MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf ·...

33
MC LC KTOÁN .............................................................................................................. 1 QUN TRKINH DOANH ................................................................................... 3 TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ................................................................................ 5 ĐIN CÔNG NGHIP VÀ DÂN DNG .............................................................. 7 ĐIN TCÔNG NGHIP .................................................................................... 9 CÔNG NGHNHIT LNH VÀ ĐIU HÒA KHÔNG KHÍ ............................. 11 CÔNG NGHKTHUT CHTO MÁY ...................................................... 13 CÔNG NGHKTHUT CƠ KHÍ ................................................................... 15 CÔNG NGHKTHUT Ô TÔ ....................................................................... 17 CÔNG NGHMAY (MAY VÀ THIT KTHI TRANG) .............................. 19 CÔNG NGHDT SI ...................................................................................... 21 CÔNG NGHHÓA NHUM VÀ IN HOA ........................................................ 24 CÔNG NGHSN XUT BT GIY VÀ GIY ............................................. 26 CÔNG NGHDA GIÀY ..................................................................................... 28 CÔNG NGHTHÔNG TIN ................................................................................ 30

Transcript of MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf ·...

Page 1: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

MỤC LỤC

KẾ TOÁN .............................................................................................................. 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH................................................................................... 3 TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG................................................................................ 5 ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG .............................................................. 7 ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP .................................................................................... 9 CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ............................. 11 CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY...................................................... 13 CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ................................................................... 15 CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ ....................................................................... 17 CÔNG NGHỆ MAY (MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG) .............................. 19 CÔNG NGHỆ DỆT SỢI ...................................................................................... 21 CÔNG NGHỆ HÓA NHUỘM VÀ IN HOA ........................................................ 24 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY............................................. 26 CÔNG NGHỆ DA GIÀY..................................................................................... 28 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................ 30

Page 2: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

1

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

NGÀNH KẾ TOÁN

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Kế toán 3. Mã ngành: 42340303 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Kế toán đào tạo người học thành những nhân viên kế toán có khả năng phân tích, thẩm định thực trạng tài chính, thuế, giá cả thị trường, từ đó lập được kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, giải quyết được các bài toán kinh tế thường gặp trong một doanh nghiệp hoặc một nghiệp vụ kế toán phát sinh, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một nhân viên kế toán.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành kế toán và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Phân tích và lựa chọn các kiến thức về pháp luật kinh tế, phương pháp luận thống kê, thị trường tiền tệ, hệ thống ngân sách Nhà nước, cung cầu, giá cả thị trường để nhận diện và giải quyết các bài toán kinh tế thường gặp trong ngành kế toán. 3.Áp dụng nguyên tắc hạch toán kế toán để tính toán, định khoản, thu thập, xử lý, kiểm tra, ghi chép chứng từ, hoàn thiện các sổ sách kế toán, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo kế toán quản trị và soạn thảo các văn bản hành chính thuộc nghiệp vụ kế toán.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc kế toán: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Tính toán, định khoản được các số liệu nghiệp vụ phát sinh. Thành thạo trong thu thập, xử lý kiểm tra, ghi chép chứng từ, lập bảng biểu và sổ sách kế toán. Lập và phân tích kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo kế toán quản trị. Soạn thảo các văn bản hành chính liên quan đến nghiệp vụ kế toán.

Page 3: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

2

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác kế toán.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Kế toán.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán MISA

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Nhân viên kế toán tại các loại hình doanh nghiệp, gồm kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán giá thành, kế toán thành phẩm tiêu thụ, kế toán tổng hợp, kế toán kiểm toán nội bộ và tài chính. 2. Kế toán hành chính tại các đơn vị sự nghiệp: cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học. 3. Nhân viên khai báo thuế trong các loại hình doanh nghiệp. 4. Nhân viên quản lý thuế trong các cơ quan quản lý thuế. 5. Tổ chức điều hành công tác kiểm toán tại doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 6. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để khởi tạo kinh doanh các dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: kiểm toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh với vai trò nhân viên.

Page 4: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

3

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Quản trị kinh doanh 3. Mã ngành: 42340101 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Quản trị kinh doanh đào tạo người học thành những nhân viên kinh doanh có khả năng thu thập, và xử lý thông tin, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, dự báo biến động thị trường, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh, điều hành và kiểm soát công việc kinh doanh, xử lý được các tình huống thường gặp trong kinh doanh, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một nhân viên kinh doanh.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC I. Về kiến thức

1. Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành quản trị kinh doanh và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Phân tích và lựa chọn các kiến thức về pháp luật trong kinh doanh, những nguyên lý cơ bản của marketting, phương pháp luận quản trị học, quản trị dự án đầu tư, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị marketing và quản trị bán hàng để nhận diện và giải quyết các tình huống quản trị thường gặp trong ngành quản trị kinh doanh. 3. Áp dụng tiến trình của nhà quản trị để tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu và quản trị thương hiệu.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào hoạt động kinh doanh: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, hệ thống hoá, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Thu thập thông tin, phân tích, dự báo và lập các kế hoạch quản trị như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng,…Tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu kinh doanh, điều hành và kiểm soát các kế hoạch của quản trị. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất, tham mưu cho

Page 5: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

4

lãnh đạo doanh nghiệp các biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện vươn đến CHÂN- THIỆN- MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thi, tiến thủ, năng động, uyển chuyển, thích ứng với biến động của kinh tế thị trường; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các tình huống thực tế trong kinh doanh.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh ngành quản trị kinh doanh.

