Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học...

39
1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo dục tại Nhật Bản 04 Về trường mẫu giáo 05 Trường tiểu học là nơi như thế nào? (Về sinh hoạt tại trường) 06 Trường tiểu học là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường) 07 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về sinh hoạt tại trường) 08 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường) 09 Bước tiến sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở cấp II 10 Trường PTTH cấp III là nơi như thế nào? 11 Chế độ thi vào trường PTTH cấp III 12 Bước tiếp theo sau khi tốt nghiệp trường PTTH cấp III 13 Danh sách những dụng cụ cần dùng ở trường học (đồ mang theo) 14 Chế độ phiên dịch của trường học và địa phương 15 Danh sách các trường dành cho người nước ngoài 16 Lớp học tiếng Nhật ở trường học hoặc trường địa phương 17 Danh sách nơi tư vấn về cuộc sống, lao động, y tế, giáo dục (danh sách quầy tư vấn) 18 Chế độ chỉ dạy những điều chuyên môn cho trẻ em tại nhà trường (Bảng thông tin giới thiệu về nhân sự Phủ Osaka) 19 Nơi giới thiệu việc làm (danh sách các cơ sở giới thiệu việc làm ) 20 Những trường học dạy kiến thức hoặc kỹ thuật chuyên môn (học kỹ thuật để đi làm) 21 Nên làm thế nào sau khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở? Gia đình tôi có ý định sắp về nước. (Định hướng cho việc học của con) 22 Con tôi không muốn đến trường. (không đi học)

Transcript of Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học...

Page 1: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

1

01 Menu dành cho phụ huynh học sinh

02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp

03 Chế độ giáo dục tại Nhật Bản

04 Về trường mẫu giáo

05 Trường tiểu học là nơi như thế nào? (Về sinh hoạt tại trường)

06 Trường tiểu học là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường)

07 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về sinh hoạt tại trường)

08 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường)

09 Bước tiến sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở cấp II

10 Trường PTTH cấp III là nơi như thế nào?

11 Chế độ thi vào trường PTTH cấp III

12 Bước tiếp theo sau khi tốt nghiệp trường PTTH cấp III

13 Danh sách những dụng cụ cần dùng ở trường học (đồ mang theo)

14 Chế độ phiên dịch của trường học và địa phương

15 Danh sách các trường dành cho người nước ngoài

16 Lớp học tiếng Nhật ở trường học hoặc trường địa phương

17 Danh sách nơi tư vấn về cuộc sống, lao động, y tế, giáo dục (danh sách quầy tư vấn)

18 Chế độ chỉ dạy những điều chuyên môn cho trẻ em tại nhà trường (Bảng thông tin giới thiệu về nhân sự

Phủ Osaka)

19 Nơi giới thiệu việc làm (danh sách các cơ sở giới thiệu việc làm )

20 Những trường học dạy kiến thức hoặc kỹ thuật chuyên môn (học kỹ thuật để đi làm)

21 Nên làm thế nào sau khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở? Gia đình tôi có ý định sắp về nước. (Định

hướng cho việc học của con)

22 Con tôi không muốn đến trường. (không đi học)

Page 2: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

2

02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp TOP

◎ Vào trường mẫu giáo (học từ đầu tại trường mẫu giáo

◆ Trường hợp trường mẫu giáo

1. Những người mới được cấp thẻ ngoại kiều cần mang theo thẻ ngoại kiều đến văn phòng hành chính (khu,

phường, xã) địa phương nơi đang cư trú để đăng ký cư trú (gọi là jumin toroku).

2. Lấy Giấy Đăng Ký Nguyện vọng xin vào trường mà muốn cho con mình vào học tại trường mẫu giáo đó, điền

những cột, mục cần thiết vào giấy đó rồi nộp cho nhà mẫu giáo đó.

3. Đến ngày được chỉ định thì đi đến nhà mẫu giáo mà đã làm đơn đăng ký nhập học.

◎ Vào trường (học từ đầu tại trường đó)

◆ Trường hợp nhập học trường tiểu học, trường PTCS cấp II

1. Những người mới được cấp thẻ ngoại kiều cần mang theo thẻ ngoại kiều đến văn phòng hành chính (khu,

phường, xã) địa phương nơi đang cư trú để đăng ký cư trú (gọi là jumin toroku).

2. Đến Phòng học vụ Hội đồng giáo dục ở phường xã nơi đang cư trú nói “con tôi muỗn nhập học” sẽ nhận được

hồ sơ xin nhập học. Xin giấy tờ hướng dẫn vào học, sau đó điền vào những cột cần thiết, và đưa cho người đảm

đương quầy tiếp đón. Nếu phụ huynh đã đăng kí cư trú ở địa phương thì khi con đến tuổi đi học sẽ nhận được

hướng dẫn nhập học từ Hội đồng giáo dục.

3. Vài hôm sau phụ huynh sẽ nhận được “giấy thông báo nhập học”. Hãy xem tên và địa điểm của trường. (Nếu

phụ huynh nộp đơn tại quầy thì có khả năng có thể nhận được “giấy phép nhập học” ngay.)

4. Con cái và phụ huynh sẽ đi đến trường vào ngày được chỉ định. Lúc đó sẽ mang “giấy phép nhập học (giấy

thông báo nhập học)” mà nhận được từ Phòng học vụ đến. Ở trường học Nhật Bản tùy từng lứa tuổi mà quy định

năm học. (Những người sinh từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 1 tháng 4 năm sau sẽ học cùng khoá.)

Có một số địa phương mời phiên dịch đến lớp trong trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập bằng tiếng

Nhật. Và dù không thể cho phiên dịch ngồi cùng ghế với học sinh, nhưng có khả năng trường có thể mời phiên

dịch đến trường khi phụ huynh tham gia buổi nói chuyện với giáo viên. Hãy bàn bạc kỹ với giáo viên trong nhà

trường.

(Có khả năng trường THPT hoặc trường mẫu giáo cũng có thể mời phiên dịch vào buổi nói chuyện.)

◆ Nhập học trường THPT cấp III

Trường hợp nhập học trường THPT cấp III, bắt buộc phải dự thi vào trường. Để biết thêm chi tiết, xin hãy xem

trang “Bước tiếp theo sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở” hoặc “Chế độ thi vào trường PTTH cấp III”

◎ Học chuyển tiếp (vào học giữa chừng)

◆ Học chuyển tiếp vào trường tiểu học, trường PTCS cấp II

1. Những người mới được cấp thẻ ngoại kiều hãy mang theo thẻ ngoại kiều đến văn phòng hành chính (khu,

phường, xã) địa phương nơi đang cư trú để đăng ký cư trú (gọi là jumin toroku).

2. Đến Phòng học vụ Hội đồng giáo dục ở phường xã đang cư trú và trình bày nguyện vọng học chuyển tiếp, xin

giấy tờ hướng dẫn vào học, sau đó điền vào những cột cần thiết, và đưa cho người đảm đương quầy tiếp đón.

3. Vào ngày chỉ định sẽ đi đến trường được chỉ định. Khi đó mang theo “giấy cho phép học chuyển tiếp” mà đã

được cấp cho tại Phòng học vụ đi.

◆ Học chuyển tiếp vào trường PTTH cấp III

Chế độ học cả ngày của trường PTTH cấp III công lập tỉnh Osaka đó là phụ huynh và bản thân học sinh đó phải

đang sống ở trong tỉnh Osaka. Chế độ học định giờ thì điều kiện là bản thân học sinh đó sống ở trong tỉnh Osaka

hoặc là đang làm việc. Và giấy chứng minh thành tích học tập trong trường học đã trải qua ở nước ngoài là cần

thiết.

1. Truyền đạt cho Hội đồng giáo dục tỉnh và phủ Osaka (Nhóm Trường học, Khoa PTTH, Phòng khuyến khích

Page 3: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

3

giáo dục) điều muốn chuyển tiếp vào trường PTTH cấp III.

2. Hội đồng giáo dục tỉnh Osaka sẽ tiến hành xác nhận xem có đủ tư cách chuyển tiếp vào học hay không, trên

cơ sở nắm bắt năng lực tiếng Nhật sẽ thảo luận về nơi chuyển tiếp vào học.

3. Tiến hành thi nhập học trước lúc bắt đầu vào các học kỳ. Tùy từng trường học mà nội dung thi nhập học có

khác nhau nhưng thông thường thì tiến hành kiểm tra học lực.

4. Khi thi đỗ thì có thể vào học giữa chừng trường PTTH cấp III.

Page 4: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

4

Chế độ trường học của Nhật Bản

03 Chế độ giáo dục tại Nhật Bản TOP

Chế độ trung học của Nhật Bản

Giáo

dụ

c bắt b

uộc

6

tuổi

Trường tiểu học (6 năm)

12

tuổi

Giáo

dụ

c phổ th

ôn

g

Trường trung học cơ sở (3 năm)

15

tuổi

Trường phổ thông trung học

(3 năm) (4 năm)

Trường trung

học chuyên

nghiệp (*1)

(Hơn 1 năm)

Trường

chuyên môn

dạy nghề kỹ

thuật

(1 năm hoặc 2

năm)

Tr ườ

ng p

hổ

thô

ng tru

ng h

ọc ch

uyên

ngh

i ệp

(5

năm

)

▼Đi làm

hoặc n

ội tr ợ

18

tuổi

Đại học (4 năm)

Đại học

ngắn hạn

(2 năm)

Trường

trung cấp

dạy nghề

(hơn 1

năm)

▼Đi làm

hoặc n

ội tr ợ

▼Đi làm

hoặc n

ội tr ợ ▼Đi làm

hoặc

nội tr ợ

▼Đi làm

hoặc

nội tr ợ

▼Đi làm

hoặc

nội tr ợ

22

tuổi Cao học

(2-4 năm)

▼Đi làm

hoặc n

ội tr ợ

▼Đi làm

hoặc

nội tr ợ

Page 5: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

5

04 Về trường mẫu giáo TOP

Nhà trẻ là cơ sở giáo dục đầu tiên của trẻ. Những trẻ đủ 3 tuổi cho tới khi vào trường học thì ở trên toàn đất nước

Nhật Bản nơi đâu việc giáo dục cũng căn cứ vào quá trình giáo dục chung. (Tùy từng trường mẫu giáo có trường

cứ tính vào thời điểm sinh nhật tròn 3 tuổi là được vào trường mẫu giáo mà không cần đợi đến tháng 4). Tại

trường mẫu giáo đối với các em bé đây là lần đầu tiên các em sống sinh hoạt theo tập đoàn, đây là nơi tạo dựng

điểm tốt, và tính khả năng của từng em một.

Trường mẫu giáo thì khác với trường tiểu học và trường PTCS cấp II đó là không sử dụng sách giáo khoa mà

phương pháp giáo dục chính vẫn là trò chơi. Ở trường mẫu giáo các em được thông qua rất nhiều trò chơi mà có

thể trở lên dễ tiếp xúc với mọi người, ngôn ngữ trở nên phong phú, trở lên thân thiết với vẻ đẹp của tự nhiên và

sự tò mò bí ẩn. Điều đó tạo ra nền tảng cơ sở cho việc học tập của trường tiểu học sau này.

Măc dầu gọi là trò chơi thôi nhưng tại trường mẫu giáo các thầy cô giáo lập kế hoạch chỉ đạo thông qua kinh

nghiệm cần thiết cho việc phát triển của từng trẻ một.

【Lớp học】

Có lớp học 3 tuổi, lớp học 4 tuổi, và lớp học 5 tuổi.

【Giáo viên】

Một lớp có dưới 35 em và có 1 giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra còn có giáo viên Hiệu trưởng và những người đảm

đương công việc văn phòng.

【Khu học chính】

Trường mẫu giáo công lập thì có chỉ định còn tư lập thì không có chỉ định.

【Kỳ nghỉ】

Có nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân. Trường mẫu giáo công lập thì thứ 7 cũng nghỉ.

Sự khác nhau giữa trường công lập và trường tư lập

Loại nào cũng tiến hành hoạt động hàng ngày theo quy định giáo dục của Bộ giáo dục. Ở trường tư lập tiền trông

nom cao, nhưng có dịch vụ như giờ học tiếng Anh, trông nom thời gian dài hơn v.v...

