xanh khá đẹp. Được biết màu xanh này do một quán cà phê Ấn Độ bên trong sơn khi mới chuyển về. Từ 3 - 4 năm về trước, hầu như ngày nào cũng có rất nhiều nhóm bạn trẻ kéo nhau ra đây chụp ảnh. Hai ngày cuối tuần thì khỏi có chỗ để chen chân. Bạn Trọng Tuấn (quận 3) chia sẻ: “Mấy năm trước con hẻm này nổi tiếng lắm, gần như bạn nào ra cũng kéo nhau vào hẻm chụp. Lúc đó mình từng tham gia trong hội nhiếp ảnh, cứ mỗi lần bàn địa điểm chụp thì ai cũng đòi ra đấy vì khó tìm được cái hẻm nào sạch, sơn màu xanh mà ánh nắng buổi sáng rọi vào rất chuẩn, lên hình ra màu cực mướt mắt.

1. “Hẻm celeb”

Bản đồ Sài Gòn vốn dĩ đã dày đặc và chi chít. Những con hẻm, những ngo hẻm không hề được mang tên trên bản đồ nhưng nó lại là một phần vô cùng quan trọng trong không gian của đô thành lớn nhất nước này.

1

MOA GO | ĐIỂM ĐẾN

ài Gòn đầy năng động và trẻ trung mang trong mình những câu chuyện buồn, vui lẫn lộn. Câu chuyện về những con hẻm là một trong những câu chuyện bắt

nguồn từ ngày xưa và được tiếp tục kể cho đến tận bây giờ, đã đến lúc chúng ta phải để cho câu chuyện dài nhiều tập này chấm dứt, để sau này khi được kể lại, nó sẽ bắt đầu bằng “ngày xửa ngày xưa, Sài Gòn từng có rất nhiều con hẻm nhỏ…”. Đó là những lời tâm sự rất sâu sắc của một bạn trẻ khi viết về hẻm ở Sài Gòn. Những con hẻm mang trong mình những câu chuyện thú vị, những đặc trưng riêng mà chỉ có nó mới có. Là điểm lui tới của nhiều người khi muốn ăn một món quà tặng, ăn một món ăn hay chụp hình cùng bạn bè. tất cả đã tạo nên nhiều sự thú vị.

S

Page 17: MOA HCMC Magazine

17WWW.MOAHCMC.VN

2. Hẻm ăn đêmHẻm bán nhiều đồ ăn ở Sài Gòn có lẽ là vô số kể, nhưng có một con hẻm ở quận 4 nổi tiếng từ rất lâu, mà đến nay vẫn luôn được mọi người chọn làm điểm lê la cứu đói vào buổi tối. Nhiều năm trước, con hẻm 181, Xóm Chiếu quận 4 này rất nhỏ, nhưng sau 6h tối lại tấp nập người đẩy xe đồ ăn ra bán dọc hai bên đường, từ: xôi, chè, cơm, hủ tiếu,... Chủ yếu phục vụ cho người dân lao động nên tất cả đồ ăn ở đây được bán với giá rất rẻ, cực bình dân. A

Không chỉ có teen mà những người nổi tiếng như người mẫu, ca sĩ, diễn viên trước đây cũng từng thường đến chụp ảnh. Nên có thể nói đây là con hẻm được chụp với nhiều người nổi tiếng nhất ở Sài Gòn cũng chẳng sai.

3. “Hẻm lười”Địa điểm tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn, đó chính là con hẻm số 158 nằm trên đường Pasteur quận 1. Nhiều người nhận xét, họ có thể đến đây liên tục bốn đến sáu lần một tuần, bởi... không hề thấy chán. Con hẻm này là nơi tập hợp của việc: ăn uống, cà phê tán dóc thâu đêm và thậm chí là mua sắm,... trong cùng một chỗ, khiến nhiều người chọn nó làm điểm tập kết hàng đêm của mình. Là hẻm cụt, cũng không sâu, nhưng dọc hai bên và phía trên hai tòa chung cư lại có đến hai quán ăn, một tiệm cà phê khá đẹp, hai shop thời trang. Đặc biệt ngay trước hẻm là một quán cà phê mở cửa phục vụ 24/24, quán này hiện đang là điểm hẹn lý tưởng của rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn muốn tìm một nơi ngồi thâu đêm.

2

3 “

Sài Gòn còn rất nhiều những con hẻm vô cùng đặc biệt

khác nữa. Tuy nhiên, để biết được nó hay không thì chắc chắn bạn phải tự bỏ chút ít

thời gian đi khám phá và tìm hiểu đấy.

Page 18: MOA HCMC Magazine

18 WWW.MOAHCMC.VN

Page 19: MOA HCMC Magazine

19WWW.MOAHCMC.VN

Chù

a Bà

Thi

ên H

ậu

Discovering

Chợ LớnKhi nghe đến tên Chợ Lớn mọi người sẽ nghĩ tới hình ảnh của các xưởng sản xuất thủ công nghiệp nhộn nhịp, tới nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa...

Page 20: MOA HCMC Magazine

20 WWW.MOAHCMC.VN

Những góc phố, những con đường mang đậm màu sắc và văn hóa của người Hoa vẫn còn đ ó, tồn tại giữa lòng Sài

Gòn. Đẹp cả về cuộc sống lẫn tình người.

NGƯỜI HOA GIỮA

SÀI GÒNBài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình Ảnh / Huy Hồ

MOA GO | ĐIỂM ĐẾN

Page 21: MOA HCMC Magazine

21WWW.MOAHCMC.VN

Đặc sắc phố người Tàu.