V. Về công nghệ thông tin 1. Có trình độ tin học căn bản tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft office.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Nhân viên kinh doanh tại các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh dịch vụ gồm nhân viên bán hàng, nhân viên kế hoạch, nhân viên marketing, nhân viên tổ chức nhân sự, nhân viên hành chính quản trị, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc thư ký giúp việc cho trưởng phòng, quản đốc phân xưởng sản xuất. 2. Nhân viên tổ chức nhân sự, nhân viên quản trị hành chính văn phòng ở các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. 3. Tổ chức điều hành tổ, đội sản xuất, trưởng nhóm thị trường, trưởng bộ phận bán hàng, trưởng nhóm Marketing, hoặc trở thành doanh nhân, thương nhân hay giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để khởi tạo kinh doanh các ngành, nghề đa dạng khác nhau.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn du lịch, Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, Kế toán, Tài chính – ngân hàng. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: quản trị khách sạn, nhà hàng, du lịch; quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu; kế toán; tài chính, ngân hàng với vai trò nhân viên.

Page 6: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

5

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Tài chính ngân hàng 3. Mã ngành: 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nghành Tài chính Ngân hàng đào tạo người học thành những nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có khả năng thu thập, xử lý và phân tích số liệu, thông tin từ thực tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từ đó thực hiện tốt các nghiệp vụ tài chính tiền tệ, tín dụng ngân hàng, kế toán doanh nghiệp và kế toán ngân hàng; giải quyết được các nghiệp vụ chủ yếu và thường xuyên phát sinh tại đơn vị công tác, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của nhân viên tài chính ngân hàng.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1. Vận dụng được cán nguyên lý cơ bản và cơ sở , các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Tài chính ngân hàng và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Phân tích và lựa chọn các kiến thức về pháp luật kinh tế, phương pháp luận thống kê, kế toán, tài chính, tiền tệ, tín dụng, hệ thống ngân sách Nhà nước , cung cầu, giá cả thị trường để nhận diện và giải quyết các bài toán về kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng thường gặp trong chuyên ngành tài chính ngân hàng. 3. Cập nhật thường xuyên và áp dụng các chế độ chính sách trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các phương pháp và các công cụ tính toán chuyên ngành tài chính tín dụng ngân hàng để thu thập, kiểm tra, xử lý, tính toán, lập các chứng từ, sổ sách và các báo cáo liên quan.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc tài chính ngân hàng: phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Thu thập thông tin, kiểm tra, tính toán và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào các tài liệu, hệ thống sổ sách, hệ thống quản lý dữ liệu liên quan. Thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính đối với các giao dịch ngân hàng và kế toán nội bộ của Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Thực hiện đúng tính chất, nguyên tắc,

Page 7: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

6

nhiệm vụ và quy trình quản trị tài chính trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp; nguyên tắc và quy trình các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại; nguyên tắc và quy trình các nghiệp vụ kế toán ngân hàng; nguyên tắc và quy trình các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp. Tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro tài chính doanh nghiệp. Đọc hiểu, lập và phân tích các báo cáo tài chính. Soạn thảo văn bản hành chính, soạn thảo hợp đồng kinh tế, đàm phán và ứng xử giao tiếp.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, năng động, uyển chuyển, thích ứng với sự biến động của tình hình kinh tế xã hội; tôn trọng, hiểu biết sự khác biệt về văn hóa và cá tính sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác tài chính, tín dụng, ngân hàng.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng.

V. Về Công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo ứng dụng văn phòng Microsoft Office.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP.

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Nhân viên phân tích tài chính doanh nghiệp, nhân viên kế toán tài chính doanh nghiệp. 2. Nhân viên nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, nhân viên kế toán ngân hàng, nhân viên kiểm soát nội bộ ngân hàng. 3. Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên kinh doanh ngoại hối. 4. Nhân viên ngân quỹ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng. 5. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để khởi tạo kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên cao đẳng, đại học các ngành: Tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh với vai trò nhân viên.

Page 8: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

7

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Điện công nghiệp và dân dụng 3. Mã ngành: 42510301 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Điện công nghiệp và dân dụng đào tạo người học thành những kỹ thuật viên điện công nghiệp và dân dụng có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng, từ đó, trợ giúp được cho kỹ sư trong việc thiết kế hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa cải tiến các thiết bị điện và hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, có khả năng lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Điện công nghiệp và dân dụng và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích và áp dụng được các kiến thức về máy điện, đo lường, điện, khí cụ điện, mạng điện và các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng. 3. Nhận biết cấu tạo và các tính năng tác dụng của các loại thiết bị điện để phân tích các dạng hư hỏng thường gặp, đưa ra phương án sửa chữa hoặc thay thế. Vận dụng các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện, các quy ước sử dụng trong ngành điện để đọc, phân tích và xây dựng được các bản vẽ thiết kế điện, lập kế hoạch tổ chức lắp đặt hệ thống điện cho 1 quy mô vừa và nhỏ (1 phân xưởng, 1 hộ gia đình).

