MAHATMA GANDHI -...

137
MAHATMA GANDHI ( 1869 - 1948 ) CÁCH-MNH BT-BO-ĐỘNG

Transcript of MAHATMA GANDHI -...

MAHATMA GANDHI

( 1869 - 1948 )

CÁCH-MỆNH

BẤT-BẠO-ĐỘNG

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

MAHATMA GANDHI

CÁCH - MỆNH

BẤT - BẠO - ĐỘNG

HÀNG-ĐỘNG VÔ-CẦU

*****

*

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

1

MAHATMA GANDHI

LINH-HỒN ẤN-ĐỘ

Trong sứ-mệnh thức-tỉnh dân-tộc Ấn dưới

ách đô-hộ Đế-quốc Anh, người thừa-kế thành-

tựu ấy là Mahatma Gandhi, tôn-giáo-hóa chính-

trị .

Swami Vivekananda sau khi đã chấn-

động dư-luận Âu - Mỹ trở về, có tuyên-bố sứ-

mệnh cho thanh-niên Ấn năm ( 1897 - 1898 ) :

" Ai tự xưng là những nhà ái-quốc ?

Các anh tự xưng là những nhà cải-cách

cách-mệnh, các anh có cảm thấy rung

động trong lòng mình trước cảnh hàng

triệu con cháu Thần-linh và Thánh-hiền

đã trở nên rất gần với mọi-rợ, hàng triệu

hiện đang chết đói, hàng triệu chết đói

hàng thế-kỷ nay. Các anh có cảm thấy sự

ẤĐPH GANDHI

2

ngu-dốt đã phủ lên nước này như một

đám sương mù ảm-đạm ? Các anh có bị

khủng-hoảng về cảnh-tượng ấy không ?

Các anh đã quên được tên tuổi, danh-

tiếng, vợ con, của cải cả đến thân-thể của

mình vào trong sự ám-ảnh của thống-khổ

và diệt-vong đồi-trụy kia chưa ? ... Đấy

mới chỉ là bước đầu để trở nên một nhà

ái-quốc ....." ...................................

_( Diễn-thuyết "Mon Plan de Campagne"

_ Madras )

Vậy ái-quốc đối với các nhà cách-mệnh

Ấn cận-đại là trước hết có lòng thương yêu,

thực cảm-thông với các nỗi thống-khổ của

nhân-dân, không phải như thường thấy ở Việt-

Nam, vì bất-mãn cá-nhân mà làm cách-mệnh,

mang danh ái-quốc, kỳ thực đầy lòng vị-kỷ .

Người ái-quốc, cách-mệnh xã-hội mà

Vivekananda đã kêu gọi ở thanh-niên Ấn chính

là Mahandas-Karamchan-Gandhi (1869 - 1948)

đã được dân Ấn tặng cho tôn-hiệu Mahatma =

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

3

Đại-Hồn, tức là Đại-Thánh. Những năm 1891,

ông mới du-học từ Anh-quốc về và làm Trạng-

sư tòa Thượng-thẩm ở tỉnh Bombay. Được vài

năm, ông đã nghỉ bỏ nghề thầy-kiện vì xét thấy

nó bất-nhân, vô đạo-đức. Năm 1893, ông nhận

đi cãi cho một vụ kiện lớn ở Prétoria tại Nam-

Phi. Kể từ 1890 có một số dân Ấn 150.000 di-

cư sang Nam-Phi, thuộc-địa của Anh và Hòa-

Lan. Sự di-cư ồ-ạt ấy đã làm cho chính-phủ

thực-dân da trắng, vốn kỳ-thị dân da mầu,

nhưng lại cần dân lao-động để khai-thác mỏ

vàng, kim-cương, than, rất phong-phú ở đấy.

Thực-dân bèn thi-hành chính-sách hà-khắc bất-

công, kỳ-thị chủng-tộc đối với dân Á-châu di-

cư, đến nỗi khi nhà luật-sư Gandhi, năm 1893

đến Prétoria, bị coi như " Luật-sư Coolie ", vì

tất cả dân di-cư ở Nam-Phi đều bị dân da trắng

coi là " coolie ". Và cũng như tất cả dân Ấn

coolie ở Nam-Phi, Gandhi bị đàn-áp khinh-thị,

bị đuổi khỏi toa xe-lửa của người da trắng, rồi

bị ném đá đánh đập tàn-nhẫn ngoài đường...

Gandhi khi du-học ở nước Anh được đối-đãi

như quí-phái mà nay bị coi như coolie ở Natal,

ẤĐPH GANDHI

4

ông nhẫn-nhục chịu-đựng vì tín-ngưỡng tôn-

giáo đang thực-nghiệm ở bản-thân : " Đối với

tôi, ông nói, đấy là một vấn-đề tôn-giáo ! "

_ ( Vie de Gandhi )

Nhưng không thể nhẫn-nhục trước cảnh

đau-khổ của mười hai ngàn ( 12.000 ) dân Ấn

đang sinh sống ở Nam-Phi. Ông phải tranh-

đấu, thế là bắt đầu cách-mệnh, thực-nghiệm với

quần-chúng chủ-nghĩa ( Satyagraha ) mà ông

đã định-nghĩa : " Danh-từ Satya ( Chân-lý ) do

chữ Sanscrit ( Sat ) có nghĩa là Thực-Hữu,

Hữu-Thể. Trong thực-tại, không có gì tồn-tại

ngoài Chân-lý. Bởi vậy, Sat hay là Chân-lý có

thể là tên gọi trọng-đại nhất của Thượng-Đế.

Sự thực nói rằng Chân-lý là Thượng-Đế chính-

xác hơn là nói Thượng-Đế là Chân-lý ."

_ ( Lettre à L' Ashram )

Có thể dịch nghĩa Satyagraha sang chữ

Chí-Thành của sách Trung Dung như đã giới-

thuyết :

( )_( )

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

5

" Chí thành chi đạo khả dĩ tiền tri ... Chí thành

như Thần " _ ( Trung Dung )

( Đạo thành-thật hết mực thì có thể biết trước

... Thành-thật hết mực thì như là Thần-linh .)

Và Gandhi đã đem cái đạo " Chí Thành =

Satyagraha " ấy để thực-nghiệm với quần-

chúng khốn cùng Ấn ở Nam-Phi suốt hai mươi

(20) năm, tranh đấu chống với thực-dân hà-

hiếp kỳ-thị chủng-tộc .

_ Trước hết là phải " Thân dân " ( )

như sách Đại-học của Nho-giáo Trung-Hoa

dạy. Gandhi từ-bỏ chức Luật-sư để sống

nghèo-nàn với dân-chúng coolie, từ bỏ 6.000

đồng bảng Anh một năm để sống với 360 đồng,

tổ-chức vận-động đề-kháng bất-bạo-động đầu

tiên theo lý-tưởng Satyagraha ( Chí thành bất-

tức ). Ông tổ-chức đất di-dân khai-khẩn

Phoenix để cùng đồng-bào sống tự-lực cánh-

sinh theo thiên-nhiên .

ẤĐPH GANDHI

6

Năm 1906 Chính-quyền thực-dân ban-

hành " Hành-vi mới chống người Á-châu ",

Gandhi tập-hợp ở tỉnh Johannesburg hàng ngàn

người Ấn và Hoa để tuyên-thệ đề-kháng bất-

bạo-động Satyagraha. Theo đấy cũng có hàng

ngàn người bị bắt, cầm tù, và Gandhi bi giam

ba phen. Vận-động càng lan rộng đến tận

Natal, người biểu-tình rầm-rộ đi qua suốt

Transvaal, cương-quyết êm-đềm chống lại

mệnh-lệnh của tướng Smits với tất cả sức-

mạnh hòa-bình. Năm 1913 tướng Smit còn

cương-quyết tuyên-bố không bao giờ hủy bỏ

pháp-lệnh đã ban, nhưng rồi chính ông, năm

1914, phải nhượng-bộ cuộc đề-kháng bất-bạo-

động mà hủy-bỏ thuế 3 đồng Bảng Anh, và cho

phép dân Á-châu quyền cư-trú ở Natal làm ăn

tự-do. Thế là sau 20 năm tranh-đấu, chủ-nghĩa

Satyagraha với Gandhi đã đắc-thắng. Ông trở

về Ấn-Độ, bấy giờ 45 tuổi, để tiếp-tục lãnh-đạo

ba trăm triệu dân Ấn, tranh-thủ độc-lập với Đại

Đế-quốc Anh, không mất một giọt máu .

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

7

Sau cuộc thực-nghiệm Satyagraha " Chí

thành vô tức " ( ) ở Nam-Phi suốt 20

năm thắng lợi, Gandhi trở về Ấn-Độ với tất cả

uy-tín của nhà lãnh-tụ cách-mệnh dân-tộc. Để

thông-cảm với quần-chúng đồng-bào, ông cũng

bắt đầu chương-trình " Thân dân ". Và chính

lời ông thuật lại cái thực-nghiệm của ông với

nông-dân hạt Champaran hẻo-lánh. Những tá-

điền ở đây phải tuân theo luật Tinkathia trồng

cây chàm ( 3 mẫu ruộng trên 20 ) cho địa-chủ.

Hàng ngàn nông-dân phải chịu-đựng cái định-

luật khắc-nghiệt này từ lâu .

" Thế-giới ngoài Champaran thì xa

lạ, vậy mà quần-chúng tiếp tôi như là một

người bạn từ lâu. Không phải là ngoa để

nói rằng sự gặp-gỡ với những người

nông-dân ấy như là tôi đứng trước mặt

Thượng-Đế, Bất-bạo-động ( Ahimsa ) và

Chân-lý vậy. Khi tôi tìm cái đức-tính cho

phép tôi thực-hiện được nhiệm-vụ (điều-

tra ) tôi chỉ có thấy ở tôi tình yêu thương

ẤĐPH GANDHI

8

dân-chúng. Và trái lại nó chỉ biểu-thị lòng

tin bất-di bất-dịch vào Bất-bạo-động ."

_ ( Gandhi _ " Tự Thuật " )

Cuộc điều-tra này đe-dọa địa-chủ về sự

tố-giác những hà-hiếp bóc-lột của họ đối với

nông-dân, nên họ đã mượn thế chính-quyền ra

lệnh trục-xuất Gandhi ra khỏi quận. Nhưng

Gandhi nhất-định ở lại, chống mệnh-lệnh để

" tuân theo luật-pháp tối-cao của bản-tính, tiếng

nói của lương-tâm ."

" Cuộc điều-tra Champaran đã là

một thực-nghiệm táo-bạo về Chân-lý và

Bất-bạo-động ( Ahamsa ). Nó biểu-lộ

năng-lực tối-cao của chúng để tu sửa

những lỗi lầm của người ta ."

_ ( Tự-Thuật )

Và Gandhi cũng đã lãnh-đạo quần-chúng

nông-dân đến thắng lợi, hệ-thống Tinkathia

nghiêm-khắc thi-hành từ một thế-kỷ được hủy-

bỏ, nông-dân bị áp-bức được độc-lập, hết mê-

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

9

tín " vết chàm không bao giờ có thể xóa đi

được ". Gandhi đã thực-nghiệm cái cảnh cùng

khổ, dốt nát, bẩn-thỉu, đói rách, sống như cầm-

thú của nông-dân địa-phương bị địa-chủ bóc-

lột, chính-phủ đồng-lõa hà-hiếp như chính mắt

tai nghe. Ông viết :

" Ở đây cũng nên kể một thực-

nghiệm mà tôi đã đề-cập trong nhiều cuộc

tập-hợp. Bhitiharva là một làng nhỏ, có

một trường-học chúng tôi mới mở. Tôi đã

thăm một làng nhỏ lân-cận và thấy một số

phụ-nữ ăn mặc bẩn-thỉu. Tôi bảo nhà-tôi

hỏi họ tại sao không giặt quần áo. Một

phụ-nữ kéo nhà-tôi vào lều của y và nói :

“ Bà xem đấy. Ở đây không có tủ, dương

để đựng quần áo. Cái váy tôi mặc là cái

duy-nhất tôi có. Làm sao tôi có thể giặt

rũ ? Hãy thưa với Mahatma cho tôi một

cái khác và tôi thề sẽ tắm rửa thay váy

sạch hàng ngày.” Ở Ấn-Độ có nhiều gia-

đình người ta sống không có đồ-đạc,

ẤĐPH GANDHI

10

không có quần-áo để thay đổi, và chỉ có

một mảnh vải để che thân ."

Với tinh-thần " Satyagraha và Ahimsa "

có nghĩa là " Chí thành vô tức ", " Từ-bi hỷ-

sả ", ông đã hô-hào đồng-chí của ông bắt tay

vào công-cuộc cải-cách xã-hội, chống sưu cao

thuế nặng, đề-kháng bất-bạo-động đối với

chính-quyền cũng như với tư-bản bản-xứ ở

quận Bihar, làng Kaira và Champaran. Nhưng

còn cả hàng triệu dân Ấn thì sao ? Ông viết :

" Thực-nghiệm duy-nhất của tôi đã

chứng-minh cho tôi rằng không có

Thượng-Đế nào khác hơn là Chân-lý .

" Để nhìn đối-diện Tinh-thần Chân-

lý đại-đồng và toàn-năng, người ta phải

có khả-năng yêu tạo-vật nhỏ-mọn nhất

cũng như mình vậy. Một người muốn đạt

tới trạng-thái ấy không có thể đứng ở

ngoài địa-hạt nhỏ nhất của đời sống, cho

nên sự sùng-bái Chân-lý đã lôi tôi vào

chính-trị ; và tôi có thể không ngần-ngại

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

11

chút nào, và với tất cả lòng khiêm-tốn để

nói lên rằng những ai chủ-trương tôn-giáo

không có quan-hệ gì với chính-trị là

những người không biết tôn-giáo ."

_ ( sách dẫn trên )

***

Tôn - Giáo Và Chính - Trị

Theo Mahatma Gandhi ._

Đối với cuộc đời thực-nghiệm Chân-lý

như ông đã tự thuật " Histoire de mes

Expériences de la Vérité " ( Lịch-sử Những

Thực-nghiệm Chân-lý Của Tôi ) thì tôn-giáo là

tôn-giáo thực-hiện, không giới-hạn vào hình-

thức nghi-lễ hay giáo-điều. Ông viết :

" Qua danh-từ tôn-giáo, tôi không

hiểu là tôn-giáo hình-thức hay là tập-

quán, nhưng mà là tôn-giáo nó quán-

thông suốt tất cả các tôn-giáo, nó dẫn ta

ẤĐPH GANDHI

12

đến chỗ diện đối-diện với Hóa-Công tạo

ra chúng ta .

" Hãy để tôi giải-thích tôn-giáo theo

tôi hiểu. Nó không phải Ấn-Độ-giáo, mà

chắc rằng tôi đánh giá cao hơn tất cả các

tôn-giáo khác, nhưng tôi hiểu thứ tôn-

giáo nó vượt quá Ấn-Độ-giáo, nó biến-

đổi được cả bản-tính mỗi chúng ta, nó kết

chặt người ta bất-di bất-dịch với Chân-lý

nội-tâm và luôn luôn nó tinh-khiết-hóa.

Nó là yếu-tố trường-tồn trong bản-tính

nhân-loại, nó kể với bất-cứ giá nào để tìm

lấy sự biểu-diễn đầy đủ và nó không để

cho tâm-hồn an-ổn chừng nào nó đã tự

tìm thấy, tự biết Hoá-Công của nó và

thưởng-thức sự tương-đồng chân-thật

giữa mình với Hóa-Công Sáng-tạo .

" Có một Quyền-năng huyền-bí vô-

tả thông suốt tất cả. Tôi cảm thấy nó mà

tôi không nhìn thấy được. Chính cái Thế-

lực vô-hình ấy tự làm cho người ta cảm

thấy, vậy mà nó vượt tất cả bằng-chứng,

bởi vì nó quá xa-lạ đối với tất cả cái gì tôi

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

13

tri-giác qua giác-quan. Nó siêu-việt giác-

quan, nhưng có thể suy-luận ra Thượng-

Đế đến một mức nào .

" Và cái Thế-lực ấy thiện hay ác ?

Tôi chỉ thấy nó thuần thiện. Bởi vì tôi có

thể thấy rằng trong bóng tối của cái chết

thì còn sự sống, trong bóng tối của giả

ngụy còn có sự chân-thật, trong bóng tối

mờ-mịt vẫn tồn-tại ánh-sáng. Do đấy mà

tôi kết-luận rằng Thượng-Đế là sự Sống,

là Chân-thật, là Sáng. Ngài là Tình-yêu,

Ngài là Thượng-Đế Tối-cao vậy . "

_ (Life and Thought of Mahatma Gandhi)

Vậy, tôn-giáo theo Gandhi quan-niệm là

cái Pháp Vĩnh-cửu ( Sanatana Dharma ) như

cổ-truyền Ấn-Độ, là cái Triết-lý Trường-cửu

( Perennis Philosophia ). Về siêu-hình, triết-lý

trường-cửu này thừa-nhận một Thực-tại Tối-

cao, tối căn-bản, linh-thiêng, làm Bản-thể cho

thế-giới tạo-vật và chúng-sinh, tinh-thần cũng

như vật-chất ; về tâm-lý nó thấy trong tâm-hồn

nhân-loại một thể-tính đồng-nhất hay tương-tự

ẤĐPH GANDHI

14

với Thực-tại Thần-linh ; về luân-lý thì cứu-

cánh nhân-loại ở tại sự ý-thức cái Bản-thể vừa

nội-tại vừa siêu-nhiên. Cái triết-lý trường-cửu

này phổ-biến từ cổ lai, manh-nha được thấy ở

tập-tục truyền-thống của các dân-tộc nguyên-

thủy và hình-thức cao-đẳng thì ở tất cả các tôn-

giáo tiến-bộ. Đấy là công-thức điển-hình " Tat

tvam asi " ( Người là cái Ấy ) trong truyền-

thống Ấn-Độ, cũng như ( ) ( Bản

tính là mệnh Trời ) trong truyền-thống Trung-

Hoa ....... Đủ thấy tôn-giáo của Gandhi là tôn-

giáo đại-đồng như Ramakrishna - Vivekananda

chủ-trương, vì lẽ

" Đồng-nhất-tính là đá thử vàng của

Chân-lý. Tất cả cái gì cống-hiến vào

Đồng-nhất-tính là Chân-lý. Tình-yêu là

chân-lý và hận-thù thì không ; vì hận-thù

làm ra đa-thù tính, nó là năng-lực làm tan

rã..." _( Vivekananda )

Và Gandhi nói :

" Tôi đang cố-gắng thấy được

Thượng-Đế qua việc phụng-sự nhân-loại,

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

15

vì tôi biết rằng Thượng-Đế chẳng ở trên

trời hay là dưới này, mà ở tại mỗi tạo-vật

chúng-sinh ."

Bởi thế nên ông đã đem tôn-giáo vào

chính-trị, như ông đã viết trong " La Jeune

Inde " :

" ..... và nếu tôi tham-gia vào chính-

trị, chỉ vì ngày nay chính-trị quấn lấy

chúng ta như là những khúc rắn mà người

ta không thể gỡ ra được dù vất-vả bất cứ

thế nào. Vậy tôi có ý phấn-đấu với con

rắn ấy như tôi đã ý-thức làm, có thành-

công, có thất-bại, kề từ 1894 ; và vô-ý-

thức làm như tôi đã phát-hiện nó từ khi

tôi đến tuổi biết suy-nghĩ . "

Ông muốn trả lại cho hai chữ Chính-trị ý-

nghĩa chân-chính của nó như Khổng-Tử hiểu

" Chính giả chính dã " ( ). Hay là

như Lê-Thánh-Tông, thế-kỷ XV ở Việt-Nam

đã giảng cho Nho-sĩ đương thời :

ẤĐPH GANDHI

16

" Tâm chính gia tề nhất quán chi

Thù phi trùng triện đấu thần kỳ ;

Vị nhân vị ngã vi tiên biện

Hy thánh hy hiền vụ trí tri .

Khổng Mạnh văn chương thùy hậu thế ,

Y Chu sự nghiệp tá minh thì ;

Sĩ phong đôn hậu chân Nho xuất ,

Dực ngã hi triều đại hữu vi ."

_ ( Lê-Thánh-Tông )

( Làm cho tâm tình ngay thẳng, làm cho

gia-đình hòa-mục, hai công việc phải

quán thông một đường ,

Chẳng phải như mọt gỗ trổ tiện để thi đua

về điều kỳ lạ thần diệu ;

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

17

Hãy biện biệt trước việc làm vì mình và

vì người thế nào cho chính-đáng .

