MÃ ĐỀTÀI:2.2.4-CS17vienthongke.vn/attachments/article/2992/14. 2.2.4-CS17.pdf ·...

18
1 NGHIÊN CU BCHTIÊU THNG KÊ VPHÁT TRIN BN VNG VIT NAM Cấp đề tài: Thi gian nghiên cu: Đơn vị thc hin: Chnhim: Cơ sở 2017 VPhương pháp chế độ Thng kê và CNTT ThS. Nguyễn Đình Khuyến LỜI NÓI ĐẦU Phát trin bn vững đang là mối quan tâm trên phm vi toàn cu. Phát trin bn vng không chđơn thuần là quá trình phát trin kinh tế, là sgia tăng về quy mô sản lượng mà còn là phát trin mang tính bn vng, bảo đảm stiến bvcơ cấu kinh tế, xã hi và scân bng của môi trường sinh thái. Hin nay, phát trin bn vng là mt trong nhng nhim vquan trng nht ca các quc gia trên thế gii, trong đó có Việt Nam. Trong thi gian gần đây, vấn đề phát trin bn vững đã được đề cp nhiu hi nghkhu vc và thế giới đồng thời được trin khai nghiên cu nhiu quc gia. Chương trình nghị s2030 vphát trin bn vng toàn cu (SDGs) bt ngun tChương trình nghị s21 vphát trin bn vng và các Mc tiêu phát trin Thiên niên k(MDGs). Năm 1992, tại Hi nghthượng đỉnh Trái đất vmôi trường và phát triển, các nhà lãnh đạo thế gii lần đầu tiên cam kết thúc đẩy phát trin bn vng, nht trí kế hoạch hành động Chương trình nghị s21, mt snguyên tc chính và thông qua 5 văn kiện quan trọng. Tháng 9 năm 2000 tại Hi nghthượng đỉnh Thiên niên k189 quc gia thành viên ca Liên hp quc đã ký Tuyên bThiên niên kthhin cam kết vmt shp tác toàn cu mi vxóa nghèo đói, phát trin và bo vmôi trường. Năm 2001, Ltrình ca Liên hp quốc đề ra kế hoch thc hin Tuyên bThiên niên kđã chính thức xác lp 8 Mc tiêu phát trin Thiên niên kỷ, đặt ra các mc tiêu vi thi hn thc hiện đến năm 2015. Từ tháng 9/2013, các nước đặt ra mt bmc tiêu và khởi động các cuộc đàm phán liên chính phvChương trình nghị sthc hiện sau năm 2015. Ngày 25/9/2015, Chương trình nghs2030 chính thức được thông qua ti Hi nghthượng đỉnh Liên hp quc ti New York, Mvi 17 mc tiêu chung và 169 mc tiêu cthể. Chương trình nghs2030 có độ bao phchính sách phquát, rng ln, toàn din, vì li ích ca mọi người dân trên toàn thế gii, cho các thế hhôm nay và mai sau vi mc tiêu MÃ ĐỀ TÀI: 2.2.4-CS17

Transcript of MÃ ĐỀTÀI:2.2.4-CS17vienthongke.vn/attachments/article/2992/14. 2.2.4-CS17.pdf ·...

1

NGHIÊN CỨU BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2017

Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và CNTT

ThS. Nguyễn Đình Khuyến

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển bền vững đang là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Phát triển bền

vững không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là sự gia tăng về quy mô

sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, bảo đảm sự tiến bộ về cơ cấu

kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái. Hiện nay, phát triển bền

vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các quốc gia trên thế giới,

trong đó có Việt Nam. Trong thời gian gần đây, vấn đề phát triển bền vững đã được

đề cập ở nhiều hội nghị khu vực và thế giới đồng thời được triển khai nghiên cứu ở

nhiều quốc gia.

Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững toàn cầu (SDGs) bắt nguồn

từ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển Thiên

niên kỷ (MDGs). Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và

phát triển, các nhà lãnh đạo thế giới lần đầu tiên cam kết thúc đẩy phát triển bền

vững, nhất trí kế hoạch hành động Chương trình nghị sự 21, một số nguyên tắc

chính và thông qua 5 văn kiện quan trọng. Tháng 9 năm 2000 tại Hội nghị thượng

đỉnh Thiên niên kỷ 189 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã ký Tuyên bố

Thiên niên kỷ thể hiện cam kết về một sự hợp tác toàn cầu mới về xóa nghèo đói,

phát triển và bảo vệ môi trường. Năm 2001, Lộ trình của Liên hợp quốc đề ra kế

hoạch thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ đã chính thức xác lập 8 Mục tiêu phát triển

Thiên niên kỷ, đặt ra các mục tiêu với thời hạn thực hiện đến năm 2015. Từ tháng

9/2013, các nước đặt ra một bộ mục tiêu và khởi động các cuộc đàm phán liên chính

phủ về Chương trình nghị sự thực hiện sau năm 2015. Ngày 25/9/2015, Chương

trình nghị sự 2030 chính thức được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp

quốc tại New York, Mỹ với 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể. Chương trình

nghị sự 2030 có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, vì lợi ích của

mọi người dân trên toàn thế giới, cho các thế hệ hôm nay và mai sau với mục tiêu

MÃ ĐỀ TÀI: 2.2.4-CS17

3

hoàn tất công việc dang dở của MDGs và Chương trình nghị sự 21 không để ai bị bỏ

lại phía sau.

