LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai...

57
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC CỦA LỚP 10 CHUYÊN SINH (Nhóm nghiên cứu gồm: Nguyễn Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Thu Hà, Trương Thị Thu Hà, Trần Thị Nguyệt Hân, Huỳnh Mỹ Duyên, Nguyễn Ngọc Thanh Huyền - lớp 10 Chuyên Sinh, được sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Thuý giới thiệu với các bạn đề tài nghiên cứu khoa học năm 2011-2012). Các bạn thân mến! Muốn học tốt môn Sinh thì phải học từ những cái căn bản rồi mới lên những cái cao hơn được, không phải ai mới học cũng học tốt được trừ khi người ấy có khiếu về môn đó hoặc là một người rất thông minh và khéo léo. Nhưng những cái ấy chỉ là lợi thế khi bắt đầu thôi, kiên trì và siêng năng mới là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thầy cô chúng ta thường nói học như một là đang xây cầu thang vậy " Ta học một bài thì tương tự như là ta đã xây một nấc thang của cây cầu thang , nếu như ta không học bài kế tiếp của bài ta đã học thì ta sẽ không có nấc thang kế tiếp nấc thang ta đang đứng và để lên đến nấc thang cao hơn, ta phải khó khăn và cực khổ hơn vì phải bước qua nấc thang ta không học. Nếu như ta không học nhiều bài thì ta sẽ không có nhiều nấc thang để ta đi và ta vẫn chỉ đứng tại chỗ mà chờ và kêu cứu". Để bạn có một tương lai đầy tươi sáng, các bạn hãy cố lên. Vì vậy, việc chọn phương pháp học tập có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn sinh học là một trong những cách giúp các bạn thực hiện điều đó. Sau đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của chúng tôi (file đính kèm). 1

Transcript of LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai...

Page 1: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC CỦA LỚP 10 CHUYÊN SINH

(Nhóm nghiên cứu gồm: Nguyễn Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Thu Hà,

Trương Thị Thu Hà, Trần Thị Nguyệt Hân, Huỳnh Mỹ Duyên, Nguyễn Ngọc Thanh Huyền - lớp 10 Chuyên Sinh, được sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Thuý giới thiệu với các bạn đề tài nghiên cứu khoa học năm 2011-2012).

Các bạn thân mến! Muốn học tốt môn Sinh thì phải học từ những cái căn bản rồi mới lên những cái cao hơn được, không phải ai mới học cũng học tốt được trừ khi người ấy có khiếu về môn đó hoặc là một người rất thông minh và khéo léo. Nhưng những cái ấy chỉ là lợi thế khi bắt đầu thôi, kiên trì và siêng năng mới là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thầy cô chúng ta thường nói học như một là đang xây cầu thang vậy " Ta học một bài thì tương tự như là ta đã xây một nấc thang của cây cầu thang , nếu như ta không học bài kế tiếp của bài ta đã học thì ta sẽ không có nấc thang kế tiếp nấc thang ta đang đứng và để lên đến nấc thang cao hơn, ta phải khó khăn và cực khổ hơn vì phải bước qua nấc thang ta không học. Nếu như ta không học nhiều bài thì ta sẽ không có nhiều nấc thang để ta đi và ta vẫn chỉ đứng tại chỗ mà chờ và kêu cứu". Để bạn có một tương lai đầy tươi sáng, các bạn hãy cố lên. Vì vậy, việc chọn phương pháp học tập có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn sinh học là một trong những cách giúp các bạn thực hiện điều đó. Sau đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của chúng tôi (file đính kèm).

1

Page 2: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của thế kỉ XXI đang được sự quan tâm không chỉ của giới khoa học mà còn của cả xã hội. Lĩnh vực sinh học đã đạt được những thành tựu không chỉ có tầm quan trọng về mặt lí luận mà còn có những giá trị thực tiễn rất lớn lao. Vì vậy, những tri thức thuộc lĩnh vực sinh học cần được học sinh chúng ta tiếp thu và vận dụng một cách có khoa học và hiệu quả.

      

Nhiều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng. Thứ nhất, sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này các bạn cần phải giỏi cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác các bạn cần phải ghi nhớ kiến thức với các khái niệm cơ bản và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc. Thứ hai, sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo nên khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong trả lời.

2

Page 3: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Muốn học tốt môn Sinh thì phải học từ những cái căn bản rồi mới lên những cái cao hơn được, không phải ai mới học cũng học tốt được trừ khi người ấy có khiếu về môn đó hoặc là một người rất thông minh và khéo léo. Nhưng những cái ấy chỉ là lợi thế khi bắt đầu thôi, kiên trì và siêng năng mới là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thầy cô chúng ta thường nói học như một là đang xây cầu thang vậy " Ta học một bài thì tương tự như là ta đã xây một nấc thang của cây cầu thang , nếu như ta không học bài kế tiếp của bài ta đã học thì ta sẽ không có nấc thang kế tiếp nấc thang ta đang đứng và để lên đến nấc thang cao hơn, ta phải khó khăn và cực khổ hơn vì phải bước qua nấc thang ta không học. Nếu như ta không học nhiều bài thì ta sẽ không có nhiều nấc thang để ta đi và ta vẫn chỉ đứng tại chỗ mà chờ và kêu cứu" . Để bạn có một tương lai đầy tươi sáng, các bạn hãy cố lên. Vì vậy, việc chọn phương pháp học tập có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn sinh học là một trong những cách giúp các bạn thực hiện điều đó.

Để đáp ứng yêu cầu học tập môn sinh học, nhóm nghiên cứu chúng em đã chọn đề tài : “Xây dựng các phương pháp học tập nhằm nâng cao kết quả học tập môn Sinh học của lớp 10 chuyên sinh”II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng các phương pháp học tập môn sinh học chuyên 10, sử dụng các phương pháp đó nhằm nâng cao kết quả học tập môn sinh.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan phương pháp học

tập để làm cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp học tập môn sinh học.

3

Page 4: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng học tập môn sinh học trong lớp và ngoài lớp để làm cơ sở xây dựng các phương pháp học tập.

- Xây dựng hệ thống các phương phá học tập môn sinh học.- Kiểm định kết quả sử dụng các phương pháp học tập đã xây dựng vào thực

tiễn.

4

Page 5: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: I.1. Học để làm gì?

Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân loại. Vậy học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. “Học là làm” - “Học phải đi đôi với hành” lời dạy có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để làm phong phú hơn cho đời sống của chúng ta. Làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Việc học còn cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người, cách đối nhân xử thế, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đó là “học để chung sống”. Và “học để khăng định” là ta phải chứng minh cho mọi người thấy ta có năng lực, ta không vô dụng trong cuộc đời. Ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, chiến thắng chính bản thân mình. Ngoài ra, đây cũng là một niềm tin để ta có thêm động lực để học tập, để thành công. Vậy câu đề xướng của UNESCO muốn đưa ra cho chúng ta thấy ro hơn về mục đích học tập, cho ta biết ngoài học tập ra, chúng ta còn phải biết áp dụng việc mình học trong thực tế, trong xã hội.

“Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức. Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. Sau khi được thoa mãn được “dấu châm hỏi” trong đầu chúng ta, chúng ta có thể biết tại sao lại có mưa, tại sao lại có Mặt Trời... Và “Học để làm, học để chung sống, học để tự khăng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức vào hành động trong cuộc sống, từng bước hoàn thiện nhân cách...

Vậy nói tóm lại là muốn việc học đạt kết quả tốt thì mỗi học sinh chúng ta cần phải có những phương pháp học tập một cách có hiệu quả. Hiện nay, Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta phải xác định ro ta học vì ai, vì cái gì để ta còn có thể giúp ích cho bản thân chúng ta, làm thay đổi cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên đep đẽ hơn. Ngoài ra, mục đích của học tập giúp ta thành công, đạt được nhiều điểm tốt, nắm bắt được kiến thức bổ ích quý giá để áp dụng trong thực tế cuộc sống, xây dựng đất nước phát triển đi lên ngang tầm với cái cường quốc trên thế giới.

5

Page 6: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

I.2. Tổng quan về phương pháp học tập: Phương pháp học tập có thể chi làm 3 giai đoạn:

a) Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học- Nhận thức: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Khi xác định học theo

khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp, đơn thuần bạn đã có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần phải nghiêm túc xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm – không phải thầy cô, bố me hay ai khác. Nhận thức ở đây có nghĩa là phải xác định được mục tiêu học tập và hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi.

- Kiểm soát bản thân: Bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chăng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng măc của bài toán...

- Lên kế hoạch và xây dựng thời gian biểu để học tập:+ Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào: Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một

tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc  hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu bạn không nắm được cấu tạo của gen thì bạn sẽ không hiểu được sự điều hòa biểu hiện gen, nếu bạn không nắm được cấu trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng NST… Vì vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!

6

Page 7: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

+ Có kế hoạch học sớm và học thường xuyên: Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết quả rất khó có thể đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch  học sớm, thường xuyên. Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học.

+ Thời gian học và thời gian biểu: Hãy lập một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học cũng như tất cả các môn học khác. Tuần này, sẽ học hết những phần nào, hiểu bằng được các dạng bài tập nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nào… sẽ làm bạn bớt căng thăng.

+ Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là một phương pháp để nhớ kiến thức tốt.b) Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình học tập. Giai đoạn này đòi hỏi người học phải biết lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với từng bài học, từng vấn đề. Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé: Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn. - Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.  - Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.  Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đăng thức A mà lại chăng có nổi phần chứng minh bất đăng thức A hay không? c) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chăng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đăng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chăng may bạn lại quên cách

7

Page 8: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

chứng minh bất đăng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN SINH HỌC II.1. Phương pháp lưu trữ và xử lí các thông tin Sinh học: II.1.1. Phương pháp:

Học là gì? Làm thế nào để học tập môn sinh học có hiệu quả? Có thể nói một cách ngắn gọn, học là một quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ thông tin để rồi cuối cùng là tái hiện lại thông tin khi cần thiết.

- Bước 1: Thu thập thông tinKiến thức mà học sinh cần thu thập (thông tin) đã có sẵn trong sách giáo

khoa. Tuy nhiên, không nên cố học thuộc lòng cả bài như cách sách giáo khoa đã trình bày mà chúng ta hãy lựa chọn ra những thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Môn sinh học tuyệt nhiên không phải là môn học thuộc lòng đơn thuần. Mặc dầu nếu không nhớ kiến thức thì ta chăng làm được gì, nhưng nhớ kiến thức mà không hiểu nó là cái gì hoặc không hiểu nó một cách thấu đáo thì khi ngươì ta đặt câu hỏi một cách khác đi ta cũng chăng biết cách trả lời. Vì vậy, đầu tiên chúng ta cần đọc kỹ bài và tìm xem những câu chữ nào quan trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc bút gạch chân các từ ngữ hoặc các câu đó (làm như vậy dễ cho việc ôn tập vì khi ôn bài ta chỉ cần liếc qua những dòng đã đánh dấu mà không phải đọc lại cả bài). Thông thường, ngay trong sách giáo khoa, những thông tin nào quan trọng nhất ở mỗi bài cũng được in nghiêng hoặc nhấn mạnh lại trong phần tóm tắt của bài. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm thêm các ý để dẫn đến kết luận quan trọng mã sách đã nêu ra.

Nếu có thể, sau khi đã tìm được các ý quan trọng, chúng ta hãy ghi chúng vào một vở ghi theo từng chủ đề nhất định để sau này dễ ôn tập. Bài ghi trên lớp cũng là nguồn thông tin quan trọng vì thầy cô đã chọn ra các thông tin quan trọng hộ chúng ta và còn giảng giải ý nghĩa của các thông tin đó để chúng ta hiểu sâu sắc hơn.

8

Page 9: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

- Bước 2: Xử lý thông tin Chúng ta không nên cố ghi nhớ thông tin khi không biết thông tin đó có ý

nghĩa gì. Chúng ta phải tự mình đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lại như thế? Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì? Và nếu là một học sinh giỏi thì không những thế còn phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào người ta biết được điều đó? Với bộ nhớ tuyệt vời của tuổi trẻ thì chúng ta có thể học thuộc lòng cả một vài trang sách rất nhanh mà chăng cần hiểu nó là gì.

Tuy nhiên, cái gì nó cũng có giá của nó. Học kiểu này có nhớ nhanh nhưng lại quên cũng nhanh và đặc biệt là khi gặp những câu đòi hỏi sự vận dụng kiến thức thì cách học như vậy sẽ chăng giúp gì được cho chúng ta.Nếu khi học cần cố tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý thông tin bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc hơn thì mặc dầu ban đầu học có chậm nhưng bù lại học sinh sẽ nhớ tốt hơn và điều quan trọng hơn cả là chúng ta biết sử dụng các thông tin đó một cách linh hoạt. Có nghĩa là đối với các câu hỏi đòi hỏi sự vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau học sinh chúng ta có thể nhanh chóng tìm ra lời giải. - Bước 3: Lưu trữ thông tin

Lưu trữ thông tin có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Lưu trữ ở “bộ nhớ ngoài”: Đây thực chất là chúng ta ghi thông tin một cách

tóm tắt và có hệ thống vào vở ghi của mình. Ta có thể tự tìm cách sắp xếp thông tin theo cách riêng của mình miễn là cách đó giúp ta nhớ tốt thông tin hoặc nếu cần ta có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, khoa học nhất. Các câu hỏi nảy sinh mỗi lúc mỗi khác, ở các góc độ khác nhau, thậm chí không phải do ta nghĩ ra mà bạn bè hoặc thầy cô đặt ra. Tất cả các loại câu hỏi rất đa dạng như thế sẽ rất quí, chúng giúp ta hiểu bài tốt hơn nhiều so với việc ta chỉ chấp nhận kiến thức một cách thụ động. 

+ Ghi nhớ thông tin: Đây chính là quá trình ta tìm cách nhớ tất cả các thông tin vào trong bộ óc của mình (bộ nhớ trong). Như trên đã trình bày, nhớ thông tin không phải là khó, cái khó chính là làm sao để nhớ lâu và đặc biệt là làm sao để lúc cần thiết ta có thể lấy ra thông tin một cách nhanh nhất (tái hiện lại thông tin nhanh nhất. Muốn nhớ lâu thì chúng ta cần phải xử lý tốt thông tin để hiểu nó một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những thông tin mới muốn nhớ lâu ta cần tạo ra mối liên hệ với các thông tin đã biết.

Vậy thì kiến thức chúng ta học cũng phải ghi nhớ nó theo một cách nào đó tương tự để khi cần ta có thể nhanh chóng lấy nó ra mà làm bài. Nếu chúng ta thực hiện được cách học như trên thì lúc cần thiết có thể dễ dàng tái hiện lại thông tin một cách nhanh chóng. Trên đây là nguyên lý chung có thể áp dụng để học cho mọi môn học chứ không phải chỉ riêng cho môn sinh học.

9

Page 10: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

II.1.2. Ví dụ minh hoạ: Khi học phần “ Nguyên phân” – Sinh học 10.Bước 1: Thu thập thông tin- Xây ra tất cảc các tế bào nhân thực (tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục). - Quá trình nguyên phân:

+ Kì trung gian: Trung thể tách đôi mỗi nửa tiến về 1 cực của tế bào.Xảy ra quá trình nhân đôi AND, làm 2n NST đơn → 2n NST kép. + Kì trước: 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn.. Màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hóa ro đầu 2 cực tế bào. + Kì giữa: 2n NST tiếp tục đóng xoắn đạt đến mức tối đa ở cuối kì, lúc này quân sát NST ro nhất, có dạng đặc trưng cho loài. Sau đó 2n NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phăng xích đạo của thoi vô sắc.

+ Kì sau: Mỗi NST kép trong bộ 2n đều tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực tế bào. Sau đó các NST bắt đầu tháo xoắn. + Kì cuối: Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến mức tối đa ở cuối kì. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiên trở lại. Ở tế bào động vật: màng tế bào me co lại chia tế bào thành 2 tế bào con; ở tế bào Thực vật: giữa tế bào me hình thành 1 vách ngăn chia tế bào thành 2 tế bào con. - Kết quả nguyên phân: Từ 1 tế bào me (2n) tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống me(2n).- Ý nghĩa của nguyên phân: giúp cơ thể lớn lên; duy trì sự ổn định bộ NST qua các thế hệ; các phuơng pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô đều dựa trên quá trình nguyên Bước 2: Xử lý thông tin

- Tại sao nguyên phân xảy ra ở tất cả các loại tế bào? Bởi vì tất cả các tế bào đều cần phải sinh sản để sinh ra thế he con cháu. tế bào sinh dưỡng cần sinh sản để tao ra tế bào con thay thế tế bào già. Tế bào sinh sản cần nguyên phân để tăng số lượng nhằm đảm bảo cho quá trình tạo giao tử có đủ số lượng cần thiết.

- Tại sao cần phải có quá kì trùg gian? Cần có kì trung gian để NST nhân đôi và, trung tử nhân đôi và tế bào chuân bị một số vật chất cần thiết để chuân bị phân chia.

- Tại sao phải có kì đầu? Cần có kì đầu để NNST có thể đần đàn thu gọn cấu trúc không gian, thoi tơ vo sắc xuất hiện, màng nhân nhân con biến mất để chuân bị cho quá trình phân chia.

- Tại sao cần có kì giữa? Để NST xoắn cực đại, chuân bị phân tchs thành hai nhóm vầ hai cực của tấ bào?

- Yếu tố nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào? Do sự phânl li đồng đều của các NST kép tại tâm động, sự co rút của dây tơ vô sắc .

10

Page 11: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

- Làm thế nào để vật chất di truyền và tế bào chất được phân chia cho tế bào con? Nhờ sự phân li đồng đều của các NST ở kì sau và sự phân chia tế bào chất xảy ra ở kì cuối của tế bào.

- Sự phân chia của tế bào động vật khác thực vật ở điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Ở tế bào động vật: màng tế bào me co lại chia tế bào thành 2 tế bào con; ở tế bào Thực vật: giữa tế bào me hình thành 1 vách ngăn chia tế bào thành 2 tế bào con (do tế bào thực vật có màng xenllulo cứng nên không tạo được eo thắt ở giữa).Bước 3: Ghi nhớ

 - Xảy ra ở tế bào nào?- Xây ra qua mấy giai đoạn? - Diễn biến các gia đoạn như thế nào? - Kết quả? - Ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

II. 2. Phương pháp học tập bằng bản đồ tư duy: II.2.1. Sơ đồ tư duy là gì? Đây thực chất là công cụ tóm tắt và liên kết nội dung một cách logic và sáng tạo nhằm giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin của bài học. Sơ đồ tư duy là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mind Mapping là một phương pháp rất hiệu quả trong việc ghi chú bài học, những lược đồ tư duy không chỉ đưa ra những dữ liệu mà còn cả cấu trúc chung của một môn học và mối quan hệ quan trọng của các phần với nhau. Chúng giúp cho học sinh có thể liên kết các ý tưởng và tạo ra những mối liên hệ mà học sinh không thể tạo ra bằng những cách khác được. II.2.2. Cách lập một sơ đồ tư duy hiệu quả:Bước 1: Tìm kiến thức chốt

Kiến thức chốt ở đây là kiến thức cơ bản nhất. Những kiến thức cơ bản nhất thường giúp học sinh suy ra được những kiến thức khác, và chính những kiến thức cơ bản khác lại giúp học sinh đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất. Mỗi kiến thức chốt này sẽ giữ vị trí của một đỉnh của sơ đồ, có thể có đỉnh bậc1, bậc2, bậc3... Trong việc xác định đỉnh của graph, thì một đỉnh có thể là một hoặc nhiều kiến thức cùng loại.Bước 2: Mã hoá kiến thức chốt

Sau khi chọn kiến thức chốt cần mã háo chúng, thực chất là biến nội dung của các kiến thức chốt chứa trong các đỉnh của bản đồ thành một bản tin rất súc tích mà vẫn dễ hiểu đối với học sinh. Những kí hiệu dùng để mã hoá nội dung kiến thức

11

Page 12: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

chốt phải làm sao giúp học sinh dễ dàng giải mã được. việc mã hoá nội dung kiến thức chốt giúp ta rút gọn được bản đồ và tránh bản đồ đỡ cồng kềnh mà vẫn dễ hiểu.Ví dụ: “Quang hợp” ghi “QH”, “Hô hấp” ghi “HH”Bước 3: Thiết lập cung Thực chất là nối các đỉnh lại với nhau bằng các mũi tên đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất, để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau và phản ánh lôgíc phát triển của các nội dung. - Hãy viết tiêu đề của một chủ đề mà bạn đang nghiên cứu ở giữa trang giấy và vẽ một vòng tròn xung quanh nó. Tạo cho trung tâm một hình ảnh ro ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map. Khi bạn bắt đầu đi từ những ý chính của chủ đề mà mình đã lựa chọn (hoặc những sự kiện hay thông tin quan trọng mà liên quan đến chủ đề) hãy vẽ những đường xuất phát từ vòng tròn chứa tiêu đề và đặt tên những đường thăng phù hợp với ý chính đã chọn; - Mỗi ý quan trọng là vẽ một đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ; - Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thăng à thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thăng buồn tẻ; - Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. - Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý;

Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Chú ý : Khi bạn nắm được các công đoạn để tạo ra một lược đồ tư duy, bạn có thể phát triển sự sáng tạo của riêng mình để đưa ra một lược đồ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. Nhưng bạn cũng nên để ý những điểm nhỏ sau để lược đồ tư duy của mình đạt hiệu quả cao: - Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề và màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ;

- Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết; - Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác.

- Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự; - Nếu viết chữ cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chăng hạn). "Vẽ theo cách của bạn". Thiết lập một sơ đồ tư duy không khó, nó bao gồm một điểm trung tâm là  từ khoá chính và các nhánh bổ sung cho từ khoá đó.

12

Page 13: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Có rất nhiều kiểu sáng tạo để có được một sơ đồ tư duy hoàn hảo. Bạn có thể vẽ đủ hình dạng về vấn đề muốn nói trong sơ đồ. Các từ khoá nếu được cụ thể hóa thành đồ vật trong cuộc sống sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn đấy. II.2.3. Minh hoạ cách lập bản đồ tư duy:Sơ đồ 1: Cấu trúc tế bào

13

Page 14: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Sơ đồ 2: Quá trình quang hợp

Sơ đồ 3: Quá trình NGUYÊN PHÂN

14

Page 15: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

15

Page 16: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Sơ đồ 4: Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào

Sơ đồ 5: Vai trò của ATP trong các hoạt động sống của tế bào

Sinh tổng hợp các chấtVận chuyển các chất(hoạt tải)

Co cơDẫn truyền xung thần kinh

ADP + Pv ATP

chất hữu cơ của TB + O2 CO2 + H2O

Sơ đồ 6: Khái niệm Enzim

16

Sự chuyển hoá NL trong tế bào

Đồng hoá

Dị hoá

tổng hợp chất hữu cơ

tích luỹ NL

Phân giải chất hữu cơ

giải phóng NL

Ti thể: nhà máy năng lượng của tế bào

Enzime

Chất xúc tác sinh học có bản chất protein

Hoạt tính mạnh

Tính chuyên hoá cao

Tác động trong điều kiện phù hợp với sự sống

Page 17: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Sơ đồ 7: Đặc tính của enzim

Sơ đồ 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzime

17

Đặc tính của enzime

Hoạt tính mạnh Chuyên hoá cao Hoạt động phối hợp

tuyệt đối Tương đối

Một lượng ít enzim chuyển hoá một lượng lớn cơ chất trong thời gian ngắn

Một enzim chỉ biến đổi một loại cơ chất

Một enzim có thể biến đổi biến đổi một số cơ chất có cấu trúc hoá học gần giống nhau

E1 + S1 S2

S2 + E2 S3

S3 + E3 ........

Sản phâm của enzim trước là cơ chất cho phản ứng của enzim sau

1 phân tử H2O

1 ptử Fe 300 năm

1 ptử catanaza/1s

H2O +O2

Nhiệt độ

Hoạt động của enzimeNồng độ enzime

Nồng độ cơ chất

Độ PH Chất ức chế enzime

Page 18: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Sơ đồ 9 : Cơ chế hô hấp tế bào

xảy ra ở tế bào chất

EnzimePhương trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + 674 KCalo

18

C6H12O6 (Glucozơ)

Đường phân

2ATP2NADH

2C3H4O3 (A.Pyruvic)

CO2

H2O

O2

34ATP Ty thể

2Acetyl CoA

2NADH

Chu trìnhKreb

2ATP6NADH2FADH2

Hệ v/c điện tử 2H+

Page 19: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Sơ đồ 10 : Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối về năng lượng

II.3. Phương pháp vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập sinh học:II.3.1. Phương pháp:

Phương pháp này cần thực hiện các bước sau:- Bước 1: Tổng quan kiến thức lí thuyết .- Bước 2: Xây dựng các công thức từ kiến thức lí thuyết.- Bước 3: Vận dụng công thức để giải một số bài tập.

II.3.2. Xây dựng công thức để giải bài tập ADN - ARN. Bước 1: Tổng quan kiến thức lí thuyết:

19

12H2O 48 photon 6ATP(cho tế bào) 6CO2

18ATP12NADPH12NADP18ADP18Pvc

6O2 6H2O C6H12O6

Các phản ứng sáng chuyền điện t ử (ở màng thylakoid)

Các phản ứng tối ở chu trình CalVin

KIẾN THỨC LIÊN QUANa)Cấu trúc của ADN• Bào quan chứa ADN: nhân tế bào, ở ti thể, lạp thể.• Thành phần hoá học ADN: C, H, O, N và P.• Liên kết trên một mạch của ADN: liên kết hoá trị là liên kết = đường C5H10O4 + H3PO4 (liên kết bền liên kết photphodieste).• Từ 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi: Số lượng, Thành phần, Trình tự phân bố của nuclêôtit.b) Cấu trúc không gian của ADN• Là chuỗi xoắn kép theo chiều từ trái sang phải.• Theo nguyên tắc bổ sung: nghĩa là một bazơ lớn (A hoặc G) được bù bằng một bazơ bé (T hoặc X) hay ngược lại.• Vì các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên đảm bảo các thông tin sau: - Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 A. - Mỗi chu kỳ có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34 A.• Ở một số loài virut và thể ăn khuẩn ADN chỉ gồm một mạch pôninuclêôtit. ADN của vi khuẩn, ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín.

Page 20: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Bước 2: Xây dựng các công thức từ kiến thức lí thuyết 1. Đối với mỗi mạch của gen : - Trong ADN , 2 mạch bổ sung nhau , nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.

A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2 = 2N

- Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X , không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau . Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch : A của mạch này bổ sung với T của mạch kia , G của mạch này bổ sung với X của mạch kia . Vì vậy , số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2 .A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2

2. Đối với cả 2 mạch : - Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch :

A =T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

G =X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

Chú ý :khi tính tỉ lệ %

%A = % T = 2

2%1% AA2

2%1% TT = …..

%G = % X = 2

2%1% GG2

2%1% XX =…….

Ghi nhớ : Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN : Ngược lại nếu biết :

+ Tổng 2 loại nu = N / 2 hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung + Tổng 2 loại nu khác N/ 2 hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung . 3. Tổng số nu của ADN (N)

Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G+ X . Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A= T , G=X . Vì vậy , tổng số nu của ADN được tính là : N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A+ G)

Do đó A + G = 2N

hoặc %A + %G = 50%

4. Tính số chu kì xoắn ( C ) Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu . khi biết tổng số nu ( N) của ADN :

N = C x 20 => C = 20N

; C=

5. Tính khối lượng phân tử ADN (M ) :Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc . khi biết tổng số nu suy ra

20

Page 21: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

M = N x 300 đvc 6. Tính chiều dài của phân tử ADN ( L ) : Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục . vì vậy chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều

dài trục của nó . Mỗi mạch có 2N

nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 A0

L = 2N

. 3,4A0 => N=

Đơn vị thường dùng : 1 micrômet = 10 4 angstron ( A0 ) 1 micrômet = 103 nanômet ( nm) 1 mm = 103 micrômet = 106 nm = 107 A0

7. Số liên kết Hiđrô ( H ) + A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô + G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô Vậy số liên kết hiđrô của gen là : H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X

8. Số liên kết hoá trị ( HT )

a) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen : 2N

- 1

Trong mỗi mạch đơn của gen , 2 nu nối với nhau bằng 1 lk hoá trị, 3 nu nối nhau

bằng 2 lk hoá trị…2N

nu nối nhau bằng 2N

- 1

b) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen : 2(2N - 1 )

Do số liên kết hoá trị nối giữa các nu trên 2 mạch của ADN : 2(2N - 1 )

c) Số liên kết hoá trị đường – photphát trong gen ( HTĐ-P) Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 lk hoá trị gắn thành phần của H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hoá trị Đ – P trong cả ADN là:

HTĐ-P = 2(2N

- 1 ) + N = 2 (N – 1)

9. Tính số ribonucleotit mỗi loại của ARN - ARN thường gồm 4 loại ribônu : A ,U , G , X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì vâỵ số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN

rN = rA + rU + rG + rX = 2N

21

Page 22: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau . Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A , X , G của mạch gốc ADN . Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN .

rA = T gốc ; rU = A gốc rG = X gốc ; rX = Ggốc

* Chú ý : Ngược lại , số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau :+ Số lượng :

A = T = rA + rU G = X = rR + rX

+ Tỉ lệ % :

% A = %T = 2%% rUrA

%G = % X = 2%% rXrG

III.4. HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨCA. BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN AXIT NUCLEIC

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN có 1500 vòng xoắn và có 20%A. Hãy xác định:a, Tổng số nucleotit và chiều dài đoạn ADN.b, Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.c, Tính khối lượng của đoạn ADN.

Câu 2: Một gen có 150 vòng xoắn và có 15% ađênin. Gen tiến hành nhân đôi 3 lần. Xác định:

a) Số lượng từng loại (nu ) của gen. b) Số gen con được tạo ra qua nhân đôi. c) Số lượng từng loại( nu) có trong các gen con Câu 3: Một đoạn ADN mang 3 gen với chiều dài của mỗi gen lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1 : 1,5 : 2. Biết chiều dài của cả đoạn ADN là 9180 A0.

a) Xác định số lượng( nu) và khối lượng của mỗi gen.b) Biết khối lượng trung bình của mỗi( nu ) bằng 300 đvC.

Câu 4: Một gen có 90 chu kì xoắn . Mạch 1 của gen có A = 20% và T = 30%. Mạch 2 của gen có G = 10% và X = 40% so với số lượng( nu) của một mạch.

a) Tính chiều dài và khối lượng của gen nếu biết khối lượng trung binh của 1(nu ) là 300 đơn vị cacbon.

b) Tính số lượng từng loại ( nu ) của gen và của mỗi mạch gen. Câu 5 :Một gen có hiệu số giữa( nu) loại A với một loại( nu) khác bằng 20% và có 2760 liên kết hyđrô.

a) Tính số lượng từng loại (nu) của gen.

22

Page 23: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

b) Tính chiều dài của gen.Câu 6:Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ A : T : G : X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306mm.

a) Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại( nu) của mỗi mạch đơn và của cả gen.

b) Tính số chu kỳ xoắn và khối lượng trung bình của gen. c) Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường với axit

photphoric trong gen.Câu 7: Hai gen đều có số liên kết hyđrô bằng nhau là 3120. - Gen thứ nhất có hiệu số giữa guanin với một loại ( nu)khác là 10%. - Gen thứ hai có số( nu) loại ađênin ít hơn ađênin của gen thứ nhất là 120.

a) Tính số lượng từng loại( nu ) của mỗi gen.b) Cả 2 gen đều có mạch thứ nhất chứa 15 % ađênin và 35% guanin. Tính

số lượng từng loại( nu) trên mỗi mạch của từng gen. Câu 8: Gen có tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit photphorit là 5998 và có tỉ lệ ađênin : guanin = 3:2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số % giữa A với T là 40%; hiệu số % giữa A với T và giữa G với X đều bằng 20%.

a) Tính số lượng từng loại nucleotit và số liên kết hyđrô của gen.b)Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen.

Câu 9: Gen thứ nhất dài 5100 A0 và có số liên kết hyđrô giữa A và T bằng 2/3 số liên kết hyđrô giữa G và X. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ngắn hơn gen thứ nhất 153A0. Trên mạch thứ nhất của gen thứ hai có A=2/5 A của gen và có G =2A.

a) Tính % số lượng từng loại nucleotit và số liên kết hyđrô của gen thứ nhất.

b) Tính số lượng từng loại nucleotit của gen thứ hai.c) Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi vạch cùa gen thứ hai.

Câu 10:Phân tử ARN có 18% uraxin và 34% guanin.Mạch gốc của gen điều khiển tổng hợp phân tử ARN có 20%timin.

a).Tính ty lệ % từng loại nucleotit của gen đã tổng hợp phân tử ARN nói trên.

b)Nếu gen đó dài 0,408 micromet thì số lượng từng loại nucleotit của gen và số lượng từng loại ribonucleotit của phân tử ARN là bao nhiêu?Đáp án gợi ý:Câu 1: a) Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN: Biết trong ADN, mỗi vòng xoắn có chứa 20 nucleotit và dài 34A0.

23

Page 24: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Vậy tổng số nucleotit của đoạn ADN là: 20 . 1500 = 30000( nucleotit) Chiều dài của đoạn ADN: 1500 . 34A0 = 51000( A0) b) Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN: Đoạn ADN có 20% A. Suy ra: A = 20% . 30000 = 6000( Nu) Do A + T + G + X = 30000 Vậy số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN là: A = T = 6000( Nu) G = X = [ 30000 –( A + T) ] / 2 = 9000( Nu) c) Khối lượng của đoạn phân tử ADN: 30000 . 300đvC = 9000000( đvC)Câu 2: a) Số lượng từng loại nu của gen:Tổng số nu của gen: 150 . 20 = 3000( nu) A = T = 15% . 3000 = 450( nu) A + T + G + X = 3000 => G = X = [3000 – ( A + T) ] / 2 = [3000 – ( 450 . 2) ] / 2 G = X = 1050 ( Nu) b) Số gen con được tạo ra qua nhân đôi: Một gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con. Số gen con tạo ra sau 3 lần nhân đôi của gen là: 1 . 2 . 2 . 2 = 8 c) Số lượng từng loại nu có trong các gen con: A = T = 450 . 8 = 3600( nu) G = X = 1050 . 8 = 8400( nu).Câu 3:Tổng số( nu)của gen là: 9180*2/3,4= 5400 (nu) Gọi: Gen I có x (nu), gen II có 1,5x (nu), gen III có 2x (nu)ta có: x+1,5x+2x =5400 =>4,5x=5400 =>x=1200 (nu) gen I có 1200 Nu và có khối lượng 360000 đvc gen II có 1800 Nu và khối lượng 540000 đvc gen III có 2400 Nu và khối lượng là 720000 đvcCâu 4: N= C*20=90*20=1800 (nu) a, L= N/2*3.4= 3060 (A0) M= 300*1800=540000 đvc. b, Số nu mỗi mạch là N/2=900 (Nu) A1= T2= 20% mạch => A1=T2=180(nu). T1=A2= 30% mạch => T1=A2=270(nu). G2=X1= 10% mạch => G2=X1= 90(nu)

24

Page 25: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

G1=X2= 40%mạch => G1=X2= 360(nu) A=T= A1+A2=450 (nu) G=X= G2+G1= 450 (nu).Câu 5: a, Hiệu số giữa A và một loại nu không bổ sung với nó: A-G=20%N A+G=50%N Giải hệ ta có: A=T=35% ; G=X=15% Mà 2A+3G=2760 =>N=2400(nu) A=T= 840(nu); G=X=360(nu) b, L= N/2*3.4=4080 (A0)Câu 6: a, Mỗi mạch đơn có N/2=L/3.4 Ao=0.306*104/3.4=900(nu) A1= T2= 135(nu) T1=A2= 270(nu) G2=X1=225(nu) G1=X2= 270(nu) A=T= (15+30)/2=22.5% G=X= (30+25)/2=27.5% G=X= 270+225=495(nu) A=T= 135+270=405(nu) b, C=1800/20=90chu kì xoắn M=1800*300=540000đvc c, LkH= 2A=3g=2*405+3*495=2295(lk)Câu 7: Số lượng từng loại (nu) của mỗi gen a, Xét gen thứ nhất. Gọi N là số (nu) của gen. Gen có hiệu số giữa G và một loại (nu) khác là 10%, ta có: G - A =10% G + A= 50% G = 30% A=T=20% Gen có 3120 liên kết H, nên: 2A+3G=3120 (40N + 60N):100 = 3120 =>N=2400 (nu) Vậy nên : A=T=480 (nu) G=X=720 (nu)

25

Page 26: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

b, Xét gen thứ hai ít hơn gen thứ nhất 120A, tức số liên kết H giữa các cặp A-t của gen 2 ít hơn số liên kết H giữa các cặp A-T của gen 1 là: 120*2=240 liên kết. Tổng số liên kết H của gen thứ 2 không đổi so với thứ nhất. Do đó, số liên kết H giữa các cặp G-X của gen 2 phải nhiều hơn số số liên kết H giữa các cặp G- X của gen thứ 1 là 240. Nên số nu G=X của gen 2 nhiều hơn gen thứ nhất : 240 : 3 = 80 nu Suy ra : số lượng từng loại nu của gen thứ hai là: A = T = 480 -120 = 360 nu G = X= 720 + 80 = 800 nu Số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của từng gen: Theo đề bài cả 2 gen đều có: A1 = 15% va G1 = 35% a) Xét gen thứ nhất: Mỗi mạch gen có: 2400 : 2= 1200 nu Vậy số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen thứ nhất là Mạch 1 Mạch 2 Số lượng A1 = T2 = 180nu T1 = A2 = 300nu G1 = X2 = 420nu X1 = G2 = 300nu b) Xét gen thứ hai: Mỗi mạch của gen thứ hai có: N/2 = A + G = 360 +800 =1160 nu Số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen thứ hai là Mạch Mạch 2 Số lượng A1 = T2 = 174nu T1 = A2 = 186nu G1 = X2 = 406nu X1 = G2 = 394nuCâu 8: a. Số nu mỗi loại và số liên kết H của gen thứ nhất là: Gọi N là số nu của gen 1, số liên kết hóa trị D-P gen 1 là : 2(N-1)=5998=>N=3000Nu Gen có A:G=3:2 =>A=3/2G Ta có A+G=1500nu 3/2G+G=1500 5G=3000Nu Vậy G=X=600Nu

26

Page 27: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

A=T=900Nu Số liên kết h của gen 1 là:2A+3G=3600 liên kết. b. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen thứ nhất. A1 +T1 =40% A1 - T1= 20% A1= 30% =>T1=10% G1+X1=60% vì 100-30-10 G1-X1=20% => G1=40% X1=20% Số lượng từng loại nu trên mỗi mạch của gen thứ 1: Mạch 1 Mạch 2 Số lượng A1 = T2 = 450 nu T1 = A2 = 150 nu G1 = X2 = 600 nu X1 = G2 = 300nuCâu 9: 1. gen thứ nhất có:5100*2/3.4=3000nu Số liên kết H giữa A và T=2/3 LkH giữa G và X. Mặt khác:2A=2/3*3G => A=G=T=X=25% =>A=T=G=X=750nu Số liên kết H của gen 1 là: 2A+3G= 3750 lk 2.Chiều dài của gen thứ 2 là: 5100-153=4947 A0 =>N = 4947*2/3.4=2910 nu Mà số liên kết H của gen thứ nhất= LkH của gen thứ 2 =3750 lk 2A+3G=3750 2A+2G=2910 G=840 G=X=840nu A=T=(2910/2)-840=615 nu 3. Mỗi mạch của gen thứ 2 là: A1 =2/5A=246 nu G1 =2 A1 2*246=492 nu => A2 =A- A1=369 nu G2 =G - G1=348 nu Vậy số lượng nu mỗi mạch là: Mạch 1 Mạch 2 số lượng A1 = T2 = 246 nu

27

Page 28: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

T1 = A2 = 369 nu G1 = X2 = 492nu X1 = G2 = 348nuCâu 10: Theo đề bài ta có: rA= T gốc =20% rU =18% rG =34% =>rX=100-18-34-20=28% Dựa theo nguyên tắc bổ sung ta có: A=T=( rA + rU)/2=19% G=X=( rG+ rX)/2=31%Xét gen : Số lượng nu của gen: 0.408*10^4*2/3.4=2400 nu Gen có A=T=19%.2400=456nu G=X=31%.2400=744nu Xét phân tử ARN: mARN= 2400/2=1200 ribonu Số lượng từng loại ribonu của ARN là: rU = A1 = 18% .1200 =216ribonu rA = T1 = 20%.1200 =240 ribonu rG = X1 = 34% .1200 = 408 ribonu rX = G1 = 28% .1200=336 ribonu

B. CÂU HỎI BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC - PHẦN PHÂN BÀO* Một số kí hiệu và công thức:

- Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n, số lần nguyên phân là k, số tế bào ban đầu là a

- Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k - Tổng số NST sau cùng ở tất cả các tế bào con là : 2k. 2n. a- Tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế

bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n.- Số tê sbào con có NST đơn nguyên liệu mới hoàn toàn: (2k – 2) 2n

* Một số dạng bài tập:Dạng 1: Xác định số lượng NST, cromatit, tâm động ở các kì của nguyên phân:

28

Page 29: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

1. Phương pháp : để giải được dạng bài tập này, yêu cầu học sinh phải nắm được sự biến đổi hình thái NST qua các kì của phân bào, trạng thái đơn kép của NST

Bảng tổng hợp:Các kì

Chỉ tiêuKì trung

gianKì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối

Số NST 2n kép 2n kép 2n kép 4n đơn 2n đơnSố crômatit 0 4n 4n 0 0Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n 2. Bài tập mẫu: 1/ Một tế bào cà chua có 2n = 24 NST. Hãy xác định những thành phần sau có trong 1 tế bào:

a. Số tâm động kì trước nguyên phân b. Số cromatit kì giữa nguyên phân c. Số NST đơn kì sau nguyên phân

Giải: - Số tâm động kì trước nguyênp phân: 24- Số cromatit kì giữa nguyên phân : 48- Số NST đơn kì sau nguyên phân : 48

2/ Ở ruồi giấm 2n = 8. Hãy cho biết: - Số tâm động ở kì sau của nguyên phân - Số cromati ở kì giữa của nguyên phân - Số cromatit ở kì sau của nguyên phân - Số NST ở kì sau của nguyên phân

Giải : - Số tâm động ở kì sau của nguyên phân: 16 - Số cromati ở kì giữa của nguyên phân: 16- Số cromatit ở kì sau của nguyên phân: 0 - Số NST ở kì sau của nguyên phân :16 đơn

Dạng 2: Xác định số tế bào mới tạo thành, xác định số lần nguyên phân của tế bào:1. Phương pháp: áp dụng công thức

- Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k - Tổng số NST sau cùng ở tất cả các tế bào con là : 2k. 2n. a- Tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế

bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n.- Số tê sbào con có NST đơn nguyên liệu mới hoàn toàn: (2k – 2) 2n

2. Bài tập:

29

Page 30: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Câu 1: Một hợp tử của 1 loài nguyên phân liên tiếp 1 số lần tạo ra 32 tế bào ở thế hệ cuối cùng với 576 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đổi. Xác định số lần nguyên phân. Bộ NST lưỡng bội của loài có bao nhiêu NST? Giải: Gọi k là số đợt nguyên phân của hợp tử, ta có:

2k = 32, k = 5 Vậy hợp tử đã nguyên phân liên tiếp 5 lần Số NST trong 1 tế bào là: 576/ 32 = 18 NST Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 18 NSTCâu 2.

Ở chó 2n = 78 NST, sau thụ tinh có 3 hợp tử hình thành. Các hợp tử nguyên phân để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử là 8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 so với hợp tử 2 là 1/4 . Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1/6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và 2.

a/ Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử b/ Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử c/ Tính số NST môi trường cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên

phân Giải: a/ Số lượng tế bào con trong hợp tử : 8112 : 78 = 104 tế bào

Gọi x,y, z số tế bào của các hợp tử lần lượt là 1, 2, 3Theo giả thuyết số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1/6 lần số tế bào con

sinh ra từ hợp tử 1 và 2: nên có phương trình: z = 1.6(x + y) Tổng số tế bào là 104 nên ta có phương trình: x + y + 1.6(x + y) = 104

từ đây ta có x = ¼ yVậy x= 8, y= 32, z= 64

b/ Từ số tế bào của từng hợp tử ta suy ra số lần nguyên phân của từng hợp tử như sau (nhờ áp dụng công thức: Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k )

Hợp tử 1 :nguyên phân 3 lần Hợp tử 2: nguyên phân 5 lần Hợp tử 3: nguyên phân 6 lần

c/ Áp dụng công thức: tổng số NST đơn tương đương với số nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế bào 2n trải qua k đợt nguyên phân là: (2k – 1) 2n. (2k – 1) 2n = (23 – 1) 78 + (25 – 1) 78 + (26 – 1) 78 = 7878 NST

30

Page 31: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Câu 3. Ở cà chua 2n = 78, số lượng NST kép trong tế bào vào thời điểm tập trung trên mặt phăng xích đạo ít hơn số lượng NST đơn của các tế bào đang có phân li về 2 cực là 1200. Tổng số NST trong 2 nhóm tế bào là: 2640. Hãy xác định:

a/ Số tế bào con của từng nhóm trong nguyên phân b/ Số tế bào con của cả nhóm khi kết thúc nguyên phân c/ Số NST môi trường cung cấp trong nguyên phân

Giải: a/ Nhóm tế bào ở trạng thái có các NST kép tập trung trên mặt phăng xích đạo: vậy nhóm tế bào này đang ở kì giữa của nguyên phân. Gọi sô NST kép trong nhóm tế bào này là x - Nhóm tế bào ở trạng thái có các NST đơn phân li về 2 cực tế bào: vậy nhóm tế bào này đang ở kì sau của nguyên phân. Gọi số NSTđơn trong nhóm tế bào là y - Theo đề bài cho: Tổng số NST trong 2 nhóm tế bào là: 2640, từ đây ta có phương trình : x + y = 2640 (1) - Dựa vào số lượng NST kép trong tế bào vào thời điểm tập trung trên mặt phăng xích đạo ít hơn số lượng NST đơn của các tế bào đang có phân li về 2 cực là 1200 ta có phương trình: x – y = 1200 (2)

Giải 1 và 2 được: x = 720 NST kép, y = 1920 NST đơn b/ Số tế bào ở kì giữa của nguyên phân là: 720 : 24 = 30 Số tế bào ở kì sau của nguyên phân là: 1920 : 48 = 40 c/ Tổng số tế bào con khi kết thúc nguyên phân: 40 x 2 + 30 x 2 = 140 (tế bào)Câu 4.

Ở ngô 2n = 20, tổng số NST kép đang nằm ở mặt phăng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực của nhóm tế bào ngô đang nguyên phân là 640. Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 160.

a) Các nhóm tế bào đang nguyên phân ở kì nào ? Xác định số tế bào ở mỗi kì b) Nếu nhóm tế bào hoàn tất quá trình nguyên phân thì tạo ra bao nhiêu tế

bào con Giải: a) Gọi số NST kép ở kì giữa là x Gọi số NST đơn ở kì sau là y Tổng số NST kép đang nằm ở mặt phăng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực của nhóm tế bào ngô đang nguyên phân là 640. Ta có phương trình: x + y = 640(1)

Số NST đơn nhiều hơn NST kép là 160: x – y = 160 (2)

31

Page 32: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Giải 1 và 2 có x= 400, y = 240 Vậy số tế bào ở kì giữa là: 10

số tế bào ở kì sau là: 12 b) Số tế bào tạo ra khi kết thúc nguyên phân là: (12 + 10) = 44Câu 5.

Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xác định số tế bào mới tạo ra qua nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào trong 2 trường hợp sau đây:

TH1: Môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liện tạo ra tương đương với 434 NST đơn

TH 2: Trong tổng số tế bào mới được tạo thành có 868 NST đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường tế bào.

Biết rằng ở thế hệ tế bào cuối cùng NST chưa nhân đôi .Giải:

TH1: Số tế bào mới tạo ra là: nhờ áp dụng công thức (2k – 1)2n = 434

(2k – 1)14 = 434 , số tế bào là 32TH 2: Áp dụng công thưc số tế bào mới được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên

liệu môi trường : (2k – 2)2n = 868, số tế bào là 64Câu 6.

Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra 32 tế bào ở thế hệ cuối cùng với 576 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi.

a. Xác định số lần nguyên phân b. Bộ NST lưỡng bội của loài có bao nhiêu NST

Giải: a. Áp dụng công thức:

Số tế bào con tạo thành sau k lần nguyên phân là: 2k = 32 Vậy số lần nguyên phân là 5 b. Tổng số tế bào cuối cùng là 32, tổng số NST cuối cùng là 576

Vậy mỗi tế bào có số NST là : 576 : 32 = 18 NST Vậy 2n = 18

Câu 7. Ba hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới

có 4800 NST chưa nhân đôi. Môi trường đã cung cấp nguyên liệu 4650 NST. a) Bộ NST 2n của loài b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử

Giải: a. Số NST đơn của 3 hợp tử là:

32

Page 33: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

4800 – 4650 = 150Số NST của mỗi hợp tử là:

150: 3 = 50 2n = 50

b. Số tế bào được tạo ra từ mỗi hợp tử :4800 : 150 = 32

Mỗi hợp tử có 32 tế bào vậy số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là 5 lần Câu 8.

Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78 ). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng và giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội bình thường.

a. Tìm số hợp tử hình thành.b. Số tế bào sinh tinh và sinh trứng cần thiết cho quá trình hình thành các giao

tử.c. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái.d. Số thoi vô sắc hình thành trong quá trình hình thành trứng từ 1 tế bào sinh

dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu?Giải:

a. Số hợp tử hình thành(2k – 2) x 78 = 19812Suy ra số trứng hình thành: 256.Số hợp tử được tạo ra: 256 x 25% = 64.

b. Số TB sinh tinh:- Số tinh trùng được tạo ra: 64 : 3,125% = 2048.- Số TB sinh tinh: 2048 : 4 = 512 TB.- Số TB sinh trứng = số trứng tạo thành = 256.

c. Số đợt NP của TB sinh dục cái 2k = 256 => k = 8. d. Tổng số thoi vô sắc được hình thành 4. 2k – 1 = 1023 thoi

33

Page 34: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Để kiểm định hiệu quả sử dụng các phương pháp học tập đã được thiết kế ở trên và đánh giá tính khả thi của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm ở Lớp 10 Sinh - Trường THPT Chuyên Quảng Bình.

1. Đối tượng thực nghiệm:- Học sinh lớp 10 chuyên Sinh- Trường THPT Chuyên, tiến hành chọn 2 nhóm:

1nhóm thực nghiệm (có sử dụng phương pháp học tập xây dựng ở trên), 1 nhóm đối chứng.

Danh sách nhóm thực nghiệm:1.Nguyễn Thị Thu Hà2.Trương Thị Thu Hà3.Nguyễn Thị Mỹ Dạ4.Trần Thị Nguyệt Hân5. Huỳnh Mỹ Duyên6.Nguyễn Ngọc Thanh Huyền.Danh sách nhóm đối chứng:1.Vo Thị Thùy An2.Tưởng Thị Bình Chung3.Hồng Mỹ Linh4.Phạm Đặng Tuyết Ly5.Ngô Thanh Đăng6.Nguyễn Tự Đạt2. Các vấn đề thực nghiệm:- Đưa hệ thống các câu hỏi và bài tập thiết kế vào các giờ sữa bài tập, ôn tập trên

lớp.- Kiểm tra hiệu quả học tập thông qua việc giải các bài tập và các bài kiểm tra

thường xuyên (với các đề giống nhau ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng).- Cô giáo chủ nhiệm chấm bài và trả kết quả.

34

Page 35: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

3. Kết quả thực nghiệm:Bảng . Bảng phân loại trình độ qua các lần kiểm tra.

Tên nhóm Điểm

Thực nghiệm Miệng 15 phút 1 tiết Học kì1.Nguyễn Thị Thu Hà 10 9 9 8.5 9.5 10 9.5

2.Trương Thị Thu Hà 9 9 9 8 9 9 8.5

3.Nguyễn Thị Mỹ Dạ 9 9 9 8 8 9 8

4.Trần Thị Nguyệt Hân

10 10 9 9 8.5 9 9.5 8.5

5. Huỳnh Mỹ Duyên 9 8 9 7 9.5 6 8

6.Nguyễn Ngọc Thanh Huyền

8 9 7 8 8 6 7

Đối chứng1.Trần Khánh An 7 6 5 6 6 6 7

2.Tưởng Thị Bình Chung

9 9 8 9 8 8 8.5

3.Hồng Mỹ Linh 8 9 7 8 8 7.5 7

4.Lê Công Trung Kiên 5 8 6 7 7 6 7

5.Ngô Thanh Đăng 8 9 8 8 6 8.5 7.5

6.Nguyễn Tự Đạt 8 8 10 8.5 10 8 8.5

35

Page 36: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

Phương ánHọc lực(%)

Kém (1-2) Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi(9-10)

Thực Nghiệm

0 0 5 40 55

Đối Chứng

0 0 15 46 39

- Về mặt định lượng: Qua kiểm tra ở các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng nhận thấy ty lệ học sinh giỏi nhóm thực nghiệm có tỉ lệ cao (55%), nhóm đối chứng (39%); tỉ lệ học sinh đạt kết quả trung bình nhóm thực nghiệm (5%) ít hơn so cới nhóm đối chứng (15%).

Các kết quả dó đã cho thấy việc sử dụng phương pháp đã xây dựng và hệ thống câu hỏi bài tập để rèn luyện phương pháp học tập môn sinh học là có tính khả thi và có tính thực tiễn.IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

Để đề tài có tính khả thi, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:1. Những điều nên tránh:

     - Không nên học thuộc lòng cả bài cả chương theo như sách giáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài học sinh có thể thực hiện được khá nhanh nhưng lại nhanh quên. Tuy nhiên, cái chính là cách học này thể hiện học sinh không biết tóm tắt các ý của bài, không biết ý nào là chính ý nào là phụ, cái gì cần nhớ cái gì không. Chính vì cách học như thế rất nặng nề nên học sinh sẽ nảy ra tư tưởng học tủ hoặc có tư tưởng coi cóp trong khi làm bài.              

- Không nên y lại vào thầy/cô. Phải quán triệt tinh thần tự học là chính. Nhiều học sinh theo hết khoá học thêm này đến khoá khác, học thêm hết thầy cô này đến thầy cô khác đến nỗi không còn thời gian ở nhà để tự xử lí kiến thức. Kết quả là chỉ có thu thập thông tin về để ghi nhớ nhưng không biết cách xử lí thông tin phục vụ cho việc làm bài sau này.- Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó, quá lắt léo hoặc toán hoá sinh học một cách máy móc mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.         - Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ, chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy được các chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao. Tóm lại, cần quan tâm đến học cách

36

Page 37: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

hệ thống hoá kiến thức tạo dựng nên bộ khung xương sau đó mới học các chi tiết để lắp ráp vào bộ khung đó để xây dựng nên một ngôi nhà kiến thức hoàn chỉnh.

2. Những điều nên làm khi ôn tập:- Hãy tự kiểm tra xem mình nắm được kiến thức đến mức nào bằng cách gập

sách lại và hình dung ra toàn bộ chương trình thi gồm những mảng kiến thức nào. Trong từng mảng đó lại gồm các phần nào và cứ thế chia nhỏ. Nếu có chỗ chưa nắm tốt hoặc cảm thấy “có vấn đề” thì cần giở sách ra học cho bằng được.

 - Học theo chủ đề mà không học theo các câu hỏi cụ thể. Các chủ đề lớn như nêu trên lại được chia nhỏ thành các đơn vị kiến thức 

- Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: Nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chăng hạn, khi học về đột biến đa bội thể thì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội. 

37

Page 38: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

KẾT LUẬN

1. Kết luận chung:Nghiên cứu đề tài đã thu được một số kết quả nhất định:1. Đã xây dựng được một số phương pháp học tập môn Sinh học có hiệu quả

cao.2. Đã xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức và giải

được các bài tập đó.3. Sử dụng các phương pháp học tập vào quá trình học tập bước đầu thu được

một số thành công đáng kể: ty lệ học sinh giỏi nhóm thực nghiệm có tỉ lệ cao hơn so với nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Đa số các bạn hiểu bài nhanh, nắm chắc được các vấn đề trọng tâm, phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp, tăng cường suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh các nhận thức hành vi, kỹ năng của các bạn.

4. Việc nghiên cứu giúp chúng em rất nhiều trong học tập, giúp chúng em hiểu biết hơn về sự đa dạng của thế giới sinh học tế bào.

5. Quá trình nghiên cứu này giúp chúng em tích lũy được nhiều bài học thực tiễn, nắm chắc kiến thức và luôn luôn thành thạo trong công việc giải quyết các bài tập phần sinh học tế bào.

Tóm lại, nghiên cứu khoa học rất bổ ích đặc biệt khi nghiên cứu về phương pháp học tập. Từ việc nghiên cứu trên chúng em mong muốn mình cũng như các bạn khác trong lớp 10 Sinh hãy cùng nhau lựa chọn một phương pháp học tập đúng đắn cho mình, luôn vận dụng chúng vào những bài học, giải bài tập để một phần nào đó cải thiện được thành tích học tập của mình và đạt nhiều thành công hơn trong tương lai.2. Kiến nghị:

Để các bài tập tình huống được thiết kế ở trên có hiệu quả cao tôi có một số kiến nghị như sau:

- Cần phải được tiến hành thực nghiệm trên diện rộng để thử nghiệm, bổ sung và hoàn thiện hơn.

- Thầy cô giáo tích cực áp dụng phương pháp vào dạy và học

38

Page 39: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

- Học sinh làm quen với phương pháp học mới, thường xuyên rèn luyện để trở thành thói quen

Mặc dù bước đầu thu được một số kết quả nhất định, nhưng không tránh khỏi được một số thiếu sót. Rất mong được các thầy cô giáo, các bạn tham khảo, sử dụng và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.

Đồng Hới, tháng 5 năm 2012. NHÓM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Thị Thu HàTrương Thị Thu HàNguyễn Thị Mỹ Dạ

Trần Thị Nguyệt HânHuỳnh Mỹ Duyên

Nguyễn Ngọc Thanh Huyền

39

Page 40: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web Violet.vn

2. Trang web Go.edu.com3. Trang web Thuviensinhhoc.com4. Tuyển tập đề thi Olympic 30-4 Sinh học Lần thứ VIII- 20025. Google.com.vn6. Diễn đàn học mãi

40

Page 41: LỜI MỞ ĐẦUchuyen-qb.com/web/attachments/563_DE TAI KHOA HOC LOP 1… · Web viewc) Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy

41