Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf ·...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 TRươNG TấN SANG: Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân 9 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về Chiến lược Biển Việt Nam NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 18 NGuyễN Kế TuấN: Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển – nhân tố trung tâm trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển đất nước LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 61 (195) - 2018

Transcript of Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf ·...

Page 1: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Trương Tấn Sang:

Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân

9 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về Chiến lược Biển Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 nguyễn Kế Tuấn:

Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển – nhân tố trung tâm trongxây dựng và thực thi thể chế phát triển đất nước

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 61 (195) - 2018

Page 2: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

31 NguyễN ĐìNh CuNg:

Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nềnkinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

48 NguyễN Vũ TùNg:

Thể chế quốc tế và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam

59 Ngô TuấN Nghĩa:

Thể chế phát triển công nghiệp rút ngắn - kinh nghiệm của Nhật Bản

và Hàn Quốc: gợi ý cho Việt Nam

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

71 Hội thảo về dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại

Thành phố Hà Nội

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 61 (195) - 2018

Page 3: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

3SỐ 61 (195) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

Ngày 2-9-2018, đất nước ta đãđộc lập được 73 năm, ngàyhoàn toàn thống nhất cũng

đã hơn 43 năm. Trong thời gian đó,ngay tại châu lục chúng ta đang sốngđã xuất hiện những “rồng, hổ”, những“điều thần kỳ” châu Á. Đã có nhữngquốc gia từng đi đầu trong phát triểnkinh tế rồi bỗng nhiên niềm hứngkhởi vụt tắt. Nhưng cũng có nhữngquốc gia mấy mươi năm trước xuấtphát điểm giống ta, nay đã bước vàohàng ngũ các nước phát triển.

Dẫu rằng mỗi quốc gia có nhữnghoàn cảnh lịch sử rất khác nhau,song thực tiễn phát triển thành côngvà cả thất bại ở chính những quốc gianày để lại nhiều kinh nghiệm đáng

được ý thức, suy ngẫm trong việc sửdụng quyền lực để phát triển đấtnước, phục vụ nhân dân.Singapore và “vốn liếng” niềm tin

Gần đây tôi có đọc bộ Hồi ký LýQuang Diệu, Nhà xuất bản ế giớixuất bản năm 2017. Ông Lý QuangDiệu là một chính trị gia xuất sắc, nhàlãnh đạo đã đưa đất nước Singapore“từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất”.

Trong cuốn sách có tựa đề Từ thếgiới thứ ba vươn lên thứ nhất, ông LýQuang Diệu sớm nhận thấy nguồnlực mạnh mẽ khi bắt đầu sự nghiệpdẫn dắt quốc gia: “Tài sản lớn nhấtcủa chúng tôi là sự tín nhiệm và lòngtin cậy của nhân dân. Chúng tôi cẩnthận không để lãng phí niềm tin vừa

Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo

và niềm tin của nhân dân l Trương Tấn Sang

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Page 4: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 61 (195) - 2018

mới giành được này do cai trị tồi vàtham nhũng. Tôi cần sức mạnhchính trị này để tối đa hóa các tácdụng mà chúng tôi có thể tạo ra từvốn liếng rất ít của mình”.

Việc đưa ra những chuẩn mực đạođức, lên án mạnh mẽ và đề ra quyếttâm tiêu diệt tham nhũng thì dễ dàng,nhưng thực hiện được thì vô cùng khókhăn, trừ phi người lãnh đạo có đủkiên quyết để đương đầu với kẻ phạmtội và không có bất cứ ngoại lệ nào.

Trong suốt thời gian ông Lý QuangDiệu đảm trách cương vị cao nhất củaquốc gia, có ít nhất hai Bộ trưởng Pháttriển quốc gia, những người từngđược coi là thân thiết của ông LýQuang Diệu, Tan Kia Gan và TehCheang Wan đều bị điều tra vì liênquan đến tham nhũng. Hai bộ trưởngnày hoặc là chối tội, hoặc muốn nhậnđược sự can thiệp nhưng ông LýQuang Diệu đã từ chối. Teh CheangWan khi lựa chọn cái chết đã gửi lá thưvĩnh biệt đến Lý Quang Diệu, trong đóviết: “Là người phương Đông trọngdanh dự, tôi phải nhận lấy hình phạtcao nhất cho lỗi lầm của mình”.

Các chuyên gia nhận xét rằng, mộttrong những điều kiện để Singapore

hạn chế tối đa nạn tham nhũng là cóchế độ đãi ngộ phù hợp. Điều nàyđúng nhưng cần biết rằng, phải hơn20 năm sau tính từ khi lên nắm quyềnlãnh đạo quốc gia, ông Lý Quang Diệumới thực hiện được việc thay đổi chếđộ lương bổng cho các công chức.Tham nhũng, lợi ích nhóm - nhữngyếu tố phá hủy quốc gia

Nhìn nhận về Indonesia thời kỳcuối dưới sự cầm quyền của Tổngthống Suharto, ông Lý Quang Diệunhận xét rằng, đây là thời kỳ điển hìnhcủa nạn tham nhũng, vun vén cánhân. Sách Từ thế giới thứ ba vươn lênthứ nhất viết: “Phương tiện truyềnthông đại chúng Indonesia hình thànhcụm từ “KKN”, kết hợp những chữ cáiđầu của Kolusi (sự thông đồng),Korupsi (tham nhũng) và Nepotism(gia đình). Con cái, bạn bè và nhữngngười thân cận của Tổng thốngSuharto là những điển hình của KKN”.

áng 3-1998, trong khi nền kinh tếquốc gia khủng hoảng trầm trọng,Suharto đã bổ nhiệm một nội các gồmhầu hết là con cái, bạn bè, thậm chí cảbạn chơi golf. Vẫn trong cuốn hồi ký Từthế giới thứ ba vươn lên thứ nhất, LýQuang Diệu gọi đây là “phán quyết sai

Page 5: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

lầm thảm hại nhất trong cuộc đời chínhtrị của ông ta (Suharto)”.

Chính vì lợi ích của gia đình (concái và thân thích của Suharto can dựquá nhiều vào các hợp đồng béo bởvà độc quyền) khiến cho Suharto dodự trong các bước đi cải cách kinh tế,thậm chí còn thu vén cho gia đìnhtrong cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ Đông Nam Á 1997-1998. ÔngLý Quang Diệu thuật lại trong hồi kýlời một nhà báo Mỹ đưa tin trên tạpchí Forbes tháng 10-1998 tại NewYork rằng gia đình Suharto có tài sảntrị giá 42 tỷ USD. Ông Lý QuangDiệu viết trong hồi ký: “Tôi khônghiểu vì sao các con của ông ta cầnphải giàu đến thế. Giá chúng khôngquá đáng như vậy thì ông ta hẳn đãcó một vị trí khác hẳn trong lịch sửIndonesia”.

Ngày 15-5-1998, khi Suharto trởvề từ hội nghị ở Cairo (Ai Cập) thìmất chức tổng thống.

Đối với Philippines, vốn nhậnđược sự viện trợ hào phóng của Mỹvào những năm 1950-1960, từng làquốc gia phát triển nhất ở ĐôngNam Á lúc bấy giờ, ông Lý QuangDiệu cho rằng, không có lý do gì

khiến cho nước này không thể trởthành một quốc gia thành công hơn.Nhưng có cái gì đó khiến cho chấtkeo gắn kết xã hội đã mất đi. Đó làkhoảng cách giữa tầng lớp trên sốngxa hoa và tiện nghi cực điểm vớinhững người nông dân làm việc chỉđủ ăn, sống một đời sống khắc khổ.

Trong hồi ký Từ thế giới thứ bavươn lên thứ nhất, ông Lý QuangDiệu chỉ ra điều cản trở sự phát triểncủa Philippines: “Chỉ có ở Philip-pines thì mới có thể xem xét quốctang cho một nhà lãnh đạo nhưFerdinand Marcos - kẻ đã cướp bócđất nước mình hơn 20 năm”.

Còn trong cuốn Kỷ nguyên ParkChung Hee và quá trình phát triển thầnkỳ của Hàn Quốc, Nhà xuất bản ếgiới 2015 dẫn lại đánh giá của Tổ chứcMinh bạch quốc tế: “Marcos là nhà caitrị vơ vét thành công thứ hai trong lịchsử, cướp khoảng 5 - 10 tỷ USD tronghai thập niên ở dinh tổng thống”.

Tổng thống Marcos và vợ là bàImelda nổi tiếng xa hoa đã phải bỏtrốn khỏi Philippines trên trực thăngkhông lực Mỹ để đến Hawaii vàongày 25-2-1986.

Giai đoạn hoàng kim 1970 - 1990

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 61 (195) - 2018

Page 6: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 61 (195) - 2018

của hai thành viên ASEAN kết thúccùng với hành vi tham nhũng và vunvén gia đình của những người đứngđầu quốc gia.Tinh thần dân tộc, trường hợp ParkChung Hee

Khi đọc cuốn Kỷ nguyên ParkChung Hee và quá trình phát triểnthần kỳ của Hàn Quốc, tôi chú ý mộtnội dung với tiêu đề: “Xem xét haihình ảnh trái ngược: Hàn Quốc thờiPark Chung Hee và Philippines thờiFerdinand Marcos”.

Cả hai người này đều sinh năm1917, lớn lên vào thời kỳ đất nước nằmdưới chế độ thực dân, nổi lên làm lãnhđạo quốc gia vào những năm 1960; đấtnước họ đều có gắn kết sâu sắc về lịchsử và kinh tế với Hoa Kỳ và Nhật Bản;cả hai nắm quyền đều dựa trên sự tậptrung cao độ của quyền lực cá nhân.

Dù có nhiều nét tương đồngnhưng hai vị lãnh đạo này đã dẫn dắtquốc gia của mình đến những kếtquả khác hẳn nhau.

Park Chung Hee là người từng đưaquân tham chiến ở Việt Nam dướidanh nghĩa đồng minh quân sự củaHoa Kỳ và ông ta nợ nhân dân ViệtNam điều đó.

Nhưng xét về khía cạnh quản trịquốc gia, các học giả có những đánhgiá khác nhau, cho rằng Park ChungHee là nhân vật cực kỳ phức tạp, cựcđoan và đầy mâu thuẫn. Nhưng cómột điểm mọi người đều đồng ý làsuốt 18 năm làm tổng thống cho đếnkhi bị ám sát, ông chỉ sở hữu một giatài khoảng 10.000 USD và cho đếnnay, người ta không tìm ra được mộttài sản có giá trị nào được cất giấu,ngoại trừ một Hàn Quốc đứng tronghàng ngũ các quốc gia phát triển.Trong giai đoạn mở đường và suốttrong quá trình điều hành quốc gia,tinh thần dân tộc được Park ChungHee sử dụng như là yếu tố then chốtđịnh hình chiến lược và thúc đẩy nỗlực hiện đại hóa. Ngay sau khi nắmchính quyền, vào tháng 7-1961, ông đãtuyên bố: “Xin hiểu cho rằng Tổ quốcquan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôikhông muốn mị dân. Tôi sẽ cươngquyết ban hành một chính sách khắckhổ. Tôi sẽ trừng trị bất cứ kẻ nào ăncắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵnlòng chết cho lý tưởng đã đề ra”.

Để phục vụ cho mục tiêu mà mìnhtheo đuổi, ông Park thường xuyênthanh lọc những kẻ tham nhũng và

Page 7: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

không trung thành. Ông xây dựngmột hệ thống chính trị mà ở đó yêucầu rất nghiêm khắc về tính thốngnhất và đức hy sinh.

Tổng thống Park Chung Hee từngtuyên bố “mỗi xu ngoại tệ là một giọtmáu”, cương quyết trừng trị tất thảynhững ai để lãng phí hay thâm lạm.Người ta nói không sai rằng, cứ mỗisáng mở mắt ra là Park Chung Heenhắc đến công nghiệp hóa, và ngaycả buổi tối cũng vậy. Nhưng khôngphải Hàn Quốc dưới thời của ông talúc nào cũng đạt được thành tựu mànhiều giai đoạn đã rơi vào tình trạngbế tắc trầm trọng, song Park ChungHee đã dám lựa chọn những quyết

định ngắn hạn đầy khó khăn. Và ôngta đã phải lao động cực kỳ vất vả đểthực hiện được mục tiêu cuối cùnglà sự thịnh vượng của Tổ quốc.Thời gian và cơ hội không chờ chúng ta

Chắt lọc những kinh nghiệmthành bại của bạn bè xung quanh,chiêm nghiệm những lẽ thịnh suycủa đất nước, lại càng khẳng địnhsức mạnh niềm tin của nhân dân làcội nguồn để lãnh đạo đưa đất nướcđi đến thịnh vượng.

73 năm qua, cái giá phải trả của cảdân tộc để có cơ đồ ngày hôm nay làcực kỳ to lớn. Trách nhiệm của thếhệ hôm nay là phải đưa đất nước“sánh vai với các cường quốc năm

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 61 (195) - 2018

Page 8: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 61 (195) - 2018

châu”, người dân tự hào khi bước ragặp bạn bè thế giới.

Đất nước đã vượt qua ngưỡngquốc gia đói nghèo, nhưng phíatrước mới thực sự là con đườngnhiều thử thách. Việt Nam sẽ bứtphá đi lên, đứng vào hàng ngũ cácquốc gia phát triển hay an bài, tựthỏa mãn để rồi rốt cuộc chỉ thấy nợnần và lệ thuộc, mắc kẹt trong “bẫythu nhập trung bình”? Phải làm gì đểĐảng Cộng sản Việt Nam luôn đượcnhân dân tin tưởng, trường tồn cùngnon sông đất nước? Đó là câu hỏi từtrong tâm can thôi thúc những đảngviên chân chính phải trả lời bằnghành động.

Cũng phải nhìn nhận rằng, cónhững lúc chúng ta đã phung phíthời gian và cơ hội, tai hại hơn là đãphung phí niềm tin. Một trongnhững nguyên nhân quan trọng dẫntới tình trạng này là do sự thao túngcủa một bộ phận cán bộ lãnh đạo suythoái, hành động vì lợi ích cá nhân,không vì lợi ích Tổ quốc.

Xương máu của các thế hệ chaông, của bao đồng chí đồng bào đãđổ xuống để cho Tổ quốc được độclập, tự do. Không vì lẽ gì là đất nước

có bề dày lịch sử oanh liệt, nhân dânthông minh cần cù chịu khó, ViệtNam lại chấp nhận tụt hậu, thua kémbè bạn chỉ vì không sửa chữa đượcnhững hư hỏng ngay trong bộ máycủa chính chúng ta.

Chính vì vậy, phải đặt sang mộtbên những do dự và ngại ngần, quyếtliệt và không chậm trễ trong việc loạitrừ những nhân tố gây phương hạiđến niềm tin của nhân dân, cản trởsự phát triển của đất nước.

Điều đáng mừng là những gìĐảng, Nhà nước đã làm được, kể từĐại hội XII trong việc thống nhất vàtập trung làm trong sạch bộ máy, loạitrừ tham nhũng, khắc phục yếu kém,khơi dậy tiềm năng và ý chí pháttriển, đang dấy lên niềm hy vọng vàomột cơ hội mới, bước đầu nhận đượcsự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.Cần nắm chắc cơ hội này và tiếp tụcphát huy trong thời gian tới. 

ời gian và cơ hội không chờ đợiai. Có được niềm tin của nhân dânthì không một trở lực nào có thểngăn cản chúng ta xây dựng thànhcông đất nước giàu mạnhn

Viết tại TP.HCMdịp Tết Độc lập 2-9-2018

Page 9: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Thế kỷ XXI được coi là thế kỷcủa đại dương, việc “vươn rabiển” đã trở thành xu thế

lớn, định hướng quan trọng của tấtcả các quốc gia có biển và cả các quốcgia không có biển. Đối với nước ta,biển, đảo không chỉ là một bộ phậncấu thành chủ quyền thiêng liêng củaTổ quốc, mà còn là môi trường sinhtồn phát triển đời đời bền vững củadân tộc Việt Nam.

Nắm bắt xu thế chung của thếgiới, khu vực và nhu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương khóa X đã nhạy bén, kịpthời ra Nghị quyết về Chiến lược BiểnViệt Nam đến năm 2020. Nghị quyếtđã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo,mục tiêu và các định hướng Chiếnlược biển Việt Nam đến năm 2020,xác định nước ta phải trở thànhquốc gia mạnh về biển, làm giàu từbiển trên cơ sở phát huy các tiềmnăng từ biển, phát triển các ngành

kinh tế biển gắn với bảo vệ môitrường, bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển, đảo của đất nước.

Đây là Nghị quyết đặc biệt quantrọng nên việc tổng kết 10 năm thựchiện Nghị quyết này là hết sức cầnthiết. iết thực phục vụ Hội nghịTrung ương 8 khóa XII, theo chứcnăng, nhiệm vụ được giao, Hội đồngLý luận Trung ương đã tích cực,nghiêm túc triển khai nghiên cứutrao đổi, khảo sát thực tiễn ở 8 bộ,ngành, địa phương, một số đơn vịQuân đội nhân dân Việt Nam,nghiên cứu kinh nghiệm của NhậtBản; thường xuyên chia sẻ thông tinvới Ban Chỉ đạo tổng kết Chiến lượcBiển của Chính phủ; tổ chức cáccuộc tọa đàm chuyên gia và thảoluận tại Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Lýluận Trung ương, xây dựng báo cáotư vấn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - THỰCTIỄN ĐẶT RA QUA 10 NĂM THỰCHIỆN CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 61 (195) - 2018

một số vấn đề lý luận - thực tiễn

về chiến lược Biển việt nam

Page 10: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Triển khai thực hiện Chiến lượcBiển, trong 10 năm qua, Ban Chấphành Trung ương Đảng, Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủcác bộ, ngành và các địa phương cóbiển đã cụ thể hóa, thể chế hoá, banhành nhiều chủ trương, chính sách,giải pháp và tổ chức triển khai thựchiện một cách thiết thực, đạt đượcnhững kết quả quan trọng, góp phầnvào những thành tựu chung trên cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại của đấtnước. Bên cạnh những ưu điểm vàthành công, nhận thức và thực tiễn

việc thực hiện Chiến lược Biển cònnhững hạn chế, bất cập và đặt ranhiều vấn đề cần giải quyết.1. Một số vấn đề về nhận thức lý luận

Trong quá trình thực hiện Nghịquyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương khóa X về Chiếnlược Biển Việt Nam đến năm 2020,một số quan điểm, định hướng củaNghị quyết chưa được nhận thức đầyđủ và sâu sắc; một số vấn đề mớichưa được bổ sung, hoàn thiện, vìvậy về nhận thức lý luận đang đặt ramột số vấn đề cần được quan tâmsau đây:

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 61 (195) - 2018

Page 11: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 61 (195) - 2018

Một là, chưa nhận thức sâu sắc,đầy đủ vị trí, vai trò ngày càng quantrọng của biển đối với sự ổn định,phát triển bền vững, lâu dài của đấtnước, dân tộc. Biển nước ta thuộcBiển Đông. Biển Đông giàu tàinguyên, là tuyến đường biển huyếtmạch của thế giới, nối liền ái BìnhDương với Ấn Độ Dương, châu Ávới châu Âu và Trung Đông. Hơn90% lượng vận tải thương mại thếgiới thực hiện bằng đường biển thìcó 45% trong số đó phải đi qua BiểnĐông. Biển, đảo là một phần lãnhthổ thiêng liêng của Tổ quốc, là môitrường sinh thái, nguồn tài nguyênto lớn, nguồn lực quan trọng để pháttriển đất nước. Nhận rõ vai trò đặcbiệt đó sẽ nâng cao ý thức toànĐảng, toàn dân trong việc giữ biểnđảo, nuôi biển, ứng xử tốt nhất vớibiển, vì biển.

Hai là, Chiến lược biển mang tínhtoàn diện, đa ngành, đa lĩnh vực,nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có tínhkết nối quốc tế cao, chịu tác động lớnđến tình hình quốc tế nhưng khi xâydựng Chiến lược mới tập trung nhiềuvào những vấn đề trong nước màkhông dự báo được các yếu tố quốc

tế, dẫn tới các khó khăn trong quátrình thực hiện. Biển nước ta có vịtrí địa chính trị, địa quân sự, địakinh tế quan trọng trong khu vực vàtrên thế giới, với tuyến giao thôngđường biển gắn với an ninh, an toànhàng hải quốc tế. Phát triển cácngành kinh tế biển của nước ta từdầu khí, vận tải biển, đánh bắt hảisản, du lịch biển đều có liên quanđến các nước nên tình hình thế giới,khu vực có khó khăn, diễn biếnphức tạp, đã ảnh hưởng tới việcthực hiện Chiến lược.

Ba là, chưa nhận thức đầy đủ khókhăn nhất trong việc thực hiện Chiếnlược Biển chính là phải xử lý các mốiquan hệ: giữa phát triển kinh tế biểnvới bảo vệ môi trường sinh thái, đadạng sinh học biển; giữa kinh tếbiển, đảo với kinh tế ven biển vàtrong đất liền; giữa kinh tế với vănhoá, xã hội vùng biển, đảo và venbiển; giữa giải quyết nhiệm vụ kinhtế trước mắt với phát triển lâu dài,bền vững; giữa phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội vùng biển, đảo vàven biển với củng cố quốc phòng, anninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảotrong bối cảnh tình hình Biển Đông

Page 12: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 61 (195) - 2018

diễn biến phức tạp. Đồng thời, cũngchưa xác định được các tiêu chí cụthể thế nào là quốc gia mạnh vềbiển, giàu từ biển để tạo sự thốngnhất nhận thức, đồng bộ các giảipháp, phát huy hiệu quả và sứcmạnh tổng hợp trong thực hiệnChiến lược Biển.

Bốn là, thực hiện Chiến lược Biểntrong thời đại cách mạng khoa học-công nghệ nhưng chưa nhận thứcđầy đủ, đúng đắn vai trò của khoahọc- công nghệ, chiến lược nguồnnhân lực; do đó chưa quan tâm pháttriển, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực trong thực hiệnChiến lược Biển. Ngày nay, để khaithác, sử dụng hợp lý, hiệu quả vàbền vững các tài nguyên biển, pháttriển các lĩnh vực kinh tế biển bềnvững, đòi hỏi phải điều tra, nắmvững đặc điểm tự nhiên, tài nguyên(khoáng sản, sinh học) của từngvùng biển, đảo; đòi hỏi phải pháttriển khoa học-công nghệ, nâng caochất lượng nguồn nhân lực trongcác lĩnh vực này. Nhận thức rõ điềuđó việc thực hiện chiến lược biểnmới có kết quả tốt đẹp.

Năm là, xây dựng Chiến lược Biểnchưa thật gắn kết với chiến lược pháttriển chung về kinh tế - xã hội của đấtnước trong bối cảnh tình hình thếgiới thay đổi nhanh chóng và diễnbiến phức tạp trên Biển Đông. Hơnnữa, cũng chưa nhận thức đầy đủtính chất đặc thù, phức tạp, tổnghợp, liên ngành, vừa tuân theo luậtpháp trong nước, vừa phải phù hợpvới luật pháp quốc tế... trong cáchoạt động trên biển, đảo để quantâm xây dựng cơ quan quản lý Nhànước tập trung, thống nhất, có hiệulực, hiệu quả.

2. Một số vấn đề đặt ra trong thựchiện Chiến lược Biển

Nghị quyết Trung ương về Chiếnlược Biển đã được các cấp ủy, tổ chứcđảng triển khai học tập quán triệtđến đông đảo cán bộ, đảng viên. Việctuyên truyền, phổ biến Nghị quyếtđến các tầng lớp nhân dân được thựchiện bằng nhiều hình thức phongphú. Việc thể chế hóa các nội dungcủa Nghị quyết thành chủ trương,chính sách được thực hiện tích cực.Quốc hội đã thông qua nhiều luậtliên quan đến biển, đảo. Chính phủđã ban hành Chương trình hành

Page 13: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 61 (195) - 2018

động, nhiều nghị định, nghị quyết,quyết định để thực hiện Nghị quyếtTrung ương. Các bộ, ngành, địaphương có liên quan đã ban hànhnhiều thông tư, đề án, quy hoạch, kếhoạch, nhiều chính sách ưu đãi, hỗtrợ; dành nhiều kinh phí đầu tư chobiển, đảo. Đã thành lập cơ quan nhànước cấp tổng cục (Tổng cục Biển vàhải đảo) thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường là đầu mối quản lý tổng hợpvề biển, đảo. Bộ Chính trị, Ban Bí thưthường xuyên quan tâm chỉ đạo, đônđốc, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết.

Việc thực hiện Nghị quyết đã đạtđược một số kết quả tích cực. Nhậnthức của cán bộ, đảng viên và nhândân về tầm quan trọng của biển đốivới phát triển kinh tế - xã hội, bảovệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốcđược nâng lên. Các ngành kinh tếbiển tiếp tục phát triển, hệ thốngkết cấu hạ tầng ven biển được đầutư nâng cấp; chủ quyền quốc gia, anninh trên biển được đảm bảo; điềutra tài nguyên, môi trường biển,nghiên cứu khoa học cũng như bảovệ môi trường biển đạt được một sốkết quả. Tuy nhiên, bên cạnh nhữngkết quả đạt được, sau 10 năm thực

hiện, do nhiều nguyên nhân, nhấtlà nguyên nhân chủ quan trong xâydựng Chiến lược và chỉ đạo, tổ chứcthực hiện, nhiều mục tiêu, nhiệmvụ trong Chiến lược Biển đề ra cònchưa đạt được, bộc lộ nhiều hạnchế, yếu kém. Từ đó đặt ra nhữngvấn đề bức thiết cần được quan tâmgiải quyết.

ứ nhất, có sự bất cập và khoảngcách lớn giữa yêu cầu của Chiến lượcBiển với việc tổ chức triển khai trênthực tiễn; nhiều mục tiêu, nhiệm vụchiến lược đề ra không đạt được. Mụctiêu phấn đấu đến năm 2020 kinh tếbiển và ven biển đóng góp 53 - 55%GDP cả nước; thu nhập bình quânđầu người nhân dân vùng biển vàven biển cao gấp hai lần thu nhậpbình quân chung cả nước; xây dựngmột số thương cảng quốc tế tầm cỡkhu vực; hình thành một số tập đoànkinh tế mạnh; xây dựng cơ quanquản lý nhà nước tổng hợp, thốngnhất về biển có hiệu lực, hiệu quả;đưa nước ta trở thành quốc gia mạnhvề biển, làm giàu từ biển, không thựchiện được.

ứ hai, chất lượng và hiệu quảthực hiện Chiến lược Biển vẫn là vấn

Page 14: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 61 (195) - 2018

đề nổi cộm... Các ngành kinh tế biểntuy có bước phát triển nhưng khôngđều, không tương xứng với tiềmnăng, hiệu quả và năng lực cạnhtranh thấp; một số ngành có nhữngyếu kém, sai phạm nghiêm trọng, cónhững ảnh hưởng, tác động tiêu cựccho đất nước. Sản lượng dầu khaithác, đóng góp của ngành dầu khívào tăng trưởng kinh tế và ngânsách nhà nước giảm sút; nhiều dựán đầu tư không hiệu quả, thất thoátlớn vốn, tài sản nhà nước. Quyhoạch và đầu tư phát triển kinh tếhàng hải (cảng biển, đóng tàu, vậntải biển, logistic) dàn trải, hiệu quảthấp, thất thoát, lãng phí lớn; nhiềuđơn vị trong ngành thua lỗ, phá sản,để lại hậu quả nặng nề. Khai thácnguồn lợi thủy sản trên biển kémhiệu quả, thiếu bền vững. Chươngtrình hỗ trợ đóng tàu đánh bắt hảisản xa bờ có nhiều sai phạm. Tàuđánh cá chủ yếu là tàu nhỏ, trangthiết bị lạc hậu, đánh bắt và bảoquản sản phẩm theo lối truyềnthống, ở vùng biển gần bờ; năng lựcđánh bắt xa bờ hạn chế. Tiến độ xâydựng cảng, cơ sở hậu cần nghề cá,tránh trú ẩn cho ngư dân trên biển

còn chậm. Tiềm năng du lịch biểnkhai thác chưa có hiệu quả; quantâm nhiều tới khai thác, ít quan tâmtới bảo vệ môi trường sinh thái, vănhóa, giữ gìn an ninh, trật tự, pháttriển bền vững. Việc thành lập mộtsố khu kinh tế, khu công nghiệp venbiển còn mang tính cục bộ, vì lợi íchcục bộ. Hiệu quả sử dụng đất đaitrong nhiều khu kinh tế, khu côngnghiệp còn thấp; có nơi có sai phạmnghiêm trọng. Việc xây dựng cáctuyến đường ven biển còn chậm.

ứ ba, sự kết hợp giữa phát triểnkinh tế, xã hội vùng biển, đảo và vùngven biển với củng cố quốc phòng, anninh còn có những hạn chế, sơ hở. Đểxảy ra tình trạng một số dự án, hoạtđộng của người nước ngoài ở khuvực ven biển ảnh hưởng đến yêu cầuquốc phòng, an ninh. Việc ứng phónhững diễn biến phức tạp trên BiểnĐông; xây dựng thế trận quốc phòngtoàn dân, gắn với thế trận an ninhnhân dân, huy động sự tham gia củanhân dân vào đấu tranh bảo vệ chủquyền, giữ gìn an ninh, trật tự trênbiển, đảo, vùng ven biển còn hạn chế;tình hình an ninh, trật tự ở một sốđịa bàn còn phức tạp. Tiến độ thực

Page 15: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

hiện dân sự hóa các hoạt động trênbiển, đảo; xây dựng các cảng, khuneo đậu, cơ sở hạ tầng nghề cá, cáccông trình phòng thủ biển, đảo thựchiện chậm. Cơ sở vật chất, kỹ thuật,trang bị phương tiện của các lựclượng thực thi pháp luật trên biển,đảo, vùng ven biển (biên phòng,cảnh sát biển, kiểm ngư) còn thấp sovới yêu cầu, ảnh hưởng tới chấtlượng hoạt động.

ứ tư, công tác điều tra, khảo sátvà bảo vệ tài nguyên, môi trường biển;phát triển khoa học công nghệ, nângcao chất lượng nguồn nhân lực biển,kết quả đạt được thấp, còn gặp nhiềukhó khăn. Hệ thống cơ sở nghiêncứu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoahọc, công nghệ biển, lực lượng laođộng biển vừa thiếu, vừa yếu; chấtlượng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộkhoa học-công nghệ hạn chế. Côngtác bảo vệ môi trường biển chưa chủđộng, thiếu hiệu quả. Ô nhiễm môitrường biển có xu hướng ngày càngcao. Chất thải từ các sông, các khucông nghiệp, khu kinh tế, các đô thịven biển không qua xử lý đổ ra biểnngày càng nhiều; để xảy ra ô nhiễmmôi trường trên diện rộng, gây hậu

quả nghiêm trọng ở vùng biển cáctỉnh miền Trung. Các hệ sinh tháibiển quan trọng như rặng san hô,rừng ngập mặn, thảm cỏ biển bị suythoái, diện tích bị thu hẹp; đa dạngsinh học và nguồn lợi thủy sản trênbiển giảm sút. Năng lực phòng,chống thiên tai, ứng phó với biến đổikhí hậu còn chưa đáp ứng được yêucầu; sạt lở đất ven biển, xâm nhậpmặn diễn biến ngày càng phức tạp;thiên tai còn gây thiệt hại lớn vềngười, tài sản ở nhiều vùng.

ứ năm, cơ chế chính sách đểthực hiện Chiến lược Biển còn chưađồng bộ, kịp thời, vẫn là điểm nghẽn;hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nướcvề biển còn hạn chế. Việc thể chếhóa, sửa đổi, bổ sung các văn bảnpháp luật, xây dựng, hoàn thiện thểchế để thực hiện Nghị quyết là vấnđề thiết yếu nhưng chưa được chútrọng đúng mức, triển khai cònchậm, nhiều vướng mắc về thể chếchậm được tháo gỡ. Nhiều chươngtrình, kế hoạch, đề án để thực hiệnnghị quyết đã được xây dựng,nhưng thiếu nguồn lực (vốn) đểthực hiện. Tình trạng đầu tư dàntrải, kéo dài, chất lượng, hiệu quả

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 61 (195) - 2018

Page 16: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 61 (195) - 2018

thấp, lãng phí, thất thoát lớn chậmđược khắc phục. Sự phối hợp giữacác cơ quan quản lý nhà nước liênquan đến biển ở các cấp, các ngành,các đơn vị thiếu chặt chẽ. ông tincơ bản về biển thiếu, phân tán lạikhông được chia sẻ.

II. MỘT SỐ ĐỀ XuấTChiến lược Biển Việt Nam được

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương khóa X thông qua, xácđịnh thời hạn thực hiện là đến năm2020. Đến nay, có thể thấy rõ là đếnnăm 2020 nhiều nhiệm vụ, mục tiêuChiến lược đề ra còn chưa thực hiệnđược. Đại hội XII của Đảng xácđịnh: “Phát triển mạnh các ngànhkinh tế biển gắn với bảo vệ vữngchắc chủ quyền quốc gia và nâng caođời sống nhân dân vùng biển, đảo.Khuyến khích các thành phần kinhtế đầu tư phát triển các ngành khaithác, chế biến dầu khí; cảng biển,đóng và sửa chữa tàu biển, vận tảibiển; khai thác và chế biến hải sản,các dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịchbiển, đảo. Xây dựng các khu kinh tế,các khu công nghiệp tập trung vàkhu chế xuất ven biển gắn với pháttriển các khu đô thị ven biển. Xây

dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiphục vụ sản xuất và đời sống vùngbiển, đảo”1 và “kiên quyết, kiên trìđấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảovệ vững chắc chủ quyền biển, đảocủa Tổ quốc; đồng thời, giữ vữngmôi trường hòa bình, ổn định đểphát triển đất nước. Giải quyếtnhững bất đồng, tranh chấp bằnggiải pháp hòa bình trên cơ sở tôntrọng luật pháp quốc tế”2.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hộiXII của Đảng và đáp ứng yêu cầu cấpbách của đất nước trong bối cảnhmới, xin đề xuất Trung ương, trên cơsở tổng kết 10 năm thực hiện Chiếnlược biển đến năm 2020, ban hànhNghị quyết mới về Tiếp tục thực hiệnChiến lược Biển đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045 trên cơ sở kếthừa quan điểm của Chiến lược BiểnViệt Nam đến năm 2020 và bổ sungthêm một số nội dung sau:

Một là, thống nhất nhận thức vềvai trò đặc biệt quan trọng của biểnvà Chiến lược biển đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa; là vấn đề có ýnghĩa sống còn để nước ta phát triển

Page 17: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

17SỐ 61 (195) - 2018

bền vững cho hôm nay và các thế hệmai sau.

Hai là, phát huy, kết hợp sức mạnhcủa đất nước và sức mạnh quốc tế,kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữvững chủ quyền biển, đảo của Tổquốc; giữ gìn môi trường hòa bình,ổn định để phát triển đất nước gópphần bảo đảm hòa bình, an ninh, antoàn hàng hải quốc tế. Giải quyết cáctranh chấp trên biển bằng biện pháphòa bình, trên cơ sở tôn trọng luậtpháp quốc tế; góp phần bảo đảm tựdo hàng hải, hàng không, an ninh, antoàn trên Biển Đông, hòa bình, ổnđịnh trong khu vực.

Ba là, nước ta phải trở thành quốcgia mạnh về biển, làm giàu từ biển.Phát triển toàn diện các ngành kinhtế biển theo hướng nâng cao chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệuquả, bền vững các tài nguyên biểntrên cơ sở phát triển khoa học -

công nghệ, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực; kết hợp chặt chẽgiữa phát triển vùng biển, ven biển,hải đảo với phát triển vùng nội địatheo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa; phát triển kinh tế phải gắnchặt chẽ với bảo vệ môi trường, pháttriển văn hóa, xã hội, củng cố quốcphòng, an ninh các vùng biển, đảovà ven biển.

Bốn là, thực hiện Chiến lược Biểnlà trách nhiệm của toàn Đảng, toàndân, toàn quân, của cả hệ thốngchính trị, đề cao vai trò, trách nhiệmcủa ngư dân, các nhà khoa học vàcộng đồng doanh nghiệp. Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý củaNhà nước; phát huy nội lực, đồngthời mở rộng hợp tác quốc tế, huyđộng, sử dụng có hiệu quả các nguồnlực trong nước và thu hút mạnh cácnguồn lực bên ngoài để thực hiện cókết quả chiến lược n

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngTrung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.288-289.2 Sđd, tr.148.

Page 18: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 61 (195) - 2018

1. Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

(1) Mô hình nhà nước kiến tạo pháttriển

Vai trò của nhà nước trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội củamỗi quốc gia đã được khẳng định cảvề mặt lý luận và thực tế lịch sử. Tuynhiên, vấn đề đặt ra là tại sao trong khimột số nhà nước thành công trongphát huy vai trò tích cực trong việcthúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinh tế, cải thiện dân sinh, chuyển từ

trạng thái nghèo nàn, lạc hậu thànhđất nước thịnh vượng, lại có không ítnhà nước thất bại trong việc thực hiệnnhiệm vụ này? Trong cuốn sách “Tạisao các quốc gia thất bại - Nguồn gốccủa quyền lực, thịnh vượng và đóinghèo”, Daron Acemoglu và JamesRobinson đã khẳng định rằng: “Chínhnhững thể chế kinh tế và chính trị docon người tạo ra là nguyên nhân cănbản cho sự thành công (hay khôngthành công) trong phát triển kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia”.

mÔ hÌnh nhà nưỚc Kiến tẠO PhÁt tRiển -

nhÂn tố trung tÂm trong XÂy Dựng vÀ thực thi thỂ chẾ

PhÁt tRiển ĐẤt nưỚcl gS. TS nguyễn Kế TuấnTrường Đại học Kinh tế quốc dân

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 19: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Vấn đề quan trọng hàng đầu đặtra cho nhà nước ở mỗi quốc gia là“mức độ và cách thức mà nhà nướccan thiệp vào đời sống kinh tế - xãhội”. Khi nghiên cứu sự phát triểnthần kỳ của Nhật Bản, Giáo sưChalmers Ashby Jonhson đã chỉ rõvai trò quan trọng của Nhà nước:Nhà nước không chỉ tạo khuôn khổcho sự phát triển, mà còn địnhhướng và thúc đẩy sự phát triển;nhà nước không đứng ngoài thịtrường, không làm thay thị trường,mà chủ động can thiệp vào thịtrường bằng cách thức thích hợp đểthúc đẩy phát triển theo các mụctiêu đã định. Chính điều này đãđược tham khảo và áp dụng thànhcông trong những năm 1960 và1970 ở một số quốc gia và vùng lãnhthổ ở Đông Á và Đông Nam Á, màđiển hình là “Bốn con rồng châu Á”.Chalmers Ashby Jonhson gọi đó làmô hình nhà nước kiến tạo pháttriển (Developmental State - DS).eo ông, nhà nước kiến tạo pháttriển là một mô hình quản lý nhànước, trong đó nhà nước đề ra cácchính sách mang tính định hướngphát triển, tạo môi trường và điều

kiện cho các chủ thể kinh tế pháthuy mọi tiềm năng trong môitrường cạnh tranh bình đẳng, tăngcường giám sát để phát hiện các mấtcân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổnđịnh kinh tế vĩ mô và nâng cao mứcsống của người dân. Đến nay, dùđang tồn tại khái niệm khác nhau vềnhà nước kiến tạo phát triển, nhưngkhái niệm của Chalmers AshbyJonhson được đánh giá là khái niệmnền tảng.

Tuy mô hình nhà nước kiến tạophát triển ở các quốc gia khác nhauđược tổ chức và hoạt động theonhững cách thức khác nhau, nhưngmô hình ấy có một số đặc trưngchung. Đó là:

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạotrong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.

- Hệ thống bộ máy quản lý nhànước được tổ chức tinh gọn với độingũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp,mẫn cán và trong sạch.

- Xử lý hợp lý quan hệ nhà nước -thị trường - doanh nghiệp.

- iết lập và phát triển nền hànhchính công phục vụ quá trình pháttriển.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 61 (195) - 2018

Page 20: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 61 (195) - 2018

2. Những kết quả bước đầu và nhữngkhó khăn cản trở việc xây dựng môhình nhà nước kiến tạo phát triển

(1) Những kết quả bước đầuỞ nước ta, mô hình Nhà nước

kiến tạo phát triển không phải là vấnđề hoàn toàn mới mẻ. Những khíacạnh khác nhau về bản chất, nguyêntắc, nội dung và điều kiện xây dựngmô hình Nhà nước kiến tạo pháttriển đã được đề cập ở mức độ nhấtđịnh trong các nghiên cứu về xâydựng và hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, về đổi mới quản lý nhà nướcphù hợp với yêu cầu phát triển nềnkinh tế thị trường hiện đại và hộinhập quốc tế. Nhưng gần đây, vấn đềnày được đề cập một cách trực diệnhơn và được yêu cầu thực hiện mộtcách quyết liệt hơn.

Nỗ lực đổi mới các hoạt động theohướng xây dựng mô hình Nhà nướckiến tạo phát triển trong các năm2016 - 2017 đã dẫn đến những cảithiện đáng kể về môi trường kinhdoanh và năng lực cạnh tranh quốcgia. eo Báo cáo của Ngân hàngế giới (WB), môi trường kinhdoanh của Việt Nam có tiến bộ đáng

kể về điểm xếp hạng: năm 2017 đãvươn lên vị trí 68/190 nước, tăng 14bậc so với năm 2016 và tăng 23 bậcso với năm 2015. eo Báo cáo đánhgiá năng lực cạnh tranh toàn cầu củaDiễn đàn Kinh tế ế giới (WEF),xếp hạng năng lực cạnh tranh củaViệt Nam năm 2017 đã tăng 5 bậc sovới năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5năm trước đây.

Những đổi mới bước đầu tronghoạt động của Nhà nước hướng theomô hình Nhà nước kiến tạo pháttriển và sự nỗ lực của cộng đồngdoanh nghiệp đã mang lại kết quảtích cực trên các mặt kinh tế - xã hội.Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩmtrong nước (GDP) đạt mức khá cao:năm 2016 tăng 6,21% so với năm2015; năm 2017 tăng 6,81% so vớinăm 2016. Năm 2017, cả nước có126.859 doanh nghiệp đăng ký thànhlập mới với tổng vốn đăng ký là 1.296nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về sốdoanh nghiệp và tăng 45,4% về sốvốn đăng ký so với năm 2016; vốnđăng ký bình quân một doanhnghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷđồng, tăng 26,2%. Nếu tính cả26.448 doanh nghiệp quay trở lại

Page 21: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 61 (195) - 2018

hoạt động, thì số doanh nghiệp đăngký thành lập mới và doanh nghiệpquay trở lại hoạt động trong năm2017 lên 153.307 doanh nghiệp...Trong khi khẳng định những kết quảtích cực ấy, cũng cần thấy rằng tìnhhình kinh tế - xã hội của đất nướcvẫn đang tồn tại nhiều bất cập: chưacó chuyển biến rõ rệt trong việc thựchiện các nhiệm cụ của đổi mới môhình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinhtế; công nghiệp chế tạo chưa cónhững đột phá mới để thoát khỏitình trạng một nền công nghiệp giacông, phụ thuộc vào nước ngoài; sảnxuất nông nghiệp và thu nhập củanông dân vẫn đứng trước nhiều rủiro lớn do tác động của thiên tai, biếnđổi khí hậu và biến động của thịtrường. Tuy vẫn duy trì được ổn địnhkinh tế vĩ mô, nhưng sự gia tăngthâm hụt ngân sách và nợ công, tínhkém hiệu quả của đầu tư từ ngânsách nhà nước... là những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến tăng trưởngtrong cả ngắn hạn và trung hạn.

