Mã...

47
1 Mã số: ……………. TDO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LI NHUN NGÂN HÀNG: PHÂN TÍCH DLIU BNG ĐỐI VI NGÂN HÀNG VIT NAM

Transcript of Mã...

1

Mã số: …………….

TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN

NGÂN HÀNG: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2

Tóm tắt

Bài nghiên cứu tập trung xem xét mối tương quan giữa sự tự do hóa tài chính đến

lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam. Đối với trường hợp Việt Nam, biến chỉ số tự do hóa tài

chính là biến giả được xác định thông qua các sự kiện, cải cách về hội nhập và dỡ bỏ dần

kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Bằng cách thu

thập dữ liệu bảng từ báo cáo tài chính của 25 ngân hàng ở Việt Nam, tiến hành ước lượng

mô hình hồi quy tuyến tính pooled, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô

hình hồi quy tác động cố định (FEM); sau đó tiến hành kiểm định Hausman để chọn mô

hình phù hợp. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM phù hợp để ước lượng tác động

của tự do hóa tài chính lên lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu đã cho thấy tự

do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu tác động của tự do

hóa tài chính đến các nhóm ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ khác nhau như thế nào. Kết

quả hồi quy cho thấy nhóm ngân hàng có thị phần lớn chịu tác động của tự do hóa tài

chính mạnh hơn nhóm ngân hàng có thị phần nhỏ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy

mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro và lợi nhuận ngân hàng, mối

tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa tốc độ tăng trưởng GDP/người và lợi

nhuận ngân hàng, cuối cùng là tương quan âm và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ lạm phát

và lợi nhuận ngân hàng.

Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của tự do hóa tài chính

đến hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị

ngân hàng có thể đưa ra các chính sách điều hành và quản lý thích hợp để cải thiện hoạt

động ngân hàng, thích nghi trong môi trường cạnh tranh gay gắt do tự do hóa tài chính.

Bài nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số khó khăn và thiếu sót việc tìm kiếm số liệu phù

hợp ở Việt Nam, với số lượng mẫu không quá lớn và còn hạn chế trong phạm vi nghiên

cứu nên bài nghiên cứu mới chỉ đưa ra nhận định về tác động của tự do hóa tài chính lên

lợi nhuận ngân hàng. Hướng phát triển của đề tài này đó là tiếp tục mở rộng hướng

nghiên cứu ra các khía cạnh khác của hoạt động ngân hàng chịu tác động bởi tự do hóa

tài chính như thế nào, từ đó tiến đến việc xây dựng quy trình tự do hóa tài chính bền vững

đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

3

MỤC LỤC

1. Giới thiệu ............................................................................................................................................. 5

1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 5

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 5

1.3. Kết cấu ............................................................................................................................................. 6

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................................................ 7

2.1. Sơ lược về tự do hóa tài chính ........................................................................................................ 7

2.2. Tác động của tự do hóa tài chính ................................................................................................... 7

2.2.1. Tác động tích cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 7

2.2.2. Tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính ............................................................................ 8

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................................................ 14

2.3.1. Trường phái áp chế tài chính .............................................................................................. 16

2.3.2. Trường phái thuyết cấu trúc ............................................................................................... 17

2.4. Tự do hóa tài chính và Lợi nhuận ngân hàng ............................................................................ 17

2.4.1. Khung lý thuyết ................................................................................................................... 18

2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..................................................................................... 19

2.5. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của các ngân

hàng ở Việt Nam ........................................................................................................................................ 20

2.5.1. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam ......................................................... 20

2.5.2. Lợi nhuận và tình hình phát triển của các ngân hàng Việt Nam ........................................ 22

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 30

3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 30

3.1.1. Tác động của Tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng ............................................. 30

4. Kết quả thực nghiệm......................................................................................................................... 36

4.1. Kết quả ước lượng và các kiểm định ........................................................................................... 36

4.2. Phân tích kết quả .......................................................................................................................... 38

4.3. Tự do hóa tài chính tác động đến lợi nhuân ngân hàng có thị phần khác nhau ..................... 40

4

5. Kết luận .............................................................................................................................................. 42

Phụ lục ....................................................................................................................................................... 43

Tài liệu Tham khảo ................................................................................................................................... 46

5

TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG:

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1. Giới thiệu

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính là xu

thế tất yếu và được coi là đã mang lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia, nhất là các nước

đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì tự do hóa tài chính cũng

tồn tại những tác động tiêu cực, gây ra những hậu quả lớn đến nền kinh tế của các quốc

gia. Chúng ta có thể thấy tự do hóa tài chính liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động

trong nền kinh tế như đầu tư, kĩ thuật công nghệ, bất động sản, ngân hàng, sản xuất kinh

doanh, xuất nhập khẩu,… Tuy nhiên với phạm vi khá rộng như vậy và tầm hiểu biết

nghiên cứu hạn hẹp, chúng tôi muốn tập trung với một mảng khá quan trọng chịu ảnh

hưởng của tự do hóa tài chính - đó là lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là một

phần rất quan trọng của nền kinh tế, chịu tác động trực tiếp của tự do hóa tài chính;

những biến động trong hoạt động ngân hàng cũng cho thấy sức khỏe nền kinh tế đang

trong tình trạng như thế nào. Vậy khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập tài chính

quốc tế, thì tự do hóa tài chính sẽ tác động đến hoạt động ngân hàng tốt hơn hay xấu hơn;

trong tình huống đó thì Việt Nam nên có biện pháp gì để thích nghi với xu thế hội nhập.

Vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tự do hóa tài chính và lợi nhuận

ngân hàng – Phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên hệ thống lý thuyết về tự do hóa tài chính, đặc biệt là lý thuyết của trường

phái tân cổ điển và những nghiên cứu thực tế về tác động của tự do hóa tài chính đối với

lợi nhuận ngân hàng; bài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu bản chất và vai trò của tự do

hóa tài chính để thấy được tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng Việt

Nam, đồng thời đánh giá thực trạng đổi mới và nêu lên một số nhận xét gợi mở cho các

ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu xoay quanh các mục tiêu nghiên cứu sau:

6

Tự do hóa tài chính có tác động đến lợi nhuận ngân hàng hay không? Nếu có thì

làm tăng hay giảm lợi nhuận ngân hàng?

Đối với hai nhóm ngân hàng có thị phần lớn và thị phần nhỏ thì tự do hóa tài chính

tác động đến nhóm nào mạnh hơn?

1.3. Kết cấu

Nội dung bài nghiên cứu của nhóm bao gồm 5 phần sau:

Phần 1: Giới thiệu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày một cách tổng quan về bài

nghiên cứu thông qua các mục: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và kết cấu bài

nghiên cứu.

Phần 2: Tổng quan nghiên cứu. Trong phần này, nhóm tập trung trình bày cơ sở lý

thuyết cũng như thực nghiệm về tự do hóa tài chính, tác động của tự do hóa tài chính lên

lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày về quan điểm, kết quả nghiên cứu

của các tác giả trong trường phái áp chế tài chính và trường phái thuyết cấu trúc. Từ đó,

đưa ra bằng chứng về tác động có tính tương quan âm của tự do hóa tài chính lên lợi

nhuận ngân hàng Việt Nam.

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Dựa theo phương pháp luận từ bài nghiên cứu của

tác giả Hakimi Abdelaziz- Djelassi Mouldi- Hamdi Helmi (2011) về tác động của tự do

hóa tài chính đến lợi nhuận của ngân hàng ở Tunisia. Chúng tôi lấy mẫu số liệu từ báo

cáo tài chính của 25 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 thông qua phương

pháp phân tích dữ liệu bảng bằng cách ước lượng mô hình Pooled, sử dụng mô hình hồi

quy tuyến tính tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy tuyến

tính tác động cố định (Fixed effects model) để đo lường tác động của tự do hóa tài chính

đến lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Sau đó, chúng tôi sử dụng kiểm định Hausman để

đưa ra mô hình dự báo phù hợp.

Phần 4: Kết quả nghiên cứu. Trong phần này nhóm sẽ trình bày kết quả phân tích mô

hình dữ liệu bảng đối với ngân hàng ở Việt Nam và cho thấy rằng tác động của tự do hóa

tài chính lên ngân hàng Việt Nam có mối tương quan âm và các ngân hàng có thị phần

lớn sẽ bị giảm lợi nhuận nhiều hơn các ngân hàng có thị phần nhỏ trong điều kiện có tự

do hóa tài chính.

7

Phần 5: Kết luận. Phần này sẽ tổng kết lại vấn đề được đưa ra và trình bày tóm lược

kết quả đạt được.

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.1. Sơ lược về tự do hóa tài chính

Theo IMF tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự

kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ

thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.

Nội dung của tự do hóa tài chính bao gồm: tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá, tự

do hóa giao dịch vốn, tự do hóa hoạt động của tổ chức tín dụng và các định chế tài chính

khác trên thị trường tài chính.

2.2. Tác động của tự do hóa tài chính

Phần lớn các nghiên cứu lý thuyết về chủ đề tự do hóa tài chính công bố những tác

động tiêu cực của hiện tượng này nhiều hơn các tác động tích cực. Nhưng chúng ta không

nên đơn giản chỉ nghiên cứu những tác động của tự do hóa tài chính, mà tốt hơn nên

nghiên cứu đến những sắc thái của chúng. Có thể nói tự do hóa tài chính là "thủ phạm"

trên một số lĩnh vực nhưng cũng không nên bỏ quên những lợi ích của nó trên các mặt

khác, như đối với tiết kiệm và đầu tư.

2.2.1. Tác động tích cực của tự do hóa tài chính

Theo Venet (1994), tự do hóa tài chính có lợi đối với tiết kiệm và đầu tư. Với tự

do hóa lãi suất, dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm tài chính, để mong đợi một lợi tức lớn từ

tiền gửi. Sự gia tăng này là động lực để kích thích đầu tư.

Ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư

Theo Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973), tự do hóa tài chính đảm bảo tốt hơn cho

việc huy động vốn. Đặc biệt, giúp cho hoạt động tiết kiệm và đầu tư tương xứng hơn, và

thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong một nghiên cứu liên quan đến bảy nước

châu Á, Fry (1978) đã dẫn ra rằng lãi suất tín dụng thực ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm

quốc gia. Diery và Yasim (1993) kết luận rằng lãi suất tín dụng thực hoạt động tích cực

trong thực thi tiết kiệm ở chín quốc gia châu Phi. Cũng như thế, Bandiera và Alii (2000),

8

phân tích tác động tự do hóa tài chính về việc huy động tiết kiệm, họ thấy rằng tự do hóa

tài chính có tác động tích cực một cách trực tiếp và có ý nghĩa đối với tiết kiệm. Khi tự

do hóa lãi suất tín dụng và tin tưởng vào khoản lợi tức lớn, người gửi tiền sẽ sử dụng để

tiết kiệm vốn. Kết quả là một sự tích lũy vốn làm cho ngân hàng có thể giữ được một

cường độ tài chính vững mạnh.

Một khi tiết kiệm được ưa chuộng (tiết kiệm tài chính), các ngân hàng có thể đáp

ứng tất cả các nhu cầu cho các khách hàng trong giới hạn tài chính. Đầu tư cũng sẽ được

ưa chuộng như vậy, và mỗi nhà đầu tư tìm thấy tài chính tối ưu của dự án của mình. Nếu

tiết kiệm và đầu tư là những mặt có lợi của tự do hóa tài chính, thì theo Mc Kinnon

(1973) và Shaw (1973) nó kiềm hãm điều gì đối với sự tăng trưởng kinh tế? Theo hai tác

giả này, các chính sách tự do hóa tài chính là những việc liên quan đến sự gia tăng tiết

kiệm, kích thích đầu tư và dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, trong thời

kì khác, bởi tính phù hợp và thận trọng, các ngân hàng liệu sẽ tài trợ cho các khoản đầu

tư của các công ty hay không? Và ngoài ra, làm thế nào công ty phản ứng với các tín

dụng ban đầu nhận được? Và làm thế nào nó duy trì các yếu tố quyết định của một mối

quan hệ ngân hàng tương lai tốt đẹp? Mối quan hệ tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh

tế là một mối quan hệ trong dài hạn. Một khi một trong những thành phần đó không được

chú trọng, mối quan hệ này sẽ không bao giờ được kiểm soát.

