KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến...

20
KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành KHOA HỌC KỸ THUẬT Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước TIN THỊ TRƯỜNG Xuất khẩu hạt điều tháng đầu năm tăng trưởng mạnh SỐ 01 05/2015

Transcript of KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến...

Page 1: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

1Số 01/2015

KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNGTrung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngànhKHOA HỌC KỸ THUẬT Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Bình PhướcTIN THỊ TRƯỜNG Xuất khẩu hạt điều tháng đầu năm tăng trưởng mạnh

SỐ 0105/2015

Page 2: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

2 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Ths. Lê Thị Ánh Tuyết

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

BAN BIÊN TẬPTRƯỞNG BAN

Ths. Lê Thị Ánh Tuyết

ỦY VIÊNKS. Võ Đình Khánh

BSTY. Trần Thị Thùy AnhKS. Nguyễn Văn Đạo

THƯ KÝKS. Nguyễn Thị Thu Huyền

TRONG SỐ NÀYHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

3 ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH

6KHUYẾN NÔNG BINH PHƯỚC - ĐỔI MỚI TRONG HOAT ĐÔNG HÔ TRƠ NÔNG DÂN ĐÊ PHU HƠP HƠN VỚI TINH HINH MỚI

7TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG – KHUYẾN NGƯ TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ĐAI BIÊU SỞ NÔNG LÂM TỈNH CHAMPASAK - LÀO

7 KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TAO NGHỀ CHO LAO ĐÔNG NÔNG THÔN NĂM 2014

8TỔ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯƠN XA THANH LƯƠNG TỔNG KẾT SAU MÔT NĂM THƯC HIỆN

KHOA HỌC KỸ THUẬT

10CHỦ ĐÔNG THƯC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BINH PHƯỚC

KINH NGHIỆM GẦN XA

12 THU NHẬP ỔN ĐỊNH NHƠ TRỒNG NẤM

13 CÂY GẤC TRÊN VUNG ĐẤT ĐẮK NÔNG

TIN THỊ TRƯỜNG

15 XUẤT KHẨU HAT ĐIỀU THÁNG ĐẦU NĂM TĂNG TRƯỞNG MANH

16 THỊ TRƯƠNG CÀ PHÊ CÒN NHIỀU BẤT ỔN

17NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HÔ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BINH PHƯỚC VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

18 GIÁ CẢ MÔT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRONG TỈNH NGÀY 18/5

Page 3: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

3Số 01/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH

Có thể điểm qua một số kết quả nổi bật trong năm 2014 và phương hướng

nhiệm vụ khuyến nông năm 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 như sau:

I. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ Khuyến nông năm 2014

1. Đối với hoạt động thông tin tuyên truyền và đào tạo huấn luyện

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) thực hiện các phóng sự về kỹ thuật đối với cây - con chủ lực (52 phóng sự/năm), chương trình Cùng nhà nông bàn cách làm giàu, chương trình Thông tin Khuyến nông và giá nông sản như chạy tin giá hàng ngày trên

bản tin Kinh tế Đài PTTH, xuất bản Bản tin Khuyến nông và Thị trường 7.200 cuốn/năm. Phối hợp với TTKNQG tổ chức diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp về phát triển điều bền vững; phối hợp với các Trạm Khuyến nông tổ chức hội thảo, tập huấn, tư vấn cho bà con đạt hiệu quả cao, các kênh thông tin được mở rộng đến với bà con nông dân, các chủ

Hình ảnh tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển điều bền vững”

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng Nông thôn mới. Trong thời gian qua, UBND tỉnh, Ngành Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đối với công tác khuyến nông. Do vậy, công tác Khuyến nông đã có những bước phát triển tiến bộ, có những nét mới, khởi sắc. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) và Trạm Khuyến nông các huyện, thị đã tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, có những đóng góp vào thành công chung của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Page 4: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

4 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

trương chính sách của Nhà nước được tuyên truyền đến bà con nông dân và được bà con nhiệt tình hưởng ứng.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cũng được Trung tâm triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Năm 2014, Trung tâm đã tổ chức dạy nghề được 09 lớp trên địa bàn tỉnh, đa số tổ chức tại các xã Nông thôn mới với điểm thực hành là các mô hình khuyến nông, đã mang lại hiệu quả thiết thực, trang bị kiến thức để bà con có nghề phát triển kinh tế nông hộ.

2. Đối với hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn

- Tập trung lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi so với trồng trọt trong nội bộ ngành nông nghiệp theo chủ trương của tỉnh. TTKNKN đã tập trung xây dựng các mô hình trình diễn về phát triển chăn nuôi có hàm lượng khoa học kỹ

thuật cao như nuôi heo, gà ATSH trên đệm lót sinh học, mô hình chăn nuôi bò kết hợp đồng cỏ và chế biến thức ăn gia súc, mô hình ủ phân hữu cơ từ tận dụng các phế phẩm của trồng trọt, chăn nuôi… các mô hình được bà con nông dân đánh giá cao về hiệu quả và dễ dàng ứng dụng vào sản xuất tại nông hộ. Đồng thời tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

- Lồng ghép các hoạt động chuyên môn của đơn vị để góp phần xây dựng các xã nông thôn mới như mô hình trình diễn giống lúa mới tại xã Tân Phước - Đồng Phú, mô hình luân canh lúa - ngô (Lộc Hưng - Lộc Ninh). Các mô hình chăn nuôi thực hiện tại các xã Nông thôn mới vừa làm các mô hình điểm, vừa phục vụ đề án phát triển sản xuất của các xã Nông thôn mới. Ngoài ra, TTKNKN đã phối hợp với UBND 2 xã: Lộc Hưng, Lộc Hiệp huyện Lộc Ninh hỗ trợ tư vấn, đề xuất, góp ý giúp UBND các xã xác định các dự án,

mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù tại địa phương, giúp các xã nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Tại xã Lộc Hiệp đã xây dựng được 3 Câu lạc bộ tiêu bền vững, thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người tại xã Lộc Hưng đạt 18 triệu đồng.

3. Thực hiện các chương trình, dự án xây dựng mô hình liên kết tạo chuỗi giá trị trong chăn nuôi và trồng trọt

Bước đầu thực hiện và thành công của Dự án Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững (SNV) thực hiện tại 3 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh đã tạo nền tảng để nhân rộng Dự án sang các huyện khác trong tỉnh. Trong năm 2013, TTKNKN phối hợp với nhà tài trợ, Trạm Khuyến nông huyện Bù Đốp, Lộc Ninh đã thành lập được 10 Câu lạc bộ nông dân trồng tiêu ở 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp với 282 người tham gia; tổ chức được 5 đợt tập huấn với hơn 260 nông dân tham gia. Đến nay đã có hộ sản xuất đạt theo 10 tiêu chí của tiêu chuẩn R.A. Sau khi được cấp chứng nhận, Công ty TNHH Chế biến Gia vị Nedspice Việt Nam tiến hành thu mua sản phẩm tiêu đạt chứng chỉ R.A của các hộ với giá ưu đãi cộng thưởng cao hơn 1.000đồng/kg so với giá thị trường. Năm 2014, thành lập thêm 15 Câu lạc bộ ở 3 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp và Hớn Quản với 425 hộ tham gia, nâng tổng số hộ lên 627 hộ.

