M Ô N: SINH H Ð& IWKLJ [P 02 trang) (Th KJ LDRÿ...

15
- 1 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LK NĂM HC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC (Đề thi gồm 02 trang) (Thời gian l àm bài 180 phút, không kể giao đề) Ngày thi: 24/10/2013 Câu 1. (1,5 điểm) a. Hãy phân biệt túi vận chuyển, lizôxôm, perôxixôm và không bào. b. Mô tả cấu trúc và chức năng ribôxôm của tế bào nhân sơ. Câu 2. (1,5 điểm) a. Vi khuẩn thật khác vi khuẩn cổ ở điểm nào? b. Tại sao vi khuẩn cần tạo nội bào tử? Đây có phải là hình thức sinh sản không? Câu 3. (2,0 điểm) a. Kể tên các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn các bon thì vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hoá dị dưỡng như thế nào? b. Mỗi vi sinh vật thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng, nhưng tại sao nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh? Câu 4. (2,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu không liên tục, bắt đầu từ 5 tế bào với thời gian tiềm phát là 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành theo lý thuy ết (kể từ khi bắt đầu nuôi cấy) trong các trường hợp: sau 1 giờ; sau 4 giờ; sau 4 giờ nếu một trong 5 tế bào ban đầu bị chết. Câu 5. (2,0 điểm) a. Để phân biệt một cây C 3 và cây C 4 , người ta tiến hành một trong hai thí nghiệm sau: - Để hai cây vào một chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục (1). - Trồng cả hai cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ ôxi (2). Hãy giải thích nguy ên tắc của từng thí nghiệm. b. Người ta chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá trên cây, rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với iốt. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào? Câu 6. (2,0 điểm) Trình bày những vấn đề liên quan đến quá trình biến đổi nitơ trong cây: a. Các nguồn nitơ cho cây. b. Quá trình khử nitrat. c. Quá trình hình thành axit amin. Câu 7. (2,0 điểm) Về nhóm chất điều hoà sinh trưởng auxin: a. Giải thích tại sao trong phân tử của các chất thuộc nhóm này luôn có chứa nitơ? b. Cho ví dụ cụ thể để giải thích: tác dụng kích thích hay kìm hãm của nhóm auxin phụ thuộc vào nồng độ. c. Minh hoạ cụ thể tác dụng của auxin đối với sự sinh trưởng của tế bào. d. Trình bày một thí nghiệm về ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin.

Transcript of M Ô N: SINH H Ð& IWKLJ [P 02 trang) (Th KJ LDRÿ...

- 1 -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC (Đề thi gồm 02 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) Ngày thi: 24/10/2013 Câu 1. (1,5 điểm) a. Hãy phân biệt túi vận chuyển, lizôxôm, perôxixôm và không bào. b. Mô tả cấu trúc và chức năng ribôxôm của tế bào nhân sơ. Câu 2. (1,5 điểm) a. Vi khuẩn thật khác vi khuẩn cổ ở điểm nào? b. Tại sao vi khuẩn cần tạo nội bào tử? Đây có phải là hình thức sinh sản không? Câu 3. (2,0 điểm)

a. Kể tên các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn các bon thì vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hoá dị dưỡng như thế nào?

b. Mỗi vi sinh vật thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng, nhưng tại sao nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh? Câu 4. (2,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu không liên tục, bắt đầu từ 5 tế bào với thời gian tiềm phát là 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành theo lý thuyết (kể từ khi bắt đầu nuôi cấy) trong các trường hợp: sau 1 giờ; sau 4 giờ; sau 4 giờ nếu một trong 5 tế bào ban đầu bị chết. Câu 5. (2,0 điểm) a. Để phân biệt một cây C3

và cây C4, người ta tiến hành một trong hai thí nghiệm sau: - Để hai cây vào một chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục (1). - Trồng cả hai cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ ôxi (2). Hãy giải thích nguyên tắc của từng thí nghiệm. b. Người ta chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu xanh tím vào các lá trên cây, rồi so sánh số lượng tinh bột hình thành bằng cách nhuộm màu với iốt. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào? Câu 6. (2,0 điểm)

Trình bày những vấn đề liên quan đến quá trình biến đổi nitơ trong cây: a. Các nguồn nitơ cho cây. b. Quá trình khử nitrat. c. Quá trình hình thành axit amin.

Câu 7. (2,0 điểm) Về nhóm chất điều hoà sinh trưởng auxin: a. Giải thích tại sao trong phân tử của các chất thuộc nhóm này luôn có chứa nitơ? b. Cho ví dụ cụ thể để giải thích: tác dụng kích thích hay kìm hãm của nhóm auxin phụ thuộc vào nồng độ. c. Minh hoạ cụ thể tác dụng của auxin đối với sự sinh trưởng của tế bào. d. Trình bày một thí nghiệm về ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin.

