MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 ·...

200
Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh TS. Lê Thanh Tâm NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Sách chuyên khảo)

Transcript of MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 ·...

Page 1: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh TS. Lê Thanh Tâm

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI

MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ(Sách chuyên khảo)

Page 2: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanhnghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG) với sự hợp táccủa Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Lê Thanh Tâm, ThS. Quách TườngVy, ThS. Nguyễn Hồng Hạnh, CN. Nguyễn Hải Đường và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợtài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA, tổ chức Cordaid. Sự đóng góp này là yếu tốquan trọng góp phần quyết định thành công của Báo cáo nghiên cứu. Các ý kiến trong Nghiêncứu này mang tính chất độc lập và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nhóm Công tácTài chính vi mô Việt Nam (VMFWG). Bản báo cáo nghiên cứu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ củaNhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Báocáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của NhómCông tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.

Quỹ CitiQuỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thunhập thấp trong cộng đồng, nơi mà Citi đang hoạt động. Chúng tôi cộng tácvới một số đối tác để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho ngườinghèo với đạt được quy mô, hỗ trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực

lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh củacác nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạovà cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: http://www.citigroup.com/citi/foundation/index.htm

Tổ chức quốc tế ADAADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩytài chính cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụtài chính cho người nghèo có thể mang lại một sự cải thiện lâu dài cho điềukiện sống của dân cư nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ các chuyên gia về tài chính

cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thốngtài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho các nhu cầucuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệuquả với mục tiêu chống lại đói nghèo suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là cácthành tố chính. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho ngườinghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều này có ý nghĩa tôn trọng quyền tự chủcủa họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây dựng tương lai của chính họ.ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mang tính xã hộicao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ tronglĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội vàtính minh bạch cũng như ngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tincậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chínhthông thường.

Tổ chức CordaidTổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Cônggiáo) là một trong những tổ chức phát triển lớn nhất ở Hà Lan vàcó một mạng lưới của 634 tổ chức đối tác tại hơn 30 quốc gia ởchâu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Cordaid đã bảo vệ

những người dễ bị tổn thương trong gần 100 năm qua, tại bất cứ nơi nào sự nghèo đói, bất công,và bạo lực đã tấn công nặng nề, kể cả ngay trong gia đình hay những nơi xa xôi. Cordaid có mộtQuỹ đầu tư vào các tổ chức Tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, và vốn cổ phầncho người dân và các doanh nghiệp bị giới hạn các sự lựa chọn. Cordaid cũng làm như vậy vớinhững khu vực mà có rủi ro cao. Cordaid hiện đang đầu tư vào kinh doanh hiệu quả hơn 16 nămqua với khối lượng vốn lên tới 70 triệu EUR và đã được đầu tư trên 100 tổ chức Tài chính vi mô tại12 nước. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) được thành lập như mộtdiễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệmvà giải quyết các vấn đề khó khăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói củangành đến với các nhà làm chính sách. Ra đời năm 2004 với tư cách là một tổ

chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn các Tổ chức Phi chính phủ - VUFO. Đến tháng 09năm 2011, VMFWG đã chính thức trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ vàVừa Việt Nam (VINASME). Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.microfinance.vn

Page 3: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM (VMFWG)

MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ(Sách chuyên khảo)

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

TS. Lê Thanh TâmCác thành viên tham gia:

ThS. Quách Tường VyThS. Nguyễn Hồng HạnhCN. Nguyễn Hải Đường

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI, 2013

Page 4: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

LỜI GIỚI THIỆU

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Sau hơn 25 năm mở cửa và hội nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, nền kinh tế luôn giữ được tăng trưởng phùhợp hàng năm, mức thu nhập của người dân ngày được cải thiện,tỷ lệ số dân sống dưới chuẩn nghèo quốc gia giảm mạnh. Tính đếncuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 9,64%; số lượt hộ thiếuđói giảm 27,6% so với năm 2011. Tuy vậy, tỷ lệ nghèo của Việt Namvẫn còn ở mức khá cao.

Với mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020,Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đãcó nhiều chương trình hành động để thu hẹp khoảng chênh lệchgiàu nghèo bằng những chính sách xóa đói giảm nghèo thông quaNgân hàng Chính sách xã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đồngthời tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các tổ chức tài chínhvi mô đã được cấp phép chính thức, các chương trình, dự án cóhoạt động tài chính vi mô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạtđược, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam còn một số hạn chế,chưa phát huy hết được tiềm năng thực sự của mình. Một trongnhững nguyên nhân đó là sự am hiểu của các nhà hoạt động tàichính vi mô, cũng như sự đồng thuận của xã hội đối với lĩnh vực tàichính vi mô chưa được chú trọng, điều này dẫn đến môi trường đốivới hoạt động tài chính vi mô còn hạn chế.

Tại kỳ họp thứ 7 khóa XII ngày 16/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụngsố 47/2010/QH12. Đây là lần đầu tiên loại hình Tổ chức tài chính vi môđược khẳng định là một loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thốngcác tổ chức tín dụng của Việt Nam. Có thể nói, việc các tổ chức tàichính vi mô được hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật các Tổchức tín dụng là một bước tiến dài đối với lĩnh vực tài chính vi mô,đây là nền tảng pháp lý vững chắc để củng cố và phát triển ổn địnhđối với các tổ chức tài chính vi mô, góp phần cùng với các loại hìnhtổ chức tín dụng khác phát triển hoạt động trong lĩnh vực tài chính vimô, với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quađó đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Page 5: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3

Mặc dù vậy, để có sự am hiểu, nhận thức sâu rộng hơn của xã hội,qua đó có được sự đồng thuận cần thiết để tạo dựng môi trường tốtnhất (về khuôn khổ pháp lý; mục tiêu hoạt động; mô hình hoạt động;tính tự vững, quản trị điều hành…) cho hoạt động tài chính vi mô,bản Báo cáo đánh giá “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chínhvi mô Việt nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” do PGS.TS. NguyễnKim Anh và TS. Lê Thanh Tâm làm chủ biên đã được biên soạn và pháthành. Bản Báo cáo đánh giá là một tư liệu hữu ích, có ý nghĩa thiếtthực giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chínhsách, các nhà quản trị điều hành hoạt động tài chính vi mô và cácnhà nghiên cứu khoa học phần nào hiểu rõ hơn về thực trạng củaViệt Nam và kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực tài chính vi mô.Đây thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị khoa học đối vớilĩnh vực tài chính vi mô của Việt Nam trong hiện tại và cho giai đoạnphát triển tới đây.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt NamĐặng Thanh Bình

Page 6: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nghiên cứu này được hoàn thành do sự giúp đỡ của rất nhiều cơquan, tổ chức và cá nhân.

Thay mặt Nhóm tác giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Citi(Citi Foundation) đã khuyến khích và tài trợ cho đề tài nghiên cứunày. Lời cám ơn cũng được đặc biệt gửi tới Nhóm Công tác Tài chínhVi mô Việt Nam trong việc hỗ trợ khởi động ý tưởng cho nghiên cứu,cung cấp các dữ liệu thứ cấp, thu thập và làm sạch các dữ liệu sơcấp, cũng như các hỗ trợ về logistics.

Nhóm tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chứcgồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tổ chức tài chínhvi mô là thành viên của Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Namtrong việc cung cấp dữ liệu thứ cấp và trả lời các thông tin trong dữliệu sơ cấp.

Lời cảm ơn chân thành cũng xin được gửi tới các nhà quản lý, nghiêncứu, tư vấn, làm thực tế tại hội thảo về tài chính vi mô và các phảnbiện đọc nghiên cứu này. Các ý kiến hữu ích đã được đưa ra đểđóng góp cho nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thiện nội dung.

Các ý kiến trong nghiên cứu này mang tính chất độc lập, là quanđiểm riêng của Nhóm tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểmcủa Nhóm Công tác Tài chính vi mô cũng như Citi Foundation.

Thay mặt Nhóm tác giảĐồng chủ biên

PGS.TS. Nguyễn Kim Anh - TS. Lê Thanh Tâm

LỜI CẢM ƠN

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 7: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5

“Microfinance is an idea whose time has come- Tài chính vi mô là ý tưởng của kỷ nguyên đương đại”

– Kofi Annan Former United Nations Secretary – General

Cựu Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc

This is not charity. This is business: Business with a social objective,which is to help people get out of poverty.

Tài chính vi mô không phải là từ thiện. Đây là kinh doanh:Kinh doanh với một mục đích xã hội là giúp con người thoát nghèo.

- Muhammad Yunus Founder of Grameen Bank and Nobel Peace Prize recipient

Người sáng lập ra Ngân hàng Grameen và Chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình

Page 8: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 18

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 18

1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 20

1.3. Các nội dung cơ bản 23

CHƯƠNGII: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 24

2.1. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô 24

2.1.1. Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới TCVM 24

2.1.2. Tổ chức tài chính vi mô 24

2.1.3. Vai trò của TCTCVM 26

2.2. Bền vững của tổ chức TCVM: Thông lệ quốc tế và quy định ở Việt Nam 27

2.2.1. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững 27

2.2.2. Các tiêu thức theo Thông lệ Quốc tế về tính bền vững của TCTCVM 33

2.2.3. Quy định của Việt Nam về tính bền vững thể chế của các TCTCVM 39

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của tổ chức TCVM 44

2.3.1. Nhân tố bên ngoài TCTCVM 44

2.3.2. Nhân tố bên trong (nhân tố thuộc về TCTCVM) 49

2.4. Phát triển bền vững TCVM - Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 53

2.4.1. Kinh nghiệm tốt trong khu vực về tổ chức và hoạt động để đảm bảo bền vững 53

2.4.1.1. Kinh nghiệm bền vững của Card Bank (Philippin) 53

MỤC LỤC

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 9: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7

2.4.1.2. Kinh nghiệm bền vững của Acleda Bank (Campuchia) 55

2.4.2. Bài học thất bại của các tổ chức TCVM trong quá trình tiến tới bền vững 58

2.4.2.1. Thương mại hóa quá mức, rời xa mục tiêu hoạt động ban đầu 58

2.4.2.2. Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển TCVM với các trung gian tài chính chính thức 60

2.4.2.3. Tổ chức xã hội hoạt động chưa có chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa cao, phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ 61

2.4.2.4. Một số nguyên nhân khác 62

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM 63

3.1. Thị trường TCVM Việt Nam 63

3.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động TCVM Việt Nam 65

3.3. Các tổ chức chính cung cấp TCVM tai Việt Nam 69

3.4. Mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam 76

3.4.1. Tiếp cận theo chiều rộng 76

3.4.2. Tiếp cận theo chiều sâu 104

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 107

4.1. Tính bền vững trong xu thế phát triển 107

4.2. Tổng quan về mức độ bền vững của các TCTCVM 108

4.3. Bền vững về hoạt động 109

4.4. Bền vững tài chính 114

4.5. Chất lượng danh mục 125

Page 10: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

4.6. Bền vững về thể chế (ISS) 128

4.7. Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM trên quan điểm khách hàng 133

4.7.1. Sự hài lòng của khách hàng 133

4.7.2. Vấn đề lãi suất 136

4.7.2.1. Mức lãi suất cho vay hiện tại của các TCTCVM Việt Nam so với thế giới 136

4.7.2.2. Liệu quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo với lãi suất của TCTCVM? 137

4.7.2.3. Chính sách lãi suất cho vay hiện tại của các TCTCVM Việt Nam 140

4.7.2.4. Những điểm mạnh của chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM 143

4.7.2.5. Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM 143

4.8. Đánh giá thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam 146

4.8.1. Các kết quả đạt được 146

4.8.1.1. Mức độ bền vững về hoạt động tương đối tốt 146

4.8.1.2. Một vài tổ chức đạt được tất cả các chuẩn OSS, FSS, ISS 148

4.8.1.3. Mức độ tiếp cận khá ổn định về chiều rộng vàcả chiều sâu, chưa có tình trạng tập trung vào khách hàng lớn mà bỏ qua khách hàng thu nhập thấp 149

4.8.1.4. Mức độ an toàn trong hoạt động TCVM cao 151

4.8.1.5. Xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa 152

4.8.1.6. Khách hàng trung thành, gắn bó, tính cộng đồng cao 154

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 11: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9

4.8.1.7. Nhiều khách hàng hài lòng với TCTCVM 155

4.8.2. Hạn chế 156

4.8.2.1. Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được OSS 156

4.8.2.2. Nhiều tổ chức chưa đạt FSS 156

4.8.2.3. Rất ít tổ chức đạt được ISS 157

4.8.3. Nguyên nhân của hạn chế 157

4.8.3.1. Từ phía các TCTCVM 157

a. Chiến lược và kế hoạch của nhiều tổ chức còn chưa rõ ràng 157

b. Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp 158

c. Việc quản lý nguồn thu - chi phí còn chưa tốt 158

d. Chưa minh bạch hóa thông tin 159

e. Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn hoạt động hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa cao 159

f. Chất lượng nhân lực thấp 160

4.8.3.2. Nguyên nhân khách quan 162

a. Môi trường pháp lý còn bất cập 162

b. Thực hiện chậm trễ các hoạt động trong khuôn khổ Chiến lược phát triển ngành TCVM Việt Nam 163

c. Môi trường kinh tế - xã hội - tự nhiên gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tổ chức và khách hàng TCVM 163

d. Môi trường hoạt động của ngành TCVM còn nhiều bất cập 165

Page 12: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ 169

5.1. Định hướng phát triển bền vững các TCTCVM tại Việt Nam 169

5.1.1. Từ góc độ ngành TCVM 169

5.1.2. Từ góc độ các TCTCVM 170

5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam 171

5.2.1. Đối với các TCTCVM 172

5.2.1.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành 172

a. Đối với các tổ chức đã được cấp phép 172

b. Đối với các tổ chức chưa cấp phép 172

5.2.1.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng các nguồn thu 173

5.2.1.3. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi khách hàng 174

5.2.1.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ, cân bằng giữa các dịch vụ tài chính và xã hội 174

5.2.1.5. Nâng cao năng lực tài chính 175

5.2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 176

5.2.1.7. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức có hoạt động TCVM 178

5.2.1.8. Tăng cường tuyên truyền/giáo dục tài chính 180

5.2.2. Đối với NHNN 181

5.2.2.1. Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật TCTD 2010 181

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 13: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11

5.2.2.2. Khẩn trương triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Chiến lược phát triển ngành TCVM Việt Nam 182

5.2.2.3. Tạo điều kiện “mở” cho các tổ chức tham gia hoạt động TCVM 182

5.2.2.4. Tăng cường tính trách nhiệm trong TCVM 182

5.2.2.5. Nhanh chóng chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề lãi suất

trong hoạt động TCVM 183

5.2.2.6. Thực hiện các chính sách hỗ trợ khác 184

5.2.3. Đối với Bộ Tài chính 184

5.2.4. Đối với Trung tâm nguồn lực TCVM doanh nghiệp Nhỏ và Vừa 185

5.2.5. Đối với các nhà tài trợ và các nhà đầu tư 185

KẾT LUẬN 187

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189

PHỤ LỤC: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI PHỎNG VẤN 195

Page 14: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

FSS: Mức độ bền vững tài chính (Financial Self- Sustainability)

HLPHN: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HPN: Hội Phụ nữ

IFC: Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation)

ISS: Mức độ bền vững thể chế (Institutional Self- Sustainability)

VMFWG: Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (Vietnam Microfinance Working Group)

NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

NHHTX: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

OSS: Mức độ bền vững hoạt động (Operational Self- Sustainability)

QTDND: Quỹ Tín dụng Nhân dân

QTDNDTW: Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương

ROA: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân (Return on Average Asset)

ROE: Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (Return on Average Equity)

TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô

TCVM: Tài chính vi mô

WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 15: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

DANH MỤC BẢNG

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13

Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM 25

Những đặc điểm chủ yếu của một TCTCVM vững mạnh 29

Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của các TCTCVM 37

Các quy định về cơ cấu sở hữu 40

So sánh môi trường tổng thể TCVMViệt Nam với 5 quốc gia thành viên khác của ADB 75

Mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng TCVM – so sánh 6 quốc gia là thành viên của ADB (%) 90

Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ ngành TCVM Việt Nam, 2010-2012 91

So sánh quy mô và mức độ tiếp cận của TCVM tại 6 quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2000-2010 92

Quy mô và mức độ tiếp cận theo chiều rộng của 28 TCTCVM năm 2011 94

Mức độ trưởng thành của TCTCVM 96

Giá trị cho vay và tiết kiệm của TCTCVM năm 2011 106

Mức độ bền vững tài chính của các TCTCVM Việt Nam 115

ROA và ROE của các TCTCVM Việt Nam 2010-2012 117

Đối tượng khách hàng của 6 TCTCVM có lợi nhuận lớn nhất năm 2011 121

Bảng 2.1:

Bảng 2.2:

Bảng 2.3:

Bảng 2.4:

Bảng 3.1:

Bảng 3.2:

Bảng 3.3:

Bảng 3.4:

Bảng 3.5:

Bảng 3.6:

Bảng 3.7:

Bảng 4.1:

Bảng 4.2:

Bảng 4.3:

Page 16: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Các chỉ số hoạt động tài chính chủ chốt của các TCTCVM ở 6 quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2000-2010 122

Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2011 126

Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2012 127

Các loại hình hoạt động của TCTCVM 132

Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động của các tổ chức 134

So sánh chi phí vay vốn của khách hàng từ NHTM và TCTCVM 138

Đặc trưng của các TCTCM và lợi ích đối với khách hàng 139

Số lượng, cơ cấu tổ/nhóm, thành viên có dư nợ TCVM qua HPN 150

Mức độ tiếp cận của 5 tổ chức TCVM lớn nhất Việt Nam đến 31/12/2012 151

Danh mục các tỉnh đã hoặc có tiềm năng thành lập Quỹ thuộc Hội Phụ nữ tỉnh 153

Số lượng doanh nhân vi mô, cán bộ tín dụng và TCđược vinh danh tại CMA Việt Nam, 2007-2013 155

Kết quả thảo luận nhóm về các khó khăn lớn nhất của TCTCVM tại địa phương 161

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng 4.4:

Bảng 4.5:

Bảng 4.6:

Bảng 4.7:

Bảng 4.8:

Bảng 4.9:

Bảng 4.10:

Bảng 4.11:

Bảng 4.12:

Bảng 4.13:

Bảng 4.14:

Bảng 4.15:

Page 17: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

DANH MỤC HỘP

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15

Các đặc trưng của một TCTCVM bền vững 33

Mạng lưới hoạt động của TYM 77

Mạng lưới hoạt động của CEP 78

Các sản phẩm tín dụng vi mô của TYM và CEP 82

Sản phẩm tiết kiệm của TYM và CEP 84

Quỹ tương trợ TYM 87

Quỹ Bảo vệ tương hỗ M7 MPA 88

Hộp 2.1:

Hộp 3.1:

Hộp 3.2:

Hộp 3.3:

Hộp 3.4:

Hộp 3.5:

Hộp 3.6:

Page 18: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

DANH MỤC HÌNH

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội 26

Quan điểm về sự bền vững của TCTCVM 28

Phân đoạn thị trường TCVM Việt Nam hiện nay 64

Các đơn vị cung cấp TCVM ở Việt Nam 69

Các TCTCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010 70

Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập thấp 71

Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của MFI 79

Mức độ tiếp cận của TCTCVM theo số lượng khách hàng vay vốn năm 2011 95

Quy mô của các TCTCVM theo tổng dư nợ (USD) năm 2011 97

Ba thành phần của thị trường TCVM 98

Số lượng khách hàng vay vốn của 4 TCTCVM tiêu biểu 101

Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu 101

Quy mô GLP của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD) 102

Quy mô tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD) 103

Quá trình phát triển của các TCTCVM 108

So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia là thành viên ADB 109

Mức độ bền vững hoạt động OSS của các TCTCVM ViệtNam 113

Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM năm 2011 119

Hình 2.1:

Hình 2.2:

Hình 3.1:

Hình 3.2:

Hình 3.3:

Hình 3.4:

Hình 3.5:

Hình 3.6:

Hình 3.7:

Hình 3.8:

Hình 3.9:

Hình 3.10:

Hình 3.11:

Hình 3.12:

Hình 4.1:

Hình 4.2:

Hình 4.3:

Hình 4.4:

Page 19: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17

Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM năm 2012 120

So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia thuộc ADB 123

Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ trung bình trên một cán bộ tín dụng của các TCTCVM tại Việt Nam năm 2011-2012 130

Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam 133

Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức 134

Khách hàng có muốn tiếp tục vay không? 135

Lãi suất cho vay trung bình của các TCTCVM trên thế giới (%/năm) 137

So sánh tỷ lệ chi phí lương và các chi phí liên quan của các TCTCVM với một số TCTD (%) 148

Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2002-2012 163

Hình 4.5:

Hình 4.6:

Hình 4.7:

Hình 4.8:

Hình 4.9:

Hình 4.10:

Hình 4.11:

Hình 4.12:

Hình 4.13:

Page 20: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tổ chức tài chính vi mô là một dạng doanh nghiệp xã hội đặc biệtvới mục tiêu hoạt động là cung cấp dịch vụ tài chính nhằm đáp ứngnhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanhnghiệp siêu nhỏ (ADB, 2000; Luật TCTD, 2010). Tài chính vi mô (TCVM)đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội,đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại cácquốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu lý thuyết (Legerwood,1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003), cũng nhưcác trường hợp thực nghiệm nổi tiếng tại Bangladesh (GrameenBank), Indonesia (Bank Rakyat Indonesia), Phillipines (CARD Bank), Bo-livia (BalcoSol)… là minh chứng thuyết phục cho vai trò của TCVM vớiphát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Tài chính vi mô bền vững đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế cũngnhư công cuộc xóa đói giảm nghèo mà các quốc gia đang pháttriển, trong đó có Việt Nam, cùng nhau thúc đẩy. Mặc dù vẫn cònnhiều TCTCVM trên thế giới và tại Việt Nam phụ thuộc vào nguồn trợcấp và tài trợ từ bên ngoài. Từ giữa thập kỷ 90, các mô hình GrameenBank, ACCION, Card Bank trên thế giới đã chứng tỏ rằng: hoạt độngTCVM có thể phát triển tốt, phục vụ người nghèo mà không cần trợcấp. Bên cạnh đó, một số tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từthiện khác nhận thấy tăng trưởng của họ bị hạn chế do khan hiếmtiền tài trợ, vì vậy họ bắt đầu tìm kiếm các cách để đạt được độclập về tài chính.

Chính vì thế, vấn đề phát triển bền vững của TCTCVM là một trongnhững chủ đề nóng được các nhà thực hành TCVM, các nhà quảnlý cũng như các nhà tài trợ quan tâm (Duflos, 2013). Các TCTCVMphát triển bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng trong pháttriển ngành TCVM toàn cầu, bắt đầu từ những năm 2000 với sự trợgiúp của CGAP và đặc biệt được chú ý khi Liên Hợp Quốc chọn năm2005 là Năm Quốc tế về Tín dụng vi mô.

Page 21: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19

Phát triển hoạt động TCVM bền vững của TCTCVM có những tácđộng tích cực như sau:

(i) Tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo vàngười thu nhập thấp.

(ii) Khách hàng được tiếp cận liên tục với các dịch vụ tài chính(tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền…) mà họ cần. Điều này hếtsức quan trọng vì người nghèo, cũng như tất cả mọi người,cần được tiếp cận một cách ổn định các dịch vụ tài chính.

(iii) Hoạt động bền vững giúp TCTCVM thực hiện vai trò hỗ trợphát triển kinh tế - xã hội tốt hơn. TCTCVM sẽ được bù đắptất cả các chi phí (vận hành, tài chính, mất vốn) và có lãi,thay vì phải phụ thuộc vào tiền từ thiện hoặc trợ cấp củanhà nước. Điều này rất quan trọng vì không bao giờ đủ tiềntài trợ để phục vụ tất cả những người chưa tiếp cận đượcvới dịch vụ tài chính và vì tiền tài trợ co thể được dùng chocác mục đích khác (ví dụ, giúp những người rất nghèothông qua các dịch vụ xã hội và trợ cấp).

Tại Việt Nam, ngành TCVM qua gần 3 thập kỷ đã và đang khẳng địnhđược tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người có thu nhậpthấp, người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính – ngânhàng,đặc biệt là giúp họ có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất,kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống.

Phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVMViệt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Với khung pháp lýngày càng hoàn thiện, các quy định liên quan tới TCVM chính thứclà “tiêu chuẩn” để các TCTCVM hướng tới mục tiêu bền vững thểchế. Có nhiều mức độ bền vững khác nhau trong TCVM như: bềnvững hoạt động (OSS), bền vững tài chính (FSS), bền vững thể chế(ISS), trong đó, mức độ bền vững thể chế là cao nhất, thể hiện sựhoàn thiện của TCTCVM đó và là cơ sở để TCTCVM xây dựng, củngcố uy tín của mình. Trong đề án xây dựng và phát triển hệ thống

Page 22: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TCVM Việt Nam đến 2020, mục tiêu của đề án cũng rất tập trung chosự phát triển bền vững, cụ thể “Xây dựng và phát triển hệ thống tổchức tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ ngườinghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanhnghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nướcvề đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”1.

Từ khi khung pháp lý bắt đầu hình thành đến nay, các TCTCVM cóxu hướng phát triển theo ba định hướng (i) một số tổ chức địnhhướng chính thức hóa đã và đang có lộ trình để đạt các mức độbền vững từ thấp đến cao, và đến 2013 đã có 2 tổ chức được NHNNcấp phép, 3 tổ chức đang nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; (ii) một sốtổ chức vẫn muốn phát triển hoạt động TCVM nhưng không đề nghịcấp phép, nên chỉ đặt mục tiêu bền vững hoạt động và bền vữngtài chính; (iii) và một số chương trình/dự án/tổ chức giảm hoạt độnghoặc ngừng hoạt động vì không đạt được mục tiêu bền vững hoạtđộng khi nguồn tài trợ bị cạn kiệt. Do vậy, hiện tại, mức độ bền vữngcủa các TCTCVM Việt Nam rất khác nhau và nhiều TCTCVM Việt Namchưa đạt được mức độ bền vững cần thiết. Các vấn đề cần giảiquyết từ cả phía các TCTCVM và các nhà lập pháp, đặc biệt làNgân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vì ngành TCVM phát triển bềnvững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh trên, đề tài “Mức độ bền vững của các tổ chức tàichính vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” được lựachọn để nghiên cứu.

1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này có 5 mục tiêu cơ bản sau:

(i) Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về sự bền vững củaTCTCVM, tập trung vào ba mức độ: bền vững hoạt động

1 Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ánxây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến 2020.

Page 23: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21

(OSS), bền vững tài chính (FSS), và bền vững thể chế (ISS).Các chuẩn mực OSS, FSS và ISS được tổng kết theo thông lệquốc tế và theo quy định của Việt Nam.

(ii) Tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong việcphát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học cho ViệtNam.

(iii) Đánh giá tổng quan về ngành TCVMViệt Nam.

(iv) Phân tích thực trạng mức độ bền vững của các TCTCVM tạiViệt Nam trên 3 mức độ: OSS, FSS, ISS, đồng thời so sánh vớicác TCTCVM ở một số quốc gia trong khu vực; Đánh giánhững kết quả đạt được; Hạn chế và nguyên nhân của hạnchế trong quá trình phát triển bền vững của các TCTCVMViệt Nam.

(v) Đề xuất một số khuyến nghị đối với các TCTCVM, NHNN, BộTài chính và các bên có liên quan để giúp phát triển bềnvững các TCTCVM Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu: Là mức độ bền vững của cácTCTCVM hướng tới phục vụ người nghèo, người thu nhậpthấp và các đối tượng khách hàng TCVM khác.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mứcđộ bền vững của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012.

Có nhiều quan niệm khác nhau về TCTCVM. Các đơn vị cung cấpdịch vụ TCVM thuộc ba nhóm: Nhóm chính thức, Nhóm bán chínhthức và Nhóm phi chính thức. Có ba quan điểm khác nhau vềTCTCVM: Quan điểm thứ nhất cho rằng, TCTCVM bao gồm tất cả cácTC cung cấp dịch vụ TCVM, kể cả ngân hàng, TCTD là Hợp tác xã(OPDND), TCTC quy mô nhỏ bán chính thức và chính thức; Quan điểmthứ hai chỉ tập trung vào các TCTC quy mô nhỏ, kể cả chính thức vàbán chính thức; Quan điểm thứ ba cho rằng TCTCVM “là loại hình tổ

Page 24: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằmđáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp vàdoanh nghiệp siêu nhỏ” (theo Luật TCTCD, 2010, điều 4 khoản 5).Trong nghiên cứu này, quan điểm thứ hai được sử dụng để phân tích,vì quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy số lượng các chương trình/TCTCVM Việt Nam hiện nay khá nhiều,nhưng chỉ có 34 tổ chức đăng ký là thành viên của Nhóm Công táctài chính vi môViệt Nam (VMFWG) và 12 tổ chức thường xuyên cungcấp thông tin cho mạng lưới tài chính vi mô toàn cầu (The MIX). Trongsố đó, 6 TCTCVM đứng đầu chiếm hơn 50% tổng số khách hàng củacác TCTCVM là thành viên của Nhóm Công tác Tài chính vi mô ViệtNam. Do vậy, nghiên cứu tập trung vào các TCTCVM có thông tincung cấp cho VMFWG.

Dữ liệu nghiên cứu: Gồm hai nhóm dữ liệu Thứ cấp và Sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về ngành tài chính nói chung, ngànhTCVM nói riêng của: các TCTCVM, thông tin lưu trữ tại VMFWG, cácbáo cáo đánh giá có liên quan của Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế, điều tra mứcsống dân cư Việt Nam 2002-2008, các tổ chức cung cấp dịch vụTCVM, từ các Giải thưởngDoanh nhân vi mô Citi (CMA) giai đoạn2007-2012 do Citi Foundation tài trợ; một số cuộc điều tra về nôngnghiệp, nông thôn có liên quan tới tài chính, tín dụng (Bộ Lao độngTBXH, Hội LHPN…); các nghiên cứu về TCVM Việt Nam của các nhànghiên cứu, các nhà thực hành TCVM trong và ngoài nước.

Dữ liệu sơ cấp thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm tại Thanh Hóavà Nghệ An với các cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (HPN) các cấp tỉnh,huyện có tham gia hoạt động TCVM tại địa phương, cán bộ tại mộtsố TCTCVM, một số khách hàng và báo cáo của thành viên VMFWG.

Phương pháp phân tích:

- Phân tích tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính đểgiải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn.

Page 25: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 23

- Thống kê so sánh sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại mộtthời điểm để so sánh dọc, so sánh chéo giữa các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực, và với tiêu chuẩnquốc tế. Các hàm thống kê như tần suất, tỷ trọng, trung bình, tỷ lệtăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh.

- Điều tra khảo sát

- Phương pháp chuyên gia

1.3. Cơ cấu nghiên cứu

Ngoài Lời cảm ơn của Nhóm tác giả, phần kết luận, phụ lục, bảngbiểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nộidung nghiên cứu được trình bày trong 5 chương:

Chương I: Giới thiệu

Chương II: Khung lý thuyết về mức độ bền vững của TCTCVM

Chương III: Tổng quan chung về ngành TCVMViệt Nam

Chương IV: Phân tích mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam

Chương V: Các khuyến nghị

Page 26: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG II: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘBỀN VỮNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô2.1.1. Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới tài chính vi mô

Trong những thập kỉ gần đây, việc cung cấp các dịch vụ tài chính vàcác dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo nhằm tạo dựng cơ sở thu nhập,cải thiện điều kiện sống được các quốc gia và các tổ chức quốc tếquan tâm phát triển. Thậm chí đã có đầy đủ những bằng chứngthành công về các mô hình cung cấp dịch vụ tài chính cho ngườinghèo và được biết đến với cụm từ “tài chính vi mô”, tương lai chosự phát triển ngành này là rất rõ nét khi mà nó thu hút được đôngđảo sự quan tâm của các Chính phủ, tổ chức đa phương, các nhàtài trợ và các doanh nghiệp.

Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưara. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì“TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhucầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lươnghưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, “TCVM là mộtphương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chínhnhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp…tài chính vi môthương bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xãhội”. Còn theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)“TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay,dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộgia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và cácdoanh nghiệp nhỏ của họ”.

Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể hiểu TCVM là một trongnhững cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tàichính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xãhội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụngân hàng vừa là công cụ phát triển.

2.1.2. Tổ chức tài chính vi mô

Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM thuộc ba nhóm: Nhóm chínhthức, Nhóm bán chính thức và Nhóm phi chính thức. Có ba quan

Page 27: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 25

điểm khác nhau về TCTCVM: Quan điểm thứ nhất cho rằng, TCTCVMbao gồm tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM, kể cả ngânhàng, hợp tác xã tài chính, TCTC quy mô nhỏ bán chính thức và chínhthức; Quan điểm thứ hai chỉ tập trung vào các TCTC quy mô nhỏ, kểcả chính thức và bán chính thức; Quan điểm thứ ba cho rằngTCTCVM “là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạtđộng ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ giađình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (theo Luật TCTCD,2010, điều 4 khoản 5). Trong đề tài này, quan điểm thứ hai được sửdụng để phân tích.

Danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM theo nhóm được liệtkê trong bảng sau đây:

Bảng 2.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô

Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức

- Các ngân hàngthương mại, đầu tư,tiết kiệm, phát triển

- Các ngân hàng phụcvụ nông thôn

- Các ngân hàng theomô hình hợp tác xã

- Các tổ chức phingân hàng khác

- Các công ty tài chính- Các tổ chức tiết kiệm

theo hợp đồng, Quỹhưu trí

- Các công ty bảohiểm

- Các thị trường (thị trường cổ phiếu, trái phiếu)

- Các tổ chức tài chínhvi mô chính thứcđăng ký theo luậtTCTD

- Các hợp tác xã tíndụng và tiết kiệm

- Các hiệp hội tín dụng- Các ngân hàng nhân

dân không đăng kýchính thức là TCTD

- Các ngân hàng hợptác xã

- Các quỹ tiết kiệm tạoviệc làm

- Các ngân hàng làngxã không đăng kýchính thức là TCTD

- Các dự án phát triển,các tổ chức phichính phủ cung cấpdịch vụ tài chính vi mô

- Các nhóm tương hỗ

- Các hiệp hội tiết kiệm- Các hiệp hội tín dụng

và tiết kiệm quayvòng và biến thể của nó

- Các công ty tàichính, đầu tư phichính thức

- Những người cho vaycá nhân thương mại:(ví dụ: người cho vaynặng lãi); và phithương mại (họ hàng,bạn bè, hàng xóm…)

- Các thương gia vàchủ hiệu

Nguồn: Legerwood (2013)

Page 28: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Các đơn vị thuộc khu vực chính thức được Chính phủ ủy quyền vàphải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng.Các đơn vị bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy địnhcủa hoạt động ngân hàng nhưng lại do các cơ quan chính phủ cấpgiấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của các cơ quan này, còncác trung gian tài chính phi chính thức hoạt động ngoài quy định vàkiểm soát của chính phủ. Tuy vậy, số lượng ngân hàng thương mạitham gia vào thị trường TCVM thường không nhiều do yêu cầu vềquy mô và chi phí. Tại một số quốc gia đang phát triển, một số ngânhàng thương mại liên kết với các TCTCVM khác cung cấp một số dịchvụ cho khu vực nông thôn hoặc cung cấp dịch vụ cho chính TCTCVMnhư đảm nhận một phần trong nghiệp vụ tín dụng, chuyển tiền, gửitiền, tư vấn và quản lý hộ. Các ngân hàng này được gọi là ngânhàng liên kết.

2.1.3. Vai trò của TCTCVM

Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.Về bản chất, các TCTCVM cóvai trò “đôi” cả về tài chính và xã hội.

Hình 2.1: Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội

Nguồn: IFAD (2000a)

Tiếp cận

Sự tham giacủa các bênliên quan

Luật lệ và giám sát Các chính sách

thích hợp

Các dịch vụphi tài chính

Cải thiện giá trị vàchất lượng cuộc sốngmột cách bền vững

Cơ sở hạ tầngtài chính

Các dịch vụtài chính

bền vững

Page 29: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 27

Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụtài chính, các TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huyđộng tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điềukiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thànhmột công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.

Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nôngthôn – nhất là người nghèo- tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăngcường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung,tăng cường năng lực xã hội của họ.

2.2. Bền vững của tổ chức TCVM: Thông lệ quốc tế và quy địnhở Việt Nam2.2.1. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững

Có nhiều quan điểm khác nhau về tính bền vững của TCTCVM. Tính“bền vững” là “tồn tại lâu dài” (theo từ điển tiếng Việt). Phát triển bềnvững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiệntại mà không làm tổn hại đến khả năng nhu cầu của thế hệ mai sau(UN, 1992). Sự bền vững của tổ chức là sự phát triển và cân bằngcủa 4 nhóm yếu tố: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo vànhân viên, và tài chính của tổ chức (Pau Niven, 2009).

Theo Richard Beckhard2, phát triển bền vững một tổ chức nghĩa là“một nỗ lực để (1) lập kế hoạch, (2) mở rộng tổ chức, (3) quản lý từcấp cao nhằm mục đích (4) tăng cường hiệu lực và sức mạnh củatổ chức thông qua (5) các công cụ can thiệp có tổ chức vào quátrình hoạt động của tổ chức, sử dụng kiến thức khoa học về hànhvi” [Smith, 1998, tr.261]. Theo Warren Bennis, phát triển bền vững mộttổ chức là một chiến lược phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm

2 Richard Beckhard là người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển tổ chức. Ônglà người đã cùng sáng tạo ra Addison-Wesley Organization Development Seriesvà khai sinh ra Organization Development Network năm 1967. Ông từng là giáosư của trường Quản lý MIT Sloan thời kỳ 1963-1984. Nguồn: www.wikipedia.orgcập nhật ngày 19/4/2007.

Page 30: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức một cách lâu dài nhằm thích ứng vớicông nghệ mới, thị trường mới và những thách thức3.

Theo CGAP, bền vững trong ngành TCVM có nghĩa là “năng lực củamột TCTCVM bù đắp được mọi chi phí và có lãi trong khi cung cấpđược các dịch vụ tài chính cho cộng đồng dân nghèo”4.

Trên các quan điểm trên, TCTCVM được coi như phát triển bền vữngnếu duy trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời giandài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộngđồng, xã hội, môi trường.

Hình 2.2: Quan điểm về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô

3 Warren Gameliel Bennis là một nhà nghiên cứu người Mỹ, chuyên gia về tổchức và được giới nghiên cứu tôn vinh là người tiên phong trong lĩnh vựcnghiên cứu về quản trị. Ông là giáo sư đại học, giáo sư danh dự và là chủ tịchsáng lập ra Viện Lãnh đạo, Đại học Nam California. Nguồn: www.wikipedia.orgcập nhật ngày 19/4/2007.

4 Eric Duflos, 2013), “CGAP – Các thực tiễn tốt trên toàn cầu về chuyển đổi và tựvững”, Bài trình bày tại hội thảo “Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in Microfinance Institutions”, Hội thảo của IFC-TYM-VMFWG ngày16/5/2013.

TCTCVM (An toàn - thu nhập)

Lợi ích khách hàng(Tài chính và phi TC)

Lơi ích cộng đồngxã hội, môi trường

Quan điểm về sự bền vững TCTCVM

Nguồn: Tổng hợp từ UN (1992), Richard (1967), Paul Niven (2009), Duflos (2013)

Page 31: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 29

Mức độ an toàn và thu nhập của TCTCVM cần được đảm bảo đểgiúp TCTCVM hoạt động lâu dài, giảm thiểu rủi ro, có hiệu quả kinhtế phù hợp. Đây là điều kiện tối cần thiết cho hoạt động bền vữngcủa TCTCVM.

Tuy vậy, để phân biệt chức năng xã hội và chức năng tài chính củaTCTCVM so với các loại hình thương mại khác, hai vấn đề lớn TCTCVMcần phải cân bằng được là: (i) đảm bảo lợi ích của khách hàng trêncả giác độ tài chính (thu nhập và chi phí phù hợp đối với khách hàng;khách hàng được hưởng lợi từ các hỗ trợ phi tài chính, đặc biệt làcác dịch vụ nâng cao năng lực và phát triển kỹ năng, nâng cao chấtlượng đời sống tinh thần); (ii) đảm bảo lợi ích của cộng đồng, xã hội,môi trường (các hoạt động của TCTCVMcó tác động tốt tới sự pháttriển chung của cộng đồng, tạo ra các hiệu ứng tốt về xã hội, cũngnhư không gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên).

Bảng 2.2: Những đặc điểm chủ yếu của một TCTCVM vững mạnh

Phạm vi chủ yếu Đặc điểm

Tầm nhìn - Mộtthông cáo Sứ mệnh xác định thị trường mục tiêu vàcác dịch vụ được cung cấpvà được các nhà quảnlý vànhân viên trong tổ chức xác nhận và thực hiện.

- Một Cam kết mạnh mẽ của nhà quản lý trong việc theođuổi TCVM như là một phân khúc thị trường có khả năngsinh lợi tiềm năng(về cả nhân lực và quỹ).

- Một Kế hoạch kinh doanhvới các biện pháp cụ thểđểđạt được các mục tiêu chiến lược trong 3-5 năm.

Dịch vụ tài chínhvà phương

thức cung cấp

- Các dịch vụ tài chính đơn giản phù hợp với bối cảnh địaphương và nhu cầu cao củacác khách hàng được môtả trong thông cáoSứ mệnh.

- Phân cấp trong lựa chọn khách hàng và cung cấp dịchvụ tài chính.

Cơ cấu tổ chứcvà nguồn nhân

lực

- Các bản mô tả công việc chính xác, đào tạo phù hợp,và đánh giá hiệu suất thường xuyên.

- Một kế hoạch kinh doanh làm rõ các ưu tiên trong đàotạo và ngân sách bố trí đủ kinh phí cho đào tạo nội bộhay đào tạo do bên ngoài cung cấp (hoặc cả hai).

Page 32: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nguồn: Fruman and Isern (1996)

Tính bền vững được đo bằng các tỷ lệ tự bền vững và các hệ số sinhlời. Có ba mức độ bền vững là: Tự bền vững về hoạt động OSS (Op-erational Self-sustainablity), Tự bền vững về tài chính FSS (FinancialSelf-sustainablity), và Tự bền vững về thể chế (ISS) (Institutional Self-sustainablity).

Phạm vi chủ yếu Đặc điểm

- Các khuyến khích hoạt động dựa trên kết quả đầu raphù hợp đối với cả nhân viên và các nhà quản lý.

Quản lý và tàichính

- Quy trình xử lý vay và các hoạt động khác dựa trên cácthông lệ tiêu chuẩn hóa và văn bản hướng dẫn sử dụng,và nội dung này được đội ngũ nhân viên hiểu rất rõ.

- Hệ thống kế toáncập nhật thông tin chính xác kịp thời,thông tin minh bạch là đầu vào cho hệ thống thông tin-quảnlý.

- Kiểm toán nội bộ và bên ngoài được thực hiện đều đặn- Dự kiến ngân sách vàtài chính dự được thực hiện

thường xuyên và mang tính chất thực tế

Hệ thống thôngtin quản lý

- Các hệ thống cung cấp thông tin kịp thời và chính xácvề các chỉ số chủ chốt phù hợp nhất cho các hoạt độngvà được đội ngũ nhân viên cũng như các nhà quản lýtrong hoạt động giám sát và hướng dẫn

Thể chế bềnvững

- Đăng ký pháp lý và tuân thủ phù hợpvới các yêu cầugiám sát.

- Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu,Ban Giám đốc, và BanQuản lý

- Có đội ngũ các nhà quản lý và kỹ thuật viên mạnh mẽđược đào tạo tốt.

Tiếp cận và bềnvững về tài

chính

- Đạt được thành tựu đáng kể về quy mô, bao gồm mộtsố lượng lớn khách hàng chưa được tiếp cận với TCVM(ví dụ, người nghèo và phụ nữ).

- Mức chi phí điều hành và tài chính được bù đắp bởi thunhập hướng tới sự bền vững đầy đủ (như thể hiện trongcác báo cáo tài chính và dự báo tài chính)

Page 33: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 31

Các nguyên tắc cốt lõi của TCVM bền vững là:

(1) Dịchvụ TCVM phải phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng;

(2) Các hộ gia đình và các cộng đồng nghèo cần tiếp cận đến mộtloạt các dịch vụ tài chính, không chỉ các khoản vay;

(3) TCVM là một công cụ mạnh mẽ chống lại đói nghèo;

(4) TCVM có nghĩa là xây dựng hệ thống tài chính phục vụ người nghèo;

(5) Tính bền vững tài chính là cần thiết để đạt được số lượng đángkể của người nghèo;

(6) Trần lãi suất có thể làm hỏng tiếp cận của người nghèo với cácdịch vụ tài chính;

(7) Tín dụng không phải lúc nào cũng thích hợp;

(8) Vai trò của chính phủ như một người tạo khả năng, không phảilà một nhà cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính;

(9) Các khoản trợ cấp của nhà tài trợ nên bổ sung, không cạnhtranh với vốn khu vực tư nhân;

(10)Việc thiếu năng lực thể chế và con người là trở ngại chính choviệc mở rộng TCVM;

(11) Tầm quan trọng của tiếp cận và minh bạch tài chính (Nguồn:World education Australia).

Tính bền vững của TCTCVM cần thiết đối với cả tổ chức, khách hàngvà xã hội.

Đối với tổ chức: TCTCVM sẽ được bù đắp tất cả các chi phí (vậnhành, tài chính, mất vốn) và có lãi, thay vì phải phụ thuộc vào tiền từthiện hoặc trợ cấp của nhà nước. Điều này rất quan trọng vì khôngbao giờ đủ tiền tài trợ để phục vụ tất cả những người có nhu cầutiếp cận được với dịch vụ tài chính và vì tiền tài trợ có thể được dùngcho các mục đích khác (ví dụ, giúp những người rất nghèo thông

Page 34: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

qua các dịch vụ xã hội và trợ cấp). Nếu TCTCVM không tự bền vữngvốn tự có của TCTCVM sẽ bị giảm dần để bù vào phần thua lỗ (trừkhi có các khoản cho, tặng thêm để bù đắp cho các khoản này).Như vậy, sẽ có ít vốn hơn để cho người nghèo được vay và TCTCVMcó thể gặp khó khăn trong phát triển dài hạn. Sự bền vững củaTCTCVM là đảm bảo khả năng huy động vốn của tổ chức, đặc biệtlà vấn đề huy động tiền gửi nhằm có nguồn vốn bền vững hơn, ít phụthuộc vào nguồn tài trợ; và (2) TCTCVM thực hiện quản lý, kiểm soátvà phát triển sở hữu có hiệu quả hơn.

Đối với khách hàng

Sự bền vững của TCTCVM đảm bảo tính liên tục của các dịch vụTCVM (tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền…) được cung cấp, từ đó giúphỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển củakhách hàng tốt hơn. Điều này hết sức quan trọng vì người nghèo,cũng như tất cả mọi người, cần được tiếp cận một cách ổn địnhcác dịch vụ tài chính. Sự liên tục của các dịch vụ TCVM giúp kháchhàng tiếp cận được vốn vay liên tục để thực hiện các hoạt động sảnxuất kinh doanh; khách hàng tiết kiệm liên tục và ổn định; kháchhàng được học hỏi các kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân hỗ trợcuộc sống tốt hơn. Từ đó, sự tin tưởng và gắn kết của khách hàngđối với tổ chức tăng lên, khách hàng thu được nhiều lợi ích hơn từcác dịch vụ bổ sung như nâng cao năng lực, hòa nhập xã hội. Kháchhàng được tiếp cận liên tục với các dịch vụ tài chính mà họ cần.