(2) Một số khó khăn, cản trởXây dựng mô hình nhà nước kiến

tạo phát triển là một quá trình hếtsức phức tạp. Trong bước đầu của

quá trình này ở nước ta đã nảy sinhmột số khó khăn, cản trở cần phảitháo gỡ.

ứ nhất, chưa có sự chuyển biếnđồng bộ và mạnh mẽ trong cả hệthống chính trị theo hướng xây dựngNhà nước kiến tạo phát triển.

Để xây dựng mô hình Nhà nướckiến tạo phát triển theo đúng nghĩađầy đủ, bên cạnh nỗ lực của Chínhphủ, đòi hỏi phải có sự chuyển biếnđồng bộ cả trong hệ thống các cơquan thực hiện quyền lập pháp vàcác cơ quan thực hiện quyền tư phápở tất cả các cấp trong hệ thống chínhquyền nhà nước.

ực tế các năm 2016 - 2017 chothấy yêu cầu này chưa được thựchiện một cách đầy đủ. Tuy Ban Chấphành trung ương Đảng đã ban hànhmột số chủ trương quan trọng liênquan đến hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường, đổi mới và phát triểndoanh nghiệp nhà nước, phát triểnkinh tế tư nhân, đổi mới, sắp xếp bộmáy của hệ thống chính trị,... nhưngnhìn chung, nội dung và phươngthức lãnh đạo của Đảng vẫn chưa cósự đổi mới cơ bản, vẫn tồn tại sựchồng chéo, trùng lắp giữa vai trò

Page 22: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

lãnh đạo của Đảng với vai trò quảnlý của Nhà nước. Trong sự chuyểnbiến chung của hệ thống cơ quanhành pháp, hạn chế bất cập chủ yếuthể hiện ở việc chưa bảo đảm chuyểnbiến mạnh mẽ và đồng bộ giữa cácbộ, ngành trực thuộc Chính phủ vàgiữa các chính quyền địa phương.

ứ hai, những hạn chế, bất cậptrong hoạt động của hệ thống quảnlý nhà nước.

Trong hơn 30 năm qua, tuy nhữngđổi mới cơ bản của quản lý nhà nước

là một trong những yếu tố cơ bản tạonên những thành tựu to lớn củacông cuộc đổi mới ở nước ta, nhưnghoạt động của hệ thống nhà nướccòn nhiều yếu kém, bất cập. Đó là:Chất lượng thể chế còn thấp, một sốchính sách không phù hợp với thựctế, không bắt nguồn từ thực tế nênkhông đi vào thực tế được; đang tồntại khá phổ biến tình trạng “nóikhông đi đôi với làm”, “trên bảo dướikhông nghe”, “trên nóng, dưới lạnh”,“né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”; Cải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 61 (195) - 2018

Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộẢnh: TL

Page 23: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

cách hành chính chậm trễ, bộ máyquản lý nhà nước cồng kềnh, hoạtđộng kém hiệu lực và hiệu quả, chấtlượng cán bộ công chức thấp kém sovới yêu cầu; Vẫn tồn tại tình trạng ỷlại vào sự hỗ trợ (bao cấp) của Nhànước, dựa vào cơ quan quản lý nhànước để mưu lợi cá nhân và lợi íchnhóm. Tình trạng bất bình đẳngtrong đầu tư và kinh doanh tồn tạinhiều năm nay nhưng chưa được xửlý một cách cơ bản...

Đây là những khó khăn, cản trởtrực tiếp với quá trình xây dựng môhình Nhà nước kiến tạo phát triển vàliêm chính.

ứ ba, bất cập trong việc xử lýmối quan hệ giữa tăng cường quản lýcủa Nhà nước với phát huy dân chủ,thu hút rộng rãi các lực lượng xã hộiquản lý sự phát triển.

Nhà nước kiến tạo phát triển lànhà nước không làm thay dân màtập trung xây dựng khuôn khổ thểchế phù hợp và tạo điều kiện cầnthiết để mọi người phát huy năng lựcvà sức sáng tạo vì lợi ích của chínhmình và đóng góp cho xã hội. Việcphát huy dân chủ trong quản lý nhànước thể hiện đồng thời trên ba mặt:

(1) Người dân được quyền tự dothực hiện hoạt động kinh doanhtrong tất cả các lĩnh vực mà Nhànước không cấm; (2) Người dân vàcác tổ chức có quyền tham gia vàoquá trình hình thành hệ thống phápluật, cơ chế chính sách; (3) Đề caotrách nhiệm giải trình của Nhà nước,bảo đảm người dân và các tổ chứcthực hiện quyền giám sát hoạt độngcủa Nhà nước bằng các hình thứcthích hợp.

Xét trên cả ba mặt đó, bên cạnhnhững kết quả tích cực, chủ yếu làtrong việc bảo đảm “quyền tự dothực hiện hoạt động kinh doanhtrong tất cả các lĩnh vực mà Nhànước không cấm”, việc bảo đảm dânchủ của quản lý nhà nước vẫn cònnhiều hạn chế. Việc thu hút sự thamgia của người dân và các tổ chức vàohình thành pháp luật, cơ chế chínhsách mang nặng tính hình thức.ực thi trách nhiệm giải trình củacác cơ quan quản lý nhà nước cònnhiều bất cập.. Với thực tế này, hoạtđộng quản lý nhà nước hiện đangtồn tại khoảng cách khá xa so với yêucầu xây dựng mô hình Nhà nướckiến tạo phát triển.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 61 (195) - 2018

Page 24: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

ứ tư, tình trạng tham nhũng,lãng phí có xu hướng ngày càng phổbiến và trầm trọng.

Đảng và Nhà nước đã ban hànhhàng loạt chủ trương và các văn bảnpháp quy nhằm phòng, chống tệ nạntham nhũng, lãng phí. Hệ thống tổchức thực hiện nhiệm vụ này cũngđược kiện toàn từ trung ương đến cơsở. Tuy nhiên, hiệu quả của công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phíchưa đạt được kết quả mong đợi.Tình trạng tham nhũng ở Việt Namđược đánh giá là nghiêm trọng, vớinhững biểu hiện vừa tinh vi, phứctạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trênnhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiềungành. am nhũng xảy ra ngaytrong các cơ quan bảo vệ pháp luật,là những cơ quan cầm cân, nảy mực,đại diện cho công lý và công bằng xãhội, như công an, Viện Kiểm sát, Tòaán... Không những người có chức, cóquyền mới có hành vi tham nhũng,mà cán bộ, công chức, viên chức cóchức vụ thấp hoặc không có chức vụlãnh đạo, quản lý,...cũng tham nhũngdưới hình thức “nhũng nhiễu”, gâykhó dễ cho những đối tượng có liênquan. Khi có nhu cầu giải quyết công

việc, không ít doanh nghiệp và ngườidân coi việc đưa “quà cáp” cho côngchức, và việc công chức nhận “quàcáp” là chuyện bình thường.

Đã từ lâu, tham nhũng đã đượccảnh báo là “quốc nạn”, là loại “giặcnội xâm”, làm xói mòn lòng tin củadân với sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước và đe dọa sựtồn vong của chế độ. Ngăn chặn, đẩylùi tham nhũng là nhiệm vụ hết sứckhó khăn, phức tạp. Nếu không vượtqua được khó khăn, cản trở này,không thể nói đến việc xây dựng môhình Nhà nước kiến tạo phát triển vàliêm chính.3. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựngmô hình nhà nước kiến tạo phát triển

(1) Tạo sự chuyển biến đồng bộtrong toàn xã hội về yêu cầu xây dựngmô hình Nhà nước kiến tạo phát triển

Một trong các điều kiện để xâydựng mô hình Nhà nước kiến tạophát triển là phải có đội ngũ cán bộlãnh đạo và hoạch định chiến lược cónăng lực, tận tụy và tâm huyết với sựphát triển đất nước, coi lợi ích đấtnước và dân tộc là tối thượng. Tuynhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần,điều kiện đủ là phải tạo sự thay đổi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 61 (195) - 2018

Page 25: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

trong nhận thức và hành động củacộng đồng xã hội và của cả hệ thốngchính trị.

Với vai trò là “lực lượng lãnh đạoNhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiếnpháp năm 2013), sự chuyển biếnđồng bộ và mạnh mẽ trong hệ thốngcác cơ quan của Đảng có ý nghĩatrọng yếu với việc thực hiện nhiệmvụ xây dựng mô hình Nhà nước kiếntạo phát triển. Có thể nêu ra một sốviệc cơ bản liên quan đến vai trò lãnhđạo của Đảng: (i) Đảng cần xác địnhrõ chủ trương, quan điểm và địnhhướng đổi mới quản lý nhà nướctheo yêu cầu xây dựng mô hình Nhànước kiến tạo phát triển; (ii) úcđẩy thực hiện nhiệm vụ đổi mớichính trị đồng bộ với đổi mới kinhtế; (iii) ực hiện đổi mới nội dungvà phương thức “Đảng lãnh đạo Nhànước và xã hội” phù hợp với nguyêntắc thị trường hiện đại và hội nhậpquốc tế;...

Hiến pháp năm 2013 quy định:“Quyền lực là thống nhất và có sựphân công, phân nhiệm giữa ba cơquan quyền lực là lập pháp, hànhpháp và tư pháp” (Điều 2). Do đó,việc xây dựng Nhà nước kiến tạo

phát triển luôn đòi hỏi đổi mới mộtcách đồng bộ của các cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp. Cơquan lập pháp phải xây dựng đượchệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợpvới yêu cầu phát triển thể chế kinh tếthị trường hiện đại và hội nhập quốctế. Cơ quan hành pháp phải xâydựng được nền hành chính phục vụ,tạo môi trường thuận lợi để huyđộng, phân bổ và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực thực hiện các mụctiêu chiến lược phát triển kinh tế - xãhội. Cơ quan tư pháp phải giải quyếtcác công việc thuộc lĩnh vực tài phán,giải quyết tranh chấp, xét xử...mộtcách công tâm, đúng pháp luật vàminh bạch nhằm đảm bảo trật tự, kỷcương, tạo điều kiện thuận lợi cho xãhội vận hành, phát triển ổn định vàbền vững.

Xây dựng và thực hiện cơ chếkiểm soát quyền lực, bảo đảm khôngmột cá nhân và tổ chức nào có thểlạm dụng, lợi dụng quyền lực đểtham nhũng, thu vén lợi ích cá nhânvà lợi ích nhóm làm tổn hại sự pháttriển chung của đất nước. Trongnhiệm vụ này, cần chú trọng pháthuy vai trò của các tổ chức xã hội và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 61 (195) - 2018

Page 26: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

bảo đảm quyền dân chủ thực sự đểngười dân giám sát hiệu quả hoạtđộng của các bộ phận trong bộ máyquản lý của hệ thống chính trị.

Đổi mới tổ chức và hoạt động củacác tổ chức chính trị - xã hội theohướng xóa bỏ tình trạng bao cấp vàhành chính hóa, hướng tới giảm bớtvà bãi bỏ chi ngân sách nhà nước chocác tổ chức này, lấy kết quả thực hiệnmục tiêu làm thước đo đánh giá hiệuquả hoạt động của mỗi tổ chức.

(2) Nâng cao năng lực thực hiệncác chức năng quản lý của Nhà nướctrong quá trình phát triển kinh tế -xã hội

Một trong những nhiệm vụ củaNhà nước kiến tạo phát triển là đưara lựa chọn chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội đúng đắn và xâydựng nền tảng thể chế phù hợp đểhuy động các nguồn lực xã hội thựchiện mục tiêu đã định. Để thực hiệnnhiệm vụ này, cần chú trọng một sốvấn đề cơ bản sau đây:

- Đổi mới và nâng cao chất lượngcác chiến lược, quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội. Cụ thể là: (i) Đổi mớiphương pháp xây dựng và nội dungcủa các chiến lược và quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội (xác định rõđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức; dự báo có cơ sở khoa họccác xu hướng phát triển của thịtrường và khoa học công nghệ; lựachọn định hướng chiến lược nhữngngành/lĩnh vực có khả năng tạo rahiệu ứng lan toả cho toàn bộ nềnkinh tế và những điều kiện cơ bản đểthực hiện định hướng ấy); (ii) Kếthợp chặt chẽ giữa chiến lược và quyhoạch phát triển ngành kinh tế - kỹthuật với chiến lược và quy hoạchphát triển kinh tế trên từng vùnglãnh thổ; (iii) Định hướng “phân vai”trong thực hiện đầu tư phát triển phùhợp với vai trò và vị trí của các thànhphần kinh tế.

- Tạo lập môi trường kinh doanhbình đẳng để huy động các nguồnlực của các thành phần kinh tế vàođầu tư phát triển. Trong việc cảithiện môi trường pháp lý, cần: hoànthiện và bổ sung hệ thống luật pháphướng tới bảo đảm tính đồng bộ vàphù hợp với thông lệ quốc tế; thuhút các chủ thể là đối tượng điềuchỉnh của pháp luật tham gia vàoquá trình xây dựng pháp luật; tạođiều kiện thuận lợi để mọi công dân

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 61 (195) - 2018

Page 27: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

và tổ chức tiếp cận với hệ thống vănbản pháp quy; đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật; xửlý nghiêm mọi hành vi của mọi đốitượng vi phạm pháp luật. Trong việccải thiện môi trường kinh tế vĩ mô,cần: bảo đảm thống nhất điều kiệnkinh doanh và điều kiện tiếp cận cácyếu tố sản xuất của các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế; thống nhất cơ chế chính sách vớingười lao động ở các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau, bảo đảmngười lao động làm việc ở loạidoanh nghiệp thuộc thành phầnkinh tế nào cũng được hưởng cácchế độ an sinh xã hội như nhau.Điều quan trọng hàng đầu trong cảithiện môi trường chính trị - xã hộilà giữ vững ổn định chính trị - xã hộilàm cơ sở đẩy mạnh các hoạt độngđầu tư và kinh doanh và sự an bìnhtrong cuộc sống của mỗi người dân.

Trong điều kiện phát triển nềnkinh tế thị trường, việc Nhà nướccan thiệp, điều chỉnh và dẫn dắt thịtrường phải trên cơ sở tôn trọng cácnguyên tắc thị trường. Hệ thống cácchính sách của Nhà nước để thựchiện chức năng này cần phải giải

quyết hợp lý mối quan hệ giữanhiệm vụ hỗ trợ phát triển và nhiệmvụ phục vụ phát triển. Tuy hai nhiệmvụ này có nội hàm cụ thể khác nhau,nhưng lại có những nội dung hàmchứa lẫn nhau. Trong điều kiện hộinhập quốc tế, việc thực hiện nhiệmvụ hỗ trợ phát triển, dù là hỗ trợ trựctiếp hay hỗ trợ gián tiếp, đều phảituân thủ các quy định của Tổ chứcương mại ế giới (WTO). Nghĩalà, sự hỗ trợ của Nhà nước khôngđược dẫn đến làm méo mó các quanhệ thị trường. Việc thực hiện nhiệmvụ phục vụ phát triển gắn với các yêucầu cải cách nền hành chính nhànước, xây dựng nền hành chínhphục vụ theo tinh thần như đã đề cậptrong mục 1.2 ở trên.

(3) Xây dựng hệ thống bộ máy quảnlý tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả

Tuy đã thực hiện Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001 - 2010 và đangtrong những năm cuối thực hiệnChương trình giai đoạn 2011 - 2020,nhưng những hạn chế trong tổ chứcbộ máy nhà nước hầu như chưa đạtđược mục tiêu đặt ra.

Trong thời gian gần đây, Đảng và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 61 (195) - 2018

Page 28: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 61 (195) - 2018

Nhà nước đã thể hiện tinh thầnkiên quyết hơn trong việc giải quyếthạn chế tồn tại này thông qua việcban hành các Nghị quyết, Kế hoạchvà Chương trình hành động đổimới, sắp xếp tổ chức bộ máy quảnlý của hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đó là:Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trungương Đảng; Kế hoạch số 07/KH-TW ngày 27-11-2017 của Bộ Chínhtrị; Nghị quyết số 56/2017/QH14ngày 24/11/2017 của Quốc hội;Nghị quyết số 10/2018/NQ-CPngày 0-3-2-2018 của Chính phủ.

Các nghị quyết, kế hoạch vàchương trình hành động nêu trên đãnêu rõ nhiệm vụ, giải pháp cụ thểcho từng cơ quan, từng tổ chức vàtiến độ thực hiện các nhiệm vụ ấy.Tuy nhiên, việc triển khai trong thựctế còn hết sức khó khăn vì đây là vấnđề liên quan trực tiếp đến con ngườivà mối quan hệ con người. Từ thựctế không thành công trong việc thựchiện nhiệm vụ tổ chức lại bộ máyquản lý của hệ thống chính trị, tronghệ thống đồng bộ các vấn đề cần giảiquyết thời gian tới, xin nhấn mạnh

4 vấn đề sau đây:- Nâng cao quyết tâm của cả hệ

thống chính trị về sự cần thiết cấpbách phải thực hiện nhiệm vụ đổimới, sắp xếp lại bộ máy quản lý tinhgọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.Đề cao vai trò và trách nhiệm củangười đứng đầu mỗi tổ chức, mỗiđịa phương. Có biện pháp kiênquyết loại bỏ lợi ích cá nhân và lợiích nhóm trong công tác tổ chức vàcán bộ.

- iết kế sơ đồ tổng thể hệ thốngtổ chức bộ máy của cả hệ thốngchính trị trên cơ sở tham khảo kinhnghiệm của nước ngoài và phân tíchđiều kiện, yêu cầu cụ thể với quátrình phát triển kinh tế - xã hội củađất nước trong giai đoạn phát triểnmới. Sơ đồ được thiết kế phải phùhợp với yêu cầu xây dựng, hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế. eo nguyêntắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý, nhân dân làm chủ”, sơ đồ tổng thểphải xác định rõ chức năng, nhiệmvụ các cơ quan của Đảng để thựchiện vai trò lãnh đạo của Đảng, các

Page 29: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 61 (195) - 2018

cơ quan lập pháp, hành pháp và tưpháp các cấp để thực hiện vai tròquản lý của Nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội và xã hội nghềnghiệp để thực hiện vai trò dân chủđại diện của nhân dân. Trong đó,phải khắc phục được tình trạngchồng chéo, trùng lắp chức năng,nhiệm vụ và xác định rõ mối quanhệ giữa các cơ quan trong hệ thốngbộ máy quản lý.

- Trên cơ sở sơ đồ tổng thể ấy, tiếnhành thiết kế sơ đồ hệ thống bộ máyquản lý của các bộ phận trong hệthống chính trị. Trong nhiệm vụnày, cần chú ý một số điểm quantrọng: (i) Không đưa vào sơ đồ cáckhâu trung gian với các chức năngđơn giản là truyền tải thông tin,không có nhiệm vụ và trách nhiệmcụ thể; (ii) Tùy thuộc vào phạm vihoạt động và quy mô quản lý để xácđịnh hệ thống bộ máy quản lý đểxác định tổ chức ở mỗi cấp (một tổchức không nhất thiết phải có bộmáy quản lý ở tất cả các cấp; (iii) Bộmáy quản lý của hệ thống chính trịở mỗi cấp được xác định trên cơ sởxác định rõ chức năng, nhiệm vụ vàtrách nhiệm cần phải thực hiện; của

tổ chức ở mỗi cấp; (iv) Mở rộngphân cấp quản lý để bảo đảm vấn đềđược giải quyết ở cấp nào có thể bảođảm được yêu cầu nhanh nhất,đúng nhất và chi phí (thời gian vàtài chính) thấp nhất....

- Việc đổi mới, sắp xếp lại bộ máyquản lý của hệ thống chính trị gắnvới việc tổ chức, sắp xếp lại các đơnvị hành chính ở phạm vi cả nước.Việc duy trì không gian địa giới hànhchính nhỏ hẹp hiện nay vừa mâuthuẫn với không gian kinh tế ngàycàng mở rộng, vừa dẫn tới tình trạngcồng kềnh của hệ thống quản lý, tăngbiên chế. Trong điều kiện phát triểnmới, cần thiết phải tổ chức lại địa giớihành chính theo hướng tăng quy môcủa mỗi đơn vị hành chính. Để thựchiện nhiệm vụ phức tạp này, phải giảiquyết nhiều vấn đề, trong đó quantrọng nhất là: (i) Xây dựng đề án tổchức lại địa giới hành chính các cấptrên cơ sở luận cứ khoa học rõ ràngvới lộ trình phù hợp; (ii) Đấu tranhkiên quyết với tư tưởng cục bộ, địaphương chủ nghĩa và tất cả các hìnhthực biểu hiện của lợi ích nhóm, lợiích cá nhân.

(4) Tinh giản biên chế gắn với

Page 30: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 61 (195) - 2018

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức

Đây là một trong những yêu cầuquan trọng hàng đầu để nâng caohiệu lực, hiệu quả của quản lý nhànước và xây dựng mô hình Nhànước kiến tạo phát triển. Nhiệm vụnày có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụtổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lýcủa hệ thống chính trị. Để thực hiệnnhiệm vụ phức tạp này, cần chú ýmột số vấn đề cơ bản sau đây:

- Xác định số lượng cán bộ, côngchức dựa trên cơ sở xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chứctheo quy định. Trên cơ sở đó, xácđịnh số lượng cán bộ, công chức cầntinh giản và các vấn đề cần giải quyếtkhi thực hiện tinh giản.

- Xây dựng và ban hành bản môtả vị trí việc làm trong các cơ quanquản lý nhà nước, trong đó xác địnhrõ các nhiệm vụ và yêu cầu về nănglực thực hiện các nhiệm vụ tại mỗivị trí công việc trong bộ máy quảnlý. Văn bản này cũng là căn cứ đểtiến hành xác định mức độ phù hợpvề năng lực, đánh giá mức độ thựchiện nhiệm vụ của cán bộ, côngchức, từ đó xác định chính xác

những đối tượng thuộc diện tinhgiản biên chế.

