MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã...

76
1 MỤC LỤC MC LC ............................................................................................................. 1 DANH MC BNG ............................................................................................. 5 PHN MĐẦU ................................................................................................... 8 I. SCN THIT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ........................................................ 8 II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ................................................................... 9 PHN I ................................................................................................................ 13 THC TRNG TCHC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015 CHO ĐẾN NAY......................................................................................... 13 I. GII THIU CHUNG VNHÀ TRƯỜNG ............................................... 13 1. Lch shình thành và phát triển nhà trường ............................................... 13 2. Chức năng, nhiệm vđược giao ................................................................. 14 2.1. Chức năng ............................................................................................ 14 2.2. Nhim v.............................................................................................. 14 2.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ........................................................................ 14 2.2.2. Nghiên cu Khoa hc và chuyn giao công ngh......................... 14 2.2.3. Liên kết, hợp tác trong nước và Quc tế ....................................... 15 II. THC TRNG TCHC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015 CHO ĐẾN NAY. ....................................................................... 15 1. Thc trng vtchc bmáy, đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường. ..... 15 1.1. Tchc bmáy .................................................................................... 15 1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường ................................................ 18 2. Thc trạng cơ sở vt cht, trang thiết b..................................................... 20 2.1. Cơ sở vt cht ....................................................................................... 20 2.2. Trang thiết b........................................................................................ 24 2.3. Tình hình sdụng cơ sở vt cht, trang thiết b................................... 26 2.3.1. Cơ sở vt cht, trang thiết bsdng thc hin chức năng, nhiệm vcủa Trường ......................................................................................... 26 2.3.2. Cơ sở vt cht,trang thiết bsdng liên doanh, liên kết............. 26 2.3.3. Cơ sở vt cht, trang thiết bchưa sử dng ................................... 26 3. Thc trng hoạt động đào tạo...................................................................... 26 3.1. Công tác tchc quản lý đào tạo ............................................................. 26

Transcript of MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã...

Page 1: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................. 1

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 5

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 8

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ........................................................ 8

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ................................................................... 9

PHẦN I ................................................................................................................ 13

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN

2015 CHO ĐẾN NAY......................................................................................... 13

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG ............................................... 13

1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường ............................................... 13

2. Chức năng, nhiệm vụ được giao ................................................................. 14

2.1. Chức năng ............................................................................................ 14

2.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 14

2.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ........................................................................ 14

2.2.2. Nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ ......................... 14

2.2.3. Liên kết, hợp tác trong nước và Quốc tế ....................................... 15

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI

ĐOẠN 2015 CHO ĐẾN NAY. ....................................................................... 15

1. Thực trạng về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường. ..... 15

1.1. Tổ chức bộ máy .................................................................................... 15

1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường ................................................ 18

2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................................... 20

2.1. Cơ sở vật chất ....................................................................................... 20

2.2. Trang thiết bị ........................................................................................ 24

2.3. Tình hình sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị ................................... 26

2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của Trường ......................................................................................... 26

2.3.2. Cơ sở vật chất,trang thiết bị sử dụng liên doanh, liên kết ............. 26

2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa sử dụng ................................... 26

3. Thực trạng hoạt động đào tạo ...................................................................... 26

3.1. Công tác tổ chức quản lý đào tạo ............................................................. 26

Page 2: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

2

3.1.1. Ngành đào tạo ............................................................................... 26

3.1.2. Hình thức đào tạo .......................................................................... 27

3.1.3. Công tác tuyển sinh ....................................................................... 28

3.1.4. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. ....................... 30

+ Công tác nghiên cứu khoa học ............................................................. 30

+ Công tác hợp tác quốc tế ...................................................................... 30

3.1.5. Công tác biên soạn tài liệu, giáo trình ........................................... 30

3.2. Công tác tổ chức, quản lý giảng dạy, học tập .......................................... 31

4. Thực trạng công tác liên doanh, liên kết ..................................................... 32

5. Thực trạng hoạt động sản xuất, dịch vụ. ..................................................... 33

6. Tình hình về tài chính của Nhà trường ....................................................... 34

6.1. Công tác Tài chính – Kế toán ................................................................... 34

6.2. Công tác thực hiện dự toán ...................................................................... 35

7. Hoạt động khác ............................................................................................ 35

7.1. Hoạt động tổ chức đoàn thể ..................................................................... 35

7.1.1. Hoạt động của Đảng bộ, chi bộ ..................................................... 35

7.1.2. Hoạt động của công đoàn trường .................................................. 36

7.2.3. Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ................................... 36

7.2. Công tác chăm lo đời sống cho cán bộ, giảng viên, sinh viên ................. 37

III. ĐÁNH GIÁ VỀ NHÀ TRƯỜNG ............................................................. 37

1. Điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ............. 37

1.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 37

1.2. Những vấn đề còn tồn tại ......................................................................... 38

1.2.1. Về công tác đào tạo ........................................................................... 38

1.2.2. Công tác liên kết, dịch vụ sản xuất kinh doanh ................................ 40

1.2.3.Về tổ chức bộ máy ............................................................................. 40

1.2.3.1. Đội ngũ cán bộ nhà trường ......................................................... 40

1.2.3.2. Về công tác tổ chức cán bộ ........................................................ 41

1.2.4. Về cơ sở vật chất ............................................................................... 42

1.2.5.Về tài chính ........................................................................................ 42

1.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ...................................................... 44

1.3.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 44

1.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 44

2. Cơ hội và thách thức ................................................................................... 45

Page 3: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

3

2.1. Cơ hội ....................................................................................................... 45

2.2. Thách thức ................................................................................................ 45

PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG TÁI CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI, NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG ............................................ 47

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ................................. 47

1. Mục tiêu ....................................................................................................... 47

1.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 47

1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 47

2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 ................................ 47

1. Đổi mới hoạt động đào tạo theo cơ chế thị trường ..................................... 47

1.1. Đào tạo theo cơ chế thị trường, đơn đặt hàng .......................................... 47

1.2. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. ....................................... 48

1.3. Mở mới các ngành, nghề đào tạo phục vụ các hợp tác xã và xã hội đang

có nhu cầu. ....................................................................................................... 49

1.4. Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. .................. 52

1.5. Xây dựng ngành trọng điểm Quốc gia ..................................................... 53

1.6. Có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia. ..................................... 53

1.7. Gắn kết với doanh nghiệp, cam kết đầu ra cho sinh viên. ...................... 54

1.8. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho lao động nông thôn, đào tạo lại. .... 54

2. Phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết ................ 54

2.1. Thành lập các Xưởng thực hành gắn với sản xuất kinh doanh. ............... 54

2.1.1. Mục tiêu hoạt động ............................................................................ 55

2.1.2. Nguyên tắc hoạt động........................................................................ 55

2.1.3. Địa điểm thành lập xưởng ................................................................. 55

2.1.4. Về nguồn vốn .................................................................................... 56

2.1.5. Về chức năng, nhiệm vụ .................................................................... 56

2.1.6. Về cơ cấu tổ chức .............................................................................. 57

2.1.7. Nội dung hoạt động cụ thể ................................................................ 57

2.2. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân .................... 58

3. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả. ......................................................... 58

3.1. Sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả ................................... 58

3.2. Sắp xếp lại nhân sự sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy ............................... 61

3.3. Sàng lọc và phát triển đội ngũ .................................................................. 61

4. Sử dụng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, hiệu quả ............ 62

Page 4: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

4

4.1. Sắp xếp lại vị trí làm việc của các phòng, khoa, trung tâm ..................... 62

4.2. Sử dụng hiệu quả diện tích đất trống: xây dựng nhà xưởng thực hành, sản

xuất kinh doanh. .............................................................................................. 65

4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất ............................................... 65

4.4. Đầu tư mới cơ sở vật chất và trang thiết bị .............................................. 66

5. Kế hoạch về tài chính .................................................................................. 66

5.1. Nhu cầu kinh phí của Nhà trường giai đoạn 2019-2020 .......................... 66

5.2. Kế hoạch tài chính của nhà trường giai đoạn năm 2021-2025 ................ 70

6. Tăng cường truyền thông của nhà trường ................................................... 70

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 72

1. Về tổ chức quản lý ...................................................................................... 72

2. Kiến nghị ..................................................................................................... 72

2.1. Cơ chế chính sách..................................................................................... 72

2.2 Tự chủ về học thuật ................................................................................... 73

2.3 Tự chủ về tổ chức nhân sự ........................................................................ 73

2.4 Tự chủ về tài chính .................................................................................... 73

2.5. Đề xuất về cơ sở vật chất ......................................................................... 75

Page 5: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

5

DANH MỤC BẢNG

Biểu 1. Số liệu về tổ chức bộ máy giai đoạn 2015- 2019................................ 17

Biểu 2. Số liệu về số lượng, trình độ đào tạo cán bộ, giảng viên Giai đoạn

2015 -2019 .......................................................................................... 18

Biểu 3. Cơ cấu cán bộ, giảng viên tại phòng, ban, trung tâm nhà trường năm

2019 (Thống kê theo độ tuổi, giới tính, chức vụ ) .................................. 19

Biểu 4. Diện tích đất, hạng mục xây dựng và mục đích sử dụng .................... 21

Biểu 5. Thống kê về giá trị sử dụng của tài sản đến thời điểm 31/12/2019 .... 24

Biểu 6. Các ngành được phép đào tạo năm 2017 ............................................ 27

Biểu 7. Lưu lượng học sinh sinh viên giai đoạn 2015-2019 ........................... 27

Biểu 8. Số liệu về tuyển sinh giai đoạn 2015 -2019 ........................................ 29

Biểu 9. Cơ cấu tuyển sinh nhóm ngành qua các năm 2015-2019 ................... 29

Biểu 10. Tỷ trọng nhóm ngành tuyển sinh trên tổng số tuyển sinh của nhà

trường qua các năm 2015-2019 .......................................................... 30

Biểu 11. Số liệu thu – chi tài chính giai đoạn 2015-2019 ................................. 35

Biểu 12. Số liệu về tuyển sinh các năm 2015 - 2018 ........................................ 39

Biểu 13. Số lượng giảng viên các ngành đào tạo. Số liệu được tính trên cơ

sở số lưu lượng học sinh sinh viên giai đoạn 2016-2018 ................... 40

Biểu 14. Số liệu cán bộ, giảng viên giai đoạn 2015-2019 ................................. 41

Biểu 15. Tỷ trọng tiền lương/kinh phí thường xuyên được cấp hàng năm ....... 42

Biểu 16. Nguồn thu của nhà trường qua các năm 2015-2019 ........................... 43

Biểu 17. Lưu lượng học sinh sinh viên dự kiến giai đoạn 2020-2025 .............. 49

Biểu 18. Học viên sơ cấp nghề dự kiến giai đoạn 2020-2025 ........................... 49

Biểu 19. Xu hướng chọn ngành nghề của HS tốt nghiệp THPT năm 2017 ...... 49

Biểu 20. Xu hướng chọn bậc học của học sinh tốt nghiệp THPT năm 2017 .... 50

Biểu 21. Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề giai đoạn 2015-2020 ................ 50

Biểu 22. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề

các nhóm ngành thu hút năm 2017 ..................................................... 51

Page 6: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

6

Biểu 23. Kế hoạch mở mới mã ngành giai đoạn 2020-2025 ............................. 51

Biểu 24. Các ngành nghề tập trung đào tạo trong thời gian tới......................... 52

Biểu 25. Ngành xin cấp phép ngành trọng điểm Quốc gia ............................... 53

Biểu 26. Biên chế làm việc tại xưởng may ........................................................ 57

Biểu 27. Số lượng, tên các đơn vị dự kiến giai đoạn 2020-2025 ...................... 60

Biểu 28. Nhu cầu cán bộ, giảng viên giai đoạn 2021- 2025 ............................. 61

Biểu 29. Phương án sử dụng cơ sở vật chất giai đoạn 2020-2025 .................... 63

Biểu 30. Kế hoạch tài chính giai đoạn 2019-2020 ............................................ 67

Biểu 31. Tổng hợp nhu cầu kinh phí đầu tư giai đoạn 2019-2020 Chi tiết

tại phụ lục số 03 của Đề án ................................................................. 69

Biểu 32. Kế hoạch tài chính giai đoạn 2021-2025 ............................................ 70

Biểu 33. Chi đầu tư, tăng cường máy móc TTB phục vụ sản xuất kinh

doanh, thực hành giai đoạn 2020-2025 ............................................... 70

Biểu 34. Kinh phí trả lãi vay giai đoạn 2023-2025 ........................................... 74

Page 7: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

7

DANH MỤC PHỤ LỤC

1. Phụ lục 01: Danh sách cán bộ giảng viên toàn trường năm 2019

2. Phụ lục 02:Thực trạng cơ sở vật chất năm 2019

3. Phụ lục 03: Dự toán kinh phí Phòng thực hành May, Khách sạn, kỹ thuật nấu

ăn, hàn

Page 8: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

8

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương là đơn vị sự nghiệp giáo

dục công lập được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính một phần chi phí

hoạt động qua 2 giai đoạn bắt đầu từ giai đoạn 2012-2014 và giai đoạn 2015-

2017 cho tới nay theo Quyết định số 143/QĐ-LMHTVN ngày 15 tháng 9 năm

2012 của Liên minh HTX Việt Nam. Trong những giai đoạn đầu thực hiện cơ

chế tự chủ về bộ máy và tài chính, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật trung

ương đã đào tạo và cung cấp cho Khu vực Kinh tế HTX và xã hội nguồn lao

động có chất lượng. Thu nhập, việc làm của cán bộ, giảng viên nhà trường được

ổn định. Sử dụng tối đa và có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho

giảng dạy và học tập. Cụ thể: Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng cho ngành hợp

tác xã và nhu cầu ngoài xã hội hàng chục nghìn cán bộ bậc cao đẳng, trung cấp

và bồi dưỡng cho hàng vạn lượt cán bộ quản lý, nghiệp vụ các hợp tác xã. Ngoài

ra, Nhà trường còn liên kết với các trường đại học để đào tạo cán bộ bậc đại học

và liên kết với các công ty, doanh nghiệp để đào tạo ngoại ngữ, tay nghề cho học

viên đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản...

Tuy nhiên trong những năm gần đây do cơ chế tuyển sinh có nhiều thay

đổi, số lượng tuyển sinh vào trường có xu hướng giảm dần, ảnh hưởng không

nhỏ đến nguồn thu của nhà trường và việc làm, thu nhập của người lao động.

Nhu cầu người học tìm đến các ngành nghề xã hội đang thiếu hụt như các ngành

dịch vụ, nhà hàng khách sạn, du lịch...Đội ngũ giảng viên, trang thiết bị của nhà

trường chưa thể đáp ứng ngay với đòi hỏi của người học dẫn đến công tác tuyển

sinh ngày càng đi vào khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị Trung

ương 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ

chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự

nghiệp công lập. Theo đó nghị quyết nhấn mạnh cần tăng cường tính tự chủ, tự

chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động và nâng cao đời sống cho người lao động, giảm sự lệ thuộc vào Ngân

sách nhà nước. Với nguồn thu còn thấp như hiện nay, nhà trường chỉ đáp ứng tự

chủ một phần về tài chính so với tiêu chí về tự chủ theo quy định của Chính phủ.

Việc giao tự chủ cho nhà trường ở những giai đoạn tiếp theo là hết sức cần thiết

Page 9: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

9

để nhà trường chủ động hơn trong hoạt động của mình tuy nhiên vẫn rất cần sự

hỗ trợ của Nhà nước trong việc định hướng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, vị thế của nhà trường trong tương lai. Đứng

trước những xu thế đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp trong khu vực cũng như

trên thế giới như:

+ Một là: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và đào tạo

+ Hai là: Thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo

+ Ba là: Kết hợp với Doanh nghiệp để cải thiện chất lượng đào tạo, đào

tạo gắn với sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Bốn là: Người học chia sẻ đóng góp tài chính

+ Năm là: Phát triển giáo dục nghề nghiệp lên trình độ cao hơn, tăng tỷ

trọng thực hành, giảm tỷ trọng lý thuyết trong giảng dạy.

+ Sáu là: Phân luồng và liên thông trong đào tạo

+ Bảy là: Đổi mới quản lý trên cơ sở phân cấp.

Nhà trường nhận thức việc đổi mới một cách toàn diện đối với nhà trường

trước xu thế của xã hội và thị trường lao động việc làm hiện nay là hết sức cần

thiết. Nhằm chủ động trong hoạt động, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Trung ương xây dựng Đề án “Tái cơ cấu, sắp xếp lại nhằm đổi mới nâng cao

hiệu quả hoạt động của Nhà trường”. Với mục tiêu: Xây dựng trường Cao đẳng

Kinh tế kỹ thuật trung ương trở thành cơ sở đào tạo cán bộ, xã viên HTX và xã

hội có chất lượng cao, tồn tại và phát triển bền vững, có bộ máy tổ chức tinh gọn

đáp ứng được nhiệm vụ. Có đội ngũ cán bộ giảng viên chất lượng cao và đảm bảo

cân đối thu – chi hàng năm.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật HTX số 23/2012/QH 13 được Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày

20/11/2012;

- Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày

01/07/2015;

- Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 Quốc hội thông qua 21/06/2017

có hiệu lực từ ngày 01/01/2018;

- Kết luận số 56/KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ chính trị về đẩy mạnh

thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và

nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Kết luận số 97/KL/TW ngày 09/05/2014 của

Bộ chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung

Page 10: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

10

ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị định 48/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính Phủ quy

định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động

trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định 151/2017/ NĐ –CP ngày 26/12/2017 quy định 1 số điều Luật

Quản lý sử dụng tài sản công;

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định 16/2015/NĐ –CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ

của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định 108/2014/NĐ –CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính

sách tinh giản biên chế;

- Nghị định 86/2015/NĐ – CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế quản

lý học phí đối với đơn vị giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính

sách miễn, giảm học phí giai đoạn 2015-2016 đến 2020-2021;

- Nghị định số 113/2018/NĐ – CP ngày 31/08/2018 sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ –CP ngày 20/11/2014;

- Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 24/01/2017 Thủ tướng Chính phủ về

công nhận điều lệ Liên minh HTX Việt nam;

- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ

về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 461/QĐ- TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính Phủ

phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động

có hiệu quả đến năm 2020;

- Quyết định số 2414/QĐ -BGDĐT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ

trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc thành lập trường Cao đẳng Kinh tế kỹ

thuật trung ương.

- Quyết định số 4890/QĐ- BGDĐT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ giáo dục về việc sáp nhập trường THQL và CN vào trường Cao đẳng

Kinh tế Kỹ thuật trung ương.