● Sự kiện, hoạt động chủ yếu trong cả năm (thay đổi theo từng trường mẫu giáo)

Tháng 4 Lễ khai giảng học kỳ I, lễ nhập học, giáo viên đến thăm viếng từng gia đình

Tháng 5 Tết thiếu nhi, bắt đầu mang theo cơm hộp, Ngày của mẹ, dã ngoại*

Tháng 6 Ngày khám dự phòng sâu răng, Ngày của bố, Kiểm tra sức khỏe

Tháng 7 Chơi nước, Lễ Thất tịch (Tanabata), ở lại nhà trẻ một đêm, Lễ bế giảng học kỳ I

Tháng 8 Nghỉ hè

Tháng 9 Lễ khai giảng học kỳ II, ngày Kính lão

Tháng 10 Đại hội thể dục thể thao, đi bới khoai, dã ngoại*

Tháng 11 Nghi thức chúc mừng trẻ em Nhật (Shichigosan), Ngày cảm tạ lao động

Tháng 12 Hội phát biểu, hội lễ Giáng sinh, tổng vệ sinh cuối năm, Lễ bế giảng học kỳ II

Tháng 1 Nghỉ đông, Lễ khai giảng học kỳ III

Tháng 2 Tra đậu trước ngày lập xuân (Tết Setsubun)

Tháng 3 Lễ hội Búp bê, lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo, Lễ bế giảng học kỳ III, nghỉ xuân

*Chuyến dã ngoại có hai loại; chuyến dã ngoại đi cùng với bố mẹ và chuyến dã ngoại chỉ có giáo viên và học

Page 6: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

6

sinh.

Ngoài ra còn tổ chức lễ chúc mừng sinh nhật cho những em sinh ra vào cùng tháng đó

Page 7: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

7

Chế độ trường học của Nhật Bản

05 Trường tiểu học là nơi như thê nào? (Về sinh hoạt tại trường) TOP

Ở các trường công lập Osaka có những quy định như sau, tùy theo từng trường mà các quy định đó khác nhau.

Bạn nên hỏi giáo viên trường mà con bạn dự định vào học.

◆ Đến trường

1. Đường đến trường

Để đảm bảo an toàn trong khi đi lại, học sinh phải đi theo đường đã quy định, gọi là “Tsugakuro (Đường lên

trường)”. Đây là những con đường an toàn mà trường đã chọn lựa cho học sinh. Vì vậy hãy đi theo đúng con

đường này.

2. Cách đi học

○ Đi theo nhóm

Tập hợp các học sinh sống cùng một khu vực thành nhóm đi học cùng nhau. Hãy có mặt ở chỗ hẹn đúng giờ.

○ Tự đi

Đi học một mình hoặc đi cùng với bạn bè sống ở gần nhà.

◆ Thời gian bắt đầu giờ học (thời gian trường học bắt đầu)

Trường học bắt đầu lúc khoảng từ 8 giờ 25 đến 8 giờ 30 sáng. Hãy có mặt tại lớp học trước đó khoảng 10 phút.

Nếu học sinh không có mặt đúng giờ, bị coi là “Chikoku (Đến muộn)”. Khi đến muộn hoặc nghỉ học do đau ốm

hoặc lý do khác phải liên lạc với nhà trường.

◆ Thời gian ở trường

Tùy theo năm học, số lượng môn học và giờ tan học khác nhau. Ví dụ, học sinh lớp 6 bắt đầu học lúc 8 giờ 30

sáng và học 4 tiết (45 phút/tiết) trong buổi sáng. Sau bữa ăn trưa, học 2 tiết nữa. Số lượng tiết học tổng cộng là

khoảng 5 đến 6 tiết mỗi ngày. Chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm giảng bài cho lớp.

◆ Kyushoku (Cơm trưa được nấu ở trường) hoặc obento (cơm trưa mang đến từ nhà)

Hầu hết tất cả trường tiểu học trong tỉnh Osaka có phục vụ cơm trưa ở trường, gọi là “Kyushoku”. Khi ăn

kyushoku, các học sinh thay phiên nhau tự phải phát cơm và dọn dẹp sau khi ăn. Cũng có những ngày không

phục vụ cơm trưa ở trường như đầu học kỳ hoặc những ngày có hoạt động đặc biệt. Cũng có ngày các học sinh

phải tự mang cơm hộp từ nhà. Trường học sẽ thông báo trước những ngày như thế. Học sinh nào phải ăn kiêng

vì lý do tôn giáo hoặc bệnh dị ứng v.v…. hãy nói với giáo viên chủ nhiệm. Phụ huynh phải đóng tiền cơm trưa ở

trường. Mỗi tháng khoảng 3.500-4.000 yên.

◆ Thời gian quét dọn

Ở trường tiểu học thì sau khi ăn cơm trưa sẽ có giờ dọn vệ sinh. Các học sinh cùng nhau dọn vệ sinh lớp học,

cầu thang, hành lang, toa-lét của trường. Hãy giữ vệ sinh của nơi mình học.

◆ Về đến nhà

Giống như khi lên trường, các học sinh về nhà theo “Tsugakuro (Đường lên trường)”. Tùy theo năm học và tùy

theo ngày mà thời gian tan học khác nhau. Những ngày có hoạt động đặc biệt cũng khác. Khi học sinh phải về

nhà vào giờ khác ngày thường, trường sẽ thông báo trước.

◆ Quần áo đi học

Ở nhiều trường tiểu học, học sinh có thể mặc quần áo tuỳ ý khi đi học, nhưng cũng có một số trường có “Seifuku

(Đồng phục)” hoặc “Hyojyunfuku (Quần áo chuẩn)”.

Page 8: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

8

Khi học môn “Taiiku (Thể thao)”, học sinh phải thay đồ thể thao. Ở một số trường, học sinh phải đi giầy chuyên

biệt phù hợp với phòng tập thể thao.

Khi đến phiên “trực ban cơm trưa”, học sinh phải mặc tạp dề, đeo khẩu trang và đội mũ khi phân phát đồ ăn trưa.

Đối với khẩu trang, học sinh sử dụng khẩu trang cá nhân.

Khi học bơi vào mùa hè, học sinh phải mang áo bơi và mũ bơi từ nhà. Hãy ghi rõ họ tên vào đồ của mình. Để biết

thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Về lớp học

Trong lớp học thường có giáo viên chủ nhiệm và học sinh với số lượng dưới 40 người. Chủ yếu chỉ có giáo viên

chủ nhiệm giảng dạy các môn cho học sinh, nhưng tùy năm học hoặc tùy trường, có giáo viên riêng giảng dạy

các môn như “Zugakousaku (Thủ công)”, “Ongaku (Âm nhạc)”, “Katei (Gia chánh)”. Cũng có trường hợp nhiều

giáo viên cùng giảng dạy trong một giờ.

※ Khi học các môn hay tổ chức hoạt động đặc biệt trong lớp hoặc trong trường, học sinh luôn luôn đi theo tập

thể là lớp học, nên nếu có gì chưa rõ hãy hỏi giáo viên chủ nhiệm.

◆ Nội dung học tập

Ở trường tiểu học học sinh học các môn như sau đây:

Học sinh lớp 1, 2:

Tiếng Nhật, Toán, Sinh hoạt, Âm nhạc, Thủ công, Thể thao, “Đạo đức” - môn học đặc biệt

Học sinh lớp 3, 4:

Tiếng Nhật, Toán, Xã hội, Khoa học tự nhiên, Âm nhạc, Thủ công, Thể thao, “Đạo đức” - môn học đặc biệt, hoạt

động ngoại ngữ

Học sinh lớp 5, 6:

Tiếng Nhật, Toán, Xã hội, Khoa học tự nhiên, Âm nhạc, Thủ công, Thể thao, Gia chánh, “Đạo đức” -môn học đặc

biệt, hoạt động ngoại ngữ

※ Ngoài ra cũng có các hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp học, hoạt động hội Học sinh, hoạt động câu lạc bộ,

nghi lễ) và thời gian học tập tổng hợp.

Hoạt động đặc biệt là những hoạt động tự chủ của học sinh tự chủ động thực hiện nhằm mục đích là cải thiện

cuộc sống tại trường giống như hoạt động hội Học sinh.

◆ Dụng cụ học tập

Sách giáo khoa được cung cấp miễn phí. Ngoài ra, phụ huynh phải chuẩn bị cho học sinh những thứ cần thiết

trong giờ học. Một số môn đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị dụng cụ riêng của mình. Ví dụ như:

Tiếng Nhật: bút lông, mực (để tập viết thư pháp) v.v..

Âm nhạc: kèn pianica, ống sáo v.v..

Thủ công: sơn nước, sáp màu, sáp Craypas v.v..

Gia chánh: dụng cụ khâu vá

Tùy theo môn mà cũng có trường hợp nhà trường thu tiền để mua đồng loạt cả trường những thứ cần phải mua

theo chỉ định của nhà trường

◆ Phiên dịch

Trường có thể chuẩn bị phiên dịch viên dành cho những phụ huynh hoặc học sinh khi cần trao đổi với nhà trường.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Kiểm tra sức khoẻ

【Về kiểm tra sức khoẻ】

Page 9: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

9

Trường học Nhật Bản bắt buộc học sinh kiểm tra sức khỏe tại trường. Có những loại kiểm tra sau:

・Kiểm tra sức khoẻ thể chất (điều tra về bệnh mà học sinh đã từng bị và tình hình sức khỏe bây giờ)

・Đo chiều cao, cân nặng, Khám nội khoa (tình hình trong bụng), khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng, kiểm

tra thị lực, kiểm tra thính lực

・Khám bệnh lao (Xét nghiệm phản ứng Tuberculin) chỉ dành cho những người cần thiết

・Khám tim (kiểm tra điện tâm đồ) Tất cả học sinh lớp 1 bắt buộc phải khám

・Kiểm tra nước tiểu

※ Có khả năng tiến hành cuộc kiểm tra sức khoẻ trước khi học bơi, chạy bộ hoặc trước khi đi tham quan tìm

hiểu v.v..

◆ Bảng thành tích

Bảng thành tích là kết quả học tập và thái độ trong sinh hoạt và hoạt động tại trường của học sinh. Giáo viên đưa

nó cho học sinh vào ngày lễ bế giảng. Học sinh mang về cho bố mẹ xem, sau đó mang trả lại cho giáo viên chủ

nhiệm vào đầu học kỳ sau (ngày lễ khai giảng).

Page 10: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

10

Chế độ trường học của Nhật Bản

06 Trường tiểu học là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường) TOP

Một năm của trường tiểu học

Hàng năm, trường khai giảng vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3. Một năm học chia thành 2 hoặc 3 học kỳ.

Trường học tổ chức nhiều hoạt động. Trong đó một số hoạt động yêu cầu phụ huynh cùng tham gia và có thu lệ

phí đặc biệt v.v.. Trường học sẽ thông báo thông tin chi tiết. Dưới đây là những hoạt động chủ yếu, tuy nhiên tùy

theo từng khu vực, trường học hoặc năm học, tên hoặc nội dung hoạt động có thể khác nhau. Dưới đây là khái

quát nội dung hoạt động của 3 học kỳ

Học kỳ I (khoảng từ tháng 4〜tháng 7)

● Lễ khai giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày khai giảng. Lúc này, thông thường học sinh tất cả lớp cùng tham gia.

● Lễ nhập học

Nghi thức chúc mừng các em mới nhập học lớp 1. Phụ huynh của học sinh lớp 1 cũng tham gia.

● Kiểm tra sức khỏe

Bác sỹ khám sức khỏe cho học sinh.

● Đo chiều cao, cân nặng

Đo chiều cao, cân nặng.

● Giáo viên đến thăm gia đình học sinh

Giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh để trao đổi về cuộc sống tại nhà.

● Dã ngoại-ngoại khóa

Học sinh tham gia dã ngoại để có những trải nghiệm không thể có nếu chỉ học trong trường, thường là những

điều liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, văn hóa v.v..

● Tham quan giờ học

Mời phụ huynh đến trường để xem học sinh thường học tập và hoạt động tại trường như thế nào.

● Buổi họp trao đổi cá nhân

Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trao đổi về tình hình học tập, thái độ sinh hoạt của học sinh trong trường và ở

nhà v.v..