Trên cơ sở 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể thực hiện Chương trình

nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc; căn cứ vào điều kiện thực

tiễn, khả năng và ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn Việt Nam đã ban hành Kế

hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền

vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ) quy

định “Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, muộn

nhất trong năm 2018, đảm bảo xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá định lượng. Đến

năm 2020, hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê phục vụ giám sát, đánh giá thực hiện

các mục tiêu phát triển bền vững.”

Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg, thì việc chủ động triển khai Đề tài

“Nghiên cứu bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam” là hết sức

cần thiết. Nhóm nghiên cứu đề tài gồm các thành viên của Vụ Phương pháp chế độ

Thống kê và Công nghệ thông tin: ThS Nguyễn Đình Khuyến, Phó Vụ trưởng - Chủ

nhiệm; ThS Nguyễn Ngọc Bình, CN Trần Thị Thùy Linh, CN Nguyễn Mai Anh, CN

Đào Ngọc Minh Nhung, CN Trần Thị Luyến - Thành viên, cùng sự hợp tác của các

thành viên đang công tác trong ngành Thống kê.

1. Tính cấp thiết của đề tài: Là cơ sở cho việc xác định, lựa chọn các chỉ tiêu

thống kê về phát triển bền vững Việt Nam; là cơ sở cho việc xây dựng, xác định các

hình thức thu thập thông tin, nguồn thông tin phục vụ giám sát đánh giá việc thực

hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phục vụ theo dõi giám sát việc thực hiện Kế

hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững.

2. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Là các chỉ tiêu thống kê liên quan đến phát triển bền

vững Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Là bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam

gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu, phân tổ chủ yếu và cơ quan chịu trách nhiệm thu

thập, tổng hợp.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên sử dụng phương pháp nghiên cứu

tổng quan tài liệu, phương pháp thực nghiệm và phương pháp chuyên gia.

3. Mục tiêu của đề tài: Nhằm đánh giá thực trạng các chỉ tiêu thống kê về phát

triển bền vững ở Việt Nam và đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt

Nam.

4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau:

- Cơ sở xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam;

4

- Đánh giá thực trạng việc thu thập chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững tại

Việt Nam;

- Đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam.

5. Sản phẩm:

- Báo cáo các nội dung nghiên cứu

+ Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh và đề cương báo cáo tổng hợp đề tài.

+ Nội dung 2: Cơ sở xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở

Việt Nam.

+ Nội dung 3: Đánh giá thực trạng việc thu thập chỉ tiêu thống kê về phát triển

bền vững tại Việt Nam.

+ Nội dung 4: Đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam.

- Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu.

6. Kết cấu của đề tài

Sau gần một năm nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên và sự

tạo điều kiện của Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, Lãnh đạo Vụ Phương pháp chế độ

Thống kê và Công nghệ thông tin và Lãnh đạo Viện Khoa học Thống kê, Ban chủ

nhiệm đề tài đã thực hiện các chuyên đề nghiên cứu tập trung vào các nhóm nội

dung đề cập ở trên và kết quả nghiên cứu đã được biên soạn thành báo cáo tóm tắt.

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, báo cáo tóm tắt gồm 02 chương như sau:

- Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê về

phát triển bền vững ở Việt Nam;

- Chương 2. Đề xuất bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam.

Trong mỗi chương, kết quả nghiên cứu được trình bày theo các mục thể hiện

những nội dung và chủ đề cơ bản của Đề tài.

Mặc dù Ban chủ nhiệm Đề tài và các thành viên tham gia đã hết sức cố gắng,

song “Nghiên cứu bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam” là một

lĩnh vực mới, rộng và khó, nên không thể tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi

mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, đặc biệt là các chuyên gia

am hiểu trong lĩnh vực này để hoàn thiện thêm Đề tài. Mọi đóng góp xin gửi về địa

chỉ: [email protected].

5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG

BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Một số khái niệm

- Mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch đã vạch ra sẵn.

- Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện

tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

hệ tương lai.

1.1.2. Cơ sở pháp lý

1.1.2.1. Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015

1.1.2.2. Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê

Điều 10 Nghị định số 94 quy định:

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam là hệ thống chỉ tiêu

thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng.

- Thủ tướng Chính phủ phân công việc xây dựng, thực hiện hệ thống chỉ tiêu

thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng gồm

các chỉ tiêu thống kê có tính chất tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, phục vụ đánh giá,

giám sát việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, chiến lược, chính sách, chương

trình, mục tiêu quốc gia.

1.1.2.3. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định

nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Luật Thống kê ban hành kèm theo danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc

gia. Danh mục này gồm 186 chỉ tiêu nhưng mới chỉ bao gồm mã số và tên nhóm chỉ

tiêu/chỉ tiêu. Trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia có nhiều chỉ tiêu thực hiện

liên quan đến SDG. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP quy định khái niệm, phương pháp

tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập đối với từng

chỉ tiêu cụ thể. Như vậy, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP quy định nội dung của một

số chỉ tiêu thống kê về SDG.

1.1.2.4. Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày

12/4/2016 của Quốc hội Khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm

2016-2020 đã nêu một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là “Tiến hành các

thủ tục theo quy định trình Quốc hội phê chuẩn và xây dựng chương trình hành động

6

cụ thể để triển khai các hiệp định mới và đề án triển khai 17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu

trong văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự năm 2030

vì sự phát triển bền vững” của Liên Hiệp quốc.”.