Đối với xã hội

Tính bền vững của TCTCVM giúp đảm bảo TCTCVM thực hiện lâu dàivà bền vững các trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội và môitrường trên các giác độ: Góp phần gìn giữ môi trường xã hội lànhmạnh; Có ý thức về những tác động trong hoạt động của mình đếnmôi trường tự nhiên, môi trường văn hóa; và với sự hỗ trợ và bảo vệcủa các nhà tài trợ - các nhà đầu tư, những người muốn tạo sự khácbiệt bằng cách đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đếncác thế hệ tương lai.

Page 35: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 33

Hộp 2.1: Các đặc trưng của một TCTCVM bền vững

Các TCTCVM thành công và tự vững có những đặc trưng sau:

- Biết rõ thị trường của mình, tiếp cận rộng và sâu tới kháchhàng.

- Áp dụng chính sách lãi suất thị trường để đảm bảo tự vững vềhoạt động và tài chính, với giả thiết người nghèo sẵn sàng trảgiá vì mục tiêu tiếp cận và thuận tiện.

- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để giảm thiểu chi phí hànhchính như: thủ tục đơn giản, phi tập trung hóa việc thẩm địnhkhách hàng.

- Sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo khả năng trả nợcao như: cho vay theo nhóm đồng trách nhiệm, giám sátngười vay vốn, động lực trả nợ cao đối với khách hàng, chovay tăng dần theo chu kỳ, tiết kiệm bắt buộc.

- Cung ứng thêm các hoạt động hỗ trợ khách hàng như đàotạo, hỗ trợ kỹ thuật…

2.2.2. Các tiêu chí theo Thông lệ Quốc tế về tính bền vững củaTCTCVM

Các chỉ tiêu đo lường sự bền vững của TCTCVM tương đối đa dạng,tập trung vào bachỉ tiêu sau:

Thứ nhất, Tự bền vững về hoạt động (OSS)

Tỷ số tự bền vững về hoạt động (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thunhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động (bao gồm cả khấu haovà dự phòng rủi ro). Các nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCVM sử dụngchuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem TCTCVM đã tự trang trải đượccác chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.

Page 36: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong đó:

Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dựphòng mất vốn.

Một số TCTCVM có quan điểm rằng mức độ bền vững về hoạt độngkhông cần tính đến các chi phí tài chính, vì không phải mọi TCTCVMđều có chi phí tài chính như nhau, nên việc so sánh không côngbằng. Một số TCTCVM sử dụng nguồn cho vay từ các khoản biếutặng hay các khoản cho vay ưu đãi, nên chi phí huy động rất thấpvàchi phí tài chính là rất nhỏ. Với một số TCTCVM tiếp cận đến nguồnvốn thương mại, chi phí này sẽ tăng lên rất nhiều.

TCTCVM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếuOSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vữnghoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%.

Thứ hai, Tự bền vững về tài chính (FSS)

Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) cũng đo lường xem mức độ thunhập trang trải các chi phí hoạt động của một TCTCVM có điều chỉnhtheo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh nàynhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCVM sẽ như thế nào nếukhông có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trườngthương mại, thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhàtài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng côngthức sau:

OSS = -----------------------------------------(1)Thu nhập hoạt động

Tổng chi phí hoạt động

Page 37: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 35

Trong đó:

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh = Chi phí hoạt động + Chiphí tài chính + Dự phòng mất vốn + Chi phí vốn

Chi phí vốn = [(Tỷ lệ lạm phát * (Vốn tự có trung bình – Tổng tài sản cốđịnh trung bình)] + [(Nợ trung bình * Lãi suất thương mại của cácnguồn vốn nợ) – Chi phí tài chính thực tế]

Cách khác để tính FSS:

FSS = --------------------------------------------(3)Thu nhập hoạt động

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh

Tỷ suất tự chủ tài chính =------------------------------------------------(4)Thu nhập

Chi phí vốn + chi phí hoạt động + dựphòng tổn thất cho vay + vốn hóa để phát triển

Tương tự như OSS, TCTCVM được coi là tự bền vững về tài chính nếuFSS>100%.

Thứ ba, Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân ROA – Return on Average Assets (còn được gọi là ROAA)

Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình quân củaTCTCVM. ROA được tính bằng công thức sau:

ROA = ------------------------------------- (5)Thu nhập ròng

Tổng tài sản bình quân

Page 38: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

36 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Trong đó:

Thu nhập ròng = (tổng thu – tổng chi)* (1-thuế suất thuế thu nhập nếu có).

Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2.

Tài sản bình quân được sử dụng, vì tổ chức sẽ được đo lường trêntổng các hoạt động tài chính, bao gồm các quyết định đầu tư tàisản cố định hay đất đai, nhà cửa (nói cách khác, sử dụng vốn vàomọi hoạt động đầu tư có thể sinh lời). Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏkhả năng sinh lời của TCTCNT trên một đồng giá trị tài sản càng lớn,bao gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào hoạt động chínhnhư tài sản cố định.ROA là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích khinào cơ cầu của kỳ hạn cho vay và giá cho vay sẽ bị thay đổi.

Tuy vậy, nếu tỷ lệ này lớn quá, TCTCNT có thể đang gặp rủi ro khi đầutư vào các danh mục mạo hiểm có rủi ro cao. ROA (và ROE – tỷ lệ lợinhuận/vốn chủ sở hữu bình quân) thường được sử dụng chung đểđánh giá khả năng sinh lời chung của tổ chức tài chính, trong đó cócác TCTCVM. Tuy vậy, hai chỉ số này rất tốt đối với các tổ chức khôngnhận trợ cấp, trong khi một số TCTCVM nhận được những khoản trợcấp đáng kể. Vì thế, để xác định liệu TCTCVM có thể “tồn tại” đượckhông nếu không còn trợ cấp, việc điều chỉnh chi phí và thu nhậpđể phản ánh tác động của các khoản trợ cấp. Tùy theo dữ liệu, cácTCTCVM có thể sử dụng FSS hoặc ROA để phân tích mức độ bềnvững. Theo thông lệ quốc tế, ROA > 2% là TCTCVM đã đạt được mứcđộ hiệu quả tốt.

Thứ tư, Bền vững về thể chế ISS (Institutional Self-Sustainability)

Về chỉ số, ISS theo tiêu chuẩn khuyến cáo của tổ chức Planetfinancegồm 4 tiêu chí cơ bản sau:

(i) Cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý của tổ chức (có phápnhân và có sự tách bạch giữa Chủ sở hữu, Ban Quản trị vàBan Điều hành).

Page 39: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 37

(ii) Tổ chức có kế hoạch chiến lược (Tầm nhìn, sứ mệnh và cácmục tiêu phát triển).

(iii) Tổ chức có báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực vàđược kiểm toán độc lập hàng năm.

(iv) Tổ chức có hệ thống quản lý thông tin (MIS) chuyên nghiệpvà minh bạch

Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu đo lường tính bền vững như chỉ số phụthuộc vào bao cấp (SDI – Subsidy Independence Index), thu nhậprng trên vốn chủ sở hữu bnh quân (ROE).

Thứ năm, Mối quan hệ giữa tính bền vững và mức độ tiếp cận

Hai vấn đề, mức độ tiếp cận và tính bền vững, có quan hệ chặt chẽvới nhau. Tính bền vững là cơ sở để TCTCVM mở rộng tiếp cận và khimở rộng tiếp cận thì TCTCVM có thể đảm bảo được khả năng bềnvững về tài chính do mở rộng được cơ sở khách hàng, giảm thiểuchi phí hành chính bình quân trên một khách hàng. Nếu TCTCVM bềnvững nhưng không đạt được mức độ tiếp cận tốt, xa rời khách hàngmục tiêu ban đầu hoặc có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao, tổ chức đósẽ không tồn tại được.

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của các TCTCVM

Tiêu chí Chỉ số Tiêu chuẩn hoạt động

Tính bềnvững

Tự bền vững về hoạtđộng OSS Tối thiểu 120%

Tự bền vững về tàichính FSS Tối thiểu 100%

ROA Tối thiểu 2%

Tự bền vững về thểchế ISS

- Cấu trúc quản trị và tư cách pháp lýcủa tổ chức tốt (có pháp nhân và có sựtách bạch giữa chủ sở hữu, ban quản trịvà ban điều hành)

Page 40: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

38 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Quan điểm toàn diện về sự bền vững thể chế là phải đảm bảo đượccả tiếp cận và bền vững, với các quy chuẩn trên. Tuy vậy, một môhình TCTCVM đạt được cả hai mục tiêu trên là một điều lý tưởng trongthực tế. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự đánhđổi của TCTCVM khi theo đuổi cả hai mục tiêu tăng cường tiếp cậntới người nghèo và tự bền vững về tài chính. Nếu theo đuổi mục tiêutiếp cận quá rộng, tổng chi phí hoạt động tăng lên, TCTCVM sẽ khôngđạt được mức bền vững cần có. Ngược lại, để đạt độ bền vững tốt,TCTCVM phải thực hiện chọn lọc đối tượng khách hàng, vì vậy mức

Tiêu chí Chỉ số Tiêu chuẩn hoạt động

- Tổ chức có kế hoạch chiếnlược (Tầm nhìn, Sứ mệnh vàcác Mục tiêu phát triển)

- Tổ chức có báo cáo tàichính đúng theo chuẩn mựcvà được kiểm toán độc lậphàng năm.Tổ chức có hệthống quản lý thông tin (MIS)chuyên nghiệp và minh bạch

Mức độtiếp cận

Số lượng dịch vụ và sản phẩmcung ứng

Không có tiêu chuẩn

Số lượng và mức tăng trưởngcủa khách hàng

Số lượng và mức tăng trưởngcủa dư nợ tín dụng

Số lượng và mức tăng trưởngcủa số dư tiết kiệm

Mức vay trung bình/GDP (GNI)đầu người

- 150%: Thị phần thu nhập cao- 20-150%: Thị phần bậc trung- <20%: Thị phần khách hàng

nghèo

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ Tối đa 5%

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Tối đa 3%

Page 41: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 39

độ tiếp cận sẽ bị hạn chế [Hulme, D.& P.Mosley (1996); Zeller, M., M.Sharma, C. Henry, &C. Lapenu (2001)].

2.2.3. Quy định của Việt Nam về tính bền vững thể chế của cácTCTCVM

Với mục tiêu hướng tới một ngành TCVM bền vững, Ngân hàng Nhànước Việt Nam đã tiên phong trong việc tham mưu cho Chính phủxây dựng Đề án phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020với mục tiêu đặt ra là “Xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM antoàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhậpthấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thựchiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hộivà giảm nghèo bền vững”.

Có thể nói, bước ngoặt quan trọng đối với các TCTCVM trong quátrình hướng tới bền vững – đó là sự ra đời một khuôn khổ pháp lý chophép các tổ chức TCVM phi chính phủ chuyển đổi thành tổ chứcTCVM chính thức được NHNN cấp phép. Sự can thiệp trực tiếp củaChính phủ thông qua việc cấp phép thành lập và quản lý, giám sátmột số tổ chức TCVM đã mở ra cơ hội cho tổ chức TCVM thay đổi vịthế pháp lý, trở thành một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcTCVM với đầy đủ tư cách tham gia vào các quan hệ kinh tế, baogồm cả các quan hệ vay mượn. Chính nhờ vậy, các tổ chức TCVMsau chuyển đổi có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn đa dạng, dồidào từ các thị trường tài chính; từng bước giảm dần sự phụ thuộcvào các nhà tài trợ, đồng thời tăng sự tự chủ trong việc quản trị, điềuhành của tổ chức mình để có thể đáp ứng các yêu cầu về bền vữngthể chế và bền vững tài chính của NHNN.

Các quy định liên quan đến sự bền vững của tổ chức TCVM đượcnêu tại Luật Các TCTD, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư củangân hàng nhà nước. Các quy định này áp dụng cho các tổ chứcTCVM sau chuyển đổi (đã được NHNN cấp phép), tuy nhiên có mộtsố quy định có thể coi là áp dụng đối với các tổ chức TCVM NGOnhưng chỉ trong trường hợp các tổ chức này có nhu cầu chuyển đổi

Page 42: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

40 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

(quy định về điều kiện để được NHNN cấp phép thành lập và hoạtđộng tổ chức TCVM chính thức). Về cơ bản, có thể tóm tắt các quyđịnh này theo tiêu chí bền vững đã nêu tại phần trên như sau:

Thứ nhất, Bền vững về thể chế hay nói cách khác là khả năng tồn tạicủa tổ chức

(i) Phải được NHNN cấp phép, quản lý, giám sát và đăng kýdoanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH một thành viênhoặc hai thành viên.

(ii) Có cơ cấu sở hữu và cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý đảmbảo phát triển bền vững cả từ góc độ tài chính và tiếp cậnnhóm khách hàng mục tiêu.

Các quy định về cơ cấu sở hữu

Bảng 2.4: Các quy định về cơ cấu sở hữu

Nội dung yêucầu

Công ty TNHH mộtthành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Về chủ sởhữu/ thành

viên góp vốn

Do một tổ chứcchính trị-xã hội ViệtNam làm chủ sởhữu

Từ 2 đến tối đa là 5 tổ chức, cá nhângóp vốn thành lập theo một trong haicách sau:- Hai hoặc nhiều tổ chức phi chính

phủ Việt Nam.- Một hoặc nhiều tổ chức phi chính

phủ Việt Nam với một hoặc nhiều cánhân và tổ chức khác trong vàngoài nước.

Về tỷ lệ gópvốn

100% vốn của mộttổ chức chính trị -xã hội Việt Nam

- Một thành viên góp vốn và người cóliên quan sở hữu tối đa 50% vốn điềulệ của tổ chức TCVM.

- Tổng số vốn góp của các tổ chứcphi chính phủ Việt Nam (công gộplại) phải đạt tỷ lệ tối thiểu là 25% vốnđiều lệ và phải có tỷ lệ góp vốn caonhất trong số các thành viên thamgia góp vốn.

Page 43: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 41

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2008, Thông tư 02/2008/TT-NHNN

Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (khoản 2 Điều 32), tổchức TCVM phải đảm bảo cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên(các Ủy ban giúp việc Hội đồng thành viên tối thiểu phải có Ủy banquản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự), Ban Kiểm soát (có bộ phận giúpviệc và bộ phận kiểm toán nội bộ) và Ban Điều hành đứng đầu làTổng Giám đốc (Giám đốc). Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phậnphải được phân định rõ tại Điều lệ của tổ chức trên cơ sở phải đảmbảo phù hợp với quy định tại Luật Các TCTD, trong đó:

- Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý có toàn quyền nhândanh tổ chức TCVM để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩavụ của tổ chức, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu;

- Ban Kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giáviệc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệvà nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu/ hội đồng thành viên;

- Tổng Giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất, chịutrách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyềnvà nghĩa vụ của mình.

Nội dung yêu cầu

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều kiệnkhác đối vớichủ sở hữu/thành viêngóp vốn

Chủ sở hữu phải trực tiếptham gia quản trị/ điềuhành hoạt động TCVM(nhận tiết kiệm bắt buộc vàcho vay vi mô) trong 3 nămliền trước và phải chứngminh được đã quản trị, điềuhành an toàn, bền vững

- Có ít nhất một thành viêngóp vốn trực tiếp tham giaquản trị/ điều hành hoạtđộng TCVM (nhận tiết kiệmbắt buộc và cho vay vimô) trong 3 năm liền trướcvà chứng minh được đãquản trị, điều hành antoàn, bền vững

Page 44: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

42 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Các yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt

Các nhân sự dự kiến đảm nhiệm các chức danh có ảnh hưởng trọngyếu đối với sự phát triển an toàn, bền vững của tổ chức TCVM (thànhviên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc/Giám đốc) phải được NHNN chấp thuận trước khi bầu/ bổ nhiệmtrên cơ sở phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theoquy định của pháp luật, trong đó chủ yếu yêu cầu: phải có đủ nănglực hành vi dân sự; có tư cách đạo đức nghề nghiệp; có trình độchuyên môn phù hợp với hoạt động của tổ chức TCVM và không cócác mối quan hệ có thể gây ra các vấn đề xung đột lợi ích, ảnhhưởng đến tính độc lập, khách quan trong quá trình ra quyết định.Ngoài ra còn có các yêu cầu:

- Phải hoạch định kế hoạch hoạt động trong khoảng thời gian tốithiểu 03 năm đầu hoạt động, trong đó phải thiết lập được mụctiêu hoạt động của tổ chức, chiến lược khách hàng, chiến lượcsản phẩm và các kế hoạch hành động được xác định theo cáctiêu chuẩn đã được lượng hóa.

- Phải thực hiện hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luậtvề kế toán; phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định củapháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệpvụ định kỳ theo quy định của NHNN; phải lựa chọn công ty kiểmtoán độc lập đủ điều kiện để kiểm toán các hoạt động của tổchức trong năm tài chính và phải công khai các báo cáo tàichính trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Phải có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo cho hoạt độngcủa tổ chức TCVM, đáp ứng yêu cầu quản lý của chính tổ chứccũng như yêu cầu thông tin, báo cáo định kỳ của NHNN.

Thứ hai, Bền vững và lành mạnh về tài chính hay nói cách khác đảmbảo được khả năng chi trả tại bất kỳ thời điểm nào cũng như dự báotrong tương lai và có khả năng duy trì và mở rộng quy mô hoạt động.

Page 45: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 43

Yêu cầu đối với tổ chức TCVM NGO có nhu cầu chuyển đối:

- Tổng thu nhập từ hoạt động TCVM phải đủ để bù đắp các chiphí, bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí hành chính và tríchlập dự phòng rủi ro tín dụng;

- Tỷ lệ tổng dư nợ vay của những khách hàng có nợ quá hạn trêntổng dư nợ cho vay của tổ chức TCVM (PAR) dưới 5%.

Yêu cầu đối với tổ chức TCVM sau khi chuyển đổi:

- Vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 5 tỷ đồng và phải luôn duy trì giá trịthực của vốn điều lệ (vốn điều lệ sau khi trừ đi số lỗ lũy kế) tốithiểu bằng mức vốn pháp định (Vốn điều lệ - lỗ lũy kế 5 tỷ đồng).

- Phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 10% giữa vốn tự có (cách tính vốn tự có– xem Điều 3 Thông tư 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 quy địnhvề các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tàichính quy mô nhỏ) so với tổng tài sản có rủi ro (hệ số rủi ro đượcphân nhóm từ 0% đến 100% theo quy định tại Điều 5 Thông tư07/2009/TT-NHNN).

- Phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng20% (Tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền (gồm tiềngửi tại NHNN sau khi trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi tại cácTCTD, trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh) /Tổng tiền gửi (gồm tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện 20%).

- Phải đảm bảo tuân thủ giới hạn cho vay đối với một khách hàngvà nhóm khách hàng liên quan, cụ thể:

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá10% vốn tự có của tổ chức TCVM, trong đó đối với khách hàng TCVMkhông được vượt quá 30 triệu đồng;

Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng liên quan khôngđược vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức TCVM.

- Phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho vay đầy đủ theo quy

Page 46: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

44 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

định tại Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro chovay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, bao gồmdự phòng chung cho cả danh mục cho vay và dự phòng cụ thểđối với từng món nợ.

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của tổ chứcTCVMTính bền vững của TCTCVM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đượcphân làm hai nhóm: yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài. Nhóm yếu tốđến từ nội tại của tổ chức có thể là năng lực quản trị và điều hành,mức độ cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, khả năng quản lý tài chínhtrong khi nhóm yếu tố bên ngoài có thể kể đến như môi trường chínhsách và pháp luật, chiến lược phát triển, bối cảnh kinh tế xã hội. Mứcđộ ảnh hưởng của từng yếu tố không giống nhau, có thể thay đổi từảnh hưởng mạnh mẽ cho đến ảnh hưởng hạn chế tùy thuộc vào giaiđoạn phát triển của tổ chức tài chính vi mô và môi trường hoạt động.Trong bối cảnh ngành TCVM hiện nay tại Việt Nam, độ bền vững củacác tổ chức tài chính vi mô được xem xét dưới góc độ các yếu tốbên trong và bên ngoài chủ chốt, cụ thể là những yếu tố sau đây:

2.3.1. Nhân tố bên ngoài tổ chức tài chính vi mô

Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh và theo dõi giám sát hoạt động của tổchức tài chính vi mô.

Luật là một tập hợp những qui định có tính ràng buộc do một cơquan pháp luật ban hành, nhằm qui định về cách thức hoạt độngcủa các thể chế và cá nhân. Giám sát là quá trình theo dõi đượcthực hiện bởi một cơ quan bên ngoài nhằm xác định mức độ tuânthủ pháp luật và củng cố quá trình thực thi pháp luật. Nói tóm lại, quiđịnh là một hệ thống qui tắc nhằm điều chỉnh các hoạt động tàichính còn giám sát đảm bảo việc thực thi và tuân thủ với những quiđịnh đó.

Page 47: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 45

Khi TCVM phát triển, các nhà hoạt định chính sách tài chính nhận rarằng các hoạt động này cần được điều chỉnh và rằng các khungluật pháp hiện hành cần được chỉnh sửa để có thể điều chỉnh vàgiám sát hoạt động của khối này. Họ nhận thấy nhu cầu cần thiếtphải hình thành một khuôn khổ chính sách và lồng ghép một phầnhoạt động TCVM vào pháp luật hiện hành nhằm điều chỉnh các thểchế cung cấp dịch vụ tài chính. Trong ngành TCVM, hệ thống chínhsách điều tiết và giám sát hoạt động của các TCTCVM đóng vai tròvô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của những tổ chứcnày. Một mặt chính sách đưa ra các chuẩn mực và qui chế hoạtđộng cho TCTCVM nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho nhữngkhoản tiền gửi của dân chúng tại tổ chức đó. Mặt khác chính sáchcó thể là đòn bẩy thúc đẩy tính sáng tạo, cạnh tranh và tăng trưởngcủa TCTCVM, đặc biệt với trường hợp những tổ chức không đăng kýcấp phép với ngân hàng trung ương. Ở góc độ này, qui định có tácdụng thúc đẩy các TCTCVM được thành lập mới hoặc cải thiện tìnhtrạng hoạt động của các tổ chức đã và đang hoạt động. Cụ thể,chính sách có thể thúc đẩy khối lượng dịch vụ tài chính cung cấpcho người nghèo và gia tăng qui mô khách hàng hưởng dịch vụ. Môhình theo dõi giám sát những tổ chức không xin cấp phép thườngcó tác động thúc đẩy tích cực với chi phí khá thấp. Tuy nhiên, kinhnghiệm cho thấy đối với trường hợp luật điều chỉnh theo hướng thậntrọng, một khuôn khổ pháp lý mới, ít gánh nặng, đặc biệt khi các tổchức tài chính vi mô đang tồn tại chưa hoàn toàn đủ năng lựcchuyển đổi, có thể tạo ra hàng loạt những tổ chức nhận tiền gửi cótrình độ kém và do vậy gây khó khăn cho cơ quan giám sát. Ở mộtsố nước, qui định cấp phép theo nguyên tắc thận trọng cho phépthành lập nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ ở những thị trường đangbỏ trống. Tuy nhiên hơn nửa số tổ chức này hoạt động không lànhmạnh và ngân hàng trung ương phải tốn quá nhiều nguồn lực đểdẹp bỏ hoặc củng cố những tổ chức yếu kém. Khi ban hành cácqui định mới nhằm phát triển ngành TCVM và nâng cao kết quả hoạtđộng của TCTCVM đều cần cân nhắc kỹ lưỡng những hậu quảkhông mong muốn có thể xảy ra. Ví dụ, một quá trình thay đổi luật lệ

Page 48: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

46 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

mang màu sắc chính trị có thể dẫn đến hậu quả sử dụng lại trần lãisuất. Bên cạnh đó, qui định quá chi tiết, quá chặt thì lại hạn chế khảnăng sáng tạo và cạnh tranh trong ngành.

Thứ hai, chính sách tiền tệ và lãi suất

Kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tồn tại và phát triển củacác tổ chức tín dụng nói chung. Tùy từng bối cảnh, chính sách cóthể kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các tổ chức tài chính,trong đó có TCTCVM, đặc biệt là nhóm đã được cấp phép bởi Ngânhàng nhà nước và hoạt động như một thực thể chính thống tronghệ thống tài chính. Qui định về trần lãi suất áp dụng cho các tổ chứctín dụng hoạt động ở phân đoạn thị trường cấp trên có thể nhanhchóng làm sụt giảm doanh thu và hủy diệtcác TCTCVM được cấpphép, hoạt động ở phân đoạn thị trường cấp thấp với phương thứckinh doanh hoàn toàn khác biệt. Trong trường hợpcủa Việt Nam,chính sách lãi suất trợ cấp chính phủ áp cho Ngân hàng Chính sáchXã hội có ảnh hưởng quyết định đến khả năng trang trải chi phí củangân hàng. Mặt khác, chính sách này cũng gây ảnh hưởng đến khảnăng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônvà cản trở ngân hàng này chuyên nghiệp hóa sản phẩm dịch vụdành cho phân cấp khách hàng nghèo và thu nhập thấp ở vùngnông thôn. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng khôngthể tiến quân vào phân đoạn thấp hơn vì không thể cạnh tranh vềgiá cả với những ngân hàng được chính phủ bao cấp.

Ngoài ra, lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đếnkhả năng bền vững của TCTCVM. Lạm phát ăn mòn vốn chủ sở hữuvà gây giảm doanh thu thực của TCTCVM. Các TCTCVM sẽ khôngthể duy trì khả năng bền vững hoặc đạt mục tiêu bền vững nếukhông có chiến lược đối phó với lạm phát với chính sách giá linh hoạtvà duy trì cơ cấu chi phí hợp lý.

Thứ ba, Chiến lược phát triển ngành tài chính vi mô cấp quốc gia

Page 49: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 47

Chiến lược là kim chỉ nam dẫn lối cho sự phát triển của một nền kinhtế hoặc một ngành kinh tế. Sự hiện diện của chiến lược thể hiện mộtcách tiếp cận có cân nhắc, có tổ chức, điều phối nguồn lực, tậptrung vào các vấn đề ưu tiên, nhằm đến một mục tiêu thông thườnglà thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và đồng đều của nền kinh tế.Ngược lại, việc thiếu chiến lược hoạt động sẽ dẫn đến hậu quả nềnkinh tế hoặc ngành kinh tế đầu tư kém hiệu quả, kém đồng bộ, gâylãng phí, không phát huy tối đa nguồn lực, dẫn đến kết quả phát triểnrời rạc, manh mún, kém chất lượng, tăng trưởng chậm và không đápứng được nhu cầu của người dân và bắt kịp với xu hướng quốc tế.

Tùy thuộc tình trạng ngành TCVM, một chiến lược TCVM cấp quốcgia có thể có nhiều cách tiếp cận và các ưu tiên khác nhau. Tuynhiên, một điểm chung của tất cả chiến lược cấp quốc gia là hướngđến xây dựng ngành TCVM cạnh tranh, năng động, hoạt động dựatrên thông lệ tốt nhất, phục vụ đông đảo đối tượng nghèo và thunhập thấp. Trung tâm của ngành là những tổ chức cung cấp dịchvụ chuyên nghiệp, bền vững, hiệu quả, hoạt động có trách nhiệm.Một chiến lược phát triển ngành TCVM nhìn chung sẽ thúc đẩy sựthành lập và phát triển chuyên nghiệp và bền vững của cácTCTCVM, đào thải những tổ chức yếu kém và rời rạc với mục tiêucung cấp dịch vụ chất lượng và lâu dài tới tay người dân có nhucầu.

Thứ tư, cơ chế trợ vốn và tính thanh khoản cho các tổ chức tài chínhvi mô

Cũng giống như các ngân hàng thương mại, TCTCVM cần huy độngvốn từ các kênh khác nhau trên thị trường nhằm mở rộng qui môkhách hàng, phát triển thêm sản phẩm và dịch vụ, và cải thiện tínhthanh khoản. Theo nguyên lý kinh tế qui mô, tính bền vững củaTCTCVM lệ thuộc rất lớn vào khả năng phát triển khách hàng. Cáctổ chức có xu hướng bền vững thường mong muốn mở rộng địa bànhoạt động, thu hút và nắm giữ khách hàng, nhanh chóng đạt điểmhòa vốn và tiến tới kinh doanh có lãi. Điều này thường không dễdàng nếu TCTCVM có nguồn vốn hạn hẹp, kém đa dạng và thiếu

Page 50: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

48 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

bền vững. Do vậy, khả năng hút vốn trên thị trường có vai trò quantrọng đặc biệt nếu TCTCVM nhắm đến mục tiêu bền vững trong vòng3-5 năm từ khi thành lập. Đối với những TCTCVM nỗ lực thu hút tiềngửi từ dân cư làm nguồn vốn hoạt động, nhằm đảm nhận tráchnhiệm cao hơn và có khoản nợ với nhiều khách hàng, cần xây dựngkhả năng ứng phó với nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng bất cứlúc nào; Điều tiết nguồn vốn và dòng tiền để giải quyết khả năngthanh khoản trở nên vô cùng quan trọng đối với TCTCVM muốn huyđộng tiền gửi với uy tín cao và có lợi nhuận. Có thể kết luận rằng, cơchế tiếp cận vốn trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năngvà thời gian đạt bền vững của TCTCVM.

Thứ năm, quan điểm về cách thức đạt bền vững của TCTCVM

Hiện nay trên thế giới phổ biến quan điểm ưu tiên sự bền vững củaTCTCVM vì vậy sử dụng cách tiếp cận khách hàng với lãi suất bềnvững cho TCTCVM. Phương pháp tiếp cận này cùng với việc thiếucác biện pháp bảo vệ khách hàng dẫn đến khách hàng ngày càngkiệt quệ về kinh tế và không trả được nợ, kết quả là sự bền vững củaTCTCVM về dài hạn cũng không đạt được. Điển hình cho hiện tượngtrên là sự kiện khủng hoảng TCVM ở Ấn độ 2008. Ở Việt Nam thì Chínhphủ dường như nghiêng theo quan điểm ưu tiên sự bền vững củakhách hàng TCVM phải đạt trước và là cơ sở cho TCTCVM bền vững.Đây là sự bền vững có tính dài hạn, do đó Chính phủ đã đưa ra cáchtiếp cận lãi thấp, hỗ trợ ban đầu rồi giảm dần. Các TCTCVM ở ViệtNam tùy thuộc vào nguồn hỗ trợ để từ đó lựa chọn cách thức phùhợp để đạt đến sự bền vững.

2.3.2. Nhân tố bên trong (nhân tố thuộc về TCTCVM)

Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh hướng tới mục tiêu bền vững trongdài hạn

Bất cứ một tổ chức nào, đặc biệt là những tổ chức mong muốn cóbước phát triển đột phá đều cần đến một kế hoạch kinh doanhhướng vào tương lai. Kế hoạch kinh doanh là kết quả của một quátrình hoạch định chiến lược và hành động. Kế hoạch xác định các

Page 51: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 49

mục đích chiến lược của tổ chức và liệt kê các phương thức triểnkhai để đạt các mục đích đã đề ra. Kế hoạch thể hiện các quyếtđịnh về phân bổ nguồn lực, các kết quả mong muốn đạt được, giúpcho các nhà lãnh đạo đưa ra các mục tiêu khả thi và quyết định.Thêm vào đó, kế hoạch kinh doanh cung cấp cho nhân viên, Banđiều hành, Hội đồng quản trị và các bên liên quan một bức tranh vềhiện trạng của tổ chức tại thời điểm hiện tại và quan trọng hơn làviễn cảnh tổ chức mong muốn đạt được trong tương lai.

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với mộtTCTCVM có định hướng hoạt động chuyên nghiệp và bền vững. Ởnhững thị trường TCVM non trẻ như Việt Nam, bền vững tài chính làthách thức của số đông các tổ chức và thường là một trong nhữngmục tiêu quan trọng được đề ra trong kế hoạch kinh doanh và chỉcó thể đạt được nếu TCTCVM kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lựccủa tổ chức với chiến lược và chiến thuật phù hợp với cơ hội vàthách thức trên thị trường. Kế hoạch kinh doanh chỉ rõ đường đi,nước bước và nguồn lực cần có để TCTCVM từng bước phát triểnqui mô khách hàng, tăng trưởng doanh thuvà tiến tới trang trải đầyđủ chi phí hoạt động và tài chính của mình.

Thứ hai, Sản phẩm và dịch vụ, kênh phân phối đáp ứng nhu cầu củathị trường và khách hàng mục tiêu

Sự tồn tại và phát triển của một TCTCVM gắn chặt với mức độ tổchức tài chính đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sảnphẩm và dịch vụ của mình. Đối với các TCTCVM được cấp phép vàhoạt động trong hệ thống tài chính chính thống, cạnh tranh và cácnhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng đòi hỏi TCTCVM áp dụngphương thức thiết kế và phát triển sản phẩm dựa theo nhu cầu thịtrường. Cách thức này đặc biệt quan trọng khi TCTCVM phục vụ nhucầu khách hàng ở phân đoạn thị trường cấp thấp vì nhu cầu và cácưu tiên của khách hàng mục tiêu ở phân đoạn này vô cùng đadạng. Dù khách hàng có cùng nhu cầu với sản phẩm tín dụng, tiếtkiệm, thanh khoản, đầu tư, cách thức tiếp cận khách hàng và nhậnthức của khách hàng về tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng

Page 52: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

50 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

lớn đến quá trình thiết kế, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, kênh phânphối cũng là một nhân tố quan trọng trong chiến lược gia tăng giátrị của TCTCVM với khách hàng. Khi TCTCVM huy động tiết kiệm từcông chúng thì kênh phân phối còn đóng vai trò quan trọng hơn nữavì khách hàng luôn mong muốn có đơn vị an toàn và tin tưởng đểchăm sóc tài sản của họ. Trong nhiều báo cáo nghiên cứu thị trường,các đặc tính của kênh phân phối (ví dụ như: điều kiện cơ sở vật chấtvà khả năng tiếp cận dễ dàng được xác định) là những lý do quyếtđịnh khi khách hàng lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.Nắm chắc những đặc điểm này sẽ giúp TCTCVM thiết kế những sảnphẩm và dịch vụ và sắp đặt kênh phân phối thỏa mãn tối đa sự hàilòng của khách hàng, từ đó phát triển được qui mô, đạt tăng trưởngdoanh thu và hướng tới bền vững.

Thứ ba, chính sách giá và khả năng sinh lời của danh mục cho vay

Chính sách giá là một quá trình quản lý các yếu tố thị trường mộtcách chủ động và linh hoạt. Xây dựng giá thành là quá trình mộtTCTCVM tổng hợp các hoạt động tiếp thị, cạnh tranh và các quyếtđịnh tài chính nhằm xác định mức giá đem lại lợi nhuận cho TCTCVM.Trong TCTCVM hay bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, hoạch địnhchính sách giá đòi hỏi những thay đổi trong quyết định giá, khi nàothay đổi, thay đổi như thế nào và ai sẽ ra quyết định. Cách duy nhấtđể có mức giá mang lại lợi nhuận là từ bỏ những ý tưởng không tạora đủ giá trị để xác định chi phí. Chính sách giá đòi hỏi Ban điều hànhcủa TCTCVM thiết lập một tập hợp những qui định và chính sách vềgiá nhất quán với mục đích và chiến lược hoạt động. Nếu mục đíchcủa TCTCVM là hoạt động bền vững và có lợi nhuận, chính sách giáphải được thiết lập để đạt mục tiêu này.

Các cân nhắc tài chính trong nội bộ của TCTCVM và các cân nhắcvề thị trường bên ngoài nhiều khi đối ngược nhau trong quá trình raquyết sách về giá. Các quản lý tài chính trong TCTCVM phân bổ chiphí và xác định mức giá cao để có thể trang trải chi phí và đạt mụctiêu lợi nhuận. Các quản lý tiếp thị phân tích người mua để xác địnhmức giá thấp để có thể đạt mục tiêu bán hàng. Một chiến lược giá

Page 53: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 51

hiệu quả phải hòa trộn nhuần nhuyễn chứ không phải là sự hoán đổicác yếu tố tài chính với yếu tố thị trường. Chính sách giá hướng tớilợi nhuận phải đảm bảo trang trải đủ các chi phí cơ bản, mang lạilợi nhuận và phụ thuộc vào phản ứng của thị trường và khách hàngmục tiêu mỗi khi giá thay đổi. Chính sách giá có tác động tối quantrọng đến khả năng bền vững của TCTCVM vì có liên hệ trực tiếp đếnthu nhập thuần của tổ chức, cho thấy khả năng bù đắp sự mất giácủa đồng tiền cho vay. Để đạt được bền vững thì giá cả phải đảmbảo trang trải toàn bộ chi phí tài chính và hoạt động, bao gồm cảchi phí mất vốn do tác động của lạm phát.

Thứ tư, năng lực quản trị

Quản trị là một trong những yếu tố thách thức tính bền vững củaTCTCVM. TCTCVM phải đảm bảo gắn kết được cơ cấu quản trị, chínhsách, thủ tục và các tập quán với chiến lược kinh doanh, phươngthức hoạt động và rủi ro tổ chức phải đối mặt. Quản trị là một hệthống kiểm tra, giám sát, cân đối các nguồn lực với sự tham gia củacác thành viên của TCTCVM và các tổ chức có liên quan, bao gồmcả Chủ sở hữu, Ban điều hành, nhà tài trợ, cơ quan hoạch định chínhsách, khách hàng. Để đạt được mục tiêu hoạt động bền vững thìTCTCVM phải hình thành một hệ thống kiểm tra và giám sát vận hànhtrong nội tại và cả từ bên ngoài. Hệ thống kiểm tra giám sát này giúpTCTCVM phát hiện và phòng ngừa rủi ro, hoạt động hiệu quả, bềnvững và hoàn thành sứ mệnh đề ra.

Thứ năm, quản lý tài chính

Bền vững tài chính đi liền với khả năng quản lý tài chính hiệu quả.Quản lý tài chính hiệu quả là một hệ thống những chiến lược, chínhsách, thủ tục được vận dụng bởi TCTCVM nhằm đối phó với các rủiro như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro về chiến lược, mà vẫnđảm bảo tối đa hóa các kết quả tài chính của tổ chức. Quản lý tàichính hiệu quả là quá trình liên tục đánh giá, đo lường, giám sát vàquản lý những rủi ro chính một cách có hệ thống trong một TCTCVM.Quản lí tài chính có chuỗi hoạt động rộng lớn, vượt ra ngoài việc

Page 54: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

52 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

quản lý tài khoản, báo cáo tài chính truyền thống và liên quan đếnphần đông cán bộ của TCTCVM, chứ không chỉ những cán bộ thuộckhối tài chính kế toán. Các chức năng chính của quản lý tài chínhgồm (i) lập kế hoạch tài chính và lập ngân sách, (ii) kiểm soát tàichính trong đó có kế toán, báo cáo và phân tích tài chính, (iii) ngânquỹ, và (iv) quan hệ nhà đầu tư. Những chức năng này vận hành tốtsẽ giúp TCTCVM tối đa hóa lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và huy độngtài chính dồi dào, từ đó rút ngắn con đường đi tới bền vững tài chính.

Thứ sáu, năng lực quản lý rủi ro và đối phó khủng hoảng

Một TCTCVM phải đối diện với nhiều rủi ro, gồm: rủi ro về sở hữu vàquản trị, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãisuất và rủi ro về thanh danh... Rủi ro về quản trị và sở hữu thường gặpở những TCTCVM hoạt động dưới dạng các tổ chức phi chínhphủ.Những tổ chức này thường được nhà tài trợ cấp vốn để thựchiện các mục tiêu xã hội nên không có chủ sở hữu thực thụ. Do vậy,động cơ giám sát kết quả tài chính và thiết lập cơ chế giám sát nộibộ của các tổ chức này thường thấp. Cơ quan giám sát thường yêucầu các tổ chức này chuyển thành các công ty có chủ sở hữu theoluật công ty trước khi cho phép huy động tiết kiệm từ công chúng.Trong nhiều trường hợp, điều này có thể dẫn đến rủi ro là những chủsở hữu mới khuyến khích TCTCVM dịch chuyển khỏi phân đoạn thịtrường mình đang phục vụ sang phân đoạn cấp trên, gây lệch lạcvề sứ mệnh hoạt động. Rủi ro tín dụng gắn liền với xác xuất cáckhoản vay không được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Các TCTCVMthường cố gắng duy trì tỉ lệ quá hạn thấp vì chậm trả thường lan rấtnhanh trong hoạt động TCVM, gây mất mát tài sản lớn. Rủi ro thanhkhoản của TCTCVM xảy ra khi tổ chức không có đủ tiền mặt để đápứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng hoặc đáp ứng nhu cầu vayvốn gia tăng. Khả năng thanh khoản thấp ảnh hưởng đến uy tín củaTCTCVM trước người gửi tiền và ảnh hưởng đến khả năng hoàn trảvốn vay của khách hàng nếu họ biết sẽ khó nhận được khoản vaytiếp theo. Rủi ro hoạt động xảy ra khi hệ thống hoạt động trục trặc,hoặc khi cán bộ quản lý và nhân viên có yếu kém hoặc sai phạm.

Page 55: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 53

Khi TCTCVM thực hiện quá trình ra quyết định phi tập trung, tổ chứccần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tinh vi và một hệ thốngquản lý thông tin hiệu quả. Trong nhiều TCTCVM, hệ thống này yếukém dẫn đến hậu quả khó xác định được các chức năng kiểm soátbên trong và bên ngoài rõ ràng. Rủi ro lãi suất diễn ra khi tài sản vàcông nợ của TCTCVM gặp chênh lệch lớn về thời hạn. Một TCTCVMcấp một khoản vay dài hạn với lãi suất cố định sẽ khó đảo nợ bằngkhoản vay rẻ hơn khi lãi suất thị trường đi xuống. Ngoài ra, trần lãisuất có thể hạn chế nghiêm trọng khả năng cho vay của TCTCVMnếu chi phí vốn tăng. Rủi ro về danh tiếng gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự tồn tại và phát triển của TCTCVM đặc biệt khi tổ chứcnày huy động tiền gửi của công chúng. Việc huy động tiền gửi chỉsuôn sẻ nếu tổ chức hoạt động ổn định và đáng tin. Bất cứ sự tổnhại nào về danh tiếng cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động củatổ chức. Nói tóm lại, các rủi ro nêu trên đều đe dọa tính bền vữngcủa TCTCVM, khiến các tổ chức gian truân trong chặng đườnghướng tới bền vững hoặc mất bền vững dù đã đạt được mục tiêunày. Khả năng ứng biến của tổ chức đối với cá rủi ro khi xảy ra sẽquyết định khả năng tồn tại và tiềm năng phát triển của tổ chức đótrên thị trường.

2.4. Phát triển bền vững TCVM - Kinh nghiệm quốc tế và bài họckinh nghiệm cho Việt Nam2.4.1. Kinh nghiệm tốt trong khu vực về tổ chức và hoạt động để đảmbảo bền vững

2.4.1.1. Kinh nghiệm bền vững của Card Bank (Philippin)

Ngày 1 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng Nông thôn CARD đã khaitrương hoạt động tại thành phố San Pablo, Philippin và trở thànhtrường hợp một NGO tài chính vi mô đầu tiên chuyển đổi thành ngânhàng tại Philippin. Việc chuyển đổi này được khởi xướng cách đâykhoảng 8 năm, sau khi Trung tâm phát triển nông nghiệp và nôngthôn (CARD) có các hoạt động cho vay vi mô đầu tiên.

Quyết định chuyển đổi bắt nguồn từ nhận thức của CARD rằng với

Page 56: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

54 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

cơ cấu sở hữu không rõ ràng của một NGO, CARD sẽ rất khó có thểhuy động nguồn vốn thương mại để mở rộng hoạt động. Chính vìvậy, CARD đã triển khai chuyển đổi NGO của mình thành ngân hànghoạt động theo định hướng thương mại. Ngay từ ban đầu, các nhàlãnh đạo CARD đã tin chắc rằng chỉ bằng cách thành lập một tổchức tài chính chính thức mới có thể hoàn thành mục tiêu xã hội củamình là cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính vi mô chấtlượng cao cho ngày càng nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Niềm tinnày được thể hiện ở tầm nhìn về việc xây dựng một ngân hàng hoạtđộng bền vững và do chính các thành viên của mình là phụ nữnghèo, không có ruộng đất thuộc sở hữu của riêng mình, quản lý vàkiểm soát. Bằng thực tiễn hoạt động của mình, Ngân hàng CARD đãcho thấy không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa độ sâu tiếp cậnvới khả năng bền vững của một tổ chức.

Để tiến tới thương mại hóa, bên cạnh việc xử lý vấn đề sở hữu, CARDđã theo đuổi một số khởi xướng, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt đáp ứng nhucầu khách hàng trên cơ sở tích cực lắng nghe các ý kiến phảnhồi của khách hàng và học hỏi từ chính khách hàng;

- Giải quyết vấn đề tự bền vững và có lãi thông qua các quy trìnhtiết kiệm chi phí, duy trì năng suất cán bộ cao và chính sách giữkhách hàng;

- Dứt bỏ khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ bằng cách hạnchế tiếp cận các khoản tài trợ cho các chi phí hoạt động và mởrộng chương trình, trong khi đó đẩy mạnh tiếp cận các khoảncho vay thương mại:

- Nâng cao năng lực của cán bộ và các cấp quản lý trong việctriển khai các hoạt động ngân hàng chính thức:

- Đảm bảo quy hoạch cán bộ lãnh đạo kế cận thông qua các

Page 57: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 55

biện pháp tăng cường năng lực quản lý cho các cán bộ quảnlý cấp trung:

- Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý bằng cách cài đặt các hệthống và quy trình đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ vàsản phẩm nhanh chóng, hiệu quả:

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (nhà cửa, trang thiết bị) để tạo dựnghình ảnh của một tổ chức vững mạnh và ổn định, góp phần giatăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Mộttrong các thay đổi rõ nét của Ngân hàng CARD là xây dựnghoặc nâng cấp/ chỉnh trang nhà cửa, trang thiết bị tại các địađiểm giao dịch của ngân hàng:

- Do có hoạt động nhận tiền gửi của công chúng nên ngân hàngCARD nhận định rằng trong tương lai, có thể có những kháchhàng gửi tiền sẽ muốn tiếp cận các sản phẩm cho vay cá nhân.Dự báo trước nhu cầu này, ngân hàng CARD đã thực hiện thíđiểm cho vay cá nhân tại hai chi nhánh của mình (chi nhánh SanPablo và chi nhánh Marinduque).

2.4.1.2 Kinh nghiệm bền vững của Acleda Bank (Campuchia):

ACLEDA được thành lập vào tháng 1 năm 1993 với tư cách là mộtNGO về tín dụng và phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việcchuyển đổi thành ngân hàng chuyên doanh của ACLEDA bắt đầuvào tháng 1/1998 và hoàn tất vào ngày 7/10/2000. Ngân hàngchuyên doanh ACLEDA tiếp tục nâng cấp và trở thành ngân hàngthương mại từ ngày 1/12/2003 với số vốn thực góp nâng từ 4 triệu đôla Mỹ lên 13 triệu đô la Mỹ. Việc chuyển đổi này được đặt ra với mụctiêu để tổ chức được hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý antoàn mà với tư cách là một NGO sẽ không thể có được; đồng thờitạo điều kiện có thêm nhiều phương thức huy động vốn mới (như gọivốn cổ phần, nhận tiền gửi của công chúng, vay liên ngân hàng),hỗ trợ việc mở rộng các hoạt động TCVM cơ bản của tổ chức.