● Buổi họp mặt phụ huynh theo khối lớp

Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cùng trao đổi.

● Buổi họp trao đổi 3 người

3 (hoặc 4) người gồm giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh trao đổi về thái độ sinh hoạt trong trường và

trong nhà. Thường được tổ chức vào cuối các học kỳ.

● Học bơi

Hầu hết những trường tiểu học vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7 có thêm giờ học bơi.

● Lễ bế giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày cuối học kỳ. Thường học sinh tất cả lớp học cùng tham gia.

● Nghỉ hè (từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8)

Học sinh được nghỉ hè trong vòng 30-40 ngày. Trong thời gian này cũng có những hôm phải lên trường để tham

gia hoạt động bơi lội hoặc hoạt động câu lạc bộ.

Học kỳ II (khoảng từ tháng 9〜tháng 12)

● Đại hội thể dục thể thao

Đại hội này được tổ chức để các học sinh cùng tham gia các môn thể thao như: Chạy đua, Chạy tiếp sức, Nhảy

múa v.v.. và cổ vũ các bạn cùng lớp. Cũng có một số trường học mời gia đình học sinh cùng tham gia. Thông

thường trường tiểu học gọi đại hội này là Undoukai.

Page 11: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

11

● Tham quan tìm hiểu

Học sinh lớp 6 được đi du lịch và nghỉ lại một đêm. Thường được tổ chứ vào học kỳ II.

● Hội diễn văn nghệ, Buổi phát biểu thành quả học tập

Học sinh trưng bày những tác phẩm của mình trong giờ Thủ công, Gia chánh hoặc thông báo về thành quả học

tập trong giờ môn Xã hội, môn Khoa học tự nhiên. Học sinh chơi nhạc, hát và diễn kịch. Thường phụ huynh cũng

có thể tham dự.

● Nghỉ đông (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1)

Được nghỉ khoảng 2 tuần.

Học kỳ III (khoảng từ tháng 1〜tháng 3)

● Lễ tốt nghiệp

Nghi thức phát bằng tốt nghiệp cho những học sinh được tốt nghiệp và chúc mừng họ.

● Lễ bế giảng

Là sự kiện diễn ra vào ngày cuối cùng của một năm học. Trong nhiều trường hợp, toàn thể học sinh trong trường

sẽ cùng tham gia sự kiện này.

● Nghỉ xuân (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4)

Sau lễ bế giảng, học sinh được nghỉ xuân. Khi hết kỳ nghỉ này, tức là đến tháng 4 thì học sinh được lên lớp.

Page 12: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

12

Chế độ trường học của Nhật Bản

07 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về sinh hoạt tại trường) TOP

Bên cạnh một số nội quy riêng của từng trường (hỏi giáo viên trường bạn để biết thông tin chi tiết), các trường

trung học cơ sở công lập ở tỉnh Osaka có nội quy như sau:

◆ Lên trường

1. Đường lên trường

Để đảm bảo an toàn trong khi đi lại, học sinh phải đi theo đường đã quy định, gọi là “Tsugakuro (Đường lên

trường)”. Đây là những con đường an toàn mà trường đã chọn lựa cho học sinh. Vì vậy hãy đi theo đúng con

đường này.

2. Cách đi học

Đi học một mình hoặc đi cùng với bạn bè sống ở gần nhà. Trường trung học cơ sở thường cho học sinh đi học

theo cách này.

◆ Thời gian bắt đầu học (Thời gian trường học bắt đầu)

Trường học bắt đầu lúc khoảng từ 8 giờ 25 đến 8 giờ 30 sáng. Hãy có mặt tại lớp học trước đó khoảng 10 phút.

Nếu học sinh không có mặt đúng giờ, bị coi là “Chikoku (Đến muộn)”. Khi đến muộn hoặc nghỉ học do đau ốm

hoặc các lý do khác phải liên lạc với nhà trường.

◆ Thời gian ở trường

Số lượng môn học và thời gian tan học không khác nhau mấy giữa lớp 7-9. Học sinh bắt đầu học lúc khoảng 8

giờ 30 và học 4 tiết (50 phút/tiết) trong buổi sáng. Sau bữa trưa học 2 tiết nữa. Mỗi ngày học 5 hoặc 6 tiết. Tùy

theo môn học, giáo viên giảng dạy khác nhau.

◆ Kyusyoku (Cơm trưa được nấu ở trường) hoặc obento (Cơm trưa mang đến từ nhà)

Có cơm trưa kyosyoku hay không thì tùy theo trường học. Cũng có trường hợp tất cả học sinh là đối tượng được

phát cơm kyusyoku, cũng có trường hợp chỉ có đối tượng là những học sinh đã đăng ký. Nếu không có kyusyoku

thì hãy mang theo cơm hộp. Nếu không thể chuẩn bị cơm hộp được thì hãy mua đồ ăn nhẹ như bánh mì để

mang đi. Một số trường bán bánh mì trong trường.

Trường hợp trường có chuẩn bị cơm trưa thì các học sinh thay phiên tự xới cơm, phát cơm rồi cất dọn, đó gọi là

“Kyusyoku touban (Thực thi nhiệm vụ cơm trưa)”.

Cũng có những ngày không phục vụ cơm trưa ở trường như đầu học kỳ hoặc những ngày có hoạt động đặc biệt.

Cũng có ngày các học sinh phải tự mang obento (cơm hộp) từ nhà. Trường học sẽ thông báo trước những ngày

như thế.

Học sinh nào phải ăn kiêng vì lý do tôn giáo hoặc bệnh dị ứng v.v.. hãy nói với giáo viên chủ nhiệm.

Phụ huynh phải đóng tiền cơm trưa ở trường. Mỗi tháng khoảng 3.400-4.600 yên.

Hầu hết tất cả trường trung học cơ sở ở tỉnh Osaka không phục vụ cơm trưa ở trường nên học sinh phải mang

theo obento ăn trưa. Obento ăn tại trường (buổi trưa học sinh không được về nhà ăn).

◆ Thời gian quét dọn

Trước khi về nhà, các em học sinh phải quét dọn trường. Các học sinh cùng nhau quét dọn lớp học, cầu thang,

hành lang, nhà vệ sinh v.v... Hãy giữ vệ sinh của nơi mình học.

◆ Hoạt động câu lạc bộ

Ngoài giờ học, các em có thể tham gia các câu lạc bộ để chơi thể thao hoặc các hoạt động văn hóa khác.

Page 13: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

13

◆ Về đến nhà

Giống như khi lên trường, các học sinh về nhà theo “Tsugakuro (Đường lên trường)”. Tùy theo năm học và tùy

theo ngày mà thời gian tan học khác nhau. Những ngày có hoạt động đặc biệt cũng khác. Khi học sinh phải về

nhà vào giờ khác ngày thường, trường sẽ thông báo trước.

◆ Quần áo đi học

Hầu hết tất cả trường trung học cơ sở có “Seihuku (Đồng phục)” hoặc “Hyojunhuku (Quần áo tiêu chuẩn)”. Học

sinh mặc đồng phục (có áo mùa hè và áo mùa đông) mà đi học.

Khi học môn “Taiiku (Thể thao)”, học sinh phải thay đồ thể thao. Ở một số trường, học sinh phải đi giầy chuyên

biệt phù hợp với phòng tập thể thao. Đa số tất cả các trường trung học cơ sở đều có quy định mặc đồng phục thể

thao.

Khi học bơi vào mùa hè, học sinh phải mang áo bơi và mũ bơi từ nhà. Hãy ghi rõ họ tên vào đồ của minh. Để biết

thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Về lớp học

Trong lớp học có học sinh với số lượng dưới 40 người. Ngoài giáo viên chủ nhiệm, lớp cũng có thể thêm giáo

viên phó chủ nhiệm. Tùy theo môn học mà có các giáo viên giảng dạy khác nhau.

※ Khi học các môn hay tổ chức hoạt động đặc biệt trong lớp hoặc trong trường, học sinh luôn luôn đi theo tập

thể lớp, nên nếu có gì chưa rõ hãy hỏi giáo viên chủ nhiệm.

◆ Nội dung học tập

Tiếng Nhật, Toán, Xã hội, Khoa học tự nhiên, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục sức khỏe, Kỹ thuật-Gia chánh, Ngoại

ngữ (tiếng Anh), “Đạo đức” - môn học đặc biệt.

※ Ngoài ra còn có các hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp học, hoạt động Hội học sinh, hoạt động cậu lạc bộ, các

sự kiện của trường) và thời gian học tập tổng hợp.

◆ Dụng cụ học tập

Sách giáo khoa được cung cấp miễn phí. Ngoài ra, phụ huynh phải chuẩn bị cho học sinh những thứ cần thiết

trong giờ học. Một số môn đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị dụng cụ riêng của mình.

Tiếng Nhật: bút lông, mực (để tập viết thư pháp) v.v..

Kỹ thuật-Gia chánh: dụng cụ khâu vá v.v..

Tùy theo môn mà cũng có trường hợp nhà trường thu tiền để mua đồng loạt cả trường những thứ cần phải mua

theo chỉ định của nhà trường.

◆ Phiên dịch

Trường có thể chuẩn bị phiên dịch viên dành cho những phụ huynh hoặc học sinh khi cần trao đổi với nhà trường.

Để biết thêm tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Kiểm tra sức khỏe

【Về kiểm tra sức khoẻ】

Trường học Nhật Bản bắt buộc học sinh kiểm tra sức khỏe tại trường. Có những loại kiểm tra sau:

・Kiểm tra sức khoẻ thể chất (điều tra về bệnh mà học sinh đã từng bị và tình hình sức khỏe bây giờ)

・Đo chiều cao, cân nặng, khám nội khoa (tình hình trong bụng), khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng, kiểm

tra thị lực, kiểm tra thính lực

・Khám bệnh lao (Xét nghiệm phản ứng Tuberculin) chỉ dành cho những người cần thiết

・Khám tim (kiểm tra điện tâm đồ) Tất cả học sinh lớp 7 bắt buộc phải khám.

Page 14: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

14

・Kiểm tra nước tiểu

※ Có khả năng tiến hành cuộc kiểm tra sức khoẻ trước khi học bơi, chạy bộ, lên núi hoặc trước khi đi tham quan

tìm hiểu v.v..

◆ Thi định kỳ

Ở trường trung học cơ sở có 5 đến 6 bài thi định kỳ (bao gồm thi giữa học kỳ, thi cuối học kỳ). Cũng có những

môn học phải thi hai lần trong một học kỳ, có môn chỉ thi một lần trong một học kỳ, hoặc không cần thi. Các cuộc

thi được tiến hành trong 2-3 ngày.

Ở một số trường, ngoài bài thi định kỳ, còn có bài tập về nhà hoặc kiểm tra năng lực. Để biết thêm thông tin chi

tiết xin liên hệ với trường.

◆ Bảng thành tích

Bảng thành tích là kết quả học tập và thái độ trong sinh hoạt và hoạt động tại trường của học sinh. Giáo viên đưa

nó cho học sinh vào ngày lễ bế giảng. Học sinh mang về cho bố mẹ xem, sau đó mang trả lại cho giáo viên chủ

nhiệm vào đầu học kỳ sau (ngày lễ khai giảng).

Page 15: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

15

Chế đọ trường học của Nhật Bản

08 Trường trung học cơ sở là nơi như thế nào? (Về hoạt động trong trường) TOP

Một năm của trường trung học cơ sở

Trường hàng năm bắt đầu vào tháng 4 và kết thức vào tháng 3. Nhiều trường một năm học được chia thành từ 2

đến 3 học kỳ. Tại trường học có rất nhiều nghi lễ được diễn ra. Trong số đó có khi phải nhờ cả phụ huynh đến

trường giúp và đặc biệt đôi khi phải mất tiền. Những điều rõ hơn thì nhà trường sẽ thông báo. Tên và nội dung

của các nghi lễ trong nhà trường tại khu vực bạn đang sống và tại trường học tùy từng năm có khác nhau nhưng

chúng tôi sẽ giới thiệu điều hay sử dụng nhất là mô hình trường học theo chế độ 3 học kỳ.

Học kỳ I (khoảng từ tháng 4〜tháng 7)

● Lễ khai giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày khai giảng. Lúc này, thông thường học sinh tất cả lớp cùng tham gia.

