Luật hành chính

23
LUẬT HÀNH CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : Võ Đình Quyên Di Nhóm 2 : Nguyễn Đăng Khoa Nguyễn Thành Long Huỳnh Trung Hiếu Đào Minh Hiển Lê Trung Hiếu

description

Luật hành chính Nhóm 2 02ĐHMT1 ĐH Tài nguyên và môi trường TPHCM

Transcript of Luật hành chính

Page 1: Luật hành chính

LUẬT HÀNH CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: Võ Đình Quyên Di

Nhóm 2 :• Nguyễn Đăng Khoa• Nguyễn Thành Long• Huỳnh Trung Hiếu• Đào Minh Hiển• Lê Trung Hiếu

Page 2: Luật hành chính

NỘI DUNG

PHẦN 1: VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH.1. Khái niệm luật hành chính.2. Phương pháp điều chỉnh luật hành chính.3. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

PHẦN 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước.2. Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước.3. Vi phạm nào là vi phạm hành chính?4. Xử lý vi phạm hành chính.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Page 3: Luật hành chính

PHẦN 1

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Page 4: Luật hành chính

1.Khái niệm luật hành chính:Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp

luật Việt nam. Luật hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước.

Page 5: Luật hành chính

2.Phương pháp điều chỉnh luật hành chính: - Phương pháp điều chỉnh của Luật là cách thức tác động của Luật lên các mối quan hệ xã hội. - Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. - Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành chính nhà nước) đưa ra các mệnh lệnh mà không cần sự thoả thuận của bên kia là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân), họ phải phục tùng, thực hiện quyết định đó. Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước. Đây còn được gọi là mối quan hệ quyền lực - phục tùng giữa chủ thể và đối tượng quản lý.

Page 6: Luật hành chính

3.Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính:- Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là đối tượng mà Luật hành chính tác động tới) là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm các nhóm quan hệ sau đây:

+ Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân....) thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), Tòa án, Viện Kiểm sát xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan.

+ Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước khác, các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Page 7: Luật hành chính

PHẦN 2

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Page 8: Luật hành chính

1.Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cũng có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Page 9: Luật hành chính

2. Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. - Bao gồm các cơ quan:

+ Chính phủ: Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản lý hành chính đối với mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ: là cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...) hoặc lĩnh vực (tài chính, lao động, kế hoạch...) trên phạm vi cả nước.

+ Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Là các cơ quan do Chính phủ thành lập. Các cơ quan này được giao thực hiện quản lý đối với một ngành, lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước, có chức năng gần như Bộ.

Page 10: Luật hành chính

+ Ủy ban nhân dân: là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương.

+ Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân (Sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân): là các Sở, phòng, ban... được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều (vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.

Page 11: Luật hành chính

3.Vi phạm nào là vi phạm hành chính? - Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính.- Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh này quy định“vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy  định của pháp luật  phải bị xử phạt hành chính”. - Sau đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Page 12: Luật hành chính

- Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. Định nghĩa “vi phạm hành chính” có 4 dấu hiệu cơ bản sau đây:

+ Thứ nhất vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm.

+ Thứ hai hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm.

Page 13: Luật hành chính

+ Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.

+ Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.

Page 14: Luật hành chính

4.Xử lý vi phạm hành chính - Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất) là hình phạt chính. - Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

Page 15: Luật hành chính

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. - Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm. 

Page 16: Luật hành chính

- Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý nhà nước. - Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm.- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Page 17: Luật hành chính

- Các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính gồm những hành vi mà xét về bản chất thì không phải là vi phạm hành chính như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, do đó không xử lý hành chính; và hành vi vi phạm hành chính nhưng do người bị bệnh tâm thần thực hiện, nên cũng không xử lý hành chính.- Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính.

Page 18: Luật hành chính

Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên:

- Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.

- Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.

Page 19: Luật hành chính

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên:

- Biện pháp nhắc nhở: Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo, người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Page 20: Luật hành chính

- Biện pháp quản lý tại gia đình: quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình, có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này, cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Page 21: Luật hành chính

5.Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chínhNhững đối tượng có quyền xử lý vi phạm hànhchính bao gồm:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.+ Công an nhân dân.+ Bộ đội biên phòng.+ Cảnh sát biển.+ Hải quan.+ Kiểm lâm.+ Cơ quan Thuế.+ Quản lý thị trường.+ Thanh tra chuyên ngành.+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ

nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không.+ Toà án nhân dân.

Page 22: Luật hành chính

Tùy thuộc vào mỗi chức vụ mà họ có thể phạt hành chính với các mức khác nhau nhưng nhìn chung họ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo.+ Phạt tiền (tùy cheo chức vụ mà mức phạt khác nhau).+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm

hành chính.+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc

thẩm quyền.+ Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật

nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

Page 23: Luật hành chính

XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE