LAo độNG Làm tHuê troNG NôNG NGHIệP: Hai mặt của vấn đề

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 2 3 6 Cất nhắc cán bộ là một công tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại. 5 NHIỆM VỤ NÀO CŨNG HOÀN THÀNH, KHÓ KHĂN NÀO CŨNG VƯỢT QUA, KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG! Tranh cổ động: PHAN VĂN GÁI Huyện ủy Đức Trọng tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng Sáng 15/7, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã về dự lễ trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên lão thành tại huyện Đức Trọng. Đợt này có 9 đồng chí đảng viên được trao tặng huy hiệu, trong đó có 5 đồng chí được trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, 1 đồng chí được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; 1 đồng chí được trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và 2 đồng chí được trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Các đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa thuộc Đảng bộ huyện Đức Trọng. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương những cống hiến của các đồng chí đảng viên lão thành... Ngày 17/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2014 do Bộ LĐTB&XH tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra, trong đó tỉnh Lâm Đồng vinh dự có 2 đại biểu. Đó là ông Nguyễn Huy Hoàng, sinh năm 1956, bệnh binh 2/3, thường trú tại huyện Đơn Dương và ông Nguyễn Văn Bằng, sinh năm 1952, thương binh 4/4, thường trú tại huyện Di Linh. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (từ 17 đến 19/7), nhằm biểu dương những người có công khắc phục khó khăn, làm sáng ngời lời dạy của Bác Hồ “tàn mà không phế”, tiếp tục phấn đấu lập những thành tích góp phần xây dựng quê hương và cuộc sống gia đình cũng như bản thân. Đây cũng là dịp các đại biểu chia sẻ những tình cảm đồng đội, đồng chí, ôn lại những kỷ niệm của một thời hào hùng trong các cuộc bảo vệ Tổ quốc, đồng thời sẽ đi tham quan các di tích lịch sử, những di sản văn hóa của thế giới ở tỉnh Quảng Nam. Hội nghị là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7) hàng năm, vừa ghi nhận, động viên khích lệ người có công trong cả nước theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”; vừa khơi dậy truyền thống yêu nước quật cường của các thế hệ người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh giữ nước và xây dựng đất nước. M.ĐẠO Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc LAo độNG Làm tHuê troNG NôNG NGHIệP: Hai mặt của vấn đề (XEM TRANG 7) KỶ NIệm 102 NĂm NGàY SINH CỐ tỔNG BÍ tHƯ NGuYỄN VĂN CỪ (9/7/1912-9/7/2014) Và 75 NĂm NGàY rA đỜI tÁC PHẨm “tỰ CHỈ trÍCH” Giá trị bền vững trong tác phẩm “Tự chỉ trích” (XEM TRANG 4) Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng 6 tháng, kết nạp 85 đảng viên mới Thông tin từ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Đảng ủy Khối đã bám sát các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, xây dựng và triển khai nghị quyết về lãnh đạo nhiệm vụ chính trị năm 2014 với trọng tâm là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI). Cùng với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch công tác chuyên môn; lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng…, Đảng ủy Khối còn đặc biệt quan tâm tới việc lãnh đạo công tác xây dựng Đảng như công tác... ° Giám đốc Vũ Thị Thu và những lao động chờ việc tại Công ty Đức Hoàng. (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TIẾP TRANG 2) Đảng BỘ XÃ tân thƯỢng (Di Linh) Tập trung xây dựng chi bộ thôn Làm giàu từ mít nghệ Một số giải pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Di Linh Đam Rông với công tác đền ơn đáp nghĩa BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4104 THÖÙ SAÙU 18-7-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected]

Transcript of LAo độNG Làm tHuê troNG NôNG NGHIệP: Hai mặt của vấn đề

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

2

3

6

Cất nhắc cán bộ là một công tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại.

5NHIỆM VỤ NÀO CŨNG HOÀN THÀNH,

KHÓ KHĂN NÀO CŨNG VƯỢT QUA, KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG!

Tranh cổ động: PHAN VĂN GÁI

Huyện ủy Đức Trọng tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng

Sáng 15/7, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã về dự lễ trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên lão thành tại huyện Đức Trọng.

Đợt này có 9 đồng chí đảng viên được trao tặng huy hiệu, trong đó có 5 đồng chí được trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, 1 đồng chí được trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; 1 đồng chí được trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và 2 đồng chí được trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Các đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa thuộc Đảng bộ huyện Đức Trọng.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương những cống hiến của các đồng chí đảng viên lão thành...

Ngày 17/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2014 do Bộ LĐTB&XH tổ chức tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra, trong đó tỉnh Lâm Đồng vinh dự có 2 đại biểu. Đó là ông Nguyễn Huy Hoàng, sinh năm 1956, bệnh binh 2/3, thường trú tại huyện Đơn Dương và ông Nguyễn Văn Bằng, sinh năm 1952, thương binh 4/4, thường trú tại huyện Di Linh.

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (từ 17 đến 19/7), nhằm biểu dương những người có công khắc phục khó khăn, làm sáng ngời lời dạy của Bác Hồ “tàn mà không phế”, tiếp tục phấn đấu lập những thành tích góp phần xây dựng quê

hương và cuộc sống gia đình cũng như bản thân. Đây cũng là dịp các đại biểu chia sẻ những tình cảm đồng đội, đồng chí, ôn lại những kỷ niệm của một thời hào hùng trong các cuộc bảo vệ Tổ quốc, đồng thời sẽ đi tham quan các di tích lịch sử, những di sản văn hóa của thế giới ở tỉnh Quảng Nam. Hội nghị là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7) hàng năm, vừa ghi nhận, động viên khích lệ người có công trong cả nước theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”; vừa khơi dậy truyền thống yêu nước quật cường của các thế hệ người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh giữ nước và xây dựng đất nước.

M.ĐẠO

Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc

LAo độNG Làm tHuê troNG NôNG NGHIệP:

Hai mặt của vấn đề (XEM TRANG 7)

KỶ NIệm 102 NĂm NGàY SINH CỐ tỔNG BÍ tHƯ NGuYỄN VĂN CỪ (9/7/1912-9/7/2014) Và 75 NĂm NGàY rA đỜI tÁC PHẨm “tỰ CHỈ trÍCH”

Giá trị bền vững trong tác phẩm “Tự chỉ trích”(XEM TRANG 4)

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng

6 tháng, kết nạp 85 đảng viên mới

Thông tin từ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Đảng ủy Khối đã bám sát các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, xây dựng và triển khai nghị quyết về lãnh đạo nhiệm vụ chính trị năm 2014 với trọng tâm là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI). Cùng với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch công tác chuyên môn; lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng…, Đảng ủy Khối còn đặc biệt quan tâm tới việc lãnh đạo công tác xây dựng Đảng như công tác...

° Giám đốc Vũ Thị Thu và những lao động chờ việc tại Công ty Đức Hoàng.

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TIẾP TRANG 2)

Đảng BỘ XÃ tân thƯỢng (Di Linh)Tập trung xây dựng chi bộ thôn

Làm giàu từ mít nghệ

Một số giải pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Di Linh

Đam Rông với công tác đền ơn đáp nghĩa

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4104 THÖÙ SAÙU 18-7-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

thÖÙ SAÙU 18 - 7 - 20142 XÂY DỰNG đẢNG

Trong 6 tháng đầu năm 2014, cấp ủy các cấp đã tiến hành kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng được 227 tổ chức Đảng (trong đó, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương đương kiểm tra 95 tổ chức; đảng ủy cơ sở kiểm tra 132 tổ chức) và 376 đảng viên. Ủy ban kiểm tra các cấp cũng đã tiến hành kiểm tra 15 tổ chức Đảng và 56 đảng viên có dấu hiệu vi phạm.

Qua kết luận kiểm tra, có 122

đảng viên bị thi hành kỷ luật, trong đó khiển trách 65, cảnh cáo 50, cách chức 4 và khai trừ 3. Các vi phạm chủ yếu là vi phạm về điều đảng viên không được làm, vi phạm về chính sách dân số, thiếu trách nhiệm…

Ngoài ra, cũng trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã giám sát được 140 tổ chức Đảng và 668 đảng viên, trong đó có 132 cấp ủy viên các cấp. LHT

6 tháng, 122 đảng viên bị thi hành kỷ luật

Từ ngày 16 - 18/7/2014, tại Đà Lạt, Trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt tỉnh Lâm Đồng (thuộc Sở GD & ĐT) phối hợp với Trường Đại học giáo dục Hàn Quốc và Hiệp hội giáo dục học - Khoa giáo dục đặc biệt Hàn Quốc tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam - Hàn Quốc năm 2014 và kế hoạch thử nghiệm chương trình huấn luyện cho các giáo viên đảm trách giáo dục đặc biệt. Hơn 300 giáo viên mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo đã được các giảng viên là những giáo sư đại học tại Hàn Quốc và

các giáo sư thành viên của Trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ khuyết tật. Hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết về chức năng, vai trò của Trung tâm giáo dục đặc biệt cho giáo viên đảm trách giáo dục cho trẻ em khuyết tật tại các trường đặc biệt và trường thông thường. Qua đó, xây dựng nền tảng cho việc thực hiện Trung tâm hỗ trợ giáo dục đặc biệt thông qua việc thực hiện chương trình huấn luyện giáo dục về tính chuyên môn giáo dục đặc biệt cũng như phương án hợp tác với Trung tâm.

Tuấn Hương

Trao đổi kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam - Hàn Quốc

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến thời điểm này đã có 41/49 đơn vị trong tỉnh được cấp giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong giải quyết thủ tục hành chính bao gồm các đơn vị sở, ngành, cấp huyện và cấp xã. Trong tháng 5/2014, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về xây dựng áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó yêu cầu các cơ quan đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận tiếp tục duy trì, áp dụng, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng này trong thời gian đến. Với những cơ quan, đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận UBND tỉnh yêu cầu phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đánh giá, được cấp giấy chứng nhận. VT

41 đơn vị trong tỉnh được cấp giấy chứng nhận áp dụng iso 9001:2008

UBND huyện Đơn Dương vừa phối hợp cùng Sở VH-TT-DL Lâm Đồng tổ chức 2 lớp truyền dạy cồng chiêng cho 48 thanh thiếu niên là người dân tộc K’Ho, Churu tại 2 xã Pró và Tu Tra. Trong 20 ngày qua, 8 nghệ nhân đã cùng nhau truyền dạy cho lớp trẻ cách diễn tấu cồng chiêng, các điệu thức cồng chiêng, giai điệu, tiết tấu của các bài chiêng cơ bản của người K’Ho, Churu được dùng trong các lễ hội truyền thống; cách kết hợp nhịp điệu cồng chiêng với múa xoang, hát dân ca và các vũ điệu dân gian. Được biết, số người biết đánh

chiêng ở các buôn làng K’Ho, Churu của 2 xã Pró, Tu Tra ngày càng ít dần đi, đa số là người lớn tuổi. Vì vậy, việc mở lớp truyền dạy cồng chiêng là hoạt động rất ý nghĩa để thanh niên được học các loại nhạc cụ gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc mình, và là cơ hội để các buôn xây dựng đội chiêng trẻ phục vụ cho phong trào văn hóa, văn nghệ trong cộng đồng. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ kế cận tiếp nối để bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng - di sản phi vật thể của nhân loại.