● Lễ nhập học

Nghi thức chúc mừng các em mới nhập học lớp 7. Phụ huynh của học sinh lớp 7 cũng tham gia.

● Kiểm tra sức khỏe

Bác sỹ khám sức khỏe cho học sinh.

● Đo chiều cao, cân nặng

Đo chiều cao, cân nặng.

● Giáo viên đến thăm gia đình học sinh

Giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh để trao đổi về cuộc sống tại nhà.

● Dã ngoại-ngoại khóa

Học sinh tham gia dã ngoại để có những trải nghiệm không thể có nếu chỉ học trong trường, thường là những

điều liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, văn hóa v.v..

● Tham quan giờ học

Mời phụ huynh đến trường để xem học sinh thường học tập và hoạt động tại trường như thế nào.

● Buổi họp trao đổi cá nhân

Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trao đổi về tình hình học tập, thái độ sinh hoạt của học sinh trong trường và ở

nhà v.v..

● Buổi họp mặt phụ huynh theo khối lớp

Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cùng trao đổi.

● Buổi họp trao đổi 3 người

3 (hoặc 4) người gồm giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh trao đổi về thái độ sinh hoạt trong trường và

trong nhà. Thường được tổ chức vào cuối các học kỳ.

● Tham quan tìm hiểu

Học sinh lớp 9 được đi du lịch và nghỉ lại một đêm. Thường được tổ chứ vào học kỳ I.

● Học bơi

Hầu hết những trường trung học cơ sở vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7 có thêm giờ học bơi.

● Lễ bế giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày cuối học kỳ. Thường học sinh tất cả lớp học cùng tham gia.

● Nghỉ hè (từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8)

Học sinh được nghỉ hè trong vòng 30-40 ngày. Trong thời gian này cũng có những hôm phải lên trường để tham

gia hoạt động bơi lội hoặc hoạt động câu lạc bộ.

Học kỳ II (khoảng từ tháng 9〜tháng 12)

● Đại hội thể dục thể thao

Đại hội này được tổ chức để các học sinh cùng tham gia các môn thể thao như: Chạy đua, Chạy tiếp sức, Nhảy

múa v.v.. và cổ vũ các bạn cùng lớp. Cũng có một số trường học mời gia đình học sinh cùng tham gia. Thông

Page 16: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

16

thường trường trung học gọi đại hội này là Taiiku-taikai.

● Hội diễn văn nghệ, Buổi phát biểu thành quả học tập

Học sinh trưng bày những tác phẩm của mình trong giờ Mỹ thuật, Kỹ thuật-Gia chánh hoặc thông báo về thành

quả học tập trong giờ môn Xã hội, môn Khoa học tự nhiên. Học sinh chơi nhạc, hát và diễn kịch. Thường phụ

huynh cũng có thể tham dự.

● Nghỉ đông (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1)

Được nghỉ khoảng 2 tuần.

Học kỳ III (khoảng từ tháng 1〜tháng 3)

● Lễ tốt nghiệp

Nghi thức phát bằng tốt nghiệp cho những học sinh được tốt nghiệp và chúc mừng họ.

● Lễ bế giảng

Là sự kiện diễn ra vào ngày cuối cùng của một năm học. Trong nhiều trường hợp, toàn thể học sinh trong trường

sẽ cùng tham gia sự kiện này.

● Nghỉ xuân (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4)

Sau lễ bế giảng, học sinh được nghỉ xuân. Khi hết kỳ nghỉ này, tức là đến tháng 4 thì học sinh được lên lớp.

Page 17: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

17

Chế độ trường học của Nhật Bản

09 Bước tiến sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở cấp II TOP

Bước tiến sau khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở, được chia ra làm 2 con đường chính: học lên và đi làm.

Trường hợp học tiếp lên thì có rất nhiều loại trường học như Trường phổ thông trung học, Trường phổ thông

trung học chuyên nghiệp, Trường trung học chuyên nghiệp hoặc các loại trường khác, vì vậy hãy bàn bạc kỹ với

phụ huynh và giáo viên. Đặc biệt trường PTTH cấp III thì có rất nhiều loại phụ thuộc vào thời gian và mục đích

học tập vì vậy hãy tìm trường học sao cho phù hợp với con của mình. Trường hợp thi vào trường PTTH cấp III

công lập tỉnh Osaka thì có chế độ “ưu đãi” như kéo dài thời gian làm bài thi, hay được sử dụng từ điển trong

phòng thi...v.v vì thế nếu đi thi thì hãy bàn với giáo viên chủ nhiệm lớp.

Trường hợp đi làm thì có hai phương pháp xin việc làm.

Phương pháp thứ nhất là nhờ Sở ổn định việc làm (koukyo shokugyo anteisho) giới thiệu việc làm thông qua

trường PTCS cấp II. Kiểm tra các điều kiện lao động của công ty tuyển dụng, rồi bàn thảo giữa học sinh, phụ

huynh và giáo viên chủ nhiệm. Hãy đi tham quan thực tế nơi làm việc mình quan tâm để quyết định công ty muốn

làm việc, và sau đó tham dự thi vào công ty.

Nội dung thi tuyển thì tùy từng công ty khác nhau nhưng phần lớn là phỏng vấn.

Còn một phương pháp nữa là nhờ người quen giới thiệu việc làm. Phương pháp này có nhiều trường hợp như

người quen giúp đỡ mọi hướng trong xin việc v.v.. Trường hợp này học sinh cũng phải trình Sở ổn định việc làm

thông qua trường PTCS cấp II.

Cả trường hợp học tiếp lên và trường hợp đi làm đều phải suy nghĩ về tương lai của con em mình, hãy bàn bạc

kỹ với con cái cùng giáo viên chủ nhiệm lớp.

Page 18: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

18

Chế độ trường học của Nhật Bản

10 Trường PTTH câp III là nơi như thế nào? TOP

Cuộc sống trường học của trường PTTH câp III

Tại các trường trung học công lập tỉnh Osaka có những quy định sau đây. Cũng có sự khác nhau tuỳ theo trường

vì thế hãy hỏi giáo viên của trường mà bạn đang theo học.

◆ Năm học

Trường PTTH cấp III thì chia ra làm 2 chế độ: chế độ năm học và chế độ đơn vị học trình. Chế độ năm học của

trường PTTH cấp III có các môn học được quy định tùy theo từng năm (một số môn học có thể tự lựa chọn). Nếu

mà nghỉ nhiều hoặc không nộp bài tập và thành tích kiểm tra kém thì sẽ không tiến cấp được sang năm học tiếp

(gọi là “genkyu ryuchi (lưu ban)”). Nếu bị lưu ban thì buộc phải học lại năm đó một lần nữa. Những trường theo

chế độ đơn vị học trình không có năm học. Cũng không có chế độ lưu ban. Số lượng đơn vị học trình cần thiết để

tốt nghiệp được quy định và nếu đỗ các môn học đó thì sẽ tốt nghiệp được.

◆ Đơn vị học trình

Số lượng giờ học của các môn học trong vòng một tuần được gọi là “tan-i (đơn vị học trình)”. Thí dụ môn toán

trong vòng một tuần có 4 giờ học thì được tính là 4 đơn vị. Hầu hết các trường học học trong vòng một năm thì sẽ

được chứng nhận là đạt được môn học đó.

◆ Thời gian bắt đầu giờ học (thời gian trường học bắt đầu)

Trường học bắt đầu từ 8 giờ 25 phút đến khoảng 8 giờ 30 phút.

◆ Đến muộn

Trường hợp cho đến giờ vào lớp và giờ học bắt đầu chưa tới trường thì bị coi là “chikoku (đến muộn)”. Nếu đến

muộn nhiều lần thì có thể bị coi là vắng mặt, và cũng có khi không lấy được đơn vị học trình. Khi phải đến muộn

hoặc nghỉ học do ốm thì nhất định phải liên lạc đến nhà trường.

◆ Thời gian ở trường học

Trường học thì bắt đầu từ buổi sáng vào khoảng lúc 8 giờ 30 phút, trong vòng buổi sáng có 4 tiết học (mỗi tiết là

50 phút). Sau khi ăn cơm trưa (cơm hộp), thì buổi chiều lại có 2-3 tiết. Mỗi ngày thường có 6-7 tiết. Tùy theo môn

học mà có các giáo viên giảng dạy khác nhau.

◆ Cơm hộp (cơm trưa mang từ nhà)

Trường PTTH cấp III tỉnh Osaka không có kyusyoku (bữa ăn trưa do trường chuẩn bị). Do vậy học sinh phải

mang cơm hộp từ nhà hoặc mua bánh mì để mang đi. Cũng có trường có căn tin.

◆ Thời gian quét dọn

Trước khi về nhà, các em học sinh phải quét dọn trường. Các học sinh cùng nhau quét dọn lớp học, cầu thang,

hành lang, nhà vệ sinh v.v... Hãy giữ vệ sinh của nơi mình học.

◆ Hoạt động câu lạc bộ

Sau khi tan học, học sinh có thể tham gia câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ văn hoá mà mình thích.

◆ Quần áo đi học

Hầu hết tất cả trường PTTH có “Seihuku (Đồng phục)” hoặc “Hyojunhuku (Quần áo tiêu chuẩn)”. Học sinh mặc

đồng phục (có áo mùa hè và áo mùa đông) mà đi học.

Khi học môn “Taiiku (Thể thao)”, học sinh phải thay đồ thể thao. Ở một số trường, học sinh phải đi giầy chuyên

Page 19: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

19

biệt phù hợp với phòng tập thể thao. Đa số tất cả các trường trung học cơ sở đều có quy định mặc đồng phục thể

thao.

Khi học bơi vào mùa hè, học sinh phải mang áo bơi và mũ bơi từ nhà. Hãy ghi rõ họ tên vào đồ của minh. Để biết

thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Về lớp học

Trong lớp học có học sinh với số lượng dưới 40 người. Ngoài giáo viên chủ nhiệm, lớp cũng có thể thêm giáo

viên phó chủ nhiệm. Tùy theo môn học mà có các giáo viên giảng dạy khác nhau.

※ Khi học các môn, tổ chức hoạt động trong lớp buổi sáng và chiều hoặc tổ chức hoạt động trong trường, học

sinh luôn luôn đi theo tập thể lớp, nên nếu có gì chưa rõ hãy hỏi giáo viên chủ nhiệm.

◆ Nội dung học tập

Ở trường PTTH sẽ học các môn: Tiếng Nhật (văn hiện đại, cổ văn v.v..), Xã hội (xã hội, lịch sử v.v..), Công dân

(xã hội hiện đại v.v..), Toán, Khoa học tự nhiên, Thể dục sức khỏe, Nghệ thuật (Âm nhạc, Thư pháp, Mỹ thuật

v.v..), Ngoại ngữ v.v.. Ở những trường có chương trình chuyên môn thì học thêm những điều thuộc chuyên môn

đó.

※ Ngoài ra còn có giờ học Đạo đức và các hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp học, hoạt động Hội học sinh, các

sự kiện của trường).

◆ Dụng cụ học tập

Tất cả mọi thứ sử dụng trong việc học tập, gồm sách giao khoa, đều mất tiền. Có một số môn học như Nghệ

thuật yêu cầu học sinh cần chuẩn bị dụng cụ riêng của mình.

◆ Phiên dịch

Trường có thể chuẩn bị phiên dịch viên dành cho những phụ huynh hoặc học sinh chưa biết nói tiếng Nhật để có

thể trao đổi với bên trường một cách thoải mái. Để biết thêm tin chi tiết xin liên hệ với trường.

◆ Kiểm tra sức khỏe

【Về kiểm tra sức khoẻ】

Trường học Nhật Bản bắt buộc học sinh kiểm tra sức khỏe tại trường. Có những loại kiểm tra sau:

・Kiểm tra sức khoẻ thể chất (điều tra về bệnh mà học sinh đã từng bị và tình hình sức khỏe bây giờ)

・Đo chiều cao, cân nặng, khám nội khoa (tình hình trong bụng), khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng, kiểm

tra thị lực, kiểm tra thính lực

・Khám bệnh lao (Chụp X-quang) Tất cả học sinh lớp 10 bắt buộc phải khám.

・Khám tim (kiểm tra điện tâm đồ) Tất cả học sinh lớp 10 bắt buộc phải khám.

・Kiểm tra nước tiểu

※ Có khả năng tiến hành cuộc kiểm tra sức khoẻ trước khi học bơi, chạy bộ, lên núi hoặc trước khi đi tham quan

tìm hiểu v.v..

◆ Thi định kỳ

Ở trường PTTH có 5 đến 6 bài thi định kỳ (bao gồm thi giữa học kỳ, thi cuối học kỳ). Cũng có những môn học

phải thi hai lần trong một học kỳ, có môn chỉ thi một lần trong một học kỳ, hoặc không cần thi. Các cuộc thi được

tiến hành trong 3-5 ngày.

Ở một số trường, ngoài bài thi định kỳ, còn có bài tập về nhà hoặc kiểm tra năng lực. Để biết thêm thông tin chi

tiết xin liên hệ với trường.

◆ Bảng thành tích

Bảng thành tích là kết quả học tập và thái độ trong sinh hoạt và hoạt động tại trường của học sinh. Giáo viên đưa

nó cho học sinh vào ngày lễ bế giảng. Học sinh mang về cho bố mẹ xem, sau đó mang trả lại cho giáo viên chủ

Page 20: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

20

nhiệm vào đầu học kỳ sau (ngày lễ khai giảng).

Trường PTTH cấp IIII là nơi như thế nào?

Hàng năm trường khai giảng vào đầu tháng 4 và bế giảng vào tháng 3. Trường PTTH cấp III được chia ra làm 2

chế độ: chế độ năm học và chế độ đơn vị học trình và đối với những trường theo chế độ năm học 1 năm được

chia thành 3 học kỳ hoặc 2 học kỳ (học kỳ đầu và học kỳ sau). Trong năm học trường còn tổ chức nhiều sự kiện,

hoạt động. Có một số hoạt động nhờ phụ huynh đến dự hoặc thu phí đặc biệt. Nhà trường sẽ thông báo chi tiết

đến phụ huynh và học sinh. Dưới đây là khái quát nội dung của các sự kiện, hoạt động trong trường hợp trong

trường có chế độ 3 học kỳ. Tên và nội dung của các sự kiện, hoạt động có sự khác nhau tùy theo trường hoặc

năm học.

Học kỳ I (khoảng từ tháng 4〜tháng 7)

● Lễ khai giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày khai giảng. Lúc này, thông thường học sinh tất cả lớp cùng tham gia.

● Lễ nhập học

Nghi thức chúc mừng các em mới nhập học lớp 10. Phụ huynh của học sinh lớp 10 cũng tham gia.

● Kiểm tra sức khỏe

Bác sỹ khám sức khỏe cho học sinh.

● Đo chiều cao, cân nặng

Đo chiều cao, cân nặng.

● Dã ngoại-ngoại khóa

Học sinh tham gia dã ngoại để có những trải nghiệm không thể có nếu chỉ học trong trường, thường là những

điều liên quan đến thiên nhiên, lịch sử, văn hóa v.v..

● Buổi họp trao đổi 3 người

3 (hoặc 4) người gồm giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh trao đổi về thái độ sinh hoạt trong trường và

trong nhà. Thường được tổ chức vào cuối các học kỳ.

● Học bơi

Hầu hết những trường PTTH vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7 có thêm giờ học bơi.

● Lễ bế giảng

Nghi thức được tổ chức vào ngày cuối học kỳ. Thường học sinh tất cả lớp học cùng tham gia.

● Nghỉ hè (từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8)

Học sinh được nghỉ hè trong vòng 30-40 ngày. Trong thời gian này cũng có những hôm phải lên trường để tham

gia hoạt động bơi lội hoặc hoạt động câu lạc bộ.

Học kỳ II (khoảng từ tháng 9〜tháng 12)

● Đại hội thể dục thể thao

Đại hội này được tổ chức để các học sinh cùng tham gia các môn thể thao như: Chạy đua, Chạy tiếp sức, Nhảy

múa v.v.. và cổ vũ các bạn cùng lớp. Cũng có một số trường học mời gia đình học sinh cùng tham gia.

● Hội diễn văn nghệ, Buổi phát biểu thành quả học tập

Học sinh chơi nhạc, hát hoặc diễn kịch từng lớp và thưởng thức các diễn mục đó. Thường phụ huynh cũng có

thể tham dự.

● Nghỉ đông (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1)

Được nghỉ khoảng 2 tuần.

Học kỳ III (khoảng từ tháng 1〜tháng 3)

● Tham quan tìm hiểu

Ở trường PTTH công lập, học sinh lớp 11 được đi du lịch và nghỉ lại một đêm. Thường được tổ chứ vào học kỳ II

hoặc III.

● Lễ tốt nghiệp

Page 21: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

21

Nghi thức phát bằng tốt nghiệp cho những học sinh được tốt nghiệp (những học sinh đã học đủ đơn vị học trình

cần thiết*) và chúc mừng họ.

* Để biết chi tiết hãy xem trang “Chủng loại trường phổ thông trung học”.

● Lễ bế giảng

Là sự kiện diễn ra vào ngày cuối cùng của một năm học. Trong nhiều trường hợp, toàn thể học sinh trong trường

sẽ cùng tham gia sự kiện này.

● Nghỉ xuân (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4)

Sau lễ bế giảng, học sinh được nghỉ xuân.

Page 22: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

22

Chế độ tường học của Nhật Bản

11 Chế độ thi vào trường PTTH cấp III TOP

● Ở Nhật Bản trên 90% khi tốt nghiệp trường PTCS cấp II sẽ học tiếp lên trường PTTH cấp III.

Những người muốn dự thi vào PTTH cấp III hoặc trường chuyên môn thì cần phải sẵn sàng lập kế hoạch chuẩn

bị trước là cần thiết.

・ Chọn nguyện vọng (trường muốn vào) sớm

→ Nên chọn trường muốn vào cho đến khoảng nửa năm trước kỳ thi.

Có thể nhận được nhiều thông tin ở “Buổi hướng dẫn về hướng đi sau khi tốt nghiệp bằng đa ngôn ngữ”. Ở đó

cũng có thể tư vấn riêng.

・ Đi tham quan trường

→ Hãy đi tham quan trường học trước khi quyết định nguyện vọng. Nhiều trường học tổ chức buổi học thử được

gọi là taiken-nyugaku. Trong đó học sinh có thể tham quan lớp học hoặc phòng tập thể dục, học thử giờ học ở đó

v.v.. Có khả năng có thể nhờ người phiên dịch đi cùng, vì vậy hãy bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm.

・ Cố gắng học tập tốt

→ Phải thi rất nhiều môn học, cố gắng nghiên cứu và lập kế hoạch học tập. Khi mà không hiểu cách học thì hãy

thử bàn bạc với giáo viên trường PTCS cấp II.

・ Bàn bạc kỹ với giáo viên trường PTCS cấp II và phụ huynh

→ Học sinh tự mình quyết định trường để dự thi. Nhưng hãy gắng bàn bạc thử với giáo viên trường PTCS cấp II

và phụ huynh thì sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp. Và nếu như không có sự liên lạc từ phía trường PTCS

cấp II thì sẽ không thể sử dụng đươc chế độ “ưu đãi” khi đi thi vào trường PTTH cấp III công lập.

・ Nộp nguyện vọng vào trường muốn vào

→ Bàn bạc với giáo viên của trường PTCS rồi viết nguyện vọng (đơn xin nguyện vọng nhập học) gửi cho trường

muốn vào trong thời gian được chỉ định.

・ Dự thi

→ Vào ngày thi sẽ đi đến trường mình đã đăng ký, để tham dự kỳ thi nhập học.

Page 23: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

23

Chế độ trường học của Nhật Bản

12 Bước tiếp sau khi tốt nghiệp trường PTTH cấp III TOP

Bước tiến sau khi tốt nghiệp trường PTTH cấp III, được chia ra làm 2 con đường chính: học lên và đi làm.

Trong trường hợp học lên, có nhiều loại thi tuyển.

Trong trường hợp học lên, có nhiều chủng loại trường để học lên như đại học hệ 4 năm, cao đẳng hệ 2 năm,

trường chuyên môn v.v.. Thi vào đại học hoặc cao đẳng có nhiều hình thức khác nhau.

Đối với các trường đại học công lập

○ Tất cả thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh viên đại học toàn quốc vào tháng 1 (Một số thí sinh có nguyện

vọng vào trường tư lập cũng dự thi).

Các môn thi sẽ khác nhau tùy theo từng trường Đại học và từng khoa.

Để tìm hiểu thêm, xin hãy xem trang của Trung tâm thông tin các kỳ thi Đại học (Pháp nhân hành chính độc lập)

http://www.dnc.an.jp/

○ Tiếp theo, mỗi trường Đại học đều có lịch thi nửa đầu và nửa sau của kỳ thi đợt 2, một số trường cũng có lịch

thi khác nhau.

Nếu đậu kỳ thi này thì thí sinh có thể nhập học các trường Đại học, Cao đẳng.

Đối với các trường Đại học tư lập

○ Thi nhập học bằng hình thức giới thiệu tuyển thẳng vào các trường chỉ định -> Các trường Đại học, Cao đẳng

đều chỉ định cho mỗi trường phổ thông trung học số lượng sinh viên chỉ tiêu và tư cách dự thi, nên kỳ thi nhập

học sẽ được tổ chức vào khoảng đầu tháng 10. Nếu trúng tuyển thì không thể từ chối nhập học.

○ Thi nhập học bằng hình thức giới thiệu tuyển thẳng thông thường -> Các trường Đại học, Cao đẳng sẽ tuyển

sinh trước bằng kỳ thi nhập học được tổ chức từ hạ tuần tháng 10. Tùy theo từng trường, cũng có trường thí sinh

sau khi đậu thì không thể từ chối nhập học, cho nên hãy tìm hiểu kỹ.

○ Thi nhập học thông thường -> Kỳ thi nhập học thông thường được tổ chức từ tháng 1 trở đi. Vì có thể nộp

đơn vào 2 trường trở lên nên cũng có khả năng dự thi nhiều lần. Nếu thí sinh trúng tuyển thì cũng co khả năng từ

chối nhập học.

○ Thi tuyển AO -> Cách tuyển chọn của trường là dựa vào bài viết tiểu luận, bài viết giới thiệu về điểm tối ưu

của bản thân và kết quả buổi trao đổi phỏng vấn. Trường không dựa vào điểm của bài thi.

Ngoài những hình thức trên ra, vẫn còn nhiều hình thức kỳ thi. Cũng có một số trường tổ chức kỳ thi dành cho

học sinh hồi hương hoặc sang Nhật từ nước ngoài. Hãy tìm hiểu kỹ về những trường mà mình quan tâm và trao

đổi với giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên hướng nghiệp.

Trường hợp học sinh muốn xin việc làm thì có 2 phương pháp:

(1) Phương pháp xin việc làm thông qua trường phổ thông trung học đang theo học

Là phương pháp thông thường nhất. Học sinh đăng ký xin việc dựa trên phiếu tuyển dụng (là tài liệu được gửi từ

các công ty, trên đó ghi các điều kiện như nội dung công việc, mức lương v.v..) được gửi đến các trường phổ

thông trung học.

Theo phương pháp xin việc này thì có các bước sau:

Page 24: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

24

1. Tìm hiểu kỹ về điều kiện lao động của các công ty đang tuyển dụng

Điều quan trọng là phải đọc phiếu tuyển dụng.

2. Trao đổi với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.

Hãy trao đổi thật kỹ và suy nghĩ liệu nội dung công việc có phù hợp vơi mình không, liệu nơi làm việc có xa quá

không, liệu mình có thể tiếp tục công việc đó lâu dài với tính chất công việc hoăc tình hình gia đình mình hay

không.

3. Hãy thử đến tham quan thực tế công ty tuyển dụng mà mình quan tâm.

Tham quan thực tế công ty thì sẽ có thể hiểu được rõ hơn khi chỉ đọc phiếu tuyển dụng.

4. Quyết định công ty muốn xin vào làm việc

Tham quan, tìm hiểu và trao đổi rồi hãy quyết định công ty muốn xin vào làm việc.

Sau đó, thông báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên hướng nghiệp về công ty muốn xin vào làm thì nhà

trường sẽ tiến hành các thủ tục.

