LỜI NÓI ĐẦU - skhcn.quangbinh.gov.vn yeu...và đẩy mạnh phong trào lao động sáng...

99
Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011) 1 LỜI NÓI ĐẦU Nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân lao động tiến quân mạnh mẽ vào khoa học, công nghệ làm cho Khoa học công nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã có Chỉ thị 26 CT/TU ngày 10 tháng 3 năm 2004 về việc tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến kỷ thuật và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, trong đó giao nhiệm vụ Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn và các cơ quan liên quan, định kỳ 2 năm một lần tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh. Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lấn thứ IV (2010-2011) được phát động vào ngày 18/3/2011, đến ngày 31/8/2011 là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi, Ban tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 51 giải pháp dự thi ở 04 lĩnh vực trong tỉnh Quảng Bình. Từ kết quả đánh giá giải pháp dự thi của Hội đồng giám khảo, Ban tổ chức đã xem xét, đánh giá và xếp giải cho 18 giải pháp gồm: 02 giải nhất; 01 giải nhì; 07 giải ba; 08 giải khuyến khích. Các giải pháp đoạt giải đều được ứng dụng và mang lại hiệu quả trong sản xuất và đời sống. Để có thêm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, vận động Hội thi trong thời gian tới, đồng thời làm nguồn tư liệu hướng dẫn giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình có thể tiếp cận nghiên cứu học tập, vận dụng nhằm đưa các thành quả đó vào thực tế sản xuất và đời sống, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình– Cơ quan thường trực Hội thi biên soạn Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011) trân trọng giới thiệu bạn đọc. Trong quá trình biên soạn có thể còn những hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành. BAN TỔ CHỨC HỘI THI

Transcript of LỜI NÓI ĐẦU - skhcn.quangbinh.gov.vn yeu...và đẩy mạnh phong trào lao động sáng...

Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

1

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân

lao động tiến quân mạnh mẽ vào khoa học, công nghệ làm cho Khoa học công

nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,

củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, Tỉnh uỷ Quảng Bình

đã có Chỉ thị 26 CT/TU ngày 10 tháng 3 năm 2004 về việc tăng cường phát huy

sáng kiến cải tiến kỷ thuật và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, trong đó

giao nhiệm vụ Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao

động tỉnh, Tỉnh đoàn và các cơ quan liên quan, định kỳ 2 năm một lần tổ chức

hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh.

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lấn thứ IV (2010-2011) được

phát động vào ngày 18/3/2011, đến ngày 31/8/2011 là thời hạn cuối cùng nộp

hồ sơ dự thi, Ban tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 51 giải pháp dự thi ở 04 lĩnh

vực trong tỉnh Quảng Bình. Từ kết quả đánh giá giải pháp dự thi của Hội đồng

giám khảo, Ban tổ chức đã xem xét, đánh giá và xếp giải cho 18 giải pháp gồm:

02 giải nhất; 01 giải nhì; 07 giải ba; 08 giải khuyến khích. Các giải pháp đoạt

giải đều được ứng dụng và mang lại hiệu quả trong sản xuất và đời sống.

Để có thêm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, vận động Hội thi trong

thời gian tới, đồng thời làm nguồn tư liệu hướng dẫn giúp các nhà sản xuất kinh

doanh, các hộ gia đình có thể tiếp cận nghiên cứu học tập, vận dụng nhằm đưa

các thành quả đó vào thực tế sản xuất và đời sống, Sở Khoa học và Công nghệ

Quảng Bình– Cơ quan thường trực Hội thi biên soạn Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ

thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011) trân trọng giới thiệu bạn đọc.

Trong quá trình biên soạn có thể còn những hạn chế, rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp chân thành.

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

2

TỈNH UỶ QUẢNG BÌNH

Số: 26 CT/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đồng Hới, ngày 10 tháng 3 năm 2004

CHỈ THỊ CỦA THƢỜNG VỤ TỈNH UỶ Về tăng cƣờng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật

và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo

Thời gian qua, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng

tiến bộ khoa học, công nghệ và các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm đã được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương

và cán bộ, nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, nhận thức về vai trò khoa học kỹ thuật, công nghệ ở một số địa

phương, đơn vị chưa đầy đủ nên việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa đúng mức, chưa tạo

được chuyển biến rõ rệt. Nhiều tập quán canh tác lạc hậu, công nghệ cũ, lao

động thủ công chưa được thay thế, nhất là trong khu vực nông nghiệp – nông

thôn. Những phát minh, sáng kiến chưa được khuyến khích thoả đáng và ứng

dụng rộng rãi để nâng cáo năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, sản xuất,

kinh doanh.

Nhằm khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động

sáng tạo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong cán bộ, nhân dân,

làm cho khoa học công nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân

dân, Ban thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu:

1. Ban thường vụ các huyện, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, các

đảng đoàn, ban cán sự Đảng, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,

taăg cường lãnh đạo, chỉ đạo; có chương trình, kế hoạch,biện pháp đẩy mạnh các

hoạt động khoa học công nghệ ở ngành, địa phương, đơn vị mình. Phát động, tổ

chức phong trào thi đua lao động sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên, lao

động và quanà chúng nhân dân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng các

thành tựu khoa học, công nghệ, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào công tác, sản

xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng,

hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất

lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá; xoá đói giảm nghèo, cải

thiện đời sống nhân dân v.v...

2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định,

tuyên truyền phổ biến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các

sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh

đoàn và các cơ quan liên quan, định kỳ 2 năm một lần tổ chức Hội thi sáng tạo

kỹ thuật toàn tỉnh nhằm phát hiện, khuyến khích phát triển các sáng kiến, cải

tiến kỹ thuật, khai thác các tiềm năng sáng tạo của quần chúng nhân dân và đẩy

Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

3

mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo trong mọi ngành, mọi cấp, mọi địa

phương, đơn vị.

3. UBND tỉnh ban hành cơ Chế, chính sách tích cực, phù hợp để khuyến

khích, khen thưởng thoả đáng những tập thể, cá nhân có phong trào tốt và những

sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lao động sáng tạo được ứng dụng có hiệu quả. Thực

hiện tốt chính sách bảo hộ quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá; khuyến khích

các cơ sở nghiện cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các nhà khoa học chuyển

giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác, sản xuất kinh doanh và

đời sống.

4. Liên đoàn lao động tỉnh cùng Tỉnh đoàn phát động phong trào phát huy

sáng kiến cải tiến kỹ thuật, lao động sáng tạo trong công nhân viên chức, lao

động, đoàn viên, thanh niên; phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể để

hướng dẫn, theo dõi, sơ kết, tổng kết phong trào, bình xét, đề nghị khen thưởng

bằng khen, bằng lao động sáng tạo, huy chương tuổi trẻ sáng tạo và các danh

hiệu khác cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

5. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình và các cơ

quan thông tin đại chúng của tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền các hoạt động

sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phong trào lao động sáng tạo, cổ vũ những tổ chức,

cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực để nhân rộng phong trào và ứng

dụng rộng rãi trong các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị

Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo kết quả thực hiện về Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ giúp Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi,

tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này được phổ biến đến Chi bộ.

Nơi nhận: - Ban bí thư TW (để báo cáo);

- Các đông chí TUV

- Các huyện, Thịủy, Đảng uỷ TT;

- Các Đảng đoàn, BCS Đảng;

- Các sở, ban , ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- Văn phòng và các ban Tỉnh uỷ;

- Lưu VT, TH./.

T/M BAN THƢỜNG VỤ

BÍ THƢ

(Đã ký và đóng dấu)

Đinh Hữu Cƣờng

Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

4

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 92/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Hới, ngày 18 tháng 01 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày

26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 26 CT/UT ngày 10/3/2004 của Tỉnh uỷ Quảng Bình về

tăng cường phát huy sáng tiến cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh phong trào lao động

sáng tạo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số

20/SKHCN ngày 17/1/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Định kỳ tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình 2 năm

1 lần, lần thứ nhất vào năm 2005.

Điều 2. Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên đoàn lao

động tỉnh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình tổ chức

Hội thi.

Kinh phí để tổ chức Hội thi được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học và

công nghệ hàng năm và các nguồn tài trợ khác nếu có.

Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban tổ chức Hội thi,

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, Bí thư

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Thủ trưởng các ban ngành có liên

quan, Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết

định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu: VT, VX./.

TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

KT/ CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký và đóng dấu)

Trần Công Thuật

BAN TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

Kỷ yếu Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

5

TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ IV (2010-2011)

1. Ông Trần Tiến Dũng Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Trưởng ban

2. Ông Nguyễn Đức Lý Giám đốc Sở KH&CN Phó trưởng ban thường trực

3. Ông Phan Viết Dũng PCT Liên hiệp Hội Phó trưởng ban

4. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thành viên

5. Ông Trần Thuynh Giám đốc Sở Tài Chính Thành viên

6. Ông Lê Thuận Văn Chủ tịch LĐLD tỉnh Thành viên

7. Ông Hoàng Hữu Thái Phó Tổng biên tập Báo QB Thành viên

8. Ông Nguyễn Văn Lộc Phó giám đốc Sở Công thương Thành viên

9. Ông Đặng Tiến Dũng Phó giám đốc Sở NN & PTNT Thành viên

10. Ông Hoàng Việt Hùng Giám đốc Sở Thông tin &TT Thành viên

11. Ông Trần Đình Nhân Phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Thành viên

12. Ông Ngô Văn Bốn Phó giám đốc Sở Y tế Thành viên

13. Ông Phạm Quốc Anh Phó giám đốc Sở Xây dựng Thành viên

14. Ông Phạm Quang Hải Giám đốc Sở GTVT Thành viên

15. Ông Lê Văn Thái Phó giám đốc Sở KH&CN

16. Ông Nguyễn Hữu Đồng P.TP phòng Công nghệ -Sở KH&CN Thư ký

1

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

SÁNG TẠO KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỂ LỆ

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG BÌNH

LẦN THỨ IV (2010 – 2011)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 97 /QĐ-STKT ngày 08 /9 /2010

của Ban tổ chức Hội thi)

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010 - 2011) nhằm

phát huy và khuyến khích các hoạt động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân trong

việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần

tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thực hiện

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Điều 2. Tổ chức Hội thi

Hội thi do Ban tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV

(gọi tắt là Ban tổ chức Hội thi), Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội

khoa học- kỹ thuật, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường

trực Hội thi.

Điều 3. Lĩnh vực dự thi

Tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã

hội, quốc phòng - an ninh đều có quyền tham dự Hội thi. Các giải pháp dự thi đăng

ký theo các nhóm lĩnh vực sau đây:

1. Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi

- Sản xuất sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất các phụ tùng,

máy móc, thiết bị ... thay thế ngoại nhập trong các ngành cơ khí, điện tử, hoá chất,

chế biến, vật liệu...;

- Công nghệ sau thu hoạch: Bảo quản, chế biến nói chung cho nông, lâm,

thuỷ sản...;

- Các giải pháp phục vụ cải tạo, nâng cấp và quản lý mạng lưới điện, nước,

giao thông - vận tải và các ngành khác;

- Phương pháp kỹ thuật, quy trình, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị, vật liệu,

phương pháp quản lý... trong việc thi công các công trình xây dựng (dân dụng,

công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông. . .) an toàn, tiết kiệm, hiệu quả;

- Các giải pháp khác.

2. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

2

- Quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật sản xuất các loại phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất

Nông – Lâm nghiệp;

- Quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,

nghiên cứu và ứng dụng các loại giống mới trong sản xuất nông nghiệp;

- Các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển Nông - Lâm

nghiệp và nông thôn;

- Các giải pháp kỹ thuật nuôi trồng, ương giống thuỷ sản;

- Các giải pháp khai thác chế biến và công nghệ bảo quản thuỷ sản;

- Các giải pháp khác.

3. Giáo dục - Đào tạo, Công nghệ thông tin

- Đồ chơi phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em;

- Đồ dùng phục vụ dạy và học, công nghệ giáo dục;

- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước, các

lĩnh vực quản lý giáo dục - đào tạo, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội;

- Các giải pháp khác.

4. Y, Dược, Môi trường

- Cải tiến, chế tạo các thiết bị y tế, chăm sóc sức khoẻ;

- Quy trình, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thuốc phòng, trị bệnh, phương

pháp phòng, trị bệnh;

- Dụng cụ, trang thiết bị, phương pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khoẻ con

người;

- Thu gom, tái chế, xử lý các chất thải rắn, lỏng, khí trong sinh hoạt và sản

xuất nhằm góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

- Các giải pháp kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Các giải pháp khác.

Điều 4. Đối tƣợng dự thi

1. Cá nhân đứng tên tham gia Hội thi

Mọi cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, người nước

ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, thành

phần, dân tộc, nghề nghiệp…. có các giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động

sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động

kinh tế – xã hội được tạo ra và áp dụng ở tỉnh Quảng Bình đều có quyền tham dự

Hội thi.

2. Tổ chức đứng tên tham gia Hội thi

Mọi tổ chức được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nhân lực, kinh

phí, trang thiết bị để tạo ra giải pháp kỹ thuật đều có quyền đứng tên tham dự Hội

thi. Trong trường hợp này, những người trực tiếp tham gia sáng tạo ra giải pháp kỹ

3

thuật được tổ chức đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm tác giả của giải

pháp kỹ thuật dự thi đó;

Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đứng tên một hoặc nhiều giải pháp dự thi. Đối

với giải thưởng thuộc về tổ chức dự thi, các tác giả của giải pháp được hưởng

quyền lợi do tổ chức quy định.

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi

1. Tính mới so với trình độ kỹ thuật ở tỉnh Quảng Bình

Giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ

nguồn thông tin nào hoặc được áp dụng ở Việt Nam và không trùng với giải pháp

dự thi của người khác trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi. Giải pháp dự thi không

trùng với giải pháp đã tham dự Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt

Nam, giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và các Hội thi sáng tạo kỹ

thuật tỉnh Quảng Bình trước đây (trừ trường hợp phát triển chiều sâu hoặc hoàn

thiện giải pháp).

2. Khả năng áp dụng được trong điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật của một

địa phương hoặc toàn tỉnh

Giải pháp dự thi đã được áp dụng hoặc đã được thử nghiệm, sản xuất thử,

hoặc chứng minh được có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

3. Hiệu quả kinh tế, xã hội

Giải pháp dự thi mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn so với giải pháp

tương tự đã biết ở Quảng Bình hoặc Việt Nam nhưng không gây ảnh hưởng xấu

đến môi trường, điều kiện sống làm việc của con người và an toàn xã hội.

Điều 6. Hồ sơ dự thi ( trình bày trên khổ giấy A4 )

Giải pháp dự thi được lập thành hai bộ hồ sơ bao gồm: phiếu đăng ký dự

thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các lĩnh vực khoa

học - kỹ thuật ghi tại Điều 3 của Thể lệ này.

1. Phiếu đăng ký dự thi (ghi theo mẫu) gồm các nội dung sau

- Họ và tên người dự thi hoặc tên tổ chức dự thi;

- Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi cư trú, điện thoại liên hệ (nếu có);

- Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân);

- Tên giải pháp dự thi;

- Lĩnh vực dự thi;

- Thời điểm tạo ra giải pháp dự thi (ghi ngày, tháng, năm);

- Văn bản thoả thuận của các đồng tác giả về phần trăm đóng góp và uỷ

quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải pháp do nhóm tác

giả tạo ra;

- Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự

thật;

4

- Xác nhận của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với tư cách cá

nhân hoặc tập thể nêu tại Điều 4, hoặc xác nhận của địa phương nơi cư trú.

2. Bản mô tả giải pháp dự thi

- Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi);

- Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có), mô tả ngắn gọn các giải pháp kỹ

thuật đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược

điểm cần khắc phục của giải pháp đó;

- Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới của giải pháp dự thi, mô tả

ngắn gọn, nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt,

cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu

nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới;

- Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao

công nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hoá đơn bán hàng;

- Lợi ích kinh tế - xã hội của giải pháp dự thi được đánh giá bằng cách so

sánh với những giải pháp tương tự đã biết. Cần nêu rõ những chỉ tiêu kinh tế mà

giải pháp dự thi mang lại cao hơn giải pháp đã biết hoặc nêu rõ những khiếm

khuyết đã được khắc phục của những giải pháp đã biết mà không gây ảnh hưởng

xấu đến môi trường, trật tự an ninh xã hội;

Bản mô tả giải pháp có thể kèm theo bản vẽ, sơ đồ, hình ảnh, các tính toán

minh hoạ và giấy xác nhận về các hiệu quả kinh tế xã hội đạt được của các cơ quan

có thẩm quyền.

3. Toàn văn giải pháp dự thi

Cần nêu cụ thể quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành giải

pháp. Các tác giả có thể gửi kèm theo mô hình, sản phẩm chế thử, sơ đồ công

nghệ, ảnh chụp từ các góc độ khác nhau và các tài liệu có liên quan khác (nếu thấy

cần thiết). Các tài liệu cần được trình bày rõ ràng, không tẩy xoá.

Điều 7. Nộp, nhận hồ sơ dự thi

1. Hồ sơ dự thi đựng trong phong bì dán kín, ngoài bì ghi "Hồ sơ dự thi

sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010 - 2011)" và gửi tới Ban tổ

chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình thông qua Sở Khoa học và Công

nghệ. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ:

Phòng Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình

17A Quang Trung – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình

Điện thoại: 052.824345, 052.840466

2. Thời hạn nhận, xét duyệt giải pháp và trao giải thưởng Hội thi

- Thời hạn nhận hồ sơ dự thi được bắt đầu từ khi công bố Hội thi đến hết

ngày 30/6/2011 (ngày tháng ghi trên con dấu của cơ quan Bưu điện nơi gửi được

tính là ngày nộp Hồ sơ dự thi);

5

- Chấm các giải pháp dự thi từ ngày 01/7/2011 đến ngày 15/8/2011;

- Tổng kết và trao giải thưởng từ ngày 16/8/2011 đến ngày 2/9/2011.

3. Hồ sơ dự thi được tiếp nhận và lưu trữ theo nguyên tắc bảo mật cho tới

ngày công bố kết quả Hội thi.

4. Hồ sơ dự thi sẽ không trả lại. Riêng sản phẩm hoặc mô hình được trả lại

sau khi Hội thi kết thúc nếu người dự thi yêu cầu.

Điều 8. Đánh giá giải pháp dự thi

Hội đồng giám khảo do Ban tổ chức Hội thi quyết định thành lập để giúp

ban tổ chức xem xét đánh giá các giải pháp dự thi. Mỗi lĩnh vực dự thi có một tiểu

ban giám khảo chuyên ngành gồm các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực

dự thi. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo

thang điểm do Ban tổ chức Hội thi quy định.

Điều 9. Giải thƣởng

Mỗi lĩnh vực dự thi có tối đa 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải khuyến

khích.

Mức giải thưởng Hội thi:

- Giải nhất, mỗi giải trị giá 15 triệu đồng;

- Giải nhì, mỗi giải trị giá 12 triệu đồng;

- Giải ba, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng;

- Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.

Các tác giả đoạt giải (tác giả có mức đóng góp bằng chính lao động sáng tạo

của mình từ 20% trở lên) được tặng bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra các tác

giả đoạt giải cao sẽ được Ban tổ chức Hội thi đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh xét

đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp bằng Lao động sáng tạo, Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đề nghị Trung ương Đoàn tặng Huy hiệu tuổi trẻ sáng

tạo.

Ban tổ chức Hội thi cũng có các phần thưởng dành cho các cá nhân, tập thể

có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi, cá nhân, tập

thể tích cực tham dự và có nhiều giải pháp dự thi đem lại hiệu quả cao.

Các tác giả tham gia Hội thi sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia Hội thi

của Ban tổ chức Hội thi.

Điều 10. Tài chính Hội thi

1. Kinh phí dành cho Hội thi được lấy từ các nguồn sau

- Kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ;

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

2. Kinh phí dành cho Hội thi được chi cho các nội dung sau

- Chi thưởng cho các giải pháp đoạt giải thưởng, các tổ chức, cá nhân có

thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức và tham gia Hội thi;

- Tổ chức triển khai các hoạt động Hội thi.

6

Điều 11. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc tham gia dự thi không thay thế cho việc đăng ký bảo hộ sở hữu công

nghiệp. Hồ sơ dự thi được tiếp nhận và lưu giữ như tài liệu mật cho đến ngày công

bố kết quả để không ảnh hưởng tới tính mới của giải pháp.

Khi phát hiện giải pháp cần được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu

dáng công nghiệp….), Ban tổ Hội thi sẽ thông báo và tạo điều kiện giúp đỡ cho

người dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo

hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ trước

ngày công bố trao giải thưởng của Ban tổ chức Hội thi.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Ban tổ chức Hội thi, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa

học – kỹ thuật, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tỉnh

Quảng Bình và các ban ngành có liên quan phối hợp thực hiện triển khai Hội thi.

Các ban ngành, UBND huyện, thành phố có công văn chỉ đạo gửi theo

ngành dọc của mình để tổ chức triển khai tham dự Hội thi. Việc chỉ đạo này cần cụ

thể để Hội thi được phổ biến sâu rộng và có nhiều giải pháp tham dự Hội thi.

Trong trường hợp cần thiết các ngành, địa phương có điều kiện có thể tổ chức Hội

thi riêng để tuyển chọn các giải pháp của ngành và địa phương mình tham gia Hội

thi của tỉnh.

Điều 13. Điều khoản thi hành

Bản Thể lệ Hội thi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, chỉ có giá trị cho

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010 – 2011). Trong quá

trình thực hiện, nếu có gì chưa hợp lý, Ban thư ký Hội thi tổng hợp và trình Ban tổ

chức Hội thi xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế./.

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

8

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

SÁNG TẠO KỸ THUẬT

Số: 69 /QĐ-STKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 15 tháng 9 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Hội đồng Giám khảo đánh giá các giải pháp dự thi

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

BAN TỔ CHỨC HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ III (2010-2011)

Căn cứ quyết định số 92/QĐ-UB ngày 18/1/2005 của UBND tỉnh Quảng

Bình về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 9/6/2010 của UBND tỉnh

Quảng Bình về việc thành lập Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng

Bình lần thứ IV (2010-2011);

Căn cứ Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND tỉnh

Quảng Bình về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban tổ chức Hội thi sáng tạo

kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011);

Căn cứ quyết định về việc cử Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ

thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

Căn cứ kết quả phiên họp ngày 15 /9 /2011 của Ban tổ chức Hội thi sáng

tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011);

Theo đề nghị của Thường trực Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh

Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng Giám khảo Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh

Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011). Hội đồng gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ

tịch, một Thư ký và 04 tổ chuyên gia chấm thi thuộc 04 lĩnh vực sau (có danh

sách kèm theo):

1. Lĩnh vực Công nghiệp; Xây dựng; Giao thông.

2. Lĩnh vực Nông – lâm – ngư nghiệp

3. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo - Công nghệ thông tin.

4. Lĩnh vực Y dược, Môi trường.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám khảo:

- Hội đồng Giám khảo có nhiệm vụ chấm điểm đánh giá các giải pháp dự

thi, căn cứ vào kết quả chấm thi kiến nghị xếp giải cho các giải pháp dự thi.

9

- Các tổ chuyên gia chấm thi chịu sự chỉ đạo và điều hành của Chủ tịch Hội

đồng Giám khảo Hội thi.

- Trong quá trình chấm điểm đánh giá các giải pháp dự thi các tổ chuyên

gia phối hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Hội đồng Giám khảo thực hiện nhiệm vụ của mình theo qui định và

tự giải thể sau khi tổng kết Hội thi.

Điều 4: Các thành viên Ban tổ chức Hội thi, Thủ trưởng các sở, ban, ngành,

địa phương liên quan và các ông, bà có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành

quyết định này kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Như điều 4;

- Lưu VT, CN./.

KT. TRƢỞNG BAN

PHÓ TRƢỞNG BAN THƢỜNG TRỰC

(Đã ký và đóng dấu)

Nguyễn Đức Lý

10

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

SÁNG TẠO KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ IV (2010-2011)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69 /QĐ-STKT ngày 15 tháng 9 năm

2011 của Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật về việc thành lập Hội đồng Giám

khảo đánh giá các giải pháp dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần

thứ IV (2010-2011))

Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Đức Lý - Giám đốc sở Khoa học và

Công nghệ, Phó Trưởng Ban thường trực Hội thi.

Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Lê Văn Thái – Phó giám đốc sở Khoa học và

Công nghệ, thành viên BTC Hội thi

Thƣ ký tổng hợp: Ông Nguyễn Hữu Đồng – Phó Trưởng Phòng Công

nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ, thành viên BTC Hội thi.

1. Lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông

TT Họ và tên Học vị Chức danh Chức vụ – Cơ quan

1 Nguyễn Văn Lộc Kỹ sƣ Tổ trƣởng Phó Giám đốc - Sở Công thương

2 Võ Thái Trường Kỹ sư Uỷ viên Phó Giám đốc Công ty CP nước

khoáng Bang

3 Phan Thanh Nghiệm Thạc sĩ Uỷ viên Chi cục trưởng Chi cục TC- ĐL-

CL

4 Nguyễn Thế Khảng Kỹ sư Uỷ viên Trưởng phòng Đăng kiểm - Sở

Giao thông vận tải

5 Phạm Hữu Duy Kỹ sư Uỷ viên

Trung tâm kiểm định chất lượng

công trình xây dựng - Sở xây

dựng

6 Vũ Thuần Trung Thạc sỹ Uỷ viên Xí nghiệp xi măng Quảng Bình

7 Phạm Thị Hồng Lê Thạc sỹ Uỷ viên Phó trưởng phòng hành chính sự

nghiệp - Sở Tài chính

8 Lê Văn Lập Cử nhân Thư ký TP KHCN cơ sở - Sở Khoa học

và Công nghệ

3. Lĩnh vực Nông - Lâm – Ngƣ nghiệp

TT Họ và tên Học vị Chức danh Chức vụ- Cơ quan

1 Lê Hồng Viễn Thạc sỹ Tổ trưởng Giám đốc Trung tâm Khuyến

nông Khuyến lâm

2 Võ Quang Minh Kỹ sư Uỷ viên Trưởng phòng QL Công nghiệp

– sở Công thương

11

3 Ngô Đình Hoà Kỹ sư Uỷ viên Phó Trưởng phòng khoa học –

Sở Khoa học và Công nghệ

4 Trần Đình Hiệp Thạc sỹ Uỷ viên Trưởng phòng Kỹ thuật NN và

NTTS – Sở NN & PTNT

5 Nguyễn Thanh Long Cử nhân Uỷ viên Phó trưởng phòng QLXD công

trình – Sở NN & PTNT

6 Võ Khắc Sơn Thạc sỹ Thư ký PTP Phòng QL Khoa học - Sở

Khoa học và Công nghệ

3. Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Công nghệ thông tin

TT Họ và tên Học vị Chức danh Chức vụ – Cơ quan

1 Nguyễn Phi Khanh Thạc sỹ Tổ trưởng PGĐ sở Thông tin và truyền

thông

2 Lê Hoàng Cử nhân Uỷ viên Q. Giám đốc TT tin học – Vp

UBND tỉnh

3 Trương Duy Quyền Thạc sỹ Uỷ viên Trưởng phòng giáo dục trung học

– Sở giáo dục và đào tạo

4 Phan Thành Cử nhân Uỷ viên Phó trưởng phòng CN – TX, Sở

giáo dục và đào tạo

5 Nguyễn Tiến Thành Cử nhân Uỷ viên PTP Tin học – Trung tâm TH và

TTKHCN – Sở KHCN

6 Nguyễn Thanh Hải Cử nhân Uỷ viên Phó trưởng phòng GD&ĐT thành

phố Đồng Hới

7 Nguyễn Chí Thắng Cử nhân Thư ký Giám đốc – Trung tâm TH và

TTKHCN – Sở KHCN

4. Lĩnh vực Y dƣợc, Môi trƣờng

TT Họ và tên Học vị Chức danh Chức vụ- Cơ quan

1 Ngô Văn Bốn BS CK

cấp II Tổ trưởng Phó Giám đốc Sở y tế

2 Trần Thị Loan BS CK

cấp II Uỷ viên

Giám đốc TT chăm sóc sức

khoẻ sinh sản

3 Phan Xuân Hào Kỹ sư Uỷ viên Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ

Môi trường

4 Giang Tấn Thông Cử nhân Uỷ viên Trung tâm Kỹ thuật ĐL và Thử

nghiệm – Sở KH &CN

5 Nguyễn Văn Bảy Cử nhân Uỷ viên Chi cục Bảo vệ Môi trường

6 Nguyễn Hữu Đồng Cử nhân Thư ký PTP Phòng QL Công nghệ - Sở

Khoa học và Công nghệ

12

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 2772 /QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 25 tháng 10 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tặng thƣởng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sữa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 ;

Căn cứ nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;

Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực

hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND

tỉnh ban hành quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Bình;

Xét đề nghị Trưởng Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng

Bình lần thứ IV (2010-2011) tại Tờ trình số 233/TT-STKT ngày 05/10 /2011 và

Trưởng Ban thi đua – Khen thưởng tỉnh tại Tờ trình số 280/TTr-BTĐKT ngày

18/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tặng thưởng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 32 cá nhân

đạt giải và 5 tập thể (có danh sách kèm theo) đã có thành tích xuất sắc trong Hội

thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011).

Tiền thưởng kèm theo Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh được trích từ

nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học năm 2011 của Sở Khoa học và Công nghệ;

mức thưởng thực hiện theo quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 02/8/2010 của

UBND tỉnh.

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV, Giám đốc sở Khoa học và

Công nghệ, Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh và các tập thể, cá nhân có

tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

- Như điều 2;

- Lưu: VT. NC, TĐ-KT./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký và đóng dấu)

Nguyễn Hữu Hoài

13

DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐẠT GIẢI VÀ TẬP THỂ CÓ THÀNH TÍCH XUẤT

SẮC TRONG HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ IV (2010-2011)

(Kèm theo Quyết định số 2772/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 25 /10 /2011)

A. Cá nhân đạt giải

TT Tác giả Địa chỉ Giải pháp dự thi Đạt

giải

1 Ông Phan Xuân Khôi

Bệnh viện hữu nghị

Việt Nam Cu Ba –

Đồng Hới

Kỹ thuật phẫu thuật nội

soi treo tử cung trực tiếp

vào thành bụng trong điều

trị sa sinh dục

Nhất

2

Đồng tác giả:

- Ông Đặng Thanh Dệ

Công ty cổ phần nhựa

Đại Trường Phát

Giải pháp tiết kiệm năng

lượng dùng cho xe mô tô

hai bánh

Nhất

- Ông Nguyễn Phi Long Trường ĐH Quảng

Bình

3

Đồng tác giả:

- Ông Nguyễn Thăng Long

- Ông Phan Mạnh Thành

- Ông Hồ Thế Phúc

Công ty CP gốm sứ và

xây dựng COSEVCO

Sản xuất hổn hợp men in

dùng trong công nghệ sản

xuất gạch CERAMIC

Nhì

4

Đồng tác giả:

- Ông Dương Công Phim

Công ty TNHH một

thành viên Lâm Công

nghiệp Long Đại

Bốc hàng xuất khẩu bằng

hệ thống nâng hạ

Ba

- Ông Dương Văn Mẫu Công ty CP chế biến

nhựa thông QB

5

Đồng tác giả:

- Ông Đặng Thanh Dệ

- Ông Lê Tiến Dũng

- Ông Phan Tiến Hợp

Công ty cổ phần nhựa

Đại Trường Phát

Cưỡng bức tiếp liệu máy

ép phun nhựa 650T nhằm

tiết kiệm điện trong quá

trình sản xuất

Ba

- Ông Trần Văn Cường Công ty Liên doanh

Vina Siam

6

Đồng tác giả:

- Ông Trần Xuân Lập

- Ông Nguyễn Đức Nhân

Trường Trung cấp kỹ

thuật Công nông

nghiệp Quảng Bình

Ổ cắm tiết kiệm điện

Ba

7

Ông Nguyễn Viết Thái

Bệnh viện Đa khoa

Bắc Quảng Bình

Xác định hướng bắt vít

vào cổ chỏm xương đùi

bằng nẹp DHS (dynamic

Ba

14

hip screw) trong phẩu

thuật gãy liên mấu chuyển

xương đùi

8

Đồng tác giả

- Ông Lê Văn Thuật

- Ông Võ Văn Minh

Chi nhánh Chế biến

lâm sản và kinh doanh

tổng hợp Đồng Hới

thuộc Công ty TNHH

một thành viên LCN

Long Đại

Cải tạo hệ thống hút bụi

Ba

9

Ông Hoàng Thái Anh

Trường THCS Mỹ

Thủy, Lệ Thủy,

Quảng Bình.

Bộ đồ dùng dạy hình học

cấp THCS (Com Pa kỳ diệu)

Ba

10

Đồng tác giả:

- Ông Trần Diễm Phúc

- Ông Quách Xuân Hưng

- Ông Nguyễn Vĩnh Huế

Trung tâm Công nghệ

thông tin và truyền

thông - Sở TT & TH

Ứng dụng phần mềm

nguồn mở phát triển hệ

thống hỗ trợ quản lý

trường học (Q- SCHOOL)

Ba

11 Ông Trần Đình Tĩnh

Công ty TNHH sản

xuất COMPOSITE

Miền Trung

Ghép mãnh thay khuôn

sản xuất tàu thuyền và

các sản phẩm cở lớn, làm

bằng chất liệu Composite

Khuyến

khích

12

Đồng tác giả:

- Ông Võ Ngọc Tiến

- Ông Trần Văn Ngọc

- Ông Lê Văn Nam

- Ông Hoàng Trọng Thơ

Xí nghiệp xi măng

COSEVCO 66

Gia công đế, chốt kéo cần

giữ tấm đẩy của máy kẹp

hàm PE 250 x 400

Khuyến

khích

13

Ông Phan Văn Tường

Nhà máy xi măng

COSEVCO 11

Nghiên cứu ứng dụng

nguyên lý hoạt động của lực

nâng khí động học để vận

chuyển bột xi măng và bột

liệu thay thế cho sự vận

chuyển truyền thống bằng cơ

khí của các vít tải ở nhà máy

xi măng COSEVCO11”

Khuyến

khích

14

Em Trần Quốc Trãi

Lớp Đại học sư phạm

sinh học K50 - Trường

ĐH Quảng Bình

Xây dựng Website tư

liệu phục vụ giảng dạy

học tập và nghiên cứu

Khuyến

khích

15

sinh học

15 Em Trần Xuân Hữu

HS lớp 9 - Trường

THCS Đức Ninh - ĐH

Van đóng, cấp nước máy

tự độn

Khuyến

khích

16

Đồng tác giả:

- Ông Đặng Thanh Dệ

- Ông Phan Tiến Hợp

Công ty cổ phần nhựa

Đại Trường Phát

Bộ guồng sục khí

Siamplastic phục vụ nuôi

trồng thủy sản

Khuyến

khích Ông Trương Minh Tuấn

- Ông Trần Văn Cường

Công ty Liên doanh

Vina Siam

17

Đồng tác giả:

- Ông Lê Đức Hòa

- Ông Nguyễn Ngọc Giai

Chi cục thủy lợi và

PCLB Quảng Bình

Kiểu dáng kết cấu tấm bê

tông gia cố mái đê kè

sông biển

Khuyến

khích

18 Ông Nguyễn Văn Hợp

Hội viên Hội Nông

dân xã Quảng Thủy,

Quảng Trạch

Máy gặt đập liên hợp Khuyến

khích

B. Tập thể

1. Phòng Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình;

2. Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ;

3. Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Long ;

4. Trường Trung cấp kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình ;

5. Công ty TNHH một thành viên Lệ ;

16

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Số: 84 /QĐ-KHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 25 tháng 10 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc khen thƣởng cho cá nhân và tập thể có thành tích trong Hội thi

sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011)

GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh

Quảng Bình về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của sở Khoa học và Công nghệ; Căn cứ quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 18/01/2005 của UBND tỉnh

Quảng Bình về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 về việc tặng

bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

Căn cứ quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 02/8/2010 của UBND

tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh mức tiền thưởng cho giải thưởng Hội

thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh tại Quyết định 2322/QĐ-UBND ngày 24/9/2007

của UBND tỉnh Quảng Bình Phê duyệt định mức chi đối với các hoạt động

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình; Theo đề nghị của Ông trưởng phòng quản lý Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thưởng cho các cá nhân đoạt giải và tập thể có thành tích trong

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV năm 2010-2011 (có danh

sách kèm theo) với tổng số tiền là 162.000.000VND (bằng chữ: Một trăm sáu

mươi hai triệu đồng).

Điều 2. Tiền thưởng cho các cá nhân và tập thể nói ở điều 1 được trích từ

nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học năm 2011 của Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 3. Chánh văn phòng, các đơn vị và cá nhân của Sở Khoa học và

Công nghệ có liên quan và các tập thể, cá nhân có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm

thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Đã ký và đóng dấu)

Nguyễn Đức Lý

17

GIẢI NHẤT

GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG DÙNG

CHO XE MÔ TÔ HAI BÁNH

Tác giả : Đặng Thanh Dệ

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ điện

Sinh ngày : 2 - 9 - 1959

Đơn vị công tác : Công ty CP nhựa Đại Trƣờng Phát

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giả

Nguyễn Phi Long

Mô tả giải pháp:

Khi động cơ đốt trong hoạt động, ở chu kỳ xã động cơ sẽ đẩy ra một lượng khí

đã cháy ở nhiệt độ cao và thông qua ống xã ( ống pô ) để thoát ra ngoài.

Nguyên lý của giải pháp này là sử dụng nhiệt độ của cổ ống xã để làm nóng

lượng khí trước khi vào bộ chế hoà khí pha trộn với xăng tạo ra hỗn hợp nhiên liệu có

nhiệt độ cao cấp cho động cơ nén nổ với nhiệt độ của hỗn hợp này sự cháy xảy ra

trong xi lanh hoàn toàn hơn, đưa công suất của động cơ cao hơn.

Cấu tạo của hệ thống lấy khí nóng gồm có 3 phần chính:

- Phần làm nóng khí ( gọi tắt là pô 2 lớp - kết cấu lắp thêm)

- Ống dẫn khí nóng ( làm mới )

- Bầu tích khí và lọc khí ( cải tiến sắt thay nhựa )

Tại chu trình hút của động cơ đốt trong do áp suất của khoang xy lanh thấp làm

động cơ hút một lượng xăng và một lượng khí thông qua bộ chế hoà khí này được sinh

ra. Do hệ thống lấy khí nóng của giải pháp này được cấu tạo kín nên không khí được

tràn vào qua cửa (V) đi dọc theo giữa cổ ống xã Φ42 mm và thành ống Φ21 mm ( phần

18

làm nóng khí) tại đây lượng không khí này được đốt nóng và khi đến bầu tích lọc khí

đạt 75 – 85oc.

Khí nóng này được trộn với xăng, vì vậy hỗn hợp nhiên liệu sau bộ chế hoà khí

đạt mức từ 70oc đến 80

oc làm cho hỗn hợp nhiên liệu này dễ bốc cháy hơn, pha trộn

đều hơn. Sự đốt cháy xảy ra hoàn toàn hơn khi nén nổ, vì vậy khả năng sinh công của

động cơ khi có giải pháp này cao hơn khi cùng một lượng xăng pha trộn.

Đánh giá giải pháp:

Giải pháp đã mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu xấp xỉ 14%. Lắp ráp dể

dàng không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc trở ngại trong sửa chữa xe. Hệ thống

gắn kết mới thay thế hệ thống củ hoàn toàn phù hợp các tiêu chuẩn lắp ráp của xe

môtô hai bánh thông dụng.

Giải pháp này sẽ mang hiệu quả rất tốt khi thời tiết về mùa mưa hoặc mùa đông

cũng như áp dụng cho các nước miền ôn đới xứ lạnh.

Với hệ thống thu nhiệt của giải pháp thì đề tài này tiến hành sử dụng nhiên liệu

sinh học là rất tốt vì nguồn nhiên liệu sinh học đi qua hệ thống thu nhiệt được đốt nóng

lên 70 – 80oc thì sẽ thực hiện quá trình cháy trong xy lanh dễ dàng hơn khắc phục

được nhược điểm về khả năng đốt bốc cháy chậm hơn của nhiên liệu này so với xăng

A92.

Qua kết quả của thí nghiệm giải pháp này còn tạo ra sự đốt cháy hoàn toàn hỗn

hợp nhiên liệu trong xy lanh hơn do đó giảm bớt lượng khí thải gây ô nhiễm môi

trường góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

19

GIẢI NHẤT

KỸ THUẬT PHẨU THUẬT NỘI SOI TREO TỬ CUNG TRỰC TIẾP

VÀO THÀNH BỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ SA SINH DỤC

Tác giả : Phan Xuân Khôi

Ngày sinh : 22 - 6 - 1960

Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa cấp II

Đơn vị công tác: Khoa Phụ sản - Bệnh viện Việt Nam

CuBa

Chức vụ : Trƣởng khoa

20

GIẢI NHÌ

SẢN XUẤT HỖN HỢP MEN IN

Tác giả : Nguyễn Thăng Long

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ tự động hoá

Sinh ngày : 09 - 5 -1974

Đơn vị công tác : Công ty CP Gốm sứ và

Xây dựng COSEVCO

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giả

Phan Mạnh Thành

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Thực hiện chủ trương của công ty trong việc giảm giá thành công xưởng,

chủ động trong công tác vật tư nguyên liệu đầu vào, phòng Công Nghệ Chất

Lượng đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm sử dụng các nguyên liệu trong nước

thay thế nguyên liệu nhập ngoại.Trước đây công ty phải nhập ngoại men in với

giá thành cao, chi phí sản xuất cao, Khi dùng hỗn hợp men in chi phí giá thành

giảm, làm lợi cho công ty hơn 70 triệu đồng một tháng.

Hỗn hợp men in là dùng các nguyên liêu trong nước như: Frit HT 009

(Huế); Cao lanh; Dung môi in; Phụ gia STPP… Tất cả được nghiền min đạt độ

sót sàng trên sàng 0,02mm là 6%, rồi đem đi in hoa có độ linh động cao. Trong

quá trình in hoa khối lượng in ổn định, độ sắc nét cao, không bị hiện tượng mất

màu, bề mặt kéo lưới sạch.

Sơ đồ công nghệ:

21

Đánh giá giải pháp:

Đây là giải pháp cải tiến kỹ thuật mang lại kinh tế cao, góp phần thay đổi

nguồn nghiên liệu có giá rẻ và chủ động, qua đó giảm giá thành sản phẩm.

Việc giảm giá thành sản xuất nói trên có thể nói là một bước đột phá trong

ứng dụng khoa học và cải tiến kỹ thuật của công ty, nhằm nâng cao sức cạnh

tranh trên thị trường, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công

ty chúng tôi.

NL Frít Phụ gia STPP Dung môi in

Máy nghiền bi

Cân định lượng Cân định lượng Cân định

lượng

Sàng rung

Tank khuấy

Thời gian nghiền 24

tiếng Frit trên sàng

được đ ưa lên

nghiề n lạ i

Màu in

Máy nghiền siêu

mịn

Cân định lượng Cân định lượng

Hỗn hợp men in

Sản phẩm đem đi in hoa

22

GIẢI BA

BỐC HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG HỆ THỐNG NÂNG HẠ

Tác giả : Dƣơng Công Phim

Học hàm, học vị : Kỷ sƣ

Sinh ngày : 01/01/1960

Đơn vị công tác : Công ty TNHH MTV LCN

Long Đại

Chức vụ : Cán bộ kỹ thuật

Đồng tác giả

Nguyễn Văn Mẫu

Mô tả giải pháp:

Sau khi Công ty Cổ phần Chế biến Nhựa thông Quảng Bình tìm kiếm được

thị trường xuất khẩu sản phẩm Colophan ( tùng hương ). Bao bì của sản phẩm

này đã được thay thế từ bao giấy với khối lượng 30 kg bằng thùng kẻm với khối

lượng mỗi thùng hàng nặng 240 kg. Do đó khi xuất hàng công nhân bốc hàng

lên xe rất vất vả, mất nhiều thời gian và đặc biệt không đảm bảo an toàn lao

động. Trước tình hình đó nhu cầu tìm kiếm giải pháp bốc hàng trở nên cấp thiết.

Hệ thống nâng hạ bốc hàng xuất khẩu được cấu tạo như sau: Dùng sắt V6

loại dày 4 cây dài, mỗi cây dài 4,2m được liên kết với sắt V5 hàn thành khung

hình vuông kích thước 1,2x1,2m. Phía trên gá lắp động cơ và tang tời, phía dưới

có 4 bánh xe đường kính mỗi bánh xe 20cm có phanh hãm, phía trong lòng có

sàn đựng hàng sản phẩm như quang treo (sàn này di chuyển lên xuống) được nối

với dây cáp của tang tời.

23

Hệ thống nâng hạ bốc hàng của Công ty hiện tại áp dụng tốt cho việc bốc

hàng có khối lượng lớn từ 300 kg – 700 kg, đối với bao bì thùng tròn thì năng

suất bốc hàng cao và dễ dàng thao tác hơn.

hÖ thèng n©ng h¹

24

Đánh giá giải pháp:

Hệ thống nâng hạ bốc hàng này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, giảm số

lượng công nhân bốc hàng, giảm chi phí tiền bốc xếp, giảm chi phí xe nằm chờ

và đặc biệt là đảm bảo an toàn lao động. Hệ thống nâng hạ này có độ linh động

cao, có thể di chuyển mọi nơi, mọi hướng. Tuy nhiên hệ thống nâng hạ này có

độ cao 4,5m nên chỉ bốc hàng ở cửa nhà máy chứ không vào trong nhà được, do

đó máy phải để ngoài trời và phải có mái che để che động cơ.

25

GIẢI BA

GIẢI PHÁP CƢỠNG BỨC TIẾP LIẾP MÁY TIẾP LIỆU MÁY ÉP PHUN

NHỰA 650 TẤN NHẰM TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TRONG QUÁ TRÌNH

SẢN XUẤT

Tác giả : Đặng Thanh Dệ

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ điện

Sinh ngày : 2 - 9 - 1959

Đơn vị công tác : Công ty CP nhựa Đại Trƣờng Phát

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giải

1. Lê Tiến Dũng

2. Trần Văn Cường

3. Phan Tiến Hợp

Mô tả giải pháp:

Thông thường các nhà máy sản xuất nhựa khi sử dụng máy ép phun sau

một thời gian do trục vít bị mài mòn, thời gian lấy liệu trên một đơn vị kg sản

phẩm ngày càng tăng lên, đến khi trục vít quá mài mòn buộc phải thay thế. Với

trục vít của máy Gold star_650T_KOREA phải mất gần 200 triệu đồng để thay.

Để tránh mất chi phi thay thế trục vít mới và khắc phục việc mất thời gian lấy

liệu, giải pháp thiết bị cưỡng bức của máy ép phun nhựa đã ra đời.

Thiết bị cưỡng bức tiếp liệu của máy ép phun nhựa 650T đã được thiết kế

và thi công tháng 5/2010. Trong phểu chứa hạt nhựa đặt thêm một hệ thống thuỷ

lực và một pít tông đẩy hạt nhựa. Xy lanh vừa là thân đáy phểu, vừa là nơi chứa

hạt nhựa trong quá trình cấp liệu (Như hình vẽ). Khi tín hiệu điều khiển từ PLC

cấp cho M2 hoạt động (quay) thì đồng thời tín hiệu này điều khiển mở van thuỷ

lực ép pít tông xuống xy lanh. Một lượng hạt nhựa được nhốt kín trong xy lanh

vừa đủ cấp cho lượng nhựa cần thiết của sản phẩm. Khi kết thúc quá trình lấy

liệu thuỷ lực đẩy pít tông lên, hạt nhựa trong phểu lại chảy xuống xy lanh nằm

chờ quá trình tiếp theo để cấp liệu.

Đánh giá giải pháp:

Với thiết bị cưỡng bức tiếp liệu này đã khắc phục được các nhược điểm

sau:

26

- Áp lực hạt nhựa tại đáy phểu không còn phụ thuộc vào lượng nhựa trong

phểu nhiều hay ít như trước khi lắp đặt. Đảm bảo việc cấp liệu cho sản phẩm

cuối cùng của quá trình sản xuất.

- Giảm bớt sản phẩm không phù hợp trong quá trình sản xuất từ 7-8%

xuống xấp xỉ còn 1%

- Giảm bớt thời gian lấy liệu cũng như làm giảm thời gian của hành trình

sản xuất một sản phẩm, góp phần vào việc tiết kiệm điện của 2 môtơ có công

suất lớn từ đó giảm chi phí sản xuất của một sản phẩm.

27

GIẢI BA

Ổ CẮM TIẾT KIỆM ĐIỆN

Tác giả : Trần Xuân Lập

Ngày sinh : 22-12-1974

Nơi làm việc: Trƣờng Trung cấp KT CNN

Quảng Bình

Chức vụ : Giáo viên

Đồng tác giả

Nguyễn Đức Nhân

Mô tả giải pháp:

Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp có hàng loạt đồ điện dân dụng

kiểu như máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy, quạt điện, đèn bàn... có

nguồn cấp trước ( nguồn nuôi khi tắt máy ). Nếu tất cả chúng đều được rút dây

nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng

đáng kể. Mặt khác những lúc không dùng máy tính ,ti vi ...mà không tắt nguồn

chính sẽ bị hỏng (cháy) nguồn khi lưới điện bị sự cố, như chạm chập, mất pha,

giông sét vvv...

Để giải quyết vấn đề tiết kiệm điện nói trên, ổ cắm tiết kiệm điện là ổ cắm

có tác dụng tự động cắt nguồn điện chính ra khỏi các thiết bị dùng điện khi

không còn làm việc mà không cần phải nhấn công tắc hay rút phít cắm ra khỏi

nguồn.

Hoạt động của Ổ cắm tiết kiệm điện như sau: Khi đang dùng thiết bị như

ti vi, vi tính... Cảm biến dòng sẽ nhận tín hiệu dòng điện của thiết bị sử dụng

28

điện, đưa về bộ điều khiển để đóng rơ le cấp điện cho Ổ cắm cấp điện cho thiết

bị hoạt động bình thường. Trong trường hợp không sử dụng thiết bị như vi tính,

ti vi..... Thì chỉ cần ''Shut Down'' máy vi tính hoặc dùng điều khiển từ xa

“ remote” tắt ti vi... lúc này còn có dòng điện chờ như trình bày ở trên. Thì cảm

biến dòng sẻ đưa tín hiệu dòng điện không cần thiết đó về bộ điều khiển, tự

động ngắt rơ le cắt nguồn điện làm ổ cắm mất điện. Đồng thời ngắt điện cho các

thiết bị sử dụng điện mà không cần phải tắt công tắc hay rút phích ra khỏi nguồn

điện khi không sử dụng thiết bị. Muốn có điện trở lại để dùng các thiết bị thì ta

chỉ cần làm một viêc nhỏ là ấn nút “Start” là xong.

Đánh giá giải pháp :

So với Ổ cắm bình thường thì ổ cắm có chức năng tự ngắt điện khi không

sử dụng có hiệu quả tiết kiệm điện rất cao. Ngoài ra còn tránh được hiện tượng

bị hỏng (cháy) nguồn của các thiết bị sử dụng điện khi lưới điện bị sự cố, như

chạm chập, mất pha, giông sét vvv...

29

GIẢI BA

XÁC ĐỊNH HƢỚNG BẮT VÍT VÀO CỔ CHỎM XƢƠNG ĐÙI BẰNG

NẸP DHS (Dynamic hip screw) TRONG PHẨU THUẬT GÃY LIÊN MẤU

CHUYỂN XƢƠNG ĐÙI

Tác giả : Nguyễn Viết Thái

Ngày sinh : 22-12-1974

Nơi làm việc: Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình

Chức vụ : Bác sỹ

Mô tả giải pháp:

a. Cơ sở giải phẫu :

- Vùng liên mấu chuyển xương đùi gồm 4 thành phần:

+ Phần trên có chỏm và cổ xương đùi, phần này nằm trong bao khớp.

+ Phần dưới có thân xương đùi.

+ Hai phần còn lại là mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.

- Phần cổ xương đùi làm với thân xương đùi một góc khoảng 1300- 135

0, góc

mở này tương đối hằng định và phù hợp với góc mở của nẹp DHS.

Cổ xương đùi

Thân xương đùi

Góc mở cổ thân

xương đùi 1300

Cán nẹp

30

b. Cơ sở trang thiết bị:

- Mủi khoan 8mm tự chế.

- Không có máy chụp X- quang trong phẫu thuật ( Máy C- arm)

- Bộ đụng cụ phẫu thuật đại phẫu xương khớp thường qui.

Kỷ thuật:

Tư thế bệnh nhân:

Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chỉnh hình, háng hơi dạng khoảng 20- 300.kê

mông tạo góc mở với bàn phẫu thuật một góc 150 để cổ xương đùi song song

với mặt bàn mỗ.

Vô cảm:

Gây tê tủy sống, gây mê nội khí quản nếu cần.

Kỷ thuật :

Đường rạch da : thẳng ở giữa mấu chuyển hướng về đầu trên xương mác, độ

dài vừa đủ cho phần nẹp định nẹp. Rạch da. Rạch cân đùi.

Bóc tách cơ rộng ngoài.

Kết xương:

- Nắn xương gãy đúng vị trí giải phẫu.

- Cố định ổ gãy bằng hai đinh Kischner.

- Xác định vị trí, lổ vào của vít: Vị trí lổ vào của vít bắt vào cổ chỏm xương

đùi ở điểm giữa mặt ngoài xương đùi cách điểm cao nhất của mấu chuyển

lớn 3 cm. Khoan một lổ khoan đánh dấu qua vỏ xương.

- Xác định đường vào cổ chỏm: Sử dụng nẹp DHS đặt cán nẹp song song

với trục thân xương đùi, lổ vào của ống giảm xóc tại lổ vào đã được đánh

dấu. Dùng mũi khoan 8mm tự chế khoan trong lòng ống giảm xóc của nẹp

khoan vào trong cổ chỏm xương đùi độ sâu của mủi khoan được xác định

Góc mở nẹp DHS = 1300

vít “giảm xóc”

ống “giảm xóc”

31

bằng đo chiều dài dựa trên phim chụp X-quang trước mỗ. Vì là một lổ

khoan có góc mở 1300 lại hoàn toàn năm trong xương nên cần có một

hướng chính xác mới không bị lệch ra ngoài cổ xương. Với một cơ sở

không có máy chụp X-quang trong mỗ và không có các đụng cụ chuyên

dụng nên chúng tôi đã lợi đụng góc mở của nẹp DHS để xác định góc mở

của cổ xương đùi tương đối chính xác.

- Khoan to ở lổ vào của ống giảm xóc bằng mủi khoan 10mm qua vỏ xương

của thân xương đùi.

- Bắt vis giảm xóc vào cổ, chỏm xương đùi sau khi đã kiểm tra lổ khoan

băng đinh Kischner

- Bắt vis chặt phần nẹp vào phần trên của xương đùi.

- Kiểm tra : rửa vết mỗ với dung dịch NaCL0,9% và Betadine. Cầm máu

kỷ.

- Đặt dẩn lưu.

- Đóng vết mỗ.

Mô tả hình ảnh

Lổ vào của vít

ống “giảm xóc”

1300

Cán nẹp song song với thân xương đùi

Mũi khoan 8mm

Vis „‟giảm xóc‟‟bắt

vào cổ xương đùi

32

Đánh giá giải pháp :

- Phương pháp này có thể áp dụng cho các cơ sở phẫu thuật không có đầy đủ các

trang thiết bị chuyên dụng như máy chụp X- quang trong mỗ, dụng cụ chuyên

dụng đắt tiền.

- phương pháp này đã giải quyết cho một số lượng bệnh nhân tại tuyến dưới, tiết

kiệm được chi phí khi phải chuyển tuyến trên điều trị. Giảm tải cho các bệnh

viện tuyến trên.

Hình ảnh X-Quang

trước phẫu thuật

Hình ảnh X-Quang

sau phẫu thuật

33

GIẢI BA

BỘ ĐỒ DÙNG DẠY HÌNH HỌC CẤP THCS (Com Pa kỳ diệu)

Tác giả : Hoàng Thái Anh

Ngày sinh : 22-12-1974

Nơi làm việc: Trƣờng TH cơ sở Mỹ Thủy Lệ Thủy- QB

Chức vụ : Giáo viên

Mô tả giải pháp:

. Mục tiêu Giáo dục phổ thông đã chỉ: “Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học. Rèn

luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại

niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

Trong giai doạn hiện nay để tiến kịp các nước tiên tiến trên toàn cầu, xã hội

đề cao vai trò của dạy và học. Bộ Giáo Dục đã thay đổi chương trình và đề cao

vai trò của thiết bị dạy học, thiết bị dạy học không thể thiếu khi mỗi người Giáo

viên lên lớp. Thiết bị dạy học đã được trang cấp dầy đủ và phong phú cho tất cả

các môn học. Tuy nhiên độ bền vững của thiêt bị, độ đa dạng trong mỗi loại vận

dụng cho nhiều bài hay chưa thì đôi lúc chưa đáp ứng được, mặt khác vùng đất

quê ta thường xuyên bị mưa lụt, thiết bị dễ bị hư hỏng và xuống cấp.

Phải có một dụng cụ nào đây làm sao có thể vừa là compa vừa là thước

thẳng vừa là thước đo góc … để khi dạy các bài trong chương II và III của Hình

học hết sức thuận lợi . Ý tưỡng của tôi đưa ra và được sự nhất trí của Tổ KHTN.

Qua thời gian không dài với các vật liệu hết sức đơn giản, dễ kiếm bất kì ở

đâu cũng có, và tin chắc rằng ai cũng có thể làm được dụng cụ này đó là:

“Compa Kì diệu” . Vật liệu : Tấm gỗ hình chữ nhật (60cm x 80cm), Nhôm ống

2 thanh nhôm cứng (40cm), Đinh vít., Thước đo góc bằng nhựa, Hình tròn bán

kính 8cm, dày 2mm bằng mêka.,Hai thanh nhựa mỏng dài 30cm

34

35

36

- Tuỳ theo từng bài, từng khối lớp giáo viên chuẩn bị nội dung để lắp

ghép.

Trong điều kiện cho phép tôi xin giới thiệu một số cách lắp ghép và sử

dụng một số bài khi sử dụng “Compa kì diệu” như sau:

1. Lớp 6:

+ Với thước đo góc được gắn sẳn trên compa ta có thể cho học sinh đọc số đo

của góc và giới thiệu các loại góc.

+ Với compa này ta cũng có thể dễ dàng thao tác khi dạy bài “Vẽ góc cho biết số

đo”.

+ Để thực hiện giảng dạy bài “Tia phân giác của góc ” ta chỉ việc gắn thêm dụng

cụ tạo tia phân giác vào compa.

37

+ Ngoài ta còn sử dụng compa làm thước phân giác để xác định tâm đường tròn.

2. Lớp 7

+ Cách thực hiện:

- Di chuyển một cạnh của compa sao cho tạo ra hai góc kề bù.

- Cho học sinh quan sát số đo của góc tạo bởi hai tia phân giác ở mỗi

trường hợp rút ra nhận xét về số đo của góc này.

38

3. Lớp 9.

Chương II - Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Bố trí và lắp ghép thiết bị như hình sau.

- Để xác định ba vị trí của đường thẳng và đường tròn ta di chuyển thước

thẳng (đường thẳng) trên trục ngang cho học sinh phát hiện các vị trí tương đối

của đường thẳng và đường tròn và số điểm chung tương ứng với từng trường

hợp.

- Để xác định hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đến đường thẳng (d) và

bán kính đường tròn (R) tại mỗi vị trí cho học sinh lên đọc độ dài d dựa vào số

đo ở thước và so sánh với R rút ra kết luận.

Chương II - Bài 7,8. Vị trí tương đối của hai đường tròn.

- Bố trí và lắp ghép thiết bị như hình sau.

- Các bước tổ chức giảng dạy tương tự như bài 4.

39

Chương III - Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung.

- Bố trí và lắp ghép thiết bị như hình sau.

- Đặt đinh vít tại đỉnh compa vào vị trí tâm đường tròn hai cạnh compa có

thể thay đổi để giới thiệu góc ở tâm

- Để xác định số đo cung ta đặt hai cạnh compa vào hai vị trí bất kỳ sau

đó xác định số đo cung bằng cách xem trên cung tròn chia 100, số đo góc ở tâm

thì đọc trên thước đo góc.

Bài 3. Góc nội tiếp.

40

- Tương tự như góc ở tâm đối với bài này ta đặt đỉnh compa trên đường

tròn để giới thiệu góc nội tiếp.

- Để giúp học sinh tiếp cận định lý về số đo góc nội tiếp ta tiến hành đặt

cố định một cạnh com pa, cạnh kia có thể di chuyển được để thể hiện ba vị trí

(Tâm O nằm trên một cạnh; nằm trong, ngoài góc nội tiếp) tại mỗi vị trí cho học

sinh xác định số đo góc và số đo cung rồi so sánh rút ra kết luận.

- Để tiếp cận các hệ quả góc nội tiếp ta thực hiện như sau:

+ Hệ quả a: Cố định hai cạnh compa với một góc tùy ý, đặt compa ở một

số vị trí sao cho nó là góc nội tiếp và tính số đo các cung mà nó định ra trên

đường tròn rồi so sánh các cung,sosánh kết quả.

+ Hệ quả b: Gắn hai cạnh compa vào hai vị trí bất kỳ trên đường tròn, di

chuyển đỉnh compa trên đường tròn rồi ghi lại số đo góc ở thước đo góc trong

mỗi vị trí.

+ Hệ quả d: Tương tự như trường hợp hệ quả b nhưng hai cạnh compa ở 2

vị trí tạo thành đường kính đường tròn.

Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.

41

+ Đặt một cạnh của compa

sao cho nó là tiếp tuyến của

đường tròn, cạnh còn lại có

thể di chuyển (dây cung) các

bước tiếp theo làm tương tự

góc nội tiếp.

Bài 5. Góc có đỉnh bên trong, bên ngoài đường tròn.

Cách gắn tương tự như 2 bài

trên nhưng theo các lỗ đã

khoan sẳn phù hợp các loại

góc.

* Góc có đỉnh ở bên trong

đường tròn.

* Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn.

- Trường hợp hai cạnh của góc là hai cát tuyến.

42

- Trường hợp một cạnh của góc cát tuyến, một cạnh tiếp tuyến.

- Trường hợp hai cạnh của góc là tiếp tuyến.

43

(Trong chương này các bài về số đo góc ta hướng dẫn HS đọc số đo trên rãnh

của compa).

Bài 6. Cung chứa góc

+ Bố trí thiết bị: - Lắp ghép compa như sau.

44

+ Sử dụng:

- Đặt compa vào nữa phần bảng thứ nhất sao cho hai rãnh của compa có thể

chuyển động được bằng hai đinh vít gắn vào hai lổ đã khoan ở trên bảng.

- Khi lên lớp, để minh họa quỹ tích cung chứa góc nào đó ta chỉ cần điều

chỉnh hai cạnh của compa sao cho có số đo đúng với , sau đó chỉ cần di chuyển

đỉnh compa thì đầu bút ở đỉnh sẻ vẽ cho ta quỹ tích là cung chứa góc .

Đánh giá giải pháp :

Với vật liệu đơn giản, dễ làm lại sử dụng nhiều chức năng cho nhiều bài

khác nhau. Đồ dùng “Compa kì diệu” này tôi đã vận hành sử dụng tại trường,

thực tế lớp học rất sôi nỗi, tiết kiệm nhiều thời gian đặc biệt trong các tiết về các

loại góc như góc ở tâm, góc nội tiếp, góc giữa tiếp tuyến và dây cung... việc

khẳng định Định lí trong các loại góc cua Hình học 9 thật dễ dàng, đã giúp cho

tôi tổ chức tiết học được sinh động, hiệu quả, học sinh hứng thú trong học tập.

Phát huy được tính tích cực và sáng tạo, nhanh nhạy cho học sinh.

Với “Compa kì diệu” này ta có thể thay đổi, lắp ghép nhiều cách khác

nhau , thêm một vài thanh thẳng nữa ta có thể dạy một số bài hình học lớp 7

như “ Các góc tạo bởi hai đươờng thẳng song song”, “ Từ vuông góc đến song

song”... hay minh họa về Tứ giác ở lớp 8. Thật tiện lợi và bổ ích.

Hi vọng rằng “Compa kì diệu” này giúp Thầy cô dạy Toán đỡ nhiều thao

tác mỗi khi lên lớp và hiệu quả tiết học được cao hơn.

Trong quá trình Giới thiệu sử dụng có những phần tôi nêu chưa được đầy

đủ, và lưu loát, rất mong Ban giám khảo góp ý bổ sung để tôi có cơ sở hoàn

thiện và sử dụng đồ dùng được hiệu quả hơn nữa.

45

GIẢI BA

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NGUỒN MỞ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

HỖ TRỢ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỌC (Q-SCHOOL)

Tác giả : Trần Diễm Phúc

Học hàm, học vị : cử nhân

Sinh ngày :07/10/2004

Đơn vị công tác : Trung tâm Công nghệ thông tin và

truyền thông- Sở Thông tin và truyền thông Quảng Bình

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giải

1.Quách Xuân Hưng

2.Nguyễn Vĩnh Huế

MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI

THUYẾT MINH TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP DỰ THI

Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một

công cụ đắc lực không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội,

được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,…phục vụ

công tác quản lý, điều hành, khai thác và trao đổi thông tin. Năm 2008, Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9

năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin

trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và xem năm học 2008 - 2009 là năm

"Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin". Đây được xem như là một bước đột

phá của ngành, tất các trường ở tất cả các cấp học đều được hỗ trợ về mặt chủ

trương và kinh phí trong việc trang bị các thiết bị tin học, xây dựng các trang

thông tin điện tử (website), các phần mềm quản lý điểm, học sinh và quản lý học

tập, giảng dạy. Trên cơ sở đó, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông

(Trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình) đã tiến hành khảo sát

và xây dựng một hệ thống quản lý trường học trường học trực tuyến QBICT-

SCHOOL, hỗ trợ trong công tác quản lý giảng dạy và học tập, gọi tắt là Q-

SCHOOL

46

Hình 1: Giao diện chính của chương trình

Q-SCHOOL là một hệ thống hỗ trợ quản lý trường học do Trung tâm

Công nghệ thông tin và Truyền thông phát triển trên nền tảng công nghệ Portal

và mã mở của ngôn ngữ PHP, là một ứng dụng chạy trên nền tảng NET, hỗ trợ

với mọi trình duyệt web. Q-SCHOOL có giao diện thân thiện bằng tiếng Việt,

dễ dàng sử dụng và quản trị hệ thống.

Hệ thống bao gồm có 04 phiên bản độc lập, mỗi phiên bản dành cho các

bậc học khác nhau theo thứ tự từ cấp tiểu học (Q-SCHOOL-v1), cấp trung học

cơ sở (Q-SCHOOL-v2), cấp trung học phổ thông (Q-SCHOOL-v3) và

các trường trung cấp, cao đẳng đại học (Q-SCHOOL-v4). Với mỗi phiên bản, Q-

SCHOOL có các chức năng

47

MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI

THUYẾT MINH TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP DỰ THI

Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một công cụ

đắc lực không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, được ứng dụng

rộng rãi trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,…phục vụ công tác quản lý, điều

hành, khai thác và trao đổi thông tin. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy,

đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012

và xem năm học 2008 - 2009 là năm "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin". Đây

được xem như là một bước đột phá của ngành, tất các trường ở tất cả các cấp học đều

được hỗ trợ về mặt chủ trương và kinh phí trong việc trang bị các thiết bị tin học, xây

dựng các trang thông tin điện tử (website), các phần mềm quản lý điểm, học sinh và

quản lý học tập, giảng dạy. Trên cơ sở đó, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền

thông (Trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình) đã tiến hành khảo sát

và xây dựng một hệ thống quản lý trường học trường học trực tuyến QBICT-

SCHOOL, hỗ trợ trong công tác quản lý giảng dạy và học tập, gọi tắt là Q-SCHOOL

Hình 1: Giao diện chính của chương trình

Q-SCHOOL là một hệ thống hỗ trợ quản lý trường học do Trung tâm Công

nghệ thông tin và Truyền thông phát triển trên nền tảng công nghệ Portal và mã mở

của ngôn ngữ PHP, là một ứng dụng chạy trên nền tảng NET, hỗ trợ với mọi trình

duyệt web. Q-SCHOOL có giao diện thân thiện bằng tiếng Việt, dễ dàng sử dụng và

quản trị hệ thống.

Hệ thống bao gồm có 04 phiên bản độc lập, mỗi phiên bản dành cho các bậc học

khác nhau theo thứ tự từ cấp tiểu học (Q-SCHOOL-v1), cấp trung học cơ sở

(Q-SCHOOL-v2), cấp trung học phổ thông (Q-SCHOOL-v3) và các trường trung cấp,

cao đẳng đại học (Q-SCHOOL-v4). Với mỗi phiên bản, Q-SCHOOL có các chức năng

48

riêng, hoàn toàn phù hợp với thực tế quản lý, giảng dạy và học tập (Demo sản phẩm

dự thi với phiên bản Q-SCHOOL-v3 dành cho các trường THPT).

Với các phiên bản v2 và v3, Q-SCHOOL xây dựng dựa theo cách thức xếp loại,

tính điểm và quản lý học sinh theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo

dục và Đào tạo ra ngày 10-5-2006, ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung

học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT sửa

đổi bổ sung một số điều của quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT. Phiên bản v1, Q-

SCHOOL xây dựng dựa theo thông tư số 32-2009-TT-BGDDT ngày 27-10-2009

quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học.

Về cơ bản, Q-SCHOOL có các chức năng chính sau:

- Quản lý cấp cao (Quản lý chung)

- Quản lý trường học

- Quản lý lớp học

- Quản lý giáo viên

- Quản lý chức vụ

- Quản lý môn học

- Quản lý phân công giảng dạy

- Quản lý học sinh

- Quản lý hạnh kiểm

- Quản lý chuyên cần

- Quản lý điểm

Với chức năng quản lý Điểm, quản lý giáo viên và quản lý học sinh, Q-

SCHOOL thể hiện sự ưu điểm vượt trội với việc hỗ trợ hai phương thức nhập dữ liệu,

nhập bằng tay và nhập thông qua file Excel có sẵn (Import - định dạng XML).

Q-SCHOOL hỗ trợ phân quyền theo từng đối tượng và kết xuất dữ liệu, đưa ra

các thông tin theo yêu cầu của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, hệ thống

còn có khả năng kết xuất ra các báo cáo theo yêu cầu, xuất ra định dạng các file phục

vụ công tác quản lý của đơn vị.

Là một hệ thống hoạt động hoàn toàn trên môi trường Internet, ưu điểm của Q-

SCHOOL mang lại là không thể phủ nhận với việc kết nối liên tục vào bất kỳ thời gian

nào giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh. Định kỳ theo các mốc thời gian, hệ thống

cho phép gửi email đến các bậc phụ huynh thông báo toàn bộ kết quả học tập, hạnh

kiểm, rèn luyện, chuyên cần của học sinh; giúp phụ huynh có cái nhìn bao quát và toàn

diện về con em mình. Không dừng lại ở đó, với việc kết nối thiết bị nhắn tin di động

theo đầu số 8xxx, hệ thống có thể gửi tin nhắn đến điện thoại di động của các bậc phụ

huynh khi có kết quả chính thức về điểm và rèn luyện của học sinh.

Khi chuyển giao, hoạt động của hệ thống hoàn toàn độc lập, với việc thiết lập

lưu trữ riêng và tên miền, nhà trường và đơn vị hoàn toàn chủ động trong việc quản

lý thông tin về học sinh và giáo viên.

49

Hình 2: Mô hình biểu diễn Q-SCHOOL trên Internet

Hình 3: Mô hình biểu diễn mối tương tác các đối tượng

Việc xây dựng hệ thống Quản lý trường học kết hợp với trang thông tin điện tử

được xem như một giải pháp tối ưu trong công tác quản lý giáo dục tại các trường học

hiện nay, là một gói tổng thể, tiết kiệm nhiều chi phí do Trung tâm Công nghệ thông

tin và Truyền thông cung cấp, nhằm góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT trong ngành

Giáo dục tỉnh ta.s

50

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

- Q-SCHOOL có khả năng ứng dụng tốt trong công tác giảng dạy và học

tập tại tất cả các cấp trường học.

- Q-SCHOOL đã triển khai có hiệu quả tại các trường THPT Đồng Hới,

Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình.

- Trong quý III năm 2011, Q-SCHOOL tiếp tục triển khai tại 2 điểm trường:

Trường Tiểu học Đồng Phú và Trường THPT số 3 Quảng Trạch.

51

LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều phần mềm phục vụ công tác quản

lý giảng dạy và học tập. Là một hệ thống được vừa mới được xây dựng phát

triển, vì vậy Q-SCHOOL đã biết kế thừa những ưu điểm và khắc phục những

nhược điểm để đưa đến các giải pháp tối ưu về chức năng và kinh tế khi triển

khai thực tế:

- Q-SCHOOL tạo lập một điểm quy tụ thông tin nhất quán cho phép tích

hợp các module quản lý và học tập với môi trường làm việc cộng tác và

hiệu quả

- Q-SCHOOL được triển khai độc lập với tên miền (domain) và lưu trữ

(hosting) riêng, vì vậy nhà trường hoàn toàn chủ động lựa chọn nhà cung

cấp dịch vụ phù hợp với các gói cước khác nhau, tiết kiệm và hiệu quả

nhất đối với nhà trường. Đồng thời, chủ động trong việc quản lý dữ liệu

nhà trường như: thêm, xóa, chỉnh sửa, ... các trường dữ liệu. Đảm bảo

tính riêng và bảo mật các thông tin.

- Q-SCHOOL hỗ trợ việc nhập dữ liệu đa dạng (nhập bằng tay, nhập trực

tiếp file Excel) giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhập liệu.

- Q-SCHOOL hỗ trợ 03 phương thức liên kết giữa nhà trường và phụ

huynh, học sinh:

+ Qua giao diện web pages thân thiện, dễ dàng sử dụng, tra cứu

+ Qua hệ thống gửi email tự động

+ Qua hệ thống gửi tin nhắn đến điện thoại di động

Với cả ba phương thức này, nhà trường hoàn toàn chủ động lựa chọn

phương pháp phù hợp và tiết kiệm nhất.

- Chính vì vậy, Q-SCHOOL là công cụ giúp nâng cao năng lực quản lý điều

hành và học tập tại các cấp trường học, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi

phí, phục vụ cải cách hành chính và nâng cao chất lượng trong ngành giáo

dục.

52

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

I. Yêu cầu đảm bảo cho hoạt động và vận hành của hệ thống

1. Thiết bị yêu cầu cho quản trị hệ thống

- 01 máy tính cấu hình tối thiểu: CPU 2.0 Ghz, RAM 512 Mb, HDD

40Gb,… cho quản trị viên và biên tập thông tin.

- Đường truyền Internet băng thông rộng ADSL.

2. Đăng ký tên miền (Domain name) và lưu trữ (Hosting)

- Tên miền được đăng ký tại nhà cung cấp dịch vụ hoặc một tên miền

thứ cấp (sub domain).

- Dung lượng lưu trữ tối thiểu là 100Mb.

3. Giải pháp kỹ thuật

3.1 . Công nghệ ứng dụng

- Đồ hoạ: Adobe Photoshop CS 9.0; Macromedia Flash MX; Ulead GIF Animator 5.0.

- Phát triển: Microsoft Front Page 2003; Macromedia Dreamwaver MX.

- Phân tích thiết kế hệ thống: Rational Rose 2003.

- Web: HTML/ DHTML/ PHP/ JAVA SCRIPT.

- Vận hành: Microsoft Windows 2003 Server (hoặc Linux); Microsoft

Internet Information Server 7.0 (hoặc Apache); Cơ sở dữ liệu: MySQL.

3.2 Giải pháp bảo mật

Hệ thống tích hợp giải pháp bảo mật 3 lớp bao gồm:

- Bảo mật server

- Bảo mật client

- Bảo mật Cơ sở dữ liệu.

Cụ thể:

- Bảo mật và phân quyền trên toàn hệ thống.

- Mã hóa mật khẩu bằng phương pháp mã hóa một chiều MD5.

- Mã hoá thông số truyền giữa các trang.

- Ngăn chặn tấn công trực tiếp trên Website (SQL injection, XSS).

- Ngăn chặn truy cập không hợp lệ, tấn công trực tiếp vào các trang xử

lý.

53

- Chặn ngăn chặn và bảo mật IP.

- Ghi nhận thông tin truy cập phục vụ kiểm tra và tìm hiểu hoạt động của

hệ thống, giúp phát hiện các hành động xâm nhập.

Hình 3: Minh họa quá trình trao đổi luồng dữ liệu

MÁY CHỦ CƠ SỞ DỮ LIỆU

CSDL: Tà i liệu, hình ảnh,

file, video

CSDL: Quản trị hệ thống:

User

PHP, HTML, JAVA SCRIPT, JAVA, SEARCH ENGINE

WEB SERVER

WE

B

IN

TE

RF

AC

E

CSDL: Giáo viên, học sinh,

điểm, hạnh kiểm,…

Người

sử

dụng

54

II. Phân tích thiết kế hệ thống

1. Biểu đồ Trường hợp sử dụng (UseCase)

1.1. Khách

Tracuudiem

Chuyencanhocsinh

Quanlygiaovien_xem

Hocbadientu

Dangky

KhachDangnhap

1.2. Quản trị cấp cao:

Quanlycapcao

QuanlytruongQuanlygiaovien

Quanlychucvu

Quanlygiangday

Quanlymonhoc

Quanlylop

Themhanhkiem

Quanlyhanhkiem

Quanlychuyencan

QuanlyhocsinhDangnhap

Themdiem

Quanlydiem

Quantricapcao

NhapdulieuExcel

<<include>>

55

1.3. Điều hành chung

Quanlytruong

Quanlygiaovien

Quanlychucvu

Quanlygiangday

Quanlymonhoc Quanlylop

Themhanhkiem Quanlyhanhkiem

Quanlychuyencan

QuanlyhocsinhDangnhap

Themdiem

Quanlydiem

Dieuhanhchung

NhapdulieuExcel

1.4. Giáo viên chủ nhiệm

Quanlychuyencan

Themhanhkiem

Quanlyhanhkiem

Quanlyhocsinh

Dangnhap

ThemdiemQuanlydiem

Giaovienchunhiem

NhapdulieuExcel

1.5. Giáo viên bộ môn

56

Themdiem

Quanlydiem

NhapdulieuExcelGiaovienbomon

Dangnhap

2. Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagram)

2. 1. Khai thác Q-school

a. Học bạ điện tử

: Khach : KhachClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongtin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

Hienthi

57

b. Tra cứu điểm

: Khach : KhachClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongtin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

Hienthi

HocSinh

c. Quản lý giáo viên

58

: Khach : KhachClientClient ServerServer CSDLCSDL

GiaoVien

ChonThongtin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

Hienthi

d. Chuyên cần học sinh

: Dieuhanhchung : Dieuhanhchung

ClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVanThongTin

TraThongTin

HienThi

HocSinh

59

2.2. Quản trị hệ thống:

a. Quản lý cấp cao

60

: Quantricapcao : QuantricapcaoClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonGV

GuiThongTin

LuuTK

NhapThongTinMoi

ChonThongTin

KetXuatDLGuiThongTin

TruyVan

TraKetQua

KetXuat

HienThiKQ

ChonThongTinGuiEmail

GuiThongTin

TruyVan

PhanHoi

GuiEmail

61

b. Quản lý trường

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapTruong

GuiThongTin

LuuTruong

ThayDoiTruong

GuiThongTinThayDoi

Truyvan

Luu

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

62

c. Quản lý lớp

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapLop

GuiThongTin

LuuLop

ThayDoiLop

GuiThongTinThayDoi

Truyvan

Luu

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

63

d. Quản lý giáo viên

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapGiaoVien

GuiThongTin

LuuGiaoVien

ThayDoiGiaovien

GuiThongTinThayDoi

Truyvan

Luu

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

64

e. Quản lý chức vụ

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapChucVu

GuiThongTin

LuuChucVu

ThayDoiChucvu

GuiThongTinThayDoi

Luu

Truyvan

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

65

f. Quản lý môn học

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapMonhoc

GuiThongTin

LuuMonhoc

ThayDoiMonhoc

GuiThongTinThayDoi

Truyvan

Luu

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

66

g. Quản lý giảng dạy

67

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

HienThi

CapNhat

GuiThongTin

Luu

68

h. Quản lý học sinh

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

NhapHocSinh

GuiThongTin

LuuHocSinh

ThayDoiHocSinh

GuiThongTinThayDoi

Truyvan

Luu

TraKQ

Thaydoi

Hienthi

69

i. Quản lý chuyên cần

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

HienThi

NhapChuyenCan

CapNhat

Luu

70

k. Quản lý hạnh kiểm

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

Hienthi

ThaydoiHanhkiem

GuiThayDoi

Luu

71

l. Thêm hạnh kiểm

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

HanhKiem

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraKetQua

Kiemtra

Hienthi

NhapHanhKiem

GuiHanhKiem

LuuHanhKiem

72

m. Quản lý điểm

73

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

KTDiem

Hienthi

ThaydoiDiem

GuiThayDoi

Luu

74

n. Thêm điểm

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraKetQua

Kiemtra

DiemHienthi

NhapDiem

GuiDiem

LuuDiem

75

o. Nhập dữ liệu Excel

: Dieuhanhchung : DieuhanhchungClientClient ServerServer CSDLCSDL

ChonThongTin

GuiThongTin

TruyVan

TraThongTin

HienThi

NhapExcel

GuiFileExcel

LuuFileExcel

76

III. Chạy thử (demo) sản phẩm

Sản phẩm Q-SCHOOL được chạy thử tại địa chỉ: http://school.qbinh.vn với

phiên bản Q-SCHOOL-v3 bao gồm 2 phần:

- Phần khai thác dành cho các bậc phụ huynh, học sinh với tài khoản đăng

nhập thử nghiệm:

+ Tên đăng nhập: q-school

+ Mật khẩu: qbict123

- Phần quản trị hệ thống dành cho lãnh đạo nhà trường, các giáo viên chủ

nhiệm, giáo viên bộ môn; với các tài khoản đăng nhập:

+ Quản trị toàn bộ hệ thống

Tên đăng nhập: q-schooladmin Email: [email protected]

Mật khẩu: qbict123

+ Quản trị cấp cao Q-SCHOOL

Tên đăng nhập: letv Email: [email protected]

Mật khẩu: 123456

+ Giáo viên chủ nhiệm

Tên đăng nhập: thuynt Email: [email protected]

Mật khẩu: 123456

+ Giáo viên bộ môn

Tên đăng nhập: phuchb Email: [email protected]

Mật khẩu: 123456

77

GHÉP KHUÔN MÃNH THAY KHUÔN LIỀN SẢN XUẤT TÀU THUYỀN

VÀ CÁC SẢN PHẨM CỞ LỚN, LÀM BẰNG CHẤT LIỆU COMPOSITE

THUỶ TINH

Tác giả : Trần Đình Tỉnh

Sinh ngày: : 1945

Đơn vị công tác: Công ty TNHH sản xuất

Composite Miền Trung

Chức vụ : Giám đốc

Đánh giá giải pháp:

Để sản xuất một sản phẩm bằng Composite - thuỷ tinh phải qua 3 bước cơ

bản là: Thiết kế, thi công ( dựng khuôn định hình-kết cấu nhựa ) và hoàn thiện.

Trong đó khâu thi công ( khâu khuôn mẫu ) hết sức phức tạp và tốn kém ( chiếm

tối thiểu 30% giá thành ). Khâu này yêu cầu kỹ thuật phức tạp, khuôn củ không

sử dụng lại được nếu kích thước và kiểu dáng lần sau thay đổi nên rất lãng phí.

Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã sáng tạo ra giải pháp thay khuôn bằng giải

pháp đúc mãnh ghép tấm.

78

Đề tài này được thực hiện theo các bước như sau: Nghiên cứu bản vẽ thiết

kế, phân định khu vực mãnh ghép, định hình từng mãnh, triển khai đúc mãnh,

triển khai đà giá đỡ, ghép mãnh, cuối cùng là công đoạn hoàn thiện và kiểm định

chạy thử.

Đánh giá giải pháp:

Đây là giải pháp hoàn toàn mới của ngành công nghệ Composite trong

nước cũng như trên thế giới, có thể áp dụng để sản xuất tàu thuỷ, ôtô, tàu hoả, bể

chứa…vv. Với giải pháp này sẽ bỏ qua khâu làm khuôn nên đem đến những lợi

ích như:

- Giảm 30% giá thành

- Rút ngắn 1/3 thời gian thi công

- Sử dụng nguyên liệu mới ( Composte - thuỷ tinh ) mà không cần sử

dụng nguyên liệu làm khuôn (gỗ, sắt thép…).

79

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

GIA CÔNG ĐẾ, CHỐT KÉO CẦN GIử TẤM ĐẨY CỦA MÁY KẸP HÀM

PE 250x400

Tác giả : Hoàng Trọng Thơ

Học hàm, học vị : Thợ hàn 6/7

Sinh ngày : 10 - 7 - 1962

Đơn vị công tác : Xí nghiệp COSEVCO 66-Công ty CP

COSEVCO 6

Chức vụ : Tổ trƣởng sản xuất

Đồng tác giả

Tác giả: Võ Ngọc Tiễn

Đồng tác giả:

1. Lê Văn Nam

2. Trần Văn Ngọc

3. Hoàng Trọng Thơ

Đơn vị công tác: Xí nghiệp Cosevco66; Công ty Cổ phần Cosevco6.

Mô tả giải pháp:

Theo cấu tạo ban đầu của máy kẹp hàm PE 250 x 400 móc kéo cần giữ tấm

đẩy được hàn trực tiếp phía dưới xắc xi má động. Trong lúc máy kẹp hàm làm

việc móc kéo cần giữ tấm đẩy bị mài mòn và chịu lực kéo từ phía má động của

máy kẹp hàm nên thường xuyên bị gãy ở điểm tiếp xúc giữa cần và móc kéo. Để

80

hàn lại móc cần phải tiến hành tháo toàn bộ giá đỡ, mặt sàn đưa ra ngoài sau đó

mở toàn bộ phần động của máy kẹp hàm cẩu ra ngoài mới hàn lại được móc.

Công việc này tốn nhiều nhân công và thời gian. Để khắc phục được khó khăn

trên, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đề xuất hướng cải tiến: Gia công đế giữ chốt

thay cho móc kéo cần giữ tấm đẩy máy kẹp hàm, đế giữ chốt được hàn vào đằng

sau xắc xi giữ má động.

Đánh giá giải pháp:

So với trước khi cải tiến thì công việc sửa chữa thay thế chốt gãy thuận lợi

và mất ít thời gian hơn nhiều (mất khoảng 30 phút), đảm bảo cho máy móc hoạt

động thường xuyên để đáp ứng yêu cầu sản xuất.

81

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

LựC NÂNG KHÍ ĐỘNG HỌC ĐỂ VẬN CHUYỂN BỘT XI MĂNG

VÀ BỘT LIỆU THAY THẾ CHO Sự VẬN CHUYỂN TRUYỀN

THỐNG BẰNG CƠ KHÍ CỦA CÁC VÍT TẢI Ở NHÀ MÁY XI

MĂNG COSEVCO 11

Tác giả : Phan Văn Tƣờng

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ cơ khí

Sinh ngày : 24/06/1952

Đơn vị công tác : Nhà máy XM COSEVCO

11. Thuộc Công ty CP SXVL & XD COSEVCO I

Chức vụ : Cán bộ kỹ thuật

Đồng tác giả

Phan Văn Điển Đinh Trung Sơn Hoàng Thái Tôn

Mô tả giải pháp:

Việc bột xi măng hoặc bột liệu được cấp vào vít tải và được đẩy đi nhờ các

cánh xoắn tồn tại các nhược điểm như: Tiêu tốn điện năng do công suất lắp đặt

lớn; Động cơ điện dễ bị cháy; Chi phí dầu bôi trơn cho hộp giảm tốc theo chế độ

ngâm dầu lớn; Các gối treo của bạc đỡ hay hỏng; Sửa chữa phức tạp, chi phí sửa

chữa vận hành cao.

Nhóm tác giả đã vận dụng nguyên lý của lực nâng khí động học để vận

chuyển bột xi măng và bột liệu trong máng hộp kín hay còn gọi là máng hộp khí,

được lắp đặt có độ dốc ≥ 80 ( Có hình vẽ ).

82

Để tạo được lực nâng khí động học trên bề mặt lớp vải phân cách ta đặt vào

đầu trước của hộp máng khí một quạt ly tâm cao áp có các thông số:

- Công suất 2,2 kW; 2900 v/ph

- Điện áp 380V; 3 pha

- Lưu lượng gió: 800 †1200 m3/h

- Cột áp 4500 † 3800 Pa

+ Quạt ly tâm cao áp cấp gió vào nửa hộp dưới hoàn toàn kín, dưới tác

dụng của áp lực gió các phần tử khí thoát qua lớp vải Polime tạo thành áp lực

đẩy trên bề mặt vải.

+ Bột xi măng hoặc bột liệu cấp vào nửa hộp trên bị áp lực khí đẩy lên, nhờ

có độ dốc nên các hạt bột có xu hướng trượt xuống vì mất động năng lại bị áp

lực khí đẩy lên, cứ như thế dòng sản phẩm bột được di chuyển liên tục phía trên

bề mặt vải từ đầu cao xuống đầu thấp của hộp máng khí và bột được đưa ra tại

từng cửa mở của nửa hộp trên theo yêu cầu lắp đặt.

+ Mặt trên của hộp gắn thêm túi giảm áp bằng vải để thoát khi thừa.

+ Chiều dài L của hộp máng khí phụ thuộc vào chiều dài của đường di

chuyển sản phẩm.

Đánh giá giải pháp:

Với giải pháp này đã mang lại hiệu quả rất lớn như giảm tiêu tốn điện năng,

giảm chi phí vận hành, sữa chửa, góp phần tăng lợi nhuận hằng năm cho nhà

máy. Việc sử dụng hộp máng khí để vận chuyển sản phẩm bột theo nguyên lý

hoạt động của lực nâng khí động học còn có thể áp dụng cho những nhà máy xi

măng vận chuyển xi măng lò đứng vận chuyển sản phẩm bột bằng vít tải và

những cơ sở sản xuất mà sản phẩm hoặc nguyên liệu ở dạng bột khô khác.

83

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

Tác giả : Trần Quốc Trãi

Sinh ngày: : 15/7/1990

Đơn vị công tác: Lớp ĐH sƣ phạm sinh học K50, Trƣờng ĐH QB

Chức vụ Sinh viên

84

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

Tác giả : Trần Xuân Hữu

Sinh ngày: : 02/08/1996

Đơn vị công tác: Học sinh lớp 9, Trƣờng TH cơ sở Đức Ninh

Mô tả giải pháp:

Hiện nay trên thị trường loại van tự động cho nước máy dùng lực của phao

để đóng kích van nên khi đóng van do áp suất nước quá lớn thắng lực đẩy của

phao nên nước đã trào và chảy ra ngoài. Loại van này có tuổi thọ thấp, giá thành

lại cao, khi hỏng khắc phục sửa chữa không được mà chỉ có thể thay mới nên rất

tốn kém. Với nhược điểm của van tự động trên, tác giả đã tìm ra giải pháp làm

sao khi van đóng thì lợi dụng được áp suất của nước để đóng, chứ không nhờ

vào lực đẩy của phao.

Khi nước trong bồn chứa còn thấp lúc này phao được hạ xuống, nhờ vào

trọng lượng của thiết bị. Van phụ được mở ra lúc này áp suất của nước trong ống

giảm xuống, nên van chính được mở và nước được cấp vào bồn chứa. Lúc nước

trong bồn chứa đầy phao sẽ nổi lên đóng van phụ lại đồng thời đóng luôn van

chính. Lợi dụng áp suất của nước van chính được đóng kín ngừng cấp nước vào

bồn, làm cho nước không trào ra ngoài. Muốn điều chỉnh lượng nước trong bồn

( Mức nước trong bồn) ta chỉ cần lắp thêm vào phía trên van chính một lò xo để

tăng lực đóng của van và chỉ cần cân lại hai van cho đúng lực đẩy của lò xo

(Giải pháp này có mô hình kèm theo).

Đánh giá giải pháp:

So với loại van tự động dùng cho nước máy trên thị trường thị loại van này

có những ưu điểm nổi trội như:

- Khi áp suất của nước càng lớn thì độ kín khít của van càng chặt; Ngoài ra

còn có thể điều chỉnh được mức nước trong bồn chứa để mở van.

- Giá thành của loại van này chỉ từ 30.000 – 50.000 đồng/cái, nghĩa là chỉ

bằng 10% giá thành của các sản phẩm hiện có nhưng hiệu quả sử dụng cao (phải

85

trên 5 năm), chất lượng và độ tin cậy đảm bảo an toàn. Khi hư hỏng không cần

thay thế dể thay thế mới mà chỉ cần thay lớp cao su đệm là xong, không cần thợ

có chuyên môn cao người sử dụng vẫn thay thế được.

86

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

BỘ GUỒNG SỤC KHÍ SIAMPLASTIC PHỤC VỤ

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Tác giả : Đặng Thanh Dệ

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ điện

Sinh ngày : 2 - 9 - 1959

Đơn vị công tác : Công ty CP nhựa Đại Trƣờng Phát

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giải

Trương Minh Tuấn

Trần Văn Cường

Phan Tiến Hợp

Mô tả giải pháp:

Hiện nay phong trào nuôi tôm trên cát và nuôi các loại hải sản khác đang

phát triển mạnh khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh nằm sát bờ biển và sông rạch

lớn. Loại guồng sục khí mới của Thái Lan có tên gọi là “Guồng lông nhím”

đang được sử dụng rộng rãi vẫn còn những nhược điểm cơ bản như: Khối lượng

guồng lớn (68 kg); Việc vận chuyển, lắp đặt, sử dụng, bảo quản khó khăn;

Không thể điều chỉnh khi cần thiết hoặc tận dụng lại khi bị hỏng; Sắt ở thân và

chân cánh guồng tiếp xúc với nước mặn bị rỉ rét gây ô nhiễm môi trường và

mầm bệnh; Tuổi thọ của guồng ngắn nên chi phí đầu tư cao.

Bộ guồng sục khí Siamplastic được chế tạo bằng nhựa gồm các khớp nối lại

thành trục bịt kín trục bằng sắt ở giữa, 2 đầu dãy khớp có luồn ống nhựa để

chống sắt tiếp xúc với nước mặn.

Đánh giá giải pháp:

Giải pháp này đã khắc phục được một số nhược điểm của Guồng lông nhím như:

- Trọng lượng guồng nhẹ hơn cùng loại guồng sắt (guồng nhựa chỉ nặng 42

kg)

- Tiết kiệm 25-30% điện năng trong quá trình sử dụng

- Không gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm và nước thải ra môi trường

sau khi nuôi

87

- Lượng oxy được pha trộn ngay trong lòng nước nên nâng cao năng suất

nuôi trồng thuỷ sản

- Tháo lắp dễ dàng, tận dụng sau một thời gian sử dụng

- Chi phí đầu tư thấp cho bà con và doanh nghiệp

88

GIẢI KHUYẾN KHÍCH

KIỂU GIÁNG TẤM BÊ TÔNG LIÊN KẾT NGÀM CẠNH BÊN VÁT

PHẲNG GIA CỐ MÁI ĐÊ – KÈ SÔNG BIỂN Tác giả : Lê Đức Hòa

Học hàm, học vị : Kỹ sƣ

Sinh ngày : 10/4/1954

Đơn vị công tác : Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống

lụt bảo

Chức vụ : Phó Tổng giám đốc

Đồng tác giải

Nguyễn Ngọc Giai

Mô tả giải pháp:

Hiện nay kết cấu viên lát bê tông dạng ngàm liên kết thành mảng bám cứng

để gia cố mái Đê – Kè sông biển đang được các nhà khoa học kỹ thuật quan tâm

chú ý vì hiệu quả của nó trong thực tiễn. Các kiểu dáng của viên bê tông dạng

ngàm sử dụng cho nơi có áp lực sóng mạnh và vận tốc dòng chảy lớn có kích

thước và trọng lượng tương đối lớn nên không thích hợp để sử dụng vào nơi có

áp lực sóng và vận tốc dòng chảy vừa và nhỏ.

Trong thực tế đang ứng dụng tấm lát bê tông “mỏng” gia cố cho hệ thống

đê bao đồng ruộng và kênh tưới, dùng hai thanh thép đặt chéo góc buộc néo để

liên kết các tấm lát với nhau. Tuy nhiên thanh thép liên kết này rất dễ bị han rĩ.

Để khắc phục được nhược điểm của các dạng tấm lát khối lớn về điều kiện kinh

tế và điều kiện chế tạo cũng như giải quyết được vấn đề liên kết giữa các tấm

tấm lát, nhóm tác giả đã sáng tạo ra giải pháp tấm bê tông gia cố mái Đê – Kè

liên kết ngàm cạnh bên vát phẳng HHP ( HHP7; HHP12; HHP20) ( Có bản vẽ

kèm theo).

Đánh giá giải pháp:

Loại tấm bê tông gia cố mái Đê – Kè này phát huy được ưu điểm của tấm

lát bê tông dạng ngàm hai chiều liên kết; Chi phí hợp lý nhưng vẫn đảm bảo

89

điều kiện bền với các mức độ lớn nhỏ khác nhau của áp lực sóng và tác động

của vận tốc dòng chảy; Thuận tiện trong việc chế tạo cũng như lắp ghép.

90

BÁO CÁO

TỔNG KẾT HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT

TỈNH QUẢNG BÌNH LẦN THỨ IV (2010-2011)

Thực hiện chỉ thị số 26/CT- TU ngaỳ 10 tháng 3 năm 2004 của Ban

thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đẩy

mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, nhằm phát huy và khuyến khích các

hoạt động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân áp dụng có hiệu quả các giải pháp

kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước. Sở Khoa học và Công nghệ cùng Liên đoàn lao động

Tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham mưu Uỷ ban nhân dân

Tỉnh ban hành quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 18/1/2005 về việc tổ chức Hội

thi sáng tạo kỹ thuật 2 năm một lần.

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011) đựoc

chính thứ phát động vào ngày 18/3/2011 với sự tham gia đông đảo của các Sở,

ban, ngành, các doanh nghiệp, các cá nhân trong toàn tỉnh. Ngay sau lễ phát

động, Sở Khoa học và công nghệ là cơ quan thường trực Hội thi đã in và gửi

hơn 800 bộ tài liệu về Hội thi đến tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong toàn

tỉnh. Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Bình, tạp chí Khoa học và công

nghệ đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về Hội thi sáng tạo kỹ thuật

lần thứ IV. Ban tổ chức Hội thi có công văn yêu cầu các Sở, Ban ngành cấp tỉnh,

UBND các huyện thành phố, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cần có các

biện pháp tuyên truyền sâu rộng, động viên nhằm thu hút đông đảo mọi tầng lớp,

nhân dân lao động trong toàn tỉnh tham gia Hội thi.

Sau khi phát động, Hội thi đã đón nhận được sự hưởng ứng tích cực của

nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cá nhân trong toàn

tỉnh. Hội thi đã dấy lên một phong trào thi đua lao động sáng tạo sâu rộng trong

các cơ quan, trường học, doanh nghiệp và người lao động với đủ các thành phần

tham gia: Từ học sinh, sinh viên đến giáo viên, giảng viên; từ nông dân, công

nhân, đến kỹ sư, bác sỹ và công chức nhà nước. Người tham gia dự thi trẻ tuổi

nhất là em Trần Xuân Hữu học sinh lớp 9 (sinh năm 1996) học sinh Trường

THCS Đức Ninh, Thành phố Đồng Hới, người lớn tuổi nhất là ông Trần Đình

Tỉnh sinh năm 1945- Giám đốc Công ty TNHH Comprozit Miền trung.

Với nhận thức khoa học và công nghệ là sự nghiệp của quần chúng, là

trách nhiệm đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, nên trong Hopọi thi lần này

91

số doanh nghiệp tham gia nhiều hơn, phạm vi rộng hơn; Ngoài các doanh nghiệp

trước đây đã tích cực tham gia các Hội thi lần trước như: Công ty cổ phần gốm

sứ và xây dựng COSEVCO, Công ty cổ phần COSEVCO 6, Công ty cổ phần

COSEVCO I, Công ty cao su Việt trung, Công ty TNHH một thành viên Lệ

Ninh..., Hội thi lần thứ IV được sự hưởng ứng tích cực của Công ty TNHH một

thành viên Lâm công nghiệp Long Đại, Công ty Cổ phần nhựa Đại Trường

Phát... Đây là những tổ chức lần đầu tham gia Hội thi và đã có nhiều giải pháp

có chất lượng được Ban tổ chức, Ban giám khảo đánh giá cao.

Qua hơn 5 tháng phát động, Ban tổ chức Hội thi đã nhận được được 51

giải pháp tham gia thuộc 04 lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, giao thông; Nông

- Lâm - Ngư nghiệp; Giáo dục đào tạo, Công nghệ -Thông tin; Y dược, Môi

trường như sau:

Lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng, giao thông: 19 giải pháp

Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 10 giải pháp

Lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công nghệ thông tin: 11 giải pháp

Lĩnh vực Y dược, môi trường: 11 giải pháp

Ngày 15 tháng 9 năm 2011 Hội đồng giám khảo được thành lập theo

quyết định số 69/QĐ-STKT của Ban tổ chức Hội thi gồm 27 chuyên gia thuộc

các lĩnh vực tham gia dự thi. Hội đồng giám khảo đánh giá, chấm các giải pháp

từ ngày 20/9 – 22/9/2011. Qua kết quả đánh giá, chấm điểm của Hội đồng giám

khảo, Ban tổ chức Hội thi họp và Quyết định tặng từ giải nhất đến giải khuyến

khích cho 18 giải pháp đạt yêu cầu về các nội dung: Tính mới - tính sáng tạo,

tính khả năng áp dụng được và hiệu quả kinh tế- xã hộivà có số điểm từ 60 trở

lên, kết quả cụ thể như sau:

Giải nhất: 2 giải (thuộc lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng, giao thông và

lĩnh vực Y tế, Môi trường)

Giải nhì: 01 giải (thuộc các lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông)

Giải ba : 07 giải (thuộc các lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông;

Giáo dục - Đào tạo, Công nghệ thông tin; Y dược Môi trường)

Giải khuyến khích: 08 giải (thuộc 04 lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng,

Giao thông; Giáo dục - Đào tạo, Công nghệ thông tin; Nông – Lâm – Ngư

nghiệp Y dược, môi trường)

Tổng số có 18 giải pháp được trao giải thưởng, chiếm tỷ lệ 35,30% số giải

pháp dự thi. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng của các giải pháp tham gia dự thi

Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IV (2010-2011) tương đối cao,

92

các giải pháp dự thi phản ánh khá toàn diện các mặt hoạt động xã hội của tỉnh.

Các tác giả đạt giải Hội thi được Ban tổ chức đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng

bằng khen. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng

khen đối với các tổ chức có nhiều đóng góp cho sự thành công của Hội thi đó là:

Trường Trung cấp kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình, Công ty TNHH

một thành viên Lệ Ninh, Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Long

Đại, Phòng Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Tin học và

Thông tin KH&CN - Sở Khoa học và Công nghệ.

Các giải pháp dự thi đều có tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn, là

những tiêu chí cơ bản của Hội thi. Nhiều giải pháp tham gia Hội thi đã được áp

dụng trong thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực, làm lợi cho doanh nghiệp

hàng tỷ đồng, hoặc đã thay thế được thiết bị ngoại nhập, góp phần bảo vệ môi

trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà

trường. Xin đơn cử một số giải pháp tiêu biểu:

Giải pháp “Kỹ thuật phẫu thuật nội soi treo tử cung trực tiếp vào thành

bụng trong điều trị sa sinh dục” của tác giả của BSCK II Phan Xuân Khôi-

Công tác tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba – Đồng Hới. Đây là một kỹ

thuật mới lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Bệnh viện hữu nghị Việt

Nam Cu Ba – Đồng Hới và cũng lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Kỹ thuật đơn

giản, phẩu thuật ít xấm lấn, hạn chế tai biến, rút ngắn thời gian phẩu thuật và

phục hồi sức khỏe. Kỹ thuật chỉ đòi hỏi các thiết bị phẩu thuật nội soi cơ bản,

không làm tăng chi phí cho người bệnh và có thể áp dụng cho các cơ sở y tế có

khả năng phẩu thuật nội soi từ cơ bản. Giải pháp đã tham gia báo cáo tại các hội

nghị, hội thảo khoa học trong toàn quốc và được các chuyên gia đầu ngành đánh

giá cao.

Giải pháp “ Giải pháp tiết kiệm năng lượng dùng cho xe mô tô hai bánh”

của Kỷ sư Đặng Thanh Dệ thuộc Công ty Cổ phần nhựa Đại Trường Phát và

đồng tác giả đã sử dụng nhiệt độ của cổ ống xã để làm nóng lượng khí trước khi

đi vào bộ chế hòa khí pha trộn với xăng tạo ra hỗn hợp nhiên liệu có nhiệt độ

cao, cấp cho động cơ nén nổ. Giải pháp làm cho hỗn hợp nhiên liệu cháy trong

xi lanh hoàn toàn hơn, đưa công suất của động cơ cao hơn do đó giảm bớt lượng

khí thải gây ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp: “ Sản xuất hổn hợp men in dùng trong công nghệ sản xuất

gạch CERAMIC ” do Kỹ sư Nguyễn Thăng Long cùng tập thể cán bộ, kỹ sư

93

của Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng COSEVCO đã sử dụng Hỗn hợp men

in thay thế men in nhập ngoại với giá thành thấp hơn nhiều, nhưng chất lượng

không thay đổi. Khi dùng hỗn hợp men in này mang lại hiệu quả kinh tế cao,

mổi tháng làm lợi công ty hơn 70 triệu đồng và giúp cho công ty luôn chủ động

nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Giải pháp Bộ đồ dùng dạy hình học cấp THCS mà vật dụng chính “Com

Pa kỳ diệu” của Giáo viên Hoàng Thái Anh - Trường THCS Mỹ Thủy, Lệ Thủy

ứng dụng thuận tiện và hiệu quả trong giảng dạy môn hình học ở cấp THCS. Với

việc sử dụng “Com pa kì diệu “ này người giáo viên có thể thay đổi, lắp ghép

các cách khác nhau để truyền đạt các bài giảng hình học trong chương trình

trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 như về góc (góc ở tâm, góc nội tiếp, góc giữa

tiếp tuyến và dây cung..) và đường thẳng như ( các góc tạo bởi hai đường thẳng,

từ hình vuông đến song song..), do vậy giải pháp đã tạo được sự sinh động và

nâng cao hiệu quả dạy và môn hình học.

Giải pháp “ Ổ cắm tiết kiệm điện” của tác giả Trần Xuân Lập-Trường

trung cấp kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình: Khi ta không sử dụng các

thiết bị điện thì ổ cắm điện sẽ tự động cắt nguồn chính ra khỏi các thiết bị dùng

điện khi không còn làm việc mà không cần nhấn công tắc hay rút phích cắm ra

khỏi nguồn. Đây là giải pháp rất hữu ích và cần nhân rộng tại các công sở và hộ

gia đình.

Giải pháp “Máy gặt đập liên hợp”- Do Nông dân Nguyễn Văn Hợp ở xã

Quảng Thuỷ, Huyện Quảng Trạch thực hiện là một tấm gương tiêu biểu của

phong trào phát huy sáng kiến trong nông nghiệp, nông thôn. Bằng các vật liệu,

phế liệu sẳn có ở địa phương Nguyễn Văn Hợp đã chế tạo, lắp đặt thành công

máy gặt đập liên hợp có tính năng tương đương các máy gặt đập liên hợp bán

trên thị trường nhưng có giá thành chỉ bằng 1/3.

Ngoài những giải pháp trên, một số giải pháp dù đạt giải hay không đạt giải

của Hội thi nhưng vẫn là kết quả của khoa học và công nghệ, của lao động sáng

tạo bằng trí tuệ và ít nhiều dều có đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng

suất, chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp,

góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà

Trên cơ sở những giải pháp tham gia Hội thi đạt giải, Ban tổ chức đã lựa

chọn 04 giải pháp tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XI, đó là:

94

Giải pháp “Kỹ thuật phẫu thuật nội soi treo tử cung trực tiếp vào thành

bụng trong điều trị sa sinh dục” của tác giả của BSCK II Phan Xuân Khôi –

Công tác Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba – Đồng Hới

Giải pháp “ Giải pháp tiết kiệm năng lượng dùng cho xe mô tô hai bánh”

của KS Đặng Thanh Dệ và đồng tác giả

Giải pháp Bộ đồ dùng dạy hình học cấp THCS mà vật dụng chính “Com

Pa kỳ diệu” của Giáo viên Hoàng Thái Anh - Trường THCS Mỹ Thủy, Lệ Thủy

Giải pháp “ Ổ cắm tiết kiệm điện” của tác giả Trần Xuân Lập-Trường

trung cấp kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình

Có thể nói rằng, Hội thi đã khơi nguồn sự sáng tạo cho đông đảo quần

chúng nhân dân lao động trong toàn tỉnh với tinh thần năng suất, chất lượng,

hiệu quả, phục vụ các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh,

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội thi thực sự là một sân

chơi sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh nhà, là nơi được

thể hiện các tài năng và trí tuệ của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Sự thành công của Hội thi, trước hết là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của

thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp

của các Sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, sự nhiệt tình

tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trong tỉnh và sự cố gắng

của Ban tổ chức, cơ quan thường trực Hội thi.

Qua công tác tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV (2010-2011),

Ban tổ chức Hội thi thấy cần bổ sung và rút kinh nghiệm một số điểm:

- Các lĩnh vực dự thi nên phân thành các chuyên ngành tương đối hẹp để

dễ tổ chức Hội đồng và nâng cao chất lượng trong quá trình đánh giá, tuyển

chọn.

- Các thành viên hội đồng giám khảo cần được mở rộng, đặc biệt nên mời

các chuyên gia ở các Viện, Trường tham gia Hội đồng giám khảo để nâng cao

chất lượng của Hội đồng giám khảo, nâng cao chất lượng thẩm định khoa học

các giải pháp dự thi.

- Các phương tiện thông tin đại chúng, các ngành, các cấp cần tuyên

truyền sâu rộng hơn nữa về Hội thi, nhằm thu hút được nhiều đối tượng, thành

phần tham gia, có nhiều giải pháp sáng tạo được gửi đến hội thi. Để Hội thi thực

sự là ngày Hội của quần chúng trong phong trào thi đua lao động sáng tạo., cần

phải xem xét Hội thi như là một biện pháp để phát huy hơn nữa phong trào thi

đua yêu nước trong tất cả các địa phương, đơn vị

95

Thành công của Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ IV (2010-2011) có ý

nghĩa quan trọng trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và phong

trào lao động sáng tạo của tỉnh trong thời gian tới . Nhân dịp này, Ban tổ chức

Hội thi xin chân thành cảm ơn Tỉnh uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở,

ban ngành, địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt các cơ quan thường

trực của Ban Tổ chức Hội thi đã tạo mọi điều kiện để Hội thi thành công tốt đẹp.

Hy vọng rằng, Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng bình lần thứ V (2012-

2013) sắp được phát động vào năm 2012 sẽ nhận được nhiều giải pháp dự thi

sáng tạo hơn, mới hơn, khoa học hơn và thực tiễn hơn, bởi tiềm năng sáng tạo

của các tầng lớp lao động và trí thức tỉnh ta, theo chúng tôi là rất lớn.