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Điện công nghiệp và dân dụng: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Page 9: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

8

3. Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trong các dây chuyền sản xuất. Sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản. Vận hành hệ thống điện tự động. Đọc – hiểu và xây dựng các bản vẽ thiết kế điện, các bản hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng, tổ chức lắp đặt và vận hành hệ thống điện theo thiết kế và theo hướng dẫn. Lắp đặt và vận hành các thiết bị an toàn nối đất và an toàn cháy nổ. Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật trong việc lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng. 3. Đọc hiểu được cataloge của các máy điện và thiết bị điện.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng được các phần mềm PLC.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Đọc – hiểu và xây dựng được các bản vẽ thiết kế điện, các bản hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng điện. 2. Tổ chức lắp đặt và vận hành hệ thống điện. 3. Bảo trì, sửa chữa thiết bị điện. Quấn dây cho các động cơ 1 pha, 3 pha, lắp đặt hệ thống điện đối với các hệ thống vừa và nhỏ (1 phân xưởng, 1 hộ gia đình). 4. Tham gia thi công các công trình điện công nghiệp và điện dân dụng. 5. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sửa chữa, lắp đặp và kinh doanh các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Điện công nghiệp và dân dụng, Điện tự động, Điện lạnh, Điện tử. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: điện tự động, điện lạnh, điện tử với vai trò kỹ thuật viên.

Page 10: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

9

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Điện tử công nghiệp 3. Mã ngành: 42510305 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Điện tử công nghiệp đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực hệ thống và cấu trúc của thiết bị điện tử, từ đó, trợ giúp được cho kỹ sư trong việc thiết kế các mạch điện – điện tử, có khả năng lắp ráp, lắp đặt, vận hành, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp, thiết bị tự động, giải quyết được các tình huống về công nghệ và kỹ thuật thường gặp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên điện tử.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Điện tử công nghiệp và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích và áp dụng được các kiến thức về kỹ thuật mạch điện – điện tử, linh kiện, đo lường, vẽ kỹ thuật, tổ chức sản xuất và an toàn lao động vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành Điện tử công nghiệp. 3. Nhận biết, cấu tạo, tính năng, tác dụng của các loại linh kiện và thiết bị điện tử, vận dụng các phương pháp kiểm tra, sửa chữa để phân tích các dạng sai hỏng thường gặp, đưa ra phương án sửa chữa hoặc thay thế. Vận dụng nguyên tắc thiết kế chế tạo và các phương pháp lắp ráp để đọc và phân tích các bản vẽ lắp ráp, bản vẽ thiết kế, lập kế hoạch tổ chức lắp đặt và vận hành các thiết bị điện tử công nghiệp, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động và hệ thống máy tính.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Điện tử công nghiệp: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Page 11: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

10

3. Đọc – hiểu các bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp, vẽ thiết kế mạch in trên máy tính hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp điện tử. Đánh giá hiệu suất và xác định sự cần thiết điều chỉnh quá trình làm việc của thiết bị. Sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong lĩnh vực điện tử. Lắp đặt, kiểm tra, vận hành các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị tự động và hệ thống máy tính. Bảo trì, cải tiến nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Điện tử công nghiệp.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Điện tử công nghiệp. 3. Đọc hiểu được cataloge của các thiết bị điện tử.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng được phần mềm Orcad, PLC.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Bảo trì, sửa chữa, lắp ráp, lắp đặt, vận hành các thiết bị điện tử công nghiệp, thiết bị tự động, hệ thống máy tính. 2. Bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử trên các dây chuyền sản xuất tự động. 3. Tổ chức, quản lý kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật đối với các công việc trên. 4. Nhân viên bán hàng, quản lý cửa hàng mua – bán các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động, máy tính. 5. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sửa chữa, lắp ráp, lắp đặt, hoặc kinh doanh các thiết bị thuộc lĩnh vực điện tử - viễn thông.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Kỹ thuật điện, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với vai trò kỹ thuật viên.

Page 12: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

11

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ nhiệt lạnh và điều hòa không khí 3. Mã ngành: 42510207 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Kỹ thuật nhiệt lạnh có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng các thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí, từ đó trợ giúp được cho kỹ sư torng việc thiết kế hệ thống nhiệt – lạnh, có khả năng vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra, thay thế thiết bị trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí thông dụng, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên nhiệt – lạnh.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích và áp dụng được các kiến thức về các thiết bị điện lạnh, hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh. 3. Nhận biết, cấu tạo đặc điểm kỹ thuật và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị nhiệt – lạnh để phân tích, tìm nguyên nhân các dạng hư hỏng thường gặp, đưa ra phương án sửa chữa và thay thế đối với các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí. 4. Nhận biết, các định luật cơ bản của hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp, của nhiệt động cơ bản để bảo dưỡng, lắp đặt các hệ thống lạnh và điều hòa không khí thông dụng.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Kỹ thuật nhiệt lạnh: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Tái hiện, đọc – hiểu và vẽ được các bản vẽ cơ khí, bản vẽ thiết kế điện và điện tử cơ bản. Chọn và sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp hệ