Page 11: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

11

- Quyết định số 293/QĐ – LMHTXVN ngày 10 tháng 04 năm 2009 của

Chủ tịch Liên minh HTXVN về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của

trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật trung ương.

- Chỉ thị số 12/CT- TTg ngày 22/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tiếp tăng cường công tác triển khai thi hành Luật giáo HTX năm 2012;

- Kết luận của Thủ tướng Chính Phủ tại thông báo số 276/TB-VPCP ngày

03/08/2018 của Văn phòng Chính phủ;

- Thông báo số 585/TB-VPCP ngày 19/12/2007 về kết luận của Phó Thủ

tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc sơ kết 05

năm thi hành Luật HTX năm 2012;

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị về tinh

giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp

hành Trung ương Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Thông tư 71/2006/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,

biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban

hành

- Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/04/2015 của

Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

108/2014/NĐ- CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên

chế.

- Thông tư số 09/2016/TTLT – BGDĐT – BTC –BLĐTBH ngày

30/03/2016 hướng dẫn một số điều Nghị định 86/2015/NĐ –CP ngày

02/10/2015.

- Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của

Bộ Lao động TBXH quy định về chế độ làm việc của giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tư số 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 về

việc quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp,

cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô dun hoặc tín chỉ.

- Thông tư số 29/2017/TT- BLĐTBH ngày 15 tháng 12 năm 2017 Quy

định về liên kết tổ chức chương trình đào tạo

Page 12: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

12

- Nghị quyết Ban chấp hành Liên minh HTX Việt Nam Khóa V, nhiệm kỳ

2016-2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ bộ phận Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

trung ương.

Và một số văn bản quy phạm pháp luật khác hiện hành.

Page 13: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

13

PHẦN I

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI

ĐOẠN 2015 CHO ĐẾN NAY

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG

1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương được thành lập theo

Quyết định số 2414/QĐ – BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 19 tháng

3 năm 2009 trên cơ sở Trường Bồi dưỡng cán bộ HTX và Doanh nghiệp nhỏ - là

đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động trực thuộc Liên

minh HTX Việt Nam.

Năm 2011 theo Quyết định số 4890/QĐ- BGD&ĐT ngày 03 tháng 10

năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sáp nhập Trường Trung học quản lý

và Công nghệ vào Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương và di

chuyển địa điểm làm việc của Trường về Dương xá – Gia Lâm – Hà Nội.

Những năm đầu mới thành lập Trường còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng

được sự quan tâm của Liên minh HTX Việt Nam, sự giúp đỡ tạo điều kiện của

chính phủ, các Bộ ngành có liên quan cùng với sự nỗ lực vươn lên của cán bộ,

giảng viên Nhà trường nên công tác đào tạo đã dần ổn định và đang từng bước phát

triển. Bước đầu do mới thành lập nên tổ chức bộ máy, chương trình kế hoạch giảng

dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy… còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng

cán bộ giảng viên Nhà trường đã khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ

Nhà nước và Liên minh HTX Việt Nam giao. Bên cạnh việc hoàn thiện chất lượng

công tác đào tạo với những ngành đang đào tạo Nhà trường còn tập trung nghiên

cứu các ngành nghề mới phục vụ cho nhu cầu lao động trong các hợp tác xã và xã

hội. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ giảng viên của trường đang hết sức nỗ lực đổi mới

phương pháp giảng dạy thông thường sang phương pháp giảng dạy tích cực, đưa

các ứng dụng của công nghệ thông tin vào giảng dạy, đã và đang khẳng định được

thương hiệu đào tạo của ngành và trên hệ thống giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc

chuyển đổi từ Giáo dục chuyên nghiệp sang Giáo dục nghề nghiệp là một trong

những khó khăn thách thức với nhà trường trên mọi phương diện từ đào tạo, đội

ngũ cũng như cơ sở vật chất.

Page 14: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

14

2. Chức năng, nhiệm vụ được giao

2.1. Chức năng

Chức năng của trường: đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp, trung cấp nghề cho khu vực kinh tế tập thể nói chung và HTX

nói riêng. Trong những năm qua tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường

đã nỗ lực vươn lên đào tạo được các hệ: cao đẳng chính quy, trung cấp chuyên

nghiệp, trung cấp nghề và công nhân bậc cao, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn cho cán bộ HTX.

2.2. Nhiệm vụ

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương được Liên minh Hợp

tác xã Việt Nam giao nhiệm vụ tại Quyết định số 293/2009/QĐ-LMHTXVN

ngày 10 tháng 4 năm 2009 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với các nhiệm

vụ:

2.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng

1. Đào tạo nguồn lực có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung

cấp nghề trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển của khu vực kinh tế tập thể.

2. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập

với các nghành nghề trường được phép đào tạo, theo chương trình khung do Nhà

nước quy định.

3. Xây dựng chương trình, nội dung giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi

dưỡng cho cán bộ quản lý, chuyên viên nghiệp vụ, xã viên và người lao động

khu vực HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4. Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong hệ

thống Liên minh HTX Việt Nam, từ trung ương đến địa phương.

5. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, xã viên và

người lao động của khu vực HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ về kiến thức, kỹ

năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu

cầu thực tiễn.

2.2.2. Nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ

1. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng gắn

đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất kinh doanh để nâng cao

chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó

có khu vực HTX các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Page 15: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

15

2. Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học - kỹ thuật, chuyển

giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, quản lý kinh doanh phù hợp với ngành

nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, dịch vụ xuất khẩu lao

động, tổ chức du học cho sinh viên, học sinh và các đơn vị có nhu cầu theo quy

định của pháp luật.

3. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới cho các HTX, Liên hiệp HTX

2.2.3. Liên kết, hợp tác trong nước và Quốc tế

1. Liên kết với các trường Đại học đào tạo cán bộ vừa học, vừa làm và đào

tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học

2. Thực hiện việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong hệ thống

Liên minh Hợp tác xã Việt nam vừa đảm bảo tính thống nhất, phát huy kinh

nghiệm, vừa đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa

phương.

3. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ với các cơ quan,

tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI

ĐOẠN 2015 CHO ĐẾN NAY.

1. Thực trạng về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường.

1.1. Tổ chức bộ máy

Bộ máy của trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các phòng, ban,

khoa chức năng và trung tâm trực thuộc trường. Trong đó: Hội đồng trường hoạt

động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Nhà trường được ban hành kèm

theo Quyết định số 68/QĐ-CĐKTKTTW ngày 06/03/2019 của trường Cao đẳng

Kinh tế Kỹ thuật trung ương. Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm điều hành chung ,

dưới là các phòng, ban, khoa, trung tâm trực thuộc có chức năng nhiệm vụ được

phân công theo quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường. Các đơn vị này có

trách nhiệm ngang nhau trong việc điều hành công việc thuộc phạm vi, chức

năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Bộ máy tổ chức của trường bao gồm 18 đơn vị,

trong đó có 8 phòng ban chức năng, 6 khoa chuyên môn và 4 trung tâm trực

thuộc:

Page 16: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

16

Cụ thể các:

- Các phòng, ban chức năng: 8 đơn vị

1. Phòng Tổ chức – Hành chính

2. Phòng Tài chính - Kế toán

3. Phòng Quản trị

4. Phòng Quản lý đào tạo

5. Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế

6. Phòng Công tác học sinh sinh viên

7. Phòng Bảo vệ và quản lý ký túc xá

8. Ban Tuyển sinh và Tư vấn giới thiệu việc làm.

Các phòng chức năng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và quyền hạn

được giao;

+ Đề xuất các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định

quản lý theo thẩm quyền để Hiệu trưởng xem xét quyết định;

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng và giải quyết công việc

thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Quản lý cán bộ, viên chức theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Các Khoa chuyên môn: 6 đơn vị

1. Khoa Cơ bản.

2. Khoa Quản trị kinh doanh và Kinh tế hợp tác

3. Khoa Kế toán-Tài chính

4. Khoa Cơ điện và Công nghệ may

5. Khoa Công nghệ thông tin.

6. Khoa Lý luận chính trị và Hành chính Nhà nước

Các khoa thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Ban Giám hiệu

Hội đồng

Trường

Các khoa

chuyên môn

(6 đơn vị)

Các trung tâm

trực thuộc

(4 đơn vị)

Các phòng,

ban chức năng

(8 đơn vị)

8 đ

Page 17: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

17

+ Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các

hoạt động giáo dục khác theo Chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của

trường;

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; thực hiện gắn đào

tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội;

+ Tổ chức biên soạn Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy

và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung,

bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên

thuộc khoa;

- Các Trung tâm trực thuộc: 4 đơn vị

- Trung tâm Bồi dưỡng và Đào tạo trực tuyến

- Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học

- Trung tâm Hợp tác phát triển

- Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn đầu thực hiện cơ chế tự chủ cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà

trường gồm 21 đơn vị với số lượng cán bộ, giảng viên là 153 người. Trong

những năm tiếp theo, căn cứ vào nhu cầu thực tế Nhà trường xây dựng kế hoạch

lao động để tuyển dụng, điều chuyển, cho nghỉ việc, chuyển công tác. Đặc biệt

từ năm 2015 đến nay do kết quả tuyển sinh giảm dần nên Nhà trường đã xây

dựng phương án bố trí, sắp xếp lại cán bộ, giảng viên theo hướng vừa tổ chức

đào tạo vừa chuyển tiếp sang dịch vụ sản xuất bước đầu đã thu được những kết

quả như sau: Từ năm 2015 cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường từ 22 đơn vị

cho đến nay còn 18 đơn vị. Số lượng cán bộ giảng viên từ 142 của năm 2015

cho đến nay còn 88. Số liệu được thể hiện qua các biểu sau:

Biểu 1: Số liệu về tổ chức bộ máy giai đoạn 2015- 2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số phòng 8 7 7 7 7

Số khoa 8 6 6 6 6

Số trung tâm 4 4 4 4 4

Số ban 1 1 1 1 1

Cơ sở 1 1 0 0 0

Tổng 22 19 18 18 18

Page 18: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

18

1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường

Biểu 2: Số liệu về số lượng, trình độ đào tạo cán bộ, giảng viên

Giai đoạn 2015 -2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số

cán bộ,

giảng

viên

Số giảng viên 78 71 66 50 48

Số giảng viên kiêm nhiệm 17 17 17 12 12

Số cán bộ hành chính 47 42 32 31 28

Tổng 142 130 115 103 88

Trình độ

đào tạo

Tiến sỹ 4 2 1 0 0

Nghiên cứu sinh 0 0 2 2 2

Thạc sỹ 58 67 70 64 67

Cử nhân 76 58 39 35 18

Khác 4 3 3 2 1

Tổng 142 130 115 103 88

Page 19: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

19

Biểu 3: Cơ cấu cán bộ, giảng viên tại phòng, ban, trung tâm nhà trường năm 2019 (Thống kê theo độ tuổi, giới tính, chức vụ )

TT Đơn vị Tổng

Giới tính Lãnh đạo Theo độ tuổi

Nam Nữ Trưởng Phó Dưới

30

Từ 30-

40

Từ 41-

50

Trên

50

A BAN GIÁM HIỆU 2 2 0 0 2 0 0 0 2

Ban Giám hiệu 2 2 2 2

B PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG 30 13 17 6 6 1 17 10 3

1 Phòng Tổ chức – Hành chính 2 1 1 1 1 2

2 Phòng Tài chính - Kế toán 4 1 3 1 1 4

3 Phòng Quản trị 3 3 1 1 2 1

4 Phòng Khoa học Công nghệ và HTQT 3 3 1 2 1

5 Phòng Quản lý Đào tạo 5 3 2 0 1 4 1

6 Phòng công tác HSSV 5 1 4 1 1 1 2 2

7 Phòng Bảo vệ và Quản lý Ký túc xá 4 3 1 1 1 2 1 1

8 Ban Tuyển sinh và TVGTVL 4 1 3 0 2 2

C TRUNG TÂM 8 6 2 3 0 0 6 2 0

1 Trung tâm Bồi dưỡng&ĐTTT 5 3 2 1 4 1

2 Trung tâm Đào tạo và PTNNL 1 1 1 1

3 Trung tâm Hợp tác và Phát triển 2 2 1 2

4 Trung tâm Ngoại ngữ Tin học

D KHOA CHUYÊN MÔN 48 12 36 6 5 0 36 11 1

1 Khoa QTKD và KTHT 9 9 1 1 9

2 Khoa Cơ bản 9 4 5 1 2 4 5

3 Khoa Kế toán Tài chính 12 12 1 11 1

4 Khoa Cơ điện và Công nghệ may 7 4 3 1 2 4 2 1

5 Khoa Lý luận chính trị và Hành chính NN 4 4 1 3 1

6 Khoa công nghệ thông tin 7 4 3 1 5 2

18 Cộng 88 33 55 15 13 0 59 23 6

Page 20: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

20

Số lượng cán bộ, giảng viên nhà trường cho đến năm 2019 là 88 người.

Trong đó: 33 nam, 55 nữ. Đội ngũ lãnh đạo nhà trường 28 người trong đó: 02

Phó hiệu trưởng, 15 vị trí trưởng phòng, 11 vị trí Phó phòng. Trình độ chuyên

môn được đào tạo của cán bộ, giảng viên Nhà trường tương đối cao. Tuổi đời

đang ở độ chín trong công tác đào tạo, có kinh nghiệm trong giảng dạy bồi

dưỡng HTX. Số lượng cán bộ giảng viên đang mất cân đối về các chuyên ngành

đào tạo. Cụ thể, Giảng viên của các Ngành kinh tế đang chiếm tỷ lệ cao so với tổng

số giảng viên của toàn trường (chiếm 27/60 tương đương 45%) . Trong khi giảng

viên giảng dạy tại các ngành Kỹ thuật như Công nghệ thông tin, Cơ điện và công

nghệ may lại rất ít thậm chí nhà trường chỉ có 4 giảng viên may (trong đó 2 giảng

viên kiêm nhiệm quản lý) và 3 giảng viên điện. Nhiều giảng viên đang giảng dạy

chưa đúng chuyên ngành được đào tạo.

Số lượng, cơ cấu các Khoa chuyên môn và các Phòng, Ban làm việc của

trường còn dàn trải thiếu tính tập trung chưa phù hợp với quy mô đào tạo và lưu

lượng học sinh sinh viên dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý điểu hành

thực hiện nhiệm vụ. Chức năng nhiệm vụ đào tạo của một số phòng, ban trong

nhà trường còn chồng chéo thiếu tính kết nối.

2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.1. Cơ sở vật chất

Trường được đóng trên địa bàn xã Dương Xá - huyện Gia Lâm – thành

phố Hà Nội với diện tích đất sử dụng là 38.955 m2 theo giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất số A+I 225580 theo quyết định số 3698QĐ/UBND ngày 19 tháng 9

năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Phần diện tích đất thuộc

quyền sử dụng của Nhà trường đã được xác định mốc cõi với khu dân cư và các

đơn vị xung quanh bằng tường rào đảm bảo ranh giới rõ ràng. Trên diện tích đất

của Nhà trường, trong những năm qua đã được xây dựng các công trình phục vụ

đào tạo, cụ thể như sau:

+ Khu giảng đường 4 tầng ( Nhà G): được xây dựng năm 1987, tổng diện

tích xây dựng 2.540 m2 gồm 4 tầng 28 phòng học.

+ Khu xưởng thực hành ( Nhà D): được xây dựng năm 1987, tổng diện

tích xây dựng 2.100m2 gồm 2 tầng, 5 phòng thực hành.

+ Khu Ký túc xá K1: được xây dựng năm 1987, tổng diện tích xây dựng

2.368 m2 gồm 4 tầng, 52 phòng ở Ký túc xá với công trình vệ sinh khép kín.

+ Nhà Hội trường H: được xây dựng năm 1987, tổng diện tích xây dựng

Page 21: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

21

290 m2, 1 tầng với sức chứa khoảng 280 chỗ ngồi.

+ Khu Ký túc xá K2: được xây dựng năm 2004, tổng diện tích xây dựng

2.308 m2, gồm 4 tầng, 56 phòng ở Ký túc xá với công trình vệ sinh khép kín.

+ Khu văn phòng khoa 3 tầng ( Nhà A3): Được xây dựng năm 1996,

tổng diện tích xây dựng 2.052m2. Gồm 3 tầng, 10 phòng và 1 hội trường nhỏ có

sức chứa 80 người.

+ Nhà đa năng: Được xây dựng năm 2009, tổng diện tích: 2.175m2, gồm

1 tầng sàn và 1 tầng lửng phục vụ chỗ ngồi cho cổ vũ thi đấu thể thao.

+ Khu giảng đường trung tâm và khu hiệu bộ: Được xây dựng năm 2009,

tổng diện tích xây dựng 8.281m2, gồm 7 tầng, 33 phòng học lý thuyết, 8 phòng

thực hành,1 thư viện, 10 phòng làm việc, 1 hội trường sức chứa 150 người.

+ Nhà ăn: được xây dựng năm 1999, Nhà cấp 4, tổng diện tích xây dựng

350 m2.

+ Khu tập thể giáo viên: được xây dựng năm 1999, Nhà cấp 4, tổng diện

tích xây dựng: 240m2 bao gồm 6 phòng để phục vụ chỗ ở cho một số cán bộ

giảng viên ở xa có nhu cầu.

+ Sân bóng đá cỏ nhân tạo: diện tích 800m2, trải thảm cỏ nhân tạo phục

vụ hoạt động thể dục thể thao.

+ Các công trình phụ trợ như: Trạm biến áp 400KVA, trạm bơm, nhà để

xe... đủ điều kiện hoạt động phục vụ cho công tác giảng dạy và đào tạo.

