Mô hình kinh tế sinh thái

23
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- Tiểu luận: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI Ở VÙNG NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH HỢP Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hành Người thực hiện: Nguyễn Văn Linh Bùi Thị Phú Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Huế, 2013

Transcript of Mô hình kinh tế sinh thái

Page 1: Mô hình kinh tế sinh thái

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------------

Tiểu luận:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI Ở VÙNG NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH HỢP

Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn HànhNgười thực hiện: Nguyễn Văn Linh

Bùi Thị PhúChuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường

Huế, 2013

Page 2: Mô hình kinh tế sinh thái

NỘI DUNG BÁO CÁO

KẾT LUẬN5

MỞ ĐẦU1

2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI VÙNG NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH HỢP TẠI KHU VỰC4

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ SINH THÁI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI

KẾT LUẬN6

Page 3: Mô hình kinh tế sinh thái

MỞ ĐẦU•Trong những năm gần đây, thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối

mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả nhằm đưa đất nước ta phát triển, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Xã hội càng phát triển thì vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn lực càng vô cùng quan trọng và cần thiết.•Đặc biệt khu vực vùng núi với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

riêng biệt cần xác định các mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững rất quan trọng, vừa giải quyết được việc làm cải thiện đời sống cho người dân, giúp người dân tiếp cận với kĩ thuật mới trong nông nghiệp và vừa bảo vệ môi trường. •Với nhu cầu thực tiễn và mong muốn góp phần vào định hướng phát

triển kinh tế và nâng cao cuộc sống người dân đã thúc đẩy chọn đề tài tiểu luận: “Phương pháp luận và phương pháp xây dựng mô hình kinh tế sinh thái ở vùng núi tỉnh Quảng Trị và đề xuất một số mô hình thích hợp”.

Page 4: Mô hình kinh tế sinh thái

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ SINH THÁI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI

HỆ KINH TẾ SINH THÁI1

MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI2

Page 5: Mô hình kinh tế sinh thái

Khi hệ thống kinh tế sinh thái đòi hỏi phải có năng lượng bền vững thì lấy từ môi trường dưới dạng lương thực thực phẩm, chất đốt cho hoạt động sản xuất và sinh sống, những hoạt động này ảnh hưởng tới mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Ngược lại hệ thống kinh tế cung cấp vật chất cho môi trường dưới dạng các chất thải và các chất ô nhiễm. Các chất thải này lại ảnh hưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ kinh tế. Vì vậy giữa kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều.

Hệ thống kinh tế sinh thái là tổng hoà các mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý do con người điều kiển sao cho thực thể này hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái trong phát triển kinh tế xã hội.

Nội dung cơ bản của hệ thống nói trên được đặc trưng qua những tiêu chuẩn sau: Năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính công bằng, tính tự trị, tính thích nghi và tính đa dạng.

HỆ KINH TẾ SINH THÁI

Page 6: Mô hình kinh tế sinh thái

1. Nguyên tắc nguyên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái Việc nghiên cứu đề xuất các mô hình HKTST cho các vùng sinh thái, nghiên cứu sinh thái môi trường và kinh tế trong hệ thống đó cần được thực hiện theo các nguyên tắc sau:+ Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế -xã hội, hạ tầng cơ sở kĩ thuật và tổ chức xã hội, tập quán canh tác, sinh.+ Từ chiến lược sử dụng tài nguyên – bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mô hình HKTST. + Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kĩ thuật sinh thái.+ Điều kiển HKTST là điều kiển các chu trình năng lượng - sản xuất – tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy mô sinh học, do đó phải hoàn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.

MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI

Page 7: Mô hình kinh tế sinh thái

2. Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh tháiCó thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau theo mục đích sử

dụng:

- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: Tính phức tạp hay đơn giản phụ thuộc và các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.

- Phân loại theo quy mô sản xuất: Tuỳ thuộc vào diện tích canh tác, hướng sản xuất chuyên môn hoá, trình độ sản xuất, trình độ quản lý…

- Phân loại theo mức thu nhập: Mỗi mô hình có hiệu quả kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác…theo quy định chung của nhà nước có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh thái với quy mô gia đình: Cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp.

MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI

Page 8: Mô hình kinh tế sinh thái

Các chỉ tiêu đánh giá mô hình KTST cần xem xét tổng hợp các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: Thường được đánh giá thông qua mức độ phù hợp với cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động phi nông nghiệp với các ĐKTN của khu vực.

- Chỉ tiêu về kinh tế: Thường được đánh giá ở mức sống của con người thông qua thu nhập theo phương pháp phân tích lợi ích chi phí

- Chỉ tiêu bền vững về môi trường: Mô hình kinh tế không chỉ với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

- Chỉ tiêu bền vững xã hội: Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tập quán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tư sản xuất.

Mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo mô hình kém bền vững.

MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI

Page 9: Mô hình kinh tế sinh thái

1. Phương pháp luận Khi xác lập mô hình kinh tế sinh thái cần phải đi sâu phân tích cấu trúc

và chức năng của HST, sự trao đổi vật chất năng luợng trong từng mô hình và giữa các mô hình với môi truờng bên ngoài, do đó thấy đuợc xu thế vận động của hệ thống mà có biện pháp điều khiển phù hợp với khách quan và mang lại hiểu quả kinh tế cao.

Muốn phát triển kinh tế xã hội con người phải biết lợi dụng các quy luật tự nhiên để phục vụ cho mình. Chính Đ.L. Armand đã từng nhận xét với đại ý là “không có gì đáng tự hào hơn là chúng ta đã lợi dụng đuợc các quy luật tự nhiên phục vụ cho con người hơn là tìm cách cải tạo và chinh phục nó”

Cơ sở khoa học và mục tiêu cơ bản của xây dựng mô hình HST là tôn trọng các quy luật phát triển tự nhiên và chọn một số móc xích có lợi nhất cho các hoạt động kinh tế, đồng thời có hại của kinh tế với tự nhiên.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI

Page 10: Mô hình kinh tế sinh thái

Quan điểm tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất: Ở vùng miền núi hiện nay đang phát triển theo mô hình kinh tế sinh thái khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, phát triển mô hình theo cách tự phát, nên gặp nhiều khó khăn, do đó việc tiếp cận theo phương thức chủ thể sản xuất là rất quan trọng, phải nắm đuợc các điều kiện tự nhiên và cũng như phải hiểu đuợc sản xuất và đời sống của từng hộ từng trang trại mà có giải pháp thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao.Quan điểm tiếp cận theo mô hình kinh tế xã hội và lịch sử: Vì vậy, khi xây dựng mô hình kinh tế phải nắm bắt được thay đổi cơ chế chính sách, sự biến động thị trường để khi thiết kế xây dựng mô hình KTST có cơ cấu sản xuất khác nhau nhưng phải ưu tiên sản xuất theo hướng chung của vùng mới tạo nên sản phẩm có giá trị.Quan điểm tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường: Để có năng suất chất lượng sản phẩm tốt thì các đối tượng sản xuất thoả mãn điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển sản xuất.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI

Page 11: Mô hình kinh tế sinh thái

2. Phương pháp xây dựng mô hình kinh tế sinh tháiDo đặc điểm cấu trúc chức năng của vùng núi và tập quán sinh sống của người dân, mà xây dựng các mô hình KTST khác nhau theo cấu trúc và chức năng của các tiểu vùng. Vùng địa hình núi trung bình (>750m): Xa dân cư chức năng chính là phòng hộ, nên ở đây không phát triển mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình và trang trại mà chủ yếu quản lý bảo vệ với rừng đặc dụng hoặc là rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường. Vùng địa hình núi thấp: Với chức năng vừa phòng hộ vừa khai thác kinh tế, nên các thành phần kinh tế trong hộ gia đình ở đây phong phú và đa dạng. Rừng ở địa hình núi thấp ngoài các hộ nhận chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên, cần kết hợp trồng rừng thực hiện trồng rừng hỗn giao loài cây mọc nhanh có giá trị kinh tế cao, có tác dụng phòng hộ xen với cây bản địa.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI

Page 12: Mô hình kinh tế sinh thái

CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Ở VÙNG NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN1

NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN2

Vị trí địa lý

Địa chất - Địa hình

Khí hậu

Thuỷ văn

Thổ nhưỡng

Sinh vật

Dân cư Lao động

Page 13: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lýQuảng Trị bao gồm phần đất liền và biển. Giới hạn từ 16010’00’’ đến 17018’00’’ vĩ Bắc và từ 106032’00’’ đến 107024’00’’ kinh Đông.Về ranh giới hành chính, phía Bắc tỉnh Quảng Trị giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam tiếp giáp với Thừa Thiên Huế, phía Đông là Biển Đông, còn phía Tây là Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với khoảng 185 km chiều dài đường biên giới.2. Địa chấtNằm trong dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ, Quảng Trị thuộc đơn vị cấu trúc địa chất uốn nếp Bắc Trường Sơn nên mang nhiều nét đặc thù trong tổng thể bức tranh địa chất chung của toàn vùng. Tổng thể cấu trúc địa chất gồm có 27 phân vị địa tầng và 9 phức hệ macma có tuổi từ Proteozoi muộn đến Kainozoi.Chính sự phức tạp về cấu trúc địa chất đã tạo ra ở đây một nền nham thạch kém đồng nhất. Trong vùng có đầy đủ 3 nhóm đá chính là: macma, trầm tích hỗn hợp và biến chất.