QuYnH uYÊn

Đơn Dương:Truyền dạy công chiêng cho 48 thanh niên dân tộc thiêu số

Theo thống kê của UBND huyện, từ đầu năm 2014 tới nay, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho khoảng 3.000 hộ trên địa bàn huyện vay 990,8 tỷ đồng để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Trong đó, ngân hàng No-PTNT cho 7.200 khách hàng vay 950 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ hữu hiệu

lên 10.500 khách hàng với 1.300 tỷ đồng (Cũng từ đầu năm 2014 tới nay, Ngân hàng này đã huy động vốn tại huyện được 880 tỷ đồng với 32.200 khách hàng - tăng 44% so cùng kỳ); Ngân hàng Chính sách xã hội cho 2.849 hộ thuộc diện chính sách vay 40,8 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ hữu hiệu lên 236,2 tỷ đồng với 15.606 hộ vay.

Đức Hưng

LâM Hà: Các ngân hàng cho nông dân vay trên 1.000 tỷ đông đê phát triên sản xuất

... đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng quê hương Đức Trọng, Lâm Đồng; đồng thời bày tỏ mong muốn các đồng chí đảng viên lão thành tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng và tinh thần trách nhiệm của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng suốt cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, giữ vững tư tưởng lập trường vững vàng của người đảng viên, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, là tấm gương sáng về mọi mặt cho các thế hệ con cháu học tập và noi theo. caO THúY

Từ Chi bộ, Đảng bộ xã Tân Thượng được thành lập năm 2003. Đến năm 2009, khi chia tách xã

(xã Tân Thượng chia tách thành 2 xã: Tân Thượng và Tân Lâm), Đảng bộ xã Tân Thượng chỉ có 28 đảng viên, sinh hoạt tại 4 chi bộ. Tại thời điểm này, Tân Thượng có 50% số thôn và đơn vị trường học… sinh hoạt chi bộ ghép. Đảng bộ xã xác định: “Việc xây dựng chi bộ TSVM và “xóa” chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng”. Theo đó, giải pháp mà Đảng bộ xã đã đề ra là: “Đảng ủy cùng các chi bộ trực thuộc xây dựng nghị quyết, chương trình (kế hoạch) và xác định lộ trình thời gian triển khai. Nghị quyết đề ra phải sát với mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ, các chi bộ TSVM và xây dựng cả hệ thống chính trị vững mạnh. Song song với việc “xóa” chi bộ sinh hoạt ghép, Đảng ủy gắn với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng tại địa phương và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.

Xác định rõ mục tiêu và giải pháp nói trên, ông Phạm Đắc Sĩ - Phó Bí thư Đảng bộ xã Tân Thượng, cho biết: “Từ năm 2009, mỗi năm Đảng bộ xã kết nạp ít nhất là 8 đảng viên, đạt 100% theo Nghị quyết của Đảng bộ (Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, Đảng bộ xã đã kết nạp được 9 đảng

viên mới). Nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, nên năm 2011, Đảng bộ đã “xóa” xong chi bộ sinh hoạt ghép. Hiện nay, Đảng bộ xã có 65 đảng viên (đảng viên là người DTTS chiếm 50%) với 8 chi bộ trực thuộc, bao gồm: 2 chi bộ trường học, 1 chi bộ quân sự và 5 chi bộ thôn (tất cả các thôn đều có chi bộ)”. Nhờ thường xuyên củng cố, xây dựng, nên trong những năm vừa qua, các chi bộ thôn đều đạt TSVM và từ năm 2011 đến 2013, Đảng bộ xã Tân Thượng liên tục đạt TSVM.

Cũng như các Đảng bộ khác ở vùng nông thôn, cái khó trong công tác phát triển đảng viên, mà Đảng bộ xã tìm cách khắc phục, là việc tạo “nguồn” và giúp đỡ họ phấn đấu trở thành đảng viên. Đảng ủy đã tăng cường, điều động hoặc phân công một số đảng viên là cán bộ thuộc xã quản lý đến sinh hoạt tại một số chi bộ “thiếu tính bền vững” (số lượng đảng viên ít và đảng viên mới kết nạp); đồng thời, phân công các Đảng ủy viên phụ trách từng thôn, từng chi bộ để giúp các chi bộ này lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị và tạo “nguồn” để phát triển đảng viên mới. Riêng trong các trường học, Đảng bộ xã đã triển khai tốt Chỉ thị 34 - CT/TW của Bộ Chính trị và đã góp phần tích cực trong việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục.

Cùng với công tác phát triển đảng viên mới, trong những năm qua, Đảng bộ xã Tân Thượng còn chú trọng đến việc quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ. Hiện nay, trong tổng số đảng viên có 14 đảng viên có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 22,5%; 20 đảng viên có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 33%; số còn lại tiếp tục được đào tạo để ngày càng ổn định về số lượng và chất lượng. Việc phân công đảng viên giữ các nhiệm vụ chủ chốt của xã cũng được quan tâm. Hiện nay, 100% cán bộ đầu ngành của xã đều là đảng viên và 70% cán bộ cấp phó là đảng viên.

Nhờ “xóa” được các chi bộ (nhất là chi bộ thôn) sinh hoạt ghép, nên Đảng bộ xã gặp thuận lợi trong việc lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng tại địa phương. Là xã có trên 65% đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên, Tân Thượng đã phát huy được thế mạnh và cây trồng chủ lực là cà phê. Trong những năm qua, xã đã tập trung khâu thâm canh và triển khai mạnh mẽ Chương trình tái canh cà phê, nên đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Toàn xã hiện có khoảng 4.700ha cà phê, năng suất bình quân đạt được 3 tấn/ha. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng (năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hiện chỉ còn 3,54%.

Để tiếp tục phát triển toàn diện, Phó Bí thư Đảng bộ xã Tân Thượng, ông Phạm Đắc Sĩ cho biết: Đảng bộ hiện đang tập trung lãnh đạo địa phương tạo sự “bứt phá” về cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục triển khai Chương trình tái canh cà phê và đổi mới công tác cán bộ… Trước mắt, trong năm 2014 này, xã Tân Thượng sẽ phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân đầu người 30 - 32 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,84%.ª

ĐẢNG BỘ XÃ TÂN THƯỢNG (DI LINH)

Tập trung xây dựng chi bộ thônª BÙI TRưỞng

Đảng bộ xã Tân Thượng (huyện Di Linh) là một trong những tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) được Huyện ủy Di Linh đánh giá là vững mạnh. Trong những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung làm tốt công tác phát triển đảng viên mới để “xóa” những chi bộ sinh hoạt ghép. Theo Đảng bộ xã, muốn Đảng bộ vững mạnh, thì trước hết phải tập trung củng cố, xây dựng các chi bộ trong sạch vững mạnh (TSVM), mà đặc biệt là chú trọng xây dựng các chi bộ thôn.

... xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên; công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.

Tính đến ngày 10/6, toàn Đảng bộ có 72 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, trong đó có 45 chi bộ cơ sở, 27 Đảng bộ cơ sở, với 207 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Nhờ chú trọng quan tâm nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên nên trong 6 tháng đầu năm nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chuẩn y kết nạp 85 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng

bộ lên 2.417 đồng chí; trong đó có 805 đảng viên nữ, 220 đảng viên dự bị, 55 đảng viên là người dân tộc thiểu số, 249 đảng viên trong độ tuổi đoàn, đảng viên tôn giáo 236 đồng chí. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Đảng ủy Khối đã ra quyết định chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức cho 77 đồng chí; đề nghị phát huy hiệu 30, 40 năm tuổi Đảng cho 21 đồng chí đủ tiêu chuẩn; mở 2 lớp cảm tình Đảng cho 352 quần chúng ưu tú và 1 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 136 đồng chí… Hồng HảI

Đảng ủy Khối các cơ quan... (TIẾP TRANG 1) Huyện ủy... (TIẾP TRANG 1)

Thực hiện Kế hoạch số 34 của LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng về việc tổ chức thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển”, LĐLĐ huyện Đam Rông đã triển khai cho các công đoàn cơ sở tích cực hưởng ứng tham gia. Qua phát động, LĐLĐ huyện đã tiếp nhận được 1.250 bài dự thi của các tác giả thuộc các công đoàn cơ sở tham gia, chiếm 73,4% tổng số đoàn viên công đoàn trên địa bàn huyện. Hiện, Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn được 10 bài xuất sắc nhất để trao giải cấp huyện, trong đó, có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích; đồng thời,

cũng chọn 10 bài này tham gia cuộc thi cấp tỉnh. Ngoài trao giải cá nhân, Ban Tổ chức sẽ chọn những tập thể xuất sắc, trên cơ sở căn cứ vào số lượng và chất lượng bài viết để trao giải. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, số lượng và chất lượng bài dự thi năm nay cao hơn so với trước, trong đó có nhiều bài viết được đầu tư khá bài bản, sát với tình hình thực tế ở địa phương và đặc biệt có nhiều công đoàn cơ sở có 100% đoàn viên công đoàn tham gia. Được biết, đây là lần thứ 2 LĐLĐ huyện Đam Rông tổ chức cuộc thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam. Lê Tuấn

Đam Rông: Tiếp nhận 1.250 bài dự thi tìm hiêu Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triên

thôøi söï - chính trò

THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 20142 3 KINH TEÁ

BÊN CẠNH HAI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC LÀ CHÈ VÀ CÀ PHÊ, CÂY MÍT NGHỆ CŨNG ĐANG LÀ LOẠI CÂY TRỒNG MỚI ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO CHO NGƯỜI DÂN NƠI XÃ NGHÈO LỘC BẢO (HUYỆN BẢO LÂM).

Giữa năm 2011, Phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm đã tiến hành khảo sát điều kiện

tự nhiên tại Lộc Bảo nhằm lựa chọn một số giống cây trồng có khả năng phát triển tốt và cho năng suất cao tại đây. Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều héc ta.

Gia đình chị Trịnh Thị Xuân - thôn 1 (xã Lộc Bảo), là một trong những hộ tiêu biểu đã làm giàu thành công từ mô hình trồng cây mít nghệ, loại cây mà từ trước đến nay vẫn được xem là cây trồng xen để lấy trái ăn tươi. Sau khi trồng thí điểm, nhận thấy

Làm giàu từ mít nghệª NGỌC NGÀ

thế mạnh của loại cây này, gia đình chị đã dành nguyên 3ha đất đồi để trồng chuyên canh mít nghệ. Sau gần 3 năm chăm sóc, đã cho thu hoạch lứa đầu tiên với năng suất rất cao.

“Hiện tại, giá mít bán cho thương lái tại vườn dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/1kg. Sau khi trừ tiền công và phân bón, mỗi mùa gia đình thu về hơn 150 triệu đồng trên 900 gốc mít. Ngoài ra, việc cung cấp cho các thị trường nhỏ lẻ tại Bảo Lộc, Đà Lạt…cũng cho gia đình tôi thêm thu nhập vài triệu đồng một tháng”, chị Xuân cho biết thêm.