Với tư cách là một NGO, mục tiêu của ACLEDA là “thiết lập một

Page 58: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

56 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

chương trình dành cho doanh nghiệp nhỏ và khu vực không chínhthức để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và đóng góp vào công cuộcgiảm nghèo thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững”.Với tư cách là một ngân hàng thương mại, tầm nhìn của ACLEDA là“trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu của Căm-pu-chiacung cấp các dịch vụ tài chính đặc thù cho tất cả các phân khúccủa cộng đồng”; với Sứ mệnh là “cung cấp cho các doanh nghiệpvi mô, nhỏ và vừa các phương tiện để quản lý nguồn lực tài chínhcủa mình một cách có hiệu quả và từ đó cải thiện chất lượng cuộcsống của chính họ. Cùng với việc đạt được các mục tiêu này, chúngtôi sẽ đảm bảo lợi ích bền vững và ngày càng tăng cho các cổđông, cán bộ và cộng đồng trên diện rộng. Chúng tôi luôn tuân theocác nguyên tắc tối cao về ứng xử có đạo đức, tôn trọng xã hội, luậtpháp và môi trường”. Bằng sứ mệnh của ngân hàng và mục đíchhoạt động của NGO, sứ mệnhcủa Ngân hàng ACLEDA vẫn duy trìđược mục tiêu của ACLEDA NGO, đó là nâng cao chất lượng sốngcủa người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chínhbền vững. Quan điểm của Ngân hàng ACLEDA, chỉ có các tổ chứcbền vững về tài chính mới có thể đảm bảo các doanh nghiệp vimô, doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả nông dân, ở cả khu vực thànhthị và nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính một cáchbền vững.

Theo kinh nghiệm của ACLEDA, trước khi tiến hành chuyển đổi, mộttổ chức cần phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:

Thứ nhất, Đạt được bền vững trên 4 khía cạnh:

- Lập kế hoạch: phải có các sản phẩm phù hợp và phải xây dựngKế hoạch kinh doanh.

- Kỹ thuật: có các kỹ năng và chương trình đào tạo phù hợp đểthực hiện thành công kế hoạch kinh doanh.

- Tổ chức: có cơ cấu quản trị và mạng lưới phù hợp, và

Page 59: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 57

- Lành mạnh về tài chính: kiểm soát các chi phí, đảm bảo chấtlượng danh mục đầu tư và hoàn trả đúng hạn, định giá các sảnphẩm cho vay đảm bảo trang trải đủ các chi phí hành chính vàchi phí huy động vốn.

Thứ hai, tối thiểu phải đạt đến điểm hòa vốn về tài chính

Thứ ba, đáp ứng các tiêu chí của Ngân hàng trung ương Căm-pu-chia để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng,trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí yêu cầu phải tăng thêm vốn,đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (cơ cấu cổ đông) và nâng cao nănglực quản lý.

Cũng trên cơ sở kinh nghiệm của ACLEDA, các tổ chức định hướngphát triển chuyên nghiêp, bền vững và hướng tới chuyển đổi thànhngân hàng cũng cần lưu ý một số khuyến nghị sau:

- Liên quan đến công tác quản trị: để tránh xung đột lợi ích, cầnphải phân định rõ vai trò của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành.Hội đồng quản trị chỉ quản trị tổ chức mà không can thiệp vàocông tác điều hành tổ chức, còn Ban điều hành thì phải điềuhành tổ chức theo các chỉ dẫn của Hội đồng quản trị.

- Điều hành việc cung cấp các dịch vụ tài chính ở vùng nôngthôn nơi cơ sở hạ tầng thiếu thốn phải có sự cam kết rất mạnhmẽ của các cấp cán bộ của tổ chức. Sự tin cậy là một lợi thếvề an toàn tài chính ở vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy,trong bất kỳ cơ cấu sở hữu nào, cán bộ hoặc nhân viên cầnđược tham gia ngay từ đầu thông qua việc thiết lập mộtChương trình sở hữu cổ phiếu của cán bộ để có được sự tâmhuyết và cam kết cao của họ.

- Vai trò của chính phủ và ngân hàng trung ương rất quan trọngngay từ giai đoạn đầu vì có rất nhiều vấn đề pháp lý và cấpphép liên quan mà không có tiền lệ tại Căm-pu-chia. Việc thamgia của các cổ đông tiềm năng trong quá trình thảo luận là rấtquan trọng để đạt được sự thành công.

Page 60: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

58 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

- Phải đảm bảo rằng không có các khoản tín dụng có trợ cấp cóthể làm suy yếu sự phát triển của TCTCVM; Cần có sự cạnh tranhbình đẳng, lành mạnh để tạo dựng một môi trường thuận lợi chocác tổ chức TCVM tồn tại và phát triển.

2.4.2. Bài học thất bại của các tổ chức TCVM trong quá trình tiến tớibền vững

Bên cạnh những bài học thành công, một số TCTCVM đã gặp thấtbại trong quá trình phát triển bền vững, tập trung vào 3 nhóm bàihọc sau:

2.4.2.1. Thương mại hóa quá mức, rời xa mục tiêu hoạt động ban đầu

Kinh nghiệm thất bại thứ nhất gắn liền với việc thương mại hóa quámức của TCTCVM bán chính thức, như đã từng diễn ra tại Mexiconăm 2007 và Ấn Độ năm 2011. Vấn đề thương mại hóa quá mức bắtđầu xuất hiện từ khoảng năm 2005, khi nhiều tổ chức cho vay bắtđầu tìm cách kiếm lời từ những món vay bằng cách chuyển loại hìnhtổ chức từ phi chính phủ sang các doanh nghiệp thương mại. Năm2007, Compartamos, một ngân hàng ở Mexico, trở thành ngân hàngtín dụng vi mô đầu tiên tại Mỹ Latinh thực hiện việc lên sàn chứngkhoán. Và vào tháng 8/2010, SKS, Ngân hàng tín dụng vi mô tại ẤnĐộ, đã tăng được 358 triệu đô vào tổng vốn của tổ chức trong lầnlên sàn đầu tiên.

Để đảm bảo rằng những khoản vay nhỏ có thể sinh lãi cho nhữngnhà đầu tư, những ngân hàng như Compartamos hay SKS cần phảinâng lãi suất, tăng cường quảng bá hình ảnh và thu nợ triệt để. Sựchia sẻ, đồng cảm dành cho những người đi vay, từng là tinh thầnchính khi những tổ chức này còn là các tổ chức phi lợi nhuận, nayđã không còn. Những người vốn là đối tượng nhận được sự giúp đỡcủa tín dụng vi mô nay lại trở thành người bị hại. Ở Ấn Độ, nhữngngười đi vay đã bắt đầu ngờ rằng những người cho vay đang lợidụng họ, từ đó dẫn tới việc người đi vay không trả các khoản nợnữa. Hiện nay, tại Ấn Độ, có rất nhiều người đi vay đã không thể hoàn

Page 61: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 59

trả được những khoản vay vi mô và dẫn đến hậu quả là công việclàm ăn kinh doanh của những người cho vay bị đổ bể. Khủng hoảngtại Ấn Độ đã chỉ ra một điều rõ ràng rằng: tín dụng vi mô cần phảitrở lại đúng con đường đi của mình.

Sự thương mại hóa đang như một bước ngoặt sai lầm của TCVM, nóthể hiện một “sự thay đổi về sứ mệnh” trong động cơ cho ngườinghèo vay của những “chủ nợ”. Nghèo đói cần phải được xóa bỏchứ không nên coi đó là cơ hội để làm giàu.

Một số vấn đề thực tiễn nghiêm trọng sẽ xảy ra khi coi tín dụng vi mônhư một ngành kinh doanh kiếm lời. Thay vì tạo ra những quỹ bánbuôn nhằm mục đích cho các TCTCVM, những tổ chức định hướngthương mại sẽ tăng tổng tiền để đầu tư vào những thị trường tàichính quốc tế không có tính ổn định, và gián tiếp chuyển những rủiro tài chính đó cho người nghèo. Hơn nữa, điều này có nghĩa là cáctổ chức tín dụng vi mô thương mại đang hướng tới yêu cầu lợi nhuậnphải ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa với việc lãi suất ngườinghèo phải chịu sẽ ngày càng cao và xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa xóađói giảm nghèo của những khoản cho vay vi mô.

Những người ủng hộ việc thương mại hóa này thì cho rằng đây làcách duy nhất để thu hút tiền, từ đó mở rộng khả năng cho vay tíndụng vi mô, “giải phóng” hệ thống khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vàonhững nhà tài trợ. Nhưng chúng ta vẫn có thể khai thác được cáckhoản đầu tư vào tín dụng vi mô – thậm chí là tạo ra được lợi nhuận– mà không cần phải thông qua tài trợ hay các thị trường tài chínhtoàn cầu. Quy định nghiêm ngặt hơn của chính phủ có thể giúp íchtrong chuyện này.Tỉ lệ lãi suất cao nhất không được vượt quá chi phícủa món vay - có nghĩa là chi phí ngân hàng phải chịu để huy độngđược khoản tiền để cho vay - cộng với 15% giá trị món vay.15% nàyđược sử dụng để chi phí cho vận hành và sinh lời.“Chênh lệch” lýtưởng giữa chi phí cho món vay và tỉ lệ lãi suất cho vay phải trongvòng 10% (Yunus, 2011).

Page 62: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

60 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

2.4.2.2. Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển tài chính vi mô với cáctrung gian tài chính chính thức

Về nguyên lý, các tổ chức tín dụng có thể tham gia vào hoạt độngTCVM do các điều kiện sẵn có về nhân lực, mạng lưới, vốn…. Tuynhiên, sự phát triển này nếu mang tính chất khiên cưỡng sẽ khiến chohoạt động TCVM trở nên méo mó, các nguồn lực tài chính bị sử dụngkhông hiệu quả.

Ví dụ, Sri Lanka phát triển kết hợp giữa hoạt động thương mại và pháttriển của các ngân hàng hiện tại theo yêu cầu của Chính phủ. Ngânhàng quốc gia Hatton HNB là ngân hàng thương mại tư nhân lớnnhất tại Sri Lanka. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ kinh doanhtruyền thống của NHTM, ngân hàng này còn thực hiện các chươngtrình cung ứng dịch vụ cho người nghèo. Một vài nước, bao gồm cảMalaysia, thậm chí còn thử nghiệm với các trung gian làm chứcnăng marketing với tư cách là các đại lý cung cấp lẻ các khoản chovay từ các TCTD của chính phủ. Tuy nhiên, mô hình này thường khôngthành công vì các TCTD có thể đáp lại áp lực của chính phủ bằngcách xây dựng các văn phòng chi nhánh ở nông thôn và các chinhánh này hoạt động rất hình thức, chỉ mở cửa vài tiếng một tuần,hoặc đưa ra số lượng dịch vụ rất hạn chế.

Theo tổng kết của UNDP & Citi Corp Foundation (1997), các nguyênnhân chính khiến các tổ chức tín dụng chính thức gặp thất bại khitham gia thị trường tài chính vi mô là:

- Có nhiều trở ngại cho khách hàng trong việc áp dụng quy trìnhtín dụng truyền thống vào tín dụng vi mô, như: yêu cầu về giấyđăng ký kinh doanh; các hình thức bảo đảm cá nhân như tài sảnthế chấp, cầm cố và yêu cầu về giao dịch bảo đảm; các loạigiấy tờ cá nhân khác… Do vậy, các khách hàng tài chính vi môtiềm năng thường cảm thấy áp lực về quy trình thủ tục phức tạpvà có thể không sử dụng dịch vụ tài chính của tổ chức đó.

- Cách tiếp cận chưa tạo sự thân thiện với người nghèo và ngườicó thu nhập thấp. Hầu hết người nghèo và người thu nhập thấp

Page 63: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 61

chưa bao giờ hoặc không dám nói chuyện với nhân viên ngânhàng hoặc bước vào văn phòng của các tổ chức tín dụng lớn.

- Đắt đỏ với người nghèo và người thu nhập thấp do các chi phígiao dịch và cơ hội cao. Do các TCTD chính thức yêu cầu nhiềutài liệu, khách hàng phải đi lại nhiều lần và chờ đợi mà khôngchắc chắn sẽ được vay vốn, tổng chi phí giao dịch và cơ hội đốivới khách hàng cao. Do đó, tỷ lệ chi phí vay vốn trên một đồngvốn vay được đối với khách hàng sẽ tương đối cao.

- Các sản phẩm tín dụng chưa thực sự phù hợp cho khách hàngnghèo, khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng tài chính vi môthường muốn được cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, trả gốc vàlãi nhiều lần trong kỳ, thậm chí trả hàng ngày, hàng tuần. Trongkhi đó, các sản phẩm tài chính thông thường thường có cáchtrả dài hơn, như theo tháng, thậm chí theo quý hoặc cuối kỳ.Việc gia hạn tín dụng vi mô cũng thường khó khăn hơn do thờigian và thủ tục thực hiện.

2.4.2.3. Tổ chức xã hội hoạt động chưa có chuyên môn hóa vàchuyên nghiệp hóa cao, phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ.

Mặc dù số lượng các tổ chức thành công trong chuyên môn hóa vàphát triển hoạt động TCVM tăng lên, không thể phủ nhận một thực tếlà còn nhiều tổ chức bị thất bại, đặc biệt là các tổ chức xã hội thựchiện TCVM theo cách phi chuyên nghiệp và phụ thuộc quá nhiều vàonhà tài trợ. Các lý do chính của sự thất bại này là (Nguồn: UNDP & CitiCorp Foundation, 1997):

- Nhân viên của các tổ chức này có kỹ năng giao tiếp tốt với cộngđồng, với khách hàng nhưng lại có ít kinh nghiệm kinh doanh vàthường thiếu năng lực trong việc đưa ra những lời khuyên thíchhợp về TCVM;

- Mục tiêu kinh tế và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn, vì thế chính họkhông biết họ là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh tế;

Page 64: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

62 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

- Các dự án/chương trình thường quá phức tạp, tham gia cả vàoviệc lập kế hoạch phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạchsản xuất tập thể, không tập trung tới đối tượng chính.

- Một số dự án do các tổ chức xã hội thực hiện khá tốn kém, đượcbao cấp ở mức cao và khả năng phục vụ khách hàng hạn chế.

- Mục đích kinh doanh và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động khôngđược xác định rõ ràng.

2.4.2.4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân ở trên, một số nguyên nhân khác cũng đãkhiến cho ngành TCVM trên thế giới chao đảo trong năm 2010-2011.Hai trường hợp điển hình là:tại Ấn Độ khi nhiều khách hàng chồngnợ không kiểm soát được, kể cả phụ nữ nghèo có trình độ học vấnvà tay nghề thấp cũng được khuyến khích vay nhiều dẫn đến tìnhtrạng không trả được nợ (Renton, 2011); và tại Bangladesh khi ôngMohamed Yunus – cha đẻ của ngân hàng Grameen – chủ nhân giảiNobel hòa bình 2005 về tài chính vi mô - bị buộc phải rời khỏi vị trílãnh đạo Grameen Bank vì những cáo buộc có liên quan tới việc sửdụng sai mục đích gần 50 triệu USD tiền tài trợ cho TCVM. Tuy vậy,nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ cá nhân ông Yunus đã thamgia hoạt động chính trị tại một quốc gia có nhiều tư tưởng xung độtvà có những tư tưởng ngược lại với các nhà lãnh đạo hiện tại, chứkhông liên quan tới TCVM(David Bergman, 2011); (Alison Beard, 2012).

Khoảng 72% dân số Việt Nam đang sống trong khu vực nông thôn,nơi có tới 94% người nghèo đang sinh sống, và nông nghiệp là ngànhkinh tế chủ chốt với sự tham gia của 54% lực lượng lao động cảnước. Chương trình giảm nghèo của Chính phủ đề cao hiện đại hóanông nghiệp và chế biến nông nghiệp để tăng giá trị gia tăng, thúcđẩy kinh doanh phi nông nghiệp, tăng cơ hội việc làm tại các doanhnghiệp nhỏ và vừa, và công nghiệp hóa phân bổ rộng khắp cácvùng địa lý. Kết quả giảm nghèo rất ấn tượng, với tỷ lệ nghèo đóigiảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008.Tuy nhiên, việc

Page 65: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 63

phân bố người nghèo có sự chênh lệch lớn, với 45% người nghèo(chiếm 14% dân số) là người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùngxa. Một trong những trở ngại lớn cản trở việc đạt được các mục tiêugiảm nghèo là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và đáp ứng nhucầu của đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp hoặc các doanhnghiệp vi mô – những đối tượng khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàngtruyền thống.

Từ cuối những năm 80, hoạt động TCVM đã xuất hiện ở Việt Nam vàđược triển khai thông qua các chương trình dự án do các tổ chứcquốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế và các chương trình hỗ trợphát triển chính thức song phương và đa phương tài trợ. Từ quy môkhá nhỏ lẻ đến nay mộ số chương trình đã phát triển thành các môhình tổ chức tín dụng, các Quỹ cung cấp các dịch vụ TCVM kháchuyên nghiệp với quy mô lớn.Sau gần 30 hoạt động, TCVM đã đượcnhìn nhận như một công cụ hữu hiệu trong cuộc chiến đói nghèo tạiViệt Nam. Do đó, xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn,bền vững hướng đến phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp,các doanh nghiệp siêu nhỏ đã được Chính phủ đánh giá là mộttrong những mục tiêu trọng tâm đến năm 2020.

3.1. Thị trường tài chính vi mô Việt NamViệt Nam là một thị trường rất tiềm năng cho dịch vụ TCVM. Việt Namcó khoảng 60 triệu người (hơn 70% dân số) cư trú tại khu vực nôngthôn và khoảng 24.8 triệu người (khoảng 67% lực lượng lao động ởtuổi thanh niên và trưởng thành) là lao động nông, lâm và ngưnghiệp (51.6 triệu người, Số liệu tổng cục Thống kê, 2012).). Cùng vớisự phát triển kinh tế của đất nước, nông thôn cũng đang đượcchuyển đổi nhanh chóng. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chínhcho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và kinh tế hộ giađình nói riêng là rất lớn. Dù Việt Nam có hệ thống các nhà cung cấpdịch vụ tài chính nông thôn khá hùng mạnh gồm AGRIBANK, NHCSXH,mạng lưới Quỹ TDND và các TCTCVM, thị trường vẫn tồn tại mộtkhoảng trống lớn. Báo cáo nghiên cứu về thị trường tín dụng của

Page 66: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: [Lê Mai Lan và Như An Trần, 2003]5, [Lê Thanh Tâm, 2008] [Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2010]

64 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ năm 2010 của Công ty Tài chínhQuốc tế (trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới) và McKinsey chothấy, trong số 11.9 triệu những người làm kinh doanh nhỏ và phi chínhthức tại Việt Nam có 5.7 triệu người hiện đang không tiếp cận đượcdịch vụ hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng đầy đủ thông qua tíndụng chính thức. Theo báo cáo ngành tài chính vi mô của Mạng lướiBanking for the Poor Network năm 2008 thì tiếp cận đến dịch vụ tàichính chính thống ở vùng nông thôn của Việt Nam khá thấp, chỉ đạtmức dưới 25% người dân nông thôn sử dụng một loại hình dịch vụ tàichính nào đó.

Mặc dù đều phục vụ thị trường TCVM, các nhà cung cấp dịch vụ tàichính nông thôn hướng vào các nhóm khách hàng khác nhau.

Hình 3.1: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay

CácTCTCVM

Hệ thốngQuỹ tíndụngnhândân

DN trung bình vàlớn, KH giầu có

Mức thunhập/quymô doanhnghiệp

Ngưỡngnghèo

Ngưỡngđói

Doanh nghiệpnhỏ, KH khá

Doanh nghiệpsiêu nhỏ, KH trung

NgânhàngCSXH

Các NHTMcó dự địnhphát triển

dịch vụTCVM

(Agribank,LienvietPostalBank,

DongABank, etc)Hộ gia đình thu

nhập thấp

Hộ nghèo và hộ đói

Loại TCTD

5 Mai Lan Le & Nhu An Trang: Entering a New Market: Commercial Banks and Small/MicroEnterprise Lending in Viet Nam, ILO Viet Nam Working Paper Series No. 3, 2003.

Page 67: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 65

AGRIBANK và Quỹ TDND tập trung vào nhóm khách hàng thu nhậptrung bình và thu nhập cao trong nông thôn, trong khi NHCSXH vàcác TCTCVM tập trung nhiều hơn vào khách hàng có thu nhập thấpvà nghèo đói. Theo sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ, đối tượngkhách hàng số một của NHCSXH là các hộ nghèo, bên cạnh đó còncác đối tượng khác theo mục tiêu của Chính phủ như học sinh, sinhviên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốnđể giải quyết việc làm, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vựckhó khăn. Tương tự NHCSXH, mục tiêu chính của các TCTCVM làphục vụ cho các đối tượng khách hàng không tiếp cận được hoặckhó tiếp cận với khu vực chính thức, và họ thường là các đối tượngdưới ngưỡng nghèo.

3.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô Việt NamPhần đánh giá trong báo cáo này tập trung nghiên cứu các TCTCVMkể cả chính thức và bán chính thức. Trong đó:

Thứ nhất, khu vực chính thức bao gồm các TCTCVM được Ngânhàng Nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động theo Luật các Tổchức tín dụng 2010 và Nghị định NĐ 28/2005 của Chính phủ. Tính đếnhết tháng 10/2012 khu vực này gồm 2 tổ chức là Công ty trách nhiệmhữu hạn tài chính qui mô nhỏ Tình Thương (TYM) và tổ chức tài chínhvi mô M7. Trong đó, TYM là tổ chức tài chính vi mô đầu tiên ở Việt Namchính thức chuyển đổi tư cách pháp nhân trở thành một tổ chức tàichính quy mô nhỏ TNHH với một chủ sở hữu là Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam (2010). Sau TYM, tổ chức tài chính vi mô M7 cũng đượcNgân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động dướimô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. M7 là sự hợp nhất của 3nhà cung cấp dịch vụ TCVM gồm M7 Mai Sơn, M7 Uông Bí và M7Đông Triều.

Thứ hai, khu vực bán chính thức bao gồm các nhà cung cấp dịchvụ TCVM tồn tại dưới nhiều hình thức. Đó có thể là (i) một hợp phầncủa chương trình/ dự án phát triển (Chương trình TCVM Hải Phòng);(ii) Chương trình TCVM chuyên trách nhưng chưa đăng ký thành lập

Page 68: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

66 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TCTCVM (công ty tư vấn phát triển cộng đồng Bình Minh(Binhmin-hCDE), chương trình Bàn tay vàng, chương trình TCVM Anhchiem…);(iii) Quỹ xã hội hoạt động trong lĩnh vực TCVM thành lập theo NĐ148//2007/ND – CP nay là NĐ 30/2012/ND – CP; hoặc NĐ 177/1999/ND– CP (CEP, NMA, Quỹ Phát triển An Phú (CADF)…); (iv) Các tổ chứcphi chính phủ ( tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động theo QĐ340 – TTg của Thủ tướng Chính phủ, và tổ chức phi chính phủ trongnước hoạt động theo NĐ 88/2003/ND – CP) cung cấp dịch vụ TCVM(MCDI, Darriu).

Khác với các quốc gia khác của châu Á nơi có ngành TCVM pháttriển ở qui mô rộng lớn như Phi-líp-pin, In đô nê xi a, Ấn độ hay Băng-la-đét, tín dụng vi mô ở Việt Nam có một thời gian dài bị nhìn nhận làmột công cụ của chiến lược xóa đói giảm nghèo. Chính phủ chủtrương đưa tín dụng đến tay các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấpthông qua các ngân hàng của nhà nước và các chương trình trợcấp có giám sát của chính phủ, có hợp tác với các tổ chức quầnchúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Từ năm 2005, môi trường hoạtđộng TCVM bắt đầu có sự chuyển biến. Một khuôn khổ pháp lý đãvà đang được xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trìnhTCVM ở khu vực bán chính thức có cơ hội chuyển đổi thành tổ chứctài chính quy mô nhỏ chính thức nằm dưới sự quản lý, giám sát củaNHNN, chuyên cung cấp dịch vụ TCVM. Đầu tiên, 2văn bản pháp lýcơ bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chínhquy mô nhỏ là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mônhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số28/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Tài chính vi mô cũng bước đầu đượcqui định nằm trong loại hình được Luật Tổ chức Tín dụng sửa đổi năm2010 điều chỉnh, đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho cách tiếpcận mới đáng hoan nghênh này. Trong Luật TCTD số 47/2010, các tổchức tài chính vi mô lần đầu tiên trong lịch sử đã được coi như mộtloại hình tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của NHNN. Cuối năm 2011,ngành TCVMViệt Nam đứng trước một cơ hội phát triển mới chưa

Page 69: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 67

từng có khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngành Tàichính Vi mô giai đoạn 2011-2020 với mục đích xây dựng một hệ thốngTCVM an toàn và tự vững, phục vụ việc đảm bảo an sinh xã hội vàgiảm nghèo bền vững. Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trìnhphát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhậncủa Nhà nước về vai trò và vị trí của hoạt động TCVM trong hệ thốngtài chính, ngân hàng quốc gia. Có thể khẳngđịnhrằng chiến lược nàyphản ánh cách nhìn mới của Chính phủ về vai trò của TCVM khôngchỉ trong xóa đói giảm nghèo mà còn trong phát triển kinh tế, dầntừng bước đưa TCVM gắn chặt với hệ thống tài chính chính thống.

Theo nội dung của Đề án chiến lược phát triển ngành, TCVM đượcđịnh hướng rõ ràng là hướng tới người nghèo, người có thu nhậpthấp, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì mục tiêu đảmbảo an sinh xã hội và giảm nghèo. Các tổ chức cung cấp TCVMchính bao gồm ba loại: TCTCVM được cấp phép, bán chính thức vàNHCSXH. Các giải pháp thực thi chính được nêu ra trong Đề án chiếnlược bao gồm: Xây dựng một khung pháp lý đồng bộ để hỗ trợ cáchoạt động TCVM; Nâng cao năng lực hoạch định chính sách vàquản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao nguồn lựccủa các tổ chức TCVM; Nâng cao nhận thức về TCVM và các giảipháp hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở khác cho hoạt động TCVM.

Ngày 30/03/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)đã ban hành Quyết định số 572/QĐ – NHNN phê duyệt Kế hoạch triểnkhai Đề án phát triển ngành TCVM Việt Nam đến năm 2020 bao gồmhai giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1 (từ 2011 đến 2015) tập trung thực hiện nhữngnhiệm vụ sau: xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiệnLuật các TCTD – phần có liên quan đến hoạt động TCVM;Tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp để quản lý hoạtđộng TCVM của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội và tổ chức phi chính phủ; Hỗ trợ các tổ chức TCVM đàotạo nhân viên và chuyên gia, hình thành các cơ sở đào tạo

Page 70: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

68 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TCVM; Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và Thành lậpHiệp hội TCVM.

• Giai đoạn 2 (từ 2016 đến 2020) sẽ thực hiện những nhiệm vụsau: Nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháplý cho phép đa dạng hóa loại hình của các tổ chức TCVMvà mở rộng các dịch vụ và sản phẩm TCVM; Nghiên cứu,ban hành các quy định để tạo điều kiện liên kết hoạt độngcủa các tổ chức tín dụng với hoạt động của các tổ chứcTCVM.

Ngày 04/05/2012, Quyết định số 591/TTg-QHQT của Thủ tướng Chínhphủ, phê duyệt danh mục Chương trình phát triển TCVM - Tiểuchương trình I, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đượcban hành. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Khoảnvay Chương trình phát triển TCVM - Tiểu chương trình I với kinh phí là40 triệu USD và danh mục Hỗ trợ kỹ thuật đi kèm do ADB viện trợkhông hoàn lại trị giá 500.000 USD, được mô tả chi tiết tại văn bản số2683/BKHĐT - KTĐN của Bộ Kế hoạch Đầu tư, ban hành ngày18/4/2012. ADB sẽ hỗ trợ việc phát triển ngành TCVM theo định hướngthị trường nhằm mở rộng tiếp cận của người nghèo, đặc biệt ở cácvùng nông thôn, tới các dịch vụ tài chính chính thức.

Chương trình sẽ tập trung vào việc cải tiến chính sách và luật pháp,xây dựng năng lực của các cơ quan giám sát, phát triển thể chế vànghiệp vụ, và phát triển cơ sở hạ tầng tài chính. Các kết quả mongđợi của chương trình bao gồm: 1) Tạo ra môi trường chính sách vàluật pháp thuận lợi cho một ngành TCVM toàn diện, bền vững vàđịnh hướng thị trường; 2) Củng cố năng lực giám sát và điều tiết củacác cơ quan giám sát ngành TCVM; 3) Củng cố các tổ chức tín dụngtham gia vào hoạt động TCVM nhằm cung cấp các dịch vụ bềnvững và có mức giá phù hợp cho người nghèo; 4) Hỗ trợ việc pháttriển cơ sở hạ tầng cho ngành TCVM.

Page 71: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 69

3.3. Các tổ chức chính cung cấp TCVM tai Việt NamCác tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM chính ở Việt Namđược chia thành ba nhóm chính như sau:

Hình 3.2: Các đơn vị cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam

Bán chínhthức Phi chính thức

6 TC/50% khách hàng của TCTCVM

44 TC/ quy mô nhỏ

Họ/Phường

Họ hàng và bạn bè

Người cho vay

Cửa hàng cầm đồ Đại lý MarketingNhà giao

dịch nhỏNhà cung cấp

đầu vào

NHTM

NHCSXH

QTDNDTW

QTDNDCS

TYM, M7

Chính thức

CÁC NHÀ CUNG CẤP DVTCVM

Nguồn : ADB, 2010

Các đơn vị cung cấp TCVM thuộc 3 nhóm: (1) TCTCVM chính thứcbao gồm các Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụTCVM, đặc biệt là AGRIBANKvà Ngân hàng thương mại cổ phần Bưuđiện Liên Việt (vừa mua lại Công ty Tiết kiệm bưu điện vào cuối năm2010), NHCSXH, Hệ thống QTDND, và Tổ chức Tài chính quy mô nhỏTình Thương (TYM) và M7MFI là hai TCTCVM bán chính thức đầu tiênđược NHNN cấp phép; (2) Khu vực bán chính thức gồm các TCTCVMbán chính thức, chủ yếu theo mô hình; và (3) Khu vực phi chính thức.

Page 72: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn : Báo cáo hoạt động của các tổ chức : AGRIBANK, QTDNDTW, NHCSXH

Ba tổ chức dẫn đầu thị trường TCVMViệt Nam về cả quy mô hoạtđộng và số lượng khách hàng là: AGRIBANK, hệ thống QTDND vàNHCSXH. Hiện nay Ngân hàng Liên Việt (LienvietPostBank) vẫn chưacó động thái rõ ràng trong việc sử dụng hệ thống huy động tiết kiệmbưu điện. Tuy vậy, trong tương lai, đây là một tổ chức rất có tiềmnăng trong việc cung cấp dịch vụ TCVM do quy mô phòng/điểmgiao dịch trải rộng trên địa bàn tất cả các xã/ phường trong cả nước.

AGRIBANK là tổ chức cung cấp dịch vụ lớn nhất toàn quốc và chotới nay là nhà cung cấp lớn nhất có đầy đủ các loại hình dịch vụ tàichính ở vùng nông thôn Việt Nam. Là tổ chức được các nhà tài trợsăn đón, AGRIBANK đã thực hiện 111 dự án với tổng giá trị khoảng 4tỉ đô vào cuối năm 2007, phần lớn trong số đó là các nguồn tín dụnglớn ưu đãi từ ADB, WORLD BANK và Cơ quan Hợp tác Phát triển Pháp(AFD).

AGRIBANK chuyên cho vay các hộ gia đình ở nông thôn và cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hoặccác doanh nghiệp phi nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay ngân hàng

70 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hình 3.3: Các tổ chức TCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010

TC dẫn đầu TTTTCVM

NHCSXH

64 chi nhánh

64 chi nhánh

2.300 chi nhánh,phòng giao dịch

3.000.000người vay vi mô5.000.000 ngườitiết kiệm vi mô

200.000 tổTK&W

11.000 xã

7.000.000 ngườivay (3,8 triệu

hộ nghèo)

QTDNDTW&QTDNDCS NHNo&PTNT

25 chinhánh

1.042QTDNDCS

1.000 xã

1.700.000 thànhviên/người gửi tiền

/người vay

Page 73: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 71

này đã mở rộng mạng lưới chi nhánh ở các thành phố nhằm mụctiêu huy động vốn đáp ứng thị trường nông thôn và tìm kiếm thị phầnở phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ đô thị. Theo báo cáo ngànhTCVM năm 2008 của Banking for the Poor Network năm 2008, 45% cáckhoản tiền gửi được huy động ở các thành phố và 55% số này đượctung ra cho vay ở vùng nông thôn. Thông qua các chương trình tàitrợ và các nguồn tín dụng mục tiêu, cũng như các biên bản thỏathuận với các tổ chức quần chúng (đặc biệt là Hội Phụ nữ và HộiNông dân) báo cáo của AGRIBANK cho thấy ngân hàng này chovay tới khoảng 4.7 triệu hộ gia đình nghèo trong tổng số 10 triệu kháchhàng.

AGRIBANK hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi chiến lược hoạtđộng, tập trung nhiều hơn vào thị trường khách hàng thu nhập cao,hộ nông dân không nghèo và các doanh nghiệp. Số khách hàngthu nhập thấp ở nông thôn mà Ngân hàng từng phục vụ đang dầntrở thành khách hàng tiềm năng của khối NHCSXH, Quỹ TDND và cácTCTCVM. Vì thế, thị trường TCVM cho khách hàng thu nhập thấp vàkhách hàng nghèo chủ yếu do 3 nhóm tổ chức cung cấp: NHCSXH,QTDND và các TCTCVM.

Hình 3.4: Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập thấp

TC tập chung cho KHnghèo/thu nhập thấp

NHCSXH

64 chi nhánh

Chính thứcTYM

6/44 tổ chức chiếm50% thị phần

chủ yếu ở các vùng khó khăn

Tổng khách hàng thu nhập thấp:

200.000 tổTK&W

11.000 xã

7.000.000 ngườivay (3,8 triệu

hộ nghèo)

TCTCVMQTDNDTW&QTDNDCS

25 chinhánh

1.045QTDNDCS

1.000 xã

1.500.000 thànhviên/người gửi tiền

/người vay (trên 80% là hộ thu nhập thấp

Page 74: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

72 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

NHCSXH, thành lập năm 2002 từ tiền thân là Ngân hàng Người nghèoViệt Nam có mạng lưới toàn quốc. Là bộ máy chính của Chính phủnhằm dẫn tín dụng trợ cấp phục vụ mục đích chính sách. NHCSXHđược Chính phủ bảo trợ hoàn toàn được miễn thuế, miễn đóng gópngân sách nhà nước và miễn tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHCSXHhuy động một lượng vốn lớn phục vụ mục đích cho vay, gồm tiền gửitừ công chúng và tiền của nhà tài trợ (IFAD, OPEC) và đóng góp bắtbuộc khoảng 2% tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần.NHCSXH cho vay chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ ở các vùngmiền xa xôi, và cho các hộ gia đình được chính quyền địa phươngxác định là hộ nghèo, và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằmmục đích tạo việc làm.

Từ năm 2006, dịch vụ của NHCSXH đã với tới các hộ gia đình dân tộcthiểu số đặc biệt là ở vùng Tây nguyên ngày càng tăng trưởng mạnhmẽ đi cùng với mục tiêu chính sách nhưng vốn vay cấp cho hộ dântộc thiểu số chỉ chiếm có 2% tổng số vốn vay tính đến tháng 6 năm2006. Từ mức huy động rất thấp năm 2005 (có 36,180 USD), huy độngtiền gửi tự nguyện theo báo cáo đã tăng lên 51 triệu USD vào giữatháng 6, tuy nhiên số tài khoản tiết kiệm thì không có báo cáo. NHC-SXH hợp tác với các tổ chức quần chúng để huy động khách hàngvà theo dõi khách hàng, do đó thâm nhập được 23% thị trường (giảđịnh thị trường khách hàng nghèo và thu nhập thấp chiếm 24 triệungười). Đến năm 2010, NHCSXH đã có khoảng 8.000 cán bộ côngnhân viên làm việc tại tất cả các huyện với mức độ bao phủ là 98%tất cả các xã trên cả nước.

QTDND, một dạng hợp tác xã tài chính, được thành lập năm 1993 đểcung cấp dịch vụ tài chính cho cấp xã/ phường. Quỹ Tín dụng Nhândân Trung ương (QTDNDTW) cũng được thành lập và hoạt động nhưmột tổ chức trung ương của các QTDND và hỗ trợ cho các QTDNDcơ sở. Đến năm 2010, cả nước có 1.042 QTDND cơ sở hoạt động trên10% xã ,phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên, trong đókhoảng 50% là các hộ nghèo. Các QTDND đã luôn và tiếp tục đượcđịnh hướng theo cơ chế thị trường và tuân theo các nguyên tắc cơ

Page 75: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 73

bản của hợp tác xã là tự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có chưađến 15% nguồn vốn của các Quỹ được tài trợ từ các nguồn bênngoài, chủ yếu là từ QTDNDTW.

Mạng lưới các QTDND đã mở rộng nhanh chóng khắp toàn quốctrong vòng 15 năm qua. Mạng lưới QTDND được sự tài trợ nhiều nămthông qua các phong trào hợp tác do các tổ chức của Đức là DIDvà GTZ hỗ trợ, và từ năm 2006 lại nhận thêm vốn ưu đãi từ AECI củaTây Ban Nha. Mạng lưới này biến Quỹ TDND trở thành nhà cung cấpdịch vụ TCVM nông thôn lớn thứ nhì ở Việt Nam về cả tầm với vànguồn vốn. Quỹ TDND được thành lập năm 2003 theo luật các hợptác xã và luật tín dụng. Quỹ đi theo mô hình các hợp tác xã tín dụngvà tiết kiệm cộng đồng của tập đoàn Canada, Desjardins, và đượctổ chức này hỗ trợ thành lập. Tới năm 2000, mạng lưới phát triển rấtnhanh chóng và được cơ cấu theo 3 cấp: Quỹ tín dụng nhân dânTrung Ương (CCF), Quỹ tín dụng khu vực và Quỹ TDND. Từ năm 2000đến năm 2003, mạng lưới được nhanh chóng củng cố lại khi nhữngquỹ hoạt động có vấn đề bị thu hồi giấy phép.

Các tổ chức khác hoạt động trong thị trường TCVM nông thôn là cácTCTCVM. Các tổ chức này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,có liên hệ với các tổ chức quần chúng chủ yếu là Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế để thực hiện cácchương trình TCVM. Hiện nay có khoảng 50 TCTCVM. Trong số này cókhoảng 30 tổ chức thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động choNhóm công tác Tài chính Vi mô Việt Nam (VMFWG), một tổ chức điềuphối phi chính thức của các TCTCVM.

Các tổ chức TCVM có qui mô khách hàng tương đối nhỏ, từ khoảngvài nghìn cho tới 20,000 người, loại trừ tổ chức tài chính vi mô TYM cóhơn 73,000 khách hàng và Quỹ CEP có khoảng khoảng 193,000khách hàng theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2011. Dư nợ chovay của những tổ chức này cũng tương đối nhỏ, trung bình khoảng1-3 triệu đô la, trừ Quỹ TYM có 21 triệu USDvà quỹ CEP có trên 44 triệuUSD. Những khoản vay của các tổ chức này cấp ra thị trường rơi vàovùng nông thôn và chủ yếu dành cho phụ nữ (chiếm 94%), trung bình

Page 76: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

74 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

dao động từ 150 USD đến 400 USD. Các tổ chức này áp dụng lãi suấttừ 0.5% đến 2.5% mỗi tháng, tính ra bình quân khoảng 1%. Những tổchức này cũng thường vay tiền từ những nguồn vốn phi thương mạiđể có vốn hoạt động. Mỗi cán bộ tín dụng quản lý trung bình khoảng205 khách hàng, con số cao nhất hiện nay trên 900 khách hàng. Theonguồn của Ngân hàng ADB, qui mô khách hàng của các TCTCVMkhoảng 600,000 khách hàng với tổng dư nợ cho vay khoảng trên 75triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với NHCSXH và Quỹ TDND. Phần lớnnhững tổ chức này không nằm dưới sự giám sát của ngân hàng nhànước, ngoại trừ 2 tổ chức mới được Ngân hàng nhà nước cấp phéptrong năm 2010-2011. Phần lớn trong số họ liên quan nhiều đến cáctổ chức đoàn thể. So với các TCTCVM toàn cầu thì qui mô kháchhàng của các tổ chức này nhỏ hơn nhiều, dù cán bộ tín dụng hoạtđộng năng suất hơn.

Trong khi các TCTCVM có sứ mệnh và động lực cao để phục vụngười nghèo, và trên thực tế đang vận hành khá tốt, sự tăng trưởngcủa họ bị hạn chế vì họ không có khả năng huy động vốn do thiếutư cách pháp nhân cho phép họ huy động tiền gửi tự nguyện và thuhút đầu tư từ khu vực tư nhân. Các khó khăn mà tổ chức này gặpphải là sức ép chính trị và phi chính thức phải giữ mức lãi suất chovay ở mức không trang trải đầy đủ chi phí, cạnh tranh không lànhmạnh do tình trạng thị trường bị thống trị bởi các nhà cung cấp dịchvụ TCVM lớn của nhà nước, điển hình là NHCSXH và sự lệ thuộc củabản thân các tổ chức này vào nguồn vốn ưu đãi từ bên ngoài củacác tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ quốc tế.

Page 77: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 75

Bảng 3.1: So sánh môi trường tổng thể tài chính vi mô Việt Nam với 5 quốc gia thành viên khác của ADB

Quốc giaKhung pháp lý

(những năm qua)

Nhà cung cấp TCVM

Loại Số lượng

CambodiaLuật Ngân hàng và các tổchức tài chính (1999) Ngân hàng

55Nghị định điều tiết TCVM (2000) TCTCVM được cấp phép

Pakistan Pháp lệnh TCVM (2001)

Ngân hàng vi mô

35TCTCVM

Chương trình hỗ trợ nôngthôna

Các NGOs cung cấp TCVMa

PapuaNew

Guinea

Đạo luật tiết kiệm và cho vay(1995)

Ngân hàng vi mô được cấpphép

25Đạo luật ngân hầng và cáctổ chức tài chính (2000) Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Philippines Luật ngân hàng chung (2000)

Ngân hàng (nông thôn, tiếtkiệm, hợp tác xã)

14,935bHợp tác xã tín dụng

TCVMNGOsa

UzbekistanLuật các hiệp hội tín dụng (2002) Hiệp hội tín dụng

182Luật TCVM và tổ chức tíndụng vi mô (2006) Tổ chức tín dụng vi mô

Viet Nam

NĐ 28 (2005) về TCVM Một số NHTM

54NĐ165 (2007) về TCVM Các TCTCVM được cấp phép

Luật các tổ chức tín dụng(2010)

Cácchương trình TCVM bánchính thứca

Đề án phát triển TCVM quốcgia (2012)

Các chương trình phát triểncó hoạt động TCVM

a Tổ chức không được điều tiết.b Một số lượng lớn gồm 14,935 nhà cung cấp TCVM ở Philippines là do số lượng lớn

các hợp tác xã có hoạt động TCVM.

Nguồn: MIX Market; National Bank of Cambodia; Pakistan Microfinance Network;Central Bank of Uzbekistan; Microfinance Council of the Philippines; and World Bank,World Development Indicators; Trích dẫn từ Binh Nguyen (2012)

Page 78: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

76 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Khi so sánh sự phát triển TCVMViệt Nam với 5 quốc gia khác thuộcthành viên ADB tại Châu Á, khung pháp lý của Việt Nam mặc dù rađời sau (thậm chí chậm gần 10 năm so với các quốc gia còn lại trongviệc luật hóa), nhưng đã có những chuyển biến vượt bậc trong 5năm qua, đặc biệt trong 2 năm gần đây sau khi hoạt động TCVMđược luật hóa. Tuy vậy, số lượng TCTCVM được cấp phép vẫn cònrất ít (2) và chưa có sự đa dạng về các tổ chức tham gia cung cấpdịch vụ tài chính vi mô trên thị trường.

3.4. Mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt NamMức độ tiếp cận là các nỗ lực để mở rộng các dịch vụ tài chính vàphi tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc các doanhnghiệp siêu nhỏ. Mức độ tiếp cận được đánh giá trên hai chiều:chiều rộng (số lượng khách hàng được phục vụ; số lượng, quy môdịch vụ cung ứng) và chiều sâu (vị thế kinh tế xã hội của khách hàngmà TCTCVM tiếp cận).

3.4.1. Chiều rộng

Thứ nhất, về mạng lưới hoạt động

Trong hơn 20 năm hoạt động, các TCTCVM đã hình thành và pháttriển một hệ thống cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chínhdựa trên lòng tin vào con người được thể chế thành hệ thống thủtục, chính sách thích hợp dành cho nhóm đối tương khách hàng cóthu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ. Nền tảng tư tưởng và nguyên lýáp dụng của hệ thống này dựa trên những nguyên tắc cơ bản củaphưởng pháp Grameen hòa quyện với văn hóa Việt Nam. Hệ thốngnày trải dài từ miền núi Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên) tới duyên hải miềnTrung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và vào đến Nambộ (Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre...). Đặc biệt là những vùng khó khăn,núi cao, kinh tế kém phát triển, vùng dân tộc thiểu số cũng có sự xuấthiện của các TCTCVM; nơi mà TCVM truyền thống ít hoặc chưa xuấthiện. Số lượng các chi nhánh của các TCTCVM không ngừng đượcmở rộng, không chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi huyện hay tỉnh

Page 79: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 77

thành mà còn mở rộng ra toàn miền như : TYM với 43 chi nhánh ở 10tỉnh/thành phố, Mạng lưới tài chính vi mô M7 với 7 thành viên hoạtđộng trên địa bàn 5 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc và duyên hải miềnTrung, hay như CEP với 26 chi nhánh hoạt động gần như phủ khắpcác quận/huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và còn vươn ra cáctỉnh lân cận...

Hộp 3.1: Mạng lưới hoạt động của TYM

Phạm vi hoạt động của TYM là các tỉnh/thành phố trong cảnước trong đó ưu tiên các huyện/xã có tỉ lệ hộ nghèo cao. Địabàn hoạt động hiện nay của TYM bao gồm: 43 chi nhánh(31/12/2009).

Nguồn: http://tymfund.org.vn

Page 80: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Thứ hai, sự đa dạng của các dịch vụ cung cấp

Các TCTCVM có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằmcung cấp các dịch vụ cho khách hàng theo một trong hai cách tiếpcận như sau:

78 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hộp 3.2: Mạng lưới hoạt động của CEP

Nguồn: http://www.cep.org.vn

Năm 2011 mạng lưới hoạt động của CEP là 26 chi nhánh gồm17 chi nhánh tại TP.HCM, 9 chi nhánh tại tỉnh Bình Dương vàĐồng Nai và các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long làLong An, Đồng Tháp và Tiền Giang. 11 chi nhánh trong tổng 17chi nhánh tại TP.HCM có trụ sở tại quận nội thành TP.HCM và 6chi nhánh tại các quận/huyện ngoại thành. Trụ sở và địa bànhoạt động cụ thể của các chi nhánh được thể hiện trong bảnđồ sau.

Page 81: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 79

Hình 3.5: Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của Tổ chức TCVM

Tiếp cận đơn năngMột phần bị thiếu –

Tín dụng

Trung gian tài chính- Cho vay- Huy động vốn- Trung gian khác(thanh toán, bảohiểm...)