Page 14: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN

3. Địa hình

Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Quảng Trị là tính phân tầng độ cao tạo thành các vành đai với kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh.

Nét đặc trưng của vùng núi Quảng Trị là mức độ chia cắt sâu lớn (300 - 400 m) và mức độ chia cắt ngang mạnh (1,0 - 1,2 km/km2). Trong vùng có sự phân bậc độ cao địa hình tương đối rõ nét. Các đỉnh núi cao trên dưới 1.000 m nối liền thành các dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Một dãy nằm ở phía Tây Nam, dọc theo biên giới Việt - Lào với độ cao không lớn và nơi thấp nhất là đèo Lao Bảo (350 m). Dãy còn lại với nhiều đỉnh núi cao trên 1.500 m, nằm ở phía Tây Bắc lại ăn sâu vào lãnh thổ tạo nên đường phân thuỷ và đồng thời cùng là ranh giới tự nhiên của hai tiểu vùng khí hậu Đông - Tây Trường Sơn.

Page 15: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN

4. Khí hậuLãnh thổ Quảng Trị nằm trọn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên thừa hưởng một chế độ bức xạ phong phú và một nền nhiệt cao, độ ẩm không khí lớn và lượng mưa tương đối dồi dào. Tuy nhiên, gió Tây Nam khô nóng trong các tháng mùa hè ở vùng đồi thấp với khoảng 50 ngày có nhiệt độ trên 350C và độ ẩm dưới 55% là điều kiện bất lợi cho đời sống và sản xuất của nhân dân.Khí hậu vùng đồi núi Quảng Trị có những nét rất độc đáo, vừa mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, vừa mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn rất phức tạp. 5. Thuỷ vănLượng dòng chảy năm của các sông ở đồi núi Quảng Trị rất lớn. Môđun dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 50 - 60 l/s/km2.

Về chất lượng nước sông ở vùng đồi núi Quảng Trị nói chung còn tốt, chưa bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa mưa do vận tốc dòng chảy lớn nên gây xói lở làm đục sông suối và cuốn theo xác động, thực vật gây ô nhiễm nguồn nước.

Page 16: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN

6. Thổ nhưỡngĐất vùng đồi núi Quảng Trị vừa đa dạng lại vừa phức tạp. Tính chất ấy bắt nguồn từ cấu trúc nền địa chất đa nham và đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình bị phức tạp hoá bởi địa hình cùng kiểu thực bì tự nhiên phong phú dưới sự tác động hoạt động sản xuất, khai phá của con người.

Bảng tỷ lệ diện tích các loại đất ở đồi núi Quảng Trị

Page 17: Mô hình kinh tế sinh thái

www.themegallery.com Company Logo

T T Tên các loại đất Ký hiệuDiện tích

(ha)Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi. Pb 5.347,87 1,55

2 Đất mùn vàng đỏ trên đá granit. Ha 6.785,71 1,96

3 Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất. Hj 3.495,38 1,01

4 Đất nâu đỏ trên đá bazan. Fk 12.747,24 3,69

5 Đất nâu vàng trên đá bazan. Fu 2.452,59 0,71

6 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét. Fs 146.715,04 42,47

7 Đất nâu tím trên đá sét màu tím. Fe 34.768,41 10,07

8 Đất vàng nhạt trên đá cát. Fq 54.073,87 15,65

9 Đất nâu vàng trên phù sa cổ. Fp 13.820,66 4,00

10 Đất vàng đỏ trên đá granit Fa 53.142,25 15,38

11 Đất đỏ vàng trên đá biến chất gnai. Fj 3.495,38 1,01

12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Fl 708,42 0,21

13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. D 270,42 0,08

14 Đất xói mòn trơ sỏi đá. E 5.963,62 1,73

15 Núi đá.   1.648,00 0,48

Tổng cộng 345.434,86 100,0

Page 18: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN

7. Sinh vậtKết quả khảo sát thực địa tại một số ô tiêu chuẩn cho thấy trong vùng phát triển hai kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 750 m và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 750 m, trong đó thống trị là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, có tổ thành loài phong phú với độ che phủ rừng tới 34%. Qua thống kê, Quảng Trị có tới 120 loài thú, 250 loài chim, 60 loài bò sát và ếch nhái và nhiều loài khác. Trong rừng có nhiều loài quý hiếm như: Voọc vá, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen, Báo hoa, Báo gấm, Gấu chó, Bò tót, Sóc đen… Như vậy, có thể nói, mức độ giàu có về tài nguyên động, thực vật ở Quảng Trị tương đối khá, nếu biết bảo vệ và sử dụng, khai thác tốt thì sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh nhà cũng như bảo đảm cho chiến lược phát triển bền vững.