Biểu 4: Diện tích đất, hạng mục xây dựng và mục đích sử dụng

A. DIỆN TÍCH ĐẤT

TT NỘI DUNG ĐVT Số lượng

1 Tổng diện tích đất hiện có m2 38.951

2

Tổng diện đất tích xây dựng, đường đi,

sân chơi m2 35.951

3 Diện tích đất còn lại m2 3.000

4 Tổng diện tích mặt bằng (sàn) xây dựng m2 27.169

B. THỒNG KÊ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

TT Tên các hạng mục

Diện tích

xây

dựng

Số tầng

hoặc

(Phòng)

Tổng

diện

tích sàn

1 KTX 1.169 4 tầng 4.676

1,1 KTX -K1(56 phòng) 592 4 tầng 2.368

1,2 KTX -K2(52 phòng) 577 4 tầng 2.308

2 Nhà ngang A3 ( Thuộc khu nhà A3) 450 1 tầng 510

Page 22: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

22

2,1 Phòng khách 30 2 phòng 60

2,2 Phòng làm việc 30 9 phòng 270

2,3 Phòng TH may 60 1 phòng 60

2,4 Khu WC + hành lang 120 1 phòng 120

3 Nhà A3 534 3 tầng 1.542

3,1 Hội trường A3 128 1 phòng 128

3,2 Phòng làm việc 96 18 phòng 544

3,3 Sảnh + Cầu thang chính 60 3 tầng 80

3,4 Cầu thang phụ 28 3 tầng 84

3,5 Khu WC 2 đầu cầu thang 60 3 tầng 180

3,6 Hành lang 2 phía 150 3 tầng 450

4

Khu giảng đường trung tâm 7 tầng(

2009) 1.357 7 tầng 8.281

4,1 Phòng làm việc-Khu hiệu bộ 66 8 phòng 525

4,2 Phòng làm việc-Khu H.Phó 35 3 phòng 105

4,3 Hội trường T 140 1 phòng 140

4,4 Phòng tập Gym 140 1 phòng 140

4,5 Hội thảo 105 1 phòng 105

4,6 Phòng tư liệu 20 13 phòng 260

4,7 Phòng thí nghiệm 30 1 phòng 30

4,8 Thư viện 185 1 phòng 185

4,9 Phòng học LT 85 25 phòng 2.125

4,11 Phòng học trực tuyến 140 2 phòng 140

4,12 Phòng công vụ (phòng nước GV) 35 5 phòng 75

4,13 Sảnh chung+ cầu thang bộ +Thang máy 355 7 tầng 5

4,14 Khu WC 70 7 tầng 490

4,15 Hành lang 70

4,16 Kho tầng 8 nhà 7 tầng 550

5 Nhà Đa Năng ( 2009) 1.450 1,5 tầng .175

5,1 Tầng 1 450

5,2 Tầng 2 725

6 Nhà để xe ( 2005) 360 lán tôn 360

Page 23: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

23

7 Nhà 4 tầng Nhà G ( 1986) 635 4 tầng 2.540

7,1 Phòng học LT 80 9 phòng 720

7,2 Phòng học Thực hành điện + may 80 16 phòng 1.280

7,3 Phòng làm việc 30 1 phòng 30

7,4 Phòng tư liệu 30 3 phòng 90

7,5 WC 3+ Cầu thang 60 4 tầng 240

7,6 Hành lang 180

8 Hội trường H (1986) 290 1 tầng 290

9 Khu Dạy nghề - Nhà D (1987) 1.050 2 tầng 2.100

9,1 Phòng làm việc 50 1 phòng 50

9,2 Phòng học LT 100 9 phòng 900

9,3 Xưởng Thực tập may 300 2 phòng 600

9,4 Nhà ăn TT 400 1 phòng 400

9,5 Khu WC + Cầu thang + sân chơi 50 3 tầng 150

10 Xưởng Hàn 1( 2006) 30 1 30

11 Khu dịch vụ 6 gian ( 2005) 180 1 180

12 Khu căng tin HTX ( 1999) 1500 1 1.500

13 Ban Tuyển Sinh 20 1 20

14 Phòng Bảo vệ cổng 10 1 10

15 Phòng BV&QLKTX 25 1 25

16 Trạm bơm 250 1 250

17

WC-KHU D 80+Bể nước(khu D,40,

KTX,40) 160 1 160

18 Đài phun nước (7tầng + 4 tầng) 40 2 80

19 Sân bóng đá 400 2 800

20 Khu tập thể GV ( 1999) 40 6 240

21 Nhà Xưởng thực hành Hàn 550 1 550

22 Nhà Xưởng thực hành Hàn, mộc 350 1 350

23 Căng tin 300 1 300

Page 24: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

24

Biểu 5: Thống kê về giá trị sử dụng của tài sản đến thời điểm 31/12/2018

Đơn vị tính: Đồng

STT Tên, đặc điểm, ký

hiệu TSCĐ

Tổng nguyên

giá

Số hao mòn

lũy kế đến

31/12/2018

Giá trị còn lại

của TSCĐ

I TSCĐ HỮU HÌNH 116.074.104.485 68.150.671.155 47.923.433.330

A Nhà cửa vật kiến

trúc 80.782.796.673 38.735.379.309 42.047.417.364

B Phương tiện vận tải 986.508.000 986.508.000 0

C Máy móc, thiết bị 30.714.835.760 24.855.007.293 5.859.828.466

D Thiết bị, dụng cụ

quản lý 3.589.964.052 3.573.776.552 16.187.500

II TSCĐ VÔ HÌNH 3.175.042.375 1.806.047.695 1.368.994.680

A Các phần mềm sử

dụng 3.175.042.375 1.806.047.695 1.368.994.680

Tổng 119.249.146.860 69.956.718.850 49.292.428.010

Nhìn chung các công trình cơ sở hạ tầng đều được xây dựng từ rất lâu

(trên 30 năm) nên hầu hết đã bị xuống cấp theo thời gian, giá trị sử dụng còn lại

của tài sản nhỏ (chỉ còn lại 30%). Kinh phí đầu tư cho sửa chữa lớn không có

nên chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ theo hướng khắc phục tạm thời nên chất lượng

các công trình không đảm bảo, việc quy hoạch sử dụng còn chưa có kế hoạch

dài hơi. Nhiều công trình còn được sử dụng đa chức năng dẫn đến tình trạng

xuống cấp càng diễn ra nhanh chóng.

Cơ cấu sử dụng hạ tầng của Nhà trường còn nhiều bất cập. Phân chia khối

Hiệu bộ, các phòng làm việc, phòng học, khu vực thực hành, khu vực thư viện,

khu vực học tập ngoài trời, nhà ở KTX còn dàn trải và thiếu tính kết nối, đồng

bộ. Dẫn tới việc quy hoạch về cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, không

thuận lợi trong công tác quản lý.

2.2. Trang thiết bị

Các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và học

tập như: Máy vi tính, máy photo coppy, máy in, máy chiếu, máy điều hòa, máy

quay, máy ảnh kỹ thuật số, trang thiết bị phòng thực hành CNC, phòng thực

Page 25: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

25

hành điện tử cơ bản, phòng thực hành thiết bị thí nghiệm đo lường, phòng thực

hành trang bị điện, phòng thực hành lập trình điều khiển, phòng thực hành máy

điện, phòng thực hành điện tử, phòng thực hành hàn – cơ khí, phòng thực hành

may, phòng máy chuyên dùng (may), phòng thực hành công nghệ thông tin,

phòng biên tập bài giảng điện tử trực tuyến...

Do lưu lượng học sinh sinh viên hiện tại còn ít hơn so với quy mô đào tạo

của nhà trường nên một số hạng mục như: Ký túc xá, phòng học lý thuyết...

cũng chưa được khai thác tối đa hiệu quả sử dụng và đã xuống cấp trầm trọng.

Nhà trường hiện đang thực hiện liên kết đào tạo với một số đơn vị như: Trung

tâm Nhật Ngữ Quang Trung, Xưởng sản xuất may Tiến Thịnh... để đào tạo và là

địa điểm thực hành các môn học chuyên ngành cho học sinh sinh viên giúp các

em có cơ hội thực hành làm quen và nâng cao tay nghề. Đây cũng là một trong

những cơ hội việc làm của các em sau khi hoàn thành chương trình học của nhà

trường.

Các trang thiết bị máy móc phục vụ quản lý được đầu tư cũng đã lâu, đa

số đã hết khấu hao, một số trang thiết bị máy móc đã lạc hậu so với thực tế (thiết

bị may được đầu tư từ năm 2003, 2004, thiết bị điện được đầu tư năm 2008,

2010…) ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy và đào tạo. Nhà trường trước đây

chủ yếu đào tạo sinh viên các khối ngành kinh tế nên không được đầu tư nhiều

trang thiết bị phục vụ cho khối ngành kỹ thuật. Hiện nay, Nhà trường đang thực

hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ giáo dục chuyên nghiệp sang giáo dục

nghề nghiệp theo định hướng tăng thời lượng, kỹ năng thực hành, giảm thời

lượng học lý thuyết nên việc thiếu thốn trang thiết bị máy móc thực hành cũng

gây rất nhiều khó khăn cho Nhà trường trong công tác đào tạo.

Trang thiết bị tài sản được đầu tư dàn trải trong nhiều năm dẫn đến nhiều

thiết bị không đồng bộ, thiết bị lạc hậu dẫn đến việc cài đặt thực hành các phần

mềm chuyên dụng đòi hỏi cấu hình cao không thực hiện được. Một số phòng

thực hành mới được đầu tư từ các Chương trình mục tiêu như: Tăng cường đào

tạo, Đào tạo theo hình thức trực tuyến chưa thể hoạt động và vận hành được với

sự phát triển của công nghệ hiện nay do kinh phí đầu tư không nhiều, nhỏ giọt.

Các phòng đào tạo trực tuyến muốn hoạt động hiệu quả hàng năm đòi hỏi phải

thuê đường truyền với kinh phí lớn, đầu tư các phần mềm hỗ trợ đi kèm mới có

thể đưa sản phẩm đào tạo trực tuyến đến người học.

Page 26: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

26

2.3. Tình hình sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị

2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

Trường

- Diện tích đất sử dụng (m2): 31.951m2

- Diện tích sàn sử dụng (m2) : 20.466 m2

- Giá trị tài sản cố định đã đưa vào sử dụng (tính theo % giá trị nguyên giá

của tài sản cố định): 80%

2.3.2. Cơ sở vật chất,trang thiết bị sử dụng liên doanh, liên kết

- Diện tích đất sử dụng (m2): 4000 m2

- Diện tích sàn sử dụng (m2): 5.853 m2

- Giá trị tài sản cố định đã đưa vào liên doanh, liên kết (tính theo % giá trị

nguyên giá của tài sản cố định): 13%

2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa sử dụng

- Diện tích đất chưa sử dụng (m2): 3000

- Diện tích sàn chưa sử dụng (m2): 850

- Giá trị tài sản cố định chưa sử dụng (tính theo % giá trị nguyên giá của

tài sản cố định): 7%

Về cơ bản trang thiết bị, tài sản phục vụ cho hoạt động, nhiệm vụ được

giao của trường. Về diện tích đất: Tổng diện tích đất nhà trường là 38.951m2 đã

được xác định mốc giới, hiện tại nhà trường đã sử dụng để xây dựng các công

trình phục vụ hoạt động đào tạo, trong đó có 4000m2 đang thực hiện liên kết

trên cơ sở các nhà xưởng và một số phòng học mà nhà trường chưa sử dụng hết.

Ngoài ra còn có khoảng 3000 m2 đất là diện tích ao đã được san lấp nhà trường

đang có kế hoạch xây dựng 01 xưởng thực hành điện và 01 xưởng thực hành và

sản xuất gia công sản phẩm may mặc và 01 phòng thực hành kỹ thuật nấu ăn.

Trong năm 2019, nhà trường đang triển khai mở 03 mã ngành đào tạo trình độ

cao đẳng là Quản trị khách sạn và Kỹ thuật chế biến, Du lịch lữ hành nấu ăn do

vậy việc xây dựng các xưởng, phòng thực hành trên là hết sức cần thiết.

3. Thực trạng hoạt động đào tạo

3.1. Công tác tổ chức quản lý đào tạo

3.1.1. Ngành đào tạo

Nhà trường đã xây dựng Chương trình các ngành, nghề đào tạo theo

hướng dẫn của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp về chương trình đào tạo và được

cấp Giấy chứng nhận số 229/2017/GCNĐKHĐ-TCDN về việc đăng ký hoạt

Page 27: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

27

động giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội ngày 11 tháng 07 năm 2017.

Biểu 6: Các ngành được phép đào tạo năm 2017

STT Bậc Cao đẳng Bậc Cao đẳng liên

thông Bậc Trung cấp

1 Kế toán Kế toán Kế toán doanh nghiệp

2 Tài chính – Ngân hàng Công nghệ may, thời

trang

3 Quản trị kinh doanh Điện Công nghiệp và

dân dụng

4 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng

5 Công nghệ Kỹ thuật

Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật

Điện – Điện tử

6 Công nghệ May

3.1.2. Hình thức đào tạo

+ Đào tạo dài hạn

Cho đến nay Nhà trường đã đào tạo được 10 khóa bậc cao đẳng, 30 khóa

bậc trung cấp với tổng số 20.087 học sinh, sinh viên được công nhận và cấp

bằng tốt nghiệp. Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng cho

hàng nghìn lượt cán bộ thành viên hợp tác xã.

Biểu 7: Lưu lượng học sinh sinh viên giai đoạn 2015-2019

STT Nội dung Số lượng

1 Lưu lượng học sinh sinh viên năm 2015 1.622

2 Lưu lượng học sinh sinh viên năm 2016 1.550

3 Lưu lượng học sinh sinh viên năm 2017 1.200

4 Lưu lượng học sinh sinh viên năm 2018 1.050

5 Lưu lượng học sinh sinh viên năm 2019 (dự kiến) 1.073

Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đa

dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo trong đó có những ngành

nghề trọng điểm phục vụ theo nhu cầu của các hợp tác xã, khu vực kinh tế hợp

tác và xã hội.

+ Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho hợp tác xã.

Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ HTX nhà

trường đảm bảo số lượng giảng viên chuyên trách về giảng dạy cho HTX và có

Page 28: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

28

hệ thống chương trình dành riêng cho HTX, cụ thể:

Cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo cho Hợp tác xã: Nhà trường có

đội ngũ giảng viên 15 – 20 người có chuyên môn, kinh nghiệm và am hiểu về

hợp tác xã, đã nhiều năm tham gia giảng dạy cho hợp tác xã được một số cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy.

Chương trình nội dung giảng dạy, bồi dưỡng cho Hợp tác xã

+ Về đào tạo Trung cấp, Cao đẳng: Nhà trường đã xây dựng chương trình,

bài giảng đưa vào đào tạo là: Kế toán Hợp tác xã, Quản trị HTX, Tổ chức quản

lý Hợp tác xã, Luật Hợp tác xã, Khối doanh nghiệp (trong đó có thành lập Hợp

tác xã). Trước năm 2012 nhà trường đã tổ chức được gần 90 lớp trung cấp Quản

trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp cho Liên minh Hợp tác xã các tỉnh với trên

3.500 học sinh (lớp mở tại Liên minh Hợp tác xã: Quảng Ninh 11 lớp, Cần Thơ

- Sóc Trăng: 15 lớp, Hải Phòng: 9 lớp, Hải Dương: 7 lớp, Tiền Giang: 12 lớp,

Hà Nội: 7 lớp, Bắc Ninh: 6 lớp, Lào Cai: 2 lớp, Hậu Giang: 2 lớp, Đồng Tháp :

1 lớp, Hà Tĩnh: 5 lớp, Nghệ An: 2 lớp, Thanh Hóa: 3 lớp, Bắc Giang : 2 lớp…)

Nhà trường phối hợp với Liên minh Hợp tác xã các tỉnh: đào tạo 1 lớp

Cao đẳng quản trị kinh doanh với Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, đào

tạo 2 lớp trung cấp với Liên minh Hợp tác xã Quảng Ninh với số lượng gần 300

học sinh, sinh viên.

+ Về Bồi dưỡng cho Hợp tác xã: Nhà trường đã xây dựng biên soạn tài

liệu được 19 chuyên đề để bồi dưỡng cho Hợp tác xã. Năm 2016, nhà trường

được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cấp kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ HTX,

Nhà trường đã tổ chức được 18 lớp tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố,

với hơn 1000 học viên. Nhà trường giảng dạy một số nội dung được đánh giá

cao và thiết thực như: Kế toán Hợp tác xã , Kế toán trên máy vi tính, Tổ chức

kinh doanh trong HTX.

+ Về đào tạo trực tuyến

+ Xây dựng 18 chuyên đề đề giảng dạy trực tuyến.

+ Khai trương cổng tư vấn trực tuyến cho HTX và nhu cầu xã hội

+ Giới thiệu, đào tạo miễn phí và tiến tới xây dựng gói đào tạo tính phí đối

với người học tại địa phương

3.1.3. Công tác tuyển sinh

Nhà trường đã nỗ lực đầu tư nguồn lực tài chính, tìm nhiều giải pháp,

cách làm năng động, sáng tạo để làm tốt công tác tuyển sinh, ban đầu đã thu

Page 29: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

29

được những kết quả nhất định. Tuy nhiên do cơ chế thay đổi, nhu cầu những

ngành, nghề Nhà trường đang đào tạo trong xã hội giảm nên trong những năm

qua công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn và có xu hướng giảm dần.

Biểu 8: Số liệu về tuyển sinh giai đoạn 2015 -2019

Năm Tuyển sinh

2015 693

2016 848

2017 465

2018 354

2019 (Dự kiến) 600

Trong đó các khối ngành kinh tế ở giai đoạn 2012-2015 tuyển sinh chiếm

tỷ trọng lớn (53% -77%) trong tổng số học sinh sinh viên nhà trường tuyển

được. Cho đến nay chỉ tuyển được 2% trên tổng số học sinh sinh viên về nhập

học tại trường. Đặc biệt một số ngành như Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh

doanh nhiều năm trở lại đây không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh được rất ít.

Trong khi đó một số nghành như Công nghệ thông tin, Cơ điện vẫn tuyển sinh

đều qua các năm. Đặc biệt 3 năm trở lại đây những ngành này được người học

rất quan tâm được thể hiện qua số học sinh nhập học tại trường (chiếm tỷ trọng

63-98%)

Biểu 9: Cơ cấu tuyển sinh nhóm ngành qua các năm 2015-2019

STT Ngành đào tạo Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

I Nhóm ngành Kinh

tế

373 314 68 8 100

1 Kế toán 323 236 57 8 50

2 Tài chính ngân hàng 0 0 0 0

3 Quản trị kinh doanh 56 78 11 0 50

II Nhóm ngành Kỹ

thuật

314 534 397 378 500

1 Công nghệ thông tin 92 186 194 178 180

2 Điện tử, điện dân

dụng

98 197 130 168 120

3 Kỹ thuật may thời

trang

124 151 73 0 100

III Tổng cộng 693 848 465 354 600

Page 30: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

30

Biểu 10. Tỷ trọng nhóm ngành tuyển sinh trên tổng số tuyển sinh của nhà

trường qua các năm 2015-2019

STT Nhóm ngành đào tạo Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

I Nhóm ngành Kinh tế 53% 37% 14% 2% 16%

II Nhóm ngành Kỹ thuật 47% 63% 86% 98% 84%

III Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%

3.1.4. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

+ Công tác nghiên cứu khoa học

Nhà trường đã bảo vệ thành công 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,

nghiệm thu và đưa vào áp dụng được 14 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,

05 sáng kiến kinh nghiệm.