1.1.2.5. Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Nội dung Nghị quyết đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, cơ

quan, địa phương tiến hành các thủ tục theo quy định trình Quốc hội phê chuẩn và

xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện đề án triển khai 17 mục tiêu,

169 chỉ tiêu trong văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị

sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững” của Liên hợp quốc.

1.1.2.6. Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự

2030 về sự phát triển bền vững.

Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ

trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng và

ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững muộn nhất trong năm 2018.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Quốc tế

a) Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tại New York vào ngày

27/9/2015, lãnh đạo của 193 quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã cam kết thực

hiện Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 (Chương trình nghị sự 2030)

với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 169 mục tiêu cụ thể.

b) Nhằm đưa ra những bằng chứng thực tiễn, nhận biết các kết quả đạt được và

những thiếu sót trong quá trình thực hiện SDGs, trên cơ sở đó đưa ra quyết định, huy

động nguồn lực và các đối tác, giúp các Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình đối

với công dân của họ, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc thành lập Nhóm chuyên gia

và Liên cơ quan về các chỉ tiêu phát triển bền vững (IAEG-SDGs). Nhóm IAEG-

SDGs đã hoàn thiện Khung chỉ tiêu toàn cầu theo dõi đánh giá SDGs.

c) Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 48/101 về

“Khung chỉ tiêu thống kê toàn cầu theo dõi, đánh giá các mục tiêu của Chương trình

nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững”.

1.2.2. Trong nƣớc

Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020 gồm 30 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm (nhóm các chỉ tiêu tổng hợp, nhóm

7

các chỉ tiêu về kinh tế, nhóm các chỉ tiêu về xã hội và nhóm các chỉ tiêu về tài

nguyên và môi trường).

Thực hiện cam kết quốc tế, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam đã ban hành Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội

về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Nghị quyết số

142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2016-2020 đã nêu một trong những nhiệm vụ chủ yếu là “Tiến hành các

thủ tục theo quy định trình Quốc hội phê chuẩn và xây dựng chương trình hành động

cụ thể để triển khai các Hiệp định mới và đề án triển khai 17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu”

trong văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình Nghị sự năm 2030

vì sự phát triển bền vững” của Liên hợp quốc.

Ngày 10/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 622/QĐ-

TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự

phát triển bền vững. Thực hiện Quyết định này, Tổng cục Thống kê đã thành lập Tổ

biên tập nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền

vững Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng đã tổ chức nhiều hội thảo

với các Bộ, ngành nhằm đánh giá thực trạng, tính sẵn có và khả năng thu thập của

các chỉ tiêu SDG.

1.2.2.1. Hệ thống theo dõi đánh giá việc thực hiện các mục tiêu về phát triển

bền vững Việt Nam

a. Thể chế pháp lý cho việc theo dõi, đánh giá SDGs

Trong hệ thống pháp luật về thống kê tại Việt Nam, Luật Thống kê là văn bản

có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở cho tổ chức và hoạt động thống kê. Ngày

23/11/2015, Luật Thống kê được Quốc hội Việt Nam thông qua với những điểm mới

giúp cho việc theo dõi, đánh giá thực hiện SDGs. Những điểm mới này tập trung vào

những nội dung sau:

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh với mọi hoạt động thống kê bao gồm: Hoạt động

thống kê nhà nước và hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước. Đây là cơ sở cho

việc thực hiện hoạt động thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống thống kê

nhà nước. Đây cũng là cơ sở để ngành Thống kê tận dụng những nguồn lực từ bên

ngoài như khu vực tư nhân, hỗ trợ quốc tế… trong việc sử dụng những dữ liệu thống

kê do những chủ thể này cung cấp như kết quả điều tra MIC (có khoảng 20 chỉ tiêu

về SDG được thu thập qua điều tra này…

- Ban hành kèm theo Luật Thống kê danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc

gia bao gồm 186 chỉ tiêu, trong đó có 33 chỉ tiêu thống kê SDG ở cấp độ toàn cầu.

Danh mục này được xây dựng trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển kinh

tế - xã hội của Việt Nam; 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển

8

bền vững… nhằm bảo đảm quản lý tầm vĩ mô, bảo đảm tính so sánh quốc tế và bảo

đảm tính khả thi. Việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trong Luật

Thống kê làm tăng trách nhiệm của người làm công tác thống kê; tăng tính giải

trình, minh bạch của số liệu và tăng vai trò giám sát của Quốc hội, của toàn dân với

công tác thống kê.

- Quy định Lịch phổ biến thông tin thống kê trong Luật. Đây là căn cứ để minh

bạch hóa công bố, cam kết của cơ quan thống kê trong việc công bố thông tin thống

kê.

- Bổ sung hình thức thu thập thông tin thông qua quy định sử dụng dữ liệu

hành chính là một hình thức thu thập thông tin thống kê. Quy định này giúp cho cơ

quan thống kê có thể sử dụng thông tin từ hồ sơ hành chính, dữ liệu hành chính cho

công tác thống kê nhà nước nhằm tận dụng tài nguyên sẵn có, tiết kiệm chi phí, giảm

bớt gánh nặng cho người cung cấp thông tin.

- Nâng cao chất lượng số liệu thống kê trong những quy định khác của Luật

Thống kê.

b. Xác định cơ quan đầu mối, điều phối về theo dõi, đánh giá thực hiện SDG là

Tổng cục Thống kê - Cơ quan Thống kê quốc gia

- Theo Quyết định số 622/QĐ-TTg thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục

Thống kê) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan

xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, muộn nhất

trong năm 2018, bảo đảm xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá định lượng. Đến năm

2020, hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê phục vụ giám sát, đánh giá thực hiện các

mục tiêu phát triển bền vững.

- Thực tiễn thống kê cho thấy, ngành Thống kê đã và đang tích cực làm việc

với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế để tiến hành xây dựng Bộ chỉ tiêu

thống kê về phát triển bền vững Việt Nam.

c. Lồng ghép các chỉ tiêu thống kê giám sát, đánh giá SDGs vào các chỉ tiêu

thống kê tương ứng của quốc gia

Luật Thống kê quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm có hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; hệ thống chỉ tiêu thống kê

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Các hệ thống chỉ tiêu này trước khi được ban hành phải có sự thẩm định về

chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê. Riêng đối với chỉ tiêu thống kê

quốc gia do bộ, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, Tổng cục Thống kê sẽ

thẩm định về số liệu của các chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm tính thống

nhất của số liệu, Tổng cục Thống kê thẩm định phương án điều tra thống kê, chế độ

báo cáo thống kê, các phân loại thống kê do bộ, ngành và địa phương ban hành.

9

Trong quá trình thẩm định, Tổng cục Thống kê đã yêu cầu bộ, ngành lồng

ghép các chỉ tiêu giám sát, đánh giá SDG vào hệ thống chỉ tiêu thống kê của bộ,

ngành (việc này được tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước

của bộ, ngành…). Lồng ghép 33 chỉ tiêu SDG toàn cầu vào danh mục hệ thống chỉ

tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê.

1.2.2.2. Đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền

vững cấp độ toàn cầu tại Việt Nam

a. Tổng quan về các Khung chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững toàn cầu

- Khung chỉ tiêu thống kê toàn cầu gồm 244 chỉ tiêu (nếu tính theo các mục

tiêu cụ thể), trong đó có 9 chỉ tiêu lặp lại ở hai hoặc 3 mục tiêu cụ thể khác nhau. Số

lượng chỉ tiêu thực tế của Khung chỉ tiêu toàn cầu là 232 chỉ tiêu. 9 chỉ tiêu trùng

nhau gồm:

(1) Chỉ tiêu 8.4.1 trùng với chỉ tiêu 12.2.1. Dấu chân nguyên liệu, dấu chân

nguyên liệu theo đầu người và dấu chân nguyên liệu trên GDP.

(2) Chỉ tiêu 8.4.2 trùng với chỉ tiêu 12.2.2. Tiêu dùng nguyên liệu nội địa, tiêu

dùng nguyên liệu nội địa trên đầu người và tiêu dùng nội địa trên GDP.

(3) Chỉ tiêu 10.3.1 trùng với chỉ tiêu 16.b.1. Tỷ lệ dân số cho biết họ cảm thấy

bị phân biệt đối xử hoặc bị quấy rối trong vòng 12 tháng qua căn cứ về phân biệt đối

xử đã bị ngăn cấm theo luật pháp quốc tế về nhân quyền.

(4) Chỉ tiêu 10.6.1 trùng với chỉ tiêu 16.8.1. Phần trăm của các thành viên hoặc

quyền biểu quyết của các nước đang phát triển trong các tổ chức quốc tế.

(5) Chỉ tiêu 15.7.1 trùng với chỉ tiêu 15.c.1. Tỷ lệ buôn bán động vật hoang dã

bị xâm phạm hoặc trái phép.

(6) Chỉ tiêu 15.a.1 trùng với chỉ tiêu 15.b.1. Hỗ trợ phát triển chính thức và chi

tiêu công cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

(7) Chỉ tiêu 1.5.1 trùng với chỉ tiêu 11.5.1 và chỉ tiêu 13.1.1. Số người chết,

mất tích, bị thương và ảnh hưởng do thiên tai trên 100.000 người

(8) Chỉ tiêu 1.5.3 trùng với chỉ tiêu 11.b.1 và chỉ tiêu 13.1.2. Số lượng các

quốc gia với chiến lược giảm rủi ro thảm họa quốc gia và địa phương

(9) Chỉ tiêu 1.5.4 trùng với chỉ tiêu 11.b.2 và chỉ tiêu 13.1.3. Tỷ lệ các chính

quyền địa phương chấp nhận và thực hiện các chiến lược giảm nguy cơ thiên tai tại

địa phương phù hợp với các chiến lược giảm nguy cơ thiên tai quốc gia.

Sự phân bổ của các chỉ tiêu theo các mục tiêu chung theo biểu đồ sau:

10

Biểu đồ 1: Số lượng chỉ tiêu theo từng mục tiêu chung

- Số lượng chỉ tiêu SDGs tăng gấp hơn ba lần so với các chỉ tiêu theo dõi, đánh

giá việc thực hiện các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

Biểu đồ 2: Từ MDGs tới SDGs

- Một số thay đổi so với Khung chỉ tiêu thống kê được thông qua tại kỳ họp lần

thứ 47

(1) Tăng mới 4 chỉ tiêu:

1.5.4. Tỷ lệ các chính quyền địa phương chấp nhận và thực hiện các chiến lược

giảm nguy cơ thiên tai tại địa phương phù hợp với các chiến lược giảm nguy cơ

thiên tai quốc gia (lặp lại trong mục 11.b.2 và 13.1.3).

1.a.3. Tổng số tiền viện trợ và các nguồn vốn không tạo ra nợ được phân bổ

trực tiếp cho các chương trình giảm nghèo theo tỷ lệ GDP.

14 13

27

11

14

11

6

17

12 11

1513

810

14

2325

G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9 G10 G11 G12 G13 G14 G15 G16 G17

11

3.b.3. Tỷ lệ các cơ sở y tế có một tập hợp các thuốc thiết yếu chủ yếu có sẵn và

giá cả phải chăng trên cơ sở bền vững.

13.1.3. Tỷ lệ các chính quyền địa phương chấp nhận và thực hiện các chiến

lược giảm nguy cơ thiên tai tại địa phương phù hợp với các chiến lược giảm nguy cơ

thiên tai quốc gia (lặp lại ở 1.5.4 và 11.b.2).

(2) Rà soát, sửa đổi 33 chỉ tiêu và bỏ 01 chỉ tiêu (2.b.2. Trợ cấp xuất khẩu nông

nghiệp)

(3) Sửa đổi cơ bản về nội dung 7 chỉ tiêu:

13.1.2. Số quốc gia áp dụng và thực hiện các chiến lược giảm nguy cơ thiên tai

quốc gia phù hợp với khuôn khổ Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai 2015-2030

(lặp lại trong 1.5.3 và 11.b.1).

16.4.2. Tỷ lệ nắm giữ, tìm thấy hoặc đầu hàng vũ khí có nguồn gốc bất hợp

pháp hoặc ngữ cảnh đã được truy tìm hoặc thiết lập bởi cơ quan có thẩm quyền phù

hợp với các văn kiện quốc tế.

3.8.2. Tỷ lệ dân số có chi tiêu lớn cho y tế như một phần của tổng chi tiêu hộ

gia đình hoặc thu nhập.

3.b.1. Tỷ lệ dân số mục tiêu được bao gồm trong tất cả các loại vắc xin trong

chương trình quốc gia.

7.a.1. Các luồng tài chính quốc tế cho các nước đang phát triển để hỗ trợ

nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch và sản xuất năng lượng tái tạo, bao gồm cả

các hệ thống lai.

8.9.2. Tỷ lệ công ăn việc làm trong ngành du lịch bền vững trong tổng số việc

làm du lịch.

8.b.1. Có một chiến lược quốc gia đã được xây dựng và vận hành cho việc làm

của thanh niên, như một chiến lược khác biệt hoặc là một phần trong chiến lược

tuyển dụng quốc gia.

- Phân tổ của chỉ tiêu

Theo Nghị quyết 68/261 của Đại Hội đồng, các chỉ tiêu SDG cần được phân tổ

theo: Thu nhập, giới tính, tuổi, dân tộc, tình trạng di cư, khuyết tật và vị trí địa lý,

hoặc các đặc điểm khác, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của thống kê chính

thức.

b. Nguyên tắc đánh giá

- Các chỉ tiêu được rà soát, đánh giá gồm 232 chỉ tiêu thuộc Khung chỉ tiêu

theo dõi, đánh giá cấp độ toàn cầu do Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc nhất trí

thông qua theo Nghị quyết 48/101.

12

- Rà soát từng chỉ tiêu tập trung vào các nội dung sau:

+ Xác định tính khả thi của từng chỉ tiêu ở Việt Nam dựa trên các căn cứ

SMART:

S (Simply): Đơn giản (dễ phân tích, sử dụng);

M (Measurable): Có thể đo lường được (dễ xác nhận số liệu thống kê, tái sản

xuất và thể hiện rõ xu hướng);

A (Accessible): Có thể tiếp cận (được giám sát định kì, hiệu quả và nhất quán);

R (Reference): Tương thích (trực tiếp đáp ứng những vấn đề/mục đích đã

thống nhất);

T (Timely): Kịp thời (cung cấp những cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm năng).

Các đặc điểm quan trọng khác lựa chọn các chỉ tiêu là: Có thể ứng dụng với tất

cả các bên liên quan; thích hợp với các khung quốc tế hiện hành; tính toàn cầu; định

hướng hành động; rõ ràng, thống nhất về các khái niệm; thích ứng rộng rãi với thông

tin hệ thống; được xây dựng từ những nguồn dữ liệu tin cậy; được phân loại; tập

trung kết quả nếu có thể; được quản lý bởi một tổ chức ủy quyền.

+ Xác định cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành có liên quan và

thực tiễn công tác thống kê để xác định trách nhiệm của từng Bộ, ngành trong việc

thu thập, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu tương ứng.

+ Xác định các chỉ tiêu cụ thể do quốc gia thực hiện hay Tổ chức quốc tế thu

thập, tổng hợp.

- Tính sẵn có về số liệu của từng chỉ tiêu

+ Chỉ tiêu đã sẵn có số liệu.

+ Chỉ tiêu với một phạm vi gần như tương đương hiện đang có sẵn.

+ Chỉ tiêu có phạm vi so sánh gần như không có sẵn, nhưng một số chỉ tiêu

liên quan có dữ liệu.