Trung gian xã hội- Thành lập nhóm- Đào tạo quản lý- Đào tạo tính liên kết

Phát triển doanh nghiệp- Tiếp thị- Đào tạo kinh doanh- Đào tạo sản xuất- Phân tích tiểu khu vựckinh tế

Dịch vụ xã hội- Giáo dục - Y tế dinh dưỡng - Đào tạo xóa mù chức

Tiếp cận tổng hợpCác dịch vụ tài chính

và phi tài chính

Nguồn: Legerwood, 1999

Page 82: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

80 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Theo cách tiếp cận đơn năng, các TCTCVM chỉ tập trung cho cáchoạt động trung gian tài chính và có thể bao gồm cả trung gian xãhội. Còn theo cách tiếp cận tổng hợp, TCTCVM có thể thực hiệnthêm các hoạt động phát triển doanh nghiệp và dịch vụ xã hội. Phầnlớn các TCTCVM ở Việt Nam tập trung chủ yếu thực hiện các hoạtđộng tài chính và các hoạt động trung gian xã hội ở mức giới hạn –tức là theo phương pháp tiếp cận “đơn năng” hay “tối thiểu”. Tuynhiên, trong thời gian gần đây một số TCTCVM lớn như TYM, CEP, M7MFI bắt đầu mở rộng hơn các dịch vụ của mình, quan tâm đến nhucầu tổng hợp của khách hàng. Với việc đa dạng hóa hơn về dịchvụ cung ứng (bao gồm cả phát triển doanh nghiệp và các dịch vụxã hội) đã tạo nên lợi thế cho các TCTCVM này thông qua việc hiểurõ nhu cầu khách hàng, cung cấp các dịch vụ họ cho là cần thiếtnhất hoặc họ có lợi thế so sánh khi cần thiết. Cụ thể như sau:

(i) Dịch vụ tài chính: Hầu hết các TCTCVM có hai sản phẩm tài chínhcơ bản là tiết kiệm và tín dụng. Các tổ chức thường áp dụng phươngpháp tiếp cận “tiết kiệm trước – tín dụng sau” hoặc “tiết kiệm và tíndụng song song”, số ít áp dụng “tín dụng trước – tiết kiệm sau”. Ngoàira, trong những năm gần đây, sản phẩm bảo hiểm vi mô cũng đãđược triển khai và bước đầu cũng đem lại những kết quả nhất định.Cụ thể:

Dịch vụ tín dụng vi mô: Tín dụng vi mô chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đốitrong nguồn tài chính cho toàn bộ hoạt động của tổ chức (như CEPtỷ lệ này đạt 100%, TCVM Thanh Hóa 99%, NMA 98.5%, TYM 80%). CácTCTCVM có ưu thế hơn các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tíndụng vi mô (như NHCSXH, QTDND, AGRIBANK…) ở điểm sau: mặc dùquy mô nhỏ hơn, vốn ít hơn nhưng thường tiếp cận khách hàng sâusát hơn thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương; hơn nữa,điều kiện vay vốn của các TCTCVM cũng linh hoạt hơn. Trên thế giớicũng như ở Việt Nam những dự án TCVM ban đầu đều tập trungvào cung tín dụng cho sản xuất nhỏ trong nông nghiệp nông thônvà các hoạt động kinh doanh siêu nhỏ; và như vậy việc xem xét sửdụng vốn đúng mục đích là tiêu chuẩn quan trọng trong thẩm định

Page 83: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 81

đơn vay. Nhưng một thực tế đặt ra là hộ nghèo, hộ có thu nhập thấpluôn có sử xê dịch trong sử dụng vốn vì vấn đề sinh kế và không táchbiệt được vốn sản xuất với các vốn khác. Những đối tượng nàykhông chỉ cần tiền cho sản xuất kinh doanh mà còn cần tiền trangtrải các nhu cầu thiết yếu khác: đóng tiền học phí cho con, chữabệnh, nước sạch, cải tạo nhà ở... Từ đó đem đến xu hướng ngàycàng có nhiều hoạt động TCVM cho mục đích khác ngoài sản xuấtkinh doanh. Điều này thể hiện sự đa dạng một cách tương đối củahoạt động tín dụng vi mô, không còn chỉ tập trung vào nhu cầu đầutư mà còn đáp ứng nhu cầu chi tiêu – một nhu cầu hoàn toàn chínhđáng của khách hàng TCVM.

Về lãi suất, với người nghèo thì lãi suất không phải là vấn đề quantrọng nhất mà cách thức phân phối và thủ tục tinh giản, nhanhchóng và thuận tiện, không làm lỡ cơ hội đầu tư mới là hàng đầu.Lãi suất của TCVM thường cao hơn lãi suất của ngân hàng thươngmại từ 1 – 2%/ tháng nhưng vẫn thấp hơn nhiều lãi suất cho vay củatư thương không chính thức (5 -10%/ tháng). Lãi cao sẽ làm tăngtrách nhiệm vay trả của người vay, buộc họ phải tính toán làm ăn,cân đối thu nhập và tiêu dùng.

Phương thức cho vaygồm cho vay theo nhóm và cho vay theo từngcá nhân độc lập nhưng cho vay theo nhóm chiếm ưu thế gần nhưtuyệt đối. Điều này có thể giải thích là do trên thực tế, các TCTCVMtiếp cận người dân thông qua các đoàn thể tại địa phương, điểnhình là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh. Các tổ chứcsẽ không làm việc trực tiếp và độc lập với từng cá nhân mà thôngthường sẽ cho vay theo từng nhóm, từng cụm và dưới sự trợ giúpcủa các nhóm trưởng, cụm trưởng là những người có uy tín của cácđoàn thể. Do đó, vốn của các TCTCVM được phân bổ cho các nhómrồi từ đó đến các thành viên; hoặc cũng có thể vốn đến trực tiếp vớicác thành viên trong nhóm từ các TCTCVM. Cho dù theo cách nàothì nhóm vẫn là người đại diện đứng ra bảo lãnh cho tất cả các mónvay cũng như thanh toán nợ, lãi. Việc tập hợp các thành viên chẳnghạn như hội phụ nữ thành một nhóm sẽ góp phần tiết kiệm chi phí

Page 84: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

82 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

cho mỗi thành viên, tăng khả năng tiếp cận vốn vay, tăng cường khảnăng quản lý vốn vay, sử dụng hiệu quả và đúng cách. Phương thứctiếp cận tín dụng sẽ giúp giảm thiểu chi phí giám sát cho các tổ chứcmà chuyển nội dung này cho các thành viên nhóm, giảm thiểu rủi rocho các khoản vay nhờ vào sự rằng buộc trách nhiệm gữa cácthành viên. Cho vay theo nhóm cũng giúp các khách hàng khôngcó tài sản thế chấp truyền thống (nhà cửa, ruộng đất, tài sản có giátrị cao…) vẫn tiếp cận được với tín dụng do sử dụng áp lực xã hộithông qua nhóm – hình thức tín chấp. Kinh nghiệm nhiều quốc giatrên thế giới trong việc phát triển TCVM cũng đã chứng minh tính ưuviệt của phương thức này.

Không chỉ điều kiện cho vay linh hoạt mà phương thức trả gốc và lãicủa TCTCVM cũng được thiết kế phù hợp với điều kiện của kháchhàng, giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồn trả nợ hợp lý hơnso với các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô; phổbiến là trả gốc và lãi theo tuần, tháng.

Hộp 3.3: Các sản phẩm tín dụng vi mô của TYM và CEP

CEP cung cấp hai sản phẩm vay chính: Công nhân viên, Nhândân lao động. Ngoài ra, CEP cũng cung cấp những sản phẩmvay khác như vay sửa chữa nhà, cải thiện môi trường, và vaybổ sung. Các sản phẩm vay có phương pháp hoàn trả căn cứtheo hai sản phẩm vay chính, và được phân biệt theo mục đíchsử dụng hơn là lãi suất hay thời hạn vay. Tất cả các sản phẩmvay được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng về cảmục đích sử dụng, nhu cầu vốn, và khả năng hoàn trả. Cácsản phẩm vay của CEP tập trung phục vụ đối tượng nghèo vàcung cấp cho khách hàng dựa theo cam kết hoàn trả vốn vay,và không yêu cầu thế chấp. Hai sản phẩm vay được phân loạitheo chu kỳ hoàn trả nợ vay: hoàn trả vốn vay theo hàng tuầnvà hàng tháng. Thời hạn vay từ 20 đến 60 tuần đối với góp tuần,và 10 đến 15 tháng đối với vay góp tháng. Mỗi khách hàng chỉ

Page 85: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 83

Dịch vụ tiết kiệm: Cũng giống như mọi tầng lớp khác trong xã hội,người có thu nhập thấp, người nghèo rất muốn tiết kiệm và hơn aihết họ rất cần phải tiết kiệm để chống đỡ và vượt qua nghèo đóicũng như những bất trắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, các ngân hàngtruyền thống được cho phép huy động tiết kiệm từ dân chúng đã bỏqua đối tượng khách hàng này. TCVM đã lấp khoảng trống này bằngcách cung cấp dịch vụ tiết kiệm được thiết kế riêng cho ngườinghèo, người có thu nhập thấp nhằm tạo dựng tài sản từ nhữngkhoản nho nhỏ để có những số tiền lớn sử dụng cho đầu tư mở rộngvà chống đỡ rủi ro. Chính sách tiết kiệm không hạn chế mức cho dùchỉ là vài nghìn đồng nhưng phải gửi thường kỳ tại buổi họp Cụmnhằm tạo ý thức, nghị lực và thói quen tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa này,

có thể được sử dụng một trong 2 loại sản phẩm vay chính, tuynhiên mục đích sử dụng vốn vay có thể thay đổi tùy theo tínhchất của hoạt động tạo thu nhập.

Còn với TYM, năm 2011, tiếp tục cung cấp 3 sản phẩm vốnchính gồm: Vốn Chung, vốn trunghạn, vốn Đa mục đích vớimức vay từ 1 triệu đến 25 triệu đồng. Đặc tính sản phẩm đã cónhững cải tiến để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế.Với VốnChung, TYM cung cấp thêm kỳ hạn hoàn trả mới là 25 tuần, vốntrunghạn có thêm kỳ hạn hoàn trả là 70 tuần và vốn Đa mụcđích có hai kỳ hạn hoàn trả cho thành viên lựa chọn là kỳ hạn20 và kỳ hạn 25 tuần. Sự thay đổi này giúp cho thành viên cóthêm cơ hội lựa chọn phù hợp với dự án đầu tư, vì vậy trongnăm 2011, TYM đã giải ngân 635 tỷ đồng, cho 89.314 lượt thànhviên, đạt 102% kế hoạch vốn, và tăng 163 tỷ so với số vốn giảingân cùng kỳ của năm 2010. Lượng vốn phát ra ngày càngtăng nhưng với cơ chế vay vốn món nhỏ, hoàn trả dần cùngvới việc thẩm định chặt chẽ kết hợp các hoạt động lồng ghépđã giúp TYM luôn duy trì tỷ lệ hoàn trả cao đạt 99.94%.

Nguồn: http://tymfund.org.vn&http://www.cep.org.vn

Page 86: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

84 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

tiết kiệm còn là điều kiện để thành viên tiếp cận được vốn vay. Saumột thời gian gửi tiền thành viên sẽ được vay vốn với mức cao gấpnhiều lần số dư tiết kiệm.

Hoạt động huy động tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối nhỏ bé sovới tín dụng. Ngoài TYM và MFI M7 là tổ chức chính thức được phéphuy động tiết kiệm tự nguyện từ dân cư một cách rộng rãi (theo Luậtcác TCTD 2010), các TCTCVM bán chính thức huy động tiết kiệm rấthạn chế, chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Khoản tiết kiệmbắt buộc chỉ được rút ra khi không tiếp tục tham gia chương trìnhvàđã thanh toán đầy đủ các khoản vay và thường được xem như làkhoản đảm bảo một phần cho khoản vay vi mô của khách hàng.Các TCTCVM NGO chính cung cấp dịch vụ tiết kiệm tự nguyện mộtcách hạn chế vì không thể cạnh tranh trong việc thanh toán theo lãisuất thị trường cho các khoản tiết kiệm.Hơn nữa, mạng lưới hoạtđộng nhỏ cho nên nguồn vốn hoạt động của các tổ chức này chủyếu là nguồn tài trợ miễn phí hoặc chi phí thấp từ bên ngoài.

Hộp 3.4: Sản phẩm tiết kiệm của TYM và CEP

Như với trường hợp của TYM, do được Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam cấp phép nên TYM đã có cơ hội để cải tiến sản phẩmtiết kiệm tự nguyện cho phù hợp với thành viên và huy độngtiết kiệm từ công chúng. Năm 2011, TYM đã cung cấp 3 sảnphẩm tiết kiệm mới tới toàn thể khách hàng gồm: Tiết kiệm cókỳ hạn; Tiết kiệm gửi góp và Tiết kiệm mua bảo hiểm y tế tựnguyện. Các sản phẩm tiết kiệm được thiết kế có đặc điểm:Thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi tiết kiệm: gửi nhiềumón nhỏ theo một quy trình gửi – rút đơn giản. Sản phẩm cókhả năng tiếp cận đông đảo khách hàng: sản phẩm tiết kiệmcủa TYM rất thiết thực với người nghèo. Vì vậy, sản phẩm khôngchỉ thu hút những khách hàng có tiền nhàn rỗi mà còn là lựachọn phù hợp của những khách hàng có nhu cầu tiết kiệmdần hoặc tiết kiệm các khoản tiền nhỏ.

Page 87: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 85

Bảo hiểm vi mô: Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ TCVM và đã đượctriển khai độc lập với chương trình TCVM từ cuối những năm 90 tạiViệt Nam. Bảo hiểm vi mô được coi là một loại hình bảo vệ xã hộidành cho những người có thu nhập thấp, giúp họ chủ động đối phóvới rủi ro bằng cách cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợpNgười có thu nhập thấp cũng phải đương đầu với những rủi ro giốngnhư người khác, nhưng những rủi ro này lại có tác động về mặt tàichính nặng nề và lâu dài hơn. Hơn nữa, mức độ tổn thương củangười có thu nhập thấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần họgánh chịu tổn thất, tạo thành một vòng luẩn quẩn cản trở việc cảithiện tình trạng kinh tế và điều kiện sống của họ. Nói một cách khác,đó là quá trình khôi phục của họ gặp rất nhiều khó khăn và rào cản.Những rủi ro chính bao gồm: ốm đau, tử vong do tai nạn và tàn tật,thiệt hại về tài sản do trộm cắp, mùa màng thất bát và thảm họa dothiên nhiên hay con người gây ra. Hầu hết người nghèo đều cố kiểmsoát rủi ro bằng mọi cách có thể, chủ yếu bằng những cách khôngchính thức như: tiết kiệm tiền mặt, tích lũy tài sản, chơi họ, vay mượn,bán tài sản ... Tuy nhiên, các phương thức này có thể làm cho họnghèo hơn. Và rất ít hộ gia đình thu nhập thấp lựa chọn hình thức

CEP có hai sản phẩm tiết kiệm: Bắt buộc và Tự nguyện với mụcđích giúp khách hàng tạo việc làm, tăng thu nhập. Tiết kiệmbắt buộc của khách hàng được trích từ một phần của vốn vaytrong suốt chu kỳ hoàn trả, và được khuyến khích thực hiện tiếtkiệm tự nguyện. CEP sẽ hoàn trả lãi suất hàng tháng là 0,25%dựa trên dư nợ tiết kiệm. Khách hàng vay góp tháng được yêucầu thực hiện tiết kiệm 1%/tháng trên vốn vay; đối với kháchhàng vay góp tuần cũng được yêu cầu thực hiện 1%/ thángtrên vốn vay. Hơn nữa, thành viên có thể gửitiết kiệm địnhhướng tùy theo khả năng của mình.

Nguồn: http://tymfund.org.vn&http://www.cep.org.vn

Page 88: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

86 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

bảo hiểm chính thức cho những rủi ro này. Nguyên nhân chính là dophần lớn hiện không hiểu hoặc không tin tưởng bảo hiểm.

Ở Việt Nam, bảo hiểm vi mô thực tế được triển khai thông qua cácdoanh nghiệp bảo hiểm hoặc các tổ chức không phải doanhnghiệp bảo hiểm. Các nhà Bảo hiểm chính thức vẫn cảm thấy e dèkhi cung cấp sản phẩm này mà nguyên nhân chính là do chi phí cao;ít hoặc không có lợi nhuận; và cản trở lớn nhất chính là việc phải tìmđược kênh phân phối thích hợp (như: các TCTCVM, tổ chức cộngđồng, tổ chức an sinh xã hội...). Trong khi đó, để bảo vệ người thamgia bảo hiểm, theo qui định của pháp luật thì các TCTCVM khôngđược phép tự mình cung cấp bảo hiểm mà chỉ được phép làm đạilí cho các tổ chức bảo hiểm chính thức. Một mô hình đối tác điểnhình giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và các TCTCVM có thể kể đếnnhư: Năm 2004, Bảo Việt đã thử nghiệm triển khai bảo hiểm vi môthông qua quan hệ đối tác với M7 Ninh Phước để phân phối sảnphẩm bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành viên vay vốn có thunhập thấp, với phí bảo hiểm là 0,9% số tiền vay/năm và mô hình nàyđược đánh giá là tương đối thành công. Ngoài làm đại lý cho cácdoanh nghiệp bảo hiểm, các TCTCVM còn thành lập các “QuỹTương trợ” cung cấp các sản phẩm trên cơ sở cộng đồng, mang tínhchia sẻ rủi ro trong một khu vực địa lý nhất định. Các tổ chức này sẽcung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng-chủ yếu là thành viênTCTCVM thông qua mạng lưới cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Hai mô hìnhkhá thành công là Quỹ Tương trợ của TYM và Quỹ bảo vệ tương hỗM7 MPA.

Page 89: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 87

Hộp 3.5: Quỹ Tương trợ TYM

Với phương châm nắm bắt các rủi ro và áp lực tài chính màphụ nữ nghèo thường gặp phải để thiết kế các sản phẩm tàichính đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thành viên TYM. Mặt khácsản phẩm được thiết kế phải phù hợp với mức thu nhập củathành viên TYM để đảm bảo họ có thể đóng góp. Hiện nay, Dựán đang cung cấp gói sản phẩm Tương trợ Gia đình đến toànthể khách hàng của TYM. Gói sản phẩm này gồm 2 sản phẩm:Tương trợ cuộc sống và Tương trợ vốn vay.1. Tương trợ Cuộc sống:

Sản phẩm Tương trợ Cuộc sống dùng để hỗ trợ cho kháchhàng và gia đình họ không may gặp rủi ro như khi ốm đau phảinằm viện, phẫu thuật; hoặc khi khách hàng, chồng hoặc conhọ không may qua đời.Điều kiện tham gia: Là khách hàng của TYM.Mức đóng góp: 1.000đ/tuần.Quyền lợi:

- Với khách hàng phải nằm viện, phẫu thuật; chồng, con quađời: Mức hưởng tối đa là 1.000.000đ.- Với khách hàng qua đời: Mức hưởng tối đa là 3.000.000đ.2. Tương trợ vốn vay:

Sản phẩm Tương trợ vốn vay ra đời với mục đích giảm gánhnặng trả nợ vốn vay của gia đình thành viên khi thành viênkhông may qua đời, đồng thời hỗ trợ một phần tài chính giúpgia đình thành viên vượt qua khó khăn.Điều kiện tham gia: Là khách hàng của TYMMức đóng góp: 0,4%/năm tính trên tổng món vay.Quyền lợi: Được bảo hiểm toàn bộ số vốn đã vay. Cụ thể khikhách hàng qua đời sẽ được:

Page 90: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

88 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hộp 3.6: Quỹ Bảo vệ tương hỗ M7 MPA

- Xóa số vốn còn đang nợ TYM.- Nhận lại số tiền gốc của khoản vốn đang còn nợ mà kháchhàng đã trả.

Nguồn: http://tymfund.org.vn

M7-MPA được phát triển dựa trên cơ sở của Quỹ Tương trợ nhưngcó hoạt động chuyên nghiệp và địa bàn trải rộng trên khắp 7huyện thuộc 5 tỉnh ở Việt Nam. M7- MPA cung cấp các sản phẩmmang tính bảo vệ cho các thành viên thuộc mạng lưới TCVM M7cùng với gia đình và người thân của họ thông qua chính tổ chứcTCVM tại địa phương [1].

M7- MPA được xây dựng với các đặc điểm:

- Người tham gia đóng góp phí bảo hiểm là người thụ hưởngvà cũng là người chủ sở hữu, quản lí hoạt động Quỹ. Nóicách khác, Quỹ thuộc sở hữu của các thành viên, dothành viên quản lí (nghị định 18 của Chính Phủ).

- Thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ Bảo vệ Tương hỗ trongtoàn hệ thống M7 và từng bước mở rộng tới các tổ chứccó nhu cầu.

- Thu hút 100% thành viên đủ điều kiện tham gia chương trìnhBảo vệ Tương hỗ M7 thông qua chương trình Giáo dục tàichính toàn cầu với các chủ đề : Quản lí Ngân quỹ - Tiếtkiệm - Phòng chống rủi ro và Bảo hiểm tới toàn bộ thànhviên M7 và các tổ chức có nhu cầu.

- Không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, quản lí và quảntrị điều hành để bảo đảm cung cấp các sản phẩm Bảo vệ

Page 91: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 89

Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền hầu như chưa phát triển. Do kháchhàng chủ yếu là người dân lao động có thu nhập thấp, nhu cầu chủyếu là vay vốn; một số làm ăn khá hơn thì gửi tiết kiệm và hầu như khôngcó ai có nhu cầu chuyển tiền và thanh toán qua các tổ chức này.

(ii) Dịch vụ phi tài chính: Một trong các nội dung tạo nên sựthành công của TCVM là tạo thêm các cơ hội và nâng caonăng lực của khách hàng. Điều này xuất phát từ quá trìnhcùng tham gia của khách hàng trong việc xây dựng và vậnhành các tổ nhóm, cũng như các dịch vụ phi tài chính đikèm như giáo dục tài chính, hỗ trợ phát triển kinh doanh, tậphuấn nông nghiệp… để giúp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn vay của khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giácao về các lợi ích xã hội mà TCTCVM mang lại như: sự hiểubiết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạtđộng cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất lượngcuộc sống.

Tương hỗ chất lượng cao cho nhóm gặp thách thức vềkinh tế - xã hội, nhóm dân tộc thiểu số.

Chính thức ra đời vào tháng 8/2009, hiện nay, M7- MPA đangcung cấp 2 sản phẩm cho thành viên thuộc mạng lưới M7. Đólà sản phẩm Bảo vệ Vốn vay và sản phẩm Bảo vệ Nhân thọ cơbản. Phạm vi 2 sản phẩm này bảo vệ bao gồm: TCTCVM, thànhviên và gia đình thành viên.

[1] Quỹ Khuyến khích phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn (Sơn La); QuỹKhuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều(Quảng Ninh); Trung tâm PPC Can Lộc (Hà Tĩnh); Quỹ Hỗ trợ phụ nữ pháttriển Ninh Phước (Ninh Thuận); Chương trình Tín dụng - Tiết kiệm tại TP. ĐiệnBiên Phủ và huyện Điện Biên (Điện Biên).

Nguồn: http://m7mfi.vn

Page 92: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Binh Nguyen, (2012).

Về tín dụng và bảo hiểm vi mô, khách hàng TCVM Việt Nam có tỷ lệsử dụng 2 nhóm dịch vụ này bằng hoặc cao hơn trung bình của 6quốc gia thành viên ADB, nhưng các dịch vụ khác tương đối kémphát triển hơn. Đặc biệt, các dịch vụ như huy động tiết kiệm tựnguyện, kiều hối, chuyển tiền trong nước, bảo hiểm tài sản… của ViệtNam còn chưa được sử dụng nhiều. Như vậy, sự phát triển số lượngvà quy mô các dịch vụ TCVM ở Việt Nam trên quan điểm khách hàngvẫn còn khá hạn chế.

90 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Sau đây là sự so sánh mức độ sử dụng sản phẩm TCVM tại Việt Namvới 5 quốc gia thành viên khác của ADB trong khu vực châu Á tínhđến 2012.

Bảng 3.2: Mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng tài chính vi mô – so sánh 6 quốc gia là thành viên của ADB (%)

Loại sản phẩm Campuchia Pakistan PNG Phillipines Uzbekistan Việt

Nam TB

Tín dụng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Tiết kiệm 33,0 55,0 96,0 100,0 3,0 38,0 54,8

Bảo hiểm vi mô6 1,0 27,0 41,0 94,4 3,0 66,0 39,5

Kiều hối quốc tế 19,0 8,0 10,0 29,6 61,0 2,0 21,7

Chuyển tiềntrong nước 27,0 19,0 59,0 52,8 69,0 19,0 41,1

Quỹ tương hỗ 0,0 100,0 27,0 78,7 0,0 8,0 36,2

Bảo hiểm tàisản 1,0 0,0 10,0 17,6 94,0 8,0 21,7

Khác 3,0 26,0 33,0 28,7 30,0 6,0 21,2

6 Bảo hiểm vi mô bao gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe.

Page 93: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 91

Thứ ba, quy mô giá trị dịch vụ tài chính cung ứng và số lượng kháchhàng của TCTCVM

Mức độ mở rộng tiếp cận theo chiều rộng tính trên cả quy mô giá trịdịch vụ và số lượng khách hàng của ngành TCVM Việt Nam là rất ấntượng, trong đó, Ngân hàng CSXH chiếm thị phần lớn nhất về sốkhách hàng (60,13%) và dư nợ (55,77%). Trong 2 năm qua, AGRIBANKgiảm tập trung vào khu vực TCVM, thông qua giảm cả số lượngkhách hàng và dư nợ, nhưng vẫn là tổ chức lớn thứ hai. Riêng cácTCTCVM có sự tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm (2011-2012), tậptrung vào nhóm các tổ chức đã chuyển đổi và đang chuẩn bịchuyển đổi.

Bảng 3.3: Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ ngành tài chính vi mô Việt Nam, 2010-2012

Tổ chứcSố lượng khách hàng (triệu) Tổng dư nợ (triệu USD)

2010 2012 Tỷ trọng (%) của 2012 2010 2012 Tỷ trọng (%)

của 2012

NHCSXH 7,8 6,91 60,13 4398 5315,00 55,77

Agribank 3,2 2,02 17,58 3500 2182,76 22,90

Hệ thốngQTDND 0,95 1,80 15,66 1006 1856,24 19,48

TCTCVM/NGOs 0,6 0,76 6,63 75 175,70 1,84

Tổng 12,55 11,49 100,00 8979 9529,69 100,00

Nguồn: (ADB, 2010); Báo cáo thường niên và đột xuất của NHCSXH, QTDNDTW.Riêng dữ liệu của các TCTCVM năm 2012,

được dựa trên ước tính của ADB (2012)

Nếu chỉ so sánh trên giác độ các TCTCVM chính thức và bán chínhthức, mức độ tăng trưởng về số lượng TCTCVM tại Việt Nam thực sự

Page 94: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

a: Chỉ bao gồm các TCTCVM báo cáo thông tin cho MIX và VMFWG

Nguồn: Tổng hợp từ the MIX Market of reporting TCTCVM. The National Bank ofCambodia, Pakistan Microfinance Network, and Central Bank of Uzbekistan.

Trích dẫn lại từ Mr.Binh Nguyen (2011).

Như vậy, có thể nhận định rằng các TCTCVM Việt Nam đã có sự tăngtrưởng về chiều sâu nhiều hơn so với chiều rộng.

Trong số đó, tính đến hết năm 2011, đã có 28 TCTCVM ( trừ 4 TCTCVMđược thành lập trong năm 2011) đã phục vụ cho 407.566 khách hàng

92 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

không cao, nhưng về tổng tài sản, tổng dư nợ, số lượng người đangvay vốn trong vòng 10 năm tăng thì rất lớn khi so sánh với 5 quốc giathành viên ADB tại Châu Á khác.

Bảng 3.4: So sánh quy mô và mức độ tiếp cận của tài chính vi môtại 6 quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2000-2010

Chỉ số Năm CAM PAK PNG PHI UZB VIE

Số lượng cácTCTCVMa

2000 5 1 2 8 … 1

2005 14 19 2 64 9 9

2010 54 31 2 45 35 18

Tổng tài sản(triệu USD)

2000 31 10 … 27 5 2

2005 184 236 13 361 82 1,290

2010 1,653 330 42 920 517 4,798

Tổng dư nợcho vay (triệu

USD)

2000 25 7 … 19 … 2

2005 149 110 1 231 5 1,103

2010 1,184 412 10 632 150 4,651

Số lượngkhách hàng

đang vay vốn(ngàn người)

2000 175 3 … 118 na 23

2005 494 685 3 1,293 30 4,248

2010 1,287 2,060 5 2,965 97 8,463

Page 95: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 93

đang vay vốn và 621.765 khách hàng gửi tiền với tổng dư nợ cho vayước đạt 86.654.947 USD và số dư tiết kiệm bình quân năm đạt29.095.379 USD.

Xét về địa bàn, hầu hết các TCTCVM hoạt động trong huyện và tỉnhnơi đặt trụ sở chính, trừ CEP mở rộng hoạt động trên nhiều tỉnh thànhkhác ở miền Nam, và TYM tại 17 tỉnh miền Bắc và miền Trung, M7MFIở một số tỉnh. Miền Bắc là khu vực có nhiều TCTCVM nhất (gồm 18 tổchức) nhưng mức độ tiếp cận theo chiều rộng chỉ bằng một nửa khuvực miền Nam. Với 8 tổ chức hoạt động, Nam Bộ chiếm tới 61% tổngdư nợ, 67% số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân, 66% số lượng kháchhàng đang vay vốn và 58% khách hàng gửi tiền của cả nước (tínhđến cuối năm 2011). Sự vượt trội này có thể được giải thích thôngqua sự có mặt của 2 TCTCVM lớn: CEP và NMA. Đặc biệt, CEP – mộtTCTCVM lớn nhất ở Việt Nam chiếm đến 61% số dư tiền gửi tiết kiệmbình quân, 51% GLP, 47% số lượng khách hàng vay vốn và 51% sốlượng người gửi tiền của cả nước (tính đến cuối năm 2011). Còn đốivới khu vực miền Trung, TCVM mới chỉ bước đầu phát triển với sự cómặt của 4 tổ chức: M7 Can Loc (Hà Tĩnh), TYM, TCVM Thanh Hoa, Hộiphụ nữ Hà Tĩnh và TCVM Lệ Thủy (Quảng Bình). Có thể dễ dàng nhậnthấy quy mô tiết kiệm tương đối nhỏ so với quy mô tín dụng ở cả bamiền Bắc - Trung - Nam với tỷ lệ trung bình của cả nước khoảng 1:3.Điều này xuất phát từ thực tế, các TCTCVM hay khuyến khích ngườivay gửi tiết kiệm hàng tháng nhằm giảm bớt dư nợ cuối kỳ; tuy nhiên,giá trị gửi tiết kiệm rất nhỏ bởi vì: Thứ nhất, đối tượng khách hàng gửitiền chủ yếu là người có thu nhập thấp; Thứ hai, khách hàng thườnggửi tiết kiệm bắt buộc, giá trị tính theo phần trăm giá trị vốn vay; Thứba, các TCTCVM hầu hết chưa được Nhà nước bảo hiểm tiền gửi;Thứ tư, mức lãi suất huy đông chưa hấp dẫn. Điều này dẫn đến mộthệ quả tất yếu là các TCTCVM phụ thuộc vào các nguồn vốn kháctừ bên ngoài hơn là huy động từ dân cư.

Page 96: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Theo số liệu của VMFWG

Tổng dư nợ cho vay không chỉ chênh lệch đáng kể giữa các miềnmà còn thể hiện sự không đồng đều giữa các tổ chức. Nếu phânloại quy mô các tổ chức theo GLP năm 2011 theo tiêu chuẩn củaMIX thì có thể thấy chỉ có hai tổ chức CEP và TYM được đánh giá làcó quy mô lớn, 3 tổ chức (M7MFI, TCVM Hội phụ nữ Hà Tĩnh, QuỹDariu) có quy mô trung bình; hơn 70% còn lại là quy mô nhỏ và siêunhỏ. Thực tế cho thấy: Nguyên nhân các tổ chức lớn như CEP và TYMcó thời gian hoạt động lâu dài và có hiệu quả, mạng lưới thành viênđông đào tạo điều kiện huy động được nguồn tiết kiệm có quy môtương đối lớn so với các tổ chức còn lại; bên cạnh đó, các tổ chứcnày còn thu hút được nguồn vốn tài trợ lớn có chi phí thấp để trêncơ sở đó mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Đối với phần lớn cáctổ chức, đặc biệt là các tổ chức mới đi vào hoạt động, do quy môtiết kiệm còn nhỏ và các nguồn tài trợ không nhiều nên các hoạtđộng tín dụng còn hạn chế

Theo tiêu chuẩn của MIX về đánh giá mức độ tiếp cận dựa trên sốlượng người vay thì trong 32 TCTCVM được điều tra chỉ có 2 tổ chức

94 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng 3.5: Quy mô và mức độ tiếp cận theo chiều rộng của 28 TCTCVM năm 2011

Chỉ số Miền Bắc MiềnTrung Miền Nam Cả nước

Quy mô

Số lượng TCTCVM7 17 3 8 28

Tổng dư nợ (USD) 29.240.229 4.446.908 52.967.810 86.654.947

Số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân (USD) 8.574.620 926.86 19.593.898 29.095.379

Mức độ tiếp cận

Số lượng khách hàng đangvay vốn 118.42 32.896 256.25 407.57

Số lượng khách hàng gửi tiềntiết kiệm 176.37 36.707 408.69 621.77

Page 97: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 95

là TYM và CEP có mức độ tiếp cận lớn, 5 tổ chức có mức độ trungbình, gồm: TCVM Thanh Hoa, Hội phụ nữHa Tinh, CAFPE Bà Rịa – VũngTàu, Quỹ Dariu, NMA; 25 TCTCVM còn lại (chiếm 78% số lượng các tổchức) mới chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận nhỏ thậm chí rất nhỏ sovới ngưỡng được đưa ra để tham chiếu.

Hình 3.6: Mức độ tiếp cận của TCTCVM theo số lượng khách hàngvay vốn năm 2011

CEP

TYM

NMA

WU Ha Tinh

MFIM7

TCVM Thanh Hoa

CAFPE BR - VT

WV Viet Nam

M7 Ninh Phuoc

MCDI

Binhminh CDC

Anh chi em

M7 Can Loc

M7 DB District

PNN

M7 DBP City

CSOD

BTV

Women Development Fund, Lao Cai

STU

Viet EDMF

BTWU

WU Son La

Fund for women development, HCM

Dariu

193,238

72,958

21,369

19,467

13,936

12,968

10,650

10,300

9,528

6,690

4,706

4,500

4,449

4,140

3,037

2,779

2,515

2,445

2,439

2,189

1,300

983

660

161

159

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Page 98: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Trong đó, xấp xỉ 80% các TCTCVM có quy mô hoạt động nhỏ với GLPnhỏ hơn 2 triêu USD.TYM và CEP là hai TCTCVM có quy mô lớn nhấtvà thành công nhất hiện nay ở Việt Nam. Quá trình phát triển củahai tổ chức này từ khi chỉ là những dự án nhỏ với số ít thành viên tham

96 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Thứ tư, xu thế phát triển

(i) Xu hướng phát triển từ nhỏ đến lớn để học tập và lớn dẫn

Theo tiêu chuẩn đánh giá của MIX về mức độ trưởng thành dựatrên số năm hoạt động của TCTCVM thì số lượng các tổ chứctrưởng thành chiếm 50% tổng số TCTCVM, 25% mới thành lập và 25%là trẻ. Trong năm 2011 có thêm 4 tổ chức tài chính được thành lậpmới: TCVM Ninh Bình, Lệ Thủy (Quảng Bình), Sóc Trăng, TCVM An Phú(Hà Nội).

Bảng 3.6: Mức độ trưởng thành của TCTCVM

Mức độtrưởng thành8 TCTCVM

Trưởng thành(Thời gianhoạt độngtrên 8 năm)

Trung tâm hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp Nhỏ (SEDA) (tên cũ làBình Minh CDC); Quỹ trợ vốn CNVC & NLĐ Nghèo tỉnh BRVT(CAFPE);Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tào việc làm (CEP); QuỹHỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế TP.HCM; Quỹ Phát triển Phụ nữ CanLộc, Hà Tĩnh; Quỹ Phụ nữ Phát triển huyện Điện Biên; Quỹ Phụ nữPhát triển thành phố Điện Biên Phủ, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Đông Triều;Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Sơn La; QuỹHỗ trợ Phụ nữ Phát triển Ninh Phước,;Quỹ Khuyến khích Phụ nữ Pháttriển Uông Bí; NMA; Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa; Tổ chứcTài chính Quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM); Hội LHPN tỉnhSơn La.

Trẻ (Thời gian

hoạt động từ5 – 8 năm)

BTWU; Chương trình ANHCHIEM (ACE);Trung tâm vì phụ nữ và pháttriển cộng đồng (CWCD); Quỹ Dariu (TDF); MCDI, Hội Phụ nữ HàTĩnh; Hội LHPN Việt Nam.

Mới (Thời gian

hoạt động từ0 – 4 năm)

Chương trình Bàn Tay Vàng (BTV); Quỹ Hỗ trợ Hộ gia đình Thu nhậpThấp Phát triển Kinh tế (VietED MF); Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triểntỉnh Lào Cai; Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Sóc Trăng; Quỹ Hỗ trợ Phụnữ Phát triển tỉnh Ninh Bình; Quỹ Phát triển An Phú.

Page 99: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 97

gia đến nay là một kinh nghiệm thực tiễn cho các tổ chức khác. Pháttriển TCVM không thể nóng vội, cần phải có quá trình nghiên cứu, đisâu tìm hiểu thực tế địa bàn hoạt động, gây dựng hoạt động từ cấpcơ sở từ đó mới nhân rộng hoạt động của mình. Bài học thực tiễncho thấy mỗi TCTCVM phải dựa trên môi trường văn hóa xã hội riêngvà không phải là bản sao rập khuôn của một mô hình thành công cụthể; dựa trên những nguyên tắc chung của TCVM, mỗi tổ chức cóhướng phát triển riêng, vừa xây dựng vừa đúc rút kinh nghiệm.

Hình 3.7: Quy mô của các TCTCVM theo tổng dư nợ (USD) năm 2011

Anh chi em

BTWU

44,647,899

19,965,308

3,605,853

2,356,586

2,243,715

1,964,721

1,723,535

1,692,635

1,522,332

1,469,763

1,221,721

835,079

620,559

443,643

386,789

302,994

286,733

277,349

264,780

230,572

157,428

157,185

123,776

98,147

55,483

362

WU Ha Tinh

Dariu

NMA

CEP

TYM

MFIM7

Fund for women development, HCM

Microfinance Fund, Hai Phong

CAFPE BR - VT

TCVM Thanh Hoa

WV Viet Nam

Binhminh CDC

M7 Can Loc

M7 Ninh Phuoc

M7 DBP City

WU Son La

MCDI

M7DB District

BTV

CSOD

Viet EDMF

STU

PNN

Women Development Fund, Lao Cai

Tiêu chuẩn của MIX về quy mô tổ chứctheo GLP:

Từ 0 – 2 triệu USD: nhỏTừ 2 – 8 triệu USD: trung bìnhTrên 8 triêu USD: lớn

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Page 100: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Dịch vụ tín dụng: Xu thế các TCTCVM tiến hành đa dạng hóa các sảnphẩm cho vay của mình theo: loại hình vốn vay, giá trị khoản vay, thờihạn, phương thức và lãi suất cho vay... để đáp ứng nhu cầu đa dạngngày càng tăng của khách hàng; đề cao tính năng động và linhhoạt. Việc đa dạng hóa diễn ra ở các mức độ khác nhau tuy thuộcquy mô, năng lực tài chính và năng lực quản lý của các tổ chức;cũng như năng lực sử dụng tín dụng của khách hàng. Đối với cácTCTCVM nhỏ mới đi vào hoạt động thì chỉ tập trung vào sản phẩmcho vay ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Khi các TCTCVMtrưởng thành đến một mức độ nhất định (về năng lực tài chính, nănglực giám sát và năng lực sử dụng vốn của khách hàng) thì tiếp tụcphát triển thêm các sản phẩm tín dụng phi sản xuất, đa dạng hóavề kỳ hạn...

98 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

(ii) Chuyển dần từ dịch vụ tín dụng sang dịch vụ tín dụng – tiếtkiệm – bảo hiểm, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Hiểu đầy đủ thì TCVM phải có cả ba thành phần và tạo thành mộttam giác có ba cạnh là Tín dụng vi mô, Tiết kiệm vi mô và Bảo hiểmvi mô. Ba bộ phận này sẽ tạo thành thi trường cung dịch vụ TCVMcho người nghèo, người có thu nhập thấp.

Hình 3.8: Ba thành phần của thị trường tài chính vi mô

Tín dụng vi mô

THỊ TRƯỜNG

Tiết kiệm vi mô

Bảo hiểm vi mô

Page 101: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 99

Dịch vụ tiết kiệm: Xu thế các TCTCVM mở rộng loại hình tiết kiệm từtiết kiệm bắt buộc sang khuyên khích tiết kiệm tự nguyện. Trong giaiđoạn mới thành lập, các TCTCVM thường chỉ tập trung vào sảnphẩm tiết kiệm bắt buộc như điều kiện vay vốn và để tạo dựng mốiquan hệ giữa khách hàng và tổ chức. Dẫn dần khi khách hàng đãcó ý thức và tạo dựng thói quen tiết kiệm thì các TCTCVM mở rộngsang loại hình tiết kiệm tự nguyện với nhiều thời hạn và mức lãi khácnhau trên cơ sở lãi suất thực dương và có lợi cho người gửi tiền. Việchuy động tiền gủi tiết kiệm tự nguyện sẽ tạo ra nguồn vốn hoạt độngcho tổ chức, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các nguồn tàitrợ từ bên ngoài mang tính chất ưu đãi. Tuy nhiên về phía tổ chứccũng cần tăng cường năng lực quản lý để có thể sử dụng nguồnvốn này một cách hiệu quả nhất. Hiện nay một rào cản lớn cho hoạtđộng huy động vốn của các TCTCVM là quy đinh của nhà nước vềhoạt động huy động tiết kiêm của các TCTCVM. Theo luật, cácTCTCVM được đăng ký thành lập và hoạt động theo NĐ 28 và Luậtcác TCTD 2010 mới được phép huy động tiết kiệm tự nguyện rộng rãicòn các loại hình khác thì chỉ được huy động tiết kiệm bắt buộc vàrất hạn chế huy động tiết kiệm tự nguyện. Như vậy, để tạo điều kiệncho việc đa dạng hóa dịch vụ tiết kiệm đòi hỏi các TCTCVM bánchính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang chính thức. Theokhảo sát của VMFWG thì có 7 tổ chức chưa được cấp phép đangcó ý định chuyển đổi mô hình gồm có: CAFPE BR-VT, M7 huyện ĐiệnBiên, M7 Ninh Phước, Quỹ Tài chính vi mô Hải Phòng, TCVM ThanhHóa, TCVM Hội Phụ nữ Hà Tĩnh. Một số khác không có ý định chuyểnđổi do một số lý do như: tổ chức WV Viet Nam do chưa có khungpháp lý cho việc thành lập 100% vốn nước ngoài, Dariu do hoạtđộng theo sứ mệnh từ khi mới thành lập theo cấp phép. Do đó yêucầu được đặt ra là Nhà nước và các TCTCVM chính thức phải hỗ trợcác tổ chức chuyển đổi. Trong điều kiện nguồn lực và kinh nghiệmcó hạn, việc hỗ trợ cần phải tập trung trong một vài khâu then chốtnhư thống nhất về chính sách, thủ tục, quy trình. Các TCTCVM có ýđịnh chuyển đổi nên chủ động phối hợp, tận dụng kinh nghiệm và

Page 102: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

100 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

nguồn lực của các TCTCVM lớn, các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật đủ tiêuchuẩn hiện hành ở Việt Nam để thúc đẩy quá trình chuyển đổi củamình.

Bảo hiểm vi mô: Do những quy định của pháp luật, TCTCVM khôngthể trực tiếp sản phẩm bảo hiểm vi mô mà chỉ làm đại lý cho các tổchức bảo hiểm chính thức, trong khi đó các tổ chức này không mấymặn mà với khu vực người thu nhập thấp. Hiện nay có hai tổ chứclà TYM và M7 - MFI giới thiệu sản phẩm Quỹ Tương trợ. Các tổ chứckhác có thể tham khảo để cùng tham gia hoặc học hỏi kỹ thuật đểkhi có cơ hội sẽ mở thêm một hệ thống hoạt động mới.

Dịch vụ phi tài chính: Khách hàng của các TCTCVM có nhu cầu thiếtthực là được cung cấp kiến thức, kỹ năng để có thể phát triển nghềnghiệp hoặc tạothêm nghề mới, tiếp cận thị trường, nắm bắt nhucầu và phương thức tiêu thụ sản phẩm nhằmthu được lợi nhuận caonhất. Họ cũng mong muốn được cung cấp các dịch vụ về y tế, sứckhỏe, văn hóa, giáo dục để phát triển đời sống tinh thần. Qua quátrình phát triển của các TCTCVM lớn có thể thấy một xu hướng tấtyếu là các TCTCVM sẽ chuyển dần từ cách tiếp cận đơn năng sangtiếp cận tổng hợp, quan tâm đến nhu cầu tổng hợp của khách hàngthu nhập thấp. Các tổ chức cũng có thể xây dựng chiến lược liênkết với các tổ chức chuyên ngành để phối hợp cung cấp những sảnphẩm này cho khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm đó.

(iii) Xu hướng tăng trưởngquy mô tín dụng và tiết kiệm

Theo số liệu cuối năm 2011, nếu xếp hạng quy mô của các TCTCVMViệt Nam theo số lượng người vay, số lượng người gửi tiền, quy môGLP và tiết kiệm thì có thể thấy 4 tổ chức có quy mô lớn nhất đạidiện cho ba miền: miền Bắc (TYM, MFI - M7); miền Trung (TCVM ThanhHóa); miền Nam (CEP). Chỉ riêng 4 tổ chức này đã chiếm đến 88% sốdư tiết kiệm, 80% GLP, 71% số người vay và 74% số người gửi tiền củacác TCTCVM trongcả nước. Xu thế phát triển của 4 tổ chức này sẽcó ảnh hưởng chi phối đến toàn hệ thống TCVM và từng vùng miền.