Tổ chức thành công các Hội thảo khoa học với các chuyên đề: “ Đào tạo

tín chỉ tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương”, “ Chia sẻ kinh

nghiệm đào tạo trực tuyến ( E – learing) tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Trung ương” và “ Nâng cao khả năng tự học của học sinh sinh viên tại trường

Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Trung ương”.

Thường xuyên Tổ chức tọa đàm về kỹ năng giao tiếp, hướng nghiệp dành

cho sinh viên.

+ Công tác hợp tác quốc tế

Trong năm 2015, nhà trường đã phối hợp với tổ chức quốc tế Koica và

trường Đại học Khoa học và giáo dục Hàn Quốc, Công ty điện tử Sam Sung,

Trường Cao đẳng HTX Malaixia về đào tạo theo hình thức trực tuyến. Với sự

giúp đỡ của tổ chức quốc tế Koica, Công ty điện tử Sam sung đã tài trợ cho

trường Phòng học trực tuyến thí điểm. Trong đó trường phải bỏ nguồn kinh phí

đối ứng 30% giá trị phòng học để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phù hợp với tính

năng hoạt động của thiết bị. Ngoài ra Tổ chức này gửi tình nguyện viên đến làm

việc tại trường hướng dẫn vận hành thử phòng học trực tuyến mô phỏng. Đây là

nguồn tài trợ quốc tế lớn rất thiết thực trong việc đào tạo theo công nghệ mới

hiện nay.

3.1.5. Công tác biên soạn tài liệu, giáo trình

Về giáo trình: Nghiệm thu được 80 giáo trình nội bộ. Nhà trường đã đưa

vào kế hoạch giảng dạy 5 môn học về HTX như: Kế toán HTX, Tài chính HTX,

Page 31: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

31

Quản trị HTX và doanh nghiệp nhỏ, Tổ chức quản lý HTX, Kinh tế Hợp tác với

thời lượng là 12 đơn vị học trình tương đương 12 tín chỉ và ghép nội dung vào

các môn liên quan đến Luật Hợp tác xã và khởi nghiệp Hợp tác xã.

Về tài liệu, giáo trình bài giảng đào tạo trực tuyến: Đã quay hình và biên

soạn bộ tài liệu bao gồm 18 môn học về Kinh tế, tài chính, quản trị HTX...

3.2. Công tác tổ chức, quản lý giảng dạy, học tập

Việc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định cho sự

nghiệp phát triển của nhà trường vì vậy nhà trường đã chú trọng thực hiện công

tác tổ chức quản lý giảng dạy, học tập các lớp trong trường cũng như ngoài

trường, đảm bảo theo đúng quy chế của Bộ Lao động và thương binh xã hội ban

hành.

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

+ Hàng năm thường xuyên cập nhật kiến thức để bổ sung các môn học cho

phù hợp với yêu cầu đào tạo.

+ Tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch đào tạo của 6 chuyên ngành Cao

đẳng, 4 chuyên ngành trung cấp.

+ Căn cứ vào chương trình các chuyên ngành đào tạo đã được Bộ Lao động

và thương binh xã hội phê duyệt cho phép đào tạo, nhà trường đã xây dựng kế

hoạch học tập cho các năm học và tiến độ học tập của từng học kỳ, duy trì lịch

học tập của các môn học theo kế hoạch đề ra. Thường xuyên giám sát, đôn đốc

thực hiện chấp hành kế hoạch giảng dạy của giảng viên, quản lý chặt chẽ và kịp

thời nắm vững tình hình của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên để có các

giải pháp duy trì, điều chỉnh kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu đảm bảo và

nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức và quản lý giảng dạy

+ Các khoa chuyên môn chủ động thực hiện việc phân công giờ giảng cho

giảng viên, tổ chức thực hiện tốt công tác giảng dạy theo kế hoạch đề ra.

Thường xuyên kiểm tra giáo án, bài giảng của giảng viên trong khoa, mỗi học

kỳ đều tổ chức dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, duy trì sinh

hoạt chuyên môn, thống nhất nội dung giảng dạy trong khoa, thực hiện xây dựng

ngân hàng đề thi và đáp án theo kế hoạch chung của nhà trường.

+ Đối với giảng viên: chủ động chuẩn bị nội dung bài giảng chu đáo, thực

hiện lên lớp đảm bảo đúng giờ, thực hiện đúng các quy trình lên lớp, nhiệt tình

giảng dạy, thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng

Page 32: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

32

sinh viên để đạt được kết quả cao. Chủ động học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ

sư phạm, đi thực tế cơ sở, cập nhật kiến thức để bổ sung bài giảng, thực hiện

kiểm tra bằng nhiều biện pháp, nắm vững kết quả học tập của sinh viên để có

biện pháp giảng dạy tốt hơn.

- Công tác quản lý sinh viên, học sinh

+Sinh viên mới vào trường được học tập đầy đủ các nội quy, quy chế của

Bộ Lao động thương binh và xã hội về công tác sinh viên, sinh viên.

+Bố trí giảng viên chủ nhiệm lớp, phối hợp với phòng Công tác sinh viên

bám sát lớp, nắm vững tư tưởng và tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên,

làm tốt công tác động viên để sinh viên yên tâm học tập. Rèn luyện chấp hành

nghiêm các nội quy, quy định, tổ chức sinh hoạt lớp, duy trì thực hiện đúng các

quy định về đánh giá phân loại sinh viên để có kế hoạch giáo dục kịp thời và

kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật theo quy định, thông qua đó

hầu hết sinh viên nhà trường đều yên tâm học tập chấp hành tốt các nội quy, quy

chế, hạn chế thấp nhất tình trạng sinh viên vi phạm kỷ luật.

Nhìn chung công tác tổ chức quản lý, giảng dạy, học tập được thực hiện

đúng các quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như của trường,

công tác kế hoạch đào tạo được duy trì tốt, ngày càng ổn định và hoàn thiện hơn,

công tác quản lý sinh viên đã được phối hợp chặt chẽ đi vào nề nếp có hiệu quả.

- Chất lượng đào tạo

+ Nhà trường đã chú trọng thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo bằng

nhiều các giải pháp cụ thể như: biên soạn bổ sung nội dung bài giảng, bố trí cho

giảng viên học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư

phạm, tổ chức dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.

+ Các kỳ thi tốt nghiệp đã được nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc,

đúng quy chế, không có tình trạng vi phạm quy chế và khiếu kiện nào xảy ra.

Nhìn chung kết quả tốt nghiệp đã phản ánh sát với lực học của sinh viên, kết quả

đào tạo của nhà trường được ổn định và chất lượng.

+ Vài năm trở lại đây công tác sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn, hội giảng

tại các Khoa chưa được thường xuyên, liên tục. Phần nhiều vì lý do công tác

tuyển sinh của nhà trường ngày càng khó khăn, nhiều giảng viên không đủ giờ

giảng dẫn đến tâm lý chán nản.

4. Thực trạng công tác liên doanh, liên kết

Page 33: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

33

Nhà trường đã liên kết đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, cao

đẳng lên đại học với các trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh, Đại học

Kinh doanh và Công nghệ, Đại học Việt – Hung, Đại học Đà Nẵng, Học viện

nông nghiệp: kết quả đã mở được 19 lớp với gần 650 sinh viên.

Hiện tại Nhà trường đã liên kết với một số công ty, doanh nghiệp trong

lĩnh vực đào tạo, sử dụng nhân lực lao động vào sản xuất kinh doanh như:

+ Liên kết với Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng nhân lực Quang

Trung để đào tạo ngoại ngữ cho học viên du học, xuất khẩu lao động sang Nhật

Bản và sinh viên của Nhà trường nếu có nhu cầu.

+ Liên kết với Công ty cổ phần Thương mại & Xuất nhập khẩu Tiến

Thịnh đào tạo và tiếp nhận sinh viên chuyên ngành may của Nhà trường sau khi

tốt nghiệp vào làm việc, tạo điều kiện cho học sinh sinh viên chuyên ngành may

được thực hành tay nghề khi có nhu cầu.

+ Liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Bạch Đằng

đào tạo ngoại ngữ cho học viên du học, xuất khẩu lao động sang Đài Loan và

sinh viên của Nhà trường nếu có nhu cầu.

+ Liên kết với Trường Trung cấp Y dược phối hợp giảng dạy và tạo cơ sở

vật chất phục vụ học sinh sinh viên có nhu cầu do Trường trung cấp Y dược tổ

chức chiêu sinh .

+ Một số các đơn vị liên kết khác phục vụ cho cán bộ giảng viên, sinh

viên nhà trường như Căng tin, phòng tập thể lực …

5. Thực trạng hoạt động sản xuất, dịch vụ.

Về mô hình kinh doanh dịch vụ của Nhà trường hiện có là đã mở Xưởng

May, Trung tâm Hợp tác và Phát triển, Trung tâm Đào tạo & Phát triển nguồn

nhân lực.

+ Xưởng may được thành lập từ năm 2017 và đã có quy chế hoạt động,

các viên chức thuộc diện sắp xếp lại công việc đã được nhà trường tổ chức đào

tạo tay nghề miễn phí để về làm việc tại xưởng may. Tuy nhiên số lượng viên

chức có nhu cầu làm tại xưởng không nhiều, việc nhận sản phẩm về may gia

công tại xưởng may chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do trang thiết

bị, máy móc tại xưởng hiện tại đã lạc hậu.

+ Hoạt động của các Trung tâm trực thuộc trường vẫn còn mờ nhạt chưa

hiệu quả. Nhà trường đã giao tự chủ về tổ chức hoạt động và tài chính cho 2

Page 34: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

34

trung tâm là: Trung tâm hợp tác phát triển và Trung tâm đào tạo và phát triển

nguồn nhận lực. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động đào tạo cũng như kinh doanh

sản xuất dịch vụ của 2 Trung tâm này rất thấp. Sự đóng góp về nhà trường được

thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Năm 2015-2017 Trung tâm phát triển

nguồn nhân lực đóng góp không nhiều, năm 2018 không đóng góp. Trung tâm

hợp tác và phát triển nhà trường đang phải bù lỗ.

6. Tình hình về tài chính của Nhà trường

6.1. Công tác Tài chính – Kế toán

Nhà trường luôn chấp hành đúng các quy định về tài chính; xây dựng kế

hoạch tài chính trình Liên minh hợp tác xã Việt Nam phê duyệt; tổ chức thực

hiện công tác thu, chi đúng nguyên tắc, chế độ quy định; sử dụng kinh phí hiệu

quả đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Thực hiện đúng các

quy định về quyết toán quý, năm theo quy định của Bộ tài chính và Liên minh

hợp tác xã Việt Nam. Trường luôn được cơ quan chủ quản đánh giá là đơn vị

thực hiện tốt công tác tài chính - kế toán.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách của cán bộ, giảng viên, sinh viên

+ Đối với cán bộ, giảng viên các khoản như: tiền lương, phụ cấp lương,

các chế độ ưu đãi của giảng viên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp được thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian.

+ Đối với sinh viên: các chính sách ưu tiên, miễn giảm được thực hiện

đúng quy định của Chính phủ; các khoản trợ cấp, học bổng khuyến khích học

tập được nhà trường chi trả đầy đủ, đúng thời gian.

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

+ Đối với các hạng mục sửa chữa nhỏ, mua sắm bằng nguồn chi thường

xuyên nhà trường đã thực hiện đầy đủ các quy trình từ tổ chức lập dự toán, kiểm

tra phê duyệt dự toán, ký hợp đồng thi công, giám sát thi công, nghiệm thu,

thanh toán đúng quy định của Nhà nước, tổ chức lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy

định.

Page 35: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

35

6.2. Công tác thực hiện dự toán

Biểu 11. Số liệu thu – chi tài chính giai đoạn 2015-2019

ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

I Hoạt động thường xuyên

1 Thu hoạt động 17.800 15.100 14.400 13.351 11.122

1.1 Thu từ NSNN cấp 12.800 11.100 10.800 10.351 8.122

1.2 Thu từ hoạt động sự

nghiệp 5.000 4.100 3.600 3.000

3.000

2 Chi hoạt động 17.800 15.100 14.400 13.351 11.122

2.1 Chi lương và các khoản

theo lương 11.900 10.200 9.600 9.742

2.2 Chi chuyên môn nghiệp vụ 4.500 3.800 3.600 2.546

2.3 Chi hàng hóa dịch vụ công

cộng (Điện, nước, vệ sinh

môi trường...)

900 900 900 880

2.4 Chi sửa chữa cơ sở vật

chất, mua sắm trang thiết

bị, công cụ dụng cụ văn

phòng

500 200 300 183

II Hoạt động không thường

xuyên 4.000 1.000 3.000 0 2.000

1 Đề án tăng cường năng lực

đào tạo 3.000

2 Đề án đào tạo theo hình

thức trực tuyến 1.000 1.000 3.000

3 Đề tài khoa học

4 Sửa chữa lớn tài sản 2.000

7. Hoạt động khác

7.1. Hoạt động tổ chức đoàn thể

7.1.1. Hoạt động của Đảng bộ, chi bộ

Đảng bộ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt, từ công

tác giáo dục chính trị tư tưởng đến triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết của

Page 36: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

36

Đảng và thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, quan tâm thực

hiện công tác phát triển đảng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt

động có hiệu quả phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Trong những năm qua Đảng bộ liên tục đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch

vững mạnh.

7.1.2. Hoạt động của công đoàn trường

Công đoàn nhà trường bám sát nhiệm vụ chính trị được giao tổ chức động

viên đoàn viên lao động đăng ký thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, tham

gia phối hợp cùng chính quyền chăm lo đời sống cán bộ - giảng viên, bảo vệ lợi

ích chính đáng của đoàn viên, tổ chức nhiều hoạt động phong trào thu hút đoàn

viên tham gia, hằng năm tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi du xuân, tham quan

nghỉ mát hè ở nhiều điểm du lịch trong nước tạo không khí thoải mái, vui vẻ

trong cán bộ đoàn viên thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà

trường. Công đoàn trường đã được nâng cấp thành công đoàn cơ sở thành viên;

đề nghị kết nạp được nhiều đoàn viên công đoàn, giới thiệu sang Đảng bộ xét đề

nghị kết nạp được hàng chục quần chúng ưu tú vào Đảng. Công đoàn liên tục

được công nhận là công đoàn tiên tiến xuất sắc của Liên minh hợp tác xã Việt

Nam.

7.2.3. Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:

Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: thi tìm hiểu về tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao,

tham gia hiến máu nhân đạo, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt thiên tai.

Kết quả Đoàn trường đã quyên góp ủng hộ được: 3.000 bút các loại, tiền

mặt 8.000.000 đồng, 700 đơn vị máu.

Trong 5 năm Đoàn trường được tặng 2 bằng khen của Trung ương đoàn,

nhiều bằng khen của Đoàn khối, Đoàn Liên minh HTX Việt Nam và nhiều cá

nhân được tặng bằng khen, giấy khen khác.

Nhiều năm liên tục Đoàn trường được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất

sắc của Đoàn Liên minh HTX Việt Nam.

Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây hoạt động đoàn thể của tổ chức Đoàn

thanh niên gặp nhiều khó khăn về nhân sự. Hầu hết các Đoàn viên tham gia đã

hết tuổi đoàn, các hoạt động đoàn thể phải huy động đến sự góp sức của Công

đoàn nhà trường. Để tồn tại và phát triển thì rất cần sự động viên của Đoàn

thanh niên cấp trên cũng như sự quan tâm từ các tổ chức của nhà trường.

Page 37: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

37

7.2. Công tác chăm lo đời sống cho cán bộ, giảng viên, sinh viên

- Đối với cán bộ, giảng viên: Luôn đảm bảo quyền lợi, chế độ cho cán bộ,

giảng viên như

+ Thực hiện việc chi trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành.

+ Các chế độ ưu đãi, phụ cấp giảng viên, nghỉ phép của cán bộ, thanh toán

vượt giờ, nghỉ hè đối với giảng viên.

+Thực hiện nâng bậc lương, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy định

công khai, dân chủ

+ Động viên tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng

cao trình độ.

+ Đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo tiêu chí tăng thu, tiết kiệm chi

để có thêm nguồn thu nhập cho cán bộ giảng viên nhà trường thông qua các chế

độ phúc lợi như: các ngày lễ tết, tặng quà sinh nhật, phần thường cho con cán bộ

giảng viên có thành tích học tập xuất sắc…

- Đối với sinh viên: ngoài các chế độ quy định của Chính phủ như miễn,

giảm học phí cho con em cán bộ HTX, con gia đình có công với cách mạng, con

gia đình ở khu vực đặc biệt khó khăn, hộ nghèo ở vùng núi…; học bổng học

nghề… nhà trường còn quan tâm đến thu học phí mức thấp, miễn tiền ở KTX,

đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần như cải tạo các sân chơi thể

thao, phòng xem ti vi tập thể…

III. ĐÁNH GIÁ VỀ NHÀ TRƯỜNG

1. Điểm mạnh, điểm hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1.1. Điểm mạnh

- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên minh hợp tác xã Việt Nam và sự cố

gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Trung ương đã đạt được những kết quả nhất định.

+ Đào tạo được 6764 sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó 3422 sinh

viên cao đẳng, 579 sinh viên cao đẳng liên thông, 2763 học sinh tốt nghiệp trung

cấp chuyên nghiệp. Các sinh viên học sinh tốt nghiệp ra trường đã cung cấp lực

lượng lao động đáng kể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các HTX và xã hội.

+ Đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng được gần 6.000 cán bộ, thành viên hợp

tác xã trên cả nước góp phần nâng cao trình độ và sự tồn tại, phát triển của hợp

Page 38: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

38

tác xã, liên minh hợp tác xã trong những năm vừa qua.

+ Bước đầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương đã tạo được

hình ảnh và chỗ đứng trong công tác đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp được

hợp tác xã, xã hội công nhận. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng

ngay được yêu cầu của hợp tác xã và doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất của nhà trường rộng rãi đáp ứng quy mô 4000 học sinh

sinh viên

- Nội bộ đoàn kết thống nhất.

- An ninh trật tự, môi trường luôn được đảm bảo tốt.

- Các tổ chức đoàn thể có đầy đủ, hoạt động có nề nếp, hiệu quả.