+ Chỉ tiêu không sẵn có số liệu.

c. Kết quả đánh giá

- Phân cấp chỉ tiêu

Dựa trên mức độ hoàn thiện phương pháp luận và sự sẵn có của số liệu, 232

chỉ tiêu SDGs thuộc Khung chỉ tiêu theo dõi, đánh giá toàn cầu được phân cấp thành

3 cấp. Cấp I gồm 82 chỉ tiêu; cấp II gồm 61 chỉ tiêu; cấp III gồm 84 chỉ tiêu và 05

chỉ tiêu có 2 hoặc 3 cấp.

13

Cấp I: Nhóm những chỉ tiêu rõ ràng, có phương pháp luận và tiêu chuẩn được

quốc tế công nhận và dữ liệu được các quốc gia sản xuất thường xuyên ít nhất 50%

các quốc gia và dân số ở mọi khu vực mà chỉ số có liên quan.

Cấp II: Nhóm những chỉ tiêu rõ ràng về khái niệm, có phương pháp luận và

tiêu chuẩn được thiết lập quốc tế, nhưng dữ liệu không thường xuyên được các quốc

gia sản xuất.

Cấp III: Nhóm những chỉ tiêu chưa có phương pháp luận hoặc tiêu chuẩn quốc

tế; nhưng phương pháp / tiêu chuẩn đang được (hoặc sẽ được) xây dựng hoặc thử

nghiệm.

Trong đó, có 5 chỉ tiêu thuộc đa nhóm, có thể cùng một lúc thuộc hai hoặc ba

nhóm khác nhau.

- Đối với từng mục tiêu chung (Goal)

Khung giám sát, đánh giá toàn cầu có nhiều chỉ tiêu có thể áp dụng được ở

Việt Nam, nhiều chỉ tiêu đã có sẵn số liệu từ hệ thống thống kê hiện hành, nhiều

khái niệm cần phải quốc gia hóa, nhiều chỉ tiêu không phù hợp với điều kiện Việt

Nam và nhiều chỉ tiêu chưa có khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số

liệu…

- Phân công thu thập

+ Quốc gia thu thập, tổng hợp 200 chỉ tiêu;

+ Tổ chức Quốc tế thu thập, tổng hợp 32 chỉ tiêu.

- Tính khả thi

+ 123 chỉ tiêu có thể thu thập, tổng hợp; những chỉ tiêu này tập trung nhiều

trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm.

+ 109 chỉ tiêu khó có thể thu thập, tổng hợp; những chỉ tiêu không có tính khả

thi là những chỉ tiêu không phù hợp với thực tiễn Việt Nam; hoặc phải thu thập tổng

hợp qua hình thức thu thập mới…tập trung nhiều trong lĩnh vực tài nguyên và môi

trường, nông nghiệp và nông thôn… và việc phân tổ chi tiết khó thu thập, tổng hợp

chủ yếu tập trung vào các phân tổ theo tình trạng khuyết tật, dân tộc và phân tổ theo

vị trí địa lý.

+ 89 chỉ tiêu có số liệu, trong đó 13 chỉ tiêu đã sẵn có số liệu trong Niên giám

thống kê; 76 chỉ tiêu có số liệu nhưng phải tính toán, khai thác từ các cuộc điều tra,

nguồn số liệu khác hoặc có một phần số liệu; 143 chỉ tiêu chưa có số liệu.

d. Thực trạng các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam

- Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

14

Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-

2020, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011

- 2020 gồm 30 chỉ tiêu thuộc 04 lĩnh vực. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát

triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả,

đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn

định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ quốc gia.

- Thực trạng các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam

Để giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam

giai đoạn 2011-2020 có 30 chỉ tiêu thuộc 04 lĩnh vực. Kết quả rà soát, đánh giá như

sau:

+ 30 chỉ tiêu được phân theo 04 lĩnh vực: Các chỉ tiêu tổng hợp: 3 chỉ tiêu; các

chỉ tiêu kinh tế: 10 chỉ tiêu; các chỉ tiêu về xã hội: 10 chỉ tiêu; các chỉ tiêu tài nguyên

và môi trường: 7 chỉ tiêu.

+ Tính khả thi của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu có tính khả thi: 21 chỉ tiêu; các chỉ

tiêu không thể thu thập, tổng hợp: 9 chỉ tiêu.

CHƢƠNG 2

ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

2.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam cần phải dựa

trên các nguyên tắc sau:

(1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam phải phản ánh

được các mục tiêu VSDGs.

(2) Bảo đảm sự tương thích và tính so sánh quốc tế nhưng vẫn đáp ứng được

các điều kiện thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển bền vững của Việt Nam.

(3) Việc xác định, lựa chọn từng chỉ tiêu phải bảo đảm theo nguyên tắc

SMART, cụ thể như sau: S (Simply): Đơn giản (dễ phân tích và dễ sử dụng); M

(Measurable): Có thể đo lường được (dễ xác nhận số liệu thống kê, tái sản xuất và

thể hiện rõ xu hướng); A (Accessible): Có thể tiếp cận (được giám sát định kỳ, hiệu

quả và nhất quán); R (Reference): Tương thích (trực tiếp đáp ứng những vấn đề hoặc

những mục đích đã thống nhất); T (Timely): Kịp thời (cung cấp những cảnh báo

sớm về các vấn đề tiềm năng).

(4) Bảo đảm tính khả thi, thống nhất với các hệ thống chỉ tiêu khác.

15

2.2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG, LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM

Xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam

được thực hiện theo cách thức sau:

Bước 1: Đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu thống kê SDG toàn cầu theo

nguyên tắc SMART. Kết quả đánh giá sẽ lựa chọn được các chỉ tiêu có tính khả thi ở

Việt Nam.

Bước 2: So sánh các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể giữa Khung mục tiêu

toàn cầu với Khung mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 622/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ(VSDG). Kết quả so sánh sẽ xác định được:

- 17 mục tiêu chung của VSDG trùng với 17 mục tiêu chung của SDG; 114

mục tiêu cụ thể của VSDG trùng với 145 mục tiêu cụ thể của SDG toàn cầu.

- 01 mục tiêu cụ thể VSDG có mà SDG toàn cầu không có - Mục tiêu 11.10.

Phát triển nông thôn bền vững, đảm bảo hài hòa các khía cạnh phát triển kinh tế; đô

thị hóa; bao trùm; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh

tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ.

- 24 mục tiêu cụ thể SDG toàn cầu có, VSDG không quy định.

Bước 3: Phát triển danh mục chỉ tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Những chỉ tiêu được quy định trong Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững Việt Nam

gồm:

- Những chỉ tiêu có tính khả thi được lựa chọn ở Bước 1.

- Những chỉ tiêu phản ánh những mục tiêu các mục tiêu cụ thể giống nhau giữa

VSDG và SDG toàn cầu. Trong những chỉ tiêu này có 116 chỉ tiêu có tính khả thi đã

xác định ở Bước 1.

- Những chỉ tiêu phản ánh các mục tiêu cụ thể khác biệt VSDG có mà SDG

toàn cầu không có (Bước 2).

Bước 4: Hoàn thiện danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam

Trên cơ sở danh mục chỉ tiêu được lựa chọn ở Bước 3, đề tài kiểm tra danh

mục chỉ tiêu theo các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu theo nguyên tắc SMART.

2.3. ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

VIỆT NAM

Căn cứ vào các nguyên tắc và cách thức xây dựng, lựa chọn chỉ tiêu thống kê

phát triển bền vững, Đề tài đề xuất:

16

(1) Danh mục Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 218

chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu này phục vụ theo dõi, đánh giá các mục tiêu SDG cấp độ toàn

cầu mà Việt Nam có thể thu nhập, tổng hợp và biên soạn được và phục vụ theo dõi,

giám sát 115 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững Việt Nam.

(2) Kết cấu danh mục bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam

được thiết lập theo bảng với 04 cột gồm: Số thứ tự; tên chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu; phân

tổ chủ yếu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phát triển bền vững là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải

quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo

vệ môi trường với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng

thời không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Liên Hiệp

quốc đã đưa ra Chương trình nghị sự 2030, gồm có 17 mục tiêu chung và 169 mục

tiêu cụ thể về phát triển bền vững. Các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030

được xem như là định hướng mang tính toàn cầu và mỗi quốc gia cần phải đặt ra các

mục tiêu phù hợp với bối cảnh của quốc gia để thực hiện. Đồng thời các quốc gia

phải quyết định cách thức thực hiện và lồng ghép những chỉ tiêu SDG toàn cầu vào

quá trình lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược, chính sách của quốc gia. Thực

hiện cam kết quốc tế về thực hiện phát triển bền vững, Việt Nam đã và đang xây

dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững (VSDG) với 17 mục tiêu

chung, 115 mục tiêu cụ thể và khung theo dõi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu

VSDG.

Theo dõi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam là

việc rất phức tạp. Thống kê là công cụ hữu hiệu nhất trong quá trình theo dõi, giám

sát việc thực hiện các mục tiêu SDG thông qua việc cung cấp những bằng chứng

thực tiễn xác thực cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện các

mục tiêu SDG; giúp nhận biết các kết quả đạt được và những thiếu sót trong quá

trình thực hiện, ra quyết định, huy động nguồn lực và các đối tác và để Chính phủ

chịu trách nhiệm giải trình đối với công dân. Và đối với hoạt động thống kê thì việc

xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững của Việt Nam là quan trọng

nhất. Bộ chỉ tiêu này là cơ sở để xác định các hình thức thu thập thông tin (Điều tra

thống kê, báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính hay các nguồn dữ liệu lớn),

phân tổ dữ liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp…

Nghiên cứu bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam - Nhóm tác

giả đã xác định:

1. Cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển

bền vững Việt Nam.

17

2. Đánh giá thực trạng các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững tại Việt Nam.

3. Đề xuất Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam gồm 218 chỉ tiêu.

Dựa trên cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, nhóm tác giả đã nhận thức được

rõ tầm quan trọng của bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững, nỗ lực nghiên cứu

để đề xuất được bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam. Tuy nhiên,

phát triển bền vững là một chủ đề hết sức rộng lớn và phức tạp, chưa có một thước

đo chuẩn nào để theo dõi, giám sát phát triển bền vững và để hoạt động theo dõi,

giám sát có được những bằng chứng thực tiễn xác thực, Nhóm nghiên cứu kiến nghị

Tổng cục Thống kê:

1. Sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài để xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về

phát triển bền vững Việt Nam trong năm 2018 theo quy định tại Quyết định

622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tăng cường năng lực thống kê; đẩy mạnh xây dựng quy chế phối hợp chia

sẻ thông tin với các bộ, ngành;

Khung chỉ tiêu toàn cầu với 232 chỉ tiêu theo dõi, giám sát các mục tiêu chung

và mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã được

Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua. Nếu so với 8 mục tiêu lớn và 60 chỉ tiêu

của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đây là một số lượng lớn các chỉ tiêu và là

một áp lực lớn cho ngành Thống kê trong quá trình triển khai thực hiện, đòi hỏi nỗ

lực cao của Ngành, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan

trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Nhiều chỉ tiêu trong Khung chỉ tiêu toàn cầu giám sát các mục tiêu chung và

mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững không đơn

thuần chỉ thuộc một lĩnh vực cụ thể mà cùng lúc phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tiếp tục nghiên cứu và làm rõ khái niệm, nội dung, phương pháp tính, kỳ

công bố, phân tổ chủ yếu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp của các chỉ

tiêu Việt Nam đã cam kết thực hiện, tuy nhiên còn khó thực hiện tại Việt Nam. Các

bộ, ngành cần phải phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong quá trình quốc

gia hóa, chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu sử dụng các nguồn dữ liệu phi truyền thống như

big data, dữ liệu hành chính, dữ liệu viễn thám…để thu thập thông tin thống kê về

phát triển bền vững.

Nhiều chỉ tiêu trong Khung chỉ tiêu thống kê toàn cầu được biên soạn theo các

nguồn phi truyền thống như biến đổi khí hậu, sự tham gia và tiếng nói của người

dân, hòa bình và an ninh… Do đó, để đáp ứng việc biên soạn các chỉ tiêu thuộc các

lĩnh vực này đòi hỏi phải có nhiều nguồn số liệu mới ngoài nguồn số liệu truyền

18

thống mới có thể đáp ứng được, như khai thác số liệu từ khu vực tư nhân, đẩy mạnh

sử dụng dữ liệu hành chính, áp dụng triệt để công nghệ thông tin truyền thông…

Đây có thể xem là một cuộc cách mạng về dữ liệu thống kê. Để cuộc cách mạng này

có tính khả thi trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho công tác thống kê ngày

càng hạn hẹp, cần đẩy mạnh công tác phối hợp và chia sẻ thông tin hơn nữa giữa các

bộ, ngành có liên quan, đặc biệt các dữ liệu về đăng ký hành chính, dữ liệu thuế, dữ

liệu và thông tin không gian địa lý phục vụ cho hoạt động thống kê thông qua các

quy chế chia sẻ thông tin hoặc biên bản ghi nhớ giữa các bộ, ngành.

- Nâng cao năng lực cho hệ thống thống kê nhà nước, bao gồm hệ thống tổ

chức thống kê tập trung và hệ thống tổ chức thống kê bộ, ngành;

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, bộ chỉ tiêu

thống kê về phát triển bền vững ở Việt Nam phải phân công cụ thể và xây dựng lộ

trình thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu phát triển bền vững.

Trong quá trình đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu thống kê về phát triển

bền vững toàn cầu tại Việt Nam, nhóm tác giả mới chỉ đánh giá tính khả thi đến từng

chỉ tiêu, chưa đánh giá, rà soát đến từng phân tổ của chỉ tiêu. Do vậy, nhóm tác giả

đề xuất Viện Khoa học Thống kê tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu các phân tổ chủ yếu của các chỉ tiêu phát triển bền vững toàn cầu và đề xuất các

phân tổ quy định trong Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững Việt Nam”. Nghiên cứu này

sẽ tập trung đánh giá chi tiết về sự phù hợp, tính khả thi đến từng phân tổ của chỉ

tiêu cấp độ toàn cầu tại Việt Nam gồm: Xác định tính khả thi đến từng phân tổ theo

khuyến nghị của thống kê Liên hợp quốc; Xác định lộ trình, mức độ hỗ trợ đối với

từng chỉ tiêu (nếu có) và đề xuất các phân tổ phù hợp quy định trong Bộ chỉ tiêu

thống kê về phát triển bền vững Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2016), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật thống kê, Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016;

2. Chính phủ (2016), Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ

tiêu thống kê quốc gia, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016;

3. Chính phủ (2016), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị

quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Nghị

quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016;

4. Quốc hội (2015), Luật thống kê 2015 (Luật số: 89/2015/QH13), ban hành

ngày 23 tháng 11 năm 2015;

5. Quốc hội (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Nghị

quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015;

19

6. Quốc hội (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020,

Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 Khóa XIII;

7. Thủ tướng Chính phủ (2012), phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011-2020, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền

vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/ 2012.

8. Thủ tướng Chính phủ (2017), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện

Chương trình Nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững, Quyết định số 622/QĐ-TTg

ngày 10/5/2017;

9. Liên hợp quốc (2015), Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững,

New York;

10. Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (2016), Khung theo dõi, đánh giá

toàn cầu về phát triển bền vững, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc thông qua,

kỳ họp lần thứ 47;

11. Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (2017), Khung chỉ tiêu toàn cầu, Quyết

định số 48/101;

12. Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo

đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu thuộc Khung theo dõi, đánh giá toàn cầu tại

Việt Nam;

13. Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo

nghiên cứu, rà soát 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể trong Chương trình

nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc để đánh giá thực trạng và

xác định các mục tiêu phù hợp, khả thi với điều kiện của Việt Nam, làm cơ sở cho

việc quốc gia hóa các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.