Lời nói đầu 1. Chân dung Thầy Lương Minh Đáng 2. Duy vật...

61
Lời nói đầu 1. Chân dung Thầy Lương Minh Đáng 2. Duy vật, duy linh và con người 3. Năng lượng vũ trụ và năng lượng con người 4. Luân xa (Chakras) và Nhân Điện 5. Thiền định và sức khỏe 6. CÔNG NĂNG CỦA KIM-TỰ-THÁP-NHÂN- ĐIỆN 7. Nhân Điện , tâm linh và tôn giáo Phụ đính

Transcript of Lời nói đầu 1. Chân dung Thầy Lương Minh Đáng 2. Duy vật...

M ụ c l ụ c

Lời nói đầu

1. Chân dung Thầy Lương Minh Đáng

2. Duy vật, duy linh và con người

3. Năng lượng vũ trụ và năng lượng con người

4. Luân xa (Chakras) và Nhân Điện

5. Thiền định và sức khỏe

6. CÔNG NĂNG CỦA KIM-TỰ-THÁP-NHÂN-

ĐIỆN

7. Nhân Điện , tâm linh và tôn giáo

Phụ đính

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

56

T h i ề n đ ị n h v à s ứ c k h ỏ ehiền, thiền định, thiền tịnh hay tịnh tâm (meditation) trong nhiều thế kỷ là công phu của tôn giáo, phần lớn xuất phát từ Phật giáo và Bà la môn giáo. Gần đây thiền trở thành

phổ thông hơn và người hành thiền không nhất thiết phải là tu sĩ hay những người đang thực hành một phép tu của một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia Tây phương, meditation (thiền) được sử dụng như một phương pháp chữa các chứng bệnh có tính cách tinh thần như nhức đầu đông (migraine), stress, v.v....

Có nhiều cách hành thiền và do đó thiền cũng nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau. Theo Phật học Tự điển của Đoàn Trung Còn, Thiền có âm từ tiếng Phạn, nguyên chữ là Thiền-na (Dhyana) có nghĩa là tư duy, tĩnh lự. Thiền là sự suy xét, thẩm nghĩ về đạo lý1.

Định2 có nghĩa là trạng thái tâm trụ yên vào một cảnh, một việc và không còn bị phân tán hay lay động, không còn bị tạp niệm chi phối.

Mục đích của Thiền định trong Phật giáo là đạt đến sự giác ngộ trong lúc sống và giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, về cõi niết bàn sau khi chết. Phật giáo nhắc nhở Thiền giả nên luôn luôn ghi nhớ mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát và phải cố công đạt cho bằng được. Mặc dù trong thời gian hành thiền, Thiền giả có thể đạt được những

1 Đoàn Trung Còn, Phật học Tự điển, 1997, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh (Quyển 3 trang 455), Thiền có âm từ tiếng Phạn, nguyên chữ là Thiền-na (Dhyana) có nghĩa là tư duy, tĩnh lự. Thiền là sự suy xét, thẩm nghĩ về đạo lý. Thiền cho lâu dài, cao viễn gọi là Nhập định, là một cõi đạo nói không cùng, biên ra không xiết. Ấy là môn giải thoát. Những nhà học đạo, giữ giới cần phải thiền định. Nhờ thiền định mới đắc Trí-huệ, giải thoát khỏi các sự phiền não: tham, sân, si. Thiền là một nền hạnh trong 6 nền hạnh (Lục độ) mà một nhà tu trì thi hành từ đời này đến đời kia để đắc quả Phật Như lai. Tư duy tu nghĩa là đối cảnh mà suy nghĩ, xét nét, nghiên cứu, tu tập cho chí cùng. Tĩnh lự là tâm thể tịch tĩnh (yên lặng), như vậy mới có thể thẩm xét.

2 Cũng theo Đoàn Trung Còn, Phật học Tự điển, 1997, Định từ chữ Phạn Samâdhi có nghĩa là ‘tâm định chỉ vào một cảnh, bèn rời khỏi các sự phân tán, lay động’. Nói tóm lại, một lòng khảo cứu sự lý, kêu là Thiền; tĩnh niệm vào một cảnh, kêu là định. Nhà tu hành lúc mới ngồi trầm tư mặc tưởng, thì ở cảnh thiền, tới chừng tâm trí tập trung lại một cảnh cao viễn thì vào cảnh định.

T

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

57

khả năng đặc biệt nhưng kinh sách Phật giáo chỉ đề cập rất ít đến phần này dường như nhằm tránh cho Thiền giả sao nhãng mục đích sau cùng3.

Tuy nhiên một trong ba Tông phái chính của Phật giáo là Mật Tông4, còn gọi là Chơn ngôn tông hay Bí tông (rất thịnh hành ở Tây Tạng) và Yoga của Ấn Độ, ngoài mục đích chính yếu là giác ngộ, giải thoát đã nghiên cứu khá kỹ về cơ thể con người và khả năng tự chữa bệnh cho chính mình của Thiền Định. Trong quá khứ, nhiều Thiền sư Mật tông và hành giả Yoga có khả năng chữa bệnh cho người khác hết sức thần diệu.

Mục đích ban đầu của Nhân Điện là tự chữa bệnh cho mình và chữa bệnh cho người khác. Mục đích giải thoát hay đạt được sự minh triết là hệ quả tất yếu của hành giả Nhân Điện. Tuy nhiên, khả năng chữa bệnh của hành giả Nhân Điện tiến song song với giác ngộ, minh triết và Thiền định hay Tịnh tâm vẫn là căn bản chính yếu dù cách thiền hay tịnh tâm của Nhân Điện không hoàn toàn giống như của Phật giáo, Mật giáo hay Yoga.

Thiền của Phật giáo:

Nhiều môn phái Thiền của Phật giáo đòi hỏi Thiền giả tọa thiền trong tư thế đặc biệt để dễ tập trung, bớt tạp niệm.

Khi ngồi thiền, Thiền giả ngồi xếp bằng tréo chân. Có hai cách ngồi: kiết già và bán già. Kiết già là tư thế ngồi trong đó bàn chân này bắt chéo lên bắp vế bàn chân kia. Ngồi kiết già lại chia làm 2 loại: Kiết tường và Hàng ma.

Ngồi kiết già Kiết tường là đặt bàn chân trái lên vế mặt trước rồi mới kéo bàn chân mặt đặt lên vế trái, hai lòng bàn chân trên hai vế đều

3 Trong quyển Vô niệm Viên thông Yếu quyết (phát hành năm 1994), Hòa thượng Thích Minh Thiền khẳng định rằng người hành thiền không lâu sẽ đạt được năng lực chữa bệnh cho mình và cho người nhưng đồng thời cũng nhắc nhở người tu thiền không nên ngừng lại ở điểm này vì mục đích tối thượng của người tu theo Phật giáo là giải thoát chứ không phải chữa bệnh.

4 Mật tông còn gọi là Chơn ngôn tông hay Bí tông. Tông phái này lấy bộ Đại Nhựt Kinh và bộ Kim Cang đảnh kinh làm căn bản. Tín đồ giữ 3 cái mật: Thân, Khẩu, Ý lại nương vào sức Linh phù (Mantra), Chơn ngôn hay Mật chú (Dhârani) và Phát ấn (Mùdra) để tương ứng với Phật, nhập vòng hào quang của đức Đại Nhựt Phật (trích Phật học Tự Điển của Đoàn Trung Còn, sách đã dẫn).

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

58

hướng lên trời (thế ngồi tham thiền dưới cội Bồ đề của Đức Phật Thích ca Mâu ni trước khi thành Phật quả).

Ngồi kiết già Hàng ma là đem bàn chân mặt lên bắp vế trái trước, sau đó mới đem bàn chân trái gác lên bắp vế mặt còn bàn tay trái thì lật ngửa để lên bàn tay mặt. Thế ngồi kiết già này còn gọi là thế hoa sen.

Ngồi thiền bán già là chỉ gác một bàn chân lên vế chân kia.

Trong Phật giáo, không nên ngồi thiền trong tư thế cả hai bàn chân đều ở dưới vế của hai chân kia, tư thế này gọi là thế ngồi của ngạ quỷ.

Bên cạnh tư thế tọa thiền khá nghiêm ngặt, vài môn phái trong Phật giáo đặc biệt là Mật tông còn sử dụng cả ấn5 và chú6 để trợ giúp trong việc tọa thiền.

5 Ấn là dấu hiệu của một cái ý định đã quyết. Cái dấu bề ngoài tỏ rằng mình quyết tới quả Phật. Về môn ấn, bàn tay mặt biểu hiện cho ‘cõi Phật’, bàn tay trái ‘cõi người’. Ngón tay cái nghĩa là ‘vũ trụ càn khôn’, ngón trỏ thế cho ‘Phong’, ngón giữa là ‘Hỏa’, ngón áp út ‘Thủy’, ngón út ‘Thổ’.

6 Phái Chơn ngôn Mật tông rất sở trường về ấn chú; nhờ ấn chú mà nhập vào hào quang của Phật; trong khi bắt ấn ngồi đàn thì được chư Phật, chư Bồ tát, chư Thần hỗ trợ cho một cách đắc lực.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

59

Tịnh tâm của Nhân Điện:

Nhân Điện thường dùng chữ ‘tịnh tâm’ thay vì ‘thiền định’ để chỉ trạng thái tập trung vào Luân xa 7 trên đỉnh đầu và đưa năng lượng vũ trụ thu hút được – qua sự tịnh tâm sau khi đã khai mở Luân xa – chan hòa cơ thể hay vào chỗ đau trên cơ thể (xem chương Luân xa).

Ở những cấp cao nhất của Nhân Điện, tịnh tâm có nghĩa là tức thời loại bỏ các tạp niệm, tập trung ý nghĩ vào kim-tự-tháp-nhân-điện tưởng tượng trong đầu để tự trị bệnh hay đưa kim tự tháp tưởng tượng này đến một người, một nhóm người hay một vùng, một quốc gia nào đó để chữa bệnh hay làm giảm hậu quả của thiên tai.

Với Nhân Điện, thế ngồi chỉ cần sao cho thoải mái. Ngồi trên ghế dựa hay không dựa, trên giường hay bất kỳ chỗ nào cũng được. Nhân Điện không bắt hành giả phải ngồi kiết già hay bán già vì các tư thế này cần nhiều thời gian tập luyện mới bớt đau và tê chân khi ngồi lâu.Thầy Lương Minh Đáng thường nhắc các môn sinh rằng tịnh tâm mà thể xác bị đau đớn thì không tịnh tâm được và dễ khiến hành giả sinh chán

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

60

nản. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là học viên không nên ngồi theo tư thế bán già hay kiết già vì chính Thầy Lương Minh Đáng cũng ngồi kiết già hoặc bán già khi cần hành thiền một cách trang nghiêm nhưng Thầy cảm thấy rất thoải mái trong tư thế này.

Thầy Lương Minh Đáng cũng thường than phiền những vị Thầy xa xưa hay ‘làm khó’ môn đệ, đưa ra những ràng buộc, điều kiện quá khó khăn trong lúc hành thiền. Mặc dù các ràng buộc chặt chẽ đó giúp cho Thiền giả rất nhiều trong lúc hành thiền, nếu tuân thủ được, nhưng hệ quả quan trọng là số người đủ tự tin và quyết tâm theo đuổi Thiền không nhiều.

Trong xã hội ngày nay, nhịp sống rất nhanh, mọi người đều hối hả chạy đua với tốc độ. Sự thành tựu chậm chạp hay đòi hỏi nhiều ràng buộc dễ làm nản lòng hành giả. Giải thoát chúng sinh khỏi luân hồi sinh tử là điều tốt nhưng giúp chúng sinh giảm bớt đau khổ đời này và khuyến khích chúng sinh vững niềm tin vào tôn giáo của riêng mình như chủ trương của Thầy Lương Minh Đáng cũng không phải là điều không nên làm, không cần làm.

Với Nhân Điện, khi Thầy Lương Minh Đáng dùng chữ tịnh tâm, Thầy thường nhắc môn sinh thêm là ‘tập trung vào một điểm’. Tập trung tinh thần vào một điểm để huấn luyện khả năng sử dụng Luân xa 6 sau này nhằm vận chuyển cho các Luân xa hoạt động, có thể thu hút năng lượng vũ trụ vào cơ thể và cũng để truyền năng lượng vũ trụ thu hút được sang cho người khác để chữa bệnh.

Tập trung vào một điểm cũng là tập để có một ‘sức mạnh tinh thần’ (power of mind) để khi hành giả Nhân Điện học ở các cấp cao hơn, với kim tự tháp đôi và mô hình antenna (xem chương Công Năng của Kim Tự Tháp) có thể kích thích hai tuyến Yên và Tùng trong não giúp hồi phục và tăng trưởng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể.

Các ngành Thiền thường khuyến khích Thiền sinh tọa thiền càng lâu càng tốt nhưng thời gian tịnh tâm tối đa của hành giả Nhân Điện không được quá 30 phút mỗi lần để tránh tình trạng xuất hồn có thể đưa đến hậu quả không hay.

Trong lúc nhiều thiền sinh phải tốn một thời gian rất dài, có khi nhiều năm luyện tập thật chuyên cần, mới đạt được một ít tiến bộ chẳng hạn như đạt được ‘định’ trong lúc thiền, hầu hết các hành giả Nhân Điện nhờ sự khai mở Luân xa qua Thầy Lương Minh Đáng – một hình thức dùng tha lực – có thể tịnh tâm được dễ dàng trong bất kỳ tư thế

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

61

nào, bất kỳ thời điểm nào sau khi luyện tập vài lần hoặc chậm lắm là vài tuần. Việc năng chữa bệnh cho người khác cũng là phương pháp giúp thiền giả đạt được ‘định’ nhanh hơn chỉ tọa thiền ở nơi thật yên tĩnh.

Tha lực:

Một số ngành Thiền bên Phật giáo chủ trương không dùng tha lực để giúp tiến bộ trong lãnh vực tu học mà tất cả thành tựu đều phải thiền giả đạt được bằng sự quyết tâm và chuyên cần của mình. Tuy nhiên mục đích của các ngành Thiền là để đạt đến giải thoát còn với Nhân Điện, mục đích chính yếu là chữa bệnh dó đó việc Nhân Điện phải nhờ người khác khai mở Luân xa để đạt được sự tiến bộ nhanh chóng trong việc tịnh tâm và có đủ năng lực để trị bệnh là điều hợp lý vì mục đích giữa hai ngành khác nhau.

Hơn nữa, Mật tông được mệnh danh tông phái Phật giáo thâm diệu nhất vẫn được các vị sư trưởng ‘điểm đạo’ truyền tâm ấn cũng như sử dụng chú và ấn quyết như một thứ tha lực trợ giúp cho mình. Việc Thầy Lương Minh Đáng dùng khả năng đặc biệt của mình để khai mở Luân xa, giúp hành giả Nhân Điện tịnh tâm nhanh chóng, dễ dàng, có khả năng chữa bệnh ngay sau khi được mở Luân xa không phải là một lối ‘tu tắt’, một phương pháp thiếu đúng đắn hay có hại.

Công năng của Thiền trong việc tự chữa bệnh:

Thiền để tự chữa bệnh hay nói cách khác dùng năng lực tinh thần để chữa bệnh (to use the power of the mind to heal the body) không còn xa lạ trong bối cảnh hiện tại.

Câu chuyện thật của Bác sĩ thú y Ian Gawler ở Bacchus Marsh, Victoria, Úc châu có lẽ là một bằng chứng hùng hồn trong việc tự chữa bệnh bằng Thiền định.

Năm 1975, Bác sĩ Ian Gawler phát giác chân mặt bị sưng. Các bác sĩ chuyên về ung thư cho biết chân mặt của ông bị ung thư xương ác tính (a malignant cancer of the bone với tên y khoa là ‘osteogenic sarcoma’) và khó có thể sống quá 5 năm. Là một bác sĩ thú y, Ian Gawler đã từng cắt chân không ít các con chó bị chứng ung thư xương như ông và ông hiểu rất rõ đó cũng là phương cách duy nhất mà y học cách đây gần 3 thập niên dành cho ông.

Hai ngày sau khi phát giác căn bệnh quái ác này và trước khi được đẩy vào phòng mổ để cắt đi chân mặt, bác sĩ Ian Gawler đã viết cho cái chân sắp cắt của ông một bức thư rất cảm động:

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

62

‘Gửi cho cái chân của ta,

Mi đã phục vụ cho ta hết sức tốt đẹp trong gần 25 năm qua. Ta nhớ con đường mòn dài xuyên qua những rặng núi ở Gippsland và mi nhảy ta qua trên 6 feet 4 inche. Cái cảm giác òa vỡ mi đã ‘bốc’ ta vào không khí, đưa thân ta bay bổng. Chỉ cái thú chạy nhảy thôi đã quá thân thiết với ta và ta đã may mắn có được người vừa mạnh mẽ, vừa hợp tác. Ta e rằng ta sẽ chẳng bao giờ còn có cảm giác được di động bình thường...

Đầu óc ta quay về nhiều kỷ niệm vui. Ta chẳng có gì để than phiền mi vì mi chỉ làm ta ‘xệ’ có một lần khi ta quá tự hào và cao vọng.

Ta sẽ mất mi trong vài giờ nữa và trong ta sẽ chỉ còn cảm giác trống trải. Ta cảm thấy mình không còn cảm giác. Ta hy vọng ta vẫn còn có thể ngẩng đầu ước vọng. Ta rất sợ hãi và lo lắng rằng ta bị sụp đổ trước thử thách...’

Sau khi bị cắt chân, bác sĩ Ian Gawler bắt đầu tập thiền với hi vọng giảm được nguy cơ di căn của chứng ung thư nhưng chưa đầy 1 năm sau, ông bị chuẩn đoán di căn đã lan sang ung thư bạch huyết thay vì qua phổi như thông thường. Tuy vậy, Ian Gawler đã có được niềm tin là thiền định có tác dụng mặc dù ông chỉ được cho thời gian để sống từ 3 đến 6 tháng mà thôi.

Ian Gawler đã tìm gặp bác sĩ Ainslie Meares ở Melbourne, Úc Châu, một bác sĩ chuyên khoa về tâm lý và thôi miên trị liệu nổi tiếng thế giới và bác sĩ Meares đã ủng hộ Ian Gawler mạnh mẽ quan điểm được xem như là một giả tưởng đối với người Tây phương lúc bấy giờ: thiền có thể giúp cơ thể hồi phục lại tình trạng sức khỏe nguyên thủy. Bác sĩ Meares tin rằng từ ‘trạng thái bất động’ của thiền, cơ thể có thể tự điều chỉnh sự bất quân bình của hóa chất trong cơ thể do bệnh hoạn hay căng thẳng tinh thần. Nhịp tim, áp huyết và ngay cả hệ thống miễn nhiễm có thể được thay đổi nếu thiền định đều đặn.

Ian Gawler cố gắng tập thiền và ăn uống theo dưỡng sinh. Tuy nhiên 3 tháng sau, sức khỏe của ông thình lình bị suy sụp nhanh chóng, thận bị nghẽn, sụt ký, mặt bủn và sau đó ung thư lan qua phổi và xương chậu. Các bác sĩ trong Viện Ung thư từ chối giải phẫu cho ông vì vô ích và ông đã quá suy nhược để có thể chịu đựng một cuộc giải phẫu. Họ cũng cho biết ông chỉ còn vài tuần để sống. Trong tuyệt vọng, Ian Gawler đã bay sang Phi luật tân để tìm phương thức chữa chị khác: chữa chị bằng niềm tin (faith healing).

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

63

Và Ian đã sống, hết bệnh ung thư, kết hôn với người vợ cũng là bác sĩ Tây y, bà Ruth Gawler, và hiện nay đã có 4 con. Sau khi ‘hồi sinh’, Ian Gawler viết sách, lập một foundation và dạy thiền để chữa bệnh cũng như mở những buổi hội thảo (workshops) về thiền và chữa bệnh cho những người đang tuyệt vọng với các chứng bệnh nan y.

Sách ông viết gồm You Can Conquer Cancer (tái bản 16 lần, được dịch sang 12 thứ tiếng), Inspiring People và Peace of Mind.

Một trường hợp điển hình khác là ông Michael Rennie, Senior Manager của Công ty cố vấn McKinsey. Năm 1991 khi Michael Rennie vừa 31 tuổi, ông mới hay mình bị bệnh ‘Hodgkins Lymphoma’ ở giai đoạn 4. Một cục bướu to bằng viên gạch tiểu xây nhà nằm ở bụng dưới và ung thư đã lan qua tủy xương. Ông chỉ có 40% cơ hội sống trong 12 tháng.

Trong khi áp dụng hóa học trị liệu (chemotherapy), Michael Rennie đã tập thiền và bắt đầu trải nghiệm năng lực của các tư tưởng (ý nghĩ) tích cực và tiêu cực. Khi ông ta nghĩ đến cái chết thì ông nghe cảm giác buồn nôn từ bụng đưa lên. Khi ông tập trung để nghĩ về những chuyện tốt đẹp, về tình thương gia đình, bè bạn, về những gì thơ mộng hùng tráng như những đỉnh núi cao mây phủ, v.v... thì cơn buồn nôn giảm xuống. Michael Rennie lúc đó tin rằng tư tưởng hay sự suy nghĩ của ông ta chắc chắn ảnh hưởng đến sự buồn nôn và do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chữa bệnh của mình. Từ đó, trong vòng tuần lễ liên tiếp, Micheal Rennie thực tập thiền định nhiều giờ mỗi ngày. Ông tưởng tượng đến những hình ảnh đẹp, tập trung tư tưởng vào vốc thuốc vừa nuốt vào bụng, mở rộng lòng ra đón nhận những dược chất vào tận mọi góc cạnh bị thương tổn trong cơ thể.