1.2. Những vấn đề còn tồn tại

1.2.1. Về công tác đào tạo

+ Nhu cầu người học đang có xu hướng dịch chuyển sang học nghề xã hội

đang cần như một số ngành Kỹ thuật: Điện, may, công nghệ thông tin...Tỷ lệ

tuyển sinh hệ Cao đẳng (đối tượng đi học nhà trường thu được tiền) đang giảm

dần và cụ thể năm 2018 giảm nghiêm trọng còn 15 em. Cho đến năm 2019 có 7

em bỏ học còn 8 em. Đối tượng nhà trường đang có thể tuyển sinh được là đối

tượng học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề theo học tại các trung tâm giáo dục

thường xuyên được miễn học phí (đối tượng học sinh đi học không mất tiền, nhà

trường được cấp bù học phí theo chính sách của nhà nước theo Nghị định 86 của

Chính phủ.). Tuy nhiên hiệu lực của văn bản này chỉ đến năm 2021, hơn nữa

kinh phí cấp bù cho đối tượng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác

phân giao của Bộ tài chính.

+ Vị trí của trường nằm khu vực ngoại thành, xa trung tâm học sinh sinh

viên có tư tưởng ngại xa, không có điều kiện để vừa học, vừa làm thêm. Nhu cầu

người học hầu như không quan tâm đến Hệ cao đẳng vì tuyển sinh đầu vào của

Đại học hiện nay có đến 60% trên tổng các trường xét tuyển hồ sơ không cần

thông qua thi tuyển.

+ Một số ngành của nhà trường như May, công nghệ thông tin, Điện dân

dụng những năm gần đây tuyển sinh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số học

sinh sinh viên tuyển sinh được (chiếm 70%) trong khi một số ngành như: Tài

chính ngân hàng, quản trị kinh doanh không tuyển sinh được dẫn đến mất cân

đối trong cơ cấu tuyển sinh.

Cơ cấu ngành tuyển sinh trong những năm gần đây

Page 39: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

39

Biểu 12. Số liệu về tuyển sinh các năm 2015 - 2018

Chuyên ngành đào tạo

Khóa đào tạo

Khóa 7

2015 –

2018

Khóa 8

2016 –

2019

Khóa 9

2017 –

2020

Khóa 10

2018-

2021

I. Ngành Kinh tế 379 314 68 8

1 Kế toán 323 236 57 8

2. Quản trị kinh doanh 56 78 11 0

3. Tài chính ngân hàng 0 0 0 0

II. Ngành Kỹ thuật 314 534 397 341

4. Công nghệ thông tin 92 186 194 178

5.Công nghệ KT Điện, điện tử 98 197 130 168

6. Công nghệ may 124 151 73 0

Tổng cộng 693 848 465 354

+ Nhà trường đang trong giai đoạn chuyển đổi từ Giáo dục chuyên nghiệp

sang Giáo dục nghề nghiệp nên chưa xây dựng được các ngành trọng điểm dẫn

đến vị thế của nhà trường so với các trường Cao đẳng khác trong hệ thống giáo

dục quốc dân là hạn chế.

+ Ngành, nghề đào tạo chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã

hội và và của ngành. Trong 6 ngành nhà trường đang đào tạo chỉ có 3 ngành xã

hội đang quan tâm còn tới 03 ngành trong những năm trở lại đây hầu như không

tuyển sinh được. Đặc biệt ngành Tài chính – Ngân hàng 4 năm nay không tuyển

sinh được.

+ Môn học chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội tỷ trọng giờ lý

thuyết vẫn ở mức cao. Một số ngành đào tạo mang tính mũi nhọn của nhà trường

như Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử, Công nghệ may, công nghệ thông tin

nhưng chưa được đầu tư nhiều trong công tác cải biên chương trình, môn học.

+ Các phòng thực hành của nhà trường đầu tư đã lâu không đồng bộ,

không có giảng viên đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp để hướng dẫn thực hành. Điều

này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

+ Công tác thư viện: số lượng đầu sách bổ sung hàng năm chưa nhiều,

phần nào hạn chế đến công tác nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên nhà

trường.

Page 40: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

40

1.2.2. Công tác liên kết, dịch vụ sản xuất kinh doanh

Công tác liên kết đào tạo, dịch vụ sản xuất kinh doanh của nhà trường

hiện nay mang tính chất đơn vị liên kết phối hợp sử dụng cơ sở vật chất để đào

tạo, tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhà trường chưa có nguồn lực về nhân sự

cũng như đóng góp tài chính để cùng nhau phối hợp đào tạo phân chia hưởng

lợi. Do vậy vị thế đào tạo của nhà trường chưa được phát huy.

Công tác tư vấn, định hướng việc làm cho đối tượng học sinh sinh viên đi

thực tập và làm việc tại doanh nghiệp liên kết với nhà trường còn rất hạn chế. Mối

liên hệ giữa nhà trường và các tổ chức doanh nghiệp liên kết tại trường còn mờ nhạt

dẫn đến chưa thu hút được đối tượng học sinh sinh viên thực tập tại các cơ sở này.

1.2.3.Về tổ chức bộ máy

1.2.3.1. Đội ngũ cán bộ nhà trường

+ Chuyển đổi từ giáo dục chuyên nghiệp sang dạy nghề gặp rất nhiều khó

khăn. 100% giảng viên phải được đào tạo theo chuẩn hóa đào tạo dạy nghề trong

khi kinh phí đào tạo cho đối tượng này rất hạn chế. Nhà trường phải ưu tiên cho

một số giảng viên ở các ngành như Công nghệ thông tin, kỹ thuật may đi đào tạo

để kịp thời đáp ứng với nhu cầu đào tạo.Tuy nhiên giảng viên ở các ngành này

rất ít không đủ về mặt nhân lực để thực hiện đào tạo. Các giảng viên thiếu giờ

giảng (không có giờ giảng) đa phần tập trung ở ngành kinh tế. Điều này dẫn đến

mất cân đối về giảng viên giữa các ngành đào tạo của nhà trường. Giảng viên ở

các ngành tuyển được nhiều sinh viên thì đang thiếu, giảng viên ở các ngành ít

sinh viên thì đang nhiều.

Biểu 13: Số lượng giảng viên các Khoa chuyên môn. Số liệu được tính trên

cơ sở số lưu lượng học sinh sinh viên giai đoạn 2016-2018

STT Khoa chuyên môn Số lượng

GV thực tế

Số lượng

GV cần có

Chêch

lệch

1 Khoa kế toán – tài chính 12 4 8

2 Khoa Quản trị kinh doanh và

KTHT

9 4 5

3 Khoa Công nghệ thông tin 7 10 -3

4 Khoa cơ điện và công nghệ may 7 10 -3

5 Khoa Cơ bản, Lý luận chính trị -

Hành chính nhà nước (giảng dạy

những môn chung)

13 6 7

Page 41: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

41

+ Đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ HTX được kế thừa kinh nghiệm của các năm từ khi trường Cao

đẳng còn là trường Bồi dưỡng cán bộ HTX. Tuy nhiên nhà trường không được

giao Nguồn kinh phí này.

+ Còn nhiều Giảng viên đang giảng dạy không đúng chuyên ngành được

đào tạo.

1.2.3.2. Về công tác tổ chức cán bộ

+ Sắp xếp tổ chức bộ máy, chuyển đổi bố trí việc làm cho cán bộ, giảng

viên: trong những năm gần đây Nhà trường đã có phương án tổ chức sắp xếp lại

bộ máy, sáp nhập một số đơn vị cho phù hợp, bố trí một số công việc khác cho

cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, tác động rất lớn đến tâm lý

của cán bộ, giảng viên. Hiện nay giảng viên của nhà trường đang hưởng lương

theo tỷ lệ công việc hoàn thành.

+ Giải quyết bài toán tinh giản biên chế tại các đơn vị trong nhà trường đã

rất quyết liệt nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2015 khi lưu lượng học

sinh sinh viên là 1.622 học sinh nhà trường có 142 cán bộ giảng viên. Tuy nhiên

những năm 2015 xu hướng giảm dần trong công tác tuyển sinh của các trường

Cao đẳng nói chung và nhà trường nói riêng dẫn đến một số cán bộ, giảng viên ở

ngành không tuyển được sinh viên hoặc tuyển được với số lượng rất ít không có

việc làm. Nhà trường đã có chính sách cho cán bộ giảng viên nhà trường chuyển

công tác tuy nhiên người lao động vẫn khó tìm được việc làm và vẫn bám trụ tại

trường. Cho đến nay số lượng cán bộ giảng viên tại trường đã giảm còn 88

người tương đương giảm 38% so với năm 2015.

Biểu 14: Số liệu cán bộ, giảng viên giai đoạn 2015-2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Cơ cấu cán bộ,

giảng viên

Số giảng viên 78 71 66 60 48

Số giảng viên kiêm

nhiệm

17 17 17 12 12

Số cán bộ hành

chính

47 42 32 31 28

Tổng 142 130 115 103 88

+ Chính sách về tinh giản biên chế nhà trường chưa thực hiện theo Nghị

định 108 của Chính phủ với lý do chưa có nguồn để chi trả cho đối tượng thôi

việc. Chưa có hướng dẫn đồng bộ của Cơ quan cấp trên với nhà trường.

Page 42: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

42

+ Cơ cấu cán bộ, giảng viên còn mất cân đối. Giảng viên ngành kinh tế từ

năm 2019 cho đến năm tiếp theo sẽ không có việc làm hoặc rất ít việc làm do

không thể hoặc khó tuyển sinh được do nhu cầu xã hội không quan tâm đến

ngành này tại các trường Cao đẳng. Giảng viên tại các ngành khối ngành Kỹ

thuật chỉ đủ đáp ứng 60% so với số lượng học sinh sinh viên hiện tuyển sinh

được tại trường, hơn nữa ngành này vẫn đang là ngành được xã hội quan tâm

trong tương lai.

+ Cán bộ, giảng viên có năng lực chuyên môn đáp ứng được với nhu cầu

đã và đang tìm kiếm được cơ hội việc làm ở đơn vị khác trong khi cán bộ dôi

dư, giảng viên thiếu giờ giảng (không có giờ giảng) tại các đơn vị của nhà

trường chưa có định hướng việc làm. Dẫn đến chất lượng đội ngũ suy giảm đáng

báo động.

1.2.4. Về cơ sở vật chất

+ Chưa khai thác được tối đa cơ sở vật chất sẵn có do địa hình không

thuận lợi, vị trí địa lý xa xôi, cơ sở vật chất xuống cấp, đơn giá khấu hao tài sản

tại trường thấp hơn nhiều so với khu vực nội thành.

+ Sắp xếp, bố trí phòng làm việc, khu học đường, nhà thực hành còn chưa

có sự kết nối, thiếu tính đồng bộ.

+ Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng làm việc xuống cấp trầm trọng và đã hết

khấu hao. Máy móc thiết bị, thiết bị thực hành giá trị sử dụng còn lại thấp.

1.2.5.Về tài chính

+ Quỹ lương của nhà trường ở mức rất cao vì chưa giải quyết được bài

toán tinh giản biên chế. Cụ thể

Biểu 15: Tỷ trọng tiền lương/kinh phí thường xuyên được cấp

giai đoạn 2015-2019

ĐVT: triệu đồng

Năm

Tiền lương và các

khoản phải nộp

theo lương

Kinh phí Ngân

sách nhà nước

cấp thường xuyên

Tỷ trọng tiền lương

so với kinh phí được

cấp

2015 11.900 12.800 93%

2016 10.200 11.100 92%

2017 9.600 10.800 90%

2018 9.742 8.922 112%

2019 9.246 8.122 113%

Page 43: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

43

Tỷ trọng tiền lương trên kinh phí được cấp chi thường xuyên năm thấp

nhất là 93%, năm cao nhất 113%. Quỹ tiền lương phụ trội đến 13% so với Kinh

phí được cấp nhà trường phải huy động đến tối đa kinh phí thu sự nghiệp để chi

trả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo, các chi phí cho hoạt

động chuyên môn bị giảm sút, chi phí sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất không

có nguồn. Chi phí tái đầu tư cơ sở vật chất phải dành cho chi lương.

+ Kinh phí nhà nước cấp không có mục hỗ trợ kinh phí cho đối tượng thôi

việc mặc dù về chính sách người lao động được hưởng.

+ Kinh phí cấp bù học phí còn gặp nhiều bất cập. Chính sách của nhà

nước ưu tiên cho đối tượng tốt nghiệp THCS đi học nghề được miễn học phí.

Nhà trường đã mở lớp tại địa phương cho đối tượng này tuy nhiên kinh phí cấp

bù học phí rất hạn chế không đủ so với số thực tế được cấp bù.

+ Nguồn thu sự nghiệp giảm dần theo các năm do đối tượng tuyển được

của nhà trường tập trung cho đối tượng được miễn học phí (Tốt nghiệp THCS đi

học nghề, nhà trường được cấp bù học phí), chưa tuyển sinh được đối tượng đi

học đóng tiền. Số lượng sinh viên tuyển được cho đối tượng này càng ngày giảm

sút. Đặc biệt năm 2017, 2018 một số ngành kinh tế như Kế toán, Quản trị kinh

doanh, Tài chính Ngân hàng không thể tuyển sinh được. Việc này đồng nghĩa

đội ngũ giảng viên của các ngành này không có việc làm hoặc rất ít việc làm cho

các năm tiếp theo. Tuy nhiên Chính sách về cấp bù học phí chỉ duy trì đến năm

2021, như vậy với cơ cấu tuyển sinh như hiện nay của nhà trường được ví như

lấy ngắn nuôi dài, nguồn thu bấp bênh, lệ thuộc. Cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm

trọng, các phòng ở KTX chưa đáp ứng nhu cầu ở của học sinh sinh viên. Không

có kinh phí để nâng cấp và tái đầu tư cơ sở vật chất do đã phải dùng hết kinh phí

này để chi lương và các khoản bảo hiểm cho người lao động.

Biểu 16: Nguồn thu của nhà trường qua các năm 2015-2019

ĐVT: triệu đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Thu sự nghiệp 5.000 4.100 3.600 3.000 3.000

1. Thu học phí 3.900 3.100 2.400 1.800 1.500

2. Thu dịch vụ 1.100 1.000 1.200 1.200 1.500

+ Chưa có nguồn lực tài chính đầu tư dài hạn cho cơ sở vật chất, nhà

xưởng thực hành phục vụ cho các ngành trọng điểm để có thể tuyển sinh và tự

Page 44: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

44

chủ trong tương lai.

1.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Nguyên nhân

- Thứ nhất: Trong công tác đào tạo Xây dựng Chương trình đào tạo và các

môn học chưa gắn liền với nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của xã hội.

nặng tính hình thức và thiếu tính ứng dụng thực tiễn.

- Thứ 2: Chưa tập trung rà soát trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,

giảng viên một cách quyết liệt để sắp xếp vị trí việc làm phù hợp và hiệu quả.

Về tổ chức cán bộ chưa thực hiện một cách quyết liệt trong công tác tinh giản

biên chế.

- Thứ 3: Một số cán bộ, giảng viên còn thờ ơ và thiếu sự quan tâm đến

công tác tuyển sinh của nhà trường.

- Thứ 4: Chưa năng động trong công tác tìm kiếm liên kết trong đào tạo và

sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt liên kết đầu tư Quốc tế dẫn đến chưa tranh

thủ được nguồn vốn cũng như công nghệ của các tổ chức này.

- Thứ 5: Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện phần nào thiếu kiên quyết.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn với những kết quả đạt được và một số tồn tại trong 5 năm

qua nhà trường đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, Tranh thủ sự lãnh đạo kịp thời của Thường trực Liên minh hợp tác

xã Việt Nam và sự giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ngành có liên quan và địa

phương là điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Hai là, Nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí giữa Đảng bộ và Ban giám

hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tư tưởng với cán bộ, giảng viên nhà trường.

Có chính sách về thu nhập với cán bộ, giảng viên tâm huyết với nghề và trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng với nhu cầu cấp thiết của nhà trường, không

để tình trạng chảy máu chất xám. Bên cạnh đó cần cương quyết trong công tác

tinh giản biên chế với cán bộ giảng viên không đủ điều kiện đáp ứng với nhu cầu

của nhà trường. Mạnh dạn trong việc tuyển dụng người có năng lực và chuyên

môn nghiệp vụ cao.

Ba là, Quan tâm chất lượng đào tạo: Thường xuyên cập nhật, sửa đổi

chương trình đào tạo và môn học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, ngành nghề đào

tạo phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của người học cũng như nhu cầu xã hội.

Page 45: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

45

Bốn là: Mạnh dạn trong công tác mở mới mã ngành đào tạo đang được

xã hội và người học quan tâm. Tập trung cao độ trong việc tuyển sinh, tìm

kiếm đối tác liên kết đào tạo cũng như sản xuất kinh doanh dịch vụ, đặc biệt

liên kết Quốc tế.

2. Cơ hội và thách thức

2.1. Cơ hội

- Thứ nhất: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách văn bản hướng dẫn

thực hiện phát triển về kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong thời kỳ mới.

- Thứ 2: Chủ trương của chính phủ đang mở ra cánh cửa cho đào tạo nghề

bằng các văn bản như Quyết định số 552/QĐ – Ttg ngày 14 tháng 05 năm 2018

về việc Phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học

sinh và giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025. Theo đó phấn đấu ít nhất 40%

học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có Điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; Phấn đấu ít nhất 45% học

sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có Điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến

năm 2020 và Quyết định số 46/2015/QĐ- Ttg ngày 28/09/2015 về hỗ trợ đào tạo

cho sơ cấp nghề, đào tạo dưới 3 tháng. Qua đó các trường trong Hệ thống giáo

dục nghề nghiệp nói chung và trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật nói riêng có cơ

hội đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Hơn nữa đào tạo nghề theo

đơn đặt hàng cho các Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài

ngày càng được đề cao và phát triển mạnh.

- Thứ 3: Nhà trường có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong công

tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ HTX, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

2.2. Thách thức

- Thứ nhất: về địa lý, trường khá xa so với trung tâm thành phố, không

thuận lợi trong việc đi lại của đại bộ phận cán bộ, giảng viên dẫn tới không thu

hút được nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa việc địa điểm của trường xa trung

tâm không đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người học dẫn đến khó tuyển sinh

đầu vào. Đào tạo nghề tại địa phương rất phát triển, hầu như địa phương nào

cũng có tới 2 đến 3 hoặc nhiều hơn cơ sở đào tạo nghề.

Page 46: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

46

- Thứ 2: Về cơ sở vật chất còn nghèo nàn và thiếu thốn ảnh hưởng không

nhỏ tới chất lượng giảng dạy và làm việc. Đa phần phòng học bộ môn phục vụ

tại chỗ cho học sinh, sinh viên còn thiếu và lạc hậu chưa theo kịp với sự phát

triển của khoa học kỹ thuật.