Hướng lên mục-tiêu thánh hiền mà chăm

lo vào sự hiểu biết trọn-vẹn .

Văn-chương phải là văn-chương như

Khổng-Tử, Mạnh-Tử còn lưu-truyền cho

đến đời sau ;

Sự-nghiệp phải như sự-nghiệp của Y-

Doãn và Chu-Công giúp làm sáng-tỏ thời-

đại văn-minh ,

Tác-phong của học-trò nên dầy vững đạo-

đức bấy giờ mới có được Nho-sĩ chân-

chính xuất-hiện ,

Giúp cho nước ta, triều-đại của ta, đấy là

cái học ích lợi lớn cho đời vậy . )

Thánh Gandhi ngày nay chắc hẳn cũng

muốn thi-hành cái chính-trị vương-đạo cổ-hữu

Á-đông là :

Tu thân _

Tề gia _

Trị quốc _

Bình thiên hạ _

ẤĐPH GANDHI

18

Cho nên, trước hết là giải-phóng Ấn-Độ

cho ba trăm triệu đông-bào bị áp-bức, đau khổ,

đe dọa tiêu-diệt như ông đã thực-nghiệm bản-

thân thấy ở Champaran, quận Bihar phiá Bắc

Ấn .

***

Quốc-Hội Ấn Với Cuộc Thức-Dậy Của Ấn-Độ.

Kể từ năm 1885, do người Anh tiến-bộ

lập ra, để hướng chính-trị Đế-quốc Anh dung-

hòa quyền-lợi Ấn-Độ với quyền-lợi Anh-quốc.

Quốc-hội Ấn gồm đại-biểu các xứ và các

khuynh-hướng. Lúc đầu nó được các nhà ôn-

hòa lãnh-đạo là Gokhale, cải-cách đến Tilak

(1885-1920) nó trở nên cách-mệnh. Vào năm

1905, nước Nhật đã thắng nước Nga trong cuộc

chiến-tranh Nhật - Nga, làm cho các dân-tộc bị

đô-hộ thức-tỉnh tự ý-thức lấy mình. Ở Quốc-

hội Ấn-Độ nổi lên tư-tưởng Swadeshi ( Nội-

hóa ), và khẩu-hiệu Bande Mataram ( Chào Tổ-

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

19

quốc ) vang dậy, và Thi-hào Rabindranath

Tagore lấy nguồn cảm-hứng cho những khúc

hát dân-tộc Swaraj ( Tự-chủ ) để chống-đối

chính-sách thực-dân của Lord Curson. Đạo-sĩ

triết-gia Aurobindo Ghose ở Đại-học Oxford

về làm sống lại truyền-thống Vedas với tinh-

thần Ái-quốc, dẫn đến phong-trào cách-mệnh

dân-tộc với việc mưu sát bạo-động Phó-Vương

Anh ( Vice Roi ) .

Gandhi ở Nam-Phi về với uy-tín về sự

thắng-lợi của chủ-nghĩa Satyagraha của ông,

đến khi nhà lãnh-tụ Tilak chết, bèn kế-tiếp

lãnh-đạo Quốc-hội năm 1920, hướng phong-

trào dân-tộc bạo-động vào con đường tôn-giáo

chính-trị bất-hợp-tác và đề-kháng bất-bạo-động

( Ahimsa ) như ông đã thi-hành ở Natal ( Nam-

Phi ) và Bihar ( Bắc Ấn ) .

Chận chiến 14 - 18 ở Âu-châu Gandhi

vẫn còn tin-tưởng vào chính-nghĩa của Đế-

quốc Anh, nên đã hô-hào dân Ấn tham-gia bên

cạnh người Anh, lấy cớ không lợi-dụng đối-

ẤĐPH GANDHI

20

phương hoạn-nạn. Nhưng cuộc thế-giới chiến-

tranh cũng làm cho dân Á-châu tỉnh-ngộ về

văn-minh vật-chất của Tây-phương không

mang lại hạnh-phúc cho nhân-loại. Gandhi với

đồng-bào của ông càng thất-vọng về sự bất-tín

của chính-phủ Anh đã không trả tự-trị cho Ấn-

Độ lại còn hà-khắc hơn với đạo-luật Rowlatt,

cấm-đoán hoạt-động chính-trị, tự-do cá-nhân,

kiểm-duyệt tư-tưởng... nghĩa là thi-hành một

chính-sách khắc-nghiệt hơn là trước thế-chiến,

làm thương-tổn nặng vào ý-thức dân-tộc Ấn-

Độ .

Gandhi trước hết muốn giải-phóng tinh-

thần cho tổ-quốc mình. Ông hết tin-tưởng vào

chính-phủ Anh và văn-minh Tây-phương bạo-

tàn, dối-trá, vô-nhân-đạo. Ông viết trong " La

Jeune Inde . 8 - 9 1920 " :

" Trận chiến-tranh ( 14 - 18 ) đã

chứng-minh hơn bao giờ hết, từ trước đến

nay tính-cách quái-ác của văn-minh nó

ngự-trị Âu-Tây ngày nay. Tất cả luân-

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

21

thường đạo-lý công-cộng đều bị kẻ thắng-

trận vò nát dưới danh-nghĩa đạo-đức.

Không một dối-trá nào được coi là bỉ-ổi

để không lợi-dụng. Động-cơ ẩn đàng sau

mỗi tội ác thì chẳng có gì là tôn-giáo hay

tinh-thần mà hoàn-toàn là vật-chất thô-

tục ."

Ngày 18 - 3 - 1919 đạo-luật Rowlatt được

công-bố, ngày 20 - 3 - 1919 Gandhi gửi nó cho

cuộc tập-họp ( meeting ) trên bãi bể Madras

trong đó ông có dẫn lời tuyên-bố của Tổng-

Thống Mỹ Wilson ở Hội-nghị Hòa-bình : " Sức

mạnh võ khí chỉ ở đàng sau, bên trong chương-

trình này, nhưng nó có thật. Và nếu sức mạnh

tinh-thần không đủ thì thế-lực vật-chất của thế-

giới sẽ thành-công ! " Gandhi đáp lại rằng thế-

lực vật-chất chẳng là gì hết, so với thế-lực tinh-

thần nó không bao giờ thất-bại cả. ( Speeches

and Writings _ p. 462 ) .

ẤĐPH GANDHI

22

Mấy bữa trước ông có kể lại cái thực-

nghiệm linh-cảm của mình về sách-lược đối-

phó với đạo-luật Rowlatt của chính-quyền :

" Đêm qua tôi chợt có ý-niệm trong

mộng rằng chúng ta phải gọi cả nước

tuần-hành một cuộc " tẩy-chay ( Hartâl )

toàn-thể. Đạo Satyagraha ( Chí thành vô

tức ) là một quá-trình tự-thân trai-giới.

Cuộc tranh-đấu của chúng ta là một cuộc

chiến thánh-linh ; đối với tôi không có gì

có thể thích-đáng hơn là mở đầu bằng

một động-tác trai-giới sinh-mệnh. Toàn-

thể nhân-dân Ấn hãy ngừng tất cả hoạt-

động ngày hôm ấy, nhịn ăn và cầu-

nguyện... Tôi viết lời kêu gọi, ngày Hartal

được quyết-định vào 6 - 4 - 1919 ....

" Ai có thể nói được sự việc xẩy ra

thế nào ? Tất cả nước Ấn từ đầu nọ đến

cuối kia, đô-thị cùng thôn-quê đến bữa ấy

đã tuân thủ một cuộc Hartal toàn-diện.

Thật là một cảnh-tượng lạ lùng nhất đời ."

_ ( Autobiographie _ Gandhi )

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

23

Đấy là Gandhi đã đáp-ứng cái ý-nguyện

bao lâu bị ẩn-ức trong đáy lòng đại-chúng

nhân-dân, do lòng " chí thành " ( Satyagraha )

của Thánh vậy .

Vận-mệnh đã định, Gandhi không còn có

thể công-nhận uy-quyền Đế-quốc Anh nữa.

Ngày 28 - 7 - 1919, ông lại phát-động một

phong-trào Tẩy-chay ( Hartâl ) không để ý đến

phản-ứng của Chính-quyền. Ông yêu-cầu nhân-

dân, ai nấy từ bỏ quan chức, tước vị, chức vụ

danh-dự, tẩy chay tòa-án, trường học, công trái.

Tất cả điều ấy nhằm vào chế-độ mới lập trên sự

độc-lập về kinh-tế hay là Swadeshi .

Trở nên thủ-lĩnh dân-tộc, người mà dân

Ấn đã gọi là Đại-hồn ( Mahatma ) bắt tay vào

việc giáo-dục chính-trị cho quốc-dân bằng

hành-động gương-mẫu .

Ngày 1 - 8 - 1920, Ông cảnh-cáo Phó-

Vương Anh về ý-định của mình, gửi trả lại

những mê-đay và huy-chương Anh, vì ông

ẤĐPH GANDHI

24

không có thể giữ được " lòng tôn kính và tình-

cảm " đối với một chính-phủ mà ông tự ly-

khai, đồng thời ông hy-vọng làm cho nó hối-

cải. Rồi ông phát-động phong-trào. Tức thì

nhiều trường-học và tòa-án bị bỏ vắng, các

quan-tòa, chánh-án từ-chức. Quốc-hội Ấn ghi

vào chương-trình điều thứ nhất (1°/) của Hiến-

chế : " Mục-tiêu của Quốc-hội là đạt được

quyền tự-chủ cho nhân-dân Ấn bằng tất cả các

phương-tiện hòa-bình và chính-đáng ."

Theo sau sự-kiện trọng-đại ấy là cuộc tẩy-

chay đại-qui-mô những sản-phẩm của Anh,

mặc dầu có sự bắt-bớ giam-cầm hàng ngàn

người Ấn, Ủy-ban Quốc-hội với ảnh-hưởng

của Gandhi vẫn giữ thái-độ bình-tĩnh chờ quần-

chúng Ấn đủ sức để sử-dụng khí-giới " bất

tuân pháp lệnh " .

Phong-trào độc-lập của Gandhi bồng-bột

đến mức tiêu-cực, đốt đồ dệt ngoại-quốc như

định-liệu ở tỉnh Bombay tháng 8 - 1921, hàng

NGUYỄN- ĐĂNG-THỤC

25

núi vải gia-dụng mỹ-lệ bị lửa thiêu trong tiếng

hoan-hô, reo hò của quần-chúng .

Ngày 27 - 10 Hoàng-Tử Prince de Galles

cập bến Bombay, Gandhi ra lệnh không được

tham-gia vào việc tiếp đón nghi-lễ công-chính

vì không thích-đáng trong một xứ có hàng triệu

người đói phải bỏ ra hàng triệu đồng để đón

tiếp một ông hoàng mà nhân-dân không mời,

và để chịu bắt-bớ cảnh-cáo. Vậy để " tôn vinh

Hoàng-tử " hãy để cho Ngài đi qua một đô-

thành hoang-vắng, mà không được có cử-chỉ

bạo-động chống với ai hết. Yên-lặng là vĩ-đại,

mà chỉ có yên-lặng. Hạnh-phúc thay dân-tộc có

người lãnh-đạo tinh-thần biết làm cho người ta

cảm thấy giá-trị và cái đẹp của sự yên-lặng như

thế .

Ngày 24 Hoàng-tử đi sang Calcutta, qua

một tỉnh bỏ vắng như sa-mạc. Đấy là thế-lực

hão-huyền của một Đế-quốc so với quyền-năng

thật của Mahatma Gandhi, điều-động triệu triệu

người không cần dùng sức bắt-buộc, không cần

ẤĐPH GANDHI

26

lên tiếng, chỉ có một năng-lực duy-nhất là đức

tin. Chẳng hay Hoàng-tử còn ghi nhớ ngày 24

tháng chạp, ngày tết Noël mà cả một hệ-thống

cai-trị đã vấp vào một sự im-lặng thiêng-liêng

của một đạo-sĩ dịu-dàng cương-quyết, giản-dị

như một đứa trẻ, hiện-thân của một tổ-quốc đau

khổ, đem lại cho Hoàng-tử thấy bộ mặt thật của

Ông-già Noël .

Cái thái-độ ấy đối với Prince de Galles,

người nối ngôi Anh-Hoàng, Mahatma Gandhi

duy-tri từ 1921 trong tất cả hành-động của

mình, thái-độ bất-hợp-tác đối với tất cả đại-

biểu của thế-lực tài-sản, chính-quyền, chiến-

tranh bạo-động trên thế-giới, và tin chắc vào sự

đắc-thắng cuối cùng của Chân-lý và Tình-yêu

( Satyagraha - Ahimsa ). Đấy là tôn-giáo của

Mahatma " Tri - Hiếu - Lạc " ( Sat - Chit -

Ananda )

***

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

Cách-Mệnh Kinh-Tế ( Swadeshi ) ._

Vận-động cách-mệnh dân-tộc của Thánh

gandhi không phải chỉ nhằm làm tê-liệt chính-

phủ thực-dân Anh bằng bất-hợp-tác, không

thừa-nhận, mà còn tổ-chức nên một nước Ấn-

Độ mới có khả-năng tự-túc và tự sáng-tạo lấy

một hoạt-động độc-lập về vật-chất cũng như

tinh-thần. Điều thứ nhất là độc-lập kinh-tế, ấy

là khẩu-hiệu Swadeshi .

Gandhi viết trong " La Jeune Inde " ( 10 -

12 - 1919 ) " Le Swaraj par le Swadeshi ( Tự-

túc ) " :

" Sự cải-cách chân-chính tất-yếu của

Ấn-Độ là tiếp-nhận Swadeshi theo đúng

nghĩa của nó. Vấn-đề trước mắt chúng ta

phải giải-quyết không phải là làm sao biết

tổ-chức một Chính-phủ quốc-gia, mà là

làm sao cho chúng ta có mặc, có ăn ....

" Dự án cải-cách dù có khoan-dung

mấy đi nữa cũng sẽ không giúp giải-quyết

ẤĐPH GANDHI

28

được vấn-đề trước một thời-hạn.

Swadeshi sẽ phải giải-quyết ngay lập tức .

" ..... Điều cần-thiết là tất cả người

Ấn có học tự ý-thức bổn-phận sơ-đẳng

của mình là mang ngay các phụ-nữ ở

quanh mình ra tìm cách dạy họ kéo sợi.

Hàng ngàn thước sợi có thể kéo ra mỗi

ngày. Tất cả người Ấn có học sẵn-sàng

mặc vải dệt bằng sợi đó, như vậy sẽ giúp

làm sống lại công-nghệ xã-thôn duy-nhất

của Ấn-Độ .

" Không có công-nghệ xã-thôn thì

người nông-dân Ấn chết đói. Nó không

có thể sống với sản-vật của đất đai. Nó

cần một công-nghệ bổ-túc. Công-nghệ dễ

nhất, tiết-kiệm nhất và tốt nhất ấy là quay

sợi .

" Tôi biết rằng đấy là đòi cách-mệnh

trong quan-niệm của chúng ta. Và bởi vì

đấy là một cuộc cách-mệnh, tôi chủ-

trương Swadeshi ( Tự-túc kinh-tế ) dẫn

đến Swaraj ( Tự chủ )_ (10 - 12 - 1919) ."

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

Trước đấy Thánh Ramakrishna đã nói :

" Anh nói về cải-cách xã-hội. Trước

khi cải-cách xã-hội hãy thực-hiện

Thượng-Đế đã. Anh nên nhớ rằng các bậc

Hiền ( Rishis ) ngày xưa của chúng ta đã

từ bỏ thế-gian để cầu tìm Thượng-Đế.

Đấy là điều thiết-yếu duy-nhất ; các điều

sau sẽ được ban cho thừa-thãi, nếu anh

thực mong muốn. Trước hết hãy thấy

Thượng-Đế ; rồi sau anh có thể thuyết và

nói về cải-cách xã-hội ."

Và Swami Vivekananda còn nói :

" Cải-cách chính-trị và xã-hội ở Ấn-

Độ luôn luôn được thi-hành tùy theo sinh-

động tôn-giáo ."

Gandhi ngày nay cố thực-hiện Thượng-

Đế để có năng-lực thực-hiện cải-cách xã-hội.

Cho nên chính-trị kinh-tế của ông bắt nguồn

khởi hứng ở " thân dân ", tiếp-xúc với nỗi đau-

khổ của quần-chúng chứ không lệ-thuộc vào

ẤĐPH GANDHI

30

chủ-nghĩa nào cả. Nó chỉ căn-cứ vào Tình-yêu

vô-hạn và nhu-cầu sự thật .

Gandhi đã biết xưa kia, trước thời ngoại-

bang đô-hộ, thủ-công và nông-nghiệp bổ-túc

cho nhau ở các xã-thôn. Bông gòn phong-phú,

người ta kéo lấy sợi và dệt vải trong sáu tháng

mà thời-tiết không cho cấy-cầy. Các nhà máy,

bây giờ, đã cướp mất bông-gòn khiến cho nhà

nông thất-nghiệp. Gandhi muốn phục-hồi hoạt-

động của đồng-bào, bèn bảo họ : " Hãy kéo lấy

sợi, chỉ mặc vải của mình dệt ra thôi ! " Tức

thì ông đã phát-hiện phương-tiện cứu vớt nỗi

thống-khổ của dân Ấn : Charka = guồng quay

sợi và Khadi = vải thô .

Mục-sư Anh Elwin, năm 1932 đã mô-tả

sự nghèo khổ ghê-tởm trong đồng quê Ấn-Độ :

các làng đổ nát, trẻ con chết đói, không đủ mặc,

sưu cao, thuế nặng chồng chất lên đầu, ao đầm

nhơ bẩn, cảnh não tuyệt-vọng... " Khác xa với

những làng có áo vải thô Khadi do công-nghệ

guồng quay sợi mà Gandhi đã chủ-trương. Ở

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

đây ai nấy đều có việc, có nghị-lực và vui-vẻ ;

tình-trạng cũng khác với những ổ chuột " của

thợ-thuyền ở các nhà máy-sợi chen-chúc ." _

( Courrier de l'Inde _ R. Rolland ) .

Tây-phương chê Gandhi về chính-sách

kinh-tế lạc-hậu, không tin tiến-bộ kỹ-thuật.

Ông có trả lời nhà báo Mỹ ở Londres ngày 30 -

9 - 1930 :

" Sự sản-xuất và phân-phối phải

được quy-định đồng thời, căn-cứ vào

nhu-cầu quần-chúng chứ không phải căn

cứ vào tài lợi vị-kỷ. Sự sản-xuất không

được theo đuổi một sự tiêu-thụ bức bách

bằng những chế-độ thuộc-địa hay chiến-

tranh ."

Nhà báo đề-nghị sự quy-định phân-phối .

Gandhi liền đáp :

" Không có thể được, vì cái hại là ở

tại chế-độ tư-bản. Các nước Tây-phương

phải dùng tài-năng thực-sự của họ để

phát-triển trong thế-giới, những kỹ-nghệ

ẤĐPH GANDHI

32

cần-thiết cho mỗi xứ, hơn là ép-buộc

toàn-thế-giới sử-dụng sản-phẩm của

mình."

Và ông lên án chế-độ tư-bản về sự tập-

trung và độc-quyền sản-xuất. Ông nói :

" Tôi chủ-trương sản-xuất gia-đình,

những cơ-khí sơ-đẳng như guồng quay

sợi. Sự tập-trung sản-xuất khiến cho có

thất-nghiệp và nghèo khó. Hãy để cho

guồng quay sợi và các cơ-khí khác thông-

dụng để quần-chúng có thể sử-dụng. Nhất

là chớ có độc-quyền. Tất cả phải được

phân-phối cho đều ."

Vậy thì Gandhi không phản-đối cơ-khí

mà chỉ phản-đối cách sử-dụng của một chế-độ

đi trái ngược với nhân-đạo và công-lý .

***

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

Giải-Phóng Phụ-Nữ ._

Qua thực-nghiệm " đề kháng bất bạo

động " ( Résistance Passive ) ở Nam-Phi,

Gandhi đã kính-phục sự hy-sinh của phụ-nữ.

Ông kể lại :

" Sự can-đảm của phụ-nữ thì khôn

tả. Họ bị cầm-tù ở nhà giam Maritzburg,

bắt phải làm-lụng vất-vả. Ăn uống tồi-tàn

và thường phải giặt-giũ, không được có

thức ăn gì từ bên ngoài đem vào suốt

thời-gian bị cầm-tù. Có một chị đã

nguyện ăn chay. Sau nhiều khó-khăn chủ

nhà tù mới cho phép cho cơm chay thì lại

không sao ăn nổi. Khi chị ta ra tù thì chỉ

còn cái xương bọc da, phải chữa mãi mới

cứu được. Một chị khác khi ra tù thì bị sốt

rét rừng, được vài bữa thì chết .

