Learn Sanskrit 01

3
Kinh Mt Giáo: kinhmatgiao.wordpress.com Hc tiếng Sanskrit qua kinh A Di Đà Bài 1 Bn tiếng Anh: Sanskrit Lesson, by Bhikshuni Heng Hsien, Vajra Bodhi Sea Vit dch: Tng Phước Khi Sukhāvatīvyūha Strang hoàng ca Cõi Cc Lc Sukhāvatīvyūha là ta rút ngn ca kinh Pht Thuyết Kinh A Di Đà. Có tt chai bài kinh cùng tên này, mt bài dài và mt bài ngn. Chúng ta shc bài kinh ngn. Bài này có độ dài va phi dthuc và đọc tng. Bài kinh mô tTây Phương Cc Lc ca Đức Pht A Di Đà. Trong tiếng Sanskrit sukhāvatī có nghĩa là Cc Lc Th(vùng đất phúc lc), vyūha nghĩa là strưng bày, sbtrí, hay ssp xếp. Nói cách khác, bài kinh mô tsbày trí, sp xếp (vyūha) ca Cc Lc Th(sukhāvatī). Nếu như có mt ai nim tên ca Đức Pht A Di Đà, và thường xuyên đọc tng câu Namo’mitābhabuddhāya (Đảnh lĐức Pht A Di Đà) thì người y sđược sinh vào Tnh ThSukhāvatī, và sthy được cnh trang hoàng lng ly như được mô ttrong kinh này. Tsukhāvatīvyūha sđược phân tích thành 6 akara (đơn vtiếng âm) như sau: su khā va tī vyū ha Cách viết chca tiếng Sanskrit 1 (đây dùng thchSiddha) khác vi cách viết chtiếng Vit. Mi phâm viết ra sđược đọc lên thành mt tiếng gm 1 Để tìm hiu kvcách viết chPhn cn tham kho sách Thc chPhn Siddha(trong mc Ebook & Software ca blog Kinh Mt Giáo)

Transcript of Learn Sanskrit 01

Page 1: Learn Sanskrit 01

Kinh Mật Giáo: kinhmatgiao.wordpress.com

Học tiếng Sanskrit qua kinh A Di Đà

Bài 1

Bản tiếng Anh: Sanskrit Lesson, by Bhikshuni Heng Hsien, Vajra Bodhi Sea

Việt dịch: Tống Phước Khải

Sukhāvatīvyūha

Sự trang hoàng của Cõi Cực Lạc

Sukhāvatīvyūha là tựa rút ngắn của kinh Phật Thuyết Kinh A Di Đà. Có tất cả

hai bài kinh cùng tên này, một bài dài và một bài ngắn. Chúng ta sẽ học bài kinh

ngắn. Bài này có độ dài vừa phải dễ thuộc và đọc tụng.

Bài kinh mô tả Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Trong tiếng

Sanskrit sukhāvatī có nghĩa là Cực Lạc Thổ (vùng đất phúc lạc), vyūha có

nghĩa là sự trưng bày, sự bố trí, hay sự sắp xếp. Nói cách khác, bài kinh mô tả

sự bày trí, sắp xếp (vyūha) của Cực Lạc Thổ (sukhāvatī).

Nếu như có một ai niệm tên của Đức Phật A Di Đà, và thường xuyên đọc tụng

câu Namo’mitābhabuddhāya (Đảnh lễ Đức Phật A Di Đà) thì người ấy sẽ được

sinh vào Tịnh Thổ Sukhāvatī, và sẽ thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy như

được mô tả trong kinh này.

Từ sukhāvatīvyūha sẽ được phân tích thành 6 akṣara (đơn vị tiếng âm) như sau:

su khā va tī vyū ha

Cách viết chữ của tiếng Sanskrit1 (ở đây dùng thể chữ Siddhaṃ) khác với cách

viết chữ tiếng Việt. Mỗi phụ âm viết ra sẽ được đọc lên thành một tiếng gồm

1 Để tìm hiểu kỹ về cách viết chữ Phạn cần tham khảo sách Tự học chữ Phạn Siddhaṃ (trong mục Ebook &

Software của blog Kinh Mật Giáo)

Page 2: Learn Sanskrit 01

Kinh Mật Giáo: kinhmatgiao.wordpress.com

phụ âm đó cộng với nguyên âm “a”. Nếu như, muốn thể hiện một “phụ âm độc

lập” chúng ta phải thêm dấu móc cong bên dưới.

Ví dụ: phụ âm “s” được viết là (đọc lên thành “sa”). Nếu muốn thể hiện chữ

“s” độc lập, chúng ta phải thêm móc cong bên dưới: . Ký hiệu này đứng

dưới chân một phụ âm cho biết rằng âm “a” sẽ không được đọc.

Chữ Âm đọc

sa

s

Do đó, để viết chữ “sa” hay chữ “ka” hay bất kỳ phụ âm nào kèm theo “a”,

chúng ta chỉ dựa theo bảng mẫu tự rồi viết phụ âm đó ra mà không cần quan

tâm chữ “a” ở phía sau. Bởi vì chữ “a” là chữ hiển nhiên phải được phát âm

trong khi đọc một phụ âm tiếng Sanskrit.

Nguyên âm khi đứng trong bảng mẫu tự luôn được viết ở dạng đầy đủ. Dạng

thức này cũng được dùng khi viết các nguyên âm đứng độc lập hoặc đứng đầu

một từ. Còn các trường hợp ghép với phụ âm, thì nguyên âm phải được viết theo

dạng rút gọn.

Sau đây là bảng liệt kê các nguyên âm và hình thể nguyên và ghép của nó:

Đứng độc lập Dạng ghép Đứng độc lập Dạng ghép

1 a 7 e

2 ā 8 ai

3 i 9 o

4 ī 10 au

5 u 11 aṃ

6 ū 12 aḥ

Page 3: Learn Sanskrit 01

Kinh Mật Giáo: kinhmatgiao.wordpress.com

Sau đây là ví dụ phụ âm “ka” được viết ghép với những nguyên âm khác nhau:

Tương tự cho các phụ âm còn lại (xem sách Tự học chữ Phạn Siddhaṃ).

Để ý hàng chữ ở trên chúng ta sẽ thấy rằng:

- Chữ “e” được viết là:

- Nhưng chữ “ke” được viết là ( + )ka + e

- Chữ “ai” được viết là:

- Nhưng chữ “kai” được viết là ( + )ka + e

Do vậy, tựa của bài kinh sukhāvatīvyūha được viết như sau:

su = sa + u = + =

khā = kha + trường âm = + =

va = va = =

tī = ta + ī = + =

vyū = va + ya + ū = + + =

ha = ha = =

Tựa của bài kinh này bao gồm 6 tiếng âm được viết thành 6 chữ. Tất

cả tạo thành 2 từ bao gồm:

- sukhāvatī ( ) = Cực Lạc Thổ

- vyūha ( ) = Sự bày trí, sự trang hoàng, sự sắp xếp

Cả 2 từ này ghép lại tạo thành tựa bài kinh có thể dịch thành nghĩa là

“Sự trang hoàng của Cõi Cực Lạc”

SUKHĀVATĪVYŪHA