- 2 -

Câu 8. (2,0 điểm) a. Chức năng của ống khí ở sâu bọ (Chân khớp) và ống khí ở phổi chim giống nhau hay khác nhau? b. Tại sao những người sống trên núi cao, số lượng hồng cầu trong máu lại tăng? Câu 9. (2,0 điểm) a. Đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin? b. Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. Câu 10. (2,0 điểm)

a. Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích.

b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin trong thành phần thức ăn nhưng lại không phân giải prôtêin của chính cơ quan tiêu hoá đó? Câu 11. (1,0 điểm) Trình bày cơ chế điều hoà đường huyết của các hoocmôn tuyến tuỵ. -------------- HẾT --------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh……………………….............……………… Số báo danh…………....

1

CÂU,

Ý NỘI DUNG ĐIỂM

1 1,5 a

- Túi vận chuyển đưa các chất đi khắp tế bào. - Lizôxôm chứa enzim thuỷ phân phân giải các thể lạ hoặc các chất cần cho tái chế. - Perôxixôm chứa nhiều enzim dùng để giải độc các chất như alcol và tạo catalaza để trung hoà hidroperôxit. - Không bào là bào quan dự trữ một số chất cho tế bào, có thể tham gia vào việc chứa và tiêu hoá thức ăn ở một số loại tế bào.

0,25 0,25

0,25

0,25

b

- Là bào quan 70S gồm 2 đơn vị nhỏ là 50S và 30S, được cấu tạo từ rARN và prôtêin, có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực. - Chức năng: tham gia tổng hợp prôtêin

0,25

0,25 2 1,5

a

Vi khuẩn cổ Vi khuẩn thật - Không có peptidôglican. - Axít amin mở đầu trong dịch mã là metionin. - Màng sinh chất không chứa axit béo mà chứa cacbohidrat nối với glixêrol bằng liên kết ête.

- Có peptidôglican. - Formil – metionin. - Axít béo nối với glixêrol bằng liên kết este

0,25 0,25

0,5

b - Vi khuẩn tạo nội bào tử để vượt qua các điều kiện môi trường bất lợi, chúng khó bị tiêu diệt. - Đây không phải là hình thức sinh sản vì mỗi tế bào chỉ tạo một nội bào tử.

0,25

0,25

3 2,0 a - Có 4 kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự

dưỡng và hoá dị dưỡng. - Sự khác nhau giữa vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hoá dị dưỡng: Đặc điểm so sánh VSV quang tự dưỡng VSV hoá dị dưỡng + Nguồn năng lượng: Ánh sáng Hoá học + Nguồn cacbon: CO2 Chất hữu cơ + Tính chất của quá trình: Đồng hoá Dị hoá

0,5

0,5

b - Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như không thay đổi, vì iôn H+ rất khó thấm qua màng phôtpholipit của màng sinh chất. - VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như trung tính. - Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH môi trường.

0,25

0,5

0,25 4 2,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QG NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN: SINH HỌC

Ngày thi: 24/10/2013

2

- Sau 1 giờ: số lượng tế bào là 5 vì còn ở pha tiềm phát. - Sau 4 giờ: tế bào mới phân chia được 3 giờ hay 180 phút (9 thế hệ: 29). Áp dụng công thức N = N0 x 2n, ta có số tế bào sinh ra là 5 x 29 = 2560. - Sau 4 giờ khi có một tế bào ban đầu bị chết: Tương tự ta có số tế bào tạo thành là 4 x 29 = 2048.

0,5 1,0

0,5

5 2,0 a - Ở thí nghiệm (1): Dựa vào nguyên tắc điểm bù CO2 của cây C3

luôn cao hơn cây C4. Do đó khi cả hai cây cùng quang hợp thì nồng độ CO2 trong bình kín giảm nhanh, cây nào ngừng quang hợp trước sẽ là cây C3. - Ở thí nghiệm (2): Dựa vào nguyên tắc là chỉ có thực vật C3 mới có hô hấp sáng, mà hô hấp sáng thì xẩy ra ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, nồng độ CO2 thấp, nống độ O2 cao. Do đó khi tăng nồng độ O2, cây nào có hô hấp sáng là cây C3.

0,5

0,5

b - Thí nghiệm nhằm chứng minh ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng lên quang hợp, cụ thể là chứng minh ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím. - Kết quả thí nghiệm: những lá cây có chiếu ánh sáng đỏ sẽ tổng hợp được tinh bột nhiều hơn lá cây chiếu ánh sáng xanh tím.

0,5

0,5

6 2,0 a + Các nguồn nitơ cho cây:

- Nguồn vật lí. - Nguồn cố định nitơ khí quyển. - Nguồn phân giải bởi VSV đất. - Nguồn phân bón.

