MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... ·...

35
- 1 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải quyết các vụ, viêc dân sự tại VKSND cấp huyện Nguyễn Thị Thanh Trúc Kiểm tra viên – Khoa Kiểm sát dân sự, hành chính, lao động MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị là những quyền năng pháp lý cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được pháp luật quy dịnh để thực hiện chức năng “Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhấttheo Điều 107 Hiến pháp năm 2013. Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị đã giúp VKSND các cấp làm rõ và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong quá trình tố tụng dân sự, đảm bảo cho các vụ, việc đân sự được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự hiện nay cũng cho thấy, việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND nói chung và VKSND cấp huyện nói riêng còn tồn tại nhiều thiếu sót làm hạn chế đến hiệu quả công tác kiểm sát, cụ thể như một số yêu cầu, kiến nghị của VKSND không chính xác, một số quyết định kháng nghị phúc thẩm không được Tòa chấp nhận hoặc phải rút quyết định kháng nghị… Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên đề về dân sự tại Phân hiệu đối với các lớp Bồi dưỡng và Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, giúp các học viên nắm vững quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện

Transcript of MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... ·...

Page 1: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 1 -

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền

yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải quyết các vụ,

viêc dân sự tại VKSND cấp huyện

Nguyễn Thị Thanh Trúc

Kiểm tra viên – Khoa Kiểm sát dân sự,

hành chính, lao động

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị là những quyền năng pháp lý cơ bản của

Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) được pháp luật quy dịnh để thực hiện chức

năng “Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”nhằm “ bảo vệ

pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống

nhất” theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013.

Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị đã giúp VKSND các cấp làm rõ

và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong quá trình tố tụng

dân sự, đảm bảo cho các vụ, việc đân sự được giải quyết kịp thời, đúng pháp

luật, thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự hiện nay

cũng cho thấy, việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của

VKSND nói chung và VKSND cấp huyện nói riêng còn tồn tại nhiều thiếu sót

làm hạn chế đến hiệu quả công tác kiểm sát, cụ thể như một số yêu cầu, kiến

nghị của VKSND không chính xác, một số quyết định kháng nghị phúc thẩm

không được Tòa chấp nhận hoặc phải rút quyết định kháng nghị…

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên đề về

dân sự tại Phân hiệu đối với các lớp Bồi dưỡng và Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát,

giúp các học viên nắm vững quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện

Page 2: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 2 -

các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân sự để vận dụng vào

thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ,

việc dân sự, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu

quả thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải

quyết các vụ, viêc dân sự tại VKSND cấp huyện".

2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu Đề tài nhằm:

- Làm rõ quy định pháp luật về quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị và

thực trạng thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong công tác

kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự tại VKSND cấp huyện..

- Trao đổi một số kinh nghiệm thực hiện các quyền, đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,

kháng nghị trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, viêc dân sự tại VKSND

cấp huyện.

3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin,

với phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp so sánh, phân tích,

tổng hợp và khảo sát thực tế.

Phạm vi nghiên cứu là việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng

nghị của VKSND cấp huyện từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

4. Ứng dụng của đề tài

Đề tài được được nghiên cứu, ứng dụng tại Phân hiệu trường Đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp là Khoa Kiểm sát

dân sự, hành chính, lao động.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài Mở đầu, Kết luận, bố cục của Đề tài gồm 03 Chương như sau:

Chương I. Quy định của pháp luật về quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng

nghị của VKSND trong tố tụng dân sự.

Page 3: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 3 -

Chương II. Thực trạng thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi

kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự tại VKSND cấp huyện.

Chương III. Một số kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả

việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải quyết

các vụ, việc dân sự tại VKSND cấp huyện.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU, KIẾN

NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ, việc

dân sự là hoạt đông thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố

tung dân sự của VKSND theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (nay

là Điều 70 Hiến pháp năm 2013), đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ

bản được quy định trong BLTTDS, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ,

việc dân sự của các cấp Tòa án được khách quan, kịp thời, đúng pháp luật.

BLTTDS năm 2004 xác định “VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng”1

thực hiện vai trò “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự…”2,

trong đó, “Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng”.

Kiểm sát viên có trách nhiệm “Kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải

quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án, kiểm sát tuân theo pháp luật của những

người tham gia tố tụng…”

1 và

2 Điều 21 Luật tổ chức VKSND, Điều 21 BLTTDS, Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

dân sự.

Page 4: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 4 -

Theo quy định của BLTTDS năm 2004, khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của BLTTDS năm 2011 về sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS

năm 2004, phạm vi kiểm sát của VKSND bắt đầu từ khi Tòa án thông báo thụ lý

vụ, việc dân sự và kết thúc khi kiểm sát xong việc giải quyết vụ án. Về phạm vi

tham gia phiên tòa, khoản 2 Điều 21 sửa đổi, bổ sung quy định: “VKSND phải

tham gia 100 % các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,

tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu

thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng,

quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên,

người có nhược điểm về thể chất, tâm thần… ”, Viện trưởng VKSND tối cao

phải tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán

(HĐTP) Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) …

Đối tượng kiểm sát là việc tuân theo pháp luật cơ quan tiến hành tố tụng,

người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các

vụ, việc dân sự nhằm đảm bảo cho vụ án được giải quyết kịp thời, khách quan,

toàn diện. Để đảm bảo cho hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự,

BLTTDS quy định VKSND có những nhiệm vụ như: Kiểm sát thông báo thụ lý

vụ, việc dân sự và thông báo trả lại đơn khởi kiện, tham gia phiên tòa, phiên họp

theo quy định của pháp luật, tham gia hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng

khác tại phiên tòa, phát biểu ý kiến tại các phiên tòa, phiên họp; kiểm sát việc tuân theo

pháp luật tại các phiên tòa, phiên họp; kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các

vụ, việc dân sự của Tòa án; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

đối với các bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án khắc

phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự theo quy định của pháp luật…

Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam luôn xác định VKSND là cơ

quan tiến hành tố tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự. Để thực hiện tốt chức năng này, mỗi

cán bộ, Kiểm sát viên phải nắm vững các quy định pháp luật nói chung và quy

Page 5: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 5 -

định về việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát

giải quyết vụ, việc dân sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát.

1.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU, KIẾN

NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ

TỤNG DÂN SỰ

1.2.1. Quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Bộ luật

tố tụng dân sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND trong tố tụng dân sự

được BLTTDS hiện hành quy định tại một số điều luật sau đây:

Tại khoản 1 Điều 21:“VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố

tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định

của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng

pháp luật”.

Tại điểm đ, khoản 1 Điều 44:

“1. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt

động tố tụng dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn

sau đây:

đ) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án,

quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này…”

Tại khoản 4 Điều 85 quy định: “Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương

sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm

cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc

thẩm và tái thẩm.”

Điều 94 quy định: “Tòa án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc bằng văn

bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình

chứng cứ.

Page 6: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 6 -

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách

nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm

sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp

không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm

sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Điều 124 quy định: “Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có

quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp

dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không

ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời

của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp

khẩn cấp tạm thời”.

Tại khoản 1 Điều 170: “Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày

nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có

quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.

Tại khoản 2 Điều 188: “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các

đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho

rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật,

trái đạo đức xã hội”.

Điều 250 quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên

trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải

quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải

quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”.

