Ky nang to chuc sinh hoat tap the

31
KĨ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT TẬP THỂ Trung tâm Giáo dục và Phát triển Hà Nội 2016

Transcript of Ky nang to chuc sinh hoat tap the

KĨ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT TẬP THỂ

Trung tâm Giáo dục và Phát triển Hà Nội 2016

Nội dung

1. Mục đích

2. Các hình thức

3. Nguyên tắc

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

1. Mục đích

Giúp thư gian sau giờ học căng thẳng, mệt mỏi Rèn luyện kỹ năng mềm (giao tiếp, trình bày trước đám đông …) Phát huy tinh thần đoàn kết Luyện trí nhớ tốt, sự nhạy bén Tiếp thu bài học đạo đức, nhân văn, lý luận qua bài hát, vở kịch …

2. Các hình thức

Trò chơi lớn Trò chơi nhỏ Trò chơi vận động Trò chơi tư duy Cải biến trò chơi Múa hát tập thể …

3. Nguyên tắc

a) Người điều khiển tập thể (quản trò) Không biết cách tổ chức và quản lý thì cuộc vui, cuộc chơi sẽ kém

hấp dẫn và khó thành công Rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng.

3. Nguyên tắc

Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi: Quản trò quan sát thái độ của người chơi để chọn trò phù hợp Chọn trò chơi đơn giản dễ thực hiện Nâng dần độ khó của trò chơi khi người chơ đã nhập cuộc Tổ chức trò chơi đặc biệt để kết thúc tạo cảm giác luyến tiếc cho

người chơi

3. Nguyên tắc

Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn: Tạo cảm hứng cho người chơi, người chơi tự nguyện, nhiệt tình, chủ

động tham gia Nói ngắn gọn, hài hước, rõ ràng tên, mục đích, ý nghĩa trò chơi Quy định rõ luật chơi (thưởng, phạt) Tổ chức chơi nháp trước khi tiến hành chơi thật sự

3. Nguyên tắc

Biết điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh: Dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra Chuẩn bị giải pháp xử ký cho các tình huống đó Chủ động, di chuyển hoạt bát, khuấy động cuộc chơi Đảm bảo sự công bằng, tuân thủ đúng luật chơi, nhưng vẫn giữ

không khí vui vẻ bình đẳng Sử dụng các trò chơi phụ làm hình phạt Tăng dần độ khó của trò chơi, kết thúc phân định thắng thua rõ ràng Duy trì bầu không khí vui vẻ, thoải mái, không trọng thắng thua

3. Nguyên tắc

Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi: Quản trò phải tạo được thiện cảm, sự thân thiện trong suốt cuộc

chơi Cởi mở, hết mình trong cuộc chơi Kết hợp lời nói, hành động hợp lý Bản lĩnh vững vàng, ứng xử linh hoạt, vui vẻ, sẵn sàng nhường vị trí

cho người quản trò khác Thay đổi linh hoạt trò chơi theo yêu cầu người chơi Phát hiện và chỉ định quản trò phù hợp theo từng trò chơi

3. Nguyên tắc

Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị: Quan sát, tiếp thu, rút kinh nghiệm bổ ích cho bản thân Lắng nghe ý kiến đóng góp, nhận xét Quản trò nên biết và thuộc một số bài hát (đơn giản, dễ nhớ) Có sổ sưu tầm , sáng tác trò chơi, bài hát, vật dụng hỗ trợ

Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn: Mạnh dạn tham gia trò chơi khi có cơ hội Tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi Tự tin thực hiện vai trò của mình Tránh đứng ngoài bình phẩm, chê bài người khác

3. Nguyên tắc

Những điều nên tránh: Trò chơi không phù hợp với tâm trạng Người chơi chưa nắm vững luật, chưa có sự chuẩn bị Trò chơi xúc phạm đến nhân cách người chơi Trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục Dùng hình phạt thô bạo, khắc nghiệt Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị Thiên vị, dễ dãi bảo qua hình phạt với người phạm luật, người thua Kéo dài các động tác thừa Tự ái nóng nảy bỏ cuộc chơi khi bị người chơi chê trách

3. Nguyên tắc

b) Trò chơi tập thể

Sưu tầm trò chơi: CLB nên có bộ sưu tập trò chơi (dân gian, sinh hoạt tập thể, thể

thao):- Trò chơi được in thành sách- Trò chơi in trên báo, giới thiệu trên truyền hình- Trò chơi cộng đồng mà bản thân đã tham gia, quan sát, ghi chép- Trò chơi được người khác phổ biến lại

Sưu tầm, biên tập trò chơi qua các giờ sinh hoạt, họp nhóm

3. Nguyên tắc

Sáng tác các trò chơi: Tổ chức các cuộc thi sáng tác trò chơi Sáng tác trò chơi theo chủ đề, vấn đề môi trường, sức khỏe… Sáng tác theo từng loại hình sinh hoạt (cắm trại, CLb ngoại ngữ …) Trò chơi sáng tác tuân thủ chặt chẽ về mục đích, ý nghĩa, đối tượng,

số lượng, luật chơi và cách tổ chức Biên tập bổ sung sau mỗi cuộc thi Cải tiến, phát triển, đổi mới các trò chơi cũ

3. Nguyên tắc

Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố: Sử dụng mẩu chuyện vui, câu đố dân gian cho các trò chơi Quản trò nên có vốn câu đố vui,, mẩu truyện nhỏ để tạo không khí

thoải mái vui vẻ cho trò chơi Tận dụng mọi điều kiện, để ghi chép sưu tầm

3. Nguyên tắc

c) Xử lý các tình huống bất trắc

Điều khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp

3. Nguyên tắc

Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý: Thực hiện một số băng reo, “tràng pháo tay”, “mưa rơi”, … Dùng còi, tiếng vô tay để gây sự chú ý Sử dụng một vài hình phạt vui Sử dụng nhóm thành viên tích cực làm nòng cốt cho trò chơi Hát một bài, tỏ vẻ say sưa để tạo sự chú ý của mọi người …

3. Nguyên tắc

Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn: Nếu thực hiên trò chơi ngay sẽ thất bại Bắt đầu bằng một “trò ảo thuật”, kể câu chuyện cười Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng Tăng dần số lượng và độ khó của trò chơi

3. Nguyên tắc

Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm: Nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân (do luật chơi, quản trò chưa

công minh, người ngoài kích bác chê bai nhau …) Phát hiện ra nguyên nhân, công khai trước mọi người, tiếp tục trò

cũ hoặc chuyển sang trò mới Chia nhóm nên cử trưởng nhóm công minh Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang hình thức khác

tạo sự hòa hợp giữa các nhóm

3. Nguyên tắc

Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:

Trong trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò phụ".

3. Nguyên tắc

Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện:

Phát mỗi người một mẩu giấy trắng, người chơi ghi vào tờ giấy đề nghị ai làm việc gì hợp khả năng của họ

Dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi Quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy ghi rõ yêu cầu

3. Nguyên tắc

Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi: Chọn hình phạt đơn giản, dễ thực hiện Nếu người chơi quá nhút nhát, tiếp tục trò chơi bắt lỗi tập thể và

dùng hình phạt chung cho tập thể Cầm nằm vững tâm lý, nhu cầu người chơi, rèn luyện kỹ năng, thu

thập phân loại người chơi

3. Nguyên tắc

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Chọn bài hát: Chọn bài thích hợp với lứa tuổi Chọn bài phù hợp với hoàn cảnh: vui tươi, kích động (buồn ngủ,

mệt mỏi …) buồn rầu, nuối tiếc (khi chia tay …) Không chọn bài ủy mị, ướt át những bài hát quảng cáo, kích động

bạo lực, xuên tạc

Sắp xếp đội hình: Sắp xếp đội hình hợp lý với nơi tổ chức sự kiện (trong nhà hay ngoài trời) và để mọi người có thể nghe và thấy mình rõ ràng.

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Chuẩn bị tập hát: Nếu là bài hát dài thì nên in sẵn để phát hay cho chép Cho một băng reo hay một động tác thư gian trước khi tập Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Tập hát: Người hướng dẫn hát thử một vài câu, đúng nhịp rõ ràng Ngắt ra từng đoạn ngắn và từng câu, mỗi câu tập 3-4 lần Từ câu thứ 2 trở đi mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ đầu Sửa ngay khi có chỗ sai, chỗ khó Khi tập hết bài thì phân nhịp bằng cách vỗ tay, phân nhóm kiểm tra Yêu cầu hát lớn, mạnh dạn để tạo không khí Người hướng dẫn nên cho mọi người tập kỹ, từ tốn, khuyến khích

người hát còn chưa tốt

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Ca múa tập thể:

Ca múa là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Chọn các điệu múa tập thể: Biết tiết điệu của bài hát Cử điệu đơn giản, dễ dàng nhưng không đơn điệu, tự nhiên

mà không cầu kỳ, quái dị Động tác phải đi đôi với lời ca Chú ý từng cử điều của cơ thể làm sao cho nhịp nhàng

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Nguyên tắc tập múa: Tập thật thuộc bài hát, đúng nhịp điệu tiết điệu Người dẫn phải thuộc kỹ bài múa Nhắc lại những chỗ khó Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu sai Mỗi đoạn nên quay lại từ đầu cho bài múa liền mạch Thoải mái tự nhiên trong các động tác

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

Biểu diễn Gương mặt vui tươi, cơ thể uyển chuyển linh hoạt Đồng bộ nhịp nhàng Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa bài múa

4. Các loại hình trong tổ chức sinh hoạt tập thể

THANK YOU

TRUNG TÂM GIÁO D C VÀ PHÁT TRI NỤ ỂWebsite: http://www.ced.edu.vnTel: (84-4) 3562 7494Fax: (84-4) 3540 1991E-mail: [email protected]