" Làm sao tôi có thể quên được

Valliama ? Cô là người con gái tỉnh

Johannesburg, mới 16 tuổi bị nằm liệt

giường khi tôi gặp. Tầm vóc cô thì cao,

thân-thể gầy còm trông thật ghê-gớm .

ẤĐPH GANDHI

34

" Tôi hỏi : _ Này Valliama, cô có

ân-hận đã bị vào tù không ?

" Nàng đáp : _ Ân-hận gì, bây giờ,

tức thì, tôi sẵn-sàng trở lại nhà tù nếu

người ta đến bắt tôi .

" _ Nhưng cô nghĩ sao, nếu phải hy-

sinh tính-mạng ?

" Nàng đáp : _ Điều đó có can chi !

Ai chẳng muốn chết cho tổ-quốc mình ?

" Vài ngày sau thì Valliama mất, về

hình-thể thì không còn giữa chúng tôi,

nhưng nàng để lại cái tên-tuổi bất-tử.

Chúng tôi tổ-chức lễ truy-điệu ở nhiều

nơi và những cư-dân Ấn quyết-định dựng

" cái nhà Valliama " để kỷ-niệm sự hy-

sinh của người con gái Ấn ấy ....

" Cái tên Valliama còn mãi trong

lịch-sử Satyagraha của Nam-Phi, chừng

nào Ấn-Độ còn ."

_ ( Cuộc Đời Của M.K. Gandhi Tư-Thuật

_ E. Rieder - Paris, tr. 240 )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

Trở về Ấn-Độ sau cuộc " đề-kháng thụ-

động " thành-công ở Nam-Phi-châu, Gandhi

lên tiếng bênh-vực giới phụ-nữ Ấn, bị xã-hội

làm cho mất hết nhân-cách. Ông muốn trả cho

phụ-nữ địa-vị xứng-đáng của họ trong xã-hội :

" Trong tất cả tệ-hại mà người nam-

nhân phải chịu trách-nhiệm, không có tệ-

hại nào đê-tiện, xấu-sa, hổ-thẹn và phũ-

phàng hơn là cách lạm-dụng hà-hiếp phụ-

nữ, mà tôi coi như phân nửa nhân-loại ;

nữ-giới không phải giới yếu, mà đối với

tôi còn là phần cao quý hơn, vì cả đến

ngày nay họ vẫn còn là hiện-thân của sự

hy-sinh, sự đau-khổ, đức tin và tri-thức.

Năng-khiếu trực-giác của phụ-nữ thông-

thường chính-đáng hơn là sự tự-kiêu của

nam-nhân, tự cho mình hiểu-biết hơn.

Vậy thì nam-nhân phải kính-trọng phụ-nữ

và thôi đừng coi họ như một công-cụ

thích-thú của mình ."

_ ( Jeune Inde _ 15 - 9 - 1920 )

ẤĐPH GANDHI

36

Và Gandhi đòi nam, nữ bình-đẳng về

quyền công-dân. Ông viết và kêu gọi :

" Tôi tha-thiết mong-mỏi cho phụ-

nữ được tự-do hoàn-toàn. Tôi ghét độc

tục-lệ tảo-hôn, và rùng-rợn khi thấy một

đứa trẻ-con gái góa, và giận-dữ thấy một

người đàn ông, vợ mới mất đã vỗi lấy vợ

khác một cách thản-nhiên. Tôi phàn-nàn

thái-độ thản-nhiên tôi-lỗi của những cha

mẹ giữ con gái trong sự dốt nát, không

cho học-hành và nuôi con chỉ nhằm mục-

đích gả chồng cho người giầu-có. Người

phụ-nữ phải được có lá phiếu bầu, có địa-

vị bình-đẳng trước pháp-luận với nam-

nhân. Nhưng vấn-đề không dừng ở đấy,

nó chỉ bắt đầu khi nào phụ-nữ có chút

ảnh-hưởng trong những cuộc thảo-luận

chính-trị của Quốc-gia ."

_ ( La Jeune Inde _ 21 - 7 - 1921 )

Cũng như Vivekananda đã đau lòng khi

nghĩ đến phụ-nữ Ấn so với phụ-nữ Mỹ :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

" Tôi đã thấy hàng ngàn phụ-nữ ở

đây ( Mỹ-quốc ) tâm-hồn trong trắng,

tinh-khiết như băng tuyết. Ôi ! Sao họ

mới tự-do chứ ! Chính họ điều-khiển

nhiệm-vụ xã-hội và công-dân. Các trường

Tiểu-học và Đại-học đầy phụ-nữ, mà ở

nước nhà thì phụ-nữ không được phép đi

trên đường phố ! "

_ ( Thư-từ của S. Vivekananda _ 1894 )

Và Gandhi biết bao sót-sa hổ-thẹn đối với

phụ-nữ Ấn mãi-dâm, mà ông gọi là " Chi em

trụy-lạc " ( Sœurs tombées ). Ông có dịp nói

chuyện với họ hai lần ở hạt Barisal quận

Andhra như đã viết :

" ... tôi cúi đầu hổ-thẹn trước mặt

hàng trăm chi em. Vài người đã có tuổi,

phần nhiều từ 20 đến 30 tuổi và có hai ba

đứa chỉ là con trẻ độ 12 tuổi. Họ nói với

tôi, họ có tất cả 6 gái và 4 trai. Con gái

được nuỗi-dưỡng trong đời sống ấy, trừ-

phi có gì khác xẩy ra. Cái ý-tưởng rằng

ẤĐPH GANDHI

38

những người phụ-nữ ấy tự cho số-phận

của mình không thể sửa được, thực như là

một nhát dao đâm vào ngực tôi. Tuy

nhiên họ thông-minh và khiêm-tốn, nói-

năng đàng-hoàng, trả lời thẳng-thắn và

lành-mạnh. Lập-tức họ cũng quyết chí

như mọi chiến-sĩ Satyagraha. Mười một

chị trong bọn hứa sẽ bắt tay vào việc kéo

sợi và dệt vải ngay bữa mai, nếu có người

giúp-đỡ. Còn lại nói còn suy-nghĩ vì

không muốn nói dối tôi... Trước khi

chúng ta có khả-năng đổi hướng những

phụ-nữ này khỏi đường trụy-lạc thì cần

hai điều cốt-yếu. Những người đàn-ông

phải tự-chủ dục-tính của mình đi, và phải

tìm cho các phụ-nữ này một nghề để họ

có thể sinh-sống đàng-hoàng. Vận-động

Bất-cộng-tác ( Non-Cooperation ) không

có nghĩa, nếu nó không làm cho chúng ta

trong sạch và giúp chúng ta chế-ngự vật-

dục của mình. Guồng quay-chỉ và khung-

cửi là hai việc duy-nhất họ có thể làm mà

không bận thị-trường.... Họ phải trở nên

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

" nữ-đạo-sĩ " ( sannyasinis ) chân-thật của

Ấn-Độ ."

_ ( La Jeune Inde _ 15 - 9 - 1921 )

Vấn-đề tình-dục đặc-biệt nặng-nề ở Ấn-

Độ giấu dục-cảm tràn-trề không tiết-chế. Chính

Gandhi cũng đã hối-hận thủa nhỏ, bỏ cha hấp-

hối để vào với vợ. Những lệ tảo-hôn làm

phung-phí năng-lực sinh-lý và tinh-thần của

dân-tộc. Ám-ảnh nhục-dục đè nặng trong tư-

tưởng và phẩm-giá phụ-nữ bị thương-tổn, như

lời trong lá thư của một phụ-nữ gửi cho

Gandhi :

" Ông có thấy rằng cách đối-xử với

phụ-nữ như thế là một tệ-hại cũng

nghiêm-trọng như vấn-đề "Giai-cấp ô-uế"

( Intouchable ) coi người phụ-nữ chẳng

khác nào hơn là vật để thích-thú ? Điều-

kiện cốt-yếu cho sự thành-công là sự

thanh-khiết bản-thân, thì làm sao có khả-

năng chừng nào thái-độ đối với phụ-nữ

của họ còn chưa thay-đổi ."

ẤĐPH GANDHI

40

Đấy là một vấn-đề trọng-đại trong cuộc

cách-mệnh dân-tộc Ấn-Độ của Mahatma

Gandhi .

***

Giai-Cấp Ô-Uế ( Intouchable ) Hay Ti-Tiện ._

Xã-hội truyền-thống tôn-giáo Ấn-Độ xây-

dựng trên nền-móng bốn giai-cấp Varnas :

1/ Brahman hay là Giáo-sĩ ;

2/ Khastriya " " Võ-sĩ ;

3/ Vaishaya " " Lái-buôn ;

4/ Shrudra " " Lao-động .

Theo Gandhi thì thuyết Varnas = Giới,

Cấp căn-cứ vào :

1/ Tiết-chế năng-lực tinh-thần ;

2/ Phân-công xã-hội ;

3/ Nguyên-lý di-truyền ;

4/ Bình-đẳng và đồng-nhất của tất cả đời

sống .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

Gandhi muốn trả lại cho quan-niệm bốn

giai-cấp ý-nghĩa nguyên-thủy của nó, và phản-

đối sự lạm-dụng cận-đại. Ông tuyên-bố ngày

16 - 4 - 1945 :

" Tôi muốn nói rằng chế-độ giai-cấp

trong Ấn-Độ-giáo như chúng ta biết đã lỗi

thời, tất nhiên cản-trở sự trưởng-thành

của tôn-giáo chân-thật và phải bỏ đi, nếu

cả Ấn-Độ-giáo lẫn nước Ấn mỗi ngày

càng phải sinh-trưởng ."

Ông đã từng có thực-nghiệm về đau-đớn

trước sự bất-công đối-xử với giới Harijans =

Intouchables, tức là hạng người làm nghề ô-uế,

như móc cống, đổ thùng vệ-sinh, hốt rác, quét

đường, tóm lại tất cả công việc bẩn thỉu trong

xã-hội. Và nếu người của bốn giới trên đụng

chạm phải giới Harijans, ấy là điềm gở, bị ô-uế

lây, liền phải tẩy-uế bằng cách sám-hối hay tìm

cách sờ vào người Hồi-giáo... Kể từ thủa nhỏ,

Gandhi đã cảm thấy đau khổ về sự bất-công mà

giới Harijans phải chịu-đựng, chẳng khác gì

người da đỏ, đen, vàng, bị người da trắng hắt-

ẤĐPH GANDHI

42

hủi, như chính Gandhi đã bị hắt-hủi ở Nam-Phi

vậy. Ông quyết tranh-đấu cho giới Harijans, và

đã xuất-bản tờ báo lấy tên là Harijan. Đấy là

một vấn-đề khó, chẳng khác gì vấn-đề kỳ-thị

chủng-tộc ngày nay. Năm 1919 ông đã trình

cho Quốc-hội Ấn một chương-trình cải-cách

xã-hội, trong đó có mục hủy-bỏ những ngăn-

cách giữa các giai-cấp với người Harijans

ngoại-cấp, ô-uế, không được sờ-mó ( intou-

chable ) .

Và không như Thi-hào Tagore làm thơ

ca-tụng Harijans : " Lòng sùng-tín của họ tự-

nhiên tiếp-cận với Đấng Tối-cao bao-hàm linh-

hồn tất cả chúng-sinh." Nhưng Mahatma không

thể tự-mãn với lòng thương-hại hay khen-ngợi

suông, ông phải thực-hiện bằng gương-mẫu.

Ông nhận một đứa con nuôi là con gái của hai

vợ chồng người Harijans mà ông mời về nhà

sống chung. Trong Hội-đồng mà ông phải

thuyết-trình, nếu người Harijans ngồi riêng thì

ông nhất-định không nói. Ông đi đến mức làm

công việc quét dọn vệ-sinh của người Harijans.

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

Ông nói : " Tôi rất ham quét dọn ". Và ông

muốn quét sạch xã-hội khỏi vết nhơ tục-lệ

" Không được sờ-mó " ( Intouchabilité ).

" Làm sao đòi hỏi người Anh hết

khinh-bỉ chúng ta nếu chừng nào chúng ta

còn khinh-bỉ chính đồng-bào " cấm sờ-

mó " của chúng ta ? Chừng nào còn cái tệ

" cấm sờ-mó " ấy thì không thể có Swaraj

= Tư-trị được ."

_ ( Young India )

Và ông phấn-đấu đến cùng cho giới

Harijans chừng nào họ hết đau khổ và để rửa

sạch vết nhơ của " cấm sờ-mó ", vì từ-bỏ giới

" cấm sờ-mó " ấy là từ bỏ Thượng-Đế .

Ông nhịn ăn cho đến chết đói nếu cần để

cho người Harijans được ra vào đến-thờ chính-

thống Bà-la-môn Gouravayoura .

" Tất cả sức-lực của tôi tập-trung cả

vào đấy, và ban đêm tôi cũng còn mộng ."

ẤĐPH GANDHI

44

" Nếu người Ấn đã thành những cấp

ti-tiện của Đế-quốc Anh, ấy là luật luân-

hồi của công-lý vĩnh-cửu. Người Ấn hãy

trước tiên rửa tay vấy máu mình đã... Các

tệ " cấm sờ-mó đụng-chạm " ( intou-

chabilité ) đã làm trụy-lạc Ấn-Độ. Ở

Nam-phi, ở Đông-Phi, ở Gia-nã-đại,

người Ấn đến lần mình đã bị coi như cấp

ti-tiện. Chế-độ Swaraj ( Tự-chủ ) không

thể có được chừng nào còn tồn-tại hạng

ti-tiện Ấn-Độ phạm-tội. Nước Anh không

từng làm điều gì đen tối đến thế. Bổn-

phận đầu tiên là che-chở kẻ yếu-hèn, và

không được xúc-phạm lương-tâm nhân-

loại. Chúng ta không hơn gì cầm-thú,

chừng nào chúng ta chưa rửa sạch cái tội

ấy đi. Tự-chủ ( Swaraj ) là thế-giới công-

lý ngự-trị khắp mặt đất ."

Giới " ty-tiện " Harijans phải tự tổ-chức

để tự-vệ... Nhưng chúng không đủ khả-năng để

có một tổ-chức gì, chúng không có lãnh-đạo.

Vậy, chúng phải gia-nhập vào vận-động bất-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

cộng-tác chung ( non-coopération ) Ấn-Độ, mà

điều-kiện tiên-quyết là hợp-nhất các giai-cấp.

Sự Bất-cộng-tác chân-thật là một động-tác tôn-

giáo thanh-khiết-hóa. Không một ai có thể

tham-gia mà lại từ bỏ giới người ty-tiện

( Harijans ), y sẽ có tội lớn. Thế là Gandhi đã

thành-công để điều-hòa tôn-giáo, tổ-quốc và

nhân-loại .

Một sự chuẩn-nhận trịnh-trọng cho tập-

hợp đầu tiên là Hội-nghị giai-cấp phế-thải

( Suppressed Classes Conference ) mà Gandhi

chủ-tọa ở Ahmedabad ngày 13 - 14 tháng 4 -

1921, ông đọc một bài diễn-thuyết hay nhất.

Ông không mãn-nguyện đòi hỏi từ-bỏ bất-bình-

đẳng xã-hội, ông trông đợi ở giới Harijans

những đại-sự trong đời sống xã-hội Ấn-Độ

phục-sinh. Ông trả lại chúng niềm tự-tin vào

mình, cho chúng hy-vọng sinh-động. Ông tin

vào tiềm-năng lớn-lao của chúng và mong

trong một thời-gian ngắn chúng sẽ biết chinh-

phục địa-vị chính-đáng trong đại gia-đình Ấn .

ẤĐPH GANDHI

46

R. Rolland viết về Gandhi :

" Gandhi đã được vui lòng thấy Ấn-

Độ hưởng-ứng nồng-nhiệt lời kêu gọi

thành tâm của mình và sự giải-phóng cho

giới ty-tiện ( paryas ) được thực-hiện ở

nhiều nơi. Khi ông sắp bị bắt, ông còn lo

cho vấn-đề này và kể lại sự tiến-bộ. Các

người Bà-la-môn tự hiến-thân vào việc

ấy. Giai-cấp quý-tộc ưu-tú nêu gương

cảm-động để sám-hối và tình đồng-bào.

Có trường-hợp một thanh-niên Bà-la-môn

18 tuổi tự làm người quét đường để chung

sống với người ty-tiện ."

Sự vui sướng của Mahatma đến cực điểm

khi thấy, năm 1932 có 150 người ty-tiện được

mang huy-hiệu thiêng-liêng của Bà-la-môn.

Các đền-thờ, các lễ tôn-giáo, các bữa ăn chung

dần dần mở ra cho người Harijans, khiến cho

Gandhi càng tin-tưởng là vết nhơ tôn-giáo và

xã-hội Ấn sẽ được rửa sạch .

***

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

Giáo-Dục Dân-Tộc ._

Cuộc giải-phóng dân-tộc của M.K.Gandhi

không phải chỉ có mục-đích kinh-tế, chính-trị

hay xã-hội mà chính là giải-phóng tinh-thần,

phục-hưng truyền-thống tôn-giáo tâm-linh

Vedas .

Sao phải phục-hưng ? Vì ảnh-hưởng

thực-dân Anh và văn-minh vật-chất Âu-Tây

chi-phối, các dân-tộc Á-châu đều bị tự-ti mặc-

cảm trước sức mạnh vật-chất cơ-khí nên vội từ

bỏ văn-hóa cũ của mình .

Gandhi viết về su-hướng học tiếng Anh

của giới thanh-niên Âu cũng như sự học tiếng

Pháp ở Việt-Nam thời Pháp-thuộc :

" Thanh-niên của chúng ta tin, và

trong hoàn-cảnh hiện-tại cũng có lý, là

các chức-vụ cai-trị đóng cửa đối với họ,

nếu họ không biết tiếng Anh. Người ta

dạy tiếng Anh cho thiếu-nữ để đi làm

giấy thông-hành vì hôn-thú. Tôi có biết

ẤĐPH GANDHI

48

nhiều phụ-nữ muốn học tiếng Anh để có

thể nói được với người Anh... Có gia-đình

dùng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. Hàng

trăm thanh-niên tưởng-tượng rằng không

biết tiếng Anh thì Ấn-Độ hầu như không

có thể tư-do. Cái bệnh ung-thư ấy đã ăn

sâu vào trong xã-hội, đến nỗi có nhiều

trường-hợp sự biết tiếng Anh đồng nghĩa

với học-vấn. Đối với tôi tất cả điều ấy

chứng-tỏ sự nô-lệ và hèn-hạ của chúng ta.

Tôi không thể cam chịu mà nghĩ rằng

ngôn-ngữ của chúng đã bị đe-dọa và bế-

tắc đến mức ấy. Tôi không dung được ý-

tưởng cha mẹ viết cho con cháu và ngược

lại, bằng thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ . "

_ ( Jeune Inde _ 1 - 6 - 1921 )

Theo Gandhi thì phương-pháp giáo-dục

thực hiện-tại đã hỏng về ba lý-do tối trọng-đại,

không kể đến những quan-hệ của nó với một

chính-quyền bất-chính :

1/ Nó căn-cứ vào một văn-hóa ngoại lai,

hoàn-toàn gạt ra ngoài văn-hóa bản-xứ ;

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

2/ Nó không biết đến giáo-dục tâm-tình

và thủ-công, nó chỉ chú-ý giáo-dục trí-nảo ;

3/ Một nền giáo-dục chân-chính không có

thể chỉ dùng một ngoại-ngữ .

Theo Gandhi , con đường giáo-dục như

thế dẫn đến dân-tộc vong-bản, làm cho thanh-

niên xa-lìa hoàn-cảnh gia-đình, làng nước. Ông

muốn có một nhân-cách toàn-diện, mở mang

đầy đủ cả tình, ý, trí, như phương-pháp cố-hữu

của Ấn-Độ là Sagaon mà nguyên-tắc cốt-yếu

của chương-trình : " Từ chân tay và giác-quan

đến trí-não và tâm-linh, từ nhà-trường đến xã-

hội và tới Thượng-Đế. " ( De la main et ses

sens au cerveau et au cœur, de l'école à la

société et à Dieu ) .

Nhưng trước hết phải có thày-giáo cho cái

lý-tưởng Satyagraha của ông. Thày-giáo dạy

học phải tiếp-tục học. " Nếu họ không học

nữa, như Thi-hào Tagore mở trung-tâm Santi-

niketan đã nói, thì làm sao họ dạy ? Không bao

ẤĐPH GANDHI

50

giờ ngọn đèn tắt lại có thể thắp được ngọn đèn

khác ! "

Vậy Gandhi khi phát-động phong-trào

Satyagraha ở Nam-Phi cũng nghĩ ngay đến một

trung-tâm đào-tạo chiến-sĩ cho phong-trào.

