LIÊN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ MINH BẠCH -...

40
Tháng 06,

Transcript of LIÊN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ MINH BẠCH -...

Tháng 06,

Người Dân Số 250Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khoáng, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thoát ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Tháng 06, Trang 3

Trong Số NàyDân Với Dân. Người Dân, tr. 3

LIÊN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ MINH BẠCHĐại Dương, tr.3

CON ĐƯỜNG GIAO CHỈTrung Quang , tr.5

CHUYỆN THÁNG NĂMHoàng Thị Ngọ, tr.10

SỰ THỰCNguyễn văn Phổ, tr.13

VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨKim Bảng, tr.18

HIỆN TƯỢNG CÙ HUY HÀ VŨ,Mỹ Lộc , tr.22

GIỎI TOÁN VỤNG TÍNH,

Tịnh Tâm, tr.25

NGẢI VỊ VỊThi Sơn, tr.30

VỀ MỘT VỤ ÁN “LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN”

ĐIỂN HÌNHLê Xuân Nhuận, tr.33

ĐẢNG VÀ DÂN Tha Hương, tr.38

LIÊN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ MINH BẠCH

Đại-Dương

Tổng thống Barack Hussein Obama đột nhiên công bố giấy khai sinh đầy đủ chi tiết vào hôm 27 tháng 4 sau hơn hai năm che đậy làm dấy lên đợt tranh cãi chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống 2012.

Nhằm ngăn chặn những đòi hỏi bạch-hóa dữ kiện đời tư kế tiếp mà Tổng thống chặn họng kẻ khác khi nói “Chúng ta không có thì giờ cho thứ ngớ ngẩn này”. Thái độ này đẩy Obama vào vị thế giải trình thiếu-minh-bạch đối với quốc dân.

Huyền thoại không phải là sự thật, nhưng có thể lôi cuốn kẻ khác vào một niềm tin không-chính-đáng. Vì thế, chế độ dân chủ đề cao tinh thần minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội công dân.

Xã hội công dân có vô số vấn đề cần giải quyết, và từng nhóm tập trung vào các khía cạnh khác nhau để soi sáng sự kiện. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải giải trình trước công chúng về các quyết định đã, đang, sẽ thực hiện hoặc những điều chưa sáng tỏ. Dù muốn hay không, tiếp tục đòi hỏi bạch-hóa hồ sơ của Tổng thống Obama cũng trở thành một vấn đề thời sự chính trị nóng bỏng.

Công dân không nên nhắm mắt nghe theo lời thuyết giảng của nhà lãnh đạo mà cần xác minh từ nhiều nguồn tin khác nhau để khỏi bị lừa bịp.

Khi đất nước đi đúng đường, kinh tế phát triển, vị thế quốc gia trên trường quốc tế được tôn trọng, dân chúng hãnh diện và sung sướng thì chẳng ai bận tâm chất vấn đến khả năng của các nhà lãnh đạo. Ngược

ĐÍNH CHÍNHNgD Số 249, nơi trang 31, cột 1, dòng 4 thiếu cái tựa “Thoang Thoảng Hoa Nhài” và tên tác giả “Quế Sơn”Xin cáo lỗi cùng tác giả và quí thân hữu/độc giả.

Người Dân Số 250Trang 4

lại, nhà lãnh đạo dù có tài hùng biện mà không mang lại kết quả cụ thể cũng bị đào xới, bới móc, kể cả những việc làm trong quá khứ.

Hoa Kỳ đang rơi vào tình cảnh sa sút kinh tế, nợ nần chồng chất, suy yếu vị thế lãnh đạo toàn cầu tạo ra mối ngờ vực về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama. Bảng thăm dò dư luận của NYT-CBS vào tuần trước ghi nhận 70% người Mỹ tin đất nước đang đi sai đường so với 26% nói ngược lại.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, tiên đoán kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2016 khiến cho dân Mỹ nghi ngờ về những lời lẽ hoa mỹ trong các bài diễn văn của Tổng thống Obama không mang lại hiệu quả cho cuộc sống.

Hôm 18 tháng 4, Tổ chức Đánh giá Tín nhiệm Standard & Poor’s đã đánh tụt Hoa Kỳ xuống hạng AAA-1 vì công nợ và tái xác nhận vào hôm 27 tháng 4. Công nợ của Hoa Kỳ từ 10,000 tỉ USD vào tháng 1 năm 2009 vọt lên 14,300 tỉ, tăng 32% sau 2 năm Obama cầm quyền.

Mỗi người Mỹ phải gánh trên vai món nợ 46,000 USD trong điều kiện vật giá leo thang vùn vụt. Giá xăng tăng 90%, bắp 78%, đường 165%, vì hai loại này được dùng tinh chế ethanol thay xăng trong khi nạn đói, thiếu dinh dưỡng đang đe dọa nhân loại. Số người Mỹ thất nghiệp dài hạn tăng 146% đang nóng lòng trước thị trường nhân lực bấp bênh khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn lòng vòng ở mức gần 10%.

Tổng thống Obama chú trọng đến phát triển năng lượng sạch mà không lưu tâm đến tiến bộ kỹ thuật tương ứng và nhu cầu thị trường. Obama tìm cách ngăn cản việc khai thác dầu hỏa trong và ngoài thềm lục địa chẳng những tạo ra tình trạng thất nghiệp mà còn giúp các ông chủ mỏ vàng đen nâng giá một thùng dầu thô tăng 136% trong vòng 2 năm.

Mấy ông chủ mỏ dầu hỏa ở Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ, Nga được dịp trả thù cho đợt tụt giá do suy trầm kinh tế toàn cầu. Dĩ nhiên, họ rất cám ơn Obama đã trao sợi dây để thắt cổ những kẻ không được thiên nhiên ưu đãi.

Chiến trường Iraq và A Phú Hãn lắng dịu nhờ lịch trình rút quân của Tổng thống Obama vẫn tiềm ẩn một sự bất ổn nghiêm trọng hơn ở cuối chân trời. Trong chuyến thăm Iraq mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tỏ ý muốn Thủ tướng Mouri al-Maliki gia hạn sự hiện diện của quân Mỹ sau năm 2011. Phiến quân Taliban đã gia tăng các vụ tấn công vào quân quốc tế và lực lượng an ninh A Phú

Hãn ở bất cứ đâu, vào lúc nào.Khó thuyết phục dư luận tin rằng Iraq sẽ đi vào

ổn định, phát triển khi lính Mỹ cuốn gói về quê. Iran sẽ có một đồng minh cùng phái Shiite để mở rộng vùng ảnh hưởng tại Trung Đông. Liệu Hoa Kỳ có làm ngơ khi những bạn bè như Á Rập Saudi, Bahrain, Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống nhất từng cung cấp dầu hỏa cho Mỹ bị Iran đe dọa tấn công?

Thoạt đầu Chính quyền Obama ủng hộ nhiệt liệt cuộc cách mạng quần chúng từ Bắc Phi lan tới Trung Đông do ảo tưởng về chế độ dân chủ hình thành sau khi lật đổ được các nhà độc tài đã cai trị suốt vài ba thập niên. Hoa Kỳ bỗng giật nẩy mình khi khám phá ra những bàn tay Hồi giáo quá khích giật dây ở phía sau. Hai nhà lãnh đạo thế tục, ôn hòa, thân Tây Phương tại Tunisia và Ai Cập bị hạ bệ, số khác đang lung lay. Yêu sách cải tổ quyền dân chủ, chính trị, kinh tế của người biểu tình biến thành lật đổ chế độ hướng về đòi hỏi lấy Luật Hồi giáo Sharia làm nền tảng cai trị.

Chiến lược chống khủng bố của Chính quyền Obama tạo điều kiện cho nhiều thể chế giáo quyền thành hình trong thế giới Á Rập. Vì thế, Obama buộc phải làm ngơ trước các vụ đàn áp đẫm máu người biểu tình tại Yemen, Bahrain, Á Rập Saudi.

Tổng thống Obama đưa quân tham chiến tại Lib-ya theo sự xúi giục của Anh và Pháp mà đang lúng túng, vì không có chiến lược kết thúc chiến tranh.

Với dòng máu Hồi giáo chảy trong huyết quản, cùng lời hứa không tấn công bất cứ quốc gia Đạo Hồi nào của TT Obama mà ảnh hưởng của Mỹ cũng sẽ bị đánh bật ra khỏi thế giới Á Rập.

Ít ai nghĩ rằng người Hồi giáo dưới các chế độ độc tài tôn giáo sẽ hài lòng trên quê hương đã sạch bóng kẻ ngoại đạo, phản đạo mà chẳng vung gươm ra ngoài biên giới.

Khả năng lãnh đạo của TT Obama được Zbigniew Brzezinski, Cố vấn Anh ninh Quốc gia dưới trào Jimmy Carter, nhận xét trên tờ New Yorker “Ông ta không vạch ra chiến lược mà giảng đạo”.

Sept. 11,

2001

Tháng 06, Trang 5

CON ĐƯỜNG GIAO CHỈ(phần II)

Trung Quang

(NgD: Dưới đây là đóng góp của thân hữu Trung Quang về vấn đế đất nước hiện nay. NgD hi vọng là sẽ có nhiều độc giả tham gia ý kiến để đi đến một kết quả khả quan.)

Hy vọng có nhiều chỉ trích và bổ túc thêm cho giải pháp VN. Tôi không dám nghĩ là mình có đủ những gì cần cho một quốc gia như VN sau bao nhiêu tranh đấu chống ngoại xâm quá hùng mạnh và bất đồng ý kiến về xây dựng nước nhà. Tôi hy vọng mong manh là toàn dân Việt có thể chấp nhận cái sườn giải pháp đề nghị để cùng xây dựng lại đất nước. Tôi thiển nghĩ rằng ngoại xâm thành công vì có nội tuyến, mà nội tuyến có được là do chúng ta không đối với chúng ta một cách công bằng như nhau.

Xin đa tạ. Trung Quang

B- Bình Đẳng Chủ Nghĩa Thuyết Âm Dương và Huyền thoại Rồng Tiên

cho thấy vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân Giao Chỉ. Thuyết Tam Tài giúp tổ tiên am hiểu cái thế đứng con người giữa Trời và Đất cùng cái liên hê quan trọng giữa những con người với nhau. Tổ tiên đã thấu hiểu cách tổ chức xã hội loài người sao cho được thanh bình và thịnh vượng để tự tồn và phát triển. Ta có thể nói Việt tộc đã vào Chu Kỳ Đạo Đức từ năm 2879TC. Cái quan niệm chủ đạo để thành công là sự quân bình trong xã hội, nghĩa là Bình Đẳng giữa mọi con người với nhau, nhất là Bình Đẳng Kinh Tế.

Lý do của quan niệm Bình đẳng là, từ thời khai thiên lập địa đến bây giờ, con người ý thức là không một ai tự tồn và phát triển một mình được. Tự tồn và phát triển đòi hỏi sự đoàn kết của một tập thể, dù đó là một gia đình, họ hàng, bộ lạc hay quốc gia. Do đó, tự xưng “thiên tử” (nhà Chu ở Trung Quốc) để chiếm hữu tất cả của cải của một tập thể là đi ngược lại lẽ phải và thiên nhiên: Đó là hành động bốc lột.

Chúng ta hãy cùng mổ xẻ tư tưởng xã hội của tổ tiên để cùng học hỏi rồi vạch một lối đi chung cho dân tộc và toàn thể nhân loại. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy không một chủ nghĩa xã hội nào thích hợp với cái mơ ước rất bình dị của mổi con người là được bình đẳng với các con người khác trong cộng đồng xã hội trên mọi khía cạnh ở mọi lãnh vực.

I- Tư tưởng dẫn đạo chính trị:Thuyết Âm Dương cho thấy hai thành tố âm và

dương luôn vận chuyển cho nhau. Do đó tổ tiên quan niệm âm không xấu mà dương cũng không tốt. Xấu tốt là ở sự quân bình bền vững giữa hai bên. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn được thanh bình và thịnh vượng, con người phảỉ có một sự quân bình xã hội tức là bình đẳng với nhau ở mọi mặt, nhất là mặt kinh tế. Bất bình đẳng gây tội ác xã hội, chế độ nô lệ và chiến tranh diệt chủng. Căn bản con người nô lệ là bị cướp mất cái quyền bình đẳng của nó. Bình Đẳng là bà mẹ, vú sữa nuôi hai đứa con Dân Chủ và Tự Do. Khi bà mẹ, vú sữa bị đàn áp và đói rách thì hai đứa con dân chủ và tự do không thể nào phát triển khỏe mạnh được, nghĩa là dân chủ tự do giả tạo hay dân chủ và tự do theo điều kiện giai cấp thống trị cho phép. Nôm na mà nói là “Tôi và Anh Chủ Nghĩa”. Tôi có quyền thì anh cũng phải có quyền như nhau. Cái quyền đòi hỏi cái bổn phận phải tôn trọng cái quyền của kẻ khác. Chúng ta không thể sống lẻ loi một mình mà tự tồn và phát triển được. Do đó, ngay từ thời tiền sử, con người đã tập hợp lại từng gia đình. Người gia trưởng có nhiệm vụ điều hành mọi công tác và phân phối mọi thành phẩm công bằng. Khi nhiều gia đình hợp lại thành họ hàng thì người gia trưởng nào có khả năng lãnh đạo nhất được đề cử làm tộc trưởng để điều hành và bảo vệ quyền lợi của họ hàng. Nhiều họ hàng hợp lại thành bộ lạc. Một người đàn ông tráng kiện và mưu lược nhất giữ vai trò tù trưởng với cùng nhiệm vụ. Rồi tù trưởng dũng mãnh nhất kết nhiều bộ lạc lại thành quốc gia.

Nhưng tiếc thay người lãnh đạo quốc gia tự xưng là “thiên tử” (Con Trời) với sứ mạng cai trị dân. Ông cưỡng chiếm mọi tài sản của cải quốc gia cho riêng ông và gia đình ông. Quyền bình đẳng cá nhân bị tước đoạt bằng bạo lực. Bất công bắt đầu. Tội ác nẩy nở. Ông ban ân huệ cho một số người phục tùng ông để mưu đồ bảo vệ quyền lợi tư riêng theo khuôn

Người Dân Số 250Trang 6

khổ cha truyền con nối. Ông tạo ra một quan hệ sản xuất bất công để giữ vững ngôi thiên tử.

Cái mẫu số chung trong các chế độ từ xưa cho đến nay là “cai trị dân” với “quan hệ sản xuất bất công”. Tư tưởng nhân loại tiếp tục phát triển và đã đưa đến quan niệm Dân Chủ. Nền dân chủ đã và đang tràn lan khắp thế giới và giải phóng một số lớn con người. Tuy nhiên tội ác và chiến tranh vẫn tiếp tục với dẫy đầy bất công, dù ở ngay các quốc gia tự nhận có nền dân chủ gương mẫu nhất. Dân chủ thì có, nhưng tội ác và chiến tranh vẫn còn.

Câu hỏi là “Tại sao?” Nếu quan sát xã hội kỹ lưỡng hơn, ta sẽ thấy

những điều sau đây:a-Nền dân chủ còn nằm trên lý thuyết nhiều hơn

là trên thực tế. Nhiều quốc gia chưa có dân chủ mặc dù họ tự nhận có dân chủ..

Theo định nghĩa, “dân chủ là điều kiện xã hội bình đẳng và tôn trọng cá nhân trong cộng đồng” (Democracy is a social condition of equality and re-spect for the individual within the community). Vậy ta thấy rõ rằng Bình Đẳng là điều kiện tiên quyết để có dân chủ. Tôn trọng cá nhân khác (respect for the individual) phản ảnh cái nghĩa vụ: “Quyền” phải đi đôi với “nghĩa vụ” tôn trọng cái quyền của kẻ khác. Bầu cử là một bước đầu căn bản của dân chủ. Thể thức bầu cử phản ảnh cái quan niệm đúng đắn cuả nền dân chủ thật sự. Nhưng bầu cử chỉ là một trong nhiều điều kiện “Cần” và “Đủ” của một nền dân chủ thật sự. Nếu bạo lực quân sự hay kinh tế chà đạp quyền bình đẳng thì bầu cử chỉ là hình thức giả tạo lừa gạt.

b- Cái quan hệ sản xuất còn rất bất bình đẳng. Chính cái quan hệ sản xuất bất bình đẳng là nguồn gốc của tội ác xã hội và chiến tranh. Ta có thể nói một cách chính xác rằng quan hệ sãn xuất bất công còn, tội ác xã hội còn và chiến tranh còn. Quan niệm “Anh Cả (Big Brother) lo cho mọi người” là một quan niệm sai lạc, dẫn đến độc tài quân phiệt và phản ảnh chính xác cái “Cai trị dân” với “Quan hệ sản xuất bất công”. Chính sách “Cai trị dân” và “quan hệ sãn xuất bất bình đẳng” đã hoàn toàn thất bại trong việc đem lại hòa bình hạnh phúc cho nhân loại hơn 5.000 năm lịch sử. Mỗi ngày chiến tranh càng tàn bạo hơn và càng dã man hơn với sức tiêu diệt vạn năng của vũ khí hóa học, vi trùng và hạt nhân. Loài người đang đi xa dần nền văn minh, mặc

dù tiến bộ kỹ thuật vượt bực để thầm lặng trở về với tình trạng “dã man mạ vàng”. Vậy cần một ngọn sóng thần tư tưởng đổi mới, đề nghị rằng đã đến lúc chính sách “Cai trị dân” thất bại, phải nhường chỗ cho một chính sách tiến bộ và văn minh hơn: Đó là “Dân Chủ Quản Trị”.

Chính sách đề nghị này bao gồm cơ sở bình đẳng trong công tác sản xuất với phân chia quyền lợi hợp lý hơn.

II- Tư tưởng dẩn đạo kinh tế:Bình Đẳng Kinh Tế Chủ Nghĩa sẽ đặt nền móng

trên nguyên tắc “Dân Chủ Quản Trị”. Con người sinh ra không giống nhau về mọi

phương diện. Có người sinh ra với nhiều khả năng trí tuệ hơn khả năng bắp thịt. Có kẻ sinh ra với nhiều khả năng bắp thịt hơn khả năng trí tuệ. Nhưng trong công tác sản xuất gồm phương pháp chia công thích hợp cho mổi cá nhân thì người trí thức hay anh lao động chân tay đều có một giá trị thích nghi, vì công tác sản xuất cần cả hai năng lực trí thức và lao động.

Đứng về phương diện tinh thần, chúng tôi không nghĩ rằng có một Thượng Đế nào mà bất công đến nỗi sinh ra con người này để làm nô lệ cho người kia. Chúng tôi tin rằng giàu hay nghèo là do cái quan hệ sản xuất bất bình đẳng và sự phân phối bất công tổng sản lượng tài nguyên thiên nhiên giữa các tầng lớp trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là thiên định. Nhưng có thể thay đổi do bạo lực xâm lược dưới nhiều hình thức. Cái quan hệ sản xuất bất bình đẳng giúp cho lợi nhuận của giai cấp thống trị tăng rất nhanh trong khi quyền lợi của giai cấp bị trị không tăng mà còn bị giảm. Do đó năng suất của giai cấp bị trị không được khuyến khích mà còn bị đình trệ, vì họ nghĩ rằng làm nhiều trong quan hệ sản xuất bất công chỉ làm giàu thêm cho giai cấp thống trị.

Danh từ mỹ miều “Làm chủ tập thể” không hấp dẫn được mấy ai. Đó là lý do thất bại của cuộc cách mạng Xô viết sau 72 năm. Chủ tịch Kroutchev và Gorbachev không ngần ngại sửa sai với Chính Sách Xét Lại, Glasnost và Petroiska. Bình đẳng kinh tế chủ nghĩa sẽ giải tỏa cái ứ động triền miên năng lực sản xuất của mọi con người.

Tháng 06, Trang 7

Lịch sử cho thấy sự sai lầm của chủ trương “Tư hữu sinh bốc lột”. Tư hữu trong quan hệ sản xuất công bằng không sinh bốc lột. Chính cái quan hệ sản xuất bất bình đẳng mới sinh ra bốc lột, vì nó tiếp tục tạo một sự chênh lệch khổng lồ về tư hữu giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Cái chênh lệch khổng lồ này là nguồn gốc của tội ác xã hội và chiến tranh điêu tàn. Khi bình đẳng kinh tế là quốc sách thì cái quan hệ sãn xuất bất bình đẳng “Chủ và Thợ” phải được thay thế bằng cái quan hệ sản xuất bình đẳng tiến bộ hơn và văn minh hơn. Đó là “Chủ và Cộng sự viên” trên nguyên tắc “Anh có của, tôi có công, chúng ta hợp tác sãn xuất và cùng hưởng lợi”.

Sau đây là lý do tại sao quan hệ sản xuất hiện tại là quan hệ sản xuất bất bình đẳng.

Mọi công tác sản xuất dựa trên hai yếu tố căn bản : Vốn (V) và Người (N) hay nhân lực. Công thức sãn xuất sẽ là:

SX = V + N [SX = Sản Xuất] (1)TL = TT – (V + N) [TL = Tiền lời; TT = Tiền Thu] (2)

Chủ có vốn (V), nhưng không có nhân lực (N). Vậy Chủ không thể nào sản xuất đại qui mô được. Cộng sự viên có nhân lực (N), nhưng không có vốn (V). Vậy cộng sự viên cũng không thể nào sản xuất đại qui mô được. Do đó Chủ và Cộng sự viên phải hợp tác để sản xuất.

Ta thấy rõ chủ và cộng sự viên như âm với dương, phải vận chuyển cho nhau trong công tác sản xuất. Hợp tác chính là sự quân bình năng động bền vững giữa âm và dương, ở đây là quân bình giữa chủ và cộng sự viên. Thành phẩm (TP) sãn xuất là do Vốn và Nhân lực (công thức 1). Vậy mỗi thành phần trong thành phẩm sản xuất phải được chia phần theo nguyên tắc sau đây:

1- Tiền vốn (V) là năng lực sản xuất cố định, được chia phần theo lãi xuất đương thời.

2- Người hay Nhân lực (N) là năng lực sản xuất sinh động. Chủ và tất cả cộng sự viên đều được hưởng bốn (4) loại thù lao sau đây:

a.Thù lao căn bản: Thù lao căn bản là chi phí cần thiết để bảo đảm

sức khỏe cá nhân để tiếp tục sản xuất. Tiền thù lao này sẽ đồng đều cho chủ và cộng sự viên, không phân biệt già trẻ, gái trai, mới cũ, trí thức hay lao động chân tay.

b.Thù lao năng suất sản xuất cá nhân:Thù lao năng suất sản xuất cá nhân dựa vào nguyên

tắc “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”. Có hai loại năng suất sản xuất cá nhân: Năng suất sản xuất chỉ huy và Năng suất sản xuất thực hiện. Năng suất sản xuất chỉ huy là các giám đốc nhà máy hay đồ án sản xuất. Năng suất thực hiện là cộng sự viên thừa hành công tác sản xuất. Thù lao tột đỉnh cho hai loại năng xuất sản xuất cá nhân này không được quá sai biệt.

c.Thù lao khả năng tăng năng suất sản xuất cá nhân:

Thù lao này có mục đích khuyến khích học hỏi (bằng cấp), trau dồi nghề nghiệp hay sáng kiến phát minh để tăng thêm năng suất sản xuất.

d. Tiền lời hằng năm [xem công thức 2 : TL = TT – [(V+N)]:

Chủ và tất cả cộng sự viên đều được chia phần cái tổng lợi nhuận cuối năm do thành phẩm đem lại theo công thức đã thỏa thuận trước hoặc do Uỷ Ban Kinh Tế Quốc Gia quyết định.

Dần dần cộng sự viên sẽ sung túc hơn về tiền bạc. Họ có bổn phận phát triển thêm cơ sở sản xuất bằng cách đầu tư một phần tiền lợi nhuận cuối năm vào vốn (V) của xí nghiệp. Sau một năm, mọi người đều có các thù lao sau đây:

ttl = a + b + c + d + e (3) [ttl = Tiền thù lao của mỗi người][a = Thù lao căn bản][b = Thù lao năng suất sản xuất cá nhân][c = Thù lao tăng năng suất sản xuất cá nhân][d = Tiền lời hằng năm chia cho mỗi cá nhân][e = Tiền lời do cá nhân đầu tư vào vốn của xín ghiệp]

Năm đầu dịch vụ sản xuất, cộng sự viên chưa đầu tư vào vốn, nên công thức sẽ là:

ttl = a + b + c + d [e = 0] (4)Nếu cá nhân nào không có tăng năng suất sản xuất

cá nhân thì thù lao c = 0. Vậy họ chỉ được hưởng: ttl = a + b + d + e [c = 0] (5)

Sau nhiều năm cộng tác sản xuất, mỗi cộng sự viên có khả năng cung cấp cho con mình học cao để trở thành kỹ sư, bác sĩ hay chuyên viên cao cấp trong các ngành khác. Khi trình độ dân tăng, năng lực sản xuất tăng. Nước nhà thêm phú cường. Dân làm việc ít giờ hơn (ví dụ: 6 giờ mỗi ngày) nhưng

Người Dân Số 250Trang 8

lãnh nhiều tiền hơn. Dân có nhiều giờ rảnh với gia đình để lo cho con cái ăn học thành tài. Tệ hại xã hội như trộm cắp, biển thủ công quỹ quốc gia, tham nhũng hay giết người cướp của sẽ giảm thiểu tối đa, vì mọi người đều có tư hữu dồi dào. Tâm lý cho thấy con người khi có tư hữu sung túc sẽ sống lương thiện để tận hưởng cái thành quả hơn là phạm tội phải mất tài sản và ngồi tù khổ đau.

Tư hữu phổ biến dồi dào không tiêu diệt được cái óc thống trị của con người, nhưng nó sẽ vô hiệu hóa cái óc thống trị đó, vì không còn ai đi chết hay gây tội ác cho óc thống trị phát triển để nô lệ hóa thêm người đồng loại. Trái lại, nó sẽ hợp tác để thủ tiêu cái óc thống trị ngay khi chớm nở. Do đó, ta có thể nói:

“Khi mọi người CẦN có đủ, TỘI ÁC ra đi, CHIẾN TRANH tận diệt.”

III- Bổn phận và quyền lợi của mọi công dân:Khi cần phục vụ quốc gia như tòng quân nhập ngũ

hay đảm nhiệm chức vụ trong chính quyền thì Chủ hay Cộng sự viên vẫn tiếp tục hưởng mọi quyền lợi như còn đang sản xuất tại xí nghiệp, vì phục vụ quốc gia là tiếp tục phục vụ xí nghiệp trong một cương vị khác.

Khi trở về với đời sống dân sự, họ đương nhiên trở lại nhiệm vụ cũ hay tương đương.

Đường lối tổ chức này có rất nhiều lợi điểm cho cá nhân, gia đình, xí nghiệp và quốc gia:

a. Lợi điểm cho cá nhân và gia đình:1- Chủ hay cộng sự viên được bảo đảm tài chánh khi phục vụ quốc gia. 2- Khi trở về đời sống dân sự họ không bị nạn thất nghiệp.3- Gia đình không bị đổ vỡ kinh tế khi chủ hay cộng sự viên đi làm nhiệm vụ quốc gia nhất là đầu quân nhập ngũ.b. Lợi điểm cho xí nghiệp:1- Cộng sự viên hết lòng sản xuất với năng suất sản xuất gia tăng.2- Việc phá hoại cơ sở sản xuất tận diệt vì đó là nguồn lợi chính của họ.c. Lợi điểm cho quốc gia:1- Chính phủ chỉ trả thêm tiền thù lao chức vụ và hiểm nguy cho nhân viên mà thôi.2- Không có sưu cao thuế nặng làm khổ dân vì chi phí quốc gia giảm.

3- Nạn tham nhũng, hối lộ, thâm thủng ngân quỹ giảm thiểu tối đa hoặc triệt tiêu.4- Tệ nạn đình công bãi thị hay giai cấp đấu tranh triệt tiêu.5- Khuynh hướng phản bội tổ quốc chấm dứt.6- Quỹ cứu trợ quốc gia hay an sinh xã hội giảm thiểu. Nó chỉ dành cho một thiểu số sinh ra tật nguyền, bị tai nạn bại liệt cơ thể hay bệnh trầm trọng kinh niên không sản xuất được. IV- Tổ chức quốc gia:Chế độ chính trị kinh tế mới đòi hỏi một tổ chức

quốc gia thích hợp mới. Vậy Việt Nam sẽ có bốn (4) ngành chính với sứ mạng mới:

A- Hành pháp: Chính phủ điều hành quốc gia chứ không cai trị như xưa. Áp dụng luật lệ nghiêm khắc và vô tư để điều hành quốc gia do dân uỷ nhiệm. Người điều hành quốc gia có thể ví với người Nhạc Trưởng và quốc gia như Ban Nhạc gồm nhiều loại nhạc công khác nhau.

B- Lập pháp: Thảo hiến pháp và luật lệ cần thiết cho công tác điều hành quốc gia.

C-Tư pháp: Áp dụng luật lệ quốc gia vô tư và công bằng để giải quyết mọi vi phạm luật lệ một cách nghiêm khắc để duy trì an ninh trật tự.

D- An ninh quốc gia: Bảo vệ quốc gia.Ngành hành pháp gồm có:1- Phủ Tổng Điều Hành: gồm một Tổng Điều

Hành Viên (thay thế cho Tổng Thống cũ) thi hành nhiệm vụ do toàn dân đồng quyết trao cho với tất cả mọi uy quyền và phương tiện cần thiết.

2- Các Bộ đứng đầu là Tổng trưởng chịu trách nhiệm với Tổng Điều Hành Viên và quốc dân. Dịch vụ Giáo dục và Y tế sẽ miễn phí vì đã có thuế toàn dân phải đóng.

Tổng Điều Hành Viên được chọn theo phổ thông đầu phiếu với đa số tương đối cho một nhiệm kỳ 7 năm. Ông có thể tái ứng cử hai lần. Tái ứng cử lần thứ ba phải có 75% dân chúng yêu cầu. Nhiệm vụ chính là điều hành quốc sự theo luật lệ và hiến pháp.

Ông không có quyền giảỉ tán quốc hội vì quốc hội do toàn dân bầu. Giải tán quốc hội là phạm nguyên tắc căn bản dân chủ. Nhưng ông có quyền bổ nhiệm và thay thế các Tổng trưởng theo nhu cầu quốc gia. Ông không có quyền bổ nhiệm Tổng trưởng Tư pháp. Nhưng ông có quyền đề nghị Quốc hội thay

Tháng 06, Trang 9

thế vị Tổng trưởng này vì quyền lợi quốc gia. Ông có thể bị truất phế bởi Quốc hội nếu ông phạm tội như tội phản quốc.

Tổng trưởng Tư pháp được chọn theo phổ thông đầu phiếu với đa số tương đối cho một nhiệm kỳ năm (5) năm. Tái ứng cử không bị hạn chế. Ông chịu trách nhiệm trước quốc dân, Tổng Điều Hành Viên và Quốc hội.

Dân biểu Quốc hội được chọn theo phổ thông đầu phiếu với đa số tương đối cho một nhiệm kỳ bốn (4) năm. Không bị hạn chế lần tái ứng cử.

Tất cả ứng cử viên vào nhiệm vụ chính phủ phải đưa ra lời hứa của mình trên đơn ứng cử. Khi đắc cử và tuyên thệ nhậm chức phải long trọng tuyên thệ thi hành tất cả các lời hứa trong vòng hai năm đầu thi hành nghĩa vụ và hứa sẽ tự giác từ chức nếu không thi hành đúng theo lời hứa bất cứ vì lý do gì. Không thi hành được lời đã hứa là thiếu khả năng lãnh đạo hay lừa gạt toàn dân. Nếu không tự giác từ chức thì chính phủ sẽ đảm nhiệm các biện pháp thích nghi giải nhiệm như sau:

a- Quốc hội giải nhiệm Tổng Điều Hành Viên khi cuộc điều tra kết thúc.b- Chủ tịch quốc hội giải nhiệm Dân biểu khi cuộc điều tra kết thúc. V- Áp dụng Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa:Hơn 5.000 năm, con người không theo lời Thượng

Đế. Con người đã phạm quá nhiều tội lỗi, kẻ ít người nhiều. Vậy loài người phải tự giác ngộ và tha thứ cho nhau để xây dựng lại nền văn minh nhân loại mới.

Theo truyền thống dĩ hòa vi quý và nhân đạo, Việt tộc xây dựng Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa bằng một cuộc CÁCH MẠNG TÌNH THƯƠNG, gồm các điều khoảng sau đây, do một Ủy Ban Lâm Thời Bình Đẳng Xã Hội thi hành:

1- Tổng Khoan Hồng mọi người. Tất cả tù nhân bất cứ vì lý do gì đều được trả tự do với điều kiện hứa sẽ không tái phạm sau khi được khoan hồng. Họ được cho biết là nếu tái phạm họ sẽ bị nghiêm khắc trừng trị.

2- Tuyệt đối không được xâm phạm tài sản của cải của một ai vì một lý do gì cả.

3- Tuyệt đối không trả thù cá nhân hay tập thể vì bạo lực chỉ đem lại bạo lực mà thôi.

4- Mọi tư tưởng sẽ được tôn trọng, trừ tư tưởng

ngược với Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa và làm suy đồi giá trị đạo đức con người. Tự do tín ngưỡng phải được bảo đảm. Mọi tôn giáo đều được tôn trọng như nhau.

5- Chủ nhân tự nguyện sản xuất theo nguyên tắc “Chủ và Cộng sự viên” trên công thức “Anh có của, Tôi có công, Chúng ta cộng tác sản xuất và cùng hưởng lợi”. Nếu Chủ nhân nào không chấp nhận chính sách sản xuất nêu trên thì họ phải được toàn quyền tự sản xuất lấy. Tự do lựa chọn của họ phải được hoàn toàn tôn trọng.

6- Mọi công dân gái trai, già trẻ đều được coi là “thiên Tử” với nghĩa vụ tôn trọng tất cả quyền luật định cho kẻ khác. Công dân nào phạm trọng tội sẽ mất quyền ứng cử vào các chức vụ quan trong trong xã hội. Đó là nguyên tắc “Quyền và Bổn Phận”.

7- Mọi công dân đều là chủ mọi tài sản quốc gia và có bổn phận bảo vệ gìn giữ tài sản đó trong thời bình cũng như trong thời chiến.

8- Mọi công dân phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc và đặt quyền lợi tổ quốc trên hết.

9- Tuyệt đối tôn trọng người già, phụ nữ và trẻ con.

10- Bình đẳng được coi là một nhân quyền bất khả xâm phạm.

C- Kết luận:Cách Mạng Tình Thương Việt Nam xây dựng trên

quyền Bình Đẳng giữa con người với con người trong xã hội ở mọi lảnh vực với trọng tâm Kinh Tế Bình Đẳng. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa “Chủ và Cộng sự viên” trên nguyên tắc “Anh có của, Tôi có công. Chúng ta hợp tác sãn xuất và đồng hưởng lợi”. Mọi người dân có quyền chia phần mọi tài nguyên quốc gia và phải có bổn phận bảo vệ nó trong thời bình cũng như trong thời chiến (quyền và nghĩa vụ). Mọi người dân phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc và đặt quyền lợi tổ quốc trên quyền lợi cá nhân. Người già, phụ nữ, trẻ con và người yếu phải được tôn trọng. Mọi tư tưởng đều được tôn trọng ngoại trừ tư tưởng phản bình đẳng xã hội chủ ngh ĩa hay làm suy đồi giá trị đạo đức con người. Bảo đảm tự do tín ngưỡng. Mọi tôn giáo đều được tôn trọng như nhau. Quyền phải đi đôi với trách nhiệm tôn trọng cái quyền của kẻ khác.

Cách mạng tình thương Việt Nam sẽ mở ra một nền văn minh nhân loại mới trong thanh bình vĩnh

Người Dân Số 250Trang 10

cửu, trong đó người bốc lột người chấm dứt vĩnh viễn. Hòa bình vĩnh cửu trong tình thương nhân loại. Bình Đẳng được coi là một nhân quyền và tuyệt đối tôn trọng. Việt Nam khởi sự một chu kỳ mới: Đó là Chu Kỳ Đạo Đức, trong đó quyền bình đẳng giữa con người với con người được triệt để tôn trọng.

Ta thấy truyền thuyết thần thoại “Mẹ Âu Cơ gốc Tiên lấy Lạc Long Quân gốc Rồng đẻ trăm trứng, trứng nở 100 con…” dẫn đến chủ thuyết “Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa” sau khi được giải mã. Nó minh chứng cái quan niệm của Augustin Thière về truyền thuyết thần thoại “những nhân vật, những chứa đựng trong truyền thuyết là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng độc sáng nhưng nó còn chờ người đời sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải”.

Một dân tộc chủ thể của nền văn hóa Hòa Bình và đã đóng góp vào nền văn minh Kim tự tháp Yo-naguni trên thềm Nanhailand 8.000 BC chìm sâu dưới lòng đáy đại dương Đông Nam Á đã để lại cho con cháu một chính sách đáp ứng nguyện vọng căn bản nhất của con người và đã được diễn đạt trong sáng minh bạch trong chủ thuyết Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa. Chủ nghĩa này như thanh bảo kiếm vô hình, uyển chuyển như mây như nước, nhưng sắc bén mầu nhiệm, tiêu diệt giai cấp thống trị tàn bạo vô nhân đang giam cầm con người dưới gông cùm nô lệ bằng những vũ khí có sức tàn sát tập thể vạn năng. Nó sẽ đem ánh sáng văn minh Văn Lang soi sáng khắp năm châu bốn bể để giúp con người vùng lên tự giải phóng và lập lại một nền hòa bình vĩnh cửu, trong đó con người sồng bình đẳng và tự do trong tình thương nhân loại.

Việt Nam thế kỷ 21Nhóm tiền phong Con Nước Việt

CHUYỆN THÁNG TƯ, THÁNG NĂM

Hoàng Thị NgọTháng Tư này, tôi có đôi chút thắc mắc. Mà là

thắc mắc của kẻ thường dân thôi. Thường dân thì bất cứ ở đâu cũng là tối đại đa số.

Chẳng khôn ngoan, giỏi dang, học hành, hiểu biết,... là bao. Nhưng cũng chẳng có nghĩa là đần độn, ngu dốt,... Trái lại, tối đại đa số lương thiện, chất phác, cần cù,... Nhất là trọng pháp. Vì sợ quyền thế cũng có, nhưng chính là vì biết mình có trọng pháp mới hi vọng có an ninh trật tự để mà tay làm hàm nhai. Do đó, thường dân ít khi giám làm điều gì bị cấm đoán. Nếu có là phải do người chỉ dẫn, lãnh đạo.

Theo thiển kiến, tôi cho rằng, và cũng thấy rằng, chuyện lớn lao gì xảy ra, tốt xấu, cũng đều do các thành phần ưu đãi của xã hội chủ chốt. Những thành phần này là các vị có quyền thế, tiền của, bằng cấp và con cái, thân nhân họ. Thế cho nên, trong đời tôi, đích xác biết, bằng xương bằng thịt các cụ cựu học Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... các cụ Nguyễn Bá Trác, Lê Dư (Sở Cuồng),... các cụ nửa tân nửa cựu Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,... Hoàng Trọng Phu, Bùi Bằng Đoàn,... các cụ tân học Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu,... người chống Pháp người cộng tác với Pháp.

Những vị này được coi là “kẻ sĩ” hay “sĩ phu”, đồng nghĩa với tài năng và đức độ. Phải có cả hai thứ, không thể thiếu. Có tài, thiếu đức, thành công lớn trong đời, thiên hạ có nể, nhưng không trọng. Có đức thiếu tài, thiên hạ trọng, nhưng không nể.

Đấy là các bậc cha anh. Còn những vị sau này chịu ảnh hưởng của Liên Xô, thiên hạ không trọng, không nể, nhưng sợ.

Các vị này là:Đoàn quân Việt Minh đi, sao vàng phất phớiDắt giống nòi, quê hương qua nơi lầm than

để:Đấu tranh này là trận cuối cùngBao nhiêu lợi quyền sẽ qua tay mình

Đất nước đang đầy hi vọng vươn lên, với bao nhiêu truyền thống đẹp đẽ, mà bị “dắt qua nơi lầm than”, rồi “bao nhiêu lợi quyền” qua tay cả mấy ông

Tháng 06, Trang 11

bả thì rõ quá rồi. Các ông bả rõ mà thường dân cũng rõ. Các ông bả thì hưởng thụ, thường dân thì rán gồng mình phục vụ.

Thế thì con cháu các ông các bà: bà Dương Thu Huơng sinh năm 1947, ông Cù Huy Hà Vũ sinh năm 1957, ông Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, bà Lê Thị Công Nhân sinh năm 1979, vân vân... tất cả đều sinh trong chế độ (sau 1945), được nuôi nấng, dạy dỗ, học hành, đào luyện dưới ánh sáng Mác Lê thì giống nòi, quê hương lầm than, bao nhiêu lợi quyền ở trong tay mình là... yên chí lớn rồi.

Tuy nhiên đó không phải là điều tôi quan tâm. Mà tôi thắc mắc là nghe nói giáo sư Ngô Bảo Châu bị “bọn xấu” tấn công thế nào đến nỗi phải đóng cái mục “Thích Học Toán” của ổng trên internet. Từ đó nó lan man như thế này: Cái gì khiến bà Dương Thu Hương, khi 1975, ngót 30 tuổi, chưa hề ra ngoại quốc, mà ngay sau khi tiếp xúc với Miền Nam, tức thời biết mình bị lường gạt nhưng rồi lại vội tuyên thệ làm đảng viên. Cái gì khiến ông Cù Huy Hà Vũ, học hành tại ngoại quốc, mà mãi 2005, ngót nghét 50, cái tuổi tri thiên mệnh, mới quậy. Cái gì khiến ông Ngô Bảo Châu, trên dưới 40, cái tuổi nhi bất hoặc, ở ngoại quốc gần hai chục năm, vẫn nhận ân sủng của chế độ bất nhân. Cái gì khiến cô bé Lê Thị Công Nhân (ngót 20 tuổi), chưa một ngày ở ngoại quốc để mà so sánh, lại cực lực chống đối chế độ.

Dĩ nhiên thường dân thì khó hay không thể biết gì những ẩn tình, những thâm cung bí sử của các nhân vật như trên. Nên chỉ có thể nhận định qua những điều thanh thiên bạch nhật. Tựa như đi xem tưồng, xem hát chỉ biết diễn viên đóng hay hay hát dở, chứ làm sao biết họ no thuốc (phiện), đói cơm hoặc thua bạc, đỏ tình,...

Cho nên tôi cũng mạn phép suy luận để mong được chỉ giáo. Không chừng, cũng từ đó dẫn đến chuyện tìm ra những vị lãnh đạo cho công cuộc giải thể cái nhà nước vô luân. Và xin lần lượt tạm bàn về bốn vị kê trên.

- Bà Dương Thu Hương, cho đến khi biết bị lừa, tất là người “cách mạng” nhiệt tình trong việc diệt Mỹ Ngụy, để xây dựng thiên đường hạ giới. Khi diệt xong, có lẽ thấy cái thiên đường đó không chừng lại ở phía Mỹ Ngụy. Nhưng kẹt cái chúng chạy mất tiêu. Thì thua me gỡ bài cào, đành gia nhập Đảng, được đi học và tốt nghiệp Trường Viết Văn Nguyễn Du. Nhưng xem ra ngoi lên cũng còn khuya. Mười năm sau, nhờ dân Ngụy, bản chất ngụy, vớ được một tác phẩm của bà, tung hô ầm ĩ. Thế là bà thấy

ngay cái gì sẽ làm bà nổi đình đám. Bà xoay ra chống đối. Với bản chất hàng tôm hàng cá, bà nổi thật. Đến mức tự cho là đã làm xong thiên chức, còn lại là bổn phận của… đàn em. Và bà ra ngoại quốc làm... văn nghệ. Nghe đâu các tác phẩm của bà giá trị lắm. Với người ngoại quốc. Riêng tôi thì những cái người ngoại quốc hâm mộ có những giá trị rất rõ rệt. Tỉ như Nobel Hòa Bình của Lê Đức Thọ, của Obama,... như việc điều khiển các cuộc chiến của Pháp, của Hoa Kỳ,... như sự suy tôn Hồ Chí Minh là nhà văn hóa vĩ đại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO),... như sự can thiệp vào Lybia của Otan. Và xin kinh (không dấu sắc) phục cái đanh đá của bà Hương, mà không phải cái văn tài.

- Ông Cù Huy Hà Vũ, “cách mạng” con nhà nói. Được đi ngoại quốc học hành đến nơi đến chốn. Ông thừa thời gian để biết về thế giới cộng sản, về thế giới tự do. Chẳng biết ông được thụ hưởng gia tài ông cha nhiều ít những gì, mà im hơi lặng tiếng dài dài. Đến nay, quá cái tuổi tri thiên mệnh rồi mà chỉ đưa ra được chuyện liên minh quân sự với... Hoa Kỳ, thì xem ra chẳng có gì tiến bộ cả. Liệu có cái động lực gì đàng sau chăng.

- Ông Ngô Bảo Châu quả có tài. Nhưng tài thì là điều thiên phú. Trời cho ai người ấy hưởng. Tôi thấy cũng chẳng có gì đáng hãnh diện. Và chắc ông Châu cũng nghĩ thế. Nên thưởng thì ông nhận. Tuy ở địa vị ông thừa sức để tự tậu căn nhà. Và dù căn nhà đó là máu và nước mắt của nhân dân. Vậy, ông nói chỉ thích toán là không thực lòng. Có vẻ ông thích nhiều thứ lắm. Hay là chính ông cũng không biết ông là ai chăng?

- Cô (bà?) Lê Thị Công Nhân thì tội nghiệp quá. Mới 20 tuổi mà đã dại dột chống đối. Đã mất gì đâu và rồi cũng sẽ được gì đâu. Xem ra sẽ chẳng... ăn cái giải gì hết trọi.

Tuy vậy, về phần thường dân thì đàng nào lại cũng có lợi, không bổ ngang cũng bổ dọc cho công cuộc giải thể chế độ. Vì không ít thì nhiều, các vị đều chỉ trích đường lối của người cầm quyền hiện nay. Và cũng không ít thì nhiều (nhiều thì đúng hơn) đều là những thái độ, hành sử đáng kính phục, mà bất cứ kẻ thường dân nào cũng khó lòng có nổi.

Do đó, tóm lại, các vị tương tự như trên đều được sự cảm phục của đám lê dân. Mà sự cảm phục đó có là điều đáng kể hay không, hẳn lại là tùy riêng mỗi vị.

Rồi nay xin tiếp đến một thắc mắc khác.Nhưng xin được phép nói ngay rằng tôi là kẻ vô

Người Dân Số 250Trang 12

cùng khâm phục bà Ngô Đình Nhu. Vì khâm phục, tôi cầu mong để bà yên giấc ngàn thu. Tôi khâm phục vì, theo riêng tôi, tôi thấy có chính thể Ngô Đình Diệm là nhờ bà (bằng không ông Diệm, ông Nhu đã bỏ cuộc); chế độ Ngô Đình Diệm còn kéo dài là nhờ bà (bằng không ông Diệm, ông Nhu đã nhượng bộ ông Nguyễn Chánh Thi), không có sự hiện diện của bà, ông Diệm, ông Nhu không biết xử trí ra sao (phe tướng tá mới đảo chính thành công) nên chế độ mới mất. Chưa kể, cũng theo riêng tôi, bà là người giám nghĩ, giám nói và giám làm. Nếu bà trực tiếp cầm quyền, thì rất nhiều phần bà đã cho bắc tiến; và tương lai đất nước dân tộc sẽ khác xa. Bà lại còn là người nói lúc cần nói, làm lúc cần làm; và trái lại. Cho nên từ sau cuộc đảo chính 1-11-1963, bà rút vào cuộc sống ẩn.

Do đó, cũng lại theo riêng tôi, tôi rất khâm phục sự lựa chọn của bà. Thế cho nên mấy năm trưóc đây, tình cờ đọc được bài viết “Chuyện Trò Với Bà Ngô Đình Nhu” của một ông Trương Phú Thứ nào đó, tôi cho là rất lạ. Có thể phịa chăng? Chuyện phịa này không thiếu gì ở báo chí Việt Nam [1]. Do đó, tôi bỏ qua.

Tôi nghĩ thế là vì xét ra cả hai phía ông bà Nhu đều là những gia đình mà sự giao du hẳn rất chọn lọc. Những người liên hệ với ông bà Nhu nếu không phải họ hàng ‒‒ ngay cả họ hàng cũng không giản dị, vì cái nỗi con bà chính thất, thứ thất, thiếp, nàng hầu,...‒‒ thì là “gia nô”. Còn không, thì phải bằng vai phải lứa, đến mức nào hoạ may mới có cái kiểu một “mệnh phụ” 80 tuổi ngồi tâm sự đủ chuyện đằng đẵng hơn 6 tiếng đồng hồ: cùng gia thế, có thâm tình, cùng tuổi tác, cùng trình độ,...? Và, theo ông Thứ, ngày 16-3-2002, bà Nhu tiếp chuyện ông khỏa mạnh, minh mẫn lắm. Nhưng năm sau, băng nhựa ghi tiếng nói của bà gửi đến Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở nam California, thì rõ rõ ràng là bà lẩm cẩm, nói năng lộn xộn.

Ngay khi có tin bà Nhu tạ thế, ông Thứ đã lại lên tiếng sẽ đăng hồi ký của bà. Đây cũng lại là một điều lạ nữa. Sau gần năm chục năm im hơi lặng tiếng, bà viết hồi ký với mục đích gì. Nếu muốn phổ biến, sao bà không đưa cho nhà xuất bản danh tiếng nào hay tự đứng ra in. Chắc chắn cuốn hồi ký của bà ở “khâu” nào (xuất bản, phát hành, tiêu thụ,...) cũng toàn gặp những sự đón tiếp nồng nhiệt. Lãi to. Thế thì ông Thứ đối với bà Nhu phải là vai vế gì hoặc vì lý do nào đó, bà mới (phải) giao cho ông việc này.

Có thể do như sau:- Bà viết chưa xong. Điều này không đúng, vì nếu

định viết tất bà đã viết từ lâu. Vả ông Thứ nói rành mạch là đã đang dịch để in rồi.

- Bà không muốn sách tới tay độc giả khi bà còn sống. Cũng không đúng. Tính bà Nhu, ai cũng rõ, là người giám nghĩ, giám nói, giám làm. Bà không phải là người ngán ai mà phải né tránh. Mà ngay dù có thế thì còn con cháu của bà lo việc này.

- Các thân nhân của bà không muốn bà làm việc này mà cũng không muốn tiếp tay bà trong việc này.

Đại khái như thế, nên ngay sau khi ông Thứ lên tiếng thì, trên internet tạm đã có:

- ô/b Hoàng Thu thỏ thẻ: Tôi xin ông Trương Phú Thứ đừng viết gì để ca tụng bà nữa. Khi nào sách in xong cũng chẳng cần phải quảng cáo, ra mắt sách. Ông chỉ cần thông báo sách đã in xong và phát hành, tôi đảm bảo với ông đợt in đầu sẽ không đủ sách bán.

- ô/b Lam Loi thì: Đừng dùng danh nghĩa của người chết để tuyên bố những câu mà người chết không dám nói, không dám viết bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình. (Góp ý về “Bà Ngô Đình Nhu tha thứ hết”).

Vậy thì, tôi thiết tưởng, kèm với cuốn sách, ông Thứ nên có Lời Nhà Xuất Bản xác định cái mối giao tình giữa ông và bà Nhu, kèm theo phóng ảnh một đoạn sách do thủ bút gì đó của chính bà để độc giả yên trí đó là sách thực, thay vì nghi nghi ngờ ngờ, như chính ông đã viết trong bài nói trên.

Tôi nói thế là vì đã rất nhiều trường hợp có những người mạo danh nghĩa này nọ, mà những người bị lợi dụng không thèm đếm xỉa, không hề cải chính. Nên không thể cứ cho rằng hể phía đương sự không có lời phản đối đã nghĩa là sự thực.

*Chuyện quan trọng tháng năm thì, đối với đa số

người Mỹ, không thể ngoài cái vụ giết được Bin Laden. Thế nhưng với tên Mỹ giấy này, thì khác. Bin Laden kể từ sau vụ phá được hai tòa nhà ở New York, bị lệnh truy lùng của tổng thống Bush kể như cái xác chết chưa chôn mà thôi: trốn chui trốn lủi, chẳng làm được điều gì huê dạng nữa. Tuy nhiên giết được y vẫn là điều... tốt, vì mọi người vẫn yên tâm hơn, vì nhóm Hồi quá khích cũng mất tin tưởng hơn (Đấng Allah xem ra cũng không toàn năng). Thế nhưng làm om xòm rầm rĩ như ông Obama thì

Tháng 06, Trang 13

quá ẹ. Chính ông là người đòi hỏi đạo đức, đòi hỏi luật pháp, chê ông Bush về vụ Iraq, về vụ Guan-tanamo, đòi mang những người bị giam giữ ra xử ở tòa án,... (rồi mọi sự êm ru luôn!)

Tôi không gàn dở để đòi hỏi cái gì cũng phải tuyệt đối. Tôi công nhận Bin Laden đáng tội chết vì sát hại nhiều người. Giết được y là ngăn chặn nhiều kẻ noi theo. Đối với những kẻ như thế không thể nói đến nhân đạo, luật pháp. Thế nhưng phải bao nhiêu công sức, tiền bạc đổ ra với một cá nhân, thế mà thiên hạ xưa nay cứ bảo... Xịa là ghê gớm lắm. Trước đây bắt sống tổng thống Panama, thủ tướng Grenada, ... như trở bàn tay. Nay phải cả 10 năm theo dõi mới có thể mang máy bay tàng hình lẻn xâm phạm không phận nước người, trái luật quốc tế, trái luật bang giao, giết người không có khí giới, không có khả năng chống cự là... xoàng. Nếu việc bắt sống mang về tạo ra nhiều rắc rối, nên phải hạ sát và phải giấu giấu, giếm giếm, phải loan loạn xạ đủ mọi thứ tin, phải thủ tiêu đủ mọi chứng tích, thì đáng lẽ làm kiểu Đảng Hắc Long Nhật, Đoàn Lam Y Tàu là đủ. Cùng bất đắc dĩ phải làm như đã làm thì cứ cho như là chuyện nhỏ, chẳng nên làm rùm beng, có phải đỡ ế mặt không.

Ông Bush làm việc ít ra bề ngoài cũng có vẻ chính đính: Xin phép quốc hội vào Iraq, bắt sống Sadd-am, giao cho tòa án. Đàng này ông Obama làm toàn những chuyện khó coi.

Nhưng hẳn ông cho đó là thành tích ghê gớm lắm. Xưa nay chưa làm nên chuyện gì, chộp vội lấy để kiếm phiếu nay mai.

Đa số người Mỹ, ngay lúc này, có lẽ cũng cho là công lao ông Obama to lớn lắm. Nhưng rồi chỉ nay mai thôi lại sẽ lôi ra đủ thứ rồi chứ chờ gì đến ngày tranh cử. Nó sẽ chóng nhạt nhòa ngay. Và họ sẽ nhìn ra là chuyện này chỉ là hệ quả tất nhiên của sự truy lùng từ lâu. Ông Obama chẳng có công trạng là bao nhiêu. Với người Mỹ, thì khi gần đến ngày tranh cử, ông Obama phải có những thành tích khác thiết thực hơn, như giá xăng, giá hàng, kinh tế ổn định, công ăn việc làm, chứ việc này chỉ như hòn đá liệng xuống ao tù, gợn lên một chút rồi lại phẳng lặng mà thôi.

1. Chính ông Thứ viết: Trong quá khứ, đã có vài tờ báo ở Đức Quốc và California đăng tải bài phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu. Tất cả những bài phỏng vấn đó đều là những ngụy tạo mà độc giả dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.

SỰTHỰC (PHẦN II, tiếp theo)

Nguyễn Văn PhổNgD: Phần đầu đăng trên NgD 243, tháng 11, 2010. Nay tác giả viết tiếp, đề cập đến nhiều vần đề, NgD phân đoạn và liên tiếp trích đăng.

GIẢNG RÕ CHÂN TƯỚNG, CỨU CHÚNG SINH Sự thật là sức mạnh vô biên (Ông Lý Hồng Chí)

I – Việt Nam Chính Danh v/s Đảng Việt Cộng HCM tên thật là Nguyễn Tất Thành, đến Pháp

(1919) và gia nhập ĐCS Pháp (1920) với cái tên Nguyễn Ái Quốc, bút hiệu của những nhà cách mạng đến trước. Khoảng cuối thập niên 1920, ông đến Trung Hoa với tên là Lý Thuỵ. Tại đây ông thành lập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, một tổ chức CS. Năm 1941, về nước, để che mắt, ông thành lập “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh”. Lúc bấy giờ tại Trung Hoa đã có ba tổ chức đấu tranh quốc gia chống Pháp nổi tiếng: Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội của cụ Trương Bội Công, Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội của cụ Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ Hồ Học Lãm. HCM lấy tên này bỏ đi chữ Hội thành Việt Nam Độc Lập Đồng Minh.

Bản chất ma giáo, Nguyễn Tất Thành lấy tên mới là Hồ Chí Minh, bí danh của cụ Hồ Học Lãm. Tuy thế cũng bị ngờ là gián điệp Nhật, Tàu bắt giam. Sau được cụ Nguyễn Hải Thần, nhờ quen biết, lãnh ra khỏi tù (1942). Cái tên Hồ Chí Minh xuất hiện từ đấy và ông tự cho là lãnh tụ Việt Minh, một tập họp những tổ chức quốc gia chống Pháp. Đồng thời ông tiến hành chủ trương tiêu diệt triệt để những tổ chức quốc gia để trở thành độc quyền chống Pháp.

Lá cờ màu đỏ nói lên cái tư duy thần tượng màu đỏ, màu máu tôn sùng sự chém giết, đối chiếu với Văn hoá dân tộc Việt Nam là trắng với đen. Về lá cờ Đảng CSTQ, ông Lý Hồng Chí nói: ”Văn hoá của cái Đảng độc ác kia công khai thừa nhận cái cờ đỏ của chúng là nhuộm từ máu mà ra. Cái Đảng độc ác kia chúng muốn máu người tràn ngập đầy đường. Biết bao nhiêu người thực sự đã ghê tởm cách chúng dùng màu đỏ”

Người Dân Số 250Trang 14

II - Cáo Trạng và Bản Án. 1 - Lại một màn lừa dối. Gần đây ông Bùi Tín có viết hai bài “Lời Xin Lỗi

Chân Thành” và “Lối Ra Danh Dự Cho ĐCSVN”, trong đó ông nêu danh sách hơn 20 vị đảng viên kỳ cựu mà ông cho là có uy tín được nhiều người nghe, và kêu gọi ủng hộ cho một “Sinh lộ Quê hương Việt Nam”.

Nội dung kêu gọi lãnh đạo ĐCS nói lên “Lời Xin Lỗi” và “Quốc hội thảo luận ra luật bầu cử mới, cho đa đảng..” và cho là “Nếu Đảng CS thắng cử thì đó sẽ là thắng lợi chính đáng, có giá trị, được công luận và xã hội công nhận, uy tín sẽ lên cao. Đảng CS không có lý do nào chính đáng để từ chối việc ganh đua, thi đua dân chủ bình đẳng như thế...” Đồng thời, Nguyễn Tấn Dũng nhân danh chủ tịch luân lưu của khối ASEAN lên tiếng yêu cầu nhóm quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện cần thực hiện ngay hoà hợp dân tộc và để cho mọi đảng chính trị tham gia cuộc bầu cử sắp đến, là ĐCSVN đã biết trước Việt Nam sẽ không thể cưỡng lại mãi được xu thế nầy và đã chuẩn bị.

Đây là một màn lừa bịp mới. Đảng nào có khả năng tranh với ĐCS? Trong lúc Quốc hội, hơn 90% là đảng viên, tức là Đảng tổ chức bầu cử, người dân lại triền miên sống trong lừa dối, bịt miệng, bịt mắt, bịt tai kể từ ngày ĐCS ra đời. Đất nước đã hoà bình 35 năm rồi, không có một tờ báo tự do, trong lúc có hơn 700 báo của nhà nước. Bên cạnh đó, ĐCS tiền rừng bạc biển, đảng viên là thành phần giàu nhất trong xã hội. Yeltsin đã nói ông có đủ tiền, ông muốn ai làm TT cũng được.

2 - Đâu là sự thật Những tác phẩm “Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết,

Mây Mù Thế Kỷ” của ông Tín vẫn chưa là sự thật sao? Và rồi sau nầy, ở nhiều bài viết trên các báo hải ngoại, ông mạnh dạn kêu gọi đồng chí bạn bè cũ hãy “lột xác, thay đổi nhận thức”. Đặc biệt trong Việt Tide số phát hành 7/7/2006, ông nhận định : “Ông Hồ Chí Minh đã du nhập vào Việt Nam một chủ thuyết hết sức tai hại là chủ thuyết CS. Ông Hồ đã đem áp dụng thuyết đó hơn 60 năm, gây tàn phá bằng hằng trăm triệu tấn bom B52, trút xuống đất nước, gây thiệt mạng trên 3 triệu người. Tôi nghĩ rằng tội các giới lãnh đạo không có cách nào gỡ được”. Quan điểm và lập trường khá dứt khoát nầy cũng được lập lại ở nhiều đọan trong bài “Lời xin lỗi...”:

”Về quần đảo Hoàng Sa bị đánh chiếm 36 năm trước, không còn người Việt chân chính nào có thể chấp nhận lời giải thích hồi ấy của cơ quan tuyên giáo trung ương Cộng sản. Các đồng chí yên tâm,

Hoàng Sa trong tay Quân Giải Phóng Trung Quốc anh em của ta là tin đáng mừng (lòi bản chất Việt Gian). Còn hơn là nằm trong tay bọn Mỹ- Nguỵ, kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”.

”Não trạng của lãnh đạo CS hồi ấy là thế! Lãnh đạo thời nay là như thế. Nhưng nhân dân lúc này đã mở mắt không còn chịu nối nữa... Nhìn lại cả một thời lầm lỡ, ngu dại, bị một học thuyết bất nhân thúc đẩy, sùng bái bạo lực, kích động căm thù giai cấp, cổ võ nội chiến dân tộc.”

Và gần đây nhất, trong bài “Lối Ra Danh Dự Cho Đảng CSVN”, ông viết ”Đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước sâu sắc vô biên của toàn dân để đạt cho được mục tiêu riêng của lãnh đạo - Đó là thực hiện mưu đồ của Stalin, Mao Trạch Đông và đệ Tam quốc tế Cộng sản nhằm mở rộng nền chuyên chính cộng sản ra toàn thế giới…”

NÓI, bản cáo trạng, thì là rất là THẬT, “tội các giới lãnh đạo không có cách nào gỡ được”, nhưng LÀM, bản án, Bùi Tín vẫn LỪA DỐI, “tìm lối thoát cho Đảng”. Tức ”Bản án bỏ túi” của Chánh Án Trần Lâm rồi!

3 - Thằng Hèn - Đúng như Tô Hải “Tất cả nhà văn, nhà thơ, nhà

nhạc, nhà kịch, nhà nọ nhà kia… đến nay còn bám cái vú Đảng đều là THẰNG HÈN. “Hồi Ký Của Thằng Hèn” có đoạn kết: ”Thời đại ông Hồ là thời đại đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, không có ông Hồ, không có ĐCS thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng, đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt... Từ Ông Hồ trở xuống cho đến những nhân vật cầm quyền sau này, không một ai có thể tha thứ được”.

- Bài viết tựa đề là “Những Bí Ẩn Về Nguyễn Tấn Dũng”, nội dung có thể gọi là “Thâm Cung Bí Sử của HCM và Bộ Chính Trị” do Hoàng Dũng, cán bộ VPTƯ có thời gian ngắn làm việc trực tiếp với TBT Nguyễn Văn Linh và gần gũi với cụ những ngày tháng cuối đời. Bài viết đăng trên nhật báo Người Việt cách nay 6,7 năm, có đoạn:

”Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ về mặt sinh hoạt tình dục... Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này NVL là Bí thư, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một vài cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị... Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là uỷ viên Trung ương cục, được cụ NVL tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ

Tháng 06, Trang 15

đặc biệt này… Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó chuẩn bị bố trí đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa cô gái đi ngay được. Đến sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng...

Tôi bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải nói thế nào, cụ Linh lại nói tiếp: ...cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu (bí danh của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy...” Đây là “Nỗi u uất, thất vọng của cụ N.V. L., một người đã từng giữ trọng trách cao nhất và ở cái tuổi đã vượt quá ngưỡng cổ lai hy, không thể là thiếu chính xác hoặc vô căn cứ, hoặc nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ được”.

- LS Nguyễn Hữu Thọ, thần tượng của sinh viên, học sinh Sàigòn thập niên 50 (Phong Trào Trò Ơn), Chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, phải nói là có công đầu đã đưa ĐCSVN đến thắng lợi, ròng rã đến cuối đời mới phát hiện, như đoạn trích thư gửi cho con lúc lâm chung: “Bài học thất bại trong cuộc đời làm cách mạng của cha là bài học chọn lầm lý tưởng CS và chủ nghĩa CS, và sai lầm lớn nhất của cha là tự nguyện trở thành đảng viên CSVN. Nhưng điều đáng lên án nhất là tính cách phục tùng đến hèn nhát của cha đối với những mệnh lệnh phi nhân, bất nghĩa của tập đoàn lãnh tụ độc tài chuyên chế đã mất hết tình tự dân tộc.”

Tâm tình của TBT Nguyễn Văn Linh và đoạn trích thư của CT Nguyễn Hữu Thọ, hai vị lên đến chức vụ tột đỉnh mà phải đến lúc sắp lâm chung mới dám nói lên sự thật. Nếu hai vị không bị vấn đề lý trí [tâm trí, tâm thần, tâm lý] nặng thì là Hèn vậy.

4 – Vấn đề Lý tríTrong Tờ Học Tập Liên khu 4 có ghi phần phát

biểu của HCM:“Các đồng chí,…Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ mạnh, từ

chỗ mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từ chỗ không thắng tiến đến chỗ thắng, từ chỗ thắng ít tiến đến thắng nhiều, rồi từ chỗ thắng nhiều tiến đến thắng lợi hoàn toàn. (Đại hội vỗ tay).

Đó là vì đâu? Là vì trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia: (Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels, Lenine) (Đại hội vỗ tay).

Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tổng tư lệnh là ông kia: (Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí:

Staline) (Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứng dậy hô lớn: Đồng chí Staline muôn năm!)

…Chúng ta lại nhờ có ông anh nầy: (Hồ Chủ Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí Mao Trạch Đông, Đại hội vỗ tay vang dậy- và đứng dậy hô lớn Đồng chí Mao Trạch Đông muôn năm!)…”

Và vô số những phát biểu vô cùng ngớ ngẩn như: “Ai có thể sai chớ Staline, Mao Trạch Đông không bao giờ sai”, “Bất cứ cái gì Staline nói, Mao nói, đều là Chủ Nghĩa Xã Hội”. Rõ ràng HCM có vấn đề lý trí rất nặng nếu không muốn nói là “khùng “ vậy.

Đồng thời bên cạnh đó ông là một phù thuỷ ma lực ghê gớm, có khả năng làm khuất phục, biến dị dễ dàng những đối tượng không còn là mình nữa. Do đó mà đ/v sau khi nhận thẻ Đảng ”nguyện suốt đời phấn đấu và hy sinh cho Đảng“, không còn là mình, như bị cấy sinh tử phù vậy.

Tố Hữu, một trí thức có tầm cỡ của xã hội Việt Nam, khi là đ/v CS, đã khuất phục và biến dị lạ lùng, trở thành một “Tố Hữu, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương”, có thể nói là con chim đầu đàn trí thức cộng sản miền Bắc. Năm 1953, khi nghe Stalin qua đời, ông có làm những câu thơ đúng là không còn lý trí:

“Satlin Stalin,Yêu biết mấy khi con tập nóiTiếng đầu lòng con gọi Stalin...Thương cha, thương mẹ thương chồngThương mình thương một thương ông thương mười”.

Đó cũng là nguyên nhân tại sao mà triền miên mãi đến gần đây, sau 65 năm là đ/v, ngày 7 tháng 10/2010, trước Đại Hội XI, nhóm của Giáo Sư Trần Phương gồm 22 người, thành phần trí thức gạo cội mà Bùi Tín gọi là “một mảng tinh hoa của Đảng uy tín nhất”, mở cuộc hội thảo góp ý cho Đại Hội, được ghi nhận như sau:

Giáo Sư Trần Phương, năm nay đã 83 tuổi, một đảng viên CS đã từng làm bộ trưởng, phó thủ tướng và đứng đầu ngân hàng trung ương ngồi chủ toạ cuộc họp… đặt câu hỏi: ”Chủ Nghĩa Xã Hội là gì (nên biết, năm 1954 ông Trần Phương đã được cử sang Trung Quốc học ở Học Viện Mác –Lê Nin), có ai trả lời được không? Thế giới người ta đã bảo nhau từ 100 năm trước: “ Cái gọi là chủ nghĩa Cộng Sản là ảo tưởng. Liên Xô cũng chối bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa rồi”. “Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi. Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác” “Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói

Người Dân Số 250Trang 16

XHCN mà không biết nó là cái gì! Nhiều chuyện tự lừa dối mình và lừa dối người khác”.

Ông Lê Đăng Doanh, từng làm cố vấn cho nhiều thủ tưóng, cũng đồng ý với ông Trần Phương và khuyên Đại Hội “Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiển đâu. Ở mỗi kỳ Đại Hội đều có “Dự Thảo Đại Hội” qua 10 lần rồi, có thể đã có hằng ngàn bài góp ý nói lên sự thật vô cùng quý giá. Thế mà tất cả TBT, suốt 10 Đại Hội trong diễn văn nhậm chức đều phát biểu đầu tiên là khẳng định “Con đường tiến lên XHCN là con đường của Lịch Sử và Nhân Dân ta chọn lựa”.

Sau khi phê bình những sai lầm như trên, GS Trần Phương góp ý ĐH: ”Phải xác định rõ Chủ nghĩa Xã hội là gì? Định hướng nó là gì?”

Sau suốt 9 tiếng, hơn 20 vị phát biểu, cuối cùng là “Mọi văn kiện cần phải viết hẳn lại, không thể sữa chữa… Nếu không kịp viết lại thì khất lại một thời gian.”

Đúng là lẩm cẩm!Khất lại mấy chục năm nữa, thì quý vị vẫn củng

cứ còn mơ màng về lãnh đạo. Thảo nào Dương Thu Hương nói “Làm gì có trí thức trong XHCN.” Bà đã nhận ra sự thật ngay khi theo chân bộ đội vào Sàigòn, cách nay 35 năm:

“Tháng 5 năm 1975, với tư cách một nữ cán bộ CS, tôi được vào thăm Sài Gòn. Trước sự phồn thịnh của Miền Nam, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười, thì phản ứng đầu tiên của tôi là ôm đầu ngồi khóc bên vỉa hè. Tôi khóc vì Thế Giới Tự Do (TGTD) đã khiếp nhược bỏ chạy trước một thể chế man rợ. Ðảng đã đánh lừa chúng tôi khi tuyên truyền láo rằng miền Nam là một ổ đĩ điếm, thối nát, nghèo khổ cùng cực và thiếu hẳn tự do. Thật sự, Nam vượt xa Bắc như trời với đất. Tôi khóc vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí...”

Theo Đảng đến cuối đời, nay thời gian sáng suốt còn lại sắp cạn kiệt, hầu hết “những trí thức gạo cội” này vẫn chưa thấy lối thoát cuối cùng cho mình. Tất cả có vấn đề lý trí rất trầm trọng vậy.

Nhận định về lãnh đạo Trung Quốc, trong bài giảng “Không phải làm chính trị”, ông Lý Hồng Chí nói… “Trung Cộng hôm nay đã rơi vào chỗ hủ bại triệt để, khủng hoảng bốn bề, cùng đường bế tắc… Những ngôn từ hành vi của người lãnh đạo khi ra nước ngoài đều [khiến] người tây phương cho là có vấn đề lý trí”.

Đây là chân lý, là sự thật, không ngoại lệ. CNCS là tà thuyết, tất cả lãnh đạo CS trên thế giới đều bị biến dị, có vấn đề lý trí rất nặng, không có khả năng

thấy sự thật và phân biệt đúng sai.Trường hợp Việt Nam, vấn đề còn trầm trọng hơn

nhiều, vì HCM có đặc thù là một siêu phù thuỷ yêu tinh, ma lực ghê gớm mà những lãnh tụ CS thế giới khác không có. Cái ma lực làm những đối tác khuất phục, tin nghe hết sức tuyệt đối và trầm trọng là khả năng này ông lại truyền đạt được cho những môn đệ kế nhiệm trong đảng. Chính đặc thù này giải thích lý do ĐVCHCM đạt những hào quang và ở vị thế hôm nay.

Cuộc hội thảo ở trên khẳng định thêm hai sự thật ở những đ/v kỳ cựu:

a) Vẫn còn trong mê ảo, chưa thấy mặt thật con người HCM: Quý vị nên tìm xem video ở “Sự Thật về HCM“ của Cha Nguyễn Hữu Lễ. Nếu chưa có dịp, xin đọc trích đoạn rất ấn tượng trong bài viết của LS Nguyễn Văn Chức nói về HCM (NS Con Ong số 104):

“Sách vở về Hồ Chí Minh, nhiều lắm. Do Việt Cộng viết. Dốt nát, bịp bợm. làm trò hề. Một số học giả ngoại quốc cũng viết, nhưng hầu hết viết sai viết gian. Và đầy mặc cảm...

HCM tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong gia đình vô cùng hạ cấp, nghèo túng... Bố là Nguyễn Sinh Sắc, một thư lại của Bộ Lễ vì tội ăn hối lộ bị cách chức đuổi về làng [1], [Cung] mồ côi mẹ, đói khổ phải bế em đi xin sữa, thất học vào lúc 20 tuổi không có bằng tiểu học (primare), cái bằng mà thời ấy nhiều học sinh VN có ở tuổi 12. Ngày 5 tháng 6, 1911 ông rời Việt Nam trên chiếc tàu buôn của hảng Chargeurs Reunis Amiral Latouche Treville với chân phụ bếp lấy tên là Ba.

Và tất cả kho tàng sử liệu Việt Cộng đều viết:”Bác đi tìm đường cứu nước”. Sự thực không phải thế. Bác không đi tìm đường cứu nước, bác đi tìm cứu đói cho đời bác… Sau một thời gian làm bồi, lâm vào cảnh cực kỳ quẫn bách… bèn nạp đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Pháp... [2]. Vụ này Hồ Chí Minh đã giấu tất cả đảng viên. Sau khi đơn xin bị bác, Hồ Chí Minh vô cùng chán nản… Bác lại đi làm bồi tàu.

Mãi cho đến năm 1983, một học giả tiến sĩ Nguyễn Thế Anh tìm thấy lá đơn viết tay trong Thư Khố Đông Dương. Lá đơn nổ như trái bom... Tiếng Pháp trong lá đơn quá kém. Điểm này cần nêu ra để chứng minh một sự thực vô cùng quan trọng: những tài liệu viết bằng Pháp ký tên Le Patriot hay Nguyên Le Patriot tại Paris sau này... đã không do Hồ Chí Minh viết...

Vì phải làm việc quá cực nhọc, HCM mắc bệnh ho lao, trở nên suy nhược và bị đuổi. Sau đó về sống

Tháng 06, Trang 17

tại Anh làm đủ nghề:quét tuyết, bồi khách sạn..., đời sống cô đơn và cơ cực...

Năm 1917 [3] , rời Luân Đôn về định cư tại Paris, làm nghề thợ ảnh.

Tất cả đảng viên... ròng rã hơn 70 năm đều bị Bác lừa. Do đó mà tất cả kho tàng sử liệu Việt Cộng đều thêu dệt bịa trên giả thuyết”Bác đi tìm đường cứu nước” và rồi những huyền thoại tài ba hơn người của Bác đều là bịp. Thế rồi lần hồi mọi sự thật phơi bày.

[Về] Vụ án Nguyễn Sinh Sắc, cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho biết: vụ đó có thiệt (tài liệu Trần Minh Siêu )

“Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười còn nói: tất cả đảng CSVN chúng tôi, đứa nhớn đứa nhỏ, nhất là bọn Chính Trị Bộ, đều cu ly cu leo gian manh bịp bợm nói láo. Nhưng so với Bác Hồ, chúng tôi vẫn còn kém xa...

Trong diễn văn bế mạc cuộc hội thảo của ”Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hộ đã chửi xéo Bác thậm tệ, và được đại hội vỗ tay hoan hô nhiều lần...”

b) Đeo đuổi lý tưởng là một tà thuyết, là đ/v một Đảng tà ác, đến cuối đời rồi mà vẫn không biết xử trí thế nào. Mạn phép xin chia sẻ thêm những nhận định của những nhân vật CS lãnh đạo cái nôi của CNCS sau đây:

- TT Nga M.Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền dối trá.”

- TT Nga Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời CS là không có trái tim”.

- TT Nga B.Yeltsin: “CS không thể nào sữa chữa, mà cần phải đào thải nó”.

- TT Nga P. Medvedev: “Chế độ chính quyền Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị là vết nhơ không thể nào bôi xoá trong lịch sử, Stalin là tội đồ dân tộc.”

- Nhà văn Nga Soljenitsym: Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với ai khác”.

Từ những nhận định này có thể kết luận những ai sau khi nghe người CS nói và có ý định trở lại nghe người CS nói lần thứ hai là có vấn đề lý trí rồi.

Đặc biệt đối với đ/v ĐVCHCM, việc HCM là một

tay phù thuỷ siêu nói dối, tình trạng còn trầm trọng hơn nhiều. Hầu hết những đồng bào miền Nam có con em tập kết sau 20 năm gặp lại con em mình đều vô cùng ngạc nhiên trước sự nói láo kinh khủng này. Và nay tất cả nhửng người Việt Nam còn lương tri đều thắm thía với câu nói để đời của TT Nguyễn Văn Thiệu: ”Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm.”

Trước hai sự thật (sự mê mờ về HCM và CNCS), sự ứng xử của quý vị trí thức trong hội thảo xem như là có vấn đề lý trí không bình thường. “Tất cả đều kiên định chủ nghĩa Mác Lênin là sai lầm, giả dối, nguy hiểm. Mác mắc nhiều sai lầm cơ bản. Do đó đã phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô và tàn phá nền kinh tế các nước XHCN trong đó có Việt Nam”. Thế mà cuối cùng “khất lại một thời gian… Đây không là đúc kết của lý trí bình thường.

Rất tiếc bên cạnh đó sáng kiến “… chẳng lẽ kho-anh tay… phải chăng cần có một lá cờ…”. lại bị tắt lịm, không nghe gì nữa!

Xin thưa, ứng xử với lý trí sáng suốt bình thường là tuyên bố của TS Đỗ Xuân Thọ: Ông loan báo sẽ ‘ĐỐT THẺ ĐẢNG’ nếu sau ĐH lần 11, Đảng vẫn không từ bỏ Chủ Nghĩa Mác-Lê. Trong một “Thư Khẩn Cấp” gửi các bạn, Ông viết:

”Chúng ta không được coi thường việc nầy. 5% các Giáo sĩ Mác Lênin này đang lùa 86 triệu nhân dân ta vào chuồng XHCN để chúng vặt lông chúng ta như vặt lông cừu. Phải đánh bật CN Mác Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng do HCM sáng lập”…”Thọ sẽ đứng hẳn về phía những người yêu nước…sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để đánh đổ bọn giáo sĩ Mác- Lê ở Việt Nam…”

Đúng vậy “ĐỐT THẺ ĐẢNG LÀ LÁ CỜ CHỈ ĐẠO VẬY.

Tóm lại, tất cả đ/v ĐVCHCM đều có vấn đề lý trí (insane) thuộc ba loại, một loại nặng nhất, đồng lõa ác quỷ như HCM, loại hai nhẹ hơn (đa số) không còn biết đâu là đúng, đâu là sai, và loại ba là “Thằng Hèn”.

(còn tiếp)

NgD chú thích:1. Cụ Sắc không phải bị đuổi vì tham những khi làm hành tẩu ở bộ Lễ, mà là vì phạm tội làm chết người khi làm tri huyện Bình Khê (Bình Định).2. Đơn xin học đề ngày 15 tháng 9 năm 1911 thì không thể “Sau thời gian…” mà là ngay sau khi tàu cập bến lần đầu. 3. Năm 1919, sau khi Thế Chiến chấm dứt thì đúng hơn.

Người Dân Số 250Trang 18

VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ

Kim BảngCù Huy Hà Vũ sinh ngày 2.12.1957, tuổi Đinh

Dậu, cầm tinh con gà, mạng Sơn hạ hỏa (lửa dưới núi) năm nay sao La Hầu chiếu mạng. Nam La Hầu nữ Kế Đô là những hung tinh. La Hầu hành thủy đối với mạng hỏa sinh nhiều xung động, vận niên Cẩu cuồng phong bất lợi trong các quan hệ và nóng giận gây khó khăn, bị bắt bị tù là đúng, nhưng mạng Sơn hạ hỏa trong rủi có may, vì thế gặp nạn, nhưng tiếng tăm nổi như cồn trong và ngoài nước.

Ngày 4.4.2011 Cù Huy Hà Vũ bị Nguyễn Hữu Chính, chánh án Tòa án Hình sự thành phố Hà Nội tuyên phạt 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Vụ án này đáng ngạc nhiên vì ông thuộc hàng “qúy tộc đỏ” mà lại bị tống vào ngục thất.

Chính ông khai gia phả: - Ông Tổ tôi là Cù Ngọc Xản, chỉ huy căn cứ địa

của Lê Lợi ở Hương Sơn, Hà Tĩnh trong suốt 6 năm đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1424) mà sử sách ghi là “Lục niên thành”, Thượng bộ binh thời Lê Sơ, sau khi được phong tước Vương;

- Cụ Nội tôi là Cù Huy Quán, tham gia khởi nghĩa Phan Đình Phùng, chống thực dân Pháp;

- Ông Nội tôi là Cù Huy Trương (tức Cù Trương) tham gia khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp, sau là Chủ tịch UB kháng chiến xã Ân Phú, được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng chân dung chủ tịch và tiền;

- Bố tôi, Cù Huy Cận, Bộ trưởng trong Chính phủ khai sinh nền Dân Chủ cộng hòa, tiếp ký chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945, sau là Bộ Trưởng đặc trách Văn hóa nghệ thuật của Hội Đồng Bộ Trưởng, Huân chương Sao Vàng;

- Ông ngoại tôi là Ngô Xuân Thọ, liên hệ với Phan Bội Châu chống thực dân Pháp, tuyên truyền Cộng sản bằng sách báo, giải thoát cho người cộng sản tiền bối là Ngô Đức Đệ khỏi sự giam cầm của thực dân Pháp.

- Bác ruột tôi đồng thời là cha nuôi của tôi, nhà thơ Xuân Diệu (tức Ngô Xuân Diệu) từng lãnh đạo học sinh, sinh viên trường Quốc Học Huế đón phái đoàn của Chính phủ Bình dân Pháp, chống thực

dân, tay không một mình đánh nhau với các lực lượng phản động tổ chức bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ, huân chương Độc lập hạng nhất;

- Mẹ tôi, Ngô Thị Xuân Như ở tuổi thiếu nữ đã tuyên truyền Việt Minh, tham gia kháng chiến tại Ban kiểm tra 12 (Phủ Chủ tịch và Phủ Thủ tướng) ở chiến khu Việt Bắc, trực tiếp tham gia bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Huân chương kháng chiến (Lời Tuyên Bố của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi tới các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoàì nước ).

Chỉ cần bổ túc đôi điều: Thi sĩ Cù Huy Cận là thứ trưởng bộ Văn hóa, rồi bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin, có 2 vợ. Bà lớn là Ngô thị Xuân Như, em gái thi sĩ Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội CSVN khóa I; vợ hai là Trần Lệ Thu con gái chủ hãng dệt Đại Tân ở 40 Lê Lợi, sau này là 124 Bà Triệu, trong tuần lễ Vàng năm 1946 đã cúng 400 cây vàng.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), từ 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế trong 5 năm, thường xuyên sang Pháp tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế. Ông tốt nghiệp Học viện Hành chính công tại Pháp, là thạc sĩ văn chương, tiến sĩ Luật (đại học Sorbonne) và họa sĩ hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông từng công tác tại bộ Ngoại Giao CSVN, bị cho thôi việc năm 2009 với lý do “bỏ cơ quan không đến làm việc” (theo Wikipedia tiếng Việt).

Ông mở Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ ở nhà riêng số 24 đường Điện Biên Phủ, Hà Nội nhưng vì không có giấy phép hành nghề luật sư nên vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đứng tên.

Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bào chữa cho tướng công an Phạm Xuân Quắc trong vụ án Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải liên quan vụ tham nhũng PMU18.

Cù Huy Hà Vũ năm 2005 khởi kiện UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh; tích cực đấu tranh chống dự án tái dựng đền Cẩu Nhi trên gò nổi hồ Trúc Bạch và chặt cây xây khách sạn tại các công viên cây xanh; năm 2006 kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ vì cho rằng việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của các tác giả nhạc cổ điển trong album này đã “vi phạm quyền nhân thân” của họ; năm 2006 nộp đơn ứng cử chức bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin <*>; năm 2007 tranh cử đại biểu

Tháng 06, Trang 19

Quốc hội với tư cách “ứng viên độc lập”, năm 2009 viết bài “Chánh án Tòa Đà Nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền”, trong đó nói về việc Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi đưa tướng công an Trần Văn Thanh đang bị hôn mê ra xét xử; ngày 11.6.2009 gửi đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Tàu khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Trung Việt. Tòa án Nhân dân Hà Nội đã trả lại đơn kiện cùng các tài liệu đính kèm với lý do “tòa án không có căn cứ pháp lý để thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện này, theo quy định Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện hành chính liên quan cấp bộ trở xuống”.

Ngày 27.10.1010 ông đệ đơn, “Tôi – Cù Huy Hà Vũ – yêu cầu Quý Tòa [tòa án nhân dân tối cao] thụ lý Đơn khởi kiện này của tôi để đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra xét xử công khai nhằm huỷ bỏ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp ký cấm công dân khiếu nại tập thể trái Hiến pháp và Pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân!”

Ngày 27.5.2010, ông gửi đơn tố cáo phó tổng cục trưởng tổng cục An ninh trung tướng Vũ Hải Triều về tuyên bố của ông Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng. Ngày 19.6.2010 trong bài phỏng vấn của phóng viên Huy Phương đài VOA, ông yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mới được thêm vào năm 1992).

Năm 2002, bộ trưởng bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 21/2002 QĐ-BVHTT thu hồi một phần diện tích nhà đất từng là nơi ở của Xuân Diệu và cũng là nơi ở của gia đình Cù Huy Hà Vũ hiện nay tại số nhà 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội để làm Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu. Cù Huy Hà Vũ cho rằng đây là một quyết định trái pháp luật và đã làm đơn khiếu nại gửi chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vào tháng 3.2008.

Ngày 15.9.2009, mưa to gió lớn đã làm đổ một cây gió và một cây đùng đình trồng trong sân vườn đè sập tường rào, và gia đình ông đã xây lại. Hồi 8g30 sáng 27.1.2010, Lê Văn Định, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Điện Biên quận Ba Đình, Hà Nội, dẫn một lực lượng gồm cả công an, dân phòng... đến 24 Điện Biên Phủ, đập phá bức tường rào. Cùng ngày, trả lời phỏng vấn phóng viên Mặc Lâm của đài RFA, Cù Huy Hà Vũ cho biết phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường là Nguyễn Trọng Khanh đã trả lời rằng: “việc này ông ta cũng không muốn nhưng do

sự chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Ông đòi gặp tổng bí thư Nông Đức Mạnh và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nhưng không được tiếp. Nhà văn Phạm Toàn, cho biết:

Ấy thế rồi, đến tối thì tình hình khác hẳn. Cứ như có phép lạ từ trên trời rơi xuống. Chỉ vì hồi chiều, lại đã có một đoàn công nhân tới “cưỡng chế” ngược: họ khênh đến một cái hàng rào đã hàn sẵn và sơn sẵn để lắp vào chỗ hồi 9 giờ sáng họ mới phá cái tường ngăn. Sau đó họ rút đi, và theo lời kể của Cù Huy Hà Vũ qua điện thoại, “bây giờ sạch sẽ quá đi, chúng nó dọn từng mẩu rác, nhà em có lẽ còn lâu mới phải quét sân quét vườn!”

Theo tin báo CSVN, hồi 0g05 ngày 5.11.2010, sau khi nhận được tin báo của quần chúng về việc có hoạt động mại dâm và sử dụng ma túy tại phòng 101 khách sạn Mạch Lâm tại đường số 28 số 10, phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, công an phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kiểm tra hành chính phát hiện một đôi nam nữ ở trong phòng không có đăng ký kết hôn. Kiểm tra giấy tờ tùy thân xác định hai người có tên là Cù Huy Hà Vũ và Hồ Lê Như Quỳnh. Kiểm tra đồ vật của Cù Huy Hà Vũ có 212.231.000 đồng; 1 máy tính xách tay và 2 USB. Tổ kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tại khách sạn; tuy nhiên chỉ có Hồ Lê Như Quỳnh ký xác nhận vào biên bản là quan hệ bất chính; riêng Cù Huy Hà Vũ phản đối và có thái độ bất hợp tác, hành hung người thi hành công vụ. Theo Vac4Fun Discussion Forum ngày 10.11.2010 “Báo chí trong nước đưa tin... khi kiểm tra hành lý trong phòng lực lượng chức năng phát hiện một va ly nhỏ... và trong sọt rác có hai bao cao su đã sử dụng và một số tài liệu được cho là quan trọng...”.

Trung tướng Hoàng Kông Tư, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, cho biết: “Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh Cù Huy Hà Vũ có những hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố khẩn cấp vụ án, khởi tố bị can Vũ để điều tra, làm rõ”.

Không thấy nhắc đến vụ khám xét phòng khách sạn và hai bao cao su, có lẽ là vì việc vu khống này quá lộ liễu và bỉ ổi.

Ngày 15.11.2010, cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Cù Huy Hà Vũ về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật hình sự.

Hai ngày sau khi ông Vũ bị khởi tố tội tuyên truyền chống nhà nước, luật sư Nguyễn Thị Dương

Người Dân Số 250Trang 20

Hà là vợ của Cù Huy Hà Vũ đã gửi hồ sơ tới Cơ quan an ninh điều tra đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa cho chồng ngay từ giai đoạn điều tra, ngày 30.12.2010 bà lại cùng em gái chồng là luật sư Cù Thị Xuân Bích làm đơn gửi chánh án tòa án thành phố Hà Nội, đứng ra bảo lãnh cho chồng và anh. Ngày 10.2.2011 bà gửi “đơn khiếu nại kính gửi bộ trưởng Công An” ghi rõ “Người bị khiếu nại: Bộ trưởng công an vì hành vi hành chính không giải quyết Đơn tố cáo theo nhiệm vụ công vụ” <**>.

Chiều 17.12.2010, viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội ra cáo trạng truy tố ông về tội danh trên, ngày 4.4.2011 Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án phạt ông 7 năm tù và 3 năm quản chế.

Ngay ngày hôm sau bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông nhưng CSVN cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Ngày 6 Liên Âu cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về phiên xử, và tuyên bố việc buộc tội ông là “không phù hợp” với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Ngày 9, trang Bauxite Việt Nam, khởi xướng bởi gs Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và gs ts Nguyễn Thế Hùng ra kiến nghị trả tự do cho ông; tính đến ngày 15, bản kiến nghị đã được 456 người, tuyệt đại đa số là “lão thành cách mạng”, nhà giáo và trí thức, ký tên.

Bản án này gây phản ứng trên truyền thông thế giới không thể kể hết, chỉ xin liệt kê một số:

Seth Mydans viết bài “Wide support for democ-racy activist in Vietnam” (Ủng hộ rộng rãi nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam) trên tờ The New York Times ngày 2.4.2011:

Vụ ông Vũ “rất có thể chuyển thành một trong những vụ án quan trọng nhất liên quan đến một nhà bất đồng chính kiến trong lịch sử cận đại của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Human Rights Watch nói thế trong một phúc trình phổ biến hôm thứ bảy...

Các nhà thờ Công giáo La Mã đã tổ chức thức đêm cầu nguyện và gửi hoa đến tặng vợ ông Vũ để tỏ lòng biết ơn ông đã biện hộ cho các giáo dân... “Một phong trào dân chúng ủng hộ chưa từng có đã nổi lên và tiếp tục tăng trưởng trên Internet. Thực thế, vụ án cho lý do để lạc quan trong một môi trường nhân quyền tiêu biểu ảm đạm”, Human Rights Watch nói thế...

Ngày 4.4.2011 tổ chức Ký giả không biên giới (Reporters Sans Frontières) đăng bài “7 ans de prison pour des propos sur le multipartisme diffu-

sés sur Internet” (7 năm tù cho những phát biểu về đa đảng chủ nghĩa phổ biến trên Internet); ngày 4 AP có hai bài, “Vietnam: un dissident de premier plan condamné à sept ans de prison” (Việt Nam: một người bất đồng chính kiến hàng đầu bị kết án 7 năm tù) và “Vietnam: les avocats d’un dissident condamné attaquent l’Etat” (Việt Nam: các luật sư của một người bất đồng chính kiến bị lên án tấn công chính phủ); ngày 5 tờ Le Monde có bài “Un avocat vietnamien condamné à sept ans de prison pour s’en être pris au premier ministre” (Một luật sư Việt Nam bị kết án 7 năm tù vì đã gây sự với thủ tướng), vân vân...

Trên truyền thông tiếng Việt thì có các bài phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên RFA với Cù Huy Hà Vũ, của Hoàng Trường (Radiochantroimoi.com) với Lm. Phạm Minh Triệu, giáo xứ Nam Định” và các bài viết “Cù Huy Hà Vũ, ông là ai?” ngày 6.10.2010 của Chu Việt (DailyVNews theo: tala-was.org), “Cù Huy Hà Vũ – khúc xương khó nuốt” ngày 28.1.2011 của Nguyễn Tường Tâm, “Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ” ngày 4.3 của Trần Khải, “Lá thư không niêm gửi lãnh đạo đảng CSVN” ngày 15.3 của Phạm Trần, “Vụ Xử Cù Huy Hà Vũ: Ai Tuyên Truyền Chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam?” ngày 29.3 của Bùi Tín (VOA), “Nguyễn Tấn Dũng Trả Thù Cù Huy Hà Vũ?” ngày 9.4 của Trung Điền, “Xin cảm ơn Toà án Nhân dân Hà Nội!” ngày 11.4 của Lâm Thế Nguyên...

Ngày 8.4 Phạm Trần bình luận “Phiên Tòa Nhục Quốc Thể” rất xác đáng, tiếc rằng quá dài nên chỉ có thể trích vài đoạn:

Sau 36 năm viết về Đảng và Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đôi khi tôi cứ tưởng mình cũng đã có lần “quá tay” khiến người đọc cau mày không đáng, nhưng sau phiên tòa xử Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 4.4.2011, tôi mới nghiệm ra rằng những phê bình và chỉ trích của mình và của nhiều người khác đối với chính sách cai trị của Nhà nước này hãy còn quá nhẹ, còn nhiều nghĩa tình đồng bào qúa.

Tại sao tôi nói như vậy ? Lý do được trả lời tại phiên tòa xử Tiến sỹ Luật

Cù Huy Hà Vũ... sau khi được bắt đầu bằng chuyện “hai bao cao su đã qua sử dụng”... Nhưng chuyện hai bao cao su nhơ nhớp này đã mau chóng được cơ quan điều tra tự ý “quên đi” sau 24 giờ...

Đáng ngạc nhiên hơn là phát biểu của Blogger Đào Tuấn, một Nhà báo có nhiều phần đang phục vụ trong một cơ quan Báo chí của Nhà nước đã dám chế riễu... “Hình như quả “Bao cao su đã qua sử

Tháng 06, Trang 21

dụng” - cái ao tù trong vụ án, đến giờ vẫn là muối mặt với họ Cù cho nên, một trong những yêu cầu đầu tiên của CHHV là đề nghị HĐXX cho mang đến toà 2 chiếc “bao cao su đã qua sử dụng”. Toà tất nhiên từ chối”...

Bà Nguyễn Thị Dương Hà thuật lại lời nói của ông Vũ: “ Đây là vụ án mà tôi biết rằng đây là vụ án dàn dựng lên để chống lại tôi”. Bà kể tiếp: “Khi họ đọc quyết định, Tiến sỹ Hà Vũ đã hét lên một câu, bởi lúc bấy giờ người ta cắt loa rồi. Anh ấy thét: “Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam hãy phá án cho tôi”... Vợ của ông Vũ đã kháng cáo đòi xét lại toàn bộ bản án...

Bản án một chiều, tự áp đặt 7 năm tù và 3 năm quản chế tại gia sau ngày mãn hạn tù đổ lên đầu Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 là một bằng chứng đã làm nhục quốc thể bởi những cái đầu đã bị chết não của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 11.4 Thanh Phương phổ biến bài “Hơn 400 người ký kiến nghị đòi hủy vụ án và trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ” :

Theo bản kiến nghị: “Trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ”, phiên tòa xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ “Đã gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới, vì cách thức điều hành của thẩm phán đã vi phạm luật tố tụng hình sự; vì cách thức các lực lượng an ninh ngăn cấm thô bạo người dân tham dự hoặc theo dõi phiên tòa; và bản án quá nặng nề được tuyên một cách vội vã khiến dư luận nghĩ rằng nó đã được quyết định từ trước khi xét xử”...

Trong số những người ký tên vào kiến nghị, ngoài ba người chủ trương trang mạng Bauxite là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, còn có các cựu quân nhân, nhà cách mạng lão thành, trí thức, chuyên gia tên tuổi trong và ngoài nước, như giáo sư Hoàng Tụy, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng, tiến sĩ Vũ Quang Việt, giáo sư Ngô Vĩnh Long, v.v..., nhưng cũng có nhiều người dân bình thường hoặc sinh viên ủng hộ kiến nghị...

Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/4 vừa qua cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của quốc tế về vụ xử Cù Huy Hà Vũ khi tuyên bố rằng: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Anh, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và một vài tổ chức đã có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh

chính xác tình hình và có những ý kiến can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.

Lên án Cù Huy Hà Vũ rồi giờ đây CSVN không biết sẽ phải xử trí ra sao. Thủ tiêu là một biện pháp thông thường của Cộng Sản thì không dám đem ra áp dụng vì cả thế giới biết là họ phải chịu trách nhiệm về an ninh cá nhân và sinh mệnh của nhà tranh đấu này. Không thả thì liệu có chịu nổi mãi áp lực quốc tế không? Thả ra thì bẽ mặt, chả lẽ Đảng và Nhà Nước mà chịu thua một công dân không có tấc sắt trong tay hay sao? Và sẽ làm gương “xấu” cho toàn thể công dân noi theo.

Đem Cù Huy Hà Vũ ra tòa chỉ tổ phô trương cái ngu dốt của quan tòa không biết luật và tính man rợ của “công lý” Cộng Sản. Thường thì “cứt trâu để lâu hóa bùn” nhưng trong trường hợp này thì càng để lâu càng làm độc có thể lây lan ra khắp nước biến thành “mùa hè, mùa thu hay mùa đông... Việt Nam” không chừng. Dù không tạo được một cuộc cách mạng thì Cù Huy Hà Vũ cũng có công lớn là đã bôi tro trét trấu vào mặt Đảng Cộng Sản khiến chúng phải lo ngại và sẽ phải duyệt xét lại các biện pháp đối với dân nếu không muốn bị đào thải.

Tất nhiên CSVN đã phải nhìn thấy những hệ lụy của bản án này nhưng tại sao vẫn cứ tiến hành?

Nguyễn Tường Tâm thuật lại: Mới đây, trong biên bản lời khai lập ngày 18-1-

2011, từ trong tù TS Hà Vũ một lần nữa cho thấy thái độ cương quyết không nhận tội khi ông xác nhận 3 mục tiêu đòi hỏi lâu nay của ông là: Bác bỏ chủ nghĩa xã hội, đa đảng và liên minh với Hoa Kỳ, đồng thời ông cũng xác định, “Tổ Quốc Việt Nam hay là chết”. Cho tới giờ phút này của vụ án, TS Hà Vũ cho thấy ông cương quyết không nhận tội (“Cù Huy Hà Vũ-khúc xương khó nuốt”. 28.1.2011).

Có thể suy luận vụ án này là tín hiệu cho thấy cuộc tranh chấp nội bộ của CSVN đã đến lúc không còn che giấu được nữa và mùi hoa nhài đã phảng phất đâu đây.

Chú thích: <*> Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi thì không có nước nào có thủ tục “nộp đơn ứng cử chức bộ trưởng”. Đây chắc là sáng kiến của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.<**> Bà luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gửi thư cho bộ trưởng Công An khiếu nại bộ trưởng Công an. Điều này khó hiểu. Hay là luật pháp CSVN nó thế?

Người Dân Số 250Trang 22

HIỆN TƯỢNG CÙ HUY HÀ VŨ

Mỹ LộcTiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có nhiều thành tích ngoạn

mục, phản kháng những vi phạm của chính phủ CSVN, được nhiều người Viêt Nam cũng như ngoại quốc nhiệt liệt tán dương. Ông lại còn nhiều điều ngoạn mục khác. Tỉ như gia thế trong bài “Câu chuyện cuối cùng của cha tôi Huy Cận”, mà tác giả chính là ông, đăng ở bxvnpost ngày 26.2.2010, nguyên văn như sau (tô đậm là của tôi):

Kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nhà thơ Huy Cận (2/2005 – 2/2010)

Giáp Tết Ất Dậu 2005, trời chuyển lạnh trong những cơn gió rấm nước vốn dĩ tuần hoàn của Trời – Đất. Người lớn, con trẻ đa phần hào hứng đón nhận cái sự gây tê ấy của thời tiết như sứ giả của Xuân về. Kẻ khoa tay, người vỗ đùi “Có thế mới Tết!”

Nhưng đối với các bậc cao niên thì không hiển nhiên như vậy, không dè chừng cái lạnh lại trở thành đối thủ độc ác, kẻ tranh giành sự sống của chính họ. Vậy mà cha tôi, Huy Cận, chỉ còn cách cái ngưỡng lý thuyết “trăm năm trong cõi người ta” có một con Giáp, vẫn hồn nhiên, vẫn xăng xái ra đường, đến cơ quan, thăm bè bạn, đưa tác phẩm mới cho tòa soạn…

Cha tôi bảo: “Báo Nhân dân số Tết có đăng bài của cha đấy – Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn, bậc hiền tài của thời đại. Vũ nhớ xem, ở trang 2″. Vâng, thưa cha, con đọc đây – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho những ai đã có dịp gặp Người: người ta tưởng được tiếp kiến một nhà lãnh đạo Nhà nước, một lãnh tụ cách mạng thì người ta lại được gặp Con Người…

Đùng một cái, đúng 29 Tết, cha tôi vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Xô (ông vẫn chưa quen với cái tên Hữu Nghị) vì sưng phổi, với triệu chứng sốt cao, áp huyết lên tới 150 (mà ngày thường chỉ là 120, như sức khỏe của nhà nông chính hiệu). Vậy là lần đầu tiên trong đời, cha tôi không được đón Tết giữa những người thân, những người đồng chí.

Sáng mồng 3 Tết, tôi lại vội vào thăm ông. Cùng đi có Cù Huy Xuân Đức, thằng cháu đích tôn và Cù Huy Thước em trai ông, một chiến binh Điện Biên Phủ. Cha tôi vẫn đang thiêm thiếp, râu mấy ngày không cạo dễ đã cả phân dài. Và tôi đứng đó, nhìn cha, trào nước mắt…

Như lại thấy “Chiều năm giờ rưỡi ra về / Cổng trường mẫu giáo đề huề bố con / Con vừa năm tuổi mầm non / Bố ngoài bốn chục vẫn còn tươi xanh /

Con đi theo bố như cành / Bố bên con tựa cây lành ra hoa” (*). Bỗng cha tôi mở mắt, gọi “Vũ đấy à” như thể biết thằng cu Vũ của ông sẽ đến, như thể chờ tôi đã lâu. Rồi vẫy tay gọi chúng tôi đến bên trò chuyện.

Nhận “lì xì” của tôi, ông xòe ra đếm, nhận phong bì Tết mà Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhờ tôi trao, ông cũng mở ra xem. Như trẻ được quà, như sự cẩn thận cố hữu đã làm ông nổi danh “Cù Huy Cẩn thận”.

Bao điều để hỏi cũng bấy nhiêu để nói, rằng sức khỏe mẹ Như ra sao, công việc của Dương Hà vợ tôi và nhà chú Thước thế nào, rằng thằng cháu đích tôn Xuân Đức, mày đã hôn cô nào chưa hay vẫn mải giành truyện với em Xuân Hiếu, rồi về Xuân Diệu, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến dự định ra Giêng về quê Ân Phú để nghệ sĩ Đào Trọng Khánh quay nốt bộ phim ba tập về Huy Cận…

Chừng thấy ông nằm im nghe, đồ rằng ông thấm mệt nên ba chúng tôi định đứng dậy cáo lui thì Huy Cận ngoắc lại.

Nhắm mắt, tĩnh lặng, cha tôi dường như dốc sức cho một điều gì thật hệ trọng. Và đây là câu chuyện cuối cùng của ông.

Ngày xưa có một ông vua xứ Macédoine tên là Philippe, nên người ta gọi là Philippe de Macé-doine. Ông là cha của vua Alexandre III. Cả hai bố con đều rất giỏi, đều rất nổi tiếng. Nhưng ông bố cực kỳ hay – nhấn mạnh bằng một cái khoát tay, ông tiếp:

Cửa phòng ngủ của Philippe làm bằng đồng (bronze) và cứ mỗi sáng 12 cận vệ lại cầm chùy đập vào đó.

- Philippe đã dậy chưa? (như gọi thường dân).- Dạ, tôi vừa dậy.- Philippe có nhớ rằng Philippe cũng chỉ là một

con người không?- Dạ, cho đến hôm nay tôi còn nhớ. Nhưng ngày

mai nhắc lại không rồi tôi lại quên.Nghĩa là tôi không phải là thánh nhân. Nhưng để

làm Người cũng phải rèn luyện – cha tôi bình – Như thế mới trị dân được. Bác Hồ là như thế!

Thật đột ngột nhưng không bất ngờ vì Hồ Chí Minh luôn ở trong Huy Cận kể từ lần diện kiến Người lần đầu tiên tại Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, nơi người thi sĩ khai sáng Thơ Mới kiêm Kỹ sư Canh nông được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc (tiền thân của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Chẳng phải cha tôi đã hơn một lần nhắc “Cái thuở Tân Trào lưu luyến ấy / Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên”!

Bác Hồ là như thế! Mắt cha tôi lại ánh lên, Bác tự cho mình là một con người thôi, không tự cho mình là thánh thần. Còn thánh thần là do mình, do chúng ta cả. Rồi như để làm rõ hơn mạch tư duy này, ông

Tháng 06, Trang 23

tiếp: Có thời cả ở Bảo tàng Cách mạng lẫn Bảo tàng Lịch sử người ta lưu giữ “nắm đất Bác Hồ”, là nắm đất được cho rằng Bác đã lưu giữ ngay khi đặt chân lên đất Cao Bằng, như một kỷ niệm ngày về Tổ quốc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước.

Vấn đề không phải là trong hai nắm đất đó, đâu là nguyên gốc, đâu là bản sao mà là đấy có phải là sự thật lịch sử không. Và rồi bố đã có dịp trực tiếp hỏi Bác về nắm đất đó thì Bác cười: “Mình xúc động thì vốc đất lên hôn rồi lại thả xuống, chứ giữ làm gì. Chắc các cô, chú yêu quý Bác mà làm đó thôi!”. Rồi có lần khi nghe mọi người hát: “Hồ Chí Minh xuất hiện trong muôn ánh sao”, Bác có nói: “Tôi là người từ nhân dân lao động mà ra chứ đâu phải trên trời rơi xuống”.

Chợt nhớ ra rằng cha tôi đã từng là Thứ trưởng Văn hóa phụ trách Bảo tồn bảo tàng và Văn công. Cũng có thể sau cuộc “truy căn” này của cha tôi mà từ khá lâu rồi, “nắm đất Bác Hồ” không còn thấy ở các bảo tàng nữa.

Bố được ngủ cùng giường với Bác Hồ 3 đêm tại Bắc Bộ Phủ, trước ngày toàn quốc kháng chiến, vì tình hình lúc đó rất khẩn trương – (ngoài tư cách Thứ trưởng Nội vụ được Hồ Chủ tịch giao trước khi đi Pháp để giúp cụ Quyền Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, cha tôi còn đảm nhận vai trò thư ký đặc biệt giúp Người trong điều hành Chính phủ để rồi những năm sau trở thành Tổng Thư ký đầu tiên của Hội đồng Chính phủ) – Bố sợ choán chỗ của Bác nên nằm ép sát mép giường thì Bác bảo: “Chú Cận nằm dịch vào trong cho khỏi ngã”.

Bác Hồ là như thế, rất nhân tình, rất con người! Chính vì vậy – gương mặt cha tôi bừng dậy – trong các lãnh tụ cách mạng của thế kỷ XX, thế giới đánh giá Hồ Chí Minh là số 1, là “năm-bờ-oăn”!

Vậy là bài báo cuối cùng, và cả câu chuyện cuối cùng của cha tôi đều về một nhà văn hóa lớn, bậc hiền tài của thời đại, nhưng trước hết về một Con Người: Hồ Chí Minh!

Biết đâu, cái sự quấn quít của tình Dân tộc và Nhân văn đã lại đưa Huy Cận về bên vị Cha già Dân tộc nơi cao ấy của thế giới Người Hiền; để rồi ông lại được ngủ bên Người như 60 năm trước… Và tôi nghĩ cha tôi – cũng đã là một Con Người – xứng đáng được thế!

Không hiểu sao sắp chết mà Huy Cận không nhớ đến cái gì khác mà còn kể tỉ mỉ “câu chuyện cuối cùng của đời ông” về Philippe de Macédoine rồi bình “Như thế mới trị dân được. Bác Hồ là như thế!”. Chết đến cổ vẫn còn tìm cách tung hô “Bác Hồ”. Kinh thật! Cù Huy Cận thì thế. Cù Huy Hà Vũ cũng thế.

Ông tôn vinh Hồ chí Minh như thần thánh, thần thánh chính ở chỗ không tự nhận là thần thánh. Ông

khẳng định “trong các lãnh tụ cách mạng của thế kỷ XX, thế giới đánh giá Hồ Chí Minh là số 1, là “năm-bờ-oăn”!” Thế giới nào? Thế giới của những kẻ mù lòa, cuồng tín như cha con ông. Vào ngày 26.2.2010 mà tiến sĩ luật tốt nghiệp Sorbonne, thạc sĩ văn chương còn viết như thế sao? Bao năm ông học ở Pháp, chẳng lẽ ông không có dịp nào đọc được một trong hàng trăm cuốn sách nói về Hồ Chí Minh, không phải để ca tụng mà để kể tội ác của hắn như một con qủy bạc ác, bất nhân, tàn nhẫn, một con yêu râu xanh dâm đãng, vô liêm sỉ, đốn mạt “năm bơ oăn” hay sao? Chẳng cần ra nước ngoài, ngay ở trong nước, nếu không phải là mù, là điếc hẳn ông cũng có cơ hội nghe những người “không thèm làm đồng loại” với cha con ông nói về ân nhân của Hổ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản của cha ông là bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long bị đấu tố ngày 22.5.1953 rồi sau lại được tặng danh hiệu liệt sĩ “hy sinh vì sự nghiệp quốc tế”, về cái chết ngày 11.2.1957 của hoàng hậu không ngai, vợ không hôn thú của Hồ Chí Minh, bà Nông Thị Xuân, về những hành động độc ác được che dấu bằng giả đạo đức của tên cáo già mà người ta đã gọi là “tội phạm đê tiện nhất nước”. Nếu ông “dám” đọc tôi sẽ gửi cho ông không nhiều cũng cả chục tài liệu kể tội Hồ Chí Minh. Nói thế chứ chắc ông không dám đọc những tài liệu “phạm thánh” ấy đâu. Ông nên người cũng nhờ ơn “Bác và Đảng”, nếu không thì sao lại có thể, “từ năm 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở học viện này, Cù Huy Hà Vũ thường xuyên sang Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế” (Wikipedea tiếng Việt). Đang đi làm lại thuờng xuyên sang Pháp ‒ và chắc có đến cơ quan thì cũng chỉ để học bài, nghĩa là Nhà Nước nuôi cho ăn học ‒ thì chỉ có CCCC (Con cháu các cụ) mới thế được. Nhưng nếu ông không dựa hơi bố ông thì “Bác và Đảng” biết ông là ai. Ông coi bố ông là thần tượng cũng phải.

Ông kể những “thành tích” của bố ông, là “thi sĩ khai sáng Thơ Mới”, là được “nghệ sĩ Đào Trọng Khánh quay nốt bộ phim ba tập về Huy Cận…” nhưng quan trọng hơn cả là đã “được ngủ cùng giường với Bác Hồ 3 đêm tại Bắc Bộ Phủ” và ông kết luận “để rồi ông lại được ngủ bên Người như 60 năm trước…Và tôi nghĩ cha tôi – cũng đã là một Con Người – xứng đáng được thế!” Kinh thật!

Nhạc sĩ Tô Hải trong “Hồi ký của một thằng hèn” có đề cập đến cụ nhà: “đến những năm 1960, hai ông Hà Huy Giáp, Cù Huy Cận một là bí thư Đảng đoàn, một là thứ trưởng bộ Văn Hóa còn đặt lại vấn đề: “Trường nhạc Việt Nam có nên học đồ-rê-mi không? Tại sao không học hồ, xừ, sang, cống, líu?” hoặc “Việt Nam ta không thể có bi kịch” (Hà

Người Dân Số 250Trang 24

Huy Giáp), thậm chí “Giao hưởng là nhạc tư sản phương Tây” (Cù Huy Cận) vv... Tất cả những phát biểu ngu dốt này còn nằm trên báo chí những năm 1960-1970 như vết nhơ của một giai đoạn “ngu dốt đến phá hoại” của những kẻ có quyền sinh quyền sát cả một thế hệ văn nghệ nước nhà. Đáng kinh tởm, đáng đưa ra tòa án lịch sử hơn là những kẻ cơ hội, những tên gia nô văn nghệ chuyên môn bợ đít các “anh trên”, hùa theo dây máu ăn phần, kiếm tí chút chức danh và quyền lợi” (Chương 7. Những Năm Tháng).

Tuy nhiên là con, ông ngưỡng mộ bố ông, dù có mù quáng vì chữ hiếu cũng được đi, nhưng có người lại nghi ngờ ngay cả chữ hiếu của ông.

Ngày 14.11.2011 hoinhavanvietnam.vn phổ biến bài “Về vụ Cù Huy Hà Vũ” của Đông La có những đoạn sau đây:

Là một ngưòi thích và yêu thơ Xuân Diệu đã lâu, qua tìm hiểu trên mạng Internet tôi được biết Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu đặt tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Một lần tình cờ có việc ra Hà Nội, tôi dự định vào thăm Phòng lưu niệm để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của nhà thơ. Tuy nhiên, đến 24 Điện Biên Phủ thấy cửa đóng then cài, hỏi thăm địa chỉ người hàng xóm để vào, tôi mới thật sự ngỡ ngàng. Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu đã bị người cháu là Cù Huy Hà Vũ chiếm đoạt làm phòng ở. Nguyên do vì họ hàng ở xa, lợi dụng lòng tin của dòng tộc, Vũ được ủy quyền thay mặt dòng họ để trông coi Phòng lưu niệm và duy trì bảo quản các hiện vật. Tuy nhiên, lòng tin của dòng tộc đã đặt không đúng chỗ. Vũ đã mạo nhận là con nuôi để thừa kế hợp pháp ngôi nhà của nhà thơ Xuân Diệu, từng bước biến Phòng lưu niệm trở thành phòng ở sở hữu riêng của gia đình; Vũ đã thay đổi toàn bộ hiện trạng phòng lưu niệm, biến khuôn viên lưu niệm thành nơi chứa hàng buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ; không những thế Vũ còn phân tán và làm thất thoát các di vật của nhà thơ Xuân Diệu. Thậm chí những ngày giỗ, tết, Vũ cũng khoá cửa Phòng lưu niệm gây khó khăn cho gia đình họ tộc đến thắp hương tưởng nhớ nhà thơ Xuân Diệu, dẫn đến tình trạng bất bình trong họ tộc. Trước đây, khi còn sống, nhà thơ Cù Huy Cận là bố của Vũ cũng bất bình với việc làm trên của con trai gây ảnh hưởng uy tín trong dòng tộc song bố nói mà con không nghe nên cũng đành chịu...

Để khách quan, tôi kết bài viết về Cù Huy Hà Vũ này bằng ý của bạn có nickname là macluv trên (http://www.tathy.com/thanglong/printthr ead.php ? t = 23269& pp=40): “Anh Vũ này có làm tấm bia trên mộ Xuân Diệu đẹp [ra] phết, khắc hình Xuân Diệu nhìn nghiêng đẹp trai lồng lộng, chỉ mỗi tội là khắc tên anh Vũ hơi to ở trên ý. Vụ nhà hai bốn Cột Cờ này ngày xưa bố con anh lôi nhau lên báo đấu

tố nhau mãi”.Trong bài viết trên đây tác giả phủ nhận tất cả

công lao của Cù Huy Hà Vũ:Đọc những bài của Vũ trước hết tôi thấy thật lạ

lùng, Vũ vừa là TS luật vừa là Thạc sỹ văn chương, tưởng viết phải rất đúng luật và chặt chẽ, nào ngờ hoàn toàn ngược lại. Trong nhiều bài viết, Vũ đã sử dụng ngôn ngữ chợ búa, phạm luật, và trước những vấn đề đại sự lại rất ấu trĩ.

Khi trả lời VOA, trong “TS Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”, với những chuyện tày đình, Vũ đã khơi khơi kết tội và phỉ báng những người đứng đầu Nhà nước:

- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thuộc diện: “bạo chúa”; “những kẻ cầm quyền phạm tội ác chống lại chính dân tộc, chống lại chính nhân dân mình”;

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “xâm phạm Hiến pháp và pháp luật gây hiểm hoạ mất nước”;

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: “lú lẫn hoặc thực hiện “chính sách đà điểu”… mà nghiêm trọng hơn, đã xuyên tạc trắng trợn lịch sử dân tộc Việt Nam đương đại, xuyên tạc trắng trợn lịch sử của chính Đảng cộng sản Việt Nam”.

Vũ còn khẳng định: “việc ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay khăng khăng chống đa đảng dứt khoát là hành vi phản bội dân tộc”; “tôi nhắc lại một lần nữa, quay lại chế độ Đa đảng là con đường sống duy nhất đối với Đảng cộng sản Việt Nam!”

Và mượn lời của macluv để kết luận: “Đối với gia đình, bố con với nhau mà anh còn tính đường có lợi cho anh thì làm sao mà anh làm chuyện có lợi cho dân được. Chả qua đánh bóng tên tuổi thôi”.

Tuy không đồng ý với phần lớn ý kiến của tác giả trên đây, cũng có thể đặt nghi vấn Cù Huy Hà Vũ làm những việc tày đình “chả qua đánh bóng tên tuổi thôi”. Bằng chứng là chính ông đã từng “ứng cử” (?!?) vào chức vụ ấy. Tôi tin rằng về phương diện chuyên môn, ông xứng đáng giữ chức ấy hơn tất cả các vị đã từng giữ từ trước đến nay trong nội các của CSVN.

Dù sao “hiện tượng Cù Huy Hà Vũ” đã chứng minh là dân bây giờ không sợ nhà nước một phép như trước nữa và ngay cả con ông cháu cha cũng đã bắt đầu nhìn ra những bất cập và bất thiện của các lãnh đạo Đảng và Nhà Nước và đứng lên chống đối để có “danh gì với núi sông”.

Mong rằng Cù Huy Hà Vũ xứng đáng với bài tự vịnh của Nguyễn Công Trứ:

Ðã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai, ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.

(*) Mỗi chiều tới đón con về – Bài thơ cuộc đời – Huy Cận.

Tháng 06, Trang 25

GIỎI TOÁN VỤNG TÍNH

Tịnh TâmNgười Việt hải ngoại lắm nhân tài. Có người giải

thích là cây cam trồng ở nước Tề thì chua đem về trồng ở nước Sở thì ngọt (tôi đảo ngược tích này), điển hình là trường hợp bác sĩ Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam) là trẻ con vô thừa nhận được ông bà người Đức “nhặt” đem về Đức làm con nuôi, nay là chủ tịch trẻ nhất từ trước đến nay của đảng cầm quyền Đức FDP, đồng thời là phó thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Đức. Công thành danh toại thì “áo gấm về làng”, trung tá Hải Quân Hoa Kỳ Lê Bá Hùng còn oai hơn, ngày 9.11.2009 “cưỡi” cả một con tàu, khu trục hạm USS Lassen trọng tải 9,200 tấn dài 155.3m với 74 bộ hạ, về thăm nhà ăn bún bò Huế.

Nữ lưu cũng không kém, năm 2002, trung tá Lục Quân Hoa Kỳ Phạm Phan Lang (vợ cựu thiếu tá Phạm văn Diên trước chỉ huy một chiến hạm PGM615) nhận được thông báo thăng cấp đại tá trước ngày xin nghĩ hưu. Đại úy Elizabeth Phạm là nữ phi công duy nhất của Không đoàn 242 Marine All Weather Figther Squadron lái chiếc phi cơ siêu thanh F.18 Hornet trị giá US$35 triệu xông pha mặt trận Iraq. Nữ phi công Gia Nã Đại gốc Việt Trần Cẩm Linh 33 tuổi người nhỏ thó về Việt Nam lái chiếc máy bay “to đùng” ATR 72 cho Vietnam Air-lines từ ngày 1.2.2008.

Về chính trị thì có người Việt đầu tiên đắc cử dân biểu liên bang Hoa Kỳ Cao Quang Ánh, rồi đến tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn Lê Thành Ân bắt đầu nhận nhiệm sở từ 6.8.2010.

Nổi tiếng nhất phải kể khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom nhiệt-bối (ther-mobaric) đầu tiên của Hoa Kỳ được gọi là “bom diệt hầm ngầm” dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo của khủng bố ở A Phú Hãn. Bà là cố vấn cho Ngũ Giác Đài, ngày 20.8.2010 được bổ nhiệm làm giám đốc nha An Ninh Biên giới và Biển thuộc Nha Khoa Học và Kỹ Thuật của bộ Nội An Hoa Kỳ. Với tư cách này giữa năm 2010 bà đã đại diện Hoa Kỳ sang Bá Linh ký một thoả hiệp song phương trao đổi khoa học kỹ thuật về an ninh hàng hải (cargo security) với chính phủ Đức.

Tiến sĩ Trịnh Hữu Phước quê ở Bạc Liêu, tháng 5.1979 sau khi học hết lớp 11 tại Cà Mau vượt biển một mình một xu không dính túi, được một cặp vợ chồng thầy giáo Mỹ bảo trợ sang định cư tại tb Il-linois, sau khi tốt nghiệp bắt đầu làm cho NASA từ 1987 cùng với vợ là bà Diệp đã gặp nhau tại đảo Galang và là người đã giới thiệu ông với ông bà thầy giáo. Ông là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn cho phi thuyền RLL tại trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, tb Alabama.

Cũng về khoa học có các giáo sư-tiến sĩ Võ Bá Ngữ và Võ Bá Tường (cùng với giáo sư Antonio Cantoni) được khoa học gia trưởng Quốc Phòng Úc, giáo sư Robert Clark, trao giải Eureka 2010 về “Khoa học xuất sắc để hỗ trợ Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia” trị giá AU$10.000 (khoảng gần US$9.000) tại Sydney vào tối 18.8.2010.

Ngay hôm sau, ngày 19.8.2010, trong phiên khai mạc Đại hội Quốc tế Toán học họp tại Hyderabad (Ấn Độ), Ngô Bảo Châu được tổng thống Ấn Độ, bà Pratibha Patil, trao huy chương Fields do nhà toán học Gia Nã Đại John Charles Fields sáng lập dành cho những nhà toán học dưới 40 tuổi có công trình kiệt xuất.

Ngô Bảo Châu sinh tại Hà Nội ngày 15.11.1972 từng học trường thực nghiệm Giảng Võ, hết cấp I thi vào lớp chuyên toán của trường cấp II Trưng Vương, hết cấp 2, thi vào lớp chuyên toán Đại học Tổng hợp, năm lớp 11 và lớp 12, đoạt liền 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế. Năm 1989, giáo sư Paul Germain, tổng thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, sang làm việc với Viện Cơ học, khi biết Châu đoạt 2 huy chương vàng toán quốc tế, đã tìm được học bổng ở Pháp cho Châu <*>. Sang Pháp Châu học trường Paris 6 rồi thi vào Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure), sau 7 năm học, bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi, tháng 6.2004 được công nhận hàm giáo sư tại Trường Đại học Paris-Sud tức Trường Paris 11 ở tuổi 32, sang Hoa Kỳ làm thành viên Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay năm 2004, là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội Toán học Thế giới, ngày 9.12.2009 được tạp chí Time xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Lang-lands của ông bên cạnh một loạt các phát minh khoa học tiêu biểu có tầm vóc quốc tế và có ảnh hưởng tới lịch sử phát triển của nhân loại, ngày 21.8.2010 được phong hàm giáo sư ở Việt Nam, ngày 9.3.2011 được bổ nhiệm làm giám đốc khoa học của Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Về Toán Việt Nam (VIASM),

Người Dân Số 250Trang 26

và hiện là giáo sư toán tại đại học Chicago. Sau khi đoạt giải Fields, trưa 7.8.2010, Ngô Bảo

Châu được tổng thống Pháp Sarkozy mời dự bữa tiệc ăn mừng tại cung điện Elysée cùng với nhiều nhà toán học danh tiếng.

Ngày 29.8.2010 hơn 3000 người tham dự lễ chào mừng giáo sư Ngô Bảo Châu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến chúc mừng Ngô Bảo Châu và gia đình.

Gia đình Ngô Bảo Châu được nhà nước tặng căn nhà mới rộng 160m2 trong cao ốc Vincom B thuộc khu gia cư cao cấp tọa lạc giữa 2 phố Bùi Thị Xuân và Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 2.11.2010, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng thứ trưởng bộ Giáo Dục - Đào Tạo Trần Quang Quý tới thăm gia đình Ngô Bảo Châu tại đó. Ngày 8.11.2010 ông được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tại trụ sở Chính phủ.

Ngô Bảo Châu không những là khách danh dự của tổng thống Ấn Độ, tổng thống Pháp, thủ tướng Việt Nam mà còn là thần tượng của dân Viêt Nam. Tượng ông – một công trình mỹ thuật rất phản mỹ thuật ‒ cao gần 3 m, ngang gần 1m trong tư thế nhìn thẳng về phía trước, tay trái đang chỉnh lại kính, tay phải cầm quyển sách, vai trái đeo huy chưong Fields, được đặt tại quán cà phê Tình Bằng Hữu của ông Phùng Minh Tâm trên đường bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, theo ông Tâm, “để mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, nhìn đó như là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam”.

Đúng thế. Ngô Bảo Châu đã tự lực đạt được thành tích toán học tột đỉnh thật đáng khâm phục, nhưng tiếc rằng ông đã sơ ý – hay vụng tính – để CSVN lợi dụng.

Ông lập blog “Thích học toán” để trao đổi các vấn đề toán học và các vấn đề khác với các bạn trẻ Việt Nam. Ngày 5.4.2011, một ngày sau khi tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị xử phạt 7 năm tù và 3 năm quản chế, ông viết trên blog của ông bài “Về sự sợ hãi” với nội dung như sau:

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ

mệnh của mình trong cuộc đời này.Ðối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng

hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hợp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

Trong bài này Ngô Bảo Châu chỉ trích CSVN nặng hơn chỉ trích Cù Huy Hà Vũ rất nhiều. Tuy nhiên vẫn có người phê bình ông là “nửa nạc nửa mỡ”, thí dụ bài “Thương Cù Huy Hà Vũ, Ái Ngại Cho Ngô Bảo Châu” của Lu Hà đăng trên blog nguyenlieu01 đề ngày 16.4.2011:

Ngô Bảo Châu thực ra là một trí thức tội nghiệp. Ông quá tự tin vào mình mà không lường hết khả năng cuả thiên hạ. Mỗi người sinh ra đều có một tài năng sở trường riêng, một lĩnh vực chuyên môn được siêu thăng hoá đến đỉnh cao cuả nó... Hàn Tín tài ba lỗi lạc như vậy mà cũng không thoát khỏi lưỡi đao cuả anh chàng Lưu Bang dốt nát i tờ hơn cả ông Nguyễn Tấn Dũng y tá. Họ Lưu là một đình trưởng thu thuế viết không thông đọc không thạo, trình độ văn hoá rất kém cũng có thể luồn dây xỏ mũi được Hàn nguyên soái.

Ngô Bảo Châu cùng 3 kỳ tài khác đã đoạt huy hiệu vẻ vang về toán trong năm 2010 là niềm vui hồ hởi cho người Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam trước nguy cơ bị diệt vong, thoi thóp trên dòng sông cuả văn minh nhân loại thì vội vàng chộp ngay lấy một thanh củi hào quang chói lọi là Ngô Bảo Châu mới được thế giới vinh thăng, tưởng làm một cái phao hữu hiệu cứu chế độ? Nhưng thiên hạ bây giờ người ta cũng khôn chán và họ đã công kích lại cái phao mong manh cuả chế độ chính là Ngô Bảo Châu. Những lời phát biểu cuả Ngô Bảo Châu không thể bào chữa khéo léo cho toà án Hà Nội, cũng như bộ chính trị đảng mà ngay chính cả Ngô Bảo Châu cũng bị vạ lây vào vòng chơi nguy hiểm trên sông trường giang khi lòng người sôi sục…

Cuộc chơi này quả thật nguy hiểm cho uy tín và thanh danh cuả nhà toán học trẻ trung của chúng ta và Ngô Bảo Châu đã trúng mưu, kế tiếp là những

Tháng 06, Trang 27

phát biểu nửa nạc nửa mỡ đã bị thiên hạ phản hồi mà buộc phải đóng cửa blog: “Thích Học Toán” vì chính ông đã sợ hãi những comment khắp nơi tới tấp gửi về làm ông đau lòng, mệt mỏi...

Thật vậy, tôi cũng rất ngưỡng mộ thán phục Ngô Bảo Châu là nhà toán học Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng quốc tế cùng với ba bạn trẻ khác. Tuy nhiên giải này như trên đã nói mới chỉ là giải Fields trị giá 15 ngàn dollar Canada để khuyến khích tới giải cao nhất trong toán học là giải Abel một triệu dollar tương đương với giải Nobel. Vì trong toán học không có giải Nobel. Nhưng nhà nước cộng sản đã vội lập lờ đen trắng gọi ngay là giải Nobel để sử dụng chàng thanh niên Ngô Bảo Châu như một con bài để cứu nguy chế độ đang trên đường tự thoái hoá tan rã. Lợi dụng uy tín quốc tế cuả Ngô Bảo Châu để dụ dỗ anh đưa ra những tuyên bố nửa nạc nửa mỡ hòng vực đỡ hay chặn đứng lại con tàu đang xuống dốc của đảng?

Phân tích bài viết của Ngô Bảo Châu thì không thấy có chỗ nào “bào chữa khéo léo cho toà án Hà Nội”, ngược lại chỉ thấy 1/5 của bài viết ấy phát biểu tình cảm cá nhân của Ngô Bảo Châu đối với Hà Vũ nửa chê nửa khen, 1/5 so sánh Hà Vũ với các nhân vật huyền thoại đáng gọi là anh hùng, 3/5 chỉ trích – đúng hơn, hạ nhục ‒ tòa án Hà Nội. Còn nhục nhã nào hơn là phải xử án với sự bịa đặt 2 bao cao su đã dùng rồi, còn nhục nhã nào hơn “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”. Mấy ông bà này là các vị thẩm phán tòa án Hà Nội. Còn nhục nhã nào hơn là bị đề nghị “rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”. Ông ta là ông quan tòa. Và còn nhục nhã nào hơn là làm quan tòa mà bị mắng, “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.

Như vậy có thể nói Ngô Bảo Châu là người trực tính, thấy sao nói vậy.

Trong thư viết từ Princeton, ngày 27.5.2009, gửi các đại biểu Quốc hội khóa 12 về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội, Ngô Bảo Châu viết:

Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm... Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam... Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc... Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới”

một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa... Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta... Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này... Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.

Ông viết trên blog “Thích học toán” của ông: “Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do... Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa’’.

Ông cũng nói ông có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010 để tạo “điều kiện thuận lợi cho việc đi lại’’ và để toán học Pháp “được vinh danh một cách xứng đáng’’ nếu ông được giải Fields, nhưng ông khẳng định sẽ không bao giờ bỏ quốc tịch Việt Nam. Như thế ông đã chân trong chân ngoài, có lẽ vì cảm thấy cái bẫy của CSVN. Họ đang “bấn xúc xích” về vụ án Cù Huy Hà Vũ, cần tìm một đối trọng xứng đáng để đối phó. Không ai hơn Ngô Bảo Châu để đóng vai trò này. Thế là họ tâng bốc ông đến tận mây xanh. Tiếc rằng ông đã “cắn câu” khi nhận căn

Người Dân Số 250Trang 28

nhà giá bạc triệu đô la. Họ còn muốn giăng thêm một cái lưới để ông

hết đường vùng vẫy thoát ra. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi công văn và hồ sơ sang Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đề nghị tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh cho ông. Ông mà nhận huân chương này thì coi như đã đầu hàng Hồ Chí Minh, bán đứt linh hồn cho quỷ đỏ. Đó là cái bẫy thâm độc nhất. Những mưu đồ này cho thấy CSVN thiển cận đến chừng nào, chúng không thể có khả năng dùng nhân tài vào đúng chỗ đúng việc. Không ai dùng con dao mổ trâu để cắt tiết con gà bao giờ.

Lu Hà “ái ngại cho Ngô Bảo Châu” cũng phải nhưng thiết tưởng không nên quá khắt khe và nặng lời với ông Châu. Ông đã tỏ ra chán nản khi tuyên bố tạm đóng blog: “Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. Bần đạo cáo lỗi với bạn bè vì hành động đột ngột này. Nhờ vào cái sân chùa này, bần đạo đã có chỗ để chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn bè, và đổi lại bần đạo cũng đã học được rất nhiều từ các bạn. Mỗi ngày đi qua, cái nhu cầu làm mới lại mình bằng sự tĩnh lặng trở nên cần thiết hơn. Vậy bây giờ là thời điểm để dừng lại và suy nghĩ. Không thể dừng lại mà không nói một lời chia tay. Hẹn có ngày tái ngộ, Thích Học Toán”.

Ai ở hoàn cảnh như ông cũng có “cái nhu cầu làm mới lại mình” tức là xác định lại lập trường có khi đã bị lệch lạc và vì thế cần “dừng lại và suy nghĩ”. Ông đã đủ thông minh trí tuệ để biết dừng lại và chắc chắn sẽ không để cho CSVN lợi dụng vào những việc không xứng đáng nữa.

Chơi với qủy đỏ dễ thành qủy đỏ nếu không sẽ thành nạn nhân của chúng. Buồn thay cho ông Châu, giỏi toán đến thế nhưng lại có lúc vụng tính. Âu cũng lại thêm một bài học nữa cho những ai muốn xán lại gần với chúng.

Chú thích: <*> Hoàng Gia Hiệp, một trong những người bạn thân nhất của Ngô Bảo Châu, hiện là phó tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin, cho biết: “Hết cấp ba, tôi và Hoàng đều được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô cũ, Bảo Châu đi Hungary. Năm ấy là năm 1990, năm đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin, chúng tôi đi được Liên Xô và Đức, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc bị cắt học bổng rất nhiều. Bảo Châu được đi Pháp học. Có lẽ cũng là cái số, nếu không có biến cố lớn lao đó của lịch sử, Châu ngoan ngoãn đi Hun-gary thì chưa chắc nhân loại đã có được một nhà toán học lớn như hôm nay” (Theo TTXVN). Trường hợp của Ngô Bảo Châu cũng giống trường hợp của Philipp Rösler và của những nhân tài nêu

trên đây, nếu không có cơ duyên được ra một nước “văn minh” thì trí tuệ khó mà phát triển đến tột đỉnh. Thiết tưởng CSVN phải biết hổ thẹn về điểm này thay vì hãnh diện hão. Nhưng nếu CSVN biết ngượng thì hầu hết các vấn đề của Việt Nam đã có thể được giải quyết từ lâu.Châu Hiển Lý, bộ đội tập kết 1954, than thở:Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: - Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam?- Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp? - Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?- Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị? Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?- Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu Á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?- Tại sao Liên Xô và các nước Ðông Âu bị sụp đổ? - Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn? - Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản? - Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa... Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ ... đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại. Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:

Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa! Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.

Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai! Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi...

Tháng 06, Trang 29

NGẢI VỊ VỊ

Thi SơnĐúng lúc hoa nhài nở rộ ở Tunisia, Ai Cập và mùa

xuân Ả Rập đang tưng bừng thì ở Việt Nam sôi nổi vụ án Cù Huy Hà Vũ và thế giới cũng xôn xao vụ đàn áp nghệ sĩ nổi tiếng hoàn cầu Ngải Vị Vị.

Cha của ông là Ngải Thanh (Ai Qing: 1910-2002), một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất Tàu trong phong trào Tân Thanh Niên, Tân Văn Hóa của Trần Độc Tú, sát cánh cùng Lỗ Tấn trong thập niên 30, bị Pháp bắt bỏ tù 1932-35 tại tô giới Thượng Hải, 1941 đến Diên An, được bầu vào Ban Chấp hành Văn nghệ toàn quốc, 1958 cùng với Đinh Linh, Phùng Tuyết Phong bị tố hữu khuynh, 1959 bị trục xuất khỏi Đảng, rồi vào trại Lao cải ở Tân Cương, cùng với vợ là Cao Anh (Gao Ying) lao động 16 năm, 1975 cùng gia đình về Bắc Kinh, 1978 được rửa tiếng, các tác phẩm (đặc biệt cuốn “Nên hiểu và tôn trọng nghệ sĩ”) được xuất bản trở lại.

Ngải Vị Vị là một nghệ sĩ hoạt động trên lãnh vực kiến trúc, nhiếp ảnh, điện ảnh, phê bình văn hóa và xã hội. Ông thành hôn với nghệ sĩ Lộ Thanh (Lu Qing) sinh năm 1964 tại Thẩm Ninh (Shenyang). Bắt đầu từ năm 2000, mỗi năm bà mua một tầm lụa dài 82 bộ rồi suốt 12 tháng cặm cụi vẽ trên đó, có năm xong, có năm bỏ giở, có năm để trắng. Cuối năm bà cất cuốn lụa ấy đi, mua cuốn mới rồi lại bắt đầu vẽ.

Tháng 3.2010 Ngải Vị Vị được khoa Chính Trị và Khoa Học Xã Hội đại học Gent, Bỉ, trao tặng bằng tiến sĩ danh dự; tháng 9.2010 được Kassel Citizen Award, Kassel, Đức trao giải thưởng Das Glas der Vernunft (Lăng kính của Lý trí); năm 2010 được ArtReview’s guide xếp hạng 13 trong số 100 nhân vật mạnh nhất mỹ thuật đương đại; Nhà Nước Tàu đã có ý mời ông làm đại sứ văn hóa.

Năm 1978 Ngải Vị Vị cùng với Mã Đức Thăng (Ma Desheng), Vương Khắc Bình (Wang Keping), Hoàng Nhuệ (Huang Rui), Lý Xoảng (Li Shuang), Chung A Thành (Zhong Acheng) và Khúc Lũy Lũy (Qu Leilei) thành lập nhóm nghệ sĩ “Stars” thường xuyên có các cuộc triển lãm như “Mười Năm” (1989 tại Hanart Gallery, Hương Cảng và Đài Bắc), “Điểm Nguyên Thủy” (Today Art Museum, Bắc Kinh), từ 1981 đến 1993 thường sống ở Hoa Kỳ nhất là Nữu Ước, theo học Parsons School of Design (trường Thiết Kế Parsons).

Năm 1993 ông về Tàu vì cha bị bệnh; lập ra Làng Đông Bắc Kinh và xuất bản bộ ba sách về thế hệ nghệ sĩ mới: Sách Bìa Đen (1994), Sách Bìa Trắng (1995 và Sách Bìa Xám (1997); năm 1997 đồng sáng lập và là giám đốc nghệ thuật của China Art Archives & Warehouse (CAAW); năm 1999 dọn về Thảo Trường Địa (Caochangdi), phía đông bắc Bắc Kinh, thực hiện một dự án kiến trúc đầu tiên là một gia cư kiêm xưởng nghệ thuật (studio); năm 2003 thành lập xưởng kiến trúc FAKE Design; năm 2000 cùng với Phùng Bác Nhất (Feng Boyi) phụ trách phòng triển lãm Fuck Off ở Thượng Hải; năm 2006 cùng với HHF Architects họa kiểu cho một tư dinh ở Nữu Ước hoàn thành năm 2008 được tờ New York Times mô tả là “cực kỳ tinh chế” và thiết kế để chứa một bộ sưu tầm lớn nghệ thuật đương đại Tàu và năm 2010 được tạp chí Wallpaper magazine chọn là căn nhà cho Phần thưởng Thiết kế Wallpaper (Wall-paper Design Awards) và đặt tên là Tư Dinh Mới Tốt Nhất (Best New Private House); năm 2008 phụ trách dự án kiến trúc Ordos 100 tại thị trấn Ordos, Nội Mông, mời 100 kiến trúc sư thuộc 29 quốc gia tham dự; cộng tác với các kiến trúc sư Thụy Sĩ Her-zog và de Meuron thiết kế vận động trường “Điểu Sào” có tính hướng lai (futuristic), biểu tượng của Thế vận hội mùa Hè 2008 của Bắc Kinh; cùng với nghệ sĩ Bỉ Luc Tuymans phụ trách triển lãm “The State of Things” tại Trung Tâm Mỹ Thuật ở Brus-sels từ 18.10.2009 đến 10.1.2010 và tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia Bắc Kinh từ 1.5.2010 đến 30.5.2010; ngày 15.3.2010 tham dự Hoạt Động Kỹ Thuật Số tại Tàu (Digital Activism in China), một cuộc thảo luận giữa chính ông, Jack Dorsey (sáng lập Twitter) và Richard MacManus, do The Paley Media Center ở Nữu Ước bảo trợ.

Ngải Vị Vị có triển lãm từ 1999 đến 2010 ở Tàu, Nhật, Cao Ly, Úc, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, Pháp, Đức, Ý, Áo, Thụy Sĩ, Tô Cách Lan, Do Thái, Ba Tây, Hoa Kỳ.

Năm 2007 ông tham gia Documenta 12, dưới danh hiệu “Truyện Thần Tiên” (Fairytales) có sáng kiến đem 1001 người từ khắp nơi nước Tàu, vẽ kiểu trang phục và hành lý của họ, chia họ thành 5 nhóm tạm trú trong một xưởng dệt cũ ở thị trấn nhỏ Kassel, Đức, mỗi nhóm lang thang ở Kassel 8 ngày. Dịp này ông triển lãm một tác phẩm điêu khắc vĩ đại lấy tên là Bản Mẫu (Template) ghép bằng nhiều cửa và cửa sổ lấy từ các nhà đời Minh và Thanh bị phá hủy nhưng công trình này bị một trận bão làm sập. Ngày 25.2009 ông mở cuộc triển lãm một mình lấy tên là “According to What?” (Theo cái gì?) tại Mori Art Museum ở Đông Kinh, Nhật; tháng 12 mở một triển

Người Dân Số 250Trang 30

lãm nhỏ ở cửa hàng Comme des Garcons tại Hương Cảng; từ tháng 3 đến tháng 9.2010 triển lãm “Barely Something” ở Museum DKM tại Duisburg, Đức.

Tháng 10.2010 ông có cuộc triển lãm độc đáo tại Tate Modern Turbine Hall, Luân Đôn, trong đó 100 triệu hạt hoa hướng dương bằng gốm từng hạt được vẽ bằng tay bởi 1,600 nghệ nhân ở thị trấn Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen) rải ra khắp một vùng rộng của hội trường triển lãm cho khách thưởng ngoạn đi và lăn lộn lên trên để trải nghiệm và suy tư tinh túy của bình luận của ông về tiêu thụ đại trà, kỹ nghệ Tàu, nạn đói và công tác tập thể. Đến ngày 16.10 Tate Modern đình chỉ việc cho khách đi trên các hạt e rằng bụi từ đồ gốm có thể hại sức khỏe. Tháng 2.2011 một đống 100 kg hạt hoa hướng dương gốm bán được $559,394 (ra giá có $195,000) tại Sothe-by’s ở London, vài tuần lễ sau khi xưởng của ông bị nhà nước Tàu đập phá.

Từ tháng 10.2009 đến tháng 1.2010 ông mở triển lãm “So Sorry” ở Haus der Kunst, thành phố Mu-nich, Đức, nhắc lại hàng ngàn lời sám hối mới đây của các chính phủ, công nghệ, và hiệp hội tài chánh khắp nơi trên thế giới để đền bù những thảm cảnh và lỗi lầm họ đã gây ra. Ông trang trí mặt tiền của Haus der Kunst bằng 9,000 cái bị đeo lưng của trẻ con ghi bằng chữ Tàu câu “Nó sống 9 năm sung sướng trên cõi đời này” là lời một người mẹ có con chết trong trận động đất ở Tứ xuyên năm 2008. Ông bảo, “Tôi có ý kiến dùng những túi đeo lưng khi thăm Tứ xuyên sau trận động đất 2008, nhiều trường học đã sụp đổ. Hàng ngàn học sinh nhỏ tuổi mất mạng và có thể nhìn thấy túi và học cụ tung tóe khắp nơi. Rồi bạn thấy đời sống cá nhân, truyền thông, và sinh mạng học trò được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Sinh mạng học trò biến mất trong tuyên truyền nhà nước và chẳng bao lâu mọi người sẽ quên hết”.

Đây chính là bước đầu để ông trở thành nhà bất đồng chính kiến với chế độ Cộng Sản Tàu.

Ông “xích mích” với Nhà Nước khi bắt đầu điều tra về nạn tham nhũng và che đậy của Nhà Nước. Để tố cáo tham nhũng trong việc xây cất trường học ở Tứ Xuyên khiến trường sập trong trận động đất 2008, ngày 15.12.2008 ông cùng với một nghệ sĩ khác lập một danh sách các nạn nhân, tính đến ngày 12.5.2009 đã thu thập được 5,385 tên, công bố trên blog của ông. Blog này bị nhà chức trách khóa vào tháng 4.2009. Khi tòa án Tứ Xuyên xử Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren) một người cũng điều tra về việc xây cất trường học cẩu thả và kiện chính quyền tham ô, ông định ra tòa làm chứng thì bị công an câu lưu, đánh đập. Ngày 14.9.2009 ông được một bệnh viện ở

Munich, Đức, chẩn đoán là bị xuất huyết não và bác sĩ đã chuẩn bị cấp tốc mổ sọ. Bệnh này được nghi là do công an tra tấn gây ra. Ông lên án chế độ Tàu “không có tình người”. Cũng trong thời gian này, ông ủng hộ Linh Bát Hiến Chương do Lưu Hiểu Ba và 300 nhà tranh đấu, trí thức, nghệ sĩ tiên phong ký tên. Tháng 11.2010, ông kêu gọi “phong trào công dân”, điều tra các vụ án mờ ám điển hình là vụ cháy ở Thượng Hải thiêu sống 58 người. Tháng 12.2010 ông định đáp máy bay đi Seoul để sang Oslo, Na Uy, dự lễ phát giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba thì bị ngăn cản. Sau Cách Mạng Hoa Nhài ở Phi Châu và Trung Đông, nhà cầm quyền Tàu đàn áp nhiều luật sư, văn sĩ và các nhà hoạt động, bắt giam hàng chục người, ông ghi những trường hợp giam cầm trên Twitter, lôi kéo được trên 70,000 người theo dõi. Nhân ngày kỷ niệm 5 năm vụ tàn sát ở Thiên An Môn, ông chụp ảnh một phụ nữ đứng trước chân dung Mao Trạch Đông vén váy lên. Người phụ nữ ấy là Lộ Thanh, vợ ông.

Ông được nhà nước thuê làm cố vấn trong việc thiết kế vận động trường “Điểu Sào” cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nhưng lại có những phát biểu chống lại Thế Vận Hội này, thường bảo, “Nay tôi đã quên nó rồi. Tôi từ khước mọi đề nghị chụp ảnh với nó”. Ông cũng chỉ trích những người biên đạo (choreograph) lễ khai mạc như Steven Spielberg và Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), là đã không hoàn tất nhiệm vụ như là những nghệ sĩ. Ông bảo, “Thật ghê tởm. Tôi không thích ai lạm dụng nghề nghiệp một cách vô liêm sỉ, không có sự phán đoán đạo đức”. Tháng 2.2008 Spielberg từ bỏ chức cố vấn cho dự án.

Tháng 11.2010 Ngải Vị Vị bị công an Tàu quản thúc tại gia để ngăn cản buổi liên hoan có mục đích đánh dấu việc xưởng mới xây của ông ở Thượng Hải bị đập phá. Ông họa kiểu và xây dựng kiến trúc này vì được một “viên chức cao cấp” khuyến khích và thuyết phục để làm một phần của một khu vực văn hóa mới do nhà chức trách đô thị Thượng Hải quy hoạch. Ông dự định dùng làm xưởng và để dạy môn kiến trúc. Thế mà bây giờ ông bị kết tội làm nhà không có giấy phép và có lệnh triệt hạ tuy các viên chức đã cực kỳ nhiệt tình và thủ tục xin phép và kế hoạch đang được nhà nước xem xét. Ông cho biết một số nghệ sĩ đã được mời mở xưởng tại vùng này của Thượng Hải vì chính quyền muốn tạo ra một khu văn hóa. Ngày 3.11.2010 ông bảo hai tháng trước chính quyền cho ông biết là xưởng sẽ bị triệt hạ vì xây bất hợp pháp. Ông phàn nàn là không công bằng vì chỉ xưởng của mình ông phải bị phá. Tờ The Guardian bảo ông đã đả động đến nhiều

Tháng 06, Trang 31

đề tài nhậy cảm chạm đến dây thần kinh của nhà chức trách thị xã Thượng Hải kể cả việc một cư dân Thượng Hải tên là Trịnh Hòa (Zhenghu) bị cưỡng bách sống lưu vong ở phi trường Narita, Đông Kinh ba tháng. Dù sao buổi liên hoan vẫn được tổ chức tuy ông không hiện diện nhưng những người ủng hộ ông ăn tiệc bằng cua sông (héxié = hà hài) để liên tưởng đến hòa hài và là một uyển ngữ để chế nhạo kiểm duyệt (xin xem lại bài “Tiểu Khang: một mô hình xã hội hậu CS” của tôi trên NgD 247 trg 29). Hôm sau ông được thả. Đêm 11.1.2011 xưởng của ông bị chính quyền địa phương bất ưng phá hủy.

Theo tờ Financial Times, để ép Ngải Vị Vị phải đi lưu vong, hai trương mục của ông trên Google bị tấn công trong cái gọi là “Chiến dịch Bình Minh”, nội dung bị đọc và sao chép; các trương mục ngân hàng của ông cũng bị an ninh quốc gia điều tra lấy cớ là vì “nghi ngờ những tội ác không xác định”. Ngày 15.4.2011 nhật báo Văn Hối Báo (Wen Wei Po) ở Hương Cảng thân chính quyền cho biết ông bị điều tra vì gian lận thuế và hủy hoại tài liệu, vì tội song hôn có đứa con trai với một phụ nữ không phải là vợ và bị nghi là đã phổ biến hình ảnh khiêu dâm. Em gái ông là Cao Ca (Gao Ge) cho rằng những cáo buộc này “buồn cười” và chứng tỏ rằng công an không có bằng chứng nào cụ thể để buộc tội ông, vả lại ông không có cơ sở kinh doanh nào ở Tàu, những kết tội về khiêu dâm có lẽ liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật của ông, hôn nhân của ông đăng ký tại Hoa Kỳ và quả ông có một đứa con riêng nhưng không giấu giếm và mọi người vui vẻ chấp nhận.

Ngày 3.4.2011 Ngải Vị Vị bị hai cảnh sát ngăn cản ở phi trường quốc tế Bắc Kinh khi ông định đáp máy bay đi Hương Cảng rồi đi Đức sáng tác vì ở Tàu bị chính quyền quấy nhiễu không làm việc được. Phụ tá của ông qua cửa quan thuế trước, được các nhân viên bảo “Không nên chờ Ngải Vị Vị, ông ta có chuyện phải giải quyết”. Từ giờ phút đó ông bặt vô âm tín. Cùng ngày khoảng 50 cảnh sát xét nhà và văn phòng của ông ở Bắc Kinh, đem đi vài món, tài liệu, máy vi tính... và bắt vợ chồng ông cùng 8 nhân viên nhưng sau những người này được thả ra. Alison Klayman, một nhà làm phim Mỹ đã thu thập tài liệu trong hơn 2 năm qua về Ngải Vị Vị cho biết cảnh sát Bắc Kinh đã xét văn phòng của Ngải Vị Vị 3 lần trong tuần lễ trước, xét thông hành và căn cước của những phụ tá của ông làm việc tại đó và của những sinh viên kiến trúc từ Âu Châu sang nghiên cứu. Có những phân tích gia và các nhà hoạt động cho rằng ông không thể bị bắt nhưng Nicholas Bequelin của tổ chức Canh Chừng Nhân Quyền (Human Rights Watch) gợi ý rằng ông

bị bắt để dằn mặt rằng không ai là miễn nhiễm và chắc chắn phải có lệnh từ cấp cao nhất. Ngày 6.4 truyền thông loan tin ông bị bắt ở phi trường vì thủ tục không đầy đủ; ngày 7 bộ Ngoại Giao lại thông báo là vì phạm tội kinh tế; ngày 8 cảnh sát quay lại xưởng của ông; ngày 9 cộng sự phụ trách kế toán Lưu Chính Cương (Liu Zhenggang) và tài xế Dương Kinh Tống (Zhang Jingsong) của ông biến mất, trong khi phụ tá Văn Đào (Wen Tao) của ông mất tích từ khi ông bị bắt ngày 3. Gia đình ông không được thông báo và cũng không được cho biết hiện ông ở đâu.

Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Tate ở Luân Đôn, nơi ông đang có cuộc triển lãm, đã công bố một thông cáo trên trang web ngày 4.4.2011 bày tỏ sự bất mãn trước các diễn biến đe dọa đến quyền tự do phát biểu của ông Ngải trong tư cách một họa sĩ.

Ngày 14.4.2011 Laura-Julie Perreault, nữ phóng viên của tờ La Presse bình luận: “Tiếp lời viện bảo tàng Guggenheim, viện bảo tàng Nghệ Thuật Đương Đại Nữu Ước (MOMA) và phòng trưng bày Tate Modern của Luân Đôn, viện bảo tàng mỹ thuật Montréal (MBAM) yêu cầu Tàu thả nghệ sĩ Ngải Vị Vị bị bắt giam ở Tàu từ ngày 3.4... Đầu tuần này giám đốc bảo tàng viện Montréal, bà Nathalie Bondil, đã ký một kiến nghị do sáng hội Solomon R. Guggenheim gửi đi yêu cầu thả nghệ sĩ... Khi gửi những lời trách móc đến chính phủ Tàu, các bảo tàng viện đã theo gót các nhà chức trách Âu Mỹ, họ cũng đòi thả nghệ sĩ nổi tiếng hoàn cầu này”.

Tú Anh của đài Reuters ngày 5.4.2011 gửi bài “Phương Tây phản đối Trung Quốc bắt giam nhà ly khai Ngải Vị Vị”:

Trong 24 giờ qua, chính phủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho nhà ly khai từng lên án chế độ “phi nhân” của Bắc Kinh. Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh, Markus Ederer, lưu ý Trung Quốc “không được sử dụng biện pháp giam cầm trái phép, bất kể là trong tình huống nào”. Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác đã lên tiếng kêu gọi tự do cho Ngải Vị Vị.

Ngày 4.4 Hoa Kỳ kêu gọi Bắc Kinh trả tự do ngay cho ông Ngải Vị Vị. Quyền Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mark Toner... nói: “Việc bắt giữ họa sĩ và là nhà tranh đấu Ngải Vị Vị là không phù hợp với các quyền tự do phổ cập và nhân quyền của tất cả công dân Tàu, trong đó có cam kết của Tàu đối với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và chúng tôi yêu cầu chính phủ Tàu trả tự do ngay cho ông Ngải. Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục hết sức quan tâm đến chiều hướng xảy ra những vụ cưỡng bức mất tích, những vụ bắt giam phi pháp, và những vụ kết

Người Dân Số 250Trang 32

án các nhà tranh đấu cho nhân quyền vì hành sử các quyền của con người đã được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do phát biểu và tự do đi lại”.

Ngày 12.4 từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Peter Simpson ghi nhận thêm các chi tiết sau đây:

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tàu Hồng Lỗi cho biết họa sĩ Ngải Vị Vị là một nghi can tội phạm và sự ủng hộ nước ngoài dành cho ông đã khiến nhân dân Trung Quốc bối rối và căm phẫn... Ông Hồng nêu thắc mắc là tại sao một số người ở một số nước lại coi một nghi can tội phạm như một vị anh hùng. Ông nói nhân dân Tàu không hài lòng về sự ủng hộ quốc tế dành cho người thường thẳng thắn chỉ trích chính phủ này.

Vài giờ sau phát biểu của ông Hồng Lỗi, bà Ash-ton, đại diện cấp cao của Liên Âu về các vấn đề đối ngoại, đã đưa ra lời yêu cầu chính phủ Tàu phóng thích ông Ngải và các nhân vật bất đồng chính kiến vừa bị bắt giữ. Bà Ashton nói bà hết sức lo ngại trước sự suy đồi của tình trạng nhân quyền ở Tàu và những hạn chế áp đặt đối với ký giả nước ngoài. Bà nói những vụ bắt giữ và mất tích độc đoán phải ngừng lại và người dân Tàu phải được đối xử theo đúng pháp trị và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Ông Ngải nằm trong số mấy chục nhân vật bị tình nghi là hoạt động đã bị chính quyền bắt giữ trong một cuộc trấn áp đang tiếp diễn sau khi có những lời kêu gọi ẩn danh đề nghị biểu tình tương tự như các vụ biểu tình trong thế giới Ả Rập trong mấy tháng vừa qua.

Ngày 20.4.2011 mạng 20Minutes.fr loan tin “Chine: Deux avocats portés disparus remis en lib-erté” (Tàu: hai luật sư mất tích được trả tự do): “Hai luật sư Tàu đã về nhà hôm thứ ba sau nhiều ngày bị giam... Giang Thiên Vĩnh (Jiang Tianyong), trước đây đã thách thức đảng Cộng Sản đương quyền, đã về sau khi mất tích 2 tháng, vợ ông, Kim Biên Linh (Jin Bianling) bảo thế... Lưu Hiểu Nguyên (Liu Xiaoyuan), trước đây đã khuyên gia đình nghệ sĩ và nhà hoạt động Tàu Ngải Vị Vị sau khi ông này bị chất vấn, đã được thả hôm thứ ba sau 5 ngày bị giam và hỏi cung... 18 luật sư, nhà hoạt động và bất đồng chính kiến hãy còn mất tích”...

Ngày 20.4.2011 Imen Hazgui phổ biến bài “Le risque d’un printemps chinois existe” (Hiểm họa một mùa xuân Tàu vẫn có):

Lạm phát toàn cầu ở Tàu đã lên đến mức kỷ lục 5.5% nhưng lạm phát giá thực phẩm ‒ mà nhiều trăm triệu người Tàu nghèo cảm thấy hàng ngày ‒ vào khoảng 11.7%. Dân chúng lo âu và nếu một cuộc nổi dậy quả có sức lôi cuốn mạnh, hiểm họa một “mùa xuân Tàu” cũng bị hạn chế.

Một số bài báo những ngày gần đây đã loan báo về hiểm họa ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy của quần chúng Tàu...

Trước hết trong nước năm 2010 lương tăng đáng kể... Kế đến, tăng trưởng của Tàu rất mạnh và cho phép tạo ra một số công việc đủ để thu hút một phần dân số không hoạt động...

Ngoài ra dân quê ở Tàu có đến nhiều trăm triệu được lợi về giá nguyên liệu tăng ngay cả việc phân phối vẫn còn bất bình đẳng...

Vậy thì trong trường hợp đó làm sao giải thích việc gia tăng đàn áp có vẻ như đang diễn ra trong nước. Để hiểu được chắc phải cầu cứu đến câu châm ngôn trứ danh: ngừa bệnh hơn trị bệnh!

Hervé Lievore khai triển:“Kể từ tháng 11 sang năm đội ngũ hiện nay sẽ dần dần nhường chỗ cho một đội ngũ lãnh đạo mới. Khoan nhượng đối với bất đồng chính kiến sẽ còn yếu hơn bình thường”.

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, từ đầu “cách mạng hoa nhài” ít nhất có 26 nhà hoạt động bị cấm cố hay bị canh chừng mà không hề bị buộc tội. Việc bắt giữ gần đây nhất: Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ 53 tuổi, người mới đây đã cho chế độ Tàu tính từ “vô nhân đạo”.

Dù muốn dù không Ngải Vị Vị đã giúp mở cửa cho hương hoa nhài ào vào Tàu và gián tiếp vào Việt Nam, làm hưng khởi không khí cách mạng trên bầu trời Đông Á ảm đạm. Có lẽ đó cũng là ý nghĩa của tên ông. Trong Kinh Thi có câu: “Phương hưng vị ngải” nghĩa là đã lên chưa ngừng.

Gilles Lordet, giám đốc Thông Tin của Phóng Viên Không Biên Giới, trong bài “L’enfer vietnamien” (Hỏa ngục Việt Nam) đề ngày 24.4.2011, bình luận:

Cách mạng hoa nhài chưa hết làm cho cảm thấy làn sóng xung động, và đến tận Á Châu, kể cả Tàu và Việt Nam, bị ám ảnh bởi an ninh quốc gia, khép kín về phương diện ý thức hệ với chỉ trích và tranh luận đối nghịch... Những phong trào thân-dân chủ đặt các nhà chức trách của một số quốc gia vào tình trạng căng thẳng có hậu quả khốn nạn là gây ra cuộc đàn áp mù quáng. Hơn ba chục nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị cất giấu ở Tàu, cách biệt gia đình, thân nhân, xa lánh xã hội loài người, thế mà các chức trách Tàu không cảm thấy có nghĩa vụ phải báo cáo về số phận của họ. Khổng lồ chân đất sét? Có lẽ... Tàu run, và thằng em Việt Nam của nó, vốn sao chép Bắc Kinh như là kiểu mẫu chỉ đạo quốc gia, quản trị công vụ và đàn áp, cùng run với nó (nguồn: Slate.fr).

Sự kiện Hà Nội sao chép Bắc Kinh rõ rệt nhất trong hai vụ Ngải Vị Vị và Cù Huy Hà Vũ. Đấy là lý do tại sao bàn về nhân vật Tàu Ngải Vị Vị.

Tháng 06, Trang 33

VỀ MỘT VỤ ÁN “LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN” ĐIỂN HÌNH

Lê Xuân Nhuận

TỔNG-GIÁM-ĐỐC LÊ THĂNG LONGSau ngày ra khỏi Trại lao cải Tiên-Lãnh của Quảng-

Nam‒Đà-Nẵng vào năm 1987, tôi về với gia-đình ở Nha Trang và tiếp-tục bị quản-thúc tại-gia thêm mấy năm nữa, trước ngày đi tái-định-cư ở Hoa Kỳ vào năm 1992.

Do một tình-cờ, tôi quen biết Lê Thăng Long.Anh ta quê ở Quảng Ngãi, là một địa-phương

chống Cộng cũng nhiều mà thân Cộng cũng đông. Ở tuổi hai mươi, là một thanh-niên thuộc thế-hệ mới, trước kia còn nhỏ chưa hề đi lính, làm việc hay tham-gia một tổ-chức nào của Việt-Nam Cộng-Hòa, lại thuộc gia-đình “cách mạng”, anh ta thảnh-thơi vào học đại-học tại Sài-Gòn ‒ nay là “thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đường nhiều lần từ quê nhà vào “Thành Phố” (ở Việt Nam thưở ấy đa-số đồng-bào đều dùng hai tiếng “Thành Phố” để chỉ Sài-Gòn, làm như Hà Nội không phải là một thành phố ‒ hay là để khỏi nhắc đến tên người?), và sau đó thì từ trong đó đi tham-quan, về quê thăm nhà, cũng như ghé thăm và đi chơi với mấy người bạn-học tại Nha Trang, sinh-viên Lê Thăng Long ngẫu-nhiên tạt vào nhà tôi.

Hồi đó, Tổng-Bí-Thư Đảng Cộng-Sản Việt-Nam là Nguyễn Văn Linh. “Ông này là người tiên phong khuyến khích các cơ-sở kinh-doanh sản xuất làm ăn có lãi, tiến hành thí điểm những đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế ở một số doanh nghiệp nhà nước” tại thủ-đô cũ của Miền Nam, “thành phố đông dân nhất nước ta. Đây là những bước đột phá đầu tiên nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm, nhằm khắc phục những bất cập, lạc hậu của cơ chế ấy, ông ta đã đưa ra những ý tưởng mới, quan niệm mới, cách làm mới, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, kiên quyết làm gương về chống tác phong quan liêu, xa dân. Nguyễn Văn Linh đã góp phần có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên.” Tôi ở trong tù mà nghe như thế thì cũng êm tai mà cũng ấm lòng ‒‒ Thật ra, điều đó đã khởi đi từ Tổng-Bí-Thư Liên-Bang Xô-Viết, Mikhail Gorbachev, người chủ trương Perestroika

(tái cấu trúc, kinh tế) và nhất là Glasnost (cởi trói, tư tưởng) từ bên Châu Âu.

Lê Thăng Long, và các bạn, với sự bồng-bột của tuổi trẻ, đang nao-nức muốn tìm hiểu những chân trời mới lạ về lý-thuyết qua ngưỡng cửa học-đường và về thực-hành qua ngã rẽ giao-thời đang lúng-túng ở các địa-phương, có vẻ coi tôi như một “tiểu-diện” (không phải là đại-diện) của sự thất-bại của Việt-Nam Cộng-Hòa ‒ không phải là để thù-hận, thóa-mạ, coi thường hay lánh xa, mà là để “học hỏi” từ những kinh-nghiệm đắng cay của một lớp tiền-sinh.

Trước hết là về việc học của anh ta. Tôi chúc mừng Lê Thăng Long đã có hoàn-cảnh thuận-lợi ‒ gia-đình khá giả ‒ để học lên cao. Tôi nhiệt-liệt đề-cao và khuyến-khích anh ta quyết-tâm đạt cho được một trình-độ văn-hóa khả-quan. Học-thức là trí-thức, là tri-thức, không những chỉ để có ích cho mình mà còn có ích cho nước, cho dân. Tôi “sợ” nhân-văn (gồm cả triết-thuyết, ý-thức-hệ, chính-trị), nên gợi ý cho anh ta học về khoa-học. Thì cũng đúng là sự chọn-lựa của anh ta.

Tôi cũng tránh né nói về tiếng Pháp, nhất là tiếng Anh, tức là những gì về phía tư-bản, Âu Tây. Tôi nói đến một số từ-ngữ Hán-Việt, một số đặc-điểm của văn-hóa Á Đông. Nghe nói tôi đã bị mất các cuốn từ-điển (sách báo tài-liệu của tôi đã bị thiêu-hủy qua mấy đợt “bài-trừ văn-hóa-phẩm đồi-trụy và nô-dịch”) , Lê Thăng Long, trong cảnh xô-bồ bận-rộn của mọi người, đã có lòng dành nhiều thì-giờ đi lục-lọi từng đống sách cũ trên các vỉa hè ở Sài-Gòn, để cuối-cùng tìm được và mua đem ra biếu tôi một cuốn “Hán-Việt Tân Từ Điển” của Nguyễn Quốc Hùng, ấn-phẩm cuối-cùng của Nhà Sách Khai Trí, vừa phát-hành xong thì gặp cuộc “đổi đời” (Tôi mang qua Mỹ và vẫn giữ dùng cho đến hôm nay.)

Về sau, biết được là tôi có dịch một số tài-liệu y-khoa tiếng Anh cho Bệnh-Viện Nha Trang, kèm giúp tiếng Anh cho viên giám-đốc và mười mấy bác-sĩ khác ở đó, cũng như có lần thông-dịch cho ban lãnh-đạo cơ-quan ấy nhân dịp một phái-đoàn Y-Tế Nhân-Đạo Hoa Kỳ đến tìm hiểu để giúp phát-triển và viện-trợ y-cụ cho bệnh-viện này, Lê Thăng Long đề-cập với tôi về tiếng Anh. Thỉnh-thoảng tôi giúp anh ta đôi chút, bắt đầu từ những việc nhỏ như sử-dụng đúng từ Anh-ngữ in trên danh-thiếp của anh ta. Nói chung, trong các lần chuyện trò, chúng tôi cùng nghĩ về tuổi trẻ và tương-lai, những gì có ích cho nước, cho dân. Phải hợp với lòng dân, vì “Ý Dân là Ý Trời”. Không chỉ lợi-nhuận vật-chất, mà còn ân-phước tâm-linh.

Tôi đã rất đỗi vui-mừng khi Lê Thăng Long chú-tâm vào ngành tin-học (IT= Information Technolo-gy). Tuy là khoa-học kỹ-thuật, nhưng nó chuyên-chở nhân-văn, và giúp điều-hướng nhân-văn.

Người Dân Số 250Trang 34

*Lê Thăng Long thân-thiết với Trần Huỳnh Duy

Thức từ thời cùng học tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Tốt-nghiệp cao-học (trong nước gọi là Thạc Sĩ), khoa Công Nghệ Thông Tin (IT), gặp hoàn-cảnh thuận-lợi, họ đem kiến-thức từ trường-ốc ra ứng-dụng vào đời thường. Năm 1994, Thức cùng Long thành-lập công-ty tin học Duy Việt tại Hà Nội.

Năm 2001 Thức cùng Long đầu tư một cửa hàng kinh doanh máy tính dần tiến đến mua lại Công Ty Mligo Solution. Chỉ trong sáu tháng, Thức và Long “bước chân vào Mỹ một cách dễ dàng” khi mua lại công nghệ VoIp (giao thức Internet) và tiến đến thành lập Công-Ty Global EIS, Inc. (Executive Informa-tion System), sau này đổi thành Innfex.

*

Năm 2005, Lê Thăng Long, Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị kiêm Phó Tổng-Giám-Đốc, Đại-Diện Global EIS từ Hà Nội, cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là Tổng-Giám-Đốc Công-Ty ấy từ Sài-Gòn, qua giao-dịch kinh-doanh với các đối-tác ở Mỹ. Lúc ghé San Francisco, anh ta báo tin cho tôi biết. Tuy chỉ cách nhau có mươi lăm phút lái xe-hơi nhưng tôi tránh gặp họ ‒ vì còn có một số thành-viên khác đi theo trong phái-đoàn.

Tôi chỉ cầu mong cho anh ta, và các đồng-bạn, ngày càng thành-công trong sự-nghiệp ‒ trí-thức thành-lập và điều-hành tổ-chức tư-nhân, đáp-ứng nhu-cầu phát-triển kinh-tế, cải-tiến xã-hội, nâng cao dân-trí, tiếp-tục bành-trướng hoạt-động ra ngoài biên-giới quốc-gia...

*

Cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long triển khai dịch vụ viễn thông OCI (One Connection, INC) tức Công-Ty Cổ Phần “Một Kết Nối” ở Việt Nam.

Công Ty Global EIS (có văn phòng tại các thành phố lớn trong nước, có trang mạng tiếng Anh lẫn tiếng Việt www.globaleis.com) do Lê Thăng Long làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị, ở Hà Nội (mà OCI là thành viên, ở Sài Gòn) được báo chí gọi là “điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, có nhiều bước đột phá đầu tư sang các nước trong khu vực và Hoa Kỳ”.

EIS và OCI một thời từng được báo chí đánh giá là “niềm tự hào của IT (Tin Học) Việt Nam khi tiên phong đầu tư ở nước ngoài. EIS được một tờ báo gọi đó là “Giác đấu trên đất Mỹ”.

*Bỗng năm 2009 vụ án Lê Thăng Long cùng với

Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, v.v... nổ bùng. Dư-luận trong nước, ngoài nước, và cả thế-giới xôn-xao.

Lúc đó Lê Thăng Long là Tổng-Giám-Đốc Công-Ty mới lập InnoTech (Innovative Technology Devel-opment and Investment Joint Stock Co. ‒ Công Ty Cổ Phần Phát Triển và Đầu Tư Công Nghệ ‒ www.innotech.com.vn), Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị kiêm Phó Tổng-Giám-Đốc Công Ty EIS, trụ-sở ở Hà Nội.

ITóm Lược Vụ Án Lê Thăng Long với Nhóm “Chấn” Trần Huỳnh Duy ThứcNguyên ngày 17/5/2009, Tổng cục An ninh đã

xác định chủ blog “Trần Đông Chấn” chính là Trần Huỳnh Duy Thức, người lập ra các blog “Change we need”, “Psonkhanh”.

Sau một tuần, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã “bắt khẩn cấp” Trần Huỳnh Duy Thức ở Sài Gòn vào ngày 24/5/2009. Theo tài liệu thu được, họ “bắt khẩn cấp” Lê Thăng Long (Tổng Giám đốc Công ty INNOTECH) ở Hà Nội vào ngày 4/6/2009. Thức và Long “là “hai lãnh đạo cao cấp của OCI”.

Tiếp theo, họ lần-lượt bắt Lê Công Định (Giám đốc Công ty TNHH) ở Sài Gòn vào ngày 13/6/2009, Nguyễn Tiến Trung ở cùng thành-phố vào ngày 7/7/2009, rồi Trần Anh Kim ở Thái Bình vào cùng ngày.

Trong số 27 người bị bắt, triệu tập và mời làm việc, 5 người kể trên đã bị khởi tố bắt giam về hành vi chống Nhà nước.

1. Lê Thăng Long Theo tài-liệu điều-tra và xét-hỏi của nhà cầm

quyền, thì vào khoảng cuối thập-niên 1990 Trần Huỳnh Duy Thức đã triển khai mưu đồ chính trị của mình. Từ cuối năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức (“doanh-nhân thành-đạt trong ngành Dịch Vụ Viễn Thông”) đã lập “Nhóm Nghiên Cứu Chấn”.

Thức giao cho Lê Thăng Long tập-hợp lực-lượng dưới hình-thức các “câu lạc bộ Chấn Hưng” do Long làm Chủ-Tịch. Các câu-lạc-bộ “Chấn-Hưng Nước Việt” này kêu-gọi mọi người tham-gia và thành-lập các CLB trực-thuộc, nhằm tập-hợp lực-lượng chống-phá chính-quyền Việt Nam.

Lê Thăng Long đã soạn-thảo, sưu-tầm, tán-phát 25 đầu tài-liệu gồm 89 trang, trực-tiếp viết 12 bài tuyên-truyền xuyên-tạc đường-lối, chủ-trương của Đảng, Nhà Nước, sự điều-hành của Chính Phủ, đòi thay-đổi thể-chế chính-trị, thể-hiện rõ trong thư điện-tử liên-lạc với “Nhóm Chấn” qua địa-chỉ [email protected] và tuyên-truyền cho “phong-trào Chấn-Hưng Nước Việt”.

Tháng 06, Trang 35

Tháng 4 năm 2009, Lê Thăng Long câu-kết với Thích Minh Tâm (tức Nguyễn Thiếu Văn) ở Aus-tralia để lập ra website mang tên “www.chanhungn-uocviet.com”, kêu-gọi mọi người tham-gia, xây-dựng các câu-lạc-bộ trực-thuộc, gồm 10 câu-lạc-bộ, như “CLB Chấn-Hưng Nước Việt chống Tham Nhũng”, “CLB Nhà Báo Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Luật-Sư Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Người Cao Tuổi Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Doanh-Nhân Chấn-Hưng Nước Việt”... Dự-kiến những CLB này sẽ trở thành “tập-đoàn kinh-tế Chấn-Hưng Nước Việt” mà thực-chất là tập-hợp lực-lượng để chống-phá Đảng và Nhà Nước “ta”.

Lê Thăng Long còn trực-tiếp viết “Kế Hoạch của Sim” nhằm đi vào nội-bộ để thu-thập tin-tức, tác-động, lôi-kéo vào “Nhóm Chấn” theo phương-thức dùng “Đoài đánh Đoài” (tức Cộng-Sản đánh Cộng-Sản); đã gặp, tiếp-xúc với 15 người để tác-động, lôi-kéo; ứng-cử Đại-Biểu Quốc-Hội Khóa XII nhằm mục-đích nếu trúng cử thì tạo chỗ đứng trong cơ-quan quyền-lực cao nhất nước, tìm cách tiếp-cận, lôi-kéo và sử-dụng ảnh-hưởng của những người lãnh-đạo cấp cao ủng-hộ Nhóm “Chấn” nhằm phục-vụ âm-mưu thay-đổi chế-độ chính-trị vào thời-điểm “lúc phất cờ” là 2010-2011.

2. Trần Huỳnh Duy Thức “Chị Ba” Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt khi đang sử

dụng đường truyền internet để liên lạc với đối tượng phản động bên ngoài. Thức lúc đó là Tổng-Giám-Đốc Công-Ty OCI ở Saigon (thành-viên của Global EIS do Lê Thăng Long điều-hành ở Hà-Nội).

Từ cuối năm 2005, Thức đã chat, viết 194 trang trên thư điện tử [email protected], 23 bài trên blog “Trần Đông Chấn” (với các bài như “Lần sinh nhật thứ 79 [1930+79=2009] của Đảng CSVN là lần cuối”, “Gửi Những Người CS”, “Điềm Gở của triều-đại CS”, “Minh Chủ sắp xuất-hiện”, “Bô Xít Tây Nguyên, huyệt-mộ triều-đại CS tự đào chôn mình”, “Việt Nam Đang Ở Đâu và Sẽ Đi Về Đâu”, “Kỷ Sửu và Vận Hội Mới của Việt Nam”) ‒‒ từ blog này, Thức quen Nguyễn Sỹ Bình), “Change We Need”, 16 bài trên blog “PsonKhanh” với nội-dung chống phá Nhà Nước VN, và chỉnh sửa 12 bài của các đối-tượng khác, “trực tiếp quyết liệt công kích Thủ tướng”, “14 bài công kích sự điều hành, chính sách kinh tế của Chính phủ, 21 bài xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, 10 bài chia rẽ nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước”. “Họ sử dụng chung mật khẩu, trao đổi thông tin không cần gửi mail, viết và lưu luôn trong hộp thư (chết)”.

“Là một doanh nhân thành đạt tại Việt Nam, Thức cũng nổi bật với các ý kiến phê bình những rào cản từ phía các cơ quan quản lý viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này.”

Trần Huỳnh Duy Thức chính là blogger Change We Need, “mà những bức ảnh chụp Tổng Thống Obama được dùng làm logo cho blog của anh là bằng chứng rõ ràng nhất về lòng nhiệt thành của anh với những tư tưởng mà vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã truyền bá.”

Các bài viết này được một số hãng thông-tấn quốc-tế đăng lại.

Cuối năm 2008 Thức đã đi Mỹ gặp Nguyễn Sỹ Bình tức Nguyễn Tâm (bí-danh “Chị Hai”).

Vào cuối tháng 3/2009, Thức cùng Lê Công Định đã qua Phuket, Thái Lan họp với Bình để bàn bạc về việc viết quyển sách “Con đường Việt Nam” (Thức viết về cải-cách kinh-tế, Định về cải-cách tư-pháp, Bình về cải-cách xã-hội) và trực-tiếp soạn-thảo “Tân Hiến Pháp” cho chính-quyền hậu-cộng-sản.

Để hỗ trợ việc này, Bình sẽ vận động Chính phủ Mỹ và các nước ủng hộ cho chiến lược “Con đường Việt Nam” mà Thức và nhóm năm người đưa ra. Trong cuộc gặp này, họ có bàn bạc cần lập thêm hai đảng: “Đảng Lao động Việt Nam” và “Đảng Xã hội Việt Nam” để thu hút lực lượng.

Thức lập ra blog “Đảng Xã hội Việt Nam” giúp Bình, còn blog “Đảng Lao động Việt Nam” là do Định chịu trách nhiệm. Họ dùng email chung là [email protected], dùng chung mật khẩu để tiếp tục trao đổi bàn bạc về việc viết sách, về việc Nguyễn Tiến Trung sau khi xuất ngũ, và về những vấn đề khác. Trên email này có đoạn nói rằng bôxit Tây nguyên là tử huyệt của chính quyền.

3. Lê Công Định“Chị Tư” Lê Công Định tốt-nghiệp Đại-Học Luật

tại TP HCM, năm 2000 qua học tiếp Thạc-Sĩ Luật tại Mỹ; đã làm việc tại nhiều văn-phòng luật-sư danh-tiếng, và năm 2009 Định thành-lập Công-Ty Luật TNHH tại TP HCM.

Định tham-gia vào loạt tài-liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên-soạn, bôi nhọ một số lãnh đạo Đảng, Nhà Nước VN.

Từ năm 2005, Lê Công Định móc nối với Nguyễn Sỹ Bình tức Nguyễn Tâm (bí danh “Chị Hai”), người cầm đầu “Đảng Nhân Dân Hành Động” tại Mỹ, và “Đảng Dân Chủ Việt Nam” để hoạt-động trong nước, với mục-tiêu lật đổ chế-độ CS tại VN bằng cách lập ra các tổ-chức chính-trị đối-lập như “Đảng Lao Động” (của Định), “Đảng Xã Hội” (của Trần Huỳnh Duy Thức). Định phụ-trách cải-cách hành-chính, ủng-hộ luật-pháp cho các tổ-chức trong nước và liên-hệ với “Việt Tân” và “Nhóm Nghiên-Cứu Chấn” do “Chị Ba” Trần Huỳnh Duy Thức chỉ-đạo tại TP HCM. Từ năm 2005, Định tham-mưu cho các đối-tượng chống-đối ở trong nước như Nguyễn Văn Đài ở Hà-Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung ở TP HCM; góp ý xây-dựng cương-lĩnh cho “Tập

Người Dân Số 250Trang 36

Hợp Thanh Niên Dân Chủ”, một số tổ-chức ở Mỹ và Châu Âu.

Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình chuẩn-bị cho thời-cơ “ngàn năm có một”, cho là sẽ xảy ra cuối năm 2009, đầu năm 2010. Định cũng tích-cực tham-gia biên-soạn cương-lĩnh hành-động, tựa đề “Con Đường Việt Nam”.

Định đã viết 20 bài xuyên-tạc VN gửi cho Đài BBC, giao Nguyễn Sỹ Bình đăng lên tạp-chí “Phía Trước”, lên trang Web “Đảng Dân Chủ VN”, đồng-thời thường-xuyên trả lời phỏng-vấn của BBC, RFI, RFA, 288 trang tài liệu, trong đó có toàn bộ “Tân Hiến pháp”, cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” do tổ chức “Việt Tân” dịch.

Lê Công Định đã viết, sưu tầm, trao đổi qua thư điện tử 60 đầu tài liệu gồm 413 trang, trong đó trực tiếp viết 33 bài tuyên truyền công kích chế độ, tuyên truyền các giá trị tư sản phương Tây, ca ngợi Hoàng Minh Chính; sưu tầm, tàng trữ 27 bài chỉ trích, phê phán đường lối chính sách tôn giáo, giáo dục, hoạt động tư pháp của Đảng, Nhà nước, đòi thay đổi hiến pháp mà các cá nhân, tổ chức lưu vong gửi cho Định, trong đó có cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” do “Việt Tân” dịch gửi cho Định phân tích các cuộc đấu tranh bất bạo động lật đổ các thể chế chính trị diễn ra tại châu Á, châu Âu.

Ngoài ra, Lê Công Định còn quan-hệ chặt-chẽ với số cầm đầu tổ-chức lưu-vong như Hà Đông Xuyến (nhóm “Việt Tân”), Phạm Nam Định (nhóm “Họp Mặt Dân Chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn Tượng Việt Nam”), được bọn thù địch chấm chọn đưa qua Thái Lan dự khóa huấn-luyện “đấu tranh bất-bạo-động”, “Diễn Đàn ‒ www.diendan.org” chống CSVN.

Định lợi-dụng việc bào-chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, đã thông-qua luận-cứ bào-chữa để thực-hiện ý-đồ biến các phiên tòa xét-xử thành diễn-đàn chống chế-độ, hiến-pháp và pháp-luật VN, lên án VNCS vi-phạm dân-chủ, nhân-quyền. Định còn đề-cập các vấn-đề nhạy cảm như Hoàng Sa, Trường Sa, dự án bô xít Tây Nguyên...

Định có quan hệ với các đối tượng phản động chống đối như Vũ Thư Hiên, Trịnh Hội, Nguyễn Quốc Quân, Phương An, Châu (chồng Phương An), đã 17 lần tiếp xúc với một số đối tác nước ngoài và được hứa hẹn cổ vũ, ủng hộ.

Đầu năm 2007, Định nhận lời mời của Hà Đông Xuyến, thành viên Việt Tân, sang Pattaya, Thái Lan để dự lớp tập huấn về phương pháp “đấu tranh bất bạo động”.

Tháng 3/2009, Lê Công Định cùng Trần Huỳnh Duy Thức họp với Nguyễn Sỹ Bình tại Thái Lan, thống nhất về thời điểm thay đổi thể chế chính trị mà

họ gọi là “lúc phất cờ” 2010-2011.4. Nguyễn Tiến HưngNguyễn Tiến Trung, thạc sỹ công nghệ thông tin,

ở quận Tân Bình, TP HCM, bị khám xét thu giữ gần 100 trang tài liệu liên quan đến tổ chức “Đảng dân chủ Việt Nam” và “Tập hợp thanh niên dân chủ” trong máy vi tính.

Năm 2002, Nguyễn Tiến Trung sang Pháp du học, đã tiếp xúc với Nguyễn Gia Kiểng (cầm đầu tổ chức có tên gọi “Tập hợp dân chủ đa nguyên”), Bùi Tín, Vũ Thư Hiên..., lập ra tổ chức mang tên “Tập hợp thanh niên dân chủ” do Nguyễn Tiến Trung cầm đầu. Tổ chức này có danh xưng từ ngày 8/5/2006 tại Pháp. Trung lập blog cá nhân, viết, tán phát nhiều tài liệu, gửi “thỉnh nguyện thư”, phát biểu với nội dung kích động chống Nhà nước Việt Nam; trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên các trang web, báo điện tử nhằm lôi kéo, tập hợp nhiều thanh niên Việt Nam đang học ở Pháp, Mỹ tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân...

Được Hoàng Minh Chinh giới-thiệu, nên Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi đưa Trung sang Mỹ tiếp xúc với lực lượng phản động, trong đó có những đối tượng cầm đầu các tổ chức lưu vong như “Việt Tân,” “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường,” “Liên minh Việt Nam tự do,” “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam.”

Tháng 12/2006, Nguyễn Tiến Trung gia nhập “Đảng dân chủ Việt Nam” do Nguyễn Sỹ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầu với bí danh Nguyễn Trọng Nghĩa. Đầu tháng 6/2007, Trung được Bình cử vào trung ương đảng, Phó ban đối ngoại, Trưởng ban công tác thanh niên; năm 2009 được Bình cử vào Ban thường vụ trung ương, được phân công làm Phó tổng thư ký phụ trách thanh niên của “Đảng dân chủ Việt Nam,” có nhiệm vụ công khai hóa tổ chức, phát triển lực lượng.

Trung được Nguyễn Xuân Ngãi giới thiệu với một số chính khách nước ngoài (kể cả Tổng Thống Mỹ George W. Bush và Thủ Tướng Canada Stephen Harper). Trước khi về nước ngày 7/8/2007, Trung được họ dặn là luôn ôn hòa, khoan dung, kiên trì, nhẫn nại, tử tế, giữ liên lạc với đại sứ quán nước ngoài để nếu có chuyện gì xảy ra thì có thể lên tiếng bênh vực.

5. Trần Anh Kim Trần Anh Kim, cựu trung tá bộ đội, ở thành phố

Thái Bình. Tháng 5/2006, sau khi gặp Hoàng Minh Chính, nghiên cứu cương lĩnh của tổ chức có tên “Đảng dân chủ Việt Nam”, Kim đã tham gia tổ chức này và được bổ nhiệm làm ủy viên trung ương “Đảng

Tháng 06, Trang 37

dân chủ Việt Nam”.Kim thường xuyên viết bài đưa lên mạng internet

để tuyên truyền cho “Đảng Dân chủ Việt Nam”, soạn thảo nội dung hướng dẫn tham gia tổ chức, đứng lên lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng và tuyên bố “Đảng dân chủ Việt Nam” là đối trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kim đã hàng trăm lần trả lời phóng viên các đài, báo nước ngoài như RFA, BBC, đài Chân trời mới. Kim mở 2 tài khoản để nhận gần 60 triệu đồng, 3.000 USD của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.

Trần Anh Kim tham gia “khối 8406” với vai trò trưởng ban đại diện của tổ chức này ở khu vực phía Bắc cùng với Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Nam Hải trong ban đại diện khối ấy: chủ trương tập trung móc nối, lôi kéo những người khiếu kiện cực đoan để làm lực lượng nòng cốt đấu tranh nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kim đã viết 60 tài liệu nội dung phỉ báng Đảng, Nhà nước, xuyên tạc tình hình đất nước, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, kêu gọi tập hợp lực lượng chống Nhà nước. Tất cả các tài liệu trên Trần Anh Kim đã đưa lên mạng Internet và tán phát cho các đối tượng trong máy tính và USB hàng trăm bài viết của các đối tượng phản động khác nhau để tuyên truyền, tán phát cho nhiều người khác.

IITheo Trần Huỳnh Duy Thức thì:“Xuất phát từ những bức xúc trong việc kinh do-

anh và những vấn đề kinh tế‒xã hội nên tôi hình thành những mong muốn thay đổi về kinh tế, chính trị hiện tại. Do vậy, cuối năm 2005, tôi lôi kéo các nhân viên của mình lập nhóm nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng tôi cùng thống nhất về kế hoạch năm người do tôi đưa ra, năm người này ứng với năm lĩnh vực là kinh tế, giáo dục, pháp luật, biển Đông và Tây nguyên. Năm người này sẽ đứng tên trên quyển sách “Con Đường Việt Nam” và trình lên lãnh đạo cấp cao vào “lúc phất cờ”, tức cuối năm 2010 “khi có khủng hoảng kinh tế trầm trọng”.

Nhưng theo CSVN thì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gồm những trí thức, doanh nghiệp trẻ, xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động của các bị can trong vụ án mang tính tổ chức, có sự móc nối, quan hệ với các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và các thế lực thù địch bên ngoài. Các bị can đã có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (theo Điều 88), “xâm phạm an ninh quốc gia”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (theo Điều 79 của Luật Hình Sự).

Ngày 28/12/2009, tòa án đã kết án Trần Anh Kim về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với mức 5 năm rưỡi tù giam cộng với 3 năm quản chế. Nữ phát ngôn viên Julie Reside của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho đài VOA biết như sau: “Hoa Kỳ thất vọng trước kết quả vụ xử ông Trần Anh Kim.”

Ngày 20/1/2010, tòa hình-sự Tòa Án Nhân Dân TP HCM đã xử 4 bị can khác.

Trước vành móng ngựa, các bị cáo giữ thái độ khá bình thản, tươi tắn, đĩnh đạc, đàng hoàng. Có 3 luật sư bào chữa: Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho Lê Thăng Long, Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa cho Nguyễn Tiến Trung.

Tuy nhiên, Lê Thăng Long đã từ chối luật sư, vì “có nhiều quan điểm không thống nhất”. Long tố-cáo cơ-quan an-ninh điều-tra khủng-bố tinh-thần bắt viết đơn xin khoan-hồng, bản kết luận của bộ-phận ấy của Bộ công an là một sự dối trá, và yêu cầu HĐXX không được suy diễn tùy tiện.

Trần Huỳnh Duy Thức phát biểu: Tất cả quá trình này đều vi phạm nghiêm trong Bộ luật tố tụng hình sự: Trong quá trình hỏi cung, bị cáo viết bản nhận tội là do bị truy bức, nhục hình, chứ không xuất phát từ ý chí của bản thân. Thức không thừa nhận toàn bộ hội đồng xét xử này, vì cho rằng tất cả các thành viên hội đồng này đều là đảng viên Đảng Cộng Sản, việc xét xử không thể khách quan, công tâm và yêu cầu thay toàn bộ hội đồng xét xử.

Lê Công Định cũng từ chối luật sư mà tự bào chữa, vì cho rằng chỉ có mình mới hiểu rõ việc mình làm mà thôi.

Mỗi khi các bị-can cũng như luật-sư lên tiếng thì máy phóng-thanh bị rè hoặc câm (bên ngoài không thể nghe được) chưa kể bị chính chánh án chặn lại. Nói chung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long phủ nhận tội trạng.

Kết cuộc tòa ra phán quyết:Trần Huỳnh Duy Thức: 16 năm tù, 5 năm quản chế.Lê Thăng Long: 5 năm tù, 3 năm quản chế.Lê Công Định: 5 năm tù, 3 năm quản chế.Nguyễn Tiến Trung: 7 năm tù, 3 năm quản chế.Trần Huỳnh Duy Thức bị đến 16 năm tù hiển-nhiên là do Thức đã có thái độ phản đối tại toà khi phản bác cáo trạng với lý do “bị ép cung” và không chấp-nhận Hội đồng xét xử.Theo Trần Huỳnh Duy Tân, quyền TGĐ OCI thì

việc bắt bớ này làm ngưng dịch vụ sẽ ảnh hưởng tới hằng trăm nghìn khách hàng trên toàn quốc.

Có gần 20 hãng thông tấn, báo chí quốc tế cùng hơn 30 phóng viên trong nước tác nghiệp bên ngoài thông qua màn hình lớn.

Người Dân Số 250Trang 38

Bản án đối với các nhân vật trên đã bị các quốc gia Phương Tây như Anh, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu và Tổ chức ân xá quốc tế lên tiếng phản đối. Các hãng thông-tấn Reuters, AP, AFP, DPA, Radio Aus-tralia, đều bình-luận và lên án Việt Nam về vụ án này. Trưởng đại diện và Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam đã bày tỏ “sự quan ngại đặc biệt về vụ bị xử lý vì thực hiện quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa”. Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen, một trong những người ngồi theo dõi phiên xử, nói với các nhà báo: “Đang có quan ngại lớn về cả quá trình (xét xử)”. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, ông Kenneth Fairfax, thì nói Mỹ “quan ngại sâu sắc” về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Trong khi đó bà Hillary Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhân vụ án đề cập đến sự quan trọng của tin học – trong đó có internet - xem đó là phương tiện khoa học cần thiết để phát triển kinh tế và thúc đẩy sinh hoạt dân chủ và nhân quyền.

*

Mikhail Gorbachev đã mở đường cho Khối Xô-Viết tiêu-vong, để Liên-Bang Nga vươn lên. Tuy viễn-đồ phản-tỉnh của Nguyễn Văn Linh đã ngưng lại dở chừng trên đất nước Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là bế-tắc mãi hoài.

Trên đường tranh-đấu cho Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền, đã và đang có khá nhiều chiến-sĩ lần-lượt lâm cảnh tù-đày.

Là người may-mắn thoát được “Tổng-Trại lao cải tại-gia Việt Nam”, tôi không khi nào là không nhớ đến những đồng-bào yêu nước bị đày-đọa thân-xác và khủng-bố tinh-thần vì chỉ mong làm được những gì có ích cho Nước, cho Dân, như Nhóm “Chấn” của Trần Huỳnh Duy Thức, trong đó có tuổi trẻ đầy tương-lai Lê Thăng Long mà tôi quen biết ngày xưa. Vụ án ấy đã từng là một biến-cố lớn, được trong+ngoài nước và cả thế-giới đặc-biệt quan-tâm.

Huống chi họ mới vào tù có hơn một năm nay thôi.

Anh-hùng sống mãi với thời-gian, mọi người đều được yêu kính như nhau, không phải như mốt thời-thượng trên sân-khấu đối với các ngôi sao. Tôi không vì “Bụt chùa nhà không thiêng”, thậm-chí “được mới nới cũ”, mà xao quên bất cứ những người nào đã quả-cảm đứng đậy, đã cao-cả hy-sinh, cách này hay cách khác ‒ vì hạnh-phúc của đồng-bào, vì Chính Nghĩa của Quốc Dân...

thơ Tha Hương

ĐẢNG VÀ DÂN (nhân tin đảng để công an lộng hành, giết dân chết oan ức và tàn bạo tại các vùng Hoàng Mai - Chương Mỹ- Cồn Dầu, Nghi Sơn và mới đây tại Bắc Giang.)

Đảng yêu dân nước lắm cơHối lộ tham nhũng trên cơ, bực thàyGian ngoa, tàn ác cao tayBiến không thành có, biến ngày thành đêmĐảng khoe thương xót dân hiềnMạng dân đảng giết, bạc tiền đảng chômHoan hô nhà đảng thiệt khôn Người dân thấp cổ, bé mồm, kêu ai???Đơn thưa cứ xếp hàng dàiDân oan mặc kệ, trên ngai đảng giàuThương dân, đảng ở nhà lầuMặc dân quán chợ gầm cầu nương thânThương dân, đảng cướp đất dânĐảng xây khách sạn xa gần hốt đôNgang nhiên đảng bán cơ đồTây Nguyên, Quan-Giốc nhập vô đất TàuĐảo ta, đảng hiến từ lâuHoàng Sa cho chệt để cầu đảng anDân, ai thương xót giang sanĐảng sai quân đội, công an nhốt tùTừ ngày cách mạng mùa thuToàn dân bị đảng coi như trâu bòCúi đầu thì đảng cho noThan thì đảng trói, đảng gò, đảng giam!Than thêm, đảng có công anGiết dân hàng loạt… già hàm nữa không ..??

Hỡi dân, toàn quốc, chung lòngĐứng lên diệt đảng mới mong sống còn! Tha Hương

Tháng 06, Trang 39

BƯU, ẤN PHÍ TạiHoaKỳ:cho12số: gửiBulkRate$US18.00 gửiFirstClass$US30.00 (xinvuilòngghirõFirstClass) TạiCanada,Âuchâu:$US34.00 (12số,gửiAirMail) TạiÚc,ÁvàPhichâu:$US40.00(12số,gửiAirMail)Saukhinhậnđượcchiphiếu,NgDsẽgửisốđầutiênvàolầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượctrongvòngmộttháng,xinvuilòngliênlạcvớiBanPhụTráchđểtìmnguyênnhân.Khiđổiđịachỉ,xinvuilòngthôngbáotrướctốithiểu30ngàyđểkịpđiềuchỉnhdanhsáchcholầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcsaukhiđếnđịachỉmới,xinbáochoNgDđượcrõ.

Chiphiếu,thưtừ,liênlạcxinđề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN # 1065 6871 Chọn bài : Vương Đạo Thực hiện : Đức & Mỹ Phân phối : Mai Văn

THỂ LỆ CHUNGXingửibàiđếnNguờiDânbằngEmailhoặcfloppydisk(tốtnhấtlàđĩaCDđểtránhhưhạidọcđường,vàxinchobiếtđãdùngloạitiếngViệtnào,cùngloạiprogramnào).Tácgiảcóthểdùngnhiềubúthiệu,nhưngphảichobiếttênthật,địachỉ,sốđiệnthoạiđểtiệnliênlạckhicần.

BàigửichoNguờiDânxinđừnggửichocácbáokhácvàngượclại.NguờiDânkhôngtrảlạibảnthảo,floppydisk.

Bàimuốnđăngkịpsố,xingửitớitrướcngày15thángtrước.

Ngoại trừnhữngbàicóghi rõ làLờiTòaSoạn(LTS),hoặcBanPhụTráchNgườiDân(BPTNgD),mọiýkiếnlàcủangườiviết,khôngnhấtthiếtlàcủaNguờiDân.

BàitríchđăngtừNguờiDân,xinnêurõxuấtxứ.

C Ả M Ơ NBPTthànhthậttriâncácthânhữu/độcgiảnhiệttìnhủnghộ,hoặctặngbạnbèdàihạndướiđây:

BPTcũngthànhthậtmangơncácđồngnghiệpvàthânhữugửichoNgDcáctàiliệu,bảntin,báodướiđây:

Ti Vi Tuần San 1309 mỗi số 1$50/2$00 Úc (49 Victoria Parade, Collingwood, Vic 3066, Úc); Hiệp Hội 247 không đề giá (P.O. Box 22 Chidori, Tokyo 146-8691); Góp Gió 214 không đề giá, (18605-40th Ave. W. Lynnwood WA 98037; Florida Việt Báo 247 không đề giá (P.O Box 277625, Miramar, FL 33027-7625).

Sách Mới DÂN BÀN

Hoàng Hôn, 530 trang, $20.00

VIETNAMESE COMMUNISTSViet Thuong, 500 pages, $20.00

AUTUMNMai Phuong, 300 pages, $10.00

Cónhữngtrườnghợpchiphiếuđếnlúcđãlênkhuônhoặcpháthànhrồi,nênnếucácbạnkhôngthấyliệtkêtênmàvẫnnhậnđược...hồngthiệp,xinvuilòngxátộivàbỏquacho.

Đỗ Thanh Phong, Tacoma WA, 1 năm 20.00Ho Ngoc Anh Poulso WA, 1 năm 40.00Ho Van Tam, Tampa FL, 1 năm 20.00Nguyen Boi, Honolulu 1 năm 50.00Tran Thi Oanh, Temple City CA, 100.00Lã Hoàng Trung, Westminster CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angeles CA, 100.00

Nguyễn Ngọc Châu, Vancouver WA, 1 năm 20.Le Dung, San Bernadino CA, 1 năm 25.00Nguyen T. Nam, Lousiville KY, 1 năm 20.00Nguyen De, Goldenrod Fl, 1 năm 30.00Phung Ngan, Fountain Valley CA, 2 năm 40.00Nguyen Que, Centreville VA, 1 năm 40.00Nguyen Nu, Minneapolis MN, 1 năm 18.00Le Van Long, Lilburn GA, 1 năm 20.00

tủ sách Người Dân

Người Dân Số 250PRESORIEDSTANDARDU.S.POSTAGEPAIDSANTAANA,CAPERMITNO.4085

Tạp chí Người DânP.O. Box 2674Costa Mesa, CA 92628 USA

DÂN BÀN, Hoàng Hôn, 532 trang $20.00DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 trang, $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.00ĂN ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 trang $20.00DÂN NGHĨ, VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, Hoàng Hôn, 610 tr, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 trang, $20Ngoài ra còn có ba tác phẩm Anh ngữ

Behind The Bamboo Hedges, Mai Phương, 340 tr, $10.00Autumn, Mai Phương, 300 trang, $10.00Vietnamese Communists, Việt Thường, 450 tr, $20.00.

tủ sách Người Dân

Mua sách cộng chung trên $100.00 chỉ phải trả 50% giá đề