Mỗi năm, ngày 23-3 âm lịch là lễ hội lớn của người Hoa ở Việt Nam, hàng trăm ngàn du khách thập phương tề tựu về cúng bái và dự lễ hội. Một hoạt động truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết, ngày lễ và cả đời sống thường nhật của người Hoa là múa lân. Quận 5 là nơi có nhiều đội lân bậc nhất nước cả về quy mô và trình độ biểu diễn.Riêng về thuốc Đông Y thì không đâu bằng quận 5. Suốt các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục... hàng trăm cửa hiệu cổ kính với vô số loại thảo dược tỏa mùi thơm lừng và người ta dễ dàng tìm được loại thuốc hiếm nhất ở đây. Vào những dịp lễ lớn, nhất là Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu, hai bên đường treo đầy đèn lồng đỏ, tạo nên không gian tưng bừng và huyền ảo. Con đường huyết mạch Trần Hưng Đạo nối trung tâm Sài Gòn với quận 5 và một số quận thuộc khu Chợ Lớn. Hai bên đường những cửa hiệu san sát, không một khoảng trống. Với quan niệm “buôn có bạn, bán có phường” nên người Hoa luôn hình thành những khu phố hoặc chợ chuyên doanh. Như khu vực Trần Hưng Đạo - Châu Văn Liêm chuyên kinh doanh mắt kính, phố

Người Hoa tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu. Với người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tố n kém, cái gì lãng phí khó mà móc được “hầu bao” của họ. Tính cộng đồng cao, luôn thuộc lòng triết lý sống, Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”. Tất cả đã tạo nên 1 cộng đồng người Hoa đặc sắc. Đẹp cả về văn hóa lẫn tình người.

thuốc Đông Y ở đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Hùng Vương thì kim khí điện máy, hay các khu phố ẩm thực... Có thể nói, đến “China town” quận 5, người ta có thể cảm nhận khá đấy đủ về đời sống, văn hóa của người Hoa ở Sài Gòn. Ngày nay, tại Sài Gòn người Hoa có vẻ “trầm lắng” hơn, nhưng cũng không thiếu những thương hiệu nổi tiếng khắp thị trường Việt Nam. Như thương hiệu Kinh Ðô mà mùa Trung Thu năm nay, từ Nam ra Bắc, từ Sài Gòn tới Hà Nội cứ chỗ nào có “mặt tiền” ngon là thương hiệu bánh Trung Thu Kinh Ðô “trấn giữ”. Một đặc điểm nổi bật ở người Hoa là tinh thần trọng thương mại, họ không chê

Nét đẹp cổ kính của một China town quyến rũ và sầm uất đã làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của TPHCM và cả nước Việt Nam thêm những gam màu rực rỡ

A

“Tập quán sinh hoạt

Ấm tình người

ngành nghề nào là nhỏ hay thấp kém. Họ coi việc kinh doanh và làm bất cứ việc gì ra lợi nhuận, rất cần cù và thực dụng.

hi nhắc đến Chợ Lớn là mọi người nghĩ ngay đến một phố Tàu (China Town) trong lòng thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Lớn đã

trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu trong các chương trình du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất, họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoa kiều cùng với kiến trúc đặc trưng nổi bật lên một nét đẹp rất cổ điển. Khách viếng thăm cảm giác như đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó của người Hoa vào những thế kỷ trước.Không những thế, trên các con đường Trần Hưng Ðạo, Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm, Lương Nhữ Học…du khách cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những dãy nhà của người Hoa xây dựng từ 100 năm trước với nét độc đáo, pha trộn giữa hai trường phái kiến trúc Pháp và Hoa. Các đền miếu hội quán cũng là nơi thích hợp cho những du khách muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Hoa.

K

Page 22: MOA HCMC Magazine

22 WWW.MOAHCMC.VN

Hủ tiếu cá là món ăn nổi tiếng của người Hoa. Cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, đã bỏ xương làm sạch và lóc thịt, thái lát, ướp chút muối, hạt nêm. Nước lèo được nấu từ xương lợn nên có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm). Hủ tiếu cá được ăn kèm với xà lách, giá, ớt, chanh và nước tương (xì dầu).Những cọng bánh gấp đôi cọng bánh phở và những lát cá lóc tươi ngon. Đi với hai thành phần trên là nước lèo có màu mờ đục nhưng tươi ngọt do được hầm hoàn toàn bằng xương heo và cá tươi.

1. HỦ TIẾU CÁ

Món ăn này của người Hoa không chỉ giữ nguyên bản với nơi xuất xứ, mà được chế biến cho phù hợp khẩu vị của người Việt. Nước dùng ngọt mà không béo, thịt vịt giòn, mềm mà không tanh. Ngoài ra, món ăn còn hấp dẫn với những sợi mì tươi được làm từ trứng, màu vàng rất bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sợi mì mềm, dai rất ngon miệng, bên cạnh đó là những cọng cải ngòn ngọt và giòn giòn.

3. MÌ VỊT TIỀM

2. HỦ TIẾU SA TẾĐây là món ăn của người Tiều ở khu vực quận 5, 6, 11. Cái tạo nên hương vị cho món ăn chính là nước dùng khi nó được pha chế từ gần 20 loại hương liệu và gia vị. Một bát hủ tiếu đầy đủ ngoài nước dùng, bánh hủ tiếu, thịt bò hay bò viên… thì còn có các loại rau ăn kèm như dưa leo thái sợi, giá, khế chua, húng quế, ngò gai… vừa tăng thêm hương vị vừa tạo thành một gia vị đặc trưng rất riêng cho

món ăn đặc biệt này. Hủ tiếu sa tế hội tụ gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Món này không nấu sẵn nước lèo rồi chan như kiểu hủ tiếu thường thấy, mà phải nấu riêng trong nồi nhỏ rất công phu. Phải có một nồi nước lèo hầm từ xương bò thật đậm đà, rồi múc riêng nước lèo sa tế pha với hỗn hợp gần 20 gia vị (như liệt kê ở trên), xào với dầu mè và sa tế, rồi cuối cùng mới hòa cùng với phần nước lèo có sẵn, nêm thêm muối và đường (phải đúng đường vàng thì mới ngon).

Người Hoa là cộng đồng dân cư lớn ở Sài thành. Tại đô thị phồn hoa bậc nhất Việt Nam này có không ít khu phố Tàu, với nhiều món ăn hấp dẫn của ẩm thực Trung hoa.