Page 103: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 101

Hình 3.9: Số lượng khách hàng vay vốn của 4 TCTCVM tiêu biểu350,000

200,000

50,000

100,000

150,000

250,000

300,000

02007 2008 2009 2010 2011

TCVM Thanh Hoa

MFIM7

TYM

CEP

4,691

18112

25,482

74,360

5,357

11309

33,935

107,866

6,446

15572

40,282

134,141

9,414

12322

46,437

164,400

10,650

12968

72,958

193,238

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Hình 3.10: Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu

4,663

19,825

28,353

79,121

5,465

17,850

37,479

114,853

5,944

31,677

40,433

140,886

10,896

20,073

11,715

169,312

11,086

31,528

99,949

319,061

350,000

400,000

450,000

500,000

200,000

50,000

100,000

150,000

250,000

300,000

0

TCVM Thanh Hoa

MFIM7

TYM

CEP

2007 2008 2009 2010 2011

Page 104: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

102 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nhìn chung, số lượng khách hàng của các TCTCVM đều tăng trưởngmạnh trong giai đoạn 2007 – 2011 đặc biệt số lượng khách hàng gửitiền tiết kiệm. Mặc dù quy mô và phạm vi hoạt động không lớn so vớicác tổ chức tài chính truyền thống là các ngân hàng, nhưng cácTCTCVM đã tạo ra một môi trường hoạt động bình đẳng hơn, lànhmạnh hơn cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp qua các môhình và chính sách ưu việt của mình. Với chiến lược tập trung cho đốitượng khách hàng hộ nông dân, hộ nghèo và phụ nữ có thu nhậpthấp, các TCTCVM đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảmnghèo, tạo việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong thời giantới cùng với sự mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động thì số lượngcác người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chínhsẽ ngày càng tăng, góp phần cải thiện cuộc sống của nhóm đổitượng này.

Hình 3.11: Quy mô GLP của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD)

TCVM Thanh Hoa

MFIM7

TYM

CEP

80,000,000

70,000,000

60,000,000

50,000,000

10,000,000

20,000,000

30,000,000

40,000,000

02008

512,212

1,803,171

8,103,475

22,312,048

791,143

2,357,489

9,836,185

28,297,377

1,067,155

2,975,092

14,533,709

37,098,279

1,469,763

3.605.853

19,965,308

44,647,899

2009 2010 2011

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Page 105: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 103

Xét về quy mô tín dụng có thể thấy tốc độ tăng trưởng tương đốinhanh, GLP của 4 tổ chức lớn nhất tăng gấp hai lần trong giai đoạn2008 – 2011 trong đó GLP của TYM tăng gấp 2,5 lần là một con số kháấn tượng. Tuy nhiên sự tăng trưởng nóng về quy mô tín dụng tầngđáy (dành cho người nghèo, nhóm có thu nhập thấp, các doanhnghiệp siêu nhỏ...) nếu không đi kèm với sự tăng lên về chất lượng tíndụng rất dễ gây nên các nguy cơ cho hoạt động của các TCTCVM.Việc tiếp cận tín dụng tương đối dễ dàng cộng với việc không kiểmsoát được các khoản vay dẫn đến các rủi ro của việc các hộ nghèonợ quá nhiều; do đó tăng rủi ro hệ thống của việc sụp đổ TCTCVMkhi các hộ dân không trả được nợ.

Hình 3.12: Quy mô tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD)

2008104,231

951,313

1,953,028

6,213,263

163,648

1,155,725

2,428,083

9,371,890

209,089

1,424,991

3,645,434

13,374,438

406,245

1,536,778

5,819,605

17,896,110

2009 2010 2011TCVM Thanh Hoa

MFIM7

TYM

CEP

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

0

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Một vấn đề nữa đáng được chú ý là mặc dù quy mô tiết kiệm cũngtăng trưởng với tốc độ tương đương với GLP nhưng giá trị thì tương

Page 106: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

104 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

đối nhỏ so với GLP (dưới 40%) trong khi chuẩn mực quốc tế khuyếnkhích tỷ lệ tiết kiệm nên từ 70% đến 80% so với dư nợ. Việc tăng trưởngtín dụng trong thời gian qua của nhiều TCTCVM phụ thuộc rất nhiềuvào các nguồn tài trợ với chi phí thấp của các tổ chức phi chínhphủ. Ban đầu khi mà các TCTCVM chưa có khả năng huy động tiếtkiệm có thể do quy định của pháp luật hoặc chưa huy động đượcsố tiết kiệm lớn thì các nguồn tài trợ ban đầu rất quan trọng cho sựphát triển của các TCTCVM dưới hình thức như đóng góp trực tiếphoặc thông qua các chính sách vay vốn ưu đãi hay các khoản vốngóp từ thiện. Tuy nhiên cần nhận thức về các khoản trợ giúp chỉ lànhững hỗ trợ ban đầu, còn sự phát triển bền vững của các tổ chứcsẽ do phụ thuộc lớn vào nguồn tiết kiệm mà các tổ chức huy độngđược. Do vậy mở rộng quy mô tiết kiệm sẽ là một trong những nhiệmvụ trọng tâm của các TCTCVM trong thời gian tới để đạt được mụctiêu tự bền vững về hoạt động và tài chính.

3.4.2. Tiếp cận theo chiều sâu

Hầu hết các TCTCVM Việt Nam đều đạt được mức tiếp cận sâuthông qua tập trung đến các đối tượng khách hàng dễ bị tổn thươngnhư phụ nữ hoặc những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, quymô cho vay tương đối nhỏ nên khách hàng cũng dễ dàng “hấp thụ”được khoản tín dụng này một cách tốt hơn. Mức độ tiếp cận sâucủa các TCTCVM Việt Nam được khẳng định thông qua hai nội dungsau:

Thứ nhất, chủ yếu khách hàng TCVM là phụ nữ và nhóm khách hànggặp khó khăn

Phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp cận chủ yếu của các TCTCVM thôngqua các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… mà các thànhviên của đoàn thể này chủ yếu là phụ nữ. Năm 2011, tỷ lệ phụ nữ vayvốn chiếm 87.3% trên tổng số khách hàng đang vay vốn của cảnước. Trong đó ở miền Bắc, tỷ lệ này là 98%, miền Trung 99% và miềnNam 80.7%. Thậm chí ở một số tổ chức tỷ lệ này là 100% như: PNN,STU hay TYM, NMA. Điều này xuất phát từ thực tế là phụ nữ có ít điềukiện tiếp cận với các dịch vụ của các tổ chức chính thức, đặc biệt

Page 107: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 105

là tín dụng bởi vì họ không có tài sản thế chấp (các tài sản như đấtđai, nhà cửa thường đứng tên chồng). Mặt khác khi cho phụ nữ vayvốn thì tỷ lệ hoàn trả các khoản vay thường cao hơn nam giới dotrong hoạt động kinh doanh phụ nữ luôn cẩn trọng trong xem xét racác quyết định và thường không thích phiêu lưu mạo hiểm. Khi cácdịch vụ các TCTCVM giúp phụ nữ tăng được nguồn thu nhập thì cáckhoản thu nhập này sẽ được dành cho việc chăm sóc gia đình nhưdinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe... cải thiện đời sống chung.

Một trong các ý nghĩa quan trọng của TCVM với phụ nữ là giúp họcải thiện vị thế trong gia đình và xã hội. Một khoản vay hay tiết kiệmsẽ cho phép họ có khả năng kiểm soát tình hình tài chính của giađình, xây dựng ý thức độc lập về tài chính và tăng cường việc raquyết định trong gia đình. Các khách hàng nữ cũng học hỏi đượccách giao tiếp với một tổ chức tài chính, đó là bước quan trọng đầutiên trong việc xây dựng năng lực của khách hàng nhằm tiếp cậnvới các dịch vụ từ khu vực tài chính chính thức. Thông qua các buổihọp cụm định kỳ, các khách hàng nữ có cơ hội tiếp thu được kiếnthức, kỹ năng kinh doanh cũng như các thông tin về sức khỏe, dinhdưỡng... giúp họ có thể điều hành hoạt động kinh tế và gia đình mìnhmột cách khôn ngoan hơn và hiệu quả hơn.

Thứ hai, quy mô món vay và tiết kiệm thấp

Dư nợ cho vay và số dư tiết kiệm bình quân khách hàng là chỉ số đạidiện được sử dụng để đánh giá địa vị kinh tế – xã hội của kháchhàng. MIX và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã đưa ra tiêuchuẩn đánh giá khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính dựavào giá trị tuyệt đối của dư nợ cho vay bình quân tính trên một kháchhàng vay vốn và trong tương quan của chỉ tiêu này với GNI bìnhquân đầu người của quốc gia. Các chỉ số này càng thấp, mức độtiếp cận càng sâu. Dựa trên các báo cáo từ các TCTCVM ở ViệtNam, đến cuối năm 2011 thì dư nợ cho vay bình quân trên một kháchhàng là 213 USD (tương đương với 16,8% GNI bình quân đầu người);tuy nhiên, số dư tiết kiệm bình quân trên đầu người chỉ đạt 3,7% sovới GNI đầu người. Trong đó, miền Bắc vượt miền Nam và vượt xamiền Trung xét về hai chỉ tiêu này.

Page 108: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Theo số liệu tính toán của VMFWG

Căn cứ theo tiêu chuẩn của MIX và World Bank thì có thể thấy đốitượng khách hàng mục tiêu của TCTCVM Việt Nam là người có thunhập thấp và thu nhập rất thấp. Đặc biệt, TCTCVM miền Trung cómức độ tiếp cận sâu hơn đến đối tượng khách hàng chủ yếu là phụnữ (chiếm 99%) có thu nhập thấp.

Dư nợ cho vay bình quân trên đầu người cũng thể hiện sự khác biệtlớn giữa các TCTCVM (daođộng từ 0,1% GNI bình quân đầu ngườiđến 28,8% GNI bình quân đầu người). Tuy vậy, phần lớn chỉ tiêu nàycủa TCTCVM đều nằm xung quanh mức trung bình khoảng 17%.

106 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng 3.7: Giá trị cho vay và tiết kiệm của TCTCVM năm 2011

Chỉ tiêu Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Cả nước

Dư nợ cho vay bình quân một kháchhàng vay (USD) 247 135 207 213

Dư nợ cho vay bình quân một kháchhàng/ GNI đầu người (%) 19,6 10,7 16,4 16,9

Đối tượng tiếp cận theo tiêu chuẩncủa MIX và World Bank9 Nhóm đối tượng có thu nhập thấp

Số dư tiết kiệm bình quân một kháchhàng gửi tiền (USD) 49 25 48 47

Số dư tiết kiệm bình quân một kháchhàng gửi tiền/ GNI đầu người (%) 3,9 2 3,8 3,7

9 Theo tiêu chuẩn của MIX và Worlbank:

Target Market: Low End (Avg. Balance per Borrower/ GNI per Capita < 20% and Avg.Balance per Borrower < USD 150)

Target Market: Broad (Avg. Balance per Borrower/ GNI per Capita ≥ 20% and ≤ 150%)

Target Market: High End (Avg. Balance per Borrower/ GNI per Capita > 150% and ≤250%)

Target Market: Small Business (Avg. Balance per Borrower/ GNI per Capita > 250%)

Page 109: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦACÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 107

Hiện nay, việc nghiên cứu tính bền vững trong mối quan hệ với mứcđộ tiếp cận của TCVM ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn dothiếu các dữ liệu đáng tin cậy của các nhà nghiên cứu. Để giảiquyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Nhóm Công tác Tài chính vimô Việt Nam (VMFWG) đã tiến hành phân tích và đánh giá tình hìnhtài chính (tập trung vào tính bền vững và khả năng sinh lời) và mứcđộ tiếp cận của các TCTCVM Việt Nam để từ đó xây dựng bức tranhtổng quát về TCVM ở Việt Nam và nhân diện xu hướng phát triển trêncác khía cạnh đó.

Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích được thu thập từ phiếuđiều tra và báo cáo tài chính của 32 TCTCVM tại Việt Nam gửi đếncho VMFWG năm 2012, cùng với các dữ liệu được VMFWG tập hợptừ trước đến nay. Bên cạnh đó, các dữ liệu, chỉ tiêu và các tiêuchuẩn để đánh giá TCVM được công bố của World Bank, CGAP và Microfinance Information Exchange cũng được sử dụng trong nghiêncứu này.

4.1. Tính bền vững trong xu thế phát triển

Sự phát triển bền vững của các TCTCVM là điều kiện để các TCTCVMhoàn thành các vai trò quan trọng của mình. Do vai trò kép cả vềkinh tế và phát triển, các TCTCVM được coi là phát triển nếu đónggóp cho sự phát triển kinh tế trên cả hai khía cạnh: tài chính và pháttriển - giảm đói nghèo. Tuy vậy, các TCTCVM đa dạng và có xu hướngphát triển khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia và mục tiêu củatừng tổ chức.

Page 110: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

108 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Tính bền vững

Sự tiếp cận

Trưởng thành Non trẻ

NHTM

TCTCVM

TCTCVM NGO

Nguồn: Nghiêm Hồng Sơn, (2006)

Hình 4.1: Quá trình phát triển của các TCTCVM

Các NHTM thường theo đuổi chiến lược bền vững hơn là sự tiếp cận,và mục tiêu ban đầu của họ trong thời kỳ non trẻ về tình bền vững ởmức cao nhất. Ngược lại, các TCTCVM ngay từ khi thành lập đã đặtmục tiêu là tiếp cận rộng và sâu với khách hàng là quan trọng nhất.Trong thời kỳ trưởng thành, các TCTCVM sẽ phát triển theo địnhhướng bền vững trên ba khía cạnh: Bền vững về hoạt động; Bềnvững về tài chính; và Bền vững về thể chế.

4.2. Tổng quan về mức độ bền vững của các TCTCVM Sau đây là so sánh về mức độ bền vững hoạt động, bền vững tàichính và chất lượng danh mục tín dụng của các TCTCVM Việt Namvới 5 quốc gia thành viên ADB tại Châu Á trong giai đoạn 2000-2010:

Page 111: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 109

Nguồn: Binh Nguyen (2012)

Hình 4.2: So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia là thành viên ADB

Các TCTCVM Việt Nam có mức độ bền vững hoạt động ở mức trungbình (OSS = 102,1%/năm), chỉ cao hơn Uzbekistan (78,5%). So sánh vớicác nước còn lại như Campuchia, Pakistan, Phillipin, các TCTCVMViệt Nam đạt được mức OSS thấp hơn. Mức độ bền vững về tài chính(FSS) của các TCTCVM VN cũng ở mức trung bình, trên 100%, tức làcao hơn mức chung của các nước thành viên ADB tại Châu Á (99%),và cao hơn 1 số nước như Pakistan và Uzbekistan. Tuy vậy, điểm sánglớn nhất trong hoạt động của các TCTCVM Việt Nam là tỷ lệ nợ quáhạn thấp nhất (0,6%) so với tất cả các tổ chức còn lại. So với mứctrung bình của khu vực 5,6% thì đây là kết quả vô cùng ấn tượng. Cụthể hóa nội dung của từng vấn đề bền vững được phân tích chi tiếtdưới đây.

4.3. Bền vững về hoạt độngTheo số liệu thống kê của Nhóm nghiên cứu, trong giai đoạn từ 2009đến năm 2012, chỉ số bền vững hoạt động của 31TCTCVMở Việt Namđược thể hiện như sau:

160

140

120

100

80

60

40

20

0

147.5

111.5102.9

18.2

119.9111.6

106.4

78.5 73.8

102.1 100.2102

9987.6

105.7

20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0Campuchia Pakistan PNG Uzbekistan Việt Nam Trung bìnhPhillipines

Tỷ lệ nợ quá hạn PAR (> 30 ngày)

Mức độ bền vững tài chính (FSS)Mức độ bền vững hoạt động (OSS)

7.3

1.9

4.3

2

0.6

5.6

Page 112: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

110 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

STT Tên tổ chứcOSS

2009 2010 2011 2012 TB

1 Trung tâm hỗ trợ Phát triển Doan nghiệpnhỏ (SEDA) 109% 101% 120% 110%

2 Chương trình Bàn Tay Vàng (BTV) 78% 290% 184%

3 -Chương trình Taic Chính Vi Mô – HộiLHPN tỉnh Bến Tre 114% 139% 104% 119%

4 Quỹ trợ vốn CNVC – NLĐ Nghèo tỉnhBRVT (CAFPE) 191% 187% 182% 183% 186%

5 Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạoviệc làm(CEP) 159% 160% 159%

6 Chương trình ANHCHIEM (ACE)* 33% 39% 36%

7 Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộngđồng (CWCD) 115% 97% 101% 104%

8 Quỹ Dariu (TDF) 60% 83% 180% 190% 128%

9 Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế TP.Hồ Chí Minh 219% 156% 183% 195% 188%

10 Trung tâm Phát triển vì Người nghèo(PPC) 118% 128% 123%

11 Quỹ Phụ nữ Phát triển huyện Điện Biên 156% 184% 158% 208% 177%

12 Quỹ Phụ nữ Phát triển thành phố ĐiệnBiên Phủ 134% 136% 150% 140%

13 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Đông Triều 129% 146% 135% 135% 136%

14 Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Phát triển huyện MaiSơn, Sơn La 183% 191% 201% 141% 179%

15 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Ninh Phước 60% 124% 142% 166% 123%

16 Quỹ Khuyễn khích phụ nữ Phát triểnUông Bí 145% 140% 141% 142%

17 Quỹ Tài chính vi mô vì sự phát triển cộngđồng (MFCD) 111% 101% 106%

18 Quỹ TCVM Hải Phòng 265% 140% 32% 146%

19 Quỹ Phụ nữ Phát triển tỉnh Tiền Giang 124% 142% 166% 144%

20 Quỹ phụ nữ nghèo Sóc Sơn 0% 139% 10% 50%

Page 113: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 111

Nguồn: Số liệu tính toán của VMFWG

Bảng thống kê trên cho thấy chỉ số bền vững hoạt động của cácTCTCVM tại Việt Nam đạt được là rất đáng khích lệ. Hầu hết các tổchức đã có thu nhập bù đắp được chi phí hoạt động và có nhiều tổchức có mức bù đắp vào vốn cho vay hàng năm cao hơn chuẩnngành và chuẩn quốc tế là 120%, cụ thể có 23/31 tổ chức đạt chuẩnvà 3/31 tổ chức có OSS dưới 100%. Tuy nhiên số liệu qua các nămcũng cho thấy mặc dù các tổ chức đạt được tiêu chuẩn về chỉ sốbền vững tài chính nhưng OSS không ôn định qua các năm, thậmchí một số tổ chức có mức biến động rất lớn như TCVM Sóc Sơn đạtmức 0% năm 2010 nhưng tăng đột biến vào năm 2011 lên 139% rồitụt dốc vào năm 2012 chỉ với 10%. Hay như Quỹ TCVM Hải Phòng có

STT Tên tổ chứcOSS

2009 2010 2011 2012 TB

21 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa(FPW) 114% 131% 108% 152% 126%

22 Tổ chức Tài chính Quy mô nhỏ TNHHMTV Tình Thương (TYM) 164% 141% 126% 144%

23 Quỹ Hỗ trợ Hộ gia đình Thu nhập ThấpPhát triển Kinh tế (VietED MF) 25% 117% 71%

24 Quỹ Phụ nữ phát triển Lào Cai 194% 127% 161%

25 Hội Phụ nữ Hà Tĩnh 112% 139% 162% 138%

26 Hội LHPN Sơn La 193% 111% 277% 194%

27 Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam 127% 71% 76% 130% 101%

28 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh NinhBình 145% 145%

29 Tổ chức TCVM NaPa chi nhánh Lệ Thủy 435% 146% 291%

30 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng 131% 150% 141%

31 Quỹ Phát triển An Phú 113% 136% 124%

Page 114: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

112 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

OSS đạt 265% năm 2009, vượt quá xa thông lệ quốc tế giảm mạnhnăm 2010 (140%) đến 2012 còn 32%. Điều này cũng đặt ra câu hỏiliệu tỷ lệ bền vững hoạt động đạt cao có đồng nghĩa với Quỹ đạtđược mục tiêu mở rộng quy mô để nhiều hộ nghèo được tiếp cậncơ hộ vốn vay hay không? Thật vậy khi tiếp xúc với lãnh đạo Quỹ tàichính vi mô Hải Phòng, Nhóm nghiên cứu được biết sở dĩ chỉ số bềnvững hoạt động của Quỹ cao như vậy trong năm 2009 – 2010 là donguồn vốn của Quỹ được gửi chủ yếu vào ngân hàng với lãi suấtthương mại lớn hơn 20%/năm trong một khoảng thời gian dài. Một sốTCTCVM có hoạt động tương đối ổn định bao gồm: TYM, CEP, TCVMThanh Hóa, M7.

Số liệu thống kê của 4 năm 2009-2012 về bền vững hoạt động của31TCTCVM được hình thành 3 nhóm rõ rệt:

Nhóm 1: Nhóm các TC có chỉ số bền vững hoạt động lớn hơn 200%:TCVM Lệ Thủy (Quảng Bình)

Tổ chức này tuy có chỉ số bền vững hoạt động trung bình cao trêntiêu chuẩn, nhưng không ổn định qua các năm, cụ thể OSS đạt435% năm 2010 nhưng chỉ còn 146% năm 2011. Nguyên nhân dẫnđến chỉ số bền vững hoạt động tăng giảm không ổn định là do tổchức này có cấu trúc quản lý theo hệ thống của các tổ chức chínhtrị - xã hội, mức chi phí nhân viên là rất thấp, kiêm nhiệm hưởng phụcấp, hoặc công tác viên hưởng hoa hồng và chưa tính đủ chi phí:các chi phí thuê văn phòng, chi phí tài sản, chi phí khấu hao… cóthể chưa được tính vào các khoản mục chi phí thường xuyên củatổ chức. Bởi hầu hết các TCTCVMnày đều mượn văn phòng làmviệc của các đoàn thể chính trị - xã hội. Nguyên nhân thứ là do hệthống tài chính kế toán và phương pháp hạch toán còn thủ côngdẫn đến chưa ghi nhận hết các khoản chi phí cần thiết mà tổ chứcđã chi trong kỳ. Nguyên nhân thứ 3 là do tác nghiệp của nhân viênlàm công tác kế toán còn nhiều sai sót, số liệu cung cấp còn thiếutin cậy.

Page 115: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 113

Nhóm 2: Nhóm có chỉ số bền vững hoạt động từ 120% đến 190%

Qua số liệu thống kê cũng cho thấy các tổ chức có tỷ lệ bền vữnghoạt động tương đối ổn định có biên độ daođộng thấp qua cácnăm, như Quỹ TYM, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển: M7 Đông Triều, M7Uông Bí, M7 Mai Sơn, M7 Điện Biên, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo ThanhHóa, Ban Tài chính vi mô Tầm nhìn thế giới. Với chỉ số này cho thấymức độ ổn định, các số liệu về thu nhập và chi phí là khá tin cậy, bởicác tổ chức này đã được các cơ quan quản lý nhà nước, như Ngânhàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) kiểm tra vàđánh giá. Do vậy họ đã tuân thủ quy chế quản lý điều hành, các chếđộ kế toán thống kê, phần mền MIS, trình độ nhân viên đã đạt chuẩnyêu cầu từ phía cơ quản lý. Đặc biệt là các tổ chức này đã độc lậpvề tài chính, không còn nhận các khoản trợ cấp không bằng tiền từcác đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Hình 4.3: Mức độ bền vững hoạt động OSS của các TCTCVM VN

Đạt tiêu

chuẩn OSStối

thiểu 120%

350%300%200%150%100%50%0%

OSS Trung BìnhANHCHIEM (ACE)*

TCVM Soc SonVietED MF

CWCD

SEDATCVM Ben tre

PPCTCVM An Phu

TCVM Thanh Hoa (FPW)Dariu (TDF)

M7 DBP cityTCVM Soc Trang

M7 Uong BiTYM

MOM

CEPMicrofinance Fund, Hai Phong

M7 DB DistrictM7 Mai Son

BTV

WU Son LaTCVM Le Thuy

CAFPE BR - VT

Women Developmet Fund, Lao Cai

Fund for women Developmet Fund, HCM

TCVM Ninh Binh

WU Ha TinhM7 Dong Trieu

M7 Ninh Phuoc

MFCD

WV Viet Nam

Nguồn: Số liệu tính toán của VMFWG

Page 116: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

114 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nhóm 3: Nhóm có chỉ số bền vững hoạt động nhỏ hơn 100%

Bao gồm 3 tổ chức: Chương trình Anhchiem, TCVM Sóc Sơn, Quỹ hỗtrợ gia đình có thu nhập thấp phát triển kinh tế VietED. Đặc trưng củanhóm này là mới đi vào hoạt động, đang trong giai đoạnh triển khai.Do vậy chỉ số bền vững hoạt động nhỏ hơn 100%, tuy nhiên họ cũngđã có nhiều cải thiện qua từng năm hoạt động và nâng dầnchỉ sốtự vững hoạt động.

Điểm mạnh về bền vững hoạt động:

Khi thực hiện nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng cácTCTCVM Việt Nam rất sớm đạt được tự vững hoạt động nhờ nhậnđược các khoản trợ cấp không bằng tiền từ các tổ chức chính trị xãhội và các khoản tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nước vàquốc tế.

Điểm yếu về bền vững hoạt động:

Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các TCTCVM Việt Nam hoạt độnglệ thuộc vào các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động thiếu chuyênnghiệp (ngoại trừ các tổ chức thuộc nhóm đã và đang được xemxét cấp phép) dẫn đến sự bền vững hoạt động chưa được đánh giáđúng mực, chưa phản ánh một cách trung thực khả năng tự vữngtổ chức, hay nói cách khác sự bền vững còn mang nhiều tính ảo.

4.4. Bền vững tài chínhVào những năm 2000, các chuyên gia TCVM đã đưa khái niệm vềbền vững tài chính (FSS) vào nhóm các chỉ số đánh giá mức độ bềnvững của các TCTCVM Việt Nam. Thông qua sự hỗ trợ của Tổ chứcLao động quốc tế (ILO), chuyên gia Lê Lân đã tập huấn và hướngdẫn các nhà quản lý các TCTCVM đưa chỉ số này vào hệ thống cácchỉ số báo cáo hoạt động của các TCTCVM. Tuy nhiên cho đến naycó rất ít các TCTCVM thực hiện cập nhật chỉ số này. Sở dĩ có hiệntượng đó là vì chỉ số này tính toán phức tạp hơn chỉ số bền vững hoạtđộng, nó phụ thuộc vào cơ cấu của Tài sản nợ của mỗi tổ chức vàbị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố lạm phát, thường có con số nhỏ hơn

Page 117: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 115

100%. Vì thế đã tạo cảm giác không mấy hào hứng cho các nhàquản lý khi xem xét và phân tích chỉ số này. Ở góc độ nào đó nó làmgiảm thành tích của tổ chức nhất là các TCTCVM chưa hoạt độngđộc lập và chuyên nghiệp, còn phụ thuộc vào hệ thống các đoànthể chính trị - xã hội.

Mặc dù chỉ số FSS bị cản trở bởi các yếu tố bên ngoài, song do yêucầu cả các nhà tài trợ, sự cập nhật và chia sẻ của các chuyên giavà nhận thức ngày càng tăng của các nhà quản lý, các nhân viênkế toán, nên chỉ số này đã được các TCTCVM dần quan tâm và ngàycàng có nhiều tổ chức quan tâm tới chỉ số này.

Khi nghiên cứu chỉ số bền vững tài chính, Nhóm nghiên cứu đã sửdụngsố liệu thống kê qua các năm của 14 TCTCVM năm 2009-2011:

Bảng 4.1: Mức độ bền vững tài chính của các TCTCVM Việt Nam

STT Tên Tổ chứcFSS

2009 2010 2011 Trung Bình

1 CAFPE BR-VT 152% 129% 189% 157%

2 M7 Ninh Phuoc 18% 19% 81% 40%

3 WU Ha Tinh 104% 94% 83% 94%

4 M7 Dong Trieu 113% 117% 104% 111%

5 M7 Uong Bi 130% 109% 103% 114%

6 M7 Mai Son 153% 126% 134% 137%

7 TYM 147% 113% 99% 120%

8 M7 DB District 132% 97% 81% 103%

9 TCVM Thanh Hoa 102% 83% 77% 87%

10 Dariu -109% 3% 25% -27%

11 Fund for women development, HCM 145% 74% 66% 95%

12 WV Vietnam -219% -31% -17% -89%

13 Microfinance Fund, Hai Phong 201% 185% 167% 184%

Nguồn: Số liệu tính toán của VMFWG

Page 118: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

116 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng thống kê trên đây cho thấy trung bình có tới 8/13 tổ chức đượcnghiên cứu có chỉ sổ bền vững tài chính trung bình lớn hơn 100%, chỉsố bền vững tài chính có sự giãn cách gần tương đồng với chỉ số bềnvững hoạt động. Ví dụ M7 Mai Sơn có chỉ số bền vững hoạt độngtrung bình là 179% và chỉ số bền vững tài chính trung bình là 137%,hay TYM lần lượt là 144% và 120% ... Điều này cho thấy cơ cấu vốnchủ sở hữu trên tổng tài sản nợ của các tổ chức là thấp hơn nợ phảitrả, bởi sự điều chỉnh chi phí lạm phát trên vốn chủ sở hữu có ảnhhưởng ít hơn các tổ chức có mức độ giản cách xa hơn (trong điềukiện chỉ số lạm phát năm 2009 là 6,88%). Ví dụ Quỹ hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có OSS bình quân là 188%, FSSbình quân là 145%.

Năm 2010 với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam là 11,6%, chỉ sốlạm phát đã làm bền vững tài chính của các tổ chức giảm rõ rệt từhơn 200% xuống còn 185%. Trường hợp của Tài chính vi mô Hải Phòng,hayTYM từ 147% năm 2009 xuống còn 113% năm 2010. Đặc biệt Quỹhỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh từ 145% năm2009 xuống còn 74% năm 2010. Xét về mặt tổ chức thì năm 2009 có10/13 tổ chức có tỷ lệ bền vững tài chính lớn hơn 100% thì năm 2010chỉ còn 6/13 tổ chức có chỉ số bền vững tài chính lớn hơn 100% .

Trong tình trạng kinh tế vĩ mô không ổn định tỷ lệ lạm phát trên 2 consố đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững về mặt tài chính củacác TCTCVM Việt Nam, nơi hầu hết các tổ chức dùng nguồn vốn tàitrợ không hoàn lại (Vốn chủ sở hữu) làm nguồn vốn cho vay.

Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái với tỷ lệ lạm pháttrên 18,6% năm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ bền vữngtài chính của các TCTCVM.

Điểm mạnh về bền vững tài chính:

Khi nghiên cứu chỉ số bền vững tài chính cho thấy điểm nổi bật của3 tổ chức thuộc mạng lưới M7 (Quỹ Mai Sơn, Đông Triều, Uông Bí) đềucó chỉ số bền vững tài chính ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm

Page 119: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 117

phát. Sở dĩ đạt được sự ổn định này là vì tỷ lệ vốn chủ sở hữu bìnhquân trên tổng tài sản bình quân hàng năm của họ là tương đối thấp(từ 40% đến 50% tổng tài sản).

Điểm hạn chế về bền vững tài chính:

Sự giảm chỉ số bền vững tài chính cho thấy các TCTCVM Việt Nam ítcó khả năng ứng phó với các rủi ro đến từ yếu tố lạm phát. Điều đócũng thể hiện sự lệ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu của các tổ chứclà quá lớn.

Khả năng sinh lời

Trong 27 TCTCVM cung cấp số liệu về khả năng sinh lời, năm 2012 đãcó 25 TCTCVM hoạt động có lợi nhuận (chiếm 78,12%). Trong đó có22 TCTCVM đạt tiêu chuẩn về tính bền vững mà World Bank đưa rathì ROA đạt tối thiểu 2%. Các TC lớn như TYM, CEP, M7MFI, TCVMThanh Hóa có ROA lớn hơn nhiều lần so với chuẩn tham chiếu. Bêncạnh đó, một số tổ chức có ROA âm khá lớn trong năm 2011 – 2012như VietEDMF (-25%), Anhchiem (-11%), TCVM Sóc Sơn (-73%). Nếu sosánh với năm 2011, thì có thể nhận thấy khả năng sinh lời của cácTCTCVM được cải thiện đáng kể. Theo số liêu thu thập được củaVMFWG, năm 2012 có 5/31 tổ chức hoạt động thua lỗ và có 21 tổchức có ROA đạt chuẩn.

Bảng 4.2: ROA và ROE của các TCTCVM Việt Nam 2010-2012

STT Tên tổ chứcROA ROE

2010 2011 2012 2010 2011 2012

1 SEDA 2% 8% 19% 605% 12% 48%

2 BTV 0% 1% 9% 0% 6% 10%

3 TCVM Ben Tre 1% 8% 0% 7% 26% 1%

4 CAFPE BR-VT 9% 3% 9% 21% 12% 20%

5 CEP 7% 8% 23% 0%

6 ANHCHIEM (ACE)* 0% 4% -18% 0% 16% -52%

Page 120: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

118 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

STT Tên tổ chứcROA ROE

2010 2011 2012 2010 2011 2012

7 CWCD 3% 5% 0% 168% 1% 3%

8 Dariu (TDF) 10% 7% 11% 13% 8% 15%

9 Fund for women development,HCM 5% 9% 7% 6% 18% 8%

10 PPC 2% 1% 6% 3%

11 M7 DB District 8% 6% 12% 12% 22% 17%

12 M7 DBP city 4,3% -5% 7% 10% -5% 25%

13 M7 Dong Trieu 6% 6% 7% 20% 21% 25%

14 M7 Mai Son 7,5% 0% 6% 8% 1% 12%

15 M7 Ninh Phuoc 4% 12% 9% 5% 27% 13%

16 M7 Uong Bi 5% 4% 8% 16% 8% 27%

17 MFCD 0% 6% 0% 0% 8% 0%

18 Microfinance Fund, Hai Phong 0% 6% 0% 9%

19 MOM 3% 6% 7% 5% 14% 23%

20 TCVM Soc Son -43% 1% -73% -70% 6% -444%

21 TCVM Thanh Hoa (FPW) 3% 3% 6% 7% 5% 17%

22 TYM 5% 7% 17% 11%

23 VietED MF 0% -3% 7% 0% -3% 29%

24 Women Development Fund,Lao Cai 4% 1% 3% 4% 2% 24%

25 WU Ha Tinh 2% 5% 9% 6%

26 WU Son La 5% -1% 19% -24%

27 WV Viet Nam -1% 4% 3% -2% 12% 3%

28 TCVM Ninh Binh 0% 3% 0% 7%

29 TCVM Le Thuy 0% 1% 3% 0% 3% 4%

30 TCVM Soc Trang 0% -25% 6% 0% -108% 16%

31 TCVM An Phu 0% 4% 0% 8%

Page 121: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 119

Hình 4.4: Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM năm 2011

ROA ROE

VietED MF

Anh chi em

WV Viet Nam

BTVCSOD

Binh Minh CDC

TCVM Le Thuy

TCVM Le An Phu

M7 Mai Son

TCVM Soc Trang

M7 Dong Trieu

M7 Uong Bi

WU Son La

MCDI

TCVM Thanh Hoa

TCVM Ninh Binh

TYM

BTWU

M7 Can Loc

WU Ha Tinh

NMA

Women Development Fund, Lao Cai

Fund for women Development, HCM

M7 DBP City

M7 Ninh Phuoc

Dariu

M7 DB District

CEP

PNN

Microfinance Fund, Hai Phong

CAFPE BR-VT

-120.00% -100.00% -80.00% -60.00% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00%

Nguồn: Theo số liệu tính toán của VMFWG

Page 122: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

120 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hình 4.5: Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM năm 2012

ĐạtchuẩnROA>2%

TCVM Soc Son

Anh chi em

CWCD

MFCD

TCVM Ben Tre

STU

PPC

WV Viet Nam

Women Development Fund, Lao Cai

TCVM Le Thuy

TCVM Le An Phu

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa

M7 Mai Son

TCVM Soc Trang

Fund for women development, HCM

VietED

M7 Dong Trieu

MOM

ROAROE

M7 DBP City

M7 Uong Bi

WU Son La

M7 Ninh Phuoc

CAFPE BR-VT

BTV

Dariu

M7 DB District

SEDA

-450% -400% -350% -300% -250% -200% -150% -100% -50% 0% 50%

Nguồn: Theo số liệu tính toán của VMFWG

Page 123: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 121

Một câu hỏi được đặt ra là liệu đối tượng khách hàng có thu nhậpthấp và doanh nghiệp siêu nhỏ có làm ảnh hưởng đến khả năng sinhlời của các TCTCVM hay không? Nói cách khác các TCTCVM nếutheo đuổi mục tiêu dài hạn lợi nhuận có thay đổi đối tượng tiếp cận?

Qua số liệu thông kê của 5 TCTCVM có khả năng sinh lời lớn nhất(theo chỉ tiêu ROE) thì số dư cho vay bình quân một khách hàng trênGNI bình quân đầu người nằm trong ngưỡng mục tiêu khách hànglà đối tương thu nhập thấp (theo tiêu chuẩn của MIX). Điều này chothấy việc phục vụ người nghèo vẫn đảm bảo lợi nhuận cho hoạtđông tài chính vi mô.

Bảng 4.3: Đối tượng khách hàng của 6 TCTCVM có lợi nhuận lớn nhất năm 2011

ROE 26% M7 - MFI CAFPE BR-VT WU Hà Tĩnh Dariu TYM

Dư nợ chovay bìnhquân mộtkhách hàngvay (USD)

231 23% 18% 16% 14% 12%

Dư nợ chovay bìnhquân mộtkháchhàng/ GNIđầu người

18,3% 278 148 121 161 274

Nhómkhách hàngmục tiêu

Thu nhậpthấp 22,1% 11,7% 9,6% 12,8% 21,7%

Nhómkhách hàngmục tiêu

Thu nhậpthấp

Thu nhậpcận thấp

Thu nhậpthấp

Thu nhậpthấp

Thu nhậpthấp

Thu nhậpcận thấp

Nguồn: Theo số liệu tính toán của VMFWG

TCVM thực sự phải được nhìn nhận là hoạt động kinh doanh tiền tệ,có phát sinh lợi nhuận với quy mô liên tục mở rộng và đối tượng phụcvụ là người có thu nhập thấp. TCVM đảm bảo cho nhà cung cấp

Page 124: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

122 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

dịch vụ thu lợi nhuận thậm chí còn cao hơn trong các ngành khácvà có tiềm năng còn rất lớn chưa khai thác hết. Mặc dù ban đầu cónhững ý kiến cho rằng, một TCTCVM được thành lập với mục tiêu lợinhuận sẽ nhanh chóng tìm cách tiếp cận với những khách hàng cótruyền thống của tài chính, nhưng thực tế hoạt động với khả năngsinh lời cao và tỷ lệ hoàn trả tương đối cao đã xóa bỏ nghi ngờ củanhiều người. Bản thân những người thực hànhTCVM cũng tự ý thứcđược ailà khách hàng mục tiêu của mình và đâu mới là những ngườiđem lại sự phát triển cho tổ chức.

Theo báo cáo đánh giá của ADB (2010) về chiến lược tài chính vi môADB 2000-2010, các chỉ số hoạt động tài chính chính của cácTCTCVM Việt Nam có xu hướng tốt hơn trung bình so với 6 quốc giakhác. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Các chỉ số hoạt động tài chính chủ chốt của các TCTCVMở 6 quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2000-2010

STT Quốc gia Tỷ lệ nợquá hạn

Tỷ lệ chi phí hoạtđộng (OperatingExpense Ratio)PAR (>30 ngày)

Mức độ bềnvững hoạt động

(OSS)

Mức độ bềnvững tài chính

(FSS)

1 Campuchia 1.9 21.7 147.5 111.5

2 Pakistan 7.3 31.5 102.9 87.6

3 PNG 18.2 63.3 119.9 105.7

4 Phillipines 4.3 44.4 111.6 106.4

5 Uzbekistan 2.0 18.9 78.5 73.8

6 Việt Nam 0.6 2.1 102.1 100.2

Trung bình 5.6 5.5 102.0 99

Nguồn: ADB Special Evaluation Study, 2012, “Microfinance Development Strategy 2000 – Sector Performance and Client Welfare”.

Page 125: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 123

Hình 4.6: So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia thuộc ADB

0Campuchia Pakistan

Mức độ bền vững hoạt động (OSS) Mức độ bền vững tài chính (FSS)

Tỷ lệ nợ quá hạn PAR (>30 ngày)

PNG Phillipines Uzbekistan Việt Nam Trung bình

20

40

60

80

100

120

140

160 20

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

Nguồn: ADB Special Evaluation Study, 2012, “Microfinance Development Strategy 2000 – Sector Performance and Client Welfare”.

Đánh giá mức độ bền vững của các TCTCVM các chuyên gia và cơquan quản lý thường xem xét, so sánh các mức độ bền vững vớichuẩn quốc tế và khu vực, đồng thời các chuyên gia còn xem xét ởgóc độ thể chế và xuất phát điểm của TCVM Việt Nam “Ở Việt Namcác TCTCVM được triển khai thông qua các tổ chức chính trị - xã hộidướisự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xét về khía cạnh tíchcực, với mạng lưới hội viên rộng lớn, Hội phụ nữ, Liên đoàn Lao độngvà các tổ chức chính trị - xã hội khác đã tạo điều kiện cho cácTCTCVM tiếp cận người nghèo tại các vùng nông thôn hiệu quả hơnnhiều so với các nước khác. Nhưng về mặt khác quan hệ đoàn thểchặt chẽ này đã khiến các hoạt động TCVM thường được xem nhưlà chương trình phúc lợi xã hội do Chính phủ hỗ trợ thay vì các tổchức địa phương hoạt động theo định hướng thị trường và thúc đẩysự phát triển. Ngoài ra, hầu hết các chương trình TCVM đều không

Page 126: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

124 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

thể thực hiện một cách độc lập khỏi cơ cấu tổ chức chung và chínhsách hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội”10

Vấn đề

Một điều tồn tại mà các TCTCVM thường gặp là việc thu thập thôngtin để tính toán chỉ số bền vững hoạt động và bền vững tài chính, đó là:

- Phương pháp cập nhật chỉ số lạm phát hàng năm của Việt Nam:nhiều tổchức chưa thành thạo trong việc cập nhật chỉ số lạmphát tải thời điểm báo cáo. Khi được hỏi họ thường đưa ra cácbằng chứng không chắc chắn về địa chỉ truy cập thông tin lạmphát, hoặc số liệu lạm pháp dùng để tính toán của các TCTCVMlà chưa nhất quán.

- Phương pháp tính giá trị trung bình vốn chủ sở hữu cũng chưađồng nhất ở một số tổ chức. Có tổ chức dùng công thức: Vốnchủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ)/2 – (Giá trị tài sảncố định ròng đầu kỳ + Giá trị tài sản cố định ròng cuối kỳ)/2.Nhưng có tổ chức thì tính toán chỉ số này theo phương phápcộng vốn chủ sở hữu trong 12 tháng của năm báo cáo và chiacho 12 rồi trừ đi tổng giá trị ròng tài sản cố định của 12 thángtrong năm báo cáo chia cho 12. Có một số tổ chức trước đây làchương trình dự án, nâng cấp lên thành đơn vị độc lập thì chưaghi nhận tài sản cố định trên Bảng tổng kết tài sản, bởi tài sản đódo các đơn vị chủ quản quản lý nên không có giá trị trung bìnhcủa giá trị ròng tài sản cố định trong kỳ.

- Phương pháp tính Tổng chi phí hoạt động đã điều chỉnh khôngđồng nhất giữa các tổ chức. Nhiều tổ chức chỉ cập nhập số liệuvề chi phí vốn thực tế mà họ phải chi trả cho khách hàng tại kỳbáo cáo được thể hiện trên Báo cáo tài chính, không thực hiện

10 Đánh giá của chuyên gia Lê Lân trong tài liệu nghiệp vụ số 5của tổ chức lao độngquốc tế ILO

Page 127: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 125

việc điều chỉnh chi phí vốn trên cơ sở tổng nợ phải trả nhân vớilãi suất thương mại tài thời điểm báo cáo và trừ đi chi phí vốnthực trả trên báo cáo tài chính. Một điểm nữa là khi tính toán chỉsố này các nhà quản lý, hoặc bộ phận nghiệp vụ chưa tính đếncác khoản chi phí không bằng tiền mà đáng lẽ tổ chức phải trảkhi không có nhà tài trợ, như chi phí chuyên gia, cố vấn…

Nghiệp vụ ghi nhận Vốn chủ sở hữu của các tổ chức cũng khácnhau. Trên thực tế có rất nhiều TCTCVM đang ghi nhận phần vốn tàitrợ trên khoản mục nợ dài hạn, nhưng có tổ chức lại ghi nhận phầnvốn này vào nguồn vốn chủ sở hữu. Việc ghi nhận khác nhau cũnglàm cho chỉ số bền vững tài chính khác nhau, bởi nó ảnh hưởng tớisự điều chỉnh chi phí tài chính. Việc cập nhật không đầy đủ và khôngthống nhất cũng làm cho chỉ số này phản ánh thiếu thực tế tình hìnhbền vững tài chính của tổ chức.

4.5. Chất lượng danh mụcDanh mục các khoản cho vay là tài sản quan trọng nhất củaTCTCVM. Chất lượng danh mục phản ánh rủi ro của các khoản vayquá hạn và quyết định thu nhập tương lai cũng như khả năng củatổ chức để gia tăng mức độ tiếp cận và phục vụ khách hàng hiệntại. Chất lượng danh mục được đo bằng chỉ tiêu Portfolio at Risk over30 days – Chỉ tiêu đánh giá rủi ro quá 30 ngày (PAR > 30 ngày). Đâylà chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của danh mục;mặc dù vậy rất ít các tổ chức công bố chỉ tiêu này. Khi các TCTCVMđối mặt với chất lượng danh mục kém thì có thể tiến hành xóa cáckhoản vay trên sổ sách của mình hoặc tái tài trợ cho các khoản vaybằng cách gia hạn, thay đổi kế hoạch trả nợ hoặc cả hai. Các chỉtiêu như tỷ lệ xóa nợ, tỷ lệ bù đắp rủi ro bởi DPRR của TCTCVM cũnglà thước đo tốt để đánh giá chất lượng danh mục. Tuy nhiên, cácthông tin về khoản nợ được xóa và tái tài trợ, gia hạn ít dẫn đến việcphân tích sâu gặp khá nhiều khó khăn.

Trong danh sách các tổ chức công bố PAR > 30 ngày thì tỷ lệ nàytương đối thấp. Bốn tổ chức lớn là Qũy CEP, TYM, Quỹ Dariu, TCVM

Page 128: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

126 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Thanh Hóa có PAR khá thấp so với tiêu chuẩn là 3%.Điều này cho thấycác TCTCVM đó đã duy trì tương đối tốt chất lượng danh mục chovay từ đó có tác động tốt đến tính bền vững và khả năng sinh lời củacác tổ chức này.

Bảng 4.5: Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2011

TCTCVM PAR>30 ngày Tỷ lệ DPRR bù đắp tổn thất Tỷ lệ xóa nợ

Anhchiem 3.70% — 0.00%

Binh Minh CDC/SEDA — 0.10% —

CEP 0.39% 0.03% 0.02%

Dariu 0.36% 0.15% 0.02%

M7 Can Lộc — 0.77% 0.36%

M7 huyện Điện Biên — 0.30% 0.00%

M7 thành phố Điện Biên Phủ — 0.07% 0.00%

M7 Đông Triều — 0.10% —

M7 Mai Sơn — 0.09% —

M7 Ninh Phước — 0.43% 0.76%

M7 Uông Bí — 0.15% —

MCDI 0.00% 0.03% 0.00%

TCVM Thanh Hóa 0.10% 0.34% 0.02%

TYM 0.01% -0.03% 0.00%

Page 129: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 127

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Với số liệu và phân tích các chỉ số OSS, FSS, ROA và ISS ở trên, kết hợpvới các đặc điểm đặc trưng của TCVM Việt Nam cho thấy nét cơbản về bền vững của các tổ chức:

- Việc sử dụng hệ thống quản lý của Hội liên hiệp phụ nữ đã giúpcác TCTCVM sớm đạt được điểm bền vững về hoạt động và tàichính, sau khoảng 2 đến 3 năm hoạt động đã là các tổ chức cóthể đạt mức bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Chỉ số lợi nhuận ròng trên bình quân tài sản đạt và vượt chỉ tiêuthông lệ quốc tế (>2%).

- Mức độ bền vững thể chế (ISS) là khá kéo dài nhiều tổ chức saugần 2 thập kỷ hoạt động vẫn còn cấu trúc quản trị kiêm nhiệmchưa xác định được Tầm nhìn, Sứ mệnh, chưa tạo được văn hóariêng biệt của tổ chức, đội ngũ nhân viên thay đổi qua các thời

Bảng 4.6: Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2012

STT Tên tổ chức PAR>30 days

1 Hội Phụ nữ Sơn La 25%

2 Viet ED 0%

3 Anh Chi Em 7%

4 TCVM Sóc Sơn 0%

5 WV Việt Nam 0%

6 TCVM Sóc Trăng 0%

7 MOM 0%

8 TCVM Lệ Thủy 0%

9 M7 thành phố Điện Biên Phủ 0%

10 M7 Mai Sơn 2%

11 M7 Uông Bí 0%

Page 130: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

128 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

kỳ… Những yếu tố trên đã làm hạn chế sự phát triển mở rộng củatổ chức.

- Các chỉ số Bền vững hoạt động, Bền vững tài chính và Tỷ suấtsinh lời đại diện cho điểm mạnh của các TCTCVM Việt Nam thìchỉ số bền vững thể chế, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểnlâu dài của TCTCVM lại là điểm yếu cơ bản và cố hữu.

Tuy 5 năm gần đây dưới sự tác động của môi trường pháp lý, sự hỗtrợ tích cực của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhà đầutư xã hội, sự đóng góp của các chuyên gia và các nhà thực hànhTCVM, bằng các mô hình dự án thành công, đã có tác động lớn vàlàm thay đổi nhận thức về TCVM trong khối cơ quan nhà nước TWvà địa phương. Sự chuyển biến đó thể hiện qua sự kiện hàng chụcquỹ xã hội được thành lập và đi vào hoạt động theo hướng độc lậpvề thể chế, chuyên nghiệp về quản trị và điều hành.

4.6. Bền vững về thể chế - ISSKhi đánh giá mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam,Nhóm nghiên cứu đã xem xét các báo cáo nghiên cứu của Tổ chứclao động Quốc tế (ILO) giai đoạn 200511 và nghiên cứu: “Phát triểntài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Tiếnsỹ Nguyễn Kim Anh chủ biên. Đồng thời xem xét và tham chiếu vớicác TCTCV Mở khu vực và thế giới, Nhóm nghiên cứu đã tập trungvào các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tính sở hữu chưa rõ ràng. Xuất phát điểm của hầu hết cácTCTCVM tại Việt Nam là các chương trình, dự án với đối tác là các tổchức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội phụ nữ và Liên đoàn lao động.Thêm vào đó là môi trường và khuôn khổ pháplý về hoạt động TCVMvẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Hai yếu tố trên đã dẫn đếnhệ quả là tính sở hữu của TCVM là chưa rõ ràng, tồn tại hai quan điểmvề nguồn vốn tài trợ của tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ sau khi

11 Tài liệu nghiệp vụ số 5 của tổ chức lao động Quốc tế ILO giai đoạn 2005.

Page 131: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 129

hết hạn dự án được bàn giao cho ngân sách địa phương quản lý12:Quan điểm thứ nhất cho rằng nguồn vốn này là vốn của nhà nước,quan điểm thứ hai lại cho rằng nguồn vốn đó thuộc sở hữu của cộngđồng (người nghèo). Trên quan điểm của Nghị định 30/2012/NĐ-CP(thay thế cho nghị định 148/2007/NĐ –CP)13 và mục đích của các nhàtài trợ thì quan điểm thứ hai là phù hợp hơn. Tuy nhiên nhận thức theoquan điểm thứ hai của các nhà quản lý trong lĩnh vực TCVM tại ViệtNam là chưa nhiều, thường là các chuyên gia trong ngành theoquan điểm này. Đây không những là rào cản về mặt phát lý mà cònlà rào cản đến hầu hết các yếu tố bên trong và bên ngoài của cáctổ chức, tạo thành các rào cản cho hoạt động, rào cản về tiếp cậnvà mở rộng quy mô, rào cản cho quá trình hình thành cấu trúc quảntrị và ra quyết định, rào cản trong việc tiếp cận các nhà tài trợ và cácnhà đầu tư.

Thứ hai, chiến lược hoạt động chưa rõ ràng. Quá trình nghiên cứucho thấy rằng có rất ít TCTCVM Việt Nam có được một kế hoạchchiến lược bài bản với đầy đủ Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi vàVăn hóa tổ chức. Sự thiếu hụt các nhân tố quan trọng đó trong hoạtđộng của mỗi tổ chức báo hiệu các rủi ro tiềmtàng xảy ra, bao gồm:Sự chệch hướng mục tiêu hoạt động, thay đổi theo ý kiến chủ quancủa nhà quản trị và bị áp lực từ cơ quan chủ quản dẫn đến hậu quảlà khó thu hút và giữ chân những nhân sự quản lý giỏi.

Thứ ba, nhân sự của các TCTCVM có chất lượng thường không cao,với số lượng hạn chế. Đây luôn là bài toán khó đối với các TCTCVMtrong quá trình phát triển. Hầu hết các TCTCVM Việt Nam đều pháttriển từ các chương trình/tiểu hợp phần/dự án phát triển được tài

12 Quyết định số 64/2001/QĐ - TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

13 Nghị định số 30/2012/NĐ -CP của ngày 12 tháng 4 năm 2012 Chính phủ về tổ chức, hoạt động quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Nghị định số 148/2007/NĐ - CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Page 132: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Tính toán từ báo cáo các TCTCVM cung cấp cho VMFWG

Số lượng khách hàng và dư nợ trung bình của một cán bộ tín dụngcủa TTCVM quản lý thấp hơn rất nhiều so cán bộ tín dụng làm việctại các ngân hàng thương mại. Lý do chính là phân đoạn thị trườngkhách hàng nhỏ, chủ yếu ở vùng sâu xa, khó tiếp cận và cách tiếpcận của TCVM – mang dịch vụ đến gần khách hàng - khiến cho yêucầu về số lượng nhân lực nhiều hơn. Tại Việt Nam, mỗi cán bộ tíndụng của TCTCM quản lý trung bình 206 khách hàng và 580 triệu dưnợ. Các TCTCVM nhỏ và mới thành lập có năng suất lao động còn

130 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

trợ, thường kết hợp với một tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở. Dovậy, tính chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ về TCVM thường khôngcao. Do tính chất phát triển của các chương trình/dự án, nhiều hoạtđộng nâng cao năng lực cho khách hàng được cung cấp kèm vớicác hoạt động TCVM vì khách hàng thường không có nhiều hiểu biếtvề các dịch vụ tài chính. Do vậy, nhân sự trong ngành TCVM thườngđược đánh giá có mức độ tận tâm, chấp nhận khó khăn về điều kiệnlàm việc, gần gũi với khách hàng. Trong số các nhân sự, số lượng cánbộ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn do hoạt động chính của các TCTCVMhiện vẫn tập trung vào tín dụng.

Hình 4.7: Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ trung bình trên một cán bộ tín dụng của các TCTCVM tại Việt Nam năm 2011-2012

206580 161

477.8157

284.4

270861.5

154

296.6

236771.2

945.9286350

Số lượng KH trung bình/1 cán bộ TD Quy mô dư nợ/1 cán bộ TD (triệu/người)

300

250

200

150

100

50

0Trung bình TC mới

(0 - 4 năm)TC trẻ

(4 - 8 năm)TC trưởng

thành(>8 năm)

TC siêu nhỏ(dư nợ

<400000 USD)

TC nhỏ(dư nợ400000-

1 triệu USD)

TC trungbình

(1-8 triệu USD)

TC lớn(>8 triệu USD)

10009008007006005004003002001000

Page 133: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 131

thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu các TCTCVM không sử dụng cách tiếpcận gần gũi khách hàng và cung cấp dịch vụ cho các khách hàngthu nhập thấp, họ sẽ phải đi vay từ khu vực tư nhân. Do đặc trưngkhách hàng chủ yếu có thu nhập thấp, trình độ học vấn tương đốithấp, kỹ năng xã hội không cao…, các cán bộ TCTCVM không thể tỏra quá chuyên nghiệp và hào nhoáng, yêu cầu về điều kiện làm việctiện nghi đầy đủ. Sứ mệnh của các TCTCVM chủ yếu là vì mục tiêugiảm nghèo, tăng thu nhập và đời sống của khách hàng, nên thườngkhông vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, lương của các cán bộ trongngành TCVM tương đối thấp so với các ngành khác trong khu vựctài chính (như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngânhàng). Vì thế, việc thu hút sinh viên chuyên ngành tài chính ngânhàng, hoặc cán bộ nhân viên theo đuổi mục tiêu kiếm tiền làm giầutừ hoạt độngTCVM là không khả thi. Nguồn nhân sự cho ngành TCVMhiện vẫn chủ yếu từ các cán bộ các hội đoàn thể tự chuyên nghiệphóa dần, hoặc từ sinh viên các ngành về phát triển, an sinh xã hội.Điều này làm hạn chế sự chuyên nghiệp hóa về TCVM, nhưng lạiphát huy tối đa những điểm mạnh về nhân sinh quan và đạo đứcnghề nghiệp của nhân sự trong khu vực này.

Thứ tư, hệ thống quản lý thông tin chưa chuyên nghiệp. Sự thiếu hụtmột hệ thống quản lý thông tin (MIS) chuyên nghiệp của các TCTCVMcũng là đặc điểm hạn chế của các TCTCVMViệt Nam. Cho đến thờiđiểm hiện tại, hầu hết các TCTCVM đều gặp phải thách thức trongquá trình ứng dụng công nghệ tin học vào quá trình quản lý, nên đãhạn chế khả năng kiểm soát của hệ thống và hạn chế năng suất laođộng của nhân viên. Nhiều phần mềm áp dụng còn quá sơ khai,không tổng hợp được thông tin quản lý TCVM chung cho tổ chức.Chưa có phần mềm lõi chuyên nghiệp được cơ quan chủ quảnchấp thuận/khuyến nghị sử dụng. Thậm chí, nhiều tổ chức mới ápdụng quản lý thông tin rất sơ khai.Sự kết nối giữa giao dịch, kế toán,quản trị trong TTCVM còn hạn chế. Do vậy, việc tuân thủ và thực hiệnviệc quản lý thông tin, lập và sử dụng các báo cáo tài chính chuẩnmực chưa được thực hiện tốt. Ngoại trừ các tổ chức được cấp phépvà chuẩn bị cấp phép (5), cũng như một số dự án có yêu cầu chặtchẽ, rất ít TCTCVM có báo cáo tài chính chuẩn mực theo TCVM trên

Page 134: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

132 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

thế giới cũng như yêu cầu về quản lý tài chính đối với các tổ chứctín dụng của Việt Nam. Lý do chủ yếu là (i) hoạt động quản lý thôngtin, lập và sử dụng báo cáo của các dự án/chương trình chủ yếu dochủ sở hữu/nhà tài trợ áp đặt; (ii) nghị định số 30/NĐCP và 148/NĐCPcủa Chính phủ không quy định về chuẩn mực này đối với các TC xãhội.

Từ các hạn chế nêu trên, có thể kết luận rằng khả năng bền vữngthể chế của các TCTCVM Việt Nam là rất hạn chế, vì vậy, cácTCTCVM rất dễ dàng bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài lẫn yếutố bên trong. Điều này biểu hiện rất rõ nét về sự lệ thuộc vào sự thayđổi của các cơ quan chủ quản trong việc hoạch định chiến lược,điều hành hoạt động, và còn lệ thuộc vào ý chí của từng nhà lãnhđạo của các cơ quan chủ quản đó.

Bảng 4.7: Các loại hình hoạt động của TCTCVM

Loại hình TCTCVM

Khu vực chính thức

Được NHNN cấp phép thành lậpvà hoạt động theo Luật các TCTD2010

TYM, M7 – MFI (M7 Mai Sơn, M7 Uông Bí, M7Đông Triều).

Khu vực bán chính thức(i) Một hợp phần của chươngtrình dự án phát triển. Quỹ TCVM Hải Phòng

(ii) Chương trình tài chính vi môchuyên trách nhưng chưa đăngký thành lập tổ chức tài chính vimô.

Binh Minh CDC, Chương trình Bàn Tay Vàng,BTWU, CAFPE BR – VT, Hội LHPN Sơn La, An-hchiem, CWCD, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triểnTP.HCM, PNN, Quỹ Phụ nữ Phát triển tỉnh LàoCai, Hội LHPN Hà Tĩnh, Hội LHPN Việt Nam, TCVMLệ Thủy.

(iii) Quỹ xã hội hoạt động tàichính vi mô (theo NĐ148//2007/NĐ - CP nay là NĐ30/2012/NĐ - CP hoặc NĐ177/1999/NĐ - CP) (CEP, NMA…).

CEP, M7 Can Lộc, Quỹ Phụ nữ Phát triển huyệnĐiện Biên, Quỹ Phụ nữ Phát triển thành phốĐiện Biên Phủ, M7 Ninh Phước, STU, NMA, TCVMThanh Hóa, VietED MF, TCVM Sóc Trăng, TCVMNinh Bình, TCVM An Phú.

(iv) Các tổ chức phi chính phủ(NGO, INGO) cung cấp dịch vụtài chính vi mô.

Quỹ Dariu, MCDI.

Nguồn: Dữ liệu báo cáo của TCTCVM gửi VMFWG

Page 135: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 133

Xếp hạng mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM theo mức độchuyên nghiệp hóa dựa trên các tiêu chuẩn ở Việt Nam như sau:

Hình 4.8: Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam

MFIs đã chính thức hóa TYM, M7MFI

CEP, MOMThanh Hoa...

Binh Minh, AnhchiemWU Hà Tĩnh...

Dariu, TCVM Hải Phòng

Ủy thác của NHCSXHCác chương trình TD-TK tự nguyện

Quỹ xã hội, quỹ từ thiện -có xu hướng chính thức hóa

Chương trình TCVMchuyên trách

NGOs, một hợp phầncủa dự án

Ủy thác, chương trìnhtự nguyện

4.7. Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM trên quan điểmkhách hàng4.7.1. Sự hài lòng của khách hàng

Trong một nghiên cứu so sánh hoạt động do các tổ chức cung cấpdịch vụ TCVM thực hiện năm 2012, một trong những thông tin đángquan tâm là sự hài lòng của khách hàng. Trong tổng số 882 ngườicung cấp thông tin thì có 51,36% đánh giá ở mức rất hài lòng, 44,44%hài lòng, và 3,74% ở mức bình thường, số người chưa hài lòng vàkhông hài lòng hầu như không đáng kể.

Page 136: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011; TS.Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2012)

Nếu xét riêng với từng tổ chức tín dụng, phần đa khách hàng củaNHCSXH và TDND cảm thấy rất hài lòng, tỷ lệ khách hàng rất hài lòngcủa hai tổ chức này lần lượt là 50,31% và 59,76%. Với TCVM thì tỷ lệkhách hàng hài lòng lại chiếm ưu thế hơn với 51,26%; trong khi sốkhách hàng rất hài lòng thấp hơn một chút với 45,91%.

Hình 4.9: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức

134 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng 4.8: Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động của các tổ chức

Mức độ hài lòngTổng Ngân hàng CS Quỹ TDND Tài chính VM

Sốlượng Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ % Sốlượng Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ %

Rất hài lòng 453 51,36 160 50,31 147 59,76 146 45,91

Hài lòng 392 44,44 148 46,54 81 32,93 163 51,26

Bình thường 33 3,74 9 2,83 15 6,10 9 2,83

Chưa hài lòng 3 0,34 1 0,31 2 0,81 0 0,00

Không hài lòng 1 0,11 0 0,00 1 0,41 0 0,00

Tổng cộng 882 100.00 318 100,00 246 100,00 318 100,00

TCVM

QTDND

NHCS

Tổng

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Rất hài lòng

Hài lòng

Bình thường

Chưa hài lòng

Không hài lòng

45.91 51.26

59.76 32.93

46.5450.31

51.36 44.44

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011; TS. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2012)

Page 137: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 135

Nhận định về mức độ hài lòng của TCTCVM cao hơn so với các tổchức khác xuất phát từ các lợi ích họ mang lại cho khách hàng, đặcbiệt là các lợi ích xã hội và cách tiếp cận phù hợp. Đây chính là lýdo tại sao, mặc dù các TCTCVM hiện tại còn tương đối nhỏ bé vềquy mô, nhưng được Chính phủ và các tổ chức quốc tế hết sứcquan tâm và tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới. Đây cũng là“quả ngọt” mà các TCTCVM bắt đầu được gặt hái từ khi bắt đầuthực hiện hoạt động TCVM từ những ngày đầu dựa trên công sức,mồ hôi, nước mắt của các thành viên và cán bộ quản lý TCTCVM.

Do sự gắn bó và nhận định hết sức tích cực nói chung về TCVM nhưvậy, nên với câu hỏi “có muốn tiếp tục vay không?”, hầu hết cáckhách hàng muốn tiếp tục vay (86,99%). Đa số người dân đều thiếuvốn và cần vốn trong kinh doanh, buôn bán, sản xuất nên vẫn có nhucầu vay thêm.Bên cạnh đó, có những cá nhân không có nhu cầuvay thêm, có thể là không thiếu vốn; hoặc cũng có những người vẫncần vốn nhưng vì khó khăn khi trả nợ cũ nên cũng không dám vaythêm các khoản mới nữa.

Hình 4.10: Khách hàng có muốn tiếp tục vay không?

0%

Ko muốn vay thêm

Có muốn vay thêm

64.52%

31.12% 27.26% 41.62%

26.61% 8.87%

20% 40% 60% 80% 100%

NHCS

Quỹ TDND

TCVM

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011; TS. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2012)

Page 138: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

136 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Xét trong 829 người muốn vay thêm vốn, có 345 người là khách hàngcủa TCVM, chiếm 41,62%; 258 khách hàng của NHCSXH, chiếm31,12%; 226 khách hàng của TDND, chiếm 27,26%. Những người khôngmuốn tiếp tục vay vốn thì chủ yếu là khách hàng của NHCSXH, chiếm64,52%. Các khách hàng TCTCVM thể hiện sự gắn bó hơn với tổ chức,muốn tiếp tục tham gia lâu dài và vay vốn tại tổ chức.

4.7.2. Vấn đề lãi suất

Gần đây, có một số lo ngại từ khách hàng và từ các nhà quản lý vềvấn đề lãi suất của các TCTCVM Việt Nam. Trần lãi suất cho vay đốivới các TCTD nói chung, các TCTCVM chính thức cũng được đưa ravà gây ra mối quan ngại với các nhà tài trợ chính cho TCVM tại ViệtNam như ADB, WB, IFC. Do vậy, phần này sẽ đánh giá về (i) mức lãisuất cho vay hiện tại của các TCTCVM Việt Nam so với thế giới; (ii)liệu quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo với lãi suất củaTCVM; (iii) chính sách lãi suất các TCTCVM Việt Nam đang áp dụng;và (iv) ưu nhược điểm của chính sách lãi suất hiện tại.

4.7.2.1. Mức lãi suất cho vay hiện tại của các TCTCVM Việt Nam sovới thế giới

Trên thực tế khảo sát và đánh giá của Mix Market và Planet Ratingtại 5 TCTCVM Việt Nam bao gồm: CEP, TYM và Quỹ hỗ trợ phụ nữnghèo Thanh Hóa, Bình Minh CDC và mạng lưới M7 cho thấy lãi suấtcủa các TCTCVM Việt Nam dao động trong khoảng 17,8 đến25%/năm. Trên thế giới, các TCTCVM thường áp dụng lãi suất cho vayđối với khách hàng ở mức cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh củacác ngân hàng thương mại (NHTM), trong khoảng từ 20-40%, tùy từngquốc gia và từng khu vực (Morduch, 2008; Duflos, 2013). Tuy vậy, mứclãi suất này thường thấp hơn một chút hoặc bằng lãi suất cho vaytiêu dùng của các NHTM, và thấp hơn nhiều (10-25%) so với mức lãisuất của người cho vay tư nhân (Morduch, 2008; Rosenberg & cộngsự, 2009; Duflos, 2013).

Page 139: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 137

Hình 4.11: Lãi suất cho vay trung bình của các TCTCVM trên thế giới (%/năm)

0Thế giới Châu Phi Đông Á Trung Á Châu Mỹ

La tinhTrung Đông Nam Á

2004 2006 2011

5

10

15

20

25

30

35

40

45

30

26 27

3937

25

35 34

26

30

23 23

3027

30 30

25 2628

22 21

Nguồn: (Duflos, 2013)

Có một vài trường hợp ngoại lệ, như tổ chức Compartamos ở Mexicocho vay với lãi suất 85%/năm. Với những TCTCVM có lãi suất thấp hơn,100% đều được nhận tài trợ theo nhiều cách khác nhau từ Chính phủhoặc từ các nhà tài trợ (Jain & Moore, 2003).

Số liệu trên cho thấy lãi suất trung bình của ngành TCVM Việt Namcung cấp cho khách hàng ở mức trung bình so với thế giới và thấphơn so với nhiều nước trong khu vực.

4.7.2.2. Liệu quyền lợi của khách hàng có được đảm bảo với lãi suấtcủa TCTCVM?

Vậy lãi suất của TCTCVM có khiến cho quyền lợi của khách hàng bịảnh hưởng không? Câu trả lời xuất phát từ bản chất tổng chi phí vayvốn và đặc trưng của TCTCVM.

Thứ nhất, lãi chỉ là một trong số các chi phí khách hàng phải trả khivay vốn.

Tổng chi phí vay vốn của khách hàng = Chi phí lãi vay + chi phí giaodịch + chi phí cơ hội

Trong đó, chi phí giao dịch đối với khách hàng là các chi phí cho việc

Page 140: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

138 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

đi lại đến tổ chức, ăn uống của khách hàng, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ…trong quá trình giao dịch và hoàn tất giao dịch của khách hàng. Chiphí cơ hội là thời gian và thu nhập khách hàng có thể kiếm được nếukhông thực hiện giao dịch với tổ chức tín dụng. Nếu các khoản vaylớn, chi phí giao dịch và chi phí cơ hội thường không đáng kể (3-5%/tổng giá trị khoản vay). Tuy vậy, với mức vay của khách hàngTCTCVM dưới 1500 USD, các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn,trung bình 34% theo thông lệ quốc tế (ADB, 2013). Đối với khách hàngTCTCVM, với cách tiếp cận gần gũi (door-to-door banking), tổng chiphí giao dịch và chi phí cơ hội giảm đi đáng kể. Do vậy, kể cả lãi suấtcủa TCTCVM cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của NHTM, kháchhàng vẫn tiết kiệm được chi phí khi đi vay TCTCVM do tổng chi phíthấp hơn. Ví dụ minh họa sau đây làm rõ hơn các khoản chi phíkhách hàng vay từ NHTM và từ TCTCVM.

Bảng 4.9: So sánh chi phí vay vốn của khách hàng từ NHTM và TCTCVM

Khoản vay Tổ chứcLãi suất Lãi phải

trảChi phí

giaodịch

Chi phícơ hội

Tổng chiphí

Lãi suấtthực

(%) (triệuVND)

(triệuVND)

(triệuVND)

(triệuVND) (%)

30 triệu/ 12 thángNHTM 15 4,5 3 0,48 7,98 27

TCTCVM 23 6,9 0,05 0,12 7,07 24

20 triệu/ trong 12tháng

NHTM 15 3 3 0,48 6,48 32

TCTCVM 23 4,6 0,05 0,12 4,77 24

10 triệu trong 12tháng

NHTM 15 1,5 3 0,48 4,98 50

TCTCVM 23 2,3 0,05 0,12 2,47 25

Chú ý: chi phí giao dịch bao gồm: chi phí đi lại (xăng xe, ăn uống,giấy tờ phô tô, mua thông tin, đăng ký giao dịch bảo đảm,…). Mộtkhoản vay trung bình khách hàng cần đi lại từ 3-4 lần.Chi phí cơ hộiđược tính là một KH một ngày đi làm được trả công 120.000đồng.Các thông tin về lãi suất ở trên là giả định.

Nguồn: Tính toán được dựa trên dữ liệu của ADB (2013), VMFWG (2013)

Page 141: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 139

Như vậy, mặc dù lãi suất cho vay của NHTM chỉ là 15%, trong khiTCTCVM cho vay 23%, nhưng lãi suất thực khách hàng phải gánh chịukhi vay từ NHTM cao hơn. Khoản vay càng nhỏ thìtỷ lệ chi phí nàycàng lớn. Khách hàng TCVM được lợi do chi phí giao dịch và chi phícơ hội giảm đi so với vay vốn từ NHTM. Như vậy, trong trường hợp này,lãi suất cho vay của TCTCVM cao hơn của NHTM tới 7% thì kháchhàng vẫn có lợi, đặc biệt là các khách hàng ở khu vực nông nghiệpnông thôn, vùng sâu vùng xa với chi phí giao dịch và chi phí cơ hộicao trong tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống.

Thứ hai, đặc trưng của hầu hết các TCTCVM là hoạt động với mụctiêu bền vững và xã hội. Do vậy, khách hàng TCVM được tiếp cậnvới dịch vụ tài chính mang tính xã hội hóa tương đối cao. Các đặctrưng về thị phần, quản lý rủi ro, sản phẩm, nhân sự của TCTCVM cũngkhác biệt so với các TCTD khác.

Bảng 4.10: Đặc trưng của các TCTCM và lợi ích đối với khách hàng

Chỉ tiêu NHTM TCTCVM Lợi ích đối với KH TCVM

Mục tiêu Chủ yếu vì mụctiêu lợi nhuận

Bền vững và mụctiêu xã hội

- Chi phí phải trả phù hợp- Mức độ xã hội hóa cao

Thị phầnKhách hàng

trung bình, khá,tập trung ở

thành thị

Khách hàng thunhập thấp ở nôngthôn

- Được tiếp cận tốt hơn tớidịch vụ tài chính chínhthức

Giảmthiểu rủi

ro

Thế chấp tàisản hoặc tín

chấp

Tín chấp (theo nhóm bảolãnh)

- Hỗ trợ từ nhóm- Sự tự hào trong cộng

đồng và cạnh tranh nộibộ cao hơn

Sảnphẩm Khoản vay lớn

-  Khoản vay nhỏ, trảdần, chủ yếu chophụ nữ

-    Một số sản phẩmbổ sung giúp nângcao năng lực

- Đáp ứng đúng nhu cầuvà khả năng

- Có thể thanh toán được•  Các dịch vụ bổ sung•  Nâng cao năng lực giới

Page 142: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

140 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn ADB (2013), (VMFWG, 2013)

Do những đặc trưng trên, lợi ích khách hàng nhận được từ các dịchvụ của TCTCVM là rất lớn, cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là vấnđề nâng cao năng lực xã hội và giới.

Như vậy, quyền lợi của khách hàng TCTCVM vẫn được đảm bảo vớimức lãi suất cho vay cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của NHTMnếu (1) tổng chi phí khách hàng phải trả thấp hơn, tức TCTCVM giúpkhách hàng giảm thiểu chi phí giao dịch và chi phí cơ hội, và (2)khách hàng nhận được những lợi ích khác do những đặc trưngmang tính chất xã hội và phát triển cộng đồng của TCTCVM.

4.7.2.3. Chính sách lãi suất cho vay hiện tại của các TCTCVM Việt Nam

Là một loại hình TCTD chính thức, lãi suất cho vay của các TCTCVMchính thức theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Các TCTCVMbán chính thức do hoạt động chung theo luật dân sự nên về nguyênlý phải áp dụng các điều khoản của Luật dân sự (điều 476 khoản 1).

Từ 22/12/2012, theo Thông tư 33/2012/TT-NHNN quy định về lãi suấtcho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, trần lãi suất cho vayngắn hạn bằng VND trong 5 lĩnh vực bắt đầu được áp dụng cho cácTCTCVM và QTDND cao hơn trần của các TCTD khác 1%. Từ đó đến

Chỉ tiêu NHTM TCTCVM Lợi ích đối với KH TCVM

Nhân lực Đào tạo & kỹnăng cao

Đào tạo và kỹ thuậtkhông caoKỹ năng xã hội tốt

- Cán bộ dễ gần, hiểukhách hàng

Thủ tục Phức tạp hơn Đơn giản & tối thiểuhóa

- Dịch vụ tại chỗ, cần là có- Dịch vụ gần gũi, thân

thiện

Cáchtiếp cận

Tại phòng giaodịch/chi nhánh

Tại làng/bản/tại nhàkhách hàng

- Giảm chi phí giao dịch- Thu hồi nợ dễ dàng

Page 143: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 141

nay, chính sách lãi suất trần được áp dụng theo nguyên lý như vậy.Hiện nay, theo Thông tư 16/2013 ngày 27/6/2013 của NHNN, cácTCTCVM áp dụng trần lãi suất ngắn hạn 10% đối với 5 lĩnh vực ưutiên14. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên ở mức 9% từ năm 2010 đếnnay. Như vậy, các TCTCVM bán chính thức cần áp dụng lãi suất chovay tối đa là 13,5%/năm.

Lãi suất hiện hành của các TCTCVM hiện nay trong khoảng 12-14%/năm, theo phương thức trả lãi và gốc dần (theo tuần hoặctháng). Như vậy, về danh nghĩa, lãi suất cho vay hiện nay củaTCTCVM chính thức chỉ cao hơn trần 2%, còn các TCTCVM bán chínhthức vẫn nằm trong trần cho phép. Tuy vậy, cách tính lãi của cácTCTCVM hầu hết theo phương pháp dư nợ ban đầu (còn được gọilà phương pháp add-on hoặc lãi phẳng (flat rate)15. Đây là cách tínhgốc và lãi dễ áp dụng và thực hiện đối với cả cán bộ tín dụng, cánbộ kế toán và khách hàng, nhất là trong điều kiện nhân sự và kháchhàng của các TCTCVM trình độ chuyên môn chưa cao. Thực chất,cách tính lãi add-one làm cho lãi suất hiệu dụng EIR (effective interestrate) cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa (ví dụ, lãi suất 12%/nămtrả theo tháng thì EIR là 23,69%), nếu khách hàng không hiểu rõ hoặckhông được cung cấp thông tin đầy đủ thì sẽ có cảm giác bị “lừa”vì chi phí thực phải trả cao hơn.

14 Theo Thông tư 16/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013, điều 1, khoản 1, Lãi suất cho vayngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân vàTổ chức tài chính vi mô ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tốiđa là 10%/năm. 5 lĩnh vực được ưu tiên áp dụng lãi suất trần là: nông nghiệp nôngthôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngànhcông nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

15 Ví dụ, khách hàng vay 50 triệu, lãi suất 12%/năm, trong 12 tháng. KH sẽ phải trả tổnglãi là: 12%*50 triệu = 6 triệu. Nếu trả lãi và gốc hàng tháng, mỗi tháng khách hàngphải trả: (50+6)/12 = 4,66 triệu. Còn nếu trả lãi theo tuần, mỗi tuần khách hàng phảitrả (50+6)/50 = 1,12 triệu.

Page 144: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

142 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hơn nữa, theo điều 10 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày17/5/2001 quy định phương pháp tính và hạch toán thu trả lãi củaTCTD, lãi theo tích số được tính theo dư nợ giảm trừ, còn lãi theo mónđược tính trên số tiền trả nợ. Do vậy, hiện tại chưa có quy định về tínhlãi theo dư nợ ban đầu tại Việt Nam16. Nói cách khác, nếu TCTCVMchính thức áp dụng cách tính lãi này là vi phạm quy định, mặc dùđây là phương pháp được hầu hết các TCTCVM trên thế giới, cũngnhư một số NHTM trong cho vay tiêu dùng áp dụng hiện nay.

Tuy nhiên ở Việt Nam trong bối cảnh thị trường tín dụng nông thôn,nhiều năm được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi thông qua hệ thốngNHCSXH và các chương trình mục tiêu khác trong lĩnh vực xóa đóigiảm nghèo đã là bước rào cản lớn đối với mức lãi suất định hướngthị trường mà các TCTCVM đang cung cấp.

Xét trên khía cạnh hiệu quả và chi phí, thực tế đã chứng minhphương pháp tiếp cận của TCVM đã có tác động rõ rệt đến nhậnthức và khả năng thoát nghèo bền vững của hộ nghèo và hộ có thunhập thấp, với mức chi phí phù hợp mà người nghèo sẵn sàng chitrả cho TCTCVM để họ dễ dàng tiếp cận được khoản vay nhỏ ngaytại thôn, bản đã giúp họ tự tin hơn, năng động hơn trong việc tự tạoviệc làm, tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh để vươn lên thoát nghèo.

Bằng công nghệ và chính sách cho vay được thiết lập dành chongười nghèo và người có thu nhập thấp, các chuyên gia và các nhà

16 Mặc dù nhiều NHTM đang thực hiện hình thức tính lãi theo phương pháp add-oncho các khoản cho vay tiêu dùng, nhưng theo Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN, chỉcó 2 phương pháp tính lãi là theo tích số và theo món (điều 10). Do vậy, có thể kếtluận là cách tính lãi add-one chưa được bổ sung vào các quy định hiện hành. Trênthế giới, các NHTM khi cho vay tiêu dùng có thể áp dụng nhiều phương thức tính lãikhác nhau, trong đó có phương pháp add-on.Tuy vậy, sau năm 2009 khi cuộc khủnghoảng tài chính – tiền tệ tạm kết thúc, các nước Châu Âu và Mỹ đã ngừng áp dụngphương pháp này do hiệu ứng mờ lãi suất (interest rate illusion) của loại lãi suất này.Nguồn (Rose & Hudgins , 2010)

Page 145: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 143

thực hành TCVM đã thiết kế một phương pháp tiếp cận theo chiềungược lại phương pháp tiếp cận của hoạt động ngân hàng thuầntúy, tức là ưu tiên mức độ tiếp cận của đối tương trên các góc độ:Mức vay nhỏ, thời hạn vay ngắn, phương thức hoàn trả dần cả gốclẫn lãi ( tuần hoặc tháng) đến hết chu kỳ vay là hết cả gốc lẫn lãi,tránh gánh năng phải trả món lớn ở cuối chu kỳ vay, độ bao phủ vàbiện pháp thay thế tài sản thế chấp. Chính vì vậy mà hầu hết cácTCTCVM đã bắt đầu hoạt động trên cơ sở hoạt động của các nhóm,cụm, lấy nhóm cụm là đơn vị giao dịch chính thay vì các giao dịchtại hội sở theo phương pháp giao dịch của hệ thống ngân hàng.

4.7.2.4. Những điểm mạnh của chính sách lãi suất cho vay hiện nayđối với các TCTCVM

Chính sách trần lãi suất cho vay áp dụng cho các TCTD nói chung,cho các TCTCVM chính thức nói riêng trong thời gian qua đã nhậnđược rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Những điểmmạnh của chính sách lãi suất trần cho vay hiện nay là: Thứ nhất,khách hàng nhận được lợi ích trực tiếp do lãi phải trả giảm. Thứ hai,lãi suất trần tạo cơ chế bắt buộc các TCTCVM phải hoạt động hiệuquả hơn, cắt giảm chi phí hoạt động ở mức tối đa, tăng cường huyđộng các nguồn vốn rẻ. Thứ ba, NHNN áp dụng trần lãi suất cho vayđối với các TCTCVM và QTDND cao hơn 1% so với các TCTD khác,chứng tỏ sự quan tâm của các nhà làm chính sách tới đặc trưnghoạt động của hai loại tổ chức này.Thứ tư, chính sách lãi suất chovay trần chỉ áp dụng trong ngắn hạn, và áp dụng trong 5 lĩnh vực ưutiên, với những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Do vậy, cácTCTCVM cũng có sự linh hoạt nhất định trong vấn đề lãi suất.

4.7.2.5. Một số vướng mắc của chính sách lãi suất cho vay hiện nayđối với các TCTCVM

Tuy vậy, chính sách lãi suất cho vay hiện nay đối với các TCTCVM đãvà đang thể hiện một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như sau:

Page 146: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

144 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Thứ nhất, các TCTCVM không có nhiều “room” linh hoạt trong việcthực hiện chính sách lãi suất trần. Cụ thể:

- Trần lãi suất chỉ áp dụng cho các khoản cho vay ngắn hạn, dovậy các TCTCVM được áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với cáckhoản cho vay trung và dài hạn. Tuy vậy, nguồn vốn huy độngcủa các TCTD Việt Nam nói chung, các TCTCVM nói riêng chủyếu là ngắn hạn (trên 80%). Theo thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày10/8/2009 quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sửdụng để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ này là 20% đối với cácQTDND, còn các TCTCVM chưa nằm trong diện quản lý. Tuy vậy,yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất cũng khiến cácTCTCVM không thể chuyển nhiều khoản cho vay ngắn hạn sangtrung và dài hạn được.

- TCTCVM có thể áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoảncho vay ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên. Tuy vậy, với đặc trưng của cácTCTCVM từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, khách hàng đều làcác cá nhân thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ chủ yếuhoạt động trong khu vực nông thôn, khó tiếp cận với các dịchvụ tài chính chính thức. Do vậy, trên 90% khách hàng củaTCTCVM đều nằm trong lĩnh vực ưu tiên chính theo Nghị định41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, kể cả các khoản cho vaytiêu dùng.

- Điều kiện của khách hàng được áp dụng lãi suất trần là “có đủđiều kiện vay vốn” và “được TCTD đánh giá là có tình hình tàichính minh bạch, lành mạnh” (điều 2 thông tư số 16/2013/TT-NHNN). Nếu TCTCVM chứng minh được khách hàng có tình hìnhtài chính không lành mạnh hoặc không đủ điều kiện vay vốn, thìcó thể áp dụng lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, theo quy chế chovay của TCTD, một trong những điều kiện vay vốn của kháchhàng (điều 7, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001)là “có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn camkết”. Do vậy, nếu tình hình tài chính khách hàng không lànhmạnh, khách hàng sẽ không được vay, thậm chí các khoản nợ

Page 147: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 145

hiện có sẽ bị chuyển nhóm nợ thấp hơn. Nguyên lý quản trị rủi rotín dụng cũng không cho phép TCTCVM cho vay nếu thấy tìnhhình tài chính của khách hàng không lành mạnh.

- Liệu các TCTCVM có được thu các khoản phí ngoài lãi để bùđắp chi phí ko? Theo các kinh nghiệm quốc tế về hoạt độngTCVM, các TCTCVM được thu nhiều loại phí khác nhau bên cạnhlãi để đa dạng hóa nguồn thu như: phí gia nhập, phí quản lý, phíthu nợ trước hạn….Tuy vậy, tại Việt Nam hiện nay, theo Thông tư05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định về thu phí cho vaycủa TCTD đối với khách hàng, các TCTD chỉ được thu 2 loại phítrong cho vay là phí trả nợ trước hạn và phí thu xếp hợp đồngđồng tài trợ. Do vậy, các TCTCVM chính thức không được phépthu các loại phí vay vốn khác nhau như các TCTCVM khác trênthế giới.

Thứ hai, khả năng tăng hiệu quả thông qua giảm chi phí hoạtđộng của các TCTCVM Việt Nam hiện nay chưa thể thực hiệnngay trong thời gian tới, do những đặc trưng về quy mô và phạmvi hoạt động nhỏ.

Một điều cốt lõi mà các TCTCVM đều mong muốn tiếp cận đó là đốitương khách hàng đáy7 để tiếp cận được nhóm đối tượng này cácTCTCVM phải thiết kế các khoản vay phù hợp với khả năng chi trảcủa họ nhằm hỗ trợ họ phòng tránh những rủi ro khi tiếp cận với cáckhoản vay vượt quá năng lực kinh doanh của họ. Ngoài thiết kế mộtmạng lưới cung cấp tín dụng sâu rộng, các TCTCVM còn phải xâydựng một đội ngũ nhân viên tín dụng tại cộng đồng. Đội ngũ nhânviên này trước khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng của mìnhcần thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho khách hàng.Ví dụ, các hoạt động xã hội, tuyên truyền thành lập nhóm, cụm, tổchức tập huấn, đào tạo khách hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng đểhọ hiểu về tổ chức và hiểu về các quy định khi tham gia, giúp kháchhàng tự tin hơn trước khi nhận khoản tín dụng, với đặc điểm kháchhàng như vậy để phát triển và đáp ứng nhu cầu của họ. Hầu hếtcác TCTCVM đã xây dựng mức lãi suất trên cơ sở thu nhập đủ bù

Page 148: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

146 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

đắp được các chi phí giao dịch nhằm hỗ trợ khách hàng giám cáctrở ngại trong chi phí đi lại, chi phí lập hồ sơ, chi phí tài sản khi tiếpcận dịch vụ, thêm vào đó họ còn được nhận các dịch vụ tư vấn sửdụng vốn và phương pháp tiết kiệm từ các cán bộ tín dụng và từcác khách hàng khác trong nhóm vay.

Vì vậy để tồn tại và phát triển bền vững đồng hành cùng sự pháttriển và vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo và hộ có thu nhậpthấp, các TCTCVM cần có một mức lãi suất đủ bù đắp được các chiphí cung cấp tín dụng và duy trì được hoạt động của tổ chức, mứclãi suất này cũng không nên là gánh nặng đối với khách hàng củamình.

Như vậy, xét trên giác độ bền vững trên quan điểm của khách hàng,mặc dù có một số vấn đề về lãi suất, nhìn chung khách hàng rất hàilòng với hoạt động của các TCTCVM, gắn bó với sự phát triển củacác tổ chức. Khi khách hàng hiểu rõ hơn về bản chất lãi suất TCVM,sự gắn bó đó càng trở nên khăng khít. Mức độ bền vững trên quanđiểm khách hàng như vậy là khá tốt.

4.8. Đánh giá thực trạng về mức độ bền vững của các tổ chứctài chính vi mô Việt Nam4.8.1. Các kết quả đạt được

Trong những năm qua, mặc dù có sự phát triển chậm lại về số lượngtổ chức tham gia cũng như quy mô khách hàng không tăng trưởngmạnh, các TCTCVM Việt Nam đã đạt được một số kết quả hoạt độngkhả quan như sau:

4.8.1.1. Mức độ bền vững về hoạt động tương đối tốt.

Hầu hết các tổ chức là thành viên của VMFWG từ 2009 đến nay đềuđạt mức độ bền vững hoạt động trên 100%. Trong số 31 tổ chức cungcấp thông tin thường xuyên cho VMFWG, có 24 tổ chức đạt OSS trên120%, đạt chuẩn quốc tế do CGAP đưa ra. Số lượng tổ chức đạt OSS

Page 149: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 147

theo chuẩn quốc tế có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây, thểhiện quyết tâm phát triển và hướng tới chuyên nghiệp hóa của cáctổ chức hiện hữu.

Nguồn thu của các TCTCVM chủ yếu từ hoạt động tín dụng, hầu nhưkhông có nguồn thu từ các khoản phí và lệ phí, các hoạt động kháccũng không được phát triển. Chỉ rất ít tổ chức hiện nay vẫn nhậnđược trợ cấp từ các nhà tài trợ để bù đắp chi phí hoạt động, nhưngnguồn này đang có xu hướng giảm nhanh trong thời gian tới do cácyêu cầu bền vững từ nhà tài trợ và khó khăn chung của môi trườngtài trợ quốc tế.

Trong khi đó, chi phí hoạt động trên một đồng vốn vay của TCTCVMrất lớn do quy mô món vay nhỏ, khách hàng chủ yếu ở vùng sâu,vùng xa, vùng khó khăn. Khách hàng của các TCTCVM chủ yếu ởcác vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàngtruyền thống. Tuy vậy, với mức vay của khách hàng TCTCVM dưới 30triệu VND, thậm chí có những khoản vay 1 triệu VND, các khoản chiphí về giao dịch và chi phí cơ hội chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình34% theo thông lệ quốc tế (ADB, 2013). Cách tiếp cận của cácTCTCVM là giao dịch gần nhà, tổ chức mang dịch vụ đến kháchhàng (door-to-door banking).

Việc giao dịch tại địa phương giúp khách hàng giảm được các chiphí và thời gian, nhưng khối lượng công việc của các cán bộ, đặcbiệt là các cán bộ tín dụng của TCTCVM tăng lên đáng kể nên chiphí lương và các chi phí nhân sự của các TCTCVM chiếm tỷ trọng lớntrong tổng chi phí hoạt động so với các TCTD hoạt động trên địa bàntương tự.

Page 150: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

148 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Hình 4.12: So sánh tỷ lệ chi phí lương và các chi phí liên quan của các TCTCVM với một số TCTD (%)

0

10

20

30

40

50

60

7063.64 61.81 58.95

TYM Thanh Hóa M7 MFI Agribank QTDNDTTW

12.48

26.25

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính năm 2011-2012

Đối với các TCTCVM, chi phí lương và các chi phí liên quan đến lươngthường chiếm khoảng 60% tổng chi phí hoạt động của TC, trong khicủa QTDNDTW là 26,25% và của AGRIBANK là 12,48%. Tuy vậy, lươngcủa cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, thường thấp hơn so với cácNHTM. Lý do chính của tỷ lệ chi phí lương và nhân sự cao xuất pháttừ đặc trưng của TCTCVM sử dụng nhiều lao động, chấp nhậnchuyển chi phí giao dịch từ khách hàng sang cho tổ chức. Kháchhàng có thể hoàn thành giao dịch trong ngày, đi lại gần, giá trị khoảnvay nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn.

Sự khác biệt về nguồn thu và chi của các TCTCVM với các tổ chứctín dụng khác ở thể hiện điểm sau đây: các TCTCVM phải nỗ lực hơnnhiều lần để đạt được mức độ bền vững hoạt động như hiện tại.

4.8.1.2. Một vài tổ chức đạt được tất cả các chuẩn OSS, FSS, ISS.

Trong số các TCTCVM hàng đầu Việt Nam, có một số tổ chức đã đạtđược cả 3 mức Bền vững về hoạt động, Tài chính và Thể chế. Trongsố đó, 2 tổ chức đã được NHNN cấp phép chính thức là TYM và M7-MFI, và 2 tổ chức đang có hồ sơ đề nghị cấp phép gửi NHNN là TCVMThanh Hóa và MOM đều có mức FSS trên 110%.

Page 151: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 149

Mặc dù chưa có hồ sơ đề nghị cấp phép chính thức, CEP luôn đượcđánh giá là TCTCVM hàng đầu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện naytrên nhiều giác độ như: quy mô, quản lý chất lượng, quản trị rủi ro,mức độ chuyên nghiệp và mục tiêu xã hội. Tổ chức này cũng đạtđược tất cả các chuẩn OSS, FSS và ISS theo thông lệ quốc tế.

Đây là những điểm sáng của ngành TCVMViệt Nam non trẻ trongquá trình chuyển đổi và hoàn thiện mình, là những tấm gương đểnhiều tổ chức học tập. Những khó khăn, vướng mắc của các tổchức này trong quá trình hoạt động, đặc biệt là đối với hai tổ chứcchính thức là TYM và M7-MFI, cũng là bài học cho các tổ chức cóđịnh hướng và kế hoạch chuyển đổi. Đặc biệt, sự nỗ lực của TYMtrong việc giải quyết các vấn đề “gai góc” như chính sách thuế,quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản, đảm bảo an toàn… là “cú hích”cho việc hình thành các quy định pháp lý cụ thể cho các TCTCVM.Trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô tại Việt Nam, khung pháp lý chưa đầyđủ và các hoạt động bảo hiểm vi mô phải tách biệt so với hoạt độngTCVM (các TCTCVM chỉ có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi môdưới hình thức làm đại lý cho công ty bảo hiểm, hoặc thành lập mộtcông ty bảo hiểm vi mô hoạt động độc lập17). Mặc dù hoạt độngbảo hiểm vi mô do TYM cung cấp đang tạm dừng một phần, Thủtướng Chính phủ đã đồng ý để CFRC được thử nghiệm tiếp tục cungcấp dịch vụ này trong vòng 2 năm. Các tổ chức khác nếu muốncung cấp dịch vụ này cần phải làm đơn đề nghị gửi lên Chính phủvà Bộ Tài chính xem xét. Đây là những bước tiến quan trọng để tạora cơ hội phát triển cho lĩnh vực mới trong TCVM phát triển.