Nhờ trồng chuyên canh trên diện tích lớn nên mỗi đợt thu hoạch đều được thương lái đến thu hái và mua ngay tại vườn. Sắc vàng, múi to và dày cùng vị ngọt thơm của mít nghệ Lộc Bảo đã thu hút thương lái gần xa tìm đến.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại sản lượng mít ở Lộc Bảo không đủ bán cho các vựa ở Bảo Lộc và nhất là những doanh nghiệp ở Đồng Nai lên mua. Đối với mít loại 1 thương lái thu mua để xuất khẩu, các loại còn lại chủ yếu cung cấp cho nhà máy mít

sấy khô. Sản phẩm mít thích hợp thị trường ăn tươi và chế biến khô nên ít rủi ro khi tiêu thụ. Tuy nhiên, như hiện nay, việc trồng và bán mít vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường.

Anh Nguyễn Thế Đăng - một hộ dân khác ở xã Lộc Bảo có diện tích trồng mít trên 3ha chia sẻ: Khác với một số huyện lân cận như Đạ Huoai, Đạ Tẻh mít thường bị ruồi vàng đục làm thối trái, thì mít nghệ Lộc Bảo hoàn toàn không bị xâm hại bởi loài vật này. Mít thích hợp nhất với khoảng cách cây 5m, để trái có trọng lượng lớn, hình dáng đẹp, bán được giá cao, nhà vườn cần tỉa bỏ bớt khi trái còn nhỏ, tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho thích hợp. Khi thu hoạch, trái mít có trọng lượng từ 5 đến 10kg là chuyện bình thường. Giữa chu kỳ của hai lần thu hoạch, gia đình anh Đăng tiến hành từ 2 đến 3 lần bón phân cho cây, với trung bình khoảng 5 tạ/lần. Sau khi thu hoạch cây được cắt tỉa cành để cây khỏe, không bị nấm, sâu và ra trái tốt ở vụ sau.

Đã nhiều năm trồng cà phê, chè và nhiều loại cây trồng khác, anh Đăng nhận thấy trồng mít cho thu nhập cao hơn nhiều nhờ chi phí thấp, sử dụng

phân, thuốc ít và tốn ít công chăm sóc, thu hoạch.

Ông Ngô Trường Hận - Cán bộ nông - lâm - thủy xã Lộc Bảo cho biết: Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân xã Lộc Bảo, hiện nay, trên toàn xã có hơn 500ha trồng mít, trong đó hơn 50ha là mít của người dân tự trồng, còn lại là diện tích mít

của Công ty TNHH Lê Dương thuê đất trồng tại xã.

Ở xã nghèo Lộc Bảo, không chỉ gia đình chị Xuân, anh Đăng mà còn nhiều hộ dân nữa đang hy vọng đầu ra của sản phẩm sẽ ổn định hơn, để mít nghệ sớm trở thành loại cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.ª

°Anh Nguyễn Thế Đăng, một hộ nông dân ở xã Lộc Bảo có diện tích vườn mít nghệ rộng hơn 3ha.

Trồng hoa hướng dương cho thu nhập cao

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, hoa hướng dương được một số doanh nghiệp, hộ gia đình nhập giống từ Nhật về trồng với số lượng nhỏ, diện tích tập trung chủ yếu vùng giáp ranh Đà Lạt - Lạc Dương ở các xã Đạ Sar, xã Lát. Đây là loại cây mới, được nhập về Lâm Đồng trồng thương phẩm, tuy nhiên, nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, nên loài hoa này phát triển rất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

Giống hoa hướng dương mới, từ lúc xuống giống cho tới khi thu hoạch chỉ mất khoảng 2 tháng, ngắn ngày hơn trồng hoa cúc. Với giá bán ổn định tại vườn từ 6.000 - 7.000 đồng/cành, một sào hoa hướng dương sẽ cho doanh thu khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí, bà con nông dân thu lãi không dưới 30 triệu đồng.

Cũng theo ông Trần Huy Đường, việc đưa loại hoa này về trồng tại địa phương đã mở ra một hướng sản xuất mới, thu nhập cao cho người dân. VĂN BÁU

LẠC DƯƠNG: Trồng 8.000 cây xanh theo chương trình trồng cây phân tán

Trong hai tháng 6 và 7.2014, theo kế hoạch, Lạc Dương sẽ tiến hành trồng 8.000 cây xanh thuộc chương trình trồng cây phân tán năm 2014 trên địa bàn huyện. Ngoài thông ba lá, kim ngân và long não quen thuộc, năm nay, huyện Lạc Dương còn trồng cả mai anh đào và phượng tím - hai loài cây “độc quyền” của Đà Lạt. Cụ thể, tại khu vực quanh nghĩa trang thị trấn Lạc Dương, cơ quan chức năng sẽ tiến hành trồng 220 cây kim ngân và 280 cây thông ba lá; tại tuyến đường 723 trồng 890 cây mai anh đào; số còn lại (6.610 cây) sẽ được trồng tại các khuôn viên cơ quan, trường học, hộ gia đình... Tổng kinh phí để Lạc Dương trồng cây phân tán năm nay là 252 triệu đồng; trong đó, ngân sách tỉnh cấp 165 triệu đồng, số còn lại thuộc ngân sách huyện cấp bổ sung. K.D

Công ty CP Cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc nộp thuế trên 1,5 tỷ đồng

Nhờ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh (cung cấp khoảng 1,2 triệu mét khối nước sạch phục vụ sinh hoạt cho 12.000 khách hàng) và áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nên 6 tháng đầu năm 2014, Công ty CP Cấp thoát nước Bảo Lộc đã thực hiện lợi nhuận được 1,456 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch năm. Trên cơ sở đó, công ty đã thực hiện nộp thuế cho nhà nước được 1,538 tỷ đồng và thực hiện lợi tức cổ đông được 6%, tăng 3,3% so với chỉ tiêu nhà nước cho phép. Ngoài ra, công ty còn giải quyết việc làm ổn định cho 80 lao động, với mức thu nhập bình quân 5,7 triệu đồng/người/tháng và nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động được 409 triệu đồng, đạt 51% kế hoạch. HOÀNG KIẾN GIANG

LÂM HÀ: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

ª XUÂN ĐỨC

Tuy gặp nhiều khó khăn, mưa lốc lớn và kéo dài gây thiệt hại cho nhiều vùng, nhưng từ đầu năm 2014 tới nay, sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Hà vẫn giữ vững mức tăng trưởng nhanh. Theo khẳng định của Phòng NN-PTNT thì điểm mạnh nhất của huyện trên lĩnh vực nông nghiệp là chuyển dịch cơ cấu ngành qua chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng.

Để giảm bớt thiệt hại do hạn hán nên với vụ đông xuân 2013-2014, ngành nông nghiệp huyện đã sớm vận

động nông dân giảm diện tích trồng cây ngắn ngày - nhất là cây lúa nước và cây bắp - ở những vùng chưa chủ động nước tưới thuộc các xã Tân Thanh, Mê Linh, Đan Phượng, Phi Tô . Diện tích lúa vì thế đã giảm gần 24ha và diện tích cây ngô giảm khoảng gần 11%. Tuy nhiên, nhờ được đầu tư thâm canh nên sản lượng lương thực của huyện vẫn tăng khi năng suất lúa tăng 1,6%, năng suất ngô tăng 3,6% so cùng kỳ. Điều rất đáng mừng là sản xuất cây ngắn ngày theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Hà đã tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm nay: cây rau thương phẩm tăng so với cùng kỳ 7,3% về diện tích và 12,3% về năng suất (từ đầu năm tới nay Lâm Hà có 866ha rau - trong đó 51ha sản xuất theo hướng công nghệ cao) và 25ha hoa ứng dụng công nghệ cao đã tăng lên 40,24ha. Chuyển dịch cơ cấu giống trên cây lâu năm được chú trọng đẩy nhanh bằng việc tái canh và cải tạo cà phê, đưa các giống chè và dâu tằm cao sản vào mở rộng diện tích thay thế các vườn cây đã già cỗi, thoái hóa. Kết quả là bà con nông dân các dân tộc trong huyện thời gian qua đã chủ động đầu tư trồng mới thay thế được 283,5ha cà phê (đạt 57% kế hoạch năm), ghép cải tạo (tái canh) được 297ha (đạt 60% kế hoạch năm) và Dự án Hỗ trợ giống 300ha cà phê cũng đang được ngành nông nghiệp huyện triển khai; trong 16,5ha chè được trồng mới cũng có 12,5ha giống mới; diện tích dâu tằm trồng mới 6 tháng đầu năm cũng đạt xấp xỉ 153ha (diện tích cây dâu của Lâm Hà hiện tại là 1.651ha).

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, tổng đàn vật nuôi của Lâm Hà từ đầu năm 2014 tới nay đang có xu hướng giảm. Xu hướng giảm mạnh đang xảy ra với đàn gia súc ăn cỏ (đàn trâu giảm 10,5%, đàn bò giảm 20%) nhưng tổng đàn heo (tăng 53,5%) và tổng đàn gia cầm (tăng

54,3%) lại tăng rất nhanh. Đặc biệt, từ một huyện hoàn toàn chưa có đàn bò sữa và cũng không có truyền thống nuôi bò sữa, 6 tháng đầu năm nay, Lâm Hà đã có 65 hộ nông dân đầu tư chuồng trại, đồng cỏ, con giống để chăn nuôi 429 con bò sữa thuần chủng (bình quân 6,5 con/hộ) có năng suất sữa cao; Trạm thu mua sữa bò nguyên liệu của Công ty Vinamik đóng tại thị trấn Nam Ban mới chính thức hoạt động từ 1/5/2014 hiện đã thu mua mỗi ngày được trên 1.000 lít sữa. Là một địa phương trọng điểm trồng cây công nghiệp dài ngày với hàng trăm trang trại cà phê, chè, và để thúc đẩy phát triển lĩnh vực chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, những năm gần đây, UBND và ngành nông nghiệp huyện đã vận động nông dân đầu tư mới và đầu tư mở rộng các trang trại chăn nuôi. Qua đó, vào thời điểm hiện nay, Lâm Hà đã có 53 trang trại nuôi heo

gia công (bình quân nuôi 650 con/trang trại), 20 trang trại nuôi gà gia công (bình quân 4.500 con/trang trại) và 403 hộ chăn nuôi heo với quy mô bình quân nuôi 42 con heo/ hộ. Lâm Hà hiện cũng đã có 12 HTX nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp và 12 THT nông nghiệp, và địa phương “… đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân mở rộng, nhân rộng các mô hình HTX, THT có hiệu quả làm nền tảng cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững”.

Xuất phát từ thực tế của địa phương, đồng chí Trần Văn Tự - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết, để tiếp tục phát tiển nông nghiệp bền vững, từ nay tới cuối năm, UBND huyện sẽ tập trung chỉ đạo vụ sản xuất hè thu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch chuyển đổi - trồng mới cây dài ngày và phát triển đàn bò sữa...ª

°Hội thảo đầu bờ về giống cây mới cho hiệu quả cao đang được Lâm Hà quan tâm.