MÓN ĂNNGƯỜI HOA Ở

Bài viết / Huy Hồ & Hình Ảnh / Ngọc Anh Hồ

Ở ĐÂU ?Hủ tíu cá Nam Lợi, 43 Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, Quận 1 Hủ tiếu sa tế Triều Châu, số 09, Dương Đình Nghệ, p.8, Quận 11Sủi cảo Hà Tôn Quyền, p.4, Quận 11Mì vịt tiềm Hải Ký, 349 - 351 Nguyễn Trãi, P. 7, Quận 5Chè Thanh Tâm, 528 Phan Văn Trị, P.7, Quận 5

MOA FOOD ẨM THỰC

SÀI GÒN

Page 23: MOA HCMC Magazine

23WWW.MOAHCMC.VN

4. PHÁ LẤU

5. SỦI CẢO

6. QUY LINH CAO

Với những người sành ăn vặt ở Sài Gòn, không ai có thể bỏ qua món phá lấu lòng bò, một món ăn bình dân nhưng có sức quyến rũ khó cưỡng. Món ăn được làm bằng bao tử và ruột non, phổi, gan, tim… với cách chế biến rất giản dị là tẩm ướp gia vị mà trong đó ngũ vị hương là chính, sau đó được chiên vàng và luộc lại cho mềm. Nước cốt dừa là nguyên liệu chính của nước phá lấu, làm nên vị ngọt và béo cho nồi nước hầm. Bí quyết của một nồi phá lấu ngon là ở khâu canh lửa và đổ thêm nước cho ruột non có độ mềm vừa ăn. Nhắc đến phá lấu, cũng là những liên tưởng về khung cảnh quen thuộc bất kể sáng trưa chiều tối trước cổng trường, đám học trò chen chúc đứng ngồi sì sụp quanh nồi phá lấu nóng sền sệt đầy ấp những tên gọi thân thuộc tổ ong khăn lông trái khế lá mía thịt dày phèo, thật khó cưỡng.

Sủi cảo được chế biến gần giống với hoành thánh nhưng lớn hơn và nhiều nhân hơn. Nhân thường được làm từ tôm, thịt lợn, các loại rau… băm nhuyễn với nhau và trộn gia vị cho vừa ăn. Nhân

Quy phục linh hay còn gọi là cao quy linh là một món ăn đặc sắc của người Hoa vùng Quảng Châu. Người ta thường chia làm hai thành phần cơ bản gồm: thổ phục linh, bột mai rùa ba vạch, cam thảo và các loại thảo dược khác như: vỏ quế, trần bì, vỏ cây liên kiều, khổ qua khô, cam thảo, bạch truật, lương phấn thảo, bồ công anh, sinh địa, xuyên liên, hoàng cầm, cúc vàng và cúc trắng. Đây là một món ăn dược thiện, gồm có bột mai rùa,thổ phục linh,sanh địa,bồ công anh và hoa kim ngân,quy linh cao thoạt nhìn trông giống như sương sáo,nhưng dai hơn và hơi nhẩn,có lẽ là do vị đắng của bồ công anh và kim ngân hoa hợp lại. Quy linh cao ăn mát,có tính thanh nhiệt,trừ thấp,tiêu mụn,dưỡng nhan nhuận trường,nên già trẻ lớn bé đều thích hợp,nhưng vì quy linh cao có tính

mát và giải độc,nên phụ nử có thai và những người có thể chất yếu không nên dùng. Nguyên bản của món ăn là một khối đông mềm như rau câu để ăn tráng miệng, ăn nhẹ với trái cây mật ong. Để phù hợp hơn với khẩu vị nhiều người, những của nhà làm Quy Linh cao gia truyền đã chế biến thêm Quy Linh cao trà xanh . Những người bán lại mix với nhiều món khác. Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến sự kết tinh của các món ăn ngon, độc đáo từ các vùng miền khác nhau. Ẩm thực Sài Gòn là một thế mạnh có thể góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, sự đa dạng các giá trị văn hóa ẩm thực mang thương hiệu du lịch của thành phố.

sau khi chuẩn bị xong được cho vào một lát bánh mỏng, làm bằng vỏ bột mì dùng để gói hoành thánh, gói lại theo hình bán nguyệt và đem luộc. Sủi cảo có thể chế biến theo nhiều cách như ăn nước, hấp hay chiên.

A

Cùng với ẩm thực các vùng miền, các món ăn của người Hoa mang nét đặc trưng riêng biệt góp nên bức tranh ẩm thực đa sắc của người Sài Gòn.

1 2 5 6

3 4

Page 24: MOA HCMC Magazine

24 WWW.MOAHCMC.VN

MOA DISCOVERY KHÁM PHÁ

Chiếc xích lô ở TPHCM cũng lạ. Du khách cần, giới lữ hành cần, người nước ngoài coi nó như đặc sản Sài

Gòn. Nhưng hễ xích lô lăn bánh xuống đường trung tâm nội ô là có

thể bị bắt bất cứ lúc nào. Phía sau nó là số phận của hàng chục con người

“dưới đáy” như họ tự nhận.

Bài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình Ảnh / Huy Hồ

Page 25: MOA HCMC Magazine

25WWW.MOAHCMC.VN

Với mái tóc đã bạc gần hết, khuôn mặt hằn nhiều nếp nhăn và sạm đen dưới ánh nắng, họ vẫn lặng lẽ hành nghề với niềm say mê, gắn bó. Đi xích lô đã là một cái thú, gặp được bác tài hay hay lại càng thú hơn.

Nét đẹp phù hoa

Bao giờ lại thấy xích lô ?Khách mê đi xích lô đến mức lắm khi phải đem xích lô đến cho họ chụp ảnh lưu niệm. Có lần khách sẵn sàng trả 5 đô la cho ngành du lịch chỉ để được chụp ảnh chung với chiếc xích lô!. Chừng nào còn chợ, còn người đi chợ thì họ còn ở đây chạy xích lô. Nhưng, chỉ mong mấy anh công an nhìn thấy mồ hôi đẫm lưng, lương thiện chở khách thương tình đừng bắt giam xe. Đó là những lời tâm sự hết sức chân thành của những người làm nghề đạp xích lô cuối cùng ở Sài Gòn. Dù không còn cấm chỉ là hạn chế và phải có một số thủ tục để có thể lưu hành nhưng một thời gian kéo dài cấm đoán đã khiến nghề xích lô bị mai một. Xích lô Sài Gòn cho biết về người Sài Gòn. Dù người đạp xích lô là người nhập cư hay người Sài Gòn thì ứng xử và lối sống của họ cũng khá giống nhau: rảnh rỗi chưa có khách thì mở tờ báo ra đọc, hoặc ngồi trên xe kéo sụp cái mũ che mặt ngủ một chút. Họ tự trọng và không mặc cảm vì “thân phận” đạp xích lô. Phần lớn khách đi xe cũng không có thái độ coi thường người đạp xích lô mà hầu hết tôn trọng, vui vẻ, khi xuống xe cám ơn đàng hoàng. Hình ảnh anh xích lô áo tơi nghiên xe cho khách bước xuống, lấy tiền rồi lại ngồi nghễu nghện đạp đi khuất vào dòng xe cộ, thật thú vị và yên bình.

Đường phố Sài Gòn dần mất bóng dáng xích lô vì sự phát triển của đô thị. Cái nhanh, cái hối hả thay dần cái ung dung thong thả. Cũng tiếc lắm nhớ lắm thôi.

Những nụ cười

người Hoa. Những anh, những bác cả lái xích lô lúc nào cũng mỉm cười không mệt mỏi, dù mồ hôi đang ướt đầm vai áo. Người lái xích lô khiến cho du khách không nhàm chán hay khó chịu bởi cái không khí nóng nực của Sài Gòn, mà họ tâm sự về Sài gòn, về những câu chuyện vui nơi họ đi ngang qua, nhiều năm trong nghề đã khiến các bác, các anh, các chú thấy gắn bó vô cùng với từng nếp nhà, vài gương mặt và say mê cái nhịp sống điềm đạm, yên ả ở nơi đây. Mùa nắng nóng, những người chạy xích lô ở Sài Gòn phải vã mồ hôi để đưa du khách đi một vòng thành phố. Công việc nhọc nhằn nhưng có nhiều bác đã ngoài 60 tuổi vẫn không bỏ nghề. Với mái tóc đã bạc gần hết, khuôn mặt hằn nhiều nếp nhăn và sạm đen dưới ánh nắng, họ vẫn lặng lẽ hành nghề với niềm say mê, gắn bó. Đi xích lô đã là một cái thú, gặp được bác tài hay hay lại càng thú hơn. Đừng hỏi tại sao người ta không thể đi xe máy ngắm phố, càng không thể đi taxi. Phố muôn đời vẫn đẹp. Những tiếng leng keng sẽ mãi là âm thanh yêu thương nhất của phố phường... Xích lô bây giờ cũng là quá khứ , cái thứ quá khứ vất vả có thể nhiều người muốn quên nhưng nhiều người luôn nhớ ... Nó là hình ảnh cùa Sài Gòn xa xưa , Sài Gòn trong veo.

xe ôm. Một số chấp nhận đi bộ. Cảnh xích lô lọng vàng rồng rắn rước dâu chỉ còn trong phim quảng cáo, phim ca nhạc. Nhưng ai ngờ, cấm ta thì được, đâu cấm được Tây. Khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn thích nét văn hóa bản địa mà họ tìm khắp thế giới không thấy. Phần lớn những người đạp xích lô Sài Gòn ăn nói nhã nhặn, mời chào khách nhưng không chèo kéo hay dọa nạt, khách đi thì cảm ơn mà khách không đi cũng... cám ơn luôn. Bởi vui vẻ là điều cần thiết.

Đường phố Sài Gòn đã quen lắm với xích lô San-Souci, nhưng chỉ là trong lòng phố cổ, một vài điểm du lịch, khu chợ của

A

ích-lô, suất xứ từ tiếng Pháp “cyc-lo”, là phương tiện công cộng ở các thành phố lớn của Việt Nam từ thời xa xưa. Nó giữ vị trí quan-

trọng trong đời sống của người dân đô thị. Giữa cái tấp nập của phố phương xưa và nay, xích lô cũng nhiều đổi thay theo thời cuộc. Ai cũng biết, chiếc xích lô đầu tiên được sáng chế bởi một người Pháp tên là Caupeaud vào năm 1938. Năm 1939, Caupeaud mang nó sang Campu-chia và sau đó là Sài Gòn. Tính đến nay chiếc xích lô tồn tại ở Việt Nam đã hơn 80 năm, gắn liền với bao cuộc đời của con người Việt Nam và những thăng trầm của lịch sử. Xích lô ngày xưa nhiều lắm, nhiều như xe ôm bây giờ. Xích lô ngoài Bắc quen dùng chở hàng nên thô kệch. Xích lô Sài Gòn được thiết kế đẹp, đệm cao, lọng dày. Đàn bà quý phái áo dài, túi cói, trang điểm kỹ, gọi xích lô đến tận cửa nhà. Xích lô có thể nâng hạ, người ta dễ dàng bước lên xe. Xích lô đạp không gây ô nhiễm, không tạo tiếng ồn, không mùi xăng dầu. Mùa mưa, mùa nắng đi xích lô đều rất tiện. Những người chạy xích lô cuối cùng ở nghiệp đoàn nói với tôi: “Để đường thônghè thoáng, chấp nhận bỏ nghề xích lô, nhưng bảo xích lô gây ra ách tắc giao thông, gây tai nạn giao thông thì oan”. Bốn năm cấm tiệt xích lô ở quận trung tâm. Người ta chuyển qua đi tắc xi, đi

X

Page 26: MOA HCMC Magazine

26 WWW.MOAHCMC.VN

MOA DISCOVERY KHÁM PHÁ

BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

Bài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình Ảnh / Huy Hồ

Nằm trên đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.

ăm 1898, Nhà hát lớn được khởi công và đến ngày 1-1-1900 thì khánh thành. Sau thời

gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức, biểu diễn nghệ thuật. Năm 1998, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Nhà hát Thành phố giữ riêng nét đặc thù có một

Nkhông hai. Kiến trúc của nhà hát được xây dựng theo phong cách Gothique thịnh hành tại Pháp thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do nhóm kiến trúc sư người Pháp Félix Olivier, Eugène Ferret, Ernest Guich-ard thiết kế. Đặc trưng của lối kiến trúc này là sự phối hợp khéo léo giữa kiến trúc và điêu khắc. Trang trí điêu khắc được coi trọng, từ hình thức kiến trúc mặt ngoài đến nội thất đều đắp nhiều phù điêu và tượng nổi. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn hai tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích.

Mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi nên bị chỉ trích là khá rườm rà. Vì vậy, vào năm 1943, nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập TPHCM, chính quyền đã đầu tư 25 tỉ để nâng cấp nhà hát và phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật,

NHÀ HÁT

LỚN

A

Page 27: MOA HCMC Magazine

27WWW.MOAHCMC.VN

Page 28: MOA HCMC Magazine

28 WWW.MOAHCMC.VN

60nămcuộc đờibên gánh xôi

Nằm ngay cung đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn, gánh xôi Bắc 60 tuổi của bà Kiệm như chút hồn quê dân dã còn sót lại giữa chốn phồn hoa. Cũng góc đường ấy, cũng hương vị ấy, gần 60 năm qua gánh xôi của bà Nguyễn Thị Kiệm luôn đông khách, trở thành chứng nhân cho bao thăng trầm, dâu bể của cuộc sống.

Bài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình Ảnh / Huy Hồ

MOA STORY CÂU CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ

Page 29: MOA HCMC Magazine

29WWW.MOAHCMC.VN

Page 30: MOA HCMC Magazine

30 WWW.MOAHCMC.VN

Dù trời nắng hay mưa, tại góc ngã tư Pasteur - Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM), vào mỗi sáng, người đi đường vẫn thấy cái dáng lom khom của một bà cụ tóc bạc trắng đang ngồi tỉ mỉ vuốt từng tấm lá chuối xanh non...

Thúng xôi nuôi chục đứa con nên người

gày hai vợ chồng bà Kiệm theo hàng xóm cùng quê di cư vào Sài Gòn năm 1954, đứa con

đầu lòng mới được một tháng tuổi, còn đỏ hỏn trên tay. Chồng làm phụ hồ, vợ nấu xôi bán, túc tắc dành dụm cũng đủ sống qua ngày. Từ mờ sáng tinh mơ, bà Kiệm đã đội thúng xôi nóng bỏng đầu từ đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ ngày nay) lên tận ngã tư này để kịp bán cho người đi làm sớm. Hỏi vì sao không chọn chỗ nào gần nhà hơn, bà nói: “Ngày xưa dân cư thưa thớt chứ không đông đúc như bây giờ, chỗ này là trung tâm, đông người qua lại nhất. Với lại, ở đây đông người Bắc, người ta sẽ thích xôi Bắc của tôi. Ngồi riết thành quen, giờ

N nó như ngôi nhà thứ hai của mình rồi, không muốn dọn đi đâu nữa”. Mới đó mà đã tròn 60 năm. Từ thúng xôi nóng bỏng đầu, bà Kiệm chuyển sang đôi quang gánh, sau đi xe lam, xe buýt. Đến bây giờ thì có cậu con trai cả và cô con gái thứ hằng sáng chở bà cùng gánh xôi ra góc cũ, cũng vơi phần nặng nhọc. Đồ nghề của bà bao nhiêu năm nay vẫn chừng ấy thứ. Từ cái thúng, cái mẹt, đôi quang gánh, cái nón lá mà bà Kiệm cố gắng gìn giữ qua bao lớp bụi thời gian đều gợi lên cái hồn quê dân dã, mộc mạc. Chỉ có cái muỗng gai lá dứa là bây giờ không còn nữa. Cảm nhận được nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ mà con cái bà đứa nào cũng ngoan ngoãn, chăm chỉ.

MOA STORY CÂU CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ

Page 31: MOA HCMC Magazine

31WWW.MOAHCMC.VN

Tất cả đềucầu toàn và tỉ mẩn

Du khách tìm đến

Bà Kiệm cho biết: “Xôi phải ủ trong lá chuối mới giữ được mùi thơm lâu. Tôi phải đặt tận Bà Điểm - Hóc Môn mới được lá nhà vườn sạch, mà giờ cũng khan hiếm, phải quen lắm người ta mới để lại cho mình”.Bà Kiệm là người rất cầu toàn và kỹ tính. Tất tần tật các thứ trong gánh xôi này đều tự tay bà làm. Gánh xôi chỉ có hai món xôi bắp, xôi vò nhưng coi vậy mà cũng lắm công phu. Nếp đồ xôi cứ phải là nếp cái hoa vàng. Bắp khô ngâm nước nấu qua ba lần lửa, hầm thật lâu mới nở hết và mềm đều. Đậu xanh đãi vỏ, hấp chín rồi cho vô cối giã, chừng nào thật nhuyễn mới thôi. Hành được phi từng mẻ nhỏ qua dầu olive nguyên chất để có mùi

thơm ngậy, giòn đều và dậy mùi thơm.Múc một miếng xôi mềm dẻo, thơm ngon, bùi bùi, béo ngậy cho vào miệng, bạn như cảm nhận được sự khéo léo.

Đời tôi bao nhiêu đắng cay, cực nhọc tôi cũng đã nếm trải hết rồi, giờ nhắm mắt cũng yên lòng. Chỉ lo không biết con gái tôi có yêu thương cái gánh xôi này mà gắn bó với nó tiếp không thôi.

Khách mua xôi, có người chỉ ghé qua ăn tạm đĩa xôi của gánh hàng rong hiếm hoi trên con phố đắt đỏ giữa lòng Sài Gòn. Nhưng cũng có người nghiện xôi đến mức hôm nào cũng phải ra tận nơi để mua về làm quà sáng cho gia đình. Nhiều

người, sau khi chạy thể dục loanh quanh là vòng qua chỗ bà lấy mấy gói xôi về cho cả nhà ăn sáng rồi mới đi làm. Nhiều gia đình đi chơi xa cũng mua theo vài gói để sẵn trên xe ai đói thì ăn. Và ai cũng phải công nhận, bà cụ chủ gánh xôi này đang giữ một kỷ lục: người bán xôi lâu đời nhất tại Sài Gòn, với gần 60 năm thâm niên trong nghề. “Chồng chị là người Đức mà còn mê tít xôi này đấy, huống hồ là chị”, chị Hồng Lan, quận 1 vồn vã. Em gái chị Lan từ Đà Nẵng vô Sài Gòn chơi mấy bữa mà cũng đã trở thành khách quen của bà.