Trung-tâm ấy là Phoenix gần cảng Durban,

theo kế-hoạch của A. Tolstoï ; nhắm đào-tạo

những thày-giáo kiểu-mẫu, như Vivekananda

trước đây đã kêu gọi thanh-niên Ấn :

" Điều mà tổ-quốc đòi hỏi là những

bắp thịt sắt, gân cốt thép, ý-chí vĩ-đại

không gì chống nổi, để đạt tới đích dù

phải lặn xuống đáy biển và đương đầu với

sự chết ."

Gandhi với đức tin của mình, đức nhẫn-

nại và kiên-quyết có thành-tựu được cái tâm-

hồn đanh-thép ấy mà Ấn-Độ cần-thiết không ?

Hình như ông đã đạt được sự đào-tạo nên một

giới lãnh-đạo, dù không nhiều, ông vẫn là một

tiên-phong gương-mẫu. Lý-tưởng ông tìm

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

thực-hiện bằng giáo-dục lấy chính đời sống của

mình làm gương thì đã là thực-tại .

Nông-trại Phoenix là một xã-hội công-

cộng thí-nghiệm, trong đó thày trò đều phải

làm việc, tự-lực cánh-sinh, đấy là những thực-

nghiệm đầu tiên về nhà giáo. Khi nào học-sinh

phạm lỗi, tự ông cảm thấy trách-nhiệm và có

khi tự phạt mình mà nhịn ăn bảy ngày hay lâu

hơn để bất cứ giá nào giữ lấy tâm-hồn trong

sạch và khả-năng tâm-linh. Vì giáo-dục là giáo-

hóa, phải có năng-lực để biến-hóa khí-chất của

mình và các người chung-quanh. Giáo-dục phải

phát-triển ở thanh-thiếu-niên những năng-

khướu, những khuynh-hướng đầu tiên, " nhân

chi sơ tính bản thiện ", và phải hướng-dẫn

chúng vào nghề-nghiệp để chúng có thể theo

đuổi ngay lúc mới ra trường .

Vì những trí-thức sách vở không đủ và

người ta chỉ đạt tới cái biết chân tri bằng tình-

yêu và phục-vụ hết lòng cho tha-nhân, cho nên

giáo-dục phải trước hết là giáo-dục đạo-đức.

ẤĐPH GANDHI

52

Gandhi nghi-ngờ một nền giáo-dục thuần lý-trí,

nó dẫn tâm-hồn xa khỏi Chân-lý (Thượng-Đế) .

Khi về Ấn-Độ, ông đã mang theo nhóm

Phoenix và lập thành " Satyagraha Ashram "

( Tùng-lâm Phụng-sự Chân-lý ) ở Ahmedabad .

R. Rolland bình-giải chương-trình giáo-

huấn của Tùng-Lâm này như sau :

" Những điều-lệ quan-hệ cho các

thày hơn là trò, buộc họ vào nhhững thệ-

nguyện của tu-viện :

" 1)_ Nguyện chân-thật : không một dối-

trá gì cả đối với điều tốt cho xứ-sở. Chân-

lý đòi chống cả với cha mẹ và thân-thích .

" 2)_ Nguyện không sát-sinh " Ahimsa "

chỉ không giết thôi chưa đủ, còn không

làm hại cả đến kẻ bất-công, không bao

giờ được oán-giận chúng mà còn phải

yêu-thương nữa. Chống với ác-bá nhưng

không được làm hại y, Thắng bằng tình-

yêu. Không phục-tòng y cho đến chết .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

" 3)_ Nguyện độc-thân, không có thì khó

giữ nổi hai nguyện trên. Tránh sắc dục,

không phạm chưa đủ còn phải chế-ngự

vật-dục trong tư-tưởng. Nếu có gia-thất

thì phải đối xử với vợ như bạn, " tương

kính như tân " suốt đời .

" 4)_ Ăn chay

" 5)_ Nguyện Không thần đạo

" 6)_ Nguyện An-bần

" Thêm vào hai nguyện phụ nữa là :

" 1)_ Swadeshi = dùng nội-hóa, ăn mặc

đơn giản

" 2)_ Vô-úy. Người không sợ-hãi tự-vệ

bởi sức mạnh chân-lý hay là " Dũng " sức

mạnh tâm-hồn .....

" Tôi nói kỹ một chút chương-trình

giáo-huấn ấy vì nó chứng-tỏ trình-độ tâm-

linh cao của phong-trào Gandhi, mà trong

chủ-trương của ông là động-cơ chính.

Muốn tạo nên một Ấn-Độ mới, phải đào-

tạo lấy tâm-hồn mới, tinh-thần dũng-

ẤĐPH GANDHI

54

mãnh và trong-sạch thật Ấn. Và để đào-

tạo thì phải có một lớp chiến-sĩ, giáo-đồ

như sứ-đồ của Cơ-Đốc, tinh-hoa của đất.

Gandhi không như các nhà cách-mệnh

của chúng ta ở Âu-Tây chế-tạo luật-pháp

và mệnh-lệnh. Ông là một nhà đào nặn

một nhân-loại mới ."

_ ( R. Rolland _ Mahatma Gandhi )

***

Đại-Học Và Quốc-Học ._

Khai-mạc Đại-học Quốc-gia Gujerat,

th. 11 - 1920 ở Ahmedabad, Gandhi tuyên-bố

hòa-điệu giữa các văn-hóa, tổng-hợp Quốc-gia

và Quốc-tế, dân-tộc và nhân-loại :

" Đại-học dân-tộc ngày nay đứng

lên để phản-đối sự bất-công của Anh-

quốc và bênh-vực danh-dự của dân-tộc.

Nó tự hứng-khởi với những lý-tưởng dân-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

tộc của một nước Ấn thống-nhất. Nó đại-

diện cho một tôn-giáo là Pháp (Dharma)

của tín-đồ Ấn-giáo và Islam của người

Hồi-giáo. Nó muốn cứu-vãn những ngôn-

ngữ bản-xứ khỏi bị lãng quên không

chính-đáng để làm nguồn phục-hưng dân-

tộc và văn-hóa Ấn. Nó quan-niệm sự học-

vấn có hệ-thống các văn-hóa Á-châu cũng

thiết-yếu để có được một giáo-dục hoàn-

hảo như sự học-hỏi về các khoa-học Tây-

phương. Nó phải tím tòi trong những kho-

tàng lớn lao của Phạn-văn ( Sanscrit ),

của A-Rạp, của Ba-Tư, của Pali và

Magadi ngõ hầu phát-hiện đâu là nguồn

sức mạnh dân-tộc. Nó không chỉ chủ-

trương tự nuôi-dưỡng với các văn-hóa cổ

hay là bắt-chước chúng : nó hy-vọng

sáng-tạo hơn một văn-hóa mới căn cứ vào

những truyền-thống và thâu-hóa thêm

những kinh-nghiệm cận-đại. Nó đại-biểu

sự tổng-hợp các văn-hóa khác nhau từng

du-nhập vào Ấn-Độ, ảnh-hưởng vào đời

sống của Ấn-Độ và từng chịu lại ảnh-

ẤĐPH GANDHI

56

hưởng của tinh-thần địa-phương. Hẳn

rằng sự tổng-hợp ấy, theo Swadeshi ( Tự-

chủ ) trong đó tất cả văn-hóa đều có địa-

vị chính-đáng, không như theo kiểu Mỹ

mà một văn-hóa chi-phối và thu-hút tất cả

văn-hóa khác, mục-đích không phải là

hòa-điệu mà là một thống-nhất giả-tạo và

miễn-cưỡng. Vì lý-do ấy mà Đại-học

Gujerat đã muốn rằng sinh-viên học biết

tất cả tôn-giáo của Ấn-Độ .......

" Tinh-thần độc-lập phát-triển

không những với học vấn tôn-giáo, chính-

trị và lịch-sử, nhưng cũng với dự-bị

khuynh-hướng nghề-nghiệp để có thể

đem lại cho thanh-niên bản-xứ sự độc-lập

kinh-tế và để giúp-đỡ sự tự-trọng của

mình. Đại-học mong sự tồ-chức các

trường-học tốt nhất ở khắp các tỉnh-thành,

ngõ-hầu học-thức được phổ-biến và thâm-

nhập vào nhân-dân càng sớm càng hay . "

_ ( Yong India _ 17 - 11 - 1920 )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

Với Đại-học Gujerat, Gandhi muốn làm

sống lại truyền-thống tôn-giáo tâm-linh thực-

nghiệm thích-ứng với thời-đại khoa-học Âu-

Tây. Trung-thành với Ramakrishna và Vive-

kananda .

" Thời nay, nhiệm-vụ bắt buộc là

kéo lại gần nhau hai anh em công-kích

lẫn nhau, cùng tranh dành một miếng đất

mà sự khai-thác hoàn-hảo đòi sự hợp sức

của nhau : Tôn-giáo và Khoa-học. Điều

khẩn-thiết là dựng lại tình thông-cảm giữa

các kiểu biểu-thị khác nhau gọi là tôn-

giáo do sự khảo-cứu các thực-nghiệm

tinh-thần và các biểu-thị khác của " tôn-

giáo ", cứu-xét bí-quyết Thiên-nhiên vật-

chất tự xưng là khoa-học ."

_ ( " The Real Nature of Man "

_ Vivekananda )

Đối với nhà tôn-giáo thực-hiện tiên-

phong của Ấn-Độ cận-đại là Ramakrishna và

Vivekananda thì Tôn-giáo là Tinh-thần đại-

đồng, và chỉ khi nào các quan-niệm "tôn-giáo"

ẤĐPH GANDHI

58

đạt tới tinh-thần đại-đồng thì tôn-giáo mới

thực-hiện được sự viên-mãn của nó... Và tôn-

giáo thuộc về tương-lai nhiều hơn là quá-khứ.

Nó mới chỉ bắt đầu .

" Ngày nay khoa-học vật-chất chi-

phối Tây-phương. Người ta tha hồ cầu-

nguyện để cứu nguy cho các nhà duy-vật

và hoài-nghi hiện-đại ! Họ không hề

nhượng-bộ. Họ muốn lý-trí... Sự cứu-

thoát của Âu-Tây trông-cậy vào một tôn-

giáo hợp lý-trí, tôn-giáo duy-nhất có thể

đáp-ứng các đại trí-thức .

" Bất-nhị-pháp ( Advaïta ) hai phen

đã cứu Ấn-Độ khỏi chủ-nghĩa duy-vật.

Bởi Phật đã xuất-hiện vào thời chủ-nghĩa

duy-vật ghê-tởm nhất và phổ-biến nhất...

Bởi Çankara đến vào lúc mà chủ-nghĩa

duy-vật lại chinh-phục Ấn-Độ, làm bại-

hoại giai-cấp thượng-lưu và tiêm-nhiễm

mê-tín giai-cấp bình-dân. Ông đã làm

sống lại tôn-giáo Vedas, làm xuất-hiện

một triết-lý duy-lý. Ngày nay chúng ta

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

đang cầu mong mặt-trời chói-lọi của lý-trí

liên-kết với tâm Phật, cái tâm kỳ-diệu,

vô-biên, từ-bi bác-ái. Sự hợp-nhất đem lại

cho chúng ta một triết-lý tối-cao. Khoa-

học và tôn-giáo sẽ gặp nhau và bắt tay

nhau. Thi-ca và triết-học sẽ kết bạn. Đấy

sẽ là tôn-giáo tương-lai, và nếu chúng ta

thiết-lập lên được thì chúng ta dám

chắc nó sẽ để lại cho tất cả các dân-tộc và

tất cả các thời-đại. Chỉ có nó khoa-học

hiện-đại mới có thể thừa-nhận được, và

khoa-học hiện-đại gần đạt tới. Khi nhà

bác-học thấy lại ở trong tất cả các hiện-

tượng sự biểu-hiện cùng một năng-lực,

phải chăng y chẳng là nhắc lại chúng ta

về Thượng-Đế nói ở trong Ảo-nghĩa-thư

( Upanisads ) .

" Cũng như lửa duy-nhất thâm-nhập

vũ-trụ, biểu-diễn ra các hình-tướng khác

nhau, cũng như thế mà cái Hồn duy-nhất

biểu-diễn ra tất cả tâm-hồn. Vậy mà cái

Hồn ấy còn vô-cùng hơn thế ....

ẤĐPH GANDHI

60

" Những nguyên-tắc chung ( Bất-

nhị-pháp và Khoa-học ) là :

" Nguyên-tắc thứ nhất của lý-luận

khoa-học là : cái đặc-thù tự giải-thích

bằng phổ-quát để đi đến đại-đồng .

" Nguyên-tắc thứ hai là : giải-thích

của mỗi vật thì ở tại chính nó, chứ không

ở ngoài... Bất-nhị-pháp ( Advaïta -

Vedanta ) thỏa-mãn cả hai nguyên-tắc ấy,

và nó theo đuổi sự áp-dụng trong phạm-vi

nó đã chọn .

" Nó theo đuổi cho đến phổ-quát

cuối cùng, và đòi đạt tới Đồng-Nhất-Tính

( L'Unité ), không phải chỉ ở những

phóng-sạ và hiệu-quả của nó, suy-diễn

hợp-lý hay là thực-nghiệm, mà là ở tự-

thân, tại chính nguồn của nó ."

_ ( Vivekananda, " Reason and Religion")

Gandhi muốn trao cho Đại-học Gujerat

cái sứ-mệnh tổng-hợp đại-đồng để hoàn-thành

cuộc phục-sinh truyền-thống tâm-linh thực-

hiện Bất-nhị-pháp, ngõ hầu giải-thoát cho ba

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

trăm triệu dân Ấn khỏi ách nô-lệ tinh-thần và

vật-chất, đồng thời cho cả nhân-loại khỏi cái

họa văn-minh cơ-khí, chiến-tranh dã-man. Và

cái chương-trình Đại-học ấy tập đại thành tất cả

các văn-hóa như Gandhi tuyên-bố " chỉ bài-trừ

có một điều là chính tinh-thần bài-trừ, coi một

khu-vực nào của nhân-loại như là ô-uế

( intouchable ) ."

Đấy là " đạo nhất-quán " của Gandhi,

không phải lý-thuyết mà là hành-động thực-

nghiệm Chân-lý Thượng-Đế .

***

Chính-Trị _

Bất-Bạo-Động Là Sức-Mạnh Chính-Trị ._

Như Gandhi đã nói muốn đem tôn-giáo

vào chính-trị để hóa chính-trị tà-thuật thành

chính-trị-đạo, vì " phương-tiện và cứu-cánh

đều là danh-từ hoán-xưng trong triết-lý sinh-

ẤĐPH GANDHI

62

tồn của tôi.", " phương-tiện thế nào thì cứu-

cánh thế ấy. Thực-hiện mục-đích thì tương-

đương đúng với thực-hiện phương-tiện ". Cứu-

cánh hay là mục-đích của đời Gandhi là thực-

hiện Bất-nhị-pháp, Advaïta - Vedanta, Tuyệt-

đối không phải Hai, là tôn-giáo thực-nghiệm

Chân-lý là Thượng-Đế !

" Sự thực tiếng Sanscrit chỉ-thị

Chân-lý nghĩa đen là cái gì có thực : Sat.

Vì thế và nhiều lý-do khác, tôi đi đến kết-

luận rằng định-nghĩa_Chân-lý là Thượng-

Đế _ thỏa-mãn tôi hơn cả. Và khi người

ta cần thấy Chân-lý như Thượng-Đế, thì

phương-tiện độc-nhất tất nhiên là tình-

yêu, nghĩa là bất-bạo-động, và vì tôi tin

rằng cuối cùng phương-tiện và cứu-cánh

là danh-từ hoán-cải lẫn nhau, tôi không

lưỡng-lự nói rằng Thượng-Đế là tình-

yêu ."

Và Gandhi nói tiếp :

" Tôi không thể sống một đời tín-

ngưỡng trừ phi tôi tự đồng-nhất-hóa với

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

toàn-thể nhân-loại, và tôi không thể làm

thế được trừ phi tôi tham-gia vào chính-

trị. Tất cả hoạt-động nhân-loại hợp thành

một toàn-thể bất-phân, không thể phân ra

công việc xã-hội, kinh-tế, chính-trị và

tôn-giáo thuần-túy thành những căn nước

không thấm nhau. Không biết có một tôn-

giáo nào ở ngoài hoạt-động nhân-loại ?

Nó đem lại một cơ-sở luân-lý cho tất cả

hoạt-động khác, thiếu nó thì đời sống thu

về một mê-ảo của " tiếng ồn và thịnh-nộ

vô ý-nghĩa ".

Vậy quan-niệm chính-trị của Gandhi cũng

như lời giải-đáp của Khổng-Tử bên Trung-

Hoa, hơn hai ngàn năm trước đây cho Ai-Công:

" Tử viết : _ Văn vũ chi chính, bố tại

phương sách, kỳ nhân tồn, tắc kỳ chính

củ, kỳ nhân vong tắc kỳ chính tức. Nhân

đạo mẫn chính, địa đạo mẫn thụ. Phù

chính dã giả, bồ lô dã. Cố vi chính tại

ẤĐPH GANDHI

64

nhân, thủ nhân dĩ thân, tu thân dĩ đạo, tu

đạo dĩ nhân. Nhân giả nhân dã ! "

( Khổng-Tử nói : _ Chính-sách văn-

trị và vũ-trị bày ra ở kinh sách xưa, có

người hiền thì chính-trị vượng, người

hiền mất thì chính-trị suy-tàn. Đạo làm

người chăm lo chính-trị, vai-trò của đất

cát vun trồng cây cỏ. Việc chính-trị cũng

ví như cây lau sậy, được đất tốt thì tươi

tốt nẩy-nở. Cho nên làm chính-trị cốt ở

nhân-cách con người, chọn lấy người

thích-đáng là do bản thân tự mình, tu sửa

bản thân thì theo đạo-lý, bồi bổ đạo-lý thì

lấy tình nhân-ái. Nhân-ái là người với

người vậy .)

_ ( Sách Trung Dung )

Chính-trị với Khổng-Tử là đạo-chính, và

phương-tiện để đạt đạo là yêu người. Yêu

người hay là đức Nhân ( : và ) từ hai

người trở lên. Và đức Nhân lớn nhất là thân-ái

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

cha mẹ, " Thân thân vi đại ", nghĩa là từ gần

đến xa, từ gia-đình đến quốc-gia, từ quốc-gia

đến thế-giới nhân-loại, tức là Tề gia, Trị quốc,

Bình thiên-hạ . Tất cả đều lấy Tu-thân làm cơ-

sở quyết-định, cho nên :

" Từ thiên-tử dĩ chí ư thứ nhân nhất thị

giai dĩ Tu thân vi bản." _ (Đại-Học )

( Từ bậc cao nhất của xã-hội cho đến

người thường đều lấy việc sửa mình làm

gốc của sinh-tồn ) .

Vì cái mình ấy là cái mầm :

" Đại nhân dĩ vạn vật vi nhất thể, thiên hạ

vi nhất gia, quốc dân vi nhất nhân ."

( Người Đại-nhân lấy vũ-trụ tạo-vật làm

một thể, thế-giới làm một nhà, dân trong

nước là một người .)

_ ( Vương-Dương-Minh )

Con người Đại-nhân ấy là con người

Satyagraha của Gandhi, mà ông đã thực-hiện

trong đời sống nhất-quán kinh-tế, xã-hội,

ẤĐPH GANDHI

66

chính-trị, văn-hóa, theo " tiếng nói yên-lặng tế

vi " ( still small voice ) của cái tâm " tự tiêu-

trừ đến hư-không " ( Je me réduise à néant ).

Chỉ với phương-pháp tu sửa, tự tinh-khiết-hóa

ở thân, khẩu và ý mà Gandhi ngày nay đã thực-

hiện được mục-tiêu chính-trị của nhà Vua Việt-

Nam Trần-Thái-Tông xưa " Dĩ thiên hạ tâm vi

tâm, dĩ thiên hạ dục vi dục " ( Lấy tâm thiên-hạ

làm tâm, lấy ý muốn nhân-dân làm ý muốn ).

Nhờ đấy mà Gandhi đã tự đồng-nhất-hóa và

điều-động hàng ngàn dân lao-động coolie ở

phương Nam Phi-châu và sau này hàng ba trăm

triệu đồng-bào Ấn .