2.2.2. Tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính

Nổi lên những hành vi ngân hàng mới

Những thay đổi của môi trường ngân hàng bởi chính sách tự do hóa tài chính là nguồn

gốc của sự ra đời của hành vi ngân hàng mới. Cụ thể là chấp nhận rủi ro và các hành vi

đầu cơ.

9

Chấp nhận rủi ro quá mức

Một số nghiên cứu gần đây đã tìm cách nghiên cứu tại sao một số ngân hàng vẫn

tiếp tục thất bại trong khi những ngân hàng khác chứng minh được sự vững mạnh sau quá

trình tự do hóa tài chính. Kết quả của những phân tích đã dẫn đến cùng một kết luận để

các ngân hàng đang thất bại chịu nhiều rủi ro biện minh cho mức lợi nhuận cao hơn được

ghi nhận trước những thất bại khủng hoảng ngân hàng (Miotti và Plihon, 2001).

Bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm rõ các khái niệm về chấp nhận rủi ro cũng như

những yếu tố giải thích. Việc chấp nhận rủi ro phù hợp với hướng lựa chọn và tài trợ của

các dự án rủi ro mà đòi hỏi năng suất cao. Giải trình của chấp nhận rủi ro là như sau, bởi

sự tự do hóa trong hoạt động của ngân hàng làm tăng cơ hội của chấp nhận rủi ro. Lo

ngại xem lợi nhuận của họ có bị giảm thấp và hỗ trợ thiệt hại có thể, sau sự gia tăng cạnh

tranh, các ngân hàng khuyến khích tài trợ cho khách hàng xấu. Hành vi này sẽ được hỗ

trợ bởi cơ chế công khai bảo vệ (PDR). Chấp nhận rủi ro vượt mức, có thể liên quan đến

một sự dễ sụp đổ ngân hàng, thường theo sau là khủng hoảng ngân hàng.

Ngoài ra, chấp nhận rủi ro chịu tác động bổ trợ bởi tự do hóa tài chính và có khả

năng liên quan đến các cuộc khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng phát triển hành vi

đầu cơ.

Các hành vi đầu cơ

Các khái niệm đầu cơ được hiểu là dự trữ một lượng hàng hóa (mua hoặc bán) với

ý định bán lại vào một ngày sau đó chứ không có ý định sử dụng. Ở cấp độ này, các ngân

hàng chịu sự cạnh tranh tài chính trực tiếp. Sự tiếp cận của khách hàng vay để tài trợ trực

tiếp làm giảm lợi nhuận của các hoạt động ngân hàng truyền thống. Phải đối mặt với việc

giảm khả năng hoạt động và thu nhập, các ngân hàng được khuyến khích phản ứng bằng

cách nâng cao mức độ trung bình của nguy cơ hoạt động của họ bằng cách phát triển các

hoạt động có tính chất đầu cơ.

Sự xuất hiện của hành vi ngân hàng mới, cụ thể là chấp nhận rủi ro và các hành vi

đầu cơ tăng lên cùng với vấn đề rủi ro đạo đức gây ra bởi các chính sách tự do hóa tài

chính.

10

Rủi ro ngân hàng và rủi ro tài chính

Chương trình tự do hóa tài chính rộng lớn được thực hiện trong khuôn khổ của các

nước mới phát triển; theo sau là tiến trình của những rủi ro ngân hàng và rủi ro tài chính.

Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra các kênh truyền dẫn giữa tự do hóa tài chính và các

ngân hàng chính yếu và rủi ro tài chính với những hiểu biết về rủi ro tín dụng, rủi ro

thanh khoản, tỷ giá và rủi ro lãi suất.

Việc nới lỏng hoạt động ngân hàng thông qua việc dỡ bỏ khung tín dụng đã đưa ra

một hành động tuyệt vời như liên quan đến ấn định lãi suất và phân phối tín dụng. Thật

vậy, các ngân hàng đã tìm cách có lợi hơn - những gì làm dư thừa phân phối tín dụng mặc

dù chất lượng của những tín dụng đó "tốt hay xấu". Tín dụng "xấu" được phân phối mà

thực tế khách hàng vay không đủ năng lực thực hiện đúng cam kết sẽ dẫn đến rủi ro tín

dụng.

Về vấn đề rủi ro thanh khoản, cải cách tự do hóa lãi suất tiền gửi được thực hiện,

một mặt liên quan đến sự gia tăng thanh khoản ngân hàng mà vẫn còn ít hơn đáng kể số

lượng tín dụng phân phối; và mặt khác, phụ thuộc vào quyết định của người gửi tiền mà

có thể rút vốn của họ một cách bất ngờ và ồ ạt.

Theo sau chính sách tự do hóa tài chính, kết quả là sự gia tăng rủi ro lãi suất. Các

giải thích như sau: việc nới lỏng những hạn chế liên quan đến sự chu chuyển vốn trong

khuôn khổ của chương trình tự do hóa tài chính, đã làm các định chế tài và phi tài chính

nhạy cảm hơn với rủi ro lãi suất. Thật vậy, một người cho vay với tỷ lệ biến đổi, chịu rủi

ro để xem thu nhập có giảm nếu tỉ suất giảm xuống. Ngoài ra, nếu lãi suất được cố định,

trong trường hợp gia tăng của tỷ suất, người cho vay này phải chịu một chi phí cơ hội để

xem thu nhập của mình giảm. Ngược lại, một người đi vay với các tỷ suất thay đổi chấp

nhận rủi ro cho thấy chi phí tài chính tăng nếu lãi suất tăng. Nếu tỷ lệ này là cố định,

người đi vay này chịu rủi ro nếu tỷ suất giảm. Ở cấp độ này, việc định nghĩa điểm lãi suất

là cần thiết. Điểm lãi suất đo lường xu hướng của công ty về rủi ro lãi suất, nó tập hợp tất

cả các cam kết và các tài sản của công ty, hiện tại, tương lai hay có điều kiện, với tỷ suất

cố định và biến động.

11

Liên kết với các ảnh hưởng trực tiếp của tự do hóa tài chính lên rủi ro tỷ giá,

Kaminsky và Reinhart (1999), thấy rằng 56% các cuộc khủng hoảng ngân hàng - thì

chính sách tự do hóa tài chính là nguyên nhân trung tâm, được theo sau bởi các cuộc

khủng hoảng ngoại tệ. Các rủi ro tỷ giá trong khuôn khổ của chính sách tự do hóa tài

chính có thể được tóm tắt chỉ đơn giản như sau: Việc mở cửa tài chính dẫn đến sự xâm

nhập ồ ạt của các nguồn vốn cũng như như mức nợ rất cao đại diện cho các nước nghèo

nhất thành những nước giàu nhất. Rủi ro tỷ giá là kết quả khi đồng tiền nội tệ (nước vay)

sụt giá so với ngoại tệ (nước cho vay). Hoặc một sự nâng giá đồng ngoại tệ so với đồng

nội tệ. Xem xét sự phụ thuộc tài chính của các nước nghèo liên quan đến tính thanh

khoản đối với các nước với dư thừa thanh khoản (nợ lớn, vị trí từ nước ngoài), các nước

vay sẽ chịu sự khác biệt giữa hai tỷ giá hối đoái.

Tính mỏng ngân hàng

Các chính sách tự do hóa tài chính đã được thông qua bởi một số quốc gia mới

phát triển để hiện đại hóa và thúc đẩy hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng

nói riêng. Theo mong đợi của các nước đang phát triển và phát triển, sự tự do hóa này sẽ

hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế như các khuyến nghị của các tác giả của trường

phái áp chế tài chính.

Quan sát các sự kiện cho thấy rằng tự do hóa tài chính chỉ có lợi trên tiết kiệm và

đầu tư, sau khi tự do hóa lãi suất tín dụng và tự do hóa tài khoản vốn. Kết quả là có sự gia

tăng tính thanh khoản, điều mà sẽ kích thích đầu tư. Tác động tích cực này là chỉ một thời

gian ngắn và không chắc chắn, những lời giải thích như sau: một sự tác động tích cực

không chắc chắn do thực tế là các nhà đầu tư có thể liên tục và bất ngờ rút vốn bằng cách

tìm kiếm nơi trú ẩn khác tạo ra một sản lượng cao hơn. Tác động tích cực trong ngắn hạn

từ các ngân hàng ngày càng trở nên mang tính đầu cơ trong trường hợp không có kiểm

soát và đủ khả năng giám sát.

Các ngân hàng bắt đầu chấp nhận rủi ro vượt mức của các dự án tài trợ có chất

lượng kém nhưng lại yêu cầu năng suất cao. Điều này sẽ được phản ánh một cách tiêu

cực; một mặt đến chất lượng đầu tư của các công ty trên, và mặt khác đến khả năng thanh

toán của các ngân hàng cuối cùng. Từ đâu mà sự suy giảm của tình hình tài chính của các

12

tổ chức đó là trên mức này là điều mà một số tác giả tập trung trong nghiên cứu của họ.

Ví dụ như Demirguç Kunt và Detragiache (1998), Klaus và Chenard (1997), Hermosillo

và Pazarbasioglu (1997); các tác giả nhấn mạnh đến tác hại của tự do hóa tài chính trong

tính mỏng của ngân hàng.

Khủng hoảng ngân hàng

Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy vai trò trung tâm của tự do

hóa tài chính trong sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Các tài liệu về các

cuộc khủng hoảng ngân hàng phát triển từ nửa sau những năm 1990, sau sự lan truyền

phá sản ngân hàng và khó khăn tài chính trên thế giới. Những thử nghiệm thành công của

tự do hóa tài chính là rất hiếm và trong trường hợp chung, tự do hoá ngân hàng gây ra

khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng đi kèm với sự tụt dốc dữ dội của sự

tăng trưởng và sự thu hẹp của GDP. Theo Sandretto (1994) “các cuộc khủng hoảng tài

chính không phải là một hiện tượng mới, vì trong hai mươi năm qua, 125 quốc gia đã

phải đối mặt với vấn đề này, mà có một nửa số cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các

quốc gia trong quá trình phát triển.”

Theo hướng này, một số nước phát triển và đang phát triển chịu ảnh hưởng của

khủng hoảng ngân hàng sau khi tự do hóa hệ thống tài chính của họ. Các nước phía nam

là châu Á (Thái Lan và Hàn Quốc) và Châu Mỹ La Tinh (Chilie và Argentina) chịu mạnh

mẽ hơn cả. Hãy cùng lấy một ví dụ về các quốc gia châu Á và chính xác hơn là Thái Lan,

là nước đầu tiên chịu tác động mạnh bởi các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Trên thực tế,

hậu quả của việc tự do hóa tài chính thông báo đến một bất cập giữa hệ thống ngân hàng

và các phương pháp mở cửa, do thực tế rằng điều này cuối cùng đã không được trang bị

tốt để thích ứng với những thay đổi sâu sắc và triệt để. Sự cạnh tranh giữa các định chế

tài chính dẫn đến việc bãi bỏ vị trí thống lĩnh của các ngân hàng.

Theo chính sách tự do hóa tài chính, các nhà điều hành kinh tế tìm thấy một

phương cách tuyệt vời, các ngân hàng có thể tự do phân bổ nguồn vốn. Các ngân hàng áp

dụng hành vi đầu cơ, cơ hội mới và chấp nhận rủi ro vượt mức do thực tế là các dự án rủi

ro đòi hỏi năng suất cao. Những sửa đổi căn bản là nguồn gốc của căng thẳng bất đối

xứng thông tin, điều mà làm khó vai trò của các giám sát viên. Sự không hoàn hảo của

13

thông tin này kết hợp với giám sát yếu kém sẽ góp phần thêm vào chấp nhận rủi ro vượt

mức.

Thật vậy, lời giải thích chung nhất của việc chấp nhận rủi ro vượt mức dựa vào

một phần lớn trách nhiệm của tự do hóa tài chính. Tất cả những thất bại và nguy cơ suy

yếu của ngân hàng kết hợp với một bối cảnh kinh tế vĩ mô không thuận lợi về thể chế là

nguồn gốc của một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong 1983. Trong trường hợp của Hàn

Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính đã thực sự bắt đầu khi vào năm 1997 chính phủ quyết

định không hỗ trợ Chaebol trong khó khăn về tài chính. Chaebol là một tập đoàn công

nghiệp phần lớn thuộc xuất khẩu. Để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ, họ trông cậy

vào tài trợ bởi số nợ đối với các ngân hàng trong nước và hệ thống tài chính. Do đó, các

ngân hàng sẽ phụ thuộc vào sự vững mạnh của Chaebol vì một khoản tín dụng đáng kể

của họ tại Chaebol. Trong những năm đó trước cuộc khủng hoảng, Chaebol đã cố gắng để

tăng thị phần của mình, với ý định này, họ có khu nghỉ dưỡng mang khoản nợ từ các thị

trường quốc tế. Vì năng lực dư thừa của thặng dư sản xuất, Chaebol đã gặp khó khăn tài

chính, được đánh dấu bởi sự sụt giảm lợi nhuận của họ và mất cân bằng giữa các khoản

nợ và tài sản của họ mà không phải cùng kỳ hạn. Tình trạng này sẽ dẫn đến việc chủ nợ

nước ngoài giảm tiếp xúc với các rủi ro của Hàn Quốc và cắt giảm hạn mức tín dụng, từ

đó một cuôc khủng hoảng xảy ra trong năm 1997.

Đối với trường hợp của các nước Mỹ Latinh, và chính xác hơn Chilie, Diaz

Aljandro (1985) thấy rằng, hậu quả của tự do hóa tài chính Chile là thảm khốc. Như

tháng đầu tiên, sự phá sản ngân hàng có sự lặp lại. Sau những khó khăn nghiêm trọng

được biết đến với hầu hết các ngân hàng quan trọng của đất nước (Banco hoặc Sono)

trong năm 1997, chính phủ xem xét lại tờ khai của mình, và quyết định hỗ trợ điều này

trong sự lo ngại phá sản. Trong nghiên cứu của họ, Brukett và Dot (1991) cho thấy quá

trình tự do hóa tài chính thực hiện trong Chilie đã không cho phép phát triển, cũng như là

tăng trưởng kinh tế.

Như đối với việc tự do hóa thị trường vốn trong nước ra vốn nước ngoài, theo MC

Kinnon, nó dẫn đến sự đánh giá cao của tỷ giá hối đoái mà nói đến hủy bỏ vài tác dụng

có lợi hiếm hoi của chính sách tự do hóa tài chính. Trong trường hợp của Argentina,

Miotti và Plihon (2001), do đó liên tiếp với sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng ngân

14

hàng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không thuận lợi của đất nước và các hành vi đầu cơ

của các ngân hàng sau khi tự do hóa tài chính.

Tình hình kinh tế vĩ mô dẫn đến sự kìm hãm nhanh chóng của lạm phát, rất nhanh

nối lại các khoản tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Cũng như thế, tự do hóa tài chính liên

quan đến một sự gia tăng mạnh mẽ của vốn ngắn hạn mà sẽ được sử dụng trong hoạt

động đầu cơ. Môi trường kinh tế vĩ mô này đặc trưng bởi dự đoán tăng trưởng thuận lợi,

tăng tính thanh khoản và cạnh tranh ngân hàng mạnh mẽ là nguồn gốc của bong bóng đầu

cơ. Các cuộc tấn công đầu cơ và rút vốn ồ ạt sẽ nhanh chóng vào gây phá sản ngân hàng.

Số các định chế tài chính đóng cửa hoặc sáp nhập là 20 trong nửa đầu năm 1995, 28 trong

nửa cuối năm này và 8 trong nửa đầu năm 1996 cho đến khi đạt 86 vào năm 1999.

Ngoài bối cảnh kinh tế vĩ mô, nghiên cứu hành vi ngân hàng cũng vô cùng hữu

ích. Vào lúc bắt đầu của quá trình tự do hóa tài chính, kết quả của nó là tăng cạnh tranh

để tăng thị phần. Hệ thống ngân hàng Argentina là với một cuộc cạnh tranh mãnh liệt, lợi

nhuận cao và tính mỏng của các danh mục đầu tư. Điều này được giải thích bởi sự phát

triển của hoạt động đầu cơ.

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tự do hóa tài chính lên lợi nhuận ngân hàng thường

liên quan đến mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và khủng hoảng ngân hàng. Mối quan

hệ này cũng đi kèm với tầm quan trọng của lợi nhuận ngân hàng thông qua chỉ số rủi ro.

Có một số bài nghiên cứu bàn riêng về mối tương quan này. Fisher và Chenard (1997)

chỉ ra rằng tự do hóa tài chính làm sụt giảm lợi nhuận ngân hàng. Theo hướng này, và bởi

sự tự do hóa lãi suất, dẫn đến kết quả là sự gia tăng chi phí tài chính ngân hàng (có lợi đối

với khách hàng). Tương tự, việc nâng khung tín dụng (tự do hóa lãi suất nợ, tự do hóa tín

dụng) khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Việc

chấp nhận rủi ro này thường đi kèm theo rủi ro vỡ nợ.

Barajas, Steiner và Salazar (1999), trong bài nghiên cứu của họ liên quan tới

trường hợp ở Colombia cho thấy rằng tự do hóa tài chính tác động tới lợi nhuận biên các

ngân hàng trung gian. Nếu tỷ lệ này không được giảm bớt, thì sẽ làm sụt giảm chất lượng

15

tín dụng. Nói cách khác, lợi nhuận ngân hàng tăng là kết quả của tự do hóa lãi suất nợ.

Tuy nhiên, này sẽ chịu tác động tiêu cực bởi chất lượng tín dụng kém.

Choudhry Tanveer Shehzad and Jakob De Haan (2008) điều tra tác động của tự do

hóa tài chính lên khủng hoảng có hệ thống và phi hệ thống của ngân hàng và cho thấy

rằng tự do hóa tài chính làm giảm khả năng khủng hoảng có hệ thống của ngân hàng

trong các thử nghiệm độ nhạy khác nhau thì kết quả cho ra có ý nghĩa mạnh mẽ, tuy

nhiên có một số bằng chứng cho rằng khủng hoảng phi hệ thống của ngân hàng có khả

năng gia tăng sau tự do hóa tài chính.

Các tác giả khác thì tập trung vào những nghiên cứu định lượng mà có thể ảnh

hưởng đến lợi nhuận. Theo hướng đó, các biến kinh tế vĩ mô được đề cập trong mô hình

lợi nhuận ngân hàng. Trong những biến vĩ mô đó, chúng ta chú ý vào lãi suất, tỉ lệ lạm

phát, và tổng sản lượng quốc nội (GDP) (Okpara 2010). Về vấn đề các biến ngân hàng,

chúng ta có đáng kể nhất là tỉ số thanh khoản, quy mô ngân hàng, mức độ rủi ro, tính đầy

đủ trong nguồn vốn.

Afanasieff và cộng sự (2001), bằng cách sử dụng kĩ thuật dữ liệu bảng cho trường

hợp Brazil đã tổng kết rằng các biến kinh tế vĩ mô có tác dụng đáng kể đến lợi nhuận

ngân hàng. Guru và cộng sự (2002), dựa trên dữ liệu của 17 ngân hàng thương mại

Malaysia trong suốt thời gian 1986-1995, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền gửi ngân

hàng như là mức định lượng cho hiệu suất của các định chế này. Demirguç- Kunt. A và

Huizingha (2001), lấy dữ liệu từ ngân hàng 80 nước trong suốt thời 1988-1995, tính toán

cho lợi nhuận ngân hàng. Các biến được giới thiệu trong mô hình liên quan đến đặc tính

ngân hàng, các điều kiện kinh tế vĩ mô, và cấu trúc tài chính.

Các tác giả khác chỉ ra rằng tư do hóa tài chính có tác động tiêu cực đến cấu trúc

tài chính. Họ khẳng định rằng sự mở cửa tài chính tác động mạnh đến sự bất ổn tài chính,

nguy cơ sụp đổ của ngân hàng và sự phá sản cũng như sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế. Ở

mức độ này, Demirguç-Kunt và Detragiache (1998), Fisher and Chenard (1997), nhấn

mạnh sự tồn tại mối tương quan giữa tự do hóa tài chính và nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân

hàng.

16

2.3.1. Trường phái áp chế tài chính

Các tài liệu tự do hóa tài chính bắt nguồn từ những năm đầu thập niên 70, tại thời

điểm xây dựng trường phái áp chế tài chính bởi những người tiên phong Mc Kinnon

(1973) và Shaw (1973). Theo hai tác giả này, tự do hóa tài chính là phương tiện hiệu quả

duy nhất để phát triển các ngân hàng trung gian; bắt đầu tích lũy vốn; và thúc đẩy sự phát

triển tăng trưởng kinh tế của các nước. Nhiều tác giả đưa ra tác hại của việc ngăn chặn tài

chính và bảo vệ những mặt tích cực của tự do hóa tài chính.

Theo Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973) cũng như người ủng hộ khác đã cùng

chia sẻ quan điểm về tác dụng tích cực của tư do hóa tài chính. Trong đó, Kapur (1976) là

một trong những người đầu tiên bổ sung vào bài phân tích của hai tác giả đó bằng việc

hợp nhất nó trong một mô hình năng động. Điều này bộc lộ ra rằng việc gia tăng lãi suất

danh nghĩa có lợi cho việc kích thích tiền gửi hơn là cắt giảm tỉ lệ tăng cung tiền. Hơn

nữa, trình tự đầu tiên này giúp đạt được đồng thời hai mục tiêu: một mặt, cho phép giảm

tỉ lệ lạm phát nhờ giảm cầu tiền tệ; mặt khác, cũng là nguồn gốc của sự kích thích trực

tiếp của tiết kiệm.

Galbis (1977) là người được coi là một trong những người ủng hộ trường phái áp

chế tài chính, đã xây dựng mô hình với hai phần: phần nguyên bản- sản lượng vốn bất

biến và kém; và phần hiện đại – sản lượng vốn ổn định bất biến nhưng cao hơn. Phần đầu

tiên chứng minh khả năng bỏ vốn đầu tư một cách triệt để, trái lại phần thứ hai đảm bảo

việc bỏ vốn đầu tư bằng nguồn tiết kiệm và vay nợ ngân hàng. Hơn nữa, tự do hóa tài

chính thúc đẩy việc tăng lãi suất thực của tiền gửi dẫn đến sự gia tăng năng suất trung

bình của đầu tư, cũng như cho phép thay đổi tiết kiệm từ truyền thống đến hiện đại.

Cuối cùng, từ các mô hình gần đây làm phong phú thêm những đóng góp ban đầu

của Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973). Trong việc này, chủ yếu là công lao của Roubini

và Martin (1992). Mô hình của họ nhằm nghiên cứu hệ quả của tình trạng bất định ngoại

sinh của thị trường tài chính đối với sự tăng trưởng dài hạn. Cũng giống như ý kiến của

Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973), những tác giả khác chỉ trích nó bởi thừa nhận ảnh

hưởng trực tiếp của tự do hóa tài chính đến sự bất ổn tài chính, suy kiệt tình trạng tài

chính ngân hàng, nguy cơ sụp đổ, khủng hoảng và phá sản ngân hàng. Những nghiên cứu

mới gần đây xoay quanh các tác giả của trường phái thuyết cấu trúc.