Page 32: MOA HCMC Magazine

32 WWW.MOAHCMC.VN

Bà tự nhận là mình khá khắt khe trong công việc, như khi thực hiện các công đoạn nấu xôi, từ lựa chọn nguyên liệu đến khi chế biến. Xôi bà luôn được chọn từ loại nếp cái hoa vàng. Đậu xanh sau khi đãi vỏ, đồ chín rồi giã cho thật nhuyễn và kỹ. Ngô cũng do tự tay bà lựa những trái non nhưng chắc hạt, hầm lên cho chín mềm. Mùi vị của xôi đặc biệt hơn còn là do hành phi. Hành của nhà bà tự phi nên ai cũng yên tâm. “Nhiều người đi nước ngoài còn đặt làm mấy ký lô một lúc cơ đấy”. Đến nay, bà vẫn giữ thói quen chỉ dùng giấy báo và lá chuối để gói xôi. “Có thế xôi nó mới đậm đà và giữ được độ thơm”, bà tiết lộ. Khi mà bịch nilon, hộp xốp nhựa được sử dụng tràn lan như hiện nay, thì một gói xôi lá chuối nền nã, bình dị càng đáng quý hơn bao giờ hết.

Khách tìm đến mua xôi giúp bà Kiệm, một phần vì mê mẩn vị bùi ngậy đặc biệt so với các hàng xôi khác, phần vì thương bà già cả vẫn nặng gánh mưu sinh. Kể về hơn nửa thế kỷ làm nghề bán xôi của

mình, giọng bà nghe nhẹ bẫng, mất hút giữa tiếng xe cộ ồn ào.

Từ lúc một gói xôi chỉ có giá 2 hào, đến nay là 10.000 đồng, bà đã chứng kiến nhiều biến động của thời cuộc. Bao nhiêu con người đã đi qua, bao nhiêu lần thời cuộc thay đổi, bà không nhớ hết. Chỉ biết, lúc ấy trên vỉa hè Lê Thánh Tôn vẫn còn hai hàng me xanh rì, đến nay đã được thay bằng những gốc phượng già cỗi. Hỏi, ngày xưa sao bà không chọn chỗ khuất trong hẻm mà bán, bà thủng thẳng đáp: “Mình chỉ là phận buôn gánh bán bưng thôi nên cũng không ai nỡ làm khó dễ, may mà bán xôi lành tính hay sao nên được trời thương, đến giờ chẳng sứt sẹo”. Phố bao năm rồi, dù mưa hay nắng vẫn không vắng bóng bà. “Ăn Tết xong khoảng mồng Mười là tôi bán lại rồi à”. Từ 27 đến 30 tháng Chạp bà còn kết hợp bán thêm bánh chưng, rượu nếp, làm ấm lòng những người con đất Bắc xa quê.

Vui buồn một gánh xôi

Ngày con còn nhỏ, bà phải long đong gánh xôi đi về một mình. Giờ bên bà đã có thêm người con gái thứ, trước làm nghề thợ may, không chồng không con ở vậy sớm hôm đỡ đần bà cho bớt lẻ loi. Bà bảo, vậy cũng coi như nhỡ sau này bà không thể bước tiếp, hàng xôi này không đến nỗi gãy gánh giữa đường. Và nhiều người Sài Gòn cũng sẽ không mất đi một địa chỉ điểm tâm đã gắn bó cùng mình hơn nửa thế kỷ.

Chính vì thế, không chỉ phóng viên trong nước mà cả phóng viên quốc tế cũng đến để ghi lại cuốn phim cuộc đời qua những câu chuyện kể của bà. Chợt nghĩ nếu như mai này, khi đi qua đây không còn thấy cái gánh xôi và bà cụ già mái tóc bạc trắng ngồi tỉ mỉ lau từng chiếc lá chuối xanh, chắc sẽ có nhiều người thấy bâng khuâng, trống trải lắm!

MOA STORY CÂU CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ

A

Chẳng biết tự khi nào, ở một góc ngã tư Pasteur - Lê Thánh Tôn (quận 1, TP HCM), gánh xôi của bà cụ gần 80 tuổi đã trở nên quen thuộc đối với nhiều khách qua đường. Ngày nào cũng vậy, sáng sớm bà chở gánh xôi đến góc phố nhỏ, tầm trưa lại cùng người con lụi cụi thu dọn quang thúng trở về...

Page 33: MOA HCMC Magazine

33WWW.MOAHCMC.VN

Page 34: MOA HCMC Magazine

34 WWW.MOAHCMC.VN

Vậy ngay cả khi chính những người này vẫn rất vui vẻ với cuộc sống của mình, thì chúng ta thương hại điều gì? Có ai mà khóc giữa Sài Gòn đâu?

SÀIGÒN HOA LỆ HOA CHO

NGƯỜI GIÀULỆ CHO NGƯỜI NGHÈO

Bài viết / Ngọc Anh Hồ & Hình Ảnh / Huy Hồ

MOA FELL CẢM NHẬN

Page 35: MOA HCMC Magazine

35WWW.MOAHCMC.VN

Giữa các luồng thông tin nhiều chiều của các trang báo chính thống, các khu ổ chuột hiện lên như một “tội ác” của xã hội, nơi mà con người không được đối xử công bằng, không được chăm sóc về sức khỏe và quan tâm về trình độ học vấn.Nhưng thực tế, tôi đã bị hụt hẫng cực độ khi đến với những con người ở đây. Họ an lành và rất hay cười nói.Tôi có nói chuyện nhiều với cô Tám Nguyên, một người đã hơn 40 năm sống tại khu ổ chuột quận 8. Hai tai nạn kinh hoàng cách đây mấy năm đã cướp đi 3 thành viên gia đình cô.3 mạng người trong cùng một năm. Nỗi đau chưa nguôi, căn nhà do chính tay cô gầy dựng và chăm sóc ở bờ kè quận 8 lại cháy trụi sau một đêm gió lớn. Tôi đã cảm thấy mình thật vô duyên khi xuất hiện ở đây, tôi quá khác biệt và cơ hồ chưa bao giờ hiểu được những mất mát.Nhưng cô vẫn nói cười, như thể cuộcsống hiện tại vẫn rất tốt và mọi thứ cũng chỉ là ngày đã qua, một sự thanh thản rất nhẹ nhàng. Cô vui vẻ khoe về mấy bà bạn cứ trưa đến là

A

vật chất eo hẹp khiến họ có mức sống thấp hơn mặt bằng chung, nhưng hạnh phúc thì lại là một sự lựa chọn. Người ta vẫn đi làm, tiết kiệm và hoàn toàn vui vẻ với mức sống của mình. Nếu có khó khăn, đó là cảm giác chung. Cả những người ở nhà cao tầng vẫn luôn thiếu hụt. Ở một số nơi khác, như một chung cư rệu rã đang được báo động di-dời-khẩn-cấp-suốt-10-năm-qua, cuộc sống trong lúc chờ lệnh di dời vẫn diễn ra không có nhiều biến

động. Những gia đình có điều kiện thì di dời trước, ai chưa được hỗ trợ thì đi sau.Người ta vẫn đi làm hằng ngày, về nhà vào chiều tối và lo cho gia đình như xưa giờ vẫn thế.Những hoạt động “mua vui” trong chung cư vẫn hoạt động đều đều. Những đứa trẻ vẫn lớn lên trong tuổi thơ trọn vẹn, chỉ cần có ba và mẹ, còn lại, nó xem chung cư như điều gì đó rất đáng để ta khám phá.Còn nhớ, trong nhiều tác phẩm văn học bình dân, tác giả thường nói rằng, những ai sống trong cái khổ mà không thấy mình khổ thì không thể coi là khổ.Tôi hoàn toàn tin vào điều đó. Có thể là do học vấn hạn hẹp, cũng có thể là do cuộc sống quá bận rộn, hầu hết người ta không nghĩ mình khổ. Chỉ nghèo nhưng không khổ.

qua nhà cô nhờ pha cà phê. Về những đứa cháu học cao, mỗi lần nhà cô hết gạo lại bỏ dở giờ làm mua mang qua cho cô. Tôi hỏi về những dự định sắp tới, khi thành phố bắt giải tỏa khu vực này.Cô Tám hờ hững như chuyện của ai, nói rằng vì nhà ở hiện tại cũng là nhà thuê, nên cả khi giải tỏa, cô cũng sẽ không có khoảng bồi thường nào.Nhưng vì đã ở đây lâu, chính quyền ai cũng biết nên cô đang nhờ họ hỗ trợ cho chỗ ở mới.Bao giờ

mọi người đi thì mình cũng đi.Và đó là một ngày chưa tới.Tôi gặp thêm vài gia đình nữa, hầu hết đều là dân nhập cư.Sống ở khu này vì giá rẻ. Nếu là gia đình lớn, thường thì hơn 10 người chia nhau một căn nhà có tường, có mái. Còn nếu chỉ có một thân một mình, vào thành phố kiếm việc mưu sinh, họ thường thuê một phòng nhỏ trong những căn nhà lớn hơn.Đôi khi xập xệ nhưng vẫn có chỗ nằm, trú mưa và có người chào hỏi khi đi sớm vềkhuya.Thấy anh bạn tôi chụp ảnh, họ hơi ngại, nhưng rồi cũng cười. Khi chúng tôi có ý muốn ghi lại hình ảnh bên trong của căn nhà, họ hào hứng dắt đi khắp nơi và chỉ cho những thứ hay ho trong các góc khuất. Tôi nhận ra thế này, những người dân của các khu ổ chuột – theo cách gọi của truyền thông nói chung – chẳng có gì để người ta “thương hại” cả. Có thể

Phải chăng cảm giác chống chếnh đó chỉ có khi người ta ở giữa Sài Gòn và nghèo? Và người ta đã đến Sài Gòn nhiều lần mà chẳng tìm thấy thứ người ta muốn?

uộc sống khá nhân từ với hết thảy mọi người.Bằng chứng là không ai thực sự nghĩ

rằng mình xấu (nếu có nói, họ cũng chỉ đang khiêm tốn thôi).Điều đó cũng giống như cái khổ, nó chỉ xuất hiện trong những câu than vãn hằng ngày, chứ con người thì vốn ít khi nhận thức trọn vẹn vềcái khổ của bản thân.Có lẽ vì thế mà trong những nơi số đông cho là khổ cực, người ta vẫn sống rất bình thản và rực rỡ.

C

Page 36: MOA HCMC Magazine

36 WWW.MOAHCMC.VN

Page 37: MOA HCMC Magazine

37WWW.MOAHCMC.VN

Một thời đã qua, tái hiện như giấc mơ. Thoáng chốc đã là quá khứ, đã là ngày xưa... Ai còn ai mất, ai vẫn ở Sài Gòn, ai xa cách mấy phương trời còn ngồi mà nhớ nhung ?

Ở góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi, ngay vòng xoay hồ nước là thương xá Tax. Khu thương xá này rộng lớn, bán nhiều mặt hàng tiêu dùng: kim khí điện máy, vải vóc, vàng… Ở khu tứ giác Lê Lợi - Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Trương Công Định - Lê Thánh Tôn là thương xá Cystal Palace, cao mấy tầng lầu. Ở tầng 1 tôi còn nhớ có quầy nhạc Phạm Mạnh Cương, quầy sách Tuổi Ngọc của Duyên Anh, dưới trệt là quầy nhạc Minh Phát, bên kia là quán cà phê Kim Sơn, nhà hàng Thanh Thế nổi tiếng vì giới văn nghệ sĩ thường la cà ở đó. Cô chủ quầy thật dễ thương, sẵn sàng cho mấy an h nhà thơ nhà văn nghèo tới đọc cọp sách báo, thậm chí cho mượn tiền uống cà phê mà ít đòi. Người thường xuyên có mặt ở đây là nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn.

Bây giờ hầu như tất cả chỉ còn trong trí nhớ - một thời vàng son ...

MEMORYofSAIGON

gười ở Sài Gòn trước đây hầu như ai cũng biết 3 thương xá lớn nằm ngay trung tâm Q.1, cũng có nghĩa trung tâm Sài Gòn:

Thương xá Eden góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, ngoài những quầy bán mặt hàng tiêu dùng sang trọng còn có cả rạp chiếu phim Eden, ngày đó là một trong những rạp chiếu phim bậc nhất của Sài Gòn. Ngoài mặt tiền Eden, ngay góc đường là quán cà phê sang trọng, nổi tiếng theo phong cách Pháp, nơi báo giới đến nắm bắt tin tức, quán Givral.

N

Page 38: MOA HCMC Magazine

38 WWW.MOAHCMC.VN

MOA DIRECSION | ĐỊNH VỊ

3 Thang 2 D1

Alexandre de Rhodes C4

Ba Huyen Thanh Quan C1, C2, D2, D3

Ban Co D1

Ben Chuong Duong E4

Ben Van Don E4, E5

Bui Thi Xuan D3

Bui Vien E3

Cach Mang Thang Tam C1, D2, D3

Calmette E4

Cao Ba Nha E3

Cao Thang D1, D2, E2

Chu Manh Trinh C4, C5

Co Bac E3

Co Giang E3

De Tham E3

Dien Bien Phu B4, C3, C2, D1, D2

Dinh Cong Trang B3

Dinh Tien Hoang B3, B4, C4

Do Quang Dau E3

Do Thanh D1

Doan Nhu Hai E5

Doan Van Bo E4, E5

Dong Du D5

Dong Khoi C4, D4, D5

Hai Cua B5

Huynh Tinh Cua B2

Huynh Van Banh B1

Khanh Hoi E4

Ky Con B3, C3, C4, D5

Hai Trieu C5

Ham Nghi D4, C5

Han Thuyen C4

Ho Hao Hon E3

Nam Ky Khoi Nghia B2, C2, C3, D4, E4

Ngo Thoi Nhiem C2, D2

Nguyen Binh Khiem B4, B5, C5

Nguyen Cu Trinh E2, E3

Nguyen Dinh Chieu B4,

C3, C4, D1, D2, D3

Nguyen Du C4, D3, D4

Nguyen Hue D4, D5

Nguyen Huu Canh C5

Nguyen Ngoc Phuong B5

Nguyen Tat Thanh E5

Nguyen Thai Hoc D3, E3, E4

Nguyen Trai D3, E2

Nguyen Truong To E4, E5

Nguyen Van Cu E2

Pasteur C2, C3, C4, D4

Pham Hong Thai D2, D3

Pham Ngu Lao D3, D4, E3

Phan Van Han B4, B5

Suong Nguyet Anh D2, D3

Thai Van Lung C5

Thi Sach C5

Ton Duc Thang C5, D4, D5, E4

Ton That Tung D2, D3

Tran Dinh Xu E2, E3

Tran Hung Dao D4, E2, E3

Tran Khac Chan B3

Tran Khanh Du B2, B3

Tran Minh Quyen D1

Tran Nhan Ton E1

Tran Nhat Duat B3

Tran Phu E1

Street Guide

Follow me

Page 39: MOA HCMC Magazine

39WWW.MOAHCMC.VN

HẺM ĂN ĐÊM

Hủ tiếu cáNAM LỢI

Mì vịt tiềmHẢI KÝ

HẺM LƯỜI

HẺM CELEB

Page 40: MOA HCMC Magazine

40 WWW.MOAHCMC.VN

Page 41: MOA HCMC Magazine

41WWW.MOAHCMC.VN

MOA DIRECSION | ĐỊNH VỊ

ĐIỂM ĐẾN CUỐI TUẦNMoa mách bạn

Cuối tuần là khoản thời gian để cùng gia đình và bạn bè của mình vui chơi, xả stress sau một tuần làm việc bộn bề, căng thẳng.

Jaspas Restaurant 33 Đồng khởi, quận 1

Just Men Spa 40 Tôn Thất Thiệp, quận 1

La Brasserie de Saigon 38 Đông Du, quận 1

La Villa 14 Ngô Quang Huy, quận 2

Long Monaco Restaurant 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình

Lucca Coffee 88 Hồ Tùng Mậu, quận 1

L’essential Restaurant 98 Hồ Tùng Mậu, quận 1

L’usine 151 Đồng Khởi, quận 1

McSorley’s D2 street, quận Bình Thạnh

Nathalie’s 59 Hùng Vương, quận 7

Now Zone Coffee R1-73 Bùi Băng Doãn, quận 7

Pacharan 97 Hai Ba Trưng, quận 1

Papaya Restaurant 68 Phạm Viết Chánh, Bình Thạnh

Phatty’s 46-48 Tôn Thất Thiệp, quận 1

Pizza Hut 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình

Saigon Retro 113 Hồ Tùng Mậu, quận 1

Sala Beer 28-29 Lê Văn Thiêm, quận 1

Sofitel Sai Gon Hotel 17 Lê Duẫn, quận 1

Spice India Restaurant S6-1 Bùi Băng Doãn, quận 7

Stella 121D Bùi Viện, quận 1

The Refinery 74 Hai Ba Trương, quận 1

The Tavern R2-24 Hưng Gia 3, quận 7

The Terrace Cafe 65 Lê Lợi, quận 1

Tokyo Deli 103 Tôn Dật Tiên, Quận 7

Top Shop 2 Hải Triều, quận 1

Vesper Bar 5B Tôn Đức Thắng, quận 1

Xu Restaurant 71 Hai Ba Trưng, quận 1

Zoom Cafe 169A Đề Thám, quận 1

L’essential Restaurant 98 Hồ Tùng Mậu, quận 1

Just Men Spa 40 Tôn Thất Thiệp, quận 1

Long Monaco Restaurant 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình

Nathalie’s 59 Hùng Vương, quận 7

La Brasserie de Saigon 38 Đông Du, quận 1

L’usine 151 Đồng Khởi, quận 1

McSorley’s D2 street, quận Bình Thạnh

Page 42: MOA HCMC Magazine

42 WWW.MOAHCMC.VN

Có gì trong số tháng 7-2014NEXT GOCuộc Đời Là Những Chuyến Đi

FELLBack In The DayKý Ức Xe Đạp

DISCOVERYRoute | Cung ĐườngMột Vòng Quanh Huế

BEAUTYAsia Look Tôn Vinh Nét Á Đông

FASHIONSaigon Youth Street StyleThời Trang Của Giới Trẻ Sài Gòn

SPECIALGeneration He/She/WeThế Hệ Anh/Cô/ Chúng Ta

Đăng ký KHXB: 06-2014QĐXB số: 464 /QĐ-TM/CNNộp lưu chiểu tháng 6-2014

Page 43: MOA HCMC Magazine

43WWW.MOAHCMC.VN

Page 44: MOA HCMC Magazine

44 WWW.MOAHCMC.VN