Hai tháng sau, Michael Rennie đi siêu âm lại tất cả các chỗ ung thư bằng phương pháp ‘galium scan’ và ông hết sức mừng rỡ khi các cục bướu ác tính đã biến mất, không còn để lại dấu vết nào. Rennie tiếp tục sử dụng thuốc trị ung thư để giữ cho chúng đừng tái trở lại. Ông lại bắt đầu thiền quán, tập trung tư tưởng vào các bạch huyết cầu, tưởng tượng chúng tập hợp thành những áo giáp ngăn chặn hậu quả (phản ứng phụ) của các loại thuốc diệt tế bào. Vài tuần sau, chỉ số bạch huyết cầu của Michael đếm được 7.8. Đối với người khỏe mạnh, chỉ số này là 3.5 và với người sử dụng hóa chất trị liệu, chỉ số bạch huyết cầu chỉ ở mức 1.5. Vị bác sĩ thử máu cho Michael Rennie khẳng định là kết quả này bị lẫm lẫn và cho thử lại ngay. Kết quả lần thứ nhì làm cho vị bác sĩ này không hiểu được vì nó vẫn là chỉ số 7.8.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

64

Điều đáng lưu ý ở đây là không phải tất cả mọi người đều có thể có khả năng, điều kiện và nhất là quyết tâm để hành thiền tự chữa bệnh như bác sĩ Ian Gawler hay Michael Rennie. Cách thiền định của họ đòi hỏi một khả năng tập trung cao độ, một ý chí cầu sống vô bờ và một tinh thần kỷ luật tự giác cực mạnh. Nhiều người không thể nào thiền được nhất là trong lúc cơn đau của ung thư hành hạ cùng với sự hốt hoảng và tuyệt vọng khi biết mạng sống mình đang bị rút ngắn từng giây.

Nhân Điện có thể giúp vượt qua các trở ngại này. Trước nhất, việc khai mở Luân xa giúp hành giả hành thiền hay tịnh tâm dễ dàng hơn. Thứ nhì, cơ thể người bệnh được tiếp sức bằng năng lượng vũ trụ mạnh mẽ hơn qua việc hành thiền hay sự hỗ trợ của đồng môn.

Một trường hợp điển hình của việc hành thiền sau khi học Nhân Điện xảy ra ở Melbourne, Victoria, Úc. Họa sĩ Phạm Mạnh Cường, tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật (Bachelor of Arts) Đại học Swinburn, lúc còn là sinh viên đã đoạt giải thưởng họa sĩ trẻ của Victoria, sau khi ra trường làm Giám đốc bộ phận thiết kế quảng cáo cho nhật báo Herald Sun ở Úc.

Vài năm sau, anh bỏ nghề thiết kế quảng cáo để phụ doanh nghiệp của gia đình, trong một lần rán sức khuân một vật nặng, anh Cường bị cụp xương sống, hai đĩa số 4 và 5 bị lệch. Trong khi lưng bị đau đớn thường xuyên không chữa khỏi bằng thuốc Tây y lẫn Đông y, Cường đi sang Hawaii nghỉ ngơi hy vọng phục hồi nhưng lại bị một tai nạn xe cộ trầm trọng làm anh chấn thương nhiều chỗ. Trong khi anh Cường từng giờ sống với cơn đau, qua một thử nghiệm máu, anh bị phát giác đang mang vi khuẩn nan y của bệnh viêm gan C (hepetisis C). Trong lúc tuyệt vọng, Cường đã nhiều lần nghĩ đến tự tử. Năm 1996, tình cờ Cường đọc được một bài báo viết về khả năng chữa bệnh của Nhân Điện như cái phao cuối cùng trên biển để bám víu. Cường học hai lớp sơ cấp của Nhân Điện và bắt đầu hành thiền nhiều lần trong ngày, mỗi lần 30 phút. Cường cho biết là nhờ khai mở Luân xa, Anh đã tập trung tư tưởng được rất dễ và khi có một cảm giác một luồng năng lượng xoay trên đỉnh đầu, anh cố gắng dẫn luồng năng lượng này đến các chỗ đau trên cơ thể, vào xương sống, vào các vết thương do tai nạn xe, vào gan, vào tim và theo các huyết quản chạy đều khắp châu thân.

Chỉ một tuần sau khi học xong 2 cấp Nhân Điện sơ đẳng, Cường đã không còn một cảm giác đau đớn nào trên cơ thể và 2 tháng sau đã đi thử nghiệm máu lại, kết quả không tìm thấy viêm gan C xuất hiện

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

65

trong thử nghiệm nữa. X-ray cũng cho thấy xương sống của anh đã trở lại bình thường.

Hoạt động của não bộ thay đổi khi Thiền định-một khám phá mới của khoa học:

Các Thiền giả hay các tu sĩ chuyên tâm tụng niệm kinh kệ của tôn giáo mình khẳng định trong lúc nhập vào đại định hoặc trong lúc chuyên tu tụng niệm có được cảm giác an lạc, quên mất cá thể của mình và hòa nhập vào vũ trụ, vào Thượng đế. Nhiều người trong lúc nhập đại định hay chuyên tâm cầu nguyện còn thấy được những hiện tượng tâm linh huyền diệu nhưng cho đến gần đây, các nhà khoa học – vì chưa có cách nào để xác định hay kiểm nghiệm – đã cho đó là điều không có thật và xem đó là tình trạng ‘bất bình thường’ hay ‘xáo trộn’ (disorder) của não bộ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của bác sĩ James Austin, Eugene d’Aduili và Andrew Newberg được công bố gần đây xác nhận các hiện tượng này không phải là sự huyễn hoặc và khi trạng thái này xuất hiện, trong não có sự biến đổi rõ ràng.

Vào năm 1982, bác sĩ James Austin, trong khi đang chờ xe lửa tại nhà ga Luân đôn, tình cờ cảm nhận được một sự trải nghiệm lạ lùng – ông cảm thấy cái ta, cái tôi và thời gian không còn nữa, cái cảm giác của sự trường tồn và những lo âu, quan tâm về cái chết, về cá nhân đều biến mất.

Là một bác sĩ chuyên về não và thần kinh não bộ, bác sĩ Austin luôn tin rằng tất cả những điều chúng ta thấy, nghe, suy nghĩ và cảm nhận đều xuất phát từ bộ óc. Những cảm giác ‘tâm linh’ dưới hầm xe lửa là một nguyên nhân khiến ông ta bỏ ra 16 năm để nghiên cứu về sự liên hệ giữa hoạt động của não bộ và các trường hợp tâm linh huyền bí. Năm 1998 ông cho xuất bản quyển ‘Zen và Bộ óc’7, công bố về công trình nghiên cứu của ông theo đó cảm giác tâm linh có được là do một số ‘mạch điện’ trong não bộ bị ngưng hoạt động đặc biệt là các bộ phận theo dõi môi trường để tìm các mối đe dọa và ghi nhận sự sỡ hãi (‘hạch hầu long’ – amygdala), bộ phận định hướng trong không gian và đánh dấu sự khác biệt giữa cá nhân và thế giới bên ngoài (‘thùy não xương đính’ – parietal lobe), bộ phận đánh dấu thời gian và tạo nên sự nhận

7 James Austin, ‘Zen and the Brain’, nhà xuất bản MIT Press, 1998, sách dày 844 trang.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

66

thức cá nhân, (‘thùy não trước’ và ‘thùy não vùng thái dương’ – frontal & temporal lobes)8.

Mặt khác, hai bác sĩ Andrew Newberg và Eugenne d’Aquili9 đã bỏ ra 10 năm để cùng nghiên cứu về ảnh hưởng của sự Thiền định hoặc tụng king, cầu nguyện đối với hoạt động của bộ não. Kết quả nghiên cứu được công bố trong 2 quyển The Mystical of Mind: Probing the Biology of Religious Experience và Why God Won’t Go Away: Brain Science and the Biology of Belief10.

Newberg và d’Aguili dùng ‘máy đo quang tử’ (Single Photon Emission Computed Tomography – SPECT), một loại máy tối tân nhất trong thời điểm này để có thể ‘chụp’ được các phản ứng não bộ liên quan đến tâm linh. Newberg và d’Aguili đã thử nghiệm trên người nữ tu Celeste thuộc dòng Francisco và bác sĩ Michael J.Baime, người tập thiền theo Mật tông Tây tạng từ năm 14 tuổi cùng 7 vị tu sĩ Mật tông khác.

8 Các nghiên cứu khoa học về hoạt động của não bộ cho thấy các bộ phận trong não mang những nhiệm vụ khác nhau liên quan đến sự cảm nhận giữa cá thể và thế giới bên ngoài:

‘hạch hầu long’ (amygdala) là bộ phận theo dõi môi trường để tìm các mối đe dọa và ghi nhận sự sợ hãi.

‘thùy não xương đính’ (parietal lobe) đảm trách sự định hướng trong không gian và đánh dấu sự khác biệt giữa cá nhân và thế giới bên ngoài. Nhiều tế bào nằm phía trên và đằng sau não bộ của thùy não xương đính được gọi là ‘vùng định hướng’, là nơi thu thập dữ kiện về không gian và thời gian. Vùng định hướng bên trái tạo nên một cảm giác các thể xác giới hạn còn vùng bên phải tạo nên một khoảng không gian mà thể xác này hiện hữu trong đó. Nếu bộ phận này bị tổn thương, con người sẽ mất khả năng di động trong thế giới hữu hình, tức là không thể nào định được chiều xa hoặc góc độ cần thiết để đi đến một cái ghế ở vách phòng bên kia chẳng hạn.

‘thùy não trước’ và ‘thùy não vùng thái dương’ (frontal & temporal lobes) là bộ phận đánh dấu thời gian và tạo nên sự nhận thức cá nhân.

9 Andrew Newberg, nhà tâm lý học, làm việc cho Bộ phận Dược phẩm Nguyên tử (Division of Nuclear Medicine) thuộc bệnh viện của Đại học Y khoa Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ. Euginene d’Aquili, Giáo sư tâm lý học bệnh viện của Đại học Y khoa Pennsylvania, Philadelphia từ trần năm 1998.

10 Andrew Newberg & Eugene d’Aquili, The Mystical of Mind: Probing the Biology of Religious Experience, 1999, Fortress Press, Lutheran publisher.

Andrew Newberg & Eugene d’Aquili, Why God Won’t Go Away: Brain Science and the Biology of Belief, 2001, Ballantine Books.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

67

Cuộc thí nghiệm nhằm để xem não bộ biến đổi thế nào trong lúc Thiền định hoặc trong lúc chuyên tâm tụng niệm. Kết quả cho thấy cả trong lúc Thiền định hoặc chìm đắm vào lời kinh, vùng vỏ não phía trước, nơi đảm trách sự chú ý, qua máy SPECT, sáng lên trong khi nhiều tế bào thần kinh trong vùng thùy não xương đính nằm phía trên và đằng sau não bộ tức ‘vùng định hướng’ trở nên tối11.

Kết luận từ thí nghiệm của Newberg và d’Aguili cho thấy thiền định hay chuyên tâm cầu nguyện có tác dụng cản những giác quan đưa dữ kiện vào vùng định hướng khiến bộ óc không phân biệt được cái cá thể và cái vô cá thể do đó cho phép bộ não xem cá thể là một sự vô tận, nối liền, hòa nhập với cái vô cùng của mọi vật, của vũ trụ đưa đến trạng thái vạn vật đồng nhất thể (unitary state). Thí nghiệm trên nhằm chứng minh một điều quan yếu: các cảm giác, hình ảnh tâm linh không phải là điều huyễn hoặc, huyền bí, không có thật. Newberg kết luận là cảm giác vạn vật đồng nhất thể của lúc thiền định, cảm giác an bình hòa nhập với Thượng đế khi tụng niệm không phải là sự ‘bất bình thường, rối loạn’ (disorder) của tâm trí như kết luận của nhiều nhà khoa học trước đây và điều mà không ai có thể phủ nhận được là người tập thiền tịnh, chuyên tâm tụng niệm sẽ được trạng thái tinh thần minh mẫn, khỏe mạnh hơn người bình thường cũng như kết quả hiển nhiên cho cơ thể là giảm được áp huyết, giảm nhịp tim, bớt các cảm giác lo âu, hoảng hốt sợ hãi – nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật.

11 Newberg áp dụng một kỹ thuật siêu âm tương đối đơn giản. Người được thí nghiệm (Bác sĩ Michael J. Baime) ngồi trong căn phòng yên tĩnh với cây đèn cầy lung linh và nén nhang. Máy đo quang tử SPECT bắt đầu chụp bộ não lúc nghỉ ngơi bình thường. Sau đó, Bác sĩ Baime bắt đầu thiền định và khi ông cảm thấy mình nhập vào thiền định với cảm giác ‘vô thời gian và vô tận, là một phần của cái vô cùng và mọi sự đều tồn tại, hiện hữu’, ông giật sợi dây cột ở ngón tay để ra hiệu. Từ phòng bên kia, Newberg bơm loại thuốc dò quang tuyến (radioactive tracer) qua ống tiếp nước biển vào gân tay của ông Baime, loại thuốc nhuộm này đi thẳng vào não và nằm đó vài giờ. Nó cho phép máy SPECT đặt tại Khoa Dược phẩm Nguyên tử (Nuclear Medicine Department) của bệnh viện chụp được hình ảnh của não bộ.

So sánh hai hình siêu âm trước và trong cơn thiền định, Newberg thấy rằng trong lúc nhập định, vùng vỏ não phía trước, nơi chịu trách nhiệm về sự chú ý, sáng lên và vùng thùy não xương đính nằm phía trên và đằng sau não bộ bị tối lại. Vùng phía trên và đàng sau não bộ của thùy não xương đính được gọi là ‘vùng định hướng’, là nơi thu thập dữ kiện về không gian và thời gian, vùng định hướng bên trái tạo nên một cảm giác của thể xác giới hạn còn vùng bên phải tạo nên một khoảng không gian mà thể xác này hiện hữu trong đó.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

68

Chức năng phân biệt giữa cá thể và vạn vật xung quanh của vùng định hướng & hội nhập (orientation association area – OAA) trong não là vùng hoạt động không ngừng nghỉ. Chính chức năng này tách rời con người với vũ trụ, với vạn vật và khám phá của Newberg và d’Aquili xác định thiền định sẽ làm cho chức năng định hướng & hội nhập của bộ não sẽ tạm ngưng hoạt động đưa đến trạng thái vạn vật đồng nhất thể, con người không còn là một cá thể riêng biệt với Thượng đế và vũ trụ.

Các nhà xã hội và kinh tế học tiên đoán rằng trong vài thập niên tới, người ta sẽ đổ nhiều triệu tỉ đô la vào kỹ nghệ sức khỏe (multi-trilion dollars health industry). Tuy nhiên con số này có lẽ sẽ không xác thực nếu Thiền định hoặc Nhân Điện được phổ biến và thực tập rộng rãi trên thế giới.

Nhân Điện và sự thay đổi trong hoạt động của não bộ:

Ở những cấp cuối cùng của Nhân Điện (cấp thứ 13 trở lên), học viên được Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn để đạt được minh triết và giác ngộ.

Phương thức mà Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn cho môn sinh là giúp môn sinh có khả năng nhập vào đại định tương tự như Thiền tông của Phật giáo theo đó hành giả sống tỉnh thức trong hiện tại, đoạn tuyệt quá khứ và không nghĩ tương lai.

Xa hơn, Thầy Lương Minh Đáng tin rằng các hành giả khi đạt được trình độ ‘đại định’, khống chế được các tham vọng, mơ ước thế tục, loại trừ được tạp niệm và trong tâm luôn luôn hướng về mọi nỗ lực để giúp đỡ nhân loại, lúc đó các thùy não trên dưới, trước sau sẽ nối kết làm một và chừng đó hành giả sẽ dễ dàng đạt được minh triết và giác ngộ, hợp nhất với vũ trụ. Cũng nhờ sự hợp nhất với vũ trụ, với năng lượng của Thượng đế, hành giả Nhân Điện sẽ có nhiều khả năng chữa bệnh cũng như giúp người khác hết bệnh, bớt đau và hướng về tâm linh hơn.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

69

C Ô N G N Ă N G C Ủ A K I M - T Ự - T H Á P - N H Â N - Đ I Ệ N Chẳng nên ngạc nhiên khi có những cá nhân hoàn toàn không chấp nhận năng lực đặc biệt của Kim tự tháp và những người thường lớn tiếng chống đối công năng của Kim tự tháp đã cho rằng năng lượng của Kim tự tháp không mang ý nghĩa khoa học nào hết. ‘Nếu một điều gì không nằm trong sự giải thích của khoa học hiện tại, điều đó không có thật’.

Khi nói như vậy, họ đã gián tiếp cho rằng các định luật và nền tảng của khoa học hiện nay đã hết sức hoàn bị và không còn chỗ để khám phá thêm hoặc không còn cách nào để có thể phát triển thêm các định luật khoa học đã có sẵn.

Rất nhiều người đã nghiên cứu về công năng của Kim tự tháp một cách nghiêm chỉnh và đều không thể chối cãi về sự hiện hữu của năng lượng bên trong mô hình Kim tự tháp...

Ngay cả trong lĩnh vực khoa học, có những thí nghiệm khó có thể lập lại hàng trăm lần với kết quả hoàn toàn giống nhau nhưng nếu tiếp tục chí công theo đuổi, một ngày nào đó sẽ vén được màn bí mật và được thừa nhận như một ‘định luật khoa học’.

Max Toth & Greg Neilson

ói tới Kim tự tháp (pyramid – tháp có dạng chữ ‘Kim’ của Trung hoa), người ta thường nghĩ ngay đến các Kim tự tháp ở Ai Cập (Egypt) với nhiều huyền thoại và bí

mật chưa có đáp án. Thật ra Kim tự tháp được tìm thấy ở khắp các lục địa trên quả địa cầu, được xây dựng từ nhiều ngàn năm trước vào nhiều thời điểm khác nhau và phần lớn đã bị chôn vùi dưới đất sâu12.

12 Người ta tìm thấy 1 Kim tự tháp lớn ở tỉnh Shensi, Trung hoa cao gần 500m, và gần đó có rất nhiều Kim tự tháp nhỏ đầu bằng, xây bằng đất sét hay đá vôi, tất cả đều có một cạnh hướng theo trục Bắc Nam. Ở rặng Hy Mã Lạp sơn, người ta cũng khám phá được Kim tự tháp trắng, làm bằng kim loại hay một loại đá đặc biệt và đỉnh nhọn dường như làm bằng một khối thủy tinh khổng lồ. Tại vùng Đế Thiên Đế Thích ở Cambodia, cũng có nhiều kiến trúc nhỏ mang hình dạng của Kim tự tháp.

Tây Âu cũng có Kim tự tháp ở phía nam nước Pháp và Silbury Hill, Wiltshire, Anh quốc. Ở Mỹ, người ta cũng đã khai quật được Kim tự tháp khổng lồ trong vùng Cahokia Mounds State Park, Collinsville, Illinois. Có nhiều tin đồn vào giữa thế kỷ 20 rằng có nhiều Kim tự tháp tìm thấy được ở Alaska, Florida, gần tam giác quỷ ‘Becmuda Triangle’, nơi lục địa Atlantis bị chìm dưới lòng biển.

N

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

70

Vì bí mật chưa được khám phá, người ta đương nhiên chưa thể đồng ý nhau về công dụng hay mục đích của Kim tự tháp. Theo người Peru, Mayas, Mexican, các Kim tự tháp xây ở Peru và Mexico là để dùng làm nơi thờ phụng tương tự như sự tin tưởng của người Á châu về các Kim tự tháp được khai quật trong vùng này.

Có người cho rằng Kim tự tháp chỉ là một nhà mồ chôn các vị vua chúa hay những nhà lãnh đạo tôn giáo và giữ các xác chết đó không bị mục rữa – một nơi ướp xác.

Cũng có nhiều người tin rằng Kim tự tháp phát ra những năng lượng đặc biệt chẳng những giúp cho người đến hành lễ hay trú ngụ trong Kim tự tháp dễ đạt được mục đích của tôn giáo mà còn có thể là nơi phát ra điện cho dân chúng thời đó dùng.

Ngoài ra còn nhiều người cũng hi vọng Kim tự tháp là nơi tàng trữ các ‘bí kíp’ của thời đại văn minh cao độ trước đây13 và dường như

Peru cũng có rất nhiều Kim tự tháp được xây dựng từ khoảng 1,300 năm trước Công nguyên ở Chavin de Huantar, Wilkawain trong vùng cao nguyên Bắc phần của Peru. Ngoài ra người ta còn khám phá vô số Kim tự tháp khác ở vùng Tiahuanaco, Nazca, Incas.

Trong vùng núi lửa Ajusco, cuối phía Tây Nam của Thung lũng Mexico, người ta cũng tìm thấy một Kim tự tháp khá lớn ở Cuicuilco được tin tưởng là do người Olmecs xây lên cho mục đích tôn giáo.

Hầu hết các Kim tự tháp ở Ai Cập đều tìm thấy ở rìa sa mạc nằm về tây ngạn của sông Nile. Các Kim tự tháp này được xây làm nhiều thời kỳ khác nhau từ 3,100 đến 332 năm trước công nguyên. Có 31 Kim tự tháp chính ở Egypt. Ở Saqquara có 10 Kim tự tháp nhưng 3 Kim tự tháp lớn nhất Ai Cập lại nằm ở vùng Giza. Riêng Dahshur có 5 Kim tự tháp xây trong nhiều thời kỳ khác nhau.

Cũng nên ghi chú ở đây là các nhà khảo cổ đã dùng phương pháp Carbon 14 phân tách các tia phản ứng của carbon để ước đoán ‘tuổi’ của các công trình này. Tuy nhiên gần đây phương pháp này đã gây nhiều nghi vấn và nhiều người tin rằng ‘tuổi thật’ của các Kim tự tháp ‘già’ hơn người ta dự đoán trước đây.

13 Theo Edgar Cayce, một nhà tiên tri lừng danh ở Mỹ, các Kim tự tháp ở Giza, Ai cập được xây trừ trên 10,000 năm trước nhưng không phải do người Ai Cập dựng lên. Edgar Cayce cho rằng mục đích của các Kim tự tháp không phải là để làm nhà mồ mà dùng làm nơi lưu trữ lịch sử của nhân loại từ khởi thủy đến năm 1998 (?) và các dữ kiện lịch sử này được ghi chép lại bằng loại ‘ngôn ngữ’ của toán học, địa lý và chiêm tinh.

Một chuyên gia về tôn giáo cổ, Manly P. Hall trong quyển The Secret Teachings of All Ages (‘Mật truyền cho mọi thời đại’) cho rằng những người của Châu Atlantis, một lục địa bị chìm trong biển, đã xây các Kim tự tháp ở Ai Cập. Một số người khác cho rằng các nhà khoa học cực giỏi của nền văn minh Atlantcan đã tiên đoán được sự

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

71

hầu hết mọi nghiên cứu, bàn cãi sôi nổi từ hơn nửa thế kỷ qua đều đổ dồn về các Kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập như Cheops (Great Pyramid)14, Chephren (Khafra), Mycerinus ở Giza và Seneferu ở Dahshur.

Kim tự tháp Cheops ở Ai Cập

Mặc dù một số không nhỏ các nhà khảo cổ, kiến trúc sư, sử gia, khoa học gia đã tốn nhiều công tìm kiếm, kiểm nghiệm, nghiên cứu nhưng các câu hỏi căn bản như: ai xây Kim tự tháp? Các Kim tự tháp được xây dựng với mục đích gì? Các dụng cụ khoa học kỹ thuật tân kỳ

hủy hoại của Châu này nên tìm cách đi sang các lục địa khác, xây dựng nhiều Kim tự tháp để lưu trữ các tài liệu, kiến thức của nền văn minh của họ.

14 Kim tự tháp Cheops là Kim tự tháp lớn nhất được tìm thấy ở Giza, Ai Cập. Cạnh của nền Kim tự tháp này đo được từ 230,26m đến 230,45m nằm trong phạm vi 13,1 acres còn được gọi là the Great Pyramid (Đại Kim tự tháp) được xây dưới triều đại vua Khufu. Nhiều phái đoàn khoa học gia đã đến nghiên cứu Kim tự tháp Cheops và nhiều phim khoa học giả tưởng cũng được dựng lên xoay quanh các huyền thoại về Cheops.

Tuy nhiên có những khu ‘bí mật’ trong lòng Kim tự tháp Cheops vẫn chưa được khám phá và chính quyền Ai Cập không đồng ý cho các phái đoàn khảo cổ đào bới, lục lọi thêm di tích lịch sử mà cũng là kỳ quan thế giới này.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

72

nào đã được dùng và từ đâu mà có? v.v... vẫn chưa có đáp án nhưng vấn nạn gây nhiều chú tâm nhất cho mọi giới có lẽ là mục đích và công dụng của Kim tự tháp.

Ngành Nhân Điện của Thầy Lương Minh Đáng sử dụng mô hình ‘Kim-tự-tháp-nhân-điện’ như là một dụng cụ để tập luyện thiền định và chữa bệnh dành cho các học viên sau khi đã tập sử dụng Luân xa 6. Mô hình ăng-ten (antenna model) bên trong có Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ dành cho các học viên các cấp cao hơn nữa. Phù hiệu của ngành Nhân Điện là hình một Kim-tự-tháp đôi 3 mặt với rồng phượng chầu hai bên.

Kim-tự-tháp-nhân-điện làm bằng chất nhựa trong (clear mica) có 3 mặt mang hình dạng của tam giác đều khác với Kim tự tháp thông thường có 4 mặt hình tam giác cân. Vì chỉ có 3 mặt nên đáy của Kim-tự-tháp-nhân-điện cũng có hình dạng của tam giác đều giống như 3 mặt kia trong khi đáy của Kim tự tháp thông thường có hình vuông. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa hình dáng Kim-tự tháp-nhân-điện và Kim tự tháp Ai Cập.

Thầy Lương Minh Đáng cho làm các mô hình Kim-tự-tháp-nhân-điện với 3 cỡ khác nhau – cỡ lớn, cỡ trung và cỡ nhỏ.

Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn có chiều dài mỗi cạnh là 49cm. Mỗi cạnh của cỡ trung là 13cm và cỡ nhỏ có mỗi cạnh là 4.33cm. Trên 3 mặt của Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn, trung hay nhỏ đều có 12 vạch đều nhau màu xanh da trời phân chia mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện ra 13 tầng và như vậy mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện có tổng cộng 13 Kim-tự-tháp đồng dạng nằm lồng trong nhau, chồng lên nhau và có chung một đỉnh.

Mặt đáy của Kim-tự-tháp-nhân-điện là một lỗ tròn có nắp đậy vừa vặn để Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ hơn được đưa vào bên trong.

Thầy Lương Minh Đáng chỉ cho sản xuất 6 Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ lớn trong đó lồng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ trung. Các Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn này chỉ đặt một cái tại một nơi quan trọng của mỗi châu trên thế giới và tại Trung tâm Nhân Điện trung ương.

Các hành giả Nhân Điện chỉ tập luyện bằng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ trung lồng bên ngoài Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ và mô hình hai Kim-tự-tháp này thường được gọi tắt là Kim-tự-tháp-đôi. Hành giả Nhân Điện sau khi luyện tập Luân xa 6 dùng Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ để chữa bệnh nhưng sau đó, ở 3 cấp cao nhất của Nhân Điện, sau khi đã tập luyện nhuần nhuyễn Kim-tự tháp-đôi, không dùng Kim-tự-

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

73

tháp hữu hình nữa mà chỉ tập luyện mô hình ăng-ten (bên trong có Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ) và chữa bệnh bằng Kim-tự-tháp-tưởng tượng của chính mình trùm người bệnh hoặc phủ trùm lên vật hay nơi muốn truyền năng lượng mà thôi.

Theo Thầy Lương Minh Đáng, tập luyện Kim-tự-tháp-nhân-điện và mô hình antenna có công dụng làm phát triển khả năng hoạt động của hai tuyến, ‘tuyến Yên’ (pituitary gland) và ‘tuyến Tùng’ (pineal gland) nằm giữa tiểu não và đại não, khoảng giữa đầu của hành giả Nhân Điện. Khi hai tuyến này được phát triển đúng mức, nối kết và phối hợp thật chặt chẽ với nhau, hành giả sẽ đạt được khẳ năng miễn nhiễm, có năng lực chữa lành bệnh mau chóng cho mình và cho người khác cũng như có thể đạt đến trình độ phát triển tâm linh vượt mức.

Qua cách hướng dẫn tập luyện và trị bệnh của Thầy Lương Minh Đáng, ngành Nhân Điện tin rằng Kim-tự-tháp-nhân-điện (sau khi được Thầy truyền năng lượng) có một năng lượng rất mạnh chẳng những bên trong Kim tự tháp mà còn phát triển ra dưới đáy cũng như các đỉnh. Tuy nhiên mô hình Kim-tự-tháp-nhân-điện, theo Thầy Lương Minh Đáng, cũng chỉ là những phương tiện hữu hình áp dụng trong thời gian đầu tập luyện hơn là một thứ dụng cụ y khoa thật sự hoặc một linh vật để thờ phụng mặc dù sau một thời gian thiền tịnh, Kim-tự-tháp-nhân-điện của hành giả tích tụ một năng lượng rất mạnh.

Trong khi nhiều hành giả Nhân Điện đã tự mình trải nghiệm việc tập luyện Kim-tự-tháp-nhân-điện, mô hình antenna trong một thời gian và không thể phủ nhận công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện (kể cả Kim-tự-tháp-nhân-điện-tưởng-tượng) trong việc thiền định và chữa bệnh, không ít người chưa học Nhân Điện hay chưa được chữa bệnh bằng Nhân Điện có thể vẫn hoài nghi về năng lượng của Kim-Tự-Tháp và sự ứng dụng của năng lượng Kim-tự-tháp-nhân-điện15.

15 Max Toth & Greg Nielson trong quyển Pyramid Power – The Secret Energy of The Ancients Revealed, Destiny Books, 1985 đã cay đắng viết trong phần kết luận: ‘Chẳng nên ngạc nhiên khi có những cá nhân hoàn toàn không chấp nhận năng lực đặc biệt của Kim tự tháp và những người thường lớn tiếng chống đối công năng của Kim tự tháp đã cho rằng năng lượng của Kim tự tháp không mang ý nghĩa khoa học nào hết. Những người này thường lớn tiếng rêu rao là ‘nếu một điều gì không nằm trong sự giải thích của khoa học hiện tại, điều đó không có thật’. Khi nói như vậy, họ đã gián tiếp cho rằng các định luật và nền tảng của khoa học hiện nay đã hết sức hoàn bị và không còn chỗ để khám phá thêm hoặc không còn cách nào để có thể phát triển thêm các định luật khoa học đã có sẵn.’

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

74

Trước khi phân tích và dẫn chứng công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện trong việc thiền định và chữa bệnh, tìm hiểu về một số công dụng của Kim-tự-tháp thông thường kiểu Ai Cập để đối chiếu có lẽ là điều không thể thiếu. I . S ự h i ệ n h ữ u v à t á c d ụ n g c ủ a n ă n g l ư ợ n g t r o n g m ô h ì n h K i m t ự t h á pA i C ậ p :

Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, phong trào tìm hiểu và ứng dụng năng lực của Kim tự tháp trở nên sôi nổi tại Mỹ và nhiều quốc gia khác ở Âu Châu sau khi tin tức về Ủy ban Duyệt xét Bằng Sáng Chế của Tiệp Khắc (Czechoslo-vakia) cấp Bằng Sáng Chế (Patent) số 91304 cho kỹ sư Karl Drbal vào năm 1959 được phổ biến.

a) Năng lực bảo quản:

Năm 1959, Karl Drbal, một kỹ sư vô tuyến ở Tiệp Khắc, đã được cấp Patent (Bằng sáng chế) chuẩn nhận khám phá của ông về tác dụng của năng lượng bên trong mô hình Kim tự tháp làm bằng gỗ hay giấy phỏng theo hình dạng Great Pyramid của Cheops ở Ai Cập.

Đơn xin Patent của kỹ sư Karl Drbal đã mất 10 năm trời để duyệt xét và trong suốt thời gian một thập niên đó, Kỹ sư Karl Drbal đã phải liên tục bổ túc những bằng chứng kiểm nghiệm mới của ông và cuối cùng Ủy Ban Duyệt Xét Bằng Sáng Chế (Patent Examination Commission) của Tiệp Khắc đã phải công nhận khám phá lạ lùng của ông:

‘đặt một lưỡi dao cạo râu sau khi sử dụng vào trong mô hình Kim tự tháp ở vị trí 1/3 chiều cao của Kim tự tháp theo hướng Bắc-Nam, năng lượng, điện, từ trường, điện từ trường (energy, electricity, hay bất kỳ tên nào đó đặt cho loại năng lượng này phát ra từ bên trong mô hình Kim tự tháp sẽ khôi phục lại độ bén của lưỡi dao cạo. Công năng của loại năng lượng điện từ trường trong mô hình Kim tự tháp có tác dụng tái tạo cơ chế và hình dạng của lưỡi dao cạo bị ‘hao mòn, hư hại, tổn thương’ sau khi sử dụng (cạo râu)16’.

16 Bằng sáng chế của ông Karl Drbal được chính quyền Tiệp Khắc cấp được xem như là bằng sáng chế lạ lùng nhất so với tất cả các bằng sáng chế khác. Thứ nhất, ông K. Drbal đã phải mất 10 năm trời để thuyết phục các giám khảo của Ủy ban Duyệt xét Đơn xin Bằng Sáng Chế và vị Chủ tịch Hội đồng giám khảo đã đích thân làm thử nghiệm nhiều năm liên tiếp. Thứ nhì, khám phá của ông thoạt nhìn chẳng mang đến lợi lộc gì vì chỉ giữ được lưỡi dao cạo râu không đáng giá xài được lâu gấp mấy chục lần bình thường. Tuy nhiên khám phá của Karl Drbal đưa ra một lý thuyết (hay giả thuyết) mới giải quyết được một nghi vấn lớn là ‘mọi vật có hình dạng của Kim tự tháp làm bằng chất không dẫn điện có khả năng ‘truyền’ năng lượng hay giúp các vật nằm trong

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

75

Đoạn cuối của phần mô tả về dụng cụ sáng chế của kỹ sư Karl Drbal được Hội đồng Giám khảo chấp thuận và chuẩn nhận như sau:

‘Sáng chế nầy được thử nghiệm đặc biệt cho một dụng cụ có hình dạng của một Kim tự tháp, nhưng nó không giới hạn trong hình dạng riêng biệt này, điều đó có nghĩa là nó có thể có giá trị cho các dạng hình học làm bằng các chất không dẫn điện, sử dụng phương cách như mô tả trong sáng chế này, được giải thích như định nghĩa dưới đây:

Trong khoảng không gian giới hạn bằng hình dạng Kim tự tháp hay một hình dạng hình học khác, một tiến trình tự tái tạo sẽ bắt đầu tác dụng lên lưỡi dao cạo (lưỡi lam) và tiến trình này chỉ sản xuất khả năng tái tạo đó qua hình dạng vừa nói mà thôi – điều này có nghĩa là sự kích thích (xung động) của hình dạng này chỉ sản xuất qua trường động lực của trái đất và vũ trụ xung quanh như điện, nam châm, điện từ, lực hút của trái đất… và có thể những phạm vi và năng lượng khác chưa được định nghĩa. Tiến trình này có tác động trên phần lưỡi của dao cạo bằng cách làm giảm thiểu các xáo trộn nội tại (các sự đảo lộn, xáo trộn gây ra do tiến trình cạo râu) của các liên kết tĩnh trong cơ cấu vi-kết (micro-crystalitic) của lưỡi bén (làm bằng thép thượng hạng) đưa đến kết quả tái tạo cơ cấu tuyệt hảo và kết tinh của nó; một sự tái tạo mang tác động của sự phục hồi đặc tính vật chất và cơ chế của lưỡi dao cạo, làm mất đi phần ‘yếu’ của vật do cạo râu và công năng này chỉ ứng dụng đối với các khuấy động kết tinh trong trạng thái tĩnh mang tính đàn hồi và không thuộc loại vĩnh viễn (như lưỡi dao bị mẻ).’

Năm 1973, Mankind Research Unlimited Inc. được thành lập ở Washington D.C. và bác sĩ Boris Vern, Giám đốc của dự án nghiên cứu

Kim tự tháp thu hút được năng lượng nhằm khôi phục tình trạng nguyên thủy của vật thể bị thương tổn hay hư hoại’. Tiêu đề của bằng sáng chế số 91304 là: ‘Một dụng cụ (device) nhằm giữ độ bén của lưỡi dao cạo’. Nên ghi chú ở đây là dụng cụ này không phải là đồ mài dao mà là một dụng cụ có tác dụng tái tạo, hồi phục lại tình trạng nguyên thủy của một vật một cách tự nhiên.

Xin ghi chú là điều kiện xin cấp bằng sáng chế ở Tiệp Khắc gắt gao hơn các quốc gia khác. Ở Pháp, Mỹ, Úc, v.v… người xin bằng sáng chế chỉ cần chứng minh điều mình khám phá ra là mới mẻ, không trùng với khám phá nào khác mà không cần giải thích kỹ thuật rườm rà hoặc chứng minh ứng dụng và lợi ích của nó. Tuy nhiên tại Tiệp Khắc, người xin cấp bằng sáng chế phải giải thích, chứng minh cụ thể từng điểm một về kỹ thuật và ứng dụng cho đến khi thỏa mãn mọi đòi hỏi và đánh tan mọi nghi ngờ, thắc mắc của hội đồng giám khảo gần giống như trình một luận án tiến sĩ.

Trong bài viết ngày 12.2.1974, Karl Drbal tiết lộ rằng trong các thư từ trao đổi kinh nghiệm với những người nghiên cứu năng lực Kim tự tháp, ông Antonie Bovis, một nhà cảm xạ học người Pháp, đã làm nhiều

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

76

về Kim tự tháp (Pyramid Research Project) đã dẫn đầu một toán chuyên viên làm nhiều thí nghiệm về tác dụng của ‘năng lượng’ bên trong một mô hình Kim tự tháp Ai Cập làm bằng plastic. Năng lực ‘bảo quản’ (preservative power)17 của năng lượng trong mô hình Kim tự tháp Ai Cập đã được thử nghiệm nhiều lần trên hoa, quả, rau cải, thú, cá, côn trùng, v.v… và kết quả đều giống như nhau: các vật để trong mô hình Kim tự tháp không bị hư hoại và phẩm chất không khác với lúc còn tươi bao nhiêu.

Bà Joan Ann De Mattia, tốt nghiệp Rutgers University College và Học viện Psychorientology ở Laredo, Texas, giáo sư môn ‘Luyện Trí Nhớ và Phương pháp Tập Trung’ đã đích thân làm nhiều thí nghiệm về công năng của mô hình Kim tự tháp Ai Cập làm bằng giấy và được nhiều kết quả lý thú như hoa hồng vàng sau 6 tháng vẫn không bị úa và mùi thơm vẫn còn18. Bà cũng dùng các Kim tự tháp giấy đặt dưới gầm

17 Bác sĩ Verne Cameron đặt một miếng thịt heo trong mô hình Kim tự tháp Ai Cập và để trong phòng tắm (nơi ẩm ướt nhất) trong sở làm. Sau 3 ngày, miếng thịt phát ra mùi hôi nhưng đến ngày thứ 6 thì miếng thịt đã trở thành thứ ‘thịt khô’ (mummified). Miếng thịt này tiếp tục để trong Kim tự tháp thêm 6 tháng và vẫn ăn được. Một thí nghiệm khác là đặt một khoanh dưa hấu trong mô hình Kim tự tháp Ai cập, 3 ngày sau, khoanh dưa teo nhỏ lại còn bằng trái apricot (một loại đào) nhưng vẫn ăn được, vị vẫn ngọt và vẫn còn mùi dưa hấu tươi.

18 Bà Joan Ann De Mattia bắt đầu cảm thấy rất thích nghiên cứu về năng lượng của Kim tự tháp từ năm 1971. Bà De Mattia mua một số Kim tự tháp bằng giấy do Toth Pyramid Company, New York City, chế tạo và bà thử làm nhiều thí nghiệm khác nhau. Một trong những thí nghiệm thích thú của bà có lẽ là về hoa hồng. Bà lấy 3 nhánh hoa hồng tương tự như nhau, đặt 1 nhánh hoa vào 1 Kim tự tháp và 1 nhánh để bên ngoài để so sánh hàng ngày riêng nhánh thứ 3 để trong 1 Kim tự tháp khác không đụng đến. Đến ngày thứ 4, nhánh hồng trong Kim tự tháp gần như đã khô nhưng màu sắc không thay đổi bao nhiêu và vẫn còn một ít mùi thơm trong khi đó nhánh hồng để bên ngoài không còn mùi và cánh hoa bắt đầu úa và rụng. Riêng nhánh hồng trong Kim tự tháp không hề được mở ra trong 4 ngày đó thì dù đã khô nhưng màu sắc và mùi thơm vẫn còn nguyên vẹn như ngày đầu.

Bà De Mattia cũng làm thêm những thử nghiệm khác trên các loại rau như cần lá, ngò, rau thơm, v.v… và kết quả cho thấy mùi vị và màu sắc gần như không thay đổi sau 4 năm. Nho cũng có cùng hiệu quả và vị nho trong Kim tự tháp vẫn là vị của nho tươi chứ không phải biến thành vị nho khô. Joan De Mattia cũng nghiên cứu xem năng lượng mô hình Kim tự tháp có tỏa ra bên ngoài không và đã làm thêm những thí nghiệm khác để trắc nghiệm về năng lượng tỏa ra bên dưới và trên đỉnh Kim tự tháp. Bà De Mattia treo Kim tự tháp giấy trên một cây sắp chết (loại kiểng trồng trong nhà) và chỉ cần 3 ngày là cây đã ‘tỉnh’ và sau 7 ngày thì cây sống lại tốt tươi. De Mattia đặt mô hình Kim tự tháp giấy dưới gầm giường ngay vị trị giữa lưng và bà cho rằng sau một đêm ngủ, bà cảm thấy tràn đầy sinh lực (năng lượng) khi thức dậy.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

77

giường nhằm dùng năng lượng Kim tự tháp phát ra tự bồi bổ năng lượng của mình để chữa bệnh.

giả vừa trân quý Kim-tự-tháp-nhân-điện của mình vừa phải dùng nó để tập luyện thiền định hàng ngày. Tuy nhiên, không ít người đã làm Kim-tự-tháp-nhân-điện giả bằng plastic mỏng hoặc giấy cứng để thí nghiệm. Mặc dù các Kim-tự-tháp-nhân-điện này không có năng lượng của Thầy Lương Minh Đáng cũng không có năng lượng của hành giả Nhân Điện truyền vào hàng ngày, chỉ thuần bằng 4 miếng giấy hay plastic hình tam giác đều ghép lại thành dạng của Kim-tự-tháp-nhân-điện thôi đã đưa đến các kết quả không khác gì với các thử nghiệm của các nhà nghiên cứu về năng lực của mô hình Kim-tự-tháp-Ai-cập công bố:

• Đặt hột giống hoa, bầu, bí, khổ qua, bắp, v.v… vào mô hình Kim tự tháp Nhân Điện 3 ngày trước khi gieo. Kết quả, các hạt từng để trong Kim tự tháp nảy mầm nhanh hơn các hạt thường và sau đó tăng trưởng mạnh hơn.

• Với hoa, trái cây, rau, thịt, côn trùng, v.v… kết quả giống hệt như với các thử nghiệm của Boris Vern, Vern Cameron, Joan Ann De Mattia, v.v…

Qua vô số thử nghiệm trong suốt mấy thập niên từ sau khi Bằng Sáng Chế số 91304 được cấp cho kỹ sư Karl Drbal, không ai còn có thể hoài nghi về kết luận của Karl Drbal rằng ‘bên trong một mô hình có dạng của một Kim tự tháp Ai Cập hoặc các dạng khối hình học khác làm bằng chất không dẫn điện phát ra một năng lượng đặc biệt và năng lượng này có tác dụng tái tạo, hồi phục lại tình trạng nguyên thủy của một vật nếu vật đó được đặt trong lòng của mô hình’. Ngay chính Karl Drbal cũng đã hết sức ngạc nhiên khi thấy lưỡi dao cạo bị lụt có thể bén trở lại, thép bị hao mòn có thể ‘mọc’ trở ra – công năng của mô hình Kim-tự-tháp làm cho thép trở thành một ‘sinh vật’, một vật sống có thể ‘tăng trưởng’.

Nhiều người bạn của bà cũng xác nhận điều này. Trong một dịp hết sức tình cờ, bà Joan De Mattia đặt một Kim tự tháp giấy màu đỏ phía dưới ghế ngồi và sau chừng nửa giờ, Joan đã cảm thấy một cảm giác kích thích tình dục lạ lùng. Bả thử với bạn trai mình và cũng có cùng một hiệu quả. Bạn của bà cũng xác nhận điều này khi họ tò mò làm thử.

Trong suốt thập niên 70, nhiều hàng xưởng, đặc biệt là các quốc gia Âu Châu đã dùng bao bì có dáng Kim tự tháp để trữ thực phẩm sản xuất và phân phối cho người tiêu dùng. Nhiều người tin rằng thực phẩm trữ trong các hộp dạng Kim tự tháp giữ được lâu hơn và mùi vị lại thơm ngon hơn.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

78

Đứng trước hàng loạt các thí nghiệm và trải nghiệm khích lệ, gần đây các nhà nghiên cứu về sinh hóa đã bắt đầu nghiên cứu về tác dụng của mô hình Kim tự tháp (hay năng lượng bên trong các mô hình Kim tự tháp) lên các vi sinh vật và đã công bố vài ghi nhận đáng lưu tâm: vi khuẩn & và vi trùng nuôi cấy (cultures), vi sinh (enzyme), vi khuẩn (bacteria) đặt bên trong mô hình Kim tự tháp có những hoạt động khác so với bên ngoài. Các loại nấm mốc tăng trưởng chậm hơn trong môi trường Kim tự tháp so với độ tăng trưởng của chúng đặt bên ngoài. Một vài bệnh viện ở Âu Châu sử dụng các hộp mang hình dáng Kim tự tháp để trữ các bộ phận trong cơ thể được người chết hiến tặng.

Với công năng ‘bảo quản’ của năng lượng luân lưu trong lòng mô hình Kim tự tháp Ai Cập, người ta bắt đầu tin vào sự trợ lực của năng lượng này cho việc thiền định và chữa bệnh.

b) Thiền định và chữa bệnh:

Sau khi được sự đồng ý của Karl Drbal, từ đầu thập niên 70, một công ty ở Mỹ ra đời chuyên bán các mô hình Kim tự tháp đủ loại từ Kim tự tháp giấy, gỗ, plastic với nhiều màu khác nhau, đến cả nón và lều cá nhân có hình Kim tự tháp Ai Cập cho công dụng thiền tập và chữa bệnh19.

Mặc dù ở thế kỷ 20, ít có người chịu tin rằng Thượng đế nằm trong tâm (linh hồn) mỗi người và sẽ được đánh thức bằng sức mạnh hay năng lượng của Kim tự tháp’ như được ghi trong Tử Thư Ai Cập (the Papyrus of Ani tức Egptian’s Book of Death) còn được hiểu là Sách về sự Đại Tỉnh thức (Book of Great Awakening), các nhà nghiên cứu tâm linh đã làm nhiều thử nghiệm và nhiều người xác nhận rằng năng lực tâm linh (psychic power) được kích thích hoặc nâng cao khi ngồi thiền trong mô hình Kim tự tháp. Các nhà tâm linh học còn đưa đến kết luận là ngồi thiền trong mô hình Kim tự tháp có thể làm thay đổi tình trạng tỉnh thức (altered state of conciousness) nhanh hơn là ngồi thiền trong bối cảnh khác.

Al Manning, Giám đốc của E.S.P. Laboratory, một tổ chức nghiên cứu tâm linh có chi nhánh trên nhiều quốc gia, trụ sở chính đặt tại Los

19 Những người đội nón có dạng Kim tự tháp Ai Cập cho rằng họ nhận được một luồng năng lượng đặc biệt phát xuất từ nón này làm tăng năng lượng của chính cơ thể họ. Nhiều người tập luyện thiền định trong các lều vải có dáng Kim tự tháp cho rằng họ tiếp thu được một năng lượng rất mạnh và cảm thấy tràn đầy sinh lực sau vài giờ ở trong lều Kim tự tháp.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

79

Angeles, California, giải thích rằng hình dáng của Kim tự tháp có chức năng của một máy khuếch đại hình học (geometric amplifier), làm tăng năng lực của người cầu nguyện hoặc tăng thêm tác dụng của những lời khấn nguyện tâm linh của những người có niềm tin tôn giáo. Một phát ngôn viên của tổ chức này cho rằng mô hình Kim tự tháp có nhiều ‘trung tâm năng lượng’ (energy centres) tương tự như các Luân xa (chakras) trên cơ thể con người và 80% người của nhóm này tuyên bố có thể chỉ chính xác vị trí của các trung tâm năng lượng này. Một trải nghiệm lý thú khác là khi đưa bàn tay lên gần đỉnh của Kim tự tháp, họ cảm nhận một cảm giác châm chích giống như cảm giác tê tê khi sờ vào cực của một cục pin lớn.

Nhiều người đã thử ngồi thiền trong một lều có dạng Kim tự tháp và một tỉ lệ tuyệt đối đã công nhận rằng đứng hay ngồi bên trong lều có hình dạng Kim tự tháp Ai Cập đều cảm thấy có một luồng năng lượng đặc biệt chạy vào cơ thể và sau vài giờ ở trong lều, người ta cảm thấy cơ thể có được một luồng năng lượng tràn trề luân lưu. Ngoài ra, những người làm thí nghiệm cũng cảm giác một luồng năng lượng rất mạnh ở vùng gần đỉnh Kim tự tháp20.

Hầu như bất cứ ai thử tìm hiểu công năng của mô hình Kim tự tháp đều có cùng một nhận xét là ngồi thiền trong một cái lều mang hình dạng Kim tự tháp có thể tập trung nhanh hơn và dễ đạt được trạng thái nhập định hơn.

20 Trong suốt hậu bán thế kỷ 20, nhiều nhóm đã thực hiện các dự án nghiên cứu năng lực Kim tự tháp kiểu Ai Cập tại Mỹ và các nước ở Âu Châu như Pháp, Đức, Ý, Tiệp Khắc, Nam Tư v.v… Al Manning, Giám đốc E.S.P Laboratory, California đã mời David St Clair, tác giả quyển The Psychic World of California (‘Thế giới Tâm linh của California’ cùng một nhà sản xuất phim truyền hình (dấu tên) đến chơi. Ba người đàn ông bước vào bên trong căn lều có hình dạng Kim tự tháp cao 180cm đứng nói chuyện khoảng 20 phút. Khi bước ra khỏi lều, cả hai nhà sản xuất phim và David St Clair họ bị hơi xây xẩm. Ngày hôm sau David St Clair điện thoại cho Al Manning cho biết là tối qua ông ta đã phải điện thoại từ chối dự một tiệc rượu với bạn gái vì quá buồn ngủ (St Clair đã đi ngủ khoảng 6.30 chiều) và sáng hôm sau khi thức dậy, ông David St Clair nói là ông có cảm giác vô cùng khỏe khoắn. St. Clair tuyên bố: ‘Cái lều Kim tự tháp đã tẩy sạch hào quang của tôi (that Pyramid really cleaned out my aura)’.

E.S.P Laboratory tuyên bố rằng họ đạt được thành công rất lớn qua các thí nghiệm dùng Kim tự tháp chữa bệnh nhức đầu đông (migraine-type headaches).

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

80

Các nhà vật lý học tin rằng Kim tự tháp không những là một hình dạng để tích lũy năng lượng mà còn có khả năng biến đổi và tăng trưởng các năng lượng tích tụ này.

Chúng ta cũng biết từ các định luật vật lý rằng bất kỳ một vật nào có năng lượng luân lưu bên trong đều có khả năng của một ‘tiếng rền trong hốc kín’ (resonating cacity). Chúng ta cũng biết rằng năng lượng luôn luôn được tập trung nhiều nhất va mạnh nhất vào một điểm bên trong vật thể, thường là tại trọng tâm của vật thể đó, không cần biết vật đó đặc hay rỗng (bọng). Từ đó chúng ta có thể đưa đến giả thuyết là các vật thể mang hình dáng Kim tự tháp có tác dụng của một vật rỗng có khả năng khuếch đại cực mạnh và mọi năng lượng của vũ trụ được tập trung vào Kim tự tháp biến chúng thành một lăng kính khổng lồ. Năng lượng tập trung này có thể ảnh hưởng đến các phân tử (molecules) hoặc tinh thể (crystals) của bất kỳ vật thể nào nằm trên vùng phát tuyến (path of the beam) của nó. Vài loại năng lượng có thể tương đương với một tia Laser dù với tần số và cường độ ảnh hưởng khác nhau. I I . N ă n g l ư ợ n g p h á t r a b ê n n g o à i t ừ m ô h ì n h K i m t ự t h á p :

Từ lâu nay, thế giới dường như đổ dồn về nghiên cứu bên trong Kim tự tháp và hầu hết thí nghiệm trên mô hình Kim tự tháp Ai Cập đều tập trung vào việc tìm hiểu năng lượng bên trong Kim tự tháp. Đối với Nhân Điện, ứng dụng năng lượng phát ra bên ngoài Kim-tự-tháp-nhân-điện để chữa bệnh quan trọng không kém năng lượng luân lưu bên trong.

Như đã đề cập ở phần đầu chương này, hành giả Nhân Điện cấp cao đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ nhỏ trên Luân xa 7 (huyệt Bách hội – đỉnh đầu) của bệnh nhân, vận dụng năng lực đưa năng lượng qua Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ truyền xuống cơ thể bệnh nhân. Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ cũng được đặt tại các chỗ đau, nếu cần, để truyền năng lượng trực tiếp.

Trường hợp sau đây cho thấy công năng phục hồi và tái tạo của Kim-tự-tháp-nhân-điện đối với các tế bào bị hủy hoại do sức nóng (phỏng) gây ra.

Bà Nguyễn Văn Thanh cùng chồng học lớp 6 (cấp thứ 8 trong ngành Nhân Điện) ở Thái Lan vào tháng 7 năm 1997. Cả hai đều tập sử dụng Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi. Vào đầu năm 1997, trong một buổi tiệc, Bà Thanh bị cả cái lẩu điện đầy nước súp đang sôi đổ ập lên người khiến Bà bị phỏng hết phần trước mình từ cổ xuống đến bụng và đùi.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

81

Các chỗ bị phỏng, một phần da phồng lên cao mọng nước, phần khác bị lột hẳn da.

Tại phòng cấp cứu của bệnh viện, ông Thanh đợi khi bác sĩ và y tá không có mặt, dùng Kim-tự-tháp-nhân-điện trị cho vợ bằng cách rà Kim tự tháp lên trên các chỗ phỏng, cách da chừng 3cm, cùng lúc dùng Luân xa 6 nhìn kim tự tháp từ đỉnh xuống đáy.

Ngày sau thì bà Thanh cảm thấy đỡ đau nhiều, các chỗ da phồng bắt đầu xẹp xuống và dính trở lại với thịt, phần bị lột da cũng lành mau chóng trước sự ngạc nhiên của bác sĩ và y tá của bệnh viện vì chưa từng thấy trường hợp bệnh nhân bị phỏng nào phục hồi nhanh chóng như vậy. Bà Thanh được xuất viện mấy ngày sau và đặc biệt bà Thanh chỉ bị vài vết sẹo nhỏ, mờ dù đã phỏng rất nặng.

Các hành giả Nhân Điện không ai hoài nghi về công năng của Kim-tự-tháp-nhân-điện trong việc chữa bệnh vì trải nghiệm nhiều nhưng trước khi mổ xẻ sâu hơn về tác dụng này, thử đọc qua câu chuyện của Peter Tompstins ghi nhận về điện năng trên đỉnh Kim tự tháp Ai Cập Cheops.

Trong quyển Secrets of the Great Pyramid (Bí mật của Đại Kim tự tháp)21, Peter Tompstins đã ghi lại chuyện Sir W. Seimans, một nhà nghiên cứu người Anh, nhờ vào liên hệ ngoại giao đặc biệt đã được phép của chính quyền Ai Cập trèo lên đỉnh Kim tự tháp Cheops cùng với một tùy tùng người địa phương. Khi đứng trên đỉnh Great Pyramid ở Giza, Sir W. Seimans nhận thấy rằng mỗi khi ông đưa tay lên cao và xòe bàn tay ra, ông nghe có tiếng chuông (?). Khi ông chỉ đưa một ngón tay, đặc biệt là ngón tay trỏ, ông ta có cảm giác một luồng điện tê tê phát ra ở ngón tay trỏ. Cảm giác này tương tự như cảm giác của nhà nghiên cứu tâm linh của E.S.P. Laboratory khi đưa tay lên đỉnh của lều Kim tự tháp lúc đứng bên trong.

Sir W. Siemans cũng cho biết thêm khi ở trên đỉnh của Kim tự tháp Cheops, ông lấy chai rượu chát mang theo để uống (tu thẳng từ chai chứ không rót ra ly), ông bị điện giật nhẹ khi môi ông chạm vào miệng chai rượu. Điện chạy vào tay nhiều quá khiến Sir W. Siemans phải lấy tờ báo ướt quấn vào chai rượu để cầm, vô tình chai rượu và tờ báo ướt hợp lại thành một vật tích điện được gọi dưới tên ‘Leyden jar’. Khi Sir W. Siemans đưa chai rượu cao khỏi đầu, khối tĩnh điện thu được tăng quá mạnh đến nỗi nẹt lửa (tóe ra tia sáng nhỏ - sparks), trong lúc

21 Peter Tompstins, Secrets of the Great Pyramid, New York, 1971.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

82

đó, ông vô tình chạm vào người tùy tùng, người này bị giật tương tự như loại điện của hàng rào điện bao xung quanh các trại nuôi bò, cừu để ngăn chúng không chạy ra ngoài. Người tùy tùng vừa bị điện giật, vừa giật mình vừa kinh hoảng đã té và lăn xuống vách Kim tự tháp22.

Thử làm một thí nghiệm cảm xạ học trên mô hình Kim tự tháp Ai Cập hoặc trên Kim-tự-tháp-nhân-điện, ta sẽ thấy chẳng những ngay trên đỉnh của Kim tự tháp có một luồng năng lượng rất mạnh mà Kim tự tháp còn tỏa năng lượng ra xung quanh trong một phạm vi khá rộng.

Dùng một quả lắc cảm xạ làm bằng cây (loại không nhựa) hoặc kim loại hay đá có dáng tròn hoặc hình quả lê, đầu buộc một sợi chỉ dài khoảng một gang tay (đừng dùng quả lắc lớn hay quá nặng). Cầm sợi chỉ bằng hai ngón tay cái và trỏ làm sao để lắc nằm ngang vị trí ở cườm tay. Đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện trên bàn, cùi chỏ của cánh tay cầm quả lắc tỳ nhẹ lên mặt bàn, cố gắng đừng nghĩ đến chuyện gì khác. Di chuyển quả lắc vào vị trí chừng 3cm ngay trên đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện chừng vài giây, sau đó dời quả lắc về một bên của Kim-tự-tháp-nhân-điện. Bắt đầu đưa quả lắc từ từ trở lại đỉnh của Kim tự tháp, khi quả lắc tiến đến gần đỉnh của Kim tự tháp, ta sẽ thấy hiện tượng là quả lắc không thể nào đứng yên được ngay trên đỉnh Kim tự tháp dù chúng ta cố để quả lắc ngay phía bên trên nó. Quả lắc sẽ lắc trệch sang một bên của đỉnh hoặc quay vòng xung quanh đỉnh.

Có thể dùng thí nghiệm ‘đũa thần’ (dowsing rods) để thử. Cắt 2 sợi dây kẽm từ móc áo hoặc dây đồng trong dây điện lớn dài khoảng 70cm. Bẻ sợi dây kẽm góc 900, một đầu dài 20cm và đầu kia khoảng 50cm.

Cầm đoạn ngắn trong tay theo tư thế cầm súng ngắn, thả lỏng các ngón tay để đoạn dài có thể tự di chuyển, đưa thẳng hai tay ra phía trước và làm sao cho hai đoạn dài song song nhau, di chuyển cặp ‘đũa thần’ này từ từ về Kim-tự-tháp-nhân-điện. Khi hai đoạn dài của hai cọng kẽm đi ngang qua Kim tự tháp, chúng sẽ tự động bắt chéo lại nhau hoặc dang ra xa. Nếu chúng bắt chéo nhau, điểm chéo của hai cọng dây sẽ nằm ngay trên đỉnh của Kim tự tháp.

22 Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng Kim tự tháp dường như có khả năng dự trữ tĩnh điện (static electricity) rất lớn. Các hành giả Nhân điện hầu hết đã trải qua kinh nghiệm về loại tĩnh điện này. Đôi lúc vừa chạm tay vào cửa tủ lạnh hay cửa xe thì bị giật nhẹ. Nhiều khi vừa để tay vào luân xa 6 của bệnh nhân để chữa bệnh thì bị nẹt điện khiến cả hai bệnh nhân và hành giả đều giật mình, tay hành giả bị tê còn trán người bệnh bị rát.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

83

Chúng ta cũng nên biết nguyên tắc căn bản của cảm xạ học là khi quả lắc gặp một vật thể nào phát ra năng lượng, vòng quay của nó sẽ lớn và nhanh. Đưa quả lắc lên bên trên các tranh, hình các vị lãnh đạo tôn giáo, hình, tượng Chúa Phật, v.v… cũng có hiện tượng tương tự. Đối với đũa thần, nơi nào phát ra năng lượng mạnh hoặc gặp vật muốn tìm, đũa sẽ chập tréo lại nhau hoặc dang ra xa thay vì nằm ở vị trí song song nhau như ban đầu.

III. Kim-tự-tháp-nhân-điện

Kim-tự-tháp-nhân-điện có sự khác biệt quan trọng so với Kim tự tháp thông thường. Kim-tự-tháp-nhân-điện là một khối tam giác đều, bốn mặt đều là các tam giác đều bằng nhau còn Kim tự tháp thông thường có bốn mặt hình tam giác cân và và một ‘nền’ (base) hình vuông hoặc hình chữ nhật. Do đó, trong khi Kim tự tháp thông thường chỉ có một đỉnh nhọn, Kim tự tháp Nhân Điện có thể được xem như có bốn đỉnh và bốn mặt giống nhau. Mỗi Kim-tự-tháp-nhân-điện cỡ 49cm, 13cm hay 4.33cm đều có 12 vạch ngang phân một Kim-tự-tháp-nhân-điện thành 13 kim tự tháp lớn nhỏ có cùng một đỉnh. Nếu lồng 3 Kim-tự-tháp-nhân-điện của cả 3 cỡ lớn, trung và nhỏ vào nhau, ta có tổng cộng 39 Kim-tự-tháp-nhân-điện trong một Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn và cả 39 kim tự tháp lớn nhỏ đồng dạng này có 3 đỉnh nằm trên một trục thẳng đứng từ đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn xuống đến đáy.

a) Đặc tính của năng lượng Kim-tự-tháp-nhân-điện:

Theo Hengry C. Monteith, M.S., cộng tác với Sandia Laboratories, Albuquerque, New Mexico, trong bài Geometry and the Great Pyramid, các triết gia thời cổ đại tin tưởng rằng toàn thể vũ trụ được kết hợp bằng hệ thống ‘lưới’ (lattice network) được gọi dưới tên ‘the Cosmic Web’ (mạng lưới vũ trụ). Mỗi đơn vị tế bào (unit cell) của mạng lưới vũ trụ (cosmic lattice) này có hình dạng của một khối hình vuông (cube). Hình khối vuông là một dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất có thể tìm thấy trong hình học tĩnh (static geometry). Khối cầu tròn (sphere) là hình dạng hoàn hảo và thăng bằng nhất trong các hình khối của hình học động (dynamic geometry).

Trong vũ trụ, tiến trình sinh và tử (hoại) là hiện tượng rất phổ thông. Theo Hengry Monteith, sinh là một hình thức chuyển đổi từ trạng thái tĩnh (static) sang trạng thái động (dynamic) và tử là một sự chuyển hóa từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nói cách khác, sinh là hình thái chuyển thể năng lượng ra vật chất và tử là thể vật chất bị hoán chuyển thành năng lượng.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

84

Một hình thể động toàn hảo có hình khối tròn như mặt trời của chúng ta ‘chết’ bằng cách bức xạ năng lượng ngược trở về một khối vuông tĩnh bên trong và mặt trời được hình thành bằng sự tập trung năng lượng từ những mặt phẳng của khối vuông tĩnh về một điểm bên trong khối vuông đó.

Hình dáng của Kim tự tháp biểu thị độ đậm đặc của vật chất từ thể hơi (đáy Kim tự tháp) sang thể đặc (đỉnh Kim tự tháp) qua hiệu quả của sự ‘tập trung’. Điều này bao hàm sự cần thiết của một ‘sức mạnh’ (a force) để có thể đưa đến độ ‘đậm đặc’ và sức mạnh này có thể tương tự như sức mạnh của ‘tinh thần’ khi tập trung vào một điểm. Các hiền triết cổ đại dường như muốn cho chúng ta biết rằng một hình thức tĩnh (static form) có thể được nâng lên thành hình thức động (dynamic form)23.

Với các định luật vật lý Newton, chúng ta hiểu rằng với bất kỳ một tác động (action) nào cũng đều có một phản ứng đối nghịch và tương xứng (lực tương tác). Trong khi vũ trụ phải luôn luôn ở trạng thái cân bằng tuyệt đối, chúng ta có thể suy diễn một cách hợp lý là phải có một lực phản xạ đối xứng với một lực nào đó phát ra. Trong vật lý học, chúng ta biết rằng khi có một lực dương ở một vị trí nào đó trên mặt đất, ta có thể biết có một lực âm đối xứng mặc dù lực âm này vô hình không thấy được bằng mắt thường24.

23 Albert Einstien, nhà bác học lừng danh người Đức với công thức chế bom nguyên tử quen thuộc với nhiều người: E = mC2 theo đó vật chất sẽ biến thành năng lượng khi bị kích thích bằng tốc độ của ánh sáng tức một hình thức tĩnh (static form) có thể được nâng lên thành hình thức động (dynamic form) do một sức mạnh nhanh bằng tốc độ ánh sáng. Với thiền định, với ‘sức mạnh của tinh thần’ khi tập trung vào một điểm, vận tốc của nó vượt xa vận tốc ánh sáng và do đó có thể chuyển hóa vật chất sang năng lượng.

24 Sir Isacc Newton (sinh ngày 4.1.1643 tức 25.12.1642 theo lịch cũ) tại Woolsthorpe, Lincolnshire, Anh Quốc, chết ngày 31.3.1727 (20.3 theo lịch cũ) tại London, Anh. Newton là nhà vật lý và toán học người Anh, tác giả quyển The Principa, cha đẻ căn bản của một số phép tính (foundation of calculus), phát triển thêm sự hiểu biết về màu sắc, ánh sáng và khảo sát cơ cấu di chuyển các hành tinh trong vũ trụ và đưa ra định luật inverse square law làm nền tảng cho thuyết hấp dẫn lực trong vũ trụ sau này. Newton cũng là tác giả của Opticks (1974), Arithmetica Universalis (1707), The Chronology of Ancient Kingdoms Amended (1728) và Observations Upon the Prophecies of Daniel and the Apocalypse of St.John (1733).

Định luật về hấp dẫn lực của Newton (Newton’s law of gravitation): bất kỳ một vật thể nào trong vũ trụ cũng ‘tấn công’ các vật thể khác trực tiếp bằng một lực khác

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

85

Vì sự bất cân đối (asymmetry), Kim tự tháp luôn luôn có 2 lực ngược chiều nhau, một từ đáy lên đến đỉnh tượng trưng cho sự sáng tạo vật chất (material creation) và một từ đỉnh chạy xuống đáy tượng trưng cho sự hủy hoại của vật chất (material destruction).

Nếu dùng 6 Kim-tự-tháp-Ai-Cập ghép lại nhau, người ta có được một khối vuông hay nói cách khác, một khối vuông có thể chẻ thành 6 Kim tự tháp Ai Cập. Đặt đáy của 2 Kim tự tháp Ai Cập lên nhau sẽ thành một khối hình thoi. Trong khi đó Kim-tự-tháp-nhân-điện là một khối tam giác hoàn toàn độc lập không thể ghép lại nhau thành một khối kín có hình dạng đặc biệt nào khác ngoại trừ trở thành một khối hình thoi. Nói cách khác, một Kim-tự-tháp-nhân-điện có thể phân thành nhiều Kim-tự-tháp-nhân-điện đồng dạng có cùng một đỉnh nhưng không thể biến thành dạng hình học khác.

Kim-tự-tháp-nhân-điện tượng trưng cho một vật nhỏ nhất nhưng đồng thời cũng là một vật lớn nhất không biến đổi hình dạng. Kim-tự-tháp-nhân-điện là phần tử nhỏ nhất nhưng cũng là cái vô cùng của vũ trụ.

Trong khi khối hình vuông với 6 mặt phẳng là một dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất trong thể tĩnh và năng lượng được tập trung vào một điểm bên trong nhờ vào các mặt phẳng, khối cầu tròn (không thể phân nhỏ thành nhiều khối tròn cũng không thể tập hợp thành khối tròn lớn hơn) là hình dạng hoàn hảo và thăng bằng nhất trong thể động, Kim-tự-tháp-nhân-điện mang cả hai tính chất của khối vuông và khối tròn, hai dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất trong thể tĩnh lẫn thể động: có mặt phẳng để phát ra năng lượng và đồng thời mang tính bất khả phân của khối tròn. Tuy nhiên vì sự bất cân đối, mỗi đỉnh của Kim-tự-tháp-nhân-điện luôn luôn có một kim tự tháp phản chiếu đối xứng và như vậy chỉ với một Kim-tự-tháp-nhân-điện, chúng ta có vô số Kim-tự-tháp-nhân-điện phản chiếu trong không gian. b ) C ô n g n ă n g c h ữ a b ệ n h c ủ a K i m t ự t h á p N h â n Đ i ệ n

nhau do sự sản xuất ra một số lượng lớn và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng:

R:F = G(m1m2)/R2

Định luật về chuyển động của Newton (Newton’s law of motion): liên hệ giữa các lực lên cơ thể con người và sự chuyển động của cơ thể mặc dù được viết thành công thức có thể ứng dụng được thật ra đã được Galiléo khám phá qua các thí nghiệm 4 năm trước khi Newton chào đời.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

86

Qua bằng Sáng chế cấp cho kỹ sư Karl Drbal 'định luật Drbal' được thừa nhận như một ‘định luật khoa học’, ta có được một kết luận rằng bên trong vật thể mang dạng hình học đều có luồng năng lượng đặc biệt có khả năng tái tạo, phục hồi các dạng vật chất bị hao mòn, hủy hoại. Theo Henry C. Monteith, các hình khối có thể bức xạ năng lượng ngược về bên trong và năng lượng này tập trung mạnh nhất ngay tại trọng tâm của hình khối đó (định luật về trọng tâm - Centre of Gravity - của Newton). Khối có dạng Kim tự tháp phát ra năng lượng mạnh nhất so với các dạng khối khác và như đã được chứng minh nhiều lần, ngay tại đỉnh của Kim tự tháp cũng phát ra nguồn năng lượng cực mạnh. Như vậy Kim tự tháp Nhân Điện có công năng chữa bệnh như thế nào?

Hành giả Nhân Điện sau khi học về cách sử dụng Luân xa bắt đầu luyện tập Kim tự tháp đôi. Các Kim tự tháp này được Thầy Lương Minh Đáng truyền năng lượng vào trước khi học viên Nhân Điện luyện tập. Áp dụng công thức Pythagore, Kim tự tháp Nhân Điện lớn cạnh 49 cm có chiều cao là 40.008cm và trọng tâm nằm cách mặt đáy 10.002cm . Chiều cao của Kim tự tháp Nhân Điện nhỏ cạnh 13cm là 10.614cm và mặt đáy của Kim tự tháp thứ 13 nằm tại đỉnh của Kim tự tháp nhỏ là 9.798cm . Như vậy trọng tâm của Kim tự tháp lớn nằm ngay Kim tự tháp thứ 13 ở đỉnh của Kim tự tháp nhỏ25 .

Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn (the Universal law of Gravitation) và định luật về trọng tâm (the law of the Centre Gravity) của Isaac Newton26 khi năng lượng được truyền vào Kim tự tháp lớn

25 Trọng tâm của Kim tự tháp lớn cạnh 49cm nằm ở vị trí 10.002cm cách đáy Kim tự tháp trong khi chiều cao của Kim tự tháp nhỏ cạnh 13cm là 10,614cm và đáy của Kim tự tháp thứ 13 của Kim tự tháp nhỏ cạnh 13cm nằm cách mặt đáy là 9,798cm.

Áp dụng định lý Pythagore để tính chiều cao của Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 13cm, ta sẽ có được chiều cao của Kim tự tháp này là 10,614cm và đáy cảu Kim tự tháp thứ 13 nằm ngay đỉnh sẽ là 9,798cm (chiều cao của Kim tự tháp thứ 13 là 0,816cm).

Cũng với định lý Pythagore ta có thể tìm được trọng tâm của Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 49cm nằm cách mặt đáy là 10,002cm. Do đó trọng tâm của Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 49cm nằm ngay chóp của Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 13cm, trọng tâm của Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 49cm trùng với trọng tâm của Kim tự tháp thứ 13 trong Kim-tự-tháp-nhân-điện cạnh 13cm. Chiều cao của Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ cạnh 4,333cm là 3,5377cm trong khi trọng tâm cảu Kim tự tháp cạnh 13cm nằm cách đáy 2,653cm.

26 Theo định luật vạn vật hấp dẫn, tất cả các vật thể trong vũ trụ đều thu hút lẫn nhau và theo định luật về trọng tâm, mọi lực tương tác lẫn nhau vào các vật thể trong vũ trụ đều tập trung tại trọng tâm của các vật thể đó. Trong thái dương hệ, một hệ nhỏ

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

87

cạnh 49 cm, toàn thể năng lực này sẽ tích tụ lại trọng tâm và cũng chính là đỉnh ( hay Kim tự tháp thứ 13) của Kim tự tháp nhỏ cạnh 13 cm.

Trọng tâm của Kim tự tháp là nơi tập trung năng lượng nhiều nhất và đỉnh là nơi phát ra năng lượng mạnh nhất, chính vị trí của Kim tự tháp thứ 13 nằm tại đỉnh của Kim tự tháp nhỏ (cũng là đỉnh của 13 Kim tự tháp) là nơi thu phát năng lượng lớn nhất. Với Kim tự tháp Nhân Điện đôi, ta có thể tổng cộng 26 Kim tự tháp cả thảy, mỗi Kim tự tháp lại có chung một đỉnh và do đó năng lượng tự nó sẽ tập trung cực mạnh vào suốt trục của Kim tự tháp Nhân Điện chứ không hẳn chỉ tập trung vào một điểm và năng lượng này mạnh gấp nhiều lần năng lượng của mô hình Kim tự tháp bình thường, chưa kể nguồn năng lượng lớn lao mà Thầy truyền vào lúc đầu cùng với năng lượng phát ra từ Luân xa 6 của chính các hành giả Nhân Điện qua sự tập luyện Kim tự tháp hàng ngày. Từ sau khi bắt đầu tập quay Luân xa, hành giả Nhân Điện bắt đầu trị bệnh bằng cách đặt tay vào 4 vị trí trên đầu: Luân xa 6, Luân xa 7 và hai cục xương bên cạnh phía sau vành tai. Bốn vị trí này là vị thế của 4 đỉnh Kim tự tháp Nhân Điện và trọng tâm của nó nằm ở vị trí của hai tuyến nội tiết cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người: Tuyến Yên (piyuitary gland) và tuyến tùng (pineal gland) nằm ở tiểu não.

trong vũ trụ, luôn luôn tồn tại các lực tương tác, thu hút, hấp dẫn lẫn nhau giữa mặt trời, quả đất, mặt trăng và các hành tinh khác. Tổng từ trường của quả địa cầu tập trung tại trọng tâm của nó và các hành tinh khác cũng vậy.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

88

Vị trí của tuyến Yên và tuyến Tùng trong não bộ con người

Tuyến yên là một tuyến nội tiết chẳng những tự nó tiết ra các kích thích tố cần thiết cho cơ thể đưa trực tiếp vào huyết quản mà còn ‘chỉ thị’ cho các tuyến nội tiết khác sản xuất và cho vào cơ thể những kích thích tố theo nhu cầu27.

27 Tuyến Yên (pituitary gland) còn được gọi là Hypophisis (tiếng Hy Lạp có nghĩa là nằm phía dưới – chỉ tuyến yên nằm ngay bên dưới não chính) có hình dạng của một cái yên ngựa là một trong những tuyến nội tiết (endocrine glands) tiết ra các kích thích tố (hormones) đưa trực tiếp vào huyết quản.

Cho đến thế kỷ 19, người ta vẫn nghĩ rằng tuyến yên chỉ là dấu vết của một bộ phận bị thoái hóa nhưng ngày nay tuyến yên được biết là giữ vai trò quan yếu trong việc điều khiển các hoạt động nội tiết.

Tuyến Yên chia làm 2 thùy (cầu): thùy trước còn gọi là adenohypophysis, xuất phát từ túi nằm ở vòm khẩu trên (đốc giọng) và thùy sau (neurohyp-physis) xuất phát từ các phôi của mô thần kinh (embryonic nerve tissues). Hầu hết các kích thích tố của tuyến yên do thùy trước tiết ra và kích thích các tuyến nội tiết khác sản xuất hoặc tiết ra kích thích tố hormone. Các kích thích tố do tuyến yên tiết ra gồm có: thyrotropin kích thích sự tăng trưởng của tuyến giáp trạng và tiết ra hormone: adrenocorti-cotropic hormone (ACTH) điều khiển các hoạt động nội tiết của vỏ tuyến thượng thận để sản xuất chất cortisol; follicle-stimilating hormone (FSH) làm tăng sự tiết ra kích thích tố nữ và phát triển trứng, tinh trùng; luteinizing hormone phóng thích estrogen, progestin và kích thích tố nam; hormone tăng trưởng hoặc soma-trotropin, kích thích nhiều hệ thống khác nhau liên quan đến sự tăng trưởng của một cá nhân.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

89

Hầu hết các kích thích tố của tuyến yên do cầu trước tiết ra và kích thích các tuyến nội tiết khác sản xuất hoặc tiết ra kích thích tố

Tuy nhiên có hai chất hormones do cầu trước của tuyến sản xuất nhưng không điều khiển các tuyến nội tiết mà lại tác động trực tiếp lên một số mô đặc biệt như prolactin làm tăng trưởng ngực, tạo sữa và melanocyte-stimulating hormone (MSH) nhằm kích thích các nhiễm sắc tố. Chất hormone sinh ra MSH đồng thời làm tăng các hợp chất hóa học được gọi dưới tên enkerphalins và endorpins, hai chất này tác động lên các tế bào não gây buồn ngủ như morphine.

Thùy sau của tuyến Yên nối với thùy trước bằng một mạch chính, qua đó các chất hormones kiểm soát hoạt động của tuyến Yên được truyền đi. Các chất hormones này được hypothalamus của não tiết ra và dự trữ trong thùy sau của tuyến Yên cho đến khi cần dùng.

Thùy sau của tuyến Yên cũng sản xuất 2 loại hormones ảnh hưởng đến vài nơi khác trên cơ thể như chất oxytoxin làm co thắt tử cung và chất vasopressin còn được gọi là antidiuretic hormone (ADH) làm tăng áp suất của máu bằng cách gây co thắt mạch máu, tăng sự tái hấp thụ nước từ thận.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

90

Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể con người

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

91

hormone. Các kích thích thích tố do tuyến yên tiết ra nhằm kích thích sự tăng trưởng của tuyến Giáp trạng và tiết ra hormone; điều khiển các hoạt động nội tiết của vỏ tuyến thượng thận để sản xuất chất cortisol; làm tăng sự tiết ra kích thích tố nữ và phát triển trứng, tinh trùng, phóng thích estrogen, progestin và kích thích tố nam; hormone tăng trưởng, kích thích nhiều hệ thống khác nhau liên quan đến sự tăng trưởng của một cá nhân.

Tuyến Tùng (pineal gland) cũng là một tuyến nội tiết tìm thấy trong tất cả các động vật có xương sống nhưng các khoa học gia vẫn chưa tìm ra nhiệm vụ rõ rệt của tuyến này28.

Theo thầy Lương Minh Đáng , hành giả Nhân Điện sau khi đạt cấp cao nhất trong ngành, ngoài khả năng trị bệnh cho người khác và các tiến bộ tâm linh vượt mức, sẽ đạt được sự miễn nhiễm cho chính mình đối với mọi loại bệnh.

Miễn nhiễm29 được định nghĩa như là khả năng của cơ thể có thể tự chống lại hoặc vượt qua sự nhiễm bệnh do vi trùng, vi khuẩn hoặc những vi sinh lớn hơn xâm nhập hoặc tấn công.

28 Tuyến Tùng (Pineal Gland) còn gọi là Pineal Body hay Epiphysis Cerebri, có dáng của một trái tùng, một tuyến nội tiết nhưng nhiệm vụ chưa được rõ, tìm thấy trong các động vật có xương sống. Tuyến Tùng phát triển từ đỉnh của diencephalon, một phân bộ của não. Trong các loài vật có xương sống ở cấp phát triển thấp, tuyến này phát triển rất hoàn hảo và có cấu trúc giống như con mắt; ở một số động vật khác dù không có chức năng của mắt nhưng lại có nhiệm vụ của một vật thu nhận ánh sáng. Nhiệm vụ nội tiết rõ rệt nhất của tuyến Tùng là bào chế ra chất hormone melatonin làm tập trung ‘hắc tố’ (melanin – tất cả sắc tố đen và xám) trong các sắc tố (melanophores).

29 Miễn nhiễm được mô tả như là khả năng chống lại hoặc vượt qua sự nhiễm bệnh do sự xâm lăng của vi trùng, vi khuẩn hoặc những vi sinh lớn hơn. Môi trường sống xung quanh chứa đựng nhiều vô số vi sinh vật có tính cách hủy hoại. Ta có thể thấy rõ nhất qua sự hư hoại nhanh chóng của một sinh vật sau khi chết. Con người cũng như thú vật không thể nào tránh tiếp xúc với các vi sinh này, luôn luôn có nhiều tỉ vi sinh vô hại bám trên da và trong ruột, chưa kể vô số khác được hít vào hoặc xâm nhập qua các vết trầy hay đứt. Vấn đề là các vi sinh này không nên tăng trưởng sau khi thâm nhập cơ thể. Con người và các động vật có xương sống khác có 2 phương thức phòng bị chống nhiễm bệnh qua vi khuẩn hay vi trùng. Một hệ thống được gọi là cơ năng miễn nhiễm bẩm sinh (innate immute mechanisms) hoặc cơ năng miễn nhiễm tổng quát (non-specific), chúng tiêu diệt hoặc khống chế, ngăn chặn nhiều loại vi trùng bất kể các loại này đã từng tấn công cơ thể trước đây hay chưa. Phương thức thứ nhì ngược lại chỉ chống một loại vi khuẩn nào đó mà thôi do đã từng chống với vi khuẩn đó trước đây hoặc được chủng ngừa.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

92

Được biết cơ thể con người có hai phương thức phòng bị chống nhiễm bệnh qua vi khuẩn hay vi trùng: thứ nhất là cơ năng miễn nhiễm bẩm sinh hoặc tổng quát (innate immute mechanisms hoặc non- specific), chúng tiêu diệt hoặc khống chế, ngăn chặn nhiều loại vi trùng bất kể các loại này từng tấn công cơ thể trước đây hay chưa; thứ nhì là những kháng thể có được nhờ chống lại với một loại vi khuẩn, vi trùng đặc biệt nào đó trước đây hoặc được chủng ngừa. Đặc điểm quan trọng là các cơ năng bảo vệ chẳng những phải có khả năng phòng chống mà còn phải phân biệt loại nào là của chính cơ thể, loại nào là từ ngoài xâm nhập vào, loại nào có hại, loại nào không.

Cơ năng miễn nhiễm có thể bị tê liệt hay xáo trộn làm cho cơ thể bị mất sức đề kháng đưa đến một số bệnh trong đó có các bệnh rất khó chữa trị như :dị ứng, ung thư…

Dị ứng hay mẫn cảm30 là hình thức xáo trộn của cơ năng miễn nhiễm theo đó cơ năng miễn nhiễm của cơ thể chống lại bất cứ vật, chất lạ nào xâm nhập dù các chất, vật này không hề hại gì cho cơ thể như thức ăn, bụi, phấn hoa, … Bị dị ứng là một trong những hình thức của sức đề kháng bị giảm, xáo trộn, hoạt động không điều hòa hoặc bị tê liệt.

Bất kỳ cơ thể một sinh vật nào có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập phải có thể phân biệt phần tử nào của chính cơ thể nó và những thứ nào có nguồn gốc từ bên ngoài – phải phân biệt được cái gì là của ta và cái gì không thuộc về của ta và bạch huyết cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phân biệt này.

Dùng thuốc chủng ngừa có những lợi ích rõ rệt nhưng chủng ngừa đôi khi lợi bất cập hại. Cơ thể con người bị dị ứng khi cơ năng miễn nhiễm trở thành quá ‘mẫn cảm’ hoặc khi chúng được điều khiển để chống lại các chất vô hại xâm nhập cơ thể như bụi, thức ăn, v.v… Hệ thống phòng ngự tự động bị xáo trộn khi nó chống cự lại ngay chính các cơ phận của cơ thể nó.

30 Có nhiều cách khiến cho hệ thống miễn nhiễm của con người bị tê liệt hoặc không hoạt động điều hòa. Trừ những hài nhi sinh ra bị khiếm khuyết bẩm sinh trong những cơ phận tạo sức đề kháng, có người bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi trùng khiến các tế bào miễn nhiễm chính yếu bị tổn thương. Cũng có thể hệ thống miễn nhiễm bị hư hoại do bị ngộ độc hay dùng các loại thuốc để trị hay ngừa các bệnh khác. Suy dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân. Dị ứng (allergy) xảy ra khi hệ thống miễn nhiễm không còn phân biệt được bạn, thù, tấn công bất cứ thứ gì bên ngoài vào trong đó có những thứ hoàn toàn vô hại như thực phẩm, bụi, phấn hoa, lông thú, v.v… Tình trạng này còn được gọi dưới tên mẫn cảm (hepersensitivity).

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

93

Ung thư31 là hình thức lượng kháng thể trong máu không đủ sức chống lại hay tiêu diệt một nhóm tế bào nào đó thình lình bị tăng trưởng quá nhanh.

Không kể trường hợp những hài nhi sinh ra bị những khiếm khuyết bẩm sinh trong các cơ phận tạo sức đề kháng, các trường hợp liệt kháng thường do bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi trùng, khiến các cơ phận đặc trách về miễn nhiễm chính yếu bị tổn thương.

Hệ thống miễn nhiễm cũng có thể bị hư hoại do bị ngộ độc hay dùng các loại thuốc để trị như ngừa các bệnh khác do suy dinh dưỡng. Lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân. Có khi cơ thể bị nguy hiểm do vật lạ xâm nhập không phải vì cơ thể không có sức đề kháng mà vì vật lạ đó xâm nhập quá nhanh, quá nhiều, kháng thể tiết ra không đủ mạnh, đủ nhanh để chống chọi cấp thời như uống nhầm thuốc độc hay bị vật độc cắn phải.

Khi đạt đến cấp cao nhất của ngành Nhân Điện, hành giả đã trải qua nhiều năm tháng tập luyện Kim tự tháp Nhân Điện, đã dùng nhiều lần trong tư thế thiền định dùng mắt thường và Luân xa 6 nhìn từ trên đỉnh Kim tự tháp Nhân Điện nhiều lần và cảm giác được luồng năng lượng chạy đều trong cơ thể. Tuy mắt nhìn một vật thể bên ngoài nhưng vô hình chung những khối Kim tự tháp vô hình tưởng tượng nằm trong trí, bốn vị trí Luân xa 6, Luân xa 7 và bên cạnh phía sau hai vành tai là một mô hình Kim tự tháp Nhân Điện đặt ngay trên đầu hành giả với trọng tâm nằm ở hai tuyến Yên và Tùng. Năng lượng do Kim tự tháp tưởng tượng cũng hoạt động và phát ra năng lượng chạy khắp châu thân. Hai tuyến Yên, tuyến Tùng chẳng những được phục hồi chức năng, tái tạo lại những tổn thương mà còn tăng thêm năng lực điều khiển các tuyến nội tiết khác. Với năng lượng Kim tự tháp, hệ

31 Ung thư (cancer) là do sự tăng trưởng quá nhanh của một nhóm tế bào tại một cơ phận nào đó. Vai trò của hệ thống miễn nhiễm nhằm chống ung thư chưa được giải thích tường tận. Tuy nhiên nhiều thử nghiệm cho thấy các tế bào ung thư có thể bị tiêu diệt qua quá trình miễn nhiễm. Thí dụ như tế bào ung thư của một giống chuột được cấy vào con chuột có liên hệ huyết thống, tế bào ung thư này tăng trưởng dễ dàng nhưng trái lại nếu cấy vào giống chuột khác, tế bào ung thư không sống quá vài ngày. Kháng thể đặc biệt chống tế bào ung thư thường hiện diện trong máu nhưng với số lượng nhỏ.

Đa số trường hợp, ung thư thường thấy ở người lớn tuổi khi hệ thống miễn nhiễm bị yếu đi và cơ thể lại tích tụ ngày càng nhiều những yếu tố làm tế bào ung thư tăng trưởng nhanh chóng.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

94

thống miễn nhiễm chẳng những được tái tạo, phục hồi mà còn được tăng cường mạnh mẽ. Các cơ phận bị suy yếu cũng được năng lực cực mạnh của Kim tự tháp Nhân Điện giúp phục hồi nhanh chóng.

Khi cơ thể gặp vật lạ quá mạnh, quá nhiều, sự hoàn hảo trong nhiệm vụ của 2 tuyến Yên, Tùng cũng như năng lượng vũ trụ có đầy rẫy trong cơ thể sẽ nhanh chóng tăng gia kháng thể giúp cơ thể khống chế cấp thời sự xâm nhập này. Cơ thể hành giả Nhân Điện cấp cao được miễn nhiễm phần lớn là do cơ năng miễn nhiễm tự nhiên được phục hồi và tăng cường cũng như năng lượng vũ trụ luôn túc trực để chi viện ngay khi cần.

Trong khi chức năng của tuyến Yên được khám phá đầy đủ, nhiệm vụ của tuyến Tùng vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng nhiều người tin rằng tuyến Tùng có những chức năng vô cùng quan trọng và có thể liên quan đến lĩnh vực tâm linh hơn là cơ thể vật chất thuần túy. Tuy nhiên, cho đến khi có những bằng chứng khả tín, có lẽ không nên đặt thêm những giả thiết về vai trò của tuyến Tùng.

Dù vậy, khả năng tự chữa bệnh cho mình và cho người khác cũng như tiến bộ tâm linh của hành giả Nhân Điện sau khi học các lớp cao nhất là một thực tế không thể phủ nhận và điều đó có lẽ liên quan chặt chẽ với sự tập luyện mô hình antenna. I V . M ô h ì n h a n t e n n a : Sau khi học được 10 cấp và thực tập nhuần nhuyễn Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi, hành giả Nhân Điện bắt đầu thực tập thiền định với một trợ cụ khác phức tạp hơn: mô hình antenna.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

95

Mô hình antenna

Mô hình Antenna cũng làm bằng mica có hình khối tam giác với chiều ngang mỗi mặt là 13 cm vừa vặn khi đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi (cạnh 13 cm). Bên trong mô hình antenna là một mô hình antenna thu nhỏ với một Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ nằm trên một khối mica tam giác có cạnh bằng cạnh của Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ. Một cọng dây đồng xuyên thẳng từ nền của mô hình antenna lên đáy và chỗ qua đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ lên đến gần bằng chiều cao của mô hình antenna. Cuối sợi dây đồng là một vòng tròn bằng đồng và cách đầu đây đồng chừng 2 cm là hai vòng dây đồng hình tròn khác nằm đối xứng hai bên sợi dây đồng thẳng đứng giống như hình dạng số 8. Nói cách khác trong mô hình antenna dây đồng có hình dạng các số 8, số 0 và số 1 như mật mã 8-0-1 mà các hành giả Nhân Điện sau khi học các lớp cao nhất (các lớp phát triển tiềm năng đặc biệt) được Thầy Lương Minh Đáng dạy sử dụng.

Khi tập luyện mô hình antenna, hành giả Nhân Điện nhìn từ đỉnh Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi đến vòng tròn trên đầu cọng dây đồng thẳng đứng xuống Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ đến đáy mô hình antenna và lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài việc năng lượng từ mô hình

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

96

antenna phát ra theo dạng sóng do sự kích thích của năng lượng tâm linh phát ra từ Luân xa 6 của hành giả tác động vào chính cơ thể của hành giả, đến một lúc nào đó, hành giả sẽ có cảm giác chính cơ thể của hành giả cũng là một mô hình antenna trong đó Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi sẽ tương ứng với 4 điểm trên đầu (Luân xa 6, Luân xa 7 và hai bên vành tai), thân của mô hình antenna sẽ tương ứng với thân mình và Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ ở đáy mô hình antenna sẽ nằm ở vùng Luân xa 1.

Với mô hình antenna tương ứng trong cơ thể hành giả Nhân Điện, đỉnh của hai Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ sẽ nằm tại chỗ não bộ (vùng của tuyến Yên và tuyến Tùng) và vùng bàn tọa tức vùng của Luân xa 1. Năng lượng xuất phát từ Kim tự tháp Nhân Điện nhỏ nằm trong Kim tự tháp Nhân Điện đôi sẽ đi xuống mô hình antenna xuyên qua dây đồng đi thẳng xuống Kim tự tháp Nhân Điện nhỏ ở gần đáy của mô hình antenna và chạy ngược trở lên. Trong cơ thể hành giả Nhân Điện, luồng năng lượng mạnh mẽ từ hai tuyến Yên, Tùng sẽ chạy thẳng dọc theo cột sống xuống vùng Luân xa 1. Năng lượng này sẽ khơi dậy từ từ tiềm năng của Luân xa 1 và một ngày nào đó nhờ năng lượng cực mạnh của con hỏa xà trong truyền thuyết có thể từ từ trỗi dậy và đi theo lộ trình quen thuộc dọc xương sống thẳng lên não bộ rồi chan hòa khắp cơ thể (theo chương ‘Luân xa’).

Ngày 11.11.2001 một hiện tượng phát quang lý thú đã xảy ra trong mô hình antenna khi thầy Lương Minh Đáng dạy lớp 7 đặc biệt truyền hình qua Bangkok, Thái Lan32 có lẽ là một bằng chứng về luồng

32 Ngày 11.11.2001, Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn cấp 7 đặc biệt cho học viên ở Thái Lan bằng điện thoại truyền hình từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm Năng Con người tại Melbourne. Hiện diện tại trung tâm Melbourne có một nhóm học viên từ Đài Loan và một số học viên tại Úc tổng cộng khoảng 70 học viên. Trên bàn Thầy Đáng ngồi có một Kim-tự-tháp-nhân-điện lớn và một mô hình antenna. Máy quay phim trực chỉ vào Thầy mà màn ảnh TV tại trung tâm phân làm 2 phần, một phần là hình Thầy và phần kia là quang cảnh hội trường Thái Lan. Cho đến buổi chiều hôm đó thì thình lình một học viên phát giác hình mô hình antenna trên màn ảnh có màu sắc lạ, giống khói và lửa đưa từ Kim-tự-tháp-nhân-điện nhỏ bên trong mô hình antenna lên trên.

Theo đề nghị của học viên, Thầy Lương Minh Đáng di chuyển mô hình sang các vị trí khác trên bàn, học viên thì người tắt đèn, người kéo màn cửa sổ, người dời tất cả giấy, vật dụng có màu ra xa mô hình antenna để thử xem có phải các màu sắc và ánh sáng xung quanh là nguyên nhân của hiện tượng này không nhưng dù làm cách nào thì mọi người vẫn thấy trên màn ảnh TV hình ảnh giống như khói và lửa bốc lên liên tục bên trong mô hình antenna. Tại hội trường Thái Lan cũng thấy hình ảnh này.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

97

năng lượng cực mạnh hiện diện và luân lưu trong mô hình antenna. Trên màn ảnh truyền hình, mô hình antenna đặt trên bàn trước mặt thầy Lương Minh Đáng có những màu trắng, đỏ, cam trông giống như lửa và khói bốc lên liên tục. Luồng năng lượng mạnh mẽ bên trong mô hình antenna mà mắt thường không trông thấy. Một giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng phát quang này là các ống kính của vinaphone phối hợp với màn ảnh tivi đã tạo thành một máy ảnh kiểu Kilner và do đó chụp được màu sắc của năng lượng luân lưu trong mô hình antenna.

Một lúc sau, từ bên trong mô hình antenna trên màn ảnh còn thấy vệt màu xanh da trời có hình dạng số 7 và số 1 rất rõ đồng thời học viên cũng phát giác ra là hình Kim-tự-tháp-nhân-điện trong huy hiệu (logo) của Nhân điện treo sau lưng Thầy Lương Minh Đáng cũng có hiện tượng phát quang này.

Ngày hôm sau, một số học viên nhân điện tại Melbourne đem mô hình antenna của mình theo. Phu nhân của Thầy Lương Minh Đáng cũng đem mô hình antenna riêng của phu nhân theo và 9 mô hình antenna được xếp thành một hàng trên bàn trước mặt Thầy Lương Minh Đáng. Sau khi nối đường dây điện thoại Melbourne-Bangkok, hình ảnh hai bên hiện lên màn ảnh và trong khi mọi học viên chờ đợi một hiện tượng lạ nào đó phát sinh nhưng chỉ có mô hình antenna hôm qua vẫn tiếp tục ‘phát quang’ còn 8 mô hình antenna khác thì trong suốt. Thầy Lương Minh Đáng hoán chuyển, xê dịch các mô hình antenna theo đủ vị trí trên bàn, nhưng vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên khi vào học trở lại thì thình lình cả 9 mô hình antenna đều phát quang như nhau và hiện tượng này kéo dài cho đến khi hết khóa học. Riêng tại Thái Lan thì mặc dù mọi học viên hết sức mong mỏi để thấy mô hình antenna bên hội trường Bangkok phát quang nhưng mãi cho đến giờ chót của khóa học, mô hình antenna bên Thái mới bắt đầu có hình ảnh của lửa và khói bốc lên bên trong nhưng không thật rõ và mạnh như các mô hình antenna đặt trước mặt Thầy tại Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người ở Melbourne.

Hiện tượng phát quang trên khó có thể dùng nguyên tắc của quang phổ, phản chiếu ánh sáng, v.v… trong vật lý học để giải thích nhưng khám phá của Kirlian về kính lọc màu cobal (xanh lục) có thể chụp, thu được màu sắc của tầng năng lượng trong cơ thể sống thích hợp hơn để giải thích hiện tượng phát quang này. Một số học viên đã quay video và chụp hình hiện tượng mô hình antenna phát quang và sau đó thực hiện một cuốn video dài khoảng 5 phút để phổ biến cho các hành giả Nhân điện. Cũng xin ghi chú là từ đó về sau, học viên thường yêu cầu Thầy Lương Minh Đáng đặt mô hình antenna trên bàn mỗi lần dạy để các học viên mới được thấy hiện tượng phát quang lạ lùng này.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

98

Một hành giả Nhân Điện ở Mỹ - bà Trương Hà Anh33 ở

33 Bà Trương Hà Anh ghi lại trong thư đề ngày 9.9.2002 gửi về Viện Nghiên cứu và Phát triền Tiềm năng Con Người tại Melbourne cho Thầy Lương Minh Đáng, nguyên văn như sau:

‘Tôi là một học viên Nhân điện vừa thụ huấn xong khóa I & II Tiềm Năng Đặc Biệt tại Melbourne, Australia tháng 3 năm 2002 vừa qua. Trong một buổi thực tập liên lạc với 801 tôi tiếp nhận được một dòng tư tưởng đến với tôi và cho tôi một kinh nghiệm lạ mà tôi sẽ lần lượt ghi lại sau đây.

Dòng tư tưởng đó tự xưng là Jesus Christ (tưởng cũng nên ghi rõ ra đây là tôi là một Phật tử, thường niệm Phật, đọc kinh, đi chùa, học thiền…, ở nhà tôi có bàn thờ Phật Quán Thế Âm …, thành ra không có lý do gì để cho rằng tổi tưởng tượng đến Jesus Christ để phải thấy Ngài khi thực tập liên lạc với 801), Đấng Cứu Thế dạy tôi là khi Ngài ra đi Ngài có để lại cho nhân loại một cái chìa khóa để mở ngõ vào phần tâm linh mà cho đến nay gần hai ngàn năm qua chưa một ai sử dụng cái chìa khóa đó hết.

Cái chìa khóa đó là dấu thánh giá mà hằng triệu giáo dân Công giáo lần nào đến nhà thờ cũng đều đưa tay lên trán làm một cách máy móc mà không biết hết hiệu năng của nó. Ngài dạy tôi dùng LX6 từ giữa trán nghĩ tới điểm giữa ngực rồi qua hai bên vai (tay đưa trán xuống giữa ngực rồi qua vai khi làm dấu thánh giá). Khi tôi vừa dùng LX6 nghĩ tới điểm giữa ngực thì LX4 của tôi quay mạnh từ sau lưng đưa ra trước ngực như là giữa ngực tôi có một LX đang quay vậy. Rồi khi tôi nghĩ tới hai cầu vai thì toàn thân tôi như được làm rung lên bởi một cây thập tự bằng hệ thần kinh bên trong cơ thể chạy từ đầu xuống chân và ngang vai tôi.

Cây thập tự này có độ rung nhịp nhàng mà nơi điều khiển nhịp rung này là giữa ngực tôi (như chỗ gặp nhau của cây thập tự). Nhịp rung của cây thập tự thần kinh này và nhịp đập của tim tôi không đều nhau. Đấng cứu thế dạy tôi cố làm cho hai nhịp này hòa hợp lại và khi tôi làm được theo lời dạy thì giữa LX6 của tôi lại phát ra một nhịp rung thứ ba cũng nhịp nhàng nhưng không cùng nhịp với hai nhịp trước. Tôi được dạy điều khiển cho cả ba cùng hòa chung một nhịp thì tôi được một kinh nghiệm rất kỳ diệu: tôi bấy giờ ở bên trong cơ thể tôi, tôi là những nhịp rung động ấy, tôi như được loang ra, tan ra dần trong không khí (giống như viên đá rớt xuống nước làm loang ra những làn sóng to dần). Một cảm giác an lạc, hạnh phúc, bình yên đến với tôi và đầu óc tôi lại có một sự tỉnh táo lạ thường. Tôi tiếp nhận thêm những điều Jesus giảng giải sau đây:

Ngài dạy tôi dấu thánh giá là cái chìa khóa để nhân loại có thể đi từ phần xác qua phần hồn. Khi tôi kích thích được ‘cây thập tự bằng hệ thần kinh’ bên trong người tôi là tôi đánh thức phần hồn của tôi dậy, sau đó khi tôi điều khiển được nhịp tim, nhịp đập của cây thập tự bằng hệ thần kinh và nhịp đập của LX6 làm thành cùng một nhịp tức là tôi đã làm được Thân-Tâm-Ý hợp nhất hay hồn hiệp xác – từ đây tôi có thể tập cái nhịp này nhanh hay chậm lại một cách an toàn mà không bị khó thở khi nhịp tim xuống quá thấp.

Ngài cũng dạy rằng giáo dân làm dấu Thánh giá khi cầu nguyện thì họ chỉ tập trung tư tưởng hướng đến Chúa, nghĩ về Chúa, dâng hết tâm tư cho Chúa để cầu nguyện, nhưng nếu họ biết sử dụng LX6 và chìa khóa dấu Thánh giá, họ không những chỉ Tập Trung Tư Tưởng hướng về Chúa mà họ sẽ Được Sống và Hưởng cái kinh nghiệm an lạc, bình an và hạnh phúc trong nước Chúa.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

99

Warrenton, Origan - sau khi học xong hai trong ba lớp cao nhất của ngành Nhân Điện tổ chức tại Melbourne, Australia vào tháng 3 năm 2002 (còn gọi là cấp 1, và 2 Phát triển Tiềm năng Đặc biệt ) đã qua một trải nghiệm lý thú khi luyện tập mô hình antenna và mật mã 801. Là một phật tử nhưng bà lại thấy Chúa Jesus Christ hướng dẫn bà dùng Luân xa 6 ‘làm dấu Thánh giá’, bà làm theo và sau khi điều khiển cho các nhịp rung của thập tự giá và Luân xa 6 cho hòa cùng một nhịp, bà đã đạt được một trạng thái tâm lý mà bà mô tả là vô cùng an lạc, hạnh phúc và bình yên.

Nhiều hành giả Nhân Điện khác sau một thời gian luyện tập mô hình antenna đã chứng nghiệm được nhiều hiện tượng lạ đặc biệt là phương diện thần giao cách cảm.

Khi viết quyển sách này, thời gian mà các hành giả Nhân Điện đầu tiên luyện tập mô hình antenna chưa lâu, nhiều công năng đặc biệt khác của mô hình antenna được Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn vẫn chưa có cơ hội trắc nghiệm.

Nhân Điện không phải chỉ có khả năng chữa bệnh kỳ diệu cho người, thú vật, tăng năng suất hoa màu mà còn có các ưu điểm lớn khác như khả năng chữa bệnh tập thể từ xa. Với sự tập luyện Kim-tự-tháp-nhân-điện đôi và mô hình antenna, hành giả Nhân Điện dần dần phát huy khả năng này để ứng phó với trường hợp nhiễm trùng hay ngộ độc tập thể ở một vùng hay một quốc gia nào đó. Đây là khả năng mà không một ngành y học nào hiện nay có thể đáp ứng. V . K i m - t ự - t h á p - n h â n - đ i ệ n v à v à i h u y ề n t h o ạ i :

Sphinx

Kim-tự-tháp-nhân-điện 3 mặt hay một khối tam giác 4 mặt còn mang một ý nghĩa khác liên kết rất gần với huyền thoại Sphinx.

Ngài cũng cho biết là học trò Nhân điện tới cấp I & II Tiềm Năng Đặc Biệt mới sử dụng được chìa khóa này.’

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

100

Tượng sư tử đầu người (nhân sư)

Sphinx là tượng mình sư tử đầu người được xây bên trái của Great Pyramid ở Giza. Có một số giả thiết cho rằng lối vào các hầm bí mật trong Great Pyramid nằm phía dưới tượng Sphinx hay tượng Sphinx là chìa khóa đi vào nơi chứa các tài liệu bí mật về lịch sử nhân loại.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, Sphinx là vị thần giữ lối vào thiên đường, ai trả lời đúng câu hỏi: ‘động vật nào sáng đi bằng 4 chân, trưa đi hai chân, và chiều đi bằng bằng 3 chân?’ thì được đi ngang, trả lời sai thì bị giết chết. Người đầu tiên trả lời đúng câu hỏi này là Oedipus và thoát nạn: ‘Đó là con người. Buổi sáng tức lúc còn nhỏ bò bằng hai chân và hai tay, buổi trưa tức khi lớn lên, đi đứng bằng hai chân thôi và khi về già, lúc xế chiều, phải chống gậy nên thành 3 chân’.

Nhưng theo những người thuộc trường phái toán học Pythagore thì câu hỏi trên mang một ẩn số toán học. Bằng con số 4, 2 và 3 tổng cộng bằng 9 là con số tự nhiên của mỗi người. Số 4 đại diện cho sự vô minh hay ‘ngây thơ’ của con người lúc thiếu thời, số 2 là con số của sự phát triển trí thông minh và số 3 là biểu tượng cho những bước tiến sau cùng đưa đến sự ý thức, minh triết về ý thức của con người tâm linh.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

101

Kim-tự-tháp-nhân-điện có 4 mặt giống nhau ngoài tính linh động, đồng nhất và thăng bằng tuyệt đối nó còn là biểu trưng của một không gian 4 chiều của vũ trụ trong đó con người đang sinh diệt. Bốn mặt của Kim-tự-tháp-nhân-điện mang ẩn số ‘vô minh’ (số 4) của con người trong vũ trụ (thời sơ sinh của huyền thoại Sphinx và số 4 ‘vô minh’ trong trường phái toán học Pythagore) và khi đặt Kim-tự-tháp-nhân-điện trên lòng bàn tay hay một vị trí nào đó, một mặt của nó trở thành đáy và 3 mặt còn lại để hành giả Nhân Điện nhìn vào và tập luyện (thời gian chín mùi của đời người trong truyền thuyết Sphinx và số 3 minh triết của trường phái Pythagore) có phải là những bước tiến sau cùng đưa hành giả đến sự minh triết về vũ trụ và phát triển tâm linh?

Kim tự tháp có thể nâng hay biến đổi thành dạng hình nón một cách dễ dàng và một khối vuông cũng dễ dàng biến đổi sang khối tròn. Điều này cho thấy hình dạng của một khối hình nón được nối với sự cấu tạo vũ trụ bằng cách này hay cách khác.

Theo thuyết tương đối tổng quát (General Relativity), ngay đỉnh của Kim tự tháp là nơi mà thời gian không còn ảnh hưởng, không có quá khứ và tương lai.

Trong việc tập luyện thường xuyên Kim tự tháp Nhân Điện và mô hình antenna, cơ thể của hành giả là mô hình antenna cuồn cuộn năng lượng vũ trụ luân lưu theo chiều ‘sinh’ của dạng hình nón, đỉnh đầu của hành giả Nhân Điện là đỉnh của Kim tự tháp nơi không có thời gian, không quá khứ, không tương lai. Ngay trong giai đoạn ngoài khả năng chữa bệnh, phục hồi chức năng của cơ thể và kìm hãm sự thoái hóa của tuổi già, có lẽ còn quá sớm để kết luận về sự liên hệ giữa luồng năng lượng luân chuyển không ngừng bên trong cơ thể và đỉnh Kim tự tháp với chiều dài đời sống của hành giả Nhân Điện. Tuy nhiên qua tập luyện Nhân Điện, hành giả Nhân Điện có thể thay đổi một số tế bào trong cơ thể, làm chậm tiến trình lão hóa và có một cơ thể ít bệnh, ít đau,… như Thầy Lương Minh Đáng thường nhắc nhở là những điều có thể chứng minh qua nhiều ngàn trường hợp khác nhau.

Số 13

Sau khi có nhiều tai nạn khủng khiếp xảy ra vào ngày Thứ Sáu 13 trong quá khứ, nhiều người bị ám ảnh và tin rằng số 13 là số xui. Nhiều tầng trong chung cư, cao ốc, khách sạn không dám gọi tầng số 13 hay phòng số 13.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

102

Nhân Điện trái lại cho số 13 là số của tâm linh. Kim-tự-tháp-nhân-điện có 13 tầng và rất nhiều biểu tượng khác của Nhân Điện mang số 13.

Theo Manley P. Hall trong quyển The Secret Teachings of All Ages, chẳng những Kim tự tháp mà còn có con số 13 huyền bí liên quan đến việc thành lập nước Mỹ, một quốc gia được xem là hùng cường nhất thế giới trong thế kỷ 20 cũng được tìm thấy trong Đại ấn của nước này.

Đại ấn của nước Mỹ

Trên Great Seal of the United States (con dấu quốc ấn của nước Mỹ) có rất nhiều số 13 nằm ẩn trong đó (the Great Seal này được in trên một mặt của tờ giấy bạc 1 Mỹ Kim). Kim tự tháp trong Đại ấn của Mỹ có 13 tầng và chữ ‘ANNUIT COEPTIS’ nằm phía trên Kim tự tháp có 13 mẫu tự.

Ở mặt kia, trong vòng tròn trên đỉnh đầu con ó có 13 ngôi sao, hàng chữ ‘E PLURIBUS UNUM’ nằm trên dãy băng có 13 mẫu tự, 2 chân ó một bên giữ 13 mũi tên, bên kia là nhánh cây có 13 lá. Tấm khiên chắn trước mình ó có 13 sọc.

Theo thầy Lương Minh Đáng, các hành giả Nhân Điện tập thiền định với mô hình Kim tự tháp 3 mặt, 13 tầng, bên cạnh công dụng tập luyện khả năng thu hút và hòa nhập với năng lượng vũ trụ để chữa bệnh, còn là phương tiện dẫn hành giả đến sự minh triết và giác ngộ. Con số 13 có lẽ là con số biểu thị cho sự bắt đầu của một ‘hiện tượng’ phát triển vững chãi về sau. Số 13 là con số của tình thương nhân loại, giác ngộ bản thân. Số 13 là con số của tâm linh.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

103

N h â n Đ i ệ n , t â m l i n h v à t ô n g i á où cho khoa học cứ tiếp tục theo đà tiến bộ nhanh chóng như trong mấy thập niên vừa qua, người ta không tin rằng nhân loại sẽ có một đáp án đồng nhất cho vấn nạn

về nguồn gốc con người. Sự đối nghịch giữa hai chủ thuyết duy tâm (hay duy linh) và duy vật có lẽ còn lâu lắm mới bị xóa nhòa. Sự sụp đổ của các quốc gia từng theo chủ thuyết cộng sản đặt nền tảng trên biện chứng duy vật kéo theo sự lung lay niềm tin của khá nhiều người đối với chủ thuyết này nhưng điều đó không có nghĩa là biện chứng duy tâm có thêm căn bản khả tín của khoa học.

Nhân Điện, dù không phải là một tôn giáo nhưng tin rằng con người có linh hồn và mọi vật đều xuất phát từ một ‘Đấng’ tối cao được xưng tụng dưới tên ‘Thượng đế’. Tuy nhiên Nhân Điện nhìn vấn đề tâm linh và quan niệm về vai trò của Thượng đế có vẻ hơi khác biệt với một vài quan niệm thông thường khác.

Tâm linh

Trong vài thập niên gần đây, từ ngữ ‘Tâm linh’ được dùng một cách khá phổ quát nhưng dường như chưa có một định nghĩa thống nhất.

Theo nhiều từ điển, ‘tâm linh’ có nghĩa là tinh thần, tâm lý, là phần không phải thể xác của con người. Trong ‘từ điển Phật học’ của Đoàn Trung Còn (sách đã dẫn), ‘… Tâm linh được định nghĩa là tâm thức linh diệu. Về triết học, tâm ấy biết cảm giác, có đủ các mối tình, ý, các sở vọng. Môn học về tâm linh (spiritual) ngày xưa nay gọi là tâm lý học (psychic). Về tôn giáo, tâm ấy rất linh hoạt , biến thiên vô ngại. Phái Duy thức gọi tâm linh là A-lại -da (Alaya) thức, cao trội nhất trong 8 thức. Trong nhà đạo tham thiền, người có thể đưa cái tâm linh ấy đến các cảnh giới tùy theo ý muốn của mình…’

Nói chung tâm linh gồm hai nghĩa:

1) Niềm tin tôn giáo, triết học và sự tồn tại sau cái chết;

2) Tâm trí, tâm hồn, tinh thần và psychic (theo nghĩa các hiện tượng dị thường, huyền bí). Nghĩa này ít thông dụng hơn.

D

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

104

Những hiện tượng hay trải nghiệm liên quan với kinh nghiệm của con người được gọi là hiện tượng ‘tâm linh’ - đôi khi bị xem là ‘dị thường’ bao gồm: thần giao cách cảm, tiên tri, hậu tri, thấu thị, thấu thính, ngoại cảm, viễn di sinh học, kinh nghiệm cận tử, xuất hồn, thóat xác, luân hồi, ma ám, giao tiếp với người chết,…

Theo các từ điển Tây Phương, ‘tâm linh’ (Spirituality) được định nghĩa như là ‘một nỗ lực tìm kiếm mục đích của cuộc đời và phát triển nội tâm’ (a search for life's purposes and inner growth). Theo những điều Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn cho các môn sinh Nhân Điện, Tâm linh được hiểu như là một tập hợp của những gì gọi là tinh thần, là linh hồn, là những việc nằm trong lĩnh vực siêu hình, những gì không thuộc về thể xác và vật chất.

Luân hồi

Duy vật biện chứng xem những gì còn sót lại sau khi chết chỉ là những ‘bức xạ tàn dư’ và các ‘tàn dư’ này có thể tồn tại trong không gian một thời gian ngắn dài tùy trường hợp. Vì phủ nhận linh hồn nên duy vật biện chứng chỉ xem những gì còn sót lại chỉ là những năng lượng sẽ bị tan biến không còn dấu vết.

Những người tin vào thuyết duy tâm hay duy linh gọi cái phần vô hình, loại năng lượng xuất ra từ cơ thể của một sinh vật sau khi chết là ‘linh hồn’. Nói cách khác, lúc sống, sinh vật có hai phần, cơ thể vật chất và linh hồn. Trong khi thể xác sẽ bị hoại diệt sau một thời gian nhất định, linh hồn tồn tại vĩnh viễn. Vì quan niệm thể xác có linh hồn nên nhiều người có ý nghĩ rằng linh hồn mang hình dạng giống như thể xác và do đó linh hồn đi về đâu sau khi chết được hình dung bằng nhiều cách khác nhau.

Thiên chúa giáo không mô tả rõ ràng cấu tạo của linh hồn và trong nhiều thế kỷ, dù đề cập đến ‘thiên đàng’, ‘địa ngục’ sau khi chết, tôn giáo này không bàn đến luân hồi mà ngừng lại ở sự chờ đợi ngày ‘phán xét cuối cùng’ của Đức Chúa trời34.

34 Gần đây có vài nghiên cứu chứng minh theo Thánh kinh và lịch sử, Chúa Jesus Christ từng giảng về luân hồi nhưng từ năm 553 về sau, thuyết này bị giáo hội cấm giảng.

Theo các tài liệu ghi trong Fifth Ecummenical Council: Constantinople II, 553 của Paul Halsall, Medieval Sourcebook xuất bản năm 1996, The Catholic Encyclopedia, Volume IV do Robert Appleton Company xuất bản năm 1908, trong khoảng từ năm 250 cho đến năm 553 là thời kỳ tranh luận kịch liệt nhất trong Giáo hội Thiên chúa giáo về

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

105

Theo Phật giáo, sau khi chết, năng lượng xuất ra khỏi thể xác và trong vài trường hợp, tầng năng lượng này rất dày và đậm đặc có thể thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên linh hồn của một sinh vật chỉ là một điểm ‘linh quang’ rất nhỏ nằm trong khối năng lượng này và điểm linh quang này sẽ đi theo một trong sáu đường (lục đạo): địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và atula, người, trời, (trong đó có 3 đường dữ còn gọi là tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Linh hồn sẽ luân hồi vào một trong sáu nẻo tùy theo nghiệp quả của mình.

Thầy Lương Minh Đáng hướng dẫn các môn sinh theo chiều hướng khác. Thầy tin rằng mọi sinh vật đều có linh hồn và sau khi chết linh hồn sẽ tái kiếp.

Tuy nhiên Thầy không đồng tình với ‘luân hồi’ trong sáu nẻo, không ‘tam đồ’ hay ‘lục đạo’. Thầy đồng ý có ‘linh hồn’ và có ‘tái kiếp’ nhưng linh hồn luôn tiến hóa và mượn thể xác (vật chất) để học hỏi. Linh hồn của một sinh vật hạ đẳng sau khi bỏ xác sẽ tái kiếp vào một thể xác của sinh vật có trình độ tiến hóa và tri thức cao hơn. Linh hồn không đi thụt lùi, không từ con người xuống làm súc sinh. Con người sau khi chết chỉ tái kiếp lại làm người để tiếp tục học những gì chưa học kịp từ các ‘kiếp người’ trước đó hoặc để thi hành một sứ mạng do thượng đế giao phó hay những linh hồn đã tiến hóa thành bồ tát, tự nguyện tái kiếp làm kiếp người để giúp người. Việc một linh hồn tái

thuyết Luân hồi và các nhân vật quan trọng như Methodius ở Olympus (Giám mục ở Hy Lạp), Eppiphanius ở Salamis, Theophilus (Giám mục ở Jerusalem), Hoàng đế Justinian ở La Mã đã kịch liệt phản đối việc truyền giảng thuyết Luân hồi cho tín đồ vì điều đó làm giảm bớt giá trị ơn cứu độ của Thiên Chúa, đối nghịch với thuyết phục sinh thể xác, tạo ra sự cách biệt giữa thể xác và linh hồn, suy diễn quá mức về những điều ghi trong Kinh Thánh và không kiểm chứng được tiền kiếp.

Ông Origen, tác giả quyển On First Principles (Trên các Nguyên lý đầu tiên) bị chỉ trích kịch liệt và năm 545, Hoàng đế Justinian (trị vì từ năm 527 đến năm 565) bắt giam Đức giáo Hoàng La Mã Vigilius vì Ngài chống đối việc lên án Origen, 8 năm sau, tức năm 553, dưới ảnh hưởng của Hoàng đế Justinian, Hội đồng Đệ nhị ở Constantinople (Second Council of Constantinople) còn gọi là Hội đồng Giám mục Đệ Ngũ ở Constantinople (Fifth Ecumenical Council of Constantinople) chính thức kết án ông Origen với 11 bản án phá môn (anathema). Từ đó, Thiên chúa giáo không còn rao giảng thuyết Luân hồi và Nghiệp quả cho tín đồ nữa.

Trong Thánh kinh, các lời dạy về Luân hồi và Nghiệp quả Đức Chúa Jesus Christ bàng bạc trong John, Revelation, Matthew, Galatian, Luke (xem John, 3:1-5; Matthew, 11:11-15; Matthew, 17:10-13; John, 8:52-58; John, 9:1-3; Matthew, 5:17-18; Matthew, 5:25-26; Matthew, 6:14-15; Matthew, 6:19-21; Matthew, 26:51-52; Luke, 6:43-45; Galatian, 6:7; Revelation, 13:10).

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

106

kiếp vào một thể xác có đời sống ‘vật chất’ khổ sở hơn kiếp trước là để học những gì chưa học chứ không có nghĩa là trả nghiệp quả xấu từ kiếp trước.

Tuy nhiên, có nhiều linh hồn không chịu tái kiếp hoặc không có cơ hội tái kiếp mà Thầy Lương Minh Đáng thường gọi dưới tên chung là ‘linh hồn bất tử bất diệt’.

Các linh hồn không chịu tái kiếp gồm linh hồn của các vị binh sĩ, những người chết bất đắc kỳ tử… tâm thức mù mờ chưa chịu tin mình đã chết, cũng có linh hồn của những người đang giữ một bí mật quan trọng nào đó chưa tiết lộ được cho người thân trước khi qua đời hoặc một tâm nguyện chưa thực hiện được hoặc u uất chưa giải được… nên cố bám víu vào cõi trần để giải kết mà họ không ý thức được rằng họ đã trở thành vô năng trong cõi thế, họ chỉ là một thể năng lượng, không phải trong thể vật chất hữu hình của thể xác.

Các linh hồn không có cơ hội tái kiếp là những linh hồn quyến luyến cõi trần (gia đình, người thân, tình bạn, của cải, …) không vứt bỏ được những ham muốn đời thường (nghiện ngập, mê luyến…), lúc mới chết đã trốn tránh không muốn tái kiếp, qua thời gian dài, ý muốn tái kiếp không còn, ý chí quyết tâm đầu thai hay điện tu và cơ hội để thực hiện việc đó không còn nữa.

Nhân Điện tin rằng năng lượng vũ trụ có thể giúp các linh hồn bất tử bất diệt đó tái kiếp hoặc chọn đường tiến hóa cao hơn bằng cách cầu nguyện và truyền năng lượng vũ trụ.

Bệnh thần kinh ‘giả’.

Thông thường, người bị xem là mắc ‘bệnh thần kinh’ là người mà đầu óc không bình thường, mất trí nhớ, thần kinh rối loạn khiến có những phản ứng, hoạt động mà người khác cho là ‘bất bình thường, rối loạn’. Hầu hết nguyên nhân của ‘bệnh thần kinh’ là não bộ bị chấn thương, tỳ vết, không làm được nhiệm vụ bình thường của nó.

Tuy nhiên có trường hợp một người chỉ thỉnh thoảng mới có những hoạt động không bình thường nhưng không phải do nguyên nhân não bộ bị thương, bị khuyết tật mà dường như do một ‘cái gì đó’ ảnh hưởng, điều khiển, ám ảnh… Nhân Điện tạm gọi những trường hợp giống như bệnh ‘thần kinh’ mà không do não bộ bị thương tích, giống như bệnh thần kinh mà không thường xuyên gọi là bệnh ‘thần kinh giả’ để phân biệt với trường hợp thần kinh thật sự bị tổn thương. Nói cách khác, bệnh ‘thần kinh giả’ chỉ trường hợp một người bị một

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

107

‘cái gì đó’ và trong lúc bị ảnh hưởng, người bệnh có những hoạt động rất gần với hoạt động của người bị thần kinh thật sự.

Theo Nhân Điện, thần kinh giả thường do một trong ba nguyên nhân. Thứ nhất là do khí âm hàn tích tụ quá nhiều trong cơ thể do điều kiện hoạt động trong nhiều năm tháng. Thứ nhì là do chính người sử dụng bùa, ngải (xin, thỉnh, bùa, ngải để nuốt, mang theo trong người hoặc để ở nhà) hoặc bị người khác dùng bùa, ngải để thu, ém. Thứ ba, là do một ‘âm hồn’ nào đó dựa hay nhập vào sai khiến, điều khiển, ảnh hưởng.. khiến nhiều lúc người đó không còn tự chủ được.

Y học Đông phương tin rằng có khí âm hàn nhưng Tây phương lại không chấp nhận. Bùa ngải trong thế giới văn minh khoa học hiện tại bị liệt vào loại mê tín dị đoan, dù không tin nhưng không mấy ai dám tìm hiểu mà chỉ ‘kính nhi viễn chi’.

Trong thế giới chịu ảnh hưởng của khoa học và nguyên tắc vật lý hữu hình, nhiều người không tin là con người có linh hồn bởi vì khoa học chưa chụp hình được, chưa rờ mó được và chưa thí nghiệm được. Ngược lại mọi tôn giáo đều đặt trên căn bản con người có linh hồn và sau khi chết, linh hồn thóat ra khỏi xác để đi vào một cảnh giới khác, một không gian khác nhiều chiều hơn không gian 3 chiều của thế giới loài người.

Nhân Điện tin vào thuyết của mọi tôn giáo là con người có linh hồn và sau khi chết đi, có linh hồn bị lạc lõng, mê muội, hoặc do tình cảm riêng không dứt bỏ được cõi trần để đi vào một không gian khác hay tái kiếp làm người để tiếp tục học hỏi và thăng hóa. Những linh hồn đó luôn tìm cách luẩn quẩn bên thế giới loài người và có khi ‘dựa’ vào một người sống hay bị người có một ‘quyền phép’ nào đó bắt giữ và sai khiến hoạt động theo lệnh.

Người sống bị một linh hồn khác ‘dựa’ hay ‘bám’ vào có thể có những hành động hay phản ứng rất thất thường, da xanh, mắt thiếu thần, thường nhức đầu và tay chân, lúc bệnh, lúc khỏe. Có khi một người nghe trong đầu mình có sự đối thoại của nhiều người và Tây y gọi trường hợp này là ‘multi - personalities’. Các chứng triệu chứng này cũng có thể thấy ở những người lượng khí âm hàn chất chứa trong cơ thể nhiều hơn bình thường do việc sống nơi ẩm thấp, nơi hoang dã tích tụ nhiều khí hàn độc, thiếu sinh hoạt ngoài trời,…35.

35 Khi một học viên nhân điện đặt tay chữa bệnh cho những người mà trong cơ thể tích tụ nhiều khí âm hàn, học viên sẽ có cảm giác từ khoảng thắt lưng mình (luân xa

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

108

Ngoài sự phân biệt bệnh thần kinh ‘giả’ và ‘thật’ , Nhân Điện gộp chung 3 trường hợp chính của bệnh ‘thần kinh giả’ vào làm một cách chữa trị. Nhân Điện không dùng bùa ngải để khử bùa ngải. Nhân Điện không dùng bùa phép để trừ ‘tà’36.

3) trở xuống bị lành lạnh, thường nhất là cảm giác lạnh ở chân. Khi một người sử dụng các loại bùa, ngải hoặc bị một linh hồn dựa hay bám vào, học viên chữa bệnh cũng có cảm giác lành lạnh này nhưng thường là mạnh hơn hoặc nghe một chỗ nào đó từ thắt lưng trở xuống bị máy động (co giật).

Học viên có thể biết là bệnh nhân có ‘thần kinh giả’ hay không bằng cách ‘bắt mạch’. Học viên đặt 3 ngón tay mình lên cườm tay người bệnh, giữ tinh thần mình thật yên tĩnh, tập trung ý nghĩ về luân xa 7, học viên có thể có cảm giác lành lạnh ở chân hoặc nghe một chỗ nào đó từ thắt lưng trở xuống bị máy động.

Trong vài trường hợp, học viên nhân điện khi chữa bệnh không thể đặt tay được lên một luân xa nào đó của người bệnh (thường là luân xa 7) vì tay học viên bị một lực vô hình đẩy lên hoặc làm cho tay học viên bị trệch sang bên. Qua các cảm giác đó, học viên nhân điện thường khó khẳng định được chính xác nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân của bệnh thần kinh giả trừ khi tập luyện được một trực giác hết sức bén nhạy hoặc lúc chữa bệnh, phản ứng của người bệnh rất khác thường như nói năng, giãy giụa ..., la ó, khóc lóc, van nài, trợn mắt, lè lưỡi … như một người hoàn toàn khác lạ và bất thường.

Để chữa bệnh ‘thần kinh giả’ học viên phải được mở luân xa hoàn toàn tức 100%, các học viên chưa được mở luân xa đầy đủ chẳng những không được ‘chữa’ loại ‘bệnh’ này mà cũng không nên chữa bệnh khác cho người có ‘thần kinh giả’.

36 Chữa thần kinh giả, học viên từ cấp 3 đến cấp 5.2 cần làm trong 2 ngày liên tục, mỗi ngày một lần, mỗi lần kéo dài đúng 5 phút. Ngày đầu tiên, học viên đặt cùng một lúc hai tay lên hai luân xa 7 và 5 của người bệnh, hít thở điều hòa, tập trung hết tinh thần vào luân xa 7 của mình. Nếu người bệnh giãy giụa, nên nương theo người bệnh để tay mình không rời khỏi hai luân xa 7 và 5 của người bệnh. Thủ pháp nầy gọi là ‘khóa’ thần kinh giả.

Ngày thứ nhì (cách lần thứ nhất tối thiểu 8 giờ), nên đặt người bệnh ở tư thế ngồi duỗi hai chân ra. Nên để người bệnh ngồi trên sàn nhà hay trên mặt phẳng rộng tránh việc bệnh nhân có thể té ngã hoặc tay học viên vuột khỏi chỗ đặt tay. Dùng cả hai bàn tay mình, mỗi bàn 4 ngón (trừ ngón tay út) nắm nhẹ hai đầu ngón chân cái của người bệnh. Hai ngón trỏ và giữa đặt ở 2 khóe của móng chân cái người bệnh, 2 ngón cái và áp út đặt phía dưới ngón chân cái người bệnh. Đừng ‘nắm’, ‘bóp’ hay ‘bấu’ chặt ngón chân người bệnh vì trên thực tế, dù người bệnh có giãy giụa cách mấy đi nữa cũng không giật chân lại.

Sau khi đặt hai tay vào 2 đầu ngón chân cái người bệnh trong tư thế ngồi đối diện với người bệnh một cách thật thoải mái, học viên hít vào bằng mũi chậm và đều, sau đó thở ra bằng miệng 3 hơi liên tiếp. Nói cách khác, hít vào bằng mũi, thổi lượng lượng hơi hít vào ra đàng miệng số hơi vừa hít vào làm 3 lần nhưng trong 3 lần thở ra đó không hít thêm vào. Sau khi hít vào một lần thổi ra 3 lần thì ngậm miệng lại, 2

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

109

hàm rằng để sát vào nhau, thở hít bằng mũi nhẹ đều như cách hít thở trong lúc tịnh tâm.

Thở cách này, tay của học viên thay vì đẩy năng lượng thoát ra 2 bàn tay thì sẽ có tác dụng rút khí âm hàn hay trọc khí của người bệnh ra, làm cho các thứ ‘không tốt’ từ trong cơ thể bệnh nhân thoát ra từ 2 đầu ngón tay cái. Thủ pháp này gọi là ‘rút’ thần kinh giả.

Học viên lúc khóa tay hay rút thần kinh giả phải thật bình tĩnh, tâm hồn thật tĩnh lặng và tập trung cực độ tinh thần vào luân xa 7 của mình dù mắt lúc nào cũng vẫn mở và nhìn thẳng vào luân xa 6 của người bệnh. Học viên phải phòng hờ trường hợp bệnh nhân giãy giụa, tránh đừng để tay mình vuột khỏi luân xa 7 và 5 (trong lúc khóa) hoặc 2 đầu ngón chân cái (lúc rút) của bệnh nhân. Thông thường thì dù có giãy giụa cách mấy, bàn chân của người bệnh vẫn không nhúc nhích, không rụt về cũng không đá ra. Học viên phải tuyệt đối không được sợ hãi để đừng phân tâm. Thường thì khi bắt đầu ‘rút’ được vài phút, học viên có thể có cảm giác một luồng hơi lạnh từ từ thoát ra từ hai đầu ngón chân cái người bệnh chạy vào tay học viên và tan biến từ từ. Học viên lấy tay ra khi đúng 5 phút, nếu cảm thấy mệt hay căng thẳng, hít vào đằng mũi, thở ra đằng miệng 3 lần để lắng dịu hay lấy lại bình tĩnh và nếu cần tịnh tâm vài phút.

Nhân điện gọi nôm na 5 phút của ngày đầu đặt tay lên 2 luân xa 7 và 5 là ‘khóa’ tức trụ khí âm hàn lại và dồn hết xuống chân. Ngày thứ hai cầm hai đầu ngón chân cái là ‘rút’ tức hút khí âm hàn ra khỏi cơ thể người bệnh. Trong lúc ‘khóa’ và ‘rút’, học viên nhớ nghĩ về Thầy Lương Minh Đáng và nói thầm nhờ Thầy giúp đưa linh hồn này tái kiếp hay đi tu. Học viên cấp 6 có thể tự đưa linh hồn đi tái kiếp hay tu mà không cần nhờ đến Thầy Đáng. Học viên từ cấp 3 đến 5.2 đừng quên điều này để tránh việc đem thần kinh giả qua người mình.

Để giữ bình tĩnh và tự tin trước và trong lúc chữa bệnh thần kinh giả tức lúc khóa hay rút, học viên có thể nghĩ thêm về đức tin riêng của mình như Thượng đế hay Phật, Trời, Ơn trên hay Thầy Đáng, xin giúp cho mình bình tĩnh và linh hồn ‘giả’ đó ý thức được, rời bỏ thể xác người bệnh để đi tu hoặc tái kiếp. Trong trường hợp bệnh nhân vùng vẫy nhiều và quá mệt mỏi sau khi khóa hay rút, học viên có thể đặt tay vào luân xa 7 để cấp cứu ngay như cách cấp cứu thông thường.

Nếu người bệnh có sử dụng bùa ngải dưới bất kỳ hình thức nào thì khuyên bệnh nhân nên trao bùa ngải đó cho học viên để tránh tình trạng bị thần kinh giả trở lại.

Học viên khi được trao cho bùa ngải, cầm các vật đó trong tay, hít vào đàng mũi rồi thổi hơi vừa hít vào ra đàng miệng bằng 3 hơi ngắn như trong cách rút, sau đó đem bùa ngải đó đốt đi. Nếu bùa ngải đó là tư trang hay vật trưng bày quí giá thì sau khi ‘thổi’ xong trả lại cho người bệnh. Không nên đề nghị người bệnh mang những tượng thờ như tượng Chúa, tượng Phật …, đến để ‘thổi’ trừ khi người bệnh tự ý yêu cầu.

Rất nhiều người dân Á Châu thường thỉnh bùa bình an ở chùa hay một vị sư nào đó, bùa bình an này không có tác dụng phá hại bệnh nhân, học viên đừng buộc bệnh nhân phải hủy bùa này đi vì nó vô hại và có thể đụng chạm đến đức tin tôn giáo. Trừ

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

110

Nhân Điện chỉ dùng năng lượng vũ trụ thu hút được, một thứ năng lượng thuần dương, một loại tiên thiên khí, một thứ ‘chính khí’ để đưa vào cơ thể người bệnh nhằm triệt tiêu ‘khí âm hàn’, tống các ‘âm khí’ ra ngoài giúp người bệnh trở lại trạng thái cơ thể bình thường, loại bỏ các thứ ‘giả’ bám vào thần kinh người bệnh.

Rất nhiều học viên Nhân Điện đã có dịp kiểm nghiệm nhiều lần cách chữa bệnh thần kinh giả nói trên và đạt đến kết quả kỳ diệu dù khá khó tin theo nhãn quan khoa học thực nghiệm. Cũng chính vì lẽ đó mà có người cho rằng Nhân Điện sử dụng bùa ngải, làm phù phép vì họ cho rằng chỉ có bùa, ngải mới khử được bùa, ngải và thầy pháp mới bắt, ém được ma. Điều kết luận vừa rồi có thể không phải do ác ý mà bắt nguồn từ sự hiểu biết thông thường trong đó hiệu năng của năng lượng vũ trụ, một loại tiên thiên khí, chính khí chưa bao giờ được sử dụng một cách phổ biến trước đây.

Nhiều vị chân tu Phật giáo cũng từng làm những việc mà học viên Nhân Điện đang làm nhưng được hiểu theo chiều hướng tâm linh và tôn giáo là vị chân tu đó dùng ‘đạo hạnh’ của mình xua đuổi tà ma (‘đức trọng quỷ thần kinh’). Học viên Nhân Điện nên lưu ý đến điều này để khi giải thần kinh giả đừng bày vẽ cho khung cảnh thành huyền bí gây hiểu lầm không cần thiết.

khi người bệnh được cho biết là bùa bình an nhưng trên thực tế thì không phải và có tác dụng ngược lại, lúc đó nếu được yêu cầu, học viên mới nên ‘thổi’ và đốt đi.

Khi người học viên nhân điện đặt tay vào hay cầm vật gì đó có bùa ngải, thường có cảm giác lạnh hay tê ở tay hoặc có luồng điện lạnh chạy ở chân hay có cùng cảm giác khi đặt tay vào cổ tay người có thần kinh giả. Đối với các học viên cấp 6, có thể dùng luân xa 6 của mình nhìn vào luân xa 6 của người bệnh trong 30 giây để biết được bệnh nhân có thần kinh giả hay không qua các cảm giác tương tự như bắt mạch bằng tay.

Cách giải thần kinh giả của một học viên cấp 6 chỉ cần làm 1 lần trong một phút mà thôi với một tay đặt ở Luân xa 7 và tay kia ở Luân xa 6 của bệnh nhân, 30 giây đầu nghĩ về Luân xa 6 và 7 của mình (của học viên) và 30 giây sau nghĩ về Luân xa 6 và 7 của bệnh nhân. Trong lúc giải thần kinh giả, học viên cấp 6 không cần nghĩ trong đầu nhờ Thầy Đáng giúp các linh hồn bất tử bất diệt vất va vất vưởng đi tu hay tái kiếp mà tự mình đã có khả năng làm việc đó rồi.

Trong nhiều trường hợp, thân nhân bệnh nhân và chính bệnh nhân không chấp nhận việc có thần kinh giả cũng như sợ bị người khác đàm tiếu, học viên không nên giải thần kinh giả ở đám đông hoặc khẳng định bệnh nhân đó bị thần kinh giả nhằm tránh gây khó chịu cho bệnh nhân và thân nhân của họ.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

111

Từ lâu, Tây y gần như bó tay với bệnh thần kinh giả. Việc chăm sóc cho người bệnh thần kinh giả chẳng những là gánh nặng lớn cho ngân sách y tế của chính phủ mà còn là nỗi kinh hoàng, đau đớn, khổ sở cho thân nhân người bệnh. Hy vọng trong tương lai không xa, nhiều người bệnh thần kinh giả có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong sức khỏe đầy đủ.

Đối với vấn nạn con người có linh hồn vào lúc nào, thầy Lương Minh Đáng giải thích khác với Phật giáo. Theo Phật giáo, linh hồn đã có từ khi tinh trùng vào được trứng và tượng thành thai. Nhiều người tin rằng phá thai là giết một sinh mạng gồm thể xác (dù chưa tròn vẹn) và linh hồn - và có người bị hư thai hoặc thai nhiều chết trong bụng lúc gần sinh đã xem thai nhi như là ‘con người’ và thờ cúng, giỗ quảy. Có người thậm chí thấy thai nhi về báo mộng,… Thầy Lương Minh Đáng giải thích rằng linh hồn chỉ vào thai ngay lúc sắp chào đời và trong thời gian thai nghén, thai nhi chỉ là sự phát triển thuần túy của những tế bào đặc biệt và không có linh hồn bởi vì không có hai linh hồn trong cùng một thể xác trừ phi là bị thần kinh giả.

Thương người ghét

Trong đời sống hàng ngày, con người một mặt phải chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, mặt khác phải đối phó với chính đồng loại và đôi khi còn làm khổ nhau nhiều hơn là thiên nhiên, muông thú.

Ghét người khác, bị người khác ghét, thù người khác, bị người khác thù… là những chuyện đời thường. Tuy nhiên ghét hay thù người khác là một thứ tình cảm vô cùng khó chịu, nó là một độc tố làm hại con người, nó là một thứ ‘địa ngục trần gian’. Phật giáo gọi ‘sân hận’ là một trong ‘tam độc’- tham, sân, si.

Phật giáo dạy Phật tử dùng lòng từ bi, quán niệm nhân quả và các triết lý khác để tự mình dứt bỏ sân hận. Chúa Jesus dạy đưa má phải cho người đã đánh vào má trái của mình, tha thứ và khoan dung với kẻ thù hay kẻ làm hại mình.

Trong một lớp học, một học viên nêu lên vấn nạn: ‘… truyền năng lượng để chữa bệnh cho mình, cho gia đình mình, thân nhân bè bạn mình, … thì dễ nhưng còn những người mình ghét hoặc những người ghét mình thì làm thế nào, có thể truyền điện để họ hết ghét mình hay mình hết ghét họ không?... ‘

Thầy Lương Minh Đáng đã khuyên các hành giả Nhân Điện như sau:

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

112

‘… Ở đời không ai tránh khỏi tình cảm thương và ghét. Tôi là Thầy, tôi cũng có những tình cảm buồn, vui, oán giận, thương ghét như Anh Chị Em. Cho dù mình tốt, mình không hại ai, không gây thù chuốc oán với ai, tu hành đạo hạnh… cũng vẫn có người ghét mình. Chúa, Phật cũng không tránh khỏi người thương, kẻ ghét thì huống chi chúng ta là con người bình thường. Chúa, Phật dạy mình làm người tốt bằng cách quên mình, từ bi, hỷ xả, thương người, giúp người… Những lời dạy đó rất cao cả và đạo đức. Ai cũng nhận là hay, là đúng, nhưng trong thực tế cuộc đời đã có mấy ai thực hiện, thực hành được những lời dạy cao siêu này.

Bây giờ Anh Chị Em là học viên Nhân Điện, chúng ta đã trải qua thiền định, truyền năng lượng giúp người, cứu người. Nay nhân câu hỏi của học viên này. Thầy sẽ dạy Anh Chị Em công thức thực dụng của ngành Nhân Điện chúng ta để cho Anh Chị Em bỏ cái ghét, tập cái thương để cuộc đời chúng ta được tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Cách thức thầy dạy thì đơn giản lắm, dễ thực hiện, thực hành lắm nhưng quan trọng là Anh Chị Em có chịu thực hiện, thực hành hay không.

Anh Chị Em lập một danh sách những người mà Anh Chị Em ghét hoặc những người ghét Anh Chị Em. Mỗi ngày Anh Chị Em dùng Luân xa 6 truyền điện vô danh sách đó từ 30s đến 1 phút. Việc làm này không uổng công đâu, đây là một phương tiện giúp Anh Chị Em trở thành người tốt. Khi truyền điện cho người ta, cái tâm của Anh Chị Em mở ra, cái dòng điện của Thượng đế luân lưu vào trong cơ thể của Anh Chị Em sẽ làm cho Anh Chị Em hết đau, hết bệnh, hết buồn, hết phiền, hết hờn, hết giận. Truyền điện cho cái danh sách thứ hai này, sẽ đem lại kết quả rất tốt đẹo cho cả hai, trước nhất là cho Anh Chị Em, kế đó là cho những người mà Anh Chị Em ghét hoặc những người ghét Anh Chị Em.

Anh Chị Em làm việc này âm thầm, đừng nói cho ai biết việc làm của Anh Chị Em, dù đây là việc làm tốt, giúp mình, cứu người chứ không có hại ai nhưng mà mình cũng không được cho ai biết. Sau thời gian vài tuần truyền điện như vậy sẽ có kết quả tốt đến với Anh Chị Em …

‘… Tóm lại, Anh Chị Em phải nhớ lời dặn quan trọng này: thương, mình cũng giúp đỡ, mà ghét, mình cũng giúp đỡ, thì mình mới là người tu…’

Cái lợi ích trước tiên ai cũng thấy rõ là sự sân hận trong ta sẽ hết. Mỗi ngày để tâm thật thanh thản, truyền năng lượng vũ trụ cho những người có tên trên tờ giấy với một lòng ước muốn những người đó hết bệnh, hết đau và an lạc. Mỗi lần truyền năng lượng cho người ghét, cho kẻ thù là mỗi lần nghĩ đến những người đó bằng một thứ tình cảm như họ là những người thân thương với mình thì sự sân hận đối với họ

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

113

không thể tồn tại lâu. Những người mình ghét hay ghét mình đó mỗi ngày nhận được một luồng năng lượng hòa ái từ chính người mình từng không ưa thì chắc chắn thời gian không lâu, tâm tình họ cũng sẽ thay đổi.

Truyền năng lượng cho người ghét, cho kẻ thù là hành động hết sức tích cực chẳng những đem đến an lạc cho mình mà còn cho người khác. Nhiều hành giả Nhân Điện đã thực tập điều này và không lâu sau, tâm tình họ đã thoải mái rất nhiều, nhân sinh quan cũng dần thay đổi.

Thầy Lương Minh Đáng cũng khuyên hành giả Nhân Điện nên truyền năng lượng mình bằng Luân xa 6 đến những vùng bị thiên tai, những nơi mà thù hận, tham vọng và đố kỵ đang làm hại nhiều người để làm giảm hung khí, bớt thiệt hại và những nạn nhân nhanh chóng phục hồi, đỡ bị suy sụp. Chính thầy cũng làm điều này và nhiều lần thông báo cho học viên toàn thế giới để cùng lúc truyền năng lượng đến một nơi nào đó nhằm làm giảm hay ngăn chặn một biến cố tác hại đến nhiều người.

Cho dù không chấp nhận những khám phá mới của khoa học rằng năng lượng có thể di chuyển tức thời đến người hay nơi người truyền năng lượng muốn và cho dù không tin rằng năng lượng vũ trụ giúp được gì cho con người, điều không thể phủ nhận là ‘thương được người ghét’ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, phần thưởng quý giá mà người hữu tâm nhận được trong hành động ‘cho’ và ‘tha thứ’.

Nhân Điện và tôn giáo

Căn bản của luyện tập Nhân Điện là thiền tịnh. Cách chữa bệnh của Nhân Điện không sử dụng dược chất.

Mục đích tối hậu của Phật giáo và một số ngành học thiền khác là giải thóat sinh tử luân hồi. Mục đích của tôn giáo khác là linh hồn được về nước Chúa, được lên thiên đàng sau khi xác thân này tàn hoại.

Phương tiện mà Tây y và ngành Đông y dùng thuốc là dược chất. Nhân Điện không phải là một tôn giáo cũng không dùng dược chất như các ngành y học phổ thông nên dễ bị nhìn bằng con mắt nghi kỵ.

Kinh điển Đại thừa của Phật giáo cho rằng bất kỳ cách tu tập nào không đưa đến mục đích sau cùng nhằm thóat khỏi kiếp luân hồi - sinh tử thành bồ tát, thành Phật - là’tà’. Nhiều ngành học thóat thai từ Phật giáo cũng chủ trương như vậy.

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

114

Phương pháp thiền tịnh của Phật giáo và thiền tông dùng phương pháp tĩnh tọa để quán chiếu Phật pháp và làm cho tâm thanh tịnh với mục đích giải thóat, đạt được cõi giới ‘niết bàn’ (nirvana). Tuy nhiên trong suốt quá trình thiền định, hành giả có khi đạt được khả năng chữa bệnh thần kỳ như chỉ cần đặt tay lên đầu người bệnh cũng chữa được lành bệnh nhưng hành giả được khuyên là đừng lưu tâm đến ‘thành quả’ này để tránh xao lãng trong mục đích tối hậu là tự giải thóat.

Nhân Điện dễ bị xếp vào loại ‘tà’ vì mục đích không phải là hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi mà chỉ đưa ra mục tiêu chữa bệnh. Tịnh độ phái trong Phật giáo dựa vào niệm Phật hiệu, cầu Bồ tát để được độ trì và không nhằm mục đích vĩnh viễn thoát luân hồi nên bị xem là dùng ‘tha lực’ và chưa đạt được mục đích của người tu Phật theo tinh thần Kim Kinh Cang và diệu pháp Liên Hoa (kinh Pháp Hoa). Nhân Điện dùng ‘tha lực’ để khai mở Luân xa nên dễ bị nhìn bằng nhãn quan nghi ngờ.

Với những người hành nghề trị bệnh hay quen cách trị bệnh bằng dược chất khó chấp nhận hiệu quả thật sự của cách trị bệnh không dùng thuốc. Nhân Điện dễ bị đồng hóa với những thầy pháp, thầy bùa, những ‘lang băm’ dùng các hình thức mê tín để gạt người kiếm sống.

Nhân Điện cấm tuyệt đối việc học viên chữa bệnh lấy tiền, giúp người khác với mục đích thương mại. Học viên Nhân Điện muốn chữa bệnh hiệu quả phải dùng lòng từ ái của chính mình để bức xạ năng lượng truyền sang cho người bệnh. Nhân Điện hoàn toàn không làm hại gì cho sức khỏe bệnh nhân hay gây phản ứng phụ, người bệnh không tốn kém vật chất gì hết cho người chữa bệnh, học viên Nhân Điện không ‘dụ’ người bệnh chữa bệnh cũng không khoa trương chữa lành bách bệnh nên dù chữa hết bệnh hay không, người tìm đến Nhân Điện để chữa bệnh không thể bị xem là những người bị gạt gẫm.

Chữ ‘tà’ trong Hán ngữ có nghĩa là nghiêng, không đứng thẳng. Trong chữ nôm, ‘tà’ được dùng với nghĩa ngược lại với chính và đôi khi được đồng nghĩa với ‘ma quỷ ‘, những thứ xấu xa hại người. Học viên Nhân Điện được đào tạo để giúp người bất vụ lợi. Học viên Nhân Điện không có khả năng hại người bằng Nhân Điện. Nhân Điện không luyện bùa, nuôi ngải, hay học bất kỳ một thuật nào không chính đáng.

Người luyện tập Nhân Điện ban đầu thường chỉ nhắm mục đích tự chữa bệnh cho mình và giúp thân nhân. Nhân Điện không phải là một tôn giáo, không phải Phật giáo nên không buộc người học phải

Thầy Lương Minh Đáng – Nhân Điện

115

nhắm đến mục đích giải thoát sinh tử luân hồi, không có giáo lý để quán niệm nhưng cách tập luyện Nhân Điện là dùng thiền tịnh - phương pháp của tôn giáo - cho mục đích chữa bệnh, ngừa bệnh y học.

Nhân Điện là y đạo. Người tập luyện Nhân Điện buổi đầu giữ được sức khỏe, vượt qua những khó chịu của bệnh tật, giúp được người khác bớt bệnh hết đau. Nhân Điện làm công việc của y học. Người luyện tập Nhân Điện thiền tịnh mỗi ngày, tâm dần xa với tạp niệm, tĩnh lặng dần. Sự tu tập bằng thiền tịnh để tâm được thanh tĩnh, xa dần vọng chấp thế tục là một hình thức của đạo.

Mục đích của Nhân Điện là dùng phương thức và thành quả của ‘đạo’ cho mục đích phục vụ cho sức khỏe nên Nhân Điện là ‘y đạo’, không phải ngành thuần túy y học cũng không phải là tôn giáo cho mục đích giải thoát.

Nếu người tu thiền trước khi đạt được mục đích tối thượng là giải thoát, là niết bàn thì có thể trải qua giai đoạn có khả năng trị bệnh. Nhân Điện chỉ giúp học viên đạt đến khả năng trị bệnh, đạt dưới mục đích y đạo, mà không quảng bá các thành quả tâm linh đạt được sau đó. Điều đó không có nghĩa là tất cả những người tập luyện Nhân Điện sẽ dừng lại ở chỗ chữa được bệnh. Nhiều người đi xa hơn trong tôn giáo để tìm đến mục đích sau cùng. Căn bản do Nhân Điện đào luyện giúp người luyện tập vượt qua dễ dàng những giai đoạn khó khăn ban đầu của thiền tu và nếu thích, học viên Nhân Điện có điều kiện theo đuổi tôn giáo mình chọn.