4.8.1.3. Mức độ tiếp cận khá ổn định cả về chiều rộng và cả chiềusâu, chưa có tình trạng tập trung vào khách hàng lớn mà bỏ quakhách hàng thu nhập thấp.

Từ khi Việt Nam bắt đầu áp dụng việc chính thức hóa hoạt độngTCVM (năm 2005) đến nay, số lượng các TCTCVM bán chính thứcdưới dạng các dự án/chương trình TCVM tăng trưởng không nhiều,

17 Theo Luật các TCTD Việt Nam năm 2010, mục 6, điều 122, khoản 4.

Page 152: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

150 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

thậm chí giảm đi. Lý do chính là (i) các dự án hỗ trợ phát triển nóichung không mở rộng nhiều, thậm chí giảm đi khi Việt Nam dần thoátkhỏi tình trạng quốc gia kém phát triển; (ii) cách tiếp cận của cácdự án phát triển chuyển dần sang tập trung vào các chươngtrình/vấn đề vĩ mô, rất ít nhà tài trợ tiếp tục thực hiện các dự án nhỏlẻ; (iii) một số dự án phát triển không có cấu phần TCVM vì tính phứctạp tương đối của nó, và (iv) nhiều tổ chức dừng lại để “thăm dò”động thái của Việt Nam trong việc phát triển khung pháp lý cho hoạtđộng TCVM.

Tuy vậy, hoạt động TCVM tại Việt Nam vẫn rất sôi động với việc mởrộng hoạt động của NHCSXH tới tất cả các xã/phường tại Việt Nam,trong đó Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số tổ chức xã hội là thànhviên trong Hội đồng quản trị của NHCSXH. Trong số khách hàngthìthành viên thuộc Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất

Bảng 4.11: Số lượng, cơ cấu tổ/nhóm, thành viên có dư nợ TCVM qua HPN

2007 2008 2009 2010 2011

Số tổ/nhóm (ngàn) 243,4 227,9 256,8 260,6 267,3

Thành viên (ngàn) 5027,7 5527,5 6224,0 6183,7 6552,4Thành viên/tổ nhóm(người) 21 24 24 24 25

Cơ cấu số tổ/nhóm theo các nguồn (%)NHCSXH 36,0 32,9 31,4 32,8 32,0

AGRIBANK 5,8 5,9 4,5 3,8 3,2

Chương trình TCVM 14,2 11,0 14,7 15,0 14,3

Tổ TKTD 44,0 50,2 49,4 48,4 50,5

Cơ cấu số thành viên theo các nguồn (%)NHCSXH 43,7 47,0 47,0 48,7 48,4

AGRIBANK 7,3 5,9 4,8 4,2 3,2

Chương trình TCVM 7,6 5,1 6,6 6,7 6,9

Tổ TKTD 41,3 42,0 41,6 40,5 41,4

Nguồn: Phân tích từ cơ sở dữ liệu của Dự án Tín dụng Việt Bỉ, Hội LHPN Việt Nam, 2013.

Page 153: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 151

Trong số các TCTCVM đang hoạt động, 5 tổ chức lớn nhất và chiếmkhoảng trên 50% thị phần đã được ADB hỗ trợ chuyển đổi từ 2008. Tớinay, đã có 2 tổ chức được cấp giấy phép chính thức hoạt động làTYM và M7-MFI.Các tổ chức này có sự tiếp cận với khách hàng khátốt, đặc biệt là hai tổ chức sau chuyển đổi.

Bảng 4.12: Mức độ tiếp cận của 5 tổ chức TCVM lớn nhất Việt Namđến 31/12/2012

Chỉ số/Các tổ chức TYM CEP THANHHOÁ MOM M7 MFI

Tổng số khách hàng (người) 84.09 233.1 15.295 27.719 20.672

Tổng số khách hàng đang vayvốn (người) 83.56 218.031 14.687 27.671 12.417

Tổng dư nợ (triệu VND) 483.698 1.155.664 49.564 69.039 86.47

Dư nợ bình quân/1 kháchhàng (triệu VND) 5,8 5,3 3,4 2,5 7,0

Nguồn: (ADB, 2013)

Các TCTCVM trên thế giới sau một thời gian hoạt động dễ gặp tìnhtrạng xa rời khách hàng mục tiêu ban đầu – khách hàng thu nhậpthấp. Tuy vậy, điều này chưa xảy ra ở các TCTCVM Việt Nam. Hiệntại, hầu như chưa có khách hàng nào vay trên 30 triệu VND và dưnợ bình quân/khách hàng của 5 tổ chức này đều dưới 7 triệu VND.Đây được coi là một thành tựu của các TCTCVM lớn, trong điều kiệnvẫn đảm bảo mức độ bền vững ổn định.

4.8.1.4. Mức độ an toàn trong hoạt động tài chính vi mô cao.

Các TCTCVM Việt Nam luôn có tỷ lệ PAR rất thấp. Hầu hết cácTCTCVM có PAR>30 ngày nhỏ hơn 1%, và thấp hơn cả chuẩn quốctế 3%. Chỉ một vài tổ chức có PAR cao, chủ yếu xuất phát từ lý dokhách quan. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTCVM còn thấp hơn nhiều so với

Page 154: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

152 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PAR. Trong điều kiện hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức củaViệt Nam trong giai đoạn 2011-2013 hiện nay đang đối mặt với nợ xấucao (tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2011 là 3,1% - tươngđương 83,04 ngàn tỷ đồng; và 2012 là 8,82% - tương đương 264,6ngàn tỷ đồng) (TS.Lê Thanh Tâm, 2013), sự phát triển an toàn của cácTCTCVM chứng tỏ (i) nỗ lực của các cán bộ làm công tác TCVMtrong việc quản lý tín dụng, (ii) cách tiếp cận không phụ thuộc tàisản bảo đảm mà tối ưu hóa sức mạnh cộng đồng thông qua chovay theo nhóm bảo lãnh đã phát huy tác dụng tốt; (iii) phương thứctrả gốc lãi nhiều lần trong kỳ giúp khách hàng trả nợ tốt hơn, và rấtphù hợp với TCVM, và (iv) tính ổn định của thị trường khách hàngTCVM so với khách hàng doanh nghiệp, trong điều kiện kinh tế trongnước và quốc tế có những biến động lớn.

4.8.1.5. Xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa

Mặc dù số lượng TCTCVM mới tham gia thị trường từ 2005 đến naykhông gia tăng nhiều, thậm chí suy giảm tại nhiều khu vực, cácTCTCVM hiện tại đều có xu hướng phát triển và tăng tính chuyênnghiệp hóa. Nhiều tổ chức đã chuẩn bị các điều kiện về tài chính,nhân sự, quản trị để tiến tới chuyên nghiệp hóa. Năm tổ chức đượcADB hỗ trợ để chuyển đổi là các tổ chức hàng đầu trong ngành làTYM, CEP, Quỹ hỗ trợ trợ phụ nữ Thanh Hóa, M7, MOM.Một số Quỹ Xãhội cấp ở tỉnh cũng đã được thành lập hoặc đang trong quá trìnhthành lập. Hiện nay, dựa trên số liệu về nguồn TCVM do Dự án Tíndụng Việt - Bỉ thu thập và một số thảo luận với lãnh đạo cấp tỉnh, cóít nhất 12 tỉnh đã hoặc có nhiều tiềm năng để thành lập Quỹ Xã hộithuộc HPN cấp tỉnh.

Page 155: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 153

Bảng 4.13: Danh mục các tỉnh đã hoặc có tiềm năng thành lập Quỹ Hội phụ nữ Tỉnh18

Tỉnh Quỹ thuộcHội phụ nữ tỉnh Tổng dư nợ TCVM (triệu VND)

Đà Nẵng Tiềm năng 30,770

Đồng Tháp Đã thành lập 15,479

Hà Tĩnh Tiềm năng 71,647

Hải Dương Tiềm năng 72,059

Hải Phòng Tiềm năng 19,650

Ninh Bình Tiềm năng 24,905

Phú Thọ Tiềm năng 18,917

Quảng Nam Tiềm năng 3,410

Sóc Trăng Tiềm năng 6,358

Thanh Hoá Đã thành lập 49,564

Tiền Giang Đã thành lập 69,039

Lào Cai Đã thành lập năm 2013 53,000

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp trong quá trình chuẩn bị đề xuất Chiến lược TCVM của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

(Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương, 2013).

18 Tính đến 31/12/2012 đối với Đà Nẵng, Thanh Hóa, Tiền Giang, 23/7/2013 với Lào Cai.Với các tỉnh khác, số liệu đến 31/12/2011.

Page 156: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

154 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Ngoài ra, các tỉnh có sự hỗ trợ của dự án IFAD cũng đang có xuhướng chuyển đổi nguồn quỹ của dự án thành Quỹ xã hội/quỹ từthiện thực hiện hoạt động TCVM theo hướng chính thức, trực thuộcHội Phụ nữ tỉnh 19

4.8.1.6. Khách hàng trung thành, gắn bó, tính cộng đồng cao

Đây là đặc trưng rất khác biệt giữa khách hàng TCVM với kháchhàng của các loại hình tổ chức tín dụng khác. Các TCTCVM ViệtNam thông qua cách tiếp cận kết hợp tài chính và xã hội, các hoạtđộng sinh hoạt cộng đồng nâng cao năng lực được cung cấp bổsung giúp khách hàng trưởng thành cả về thu nhập – đời sống vàcác kỹ năng xã hội. Cách thức cho vay theo nhóm cũng giúp cáckhách hàng hiểu nhau hơn, gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ với nhauhơn. Tính cộng đồng do vậy được phát huy cao độ. Khá nhiều kháchhàng ban đầu nghèo khó, nhưng đã vượt nghèo từ khoản vay rấtnhỏ ban đầu từ TCTCVM. Các khách hàng đó mặc dù đã trở nên kháhoặc giầu có, nhưng vẫn gắn bó với các TCTCVM, và là minh họasống động cho tác động của TCVM cũng như tính gắn bó, cộngđồng cao.

Nhiều gương sáng của khách hàng TCVM vượt nghèo, giúp đỡ cộngđồng cùng phát triển được vinh danh tại Giải thưởng doanh nhân vi

19 Đến nay, IFAD đã đầu tư cho Việt Nam tại 11 tỉnh. Cùng mục tiêu giảm nghèo bềnvững nhưng một số tỉnh có những chương trình riêng. Hà Giang và Quảng Bình làChương trình Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPRPR); Hà Tĩnh, Trà Vinh thực hiệnChương trình cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo; Cao Bằng và BếnTre với Dự án Phát triển Kinh doanh cho người nghèo nông thôn (DBRP); Bắc Kạn cóDự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông thôn (3PAD); Đăk Nônglà Dự án Tăng cường năng lực kinh tế một cách bền vững cho người dân tộc thiểusố (3EMP); Đăk Nông, Tuyên Quang, Ninh Thuận và Gia Lai cùng tham gia Dự án Hỗtrợ chương trình tam nông (TNSP); huyện Lapa (Gia Lai) thực hiện Dự án thí điểmgiảm nghèo.

http://trangvangnongnghiep.com/tin-tuc-nong-nghiep/chinh-sach-nong-nghiep/10523-du-an-ifad-duoc-thiet-ke-la-cho-vietnam.html

Page 157: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 155

mô Citi (CMA) hàng năm do Quỹ Citi phối hợp với Nhóm Công tácTài chính vi mô Việt Nam (từ 2007) và Ngân hàng Nhà nước (từ 2009)thực hiện. Từ 2007 đến 2013, Giải Thưởng Doanh Nhân Vi Mô Citi đãvinh danh cho các doanh nhân và cán bộ tín dụng, cũng như cácTCTCVM. Kết quả vinh danh được tổng kết trong bảng sau:

Bảng 4.14: Số lượng doanh nhân vi mô, cán bộ tín dụng và tổ chứcđược vinh danh tại CMA Việt Nam, 2007-2013

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh nhân vi mô 60 51 50 50 46 5320 3021

Cán bộ tín dụng 30 15 15 15 18 15 5

Tổ chức TCVM 11 3 5 5 9 10 1022

Tổng 101 69 70 70 74

20 Trong đó, 03 doanh nhân vi mô xuất sắc của năm sẽ được lựa chọn để vinh danh21 Trong đó, 01 doanh nhân vi mô xuất sắc của năm sẽ được lựa chọn để vinh danh22 Trong đó, 01 tổ chức tài chính vi mô xuất sắc của năm sẽ được lựa chọn để vinh

danh

Nguồn: Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam

Bên cạnh đó, CMA Việt Nam còn kết nối với CMA toàn cầu. Trongnăm 2012, lần đầu tiên một doanh nhân vi mô Việt Nam được vinhdanh CMA toàn cầu (chị Dương Thị Tuyết – thành viên TYM ở Thị trấnLâm, Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Các trường hợp thành công củadoanh nhân vi mô trên thế giới cũng được chia sẻ cho cácTCTCVMViệt Nam.

4.8.1.7. Nhiều khách hàng hài lòng với TCTCVM

Như dữ liệu trong cuộc điều tra năm 2011 (đã trình bày ở phần 4.6.1),rất nhiều khách hàng bày tỏ sự hài lòng với các TCTCVM. Lý do chínhlà: cách tiếp cận gần gũi của TCTCVM giúp khách hàng giảm chi phígiao dịch và chi phí cơ hội khi sử dụng dịch vụ TCVM (cụ thể trong

Page 158: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

156 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

mục 4.6.2); sản phẩm phù hợp nhu cầu; các hoạt động nâng caonăng lực và kết nối cộng đồng lớn.

4.8.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả khả quan như trên, có thể khẳng định: mứcđộ bền vững của các TCTCVM Việt Nam thực sự chưa cao, và khôngđồng đều. Đặc biệt, mức độ bền vững về tài chính và thể chế tươngđối thấp. Cụ thể như sau:

4.8.2.1. Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được OSS.

Hầu hết các tổ chức thành viên của VMFWG chưa đạt OSS 100% đềulà các tổ chức mới thành lập, hoặc mới chuyển đổi từ dự án/chươngtrình TCVM. Tuy vậy, thực tế là khá nhiều tổ chức không đăng kýthành viên của VMFWG, không đạt được sự bền vững hoạt động,đặc biệt là các tổ chức tự phát triển trực thuộc Hội Phụ nữ Việt Nam,Hội nông dân ở các cấp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhânnhư (i) quy mô hoạt động nhỏ - chủ yếu ở một số xã/phường tại 1-2quận/huyện, trong khi các chi phí hoạt động lớn, đặc biệt do cáchtiếp cận gần khách hàng nên tổng chi phí cao hơn; (ii) nguồn thu từtín dụng là chủ yếu, nhưng khá ít do lãi suất không cao, trong khi cácnguồn tài trợ cho không của nhà tài trợ rất ít và có xu hướng giảmxuống; và (iii) tính không chuyên nghiệp ngay từ khi thành lập củacác tổ chức này khiến cho việc quản lý chi phí – thu nhập trở nênkhó khăn hơn.

4.8.2.2. Nhiều tổ chức chưa đạt FSS

Rất nhiều TCTCVM chưa tính các chi phí trong hoạt động như: chiphí vốn chủ sở hữu (chủ yếu từ nhà tài trợ hoặc vốn tích lũy với cácTCTCVM đã hoạt động lâu năm), chi phí lạm phát (tức là giá trị vốnchủ sở hữu giảm đi do lạm phát hàng năm), chi phí cơ hội do việcnhận được các khoản vay hoặc các khoản huy động lãi suất ưu đãi,chi phí không phải trả hoặc trả thấp (chi phívăn phòng, nhân sự củacác tổ chức chính trị - xã hội). Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng

Page 159: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 157

hầu như không được tính đầy đủ như các TCTD hoặc theo thông lệquốc tế. Bên cạnh đó, các khoản thu của nhiều TCTCVM có nhữngkhoản mang tính chất không bền vững như các khoản tài trợ, trợcấp. Do vậy, nếu tính mức độ bền vững tài chính, rất ít TCTCVM đạtđược chuẩn FSS>100%.

4.8.2.3. Rất ít tổ chức đạt được ISS

Chỉ có một số tổ chức đạt chuẩn mực các tiêu chuẩn bền vững vềthể chế ISS như chuẩn quốc tế (cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý;kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn; báo cáo tài chính chuẩn mực; MISchuyên nghiệp và minh bạch). Có một số tổ chức chỉ đạt một trongcác tiêu chí trên, hoặc đang trong quá trình hoàn thiện để đạt đượccác tiêu chí trên.

Hiện tại chỉ có 2 tổ chức TYM và M7 MFI đươc cấp phép để đạt đượcISS theo tiêu chuẩn Việt Nam (được NHNN cấp phép, quản lý giámsát; cơ cấu sở hữu và cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý đảm bảo pháttriển bền vững cả từ góc độ tài chính và tiếp cận nhóm khách hàngmục tiêu). Một số tổ chức đang chuẩn bị hồ sơ cấp phép chuyểncho NHNN có cơ hội đạt được ISS. Như vậy, rất nhiều TCTCVM hiệnnay còn thiếu nhiều yếu tố để đạt mức ISS - là điều hết sức quan trọngtrong việc phát triển tổ chức một cách bền vững và lâu dài.

4.8.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động pháttriển bền vững của các TCTCVM. Có thể chia thành hai nhóm nguyênnhân: nhóm nguyên nhân từ phía các TCTCVM, và nhóm nguyênnhân khách quan.

4.8.3.1. Từ phía các TCTCVM

a. Chiến lược và kế hoạch của nhiều tổ chức còn chưa rõ ràng.

Các TCTCVM hoạt động đều theo mục tiêu phục vụ người nghèo,người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp

Page 160: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

158 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảmbảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, nhưng không phải tổchức nào cũng có chiến lược và kế hoạch rõ ràng để đạt mục tiêuđặt ra. Một số tổ chức đôi khi đặt ra quá nhiều mục tiêu, trong khinguồn lực có hạn, nên không thể đạt được mục tiêu như đã dự kiến.Chưa có bằng chứng nào về TCTCVM xa rời mục tiêu hoạt động tạiViệt Nam, nhưng nguy cơ này đã xảy ra tại nhiều TCTCVM trên thếgiới không có chiến lược và kế hoạch rõ ràng. Đấy cũng là nguyênnhân cơ bản gây ra khủng hoảng ngành TCVM tại một số quốc giatrên thế giới trong giai đoạn 2010-2012. Hiện tại, chỉ có một số tổ chứccó chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng, với định hướng trongvòng 3 năm trở lên. Còn lại, hầu hết các tổ chức chưa có chiến lượcrõ ràng, kế hoạch hoạt động cũng chỉ được xây dựng theo từngnăm.

b. Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp.

Nhiều TCTCVM hiện có mô hình tổ chức khác nhau, nhiều mô hìnhchưa hướng theo chuẩn của TCTCVM chính thức. Cơ cấu quản trịtài chính chưa mang tính tự chủ, độc lập. Các chuẩn mực tiêuchuẩn của TCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, đảm bảo cáctỷ lệ an toàn trong hoạt động) hầu như chưa được áp dụng hoặcáp dụng không theo chuẩn mực Việt Nam hoặc quốc tế. Nhiều tổchức chưa hình thành các cơ chế kiểm soát quan trọng hoặc cónhưng chưa thực sự tốt, như: Cơ chế kiểm soát kiểm toán nội bộ; Vậnhành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lànhmạnh. Tính sở hữu của một số TCTCVM chưa thực sự thích hợp, dolịch sử phát triển từ các dự án/chương trình tài trợ hoặc các chươngtrình xã hội.

c. Việc quản lý nguồn thu – chi phí còn chưa tốt.

Mặc dù nguồn thu chủ yếu của các TCTCVM chỉ là từ tín dụng, vàchi phí hoạt động trên một đồng vốn lớn, việc quản lý nguồn thu -chi của hầu hết các TCTCVM nhìn chung còn một số bất cập: chưatận dụng hết sức mạnh của khách hàng để mở rộng hoạt động theo

Page 161: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 159

chiều sâu - từ đó tăng thu; chưa áp dụng công nghệ (như điện thoại,internet) để giảm chi phí; hệ thống MIS chưa có hoặc được đầu tưkhông bài bản, dẫn đến chi phí cao mà hiệu quả không lớn.

d. Chưa minh bạch hóa thông tin

Trong các TCTCVM Việt Nam, chỉ có vài tổ chức thực hiện minh bạchhóa thông tin bằng cách công bố các thông tin, báo cáo tài chínhthường xuyên và cập nhật trên trang mạng riêng; thực hiện kiểmtoán độc lập với các báo cáo tài chính. Còn lại, rất nhiều tổ chứcchưa thực hiện được việc này, hoặc thực hiện chưa đồng bộ. Tuynhiên, không tổ chức nào công bố lãi suất thực trong cho vay đốivới khách hàng, do cách tính lãi phẳng hiện nay được áp dụngtrong TCVM khiến cho lãi suất thực cao hơn so với lãi suất tính theodư nợ giảm dần.

e. Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn hoạt động hạn chế,chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao.

Các sản phẩm dịch vụ hầu như tập trung vào cho vay vi mô, với mộtvài sản phẩm ngắn hoặc trung hạn, mục đích sử dụng chủ yếu chosản xuất. Một vài tổ chức có phát triển thêm sản phẩm cho vay tiêudùng nhưng ở mức độ thử nghiệm, hoặc chỉ mới tập trung cho mụcđích tiêu dùng đầu tư (chữa bệnh, học tập).

Hai TCTCVM được cấp phép là TYM và M7-MFI được phép huy độngtiền gửi từ dân cư, nhưng cách thức và lãi suất huy động chưa linhhoạt và hấp dẫn như các TCTD khác trên cùng địa bàn (ví dụ,QTDND, một số NHTM). Các TCTCVM khác có huy động tiền gửi tiếtkiệm bắt buộc là chủ yếu nhưng khách hàng không thực sự ưa thíchloại tiền gửi này. Quy mô tiết kiệm bắt buộc cũng tương đối nhỏ(thông thường từ 5.000 đ-20.000 đ/tháng/người). Phần tiền gửi tựnguyện rất ít do (i) hình thức này không hấp dẫn với khách hàng, (ii)các tổ chức này về bản chất không được huy động tiền gửi ở quymô lớn do không phải là TCTD. Do vậy, nguồn vốn của các TCTCVMphụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ. Hầu như các

Page 162: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

160 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TCTCVM không cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác. Dịch vụ bảohiểm mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trước 3/2013, TYM và M7tự cung cấp dịch vụ thử nghiệm này. Trung ương Hội LHPN Việt Namcũng như một số TCTCVM (như Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèoThanh Hóa)thực hiện bán bảo hiểm vi mô với tư cách là đại lý cho một số côngty bảo hiểm như Manulife, Bảo Việt, Bảo hiểm Bưu Điện. Vào tháng3/2013, sau khi kiểm tra hoạt động tại TYM, tổ chức TCVM được NHNNcấp phép, NHNN có nêu rằnghoạt động của Quỹ Tương Hỗ (MAF)thuộc TYM là hoạt động không chính thức và yêu cầu tổ chức TYMchấm dứt hoạt động của MAF kể từ ngày 01/4/2013. Một yêu cầuchấm dứt hoạt động tương hỗ tương tự cũng đã được gửi đến M7,tổ chức TCVM thứ hai được NHNN cấp phép. Tuy yêu cầu trên làchính đáng vì theo quy định hiện nay, các TCTCVM chỉ được phéptham gia hoạt động bảo hiểm với vai trò đại lý.

f. Chất lượng nhân lực thấp

Đây là một trong những điểm yếu nhất của các TCTCVM. Hiện tại,ngay cả các tổ chức lớn nhất với bề dày hoạt động lâu năm và nhậnđược nhiều trợ giúp từ bên ngoài để nâng cao năng lực, vẫn gặpvấn đề về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Các nhà quản lývà đội ngũ cán bộ các chi nhánh vùng sâu vùng xa thường chấtlượng không đồng đều, số lượng hạn chế. Nhân sự của TCTCVMthường có kỹ năng xã hội và lòng nhiệt tình, tận tụyvới công việc, vớikhách hàng. Nhưng các kiến thức chuyên biệt về TCVM, quản lýkhách hàng, quản trị rủi ro hầu như rất yếu. Rất ít cán bộ có trình độchuyên môn hóa về khả năng quản lý chiến lược và kỹ năng pháttriển kinh doanh mặc dù đã có nhiều khoá đào tạo đã được tổ chứctheo nhu cầu và sẽ được tiếp tục trong những năm tới. Các nhàquản lý TCTCVM hàng đầu cũng hoạt động dựa chủ yếu trên cáckinh nghiệm thực tế của mình. Hầu như không nhân sự nào trongngành TCVM được trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủiro lạm phát. Năng lực quản trị rủi ro thấp, thể hiện thông qua nhậnthức về rủi ro, quản lý thông tin và mức độ chuẩn hóa quy trìnhnghiệp vụ. Không nhiều tổ chức TCVM có đội ngũ cán bộ được đào

Page 163: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 161

tạo và thậm chí rất ít cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, chủ yếuchỉ tập trung trong đội ngũ những cán bộ cao cấp của các TCTCVM.Đây thực sự là một thách thức cho các tổ chức này trong con đườngphát triển bền vững.

Các nguyên nhân về sản phẩm, nhân sự, cạnh tranh được chính cáccán bộ làm công tác TCVM tại địa phương đánh giá. Trong cuộckhảo sát mà Nhóm nghiên cứu đã thực hiện tại 2 tỉnh Thanh Hóa vàHải Dương năm 2012, các cán bộ của HPN tham gia thực hiện TCVMđã xếp hạng những khó khăn trong hoạt động TCVM theo thứ tự. Kếtquả xếp hạng khác nhau, nhưng các khó khăn là tương tự nhau.

Bảng 4.15: Kết quả thảo luận nhóm về các khó khăn lớn nhất củaTCTCVM tại địa phương (theo thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp)

Tại Thanh Hóa Tại Hải Dương

1. Năng lực, trình độ cán bộ hạn chế 1. Lãi suất cao

2. Sản phẩm tín dụng vẫn còn chưa phù hợp(mức vay quá ít, thời hạn ngắn, lãi suất caohơn….)

2. Thù lao cho nhóm/cụm trưởngthấp

3. Khó vận động thành viên đi họp (tham gianhiều tổ hội khác nhau, đòi hỏi nhiều cuộchọp khác nhau…)

3. Mức vay thấp

4. Huy động tiết kiệm khó 4. Một số quy định ko phù hợp (chỉthu lãi gốc theo tuần, sinh hoạtnhóm….)

5. Thù lao/lương cho cán bộ TCVM thấp 5. Có nhiều quỹ khác nhau, nhiềutổ chức => cạnh tranh

6. Nguồn vốn huy động khó khăn

Nguồn: Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương (2013)

• Vấn đề giáo dục tài chính cho khách hàng và cộng đồng chưađược thực hiện tốt.

Chỉ những ai đã là khách hàng TCVM mới cảm nhận hết các điểmmạnh của loại hình này, và rất nhiều khách hàng trở nên trung thành

Page 164: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

162 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

với TCVM. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của các TCTCVM hạnchế, nguồn lực và nhân sự giới hạn, cộng đồng xã hội nói chung vàcác nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách chưa thực sự hiểu rõvề lợi ích và đặc trưng của TCVM. Tác động của TCVM với phát triểnkinh tế nông nghiệp nông thôn, giảm nghèo cũng chưa được truyềnthông đầy đủ và rõ ràng.

4.8.3.2. Nguyên nhân khách quan

a. Môi trường pháp lý còn bất cập

Trong thời gian qua, môi trường pháp lý nói chung, các quy định cụthể cho hoạt động TCVM đã có nhiều biến chuyển tích cực như:chính sách thuế ưu đãi hơn cho TCTCVM chính thức23, Chiến lượcphát triển ngành TCVM đến năm 2020 được thông qua, một số vănbản hướng dẫn quản lý TCTCVM quan trọng đã được ban hành.

Tuy vậy, một số bất cập sau về môi trường pháp lý vẫn chưa đượcgiải quyết. Cụ thể: các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật TCTDchưa được ban hành (sửa đổi/thay thế cho các quy định hiện hànhvề cấp phép, hoạt động, các tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại tàisản, quản lý rủi ro, các quy chế về nghiệp vụ, mở và quản lý chinhánh...)24. Chính sách lãi suất trần trong cho vay ngắn hạn đối với5 khu vực ưu tiên của các TCTD nói chung, của TCTCVM nói riêng,vẫn còn hiệu lực.

23 Sau khi thực hiện một nghiên cứu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 116/2012/TT-BTC vào ngày 18/7/2012 cho phép TYM, tổ chức TCVM duy nhất được cấp phép tạithời điểm đó, được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi20%, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm 2012 và 2013, giảm 10% mứcthuế suất so với mức thông thường cho đến năm 2017. Dựa trên một nghiên cứusâu hơn, Bộ Tài chính dự kiến sẽ ban hành, trong vòng một tháng, một Thông tư mớiáp dụng chính sách ưu đãi thuế dành cho tổ chức TYM đối với tất cả các tổ chứcTCVM được cấp phép và các QTDND. Nguồn: ADB (2013)

24 Hiện tại, 2 thông tư dự thảo về cấp phép và các tỷ lệ đảm bảo an toàn choTCTVM đã được soạn thảo, lấy ý kiến và sửa đổi, chuẩn bị thông qua vào cuối2013 hoặc đầu 2014.

Page 165: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 163

b. Thực hiện chậm trễ các hoạt động trong khuôn khổ Chiến lượcphát triển ngành TCVM Việt Nam còn chậm trễ.

Trong 5 nhóm giải pháp đưa ra trong Chiến lược này, rất ít nội dungcủa từng giải pháp đã được thực hiện.Đặc biệt, các giải pháp phảithực hiện trong giai đoạn 2012-2015 còn rất nhiều.

c. Môi trường kinh tế - xã hội - tự nhiên gây ra nhiều tác động tiêucực đến tổ chức và khách hàng TCVM

Trong thời gian qua, nhất là từ 2008 đến nay, tình hình kinh tế - xã hộicó nhiều biến động ảnh hưởng xấu tới các thành phần kinh tế nóichung, với các TCTCVM và khách hàng nói riêng.

Hình 4.13: Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2002-2012

Đơn vị: %

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

0

57.04

7.27

4 3

7.7

9.5 8.4

6.68.23

12.6

8.48

6.18 6.88

5.32

6.78

11.75

18.13

19.9

5.89 7

5.2

10

15

20

25

Tăng trưởng GDP Lạm phát

Nguồn: (NHNN, 2006-2013), (Phạm Chi Lan, 2012), (Tổng cục Thống kê, 2005-2012)

Page 166: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

164 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đối cao so với các nướctrong khu vực (trung bình 7%/năm), Việt Nam cũng phải đối mặt vớitỷ lệ lạm phát ở mức cao nhất trong khối các quốc gia Đông Á, vớimức trung bình 12,04%/năm. Điều này làm chi phí mất vốn của cácTCTD nói chung, các TCTCVM nói riêng cao hơn nhiều. Hơn nữa, lạmphát cao tác động trực tiếp tới thu nhập và đời sống của người dânvà khách hàng thu nhập thấp của các TCTCVM chịu tác động nặngnề nhất.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừngsản xuất tại Việt Nam tăng mạnh. Trong 2 năm (2011-2012), số lượngdoanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đạt con số kỷ lục: 107.000doanh nghiệp giải thể, tương đương 28,4% tổng số doanh nghiệp,và gấp đôi số giải thể bình quân hàng năm của 12 năm qua (PhạmChi Lan, 2012). Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2013, tiếp tục có 42.459doanh nghiệp giải thể và phá sản, cho thấy tình hình kinh tế Việt Namvẫn còn rất khó khăn25. Mặc dù các doanh nghiệp không phải là đốitượng khách hàng trực tiếp của TCTCVM, khách hàng TCVM bị ảnhhưởng rất lớn do (i) sản xuất kinh doanh của khách hàng TCVM nằmtrong chuỗi giá trị liên quan tới doanh nghiệp, vì vậy, hoạt động nàybị suy giảm nghiêm trọng về giá cả hoặc sản lượng; (ii) khách hàngTCVM là những người làm công ăn lương trong doanh nghiệp, khidoanh nghiệp phá sản hoặc giải thể thì khách hàng sẽ mất việc. Cònnếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu nhập của khách hàng TCVMbị giảm sút.

Bên cạnh đó, các vấn đề về dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậutoàn cầu, do sự phát triển quá nóng của dân số … ảnh hưởng nhiềunhất và trực tiếp nhất tới khách hàng TCVM. Lý do là khách hàngTCVM chủ yếu có thu nhập từ khu vực nông nghiệp nông thôn,nguồn thu nhập không đa dạng. Mỗi khi có những dịch bệnh hoặcthiên tai lớn, nhiều khách hàng TCVM mất cả nhà cửa, phương tiện

25 http://www.tapchithue.com/c14t17561-9-thang-hon-42000-doanh-nghiep-giai-the-ngung-hoat-dong.htm

Page 167: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 165

sản xuất. Vì thế, khả năng trả nợ của các khách hàng này hầu nhưkhó có thể khôi phục được.

d. Môi trường hoạt động của ngành TCVM còn nhiều bất cập.

- Thiếu sự kết nối giữa các tổ chức hoạt động TCVM.

Trong quá trình phát triển của ngành TCVM Việt Nam đã có một sốsáng kiến trong việc kết nối các TCTCVM như: Diễn đàn tài chính vimô (Tổ chức Save Children của Mỹ - 1993); Trung tâm Tài chính vi mô(Đại học Kinh tế quốc dân – 1999); Nhóm Công tác tài chính vi môViệt Nam - VMFWG (2005) nhằm kết nối các tổ chức hoạt động,cùng nhau chia sẻ thông tin, thúc đẩy TCVM phát triển. Do nhiều lýdo khác nhau, như thiếu yếu nguồn tài chính, nguồn nhân lực cótầm nhìn và kĩ năng điều hành mạng lưới, cơ chế và năng lực tạonguồn, sự sẵn sàng tham gia liên kết của các tổ chức TCVM… nênhoạt động còn mang tính chất cầm chừng. Hiện tại, chỉ có Nhómcông tác Tài chính vi mô Việt nam (VMFWG) vẫn còn hoạt động tíchcực trong mảng này. Tháng 3/2009 những nỗ lực của Nhóm Côngtác chính vi mô Việt Nam trong việc thành lập Hiệp hội Tài chính vimô Việt Nam đã bị thất bại do không đạt được sự đồng thuận trongcác thành viên. Đồng thời, cũng do những qui định mới của phápluật, buộc Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam phải có sự thayđổi, một mặt vừa trở thành thành viên của Hiệp hội doanh nghiệpNhỏ và Vừa Việt Nam và chuyển đổi thành Trung tâm Nguồn lực Tàichính vi mô doanh nghiệp Nhỏ và Vừa trực thuộc Hiệp Hội này. Đâylà những bước quá độ nhằm có được một vị thế nhất định trongcộng đồng xã hội và cũng để hướng đến thành lập Hiệp hội tàichính vi mô Việt Nam trong tương lai. Tuy vậy, không phải tất cả cácTCTCVM đều tham gia là thành viên của Trung tâm, sự kết nối giữacác TCTCVM còn rất hạn chế.

- Việc chia sẻ thông tin tín dụng vi mô còn hạn chế

Trước năm 2013, chưa có quy định pháp lý nào về việc chia sẻ thôngtin tín dụng vi mô. Do vậy, nguy cơ chồng nợ khó kiểm soát là có thể

Page 168: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

166 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

xảy ra. Các tổ chức chỉ có một cách là dựa vào chính quyền địaphương để tìm hiểu các khoản nợ hiện có của khách hàng từ cácTCTD khác, hoặc do sự thành thực trong cung cấp thông tin từ kháchhàng. Từ 1/7/2013, ngày Thông tư 03/2013/TT-NHNN có hiệu lực26, mọithông tin về hoạt động tín dụng của TCTD đều phải được cung cấpcho Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) của NHNN. Trong đó, 3 tổchức cung cấp dịch vụ TCVM quan trọng nhất trong ngành là cácTCTCVM, NHCSXH, QTDND “cung cấp dữ liệu phát sinh trong thángchậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng liềnkề trước đó” (Điều 8, khoản 4). Tuy vậy, việc thực hiện thông tư nàycòn nhiều bất cập, do (i) số lượng giao dịch của tín dụng vi mô rấtlớn, trong khi quy mô từng khoản tín dụng nhỏ; (ii) các TCTD cungcấp dịch vụ TCVM không đồng nhất về cách thức mã hóa kháchhàng; (iii) mức độ áp dụng công nghệ của các TCTD này khác nhau,nên việc cung cấp và nhận thông tin khó thực hiện ngay; và (iv) CICchưa có phần mềm riêng để xử lý vấn đề về tín dụng vi mô, do hệthống hiện tại chỉ tập trung vào tín dụng quy mô lớn (trên 50 triệuVND). Bên cạnh đó, các TCTCVM chưa chính thức hóa thì không thểtham gia chia sẻ thông tin với CIC.

- Hệ thống hỗ trợ xây dựng năng lực còn manh mún, chưa phát triển.

Mặc dù các TCTCVM bán chính thức và thậm chí là các QTDND đãtồn tại từ lâu, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ để xây dựng nănglực cho các TCTCVM đang còn trong giai đoạn non trẻ hoặc đangphát triển khả năng của họ để đáp ứng các nhu cầu cụ thể củangành TCVM.

Trong số các tổ chức cung cấp dịch vụ xây dựng năng lực và traođổi kiến thức, đáng chú ý có: (i)Nhóm Công tác tài chính vi mô ViệtNam (VMFWG) với 5 hoạt động chính, trong đó có hoạt động xâydựng năng lực thông qua đào tạo, hội thảo, hội nghị; là trung gian

26 Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụngcủa Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Thông tư này thay thế cho Thông tư….

Page 169: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 167

để tuyên truyền vận động và trao đổi kiến thức giữa các TCTCVMNGO; là một diễn đàn cho những người thực hành trong tổ chức tàichính vi mô; (ii) các trường đại học chính thống (chủ yếu là Học việnNgân hàng của NHNN và Đại học Kinh tế Quốc dân), tập trung đàotạo hoạt động ngân hàng truyền thống nhưng cũng thực hiện việcđào tạo cho các QTDND, NHCSXH và các TCTCVM; (iii) Trung tâmđào tạo ngân hàng (BTC), được thành lập bởi 10 ngân hàng thươngmại cổ phần với sự trợ giúp từ Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), cũnglà một phương thức thực hiện đào tạo theo định hướng ngân hàngchủ đạo; (iv) Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (VDIC) củaNgân hàng Thế giới (World Bank) là đối tác do khởi xướng của WorldBankvà các nhà tài trợ khác, cung cấp nhiều dịch vụ, phương tiệnvà đào tạo có mục tiêu cho các hoạt động trao đổi kiến thức trongcác chương trình phát triển trên toàn thế giới; (v) Viện TCVM và Pháttriển Cộng đồng (MACDI), được thành lập vào năm 2007 là một tổchức phi chính phủ Việt Nam cung cấp đào tạo về TCVM, phát triểnkinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp, và phát triển cộng đồng; (vi)Trung tâm Nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC) – một tổ chức phichính phủ Việt Nam cũng được thành lập vào năm 2007 bởi mộtnhóm các nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng và nhà thực hànhTCVM, để cung cấp nhiều loại hình đào tạo và trao đổi thông tin vềTCVM, phát triển cộng đồng, giáo dục - truyền thông và các chủ đềcó liên quan.

Các tổ chức trên có xu hướng tham gia vào các hoạt động đào tạoxuất phát từ phía Cung chứ không phải xuất phát từ phía Cầu, nhưvậy có thể không phù hợp với nhu cầu thực tế của các TCTCVM.Nhóm JFPR dẫn chứng rằng trong đào tạo về thực hành TCVM, lâunay những nhà đào tạo tốt nhất là do chính bản thân các TCTCVMlớn thực hiện, như TYM và CEP, đã thường xuyên tổ chức đào tạo nộibộ cho các nhu cầu mở rộng hoạt động của họ. Tuy nhiên cácTCTCVM này sẽ bị quá tập trung vào các vấn đề nội bộ của tổ chứcmình nếu thực hiện đào tạo cho các TCTCVM khác. Hơn nữa, họ tậptrung cụ thể vào hoạt động của họ để mở rộng công nghệ TCVM đã

Page 170: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

168 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

được áp dụng thành công trong thực tiễn (ví dụ như phương phápASA hay phương pháp tiếp cận của NH Grameen).

Ngoài ra, việc đào tạo hiện tại chỉ bao quát các mảng kiến thứcquan trọng, chứ không phải là các kiến thức tổng quát, đặc biệt vềvấn đề tuân thủ các quy định của Luật các TCTD đối với các TCTCVMchính thức được chuyển đổi từ các tổ chức bán hay phi chính thức.Một mô hình mà các tổ chức tín dụng có thể noi gương (học tậptheo) là Viện phát triển CARD MRI của Philippin27, nhưng phải mấtnhiều năm và cần nhiều nguồn lực để hoàn thành mới làm được nhưvậy (ADB, 2010).

27 Viện phát triển CARD MRI cung cấp hàng loạt các khóa đào tạo do những ngườicó kinh nghiệm thực tiễn hướng dẫn và đào tạo nâng cao trong tài chính vi mô ứngdụng //www. cardbankph.com

Page 171: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

CHƯƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 169

5.1. Định hướng phát triển bền vững các tổ chức tài chính vimô tại Việt NamMục tiêu và định hướng phát triển bền vững hệ thống TCVM nóichung và các TCTCVM nói riêng được thể hiện tại Đề án xây dựngvà phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 (phêduyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2195/QĐ-TTg ngày06/12/2011). Định hướng phát triển bền vững các TCTCVM theo đóđược thể hiện qua hai giác độ: ngành TCVM và các TCTCVM.

5.1.1. Từ góc độ ngành TCVM

Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn, bền vững,hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèobền vững. Nói cách khác, Chính phủ đã đặt ra định hướng cho TCVMViệt Nam tiến tới bền vững về tài chính trong khi vẫn phải đảm bảoduy trì mục tiêu xã hội mà trọng tâm là giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, các hộ gia đình nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu mô ởvùng sâu vùng xa cần được phục vụ tốt về cả mặt phạm vi cũng nhưchất lượng dịch vụ theo hướng linh hoạt, chuyên biệt và theo yêucầu khách hàng.

Phần đông số dân nghèo tại Việt Nam đã tiếp cận được các dịchvụ TCVM, ít nhất sử dụng dịch vụ tín dụng và tiền gửi do các định chếchính thức cung cấp, gồm AGRIBANK, NHCSXHvà các Quỹ TDND(PCFs). Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và phạm vi hoạt động vẫn chưađáp ứng được yêu cầu. Nhu cầu của các hộ nghèo và có thu nhậpthấp là các sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện, đáp ứng theoyêu cầu khách hàng, giá cả hợp lý và được thiết kế phù hợp. Nhómkhách hàng vi mô muốn sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ cho tấtcả các nhu cầu tài chính của họ, song rất ít các nhà cung cấp đápứng được nhu cầu đa dạng như vậy và các khách hàng đành phảichọn sử dụng các gói sản phẩm dịch vụ tài chính khác nhau từ các

Page 172: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

170 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

nguồn khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của mình. Việc mở rộngtín dụng trong hệ thống tài chính chính thức đáp ứng sâu hơn nhucầu tầng lớp nghèo và có thu nhập thấp, bên cạnh đó các báocáo do các chương trình của các tổ chức phi chính phủ quốc tếhoạt động trong thị trường này cho thấy là thị trường ngày càngphân khúc và các nhu cầu đa dạng của người nghèo đối với cáckhoản vay lớn hơn, được kết cấu khác nhau cùng với các loại hìnhdịch vụ rộng hơn, bao gồm cả bảo hiểm vi mô, cho thuê tài chínhvà chuyển tiền.

Thứ ba, môi trường phát triển thông thoáng cho tài chính vi mô

Ngành TCVM ở Việt Nam có đặc điểm manh mún, thiếu luật lệ vàkém hiệu quả cả về huy động tiền gửi lẫn cho vay.Điều này làm giảmchất lượng phục vụ, đe dọa tính bền vững, hạn chế tốc độ phát triểnvà khiến TCVM không thể hội nhập hoàn toàn với khu vực tài chínhcủa Việt Nam được. Cụ thể hơn, đặc trưng này là hệ quả của cơchế tín dụng bao cấp – một khuôn khổ chính sách chưa hiệu quả,có tác động xấu tới tính hiệu quả và bền vững của TCVM. Chính sáchnày không khuyến khích huy động tiết kiệm và dẫn đến việc “phânchia” tín dụng cho người nghèo. Mức lãi suất được trợ giá cộng vớithị trường mục tiêu của Ngân hàng CSXH làm hạn chế khả năng củacác định chế TCVM khác phục vụ các đối tượng nghèo nhất và hạnchế tiềm năng phát triển của các định chế này. Trong trường hợpcủa AGRIBANK - nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho khu vực nôngthôn, thì chính sách này chắc chắn đã làm hạn chế khả năng sinh lờicủa ngân hàng và hậu quả là làm mất đi sự quan tâm tới việcchuyên nghiệp hóa sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng nghèo vàthu nhập thấp.

5.1.2. Từ góc độ các tổ chức tài chính vi mô nói riêng

Năng lực thể chế của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cầnđược quan tâm đầy đủ.

Phạm vi hoạt động của các thể chế cung cấp TCVM ở Việt Nam nhìnbề ngoài là khá “ấn tượng” - rất ít trong tổng số người nghèo và

Page 173: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 171

người có thu nhập thấp (chiếm 24% dân số) không hề nhận đượcbất cứ một loại hình dịch vụ tài chính nào. Tuy nhiên, phạm vi hoạtđộng trên diện rộng của khu vực này vẫn ẩn dấu những vấn đề sâuxa về thể chế, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của ngành. Nhữngyếu kém về thể chế mang tính hệ thống và các vấn đề cơ cấu tổchức thể hiện ở bốn lĩnh vực cụ thể: a) Loại hình và chất lượng cácsản phẩm TCVM của các TCTCVM; b) Các vấn đề về sự bền vữngvà kết quả hoạt động tài chính của các TCTCVM; c) Thị trường nhỏlẻ và chưa có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Vai trò chưa rõ ràng củacác Tổ chức quần chúng trong TCVM. Những vấn đề này cộng vớicác vấn đề về chính sách như đã nói ở trên dẫn đến lo ngại lớn vềkhả năng sinh lợi thấp và đây là mối lo mà tất cả các thể chế TCVMkể cả chính thức lẫn bán chính thức.

Do vậy, định hướng đối với các TCTCVM trong việc nâng cao nănglực thể chế được phân thành hai nhóm như sau:

Thứ nhất: Đối với các tổ chức TCVM đã được NHNN cấp phép: hoànthiện cơ cấu tổ chức; nâng cao năng lực quản trị, điều hành và xâydựng hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, chủ động tiếpcận với các tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo hoạt động antoàn, bền vững và đáp ứng được các quy định hiện hành.