- Đề cao vai trò và trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổchức với thực hiện tinh giản biênchế. Do vậy, cần có những quy địnhcụ thể ràng buộc trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức vớiviệc thực hiện nhiệm vụ này. Trongquá trình này, cần phòng ngừa vàngăn chặn tình trạng bè cánh, loạibỏ người có năng lực và gây mấtđoàn kết nội bộ.

- Xây dựng và thực hiện chế độđối với đối tượng thuộc diện tinhgiản biên chế. Chế độ này khôngnhững góp phần giải quyết “tâm tư”của đối tượng này, mà còn góp phầnkhông gây nên biến động lớn trongcuộc sống của bản thân họ và giađình họ.

- ực hiện các giải pháp nângcao chất lượng cán bộ, công chức.Các giải pháp này phải được thựchiện đồng bộ ở tất cả các khâu cóảnh hưởng đến chất lượng toàn diệncủa đội ngũ này: quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, đánhgiá, đãi ngộ tạo động lực vật chất vàtinh thần n

Page 31: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 61 (195) - 2018

I. NHẬN dIỆN MỘT SỐ ĐIỂMNgHẽN HAy NúT THắT THỂ CHẾĐANg NgĂN CảN CHUyỂN ĐổISANg kINH TẾ THị TRƯờNgHIỆN ĐạI Và HỘI NHẬP ở NƯớCTA HIỆN NAy1.Quyền tự do kinh doanh

Về mặt pháp lý, các doanh nghiệpở Việt Nam có quyền tự do kinhdoanh, tự chủ giao kết hợp đồngnhư doanh nghiệp ở các nền kinhtế khác. Trên thực tế, người dâncũng có đánh giá khá cao về mứcđộ tự do kinh doanh so với một sốquyền cơ bản khác. Tuy nhiên, vềquyền tự do kinh doanh, hiện vẫncòn một số vấn đề sau:

Một là, có sự chồng lấn và chènlấn của nội dung các luật về ngànhkinh doanh đối với Luật Doanhnghiệp, làm hạn chế và giảm đángkể quyền tự do kinh doanh của cácdoanh nghiệp liên quan. Các luậtchuyên ngành thường có thêm cácquy định (i) hạn chế loại hình pháplý của doanh nghiệp hoạt độngtrong một số ngành, nghề nói trên;(ii) áp đặt các điều kiện kinh doanhchuyên ngành, dựng thêm các ràocản gia nhập thị trường các ngành,lĩnh vực liên quan; (ii) áp dụng cácthủ tục đặc biệt và riêng biệt đối vớigiải thể và phá sản các doanhnghiệp trong một số ngành nói trên.

ĐỔi mỚi tư dUY và thÁO BỎ nÚt thẮt thể chế

đỂ chuyỂn mạnh nền Kinh tẾ nưỚc tAsAng Kinh tẾ thỊ trường

đẦy đỦ, hiện đạil TS. nguyễn Đình Cung

Page 32: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Hai là, vẫn còn nhiều điều kiệnkinh doanh khác nhau trong cácngành, nghề cụ thể. Tập hợp và đánhgiá sơ bộ các quy định pháp luật vềđiều kiện kinh doanh cho thấy hiệncó quá nhiều điều kiện kinh doanhvới “tám không”: không rõ ràng,không đầy đủ, không hệ thống,không hợp lý, không minh bạch,không tiên liệu trước được và khônghiệu quả, không hiệu lực. Các quyđịnh đó đã tăng thêm rủi ro, tăngthêm chi phí và hạn chế đáng kểquyền tiếp cận cơ hội kinh doanhcủa người dân và doanh nghiệp.2. Chính sách, pháp luật hay thayđổi, thiếu ổn định, thiếu minh bạchvà thiếu công bằng, khó tiên liệutrước và đã gây ra nhiều hệ quả

Đã từ rất lâu, cộng đồng doanhnghiệp cả trong và ngoài nước đềucho rằng các chính sách, luật phápở Việt Nam thiếu ổn định, thườnghay thay đổi bất lợi cho doanhnghiệp; thiếu minh bạch và khôngtiên liệu trước được. ực trạngtrên có thể do nhiều nguyên nhân,trong đó, có nguyên nhân bắtnguồn từ cách thức xây dựng luậtpháp, chất lượng luật và các văn bản

hướng dẫn thi hành và cả từ cáchthức thực hiện luật pháp, chínhsách hiện nay. ực tế, hàng năm,Quốc hội chỉ ban hành khoảng 20luật, gồm cả bổ sung, sửa đổi;Chính phủ ban hành trung bìnhkhoảng hơn 100 nghị định; ủtướng Chính phủ ban hành khoảngchưa đầy 100 quyết định; nhưng,các bộ ban hành từ 600 đến 700thông tư, quyết định của bộ trưởng.Ngoài ra, còn có văn bản của ủy bannhân dân và hội đồng nhân dân cấptỉnh. Bên cạnh đó còn có hàngnghìn văn bản điều hành. Chỉ tínhriêng các văn bản điều hành đượccông bố trên Trang tin điện tửChính phủ (http://chinhphu.vn),mỗi năm trung bình có khoảng3.500 đến 4.000 văn bản điều hành.Từ thực tế trên, có thể rút ra một sốnhận xét sau đây:

Một là, để hiểu và thực hiện luậtở Việt Nam cần phải tập hợp,nghiên cứu và “pháp điển hóa”không chỉ các văn bản luật, mà còncả các nghị định hướng dẫn thihành luật và thông tư, quyết địnhcủa các bộ hướng dẫn thi hành nghịđịnh, v.v.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 61 (195) - 2018

Page 33: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 61 (195) - 2018

Hai là, số lượng các văn bản hướngdẫn thi hành (nghị định, thông tư vàquyết định của các bộ) thường lớnhơn rất nhiều so với các văn bản cầnđược hướng dẫn (các luật).

Ba là, các bộ gần như chi phối vàquyết định nội dung của các vănbản có liên quan, nhất là các vănbản hướng dẫn thi hành. Có thể nói,toàn bộ nội dung của luật được triểnkhai trên thực tế bị chi phối bởi cáchhiểu, cách đánh giá của bộ về cácvấn đề liên quan, cũng như vai trò,chức năng và lợi ích của bộ có thẩmquyền. Hệ quả là, trong không íttrường hợp, nội dung các văn bảnhướng dẫn thi hành luật có khácbiệt, không tương thích, thậm chítrái với nội dung tương ứng củaluật; tạo ra sự không ổn định, khôngnhất quán, thậm chí mâu thuẫn vềnội dung giữa luật và các văn bảnhướng dẫn thi hành, giữa luật “trêngiấy” và luật trong thực tế. Ngoài ra,việc sử dụng công văn hay văn bảnđiều hành như một công cụ hướngdẫn thi hành chính sách, luật phápđối với từng trường hợp cụ thể tạora cơ chế “xin - cho” trong thực hiệnchính sách, luật pháp; làm đậm

thêm tính không nhất quán, thiếucông bằng và bình đẳng trong sửdụng và áp dụng các chính sách,pháp luật đối với các nhà đầu tư,doanh nghiệp có liên quan.

Cách thức hướng dẫn và tổ chứcthực hiện luật như trình bày trênđây luôn tạo thuận lợi cho các bộ,các cơ quan nhà nước có liên quan.Các bộ thường dành “thuận lợi” vềcho mình, và đẩy “khó khăn” và rủiro về cho doanh nghiệp và ngườidân. Vì vậy, việc tuân thủ đúng luậtpháp thường là công việc khó khănvà tốn kém đối với người dân vàdoanh nghiệp; và trong không íttrường hợp, sự lựa chọn là khôngtuân thủ đúng quy định của phápluật; và hoạt động kinh doanh trởthành “phi chính thức”, là khôngphủ hợp với luật pháp; làm gia tăngthêm rủi ro cho doanh nghiệp vànhà đầu tư trong hoạt động kinhdoanh. Ngoài ra, cách thức hướngdẫn và thực hiện luật pháp nhưtrình bày trên là áp đặt hành chínhtừ trên xuống; hạn chế và thu hẹpphạm vi phát triển quan hệ chiềungang, quan hệ thị trường giữa cácchủ thể kinh doanh.

Page 34: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 61 (195) - 2018

Tóm lại, sự không ổn định,không nhất quán, không minhbạch, không tiên liệu trước đượctrong cả nội dung và cách thức thựchiện luật pháp chính sách tạo ramột số bất lợi sau:

- Tạo ra rủi ro pháp lý rất lớn đốivới đầu tư, kinh doanh; có thể làmsai lệch mọi tính toán, kế hoạchkinh doanh, kế hoạch đầu tư pháttriển của doanh nghiệp. Đó chắcchắn là một trong các nguyên nhânlàm cho các doanh nghiệp, nhất làdoanh nghiệp nhỏ và vừa vừakhông muốn, vừa không thể đầu tưlớn, đầu tư dài hạn để phát triển.

- Cách thức thực hiện phổ biếntheo cơ chế xin - cho tạo dư địa lớncho hối lộ và tham nhũng; tạo ra bấtcông, bất bình đẳng trong tiếp cậncác cơ hội kinh doanh và các nguồnlực phát triển; làm sai lệch chuẩnmực giá trị và tín hiệu thị trường,v.v. Tất cả các yếu tố nói trên dẫnđến sai lệch trong phân bổ và lãngphí, kém hiệu quả trong sử dụngnguồn lực.

- Không những làm thu hẹpphạm vi phát triển và hoạt động củacác loại thị trường, nhất là thị

trường các nhân tố sản xuất, màcòn làm tăng thêm sai lệch, méo mócủa thị trường cả về quy mô và mứcđộ; làm trầm trọng thêm cả thất bạicủa thị trường và thất bại của Nhànước.3. Tự do giao kết hợp đồng và giảiquyết tranh chấp thương mại

Một trong những đặc điểm hayyêu cầu cơ bản của kinh tế thịtrường là tự do giao kết hợp đồng,bảo đảm tính ổn định, chắc chắn vàhiệu lực của hợp đồng; giải quyết cóhiệu quả các tranh chấp hợp đồng,nhất là các hợp đồng thương mại.Có thể nói, các chủ thể thị trường ởViệt Nam hiện nay đã có quyền vàđược đảm bảo quyền tự do giao kếthợp đồng. Tuy nhiên, tính ổn định,chắc chắn và tính hiệu lực của hợpđồng như công cụ thực hiện cácgiao dịch thương mại còn khá yếu.Đặc biệt, hiệu lực và hiệu quả thựcthi hợp đồng và giải quyết tranhchấp còn khá thấp. Điều này có thểdo một số nguyên nhân sau đây:

Một là, Tòa án là công cụ giảiquyết tranh chấp tốn kém, kéo dài,không chắc chắn; chưa phải là côngcụ bảo vệ tốt tài sản và quyền sở

Page 35: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 61 (195) - 2018

hữu tài sản công dân, doanhnghiệp. eo đánh giá của Ngânhàng ế giới, mất khoảng 400ngày để giải quyết một tranh chấphợp đồng thương mại với chi phíkhoảng 29% tổng giá trị hợp đồng.

Hai là, hiệu quả, hiệu lực thihành án thấp. Số lượng án dân sựtồn đọng là đáng báo động. eobáo cáo của Bộ Tư pháp, đến tháng7 năm 2013 có 656.111 việc phải thihành, trong đó 356.701 việc có đủđiều kiện thi hành, chiếm 68,51%.Trên phạm vi toàn quốc, số tiềnphải thu từ các vụ án đã có quyếtđịnh thi hành chỉ chiếm khoảng43% tổng số tiền phải thi hành.Tình trạng cũng tương tự ở các địaphương. Ở Hà Nội, Hải Phòng, BắcNinh, Hải Dương, ái Nguyên haythành phố Hồ Chí Minh, v.v. tỷ lệthi hành án thành công chỉ chiếm30-40%.4. Sở hữu đất đai và phân bổ, sử dụng đất

Có thể nói, pháp luật và chínhsách về đất đai ở Việt Nam vẫn luônlà vấn đề gây tranh cãi với nhiềuloại ý kiến khác nhau; và cũng làđối tượng hay bị thay đổi. Các thay

đổi quan trọng bao gồm: Một là, đấtđai được coi là nguồn lực quantrọng để phát triển đất nước vàđược quản lý theo pháp luật; Hai là,tổ chức, cá nhân không chỉ đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất,mà còn được Nhà nước công nhậnquyền sử dụng đất; và quyền sửdụng đất được pháp luật bảo hộ; Balà, người sử dụng đất được chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, kể cảquyền sử dụng đất do Nhà nướcgiao; và thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật;Bốn là, phạm vi và thẩm quyền thuhồi đất của cơ quan nhà nước đãđược xác định rõ; thu hẹp lại đángkể so với thực tế của nhiều nămqua. Đối với các dự án kinh tế - xãhội, thì chỉ thu hồi đất cho các dựán phát triển kinh tế - xã hội vì lợiích quốc gia; và việc thu hồi đấtphải công khai, minh bạch và đượcbồi thường theo quy định của phápluật. Như vậy, tuy đất đai vẫn thuộcsở hữu toàn dân, nhưng quyền sửdụng đất ở mức độ nhất định đãđược coi là tài sản của người sửdụng, chuyển nhượng được vàđược pháp luật bảo hộ. Đây là thay

Page 36: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

đổi hết sức quan trọng tạo điều kiệncho việc hình thành thị trườngchính thức về quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, có lẽ việc hiện thựchóa các thay đổi tích cực nói trênvào cuộc sống và vận động bìnhthường của xã hội chắc chắn sẽ còncần nhiều thời gian và nỗ lực. Trênthực tế, pháp luật về đất đai ở nướcta còn nhiều về số lượng văn bản,phức tạp, chồng chéo, trùng lặp,chưa thân thiện với thị trường vềnội dung, v.v.

Về thúc đẩy phát triển kinh tế thịtrường, thì pháp luật về đất đai vàviệc thực thi pháp luật về quyền sởhữu và sử dụng đất ở Việt Nam cóba nút thắt cơ bản. Một là, quy địnhvề sở hữu và quyền sở hữu đất đailà không rõ ràng và cụ thể; việcthực thi và bảo vệ quyền sử dụngđất nông nghiệp đối với người dân,nhất là nông dân là rất yếu và kémhiệu lực, thể hiện: (i) việc xác lậpquyền sử dụng đất của người dân vàdoanh nghiệp là khó khăn và tốnkém; (ii) việc thực hiện quyềnchuyển nhượng đất đai (hay chuyểnnhượng quyền sử dụng đất đã đượcgiao hoặc thuê) cũng rất khó khăn,

tốn kém, và nhiều khi không thểthực hiện được; nhưng (iii) việcNhà nước thu hồi quyền sử dụngđất của người dân và doanh nghiệplại quá dễ, không minh bạch, khôngtiên liệu trước được, nhất là đối vớinông dân. Hai là, chưa có thịtrường sơ cấp về quyền sử dụng đất;việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất,v.v. vẫn thực hiện bằng biện pháphành chính; và Ba là, thị trường thứcấp về đất đai tồn tại rất hạn chế,chia cắt; méo mó, sai lệch và thườngthiên về đầu cơ, v.v. Tóm lại, thịtrường (hay các nguyên tắc và quyluật thị trường) hầu như chưa có dưđịa để hoạt động và tác động đếnphân bổ đất đai trong nền kinh tếViệt Nam. Về pháp lý các hộ đãđược cấp quyền sử dụng đất và chỉcó quyền rất hạn chế trong chuyểnnhượng, chuyển đổi quyền sử dụngđất, thậm chí không thể thực hiệnđược. Việc chuyển nhượng, chuyểnđổi đất từ loại này sang loại khác vềcơ bản phải thực hiện theo cáchhành chính chiếm đoạt và hànhchính phân chia.

Nhà nước (được xác định là đạidiện sở hữu toàn dân) mà thực chất

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 61 (195) - 2018

Page 37: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 61 (195) - 2018

là một số cơ quan và công chức nhànước có thẩm quyền, trực tiếp thựchiện các quyền, bao gồm ấn địnhmục đích sử dụng cho các ô, thửađất thông qua quy hoạch nhiều loạikhác nhau; quyết định chuyển đổimục đích sử dụng đất; quyết địnhgiao đất, cho thuê đất; thu hồi đấtđã giao hoặc cho thuê; ấn định cáchạn chế về thời gian và hạn mức đốivới việc giao đất hoặc cho thuê đất;và cuối cùng là định giá đất. Vì vậy,việc chuyển đổi, chuyển quyền sửdụng đất “thứ cấp”, nhất là chuyểnđổi đất nông nghiệp thành đất phinông nghiệp, không theo nguyêntắc và cơ chế thị trường, mà theomệnh lệnh hành chính chủ quancủa các cơ quan, công chức nhànước có thẩm quyền.

Trên thực tế, việc chuyển đổi mụcđích sử dụng đất, chuyển đổi quyềnsử dụng đất từ các hộ nông dânsang các nhà đầu tư kinh doanhđược thực hiện theo cơ chế xin -cho thông qua các công cụ quản lýnhà nước; và có thể nói, nguyên tắcvà cơ chế thị trường hầu như khôngtồn tại trong các “giao dịch” nóitrên. Phân bổ đất đai trong trường

hợp này hoàn toàn theo sự canthiệp hành chính chủ quan của cáccơ quan, công chức nhà nước cóthẩm quyền. Hệ quả là tạo ra sự bấtcông trong phân bổ, chiếm hữu vàsử dụng đất đai, trong hưởng lợi từđất đai, làm cho sử dụng đất trở nênlãng phí, kém hiệu quả; gây ra hàngloạt các vấn đề xã hội khác, v.v. Trênthực tế, các DNNN, doanh nghiệpquy mô lớn, doanh nghiệp đầu tưnước ngoài, doanh nghiệp có “quanhệ” với công chức nhà nước cóthẩm quyền thường tiếp cận đượcvới đất đai, trở thành chủ sở hữu“quyền sử dụng đất” một cách dễdàng hơn nhiều so với những ngườikhác. Nông dân thường là nhữngngười chịu thiệt trực tiếp và nhiềunhất, trước hết là họ không đượcđền bù một cách tương xứng theonguyên tắc thị trường.

Trong số diện tích đất mà các hộnông dân đang sử dụng, thì nguồngốc của tuyệt đại đa số đất đai là donhà nước giao hoặc thừa kế; đất cóđược qua chuyển nhượng, mua bánvà góp vốn bằng quyền sử dụng đấthầu như không đáng kể. Điều đóchứng tỏ rằng thị trường thứ cấp về

Page 38: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 61 (195) - 2018

quyền sử dụng đất hầu như chưathể hoạt động.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,nhưng trên thực tế đã thành “côngcụ” chính sách của Nhà nước. Cụthể là, Nhà nước sử dụng “đất” làmcông cụ ưu đãi đầu tư, nhất là đầu tưnước ngoài; Nhà nước chuyển đổimục đích sử dụng, bán quyền sửdụng đất để tăng thu ngân sách, v.v.Vì vậy, “giá đất” có sự phân biệt đốixử rất lớn đối với người sử dụngkhác nhau. Giá đất đối với nhà đầutư nước ngoài, đầu tư nhà nước vàcác nhà đầu tư thuộc loại ưu tiên củachính phủ có thể quá thấp (được trợcấp hay bao cấp lớn, có khi bao cấptoàn phần); còn giá đất cho đa sốngười còn lại quá cao. ực tế chothấy, chi phí sử dụng đất quá cao làmột trong số các cản trở đối với pháttriển doanh nghiệp tư nhân trongnước. Ngược lại, giá đất quá rẻ chomột số đối tượng, nhất là DNNNđang làm cho việc sử dụng đất trởnên lãng phí, bất công và kém hiệuquả. ực tế nói trên cũng góp phầntạo ra môi trường kinh doanh khôngcông bằng và bình đẳng, làm méomó các giao dịch thị trường.

Tóm lại, can thiệp hành chínhcủa các cấp chính quyền từ trungương đến địa phương đang chi phốiphân bổ và sử dụng đất đai, khoángsản và các tài nguyên khác của quốcgia. Các giao dịch “sơ cấp” hoàntoàn theo mệnh lệnh và can thiệphành chính; các giao dịch “thứ cấp”là bị giới hạn; các chủ thể liên quanchưa được quyền tự do hợp đồng;các nguyên tắc thị trường như cạnhtranh để có được quyền sử dụng đất(và các tài nguyên khác), giá cả xácđịnh theo quan hệ cung cầu và sựkhan hiếm của nguồn lực, v.v. hầunhư chưa xuất hiện trong phân bổđất đai, tài nguyên; quyền sở hữuđất đai trên thực tế là chưa rõ ràngvà chưa được bảo vệ một cách chắcchắn. Như vậy, thể chế kinh tế thịtrường về cơ bản chưa tồn tại vàphát huy tác dụng trong phân bổ, sửdụng đất đai và các tài nguyên kháccủa quốc gia.5. Về doanh nghiệp nhà nước

Cải cách, phát triển và nâng caohiệu quả DNNN là một trong cáccải cách cơ bản chuyển sang kinhtế thị trường trong hơn 30 năm quaở Việt Nam. Trên lĩnh vực này đã

Page 39: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 61 (195) - 2018

đạt được không ít thành quả tíchcực. Tuy vậy, so với các yêu cầu cơbản của kinh tế thị trường hiện đại,thì DNNN, chế độ sở hữu và cáchthức thực hiện quyền sở hữu nhànước tại doanh nghiệp trên một sốmặt còn có khoảng cách, cần được“lấp đầy”:

Một là, so với các nền kinh tế thịtrường hiện đại, thì khu vực DNNNở Việt Nam còn rất lớn.

Hai là, mục đích, vai trò và sứmệnh của DNNN trong nền kinh tếcũng chưa thật rõ ràng. Tuy đã cónhững thay đổi trong thời gian gầnđây, nhưng DNNN vẫn được coi làlực lượng nòng cốt của kinh tế nhànước 4; DNNN là lực lượng vật chấtđể Nhà nước điều tiết nền kinh tế,là công cụ để nhà nước ổn địnhkinh tế vĩ mô, v.v. Việc nhà nước sửdụng DNNN để điều tiết thị trườnglà không phù hợp với nguyên tắcthị trường. Trong trường hợp này,không phải thị trường áp đặt “luậtchơi” cho doanh nghiệp, mà trái lạidoanh nghiệp đang áp đặt “luậtchơi” lên thị trường, tạo áp lực lêncác cơ quan quản lý nhà nước; gâyméo mó các giao dịch thị trường và

bất bình đẳng với các chủ thể kháccủa thị trường, và giảm hiệu lựcquản lý nhà nước.

Ba là, việc sử dụng một sốDNNN làm công cụ ổn định kinhtế vĩ mô vừa không phù hợp với thểchế kinh tế thị trường; vừa khônghiệu lực và gây nên hàng loạt tácđộng tiêu cực đối với sản xuất, tiêudùng, công bằng xã hội và môitrường; gây hại đến phát triển, ổnđịnh kinh tế nói chung và cácngành có liên quan nói riêng.Những hệ quả nói trên đã đượcnhận biết; và trên thực tế, Chínhphủ đang nỗ lực cải cách “thịtrường hóa các loại giá trợ cấp”, nhưgiá điện, than, xăng dầu, v.v. và dođó, vai trò của DNNN như mộtcông cụ ổn định kinh tế vĩ mô cũngsẽ mờ dần. Điều quan trọng là tưduy phải được thay đổi, phải bỏ tưduy, quan niệm coi DNNN là côngcụ ổn định kinh tế vĩ mô.

Bốn là, còn có hàng loạt các biểuhiện khác của chế độ “ngân sáchmềm” như DNNN chưa bị chi phốibởi nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”;không áp dụng đầy đủ giá thịtrường của vốn;một số DNNN

Page 40: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 61 (195) - 2018

chưa bị chi phối đầy đủ bởi cạnhtranh thị trường; ngoài ra, trên thựctế, DNNN đang bị các thể chế, cáchthức quản lý của nhà nước cản trở,không thể hoạt động đầy đủ theocác nguyên tắc và kỷ luật thịtrường. Hiện còn quá nhiều cơquan nhà nước các cấp có quyềncan thiệp theo phương thức hànhchính, phi thị trường vào hoạt độngkinh doanh và quản lý doanhnghiệp, từ quyết định đầu tư, tổchức kinh doanh, lựa chọn cán bộquản lý và tuyển dụng nhân công,tiền lương và tiền thưởng, thanhtra, giám sát và đánh giá, v.v. 6. Huy động và phân bổ vốn đầu tưnhà nước

Nhà nước huy động vốn theonguyên tắc thị trường; nhưng phânbổ vốn đầu tư nhà nước vẫn chủyếu theo mệnh lệnh hành chính,theo cơ chế “xin - cho” nhiều hơnlà cơ chế thị trường; chưa sử dụnggiá của vốn hay chuẩn mực đolường hiệu quả kinh tế xã hội đểcân bằng cung - cầu về đầu tư nhànước. Nhà nước huy động vốn quámức, kết hợp với phân bổ vốn đầutư nhà nước sai lệch, méo mó đã

làm cho thị trường vốn trở nên sailệch, méo mó hơn. Đây cũng là mộtnút thắt thể chế đang cản trở quátrình chuyển mạnh sang kinh tế thịtrường hiện đại, đầy đủ ở Việt Nam.

Có hàng loạt nguyên nhân dẫnđến vấn đề và thực trạng nói trên.Trước hết, phải kể đến vai trò vàchức năng của Nhà nước khôngcòn phù hợp; quá nhấn mạnh đếnvai trò đầu tư phát triển của Nhànước, chưa chú ý đúng mức đến vaitrò xã hội và vai trò trong tái phânphối thu nhập. Chế độ phân cấp,phân quyền và hệ thống khuyếnkhích đã dẫn đến tình trạng chiacắt, cát cứ không gian phát triểntheo địa giới hành chính; 63 tỉnh,thành phố trở thành 63 nền kinh tếtrong một nhà nước thống nhất; tấtcả đều khao khát, cạnh tranh nhauthu hút đầu tư, cạnh tranh nhautrong đầu tư để có tăng trưởng bằngmọi giá.Giá đất nông nghiệp thấp,giá đất phục vụ sản xuất kinhdoanh cao và chênh lệch lớn so vớigiá đất nông nghiệp cũng thúc đẩycác cấp chính quyền địa phương vàdoanh nghiệp liên quan muốn códự án đầu tư để tư lợi. Cuối cùng,

Page 41: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 61 (195) - 2018

ràng buộc ngân sách mềm, kỷ luậtngân sách lỏng lẻo trong toàn hệthống, ở tất cả các nhánh quyền lựcvà các cấp chính quyền. Không cócạnh tranh, đánh đổi giữa các nhucầu, yêu cầu khác nhau, qua đó, lựachọn và tập trung vào các nhu cầuưu tiên và hiệu quả cao nhất.Không có thước đo hay giá của sửdụng vốn đầu tư nhà nước để sànglọc, chọn cái tốt nhất trong số cácnhu cầu, dự án khác nhau. Việc phêduyệt dự án và phân bổ vốn đầu tưvẫn nặng về “xin - cho - chia” và bịchi phối bởi ý chí chủ quan và tùyý, lợi ích cục bộ, nhiệm kỳ của cáccơ quan, công chức có thẩm quyền.Tất cả các bên gồm “người đi xin”,“người chia và cho” và các bên cóliên quan khác không có tráchnhiệm rõ ràng và không bị ràngbuộc trách nhiệm về hiệu quả quảnlý và sử dụng vốn; không bị trừngphạt do sử dụng vốn lãng phí, kémhiệu quả.

Nói tóm lại, cách thức phân bổvốn đầu tư nhà nước hiện naykhông chỉ gây ra thất thoát, lãng phívà sử dụng kém hiệu quả vốn đầutư nhà nước, mà còn làm méo mó,

đảo lộn thể chế phân bổ nguồn lựcchung của nền kinh tế; làm giảm vàthu hẹp dần tiềm năng tăng trưởngcủa toàn bộ nền kinh tế. 7. khu vực kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân chưa thểlớn lên về quy mô và chất lượng;kinh tế hộ sản xuất nhỏ, phi chínhthức vẫn chiếm ưu thế. So với hầuhết các nước khác, kể cả các nướccông nghiệp hóa thành công sauĐại chiến thế giới lần II, khu vựckinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn cònnhỏ; sản xuất nhỏ hộ gia đình đanglà hình thức nổi trội cả về số lượngđơn vị và đóng góp vào nền kinh tế.ực tế nói trên có nguyên nhân từ(i) quyền sở hữu và bảo vệ quyền sởhữu, (ii) tự do kinh doanh, tự dohợp đồng và thực thi hợp đồng, (iii)gia nhập thị trường và môi trườngkinh doanh, và (iv) chất lượng vàhiệu lực quản trị quốc gia, v.v. Bảnthân doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế cũng có những vấn đềhay nút thắt nội tại. Một đặc điểmchung của các doanh nghiệp ở ViệtNam là có xu hướng ngăn cản hoặcchống lại tập trung, tích tụ vốn; nênkhông có hoặc rất khó có điều kiện

Page 42: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 61 (195) - 2018

đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tưliên tục mở rộng quy mô; vì vậy,không giảm được chi phí và nângcao năng suất, nâng cao năng lựccạnh tranh. Ngược lại, các biểu hiệnưa chuộng lợi ích ngắn hạn, tìmkiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn; sẵnsàng đánh đổi lợi ích dài hạn để thulợi trước mắt lại khá rõ nét.

Tóm lại, hiện đang tồn tại hàngloạt các nút thắt thể chế ngăn cảnhoặc làm chậm lại tiến trình cảicách kinh tế đang dang dở ở ViệtNam. Các nút thắt đó vừa hạn chếsự hình thành và phát triển các loạithị trường, vừa tạo thêm méo mó,sai lệch thị trường, nhất là thịtrường yếu tố sản xuất. ị trườngvề cơ bản chưa làm tốt chức năngcủa mình trong huy động, phân bổvà sử dụng nguồn lực; năng suất vàhiệu quả sử dụng nguồn lực suygiảm. Do đó, Việt Nam có nguy cơrơi vào bẫy thu nhập trung bìnhngay khi mức thu nhập bình quânđầu người còn rất thấp.

Nguyên nhân của các nút thắt nóitrên lại nằm ở phía Nhà nước. Nhànước rõ ràng chưa thực hiện đượcchức năng cơ bản nhất của mình là

thiết lập thể chế hỗ trợ và bảo đảmthị trường các loại vận hành mộtcác đầy đủ nhất có thể; trái lại, đanglàm cho thị trường trở nên méomó; làm đậm thêm thất bại của cảnhà nước và thị trường. So với cácnền kinh thế thị trường hiện đại,Nhà nước trong nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam khác không chỉvề quy mô, phạm vi, cơ cấu tổ chứcnhà nước và các cơ quan nhà nước,mà cả về tư duy, cách thức, công cụ,năng lực và thái độ của đội ngũcông chức trong thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước nóichung và của cán bộ, công chức nóiriêng. Có thế nói, đổi mới hơn 30năm qua ở Việt Nam mới chủ yếutập trung vào giảm và thu hẹp vaitrò và chức năng của nhà nước, màchưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổchức bộ máy Nhà nước; chưa thayđổi cơ bản tư duy về kinh tế thịtrường, về vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường. Vềcách thức quản lý, công cụ và mệnhlệnh hành chính vẫn được sử dụngphổ biến; chế độ “làm việc tập thể”kéo dài từ hệ thống cũ, khiến chobộ máy, các qui trình ra quyết định

Page 43: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

và việc điều hành, thực thi cácquyết định của Nhà nước rất khócải thiện được tính minh bạch vàtrách nhiệm giải trình. Nhà nướcpháp quyền chưa hình thành đầyđủ; chức năng, nhiệm vụ, phươngthức hoạt động, tính độc lập cũngnhư cơ chế phân công, phối hợp vàgiám sát lẫn nhau giữa 3 bộ phậncủa hệ thống quyền lực (lập pháp,hành pháp, tư pháp) chưa thậtminh bạch, hợp lý, gây trở ngại chocả ba trong phát huy vai trò đíchthực của mình. Năng lực bộ máy đãtỏ ra không còn phù hợp với trìnhđộ phát triển cao hơn của thịtrường; dẫn đến hoạt động kémhiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, lànsóng đổi mới lần 2 đã trở nên rấtcần thiết. Có một số điểm giống vàkhác nhau giữa làn sóng đổi mớilần 1 và đổi mới lần 2. Điểm tươngđồng cơ bản là nội hàm của đổi mớivẫn chuyển mạnh mẽ và chuyểndứt khoát sang kinh tế thị trường.Tuy vậy, trong đổi mới lần 1, Nhànước thu hẹp phạm vi, vai trò vàchức năng của mình tạo dư địa chothị trường và khu vực tư nhân tồntại và hoạt động; còn đổi mới lần 2

là phải nâng cấp trình độ phát triểnthị trường của nền kinh tế; làm chothị trường các loại, nhất là thịtrường các yếu tố sản xuất đượcphát triển cả về chiều rộng và chiềusâu, đảm bảo cạnh tranh thị trườngcông bằng và có trật tự; khắc phụccác hạn chế hay thất bại của thịtrường. Nội dung đổi mới lần 2 vừatiếp tục thu hẹp phạm vi, vừa đổimới vai trò, chức năng, cơ cấu tổchức bộ máy và nâng cao năng lựccủa bộ máy Nhà nước nói chung vàtừng nhánh của bộ máy nhà nướcnói riêng. Có thể nói, đổi mới lần 2khó khăn hơn bội phần so với đổimới lần 1 cách đây hơn 30 năm. II. Một số kiến nghị đổi mới tư duy,làm rõ nội hàm một số khái niệm cơbản tạo tiền đề cho tháo bỏ các nútthắt thể chế, chuyển đổi mạnh mẽ,dứt khoát sang kinh tế thị trườnghiện đại, hội nhập theo thông lệquốc tế

Đổi mới trước hết là đổi mới thểchế chuyển mạnh sang kinh tế thịtrường đã trở thành “mệnh lệnh”đối với tất cả chúng ta. Chúng ta đãlàm được nhiều việc; và còn rấtnhiều việc, thậm chí những việc

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 61 (195) - 2018

Page 44: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

khó hơn trước, phải làm để chuyểnsang kinh tế thị trường. ực tếcho thấy, đổi mới tư duy là yếu tốquyết định đối với bước ngoặt củacải cách; và tháo bỏ các nút thắt thểchế để cải cách chuyển đổi mạnhmẽ sang kinh tế thị trường hiệnđại, hội nhập sẽ không thể thựchiện được nếu thiếu đổi mới tưduy. Vì vậy, trong phần tiếp theođây tôi xin kiến nghị đổi mới nhậnthức và làm rõ nội hàm của một sốkhái niệm cơ bản của quá trình cảicách tiếp theo.1. kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa

Đây là một khái niệm được sửdụng thường xuyên và liên tục,nhưng nội hàm của khái niệm chưarõ, chưa thống nhất; và những gìđược giải thích liên quan đến kháiniệm này không còn phù hợp, v.v.ực tế nói trên đang trở thành ràocản lớn, chưa thể vượt qua đối vớiđổi mới nói riêng và phát triểnquốc gia nói chung. Vì vậy, việcthảo luận và thống nhất về nội hàmcủa khái niệm “kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa” tạokhông gian cho đổi mới chuyển đổi

mạnh mẽ và nhất quán hơn sangkinh tế thị trường và hội nhập là hếtsức cần thiết. eo tinh thần đó,chúng tôi xin đề xuất đổi mới kháiniệm “kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa” như sau:“Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là nền kinh tế thịtrường đầy đủ, hiện đại, trong đó,Nhà nước và thị trường là hai yếutố không thể thiếu, phối hợp, cộngsinh và bổ sung cho nhau. ịtrường hoàn thiện và hoạt động cóhiệu quả không thể thiếu được mộtNhà nước mạnh, có hiệu lực vàhiệu quả. Hoàn thiện thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa trước hết là xây dựng và hoànthiện thể chế cho một nền kinh tếthị trường hiện đại, đầy đủ. Trên cơsở kinh tế thị trường hiện đại, đầyđủ, định hướng xã hội chủ nghĩađược bảo đảm bằng điều tiết củanhà nước xã hội chủ nghĩa theohướng tăng trưởng bao dung, côngbằng; phân phối lại thu nhập và tổchức cung ứng dịch vụ công theohướng nhà nước phúc lợi ngày càngnhiều hơn tùy phụ thuộc vào giaiđoạn và trình độ phát triển; và phát

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 61 (195) - 2018

Page 45: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 61 (195) - 2018

triển hệ thống an sinh xã hội hướngmạnh tới các nhóm yếu thế trongxã hội”.2. Đổi mới chính trị phải phù hợp vàđồng hành cùng đổi mới kinh tế

Khái niệm hay phạm trù nói trêncũng đã được sử dụng rất phổ biếntrong các tài liệu, văn kiện chínhthức của Đảng và Nhà nước. Tất cảchúng ta đều đồng ý. Tuy vậy, điềukhông rõ và có thể còn có ý kiến rấtkhác nhau là “đổi mới kinh tế làgì?”, “đổi mới chính trị là gì?” và “sựphù hợp của đổi mới chính trị vớiđổi mới kinh tế nghĩa là gì?”. Đó lạilà những điều rất cần làm sáng rõ.

Chúng tôi cho rằng, đổi mới kinhtế trong giai đoạn tiếp là việc tiếptục thực hiện các giải pháp thúc đẩychuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tếViệt Nam sang kinh tế thị trườnghiện đại, đầy đủ theo các chuẩnmực được quốc tế thừa nhận, trongđó, trọng tâm là việc Nhà nước chủđộng thay đổi vai trò, vị trí và chứcnăng của mình, qua đó, làm thayđổi vai trò, chức năng của thịtrường và quan hệ giữa nhà nước vàthị trường; làm cho thị trường, nhấtlà thị trường các yếu tố sản xuất

hoạt động đầy đủ, không méo mó,không sai lệch và trở thành yếu tốquyết định trong phân bổ nguồnlực xã hội.

Đổi mới chính trị là việc tiếp tụcmở rộng và thực thi dân chủ, đảmbảo thực hiện đầy đủ và thực chấtcác quyền con người, quyền côngdân; thiết lập cơ cấu quản trị quốcgia không có xung đột lợi ích (con-flict of interest), cân bằng giữaquyền lực và giám sát quyền lực,trách nhiệm giải trình đầy đủ vàđến cùng.

Về sự phù hợp của đổi mới chínhtrị và đổi mới kinh tế, như trên đãtrình bày, đổi mới kinh tế lần 2 tậptrung vào đổi mới vai trò, chứcnăng của Nhà nước và thay đổi mốiquan hệ giữa nhà nước và thịtrường. Do đó, về chính trị, ít nhấtphải có thay đổi phù hợp trong cơcấu tổ chức bộ máy nhà nước, phânbổ lại thẩm quyền, chức năng vànhiệm vụ của các cơ quan nhà nướccó liên quan quan, v.v. để nâng đỡ,bổ sung cho thị trường, khắc phụccác khiếm khuyết của thị trường vàlàm cho thị trường hoạt động ngàycàng tốt hơn.

Page 46: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

3. Cải cách thể chế và đột phá thể chếMấy năm gần đây, cụm từ “cải

cách thể chế” và “đột phá thể chế”đã được liên tục sử dụng. Nhưng,chúng ta vẫn chưa nhận thức đủ rõvà nhất quán “cải cách thể chế vàđột phá thể chế là gì?” Chúng tôi đềxuất, cải cách thể chế kinh tế là việcthiết lập, bổ sung và thay đổi hệthống các quy tắc, luật lệ, trước hếtlà các quy tắc luật lệ chính thức đểthực hiện các cải cách kinh tế, thúcđẩy quá trình chuyển đổi nền kinhtế Việt Nam sang kinh tế thị trườngđầy đủ, hiện đại.

Còn đột phá thể chế là nhữngthay đổi đủ lớn, đủ mạnh về thể chếđể tháo bỏ được các nút thắt thểchế, tạo ra bước tiến nhảy vọt củaquá trình chuyển đổi sang kinh tếthị trường đầy đủ, hiện đại.4. Nền kinh tế thị trường mà ViệtNam hướng đến phải là nền kinh tếthị trường đầy đủ, hiện đại và hộinhập đầy đủ

Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn đâuđó chưa tin vào thị trường và kinhtế thị trường; chưa tin vào thịtrường như thể chế hữu hiệu nhấttrong huy động và phân bổ nguồn

lực; thị trường là “trung tâm” củathể chế kinh tế; nhà nước vừa khắcphục các khiếm khuyết của thịtrường để làm cho thị trường vậnhành tốt hơn. Ở các nền kinh tế thịtrường khác, nhà nước và thịtrường được coi như hai bàn taycủa con người, vô hình và hữuhình, cùng hoạt động và bổ sungcho nhau, tạo thành sức mạnh; cònở Việt Nam hàng loạt nút thắt thểchế đang ngăn cản hoặc làm chậmtiến trình cải cách kinh tế đangdang dở ở Việt Nam, vừa hạn chếsự hình thành và phát triển các loạithị trường, vừa tạo thêm méo mó,sai lệch thị trường, nhất là thịtrường yếu tố sản xuất. ị trườngvề cơ bản chưa làm tốt chức nănghuy động, phân bổ và sử dụngnguồn lực; năng suất và hiệu quả sửdụng nguồn lực suy giảm. Do đó,Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫythu nhập trung bình ngay khi mứcthu nhập bình quân đầu người cònrất thấp.