Điều 316 quy định: “Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền

kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền

kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực

Page 7: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 7 -

tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản

2 và khoản 3 Điều 28 BLTTDS”.

Ngoài những quy định trên, BLTTDS hiện hành còn một số điều luật

quy định về việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử, gửi bản án, quyết định sơ

thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…cho VKSND, quyền kháng nghị theo thủ tục

giám đốc thẩm, tái thẩm và kiến nghị yêu cầu xét lại quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của HĐTP TANDTC

Để các quy định trên của BLTTDS được hiểu và thực hiện thống nhất,

Liên ngành VKSNDTC – TANDTC đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số

04/2012/TTLT – VKSNDTC - TANDTC ngày 1/8/2012 hướng dẫn thi hành

một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng

dân sự (nay gọi tắt là TTLT số 04/2012/TTLT).

1.2.2. Quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo hướng dẫn tại Thông

tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC

Theo TTLT số 04/2012/TTLT, quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của

VKSND được thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Khoản 2 và khoản 3 Điều 2:

“2. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát để xem xét kháng

nghị theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện như sau:

Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có

hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Viện kiểm sát

không tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự) hoặc Viện kiểm sát cấp trên

trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc

kháng nghị phúc thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm

chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát.

Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án cấp sơ thẩm

chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.

Page 8: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 8 -

3. Khi Tòa án, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ

việc dân sự để báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc

thẩm hoặc tái thẩm, thì việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như

sau:

a) Tòa án cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh có văn bản yêu cầu Tòa án cấp

huyện đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ việc dân

sự đó cho TA cấp tỉnh, VKSND cấp tỉnh, VKSNDTC có văn bản yêu cầu Tòa án

đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ việc dân sự đó cho TANDTC, VKSNDTC.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu

chuyển hồ sơ, Toà án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án, Viện kiểm sát có

văn bản yêu cầu”…

Tại Điều 4: Viện kiểm sát tiến hành thu thập chứng cứ:

“1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức

cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS

trong các trường hợp sau:

a) Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện

thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm…

2. Viện kiểm sát yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ

cung cấp cho mình hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 94

BLTTDS. Yêu cầu phải bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ, tài liệu, vật chứng cần cung

cấp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ,

kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ

ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ

theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý

do.

Tại Điều 5 về “Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp”:

Page 9: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 9 -

Sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra

biên bản phiên tòa, phiên họp. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu

cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Yêu cầu của Kiểm sát viên được

thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ

sung theo quy định tại khoản 4 Điều 211 BLTTDS”.

Tại Điều 12: “Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Tòa án

1. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới ra văn bản

giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XXXIII BLTTDS khi thuộc

một trong những trường hợp sau đây:

a) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại,

tố cáo trong thời hạn quy định;

b) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền

giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong

thời hạn quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện

kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, Toà án được

yêu cầu phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát

đã yêu cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian, thì Toà

án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện

kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

2. Viện kiểm sát yêu cầu Toà án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu

nại, tố cáo của Toà án cấp mình và Toà án cấp dưới khi thuộc một trong những

trường hợp sau đây:

a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Toà án, người có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết;

Page 10: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 10 -

c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Toà án, người có thẩm quyền

giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát

theo hướng dẫn tại các điểm a, b, và c khoản 2 Điều này, Toà án được yêu cầu

phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã yêu

cầu biết. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có

văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát

trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu”.

Điều 13: “Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án

1. Trường hợp có căn cứ xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của

Toà án, người có thẩm quyền là không đúng pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến

nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.

2. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của

Thông tư liên tịch này hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật theo quy

định tại khoản 1 Điều này mà Toà án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với

Toà án cấp trên.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện kiểm

sát theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án phải xem xét và trả

lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức

tạp cần có thêm thời gian, thì Toà án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện

kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày

nhận được kiến nghị”.

Ngoài ra, việc thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị được

hướng dẫn cụ thể tại Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự

(ban hành kèm theo Quyết định 567/QĐ – VKSTC ngày 08 /10/2012 của Viện trưởng

VKSNDTC, gọi tắt là Quy chế 567).

Page 11: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 11 -

Những quy định, hướng dẫn trên là cơ sở cho việc thực hiện quyền yêu

cầu, kiến nghị, kháng nghị khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

trong tố tụng dân sự.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUYỀN YÊU CẦU,

KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ KHI KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ,

VIỆC DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

2.1. Kết quả đạt được

Theo số liệu báo cáo thống kê hàng năm của ngành Kiểm sát nhân

dân, kết quả thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân sự của

VKSND cấp huyện từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 cụ thể như sau:

Năm 2011, VKSND cấp huyện đã thực hiện:

- Kiểm sát 220.841 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự;

- Tham gia 160 phiên tòa và 5.250 phiên họp sơ thẩm giải quyết việc

dân sự.

Thông qua công tác kiểm sát, VKSND cấp huyện đã ban hành được

1.363 văn bản kiển nghị yêu cầu Tòa án khắc khục vi phạm trong công tác

giải quyết các vụ, việc dân sự; ban hành 1.110 quyết định kháng nghị theo

thủ tục phúc thẩm (tăng 195 kháng nghị so với năm 2010).

Kết quả giải quyết kháng nghị: Trong số 995 quyết định kháng nghị

phúc thẩm do cấp huyện ban hành đã được Tòa án giải quyết, số quyết định

kháng nghị được Tòa án chấp nhận 821 vụ chiếm tỷ lệ 82.5 %; đối với số

kháng nghị không được Tòa chấp nhận, VKSND cấp tỉnh báo cáo đề nghị

giám đốc thẩm 91 vụ.

Năm 2012, VKSND cấp huyện đã thực hiện:

- Kiểm sát 249.647 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự;

Page 12: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 12 -

- Tham gia 19.604 phiên tòa sơ thẩm dân sự;

- Kiểm sát 175.323 bản án, quyết định dân sự, trong đó đã phát hiện

số bản án, quyết định có vi phạm pháp luật là 11.360.

Thông qua công tác kiểm sát, VKSND cấp huyện đã ban hành 1.439

văn bản kiển nghị yêu cầu Tòa án khắc khục vi phạm trong công tác giải

quyết các vụ, việc dân sự; ban hành 920 quyết định kháng nghị theo thủ tục

phúc thẩm.

Số kháng nghị phúc thẩm đã được Tòa án giải quyết 1.042 (bao gồm

cả số cũ năm trước chuyển sang), trong đó số kháng nghị được Tòa chấp

nhận là 924 đạt tỷ lệ 88.7 %.

Năm 2013

- Kiểm sát 267.742 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự;

- Tham gia 23.141 phiên tòa sơ thẩm dân sự; tham gia 10.839 phiên

họp giải quyết việc dân sự;

- Kiểm sát 23.512 bản án, quyết định dân sự, đã phát hiện 14.518 bản

án, quyết định có vi phạm pháp luật.

Qua công tác kiểm sát, VKSND cấp huyện ban hành được 1.559 văn

bản kiển nghị yêu cầu Tòa án khắc khục vi phạm trong công tác giải quyết

các vụ, việc dân sự; ban hành 1.164 quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc

thẩm.

Số kháng nghị phúc thẩm được Tòa án đưa ra giải quyết 1.216, trong

đó số kháng nghị được Tòa chấp nhận là 1.039 đạt tỷ lệ 85,4%.

Kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2014:

- Kiểm sát 165.796 thông báo thụ lý vụ, việc dân sự;

- Tham gia 17.845 phiên tòa, phiên họp sơ thẩm dân sự;

- Kiểm sát 93.928 bản án, quyết định dân sự;

- Ban hành 698 văn bản kiển nghị yêu cầu Tòa án khắc khục vi phạm

trong công tác giải quyết các vụ, việc dân sự; ban hành 606 quyết định

Page 13: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 13 -

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Số kháng nghị được Tòa phúc thẩm chấp

nhận 479/543 vụ chiếm tỷ lệ 88, 2 %.

Nhìn chung, thực hiện quy định về việc mở rộng thẩm quyền của

VKSND trong tố tụng dân sự của BLTTDS sửa đổi, bổ sung, số vụ án dân

sự mà VKSND phải tham gia phiên tòa đã tăng lên rất nhiều (tăng 122, 53

lần so với năm 2011)3, vì vậy VKSND các cấp (đặc biệt là cấp huyện) đã

tăng cường công tác kiểm sát thông báo thụ lý vụ, việc dân sự cũng như

kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện. Kiểm sát viên đã thực hiện đúng

quy trình kiểm sát như tiếp nhận, vào sổ theo dõi quản lý, kiểm sát cả về nội

dung và thời hạn gửi thông báo, trường hợp Tòa án không gửi hoặc chậm

gửi văn bản thì Kiểm sát viên yêu cầu gửi đầy đủ và tổng hợp vi phạm để

ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục. Việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để

VKSND tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc xem xét thực hiện quyền kháng

nghị đã được thực hiện đúng quy định tại Điều 2 TTLT số 04/2012.

Số lượng vụ án Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa ngày càng

tăng. Tại nhiều VKSND địa phương, trung bình mỗi Kiểm sát viên làm công

tác kiểm sát dân sự phải tham gia trên 10 phiên tòa/tháng, thậm chí là 15 -17

phiên tòa/tháng như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hà Nội, Long

An, Cà Mau (theo Báo cáo số 130/VKSTC - BC- V5 ngày 11/10/2013, Báo

cáo sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

BLTTDS trong ngành KSND). Khi tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

giải quyết các vụ, việc dân sự, Kiểm sát viên đã phát biểu ý kiến phân tích rõ

những vi phạm tố tụng trong việc thụ lý, giải quyết vụ, việc dân sự qua đó đề

xuất, kiến nghị, yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm và được chấp

nhận, góp phần đảm bảo cho vụ, việc dân sự được giải quyết đúng pháp luật.

Số lượng bản án, quyết định dân sự sơ thẩm có vi phạm được phát

hiện qua công tác kiểm sát cũng tăng lên so với các năm trước. 3 Theo Báo cáo Tổng kết công tác của ngành Kiểm sát năm 2012

Page 14: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 14 -

Trong việc thực hiện quyền yêu cầu, các địa phương không có số

liệu thống kê về số lượng văn bản yêu cầu mà Viện kiểm sát đã thực hiện

trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, như yêu cầu cung cấp hồ

sơ để nghiên cứu xem xét việc kháng nghị hoặc tham gia phiên tòa; yêu cầu

gửi Thông báo thụ lý vụ, việc dân sự, gửi bản án, quyết định để kiểm sát;

yêu cầu đưa vụ án ra xét xử…, tuy nhiên các yêu cầu của VKSND về cơ bản

là đúng quy định pháp luật và được Tòa án thực hiện.

Về việc thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị: Số lượng các bản

kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm tăng cao, trong thời gian từ 1/1/2012 đến

30/4/2013, VKSND các địa phương đã ban hành được 2.060 kiến nghị yêu

cầu khắc phục vi phạm4. Nội dung kiến nghị phong phú, đa dạng hơn các

năm trước, văn bản kiến nghị đã nêu căn cứ, nội dung rõ ràng, có sức thuyết

phục nên hầu hết kiến nghị được Tòa án chấp nhận sửa chữa. Nội dung các

kiến nghị tập trung vào yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong việc chậm

gửi bản án, quyết định, chậm chuyển hồ sơ cho VKSND, chậm gửi thông

báo thụ lý vụ, việc dân sự… Một số VKSND cấp huyện đã tổng hợp các vi

phạm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự như: Không

có quyết định phân công Thẩm phán thụ lý, tống đạt văn bản tố tụng cho

đương sự không đúng thủ tục, vi phạm về thời hạn mở phiên tòa, phiên họp,

biên bản phiên tòa không phản ánh trung thực, khách quan diễn biến tại

phiên tòa, quyết định án phí không chính xác….Thông qua công tác kiểm

sát, các VKSND cấp huyện đã ban hành nhiều kiến nghị với chính quyền địa

phương, cơ quan, tổ chức để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những vi

phạm làm phát sịnh tranh chấp dân sự. Một số VKSND địa phương làm tốt

công tác kiến nghị như Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 189 kiến nghị, Hà

4 Theo Báo cáo số 130/VKSTC - BC- V5 ngày 11/10/2013, Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của BLTTDS trong ngành KSND

Page 15: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 15 -

Nội ban hành 106 kiến nghị, Quảng Ninh, Long An ban hành 71 kiến nghị,

Thanh Hóa ban hành 59 kiến nghị 5…

Số liệu trên đây cho thấy, mặc dù số lượng kháng nghị phúc thẩm

năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng số kháng nghị của năm 2013 và 6

tháng đầu năm 2014 là khá cao. Một số địa phương có tỷ lệ kháng nghị phúc

thẩm (tính trên số bản án, quyết định bị hủy, sửa) chiếm tỷ lệ cao như Quảng

Ninh 76 %, Đắc Lắc 33.3 %, Tây Ninh 31.2 %, Tiền Giang 19.4 %, Thành

phố Hồ Chí Minh 16.8 %.6... Các địa phương đã kết hợp việc phát hiện vi

phạm thông qua việc tham gia phiên tòa, phiên họp và kiểm sát bản án,

quyết định sơ thẩm, đồng thời thực hiện quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, vật

chứng theo quy định pháp luật để làm xác định chính xác vi phạm trong bản

án, quyết định sơ thẩm để làm căn cứ kháng nghị, như yêu cầu cơ quan, tổ

chức, các nhân cung cấp, bổ sung tài liệu, chứng cứ do vậy chất lượng văn

bản quyết định kháng nghị phúc thẩm cũng được nâng cao hơn, đa số các

quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát đều có căn cứ pháp lý,

đảm bảo về nội dung và hình thức.