5. Tham dự kỳ thi tuyển dụng

Giáo viên sẽ thông báo thời gian và địa điểm thi, sau đó thí sinh sẽ đến dự kỳ thi tuyển dụng vào công ty. Nếu đậu

thì sẽ được tuyển vào làm!

Tùy theo từng công ty thì kỳ thi tuyển dụng cũng khác nhau, nhưng hầu hết câc công ty đều có phần thi phỏng

vấn.

【Các vấn để cần lưu ý khi dự thi tuyển dụng】

・ Hãy tìm hiểu trước về địa điểm tổ chức thi, chuẩn bị sẵn bản đồ, nên đến xem trước nếu là nơi hoàn toan

không biết.

・ Hãy ra khỏi nhà sớm để đến nơi dự thi khoảng 30 phút trước khi bắt đầu thi dự tuyển.

・ Hãy tìm hiểu phí giao thông cần thiết để đến nơi dự thi, và mang thêm tiền dự bị.

・ Cần chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự. Nếu có đồng phục đi học thì cần phải mặc đồng phục khi đi thi.

・ Hãy chú ý đến cách dùng ngôn ngữ. Hầu hết những người ở công ty đều lớn tuổi hơn mình. Hãy nhớ sử dụng

cách nói kính ngữ.

・ Cố gắng nhờ giáo viên ở trường giúp luyện tập phỏng vấn trước, rồi mới dự thi.

※ Tùy theo trường số lượng phiếu tuyển dụng được gửi đến khác nhau.

Trường hợp không thấy công ty nào hấp dẫn trong các phiếu tuyển dụng được gửi đến trường thì hãy đi thử

Hello work (Sở ổn định việc làm) thì có thể xem phiếu tuyển dụng khác.

(2) Phương pháp nhờ người quen giới thiệu việc làm

Còn một phương pháp nữa là nhờ người quen giới thiệu việc làm.

Với phương pháp này, nhiều khi được người quen lo cho khi xin việc. Ở đây, điều quan trọng là không phải nhờ

vả người quen làm hết mọi việc mà tự mình phải tìm hiểu và hiểu rõ về nội dung công việc và điều kiện làm việc.

Còn một điều quan trọng nữa là người giới thiệu công việc cho mình đó là người đáng tin cậy (như người trong

gia đình) hay không.

Cả trường hợp học tiếp lên và trường hợp đi làm, hãy bàn bạc kỹ với con cái cùng giáo viên chủ nhiệm

lớp.

Page 25: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

25

13 Danh sách những dụng cụ cần dùng ở trường học (đồ mang theo) TOP

dụng cụ viết thư pháp Sử dụng trong giờ tiếng Nhật và thư pháp. Luyện tập viết chữ bằng bút lông.

thước kẻ (cm) Sử dụng trong giờ toán. Đo độ dài.

thước kẻ 3 góc (ê-ke) Sử dụng trong giờ toán.

thước com-pa Sử dụng để vẽ đường tròn trong giờ toán, mỹ thuật v.v..

thước đo góc Sử dụng trong giờ toán. Đo góc độ

kèn ác-mo-ni-ca Chủ yếu sử dụng trong giờ âm nhạc của lớp nhỏ trường tiểu học

nhạc cụ castagnettes Chủ yếu sử dụng trong giờ âm nhạc của lớp nhỏ trường tiểu học

kèn pianica Chủ yếu sử dụng trong giờ âm nhạc của lớp nhỏ trường tiểu học

kèn recorder Sử dụng trong giờ âm nhạc

hộp dụng cụ Là hộp sử dụng cá nhân để đựng kéo, keo dán...khi ở trường tiểu học

kéo Sử dụng trong giờ thủ công

keo dán Sử dụng trong giờ thủ công

băng dính Sử dụng trong giờ thủ công

bút sáp Sử dụng trong giở thủ công

bút chì màu Sử dụng trong giờ thủ công

bộ dụng cụ nước sơn vẽ tranh Sử dụng trong giờ thủ công

dao khắc Sử dụng trong giờ thủ công, mỹ thuật...

dụng cụ khâu vá Sử dụng trong giờ học gia chánh, kim chỉ để khau vá, kéo v.v..

dụng cụ nhảy dây Chủ yếu sử dụng trong giờ thể dục của trường tiểu học

đồng phục (quần áo tiêu chuẩn)

mùa hè, mùa đông

Quần áo được chỉ định. Có trường có đồng phục (quần áo tiêu chuẩn), cũng

có trường không có.

giầy đi trong phòng Là giầy chỉ dùng trong trường học. Một tuần khoảng 1 lần mang về nhà đẻ

giặt. Cũng cần túi để đựng giầy này.

túi, túi dự bị Trường tiểu học thì cũng có trường sử dụng cặp ransel (cặp đeo trên lưng).

Còn trường cấp II và cấp III cũng trường chỉ định cặp.

quần áo thể dục

mùa hè, mùa đông

Là quần áo dễ vận động để thay mặc trong giờ thể dục. Thường có quy định

của trường.

giầy thể thao đi trong phòng Là giầy dùng khi vào phòng tập thể thao.

áo bơi, mũ bơi Hàng năm vào mùa hè thì có buổi học bơi. Khi đó thay ra để sử dụng. Áo bơi

và mũ bơi được quy định tại trường.

khăn tắm Sử dụng khi học bơi.

túi đựng đồ bơi Là túi xách bằng chất liệu vi ni lông để đựng đồ bơi và khăn tắm ướt

khăn ăn Sử dụng khi ăn trưa tại trường. Là khăn to và dày để trải trên bàn khi ăn.

bình đựng nước uống Mang theo trong mùa hè nóng nực hoặc khi đi dã ngoại. Bên trong đựng trà

(không được đựng nước hoa quả hoặc trà có đường).

đũa Sử dụng khi ăn trưa.

tạp dề, mũ, khẩu trang Sử dụng khi chuẩn bị bữa trưa và trong giờ học gia chánh. Trong bữa ăn trưa

mọi người thay phiên nhau để chia cơm suất, lúc đó sử dụng những thứ này.

Và sử dụng khi nấu ăn trong giờ gia chánh.

bàn chải đánh răng, cốc Đánh răng sau khi ăn trưa xong. Chủ yếu sử dụng trong tiểu học.

Page 26: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

26

Về phiên dịch ở trường học

14 Chế độ phiên dịch của trường học và địa phương TOP

Tại trường tiểu học, trường PTCS cấp II hoặc trường PTTH cấp III, khi mà học sinh chưa hiểu tiếng Nhật lắm (lúc

mới nhập học hoặc chuyển vào học) thì một số trường có thể bố trí phiên dịch viên vào lớp học.

Và có trường hợp nhà trường có thể mời phiên dịch đến trường khi phụ huynh đến trường như lúc tham gia buổi

nói chuyện với giáo viên.

Hiện nay, các trường mẫu giáo thì việc bố trí phiên dịch tham gia vào giờ học rất khó khăn, nhưng có khả năng

trường có thể mời phiên dịch đến trường khi phụ huynh đến trường như lúc tham gia buổi nói chuyện với giáo

viên.

Chế độ bố trí phiên dịch viên khác nhau tùy từng khu vực về mặt có cần tự chuẩn bị phiên dịch hay không hoặc

phiên dịch viên có thể làm việc đến đâu v.v.. Trong trường hợp muốn có phiên dịch ngồi cùng trong giờ học thì

hãy bàn bạc với bên trường khi làm thủ tục nhập học. Ngoài ra, lúc cần phiên dịch viên thì hãy liên hệ với giáo

viên nhà trường (giáo viên chủ nhiệm).

Chế độ phiên dịch của khu vực

Ở một số khu vực có những cơ quan như Hiệp hội giao lưu Quốc tế phái cử phiên dịch. Ngoài ra cũng có Tổ

chức phi chính phủ hoặc Tổ chức phi lợi nhuận có dịch vụ phiên dịch.

Nội dung dịch vụ khác nhau tùy từng tập đoàn. Cũng có khả năng họ có thể bố trí phiên dịch khi đi khám bệnh

hoặc đi làm thủ tục tại cơ quan hành chính. Ngoài ra cũng có tập đoàn có dịch vụ dịch giấy tờ được yêu cầu trong

việc làm các thủ tục. Để biết thêm chi tiết xin hãy xem “Danh sách quầy tư vấn”.

Page 27: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

27

15 Danh sách các trường dành cho người nước ngoài TOP

Các loại trường

Tên trường Địa chỉ Số điện thoại

Trường học Trung Hoa Osaka 1-8-13 Shikitsuhigashi Naniwa-ku Osaka-shi,

556-0012 06-6649-6849

Trường Triều Tiên Thượng cấp

Osaka 2-18-26 Hishie Higashiosaka-shi 578-0984 072-963-3481

Trường Triều Tiên Sơ cấp

-Trung cấp Naka-Osaka

3-17-6 Higashinakamoto Higashinari-ku Osaka-shi

537-0021 06-6981-8981

Trường Triều Tiên Trung cấp

Higashi-Osaka 3-16-4 Tatumi Ikuno-ku Osaka-shi 544-0012 06-6757-0991

Trường Triều Tiên Sơ

cấp-Trung cấp Kita-Osaka 1-5-19 Osumi Yodogawa-ku Osaka-shi 533-0015 06-6328-6794

Trường Triều Tiên Sơ cấp

Minami-Osaka 1-11-1 Kitagaya Suminoe-ku Osaka-shi 559-0011 06-6685-6505

Trường Triều Tiên Sơ cấp

Higashi-Osaka 2-4-22 Teramae-cho Higashiosaka-shi 577-0845 06-6728-4202

Trường Triều Tiên Sơ cấp thứ

tư Osaka 4-9-22 Osaka-shi Ikuno-ku Momodani 544-0034 06-6712-8833

Trường Triều Tiên Sơ cấp

Ikuno 3-14-16 Tatuminishi Ikunoku Osaka-shi 544-0012 06-6758-0848

Trường Triều Tiên Sơ cấp

Jyohoku 6-8-4 Shinmori Asahi-ku 535-0022 06-6951-3221

Trường Triều Tiên Sơ cấp

Osaka-Fukushima

6-2-3 Himejima Nishiyodogawa-ku Osaka-shi

555-0033 06-6473-8487

Trường Quốc tế Kwansei

Gakuin Osaka

http://www.senri.ed.jp/

4-4-16 Onoharanishi Mino-shi 562-0032 072-727-5050

Trường Quốc tế Osaka YMCA

http://www.oyis.org 6-7-34 Nakatsu, Kita-ku, Osaka-shi 531-0071 06-6345-1661

Trường Quốc tế Koria

http://www.kis-korea.org 2-13-35 Toyokawa Ibaraki-shi 567-0057 072-643-4200

Những trường tư có nhiều học sinh nước ngoài (Những trường theo điều thứ 1 luật pháp giáo dục

trường học)

Tên trường Địa chỉ Số điện thoại

Trường cấp I, cấp II, cấp III, Trường học

Kongo

http://www.kongogakuen.ed.jp/

2-6-10 Osaka-shi Suminoe-ku Nankoukita

559-0034 06-4703-1780

Trường mẫu giáo, cấp I, cấp II, cấp III,

Trường học Byakuto Gakuin

http://www.keonguk.ac.jp/

2-3-13 Oriono Sumiyoshi-ku Osaka-shi

558-0032 06-6691-1231

Page 28: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

28

Học tiếng Nhật

16 Lớp học tiếng Nhật ở trường học hoặc trường địa phương TOP

Có một số địa phương mở lớp học dạy tiếng Nhật dành cho các em học sinh muốn học tiếng Nhật ở trong trường

tiểu học hoặc trường PTCS cấp II. Lớp học thường ở trong trường và học sinh nước ngoài đi lớp học đó để học

tiếng Nhật trong giờ văn hoặc xã hội, là những môn đòi hỏi khả năng tiếng Nhật tương đối cao.

Ở một số trường tại địa phương không có lớp học tiếng Nhật như thế, có khả năng giáo viên dạy riêng các môn

học khó như môn văn cho học sinh nước ngoài hoặc dạy thêm sau giờ tan học hay trong giờ giải lao.

Tuy nhiên, lớp học tiếng Nhật trong trường có sự khác nhau về nội dung học tập hoặc số lần tham gia tùy từng

địa phương (hoặc trường), vì vậy hãy bàn bạc với giáo viên nhà trường.

Về cơ bản thì ở trường PTTH cấp III không có lớp học tiếng Nhật.

Lớp học tiếng Nhật ở địa phương

Ở các địa phương trong tỉnh Osaka có những nơi dạy tiếng Nhật như lớp học tiếng Nhật do Hiệp hội giao lưu

quốc tế tổ chức v.v..

Để biết thêm chi tiết xin hãy xem trang wen dưới đây.

Thông tin về những lớp học dạy chữ, lớp học dạy đọc và viết tiếng Nhật, lớp học tiếng Nhật v.v.. tại Osaka

http://www.call-jsl.jp/

Page 29: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

29

17 Danh sách nơi tư vấn về cuộc sống, lao động, y tế, giáo dục (danh sách quầy tư vấn)

TOP

Về cuộc sống chung

Tên Địa chỉ Số điện thoại Ngôn ngữ hỗ trợ Ngày giờ

Trung tâm thông tin

dành cho người nước

ngoài tỉnh Osaka

※ “Hướng dẫn về

đời sống”

Là sách có nhiều

thông tin cần biết khi

sống ở trong tỉnh

Osaka do (Tổ chức tài

chính công) Quỹ giao

lưu quốc tế Osaka

phát hành.

(Tổ chức tài chính

công) Quỹ giao lưu

quốc tế Osaka (ofix)

Tầng 5, Tòa nhà My

Dome Osaka

Osaka-shi Chuo-ku

Honmachibashi 2-5

06-6941-2297 Tiếng Anh, tiếng Hoa,

tiếng Hàn, tiếng Thái,

tiếng Bồ Đào Nha,

tiếng Tây Ban Nha,

tiếng Philippin, tiếng

Việt

Thứ 2 đến thứ 6

9:00~17:30

※ngoại trừ 29/12 ~

3/1

Trung tâm giao lưu

quốc tế Osaka

Trung tâm thông tin

Quầy tư vấn thông tin

(Tổ chức tài chính

công) Trung tâm giao

lưu quốc tế Osaka

Osaka-shi Tennoji-ku

Uehon-machi 8-2-6

06-6773-6533 ・Tiếng Anh, tiếng

Hoa, tiếng Hàn

・Hàng ngày

(9:00~21:00)

(ngoại trừ cuối năm

và đầu năm)

Về vấn đề lao động, tư cách lưu trú v.v..

Tên Địa chỉ Số điện thoại Ngôn ngữ hỗ trợ Ngày giờ

Nơi tư vấn cho người

lao động nước ngoài

(Cục Quản Lý Lao

Động Osaka)

Osaka-shi Chuo-ku

Otemae 4-1-67 Nằm

trong Bộ phận giám

sát Phòng Tiêu

chuẩn Lao động Cục

Lao động Osaka Lầu

9 Số 2 Tòa hành

chính tổng hợp

Osaka

06-6949-6490 vấn đề lao động

・Tiếng Anh

・Tiếng Hoa

・Tiếng Bồ Đào Nha

・Tiếng Anh:

Thứ 2, thứ 4

・Tiếng Hoa:

Thứ 4

・Tiếng Bồ Đào Nha:

Thứ 4, thứ 5

9:00~17:00

Cục quản lý nhập

cảnh Osaka

(Trung tâm thông tin

tổng hợp về vấn đề

lưu trú của người

nước ngoài)

Osaka-shi

Suminoe-ku

Nankoukita

1-choume 29-53

0570-013904 vấn đề lưu trú

・Tiếng Anh, tiếng

Hoa

・Tiếng Tây Ban

Nha

・Tiếng Hàn

・Thứ 2~thứ 6

8:30~17:15

Trung tâm dịch vụ

việc làm cho người

nước ngoài Osaka,

Sở ổn định việc làm

(Hello work)

8-47 Kakuda-cho

Kita-ku Osaka

Hankyu Grand Bldg

Lầu 16

06-7709-9465 Tư vấn nghề

nghiệp

Tiếng Anh, tiếng

Hoa, tiếng Bồ Đào

Nha

・Thứ 2 ~thứ 6

13:00~18:00

Page 30: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

30

Tiếng Tây Ban Nha ・Thứ 3, thứ 5

13:00~17:00

Nơi tư vấn về nhân

quyền cho người

nước ngoài

Nằm trong Cục Pháp

luật Osaka

Tòa nhà Văn phòng

Chính phủ Tư Pháp

thứ 2 Osaka

Osaka-shi Chuo-ku

Tanimachi 2-1-17

0570-090911 ・Tiếng Hoa

・Tiếng Anh

・Tiếng Hàn

・Tiếng Philippin

・Tiếng Bồ Đào Nha

・Tiếng Việt

9:00~17:00

Chỉ ngày thường

Về vấn đề y tế

Tên Số điện thoại Nội dung

hoạt động Ngôn ngữ hỗ trợ Ngày giờ

Hướng dẫn thông tin

y tế dành cho người

nước ngoài

Khoa kế hoạch chăm

sóc sức khỏe -

Phòng Chăm sóc

sức khỏe, Bộ phận

chăm sóc sức khỏe

Osaka

06-6941-0351

Hướng dẫn về

thông tin y tế dành

cho người nước

ngoài

・Tiếng Anh

・Tiếng Hoa

・Tiếng Hàn http://www.pref.

osaka.lg.jp/iryo/

medicalinfo/

Về giáo dục

Tên Địa chỉ Thông tin liên lạc Ghi chú

Hội nghiên cứu giáo dục

người nước ngoài ở Nhật

tỉnh Osaka

FAX:050-3383-2683

Mail:[email protected]

Hội nghiên cứu giáo dục

người nước ngoài thành

phố Osaka

TEL:090-3847-2420

Hội nghiên cứu giáo dục

người nước ngoài ở Nhật

trường quốc lập Phủ

Osaka

TEL:072-299-9000

FAX:072-293-2859

Mail:[email protected]

Hội đồng giáo dục Osaka Osaka-shi, Chuo-ku

Otemae 2

Tel: 06-6941-0351 (Fucho)

Những việc liên quan đến

hướng nghiệp hoặc việc đi

học chung:

Nhóm hướng dẫn học sinh,

Phòng trường PTTH (đường

dây nội bộ 3432)

Những việc liên quan đến

chuyển trường, kỳ thi nhập

học, v.v..

Nhóm học vụ, Phòng trường

PTTH (Đường dây nội bộ

3420)

Page 31: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

31

○ Trung tâm tư vấn gia đình và trẻ em, trung tâm bảo vệ trẻ em

Trung tâm bảo vệ trẻ em là cơ quan chuyên môn về phức lợi nhi đồng được thành lập ở các tỉnh và các thành

phố lớn theo quy định của luật phúc lợi nhi đồng. Trung tâm bảo vệ trẻ em ở Osaka đã được sát nhập lại và đổi

tên sang Trung tâm tư vấn gia đình và trẻ em vào năm 1994 và giải đáp mọi vấn đề liên quan đến gia đình và trẻ

em.

■ Tư vấn về trẻ em

Theo quy định của luật phúc lợi nhi đồng, trung tâm này mang chức năng hành chính, chức năng chẩn đoán và

điều trị và chức năng bảo vệ tạm thời cho trẻ em.

・ Nhận tư vấn về các vấn đề liên quan đến trẻ em của gia đình hoặc các cơ quan khác.

・ Hướng dẫn giải quyết vấn đề bằng cách tóm tắt các kết quả của chẩn đoán xã hội do nhân viên phúc lợi nhi

đồng, chẩn đoán tâm lý do nhân viên tư vấn tâm lý, chẩn đoán y tế do bác sĩ và các loại chẩn đoán khác.

・ Tạo môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng trẻ bằng cách cho trẻ vào cơ quan bảo vệ nhi đồng hoặc ủy thác cho

cha mẹ nuôi tùy theo sự cần thiết.

・ Bảo vệ trẻ tạm thời trong trường hợp cần thiết.

・ Tư vấn về phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ để phát hiện khuyết tật phát triển trí tuệ sớm và bắt đầu hổ trợ sớm.

Tên Địa chỉ, số điện thoại Ghi chú

Trung tâm trẻ em và gia đình

Trung ương tỉnh Osaka

〒572-0838

Neyaga-shi Yasakacho 28-5

072 (828) 0161

Moriguchi-shi, Hirakata-shi,

Neyagawa-shi, Daitou-shi,

Kadoma-shi, Shijonawate-shi,

Katano-shi

Tư vấn phiền muộn ở trẻ em

(chuyên về trẻ em)

điện thoại miễn phí

0120 (72) 8525 (Không nghỉ quanh năm)

Trung tâm trẻ em và gia đình

Ikeda tỉnh Osaka

〒563-0041

Ikeda-shi Masumicho 9-17

0727-51-2858

Toyonaka-shi, Ikeda-shi, Mino-shi,

Toyono-gun, Nose-cho

Tư vấn trẻ em và gia đình Suita

tỉnh Osaka

〒564-0072

Suita-shi Deguchicho 19-3

06-6389-3526

Suita-shi, Takasuki-shi, Ibaraki-shi,

Settsu-shi, Shimamoto-cho

Trung tâm trẻ em và gia đình

Higashi Osaka tỉnh Osaka

〒577-0809

Higashiosaka-shi Eiwa 1-7-4

06-6721-1966

Higashiosaka-shi, Yao-shi,

Kashihara-shi

Trung tâm tư vấn trẻ em Thành

Phố Sakai

〒590-0808

Sakai-shi Sakai-ku Asahigaoka

Nakamachi 4-3-1

072-245-9197

Sakai-shi

Trung tâm trẻ em và gia đình

Tondabayashi tỉnh Osaka

〒584-0031

Tondabayashi-shi Kotobukicho

2-6-1

Nằm trong tòa nhà trung tâm

Minamikawachi

0721(25)1131

Tondabayashi-shi,

Kawachinagano-shi, Matsubara-shi,

Habikino-shi, Fujiidera-shi,

Osakasayama-shi, Taishi-cho,

Kanan-cho, Chihayaakasaka-mura

Trung tâm trẻ em và gia đình

Kishiwada tỉnh Osaka

〒596-0043

Kishiwada-shi Miyamaecho

Izumiotsu-shi, Izumi-shi,

Takaishi-shi, Kishiwada-shi,

Page 32: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

32

7-30

072(445)3977

Izumisano-shi, Kaizuka-shi,

Sennan-shi, Hannan-shi,

Kumatori-cho, Tajiri-cho,

Tadaoka-cho, Misaki-cho

Trung tâm tư vấn trẻ em Thành

Phố Osaka

〒540-0003

Osaka-shi Chuo-ku

Morinomiya-Chuo 1-17-5

06-4301-3100

Osaka-shi

Page 33: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

33

18 Chế độ chỉ dạy những điều chuyên môn cho trẻ em tại nhà trường (Bảng thông tin giới

thiệu về nhân sự Phủ Osaka) TOP

Ở Phủ Osaka có chế độ gọi là “Kho nhân tài hỗ trợ giáo dục trong trường”.

Đây là chế độ đăng ký cho những người đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những người này sẽ

dạy chuyên môn của mình cho trẻ em tại nhà trường.

Theo chế độ này, có nhiều người đang hoạt động tại trường PTTH công lập.

http://www.pref.osaka.lg.jp/kotogakko/jinzai/index.html

Page 34: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

34

19 Nơi giới thiệu việc làm (danh sách các nơi giới thiệu việc làm) TOP

Là nơi giới thiệu việc làm cho những người muốn làm việc.

