Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời...

83
Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 1 Lời Tựa Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn. Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này. Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong tương lai. Trân trọng, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Transcript of Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời...

Page 1: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 1

Lời

Tựa

Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn

Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho

các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình xử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều

khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn

cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có

phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã

học trong lớp dễ dàng hơn.

Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng

tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà

thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng

tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học

sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này.

Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt

Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật

ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những

Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn

trong tương lai.

Trân trọng,

Ban Biên Tập

Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Page 2: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 2

Nội Quy

1. Học sinh đến trường phải đồng phục áo trắng, quần dài. Đi học liên tục và đúng giờ. Nếu

học sinh đi trễ quá 10 phút các em phải có phụ huynh trực tiếp dẫn tới lớp học và trình với

Thầy, Cô phụ trách. Nếu không, sẽ không được phép vào lớp.

2. Mọi sự vắng mặt của học sinh đều phải được phụ huynh thông báo trước với Thầy, Cô phụ

trách lớp bằng điện thoại, hoặc có giấy phép của phụ huynh trong buổi học kế tiếp. Học sinh

nào vắng mặt liên tiếp 3 buổi học mà không có lý do chính đáng sẽ không được tiếp tục theo

học khoá hiện tại.

3. Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện

riêng hay đùa nghịch. Phải thương mến và giúp đỡ bạn bè. Học sinh phải tham dự đầy đủ

các kỳ thi trong khoá học, phải làm đầy đủ bài tập trong lớp cũng như làm bài tập ở nhà.

4. Học sinh phải giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học và trong phạm vi khuôn viên nhà trường.

Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Thầy, Cô phụ trách. Học sinh nào vi phạm kỷ luật,

làm hư hại đến tài sản của nhà trường sẽ phải bồi thường theo đúng với vật giá hiện thời.

5. Học sinh tuyệt đối không được ăn, uống trong lớp học hoặc di chuyển các đồ vật như sách

vở, tranh ảnh treo trên tường, cũng như các vật dụng khác.

6. Học sinh khi vắng mặt trong 5 buổi học, dù có lý do chính đáng cũng sẽ không được lên lớp

trong khoá tới.

7. Học sinh phải tham dự và nghe theo sự hướng dẫn của các Thầy, Cô hoặc của Ban Điều

Hành trường trong các buổi sinh hoạt. Tuyệt đối cấm mang theo các vật bén nhọn, chất nổ,

các loại hoá chất, cũng như vũ khí.

8. Để tránh tình trạng mất mát, học sinh không được phép mang theo các đồ vật quý giá, các

loại đồ chơi cá nhân vào trường trong giờ học cũng như giờ chơi. Nhà trường sẽ hoàn toàn

không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề hư hỏng hoặc mất mát xẩy ra.

9. Trong giờ ra chơi học sinh chỉ được phép chơi trong khuôn viên của nhà trường đã ấn định

và phải vào lớp đúng giờ khi nghe chuông báo hiệu vào lớp.

10. Học sinh nào vi phạm một trong 9 điều lệ khể trên (ngoại trừ Điều 6) sẽ do Thầy, Cô phụ

trách lớp khuyến cáo. Nếu học sinh bị cảnh cáo 3 lần vì vi phạm kỷ luật mà còn tỏ ra thiếu

lễ độ và tái phạm nữa, sẽ bị đưa lên Ban Điều Hành quyết định.

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Về Nguồn

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Ve Nguon Vietnamese Language School

P. O. Box 360411, Milpitas, CA 95036

E-mail: [email protected]

Telephone: (408) 901-0091

Website: vietnguvenguon.org

Telephone: (408) 504-1191

Page 3: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 3

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Giáo Viên Chính: ___________________________

Khóa: _______, N/k: 20______ Giáo Viên Phụ: _____________________________

Lớp: _______ Phòng: _______

Học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, mặc áo mầu trắng và quần dài.

Không nên nghỉ học quá 3 buổi. Phụ huynh liên lạc với giáo viên phụ trách lớp khi con em

nghỉ học để hướng dẫn các em hoàn tất những bài tập bị thiếu.

Phụ huynh giúp con em tiến bộ trong việc học tiếng Việt bằng cách duy trì nói tiếng Việt với

con em ở nhà, và cho các em tập đọc bài học trước khi tới trường.

Đến trường học sinh cần phải có và mang theo: sách giáo khoa, quyển vở, giấy viết, bút mực

hoặc bút chì, cục gôm (đồ tẩy).

Hàng tuần có bài tập về nhà. Học sinh cần làm bài tập đầy đủ và đưa phụ huynh kiểm nhận.

Bài tập trong lớp bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm

văn, văn phạm, chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Bài tập về nhà bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập làm văn,

văn phạm và chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Mỗi khóa học sẽ có 4 bài thi. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Điểm trung bình cuối khóa để được lên lớp là 80%, gồm có: 40% điểm bài tập lớp, 10% điểm

bài tập nhà, và 50% điểm bài thi.

Học sinh xuất sắc mỗi tháng và cuối khóa cần có số điểm trung bình 85% trở lên.

Phụ huynh đồng ý & Ký tên __________________________________ Ngày _______________

Điện thoại liên lạc: __________________________________________________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Thầy / Cô: __________________________________________ Đt.: ______________________

Page 4: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 4

Phương pháp ráp vần tiếng Việt

Mẫu tự:

a b c d đ e (bê) (xê) (dê) (đê)

g h i k l m (giê) (hát) (ca) (e-lờ) (em-mờ)

n o p q r s (en-nờ) (pê) (cu) (e-rờ) (ét-sờ)

t u v x y (tê) (vê) (ích-xờ) (i-cờ-rét)

Nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.

Các dấu: Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng

Ráp vần: Công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

Công - xê ô cô en-nờ giê công

Cha - xê hát a cha

Nghĩa - en-nờ giê hát i nghi a nghia ngã nghĩa

Mẹ - em-mờ e me nặng mẹ

Ơn - ơ en-nờ ơn

Thầy - tê hát â thớ i-cờ-rét thây huyền thầy

Page 5: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 5

Nguyên tắc đánh dấu tiếng Việt

Nếu một chữ có phụ âm đơn hay phụ âm kép ghép với một nguyên âm, thì các dấu

phải đánh vào nguyên âm đó: bé, tá, phò mã, khỉ, xạ thủ, v.v.

Nguyên âm "u" và "i" trong phụ âm kép "qu" và "gi" đã cùng với phụ âm "q" và

"g" để biến thành phụ âm kép chứ không còn là một nguyên âm nữa. Chính vì thế

mà hai phụ âm kép này ghép với 1 hay 2 nguyên âm thì các dấu phải đánh vào

nguyên âm ở ngay sau phụ âm kép này: quí, quá, quà, quả, quạ, quắc, quế, quý,

quỹ, quỳ, già, giá, giữa, giác, giải, giả, v.v.

Nếu trước 2 nguyên âm mà có phụ âm đơn hay kép và sau 2 nguyên âm này lại

không có phụ âm nào thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ nhất như: chùa, chúa,

thúy, thùy, thúi, lũy, gào, góa, bùa, của, bùi, chúa, khói, khảo, khóa, lìa, trào, tráo,

khéo, khỏe, khóe, chúi, thủy, và trụy, v.v.

Trong một chữ có 2 hay 3 nguyên âm mà 1 nguyên âm đã có dấu sẵn như: ă, â, ê,

ô, ơ, ư, v.v. thì các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng phải đánh vào nguyên âm đó:

thuế, thuấn, thuyền, thuở, uyển chuyển, chữa, suyễn, diễm, truyện, diệu, v.v. Nếu 2

nguyên âm đều có dấu cả như "ư và ơ" thì các dấu phải đánh lên nguyên âm thứ hai:

tướng lãnh, thường lệ, thưởng phạt, dưỡng khí, thượng lộ, v.v.

Nếu trong một chữ chỉ có 2 nguyên âm mà trước và sau 2 nguyên âm này đều có

phụ âm đơn hay kép thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ hai: đoán, khoáng,

khoát, khoét, toàn, khoảng, loãng, loạng choạng, v.v.

Khi một chữ tận cùng bằng 3 nguyên âm, thì các dấu phải đánh lên nguyên âm ở

giữa như: thoái thác, ngoéo cổ, cười, bải hoải, khúc khuỷu, choãi chân, hải ngoại,

v.v.

Page 6: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 6

Dấu "Hỏi , Ngã"

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba quy luật căn bản: luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các quy

luật ngoại lệ.

A. Luật bằng trắc

Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo ba quy ước sau.

1. Luật lập láy: Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia

không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa; chữ mạnh

mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết; hoặc chữ lặng

lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc: Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi

(ngang sắc hỏi). Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...

3. Luật bằng: Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã

(huyền nặng ngã). Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam xử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày

nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn

xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được xử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã

được quy định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu

ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi. Thí

dụ:

Page 7: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 7

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là Hán tự mà còn bắt đầu

bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này: "Dân

Là Vận Mệnh Nước" để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

C. Các qui ước khác

1. Trạng từ (adverb): Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia: Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường

được viết bằng dấu ngã. Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A-Phú-Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ: Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật

lập láy và bằng trắc nói trên. Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu

nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh. Chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra,

khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc

cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng

như các việc trọng đại.

Phỏng theo Khải Chính Phạm Kim Thư

Page 8: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 8

Việt Văn 2B

Bài 1 Tết Dương Lịch Khi nào? / Bao giờ? / Chừng nào? / Lúc nào?

Bài 2 Lễ Tiễn Ông Táo Về Trời Đâu? / Ở đâu? / Ở chỗ nào? / Nơi nào?

Bài 3 Tết Nguyên Đán Gì? / Ai? / Tại sao? / Có bao nhiêu? / Bao nhiêu?

Bài 4 Lễ Hai Bà Trưng Có … không / … Phải không / Có phải … không

Bài 5 Giỗ Tổ Hùng Vương À / Ạ

Bài 6 Lễ Phục Sinh Có Nên…Không? / Nên, Đừng Nên Nên…Thì Hơn / Đáng Lẽ…Không Nên

Bài 7 Lễ Phật Đản Có bao giờ / Không bao giờ

Bài 8 Ngày Quốc Hận Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa

Bài 9 Ngày Của Mẹ Ừ nhỉ / Nhỉ / Nhé

Bài 10 Ngày Của Cha Cũng / Cũng như / Cũng được

Bài 11 Lễ Độc Lập Hoa Kỳ Vừa… vừa… / Càng … càng…

Bài 12 Lễ Lao Động Có vẻ / Hình như / Dường như

Bài 13 Tết Nhi Đồng Việt / Mỹ Cách Nối Câu

Bài 14 Lễ Tạ Ơn Dấu gạch nối ( - )

Bài 15 Lễ Giáng Sinh Dấu Gạch Ngang ( _ )

Page 9: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 9

Bài 1 Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch là Tết của dân tộc Âu Châu. Họ tin rằng trái đất quay chung

quanh mặt trời đúng một vòng là 365 ngày và từ đó họ tính ra một năm có mười hai

tháng. Ngày Tết Dương Lịch là ngày 1 tháng 1, đúng vào lúc 12 giờ đêm của năm cũ

bước sang năm mới. Để đón mừng năm mới, họ tổ chức rất trọng đại: bắn pháo bông,

ca hát, chúc tụng nhau những điều tốt lành v.v…

Mặc dù các nước Á Châu họ có ngày Tết riêng của họ, nhưng hầu hết các nước

trên thế giới đều dùng ngày tháng Dương Lịch để giao dịch, buôn bán.

Ngữ vựng

Trái đất (d.t): còn gọi là "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong

đó có con người.

Mặt trời (d.t): là ngôi sao ở trung tâm của Hệ thống Mặt Trời. Nó là nguồn

năng lượng quan trọng cho sự sống trên trái đất.

Âu Châu (d.t): bao gồm các nước Tây phương.

Trọng đại (t.t): quan trọng và to lớn .

Chúc tụng (đ.t): nói với nhau những lời kính trọng và tốt lành.

Á Châu (d.t): bao gồm các nước Đông phương.

Giao dịch (đ.t): trao đổi.

Câu hỏi

1. Tết Dương Lịch là Tết của ai?

2. Trái đất quay chung quanh mặt trời một vòng là bao nhiêu ngày?

3. Ngày Tết Dương Lịch là ngày nào và tháng nào?

4. Để đón mừng Tết Dương Lịch, người ta tổ chức như thế nào?

5. Trên thế giới, ngày tháng nào được dùng để giao dịch, và buôn bán?

Page 10: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 10

trái đất mặt trời pháo bông

Âu Châu

Âu Châu: Anh, Ái Nhĩ Lan, Áo, Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức,

Hòa Lan, Hung Gia Lợi, Hy Lạp, Lục Xâm Bảo, Na Uy, Nga, Pháp, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,

Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi… .

Page 11: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 11

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. Chúc tụng a. ngôi sao ở trung tâm của Hệ thống Mặt Trời.

2. Âu Châu b. quan trọng và to lớn.

3. Trái đất c. bao gồm các nước Tây phương.

4. Mặt trời d. nói với nhau những lời kính trọng và tốt lành. 5. Trọng đại đ. còn gọi là "Địa Cầu".

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Chúc tụng ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Âu Châu ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Trái đất _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Mặt trời _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Trọng đại ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

Thời giờ là vàng bạc . (Thời giờ có giá trị như vàng như bạc .)

Page 12: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 12

Tập Làm Văn Khi nào / Bao giờ / Chừng nào / Lúc nào

1. Chúng ta dùng chữ “khi nào, bao giờ, chừng nào, lúc nào” khi chúng ta muốn

có câu trả lời về thời gian.

2. Những chữ dùng để trả lời câu hỏi “khi nào, bao giờ, chừng nào, lúc nào”: Tuần trước Tháng trước Năm ngoái Năm trước

Sáng hôm qua Trưa hôm qua Chiều hôm qua Tối hôm qua

Ngay bây giờ Sáng hôm nay Trưa hôm nay Chiều hôm nay

Ngày mai Tuần sau Tháng sau Năm sau nữa

Thí dụ:

Câu hỏi Câu trả lời

- Khi nào em đi học? - Dạ, ngày mai em đi học.

- Bao giờ em được nghỉ hè? - Dạ, em được nghỉ hè đầu tháng 6.

- Chừng nào mẹ nấu cơm? - Dạ, mẹ đã nấu cơm rồi.

- Lúc nào cô ấy sẽ thổi nến? - Dạ, cô ấy sẽ thổi nến ngay bây giờ.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “khi nào, bao giờ, chừng nào, lúc nào”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 13: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 13

Tập nói chuyện Lời Hứa Đầu Năm

Vào tháng 12 mỗi năm dân chúng Hoa Kỳ có phong tục làm

những quyết tâm (resolution) cho năm mới. Quyết tâm là lời

hứa do ta tự làm cho ta với mục đích cải tiến cuộc sống.

Những lời hứa này thường bắt đầu có hiệu lực vào ngày Tết

Dương Lịch trở đi.

1. Nếu em có lời hứa cho chính bản thân em thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ giảm cân, năng tập thể dục, ít xem ti-vi, ít chơi trò chơi điện tử… .

2. Nếu em có lời hứa cho ông bà thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ giúp ông bà làm việc nhà hoặc làm vườn, em sẽ cố gắng nói tiếng Việt

với ông bà, em sẽ giúp ông bà học thêm tiếng Anh … .

3. Nếu em có lời hứa cho cha mẹ thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, em sẽ cố gắng nói tiếng Việt với cha mẹ

mỗi ngày, em sẽ vâng lời cha mẹ, em sẽ dọn dẹp phòng của em gọn ghẽ … .

4. Nếu em có lời hứa cho anh chị em thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ phụ anh chị em làm việc nhà, em sẽ tập tính kiên nhẫn với anh chị em,

em sẽ không gây lộn với anh chị em … .

5. Nếu em có lời hứa cho thầy cô thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ ôn bài và làm bài trước khi đến trường, em sẽ mặc áo màu trắng, em

đem theo sách vở và bút chì, em sẽ không xả rác trong lớp….

6. Nếu em có lời hứa cho bạn bè em thì đó là điều gì?

- Dạ em sẽ tập tính kiên nhẫn với bạn bè, em sẽ không gây lộn với bạn, em sẽ không

nói xấu về bạn em… .

Page 14: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 14

Bài 2 Lễ Tiễn Ông Táo Về Trời

Người Việt Nam tin rằng, mỗi gia đình có một vị thần bếp. Vị thần bếp thường

được gọi là ông Táo để giữ nhà và canh chừng mọi người trong nhà.

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch, người ta quét dọn nhà bếp và sửa

soạn bữa tiệc để cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Ông Táo về trời để làm nhiệm vụ báo

cáo tất cả việc làm của mọi người trong gia đình. Tùy theo những việc làm tốt, xấu mà

được điều may mắn hay bị phạt.

Vào cuối năm, ngày 30 tháng Chạp Âm Lịch thì mỗi gia đình lại làm một bữa tiệc

khác để đón rước ông Táo trở về, và ông Táo lại ghi chép những việc làm thiện, ác của

gia đình trong năm tới.

Ngữ Vựng

Ông Táo (d.t): vị thần bếp.

Tháng Chạp (d.t): tên gọi của tháng 12 tính theo Âm Lịch.

Âm Lịch (d.t): lịch tính theo chu kỳ di chuyển của mặt trăng xoay quanh trái đất.

Nhiệm vụ (đ.t): công việc phải làm.

Thiện (t.t): tốt

Ác (t.t): xấu

Câu hỏi

1. Ông Táo là ai?

2. Tiệc tiễn đưa ông Táo về trời vào ngày nào?

3. Ông Táo có nhiệm vụ gì?

4. Nếu người trong nhà làm điều thiện, hay ác thì sẽ ra sao?

5. Ngày rước ông Táo trở về nhà là ngày nào?

Page 15: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 15

Táo quân cưỡi cá chép bay về trời Táo quân báo cáo mọi việc trong gia đình

Nhà bếp miền quê Bữa tiệc cúng, tiễn đưa ông Táo về trời

Page 16: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 16

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. Nhiệm vụ a. tên gọi của tháng 12 tính theo Âm Lịch

2. Tháng Chạp b. lịch tính theo chu kỳ di chuyển của mặt trăng.

3. Thiện c. xấu.

4. Âm Lịch d. tốt 5. Ác đ. công việc phải làm.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Nhiệm vụ ____________________________________________________________

_____________________________________________________________________

2. Tháng Chạp _________________________________________________________

_____________________________________________________________________

3. Thiện _______________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Âm lịch _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Ác _________________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. (Cân nhắc, suy nghĩ trước khi nói .)

Page 17: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 17

Tập Làm Văn Đâu / Ở đâu / Chỗ nào / Nơi nào / Đâu rồi

1. Chúng ta dùng chữ “đâu, ở đâu, ở chỗ nào, nơi nào, đâu rồi” khi chúng ta muốn có câu trả lời về thời gian.

2. Những chữ dùng để trả lời câu hỏi “đâu, ở đâu, ở chỗ nào, nơi nào, đâu rồi”:

Trong này Ngoài này Trên này Dưới này

Trong ấy Ngoài ấy Trên ấy Dưới ấy

Trong kia Ngoài kia Trên kia Dưới kia

Thí dụ: Câu hỏi Câu trả lời

- Lá thư đâu? - Dạ, lá thư ở trên bàn này.

- Em thấy bạn chị ở đâu? - Dạ, em thấy bạn chị ở ngoài kia.

- Con mèo ở chỗ nào? - Dạ, con mèo đang nằm ở nhà bếp.

- Nhà em ở nơi nào? - Dạ, nhà em ở San Jose.

- Anh Hải đâu rồi? - Dạ, anh Hải đi học ở trường Về Nguồn.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “đâu, ở đâu, chỗ nào, nơi nào, đâu rồi”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 18: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 18

Bài 3 Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ Tết quan trọng của người Việt Nam, được tổ chức vào

ngày 1 tháng 1 theo Âm Lịch. Theo phong tục ngày Tết, bánh chưng, bánh tét các

loại mứt, ngũ quả, cây nêu, pháo, câu đối là những vật không thể thiếu được. Thiệp

còn được dùng để gửi đến người thân như chú bác, cô dì hay bạn bè để chúc mừng và

tỏ tình thân thiết. Tết cũng là dịp để vui chơi trong ba ngày Xuân. Do đó, mỗi năm

cộng đồng người Việt ở khắp nơi đều tổ chức hội chợ Tết cho đồng hương vui Xuân,

đón Tết.

Ngữ vựng

Tết Nguyên Đán (d.t): ngày đầu năm tính theo Âm lịch. Phong tục (d.t): thói quen trong đời sống và truyền lại lâu đời Bánh chưng (d.t): bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt, thường gói bằng lá dong, có hình vuông, và làm ở miền bắc. Bánh tét (d.t): bánh làm bằng gạo nếp, có nhân đậu xanh và thịt, thường gói bằng lá chuối, có hình ống dài, và làm ở miền nam. Ngũ quả (d.t): 5 loại trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và phật thủ. Cây nêu (d.t): một thân tre cao, trên có treo một ngọn cờ 5 màu để ma quỷ

phải tránh xa. Pháo(d.t): thứ đồ chơi gồm một liều thuốc súng bỏ trong vỏ giấy dày hay tre

quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to. Câu đối (d.t): câu văn gồm hai vế có lời và ý đối nhau. Thiệp (d.t): tấm giấy được in để báo tin, chúc mừng. Thân thiết (t.t): tình cảm gắn bó, chặt chẽ với nhau. Cộng đồng (d.t): nhiều người cùng một chủng tộc sống cùng một nơi. Đồng hương (d.t): người cùng một quê, một nước.