Có thể nói, đổi mới hơn 30 nămqua ở Việt Nam mới chủ yếu tậptrung vào giảm và thu hẹp vai tròvà chức năng của nhà nước, mà

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 61 (195) - 2018

Page 47: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 61 (195) - 2018

chưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổchức bộ máy nhà nước; chưa thayđổi cơ bản tư duy về kinh tế thịtrường, về vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường. Vềcách thức quản lý, công cụ và mệnhlệnh hành chính vẫn được sử dụngphổ biến; chế độ “làm việc tập thể”kéo dài từ hệ thống cũ, khiến chobộ máy, các qui trình ra quyết địnhvà việc điều hành, thực thi cácquyết định của Nhà nước rất khócải thiện được tính minh bạch vàtrách nhiệm giải trình. Nhà nướcpháp quyền chưa hình thành đầyđủ; chức năng, nhiệm vụ, phươngthức hoạt động, tính độc lập cũngnhư cơ chế phân công, phối hợp vàgiám sát lẫn nhau giữa 3 bộ phậncủa hệ thống quyền lực (lập pháp,hành pháp, tư pháp) chưa thậtminh bạch, hợp lý, gây trở ngại chocả ba trong phát huy vai trò đíchthực của mình. Năng lực bộ máy đãtỏ ra không còn phù hợp với trìnhđộ phát triển cao hơn của thịtrường dẫn đến hoạt động kémhiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, lànsóng đổi mới lần 2 đã trở nên rấtcần thiết. Có một số điểm giống và

khác nhau giữa làn sóng đổi mớilần 1 và đổi mới lần 2. Điểm tươngđồng cơ bản là nội hàm của đổi mớivẫn là chuyển mạnh mẽ và chuyểndứt khoát sang kinh tế thị trường.Tuy vậy, trong đổi mới lần 1, nhànước thu hẹp phạm vi, vai trò vàchức năng của mình tạo dư địa chothị trường và khu vực tư nhân tồntại và hoạt động; còn đổi mới lần 2là phải nâng cấp trình độ phát triểnthị trường của nền kinh tế; làm chothị trường các loại, nhất là thịtrường các yếu tố sản xuất đượcphát triển cả về chiều rộng và chiềusâu, đảm bảo cạnh tranh thị trườngcông bằng và có trật tự; khắc phụccác hạn chế hay thất bại của thịtrường. Nội dung đổi mới lần 2 vừatiếp tục thu hẹp phạm vi, vừa đổimới vai trò, chức năng, cơ cấu tổchức bộ máy và nâng cao năng lựccủa bộ máy Nhà nước nói chung vàtừng nhánh của bộ máy nhà nướcnói riêng. Có thể nói, đổi mới lần 2khó khăn hơn bội phần so với đổimới lần 1 cách đây hơn 30 năm.Tuy khó khăn và đầy thách thức,nhưng đổi mới lần 2 đã trở thànhmệnh lệnh, không thể không làmn

Page 48: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

1. Thực tiễn về thể chế quốc tế Kỳ vọng đối với các thể chế quốc tế

có khả năng quản trị một thế giới vớitính kết nối ngày một lớn đang tănglên mạnh mẽ. Toàn cầu hóa tiếp tụcphát triển dưới tác động của tiến bộkhoa học – công nghệ, nhất là côngnghệ số. Ước tính hiện nay, khoảng ½dân số thế giới được kết nối internet,lượng thông tin, dữ liệu lưu chuyểnxuyên biên giới đang “bùng nổ” trênphạm vi toàn cầu tạo thành thế giới“ảo”, không gian mạng không biêngiới. ương mại điện tử xuyên biêngiới, nhất là thương mại dịch vụ,thông qua các nền tảng kỹ thuật số(digital platform) gia tăng1. Hệ thốngthương mại truyền thống dựa trênnền tảng vật chất/vật lý (physical)

đang chuyển nhanh sang nền tảng kỹthuật số với các kỹ thuật hoàn toànmới như fintech, blockchain và tiềnảo (cryptocurrency). Không chỉ cáccông ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn,các nền kinh tế phát triển mà doanhnghiệp nhỏ cũng có thể thực hiện cáchoạt động kinh tế, văn hóa xuyên biêngiới. Chuỗi sản xuất, giá trị và cungứng càng trở nên chặt chẽ hơn thôngqua các sáng kiến kết nối cơ sở hạtầng. Dưới tác động của tiến bộ khoahọc công nghệ, nhất là công nghệ số,khoảng nửa dân số thế giới kết nốimạng, lượng thông tin và lưu chuyểndữ liệu bùng nổ tạo ra những khônggian ảo nằm ngoài tầm kiểm soát củahệ thống quản trị truyền thống. Nóicách khác, quá trình toàn cầu hóa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

48 SỐ 61 (195) - 2018

thể chế QUỐc tế vÀ các vấn đề đẶt rA cho việt nAm

lPgS. TS nguyễn Vũ TùngGiám đốc Học viện Ngoại giao

Page 49: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

49SỐ 61 (195) - 2018

khiến các quốc gia gặp nhiều khókhăn hơn khi giải quyết các vấn đềxuyên quốc gia bằng các công cụtruyền thống của nhà nước vốn bị bóhẹp trong các lãnh thổ quốc gia đãđược xác định2.

Sự xuất hiện của các vấn đề toàncầu với quy mô và tính chất phức tạpđã vượt ngoài khả năng giải quyết củabất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào đòihỏi phải có nỗ lực chung của nhiềuquốc gia thông qua hợp tác sâu rộngmới có thể giải quyết được. Sau Chiếntranh Lạnh, xuất hiện hàng loạt vấnđề mới cả về tính chất, quy mô và tầnsuất nảy sinh. Cụ thể, thế giới phảiđối mặt với một loạt các thách thứcphi truyền thống như khủng bố địaphương và quốc tế, bệnh dịch, mạnglưới tội phạm có tổ chức, các tập đoànma túy, cướp biển, buôn người, xungđột sắc tộc, tôn giáo, suy thoái môitrường, và biến đổi khí hậu toàn cầuvới các tác động ngày càng lớn...3

Ngoài tính chất phi quân sự, cácthách thức này có các đặc điểmchung như phạm vi mang tính xuyênquốc gia, xuất hiện bất ngờ, lantruyền nhanh chóng và rất khó kiểmsoát trong điều kiện toàn cầu hoá.

Mặt khác, cũng trong bối cảnh toàncầu hoá, các vấn đề toàn cầu khôngcòn chỉ tác động đến các quốc gia(chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnhthổ), mà cả các tổ chức chính trị, kinhtế và xã hội, và những cá nhân cụ thể(sự sinh tồn, thịnh vượng và nhânphẩm của họ)4. Các chính phủ đứngtrước rất nhiều áp lực để xử lý các vấnđề nảy sinh, nhất là để thoả mãn nhucầu của số đông dân chúng.

Nhu cầu hợp tác trong các khuônkhổ thể chế đa phương để xử lý cácvấn đề toàn cầu do đó đã tăng lên.Tính chất và đặc điểm của các vấn đềtoàn cầu hiện nay đòi hỏi tất cả cácnước, dù lớn hay bé đều phải chủđộng tham gia hợp tác quốc tế và trởthành những chủ thể có trách nhiệm,tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, tầm vóc vàtính năng động của từng nước. Nóicách khác, nhu cầu xây dựng các thểchế hiệu quả để quản trị một thế giớivới tính kết nối ngày một lớn đangtăng lên mạnh mẽ.

Tuy nhiên, quá trình thể chế hóacác quan hệ toàn cầu, nhất là thươngmại và đầu tư, đang chậm lại. Do sựphức tạp của các vấn đề toàn cầu vàdo sự thiếu hiệu quả của các cơ chế đa

Page 50: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

50 SỐ 61 (195) - 2018

phương hiện hành, tâm lý và hành viquay lưng lại và giảm cam kết đối vớicác giải pháp đa phương cũng mạnhhơn. Trước những tác động tiêu cựccủa toàn cầu hóa, tâm lý chống toàncầu hóa (còn gọi là làn sóng “phảntoàn cầu hóa”) tăng mạnh nhất là ởcác nước phát triển. Một bộ phận dânchúng ở các nước phương Tây lo lắngbị mất việc làm và mất bản sắc vănhóa. Lợi dụng tâm lý này, các chính trịgia dân túy đề cao “chủ nghĩa dân tộcvề kinh tế,” chủ trương quay vào bêntrong và giảm sự ủng hộ đối với cáccơ chế đa phương có chức năng điềutiết/điều phối các tiến trình liên kếtkhu vực và toàn cầu. Ở cấp độ toàncầu, vòng đàm phán Doha của WTOtiếp tục bế tắc. áng 12/2017, Hộinghị bộ trưởng WTO không thể đưara tuyên bố chung do bất đồng vềquan điểm giữa các nền kinh tế thànhviên. Các quy định của WTO bị mộtsố thành viên, đặc biệt là Mỹ chỉ tríchlà “thiếu công bằng”. Hiệp định thuậnlợi hóa thương mại TFA - hiệp địnhđa phương đầu tiên và duy nhất tớithời điểm này của WTO - cũng đangcó nguy cơ đổ vỡ do các thành viênkhông thể hài hòa lợi ích chung và lợi

ích riêng. Ở cấp độ khu vực, các thỏathuận FTA cũng gặp khó khăn. Mỹrút khỏi TPP (bất kể Trump hay Clin-ton thắng cử). Hiệp định mậu dịch tựdo Bắc Mỹ NAFTA đang phải đàmphán lại với các điều kiện khắt khe doMỹ đưa ra. Đàm phán Hiệp định đốitác xuyên Đại Tây Dương (TTIP)chưa được khởi động lại sau khiTrump nhậm chức Tổng thống Mỹ.Các nước tăng cường áp dụng chínhsách bảo hộ: các biện pháp bảo hộmậu dịch gia tăng, lĩnh vực mở rộngvà tinh vi hơn. eo thống kê củaWTO, trong giai đoạn từ 2000-2016,số lượng hàng rào phi thuế quan tăngtừ 3.200 lên 10.400. Trên 75% biệnpháp hạn chế thương mại được duytrì từ năm 2008 đến nay chưa được dỡbỏ. Với quyết định tăng thuế đánh vàothép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ,tổng thống Trump được cho là đãkhơi mào cho một “cuộc chiếnthương mại” mới.

Do xu thế khách quan của toàn cầuhóa và lợi ích của mình, các nước vẫnkhông quay lưng hoàn toàn với toàncầu hóa. Chủ trương chống bảo hộ,ủng hộ tự do hóa thương mại và đầutư xuyên biên giới vẫn được duy trì ở

Page 51: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51SỐ 61 (195) - 2018

mức độ khác nhau tại những diễn đànđa phương lớn (G20, G7, BRICS,APEC...). Chính quyền Trump vẫngiữ các nguyên tắc thương mại tự do,chỉ điều chỉnh để có lợi hơn cho Mỹ,theo hướng “cân bằng và có đi có lại”hơn. Hội nhập khu vực đang trởthành giải pháp bổ sung cho liên kếttoàn cầu. Mô hình EU đang được điềuchỉnh trong giai đoạn hậu Brexit;Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy Sángkiến Vành đai và con đường (BRI),mở rộng ảnh hưởng sang những nướcláng giềng và những nước trong khuvực; Nhật và các nước TPP-11 kếtthúc đàm phán và ký kết CPTPP vàMỹ đang tính tham gia lại tiến trìnhnày. Các nền kinh tế ngày càng lệthuộc lẫn nhau, lợi ích kinh tế giữa cácnước tiếp tục đan xen.

Xu thế dân chủ hóa và chính trịcường quyền tiếp tục đan xen và giằngco trong chính trị quốc tế. Các nướclớn tăng cường áp dụng chính trịcường quyền, cạnh tranh quyền lực,tăng sử dụng các biện pháp song vàđơn phương, từ đó làm giảm tầm quantrọng của các thể chế đa phương và vaitrò của các nước vừa và nhỏ. Các nướcvừa và nhỏ ngày càng bị động trước sự

điều chỉnh chính sách của các nướclớn và các tổ chức/cơ chế đa phươngngày càng bị chia rẽ và giảm vai tròtrước chính trị cường quyền.

Tuy nhiên, xu thế dân chủ hóa vẫncó khả năng hạn chế chính trị cườngquyền, do (i) sự nổi lên/mạnh lên mộtcách tương đối của các nước đangphát triển vừa và nhỏ, (ii) các nguyêntắc và luật lệ của các thể chế, tổ chứcđa phương quốc tế và khu vực hiệnhành vẫn được bảo vệ, (iii) một số cơchế đa phương mới như BRICS, AIIB,SCO ra đời dưới sự dẫn dắt của cácnước lớn mới nổi, nhất là Trung Quốccũng góp phần tạo ra các “giải phápthay thế” hoặc “bổ sung” cho các cơchế hiện hành (iii) nếu tận dụng tốttình trạng cạnh tranh nước lớn, cácnước vừa và nhỏ có không gian và dưđịa hành động rộng hơn, nhất là cókhả năng tham gia các tập hợp lựclượng mới linh hoạt và đa dạng hơn,(iv) sức mạnh của các phương tiệnthông tin đại chúng và nhận thức giatăng của công luận thế giới về cácchuẩn mực hành xử tiến bộ trongQHQT ngày càng góp phần hạn chếxu hướng cực đoan trong chính sáchcủa các nước lớn.

Page 52: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 SỐ 61 (195) - 2018

Tóm lại, nhu cầu về một nền quản trịtoàn cầu đang đặt ra những vấn đề mớiđối với các thể chế đa phương quốc tế.Hệ thống các thể chế quản trị toàn cầutiếp tục phải xử lý một số thách thứclớn. Một là cạnh tranh nước lớn theokiểu truyền thống đang có xu hướngphân rẽ quá trình liên kết toàn cầu theovùng ảnh hưởng. Vai trò của các thể chếđa phương gần đây bị suy giảm do cạnhtranh nước lớn; các thể chế/cơ chế đaphương đã trở thành “nạn nhân” củacạnh tranh nước lớn do (i) các nước lớncạnh tranh nhau trong đa phương, làmcho các thể chế đa phương khó đạt nhấttrí hơn, (ii) các nước lớn xét lại cácnguyên tắc/cách làm của đa phươnghiện tại, đồng thời rút bỏ một số camkết trong đa phương, hoặc rút khỏi cácthỏa thuận đa phương, (iii) lôi kéo cácnước khác trong đa phương, phá đaphương từ bên trong, và (iv) hìnhthành các đa phương mới có tính loạitrừ nhau. Bên cạnh các thể chế đaphương cũ (như WB, IMF, WTO,ADB) đã xuất hiện các thể chế đaphương mới (như AIIB, NDB...) đanxen và cạnh tranh nhau.

Hai là công nghệ dưới tác động củacách mạng 4.0 đang làm cho các luật

lệ/quy chuẩn toàn cầu trở nên bất cập.Nói cách khác, sự lệch pha giữa “quanhệ sản xuất” và “lực lượng sản xuất”ở cấp độ toàn cầu đang ngày càng sâusắc. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới2018, hầu hết các nhà lãnh đạo cácnền kinh tế lớn trên thế giới đều chorằng cần phải tăng cường hợp tác đểnâng cao hiệu quả hoạt động của cáctổ chức đa phương trên các lĩnh vựcmới như thương mại điện tử (tiếntới xây dựng “thị trường chung kỹthuật số” - common digital market),thương mại dịch vụ, hợp tác tài chínhvà lưu chuyển lao động, và (iii) cácthách thức an ninh truyền thống vàphi truyền thống như biến đổi khíhậu, môi trường, tội phạm xuyênquốc gia... diễn ra theo nhiều hìnhthức mới và trên nhiều lĩnh vực mới,đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới.

Ba là thể chế đa phương rất khókhắc phục các hạn chế có tính cố hữu.Các thể chế đa phương, nhất là đaphương phổ cập, luôn dựa trên cơ sởnhất trí và đồng thuận - điều ngàycàng khó đạt trong bối cảnh mâuthuẫn lợi ích giữa các nước thành viênvà cạnh tranh nước lớn. Do đó, thỏathuận luôn ở mức tối thiểu, không

Page 53: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 61 (195) - 2018

nước nào hài lòng tuyệt đối. Sự khônghoàn thiện của luật lệ trong các cơ chếđa phương tiếp tục nuôi dưỡng hànhvi vị lợi của các nước trong các thể chếđa phương: nước lớn thì áp dụngchính trị cường quyền, nước nhỏ thìăn theo.

Tuy nhiên kỳ vọng đối với các thểchế quốc tế cũng tăng lên. Lý do là (i)không nước nào đoạn tuyệt với cácthể chế quốc tế, từ bỏ đa phương; cácnước chỉ muốn lái thể chế phục vụ lợiích của mình hơn, cải tổ thể chế chohiệu quả hơn, và không có phươngán thay thế đa phương hiện hành.Nói cách khác, thể chế quốc tế, nhấtlà cơ chế đa phương vẫn là cái tốtnhất trước khi có cái khác thay thế;(ii) đối với các nước vừa và nhỏ, thểchế đa phương vẫn là “công cụ củanước nhỏ” để bảo vệ lợi ích của mìnhmột cách hiệu quả, và (iii) do cáchình thức tập hợp lực lượng mới hiệnnay đang xuất hiện rất linh hoạt, đãxuất hiện thêm nhiều cơ chế đaphương mới, với các chủ thể mới vànguồn lực mới để xử lý các vấn đềliên quan đến quản trị khu vực vàtoàn cầu. Nói cách khác, thể chế quốctế hiện nay tiếp tục tạo cho các nước

thêm nhiều cơ hội và dư địa để triểnkhai quan hệ đối ngoại.2. Một số vấn đề đặt ra với Việt Nam

Trong thời gian qua, chủ trươnghội nhập quốc tế và đẩy mạnh côngtác đối ngoại đa phương của Đảng vàNhà nước ta đã được quán triệt vàtriển khai mạnh mẽ. Gần đây nhất,chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnhvà nâng tầm đối ngoại đa phươngđến năm 2030 đã được ban hành(8/8/2018). Việt Nam đã và đang tíchcực tham gia vào các thể chế/cơ chếđa phương khu vực và quốc tế với vaitrò là “thành viên tích cực, là đối táctin cậy và có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế,” và sẽ “nỗ lực vươn lênđể đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòagiải tại các diễn đàn, tổ chức đaphương có tầm quan trọng chiến lượcđối với đất nước, phù hợp với khảnăng và điều kiện cụ thể. ậm chí đãcó ý kiến cho rằng Việt Nam tham giacác thể chế đa phương với vị thế củamột quốc gia tầm trung5.

Trên cơ sở thảo luận về lý thuyết vàthực tiễn liên quan đến thể chế quốctế ở trên, tác giả xin nêu một số vấnđề cần phải quan tâm để việc tham giacác thể chế đa phương quốc tế và khu

Page 54: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 61 (195) - 2018

vực có hiệu quả và phục vụ tốt nhấtlợi ích quốc gia dân tộc.

(1) Chơi theo luật chơi nào?Như đã nêu trên, việc hình thành

và vận hành các thể chế quốc tế là đểquản trị quan hệ giữa các nước và xửlý các vấn đề chung (quản trị toàncầu). eo đó, bản chất của thể chếquốc tế là đấu tranh và hợp tác trongviệc xây dựng và tuân thủ luật chơichung, một quá trình phụ thuộcnhiều vào đấu tranh và hợp tác giữacác nước lớn.

Tình trạng cạnh tranh chiến lượcđang tăng lên giữa Mỹ và TrungQuốc trong khu vực châu Á – áibình dương và trên thế giới chủ yếuliên quan đến xây dựng luật chơi.Trung Quốc tiếp tục nỗ lực định hìnhvà dẫn dắt luật chơi thông qua cácsáng kiến BRI, RCEP, AIIB, gắn sựthịnh vượng kinh tế của các nướckhu vực với sự phát triển của TrungQuốc. Trong khi đó, Trung Quốc đềxuất “quan điểm an ninh Châu Ámới” và tiếp tục thúc đẩy xây dựngcác mô hình hợp tác an ninh nhưSCO, CICA, Diễn đàn Bác Ngao đểtạo tập hợp lực lượng có lợi chomình. Trung Quốc đã ngày càng tăng

cường vị trí và vai trò của mình trongcác vấn đề thương mại, tài chính/tiềntệ, cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã cóthể dùng sức mạnh kinh tế để làmcông cụ phục vụ chính sách đối ngoạitheo hướng tăng cường hiện diện vàảnh hưởng trong khu vực châu Á -ái bình dương, “thưởng” cho cácnước đáp ứng lợi ích chiến lược củaTrung Quốc và “phạt” những nướcảnh hưởng đến lợi ích chiến lược củaTrung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ đã coi TrungQuốc là đối thủ và do đó đang tìmcách xây dựng các tập hợp lực lượngvề kinh tế để lôi kéo các nước khác.Bên cạnh việc củng cố hệ thống đồngminh truyền thống và mở rộng quanhệ đồng minh/đối tác ba bên, bốnbên, Mỹ nêu ý tưởng xây dựng “mạnglưới an ninh dựa trên nguyên tắc” đểtập hợp các nước “cùng ý chí” ngănchặn ảnh hưởng của Trung Quốc.Kết quả là đã hình thành các tập hợplực lượng theo các vấn đề an ninhtruyền thống (tranh chấp lãnh thổ,vấn đề Triều Tiên), an ninh phitruyền thống (an ninh nguồn nước,khủng bố quốc tế, thậm chí cứu trợnhân đạo) xoay quanh cực Mỹ và

Page 55: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 61 (195) - 2018

Trung Quốc và mang dấu hiệu cạnhtranh ảnh hưởng giữa hai nướcTrung Quốc và Mỹ. Hoạt động củacác cơ chế khu vực, nhất là APEC,EAS, và ARF đang thể hiện rõ xuhướng này. Xu hướng tập hợp lựclượng giữa các nước muốn thoát khỏisự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trungcũng đang mạnh lên. Tuy nhiên cácdiễn đàn do ASEAN làm nòng cốtđang có xu hướng kém hiệu quả(dưới tác động của cạnh tranh nướclớn và những hạn chế của ASEAN).

Như vậy, trong cuộc cạnh tranhMỹ - Trung, vấn đề đặt ra cho việccủng cố và xây dựng thể chế quốc tếlà phải theo luật chơi nào trong thờigian tới? Điều này trực tiếp liên quanđến việc hình thành thái độ ứng xửvà chính sách ứng phó của Việt Namkhông còn “thụ động chấp nhận luậtchơi,” trước sự hình thành các thểchế quốc tế mới cũng như trước cáchành động của các nước lớn điềuchỉnh, xóa bỏ, bổ sung luật chơitrong các thể chế đa phương. Điềunày cũng trực tiếp liên quan đến tínhtoán các ưu tiên của Việt Nam trongviệc tham gia các thể chế đa phươngnào để từ đó Việt Nam có thể “chủ

động tham gia đóng góp xây dựng vàđịnh hình luật chơi chung”, và “đóngvai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” -tức là nâng dần khả năng định hìnhluật chơi, dựa trên nguồn lực và lợithế so sánh của Việt Nam trong cácthể chế đa phương thời gian tới.(2) Lựa chọn bản sắc quốc gia nào?

Việc tham gia các thể chế quốc tế,chấp nhận tuân thủ các luật lệ và quychuẩn hành vi của một nước thànhviên có tác động trở lại đối với việckhẳng định hoặc định hình bản sắcquốc gia trong tiến trình hội nhậpquốc tế. Càng hội nhập sâu rộng càngcần khẳng định bản sắc, càng có nhucầu giữ giá trị văn hoá, truyền thốngdân tộc trong một hoàn cảnh quan hệđối ngoại của nước ta đã trở nên quốctế hoá cao. Việc tham gia các thể chếquốc tế cũng đồng nghĩa với quá trìnhxây dựng cho đất nước ta hình ảnh/vịthế gì trong tương tác với nước khác.Bản sắc quốc gia liên quan đến (i) việcxác định chỗ đứng cho Việt Namtrong các mối liên kết quốc tế. Cụ thểnhất là tham gia các cơ chế/tổ chứcnào, tham gia tập hợp lực lượng nàođể từ đó khẳng định mình qua việctuân thủ và “chủ động tích cực xây

Page 56: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 61 (195) - 2018

dựng” luật chơi với tư cách quy chếthành viên, để lựa chọn hoặc hướngtới bản sắc nào, cũng như (ii) việctham gia vào các cơ chế đó thỏa mãnlợi ích quốc gia dân tộc nào, cả trướcmắt và lâu dài? Từ đó vấn đề đặt ra làtrong thời gian tới và trong bối cảnhthế giới/khu vực kể trên, chúng ta nênđầu tư vào bản sắc cũ và mới nào đểđảm bảo hội nhập hiệu quả? Các hìnhảnh/vị thế liên quan đến bản sắc như“là bạn, là đối tác tin cậy”, của cácnước, “là thành viên tích cực và cótrách nhiệm” trong ASEAN và Liênhợp quốc, hoặc là đối tác chiếnlược/đối tác toàn diện của một sốnước, và “bạn bè truyền thống” củamột số nước khác có cần ưu tiênkhông? Hoặc một số bản sắc nào kháccần xây dựng và phát huy mạnh hơn- trước mắt là từ sự lựa chọn tham gia(hoặc lập ra) các tổ chức/cơ chế tiểuvùng trong khuôn khổ các thể chếrộng lớn hơn (ví dụ ASEAN 4,ASEAN - X trong vấn đề biển Đông),CLVM/CLMVT trong khu vực hạnguồn Mê công hoặc theo đề mụcnhỏ trong chương trình nghị sự lớncủa Liên hợp quốc6. Nói cách khác,vấn đề định vị quốc gia trong các mối

quan hệ quốc tế và trong khuôn khổthể chế quốc tế cần được tiếp tục đặtra trong thời gian tới.

(3) Đổi mới thể chế trong nước nhưthế nào?

Chiều tác động trở lại của việc thamgia định hình luật chơi trong các thểchế quốc tế (xét từ cả góc độ tuân thủluật chơi và xây dựng bản sắc) là quátrình điều chỉnh thể chế trong nướcphù hợp với thông lệ quốc tế cũng làmột vấn đề cần quan tâm. Việc thamgia thể chế quốc tế đòi hỏi Việt Namphải nội luật hóa các cam kết, tiêu chí,chuẩn mực khu vực và quốc tế trên tấtcả các lĩnh vực từ chính trị - ngoạigiao, an ninh - quốc phòng, văn hóa -xã hội, đến kinh tế - phát triển. Điềunày đưa đến yêu cầu phải tiếp tục đổimới thể chế, bộ máy, thậm chí cả vănhóa trong nước theo yêu cầu của cácthể chế quốc tế. Quá trình này đã diễnra song song với tiến trình hội nhậpquốc tế của Việt Nam và đã đạt đượcnhiều tiến bộ. Tuy nhiên, một số vấnđề tiếp tục phải lưu tâm, gồm:

Đổi mới thể chế đến đâu, mức độnào để đảm bảo Việt Nam vừa giữđúng các cam kết quốc tế và vừa đảmbảo lợi ích toàn diện của ta, gồm bảo

Page 57: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 61 (195) - 2018

vệ độc lập chủ quyền, bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân và chế độXHCN. Nói cách khác, vấn đề thamgia thể chế quốc tế luôn gắn chặt vớivấn đề lớn hơn là giải quyết mối quanhệ biện chứng giữa giữ vững độc lậptự chủ và hội nhập quốc tế.

Xây dựng bộ máy, nâng cao trìnhđộ của đội ngũ cán bộ đối ngoại cáccấp các ngành để tham gia một cáchhiệu quả trong các thể chế quốc tế,không chỉ (i) tuân thủ các luật lệ vàquy định, mà còn (ii) tận dụng các cơhội mà thể chế đem lại dựa trên việcáp dụng có lựa chọn các điều luật đốivới từng nhóm nước thành viên, và(iii) vận dụng luật lệ, quy trình/thủtục trong các thể chế đa phương đểbảo vệ tốt hơn lợi ích của Việt Namdựa trên sự “không hoàn hảo” của cácthể chế quốc tế, từ đó nâng cao khảnăng đánh đổi lợi ích với các nướckhác - cả bình diện song và đaphương - và kết nối với các lĩnh vựchợp tác/đấu tranh khác trong vàngoài thể chế đa phương7.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngnói: “Chúng ta cần xây dựng vị thế vàtâm thế mới của Việt Nam trong xửlý quan hệ với các nước cả trong song

phương và đa phương”8. Điều nàyphụ thuộc khá lớn vào (i) chủ trươngvà chính sách đẩy mạnh hội nhậpquốc tế và đối ngoại đa phương, (ii)nội lực của đất nước, trong đó có sựphát triển kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội nói chung, (iii) sức mạnh củathể chế trong nước, và quan trọngkhông kém là (iv) trình độ của cánbộ, doanh nghiệp và người dân vànhất là kiến thức và kỹ năng hoạtđộng trong môi trường quốc tế cộngvới sự hiểu biết, khả năng nắm vữngvà vận dụng luật chơi trong các thểchế quốc tế và khu vực để bảo vệ lợiích quốc gia dân tộc.

Nhiều nước đã theo đuổi các môhình hoạt động khá hiệu quả trongthể chế đa phương. Điểm khác biệtnằm ở khả năng của các chủ thể xâydựng một chiến lược hoạt động hiệuquả trong các thể chế đa phươngtrong đó có tính đến các yếu tố quanhệ song phương, đặc thù của thể chếđa phương, và dựa trên nguồn nhânlực và vật lực cũng như chọn đượclĩnh vực hợp lý để giành thế chủ độngtrong sân chơi thể chế quốc tế. Chỉtheo đó, Việt Nam mới có thể xácđịnh được các ưu tiên tham gia thể

Page 58: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 61 (195) - 2018

chế quốc tế cho vừa sức và đạt hiệuquả tối ưu, điều đến lượt nó sẽ có tác

động tích cực đối với việc tiếp tục cảitổ thể chế trong nướcn

1 Đến năm 2020, hơn 21 tỷ thiết bị điện tử sẽ được kết nối và mức độ trao đổi dữ liệutrên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần, trở thành “con đường thương mại” toàn cầu mới. Năm2017, số lượng băng thông rộng (bandwidth) xuyên quốc gia đã tăng 45 lần so với năm2005 và ước tính sẽ tăng 9 lần trong 5 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu lưu chuyểnthông tin, tìm kiếm, video, giao dịch liên tục tăng. Ước tính tốc độ tăng trưởng giaodịch qua Amazon và Alibaba đã tăng trung bình 33%/năm kể từ 2012.2 Singh, Ningthoujam Koiremba and William Nunes: “Nontraditional Security: RedefiningState-centric Outlook,” Jadavpur Journal of International Relations 20, số 1, 2016, tr.102-124.3 Srikanth, Divya. “Non-traditional security threats in the 21st century: A review.” In-ternational Journal of Development and Conflict 4.1, 2014, tr. 60-68.4 Emmers, Ralf: “ASEAN and the securitization of transnational crime in SoutheastAsia”, e Pacific Review 16, số 3, 2003, tr. 419-438.5 Xem Lê Hồng Hiệp: Đến lúc Việt Nam định vị mình là “cường quốc hạng trung”, tuầnbáo ế giới và Việt Nam, số đặc biệt chào mừng Hội nghị Ngoại giao 30, tháng 8/2018và Lê Đình Tĩnh; “Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Namsau năm 2030”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 6/2018.6 Xem Nguyễn Vũ Tùng: “Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong xửlý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế đối với nướcta trong thời gian tới”, trong Vũ Văn Hiền: Giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốctế, Hà nội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr.93-394.7 ứ trưởng bộ Công thương Trần Quốc Khánh (8/2018) nêu ý: trong thời gian qua,Việt Nam thực hiện các cam kết đa phương trên tinh thần “chân thành,” nay cần chútrọng hơn tinh thần “thông minh” để bảo vệ lợi ích quốc gia hiệu quả hơn trên cơ sởkhai thác tốt hơn các kẽ hở, quy chế đặc thù trong luật lệ và quy trình của thể chế đaphương, điều mà các nước khác làm khá bài bản.8 Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giaolần thứ 30, báo ế giới và Việt Nam, số tháng 8/2018

Page 59: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 61 (195) - 2018

1. giải quyết quan hệ nhà nước - thịtrường tiếp cận từ khía cạnh thể chếphát triển công nghiệp rút ngắn củaNhật Bản và Hàn Quốc

Có nhiều cách hiểu về phát triểncông nghiệp rút ngắn, tuy nhiên,trong cách tiếp cận thể chế có thểhình dung: phát triển công nghiệprút ngắn là quá trình công nghiệphóa mà một quốc gia đi sau phát huyvai trò của nhà nước để xây dựng hệthống thể chế công nghiệp sao chocó thể thu hẹp được trình độ pháttriển so với các quốc gia đã thực hiệncông nghiệp hóa, phát triển hiện đại.Hạt nhân của hệ thống thể chế pháttriển công nghiệp rút ngắn quy lại làhệ thống chính sách công nghiệp của

quốc gia. Đây cũng chính là biểuhiện tập trung của việc giải quyếtquan hệ nhà nước - thị trường trongthúc đẩy phát triển công nghiệp phùhợp với giai đoạn lịch sử nhất địnhcủa đất nước. Về biểu hiện, phát triểncông nghiệp rút ngắn được quy vềrút ngắn thời gian thực hiện côngnghiệp hóa1.

Xét về hàm ý này, ứng với giaiđoạn lịch sử của Nhật Bản và HànQuốc những thập kỷ sau chiến tranhthế giới lần thứ hai, đặc biệt là giaiđoạn 1960-1990, cả hai quốc gia đãxây dựng hệ thống thể chế phát triểncông nghiệp rút ngắn phù hợp, điliền với đó là việc giải quyết quan hệnhà nước - thị trường đạt được nhiều

thể chế PhÁt tRiển cÔnG nGhiệP RÚt nGẮn -

Kinh nghiệm cỦA nhật BẢn vÀ hÀn Quốc:

Gợi Ý chO việt namlPgS. TS ngô Tuấn nghĩa

Viện Kinh tế chính trị học

Page 60: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 61 (195) - 2018

thành công, có thể có những kinhnghiệm quý đối với con đường pháttriển của quốc gia phát triển đi sau.Cụ thể:

a) ể chế phát triển công nghiệprút ngắn của Nhật Bản giai đoạn1960-1990

Mở đầu cho thời kỳ phát triểncông nghiệp mang tính hiện đại hóanhững năm 1960, trên cơ sở kế thừathành tựu phát triển công nghiệp giaiđoạn 1945-1960 - thời kỳ phát triểncông nghiệp dựa trên phạm vi củathể chế bảo hộ bởi nhà nước, Chínhphủ Nhật Bản ra thông báo chủtrương tự do hóa thương mại, tứcchính thức chuyển từ cách tiếp cậnthể chế phát triển công nghiệp bảohộ dựa vào kiểm soát giá cả sang thểchế phát triển công nghiệp tự dothương mại. Tự do hoá thương mại,chính phủ không thực hiện kiểmsoát trực tiếp giá cả mà phát huy vaitrò của thị trường trong kiểm soátgiá cả cũng có nghĩa là nhà nướcphải giảm đi quyền lực của mìnhtrong việc phân bổ nguồn lực chophát triển công nghiệp. Tuy nhiên,nếu để cho thị trường thuần tuý tựdẫn dắt sự phát triển công nghiệp sẽ

khó có thể đưa đến sự phát triểnđúng tham vọng vươn lên là quốc giaphát triển và rút ngắn khoảng cáchtụt hậu. Để giải quyết mâu thuẫn đó,Nhật Bản đã tiến hành xây dựng hệthống thể chế phát triển công nghiệpthúc đẩy hiện đại hóa rút ngắn phùhợp với đặc thù của mình.

ể chế phản ánh vai trò của nhànước trong việc dẫn dắt sự phát triểncông nghiệp của Nhật Bản được lậpra trước hết là hệ thống hội đồngchính sách. Trong đó, tất cả cácchính sách quan trọng cho phát triểncông nghiệp trước hết được thảoluận ở một hội đồng chính sách, vớimột báo cáo chính thức được gửi tớivị bộ trưởng phụ trách ngành - trongtrường hợp được làm thành luật.Vào đầu những năm 1960, chínhsách phát triển công nghiệp hầu hếtđược giải quyết trong Ủy ban cơ cấungành (ủy ban này được thành lậpvà đi vào hoạt động tháng 4-1961,phòng nghiên cứu cơ cấu ngànhđược thành lập vào cùng thời gian làmột bộ phận trong Ban thư ký củaMITI)2 và trong Hội đồng cơ cấungành (ISC) được tích hợp từ các Ủyban liên quan đến phát triển công

Page 61: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 61 (195) - 2018

nghiệp. Hoạt động của các Ủy banthuộc chế độ hội đồng chứ khôngphải bộ máy hành chính. Uỷ banphối hợp của ISC là ủy ban cao nhất,dưới nó là các ủy ban phục vụ choviệc thảo luận chính sách côngnghiệp đối với các ngành riêng biệt.

ISC là diễn đàn để trao đổi tạo rasự nhất trí đối với chính sách côngnghiệp, trao đổi thông tin giữa cáckhu vực chính phủ và tư nhân, làkênh để giải quyết mối quan hệ giữanhà nước và thị trường khi thực hiệnnhững chính sách công nghiệpngành, nêu ra những kiến nghị cụthể của khu vực tư nhân đối vớichính phủ. ực tế, ISC đã soạn thảorất nhiều báo cáo trong những năm1960 (Ryutaro, tr.100). Những báocáo như vậy tạo ra cơ sở cho việckhẳng định hiệu lực của chính phủkhi can thiệp vào hoạt động phân bổnguồn lực ngành công nghiệp, cũngnhư khi chỉ đạo phối hợp hoạt độngngành; tạo ra sự công bằng và tiêuchuẩn phân bổ nguồn lực của cácchính sách phát triển công nghiệpngành; tạo ra thể chế để khuyếnkhích rất nhiều chủ thể đại diện chocác ngành; ngăn cản việc đưa ra

chính sách tìm cách thay đổi tổ chứcngành bằng can thiệp mệnh lệnhhành chính.

ể chế Kanmin - quản trị quốc giavề phát triển công nghiệp dựa trênđầu tư có định hướng.

Hệ thống Kanmin là thể chế phânbổ nguồn lực trong đó chính phủ cốgắng định hướng đầu tư sao cho phùhợp với mục tiêu quản trị côngnghiệp quốc gia hướng tới hiện đạihóa nền công nghiệp Nhật Bản. Vớihệ thống thể chế Kanmin, hoạt độngđầu tư của các hãng được đặt trongmối quan hệ phát triển công nghiệptổng thể của cả quốc gia. Sự địnhhướng như vậy nhằm đảm bảotránh tình trạng công suất quá mứccó thể xảy ra trong tương lai gần. Hệthống Kanmin nhằm vào các ngànhsản xuất nguyên liệu thô như thép,lọc dầu, hàng dệt, sợi nhân tạo, giấyvà bột giấy. ông qua hệ thốngKanmin, MITI đã tìm cách địnhhướng các khoản đầu tư vào thiết bịcố định.

Ở những lĩnh vực có nhiều nhàcung ứng và sự tập trung hóa thịtrường thấp, chính phủ can thiệpbằng các chính sách nhằm phối hợp

Page 62: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

sự phân chia sản phẩm giữa các hãngđể phát triển một hệ thống nhữngngười sản xuất được chuyên mônhóa và tăng cường hợp tác trong sảnxuất. Các biện pháp can thiệp đượctiến hành để tạo ra những nhà sảnxuất máy công cụ chuyên môn hóalà ví dụ về cách thức quản trị đầu tưtheo kiểu Kanmin. Hàng loạt đạoluật đã được ban hành vào nhữngnăm 60 nhằm mục tiêu: đảm bảoduy trì cung ứng ổn định; duy trì sởhữu trong nước; thuận lợi hóa cácđiều chỉnh ngành.

Khi xu hướng tự do hóa nổi trội,hệ thống Kanmin được điều chỉnhcụ thể hóa bằng việc thành lập cácnhóm tư vấn phối hợp Kanmin. Hệthống Kanmin khác với sự phối hợptrong một ngành ở bản thân cácthành viên mà chính phủ tìm kiếmnhằm làm cho các mục tiêu chínhsách của mình được phản ánh trongcác quyết định của ngành. Để thựchiện mục tiêu đó, chính phủ phải cómột quyền lực nào đó như là tiền đềcần thiết cho việc đảm bảo hiệu quảcủa việc can thiệp.

Phối hợp thể chế phát triển côngnghiệp theo chiều dọc và theo chiều

ngang những năm thuộc thập kỷ 70thế kỷ XX.

Bước sang thập kỷ 70 của thế kỷXX, thể chế phát triển công nghiệpcủa Nhật Bản có chuyển biến mới.Sự thay đổi đó được thể hiện trongchiến lược của Chính phủ Nhật Bảncó tên gọi Tầm nhìn cho những năm1970, chiến lược này được ban hànhdưới hình thức sách trắng về pháttriển công nghiệp xuất bản năm1970. Trong đó bao hàm hệ thốngthể chế gồm các chính sách pháttriển theo chiều dọc (tác động vàocác ngành đặc biệt) và chính sáchtheo chiều ngang (tác động vào mộtnhóm ngành). Trong chiến lược này,mối quan hệ giữa nhà nước và thịtrường trong phát triển công nghiệpcủa Nhật Bản được thể hiện gồm:ứ nhất, khẳng định đã có sự thayđổi từ chính sách phát triển côngnghiệp theo đuổi mục tiêu tăngtrưởng sang chính sách tận dụng lợithế của tăng trưởng (hoàn thiện môitrường lao động, tích tụ vốn xã hội,tạo ra môi trường cạnh tranh lànhmạnh, củng cố chất lượng nhân lực,tăng đầu tư vào nghiên cứu và triểnkhai, gia tăng viện trợ nước ngoài);

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 61 (195) - 2018

Page 63: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 61 (195) - 2018

ứ hai, sử dụng cơ chế thị trường ởmức hợp lý. Nói cách khác, sự canthiệp chính sách quá mức và cácbiện pháp bảo hộ quá đáng sẽ bịngăn cấm thông qua việc cơ chế thịtrường tận dụng ở mức đầy đủ đểthực hiện các mục tiêu phân bổnguồn lực. Chính điều này đã tạo lậpnền tảng cho nền công nghiệp NhậtBản tiếp tục phát triển. Nhiều quanđiểm về thể chế cho phát triển côngnghiệp Nhật Bản liên tiếp được đưara như Tầm nhìn dài hạn về cơ cấucông nghiệp (tầm nhìn 1975); tầmnhìn MITI cho những năm 1980 đâylà sự mở rộng tầm nhìn cho nhữngnăm 1970 trước đó. Tầm nhìn chonhững năm 1980 đã tạo ra sự pháttriển một cơ cấu công nghiệp màtrọng tâm là công nghệ cao và có thểcoi là cơ cấu công nghiệp sáng tạo,sử dụng nhiều hàm lượng chất xám3.

Chuyển từ hỗ trợ sang thể chế cungcấp thông tin khuynh hướng dài hạnngành những năm cuối thập kỷ 80 thếkỷ XX.

Để tiến hành các bước đi chủđộng nhằm tồn tại trong một nềnkinh tế và xã hội ngày càng pháttriển, chính sách công nghiệp của

Nhật Bản thập kỷ 70 đến cuối thậpkỷ 80 của thế kỷ XX đã giúp cho cáchãng thực hiện tăng năng suất bằngcách sử dụng hỗn hợp tối ưu các đầuvào cơ bản của mình, bao gồm cảviệc tiết kiệm năng lượng và nângcao năng suất lao động; kiên trì theođuổi các nỗ lực kiểm tra chất lượngsản phẩm của mình; phát triển sảnphẩm mới và thiết kế lại các sảnphẩm hiện có để đáp ứng tốt hơn sựđa dạng của nhu cầu thị trường; đốiphó với những thay đổi về cơ cấungành thông qua đa dạng hóa và đivào các lĩnh vực công nghệ cao; đểthực hiện được như vậy, phải tăngchi tiêu cho nghiên cứu và pháttriển. Trên thực tế, nhiều hãng củaNhật Bản đã rất thành công trongviệc tăng tích luỹ nội bộ của mình vềcác nguồn vốn, nhân lực và côngnghệ. Kết quả là, thay vì chính sáchcông nghiệp do chính phủ khởixướng, nền công nghiệp của NhậtBản đã đi đầu trong việc yêu cầuchính phủ cung cấp thông tin vềnhững thay đổi của cơ cấu ngành vàvề sự phát triển của công nghệ cao.Các hãng được lôi cuốn vào nhữngthay đổi chủ yếu thông qua việc

Page 64: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 61 (195) - 2018

cung cấp thông tin hơn là biện phápcứng thông qua trợ cấp tài chính lãisuất thấp và các mối lợi về thuếkhóa. Việc cung cấp thông tin về cáckhuynh hướng dài hạn của cơ cấungành và của nền kinh tế thế giới đãtrở thành hạt nhân của thể chế chophát triển công nghiệp của Nhật Bảnthập kỷ 80 của thế kỷ XX.

b) ể chế phát triển công nghiệprút ngắn của hàn Quốc giai đoạn1960-1990

ể chế phát triển công nghiệp“đuổi kịp” thông qua các chaebolnhững năm 1960-1970

Hầu như các tập đoàn chaebol củaHàn Quốc đều bắt đầu thành lập vàđi vào hoạt động từ khi quốc gia nàybước vào giai đoạn sản xuất hàngcông nghiệp nhẹ định hướng xuấtkhẩu4. Sự phát triển của các chaebolthời kỳ đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XXgắn liền với vai trò của tổng thốngquân sự của Hàn Quốc Park ChungHee. Khi lên nắm quyền, ông đãthực hiện chính sách thúc đẩy pháttriển công nghiệp bằng việc khích lệcác chaebol hợp tác trong các dự áncông nghiệp do nhà nước hoạchđịnh thông qua sự trao đổi sự ủng

hộ chính trị với hoạt động chấpnhận rủi ro bất cân xứng của chínhphủ và chaebol.

Để thực hiện được ý tưởng pháttriển công nghiệp của Hàn Quốc,Park Chung Hee cho thành lập ỦyBan Kế hoạch và Kinh tế (EPB) vàdùng Ủy ban này khuyến khích cácchaebol chia sẻ rủi ro để đổi lấy sựhỗ trợ chính trị. Đi liền với đó, cácngân hàng thương mại được quốchữu hóa nhằm điều chỉnh nguồn tàichính theo ý tưởng phát triển côngnghiệp của Hàn Quốc. eo lệnhcủa Bộ Tài chính, ngân hàng khôngcòn hoạt động như những chủ thểgiao dịch tài chính thương mại, thayvì vậy, chúng trở thành công cụ màthông qua đó nhà nước có thể đảmbảo được sự tuân thủ của doanhnghiệp với các mục tiêu trong chínhsách công nghiệp và kế hoạch kinhtế vĩ mô.

Để tạo điều kiện cho các doanhnghiệp lớn có thể tham gia vào thựchiện chính sách công nghiệp, chínhphủ Hàn Quốc đã cho thành lậpLiên đoàn công nghiệp Hàn Quốc(FKI) năm 1968. FKI là một tổ chứchội nghị cấp cao của các tập đoàn

Page 65: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

công nghiệp lớn không chỉ đóng vaitrò là một kênh đóng góp ý kiến vàbảo vệ lợi ích tập thể của các doanhnghiệp lớn mà còn cho phép nhànước kiểm soát, định hình và tácđộng đến những lợi ích của cácdoanh nghiệp lớn. Tinh thần đồngđội phát triển thông qua FKI đã giúpchính phủ Hàn Quốc và các chaebolcùng nhau thực thi các nhiệm vụđầy thách thức về việc đàm phánphân chia thị trường cần thiết đểthiết lập các cartel hợp lý hóa côngnghiệp nhằm ngăn cản tình trạngcạnh tranh quá mức giữa các tậpđoàn đối thủ. Hệ thống KFI cũng làthể chế phản ánh sự trung thànhchính trị của các thành viên trong tổchức này với chính phủ và ngănchặn không chỉ phe đối lập mà cảcác đối thủ tiềm năng bên trong liênminh cầm quyền chiếm được nguồncung các quỹ chính trị độc lập.

Như vậy, quan hệ nhà nước -doanh nghiệp dưới hình thức chae-bol phản ánh biểu hiện của thể chếphát triển công nghiệp mang mụctiêu “đuổi kịp” với tầm nhìn rõ ràngvà việc tổ chức thực hiện quyết liệtcủa chính phủ của tổng thống Park

Chung Hee những năm của thậpniên 60, thế kỷ XX.

iết lập thể chế Bình ổn và tăngtrưởng kinh tế (EDESG) để điều chỉnhsự phát triển công nghiệp thích ứngvới tình hình biến động của thị trườngtrong thập kỷ 70, thế kỷ XX

Bước sang thập kỷ 70 của thế kỷXX, công nghiệp Hàn Quốc gặpphải một số áp lực, nền kinh tế suysụp suốt năm 1970. Hơn 200 côngty đã phá sản vào năm 1971. Trướctình thế như vậy, hệ thống FKI đãtích cực đóng góp ý kiến về các nhucầu tập thể của các chaebol, kêu gọinhà nước có những bước đi cầnthiết để giải quyết cuộc khủnghoảng thanh khoản. FKI thậm chíđề xuất cắt giảm ngân sách củachính phủ và nguồn thu thuế đi mộtnửa. Trước tình hình đó, chínhquyền của Tổng thống Park ChungHee đã ban hành sắc lệnh khẩn cấpbình ổn và tăng trưởng kinh tế(EDESG) vào năm 1971.

Để giải cứu cộng đồng doanhnghiệp yếu kém tài chính, EDESGcho phép các doanh nghiệp mắc nợchi trả các món nợ trong vòng nămnăm tức là giảm gánh nặng tài chính

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 61 (195) - 2018

Page 66: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

của các doanh nghiệp đi vay đếntrung bình hai phần ba. Mặc dùEDESG được thiết kế để hỗ trợdoanh nghiệp ở tất cả các quy mô,người hưởng lợi nhiều nhất vẫn làcác chaebol, vì chúng chiếm đến64% các khoản vay trên thị trường.Để đổi lấy sự tham gia của các tậpđoàn vào chương trình công nghiệphóa ngành công nghiệp nặng và hóachất đầy rủi ro của nhà nước, các tậpđoàn nhận được sự hỗ trợ rộng rãitừ nhà nước, bao gồm lãi suất thấpở các khoản vay ngân hàng, cắt giảmthuế, bảo lãnh nhà nước cho cáckhoản vay nước ngoài. EDESG đãcủng cố vị thế của các chaebol bằngcách không chỉ trao cho các chaebolmột nền tảng tài chính vững chắchơn mà còn cho phép họ khai tháccác cơ hội mới từ sự tăng trưởngdoanh nghiệp. EDESG là thể chếmang tính chất tình thế, song có vaitrò quan trọng trong việc khẳngđịnh vai trò “bà đỡ” của nhà nướctrong giai đoạn đầu thực hiện côngnghiệp hóa có định hướng.

Hoàn thiện thể chế chaebol đi cùngvới thúc đẩy sự phát triển của khoahọc công nghệ và thiết lập thể chế các

công ty thương mại tổng hợp (GTC)cuối những năm 1970, đầu nhữngnăm 1980

Ngay từ giữa những năm 1970, bịchấn động bởi tác động của khủnghoảng dầu mỏ năm 1974 và bị tháchthức bởi làn sóng chủ nghĩa bảo hộthương mại gia tăng ở thị trường cácquốc gia công nghiệp tiên tiến, chínhphủ Hàn Quốc đã ban hành luật vềcác GTC năm 1975 theo khuyếnnghị của các chaebol. ể chế GTCphỏng theo mô hình sogo shosa củaNhật Bản, được tổ chức để giải quyếtviệc xuất khẩu và nhập khẩu nhiềuloại hàng hóa ở nhiều thị trường,chính phủ Hàn Quốc hy vọng cácGTC sẽ tận dụng tốt nhất các nguồnlực hạn hẹp.

Với sự xuất hiện của thể chế GTC,đã trở thành tác nhân cho việc thúcđẩy xuất khẩu. GTC trở thành côngcụ để tập trung hóa và đa dạng hóaxuất nhập khẩu và tăng khả năng tiếpcận với các khoản vay từ phía chínhphủ. GTC đã giúp các chaebol đưacác nhà sản xuất vừa và nhỏ vàomạng lưới liên kết ngang và dọc củacác tập đoàn. GTC trở thành vòngtròn đồng tâm của các doanh nghiệp,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 61 (195) - 2018

Page 67: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

67SỐ 61 (195) - 2018

với GTC ở trung tâm, hỗ trợ cho cáccông ty liên kết bằng thông tin thịtrường và chuyên môn quản lý cũngnhư phối hợp tập thể của các công tynày. Đến năm 1979, một nửa xuấtkhẩu của Hàn Quốc được thực hiệnbởi các GTC thuộc sở hữu của cácchaebol.

Cùng với việc thúc đẩy đổi mới thểchế chaebol, hình thành GTC, chínhphủ Hàn Quốc còn song song chủtrương phát triển công nghiệp dựatrên phát triển khoa học công nghệ,lấy khoa học công nghệ thúc đẩy tiếntrình phát triển công nghiệp. Đườnglối này được thực hiện xúc tiến mạnhtừ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

Để thúc đẩy sự phát triển của nềntảng khoa học công nghệ, kể cả nănglực khoa học công nghệ khu vựccông cũng như từ các tập đoàn,chính phủ Hàn Quốc đã cho hìnhthành hàng loạt các thể chế thúc đẩysáng tạo cũng như phối hợp giữa cáctổ chức khoa học công nghệ đểkhuyến khích sáng tạo công nghệmới theo sự đặt hàng của các tậpđoàn. Ngay từ giữa những năm1960, Hàn Quốc đã thành lập ViệnKhoa học và công nghệ Hàn Quốc

(KIST) năm 1966, tiếp đến 1967Hàn Quốc thành lập Tổng cục khoahọc kỹ thuật, luật Bồi dưỡng khoahọc - công nghệ của Hàn Quốc cũngđược ban hành trong thời điểm đó.Để thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽcông nghệ trong công nghiệp, dướisự chỉ đạo của tổng thống Hàn QuốcPark Chung Hee, chính phủ HànQuốc phát động phong trào cáchmạng hóa khoa học toàn dân năm1973, luật xúc tiến phát triển khoahọc công nghệ cũng được chính phủHàn Quốc bổ sung, sửa đổi trongnhững năm 1970. Bước sang nhữngnăm 1980-1990, hàng loạt việnnghiên cứu tư nhân được thúc đẩythành lập, đại học khoa học côngnghệ Hàn Quốc cũng được thànhlập trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX.Từ đó, các thể chế về khoa học côngnghệ đã hòa quyện cùng với các thểchế công nghiệp, thúc đẩy sản xuấtcông nghiệp phát triển đưa HànQuốc từ một quốc gia có xuất phátđiểm là nước nghèo vươn lên hàngcác quốc gia OECD trong vòng 30năm. Cho dù còn có nhiều tranhluận về mặt kỹ thuật, song về tổngquát, sự thành công được ngưỡng

Page 68: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

mộ đó của Hàn Quốc có sự gópphần quan trọng của thể chế pháttriển công nghiệp đúng đắn.

2. hàm ý đối với việc xây dựngthể chế cho phát triển công nghiệpViệt Nam

ứ nhất, thể chế cho phát triểncông nghiệp phải hướng tới xâydựng một nền công nghiệp nền tảngsản xuất thực.

Cả kinh nghiệm của Nhật Bản vàHàn Quốc đều cho thấy, thể chế pháttriển công nghiệp của hai quốc giađều có trọng tâm là hướng tới xáclập nền tảng công nghiệp sản xuấtthực, bao hàm những ngành cốt lõisản xuất tư liệu sản xuất trong sựthống nhất với tăng cường thúc đẩymở rộng ứng dụng kỹ thuật vào nềntảng sản xuất. Không chỉ vậy, để cóthể thực hiện phát triển công nghiệprút ngắn, thể chế phát triển côngnghiệp còn phải luôn được điềuchỉnh để giải quyết những bướcngoặt trong quá trình phát triển gắnvới phần còn lại của thế giới. Xét vềkhía cạnh này, thể chế cho phát triểncông nghiệp của Nhật Bản 30 năm(1960-1990) cho thấy kinh nghiệmhợp lý đối với việc giải quyết đồng

thời hai thách thức rất căn bản trongphát triển đó là quan hệ giữa nhànước và thị trường trong phân bổnguồn lực và quan hệ giữa thực hiệntự do thương mại và bảo hộ hợp lýcho phát triển công nghiệp trongnước để quá trình tự tự do hóakhông gây tổn hại lớn cho nhiềungành công nghiệp bản địa. Mặtkhác, chính sách công nghiệp tìm racách tạo ra hệ thống công nghiệpbản địa phát triển được trong quátrình tự do hóa. ể chế côngnghiệp như vậy được xem là thànhcông và góp phần tạo ra nền tảng thểchế cho phát triển công nghiệp rútngắn trong bối cảnh tự do hóa. áiđộ của chính phủ đối với quá trìnhtự do hóa là thái độ hết sức thậntrọng. Trong quá trình tự dó hoáthương mại ngày càng tăng, khi thấycó vấn đề về chất lượng hàng hóahoặc về đẩy mạnh cạnh tranh củacác ngành chiến lược như ngành sảnxuất ô tô và máy tính, quá trình tựdo hóa đã bị trì hoãn đến khi chínhphủ biết chắc chắn rằng các ngànhđó có thể cạnh tranh được với cácngành tương tự ở nước ngoài. Trongquá trình chuyển đổi sang hệ thống

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

68 SỐ 61 (195) - 2018

Page 69: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

kinh tế mở, chính phủ đặc biệt chúý tới việc tạo ra trật tự công nghiệpmới có khả năng đương đầu vớinhững thay đổi đó. Quá trình tạo lậpcơ cấu công nghiệp mới đã đặt trọngtâm vào vấn đề hiện đại hóa nềncông nghiệp Nhật Bản nói chung, từcác công ty lớn đến các doanhnghiệp quy mô nhỏ5.

ứ hai, sự đồng hành giữa doanhnghiệp công nghiệp bản địa với nhànước từ xây dựng đến thực thi thểchế vì mục tiêu lợi ích quốc gia làđiều kiện đủ cho việc hiện thực hóamục tiêu lớn phát triển đất nước.

Về quan hệ giữa nhà nước và thịtrường, trọng tâm là quan hệ nhànước và doanh nghiệp, cả kinhnghiệm của Nhật Bản cũng nhưHàn Quốc đều cho thấy nội dungxác định lại các mối quan hệ chínhphủ - ngành là một đòi hỏi về việcthay thế hệ thống “giá cả” bằng hệthống “hợp tác” của khu vực tư nhânđối với chính phủ trong việc phốihợp có tổ chức quá trình phân bổnguồn lực (hệ thống kanmin). Việcxác định lại trật tự cạnh tranh và sựquan tâm của chính sách đối với quymô ngày càng tăng của các hãng

không phù hợp với sự lựa chọn hợplý của các hãng trong hệ thống thịtrường là vấn đề cần được giải quyếtmột cách thường xuyên. Quan niệmcủa chính phủ về những tính chấtđặc thù của ngành, sự cần thiết phảihợp nhất các hãng có khả năng đạtđược kinh tế quy mô, phân chia sảnphẩm cho các nhà sản xuất khácnhau, việc phối hợp đầu tư vào dịchvụ, liên kết giữa các hãng - tất cảnhững điều đó đã được thể hiệnthành các kế hoạch phát triển côngnghiệp. Việc tạo ra trật tự côngnghiệp mới gồm có các nội dungnhư: xác định lại các mối quan hệchính phủ - ngành với hàm ý mởrộng quyền lực của chính phủ để canthiệp vào ngành; xác định lại kháiniệm cạnh tranh thích hợp và tăngquy mô của các hãng thông qua quátrình tái cơ cấu ngành.

Việc xây dựng thể chế, ngoài việcphát huy vai trò của nhân tố hạt nhânchính trị và tầm nhìn của họ đối vớisự phát triển của quốc gia, rất cần cómột sự hưởng ứng trực tiếp củadoanh nghiệp bản địa vì mục tiêulớn của quốc gia là đuổi kịp các quốcgia công nghiệp phát triển đi trước.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

69SỐ 61 (195) - 2018

Page 70: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Tóm lại, trong bối cảnh thế giớiluôn thay đổi, kinh nghiệm của NhậtBản và Hàn Quốc cho thấy, muốnphát triển được nền tảng công nghiệpquốc gia để từ đó có thể xác lập đượcnền kinh tế độc lập tự chủ thì trướchết phải tạo ra được một nền côngnghiệp sản xuất thật, không phải làmột nền công nghiệp gia công, lắpráp. Muốn phát triển nhanh, một nềncông nghiệp thực sự do lực lượngdoanh nghiệp bản địa làm nòng cốt

cần phải được tạo dựng. Nghiên cứukinh nghiệm thể chế của cả Nhật Bảnvà Hàn Quốc cho thấy hai quốc gianêu trên không thực hiện phát triểncông nghiệp theo định hướng giacông, lắp ráp hoặc dựa vào doanhnghiệp không phải là bản địa để pháttriển. Hơn thế, muốn rút ngắnkhoảng cách phát triển, cần có sựđồng hành về ý chí vì lợi ích chungcủa đất nước trong từng bước thựchiện sự rút ngắn đón

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

70 SỐ 61 (195) - 2018

1 Lê Cao Đoàn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn - những vấn đề lý luận và kinhnghiệm thực tiễn thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.226.2 Hàng loạt các uỷ ban như Ủy ban Năng lượng, Ủy ban tài chính công nghiệp, Côngnghiẹp nặng, Ủy ban công nghệ công nghiệp, Ủy ban thép, Ủy ban công nghiệp hóachất, Ủy ban đặc điểm công nghiệp, Ủy ban ô nhiễm công nghiệp, Ủy ban công nghiệpthông tin... cũng được Chính phủ Nhật Bản cho thành lập.3 Ryutaro Komyia: Chính sách công nghiệp Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1990, tr.1967.4 Hãng Luky sản xuất kem đánh răng, hãng Goldstar sản xuất máy thu thanh, hãngSamsung sản xuất quần áo và Huyndai ký hợp đồng với quân đội Mỹ trong cuộc chiếntranh Triều Tiên để vận tải, Deawoo được thành lập 1967...5 Ryotaro Komyia: Chính sách công nghiệp Nhật Bản, Bản dịch Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, 1990, tr.102.

Page 71: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Sáng 7-9, ành ủy Hà Nội tổchức hội thảo lấy ý kiến của Hộiđồng Lý luận Trung ương, các

chuyên gia, nhà khoa học và các đồngchí nguyên lãnh đạo thành phố vào dựthảo Đề án thí điểm mô hình chínhquyền đô thị tại TP Hà Nội. Đồng chíHoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư ành ủy thành phố dự vàchủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tậptrung cho ý kiến vào 3 vấn đề: Cơ chế,chính sách phân cấp; các phương ánmô hình thí điểm tổ chức chínhquyền đô thị TP Hà Nội được xâydựng trong dự thảo đề án; tổ chức,hoạt động của tổ chức Đảng, MTTQvới các tổ chức chính trị xã hội trongmô hình thí điểm tổ chức chínhquyền đô thị của thành phố.

PGS. TS Lê Minh ông đánh giá,đây là dự thảo Đề án được chuẩn bịcông phu, có chất lượng cao.

Tuy nhiên, nên viết gọn, súc tích hơnphần quan điểm trong đề án, đồng thờinhấn mạnh: “Xây dựng chính quyềnđô thị không chỉ là mô hình tổ chức

mà quan trọng là thẩm quyền và cáchthức hoạt động.

GS. TS Tạ Ngọc Tấn đề nghị làm rõhơn yếu tố nhân dân trong cơ cấuchính quyền để đề án vì sự phát triểncủa thành phố nhưng thực sự là phụcvụ người dân.

Đồng chí đề xuất, thành phố nêntính đến mô hình chính quyền đô thịthứ 3 trong đề án. Trong đó, cấp chínhquyền thành phố hoàn chỉnh đượcduy trì cơ bản như hiện nay. ứ hailà chính quyền cấp quận, huyện khôngđầy đủ chỉ có ban đại diện hành chínhhoặc UBND cấp quận, huyện nhưngphân theo chức năng. ứ ba là giữchính quyền đầy đủ ở cấp phường, xã,trong đó Bí thư Đảng ủy xã nên kiêmchức Chủ tịch HĐND.

Nguyên Chủ tịch UBND TP Hà NộiHoàng Văn Nghiên, Nguyễn ế ảođồng quan điểm đề nghị thành phốmạnh dạn xây dựng dự thảo Đề án theohướng xây dựng chính quyền ủ đô,bám sát vào Luật ủ đô chứ không chỉlà mô hình chính quyền đô thị đơnthuần như các thành phố khác.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 61 (195) - 2018

hội thẢo về Dự thẢo đề án thí điỂm mÔ hÌnhchính Quyền đÔ thỊ tại thÀnh phố hÀ nội

Page 72: Mục lục - Hội đồng lý luậnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 9-2018 ok.pdf · định hình chiến lược và thúc đẩy nỗ lực hiện đại hóa. Ngay

Nguyên ứ trưởng Bộ Nội vụang Văn Phúc cho rằng Dự thảo đềán nên được xây dựng theo hướngchính quyền đô thị ủ đô phải đượctrao đủ quyền và chịu trách nhiệmthực hiện quyền đó.

GS. TS Vũ Văn Hiền cũng đồng tìnhvới quan điểm thiết lập đề án theohướng xây dựng chính quyền đô thịủ đô Hà Nội với những đặc thù củaủ đô, không phải của một thành phốbình thường. Đồng thời, dự thảo đề ánphải rõ về phần kiến nghị, nhất là nhữngkiến nghị nhằm nâng cao sự tự chủ củachính quyền ủ đô. 

eo GS. TS Phùng Hữu Phú, dựthảo Đề án đã được xây dựng nghiêmtúc, công phu, nhiều thông tin phongphú; tiếp cận các phương án, giải quyếtcác mối quan hệ một cách khoa học.Đồng chí tán thành là phải làm rõ tínhchất đặc thù của ủ đô trong đề án vàđề nghị thành phố hoàn chỉnh đề ántheo hướng xây dựng mô hình quản lýđô thị thông minh, trọng tâm là xâydựng hạ tầng thông minh và quản trịthông minh.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,nguyên Bí thư ành ủy Hà Nội PhạmQuang Nghị đề nghị, dự thảo đề án

phải làm rõ được tính đặc thù của HàNội với tư cách là ủ đô; viết sâu hơnđặc điểm, tính chất, yêu cầu nhiệm vụtổ chức, quản lý, điều hành đô thị vớitư cách của một đô thị ủ đô.

Kết luận hội thảo, Bí thư ành ủy HàNội Hoàng Trung Hải đã trao đổi vềnhững băn khoăn của các đại biểu đồngthời cho biết, dự thảo Đề án thí điểm môhình chính quyền đô thị tại TP Hà Nộiđược xây dựng nhằm mục đích chính làxây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quảđáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụchính trị, hội nhập quốc tế và nhu cầu củangười dân. Trong đó, trọng tâm là tăngquyền tự chủ, tự quản; nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của hệ thống chínhtrị; tăng cường phân cấp, phân quyền vàáp dụng chính quyền điện tử.

Đồng chí yêu cầu, trên cơ sở các ýkiến tham luận, Ban Chỉ đạo và Tổsoạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảođề án và tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ýkiến của lãnh đạo các bộ, ban, ngànhtrung ương trong thời gian tới.

ành phố sẽ trình Bộ Chính trị dựthảo đề án vào tháng 12-2018, nhưngquan điểm là việc chuẩn bị đề án phảithật kỹ, thật chặt chẽ, đủ điều kiện, bảođảm tính khả thi cao mới trình n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 61 (195) - 2018