Page 13: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

12

thống máy lạnh và điều hòa không khí. Kiểm tra phân tích, tìm nguyên nhân các dạng hư hỏng, trục trặc của chi tiết và hệ thống. Lập quy trình tháo lắp để sửa chữa. Thành thạo các thao tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành hệ thống máy lạnh, điều hòa không khí.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng, thường xuyên của công nghệ và kỹ thuật nhiệt lạnh, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh. 3. Đọc hiểu được cataloge của các loại máy lạnh, điều hòa không khí và các thiết bị liên quan.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng được 1 số phần mềm nội suy, tra đồ thị, tra thông số các môi chất, phần mềm tính chọn các thiết bị trong hệ thống lạnh.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống lạnh và máy điều hòa không khí. 2. Thay thế phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp các hệ thống lạnh và điều hòa không khí thông dụng. 3. Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống lạnh dân dụng và một số hệ thống lạnh công nghiệp vừa và nhỏ. 4. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp, lắp đặp và kinh doanh các hệ thống lạnh và điều hòa không khí.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: nhiệt lạnh, điện công nghiệp và dân dụng, kỹ thuật điện tử. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: điện công nghiệp và dân dụng, điện tử với vai trò kỹ thuật viên.

Page 14: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

13

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHẾ TẠO MÁY

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật chế tạo máy 3. Mã ngành: 42510202 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ chế tạo máy đào tạo người học thành kỹ thuật viên cơ khí chế tạo có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật cơ khí chế tạo máy, từ đó thiết kế chế tạo được các chi tiết máy, vận hành được các thiết bị cơ khí, các máy công nghiệp, lập được kế hoạch bảo trì máy móc, thiết bị, tháo lắp sửa chữa các loại máy công nghiệp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên cơ khí chế tạo.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được công nghệ và kỹ thuật cơ khí chế tạo vào việc thiết kế và chế tạo các chi tiết máy. 3. Áp dụng nguyên lý chi tiết máy và kiến thức về vật liệu cơ khí, cơ học, sức bền vật liệu, dung sai, lắp ghép và đo lường, công nghệ khí nén, thủy lực để vẽ và thiết kế chế tạo chi tiết máy trên máy tính, từ đó, tổ chức chế tạo thử, lập kế hoạch và đề xuất công nghệ và quy trình sản xuất các chi tiết máy. 4. Vận hành và sửa chữa được các loại máy công nghiệp thông thường trong gia công cơ khí, như máy tiện, phay, bào, hàn.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Page 15: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

14

3. Vẽ và thiết kế chế tạo chi tiết máy trên máy tính. Tổ chức chế tạo thử. Lập kế hoạch, đề xuất công nghệ và quy trình sản xuất các chi tiết máy. Vận hành và sửa chữa các loại máy trong gia công cơ khí.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo. 3. Đọc hiểu được cataloge các máy công nghiệp và các thiết bị cơ khí.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad 2D.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Thiết kế và chế tạo các chi tiết máy, các thiết bị cơ khí ở mức độ đơn giản. 2. Tổ chức và điều hành gia công, sản xuất các chi tiết máy, các thiết bị cơ khí. 3. Vận hành và sửa chữa các máy gia công cơ khí như: Máy tiện, phay, bào, hàn… tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp. 4. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất, gia công và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật cơ khí, các máy móc, thiết bị kỹ thuật cơ khí.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ khí,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: cơ khí sửa chữa, công nghệ kỹ thuật ô tô với vai trò kỹ thuật viên.

Page 16: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

15

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí 3. Mã ngành: 42510201 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đào tạo người học thành kỹ thuật viên cơ khí có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật cơ khí, từ đó lập được kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị, tháo lắp và sửa chữa các loại máy công nghiệp, sử dụng được các máy gia công chế tạo như tiện, phay, bào, hàn,… Giải quyết được các bài toán về công nghệ và kỹ thuật thường gặp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên cơ khí.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được công nghệ và kỹ thuật cơ khí vào việc sử dụng, bảo trì, tháo lắp và sửa chữa máy công nghiệp và thiết bị cơ khí. 3. Phát hiện và phân tích nguyên nhân các hỏng hóc kỹ thuật về cơ khí, cơ điện, lập được phương án và kế hoạch sửa chữa. Phát hiện và phân tích nguyên nhân những trục trặc và khiếm khuyết của quá trình công nghệ vận hành, sử dụng máy, đưa ra được những khuyến cáo cần thiết. 4. Áp dụng quy trình trong công nghệ chế tạo máy và trong vận hành của các máy tiện, phay, bào, hàn để sử dụng chúng đạt hiệu quả cao.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ kỹ thuật cơ khí: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Đọc – hiểu và vẽ được bản vẽ cơ khí. Chọn và sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp máy. Kiểm tra, phân tích các dạng hỏng của máy và lập quy trình tháo lắp máy. Lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy. Lập quy trình gia

Page 17: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

16

công, kiểm tra chi tiết máy. Thành thạo các thao tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các máy gia công cơ khí như máy tiện, phay, bào, hàn.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. 3. Đọc hiểu được cataloge các máy công nghiệp và các thiết bị cơ khí.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị công nghiệp tại các nhà máy công ty, xí nghiệp, sản xuất công nghiệp. 2. Vận hành các máy gia công cơ khí như: Máy tiện, phay, bào, hàn… tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp. 3. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất, gia công và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật cơ khí, các máy móc, thiết bị kỹ thuật cơ khí.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: cơ khí chế tạo, công nghệ kỹ thuật ô tô với vai trò kỹ thuật viên.

Page 18: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

17

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô 3. Mã ngành: 42510205 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đào tạo người học thành kỹ thuật viên công nghệ kỹ thuật ô tô có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật ô tô, từ đó, lập được kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán và sửa chữa động cơ ô tô, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điện động cơ, điện thân xe, giải quyết được các bài toán về công nghệ và kỹ thuật thường gặp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên công nghệ kỹ thuật ô tô.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được công nghệ và kỹ thuật ô tô vào việc sử dụng, bảo trì, tháo lắp và sửa chữa động cơ, các thiết bị, các hệ thống truyền lực, chuyển động và hệ thống điện của ô tô. 3. Phát hiện và phân tích nguyên nhân các hỏng hóc kỹ thuật về cơ khí, cơ điện trong ô tô, lập được phương án và kế hoạch sửa chữa. Phát hiện và phân tích nguyên nhân những trục trặc và khiếm khuyết của quy trình vận hành động cơ ô tô, đưa ra những khuyến cáo cần thiết. 4. Áp dụng nguyên lý vận hành, lý thuyết bảo dưỡng và sửa chữa để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các chi tiết và các hệ thống truyền lực, chuyển động và hệ thống điện của ô tô.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ kỹ thuật ô tô: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Page 19: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

18

3. Tái hiện, đọc – hiểu và vẽ được bản vẽ cơ khí, bản vẽ thiết kế điện. Chọn và sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp động cơ ô tô, tháo lắp và đo kiểm các hệ thống truyền lực, chuyển động và hệ thống điện trong ô tô. Kiểm tra phân tích tìm nguyên nhân các dạng hỏng, trục trặc của chi tiết và hệ thống. Lập quy trình tháo lắp để sửa chữa. Thành thạo các thao tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành động cơ ô tô.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. 3. Đọc hiểu được cataloge các loại động cơ ô tô và các thiết bị ô tô.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ, các thiết bị ô tô và máy động lực. 2. Sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực. 3. Đăng kiểm và kiểm định ô tô. 4. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp và kinh doanh động cơ ô tô, các thiết bị ô tô và máy động lực.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo với vai trò kỹ thuật viên.

Page 20: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

19

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY (MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG)

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành (chuyên ngành): Công nghệ may (May – Thiết kế thời trang) 3. Mã ngành: 42510901 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành May và thiết kế thời trang đào tạo người học thành những kỹ thuật viên May và thiết kế thời trang có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ may và mỹ thuật thời trang, từ đó thiết kế và gia công được các loại sản phẩm may mặc thông thường, tham gia thiết kế và gia công một số loại sản phẩm thời trang, tổ chức và quản lý dây chuyền may theo công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, giải quyết được các tình huống công nghệ và kỹ thuật thường gặp trong ngành may, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên may – thiết kế thời trang.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành May – thiết kế thời trang và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được những kiến thức về mỹ thuật, mỹ thuật thời trang, vật liệu may, thiết bị may, hệ thống cỡ số và những kiến thức về quản trị, an toàn lao động vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành may – thiết kế thời trang. 3. Cập nhật và áp dụng quy trình công nghệ kỹ thuật May – thiết kế thời trang tiên tiến để may, tham gia tổ chức dây chuyền may, đánh giá chất lượng sản phẩm may một cách hiệu quả. Vận dụng phương pháp sưu tầm, phương pháp thiết kế thời trang để tham gia cải tiến, tạo mẫu sản phẩm thời trang theo nhu cầu xã hội.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc May – thiết kế thời trang: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Page 21: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

20

3. Đọc – hiểu và vẽ được các bản vẽ thiết kế mẫu sản phẩm may. Thiết kế, cắt may được một số kiểu quần áo thời trang theo yêu cầu. Thiết kế được một số loại rập, cho cắt, may công nghiệp. Lựa chọn nguyên, phụ liệu, thiết bị phù hợp từng loại sản phẩm may mặc. Vận hành, sử dụng thành thạo các máy, thiết bị và dụng cụ may. Xây dựng qui trình gia công sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tham gia thiết kế bộ sưu tập theo chủ đề và tham gia tổ chức show trình diễn thời trang.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành May và thiết kế thời trang.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành May và thiết kế thời trang. 3. Đọc hiểu được cataloge của các loại máy và thiết bị may mặc.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Accumaric hoặc Lectra.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Cắt may gia công các sản phẩm may mặc. 2. Thiết kế rập, thiết kế sơ đồ cắt, lập quy trình công nghệ, thiết kế dây chuyền sản xuất may. 3. Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật may, kỹ thuật chuyền. 4. Tổ trưởng may; chuyền trưởng may. 5. Sưu tầm, sáng tác mẫu sản phẩm thời trang. 6. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc thời trang, các vật liệu thiết bị, phụ kiện, phụ liệu may.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ may, Công nghệ da giày, Thiết kế thời trang. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: tiếp thị thời trang, sản xuất sản phẩm thời trang, giầy dép, túi cặp,…với vai trò của một kỹ thuật viên.

Page 22: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

21

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT SỢI

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ dệt sợi 3. Mã ngành: 42510404 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ dệt sợi đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Công nghệ dệt sợi có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật sản xuất vải, sợi, từ đó, đọc hiểu các thông số công nghệ trên các máy trong dây chuyền công nghệ dệt sợi; vận hành, thao tác thành thạo các loại máy và thiết bị trong phòng thí nghiệm, trong dây chuyền công nghệ; kiểm tra và quản lý được chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên công nghệ dệt sợi.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ dệt sợi và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được các kiến thức về đặc tính và phạm vi sử dụng của nguyên liệu sản xuất sợi, nguyên liệu dệt, về phương pháp kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm sợi, dệt, về quy trình công nghệ sản xuất vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong công nghệ sản xuất sợi và công nghệ dệt. 3. Áp dụng nguyên lý làm việc, cấu tạo, chức năng của các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất sợi và vải, để đọc hiểu các thông số công nghệ, làm chủ quá trình sản xuất sợi – vải từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và xuất xưởng thành phẩm.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ dệt sợi: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 2. Vận hành an toàn các thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi và vải, đạt tay nghề bậc 2/6. Đọc hiểu và thay đổi, hiệu chỉnh các thông số công nghệ trên các

Page 23: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

22

máy trong dây chuyền sản xuất sợi; dây chuyền dệt vải. Vận hành, thao tác thành thạo các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm vật liệu dệt. Xác định lỗi của sợi và vải, tìm và phân tích nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục để bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ dệt sợi.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ dệt sợi. 3. Đọc hiểu được cataloge của các loại máy và thiết bị dùng trong công nghệ dệt sợi.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, mạng internet.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới. 3. Khéo léo trong ứng xử, khôn ngoan trong đàm phán, chuẩn mực trong phát ngôn, thể hiện nề nếp văn hóa, đạo đức trong mọi tình huống. 4. Hòa đồng với tập thể, chia sẻ thông tin, biết cách dựa vào sức mạnh tập thể để tìm ra giải pháp trong làm việc.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Thay đổi và hiệu chỉnh các thông số công nghệ trên các máy, vận hành các máy và thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi và vải. 2. Chuẩn bị mẫu thử, vận hành thao tác các thiết bị, xử lý số liệu trong thí nghiệm. 3. Kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả. 4. Quản lý và sửa chữa máy móc và thiết bị trong dây chuyền công nghệ dệt sợi. 5. Tổ trưởng sản xuất, kỹ thuật viên, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật sản xuất sợi và kỹ thuật dệt. 6. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, vải, các máy móc và thiết bị dùng trong công nghệ sợi, công nghệ dệt.

Page 24: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

23

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học các ngành: công nghệ dệt sợi, công nghệ may. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: hoàn tất vải, may, bảo trì thiết bị sản xuất sợi, thiết bị dệt với vai trò kỹ thuật viên.

Page 25: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

24

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA NHUỘM VÀ IN HOA

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ hóa nhuộm và in hoa 3. Mã ngành: 42510701 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ hóa nhuộm và in hoa đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Công nghệ nhuộm có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật nhuộm, từ đó thiết kế và gia công được các sản phẩm nhuộm và in hoa thông thường, tham gia tổ chức, quản lý quá trình nhuộm và in hoa từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, pha chế hóa chất, nấu tẩy, phối ghép màu đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, giải quyết được các tình huống công nghệ và kỹ thuật thường gặp trong ngành, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên nhuộm và in hoa.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ nhuộm và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được các kiến thức về hóa hữu cơ, hóa phân tích, vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, các kiến thức về đặc tính của 1 vài loại vải thông thường và phạm vi sử dụng của các loại thuốc nhuộm vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành nhuộm và in hoa. 3. Cập nhật và áp dụng quy trình công nghệ, kỹ thuật nhuộm tiên tiến để nhuộm và in hoa, tổ chức quá trình nhuộm và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong 1 phân xưởng nhuộm có quy mô vừa và nhỏ. Mô tả đặc tính của một vài loại vải thông thường như cotton, polyester, poly/co, len, tơ tằm, vận dụng quy trình công nghệ tiền xử lý xơ thiên nhiên và xơ tổng hợp; sử dụng hiệu quả các loại thiết bị nhuộm để nhuộm và in hoa một cách hiệu quả.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ hóa nhuộm và in hoa: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo.

Page 26: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

25

2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Pha chế hóa chất – thuốc nhuộm theo đơn công nghệ. In mẫu phối màu trong phòng thí nghiệm. Nhuộm phối ghép màu ở mức độ đơn giản. Vận hành, sử dụng thành thạo các loại máy và thiết bị nhuộm. Xây dựng và kiểm soát quy trình nhuộm ở từng công đoạn. Kiểm tra chất lượng vải nhuộm thành phẩm.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ nhuộm.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ nhuộm. 3. Đọc hiểu được cataloge của các loại máy và thiết bị nhuộm.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm Word, Excel và các phần mềm chuyên ngành khác.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Pha chế hóa chất – thuốc nhuộm theo đơn công nghệ. In mẫu phối màu trong phòng thí nghiệm. 2. Quản lý kho, cấp phát, xuất nhập hóa chất – thuốc nhuộm. 3. Chuẩn bị và vận hành được các loại máy trong công nghệ nhuộm, như: máy nhuộm cao áp jet, winch, máy nấu tẩy, máy in lưới phẳng, trục quay, lưới quay, máy hồ, máy sấy, máy cán, máy ủi, máy compactor, máy kiểm vải,... 4. Tổ trưởng nhuộm, chuyền trưởng nhuộm, hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật nhuộm, kỹ thuật in hoa. 5. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhuộm, in hoa, các loại thuốc nhuộm và máy móc, thiết bị nhuộm.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: công nghệ nhuộm, công nghệ in hoa, công nghệ hóa hữu cơ.

Page 27: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

26

2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà máy hóa chất, hóa hữu cơ, hóa thực phẩm,… với vai trò của một kỹ thuật viên.

Page 28: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

27

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy 3. Mã ngành: 42510703 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Công nghệ giấy và bột giấy có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật sản xuất giấy, từ đó đánh giá, xử lý được nguyên liệu, thực hiện được quy trình sản xuất các dạng sản phẩm giấy và các dạng sản phẩm bột giấy, giải quyết được các tình huống công nghệ và kỹ thuật thường gặp trong ngành, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên công nghệ giấy.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ giấy và bột giấy và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được các kiến thức về phân loại các dạng nguyên liệu dùng trong ngành giấy, về các phương pháp cơ, hóa, nhiệt trong quy trình sản xuất bột giấy và giấy, về nguyên tắc vận hành các thiết bị trong sản xuất bột giấy và giấy, các kiến thức về quản trị, an toàn lao động vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành sản xuất bột giấy và giấy. 3. Cập nhật và áp dụng quy trình công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để đánh giá chất lượng nguyên liệu gỗ, phi gỗ, nguyên liệu tái chế, xử lý nguyên liệu, thực hiện quy trình sản xuất bột giấy và giấy, kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Phân loại và đánh giá chất lượng các dạng nguyên liệu. Thực hiện quy trình xử lý nguyên liệu phù hợp với từng loại sản phẩm. Thực hiện quy trình sản xuất các

Page 29: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

28

sản phẩm giấy: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy carton. Thực hiện quy trình sản xuất các dạng sản phẩm bột giấy: bột giấy cơ học, bột giấy cơ hóa, bột hóa. Vận hành và sử dụng hiệu quả các loại máy và thiết bị trong sản xuất giấy và bột giấy. Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ giấy và bột giấy.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. 3. Đọc hiểu được cataloge của các loại máy và thiết bị sản xuất bột giấy và giấy.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Thành thạo các ứng dụng Excel, Access, Word, lập trình cơ bản.

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Phân loại và đánh giá chất lượng các dạng nguyên liệu dùng trong ngành giấy. 2. Vận hành, sử dụng các loại máy và thiết bị để thực hiện quy trình xử lý nguyên liệu cho từng loại sản phẩm giấy và bột giấy. 3. Vận hành, sử dụng các loại máy và thiết bị để thực hiện quy trình sản xuất bột giấy và giấy,… 4. Trưởng nhóm sản xuất giấy và bột giấy. Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật sản xuất giấy, kỹ thuật sản xuất bột giấy. 5. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất và kinh doanh các nguyên liệu hóa chất, các sản phẩm giấy, bột giấy, các loại máy móc, thiết bị sản xuất giấy và bột giấy.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, công nghệ nhuộm, công nghệ hóa hữu cơ. 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: nhuộm, thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà máy hóa chất, hóa hữu cơ, hóa thực phẩm,… với vai trò của một kỹ thuật viên.

Page 30: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

29

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ DA GIÀY

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ da giày 3. Mã ngành: 42510702 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ da giày đào tạo người học thành kỹ thuật viên Công nghệ da giày có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật thiết kế, sản xuất hàng da, giày, từ đó tham gia thiết kế mẫu giày mới, xây dựng và tổ chức quy trình sản xuất giày, thực hiện các công đoạn sản xuất, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm giày, giải quyết được các tình huống về công nghệ và kỹ thuật thường gặp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên công nghệ giày.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ da giày và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được các kiến thức về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, kỹ thuật thiết kế, nguyện vật liệu sản xuất giày, công nghệ sản xuất giày vào việc nhận diện và giải quyết các công việc, xử lý các tình huống thường gặp trong chuyên ngành sản xuất hàng da, giày. 3. Áp dụng nguyên tắc, phương pháp quy trình trong sử dụng nguyên vật liệu, trong công nghệ và sử dụng thiết bị sản xuất giày để lập kế hoạch cắt, may, gò ráp đế giày, xây dựng, tổ chức và điều hành, kiểm soát chuyền sản xuất trong nhà máy giày.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ da giày: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Tham gia thiết kế mẫu giày mới, xây dựng và tổ chức quy trình sản xuất giày. Tham gia biên soạn tài liệu kỹ thuật phục vụ sản xuất giày. Thực hiện các công

Page 31: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

30

đoạn sản xuất giày. Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm từ nguyện vật liệu đầu vào cho tới thành phẩm cuối cùng. Tham gia quản lý các dây chuyền sản xuất.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ da giày.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ da giày. 3. Đọc hiểu được cataloge các máy và thiết bị sản xuất giày dép.

V. Về công nghệ thông tin 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như: Word, excel; các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật như Corel Draw, Photoshop,…

VI. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới. Kỹ năng quản lý và kiểm soát nhân viên, kỹ năng đào tạo nội bộ.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Học viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hoặc kinh doanh sản phẩm, thiết bị giày, dép cũng như các dịch vụ về thời trang. Cụ thể ở các vị trí sau: quản lý và vận hành hệ thống sản xuất sản phẩm giày dép, quản lý chất lượng sản phẩm ngành giày, quản lý định mức trong sản xuất ngành giày, quản lý thiết bị trong sản xuất ngành giày, giao dịch tiếp thị, quản lý vật tư, nhân sự. 2. Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất và kinh doanh các loại giày dép, các thiết bị sản xuất giày dép.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ kỹ thuật may, công nghệ sản xuất hàng da, thời trang,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: may, sản xuất sản phẩm thời trang, túi cặp,… với vai trò kỹ thuật viên.

Page 32: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

31

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH

CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp 2. Tên ngành: Công nghệ thông tin 3. Mã ngành: 42480201 4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương 5. Thời gian đào tạo: 2 năm 6. Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Trên nền tảng của khối kiến thức cơ bản và cơ sở, chương trình TCCN ngành Công nghệ thông tin đào tạo người học thành những kỹ thuật viên Công nghệ thông tin có khả năng nhận diện, phân tích thực trạng đối tượng thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin, từ đó, thiết kế và viết những phần mềm quản lý đơn giản, lập kế hoạch lắp ráp, cài đặt hệ thống mạng nội bộ, tham gia thiết kế và xây dựng website, quản trị website, làm IT (Information Technology) cho doanh nghiệp, cơ sở, giải quyết được các tình huống công nghệ và kỹ thuật thường gặp, đạt hiệu quả cao trong các công việc của một kỹ thuật viên công nghệ thông tin.

B. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức 1.Vận dụng được các nguyên lý cơ bản, các phạm trù phổ biến của học thuyết Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam vào thực tiễn nhận thức các môn học khác trong chương trình đào tạo, vào thực tiễn ngành Công nghệ thông tin và thực tiễn cuộc sống sau khi ra trường. 2. Mô tả, phân tích, lý giải và áp dụng được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, về nghiệp vụ văn phòng vào việc lắp ráp và cài đặt mạng LAN, thiết kế và quản trị website, thực hiện các công việc IT tại một đơn vị cụ thể. 3. Phát hiện và phân tích nguyên nhân các trục trặc, hỏng hóc thông thường trong phần cứng và phần mềm, lập được phương án và kế hoạch sửa chữa. Áp dụng các nguyên tắc và công cụ thiết kế web, các nguyên tắc và công cụ quản trị mạng để thực hiện hiệu quả các công việc chính của IT.

II. Về kỹ năng 1. Nhận biết và lựa chọn được các thao tác của tư duy logic và tư duy biện chứng sau đây vào công việc Công nghệ thông tin: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, từ đó phát triển tư duy sáng tạo. 2. Có trình độ năng lực và kỹ năng thích ứng với các thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ. 3. Đọc – hiểu và thiết lập được các bản vẽ lắp ráp và cài đặt. Chọn và sử dụng đúng các ứng dụng, công cụ, dụng cụ, thiết bị dùng cho lắp ráp và cài đặt. Kiểm tra, phân tích các dạng hỏng trong phần cứng và phần mềm, lập được quy trình,

Page 33: MỤC LỤC - hitu.edu.vnhitu.edu.vn/data/upload_file/File/Ba cong khai/CHUAN DAU RA TCCN.pdf · Mác – Lê - Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo

32

phương án và kế hoạch sửa chữa. Xử lý dữ liệu, bảo đảm cho trang web và hệ thống MẠNG hoạt động thường xuyên, liên tục.

III. Về thái độ 1. Tôn trọng, hiểu biết hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hiểu và thực thi được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm gia đình của một công dân nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có nhu cầu rèn luyện toàn diện, vươn đến CHÂN – THIỆN – MỸ; có nhu cầu và tiềm năng tự học suốt đời. 2. Tôn trọng kỷ luật và có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cá tính, sẵn sàng đảm nhiệm và say mê với công việc được giao, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn ngành Công nghệ thông tin.

IV. Về tiếng Anh 1. Trình độ tương đương chứng chỉ A quốc gia trở lên. 2. Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin. 3. Đọc – hiểu được cataloge các loại máy tính, các thiết bị, phần cứng và phần mềm.

V. Về năng lực hành vi khác 1. Hình thành được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức công việc. 2. Hình thành kỹ năng tự học, tự chiếm lĩnh và cập nhật kiến thức mới.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

I. Những công việc chính có thể làm được 1. Lắp ráp, cài đặt máy tính. Phát hiện và sửa chữa các lỗi thông thường của máy tính. 2. Sử dụng các ứng dụng trên máy tính để hỗ trợ các nghiệp vụ văn phòng. 3. Sử dụng các công cụ photoshop, dreamweaver jompla để thiết kế, xây dựng và quản trị một website. 4.Tự mở cơ sở, mở doanh nghiệp vừa và nhỏ để bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp và kinh doanh các loại máy tính, các thiết bị phần cứng và các chương trình phần mềm.

II. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp 1. Có khả năng học liên thông lên các trình độ cao đẳng, đại học các ngành: Công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật phần mềm, tin học ứng dụng,… 2. Có khả năng tự bồi dưỡng trong thời gian ngắn để chuyển sang làm được các công việc gần với ngành đào tạo như: hệ thống thông tin, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật phần mềm, tin học ứng dụng, khoa học máy tính.