Về nội dung, các quyết định kháng nghị đã nêu rõ các vi phạm về thủ

tục tố tụng, vi phạm về nội dung giải quyết và nêu hướng kháng nghị hủy án

hay sửa án, do vậy hầu hết các kháng nghị đều được Tòa án cấp phúc thẩm

chấp nhận với tỷ lệ cao. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhiều đơn vị

có quyết định kháng nghị phúc thẩm được Tòa chấp nhận với tỷ lệ cao như:

Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Nguyên, Hưng Yên, Quảng Bình,

Thanh Hóa … đều đạt 100 % 7, Đà Nẵng 91.6 %, Quảng Ngãi 62.5 %

8 …

2.2. Một số tồn tại, hạn chế

5 Theo Báo cáo số 130/VKSTC - BC - V5 ngày 11/10/2013

6 Theo Báo cáo số 130/VKSTC- BC- V5 ngày 11/10/2013

7 Theo Báo cáo Tổng kết công tác của ngành kiểm sát năm 2013

8 Thông báo số 424/TB-VKSTC ngày 6/7/2014 thông báo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2014

của các tỉnh khu vực miền Trung

Page 16: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 16 -

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quyền yêu cầu,

kiến nghị, kháng nghị trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự

tại các VKSND cấp huyện còn hạn chế, thể hiện qua một số vấn đề sau:

2.2.1. Số lượng kiến nghị, kháng nghị chưa nhiều

Qua thực tế công tác kiểm sát thông báo thụ lý, thông báo trả lại đơn

khởi kiện, nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát bản án, quyết định dân sự cho thấy

việc thụ lý, giải quyết các vụ, việc dân sự của Thẩm phán Tòa án còn nhiều

thiếu sót, vi phạm. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên đã phát hiện

được nhiều vi phạm trong việc tuân thủ pháp luật tố tụng và áp dụng pháp

luật để giải quyết vụ án nhưng việc tổng hợp vi phạm, ban hành kiến nghị,

kháng nghị còn hạn chế. Theo Báo cáo số 130/BC – VKSTC - V5, từ ngày

1/1/2012 đến 30/4/2013, VKSND cấp huyện đã kiểm sát 234.313 bản án,

quyết định sơ thẩm của Tòa án, trong đó đã phát hiện 14.975 bản án, quyết

định có vi phạm chiếm tỷ lệ 6.3 % trên số bản án, quyết định đã kiểm sát;

VKSND cấp huyện ban hành 1.186 quyết định kháng nghị phúc thẩm chiếm

tỷ lệ 8 % trên số bản án, quyết định có vi phạm. Như vậy số bản án, quyết

định dân sự do VKSND cấp huyện phát hiện có vi phạm pháp luật chưa

được xử lý triệt để.

Mặt khác, theo Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của

VKSNDTC và Báo cáo kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân

sự của Vụ 5 – VKSNDTC, số bản án, quyết định sơ thẩm bị cấp phúc thẩm

sửa án chiếm 16,1 %, hủy án chiếm tỷ lệ 8 % trên tổng số bản án, quyết định

được ban hành năm 2011, tuy nhiên VKSND cấp huyện phát hiện vi phạm

và ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm rất hạn chế, chỉ đạt 11 % trên

số bản án, quyết định bị Tòa phúc thẩm tuyên hủy, sửa án, cụ thể:

Năm 2012, số quyết định kháng nghị phúc thẩm mà VKSND cấp

huyện ban hành chiếm tỷ lệ 15.78 % trên số bản án, quyết định bị Tòa phúc

thẩm tuyên hủy, sửa án.

Page 17: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 17 -

Năm 2013, số quyết định kháng nghị phúc thẩm mà VKSND ban

hành chiếm tỷ lệ 19.8 % trên số bản án, quyết định bị Tòa cấp phúc thẩm

tuyên hủy, sửa án.

Sáu tháng đầu năm 2014, số quyết định kháng nghị phúc thẩm mà

VKSND cấp huyện ban hành chiếm tỷ lệ 20,3 % trên số bản án, quyết định

bị Tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án.

Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ quyết định kháng nghị phúc thẩm được

ban hành tính trên số bản án, quyết định sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm

xử tuyên sửa, hủy án chiếm tỷ lệ còn thấp. Theo thống kê của ngành Kiểm

sát năm 2013, một số đơn vị có kết quả kháng nghị còn hạn chế như Lai

Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn…9., thậm chí có những đơn vị

VKSND cấp huyện tỷ lệ án sửa, hủy cao nhưng không kháng nghị được vụ

nào.

2.2.2. Chất lượng yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị còn hạn chế

Đối với quyền yêu cầu, quá trình kiểm sát thông báo thụ lý vụ, việc

dân sự và kiểm sát bản án, quyết định dân sự, khi phát hiện Thông báo thụ lý

vụ, việc dân sự hoặc bản án, quyết định có vi phạm, có trường hợp Kiểm sát

viên yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu nhưng Thẩm phán không

thực hiện vì cho rằng yêu cầu của Kiểm sát viên không đúng quy định tại

khoản 2 Điều 2 TTLT số 04/2012 (Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa sơ

thẩm) hoặc yêu cầu chuyển hồ sơ để kiểm sát việc thụ lý vụ án không được

pháp luật tố tụng dân sự quy định. Đây là một số thiếu sót của Kiểm sát viên

trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự.

Khi phát biểu ý kiến tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên cũng yêu

cầu Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án, tuy

nhiên phát biểu của Kiểm sát viên chủ yếu nêu vi phạm về thời hạn tố tụng

9 Theo Báo cáo Tổng kết công tác của ngành kiểm sát năm 2013

Page 18: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 18 -

(giải quyết vụ án quá hạn luật định, vi phạm về thời hạn gửi thông báo thụ

lý, gửi văn bản tố tụng cho đương sự …). Những vi phạm này không ảnh

hưởng đến kết quả giải quyết vụ án do vậy hiệu quả công tác kiểm sát còn

hạn chế.

Về thực hiện quyền kiến nghị, một số VKSND cấp huyện chưa chú ý

tổng hợp vi phạm để kiến nghị yêu cầu Tòa khắc phục, nhất là vi phạm về

thời hạn gửi bản án, quyết định, chuyển hồ sơ cho VKSND để kiểm sát theo

quy định pháp luật. Chất lượng văn bản kiến nghị nói chung tuy đã được chú

ý nâng lên nhưng thực tế vẫn còn một số văn bản kiến nghị chất lượng chưa

cao, chưa thật sự thuyết phục do nội dung văn bản dài dòng, lập luận thiếu

chặt chẽ, viện dẫn điều luật không chính xác…

Cũng theo Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của

VKSNDTC và Báo cáo kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân

sự của Vụ 5 – VKSNDTC, trong việc thực hiện quyền kháng nghị, số kháng

nghị phúc thẩm không được Tòa chấp nhận hàng năm còn cao, cụ thể:

Năm 2011 số quyết định kháng nghị không được Tòa phúc thẩm

chấp nhận chiếm tỷ lệ 17, 5 %;

Năm 2012, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm không được Tòa cấp phúc

thẩm chấp nhận chiếm 11.3 %;

Năm 2013, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm không được Tòa cấp phúc

thẩm chấp nhận là 14.6 %.

6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm không được Tòa

án chấp nhận là 11, 8 %.

Về văn bản quyết định kháng nghị phúc thẩm, mặc dù đã có biểu

mẫu do Vụ 5 – VKSNDTC ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-

VKSTC của VKSNDTC nhưng thực tế cho thấy, bên cạnh một số quyết

định kháng nghị viết ngắn gọn, đầy đủ, nêu và phân tích vi phạm rõ ràng,

mạch lạc thì vần còn một số quyết định kháng nghị phúc thẩm viết quá dài,

Page 19: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 19 -

trích dẫn cả những phần không vi phạm (VKSND không kháng nghị) trong

phần quyết định của bản án như án phí, quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi

hành án của đương sự, nhiều quyết định nêu cả thời hạn kháng nghị là không

cần thiết; một số quyết định kháng nghị còn trích cả phần nhận định trong

bản án, dẫn tới cơ cấu của bản kháng nghị phúc thẩm không hợp lý, trích dẫn

thì dài mà phân tích, xác định vi phạm thì quá ngắn, không nhận xét, đánh

giá vi phạm, không viện dẫn căn cứ pháp luật để xác định rõ vi phạm điều

khoản nào của văn bản pháp luật nào… Cụ thể như bản Quyết định kháng

nghị số 01/QĐ-KNPT ngày 12/1/2/2013 của VKSND huyện ĐT tỉnh LĐ,

kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 101/2013/DS-ST ngày 29/1/2013 của

TAND huyện ĐT giải quyết tranh chấp “Chia di sản thừa kế và chia tài sản

chung”, sau khi trích phần bản án có vi phạm, kháng nghị đã nêu tóm tắt nội

dung vụ án và phân tích xác định những vấn đề Tòa giải quyết có căn cứ

trước khi phân tích vi phạm về án phí và vi phạm về thủ tục tố tụng, như vậy

quyết định kháng nghị rất dài dòng và không cần thiết, vì kháng nghị chỉ cần

phân tích và xác định vi phạm trong bản án.

Tại quyết định kháng nghị của VKSND huyện CB tỉnh TG ngày

26/9/2013 về kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 163/2013/DS-ST ngày

16/9/2013 của TAND huyện CB tỉnh TG giải quyết tranh chấp “Chia tài sản

chung”, kháng nghị không phân biệt vi phạm về thủ tục tố tụng hay vi phạm

về nội dung giải quyết, không đánh giá tính chất, mức độ của vi phạm để đề

xuất hướng kháng nghị.

Quyết định kháng nghị số 306/QĐKNPT-DS ngày 9/6/2014 của

VKSND huyện C tỉnh ĐL sau khi nêu phần có vi phạm trong bản án bị

kháng nghị, quyết định còn dẫn lời trình bày của các đương sự trước khi

phân tích vi phạm trong bản án, là không cần thiết; quyết định kháng nghị lại

không trích dẫn điều luật để làm căn cứ xác định vi phạm trong bản án và

Page 20: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 20 -

hình thức kháng nghị viết theo dạng “nhận thấy – xét thấy” như hình thức

của bản án là không phù hợp với hướng dẫn của Vụ 5 –VKSNDTC…

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND

trong tố tụng dân sự chưa đầy đủ:

Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị là quyền năng pháp lý của VKSND

theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật tố tụng dân sự

được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Thực tế trong thời gian qua tại một số Viện kiểm sát địa phương,

công tác này chưa được sự quan tâm đúng mức của Lãnh đạo đơn vị cấp

huyện do chưa xác định đúng vai trò, trách nhiệm của VKSND trong hoạt

động kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự nói chung và quyền yêu cầu,

kiến nghị, kháng nghị của VKSND nói riêng. Điều này thể hiện qua việc chỉ

đạo điều hành và bố trí cán bộ đảm nhiệm công tác này, cụ thể:

+ Việc chỉ đạo điều hành chủ yếu nghe qua báo cáo, không nghiên

cứu hồ sơ; thiếu kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo kịp thời, không nắm được tình

hình, kết quả công tác và thiếu sót hạn chế của cán bộ, Kiểm sát viên.

+ Việc bố trí cán bộ làm công tác dân sự còn kiêm nhiệm, bố trí Kiểm

sát viên, cán bộ với số lượng ít, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cán bộ

mới vào Ngành hoặc không yên tâm công tác; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao trình độ cho đội ngũ cán bộ không được quan tâm đầy đủ, do vậy đội

ngũ cán bộ làm công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm

sát trong tình hình và nhiệm vụ mới.

- Ý thức trách nhiệm và trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác của

Kiểm sát viên còn hạn chế

Bản thân cán bộ, Kiểm sát viên được phân công làm công tác kiểm sát

Page 21: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 21 -

giải quyết các vụ, việc dân sự chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của

VKSND trong tố tụng dân sự, cho rằng giải quyết các vụ việc dân sự là trách

nhiệm của Tòa án, Tòa đóng vai trò chủ đạo trong tố tụng dân sự, vai trò của

Viện kiểm sát chỉ là thứ yếu, thực hiện cũng được, không thực hiện cũng

được; một số Kiểm sát viên khi tiến hành kiểm sát giải quyết các vụ, việc

dân sự chỉ làm qua loa, đại khái, mang tính hình thức, không chú trọng đến

chất lượng và hiệu quả công tác.

Trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác và ý thức trách nhiệm của

một số cán bộ, Kiểm sát viên làm công kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân

sự còn hạn chế, chưa say mê với công việc, còn có tư tưởng ngại việc khó,

chưa tích cực, chủ động thực hiện các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị của

Viện kiểm sát để yêu cầu Tòa án gửi đủ, gửi đúng thời hạn các bản án, quyết

định, yêu cầu chuyển hồ sơ khi phát hiện sai phạm để thực hiện chức năng

luật định; nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát bản án, quyết định nhiều nhưng không

phát hiện được vi phạm hoặc phát hiện vi phạm không chính xác, không kịp

thời dẫn tới việc tham mưu, đề xuất không chính xác, nhiều trường hợp

VKSND cấp tỉnh phát hiện và ban hành quyết định kháng nghị vì cấp huyện

không phát hiện được vi phạm.

Mặt khác, một số cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức về quyền quyết

định và tự định đoạt của các đương sự được quy định trong BLTTDS không

đầy đủ nên còn có tư tưởng buông xuôi, cho rằng nếu đương sự không kháng

cáo thì VKSND không kháng nghị.

Mặt khác, khả năng phân tích, tổng hợp, trình bày văn bản của các

Kiểm sát viên còn hạn chế, viết văn bản yêu cầu, kiến nghị còn dài dòng,

hành văn thiếu suôn sẻ, mạch lạc, câu từ lủng củng …do vậy văn bản phần

nào thiếu sự thuyết phục.

Ngoài ra, điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác kiểm sát giải

quyết các vụ, việc dân sự còn chưa đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình

Page 22: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 22 -

các tranh chấp dân sự khởi kiện tại Tòa án ngày càng gia tăng về số lượng

cũng như tính chất, mức độ phức tạp của vụ án. Cơ sở vật chất và trang thiết

bị làm việc còn nghèo, lạc hậu cùng với chế độ đãi ngộ cho cán bộ, Kiểm sát

viên còn hạn chế; những năm gần đây đời sống vật chất tuy đã được cải

thiện nhưng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cũng là nguyên nhân làm cho

một số cán bộ, Kiểm sát viên thiếu an tâm công tác; thu nhập của ngành

Kiểm sát cũng như các các cán bộ tư pháp so với mặt bằng xã hội là tương

đối thấp nên không tránh khỏi những lo lắng cho đời sống hàng ngày... Thực

trạng này đã ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, đến nghiệp vụ chuyên môn

của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các cấp.

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, việc mở rộng

quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới đã tạo ra những điều kiện thuận

lợi để đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cả nước ngày càng phát triển dẫn tới

sự gia tăng cả số lượng cũng như tính chất mức độ phức tạp của các tranh

chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều

này đòi hỏi Kiểm sát viên phải nắm vững các quy định pháp luật về nội dung

cũng như quy định pháp luật về tố tụng dân sự để nâng cao hiệu quả công

tác kiểm sát, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác kiểm

sát giải quyết các vụ, việc dân sự còn có biểu hiện thiếu chặt chẽ và chưa

phối hợp thường xuyên, trong một số trường hợp quan hệ công tác có biểu

hiện khá căng thẳng giữa Tòa án và Viện kiểm sát; cơ chế phối hợp giữa hai

cơ quan thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời thông tin về tình hình công tác cùng

những khó khăn vướng mắc để phối hợp giải quyết.

Thời gian qua, nhiều Tòa án có vi phạm trong việc gửi chậm, hoặc

không gửi các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cho VKSND, không

chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm (vi

Page 23: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 23 -

phạm TTLT số 04/2012) nên gây không ít khó khăn cho việc kháng nghị

phúc thẩm đối với những vụ án Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, vì

vậy nhiều trường hợp thay cho việc kháng nghị, Viện kiểm sát chỉ ban hành

kiến nghị khắc phục vi phạm. Một số trường hợp khi phát hiện vi phạm

trong công tác giải quyết vụ, việc dân sự, một số đơn vị cấp huyện còn ngại

va chạm với Toà án nên đề xuất kháng nghị, kiến nghị cũng hạn chế.

- Liên Ngành Trung ương chưa xây dựng và ban hành Quy chế phối

hợp và hướng dẫn công tác để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phối hợp

giữa các Ngành chức năng.

- Việc chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết về công tác kiểm sát giải quyết các vụ

việc dân sự còn mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào trọng tâm của

công tác chuyên môn; chưa được kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Mặt khác,

công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiểm sát giải quyết các

vụ việc dân sự chưa được thực hiện thường xuyên. Do đó hiện nay chúng ta

chưa có được đội ngũ Kiểm sát viên chuyên sâu về công tác kiểm sát giải

quyết các vụ việc dân sự.

- Một số quy định của pháp luật còn bất cập, chưa rõ ràng, gây khó

khăn vướng mắc trong công tác và hạn chế đến việc thực hiện quyền kháng

nghị, kiến nghị của VKSND, cụ thể:

+ Theo quy định từ Điều 139 đến Điều 142 BLTTDS về “Chi phí định

giá” thì “chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc

định giá và do Hội đồng định giá căn cứ vào quy định của pháp luật”, tuy

nhiện, quy định này còn chung chung và chưa có văn bản nào hướng dẫn về

mức chi phí nào là “hợp lý và cần thiết” theo khoản 2 Điều 139 BLTTDS. Thực

tiễn áp dụng trường hơp đương sự có yêu cầu định giá tài sản và Tòa án ký hợp

đồng đo đạc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ngoài chi phí đo dạc,

đương sự còn phải chịu cả chi phí “Bồi dưỡng” (mức bồi dưỡng không theo

Page 24: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 24 -

quy định nào) cho những thành viên của Hội đồng định giá trong đó có cả cán

bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là bất hợp lý.

+ Điều 5 BLTTDS quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của

đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS là cần thiết,

nhưng chưa có hướng dẫn thống nhất việc thực hiện quy định nên một số

trường hợp, VKSND cấp huyện trong quá trình tham gia phiên tòa hoặc kiểm

sát các bản án, quyết định dân sự phát hiện việc giải quyết vụ án của Tòa có vi

phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự nhưng đương

sự không kháng cáo nên VKSND phân vân không biết nên quyết định kháng

nghị hay không kháng nghị, lý do là một số Tòa án có quan điểm cho rằng

đương sự không kháng cáo thì Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị, vì

kháng nghị là vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự.

Một số trường hợp Thẩm phán không đưa người có quyền và nghĩa

vụ liên quan tham gia tố tụng nên VKSND quyết định kháng nghị phúc thẩm

theo hướng phải hủy án để giải quyết lại. Tuy nhiên, dựa vào nguyên tắc tôn

trọng quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn

cho đương sự làm đơn từ chối quyền lợi, từ chối tham gia tố tụng (trong vụ

án ly hôn, chia tài sản mà vợ chồng có vay nợ Ngân hàng nhưng chưa đến

hạn trả nợ), một số trường hợp quyền lợi của đương sự bị thiệt hại nhưng họ

lại không kháng cáo hoặc có trường hợp đương sự được Tòa án thuyết phục

rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn kháng cáo nên quyết định kháng nghị của

Viện kiểm sát không còn phù hợp nữa; hoặc có trường hợp kháng nghị phúc

thẩm của Viện kiểm sát là có căn cứ tuy nhiên tại Tòa án cấp phúc thẩm,

nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện nên Tòa phúc thẩm đã quyết định hủy bản

án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Đây là một trong những nguyên

nhân dẫn tới kháng nghị không được chấp nhận.

- Trong thực tế có một số quyết định kháng nghị của VKSND được

Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị nhưng lại

Page 25: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 25 -

không chấp nhận phần quyết định của kháng nghị (hủy nhưng không hủy

hoặc phải hủy nhưng chỉ sửa), vấn đề này là do quy định pháp luật chưa rõ

ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau.

- BLTTDS hiện hành không quy định Tòa án phải trả lời về việc tiếp

thu kiến nghị nên Tòa án không có công văn trả lời. Thực tế nếu không chấp

nhận kiến nghị thì Tòa án sẽ có công văn phản hồi lại, còn kiến nghị đúng

pháp luật thì Tòa không có ý kiến gì, vì vậy các VKSND địa phương băn

khoăn trong việc việc tính chỉ tiêu thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị.

Ngoài ra, BLTTDS chưa quy định đầy đủ một số vấn đề sau nên

công tác kiểm sát gặp nhiều vướng mắc, cụ thể:

+ BLTTDS hiện hành không quy định cụ thể thời hạn cho chủ thể

thực hiện yêu cầu, trách nhiệm của chủ thể được yêu cầu trong từng điều

luật dẫn đến quyền yêu cầu của VKSND không được thực thi trên thực tế.

+ Trường hợp Tòa án ra quyết định miễn, giảm án phí theo quy định

tại Điều 134, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá

hạn tại Điều 247 BLTTDS, do luật không quy định nên Tòa án không gửi

các quyết định cho VKSND; trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời (khoản 2 Điều 117 BLTTDS) Thẩm phán phải

thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết nhưng lại không

gửi thông báo đó cho VKS cùng cấp dẫn đến VKSND không kiểm sát và

thực hiện quyền kiến nghị kịp thời.

+ Về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, theo quy định tại

Điều 191 BLTTDS thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự khi lý do tạm

đình chỉ không còn nhưng lại không quy định Tòa án phải thông báo cho

đương sự, VKSND cùng cấp biết về việc Tòa án đã tiếp tục giải quyết vụ

án…

Page 26: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 26 -

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU, KIẾN

NGHỊ, KHÁNG NGHỊ KHI KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC

DÂN SỰ TẠI VKSND CẤP HUYỆN

3.1. Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện các quyền yêu cầu,

kiến nghị, kháng nghị của VKSND cấp huyện khi kiểm sát giải quyết

các vụ, việc dân sự

Để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân

sự, điều kiện bắt buộc là Kiểm sát viên phải phát hiện được các vi phạm

trong quá trình giải quyết vụ án thông qua các hoạt động cụ thể của Thẩm

phán trong việc thụ lý, thu thập chứng cứ và giải quyết vụ, việc dân sự (bằng

việc ra bản án, quyết định dân sự). Thực tế công tác kiểm sát cho thấy, khi

giải quyết bất cứ một vụ, việc dân sự nào Thẩm phán cũng đều có thiếu sót,

vi phạm, chỉ có vi phạm nhiều hay ít, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng,

vấn đề là Kiểm sát viên có phát hiện được hay không mà thôi. Trên thực tế,

để phát hiện vi phạm trong việc giải quyết vụ, việc dân sự, Kiểm sát viên

không chỉ dựa vào những quy định pháp luật (cả pháp luật nội dung và hình

thức) mà còn phải dựa vào kinh nghiệm công tác thực tế của bản thân thông

qua việc nghiên cứu học hỏi, tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm trong công tác.

Trên cơ sở các vi phạm pháp luật đã phát hiện, Kiểm sát viên phải

xác định tính chất mức độ nghiêm tong của từng vi phạm để thực hiện quyền

năng pháp lý phù hợp. Văn bản yêu cầu, kiển nghị, kháng nghị của Viện

kiểm sát phản ánh và thể hiện quyền năng, trách nhiệm của Viện kiểm sát

trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự. Thực tế cho thấy

những cán bộ, Kiểm sát viên nêu cao ý thức trách nhiệm, chịu khó nghiên

Page 27: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 27 -

cứu, nắm chắc pháp luật, phát hiện chính xác vi phạm thì đề xuất kháng

nghị, kiến nghị có căn cứ, đúng pháp luật.

- Kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền yêu cầu

Yêu cầu là một trong những quyền năng pháp lý của VKSND trong

tố tụng dân sự. Trên thực thế, quyền yêu cầu được thực hiện bằng lời nói

hoặc bằng văn bản. Kiểm sát viên thực hiện trong các trường hợp Tòa án

không chuyển văn bản, tài liệu, hồ sơ cho VKSND để thực hiện chức năng

kiểm sát hoặc yêu cầu Tòa án khắc phục, sữa chữa vi phạm trong quá trình

giải quyết vụ, việc dân sự như: Khắc phục vi phạm về thời hạn giải quyết vụ

án bằng việc ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, tống đạt văn bản tố tụng cho

đương sự…Cần lưu ý, chỉ yêu cầu Tòa án thực hiện những vấn đề pháp luật

tố tụng buộc Tòa án phải làm hoặc không được làm, tránh tình trạng yêu cầu

Tòa án thực hiện những vấn đề Luật không quy định (như yêu cầu Tòa án

chuyển hồ sơ vụ án để kiểm sát bán án trong trường hợp VKSND đã tham

gia phiên tòa), dẫn đến việc Tòa án không thực hiện và có ý kiến phản hồi

ảnh hưởng đến uy tín của VKSND.

Văn bản yêu cầu phải viết theo mẫu do VKSND tối cao ban hàn và

hướng dẫn (bản hành kèm theo QĐ 566/QĐ- VKSTC), tuy nhiên khi soạn

thảo văn bản, Kiểm sát viên cần nêu rõ căn cứ pháp luật và nooih dung yêu

cầu của VKSND.

- Kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền kiến nghị

Kiến nghị cũng là một trong những quyền năng pháp lý của VKSND

trong tố tụng dân sự,. Kiến nghị được VKSND thực hiện để yêu cầu Tòa án

khắc phục, sửa chữa các vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ, việc

dân sư, thực hiện đối với các vi phạm nhỏ, chưa nghiêm trọng đến mức phải

kháng nghị. Kiến nghị thường được thực hiện bằng văn bản hoặc kiến nghị

trực tiếp (tại phiên tòa), thực hiện đối với từng vụ án hoặc tổng hợp để kiến

nghị chung. Một số địa phương còn kiến nghị để yêu cầu cơ quan, tổ chức

Page 28: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 28 -

khắc phục vi phạm trong quản lý hành chính là nguyên nhân dẫn tới khiếu

nại, tranh chấp.

Kiến nghị là một văn bản pháp lý mang tính phổ biến của VKSND

nên cần được viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, nêu rõ vi phạm và căn cứ pháp

luật cụ thể (điều nào, khoản nảo, văn bản pháp luật nào); vấn đề kiến nghị

phải được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, chỉ nên kiến nghị những vấn đề

Viện kiểm sát đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Toà án chậm khắc phục, sửa

chữa. Để tránh tình trạng ban hành văn bản kiến nghị nhưng bị Toà án phản

bác, không chấp nhận, các VKSND cần tổ chức tọa đàm về những vi phạm

đã tổng hợp được trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự.

- Kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền kháng nghị

Kháng nghị được thực hiện đối với những bản án, quyết định dân sự

có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung để

giải quyết vụ án không chính xác, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp

của đương sự. Đối với những bản án, quyết định tuy có vi phạm tố tụng

nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, nếu có kháng nghị

cũng không làm thay đổi nội dung vụ kiện, thì không cần thiết phải kháng

nghị, mà chỉ cần tổng hợp để ban hành văn bản kiến nghị.

Để ban hành một văn bản kháng nghị có tính thuyết phục cao, được

Toà án chấp nhận, ngoài kinh nghiệm kỹ năng tổng hợp vi phạm thì cần phải

chú ý về hình thức và nội dung văn bản.

Về kinh nghiệm phát hiện vi phạm khi kiểm sát bản, án, quyết định

để thực hiện quyền kháng nghị, Kiểm sát viên phải nắm chắc quy định pháp

luật dân sự và tố tụng dân sự cùng các dạng vi phạm phổ biến trong công tác

giải quyết các vụ án dân sự, đối chiếu với từng vụ án cụ thể để xác định có

hay không vi phạm trong bản, án, quyết định dân sự.

Về hình thức: Khi ban hành văn bản kháng nghị phải theo đúng mẫu

do Vụ 5 – VKSND tối cao hướng dẫn.

Page 29: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 29 -

Về nội dung: Kiểm sát viên phải nêu rõ vi phạm về thủ tục tố tụng

hoặc vi phạm về nội dung giải quyết, nêu tên vi phạm (vi phạm về việc xác

định quan hệ pháp luật tranh chấp hay vi phạm về thẩm quyền giải quyết,

xác định thành phần tham gia tố tụng không chính xác...), phân tích rõ vi

phạm, dẫn chiếu điều luật, bút lục rõ ràng, cụ thể, chính xác; đánh giá tính

chất, mức độ vi phạm (ảnh hưởng như thế nào đến việc giải quyết vụ án),

nêu rõ quan điểm của Viện kiểm sát kháng nghị theo hướng nào ? Đề nghị

sửa án hay huỷ án ?

Khi dự thảo quyết định kháng nghị, cần phải viết rõ ràng, đầy đủ

nhưng ngắn gọn, súc tích; lập luận phải vững chắc, viện dẫn căn cứ pháp

luật chính xác, tránh tình trạng viện dẫn các căn cứ pháp luật đã hết hiệu lực

pháp luật. Thực tế cho thấy, nhiều quyết định kháng nghị viết dài dòng, nhận

dịnh luẩn quẩn, câu văn lủng củng, tối nghĩa, sai ngữ pháp… ảnh hưởng đến

hiệu quẩ công tác.

Về trình tự thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị phải

tuân theo hướng dẫn tại Quy chế công tác kiểm sát dân sự (Quy chế 567).

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện

quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND cấp huyện trong tố

tụng dân sự

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác

BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã tạo bước

chuyển biến quan trọng trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ việc dân

sự nói chung và việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị

trong tố tụng dân sự, tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện Bộ luật sửa đổi, bổ

sung, công tác kiểm sát dân sự nói chung vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng

mắc, hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,

kháng nghị như đã nêu ở phần trên. Để BLTTDS thực sự là cơ sở pháp lý

giúp VKSND thực hiện có hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

Page 30: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 30 -

trong tố tụng dân sự, kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu,

sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS theo hướng cụ thể hóa các

quy định của Hiến pháp năm 2013 và khắc phục những hạn chế, vướng mắc,

bất cập trong hoạt động kiểm sát việc thụ lý vụ án, kiểm sát việc xác minh,

thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án…nhằm tạo hành lang pháp lý thông

thoáng cho hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự và kiểm sát giải quyết

các vụ, việc dân sự, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc thực hiện các

quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của VKSND.

3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành

Để phát huy vai trò, hiệu quả việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến

nghị, kháng nghị trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự đòi

hỏi phải tăng cường hơn nữa sự quản lý chỉ đạo, điều hành của VKSND các

cấp. Do tổ chức và hoạt động của VKSND theo nguyên tắc tập trung thống

nhất lãnh đạo trong Ngành, nên việc tăng cường và đổi mới công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành có vai trò, ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát nói chung và công tác kiểm sát giải

quyết các vụ, việc dân sự. Vấn đề này đòi hỏi mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải

quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ngành,

tuân thủ sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng VKSND địa phương.

Viện trưởng VKSND địa phương phải có sự phân công, phân nhiệm

rõ ràng, đầy đủ theo yêu cầu công tác và phù hợp với năng lực, sở trường

của từng cán bộ, Kiểm sát viên. Việc lãnh đạo, chỉ đạo phải sâu sát, trực tiếp

(nghe báo cáo, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ) để nắm được tình hình, diễn biến

cũng những khó khăn, vướng mắc trong công tác để kịp thời chỉ đạo hoặc có

biện pháp hỗ trợ. Việc báo cáo, đề xuất của Kiểm sát viên phải làm thành

văn bản ghi rõ nội dung, quan điểm đề xuất; trường hợp Lãnh đạo VKSND

quyết định khác với ý kiến đề xuất thì Kiểm sát viên phải thực hiện theo chỉ

đạo đồng thời bảo lưu ý kiến của mình.

Page 31: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 31 -

Bên cạnh việc xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực

hiện Chỉ thị, Kế hoạch chương trình công tác hàng năm, thực hiện nghiêm

túc chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong toàn Ngành, Lãnh đạo

Viện cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ,

tăng cường thông báo rút kinh nghiệm trong công tác để phát hiện những tồn

tại, thiếu sót, sai phạm trong công tác để kịp thời khắc phục, sửa chữa;

Lãnh đạo VKSND các cấp cần duy trì việc tổ chức giao ban định kỳ

hoặc đột xuất nhằm phân tích đánh giá những kết quả đạt được, giải quyết

những tồn tại, vướng mắc trong công tác và đề ra biện pháp chấn chỉnh

những tồn tại, yếu kém làm hạn chế đến chất lượng công tác để từ đó tổng

kết rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành để nâng cao

hiệu quả công tác.

3.2.3. Đối mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất,

điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, hạn chế việc thực

hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân sự xuất phát từ

nhận thức và năng lực chuyên môn của các Kiểm sát viên. Làm thay đổi

nhận thức của Kiểm sát viên, nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng nghề

nghiệp cho đội ngũ cán bộ là giải pháp quan trọng và cần thiết, phải được

tiến hành thường xuyên và kiên trì thông qua các biện pháp cụ thể như: Đào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo, thông báo rút

kinh nghiệm … để nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ.

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật; rèn

luyện đạo đức và lối sống đúng đắn, trong sạch cho cán bộ, Kiểm sát viên,

trong Ngành thông qua việc quán triệt và thực hiện tốt các văn kiện của

Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính

trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;

Page 32: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 32 -

- Quán triệt cho cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện đúng và đầy đủ chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong công tác; nâng cao bản lĩnh

chính trị, đạo đức người cán bộ Kiểm sát và đặc biệt là những kiến thức

pháp luật, các kỹ năng công tác trong tình hình hiện nay để đáp ứng yêu cầu

cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

- Bố trí đủ cán bộ, Kiểm sát viên có tinh thần trách nhiệm, có trình độ

năng lực chuyên môn chuyên trách, ổn định làm công tác kiểm sát giải quyết

các vụ, việc dân sự.

- Thực hiện tốt Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của

Chính phủ quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cử

cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng

lực, trình độ, kỹ năng công tác, chú trọng nâng cao trình độ tin học, ngoại

ngữ và các kiến thức bổ trợ khác như kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết

bị hiện đại phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra, VKSND tối cao cần chú trọng tăng cường cơ sở vật chất,

chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc của cán bộ, Kiểm sát viên.

3.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân

dân và cơ quan Tòa án

Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa VKSND và cơ quan

Tòa án là rất cần thiết cho công tác kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự trong

giai đoạn hiện nay, nó không chỉ giải quyết những khó khăn trong việc

chuyển hồ sơ, bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác mà còn đảm

bảo cho việc thực hiện các quyền yêu câu, kiến nghị, kháng nghị trong tố

tụng dân sự. Thực tế cho thấy, để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị,

cần đảm bảo yếu tố bí mật nghiệp vụ trước khi thực hiện việc kháng nghị,

tránh tình trạng Thẩm phán khi thấy Viện kiểm sát rút hồ sơ nghiên cứu

thường kéo dài thời gian mục đích để bổ sung, chỉnh sửa nội dung bản án và

tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án nhằm vô hiệu hoá quyết định kháng nghị

Page 33: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 33 -

của Viện kiểm sát. Do vậy, các VKSND địa phương cần phải xây dựng và

duy trì mối quan hệ phối hợp với Toà án để thực hiện tốt việc chuyển bản

án, quyết định, hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đúng thời hạn theo quy định,

bảo đảm cho mọi vi phạm đều được phát hiện và xử lý kịp thời.

Page 34: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 34 -

KẾT LUẬN

Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị là những quyền năng pháp lý mà pháp

luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng quy định cho VKSND

để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định pháp luật.

Trong thực tế, các quyền năng pháp lý nêu trên không chỉ là phương tiện để

đảm bảo thực hiện chức năng kiểm sát mà còn là thước đo kết quả hoạt động

kiểm sát của VKSND. Vì nhiều lý do, việc thực hiện các quyền yêu cầu,

kiến nghị, kháng nghị trong tố tụng dân sự của VKSND, đặc biệt là VKSND

cấp huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế, hạn chế đến kết quả công tác kiểm sát

giải quyết các vụ, việc dân sự.

Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, phương pháp duy

vật biện chứng và các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát

thực tế, đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các

quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải quyết các vụ, viêc

dân sự tại VKSND cấp huyện" được thực hiện nhằm mục đích làm rõ cơ sở

lý luận và thực trạng thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị

trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự của VKSND cấp

huyện từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, với những kết quả đạt được

cùng những tồn tại, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc trong công tác.

Đề tài cũng chia sẻ một số kinh nghiệm thực hiện các quyền yêu cầu, kiến

nghị, kháng nghị đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả

việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi kiểm sát giải

quyết các vụ, viêc dân sự tại VKSND cấp huyện.

Page 35: MỞ ĐẦU - tkshcm.edu.vntkshcm.edu.vn/media/dovanhuy/craw/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao... · và yêu cầu khắc phục, xử lý các vi phạm của Thẩm phán trong

- 35 -

Vì thời gian hạn chế, Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, mong

được sự thông cảm và góp ý chân thành của các đồng nghiệp để Đề tài hoàn

thiện và có ý nghĩa thiết thực hơn./.