- Thứ 3: Rủi ro từ môi trường bên ngoài như cạnh tranh về đào tạo từ các

cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các Bộ, ngành, địa phương khác, đòi hỏi ngày càng

cao của thị trường, kỳ vọng của các doanh nghiệp khi tuyển chọn và sử dụng lao

động đầu vào. Do vậy việc bảo vệ và nâng cao thương hiệu giáo dục đối với

trường là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Thứ 4: Nhà trường chưa được phê duyệt ngành trọng điểm Quốc gia.

Một số ngành mũi nhọn của nhà trường chưa được đầu tư về Chương trình đào

tạo, giáo trình, giảng viên và cơ sở vật chất. Các ngành đào tạo của nhà trường ít

về lượng hạn chế về chất chưa đáp ứng nhu cầu người học và xã hội và tính cạnh

tranh với các trường trong khu vực.

- Thứ 5: Về kinh phí được cấp chương trình mục tiêu Quốc gia cho Giáo

dục dạy nghề rất hạn chế, không thường xuyên liên tục dẫn tới nhà trường không

chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch dài hạn.

- Thứ 6: Khó khăn trong công tác tuyển sinh đi đôi với chi phí tuyển sinh

và đào tạo lớn cũng là áp lực lớn trong cơ cấu chi của nhà trường.

Page 47: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

47

PHẦN II:

PHƯƠNG HƯỚNG TÁI CƠ CẤU, SẮP XẾP LẠI, NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Tạo bước chuyển biến căn bản và toàn diện về năng lực, chất lượng, hiệu

quả đào tạo, nghề nghiệp cho người lao động khu vực kinh tế hợp tác, HTX;

phấn đấu sau năm 2025 nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Mở rộng quy mô hoạt động, tổ chức đào tạo các ngành nghề phù hợp

nhu cầu của HTX, xã hội theo cơ chế thị trường

- Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo việc làm

tăng nguồn thu cho nhà trường.

- Tổ chức lại bộ máy tổ chức của nhà trường theo hướng tinh gọn chuyên

môn hóa cao đảm bảo điều hành công việc nhanh, hiệu quả.

- Xây dựng lại đội ngũ cán bộ giảng viên: Cân đối về số lượng đảm bảo

về chất lượng, linh hoạt trong hình thức sử dụng

- Sử dụng hợp lý, hiệu quả cơ sở vật chất để tiết kiệm chi phí tăng nguồn

thu cho nhà trường.

II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

1. Đổi mới hoạt động đào tạo theo cơ chế thị trường

1.1. Đào tạo theo cơ chế thị trường, đơn đặt hàng

Thực hiện hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục tạo ra cơ hội phát

triển, cơ hội học tập phù hợp cho mọi đối tượng có nhu cầu, không phân biệt lứa

tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính trong mọi thời gian

và không gian khác nhau. Với mong muốn đó, Nhà trường tích cực đổi mới

phương thức, hình thức đào tạo, tăng cường liên kết, địa điểm đào tạo nhằm

phục vụ nhu cầu người học tốt nhất như: Liên kết với các Trung tâm giáo dục

thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp các huyện thuộc các tỉnh lân cận đào tạo

cho học sinh học nghề. Liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã để đào tạo

Page 48: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

48

nâng cao trình độ, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức chuyên môn mới, đào tạo

nghề cho lao động nông thôn để phục vụ cho công việc đang đảm nhiệm.

Tập trung đào tạo hệ sơ cấp và bồi dưỡng theo các chuyên đề, theo đơn

đặt hàng với Tổng cục dạy nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã và Liên minh hợp tác

xã các tỉnh, thành phố. Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước như

Đại học Chu Nam, Nam Bu – Hàn Quốc, Đại học Khoa học & Kỹ thuật Minh

Tân – Đài Loan....

1.2. Mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh việc thực hiện công khai cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo,

chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đối tượng tuyển sinh, chương trình đào tạo,

cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ, các chính sách cho học sinh, sinh viên... Nhà trường thực hiện đa dạng hóa

các loại hình đào tạo như: dài hạn, ngắn hạn, liên thông, sơ cấp, đào tạo theo đơn

đặt hàng của doanh nghiệp, của hợp tác xã. Tổ chức đào tạo tại Trường, tại hợp

tác xã, tại doanh nghiệp hoặc theo vùng miền. Cải tiến nội dung chương trình

đào tạo hướng tới mục tiêu đạt chuẩn và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã

hội, coi trọng đào tạo phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng ứng dụng, giảm

bớt khối lượng lý thuyết, tăng tỷ trọng thực hành.

Trong thời gian tới, Nhà trường tăng cường việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào đào tạo như:

- Đào tạo dài hạn, ngắn hạn qua hệ thống trực tuyến.

- Lập trang Web tư vấn online chủ yếu các nội dung về hợp tác xã.

- Liên hệ mở các lớp học trực tuyến tới các địa phương.

- Xây dựng hệ thống bài giảng giáo án điện tử.

Mở rộng hình thức đào tạo như:

- Đào tạo tại trường.

- Đào tạo tại địa phương.

- Đào tạo tại Doanh nghiệp và tại các HTX có nhu cầu.

- Đào tạo theo đơn đặt hàng của Liên minh HTX Việt Nam, Tổng cục dạy

nghề, của nhà nước.

- Đào tạo các ngành nghề có định hướng xuất xuất khẩu lao động.

Page 49: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

49

Biểu 17: Lưu lượng học sinh sinh viên dự kiến giai đoạn 2020-2025

Năm Lưu lượng

Tổng số Cao đẳng Trung cấp

2020 1.100 500 600

2021 1.150 650 500

2022 1.200 800 400

2023 1.300 900 400

2024 1.400 1.000 400

2025 1.500 1.100 400

Biểu 18: Học viên sơ cấp nghề dự kiến giai đoạn 2020-2025

Năm Số lượng học viên đào tạo ngắn hạn theo đơn đặt hàng

2020 150

2021 200

2022 300

2023 300

2024 300

2025 300

1.3. Mở mới các ngành, nghề đào tạo phục vụ các hợp tác xã và xã hội đang

có nhu cầu.

Xuất phát từ nhu cầu người học và nhu cầu tuyển dụng của các doanh

nghiệp có nhu cầu.

Biểu 19: Xu hướng chọn ngành nghề của HS tốt nghiệp THPT năm 2018

STT Ngành nghề Tỷ lệ

I Nhóm ngành kỹ thuật 24.87%

1 Cơ khí, tự động hóa

2 Điện tử, cơ điện

3 Công nghệ thông tin

4 Công nghệ thực phẩm

5 Các ngành kỹ thuật khác

II Nhóm ngành kinh tế 14.9%

1 Marketing

2 Quản trị khách sạn, du lịch

3 Kế toán - kiểm toán

III Nhóm ngành dịch vụ 25%

1 Chăm sóc sắc đẹp

2 Điều dưỡng

3 Khách sạn, nhà hàng

(Nguồn Trung tâm dự báo nhu cầu lao động nhân lực)

Page 50: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

50

Cụ thể theo Khảo sát tại năm 2018 nhu cầu của học sinh THPT đối với

nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có tỷ lệ lựa chọn cao nhất chiếm 24.84% tập

trung vào các ngành: Cơ khí, tự động hóa, điện tử, cơ điện, công nghệ thông tin,

công nghệ thực phẩm, kỹ thuật xây dựng... Trong khi các ngành kinh tế - tài

chính có tỷ lệ học sinh lựa chọn là 14.9% chủ yếu các ngành: Marketing, quản trị

khách sạn du lịch, nhà hàng, kế toán - kiểm toán...Đáng chú ý nhu cầu trình độ

học sinh mong muốn ở bậc đại học chiếm tỷ lệ rất cao là 87%, bậc cao đẳng chỉ

có 7%, trung cấp 6%. Trong khi đó các ngành thu hút lao động đối với các doanh

nghiệp trên đại bàn thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận chiếm tỷ lệ cao vẫn

là các ngành kỹ thuật cụ thể: Ngành công nghệ thông tin, ngành điện, may...

Biểu 20: Xu hướng chọn bậc học của học sinh tốt nghiệp THPT năm 2018

STT Bậc học Tỷ lệ

1 Đại học 87%

2 Cao đẳng 7%

3 Trung cấp 6%

(Nguồn Trung tâm dự báo nhu cầu lao động nhân lực)

Biểu 21: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề giai đoạn 2015-2020

STT Ngành nghề Nhu câu

1 Trên đại học 2%

2 Đại học 13%

3 Cao đẳng nghề 15%

4 Trung cấp nghề 35%

5 Sơ cấp nghề (ngắn hạn) 20%

6 Lao động chưa qua đào tạo 15%

(Nguồn Trung tâm dự báo nhu cầu lao động nhân lực)

Page 51: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

51

Biểu 22: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề

các nhóm ngành thu hút năm 2018

STT Ngành nghề Nhu cầu

I Nhóm ngành Kỹ thuật, công nghệ 35%

1 Cơ khí

2 Điện tử, kỹ thuật điện

3 Công nghệ thông tin

4 May, kỹ thuật may thời trang

5 Kỹ thuật nấu ăn

6 Công nghệ sinh học

7 Kỹ thuật, công nghệ khác...

II Nhóm ngành Dịch vụ 25%

1 Quản trị khách sạn, nhà hàng

2 Du lịch

3 Dịch vụ khác

III Các ngành khác

(Trích nguồn Trung tâm dự báo nhu cầu lao động nhân lực)

Với ưu thế nhà trường đã có sẵn ngành may và điện, công nghệ thông tin,

những ngành xã hội đang có nhu cầu, người học quan tâm. Nên việc mở rộng các

ngành này và mở mới một số ngành mũi nhọn hiện nay là hết sức thiết thực cụ thể:

- Xây dựng, hoàn thiện và đăng ký mở các mã ngành đào tạo ngắn hạn (3

tháng, 6 tháng - cấp Chứng chỉ; 12 tháng - cấp bằng sơ cấp) như:

+ Công nghệ May & Thiết kế thời trang

+ Ngành Điện (Điện dân dụng cơ bản, Điện công nghiệp cơ bản, Điện lạnh...)

+ Ngành công nghệ thông tin (Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, Lắp

ráp và sửa chữa máy tính, Lắp đặt và cài đặt mạng máy tính...)

- Kế hoạch mở mới các mã ngành như sau:

Biểu 23: Kế hoạch mở mới mã ngành giai đoạn 2020-2025

STT Năm thực hiện Mã ngành Thời gian tuyển

sinh

1 2019-2020 1. Quản trị khách sạn

2. Kỹ thuật chế biến món ăn

3. Du lịch lữ hành

Năm 2020

2 2020-2021 4. Điều dưỡng

5. Chăm sóc sắc đẹp

Năm 2022

3 2024-2025 6. Cơ khí Năm 2025

Page 52: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

52

Biểu 24: Các ngành nghề tập trung đào tạo trong thời gian tới

Bậc đào tạo Các ngành đào tạo

Bậc cao đẳng 1. Quản trị khách sạn

2. Kỹ thuật chế biến món ăn

3. Công nghệ thông tin

4. Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

5. Công nghệ may,

6. Cơ khí

7. Điều dưỡng

8. Chăm sóc sắc đẹp

9. Kế toán

Bậc trung cấp 1. Tin học ứng dụng

2. Điện công nghiệp và dân dụng

3. Công nghệ may, thời trang

4. Cơ điện tử

5. Điều dưỡng

6. Chăm sóc sắc đẹp

7. Du lịch lữ hành

8. Kế toán doanh nghiệp

Bậc sơ cấp và ngắn hạn 1. Kỹ thuật may May Công nghiệp

2. Điện dân dụng

3. Kế toán trưởng

4. Kế toán thuế

5. Kỹ thuật chế biến món ăn

6. Cài đặt và lắp ráp máy tính

7. Cài đặt và quản trị mạng Internet

8. Tin học và ứng dụng cơ bản

9. Điều dưỡng

10. Chăm sóc sắc đẹp

1.4. Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.

Tăng cường số môn thực hành trong chương trình đào tạo, giảm bớt các

môn mang tính lý thuyết. Bên cạnh đó trang bị và cung cấp cho học viên đầy đủ

máy móc thiết bị và vật liệu trong học thực hành.

Page 53: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

53

Phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo

của người học, lấy người học làm trung tâm. Tiến tới và thực hiện đúng mục tiêu

là đào tạo những gì mà nhu cầu xã hội cần.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: soạn bài trên

phần mềm trình chiếu, trao đổi với học viên qua E-mail, qua phần mềm quản lý

đào tạo. Ứng dụng đào tạo trực tuyến (E-learning) cho các hệ đào tạo của nhà

trường.

1.5. Xây dựng ngành trọng điểm Quốc gia

Nhà trường đang Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ năng lực để xin Tổng cục

Giáo dục nghề nghiệp- Bộ Lao động thương binh xã hội cấp phép Nghề trọng

điểm Quốc gia. Dự kiến đến năm 2021 nhà trường sẽ có tên trong danh sách

đăng ký nghề trọng điểm.

Biểu 25: Ngành xin cấp phép ngành trọng điểm Quốc gia

STT Ngành, nghề Mã cấp 4 của các ngành, nghề

I Trình độ Cao đẳng

1 Kế toán 6340301

2 Công nghệ thông tin 6480201

3 Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử 6510303

4 Công nghệ may 6540204

II Trình độ Trung cấp

1 Kế toán doanh nghiệp 5340302

2 Tin học ứng dụng 5480205

3 Điện công nghiệp và dân dụng 5520223

4 Công nghệ may và thời trang 5540204

1.6. Có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia.

Xây dựng chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài, các chuyên gia

trong các lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo. Trả

lương theo kết quả công việc, trả lương theo ngạch bậc, sau đó sẽ chi trả lương

tăng thêm cho từng trường hợp cụ thể.

Page 54: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

54

1.7. Gắn kết với doanh nghiệp, cam kết đầu ra cho sinh viên.

Nhà trường nhận định nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề ở

nước ta hiện nay là rất lớn nhất là các nghề như: Điện tử công nghiệp, điện công

nghiệp, hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn, công nghệ thông tin... Từ

đó xác định mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tập, thực tế tại các Doanh nghiệp

là hết sức quan trọng. Để cụ thể hóa mục tiêu này Nhà trường sẽ tiến hành ký

kết hợp tác với các doanh nghiệp để làm cơ sở thực tập, thực tế cho sinh viên

trong thời gian học tập tại trường.

Doanh nghiệp đồng hành cùng Nhà trường trong các sự kiện thường niên

như: Ngày hội tuyển dụng, Hội thảo chuyên đề, các kỹ năng phục vụ công việc

sau khi tốt nghiệp giúp sinh viên có sự chuẩn bị các kỹ năng cần thiết khi gia

nhập thị trường lao động. Đặc biệt tham gia góp ý và xây dựng Chương trình

môn học tại doanh nghiệp để sinh viên trải nghiệm thực tế ngành nghề mà các

em theo học.

1.8. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho lao động nông thôn, đào tạo lại.

Thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ - TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015

của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ

cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Công văn số 656/TCGDNN - ĐTTX ngày 25 tháng

4 năm 2019 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn đăng ký

tham gia xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông

thôn, người khuyết tật, dân tộc thiểu số và các đối tương chính sách khác;

Căn cứ nhu cầu về ngành, nghề đào tạo của các HTX hiện nay Nhà trường

đã triển khai thực hiện công tác đào tạo hệ chính quy trình độ Cao đẳng, Trung

cấp cho nghề Kế toán hợp tác xã và nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cho

các đối tượng là thành viên Hợp tác xã. Đặc biệt trong chương trình đào tạo

nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có giảng dạy các môn học/mô đun về

Quản trị hợp tác xã;

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương đã đăng ký tham gia đào

tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 với 02 ngành đặc thù gắn với chức

năng, nhiệm vụ của Nhà trường là Quản trị hợp tác xã và Kế toán hợp tác xã.

2. Phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết

2.1. Thành lập các Xưởng thực hành gắn với sản xuất kinh doanh.

Một trong những ngành mũi nhọn của nhà trường và là ngành đang được

người học và xã hội quan tâm là ngành Công nghệ may. Sinh viên sau khi tốt

Page 55: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

55

nghiệp được cam kết đầu ra và đảm bảo mức thu nhập bình quân 7-8 triệu

đồng/tháng. Nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng

của khu vực trường đặt địa điểm, các khu vực lân cận và nhu cầu đào tạo cán bộ

cho ngành HTX là rất lớn và cấp thiết. Đồng thời nguồn tuyển sinh ngành Công

nghệ kỹ thuật may trình độ Cao đẳng, trung cấp cũng rất dồi dào. Mặt khác

Khoa Cơ điện và Công nghệ may thuộc trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Trung Ương có bề dày đào tạo, có năng lực đáp ứng việc đào tạo ngành Công

nghệ May trình độ cao đẳng.

Vì vậy nhà trường thành lập Xưởng sản xuất dịch vụ may là phù hợp với

mô hình đào tạo của nhà trường vã xã hội hiện nay vừa gắn việc học tập với thực

hành thực tế và tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động dôi dư và học sinh

sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có nhu cầu.

2.1.1. Mục tiêu hoạt động

- Tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao tay nghề và chất lượng giảng dạy

giúp học sinh – sinh viên làm quen với thực tế với phương châm “Học đi đôi với

hành”, tạo môi trường gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh.

- Tận dụng được cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường

- Tăng cường hình ảnh của trường trong công tác tuyển sinh

- Đóng góp Kinh phí về cho nhà trường theo Cơ chế tài chính cụ thể.

- Tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ giảng viên.

- Nhằm chuyển đổi một số cán bộ - giảng viên của nhà trường thuộc diện

dôi dư chuyển sang làm trực tiếp sản xuất.

2.1.2. Nguyên tắc hoạt động

- Xưởng trực thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương

- Xây dựng cơ chế tài chính và bộ máy theo hướng tự chủ

- Có tổ chức bộ máy, quyền hạn và nghĩa vụ theo Quy chế Tổ chức và

hoạt động được nhà trường phê duyệt

- Thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên, trước pháp luật về các

hoạt động của đơn vị; chịu sự kiểm tra giám sát của Ban giám hiệu và phòng

chức năng của nhà trường

2.1.3. Địa điểm thành lập xưởng

Trên nền đất 3000 m2 của nhà trường

Phụ lục số 2: Dự toán kinh phí thành lập Xưởng SX dịch vụ may

Page 56: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

56

2.1.4. Về nguồn vốn

+ Nguồn vốn đầu tư ban đầu

- Nhà xưởng, máy móc thiết bị do trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Trung ương đầu tư: Dự kiến năm 2020: 300 triệu đồng

- Dự kiến từ năm 2021 trở đi: 200 triệu đồng

- Trong điều kiện cho phép xin bổ sung từ các nguồn của ngân sách nhà

nước, LMHTX Việt Nam

- Nguồn kinh phí đóng góp của cán bộ giảng viên nhà trường hoặc từ quỹ

hỗ trợ phát triển HTX

+ Nguồn vốn cho hoạt động:

- Đi vay từ Ngân hàng hoặc Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

- Nguồn kinh phí đóng góp của cán bộ giảng viên nhà trường

- Các nguồn huy động vốn góp khác

2.1.5. Về chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng

+Thiết kế, sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc theo các yêu cầu

của các đối tác kinh doanh.

