KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN -...

8
KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN #NGÀNH THÔNG TIN HỌC #NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN

Transcript of KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN -...

KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN#NGÀNH THÔNG TIN HỌC#NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN

02

Chào mừng bạn đến vớiKhoa Thông tin - Thư việnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN!

* Sứ mệnh: Đi đầu trong nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành khoa học Thông tin và Thư viện phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.* Mục tiêu: - Trở thành một Khoa đào tạo ngành Khoa học thông tin – thư viện hàng đầu trong cả nước và ngang tầm các cơ sở đào tạo tiên tiến trong khu vực và thế giới ở các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khoa học thông tin – thư viện. - Đi đầu trong nghiên cứu khoa học ngành quản trị thông tin, quản trị thức và khoa học thư viện. Đưa ngành thông tin –

thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển hướng tới KỶ NGUYÊN THÔNG TIN. - Trở thành địa chỉ uy tín trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và quốc tế về lĩnh vực quản trị thông tin và khoa học thư viện.

* Định hướng phát triển: - Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước, đồng thời tìm kiếm cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế để phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Với mục tiêu phát triển lấy con người làm trung tâm, Khoa đẩy mạnh phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực thông tin – thư viện, thành thạo ngoại ngữ, tin học và có khả năng xuất bản quốc tế.

03

Ngành đào tạo

-Cử nhân ngành Thông tin học với hai chuyên ngành: Thông tin học ứng dụng và Quản trị thông tin.

-Cử nhân ngành Khoa học thư viện với hai chuyên ngành: Thư viện - Thông tin và Thư viện - thiết bị trường học.

-Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện với hai chương trình Thạc sĩ nghiên cứu và Thạc sĩ ứng dụng.

-Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện.

04

Bạn sẽ học những gì tại Khoa Thông tin - Thư viện?

-Ngành thông tin học đào tạo các chuyên gia thông tin có kiến thức, kỹ năng và thái độ về lĩnh vực quản trị thông tin và quản trị tri thức. Cụ thể, theo học ngành này, người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau: lựa chọn, phát triển nguồn lực thông tin, xây dựng các bộ sưu tập thông tin số và các cơ sở dữ liệu chuyên biệt; xử lý thông tin, tổ chức, tìm kiếm thông tin; lưu giữ, bảo quản thông tin; phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin; cung cấp các dịch vụ thông tin theo các nhu cầu đặc thù; tư vấn xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin cho các cơ quan thông tin và thư viện, các tổ chức và doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn trang bị cho người học khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị thông tin.

-Ngành khoa học thư viện đào tạo các chuyên gia thư viện có kiến thức, kỹ năng và thái độ về lĩnh vực khoa học thư viện, cụ thể như: lựa chọn, phát triển vốn tư liệu; Xử lý thông tin tư liệu; Tổ chức hệ thống tra cứu, lưu giữ, bảo quản tư liệu; Phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn – các bộ

sưu tập thông tin số, các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện; Tổ chức các dịch vụ thông tin và truyền thông đến các đối tượng người dùng tin khác nhau; Hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu. Tư vấn xây dựng và quản trị thệ thống thư viện hiện đại.

05

Vì sao bạn nên chọn các ngành học tạiKhoa Thông tin - Thư viện?

-Triết lý đào tạo: lấy người học làm trung tâm trong quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các chương trình đào tạo luôn cập nhật và không ngừng hoàn thiện qua kinh nghiệm triển khai thực tiễn và tham khảo các chương trình đào tạo có uy tín quốc tế.

-Đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành hướng tới trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc và nghiên cứu chuyên nghiệp. -Đội ngũ giảng viên nhiệt huyết bao gồm: những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học

thông tin – thư viện; những cán bộ được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài (New Zealand, Úc, Mỹ, Canada, NaUy, Nga). -Người học có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với các cơ sở tuyển dụng, các doanh nghiệp, và các đối tác khác của khoa, từ đó

tiếp nhận và nắm bắt cơ hội việc làm. -Khoa luôn có chính sách khuyến học như: xây dựng quỹ khuyến học; phối hợp với Trường cùng các tổ chức bên ngoài trao nhiều học bổng khác nhau cho sinh viên năng động, có kết quả học tập, nghiên cứu tốt. -Hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt nhất cho người học phát triển về thể chất và tinh thần cũng như các kỹ năng bổ trợ cần thiết.

06

Những công việc sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra trường:

Cơ hội nghề nghiệp, phát triển chuyên môn của bạn

- Ngành thông tin học: + Chuyên gia thông tin của các trung tâm thông tin, phòng thông tin, các thư viện… của các cơ quan chính phủ, các công ty, doanh nghiệp, và các tổ chức phi chính phủ; + Chuyên gia tổ chức thông tin của các báo truyền thống và điện tử, các tạp chí trực tuyến, các đài phát thanh và truyền hình trong cả nước; + Chuyên gia quản trị website và quản trị thông tin của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức. + Cán bộ thông tin văn hóa của các trung tâm, nhà văn hóa của các cơ quan của Trung ương và địa phương; + Chuyên gia phân tích và tổng hợp thông tin theo chuyên đề phục vụ cá nhân và tập thể, cung cấp thông phục vụ cho lãnh đạo và quản lí của các cơ quan các bộ, ban, ngành; + Giảng viên của các cơ sở đào tạo ngành Thông tin học, Quản trị thông tin và các chuyên ngành gần.

- Ngành Khoa học thư viện: + Cán bộ thông tin, cán bộ thư viện tại các bộ, ban, ngành, cục, vụ, viện từ Trung ương đến địa phương; + Cán bộ thư viện tại các trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông, thư viện công cộng, các thư viện chuyên ngành, thư viện thuộc lực lượng vũ trang...; + Đảm nhiệm được các công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa từ Trung ương và địa phương; + Cán bộ của các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử của các cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, chuyên viên văn phòng cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước; + Giảng viên của các cơ sở đào tạo ngành Khoa học Thư viện và các chuyên ngành gần.

* Cơ hội học tiếp ở các bậc cao hơn trong và ngoài nước: + Khoa có các hệ đào tạo liên thông từ bậc cử nhân đến bậc tiến sĩ, người học sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện tối đa nếu có nhu cầu học tập liên thông giữa các hệ đào tạo này. + Nếu có nhu cầu học tập đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc cao hơn tại các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước, người sở hữu tấm bằng tốt nghiệp được cấp bởi Khoa thông tin – thư viện, Trường ĐHKXHXH&NV, ĐHQGHN hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như uy tín tấm bằng của mình.

07

Giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên của

Khoa Thông tin - Thư viện

TS. Đỗ Văn Hùng ( Trưởng khoa Thông tin - Thư viện): “Thông tin là tri thức, ai nắm giữ thông tin người đó có sức mạnh và quyền lực. Quản trị thông tin là một yêu cầu tất yếu trong xã hội đang bùng nổ thông tin và chuyên gia thông tin là người nắm vai trò trọng yếu trong xã hội thông tin. Với đội ngũ giảng viên được đào tạo từ các nước tiên tiến như Úc, New Zealand, Na uy, Nga cùng với trang thiết bị hiện đại và môi trường đào tạo tiên tiến Khoa Thông tin - Thư viện sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức, kỹ năng và năng lực để làm chủ thông tin sáng tạo tri thức”.

08

Nguyễn Nhị Ngân Giang (sinh viên QH–2012-X): “Mình lĩnh hội được rất nhiều các kỹ năng và thái độ để tương tác, làm việc với thông tin hiệu quả. Điều này thực sự cần thiết đối với mình, không chỉ trong cuộc sống mà còn cho công việc của mình bây giờ và sau này nữa.”

Nguyễn Anh Tuấn (CEO của Công ty truyền thông GTO): “Quá trình học ở Khoa đã cho mình nhiều kiến thức áp dụng trong cuộc sống & cả công việc kinh doanh. Việc thu thập xử lý thông tin để đưa được ra các quyết định đúng, kịp thời. Từ người ít thích đọc sách đã có tình yêu với những tinh hoa của nhân loại được đúc kết, chia sẻ trong từng trang sách. Sách đúng như vừa là Thầy, vừa là bạn để mình sống có ích, có giá trị hơn mỗi ngày. Được học ở Khoa Thông tin thư viện là duyên may với mình để biết trân quý những gì đang có.”