Page 19: Mô hình kinh tế sinh thái

NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN

1. Dân cưTheo niên giám thống kê năm 2010 của Cục Thống kê Quảng Trị, tính đến 31/12/2010, toàn tỉnh Quảng Trị có 601.377 người, tỷ lệ dân số ở vùng đồi núi chiếm 28,40% (năm 2010)Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 03 dân tộc sinh sống, đó là Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Trong đó người Kinh chiếm đa số với 90% dân số, sống tập trung ở dải đồng bằng ven biển và các thị trấn vùng núi, số còn lại là dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hóa và Đakrông.2. Nguồn lao độngDân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Quảng Trị là 311,977 người chiếm 51,88% dân số toàn tỉnhLực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố không đồng đều giữa các vùng cụ thể: Vùng đồng bằng chiếm khoảng 60%, vùng trung du và miền núi chiếm 31% và vùng ven biển chiếm 9%.

Page 20: Mô hình kinh tế sinh thái

ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KTST THÍCH HỢP TẠI KHU VỰC1. R – Ng – C .2. R – Ng – V – C.3. R – Ng – V – C.4. R - Ng - V – A - C.Với mô hình này được chú thích như sau:R: (Rừng) bên cạnh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khoanh nuôi,

bảo tồn đa dạng sinh học, thì các loại rừng phòng hộ kinh tế có nhiệm vụ bảo vệ, tái tạo và trồng các cây rừng bản địa. như bời lời, quế, giổi…

Ng: ( Nương rẫy) là hình thức cần quan tâm nhiều nhất ở khu vực núi. Đối với những khu vực có khả năng phục hồi này cần được khoanh trồng và nếu điệu kiện kinh tế có thể tiến hành biện pháp lâm sinh như: Tra dặm hạt, làm giàu rừng, xứ lý thực bì hợp lý…nhằm mau chóng cải thiện môi trường tự nhiên ở đây và giữ ổn định về độ che phủ. Những khu vực hoàn toàn không có khả năng tự phục hồi thì cần đầu tư, có sự can thiệp trực tiếp của con người bằng con đường tái sinh nhân tạo. Ngoài ra, còn thể trồng thêm các loại cây như: sắn, lùa nương, keo tai tượng, keo tai tượng.

Page 21: Mô hình kinh tế sinh thái

ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KTST THÍCH HỢP TẠI KHU VỰC

•Vườn: bên cạnh vườn ở hộ gia đình trồng các loại cây ăn quả ( chuối, nhãn, hồng xiêm, dứa, mít…) cây công nghiệp kết hợp như: tiêu, cà phê. Bố trí các loại cây trong vườn theo tầng tán, mô phỏng cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới ở giai đoạn cực đỉnh, đảm bảo yêu cầu sinh thái của mỗi loại. Vườn rừng được bố trí trên đỉnh đồi, những nơi đất có độ dốc trên 200 được trồng cây lâm nghiệp làm nhiệm vụ chủ yếu là các ô bảo vệ và cải thiện môi trường.•Chuồng trại: Lợi dụng thế mạnh về nơi chăn thả, nguồn thực ăn vốn

rất phong phú ở miền núi để phát triển chăn nuôi, tăng nguồn phân bón cho trồng trọt.• Ao và mặt sông suối có thể nuôi cá và cá lồng, đây là tiềm năng cần

được khai thác tốt.•Đối với khu vực núi thì việc phát triển kinh tế thành phần: Ao và

chuồng trại, sự lựa chọn chủ yếu mang ý nghĩa kinh tế, trong khi rừng, nương cố định và vườn có ý nghĩa kinh tế và môi trường.

Page 22: Mô hình kinh tế sinh thái

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Mô hình hệ kinh tế

- sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Cao Liêm (1990), Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.

3. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Viện kinh tế sinh thái (1993), Vấn đề kinh tế sinh thái Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Hoàng Đức Triêm

Page 23: Mô hình kinh tế sinh thái

LOGO