Với mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tỷ trọng ngành nông nghiệp, Trung tâm đã và đang thực hiện mô hình tạo

Lễ ra mắt Câu lạc bộ sản xuất tiêu bền vững xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp

Page 5: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

5Số 01/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

chuỗi giá trị liên kết trong chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP quy mô nông hộ. Trung tâm đã liên kết với Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Thanh Niên Xung Phong và Công ty TNHH Thương mại Thú y Tân Tiến để thực hiện mô hình này. Mô hình bước đầu thuận lợi, dự kiến sẽ có kết quả khả quan.

Phối hợp với Công ty Cargill, Công ty Mars Incorporated, Công ty TNHH một thành viên ca cao A1 lựa chọn 150 nông dân đang trồng ca cao để chuyển giao gói kỹ thuật về năng suất và tuyển chọn 300 hộ nông dân để trồng mới ca cao với diện tích tương đương 300 ha trồng xen nhằm xây dựng các mô hình trình diễn ca cao có năng suất đạt ngưỡng cho phép trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

4. Thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo bền vững

Nhằm tạo việc làm ổn định thường xuyên cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDT), lao động nhàn rỗi, góp phần cùng với các cấp, các ngành của tỉnh giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trung tâm đã thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng Đồng bào Dân tộc từ năm 2007 - 2013. Đây là Dự án được bà con đồng bào dân tộc và chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả, các hộ đã có trâu con làm vốn, tăng thu nhập, góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhằm khai thác trâu giống còn khả năng sinh sản, Dự án này đã được gia hạn thực hiện đến năm 2017.

Từ những kết quả đạt được của các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển đàn trâu, TTKNKN đã xây dựng và thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng ĐBDT giai đoạn 2011 - 2017 và phương án “Hỗ trợ phát triển đàn trâu cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Nông thôn mới” giai đoạn 2014 - 2020 cho xã Thanh Lương, Bình Long và xã An Khương, Hớn Quản với quy mô 42 con/xã.

Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ rất khó khăn, nặng nề, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, địa phương. Vì vậy, cần có các giải pháp để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, Trung tâm đã phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ xây dựng và thực hiện dự án: “Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng lực phát triển sản xuất tại 01 ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số” nhằm tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất. Xây dựng các giải pháp tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến nông vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Các chương trình, dự án được đầu tư với số lượng còn ít, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, phân bổ kinh phí còn chậm đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khuyến nông. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa khuyến nông Nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp

để huy động nguồn lực phục vụ hoạt động khuyến nông. Công tác xã hội hóa hoạt động khuyến nông chưa cao.

II. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong năm 2015 và những năm tiếp theo

Trên cơ sở phát huy những kết quả nổi bật của năm 2014 làm nền tảng xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm 2015 và những năm tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông Nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở; huy động các nguồn lực đầu tư và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các sản phẩm chủ lực phục vụ trực tiếp Đề án tái cơ cấu ngành, các tiến bộ kỹ thuật có khả năng tạo bước đột phá và có sức lan tỏa mạnh, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp. Để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh cần quan tâm tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh và đầu tư kinh phí để tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

Ths. Lê Thị Ánh TuyếtGiám đốc Trung tâm

Khuyến nông - Khuyến ngư

Page 6: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

6 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

KHUYÊN NÔNG BINH PHƯƠC - ĐÔI MƠI TRONG HOAT ĐÔNG HÔ TRƠ NÔNG DÂN ĐÊ PHU HƠP

HƠN VƠI TINH HINH MƠI

Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, công tác khuyến nông đã và đang khăng định

vai trò quan trọng giúp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ấy, công tác khuyến nông chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ gói khoa học kỹ thuật để giúp nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả hơn trên cơ sở hạ giá thành đầu vào, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản.

Trong tình hình mới, với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều mặt hàng nông sản bên cạnh phải đối mặt với sự đòi hỏi khắt khe ngày càng cao của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu khác, thì cũng có không ít những cơ hội mở ra cho nhiều ngành hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều

nước trên thế giới với những chính sách ưu đãi. Chính vì vậy, nhu cầu của nông dân hiện nay không đơn thuần chỉ cần gói khoa học kỹ thuật mà còn cần thêm nhiều thông tin đa chiều khác như thị trường, giá cả, dự báo rủi ro, định hướng sản xuất, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tạo chuỗi liên kết… để có cơ sở tổ chức lại sản xuất cho phù hợp theo định hướng thị trường. Vì vậy, công tác khuyến nông cũng cần có sự thay đổi cả nhận thức và hành động để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra. Sự thay đổi đó, chỉ gói gọn trong việc giải quyết tốt cùng lúc 3 vấn đề cốt lõi sau: “Sản xuất cái gì ?” ; “Sản xuất như thế nào ?”; và “Sản xuất cho ai ?”. Trong đó:

- Sản xuất cái gi ?: Phải dựa trên quy hoạch, định hướng của ngành, cũng như những lợi thế về cạnh tranh vùng và những cơ hội từng mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nhu cầu tiêu thụ nội địa hay nhu cầu xuất khẩu để xác định đối tượng cây/con cần khuyến khích cho nông dân phát triển.

- Sản xuất như thế nào ?: Phải trên cơ sở lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, áp dụng công nghệ ra sao, tiêu chuẩn nào để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, nhưng lại giảm giá thành nhằm đạt lợi nhuận tối ưu nhất.

- Sản xuất cho ai ?: Phải xác định được ai sẽ dùng nông phẩm đó, là thị trường tại chỗ, thị trường nội địa

hay thị trường xuất khẩu. Một khi xác định được thị trường thì sẽ có phương thức tổ chức sản xuất phù hợp. Nếu thị trường tiêu thụ tại chỗ thì chỉ cần áp dụng phương thức sản xuất theo hộ, nhóm hộ, ít lan tỏa. Nhưng nếu thị trường tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu thì khuyến khích áp dụng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, tác động vào nhóm hộ, làng, xã, cánh đồng lớn và cần sức lan tỏa lớn thông qua nhiều phương tiện truyền thông đại chúng.

Và trong 3 vấn đề cốt lõi đó thì yếu tố thị trường (sản xuất cho ai) phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu, xem thị trường yêu cầu ở mức nào, tiêu chuẩn, quy mô ra sao, từ đó xác định sẽ làm gì và làm như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả nhất.

Như vậy, với sự đổi mới cả nhận thức và hành động đối với hoạt động hỗ trợ sản xuất cho nông dân để phù hợp hơn với tình hình mới, có thể áp dụng ngay lập tức vào việc lập chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông theo định hướng thị trường. Và đây cũng được xem như là sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược lâu dài đối với hoạt động hỗ trợ sản xuất cho nông dân, giúp nông dân tổ chức sản xuất theo định hướng thị trường nhằm tránh những tổn thất đáng tiếc xảy ra, đồng thời tạo hướng đi mới mang tính ổn định, hiệu quả và bền vững hơn.

Vo Đinh Khánh PGĐ. Trung tâm Khuyến nông

Khuyến ngư

Đôi mới các hoạt động hô trợ nông dân là một trong những vấn đề quan trong nhất của công tác khuyến nông trong thời ky mới với nhiều thay đôi mới, nhăm đáp ưng yêu câu thực tiễn đề ra, giup người nông dân có cái nhin đa chiều, tư đó có cơ sở tô chưc lại sản xuất cho phu hợp hơn theo định hướng thị trường nhăm tránh những tôn thất đáng tiếc xảy ra, đông thời tạo hướng đi mới mang tính ôn định, hiệu quả và bền vững hơn.

Page 7: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

7Số 01/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh tại Công văn số 625/UBND-NC ngày

06/3/2015 về việc thuận chủ trương tiếp Đoàn đại biểu Sở Nông lâm tỉnh Champasak - Lào tại tỉnh. Qua đó, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã giao Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tiếp và làm việc với Đoàn công tác Sở Nông lâm tỉnh Champasak - Lào.

Thực hiện chỉ đạo trên, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước đã tổ chức đón tiếp đoàn chu đáo, nhiệt tình, đưa đoàn đi thăm các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đúng với đề xuất của tỉnh bạn như mô hình chăn nuôi tại Trại giống cây trồng & vật nuôi, thăm mô hình Chăm sóc và sản xuất điều tại huyện Bù Gia Mập.

Trong đợt này, vào ngày 12/3 Đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước và có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh

TRUNG TÂM KHUYÊN NÔNG - KHUYÊN NGƯ TIÊP VÀ LÀM VIỆC VƠI ĐOÀN ĐAI BIÊU

SỞ NÔNG LÂM TỈNH CHAMPASAK - LÀO

Bình Phước để trao đổi và chia sẽ một số kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp giữa 2 tỉnh. Qua buổi làm việc, tỉnh bạn đã ghi nhận sự giúp đỡ, hợp tác của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước trong thời gian qua, đồng thời đề nghị tỉnh Bình Phước tiếp tục hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho tỉnh bạn như tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật để tỉnh bạn thành lập Trại giống, vườn ươm giống.

Sau khi nghe ý kiến trao đổi của tỉnh bạn, Sở NN&PTNT đã có ý

kiến về nội dung hợp tác, Sở sẽ xin ý kiến của UBND tỉnh Bình Phước về nội dung hỗ trợ tỉnh bạn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng và hỗ trợ kỹ thuật để tỉnh bạn thành lập Trại giống, vườn ươm giống nhằm giúp cho cán bộ nông nghiệp tỉnh Champasak áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất và nhân giống cây trồng, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp của tỉnh bạn.

Tô Thị Thanh ThủyPhòng Tổ chức - Hành chính

Đoàn cán bộ Sở NN& PTNT Bình Phước chụp hình lưu niệm với Đoàn cán bộ tỉnh Champasak - Lào

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2014

Trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước được Sở

NN&PTNT phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động

nông thôn. Trung tâm đã phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện, thị tổ chức được 05 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại phường Tân Đồng

(TX.Đồng Xoài), xã An Khương, Phước An (huyện Hớn Quản) và xã Phước Thiện (huyện Bù Đốp).

Trong đó có 01 lớp về kỹ thuật trồng rau an toàn, 02 lớp về kỹ thuật

Page 8: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

8 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TÔ CHĂN NUÔI GA THA VƯƠN XA THANH LƯƠNG TÔNG KÊT SAU MÔT NĂM

THƯC HIÊN

chăn nuôi gà ATSH, 01 lớp về chăm sóc và phòng trị bệnh trên trâu, bò và 01 lớp về kỹ thuật trồng nấm.

Các lớp học đã thu hút 30 - 35 học viên/lớp, họ là những lao động nông thôn chưa qua đào tạo học nghề. Trong đó ưu tiên các gia đình thuộc hộ nghèo, chính sách, người có công tại địa phương.

Trong thời gian từ 1,5 - 2 tháng, học viên đã được truyền đạt những kiến thức cơ bản về

cho trâu ,bò và gà, cách pha chế vaccine, kỹ thuật làm đệm lót sinh học, hướng dẫn cách ủ men vi sinh cho vật nuôi ăn giúp tăng cường tiêu hóa…. Đối với các lớp trồng trọt, bà con được trang bị một số kiến thức về sản xuất rau theo hướng VietGAP, trồng rau theo nhóm ăn lá, quả … cách tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết và bổ ích đối với các hộ nông dân tại vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, để họ chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi của gia đình có hiệu quả và sản xuất rau an toàn cung cấp tốt cho sức khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại nông thôn cũng như mở ra hướng đi mới trong việc xây dựng kinh tế trong nông hộ hiện nay.

Lê Thị ThaPhòng Kế hoạch Dự án

Vừa qua, tại hội trường ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, Tổ hợp tác chăn nuôi

gà thả vườn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long đã tiến hành họp tổng kết nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động năm 2014 và xây dựng kế hoạch phương hướng phát triển năm 2015 giúp cho tổ hợp tác có những bước đi ổn định và vững chắc hơn trong thời gian tới.

kỹ năng trồng nấm và rau an toàn; chăn nuôi gà ATSH; phòng trị bệnh cho trâu bò, tìm hiểu triệu chứng, bệnh tích thường gặp trong chăn nuôi; kỹ thuật lựa chọn, sử dụng các loại thuốc thú y để phòng, chống và chữa bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; cách xây dựng bố trí chuồng trại, thông tin về các giống gà.

Tại các buổi thực hành về chăn nuôi, bà con nông dân được hướng dẫn cách chủng ngừa

Tham dự buổi tổng kết có đại diện Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước, Trạm Khuyến nông thị xã Bình Long, Lãnh đạo ấp Thanh Bình, Lãnh đạo các công ty cung ứng giống gà Bình Minh, Cao Khanh, cung ứng thuốc Thú y Tân Tiến, Đồng Xanh, Lãnh đạo Công ty cung ứng thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm ADECO, cùng

19 thành viên trong tổ hợp tác. Báo cáo tổng kết đã đưa ra

toàn cảnh bức tranh về thực trạng chăn nuôi gà thả vườn của tổ hợp tác. Trong đó về thuận lợi cơ bản là được sự hỗ trợ quan tâm chỉ đạo sát sao của ban ngành, đoàn thể các cấp và chính quyền địa phương, sự đoàn kết thống nhất, phát huy tối đa nội lực, vươn lên không ngừng của

Page 9: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

9Số 01/2015

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Quang cảnh buổi tổng kết

thống nhất cùng cam kết ,chia se, bảo vệ lợi ích hài hoà, hợp tác đôi bên cùng có lợi để chăn nuôi gà ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Cũng trong buổi tổng kết, Bà Lê Thị Ánh Tuyết Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước đã đánh giá cao mô hình của tổ hợp tác và cho rằng đây là điểm nổi bật, hiệu quả trong chăn nuôi gà của tỉnh nói chung và thị xã Bình Long nói riêng, tổ hợp tác đã phát triển, đi đúng hướng và phù hợp với điều kiện chăn nuôi hiện nay, đồng thời đã đề nghị các doanh nghiệp cũng cần xem xét, cân nhắc lại các ý kiến đóng góp của bà con để có giải pháp hoàn thiện hơn về con giống, vật tư chăn nuôi đáp ứng yêu cầu của bà con trong tổ hợp tác. Về phía bà con cần tiếp tục trang bị kiến thức về KHKT, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để sản xuất ra sản phẩm Gà sạch, an toàn dịch bệnh, giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô để hướng đến phát triển thành Hợp tác xã nông

nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới.

Có thể nói rằng, trong năm qua Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn xã Thanh Lương mặc dù còn gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và hoạt động. Tuy nhiên về mặt tổng thể mà nói, Tổ hợp tác vẫn đạt hiệu quả tương đối cao, đã mở ra một hướng đi, một con đường mới (mặc dù chưa phải là con đường bằng phăng), song cũng là một con đường được định hình cơ bản phù hợp với thực tế đó là xây dựng chuỗi giá trị (từ sản xuất đến tiêu thụ) một trong những nội dung tái cơ cấu của ngành nông nghiệp hiện nay.

Qua nội dung buổi tổng kết, với những đánh giá, phân tích sâu sắc, cụ thể, chi tiết, những bài học kinh nghiệm quý báu và bổ ích được rút ra. Hy vọng rằng, năm 2015 Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long sẽ tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Nguyễn Thị Hạnh Trạm Khuyến nông

thi xã Bình Long

chính các thành viên trong tổ, sự hỗ trợ, phối kết hợp chặt chẽ của các công ty, doanh nghiệp. Song trong năm qua, Tổ hợp tác cũng gặp một số những khó khăn đó là dịch cúm gia cầm xảy ra ở các tỉnh lân cận hồi đầu năm (Bình Long không bị dịch), dịch tả xảy ra trên đàn gà hồi giữa năm, giá bán sản phẩm luôn ở mức thấp kéo dài đến tận gần cuối năm (trung bình chỉ đạt 60.000-65.000đồng/kg), ban tổ chức, chỉ đạo, điều hành của Tổ còn lúng túng. Nhưng với tinh thần vượt khó, cố gắng nỗ lực không mệt mỏi cùng với niềm tin của các thành viên trong Tổ, nên trong năm qua Tổ hợp tác đã đạt được những kết quả đáng kể đó là: Kết nạp thêm được 6 thành viên, nhập và nuôi khoảng 300.000 con gà giống, cung ứng cho thị trường khoảng gần 600 tấn gà thịt, doanh thu đạt gần 40 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt gần 4 tỷ đồng (trung bình 13 triệu đồng/1000 con gà), hoạt động của Tổ hợp tác đã đi vào ổn định, dịch bệnh được hạn chế tối đa, đời sống tinh thần, thu nhập của người chăn nuôi được nâng lên rõ rệt, môi trường sinh thái được đảm bảo, góp phần tích cực trong việc hoàn thành tiêu chí thu nhập và mục tiêu Chương trình xây dựng Nông thôn mới của xã đề ra.

Trong buổi tổng kết, bà con chăn nuôi, các công ty cung ứng, bao tiêu sản phẩm đã cùng nhau trao đổi, phân tích, đóng góp ý kiến một cách chân thành cởi mở và thăng thắn một số vấn đề quan trọng như giá cả, chất lượng con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, các quy trình kỹ thuật, giá bán sản phẩm... Các doanh nghiệp cùng bà con nông dân

Page 10: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

10 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KHOA HỌC KỸ THUẬT

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt

hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh Bình Phước mặc dù chưa phát hiện có bệnh LMLM trên đàn gia súc, nhưng không thể lơ là, chủ quan vì đây là thời điểm giao mùa khả năng bệnh LMLM có thể xảy ra là rất cao.

Nhằm bảo vệ đàn gia súc trước nguy cơ bùng phát dịch LMLM, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, người chăn nuôi cần hiểu rõ một số đặc điểm dịch tễ cơ bản của bệnh LMLM để có cơ sở chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch sau đây:

Một số đặc điểm dịch tễ cơ bản của bệnh LMLM:

CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM

LONG MÓNG GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bệnh LMLM là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho gia súc, do virus gây ra với nhiều type và không có miễn dịch chéo. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là type O trên cả heo và bò bệnh.

Bệnh LMLM lây trực tiếp do tiếp xúc với gia súc bệnh, chủ yếu qua hơi thở hoặc lây gián tiếp qua không khí, thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, con người (người mua bán heo, khách tham quan, thú y…), động vật (chó, mèo, gà, chuột, chim …).

Bệnh LMLM không lây cho người. Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào số 1 của bảng A. Đây là bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và phải công bố dịch theo qui định.

Những biểu hiện khi gia súc bị bệnh LMLM:

Thời gian ủ bệnh từ 2 -5 ngày, tối đa 21 ngày; Thú bị sốt. Dáng ve mệt mỏi, ủ rũ.

Dáng đi khập khiễng do xuất hiện các mụn nước xung quanh gờ vành móng, ở các khe móng. Chân heo thường bị nhiễm trùng kế phát làm viêm loét nặng, có thể tuột móng.

Xuất hiện mụn nước ở miệng, mặt trên lưỡi, xoang miệng và vú.

Con vật bệnh bị chảy nước dãi nhiều do bị viêm nhiễm xoang miệng. Con vật thường đau khi nhai (nhất là loài nhai lại) nên thường ăn ít hoặc bỏ ăn.

Ở thú non (nhất là heo con) có thể tử vong xảy ra 24 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên (do virus tấn công vào tim), thường là điểm báo trước ổ dịch LMLM trong đàn.

Page 11: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

11Số 01/2015

KHOA HỌC KỸ THUẬT

Các biện pháp bảo vệ an toàn đàn gia súc trước nguy cơ đe dọa của bệnh LMLM:

Tăng cường chế độ dinh dưỡng, vitamin (nhất là vitamin C), khoáng chất để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thông thoáng, giữ mật độ nuôi hợp lý. Hạn chế tắm rửa gia súc khi có nguy cơ phát dịch cao.

Hàng ngày quét dọn, vệ sinh thu gom chất thải, rác thải. Tiêu độc khử trùng định kỳ 2 lần/1tuần (khi có dịch đe dọa: 1 lần/ngày) chuồng nuôi và các khu vực xung quanh bằng hóa chất sát trùng như vôi bột, Benkocid, Virkon, Chlorine, Formon, Iodine…Cần thay đổi thuốc sát trùng để tránh hiện tượng đề kháng thuốc của mầm bệnh.

Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi, nhất là thương lái (nếu có, phải được vệ sinh sát trùng kỹ); Khi bán gia súc phải đặc biệt chú ý vệ sinh, sát trùng thương lái và xe vận chuyển nhằm tránh làm lây lan dịch bệnh.

Thức ăn, nước uống phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Nếu là thức ăn tận dụng thì phải nấu chín trước khi cho ăn.

Con giống đưa về nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch và phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 3 - 4 tuần. Tuyệt đối không nên mua gia súc từ vùng đang có dịch, gia súc không rõ nguồn gốc.

Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn gia súc theo qui định của cơ quan Thú y. Chú ý phải tiêm đủ 2 mũi đối với gia súc non mới tiêm phòng lần đầu mới đảm bảo khả năng bảo hộ; Tiến hành tiêm bổ sung thường xuyên

cho số gia súc chưa được tiêm phòng (số mới đe, mới mua, số bị bỏ sót chưa tiêm…)

Hàng ngày tăng cường kiểm tra giám sát tình hình sức khỏe của đàn gia súc để kịp thời phát hiện gia súc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Người chăn nuôi cần làm gì khi phát hiện gia súc bị bệnh LMLM ?

Nhanh chóng báo Trạm thú y hoặc chính quyền địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh LMLM;

Thực hiện 5 không: Không dấu dịch; Không bán chạy gia súc bệnh; Không mua gia súc bệnh, sản phẩm gia súc bệnh; Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác chống dịch như cách ly, tiêu hủy thú bệnh; vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thú; tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch… theo hướng dẫn của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương.

Các biện pháp xử lý khi đàn gia súc bị bệnh LMLM:

Cách ly, xử lý gia suc bệnh: Cách ly, cô lập ngay những con

gia súc bệnh ra khỏi đàn để hạn chế lây lan. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhưng tốt nhất chỗ nuôi cách ly cần phải xa ô chuồng đang nuôi, ở cuối hướng gió, cuối dãy chuồng nuôi, tránh gia súc bệnh tiếp xúc gia súc khỏe làm lây lan dịch bệnh.

Ngoài trường hợp gia súc bệnh bị tiêu hủy theo qui định của cơ quan Thú y thì số gia súc bệnh phải được phân công người chăm sóc nuôi dưỡng riêng, hạn chế đi lại, người nuôi chăm sóc gia súc bệnh không được đi sang khu vực nuôi

gia súc khỏe. Đối với các đàn trâu bò đã có con bị bệnh LMLM thì không được thả rông, không chăn thả ngoài đồng đề phòng dịch lây lan.

Đối với heo bị bệnh LMLM cần phải thực hiện tiêu hủy ngay để tránh lây lan. Đây là biện pháp có hiệu quả kinh tế nhất.

Vệ sinh tiêu độc sát trung ô dịch: Thực hiện phun thuốc sát trùng

toàn bộ khu vực chăn nuôi, khu vực cách ly, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển ngày 1 - 2 lần, liên tục 01 tuần. Phun thuốc trực tiếp vào chân gia súc bệnh để ngăn chặn mầm bệnh phát triển và phát tán.

Dùng riêng dụng cụ chăn nuôi cho khu vực nuôi gia súc bệnh. Hàng ngày vệ sinh dụng cụ chăn nuôi; Vệ sinh chuồng trại, thu gom và xử lý rác thải, chất thải.

Nuôi dưỡng, chăm sóc gia suc bệnh:

Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc có vai trò rất quan trọng nhằm giúp gia súc tăng cường sức đề kháng, giảm thiệt hại của dịch bệnh.

Chú ý tăng cường dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin (đặc biệt là vitamin C) vào thức ăn, nước uống, với liều gấp 2 - 3 lần liều sử dụng thông thường. Đối với trâu bò, dê, cừu đang nuôi con cần cho cả mẹ và con ăn thêm cám, rau cỏ tươi, rỉ đường…để tăng cường khả năng tiết sữa của con mẹ và tăng sức khỏe cho con non.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh LMLM đặc hiệu. Các thuốc kháng sinh dùng tiêm hoặc bôi thoa vào chỗ mụn loét; các thuốc sát trùng (Cresyl 5%, Povidine, dung dịch Xanh Methylen…); một số bài thuốc dân gian như chanh, khế chua…chỉ có tác dụng đối với các vi khuẩn kế phát, không diệt được virus gây bệnh. Gia

Page 12: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

12 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KINH NGHIỆM GẦN XA

súc chỉ khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng virus LMLM vẫn tồn tại trong cơ thể gia súc bệnh và thường xuyên thải ra ngoài làm lây lan, tái phát dịch bệnh. Cách tốt nhất là phát hiện sớm, cách ly và tiêu huỷ ngay gia súc bệnh theo qui định của ngành Thú y

(số gia súc bị tiêu hủy sẽ được hỗ trợ theo Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 của UBND tỉnh ban hành Qui định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước) đồng thời tiến hành thực hiện các biện

pháp chống dịch theo qui định của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương.

Chi cục thú y tổ chức tiêm phòng định kỳ cho gia súc vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm.

Đô Thị Thu Chi cục Chăn nuôi thú y

Năm 2009, sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số hộ nông dân

trong và ngoài tỉnh, anh Đỗ Văn Thảo mạnh dạn vay vốn dựng trại trồng nấm trên diện tích 2 sào đất vườn của gia đình. Sau nhiều năm vừa làm, vừa rút kết kinh nghiệm, mở rộng quy mô, số lượng, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 ngàn bịch với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Thảo cho biết: “Nghề trồng nấm tương đối dễ, không mất quá nhiều thời gian, công sức, tuy nhiên để duy trì nghề này thì người trồng phải biết chút kỹ thuật, kinh nghiệm và phải kiên trì, chiu khó mới thành công”.

Hiện anh Thảo trồng 2 loại nấm: bào ngư và nấm mèo (mộc nhĩ), cả 2 loại này kỹ thuật trồng và chế độ chăm sóc gần như giống nhau, chỉ khác nhau về thời gian thu hoạch và giá thành. Theo anh

THU NHẬP ÔN ĐỊNH NHƠ TRỒNG NẤMChỉ không đây 2 sào đất

vườn nhưng với mô hinh trông nấm, môi năm hộ anh Đô Văn Thảo (42 tuôi) ngụ thôn 7, xã Tân Thành (TX. Đông Xoài) thu lợi hơn 300 triệu đông sau khi đã trư chi phí.

Anh Đỗ Văn Thảo đang kiểm tra trại nấm của gia đình

Thảo, để thu lợi cao, người trồng nấm phải đảm nhiệm và làm được 3 công đoạn. Công đoạn được làm công phu và tốn kém công sức nhất là đóng bịch phôi, khử trùng và cấy meo giống. Mùn cưa sau khi được sàng lọc đem trộn với vôi bột để khử chua, đóng vào túi ni-lon rồi cho vào chảo hấp khử trùng khoảng 10 giờ đồng hồ với nhiệt độ trên 1000C, sau đó vớt ra để nguội cấy meo giống, treo lên dàn. Khoảng 20 đến 25 ngày, khi bịch phôi chuyển sang màu trắng thì rạch bịch cho nấm ra. Khi nấm ra, tưới nước và đón thu hoạch. Tùy theo thời tiết mà mỗi loại nấm có chế độ tưới nước

khác nhau. Đối với nấm bào ngư, mỗi ngày tưới nước 1 lần và sau 1 tháng là cho thu hoạch liên tục từ 1 đến 3 tháng cho đến hết; nấm mèo cách 1 tuần đến 10 ngày tưới nước 1 lần và sau 3 tháng thì cho thu hoạch. Tỷ lệ bịch phôi ra nấm đạt từ 90 đến 95%, một số bịch không đạt do mắc chứng bệnh mốc xanh, nguyên nhân là do hấp chưa đủ nhiệt, hoặc nhiễm khuẩn từ nguồn nước, môi trường, dàn trại. Nấm không có thuốc trị bệnh, nên khi thấy xuất hiện bệnh thì loại bỏ để tránh lây lan sang bịch khác.

Nấm bào ngư cho thu hoạch khoảng 0,7 kg/bịch với giá 24

Page 13: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

13Số 01/2015

KINH NGHIỆM GẦN XA

ngàn/kg, nấm mèo cho thu hoạch khoảng 60 gam nấm khô/bịch với giá giao động từ 80 đến 100 ngàn/1kg. Hiện gia đình anh Thảo trồng 20 ngàn bịch nấm bào ngư, 80 ngàn bịch nấm mèo (trồng gối đầu). Ngoài ra anh còn trồng nấm linh chi, nhưng hiện loại nấm này khó tìm đầu ra nên chỉ trồng với khối lượng ít phục vụ nhu cầu trong gia đình. Với quy mô như hiện nay thì mỗi năm gia đình anh Thảo thu về hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí và giải quyết việc làm cho 5 lao động. Anh Thảo cho rằng, trồng nấm bào ngư tuy vất vả hơn nấm mèo vì phải thu

hoạch, tưới nước hàng ngày, nhưng ngược lại gia đình anh lúc nào cũng có “tiền tươi” trang trải cuộc sống.

Đến nay, gia đình anh Thảo đã sắm được chảo hấp bịch phôi với kinh phí trên 100 triệu đồng, vì thế ngoài trồng nấm, mỗi ngày gia đình anh còn sản xuất từ 2 ngàn đến 3 ngàn bịch phôi nấm mèo và bào ngư đã cấy meo cung ứng cho bà con với giá 2.400 đồng/bịch. Ngoài gia đình anh Thảo, thì ở ấp 7, xã Tân Thành còn nhiều hộ trồng nấm với quy mô từ 50 ngàn đến 100 ngàn bịch. Đầu ra đối với 2 loại nấm này hiện

không khó, tuy nhiên mùn cưa ngày càng khan hiếm và tăng giá lên 500 ngàn đồng/m3.

Theo các hộ dân nơi đây, nấm được trồng không sử dụng bất kỳ một loại thuốc phòng, trị bệnh, kích thích tăng trưởng hay một loại phân hóa học nào, nên nấm là loại thực phẩm siêu sạch. Nấm có thể ăn thay rau, chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, giàu khoáng chất và các vitamin; chế biến được nhiều món và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Vũ ThuyênBáo Bình Phước

CÂY GẤC TRÊN VÙNG ĐẤT ĐẮK NÔNG

Trước đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây gấc được trông nhỏ lẻ, chủ yếu tự cung, tự cấp cho hộ gia đinh. Trong thời gian gân gây, mô hinh trông gấc dược liệu đã được nhiều hộ nông dân trông thử nghiệm, cho năng suất và thu nhập cao. Chỉ trong một thời gian ngắn, cây gấc được đánh giá là giống cây trông mới có nhiều tiềm năng phát triển ở vung đất Đắk Nông. Nhờ vào trông gấc, nhiều hộ nông dân ở huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông có thu nhập ôn định, phát triển kinh tế bền vững.

THU NHẬP ỔN ĐỊNH NHỜ TRỒNG GẤC

Trước đây, ông Đinh Văn Dũng ở thôn 3, xã Nam Dong, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông trồng chanh dây, nhưng đến khi thu hoạch, giá cả rất bấp bênh, vì chưa có đại lý bao tiêu sản phẩm đầu ra. Sau nhiều năm

trồng chanh dây không mang lại hiệu quả kinh tế, ông Dũng quyết định chuyển sang trồng cây gấc. Đây là giống cây trồng mới được phát triển ở vùng đất Đắk Nông trong khoảng 2 năm trở lại đây. Cây gấc là loại cây có khả năng thích nghi rộng, dễ trồng, ít sâu bệnh. Vì vậy, cây gấc

được trồng trên nhiều loại đất, đặc biệt là vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Ông Dũng chia se kinh nghiệm, để trồng gấc đạt hiệu quả, cần chú ý đến khâu chọn giống, đào hố bón phân trước khi trồng từ 7 đến 10 ngày. Cây gấc thường được trồng vào đầu mùa mưa. Sau 2 tháng cây

Page 14: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

14 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

KINH NGHIỆM GẦN XA

bắt đầu leo giàn. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch khoảng 8 tháng. Mỗi sào có thể trồng từ 40 đến 50 cây gấc. Ngoài ra, một kỹ thuật quan trọng mà ông Dũng đầu tư nhiều công sức đó là khâu làm giàn. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà có thể làm giàn bằng cột gỗ hoặc bê tông. Vốn đầu tư làm giàn từ 5 đến 6 triệu/sào. Mặc dù số vốn đầu tư làm giàn khá lớn nhưng bù lại thời gian sử dụng có thể từ 20 - 30 năm. Vì cây gấc là loại cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch hàng năm. Hiện ông Dũng đã trồng được 3 sào gấc, với năng suất 4 tấn/sào, cho thu nhập 72 triệu đồng/năm, cao hơn hăn so với trồng cây chanh dây. Ông Dũng còn tận dụng diện tích đất để trồng cây nghệ vàng dưới tán gấc. Biện pháp trồng xen canh này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập mà còn hạn chế được sâu bệnh hại gấc. Sau mỗi vụ thu hoạch gấc, ông Dũng cắt cành, tỉa lá, tận dụng giàn để trồng thêm bầu, bí tạo sự che phủ xanh mát cho giàn.

Tương tự ông Dũng, khi giống gấc mới được phát triển trên vùng đất Đắk Nông, chị Trần Thị Hà ở khu phố 5, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông đã quyết định đầu tư trồng 2 sào gấc. Sau 2 năm trồng thử nghiệm, vườn gấc của gia đình chị Hà cho năng suất 5 tấn/sào, với giá 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí làm giàn, phân bón, chị Hà vẫn còn lãi hơn 40 triệu đồng. Theo chị Hà, trồng gấc ít vốn, dễ chăm sóc nhưng cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng bầu, bí, đầu ra ổn định. Nếu trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây gấc có thể cho thu nhập trên 20 năm. Ngoài ra, chị Hà còn tận dụng diện tích đất để trồng cây hòe lùn và cây đinh lăng dưới tán gấc. Đây là những loại cây thảo dược được

thị trường thu mua với giá cao. Từ khi trồng gấc, gia đình chị Hà đã có thu nhập ổn định nên chị Hà dự tính sang năm sẽ mở rộng thêm diện tích gấc.

Trên địa bàn huyện Cư Jut có hơn 100 ha gấc, trong đó rất nhiều hộ nông dân làm ăn khấm khá nhờ trồng gấc và một số cây dược liệu, vì giá cả đầu ra ổn định. Theo ông Hồ Sơn - Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Cư Jut: “Cây gấc được xem là loại cây trồng có tiềm năng phát triển mạnh trên đia bàn huyện. Tuy nhiên, để trở thành cây trồng chủ lực giúp bà con nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cần có nơi cam kết thu mua sản phẩm lâu dài, hoặc đầu tư nhà máy sơ chế nguyên liệu gấc tại chỗ”.

ĐẦU RA CỦA GẤCTrái gấc chín có ruột màu đỏ,

giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, D, E, K và các khoáng chất khác. Nhân gấc và hạt gấc còn dùng để chế biến tinh dầu gấc, thực phẩm chức năng có tác dụng chữa bệnh, chống lão hóa. Các bộ phận dùng làm thuốc gồm vỏ hạt, hạt và rễ. Nguyên liệu gấc được xuất khẩu qua các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… và các nước khác.

Người đưa cây gấc từ miền Bắc vào trồng thử nghiệm ở tỉnh Đắk Nông là ông Trần Văn Định - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Sản xuất Thương mại & Dịch vụ Gấc Tây Nguyên (Công ty TNHH SXTM & DV Gấc Tây Nguyên), trụ sở tại thôn 11, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông. Năm 2013, công ty trồng thử nghiệm 2 ha, cho năng suất từ 15 - 20 tấn/ ha, năm thứ hai thu được từ 40 - 55 tấn/ha. Ông Định cho biết, trong năm thứ 3 cách một cây cắt bỏ bớt một cây vẫn che phủ

kín giàn. Những quả gấc chín to có trọng lượng trung bình từ 4 - 5 kg. Thấy cây gấc có khả năng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Đắk Nông, ông Định quyết định mở rộng diện tích trồng gấc. Cuối năm 2014, Công ty TNHH SXTM & DV Gấc Tây Nguyên đã trồng được 400 ha gấc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Công ty TNHH SXTM & DV Gấc Tây Nguyên đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ quả gấc và một số cây dược liệu với các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Thời hạn hợp đồng là 10 năm. Theo đó, công ty có nghĩa vụ cung cấp cây giống, phân bón, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ nông dân. Mức giá bao tiêu sản phẩm thấp nhất là 4.500 đồng/kg gấc chín. Giá thu mua năm 2014 là 6.000 đồng/kg, với mức giá này, bình quân thu hoạch 50 tấn/ha sẽ thu về 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, người nông dân vẫn còn lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu gấc còn khá rộng mở, giá bán ổn định. Công ty TNHH SXTM & DV Gấc Tây Nguyên dự định mở rộng hơn nữa diện tích trồng gấc và giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cùng phát triển mô hình trồng gấc xuất khẩu. Ông Định cho biết, công ty sẽ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ quả gấc nếu bà con nông dân ở tỉnh Bình Phước trồng với diện tích từ 30 ha trở lên. Thông qua mô hình trồng gấc ở tỉnh Đắk Nông, bà con nông dân có thể tham khảo, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Thuy Linh Đài Phát thanh - Truyền hình

Bình Phước

Page 15: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

15Số 01/2015

TIN THỊ TRƯỜNG

Trong tháng đầu năm 2015, hạt điều của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường

trên thế giới đã đạt được mức tăng trưởng mạnh 43,68% so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch 161,05 triệu USD.

Ba thị trường lớn tiêu thụ hạt điều của Việt Nam với kim ngạch trên 10 triệu USD trong tháng 1 đó là: Hoa Kỳ 44,77 triệu USD, chiếm 27,8% trong tổng kim ngạch, tăng 52,64% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất sang Trung Quốc đạt 39,04 triệu USD, chiếm 24,24%, tăng 72,46%; Hà Lan 14,43 triệu USD, chiếm 8,96%, tăng 30,81%.

Trong tháng đầu năm nay, hạt điều xuất khẩu sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó một số thị trường tăng trưởng mạnh như: Đức (tăng 256,09%, đạt triệu USD), Nhật Bản (tăng 124,57%, đạt triệu USD), Pakistan (tăng 759,39%, đạt 813.120 USD), Ấn Độ (tăng 541,28%, đạt 1,2 triệu USD).

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, tại nhiều nhà máy chế biến hạt điều, công nhân chưa tập trung đầy đủ nên dự kiến phải từ tuần đầu tháng 3 - 2015 mọi giao dịch mới bắt đầu bình thường trở lại, về phía người mua cũng trong tâm lý quan sát và chờ đợi.

Theo Vinacas, trong và sau Tết, thị trường Trung Quốc ít giao dịch. Hiện có một số lô hàng giao cho khách giai đoạn cận Tết đang bị

XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU THÁNG ĐẦU NĂM TĂNG TRƯỞNG MẠNH

ách tắc tại một số cửa khẩu chính ở biên giới Trung Quốc do đây là cao điểm bán hàng nông sản tươi (dưa hấu, trái cây…) lên phía Bắc.

Đối với thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Úc… sau Tết giao dịch đã được khởi động trở lại một cách chậm rãi, nhóm các nhà máy lớn tại Việt Nam chưa có đơn chào hàng hoặc chào “mở hàng” giá thấp, số lượng nhỏ cho công việc làm ăn suôn se với những khách quen cũng như thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho những hợp đồng đã ký trước Tết.

Thông tin Vinacas thu thập từ Ấn Độ cho thấy năm 2015 sẽ là năm khó khăn với ngành điều Ấn Độ do chi phí điều thô trong nước lẫn nhập khẩu đều tăng, chi phí chế biến tăng cao kỷ lục, đồng nội tệ tiếp tục mất giá và chính sách

kiểm soát nhập khẩu điều nhân từ Việt Nam vẫn tiếp diễn.

Dự báo thị trường hạt điều nhân năm nay, Vinacas dẫn ý kiến của một chuyên gia điều của châu Âu tại diễn đàn điều thế giới 2015 tổ chức tại Dubai cũng như một số doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị tổng kết 2014 đã nhận định là mặc dù có những khó khăn ngắn hạn của yếu tố vĩ mô, bao gồm sự mất giá của EURO so với USD, khủng hoảng dầu mỏ thế giới hay những yếu tố bất ổn về chính trị nhưng nhu cầu thị trường tiếp tục ổn định.

Trong ngắn hạn có thể nói thị trường là “khá tiêu cực” nếu không có sự điều chỉnh cần thiết do giá điều nhân luôn ở phía đối nghịch với giá điều thô quốc tế trong hơn 1 năm qua.

Nguôn: vinanet.com.vn

Page 16: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

16 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

TIN THỊ TRƯỜNG

Niên vụ cà phê 2014/15 đã thu hoạch xong, sản lượng giảm trên 20% so với niên

vụ trước.Các tỉnh Tây Nguyên phải đối

mặt với nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 – 30%.

Người trồng cà phê tỉnh  Đắk Lắk đã phải tưới từ 6 đến 7 lần, Lâm Đồng đã phải tưới từ 3 đến 4 lần. Nông dân đang phải tiêu tốn thêm 300.000đ/giờ để bơm nước tưới cho cây cà phê khi chưa có mưa.

Đầu niên vụ 2015/16 thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối.

Chỉ trong vòng 3 ngày toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 700 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của hai vụ tiếp theo. Đến nay cây cà phê lại phải đối mặt với khô hạn.

Giá cà phê trên thị trường bán khống (paper market) đang ở mức thấp, nhưng giá trên thị trường hàng thực (physical market) lại cao hơn. Hiện nay Brazil bán với mức giá +300 USD, Indonesia +150 USD, ở Việt Nam +60 USD, trước đây ở mức giá trừ lùi -150 USD.

Hiện giá quá thấp (38.600đ/kg) khiến nông dân và nhà  xuất khẩu đều bị thua lỗ, nhất là các  doanh nghiệp tham gia thị trường bán hàng trừ lùi.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ CÒN NHIỀU BẤT ỔN

cục Hải quan, dự kiến lượng xuất khẩu cà phê tháng 4 chỉ đạt 110.000 tấn với kim ngạch 225 triệu USD. Ước tính 4 tháng đầu năm 2015 lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt khoảng 465.000 tấn với 968 triệu USD kim ngạch, giảm 41,8% về lượng và giảm 39,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông tin khảo sát trên thị trường châu Âu, thì tại các kho hàng ở châu Âu rất khan hàng cà phê Robusta từ Việt Nam. Hàng chủ yếu là cà phê Robusta của Brazil. Tuy nhiên người dân châu Âu không chuộng cà phê Robusta từ Brazil. Giá loại này lại rất cao với mức + 300 CNF, cao hơn rất nhiều so với cà phê  xuất khẩu từ Việt Nam.

Các nhà đầu cơ đang thao túng thị trường cà phê bán khống trong khi cà phê hàng thực thiếu và bán theo giá cộng cao. Các nhà xuất khẩu cần cân nhắc thực tế này và có cách bán hàng phù hợp.

Sản lượng cà phê giảm đã kéo theo lượng hàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng cà phê tồn kho trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa.

Với tình hình bất ổn của thời tiết, hạn hán nghiêm trọng, tỷ lệ diện tích cây cà phê già cỗi vẫn tiếp tục tăng trên 30%, khiến cho sản lượng xuất khẩu cà phê niên vụ tới 2015/16 tiếp tục giảm sâu.

Nguôn: xttm.mard.gov.vn

Page 17: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

17Số 01/2015

TIN THỊ TRƯỜNG

NHU CẦU MUA, BÁN CỦA CÁC HỘ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

TT Đơn vị,Người đại diện Địa chỉ Ngành nghề sản

xuất, kinh doanh Nhu cầu và khu vực mua bán

1Cơ sở thu mua nông sản Loan Chính

Xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình PhướcĐiện thoại: 0986552651

Chuyên thu mua các mặt hàng nông sản

Thu mua các mặt hàng nông sản như: Tiêu, điều, cao su, cà phê…

2 Công Ty Cổ Phần Bình Phương

Số 102/34 Vườn Chuối, P.4, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0917255259

Chuyên cung cấp nấm rơm

- Cung cấp: Nấm rơm, công nghệ sản xuất nấm rơm, giống nấm rơm, tư vấn kỹ thuật sản xuất và đóng gói nấm rơm. - Khu vực bán: Trên toàn quốc

3Công ty TNHH MTV Hạt giống Ánh Dương

9.07 Lô D, Tòa nhà Nhất Lan, Đường 54A, Khu phố 9, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 37547 642, Hoặc 0918 556 821

Chuyên cung cấp hạt giống rau; hạt giống lúa, ngô

Cung cấp: chuyên kinh doanh, sản xuất, giống cây trồng phục vụ cho nông nghiệp, nhập khẩu hạt giống, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khu vực mua bán: Trên toàn quốc

4Trang Trại Chăn Nuôi Minh Hương

Tổ 7B, Khu phố 8, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng NaiĐiện thoại: 0906999066

Chuyên cung cấp hươu giống, nai giống, nhung hươu, nhung nai, thịt hươu nai

Chuyên cung cấp hươu giống, nai giống, nhung hươu, nhung nai. Với quy mô chuồng trại rộng lớn và nhiều địa điểm, chúng tôi luôn đảm bảo rằng sẽ cung cấp với số lượng lớn. Có thể tham quan chuồng trại và được tư vấn miễn phí về cách nuôi cũng như cách thu hoạch các sản phẩm về hươu nai. Khu vực mua bán: Trên toàn quốc

Page 18: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

18 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

TIN THỊ TRƯỜNG

GIÁ CẢ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRONG TỈNH NGÀY 18/5ĐVT: đồng/kg

TÊN NÔNG SẢN GIÁ TÊN NÔNG SẢN GIÁ

I. Thị xã Bình Long III. Huyện Lộc Ninh

Cam Sành loại 1 55.000 SA Nhật 4.500

Quýt đường loại 1 55.000 Urê Phú Mỹ 8.000

Bưởi Năm Roi loại 1 35.000 Kali Phú Mỹ 8.000

Bưởi da xanh loại 1 50.000 Lân Lâm Thao 3.400

Táo quả nhỏ loại 1 22.000 Lân Văn Điển 3.700

Dưa hấu loại 1 10.000 NPK 15.15.15+TE Phú Mỹ 13.200

Nho Mỹ loại 1 16.0000 NPK 16-16-8 +TE Phú Mỹ 11.200

Nho thường tím loại 1 35.000 NPK 16-16-8 +TE Trâu vàng 11.000

Nho đen 19.0000 NPK 20.20.15+ TE ĐT 13.400

Măng cụt loại 1 60.000 DAP Bình Điền ( Đ.Trâu) 13.000

Thanh long loại 1 26.000 DAP Con Cò 14.600

Chôm chôm thường loại 1 25.000 DAP Korea 15.600

Chôm chôm nhãn loại 1 38.000 Chuyên lúa 998 V.Mỹ 10.400

Chôm chôm Thái 40.000 Chuyên lúa 999 V.Mỹ 11.000

Mãng cầu Xiêm loại 1 40.000 Calcium Boron (Vĩnh Thạnh ) 12.000

Mãng cầu ta loại 1 60.000 Super Cal (Ngân Anh ) 12.000

Sầu riêng cơm vàng hạt lép loại 1 60.000 Vedagro 6.400

Ổi loại 1 15.000 HC lót Việt Mỹ 3.600

Bòn bon 80.000 Komix lót 3.400

Xoài cát Hòa Lộc loại 1 50.000 Komix thúc tiêu 6.400

Xoài Thái loại 1 30.000 HC Lio Thái 11.200

Táo Mỹ loại 1 75.000 Phân bột cá lạt Việt Mỹ 3.400

Táo xanh loại 1 75.000 HC vi sinh Hải Dương 3.400

Chanh 20.000 HC Trâu vàng số 1 (Cao su ) 4.400

Quýt 25.000 Lúa XN (xác nhận) OM 4900 14.000

Cam 20.000 Lúa XN OM 5451 14.000

Gà giống Minh Dư (con) 23.000 Lúa XN OM 7347 14.000

Gà giống Cao Khanh (con) 22.000 Lúa XN VD 20 16.500

Gà giống Bình Minh (con) 18.000 Bắp MX 10 180.000

Gà giống phùng dầu sơn (con) 22.000 Hạt điều tươi 20.000

Gà thịt – gà trống 76.000 Mủ cao su (230đ/độ) 6.900

Gà thịt – gà mái 81.000 IV. Huyện Chơn Thành

Heo thịt 46.000 - 47.000 Thức ăn chăn nuôi - Cám HV 10.000

Heo giống (8-10kg/con) 1.100.000 - 1.200.000 Thức ăn chăn nuôi - Cám Việt Hương 12.500

II. Huyện Bù Gia Mập Heo thịt 45.000

Điều khô 38.000 Gà 85.000

Điều tươi 24.000 Hạt tiêu đen 180000

Tiêu đen 195.000 Mủ cao su (260đ/độ) 7.200

Cà phê nhân 40.000 Điều tươi 21.000

Page 19: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

19Số 01/2015

Thư ngỏGửi bạn đoc Bản tin Khuyến nông & Thị trường

Nhằm hỗ trợ cho người nông dân, cán bộ quản lý các cấp, các cơ sở, tổ chức kinh doanh nông nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản trong tỉnh.

Ban biên tập Bản tin “Khuyến nông và Thị trường” trân trọng kính mời bạn đọc gửi bài viết về tình hình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh; Các vấn đề về sâu bệnh, dịch hại; Các bài viết khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… ; Giới thiệu các mô hình sản xuất tiên tiến cần được nhân rộng; Thông tin về giá cả thị trường; Các sáng kiến cải tiến trong sản xuất nông nghiệp; Đăng ký nhu cầu cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân.

Các tin, bài gửi về sẽ được Ban biên tập lựa chọn để đăng trên Bản tin và được hưởng nhuận bút theo quy định.

Bài viết gửi về: Phòng thông tin & CGTBKHKT - Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, phường Tân Bình, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 0651. 3865 522 hoặc 0987. 619 945 (C. Huyền)Email: [email protected]ưu ý: Bài viết rõ ràng, dài không quá 1,5 trang A4 và gửi qua đường bưu điện, hoặc thư

điện tử (có ghi rõ họ tên (ngoài bút danh), đơn vị công tác, địa chỉ, điện thoại của người viết).

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPGĐ. TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ

BÌNH PHƯỚC

(Đã ký)

Lê Thị Ánh Tuyết

THIẾT KẾ IN: CÔNG TY TNHH CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIÊN KINH TẾ TOÀN DIỆN KIM ĐÔNG DƯƠNG Địa chỉ: 549/57/8 Lê Văn Thọ, P. 14, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3 9168 453Fax: 08. 3 9165 008

Giấy phép số: 03/GP - XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông Bình Phước cấp ngày 04/05/2015In 600 cuốn khổ 18,5x26 cm, tại Công ty TNHH In ấn Bao bì Thế Bảo, TP. Hồ Chí Minh. Phát hành 01 tháng 1 số.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Thị Ánh TuyếtIn xong và nộp lưu chiểu tháng 05/2015

Page 20: KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung tâm Khuyến …sonongnghiepbp.gov.vn/uploads/knkn/2015_07/ban-tin-khuyen-nong... · KHUYẾN NÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỐ 01 Trung

20 BẢN TIN KHUYẾN NÔNG & THỊ TRƯỜNG

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ BÌNH PHƯỚCĐịa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng - P. Tân Bình - TX. Đồng Xoài - Bình Phước

Điện thoại: (0651) 3 865 799 - Fax: (0651) 3 865 799