LỜI MỞ ĐẦU -...

46
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Nắm bắt tình hình này các ngân hàng đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh toán hoàn hảo: - Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán nhanh, chính xác. - Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử dụng thẻ. Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới. Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt nhu cầu này, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã đưa dịch vụ thẻ vào ứng dụng trong hoạt động thanh toán của mình. Gần 14 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã được những thành tựu và những khó khăn nhất định. Sau khi tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Chợ Lớn TPHCM, tôi đã chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNTVN chi nhánh Chợ Lớn TPHCM " làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu quá trình phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNTVN chi nhánh Chợ Lớn.

Transcript of LỜI MỞ ĐẦU -...

Page 1: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng

hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có

những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Nắm

bắt tình hình này các ngân hàng đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là

thẻ ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán

thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh

toán hoàn hảo:

- Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh

toán nhanh, chính xác.

- Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy

động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản

phí sử dụng thẻ.

Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một

phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.

Ở Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng

nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất

hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt nhu cầu này, Ngân

hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) – chi nhánh Chợ

Lớn TPHCM đã đưa dịch vụ thẻ vào ứng dụng trong hoạt động thanh toán của mình.

Gần 14 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông

thôn – chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã có được những thành tựu và những khó khăn

nhất định. Sau khi tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển

nông thôn - chi nhánh Chợ Lớn TPHCM, tôi đã chọn đề tài "Giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNTVN – chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM " làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu quá trình phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNTVN – chi nhánh

Chợ Lớn.

Page 2: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 2

Phát hiện những mặt mạnh và những thiếu xót còn tồn tại trong quá trình phát hành

và thanh toán thẻ.

Đề ra những giải pháp cho quá trình phát hành và thanh toán thẻ hoạt động tốt hơn.

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Chợ Lớn.

Khách hàng tham gia mở tài khoản tại ngân hàng.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu các tài liệu về quy trình phát hành và thanh toán thẻ.

Phân tích báo cáo tài chính của NHNo & PTNTVN – chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

trong 2 năm 2008 và 2009.

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học, định lượng, dự báo.

5. Nội dung nghiên cứu

Đề tài được chia làm 3 chương:

Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ

Chƣơng 2: Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn – Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM.

Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Chợ Lớn

TPHCM.

Vì thời gian không cho phép và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình

nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Mong các thầy (cô) thông cảm và góp ý

cho bài làm của tôi được tốt hơn.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Page 3: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ

1.1. Khái niệm chung về thẻ

1.1.1. Sự ra đời của thẻ trên thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao,

nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế phát triển mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh chóng

và thuận tiện trở thành một yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng. Điều này gây

áp lực lên các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ

thanh toán của mình nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất. Cũng

trong thời gian đó, khoa học kỹ thuật thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh

vực thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát

triển và hoàn thiện phương thức thanh toán của mình, trong đó phải kể đến sự ra đời và

phát triển của hình thức thanh toán bằng thẻ.

Những hình thức sơ khai của thẻ xuất hiên lần đầu ở Mỹ vào những năm 1920

dưới cái tên tạm gọi là “đĩa mua hàng” (shooper’s plate). Thực chất ở đây chính là việc

người chủ cửa hàng đã cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách bán chịu, mua hàng

trước và trả tiền sau. Tuy nhiên, thẻ ngân hàng lại ra đời một cách ngẫu nhiên vào năm

1940 với tên gọi đầu tiên là thẻ DINNERS CLUB do ý tưởng của một doanh nhân

người Mỹ là Frank Mc Namara. Năm 1950 chiếc thẻ nhựa đầu tiên được phát hành,

những người có thẻ DINNERS CLUB này có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng tại

thành phố New York và phải chịu một khoản lệ phí hàng năm là 5USD. Đến năm

1951, hơn 1 triệu đôla được ghi nợ, doanh số phát hành thẻ ngày càng tăng và công ty

phát hành thẻ DINNERS CLUB bắt đầu có lãi. Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra

ngay sau đó đã nhanh chóng đưa thẻ trở thành một phương tiện thanh toán mang tính

toàn cầu. Năm 1960, Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình là

BANKAMERICARD. Đến năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ thành lập

Interbank, một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao

dịch thẻ. Ngay sau đó, vào năm 1967, bốn ngân hàng bang California đổi tên từ Bank

Card Association thành Western State Bank Card Association và tổ chức này đã liên

kết với Interbank cho ra đời thẻ MASTER CHARGE, loại thẻ này đã nhanh chóng trở

thành một đối thủ cạnh tranh lớn của BANKAMERICARD. Đến năm 1977, tổ chức

BANKAMERICARD đổi tên thành VISA USD và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế VISA.

Page 4: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 4

Năm 1979, tổ chức thẻ MASTER CHARGE đổi tên thành MASTER CARD. Hiện

nay, 2 tổ chức này vẫn đang là 2 tổ chức thẻ lớn mạnh và phát triển nhất trên thế giới.

Năm 1960 chiếc thẻ nhựa đầu tiên có mặt tại Nhật báo hiệu sự phát triển của thẻ ở

Châu Á. Chiếc thẻ nhựa đầu tiên do ngân hàng Barcaly Bank phát hành ở Anh năm

1966 cũng mở ra một thời kì sôi động cho hoạt động thanh toán thẻ tại Châu Âu.

Tại Việt Nam, chiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi

Vietcombank kí hợp đồng làm đại lí chi trả thẻ VISA với ngân hàng Pháp BFCE và

đây đã là bước khởi đầu cho dịch vụ này phát triển ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển

của 2 tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER, một loạt các tổ chức thẻ mang tính

quốc tế khác nối tiếp xuất hiện như: JCB, American Epress, Airplus, Maestro,

Eurocard,... Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của thẻ.

Các ngân hàng và công ty tài chính luôn tìm cách cải thiện sao cho càng ngày thẻ càng

dễ sử dụng và cung cấp những dịch vụ thanh toán tiện lợi nhất cho người tiêu dùng.

Hiện nay, người sử dụng thẻ có thể sử dụng thẻ trên hầu hết các nước trên thế giới, họ

không còn lo việc chuyển đổi sang đồng tiền nội địa khi đi ra nước ngoài.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại thẻ

1.1.2.1 Khái niệm về thẻ

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân

hàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có

thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động (ATM)

hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ ở các đại lý chấp nhận thẻ.

1.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ

Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ tín dụng đã có những thay đổi khá

lớn nhằm tăng độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng. Ngày nay, với những

thành tựu của kĩ thuật vi điện tử, một số loại thẻ được gắn thêm một con chip điện tử

nhằm tăng khả năng ghi nhớ thông tin và tính bảo mật cho thẻ.

* Mặt trước của thẻ bao gồm:Tên, số thẻ, ngày hiệu lực (nếu có), số mật mã đợt

phát hành, tên chủ thẻ.

* Mặt sau của thẻ bao gồm:

- Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực,

tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số PIN.

- Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ.

Page 5: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 5

1.1.2.3 Phân loại thẻ

Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành:

Sơ đồ 1.1: Phân loại thẻ

Nguồn: Sách tập huấn công tác thẻ cho nhân viên phòng Dịch vụ & Maketing

Theo đặc tính kĩ thuật:

* Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với 1

băng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong

vòng 25 năm nay. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm sau:

- Khả năng bị lợi dụng cao do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hóa được,

người ta có thể đọc thẻ dễ dàng bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính.

- Thẻ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng

các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn. Do đó, trong những năm gần đây đã bị lợi dụng lấy

cắp tiền

* Thẻ thông minh (thẻ điện tử có bộ vi xử lí chip): là thế hệ mới nhất của thẻ

thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ "chip"

điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh an toàn và hiệu

quả hơn thẻ băng từ do "chip" có thể chứa thông tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng

từ.

Theo chủ thể phát hành

Thẻ

thanh toán

Tính chất

thanh toán

Hạn mức tín

dụng

Phạm vi sử

dụng

Chủ thể phát

hành

Đặc tính kỹ

thuật

Thẻ

băng

từ

Thẻ

thông

minh

Thẻ

ngân

hàng

phát

hành

Thẻ

do tổ

chức

phi

ngân

hàng

phát

hành

Thẻ

tín

dụng

Thẻ

ghi

nợ

Thẻ

rút

tiền

mặt

Thẻ

vàng

Thẻ

chuẩn

Thẻ

trong

nƣớc

Thẻ

quốc

tế

Page 6: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 6

* Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh

động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín

dụng, loại thẻ này hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành trong

một số quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu (ví dụ như: thẻ VISA,

MASTER..).

* Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của

các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như DINNERS CLUB, AMEX… và cũng lưu

hành trên toàn thế giới.

Theo tính chất thanh toán của thẻ

* Thẻ tín dụng (Credit Card): đây là loại thẻ mà khi sử dụng, chủ thẻ được ngân

hàng phát hành cấp một hạn mức tín dụng theo qui định nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền

đã sử dụng đúng kỳ hạn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh,

cửa hàng, khách sạn… chấp nhận loại thẻ này.

* Thẻ ghi nợ (Debit Card): là phương tiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay

rút tiền mặt trên cơ sở số tiền có trong tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng. Thẻ ghi nợ

có hai loại cơ bản:

- Thẻ on-line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập

tức vào tài khoản của chủ thẻ khi xuất hiện giao dịch.

- Thể off-line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài

khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày.

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có một số điểm khác biệt rõ rệt:

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại thẻ là với thẻ tín dụng, khách hàng chi

tiêu theo hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp, còn với thẻ ghi nợ khách hàng chi tiêu

trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là phương tiện thanh toán bình đẳng và dành cho tất

cả mọi người, mọi lứa tuổi, nghành nghề. Cả hai loại thẻ đều có thể giúp khách hàng

tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi phải mang theo tiền mặt. Đặc biệt,

thẻ tín dụng quốc tế là phương tiện thanh toán tiện lợi an toàn đối với những người

thường xuyên đi công tác nước ngoài.

* Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là một hình thức của thẻ ghi nợ song chỉ có một

chức năng là rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với

Page 7: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 7

chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào

số tiền ký quĩ.

Theo phạm vi phát hành

* Thẻ chuẩn (Standard Card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang

tính chất phổ biến, đại chúng.

* Thẻ vàng (Gold card): là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng "cao

cấp", những khách hàng có mức sống, thu nhập và nhu cầu tài chính cao. Loại thẻ này

có thể có những điểm khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi

vùng. Ngoài hai loại thẻ phổ biến trên, trong những năm gần đây các ngân hàng còn

cho ra đời thẻ Bạch Kim mang tính cao cấp hơn và sử dụng được khắp mọi nơi trên

thế giới.

Theo phạm vi sử dụng

* Thẻ dùng trong nước: Có 2 loại

- Local use only card: là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàng trong

nước phát hành, chỉ được dùng trong nội bộ hệ thống tổ chức đó mà thôi.

- Domestic use only card: là thẻ thanh toán mang thương hiệu của tổ chức thẻ

quốc tế được phát hành để sử dụng trong nước.

* Thẻ quốc tế (International card): là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nơi

nó được phát hành mà còn dùng được trên phạm vi quốc tế. Để có thể phát hành loại

thẻ này thì ngân hàng phát hành phải là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế.

1.1.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ

* Quy trình phát hành thẻ

Sơ đồ 1.2 Quy trình phát hành thẻ

Nguồn: Sách tập huấn công tác thẻ cho nhân viên phòng Dịch vụ & Maketing

Ngân hàng

thanh toán

Trung tâm

xử lý số liệu

Ngân hàng

phát hành

Cơ sở

chấp nhận thẻ

Page 8: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 8

- Khách hàng đến ngân hàng phát hành đề nghị cấp thẻ và hoàn thành một số

thủ tục cần thiết mà ngân hàng phát hành quy định.

- Khi nhận đủ hồ sơ, ngân hàng tiến hành thẩm định lại.

- Nếu hồ sơ cấp thẻ hoàn toàn phù hợp, ngân hàng có thể tiến hành phân loại

khách hàng.

+ Hạn mức theo thẻ vàng (hoặc thẻ bạch kim): thường cấp cho khách hàng có

thu nhập cao và ổn định. Hạn mức tín dụng theo này thường cao hơn nhiều so với thẻ

chuẩn.

+ Hạn mức thẻ chuẩn: Hạn mức tín dụng theo thẻ chuẩn thấp hơn nhiều so với

thẻ vàng, chủ yếu cung cấp cho người bình dân.

* Quy trình thanh toán thẻ

Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán thẻ

Nguồn: Sách tập huấn công tác thẻ cho nhân viên phòng Dịch vụ & Maketing

Tại cơ sở chấp nhận thẻ

- Người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở chấp nhận

thanh toán bằng thẻ. Rút tiền ở máy ATM hoặc ở ngân hàng đại lý.

- Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho ngân hàng

phát hành qua tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT).

- Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán

cũng thông qua tổ chức thẻ quốc tế.

Tại ngân hàng thanh toán: khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê, ngân hàng phải tiến

hành kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn. Nếu không có vấn đề gì, ngân

hàng tiến hành ghi nợ vào tài khoản của mình và ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp

nhận thẻ.

Chủ thẻ Ngân hàng

phát hành

Tổ chức thẻ

quốc tế

Cơ sở

chấp nhận thẻ

Ngân hàng

thanh toán

Page 9: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 9

Tại trung tâm: sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa các ngân hàng

thành viên.

Tại ngân hàng phát hành: khi nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm sẽ tiến hành thanh

toán. Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành lập bảng sao kê báo cho chủ thẻ các

khoản thẻ đã sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán (đối với thẻ tín dụng).

1.1.4 Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ

Sơ đồ 1.4 Hoạt động thanh toán thẻ

Nguồn: Sách tập huấn công tác thẻ cho nhân viên phòng Dịch vụ & Maketing

Sơ đồ trên cho thấy một giao dịch thanh toán thẻ có 5 chủ thể tham gia.

* Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân

hàng, tổ chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra các quy tắc bắt buộc các thành

viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu.

* Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc

công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân hàng phát hành

trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản

thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là

chủ thẻ.

* Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như một

phương tiện thanh toán thông qua việc kí kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm

cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

* Chủ thẻ: là cá nhân hay người đựơc uỷ quyền được ngân hàng cho phép sử

dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều kiện, quy

định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ.

* Cơ sở chấp nhận thẻ: là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có kí kết với

ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình

cung cấp bằng thẻ.

Ngân hàng phát

hành

Tổ chức

thẻ quốc tế

Ngân hàng

thanh toán

Cơ sở

chấp nhận thẻ

Chủ thẻ

Page 10: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 10

1.1.5 Một số lợi ích khi sử dụng thẻ

* Đối với ngân hàng phát hành

- Với khoản lệ phí hàng năm mà chủ thẻ phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán

mà ngân hàng cung cấp, chủ thẻ đã tạo nên một nguồn thu đều đặn cho ngân hàng phát

hành.

- Ngoài ra, việc chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng thẻ, ngân hàng cũng

có thêm một nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kì hạn của khách hàng.

- Việc đặt các máy ATM hay liên hệ với các cơ sở chấp nhận thẻ mới cũng góp

phần mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà

việc mở chi nhánh là tốn kém.

* Đối với chủ thẻ

- Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cung cấp một dịch vụ thanh toán

có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn. Ngày nay, với trình độ kĩ thuật ngày càng cao,

việc làm thẻ giả trở nên khó khăn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ có thể

yên tâm hơn về tiền của mình.

- Với việc ngân hàng có thể cấp tín dụng trước cho khách hàng để thanh toán

hàng hóa dịch vụ khách hàng còn được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kì hạn.

- Ngoài ra, khi sử dụng thẻ, khách hàng không phải mang theo một lượng tiền

mặt lớn mà rủi ro bị mất cũng như việc bảo quản cũng rất phức tạp.

* Đối với ngân hàng thanh toán:

- Trong quy trình thanh toán thẻ, các cơ sở phát hành thường mở tài khoản tại

các ngân hàng thanh toán cho tiện việc thanh toán. Điều này đã làm tăng lượng số dư

tiền gửi và nguồn vốn huy động cho ngân hàng thanh toán.

- Với các loại phí như: chiết khấu thương mại, phí rút tiền mặt, phí đại lí thanh

toán, ngân hàng thanh toán sẽ có được một khoản thu tương đối ổn định.

* Đối với các cơ sở chấp nhận thanh toán:

- Với việc được cấp tín dụng trước cho khách hàng, ngân hàng đã giúp khách

hàng chi tiêu vượt quá khả năng của mình, đây là một sức đẩy đối với sức mua của

khách hàng và chính điều này sẽ làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của các cơ

sở chấp nhận thanh toán thẻ tăng cao.

- Khi chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chi

phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm, nộp vào tài khoản ở Ngân hàng...

Page 11: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 11

- Ngoài ra, đối với một số cơ sở, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ của ngân

hàng cũng là một điều kiện để được hưởng các ưu đãi của ngân hàng về tín dụng, dịch

vụ thanh toán...

1.2 Những rủi ro thƣờng gặp trong thanh toán thẻ

Kinh doanh thẻ được coi là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của ngân

hàng. Tuy vậy, đối với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, việc phòng ngừa và

quản lí rủi ro vẫn là một vấn đề rất quan trọng. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

của ngân hàng nằm trong hai khâu: phát hành thẻ và thanh toán thẻ

1.2.1 Rủi ro trong phát hành

* Chủ thẻ thật không nhận được thẻ đã phát hành

Ngân hàng gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện nhưng trên đường vận

chuyển thẻ bị đánh cắp và bị sử dụng mà chủ thẻ không hay biết gì về việc thẻ đã được

gửi cho mình. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành thẻ phải chịu hoàn toàn phí

tổn về những giao dịch được thực hiện.

* Tài khoản thẻ bị lợi dụng

Rủi ro này phát sinh tại thời điểm ngân hàng gia hạn hoặc phát hành lại thẻ.

Ngân hàng phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ khách hàng và yêu cầu

gửi thẻ về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của thông tin nên ngân hàng

đã gửi thẻ đến địa chỉ mới theo yêu cầu của khách hàng nhưng đây không phải là yêu

cầu của chủ thẻ thật. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng. Điều này chỉ bị

phát hiện khi ngân hàng nhận được sự liên hệ của chủ thẻ thật do không nhận được thẻ

hoặc ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán cho chủ thẻ.

1.2.2 Rủi ro trong thanh toán

Đây là khâu thường xảy ra rủi ro trong kinh doanh thẻ. Rất nhiều rủi ro đã xảy

ra cho các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ trong khâu này.

* Thẻ giả

Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ theo thông

tin có được từ các chứng từ giao dịch của thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc. Thẻ giả được

sử dụng để tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất lớn cho các ngân hàng phát hành.

* Thẻ bị mất cắp, thất lạc

Trong lưu hành thẻ, trường hợp này rất dễ xảy ra đối với khách hàng và ngân

hàng. Trong trường hợp thẻ bị mất, chủ thẻ không thông báo kịp cho ngân hàng dẫn

Page 12: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 12

dến thẻ bị người khác lợi dụng gây ra các giao dịch giả mạo làm tổn thất cho khách

hàng. Ngoài ra với những thẻ này, các tổ chức tội phạm có thể mã hóa lại thẻ, thực

hiện giao dịch, trường hợp này đem lại rủi ro cho bản thân ngân hàng phát hành.

* Thẻ được tạo băng từ giả

Đây là loại hình giả mạo thẻ sử dụng công nghệ cao, trên cơ sở thông tin của

khách hàng trên băng từ của cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ các tổ chức tội phạm sử

dụng các phần mềm mã hóa và tạo ra các băng từ giả trên thẻ và thực hiện các giao

dịch.

* Rủi ro về đạo đức

Đây là rủi ro xảy ra khi nhân viên cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ cố tình in ra

nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng, các bộ hóa

đơn còn lại sẽ được giả mạo chữ kí của khách hàng đưa đến ngân hàng thanh toán để

yêu cầu ngân hàng chi trả.

1.3 Các nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán thẻ

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thẻ, mỗi nhân tố có nhiều

hướng tác động đến hoạt động thanh toán thẻ nhưng nhìn chung các nhân tố có thể

chia thành hai nhóm:

* Nhóm nhân tố khách quan:

- Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: trong một xã hội mà trình độ

dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học kĩ thuật công nghệ cao sẽ dễ dàng

tiếp cận với người dân. Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại,

nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngược

lại.

- Thu nhập của người dùng thẻ: thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ

cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao

hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn.

- Môi trường pháp lý: việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được

tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý nhất định.

- Môi trường công nghệ: hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình

độ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đối với một quốc gia có công

nghệ khoa học phát triển, các ngân hàng nước này có thể cung cấp dịch vụ thẻ với sự

nhanh chóng và an toàn cao hơn.

Page 13: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 13

- Môi trường cạnh tranh: đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị

phần của một ngân hàng khi tham gia vào thị trường thẻ. Nếu trên thị trường chỉ có

một ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền

nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động. Nhưng khi nhiều

ngân hàng tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp

phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.

* Nhóm nhân tố chủ quan:

- Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẻ: đội ngũ cán bộ có năng lực, năng

động và có nhiều kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hoạt

động dịch vụ thẻ, ngân hàng nào có sự quan tâm, có chính sách đào tạo nhân lực trong

kinh doanh thẻ hợp lý thì ngân hàng đó sẽ có cơ hội đẩy nhanh việc kinh doanh thẻ

trong tương lai.

- Tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng thanh toán thẻ: gắn

liền với các máy móc thiết bị hiện đại nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ

gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm

bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịp yêu cầu của thế giới. Để phục vụ cho

phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng cần trang bị một số máy móc như máy đọc hóa

đơn, máy xin cấp phép EDC, máy rút tiền tự động ATM, máy POS và hệ thống điện

thoại-Telex…

- Định hướng phát triển của ngân hàng: xây dựng cho mình các kế hoạch, chiến lược

marketing phù hợp, tham gia khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi

cách để nâng cao tính tiện ích của thẻ cũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì

ngân hàng đó sẽ có thể mở rộng và phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững

và ổn định.

Page 14: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 14

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN TPHCM

2.1 Tổng quan về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Chợ

Lớn TPHCM có tên quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural

Development – Cho Lon Brand có văn phòng chính đặt tại 43 Hải Thượng Lãn Ông

– P10 – Q5 - TPHCM. Được thành lập ngày 20/05/1996 là tiền thân của ngân hàng

Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn – Chi Nhánh Bến Thành TPHCM, sau nhiều

năm là một phòng giao dịch nhỏ, NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn TPHCM đã

đủ mạnh để tách ra trở thành một chi nhánh độc lập..Tính đến nay NHNo & PTNT –

Chi Nhánh Chợ Lớn đã hoạt động gần 15 năm và đã trải qua không biết bao nhiêu

thăng trầm để đạt được những thành tựu đáng kể như ngày nay. Trong suốt những năm

1996-1999, NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn TPHCM đã cung ứng tín dụng cho

các nghành kinh tế chủ chốt của đất nước. NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn

thành lập sau khi pháp lệnh Ngân hàng ra đời ngày 24/05/1990, nhờ vậy hoạt động

ngân hàng chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế mới phù hợp với chủ trương phát triển

kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, điều này đã tạo

điều kiện cho NHNo & PTNT – chi nhánh Chợ Lớn từng bước thay đổi và thích nghi

dần cơ chế thị trường, từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đa dạng hoá

các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiện các khoản vay nợ,

bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn trong và ngoài nước... Hoạt động của NHNo

& PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn như đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,

không chỉ đầu tư cho các tổ chức kinh tế quốc doanh mà mở rộng sang khu vực ngoài

quốc doanh. NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn TPHCM đã học hỏi được nhiều

kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để hoàn

thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ buôn bán trên các thị

trường lớn, đầy tiềm năng. NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn TPHCM đã thực sự

có một vị thế vững chắc, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường với phương châm

Page 15: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 15

“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho

quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Nông Thôn Việt Nam cũng như giữ vững niềm tin của đông đảo bạn hàng trong và

ngoài nước.

NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn đặt văn phòng tại nơi có mật độ dày đặc

các ngân hàng thương mại với 92 tổ chức tín dụng hoạt động với nhiều loại hình khác

nhau, NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn TPHCM đã kế thừa và phát huy có hiệu

quả truyền thống hoạt động của NHNo & PTNTVN và dần vươn lên khẳng định vị trí

và uy tín của mình trên địa bàn, đóng góp vào tốc độ phát triển của kinh tế xã hội của

TPHCM..

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động và

đặt trước mỗi ngân hàng trong nước cả thời cơ và thách thức. Để sẵn sàng cho quá

trình hội nhập khu vực và quốc tế vào 12/2010. NHNo & PTNT – Chi Nhánh Chợ Lớn

đã triển khai đề án cơ cấu lại hoạt động của mình nhằm lành mạnh hóa tình hình tài

chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa và hiện đại

hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, từng bước áp dụng các

chuẩn mực ngân hàng hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, Ngân hàng Nông

Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam luôn tiên phong trong việc ứng dụng công

nghệ hiện đại, tin học hóa các hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ tài

chính ngân hàng có chất lượng cao, giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và

ngoài nước. Đứng trước nhiều đối thủ mạnh đã và sẽ ra đời tại Việt Nam, đòi hỏi

NHNo & PTNTVN phải có những bước đi đúng đắn ngay từ đầu.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Về cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn –

Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

Page 16: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 16

Nguồn: Trích dẫn quy mô tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ

Lớn TPHCM (Phòng hành chính)

+ Phòng kiểm tra-hoạch toán nội bộ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về

kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Lên kế hoạch, các phướng án hoạt động trong

tương lai, hỗ trợ ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.

+ Phòng Tín dụng: Có chức năng tham mưu, giúp ban giám đốc xây dựng các

biện pháp thực hiện chính sách, chủ trương của NHNo & PTNT về tiền tệ, tín dụng...,

+ Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán xuất nhập

khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng.

+ Phòng Dịch vụ và Maketing: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn quy trình

nghiệp vụ cho khách hàng. Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến thẻ và tài khoản

tiền gửi, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới của ngân hàng.

+ Phòng điện toán: cải tiến bổ xung các phần mềm hiện có. Có nhiệm vụ quản

trị và quản lý toàn bộ hệ thống mạng, máy, cập nhật ứng dụng CNTT cho ngân hàng.

+ Phòng Hành chính nhân sự: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc

bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế

độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản lý bảo quản tài sản của

chi nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ. Thực hiện công

tác lễ tân, bảo vệ, chăm lo đời sống nhân viên và một số nhiệm vụ khác.

GIÁM ĐỐC

P. KIỂM TRA HOẠCH

TOÁN NỘI BỘ

P. KẾ HOẠCH TỔNG

HỢP

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

P.

HÀNH

CHÁNH

NHÂN

SỰ

P.

KẾ

TOÁN

NGÂN

QUỸ

P.

DỊCH

VỤ VÀ

MAKE

TING

P.

ĐIỆN

TOÁ

N

P.

TÍN

DỤNG

P.

THANH

TOÁN

QUỐC

TẾ

Page 17: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 17

+ Phòng Kế toán và ngân quỹ: có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và xử lý các

yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ

liên quan tới chi tiêu nội bộ. Quản lý thu chi bằng VND, các loại ngoại tệ, kho tiền, tài

sản thế chấp, chứng từ có giá. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu - chi tiền

mặt VND, ngoại tệ, séc. Xử lý các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

- Ngoài ra NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn còn có bốn phòng giao dịch

là: Đông Chợ Lớn, Hòa Bình, Bắc Hải và Thuận Kiều, bốn phòng giao dịch này chịu

sự giám sát của ba phó giám đốc.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây

Tổng quan hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và hoạt động của Ngân

hàng Nông Nghiệp nói riêng trong năm 2009 đã có nhiều diễn biến phức tạp. Ngân

hàng Nông Nghiệp – Chi nhánh Chợ Lớn cũng có nhiều biến động theo thị trường.

Năm 2008-2009 được đánh giá là năm gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh tài chính.

Tốc độ phát triển kinh tế thế giới trì trệ, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đứng

trước nguy cơ sụp đổ. Màn mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài từ năm

2007-2009 được đánh dấu bằng sự sụp đổ của tập đoàn tài chính lớn thứ ba nước Mỹ

Lehman Brothers từ đó kéo theo sự đổ vỡ dây chuyền của các tổ chức khác. Tuy

không bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới nhưng do tâm lý lo sợ của người dân

nên trong hai năm 2008 và 2009 thị trường bất động sản và tài chính của Việt Nam ít

sôi động và đóng băng trong nhiều tháng liền đẫn đến doanh thu không chỉ của Ngân

hàng Nông Nghiệp mà các Ngân hàng khác gặp nhiều khó khăn. Đồng USD và vàng

liên tiếp tăng mạnh, nhu cầu tích trữ vàng và USD trong dân chúng tăng đẩy các Ngân

hàng đứng trước tình trạng cầu vượt quá cung. Với tình hình gặp nhiều khó khăn như

vậy nhưng NHNo & PTNT – chi nhánh Chợ Lớn TPHCM vẫn nổ lực hết mình để

vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính này và cuối năm 2009 đạt được mức dự trữ tối

ưu mà Ngân hàng TW quy định. Đó là kết quả của sự nỗ lực đổi mới, phát triển của

toàn thể cán bộ nhân viên NHNo & PTNT – chi nhánh Chợ Lớn TPHCM trong quá

trình triển khai đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, lành mạnh hóa tình hình tài

chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa và hiện đại

hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và từng bước áp dụng các

chuẩn mực ngân hàng hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động.

Page 18: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 18

2.1.4 Những thành tựu đạt đƣợc

Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Dịch vụ huy động vốn là một trong những dịch vụ chủ yếu và cũng là một hình

thức tạo vốn quan trọng hàng đầu, không thể thiếu đối với các NHTM. Dịch vụ huy

động vốn có quan hệ chặt chẽ với dịch vụ cấp tín dụng, là cơ sở để mở rộng và tăng

trưởng tín dụng. Ngoài ra, khi dịch vụ huy động vốn phát triển sẽ tạo tiền đề để các

NHTM cung cấp các DVNH khác. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy

động vốn, lãnh đạo NHNo & PTNT–Chi nhánh Chợ Lớn luôn theo dõi xát sao và có

cho toàn hệ thống làm tốt công tác huy động vốn.

Kết quả huy động vốn tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn trong những

năm gần đây đạt được một số thành công có thể kể đến như:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị: VND, %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền Tỷ

trọng

Số tiền Tỷ

trọng

Tổng NV huy động 1.1695 1.4753 1.815 2.1487

Tỷ lệ tăng (so với

năm trước)

11.5% 13% 11.5% 9%

Cơ cấu NV theo

loại tiền tệ

- NV nội tệ 1.0476 89,6 1.3421 91,0 1.6353 90,1 1.9945 92,8

- NV ngoại tệ (quy

đổi VNĐ)

0.1218 10,4 0.1331 9,0 0.1796 9,9 0.1992 10,9

Cơ cấu NV theo

đ.tƣợng KH

-Nguồn TG, tiền vay

các TCTD khác

0.0535 4,6 0.0696 4,7 0.0776 4,3 0.0902 4,2

- NV vay NHNN 0.0062 0,5 0.0089 0,6 0.125 0,01 0.075

- Nguồn vốn UTĐT 0.0359 3,1 0.0469 3,2 0.053 2,9 0.0484 2,26

- NV huy động của

KH

1.0738 91,8 1.3497 91,5 1.6842 92,8 2.0099 93,54

+ NV huy động từ

dân cư

0.5399 46,2 0.6982 47,3 0.8660 47,7 1.0335 48,1

+ NV huy động từ

các DN, TCKT

0.5339 45,7 0.6515 44,2 0.8181 45,1 0.9763 45,4

Cơ cấu NV theo

thời gian (đ.với NV

huy động của KH)

-TG không kỳ hạn 0.2695 23,0 0.3830 26,0 0.3816 21,0 0.4684 21,8

-TG có kỳ hạn <12

tháng

0.2749 23,5 0.2561 17,4 0.6153 33,9 0.7542 35,1

-TG có KH >12 - 24

tháng

0.2584 22,1 0.2895 19,6 0.2431 13,4 0.2814 13,1

-TG có kỳ hạn >24

tháng

0.2709 23,2 0.4210 28,5 0.4441 24,5 0.5058 23,5

Page 19: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 19

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn (2008-2009) của Ban kế hoạch tổng hợp -

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM.

Qua số liệu ở Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 - 2009 cho thấy

tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM tăng trưởng

tốt qua các năm, luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Nguồn vốn năm 2006

đạt 1,1695 tỷ đồng. Năm 2007 có một sự bứt phá lớn trong công tác huy động vốn đã

tạo nên sự tăng trưởng 13% so với năm 2006. Đặc biệt là năm 2008, một năm đầy khó

khăn đối với tất cả các ngành kinh tế do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới, hơn bất cứ lĩnh vực nào, ngân hàng là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất. Với

chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước đã khiến các NHTM lâm vào tình trạng khan

hiếm và thiếu hụt về vốn. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy các NHTM đến

cuộc chạy đua lãi suất, mặc dù lãi suất huy động được đẩy lên cao song một số ngân

hàng vẫn lâm vào tình trạng thiếu vốn. Trong tình hình đó NHNo & PTNT Chi nhánh

Chợ Lớn chấp hành chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã không đưa lãi

suất lên cao như các NHTM cổ phần. Trong điều kiện lãi suất huy động không cao

nhưng NHNo & PTNT VN vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định. Đến năm 2009 nguồn

vốn đạt 2,1487 tỷ đồng.

Về dịch vụ cho vay

Hoạt động cho vay góp phần đáp ứng về cơ bản nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, và cũng là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn

nhất cho các NHTM Việt Nam từ trước đến nay.

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của NHNo & PTNTVN – Chi nhánh

Chợ Lớn TPHCM đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: góp phần thực hiện

chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, nhất là khu vực nông nghiệp và

nông thôn; chú trọng tập trung vốn cho những ngành nghề then chốt, trọng điểm theo

định hướng phát triển kinh tế; cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực, chú trọng lựa

chọn khách hàng, lựa chọn những dự án có hiệu quả; công tác quản lý tín dụng được

tăng cường, cương quyết khắc phục tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh nợ để giảm nợ

quá hạn…

Nhìn vào Bảng 2.2: Tổng quan dư nợ cho vay giai đoạn 2006-2009

Page 20: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 20

Đơn vị: VND. %

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Thực

hiện

Tổng dư nợ 0.925 0.93165 1.1 1.2109 1.405 1.423085 1.82109

Hoàn thành kế

hoạch (%) 100,72% 110,08% 101,29%

Tỷ lệ nợ xấu 1,90% 1,90% 2,70% 2,85%

Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ vay (2008-2009) của Ban kế hoạch tổng hợp - NHNo

& PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM.

Ta thấy chất lượng tín dụng còn được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của

NHNo & PTNT VN những năm qua luôn được duy trì ở mức dưới 3%. Năm 2006 và

2007 tỷ lệ này được giữ ở mức 1,9%, giảm 0,4%. Năm 2008 và 2009 do chịu ảnh

hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, trong nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền

tệ, kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô... những nhân tố khách quan đó đã ảnh

hưởng không nhỏ đến dòng tiền của các doanh nghiệp, của khách hàng là hộ sản xuất

và cá nhân. Do đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn của khách

hàng vì vậy đã đẩy tỷ lệ nợ xấu lên 2,7% và 2.85%. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế

khó khăn như như vậy thì việc giữ được nợ xấu ở mức 2,7% - 2.81% cũng được xem

là một thành công của NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn.

Với lợi thế nguồn huy động lớn, chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tín

dụng nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốn cho

NHNo & PTNT VN đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tập

trung dành vốn điều chuyển và gửi có kì hạn, tăng năng lực về vốn cho hệ thống và sử

dụng đến mức tối đa và có hiệu quả nguồn vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, do mức lãi

suất điều chuyển nội bộ chưa hợp lý, chi nhánh phải huy động vốn với mức lãi suất

tương đương Sở giao dịch, điều làm giảm doanh lợi của chi nhánh, ảnh hưởng đến ưu

thế huy động vốn trong điều kiện vẫn áp dụng mức lãi suất huy động trên vì mục tiêu

dài hạn.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn như như vậy thì việc giữ được nợ

xấu giảm cũng được xem là một thành công của NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ

Lớn.

Vốn đầu tư của NHNo & PTNTVN đã góp phần giúp hàng triệu hộ nông dân

Page 21: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 21

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất kinh doanh, vươn lên làm

giàu, nhiều hộ đã phát triển thành Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hoặc mở trang

trại nhằm chuyển hướng sản xuất từ nhỏ, lẻ thành kinh tế hàng hóa, tạo công ăn, việc

làm cho xã hội. Toàn hệ thống đã thực hiện đúng định hướng của NHNo & PTNT VN,

ưu tiên vốn cho DNVVN, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi trọng việc

nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay, tích

cực thu nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro để giảm nợ xấu.

2.2 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn – Chi nhánh Chợ Lớn

2.2.1 Định vị sản phẩm thẻ

2.2.1.1 Sơ đồ định vị:

Thẻ ATM(Automated Teller Machine) là một phương tiện thanh toán không dùng

tiền mặt do Ngân hàng phát hành dùng để rút tiền và thực hiện nhiều dịch vụ tài chính

khác tại các máy ATM. Dựa vào các tiện ích mà ATM mang lại, thì thẻ ATM có các

đặc tính nổi bật như:

Mức độ liên kết với nhiều ngân hàng khác nhau giúp dễ dàng, thuận tiện giao

dịch ở các máy ATM khác nhau.

Mạng lưới máy ATM rộng khắp dễ dàng trong giao dịch mọi nơi, mọi lúc.

Chức năng của thẻ ATM đa dạng: thanh toán trực tuyến, trả tiền bảo hiểm, thanh

toán khi mua hàng hóa dịch vụ…

Thủ tục giao dịch nhanh chóng, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp mọi đối tượng.

Từ những đặc tính nổi bật trên chúng ta dễ dàng đánh giá mức độ phát triển của các

ngân hàng thông qua sơ đồ định vị.

Bảng 2.3 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ ATM

Tên Ngân Hàng Mức độ liên

kết với nhiều

ngân hàng

Mạng lưới

ATM rộng

khắp

Chức năng

thẻ đa dạng

Giao dịch

nhanh

NHNo&PTTNVN 0.93 0.98 0.75 0.5

Vietcom Bank 0.97 0.95 0.99 0.99

BIBV 0.95 0.82 0.92 0.99

Sacombank 0.5 0.35 0.3 0.95

Page 22: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 22

Viettinbank 0.95 0.8 0.85 0.97

Đông Á Bank 0.89 1 0.9 0.8

ACB 0.95 0.5 0.98 0.99

Khác 0.9 0.2 0.5 0.95

Nguồn: Bảng khảo sát thị trường (phần phụ lục)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ định vị thẻ ATM của NHNo & PTNTVN

Nguồn: Từ bảng khảo sát thị trường đưa ra sơ đồ

2.2.1.2 Nhận xét đánh giá sơ đồ định vị

Nhìn vào sơ đồ định vị ta nhận thấy rằng, khách hàng đánh giá thẻ ATM do

Agribank cung cấp có khả năng liên kết được với nhiều ngân hàng, tính liên kết ở đây

được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là Agribank cho các ngân hàng khác có thể rút tiền

trên máy của mình, thứ hai thẻ ATM của Agribank có thẻ sử dụng ở các máy ATM

của ngân hàng khác có đăng kí giao dịch với ngân hàng. Các ngân hàng mà Agribank

đăng kí giao dịch bao gồm:

Sacombank

Đông Á

BIDV

Viettinbank

Vietcombank

ACB

Giao dịch nhanh

Mức độ liên kết với nhiều ngân hàng

Giao dịch nhanh

Chức năng thẻ đa dạng

Mạng lưới ATM rộng khắp

Viettinbank

Agribank

Khác

Page 23: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 23

1/ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

2/ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

3/ Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBank)

4/ Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

5/ Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina

6/ Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

7/ Ngân hàng TMCP Quân đội (Military Bank)

8/ Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank)

9/ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

10/ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

11/ Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB)

12/ Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank)

13/ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)

14/ Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB)

15/ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

Nhờ mạng lưới kết nối rộng khắp mà ATM của Agribank có thể giao dịch thuận tiện ở

bất cứ đâu và có một mạng lưới dày đặc từ nông thôn đến thành thị.

Nói chung, tiện ích của thẻ ATM là dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay

vì dùng tiền mặt, nhưng trên 70% các giao dịch của khách hàng trên máy ATM hiện

nay lại chỉ để rút tiền. Với nỗ lực của các NH, các mạng thanh toán cũng như những

chủ trương từ Chính phủ, chúng ta có quyền hy vọng việc rút thẻ để thanh toán thay

cho tiền mặt sẽ trở thành thói quen của người Việt một ngày không xa.

2.2.2 Hoạt động phát hành thẻ trong những năm gần đây của ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

2.2.2.1 Các loại thẻ NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn đã phát hành

Từ khi thành lập tới nay, NHNo & PTNT-Chi nhánh Chợ Lớn không ngừng

đưa các máy và thẻ ATM vào hoạt động và đạt được nhiều thành công lớn đặt biệt

trong hai năm 2008 và 2009.

Bảng 2.4: Tổng quan hoạt động phát hành thẻ trong năm 2008-2009

Page 24: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 24

Đơn vị: Tỷ VND, %

Chỉ tiêu Thực Hiện

31/12/2008

Thực Hiện

31/12/2009

+ / - so với 31/12/2008

+/- %

Máy và thẻ

Máy ATM (cái) 5 10 5 200%

Máy EDC (cái) 4 20 16 500%

Máy POS 0 0 0

Thẻ ghi nợ nội địa (Success)

Số thẻ 2.861 12.288 9.427 430%

Số dư có tài khoản 4,848 14,909 10,061 308%

Thẻ Debit (Visa, Master)

Số thẻ 515 1.080 565 210%

Số dư có tài khoản 2,216 10.497 8,281 474%

Thẻ Credit (Visa, Master)

Số thẻ 25 127 102 508%

Số dư có tài khoản 86,911 1,861 1,774 2141%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2008-2009) NHNo & PTNT Chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM – Phòng dịch vụ và Maketing

Nhìn chung hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNT Chi nhánh

Chợ Lớn TPHCM khá ổn định, trong năm 2009 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng

tốc độ gia tăng nhu cầu về dịch vụ thẻ do ngân hàng phát hành vẫn tăng đều năm 2008

chỉ phát hành được 515 thẻ đến năm 2009 lên tới 1080 thẻ, điều này nói lên rằng nền

kinh tế gặp khó khăn thì nhu cầu chi tiêu và kiểm soát tiền khá chặt, người dân đã có

thói quen sử dụng thẻ trong quản lý chi tiêu. Bảng 2.4 sẽ nói rõ hơn về điều này.

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng dịch vụ ngân hàng với tốc độ tăng

trưởng của nền kinh tế

Nguồn: Thị trường tài chính – báo ngân hàng số ra 03/2009 (ảnh chụp từ tạp chí)

Page 25: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 25

Qua bảng 2.4 chúng ta thấy, năm 1997 kinh tế tăng gần 9% thì sản phẩm ngân

hàng tăng 11%, đến năm giữa năm 1999 nền kinh tế có biết động tốc độ tăng trưởng

chỉ 5% nhưng dịch vụ ngân hàng vẫn tăng mức kỉ lục là 10%, có lẽ trong giai đoạn này

Việt Nam đang bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngân hàng tung ra nhiều dịch vụ

với các hình thức khuyến mại hấp dẫn để thu hút thị phần. Bắt đầu sau đó kinh tế tăng

trưởng ổn định các dịch vụ cũng tăng nhẹ không còn hấp dẫn như giai đoạn đầu. Năm

2007 kinh tế Việt Nam lạm phát phi mã, kéo theo nhiều năm sau đó các dịch vụ cũng

giảm theo do khó khăn và không đủ kinh phí triển khai nên trong năm 2008 và 2009

hầu hết các ngân hàng chạy đua lãi suất vấn đề nâng cao dịch vụ và cho ra đời nhiều

sản phẩm và tiện ích ngân hàng đã chưa được quan tâm đúng mức.

Biểu đồ trên chứng minh một điều nền kinh tế càng khó khăn thì nhu cầu gửi tiền

của người dân càng tăng cao, theo tâm lý người Việt, họ sẽ cất giữ tiền nơi họ cho là

an toàn và đáng tin cậy, giúp họ cân bằng và đảm bảo chi tiêu. Đặt biệt với hình thức

cho vay thấu chi có sẵn trong ATM của mình khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc

chi tiêu cũng như là đầu tư:

Từ những tiện ích mà thẻ ATM mang lại và khả năng giao dịch nhanh như trên

sơ đồ định vị và bảng 2.4 vừa phân tích, NHNo & PTNTVN đã nhanh chóng cho ra

đời nhiều loại thẻ với các tính năng khác nhau.

Thẻ ghi nợ nội địa (ATM): Là phương tiện

thanh toán không dùng tiền mặt do NHNo phát hành

cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài

khoản tiền gửi không kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu

chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc

điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam…

Thẻ ghi nợ quốc tế: Là thẻ mang thương hiệu Visa/MasterCard do NHNo hoặc Tổ

chức thẻ quốc tế khác phát hành cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài

khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch

vụ; rút/ ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm

ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu. Có hai loại thẻ là hạng chuẩn và hạng vàng tùy

theo yêu cầu khách hàng đặt, màu sắc có khác nhau nhưng chức năng là hoàn toàn như

nhau.

Page 26: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 26

Hạng chuẩn Hạng vàng

Thẻ tín dụng quốc tế: Loại thẻ này có ba hạng: hạng chuẩn hạng vàng và hạng

bạch kim, chức năng như nhau tùy theo sở thích người làm thẻ. Thẻ ghi nợ quốc tế và

thẻ tín dụng quốc tế hàng năm phải mất phí duy trì theo quy định của ngân hàng, còn

thẻ ghi nợ nội địa thì ngân hàng chưa thu phí. Ngoài ra khách hàng khi đăng kí phát

hành hai loại thẻ Visa và Master đều được nhận bảo hiểm tai nạn của ngân hàng nông

nghiệp (ABIC), có thời hạn trong 2 năm tính từ khi kí hợp đồng. (Phân biệt hai loại thẻ

tín dụng và ghi nợ đã được trình bày ở phần 1.1.2.3)

Hạng chuẩn Hạng vàng

Hạng bạch kim

Thẻ sinh viên: Là thẻ ghi nợ nội địa do Agribank phát hành trên cơ sở tài khoản tiền

gửi không kỳ hạn của khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt, hoặc thực hiện các dịch

vụ ngân hàng khác tại máy ATM; thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT. Đặc

điểm nổi bật của của loại thẻ mới này là khách hàng phần lớn là sinh viên, khi sử dụng

thẻ này khách hàng trực tiếp nộp tiền học phí, vệ sinh, bảo hiểm… mà không phải rút

tiền mặt, chỉ cần dùng thẻ này trên máy POS đặt tại trường là có thể thanh toán tiền

nhanh chóng không phải tốn thời gian và nguy cơ mất tiền do rút với số lượng nhiều.

Được cấu tạo với hai mặt rõ rệt, mặt trước là thẻ sinh viên, còn mặt sau là thẻ của

Agribank.

Page 27: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 27

Mặt trước Mặt sau

Thẻ lập nghiệp: : Là hình thức thẻ liên kết giữa NHNo&PTNT Việt Nam

(Agribank) và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) được phát hành trên cơ

sở hợp tác trong lĩnh vực thẻ giữa hai bên và trên nền tảng thẻ ghi nợ nội địa do

Agribank hiện đang phát hành với tên gọi “Lập Nghiệp”. Cũng như thẻ sinh viên, thẻ

“Lập Nghiệp” là sản phẩm dịch vụ mới của Agribank đối tượng hướng đến vẫn là học

sinh, sinh viên. Những khách hàng cần vốn để học tập hay muốn có kinh phí cho một dự

án… Agribank sẽ phát hành loại thẻ này thông qua ngân hàng chính sách xã hội, trong

tài khoản the sẽ gồm số tiền định mức mà chủ thẻ đề nghị ngân hàng cấp vốn.

2.2.2.2 Quy trình phát hành thẻ

Hiện nay, tại NHNo & PTNT VN có các loại thẻ tín dụng quốc tế được chấp nhận

thanh toán gồm:

Thẻ tín dụng

quốc tế

VISA

MASTER

AMEX

JCB

DINNERS

CLUB

Thẻ ghi nợ nội

địa

AGRIBANK

ATM

Page 28: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 28

Sơ đồ 2.3 Các loại thẻ NHNo & PTNT Vn chấp nhận thanh toán

Nguồn: Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ thẻ - phòng dịch vụ & Maketing

Thẻ tín dụng quốc tế

Sơ đồ 2.4 Quy trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế

Nguồn: Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ thẻ - phòng dịch vụ & Maketing

(1). Các thủ tục yêu cầu phát hành thẻ của ngân hàng

(2). Chi nhánh phát hành thực hiện yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng

(3). Trung tâm thẻ gửi thẻ và số PIN của khách hàng cho chi nhánh phát hành.

(4). Kể từ ngày hồ sơ thẻ được chấp nhận, chi nhánh phát hành gửi thẻ và số PIN cho

khách hàng hoặc khách hàng tự đến ngân hàng nhận thẻ.

(5). Vào cuối mỗi tháng, ngân hàng sẽ in sao kê vào ngày 10 – 11 sau đó gửi cho

khách hàng và ngân hàng thu nợ vào ngày 25 hàng tháng.

Bảng 2.5 Các hạng thẻ ATM do NHNo & PTNT phát hành

Đơn vị: Triệu VND

Nguồn: Hướng dẫn nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNT VN

Thẻ Agribank ATM

Sơ đồ 2.5 Quy trình phát hành thẻ ATM (thẻ Success)

Chỉ tiêu

Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng

Hạng

chuẩn Hạng vàng

Hạng

chuẩn

Hạng

vàng

Hạng bạch

kim

Hạn mức tiền mặt tối đa 1 ngày 25 50 10 30 50

Hạn mức chuyển khoản tối đa 1 ngày 20 50

Thanh toán hàng hóa, dịch vụ 50 100 25 50 100

(4)

Chủ thẻ (1)

Trung tâm thẻ

(5) (3) (2)

Chi nhánh

phát hành

Page 29: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 29

10

2.795

5.081

620

1.205

7

3.136

6.384

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

2006 2007 2008 30/06/2009

Visa MasterCard Banknetvn

Nguồn: Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ thẻ - phòng dịch vụ & Maketing

(1) Khách hàng đến ngân hàng phát hành làm đơn xin phát hành thẻ và mở tài khoản.

Khách hàng sử dụng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

(2). Chi nhánh kiểm tra hồ sơ xin phát hành thẻ .

(3). Chi nhánh gửi hồ sơ khách hàng cho Trung tâm thẻ

(4). Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ xin phát hành thẻ được chấp nhận, chi nhánh

gửi số PIN và thẻ đến cho khách hàng hoặc khách hàng tự đến ngân hàng nhận thẻ.

Sau khi khách hàng đăng kí thành công hợp đồng mở thẻ, ngân hàng sẽ ghi nhận hồ sơ

mở thẻ và cung cấp cho khách hàng mã PIN bí mật, quy trình thanh toán được thực

hiện trên các máy ATM của Agribank cũng như ATM của các ngân hàng liên kết. Và

kết quả thu được từ việc phát hành thẻ mà NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn đã

đạt được.

Biểu đồ 2.2: Số phí thu đƣợc từ nghiệp vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua các năm

Đơn vị: Triệu VND

Nguồn: Báo kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của NHNo & PTNT Chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM

(4) (3)

(2) (1)

Khách hàng

Trung tâm thẻ Chi nhánh

phát hành

Page 30: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 30

2.2.3 Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông

thôn – Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM.

2.2.3.1. Quy trình thanh toán thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế

Sơ đồ 2.6 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế

Nguồn: Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ thẻ - phòng dịch vụ & Maketing

* Tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): Khi chủ thẻ xuất trình thẻ, ĐVCNT tiến hành

kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, đối chiếu với danh sách thẻ cấm lưu hành, kiểm tra chứng

minh thư hoặc hộ chiếu của khách hàng.

* Tại Trung tâm thẻ: Hàng ngày, trung tâm thẻ nhận dữ liệu thanh toán của chi nhánh

thanh toán chuyển về, qua đó cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.

* Khi chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM phát hành là ngân hàng

phát hành: Khi nhận được giấy báo nợ do trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh phát hành

cập nhật hồ sơ quản lý thẻ, cuối tháng, chi nhánh in và chuyển bản sao kê các giao

dịch đã thực hiện trong tháng cho khách hàng và tiến hành thu nợ khách hàng. Sau khi

thu nợ khách hàng, chi nhánh gửi thông tin thu nợ về cho trung tâm thẻ cập nhật hồ sơ

quản lý thẻ.

2.2.3.2 Thẻ ghi nợ nội địa

Khách hàng là chủ thẻ ATM do NHNo & PTNT–Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

phát hành có thể rút tiền tại các điểm rút tiền mặt của Agribank hoặc các máy ATM,

chuyển khoản trong hệ thống Agribank, chuyển khoản với các ngân hàng đại lý.

Khi khách hàng thực hiện giao dịch, các thông tin tài khoản từ hệ thống ATM

được truyền về Trung tâm thẻ (TTT), hệ thống sẽ đối chiếu các chứng từ với tài khoản

Ngân hàng

phát hành

Trung tâm

thẻ quốc tế

Chi nhánh

thanh toán

Chủ thẻ Đơn vị

chấp nhận thẻ

Page 31: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 31

khách hàng tại ngân hàng và tiến hành điều chỉnh số tiền trong tài khoản khách hàng

tại ngân hàng.

2.2.3.3 Các dịch vụ tiện ích đi kèm

ATM ra đời là một bước tiến trong lịch sử kinh tế của loài người, cho đến thời

điểm này những tiện ích mà ATM mang lại ngày càng được cải tiến. Thông qua bảng

2.4 NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã không ngừng cải tiến các sản

phẩm và dịch vụ của mình, đưa ra nhiều dịch vụ mới tiện ích hơn, hiện đại hơn, xứng

đáng là ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Sự ra đời của CNTT là một lợi thế trong việc đưa ra các dịch vụ mới như:

- Internet Banking: đây là hệ thống các phương tiện điện tử, quy trình xử lý và

chỉ xử lý chỉ thị Internet banking được Agribank sử dụng để giao tiếp với khách

hàng và qua đó cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

thông qua Internet. Với dịch vụ này khách hàng có thể ngồi tại nhà vẫn có thể

thực hiện được các giao dịch như: Truy vấn thông tin tài khoản, tra cứu số dư

tài khoản, liệt kê các giao dịch trên tài khoản, vấn tin lãi suất, tỷ giá và các tiện

ích khác.

- Mobile Banking: MobileBanking là một kênh phân phối sản phẩm DVNH qua

hệ thống mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc, đây chính là quá trình thông

tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và

thiết bị di động của khách hàng, dịch vụ MobileBanking có tính thuận tiện,

nhanh chóng, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Dịch vụ Vntopup: nạp tiền cho thuê bao điện thoại di động trả trước;

- Dịch vụ chuyển khoản - Atransfer: (chuyển khoản qua tin nhắn SMS cho tài

khoản trong cùng hệ thống NHNo & PTNT VN)

- Dịch vụ nạp tiền cho ví điện tử VnMart: dịch vụ này cho phép khách hàng của

NHNo & PTNT VN nạp tiền từ tài khoản mở tại NHNo & PTNT VN vào tài

khoản ví điện tử VnMart để mua sắm hàng hóa trực tuyến trên mạng internet.

- Dịch vụ thanh toán hóa đơn qua SMS - ApayBill (trước mắt thực hiện thanh

toán hóa đơn cho thuê bao di động trả sau của Sfone).

2.3 Đánh giá hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHNo & PTNT – chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM.

Page 32: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 32

Chỉ trong vòng chưa đầy 15 năm bắt đầu kinh doanh thẻ, NHNo & PTNT Chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM đã đạt được một số thành quả đóng góp vào thành tích chung

của toàn hệ thống ngân hàng. Tuy có nhiều thuận lợi để phát triển hoạt động nhưng

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM cũng đã và đang phải đương đầu với

những khó khăn từ nhiều phía.

2.3.1 Thuận lợi

Nằm trong hệ thống NHNo & PTNTVN, Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM có những

điều kiện rất tốt để phát triển hoạt động thanh toán thẻ cũng như thừa hưởng những

thành tựu mà NHNo & PTNT VN có sẵn như:

* Hệ thống NHNo & PTNTVN là hệ thống ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực

thanh toán thẻ ở Việt Nam

Với vị thế là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ, có một mạng lưới dày

đặc trên 2300 chi nhánh trải khắp các tỉnh thành. NHNo & PTNTVN luôn là một

thương hiệu lớn trong phát hành và thanh toán thẻ NHNo & PTNTVN có thể chấp

nhận thanh toán cho cả 5 loại thẻ tín dụng thông dụng nhất hiện nay: VISA, MASTER,

JCB, AMEX, DINNERS CLUB.

* NHNo & PTNTVN là một ngân hàng lớn và có nhiều kinh nghiệm trong

lĩnh vực thanh toán, dịch vụ

Là một ngân hàng lớn đã có nhiều kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, NHNo

& PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM sẵn có những trang thiết bị phục vụ cho thanh

toán như: máy tính nối mạng, máy Fax, Telex... Điều này giúp cho hệ thống NHNo &

PTNTVN nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM nói riêng bước

vào hoạt động thanh toán thẻ quốc tế mà không cần đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng

thông tin liên lạc.

Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn

TPHCM luôn coi trọng công tác Marketing và chiến lược khách hàng nhằm luôn luôn

nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Khách hàng thường xuyên được cập nhật

những thông tin, hướng dẫn cụ thể về các quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ. Ngoài ra,

với mỗi đối tượng khách hàng, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM luôn có

thể đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút khách hàng.

* Công nghệ thông tin trong những năm gần đây ở Việt Nam có những bước

tiến bộ nhanh chóng

Page 33: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 33

Ngày nay, tốc độ phát triển của tin học trên thế giới được ví như vũ bão và ở Việt

Nam, CNTT là một ngành đang có những tiến bộ vượt bậc. Những bước phát triển

vượt bậc trong CNTT là một thuận lợi cho các ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT

Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM nói riêng trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngân hàng có

thể áp dụng những thành tựu trên thế giới cũng như những phần mềm và đội ngũ nhân

lực trong nước để đáp ứng những đòi hỏi về mặt tin học trong công nghệ thẻ. Trong

hoạt động thanh toán thẻ, hệ thống thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thẻ

là một thành tựu của CNTT, chính vì thể để phát huy hết các tính năng ưu việt của thẻ,

ngân hàng phát hành cần phải có một nền tảng CNTT mạnh mẽ. Việc thanh toán thẻ

không thể diễn ra suôn sẻ mà không có sự trợ giúp của hệ thống CNTT.

2.3.2. Khó khăn

* Tâm lý chuộng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong người dân Việt Nam

Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển thị trường thẻ là tâm lý ưa

chuộng tiền mặt trong tiêu dùng từ lâu đã bén rễ trong thói quen tiêu dùng của người

dân Việt Nam. Thêm nữa, trình độ dân trí và hiểu biết của người dân Việt Nam về các

thành tựu khoa học công nghệ không được cao. Trong tâm lý người dân, đến ngân

hàng chỉ có các doanh nghiệp và giao dịch phải hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ không

thể chỉ là vài triệu nên đa phần xa lạ với các dịch vụ ngân hàng. Và một khó khăn khó

có thể khắc phục trong nay mai là vấn đề thu nhập bình quân đầu người Việt Nam còn

quá thấp, việc sử dụng thẻ được coi là xa xỉ, không cần thiết.

Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thể coi thẻ là một phương tiện thanh toán phổ thông.

Hy vọng trong tương lai, với việc mức sống được nâng cao hơn và các công tác

Marketing của ngân hàng có hiệu quả, dịch vụ thẻ sẽ không còn xa lạ với phần lớn

người dân.

* Khó khăn trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM chấp nhận thẻ vẫn đa phần là các cơ

sở tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên như: hàng không, khách sạn, nhà hàng

lớn... Với cơ cấu như vậy, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM không thể đưa

thẻ vào sử dụng đại chúng ở Việt Nam.

Ngoài ra, cách tính chiết khấu 1,8% cho Visa và Master Card, 0,3% cho thẻ ghi nợ

nội địa đối với các cơ sở chấp nhận thẻ là giảm hứng thú của họ đối với việc chấp nhận

thẻ do thấy trước mắt lợi nhuận bị giảm. Thêm nữa, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ

Page 34: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 34

Lớn TPHCM gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc mở rộng mạng

lưới cơ sở chấp nhận thanh toán. Với các mức ưu đãi đầy hấp dẫn của một số ngân

hàng khác trên địa bàn, một số cơ sở chấp nhận thẻ của NHNo & PTNT Chi nhánh

Chợ Lớn TPHCM đã chuyển sang chấp nhận thẻ của một số ngân hàng khác.

* Vốn đầu tư vào công nghệ quá cao đối với một chi nhánh như NHNo & PTNT

Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

Từ công đoạn sản xuất thẻ cho đến các nghiệp vụ thanh toán thẻ đều đòi hỏi ngân

hàng phải có các trang thiết bị hiện đại. Đối với một chi nhánh như Chợ Lớn TPHCM,

việc sản xuất thẻ trắng để làm thẻ là điều không thể, chính vì thế việc nhập thẻ trắng

làm tăng chi phí sử dụng thẻ lên bính quân 3-4 USD/thẻ. Ngoài ra, các loại máy đọc

thẻ, máy ATM phần lớn đều phải nhập cho đến tận phụ tùng thay thế. Điều này đòi hỏi

một khối lượng vốn tương đối lớn nằm ngoài khả năng của NHNo & PTNT Chi nhánh

Chợ Lớn TPHCM. Chính vì vậy, việc có những hỗ trợ từ NHNo & PTNTVN là các

chính sách trong nhập khẩu thiết bị thẻ của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc

phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thẻ tạo NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn

TPHCM

* Một số khó khăn liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối hiện hành

Hạn mức sử dụng của thẻ: với chế độ hạn mức tuần hoàn, rất khó có thể quản lý

được việc chi tiêu ngoại tệ của chủ thẻ. Khi sử dụng hết hạn mức, họ có thể thanh toán

với ngân hàng và ngay lập tức hạn mức lại trở về như cũ. Hơn nữa, hiện nay ta chưa có

quy định về việc khai báo khi mang thẻ thanh toán quốc tế xuất cảnh ra khỏi Việt

Nam. Hiện nay, việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế đồng nghĩa với việc chấp nhận

chuyển đổi tự do giữa đồng VND và USD mà không cần xin phép, điều này ảnh hưởng

lớn đến việc kiểm soát lượng ngoại tệ mà cá nhân có thể mang ra nước ngoài.

* Một số khó khăn liên quan đến các dịch vụ tiện ích đi kèm

Những dịch vụ mà ngân hàng cho ra đời các ngân hàng đi sau cũng dựa vào đó để

cải tiến công nghệ gây khó khăn trong việc quảng bá và tìm kiếm khách hàng. Công

nghệ thông tin ngày càng phát triển hiện tượng hacker, tin tặc… ngày càng phát triển

xâm nhập vào hệ thống tài khoản của khách hàng để đánh cắp tiền làm ảnh hưởng uy

tín của ngân hàng.

Page 35: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 35

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ

THANH TOÁN THẺ CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LỚN TPHCM

3.1 Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai

Nếu so sánh lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ với

lợi nhuận của toàn ngân hàng có thể thấy rõ đây chưa phải là một nghiệp vụ lớn tại

NHNo & PTNT-Chi nhánh Chợ Lớn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng vẫn luôn coi

đây là một nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Chính vì

thế, trong những năm tới, công tác phát hành và thanh toán thẻ sẽ tiếp tục được đẩy

mạnh ở NHNo & PTNT-Chi nhánh Chợ Lớn. Điều này được thể hiện trên các mặt:

3.1.1 Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ

Giới thiệu rộng rãi hình thức thanh toán tiên tiến qua các chương trình tiếp thị,

quảng cáo, khuyến mại. Bên cạnh việc củng cố các sản phẩm hiện có, việc đưa ra các

sản phẩm mới cũng là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.

Trong thời gian tới, NHNo & PTNT-Chi nhánh Chợ Lớn dự định:

- Tiếp tục triển khai và phát triển hơn nữa hệ thống ATM toàn quốc, đưa hệ

thống ATM vào cuộc sống.

- Nghiên cứu phát hành thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng chi tiêu trên số dư tài

khoản của mình mà không chịu lãi suất tín dụng, ngoài ra khách hàng còn được hưởng

lãi trên số dư tài khoản của mình.

- Phát hành thẻ liên kết (Co-branch) với các tổ chức, công ty trong nước như:

hàng không, bưu điện, du lịch với mục đích khai thác đối tượng khách hàng chung của

các đơn vị có mối quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài.

- Phát hành thẻ công ty (Corperate/Business card). Đây là loại thẻ phát hành

theo yêu cầu của các công ty cho nhân viên của công ty. Việc chi tiêu thẻ sẽ do công ty

thanh toán.

Để thực hiện điều này, ngân hàng cũng sẽ đưa ra những điều kiện phát hành thẻ

mang tính khuyến khích đối với khách hàng trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho ngân

hàng.

Page 36: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 36

3.1.2 Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ

Đảm bảo cho các phần mềm quản lý và xử lý cấp phép, thanh toán hoạt động ổn

định, tăng cường phối hợp với bưu điện và các đối tác nước ngoài có liên quan nhằm

khắc phục các lỗi hệ thống, khai thác toàn diện hệ thống thẻ chuẩn quốc tế Sema, giảm

các chương trình giao diện để nâng cao khả năng an toàn và ổn định của hệ thống công

nghệ thẻ.

Đầu tư vào chiến lược Marketing để mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán

thẻ dưới các hình thức: tăng chi phí cho Marketing để nghiên cứu phát triển loại thẻ

mới, khuyến mại cho khách hàng sử dụng thẻ, tranh thủ kinh nghiệm và nguồn lực của

các đối tác nước ngoài.

Duy trì và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) song song với việc tự

động hóa và nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán thẻ tại các cơ sở này. Hợp tác với

các ngân hàng chưa thanh toán thẻ để mở rộng mạng lưới CSCNT. Giảm phí cho các

CSCNT có doanh số thanh toán lớn và ổn định, trang bị thêm một số máy EDC, POS,

CAT cho các CSCNT.

Nghiên cứu kết hợp thanh toán thẻ với các nghiệp vụ khác của ngân hàng nhằm

đảm bảo cung cấp các sản phẩm ngân hàng một cách đồng bộ và có sức cạnh tranh

nhất.

3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động phát hành và thanh toán thẻ

Từ khi thành lập tới nay NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã không

ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để phục vụ tốt hơn cho khách hàng, điều

đó thể hiện qua việc hình thức và các tiện ích mà thẻ ATM Agribank mang lại cho

khách hàng ngày một tiện lợi hơn. Với tốc độ phát triển không ngừng của kinh tế và

xã hội, và quy luật “không có cái mới cuối cùng” vì vậy Agribank mỗi ngày cần phải

đổi mới theo chiều hướng tích cực, từ những khó khăn đã phân tích ở trên, NHNo &

PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM trong tương lai cần bắt tay vào thực hiện dịch vụ

thẻ hiện đại hơn nữa, có các giải pháp trên hầu hết các lĩnh vực như:

3.2.1 Về công nghệ

Đầu tư thêm một số máy móc hiện đại kết hợp với nâng cấp và hoàn thiện tiếp hệ

thống máy móc hiện có. Dần dần đồng bộ hóa hệ thống mày móc kỹ thuật dùng trong

lĩnh vực thẻ. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hết sức hiện đại với sự trợ

giúp của những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Chính vì vậy đầu tư cho kỹ thuật

Page 37: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 37

công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển hoạt động thanh toán

này, đây cũng là chiến lược nhằm đem lại hiệu quả cao. Trình độ công nghệ là yếu tố

quyết định chất lượng của dịch vụ thanh toán thẻ và là nhân tố quan trọng trong việc

cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Đây cũng là vũ khí để chống lại bọn

tội phạm chuyên giả mạo thẻ. Ngân hàng cần lựa chọn những công nghệ hiện đại,

những công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và phù hợp với ngân hàng

để quản lý hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng và số lượng của hoạt động thanh

toán thẻ đồng thời có thể phát hiện và ngăn chặn những giả mạo thẻ của bọn tội phạm.

3.2.2 Về con ngƣời

Kỹ thuật công nghệ phát triển nhưng không có đội ngũ cán bộ công nhân viên

có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng thì cũng không thể thực hiện tốt nghiệp vụ kinh

doanh thẻ được. Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, các nhân viên cũng cần

được trang bị vốn ngoại ngữ thành thạo kết hợp với việc bổ sung kịp thời những cán

bộ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt làm nòng cốt cho tổ chức nhân sự của trung tâm

thẻ NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là nâng cao trình độ nghiệp cụ thẻ

của nhân viên để đảm bảo an toàn và phòng chống rủi ro vì đây là đầu mối quan trọng

trong toàn bộ quy trình thanh toán. Đội ngũ nhân viên có đặc điểm là thường xuyên

thay đổi, các nhân viên mới khó có thể nắm bắt ngay các nghiệp vụ thanh toán thẻ nên

việc phát hiện những giao dịch giả mạo là rất khó. Chính vì vậy, nên thường xuyên

giám sát hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của nhân viên. Tổ chức các khóa tập

huấn về các kỹ năng nghiệp vụ thanh toán thẻ và cập nhật thường xuyên những thay

đổi trong quá trình thanh toán thẻ.

3.2.3 Về hoạt động Maketing

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ khiến cho thị trường thẻ không có ranh giới

về không gian và thời gian, vì vậy chiến lược Marketing của ngân hàng trong lĩnh vực

này cũng cần có những thay đổi để thúc đẩy hoạt động này phát triển.

3.2.3.1. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu

Việt Nam là một nước chậm phát triển, hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 80%

lao động trong nông nghiệp, thu nhập thấp và kém ổn định với trình độ dân trí thấp. Vì

vậy đây không thể là đối tượng để phát triển thị trường thẻ.

Page 38: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 38

Ở thành thị, các thành phần có đa dạng hơn nhưng phần đông là những người

buôn bán nhỏ, các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước… Mức thu nhập

của họ cộng với các khoản phụ cấp bình quân vào khoản hơn 1 triệu đồng/người/tháng

trong khi đó giá trị thấp nhất của thẻ VISA là 10 triệu đồng. Chính vì vậy việc phát

hành thẻ tập trung cho đối tượng này là không kinh tế và không thuận lợi cho cả người

sử dụng, ngân hàng phát hành và CSCNT.

Hiện nay, cùng với xu hướng đẩy mạnh việc phát triển các công ty liên doanh

liên kết với nước ngoài, bộ phận dân cư làm việc trong các công ty có vốn đầu tư nước

ngoài ngày càng tăng. Bộ phận công nhân viên làm trong những ngành có thu nhập

cao và ổn định như: dầu khí, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không… và các

chủ doanh nghiệp tư nhân cũng dần chiếm số lượng lớn. Đây là những người có thu

nhập khá và ổn định, có nhu cầu và có điều kiện thường xuyên đến các siêu thị, nghỉ

lại khách sạn, đi máy bay, đi du lịch… Đây là nhóm khách hàng đầy tiềm năng và có

xu hướng ngày càng tăng mà ngân hàng cần phải tập trung khai thác.

Một đối tượng khác cũng có nhu cầu sử dụng thẻ thực sự và khá đông đảo là

người nước ngoài, bao gồm cả người cư trú và người đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam…, những người không cư trú bao gồm Việt kiều về thăm tổ quốc, khách du lịch,

thương gia nước ngoài đến làm việc ngắn ngày. Mặc dù nhóm này thường sử dụng thẻ

do nước ngoài phát hành xong nếu đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị và gây dựng

uy tín, đây sẽ là một đối tượng quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm.

3.2.3.2. Đa dạng các hình thức thẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam

Hiện nay đang có 2 giải pháp khác nhau để phát hành thẻ nội địa:

- Hiệp hội thẻ Việt Nam đứng ra yêu cầu các ngân hàng thành viên phát hành

thẻ nội địa dùng chung cho các ngân hàng. Mọi giao dịch thanh toán bằng thẻ đều sử

dụng đồng Việt Nam và thanh toán tập trung thông qua hiệp hội thẻ. Các giao dịch này

không tốn chi phí cho việc truyền nhận dữ liệu giữa các ngân hàng trong nước với các

tổ chức thẻ quốc tế.

- Thẻ nội địa do một ngân hàng thành viên phát hành, chỉ sử dụng ở Việt Nam.

Đây là loại thẻ tín dụng nội địa có tính năng tương tự như thẻ tín dụng quốc tế và được

sử dụng tại các đại lý, chi nhánh của ngân hàng phát hành.

Bên cạnh việc tập trung phát hành thẻ nội địa, ngân hàng cần cải tiến phương

thức phát hành của hai loại thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng. Hiện nay, nguyên tắc

Page 39: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 39

cấp, phát hai loại thẻ này rất khó khăn. Chỉ có những đối tượng đủ tiêu chuẩn cấp tín

dụng hoặc ký quỹ thì ngân hàng mới cấp thẻ do rủi ro của loại thẻ này khá cao. Mặt

khác, do hạn mức tín dụng và các loại phí dịch vụ có liên quan đến thẻ đều khá cao so

với thu nhập của người dân Việt Nam nên thẻ tín dụng quốc tế trở thành một mặt hàng

xa xỉ đối với người dân Việt Nam. Tại Việt Nam, mức thu nhập được gọi là cao cũng

chỉ khoảng từ 5-7 triệu đồng/người/tháng và người dân thường chỉ chi tiêu một phần

trong số đó, phần còn lại gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, với hạn mức

tín dụng cao, khách hàng phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo mới được cấp

thẻ. Cùng với việc thẩm định hồ sơ khách hàng cẩn thận tốn nhiều thời gian, việc phát

hành hiện nay đang làm chậm tiến độ phát hành thẻ và gây khó khăn cho khách hàng.

Biện pháp tốt nhất lúc này là ngân hàng nên hạ thấp mức tối thiểu còn khoảng 3-4 triệu

đồng. Với hạn mức tín dụng mới, nhiều khách hàng có thu nhập cao và vừa ở thành

phố có thể tham gia sử dụng thẻ. Đồng thời, các thủ tục cấp, phát thẻ cũng trở nên dễ

dàng hơn. Khách hàng chỉ cần có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, có hộ khẩu thường

trú tại điạ phương, có lý lịch tốt và có bảo lãnh của người thân là đủ. Điều này làm cho

rủi ro của bản thân ngân hàng cũng giảm xuống và mở rộng phạm vi các giao dịch của

chủ thẻ, tăng thêm tiện ích cho người sử dụng thẻ.

Với tâm lý người dân Việt Nam hết sức thận trọng trong việc tiêu tiền, chưa

quen với việc tiêu trước, trả tiền sau thì việc phát hành thẻ ghi nợ dường như là hướng

đi đúng đắn trong việc mở rộng các dịch vụ thẻ. Mỗi khi khách hàng chi tiêu hay rút

tiền mặt, các giao dịch được chuyển về trung tâm để xin cấp giấy phép đồng thời khấu

trừ luôn số tiền vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Điều này vừa giúp khách

hàng kiểm soát được việc chi tiêu vừa hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán của

khách hàng cho ngân hàng. Bên cạnh việc phát hành thêm thẻ ghi nợ, ngân hàng cũng

nên phát hành loại thẻ liên kết. Ngân hàng cần tăng cường việc triển khai phát hành

thẻ liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp lớn như bưu điện, hàng không, taxi,

các trung tâm thương mại…Việc phát hành loại thẻ này đem lại lợi ích cho các bên

liên quan. Về phía khách hàng, họ sẽ nhận được những ưu đãi đặc biệt khi thanh toán

tại các doanh nghiệp liên kết. Các doanh nghiệp liên kết và ngân hàng sẽ có thêm một

lượng khách hàng truyền thống của bên đối tác. Ngân hàng góp phần tiếp thị khách

hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp liên kết, ngược lại, doanh nghiệp liên kết góp

phần quảng bá dịch vụ thẻ của ngân hàng.

Page 40: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 40

3.2.3.3. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ

Để giúp cho khách hàng làm quen với khái niệm thẻ, NHNo & PTNT Chi

nhánh Chợ Lớn TPHCM cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ để đông đảo

dân chúng biết đến lợi ích kinh tế và sự tiện lợi khi dùng thẻ thông qua các biện pháp

khác nhau.

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc làm hết sức cần

thiết, nó tác động mạnh mẽ vào nhận thức của mọi người, phá vỡ tâm lý ngần ngại của

người dân trước những dịch vụ mới. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại

chúng còn có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự tìm hiểu của khách hàng về các

sản phẩm mới đặc biệt nếu đây lại là các quảng cáo hết sức ấn tượng.

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM cũng cần kết hợp với việc tổ

chức các buổi giới thiệu về thẻ cho các doanh nghiệp, công sở nơi nhân viên có thu

nhập cao và ổn định, đồng thời có các chương trình khuyến mại và chăm sóc khách

hàng. NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM cũng nên tổ chức một đội ngũ

những nhân viên có khả năng thuyết phục cao và trình độ chuyên môn tốt để tổ chức

hội nghị khách hàng giới thiệu về thẻ hay các buổi tư vấn về thẻ trên phạm vi toàn

thành phố. Đặc biệt với hai loại thẻ mà Agribank mới cho ra đời là thẻ sinh viên và

thẻ lập nghiệp đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên bộ phận Maketing của

NHNo & PTNT – Chi nhánh Chợ Lớn cần hợp tác với các trường Đai Học, Cao Đẳng,

trung cấp Nghề… trong khu vực làm các buổi hội thảo giới thiệu tiện ích mà hai loại

thẻ này mang lại, giúp thẻ của Agribank tiếp cận ngày càng nhiều hơn với học dinh,

sinh viên nhằm thu hút mối quan tâm của bộ phận đông đảo này.

3.2.3.4. Đẩy mạnh công tác phân phối và khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân

tại ngân hàng

Hiện nay ở khu vực TPHCM có nhiều quận mới thành lập ở ngoại thành.

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM cần thiết lập mạng lưới các chi nhánh và

tạo ra nhiều kênh phân phối để sản phẩm đến được với khách hàng thuận tiện, hợp lý

và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện việc sử dụng thẻ là việc mở

tài khoản tại ngân hàng. Vì vậy, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM cần có

những biện pháp khuyến khích để tăng số lượng tài khoản cá nhân tại ngân hàng như:

khách hàng không phải nộp lệ phí khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua tài

Page 41: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 41

khoản tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng được hưởng lãi suất không kì hạn cho các

khoản dư nợ trên tài khoản, ngân hàng có những hình thức khuyến mãi cụ thể như gửi

quà lưu niệm đối với các khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân

trên tài khoản tiền gửi ổn định vào những ngày lễ hoặc bốc thăm may mắn dành cho

các khách hàng mở tài khoản trong một khoản thời gian nhất định.

3.3 Về việc hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ

Hiện nay, rủi ro trong thanh toán thẻ tại NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn

TPHCM là khá thấp bởi số lượng thẻ phát hành ít, doanh số thanh toán không cao. Tuy

nhiên, với trình độ công nghệ còn thấp và khả năng trong lĩnh vực thẻ chưa cao thì

nguy cơ xảy ra rủi ro trong hoạt động này tại ngân hàng cũng không phải là nhỏ. Vì

vậy, ngân hàng cũng cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trong mọi nghiệp vụ mới

có thể đảm bảo an toàn cho hoạt động này.

Các biện pháp hàng đầu là thực hiện phát triển và đào tạo đội ngũ nhân viên có

trình độ cao, máy móc hiện đại, xây dựng hệ thống “bức tường lửa” trong CNTT để

kịp thời phát hiện những sai sót hay lừa đảo. Để hạn chế tình trạng chủ thẻ sử dụng thẻ

thanh toán cho các giao dịch có giá trị nhỏ hơn hạn mức nhưng lại có tổng giá trị thanh

toán trong ngày lớn hơn hạn mức trong một ngày, NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn

TPHCM phải liên hệ với các nhân viên thanh toán thẻ tại NHNo & PTNTVN để xin

cấp phép cho toàn bộ giao dịch bằng hệ thống POS terminal.

Thêm vào đó, khi cấp thẻ cho khách hàng, ngân hàng nên hướng dẫn họ cách sử

dụng cũng như cách bảo quản, bảo mật thẻ, thủ tục liên hệ với khách hàng khi xảy ra

mất cắp, thất lạc hay khi có thay đổi về địa chỉ liên hệ.

3.4 Đánh giá các giải pháp nâng cao hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của

NHNo & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM

3.4.1 Thuận lợi

Những giải pháp nêu trên trong thời gian tới được dự đoán sẽ đạt được những thành

tựu như:

- Tiềm năng phát triển thẻ ATM lớn, tăng thu nhập cho ngân hàng, thị phần của

NHNo & PTNT-Chi nhánh Chợ Lớn sẽ nhiều hơn do thu hút được nhiều khách

hàng tới làm thẻ.

- Công nghệ cao sẽ phát triển thêm sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao và gia

tăng tiện ích cho khách hàng, dịch vụ với công nghệ hiện đại đã tiết kiệm được thời

Page 42: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 42

gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng.

- Các hình thức quảng cáo rộng rãi sẽ làm gia tăng lòng tin trong khách hàng, dễ

dàng tiếp cận với những khách hàng ở vùng sâu và vùng xa.

3.4.2 Khó khăn

- Với cơ cấu vốn như hiện nay việc triển khai công nghệ và Maketing còn hạn

chế, nguồn vốn không đủ đáp ứng cho việc phát hành và duy trì thẻ.

- Chất lượng và tính tiện ích chưa cao,…chưa đáp ứng được nhu cầu trọn gói của

khách hàng, nhất là trong điều kiện hội nhập, khi mà các ngân hàng nước ngoài

hoạt động tại Việt Nam không còn bị “phân biệt đối xử” theo như cam kết gia

nhập WTO của Việt Nam.

3.5 Kiến nghị

3.5.1 Về phía nhà nƣớc

Thứ nhất, ban hành hệ thống văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ

thể tham gia lĩnh vực thẻ

Hiện nay các vụ lừa đảo thông qua thẻ tín dụng đã xuất hiện ở Việt Nam và

chúng ta có thể khẳng định, một loại tội phạm mới, hết sức tinh vi và khôn khéo đã ra

đời. Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng luật và

các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành và đồng thời sớm đưa ra

các khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả,

ăn cắp mã số…

Công việc phòng chống loại tội phạm này không chỉ là công việc của một mình

ngân hàng hay của các cơ quan chức năng như: Bộ Công an, cảnh sát kinh tế mà phải

có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên có liên quan. Không chỉ phối hợp giữa các cơ

quan trong nước mà phải phối hợp cả với các tổ chức cảnh sát quốc tế để kịp thời ngăn

chặn các hành vi lừa đảo trong phạm vi quốc gia và trên thế giới.

Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa ngân hàng vì đây là công

việc hết sức tốn kém đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Hơn thế, việc đảm bảo cho ngành

ngân hàng phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển của một loạt các ngành khác nhất là

trong điều kiện trang bị kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam còn kém so với các nước

trong khu vực và trên thế giới.

Page 43: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 43

Công nghệ thẻ là một công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam, máy móc đều là

những loại hết sức hiện đại mà ở nước ta chưa thể nào tự sản xuất được ngay cả những

linh kiện thay thế cũng phải nhập khẩu của nước ngoài. Việc giao nhận sửa chữa thiết

bị hiện nay chưa được tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng buộc các ngân hàng phải

tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém. Chính vì vậy, Nhà nước nên

xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ công nghệ thẻ ở Việt Nam

hay ít nhất cũng tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động nhập khẩu những máy móc này.

Thứ ba, đề ra những chính sách khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ tại

Việt Nam

Việt Nam là quốc gia mà việc sử dụng tiền mặt vẫn chiếm đa số trong các giao

dịch thương mại. Chính vì vậy, việc sử dụng thẻ trong thanh toán cần được khuyến

khích sử dụng ở Việt Nam để giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Việc

cần thiết là giảm thuế giá trị gia tăng đối với loại dịch vụ này như đối với các loại hàng

hóa mà Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Mức thuế 10% đối với dịch vụ này hiện nay

dường như không hợp lý vì đây là một loại dịch vụ mới, chi phí hoạt động khá tốn

kém khiến giá thành dịch vụ cao. Nếu Nhà nước tiếp tục giữ mức thuế như hiện nay thì

khó có thể khuyến khích người dân trong nước sử dụng loại hình này. Nhà nước nên

có chính sách thuế thỏa đáng hơn đối với mặt hàng thẻ, mức có thể chấp nhận được là

5%. Như thế sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện việc giảm giá thành dịch vụ

thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà nước có thể khuyến khích người dân trong nước mở tài khoản cá

nhân tại ngân hàng. Nhà nước có thể thực hiện việc chi trả lương cho cán bộ công

nhân viên thông qua hệ thống tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Điều này vừa giúp cho

Nhà nước quản lý mức thu nhập của cán bộ vừa có tác động trong việc đẩy mạnh

thanh toán bằng thẻ.

Thứ tư, tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự

phát triển, tất nhiên là đối với cả việc phát triển của thẻ thanh toán. Kinh tế xã hội có

ổn định và phát triển bền vững thì đời sống người dân mới được nâng cao và họ mới

có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại. Và đây cũng một điều kiện để

có thể mở rộng quan hệ quốc tế, là điều kiện tốt để các ngân hàng mở rộng quan hệ với

các tổ chức thẻ quốc tế.

Page 44: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 44

3.5.2 Về phía ngân hàng nhà nƣớc

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Trong điều kiện hiện nay, thẻ đang dần trở thành một phương tiện thanh toán

thông dụng, môi trường pháp lý cho thẻ cần phải nhanh chóng được hoàn thiện. Hiện

tại thẻ của NHNo & PTNTVN chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế

nhưng vẫn cần có một văn bản pháp quy cụ thể về việc kinh doanh thẻ. Chính sách

quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền thanh toán nhưng lại chưa quy

định rõ về hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ do các ngân hàng trong nước phát

hành. Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay vẫn còn thiếu một quy định riêng cho thẻ

thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng thẻ của

khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ. Thêm vào đó, vấn đề tín dụng

thẻ, một hình thức tín dụng mới cần phải có quy định riêng nhằm tạo điều kiện cho

ngân hàng nâng cao quyền hạn của mình trong việc thẩm định, đảm bảo tín dụng cho

khách hàng.

Thứ hai, cần có các chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ

Trước hết Ngân hàng Nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ các ngân

hàng phát triển các nghiệp vụ thẻ nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng

nước ngoài. Thường xuyên cập nhật thông tin và tổ chức các khóa học, trao đổi truyền

bá kinh nghiệm giữa các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải có một số

chính sách ưu đãi nhất định để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nội địa với

các ngân hàng nước ngoài như tỷ lệ dự trữ phòng ngừa rủi ro, các ưu đãi về thuế...

Ngoài ra cũng cần cho phép các ngân hàng được áp dụng những chương trình ưu đãi

cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh cho các ngân hàng.

Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải đưa ra các hoạch định chiến lược

trong thời gian dài nhằm tránh tình trạng các ngân hàng nội địa cạnh tranh một cách vô

ích. Việc thành lập Hiệp hội thẻ đã tỏ ra là một chính sách đúng đắn của Ngân hàng

Nhà nước. Hiệp hội thẻ đã thu hút hầu hết các ngân hàng có thực hiện dịch vụ thẻ ở

Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, các quy định phát hành, áp dụng những chính

sách chung nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng. Thường xuyên tiếp xúc trực

tiếp với các ngân hàng, Hội đã nắm bắt được các khó khăn, tổ chức các buổi thảo luận

đưa ra các phương hướng giải quyết chung.

Page 45: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 45

3.5.3 Về phía Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam

Thứ nhất, cần mở rộng hoạt động Marketing

Với tình hình người dân Việt Nam vẫn còn tâm lý chuộng tiền mặt, dịch vụ thẻ

chưa được hiểu biết nhiều như hiện nay, NHNo & PTNTVN cần phải có những chính

sách khuyếch trương sản phẩm thẻ. Cần phải đưa được những tiện ích của sản phẩm

thẻ mà NHNo & PTNTVN cung cấp tới mọi tầng lớp đối tượng nhằm mở rộng số

lượng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, NHNo & PTNTVN cần chú ý hơn nữa đến các

chế độ ưu đãi cho các chủ thẻ tuỳ theo hạn mức thẻ mà chủ thẻ sử dụng: các dịch vụ

hướng dẫn sử dụng thẻ, giảm tỷ lệ tài sản thế chấp đang ở mức quá cao hiện nay... điều

này sẽ kích thích các chủ thẻ tiêu dùng thẻ ở hạn mức cao hơn.

Thứ hai, có các chính sách thu hút các cơ sở kinh doanh chấp nhận thanh

toán thẻ của Agribank

Hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường thẻ là vô cùng khắc

nghiệt. Hệ thống thẻ của NHNo & PTNTVN đã chuyển sang chấp nhận thẻ của ngân

hàng khác. Điều này là do các ngân hàng các có các chính sách ưu đãi hơn so với

NHNo & PTNTVN như: giảm tỷ lệ chiết khấu, trích lại % giá trị thanh toán cho cơ sở

chấp nhận thẻ, ưu đãi tín dụng,...

Đối với NHNo & PTNTVN, là một ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm, đây là

một lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu hút các cơ sở chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên

bên cạnh đó cần phải chú ý hơn đến công tác chăm sóc các đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ

NHNo & PTNTVN bằng các ưu đãi rộng mở hơn, chú trọng đến việc đầu tư trang thiết

bị trang bị cho cơ sở chấp nhận thẻ như các máy EDC, các máy trạm, các máy tính nối

mạng với Agribank...

Page 46: LỜI MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/phat_hanh_the_nh_1.pdf · LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự

Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo thực tập

GVHD: Th.s Trần Phi Hoàng 46

KẾT LUẬN

Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO đã và

đang mở ra nhiều cơ hội và đặt ra nhiều thách thức đối với các NHTM Việt Nam nói

chung và NHNo & PTNT - Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM nói riêng. Mức độ cạnh tranh

giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, do đó việc hoàn thiện và phát triển sản

phẩm dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh và sự phát triển của ngân hàng.

Công tác phát hành và thanh toán thẻ là một trong những lợi thế của NHNo &

PTNTVN. Cho đến nay, NHNo & PTNTVN-Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM đã thực

hiện công tác phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế được gần 16 năm. Trong

tương lai không xa, với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam cộng với chiến

lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía chi nhánh, thêm vào đó là sự trợ giúp

tích cực từ phía Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam, tôi tin

rằng NHNo & PTNTVN-Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM sẽ đạt được những kết quả khả

quan hơn, đưa dịch vụ thẻ trở thành một trong những dịch vụ hàng đầu của mình, đồng

thời củng cố và phát triển hơn nữa vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân

hàng của NHNo & PTNT Chi nhánh - Chợ Lớn TPHCM trong thời gian qua, cùng với

những mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian sắp tới, bài báo cáo đã đưa ra

một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có, phát triển các

sản phẩm dịch vụ mới tại NHNo & PTNT - Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM. Với những

giải pháp đã trình bày, tôi hy vọng đề tài đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện

và phát triển sản phẩm dịch vụ NHNo & PTNT - Chi nhánh Chợ Lớn TPHCM trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi thực hiện đề tài, song khó tránh khỏi

những hạn chế, thiếu sót, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) và

những người quan tâm để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.