0,5

b + Quá trình khử nitrat: NO3- → NO2

- → NH4+:

- NO3- + NAD (P)H + H+ +2e- → NO2

- + NAD(P)+ + H2O - NO2

- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O

0,5

c + Quá trình hình thành axit amin: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axít (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axít này có thêm gốc NH2

+ để thành các axít amin. - Axít pyruvíc + NH3

+ + 2H+ → Alanin + H2O - Axít α xêtôglutaric + NH3 + 2H+ → Axit glutamic + H2O - Axit fumaric + NH3 → Axit aspactic - Axit ôxalôaxêtic + NH3 + 2H+ → Axit aspactic + H2O

0,25

0,25 0,25 0,25

7 2,0 a + Luôn chứa nhóm nitơ:

Vì auxin được tổng hợp từ triptophan – một axit amin nên trong phân tử có nitơ. 0,5

b + Chất 2,4D là một chất thuộc nhóm auxin. - Nếu pha ở nồng độ thấp thì sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng, giúp ra rễ, đậu hoa, đậu quả. - Nếu ở nồng độ cao thì là chất kìm hãm sinh trưởng, là chất diệt cỏ, làm rụng lá..

0,5

c + Đối với sự sinh trưởng của tế bào: - Auxin kích thích sự sinh trưởng của tế bào theo chiều ngang, thông qua enzim auxin – oxidaza, phá vỡ các liên kết hidrô giũa các bó xellulozơ làm cho thành tế bào có thể dài ra, phồng lên.

0,5

d + Lấy các mầm hạt (hạt đậu) chỉ có một mầm chính, ngắt mầm chính này đến sát lá 0,5

3

mầm, sau một thời gian, hai mầm bên sẽ xuất hiện. Hoặc ngắt ngọn cây, sau một thời gian cây sẽ có nhiều nhánh; Ngắt ngọn cây đu đủ, sẽ được 2-3 ngọn mới.

8 2,0 a

- Ống khí của sâu bọ chỉ là đường dẫn khí tương ứng với khí quản và phế quản ở chim. Không khí được ống khí dẫn vào tới tận các tế bào và trao đổi trực tiếp với các tế bào của cơ thể. - Sự lưu thông khí qua các ống khí tới tế bào để trao đổi O2 với các tế bào và nhận CO2 từ các tế bào theo ống khí thoát ra môi trường ngoài qua các lỗ thở là nhờ sự co giãn của cơ ở phần bụng. - Trong khi đó các ống khí trong phổi chim chính là bề mặt trao đổi khí, mà sự trao đổi khí qua bề mặt này là nhờ sự co giãn của các cơ thở với sự tham gia của các túi khí.

0,5

0,25

0,25

b - Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 dưới dạng kết hợp với Hb. Nhưng khả năng kết hợp để vận chuyển O2 từ phổi đến các tế bào cơ thể lại phụ thuộc vào áp suất tưng phần của O2 (PO2). Nếu áp suất từng phần thấp thì khả năng kết hợp với O2 của Hb kém. - Người sống trên núi cao, không khí loãng nên PO2 thấp, khả năng kết hợp của O2 với Hb kém, nếu hồng cầu giữ nguyên như ở đồng bằng sẽ không vận chuyển đủ O2 cần thiết cho hoạt động của cơ thể. - Gan và thận hoạt động mạnh, cần O2 lớn nên phản ứng bằng cách tiết ra hoocmôn erythropoietin thúc đẩy tuỷ xương tăng sinh hồng cầu đáp ứng nhu cầu mới của con người lên sống trên vùng núi cao có PO2 thấp. Đây là phản ứng thích nghi.

0,25

0,25

0,5

9 2,0 a - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.

- Bản thân xung thần kinh (điện thế hoạt động) không chạy trê sợi thần kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng này và làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo. Và cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc theo sợi dây thần kinh. - Nơi điện thế hoạt động vừa sinh ra, màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không tiếp nhận kích thích. Do vậy xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều và không bao giờ trở lại nơi đã đi qua. - Nếu kích thích ở giữa sợi thì xung thần kinh đi theo cả hai chiều kể từ điểm xuất phát.

0,25

0,25

0,25

0,25

b + Các phản xạ vận động (PXVĐ) là các hoạt động có ý thức. Còn các phản xạ sinh dưỡng (PXSD) là các hoạt động không có ý thức – không theo ý muốn. + Cung PXVĐ và cung PXSD đều có cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, bộ phận trung ương, nơron li tâm và cơ quan đáp ứng. Song khác nhau ở chỗ: - Đường dẫn truyền li tâm ở PXVĐ chỉ có một nơron từ trung ương đi thảng tới cơ quan đáp ứng. - Đường dẫn truyền li tâm ở PXSD bao gồm hai nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch, liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng. Trong đó sợi trục của nơron trước hạch có bao miêlin và sợi trục của nơron sau hạch không có bao miêlin

0,25

0,25

0,25

0,25

10 2,0 a

- Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi chu kì tâm thu bằng nhau, vì tuần hoàn máu thực hiện trong một vòng kín nên máu tống đi

0,5

4

bao nhiêu thì nhận về bất nhiêu. Theo quy luật Frank – Starling thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim đảm bảo cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau. - Có thể không bằng nhau trong trường hợp bệnh lí: Giả sử mỗi kì tâm thu, máu từ tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm thất phải thì máu sẽ bị ứ lại trong các mô gây phù nề, hoặc mếu ngược lại vì lí do nào đó tâm thất phải bơm nhiều mà tâm thất trái chỉ bơm được ít thì sẽ gây nên phù phổi.