17

2.3.2. Trường phái thuyết cấu trúc

Trường phái thuyết cấu trúc được xây dựng xung quanh các việc nói đến tranh

chấp phương pháp tiếp cận của Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973). Họ khẳng định rằng

tự do hóa tài chính làm nổi lên những bất ổn tài chính, nguy cơ sụp đổ ngân hàng và phá

sản cũng như sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế. Ở cấp độ này, Demirguç-Kunt và

Detragiache (1998), Fisher và Chenard (1997) nhấn mạnh sự tồn tại của mối quan hệ giữa

tự do hóa tài chính và nguy cơ sụp đổ ngân hàng. Aljandro.C Diaz (1985) trong bài viết

nổi tiếng có tựa đề “Tạm biệt áp chế tài chính, xin chào khủng hoảng tài chính” đã cho

thấy việc quá độ từ trạng thái áp chế tài chính đến trạng thái tự do hóa tài chính làm nổi

lên những bất ổn tài chính và khủng hoảng.

Thật vậy, mặc dù cách tiếp cận của Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973) đã được

điều chỉnh và làm phong phú thêm bởi một số tác giả, nhưng không thể không thông báo

rằng nó có một số vấn đề nhất định cần lưu ý.

Đầu tiên, các lý thuyết về tự do hóa tài chính giả định một mối quan hệ ngày càng

tăng giữa các lãi suất thực và tiết kiệm. Giả định này không tính đến tác động thay thế và

hiệu quả trở lại. Ngược lại, các lý thuyết của áp chế tài chính giả định một mối quan hệ

ngày càng giảm giữa tiết kiệm và lãi suất.

Thứ hai, cách tiếp cận của Mc Kinnon (1973) và Shaw (1973) là thành lập trên giả

định ngầm rằng thị trường tài chính là hoàn hảo, trong khi Stieglitz và Weiss (1981) cho

thấy, thị trường tín dụng thì nguồn thông tin không hoàn hảo. Chính sự thông tin không

hoàn hảo này có thể dẫn đến quá trình chống chọn lọc.

Cuối cùng, Mc Kinnon và Shaw giả định sự tồn tại của một mối quan hệ giữa lĩnh

vực tài chính không chính thức và áp chế tài chính. Ngược lại, Jensen (1989) nhấn mạnh

sự tồn tại của một thị trường tài chính không chính thức không bắt buộc các bằng chứng

cần thiết của áp chế tài chính mà hơn nữa thể hiện một tổ chức cụ thể của sản xuất và tiếp

thị.

2.4. Tự do hóa tài chính và Lợi nhuận ngân hàng

18

2.4.1. Khung lý thuyết

Trong ngắn hạn, theo sau các chương trình tự do hóa tài chính là một mức độ lợi

nhuận ngân hàng cao hơn. Giải thích như sau: sự mở cửa tài chính đã được theo sau bởi

sự tích lũy thanh khoản. Cường độ tài chính này đi lên với việc tự do hóa tài khoản vốn

và lãi suất tín dụng. Trong khi có thanh khoản mạnh, việc đầu tư sẽ được ưa chuộng, từ

nơi một trợ cấp tối ưu các nguồn tài nguyên.

Trong trường hợp không có kiểm soát và giám sát đầy đủ, các ngân hàng bắt đầu

tài trợ cho các dự án rủi ro mà yêu cầu năng suất cao. Lợi nhuận ngân hàng được xem

tăng lên. Sự tự do hóa hoạt động ngân hàng được thúc đẩy bởi tự do hóa tài chính đã làm

tăng cơ hội nhận rủi ro. Các ngân hàng tiếp tục được hướng tài trợ cho các hoạt động có

rủi ro cao. Khách hàng vay vẫn không thể đảm bảo cam kết của họ. Thật vậy, kết quả là

một sự suy giảm của tình hình tài chính của các ngân hàng dẫn đến một sự yếu kém và

thậm chí lợi nhuận ngân hàng âm. Lợi nhuận thấp này kết hợp với hành vi đầu cơ, sự bất

đối xứng thông tin và bất lợi về thể chế bối cảnh kinh tế vĩ mô, tạo nên nguy cơ sụp đổ

của ngân hàng; theo sau đó là phá sản và khủng hoảng ngân hàng.

Chúng ta hãy lấy trường hợp của Argentina, và theo nghiên cứu Miotti và Plihon

(2001), họ chứng minh rằng tự do hóa tài chính ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng.

Theo các tác giả, trước khi rơi vào phá sản, các ngân hàng có được lợi nhuận cao hơn so

với thực lực ngân hàng. Sự chênh lệch lợi nhuận này đến từ những cách mà các ngân

hàng đã làm để phát triển hoạt động đầu cơ. Như chiến lược chấp nhận rủi ro tăng lên, lợi

nhuận ngân hàng được xem xấu đi và các ngân hàng trở nên mong manh hơn.

Nói tóm lại, tự do hóa tài chính ở các nước đang phát triển đi kèm với lợi nhuận

cao của các ngân hàng. Lợi nhuận này được giải thích bởi việc thiếu giám sát và kiểm

soát, dẫn đến cơ hội chấp nhận rủi ro. Chấp nhận rủi ro quá mức, một suy giảm chất

lượng đầu tư và tài trợ xấu là nguồn gốc của sự suy giảm của lợi nhuận ngân hàng, tạo

thành một trong những nguồn bất ổn ngân hàng.

19

2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Theo Hakimi Abdelaziz, Djelassi Mouldi và Hamdi Helmi (2011), bài nghiên

cứu mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng ở Tunisia dựa trên phân

tích dữ liệu bảng của các ngân hàng ở Tunisia, đã cho thấy rằng tự do hóa tài chính vào

lợi nhuận ngân hàng có mối tương quan đáng kể. Tự do hóa tài chính ở Tunisia là khác

với các nước khác trên một số chương trình kế hoạch. Việc tự do hóa có nhịp điệu dần

dần và không triệt để. Do đó nó khác biệt bởi không có sự xuất hiện của các cuộc khủng

hoảng và phá sản ngân hàng như các ví dụ của Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh. Tuy

nhiên theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, tác động của tự do hóa tài chính vào lợi

nhuận ngân hàng chứng minh là tương tự như kết quả thực hiện trên các quốc gia khác.

Tự do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia. Bởi tự do hóa lãi suất

nợ và việc dỡ bỏ khung tín dụng, lợi nhuận ngân hàng xấu đi. Sự tự do hóa này khuyến

khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro hơn bằng cách yêu cầu nâng lãi suất với các dự án

rủi ro cao. Tuy nhiên, nguồn lợi nhuận mạnh mẽ này là ngẫu nhiên và với một xác suất

thành công nhỏ. Điều làm giảm lợi nhuận ngân hàng chính là việc dỡ bỏ khung của tín

dụng. Các khoản tín dụng phân phối cho khách hàng vay "xấu" làm cho các ngân hàng

tốn kém chi phí điều chỉnh, ảnh hưởng đến tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng.

Nihal Bayraktar and Yan Wang (2004) điều tra tác động của các ngân hàng nước

ngoài khi gia nhập vào thị trường ngân hàng trong nước và mối quan hệ này bị tác động

như thế nào bởi tự do hóa tài chính. Nghiên cứu này cho thấy sau khi kiểm soát các biến

kinh tế vĩ mô và nhóm các quốc gia lại với nhau theo trình tự tự do hóa tài chính, các

ngân hàng nước ngoài đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh trong các nước có tự do

hóa tài chính đầu tiên. Ở các nước tự do hóa tài chính, chỉ số lợi nhuận và chi phí có

tương quan âm đến giá cổ phiếu của các ngân hàng nước ngoài.

Arthur E. Wilmarth, Jr (2003) cho rằng tự do hóa tài chính có xu hướng tăng tính

dễ tổn thương lên hệ thống ngân hàng do sự sụp đổ đột ngột của giá trị tài sản trong thị

trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Và theo Gil Mehrez(1999), xác suất

khủng hoảng ngân hàng sẽ cao hơn trong giai đoạn 5 năm sau tự do hóa tài chính, đặc

biệt với các quốc gia có tính minh bạch tài chính kém và thông tin kém hiệu quả.

20

Demerguç-Kunt và Huizingha (2001) đã nghiên cứu tác động của sự phát triển tài

chính lên lợi nhuận ngân hàng. Bằng cách sử dụng dữ liệu ngân hàng của các nước phát

triển và các nước khác trong tiến trình phát triển suốt giai đoạn 1990-1997, nó chỉ ra rằng

sự phát triển tài chính có tác động đáng kể đối với hiệu suất ngân hàng. Chúng cũng dẫn

đến rằng sự phát triển ngân hàng ở mức độ cao có tác động tiêu cực đến hiệu suất ngân

hàng. Kết quả này được giải thích bởi thực tế là sự phát triển này sẽ làm dấy lên sự cạnh

tranh giữa các ngân hàng, điều này sẽ làm giảm hiệu suất ngân hàng. Nhiều tác giả kết

luận rằng sự phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của cấu trúc hệ thống

ngân hàng là tỉ lệ thuận do đó chúng bổ sung lẫn nhau.

2.5. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận

của các ngân hàng ở Việt Nam

2.5.1. Thực trạng quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam

Quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam ngày càng được phát triển

mạnh hơn khi hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các

Hiệp định quan trọng được ký kết là: Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc (năm

1991), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000), Hiệp định bảo hộ và thúc

đẩy đầu tư với Nhật Bản (năm 2003), hiệp định thương mại Việt Nam - Ấn Độ (2008),

hiệp định thương mai Việt Nam – Hàn Quốc (2011)… Quan hệ trên cấp độ đa phương,

khu vực và toàn cầu: từ những năm đầu của thập kỷ 1990, Việt Nam đã nhận thức và chủ

động tự đổi mới nền kinh tế và bắt đầu chuyển hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế. Hành động đầu tiên là Việt Nam ký Hiệp định với Liên minh Châu Âu (EU) vào năm

1995. Điểm mốc hội nhập khu vực có ý nghĩa lớn là gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á (ASEAN) năm 1995 và tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (1996); tháng

3/1996 tham gia diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập,

nhằm thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp Á - Âu.

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Khối hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương (APEC) vào ngày 14/11/1998. Trong những năm gần đây, ASEAN trong đó có

Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đàm phán ký kết các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế

21

toàn diện với 6 đối tác lớn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New

Zealand. Việt Nam cũng đã làm đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, và sau hơn 11 năm

đàm phán, đến ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của

WTO, đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới của Việt Nam.

Theo các cam kết thương mại song phương và đa phương, cho đến nay, hầu hết

các lĩnh vực (thương mại, đầu tư, sản xuất, phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng

khoán...) đã được mở cửa ở các mức độ khác nhau theo các lộ trình cam kết cụ thể. Khu

vực tài chính cũng được mở cửa ở mức độ nhất định với việc cho phép thành lập các

ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài; thị trường chứng khoán cho

phép các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch; thị trường bảo hiểm cũng đã có những bước

mở cửa nhiều hơn. Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế

cùng với cải cách trong nước tạo ra những động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế thể

hiện qua một số điểm như sau: (i) Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội để mở rộng

thị trường và tăng cường xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận

với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ đa dạng. Hoạt động

xuất khẩu đã tạo nên sự gia tăng mạnh mẽ nguồn thu xuất khẩu. (ii) Tăng cường thu hút

vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, tăng cường dự trữ ngoại hối

quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán; (iii) Thông qua môi trường cạnh tranh ngày càng

gay gắt giữa các công ty trong nước với nhau, giữa các công ty trong nước với các công

ty nước ngoài trên thị trường trong nước và quốc tế, tính hiệu quả và sức cạnh tranh của

nền kinh tế ngày càng được nâng cao; (iv) Hình thành tư duy quản lý và chuẩn mực kinh

doanh mới. Việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường, áp dụng nguyên tắc không phân

biệt đối xử, xóa bỏ bao cấp, công khai minh bạch các cơ chế chính sách kinh tế, ... đã

thúc đẩy việc hình thành tư duy mới, các chuẩn mực mới trong quản lý nhà nước, đồng

thời, hướng các doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp

cận thị trường, tạo dựng thương hiệu. Như vậy, Việt Nam đã ngày càng hội nhập sâu rộng

vào kinh tế khu vực và thế giới.

22

2.5.2. Lợi nhuận và tình hình phát triển của các ngân hàng Việt Nam

Hơn 6 năm tham gia vào sân chơi thế giới không chỉ tạo cơ hội cho các ngân hàng

thương mại (NHTM) trong nước tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, đưa năng lực tài chính

của nhiều ngân hàng tăng lên, mà còn tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM nói riêng và các

doanh nghiệp (DN) trong nước nói chung tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát

triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới.

Có thể thấy, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể.

Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định

của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ

khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank.

Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn từ năm 2007-

2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ đồng lên 2.690

nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012.

Việc áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển

khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối,

tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro

trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đưa ra một số tiêu chí bước

đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng...là những kết quả đáng ghi nhận.

Nó không chỉ là sự đòi hỏi khách quan của mỗi NHTM hướng đến sự phát triển ổn

định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng. Để quản lý, giám sát hoạt động

của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì các văn bản luật, cơ chế, chính sách của các

Bộ/Ngành trong thời gian qua hầu như đã phủ kín các hoạt động chính của ngân hàng, tạo

điều kiện cho các NHTM hoạt động.

Tuy nhiên với sự biến đổi phức tạp của kinh tế toàn cầu, cùng với những rủi ro

trong thị trường tại chính, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng có

những biến động đáng kể qua các năm.

Năm 2007

23

Năm 2007 tổng huy động vốn của hệ thống tín dụng tăng đột biến, khoảng 50% so

với năm 2006. Riêng tại Tp.HCM, kỷ lục được xác lập ở mức tăng khoảng 55%; tại Hà

Nội là 36,1 %. Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống cũng đột biến kể từ năm 2004, dự tính

tăng tới 40%; riêng tại Tp.HCM lên tới 51%, tại Hà Nội là khoảng 38,5%. Những con số

trên cho thấy sự sôi động của dòng tiền ra – vào các ngân hàng. Riêng về tốc độ cho vay

lại dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng nóng, chất lượng tín dụng và là một tác động

đẩy lạm phát tăng cao.

Năm 2007, khối ngân hàng cổ phần gặt hái thành công về lợi nhuận. Hầu hết các

thành viên đều vượt xa kế hoạch đặt ra đầu năm. Đây cũng là một cơ sở để cuộc chạy đua

lập ngân hàng mới càng gấp rút. Phía sau những con số lợi nhuận ấn tượng là sự dịch

chuyển thị phần đáng lo ngại đối với khối ngân hàng quốc doanh. Đáng chú ý là kết quả

này có từ một năm khó khăn từ ảnh hưởng của một số chính sách lớn (tăng dự trữ bắt

buộc, hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán…). Ngoài ra, 2007 cũng là năm ấn tượng về

nỗ lực mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm – dịch vụ của khối này.

24

Năm 2008

Nửa đầu năm 2008 gồng mình với khó khăn thanh khoản, lợi nhuận của nhiều

ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây

nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu

năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn,

tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu.

Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín

dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn…, dự

kiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại năm 2008 sẽ không đạt mục tiêu đề ra,

kể cả mục tiêu đã được điều chỉnh.

Năm 2009

Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt

sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự

chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong

năm 2009.

Tuy nhiên, so với các mốc định hướng mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến ở các thời

điểm trong năm, tăng trưởng tín dụng thực tế đã vượt xa. Cụ thể, đầu năm, tăng trưởng

25

tín dụng dự kiến từ 21% - 23%; giữa năm là định hướng không quá 30%; còn theo dự

tính cả năm con số này thực tế có thể lên tới trên 36%, tăng mạnh so với năm 2008 (21%)

và ở mức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.

Tăng trưởng tín dụng cao năm 2009 cũng là một cơ sở để Ngân hàng Nhà nước

xem xét bắt đầu có hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ, cụ thể ở tín hiệu nâng lãi suất

cơ bản, phòng ngừa lạm phát cao có thể trở lại trong năm 2010.

Năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhiều ngân

hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra từ đầu năm. Điều này khiến các thành viên thận

trọng hơn trong việc xác định mục tiêu lợi nhuận năm 2009, cũng như từ bối cảnh vẫn

còn nhiều khó khăn của nền kinh tế.

Đến tháng 11, nhiều thành viên thông báo đã hoàn thành và vượt mục tiêu lợi

nhuận cả năm, nhưng không đột biến. Nhìn chung, lợi nhuận các ngân hàng năm 2009 có

cải thiện và ổn định trở lại so với năm khá đặc biệt 2008. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng

lợi nhuận ngân hàng năm 2009 chia thành hai nửa khá rõ rệt. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận

các ngân hàng tăng mạnh, xuất phát từ tăng trưởng tín dụng cao, nhiều thành viên có

nguồn thu thuận lợi từ xuất khẩu vàng và đặc biệt là khoản hoàn nhập dự phòng trong đầu

tư tài chính theo đà phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nửa cuối năm,

lợi nhuận nhiều thành viên bắt đầu giảm tốc do lãi suất huy động tăng cao, tỷ lệ lãi biên

bị thu hẹp, tăng trưởng tín dụng chậm lại, khó khăn thanh khoản và thị trường chứng

khoán sụt giảm mạnh trong quý 4…Trong cơ cấu lợi nhuận, điểm nổi bật là có sự chuyển

dịch rõ và rộng hơn của nguồn thu từ dịch vụ, thay vì lệ thuộc nguồn thu từ tín dụng. Tại

nhiều thành viên, đặc biệt là các ngân hàng lớn, tỷ trọng thu từ tín dụng đã giảm từ 80%

xuống còn khoảng 70%, 60% trong cơ cấu. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ cũng đã có

nhiều kế hoạch đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ và dịch vụ trong năm 2009.

Năm 2010

Maritme Bank đặc biệt nổi trội trong năm 2009 và đầu năm 2010. Có thời điểm

ngân hàng này đưa ra một tỷ lệ ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lên tới

50% trong năm 2009, trong khi mức bình quân năm của ngành chỉ ở khoảng 20% - 22%.

26

Trước con số “khủng” này, VnEconomy đã từng xin xác minh và dữ liệu tính toán cụ thể,

tuy nhiên Maritime Bank “im lặng”.

Techcombank thì khá quen thuộc ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định, khả năng

bứt phá so với chỉ tiêu cũng như các chỉ số xác định hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng

trong tốp đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng năm 2010 này, liệu

Techcombank có gây chú ý ở chiều ngược lại.

Câu hỏi trên đặt ra bởi gần đây nhiều thông tin trên thị trường đề cập đến việc

Techcombank giảm khá mạnh chỉ tiêu lợi nhuận riêng ngân hàng từ 3.207 tỷ đồng xuống

còn 2.800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong bản cáo bạch công bố đầu tháng 12 này, phục vụ cho kế hoạch

phát hành trái phiếu, chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế vẫn giữ nguyên ban đầu ở con số

3.467 tỷ đồng, sau thuế là 2.600 tỷ đồng (không đề cập riêng ngân hàng). Đáng chú ý là

những chỉ tiêu này được nhấn mạnh ở “mức tối thiểu”.

Câu hỏi về khả năng hoàn thành chỉ tiêu cũng được đặt ra ở một số trường hợp

khác, như với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank), hay Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank)… trong những dòng thông tin cập nhật gần

đây.

Theo những thông tin đó, VietABank là khó đạt được dù đã điều chỉnh giảm chỉ

tiêu từ 498 tỷ đồng xuống khoảng 300 - 350 tỷ đồng; DongA Bank có thể kết quả cuối

cùng khó vượt xa con số 750 tỷ đồng của năm 2009, trong khi chỉ tiêu là 1.100 tỷ đồng.

Năm 2011

Năm 2011, mức lợi nhuận của ngành Ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức trung bình

và thấp hơn năm trước. Lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, trong khi

tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản có 18,55%. Hai chỉ số

quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các tổ chức tín dụng

(TCTD) là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ

sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010: ROA đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, các

chỉ số này của năm 2010 (lần lượt là 1,29% và 14,56%); So sánh 2 chỉ số này của ngành

27

Ngân hàng với 10 ngành khác của nền kinh tế theo thống kê theo phân ngành cấp 1 các

doanh nghiệp niêm yết cho thấy ROE ở mức trung bình (thứ 6/10) và ROA ở mức thấp

nhất. Nhìn rộng hơn ra, hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới, chỉ số

ROE của các ngân hàng khu vực Đông Nam Á là từ 14%-15% và thế giới thường ở mức

17%.

Năm 2012

Năm 2012, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm trong năm nay, thậm chí

có nhiều TCTD kinh doanh thua lỗ. Theo báo cáo tài chính 9 tháng của hơn chục TCTD,

lợi nhuận đã giảm trung bình 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt trong quý 3 có một

số ngân hàng lỗ nặng như ACB, SHB.

Còn theo nguồn tin từ Thanh tra NHNN, trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 20

TCTD kinh doanh thua lỗ. Một số ngân hàng báo lãi, nhưng sau khi thanh tra lại thành lỗ,

âm vốn điều lệ như Navibank, Habubank, TienPhongBank, GP.Bank, WesternBank,

TrustBank.

Tăng trưởng LNST của một số ngân hàng so với cùng kỳ năm ngoái (ĐVT: %)

Năm 2013

Năm 2013, Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, theo số

liệu ước tính năm 2013 của các ngân hàng trên địa bàn, tổng lợi nhuận của các tổ chức tín

dụng đạt được đến ngày 25-12-2013 là 5.459 tỉ đồng, sụt giảm so với mức 6.666 tỉ đồng

năm 2012.

28

Trong năm 2013, có 80 chi nhánh trên tổng số 378 chi nhánh của các tổ chức tín

dụng hoạt động trên địa bàn TPHCM vẫn thua lỗ.

Trong 14 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn, có 10 ngân hàng hiện có tình hình tài

chính lành mạnh, hai ngân hàng yếu kém tiếp tục đặt trong vòng “cần tái cơ cấu”. 8 ngân

hàng đã được phê duyệt đề án tái cấu trúc (cộng với 2 ngân hàng đã được phê duyệt trước

năm 2013 là tổng cộng 10 ngân hàng tại TPHCM đã có đề án tái cấu trúc và đang trong

tiến trình thực hiện).

Một số khuyến nghị về cơ chế chính sách

Một là, nâng cao năng lực thể chế, rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị

trường, tạo môi trường cho hệ thống ngân hàng và DN hoạt động. Cụ thể: khung pháp lý

về thành lập ngân hàng theo hướng tốt nhất; sửa đổi, bổ sung Luật phá sản cho phù hợp

với lộ trình hội nhập; cho phép ngân hàng được phép tịch biên tài sản nếu doanh nghiệp

cố tình chây ì trả nợ; nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự

phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu…

Những văn bản này phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về

lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các NHTM chủ động và tiên liệu được

những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách.

Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc phục

những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng

hoạt động theo luật, không bao cấp cho NHTM, nhưng cũng không nên tạo ra những rủi

ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế

giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi”

đã qui định. Đây là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng

Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả.

Hai là, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đối với các

NHTM cổ phần yếu kém, cần thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại...Ngân hàng nhà

29

nước (NHNN) cần đưa ra những tiêu chí và lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc

(về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch).

Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn Nhà

nước ở mức hợp lý, bằng việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu

tại mỗi ngân hàng lên 30% – 40% – 49% tùy theo qui mô của từng ngân hàng. Giảm sự

can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch

trong kinh doanh, chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng.

Hiện nay, để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trước hết và cần thiết phải giải

quyết triệt để nợ xấu. Xử lý nợ xấu phải trở thành một chương trình hành động Quốc gia,

phải có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của NHNN, sự tham gia

của chính các NHTM. Vừa qua NHTM cơ cấu lại khoản nợ xấu cũng là một biện pháp để

giảm nợ xấu trước mắt. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp được

cơ cấu lại nợ, được tiếp tục vay mới... sau đó lại không trả được nợ ngân hàng, thì nợ xấu

ở những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao.

Vì thế, việc thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) cũng là một trong

những giải pháp cần thiết, nhưng phải nhanh chóng triển khai một cách hiệu quả. Một

vấn khác, đó là quan hệ sở hữu vốn đan xen lẫn nhau, giữa tổ chức tín dụng với các tổng

công ty, tập đoàn kinh tế (sở hữu chéo). Chính điều này không dễ đưa ra được con số

chính xác về nợ xấu của hệ thống. Do đó, phải chỉ ra tận gốc của sở hữu chéo, khoản sở

hữu nào là hợp lý sở hữu nào là không hợp lý, nếu để dễ gây bất ổn hệ thống và có biện

pháp phù hợp mới có khả năng khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Ba là, xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đảm bảo thông tin cung cấp là tin cậy.

Trong hoạt động ngân hàng, không phải mọi thông tin đều có thể công bố công khai.

Nhưng càng minh bạch thông tin, đảm bảo tính cập nhật, độ chuẩn xác, sẽ càng củng cố

được niềm tin của dân cư. Chỉ khi có được hệ thống thông tin minh bạch sẽ giảm bớt

được tin đồn và khi năng lực bên trong của từng ngân hàng được cải tổ theo hướng chất

lượng, uy tín thực sự, thì lòng tin giữa các doanh nghiệp, giữa ngân hàng và doanh

nghiệp sẽ tốt lên.

Như vậy, sau 6 năm tham gia vào “sân chơi toàn cầu” với “luật chơi” khắt khe hơn

và nhiều đối thủ mạnh hơn, bên cạnh những cơ hội, thì hệ thống ngân hàng Việt Nam

30

cũng phải đối mặt với bất ổn kinh tế trong, ngoài nước tác động. Vì vậy đổi mới mạnh mẽ

hệ thống ngân hàng phải được coi là yêu cầu cấp bách hướng tới sự phát triển bền vững.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Tác động của Tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng

Để xem xét tác động tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng ở Việt Nam,

chúng tôi tiếp cận dựa trên bài nghiên cứu của tác giả Hakimi Abdelaziz và cộng sự (2011).

Với việc sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 9 ngân hàng ở Tunisia, họ đã đề xuất

một nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng. Theo đó,

chúng tôi áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng đối với 25 ngân hàng ở Việt Nam trong

giai đoạn từ năm 2006 đến 2012.

Bước đầu tiên, chúng tôi thiết lập mô hình hồi quy dữ liệu bảng Pooled để đo lường

tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng. Đây là mô hình hồi quy mà

trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các không gian, bỏ qua bình

diện không gian, thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ ước lượng hồi quy OLS thông

thường.

Mô hình được thiết lập như sau:

(1)

Trong đó,

ROAi,t = Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng i vào năm t;

ROAi,t-1 = Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng i vào năm t-1;

LIBi,t = Chỉ số tự do hóa tài chính xét cho ngân hàng i vào năm t;

RISKi,t = Rủi ro tín dụng ngân hàng i vào năm t;

LIQi,t = Tỷ lệ khả năng thanh khoản của ngân hàng i vào năm t;

INFi,t = Tỷ lệ lạm phát xét cho ngân hàng i vào năm t;

31

GDPi,t = Tốc độ tăng trưởng GDP/người xét cho ngân hàng i vào năm t;

= Hằng số;

= Hệ số ước lượng

= Sai số

1 Biến ROAi, t-1 được đưa vào mô hình để khắc phục hiện tượng tự tương quan.

Để tính toán được các biến số để đưa vào trong mô hình, chúng tôi sử dụng các

phương cách đo lường sau đây:

Chỉ số tự do hóa tài chính:

Có nhiều nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra tác động trực tiếp của tự do hóa

tài chính lên sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Một số khác cho rằng sự tự do hóa tài

chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Để có thể tính toán được

chỉ số tự do hóa tài chính để đưa vào trong mô hình để xem xét các vấn đề đó là một việc

phức tạp. Nhiều tác giả đã quan tâm đến việc chọn biến tự do hóa tài chính là một biến giả,

mang giá trị 1 đối với thời kì sau tự do hóa và mang giá trị 0 trong giai đoạn trước tự do

hóa. Theo Leaven (2001), để kiểm tra tác động của tự do hóa tài chính đến khủng hoảng

ngân hàng, đã sử dụng chỉ số được tạo ra từ sáu biến. Mỗi biến mang giá trị 0 hoặc 1 và chỉ

số tự do hóa tài chính sẽ mang giá trị giữa 0 và 6. Sáu biến được nêu ra như sau: Sự cắt

giảm kiểm soát lãi suất; sự cắt giảm hàng rào gia nhập; sự cắt giảm dự trữ bắt buộc; sự

cắt giảm sự kiểm soát lãi suất; sự tư nhân hóa; những quy chế đảm bảo an toàn.

Maher và Willianson (1998) đã nghiên cứu về tự do hóa tài chính tác động đến

nền kinh tế của 34 quốc gia công nghiệp trong giai đoạn 1973- 1976. Cả hai tác giả đã giải

thích sự phát triển của tự do hóa tài chính qua sáu biến tài chính như sau: Sự loại bỏ kiểm

soát tín dụng; sự loại bỏ kiểm soát lãi suất; sự cắt giảm hàng rào hội nhập; tự do hóa hoạt

động ngân hàng; tư nhân hóa khu vực ngân hàng; tự do hóa tài khoản vốn.

Theo tác giả Hakimi (2011), chỉ số tự do hóa tài chính được xây dựng trên cơ sở

sáu cải cách của nền kinh tế Tunisia bao gồm: Việc thành lập các công ty đầu tư (CSI); Sự

32

ngăn chặn tỷ lệ thanh khoản (STI); sự bảo hiểm trong hoạt động (REG); tự do hóa lãi suất

tiền gửi (LTC); sự cắt giảm hạn mức tín dụng (LEC), sự tư nhân hóa ngân hàng trung ương

(PRIV).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng chỉ số tự do hóa tài chính trong trường

hợp ở Việt Nam bằng cách xem xét các sự kiện, các chính sách của Nhà nước đã xảy ra và

có tác động đến hệ thống ngân hàng. Do hạn chế trong việc thu thập số liệu thống kê của hệ

thống ngân hàng nên thời gian xem xét các sự kiện, chính sách chỉ kéo dài trong giai đoạn

2006 – 2012, do đó, những chuyển biến trong chính sách mang tính tự do hóa và tác động

mạnh đến hệ thống ngân hàng cũng không có nhiều. Các thay đổi về chính sách được liệt

kê như sau:

Loại bỏ các rào cản hội nhập và sự tư nhân hóa hoạt động ngân hàng

(LIB_1_2007) đã đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Trong đó, Việt

Nam đã kí kết hiệp định cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập các ngân hàng

có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Qua sự kiện này, Việt Nam đã thực hiện một bước tiến

trong quá trình tự do hóa tài chính khi loại bỏ dần các rào cản hội nhập đồng thời tăng

cường sự tư nhân hóa và độc lập trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam.

Sự thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư (LIB_2_2007) tác động trực tiếp đến

sự cạnh tranh của các ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng được khuyến khích cung cấp các

dịch vụ và các điều kiện ưu đãi hơn để giữ thị phần và mức lợi nhuận của nó. Dẫn đến sự

nới lỏng dần các quy định về lãi suất, điều kiện tín dụng của ngân hàng.

Dỡ bỏ dần các rào cản thương mại (LIB_3_2009): Việt Nam ký hiệp định thương

mại tự do (FTA) với Ấn độ, đồng thời hiệp định thương mại dịch vụ (TIS) và hiệp định đầu

tư (IA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực trong khuôn khổ hiệp định thương

mại tự do (FTA) đã ký trước đó. Qua đó từng bước dỡ bỏ các ràn cản thương mại, nới lỏng

hơn những kiểm soát của Nhà nước đối với cán cân tài khoản vốn, tạo cơ hội cho nguồn

vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Dỡ bỏ dần các rào cản đối với luồng vốn luân chuyển FDI (LIB_4_2010) theo lộ

trình hội nhập tiền tệ và tài chính ASEAN (được ký năm 2003), Việt Nam dỡ bỏ dần các

33

rào cản đối với luồng vốn FDI từ năm 2010. Tạo cơ hội khuyến khích đầu tư trực tiếp nước

ngoài, gia tăng cạnh tranh đối với hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng và thị trường tài

chính trong nước nói chung.

Dỡ bỏ dần rào cản đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp (LIB_5_2012) cũng theo lộ

trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN ( ký kết năm 2003), bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam

tiến hành dỡ bỏ dần các rào cản đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp và các luồng vốn khác.

Những cải cách về chính sách ở trên là những thay đổi đáng kể minh chứng cho sự

hội nhập và tư do hóa tài chính của Việt Nam trong giai đoạn gần đây, qua đó chúng ta sẽ

đo lường sự thay đổi của lợi nhuận ngân hàng trước và sau khi tiến hành tự do hóa.

Biến lợi nhuận ngân hàng (ROA)

Biến lợi nhuận ngân hàng được đưa vào mô hình như biến giải thích. Ở trường hợp

của Việt Nam, chúng tôi đo lường lợi nhuận ngân hàng dựa trên tỷ suất sinh lợi trên tổng

tài sản ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.

Biến rủi ro ngân hàng (RISK)

Để giới thiệu biến rủi ro ngân hàng đưa vào trong mô hình, chúng tôi sử dụng chỉ số

được sử dụng bởi Goyeau và Tarazi (1992). Sở dĩ chúng tôi áp dụng chỉ số này ở Việt Nam

bởi vì hiện tại rủi ro tín dụng đang là một trong những rủi ro đáng kể và chiếm đa số trong

rủi ro ngân hàng. Rủi ro tín dụng được đo lường theo công thứ: RISK = Tổng cấp tín dụng

/ Tổng tài sản.

Biến khả năng thanh khoản (LIQ)

Khả năng thanh khoản đo lường cường độ tài chính của mỗi ngân hàng. Giúp cho

việc đánh giá chức khả năng định chế tài chính trung gian của ngân hàng (tập hợp tiền gửi

và phân bổ tín dụng). Bên cạnh đó, biến này cho phép quyết định lượng vốn cho ngân

hàng. Mặt khác, tự do hóa tài chính liên quan đến thặng dư vốn dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Như các phương pháp đo lường khả năng thanh khoản khác, chúng tôi đưa ra công thức:

LIQ = Tổng cấp tín dụng/Tổng tiền gửi.

34

Biến kiểm soát (INF và GDP)

Biến này được giới thiệu bởi Klaus và Chenard (1997) bao gồm tốc độ tăng trưởng

GDP/ người, và tỷ lệ lạm phát nhằm đại diện cho các biến kinh tế vĩ mô. Việc sử dụng các

biến này trong mô hình cũng được đưa ra trong công trình của Ben Naceur và Goaied

(2001).

Sau khi tiến hành hồi quy dữ liệu bảng với mô hình Pooled, chúng tôi tiến hành

kiểm định sự phù hợp của mô hình và kết quả cho thấy sự tương quan trong các biến của

mô hình, đồng thời kết quả chưa thật sự thuyết phục (kết quả được thể hiện trong bảng 1

phần 4 và bảng P1 phần Phụ Lục). Vì thế chúng tôi phát triển mô hình bằng cách ước

lượng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định

(FEM).

Mô hình FEM dùng để xem xét “đặc điểm cá nhân” của từng ngân hàng với giả

định:

Tung độ gốc thay đổi theo từng công ty.

Hệ số độ dốc là hằng số đối với các công ty.

Mô hình REM dùng để xem xét

εi: số hạng sai số ngẫu nhiên với một giá trị trung bình bằng 0 và phương sai bằng .

Các công ty được quan sát có một giá trị trung bình chung đối với tung độ gốc và

bằng β1 và sự khác biệt cá nhân về giá trị tung độ gốc của từng ngân hàng được phản ánh

trong số hạng sai số εi.

Theo đó, chúng tôi tiếp tục hồi quy dữ liệu bảng của mô hình (1) với mô hình tác

động cố định (FEM). Tại đó, hệ số tung độ gốc khác nhau đối với các ngân hàng

nhưng đối với một ngân hàng thì hệ số này cố định theo thời gian. Qua đó, thấy được các

đặc trưng khác nhau của từng ngân hàng. Phương trình được viết lại như sau:

(2)

35

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên (REM), tại đó, hệ số tung độ gốc

khác nhau đối với các ngân hàng khác nhau và trong các khoảng thời gian khác nhau.

(3)

3.2. Mô tả dữ liệu

Để đo lường tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng, chúng

tôi sử dụng dữ liệu về 25 ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính thường niên được

công bố rộng rãi. Ngoài ra, số liệu về tốc độ tăng trường GDP/người, tỷ lệ lạm phát được

tổng hợp từ dữ liệu thống kê của ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Dữ liệu được thu

thập theo năm trong giai đoạn từ 2006 – 2012, là giai đoạn có thị trường chứng khoán bùng

nổ, các ngân hàng lần lượt tiến hành hoạt động phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng

(IPO); đồng thời đây là giai đoạn có nhiều sự kiện minh chứng cho sự hội nhập kinh tế và

tự do hóa tài chính của Việt Nam. Những dữ liệu khác về ngân hàng cũng như nhóm ngành

được tổng hợp từ cophieu68.vn nằm trong thời đoạn trên.

36

4. Kết quả thực nghiệm

4.1. Kết quả ước lượng và các kiểm định

Theo phương pháp nghiên cứu đã nêu, đầu tiên chúng tôi đã ước lượng mô hình

Pooled cho các biến trong phương trình và kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1. Kết quả ước lượng mô hình Pooled

_cons -.0004225 .0037197 -0.11 0.910 -.0077766 .0069315 roa1 .1829151 .0568557 3.22 0.002 .0705083 .295322 gdp .0909175 .0421475 2.16 0.033 .0075898 .1742453 inf -.1065498 .0450622 -2.36 0.019 -.1956403 -.0174594 liq .0009211 .0017719 0.52 0.604 -.0025821 .0044243 risk .0107903 .0025546 4.22 0.000 .0057397 .0158408 lib -.0010205 .0005813 -1.76 0.081 -.0021697 .0001287 roa Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Total .008403272 146 .000057557 Root MSE = .0067 Adj R-squared = 0.2201 Residual .006284533 140 .00004489 R-squared = 0.2521 Model .002118739 6 .000353123 Prob > F = 0.0000 F( 6, 140) = 7.87 Source SS df MS Number of obs = 147

Qua kết quả từ mô hình pooled ta thấy đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê (trừ

LIQ) tuy nhiên do kết quả thống kê lại cho thấy sự tương quan trong dữ liệu của các biến

nên có thể mô hình Pooled không còn phù hợp. Kết quả thống kê sự tương quan được thể

hiện ở phần phụ lục.

Tiếp theo chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình REM, kết quả được thể hiện trong

bảng sau:

37

Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình REM

rho .15859636 (fraction of variance due to u_i) sigma_e .00516572 sigma_u .00224272 _cons .0018417 .0034159 0.54 0.590 -.0048534 .0085368 roa1 .0748827 .0546287 1.37 0.170 -.0321877 .181953 gdp .0928551 .0370454 2.51 0.012 .0202474 .1654628 inf -.1084655 .0396127 -2.74 0.006 -.1861049 -.0308261 liq -.0004206 .0016949 -0.25 0.804 -.0037425 .0029013 risk .0119388 .0024411 4.89 0.000 .0071545 .0167232 lib -.0011866 .0005126 -2.32 0.021 -.0021912 -.000182 roa Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000Random effects u_i ~ Gaussian Wald chi2(6) = 42.79

overall = 0.2304 max = 6 between = 0.2731 avg = 5.9R-sq: within = 0.2411 Obs per group: min = 5

Group variable: bankcode Number of groups = 25Random-effects GLS regression Number of obs = 147

Qua kết quả trên, giá trị kiểm định p – value của thống kê F (0.000 < 5%) cho

thấy mô hình REM phù hợp hơn mô hình Pooled.

Sau đó chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình hồi quy tác động cố định, kết

quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình FEM

F test that all u_i=0: F(24, 116) = 4.98 Prob > F = 0.0000 rho .53652101 (fraction of variance due to u_i) sigma_e .00516572 sigma_u .00555788 _cons .0051845 .0030962 1.67 0.097 -.0009479 .0113169 roa1 -.076203 .0532087 -1.43 0.155 -.1815895 .0291834 gdp .0951863 .0326348 2.92 0.004 .030549 .1598235 inf -.1107161 .0349011 -3.17 0.002 -.1798422 -.0415901 liq -.0024805 .0016385 -1.51 0.133 -.0057257 .0007648 risk .013699 .0023745 5.77 0.000 .0089959 .018402 lib -.0014179 .0004534 -3.13 0.002 -.0023159 -.0005199 roa Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

corr(u_i, Xb) = -0.1307 Prob > F = 0.0000 F(6,116) = 8.10

overall = 0.1267 max = 6 between = 0.0042 avg = 5.9R-sq: within = 0.2952 Obs per group: min = 5

Group variable: bankcode Number of groups = 25Fixed-effects (within) regression Number of obs = 147

38

Bảng 3.3 cho thấy mô hình FEM khá phù hợp và đa số các biến đều có ý nghĩa thống

kê. Để có thể lựa chọn được mô hình phù hợp nhất để tiến hành phân tích, chúng tôi đã sử

dụng kiểm định Hausman để kiểm định sự phù hợp giữa mô hình REM và FEM, kết quả

kiểm định được thể hiện ở bảng P2 (phần phụ lục). Kết quả cho thấy mô hình REM phù

hợp. Do đó, chúng tôi sử dụng mô hình REM là mô hình cuối cùng để phân tích và ước

lượng cho mục tiêu tiếp theo.

4.2. Phân tích kết quả

Thông qua kết quả được thể hiện ở bảng 2, chúng ta có thể thấy một cách tổng quan

mối tương quan của các biến độc lập đưa vào mô hình đến biến phụ thuộc ROA. Sau đây

chúng ta sẽ cùng phân tích các kết quả đạt được.

Đầu tiên đối với các biến có tương quan dương với ROA, chúng ta có thể thấy các

biến LIQ và ROA có tương quan dương và nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này có

thể được hiểu là trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp của bài nghiên cứu này, chúng tôi chưa

thể đưa ra kết luận thuyết phục về tương quan giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận

ngân hàng bởi vì còn nhiều những yếu tố khác chưa được liệt kê ở đây tác động đến mối

tương quan này. Ngoài ra, đưa biến tốc độ tăng trưởng GDP vào mô hình, chúng ta thấy

được mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Thật vậy, khi nền kinh

tế tăng trưởng, thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng, các cá nhân và hộ gia đình có

xu hướng gia tăng tiết kiệm , do đó hoạt động ngân hàng sẽ tốt hơn do các doanh nghiệp,

các cá nhân có nhiều tiền hơn gửi vào ngân hàng cũng như có nhiều hơn các dự án tốt hơn,

giúp cho các khoản cấp tín dụng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với

kết quả của tác giả Hakimi khi bài của nghiên cứu của tác giả đưa ra mối tương quan âm và

có ý nghĩa thống kê của tốc độ tăng trưởng GDP/người và ROA. Bên cạnh đó, biến RISK

đại diện cho rủi ro của ngân hàng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với biến

ROA, qua đó một sự gia tăng trong rủi ro hoạt động, mà trong đó rủi ro tín dụng chiếm một

phần quan trọng, sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Thoạt nhìn điều này có vẻ trái

ngược, tuy nhiên nếu xét ở trường hợp này ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phù hợp. Đó là

trong công thức RISK = tổng mức cấp tín dụng/ tổng tài sản, rủi ro ở đây là chưa nhận thấy

39

chính xác, giả sử nếu ngân hàng có các điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ, các khoản cấp tín

dụng được tài trợ cho các dự án tốt, mang lại tỷ suất sinh lợi cao thì sự gia tăng rủi ro lại

làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng; còn trường hợp ngược lại, nếu ngân hàng không có các

điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng là nợ xấu, chiếm tỷ trọng lớn thì một

điều tất yếu sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Tiếp theo, chúng ta xem xét các biến có tương quan âm đến biến ROA. Chúng ta có

thể thấy rằng biến ROA và LIB có tương quan âm (-0.0011) và có ý nghĩa thống kê tại mức

ý nghĩa 5%. Điều này chứng tỏ rằng tự do hóa tài chính tác động làm giảm lợi nhuận của

các ngân hàng. Kết luận này giống với kết quả trong bài nghiên cứu của tác giả Hakimi

Abdelaziz (2011). Để giải thích mối quan hệ này trong thực tiễn, chúng ta quay lại với các

sự kiện, cải cách xây dựng nên biến LIB (tự do hóa tài chính). Chúng ta thấy rằng với các

sự kiện Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế, tài chính dẫn đến tự do hóa tài chính đã làm

gia tăng cơ hội cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam, trong đó, các

ngân hàng nước ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng

trong nước. Đồng thời, với việc thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư làm gia tăng khả

năng cạnh tranh đối với ngân hàng, các sản phẩm trên thị trường tài chính ngày càng đa

dạng, khiến cho ngân hàng không còn giữ vai trò độc quyền như trước đây, nếu không có

những thay đổi, cải cách hoạt động để thích nghi với tự do hóa tài chính, tăng cường khả

năng cạnh tranh trên thị trường thì các ngân hàng sẽ gặp phải sự sụt giảm trong lợi nhuận

của mình, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng như các nghiên cứu ở

các quốc gia khác đã đề cập trong phần tổng quan. Ngoài ra, chúng xem xét mối tương

quan âm và có ý nghĩa thống kê của INF và ROA, điều này giống với kết luận của tác giả

Hakimi; trong khi một số nghiên cứu khác trước đây cho rằng mối tương quan dương giữ

lạm phát và lợi nhuận ngân hàng. Mặc dù kết quả có khác nhau giữa các bài nghiên cứu,

nhưng mỗi trường hợp đều có cách giải thích hợp lý. Cụ thể, khi lạm phát cao hơn sẽ dẫn

đến lãi suất ngân hàng cao hơn và tất nhiên có khả năng làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng,

điều này đúng khi ngân hàng có thể dự đoán trước được tình hình lạm phát, đề ra mức lãi

suất hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhưng đối với trường hợp ngược

lại, nếu lạm phát tăng cao nhưng không được dự đoán trước và ngân hàng không điều

40

chỉnh kịp thời lãi suất của nó, một điều tất yếu là lãi suất của ngân hàng không bù đắp được

sự tăng lên trong lạm phát, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

4.3. Tự do hóa tài chính tác động đến lợi nhuân ngân hàng có thị phần

khác nhau

Như phần trên, chúng tôi đã đo lường tác động tổng hợp của tự do hóa tài chính lên

lợi nhuận của ngân hàng ở Việt Nam, tuy nhiên để có thể nhìn nhận một cách đầy đủ và

toàn diện hơn về các mối quan hệ xung quanh vấn đề trọng tâm này, chúng tôi bổ sung

làm rõ cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai. Chúng tôi sử dụng thêm một biến giả, liên quan

đến lợi nhuận ngân hàng có phân chia thành hai nhóm bao gồm nhóm có thị phần thấp và

nhóm có thị phần cao. Những nhóm có thị phần cao thì mang giá trị 1 là nhóm có doanh

thu lớn hơn trung bình của ngành, ngược lại nếu nhóm có thị phần thấp thì mang giá trị 0

tương ứng với các ngân hàng có doanh thu nhỏ hơn doanh thu bình quân ngành. Mô hình

của chúng tôi được thể hiện như sau:

(4)

Trong đó, biến LIB*TP là biến đại diện cho tác động của tự do hóa tài chính có xét

đến yếu tố ngân hàng có thị phần lớn và nhỏ.

Sau khi chạy mô hình hồi quy đã được lựa chọn, chúng tôi nhận thấy kết quả được thể

hiện qua bảng sau:

41

Bảng 4. Bảng kết quả ước lượng REM có xét yếu tố thị phần

rho .15499175 (fraction of variance due to u_i) sigma_e .00534497 sigma_u .00228912 _cons .000505 .0032994 0.15 0.878 -.0059616 .0069717 libxTP -.0008137 .000376 -2.16 0.030 -.0015508 -.0000767 roa1 .0769059 .0548612 1.40 0.161 -.0306201 .1844318 gdp .0559118 .0335745 1.67 0.096 -.0098929 .1217165 inf -.0675603 .0352061 -1.92 0.055 -.136563 .0014423 risk .0114419 .0024552 4.66 0.000 .0066298 .0162539 liq .0000943 .0017098 0.06 0.956 -.0032569 .0034454 roa Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000Random effects u_i ~ Gaussian Wald chi2(6) = 41.98

overall = 0.2468 max = 6 between = 0.3354 avg = 5.9R-sq: within = 0.2005 Obs per group: min = 5

Group variable: bankcode Number of groups = 25Random-effects GLS regression Number of obs = 147

Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy một cách dễ dàng rằng biến LIB x TP

(biến tự do hóa tài chính xét điều kiện thị phần) có hệ số âm (-0.0008) và có ý nghĩa thống

kê, qua đó cho thấy tự do hóa tài chính tác động làm giảm lợi nhuận các ngân hàng có thị

phần lớn mạnh hơn so với các ngân hàng có thị phần nhỏ. Giải thích được đưa ra là do các

ngân hàng lớn với các nguồn huy động vốn lớn và nếu trong thị trường tài chính có sự gia

tăng về cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài cũng như các công ty đầu tư khác thì việc

giữ chân khách hàng cùng với những nguồn huy động vốn lớn này sẽ vô cùng khó khăn,

kéo theo lợi nhuận của ngân hàng có thị phần lớn sẽ bị giảm và gặp nguy cơ rủi ro nhiều

hơn. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ, với nguồn huy động vốn nhỏ và ổn định sẽ dễ dàng

trong việc thích nghi với những thay đổi khi có sự tự do hóa tài chính.

42

5. Kết luận

Tự do hóa tài chính là một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trong thời buổi hội nhập

và Việt Nam cũng là một trong số đó. Tự do hóa tài chính ở Việt Nam có sự khác biệt so với

các quốc gia khác tuy nhiên tác động của nó đến nền kinh tế hay cụ thể trong bài nghiên cứu

này giống với đa số các bài nghiên cứu khác. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 25 ngân

hàng của Việt Nam, chúng tôi đã đo lường tác động của tự do hóa tài chính đến lợi nhuận

ngân hàng thông qua mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM. Kết quả đạt được là sự tự

do hóa tài chính làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Điều này đã được giải thích như trong phần

kết quả đạt được, tự do hóa xảy ra làm gia tăng cạnh tranh đối với lĩnh vực ngân hàng, những

rủi ro xuất hiện khi tự do hóa lãi suất, nới lỏng dần các quy định về tín dụng sẽ làm gia tăng

nguy cơ khủng hoảng cho ngân hàng. Bài nghiên cứu còn cho thấy mối tương quan giữa các

biến kinh tế vĩ mô và lợi nhuận ngân hàng trong bối cảnh tự do hóa tài chính, cụ thể là tỷ lệ

lạm phát có tương quan âm còn tốc độc tăng trưởng GDP/người thì có tương quan dương.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chứng tỏ rằng các ngân hàng có thị phần lớn thì bị tác động hơn

mạnh hơn so với các ngân hàng nhỏ khi có tự do hóa tài chính. Đây là một dấu hiệu cho thấy

các ngân hàng lớn nên có các biện pháp dài hạn hơn để có thể thích nghi với mô trường cạnh

tranh gay gắt và duy trì thị phần của mình.

43

Phụ lục

Bảng P1: Kết quả thống kê tương quan giữa các biến

lib -0.1884* -0.0347 -0.0120 0.0925 0.1029 -0.1414 1.0000 roa1 0.2937* 0.0813 0.0997 0.0228 0.0199 1.0000 gdp -0.0776 -0.0055 0.0037 0.9743* 1.0000 inf -0.1013 0.0204 0.0238 1.0000 risk 0.2932* 0.5045* 1.0000 liq 0.1648* 1.0000 roa 1.0000 roa liq risk inf gdp roa1 lib

Ghi chú: (*) Các biến có tương quan với nhau với giá trị p – value là 5%.

Bảng P2: Kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM

Prob>chi2 = 0.0000 = 582.14 chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg roa1 .0748827 -.076203 .1510857 .0123749 gdp .0928551 .0951863 -.0023312 .017531 inf -.1084655 -.1107161 .0022506 .018737 liq -.0004206 -.0024805 .0020599 .0004335 risk .0119388 .013699 -.0017601 .0005659 lib -.0011866 -.0014179 .0002313 .0002391 random fixed Difference S.E. (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Coefficients

. hausman random fixed

Với giá trị P-value < 5% chúng ta không thể chấp nhận giả thiết Ho. Qua đó chứng tỏ

rằng, trong trường hợp bài nghiên cứu này, mô hình phù hợp để đo lường tác động của tự

do hóa tài chính đến lợi nhuận ngân hàng là mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu

nhiên (REM).

44

Bảng P3: Chỉ số tự hóa tài chính (LIB)

Năm LIB_1_2007 LIB_2_2008 LIB_3_2009 LIB_4_2010 LIB_5_2012 LIB

2006 0 0 0 0 0 0

2007 1 1 0 0 0 2

2008 1 1 0 0 0 2

2009 1 1 1 0 0 3

2010 1 1 1 1 0 4

2011 1 1 1 1 0 4

2012 1 1 1 1 1 5

Chú thích: Chỉ số tóm tắt mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam. Được đo lường từ các cải

cách về chính sách đã thực thi của Nhà nước (LIB mang giá trị từ 0 – 5). Trong đó:

- Loại bỏ các rào cản hội nhập và sự tư nhân hóa hoạt động ngân hàng (LIB_1_2007)

- Sự thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư (LIB_2_2008)

- Dỡ bỏ dần các rào cản thương mại (LIB_3_2009)

- Dỡ bỏ dần các rào cản đối với luồng vốn luân chuyển FDI (LIB_4_2010)

- Dỡ bỏ dần rào cản đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp (LIB_5_2012)

45

Bảng P4. Danh sách 25 ngân hàng được thu thập số liệu

STT Tên giao

dịch Tên ngân hàng

1 BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

2 Dong A bank Ngân hàng TMCP Đông Á

3 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

4 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

5 Viettinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

6 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

7 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội

8 ABBank Ngân hàng TMCP An Bình

9 Oceanbank Ngân hàng TMCP Đại Dương

10 Seabank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

11 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn

12 VietA Ngân hàng TMCP Việt Á

13 Phương Nam Ngân hàng TMCP Phương Nam

14 Nam A Ngân hàng TMCP Nam Á

15 Kiên Long Ngân hàng TMCP Kiên Long

16 EXIM Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

17 HD Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh

18 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

19 Mekong Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông

20 GD Ngân hàng TMCP Gia Định

21 Habubank Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội

22 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông

23 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

24 MHB Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

25 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

46

Tài liệu Tham khảo

Hakimi Abdelaziz, Djelassi Mouldi, Hamdi Helmi- “Financial Liberalization and

Banking Profitability: A Panel Data Analysis for Tunisian Banks”, International Journal

of Economics and Financial Issues, Vol. 1, No. 2, 2011, pp.19-32.

Elena Cubillasa, Francisco González- “Financial liberalization and bank risk-

taking: International evidence”, Journal of Financial Stability 11 (2014) 32–48.

Wade D. Cook, Moez Hababou và Gordon S. Roberts- “Financial Liberalization

and Efficiency in Tunisian Banking Industry: DEA Tests”.

Demirgüç-Kunt A., Huizinga, H. (1999)- “Determinants of commercial bank

interest margins and profitability some international evidence”. World Bank Economic

Review, vol.14, n° 2, pp.379-408.

Demirgüç-Kunt. A., Detragiache, E. (1998), “Financial liberalization and financial

fragility”. World Bank and research department of IMF.

“Financial Liberalization and Capital Structure Dynamics in developing countries:

Evidence from Emerging Markets of South East Asia”

NCS. Bùi Thị Thanh Tình; TS. Lê Ngọc Lân- “Đặc Điểm Chủ Yếu Của Tiến

Trình Tự Do Hóa Tài Chính Trên Thế Giới”

Bùi Thị Thanh Tình (2013) - “Tự Do Hóa Tài Chính Ở Việt Nam: Thực Trạng Và

Giải Pháp”, Luận án Tiến Sỹ kinh tế.

Nguyễn Thị Dũng (2001) "Hoàn thiện chính sách lãi suất và cơ chế lãi suất trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án Tiến Sỹ kinh tế.

Berger, A.N., Klapper, L., Turk-Ariss, R. (2009), “Bank competition and financial

stability”, Journal of Financial Services Research 35 (2), 99–118.

Allen L. và Rai A. (1996) - “Operational Efficiency in Banking: an International

Comparison”, Journal of Banking and Finance. 20:655-672.

Berger A. N. và Humphrey D. B. (1997), “Efficiency of Financial Institutions:

International Survey and Directions for Future Research”, European Journal of

Operational Research 98:175-212.

Agoraki, M.-E., Delis, M., Pasiouras, F. (2011) - “Regulations, competition and

bank risk-taking in transition countries”, Journal of Financial Stability 7 (1), 38–48.

47

Boyd, J., De Nicolò, G., Jalal, A., (2006) - “Bank risk-taking and competition

revisited: new theory and new evidence”, IMF Working Paper WP/06/297.

InternationalMonetary Fund, Washington.

Fisher K., Chenard, M. (1997) - “Financial liberalization causes banking system

fragility”. Working paper series n°97 – 1.

Barajas, A., R. Steiner, N. Salazar. (1999), “Interest spreads in banking in

Colombia 1974- 96”. IMF Staff Papers, Vol. 46: 196-224.

Shaw, E. S. (1973), “Financial deepening in economic activity”. Oxford

University Press, New York

Mc Kinnon, RI, (1973), “Money and capital in economic development. The

brooking institution” (1973).

Kaminsky, G., Reinhart, C. (1999), “The twin crises: The causes of banking and

balance of payments problems”. American Economic Review 89 (3).

Fray, M. J. (1997), “In favour of financial liberalization”. Economic journal, 107

pp 754 – 770.

Galbis, V. (1977), “Financial Intermediation and Economic Growth in Less-

Developed Countries: A theorical Approach”. Journal of Development Studies, vol 13,

n°2, pp 58-72

Gil, M. Kaufman, D. (1999), “Transparency liberalization and financial crises”.

World Bank, policy research working paper n° 2286.