" Không một vị Thánh hay Tiên-tri

Ấn-Độ nào đã từng rung-động tâm-hồn

quần-chúng của toàn nước Ấn như là

Gandhi đã làm suốt chính đời sinh bình

của mình. Tiếng nói của ông đã thâm-

nhập vào hang cùng ngõ hẻm của làng

mạc hẻo-lánh đồng quê và đã tới tai của

kẻ cùng-đinh. Khi ông đi thăm đây đó chỉ

có mặc một cái khố, hàng ngàn vạn người

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

dân thường chạy theo để nhìn ngắm

( darshan ) hay là nằm phục trước mặt ."

_ ( Hinduism through the Ages _ D. S.

Sarma )

Đấy là hiệu-năng của cái tâm suốt đời

" tự tiêu trừ đến hư-không ", đến " Vết nhơ

chẳng bén Bụt làm lòng " mà kết-quả như

Nguyễn-Trãi đã thực-nghiệm :

" Nhất phiến nhàn tâm nhiếp Thái-hư "

( Một mảnh tâm không lụy, vô trần-tục

nối với Vô-biên ) .

" Bởi thế cho nên không lạ gì trong

một thời-gian ngắn, Gandhi đã tạo nên

một cao-trào lớn mạnh trong dân-tộc Ấn

và khai-phóng một nguồn năng-lực tâm-

linh, làm biến-hóa đời sống nhiều người.

Và thật là một sắc-thái đặc-trưng về sự

lãnh-đạo của Thánh Mahatma, là Ngài có

thể dẫn giắt và hướng đạo những vận-

động lớn quần-chúng mà không mảy-may

ẤĐPH GANDHI

68

hạ thấp tiêu-chuẩn đạo-đức đi chút nào.

Ngài đã điều-khiển nhân-dân chống lại sự

bất-công và áp-chế ở bên trên, chống-cự

chính-quyền ở Nam-Phi, Chính-phủ Anh

ở Ấn-Độ và chế-độ của các quận-chúa

Ấn, cùng chống-đối thế-lực của tư-bản và

giáo- sĩ. Nhân-dân biết Ngài luôn luôn

hiểu ý-nghĩa Ngài nói, rằng Ngài thực-

hành điều Ngài dạy, và rằng Ngài còn

nghiêm-khắc với mình hơn là đối với

người khác. Chúng đều biết Ngài không

phải chỉ là một nhà lãnh-tụ chính-trị hay

là cải-cách xã-hội, hay là một người bạn

của kẻ nghèo, mà trước hết Ngài là một

người của nhà Trời, một vi Thánh và một

nhà-tu theo sở-nguyện của chúng. Ngài

đại-biểu cho cái gì mà tất cả người Ấn

ngưỡng-mộ và hoài-bão mà không có

khả-năng làm được. Vairagya, Bhrama-

charya, Tapas " ( Hỷ-sả, Tự-chế,

Khổ-hạnh ) là những lý-tưởng truyền-

thống Ấn-Độ cổ lai, và đây đó đã có

người là hiện-thân những đức-tính cổ xưa

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

ấy, đồng thời phối-hợp chúng thành một

chính-sách nhìn xa nhất, bao-dung rộng-

rãi và yêu-thương nhất. Bởi vậy không lạ

gì mà người Ấn ngày nay trông vào Ngài

như chân-truyền các bậc Thánh Tiên-tri

thủa xưa của họ, thực-hiện lại Pháp Vĩnh-

cửu của họ, thích-ứng với nhu-cầu hiện-

đại và cho họ một quy-luật mới về hành-

vi. Họ trông vào Ngài như vĩ-nhân nhất

Ấn-Độ hiện-đại, một sản-phẩm ý-nghĩa

nhất Phục-hưng hiện thời. Nhưng Gandhi

còn hơn thế. Ngài là một vĩ-nhân nhất đã

cố dẫn-đạo nhân-loại lên một bình-diện

cao hơn về tư-tưởng và hành-động. Vì

mục-đích của đời Ngài không phải chỉ

đem lại cơm áo cho triệu kẻ đói rét hay là

sức mạnh cho kẻ yếu hèn bị chà đạp, mà

còn làm cho nhân-loại vượt được bước

đường khúc-khuỷu trên sườn núi của họ

đang hỳ-hục leo lên Thượng-Đế. Có thể

nói được rằng Gandhi đã đảm đương

công việc của các nhà cứu-thế nhân-loại

như Đức Phật và Cơ-Đốc và địa-vị của

ẤĐPH GANDHI

70

Ngài cuối cùng sẽ liệt vào đấy trong ký-

ức của người đời. Nhưng thay vì chúng ta

không có thực-kiện về cuộc đời Đức Phật

và Cơ-Đốc, ngoài kỳ-tích và thần-thoại,

chúng ta có ở Gandhi cuộc đời chi-tiết

ngay trước mắt tại thế-kỷ XX ."

_ ( Sách dẫn trên )

Chính-trị truyền-thống Ấn-Độ là thực-

hiện Độc-lập Tự-do ( Swaraj ) như Gandhi đã

làm sống lại như Thánh viết :

" Swaraj chân-thật là làm chủ được

chính mình, nó đồng nghĩa với Mohsha

hay là Cứu-thế. Bước đầu của Swaraj hay

là tự-chủ thì ở tại cá-nhân. Cái đại Chân-

lý " Cá-nhân thế nào thì vũ-trụ thế ấy "

áp-dụng ở đây cũng như các chỗ khác.

Tự-chủ hoàn-toàn cậy vào sức mạnh bên

trong của chính ta, nhờ vào khả-năng

phấn-đấu chống những nhỏ-nhen nặng

nhất. Thực vậy, tự-chủ mà không đòi cố-

gắng liên-tiếp để đạt nó và giữ lấy nó thì

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

không đáng là Tự-chủ. Bởi thế nên tôi

phải tỏ ra ở lời nói và việc làm rằng tự-

chủ chính-trị _ nó là tự-chủ cho số đông

nam, nữ _ thì không hơn gì tự-chủ cá-

nhân, và bởi vậy nó phải được đạt tới

bằng chính phương-tiện cần-thiết cho tự-

chủ cá-nhân hay là tự-trị ."

_ ( Young India )

" Một người chết đuối không có thể

cứu người khác. Để có thể có tư-cách

cứu-vớt người khác chúng ta phải cố cứu

lấy chúng ta đã. Cá-nhân trở nên trong

sạch tự hy-sinh cho gia-đình, gia-đình cho

làng xóm, làng xóm cho quận, quận cho

tỉnh, tình cho cả nước, và nước cho tất cả

thế-giới ."

_ ( Young India )

" Nhân thân tiểu thiên địa " " Tat tvam

asi " ( Anh là cái Ấy ), Atman ( Tiêu-ngã, Ý-

thức cá-nhân ) là Bhraman (Đại-ngã, Ý-thức

vũ-trụ ), đấy là nguyên-lý truyền-thống Đông-

ẤĐPH GANDHI

72

phương, ở Ấn-Độ cũng như ở Trung-Hoa, cho

nên chính-trị là làm chủ thân mình, tức là làm

chủ thế-giới .

" Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân,

nhất gia nhượng, nhất quốc hưng

nhượng, nhất nhân tham lệ nhất quốc tác

loạn, kỳ cơ như thử, thử vị nhất ngôn

phần sự, nhất nhân định quốc ."

( Một nhà có nhân-đạo, cả nước đạo nhân

nổi lên, một nhà khiêm-nhượng, cả nước

hùa theo điều nhường-nhịn, một người

tham lam cả nước làm loạn, cái máy đi

như thế, thế gọi là một lời nói làm nổi

việc, một người an-định cả nước .)

Bởi thế mà chính-trì đi đôi với tôn-giáo

của Thánh Gandhi chuyên chú vào việc sửa

mình trong sạch .

" Self-purification must mean purify

in all walks of life. And purification being

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

highly infectious, purification of oneself

necessarily leads to the purification of

one's surroundings. "

_ ( Gandhi _ " All Men are Brothers "

_ U.N.E.C.O.

( Tự tinh-khiết-hóa phải hiểu là tinh-

khiết-hóa trên tất cả nẻo đường đời sống.

Và tinh-khiết-hóa trở nên lây rất mạnh,

tinh-khiết-hóa bản-thân tất nhiên đưa đến

sự tinh-khiết-hóa chung-quanh mình .)

Một chính-thể lành-mạnh và một xã-hội

thịnh-vượng mà Gandhi cống-hiến thì hoàn-

toàn căn-cứ vào sự trong sạch cá-nhân của

người lãnh-đạo cai-trị và ý-thức đạo-đức của

người công-dân. Không thủ-đoạn kỹ-thuật cai-

trị hay tổ-chức, không kế-hoạch lập-hiến hay

tu-chính nào có thể cứu-vạn một chính-phủ hay

một quốc-gia thiếu những yếu-tố cốt-yếu cơ-

bản trên, là con người chân-chính .

***

ẤĐPH GANDHI

74

Chính-Trị Bất-Bạo-Động

Và Cách-Mệnh Tinh-Thần ._

Đạo Satyagraha của Mahatma Gandhi là

cả một tôn-giáo lấy Thành-thật làm Thượng-Đế

( Truth is God ) và Thượng-Đế ngự tại trong

tâm-hồn ta, và nếu ta có thể xóa bỏ ở ta cái ý-

thức của thân-thể vật-lý thì ta sẽ thấy Ngài diện

đối diện, kết-quả một đời thực-nghiệm với

Chân-lý, với Thực-tại tuyệt-đối Satyagraha của

Mahatma, tương-đương với định-nghĩa ở

Trung Dung của Khổng-giáo ( ) " Chí

thành vô tức " nghĩa là ( rất thật không dừng ),

tức cũng như Sat = chân-thật và âgraha = kiên-

cường, Satyagraha = kiên-cường chân-thật. Vả

lại Mahatma quan-niệm Chân-lý là Thượng-Đế

thì cũng như sách Trung Dung định-nghĩa :

( )

" Thành giả thiên chi đạo, thành chi giả

nhân chi đạo ."_ ( Trung Dung )

( Thành-thật là đạo Trời, làm nên thành-

thật là đạo của người .)

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

Vậy " Thành " cũng là " Sat " = Chân-Lý

= Thượng-Đế, và " Thành chi " cũng là Graha

= kiên-cường theo sát. Nguyên-tự nghĩa chữ

Thành ( ) hợp có chữ Ngôn là Tri và

Thành ( ) là Hành. Thành giả là Tri và

Hành hợp-nhất, tức là Tri ( ) Hiếu ( ) Lạc

( ) của Khổng-Tử tương-đương với Sat-Chit-

Ananda của Gandhi trong Ấn-Độ-giáo. Và đối

với Gandhi nói là làm, và Satyagraha là thái-độ

sống cho Chân-lý, sống vì Thượng-Đế, sống

theo " Still small voice " ( Tiếng tịch tĩnh của

lương-tri ) đòi người ta " phải thấy Thần-linh,

Chân-lý đại-đồng và thông-suốt tất cả, diện đối

diện, để có thể yêu thương tạo-vật cực nhỏ-

mọn cũng như mình." Thánh Gandhi đã thực-

nghiệm Chân-lý ấy, là Từ-bi bác-ái, là tình-yêu

đại-đồng tức là Ahimsa :

" Ahimsa và Chân-lý mật-thiết

quấn-quýt lấy nhau đến nỗi thực-tế không

có thể gỡ chúng ra được và phân-tách cái

nọ với cái kia... Tuy nhiên bác-ái, từ-bi là

phương-tiện, Chân-lý là cứu-cánh ."

_ ( Thư cho Ashram )

ẤĐPH GANDHI

76

Nhưng Ahimsa ( từ-bi, bác-ái ) cũng là

Bất-bạo-động. Bất-bạo-động ở hình-thức hoạt-

động cốt-yếu là một lòng từ-thiện đối với tất cả

hiện-sinh. Đấy là Tình-Yêu thuần-túy, trong

sáng vậy. Chính-trị Bất-bạo-động là sức mạnh

ghê-gớm, vì bên trong nó là tình-yêu, là từ-bi

bác-ái của Phật .

Trước đây ít lâu Vivekananda đã viết :

" Chính Tình-yêu làm các thế-giới

quay-cuồng và nguyên-tử tiếp-nối với

nguyên-tử, các tinh-tú chạy cái nọ về cái

kia, chính Nó là định-luật hấp-dẫn giữa

Nam và Nữ, giữa các dân-tộc, giữa cầm-

thú trong toàn-thể vũ-trụ thu-hút vào

trung-tâm... Những phần-tử vi-tế nhất cho

đến Thể tối-cao, vô-sở-bất-tại. Tràn đầy

tất cả, là Tình-yêu... Ngài là Năng-lực

duy-nhất, Động-cơ vũ-trụ. Với Tình-yêu

ấy, Đấng Cơ-Đốc đã hy-sinh tính-mạng

cho nhân-loại, và Đức Phật hiến-thân làm

mồi cho con thú tầm-thường, người mẹ

cho con mình, chồng cho vợ... Với Tình-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

yêu ấy người ta tự hy-sinh cho tổ-quốc...

Và cũng cái Tình-yêu ấy kẻ ăn-trộm lấy

của, kẻ sát-nhân giết người... Vì năng-lực

động-cơ như nhau. Đứa kẻ-trộm yêu

vàng. Tình-yêu vẫn ở đấy nhưng hướng

sai đường... Như thế trong tất cả tội ác

cũng như trong tất cả đạo-đức hoạt-động,

cái Tình-yêu hằng-cửu ấy có mặt, đàng

sau... Nó điều-động vũ-trụ. Thiếu nó vũ-

trụ sẽ tan vụn trong khoảnh-khắc... Và

Tình-yêu ấy là Thượng-Đế ."

_ ( R. Rolland - " Vie de Vivekananda "

_ t. II, Stock, Paris )

Và Gandhi viết cho thanh-niên Ấn :

" Bất-bạo-động là một trạng-thái

hoàn-hảo. Nó là mục-đích của tất cả loài

người tự nhiên đi tới, tuy vô-ý-thức.

Người ta không trở nên Thần-linh khi nó

chưa nhân-cách-hóa sự tinh-khiết ở bản-

thân. Chỉ bấy giờ nó mới thật trở nên

người. Ở trạng-thái hiện-tại chúng ta nửa

là người, nửa là cầm-thú và trong sự ngu

ẤĐPH GANDHI

78

tối của ta và cả đến sự kiêu-căng cho rằng

chúng ta thực thành-tựu mục-tiêu của

chủng-loại khi chúng ta ăn miếng trả

miếng và phát-triển năng-lượng giận-dữ

của mục-tiêu đòi hỏi. Chúng ta tin rằng sự

trả thù là định-luật của sinh-tồn, kỳ-thực

trong tất cả Thánh-kinh ta thấy rằng phục-

thù không, đâu phải là nghĩa-vụ mà chỉ

là khả-dĩ. Chính ước-thúc mới là nghĩa-

vụ. Ước-thúc là định-luật sinh-tồn của

chúng ta. Bởi vì thành-tựu tối-cao không

có thể đạt được, nếu không có sự ước-

thúc cực-độ. Vậy thì đau khổ là dấu-hiệu

của loài người . "

Giáo-lý của Đức Phật cũng bắt đầu với

Đau-khổ để đi đến giải-thoát. Nhưng Gandhi

cũng như Nguyễn-Trãi ở Việt-Nam không như

Phật tìm vào rừng núi để kiếm thuốc chữa bệnh

cho nhân-loại đau-khổ mà tự-đồng-nhất-hóa

với nhân-loại đau-khổ để giải-thoát cho nó :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

" Ta nếu ở đâu vui thư đấy

Người xưa ẩn cả lọ lâm-tuyền ! "

_ ( Tự Thán )

Hay là như Vua Trần-Nhân-Tông :

" Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tắc xôn, hề khốn tắc miên ;

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền ."

( Ở trong trần-tục lòng vui với Chân-lý,

và tùy hoàn-cảnh,

Đói thì ăn không cầu kỳ, mệt thì ngủ

không nghĩ-ngợi ;

Tự trong thân mình sẵn có Phật-tính tìm

đâu nữa,

Đứng trước cảnh mà vô tâm, ấy là ý-

thức Thiền ! )

_ ( Ca thành đạo )

" Đau-khổ, đại luật-pháp. Điều-kiện

bắt-buộc tất nhiên của tồn-tại. Sự sống từ

ẤĐPH GANDHI

80

trong sự chết ra. Để cho lúa mọc thì mầm

thóc phải tiêu-hủy. Không có gì từng bao

giờ đã vượt lên mà không trải qua lửa

đau-khổ... Không một ai có thể tránh

khỏi... Tiến-bộ chỉ là tinh-khiết-hóa đau-

khổ bằng cách tránh làm đau-khổ... Đau-

khổ càng tinh-khiết, tiến-bộ càng lớn...

Bất-bạo-động là đau-khổ có ý-thức...

Tôn-giáo Bất-bạo-động không phải chỉ

dành cho các Thánh-nhân, nó để cho

người thường. Đấy là luật-pháp của

chủng-loại cũng như bạo-động là luật-

pháp của cầm-thú. Tinh-thần ngủ trong

cầm-thú. Phẩm-giá của loài người đòi có

một luật-pháp cao hơn : sức-mạnh tinh-

thần... Tôi muốn Ấn-Độ thực-hành luật-

pháp này, tôi muốn nó ý-thức được năng-

lực của mình. Nó có một linh-hồn bất-tử.

Cái linh-hồn ấy có khả-năng thách tất cả

năng-lực vật-chất của cả thế-giới ."

_ ( Jeune Inde _ 11 - 8 - 1920 )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

Và Romain Rolland giải-thích :

" Swaraj ( Tự-chủ ) không có thể đạt

mà không có năng-lực tâm-hồn, nó là khí-

giới riêng của Ấn-Độ, khí-giới tình-yêu,

năng-lực chân-lý, _ Satyagraha = Chí

Thành( ) " vậy .

Theo Gandhi " đạo chí thành " Satyagraha

có nhiều bình-diện ứng-dụng. Một bình-diện là

bất-cộng-tác, bất-bạo-động. Hai là bất-tuân

Pháp-lệnh. Phương-pháp thứ nhất là từ bỏ sự

hợp-tác với điều ác. Bất cộng-tác với điều ác,

cũng như bổn-phận của người cộng-tác với

điều thiện. Nếu có một người cha tội-lỗi thì

bổn-phận của con ông ta là bỏ nhà ra đi. Nếu

một Hiệu-trưởng của một trường-học quản-lý

nhà-trường theo đường lối vô đạo-đức thì bổn-

phận của học-trò là phải bãi-khóa bỏ học. Cũng

thế nếu có một nhà cai-trị độc-ác thì công-dân

bị-trị phải rút khỏi sự cộng-tác của chúng với y

và cố can-gián y về tính ác. Tất cả bạo-chúa

thi-hành được mục-tiêu của họ chỉ vì nạn-nhân

ẤĐPH GANDHI

82

của họ phục-tòng theo ý họ muốn. Cả đến

chính-phủ độc-tài nhất cũng không có thể đứng

vững ngoài ý muốn thuận hay nghịch của dân

bị-trị. Bởi vậy, mục-tiêu của sự bất-cộng-tác là

làm tê-liệt chính-quyền bằng cách bất-phục-

tòng.

Bình-diện bất-cộng-tác cao hơn là bất-

tuân Pháp-lệnh. Trong thái-độ bất-cộng-tác

( non co-opération ) thì không có pháp-luật gì

bị phá cả. Tất cả luật-pháp đều được tôn-trọng

tuân-hành. Chỉ có việc công-dân từ-chối phục-

vụ chính-phủ ác, xấu bằng bất cứ khả-năng

nào, cũng như lương-tâm nó ghê tởm phải

tuân-hành. Nhưng trong thái-độ bất-tuân Pháp-

lệnh công-dân tiến lên một bước nữa. Chúng

từ-chối luật-pháp của chính-quyền ác và sau

cùng từ-chối nộp thuế. Thực vậy, đấy là phản-

loạn, nhưng phản-loạn bất-bạo-động ở cơ-bản.

Kẻ phiến-loạn đều không bạo-động ở tư-duy,

lời nói và hành-vi và sẵn-sàng chịu bất-cứ

hình-phạt gì mà chính-phủ có thể thi-hành,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

gồm cả mất tài-sản hay là cả đến tử-hình còn

hơn là phục-tòng ý muốn ác độc của nó .

Đấy là sứ-mệnh của Mahatma Gandhi

( Thánh Cam-Địa ), sứ-mệnh bất-bạo-động, sứ-

mệnh hòa-bình vậy. Đặc-trưng của nó là mở

rộng lý-tưởng bất-bạo-động từ cá-nhân đến

dân-tộc và phát-triển một kỹ-thuật để áp-dụng,

ví như việc chống độc-quyền muối của chính-

phủ ( 1930 ) :

" Sự độc-quyền muối lấy đi của dân

Ấn món ăn sinh-tử. Gandhi đảm-đương

tranh-đấu chống độc-quyền ấy và cuộc

tranh-đấu sớm trở nên một vận-động

kịch-liệt như thập-tự-quân và muối trở

nên tượng-trưng cũng như guồng quay sợi

( charka ) hay là vải-thô nội-hóa (Khadi).

" Sáng sớm tháng 3 vào 6 giờ 30

Gandhi dẫn đầu cuộc diễn-hành của cán-

bộ tiên-phong và sinh-viên. Cuộc diễn-

hành thành-hình trong Tùng-lâm

Ahmedabad đi về Jalapur trên vịnh

ẤĐPH GANDHI

84

Cambay. Trên đường đi đám người càng

ngày càng tăng mãi lên, nó vượt 100 km

và đến bãi-bể. Gandhi với các đồng-chí

múc nước bể và tự lọc lấy muối, thản-

nhiên và công-khai chống với luật-pháp .

" Chính-phủ ra lệnh tịch-thu muối,

ngày 2 th. 5 Gandhi báo cho Phó-Vương

biết, ông và đồng-chí đi đến kho muối

gần đấy. Ngày 3 - 5 vào nửa đêm người ta

đến bắt ông tại nhà, ông vốn đã quen với

sự bắt-bớ bất-ngờ ấy rồi nên đã sẵn-sàng,

đủ thì giờ chà răng, viết vài lá-thư và hát

với các đồng-chí bài ca tụng người hoàn-

toàn chung-thủy, rồi đi. Trước khi đi

người ta hỏi ông lời dặn lại bà vợ ông,

ông đáp :

_ “ Dặn lại gì kia ? Bà ấy là một

phụ-nữ can-đảm ! ”

" Người ta giam-cầm Gandhi. Cái

tin ấy nổi lên các cuộc đình-công và biều-

tình khắp nơi .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

" Được thả tự-do rồi lại bị bắt giữ, lại lần

nữa được thả, ông đã thắng về vụ

chống muối .

" Sau bẩy (7) giờ thảo-luận với Phó-

Vương, Gandhi đã đạt được một số điều-

lệ rộng-rãi khai-phóng. Do đấy ông tin có

thể nhận lời mời đi Londres, đại-diện cho

Quốc-hội Ấn tham-dự Hội-nghị Bàn-tròn.

" Ông phải mất 20 năm để thắng ở

Nam-Phi, và một năm để thắng trận muối

ở Ấn. Thế là từ thắng-lợi nọ đến thắng-lợi

kia, người có uy-tín nhất ở Ấn-Độ đi đến

kinh-đô nước Anh để điều-đình hòa-bình

do Quốc-hội Ấn và Chính-phủ Anh lựa-

chọn ."

_(theo C. Brevet_"La Pensée de Gandhi")

Sứ-mệnh Bất-bạo-động của Thánh gandhi

đã thực-nghiệm thành-công ở Nam-Phi và ở

Ấn-Độ, không phải chỉ giới-hạn vào Ấn-Độ và

nhân-dân Ấn. Nó nói với toàn thế-giới và cho

tất cả loài người. Chính-trị Ấn-Độ chỉ là địa-

bàn do đấy Thánh đã phát-biểu sứ-mệnh của

ẤĐPH GANDHI

86

mình, thực nó có tính-cách đại-đồng. Thánh

từng viết :

" Tôi tin sứ-mệnh Bất-bạo-động của

tôi là để trở nên đại-đồng, nhưng tôi cảm

thấy có thể phát-biểu nó tốt hơn hết qua

công-trình của tôi tại chính ở nước tôi.

Nếu tôi có thể chứng-tỏ sự thành-công

hiển-nhiên ở Ấn-Độ thì sự phát-biểu sứ-

mệnh của tôi trở nên hoàn-toàn đầy đủ ."

_ ( Jeune Inde _ tháng 4 - 26 - 1928 )

Kết-luận về hiệu-nghiệm và sức-mạnh

của khí-giới mà Gandhi sử-dụng = Bất-bạo-

động, Romain Rolland viết trong tác-phẩm nổi-

tiếng " Mahatma Gandhi " :

" Nước Anh không còn khuynh-

hướng coi thường sức mạnh của đối-

phương và hiệu-năng của khí-giới nó sử-

dụng : Bất-bạo-động. Đối với chính-sách

Âu-Tây còn có ý phủ-nhận giá-trị phấn-

đấu của khí-giới này, để kết-luận tôi trích-

dẫn ra đây bài khảo-cứu của tờ báo rất

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

sáng-suốt và tích-cực của giới tiến-bộ

Anh, không bị ngờ là thân với phái theo

Gandhi, ấy là tạp-chí Manchester

Guardian Weekly, ( 15 - 2 ) :

" Chúng ta hãy suy-nghĩ về sức

mạnh lạ lùng của khí-giới chính-trị trong

những năm gần đây đã được đem ra sử-

dụng ở hình-thức nõa-tính tuyệt-đối. Sự

chứng-minh nguy-hiểm đầu tiên được thi-

hành đại-quy-mô là do Phụ-nữ yêu-cầu

tham-chính ở Ái-Nhĩ-Lan xưa trong cuộc

bãi-thực. Đảng-viên Sinn Fein ( Tự chúng

ta ở Ái-Nhĩ-Lan ) vốn xưa là một tổ-chức

đề-kháng thụ-động ; nó đối-xử với tất cả

cái gì thuộc Anh như là không có ở Ái-

Nhĩ-Lan : tòa-án, bưu-điện, nhà thu thuế

và cảnh-sát... Ngày nay xứ Punjab là lò

thí-nghiệm cái năng-lực bùng nổ của loại

thuốc nổ kỳ lạ và mới ấy, nó không nổ,

nhưng có thể làm cho bất-lực. Cách-ngôn

chế-độ tự-do là tất cả chính-trị phải căn-

cứ vào sự tán-đồng của bị-trị. Ở thế-giới

ẤĐPH GANDHI

88

cận-đại, cả Ấn-Độ nữa, bắt đầu hình như

bất cứ chính-phủ nào cũng có thể đổ vỡ,

nếu một số lớn công-dân tự tổ-chức để

không làm việc gì giúp nó _ cả đến không

ăn trong tù. Bộ Nội-vụ vô-kế khả-thi, khi

chiến-tranh chấm-dứt vụ bãi-thực của

phụ-nữ ; và chính-phủ quận Punjab hiện

nay có chắc phải làm gì chưa ? Thói

quen của tất cả tới nay là coi sự phản-

kháng thuần thụ-động, sự từ-chối giản-

đơn là không thi-hành cả những việc

cộng-tác sơ-đẳng về công-dân như là một

khí-giới tất nhiên vô-hiệu cuối cùng đối

với võ-lực khốc-liệt quyết-định thi-hành.

Tuy rằng vấn-đề chưa được làm sáng-tỏ,

có khả-năng chúng ta phải ôn lại quan-

niệm của chúng ta về sức mạnh chính-trị,

và để thừa-nhận trong lời dạy Thánh-

kinh " đưa má bên kia " như chỉ-thị một

hành-động chính-trị hiệu-nghiệm, chứ

không phải chỉ như Bacon nói là một

nguyên-tắc " đạo-đức trừu-tượng và của

thày-tu " .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

" Đấy là Tây-phương bắt đầu công-

nhận sức mạnh của tinh-thần Bất-bạo-

động, " Nhược chi thắng cương, nhu chi

thắng cương" ( _ )

của truyền-thống đạo-học Đông-phương

mà Mahatma Gandhi đã thực-nghiệm

bản-thân gương-mẫu cho Ấn-Độ với ba

trăm triệu dân không vũ-khí, tay không,

không đổ máu mà dành được tự-do độc-

lập ở tay đế-quốc Anh, hùng mạnh nhất

thế-giới về cơ-khí, thủy, lục, không quân,

về tổ-chức chính-trị kinh-tế khôn-ngoan

nhất. Đấy là kỳ-tích của khoa-học vật-

chất tối-tân. Thi-hào trứ-danh, đại-biểu

cho tiếng gọi của Đông-phương là R.

Tagore đã ca-tụng Gandhi bằng lời thơ

của Upanisads :

" Người là Sáng chói, Sáng-tạo của

Toàn-thể, Mahatma !

Biểu-lộ bởi tâm-tình, bởi trực-giác,

bởi trí-tuệ ,

ẤĐPH GANDHI

90

Ai biết được Người trở nên Bất-tử!"

_ ( do R. Rolland, trích-dẫn trong

tác-phẩm " Mahatma Gandhi " của ông )

Và Tagore nhiều lần phác-họa chân-dung

của Mahatma :

" Vào lúc ấy Mahatma Gandhi đã

đến. Thánh đã đứng tại ngưỡng-cửa lều-

tranh của hàng ngàn kẻ xấu số, ăn mặc

như chúng. Ngài nói chuyện với chúng,

nói tiếng nói của chúng. Rút cục Ngài là

chân-lý hiện-thân chứ không phải dẫn-

chứng của một quyển-sách. Vậy nên,

danh-hiệu Mahatma ( Đại-Ngã ) người ta

hiến cho Ngài là tên chính thật của Ngài.

Người nào đã cảm thấy được tất cả người

Ấn là xương thịt mình ? Tiếp-xúc với

chân-lý, những năng-lực của tâm-hồn bị

ẩn-ức đã biều-lộ. Tức thì Tình-yêu chân-

thật đã hiện ra ở cửa ngõ Ấn-Độ, cửa ngõ

đã mở toang. Chân-lý đã gọi lên chân-lý.

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

Vinh-quang thay Mahatma, người đã làm

hiển-hiện năng-lực của chân-lý ."

_ ( Sách dẫn trên )

Chân-lý ấy là gì ? là Sat = Chân ; Chit =

Tri ; Ananda = Lạc ở trong thơ Tiên-tri Vedas

xưa mà Ấn-Độ-giáo lưu-truyền trải qua các

thời-đại thế-sự thăng-trầm vẫn ngấm-ngầm

tiềm-tàng trong lòng dân-tộc. Và Gandhi đã

đến, thực-nghiệm cái Chân-lý ấy, cương-quyết

thực-hiện với đức-tin " chí thành vô tức " của

tôn-giáo Satyagraha, hợp-nhất lý-trí và tình-

yêu, Tri và Hành, Satya và Ahimsa, không

bằng lý-thuyết mà là thực-hành sống-động .

" Chân-lý là Sự-Thật là Thượng-Đế "

" Nhưng Thượng-Đế là Thượng-Đế

không chỉ thỏa-mãn cho lý-trí, nếu Ngài

từng thỏa-mãn. Thượng-Đế để là

Thượng-Đế thì phải điều-động tâm-tình

và biến-đổi đi. Ngài phải Tự biểu-thị ở

mỗi động-tác nhỏ-mọn nhất của tín-đồ.

ẤĐPH GANDHI

92

Điều ấy chỉ có thể làm được trong một

thực-hiện nhất-định, hiện-thực hơn là sản-

phẩm của năm giác-quan. Tri-giác giác-

quan có thể có được, thường sai-lầm và

lừa-dối, dù có thật mấy đi nữa cho ta. Ở

đâu có sự thực-hiện ở ngoài giác-quan thì

nó không có thể lầm được. Nó được

chứng-minh không phải qua bằng-cứ

hiển-nhiên bên ngoài mà là trong cử-chỉ

biến-đổi và tính-cách của ai đã cảm thấy

sự hiện-diện xác-thực của Thượng-Đế

nội-tại. Người ta được thấy chứng-minh

ấy trong thực-nghiệm truyền-thống không

gián-đoạn của Tiên-tri và Hiền-triết ở các

xứ và các khí-hậu. Gạt sự hiển-nhiên ấy

đi là tự mình phủ-nhận mình vậy . "

_ ( Gandhi _ do UNESCO sửu-tập )

Mahatma đã gọi dậy tiềm-năng tâm-linh

truyền-thống Ấn-Độ, không phải chỉ để chống

với Đế-quốc thực-dân Anh, mà còn chống cả

với cái văn-minh cơ-khí Tây-phương, văn-

minh xây-dựng trên sức mạnh vũ-lực vật-chất,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

khiến cho dân Ấn, nói riêng và nhân-loại nói

chung, càng ngày càng bị nô-lệ ngoại-vật,

" Nhân hóa vật diệt thiên lý nhi cùng nhân dục"

( Người hóa theo vật bên ngoài, lương-năng

thiên-phú tắt mất mà dục-vọng của con người

đến cùng cực ) _ ( Lễ Ký )

Mục-tiêu chiến-đấu của Gandhi hẳn là

độc-lập tự-do cho Ấn-Độ ( Swaraj ), nhưng ông

hiểu chữ Tự-trị, Tự-chủ theo nghĩa đạo-đức sâu

rộng :

" Tự-chủ chân-chính là tự-trị lấy

mình, nó đồng-nghĩa với chữ Moksha hay

là Giải-thoát. Bước đầu dẫn đến Swaraj

hay là Tự-trị là ở tại cá-nhân. Chân-lý lớn

" cũng như đối với cá-nhân thế nào thì

vũ-trụ thế ấy " ( ) áp-dụng

cho tất cả, ở đây cũng như ở bất cứ đâu...

Swaraj hay Tự-trị có nghĩa là nỗ-lực liên-

tục để độc-lập đối với quản-chế của

chính-phủ ngoại-quốc hay chính-phủ

quốc-gia... Chỉ có một việc rút ra khỏi nô-

lệ chính-quyền Anh thì chưa phải là độc-

ẤĐPH GANDHI

94

lập. Swaraj có nghĩa là ý-thức ở mỗi

người trung-bình rằng mình là định-mệnh

của chính mình, mình là chính nhà lập-

pháp qua đại-biểu mình lựa-chọn ."

_ ( theo D. Mackenzie Brown, dẫn trong

" The White Umbrelle " )

Vậy Swaraj cũng như Svadeshi trong

tinh-thần chính-trị tôn-giáo-hóa của Gandhi,

đều ngụ ý độc-lập, độc-lập về chính-trị và độc-

lập về kinh-tế. Phong-trào Svadeshi là tẩy-chay

hàng ngoại-quốc để trở về dùng hàng nội-hóa.

Cái guồng quay sợi và vải thô Khaddar là

tượng-trưng cho quan-niệm sống " tự lực cánh

sinh " mà chính Gandhi đã cùng với một số

đồng-chí tự-thân thực-hành đời sống chất-phác

thiên-nhiên ở nông-trại gương-mẫu Phoenix tại

Nam-Phi .

Ông định-nghĩa Svadeshi :

" Theo nghĩa tinh-thần và cùng-tột

thì Svadeshi tương-đương với giải-phóng

cuối cùng của tâm-hồn khỏi nô-lệ trần-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

tục. Cái quán-trọ đất-sét này chẳng phải

chỗ ở vĩnh-viễn hay là thiên-nhiên của

linh-hồn, nó cản-trở hành-trình tiến lên.

Vậy thì một tín-đồ Svadeshi, cố sức tự

đồng-nhất-hóa với toàn-thể tạo-vật, phải

tìm tự giải-phóng khỏi lệ-thuộc vào thân-

thể vật-chất ."

_ ( Lettres à L' Ashram = Thư gửi về

Tùng-Lâm )

Đấy là tôn-giáo Satyagraha của Mahatma,

đúng như đạo Chí Thành ở Đại-học Trung

Dung của Nho-giáo Á-Đông, mà Thánh đã

thực-hiện thành-công với bốn trăm triệu dân

Ấn, và làm sống lại cái Chân-lý Vedas " Tat

tvam asi " " Bỉ chi sinh đẳng ư tồn "( Cái Ấy

người là ). Hay là " Atmānam viddhi " " Tri kỷ

tự thân " ( Biết Tự-Ngã ), cũng như cách-ngôn

của Socrate : " Connais toi toi-même ". Và De

Lanza Del Vasto đã toát-yếu cái truyền-thống

Ấn-Độ-giáo như sau trong lời giới-thiệu tác-

phẩm của Gandhi " Hind - Swaraj " ( Độc-lập

của Ấn-Độ ) :

ẤĐPH GANDHI

96

" Truyền-thống ấy có thể tóm-tắt

vào ba giáo-lý :

" 1)_ Chỉ có một Chân-lý : Tri-kỷ

tự-thân _ ai mà tự biết mình, biết các

người khác, biết được thế-giới, biết

Thượng-Đế. Kẻ nào không tự biết mình,

thì không biết chi hết .

" 2)_ Chỉ có một thế-lực duy-nhất,

một tự-do, một công-lý : Tự mình làm

chủ mình. Kẻ nào tự ngự-trị được mình,

thì đã khắc-phục được thế-giới .

" 3)_ Chỉ một điều Thiện : Yêu

người khác như chính mình, như là mình

vậy .

" Còn tất cả chỉ là bóng-bẩy, huyễn-

tượng, hão-huyền ."

_ ( De Lanza del Vasto )

Và R. Rolland, người bạn tri-kỷ Âu-Tây

của ông đã kết-luận tác-phẩm trứ-danh

" Mahatma Gandhi " :

" Đấy là Mahatma Gandhi. Nguyên-

lý Ahimsa ( Bất-bạo-động ) của ông đã

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

khắc trong tâm-hồn Ấn-Độ từ hai ngàn

năm trước : Mahavira ( Đại-lực-sĩ ),

Buddha ( Phật ) và thờ-phụng Vishnu đã

là bản-chất của hàng triệu tâm-hồn kia.

Gandhi chỉ phải truyền máu anh-dũng của

mình vào. Ông gọi lên âm-hồn vĩ-đại,

những năng-lực quá-khứ tê-dại, bất-lực,

trong trạng-thái ngủ-mê như chết. Và

chúng đã đứng lên theo tiếng gọi của ông.

Vì chúng tự nhận ra ở ông. Ông còn hơn

là lời nói, ông là một gương-mẫu. Ông là

hiện-thân nhập-thể của chúng. Hạnh-phúc

thay con người ấy là cả một dân-tộc _

dân-tộc mình chôn trong mồ lại phục-sinh

ở mình !

" Nhưng những phục-sinh ấy không

phải là ngẫu-nhiên xẩy đến. Và nếu tinh-

thần Ấn-Độ mới từ các đền-thờ và núi

rừng xuất-hiện ra, ấy là để mang lại cho

thế-giới lời giải-đáp tiền-định mà thế-giới

đang chờ ! "

_( Romain Rolland, " Mahatma Gandhi ")

*****

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

Sứ-Mệnh Của Mahatma Gandhi

Cho Thế-Giới, Sứ-Mệnh Của Ấn-Độ :

" Chùng ta hãy hy-sinh ! "

Và R. Tagore đã nhắc lại :

" ... Tôi hy-vọng sẽ nẩy-nở mạnh-

mẽ cái tinh-thần hy-sinh ấy, sự vui lòng

để chịu khổ... Đấy là chân tự-do... Không

một giá nào cao hơn, _ cả đến độc-lập

dân-tộc... Tây-phương đã có tin-tưởng

bất-dịch vào sức mạnh của-cải vật-chất :

do đấy nó sẽ kêu gào hoài hòa-bình và

giải-trừ binh-bị, lòng hung-dữ của nó sẽ

luôn luôn càng mạnh hơn. Chẳng khác gì

con cá bị sức ép của nước làm thương-tổn

mà lại muốn bay lên : ý-kiến hay ! nhưng

hoàn-toàn không có thể thực-hiện được

đối với loài cá. Chúng ta ở Ấn-Độ, chúng

ta phải tỏ cho thế-giới cái chân-lý ấy,

không những nó có khả-năng làm giải-trừ

ẤĐPH GANDHI

100

binh-bị mà còn biến-hóa thành sức-mạnh.

Sự thực, sức mạnh tinh-thần là một thế-

lực cao hơn là sức mạnh thú-tính, điều

này sẽ được dân-tộc không có võ-khí

chứng-minh. Sự tiến-hóa của sự Sống

chứng-tỏ dần dần là nó đã lột bỏ cái gánh

nặng khí-giới khổng-lồ và một khối thịt

ghê-tởm, cho tới khi nào mà loài người đã

chinh-phục được thế-giới thú-tính. Tới

một ngày kia, con người mảnh-mai của

tâm-tình lột bỏ hết khí-giới sẽ chứng-

minh rằng chính những kẻ nhu-mì mới

thừa-hưởng được trái đất. Vậy thì điều

hợp-lý là Mahatma Gandhi, thân-hình ẻo-

lả và không chút tài-sản vật-chất, đã gọi

được lên thế-lực vô-biên của những kẻ

nhu-mì và hèn-mọn, nó tiềm-tàng trong

lòng nhân-loại Ấn-Độ bị lăng-nhục và

truất-quyền. Nhưng mệnh-số của Ấn-Độ

đã chọn lấy thế-lực của tâm-hồn chứ

không phải thế-lực của bắp-thịt. Nó phải

nâng lịch-sử nhân-loại từ bình-diện bùn-

lầy của vật-chất lên đỉnh cao của chiến-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

trận tinh-thần... Trận đấu của ta là một

trận đấu tinh-thần. Nó là trận chiến cho

Người. Chúng ta phải khai-phóng con

Người khỏi mạng lưới nó dệt quanh mình

nó, khỏi những tổ-chức Tự-kỷ dân-tộc.

Chúng ta phải làm cho con bướm tin rằng

không-trung tự-do còn hơn là chỗ ẩn-náu

của cái kén... Nếu ta có thể thách-thức kẻ

mạnh, người giầu, quân-đội mà biểu-lộ

cho thế-giới thế-lực của tinh-thần bất-

diệt, tất cả cái gì của xác thịt sẽ sụp-đổ

vào hư-không. Và bấy giờ Người ta sẽ

thấy cái chân Tự-chủ ( Swaraj ). Chúng

ta, kẻ đói rách của Đông-phương, chúng

ta chinh-phục tự-do cho cả nhân-loại ... "

_ ( do R. Rolland_ trích-dẫn trong tác-

phẩm nói trên )

Sau Sri Ramakrishna Paramahamsa,

Swami Vivekananda đến Mahatma Gandhi,

Truyền-thống tâm-linh Ấn-Độ được hoàn-toàn

phục-hưng để làm tròn sứ-mệnh cứu-thế thời

ẤĐPH GANDHI

102

mạt-pháp của văn-minh vật-chất " Cơ khí sinh

cơ tâm " mà R. Rolland đã thống-thiết tố-cáo :

" Thế-giới bị cơn gió bạo-động quét.

Cơn bão-tố đốt cháy những mùa gặt của

văn-minh chúng ta thì không có chi là

bất-ngờ. Mấy thế-kỷ kiêu-hãnh dân-tộc

được ý-thức-hệ sùng-bái của cách-mệnh

kích-thích, được sự mô-phỏng mù-quáng

của chế-độ dân-chủ truyền-bá _ và cáo-

chung thành một thế-kỷ chủ-nghĩa công-

nghệ bất-nhân và thế-lực phú-hào tham-

lam, một chủ-nghĩa cơ-khí nô-lệ-hóa, một

chủ-nghĩa duy-vật kinh-tế trong đó tâm-

hồn chết ngạt _ tất nhiên phải dẫn đến

những hỗn-độn rối loạn mà những kho-

báu Tây-phương bị tan biến.... Dân-tộc nọ

bóp cổ dân-tộc kia, nhân-danh cùng

những nguyên-lý như nhau, chúng che

đậy cùng quyền-lợi và cùng bản-năng của

Caïn ( anh giết em ). Ai nấy, _ chủ-nghĩa

dân-tộc, độc-tài phát-xít, cộng-sản bôn-

sơ-víc, các dân-tộc và giai-cấp bị áp-chế,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

các dân-tộc và giai-cấp khống-chế _ ai

nấy đều đòi cho mình, không cho kẻ

khác, quyền bạo-động mà nó coi là Pháp-

luật. Một nửa thế-kỷ trước, Sức-mạnh đi

trước Pháp-luật. Ngày nay còn tệ hơn :

Sức-mạnh là Pháp-luật. Sức-mạnh đã

nghiến nát Pháp-luật ."

_ ( R. Rolland _ Mahatma Gandhi )

Trong thời-đại nguyên-tử-năng hiện nay,

nếu ta muốn cứu-vãn thế-giới khỏi họa chiến-

tranh tiêu-diệt, ta phải thực-hành những nguyên

lý Ahimsa của Đức Phật, " Từ-bi bác-ái " tức

là Bất-bạo-động của Mahatma Gandhi. Gandhi

nói : " Tôi không rung-động một thớ thịt khi

nghe tin một trái bom nguyên-tử đã quét sạch

cả tỉnh Hiroshima. Trái lại tôi tự nhủ thầm :

Nếu thế-giới không áp-dụng phép Bất-bạo-

động, nó sẽ báo-hiệu sự tự-vẫn chắc-chắn của

nhân-loại ! "

Cũng như Đức Phật Thích-Ca xưa kia đã

tuyên-bố sứ-mệnh Ahimsa = Từ-bi Bác-ái :

ẤĐPH GANDHI

104

" Sự thật, hận-thù không bao giờ tự

giải được hết với hận-thù. Hận-thù tự giải

với tình-yêu, đấy là pháp vĩnh-cửu ."

_ Pháp-Cú Kinh )

Và ngày nay Gandhi cũng lại đem, không

phải riêng cho Ấn-Độ mà còn cho cả thế-giới

" một sứ-mệnh sống gương-mẫu " đứng dậy

chống sai lầm của dân-tộc mình và đặt ý-chí

hy-sinh thay vì bạo-động, sứ-mệnh Bất-bạo-

đồng của sức-mạnh Tình-yêu đại-đồng đối với

bạo-động thú-tính :

" Khoa-học dạy ta rằng, một đòn

bẩy không làm chuyển-động được một

vật-thể, nếu không có điểm tựa ở bên

ngoài. Cũng thế, để thắng-phục tội ác,

người ta phải đứng hoàn-toàn bên ngoài,

trên một nền-tảng chí-thiện vững-chắc.

Vả lại, phương-pháp bạo-động sinh ra

một hậu-quả với mục-đích người ta

muốn. Một vũ-lực vật-chất được đem ra,

nó lại gọi đến một sức-mạnh vật-chất

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

105

mạnh hơn để thắng. Và cứ như thế lại có

sức mạnh cao hơn đem ra đối-phó, rồi

giây-truyền bạo-động kéo dài và mạnh

thêm. Cái phương-pháp ấy hỏng vì nó bỏ

quên thực-kiện cơ-bản là tội ác không bao

giờ có thể trị được tội ác, nó chỉ chấm-dứt

được với điều thiện ."

_ ( D. Mac. Kenzie Brown _ trích-dẫn ở

sách trên )

*******

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

107

KẾT - LUẬN

Đầu năm 1948, sau tám mươi năm (80)

thực-nghiệm " Thượng-Đế Thành-thật "

( Satyagraha ), sau năm mươi nhăm năm( 55 )

tranh-đấu Bất-bạo-động với sức-mạnh của Bác-

ái ( Ahimsa ) đã khắc-phục bạo-động cường-

quyền của thế-lực vật-chất để dành độc-lập tự-

do cho Ấn-Độ, không phải đổ máu, Mahatma

Gandhi, linh-hồn dân-tộc Ấn, đã là nạn-nhân

của bạo-động. Sau hai lần thốt lên : Hey Ram !

Hey Ram ! ( Chúa tôi ! Chúa tôi ! ) ông tắt thở,

ra khỏi nhà tù xác-thịt mà vượt lên trên cả

sống, chết như ông vẫn tin " I beleive in

Advaïta " ( Tôi tin vào Bất-nhị-pháp ), nghĩa là

không có Sống, Chết, vì như ông thực-nghiệm :

" God is Life, Truth, Light " ( Thượng-Đế là

Sống, Chân-Thật, Ánh-Sáng ). Và thực-nghiệm

dẫn ông " diện đối diện với Thượng-Đế " .

ẤĐPH GANDHI

108

( Một quan-sát của Bà Keller ở

Tùng-Lâm của Gandhi, sau khi chuyện-

trò thân-mật với tất cả mọi người chung-

quanh :

_ Gandhi tỏ ra tinh-thần hoạt-bát,

chính-xác và âu-yếm, thình-lình ông nhập

Thiền ; và mọi người cầu-nguyên quanh

ông giữ yên-lặng. Riêng Bà Keller quan-

sát. Sự tập-trung tinh-thần của Gandhi

xẩy đến đột-ngột và người ta cảm thấy nó

tuyệt-đối : thế-giới đã biến mất ! Rồi ông

hồi tỉnh, nói tiếp câu chuyện với mọi

người. Nhưng Bà Keller kinh-ngạc về sự

biến-đổi hình-dáng của ông, và tìm phân-

tích, Bà nhớ lại những ghi-chú của tôi về

trạng-thái thần-hóa của Ramakrishna, và

Bà bèn nhìn vào ngực ông Gandhi : ngực

ông đỏ ửng như diễn-tả trong quan-sát về

Ramakrishna. Và cũng do đấy mà Rama-

krishna nhận ra ( như trường-hợp ông đến

thăm thân-sinh của Tagore ). Sự thần-hóa

từng-trải qua sự thị-hiện thần-linh. Việc

tập-trung theo đạo Yoga đưa đến sự tụ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

109

máu đột-ngột ấy _ Như thế là người ta có

thể bảo M. Gandhi cũng có đạo Yoga của

ông vậy .)

Đủ tỏ Mahatma Gandhi ngày nay quả là

chân-truyền thừa-kế hai nhà đại cách-mệnh

tinh-thần Ấn-Độ cận-đại : Ramakrishna và

Vivekananda .

Cái chết bất-ngờ đối với thế-giới của

Mahatma Gandhi cũng chỉ là chấm-dứt sứ-

mạng ở thế-gian ảo-hóa để tiếp-tục ở bình-diện

cao hơn, rộng hơn... Thánh chẳng đã viết về

" Luật-pháp Đau-khổ " :

" Không một nước nào từng vươn

được lên mà không tự-tinh-khiết-hóa qua

ngọn lửa đau-khổ. Bông lúa mọc lên thì

hạt thóc phải tiêu-hủy. Sự sống từ sự chết

xuất ra. Ấn-Độ có thể nào ra khỏi được

vòng nô-lệ mà không tuân theo luật-pháp

vĩnh-cửu của sự tinh-khiết-hóa bằng đau-

khổ ? " _ ( La Jeune Inde )

ẤĐPH GANDHI

110

Cũng như Jésus lên thánh-giá để chuộc

tội cho loài người, Gandhi bị giết, Bạo-động,

để cho sứ-mệnh Bất-bạo-động cứu-vãn nhân-

loại khỏi họa tiêu-diệt bởi chiến-tranh nguyên-

tử. Theo Gandhi thì " Bất-bạo-động là năng-

lực tâm-linh và tâm-linh thì bất-diệt, bất biến-

dịch và vĩnh-cửu. Bom nguyên-tử là tuyệt-đỉnh

của năng-lực vật-chất, và như thế nó lệ-thuộc

vào định-luật phân-tán, hủy và diệt chi-phối

vũ-trụ vật-lý. Thánh kinh của chúng ta chứng-

minh rằng, khi năng-lực tâm-linh thức-dậy đầy

đủ ở nơi ta, nó trở nên vô-địch. Những chứng-

nghiệm và điều-kiện của sự thức-tỉnh viên-mãn

là nó phải thấm ra các lỗ chân lông và phát ra ở

mỗi hơi thở của chúng ta ." _ ( UNESCO, trích-

dẫn ) .

Đạo Satyagraha = Chí Thành ( ) của

Gandhi là tôn-giáo thực-hiện mà thời-đại

quyền-năng nguyên-tử ngày nay đòi hỏi một

tín-ngưỡng đáp-ứng cho lý-trí thực-nghiệm như

Ramakrishna - Vivekananda đã tiên-phong

chứng-tỏ cho thế-giới và Gandhi đã kế-tiếp làm

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

111

sống lại tôn-giáo Vedas và truyền-bá giáo-lý

cận-đại cho các dân-tộc trên trái đất.

" Ở Ấn-Độ người ta nói rằng

Ramakrishna hóa-thân 3 ngàn năm quá-

khứ của Ấn-Độ và ở Vivekananda là 3

ngàn năm tương-lai....... Ramakrishna đã

sống hiện-thực Thượng-Đế ở tất cả các

trạng-thái suối-tuôn. Ngài đã có khả-năng

phóng-sạ vào tất cả mọi người tới gần.

Ngài sử-dụng năng-lực huyền-bí và cá-

nhân đã có vẻ kỳ-lạ phi-thường. Không

nói, chỉ một sự hiện-diện, xúc-tiếp tạo ra

các đảo lộn tâm hồn ."

_ (R. Rolland _ Inde Journal 1915 - 1943)

Và đây là chính lời của Vivekananda kể

lại thực-nghiệm của mình với Ramakrishna :

" Trong nháy mắt ông ấy

( Ramakrishna ) đặt bàn chân phải lên

người tôi. Tức thì sự tiếp-xúc làm nên

một thực-nghiệm mới ở trong tôi. Mắt tôi

ẤĐPH GANDHI

112

mở, tôi thấy các tường phòng và tất cả

đồ-vật trong phòng quay tròn mau-lẹ và

biến mất, tất cả ngoại-giới với cá-tính tôi

sắp chìm vào cõi trống không huyền-bí,

bao gồm tất cả. Tôi hoảng sợ ghê-gớm và

nghĩ bụng là đang đứng trước cái chết, vì

mất cá-tính là chết vậy. Không còn có

khả-năng tự-chủ nữa, tôi kêu lên : " Ông

đang làm gì tôi thế này ! Tôi còn cha mẹ

ở nhà ! " Ông ta cười to lên và soa ngực

tôi nói : " Được, hãy tạm dừng ở đây. Mọi

điều sẽ tới lúc ! " Điều lạ, ngay lúc ông

nói thế thì cái thực-nghiệm lạ-lùng của tôi

cũng biến đi liền. Tôi lại là tôi và thấy

mọi vật ở trong và ở ngoài phòng như

cũ ."

Đấy là cái tín-ngưỡng mà Vivekananda

hoài-nghi, đã đòi hỏi :

_ " Thưa ông, ông đã nhìn thấy

Thượng-Đế chưa ?

Ramakrishna không lưỡng-lự đáp :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

113

_ " Có, ta đã nhìn thấy Thượng-Đế.

Ta nhìn thấy Ngài như ta nhìn thấy anh,

chỉ có là rõ hơn. Người ta có thể nhìn

thấy Thượng-Đế. Người ta có thể nói với

Ngài. Nhưng có ai nghĩ đến Thượng-Đế ?

Người đời tuôn suối nước mắt vì vợ, vì

con, vì của-cải, vì sở-hữu của họ, nhưng

có ai khóc để được nhìn thấy Thượng-

Đế ? Kẻ nào thành-thực khóc-lóc để

được nhìn thấy Thượng-Đế, chắc chắn sẽ

đạt tới lúc nhìn thấy Ngài ."

_ ( Swami Nikhilananda _ " Đời

Vivekananda " )

Ở thời-đại nguyên-tử chỉ có hành-động

trực-tiếp như Gandhi thường nói " Never has

anything been done on this earth without direct

action." ( Không có gì đã thành-tựu trên mặt

đất này mà không có hành-động trực-tiếp.)

Hành-động trực-tiếp như ý-thức Dhyana =

Thiền :

( )

ẤĐPH GANDHI

114

" Bất dụng văn tự, giáo ngoại biệt truyền,

trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật "

( Không dùng ngôn-ngữ văn-tự, giáo-lý

truyền riêng giữa thày trò, trỏ thẳng vào

lòng người, thấy bản-tính mà trở nên

Phật.)

" Tứ mục tương cố nhãn đồng ,

Thày tớ trao lòng, đăng trúc giao huy

Chư Phật tam thế Tổ-sư ,

Tứ mục tương cố thị cừ Thiền cơ ."

_ ( Chân-Nguyên Thiền-sư )

( Bốn mắt nhìn nhau cùng một con ngươi,

Thày trò lòng trao lòng, đèn đuốc cùng

sáng qua lại ,

Các Đức Phật quá-khứ, hiện-tại, tương-lai

và Tổ-sư ,

Bốn mắt nhìn nhau chỉ bảo cái máy Thiền

ấy .)

Bởi vậy mà Gandhi thực-nghiệm Chân-lý

Thượng-Đế bằng cả một cuộc đời tự tiêu-trừ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

115

thành hư-không trong hành-động quên mình,

vô cầu cho " kẻ đau khổ khốn cùng " là hiện-

thân Thượng-Đế của ông, và ông tin vào

" Advaïta - Vedanta " ( Bất-nhị-pháp môn _

Vedas - Upanisads ) như Ramakrishna đã

chứng-minh cho Vivekananda sau đây :

" Một hôm, Vivekananda riễu-cợt

trước một người bạn về Bất-nhị-pháp của

Ngài Ramakrishna và nói : “ Còn vô lý gì

hơn bằng bảo cái bình này là Thượng-Đế,

cái chén này là Thượng-Đế, anh và tôi

đều là Thượng-Đế ? ” Và cả hai phá lên

cười. Ngay bấy giờ Sư-phụ chợt tới. Hỏi

biết lý-do sự vui đùa của họ, ông bèn sẽ

sờ vào Naren ( sau này là Vivekananda )

và dìm y vào cảnh tam-muội thật sâu. Sự

đụng chạm tạo nên hiệu-quả thần-diệu và

Naren nhập vào một bình-diện ý-thức

mới. Y thấy tất cả vũ-trụ đều thấm Tinh-

thần Linh-thiêng, rồi y tỉnh lại, choáng-

váng vì thực-nghiệm ấy. Sau đó, khi ngồi

ăn cơm, y cảm thấy thị-hiện của Bhraman

ẤĐPH GANDHI

116

( Thần-linh Tối-cao ) ở tất cả mọi vật,

trong thức-ăn và trong bản-thân. Đi trên

đường phố, y thấy xe cộ, ngựa kéo, quần-

chúng và chính cả mình đều cùng một

chất tạo nên. Vài ngày sau, linh-quan bớt

sức đi, nhưng y vẫn chỉ nhìn thế-giới như

mộng-ảo. Trong khi đi chơi trong công-

viên tỉnh Calcutta, nhiều lần y đập trán

vào hàng rào sắt để xem chúng có thật

hay là ảo-tưởng tinh-thần. Thế là bấy giờ

y mới có ý-niệm về Bất-nhị-pháp ; chỉ sau

này ở vườn Cossipore y mới hoàn-toàn

thực-hiện được đầy đủ viên-mãn ."

_ ( Swami Nikhilananda _ sách dẫn trên )

Bất-nhị-pháp môn Vedanta - Advaïta,

chung-kết Vedas - Upanisads là giáo-lý cũng

như Thiền ( Dhyana ) " dĩ tâm truyền tâm "

trực-tiếp truyền-đạt không qua môi-giới gián-

tiếp, vì là thực-nghiệm không phải lý-luận :

" L'expérience est la seul source de la connais-

sance " ( Thực-nghiệm là nguồn tri-thức duy-

nhất ) _ ( Raison et Religion _ Vivekananda )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

117

Thời-đại bom nguyên-tử cần phải có một

tín-ngưỡng tôn-giáo thực-nghiệm và hợp-lý,

mới có thể sử-dụng được phép Bất-bạo-động

của Gandhi và chống lại chủ-nghĩa duy-vật tràn

ngập thế-giới. Và cái tín-ngưỡng tôn-giáo tâm-

linh thực-nghiệm ấy là Bất-nhị-pháp (Advaïta)

hay là Thiền ( Dhyana ) .

Cái tín-ngưỡng tôn-giáo khoa-học đại-

đồng ấy, cái truyền-thống Vedanta - Advaïta =

Bất-nhị-pháp ấy mà cặp sinh đôi Ramakrishna -

Vivekananda đã tiên-phong phục-hưng ở Ấn-

Độ, được Gandhi noi theo thực-nghiệm và

thực-hiện toàn-diện tuyệt-đỉnh bằng đời sống

cá-nhân, xã-hội và chính-trị giáo-hóa vào thế-

giới nhân-loại ngày nay, ấy là ( Satyagraha -

Ahimsa ) " Chí-Thành Bác-ái " được hơn ba

trăm triệu dân Ấn tin theo, chiến-thắng, Bất-

bạo-động. Đấy là chiến-tranh Tinh-thần đối với

chiến-tranh Cơ-khí Nguyên-tử vậy .

Để thẩm-định sứ-mệnh của Mahatma

Gandhi đối với thế-giới hiện nay, không gì hơn

ẤĐPH GANDHI

118

là dẫn lời tôn-vinh sau đây của Romain

Rolland :

" Chứng thư hàm-ân của một người

Tây-Âu đối với Gandhi .