4 THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Vừa qua, Ban chỉ đạo hè huyện Bảo Lâm đã tổ chức Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng U11. Tham dự giải lần này có 14 đội bóng đến từ các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đây là một trong những hoạt động được huyện Bảo Lâm tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 20 năm Ngày Thành lập huyện; đồng thời, tạo sân chơi cho các em học

sinh giao lưu, học hỏi và rèn luyện trong dịp hè. Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Đội bóng đá xã Lộc Lâm; giải nhì: Đội Lộc An; đồng hạng ba: Đội Lộc Thắng và Đội Lộc Tân. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải: Thủ môn xuất sắc, “vua phá lưới” và cầu thủ xuất sắc nhất.

KHÁNH PHÚC

Nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống cho học sinh (như nâng cao ý thức chấp hành nề nếp, mạnh dạn, tự tin, thân thiện…), chuẩn bị tư tưởng, tạo tinh thần tốt trước khi bước vào năm học mới 2014 - 2015, Đoàn trường, Ủy ban Hội LHTN phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc tổ chức các hoạt động vui chơi trong dịp hè kết hợp với việc ôn tập văn hóa cho đoàn viên thanh niên học sinh. Các môn thể thao, các trò chơi đang và sẽ được tổ chức trong sân chơi mùa hè năm 2014: Về thể thao, các môn sở thích gồm có môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật karate, dinh dưỡng, cắm hoa… được tổ chức thành các môn học tự chọn triển khai cho học sinh tự lựa chọn học theo sở thích và tổ chức vào các buổi chiều và sáng thứ bảy hàng tuần. Có 456 học sinh thuộc hai khối lớp 11 và 12 tham gia: bóng đá 6 lớp với 151 học sinh, bóng chuyền có 4 lớp với 105 học sinh, bóng rổ có 4 lớp với 98 học sinh, dinh dưỡng có 3 lớp với 102 học sinh. Hiện nay, nhà trường

đang tích cực liên hệ với hồ bơi tại Lộc Nga, Bảo Lộc để học sinh được đến tập bơi.

Nhà trường cũng tổ chức cho đoàn viên thanh niên một hoạt động vui chơi lớn. Đó là cuộc thi “Ngọc sáng mùa hè năm 2014” được tổ chức hàng tuần từ 17/6/2014 đến hết thời gian học hè. Trong cuộc thi này, các em học sinh toàn trường tìm hiểu về quê hương đất nước, phong tục tập quán của Việt Nam, tìm hiểu về pháp luật, về biển đảo, tham gia chơi và tìm hiểu về các trò chơi dân gian, tập luyện đội hình đội ngũ, tham gia thể hiện phần năng khiếu sáng tạo về văn nghệ, tìm hiểu khoa học kỹ thuật… bổ ích và hấp dẫn.

Bên cạnh đó, học sinh còn được ôn tập văn hóa chuẩn bị cho năm học mới ở các bộ môn: Văn, tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh. Thư viện mở cửa suốt trong thời gian hè, phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh đến học nhóm, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong học sinh.

NHÓM GIÁO VIÊNTRƯỜNG THPT LỘC PHÁT

Sân chơi mùa hè tại Trường THPT Lộc Phát,TP Bảo Lộc

° Đội U11xã Lộc Lâm xuất sắcđoạt giải nhất.

Bảo Lâm tổ chức Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng

Tự tích lũy, trau dồikiến thức để trở thành nhà lãnh đạo,nhà lý luận trẻ tuổixuất sắc của ĐảngNăm 1925, đồng chí Nguyễn Văn

Cừ tốt nghiệp trường sơ học Kiêm bị Pháp - Việt tại thị xã Bắc Ninh và thi đỗ vào trường Bưởi (nay là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An - Hà Nội). Tại đây, đồng chí đã nhanh chóng tiếp xúc với nhiều tài liệu sách báo cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về như: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh và đã hăng hái tham gia vào các phong trào yêu nước của sinh viên chống thực dân Pháp, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Thông qua các phong trào đấu tranh yêu nước này, đồng chí đã bắt gặp và giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, dần hiểu được ngày càng sâu sắc những tư tưởng lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong các tác phẩm trên và đã giải đáp được những suy nghĩ, nguyện vọng, tâm tư tình cảm mà bấy lâu nay vẫn ấp ủ trong lòng. Từ đó, đồng chí hòa mình vào cuộc sống của người lao động, trực tiếp là người chỉ đạo phong trào công nhân và phong trào cộng sản ở vùng mỏ Đông Bắc. Thấy rõ được nỗi cùng khổ của anh chị em công nhân mỏ, Nguyễn Văn Cừ càng thấy phải có trách nhiệm trước sinh mệnh của họ, càng phải hăng say tìm

KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CỐ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN CỪ (9/7/1912-9/7/2014)VÀ 75 NĂM NGÀY RA ĐỜI TÁC PHẨM “TỰ CHỈ TRÍCH”

Giá trị bền vững trong tác phẩm “Tự chỉ trích”ª VƯƠNG TÔN KIÊN

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng

đủ mọi hình thức, tổ chức nhiều cuộc mít tinh kêu gọi công nhân lao động mỏ đứng lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Nhưng điều quan trọng hơn, đồng chí ý thức được sức mạnh, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

điệu những sai lầm khuyết điểm của đồng chí mình”. Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ: “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ. Làm như thế không sợ địch nhân lợi dụng, chửi rủa vu cáo cho Đảng, không sợ “nối giáo cho giặc”. Trái lại, nếu “đóng kín cửa bảo nhau”, giữ cái vỏ thống nhất mà bề trong thì hổ lốn một cục, đầy rẫy bọn hoạt đầu, đó mới chính là để cho quân thù chửi rủa; hơn nữa, đó tỏ ra không phải một đảng tiền phong cách mạng, mà là một đảng hoạt đầu cải lương”... Với tinh thần ấy, tác phẩm “Tự chỉ trích” đã trở thành một tài liệu giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, qua đó cho thấy, sự phê bình và tự phê bình không phải chỉ dừng ở phương diện cá nhân nhân cách cán bộ mà cao hơn thế, ở tầm tư tưởng chiến lược của cách mạng. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ viết: “… Người Bôn-sê-vích chân chính phải biết trọng uy tín của Đảng, coi đó là cốt yếu, luôn làm cho nó tăng gia… Người đảng viên cộng sản chỉ biết lấy uy tín, danh dự chung của toàn Đảng làm danh dự của mình”. Đồng chí đã trình bày những nguyên tắc cơ bản về tự phê bình của Đảng, đó là việc nêu khuyết điểm của Đảng nhất thiết phải xuất phát từ động cơ xây dựng Đảng, vì mục tiêu xây dựng Đảng. Trong tự phê bình và phê bình, nếu chủ nghĩa cá nhân nảy sinh sẽ không chỉ gây phương hại lớn đến Đảng, làm cho Đảng bị phân hóa, mà còn làm cho quần chúng hiểu sai về Đảng, dẫn đến thiếu tin tưởng vào Đảng, do đó đấu tranh chống những nhận thức, tư tưởng sai trái là để giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí của Đảng. Đây là một đóng góp quan trọng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào công tác xây dựng Đảng

cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng đã viết công khai: “Những người cộng sản có bổn phận nói sự thật cho quần chúng, dẫn đường cho quần chúng chớ không phải theo đuổi hay phỉnh phờ họ”. Và dù có sai lầm, có thất bại thì “phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật”. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ kêu gọi “Thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động”, “Củng cố hàng ngũ để chóng thực hiện thống nhất các lớp nhân dân”. Trong lời kết của “Tự chỉ trích” đã để lại một kinh nghiệm hết sức quý báu cho Đảng “Chúng ta đã phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ, xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng và xu hướng thảo hiệp “hữu khuynh”, lung lay trước tình hình nghiêm trọng nhãng quên hoặc che lấp sự tuyên truyền của chủ nghĩa Mác-Lênin, lăm le rời bỏ nguyên tắc cách mệnh”.

Ra đời cách đây đúng 75 năm, tác phẩm đã thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc; nó không chỉ có giá trị củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng lúc bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, là cẩm nang của Đảng trong mọi thời kỳ về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất và sức chiến đấu của Đảng, nhất là trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay. Do đó, những quan điểm, lời tâm huyết về “Tự phê bình và phê bình” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong “Tự chỉ trích” đến nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi, cần được vận dụng trong tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong các cơ quan, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên hằng năm, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.ª

Đây là tác phẩm được đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viết và cho in vào năm 1939 nhằm tổng kết những kinh nghiệm phong phú về việc thực hiện chính sách mặt trận của Đảng. Tác phẩm không những có giá trị củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng lúc bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, là cẩm nang của Đảng ta trong mọi thời kỳ về xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất và sức chiến đấu của Đảng.

cách mạng quý báu để trở thành nhà lãnh đạo, nhà lý luận trẻ tuổi xuất sắc của Đảng ta.

Để lại một nguyên lýcó giá trị bền vữngvới thời gian Năm 1939, với bút danh Trí

Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết và cho in cuốn “Tự chỉ trích” với mục tiêu là góp phần vào cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng nhằm bảo đảm tính đúng đắn về đường lối, sự đoàn kết nhất trí trong Đảng và trong phong trào cách mạng. Đặc biệt là đưa ra nguyên lý phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng nhằm củng cố và xây dựng Đảng, bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, người đọc có thể hiểu được cách làm và áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Trong tác phẩm, đồng chí chỉ rõ: “Phê bình Đảng là để thống nhất tư tưởng, để rèn luyện mình, để đề cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng, nhằm làm cho Đảng ngày càng mạnh và cách mạng ngày càng phát triển. Muốn vậy, phê bình phải nắm vững mục đích xây dựng Đảng, xây dựng đồng chí mình, không được đả kích hoặc cường

° Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Việt Nam, để rồi bước vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, được kết nạp vào Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và trở thành cán bộ Đảng cốt cán đầu tiên ở vùng than Đông Bắc.

Năm 1931, tại nhà tù Côn Đảo, mặc dù dưới chế độ khắc nghiệt của thực dân Pháp nhằm tiêu diệt ý chí cách mạng của những chiến sỹ cộng sản, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ cùng với các đồng chí của ta đã biến nhà tù đế quốc thành “Trường học Cộng Sản”. Từ trong ngục tối, mọi người đã cùng nhau nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin như: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Hai sách lược của Đảng, Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào công nhân, Nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin… Kết hợp với thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú của mình, đồng chí đã nhận thức và hiểu sâu sắc nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chính từ đây, đã tích lũy, trau dồi về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soi rọi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học

5 THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014

BÀI DỰ THI VIẾT VỀ NÔNG THÔN MỚI

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Thị trấn Lộc Thắng có 30% đồng bào dân tộc Châu Mạ sinh sống với cây trồng chủ lực là chè, cà phê. Do

bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm bón, cải tạo cây trồng, nên cho thu nhập khá. Bình quân 1ha chè cho thu hoạch khoảng 20 tấn/năm, cà phê khoảng 6 tấn/năm. Đời sống nhân dân từng bước ổn định. Đã từng làm Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lộc Thắng, thành viên trong Ban Thanh tra nhân dân, nên già làng K’Ber am hiểu rất kỹ về trồng trọt, chăn nuôi. Chính vì vậy, khi về với buôn làng, ông càng có điều kiện để gần gũi, gắn bó, tư vấn cho nông dân từ cách chọn giống, đến quy trình chăm bón, phun thuốc để cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cho trái to và đều, cho thu nhập cao và ổn định. Điển hình như gia đình của già làng chỉ có 2 mẫu cà phê và 1 mẫu chè cành, nhưng do biết chú trọng khâu kỹ thuật, chăm bón, nên già làng

K ể từ 1.7.2014, theo quy định của Chính phủ, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra

nhắc nhở người tham gia lưu thông bằng phương tiện xe mô tô, xe máy phải sử dụng mũ bảo hiểm hợp quy. Bên cạnh việc kiểm tra, cung ứng cho người tham gia lưu thông những chiếc mũ bảo hiểm đúng chuẩn cũng là hoạt động cần thiết. Thị trường mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy đang chuyển dần từ những chiếc mũ “giả”, mũ không đạt chuẩn sang mũ bảo hiểm chất lượng đảm bảo.

Thị trường mũ bảo hiểm tại Lâm Đồng nói chung đều tương đồng với tình hình cả nước, đó là các cửa hàng bày bán các loại mũ với chất lượng và giá cả khác nhau. Trong đó,

Già làng K’Ber mẫu mựcª NGUYỆT THU

Nụ cười hồn hậu, khiêm nhường, cách nghĩ, cách làm toát lên một tư duy đổi mới hiếm gặp ở người Châu Mạ. Phó già làng K’Ber được biết đến như một vị cao niên mẫu mực của Tổ 19, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

K’Ber cũng có thu nhập ổn định nhiều năm qua để nuôi con cái ăn học. Không chỉ có vậy, ông còn thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nhất là về tình hình biển Đông thời gian gần đây để nhân dân hiểu đúng, có hành động yêu nước đúng đắn. Ông động viên thanh niên trong buôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người Châu Mạ, thường xuyên tham gia sinh hoạt văn nghệ để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, duy trì việc mặc trang phục của người Mạ - Đó là nét đẹp riêng của đồng bào mình phải giữ.

“Muốn bà con dòng họ, buôn làng tin và làm theo, bản thân mình phải làm gương trước” - già làng K’Ber tâm sự. Nhà có 6 người con, nhưng già làng đều khuyến khích các con học để nâng cao kiến thức. Ông nói: “ngay cả khi học xong, nhà nước cần thì phục vụ còn không xin được việc làm, về làm vườn nhưng có trình độ, có kiến thức vẫn giúp ích nhiều…!”. Hiện gia đình già làng K’Ber đã có 4 bằng Đại học Luật, Đại học Đà Lạt, Cao đẳng Tư pháp, Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và Trung cấp chuyên ngành Bauxit, chuyên ngành Y... đa phần đều trở về

làm việc tại các dự án Bauxit, Phòng Tư pháp và một số bộ phận của chính quyền địa phương. Hiện có một người con đã tốt nghiệp Trung cấp Y, nhưng chưa được bố trí việc làm, ông rất mong được Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm.

Những đóng góp của già làng K’Ber nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương khen thưởng, tuyên dương với nhiều bằng khen, giấy khen cấp tỉnh, huyện, ghi nhận những đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhất là vận động nhân dân chấp hành những quy định trong đền bù giải phóng mặt bằng của dự án Bauxite tại Bảo Lâm thời gian qua. Cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhất là các vị chức sắc già làng, linh mục đã có những đóng góp tích cực trong giải thích, thuyết phục, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tuân thủ theo chủ trương chung. Chính vì vậy, đã góp phần làm nên thành công của dự án, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.ª

THỊ TRƯỜNG MŨ BẢO HIỂM

Thay đổi thói quen của người sử dụngª DIỆP QUỲNH

Lưu thông trên đường, chỉ cần quan sát cũng thấy khá nhiều mũ bảo hiểm “dỏm” lan tràn trên đường, mặc dù nhiều người sử dụng biết mũ không đảm bảo chất lượng nhưng họ vẫn sử dụng do mũ mua từ trước và không vứt bỏ do tiếc. Để giúp người tham gia giao thông loại bỏ những chiếc nón không đạt chuẩn, nhiều biện pháp đã được thực hiện trong đó có biện pháp đổi mũ bảo hiểm kém chất lượng lấy

mũ bảo hiểm đạt chất lượng. Công ty TNHH sản xuất thương mại Nhựa Chí Thành, một doanh nghiệp tới từ TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Lâm Đồng tiến hành thu đổi mũ bảo hiểm cũ hỏng, kém chất lượng sang mũ bảo hiểm đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian suốt tháng 7.2014. Ông Hoàng Hải Đăng, đại diện công ty cho biết: “Chúng tôi phối hợp cùng Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng tiến hành thu đổi mũ bảo hiểm cho nhân dân địa phương. Mỗi ngày chúng tôi thu đổi khoảng từ 130-150 mũ các loại, giúp người tham gia lưu thông đảm bảo an toàn hơn. Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình hàng Việt về nông thôn của công ty chúng tôi, góp phần nâng cao ý thức người tiêu dùng”. Việc thu đổi mũ bảo hiểm giúp người dân dễ dàng sở hữu những chiếc nón đạt chuẩn đã diễn ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh, loại trừ hàng ngàn nón bảo hiểm kém chất lượng...

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ có đủ 3 bộ phận vỏ mũ, lớp xốp hấp thụ xung động và lớp lót. Trên mũ có dán tem hợp quy CR do những đơn vị có trách nhiệm công bố. Trên mũ của nhiều công ty còn dán thêm tem khuyến cáo với dòng chữ: Mũ bảo hiểm dành cho người đi ô tô, xe máy.

° Đổi mũ bảo hiểm cũ, hỏng, không đạt chuẩn sang mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

mũ đạt chuẩn có giá từ 150 ngàn đồng/cái trở lên và mũ không đạt chuẩn đủ loại với giá cả nhiều mức khác nhau, có những loại giá chỉ có 50 ngàn đồng/cái, chủ yếu mua chỉ dùng để đối phó với lực lượng chức năng. Những chiếc mũ bảo hiểm dạng này hoàn toàn không có tác dụng bảo vệ phần đầu của người tham gia giao thông, thậm chí có khi còn gây thêm thương tích do các mảnh vỡ ra khi té ngã. Nhiều cửa hàng không còn bày bán công khai dạng mũ này vì sợ bị phát hiện và xử phạt nhưng nếu người mua có nhu cầu, họ vẫn còn hàng tồn kho để bán. Bà Ngọc Diệp, chủ tiệm mũ bảo hiểm trên đường Phan Chu Trinh, phường 9 Đà Lạt cho hay, người bán cũng muốn bán mũ “xịn” nhưng mũ này giá cao, trong khi nhiều người chỉ mua hàng thường giá thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây lượng mũ chất lượng thấp giá rẻ cũng hạn chế khá nhiều, vì người mua có xu thế chuyển sang những dòng sản phẩm mũ chất lượng tốt hơn và giá cả nhích hơn. (XEM TIẾP TRANG 8)

T heo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Đam Rông, hiện, toàn huyện có 216 đối tượng chính sách. Trong đó, 44 đối tượng thương - bệnh binh, 21 thân nhân liệt sỹ, 147 đối tượng chất độc hóa học và 15 đối

tượng có công với cách mạng. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đam Rông đã thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với những người có công. Riêng từ năm 2010 đến nay, bằng các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh và của các tổ chức chính trị - xã hội và Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, huyện Đam Rông đã trích gần 3 tỷ đồng để xây mới 58 căn nhà, sửa chữa 11 căn nhà cho các gia đình chính sách. Nhờ vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện không còn gia đình chính sách nào phải ở nhà tạm; con em gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ là học sinh, sinh viên cũng được giảm, miễn học phí và được nhận tiền trợ cấp theo Quyết định 142 và 49 của Chính phủ; hằng năm thông qua Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, huyện còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân Ngày Thương binh, liệt sỹ. Đồng thời, huy động các ban, ngành, đoàn thể, nhất là đoàn viên thanh niên tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thiết thực đối với công tác đền ơn đáp nghĩa. Bà Nguyễn Thị Hồng Thuyên - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Đam Rông, cho biết. “Trong năm 2014 gắn với kỷ niệm hướng tới 10 năm thành lập huyện thì trong dịp 27/7, UBND huyện sẽ tổ chức gặp mặt người có công tại UBND huyện gắn với vinh danh những tổ chức, cá nhân và các đơn vị doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Song song với hai hoạt động đó, chúng tôi đã chỉ đạo UBND các xã tổ chức các hoạt động thăm hỏi người có công trên tinh thần tiết kiệm nhưng ý nghĩa”.

Đối với đối tượng bảo trợ xã hội cũng được cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ. Cùng với đó, huyện Đam Rông còn vận động các tổ chức chính trị - xã hội; các công ty, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện tích cực ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em là thân nhân liệt sỹ, thương - bệnh binh; tín chấp các nguồn vốn vay ưu đãi cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, thời gian qua, lực lượng vũ trang huyện cũng đã có nhiều hoạt động giúp đỡ các gia đình chính sách như: vận động cán bộ chiến sỹ đóng góp tiền để xây dựng nhà ở, nhận đỡ đầu con em chính sách vươn lên học tập, huy động lực lượng để đào giếng nước sinh hoạt, thu hoạch mùa màng. Đặc biệt, Ban Chỉ huy Quân sự huyện còn làm tốt công tác hậu phương quân đội, hỗ trợ các chiến sỹ khi đã xuất ngũ có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống...

Bằng những việc làm thiết thực, đến nay, 100% gia đình thương - bệnh binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn huyện đã thoát nghèo. Trong đó, có 50% gia đình hằng năm có mức thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên. Điều này thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình chính sách đã có những hy sinh, mất mát cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng đất nước.ª

Đam Rôngvới công tácđền ơn đáp nghĩa

ª VĂN TÂM

Thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, trong những năm qua, cấp ủy chính quyền huyện Đam Rông đã có nhiều việc làm thiết thực và ý nghĩa để tri ân các gia đình chính sách, thương - bệnh binh và người có công với cách mạng, cùng với toàn xã hội làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.

° Đào giếng cho dân có nước sạch trong sinh hoạt.Ảnh: THẾ ANH

THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 20146 7 ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Xử phạt 47 cá nhân, đơn vị vi phạm an toàn thực phẩm

Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Lâm Đồng đã kết thúc 9 đợt kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với 117 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản trên địa bàn, lấy 54 mẫu nông sản đưa đi phân tích đều có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm trong ngưỡng cho phép. Đồng thời, Chi cục đã đưa đi phân tích 193 mẫu nông sản của 11 cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn với kết quả 99% số mẫu đạt chất lượng an toàn. Qua kiểm tra, đánh giá 251 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông, lâm sản và thủy sản và đã xếp loại A (59 cơ sở), loại B (161 cơ sở), loại C (31 cơ sở, giảm 7% so với năm 2013). Bên cạnh đó, Chi cục đã xử phạt 160 triệu đồng đối với 47 cá nhân, tổ chức vi phạm về vận chuyển động vật không đúng quy định; buôn bán thuốc thú y không có giá trị sử dụng; không tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; không khám sức khỏe cho người chế biến, kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản; kinh doanh vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng… VŨ VĂN

Trộm cắp xe máy của người say rượu

Sáng 14/7/2014, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) bàn giao cho Công an TP Bảo Lộc 2 nghi can là Nguyễn Đình Quý (28 tuổi) và Nguyễn Minh Trường (26 tuổi) đều ngụ tại TP Bảo Lộc để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, vào khoảng 3 giờ 13/7, khi đang tuần tra trên Quốc lộ 20 (đoạn qua ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất), lực lượng Công an xã Quang Trung đã phát hiện 2 thanh niên đi xe máy, chạy với tốc độ cao, có biểu hiện nghi vấn, nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra hành chính. Khi kiểm tra, 2 thanh niên này không xuất trình được các giấy tờ liên quan và bị Công an xã Quang Trung mời về trụ sở làm việc. Tại đây, 2 thanh niên khai tên Nguyễn Đình Quý và Nguyễn Minh Trường (đều ngụ tại TP Bảo Lộc). Sau đó, Công an xã Quang Trung nhanh chóng bàn giao Quý và Trường cho Công an huyện Thống Nhất. Tại Công an huyện Thống nhất, Quý và Trường khai nhận, xe máy mà cả 2 đang dùng để chạy đi TP Hồ Chí Minh được 2 người lấy cắp của một người say rượu nằm bên lề đường tại phường II, TP Bảo Lộc. Công an huyện Thống Nhất đã bàn giao Quý và Trường cho Công an TP Bảo Lộc để tiếp tục điều tra, xử lý. KHÁNH PHÚC

Ngày 18/6/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thông tư số 78/2014/TT-BTC có những điểm mới cơ bản so với Thông tư 123/2012/TT-BTC trước đây như sau:

Áp dụng thuế suất theo tỷ lệ % đối với một số trường hợp: Doanh nghiệp (DN) nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; cụ thể như sau:

Dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5% (Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật là 2%).

Kinh doanh hàng hóa: 1%Hoạt động khác: 2%.

(Khoản 5, Điều 3; trước đây doanh nghiệp không áp dụng nộp

theo tỷ lệ %)Từ ngày 1/1/2014, thuế suất thuế

Một số điểm khác biệt cần lưu ý của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp

TNDN phổ thông là 22% và từ ngày 1/1/2016 là 20%. Đối với DN có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ đồng thì được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 20% (được áp dụng từ ngày 1/7/2013).

Nếu năm trước DN hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng thì tính bình quân doanh thu 1 tháng không vượt 1,67 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất thuế TNDN là 20%.

(Khoản 1, 2, 3, Điều 11)Thu nhập từ hoạt động chuyển

nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% (từ ngày 1/1/2016 là 20%).

(Đoạn 4, Khoản 2, Điều 4)Trường hợp bán công ty TNHH

một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với chuyển nhượng bất động sản thì sẽ kê khai nộp thuế TNDN theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản (có mẫu tờ khai riêng).

(CÒN NỮA)CỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI(TIẾP THEO)

Cử tri các huyện Đơn Dương, Cát Tiên đề nghị sớm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ Kazam, xã Ka Đô và hồ Đạ Sỵ, xã Tiên Hoàng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân: Hai công trình này có vốn đầu tư tương đối lớn (tổng mức đầu tư hồ Kazam 446 tỷ đồng; hồ Đạ Sỵ 246 tỷ đồng); UBND tỉnh đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương bố trí vốn đầu tư cho 2 công trình này, nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí; UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Trung ương bố trí vốn đầu tư xây dựng công trình trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020.

Cử tri các xã Tà Hine, huyện Đức Trọng đề nghị bố trí vốn thi công dứt điểm tuyến kênh mương thủy lợi và trạm bơm Phú Ao phục vụ sản xuất nông nghiệp: Công trình này đã được UBND huyện Đức Trọng phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 14/6/2013, với tổng mức đầu tư 14,7 tỷ đồng; UBND tỉnh đã bố trí 6 tỷ đồng để thực hiện (2013: 1 tỷ đồng; năm 2014: 5 tỷ đồng) và sẽ xem xét ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn thành công trình trong thời gian tới.

Cử tri xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà phản ảnh tuyến kênh mương thuộc công trình thủy lợi Cam Ly Thượng đang chảy tràn tự do qua địa bàn xã Đông Thanh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân (do tuyến kênh này mới thi công đến hết địa phận thị trấn Nam Ban): Đây là tuyến kênh N1-1 thuộc dự án thủy lợi Cam Ly Thượng đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006 do Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng quản lý; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng nước chảy tràn tự do, ảnh hưởng sinh hoạt của người dân và gây lãng phí nước.

Cử tri các xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng; các xã Phú Sơn, Hoài Đức, huyện Lâm Hà; các xã Lộc Tân, B’Lá, Lộc Phú, Lộc Quảng, Tân Lạc, huyện Bảo Lâm đề nghị bố trí vốn xây dựng các hồ thủy lợi trên địa bàn các xã phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh rất lớn (124 công trình, nhu cầu vốn khoảng 5.309 tỷ đồng), trong khi khả năng ngân sách tỉnh rất hạn chế. Trước mắt, UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các công trình đang đầu tư dở dang, nâng cấp, sửa chữa các công trình xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn; đồng thời chỉ đạo UBND các huyện xác định theo thứ tự ưu tiên, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2016-2020 để trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn.

Cử tri xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai đề nghị Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư kéo dài thêm (từ hệ thống nước sạch thôn 5, 6 xã Đạ Oai đến hệ thống đường nhánh dẫn vào các hộ dân): Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đạ Oai được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012, công trình cấp nước cho 575 hộ dân các thôn 1,2,3,4 và một phần thôn 5; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường đã tiến hành khảo sát việc đấu nối đường ống cho thôn 5, thôn 6 và có khoảng 100 hộ có thể thực hiện đấu nối với hệ thống theo phương án Trung tâm đầu tư đường ống, nhân dân vùng hưởng lợi góp phần công đào đắp đường ống; UBND huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo UBND xã Đạ Oai tổ chức lấy ý kiến người dân vùng hưởng lợi theo phương án để giải quyết trong thời gian tới. (CÒN NỮA)

Một số giải pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Di Linh

ª TRẦN QUỐC LẬP

Di Linh là huyện có diện tích đất đai lớn, có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất trong tỉnh,

việc cấp GCNQSD đất trong những năm qua đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Nhưng do nhu cầu được cấp GCNQSD đất để thế chấp vay vốn sản xuất, mua bán, chuyển nhượng tăng cao, trong khi đó thì thủ tục đăng ký, cấp GCNQSD đất tuy đã được cải cách nhưng vẫn rất rườm rà, phức tạp dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai nhiều và phức tạp, làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.

Vì vậy, việc “hoàn thiện” công tác cấp GCNQSDĐ của cơ quan hành chính nhà nước là rất cần thiết và hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ “hài lòng” của người dân. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế một cửa của các cấp chính quyền thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề cần cải tiến.

Với mong muốn tìm hiểu ý kiến đánh giá của người dân, những người trực tiếp sử dụng dịch vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng”, để từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Nhằm đánh giá thực trạng về ưu điểm, tồn tại hạn chế, đề ra được những giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ cấp GCNQSDĐNN của huyện, đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng” đã tiến hành khảo sát 271 phiếu với những người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn 4 xã và 1 thị trấn. Những đối tượng này đã từng đến bộ phận một cửa của xã, thị trấn, văn phòng

UBND huyện để làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ trong thời gian 3 năm từ 2010 - 2012 với các yếu tố ảnh hưởng đến sự “hài lòng” của người dân. Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: có 4 nhân tố thực sự tác động đến sự hài lòng của người dân, gồm: (1) Phương tiện hữu hình, (2) Sự đồng cảm, (3) Sự tin cậy, (4) Năng lực phục vụ. Trong đó, hai nhân tố Phương tiện hữu hình, Sự đồng cảm và Sự tin cậy có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên, 4 nhân tố này chỉ giải thích được 55,9% mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ “một cửa”, nghĩa là còn 44,1% là do các nhân tố khác tác động mà mô hình nghiên cứu chưa được khám phá.

Từ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua kiểm định như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Di Linh trong thời gian tới như sau:

Để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” nhằm hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ tại bộ phận “một cửa” của cơ quan hành chính huyện Di Linh cần: Đảm bảo trang bị ngày càng đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho bộ phận “một cửa” ngày càng tốt hơn như: phòng chờ có ghế ngồi, quạt hoặc máy lạnh, bàn ghế để viết, công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, trang web để tra cứu, khu vệ sinh công cộng, nước rửa, nước uống, phương tiện kỹ thuật phục vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức… Luôn luôn tạo cho người dân có cảm giác gần gũi, thân thiện, luôn quan tâm đến người dân, động viên chia sẻ, giúp đỡ khi người dân gặp khó khăn. Tạo sự tin cậy về thời gian, độ chính xác của hồ sơ, thông tin cần cung cấp cho người dân khi đến làm việc đối với bộ phận “một cửa”. Phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công

sở để nâng cao trách nhiệm, năng lực, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với nhân dân. Thường xuyên bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện quy trình, thủ tục cải cách hành chính, nhất là thủ tục, quy trình về cấp GCNQSDĐ theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, nhằm thuận tiện, giảm bớt phiền hà và hạn chế tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, đối với nhân dân. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin lưu trữ về đất đai đồng bộ từ huyện đến địa phương theo hướng thương mại hóa thông tin đất đai, dần dần tiến tới thực hiện tự chủ về tài chính. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong đó cần quan tâm đến các chính sách, pháp luật về đất đai, quy trình, quy định về hoạt động của bộ phận “một cửa’’ tại UBND huyện để cán bộ, nhân dân biết chấp hành và giám sát đối với bộ phận “một cửa” của huyện.

Đối với Nhà nước: Cần tiếp tục xây dựng, bổ sung ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật; trong xây dựng luật phải sử dụng từ một nghĩa, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với thực tiễn (có xem xét đến yếu tố lịch sử, tính dân tộc), tránh sự chồng chéo, hiểu thế nào cũng được dẫn đến thực hiện sai hoặc bị lợi dụng; thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân để người dân biết chấp hành và giám sát công chức nhà nước thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính lạc hậu, không còn phù hợp để kịp thời loại bỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi đến làm việc với cơ quan quản lý hành chính Nhà Nước; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và ý thức phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, hạn chế, ngăn chặn tình trạng tham ô, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân...

(XEM TIẾP TRANG 8)

THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014THÖÙ SAÙU 18 - 7 - 20146 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Nhiều sở, ngành trong tỉnh giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến thời điểm hiện nay, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã áp dụng tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đã có 20/20 sở, ban, ngành; 12/12 huyện, thành phố và 147/147 xã, phường, thị trấn áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung các cơ quan đơn vị trong tỉnh đã tập trung giải quyết tốt các TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại đơn vị mình. Trong đó, nhiều cơ quan đơn vị có kết quả giải quyết TTHC đạt tỷ lệ đúng hạn 100% như Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, Sở Lao động Thương binh xã hội Lâm Đồng; UBND huyện Đạ Tẻh. VT

Xây nhà tình thương giúp cựu chiến binh

Sáng 16/7/2014, Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc cùng Báo Lâm Đồng và các “mạnh thường quân” đã bàn giao căn nhà tình thương giúp gia đình cựu chiến binh và là nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Hồng Tương (thôn Thanh Hương II, xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc).

Căn nhà có diện tích 65m2, với tổng chi phí xây dựng 80 triệu đồng. Trong đó, Báo Lâm Đồng ủng hộ 5 triệu đồng; Tổng Công ty Bia Sài Gòn hỗ trợ 45 triệu đồng và Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” xã Lộc Thanh ủng hộ 5 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn chi phí thêm 25 triệu đồng. TRỊNH CHU

Miễn giảm gần 46 tỷ đồng thủy lợi phí cho nông dân

Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng ( Sở NN-PTNT tỉnh) cho biết, thực hiện chính sách của Nhà nước, chỉ với 31 công trình thủy lợi với diện tích tưới thiết kế 20.208ha cây trồng, từ năm 2011 tới nay, UBND tỉnh đã miễn giảm cho nông dân 45,874 tỷ đồng thủy lợi phí. Riêng năm 2014 này, lượng thủy lợi phí mà Nhà nước cấp bù cho Trung tâm (do miễn thu của nông dân) là 18,027 tỷ đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 615 công trình thủy lợi (kể cả 31 công trình do Trung tâm QLĐT-KTTL Lâm Đồng quản lý) đang hoạt động với diện tích cây trồng được miễn giảm thủy lợi phí mỗi năm vào khoảng gần 28.000ha. XUÂN ĐỨC

Đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Pró (Đơn Dương)

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Pró thuộc xã Pró, huyện Đơn Dương. Theo đó, tổng vốn cho công trình này được điều chỉnh từ 29 tỷ 976 triệu đồng lên 30 tỷ 270 triệu đồng; trong đó, phần chi phí xây lắp và thiết bị chiếm 26 tỷ 528 triệu đồng. Pró là hồ thủy lợi nằm ở thôn Đông Hồ (xã Pró) được xây dựng từ trước những năm 80 của thế kỷ trước; có diện tích lòng hồ hơn 70ha, phục vụ tưới tiêu cho 400ha đất nông nghiệp của hai xã Pró và Ka Đơn của huyện Đơn Dương. K.D

Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc phòng trừ bệnh hại cà phê

Để phòng trừ hữu hiệu bệnh nấm hồng đang gây hại trên cây cà phê Lâm Đồng trong mùa mưa năm nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo nông dân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau (cứ mỗi tuần bơm phun 2 lần) như: Validamycin (Vivadamy 5SL, Validacin 3SL); Copper Hydroxide (champion 77WP); Carbendazim (Arin 25SC); Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP). Đồng thời, nông dân cần bón phân cân đối, đầy đủ; phải chặt bỏ, thu gom tiêu hủy những cành cây bị nhiễm bệnh nấm hồng; thường xuyên tỉa cành tạo tán thông thoáng trên cả vườn cà phê. Bệnh nấm hồng trên cây cà phê thường lây lan nhanh theo gió, theo “vết chân” côn trùng. Nếu không phòng trừ kịp thời, bệnh nấm hồng sẽ phá hủy làm chết lớp vỏ cây, không dẫn lưu được chất dinh dưỡng từ gốc lên nuôi thân, cành, gây lá úa vàng, rụng trái non… VĂN VIỆT

ĐIỀU TRA THEO YÊU CẦU BẠN ĐỌC:

Lao động làm thuê trong nông nghiệp: Hai mặt của vấn đề

ª MINH ĐẠO

CÁCH ĐÂY 2 THÁNG, NGƯỜI VIẾT BÀI NÀY ĐÃ ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG CƠ SỞ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM Ở 2 HUYỆN LÂM HÀ VÀ ĐỨC TRỌNG VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM Ở SỞ LĐTB&XH TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐƯỢC TRẢ LỜI, ĐÂY LÀ NHỮNG CƠ SỞ CÓ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG. VỪA QUA, CÓ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM NÔNG NGHIỆP Ở 2 HUYỆN NÀY TRÊN MỘT TỜ BÁO ĐÃ GÂY NHIỀU CHÚ Ý CỦA BẠN ĐỌC TRONG VÀ NGOÀI TỈNH. NGÀY 16/7, PHÓNG VIÊN BÁO LÂM ĐỒNG TIẾP TỤC TIẾP CẬN CƠ SỞ GIỚI THIỆU LAO ĐỘNG NÓI TRÊN, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (SDLĐ) VÀ LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO SỞ LĐTB&XH LÂM ĐỒNG ĐỂ TÌM HIỂU LÀM RÕ HƠN VẤN ĐỀ MÀ XÃ HỘI ĐANG QUAN TÂM.

Cam kết ba bên Chiều ngày 16/7, làm việc với Phó

Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng Hoàng Bình, ông cho biết: Lâm Đồng là tỉnh sản xuất nông nghiệp rất lớn, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng người lao động (NLĐ) lên đến hàng chục ngàn người. Vì vậy, bản thân trong tỉnh không thể đáp ứng được nên việc tuyển dụng NLĐ từ các địa phương khác đến là tất yếu, nhất là vùng các huyện sản xuất cà phê, rau, hoa vào mùa chính vụ. Toàn tỉnh hiện có 6 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm cho NLĐ, đó là Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTB&XH cùng hệ thống mạng lưới tại các Trung tâm dạy nghề huyện, thành phố và 5 doanh nghiệp (DN) tư nhân đóng tại 2 huyện Đức Trọng và Lâm Hà. Phải khẳng định mặt được của 5 DN này là đã đóng góp không nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực lao động nông nghiệp, trong đó đặc biệt là địa bàn Lâm Hà, Đức Trọng và Đơn Dương. So với nguồn nhân lực trôi nổi bên ngoài, dù sao khi đã qua các DN này cũng đã được “lọc” một phần đáng kể.

Sáng ngày 16/7, chúng tôi đến Công ty TNHH Đức Hoàng ở số 212, thôn Đoàn Kết, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng do ông Cao Ngọc Khoa là chủ DN và bà Vũ Thị Thu là giám đốc. Ông Khoa cho biết nguồn nhân lực tại đây được giới thiệu từ Công ty TNHH Cung ứng lao động Tiến Đạt (137/31/3 Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm giám đốc). Công ty Đức Hoàng trình cho chúng tôi “Hợp đồng cam kết tuyển lao động” với Công ty Tiến Đạt do ông Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Vũ Thị Thu ký và đóng dấu đỏ ngày 6/2/2014. Trong đó, 2 bên thống nhất: Tiến Đạt “chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động và tư vấn lao động gồm lương, thưởng và thời gian làm việc cho công nhân hiểu rõ”. Phía Đức Hoàng đưa ra các điều kiện: độ tuổi lao động 18-40 tuổi; có đủ sức khỏe; mức lương đối với nam là 2,5 triệu đồng/tháng/người, nữ là 2,3 triệu đồng/tháng/người; công việc chủ yếu là chăm sóc rau, hoa và cà phê; thời gian làm việc 8 giờ/ngày. “Bên nào sai bên đó sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”, cam kết ghi rõ. Ông Khoa cho

biết thêm: NLĐ ký kết hợp đồng tại TP. Hồ Chí Minh và được tư vấn các nội dung đã cam kết, lên Lâm Đồng, Công ty Đức Hoàng tư vấn lần nữa.

Theo ông Khoa, khó khăn nhất là NLĐ đồng tình mức lương như tư vấn nhưng khi lao động thực tế, nhất là mùa mưa, họ không hài lòng. Số tiền mà NLĐ ứng trước khi lên Lâm Đồng nhận việc là 1,1-1,2 triệu đồng/người để chi phí đi lại và ăn uống dọc đường, Công ty Đức Hoàng trả cho Công ty Tiến Đạt 1,150 ngàn/người. Tùy thời gian lao động 3 tháng, 6 tháng, nếu NLĐ đang làm mà bỏ ngang hợp đồng giữa chừng thì chủ vườn sẽ trừ tiền lại. Ông khẳng định: Cũng có NLĐ chỉ lợi dụng để ăn trộm, mỗi năm 2-3 vụ; người ta muốn thuê nhưng rất sợ bị NLĐ giả danh để lừa đảo. NLĐ không làm được thì chủ nhà vườn trả lại cho Đức Hoàng và Công ty Đức Hoàng tìm việc khác. Một thực tế ở Lâm Đồng thời gian qua là đã có những NLĐ trở thành tội phạm nghiêm trọng đối với người SDLĐ là nhà vườn như giết người cướp của.

Vấn đề nhân viên bảo vệ Lê Duy Thi của Công ty Đức Hoàng ứng xử không đúng với NLĐ mà báo chí nêu? Công ty Đức Hoàng và ông Thi có ký hợp đồng lao động theo mẫu của Bộ LĐTB&XH vào ngày 1/8/2013, thời hạn 12 tháng. Nhưng thời điểm phóng viên đến làm việc, anh Thi không có mặt tại Công ty, bà Thu cho biết “có việc gia đình nên cho nghỉ mấy ngày”. Tuy Giám đốc Vũ Thị Thu khẳng định báo chí nói về ông Thi là không có và “đây là Công ty giới thiệu việc làm nên cần phải tế nhị”, nhưng dĩ nhiên không thể thuyết phục mà rất cần cơ quan chức năng ở địa phương cần vào cuộc. Bà Thu cũng khẳng định “không có hù dọa công nhân” mà Công ty chỉ phân tích cho NLĐ trước khi đến chủ vườn là không được bỏ trốn, không được ăn cắp… có tính chất cảnh báo mà thôi. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật

Ông Khoa cũng cho biết, cuối năm 2012, Công ty Đức Hoàng bị thu hồi giấy phép hoạt động do không đăng ký tạm trú cho NLĐ, sau 3 tháng khắc phục và được trả lại giấy phép. Theo ông Khoa, ở Lâm Hà và Đức Trọng nhu cầu cần 500-700 lao động, mùa thu hoạch cà phê cần mấy ngàn

lao động, 5 cơ sở trên địa bàn chỉ đáp ứng được 1/5-1/6 nhu cầu còn chủ yếu NLĐ tự tìm đến. Ở Đức Hoàng, trong tháng 6 vừa rồi khoảng 60 người đến tư vấn xin lao động, dĩ nhiên không phải 100% đều đồng ý làm việc. Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐTB&XH) Nguyễn Tiến Dũng cho biết vi phạm phổ biến của các DN giới thiệu việc làm là không khai báo tạm trú với cơ quan chức năng địa phương. Còn Phó Giám đốc Hoàng Bình khẳng định: Khi DN tái phạm lần 2 ở mức độ phải rút giấy phép thì kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động, nhưng người ta lại thành lập ngay liền DN mới khác nên giải pháp này cũng chưa thể giải quyết được căn cơ.

Chúng tôi tiếp cận một nhóm 6 NLĐ do Công ty Tiến Đạt đưa lên đang chờ việc tại Công ty Đức Hoàng. Bà Thu cho biết họ mới đến 2-3 ngày đang chờ việc nên tá túc trong một căn phòng có diện tích khoảng hơn 20m2. Thạch Cường (sinh 1990) và Trần Vũ Nhỏ (sinh 1991) cùng quê ở Bạc Liêu) đều có tâm trạng mong ngóng việc làm. Còn Thạch Đức Anh (1991) ở Sóc Trăng là người đã từng lên Lâm Đồng làm vườn năm 2013 nay quay lại. Tiến Đạt cho biết: Công việc bỏ phân, cào đất, không nặng, cũng như ở quê thôi. Không biết có sự “gà bài” trước đó hay không nhưng Tiến Đạt khẳng định rằng: “Cháu chưa thấy ai bị đánh và cũng chưa nghe kể ai bị đánh, có sao nói vậy. Cũng không có ai quay về quê chỉ có bạn là Thạch Cường lên đây rồi Đức Hoàng giới thiệu sang Đăk Nông làm bên đó”. Nguyễn Hoài Nam là người dân tộc M’Nông ở tỉnh Quảng Nam cũng do Công ty Tiến Đạt đưa lên. Nam cho biết: Làm vườn 3 tháng ở Đơn Dương rồi bỏ, tiếp tục nuôi tằm tại Tân Hà, Lâm Hà 4 ngày lại bỏ về Công ty Đức Hoàng “Vì mệt quá, làm việc từ sáng đến 9 giờ đêm, buổi trưa không được nghỉ… Họ cho về và không bắt đóng tiền gì”. Đây là những mâu thuẫn tất yếu đã và đang diễn ra vì lao động tại khu vực nông nghiệp hiện chưa có những chế tài về pháp lý thỏa đáng. Quan hệ giữa NLĐ và người SDLĐ đang là quan hệ dân sự nên tất yếu xảy ra nhiều rủi ro không thể lường trước được cho cả 2 phía, chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh tại kỳ 2.ª

Kỳ 1: Góp phần lớn cung ứng nguồn nhân lực

°Giám đốc Vũ Thị Thu và những lao động chờ việc tại Công ty Đức Hoàng.

8 thÖÙ SAÙU 18 - 7 - 2014

Thông báo cấp GCN QSD đấtVăn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh thông báo° Ông (bà) Nguyễn Văn Dinh nhận chuyển nhượng QSD đất của ông Mai Thanh Xưởng theo Hợp

đồng CHQSDĐ số 25/HĐCN được UBND huyện Di Linh phê duyệt năm 2002 kèm theo GCN QSD đất số G 336680 được UBND huyện Di Linh cấp cho ông Mai Thanh Xưởng theo Quyết định số 486/QĐ-UB ngày 9/11/1996 vào sổ theo dõi cấp giấy số 465/QSDĐ.

Thửa đất số 138 tờ bản đồ số 13, xã Hòa BắcDiện tích 11.650m2 đất CLNNăm 2005, ông (bà) Nguyễn Văn Dinh chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Vũ Đức Nghĩa, thường

trú tại thôn 6, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Nguyễn Văn Dinh đã giao giấy chứng nhận QSD đất cho ông (bà) Vũ Đức Nghĩa quản lý.

Hiện nay, ông (bà) Nguyễn Văn Dinh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng Đăng ký QSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng TN&MT trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi 1 GCN QSD đất nói trên và cấp lại GCN QSD đất cho ông (bà) Vũ Đức Nghĩa theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Ông (bà) Phạm Văn Tân được UBND huyện cấp GCN QSD đất số G 277895 theo Quyết định số 486/QĐ-UB ngày 9/11/1996 vào sổ theo dõi cấp giấy số 898/QSDĐ.

Thửa đất số 38, tờ bản đồ địa chính số 37, thửa đất số 62, 64, 65 tờ bản đồ địa chính số 27, xã Hòa Bắc

Diện tích 14.324m2 (400m2 ONT + 10.189m2 đất CLN + 3.735m2 HNK).Năm 2009, ông (bà) Phạm Văn Tân chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Phạm Thị

Lài, thường trú tại thôn 10, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, thửa đất 38, tờ bản đồ số 37, diện tích 2.836m2 đất CLN, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Phạm Văn Tân đã giao giấy chứng nhận QSD đất cho ông (bà) Phạm Thị Lài, trong quá trình quản lý cất giữ bà lại đã để mất GCN QSD nói trên và đã được UBND xã Hòa Bắc thông báo mất GCN QSD đất số 24/TB-UBND ngày 21/5/2014.

Hiện nay, ông (bà) Phạm Văn Tân và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng Đăng ký QSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng TN&MT trình UBND huyện Di Linh quyết định hủy bỏ giá trị 1 GCN QSD đất nói trên và cấp lại GCN QSD đất cho ông (bà) Phạm Thị Lài theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Ông (bà) Nguyễn Thanh Hoài và Lê Thị Xuân Trinh được UBND huyện cấp GCN QSD đất số BA 794334 ngày 11/6/2010 vào sổ theo dõi cấp giấy số CH 07002/QSDĐ.

Thửa đất số 82, tờ bản đồ địa chính số 8B, xã Đinh LạcDiện tích 42.581m2 đất CLNThửa đất số 82 được tách thành 3 thửa 150, 151, 152 ngày 14 tháng 12 năm 2010 chuyển

nhượng cho ông Đỗ Thành Trung thửa đất 151 diện tích 5.009m2 đất CLN, đã thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Năm 2012, ông (bà) Nguyễn Thanh Hoài và Lê Thị Xuân Trinh chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Thị Kim Huyền, thường trú tại thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, thửa đất 150, 152 tờ bản đồ số 8B, diện tích 37.572m2 đất CLN, trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Nguyễn Thanh Hoài và Lê Thị Xuân Trinh đã giao giấy chứng nhận QSD đất cho ông (bà) Nguyễn Thị Kim Huyền.

Hiện nay, ông (bà) Nguyễn Thanh Hoài và Lê Thị Xuân Trinh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng Đăng ký QSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng TN&MT trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi 1 GCN QSD đất nói trên và cấp lại GCN QSD đất cho ông (bà) Nguyễn Thị Kim Huyền theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo tuyển lao độngĐể hỗ trợ cho việc quản lý và thực hiện chương trình “Giảm phát khí thải nhà kính

thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II” gọi tắt là chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, chương trình đang cần tuyển vị trí làm việc cho Ban Quản lý Chương trình (PPMU) tại tỉnh Lâm Đồng như sau:

1 Cán bộ lâm nghiệpHồ sơ dự tuyển gồm:- Thư xin việc- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C), có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư

trú hoặc của cơ quan, tổ chức đang công tác.- Bản sao giấy khai sinh.- Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.- Giấy chứng nhận sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 6 tháng).Đây là các vị trí việc làm 100% thời gian (full time) với hợp đồng một năm, thời gian

thử việc hai tháng theo quy định của Luật Lao động 2012. Hợp đồng có thể được xem xét gia hạn dựa trên năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến 4:30 PM, ngày 23 tháng 7 năm 2014.Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ về địa chỉ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Lâm Đồng (số 14, Hùng Vương, phường 10, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Điện thoại liên hệ: 0633. 900618

Xin gửi mail tới địa chỉ dưới đây:[email protected]; [email protected]

THÔNG BÁO Tổ chức Hội chợ Ngân hàng 2014

Thực hiện chủ trương của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tổ chức Hội chợ Ngân hàng gắn với chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2014.

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng thông báo Hội chợ Ngành Ngân hàng Lâm Đồng được tổ chức trong 2 ngày 18/7 và 19/7/2014 tại Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch, địa chỉ 02 - 04 Trần Quốc Toản - thành phố Đà Lạt.

Tại Hội chợ Ngân hàng năm 2014, các Ngân hàng thương mại công khai, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và thông tin về các gói sản phẩm dịch vụ đến các đối tượng khách hàng là các thành phần kinh tế, cá nhân trong tỉnh. Bên cạnh đó, các Ngân hàng Thương mại tập trung giới thiệu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhiều chương trình ưu đãi khác.

Ban tổ chức trân trọng thông báo:Gắn với Hội chợ Ngân hàng 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm

Đồng tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2014, Hội nghị được khai mạc vào lúc 15h00 ngày 19/7/2014. Tại Hội nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng với các mức lãi suất ưu đãi giữa các Ngân hàng thương mại và một số khách hàng tham gia Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; mục đích nhằm giảm bớt những khó khăn về vốn và chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ban tổ chức hy vọng hai ngày tổ chức Hội chợ và Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp sẽ mang lại thông tin hữu ích, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, các gói tín dụng ưu đãi đến với Quý khách hàng.

Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt thông báo“Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng công khai xin lỗi bà Nguyễn

Thị Lộc, sinh năm 1964; trú tại: 29/3, đường 3/4, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vì đã ra Bản án số 133/2009/HSST ngày 28/9/2009 tuyên bà phạm tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, nhưng Bản án trên đã bị Tòa án cấp phúc thẩm xử hủy toàn bộ và chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để điều tra lại. Ngày 12/3/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 02/CSĐT đình chỉ điều tra bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự vì hành vi của bà Nguyễn Thị Lộc không đủ căn cứ cấu thành tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã kết tội bà Nguyễn Thị Lộc oan, làm ảnh hưởng đến danh dự của bà.”.

... và giúp người dân ý thức hơn về việc bảo vệ tính mạng cho bản thân và thân nhân.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân sở hữu và sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, cơ quan chức năng cũng thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, xử phạt những doanh nghiệp, cửa hàng bán mũ bảo hiểm không đạt chất lượng. Ông Lê Đức Thọ, Chánh thanh tra Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng, đơn vị thường xuyên giám sát, kiểm tra chất lượng nón bảo hiểm khẳng định, sở cũng như các cơ quan hữu quan thường xuyên có các đợt kiểm tra, rà soát

chất lượng mũ bảo hiểm tại các địa bàn toàn tỉnh. Ông Thọ cũng cho biết, dù kiểm tra chặt chẽ tới đâu thì việc các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng có khi “lọt lưới”, quan trọng nhất là người tiêu dùng phải có ý thức tự bảo vệ mình bằng việc mua các mũ bảo hiểm đạt chuẩn, thay đổi thói quen sử dụng các loại mũ bảo hiểm không nguồn gốc. Chiếc mũ bảo hiểm đơn giản nhưng sử dụng đúng sẽ giúp người tham gia giao thông bảo vệ tính mạng quý giá của mình và bớt đi những tai nạn, những ca chấn thương sọ não tàn khốc.ª

Thay đổi thói quen... (tiếp trang 5)

... Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai; xây dựng và hoàn thiện định mức sử dụng đất. Hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định về cấp GCNQSDĐ, QSDNO và tài sản gắn liền trên đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân và hạn chế được tiêu cực, tham nhũng, gây phiền hà của cán bộ, công chức.

Hoàn thiện phương pháp, quy trình và mở rộng điều tra cơ bản trong lĩnh vực đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện phương pháp, nội dung, quy trình, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện lồng ghép quy hoạch với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; đối với đô thị cần nghiên cứu quy trình lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị.ª

Một số giải pháp... (tiếp trang 6)

GIAÙ1.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI Xí NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT