Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn...

127
LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD An Eymardian Spirituality Tác Giả: Donald Cave sss Rome Lm. Giuse Trần Đình Long, sss Chuyển ngữ

Transcript of Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn...

Page 1: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD

An Eymardian Spirituality

Tác Giả: Donald Cave sss

Rome

Lm. Giuse Trần Đình Long, sss

Chuyển ngữ

Page 2: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 3: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

NỘI DUNG

Lời Tựa

Bối cảnh lịch sử

Lời mở đầu

Lời giới thiệu

Chương I : Làm Sáng Tỏ Vấn Đề

Chương II : Những Vấn Đề Liên Quan Đến Linh Đạo Của Cha Eymard

Chương III : Xây Dựng Một Linh Đạo Của Cha Eymard

Chương IV : Sự Tiến Triển Trong Tư Tưởng Của Cha Eymard

Chương V : Những Yếu Tố Chủ Yếu Trong Linh Đạo Của Cha Eymard

Chương VI : Linh Đạo Của Cha Eymard và Luật Sống Hội Dòng Nam

Kết Luận

Page 4: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

A.P.SS. Tài liệu lưu trữ, Dòng Thánh Thể (Nam) Roma

R.R. Kỳ tĩnh tâm tại Roma.

Corresp. I, II, III v.v ... Tham khảo 5 tập sách in những lá thư của cha Eymard.

* GHI CHÚ

Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về phía Tác Giả, và đặc điểm của phần gạch bên dưới sử dụng trong những bản trích dẫn, nhắm đến việc trung thành sao chép các bản văn được làm nổi bật trong các bản gốc.

Page 5: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

LỜI TỰA

“Sự hoàn thiện Kitô-giáo là sự tiếp nối nơi chúng ta đời sống thần thánh và nhân loại của Đức Giêsu Kitô. Do đó, những gì liên quan đến việc thánh hóa của chúng ta chính là kết quả của sự kết hợp với Đức Giêsu Kitô nơi chúng ta. Sự hoàn thiện Thánh Thể không là gì khác sự hoàn thiện Kitô-giáo, được tóm tắt trong trạng thái bí tích mà Đức Giêsu đã thừa nhận”.

Cha Thánh Phêrô Giulianô Eymard.

“Khi chúng ta hiểu được tự thân một Linh Đạo trong bối cảnh lịch sử, thì điều này sẽ giúp chúng ta tốt hơn trong việc có khả năng đánh giá tính duy nhất, mà không cường điệu tầm quan trọng của Linh Đạo này.”

Vô Danh

“Trong những thời kỳ và nơi chốn khác nhau, Giáo Hội đã tự bộc lộ một cách khác biệt. Tuy nhiên, khi càng đi vào lịch sử của Giáo Hội, thì chúng ta càng ít có nhu cầu e ngại lịch sử. Những hình thức xã hội, những dấu hiệu phụng vụ, những cách cầu nguyện, các đặc sủng và những cách mục vụ đều là mình và máu đối với đời sống của Giáo Hội, bởi vì thông qua

Page 6: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

những yếu tố này, ân sủng tác động hoặc không tác động đến chúng ta. Việc nhận biết quá khứ giúp chúng ta xác định được tương lai của mình một cách hiệu quả hơn. Do đó, lối sống trung thành với truyền thống của chúng ta bao hàm sự hồi tưởng phê bình về quá khứ, cùng với sự cởi mở đối với những điều mà Thần Khí của Thiên Chúa đang nói với chúng ta trong giây phút hiện tại. Khi tìm cách lãng quên những nhận thức về quá khứ, chúng ta nên ý thức đến bất cứ sự bóp méo nào mà có thể lịch sử đã đưa dẫn vào việc thực hành của chúng ta.”

Paul Bernier. sss

“Nhờ mầu nhiệm nước và rượu, chúng ta có thể chia sẻ sự sống thần linh của Đức Kitô, Đấng đã tự hạ mình để chia sẻ nhân tính của chúng ta.”

Phụng Vụ Thánh

Page 7: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Trong những trang sau đây, chúng ta sẽ thường xuyên nói đến sự kiện cha Eymard hoàn toàn ý thức rằng ngài đã tiếp cận với ơn gọi Thánh Thể trong những giai đoạn tiến triển của ngài. Ý thức riêng của ngài về sự tiến triển này biểu lộ rõ trong các ghi chú mà ngài đã thực hiện trong kỳ tĩnh tâm tại Roma:

Chắc hẳn tôi hơi giống như Jacob, luôn luôn lên đường, để rồi tôi được đưa dẫn đến với ơn gọi Thánh Thể. Tôi cần đến Marseilles, để tôi có được một tình yêu riêng biệt dành cho ơn gọi này (Thánh Thể) – trung tâm – Lyons giúp tôi có khả năng thực hiện ơn gọi và đưa tôi lên đường hướng tới Nhà Tiệc Ly... rồi đến với Nhà Tiệc Ly yêu dấu trong thời đại của Thiên Chúa.

Lời chú thích ngắn gọn này của Vị Sáng Lập tuyệt nhiên không bàn đến những giai đoạn rõ rệt, khi người ta quan sát cuộc đời của ngài dưới ánh sáng của lời thừa nhận trên đây. Điều này cũng không bao hàm rằng ngài không có những giây phút hoài nghi và bối rối, hoặc quá trình tiến triển của ngài đã kết thúc với việc thành lập Hội Dòng nam vào năm 1856. Quá trình tiến triển này vẫn tiếp tục cho đến khi ngài qua đời, và người ta có thể cho rằng quá trình này vẫn còn tiếp diễn khi Hội Dòng nam và nữ của ngài phấn đấu sống đặc sủng Thánh Thể trong thế giới hiện nay.

Trong khi người ta thường xuyên bàn đến sự tiến triển của cha Eymard, và ít nhất ở phạm vi nào đó, sự tiến triển này thể hiện rõ trong những công trình mới đây của cuộc đời ngài, không có

Page 8: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

những nỗ lực trình bày một bản tóm tắt những giai đoạn chính trong tự thân sự tiến triển. Tác giả hiện nay tin rằng trong trường hợp của cha Eymard, cũng như trong trường hợp của một số vị sáng lập khác, quả thật có hai đặc sủng tác động, và kết quả là hai quá trình tiến triển. Để sử dụng ngôn ngữ hiện hành, quá trình thứ nhất có thể được gọi là đặc sủng của Vị Sáng Lập. Điều này có nghĩa là một trực giác đặc biệt đối với mầu nhiệm Đức Kitô, và người ta có thể nói là trực giác này thể hiện sự hiện hữu của nó thành một Linh Đạo cụ thể, có thể hoặc không thể trở thành nền tảng của việc quy tụ thành một nhóm tu sĩ mới trong Giáo Hội. Thứ hai là đặc sủng sáng lập mà nhờ đó, người có đặc sủng được hướng dẫn để nhận ra và đáp ứng một nhu cầu cụ thể trong Giáo Hội. Thật vậy, trong việc thực hiện, đặc sủng này có thể sử dụng một Linh Đạo đã được soạn thảo kỹ lưỡng, chẳng hạn, các Hội Dòng nữ đa dạng liên quan đến những công việc bác ái cụ thể, nhưng tất cả đều đi theo các nguyên tắc Linh Đạo của thánh Phanxicô. Một Linh Đạo như thế không đòi hỏi vị sáng lập phải thực sự có một Linh Đạo cá nhân. Khi thông qua, chúng ta nên ghi chú rằng đặc sủng sáng lập rất nhạy cảm đối với những ảnh hưởng bên ngoài, hoàn toàn không phải là trạng thái hiện hành của quy tắc luật lệ liên quan đến các cấu trúc của đời sống tu trì.

Sau đó là một nỗ lực dưới hình thức tóm tắt, để gợi ý về những giai đoạn chính đối với sự phát triển cả hai đặc sủng trong trường hợp của cha Eymard. Đối với trường hợp đặc sủng cá nhân, người ta sẽ đi theo sự phát triển giáo huấn tinh thần của ngài, cho đến sự nở rộ của giáo huấn này trong sự phát triển trưởng thành đối với nhận thức về đời sống Thánh Thể như là Ơn Tự Tại, được nhận thức như là một sự “mở rộng” của biến cố Nhập Thể. Đối với

Page 9: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

trường hợp của đặc sủng sáng lập, người ta sẽ đi theo những sự kiện dường như có tầm quan trọng chủ yếu, trong việc hướng dẫn cha Eymard nỗ lực viết ra một Luật Lệ dành cho các Hội Dòng của ngài, điều này được thực hiện dưới ánh sáng nhận thức của ngài đối với những nhu cầu của Giáo Hội trong thời đại ngài. Chúng ta nên ghi chú rằng nỗ lực này không đầy đủ vào thời gian ngài qua đời.

Cả hai loại đặc sủng được đề cập đến trên đây đều liên quan chặt chẽ đến nhân cách, kinh nghiệm và những bối cảnh lịch sử và xã hội của những người có đặc sủng này. Trong trường hợp của cha Eymard, hai khía cạnh thuộc về đặc tính của ngài chắc chắn thúc đẩy những yếu tố diễn tả các đặc sủng của ngài:

a. Niềm đam mê rõ rệt của ngài trong việc viết ra các Luật Lệ.

b. Niềm khao khát suốt đời và được bộc lộ thường xuyên trong việc làm được “điều gì đó cho Thiên Chúa”.

Độc giả sẽ rõ ràng hơn, khi tham khảo hai bản danh sách các sự kiện được trình bày dưới đây, trong khi một số sự kiện được trình bày trong một bộ những giai đoạn phát triển đã được đề nghị thừa nhận, thì người ta cũng có thể cho rằng chúng có ảnh hưởng đến bản danh sách kia. Người ta đang nỗ lực phát hiện ra những động cơ thúc đẩy cực kỳ phức tạp thuộc về con người, và những động cơ này cần được đơn giản hóa. Người ta nên cảm thấy tự do trong việc liên hệ với những sự kiện đa dạng nào mà họ nhận thấy là phù hợp.

Page 10: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 11: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Những giai đoạn chính trong sự tiến triển

của cha Eymard hướng tới ơn gọi của ngài

với tư cách là Vị Sáng Lập

Đặc Sủng Sáng Lập

1. Tại Trường Trung Học Thánh Mẫu, nơi cha Eymard là người hướng dẫn thiêng liêng từ năm 1839 đến năm 1844, ngài đã thành lập và viết ra một “quy luật nhỏ” dành cho một Hiệp Hội các học viên hiến thân cho Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc. Ngài còn xin phép thành lập Hiệp Hội này trong các Trường Trung Học Thánh Mẫu khác. Cha Jean Claude Colin đã từ chối lời yêu cầu này.

2. Tại Lyon từ năm 1845 đến năm 1851, cha Eymard đã thực hiện một việc tông đồ mở rộng trong số các thành viên của Dòng Ba Đức Maria của Đời Sống Nội Tâm. Dòng Ba này được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn, chẳng hạn, nhóm Các Thiếu Nữ Công Giáo. Ngài đã viết ra một Luật Lệ dành cho toàn thể Dòng Ba, và các Luật Lệ dành cho các nhóm khác nhau. Hoạt động này đã đưa cha Eymard đến tình trạng xung khắc với cha Colin, người sáng lập các Dòng Ba Đức Maria. Cuối cùng, tình trạng xung khắc này là động cơ khiến ngài chuyển sang Toulon vào tháng 9 năm 1851.

Page 12: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

3. Từ năm 1846 đến năm 1847, cha Eymard bắt đầu thảo luận về tính hữu ích của một nhóm các phụ nữ trong Dòng Ba, những người này sẽ tạo thành một cộng đoàn tu trì trong bối cảnh của chính Dòng Ba, và sẽ phục vụ như là một “trung tâm” đối với các hoạt động của các nhóm phụ nữ.

4. Tháng 1 năm 1849, cha Eymard đến thăm trụ sở Dòng Ba Đức Maria tại Paris, trong vai trò của ngài là Người Thăm Viếng Dòng Ba Đức Maria. Tại đây, ngài đã gặp gỡ hai tông đồ nhiệt thành vừa mới trở lại đạo, thuộc Hội Phạt Tạ (Thờ Phượng) về Đêm, bá tước Raymond de Cuers trở lại với việc thực hành Đức tin sau nhiều năm khô khan nguội lạnh, và nghệ sĩ piano hòa nhạc Hermann Cohen từ Do Thái giáo trở lại. Cả hai người này đều đóng những vai trò quan trọng trong sự tiến triển của cha Eymard, hướng tới vai trò của ngài với tư cách là vị sáng lập. Cùng với Fage, một người nhiệt thành thứ ba, De Cuers và Cohen đang sống một đời tu ứng khẩu tại trụ sở Dòng Ba Đức Maria, và hoàn toàn dâng hiến thì giờ của mình cho những hoạt động của Hội Phạt Tạ về Đêm. Trong chuyến thăm viếng này, cha Eymard cũng gặp gỡ tu sĩ Dòng Camêlô Thường Xuyên Thờ Phượng Phạt Tạ, và chị Marie-Thérèse Dubouché, người sáng lập Hội Dòng này. Cuộc sống tu trì của chị Dubouché đã gây ấn tượng rất lớn nơi cha Eymard.

5. Năm 1850, cha Eymard là nhân vật chính trong việc đưa chị Dubouché và một nhóm các chị em của chị đến Lyon. Cha Colin không biết gì về hoạt động này. Cha Eymard nhận thức được ý định liên kết Hội Dòng Thờ Phượng Phạt Tạ với Dòng Ba Đức Maria, bằng cách này, Hội Dòng của chị Dubouché sẽ hình thành

Page 13: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

“trung tâm” dành cho các phụ nữ Dòng Ba, mà ngài đang tìm cách thành lập. Sau khi đến Lyon, chị Dubouché và cha Colin bắt đầu quan tâm đến vấn đề thực tế của việc thành lập một ngành nam của Hội Dòng Thờ Phượng Phạt Tạ, cuối cùng, kế hoạch này sẽ có hai hình thức. Trong trường hợp đầu tiên, cha Colin đã dành ra nhiều năm thảo luận với chị Dubouché về khả năng thành lập một Dòng Ba Đức Maria mới, đó là Dòng Ba Đức Maria của Thánh Thể, được linh ứng nhờ suy tư của chị đối với việc Thờ Phượng Phạt Tạ. Năm 1854, để thực hiện kế hoạch này, cha Colin đã từ chức Bề Trên Tổng Quyền đối với Dòng Ba Đức Maria. Vì đối kháng với Dòng Ba Đức Maria, nên cha Colin không thành công. Trường hợp thứ hai là kết quả nỗ lực của chị Dubouché trong việc thành lập Hội Dòng Những Người Đền Tạ, bên ngoài phạm vi của Dòng Ba Đức Maria tại Paris vào năm 1855. Kế hoạch này cũng bị thất bại.

5. Tháng 2 năm 1851, cha Eymard phác thảo một kế hoạch qua lá thư gửi cho cha Colin, trong đó, ngài đề nghị thành lập một Dòng Ba nữ, và cũng dựa trên Linh Đạo của chị Dubouché về việc Thờ Phượng Phạt Tạ. Dòng Ba theo kế hoạch được quan tâm vì bốn động cơ:

a. Thiếu sự hướng dẫn thiêng liêng dành cho các linh mục triều.

b. Tương tự như vậy đối với các “giáo dân đạo đức”.

c. Thiếu lòng sùng kính đối với Bí tích Thánh Thể.

d. Những tội phạm đến Bí tích Thánh Thể.

Page 14: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Cha Eymard không gửi lá thư đi cho cha Colin. Đồng thời, những quan hệ giữa cha Eymard và cha Colin cực kỳ căng thẳng. Tháng 9 năm 1851, cha Eymard được chỉ định làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thánh Mẫu tại La Seyne. Chắc hẳn việc chuyển công tác này là do cha Colin vận động, vì cha muốn tách cha Eymard khỏi Dòng Ba Đức Maria.

6. Từ lúc đến La Seyne, Cha Eymard đóng vai trò chủ yếu trong Hội Phạt Tạ về Đêm ở gần Toulon. Hội Đoàn này đã được de Cuers thành lập trước đó một thời gian ngắn. De Cuers đã quy tụ chung quanh mình một nhóm thanh niên, mà trong đó, ông đã gợi ý thận trọng với một số người rằng có lẽ một ngày kia, ông sẽ thành lập một Hội Dòng mới, liên kết chặt chẽ với Hội Đoàn Thờ Phượng. Cha Eymard đã thành lập tại Toulon một cộng đoàn nhỏ, bao gồm các linh mục của Dòng Ba Đức Maria, với trách nhiệm sắp xếp các hoạt động cho Hội Đoàn Thờ Phượng.

7. Tháng 10 năm 1851, trong một lá thư gửi cho Bà Tholin-Bost, cha Eymard đã diễn tả điều mà tác giả hiện nay tin là trực giác cơ bản trong đặc sủng của ngài, đó là đặc sủng cá nhân và đặc sủng thành lập:

Tôi thường suy nghĩ về những biện pháp để chống lại tình trạng thờ ơ lãnh đạm phổ biến... thật đáng sợ trong số rất nhiều người Công Giáo, và tôi tìm thấy một biện pháp duy nhất: Thánh Thể, tình yêu của Đức Giêsu trong Phép Thánh Thể.

8. Tháng 4 năm 1853, cha Eymard bắt đầu cộng tác chặt chẽ với de Cuers để thành lập Hội Dòng Thánh Thể. Cha Eymard

Page 15: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

bắt đầu viết một Luật Lệ dành cho Hội Dòng theo kế hoạch, mà theo niềm tin của tác giả, Luật Lệ này dựa trên một bản phác thảo do de Cuers đề nghị. Lối sống cơ bản của Hội Dòng theo kế hoạch là ý niệm về việc chầu Thánh Thể long trọng như là hoạt động chính đối với các thành viên của Hội Dòng này.

Như đã nói, vào tháng 5 năm 1854, cha Colin đã từ chức Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Ba Đức Maria, để hoàn toàn cống hiến cho việc cùng với chị Dubouché thành lập Hội Dòng nam Đức Maria của Thánh Thể. Cha Eymard nhận thấy một số chi tiết của kế hoạch này không rõ ràng. Một số bản văn cho rằng ngài đã nghĩ đến việc liên kết với ngành mới của Dòng Ba Đức Maria theo kế hoạch. Rõ ràng vào lúc đó, cả cha Colin lẫn chị Dubouché đều nghĩ về ngài như là một thành viên không chính thức của nhóm đang hình thành, mặc dù thời gian trước đây, chính chị Dubouché vẫn coi như ngài rất phù hợp với công việc khó khăn. Tính cách đóng vai trò rất lớn đối với toàn bộ vấn đề này.

9. Năm 1855, Cha Eymard đã gửi các Luật Lệ của Hội Dòng Thánh Thể sang Roma để chú thích. Phần lớn bản phúc đáp đều thuận lợi. Sau này, cũng trong năm đó, Touche, một người bạn lâu năm của cha Eymard, nhận được một bản phúc đáp tích cực từ Đức Thánh Cha đối với ước muốn thành lập Hội Dòng theo kế hoạch. Dường như trong thời gian này, người ta đang nỗ lực bắt đầu thành lập ngành của Hội Dòng nữ tại Toulon. Năm 1855, các bề trên Dòng Ba Đức Maria phát hiện là cha Eymard đã âm thầm chuẩn bị vài thành viên cho kế hoạch mới tại trường trung học ở La Seyne. Ngài bị chuyển khỏi nhiệm sở của ngài, và Bề Trên Tổng Quyền Favre của Dòng Ba Đức Maria phủ nhận việc ngài

Page 16: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

hiến thân cho những hoạt động ban đầu của việc thành lập Hội Dòng mới. Cha Favre bộc lộ rõ rằng cha coi như linh ứng đối với việc lập dòng không phát xuất từ cha Eymard. Thời gian này, de Cuers nỗ lực kết hợp các nam thỉnh sinh Hội Dòng Thánh Thể với những người hiện đang nỗ lực thành lập ngành nam cho Hội Dòng của chị Dubouché tại Paris. Thái độ của cha Eymard khá mơ hồ đối với đề xuất này.

10. Tháng 5 năm 1856, cha Eymard và cha de Cuers đệ trình lên Đức Tổng Giám Mục Paris những mô tả về Hội Đoàn mới theo kế hoạch. Đức Tổng Giám Mục quyết định chấp nhận nhóm mới, dựa trên nền tảng cam kết của nhóm đối với việc chuẩn bị cho những người lớn Rước Lễ Lần Đầu. Hình như trước đó vài tháng, Đức Tổng Giám Mục đã từ chối việc chuẩn y cho nhóm nam của chị Dubouché, dựa trên nền tảng là họ hoàn toàn chiêm niệm!

11. Cuối tháng 5 năm 1856, cha Eymard đã viết một bản giải trình mới về các Luật Lệ dành cho Hội Đoàn mới tại nhà người bạn de Leudeville của ngài. Theo ý kiến của tác giả, thì đây là bản giải thích đầu tiên về các Luật Lệ dành cho Hội Đoàn mới, mà cha Eymard đã viết ra, với nhận thức rằng đây là ân huệ cá nhân của ngài trong việc thành lập Hội Dòng! Từ khi thành lập Dòng tại Paris, có sự căng thẳng rõ rệt giữa cha Eymard và de Cuers, người bạn đồng hành đầu tiên của ngài. Tình trạng căng thẳng này càng gia tăng theo thời gian.

12. Năm 1859, cha Eymard đưa một bản giải trình đã được sửa đổi về Bản Luật Lệ cho de Leudeville mang sang Roma, và ngài nhận được Decretum Laudis dành cho Hội Dòng. Khi trở về Pháp, cha Eymard thực hiện một số sửa đổi thêm cho Bản Luật

Page 17: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Lệ, và vào năm 1860, ngài gửi các bản sao của bản văn đã được duyệt lại này cho tất cả các tu sĩ và yêu cầu họ bình luận. Đặc biệt de Cuers có nhiều điều để nói, và xuất hiện hàng loạt bản thảo về các Hiến Pháp, hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những bận tâm cơ bản của de Cuer, nghĩa là ông nhấn mạnh đến “đời sống Thánh Thể”, và điều này còn được ông diễn tả bằng cách nhấn mạnh gấp đôi vào việc “chầu Thánh Thể long trọng”, và vào tính cách chủ yếu nơi “nhân đức của đời tu”, cả hai yếu tố này đều được diễn tả trong “lời khấn Thánh Thể”. Ngoài ảnh hưởng của de Cuers trong thời gian này, một nguồn sức ép thứ hai của Michel Chanuet trở nên rõ rệt đối với Vị Sáng Lập, ông muốn bổ sung thêm những cách thực hành từ các Luật Lệ của các tu viện khác nhau vào các Luật Lệ dành cho Hội Dòng của cha Eymard. Cho đến cuối cuộc đời của ngài, Vị Sáng Lập đã phải nỗ lực phấn đấu, trong bối cảnh của những tính cách thống trị và những ý kiến xung khắc nhau, để làm cho sự hiểu biết đang tiến triển của ngài về ơn gọi Thánh Thể trở nên chi phối. Chúng ta cũng nên ý thức rằng những yếu tố quan trọng có tác động trên sự tiến triển của cha Eymard, cũng phát xuất từbên ngoài các Hội Dòng, chẳng hạn mối quan hệ và sự liên kết theo kế hoạch với công trình của cha Chevrier tại Lyon vào đầu thập niên 60. Năm 1864, bản giải trình Sainh Bonnet về các Hiến Pháp là nỗ lực hoàn toàn cuối cùng của cha Eymard để làm hài hòa những yếu tố này, mà người ta phải nói rằng không thể hòa hợp với tư tưởng sau này của ngài. Người ta nhận thấy trực giác cơ bản của tư tưởng sau này trong lời bình luận của ngài, được thực hiện qua kỳ tĩnh tâm tại Roma:

Page 18: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tôi ý thức rằng mình tự hiến cho Chúa chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể, chỉ thông qua sự hiến thân được linh ứng bằng tình yêu, chỉ thông qua việc phục vụ và thờ phượng.

13. Các bản văn của Hiến Pháp đã được xuất bản trong cuộc đời cha Eymard không nói về những giai đoạn cuối cùng trong sự tiến triển của ngài, hướng tới sự hiểu biết về đời sống Thánh Thể như là việc tôn thờ đối với “Nhà Tiệc Ly Nội Tâm”. Hơn nữa, chúng ta phải tìm kiếm giáo huấn của ngài trong những năm cuối đời ngài, chẳng hạn, lá thư ngài gửi cho Bà Giraud-Jordan vào ngày 8 tháng 1 năm 1864:

Tôi phải chúc chị điều gì đây cho năm mới này? Chị biết rất rõ rằng vương triều Thánh Thể của Chúa chúng ta đang ở nơi chị. Hãy lưu ý cẩn thận rằng tôi không nói đến lòng đạo đức, nhân đức hoặc thậm chí chính tình yêu, nhưng tôi muốn nói tới vương triều, nghĩa là ơn huệ của bản thân chị, là được trở nên đối tượng của Người, phạm vi hoạt động của Người, trái tim của Người, sự sống và ngay cả sự chết của Người.. Ước gì cả hai chúng ta đều đến được Nhà Tiệc ly thực sự… Nhà Tiệc Ly nội tâm, thế là tôi sẽ được mãn nguyện.

Giáo huấn của cha Eymard về Ơn Tự Tại, như là ân huệ đặc biệt và điểm tột bậc trong đời sống những thành viên thuộc các Hội Dòng của ngài, mà ngài đã phấn đấu dạy dỗ, chẳng hạn, trong kỳ tĩnh tâm cho những người Phục Vụ tại Nemours vào năm 1866, về cơ bản đây là nỗ lực không thành công của ngài trong việc viết lại các Hiến Pháp trong những năm cuối đời ngài. Khi các bản Hiến Pháp dành cho cả hai Hội Dòng nam và nữ cuối cùng

Page 19: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

đều được phê chuẩn một cách riêng rẽ vào năm 1895 và 18..., thì chính cha Albert Tesnière đã chi phối việc biên soạn. Tác giả tin rằng về cơ bản, Tesnière đã hiểu lầm những giai đoạn sau này trong sự tiến triển của cha Eymard, và hậu quả là trong những điều liên quan đến các bản văn hợp pháp dành cho cả hai Hội Dòng nam và nữ, tầm nhìn chiếm ưu thế dồn vào điểm mà tại đó, de Cuers nhấn mạnh đến việc chầu Thánh Thể long trọng. Điều còn lại đối với những thành viên thuộc các Hội Dòng là họ phải nỗ lực đi theo toàn bộ quá trình tiến triển của cha Eymard, và thích nghi với thế giới đương thời.

Page 20: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 21: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Những yếu tố hình thành được đề nghị thừa nhận trong sự tiến triển của cha Eymard hướng tới Linh Đạo thuộc về

“Nhà Tiệc Ly Nội Tâm”

Đặc Sủng Cá Nhân

1. Ngài có một thời thơ ấu cực kỳ sốt sắng, trong đó người chị lớn của ngài là người ảnh hưởng chủ yếu. Hôm Rước Lễ Lần Đầu, ngài quyết định trở thành linh mục, và ngài không bao giờ rút lại quyết định này. Ngài sống trong bối cảnh gia đình Công Giáo triệt để theo phái khắc khổ và sám hối.

2. Ngài trải qua một thời gian ngắn nỗ lực đi theo đời sống tu trì cùng với các Hiến Sĩ Dòng Ba Đức Maria Vô Nhiễm tại Marseilles. Lòng nhiệt thành thái quá của ngài đã khiến cho sức khỏe ngài hoàn toàn bị suy sụp, sau đó là cả một thời gian dài dưỡng bệnh. Sau này, cha Eymard tuyên bố rằng thời gian sống với các Hiến Sĩ đưa đến việc ngài tập trung cuộc đời mình vào Thánh Thể.

3. Ngài trải qua một thời gian hơn ba năm sống tại chủng viện Grenoble, chịu ảnh hưởng từ Bérulle và những người khác thuộc trường phái Pháp. Trong thời gian ngắn này, với tư cách là một linh mục triều, dường như cha Eymard có một kinh nghiệm sâu xa khác thường về sự hiện diện của Thiên Chúa trong việc tạo dựng trên đồi Calvê tại xứ Saint Romans.

Page 22: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

4. Năm 1839, cha Eymard gia nhập Dòng Ba Đức Maria. Trong thời gian tập viện rất ngắn tại Lyon, Ngài đã được giới thiệu “Linh Đạo của Nazareth”. Cha Colin tìm cách kiềm chế lòng nhiệt thành của ngài, và khích lệ ngài phát triển sự “tự hạ mình”. Ở giai đoạn nào đó trong những năm đầu với tư cách là tu sĩ của Dòng Ba Đức Maria, ngài gợi ý với cha Colin rằng các tu sĩ Hội Dòng này đảm nhận một công việc tông đồ hướng tới giới thành thị! Cha Colin đã phủ nhận, khi cho rằng các tu sĩ Dòng Ba Đức Maria không hề được trang bị để đảm nhận một công việc tông đồ như vậy. Những năm đầu tiên với tư cách là tu sĩ Dòng Ba Đức Maria chứng tỏ rằng điều mà vị linh mục trẻ này quan tâm hơn mọi điều khác, đó là sự “tự chủ”. Như lời giảng dạy của cha Grignion de Montfort, ngài là một người nhiệt thành về “lòng mộ mến thực sự đối với Đức Maria”.

4. Năm 1844, cha Eymard chuyển sang Lyon để đảm nhận công việc trợ lý riêng cho cha Colin. Năm 1845, ngài bắt đầu hoạt động với Dòng Ba Đức Maria, và kinh nghiệm này đã đưa ngài đến việc hướng dẫn “Linh Đạo của Nazareth” cho các thành viên của Dòng. Trong những năm ngài hoạt động với Dòng Ba, người ta nhận thấy nơi giáo huấn của ngài một sự phát triển chậm chạp, nhưng tăng dần lên trong những yếu tố “Thánh Thể”. Tuy nhiên, trong quá khứ, những yếu tố này lại bị cường điệu rất nhiều.

5. Năm 1845, cha Eymard đã đưa Bí Tích Thánh Thể vào việc rước kiệu Mình Thánh Đức Kitô tại giáo xứ Saint Paul. Đây là cơ hội đối với một ân sủng đặc biệt. Chắc hẳn ân sủng này mang những chiều kích Thánh Thể, nhưng theo ý kiến của tác giả, chúng ta phải coi ân sủng này như là mang tính cách Kitô luận. Khi liên

Page 23: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

kết kinh nghiệm của ngài với các bài viết của thánh Phaolô, chúng ta có thể khẳng định rằng kinh nghiệm này hệ tại ở nguồn gốc gắn bó với Exinanivit của thánh Phaolô, sẽ triển nở trong Ơn Tự Tại vào những năm sau này của ngài. Chính qua những năm đầu này tại Lyon, cha Eymard đã gặp được tư tưởng của Marie-Eustelle Harpain, một nhà thần bí trẻ về “Thánh Thể”, với cách chị nhấn mạnh đến việc Rước Lễ hằng ngày. Cha Eymard tuyên bố rằng đây là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời ngài.

6. Trong khi chúng ta không thể đưa ra những thời điểm chính xác về toàn bộ các yếu tố trong sự tiến triển của ngài, thì rõ ràng trong cuộc đời linh mục của cha Eymard, có ba nguồn gốc thường xuyên góp phần vào sự tiến triển và trưởng thành của ngài về mặt Tâm Linh, đó là:

a. Chủ đề của thánh Phaolô về việc tự hủy mình ra không của Đức Kitô, tới mức Người đầy ắp sự sống của Chúa Cha, một sự sống mà sau khi Sống Lại, Người chia sẻ cho các môn đệ của Người và những kẻ tin trong mọi thời đại.

b. Thánh Gioan cũng tiếp cận với chủ đề này qua hình ảnh cuộc sống chung của Cây Nho và những cành nho.

c. Tư tưởng quý giá của các Giáo Phụ Hy Lạp, nghĩa là tư tưởng về sự sống của Đức Kitô, và đặc biệt nhờ kết quả của việc Rước Lễ, như là một sự mở rộng của biến cố Nhập Thể. Sự “mở rộng” này tương tự như công trình của Chúa Thánh Thần. Ngay từ những năm đầu tiên, tư tưởng của cha Eymard được xác định bằng một ý thức đặc biệt về Kinh Thánh. Thậm chí vào đầu năm 1847, ngài tuyên bố

Page 24: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

rằng người Kitô-hữu được nuôi dưỡng tại hai bàn tiệc, bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.

7. Chuyến thăm viếng Paris mà cha Eymard đã thực hiện vào năm 1849 đã để lại những kết quả rộng lớn đối với sự tiến triển của ngài về tư tưởng thiêng liêng. Mối quan hệ của ngài với chị Dubouché và Hội Dòng của chị, được đánh dấu từ thời điểm này, và dường như ngay từ đầu đã có rất nhiều hứa hẹn, nhưng không may, mối quan hệ này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Chúng ta phải chấp nhận rằng những khác biệt về tính cách chính là nguyên nhân cơ bản cho sự chia cách giữa hai vị tông đồ vĩ đại này của Thánh Thể. Tuy nhiên, chắc hẳn mối quan hệ với Hội Dòng của chị Dubouché và sự tập trung của Hội Dòng vào việc Thờ Phượng Phạt Tạ đã có ảnh hưởng lớn đến cha Eymard. Tác giả tin rằng mối quan hệ thứ hai của cha Eymard tại Paris vào thời gian này có tầm quan trọng cơ bản đối với sự tiến triển của ngài. Tôi đang ám chỉ đến mối quan hệ với de Cuers, Cohen, và toàn bộ Hội Phạt Tạ về Đêm. Chúng ta có thể nói rằng nói chung, cho đến kinh nghiệm tại Paris, thái độ của cha Eymard đối với Thánh Thể liên quan đến “đời sống nội tâm”. Ngài nhận thấy tư tưởng của chị Dubouché hoàn toàn hòa hợp với những điều mà ngài đã giảng dạy cho các thành viên của Dòng Ba về “Đời Sống Nội Tâm”. Khi gặp gỡ những người ủng hộ Hội Phạt Tạ về Đêm, ngài gặp gỡ điều có thể được gọi là Linh Đạo “Bên Ngoài” của Thánh Thể. Chúng ta quan tâm đến việc thừa nhận chính đáng về sự hiện diện của Đức Kitô “ở đâu đó” trong hình bánh và rượu. Điểm then chốt của Linh Đạo thuộc loại này là lời giải đáp về sự hiện diện của “Thiên Chúa” trong Thánh Thể, nhờ toàn bộ những quy định của việc chầu Thánh Thể long trọng, nghĩa là thiết lập Bốn Mươi giờ liên lỉ sùng

Page 25: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

kính, kèm theo những người “Thờ Phượng” nối tiếp nhau. Từ thời gian này trở đi, dần dần cha Eymard chịu ảnh hưởng của Linh Đạo này về việc chầu Thánh Thể, suốt một thời gian, ngài củng cố nhân đức đời tu, mấu chốt của Linh Đạo thờ phượng, như là nhân đức chủ yếu đối với các Hội Dòng của ngài. Trong kỳ tĩnh tâm tại Roma, ngài bộc lộ rõ rằng ngài coi như bị hiểu lầm trong việc nhượng bộ này.

7. Ngày 21 tháng 1 năm 1851, giữa một bối cảnh mà trong đó, bầu khí tràn đầy những kế hoạch liên kết giữa Hội Dòng của chị Dubouché với các ngành nữ của Dòng Ba Đức Maria, cha Eymard đã thăm viếng thánh đường Fourvière, và ngài tin rằng sẽ đẹp lòng Thiên Chúa, khi thiết lập cho nam giới kế hoạch mà người ta đang chuẩn bị thiết lập cho nữ giới, nghĩa là một ngành Chính Thức của Dòng Ba Đức Maria, với các thành viên sẽ thực hành việc liên lỉ Thờ Phượng. Toàn bộ điều này được linh ứng nhờ nhận thức của chị Dubouché về việc thờ phượng phạt tạ.

8. Sau khi chuyển sang La Seyne (Tháng 9 năm 1851), cha Eymard đã ra khỏi Dòng Ba Đức Maria, nhưng ngài vẫn không từ bỏ kế hoạch của ngài về một Dòng Ba nam, hiến thân cho việc liên lỉ thờ phượng, mặc dù trong bối cảnh các tu sĩ Dòng Ba Đức Maria không còn liên kết chặt chẽ với Hội Dòng của chị Dubouché như lúc đầu. Vào ngày Lễ Thánh Giuse, 18/ 19? Tháng 4 năm 1853, nhờ kết quả của điều mà ngài gọi là “ân huệ của sự trao ban”, cha Eymard bắt đầu một thời kỳ cộng tác mật thiết với de Cuers, với các thanh niên mà de Cuers đã quy tụ trong bối cảnh của Hội Phạt Tạ về Đêm, và trong phạm vi nào đó với vị linh mục Cohen vừa mới được thụ phong, cùng với một nhóm các phụ nữ, họ đã liên kết

Page 26: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cộng tác với nhau chung quanh kế hoạch thành lập một Hội Dòng mới trong Giáo Hội, Hội Dòng Thánh Thể. Cha Eymard từ bỏ kế hoạch của ngài đối với Dòng Ba, và hoàn toàn đi vào việc hầu như kín đáo lên kế hoạch cho việc thành lập Hội Dòng mới này. Nhận thức cơ bản về Linh Đạo của Hội Dòng này là sự Hiện Diện của Đức Kitô nơi hình bánh và rượu trong Thánh Thể, và xác định những thái độ được quy định cho những người thực hành học thuyết thiêng liêng này, đó là tự hủy mình ra không và phục vụ/ thờ phượng. Nhận thức thứ hai này được diễn tả trong việc thừa nhận gần như nghiêm khắc về sự hiện diện của Vua Thánh Thể. Các thành viên của Hội Dòng phải tạo thành một triều đình hoàng gia, và đặc điểm của các thánh đường của Hội Dòng phải được xác định bằng sự thờ phượng long trọng và rực rỡ nhất. Việc khổ chế của Linh Đạo này, ít nhất theo de Cuers hiểu, có khuynh hướng bỏ qua “phương cách của các lời khấn” truyền thống, và tập trung riêng vào nhân đức của đời tu, nghĩa là tuyệt đối hiến thân, hoàn toàn từ bỏ mình, để phục vụ Vua Thánh Thể. Trong khi người ta nhận thấy phần lớn lối tư duy này nơi các bản thảo về các Luật Lệ dành cho Hội Dòng của ngài, thì chúng ta vẫn có thể nghiêm túc thắc mắc về việc cha Eymard đã liên quan sâu xa đến lối tư duy này tới mức độ nào. Người ta có thể cho rằng thời kỳ 1853-1856 bắt đầu một sự gián đoạn trong tư tưởng của cha Eymard, qua đó, ngài chịu ảnh hưởng của de Cuers, kết quả là Luật Lệ dành cho Hội Dòng mới thể hiện tư tưởng của de Cuers ở một phạm vi lớn. Nếu chúng ta nghiên cứu tài liệu giảng dạy của cha Eymard, và đặc biệt các cuộc hội nghị của ngài về việc Rước Lễ, thì chúng ta có thể nhận thấy một dòng tư tưởng khác, mang tính cách Kinh Thánh và thuộc về các giáo phụ hơn, mà ngài đã trình bày chi tiết, và dòng tư tưởng này bắt đầu tự bộc lộ rõ ràng

Page 27: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

hơn bao giờ hết từ khi ngài lập Dòng tại Paris. De Cuers và những người đồng hành với ông nhận ra hoạt động tông đồ của Hội Dòng này mà họ vẫn mơ ước như là mối liên kết chủ yếu của giới giáo dân với việc phục vụ Thờ Phượng, nhưng sau khi cha Eymard lãnh đạo tại Paris, thì việc tông đồ mang tính cách mục vụ hơn của ngài đã chi phối thái độ nội tâm của ngài đối với Phép Thánh Thể, như là “phương tiện” bắt đầu tự khẳng định. Điều này hoàn toàn không bao hàm rằng de Cuers không tiếp tục nỗ lực làm cho những ý tưởng của ông thắng thế.

9. Qua kỳ tĩnh tâm mà cha Eymard giảng cho những người Phục Vụ tại Nemours vào tháng 11 năm 1866, trong khi ngài hoàn toàn không từ bỏ đời sống Thờ Phượng, thì ngài vẫn nỗ lực trình bày tỉ mỉ sự hiểu biết của mình về Ơn Tự Tại như là một cuộc hành trình thiêng liêng “hiếm hoi”, và một ơn tùy thuộc vào “tình yêu thuần túy vô vụ lợi”. Đây là đời sống của Đức Kitô mà mỗi cá nhân đều phải sống theo, và khi sống cuộc đời này, nghĩa là Thờ Phượng trong “Thần Khí và sự thật”, thì đó chính là ân huệ đặc biệt của các Hội Dòng. Đây là một khái niệm mà hầu hết các bạn đồng hành nam của ngài đều hoàn toàn hiểu lầm, khi họ coi như đó là đời sống tĩnh lặng. Tư tưởng này hệ tại ở nền tảng Ân Huệ thuộc về Tính Cách riêng của ngài, được thể hiện vào ngày 21 tháng 1 năm 1865, trong kỳ tĩnh tâm tại Roma. Chắc hẳn nhận thức này về đời sống Thánh Thể, mà trong đó hoàn toàn là Phép Thánh Thể, bao hàm việc cầu nguyện Thờ Phượng, được coi như là “phương tiện” mà khi sắp qua đời, cha Eymard đã nỗ lực đưa vào luật lệ dành cho các Hội Dòng của ngài, nhưng luật lệ này đã hoàn toàn bị bỏ qua trong các Hiến Pháp dành cho cả hai ngành cuối cùng đã được phê chuẩn vào thời kỳ sau này.

Page 28: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

LỜI MỞ ĐẦU

Bản nghiên cứu sau đây được chuẩn bị do yêu cầu của Uỷ Ban Quốc Tế Hội Dòng Thánh Thể về Đào Tạo, để trình bày tại hội nghị mở rộng của Uỷ Ban, được tổ chức tại Rôma từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 11 năm 1992. Bảng tóm lược trên nói về những giai đoạn chính trên đà tiến triển của Cha Eymard, hướng đến ơn gọi của ngài như Vị Sáng Lập và trong sự phát triển giáo huấn tinh thần (Linh Đạo) của ngài.

Phạm vi nghiên cứu công trình không phải để thử trình bày Linh Đạo của Vị Sáng Lập. Cho đến khi qua đời, Vị Sáng Lập đã không thành công trong việc biên soạn bất cứ cách trình bày nào đã được triển khai đầy đủ về tư tưởng tinh thần của mình, và thật là một hy vọng hão huyền khi nghĩ rằng bất cứ việc soạn thảo kỹ lưỡng nào như thế về giáo huấn của ngài cũng tồn tại.

Những gì được trình bày ở đây là một nỗ lực để xây dựng, dựa trên nền tảng của những bản văn đáng tin cậy, một bản phác thảo một Linh Đạo hợp lý của cha Eymard, trong khi chúng ta vẫn trung thành với những yếu tố cơ bản trong tư tưởng của cha Eymard, để đặt riêng sang một bên những yếu tố trong tư duy của ngài không còn được chấp nhận nữa, bởi vì chúng không biểu thị tư tưởng của ngài vào những giai đoạn sau này về sự tiến triển của tư tưởng này, hoặc bởi vì chúng không hài hoà với nền thần học Thánh Thể đương thời.

Page 29: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tôi hy vọng những điều sau đây sẽ phục vụ như một chiếc chìa khóa, giúp quý độc giả đọc lại những lối giải thích phê bình đã được xuất bản về các bản văn của Vị Sáng Lập, chẳng hạn, những bản văn trong các kỳ Tĩnh Tâm và các bản Hiến Pháp do Eugenio Nunez ấn bản, và sẽ giúp những người liên quan đến việc đào tạo ở mọi mức độ có thể trình bày những yếu tố chủ yếu về giáo huấn của cha Eymard, đồng thời ý thức về nhu cầu giải thích những trực giác này bằng cách diễn đạt ngày nay.

Donald Cave, sss

Page 30: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

LỜI GIỚI THIỆU

Ba khía cạnh trong cuộc đời của cha Eymard có tầm quan trọng chủ yếu trong việc nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, tầm quan trọng của những khía cạnh này đã bị cường điệu theo trí tưởng tượng phổ biến, đến mức về phía một số thành viên trong các Hội Dòng của cha Eymard, chúng tạo ra cơ sở để phản kháng lại lời tuyên bố cho rằng giáo huấn của ngài liên quan đến thời đại chúng ta.

1) Ngài không phải là một nhà thần học được đào tạo. Bất chấp những nỗ lực suốt cuộc đời của ngài trong việc tự thăng tiến, và một trí thông minh bẩm sinh thật sắc sảo, ngài vẫn là một người không chuyên về lĩnh vực thần học. Các nghiên cứu mà ngài đã nghiêm túc thực hiện trong chủng viện vẫn là những bản nghiên cứu trong thời đại của ngài, và đều được tuyển chọn, nếu người ta có thể tin tưởng vào một bằng chứng bí truyền đương đại và bị tách xa khỏi những thực tại của thế giới đương thời:

Việc giảng dạy thần học bị thiếu chiều rộng và tính đa dạng: nó bị khép lại trong một sự ràng buộc không thể phá vỡ, từ đó, nó không xuất hiện rõ nét qua nhiều thế kỷ... người ta đã mất rất nhiều thời gian để tranh cãi và lải nhải mãi về những vấn đề đã chết, những yếu tố mù mờ nhất của lạc thuyết Pelagio hay của phái khắc khổ (Jansenism)… khi một bạn trẻ không may bị nhồi nhét những thức ăn thần học khó tiêu ấy, rồi cậu ta bị ném ra khỏi nơi ẩn dật của tu viện, để bị quăng vào giữa thế giới mà ở đó, cậu ít sử dụng được những lý lẽ tranh luận của mình.

Page 31: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

2) Ngài không đi theo một chương trình học viện thường xuyên, ngài đã tự rèn luyện mình trên quy mô lớn, hậu quả là ngài bị thiếu tầm nhìn mở rộng, vốn là kết quả của một nền giáo dục tổng quát tốt. Hầu hết những mối quan tâm và sở thích của ngài đều hoàn toàn ở trong lĩnh vực tu trì, hậu quả là ngài dễ bị ảnh hưởng vì những thành kiến tôn giáo trong thời đại của ngài, chẳng hạn, ngài bị cho là người quá bảo thủ, thờ ơ với chính trị và có nhiều thái độ giản dị thái quá.

3) Thoạt nhìn, cha Eymard không phải là một nhân vật dễ lôi cuốn. Ngài tỏ ra là một vị linh mục đạo đức, rất khép mình trong phạm vi những mối quan tâm tầm thường về tôn giáo thuộc thời đại ngài. Không gì trong cuộc đời của ngài thuộc về chàng cựu quý tộc Tây Ban Nha Inhaxiô, con người khó nghèo lang thang đầy thi vị Phanxicô, hoặc nhân vật có tư tưởng tự do cải cách De Foucault. Tính cách bình dị bên ngoài biểu thị đặc điểm cuộc đời của ngài, và chỉ bằng cách kiên nhẫn nghiên cứu về con người, chiều sâu và sự kiên trì của ngài trong việc kết hợp với Thiên Chúa, mà tính cách sâu xa và độc đáo nơi giáo huấn của ngài mới nổi bật lên. Chính qua sự bình dị này, người ta có thể cho rằng tính cách này tạo nên lời giới thiệu về cuộc đời của ngài, như một gương mẫu đối với giới trẻû đặc biệt đầy khó khăn.

Qua những điều sau đây, chúng tôi hy vọng chứng tỏ rằng trong khi thừa nhận những công bố trên là chính xác, kết quả là cần được nghiêm túc tiếp nhận, và khi thừa nhận rằng chúng là nguồn gốc của những vấn đề cụ thể trong việc nỗ lực trình bày giáo huấn của Cha Eymard, thì chúng không ngăn cản chúng ta tìm kiếm nơi ngài một sự hướng dẫn tinh thần ở cấp độ cao nhất

Page 32: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 33: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐIỀU LÀM SÁNG TỎ VẤN ĐỀ

Nền tảng tư duy của tác giả hệ tại ở một vài niềm tin mà chúng ta cần ghi nhớ, nếu cần hiểu biết những điều sau đây:

1) Trong các giai đoạn cuối đời của cha Eymard, tư tưởng của ngài đã tiến triển tới mức mà từ đó, ngài bắt đầu việc duyệt xét lại kỹ lưỡng Hiến Pháp của Hội Dòng nam. Đây là một việc duyệt

Page 34: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

xét lại mà trong đó, ngài nhấn mạnh đến việc tôn thờ Thánh Thể (Chầu Thánh Thể), vốn là một yếu tố chủ yếu trong nỗ lực của ngài để giải đáp đầy đủ về sự hiện diện của Đức Kitô trong hình Bánh và Rượu đang được đánh giá lại. Điều này không nói lên rằng ngài muốn từ bỏ việc Thờ Phượng (Đền Tạ), ngay cả việc đền tạ liên lỉ như là một trong những hoạt động chính của Hội Dòng. Khi thông qua, chúng ta nên ghi chú rằng vai trò tương đối bị suy giảm bị gán cho việc đền tạ trong Luật Sống mới dành cho các Hội Dòng do cha Eymard sáng lập, điều này đã bị các tác giả làm luật coi như một sự mở rộng hợp lý của quá trình đánh giá lại do chính Vị Sáng Lập khởi xướng.

Sự nhấn mạnh đến việc tôn thờ Thánh Thể long trọng (Chầu Trọng Thể) đền tạ liên tục là yếu tố quan trọng nhất và đặc trưng nơi tư tưởng của cha Eymard, trong thời kỳ ngài chịu ảnh hưởng mạnh bởi những tư tưởng của de Cuers, Cohen và những người khác (một cách nhận thức về Thánh Thể mà qua đó, lời giải đáp về sự hiện diện Thánh Thể được nhìn nhận gần như đầy đủ trong việc tôn kính đối với Thiên Chúa Nhập Thể “một cách tĩnh lặng” được khoanh vùng trong Bí Tích), nhận thức này được thay thế bằng một khái niệm về Thánh Thể như là phương tiện. Cha Eymard dạy rằng sự đáp ứng việc cử hành Thánh Thể – sự Thông Hiệp - Hiện Diện Đích Thực không được diễn tả đầy đủ bằng lời cầu nguyện đền tạ và những dấu hiệu bề ngoài của Bốn Mươi Giờ liên lỉ. Một câu trả lời đầy đủ, một sự đáp ứng dành cho Thiên Chúa vinh quang thực sự đòi hỏi chúng ta phải biến đổi con người nhân loại, đến mức Thần Khí của Đức Kitô thực sự sống động trong con người ấy và “linh hồn” nhân loại trở nên đền thờ đích thực của Chúa. Sự thờ phượng đích thực xảy ra tại nơi mà ở đó, con người

Page 35: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

nhận loại tự hủy mình ra không, theo gương của Đức Kitô Nhập Thể. Sự hủy mình ra không này là kết quả hoạt động của chính Thiên Chúa. Chính Người hoạt động và Vị Sáng Lập nhận thấy hành động này đặc biệt mạnh mẽ vào lúc Rước Thánh Thể. Để hiểu biết đầy đủ khía cạnh này nơi giáo huấn của cha Eymard, điều chủ yếu là phải nghiên cứu tư tuởng của ngài vào lúc Rước Lễ, được ngài nhận thức như là một sự “mở rộng” của biến cố Nhập Thể. Trong khi soạn thảo kỹ lưỡng khía cạnh này trong tư tưởng của ngài, cha Eymard giải thích rõ rằng mục đích của Hội Dòng không phải là hoàn toàn cung cấp một người bảo vệ danh dự cho “Vua” Thánh Thể; một nhóm người đảm bảo phục vụ việc Chầu Thánh Thể. Điều đòi hỏi trong việc sống “đời sống Thánh Thể”, đó là những con người đã được biến đổi, trong khi đảm bảo một nơi quan trọng dành cho việc thờ phượng, thì những người đó tận dụng được toàn bộ Thánh Thể. Giống như thánh Phaolô, đây là những người được Đức Kitô sống, hoạt động và có sự hiện hữu của Người, nghĩa là những người sống Ơn Tự Tại. Theo tác giả tin tưởng, thì Ơn Tự Tại là đời sống thờ phượng đích thực trong tư tưởng đã được tiến triển của cha Eymard. Việc Thờ Phượng Thánh Thể là một trong những phương tiện mà nhờ vậy, người ta có thể đạt được ơn đó.

2) Chúng ta có thể phỏng đoán rằng: việc viết lại các bản Hiến Pháp dành cho Hội Dòng nam cũng như Hội Dòng nữ đều đạt được kết quả. Việc xét lại như thế là không được thực hiện, và hậu quả là những kết quả về các giai đoạn cuối cùng trong sự tiến triển của ngài đều không được trình bày trong Luật Lệ dành cho các Hội Dòng đã phát triển mạnh mẽ lúc ngài qua đời, cũng như không được trình bày trong những lối giải thích đã được Roma phê

Page 36: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

chuẩn sau khi ngài qua đời (1895 trong trường hợp ngành Hội Dòng nam).

3) Phần lớn những thành viên đầu tiên trong Hội Dòng nam của cha Eymard đều đã được sắp xếp theo đường lối của họ. De Cuers và Audibert đã được liên kết với kế hoạch lập Hội Dòng Thánh Thể, được linh ứng theo tư tưởng của de Cuers. Sau này, cha Champion là Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng cha Eymard, vị linh mục này đã liên kết với kế hoạch của cha Eymard dành cho Dòng Ba Đức Maria, tận hiến cho việc Đền Tạ liên tục, và được Hội Dòng Phạt Tạ của chị Dubouché linh ứng trên phạm vi lớn. Ít nhất một vài người trong nhóm anh em tiên khởi đã không chấp nhận các khía cạnh về giáo huấn của cha Eymard. Đặc biệt nó liên quan đến khái niệm về “tình yêu tinh khiết” mà ngài đã thừa nhận như nền tảng của Ơn Tự Tại, chẳng hạn, sau khi Vị Sáng Lập qua đời, Champion và Chanuet đã nhấn mạnh rằng những đề nghị chính về học thuyết của ngài phải được trình lên để Roma xét duyệt.

4) Sau khi Vị Sáng Lập qua đời, Tesnière tự coi mình là người duy nhất gìn giữ và truyền đạt tư tưởng của cha Eymard, và tiếp tục một cuộc đấu tranh lâu dài và cay đắng để cho những tư tưởng hiện hành của ông chiếm ưu thế. Thực ra ông phải mất chín năm! Sau cùng ông đã thành công và tất cả còn tồn tại đến chúng ta ngày nay. Cả Hội Dòng nam lẫn Hội Dòng nữ đều được đặt dưới sự giám sát cẩn thận và tỉ mỉ của ông. Chỗ nào Tesnière coi là cần thiết, thì giáo huấn đó đều được làm “làm sáng tỏ” và “sửa đổi”! Tesnière không hiểu những khía cạnh chủ yếu về giáo huấn của Vị Sáng Lập vào những năm cuối đời ngài, và đã gán cho cha

Page 37: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Eymard nhiều thứ: nào là kết quả ảnh hưởng của de Cuers và Chanuet. Toàn bộ những điều được trình bày là tư tưởng của cha Eymard đều được sắp xếp và giải thích dưới ánh sáng của nền thần học nghiêm ngặt và cường điệu của Tesnière về “sự Hiện Diện”.

5) Năm 1949, dưới quyền tổng quản của Spiekman, một hội đồng được thiết lập (gồm có de Keyer, Evers và Saint Cyr) với mục đích, (ngay từ đầu), tiếp tục xuất bản các “bài viết” của Vị Sáng Lập (Bộ Sưu Tập). Học giả trẻ Tesnière bắt đầu khởi sự công việc ngay sau khi cha Eymard qua đời. Chẳng bao lâu, các thành viên của Hội Đồng ý thức về những quyền tự do đáng kể rằng người môn đệ tự cho mình là người được ưa thích nhất đã tự cho phép mình trình bày tư tưởng của cha Eymard. Các thành viên của Hội Đồng tự nhận thấy mình buộc phải tái bản các bản văn đã được Tesnière trình bày trước công chúng, mặc dù không phải ông, cũng chẳng phải họ có ý định xuất bản một lối giải thích chủ yếu về các bản văn. Cuối cùng, trong nhiều trường hợp, người ta không thể không phê bình các bản văn mà các thành viên của Hội Đồng đã xuất bản như là một cách trình bày thực sự tư tưởng của Vị Sáng Lập. Với những sự kiện này, cho dù chất liệu đã được xuất bản là vấn đề thuộc về Bộ Sưu Tập của Tesnière hay công việc của Nhóm Biên Tập, thì chúng ta phải tiếp cận nó với sự thận trọng nhất. Vì lý do trên và để độc giả có nguồn tài liệu đáng tin cậy để đánh giá những công bố sau đây, bất kể sự kiện là một thủ tục như thế làm giới hạn nghiêm trọng những nguồn gốc đã được sử dụng, chỉ có những lá thư đã được xuất bản của Vị Sáng Lập và những lối giải thích chủ yếu của Nunez về những cuộc tĩnh tâm là đều được trích dẫn trong tài liệu nghiên cứu này (với những ngoại lệ đôi khi đã được ghi chú rõ ràng).

Page 38: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 39: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG II

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD

Khi các Kitô hữu tin vào nhu cầu của việc suy nghĩ tiệm tiến và phát triển, dựa trên sự hiểu biết của họ đối với mặc khải về Một Thiên Chúa, thì họ cũng tin rằng tính cách đầy đủ của mạc khải này được chứa đựng trong đời sống, công việc, giảng dạy và trên hết là trong sự sự chết cứu độ và phục sinh của Ngôi Lời Nhập Thể Giêsu Nazareth. Đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Lời đích thực, chứa đựng nơi chính Người sự trọn vẹn của thần thánh đã “được tỏ cho biết”. Vì nhu cầu, sự mặc khải thần thánh này được diễn tả bằng những khái niệm nhân loại, và hậu quả là có thể không bao giờ người ta hiểu được đầy đủ bằng ngôn ngữ nhân loại.

Page 40: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Chúa Giêsu đã được gọi là “một trong cả ngàn khuôn mặt”. Theo lịch sử Hội Dòng, những “khuôn mặt” đa dạng này đã lôi cuốn nhiều cá nhân, đến nỗi mối tương quan của họ với Chúa trở nên muôn màu một cách toàn diện, nhờ sự tập trung chú ý đặc biệt này; Chúa Giêsu là người tôi tớ đau khổ; Chúa Giêsu là Đấng yêu thương và chữa lành người nghèo khổ, Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa v.v… Dựa trên nền tảng của một trong những khía cạnh về đời sống của Chúa, những cách sống với những hình thức cầu nguyện, thực hành cụ thể đã được phát triển. Những ví dụ về lối sống, hoặc các Linh Đạo như thế, đều là lối sống của Dòng Tên, Dòng Biển Đức, Dòng Carmelites, Dòng Chị Em của Lòng Thương Xót, Dòng Tiểu Đệ, Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, các tu sĩ đạo chính thống v.v… Những hình thức lối sống đa dạng dựa trên Đức Kitô hay những Đời Sống Thiêng Liêng của Kitô Hữu, trong khi họ có thể bắt nguồn từ và nhấn mạnh trên những khía cạnh khác nhau nơi giáo huấn của Thầy Chí Thánh, thì chủ yếu họ phải dựa trên cấu trúc sự sống của Chúa Ba Ngôi trong Vương Quốc của Chúa Cha, khi điều này được mặc khải bởi Chúa Giêsu Lời Nhập Thể… Tất cả đều phải được thực hiện để tôn vinh Chúa Cha trong Chúa Giêsu, cứu Chúa chúng ta, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Khi được thực hiện trong đời sống Kitô hữu và bao gồm việc cử hành Thánh Thể, toàn bộ điều đó có mục đích đem ta vào việc đào sâu sự kết hợp của Ba ngôi Chí Thánh và cá nhân. Từ đó, toàn bộ sự kết hợp chia sẻ cuộc sống của Chúa Sống Lại trong mối liên kết với Chúa Thánh Thần như là Nhiệm thể của Đức Kitô hoặc Giáo Hội. Linh đạo của cha Eymard cũng không ngoại lệ!

Điều này đã lôi kéo sự chú ý đến sự kiện rằng tựa đề của công trình này không phải là Linh Đạo của cha Phêrô Giulianô

Page 41: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Eymard. Sự kiện này đòi hỏi phải cắt nghĩa xa hơn, khi có vài lý do vì sao lại là thế. Trong quá khứ, không thiếu những nỗ lực có tính học thuật và nghiêm túc để khai triển, dựa trên nền tảng về các bài viết của Vị Sáng Lập Hội Dòng, được cho là Linh đạo của cha Eymard. Những nỗ lực này gặp phải chướng ngại vật không thể vượt qua, bởi vì cha Eymard đã không để lại bản trình bày mạch lạc và được triển khai về giáo huấn Linh đạo của ngài. Một vài nỗ lực mà ngài thực hiện và tồn tại trong những dự án không đầy đủ khác nhau dành cho một Directoir des Agrègés (hội đồng nghiệm thu). Những bản này biểu thị sự khác biệt cơ bản, chúng được viết qua những giai đoạn khác nhau trong sự tiến triển của ngài, và không có bản văn nào đầy đủ. Dường như có những vấn đề không giải quyết được, liên quan đến cách sử dụng các bản văn duy nhất này, như là một nền móng cho việc hệ thống hóa và phát triển tư tưởng của cha Eymard, chúng đã được làm sáng to” trong công trình của Giuseppe Vassali.

Một nỗ lực đầy đủ nhất để nói rõ Linh đạo của cha Eymard là nỗ lực của Nunez (1956). Nhiều công bố trong công trình này không thể chấp nhận được, nếu như có ai tin rằng Nunez và người cộng tác với ông là Jean Francois Bérubé không giải thích đầy đủ (thật vậy, dường như họ không ý thức) về kết quả thực tiễn của những giai đoạn cuối đời trong việc hiểu biết sự tiến triển của cha Eymard về Mầu Nhiệm Thánh Thể, nghĩa là điều đó có thể được gọi là thời kỳ của “Nhà Tiệc Ly Nội Tâm” (Interior Cenacle). Ngoài ra, tư tưởng của cha Eymard được phát triển tuần tự, nhờ thường xuyên tham khảo những khái niệm của thánh Tôma, mà chính cha Eymard đã không sử dụng đến. Đây là một phương pháp luận mà Tesnière đã khởi xướng.

Page 42: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Ngoài những điều trên đây, đề cập đến những khó khăn mà các hướng nghiên cứu của Nunez đã đưa ra, còn có một vấn đề xa hơn và nghiêm túc hơn, nghĩa là có những khía cạnh thuộc về chính nền thần học Thánh Thể của cha Eymard, đã được sử dụng trong bản trình bày của Nunez về tư tưởng của Vị Sáng Lập mà người ta không thể chấp nhận được. Bài tham khảo đá động đến sự thất bại về phía cha Eymard, để nhấn mạnh đầy đủ đến bản chất mang tính “bí tích” về sự hiện diện của Đức Kitô trong Thánh Thể. Nhiều bài trích dẫn, và nhiều bài khác bao hàm toàn bộ căn tính phẩm chất đời sống của Giêsu lịch sử ở Nazareth với sự hiện diện của Đức Kitô sống lại trong Bí Tích Thánh Thể. Công bố này không giải thích rõ rằng chính cha Eymard đã không nhận thức được điều đó hay cha đã thất bại khi loan báo sự việc ấy. Đó là việc Đức Kitô sống lại, Đức Kitô được ngợi khen; Đấng đang hiện diện trong Thánh Thể. Chẳng hạn, ngài rất nỗ lực nhấn mạnh đến điều này trong cuộc bàn luận về bản chất của Đức Kitô, Đấng đến với các tín hữu trong khi hiệp lễ. Sự kiện rằng điều nhấn mạnh này không phải lúc nào cũng hiện diện cho phép chúng ta rút ra được những kết quả từ sự Hiện Diện Đích Thực, chẳng hạn khái niệm về đời sống phạt tạ trong thuật ngữ “phục vụ” nhà vua là không đúng.

Nếu có ai muốn sử dụng một tuyển tập các bài của cha Eymard, đặc biệt những bài có đánh dấu thời kỳ mà trong đó chủ yếu là ảnh hưởng De Cuers, để xây dựng Linh Đạo được cho là của cha Eymard, một Linh Đạo như thế cần phải được nói rõ hầu như toàn bộ trong thuật ngữ “phục vụ”. Việc “phục vụ” Thánh Thể phải được diễn tả trong cụm từ Chầu Trọng Thể. Thật vậy, về mặt lịch sử, điều này đã xảy ra trong Hội Dòng sau khi cha Eymard

Page 43: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

qua đời, khi ảnh hưởng của Tesnière chiếm ưu thế. Khi thông qua, nên ghi chú rằng trong nhiều khía cạnh, tư tưởng của Tesnière phản ánh nhiều khái niệm về đời sống Thánh Thể của de Cuers hơn là của cha Eymard vào những giai đoạn sau này của cuộc đời ngài.

Cuối cùng, Tesnière thuyết phục các thành viên của các Hội Dòng rằng mình là người trung thành giải thích tư tưởng của Vị Sáng Lập. Không nhận thức về những thay đổi tận căn đã xảy ra trong tư tưởng của cha Eymard, hoặc dường như coi chúng là không quan trọng, Tesnìere tin rằng đây là một lối diễn tả không đầy đủ khái niệm của Vị Sáng Lập về đời sống của các Hội Dòng, nếu điều này được diễn tả bằng thuật ngữ SERVICE OF THE EUCHARISTIC KING (phục vụ Vua Thánh Thể). Khái niệm như thế đã được chấp nhận như ước muốn của cha Eymard dành cho các tu sĩ của ngài, cho đến cuối những năm sáu mươi của thế kỷ này. Theo niềm tin hiện nay của tác giả, thì Tesnière cho rằng mình hiểu tư tưởng của Vị Sáng Lập, điều này là không đúng vì vài lý do. Tesnière coi như đã hiểu lầm hoàn toàn khái niệm của cha Eymard về Ơn Tự Tại, và giản lược nó vào ước muốn quay trở lại của ý hướng (willed re-direction of intention). Những nỗ lực của Tesnière để “làm sáng tỏ”, đưa vào trật tự, đáp trả tiếng nói thần học (trong ánh sáng đam mê của ông đối với tư tưởng của thánh Tôma) làm biến dạng giáo huấn của cha Eymard. Hậu quả là tư tưởng của cha Eymard bị khép lại, trong một thời điểm đặc biệt của sự tiến triển cá nhân, và khi sự phong phú của tư tưởng này từ từ tiến vào những năm cuối đời của cha, thì nó đã bị biến dạng hoặc bị bỏ qua.

Page 44: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trước khi tiến hành xa hơn, ta phải giải quyết một phản đối nghiêm trọng khác về những khía cạnh giáo huấn của Vị Sáng Lập vẫn thường xuyên được thực hiện. Ngay cả trong số những người tán thành việc cha Eymard đặt tính toàn diện của Mầu Nhiệm Thánh Thể vào trung tâm của đời sống Kitô Hữu, thì vẫn có những người khăng khăng cho rằng trong giáo huấn của ngài, cha Eymard sai lầm khi tập trung thái quá vào cá nhân và sự phát triển của cá nhân trong tình trạng gần như cô lập với những người khác. Kết quả là giáo huấn của cha Eymard vẫn được cho là có chút ít liên quan đến hoàn cảnh mà ở đó, ít nhất trong phạm vi rộng lớn, Thánh Thể được nhìn nhận đối với vai trò của Bí Tích này, khi cử hành tập thể và trong sự liên kết với Nhiệm Thể của Đức Kitô trong thế giới hiện hữu này. Ở đây, cuộc tranh luận kéo dài này không phù hợp. Đã đủ để nói rằng bất kể nhấn mạnh đến đâu, và thật chính đáng khi nhấn mạnh vào đời sống Kitô Hữu như là chủ yếu được hình thành bằng Linh Đạo cùng với Chúa Sống Lại, nghĩa là được cùng chia sẻ trong sự sống “thần linh của Đức Kitô” như Phụng Vụ công bố, bất cứ sự hiểu biết và sự kết hợp sâu xa nào cũng đòi hỏi một sự gần gũi và tiếp tục suy ngẫm sâu hơn trên sự kết hợp với Chúa Giêsu. Cá nhân mỗi tín hữu vẫn tiếp tục “giữ lấy những điều này trong tâm hồn”. Nói như thế là hoàn toàn hài hoà với lời nhấn mạnh rằng trước hết, sự chia sẻ việc cử hành và trong bữa ăn thông thường có mục đích biến đổi và trao sự sống cho “Nhiệm Thể” của Chúa. Ý thức rằng Chúa trao ban chính mình Người làm của ăn đàng, để xây dựng và củng cố Nước Trời, không có cách nào người ta không cần đến nhu cầu kết hợp cá nhân sâu xa với Đức Kitô. Nói đúng hơn, điều này làm cho nhu cầu ấy trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đây là một nỗ lực tuyên xưng một cách mạch lạc và hợp lý chỉ những điều liên quan đến việc

Page 45: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

đào sâu và cởi mở chính mình cho Chúa Thánh Thần, theo nghĩa chính xác nhất, điều này hình thành vai trò của Linh Đạo Kitô hữu. Khi thông qua, chúng ta nên ghi chú vài yếu tố, chẳng hạn như khái niệm về “hành động” và “mối tương quan cá nhân”. Trong bất cứ nỗ lực nào để xây dựng Linh đạo của cha Eymard, chúng ta đều phải kết hợp với những yếu tố như vậy. Điểm này được trình bày dưới đây.

Người ta cũng có thể thừa nhận rằng trong đường hướng Linh đạo của cha Eymard, ngài đã nhìn ra một phạm vi rộng lớn hiếm khi ngăn cản những chiều kích xã hội lớn hơn (công bằng, hoà bình, lòng trắc ẩn) của cương vị môn đệ Kitô hữu, nhưng điều này không thể được sử dụng như nền tảng để nói rằng ngài đã không cho là quan trọng đối với những chiều kích của đời sống Kitô hữu. Chắc chắn công việc của ngài với những người nhặt giẻ rách v.v… ở Paris chứng tỏ điều này. Thật bất công khi đòi hỏi cha Eymard phải có ý thức phát triển xã hội cao độ. Ngài là con cái của một Giáo Hội chưa tự phát triển! Tuy nhiên đã có mầm mống ở đó và chủ yếu là được phát triển trong bất cứ nỗ lực nào để xây dựng một Linh Đạo đương thời dựa trên nền tảng giáo huấn của ngài.

Một bộ phận lớn chất liệu có thể phục vụ như là nền tảng cho sự nỗ lực để xây dựng Linh Đạo của cha Eymard được chứa đựng trong các ghi chú hay trong các báo cáo về các bài giảng cụ thể trong các hội nghị và các buổi tĩnh tâm, với kết quả rõ ràng nhấn mạnh vào một chỗ cần cân nhắc, mà trong đó những yếu tố khác đều được nhấn mạnh. Chẳng hạn sự kiện là trong bộ sưu tập các bài giảng đặc biệt, dường như ngài muốn tách Thánh Thể ra

Page 46: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

khỏi toàn bộ những chiều kích về Chúa Ba Ngôi trong đời sống Kitô Hữu, điều này không ngụ ý rằng cha Eymard đã không nhận thức hay thất bại trong việc đưa ra một điều tối quan trọng đối với những chiều kích này. Điều liên quan đến những trường hợp này, đó là Thánh Thể là mối quan tâm hối thúc vào lúc này. Điều đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu ngày nay, đó là việc chọn lựa các bản văn được tách khỏi các cuộc hội nghị của ngài hoặc các bản văn liên kết được tách khỏi những tài liệu khác và thậm chí còn hơn thế nữa, việc bỏ qua thời điểm lịch sử mà các bản văn này đã được tạo ra, điều này đã đưa đến những biến dạng trong nỗ lực để trình bày một bản khái quát của giáo huấn.

Một yếu tố biểu thị sự tiến triển trong giáo huấn của cha Eymard, đó là ngài nhấn mạnh rằng một câu trả lời đầy đủ về Mầu Nhiệm Thánh Thể đỏi hỏi người ta phải vượt ra khỏi “mối quan tâm đến bản thân”, thể hiện rõ trong việc chấp nhận ba lời khấn tu trì truyền thống. Đời sống “Thánh Thể” được hoàn thiện trong Ơn Tự Tại. Khái niệm này về sự đáp trả tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt khi điều này được diễn tả trong Thánh Thể, nhờ phương cách hoàn toàn tự hiến về phía cá nhân, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và trong sự bắt chước việc tự huỷ mình ra không của Đức Kitô Nhập Thể trình bày điều chủ yếu và kết luận về linh đạo của cha Eymard. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng việc đề nghị hình thức “hiếm hoi” này của đời sống được đặt nền trên khái niệm về “tình yêu tinh ròng”, không cho phép bỏ qua tư tưởng của cha Eymard, hay hoàn toàn loại bỏ thời gian nên thánh, qua những cách thực hành khổ chế theo “đường lối của các lời khấn”. Vì bản nghiên cứu về mối tương quan giữa đời sống tu trì và

Page 47: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

đời sống Thánh Thể trong tư tưởng của cha Eymard, độc giả có thể tra cứu công trình xuất bản gần đây của Manuel Babiero.

Trên đường đời của cha Eymard, ngài đã dành nhiều thời gian cố gắng xác định điều gì nên là thái độ căn bản hay nhân đức của các Hội Dòng. Tại một điểm, chắc chắn do kết quả ảnh hưởng của de Cuers, ngài đã chọn lựa lẽ công chính được linh ứng và sự nghiêm ngặt, như là “nhân đức của đời tu”. Sau đó, ngài sẽ quyết định rằng đó là “tình yêu”. Tuy nhiên, trong những giai đoạn cuối cùng của cuộc đời ngài, sau kinh nghiệm thanh luyện của kỳ tĩnh tâm ở Roma, ngài sẽ nhấn mạnh một cách tự tin rằng đó phải là “tình yêu/ đức khiêm nhường Thánh Thể”. Đó là phẩm chất của ơn tự trao ban được “hiện thân” và được diễn tả một cách biểu tượng nơi ân sủng Thánh Thể của Đức Kitô trong bối cảnh bữa Vượt Qua. Một sự tự hiến đã hoàn toàn hệ tại ở lúc Người lập phép Thánh Thể, trong sự chấp nhận đầy vâng phục và yêu thương đối với hiến lễ toàn thiêu của ngày hôm sau, và sự hiện diện mang tính cách bí tích trong những khi cử hành Thánh Thể của dân Chúa, cho đến ngày sau hết. Cho dù nhấn mạnh như vậy, cha Eymard vẫn tiếp tục tìm kiếm một nơi chủ yếu tạo nên lối khổ chế truyền thống, bằng cách coi việc thực hành như một sự chuẩn bị cần thiết cho “đời sống Thánh Thể”. Phải chấp nhận rằng vẫn còn có sự hiện diện trong các bản văn từ quãng đời sau này của ngài, những ví dụ mà trong đó, dường như cha Eymar không ngừng nhấn mạnh về tầm quang trọng của hành động theo ý chí, bằng cách tự huỷ mình ra không. Một lối nhấn mạnh như thế là đặc trưng Linh Đạo đặt trọng tâm trên nhân đức tu trì. Tuy nhiên những ghi chú bất đồng này không ngạc nhiên lắm, nhấn mạnh vào sự tiến triển trong tư tưởng của cha Eymard, người ta không đỏi hỏi rằng

Page 48: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

những giai đoạn khác nhau trong sự tiến triển của ngài ngay lập tức được hiểu theo chi tiết, những cách suy nghĩ và tự diễn tả trước đây đã lập tức hoàn toàn bị loại bỏ.

Như đã nói, đa số các bạn của ngài đều không hiểu giáo huấn của cha Eymard về Ơn Tự Tại như là thái độ dễ bảo trước sự thúc đẩy của Thần Khí Chúa Giêsu trên cá nhân, đặc biệt vào lúc Rước Lễ. Một số người vẫn coi như điều đó mang tính cách tĩnh lặng và những người được nghe cha Eymard chấp nhận nhiều sự thay đổi đối với các ghi chú, mà Tesnière đã thực hiện khi chuẩn bị những ghi chú đó để xuất bản, chẳng hạn bài giảng tĩnh tâm cho nhóm bệnh nhân của những người phục vụ tại Nemours, xuất hiện trong Bộ Sưu Tập thứ bốn, có sự hối thúc để nỗ lực giản lược khả năng mà cha Eymard có thể bị tố cáo là theo chủ trương chiêm niệm. Công việc chuẩn bị này đã đưa Tesnière tới chỗ giản lược giáo huấn sâu xa của cha Eymard về Ơn Tự Tại thành hành động theo ý chí, một sự chuyển hướng đơn giản của ý muốn hay một động lực:

Không đòi hỏi gì, ngoại trừ tất cả những điều được thực hiện trong một tinh thần lệ thuộc.

Cha Eymard không thành công trong việc đưa bất cứ lối trình bày tỉ mỉ nào về khái niệm của ngài về Ơn Tự Tại vào Hiến Pháp, mặc dù rõ ràng ngài đã nỗ lực dạy dỗ về Ơn này cho những thành viên của các Hội Dòng và cho một số người thân tín.

Sự giản lược của Tesnière đối với khái niệm về Ơn Tự Tại thành một khái niệm đơn giản là “sự hướng trở lại của ý chí”, thật cách biệt với lối nhấn mạnh của cha Eymard, rằng tính cách tinh

Page 49: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

tế của sự kết hợp với Đức Kitô, là có vấn đề “tự hình thành” của Chúa nơi cá nhân. Đó là sự kết hợp “chủ yếu” đã được cha Eymard đề nghị như là nguồn gốc và bản chất của Ơn Tự Tại.

Luôn luôn đi Rước Lễ, đó là nguồn gốc đời sống nhân đức duy nhất của anh em. Tôi dùng từ duy nhất vì chính Chúa Giêsu đang tự hình thành trong anh em. Anh em hãy coi việc Rước Lễ như một ơn huệ tinh tuyền từ lòng nhân từ thương xót của Chúa, một lời mời gọi tới bàn tiệc ân sủng của Người, vì anh em nghèo hèn, yếu đuối và đau khổ, kết quả là anh em sẽ được tiếp cận với Người trong đức tin.

Trong suốt cuộc đời của cha Eymar, Linh Đạo thực hành phổ biến nhất ở Pháp là Linh Đạo của trường phái Pháp. Ví dụ, theo những người ủng hộ trường phái này, sự nhấn mạnh cực kỳ của Bérulle được đặt vào “tính chất Thiên Chúa” của Đức Kitô Nhập Thể. Kết quả tự nhiên của sự tập trung này là những tư thế đúng đắn đối với người tín hữu trước sự hiện diện của “Thiên Chúa Nhập Thể” trong Bí Tích Thánh Thể là tư thế Tôn Thờ và tự huỷ mình ra không. Trong bối cảnh này, sự huyền nhiệm cụ thể quanh việc trưng bày của Bí Tích Thánh Thể (Đặt Mình Thánh Chúa ) và việc chầu Thánh Thể long trọng được coi như sự nhìn nhận hữu hình chính đáng “Vua Trời” trên ngai Thánh Thể của Người. Về mặt con người, điều được coi như câu trả lời đầy đủ cho Bí Tích được trưng bày, đó là một chuỗi vô tận những hành động theo ý chí, mà nhờ đó, người ta tự tuân theo một kiểu mẫu hoàn hảo theo đề nghị. Hành vi như thế được coi như một cách bắt chước những sự hạ mình của Vua Thánh Thể. Một sự hạ mình đã thể hiện rõ trong việc Người tự hủy vinh quang của Người dưới

Page 50: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

hình Bánh và Rượu. Đây là một nhận thức về bản chất của câu trả lời đầy đủ đối với sự hiện diện Thánh Thể của Đức Kitô trong Phép Thánh Thể, hệ tại ở nền tảng tư tưởng của de Cuers và của Tesnière, điều này phải được cha Eymard chấp nhận vào lúc nào đó, và được diễn tả trong Hiến Pháp. Nếu có ai được chuẩn bị để nghiên cứu tất cả những gì chúng tôi hiểu biết về giáo huấn của cha Eymard, thì điều đặc biệt rõ ràng trong giáo huấn của ngài về chủ đề Rước Lễ là ngài từ từ hướng tới một phương pháp trọn vẹn khác về đời sống tinh thần, một phương pháp càng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm qua. Bài tham khảo có tác động gây hiệu quả trên giáo huấn của cha Eymard, bởi vì ngài biết đó là của các Giáo Phụ Hy Lạp, các ngài nhấn mạnh vào hoạt động của Thần Khí của chính Đức Kitô Sống Lại trong nội tâm của mỗi người tín hữu. Ởû đây, có vấn đề về khái niệm mối tương quan giữa Đức Kitô với tín hữu của Người, cho phép nói về Rước Lễ như là sự Mở Rộng của biến cố Nhập Thể. Điều này nhấn mạnh vào sự hiện diện sống động của Đức Kitô trong Thánh Thể, khi ý tưởng này xuất hiện sớm trong tư tưởng của Vị Sáng Lập, thì vào cuối đời của ngài, nó trở nên chi phối và triển nở trong khái niệm chín mùi về chính Ơn Tự Tại. Ơn huệ này cũng được nhận thức như sự mở rộng của việc Nhập Thể, hệ tại ở nền tảng là sự tái xác nhận của cha Eymard đối với câu trả lời đầy đủ về sự Hiện Diện Thánh Thể đối với việc “thờ phượng bên ngoài”, như là mục đích theo đề xuất của các Hội Dòng.

Thời gian gần đây, người ta đã gán cho lời tuyên bố của cha Eymard một tầm quan trọng lớn, rằng đời sống của ngài ở trong trạng thái thường xuyên tiến triển. Giống như Jacob, chính ngài luôn tìm kiếm nơi Chúa muốn chọn. Chúng ta cần bình luận một

Page 51: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

số điều về sự tiến triển này, tới mức điều này liên quan đến giáo huấn Linh Đạo của ngài đối với những xác quyết trong quá khứ, và những cách suy nghĩ không thể trở thành thực chất mà người ta đã gán cho cha Eymard, vào những thời điểm lịch sử đặc biệt trong đời sống của ngài. Về đề tài sự tiến triển của cha Eymard, thật lý thú khi ghi chú rằng một năm sau khi sáng lập Hội Dòng Nam, ngài đã có thể viết thư cho chị Marguerite Guillot:

Dường như khi ánh sáng càng ngày càng được chiếu rọi trên điều đáng trở nên mục đích của chúng ta, thì phương tiện và tinh thần đó đem lại sự sống cho chúng ta.

Những năm sau này, chúng ta nên chấp nhận đường hướng làm sáng tỏ những ý tưởng của ngài trong những lãnh vực cụ thể này.

Có một ý nghĩa mà trong đó người ta có thể nói rằng mỗi người đều có Linh Đạo cá nhân riêng của mình, dựa trên sự hiểu biết duy nhất về đời sống Kitô hữu. Sự hiểu biết này là kết quả của sự gặp gỡ cá nhân với Đấng Thánh, đó là nền tảng của sự hiểu biết. Hơn nữa, chúng ta phân biệt được tính cách duy nhất của những cuộc gặp gỡ đó nhờ những yếu tố khác, chẳng hạn như tính cách duy nhất thuộc tâm lý của cá nhân, và tính đa dạng của kinh nghiệm đời tu, con người, biến cố, văn chương v.v… mà chúng ta gặp gỡ trong Hội Dòng đời riêng biệt. Tuy nhiên, bất kể sự kiện này, một người thường được khai mở vào bầu khí Linh Đạo chủ yếu thuộc về đặc tính của người đó, bất kể điều gì đã được nói ở trên, bầu khí này vẫn duy trì Linh Đạo được chia sẻ phổ biến trong bất cứ bối cảnh xã hội hoặc lịch sử đặc biệt nào. Lauréat Saint - Pierre phân tích một số chi tiết về bầu khí tu trì mà trong đó, vị

Page 52: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

linh mục trẻ Eymard đã đón nhận sự khai mở cuộc sống tu trì của ngài, một bầu khí đã được xác định là vượt lên trên tất cả điều gì khác, nhờ những giả định và thực hành của trường phái Pháp đã được nói ở trên, và nhờ chủ thuyết khắc khổ (Jansenism) tràn lan khắp nơi, tạo nên đặc trưng của đạo công giáo trong thời của ngài. Những đường lối chung của sự hình thành này được thấy rõ trong những tài liệu viết tay đó, chúng lợi dụng việc Vị Sáng Lập đi vào Dòng Ba Đức Maria (Society of Mary).

Sau khi vào Hội Dòng Đức Mẹ (1839), cha Eymard đã chịu ảnh hưởng định hình của Vị Sáng Lập Hội Dòng này là Jean - Claude Colin, và hấp thụ từ “Linh Đạo Nazareth” được thực hành trong Hội Dòng, và Colin được thừa nhận là người ủng hộ Linh Đạo này. Linh Đạo này được tóm gọn trong cum từ IGNOTI ET QUASI OCCULTI, mà tu sĩ đã nhắm đến để cố gắng bắt chước đời sống ẩn dật của Thánh Gia tại Nazareth. Cha Eymard đã tự thực hiện và truyền dạy sự hiểu biết của ngài về Linh Đạo này cho những người ở dưới sự hướng dẫn của ngài, đặc biệt cho các thành viên của Dòng Ba Đức Mẹ (về Đời Sống Nội Tâm). Đối với những người quan tâm đến thời gian quan trọng này trong cuộc đời của cha Eymard, có một bản nghiên cứu giá trị của sử gia Dòng Ba Đức Mẹ là Jean Coste. Trong bản nghiên cứu này, Coste bàn luận đến “Linh Đạo của Nazareth” theo sự hiểu biết của ba người ủng hộ Linh Đạo này: Colin, Dubouché và Eymard. Cha Eymard coi Linh Đạo này như sự hoà hợp với “Linh Đạo nô lệ thánh thiện” của Mẹ Maria, mà Grignion de Montfort đã trình bày chi tiết, chính ngài đã tự thấu hiểu việc thực hành Linh Đạo này, và giới thiệu cho những người khác. Khi thông qua điều này, chúng ta nên ghi chú rằng khi làm Bề Trên Dòng Ba, Cha Eymard đã thêm cụm từ:

Page 53: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

“Thuộc về Đời Sống Nội Tâm” vào tựa đề tổng quát của bản nghiên cứu. Điều bổ sung này có tầm quan trọng, bởi vì về phía cha Eymard, nó phản ánh một mối quan tâm suốt đời đối với đời sống nội tâm. Rõ ràng ngay từ đầu năm 1846, mối quan tâm này xuất hiện như một động lực mạnh đối với đề xuất về Quy Luật của Dòng Ba Nam, tận tụy với việc thờ lạy liên lỉ và được linh ứng rất nhiều nhờ Hội Dòng L’Adoration Reparatrice (Hội Dòng Phạt Tạ) của chị Dubouché, trong bản phác thảo về lá thư mà cha Eymard gửi cho cha Colin vào ngày 3 tháng 2 năm 1851, có vấn đề về điều này. Đây là một trong những khiếm khuyết của những nỗ lực tối đa, nhằm nghiên cứu tư tưởng trong linh đạo của cha Eymard, đã được xuất bản để đánh dấu sự thất bại, để đưa ra sự chú ý đầy đủ đối với kinh nghiệm của tu sĩ Dòng Ba Đức Maria, đây là một yếu tố rất quan trọng và định hình trong sự phát triển Linh Đạo riêng của cha Eymard.

Như đã nói, cha Eymard nỗ lực truyền bá “Linh Đạo của Nazareth” giữa các thành viên Dòng Ba. Trong một lá thư viết cho cô Antinia Bost đề ngày 7 tháng 3 năm 1848, ngài đã mô tả tỉ mỉ nhận thức của ngài về những khía cạnh của phương pháp đối với đời sống tinh thần: Tinh thần thì đơn sơ như Mẹ Maria, như tinh thần của Con Trẻ Tin Mừng. tinh thần này khiêm tốn giống như sự khiêm tốn của Mẹ Maria, một sự khiêm tốn hoà lẫn với môi trường bình dân, và phủ lên tất cả giống như một chiếc áo choàng, vì thế, khi xem xét tinh thần cầu nguyện, làm việc và hoạt động trong thế giới, người quan sát nhận thấy: Ở đó, có một người phụ nữ đơn sơ của nhà Nazareth!

Page 54: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tinh thần này có phần hướng đến người hàng xóm và phụ thuộc vào hành động thể hiện bên ngoài, vào việc thi hành bổn phận của mình, và tinh thần này yêu thích nhân đức dịu hiền hơn là sự nghiêm khắc. Tinh thần này dành sự yêu thích đối với những việc hy sinh liên quan đến lối sống bác ái, hơn là thực hiện những hành động theo ý chí; Mẹ Maria tử tế biết bao đối với những người hàng xóm, kiên nhẫn khi bị thử thách, quan tâm nhân ái và đầy yêu thương trong nhà Nazareth.

Tinh thần của Dòng Ba đi vào nội tâm hơn bên ngoài, đó là lý do tại sao tinh thần này hoạt động dưới sự hướng dẫn của lời cầu ngưyện và sự hồi tâm. Ánh sáng của hành động và sức nóng là những tác động của lửa, và khi tâm hồn được liên kết với Chúa, thì tâm hồn sẽ biết cách làm thế nào để thực hiện Thánh Ý của Người.

Khái niệm này của Dòng Ba Đức Maria về đời sống nội tâm đơn sơ và sâu sắc được trình bày trong Linh Đạo của cha Eymard cho đến cuối đời của ngài.

Anh em hãy tự để cho mình được đưa dẫn vào nội tâm, nhờ Thần Khí của Chúa và hướng ra ngoài nhờ sự quan phòng đầy tình phụ tử của Người, khi điều này liên quan tới ân sủng và sự tự hiến hoàn toàn của anh em … Hãy nhắc đi nhắc lại nhiều lần nữa trong kinh Nhập Lễ Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay (oculi mei semper atd Dominum quia ipse evellet de laqueo pedes meos: Respice in me et miserre mei, quoniam unicus et pauper sum ego). Hãy luôn luôn giữ lấy những quy tắc hướng dẫn này…, đây là quy luật tối cao của tâm hồn và vinh quang của Thiên Chúa; mục đích mọi hành động của chúng ta là làm theo luật và làm vui lòng Thiên Chúa,

Page 55: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

nếu mục đích này được liên kết với việc thực hiện các bổn phận của mình và trung thành với Thần Khí của Người nơi chúng ta, chính Người giúp chúng ta nhận biết cả điều tốt lẫn điều xấu.

Sau khi sáng lập các Hội Dòng riêng của ngài, cha Eymard đã diễn tả ước muốn rằng các Thành Viên nên là những Tu Sĩ DÒNG BA ĐỨC MẸ trong việc phục vụ Thánh Thể. Dường như qua ước muốn này, ngài muốn nói rằng “Linh Đạo của Nazareth” là thành phần chủ yếu đối với sự hình thành tinh thần của những hôïi viên trong các Hội Dòng của ngài. Lời tuyên bố này không gây ngạc nhiên, bởi vì chính cha Eymard đã sẵn có Linh Đạo này để sử dụng, thì không người nào khác có thể giải thích chi tiết hoặc có kinh nghiệm về Linh Đạo này! Những điều mà ban đầu ngài đã trải qua khi vào Dòng Ba Đức Maria đã được nhắc đến ở trên, và bổ sung vào những tác động của nỗ lực ngắn ngủi và không thành công trong việc ngài gia nhập Hội Dòng Hiến Sĩ (Oblates), thời gian cộng tác ngắn ngủi nhưng có hiệu quả với chị Dubouché, và sự cộng tác ban đầu với các bài viết của Eustelle Harpain là một kinh nghiệm từng phần và không thể được coi như là làm nên một Linh Đạo, theo một ý nghĩa tỉ mỉ hoặc chính xác.

Trong khi bàn thảo về Linh đạo của cha Eymard, người ta thường quên rằng mặc dù trong những kế hoạch được lập ra cho Hội Dòng Thánh Thể, nghĩa là sự thành lập được linh ứng theo tư tưởng của De Cuers, và nhờ kết quả được xác định rộng rãi đối với những tương quan được đề xuất với Hội Phạt Tạ Về Đêm (1853 -1855), nhưng người ta đã đề nghị một năm chuẩn bị trong lối sống cách ly và một sự chuẩn bị nghiêm khắc trong tinh thần và những thực hành của tổ chức mới. Không có sự chuẩn bị nào như thế đã

Page 56: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

xảy ra cả về phía cha Eymard lẫn về phía vài ứng cử viên cho Hội Dòng, đó là những người sau này mới gia nhập Hội Dòng của ngài! Họ là những người phát xuất từ nhóm Toulon hoặc bất cứ nơi nào khác, và sau này trở thành người có quyền lực trong Hội Dòng của cha Eymard, họ mang theo những khái niệm riêng về đời sống Thánh Thể, đến mức họ đã có sẵn những khái niệm như thế (như de Cuers, Auchibert và Champion). Những người này không đến để học Linh Đạo Thánh Thể từ cha Eymard, như thể Linh Đạo này không tồn tại ! Bất chấp sự phong phú nơi cuộc hành trình thiêng liêng của Cha Eymard, và bất chấp óc chiết trung của ngài, khi ngài tập trung sự linh ứng từ nhiều nguồn, người ta vẫn không thể nói rằng thời Cha Eymard sáng lập Hội Dòng nằm trong một Linh Đạo Thánh Thể cá nhân và phát triển. Ngài phải bắt đầu Hội Dòng với những nhận thức từng phần mà ngài đã đạt được, và cuối cùng, ngài phải hoạt động hướng tới việc xây dựng một Linh Đạo, dưới áng sáng kinh nghiệm hợp lý của ngài. Đây chính là việc xây dựng “tầm nhìn” đang tiến triển về Linh đạo của ngài, ngay cả khi người ta chấp nhận rằng tầm nhìn này ở dưới linh ứng của Chúa Thánh Thần, thì sự linh ứng này vẫn tạo nên bất cứ nỗ lực nào trong việc soạn thảo tỉ mỉ và hệ thống hoá Linh Đạo của cha Eymard, mặc dù khó khăn. Tesnière tin rằng Hiến Pháp cung cấp một sự tổng hợp đầy đủ về giáo huấn của cha Eymard, nhưng mội lời tuyên bố như thế là không thể chấp nhận được, vì lý do đơn giản là những thay đổi tận căn nơi tư tưởng của cha Eymard trong những ngày sau đó của ngài lại không được diễn tả ở đó.

Như đã nói, việc công bố những thay đổi tận căn trong tư tưởng của cha Eymard không ngụ ý rằng toàn bộ quá khứ đều bị loại bỏ trong ánh sáng của những nhận thức mới. Có những bất

Page 57: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

biến trong tư tưởng của ngài, chẳng hạn, việc ngài nhấn mạnh vào sự cẩn thận thi hành các bổn phận thuộc về trạng thái của con người và nhấn mạnh vào sự kết hợp liên lỉ với Thiên Chúa, hoặc sự hồi tâm như là những yếu tố chủ yếu trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên, đây là những yếu tố mới trong sự tiến triển sau này của ngài, mà người ta rất cố gắng để làm nổi bật ở đây.

Page 58: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 59: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD

Từ những năm đầu đời của ngài, cha Eymard đã biểu lộ một sự lôi cuốn khác thường đối với Bí Tích Thánh Thể. Năm 1851, rõ ràng đối với ngài, một đời sống lành mạnh của Giáo Hội đòi hỏi rằng Thánh Thể phải được đặt vào tâm điểm của Giáo Hội.

Tôi thường tự hỏi rằng có thể có phương thuốc gì dành cho hầu hết toàn bộ sự lãnh đạm, bộc lộ rõ với một mức độ đáng sợ về phía khá đông người Công Giáo, và tôi phải nói rằng chỉ tìm thấy một phương thuốc duy nhất: đó là Thánh Thể; tình yêu của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.

Page 60: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trực giác này diễn tả rằng ý thức đặc biệt về sự hiện diện sống động của Chúa Kitô Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể; việc cử hành sự Thông Hiệp và sự Hiện Diện Vĩnh Cửu. Đó là nền tảng căn bản nhất trong những nhận thức của Cha Eymard. Tác giả tin rằng, điều này diễn tả yếu tính nơi đặc sủng của ngài. Cụm từ này diễn tả một sự hiểu biết thường xuyên được đào sâu trong suốt đời sống của ngài, như là một kết quả từ kinh nghiệm nội tâm của ngài, và từ mối quan hệ của ngài với những “tâm hồn Thánh Thể” khác. Đây là trực giác căn bản mà Ngài đã nỗ lực bằng ngôn ngữ pháp luật và bằng gương mẫu, để lưu truyền lại cho những thành viên của các Hội Dòng và những giáo dân liên kết với họ, cho các giáo sĩ và Giáo Hội nói chung.

Trong khi thực sự chắc chắn là có nhiều thời kỳ mà trong đó Cha Eymard thể hiện đặc sủng của ngài chủ yếu đối với việc Chầu Mình Thánh Chúa trọng thể, thì vào những năm sau đó của cuộc đời mình, ngài nhận thức rằng cần kết hợp tất cả các khía cạnh của Thánh Thể, nếu Thánh Thể trở nên trung tâm đích thực đối với sự hồi sinh của Giáo Hội. Chẳng hạn, ở một trong các ghi chú của ngài, được thực hiện tại Saint Bonnet vào năm 1863, ngài đã viết:

Từ đó, giữa tất cả những hoạt động đạo đức, chúng ta không còn nghi ngờ gì về Hy Tế trong Thánh Lễ và sự Thông Hiệp trong Thân Thể Chúa Giêsu Kitô đối với mục đích và toàn bộ đời tu. Vì thế, chúng ta phải hướng tới việc cử hành thật xứng đáng và đón nhận những mầu nhiệm rất thánh này, sao cho các nhân đức đạo đức và tình yêu của mỗi người

Page 61: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

phải được hướng dẫn, như là một phương tiện tiến tới mục đích

Tuy nhiên phải nói rằng trong suy nghĩ của ngài, không phải lúc nào nhận thức trưởng thành này về mối tương quan giữa các khía cạnh đa dạng của Thánh Thể cũng hướng về phía trước. Thường xuyên có những trường hợp mà trong đó, nền thần học Thánh Thể của ngài vẫn còn mơ hồ và thậm chí đôi khi không đúng nữa.

Trong giáo huấn linh đạo của ngài, đặc biệt trong khi trình bày chi tiết về tư tưởng của ngài liên quan đến Sự Hiệp Lễ, cha Eymard nghe theo một trường phái thần học bí nhiệm, thừa nhận sự phát triển của sự kết hợp thần bí sâu xa với Chúa Ba Ngôi, trong thực tại về sự kết hợp của người tín hữu với Đức Kitô Phục Sinh sống động trong các Bí Tích. Sự kết hợp này đặc biệt được nhận thức đầy đủ nhờ việc Rước Lễ. Một người ủng hộ nổi bật đối với quan điểm này về Thánh Thể là nhà thần học Surin của thế kỷ 17. Cha Eymard đã làm quen với tư tưởng của Surin, từ khi ngài giới thiệu Marguerite đọc tác phẩm của Surin. Chắc chắn trích đoạn sau đây từ bài viết của Surin sẽ gợi ý cho thấy rằng ít nhất vào những năm sau đó của cuộc đời ngài, rõ ràng cha Eymard đã chịu ảnh hưởng từ nhà thần học này:

… hạnh phúc lớn trong cuộc đời hệ tại ở sự kết hợp với Thiên Chúa trong tình yêu, hạnh phúc này có được khi nó làm hài lòng Người, nhưng bằng một phương cách khác thường, mà theo một nhà thần học lớn, trong đó chúng ta phát hiện được sự hoàn thành hôn ước thiêng liêng. Khi đón nhận Thánh Thể, linh hồn đạt đến đỉnh diễm phúc khi tự

Page 62: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

thấy mình được kết hợp với Chúa Giêsu Kitô, không phải đơn thuần bằng Đức Tin, nhưng nhờ Đức Tin, ở một mức độ mà linh hồn cảm nghiệm và có cảm giác rằng Người chính là khách trọ đang cư ngụ với linh hồn; trong thế giới này, linh hồn đang thưởng thức điều gì đó thuộc về niềm vui của các thánh, tới mức linh hồn cảm thấy rõ rằng Thiên Chúa ở trong mình và linh hồn ý thức được điều này, kết quả là một kinh nghiệm nội tâm lấp đầy những khả năng, tràn ngập trong bản chất của linh hồn và chiều sâu sự hiện hữu của linh hồn, nhờ cách thức như vậy, kết quả của sự hiệp thông này là chính Thiên Chúa nhập thể (Thiên Chúa làm người) đã trở nên lương thực cho linh hồn; linh hồn sẽ cảm nghiệm được sự hoàn tất của những lời Chúa: “Chính Ta sẽ tự tỏ mình ra cho nó và nhờ ơn huệ này, nhờ sự tiếp cận này hay việc Chúa Giêsu Kitô đến trong linh hồn, với lòng tin tưởng, linh hồn la lớn tiếng rằng: Chúa ở trong tôi, Chúa Giêsu đang ở trong tôi. Bằng cách này, linh hồn hiểu được lời Chúa Giêsu đã phán: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta, người ấy ở trong Ta và Ta ở trong người ấy”. Nhờ việc Chúa Giêsu đến cư ngụ, linh hồn được bảo đảm rằng Chúa Giêsu đang hiện hữu, Người đang hiện hữu trong linh hồn, với tư cách là vị chúa tể đầy yêu thương của linh hồn, theo như lời Người: “Chúng Ta sẽ đến với nó và tạo thành nơi cư ngụ của Chúng Ta cùng với nó”. Toàn bộ điều này đều nhờ ở sự phong phú của ân sủng và nhờ Thánh Thể đưa Chúa Giêsu Kitô đến cho con người, và tới cuối cuộc đời trần thế của mình, Thánh Thể đưa con người đến ở với chính Người.

Page 63: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trong giáo huấn quý giá của ngài về chủ đề Hiệp Lễ, như là sự mở rộng của biến cố Nhập Thể, cha Eymard cho rằng quả thật sự kết hợp giữa Cứu Chúa Phục Sinh và các thành viên trong Giáo Hội là động cơ và mục đích của chính việc Nhập Thể!

Bất chấp sự nhạy cảm sắc bén của ngài đối với mầu nhiệm Thánh Thể, Vị Sáng Lập vẫn chỉ là một con người của thời đại ngài. Trong tư duy phổ quát của thế kỷ 19, và trong một phương cách đặc biệt giữa những người bạn đồng hành đầu tiên của người trong việc sáng lập Hội Dòng, có những cường điệu rõ ràng và những khiếm khuyết trong cách nhận thức Thánh Thể, ít nhất những ý kiến này không thể không ảnh hưởng đến Cha Eymard ở mức độ nào đó.

Giữa những khuyết điểm về Thần Học Thánh Thể trong thời của cha Eymard, hai điều đã được đề cập trên đây đều có tầm quan trọng đặc biệt, tới mức chúng đã có nhiều ảnh hưởng trong việc hình thành đời sống cho các Hội Dòng:

a) Cô lập sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể và đặc biệt trong Bí Tích được dành riêng, khỏi những sự hiện diện “đích thực” khác, chẳng hạn, trong Lời đã được công bố và trong việc các tín hữu quy tụ với nhau. Ở thời đại chúng ta, Công Đồng Vatican đã rất cố gắng nhận mạnh vào tầm quan trọng của những sự hiện diện này, và vào nhu cầu phải kết hợp nhận thức của chúng ta về những sự hiện diện này với sự hiện diện Thánh Thể. Việc cô lập sự hiện diện Thánh Thể đưa đến việc gần như hoàn toàn bỏ qua sự kiện này, rằng Mình Thánh và Máu Thánh đều là Bí Tích được trao ban như của ăn đàng và ban đầu, Thánh Thể được dành riêng cho nhu cầu của người đau yếu bệnh tật và không

Page 64: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

dành cho việc thiết lập một nơi thờ phượng. Người ta có thể cho rằng những giai đoạn cuối cùng trong sự tiến triển của cha Eymard diễn tả một sự giải phóng rõ ràng khỏi cách thức nhận thức đầy thiếu sót về sự hiện diện Thánh Thể như đã nói ở trên.

b) Theo sự hiểu biết phổ biến, việc tương đối bỏ qua sự kiện Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể là sự hiện diện của hành vi năng động và không chỉ “nằm yên tại chỗ”, ít nhất điều này đưa đến việc bỏ qua sự khác biệt tận căn hiện hữu giữa đời sống chỗi dậy của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, và đời sống tiền Phục Sinh nơi “thân xác” của Chúa Giêsu lịch sử. Nhận thức này về bản chất sự hiện diện của Chúa dẫn tới sự mộ mến Thánh Thể, được diễn tả về Thánh Thể như là “ngai tòa”, “nhà tù” v.v… và dẫn tới cách suy nghĩ mà trong đó, người ta thường nói về Đức Kitô như là “cô đơn”, “cảm thấy đau khổ” hoặc “bị giam cầm” trong nhà tạm. Hậu quả của những cách suy nghĩ này là một nhận thức, đặc biệt theo trình bày chi tiết của Tesnière, cho rằng việc trưng bày Thánh Thể cho những người tham dự “thờ lạy” là “vinh quang” lớn lao nhất mà Đức Kitô có thể thừa nhận trong hoàn cảnh hiện nay.

Đoạn trích dẫn sau đây từ Tesnière minh họa cho quan điểm này:

Đã đủ để nói rằng việc Đặt Mình Thánh Chúa là hình thức thờ phượng trọng thể nhất mà nhờ đó, Giáo Hội phấn đấu để tôn vinh sự hiện diện của Chúa chúng ta… chẳng bao giờ sự hiện diện của Đấng Cứu Độ có thể được tôn vinh hơn là việc đặt Mình Thánh Chúa… sự hiên diện của Người trong nhà tạm là một sự hiện diện thân mật, thân tình và riêng tư. Sự hiện diện nơi mặt nhật của Người thì công khai, vương đế và

Page 65: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

long trọng… Trên hết, đối với chính Người, Người tự tỏ mình ra trong sự huy hoàng tráng lệ nơi mặt nhật để nhận lấy sự tôn kính, vinh dự, vinh quang; không còn vấn đề đồng hành và bạn bè, nhưng là một vị Vua, là Thầy Chí Thánh uy nghi sáng chói… Mặc dù đây là vấn đề của Đấng ban ơn và thương xót, nhưng trong việc đặt Mình Thánh, đây là vấn đề của một ngai tòa, còn nhà tạm là nơi dành cho tình bạn hữu.

Qua việc trình bày, tôi không bàn luận đến vẻ tráng lệ của Thánh Lễ trọng thể. Mục đích của Thánh Lễ là kết quả của sự hiện diện đích thực, hơn là cử hành tính cách hiện hữu của sự hiện diện này, và mục đích chính là tưởng niệm sự chết của Chúa Kitô trên thập giá, hơn là thờ phượng Chúa Kitô đang sống động giữa chúng ta.

Cách nhận thức này về sự hiện diện Thánh Thể gần như hoàn toàn làm méo mó sự kiện rằng nơi Thánh Thể, có vấn đề về sự hiện diện bí tích, nghĩa là sự hiện diện hoàn toàn tùy thuộc vào việc Thánh Thần đã biến đổi phẩm chất thân xác của Chúa Giêsu sau khi Phục Sinh.

Nói chung, nhiều tư tưởng ban đầu của Cha Eymard về Thánh Thể và kết quả là cuộc sống mà ngài đã đề xuất cho các Hội Dòng đều phản ánh yếu tố về những khiếm khuyết trong cách suy nghĩ vào thế kỷ 19 như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đã đủ chứng cứ để người ta có thể nói rằng trong những năm sau này của cuộc đời cha Thánh, ngài đã tin rằng lối suy nghĩ về Thánh Thể như thế không diễn tả đầy đủ những gì đã được mặc khải trong Thánh Kinh, hay những gì tạo nên đặc điểm học thuyết của các giáo phụ. Chính trong giai đoạn sau đó, cha Eymard mới bắt đầu giảng về

Page 66: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

điều mà ngài gọi là một phương cách suy nghĩ mới tận căn; trong khi điều còn lại là việc giữ Thánh Thể không thừa nhận việc tôn kính, liên lỉ thờ phượng và đọc Kinh Phụng Vụ, như là cách đáp trả chính cho sự hiện diện của Chúa Kitô trong phép Thánh Thể. Tuy nhiên, thật không công bằng khi xác nhận rằng Ngài đã quan tâm đến việc loại bỏ những yếu tố này trong đời của ngài, nhưng chắc chắn có vấn đề là sự tái xác nhận tầm quan trọng của chúng. Hiển nhiên trong giáo huấn hiện nay của Cha Eymard là một sự nhấn mạnh rõ ràng rằng điều đòi hỏi đối với một lời giải đáp đầy đủ về Thánh Thể, đó là sự biến đổi cá nhân, một sự biến đổi thành đời sống “phạt tạ” (thờ phượng). Sự biến đổi này là hiệu quả của sự kết hợp với Chúa Kitô, Đấng mà dấu tích Thánh Thể hiện đang diễn tả sự hoàn toàn tự hiến của ngài. Ân huệ đó của chính Người đã tác động đến sự cứu độ nhân loại. Sự liên kết như thế với Chúa Giêsu là một chủ đề rõ ràng trong tư tưởng của cha Eymard ngay từ Lễ Mình Máu Thánh Chúa năm 1845, hệ tại ở nền tảng của việc “thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật” mà Chúa Giêsu đòi hỏi những kẻ đang cho rằng mình đi theo giáo huấn của Người. Với điều nhấn mạnh này mà ngài đưa ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng giáo huấn của cha Eymard về Hiệp Lễ như là “sự mở rộng của biến cố Nhập Thể” là hệ quả tất yếu của giáo huấn này. Chính sự biến đổi tận căn này trong cách nhận thức về đời sống Thánh Thể mà giáo huấn đã đề cập đến, là động lực thúc đẩy ngài viết lại Hiến Pháp. Cha Eymard đã qua đời trước khi những nhận thức mới của ngài có thể đuợc đưa vào luật lệ dành cho các Hội Dòng, với kết quả là tư tưởng cũ hơn quá nhấn mạnh vào ý chí TỪ BỎ MÌNH và CHẦU THÁNH THỂ LONG TRỌNG đã trở nên gắn bó với các Luật Lệ, và vẫn còn ảnh hưỏng đến mọi lãnh vực đời sống tu trì của ngài cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ngài qua đời,

Page 67: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

những người đã được giao phó việc chuẩn bị Luật Lệ cho cả hai Hội Dòng để Roma chuẩn y bị thất bại trong việc tìm hiểu những giai đoạn cuối trong sự tiến triển của cha Eymard, hoặc họ không hề ý thức gì về bất cứ sự tiến triển nào, nên họ đã giữ nơi bản thân nhiều điều mà chính Vị Sáng Lập coi như nhận thức về đời sống Thánh Thể như là một đời sống được diễn tả đối với việc phục vụ “Vua Thánh Thể” và được trở nên sống động nhờ nhân đức của đời tu.

Điều gì đã được nói ra để ghi lại thì chắc chắn đủ chứng cứ để biện hộ cho lời tuyên bố, rằng nếu như ai đó muốn đề nghị một Linh Đạo Thánh Thể cho thời hiện đại, dựa trên những trực giác của Cha Eymard, thì điều này phải được xây dựng, bằng cách sử dụng những nguồn gốc sẵn có, và xử lý chúng theo một cách tính niên đại chính xác. Những điều sau đây chỉ là một nỗ lực, trong quá trình này, một sự phân biệt được thực hiện mà người ta tin rằng cho phép khắc phục nhiều khó khăn xuất hiện ít nhất đối với một số người, nếu người ta nhấn mạnh vào nhu cầu đối với một sự “xây dựng” như thế. Chúng ta đang thực hiện việc tham khảo sự phân bịêt giữa những trực giác nguyên khởi và trực giác thứ hai.

Những Trực Giác Nguyên Khởi

Ở đây, người ta làm một bài tham khảo về nhận thức (hoặc những nhận thức) cơ bản hay sống động chủ yếu trong tư tưởng của một con người đặc trưng. Những nhận thức như thế đều có tính phổ quát, có phẩm chất phi thời gian, trong phạm vi đang thảo luận, chúng tiêu biểu cho sự hiểu biết về một số khía cạnh của Mầu Nhiệm Đức Kitô vốn có giá trị đối với mọi thời. Trong trường

Page 68: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

hợp của Cha Eymard, điều cơ bản nhất của những nhận thức này liên quan đến tính cách trung tâm và duy nhất của Thánh Thể trong đời sống của Kitô hữu. Khi phân tích những trực giác đặc sủng về bất cứ con người đặc biệt nào (Vị Sáng Lập), và đây là sự thật đặc biệt trong trường hợp của Cha Eymard; điều chủ yếu là yếu tố cụ thể về mầøu nhiệm Kitô hữu hệ tại ở trung tâm của Linh Đạo mới được đề nghị, để không bị “thần bí hoá”, thổi phồng hoặc làm nổi bật, đến nỗi những đường lối chung của chính sự mặc khải Kitô hữu đều bị biến dạng. Chẳng hạn, chúng ta có thể coi những biến dạng này là hình thức hiến thân tột đỉnh của các tu sĩ Hội Dòng Đức Mẹ. Chắc chắn đây là trường hợp mà trong quá khứ lịch sử thuộc các Hội Dòng của Cha Eymard, có những thời điểm lịch sử mà trong đó, sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể quá được nhấn mạnh, đến nỗi khái niệm về việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể đã bị biến dạng, và người ta cho rằng Đức Kitô tương đối vắng mặt ở những nơi khác. De Cuers bình luận rằng trong trường hợp lập Hội Dòng ở Arras, từ nay trở đi, Hội Dòng sẽ có “một Đức Giêsu khác để thờ phượng”, dường như để minh họa điểm thậm chí được cho là ngài không nhắm đến sự chính xác về thần học. Phần trích dẫn trên đây từ bài giảng của Tesnière dành cho Hội Phạt Tạ về Đêm, minh họa thêm về những điều mơ hồ hoặc cường điệu như thế.

Trường hợp người ta thừa nhận những Trực Giác Nguyên Khởi (hoặc một Trực Giác Nguyên Khởi) trong đời sống của cha Eymard, chúng ta phải cẩn thận lưu ý rằng không được tự động dành chiều kích “Thánh Thể” cho tất cả những điều khác, đây là điều không đúng đắn và phát xuất từ một lối giải thích về cuộc sống ban đầu của ngài, dưới ánh sáng những giai đoạn sau này

Page 69: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

trong sự tiến triển của ngài. Một ví du về những lối giải thích không đúng đắn này dường như đã được cung cấp bằng cách thức được coi như là kinh nghiệm của cha Eymard, khi ngài kiệu Thánh Thể tại giáo xứ thánh Phaolô năm 1846. Chắc chắn từ bản báo cáo viết tay của cha Eymard rằng kinh nghiệm đều có những chiều kích Thánh Thể, nhưng cũng thực sự là một bản phân tích gần gũi với các bản văn của ngài bộc lộ rằng ân sủng chủ yếu là Quy Về Đức Kitô (Christocentric). Người ta phải chờ đợi một thời gian nữa, và người ta có thể nói rằng tính riêng biệt về một giai đoạn nào đó trong cuộc đời ngài đã bị cường điệu. Theo niềm tin hiện nay của tác giả, thì đặc sủng của cha Eymard được học hỏi từ đặc sủng của Thánh Phaolô, trước hết và trên hết là Quy Về Đức Kitô. Từ thời điểm đó, cuộc đời của ngài quy hướng nhiều hơn về Đức Kitô, nhưng Đức Kitô lại hiện diện một cách duy nhất trong Thánh Thể. Tuy nhiên, trọng tâm của sự chú ý lại không hướng tới Đức Kitô “Thánh Thể”!

Trước hết, bản văn đang được thảo luận nói về tình yêu sâu xa của cha Eymard đối với Đức Kitô, một tình yêu có đỉnh cao nơi Thánh Phaolô, người mà cha Eymard vẫn coi như gương mẫu. Chúng ta phải gặp gỡ Đức Kitô đích thực trong Thánh Thể, nhưng Chúa Sống Lại trong tính toàn diện của Người lại chính là đối tượng đối với giáo huấn của cha Eymard, trong việc tông đồ mới mà ngài đã tự đề nghị cho chính mình. Bản văn của cha Eymard viết như sau:

Ngày 25 tháng 5 năm 1845, tôi được đặc ân kiệu Mình Thánh Chúa trong ngày Lễ Thánh Thể tại nhà thờ thánh Phaolô, và tâm hồn tôi được phúc lớn lao từ đó – tâm hồn tôi

Page 70: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

được thấm nhuần đức tin và tình yêu của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh của Người; dường như hai giờ đồng hồ chỉ là một khoảnh khắc đối với tôi. Tôi đặt dưới chân Chúa: Giáo Hội, nước Pháp, những người Công Giáo, Hội Dòng (Đức Maria) và bản thân tôi! Biết bao tiếng thổn thức, biết bao giọt nước mắt; tâm hồn tôi cảm thấy được tan chảy ra như trong một bộ máy ép nho! Lúc đó, tôi ao ước biết bao để có được toàn bộ các linh hồn trong trái tim mình. Tôi ao ước có tấm lòng nhiệt thành của thánh Phaolô.

Đây là điều tôi đã hứa với Chúa chúng ta - từ đầu tháng này, tôi cảm thấy một sự lôi cuốn mạnh mẽ hướng về CHÚA, chưa bao giờ tôi có kinh nghiệm về sự lôi cuốn quá mạnh mẽ đến thế. Sự lôi cuốn này linh ứng cho tôi trong giáo huấn của tôi, trong việc cố vấn tinh thần, để đem cả thế giới vào sự hiểu biết và tình yêu của Chúa chúng ta; để rao giảng không gì ngoài Chúa Giêsu Kitô và Chúa Giêsu Thánh Thể .

Tôi đã cầu xin Chúa ban cho tôi có được tinh thần như trong các thư của Thánh Phaolô; một người yêu vĩ đại của Chúa Giêsu Kitô; từ hôm nay, tôi sẽ bắt đầu đọc các thư đó, ít nhất mỗi ngày hai chương - tôi đã coi Thánh Phaolô như người Bảo Vệ và Quan Thầy của mình trong việc tông đồ mới mẻ này, và Mẹ nhân lành của tôi khai mở cho tôi đi vào tinh thần Chúa Giêsu con thánh thiện của Mẹ, và để cho tôi được trở nên hiện thân của Người.

Page 71: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trong một bản văn sưu tập của cha Eymard do Tenaillon, thỉnh sinh của Vị Sáng Lập xuất bản năm 1899, thì bản văn của cha Eymard trải qua một cuộc sửa đổi thiếu tinh tế:

Hôm nay, tôi được niềm hạnh phúc lớn lao là được kiệu Thánh Thể tại nhà thờ thánh Phaolô, và tâm hồn tôi được phúc lớn lao từ đó. Tâm hồn tôi được thấm nhuần đức tin và tình yêu đối với Mình Thánh Chúa Giêsu... Tôi đặt dưới chân Bí Tích Thánh Thể Giáo Hội… Tôi ước ao có được trong tâm hồn mình tất cả các linh hồn trong hoàn vũ để đưa họ đến với Chúa Giêsu! Từ đầu tháng này, tôi cảm thấy có sự lôi cuốn lớn lao hướng về Thánh Thể.

Những thay đổi này đã được thông qua không chú ý đến truyền thống của các Hội Dòng, cường điệu đáng kể những lối nói về Thánh Thể theo kinh nghiệm của cha Eymard, và đã được coi như những lời của cha Eymard cho đến thời gian gần đây. Chẳng hạn, trong Lời Giới Thiệu của ngài đối với bản nghiên cứu của Nunez về Linh Đạo của cha Eymard, rồi sau đó, Spiekman, Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng Nam còn trích dẫn bản văn của Tenaillon, được coi như là bản văn của cha Eymard:

Từ đầu tháng này, tôi được lôi kéo mạnh mẽ đến với Thánh Thể, và chưa bao giờ tôi cảm thấy một sự lôi kéo mạnh mẽ đến thế.

Cách sử dụng như thế làm cho bản văn bị lệch lạc, khi tư tưởng của cha Eymard được đặt trên một nền tảng để soạn thảo chi tiết, thì không thể không ảnh hưởng đến việc tạo ra những lời tuyên bố không đúng đắn.

Page 72: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trong các bản văn của cha Eymard, chúng ta cần ghi nhớ một yếu tố khác, đó là tính đa dạng của những ý nghĩa mà ngài dành cho từ Eucharist (Phép Thánh Thể). Thực ra, theo như cách ngài sử dụng, từ này có thể có bốn nghĩa là:

- Việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể

- Hiệp lễ

- Sự Hiện Diện Đích Thực trong bánh rượu được dành riêng,

- và sau cùng là Chính Chúa, ít nhất bằng cách ám chỉ.

Cách sử dụng ngôn từ theo nghĩa cuối cùng này là không có chất lượng, chẳng hạn như trong cụm từ các Hội Dòng phải phục vụ “Mình Thánh Chúa” (Jésus-Hostie), “Đức Kitô Thánh Thể” (the Eucharistic Christ), “Bí Tích Giêsu” (Gesu Sacramento) đưa đến sự nhầm lẫn, vì cách sử dụng như vậy có thể đưa đến một sự nhận dạng đơn giản, không làm rõ phẩm chất của Chúa Giêsu lịch sử hay Đức Kitô Sống Lại với sự hiện diện Bí Tích (Sacramental presence). Chúng ta đã ghi chú một phương cách nhận thức sự hiện diện không chính xác về mặt thần học, và trên thực tế là sai lầm. Cách này sẽ gợi lại rằng đó là một lời tố cáo, người ta có thể nói rằng trong số tất cả những người sai lầm, không chính xác trong lối suy nghĩ của họ về Thánh Thể, cha Eymard là người vĩ đại nhất, điều này đã động viên vị Sáng Lập viết bản nghiên cứu của Cha Phêrô!

Page 73: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Trực Giác Thứ Hai

Ở đây, vấn đề là Vị Sáng Lập và những người khác đã nỗ lực truyền đạt những trực giác nguyên khởi của họ thành châm ngôn đương thời. Trong quá trình đời sống của một con người đặc biệt, thường xuyên xảy ra những nỗ lực khác nhau về việc truyền đạt mang tính cách văn hoá và xã hội, chẳng hạn rõ ràng trong nhiều nỗ lực để viết một Bộ Luật Sống dứt khoát dành cho một Hội Dòng đặc biệt. Trong trường hợp của cha Eymard, dường như ngài hoàn toàn ý thức rằng trực giác nguyên khởi của ngài liên quan đến việc có thể truyền đạt tính cách trung tâm của Thánh Thể một cách khác biệt trong những thời đại khác nhau. Chẳng hạn, ngài bình luận rằng dường như việc trưng bày hoặc đặt Mình Thánh Chúa (exposition or showing of the Blessed Sacrament) là phương pháp khai thác Thánh Thể thích nghi nhất cho thời đại của ngài:

Người ta đặt Mình Thánh Chúa (hoặc trưng bày). Đây là điều hấp dẫn đối với con người ngày nay

Chẳng hạn, trong trường hợp của các vị sáng lập, những trực giác thứ hai (sự truyền đạt) được xác định bằng các yếu tố thần học, xã hội và lịch sử trong bối cảnh chúng được hình thành, và liên quan chặt chẽ đến việc đào sâu cá nhân đối với sự hiểu biết về ơn gọi (đặc sủng), và đến việc tạo thành tâm lý, cảm xúc và tri thức cá nhân của họ. Trong khi thực sự hầu hết tất cả các chi tiết của các Luật Lệ và Hiến Pháp (những bản văn hợp pháp) đều tuỳ thuộc vào phạm trù của những trực giác thứ hai như đã định nghĩa ở trên, thì lịch sử của những nỗ lực để hiểu biết một tư tưởng đặc biệt, hoặc để thích nghi tư tưởng của họ với hoàn cảnh mới, đều chứng tỏ một khuynh hướng nhất quán và không lay chuyển trong

Page 74: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

việc xử lý những yếu tố đó như là những trực giác nguyên khởi, và kết quả là không thể thay đổi được. Thật ra, sự thật là trong hầu hết tất cả các trường hợp, ngay cả những chi tiết của các Hiến Pháp v.v... đều là kết quả suy tư và tính toán của con người, được thực hiện với mục đích diễn tả (truyền đạt) những trực giác nguyên khởi về đặc sủng cơ bản, tương đối đơn giản, nhưng lại sâu xa vô tận. Một công bố như thế chắc chắn đã minh họa trong hầu hết những bản dự thảo không thay đổi về Luật Lệ và những bản sửa chữa các kế hoạch hiện hành, xác định đặc điểm đời sống của cha Eymard, từ thời gian bản phác họa thử đầu tiên của ngài, liên quan đến khả năng tạo thành một nhóm người tận hiến cho Thánh Thể một cách đặc biệt trong Dòng Ba Đức Maria (1851), cho đến những bản sửa chữa được viết tay vội vàng, và những nỗ lực làm sáng tỏ vào những tháng cuối đời của ngài.

Người ta có thể cho rằng đối với đặc sủng của cha Eymard về “Thánh Thể”, thì trực giác nguyên khởi căn bản nhất của ngài có thể được diễn tả đầy đủ trong niềm tin của ngài 1851, rằng duy nhất Thánh Thể có thể trở nên nguồn gốc của đời sống Kitô giáo sôi nổi, nhiệt thành. Thánh Thể được hiểu trong ba chiều kích: Cử Hành Thánh Lễ, Hiệp Lễ, và mong đợi sự Hiện Diện, nhưng hồi đó, người ta lại nhấn mạnh rõ ràng đến sự “hiện diện đích thực”. Tuy nhiên, với nỗ lực thực hiện trực giác này, trong một thời gian dài, cha Eymard nhấn mạnh đến việc chầu Thánh Thể trọng thể. Vào những năm sau này, ngài lại thay đổi sự tập trung chú ý của mình tới chức năng sống động của việc Hiệp Lễ, đuợc coi là giây phút tuyệt vời của sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô “sống động”. Với những bước từ từ, Đức Kitô, nhà giáo dục thần thánh, hướng dẫn nguời rước lễ đến việc nhận ra Ơn Tự Tại riêng của Ngài. Thật

Page 75: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

ra, tất cả những chi tiết đã được gợi ý và thường xuyên thay đổi về hình thức lối sống mà các thành viên trong các Hội Dòng của ngài phải sống trực giác nguyên khởi này đều là những trực giác nguyên khởi thứ hai. Đó là công việc của những thành viên thuộc các Hội Dòng, họ tiếp tục tìm kiếm phương cách đầy đủ nhất để thực hiện những trực giác nguyên khởi trong những bối cảnh đặc biệt, ở đó, họ tìm thấy bản thân họ trong những thời điểm lịch sử cụ thể. Chúng ta phải nói rằng về mặt lịch sử, sự thất bại trong việc phân biệt giữa hai loại trực giác đã đưa đến cuộc tranh cãi cay đắng trong trường hợp cả hai Hội Dòng, ảnh hưởng đến nỗ lực bàn bạc giá trị phi thời gian của những trực giác thứ hai, vốn chỉ tùy thuộc vào những trực giác cơ bản nhất của Vị Sáng Lập.

Trong khi đề nghị sự phân biệt trên đây giữa những Trực Giác Nguyên Khởi và Trực Giác Thứ Hai, không nên tưởng tượng rằng hiện nay, tác giả không ý thức rằng để thực hiện một việc sắp xếp như vậy, cần đưa ra những vấn đề cụ thể theo cách sắp xếp riêng của nó. Cả hai loại trực giác đều có tầm quan trọng đặc biệt:

1) Làm thế nào nhận ra được những Trực Giác Nguyên Khởi? Những tiêu chuẩn nào dành cho việc thực hiện một quyết định như thế?

2) Tự thân những Trực Giác Thứ Hai có thừa nhận thêm những phân loại phụ không ? Người ta có buộc phải thừa nhận thêm một phạm trù nữa về những Trực Giác Thứ Ba không ?

Trong nỗ lực đánh giá (những) Trực Giác Nguyên Khởi nơi suy nghĩ của một người đặc trưng, cần phải nhấn mạnh rằng

Page 76: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

chúng ta không chỉ thảo luận những ý kiến khách quan. (Những) Trực Giác như thế phát xuất từ một nỗ lực kiên nhẫn, để chiếm hữu và suy gẫm về tất cả những gì được biết đến như là liên quan đến người đang bàn luận. Với ý thức như thế, những Trực Giác Nguyên Khởi nổi lên rõ ràng như là những điểm trọng tâm mà chung quanh đó, chúng ta có thể nhìn thấy những điểm còn lại đều tập trung vào đó. Tuy nhiên, sẽ luôn luôn có tranh luận về việc sửa chữa của bất cứ người nào nỗ lực thực hiện những phán đoán như vậy. Đây là chứng cứ rõ ràng rằng chúng ta có thể trình bày trong những truờng hợp đặc biệt buộc chúng ta phải quyết định vấn đề.

Trong trường hợp của cha Eymard, người ta có thể nói rằng nơi nguồn gốc toàn bộ tư tưởng của ngài, vẫn còn lại một điều bất biến, đó là trực giác vào năm 1851, nghĩa là Thánh Thể phải được đặt vào trung tâm của bất cứ đời sống Kitô hữu chính thống nào. Những nỗ lực khác nhau để đưa trực giác này vào thực hành thì đều rõ ràng, như ý thức của ngài về sự phát triển của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Liệu đây có phải là lời giải đáp đưa đến việc thực hiện Mầu Nhiệm này nơi tu sĩ Dòng Ba không? Có phải đây là một Hội Dòng theo ý nghĩa giáo luật nghiệm ngặt không? Hay một cộng đoàn tu sĩ như được trình bày trong luật Leudeville? Một thể chế giáo sĩ đúng nghĩa? Liệu lời giải đáp này có được diễn tả chủ yếu về việc thờ phượng, hoặc phải chăng đây sự là tập trung chủ yếu vào việc kết hợp với Đức Kitô Sống Lại, khi điều này được củng cố nhờ việc Cử Hành Thánh Thể và nhờ sự Hiệp Lễ? Việc Chầu Thánh Thể có liên kết với việc tông đồ “Thánh Thể” được giới hạn đúng nghĩa, một lối diễn tả đầy đủ về nhận thức cơ bản này, hoặc việc tông đồ được mở rộng hơn nhiều, bao hàm tất cả những khía cạnh của Thánh Thể, và điều này được hiểu theo nghĩa có thể là

Page 77: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

rộng nhất? Thánh Thể có phải là một “phương tiện” hơn là một “cứu cánh” và là sự “thờ phượng” đích thực được thực hiện trong “Nhà Tiệc Ly Nội Tâm”? Tất cả những câu hỏi và những lời giải đáp có giá trị này của cha Eymard đều khác biệt ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc hành trình của ngài giống như cuộc hành trình của tổ phụ Jacob. Những lời giải đáp cho những câu hỏi này đưa ra thêm vô số những câu hỏi ở mức độ thứ hai, chẳng hạn, liên quan đến cách thực hiện việc thờ phượng, phương pháp đọc Kinh Phụng Vụ, thói quen cổ xưa, cách chấp nhận ứng sinh, con số lời khấn được tiếp nhận v.v... Rõ ràng tất cả những điều này đều có thể được sắp xếp theo thứ tự của tầm quan trọng, bởi vì toàn bộ chúng đều nằm trong phạm trù nỗ lực để truyền đạt những Trực Giác Nguyên Khởi thành một thực tại trong thế giới hiện hành. Ít nhất đây là niềm tin của tác giả hiện nay, và dường như đây là một nỗ lực để sắp xếp những yếu tố thuộc về tư tưởng của cha Eymard theo một đẳng cấp về tầm quan trọng, nghĩa là để phân biệt giữa những Trực Giác Nguyên Khởi Thứ Nhất và Thứ Hai, đây là một công cụ hữu ích trong việc nỗ lực xây dựng Linh Đạo dựa trên giáo huấn của ngài.

Page 78: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về
Page 79: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG IV

SỰ TIẾN TRIỂN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA CHA EYMARD

Năm 1870, tiểu sử cuộc đời của cha Phêrô Giulianô Eymard được xuất bản lần đầu tiên, đây là tác phẩm của Tesnière, một sinh viên tu sĩ trẻ và có tài năng trong Hội Dòng của cha Eymard. Trong khi chuẩn bị để tác phẩm của mình xuất bản, một khối lượng lớn công việc nghiên cứu đã được thực hiện do Chanuet, một người cũng là thành viên của Hội Dòng, có cử nhân luật và văn chuơng. De Cuers, Bề Trên Tổng Quyền và là người kế vị cha Eymard, đã hướng dẫn Tesnière bỏ qua kinh nghiệm của cha Eymard khi còn là tu sĩ Dòng Ba Đức Maria, và tập trung vào những yếu tố Thánh Thể trong cuộc đời của ngài. Trước thời gian này, cha Claude-Marie Mayet, một người bạn thân của ngài trong nhiều năm, đã viết về cuộc đời của cha Eymard, bằng cách đi theo sự nghiệp của ngài, cho đến khi ngài rời khỏi Dòng Ba Đức Maria. Khi viết cuốn sách của mình, Tesnière hoàn toàn không biết gì về nội dung công việc của Mayet. Tesnière đã viết ra một tác phẩm mang tính cách nịnh hót thái quá, có ý định nhấn mạnh vào sự “thánh thiện” của cha Eymard. Tác phẩm này tiếp tục được in lại

Page 80: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cho đến ngày nay, bất kể những chống đối được đánh dấu từ lúc nó xuất hiện lần đầu tiên, rằng tác phẩm này đã đưa ra một ấn tượng sai lầm về cha Eymard, các Hội Dòng và giáo huấn của ngài. Dựa trên chủ đề về cha Eymard và các Hội Dòng của ngài, Tesnière đưa ra những nhận xét sau đây:

Khi thành lập Hội Dòng của ngài, cha Eymard chỉ đi theo cách sắp xếp hợp lý của Hội Dòng về sự Hiện Diện Đích Thực của Đức Kitô. Nếu Đức Kitô đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, thì Người ngự đó như một vị vua trời đất. Trạng thái tự hủy mình ra không của Người không hề làm suy giảm những đặc quyền nơi tính cách vương giả của Người; trái lại mọi vinh dự đều do bởi Người. Chính vì phải dành cho Người vinh dự này, nên cha Eymard đã thiết lập một Hội Dòng Nam đặc biệt để sắp xếp triều đình của Người. Đây là điều cần thiết, bởi vì các Kitô-hữu bình thường không thể bỏ những bổn phận của mình, mà không gây xáo trộn trật tự xã hội. Do đó, cha Eymard đã quy tụ thành một Hội Dòng Nam, với mục đích duy nhất là phục vụ cá nhân Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Hội Dòng này sẽ giúp cho Chúa chúng ta rời khỏi Nhà Tạm, và trị vì trong vinh quang Thánh Thể, để rồi từ đó, Người sẽ có các triều thần và quản thần của Người.

Trong khi những tu sĩ của các Hội Dòng khác ao ước được phúc tử đạo, bằng cách vượt qua các biển cả để mang ánh sáng cho những người dân ngoại vẫn còn ở trong bóng tối của lối thờ cúng ngẫu thần, thì các tu sĩ Hội Dòng Thánh Thể lại ở nhà để phục vụ Chúa Giêsu nơi Con Người. Trong

Page 81: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

khi những người khác vẫn còn sống cuộc đời mình bằng cách hình thành những thế hệ Công Giáo vững vàng, hoặc đối kháng với những học thuyết sai lầm và những ý kiến nguy hại của thời đại, do nhận biết sức mạnh giáo dục của Kitô giáo, thì các tu sĩ chuyên thờ phượng lại tôn vinh sự hiện diện của Đức Kitô Vua. Họ là những thị thần và quản thần của Đức Kitô. Vì thế, trong khi các chiến sĩ dũng cảm của Thập Giá can đảm chiến đấu vì Vinh Quang của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người, thì các tu sĩ Hội Dòng Thánh Thể lại cho rằng không bao giờ được để Thầy Chí Thánh ở một mình. Ý tưởng nền tảng này phải trở thành nguyên tắc hướng dẫn cho các tu sĩ Hội Dòng Thánh Thể.

Chắc chắn chúng ta có thể hỗ trợ một nhận thức như thế về đời sống của các Hội Dòng, bằng cách tham khảo các bản văn của các Hiến Pháp được phổ biến trong suốt cuộc đời cha Eymard. Hơn nữa, đây là một lối diễn tả chính xác về tư tưởng nằm ở nền tảng nhận thức của De Cuers về Hội Dòng Thánh Thể! Nghĩa là cha Eymard cùng với De Cuers và các anh em khác đã liên kết chặt chẽ với nhau để thành lập Hội Dòng này sau tháng 4 năm 1853. Chắc chắn những lời lẽ của Tesnière diễn tả một nhận thức về các Hội Dòng Thánh Thể, mà những thành viên của các Hội Dòng này đã được dạy dỗ, cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20. Từ sự kiện này, phát xuất hai vấn đề dành cho việc nghiên cứu hiện nay:

a) Những lời nói đó có phải là cách diễn tả đúng đắn về tư tưởng của cha Eymard vào những giai đoạn cuối trong sự tiến triển của tư tưởng này không?

Page 82: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

b) Ngay cả nếu chúng ta có thể chứng minh rằng chúng diễn tả tư tưởng của cha Eymard vào những giai đoạn cuối, thì liệu chúng có bất cứ mối liên quan nào đến đời sống các Hội Dòng của cha Eymard trong thế giới đương thời không?

Dường như câu trả lời cho cả hai vấn đề trên là “không”!

Ở đây, để thảo luận chi tiết về những lời phát biểu này, chúng ta cần vượt ra khỏi phạm vi của bản nghiên cứu đó, hy vọng xem xét chúng trong một bản nghiên cứu xa hơn hiện đang được chuẩn bị. Thật xứng đáng để chúng ta ghi chú rằng nhiều tác giả như cha Troussier, Saint-Pierre và Cave đều quả quyết là vào cuối đời ngài, cha Eymard đã dấn thân vào việc xem xét lại kỹ lưỡng các bản Hiến Pháp (mặc dù họ bất đồng với nhau đối với động lực thúc đẩy một việc xem xét lại như thế). Dường như đối với tác giả hiện nay, có thể xác định chứng cứ được đưa ra để hỗ trợ cho lời phát biểu này. Sự thật chắc chắn là trong những bản ghi chú của cha Eymard, được thực hiện trong suốt kỳ tĩnh tâm tại Roma, chính ngài tự cho rằng mình quan tâm quá nhiều đến tính cách bên ngoài của lời giải đáp liên quan đến việc “thờ kính” sự Hiên Diện Đích Thực của Chúa:

Tôi ý thức rằng chính mình đã không tự hiến cho Chúa chúng ta trong Bí tích Cực Thánh, ngoại trừ thông qua sự tận hiến được linh ứng nhờ tình yêu, qua việc phục vụ, tôn kính và nhiệt thành.

Lời tự phê ngắn gọn này phản ánh một điểm then chốt hay chiều kích mới trong tư tưởng của cha Eymard, đã được bộc lộ rõ

Page 83: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

trong lá thư chúc mừng Năm Mới mà ngài gửi đến Bà Giraud Jordan ngày 8 tháng 1 năm 1864:

Tôi phải chúc chị điều gì đây cho năm mới này? Chị biết rất rõ rằng vương triều Thánh Thể của Chúa chúng ta đang ở nơi chị. Hãy lưu ý cẩn thận rằng tôi không nói đến lòng đạo đức, nhân đức hoặc thậm chí chính tình yêu, nhưng tôi muốn nói tới vương triều, nghĩa là ơn huệ của bản thân chị, là được trở nên đối tượng của Người, phạm vi hoạt động của Người, trái tim của Người, sự sống và ngay cả sự chết của Người.. Ước gì cả hai chúng ta đều đến được Nhà Tiệc Ly Thực Sự… Nhà Tiệc Ly Nội Tâm, thế là tôi sẽ được mãn nguyện.

Rõ ràng vào thời điểm này trong sự tiến triển của cha Eymard, đối với ngài, một nỗ lực để sống đời “Thánh Thể” không còn được thực hiện đầy đủ bằng cách thiết lập Bốn Mươi Giờ phạt tạ liên tục, nhưng đòi hỏi phải đưa sự “phục vụ” vào Nhà Tiệc Ly Nội Tâm!

Như đã nói ở trên, những người bạn đồng hành ban đầu của cha Eymard trong Hội Dòng Nam đã phản đối giáo huấn linh đạo của ngài, một số người còn đi xa tới mức thắc mắc về tính chính thống nơi giáo huấn của ngài. Điều này không ngăn cản ngài chia sẻ tư tưởng của mình, đặc biệt những trực giác sau này của ngài, cho những ai dễ tiếp thu hơn. Phần lớn những người mà ngài cởi mở nhất và dường như họï hiểu ngài nhiều nhất đều là phái nữ. Trong số những chị em phụ nữ này, có hai người giữ được một vị trí đặc biệt, đó là bà Camille Jordan và con gái bà là Giraud Jordan. Đối với hai nguời phụ nữ này, ngài hoàn toàn cởi mở và

Page 84: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

tình bạn của họ có thể là tình bạn ấm áp nhất mà ngài cảm nhận được. Ngài đã viết cho bà mẹ lá thư trích dẫn trên, bà là một trong những người lo lắng nhất trong dịp phổ biến bản tóm tắt cuộc đời của Vị Sáng Lập chẳng bao lâu sau khi ngài qua đời. Bà đã coi cả bài báo mang tính cách cường điệu lẫn bài báo thông tin sai. Do gợi ý của bà, một giáo sĩ (tu viện trưởng Alexandre Seymat), cũng là một trong những người thân tín của cha Eymard, đã viết một bài báo với chủ đề về cuộc đời và giáo huấn sau này của cha Eymard, hy vọng bằng cách này, bài báo sẽ hạ gục được ấn tượng sai lầm do các tác giả nữ đưa ra (nữ nam tước Chabane). Bà Jordan cũng lo lắng đối với bản công bố của Tesnière đã xuất hiện sau đó vài tháng ! Trong bài báo của tu viện trưởng Seymat, người ta tìm thấy một lối diễn tả rõ ràng về những điều mà dường như đối với tác giả, đó là những nét chính yếu về tư tưởng của cha Eymard trong thời gian trước khi ngài qua đời, và người ta cũng có thể thừa nhận kết quả đối với bà Jordan, người trợ lý của tu viện trưởng Seymat trong kế hoạch của ông (cuối cùng, trong bài báo của mình, cha Seymat trích dẫn từ những lá thư mà cha Eymard đã viết cho bà Jordan):

Chẳng phải Thiên Chúa, cũng chẳng phải Cha Eymard hoàn toàn thoả mãn khi lập ra một tổ chức được thiết lập trên mặt đất, ở mọi nơi trên toàn cầu, Nhà Tiệc ly và ngai tòa vững vàng cho Vua nhân loại, bằng cách thiết lập cảnh tượng hữu hình của việc không ngừng thờ phượng. Điều cần thiết hơn mọi điều khác, đó là đưa ngai tòa này vào bên trong các tâm hồn. Vương triều này chính là ánh sáng; điều cần thiết là các tâm hồn phải được ngai tòa này soi sáng; đây là một nhân đức; quả thật là

Page 85: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

một NHÂN ĐỨC; một ân sủng trọn vẹn; điều chủ yếu là ân sủng này thổi vào các tâm hồn. Đền thờ đích thực, nhà tạm đích thực, ngai tòa của Vua chính là tâm hồn con người, ở đó, tâm hồn nên tổ chức việc phục vụ Thánh Thể trong nội tâm. Bằng cách này, mỗi tâm hồn đều trở nên một thủ đô, một thành phố thần linh, nơi đó, Thánh Ý của Chúa Cha được thể hiện giống như ở trên trời… Gens Sancta regale sacerdotium… servire Deo regnare.

Bản văn này được đặt nền tảng dựa trên sự hiểu biết sẵn có về cá nhân cha Eymard, mặc dù không do chính tay cha Eymard viết, nhưng nó cũng có thể được sử dụng như một lối diễn tả đáng tin tưởng về giai đoạn cuối cùng trong tư tưởng của ngài, liên quan đến đời sống Thánh Thể.

Dưới ánh sáng của những lời quả quyết trên, cách đây mấy năm, tác giả đã chuẩn bị đề nghị một bản phác thảo gợi ý về những đặc điểm chính, cần được bao hàm trong bất cứ nỗ lực nào để xây dựng Linh đạo của cha Eymard. Trong khi tôi chưa bao giờ có ý rằng bản phác thảo này làø lời nói cuối cùng về đề tài này, thì dường như nó cung cấp một cấu trúc hữu ích cho một kế hoạch như thế. Dưới đây, tôi phổ biến một bản dịch đã sửa đổi của bản thảo. Mỗi phần đều được minh họa bằng các trích đoạn từ những lá thư của cha Eymard, hoặc từ những ghi chú trong những kỳ tĩnh tâm đánh dấu giai đoạn cuối đời của ngài. Điều dường như hữu ích, đó là tôi bổ sung thêm những trích đoạn minh họa từ những nguồn đáng tin cậy.

Page 86: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Những lần gần đây hơn, khi suy nghĩ thêm và thảo luận với những người khác, đặc biệt với cha Anthony Mc Sweeney, người ta đã nhận thấy rõ những điểm yếu nào đó trong bản phác thảo về tư tưởng nền tảng của cha Eymard đã được đề nghị ngay từ đầu. Một thiếu sót nghiêm trọng là không nhấn mạnh đầy đủ đến điều cần thiết hiển nhiên là phải đưa tư tưởng của cha Eymard vào những chiều kích Ba Ngôi của đời sống tín hữu. Chính cha Eymard biết rõ điều này, mặc dù có những trường hợp người ta mong muốn ngài bộc lộ rõ hơn niềm tin của ngài. Một thiếu sót nữa trong bản văn mới đây, đó là không nhấn mạnh đến việc đưa ra những đặc điểm tổng quát trong giáo huấn của cha Eymard, trên thực tế, tự thân việc đó không phải và không thể bao gồm toàn bộ những yếu tố mà các tác giả thiêng liêng ngày nay đều coi như có tầm quan trọng. Trong thời gian qua, từ khi cha Eymard qua đời, nhiều kiến thức chuyên môn rộng rãi đã được hình thành, trong đó, nhiều kiến thức trực tiếp liên quan đến đời sống thiêng liêng. Người ta có thể trích dẫn tâm lý cá nhân như là một bộ sưu tập về kiến thức có liên quan. Bất cứ nỗ lực nào để xây dựng Linh Đạo của cha Eymard trong bối cảnh ngày nay đều phải tìm được nơi dành cho kiến thức mới này.

Các bản văn được sử dụng ngay dưới đây đủ để minh họa những điểm đang được hình thành. Trong số đó, có những bản văn khác dường như để đưa ra những lời tuyên bố thậm chí đã được chứng minh là đúng hơn (chẳng hạn, hiện vẫn còn một bài giảng dành cho những người phục vụ Lễ Chúa Ba Ngôi, trong đó, Vị Sáng Lập than phiền về việc những người công giáo nói chung hay sao lãng với Chúa Cha, hầu như họ chỉ tập trung đời sống cầu nguyện của mình riêng cho Chúa Con), nhưng những nghi ngờ đối

Page 87: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

với tính chính xác của nhiều lời tuyên bố trong việc trình bày lại tư tưởng của cha Eymar, cả những tư tưởng đã được phổ biến lẫn chưa được phổ biến, đều đưa đến việc giới hạn nghiêm ngặt những nguồn gốc được sử dụng ở đây. Mặc dù có đôi điều đáng ngạc nhiên, chẳng hạn, trong các Hiến Pháp về những chiều kích Ba Ngôi nơi đời sống thiêng liêng, trong một lá thư được xác định là từ đầu năm 1859, cha Eymard bộc lộ rõ là ngài đưa giáo huấn của ngài một cách rõ ràng vào bối cảnh những mối tương quan của người tín hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngày 19 tháng 8 năm đó, cha đã viết thư cho bà Jordan:

Lúc này, tôi hài lòng về chị, về những gì chị đề xuất, chẳng hạn, một việc tông đồ, một nhân đức nội tâm hơn, một đời sống kết hợp nhiều hơn với Thiên Chúa, tất cả đều trở nên quen thuộc hơn; chị đang thực hiện tốt đấy! Hãy bắt đầu bằng cách sống với Thiên Chúa và Thiên Chúa trong tâm hồn chị, bởi vì chính Chúa Giêsu đã phán: “Nếu ai yêu mến Ta, thì kẻ ấy giữ lời Ta và Chúng Ta sẽ đến và ở trong kẻ ấy”, và trong một trường hợp khác: “Nếu ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến kẻ ấy, Ta cũng sẽ yêu mến và tỏ mình ra cho kẻ ấy…” Tôi nhắc nhở chị về tất cả những điều này, để nói với con gái của chị là: Hãy giữ đời sống nội tâm, hãy sống một cách nội tâm, hãy chiếm lấy bản thân mình, hãy rút lui khỏi thế giới bên ngoài, hãy để thế giới sang một bên, để ở với Chúa Giêsu trong tâm hồn chị, từ nơi đó, Người linh ứng cho tâm hồn chị. Hãy nói với Người bằng ngôn ngữ nội tâm, mà chỉ có tình yêu mới nghe và hiểu được. Chính trong tâm hồn chúng ta, Chúa Thánh Thần cầu nguyện và rên siết bằng tiếng rên khôn tả.

Page 88: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Vương quyền của Thiên Chúa, mà các kinh sư nói đến quá nhiều, là vương quyền nội tại của Thiên Chúa nơi con người, bằng cách này, Người trị vì vượt trên sự thông minh nhờ Đức Tin, vượt trên trái tim nhờ tình yêu và vượt trên thân xác nhờ việc khổ chế các đam mê.

Khi đề xuất những đề nghị sau đây đối với những yếu tố chủ yếu trong Linh đạo của cha Eymard, tôi thừa nhận rằng bất cứ lối diễn tả nào về đời sống của các Hội Dòng đã được cha Eymard sáng lập về Vua Thánh Thể thì đều phát xuất từ nhà tạm của Người và đặt trên “ngai tòa” của Người, đó là nơi Người phải được một “quản thần” hoàng gia của Người “phục vụ”, Người phải được diễn tả bằng những trực giác thứ hai theo nghĩa được phác thảo ở trên, và Người không phù hợp đối với bất cứ nỗ lực nào đối với lối sống Thánh Thể ngày nay. Cha Eymard tiếp tục nỗ lực truyền đạt trực giác nguyên khởi của ngài, kết quả là cách giải thích của ngài về đời tu và bầu khí văn hoá của thời đại ngài được chuyển thành một thời đại mà trong đó, những trực giác thứ hai không còn giá trị nữa. Lối truyền đạt như thế là bị ràng buộc vào một bối cảnh đặc biệt trong sự tiến triển cá nhân của cha Eymard có thể và nên được loại bỏ. Tuy nhiên, sự loại bỏ này không có cách nào đặt sự phong phú nơi đặc sủng của cha Eymard thành vấn đề, hay nghi ngờ nhu cầu đặt đặc sủng này vào trung tâm đời sống những thành viên thuộc các Hội Dòng của ngài trong xã hội ngày nay. Điều mà chúng ta được mời gọi, đó là một cách truyền đạt mới về những trực giác đặc sủng đối với sự hiểu biết về Thánh Thể trong Giáo Hội ngày nay, và một nỗ lực để tránh những yếu đuối, bất toàn và thiếu sót đã xảy ra trong quá khứ.

Page 89: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG V

NHỮNG YẾU TỐ BAO HÀM TRONG LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD THEO KẾ HOẠCH

Bối cảnh chung mà trong đó Linh Đạo này được vun trồng

Thiên Chúa yêu thương con người và đã ban cho con người toàn bộ Hữu Thể của Người và tất cả những gì Người Có. Chúa cha đã ban Con của Người; Chúa Con đã ban chính Mình Người; Chúa Thánh Thần trở nên Đấng thường xuyên thánh hoá con người.

Anh em được mời gọi đến với một cuộc sống liên kết với Chúa. Chính Người mong muốn hướng dẫn anh em, bằng cách đến cư ngụ trong anh em. Con người không thể tự mình làm gì. Con người hướng tới tội lỗi và sẽ phạm đủ mọi loại tội, nếu Thiên Chúa không trợ giúp con người. Như một cành nho không thể tự mình mang hoa trái, nhưng phải hút nhựa sống từ thân cây nho,

Page 90: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cũng vậy, chúng ta không thể mang lại kết quả tốt, nếu không gắn bó với Chúa Giêsu Kitô.

Giá mà chúng ta hiểu những lời này của Thánh Phaolô: “Tôi sống, không phải là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi”; và những lời khác: “Vâng, điều cần thiết là Đức Kitô sống trong chúng ta, cho đến khi con người trở nên hoàn thiện!” Vâng, đúng vậy, có sự sinh ra của Đức Kitô nơi mỗi người chúng ta, và ở đó, Người lớn lên một cách thiêng liêng. Người mong muốn tôn vinh Cha của Người nơi mỗi người chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy nói rằng Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi.

Lòng bác ái, các nhân đức, những hoạt động bên ngoài không phải và không thể là gì khác hơn những cành cây, ngay cả lời cầu nguyện; nhưng sự sống của những hoạt động này lại hoàn toàn nằm trong sự tĩnh tâm, trong sự liên kết của tâm hồn với Thiên Chúa. Đây là dưỡng chất, sự sống và sức mạnh của tâm hồn. Đây là lý do vì sao anh em cần phải đến gần Thiên Chúa trong tâm tình cầu nguyện, để lắng nghe Người, hơn là lúc nào cũng nói với Người, để tự quy tụ lại với nhau dưới chân Người, hơn là làm những việc đạo đức mà trong đó, tâm hồn thường không làm gì, ngoại trừ thoát ra khỏi trạng thái tĩnh tâm và tự đánh mất chính mình trong những tình cảm không phải là những cách diễn tả đích thực của tâm hồn. Hãy sắp xếp cho con người mình trở nên nội tâm, nghĩa là sống với Thiên Chúa, làm việc trong sự kết hợp với Thiên Chúa và hạnh phúc trong sự hiện diện của Người. Bằng cách này, ánh sáng của Người sẽ trở thành nguồn linh ứng, động cơ đối với những tư tưởng và là thước đo những phán đoán của anh em.

Page 91: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tôi đã suy niệm về sự kết hợp của Chúa với chúng ta như là một sự kết hợp cần phải trở nên sự sống thuộc về lời khấn của cá nhân tôi: abque sui proprio. Tại sao Thiên Chúa mong muốn có sự kết hợp nhiều đến thế? Tại sao Người lại yêu cầu điều đó? Quả thật đây có phải là một sự kết hợp có thể thực hiện, phù hợp và ích lợi đối với Chúa không? Chúa chúng ta mong muốn có sự kết hợp đó, để tôn vinh Cha của Người trên mặt đất một cách tốt đẹp hơn, bằng cách thể hiện chính Người nơi mỗi kitô hữu, và bằng cách làm như vậy để trở nên đúng nhân cách thần thánh của mỗi người. Và để Kitô Hữu được liên kết với Người, Người thực hiện những gì mà Ngôi Vị thần thánh của Người đã thực hiện vì những hành động thuộc về bản chất nhân loại riêng của Người, nghĩa là nâng những hành động này lên, nhờ phẩm giá thần thánh nơi Ngôi Vị của Người, cũng như nhờ sức mạnh và quyền lực của sự liên kết đó, điều cần thiết là làm cho những hành động này trở nên xứng đáng với thần thánh, biến đổi chúng thành những hành động thần thánh.

Do đó, chính Chúa chúng ta lại muốn sống nơi chúng ta, và tiếp tục tôn vinh Chúa Cha thông qua chúng ta là những chi thể của Người, sao cho Cha trên trời có thể nhận thấy là mọi hành động của chúng ta đều tốt đẹp; để Người nhận ra chúng và đón nhận chúng như là phát xuất từ Chúa Con thần thánh của Người, Đấng Cứu Độ chúng ta; Người có thể vui lòng với những hành động này; Người có thể sống và trị vì trong mọi người, giống như rất nhiều chi thể của Đức Giêsu Kitô, chính nhờ sự sống và sự trị vì này, làm tê liệt và phá hủy vương quốc của Satan, kẻ thù của Người; từ tất cả mọi tạo vật và mọi việc sáng tạo, Người có thể đón nhận vinh dự nhờ Người mà có.

Page 92: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Do đó, vì yêu thương và vì vinh quang Chúa Cha cho nên Chúa chúng ta mong muốn kết hợp với chúng ta. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô rất thường xuyên gọi chúng ta là Membra Chiristi (1 Cr 6, 15) (chi thể của Đức Kitô); corpus Christi (1 Cr 12, 27) (Thân Thể Đức Kitô), vì thế, Chúa chúng ta đã nói với các môn đệ của Người trong Bữa Cuối Cùng: manete in me (Ga 15, 14) (anh em hãy ở trong Thầy), manete in dilectionemea (Ga 15, 9) (hãy ở lại trong tình yêu của Thầy). Đó là Ơn Tự Tại, bởi vì chúng ta không còn tồn tại trong chính mình nữa, bởi vì chúng ta làm việc cho Đấng mà chúng ta đang cư ngụ với, và chúng ta tồn tại tùy theo ý muốn của Người.

Chúa chúng ta mong muốn kết hợp với chúng ta bằng tình yêu dành cho chúng ta, để nâng chúng ta lên “hàng khanh tướng” trong chính Người… Chúa chúng ta muốn có sự kết hợp đó để một ngày kia, Người có thể thông truyền cho chúng ta vinh quang nước trời của Người, và toàn bộ những gì kèm theo vinh quang này: quyền năng, vẻ đẹp và hạnh phúc trọn vẹn.

Nhờ sự kết hợp đó, mọi hành động của chúng ta đều trở nên những hành động của Chúa chúng ta, và nhận được công đức nơi những hành động của Người, tùy theo mức độ kết hợp với Người, và mức độ đó cân xứng với đời sống, các nhân dức và Thần Khí Chúa Giêsu trong chúng ta. Do đó, thật đẹp thay lời nói của Thánh Gregory: Christianus alter christus (tín hữu là Kitô khác), và lời của Thánh Phaolô: “Vivi ego jam non ego vivit vero in me christus” (Gl 2, 20) (tôi sống, không phải tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi); Non ego solus sed gratis dei mecum (không phải riêng mình tôi nhưng có ơn Chúa ở cùng tôi).

Page 93: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Những Yếu Tố Cơ Bản

1. Nhờ kết quả của ân sủng do chọn lựa cá nhân hướng về phía Thiên Chúa, nên đời sống thiêng liêng của mỗi cá nhân là sự phát triển của sự sống mới theo Tin mừng, được truyền đạt ngay từ đầu bằng cách phối hợp với Mầu Nhiệm Vượt Qua, nhờ Đức Tin và Phép Rửa. Giống như cuộc sống của chính Đức Kitô Nhập Thể, sự sống mới này chính là nguồn gốc của sự thờ phượng đích thực và vinh quang của Chúa Cha. Mỗi người đều phải trở nên một “lời ngợi khen” (Laus gloriae). Trong khi cha Eymard tuyệt đối không giảm bớt niềm tin của ngài vào nhu cầu “buộc thân xác phải lệ thuộc vào tinh thần, và buộc Linh Đạo phải lệ thuộc vào Thiên Chúa”, cho nên ngài nhấn mạnh rằng trước hết và trên hết, lối sống mới theo Phép Rửa là sống theo chính đời sống của Đức Kitô. Chính sự kết hợp thân mật và đích thực này là yếu tố cơ bản nhất trong linh đạo của cha Eymard.

Cách thứ nhất (để chiến thắng xác thịt) là phải sống sự sống của Chúa Giêsu Kitô trong tôi, để hình thành nên Người trong tôi, để dành cho Người sự sống mới và sự phát triển. Đó chính là sứ vụ của Chúa Thánh Thần. Spiritus Sanctus superveniet in te... ideoque et quod nascetur ex te sanctum, vocabitur Filius Dei.

Đồng thời, ngài nhấn mạnh rằng đời sống thiêng liêng của mỗi người là kết quả của một chọn lựa cá nhân hướng về phía Thiên Chúa, trong khi cha Eymard nhấn mạnh rằng điều cần thiết là bắt đầu đời sống cầu nguyện, bằng cách đạt được một hình thức

Page 94: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cầu nguyện cụ thể, thì ngài cũng nhấn mạnh rằng cách cầu nguyện trưởng thành của cá nhân là kết quả từ sự can thiệp cá nhân và cụ thể của Chúa Thánh Thần. Trong trường hợp những thành viên trong các Hội Dòng của ngài, thời gian bắt đầu học tập đời sống cầu nguyện, và thực sự học tập toàn bộ cấu trúc của đời sống thiêng liêng, đó là hình thức cầu nguyện nỗ lực thực hiện nơi cá nhân tâm tình của chính Đức Kitô, nghĩa là lời nguyện thuộc về bốn mục đích của Hiến Tế. Đây là một hình thức cầu nguyện cũng lâu đời như hình thức cầu nguyện của chính giáo phụ Origen. Trên cơ sở này, trong trường hợp đời tu của cha Eymard, Chúa Thánh Thần sẽ tác động công việc thánh hoá của Người.

Tại Saint Bonnet, cha Eymard tiếp tục thực hiện chủ đề về bốn mục đích, trong một bản dự thảo đề xuất sửa đổi cách diễn đạt tư tưởng của ngài:

Bởi vì hình thức cầu nguyện của chúng ta trở nên một luật lệ cho cuộc sống, nên các tu sĩ của chúng ta sẽ cầu nguyện theo cách này: Họ sẽ chăm chỉ áp dụng bốn mục đích của Hiến Tế trong những việc thờ phượng của mình, trong việc chuẩn bị và tạ ơn sau khi Rước Lễ, Xưng Tội, tham dự Thánh Lễ và trong Linh Đạo cầu nguyện, mỗi người tùy theo cá tính riêng của mình, sứ vụ mà họ dấn thân (pii operis) và ơn linh ứng… Họ sẽ giới thiệu hình thức cầu nguyện này của Giáo Hội cho mọi người, bằng cách giải thích ý nghĩa và hiệu quả của lời nguyện, đến mức người ta khám phá được sức mạnh kết hợp và khả năng đưa đến sự thánh thiện của lời cầu nguyện.

Page 95: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Một điều lý thú đáng ghi nhớ là khi thông qua bản văn này, Vị Sáng Lập Hội Dòng đề cập đến cả sự “thờ phượng” lẫn “tâm tình cầu nguyện”. Sự phân biệt này cũng hiện diện trong Luật Lệ đầu tiên của Hội Dòng, đó là Luật Lệ của de Leudeville! Những thành viên trong các Hội Dòng không bao giờ quan tâm đầy đủ đến những gợi ý về sự phân biệt này.

2. Sự trưởng thành Kitô giáo hệ tại ở việc không ngừng phát triển trong tình yêu mà Đức Kitô dành cho Cha của Người (và Cha của chúng ta). Tình yêu này được diễn tả trong việc chính Người “tự trút bỏ” vinh quang thần thánh của Người qua việc Nhập Thể, và được diễn tả một cách biểu tượng và bí tích trong Thánh Thể. Trong bối cảnh ơn gọi cụ thể riêng của mình, mỗi Kitô hữu đều phải sống đời sống này của Đức Kitô, được đổ tràn vinh quang Chúa Cha: “Tôi sống, không phải là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi”.

… Toàn bộ nhân đức của Chúa chúng ta hệ tại ở những lời này: Humiliavit semetipsum (Pl 2, 8)(Người đã hạ mình). Việc Người tự xóa bỏ mình cũng giống như lòng khiêm nhường của Người đã trở nên đặc tính đời sống, là bằng chứng tình yêu của Người; cũng tương tự như vậy đối với chúng ta.

Vì vậy, hỡi linh hồn tôi, nơi đó là toàn bộ luật lệ đối với sự thánh thiện, nơi đó là toàn bộ vinh quang đích thực và cá nhân mà Thiên Chúa mong đợi ngươi, trong ngươi và nơi ngươi. Exinanivit (Pl 2, 7) (huỷ mình ra không). Opportet illum crescere me autem minui (Ga 3, 30) (Người phải đến lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ đi).

Page 96: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

3. Trong chính bản chất giáo huấn của cha Eymard, sự kết hợp cơ bản với Đức Kitô trong việc “tự trút bỏ” cũng được nối kết với việc nhấn mạnh rất nhiều đến sự kết hợp với cây nho thần thánh. Các chiều kích Thánh Thể về đặc sủng của Vị Sáng Lập Hội Dòng dẫn dắt ngài đến lối giải thích giáo huấn của Thánh Gioan theo một cách thức đặc biệt. Khi tìm cách bao hàm yếu tố này nơi tư tưởng của cha Eymard trong việc xây dựng Linh đạo của ngài, người ta buộc phải gạt bỏ một số lối giải thích cường điệu về “Thánh Thể”, lối giải thích này lấy từ cơ sở dữ liệu Thánh Kinh. Việc lưu giữ này đưa đến sự thật là những bản phác thảo tổng quát về giáo huấn của cha Eymard đều xác thực và những bản phác thảo ấy cung cấp cho ta nhiều điều liên quan đến đời sống hiện tại trong các Hội Dòng của ngài.

“Manete in met et ego in vobis. Sicut palmes non potest ferre fructum a semetipso nisi maneserit in vite sic nec nos nisi in me manseritis” (Ga 15, 4) (Hãy ở lại trong Ta và Ta ở trong các ngươi. Cũng như nhánh nho không thể tự mình sinh ra quả mà không lưu lại thân nho, thì các ngươi cũng vậy, nếu không lưu lại trong Ta). Vì vậy, sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô phải trở nên thân thiết như sự kết hợp của cành nho với thân nho và rễ của nó. Đó là sự kết hợp của sự sống. Nhưng nhựa sống thần thánh này của cây nho đích thực thì rất mạnh mẽ và mang lại kết quả… “Ai lưu lại trong Ta và Ta trong kẻ ấy thì nó sinh nhiều hoa quả, vì ngoài Ta ra, các ngươi không thể làm được gì.” (Ga 15, 5) Nhưng nếu chúng ta liên kết với Chúa Giêsu Kitô, không chỉ bằng trạng thái của ân sủng, nhưng còn bằng cách gắn bó với những lời của Người nữa (đó là Linh Đạo và sự sống) tất cả chúng ta đều sẽ mạnh mẽ. “Si manseritis in me nihil potestis facere” (Nếu

Page 97: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

các ngươi lưu lại trong Ta, và Lời của Ta lưu lại trong các ngươi, thì muốn gì, các ngươi hãy xin và các ngươi sẽ thấy thành sự) (Ga 15, 7). Nhưng có sự kết hợp thực tiễn của tình yêu tràn ngập tâm hồn Chúa Ba Ngôi. “Những kẻ thờ phường đích thật sẽ thờ phượng Cha trong thần khí và sự thật, vì Cha chỉ muốn gặp thấy những kẻ thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).

Sự kết hợp của chúng ta với Người: đó là đối tượng của lời nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu Kitô. “Ego claritatem quam dedisti mihi tận tình eis ưu tư sint unum sicut et nos unum sumus. Ego in eis et tu in me ut sint consummati in unum et cognoscat mundus quia tu me misisti et dilexisti eos sicut et me dilexisti” (Phần Con, Con đã ban cho chúng vinh quang Cha đã ban cho Con, để chúng được hoàn toàn nên một, ngõ hầu thế gian biết là Cha đã sai Con, và đã yêu mến chúng, như Cha đã yêu mến Con” (Ga 17, 22, 23). Vì vậy, Đấng Cứu Độ khao khát chúng ta nên một, như Người là một với Cha; Cha ban cho chúng ta cũng một tình yêu mà Người đã ban cho Con của Người. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta là chi thể của Đức Kitô, mà Chúa Giêsu Kitô là Đầu; Người phán rằng chúng ta là Thân Mình của Đức Kitô; vì thế, theo lời Thánh Phaolô, Đức Giêsu chính là linh hồn của chúng ta: “Vivit vero in me Christus” (Tôi sống, không phải tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).

Sự kết hợp qua Thánh Thể là sự kết hợp bản thể: “Quias manducat... in me manet et ego in illo” (Kẻ ăn thịt Ta và uống Máu Ta, thì lưu kại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha, Đấng hằng Sống, đã sai Ta và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta) (Ga 6, 56.57). Chúng ta rước Mình và Máu

Page 98: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Thánh Đức Giêsu, để được kết hợp thân mật hơn với tinh thần, tâm hồn, công việc, nhân đức, công nghiệp của Người, nói tóm lại, chúng ta kết hợp với đời sống thần thánh của Người. Chúng ta ăn Thịt và uống Máu Người để trở nên mạnh mẽ.

4. Cha Eymard truyền đạt những đường lối tổng quát của đời sống thiêng liêng như đã được phác thảo trên đây, dưới ánh sáng của các chiều kích Thánh Thể nơi đặc sủng của ngài. Trong tính cách toàn diện của Thánh Thể, đó là Cử Hành, Thông Hiệp và sự Hiện Diện kéo dài, bằng hình thức biểu tượng và bí tích, Thánh Thể diễn tả sự Mặc Khải thần thánh trọn vẹn. “Lời” Thiên Chúa được Đức Kitô nói ra bằng sự chết và phục sinh của Người, Lời đó trở nên có giá trị đối với người tín hữu trong chính Bí Tích Thánh Thể, tới mức công trình cứu độ của Đức Kitô, Lễ Vượt Qua của Chúa, đều chứa đựng trong hình thức vĩnh cửu nơi thân thể đã được “thần thiêng hóa” của Chúa Sống Lại, Con Chiên bị sát tế trước ngai tòa của Chúa Cha.

Thánh Thể thần thánh là bản tóm tắt khôn tả về cuộc đời tại thế và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô, để người Kitô hữu tùy nghi sử dụng, ngõ hầu họ có được ân sủng và vinh quang của cả Thánh Thể lẫn của Đức Giêsu, và dành vinh dự cho Thầy nhân lành của họ ở cả hai trạng thái.

Không kể những trường hợp dường như ngài nhầm lẫn giữa Đức Giêsu lịch sử “bằng thịt”, với sự hiện diện sống động của Đức Kitô trong chính Thánh Thể, Cha Eymard hoàn toàn ý thức rằng Đức Kitô “Thánh Thể” chính là Chúa của sự Sống Lại, Chúa của Tinh Thần. Trong một trong các bài giảng của mình, khi mong muốn nhấn mạnh đến điểm này, ngài đề nghị một cách hùng hồn

Page 99: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

rằng bởi vì chính Đức Kitô Phục Sinh được đón nhận trong Thánh Thể, nên trên thực tế, người rước lễ còn đón nhận “hơn” cả chính Đức Trinh Nữ đã đón nhận vào lúc Nhập Thể!

Trên thực tế, việc đưa Thánh Thể vào trung tâm đời sống của Kitô hữu, bằng cách cử hành nghi lễ / thờ phượng, thông hiệp và chiêm niệm là phải đưa cá nhân người thờ phượng và toàn thể cộng đoàn vào mối tương quan sống động với Chúa Ba Ngôi đang tự mặc khải và công trình chuộc tội của Đấng Cứu Độ dưới hình thức “tóm tắt”. Đức Kitô hiện diện cách đặc biệt nơi tâm điểm giáo huấn của cha Eymard, nếu toàn bộ giáo huấn được sử dụng một cách vững vàng, được đưa vào Kitô luận một cách đúng đắn và tránh được nhiều lầm lẫn của thế kỷ 19. Đức Kitô “Thánh Thể” là một biểu tượng sức mạnh và tóm lược toàn bộ. Chính sự hiểu biết như vậy về đời sống Kitô hữu và Thánh Thể khiến ngài nhấn mạnh rằng người Kitô hữu nên sống “thuờng xuyên trong tâm tình tạ ơn”.

Có lẽ nào Chúa Ba Ngôi Cực Thánh đã quá yêu thương con người sa ngã và yêu thương từng người một cách đặc biệt? ... “O si scires donum Dei et quis est qui dicit tibi da mihi bibere” (Nếu người biết được ơn Thiên Chúa, và ai là người nói với ngươi: cho tôi uống với, thì chính ngươi đã khấn xin và Người sẽ cho nước hằng sống) (Ga 4, 10). Ôi! Giá mà con người biết Nhập Thể là gì và biết Thiên Chúa yêu thương con người đến thế nào. Thiên Chúa làm gì cho họ: Chúa Cha ban cho nhân loại Ngôi Lời của Người; còn Ngôi Lời lại ban cho nhân loại chính Mình Người trên đồi Canvê và trong Thánh Thể; Chúa Thánh Thần làm cho Ngôi Lời nhập thể trong cung lòng Trinh Nữ Maria; Người hiện diện trên

Page 100: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

bàn thờ thông qua vị linh mục và làm cho chính Người sống trong mỗi con người.

5. Khi cha Eymard nổi tiếng là một người ủng hộ việc Rước Lễ thường xuyên và là tông đồ của việc chầu Thánh Thể liên tục, thì bản chất thâm sâu nơi giáo huấn của ngài là sự kết hợp nhờ hiệu quả của việc Rước Lễ lại tương đối bị bỏ qua. Theo ý của tác giả, thì sự phong phú và độc đáo nơi Linh Đạo của ngài nằm một cách chính xác ở lãnh vực này. Chính giáo huấn của cha Eymard chứng tỏ ngài đã chịu ảnh hưởng của các Giáo Phụ Hy Lạp. Tư tưởng của ngài về chủ đề này là hệ quả tự nhiên của việc ngài nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cá nhân người Kitô hữu trong đời sống thần thánh. Đối với cha Eymard, việc Rước Lễ là một sự mở rộng đích thực của biến cố Nhập Thể, không phải theo ý nghĩa mà Tesnière tuyên bố về việc người ta đón nhận cùng một thân thể đã được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ, nhưng theo ý nghĩa là trong việc đón nhận Bí Tích Thánh Thể, sự sống thần linh trở nên sống động nơi người rước lễ. Giống như Ngôi Lời trở nên xác phàm ngay lúc Nhập Thể trong thân xác con người của Mẹ Đầy Ơn Phúc, cũng thế, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác của người rước lễ trở nên một nơi mà ở đó, Đức Kitô vừa hiện diện, vừa sống động. Đời sống mới được thanh tẩy trong Đức Kitô được “tiếp năng lượng” hoặc được “ban sức mạnh”, đến nỗi người ta có thể thực sự nói rằng sự Nhập Thể đang được mở rộng:

Khách mời của con người Thiên Chúa (trong) Phép Thánh Thể. Chúa chúng ta đã quá yêu thương con người, đến nỗi Người không thể phân chia chính Mình ra khỏi con người, ngay cả trong trạng thái vinh quang của Người. Thánh Thể chính là sự Nhập

Page 101: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Thể của Người được tiếp nối, nhân rộng và kéo dài cho đến tận thế. Người muốn sống gần gũi với con người, và tiếp tục ba trạng thái sự sống của Người với tư cách là Đấng Cứu Độ: lời cầu nguyện, hy sinh và sự sống của các linh hồn.

Anh em hãy luôn luôn đi Rước lễ: đó là sự sống và nhân đức duy nhất của anh em. Tôi nói là duy nhất, bởi vì đó là chính Chúa Giêsu đang hình thành trong anh em.

Cha Eymard nhấn mạnh rằng ý thức hay nhận thức về sự sống kết hợp giữa tín hữu và Chúa Ba Ngôi phải dẫn đến cách “nhìn thế giới bằng đôi mắt của Thiên Chúa”. Cha Eymard dạy rằng nhận thức này về sự kết hợp với Thiên Chúa-là-đầu phải trở nên một trạng thái thường xuyên, trạng thái mà ngài coi như một hình thức cao nhất của sự kết hợp. Trong toàn bộ cái nhìn về linh đạo của cha Eymard, điều này được bộc lộ trong các thư của ngài, có hai yếu tố không đổi: quan sát trạng thái của con người đối với bổn phận và thực hành sự hiện diện của Thiên Chúa hay tĩnh tâm. Cha Eymard phấn đấu tóm tắt nhận thức của ngài là hình thức tĩnh tâm cao nhất trong một bài giảng dành cho nhóm chị em đầu tiên đang tự chuẩn bị cho đời sống trong Hội Dòng ở Paris vào năm 1860. Sau khi thảo luận về hai hình thức tĩnh tâm là kết quả của những hành động theo ý chí, ngài bình luận:

Có một hình thức tĩnh tâm khác vĩ đại hơn, một người không ở dưới những tia sáng mặt trời, còn người kia lại ở bên trong chính mặt trời; người ta không ở trong Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc hoặc ở trong các thánh, nhưng ở trong chính Chúa Giêsu Kitô; (hình thức tĩnh tâm) này hoàn hảo hơn hai hình thức đầu, chúng là hành động, là nhân đức, là tâm điểm của sự sống, Chúa

Page 102: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Giêsu là một nơi để cư ngụ: “Ai ăn (thịt Ta), kẻ ấy sống trong Ta”. Chúa Giêsu không bao giờ nói rằng chúng ta hãy sống trong sự hèn hạ, nghèo khổ. Người nói rằng chúng ta hãy thực hành những điều này, nhưng không bao giờ sống trong tình trạng đó. Tuy nhiên, nguời ta chẳng bao giờ sống trong một thánh nhân hay trong Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc, giống như con trẻ sống trong bụng mẹ. Người nói với các môn đệ của Người là hãy sống trong tình yêu của Ta, và Chúa Giêsu Kitô chính là tình yêu. Khi người ta sống trong người nào đó, chính là sống mãi mãi.

6. Ngay từ thời gian sớm nhất trong cuộc đời ngài, đời sống của cha Eymard đã biểu lộ lòng sùng kính mạnh mẽ đối với Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc. Chắc chắn những năm còn là Tu Sĩ Dòng Đức Maria đã củng cố cho ngài lòng sùng kính này, và ngay khi sáng lập Hội Dòng Thánh Thể, ngài đã nhấn mạnh rằng lòng sùng kính đối với Mẹ của Đức Kitô nên là nét đặc trưng đối với đời sống của các thành viên trong Hội Dòng. Trong khi theo truyền thống tại các Hội Dòng của ngài, chính cha Eymard đã nghĩ ra tước hiệu Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể, điều này gần như chắc chắn là không đúng. Dường như tước hiệu này có nguồn gốc từ cha Mayet hoặc cha Cuers. Sau khi sáng lập Hội Dòng, tước hiệu mà cha Eymard sử dụng nhiều nhất, đó là Đức Maria, Nữ Vương Nhà Tiệc Ly. Tước hiệu này có ý nghĩa phong phú đối với Vị Sáng Lập. Đối với cha Eymard, Nhà Tiệc Ly không chỉ là nơi dành cho Bữa Tiệc Ly, nhưng còn là nơi để Chúa Thánh Thần ngự đến. Đây là nơi Mẹ Maria và nhóm nhỏ các môn đệ tự chuẩn bị sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho thế giới, nơi mà ở đó, những mối nghi ngờ của các môn đệ đều được biến thành niềm vui chắc chắn, và những nỗi sợ hãi của họ đều biến thành lòng can đảm tông đồ. Theo niên đại,

Page 103: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cha Eymard tưởng tượng rằng Mẹ Maria đã trải qua những năm cuối cùng của cuộc đời Mẹ tại Nhà Tiệc Ly trong lời cầu nguyện cho Giáo Hội mới khai sinh. Cha Eymard đề xuất cách nhận dạng đối với Mẹ Maria, trung tâm của đời sống cầu nguyện tại Nhà Tiệc Ly; Mẹ cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội, Mẹ là một gương mẫu đối với các Hội Dòng. Việc nhận dạng này có nghĩa là đối với “người tôi tớ” của Chúa, thì đời sống ẩn dật khiêm nhường của Mẹ ở Nazareth chính là gương mẫu cho lòng đạo đức của các tu sĩ Dòng Đức Maria. Ngoài ra, với tư cách là “Người Thờ Phượng Hoàn Hảo”, chính Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc phải trở nên gương mẫu cho các tu sĩ thuộc Hội Dòng của ngài. Cha Eymard nhấn mạnh rằng đời sống nơi Nhà Tiệc Ly được biểu hiện bằng việc tĩnh tâm, lối sống đơn giản và cầu nguyện cho Giáo Hội mới khai sinh, tất cả đều quy tụ vào Thánh Thể.

Ngày nay, lòng sùng mộ Đức Maria theo kiểu của cha Eymard có thể bị coi như là thái quá, nhưng việc chiêm ngắm đời sống của Mẹ như là đơn sơ, đặt Thánh Thể vào trung tâm của đời sống cầu nguyện phục vụ Giáo Hội, vẫn còn là một yếu tố chủ yếu trong Linh Đạo thực sự của cha Eymard. Cũng trong tâm trí của cha Eymard, những thành viên của các Hội Dòng phải tin tưởng vào lời cầu nguyện của Mẹ Maria và sự che chở đầy tình mẫu tử của Mẹ.

7. Đặc điểm duy nhất trong Linh Đạo của cha Eymard và điểm tột cùng của tất cả những điều đã được nói đến trong các phần trước, đó là sự kiện ngài đề xuất Ơn Tự Tại “hiếm hoi” như là mục đích tối thượng của hình thức sống, mà những thành viên của các Hội Dòng và những người liên kết với họ đều đã sống. Nhờ

Page 104: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Ơn Tự Tại hay Ơn Bản Vị, cha Eymard đề xuất phát huy ân sủng của Phép Rửa, để từng cá nhân đều được liên kết với Đức Kitô, đặc biệt nhờ khai thác và chiêm niệm lâu dài toàn bộ Mầu Nhiệm Thánh Thể, mà người ta có thể nói rằng nam/ nữ tu sĩ đang được thực sự sống đúng nghĩa đời sống của chính Đức Kitô. Ngài nhấn mạnh thêm rằng trạng thái này của việc tự hiến thân không phải là sự kết hợp đơn giản của việc tự hủy mình qua những hành động theo ý chí. Chính khía cạnh của sự liên kết với đời sống của Chúa Con Nhập Thể được diễn tả bằng biểu tượng, và được thông hiệp bằng bí tích cho người tín hữu trong Thánh Thể. Nhận thức này về sức mạnh và thực tại của đời sống liên kết với Đức Kitô được đặt vào chính trung tâm giáo huấn vào những ngày sau đó của Vị Sáng Lập; những hình thức truyền bá bản chất đời sống và việc tông đồ của các Hội Dòng. Mặc dầu sự kiện này, chính xác là yếu tố này trong giáo huấn của cha Eymard, đã khiến cho ít nhất một phần trong số các thành viên ban đầu của ngài coi như ngài có lỗi đối với Dòng Kín. Điều chủ yếu là Tesnière đã đưa ra khía cạnh này trong giáo huấn của Vị Sáng Lập để sửa sai, bằng việc tìm cách chứng tỏ rằng yếu tố đó phát xuất từ Bérulle và hậu quả là theo chính thống.

Tôi muốn giải thích cho anh em một ơn thuộc về lãnh vực, mà Cha của chúng ta gọi là Ơn Bản Vị, chính cha Berulle đã đưa ra công thức của (Ơn đó) và trình bày nền tảng thần học của Ơn này.

Tesnière cũng nói đến cùng một người, rằng khi xuất bản những lời bình luận của Vị Sáng lập về Ơn Tự Tại như là những ơn đã xuất hiện trong kỳ tĩnh tâm ở Nemours (1866), ngài buộc phải

Page 105: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

viết lại một số phần tới năm hay sáu lần, nếu cần phải xuất bản đúng như giá trị.

Điều này sẽ khiến cho Cha (Eymard) bị cáo buộc là sai sót, mỗi trang hàng chục lỗi.

Thế rồi Ơn Tự Tại đòi hỏi mỗi người phải để cho Chúa Thánh Thần thực hiện nơi mình, đến mức có thể được, và trong một sự thật không đơn giản theo nghĩa siêu hình, việc Chúa Giêsu tự huỷ mình ra không. Một sự kết hợp như thế đạt được thông qua ân sủng, lời cầu nguyện và một cách tột bậc thông qua phép Thánh Thể. Rõ ràng ở đây, người ta đang đề cập đến Thánh Thể trong tính toàn diện của bí tích này: việc cử hành Thánh Lễ (bao gồm cả khái niệm chăm chú lắng nghe Lời Chúa được công bố), sự Thông Hiệp và Chiêm Niệm. Cha Eymard thừa nhận hoạt động của Lời Chúa trong con người nhân loại của Đức Kitô Nhập Thể chính là kiểu mẫu đối với Ơn Tự Tại. Con người phải rất dễ bảo trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, khi cần gìn giữ sự tự do của ý muốn cá nhân, có thể nói rằng Đức Kitô “hoạt động” trong mỗi cá nhân, đưa đến một sự mở rộng thực sự của việc Nhập Thể. Khi sống trong Ơn Tự Tại, người ta trở nên người thờ phượng đích thực trong Thần Khí và Sự Thật. Ai có “tâm hồn” như thế, thì người đó là một Nhà Tiệc Ly đích thực và đời sống của họ trở nên sự “thờ phượng” hoàn hảo, được dâng lên cho vinh quang Chúa Cha.

... Anh em biết rằng tôi khát khao cho anh em được tình yêu của Chúa chúng ta, nhưng là một tình yêu hiến thân, từ bỏ của con cái và đơn sơ; không chứa đựng điều gì cho bản thân, không bị lòng tự ái thôi thúc; không mong muốn gì cho chính tình yêu này

Page 106: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

trong những điều liên quan đến tình yêu nhân loại. Ôi! Thật hạnh phúc cho tâm hồn nào yêu mến theo cách này: đối với họ, Đức Giêsu là toàn bộ điều thiện hảo, toàn bộ niềm vui, toàn bộ mong ước!

Điều quan trọng chủ yếu là sự sống của Thiên Chúa trong anh em; để dưỡng nuôi tâm hồn nghèo khổ của anh em bằng Đức Giêsu; nghĩa là để chỉ hoạt động dưới luật lệ của Thánh Ý Người.

Chúa Giêsu lôi kéo tâm hồn một cách thiêng liêng tới chính Người, trong trạng thái hoàn toàn trở nên thần thiêng thuộc Bí Tích thần linh của Người.

Một ý tưởng khác gây ấn tượng trên tôi còn mạnh mẽ hơn, đó là nhận ra rằng đối với tôi, bản chất của tâm điểm này là sự rời bỏ (egredere) (St 12, 1) của Abraham, tự cởi bỏ, từ bỏ những thứ ở bên ngoài, kết hợp bản thân trong Chúa Giêsu; đời sống từ bỏ mình này phù hợp hơn đối với Tâm Hồn của Người, đem lại cho Chúa Cha vinh dự lớn lao hơn là sự tôn kính mà Người khao khát nhất.

“Egredere veni” (Hãy đến đấy, hãy ra khỏi) (St 12,1); “Ducam dilectam in solitudinem et ibi loquar ad cor ejus” (cho nên, này Ta khuyến dụ nó, đem nó vào sa mạc và kề lòng, Ta nói khó với nó) (Hs 2, 16). Vì đây là một tình yêu ưu đãi, là Ơn Tự Tại, là sự kết hợp (thần thánh) trong công việc. Những gốc rễ hoạt động dưới lòng đất, chúng chính là sự sống của thân cây.

Cũng như trong mầu nhiệm Nhập Thể, nhân tính thần thánh bị tước đoạt mất con người riêng của mình, để không còn tìm

Page 107: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

kiếm chính mình cho đến cuối đời; không còn bất cứ sở thích riêng nào nữa; không còn hoạt động cho mục đích riêng của mình – bởi vì có một con người khác thay thế con người này, đó là Con Người của Con Thiên Chúa, Đấng chỉ tìm kiếm ý muốn của Chúa Cha và luôn luôn để mắt tới Người trong mọi sự; vì thế, tôi không cần phải có bất cứ mong muốn và sở thích gì riêng cho mình, không có gì ngoài những mong muốn của Chúa Giêsu Kitô, Đấng ở cùng tôi, để từ đó, sống vì Cha của Người, và cho chính Người, trong sự Thông Hiệp để chỉ thực hiện điều đó nơi tôi: “Sicut misit me vivens Pater et ego vivo propter Patrem; et qui manducat me et ipse vivet propter me” (Cũng như Cha, Đấng hằng sống đã sai Ta và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta) (Ga 6, 57).

Như thể Đấng Cứu Độ của tôi đã nói: trong việc sai Ta thông qua biến cố Nhập Thể, Cha đã tách ra khỏi Ta từng nguồn gốc của việc tìm kiếm bản thân, bằng cách rời khỏi Ta mà không cần đến con người nhân loại, và liên kết Ta với một ngôi vị thần thánh, để làm cho Ta sống vì Người; cùng một cách thức ấy, thông qua sự Hiệp Lễ, các ngươi sẽ sống vì Ta, bởi vì Ta đang sống trong các ngươi. Ta sẽ lấp đầy tâm hồn các ngươi bằng những ước muốn của Ta, sự sống của Ta sẽ thiêu hủy và đẩy lùi thành hư vô tất cả những gì thuộc về nhân tính nơi các ngươi; rất nhiều, đến nỗi thay vì các ngươi, thì sẽ là chính Ta sẽ sống và sẽ ước muốn mọi sự nơi các ngươi. Do đó, Ta sẽ hoàn toàn trao quyền cho các ngươi; trái tim của Ta sẽ đập trong thân thể các ngươi, tâm hồn Ta sẽ hoạt động thông qua tâm hồn các ngươi; trái tim các ngươi sẽ là chỗ chứa và là nhịp đập của trái tim Ta. Ta sẽ trở thành con người nhân tính của các ngươi, và nhân tính của các ngươi sẽ trở thành sự sống nơi con người của Ta bên trong các ngươi: “Vivo ego Jam

Page 108: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

non ego vivit vero in me Christus” (Tôi sống, không phải tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi) (Gl 2, 20).

Người ta có thể nghiêm túc đặt vấn đề thần học nằm ở phía sau lối giải thích của cha Eymard, nhưng những giả định căn bản của ngài lại không tuỳ thuộc vào thần học; một cách vững vàng, chúng dựa trên học thuyết Thánh Kinh về Thần Khí của Đức Kitô nơi người tín hữu, như thể hiện rõ từ các bản văn mà ngài trích dẫn. Nó mở ra cho hoạt động của Đức Kitô, đặc biệt thông qua sự kết hợp mang tính cách bí tích của việc Rước Lễ, mà đối với cha Eymard, đó là nguồn gốc của Ơn Tự Tại. Người ta có thể đào sâu sự hiểu biết về ân huệ của sự kết hợp này, khi họ suy niệm ân huệ này trong lời nguyện Thờ Phượng. Chính từ sự kết hợp “cảm nghiệm được” này, mà từ đó phát xuất sứ vụ của các Hội Dòng.

Như đã nhấn mạnh, suốt một thời gian trong cuộc đời của ngài, cha Eymard tin rằng câu giải đáp đầy đủ cho lời mời gọi đến với đời sống kết hợp với Thiên Chúa, được diễn tả chủ yếu qua đời sống phục vụ Thánh Thể và việc thờ phượng Thánh Thể một cách long trọng (chầu trọng thể) là một phần trong đó. Nhờ thời gian tĩnh tâm ở Roma, ngài nhận thấy rõ sự căng thẳng trong tư tưởng của mình. Nhận thức về tính cách mênh mông bát ngát của tình yêu Thiên Chúa được diễn tả trong Thánh Thể hối thúc ngài làm cho mọi người nhận biết tình yêu đó. Trong khi cha Eymard không bao giờ nghi ngờ gì về sự kiện này, thì ít nhất trong Hội Dòng Nam, lại bắt đầu xuất hiện những nghi ngờ đối với chủ đề về những hạn chế đặt trên sứ vụ “Thánh Thể”.

Ôi! Giá mà nguời ta biết được Nhập Thể là gì và Thiên Chúa yêu thương họ biết bao... Thiên Chúa làm gì cho họ… Nhưng có ai

Page 109: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

suy nghĩ về những điều kỳ diệu này nơi tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người? Ai suy niệm những điều đó? Ai yêu mến Ngôi lời Nhập Thể? Than ôi! Chúa chúng ta không được biết đến, không được rao giảng, thậm chí bằng chính Lời của Người! Tình Yêu không phải là một hoạt động của lòng nhiệt thành, một hoạt động bị cô lập của nhân đức, tình yêu chính là sự sống – đúng như tình yêu là sự sống nhân loại và thần thánh của Chúa Giêsu.

Nhưng phải chăng chúng ta không nên vừa chiêm niệm, vừa hoạt động tông đồ ngoài xã hội, vừa là những người thờ phượng, lại vừa là những người thúc đẩy bởi vì Chúa chúng ta muốn ngọn lửa Thánh Thể này làm cho thế gian bùng cháy? AI CÓ THỂ VÀ PHỔ BIẾN VỀ THÁNH THỂ Ở KHẮP MỌI NƠI PHÙ HỢP HƠN CÁC TU SĨ DÒNG THÁNH THỂ ?

Chúng ta không làm đủ cho Người. Ai biết, trừ phi có thể Chúa chúng ta lại muốn dùng hai cánh tay này, hai bó đuốc này, một cánh tay nâng lên giống như ngọn lửa hướng về Thánh Thể, còn cánh tay kia nâng lên và phổ biến rộng khắp, giống như những tia sáng mặt trời!

Những yếu tố được liệt kê trên đây đã làm sáng tỏ những điểm chủ yếu nổi bật từ một bản nghiên cứu về điều được biết đến như là linh đạo của cha Eymard trong những năm cuối đời của ngài. Một lời tuyên bố như vậy không bao hàm rằng, trong khi tìm cách soạn thảo kỹ một Linh Đạo dựa trên giáo huấn của cha Eymard dành cho việc sử dụng đương thời, thì sẽ không cần phải bao hàm cả những yếu tố khác nữa. Có thể chính cha Eymard cũng bỏ qua toàn bộ những yếu tố này hoặc từng phần. Điều này đặc biệt đúng, ở một môi trường mà trong đó, ít nhất những người

Page 110: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

thuộc Hội Dòng của ngài đã xác định rằng chính điều này là “sống động”, dựa trên những tiêu chuẩn theo “giáo luật”.

Trong các Linh Đạo đương thời, có hai yếu tố được nhấn mạnh trước sau như một, đó là “hoạt động” và “những mối quan hệ”. Cả hai yếu tố này đều được coi như những yếu tố chủ yếu trong bất cứ Linh Đạo nào muốn tìm cách hiện thân, nghĩa là muốn bén rễ vào thế giới này. Nước Chúa phải được bắt đầu ngay tại thế và điều này lôi kéo theo sự chú ý cần phải dành cho phẩm chất của hoạt động tương tác giữa con người, theo đòi hỏi của những hoạt động có liên quan. Khi cha Eymard sống trong một đời tu hoàn toàn khác biệt, về môi trường tri thức và xã hội, thì người ta không thể mong đợi ngài cung cấp sự hướng dẫn chi tiết về những lãnh vực này, mặc dù có thể nói rằng việc đọc cẩn thận các bản văn cho thấy một số ý thức, ít nhất còn phôi thai, về tầm quan trọng của các bản văn này.

Hiện còn lại những lá thư hướng dẫn thiêng liêng mà cha Eymard viết, hầu hết dành cho những người ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội và nhất là dành cho nữ giới. Ngay cả trong bối cảnh này, chúng ta nhận thấy có thể nói là ngài nhấn mạnh rằng tư cách Kitô hữu đi kèm với nhu cầu về cách ứng xử nào đó, một cách quan hệ cụ thể với những người khác. Giáo huấn này làm nổi bật đòi hỏi của ngài đối với việc chăm chỉ chu toàn những bổn phận trong hoàn cảnh của mình, như là một yếu tố chủ yếu trong việc sống đời sống Kitô hữu. Trong những lời hướng dẫn mà ngài dành cho các “mệnh phụ” về cách đối xử như thế nào đối với những việc nhà, những người giúp việc, đau yếu, và các thành viên trong gia đình họ v.v ... và ngài khích lệ họ thành lập các Cộng Đoàn Đền

Page 111: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tạ, các Dòng Ba và những “việc tốt lành” khác, và trên hết, trong hoạt động không ngừng của ngài dành cho mọi tầng lớp xã hội, chắc chắn cha Eymard bộc lộ ít nhất trong thực hành rằng không phải là ngài không ý thức đến tầm quan trọng của hoạt động và những mối tương quan của con người khi sống đời Kitô hữu. Một khái niệm nội quan tự cho mình là trung tâm đối với “nội tâm” của mình là chưa đủ. Việc chú ý đặc biệt đến những nhu cầu của người nghèo là bổn phận của người Kitô hữu, gương mẫu đời sống của ngài, đặc biệt sau khi sáng lập Dòng tại Paris, còn hơn cả bằng chứng đầy đủ rằng ngài xem điều này như là một phần trọn vẹn của đời sống Kitô hữu. Trong các bản văn, ngài còn đòi hỏi nhiều hơn cả điều này.

Trong trường hợp hai yếu tố đã được nói đến trên đây, người ta không hoàn toàn bỏ qua việc nhấn mạnh phổ biến đến tầm quan trọng của sự phát triển tâm lý cá nhân, như là một yếu tố tạo nên đời sống thiêng liêng trưởng thành, trong khi điều này lại không được nhấn mạnh trong các bản văn của cha Eymard. Chẳng hạn, trong khi cha Eymard và những người đương thời hoàn toàn không biết đến những cách phân biệt tinh vi về tâm lý cá nhân, thành quả công trình của Freud, Jung và những người truyền bá của Enneagram, thì người ta vẫn có thể nói rằng những quan tâm của cha Eymard đối với bốn “trạng thái” tâm lý và nỗ lực của ngài trong việc tự phân tích theo bảng phân loại này chứng tỏ rằng ngài cởi mở đối với những chiều kích này về khoa học nhân văn, như là yếu tố trong sự phát triển một Linh Đạo. Trong bất cứ nỗ lực nào để phát triển một linh đạo dựa trên Linh Đạo của cha Eymard đối với thời đại chúng ta, thì cần phải bao hàm một yếu tố không được đề cập đến.

Page 112: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Ở đây, chúng ta đã trình bày bảy yếu tố chủ yếu thuộc về linh đạo của cha Eymard, bởi vì chúng bộc lộ rõ cho đến cuối đời của ngài. Bất kể nhu cầu phải bổ sung thêm nhiều yếu tố nữa, nếu người ta mong muốn xây dựng một Linh Đạo của cha Eymard cho thời đại chúng ta, thì họ vẫn cho rằng bảy yếu tố này hình thành nên tâm điểm của bất cứ Linh Đạo đích thực nào dựa trên giáo huấn của cha Eymard. Vì những lý do khác nhau, nhất là vì ngài đã qua đời sớm, nên người ta không tìm được một cách diễn tả đầy đủ trong các bản văn hợp pháp của các Hội Dòng của ngài, và hậu quả là các bản văn này tương đối không được biết đến.

Page 113: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

CHƯƠNG VI

LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD VÀ

LUẬT SỐNG DÀNH CHO HỘI DÒNG NAM

Trên đây, chúng ta đã nỗ lực giải thích rõ những yếu tố chủ yếu cần quan tâm, nếu chúng ta phải nhắm đến việc xây dựng Linh Đạo của cha Eymard, bằng cách chú ý tới những điều được biết đến về những giai đoạn cuối cùng trong sự tiến triển của ngài. Sau đây là những yếu tố được minh họa nhờ tham khảo Luật Sống hiện hành dành cho ngành nam của Hội Dòng. Ngay từ đầu, chính bản văn này được soạn thảo để áp dụng cho các thành viên giáo dân Hiệp Hội Thánh Thể, nhưng dường như bản văn này có vẻ vô ích, cả với tư cách là một nền tảng mà dựa vào đó để giới thiệu cho người khác, chẳng hạn những thành viên mới tương lai đối với các Hội Dòng, cả đối với tư tưởng của Cha Eymard, và để bắt đầu thảo luận về chủ đề đó trong chính Hội Dòng.

Page 114: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

LINH ĐẠO CỦA CHA EYMARD

Lời Nói Đầu

Ân Sủng của Kitô hữu là ơn nghĩa tử, ơn được làm con cái Chúa. (Có) một sự kết hợp cuộc sống thần thánh và nhân loại, được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người, đó là mục đích việc Nhập Thể của Ngôi Lời… tình yêu biến con người thành một thiên đàng, trong đó Ba Ngôi Cực Thánh đến ngự một cách đầy yêu thương. Sự ngự trị đầy yêu thuơng của Ba Ngôi Cực Thánh sẽ không hoàn toàn thụ động; nhưng mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi sẽ thực hiện ở đó hoạt động yêu thương của Người.

a) Cha của Sự Sáng… sẽ ban cho chúng ta mọi điều tốt lành (nhờ người Con duy nhất của Người)… tình yêu của Chúa Giêsu xứng đáng đối với tình yêu mà Chúa Cha dành cho chúng ta.

b) Chúa Giêsu Kitô yêu mến những ai yêu mến Người bằng tình bằng hữu… Người bày tỏ cho họ chính bản thân Người... Tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho các môn đệ yêu quý còn vượt quá điều đó, tình yêu này muốn chia sẻ sự sống… nhưng tình yêu còn ao ước nhiều hơn là một sự chia sẻ đơn thuần những điều tốt lành và sự sống… tình yêu này ao ước kết hợp, một sự kết hợp cá nhân và có thực chất. Thật vậy, tình yêu của Chúa Giêsu đã tạo ra sự kết hợp này của tình yêu! Tình yêu này hiện hữu trong trạng thái hoàn hảo duy nhất giữa chính Người và môn đệ của tình yêu bí tích… Chúa Giêsu Kitô ban cho Tín Hữu đời sống bí tích của Người, với ý định rằng họ trao lại cho Người tình yêu của họ.

Page 115: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

c) Hoạt động của Chúa Thánh Thần trên tâm hồn có lòng mến hoàn tất hoạt động của Chúa Cha và Chúa Con; sứ vụ của lòng mến là phải kéo dài mãi mãi và làm cho Chúa Giêsu Kitô hoàn thiện nơi các môn đệ của Người… không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta cho rằng đây là vấn đề của tình yêu thần thánh và liên lỉ của Cha, Con và Thánh Thần. Phẩm chất của ngọn lửa tuỳ thuộc vào bản chất và sức mạnh của ngọn lửa, vốn là nguồn gốc của phẩm chất này; hoạt động tuỳ thuộc vào phẩm chất của người hoạt động, và trong trường hợp của con người, đó chính là tình yêu hình thành nên con người của họ.

Lời Mời Gọi Đến Với Đời Sống Kitô Hữu

Thần Khí của Chúa Phục Sinh sử dụng một ảnh hưởng không ngừng gia tăng trên tất cả những ai đón nhận Người. Người biến đổi chúng ta từng ngày trong tình yêu, bằng cách gieo những hạt giống Phục Sinh trên thân xác hay chết của chúng ta. Những thử thách và đau khổ của chúng ta được đưa vào Mầu Nhiêm mà chúng ta cử hành, và sự chết là cách chúng ta tham gia rõ rệt vào việc này. Tâm hồn được tràn đầy niềm hy vọng, chúng ta lên đường hướng tới thế giới mới, ở đó thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả.

Các môn đệ trên đường Emmau đã gặp được Chúa Giêsu đọc đường, và sau khi Người giải thích cho họ về ý nghĩa những sự kiện mà họ trải qua dưới ánh sáng của Kinh Thánh, họ đã nhận ra Người khi Người bẻ bánh. Theo cùng một cách thức, chúng ta thực hiện cuộc hành trình cùng với những người đang đi tìm ý nghĩa nơi

Page 116: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

cuộc đời họ; chúng ta giúp họ nhận ra Đức Kitô, Ngôi Lời Hằng Sống, sao cho sau khi được chịu Phép Rửa và phép Thêm Sức trong lòng tin, họ có thể trở nên hoàn toàn hoà nhập vào cộng đoàn Kitô hữu thông qua Thánh Thể.

Chúng ta không thể sống Thánh Thể, trừ phi chúng ta được trở nên sống động nhờ Thần Khí, Đấng đã đưa dẫn Đức Kitô đến ban chính sự sống của Người cho thế giới. Khi Người công bố cho các môn đệ Giao Ước mới bằng ơn huệ Mình và Máu của Người, Chúa trao ban chính Mình Người vì tình yêu. Khi chia sẻ ân huệ của bản thân Người cho chúng ta, là chúng ta tự đặt mình vào việc phục vụ Nước Chúa, bằng cách thực hiện những lời nói của thánh Tông Đồ: “Tôi sống, không phải tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi”.

Luật Sống này vạch ra cho chúng ta một phương cách đặc biệt để sống Tin Mừng trong lòng Giáo Hội. Phương cách này liên kết chúng ta trong một kế hoạch và sứ vụ duy nhất.

Page 117: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Đặc Sủng của Vị Sáng Lập:

CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Bị thách đố vì sự thiếu hiểu biết và lãnh đạm của các tu sĩ trong thời của ngài, nên cha Phêrô Giulianô Eymard đã tìm kiếm một câu trả lời cho nhu cầu đó. Ngài tìm thấy điều này trong tình yêu Thiên Chúa, được thể hiện một cách đặc biệt qua ơn huệ của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Say đắm với tình yêu này; cha Eymard đã làm cho những người đương thời với ngài nhận biết được tình yêu đó. Vì mục đích này, ngài vạch ra cho những người thờ phượng và nhiệt thành cổ vũ tình yêu Thiên Chúa một cách thức sống mới trong Giáo Hội, để chuẩn bị cho Chúa Kitô hiện diện thực sự và thường xuyên trong Thánh Thể. Ngài vững tin rằng một đời sống không thể thuộc về Thánh Thể một cách trọn vẹn, trừ phi đời sống này được hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa và anh em đồng loại, cha Eyamrd đã để lại cho chúng ta một gương mẫu về chiêm niệm và hoạt động tông đồ.

Cách thờ phượng nồng nhiệt, việc tông đồ của ngài tập trung vào Thánh Lễ và Rước Lễ, những nỗ lực của ngài để đưa người ta đến thờ lạy Chúa đang ngự cách long trọng trên bàn thờ, hoạt động của ngài trong việc phục vụ mọi người, thực sự dành ưu tiên cho các linh mục và những người nghèo khó, toàn bộ cuộc sống của ngài làm chứng cho ơn tự tại đối với Đức Kitô.

Page 118: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Cử Hành Lễ Vượt Qua

Việc cử hành Lễ Tưởng Niệm cuộc Vượt Qua của Chúa là tâm điểm của đời sống cộng đoàn và cá nhân chúng ta. Đây là khởi điểm sự hiểu biết của chúng ta về Thánh Thể và linh ứng cho lời cầu nguyện và sứ vụ của chúng ta. Bằng lối sống của mình, chúng ta tìm cách đưa ra một bằng chứng hiển nhiên hơn cho cuộc đời của Đức Kitô phát xuất từ bí tích này.

Lý tưởng của chúng ta là sống mầu nhiệm Thánh Thể một cách trọn vẹn, và làm cho người ta nhận biết ý nghĩa của mầu nhiệm này, để Nước của Đức Kitô trị đến và vinh quang Thiên Chúa được mặc khải cho toàn thế giới.

Được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô, Đấng trao ban chính mình Người cho chúng ta một cách trọn vẹn trong Thánh Thể, nên chúng ta diễn tả ơn tự tại dưới hình thức đời sống của chúng ta, như thể ơn này đã được chính Vị Sáng Lập thánh thiện của chúng ta sống và dạy dỗ. Lời cam kết và sự tận hiến của chúng ta cho Thiên Chúa trong việc phục vụ anh em đồng loại làm chứng cho một thế giới chưa đến trong tinh thần của Tám Mối Phúc Thật.

Việc chúng ta vui mừng cử hành Thánh Thể công bố những điều lạ lùng mà Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử của chúng ta. Hằng ngày chúng ta tạ ơn vì Giao Ước mới mà Thiên Chúa đã ấn tín một lần cho tất cả trong Máu Con của Người, và Người tiếp tục Giao Ước ấy trong tình yêu mãi mãi trung tín của Người. Do đó, đời sống huynh đệ được duy trì.

Page 119: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Lời Chúa và Bí Tích

Phải chăng tôi không có lý do để nói rằng tôi sẽ bộc lộ cho anh một mầu nhiệm vĩ đại, có lẽ nào anh em không biết đến một trong những mầu nhiệm đó sao? Anh em không được nghĩ rằng những gì tôi nói với anh em liên quan đến việc Đức Giêsu hiện thân trong lời của Người là một lối tưởng tượng nào đó, chính Tertullian đã truyền đạt điều này cho chúng ta trong cuốn sách của ông viết về Sự Phục Sinh. Ông nói “Con Thiên Chúa ở trong chúng ta, ban cho chúng ta lời hằng sống của Người (Người đang ban cho chúng ta Thịt của Người). Itaque sermonem constituens vivificatorem eundem etiam carnem suam dixit”. (Ngoài ra), học giả Origen vĩ đại còn truyền đạt một học thuyết tương tự (Bài giảng thứ 35 trong Matthêu). “Lời (của Đức Giêsu) là của ăn nuôi dưỡng đối với các linh hồn, là một loại thân xác thứ hai mà Con Thiên Chúa thừa nhận. Sacris quem Deus Verbum corpus suum fatetur verbum est nutritorium amissarum”.

Ở đó (trên bàn thờ), Chúa Giêsu được thờ lạy trong chân lý về Thân Thể của Người, ở đây, (trên tòa giảng), Người mặc khải chính Người trong chân lý về giáo lý của Người. Cả hai điều đó đều phát xuất từ bàn tiệc này hay bàn tiệc khác trong hai bàn tiệc mà Nguời phân phát của ăn nuôi dưỡng thần linh cho các con cái của Người. Trên bàn thờ, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần và nhờ những lời mầu nhiệm mà người ta không thể không run sợ khi nghĩ đến, bản chất của bánh và rượu được biến thành thân thể và các chi thể của Người. Chính bằng cách này, Đức Giêsu trở thành chân lý và sự sống cho chúng ta. Mong sao Người trở thành Con Đường duy nhất của chúng ta. Ego sum via veritatis et vita.

Page 120: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Một người có thể yêu mến bạn hữu đến mức chia sẻ những tài sản của mình, đến mức hình thành nên một cộng đồng của cuộc sống, đến mức thiết lập một sự kết hợp thân xác hay tinh thần, nhưng không bao giờ đến mức độ kết hợp đời sống hay tinh thần. Cách kết hợp này biểu thị giới hạn cao nhất đến mức tột cùng của tình yêu mà Chúa Giêsu dành cho con người: “Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta, người ấy sống trong Ta, và Ta ở trong người ấy” (Ga 6, 57)… Ở đây, người rước lễ đang ở trong cách diễn tả tình yêu vĩ đại nhất : hai con người kết hợp với nhau một cách sâu thẳm, tuy nhiên, vẫn duy trì được nhân tính và sự tự do của họ. Con Người được thờ lạy của Chúa Giêsu Kitô và con người nhân loại của người rước lễ, điều này tạo nên sự mở rộng của biến cố Nhập Thể.

Hiệp Lễ

Mỗi lần cử hành việc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, chúng ta đi vào công trình cứu rỗi của mình. Qua việc chia sẻ Mình và Máu của Người, chúng ta dần dần được thoát khỏi những thế lực của sự dữ. Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta sự hiên diện của tội lỗi trong thói ích kỷ, thờ ơ hoặc đồng loã của chúng ta với sự bất công, đồng thời lôi kéo chúng ta hướng tới một đời sống mới. Trong cùng một cách thức này, chúng ta dâng lên Chúa Cha đời sống riêng của mình, cùng với những hy vọng và khổ đau của tất cả những người mà chúng ta cộng tác, để xây dựng một xã hội đặt nền tảng trên sự công bình và yêu thương.

Page 121: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Bàn Tiệc Lời Chúa

Lời Chúa mời gọi chúng ta và quy tụ chúng ta lại với nhau: Lời Chúa đồng hành với chúng ta như một ngọn đèn đối với từng bước của chúng ta.

Hàng ngày, đức tin của cộng đoàn được nuôi dưỡng và sự hợp nhất của cộng đoàn được đào sâu tại bàn tiệc Lời Chúa. Việc cử hành Lời Chúa trong Phụng Vụ cung cấp một cơ hội đặc biệt cho những ai tìm kiếm Chúa. Chúa Thánh Thần tác động để Lời Chúa vang vọng trong cõi sâu thẳm nhất của tâm hồn chúng ta, thách thức chúng ta theo những phương cách luôn luôn mới mẻ. Khi chúng ta chia sẻ Lời Chúa bằng tình bằng hữu và tuỳ thuộc vào khả năng đón nhận của chúng ta, Lời Chúa soi sáng chúng ta và liên kết chúng ta trong Mầu Nhiệm của Đức Kitô.

Lời Nguyện của Giáo Hội

Phụng Vụ các Giờ Kinh (Thần Tụng), lời nguyện ca ngợi của toàn thể Giáo Hội, đặc biệt Kinh Sáng và Kinh Chiều đều là giây phút quan trọng trong đời sống cá nhân và cộng đoàn. Đó là tiếng nói của Giáo Hội, đang khẩn cầu lên Chúa Cha, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô.

Lời Nguyện Tế Hiến

Chúa Giêsu đã sống toàn bộ cuộc đời, đặc biệt Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người trong một bầu khí cầu nguyện sâu xa. Khi cuộc đời của Người sắp kết thúc, Người để lại cho chúng ta Lễ

Page 122: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tưởng Niệm món quà tặng là chính Bản Thân Người dành cho Cha Người và dành cho cả gia đình nhân loại. Khi sống lại từ cõi chết, Người đã gửi Thần Khí của Người đến với chúng ta, để chúng ta có thể sống sứ vụ của mình trong cùng một tinh thần yêu thương. Chúng ta tiếp thu việc cử hành Lễ Vượt Qua của Người bằng lời cầu nguyện, biến toàn thể cuộc đời chúng ta thành sự kéo dài của Thánh Thể.

Việc chầu Thánh Thể gợi nhớ việc cử hành Lễ Tưởng Niệm của Chúa, bằng cách lôi kéo chúng ta chú ý tới dấu chỉ của Bí Tích. Việc chầu Thánh Thể còn mời gọi chúng ta nhận ra và thờ lạy sự Hiện Diện của Đức Kitô trong Mình Người được ban cho chúng ta, và Máu Người đổ ra vì Giao Ước mới. Do đó, việc chầu Thánh Thể tạo thuận lợi cho sự kết hợp của chúng ta với Đức Kitô, Đấng hiến dâng chính Mình Người cho chúng ta như là Bánh nuôi dưỡng sự sống được chia sẻ cho cộng đoàn anh em (chị em), và đạt đến tột đỉnh trong lời nguyện Tạ Ơn. Chúng ta thực hành và khích lệ việc chầu Thánh Thể, quan tâm tới những nhu cầu của Giáo Hội địa phương.

Sự đáp ứng của chúng ta đối với sự hiện diện của Đức Kitô (trong Thánh Thể) phải đi vào tính năng động của Thánh Thể, bằng lời nguyện thờ phượng, ngợi khen và tạ ơn cho sự hòa giải và cầu nguyện thay cho Giáo Hội cũng như cho toàn thế giới. Mặc dù lời cầu nguyện của chúng ta tìm được sự linh ứng trong khi cử hành, nhưng lời cầu nguyện không bị giới hạn trong bất cứ hình thức nào. Chúng ta sẽ giúp nhau phát triển ân huệ quý giá này (về những hình thức cầu nguyện cá nhân ) “… mà Chúa Thánh Thần

Page 123: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

linh ứng và củng cố trong những tâm hồn khiêm nhường và ngay chính”.

Bánh và rượu trở nên Thánh Thể, không ngừng nhắc nhở chúng ta về Bữa Tối của Chúa, đối với lời tạ ơn của Giáo Hội và hy lễ ngợi khen của toàn thế giới. Bánh và rượu mặc khải cho chúng ta qua con đường duy nhất là sự Hiện Diện của Đức Kitô, Đấng đổ tràn sự sống của Người vào lòng chúng ta bằng ơn huệ của Thần Khí.

Vì lý do trung thành với truyền thống đã được đón nhận từ Vị Sáng Lập, nên chúng ta thường trải qua mỗi ngày một giờ cầu nguyện trước Thánh Thể. Cách cầu nguyện này hình thành nên một phần sứ vụ trong (các) Hội Dòng, và chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống của mỗi tu sĩ / thành viên.

Công Việc Cụ Thể Của Chúng Ta Trong Giáo Hội

Theo bước chân cha Eymard, sứ vụ của chúng ta là phải đáp ứng cho những người nghèo đói thuộc về gia đình nhân loại bằng sự phong phú của tình yêu Thiên Chúa, được thể hiện nơi Thánh Thể. Khi kín múc lấy sự sống từ bánh ban sự sống cho thế gian, qua lời nguyện tạ ơn, chúng ta công bố Lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu trong sự hiện diện Thánh Thể của Người, bằng lời cầu nguyện kéo dài của sự Thờ Phượng và suy niệm. Nhờ Bí Tích của giao ước mới giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của tội lỗi, chúng ta tự cam kết trong việc xây dựng Thân Thể của Đức Kitô. Nhờ đời sống và những hoạt động của mình,

Page 124: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

chúng ta chia sẻ trong sứ vụ của Giáo Hội, sao cho Thánh Thể có thể được cử hành trong sự thật, để người tín hữu được phát triển trong sự kết hợp của họ với Chúa, qua việc chầu Thánh Thể, để họ có thể cam kết canh tân các cộng đoàn Kitô hữu của họ, cộng tác trong việc giải phóng cá nhân và xã hội khỏi những thế lực của sự dữ. Khi được liên kết trong tinh thần với những người nghèo khổ và yếu đuối, chúng ta chống đối tất cả những gì làm giảm phẩm giá của con người, và chúng ta công bố một thế giới công bình và huynh đệ hơn, trong khi chúng ta mong chờ ngày Chúa đến.

Để cử hành Bữa Tối của Chúa trong sự thật, chúng ta phải tự đặt mình vào việc phục vụ những người khác, như Chúa đã chỉ dạy cho chúng ta khi Người rửa chân cho các môn đệ. Bằng cách này, qua toàn bộ cuộc đời của mình, chúng ta trở nên những người thờ phượng trong thần khí và sự thật mà Chúa Cha hằng tìm kiếm.

Mẹ Maria, Nữ Hoàng của Nhà Tiệc Ly

Mẹ Maria của Chúa Giêsu, tiếng nói của người nghèo khổ và thấp kém, Mẹ đã đón nhận Lời của Thiên Chúa vào tâm hồn và đưa Lời đó ra thực hành. Mẹ đã chia sẻ cuộc đời và lời cầu nguyện của Mẹ cho các môn đệ, tích cực cùng với họ hoạt động cho Nước Chúa trị đến. Chúng ta sẽ tôn vinh Mẹ Maria như là một người nghèo khổ của Đức Giavê và Người Tôi Tớ của Chúa, với tình yêu giống như tình yêu của Vị Sáng Lập, ngài cũng cầu khẩn Mẹ dưới các tước hiệu Nữ Hoàng của Nhà Tiệc Ly và Mẹ Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng ta sẽ yêu mến việc suy gẫm các mầu nhiệm của kinh Mân Côi.

Page 125: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

Tóm Tắt

Cha Phêrô Giulianô Eymard đã coi Thánh Thể như là sức mạnh đầy quyền năng canh tân Giáo Hội và xã hội. Với tư cách là Vị Sáng Lập, cuộc đời và sứ vụ của ngài đánh thức nơi chúng ta một tiếng vang của đức tin và tình yêu nồng nhiệt. Khả năng của ngài trong việc truyền đạt ân sủng Thánh Thể vào các sứ vụ rất đa dạng kích thích chúng ta trở nên sáng tạo trong sứ vụ của mình.

Chúng ta tìm cách thấu hiểu toàn bộ thực tại của nhân loại trong ánh sáng của Thánh Thể, nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội. Chúng ta nhận thức rõ nơi Bí Tích này một lời mời gọi để chia sẻ về Chúa trong đời sống và sứ vụ, chúng ta dành ưu tiên cho các hoạt động nào thể hiện những sự phong phú và đòi hỏi của Mầu Nhiệm Thánh Thể trong mọi chiều kích. Kết quả là giống như Giáo Hội, chúng ta kết hợp “lời cầu nguyện và công việc, để toàn thể thế giới có thể được hoàn toàn biến đổi thành dân của Chúa, Thân Thể của Chúa, và đền thờ của Chúa Thánh Thần”.

Page 126: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện bản nghiên cứu này, người ta cho rằng có thể có những lệch lạc, và trên thực tế, chúng đã hình thành trong những nỗ lực quá khứ để trình bày Linh Đạo của cha Eymard, nếu người ta chỉ sử dụng các bản văn đã được chọn lọc. Mặc dù rõ ràng các bản văn tuyển chọn này đã được sử dụng trong sự kết hợp với nỗ lực hiện nay để xây dựng một Linh Đạo như thế. Tuy nhiên, trong việc bảo vệ phương pháp trích dẫn đã được sử dụng ở đây, chúng ta có thể khẳng định rằng phương pháp này khác biệt một cách đáng kể, so với các phương pháp đã được sử dụng trong quá khứ. Không giống như các bản nghiên cứu trước đây, có ba tiêu chuẩn chi phối việc chọn lựa các bản văn được sử dụng ở đây:

1. Việc tuyển chọn các bản văn được thực hiện dưới ánh sáng của lời phát biểu đã được chứng minh rằng những năm sau này của cuộc đời cha Eymard đã trải qua những thay đổi đáng kể trong tư tưởng của ngài. Tất cả các bản văn, với một số ngoại lệ đã được ghi chú, đều được sử dụng trong bản nghiên cứu hiện nay, kể từ những năm sau này của cuộc đời cha Eymard, và người ta tin

Page 127: Linh Dao Eymard - gioanb.weebly.com filecủa cha Eymard. * GHI CHÚ Trong toàn bộ bản văn này, việc sử dụng chữ in đậm đánh dấu ý muốn nhấn mạnh về

rằng điều đó chứng tỏ rõ ràng một tính đồng nhất đáng kể của trực giác vào thời gian này. Ở chỗ nào mà các bản văn từ những giai đoạn sớm hơn trong cuộc đời của ngài được sử dụng, thì người ta vẫn tin rằng chúng diễn tả những yếu tố bất biến trong tư tưởng của ngài.

2. Trong giai đoạn sau này của cuộc đời cha Eymard, chắc chắn người ta có thể tìm thấy, và điều này không phải là không thường xuyên, những bản văn diễn tả giá trị, ít nhất cách suy nghĩ mà người ta cho rằng ngài đã từ bỏ, hay ít nhất ngài đã sửa đổi. Có thể người ta không biết đến những bản văn này, dưới ánh sáng của những điều đã được nói tới trong phần thân bài của bản nghiên cứu này, liên quan đến bản chất của bài giảng, tài liệu hội nghị và những gì đuợc nói đến dưới đây.

3. Điều được trình bày ở đây, có thể như là một Linh Đạo đương thời của Cha Eymard, là những điều mà người ta có thể cho là một lối giải thích kết hợp về tư tưởng của Vị Sáng Lập vào thời gian ngài qua đời. Người ta không cho rằng chính cha Eymard đã soạn thảo kỹ lưỡng Linh Đạo của ngài theo cách này. Hoàn toàn trái ngược lại. Người ta cũng không cho rằng không có những yếu tố cần được bổ sung thêm, nếu một Linh Đạo như vậy cần phải phù hợp với thời đại ngày nay. Khi Vị Sáng Lập đang cảm thấy con đường của ngài hướng tới một nền Linh Đạo được phát triển cách mạch lạc và hợp lý, thì ngài kiệt sức vì phạm vi rộng lớn và đa dạng nơi hoạt động Thánh Thể của mình, và ngài qua đời ở tuổi 57, chỉ 12 năm sau khi ngài đã sáng lập ngành Hội Dòng nam của ngài.