" Gandhi không phải chỉ đối với Ấn-

Độ là một anh-hùng dân-tộc mà kỷ-niệm

thần-thoại sẽ được xếp vào hàng anh-

hùng cả thiên-niên thế-kỷ. Ngài không

phải là tinh-thần sống-động thổi vào

nhân-dân Ấn cái ý-thức kiêu-hãnh của sự

thống-nhất năng-lực và ý-chí độc-lập của

chúng mà thôi _ Ngài còn canh-tân cho

tất cả dân-tộc Tây-phương sứ-mệnh của

Đấng Cơ-Đốc bị bỏ quên và phản-bội.

Ngài đã ghi tên mình vào hàng hiền-triết

và thánh-nhân của nhân-loại, và hào-

quang của diện-mục Ngài đã thâm-nhập

vào tất cả các địa-hạt trên mặt đất .

" Trước con mắt của Âu-châu, Ngài

đã xuất-hiện vào lúc mà một gương-mẫu

ấy hầu như là một kỳ-tích. Âu-châu chưa

ra khỏi bốn năm chiến-tranh hung-bạo,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

119

mà sự tàn-phá đổ-nát và hận-thù kéo dài

âm-ỷ nuôi mầm cho các trận-chiến mới

còn ác-liệt hơn. Tiếp theo là sự cách-

mệnh với hậu-quả nhất-định oán-thù xã-

hội chúng gậm rỉa tâm-hồn các dân-tộc.

Âu-châu chìm trong đêm tối dầy đặc, ôm-

ấp thống-khổ và thất-vọng không một tia

sáng. Gandhi xuất-hiện, thân-hình mảnh-

khảnh và trần-truồng với một cái khố, cự-

tuyệt tất cả bạo-động, chỉ lấy lý-trí và

tinh-yêu làm khí-giới, mà đức hiền-từ,

khiêm-tốn và kiên-trì đã thắng những trận

đấu đối với sức mạnh mù-quáng, hầu như

là một thách đố phi-lý ném vào mặt cái

chính-trị và tư-tưởng được truyền-thống

Tây-phương thừa-nhận không bàn cãi.

Nhưng đồng thời đấy cũng là một tia sáng

cứu-thế lóe ra trong bầu không-khí tuyệt-

vọng. Người ta khó tin được việc ấy. Và

phải lâu lắm người ta mới tự tin phục

thực-tại của sự kỳ-tích ấy. Ai hơn là tôi,

đã mục-kích, là một trong số người đầu

tiên ở Tây-phương phát-hiện và cho nghe

ẤĐPH GANDHI

120

Lời nói của Mahatma ?... Nhưng dần dần

xác-định sự sinh-tồn và hành-động kiên-

trì, nhẫn-nại và tiến-triển của Sư-phụ tâm-

linh Ấn, thì một nguồn tri-ân và đức tin từ

Tây-phương tuôn về Ngài. Đối với nhiều

người, Ngài được coi như Đấng Cơ-Đốc

phục-hồi. Đối với người khác, các tư-

tưởng-gia độc-lập, lo-lắng cho hướng đi

lệch-lạc của văn-minh Tây-phương không

một nguyên-lý đạo-đức hướng-dẫn, và cả

đến thiên-tài phát-minh và sáng-kiến kỳ-

lạ cũng hướng dẫn lệch về sự hủy-hoại

của chính mình _ Gandhi là hiện-thân

mới của Lư-Thoa ( Jean Jacques Rous-

seau ) và của Tolstoy, tố-cáo những ảo-

tưởng và tội ác của văn-minh và truyền-

bá cho nhân-loại trở về với thiên-nhiên,

về đời sống chất-phác, lành mạnh. Các

chính-phủ làm ngơ như không biết và

khủng-khỉnh. Nhưng nhân-dân cảm thấy

ở M. Gandhi như người bạn thân và anh

em của mình vậy. Tôi đã được nhìn thấy

tại đây, ở Thụy-Sỹ, Ngài gợi lên tình-yêu

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

121

thành-tín ở nông-dân hèn mọn của đồng

quê và miền núi .

" Nhưng nếu Lời hiền-triết và bác-ái

của Gandhi tựa như lời nói của " Thuyết-

pháp trên núi " (Sermon sur la montagne)

đã cảm-động lòng hàng ngàn dân chất-

phác, không vì thế mà nó cũng như lời

của sư-phụ thành Nazareth, đổi được

hướng định-mệnh của thế-giới đã tự hiến

cho chiến-tranh và hủy-hoại. Giáo-lý Bất-

bạo-đồng áp-dụng vào chính-trị đòi có

một khí-hậu tinh-thần khác hẳn với cái

khí-hậu ngự-trị Âu-châu hiện nay : nó đòi

hỏi một sự tự hy-sinh hoàn-toàn, phổ-biến

và nhất-trí, nó không có cơ-may thành-

công việc thực-hiện, đối-diện với sự độc-

ác đang lên của các chế-độ độc-tài khống-

chế toàn-thể mới dựng lên trong thế-giới

và từng chứng-minh sự bất-nhân của nó

bằng xương máu hàng triệu người. Hào-

quang của những hy-sinh như thế chỉ hy-

vọng thi-hành thành-công sau nhiều thử-

ẤĐPH GANDHI

122

thách lâu đời của dân-tộc. Và những dân-

tộc này chỉ có khả-năng anh-dũng chịu-

đựng, nếu chúng cảm thấy được nâng-đỡ

và khuyến-khích bằng đức tin như của

Gandhi. Cái tin-ngưỡng vào Thượng-Đế

như thế, thì không có ở một số lớn người

Âu nào, bình-dân cũng như thượng-lưu.

Và những tín-ngưỡng mới ( quốc-gia và

cách-mệnh ) đều là mẹ đẻ của bạo-động.

Điều cấp-bách cho các dân-tộc Âu-Tây là

bảo-vệ bằng mọi cách những tự-do, sự

độc-lập của chúng cho chí tính-mệnh của

chúng đang bị đe dọa bởi chủ-nghĩa đế-

quốc vò xé của các Quốc-gia phát-xít và

chủng-tộc liên-kết. Sự thoái-bộ chính-trị

của các dân-tộc kia nhất-định dẫn đến nô-

lệ của nhân-loại, và có lẽ hàng thế-kỷ.

Trong trường-hợp ấy, chúng tôi không thể

chủ-trương và thực-hành học-thuyết

Gandhi, tuy hết sức tôn-kính nó .

" Hầu như học-thuyết Gandhi, trong

thế-giới có vai-trò của các Tu-viện thời

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

123

Trung-Cổ Cơ-Đốc, trong đó nó được bảo-

trì, như trên một cù-lao giữa một đại-

dương sóng cả, kho báu văn-minh tinh-

thần thuần-túy, tình-yêu và bình-an

thanh-thản của tâm-linh. Vai-trò vinh-

quang và thiêng-liêng. Mong sao tinh-

thần Gandhi như ngày xưa là tinh-thần

các nhà sáng-lập chế-độ Cơ-Đốc của Th.

Bruno, Th. Bernard, Th. François bảo-trì

cõi " Civi tas Dei " ( Thiền-Đường ), tình-

yêu nhân-loại và hòa-điệu giữa cơn bão-

tố của một thời-đại khủng-hoảng và

chuyển-biến mà nhân-loại đang trải qua .

" Và chúng tôi đây, nhà khoa-học,

văn-học, nghệ-sĩ, chúng tôi cũng hành-

động tùy với sức yếu kém của mình để

sửa-soạn tinh-thần cho cái Thế-giới ấy

của tất cả loài người trong đó ngự-trị hòa-

bình Thần-linh, chúng tôi thuộc đệ-tam

cấp ( nói theo kiểu nhà-thờ ) và thuộc về

giáo-đoàn nhân-bản đại-đồng _ chúng tôi

gửi tấm lòng thành-kính của tình-yêu và

ẤĐPH GANDHI

124

sùng-bái đến Sư-phụ và quý anh Gandhi,

người thực-hiện với tâm-tình và hành-

động, lý-tưởng của chúng tôi về nhân-loại

tương-lai ."

_ ( R. Rolland viết tháng 2 - 1939 )

Lời giới-thiệu Mahatma Gandhi của nhà

triết-gia uy-tín thế-giới ngày nay là Sarvepalli

Radhakrishnan, Phó Chủ-Tịch Cộng-Hòa Ấn :

" Một đại Sư-phụ xuất-hiện một lần

trong một thời. Nhiều thế-kỷ có thể đã

qua đi mà không có một vị như thế xuất-

hiện. Ngài được người đời biết là nhờ

cuộc đời của Ngài. Trước hết Ngài sống

và bảo cho người ta làm sao có thể sống

như thế. Một Sư-phụ như thế đã là

Gandhi. Những trích-lục của lời nói và

văn-từ của Người được Ngài Krishna

Kripalani sưu-tập và chọn-lọc rất kỹ, sẽ

đem đến cho độc-giả một số ý-niệm về

động-tác của tinh-thần Gandhi, sự phát-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

125

triển tư-tưởng của Người cùng là kỹ-thuật

thực-hành mà Người đã ứng-dụng .

" Đời sống của Gandhi nguồn-gốc

từ truyền-thống tôn-giáo Ấn-Độ với điểm

nhấn mạnh của nó về một sự cầu tìm say

mê Chân-lý, một sự tôn-thờ nhiệt-thành

sự Sống, lý-tưởng bất-bạo-động, và sẵn-

sàng hy-sinh tất cả cho sự hiểu-biết

Thượng-Đế. Người sống cả đời mình

trong sự cầu tìm liên-tục Chân-lý :

“ Tôi sống và hành-động tồn-tại

trong công-trình theo đuổi mục-đích ấy.

“ Một đời sống không căn-bản,

thiếu bối-cảnh sâu rộng là một đời sống

phù-phiếm. Có một số khẳng-định rằng,

khi chúng ta thấy điều gì chính-nghĩa thì

chúng ta sẽ làm điều ấy. Không phải thế.

Cả đến khi chúng ta biết điều chính-

nghĩa, không phải nhân thế mà chúng ta

đã chọn theo và làm điều chính-nghĩa.

Chúng ta bị những cảm-xúc nặng đè và sẽ

ẤĐPH GANDHI

126

làm bậy, phản với ánh sáng của lương-tri.

“ Ở tình-trạng hiện-tại của chúng ta,

theo học-thuyết Ấn, chúng ta chỉ mới là

bán-nhân-tính, phần thấp kém còn là thú-

tính. Chỉ có khi nào chinh-phục được

bản-năng thấp hèn của chúng ta bằng

tình-yêu vị-tha, mới có thể diệt-trừ được

con thú ở ta. Bằng một quá-trình thí-

nghiệm, thử-thách và lỗi-lầm, tự cứu-xét

và trì-giới nghiêm-khắc, từng bước gian-

nan, nhân- loại bước dần tới được thành-

tựu .”

" Tôn-giáo của Gandhi là một tôn-

giáo hợp-lý và đạo-lý. Ngài không thừa-

nhận một tín-điều nào không đáp-ứng lý-

trí của mình hoặc một mệnh-lệnh nào

không được lương-tâm mình phê-chuẩn .

“ Nếu chúng ta tin Thượng-Đế,

không phải chỉ với tri-thức mà còn với tất

cả bản-thể của chúng ta, chúng ta sẽ yêu

tất cả nhân-loại, không phân-biệt giai-cấp

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

127

hay chủng-tộc, dân-tộc hay tôn-giáo.

Chúng ta sẽ hành-động cho nhân-loại

đồng-nhất-thể. Tất cả hành-động của tôi

bắt nguồn trong tình-yêu nhân-loại bất-di

bất-dịch. Tôi không từng biết thân-thuộc

và ngoại-quốc, đồng-bào với ngoại-nhân,

da trắng và da mầu, Ấn-Độ-giáo và nhân-

dân Ấn ngoại-đạo, dù là Musulman ( Hồi-

giáo ), Persee ( Hỏa-giáo ), Cơ-Đốc hay

Do-Thái. Có thể nói là tâm tôi không có

khả-năng phân-biệt như thế.

“ Trải qua kỷ-luật cầu-nguyện hơn

bốn mươi năm tôi không còn ghét một ai

nữa.

“ Tất cả mọi người đều là anh em và

không một ai được coi như xa lạ với

nhau. Hạnh-phúc của tất cả ( sarvodaya )

phải là mục-tiêu chung của chúng ta.

Thượng-Đế là liên-hệ chung hợp-nhất tất

cả nhân-loại. Cắt đứt liên-hệ ấy, cả với kẻ

thù chính là cắt nát Thượng-Đế ra mảnh

vụn. Cả kẻ xấu nhất cũng còn có nhân-

tính ( Mahabharata ). Quan-điểm ấy tự-

ẤĐPH GANDHI

128

nhiên dẫn đến đức tin chủ-nghĩa bất-bạo-

động để giải-quyết tất cả vấn-đề quốc-gia

và quốc-tế . ”

" Gandhi khẳng-định mình không

phải mộng-tưởng mà là lý-tưởng thực-

tiễn. Bất-bạo-động không phải chỉ để cho

các bậc Thánh-hiền mà là cho cả bình-dân

nữa.

“ Bất-bạo-động là luật-pháp của

chủng-loại chúng ta cũng như bạo-động

là luật-pháp của thú-vật. Tinh-thần nằm

trong thú-vật và không biết có luật-pháp

nào khác hơn là sức mạnh vật-chất.

Phẩm-giá của loài người đòi theo luật-

pháp cao hơn sức mạnh của tinh- thần.”

" Trong lịch-sử nhân-loại, Gandhi

đầu tiên đã mở rộng nguyên-lý bất-bạo-

động từ cá-nhân ra bình-diện chính-trị và

xã-hội. Người tham-gia chính-trị nhằm

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

129

mục-đích thí-nghiệm bất-bạo-động và

thiết-lập sự chính-đáng của nó .

“ Có một số bằng-hữu bảo tôi rằng

chân-thật và bất-bạo-động không có chỗ

đứng trong chính-trị và công-việc quốc-

tế. Tôi không đồng-tình. Tôi không dùng

chúng như phương-tiện cứu-vớt cá-nhân.

Đem chúng vào đời sống hàng ngày và

ứng-dụng chúng đấy là tất cả thực-

nghiệm của tôi .

“ Đối với tôi, chính-trị bỏ tôn-giáo

đi thì hoàn-toàn nhơ bẩn, luôn luôn phải

tránh đi. Chính-trị có quan-hệ đến dân-

tộc, và cái gì có quan-hệ đến hạnh-phúc

của dân-tộc phải là cái gì có quan-hệ với

một người có tôn-giáo. Nói cách khác, nó

là một người cầu-tìm Thượng-Đế và

Chân-lý. Đối với tôi Thượng-Đế và Chân-

lý là danh-từ có thể thay-thế nhau được

và nếu có ai bảo tôi rằng Thượng-Đế là

một Thượng-Đế giả-ngụy hay là Thượng-

Đế hành-hạ, tôi sẽ từ-chối không thờ

ẤĐPH GANDHI

130

phụng Ngài. Bởi vậy nên trong chính-trị

cũng thế, chúng ta phải xây-dựng thế-giới

thiên-đường .”

" Trong cuộc tranh-đấu cho độc-lập

Ấn-Độ, Gandhi chủ-trương kiên-cố,

chúng ta phải sử-dụng phương-pháp văn-

minh " Bất-bạo-động " và chịu-đựng đau-

khổ. Lập-trường của Ngài là tự-do của

Ấn-Độ không căn-cứ vào hận-thù gì đối

với Anh-quốc. “ Chúng ta phải ghét tội-

lỗi nhưng không hận-thù kẻ có tội. Đối

với tôi, lòng ái-quốc giống như lòng

nhân-đạo. Tôi ái-quốc vì tôi là người và

có đức-nhân. Tôi sẽ không làm thương-

tổn nước Anh hay nước Đức để phụng-sự

nước Ấn. ” Ngài tin-tưởng rằng đã phục-

vụ cho Anh-quốc bằng sự giúp người Anh

làm chính-nghĩa vì Ấn-Độ. Kết-quả

không những giải-phóng nhân-dân Ấn mà

còn làm tăng-tiến tài-nguyên tinh-thần

của loài người nữa .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

131

" Trong cấu-kết nguyên-tử-năng

hiện thời, nếu chúng ta mong muốn cứu

thế-giới thì chúng ta phải ứng-dụng

nguyên-lý " bất-bạo-động ". Gandhi

tuyên-bố : “ Tôi không thấy rung-động

khi lần đầu tiên nghe tin một quả bom

nguyên-tử đã quét sạch tỉnh Hiroshima.

Trái lại tôi tự thầm nghĩ : Bây giờ nếu

không ứng-sụng chủ-nghĩa bất-bạo-động,

thế-giới chắc sẽ đi đến diệt-vong cho cả

nhân-loại. ”

" Trong bất cứ một xung-đột

tương-lai nào chúng ta không chắc, trong

hai bên, bên nào sẽ sử-dụng có suy-tính

khí-giới nguyên-tử. Chúng ta có khả-

năng, trong một tia chớp phá-hủy mù-

quáng tất cả cái ta đã cẩn-thận xây-dựng

hàng thế-kỷ với nỗ-lực và hy-sinh. Bằng

vận-động tuyên-truyền, chúng ta hạn-chế

tinh-thần hiếu-chiến của nhân-loại về

nguyên-tử-năng. Những điều khiêu-khích

tự-do lan-tràn khắp nơi. Chúng ta sử-dụng

ẤĐPH GANDHI

132

cả lời tấn-công, những phán-đoán phũ-

phàng, bất-thiện-chí, hận-thù, tất cả đều là

những hình-thức bạo-động quỷ-quyệt .

" Trong cảnh-tượng hiện-tại, khi

chúng ta thiếu khả-năng, tự thích-ứng với

những điều-kiện mới mà khoa-học đã

thành-tựu, thì có điều là không dễ gì

chúng ta có thể thu-dụng được những

nguyên-lý bất-bạo-động, chân-lý và

thông-hiểu. Nhưng trên cơ-sở ấy chúng ta

không nên bỏ nỗ-lực. Trong khi sự cố-

chấp của chính-khách tạo ra sợ-hãi trong

lòng người ta, thì lẽ-phải phổ-thông và

lương-tâm của nhân-dân thế-giới đem cho

chúng ta hy-vọng .

" Với tốc-độ những biến-chuyển

hiện-đại, chúng ta không biết thế-giới một

trăm năm nữa sẽ ra sao. Chúng ta không

thể tiên-đoán được trào-lựu tư-tưởng và

tình-cảm tương-lai. Nhưng hàng năm cứ

trôi theo đường của chúng, vậy mà những

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

133

nguyên-lý Satya = chân-thật và Ahimsa =

bất-bạo-động vẫn còn đấy để hướng-dẫn

chúng ta. Chúng là những vì sao yên-lặng

canh gác đêm Thánh-linh cho thế-giới

vọng-động và mỏi mệt. Như Gandhi,

chúng ta có thể vững lòng tin-tưởng vào

mặt-trời vẫn chiếu sáng trên đám mây

trôi .

" Chúng ta sống trong một thời-đại

nó biết sự thất-bại của chính mình và

tinh-thần của thời mạt-pháp trong đó

những đức-tính xác-thực cũ bị bỏ rơi

rụng, cái kiểu-mẫu quen-thuộc đã tan vỡ

và nổ-tung. Sự không bao-dung và hờn

oán tăng tiến. Ngọn lửa sáng-tạo thắp

cháy cho xã-hội nhân-loại thì le-lói chập-

chờn. Tinh-thần nhân-loại kỳ-lạ và đa-

diện, phức-tạp, sản-sinh ra các mô-thức

mâu-thuẫn nhau, một Đức Phật hay một

Gandhi, một Neron hay là một Hitler.

Chúng ta hãnh-diện đã có một trong

những diện-mục vĩ-đại nhất của lịch-sử,

ẤĐPH GANDHI

134

từng sống trong thế-hệ chúng ta, gắn

bước với chúng ta, nói với chúng ta, dạy

bảo chúng ta con đường sống văn-minh.

Kẻ nào không làm cho ai lầm lỗi thì

không sợ một ai. Người ấy không có gì dể

giấu-diếm, vì thế mà không có sợ-hãi. Y

nhìn mọi người diện đối diện. Y bước đi

vững-vàng, thân-thể ngay-ngắn và lời nói

thằng-thắn. Platon, nhà hiên-triết Hy-Lạp

từ xưa đã nói : " Trong thế-giới luôn lưôn

có hạng người thiểu-số linh-cảm mà sự

quen-biết thì vô giá ."

_ ( 15 - 8 - 1958 _ S. Radhakrishnan, Phó

Tổng-Thống Ấn giới-thiệu sách " All

Men are Brothers " - Cuộc Đời của

Mahatma Gandhi theo chính lời nói của

Ngài ).

_ ( UNESCO xuất-bản )

%%%%%%%%%%%