0,5

b - Ỏ người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhầy bảo vệ. Chất nhầy này có bản chất là glicôprotêin và mucôpôlisaccarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra. Lớp chất nhầy trên có 2 loại: - Loại hoà tan: có tác dụng trung hoà một phần pepsin và HCl. - Loại không hoà tan: tạo thành một lớp dày 1 - 1,5 mm bao phủ toàn bộ thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+ để tạo thành “hàng rào” ngăn tác động của pepsin-HCl. - Ở người bình thường, sự tiết chất nhầy cân bằng với sự tiết pepsin-HCl, nên prôtêin trong dạ dày không bị phân huỷ (dạ dày được bảo vệ).

0,25

0,25

0,25

0,25

11 1,0 - Tế bào bào α tiết glucagôn có tác dụng biến đổi glicôgen (được tổng hợp trong gan

và cơ từ glucôzơ) thành glucôzơ khi lượng đường trong máu giảm. - Tế bào β tiết insulin có tác dụng biến đổi glucôzơ thành glicôgen tích luỹ trong gan và cơ khi lượng glucôzơ trong máu tăng cao (thường là sau bữa ăn). - Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β đã đảm bảo lượng đường huyết luôn ổn định, giữ ở mức 0,12%. - Ngoài ra còn có các tế bào delta tiết Somatostatin điều hoà sự tiết glucagôn và insulin của tế bào α và β gần đó.

0,25

0,25

0,25

0,25

Điểm toàn bài: 20 điểm

------------- HẾT -----------

- 1 -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 03 trang)

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2013-2014

Môn: SINH HỌC

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/10/2013

Câu 1. (1,5 điểm) a. Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào? b. Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.109 cặp nuclêôtit. Hãy

cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? - Tế bào ở pha G1 - Tế bào ở pha G2 - Tế bào nơron - Tinh trùng.

Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và chết. Trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút? - Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi không đun cách thủy với các lát phôi đun

cách thủy thấy có gì khác nhau về màu sắc? Tại sao có sự khác nhau đó? - Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra kết luận gì?

Câu 3. (1,5 điểm) a. Prôtêin ức chế của Opêron Lac ở E.coli có hai điểm gắn, đó là những điểm nào?

Nêu 3 kiểu đột biến gen có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin ức chế đó. b. Giải thích tại sao quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ chỉ diễn ra trên một

đơn vị tái bản còn quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực lại diễn ra đồng thời trên nhiều đơn vị tái bản.

Câu 4. (1,0 điểm) Ở thực vật, có 2 phép lai giữa các cá thể (F1) dị hợp tử về 2 cặp gen (kí hiệu hai cặp

gen này là B, b và D, d), mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong phép lai 1, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; trong phép lai 2, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

a. Trong trường hợp nào thì số loại giao tử và tỉ lệ giao tử tạo ra từ các cá thể F1 ở hai phép lai là giống nhau? Khi đó tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở F2 là bao nhiêu?

b. Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai.

Câu 5. (2,0 điểm) Khi lai giữa hai cá thể cùng loài với nhau được F1 có tỉ lệ: 0,54 mắt đỏ, tròn: 0,21 mắt đỏ, dẹt: 0,21 mắt trắng, tròn: 0,04 mắt trắng, dẹt. Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ mỗi loại giao tử của P. Biết rằng mỗi tính trạng trên do một gen quy định và nằm trên nhiễm sắc thể thường.

- 2 -

Câu 6. (1,0 điểm) Ở một loài bướm, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con đực) và XY

(con cái). Khi cho con cái cánh dài thuần chủng giao phối với con đực cánh ngắn thuần chủng thu được F1 toàn cánh dài. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 959 con cánh dài và 319 con cánh ngắn. Biết rằng tất cả con cánh ngắn ở F2 đều là đực và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai.

Câu 7. (2,0 điểm) Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét lôcut A nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen là A và a. a. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,2 thì trong số các cá thể mang kiểu hình lặn, tỉ lệ đực cái là bao nhiêu? b. Nếu cho tất cả con cái mang kiểu hình trội giao phối ngẫu nhiên với các con đực mang kiểu hình lặn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?

Câu 8. (1,5 điểm) a. Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và

khác nhau? b. Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị gì đối với lí thuyết tiến hóa?

Câu 9. (1,0 điểm) a. Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới vẫn phát triển nhanh

chóng, với tốc độ ngày càng nhanh? b. Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên

cạnh các nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp?

Câu 10. (1,5 điểm) Thực chất của quá trình hình thành loài mới là gì? Vai trò của các nhân tố tiến hóa,

các cơ chế cách li đối với quá trình hình thành loài mới?

Câu 11. (1,0 điểm) Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất là tăng lượng chất dinh

dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Người ta cần phải làm gì để thực hiện biện pháp đó?

Câu 12. (1,5 điểm) a. Ánh sáng nơi quang đãng khác ánh sáng dưới tán cây về cường độ hay thành phần

quang phổ? b. Giải thích sự khác nhau đó? c. Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với các nhóm thực vật nào? Tại sao?

Câu 13: (1,0 điểm) a. Chu trình phôtpho khác với các chu trình H2O, CO2 và N2 ở những điểm cơ bản

nào? b. Trong nông nghiệp sau khi lúa bén rễ người ta thường nuôi bèo hoa dâu với mục

đích gì? So với cách bón phân hóa học thả bèo hoa dâu còn có giá trị sinh thái nào quan trọng trong nền nông nghiệp sinh thái?

- 3 -

Câu 14: (2,0 điểm) a. Mật độ cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp sẽ gây ra những hậu quả gì đối với

quần thể? b. Phân tích vai trò của mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi trong việc duy trì kích

thước quần thể. c. Giải thích vì sao độ đa dạng của một hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng

sơ cấp tinh có trong hệ sinh thái đó?

................................... Hết ........................................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh……………………...............……………… Số báo danh……..…....

- 1 -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC

Ngày thi: 25/10/2013

Câu 1. (1,5 điểm) a. Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào?

- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Thời gian của 1 chu kỳ tế bào tuỳ thuộc từng loại TB trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loài. VD: chu kỳ TB ở giai đoạn phát triển phôi sớm là 15-20 phút, TB ruột 2lần/ngày, TB gan 2 lần/năm,…

0,25 điểm

- Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào:

+ Thời gian và tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau của cùng 1 cơ thể rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. 0,25 điểm

+ Chu kỳ TB được điều khiển bằng 1 hệ thống điều hoà rất tinh vi. Nếu TB vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S. Nhân tố điều chỉnh điểm R là protein không bền vững có tác dụng kìm hãm. 0,25 điểm

+ Nếu các cơ chế điều hoà bị hư hỏng hoặc trục trặc, có thể bị lâm bệnh. VD: bệnh ung thư là do TB ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của cơ thể nên phân chia liên tục 0,25 điểm

b. Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.109 cặp nuclêôtit. Hãy cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?

- Tế bào ở pha G1

- Tế bào ở pha G2

- Tế bào nơron - Tinh trùng. - Tế bào ở pha G1 = 6.109 cặp nuclêôtit - Tế bào ở pha G2

= 12.109 cặp nuclêôtit

- Tế bào nơron = 6.109 cặp nuclêôtit - Tinh trùng = 3.109 cặp nuclêôtit

(Đúng 3 ý cho 0.50đ, đúng 2 ý cho 0.25đ, đúng 1 ý không cho điểm) Câu 2: (1,5 điểm)

Trình bày thí nghiệm tính thấm của tế bào sống và chết và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút? - Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi không đun cách thủy với các lát phôi

đun cách thủy thấy có gì khác nhau về màu sắc? Tại sao có sự khác nhau đó? - Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra kết luận gì?

- 2 -

2.1 Trình bày tóm tắt thí nghiệm:

- Dùng kim mũi mác tách 10 phôi từ hạt ngô đã ủ trong 10 ngày 0,25 điểm - Lấy 5 phôi cho vào ống nghiệm, đun sôi cách thủy trong 5 phút Sau đó đem cả phôi

chưa đun và phôi đã đun cách thủy ngâm vào phẩm nhuộm cacmin inđigô hoặc xanh mêtilen, khoảng 2 giờ sau đó rửa sạch phôi. 0,25 điểm

- Dùng dao cắt phôi thành các lát cắt mỏng lên tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi. 0,25 điểm 2.2 Giải thích:

- Sở dĩ phải đun sôi cách thủy 5 phôi trong 5 phút là để giết chết phôi. 0,25 điểm - Quan sát dưới kính hiển vi các lát phôi ta thấy phôi sống không nhuộm màu còn

phôi chết (do bị đun sôi cách thủy) ăn màu thẩm. Sở dĩ như vậy là do tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc, chỉ cho những chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào.

0,25 điểm - Kết luận: thí nghiệm chứng tỏ rằng phôi sống do chất nguyên sinh có khả năng thấm chọn

lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết, chất nguyên sinh mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. 0,25 điểm Câu 3: (1,5 điểm)

a. Prôtêin ức chế của Opêron Lac ở E. coli có hai điểm gắn, đó là những điểm nào? Nêu 3 kiểu đột biến gen có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin ức chế đó.

b. Giải thích tại sao quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ chỉ diễn ra trên một đơn vị tái bản còn quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực lại diễn ra đồng thời trên nhiều đơn vị tái bản.

a. Prôtêin ức chế của Opêron Lac: - Prôtêin ức chế của Opêron có hai điểm gắn đó là: một điểm gắn với vùng O của

Opêron và một điểm gắn với chất cảm ứng. 0,25 điểm - 3 kiểu đột biến làm thay đổi chức năng của prôtêin ức chế: + Đột biến ở gen điều hòa làm cho prôtêin được tổng hợp nhưng mất khả năng liên

kết với vùng O do Pr bị mất hoạt tính. 0,25 điểm + Đột biến ở gen điều hòa làm cho prôtêin được tổng hợp nhưng mất khả năng liên

kết với chất cảm ứng nhưng vẫn liên kết được với vùng O do vậy Opêron luôn bị kìm hảm. 0,25 điểm

+ Đột biến ở vùng O làm mất khả năng liên kết với prôtêin ức chế vì vậy thường xuyên mở các gen cấu trúc. 0,25 điểm

b. Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ chỉ diễn ra trên một đơn vị tái bản còn quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực lại diễn ra đồng thời trên nhiều đơn vị tái bản là vì trên phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một trình tự nuclêôtit khởi đầu tái bản còn trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều trình tự nuclêôtit làm nhiệm vụ là tín hiệu khởi đầu tái bản, do đó các enzym khởi đầu tái bản có thể cùng lúc bám vào nhiều vị trí trên phân tử ADN dẫn tới sự tái bản diễn ra đồng thời trên nhiều đơn vị tái bản. 0,5 điểm Câu 4: (1,0 điểm)

Ở thực vật, có 2 phép lai giữa các cá thể (F1) dị hợp tử về 2 cặp gen (kí hiệu 2 hai cặp gen này là B, b và D, d), mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong phép lai 1, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; trong phép lai 2, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng

- 3 -

khác nhau. a) Trong trường hợp nào thì số loại giao tử và tỉ lệ giao tử tạo ra từ các cá thể F1

ở hai phép lai là giống nhau? Khi đó tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở F2 là bao nhiêu?

b) Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai.

a. Tỉ lệ các loại giao tử ở 2 phép lai là giống nhau trong trường hợp ở phép lai 1 mỗi bên đều có hoán vị gen với tần số bằng 50%, còn ở phép lai 2 các gen phân li hoàn toàn độc lập và tổ hợp tự do (theo qui luật phân li). 0,25 điểm

Trong trường hợp đó, có 4 loại giao tử được tạo ra với số lượng tương đương là: 1BD:1bD:1bD:1bd. Vì vậy, số kiểu hình B-D- sẽ chiếm tỉ lệ 9/16=56,25%. 0,25 điểm

b. Có 5 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp liên kết gen (pl 1) là BD/BD, BD/Bd, BD/bD, BD/bd và Bd/bD. 0,25 điểm

Có 4 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp phân li (pl 2) là BBDD, BBDd, BbDD, BbDd. 0,25 điểm Câu 5. (2,0 điểm) Khi lai giữa hai cá thể cùng loài với nhau được F1 có tỉ lệ: 0,54 mắt đỏ, tròn: 0,21 mắt đỏ, dẹt: 0,21 mắt trắng, tròn: 0,04 măt trắng, dẹt. Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ mỗi loại giao tử của P. Biết rằng mỗi tính trạng trên do một gen quy định và nằm trên nhiễm sắc thể thường.

a. Biện luận để xác định 2 cặp tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn 0,5 điểm

b. Kiểu gen, KH của P có các khả năng sau:

- TH1: P1: Ab/aB (Mắt đỏ, tròn) X Ab/aB (Mắt đỏ, tròn); f = 40% ở cả hai giới. 0,25 điểm GP: 0,3 Ab: 0,3 aB: 0,2 AB: 0,2ab 0,3Ab: 0,3 aB: 0,2 AB: 0,2ab

0,25 điểm - TH 2: P2: AB/ab (Mắt đỏ, tròn) X Ab/aB (Mắt đỏ, tròn); f = 16% ở một bên có kiểu gen dị hợp tử chéo. 0,25 điểm GP: 0,5 AB: 0,5 ab 0,42 Ab: 0,42 aB: 0,08AB: 0,08ab

0,25 điểm

- TH 3: P3: AB/ab (Mắt đỏ, tròn) X Ab/aB (Mắt đỏ, tròn); f = 20% ở cả hai giới. 0,25 điểm GP: 0,4 AB: 0,4 ab: 0,1 Ab: 0,1 aB 0,4 Ab: 0,4 aB: 0,1 AB: 0,1 ab

0,25 điểm

Câu 6: (1,0 điểm) Ở một loài bướm, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con đực)

và XY (con cái). Khi cho con cái cánh dài thuần chủng giao phối với con đực cánh ngắn thuần chủng thu được F1 toàn cánh dài. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 959 con cánh dài và 319 con cánh ngắn. Biết rằng tất cả con cánh ngắn ở F2 đều là đực và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai.

- 4 -

- Vì 1 gen qui định 1 tính trạng , nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh dài là trội, kí hiệu gen A là cánh dài và gen a là cánh ngắn.

Vì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên NST giới tính. 0,25 điểm

Chỉ khi gen này nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thỏa mãn kết quả phép

lai. 0,25 điểm Viết sơ đồ lai. 0,5 điểm

Câu 7: (2,0 điểm) Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét lô cut A nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen là A và a. a.Nếu tần số alen lặn a bằng 0,2 thì trong số các cá thể mang kiểu hình lặn, tỉ lệ đực cái là bao nhiêu? b. Nếu cho tất cả con cái mang kiểu hình trội giao phối ngẫu nhiên với các con đực mang kiểu hình lặn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào? a. Ở giới đực, cá thể có kiểu hình lặn XaY chiếm tỉ lệ bằng 0,2 0,25 điểm Ở giới cái, cá thể có kiểu hình lặn XaXa chiếm tỉ lệ bằng 0,2 x 0,2 = 0,04. 0,25 điểm Trong số cá thể mang kiểu hình lặn, tỉ lệ đực:. cái = 0,2 : 0,04 = 5 đực : 1 cái.

0,25 điểm Con cái mang kiểu hình trội có kiểu gen là: XAXA và XAXa với tỉ lệ là: 0,64 XAXA và 0,32 XAXa = 2/3 XAXA và 1/3 XAXa 0,25 điểm Các con cái có tỉ lệ kiểu gen là 2/3 XAXA và 1/3 XAXa nên giao tử cái có ở hai loại là 5/6 XA và 1/6 Xa 0,25 điểm Con đực mang kiểu hình lặn có kiểu gen là XaY có giao tử gồm 0,5 Xa và 0,5 Y.

0,25 điểm Lập bảng ta có: + Kiểu hình đời con: 5/12 đực có kiểu hình trội: 5/12 cái có kiểu hình trội: 1/12 đực có kiểu hình lặn: 1/12 cái có kiểu hình lặn. 0,5 điểm Câu 8 (1,5 điểm)

a. Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau?

b. Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị gì đối với lí thuyết tiến hóa? a. Vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau vì cho đến kỉ đệ tam, 2 vùng này còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động vật và thực vật của cả 2 vùng đổng nhất. 0,5 điểm - Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ đệ tứ đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Âu – Á ở eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lí. 0,5 điểm b. Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị đối với lí thuyết tiến hóa vì đã chứng minh: - Mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định. 0,25 điểm - Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài. 0,25 điểm Câu 9: (1,0 điểm)

a. Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới vẫn phát triển nhanh chóng, với tốc độ ngày càng nhanh?

- 5 -

b.Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp? - Vì CLTN đã diễn ra theo con đường phân li, một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. 0,25 điểm - Tốc độ biến đổi của các loài phụ thuộc chủ yếu vào cường độ họat động của CLTN chứ không phải phụ huộc vào sự thay đổi của các yếu tố khí hậu địa chất. 0,25 điểm - Các nhóm xuất hiện sau đã kế thừa các đặc điểm có lợi trên cơ thể của các nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn nên phát triển nhanh hơn. 0,25 điểm - Vì trong những hoàn cảnh nhất định, sự duy trì trình độ tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức vẫn đảm bảo sự thích nghi. 0,25 điểm Câu 10: (1,5 điểm)

Thực chất của quá trình hình thành loài mới là gì? Vai trò của các nhân tố tiến hóa, các cơ chế cách li đối với quá trình hình thành loài mới?

- Thực chất của quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu hình mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. 0,25 điểm

- Vai trò của các nhân tố tiến hóa: + Các quá trình đột biến và giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc.

0,25 điểm + Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di – nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số

của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới. 0,25 điểm + CLTN là nhân tố định hướng quá trình hình thành loài, quy định chiều hướng và

nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường. 0,25 điểm

- Vai trò của các cơ chế cách li là thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là tạo ra loài mới. 0,5 điểm Câu 11: (1,0 điểm)

Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất là tăng lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Người ta cần phải làm gì để thực hiện biện pháp đó?

Để thực hiện biện pháp đó cần: - Tăng cường sử dụng lại các chất hữu cơ. Việc tận dụng các nguồn phân hữu cơ (Phân chuồng, rác thành thị, rơm rạ…) là tăng số lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong hệ sinh thái. 0,25 điểm - Tăng cường sử dụng đạm sinh học. Có nhiều nguồn đạm sinh học khác nhau: đạm do các vi sinh vật sống tự do trong đất, đạm do rong lục cố định, đạm do cây bộ đậu lâu năm cố định được, đạm do bèo dâu trong ruộng lúa… 0,25 điểm - Sử dụng hợp lí phân hóa học. 0,25 điểm - Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng ở các hệ sinh thái. 0,25 điểm Câu 12: (1,5 điểm)

a/. Ánh sáng nơi quang đãng khác ánh sáng dưới tán cây về cường độ hay thành phần quang phổ?

b. Giải thích sự khác nhau đó? c. Hai loại ánh sáng nói trên thích hợp với các nhóm thực vật nào? Tại sao?

- 6 -

a. Ánh sáng nơi quang đãng khác ánh sáng dưới tán cây về cường độ và thành phần quang phổ. 0,5 điểm b. Giải thích: Vì lá phía trên của các tán cây hấp thụ ánh sáng làm ánh sáng yếu đi về cường độ, vùng ánh sáng hấp thụ chủ yếu là ánh sáng sóng dài, do đó ánh sáng xuyên xuống mặt đất là ánh sáng giàu tia sáng có bước sóng ngắn hơn. 0,5 điểm c. Ánh sáng phía trên tán cây thích hợp với cây ưa sáng (chứa nhiều diệp lục a – sóng dài); ánh sáng ở phía dưới tán cây (nhất là tầng dưới của rừng, hoăc tầng sâu của thủy vực) thích hợp với nhóm cây ưa bóng (giàu diệp lục b) và nhóm cây bậc thấp (tảo, rêu giàu phycobilin). 0,5 điểm Câu 13: (1,0 điểm)

a. Chu trình phôtpho khác với các chu trình H2O, CO2 và N2 ở những điểm cơ bản nào?

b. Trong nông nghiệp sau khi lúa bén rễ người ta thường nuôi bèo hoa dâu với mục đích gì? So với cách bón phân hóa học thả bèo hoa dâu còn có giá trị sinh thái nào quan trọng trong nền nông nghiệp sinh thái?

- Có nguồn gốc từ vỏ phong hóa của trái đất. 0,25 điểm - Sau khi tham gia vào chu trình phần lớn photpho bị thất thoát. 0,25 điểm - Khi lúa bén rễ người ta thường nuôi bèo hoa dâu với 2 mục đích: bèo chết là nguồn

phân hữu cơ quan trọng bón cho ruộng, hơn thế nữa; bèo hoa dâu còn sống cộng sinh với vi khuẩn lam Anabaena loài này có khả năng cố định nitơ giống như Rizobium sống cộng sinh với rễ cây họ đậu. 0,5 điểm Câu 14: (2,0 điểm) a. Mật độ cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp sẽ gây ra những hậu quả gì đối với quần thể? b. Phân tích vai trò của mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi trong việc duy trì kích thước quần thể. c. Giải thích vì sao độ đa dạng của một hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh có trong hệ sinh thái đó?

a. Mật độ cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp sẽ gây ra những hậu quả đối với quần thể:

- Khi mật độ tăng quá cao thì dịch bệnh phát triển, một số cá thể di cư làm giảm số lượng cá thể của quần thể. Tác động của dịch bệnh và di cư là yếu tố ngẫu nhiên làm giảm độ đa dạng vốn gen của quần thể. Những yếu tố này có thể loại khỏi quần thể những kiểu gen thích nghi. 0,5 điểm

- Khi mật độ quá thấp thì sự hỗ trợ cùng loài giảm, sức sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong cao, xảy ra giao phối gần, chịu tác động mạnh của yếu tố ngẫu nhiên do vậy có thể dẫn tới làm suy giảm quần thể, dẫn tới tuyệt diệt quần thể. 0,5 điểm

b. Mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi có vai trò trong việc duy trì kích thước quần thể. Quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt khống chế sinh học lẫn nhau. Khi quần thể con mồi tăng số lượng thì sẽ cung cấp thức ăn dồi dào cho quần thể vật ăn thịt làm tăng số lượng của quần thể vật ăn thịt. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt tăng sẽ bắt con mồi làm kìm hãm lượng cá thể của quần thể con mồi. 0,5 điểm

c. Độ đa dạng của một hệ sinh thái phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng sơ cấp tinh có trong hệ sinh thái đó là vì sản lượng sơ cấp tinh chính là sản lượng thực vật (sinh vật sản xuất). Sinh khối của sinh vật sản xuất càng lớn thì độ dài của chuỗi thức ăn càng dài, số lượng chuỗi thức ăn càng nhiều. Nguyên nhân là vì sinh khối của sinh vật sản xuất càng lớn thì nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ càng dồi dào. 0,5 điểm

----------HEÁT----------