- Nhiệm vụ

+ Thực hiện sản xuất, thương mại theo đúng hợp đồng đã ký kết.

+ Tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý

của Nhà Nước về công tác quản lý, hạch toán, quyết toán, báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ về Thuế và các nghĩa vụ khác đối với

nhà nước.

+ Đảm bảo sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả và đúng mục đích.

+Tăng cường góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một phần cho

cán bộ giảng viên dôi dư và học sinh, sinh viên đang học tập tại trường.

+Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng lao động. Đảm bảo quyền lợi

cho người lao động, có chính sách khuyến khích người lao động tham gia sản

xuất với năng lực và hiệu quả cao nhất.

+ Đảm bảo các yêu cầu về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự

trong công tác sản xuất.

Page 57: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

57

2.1.6. Về cơ cấu tổ chức

Biểu 26: Biên chế làm việc tại xưởng may

Bộ phận Số lượng nhân viên Ghi chú

Giám đốc 01 Biên chế

Phó giám đốc kỹ thuật 01 Biên chế

Tổ trưởng sản xuất 01 Biên chế

Nhân viên QA 01 Biên chế

Kế toán 01 Biên chế

Công nhân lành nghề 20 Hợp đồng

Công nhân không lành nghề 10 Hợp đồng

Tổng 35 05 Biên chế, 30 Hợp đồng

Giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá

trình sản xuất gia công hàng may mặc từ khi ký hợp đồng chính thức như: Kế

hoạch nhận hàng, trả hàng, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất…

Tổ trưởng sản xuất và Nhân viên QA: Kiểm tra, giám sát công nhân viên,

các khâu hoạt động tạo ra sản phẩm. quyết định chất lượng sản phẩm đạt yêu

cầu kỹ thuật trước khi xuất xưởng …

Đội ngũ công nhân phục vụ xưởng may là các công nhân lành nghề và

một phần học sinh – sinh viên thực tập.

2.1.7. Nội dung hoạt động cụ thể

- Giai đoạn 1: Thời gian( 2020-2021): Thành lập xưởng, đầu tư trang

thiết bị

- Giai đoạn 2: Thời gian 2 năm đầu (2022, 2023)

+ Phương thức sản xuất dưới hình thức gia công hàng may mặc (Sản

phẩm gia công theo đơn đặt hàng): Nhận gia công theo yêu cầu. Toàn bộ sản

phẩm làm ra sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận một khoản thù lao theo

thỏa thuận. Ưu điểm của phương thức này là triển khai sản xuất nhanh, không

phải lo đầu vào đầu ra, vốn đầu tư sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào tài sản cố định

là chính. Nhược điểm là bị động trong kế hoạch sản xuất do việc tập kết nguyên

phụ liệu đôi khi không đồng bộ, lợi nhuận thấp, thiếu tính tự chủ kinh doanh,

sản xuất chủ yếu dựa vào bạn hàng.

- Giai đoạn 3: Từ 2023 trở đi

+ Phương thức sản xuất dưới hình thức tổ chức sản xuất hàng may mặc:

Nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu sử dụng của thị trường. Trên cơ sở tiếp thị, bộ

Page 58: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

58

phận thiết kế đưa ra mẫu phù hợp để chào hàng. Sau khi mẫu hàng đã được thị

trường chấp nhận thì tiến hành lập dự án sản xuất cân đối thu –chi và Lợi nhuận

sau đó tiến hành sản xuất. Ưu điểm của Phương thức này là chủ động về kế

hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận cao, luôn đảm bảo công ăn việc làm cho

người lao động. Nhược điểm: Đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao.

2.2. Hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

Hợp tác với một số các doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng những

Modul phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội. Liên kết với một số tổ chức Lao

động xuất khẩu đào tạo nghề cho đối tượng du học, lao động xuất khẩu tại Nhật,

Đài Loan, Hàn Quốc...

Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và ngoài nước

để mở các ngành nghề đào tạo mới mang tính thực tiễn, ứng dụng cao để thu hút

học sinh,sinh viên vào học tập.

Liên kết với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hợp tác kết hợp

giữa đào tạo và gắn liền với thực tiễn với tỷ lệ 30% học lý thuyết tại cơ sở đào

tạo và 70% học sinh sinh viên được thực hành thực tập tại doanh nghiệp.

Hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức … kêu gọi dự án đầu tư

cho Nhà trường và hợp tác đào tạo du học, xuất khẩu lao động

3. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.

3.1. Sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, ban, trung tâm và

tình hình thực tế của Nhà trường. Căn cứ lưu lượng học sinh, sinh viên và

chương trình đào tạo. Nhà trường sẽ có phương án sắp xếp, sáp nhập, mở mới

một số đơn vị cho phù hợp. Dự kiến số đơn vị của trường từ 18 đơn vị còn 16

đơn vị.

+ Đối với các Phòng chức năng

- Thành lập mới Phòng Đào tạo và Hợp tác Quốc tế trên cơ sở Phòng

Khoa học và Hợp tác quốc tế và Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Công tác học

sinh sinh viên.

- Thành lập mới Văn phòng trên cơ sở phòng Tổ chức –Hành chính,

Quản trị, Phòng bảo vệ và quản lý KTX, Phòng Tài chính Kế toán. Tiến tới nhà

trường sẽ phương án thuê đơn vị Bảo vệ.

- Thành lập mới Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng.

- Thành lập mới Phòng Tuyển sinh trên cơ sở Ban tuyển sinh và giới thiệu

Page 59: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

59

việc làm. Phòng Tuyển sinh là đơn vị thường trực đầu mối tuyển sinh của các

phòng, khoa trong nhà trường. Thành lập ban tư vấn và hỗ trợ tuyển sinh với sự

tham gia bán thời gian của các cán bộ đang làm việc tại các phòng ban trong nhà

trường. Ban này có trách nhiệm thực hiện công tác tuyển sinh và tư vấn việc làm

vào thời điểm tuyển sinh và tự giải thể khi công việc tuyển sinh kết thúc. Đưa

chức năng giới thiệu việc làm vào Trung tâm Hỗ trợ phát triển.

+ Đối với Khoa chuyên môn

- Thành lập Khoa Cơ bản trên cơ sở khoa Lý luận chính trị & Hành

chính Nhà nước và Khoa Cơ bản, đưa chức năng giảng dạy ngoại ngữ của

Trung tâm tin học ngoại ngữ vào Khoa cơ bản.

- Thành lập mới Khoa Kinh tế trên cơ sở khoa Kế toán – Tài chính và

Khoa Quản trị kinh doanh và kinh tế hợp tác. Trong khoa sẽ có các ngành cụ thể

như: Kế toán tài chính, Quản trị kinh doanh…

- Thành lập mới 04 Khoa: Khoa Chăm sóc sắc đẹp, Khoa điều dưỡng,

Khoa Du lịch, Khoa Cơ khí sau khi đã xin Bộ lao động thương binh xã hội cho

phép mở mã ngành Điều dưỡng, Chăm sóc sắc đẹp, Du lịch lữ hành, Kỹ thuật

chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Cơ khí

+ Đối với các Trung tâm

- Giao tự chủ toàn bộ cho 2 trung tâm: Trung tâm Đào tạo và Phát triển

nguồn nhân lực và Trung tâm Hợp tác phát triển.

- Giao tự chủ từng phần đối với trung tâm Ngoại ngữ tin học tiến tới giao

tự chủ toàn phần.

- Rà soát lại hoạt động của các trung tâm, tạo điều kiện cho các trung tâm

hoạt động hiệu quả. Nếu các Trung tâm hoạt động không hiệu quả sẽ chấm dứt

hoạt động.

Số lượng các đơn vị sẽ giảm hoặc tăng để phù hợp với quy mô và định

hướng phát triển Nhà trường giai đoạn mới.

Page 60: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

60

Biểu 27: Số lượng, tên các đơn vị dự kiến giai đoạn 2020-2025

Năm 2019 2020-2025

I KHỐI VĂN PHÒNG

(08 ĐƠN VỊ)

KHỐI VĂN PHÒNG

(04 ĐƠN VỊ)

Cơ cấu

Phòng,

Khoa

1. Phòng Tổ chức – Hành chính 1.Văn phòng

2. Phòng Tài chính - Kế toán 2.Phòng Đào tạo và Hợp tác QT

3. Phòng Quản trị 3.Phòng Tuyển sinh và giới thiệu

việc làm

4. Phòng Bảo vệ và quản lý Ký

túc xá

4.Phòng thanh tra khảo thí và đảm

bảo chất lượng

5. Phòng Khoa học công nghệ và

Hợp tác quốc tế

6. Phòng Quản lý Đào tạo

7. Phòng Công tác học sinh sinh

viên

8. Ban tuyển sinh và tư vấn giới

thiệu việc làm

KHỐI KHOA CHUYÊN MÔN

(06 ĐƠN VỊ)

KHỐI KHOA CHUYÊN MÔN

(08 ĐƠN VỊ)

1.Khoa Quản trị kinh doanh và

Kinh tế hợp tác

1. Khoa Kinh tế

2. Khoa Kế toán – Tài chính 2. Khoa cơ bản

3. Khoa Cơ bản 3. Khoa Công nghệ thông tin

4. Khoa Lý luận chính trị và Hành

chính Nhà nước

4. Khoa Cơ điện và Công nghệ

may

5. Khoa Công nghê thông tin 5. Khoa điều dưỡng

6.Khoa Cơ điện và Công nghệ

may

6. Khoa chăm sóc sắc đẹp

7. Khoa du lịch

8.Khoa Cơ khí

TRUNG TÂM (04 ĐƠN VỊ) TRUNG TÂM (04 ĐƠN VỊ)

1.Trung tâm Đào tạo và Phát triển

nguồn nhân lực

1.Trung tâm Đào tạo và Phát triển

nguồn nhân lực

2.Trung tâm Ngoại ngữ tin học 2.Trung tâm Ngoại ngữ tin học

3.Trung tâm Bồi dưỡng và đào tạo

trực tuyến

3.Trung tâm Bồi dưỡng và đào tạo

trực tuyến

4. Trung tâm hợp tác phát triển 4. Trung tâm hợp tác phát triển

Tổng 18 16

Page 61: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

61

Với số lượng đầu mối các phòng, khoa như trên nhu cầu cán bộ, giảng

viên cần có tại các bộ phận có cơ cấu như sau:

Biểu 28: Nhu cầu cán bộ, giảng viên giai đoạn 2020- 2025

Năm

Lưu

lượng

HSSV

Số lượng

giảng viên

Số lượng cán

bộ hành

chính, quản lý

Cán bộ, công

nhân viên bộ

phận sản xuất

kinh doanh DV

Tổng

2020 1.100 57 28 85

2021 1.100 55 25 80

2022 1.150 50 22 05 77

2023 1.300 48 22 05 75

2024 1.400 45 22 05 72

2025 1.500 40 20 7 67

3.2. Sắp xếp lại nhân sự sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

+ Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý tại các phòng, khoa của nhà

trường

- Bố trí, giao chức vụ trưởng, phó phòng, khoa đơn vị sau sáp nhập

- Đối với cấp trưởng, phó còn lại nếu đủ điều kiện điều chuyển sang đơn

vị khác hoặc giải quyết chế độ (nếu có). Nếu không đủ điều kiện được bảo lưu

hệ số phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ theo quy định.

+ Đối với viên chức 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ: Nhà trường

chấm dứt Hợp đồng làm việc và được giải quyết theo chế độ hiện hành (nếu có)

+ Đối với viên chức đang nhận khoán tuyển sinh

- Tiếp tục bố trí công việc nhận khoán tuyển sinh cho viên chức hoàn

thành chỉ tiêu từ 50%.

- Đưa vào diện tinh giản biên chế cho viên chức nhận khoán tuyển sinh 2

năm liên tiếp hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu tuyển sinh

+ Đối với viên chức không hoàn thành định mức công tác giảng viên 2

năm liên tiếp

- Hưởng lương theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc bố trí công

việc khác của nhà trường

3.3. Sàng lọc và phát triển đội ngũ

- Phát triển đội ngũ giảng viên dựa trên kế hoạch phát triển đào tạo, bồi

dưỡng của trường về quy mô và cơ cấu ngành nghề và dựa trên các tiêu chí:

Page 62: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

62

+ Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên cho phù hợp với sự phát triển

ngành, nghề đào tạo của Trường

+ Nâng cao chất lượng và sàng lọc đội ngũ giảng viên hiện có. Tiến tới

năm 2021 đội ngũ giảng viên cơ hữu có kinh nghiệm, tâm huyết, trình độ, được

đào tạo đúng và phù hợp với chuyên ngành giảng dạy. Số còn lại có thể thuê hợp

đồng giảng dạy theo tiết.

+ Tuyển chọn, hợp đồng bổ sung giảng viên, cán bộ mới có chất lượng, đáp

ứng được yêu cầu về phát triển các ngành, nghề mới. Xây dựng các tiêu

chí tuyển chọn giảng viên mới theo điều kiện thực tại và hướng phát triển của

Nhà trường.

- Hằng năm thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại cán bộ, sắp xếp lại

vị trí việc làm. Tinh giản biên chế cho phù hợp với tình hình thực tế. Có kế

hoạch dài hạn và ngắn hạn về đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và sàng lọc đội

ngũ cán bộ, giảng viên hiện có.

4. Sử dụng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, hiệu quả

4.1. Sắp xếp lại vị trí làm việc của các phòng, khoa, trung tâm

- Sắp xếp lại vị trí làm việc của các phòng, khoa, trung tâm sau khi sáp

nhập và thành lập mới 3 khoa của nhà trường. Tiêu chí của việc sắp xếp lại dựa

trên tinh thần sử dụng hiệu quả và có tính kết nối. Thuận lợi cho việc quản lý và

phối hợp làm việc giữa các bộ phận với nhau.

- Chuyển toàn bộ phòng làm việc của các khoa, phòng ở khu vực dãy nhà

3 tầng về khối nhà Hiệu bộ.

- Sắp xếp lại các phòng thực hành, phòng học về cùng khối nhà phục vụ

thuận lợi trong công tác giảng dạy và quản lý.

- Tiết kiệm diện tích sử dụng phục vụ cho công tác liên doanh, liên kết

nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường

Page 63: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

63

Biểu 29: Phương án sử dụng cơ sở vật chất giai đoạn 2020-2025

STT NĂM Tình hình sử dụng CSVC,

TTB Nội dung

Diện tích

đất

sử dụng

Diện tích

đất

chưa sử

dụng

Diện tích

sàn

sử dụng

Diện tích

sàn

chưa sử

dụng

Giá trị

TSCĐ

sử dụng

(tính theo %

nguyên giá

của TSCĐ)

Giá trị TSCĐ

chưa sử dụng

(tính theo %

nguyên giá của

TSCĐ)

TỔNG 38.951 27.169

1 2019

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 31.951 20.466 80%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 4.000 5.853 13%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 3.000 850 7%

2 2020

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 33.951 21.000 85%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 5.000 7.500 15%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 500 0%

Page 64: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

64

STT NĂM Tình hình sử dụng CSVC,

TTB Nội dung

Diện tích

đất

sử dụng

Diện tích

đất

chưa sử

dụng

Diện tích

sàn

sử dụng

Diện tích

sàn

chưa sử

dụng

Giá trị

TSCĐ

sử dụng

(tính theo %

nguyên giá

của TSCĐ)

Giá trị TSCĐ

chưa sử dụng

(tính theo %

nguyên giá của

TSCĐ)

3 2021

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 33.951 20.000 80%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 5.000 9.000 20%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 0 0%

4 2022

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 32.951 19.000 75%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 6.000 10.000 25%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 0 0%

5 2023

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 32.451 20.000 75%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh 6.500 11.000 25%

Page 65: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

65

STT NĂM Tình hình sử dụng CSVC,

TTB Nội dung

Diện tích

đất

sử dụng

Diện tích

đất

chưa sử

dụng

Diện tích

sàn

sử dụng

Diện tích

sàn

chưa sử

dụng

Giá trị

TSCĐ

sử dụng

(tính theo %

nguyên giá

của TSCĐ)

Giá trị TSCĐ

chưa sử dụng

(tính theo %

nguyên giá của

TSCĐ)

liên kết

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 0 0%

6 2024

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 31.951 20.000 70%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 7.000 12.000 30%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 0 0%

7 2025

CSVC, TTB dùng để thực hiện

chức năng nhiệm vụ 30.951 20.000 70%

CSVC, TTB sử dụng liên doanh

liên kết 8.000 13.000 30%

Cơ sở vật chất, TTB chưa sử

dụng 0 0 0%

Page 66: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

65

4.2. Sử dụng hiệu quả diện tích đất trống: xây dựng nhà xưởng thực hành,

sản xuất kinh doanh.

Sử dụng diện tích còn trống để mở rộng, xây mới các nhà xưởng phục vụ

thực hành gắn với sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tìm kiếm các doanh nghiệp, cơ

sở đào tạo có nhu cầu liên doanh, liên kết đầu tư xây mới xưởng thực hành: Một

xưởng thực hành, thực tập điện với diện tích 500m2, Một xưởng thực hành may

500m2, Nhà thực hành kỹ thuật nghiệp vụ nấu ăn với diện tích 300m2 Nhà thực

hành và các xưởng thực hành này với trang thiết bị mới tiên tiến, hiện đại, công

nghệ cao để đa dạng hóa đào tạo, đáp ứng với nhu cầu đào tạo chất lượng cao

đảm bảo cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại trường được thực

hành, thực tập, sau khi tốt nghiệp ra trường lành nghề đáp ứng nhu cầu của

doanh nghiệp và của xã hội cần.

4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất

+ Lập các dự án đề xuất với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để tăng

cường cơ sở vật chất thay thế các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng cho nhà

trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà

trường.

+ Tăng tỷ lệ trích và sử dụng có hiệu quả quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp phục vụ sửa chữa, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất nâng cao chất

lượng hoạt động đào tạo.

+ Tổ chức đánh giá, kiểm tra thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất

trang thiết bị cho từng năm học; chỉ đạo các đơn vị trong trường căn cứ chức

năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.

+ Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả

các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, kiểm tra, kiểm kê tài sản định

kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó giao trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo

quản tài sản cho từng đơn vị; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng

kịp thời.

+ Khai thác các nguồn kinh phí từ dự án của nước ngoài ( như tổ chức

Koica) các chương trình mục tiêu của Chính phủ, sự hợp tác hỗ trợ của các

doanh nghiệp, cân đối từ việc tiết kiệm chi để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị kỹ

thuật nhằm phục vụ tốt công tác đào tạo của nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh sinh viên có ý thức

giữ gìn tài sản trang thiết bị của nhà trường.

Page 67: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

66

+ Ban hành qui định cụ thể về việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, tài

sản trong nhà trường

+ Liên kết với các trường đào tạo có uy tín để mở các ngành nghề đào tạo

thu hút sinh viên học để tận dụng cơ sở vật chất sẵn có nâng cao hiệu quả sử

dụng cơ sở vật chất.

+ Liên kết với các doanh nghiệp, các trung tâm xuất khẩu lao động đẩy

mạnh hoạt động đào tạo ngắn hạn, đặc biệt là một số ngành nghề phục vụ theo

đơn đặt hàng của doanh nghiệp hoặc ngành nghề phục vụ xuất khẩu lao động.

+ Lập kế hoạch trình Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt về việc

phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường khai thác các cơ sở vật chất còn

chưa sử dụng đến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí và tăng thêm

nguồn thu sự nghiệp cho nhà trường

4.4. Đầu tư mới cơ sở vật chất và trang thiết bị

Xây dựng các dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để đầu tư mới

như:

+ Phòng thực hành điện.

+ Phòng thực hành, gia công may

+ Phòng thực hành hàn

+ Phòng thực hành cơ khí

+ Phòng thực hành Điều dưỡng

+ Phòng thực hành chăm sóc sắc đẹp

+ Phòng thực hành Kỹ thuật nấu ăn

+ Phòng thực hành Khách sạn

5. Kế hoạch về tài chính

5.1. Nhu cầu kinh phí của Nhà trường giai đoạn 2019-2020

Dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy, lưu lượng học sinh – sinh viên dự kiến, kế

hoạch đào tạo và khả năng sử dụng, khai thác cơ sở vật chất của Nhà trường. Trên

cơ sở đó nhà trường đưa ra kế hoạch tài chính cho giai đoạn 2019-2020 như sau:

Page 68: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

67

Biểu 30: Kế hoạch tài chính giai đoạn 2019-2020

ĐVT: đồng

STT Nội dung Năm 2019 Năm 2020

I Lưu lượng HSSV dự kiến 1.050 1.100

II Số lượng viên chức dự kiến 88 85

III Kế hoạch tài chính

3.1 Phần thu 3.000.000.000 3.100.000.000

1 Thu từ học phí:

- 300 SV cao đẳng x 5.000.000 đồng

(Kinh phí sau khi đã chi trả phí liên kết

đào tạo tại các đại phương)

- 750 sinh viên, học sinh thuộc đối

tượng miễn, giảm học phí không thu

tiền (trong đó: 700 học sinh tốt nghiệp

THCS đi học nghề) Đối tượng miễn,

giảm theo Thông tư 09 hướng dẫn

Nghị định 86 của Chính phủ.

1.500.000.000 1.600.000.000

2 Thu từ hoạt động dịch vụ 1.500.000.000 1.500.000.000

3.2 Phần hoạt động chi thường xuyên 13.500.000.000 13.700.000.000

1 Tiền lương, phụ cấp lương và các

khoản đóng góp (BHXH, BHYT,

BHTN, KPCĐ)

- Tiền lương, phụ cấp lương

(Hệ số lương bình quân 3.99 x 12

tháng x Mức lương cơ sở x số người)

- Các khoản đóng góp 32 % trên tổng

quỹ lương

8.369.000.000

7.900.000.000

2 Chi hoạt động chuyên môn

- Chi mở mã ngành, chương trình,

giáo trình 3 chuyên ngành mới

+ Chi mở mã ngành mới

+ Chi xây dựng chương trình đào tạo:

1500 tiết ( 100 tín chỉ) x 3 chương

trình x 50.000 đồng/tiết (Bao gồm biên

5.131.000.000

420.000.000

4.806.000.000

880.000.000

Page 69: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

68

STT Nội dung Năm 2019 Năm 2020

tập và sửa chữa tổng thể)

+ Viết giáo trình chuyên ngành mới

30 giáo trình x 200 trang (bình quân) x

110.000 đồng/trang (bao gồm viết và

sửa chữa biên tập tổng thể. Năm 2019:

30 đầu cuốn, năm 2020: 40 đầu cuốn

(Nội dung và mức chi thực hiện theo

Thông tư 76/2018/TT-BTC ngày

17/08/2018 quy định về nội dung, mức

chi xây dựng chương trình, giáo trình

đối với hệ Đại học, Cao đẳng, Trung

cấp chuyên nghiệp)

- Học bổng học sinh sinh viên: Quỹ

học bổng được cấp 10% trên tổng số

thu học phí: 10% x Tổng số học phí

thu được

(Theo QĐ số 70/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 02/01/2009 về cấp học bổng

khuyến khích học nghề)

- Dịch vụ công:

+ Điện: 50.000.000 đồng/tháng x 12

tháng= 600.000.000 đồng

+ Điện thoại: 5.000.000 đồng/tháng x

12 tháng = 60.000.000 đồng

+ Vệ sinh môi trường, nước:

8.000.000 đồng/tháng x 12 tháng=

96.000.000 đồng

+ Dịch vụ khác: 5.000.000 đồng

- Liên kết đào tạo

- Chi thuê mướn (25.000.000 đ/tháng x

12 tháng)

- Chi thuê giảng dạy tại địa phương

- Chi vượt giờ đối với môn ở các khoa

120.000.000

761.000.000

1.155.000.000

400.000.000

300.000.000

200.000.000

150.000.000

400.000.000

120.000.000

761.000.000

1.155.000.000

500.000.000

300.000.000

303.000.000

150.000.000

500.000.000

Page 70: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

69

STT Nội dung Năm 2019 Năm 2020

thiếu Giảng viên

- Chi hoạt động đào tạo

- Chi hoạt động khác của nhà trường

400.000.000 700.000.000

3 Chi sửa chữa, mua sắm vật tư văn

phòng, vật tư thực hành

- Chi sửa chữa

- Chi mua vật tư, thiết bị văn phòng,

văn phòng phẩm

- Chi vật tư thực hành

950.000.000

500.000.000

200.000.000

250.000.000

1.200.000.000

600.000.000

300.000.000

300.000.000

3.3 Phần đề nghị Ngân sách Nhà nước

cấp

8.000.000.000 7.900.000.000

3.4 Phần Kinh phí cấp bù học phí 2.500.000.000 2.700.000.000

IV Khả năng tự chủ tài chính về chi

hoạt động thường xuyên

26% 28%

Biểu 31: Tổng hợp nhu cầu kinh phí đầu tư giai đoạn 2019-2020

Chi tiết tại phụ lục số 03 của Đề án

ĐVT: triệu đồng

Trang thiết bị phòng thực hành may 1 phòng 1.337

Trang thiết bị phòng nấu ăn 1 phòng 1.117

Trang thiết bị phòng Khách sạn 1 phòng 546

Tổng cộng 3.000

Page 71: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

70

5.2. Kế hoạch tài chính của nhà trường giai đoạn năm 2021-2025

Biểu 32: Kế hoạch tài chính giai đoạn 2021-2025

ĐVT: triệu đồng

Năm 2021 2022 2023 2024 2025

Thu hỗ trợ từ NSNN 7.500 6.500 5.500 4.000 3.000

Thu sự nghiệp 3.500 4.000 5.000 6.500 7.500

Thu học phí 2.000 2.200 3.000 4.000 4.500

Thu hoạt động dịch vụ 1.500 1.800 2.000 2.500 3.000

Tổng thu 11.000 10.500 10.500 10.500 10.500

Chi

thường

xuyên

Lương và các

khoản theo lương

7.500 7.150 6.800 6.500 6.300

Chi hoạt động 3.000 3.000 3.200 3.300 3.300

Chi sửa chữa,

mua sắm TTB,

CCDC

500 350 445 590 669

Chi trả lãi vay 55 110 231

Tổng chi 11.300 12.100 12.600 13.300 13.700

Khả năng tự chủ 31% 38% 48% 62% 71%

Biểu 33: Chi đầu tư, tăng cường máy móc TTB phục vụ sản xuất kinh

doanh, thực hành giai đoạn 2021-2025

ĐVT: triệu đồng

Năm Nội dung Số tiền

2023 Đầu tư xưởng may, mua sắm TTB đi kèm 2.000

2023 Phòng thực hành chăm sóc sắc đẹp 1.100

2023 Phòng thực hành chăm sóc sức khỏe 320

2024 Xưởng thực hành điện 1.000

2024 Đầu tư thiết bị xưởng thực hành cơ khí 1.000

Cộng 5.420

6. Tăng cường truyền thông của nhà trường

+ Đầu tư có hiệu quả trang Web của nhà trường

+ Đẩy mạnh sử dụng các công cụ marketing với chi phí hợp lý để quảng

bá hình ảnh, các hoạt động của trường.

Page 72: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

71

+Tăng cường các hoạt động liên kết hợp tác với các đơn vị bên ngoài

trường và các doanh nghiệp lân cận tại địa bàn của nhà trường một cách hiệu

quả.

+Chủ động tham gia, tổ chức các hoạt động mang tính quảng bá hình ảnh,

thương hiệu của trường.

+ Gắn kết với các trường phổ thông trung học, trung tâm giáo dục thường

xuyên để nâng cao hình ảnh trường đối với học sinh và phụ huynh.

Page 73: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

72

PHẦN III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Về tổ chức quản lý

Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do một đồng chí trong Ban Giám

hiệu làm Trưởng ban và gồm một số đồng chí lãnh đạo phòng, khoa, ban, trung

tâm.

Ban Chỉ đạo sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, phân công

trách nhiệm các thành viên, thường xuyên giao ban kiểm tra, đánh giá tiến độ,

tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án, báo cáo kết quả, tiến độ triển

khai thực hiện Đề án với Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp với các phòng, khoa, ban, trung tâm triển khai

thực hiện Đề án theo Kế hoạch đã triển khai.

Các phòng, khoa,ban, trung tâm được phân công chủ động xây dựng kế

hoạch tổ chức triển khai hoàn thiện các nội dung công việc.

2. Kiến nghị

Bằng những nguồn lực sẵn có Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung

ương tiếp tục phát huy những ưu thế của nhà trường nhưng để chuẩn bị cho công

cuộc tự chủ về bộ máy, biên chế, tài chính Nhà trường nhất thiết phải có những

nguồn lực tạo được vị thế, điểm nhấn riêng trong công tác đào tạo để có thể

cạnh tranh với các trường trong khu vực. Nhà trường cần có sự hỗ trợ về tài

chính của Liên minh HTX Việt Nam để tiến tới năm 2020 trở đi Nhà trường có

thể tự chủ được một phần chi phí hoạt động, tiến tới năm 2025 nhà trường có thể

tự chủ toàn phần về chi phí hoạt động thường xuyên. Cụ thể:

2.1. Cơ chế chính sách

- Quyết định cụ thể về trách nhiệm của Hội đồng trường, vai trò của Hội

đồng trường trong tự chủ.

- Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về tự chủ, tổ chức đào tạo tập huấn cho

các trường thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam

- Liên minh HTX Việt Nam quan tâm chỉ đạo và đặt hàng đào tạo theo

các chuyên ngành phục vụ nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác

xã.

- Được tham gia các đề tài, dự án liên quan tới nghiên cứu khoa học và

hoạt động sản xuất gắn với chuỗi giá trị và các đề tài dự án khác phù hợp với

năng lực của nhà trường.

Page 74: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

73

- Có hướng dẫn các cơ chế cho cán bộ, giảng viên thôi việc.

2.2 Tự chủ về học thuật

Nhà trường được tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu

khoa học, mở mới một số mã ngành và xây dựng chương trình đào tạo, chủ động

trong liên kết với các đơn vị giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp, các HTX phục

vụ công tác đào tạo, gắn đào tạo với sản xuất.

2.3 Tự chủ về tổ chức nhân sự

Nhà trường được tự chủ trong việc quyết định tổ chức bộ máy, cơ cấu

nhân sự, tự chủ trong tuyển dụng nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thí

điểm ký hợp đồng lao động với nhân sự cấp cao từ bên ngoài tham gia công tác

đào tạo.

2.4 Tự chủ về tài chính

- Nhà trường được tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động thu, chi tài

chính từ phí và lệ phí.

- Được chủ động xây dựng cơ chế khuyến khích lương, thưởng tạo động

lực cho cán bộ nhân viên, xây dựng cơ chế tài chính giải quyết lao động dôi dư.

- Đề nghị Liên minh HTX Việt nam cho vay kinh phí từ kinh phí ngành

để nhà trường đầu tư nâng cấp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số

ngành mới hiện nay nhu cầu nhân lực của xã hội lớn như: chăm sóc sức khỏe,

quản trị khách sạn nhà hàng, cơ khí, điều dưỡng viên, kỹ thuật may thời trang...

+ Đối với Kinh phí đầu tư trang thiết bị, mở mã ngành, xây dựng nhà

xưởng nhà trường xin hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư (giai đoạn 1 2020-2021 và giai

đoạn 2 2021-2015)là: 4.210.000.000 đồng

- Giao nhiệm vụ và kinh phí để trường thực hiện công tác bồi dưỡng cán

bộ quản lý hợp tác xã, thành viên hợp tác xã vì đây đang là một trong những thế

mạnh của Nhà trường.

- Để thực hiện được các giải pháp về hoàn thiện bộ máy tiến tới tự chủ

toàn phần trong tương lai, nhà trường ngoài việc làm tốt công tác sắp xếp tổ

chức bộ máy, phân công vị trí việc làm phù hợp thì rất cần có sự quan tâm của

Liên minh HTX Việt nam trong công tác định hướng cũng như cấp kinh phí ban

đầu cho nhà trường trong giai đoạn dần tiến tới tự chủ. Cụ thể:

+ Đầu tư đủ các trang thiết bị máy móc phục vụ cho các ngành trọng

điểm, tuyển sinh tốt và xã hội đang có nhu cầu như: Phòng thực hành gia công

may; phòng thực hành hàn, điện; phòng thực hành nấu ăn…

Page 75: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

74

+ Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất xuống cấp để tiếp tục khai thác và mời

gọi các nhà đầu tư liên doanh liên kết hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh.

+ Kinh phí mở các mã ngành mới như: Ngành cơ khí, hàn, khách sạn nhà

hàng, Quản trị khách sạn, Kỹ thuật nấu ăn ...

+ Kinh phí cấp bù học phí (cho đối tượng miễn, giảm học phí được nhà

nước chi trả) được cấp bù kịp thời

Trong đó kinh phí đầu tư ban đầu hoạt động theo hướng dạy nghề kết hợp

sản xuất kinh doanh, những nghề xã hội đang có nhu cầu và quan tâm của xã hội

như ngành Cơ khí, hàn, may, khách sạn, nhà hàng là: 8.420.000.000 đồng. Giai

đoạn 1 các năm (2019-2020) kinh phí đầu tư là: 3.000.000.000 đồng (chi tiết

theo biểu 34), giai đoạn 2 các năm (2021-2025) kinh phí đầu tư là:

5.420.000.000 đồng (chi tiết biểu 36). Để ổn định và phát triển bền vững theo

hướng tự chủ một phần chi phí hoạt động và tự chủ toàn phần trong tương lai

nhà trường cần có những kinh phí ban đầu nêu trên thì mới có thể tuyển sinh

được. Kinh phí đề nghị Liên minh hỗ trợ năm 2020 là: 2.000.000.000 đồng, năm

2021 là 1.210.000.000 đồng, năm 2022 là: 1.000.000.000 đồng số còn lại kinh

phí đầu tư là 4.210.000.000 nhà trường mạnh dạn nhờ sự trợ giúp Quỹ hỗ trợ

phát triển HTX của Liên minh HTX Việt nam và chịu lãi suất theo lãi suất vay

ưu đãi 5.5%/năm/5 năm. Theo đó thời gian trả lãi vay bắt đầu từ năm 2023 và kế

hoạch trả gốc vay trong thời gian 05 năm từ năm 2026 đến năm 2030 (Chi tiết

chi theo biểu 34)

Biểu 34: Kinh phí trả lãi vay giai đoạn 2020-2025

ĐVT: triệu đồng

Giai đoạn Kinh phí

đầu tư

Liên minh

hỗ trợ

Vay vốn đầu

tư ban đầu

Lãi suất

vay

Trả gốc

vay

2020 2.000 2.000

2021 1.210 1.210 0

2022 1.000 1.000

2023 1.000 0 1.000 55

2024 1.000 0 1.000 110 0

2025 2.210 0 2.210 231

- Về phía nhà trường phải nỗ lực thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Hoàn thiện được Đề án sản xuất kinh doanh tại đơn vị kết hợp với

đào tạo nghề ngắn hạn. Tận dụng được tối đa cơ sở vật chất và nguồn lực.

Page 76: MỤC LỤC - netc-vca.edu.vnnetc-vca.edu.vn/ckfinder/userfiles/files/DỰ THẢO ĐỀ ÁN-đã chuyển đổi.pdf · 5 DANH MỤC BẢNG Biểu 1. Số liệu về tổ chức

75

Vừa đáp ứng được yêu cầu đào tạo vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh dịch vụ

+ Hoàn thiện được bộ máy, cơ cấu tổ chức hoạt động để vận hành theo

hướng đào tạo gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Sử dụng tối đa nguồn lực về cơ sở vật chất sẵn có dựa trên cơ sở phải

đầu tư sửa chữa, nâng cấp để liên doanh, liên kết …

+ Xây dựng Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108 của Chính phủ

và phương án sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ, giảng viên trình liên minh HTX

Việt Nam phê duyệt. Có đủ kinh phí để thực hiện chế độ tinh giản biên chế cho

đối tượng thôi việc theo đúng tinh thần Nghị định 108.

2.5. Đề xuất về cơ sở vật chất

- Được Nhà nước cấp kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết

bị phục vụ công tác giảng dạy và thực hành.

- Giao cho nhà trường được sử dụng một phòng tại trụ sở Liên minh tại

Dương Đình Nghệ làm cơ sở tuyển sinh cho nhà trường.

- Được chủ động ký kết hợp đồng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối

tác phục vụ công tác đào tạo, sản xuất và thực hành.

TM. NHÀ TRƯỜNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

NGUYỄN DANH HÙNG