Phủ Osaka có những nơi giới thiệu việc làm dưới đây:

Tên Số điện thoại Mã số

bưu điện Địa chỉ

Hello work Osakahigashi 06-6942-4771 540-0011 Tầng 1~3 PIP bldg. 2-1-36 Nouninbashi

Chuou-ku Osaka-shi

Hello work Umeda 06-6344-8609 530-0001 Tầng 16 Tòa nhà số 2 trước ga Osaka

1-2-2 Umeda Kita-ku, Osaka-shi

Hello work Osaka-nishi 06-6582-5271 552-0011 1-2-34 Minamiichioka Minato-ku

Osaka-shi

Hello work Abeno 06-4399-6007 545-0004 1-4-2 Fuminosato Abeno-ku Osaka-shi

Nơi giới thiệu việc làm (Lucius)

Hello work Abeno 06-6631-1675 545-0052

Tầng 8 tòa nhà Abeno Lucius 1-5-1

Abenosuji Abeno-ku, Osaka-shi

Hello work Yodogawa 06-6302-4771 532-0024 3-4-11 Jyusohonmachi Yodogawa-ku

Osaka-shi

Hello work Fuse 06-6782-4221 577-0056 Tầng 4 AEON Fuse-ekimae

1-8-37 Nagadou Higashiosaka-shi

Hello work Sakai 072-238-8301 590-0078

Tầng1~3 Sakaichiho Goudou Chousha.

2-29 Minamikawara machi Sakai-ku

Sakai-shi

Hello work Sakai-higashi ekimae 072-238-8305 590-0028

Tầng 9 Takashimaya Sakai 59

Mikunigaoka Miyukidori Sakai-ku

Sakai-shi

Hello work Kishiwada 072-431-5541 596-0826 1264 Zakuzai-cho Kishiwada-shi

Hello work Ikeda 072-751-2595 563-0058 12-9 Sakaehonmachi Ikeda-shi

Hello work Izumiotsu 0725-32-5181 595-0025 Tầng 2 TEXPIA OSAKA

22-45 Asahi-machi Izumiotsu-shi

Hello work Fujiidera 072-955-2570 583-0027 Tầng 3 DH Fujiidera-ekimae bldg.

2-10-18 Oka Fujiidera-shi

Hello work Hirakata 072-841-3363 573-0031 Tầng 6 Biorune Aeon Hirakata 7-1

Okamoto-cho Hirakata-shi

Hello work Izumisano 072-463-0565 598-0007 2-1-20 Ueno Izumisano-shi

Hello work Ibaraki 072-623-2551 567-0885 1-12 Higashinakajoumachi Ibaraki-shi

Hello work Kawachinagano 0721-53-3081 586-0025 7-2 Syouei-chou Kawachinagano-shi

Hello work Kadoma 06-6906-6831 571-0045

Tầng 2 Hội trường công thương

Moriguchi-Kadoma 6-4 Tonoshima-cho

Kadoma-shi

Page 35: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

35

Hello work Plaza Senri 06-6833-7811 560-0082 Tầng 10 Hankyu-senrichuo bldg. 1-4-1

Shin-senrihigashimachi Toyonaka-shi

Hello work Plaza Senboku 072-291-0606 590-0115 1-2-3 Chayamadai Minami-ku Sakai-shi

Page 36: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

36

20 Những trường học dạy kiến thức hoặc kỹ thuật chuyên môn (học kỹ thuật để đi làm) TOP

Ngoài khoa phổ thông trường PTTH ra, cũng có một số trường có thể học được những kiến thức hoặc kỹ thuật

chuyên môn.

◆ Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật

Là cơ quan có thể học được những kiến thức hoặc kỹ thuật chuyên môn bằng cách thực tập nghề nghiệp trong

thời gian ngắn hạn 1-2 năm. Để vào đây học, cần phải đăng ký thông qua sở ổn định việc làm (Hello work).

Ở tỉnh Osaka có 6 trường (gồm 1 trường dành cho người tàn tật).

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật Minamiosaka do tỉnh Osaka thành lập 0725-53-3005

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật Kitaosaka do tỉnh Osaka thành lập 072-808-2151

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật Ashihara do tỉnh Osaka thành lập 06-6561-5383

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật Higashi-Osaka do tỉnh Osaka thành lập 072-964-8836

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật Yuhigaoka do tỉnh Osaka thành lập (Đang tạm đóng cửa)

Trường khai thác năng lực nghề nghiệp dành cho người tàn tật Osaka 072-296-8311

○ Cách làm thủ tục nhập học

・ Thời gian nhận hồ sơ

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật: tháng 1~ giữa tháng 3

Trường khai thác năng lực nghề nghiệp dành cho người tàn tật Osaka: tùy theo đối tượng.

・ Kỳ thi tuyển

Trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật: giữa tháng 2

Trường khai thác năng lực nghề nghiệp dành cho người tàn tật Osaka: tùy theo đối tượng hoặc môn học.

※ Để biết thêm chi tiết, xin hãy trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên hướng nghiệp.

◆ Trường phổ thông trung học chuyên nghiệp

Là trường học nhằm mục đích học sâu về chuyên môn để có năng lực cao để làm việc. Ở đây có thể học được

những điều chuyên môn liên quan đến công nghiệp. Sau khi học xong 5 năm và tốt nghiệp, ngoài có thể làm việc

với tư cách là kỹ sư chuyên nghiệp ra, còn có thể học chuyển tiếp vào đại học.

Ở Osaka có Trường phổ thông trung học chuyên nghiệp do tỉnh Osaka thành lập hệ 5 năm.

◆ Các loại trường

○ Các loại trường

Là cơ quan đào tạo kiến thức hoặc kỹ thuật có thể sử dụng trong xã hội. Thường học khoảng 1 năm.

Cụ thể là như: những trường dạy nghề mỹ thẩm, nấu ăn v.v..

○ Trường trung học chuyên nghiệp

Là trường dành cho những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Cúng có trường có chương trình phổ thông

trung học ngoài giờ học về chuyên môn. Cũng có trường có chế độ kết hợp kỹ năng và kỹ thuật để học sinh co

thể lấy bằng tốt nghiệp cấp III.

Cụ thể là như: trường dạy về máy tính, mỹ thẩm, gia chánh, ngoại ngữ, sửa chữa ô tô v.v..

Page 37: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

37

21 Nên làm thế nào sau khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở? Gia đình tôi có ý định sắp về

nước. (Định hướng cho việc học của con) TOP

Hỏi 1: Con tôi sắp tốt nghiệp trung học cơ sở. Ở Nhật Bản có hướng đi như thế nào sau khi tốt nghiệp?

Đáp 1:Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở Nhật Bản, học sinh có thể chọn học lên hoặc đi làm. Trong trường hợp

muốn học lên, học sinh có các lựa chọn như; trường cấp III, các loại trường, trường trung học chuyên nghiệp,

trường chuyên môn dạy nghề kỹ thuật v.v.. Học sinh có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để quyết định. Còn

trường hợp muốn đi làm học sinh xin việc thông qua nhà trường, vì vậy học sinh cũng cần trao đổi với giáo viên

chủ nhiệm để quyết định. Để biết thêm chi tiết xin xem thêm trang “Bước tiến sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở

cấp II”.

Hỏi 2: Gia đình tôi chưa biết khi nào về nước. Quá trình học tập ở Nhật Bản có thể tiếp tục được sử dụng

ở nước mình không?

Đáp 2: Mỗi nhà nước chế độ giáo dục khác nhau, nhưng có nhiều trường hợp được chấp nhận. Nếu thiếu thời

gian đi học hoặc số lượng môn học thì có thể cần phải học bù sau khi về nước.

Hãy tìm hiểu kỹ về chế độ giáo dục của nước bạn và Nhật Bản.

Hỏi 3: Tôi muốn cho con đi học lên trường cấp III, nhưng rất lo về kinh phí để học lên.

Đáp 3: Ở Nhật Bản có chế độ học bổng (kiểu cho vay), học sinh có thể vay tiền khi đi học trường cấp III hoặc đại

học, trường trung học chuyên nghiệp v.v.. Học sinh cần phải hoàn trả số tiền đó sau khi tốt nghiệp và đi làm.

Tùy theo loại học bổng, số tiền cho vay và cách hoàn trả khác nhau. Ở tỉnh Osaka, có “Hội khuyến khích tài năng

tỉnh Osaka (Osakafu Ikueikai)” và có thể xin học bổng của cơ quan này khi học lên trường cấp III.

http://www.pref.osaka.lg.jp/attach/21636/00000000/04_vietnamese_h30.pdf

Hỏi 4: Học sinh nên mặc quần áo như thế nào khi đi học?

Đáp 4: Tại hầu hết các trường trung học cơ sở và trường cấp III đều có đồng phục của trường và học sinh mặc

đồng phục đi học. Đồng phục thường có 2 loại, gồm áo mùa đông để mặc từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 5 và áo

mùa hè để mặc từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9.

Còn trường tiểu học thì thường không có đồng phục. Trong trường hợp đó học sinh chọn trang phục thoải mái để

đi học.

Hỏi 5: Bắt buộc phải làm cơm hộp để cho con mang đến trường?

Đáp 5: Ở trường tiểu học có cơm trưa ở trường (kyusyoku), nên học sinh có thể ăn bữa trưa cùng với bạn bè.

Còn ở trường trung học cơ sở thì có cơm trưa kyosyoku hay không thì tùy theo trường học. Cũng có trường hợp

tất cả học sinh là đối tượng được phát cơm kyusyoku, cũng có trường hợp chỉ có đối tượng là những học sinh đã

đăng ký. Nếu không có kyusyoku thì hãy mang theo cơm hộp. Nếu không thể chuẩn bị cơm hộp được thì hãy

mua đồ ăn nhẹ như bánh mì để mang đi. Một số trường bán bánh mì trong trường. Hầu hết tất cả trường cấp III

thì học sinh cần mang cơm từ nhà. Một số trường bán bánh mì, sữa v.v.. trong trường. Cũng có trường có căn tin

và học sinh có thể trả tiền và ăn cơm ở đó.

Ở trường học Nhật Bản, thường có nội quy không cho học sinh đi ra ngoài từ khi đến trường cho đến khi tan học.

Vì vậy học sinh cần mang theo cơm hộp, mang tiền mua bánh mì hoặc ăn ở căn tin trong trường.

Hỏi 6: PTA là gì?

Page 38: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

38

Đáp 6: Đó là “Hội phụ huynh học sinh và giáo viên”, nói tắt tên tiếng Anh “Parents Teacher Association” và gọi

PTA.

Hội này có những hoạt động như bàn bạc về cách nuôi dạy trẻ em ở nhà và ở trường, tham gia hoạt động của

trường v.v.. với mục đích là hợp tác với nhau để giáo dục trẻ em một cách đúng đắn.

Gần đây có khá nhiều vụ án xảy ra mà đối tượng bị hại là những học sinh đang trên đường đi học, nên cũng có

trường học cho các thành viên PTA trông coi trẻ em trên đường.

Page 39: Menu dành cho phụ huynh học sinh - pref.osaka.lg.jp · 1 01 Menu dành cho phụ huynh học sinh 02 Các thủ tục nhập học, học chuyển tiếp 03 Chế độ giáo

39

22 Con tôi không muốn đến trường. (không đi học) TOP

(1) Số lượng học sinh không đi học không ít.

Hỏi (câu hỏi của phụ huynh)

Gần đây con tôi không đến trường (Nó đường như không muốn đi). Tôi nên làm thế nào?

Trả lời (Đáp án của người tư vấn tâm lý)

Lúc học sinh về nước hoặc sang Nhật từ nước ngoài mới vào học, thường gặp khó khăn như: không thể tạo mối

quan hệ bạn bè vì chưa biết tiếng hoặc vì sự khác nhau về mặt văn hoá hay chế độ giáo dục, không hiểu nội

dung giảng bài, không quen với bữa trưa kyusyoku kiểu Nhật v.v.. Bởi những lý do trên, có một số em không

muốn đến trường.

Để giúp con có thể đến trường, điều quan trọng là phát hiện nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Để xác

nhận nguyên nhân, hãy trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, là người hiểu rõ nhất tình hình ở trường của con. Phụ

huynh và nhà trường (giáo viên) cần phải hợp tác với nhau giải quyết các vấn đề của học sinh.

Trước hết, điều quan trọng là trao đổi và thảo luận với giáo viên trong trường.

(2) Nơi tư vấn ngoài trường học

Trong trường hợp khó trao đổi với giáo viên nhà trường thì có thể được tư vấn ở các cơ quan như Trung tâm tư

vấn gia đình và trẻ em tỉnh Osaka, v.v..

Xin hãy xem “Trung tâm tư vấn gia đình và trẻ em, trung tâm bảo vệ trẻ em” ở trang “Danh sách nơi tư vấn về

cuộc sống, lao đọng, y tế, giáo dục”.