Thứ hai: Đối với các tổ chức TCVM phi chính phủ bán chính thức: Tiếptục nâng cao năng lực tài chính, năng lực thể chế tiến tới đáp ứngđủ điều kiện để chuyển đổi thành tổ chức TCVM được NHNN cấpphép theo Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó điều kiện tiên quyếtlà phải có đủ số vốn tối thiểu theo quy định và ít nhất phải đạt bềnvững về hoạt động.

5.2. Các kiến nghị nhằm tăng cường mức độ bền vững củacác TCTCVM Việt NamSau hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, ngành TCVM Việt Namđã có những bước tiến quan trọng trên chặng đường chính thức hóavà chuyên nghiệp hóa, hướng tới một ngành kinh tế phát triển bền

Page 174: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

172 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

vững , đồng hành cùng cuộc chiến chống đói nghèo. Song nghiêncứu cũng cho thấy tốc độ phát triển của TCVM còn quá khiêm tốn.Để ngành TCVM Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới, Nhómnghiên cứu khuyến nghị Cơ quan hoạch định chính sách, các nhàtài trợ, các nhà quản lý và những người thực hành TCVM một số vấnđề sau đây:

5.2.1. Đối với các TCTCVM

5.2.1.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành

a. Đối với các tổ chức đã được cấp phép

Các tổ chức đã được cấp phép cần (i) hoàn thiện cơ cấu tổ chức,quản trị, điều hành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cácbộ phận trong cơ cấu tổ chức; (ii) xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểmtoán nội bộ, vận hành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt độngan toàn, lành mạnh; (iii) tăng cường áp dụng các chuẩn mực tiêuchuẩn của TCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, đảm bảo cáctỷ lệ an toàn trong hoạt động…); (iv) hợp tác trong hoạt động vớicác TCTCVM khác, với các tổ chức chính thức cung cấp dịch vụTCVM như NHCSXH, TDND, AGRIBANK dưới hình thức quan hệ đối táchoặc quan hệ đại lý để tăng quy mô và uy tín; (v) tận dụng sức mạnhcủa chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội để tối ưu hóahoạt động. Điều này giúp tăng uy tín của tổ chức đối với các nhàquản lý, cũng như uy tín chung đối với khách hàng – là cơ hội đểphát triển thị trường trong tương lai.

b. Đối với các tổ chức chưa được cấp phép

Các TCTCVM chưa được cấp phép nhưng muốn phát triển chuyênnghiệp hóa hoạt động trong tương lai cần phải (i) xây dựng chiếnlược và kế hoạch hoạt động rõ ràng; (ii) xác định cụ thể mô hình hoạtđộng; (iii) sáp nhập/hợp nhất với các chương trình/dự án trên cùngđịa bàn hoặc các địa bàn liền kề để tăng quy mô và uy tín (vì nếuquy mô quá nhỏ sẽ không phát huy được hiệu quả và có uy tín tàichính cao). Nếu muốn phát triển hoạt động, việc chuyên nghiệp hóavà chuyển đổi tổ chức là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, trong quá

Page 175: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 173

trình chuyển đổi chính thức hóa, không được lệch hướng Sứ mệnhxã hội của TCVM. Tranh thủ cơ hội về nguồn tài trợ để đào tạo, nângcao năng lực cho đội ngũ nhân viên, từng bước nâng cấp và hoànthiện hệ thống thông tin quản lý, lựa chọn và áp dụng công nghệthông tin vào quá trình quản lý.

5.2.1.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng cácnguồn thu.

Các TCTCVM có thể giảm chi phí hoạt động thông qua (i) áp dụnghệ thống quản lý vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống MIS, (ii) sử dụngcông nghệ để giảm chi phí (ví dụ, tận dụng internet, điện thoại…phục vụ công tác quản lý văn phòng, dịch vụ phi tài chính tại cácchi nhánh áp dụng ở các MFI tiên tiến). Tuy vậy, hiện nay chi phí hoạtđộng của Việt Nam rất thấp so với các nước khác trong khu vực, dovậy sẽ rất khó để giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn. Hơn nữa,lãi suất đã thấp hơn so với khu vực, do đó khả năng giảm sâu hơn làrất hạn chế; (iii) giảm các chi phí hoạt động không cần thiết ở mứctối đa, tiết kiệm chi phí hoạt động; (iv) quản lý nợ tốt hơn nữa để giảmchi phí dự phòng rủi ro, áp dụng hệ thống MIS mạnh và tăng cườngchia sẻ thông tin tín dụng với các TCTD trong địa bàn để tránh tìnhtrạng chồng nợ; (v) mở rộng hoạt động theo chiều rộng và chiều sâuđể giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho vay, đa dạng hóa loại hìnhkhách hàng; (vi) giảm chi phí huy động vốn của TCTCVM thông quathu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên thị trường28;

Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiếnhành thông qua (i) đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéođể khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ TCVMhơn; (ii) phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm TCVM, như cácdịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ); (iii) ápdụng các hình thức thu nợ đa dạng để có dòng tiền vào liên tục; (iv)liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.

28 Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công. Nguồn Duflos (2013).

Page 176: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

174 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

5.2.1.3. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảovệ quyền lợi khách hàng.

Để bảo vệ quyền lợi khách hàng và tăng uy tín của tổ chức, cầnminh bạch hóa các thông tin cơ bản của TCTCVM như: lãi suất, cácđiều khoản hợp đồng, báo cáo tài chính.

TCTCVM nên niêm yết công khai lãi suất, đặc biệt thể hiện rõ lãi suấtthực và lãi suất hiệu quả (Effective Interest Rates) trong các hợp đồngtín dụng. Giải thích rõ cho khách hàng sự khác biệt giữa các loại lãisuất khác nhau.hiển thị các mức lãi suất thực theo cách có thể sosánh. Đảm bảo tất cả các điều khoản cho vay khách hàng đềuđược biết và được giải thích rõ ràng (như: chi phí, tiết kiệm bắt buộc,phương pháp tính, tần số thanh toán…). Các quyền lợi và nghĩa vụcủa khách hàng trong gửi tiền và vay vốn được thể hiện rõ ràngtrong các quy định, và được niêm yết công khai.

Nên thực hiện kiểm toán độc lập thường xuyên đối với các báo cáotài chính để tăng tính minh bạch của tổ chức, từ đó uy tín củaTCTCVM được xây dựng và củng cố.

5.2.1.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ, cânbằng giữa các dịch vụ tài chính và xã hội

Đối với các TCTCVM chính thức, cần tăng cường huy động tiết kiệmdân cư với các cách thức huy động khác nhau, đa dạng hóa các hìnhthức huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau.Với các TCTCVMchưa chính thức hóa, việc huy động vốn tiền gửi tự nguyện khó khănhơn và cũng rủi ro hơn, nên sản phẩm này chưa cần phát triển. CácTCTCVM nói chung cần tìm kiếm các nguồn huy động rẻ một cáchtương đối như: vốn từ các nhà tài trợ, các nhà đầu tư cho phát triển,vốn ủy thác của các NHTM. Đây là cơ sở quan trọng nhất để cácTCTCVM giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hoạt động bền vững.

Bên cạnh đó, các TCTCVM cần tăng cường công tác nghiên cứu thịtrường, cải tiến và áp dụng sản phẩm dịch vụ mới như: đa dạng hóa

Page 177: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 175

cách trả gốc lãi cho vay, cách huy động tiết kiệm để có thể đáp ứngnhiều nhu cầu khác nhau; áp dụng thí điểm một số dịch vụ nhưchuyển tiền qua điện thoại hoặc internet, dịch vụ bảo hiểm vi mô,đại lý thu chi hộ… nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng caocủa hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Ngoài số lượng dịch vụ, cầnchú trọng nhiều hơn tới chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của dịch vụcung cấp, mức độ sẵn có và dễ dàng tiếp cận của dịch vụ.

Tăng cường đầu tư cho các dịch vụ phi tài chính nhằm đáp ứng nhucầu nâng cao năng lực xã hội của khách hàng, vì đây chính là điểmkhác biệt lớn nhất của TCTCVM và các TCTD khác. Các yếu tố nàyngày càng trở nên quan trọng trong thu hút khách hàng TCVM, làcác điểm mạnh mà các TCTCVM nên phát huy trong quá trình cạnhtranh và phát triển.

5.2.1.5. Nâng cao năng lực tài chính

Hiện tại, các tổ chức TCVM bán chính thức ở Việt Nam đa số còn cóquy mô nhỏ và cũng chỉ khoảng 1/3 trong số này hoạt động ổn địnhvà hiệu quả. Nhìn chung, các tổ chức bán chính thức này thu hútđược ít khách hàng và danh mục đầu tư cũng ít hơn nếu so sánh vớicác tổ chức TCVM tương tự trên thế giới: Số khách hàng của các tổchức này chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân của các tổ chức kháctrên toàn cầu và bằng 1/3 mức bình quân của các tổ chức tín dụngvi mô Châu Á, dù được thành lập cùng một thời điểm; Giá trị danhmục khoản vay của các tổ chức này bằng 1/10 so với mức bìnhquân của các tổ chức tín dụng vi mô trên thế giới.

Do vậy, các TCTCVM nên chủ động thực hiện sáp nhập để hìnhthành những tổ chức lớn hơn về quy mô và thị trường. Nhưng do cáctổ chức TCVM hiện nay đang thực hành các phương pháp nghiệpvụ khác nhau như nhóm tương hỗ, nhóm liên đới, ngân hàng làngxã… vì vậy khi sáp nhập, hợp nhất đòi hỏi phải có sự điều chỉnh vềnghiệp vụ từ phía các tổ chức tham gia tái cấu trúc.

Page 178: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

176 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bên cạnh đó, các TCTCVM nên tăng cường các nguồn huy độngvốn rẻ trên thị trường và từ các nhà tài trợ.Có chính sách vận độngđầu tư cho phát triển xã hội từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,các hội đồng hương hoặc từ những người đi xa hướng về xây dựngquê hương.

5.2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triển hoạtđộng bền vững các tổ chức TCVM Việt Nam. Vì vậy, việc phát triểnnguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đàotạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng.

Về chính sách phát triển nguồn nhân lực: Các tổ chức TCVM cầnchú ý đến chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua việc hoànthiện về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân lực, lựa chọn và phânhạng nhân lực, chức danh tiền lương và chế độ khen thưởng,khuyến khích các nguyên tắc giao tiếp nội bộ…với mục tiêu nângcao tầm và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhânviên vừa có chuyên môn sâu vừa có phẩm chất đạo đức nghềnghiệp tốt. Cán bộ làm việc trong TCTCVM phải hiểu rõ cả về hoạtđộng phát triển và tài chính;

Về cơ chế động lực và sử dụng lao động: Cần tạo lập một hệ thốngcơ chế chính sách động lực để khuyến khích sự vươn lên trong laođộng sáng tạo của tập thể người lao động. Bố trí cán bộ nhân viênvào những vị trí phù hợp với khả năng, trình độ, tính cách để pháthuy tối đa năng lực, sức sáng tạo. Xây dựng chính sách khen thưởng,kỷ luật, khuyến khích vật chất tạo động cơ kích thích người lao độnghăng say làm việc. Xây dựng quy hoạch cán bộ theo nhu cầu củatổ chức và năng lực triển vọng của người lao động. Cải thiện môitrường làm việc khiến cho nhân viên thực sự năng động, sáng tạovà làm chủ nghiệp vụ, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.Luôn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên,tạo động lực trong lao động tránh tình trạng ngại học hỏi và từ đónâng cao kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh nhân viên có trình độ

Page 179: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 177

cao hoạt động TCVM phải có nhân viên có kinh nghiệm lâu năm,trung thành với tổ chức mới tạo ra tính an toàn, chắc chắn trongcông việc. Cải tạo môi trường làm việc làm cho nhân viên gắn kếtvới nhau hơn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhausẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho TCTCVM.

Về đối tượng đào tạo: Các đối tượng được đào tạo nên tập trungvào (i) các cán bộ liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tài chính ở tấtcả các cấp (như cán bộ tín dụng, kế toán, cán bộ huy động vốn),và (ii) đội ngũ lãnh đạo.

Các khóa học cần thực hiện: Tận dụng các khóa đào tạo hiện cóvề TCVM và có sẵn trên thị trường như của Ngân hàng thế giới (WB),Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI), Nhóm tư vẫn hỗ trợ ngườinghèo (CGAP), Quỹ phát triển vốn của Liên hợp quốc (UNDCF), Tổchức lao động quốc tế (ILO), Microsave Africa, …. và các tổ chứckhác đã thiết kế; địa phương hóa các bài tập tình huống cho phùhợp với Việt Nam. Bổ sung các khóa học mới như: ứng phó với rủi rolạm phát, quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản. Các khóa họcvề kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phát triển quanhệ với khách hàng, marketing… cần được cung cấp xen kẽ với cáckhóa học về kiến thức.

Về quy trình và phương pháp thực hiện đào tạo cán bộ nhân viên:Để phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo, cần thực hiện đánh giánhu cầu đào tạo của thị trường; chuẩn bị danh sách những cơ sởđào tạo hiện thời nhằm: (i) xem họ có quan tâm đến việc tham giavào thị trường mới và đào tạo về tài chính nông thôn không; và (ii)đánh giá năng lực đào tạo về tài chính nông thôn của họ. Việc thànhlập các trung tâm đào tạo mới chỉ nên xem xét trong trường hợp cáctrung tâm đào tạo hiện tại không có chuyên môn phù hợp, khôngmuốn tham gia vào thị trường, hoặc không thể kiểm soát được chấtlượng của các khóa đào tạo. Các cơ sở đào tạo nên mang tínhthương mại, và lý tưởng nhất là thuộc về khu vực tư nhân chứ khôngnên nằm dưới sự đỡ đầu của Chính phủ để đảm bảo tính linh hoạt,minh bạch và cạnh tranh.Cách tiếp cận cũng cần được thay đổi linh

Page 180: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

178 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

hoạt, dựa vào những hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng cao hơn là chỉdựa vào kinh nghiệm như từ trước đến nay.

Để đảm bảo chất lượng học, các cơ sở đào tạo nên thu phí, mặcdù trong thời gian đầu có thể cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Theo kinhnghiệm của Philipin, Chính phủ thành lập Quỹ ủy thác phát triển nhândân (People’s Development Trust Fund) để tạo nguồn cho cácTCTCVM xây dựng năng lực đào tạo ban đầu. Đây có thể là mộtcách làm hữu hiệu mà chúng ta áp dụng được.

Để việc đào tạo thành công, cần thực hiện đào tạo đi đôi với thựchành, đào tạo các huấn luyện viên (TOT – training of trainers), nhất làcác TOT tại địa phương là tốt nhất.Việc đào tạo nên thông qua nhiềuhình thức thích hợp, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, giao lưu họchỏi kinh nghiệm của các TCTCVM khác.

5.2.1.7. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức có hoạt động TCVM

Có nhiều yếu tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ TCVM phải liênkết với nhau. Các nhu cầu này có thể từ mức độ cần trao đổi thôngtin không chính thức cho đến mức độ có ký kết các hợp đồng hợptác chính thức hoặc thậm chí là có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

Các mối quan hệ liên kết là các thoả thuận về cung cấp dịch vụchẳng hạn một tổ chức TCVM hoạt động như một đại lý bán lẻ chomột ngân hàng. Ngân hàng đến lượt mình có vai trò như một nhàbán buôn vốn cho tổ chức TCVM. Khi đó tổ chức TCVM và NHTMthực chất đã có một thoả thuận hợp tác chiến lược. Mối hợp tácchiến lược đó chỉ có thể bền vững nếu cả hai bên đều duy trì đượclợi ích. Trong trường hợp này, mối quan hệ hợp tác chiến lược có thểgiúp cho cả hai bên tập trung vào những hoạt động cốt lõi và hạnchế được những điểm yếu. Ví dụ: Với ngân hàng, điểm mạnh là khảnăng huy động vốn toàn quốc nhưng lại có điểm yếu là khó có thểtiếp cận sâu vào đối tượng thu nhập thấp vì phương pháp và vănhoá kinh doanh không phù hợp. Với tổ chức TCVM, điểm mạnh là cókhả năng và phương pháp thích hợp để tiếp cận sâu nhưng lạikhông có khả năng huy động đủ nguồn vốn.

Page 181: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 179

Các tổ chức TCVM và các ngân hàng có rất nhiều lợi ích và độngcơ để có thể tiến tới hợp tác như là:

(i) Hợp tác để đa dạng hoá, mở rộng và /hoặc để giảm chi phícho vay /chi phí vốn của các bên.

(ii) Để tổ chức TCVM có thể giảm áp lực bởi quy định về tỷ lệan toàn vốn (khi có những quy định thận trọng về quản trị tổchức TCVM).Các tổ chức TCVM có tốc độ phát triển nhanhsẽ gặp phải giới hạn do quy định về tỷ lệ an toàn vốn, do đólàm đại lý tín dụng cho một ngân hàng là cách tốt nhất đểvừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà khôngphải chịu áp lực phải tăng nhanh vốn chủ sở hữu.

(iii) Để ngân hàng có thể đi sâu xuống một phân đoạn thị trườngmới mà không phải thiết lập kênh riêng với phương phápmới, văn hoá kinh doanh mới.

(iv) Để ngân hàng có thể tiếp cận và đánh giá tổ chức TCVMtrước khi quyết định tiến tới có quan hệ sở hữu đối với tổchức TCVM.

(v) Để tổ chức TCVM có thể tận dụng tính kinh tế của quy môcủa ngân hàng, để tận dụng hệ thống hỗ trợ hiện đại vàchuyên nghiệp cũng như các nguồn tài lực, nhân lực kháccủa ngân hàng với chi phí thấp.

(vi) Các tổ chức TCVM cũng có thể tận dụng các ưu đãi củaChính phủ đối với các tổ chức TCVM thông qua hệ thốngngân hàng khi Chính phủ không thể tiếp cận với từng tổchức TCVM.Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý chophép các ngân hàng có thể được liên kết với các tổ chứcTCVM theo hướng đáp ứng các nhu cầu trên.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trước tiên chúng tôi đề xuất cácNgân hàng thiết lập chính sách bán buôn trong hoạt động tín dụng:Nhiều định chế tài chính trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á hoạt

Page 182: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

180 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có điều kiện tương tựnhư NHNo&PTNT đã trở thành những tổ chức lớn mạnh nhờ kết hợptốt cả dịch vụ bán lẻ và bán buôn29.

Tùy theo đặc điểm của mỗi định chế tài chính mà lựa chọn kháchhàng để bán buôn. Chẳng hạn như NHNN&PTNT có thể bán buônvốn cho QTDND, các TCTCVM…, NHCSXH có thể bán buôn cho cácTCTCVM vì hiện nay ở Việt Nam nhiều chương trình, dự án tài chínhvi mô hoạt động khá hiệu quả nhưng nguồn vốn của họ luôn khôngđáp ứng đủ cho người nghèo vay.

5.2.1.8. Tăng cường tuyên truyền/giáo dục tài chính

Giáo dục tài chính tập trung vào các vấn đề chủ chốt trong TCVMđối với cả khách hàng và các cơ quan thực hiện/giám sát. Làm rõsự khác biệt giữa TCVM với tài chính truyền thống về mục đích, đốitượng khách hàng, đặc trưng hoạt động. Cung cấp các thông tinrõ ràng minh bạch về vấn đề lãi suất và chi phí giao dịch, chi phí cơhội trong TCVM. Thực hiện nguyên tắc bảo vệ khách hàng (thựchành TCVM có trách nhiệm). Tăng cường tuyên truyền về lợi ích chokhách hàng và cộng đồng/xã hội. Khởi động các chương trìnhnghiên cứu, điều tra khảo sát về kiến thức tài chính của dân cư nhằm

29 Ở Nhật Bản 60%-70% dư nợ của Hiệp hội nông-lâm-ngư nghiệp (AFC) là cho vaytrực tiếp đến HTX để cung ứng vốn cho các xã viên. Ở Malaysia phần vốn tín dụngphát triển nông thông của chính phủ chỉ định cho ngân hàng BPM cho vay chủ yếuđược ngân hàng này cho vay theo hình thức bán buôn đối với các ngân hàng nôngthôn và các HTX tín dụng để các tổ chức này cho vay trực tiếp đến hộ nông dân.Tương tự, ở Thái Lan 30% dư nợ hộ nông dân của ngân hàng BAAC là cho vay bánbuôn qua các HTX nông nghiệp và dịch vụ; ở Hàn Quốc hơn 1/3 dư nợ cho vay hộnông dân được Hiệp Hội Nông nghiệp cho vay bán buôn qua HTX nông nghiệp vàcác tổ chức cung ứng dịch vụ nông nghiệp; Ngân hàng phát triển Tiểu nông Nepalđang hướng hoạt động thành tổ chức bán buôn hàng đầu trong khu vực nôngnghiệp, nông thôn; Khách hàng của ngân hàng The Landbank Philippin là ngânhàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng hợp tác, vv....

Page 183: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 181

tiến tới xây dựng các chương trình, chiến lược quốc gia về nâng caokiến thức tài chính của dân cư. Đây cũng là một trong những giảipháp quan trọng trong Đề án phát triển hệ thống TCVMViệt Namđến 2020 theo Quyết định 2195/QĐ-TTg của Chính phủ: “Tuyêntruyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô, Đẩy mạnh tuyêntruyền về vai trò và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô, - Tăngcường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vimô hiệu quả”.

5.2.2. Đối với NHNN

5.2.2.1. Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện LuậtTCTD 2010.

Mặc dù luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật 47) đã được Quốc hộithông qua từ tháng 6 năm 2010, tuy nhiên cho tới thời điểm nghiêncứu (10/2013) các văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa đượchoàn thiện và ban hành đầy đủ. Trong năm 2011-2012, NHNN đã dựthảo hai thông tư quan trọng về cấp phép cho hoạt động tài chínhvi mô (thay thế Thông tư 02/2009) và thông tư về các tỷ lệ đảm bảoan toàn trong hoạt động ngân hàng (thay thế Thông tư 07/2009).

Tăng cường áp dụng các công cụ quản lý gián tiếp, nhằm đảm bảotính an toàn chung cho các TCTCVM nói riêng, hệ thống TCTD nóichung. Xem xét tới thông lệ quốc tế và đặc trưng hoạt động củacác tổ chức này khi đưa ra các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu, quy chế cho vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tíndụng, thành lập và mở rộng chi nhánh….. Các quy định này cần theođúng như tinh thần của Quyết định 2195/QĐ-TTg “Xây dựng môitrường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tàichính vi mô,… ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyếnkhích phát triển hoạt động tài chính vi mô…”.

Việc sớm ban hành và cho ra đời các văn bản hướng dẫn luật là điều

Page 184: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

182 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

kiện thuận lợi để ngành TCVM có đủ điều kiên tham gia vào thị trườngtài chính chính thức, thu hút thêm được các nguồn lực để mở rộng quymô, chuẩn hóa tổ chức để tăng tính bền vững của mỗi tổ chức.

5.2.2.2. Khẩn trương triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Chiếnlược phát triển ngành tài chính vi mô Việt Nam.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật tín dụng, Ngânhàng nhà nước có quản lý ngành cần sớm triển khai các hoạt độngcủa chiến lược phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính Phủ phêduyệt, với công việc trước mắt triển khai chuỗi các sự kiện hội nghị,hội thảo nhằm tuyên truyền quảng bá hoạt động của ngành và cácquy định của nhà nước về hoạt động của ngành.

5.2.2.3. Tạo điều kiện “mở” cho các tổ chức tham gia hoạt động tàichính vi mô.

Đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường hoạtđộng trên một mặt bằng, sân chơi bình đẳng. Mở cửa hơn nữa chokhối tư nhân trong và ngoài nước tham gia nhằm kích hoạt thị trườngtăng trưởng. Khuyến khích sự tham gia của nhiều tổ chức trong khuvực TCVM, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có tiềm năngtham gia thị trường TCVM.

Tăng cạnh tranh lành mạnh, từ đó mặt bằng lãi suất cho vay củaTCVM giảm xuống, khách hàng có nhiều cơ hội được tiếp cận và lựachọn dịch vụ tài chính hơn. Tuy vậy, NHNN cần tạo khung pháp lýnhằm tránh tình trạng chồng nợ và vay chéo của khách hàng giữacác TC thông qua trao đổi thông tin tín dụng minh bạch và hiệu quả.

5.2.2.4. Tăng cường tính trách nhiệm trong tài chính vi mô.

Có chính sách khuếch trương TCVM có trách nhiệm, yêu cầu tổ chứctài chính vi mô minh bạch về giá cả và có biện pháp phòng ngừanhóm có ý đồ trục lợi từ người nghèo và thu nhập thấp. Cho phép

Page 185: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 183

linh hoạt trong cách tính lãi nhưng phải minh bạch hóa lãi suất hiệuquả. Chấp nhận nhiều cách thức tính gốc lãi đa dạng, phù hợp vớikhả năng chuyên môn và công nghệ của các TCTD, bao gồm cảcác TCTCVM. Điều quan trọng để bảo vệ quyền lợi khách hàng vàtăng uy tín của tổ chức là cần minh bạch hóa các lãi suất cơ bản.NHNN cần yêu cầu các TCTD nói chung và các TCTCVM nói riêngniêm yết công khai lãi suất, đặc biệt thể hiện rõ lãi suất thực và lãisuất hiệu quả (Effective Interest Rates) trong các hợp đồng tín dụng.Yêu cầu các tổ chức áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơsở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệmcủa khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện chokhách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, gópphần giảm đói nghèo, cải thiện đời sống.

5.2.2.5. Nhanh chóng chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở pháp lý liên quanđến vấn đề lãi suất trong hoạt động TCVM.

Thống nhất các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liênquan về vay và cho vay về định danh các hành vi cho vay nặng lãi,huy động vốn có tính lừa đảo nhằm có cơ sở định danh, xử lý và hạnchế tội phạm tài chính - ngân hàng. Thống nhất cách xử lý để khuyếnkhích khu vực TCVM bán chính thức có cơ hội phát triển, không bịđánh đồng với hoạt động cho vay nặng lãi. Từ đó, nhu cầu tài chínhcủa người dân chưa tiếp cận được với dịch vụ chính thức sẽ có cơhội được đáp ứng. Khi các tổ chức ở khu vực bán chính thức pháttriển đến một giai đoạn nhất định, các tổ chức này sẽ có điều kiệnthể chế hóa thành các tổ chức chính thức vững mạnh.

Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với đặc trưng của loại hìnhTCTCVM và khách hàng. Nên áp dụng nguyên tắc chung của địnhgiá lãi suất trong TCVM theo các kinh nghiệm thành công trên thếgiới và luật lệ ở Việt Nam. Không nên áp dụng cách tiếp cận “mộtchính sách phù hợp cho mọi đối tượng” (one-size-fits-all approach).

Page 186: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

184 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Với chính sách lãi suất cho vay trần, nên tăng chênh lệch giữa lãisuất trần chung đối với các TCTD khác và TCTCVM/QTDND ở mứchợp lý để khuyến khích khu vực này phát triển, đảm bảo sự phát triểnbền vững của các TCTCVM và quyền lợi của khách hàng TCVM.

5.2.2.6. Thực hiện các chính sách hỗ trợ khác

Có cơ chế dẫn vốn thông qua ngân hàng tạo điều kiện để cácTCTCVM vay vốn mở rộng địa bàn hoạt động. Xây dựng quỹ đối ứngnăng cao năng lực hoạt động, chuyển đổi của các TCTCVM nhằmhỗ trợ một phần kinh phí của các tổ chức này trong giai đoạn chuyểnđổi. Quỹ đối ứng này nên được triển khai theo phương cách tài trợdựa trên hoạt động (performance-based grant). Khuyến khích cáccông ty tư vấn tham gia thị trường nhằm năng cao năng lực hoạtđộng của các TCTCVM; khuyến khích việc thành lập đơn vị bán buônvề TCVM.

5.2.3. Đối với Bộ Tài Chính

- Phối - kết hợp chặt chẽ với NHNN Việt Nam trong việc tạo dựnghành lang pháp lý cũng như hoạt động quản lý các TCTCVM vàhoạt động của họ. Hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện củanhững văn bản pháp luật chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhaugiữa hai cơ quan – điều gây khó khăn trong việc thực hiện củacác đối tượng bị quản lý – các TCTCVM;

- Xây dựng quy chế pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểmvi mô – một trong những nội dung mà hiện nay các chươngtrình, dự án có hoạt động TCVM đang thực hiện - tạo điều kiệncho hoạt động này phát triển theo hướng chuyên nghiệpnhằm giúp cho hoạt động bảo hiểm vi mô có điều kiện để pháttriển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đóng góp vào sựphát triển của ngành TCVM nói chung, sự bền vững của cácTCTCVM nói riêng

Page 187: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 185

- Đưa ra biểu thuế phù hợp và lộ trình nộp thuế phù hợp chocác TCTCVM tránh gia tăng chi phí hoạt động, tăng gánhnặng cho khách hàng nghèo và nhằm tạo sức bật cho ngànhphát triển nhanh chóng, khắc phục các rào cản hiện tại. Mộtchính sách thuế đúng mức, đúng thời điểm sẽ thúc đẩy hoặccũng có thể kìm hãm sự phát triển của ngành, đặc biệt khingành còn non trẻ.

- Có chính sách thuế khác biệt nhằm khuyến khích các tổ chứchoạt động vươn xa ở những thị trường có nhu cầu lớn chưađược đáp ứng, vùng xa xôi, miền núi, dân tộc thiểu số, đối tượngkhó khăn như người khuyết tật.

5.2.4. Đối với Trung tâm nguồn lực tài chính vi mô doanh nghiệp Nhỏvà Vừa:

- Tăng cường các hoạt động quảng bá và tác động chính sáchvề hoạt động TCVM Việt Nam đến cơ quan quản lý nhà nước vàcác nhà tài trợ.

- Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng vai trò làcầu nối giữa các TCTCVM với cơ quan quản lý nhà nước, với cácnhà tài trợ và gữa các TCTCVM trong nước và quốc tế.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, với các chuyên gia thựchành trong nước và quốc tế để biên soạn và ban hành cácthông lệ thực hành TCVM tại tốt nhất tại Việt Nam.

5.2.5. Đối với các nhà tài trợ và các nhà đầu tư:

Hầu hết các TCTCVM Việt Nam được hình thành từ các dự án pháttriển do các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tài trợ, từ xuất phát điểm

Page 188: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

186 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

đó cho thấy mặc dù các TCTCVMViệt Nambước đầu đã hoạt độngbền vững nhưng rất cần sự hỗ trợ của các nhà tài trợ nhằm đầu tưbền vững dài hạn theo xu hướng được chi thành các nhóm sau đểduy trì hoạt động:

- Nhóm đã được cấp phép: Hỗ trợ chi phí đào tạo để nâng caonăng lực về quản trị điều hành, cho vay ưu đãi, hoặc đầu tư dàihạn, góp vốn liên doanh…

- Nhóm đang chờ cấp phép: Hỗ trợ chi phí đào tạo để nâng caonăng lực nhân viên, nâng cấp phần mền quản lý thông tin MIS,nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, cho vay ưu đãi,hoặc đầu tư dài hạn.

Nhóm thuộcchương trình dự án, hoặc quỹ xã hội: Hỗ trợ chi phí choquá trình thể chế hóa và chuyên nghiệphóa tổ chức, hỗ trợ chi phíđào tạo để nâng cao năng lực nhân viên, nâng cấp phần mềmquảnlý thông tin MIS, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, tài trợnguồn vốn có hoàn lại, cho vay ưu đãi.

Page 189: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

KẾT LUẬN

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 187

Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được thành tích rất đángtự hào trong công cuộc giảm nghèo trong 2 thập kỷ qua, dù áp dụngtheo chuẩn quốc gia hay quốc tế (WB, 2012). Việc phát triển khu vựctài chính, tập trung vào ngành TCVM, là một trong những yếu tố cấuthành chủ yếu trong các biện pháp giảm nghèo của Chính phủ kểtừ khi bắt đầu đổi mới năm 1986 (ADB, 2010).

Dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng nhiệm vụ giảm nghèocủa Việt Nam vẫn chưa hoàn tất, và xét ở một số phương diện,nhiệm vụ đó hiện khó khăn hơn, do sự bất bình đẳng ngày càng rõnét giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch trong khu vực nông thônvà giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.Như vậy, vai trò của khuvực TCVM trong thời gian tới càng quan trọng. Các hình thức TCVMphát triển bền vững bởi sự kết hợp hài hòa giữa mục đích tìm kiếmlợi nhuận và mục đích xã hội, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, làlựa chọn hoàn hảo cho sự nghiệp giảm nghèo, giảm bất bình đẳngcủa Việt Nam trong thời gian tới.

Với mục tiêu đặt ra, nghiên cứu này đã:

- Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về TCTCVM, theothông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam liên quan đến mứcđộ bền vững của TCTCVM trên 3 giác độ: Bền vững hoạt động(OSS), Bền vững tài chính (FSS), và Bền vững thể chế (ISS). Nhữngnhân tố ảnh hưởng thuộc TCTCVM và bên ngoài cũng đã đượctổng kết.

- Tổng kết hai bài học kinh nghiệm tốt về phát triển bền vữngTCTCVM tại Phillipin và Campuchia, cũng như 4 bài học thất bạicủa một số TCTCVM trên thế giới và trong khu vực.

- Khái quát tổng quan về thị trường TCVM Việt Nam, môi trườngpháp lý cho hoạt động TCVM Việt Nam, các tổ chức chính cungcấp TCVM tại Việt Nam và mức độ tiếp cận về chiều rộng, chiềusâu của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012.

Page 190: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

188 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

- Phân tích đầy đủ và chi tiết mức độ bền vững của các TCTCVMViệt Nam trong thời gian qua trên các giác độ OSS, FSS, ISS trongmối quan hệ so sánh với các quốc gia thành viên ADB khác trongkhu vực và theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định củaViệt Nam. Bên cạnh đó, các vấn đề về chất lượng danh mục,mức độ bền vững thể chế trên quan điểm khách hàng, và vấnđề lãi suất đối với TCTCVM cũng được nghiên cứu chi tiết.

- Đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc 7 kết quả đạt được vềmức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam, trong đó khẳngđịnh: mức độ OSS tương đối tốt, an toàn trong hoạt động TCVMcao, nhiều khách hàng trung thành gắn bó và hài lòng. Tuy nhiên,nghiên cứu đã chỉ rõ những vấn đề hạn chế trong quá trình pháttriển bền vững đó là: vẫn còn một số tổ chức chưa đạt OSS,nhiều tổ chức chưa đạt FSS và rất ít tổ chức đạt ISS. Nguyên nhâncủa các hạn chế trên chủ yếu xuất phát từ (i) 6 nhóm nguyênnhân thuộc bản thân TCTCVM; và (ii) 4 nhóm nguyên nhân kháchquan từ môi trường pháp lý, môi trường ngành…

- Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống gồm 8 khuyếnnghị đồng bộ, cụ thể và thực tiễn cho sự phát triển bền vững củacác TCTCVM Việt Nam trong thời gian tới.Các khuyến nghị đốivới các TCTCVM Việt Nam trong nghiên cứu đều dựa trên cơ sởgiải quyết các nguyên nhân của hạn chế trong phát triển bềnvững hiện tại, phát huy những nguyên nhân thành công và bàihọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới, kết hợp với địnhhướng phát triển hoạt động của ngànhTCVM đến 2020. Các kiếnnghị với NHNN (6 kiến nghị), với Bộ Tài chính (4 kiến nghị), và vớicác cơ quan liên quan là điều kiện thực thi các giải pháp đã đềxuất cho các TCTCVM Việt Nam.

Page 191: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 189

1. Alison Beard (2012), “Life’s work: Mohamed Yunus – an interview”,Harvard Business Review, 12/2012; http://hbr.org/2012/12/muham-mad-yunus/ar/1

2. Asian Development Bank ADB (2000), Finance for the Poor: ADBMicrofinance Strategy, http://www.adb.org/sites/default/files/fi-nancepolicy.pdf access on July 3 2013.

3. Asian Development Bank ADB (2013), “Proven Good Practices inMicrofinance is about: Processes & Structures Designed to (amongothers) - Reduce Transaction Costs for both the Clients and theMFIs”, PATA 8108-VIE: Hỗ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách củaChương trình Phát triển Tài chính Vi mô Việt nam 2012-2013.

4. Asian Development Bank ADB (2013), Policy and Advisory Techni-cal Assistance to the Vietnam’s Implementation of MicrofinanceDevelopment Program.

5. Binh Nguyen (2011-2012), “Microfinance Development Strategy2000 – Sector Performance and Client Welfare”, ADB Special Eval-uation Study.

6. Chính phủ, (2011), Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 củaThủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệthống tài chính vi mô tại Việt Nam đến 2020.

7. Chowdhury, Annis (2009), “Microfinance as a Poverty ReductionTool – A Critical Assessment”, UN-DESA Working Paper No. 89, De-cember 2009, http://www.un.org/esa/desa/papers.

8. David Bergman (2011), “Hassina vs Yunus: What lies behind thesudden spate of bad press for the Grameen Bank Founder”,HimalSouth Asian Magazine, http://www.himalmag.com/compo-nent/content/article/4295-hasina-vs-yunus.html

Page 192: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

190 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

9. Duflos, Eric (2013), “CGAP Lãi suất tài chính vi mô: Xu hướng toàncầu và các thực hành tốt”, Bài trình bày tại hội thảo “Xác địnhlãi suất bền vững và quản trị rủi ro trong các tổ chức tài chính vimô- Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in Mi-crofinance Institutions”, IFC và VMFWG, 16/5/2013, Hà nội.

10. Eric Duflos (2013), “CGAP – Các thực tiễn tốt trên toàn cầu vềchuyển đổi và tự vững”, Bài trình bày tại hội thảo “Xác định lãisuất bền vững và quản trị rủi ro trong các tổ chức tài chính vi mô-Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in Microfi-nance Institutions”, Hội thảo của IFC-TYM-VMFWG ngày 16/5/2013.

11. Helms, Brigit & Xavier Reille (2004), “Interest Rate Ceilings and Microfinance: The Story So Far?” CGAP Occasional Paper, September.

12. Hulme, D. and P. Mosley (1996b), “Finance for the Poor orthe Poorest? Financial Innovation, Poverty and Vulnerability”,inG.D. Wood and I. Sharif, Dhaka (eds),Who Needs Credit?Poverty and Finance in Bangladesh, University Express Limited(Zed Books, UK, 1997).

13. IFAD (2000), IFAD Rural Finance Policy, Executive Board – Sixty NinthSession, Rome 3-4 May.

14. Jain, Pankaj, and Mick Moore (2003), "What makes MicrocreditProgramme Effective? Fashionable Fallacies and Workable Reali-ties", IDS Working Paper 177, Institute of Development Studies, Uni-versity of Sussex, Brighton.

15. Julien, Kerwin (2009), “A Look at Interest Rates in Microfinance”,http://academia.edu/1044113/A_Look_at_Interest_Rates_in_Microfinance accessed on July 7, 2013.

Page 193: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 191

16. Lê Thanh Tâm (2008), “Phát triển các tổ chức tài chính nông thônViệt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội.

17. Lê Thanh Tâm (2013), “Phá vỡ “vòng luẩn quẩn” trong hoạt độngtín dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số chuyên đềtháng 3/2013. ISSN: 1859-0012, trang 24-33.

18. Le Thanh Tam, (2013), Danang Women’s Union reports on “Micro-finance Fund for Housing Improvement”, 2007-2013.

19. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds(2013),The New Microfinance Handbook: A Financial Market Sys-tem Perspective, Washington, DC: World Bank. doi: 10.1596/978-0-8213-8927-0. License: Creative Commons Attribution CC BY 3.0.

20. Mai Lan Le & Nhu An Trang (2003), “Entering a New Market: Com-mercial Banks and Small/Micro Enterprise Lending in Viet Nam”,ILO Viet Nam Working Paper Series No. 3, 2003

21. VMFWG (Vietnam Microfinance Working Group) (2013), “Lời giảibài toán lãi suất đối với tổ chức tài chính vi mô Việt Nam”, Bàitrình bày tại hội thảo “Xác định lãi suất bền vững và quản trị rủiro trong các tổ chức tài chính vi mô”, IFC và VMFWG, 16/5/2013,Hà nội.

22. Morduch, J.onathan (2000), "The Microfinance Schism",World De-velopment, 28 (4): 617-629.

23. Morduch, Jonathan (2008), "How can the poor afford microfi-nance?", Financial Access Initiative, Wagner Graduate School,New York University, New York.

24. Ngân hàng Nhà nước (2008), Thông tư 02/2008/TT-NHNN ngày2/4/2008 của Ngân hàng Nhà nước về việc Hướng dẫn thực hiệnNghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổchức và hoạt động của Tổ chức tài chính quy mô nhỏ, và Nghị

Page 194: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

192 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủvề sửa đổi,bổ sung, thay thế một số điều của Nghị định 28/2005.

25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Các quy định về hoạtđộng tài chính vi mô Việt Nam. Cơ quan Thanh tra Giám sát.

26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006-2013). Báo cáo thườngniên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

27. Nghiêm Hồng Sơn, (2006), Efficiency and Effectiveness of Rural Fi-nance in Vietnam: Evidence from NGO Schemes in the North andthe Central Regions, PhD Thesis Presentation, Centre for Efficiencyand ProductivityAnalysis (CEPA),School of Economics, the Univer-sity of Queensland.

28. Nguyễn Đức Hải (2012), “Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam”,Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.

29. Nguyen Kim Anh (ed), Le Thanh Tam et al (2010), Development ofMicrofinance in the Agricultural and Rural Areas of Vietnam, Statistical Publishing House.

30. Nguyen Kim Anh, Ngo Van Thu, Le Thanh Tam & Nguyen Thi TuyetMai (2012), Microfinance versus poverty reduction in Vietnam: Di-agnostic test and comparison, Statistical Publishing House, Ha noi.

31. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị TuyếtMai, (2012), Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam: Kiểmđịnh và so sánh, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội.

32. Nguyễn Kim Anh và Quách Tường Vy (2010), Cẩm nang hướngdẫn chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam, NhàXuất bản Tài chính.

33. Pau Niven (2009), Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard, Nhàxuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Page 195: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 193

34. Peter Renton (2011), “Microfinance goes bad in India”, 26/1/2011;http://www.lendacademy.com/microfinance-goes-bad-in-india/

35. Peter S. Rose and Sylvia C. Hudgins (2010), Bank Managementand Financial Services, Eighth Edition, McGraw-Hill Irwin Press.

36. Phạm Chi Lan (2012). Bài trình bày “Kinh tế Việt Nam: Hiện trạngvà triển vọng”, VCCI.

37. Rhyne, E., and M., Otero (1994), “Financial Services for Microen-terprises: Principles and Institutions”, In The New World of Microenterprise Finance, Maria Otero and Elisabeth Rhyne (eds).West Hartford: Kumarian Press.

38. Richard Rosenberg, Adrian Gonzalez, and Sushma Narain, (2009),“The new moneylenders: Are the poor being exploited by high microcredit interest rates”, CGAP Note No. 15, February 2009.

39. Robinson, M.S. (2001), The microfinance revolution: Sustainable finance for the poor, the World Bank.

40. Rosenberg, Richard, Adrian Gonzalez & Sushma Narain (2009),“The New Moneylenders: Are the Poor Being Exploited by High Mi-crocredit Interest Rates”, CGAP Working Paper No. 15, February.

41. Scott Gaul (2009), “Breaking it down: SDI vs FSS”, MIX MicrobankingBulletin, Issue 18, Spring 2009.

42. Tổng cục Thống kê (2005-2012). Thông tin trên trang web về cácchỉ tiêu phát triển kinh tế chung từ 2005 đến 2012,www.gso.gov.vn

43. UNDP & Citi Corp Foundation (1997), MicroStart Guide: A Guidefor Planing, Starting and Managing a Microfinance Program.

44. Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương (2013), Đề xuất Chiếnlược Tài chính vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hà nội.

Page 196: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

194 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

45. World Bank (2012), “Well Begun, not Yet Done: Vietnam’s Remark-able Progress on Poverty Reduction and the Emerging Chal-lenges”, 2012 Vietnam Poverty Assessment.

46. World Education Australia : http://www.worlded.org.au

47. Zeller, M., M. Sharma, C. Henry, and C. Lapenu (2001), “An operational tool for evaluating poverty outreach of developmentpolicies and projects”, Discussion Paper No. 111, Food Consump-tion and Nutrition Division, International Food Policy Research Institute, Washington, D.C, June.

Page 197: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 195

PHỤ LỤC: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜIPHỎNG VẤN

Tỉnh Thanh Hóa

Hội LHPN Thanh Hóa

1. Bà Phạm Thị Hoa - Trưởng ban Kinh tế

2. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh – Phó Trưởng ban Kinh tế

3. Bà Dương Thị Loan – Chuyên viên HPN tỉnh Thanh Hóa

4. Bà Trần Thị Tuyến – Chủ tịch HPN Huyện Quảng Xương

5. Bà Lê Thị Hường – Phó chủ tịch HPN Huyện Tĩnh Gia

6. Bà Lại Thị Hạnh – Chuyên viên HPN Huyện Nông Cống

7. Bà Đinh Thị Quyên – Chủ tịch HPN Thành phố Thanh Hóa

8. Bà Nguyễn Thu Huyền – Phó chủ tịch HPN Huyện Đông Sơn

9. Bà Trương Thị Nghĩa – Chủ tịch HPN Huyện Hoằng Hóa

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo, Chi nhánh TP Thanh Hóa

Phạm Thị Thúy Hà, Trưởng Chi nhánh TP Thanh Hóa

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Tỉnh Thanh Hóa

Bà Mai Thị Xường, Giám đốc Quỹ

Tỉnh Hải Dương

Hội LHPN Hải Dương

1. Bà Vũ Thị Thủy – Chủ tịch HPN tỉnh Hải Dương

2. Bà Lê Thị Hoan – Trưởng ban Kinh tế

Lãnh đạo Huyện hội có chi nhánh quỹ TYM

1. Bà Đào Thị Phương Thảo – Phó chủ tịch HPN Huyện Ninh Giang

2. Bà Đào Thị Yến – Chủ tịch HPN xã Tân Hương, Huyện Ninh Giang

Page 198: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn

196 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

3. Bà Vũ Thị Thơm – PCT HPN Thành phố Hải Dương

4. Bà Hồ Thị Duyên – Chủ tịch HPN Huyện Gia Lộc

5. Bà Hoàng Thị Sinh – Chủ tịch HPN Thị trấn Lai Cách – Cẩm Giàng

Lãnh đạo Huyện hội có các quỹ/chương trình tài chính vi mô ngoàiquỹ TYM

1. Bà Nguyễn Thị Tuyến – Chủ tịch HPN Huyện Kim Thành

2. Bà Lê Thị Minh – Cán bộ HPN Huyện Kim Thành

3. Bà Nguyễn Thị Hương Giang – Cán bộ HPN Huyện Cẩm Giàng

4. Bà Trần Thị Lý – Cán bộ HPN Huyện Nam Sách

5. Bà Nguyễn Thị Vui – Cán bộ HPN Huyện Nam Sách

6. Bà Đoàn Thị Chuyền – Cán bộ HPN Huyện Thanh Miên

7. Bà Lương Thị Tuyên – Cán bộ HPN Huyện Thanh Miên

GPXB số: 222-2013/CXB/179-05/GTVT, do NXB Giao thông vận tải cấp ngày 09/12/2013. Khổ 15x23cm, chế bản tại CT TNHH In Hoàng Minh

Page 199: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn
Page 200: MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM… · 2019-06-08 · Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn