LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý,...

7
1 BÁO CÁO THAM LUN LNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUN LÝ NGHCÁ CÙNG VI VIC THIT LP KHU BO TN THY SN NI ĐỊA MIN NAM VIT NAM Thái Ngc Trí, Hoàng Đức Đạt và nnk Vin Sinh hc Nhit đới thành phHChí Minh Chương trình nghiên cu này được thc hin tngun kinh phí tài trbi DANIDA, Đan Mch. Chúng tôi trân trng cám ơn Lãnh đạo Hp phn SCAFI, SNông nghip và Phát trin Nông thôn/BQL FSPS II ca 2 tnh An Giang và Bến Tre, UBND các huyn, xã, cng đồng nói chung và bà con ngư dân nói riêng ti khu vc trin khai dán, đã giúp đỡ to mi điu kin thun li nht cho chúng tôi trong sut thi gian thc hin nghiên cu. I. ĐẶT VN ĐỀ Vit nam vi tng din tích lãnh th(phn đất lin) là 331.690 km2 nm trong vùng nhit đới gió mùa Đông Nam Á, có vùng bin (bao gm các đảo, qun đảo) rng gp hơn 3 ln din tích đất lin vi bbin dài 3360 km tri dài sut 13 vĩ độ tphía Bc (Qung ninh) xung phía Nam (Kiên giang). Vit Nam có ngun tài nguyên thy sn đa dng, phong phú. Nước ta có hthng các thy vc nước ngt (ni địa) phong phú và đa dng gm sông sui, đầm, hđất ngp nước, v.v… vi ngun tài nguyên nước phong phú. Có trên 2.360 con sông ln nh. Đặc bit gn 90% lượng nước tbên ngoài chy vào hthng sông Cu Long và tp trung đồng bng Nam b. Đa dng thy sinh vt và ngun li thy sn trong thy vc nước ngt Vit Nam rt ln. Có 1.027 loài cá nước ngt thuc 427 ging, 98 h, 22 btrong đó các bcá Chép (392 loài), bNheo (126 loài), bcá Vược (249 loài) có slượng loài nhiu và giá trkinh tế cao hơn c. (Nguyn văn Ho, 2005), có trên 100 loài cá kinh tế; có 36 loài cá quí hiếm ghi trong sách Đỏ Vit Nam (2007). Có 612 loài động vt không xương sng, trong đó nhóm giáp xác (190 loài) và nhuyn th(147 loài) có nhiu loài có giá trkinh tế cao; có 18 loài quí hiếm ghi trong Sách Đỏ Vit Nam (2007). Có trên 50 loài động vt có xương sng ngoài cá sng trong các thy vc ni địa hoc sng da mt phn vào các thy vc ni địa, trong đó có nhiu loài có giá trkinh tế và quí hiếm. Có hơn 1.400 loài to trong các thy vc nước ngt Vit Nam trong đó to lc 530 loài; to silic 388 loài; to lam 344 loài, v.v... là cơ sthc ăn ca nhiu loài thy sn nht là cá, giáp xác và nhuyn thđồng thi có vai trò quan trng đối vi môi trường các thy vc. Ngun li thy sn nước ngt vùng ĐBSCL: ngun li thy sn vùng đồng bng sông Cu long (ĐBSCL) đa dng, phong phú vthành phn loài và slượng. Theo mt skết qunghiên cu hin nay đây có khong 260 loài cá nước ngt thuc 43 h, 130 ging. Cá kinh tế có 55 loài, trong đó có khong 20 loài được nuôi. (Nguyn Văn Chiêm- Cc KT&BVNLTS). Cá ti ĐBSCL có thchia thành 3 nhóm chính: Nhóm cá có ngun gc bin (nhóm cá nước ngt cp 2), Nhóm cá sông (Nhóm cá trng) và nhóm cá đồng. Ngoài các loài cá, ĐBSCL còn có các loài giáp xác như tôm, tép, cua đồng, các loài nhuyn th: c nhi, c go, hến, v.v… Đáng chú là ngun li tôm càng xanh (Macrobachium rosenbergii) va là đối tượng khai thác tnhiên va là đối tượng nuôi quan trng. Đặc đim sinh thái ca cá khu vc ĐBSCL là di cư: di cư sinh sn, di cư bt mi, và di cư đến các vùng sinh sng khác trong mt phn vòng đời. Ngun li thy sn vùng ca sông ven bin thuc ĐBSCL: chiu dài bbin thuc ĐBSCL khong 780 km. Tca Tiu (Tin giang ) đến Hà Tiên (Kiên Giang) có rt nhiu sông kênh rch đổ ra bin trong đó có 17 sông và 3 kênh ln đổ ra bin Đông và Tây có tác động mnh đến vùng ven b. Đa dng sinh hc ca VCSVB ca ĐBSCL đa dng phong phú: có 383 loài to, 313 loài động

Transcript of LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý,...

Page 1: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

1

BÁO CÁO THAM LUẬN

LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÙNG VỚI VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN THỦY SẢN NỘI

ĐỊA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt và nnk

Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ bởi DANIDA, Đan Mạch. Chúng tôi trân trọng cám ơn Lãnh đạo Hợp phần SCAFI, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/BQL FSPS II của 2 tỉnh An Giang và Bến Tre, UBND các huyện, xã, cộng đồng nói chung và bà con ngư dân nói riêng tại khu vực triển khai dự án, đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt nam với tổng diện tích lãnh thổ (phần đất liền) là 331.690 km2 nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có vùng biển (bao gồm các đảo, quần đảo) rộng gấp hơn 3 lần diện tích đất liền với bờ biển dài 3360 km trải dài suốt 13 vĩ độ từ phía Bắc (Quảng ninh) xuống phía Nam (Kiên giang). Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng, phong phú. Nước ta có hệ thống các thủy vực nước ngọt (nội địa) phong phú và đa dạng gồm sông suối, đầm, hồ đất ngập nước, v.v… với nguồn tài nguyên nước phong phú. Có trên 2.360 con sông lớn nhỏ. Đặc biệt gần 90% lượng nước từ bên ngoài chảy vào hệ thống sông Cửu Long và tập trung ở đồng bằng Nam bộ.

Đa dạng thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản trong thủy vực nước ngọt Việt Nam rất lớn. Có 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ trong đó các bộ cá Chép (392 loài), bộ cá Nheo (126 loài), bộ cá Vược (249 loài) có số lượng loài nhiều và giá trị kinh tế cao hơn cả. (Nguyễn văn Hảo, 2005), có trên 100 loài cá kinh tế; có 36 loài cá quí hiếm ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007). Có 612 loài động vật không xương sống, trong đó nhóm giáp xác (190 loài) và nhuyễn thể (147 loài) có nhiều loài có giá trị kinh tế cao; có 18 loài quí hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Có trên 50 loài động vật có xương sống ngoài cá sống trong các thủy vực nội địa hoặc sống dựa một phần vào các thủy vực nội địa, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và quí hiếm. Có hơn 1.400 loài tảo trong các thủy vực nước ngọt Việt Nam trong đó tảo lục 530 loài; tảo silic 388 loài; tảo lam 344 loài, v.v... là cơ sở thức ăn của nhiều loài thủy sản nhất là cá, giáp xác và nhuyển thể đồng thời có vai trò quan trọng đối với môi trường các thủy vực.

Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở vùng ĐBSCL: nguồn lợi thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) đa dạng, phong phú về thành phần loài và số lượng. Theo một số kết quả nghiên cứu hiện nay ở đây có khoảng 260 loài cá nước ngọt thuộc 43 họ, 130 giống. Cá kinh tế có 55 loài, trong đó có khoảng 20 loài được nuôi. (Nguyễn Văn Chiêm- Cục KT&BVNLTS). Cá tại ĐBSCL có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm cá có nguồn gốc biển (nhóm cá nước ngọt cấp 2), Nhóm cá sông (Nhóm cá trắng) và nhóm cá đồng. Ngoài các loài cá, ĐBSCL còn có các loài giáp xác như tôm, tép, cua đồng, các loài nhuyễn thể: ốc nhồi, ốc gạo, hến, v.v… Đáng chú là nguồn lợi tôm càng xanh (Macrobachium rosenbergii) vừa là đối tượng khai thác tự nhiên vừa là đối tượng nuôi quan trọng. Đặc điểm sinh thái của cá khu vực ĐBSCL là di cư: di cư sinh sản, di cư bắt mồi, và di cư đến các vùng sinh sống khác trong một phần vòng đời.

Nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven biển thuộc ĐBSCL: chiều dài bờ biển thuộc ĐBSCL khoảng 780 km. Từ cửa Tiểu (Tiền giang ) đến Hà Tiên (Kiên Giang) có rất nhiều sông kênh rạch đổ ra biển trong đó có 17 sông và 3 kênh lớn đổ ra biển Đông và Tây có tác động mạnh đến vùng ven bờ. Đa dạng sinh học của VCSVB của ĐBSCL đa dạng phong phú: có 383 loài tảo, 313 loài động

Page 2: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

2

vật nổi, 375 loài động vật đáy; 169 loài cá, trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có 87 loài chiếm ưu thế (51,38 %), nhóm cá nước lợ cửa sông chiếm ưu thế 115 loài (68,05%), nhóm cá di cư giữa nước mặn và nước ngọt 22 loài (13,03 %); có 25 loài tôm biển và tôm nước ngọt, các cua, ghẹ là các đối tượng khai thác quan trọng; có nhiều loài nhuyễn thể, trong đó có sò huyết (Anadra granosa) phân bố nhiều nhiều ở vùng biển phía Tây, và nghêu (Meretrix lyrata) phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông. ĐBSCL là khu vực phát triển kinh tế thủy sản lớn nhất cả nước.

Khai thác thủy sản ở vùng cửa sông Hàm Luông-Bến Tre

Khai thác thủy sản ở Búng Bình Thiên-An Giang

Hình 1. Hình ảnh khai thác thủy sản ở vùng ĐBSCL Định hướng xây dựng mô hình Đồng quản lý nghề cá lồng ghép với việc thiết lập Khu bảo

tồn thủy sản nội địa nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng. Đồng quản lý nghề cá trong Khu bảo tồn thủy sản nội địa nhằm nâng cao vai trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững nghề cá ở các vùng nước nội địa quan trọng ở khu vực phía Nam Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN 1. Khảo sát thực địa - Tiến hành điều tra khảo sát thực địa về kinh tế-xã hội và hoạt động nghề cá, hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật gồm kh hệ thực vật nổi (Phytoplankton), động vật nổi (Zooplankton), động vật đáy (Zoobenthos), khu hệ cá. - Tiến hành các cuộc hội thảo/họp cộng đồng và BQL FSPS II/cán bộ hỗ trợ tư vấn - Tiếp xúc thu thập dữ liệu từ cán bộ lãnh đạo địa phương/ngành có liên quan. - Thu thập các tài liệu công trình nghiên cứu trước đây có liên quan 2. Xử lý nội nghiệp ở phòng thí nghiệm - Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu hệ cá. - Xử lý phân tích mẫu phiếu điều tra về kinh tế-xã hội, hoạt động nghề cá - Xử lý các số liệu phiếu điều tra liên quan đến việc xây dựng mô hình đồng quản lý - Tổng hợp số liệu, viết báo cáo tổng hợp - Tất cả mẫu vật được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới III. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC LỒNG GHÉP XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ KẾT HỢP VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN THỦY SẢN NỘI ĐỊA 1. Kết quả nghiên cứu về kinh tế-xã hội, các yếu tố hóa lý môi trường, tài nguyên đa dạng sinh học thủy sinh vật-thủy sản của khu vực đề xuất bảo tồn

Kinh tế xã hội Điều tra, khảo sát thu thập thông tin ở các hộ gia đình bằng bảng câu hỏi có sẵn trong phiếu điều tra để thu thập thông tin. Số hộ gia đình khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ vùng nghiên cứu, theo đa

Page 3: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

3

dạng loại hình sử dụng đất hoặc sinh kế của hộ. Phiếu điều tra được thực hiện tại hộ gia đình riêng lẽ. Những thông tin điều tra bao gồm: quy mô hộ gia đình, lao động, điều kiện sống, ngành nghề, thu nhập, chi tiêu; Loại hình sử dụng đất, hệ thống canh tác; Mùa vụ, sinh kế về thủy sản; Tình hình đánh bắt thủy sản hàng năm; Nhận thức của hộ gia đình trong quản lý tài nguyên dựa vào các phương thức đánh bắt thủy sản và sinh kế hàng ngày của hộ. Những thông tin khác liên quan đến đời sống của người dân xung quanh vùng Búng cũng được thu thập trong quá trình điều tra.

Các yếu tố hóa lý môi trường nước Nghiên cứu các yếu tố hóa lý của môi trường nước bao gồm: pH, Nhiệt độ, DO, TDS, EC, độ

đục, COD, BOD5, NH3, NO2-, NO3

-, E.coli, Tổng sắt, Dầu tổng, As, PO43-, Pb, Thuốc BVTV gốc lân,

Thuốc BVTV gốc clo, v.v… Điều tra khảo sát các quá trình ô nhiễm từ nguồn thải sinh hoạt của cộng đồng đến khu vực.

Việc khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường bao gồm cả nước mặt và trầm tích (bùn đáy), nhằm giúp cho việc đánh giá về hiện trạng môi trường của khu vực đang nghiên cứu, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm (nếu có) và các giải pháp trong tương lai giúp cho việc bảo vệ môi trường của khu vực và phát triển bền vững cùng với việc ổn định sinh kế của cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, Đa dạng sinh học.

Khu hệ thủy sinh vật (Phytoplankton, Zooplankton, Zoobenthos) Khảo sát, thu thập mẫu nghiên cứu khu hệ thực vật nổi (Phytoplankton), khu hệ động vật nổi

(Zooplankton), khu hệ động vật đáy (Zoobenthos), bao gồm cả định tính và định lượng. Nghiên cứu Cấu trúc thành phần loài, cấu trúc số lượng và loài ưu thế, chỉ số đa dạng Margalef (d), chỉ số đa dạng Shanon-weiner (H’), các loài biểu thị tính chất môi trường (các loài thể hiện tính nhiễm bẩn hữu cơ, Các loài thể hiện tính nhiễm phèn, các loài phân bố rộng sinh thái, các loài có ý nghĩa àm thức ăn)

Loài Pandorina charkoviensis (Phytoplankton)

Loài Asplanchna priodonta (Zooplankton)

Loài Oratosquillina pongpetes (Zoobenthos)

Loài Meretrix lyrata (Zoobenthos

Hình 2. Hình ảnh một số loài thuộc Phytoplankton, Zooplankton và Zoobenthos

Page 4: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

4

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê thường dùng trong kiểm kê tài nguyên sinh học và đánh giá chất lượng môi trường nước và sử dụng phần mềm PRIMER-v5 để tính toán các chỉ số sinh học và đa dạng sinh học phục vụ cho việc phân hạng tài nguyên và các trạng thái chất lượng môi trường nước trong khu vực nghiên cứu.

Khu hệ cá và hoạt động nghề cá Sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để nghiên cứu thu thập thành phần loài, như: lưới (gồm

nhiều kích cỡ khác nhau); chài quăng; câu; đăng dớn (đăng mé); lợp, cào. Kết hợp với ngư dân đánh bắt trong quá trình thu thập mẫu.

Nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài, sinh thái của khu hệ cá, các loài cá di cư, các loài có giá trị kinh tế và ý nghĩa khoa học (đang bị đe dọa, có mặt trong sách Đỏ Việt Nam, 2007 và IUCN). Nguồn lợi thủy sản ngoài cá, nguồn lợi con giống, các khu vực sinh sản, nơi trú ẩn ương dưỡng ấu trùng con non, v.v…

Cá ngát Plotosus canius-loài kinh tế

Cá cháo biển Elops saurus- mức độ đe dọa VU

Cá lóc Channa striata-loài kinh tế

Cá mang rỗ Toxotes chatareus-mức độ đe dọa VU

Cua con tự nhiên (cua giống)

Cá vồ đém Pangasius larnaudii-loài kinh tế

Hình 3. Hình ảnh một số loài có giá trị kinh tế và ý nghĩa khoa học Nghiên cứu hiện trạng hoạt động của nghề cá, gồm các loại ngư cụ sử dụng trong vùng (bao

gồm ngư cụ hợp lý và ngư cụ cấm), mùa vụ khai thác, loài khai thác chính, sản lượng khai thác. Số lượng ngư dân chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp. Mức độ phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên thủy sản, v.v…

Page 5: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

5

Nghiên cứu tình hình nuôi trồng thủy sản, các hình thức thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi công nghiệp, sử dụng ao để nuôi, nuôi lồng bè. Tổng sản lượng nuôi thủy sản trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra nguồn lợi tôm tép các loại thu được trong các vuông nuôi phục vụ đời sống hàng ngày của các hộ gia đình cũng góp phần đáng kể trong sản lượng nuôi.

Ngư cụ lợp

Ngư cụ lưới

Ngư cụ Đú dây

Cào hến

Hình 4. Hình ảnh một số loại ngư cụ khai thác thủy sản 2. Kết quả xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá 2.1. Giai đoạn I năm 2008

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền/đào tạo về đồng quản lý nghề cá cho cán bộ nòng cốt và cộng đồng ngư dân. Tuyên truyền các văn bản pháp qui liên quan về thủy sản cho cộng đồng ngư dân. Tổ chức các cuộc họp/hội thảo tại cộng đồng để thu thập ý kiến, sự đồng thuận và nhu cầu của cộng đồng về việc xây dựng mô hình đồng quản lý

Hình 5. Đào tạo/tuyên truyền và hội thảo cộng đồng về việc xây dựng mô hình ĐQL tại vùng

cửa sông Hàm luông, tỉnh Bến Tre

Page 6: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

6

Hình 6. Đào tạo/tuyên truyền và hội thảo cộng đồng về việc xây dựng mô hình ĐQL tại Búng

Bình Thiên, tỉnh An Giang 2.2. Giai đoạn II năm 2009-2010 và trong thời gian tiếp theo

Xác định vấn đề, mục tiêu và định hướng trong vấn đề xây dựng mô hình. Xây dựng các nguyên tắc cơ bản về đồng quản lý

Hội thảo/họp nhóm cộng đồng xây dựng nhóm nòng cốt của mô hình đồng quản lý. Xây dựng các qui chế, hương ước cho mô hình. Xây dựng bản cam kết thỏa thuận của cộng đồng trong việc tham gia và thực hiện mô hình đồng quản lý

Lên kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình, xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trước

Tiếp tục hoàn thiện qui chế, hương ước. Hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện mô hình đồng quản lý

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, về kiến thức đồng quản lý. Nâng cao năng lực về đồng quản lý cho cán bộ nòng cốt và cộng đồng.

Theo dõi, giám sát và đánh giá lại tài nguyên, nguồn lợi trong quá trình thực hiện mô hình nhằm xác định mức độ cải thiện về nguồn lợi trong và sau khi thực hiện mô hình.

Lập kế hoạch hỗ trợ và giám sát mô hình, đảm bảo tính bền vững cho mô hình, chuẩn bị kế hoạch rút lui và chuyển giao mô hình cho cộng đồng.

Tổng kết, đánh giá và áp dụng nhân rộng mô hình cho các khu vực khác.

IV. THẢO LUẬN 1. Chương trình lồng ghép xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá kết hợp với việc xây

dựng Khu bảo tồn thủy sản nội địa bao gồm hai hoạt động song song và không thể tách rời nhau. Quá trình này vừa bao gồm các nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học, tài nguyên, kinh tế-xã hội và nhu cầu của cộng đồng tại vùng triển khai dự án.

2. Xác định rõ được vấn đề và mục tiêu cũng như các vấn đề ưu tiên cần giải quyết. 3. Thông qua các kết quả nghiên cứu cơ bản cộng đồng sẽ tiếp cận và hiểu sâu hơn vấn đề vì

sao cần phải thực hiện mô hình đồng quản lý và các lợi ích mà mô hình mang lại. 4. Quá trình lồng ghép này sẽ mang lại lợi ích cả về thông tin tuyên truyền, cũng như sự xác

định kế hoạch và mục tiêu rõ ràng trước khi tiến hành xây dựng mô hình đồng quản lý. 5. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về đa dạng sinh học, nguồn lợi, kinh tế-xã hội, v.v… sẽ

là cơ sở cho việc đánh giá mô hình trước cụ thể hơn thông qua quá trình giám sát và quan trắc định kỳ về tài nguyên, nguồn lợi trong và sau khi triển khai mô hình đồng quản lý.

Page 7: LỒNG GHÉP CH NG TRÌNH XÂY D NG MÔ HÌNH NG QU N LÝ … cao tham luan _NgocTri.pdf- Xử lý, phân tích mẫu hóa lý môi trường nước, khu hệ thủy sinh vật, khu

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Kết quả báo cáo hoạt động DOFI/FSPS-II/SCAFI/ANGIANG/2008/2.7.9 2. Kết quả báo cáo hoạt động DOFI/FSPS-II/SCAFI/ANGIANG/2008/3.8.2B 3. Kết quả báo cáo hoạt động DOFI/FSPS-II/SCAFI/ANGIANG/2009/2.7.11 4. Kết quả báo cáo hoạt động DOFI/FSPS-II/SCAFI/ANGIANG/2009/2.7.12 5. Kết quả báo cáo hoạt động DOFI/FSPS-II/SCAFI/ANGIANG/2009/2.7.13 6. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2008/3.8.4.1 7. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2008/3.8.4.2 8. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2008/3.7.3 9. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2008/3.8.2 10. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2008/3.8.4.6 (Pha I) 11. Kết quả báo cáo hoạt động DARD/FSPS-II/SCAFI/2009/3.8.4.6 (pha II)