Câu hỏi

1. Tết Nguyên Đán là ngày nào?

2. Theo phong tục ngày Tết phải có gì?

3. Người ta dùng thiệp để làm gì?

4. Mỗi năm cộng đồng người Việt thường hay làm gì vào dịp Tết?

Page 19: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 19

các loại mứt mâm ngũ quả

cây nêu pháo thiệp

câu đối

Page 20: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 20

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. Tết Nguyên Đán a. 5 loại trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài

và phật thủ.

2. Thiệp b. người cùng một quê, một nước.

3. Ngũ quả c. tấm giấy được in để báo tin, chúc mừng.

4. Bánh chưng d. ngày đầu năm tính theo Âm lịch.

____ 5. Đồng hương đ. bánh làm bằng gạo nếp, đậu xanh và thịt, thường

gói bằng lá dong và có hình vuông.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Tết Nguyên Đán ______________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Thiệp _______________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Ngũ quả ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Bánh chưng _________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Đồng hương _________________________________________________________

______________________________________________________________________

Câu đối

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Page 21: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 21

Tập Làm Văn

Gì / Ai / Sao / Tại sao / Có bao nhiêu / Bao nhiêu

1. Chúng ta dùng chữ “gì, ai, sao, tại sao, có bao nhiêu, bao nhiêu ” khi chúng ta muốn có câu trả lời rõ ràng thay vì chỉ trả lời có hay không.

Thí dụ: Câu hỏi Câu trả lời

- Tên em là gì? Dạ, tên em là Mai.

- Cái này là cái gì? Dạ, cái này là cái bàn.

- Ai học giỏi trong lớp? Dạ, anh Tài học giỏi trong lớp.

- Ông ấy là ai đấy? Dạ, ông ấy là bố của Hải.

- Tại sao em phải học tiếng Việt? Dạ, tại vì em là người Việt nam.

- Sao em hỏi nhiều quá vậy? Dạ, tại vì em muốn biết câu trả lời.

- Em nhận được bao nhiêu lá thư? Dạ, em nhận được hai lá thư.

- Anh ấy có bao nhiêu anh chị em? Dạ, anh ấy có bốn anh chị em.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “gì, ai, sao, tại sao, có bao nhiêu”.

1. ________________________________________________________________

2. ________________________________________________________________

3. ________________________________________________________________

4. ________________________________________________________________

5. ________________________________________________________________

Page 22: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 22

Tập nói chuyện Phong Tục Ngày Tết

Ở hải ngoại, người Việt ta vẫn luôn cố gắng giữ gìn được những phong tục Tết Nguyên

Đán chẳng hạn như:

Gói bánh chưng, bánh tét.

Lau dọn nhà cửa.

Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết.

Chơi hoa dịp tết. Người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất..

Cúng giao thừa.

Hái lộc, thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng 1 Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Xông đất đầu năm vì nhiều người tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm.

Đi lễ chùa đầu năm để cầu xin một năm mới may mắn.

Tục lệ đốt pháo, người ta tin rằng tiếng pháo có thể xua đuổi được tà ma và đem lại phước lành cho năm mới.

Lễ chúc thọ là sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ.

Lì xì để mừng tuổi các em nhỏ, những người lớn trong gia đình tặng những món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới.

bánh chưng bánh tét chúc thọ

1. Em hãy cho biết gia đình em giữ những phong tục nào của Tết Nguyên Đán?

2. Trong những phong tục kể trên, em thích nhất phong tục nào? Tại sao?

3. Trong những phong tục kể trên, em không thích phong tục nào? Tại sao?

Page 23: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 23

Bài 4 Lễ Hai Bà Trưng

Khi nước ta bị nhà Hán bên Tàu cai trị rất tàn ác, người dân phải chịu nhiều thứ

thuế và bị bắt phải theo phong tục người Hán, Thi Sách dấy quân chống cự với nhà Hán.

Ông bị Thái thú Tô Định bắt và giết đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em là Trưng

Nhị dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Trong thời gian ngắn họ đã làm chủ Mê Linh, tiến

đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu, đánh đuổi Tô Định về Tàu.

Hai Bà lên ngôi đóng đô ở Mê Linh, làm vua được ba năm (40 - 43). Vua Hán sai

một tướng giỏi là Mã Viện đem đại binh sang đánh nước ta. Hai Bà thua trận nên nhẩy

xuống sông Hát Giang tự tử. Hàng năm, đến ngày mồng 6 tháng 3 Âm Lịch có lễ kỷ

niệm Hai Bà. Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà

Trưng) còn được đặt tên cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận ở Việt

Nam.

Ngữ Vựng

Cai trị (đ.t): sử dụng quyền lực, bắt mọi người phải phải tuân theo.

Tàn ác (t.t.): độc ác, không biết thương xót.

Thái thú (d.t): quan trông coi một quận.

Khởi nghĩa (đ.t): nổi lên chống lại.

Đóng đô (d.t): ở một chỗ nào đó trong thời gian lâu.

Đại binh (d.t): binh lực hùng mạnh.

Lễ kỷ niệm (d.t): ngày nhớ lại người, vật hay việc gì đã xẩy ra.

Câu hỏi

1. Khi nhà Hán cai trị thì dân chúng sống ra sao?

2. Ai là người dấy quân chống nhà Hán và bị giết đi?

3. Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi nghĩa chống ai?

4. Tại sao sau 3 năm Hai Bà thua trận?

5. Lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày nào?

Page 24: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 24

Bản đồ đường tiến quân của Hai Bà Trưng

Theo một số nguồn dã sử, cuộc khởi nghĩa Trưng vương có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ

lĩnh các nghĩa quân địa phương. Xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ

nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.

Nữ tướng lĩnh: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Man Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Hồ Đề, Đào Kỳ, Lê Hoa, Lê Chân,

Phương Dung, Phật Nguyệt, Thánh Thiên, Thiệu Hoa, Nàng Tía, Nàng Nội, Nàng Nước, Nàng Quỳnh,

Nàng Quế, Nàng Xuân, Nàng Trăng, Xuân Nương, Ả Chàng, Ả Nang, Nái Sơn, Nàng A …

Số tướng lĩnh nam chiếm số lượng ít hơn: Đỗ Năng Tế, Hùng Nguyên (chồng Trưng Nhị), Hùng Bảo,

ông Đống, ông Cai, ông Nà, Đồng Bảng, Đô Chính, Đô Dương …

Page 25: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 25

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Khởi nghĩa a. quan trông coi một quận.

____ 2. Lễ kỷ niệm b. độc ác, không biết thương xót.

____ 3. Tàn ác c. sử dụng quyền lực, bắt mọi người phải tuân theo.

____ 4. Thái Thú d. nổi lên chống lại.

____ 5. Cai trị đ. ngày nhớ lại người, vật hay việc gì đã xẩy ra.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Khởi nghĩa __________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Lễ kỷ niệm ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Tàn ác ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Thái Thú ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Cai trị ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

Ca dao

Thời giờ thấm thoát thoi đưa,

Nó đi đi mãi, có chờ đợi ai.

(Ta không nên bỏ phí thời giờ, vì thời giờ đi qua rất nhanh.)

Page 26: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 26

Tập Làm Văn

Có … không / … Phải không / Có phải … không

1. Chúng ta dùng chữ “có … không” khi chúng ta muốn có câu trả lời “có hoặc không”

2. Chúng ta dùng chữ “… phải không” hoặc “có phải … không” khi chúng ta muốn có

câu trả lời “phải hoặc không”. Chữ “phải không” đồng nghĩa với “đúng không”

Thí dụ: Câu hỏi Câu trả lời

- Em có tiền không? - Dạ, em có tiền.

- Dạ, em không có tiền.

- Các em thích đi học phải không? - Dạ phải, chúng em thích đi học.

- Dạ không, chúng em không thích đi học.

- Có phải tóc em màu đen không? - Dạ phải, tóc em màu đen.

- Dạ không, tóc em không phải màu đen.

Bài tập 3

Em hãy làm 5 câu với chữ “có … không, … phải không, có phải … không”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 27: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 27

Bài 5 Giỗ Tổ Hùng Vương

Việt Nam có một phong tục rất lâu đời còn giữ lại cho

đến ngày nay, đó là ngày Giỗ Tổ. Hàng năm cứ đến ngày

mùng 10 tháng 3 Âm lịch, người Việt Nam khắp nơi trên thế

giới đều nhớ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Mọi người hội

họp nhau lại để làm lễ dâng hương, tỏ lòng nhớ đến nguồn

gốc, công ơn của tổ tiên đã giữ nước và dựng nên nước Việt

Nam.

Ngày nay, mặc dù sống xa quê hương, người Việt Nam vẫn nhớ đến cội nguồn.

Chúng ta rất hãnh diện là người Việt Nam, vì có ngày Giỗ Tổ.

Ngữ Vựng

Tổ (d.t): người được coi là đầu tiên lập ra dòng họ .

Hùng Vương (d.t): tên gọi các vị vua nước Văn Lang của người Việt.

Dâng hương (đ.t): thắp nhang và cúng.

Nguồn gốc (d.t): nguyên do, cội rễ .

Tổ tiên (d.t): những người thuộc những thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu, của

một dòng họ hay một dân tộc .

Cội nguồn (d.t): nơi phát xuất ra.

Hãnh diện (t.t): cảm thấy hài lòng và sung sướng về điều gì đó để lộ ra ngoài .

Câu hỏi

1. Ngày giổ Tổ Hùng Vương là ngày nào?

2. Người Việt Nam làm gì để nhớ đến ngày Giỗ Tổ?

3. Tại sao chúng ta rất hãnh diện là người Việt Nam?

Page 28: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 28

Kỷ niệm Hùng Vương do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ và phát hành ngày 11/04/1965.

Kỷ niệm Hùng Vương do họa sĩ Võ Hùng Kiệt vẽ và phát hành ngày 02/04/1974.

Quốc Tổ Vọng Từ (780 South First Street, San Jose, CA 95113)

Quốc Tổ Vọng Từ còn gọi là Đền Hùng. Khi đến viếng Đền Hùng, ta sẽ hiểu biết thêm về cội nguồn của

dân tộc Việt Nam phát sinh từ đời Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ngoài Quốc Tổ Việt Nam là các Vua Hùng,

còn thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Tả Quân Lê Văn Duyệt, các anh hùng dân

tộc và đền thờ Thánh Mẫu.

Page 29: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 29

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Tổ a. tên gọi vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt.

____ 2. Hùng Vương b. những người thuộc thế hệ đầu tiên, qua đời đã lâu

____ 3. Cội nguồn c. cảm thấy hài lòng về điều gì đó và để lộ ra ngoài.

____ 4. Tổ tiên d. người được coi là đầu tiên lập ra dòng họ.

____ 5. Hãnh diện đ. nơi phát xuất ra.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Tổ _________________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Hùng Vương _________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Cội nguồn ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Tổ tiên ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Hãnh diện ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

Ca dao

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

(Dù ở nơi nào, người Việt Nam vẫn nhớ đến ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3)

Page 30: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 30

Tập Làm Văn À / Ạ

1. “À” dùng ở đầu câu để diễn tả sự chợt nhớ ra điều gì.

- À, bạn cho Hồng mượn quyển truyện ngày mai nhé!

2. “À” đặt cuối câu để làm thành một câu hỏi chỉ sự ngạc nhiên.

Câu trả lời thường bắt đầu bằng chữ vâng.

Câu hỏi Câu trả lời

Lan vui vẻ à? - Vâng, Lan vui lắm!

Lan bắt được một con cá à? - Vâng, Lan bắt được một con cá.

Bé bò dơ đấy à? - Bé có bò dơ đâu!

- Không, bé có bò dơ đâu!

- Vâng, bé bò dơ đấy ạ.

3. “Ạ” dùng ở cuối câu để diễn tả sự lễ phép hoặc sự thân mật.

- Mời ông uống nước ạ.

- Em chưa làm bài xong ạ.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “À, và Ạ”

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 31: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 31

Tập nói chuyện Con Rồng Cháu Tiên Theo truyền thuyết, tổ tiên ta là con

Rồng, cháu Tiên. Truyện kể rằng:

Con của Kinh Dương Vương là Lạc

Long Quân (Rồng) lấy bà Âu Cơ (Tiên) sinh

ra một bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm

con: năm mươi con theo cha xuống biển,

năm mươi con theo mẹ lên núi mà sinh sống.

Người con trưởng được Lạc Long Quân

phong làm vua đầu tiên, lấy hiệu là Hùng

Vương thứ nhất. Vua Hùng Vương đặt tên

nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, nay là tỉnh Vĩnh Yên. Triều đại Hùng Vương

được lưu truyền 18 đời.

Qua sự tích này, người Việt tự hào là con Rồng, cháu Tiên và hàng năm cứ đến

ngày 10 tháng 3 Âm lịch là ngày đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngữ Vựng

Truyền thuyết (d.t): Truyện truyền từ đời này sang đời khác.

Rồng (d.t): con vật không có thật, chỉ do tưởng tượng: mình dài, vảy to, miệng rộng,

sống ở biển và biết bay.

Tiên (d.t): người có thể làm nhiều phép lạ cứu người.

Người con trưởng (d.t): người con sinh ra đầu tiên, lớn nhất trong nhà.

Đóng đô (đ.t): định chỗ để vua ở và làm việc.

Tự hào (đ.t): tự hãnh diện, thích thú về mình.

Đại lễ (d.t): ngày lễ trọng đại.

Câu hỏi

1. Em có bao giờ đi dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương chưa? Nếu có, hãy cho biết cảm nghĩ của em. 2. Dựa theo câu truyện kể trên, em nghĩ một trăm con đó là con trai hay con gái? Tại sao em nghĩ câu trả lời của em là đúng?

Page 32: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 32

Bài 6 Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa để chào mừng

ngày Chúa Giê-su (Jesus) sống lại. Lễ Phục Sinh của người Tây phương thường được

tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng rằm hoặc sau ngày 21 tháng Ba.

Vì vậy Lễ Phục Sinh có thể xảy ra sớm nhất là ngày 22 tháng Ba và trễ nhất là ngày 25

tháng Tư. Người Đông Phương mừng lễ này theo Mùa Chay gồm 40 ngày. Mùa Chay

bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và chấm dứt bằng ngày Lễ Phục Sinh.

Ngày nay tại Hoa Kỳ, việc mừng Lễ Phục Sinh không còn thuần túy chỉ

dành riêng cho những người theo Đạo Thiên Chúa.

Vào dịp này, đâu đâu người ta cũng trang hoàng

hình những chú thỏ trắng tinh bên cạnh những đàn

gà con, và những quả trứng to, nhỏ đầy mầu sắc.

Cũng vào dịp này, các trẻ em thường tham gia

những buổi lượm trứng bên trong có kẹo và đồ chơi

tại các trường học và nhà thờ.

Ngữ vựng

Ngày trăng rằm (d.t): ngày trăng tròn rơi vào ngày thứ 14 hoặc 15 của tháng âm lịch.

Lễ Tro (d.t): ngày đầu tiên của Mùa Chay theo Đạo Thiên Chúa.

Thuần túy (t.t): không có gì pha lẫn.

Trang hoàng (đ.t): trưng bày đồ đạc cho thật đẹp mắt.

Tham gia (đ.t): cùng dự với người khác.

Câu hỏi

1. Lễ Phục Sinh là ngày lễ của ai?

2. Người Tây phương tổ chức lễ vào ngày nào?

3. Người Đông phương mừng lễ vào lúc nào?

4. Tại Hoa Kỳ, người ta trang hoàng những gì vào ngày Lễ Phục Sinh?

5. Trẻ em thường tham gia sinh hoạt gì tại trường học và nhà thờ?

Page 33: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 33

Ngày trăng rằm Lễ Tro

Lễ Phục Sinh Các trẻ em đi lượm trứng

Tại thành phố Saalfeld, nước Đức, gia đình ông bà Christa và Volker Kraft tốn 2 tuần lễ để treo

10.000 quả trứng trên cây táo trước sân nhà.

Page 34: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 34

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Ngày trăng rằm a. trưng bày đồ đạc cho thật đẹp mắt.

____ 2. Lễ Tro b. cùng dự với người khác.

____ 3. Thuần túy c. ngày đầu tiên của Mùa Chay theo Đạo Thiên Chúa.

____ 4. Trang hoàng d. ngày trăng tròn rơi vào ngày thứ 14 hoặc 15 của

tháng âm lịch.

____ 5. Tham gia đ. không có gì pha lẫn.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Ngày trăng rằm _______________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Lễ Tro ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Thuần túy ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Trang hoàng _________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Tham gia ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục Ngữ

Có đi mới đến, có học mới hay.

(Phải bỏ công sức học hỏi thì mới có được kết quả mong muốn.)

Page 35: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 35

Tập Làm Văn Có Nên … Không? / Nên / Đừng Nên

Nên … Thì Hơn / Đáng Lẽ … Không Nên

Có nên … không? Họ có nên đến không?

Chúng ta có nên làm giúp họ không?

Nên Chúng ta nên kiên nhẫn.

Trẻ con nên vâng lời cha mẹ.

Không nên Chúng ta không nên phí giờ.

Chúng ta không nên nói dối.

Đừng nên Con đừng nên đi với người lạ.

Con đừng nên chơi với bạn xấu.

Cách Dùng “Nên … thì hơn”

- Anh nên học tiếng Việt thì hơn.

- Chị ấy nên ở nhà thì hơn.

- Ông nên lái xe thì hơn.

Cách Dùng “Đáng lẽ … không nên”

- Đáng lẽ chị không nên nói như vậy.

- Đáng lẽ anh không nên ăn ớt nhiều như vậy.

- Đáng lẽ tôi không nên đi chơi hôm nay.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “Có nên … không?, Nên, Đừng nên,

Nên … thì hơn, Đáng lẽ … không nên”

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 36: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 36

Bài 7 Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản hay còn gọi là ngày Đản Sanh, tức là ngày Đức Phật sanh ra đời.

Phật tử Việt Nam tổ chức lễ vào ngày Rằm tháng Tư Âm lịch hàng năm.

Phần nhiều người Việt Nam theo đạo Phât. Họ noi gương Đức Phật, tin là con

người sống ở trần gian để cải thiện chớ không phải để gom góp, tham lam của cải. Họ

tin ở lòng vị tha, sự khiêm nhường, lòng rộng lượng và giúp đỡ kẻ khác. Trong ngày

Lễ Phật Đản nhiều gia đình cúng bái, trang trí bàn thờ với nhang đèn, bông hoa và trái

cây. Sau đó, họ đi chùa đọc kinh, cầu nguyện cho gia đình, thân nhân quyến thuộc

được ấm yên hạnh phúc và những người quá vãng được siêu thoát.

Ngữ vựng

Noi gương (đ.t): bắt chước người có đức, có tài.

Cải thiện (đ.t): thay đổi để được tốt hơn.

Lòng vị tha (d.t): lòng nghĩ đến người khác, vì quyền lợi của người khác .

Khiêm nhường (t.t): không khoe khoang.

Lòng rộng lượng (d.t): dễ tha thứ lỗi lầm của người khác .

Trang trí (đ.t): sắp đặt lại và làm cho tươi đẹp hơn .

Cầu nguyện (đ.t): ước xin với Trời điều gì.

Thân nhân quyến thuộc (d.t): người thân ruột thịt.

Quá vãng (đ.t): đã chết.

Siêu thoát (t.t): hồn người chết được thanh thản .

Câu hỏi

1. Lễ Phật Đản là ngày gì?

2. Lễ Phật Đản tổ chức vào ngày nào?

3. Người theo đạo Phật tin những điều gì?

4. Trong ngày lễ Phật Đản người ta làm gì?

Page 37: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 37

5. Họ đi chùa để làm gì?

Đốt nhang

Chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn (1972) Nghi lễ tắm Phật

Lễ Phật Đản, chùa Đức Viên, San Jose

Page 38: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 38

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Noi gương a. không khoe khoang.

____ 2. Cải thiện b. cùng dự với người khác.

____ 3. Lòng vị tha c. bắt chước người có đức, có tài.

____ 4. Khiêm nhường d. lòng nghĩ đến người khác, vì quyền lợi người khác.

____ 5. Lòng rộng lượng đ. thay đổi để được tốt hơn.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Noi gương _______________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Cải thiện ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Lòng vị tha __________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Khiêm nhường _______________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Lòng rộng lượng ______________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục Ngữ

♦ Tiền nào của nấy.

(Giá cả tùy thuộc vào phẩm chất của món hàng)

♦ Tốt danh hơn lành áo.

(Giữ được tiếng tốt còn hơn vật chất đầy đủ mà hy sinh danh dự)

Page 39: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 39

Tập Làm Văn Có Bao Giờ / Không Bao Giờ

Có bao giờ và không bao giờ thường được dùng trong những mệnh đề nghi vấn.

Thí dụ:

1. Chị có bao giờ đi Hawaì chưa?

- Dạ, rồi.

- Dạ, chưa bao giờ.

2. Em có bao giờ thức khuya để học thi không?

- Dạ, rồi. Em đã có lần thức khuya để học thi.

- Dạ, chưa bao giờ. Em chưa bao giờ thức khuya để học thi.

3. Có bao giờ bạn sang California, xin gọi cho tôi!

- Dạ, vâng.

- Dạ, tôi nghĩ không bao giờ tôi sang California đâu.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “có bao giờ và không bao giờ”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 40: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 40

Bài 8 Ngày Quốc Hận

Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4 thì tại hải ngoại người Việt tổ chức lễ tưởng

niệm ngày Quốc hận. Họ thường tổ chức những buổi triển lãm, hội thảo, thăm viếng

trại tỵ nạn, diễn hành, biểu tình, v.v... Hầu như trên khắp thế giới đều có sinh hoạt 30

tháng 4. Một điều đáng lưu ý là toàn thế giới người Việt lưu vong đều đứng dưới ngọn

cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng sự yêu chuộng tự do.

Người Việt hải ngoại bây giờ đã đông đảo, thành công và học thức hơn. Họ đã

vượt qua giai đoạn mặc cảm bại trận bỏ nước ra đi. Trước 30 tháng 4 năm 1975 không

hề có cộng đồng Việt trên thế giới. Ngày nay, sau 44 năm chúng ta có mặt khắp nơi: Âu

châu, Mỹ châu, Úc châu, Á châu và cả Phi châu. Thế hệ tương lai gốc Việt nên ghi nhớ

vì sao các em được sinh ra và lớn lên ở hải ngoại. Các em nên ghi nhớ ông bà và cha

mẹ các em bỏ nước ra đi để các em được sống trong thế giới tự do.

Phỏng theo Giao Chỉ - 2005

Ngữ vựng

Hải ngoại (d.t): ở ngoại quốc.

Ngày Quốc hận (d.t): ngày mất nước.

Hội thảo (d.t): hội họp để thảo luận về một vấn đề gì.

Biểu tình (đ.t): bày tỏ một ý muốn, một ý kiến về chính trị hay xã hội.

Lưu vong (t.t): dời ra ngoại quốc không được ở trong nước.

Mặc cảm (d.t): cảm giác cho là mình kém người.

Câu hỏi

1. Ngày Quốc hận là ngày nào?

2. Người ta thường làm gì trong ngày này?

3. Ngọn cờ của người Việt tại hải ngoại là cờ nào?

4. Người Việt hiện giờ có mặt ở những châu nào?

5. Các em cần ghi nhớ điều gì?

Page 41: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 41

Tưởng niệm ngày Quốc hận tại Tòa Thị Chính San Jose 2015

Tưởng niệm ngày Quốc hận tại Buffalo, New York 2016

Tưởng niệm ngày Quốc hận tại Mississauga Ontario, Canada 2018

Page 42: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 42

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Ngày Quốc hận a. bày tỏ 1 ý muốn, 1 ý kiến về chính trị hay xã hội.

____ 2. Hải ngoại b. cảm giác cho là mình kém người.

____ 3. Hội thảo c. ở ngoại quốc.

____ 4. Biểu tình d. hội họp để thảo luận về một vấn đề gì.

____ 5. Mặc cảm đ. ngày mất nước.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Ngày Quốc hận _______________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Hải ngoại ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Hội thảo _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Biểu tình ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Mặc cảm ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

Lời nói đi đôi với việc làm.

(Nói như thế nào thì làm đúng như vậy, không thất hứa hay lỡ hẹn.)

Page 43: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 43

Tập nói chuyện

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa

Viện Bảo Tàng Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ là một ngôi nhà hai tầng kiểu Victoria ở

trong khu History Park (1650 Senter Rd., San Jose, CA 95112.) Căn nhà Victoria gốc Ý

xây năm 1877 đến nay được 142 tuổi. Viện Bảo Tàng trưng bày nhiều tác phẩm, và tài

liệu của hai nền Cộng Hòa Việt Nam từ Hiệp Định Geneve 54 đến Paris 73. Từ lúc lý

tưởng Quốc Gia hình thành thập niên 50, đến việc xây dựng hai nền Cộng Hòa miền

Nam 1954, đến di tản 1975. Tiếp theo là cuộc di tản 30 tháng Tư, 1975 đến các hành

trình biển Đông từ 1975 đến 1995.

Nhiều hình ảnh về tù cải tạo, kinh tế mới, thuyền nhân, các trại tỊ nạn Đông

Nam Á và sau cùng là sự xây dựng cuộc sống trên đất mới của người Việt ở Hoa Kỳ và

trên thế giới trong 44 năm qua. Mục đích việc thành lập Viện Bảo Tàng này là để thế hệ

mai sau hiểu được lý do vì sao có người Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ và trên thế giới.

Ngữ vựng

Viện bảo tàng (d.t): nơi giữ gìn trân trọng những di tích lịch sử.

Tác phẩm (d.t): công trình do các nghệ sĩ, các nhà văn hóa, khoa học tạo nên.

Tài liệu (d.t): sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu vấn đề gì.

Cuộc di tản (d.t): một số lượng lớn người dời đến ở nơi khác.

Tù cải tạo (d.t): nơi hoặc người bị chính quyền giam giữ vì chống đối.

Kinh tế mới (d.t): vùng đất chưa khai phá (và cho dân di chuyển lên ở).

Thuyền nhân (d.t): những người vưọt thoát khỏi đất nước mình ở bằng thuyền.

Trại tị nạn (d.t): nơi tạm trú của những người phải chạy trốn qua một xứ khác.

Câu hỏi

1. Em có bao giờ đến thăm Viện Bảo Tàng Việt Nam này chưa? Vào dịp nào?

2. Những hình ảnh hoặc tài liệu nào của Viện Bảo Tàng làm em chú ý nhất?

3. Ông bà em đến Hoa Kỳ bằng cách nào?

4. Họ có kể cho em biết gì về cuộc di tản rời Việt Nam của họ sau năm 1975 không?

Page 44: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 44

Viện Bảo Tàng Việt Nam Thuyền Tân Phát (21 người) và Hải Nhuận (26 người)

Bức tường Tưởng Niệm Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa

Cuộc Di Tản của người Việt Nam từ 30-4-1975 đến 1995

Page 45: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 45

Bài 9 Ngày Của Mẹ

Nói đến mẹ là nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục, to lớn không gì sánh

bằng. Mẹ đã cưu mang 9 tháng 10 ngày, để con cất tiếng chào đời. Bởi vậy bổn phận

làm con phải thương yêu và kính mến mẹ. Vào ngày 9/5/1914, tổng thống Hoa Kỳ,

Woodrow Wilson công bố ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5 là Ngày của Mẹ. Hầu hết

các gia đình đều chuẩn bị tiệc tùng và quà biếu mẹ, cùng những lời chúc tụng vô cùng

cảm động.

Những người Việt Nam theo đạo Phật lấy ngày Rằm tháng 7 hàng năm làm ngày

báo hiếu. Ngày ấy còn được gọi là ngày Lễ Vu Lan, dựa theo sự tích của ngài Mục Kiền

Liên cứu mẹ trong địa ngục. Theo tục lệ này những người có mẹ còn sống thì được cài

một đóa hoa đỏ trên ngực áo, nếu mẹ đã chết thì cài hoa trắng.

Ngữ vựng

Sinh thành (đ.t): sinh ra và lớn lên.

Dưỡng dục (đ.t): sinh ra nuôi nấng và dạy dỗ.

Cưu mang (đ.t): mang con trong bụng chín tháng mười ngày.

Công bố (đ.t): thông báo công khai cho mọi người biết về một đạo luật mới.

Cảm động (t.t): làm xúc cảm lòng người.

Báo hiếu (đ.t): đền đáp công ơn cha mẹ.

Địa ngục (d.t): nơi giam giữ hồn kẻ làm những điều ác khi còn sống.

Tục lệ (d.t): thói quen trong đời sống và truyền lại lâu đời.

Câu hỏi

1. Kể sự khó nhọc của mẹ đối với ta?

2. Bổn phận làm con phải như thế nào?

3. Ngày của Mẹ là ngày nào?

4. Người Việt Nam theo đạo Phật, gọi ngày của mẹ là ngày lễ gì?

5. Trong ngày lễ Vu Lan người còn mẹ được cài hoa màu gì?

Page 46: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 46

Page 47: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 47

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Dưỡng dục a. làm xúc cảm lòng người.

____ 2. Công bố b. đền đáp công ơn cha mẹ.

____ 3. Cảm động c. thông báo công khai cho mọi người biết về 1 đạo luật mới.

____ 4. Báo hiếu d. thói quen trong đời sống và truyền lại lâu đời.

____ 5. Tục lệ đ. sinh ra nuôi nấng và dạy dỗ.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Dưỡng dục __________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Công bố ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Cảm động ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Báo hiếu ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Tục lệ ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

Ca dao

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Page 48: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 48

Tập Làm Văn Ừ nhỉ / Nhỉ / Nhé

1. Ừ nhỉ - dùng ở đầu câu, diễn tả sự đồng ý với một sự nhận xét hoặc một sự nhắc

nhở của người khác.

Thí dụ: Ừ nhỉ! Mới đây mà lại sắp hết khóa học rồi!

Ừ nhỉ! Tuần sau chúng ta đâu có phải đi học.

2. Nhỉ - dùng ở cuối câu để:

Nói lên một điều mà ta tin rằng người nghe ta nói cũng đồng ý.

Thí dụ: Hôm nay trời mưa nhiều quá anh nhỉ.

Em bé đó đẹp và dễ thương quá mẹ nhỉ.

Làm cho câu hỏi có tính nhẹ nhàng, thân mật.

Thí dụ: Hùng ơi, mấy giờ rồi nhỉ?

Chừng nào dì Hoa đến thăm mẹ nhỉ?

3. Nhé – dùng ở cuối câu để làm cho câu thành một lời dặn dò hay một lời mời gọi,

cầu xin nhẹ nhàng.

Thí dụ: Em nhớ đánh răng trước khi đi ngủ nhé.

Hôm nay cháu đi chợ với bà nhé.

Cây bút chì của cô bị gẫy, em cho cô mượn cây bút nhé.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “ừ nhỉ, nhỉ, và nhé”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 49: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 49

Bài 10 Ngày Của Cha

Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 Dương Lịch là Ngày Của Cha (Father’s day), Tâm

theo mẹ ra phố để mua quà tặng cho Ba.

Tâm đã học thuộc lòng câu “Công cha như núi Thái

Sơn” nên nhân Ngày Của Cha, Tâm muốn làm cho Ba

được vui. Tâm lấy tiền để dành chọn mua cho Ba một cái

cà-vạt đẹp. Tâm hí hửng và thích thú chờ Ba đi làm về,

đem quà ra biếu Ba.

Tâm suy nghĩ chắc Ba sẽ ngạc nhiên lắm về việc

làm của Tâm, Tâm vui vẻ mỉm cười một mình.

Ngữ vựng

Thái Sơn (d.t): tên của một ngọn núi cao nhất ở Trung quốc .

Cà-vạt (d.t): vật được may bằng vải dùng để thắt dưới cổ áo của đàn ông .

Hí hửng (t.t): (vẻ mặt) vui sướng quá mức trước việc đã làm được hoặc tin rằng sẽ

làm được.

Biếu (đ.t): cho hay tặng (một cách trang trọng) người trên.

Ngạc nhiên (t.t): cảm giác khi biết một việc bất ngờ.

Câu hỏi

1. Ngày Của Cha là ngày nào?

2. Nhân Ngày Của Cha, Tâm làm gì?

3. Công của cha to lớn thế nào?

4. Tâm dự định mua cho Ba món quà gì?

5. Tâm suy nghĩ Ba sẽ như thế nào khi nhận quà của Tâm biếu?

Page 50: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 50

Page 51: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 51

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Thái Sơn a. cảm giác khi biết một việc bất ngờ .

____ 2. Cà-vạt b. cho hay tặng người trên.

____ 3. Hí hửng c. tên của một ngọn núi cao nhất ở Trung quốc .

____ 4. Biếu d. vật được may bằng vải dùng để thắt dưới cổ

áo của đàn ông.

____ 5. Ngạc nhiên đ. (vẻ mặt) vui sướng trước việc đã làm được.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Thái Sơn ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Cà-vạt _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Hí hửng _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Biếu ________________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Ngạc nhiên _________________________________________________________

______________________________________________________________________

Ca dao

Cười người chớ vội cười lâu,

Cười người hôm trước, hôm sau người cười

(Khuyên ta không nên cười, chế nhạo người xấu số, tật nguyền.)

Page 52: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 52

Tập Làm Văn Cũng / Cũng như / Cũng được

Cũng / Cũng như – có nghĩa là bằng nhau, giống như nhau.

Thí dụ:

- Hải đi bộ mệt quá. Hiền đi bộ cũng mệt lắm.

- Bà Tám rất tốt. Các con bà ấy cũng tử tế lắm.

- Chị đang học tiếng Việt à? Em cũng đang học tiếng Việt đấy!

- Cũng như lần trước, lần này em Tím lại để quên sách ở nhà.

Cũng được - bằng lòng một cách miễn cưỡng hoặc dễ dãi.

Thí-dụ:

- Con coi Tivi cũng được, nhưng phải làm xong 5 bài toán đố.

- Bạn Khang nói món gì nó ăn cũng được.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “cũng, cũng như, cũng được”

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 53: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 53

Tập nói chuyện Ngày Của Cha

Ngày của Cha thực ra đến từ câu chuyện thảm họa hầm mỏ ở Monongah, West

Virginia (Mỹ) vào ngày 12/6/1907. Vụ tai nạn đã khiến 362 người đàn ông thiệt mạng,

trong đó có 250 người đã làm cha, nghĩa là khoảng 1.000 đứa trẻ đã mồ côi cha. Nạn

nhân hầu hết là người Ý di cư.

Cô Grace Golden Clayton, một người con mất cha trong tai nạn này, đã tổ chức

một buổi lễ tưởng nhớ đến những người cha xấu số tại nhà thờ địa phương West Virginia.

Cô Clayton đã chọn ngày chủ nhật gần nhất ngày sinh nhật người bố để tổ chức lễ. Đó

cũng chính là nguồn gốc của Ngày của Cha, diễn ra lần đầu vào ngày 5/7/1908.

Khoảng 2 năm sau, cô Sonora Smart Dodd, sống ở Shokane, Washington, có

người cha là ông William Jackson Smart, từng là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến

nước Mỹ. Vợ ông chẳng may qua đời khi sinh người con út. Kể từ đó, người cha một

thân “gà trống” nuôi 6 đứa con đến lúc trưởng thành. Cảm phục trước sự hy sinh và tình

yêu thương vô bờ của cha dành cho gia đình, cô Dodd quyết định kêu gọi thành lập một

ngày để tưởng nhớ công ơn người cha. Với sự giúp đỡ của các mục sư và Hiệp hội

Thanh niên Thiên chúa giáo, ngày lễ của Cha đã được tổ chức vào năm 1910.

Đến năm 1972, Ngày của Cha chính thức trở thành ngày lễ quốc gia ở Mỹ khi

Tổng thống Richard Nixon ký thành luật.

Câu hỏi

1. Trong Ngày của Cha, gia đình em có tổ chức gì đặc biệt cho cha em không?

2. Em hãy kể kỷ niệm nào em nhớ nhất về cha của em.

3. Em hãy kể điều gì em thích nhất về cha của em.

Page 54: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 54

Bài 11 Lễ Độc Lập Hoa Kỳ

Lễ Độc Lập là một ngày lễ lớn tại Hoa Kỳ để kỷ niệm ngày ký Bản Tuyên Ngôn

Độc Lập tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania vào ngày 4 tháng 7 năm

1776.

Vào những năm đầu tiên của thập niên 1800 mọi người thường tổ chức những

cuộc diễn hành truyền thống với đầy màu sắc đỏ, trắng, xanh, buổi ăn ngoài trời, và

đốt pháo bông để ăn mừng sinh nhật Hoa Kỳ. Mặc dầu việc đốt pháo bông đã bị cấm

tại nhiều nơi, hầu hết các thành phố lớn nhỏ đều có triển lãm pháo bông cho mọi người

cùng vui chơi và thưởng thức.

Ngữ vựng

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (d.t): bản văn nói về sự thành lập của một quốc gia.

Thập niên (t.t): mười năm một kỳ hoặc trong khoảng 10 năm.

Diễn hành (đ.t): người, xe đi thành một đoàn dài.

Truyền thống (t.t): truyền từ đời nọ đến đời kia.

Pháo bông (d.t): pháo đốt tỏa nhiều tia sáng mầu sắc như bông hoa.

Triển lãm (đ.t): trưng bày cho nhiều người khác xem.

Thưởng thức (d.t): hưởng biết cái hay cái đẹp.

Câu hỏi

1. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ký tại đâu, vào ngày nào?

2. Hãy cho biết ba màu thường được dùng trong ngày lễ?

3. Người dân làm gì trong ngày sinh nhật Hoa Kỳ?

4. Theo em, tại sao người ta cấm đốt pháo bông?

5. Gia đình em thường làm gì trong ngày lễ Độc Lập?

Page 55: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 55

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Diễn hành Buổi ăn ngoài trời Pháo bông

Page 56: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 56

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Thập niên a. truyền từ đời nọ đến đời kia.

____ 2. Diễn hành b. pháo đốt tỏa nhiều tia sáng mầu sắc như bông hoa.

____ 3. Truyền thống c. hưởng biết cái hay cái đẹp.

____ 4. Pháo bông d. người, xe đi thành một đoàn dài.

____ 5. Thưởng thức đ. mười năm một kỳ hoặc trong khoảng 10 năm.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Thập niên ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Diễn hành ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Truyền thống _________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Pháo bông __________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Thưởng thức _________________________________________________________

______________________________________________________________________

Thành ngữ

♦ Đất khách quê người. (Chỉ cảnh người phải ở nơi xa lạ .)

♦ Quê cha đất tổ. (Chỉ nơi quê hương làng nuớc của mình .)

Page 57: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 57

Tập Làm Văn Vừa… vừa… / Càng … càng… Vừa … vừa - khi hai việc xảy ra cùng một lúc, ta dùng chữ vừa trước mỗi động từ.

Thí dụ:

Mẹ tôi vừa đi làm Thứ Bảy vừa đi làm Chủ Nhật.

Vy vừa muốn ăn kẹo vừa muốn ăn tô mì.

Tôi vừa cần tập vở vừa cần bút chì.

Bài học vừa ngắn vừa dễ.

Chị ấy vừa nói vừa cười.

Mẹ vừa nấu cơm vừa trông em bé.

Càng ... càng - diễn tả hai điều cùng phát triển, điều sau phụ thuộc vào

điều trước.

Thí dụ:

Tú càng kể chuyện càng làm mọi người cười vang.

Thời tiết càng ngày càng lạnh.

Bài tập 3 .... Em hãy làm 5 câu với chữ “vừa … vừa, càng … càng”

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 58: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 58

Bài 12 Lễ Lao Động

Đối với nhiều người Lễ Lao Động có hai ý nghĩa: một ngày nghỉ và ngày cuối của

mùa hè. Thật ra, lễ Lao Động là một ngày lễ cho những người đi làm. Đây là một ngày

lễ toàn quốc của Hoa-kỳ và Gia-Nã-Đại kể từ năm 1894. Tại các quốc gia ở Âu châu,

Trung Hoa, và một số nước khác, ngày May Day, ngày đầu tiên của tháng 5 là ngày lễ

ăn mừng cho người đi làm và nghiệp đoàn lao động.

Tại Hoa-kỳ, lễ Lao Động thường được cử hành vào ngày thứ Hai đầu tiên của

tháng Chín mỗi năm. Ngày nay Lễ Lao Động không còn nhiều ý nghĩa là ngày dành riêng

cho giới lao động, mà là ngày cuối của mùa hè. Tất cả các trường học, cơ quan chính

quyền, các cửa tiệm đều đóng cửa để mọi người có một cơ hội cuối cùng đi chơi ngoài

bãi biển, nấu bữa ăn ngoài trời trước khi thời tiết trở nên lạnh lẽo hơn.

Ngữ vựng

Nghiệp đoàn (d.t): tổ chức do những người cùng nghề nghiệp họp thành.

Lao động (d.t): sức khó nhọc đem ra để làm việc.

Cử hành (đ.t): tiến hành một cách trang nghiêm.

Cơ quan chính quyền (d.t): các tổ chức thuộc về nhà nước.

Thời tiết (d.t): trạng thái của khí quyển (như nhiệt độ, độ ẩm, gió...) ở trong một lúc nào.

Câu hỏi

1. Kể tên hai ý nghĩa của ngày Lễ Lao Động?

2. Lễ Lao Động là lễ dành cho ai?

3. Tại Hoa Kỳ, Lễ Lao Động là ngày nào?

4. Người dân làm gì vào ngày lễ này?

Page 59: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 59

Nghiệp đoàn của người hầu bàn (1925) Nghiệp đoàn của nhân viên cắt thịt

(1930)

Nghiệp đoàn phụ nữ lao động (1908)

Page 60: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 60

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Nghiệp đoàn a. sức khó nhọc đem ra để làm việc.

____ 2. Lao động b. tiến hành một cách trang nghiêm.

____ 3. Thời tiết c. các tổ chức thuộc về nhà nước.

____ 4. Cử hành d. tổ chức do người cùng nghề nghiệp họp thành.

____ 5. Cơ quan chính quyền đ. trạng thái của khí quyển (như nhiệt độ, độ ẩm,

gió...) ở trong một lúc nào.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Nghiệp đoàn _________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Lao động ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Thời tiết _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Cử hành ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Cơ quan chính quyền __________________________________________________

______________________________________________________________________

Ca dao

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

(Lời nói không tốn tiền, ta nên suy nghĩ trước khi nói để mọi người đều vui.)

Page 61: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 61

Tập Làm Văn Có vẻ / Hình như / Dường như

Có lẽ là như thế nhưng không chắc.

Thí-dụ:

-Trò Tuấn có vẻ là một học sinh thông minh.

- Hình như bạn học lớp thầy Đức, phải không?

- Dường như em có nghe bài hát này rồi.

Diễn tả một điều gì không có thật nhưng giống như là có thật.

Thí dụ:

- Khi tiếng trống vang lên Kim thấy hình như đầu em bị nổ tung.

- Ông Tư thấy cái bóng dường như đi theo ông.

- Cô bé sung sướng nhẩy cao lên dường như tới mây.

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu với chữ “có vẻ, hình như, và dường như”.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 62: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 62

Bài 13 Tết Nhi Đồng Việt / Mỹ

Cứ mỗi năm vào ngày Rằm (15) tháng 8 Âm lịch, cộng đồng Người Việt

ở hải ngoại lại tổ chức Tết Trung Thu. Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Nhi

Đồng. Các em sắp hàng ngay ngắn, tay cầm lồng đèn hình con bướm, con thỏ,

cá chép v.v… vừa đi vừa hát bài “Rước Đèn Tháng Tám” hòa lẫn với nhịp

trống và dẫn đầu là ông Địa tay cầm quạt phe phẩy, bên cạnh là con lân lắc

lư nhảy múa. Ngoài ra, các em cùng các phụ huynh được thưởng thức bánh

nướng, bánh dẻo và một chương trình văn nghệ đặc sắc.

Nếu Tết Trung Thu là Tết Nhi Đồng Việt Nam thì Lễ Halloween là Lễ Nhi Đồng

Hoa Kỳ. Lễ Halloween được tổ chức hằng năm vào ngày 31 tháng 10, bắt đầu vào buổi

chiều tối cho tới 12 giờ đêm. Người dân tham gia lễ sẽ trang trí nhà cửa sao cho rùng

rợn. Trong dịp này, trẻ con hoặc người lớn khi ra ngoài cũng hóa trang thành những

nhân vật đáng sợ hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích. Các em xách theo một túi đựng

kẹo đi từ nhà này sang nhà khác xin kẹo bánh với những câu “Trick or Treat”.

Ngữ vựng

Hải ngoại (d.t): nước ngoài, ở xứ ngoài.

Nhi đồng (d.t): trẻ em, thiếu nhi.

Phe phẩy (đ.t): đưa qua đưa lại nhè nhẹ .

Lắc lư (đ.t): đưa qua đưa lại.

Bánh nướng (d.t): Màu vỏ bánh màu vàng nâu hay vàng đậm, Nhân bánh rất

đa dạng, ngoài mứt bí, hạt dưa , còn có thể có thịt lợn hay thịt gà quay.

Bánh dẻo (d.t): vỏ bánh làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với nước hoa bưở i

và nước đường; nhân bánh bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn .

Đặc sắc (t.t): vẻ đặc biệt.

Rùng rợn (t.t): gây cảm giác sợ hãi đến rợn người.

Hóa trang (đ.t): thay đổi cách ăn mặc.

Nhân vật (d.t): người có tiếng tăm, vai trong truyện.

Trick or Treat (đ.t): "Cho kẹo hay Bị ghẹo".

Page 63: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 63

Câu hỏi

1. Tết Trung Thu được tổ chức vào thời gian nào?

2. Trong ngày Tết Trung Thu, các em thiếu nhi thường hay làm gì?

3. Tên hai loại bánh em hay ăn vào dịp Tết Trung Thu là bánh gì?

4. Vào ngày Lễ Halloween người ta trang trí nhà cửa như thế nào?

5. Buổi tối Halloween trẻ em thường làm gì?

“Rước Đèn Tháng Tám” Ông Địa và đoàn Lân

Bánh nướng Bánh dẻo

Page 64: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 64

Vũ đoàn Cánh Chim Bách Việt

Trang trí nhà cửa sao cho rùng rợn

Trẻ em hóa trang đi xin kẹo

Page 65: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 65

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Hải ngoại a. thay đổi cách ăn mặc.

____ 2. Lắc lư b. vỏ bánh làm bằng bột nếp trắng tinh.

____ 3. Bánh nướng c. đưa qua đưa về.

____ 4. Hóa trang d. vỏ bánh màu vàng nâu hay vàng đậm.

____ 5. Bánh dẻo đ. nước ngoài, ở xứ ngoài.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Hải ngoại ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Lắc lư ______________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Bánh nướng _________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Hóa trang ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Bánh dẻo ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

♦ Học một biết mười.

(Thông minh, giàu óc sáng tạo.)

♦ Lời nói đi đôi với việc làm. (Nói như thế nào thì làm đúng như vậy, không thất hứa hay lỡ hẹn.)

Page 66: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 66

Tập Làm Văn Cách Nối Câu

1. Khi ý câu này tương tự ý câu kia, ta nối bằng liên từ và.

Thí dụ: Hôm qua tôi làm bài luận. Hôm qua tôi học bài thi.

Nối: Hôm qua tôi làm bài luận và học bài thi.

2. Khi ý câu này ngược với ý câu kia, ta dùng liên từ nhưng hay nhưng mà.

Thí dụ: Nam muốn được khen. Nó không đi học.

Nối: Nam muốn được khen nhưng không chịu đi học.

3. Khi có sự chon lựa, ta dùng liên từ hoặc, hay.

Thí dụ: Chúng ta đi chơi. Chúng ta đi xem đá banh cũng được.

Nối: Chúng ta đi chơi hoặc (hay) đi xem đá banh cũng được.

4. Khi ý sau là kết quả của ý trước, người ta dùng liên từ nên, cho nên.

Thí dụ: Nam chăm học. Nam thi đậu.

Nối: Nam chăm học nên (cho nên) nó thi đậu.

5. Khi ý sau làm giảm ý trước, người ta dùng liên từ tuy nhiên.

Thí dụ: Ta cần tập thể dục. Ta không nên tập quá độ.

Nối: Ta cần tập thể dục; tuy nhiên, ta không nên tập quá độ.

Bài tập 3

Em hãy làm 5 câu với liên từ và, nhưng, hoặc (hay), nên (cho nên), tuy nhiên.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 67: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 67

Tập Nói Chuyện Tết Nhi Đồng Việt / Mỹ

1. Em có bao giờ đi tham dự Tết Trung Thu không? Ở đâu?

2. Em đi với ai?

3. Em thích chơi hoặc xem chương trình gì khi tham dự Tết Trung Thu?

4. Hãy kể chi tiết về điều gì em thích trong ngày Halloween.

5. Hãy kể chi tiết về bộ y phục hóa trang mà em mặc trong ngày Halloween.

Múa Lân

Tục ngữ

♦ Chữ như rồng bay phượng múa.

(Chữ đẹp, bay bướm, rõ ràng, sáng sủa.)

♦ Chữ tốt xem tay, ngựa hay xem khoáy.

(Nhìn đặc điểm bề ngoài có thể biết được người đó có tài hay không.)

Page 68: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 68

Bài 14 Lễ Tạ Ơn “Thanksgiving Day” hay Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày lễ cho tất cả các dân tộc trên nước

Mỹ, những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ với đất nước Hoa Kỳ.

Theo tập quán của người Mỹ, họ sẽ ăn mừng Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm của

tuần lễ thứ 4 trong tháng 11. Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghi

thức phóng sinh gà tây truyền thống. Trong ngày này, gia đình thường sum họp và ăn

chung một bữa cơm chiều rất lớn. Bữa tiệc sẽ có các món quen thuộc như gà tây, mứt,

bánh bí đỏ, khoai tây, bắp và nhiều loại rau trái.

Cũng vì ngày Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày thứ Năm trong tuần, nên hầu hết dân Mỹ đều

được nghỉ luôn ngày thứ Sáu và có một cuối tuần dài. Người ta thường tổ chức những

cuộc liên hoan lớn sau ngày lễ và đi mua sắm đồ đại hạ giá trong ngày “Black Friday”

(Thứ Sáu Đen.)

Ngữ vựng

Người di dân (d.t): người từ xứ khác đến để sinh sống.

Tập quán (d.t): thói quen từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

Đương nhiệm (t.t): người nắm giữ chức vụ chính trị hiện tại.

Phóng sinh (đ.t): trao cho sinh vật nào đó cơ hội tiếp tục sống.

Sum họp (đ.t): Tụ họp tại một chỗ một cách vui vẻ, sau một thời gian sống xa nhau.

Đại hạ giá (đ.t): giảm giá hàng.

Câu hỏi

1. Lễ Tạ Ơn tiếng Mỹ gọi là gì?

2. Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào ngày nào trong năm?

3. Ai sẽ thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây truyền thống?

4. Bữa tiệc Tạ Ơn thường có những món ăn nào?

5. Sau ngày lễ, người dân thường làm gì?

Page 69: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 69

Tổng thống Obama thực hiện nghi thức phóng sinh gà tây truyền thống

Bữa tiệc ăn mừng Lễ Tạ Ơn

Đi mua sắm đại hạ giá ngày “Black Friday” (Thứ Sáu Đen.)

Page 70: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 70

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Người di dân a. giảm giá hàng.

____ 2. Đương nhiệm b. thói quen từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

____ 3. Đại hạ giá c. người nắm giữ chức vụ chính trị hiện tại.

____ 4. Tập quán d. tụ họp tại một chỗ vui vẻ, sau một thời gian sống xa nhau.

____ 5. Sum họp đ. người từ xứ khác đến để sinh sống.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây.

1. Người di dân ________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Đương nhiệm ________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Đại hạ giá ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Tập quán ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Sum họp _________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

Yêu nên tốt, ghét nên xấu.

(Khi yêu ai, mọi điều họ làm ta đều cho là tốt;

khi ghét ai, mọi điều họ làm ta đều cho là xấu.)

Page 71: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 71

Văn Phạm Dấu gạch nối ( - )

Có ba cách để sử dụng dấu gạch nối ( - ): 1. Dấu gạch nối dùng để báo hiệu sự phân từ ở cuối hàng chữ in.

Thí dụ: Hôm nay các em học sinh trong lớp được xem một vở k -

ịch rất hay.

2. Dấu gạch nối dùng để nối liền các phần từ của một chữ kép.

Thí dụ: Ông Ba có hai người con là Tuấn-Anh và Mỹ-Hạnh.

3. Dấu gạch nối dùng để thay thế cho chữ từ… đến giữa hai con số hay chữ.

Thí dụ: Chuyến bay San Jose-Los Angeles

(Chuyến bay từ San Jose đến Los Angeles)

Đọc các trang 19-21

(Đọc từ trang 19 đến hết trang 21)

Bài tập 3 Em hãy làm 5 câu có dấu gạch nối.

1. ____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

Page 72: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 72

Bài 15 Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh là một ngày lễ trọng đại của đạo Thiên Chúa Giáo, để kỷ niệm

ngày Chúa sinh ra đời. Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 Dương lịch, người ta hân

hoan đón mừng Lễ Giáng Sinh.

Bắt đầu từ cuối tháng 11, đâu đâu cũng thấy sửa soạn cho ngày lễ này. Trên

đường phố, tại các công, tư sở, trong các khu thương mại, các tiệm buôn và trước cửa

nhà của các cư dân, chỗ nào cũng treo đèn kết hoa với đầy đủ màu sắc rực rỡ. Có nơi

bày bán cây thông đủ cỡ, đủ loại và được khách hàng chiếu cố tận tình.

Theo tục lệ, mọi người gởi thiệp và trao đổi quà tặng. Ai ai cũng có sẵn nụ cười

trên môi dành cho nhau.

Ngữ vựng

Trọng đại (t.t): có tầm quan trọng lớn lao .

Hân hoan (t.t): vui mừng lộ trên nét mặt.

Sửa soạn (đ.t): lo liệu và sắp đặt .

Công sở (d.t): chỗ làm việc của cơ quan do chính quyền làm chủ .

Tư sở (d.t): chỗ làm việc của hãng xưởng do tư nhân làm chủ .

Thương mại (d.t): sự mua bán.

Cư dân (d.t): người đang sống và sinh hoạt trong khu vực đó.

Chiếu cố (đ.t): để ý đến việc gì .

Tận tình (t.t): hết lòng.

Câu hỏi

1. Lễ Giáng Sinh là ngày gì?

2. Lễ Giáng Sinh vào ngày nào mỗi năm?

3. Người ta sửa soạn cho ngày lễ này từ khi nào?

4. Người ta đón mừng ngày lễ Giáng Sinh như thế nào?

5. Theo tục lệ, người ta làm gì trong ngày lễ Giáng Sinh?

Page 73: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 73

Nông trại bán cây thông

Khu thương mại Thắp sáng cây thông

Mở gói quà Ông già Noel

Page 74: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 74

Bài tập 1 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

____ 1. Trọng đại a. chỗ làm việc của cơ quan do chính quyền làm chủ.

____ 2. Sửa soạn b. để ý đến việc gì.

____ 3. Công sở c. người đang sống và sinh hoạt trong khu vực đó.

____ 4. Cư dân d. có tầm quan trọng lớn lao.

____ 5. Chiếu cố đ. lo liệu và sắp đặt.

Bài tập 2 Em hãy đặt câu đầy đủ ý nghĩa với những chữ sau đây. 1. Trọng đại ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

2. Sửa soạn ___________________________________________________________

______________________________________________________________________

3. Công sở ____________________________________________________________

______________________________________________________________________

4. Cư dân _____________________________________________________________

______________________________________________________________________

5. Chiếu cố _________________________________________________________

______________________________________________________________________

Tục ngữ

♦ Sai một li, đi một dặm. (Lỗi lầm dù nhỏ cũng gây tác hại lớn.)

♦ Sự thật mất lòng. (Lời nói thật có thể làm người khác không vui lòng.)

Page 75: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 75

Văn Phạm Dấu Gạch Ngang ( _ )

Dấu gạch ngang dùng trong các câu đối đáp, thường đặt ở đầu câu.

Dấu gạch ngang dùng để tách riêng lời nói của các nhân vật khi nói chuyện với nhau.

Bề dài của dấu này thường độ 4 mi-li-mét, hoặc gấp hai lần dấu gạch nối ( - ).

Thí dụ:

Một đoạn đối đáp giữa Trần Bình Trọng, khi bị quân Mông cổ bắt sống rồi dụ hàng:

_ “Nếu mi chịu hàng, ta sẽ phong cho quan tước.”

_ “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!”

Bài tập 3

Em hãy làm 5 câu có dấu gạch ngang ( _ ).

1. ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

2. ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

3. ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

4. ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

5. ____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

Page 76: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 76

Tập Nói Chuyện Ông Già Noel

Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel. Ông mặc quần

áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus

có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ

Nhĩ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus.

Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ.

Vào một đêm Giáng Sinh, ông đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người

nghèo khổ và trẻ con.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào

mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay

lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.

Câu hỏi

1. Trước ngày Lễ Giáng Sinh gia đình em có chuẩn bị gì không?

2. Gia đình em có trang hoàng cây thông vào dịp Giáng Sinh không?

3. Em có bao giờ được chụp hình với ông già Noel không?

4. Hãy kể lại kỷ niệm lần đầu tiên gặp ông già Noel mà em còn nhớ.

5. Em mong ông già Noel sẽ mang quà gì cho em vào dịp Giáng Sinh này?

Page 77: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 77

Ngữ vựng văn phạm

Câu xác định - affirmative sentence

Câu phủ định - negative sentence

Câu nghi vấn - interrogative sentence

Câu mệnh lệnh - imperative sentence

Câu tán thán - exclamatory sentence

Mệnh-đề - clause

Mệnh-đề độc lập - independent clause

Mệnh-đề chính - main / principal clause

Mệnh-đề phụ - dependent / subordinate clause

Chủ-từ - subject

Động-từ (đ.t) - verb

Túc-từ - object

Trực tiếp túc từ - direct object

Trường hợp túc từ - subordinate clause of time

Chỉ định túc từ - demonstrative object

Danh từ (d.t)- noun

Tính từ (t.t)- adjective

Liên từ (l.t)- conjunction

Page 78: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 78

Gia Tộc

Ông bà cố nội Ông bà cố ngoại Ông bà nội Ông bà ngoại bác trai chú cô cha + mẹ bác trai dì cậu + bác gái + thím + chú + bác gái + dượng + mợ cháu trai con trai con gái cháu trai cháu gái + dâu + rể cháu gái cháu nội cháu ngoại

Tiếng xưng hô với ông, bà gồm có: thưa ông, thưa bà và xưng là cháu.

Tiếng xưng hô với cha gồm có: thưa bố, ba, thầy, cha, cậu, tía và xưng là con.

Tiếng xưng hô với mẹ gồm có: thưa mẹ, má, me, mệ, mợ, bu, u và xưng là con.

Tiếng xưng hô với bác, chú, thím, cô, chú, dì, dượng, cậu, mợ gồm có: thưa bác,

chú, thím, cô, chú, dì, dượng, cậu, mợ và xưng là cháu.

Page 79: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 79

Nhạc sinh hoạt Con Tim Việt Nam - Hồng Trang

Điệp Khúc: Trong con tim em, Việt Nam đầy tràn.

Trên đôi môi em, Việt Nam rộn ràng.

Trên đôi tay này, Việt Nam vẹn toàn.

Em muốn Việt Nam là chính con người em.

1. Hằng tuần cắp sách đến trường, học tiếng giống nòi.

Để cho, để cho em biết, đâu là Văn Hóa Việt Nam.

2. Hằng ngày nói với bạn bè, tiếng nước non nhà.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tiếng Nói Việt Nam.

3. Chiều chiều dưới ánh trăng vàng, em viết tiếng Việt.

Để cho, để cho em biết, đâu là Chữ Nghĩa Việt Nam.

4. Ngày ngày kính mến ông bà, yêu quý cha mẹ.

Để cho, để cho em biết, đâu là Lễ Nghĩa Việt Nam.

5. Từng ngày sống với gia đình, thương mến anh chị.

Để cho, để cho em biết, đâu là Tình Nghĩa Việt Nam.

Page 80: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 80

Học Sinh Hành Khúc - Lê Thương

Điệp khúc:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.

Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.

Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.

Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.

Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!

1. Học Sinh là mầm sống của ngày mai.

Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.

Theo các thanh niên sống vì giống nòi.

Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.

2. Học Sinh là người mới của Việt Nam.

Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn

Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

3. Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,

Nung đúc can tràng để binh lý chí.

Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,

Học sinh bền chí lập công từ đây.

Page 81: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 81

Việt Nam! Việt Nam! - Phạm Duy

Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời.

Việt Nam hai câu nói bên vành nôi.

Việt Nam nước tôi.

Việt Nam Việt Nam tên gọi là người.

Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.

Việt Nam đây miền xinh tươi.

Việt Nam đem vào sông núi.

Tự do công bình bác ái muôn đời.

Việt Nam không đòi xương máu.

Việt Nam kêu gọi thương nhau.

Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu.

Việt Nam trên đường tương lai,

Lửa thiêng soi toàn thế giới.

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời.

Tình yêu đây là khí giới,

Tình thương đem về muôn nơi.

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.

Việt Nam! Việt Nam!

Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời.

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.

Page 82: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 82

Rước Đèn Tháng Tám - Vân Thanh

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi Em rước đèn đi khắp phố phường Lòng vui sướng với đèn trong tay Em múa ca trong ánh trăng rằm.

Đèn ông sao với đèn cá chép Đèn thiên nga với đèn bướm bướm Em rước đèn này đến cung trăng.

Đèn xanh lơ với đèn tím tím Đèn xanh lam với đèn trắng trắng Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh

Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng. Rằm tháng Tám bóng Hằng trong sáng

Em múa ca vui đón chị Hằng.

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Em rước đèn này đến cung trăng. Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh Em rước đèn mừng đón chị Hằng.

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm Em bé nhà ưa đứng quây quần. Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân Em muốn ăn bốn năm ba phần.

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng

Ngọt cay như mứt gừng mứt bí Ăn mát lòng lại thấy vui thêm Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp

Người vui hoan nói cười hấp tấp Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.

Page 83: Lời Tựa - vietnguvenguon.org · Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 2B-v5.2 83

Trung Thu Của Em - nhạc Đào Nguyên (2011), ý thơ Lớp 5B (2006)

Trăng tỏa, trăng tỏa sáng trên trời cao.

Ông Bà, Ông Bà ngồi ngắm mặt trăng.

Một đêm sáng đẹp yên lành.

Trung Thu đã đến … rồi…

Trung Thu trăng rất to.

Em mang bánh nướng về nhà.

Ra ngoài, ra ngoài chơi với bạn ta.

Em ăn bánh nướng rất là ngon.

Ăn ngon em thích Trung Thu mọi ngày.

Hết bánh rồi là hết Trung Thu!

Trung Thu là lúc ta đùa chơi.

Trên cây em máng cái lồng đèn.

Lồng đèn, lồng đèn ai tấm tắc khen.

Lồng đèn không có màu đen.

Còn Trung Thu không có truyện Kiều.

Chỉ có chú Cuội mãi thương, mãi thương một người.

Trăng tỏa, trăng tỏa sáng trên trời cao.

Ông Bà, Ông Bà ngồi ngắm mặt trăng.

Trung Thu vui quá, vui quá ai ơi …

Ta hát, ta hát dâng lên chị Hằng.

Trung Thu … vui quá … ai ơi…

Đá đa đá đa đá đa đà đa… Đá đa đá đa đá đa đa đà…