KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

147
Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN Thông tin KHOA HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT Số 3 – tháng 05/2012

Transcript of KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Page 1: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN

Thông tin

KHOA HỌC

KINH TẾ - KỸ THUẬT

Số 3 – tháng 05/2012

Page 2: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

2

THÔNG TIN KHOA HỌC

TẬP SAN RA 4 KỲ/NĂM

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Dƣơng Xuân Thao

Ban biên tập:

TS. Dƣơng Xuân Thao Trƣởng Ban biên tập

Ths. Nguyễn Xuân Tạo Phó Ban biên tập

TS. Nguyễn Thị Lan Phó Ban biên tập

Ths. Võ Thị Hải Lê Ban viên

Ths. Nguyễn T. Ngọc Dung

Ths. Chu Thị Hải

Ths. Ngô Thị Thanh Hoàn

Ths. Bùi Đình Thắng

Ths. Tăng Văn Tân

Thư ký ban biên tập: Th.s. Võ Thị Hải Lê

Trình bày và sửa bản in: TS. Dƣơng Xuân Thao

Lê Thanh Huyền

Page 3: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

3

MỤC LỤC

TT TÊN BÀI TRANG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1 Dƣơng Xuân Thao

Cứu doanh nghiệp nhìn từ chính sách kinh tế vĩ mô

5

2 Nguyễn Thị Hiền

Các biện pháp huy động nguồn lực tài chính cho trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Nghệ An

8

3 Ngô Xuân Thành

Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

14

4 Võ Thị Hải Lê

Ứng dụng công cụ hỗ trợ GIS trong điều tra ổ dịch cúm gia cầm từ năm

2004 - 2012 tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

19

5 Ngô Thị Thanh Hoàn

Kế toán quản trị chi phí, doanh thu ở các doanh nghiệp xây lắp trên địa

bàn tỉnh Nghệ An

29

6 Võ Thị Dung

Thời điểm gieo trồng thích hợp đối với giống bí ngồi Hàn Quốc ở vụ

Xuân.

35

7 Nguyễn Thị Lan

Giá trị học thuyết đức trị của Khổng tử đối với thời hiên đại

39

8 Nguyễn Thị Mai Anh

Lịch sử hình thành tư tưởng Nhà nước pháp quyền

45

9 Lê Văn Sỹ

Bàn về chế độ sở hữu

52

10 Trần Thị Bình

Vấn đề giáo dục thế hệ trẻ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

57

11 Nguyễn Quốc Sơn

Chăm lo những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân - một nội dung cơ bản

trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

63

12 Nguyễn Khánh Ly

Một chặng trong hành trình cứu nước của lãnh tu Nguyễn Ái Quốc

(1934 – 1938)

67

13 Nguyễn Thị Minh

Sử dụng Excel để lên kế hoạch coi thi và thanh toán tiền coi thi tại

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.

74

14 Hoàng Hữu Chất

Tình hình nhiễm Leptospira trên đàn lợn thuộc tỉnh Nghệ An và biện

pháp điều trị

83

15 Nguyễn Thị Hoa

Hiệu quả sử dụng rơm tươi sau khi xử lý trong chăn nuôi trâu, bò

89

16 Chu Thị Hải

Kết quả nghiên cứu chế phẩm Actiso bổ sung thức ăn nhằm hạn chế tác

hại của Aflatoxin B1 trên gà.

95

17 Trần Thị Thúy Nga

Nghiên cứu cấu trúc trạng thái và tổ thành rừng thuộc khu bảo tồn thiên

101

Page 4: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

4

nhiên Pù Huống, Nghệ An.

18 Nguyễn Thị Hoài Ly

Phát huy tính chủ động của sinh viên trong giờ học tiếng Anh chuyên

ngành.

106

19 Ngụy Vân Thùy

Thủ thuật thiết kế một số trò chơi tiếng Anh trên phầm mềm

PowerPoint

111

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM, THÔNG TIN KHOA HỌC 117

20 Nguyễn Xuân Tạo

Tìm hiểu về chủ nghĩa dân chủ của Xingapo

123

21 Lê Thanh Huyền

Một số giải pháp thực hiện quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nông nghiệp nông thôn

22 Đinh Chung Thành

Quản lý chất lượng theo ISO 9000 với vấn đề đổi mới quản lý giáo dục

đào tạo

130

23 Trịnh Sơn Hải

Sử dụng Excel để quản lý vật tư

135

24 Nguyễn Đình Thắng

Thực trạng coi thi và chấm thi ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An trong thời gian qua.

140

25 Bùi Minh Đức

Trao đổi đôi điều kinh nghiệm qua hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp

trường”

143

Page 5: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

5

CỨU DOANH NGHIỆP NHÌN TỪ

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

TS. Dương Xuân Thao*

Báo Nghệ An số 9015, 9016, ngày

23, 24 tháng 4 năm 2012 có đăng mục

“Hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt

động”, gồm 02 bài, bài một “Khó khăn

chồng chất”, bài hai “Sớm có giải pháp cứu

doanh nghiệp”. Bài báo đã đưa ra con số

đáng lo ngại ở Nghệ An về số doanh nghiệp

ngừng hoạt động, đóng mã số thuế hoặc có

kê khai thuế, nhưng số phát sinh nhỏ hoặc

bằng không. Thu ngân sách quý I chỉ đạt

20,9% dự toán, chưa bằng một nửa so với

cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng doanh nghiệp

phá sản, ngừng hoạt động đã làm cho một

lượng lớn lao động rơi vào thất nghiệp,

không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng

thu nhập quá thấp, không đủ duy trì đời sống

của bản thân họ, nó là nguyên nhân chủ yếu

gây nên sự hỗn loạn của xã hội.

Theo số liệu của VCCI, năm 2011 cả

nước có 79.000 doanh nghiệp giải thể, tính

đến quý II năm 2012 cả nước có khoảng

200.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, có

nhiều doanh nghiệp chấp nhận phá sản theo

luật phá sản, nhiều doanh nghiệp vỡ nợ,

giám đốc bỏ trốn gây hệ lụy hàng triệu

người, nhiều doanh nghiệp, cơ quan và ngân

hàng.

* Hiệu trưởng

Quy luật khủng hoảng của một nền

kinh tế bao gồm ba giai đoạn, giai đoạn 1

khủng hoảng, giai đoạn 2 tiêu điều, giai đoạn

3 hưng thịnh, thì giai đoạn hiện tại của Việt

Nam có thể được xem là giai đoạn chuẩn bị

khủng hoảng, các dấu hiệu về khủng hoảng

xuất hiện ngày càng rõ.

Trong nền kinh tế thị trường với sự

điều tiết của cơ chế thị trường bằng các quy

luật vốn có của nó, đó là sự điều tiết tự

nhiên, khách quan, vô hình, sự điều tiết vô

hình này cơ bản tạo động lực cho suất kinh

doanh phát triển, nhưng cũng xuất hiện

nhiều khuyết tật cho nền kinh tế và phát triển

xã hội do nó mang lại, vì vậy phải có bàn tay

hữu hình, sự điều chỉnh của Nhà nước thông

qua các chính sách, pháp luật, bộ máy Nhà

nước để hướng nền kinh tế theo đúng mục

tiêu đã định. Tuy nhiên, vì sự điều chỉnh và

ý muốn của Nhà nước lại mang tính chủ

quan nên có thể xảy ra trường hợp, một là ý

chí mục tiêu của Nhà nước không phù hợp

với yêu cầu của hiện thực khách quan, hai là

mục tiêu đã đúng, nhưng phương pháp, biện

pháp triển khai để thực hiện mục tiêu lại

không đúng với quy luật khách quan, và tất

nhiên sẽ bị quy luật khách quan phá vỡ.

Page 6: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

6

Trở lại vấn đề doanh nghiệp phá sản,

thất nghiệp tăng trong hai năm qua có nhiều

nguyên nhân, nhưng theo chúng tôi điều cốt

yếu nhất là do tác động của một số chính

sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là

chính sách tiền tệ, tài khóa, thuế, đầu tư

công... Từ năm 2007 đến 2011, có ba giai

đoạn thay đổi về chính sách tiền tệ. (1) giai

đoạn “thắt chặt” 2007 – 2008 nhằm mục tiêu

kiềm chế lạm phát ở giai đoạn này. (2) giai

đoạn “nới lỏng” từ cuối năm 2008 đến 2010,

giai đoạn này do việc thắt chặt tiền tệ mạnh

tay, làm cho tốc độ kinh tế phát triển chậm

lại, hiện tượng đình đốn sản xuất xuất hiện,

tuy chưa rõ rệt như hiện nay. Để đảm bảo

tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, giai đoạn

2008 đến 2010 Chính phủ đã nơi lỏng chính

sách tiền tệ, có nhiều giải pháp, nhưng giải

pháp bằng các gói kích cầu là trọng tâm.

Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích

cấu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng

gói kích cấu/ tỷ trọng GDP, chỉ sau Trung

Quốc và Malaixia) trong đó dành riêng 1 tỷ

đô la (tương đương hơn 20 ngàn tỷ đồng) từ

dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ, giảm 4%

lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho

doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản

xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng

hóa và tạo việc làm. Đây là cách làm khá

độc đáo và sáng tạo “rất Việt Nam” nhưng

mang lại hiệu quả khá cao. Sau đó vào ngày

04/4/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi

suất. Bằng việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã

khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu

tư của các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn

sản xuất đồng thời mở đầu ra cho các

NHTM đang trong tình trạng dư thừa vốn.

Đến đầu năm 2011 tốc độ lạm phát

lại tăng cao, để kiểm soát lạm phát, Chính

phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP

ngày 24/2/2011, trong đó có các nội dung,

(1) “thắt chặt chính sách tiền tệ”, (2) “cắt

giảm đầu tư công”, (3) “thắt chặt chính sách

tài khóa”. Nghị quyết 11/NQ-CP đã có

những tác động tích cực, kiềm chế lạm phát,

ổn định kinh tế vĩ mô. Sau một năm thực

hiện, hiện tại tốc độ lạm phát đã được kiềm

chế, nhưng đã có nhiều hậu quả, dấu hiệu

giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng

nhỏ như đã nêu trên, để khả năng khủng

hoảng không xuất hiện, hoặc xuất hiện

thoáng qua, và cứu doanh nghiệp, theo

chúng tôi phải thực hiện điều chỉnh kịp thời

một số chính sách kinh tế vĩ mô.

Một là: Đến thời điểm này sau hơn

một năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP,

có thể nói rằng đã hoàn thành cơ bản được

mục tiêu chống lạm phát. Ở các nước đang

phát triển như ở Việt Nam, mức lạm phát

theo tính toán của một số tài liệu, nên cho

phép khoảng từ 6 – 7% năm, với mức lạm

phát này sẽ có tác dụng kích thích, bôi trơn

nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng GDP, do

vậy ở giai đoạn này chúng ta cần phải nới

Page 7: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

7

lỏng dần về chính sách tiền tệ, đầu tư công

và chính sách tài khóa.

Hai là: Chính phủ cần khắc phục việc

“thắt chặt” quá nhanh, cũng như “nới lỏng”

quá nhanh, sẽ tạo ra cú sốc cho nền kinh tế,

việc nới lỏng Nghị quyết 11/NQ-CP lần này

phải phù hợp và thận trọng, có bước đi hợp

lý.

Ba là: Đối với chính sách tiền tệ nới

lỏng nhưng phải quản lý chặt chẽ, chúng ta

không “thắt chặt” mà chỉ “quản lý chặt”, chỉ

có quản lý chặt mới giải quyết hài hòa giữa

“thắt chặt” và “nới lỏng”. Hiện nay lãi suất

huy động được giảm từ 18% xuống còn

12%, việc làm này nếu được thực hiện cách

đây vài năm, thì sẽ có hiệu quả cao, và

không gây rối loạn tín dụng như thời gian

vừa rồi, việc hạ suất lãi suất huy động ở 12%

hiện nay là hợp lý, cần phải duy trì một thời

gian dài, và không nên hạ dưới 10%, vì nếu

như vậy sẽ khó huy động được nguồn vốn

nhãn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên, hiện nay

thực tế các ngân hàng vẫn huy động trên

mức 14% năm, bằng các hình thức khuyến

mại, thưởng cho khách hàng, do đó mức cho

vay vẫn đang ở mức cao, đây là một hiện

tượng cạnh tranh không lành mạnh, nếu

ngân hàng nhà nước không có biện pháp

kiểm soát chặt chẽ thì việc hạ lãi suất sẽ

không có ý nghĩa trong thực tế. Mặt khác tuy

đã có nới lỏng tín dụng, nhưng các doanh

nghiệp vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn,

do chủ yếu các doanh nghiệp vay để trả nợ

cũ, do đó ngân hàng hạn chế cho vay, vì vậy

nên cho doanh nghiệp kéo dài thời gian nợ

cũ, vừa giúp cho ngân hàng và doanh nghiệp

cùng tháo gỡ khó khăn.

Bốn là: Đối với đầu tư công, nên tiếp

tục cho thực hiện đầu tư công ở các lĩnh vực

y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và một số hạng

mục khác nếu cần thiết, có thể xem đây

những một gói kích cầu mới, nhưng việc đầu

tư phải hiệu quả, không vì mục tiêu kích cầu,

giải ngân như gói thầu năm 2008 – 2010, đã

có những hạng mục đầu tư kém hiệu quả

gây lãng phí lớn và tăng nợ công.

Năm là: Tiếp tục giảm thuế, giản

thuế, các khoản tiền thuê đất... trong một

thời gian để tạo cho doanh nghiệp có thêm

nguồn lực tài chính để trở lại ổn định sản

xuất. Tuy nhiên, việc giảm thuế, giản thuế

phải kiểm tra chặt chẽ, tránh trường hợp

doanh nghiệp lợi dụng, chiếm dụng tiền thuế

để thu lãi, làm cho việc thực hiện các chính

sách tiền tệ, thuế bị bóp méo, sản xuất thêm

đình đốn. Thực tế có nhiều doanh nghiệp

không nộp thuế, không kinh doanh dùng tiền

thuế và vốn gửi ngân hàng lấy lãi, đây là một

nguyên nhân làm cho số tiền huy động của

ngân hàng thời gian qua tăng cao và nguy cơ

gây lạm phát mới.

Page 8: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

8

CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

CHO TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN

Th.S Nguyễn Thị Hiền*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực tế hoạt động của Trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

trong những năm qua là kết quả của sự

phối hợp đồng bộ giữa các nguồn: Nhân

lực, vật lực và tài lực, trong đó nguồn lực

tài chính có vai trò quan trọng. Để đáp

ứng yêu cầu nhân lực cho mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm

2020 của tỉnh Nghệ An, Trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An cần

được đầu tư và phát triển về cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học, các phòng thí

nghiệm, đồng thời nâng cao chất lượng

đội ngũ giảng viên, nhằm đa dạng hóa

ngành nghề đào tạo, đổi mới phương

pháp dạy học, là tiền đề nâng hạng

trường lên Đại học trong năm 2013. Điều

đó càng đòi hỏi có sự đầu tư thêm về

kinh phí từ ngân sách Nhà nước và sự

đóng góp của toàn xã hội, cũng như việc

sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn

kinh phí được đầu tư và đóng góp, nhằm

đáp ứng quy mô đào tạo của trường hiện

tại cũng như tương lai.

Do tính cấp thiết của vấn đề nguồn

lực tài chính đối với Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, chúng tôi

đặt vấn đề lựa chọn đề tài nghiên cứu:

"Một số biện pháp tăng cường nguồn lực

tài chính trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Nghệ An, giai đoạn 2012 – 2020"

nhằm đáp ứng quy mô đào tạo của nhà

trường trong giai đoạn 2012 – 2020.

II. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Nội dung nghiên cứu

+ Phân tích và đánh giá thực trạng

sử dụng nguồn lực tài chính của trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

trong những năm qua.

+ Nghiên cứu đề xuất một số biện

pháp tăng cường nguồn lực tài chính đáp

ứng quy mô đào tạo của trường, giai

đoạn 2012 – 2020.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

+ Vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật Mác Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và các quan điểm lý luận

của Đảng và Nhà Nước ta trong sự

nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo ở

Việt Nam.

+ Sử dụng phương pháp điều tra,

nghiên cứu thực tiễn.

Page 9: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

9

+ Phương pháp so sánh, thống kê

toán học, phân tích đánh giá và các

phương pháp nghiệp vụ khác.

Do khuôn khổ của tạp chí nên

trong bài báo này chúng tôi chỉ đề cập

đến một số biện pháp tăng cường nguồn

lực tài chính cho Trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Nghệ An.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở xây dựng các biện pháp tăng

cƣờng nguồn lực tài chính cho trƣờng

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

3.1.1 Biện pháp tăng cường nguồn

lực tài chính cho trường CĐ KT – KT

Nghệ An, phải xuất phát từ quan điểm

của Đảng: "Giáo dục là quốc sách hàng

đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát

triển".

Nghị quyết TW2 của Ban Chấp

hành TW khóa VIII đã khẳng định: "Giáo

dục là quốc sách hàng đầu" và điều này

cho đến tận bây giờ vẫn được sự quan

tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, các

Ban, ngành từ TW đến địa phương và

được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp

nhân dân trong việc dạy và học. Điều đó

càng thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của

Giáo dục - Đào tạo.

Theo tài liệu của nhiều nước trên

thế giới, chi phí cho giáo dục trong ngân

sách quốc gia phải đạt từ 15 – 20% tổng

chi ngân sách. Nếu ví ngành giáo dục

như một ngành công nghiệp thì đó là

"một ngành công nghiệp" lớn nhất trong

nên kinh tế, cả về mặt giá trị và khối

lượng công viêc vì nó thường xuyên có

liên quan đến 1/5 dân số cả nước.

Các nhà kinh tế tư bản chủ nghĩa

cho rằng: "Đầu tư cho Giáo dục – Đào

tạo được coi như một hoạt động của quá

trình tích lũy tư bản, nhằm mục đích tăng

năng suất lao động. Theo DohShehltz –

nhà kinh tế Mỹ "Gọi đầu tư cho Giáo dục

– Đào tạo là đầu tư vào tư bản con người

cũng có giá trị như đầu tư cho chăm sóc

sức khỏe con người".

Từ nhận thức sâu sắc vai trò to lớn

của Giáo dục – Đào tạo đối với sự tồn tại

và phát triển xã hội. Vì vậy nhu cầu phát

triển Giáo dục – Đào tạo là cần thiết và

việc đầu tư cho Giáo dục – Đào tạo là

một điều tất yếu.

3.1.2. Biện pháp tăng cường

nguồn lực tài chính cho cơ sở đào tạo

phải phù hợp với mối quan hệ giữa phát

triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã

hội.

Giáo dục là một hiện tượng xã hội

đặc biệt, nó vừa có tính độc lập tương

đối, vừa có mối quan hệ tác động qua lại

với các quá trình và hiện tượng xã hội

khác và nằm trong mối quan hệ tác động

chi phối lẫn nhau. Tính biện chứng của

nó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Page 10: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

10

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế - xã hội

Như vậy, để việc đầu tư cho giáo

dục được thực hiện thì phải tính đến các

yếu tố của nền kinh tế - xã hội. Điều đó

không có nghĩa là phải chờ khi kinh tế -

xã hội phát triển mới đầu tư cho phát

triển giáo dục, như vậy là thủ tiêu vai trò

động lực của giáo dục đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội. Vấn đề sẽ được giải

quyết khi có quan điểm ưu tiên cho sự

phát triển giáo dục.

Nói cụ thể hơn trong mối tương

quan chặt chẽ giữa sự phát triển giáo dục

và phát triển kinh tế - xã hội, xuất phát từ

tiềm lực kinh tế hiện có, mà có thể giúp

cho giáo dục phát triển "Đi trước một

bước". Sự đi trước về đầu tư sẽ tạo sức

mạnh để nhận thức được hiện thực hóa

trong hành động và giáo dục sẽ được phát

triển.

3.1.3. Biện pháp tăng cường

nguồn lực tài chính cho cơ sở giáo dục –

đào tạo phải xuất phát từ mối quan hệ

giữa quản lý với các nguồn lực trong nhà

trường.

Bất kỳ một tổ chức nào tồn tại và

phát triển cũng phải dựa vào các nguồn

lực. Đó là nguồn nhân lực, vật lực và tài

lực. Yếu tố tạo ra sức mạnh tổng hợp của

các nguồn lực trên chính là khâu quản lý.

Giá trị vật chất

và tinh thần

Giáo dục Các hoạt động

kinh tế xã hội

Con người được

giáo dục đào tạo

Nhân lực

Quản lý

Vật lực Tài lực

Page 11: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

11

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa quản lý và các nguồn lực

Sự phân tích trên cho thấy, để có

thể tăng cường nguồn lực tài chính cho

cơ sở Giáo dục – Đào tạo, cần phải tăng

cường hiệu quả quản lý. Quản lý sẽ tạo ra

sự phối hợp giữa các nhân tố trong quá

trình đào tạo, tạo ra sự đồng bộ trong vận

hành của bộ máy nhà trường. Nhờ đó đạt

được các mục tiêu đào tạo. Dưới góc độ

quản lý, cần thiết phải xác định rõ về mối

quan hệ giữa nhân tố tài chính với các

nhân tố khác trong Nhà trường.

Việc cải tiến phương pháp gắn

liền với sự thay đổi về phương tiện, trang

thiết bị kỹ thuật, nếu không có tài chính

sẽ khó có thể thực hiện được. Ngược lại,

các yếu tố trong nhà trường vận động và

phát triển tất yếu đặt ra nhu cầu tài chính

và đòi hỏi phải có biện pháp để đáp ứng.

3.1.4. Biện pháp tăng cường nguồn lực

tài chính cho cơ sở giáo dục đào tạo phải

phù hợp với các quy định của Nhà nước

về quản lý tài chính

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và

Nhà nước ta đã có những cải cách tài

chính cho Giáo dục – Đào tạo. Trước hết,

nguồn kinh phí cho Giáo dục – Đào tạo

được mở rộng, đã thực hiện thu học phí

nhằm hỗ trợ một phần kinh phí cho các

trường, có chính sách miễn giảm học phí

cho các đối tượng chính sách xã hội.

Về quản lý, phân bổ và sử dụng

kinh phí: Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý

ngân sách Nhà nước dành cho Giáo dục –

Đào tạo, các địa phương trực tiếp quản lý

ngân sách Giáo dục – Đào tạo địa

phương. Việc phân bổ chi phí thường

xuyên cho Giáo dục – Đào tạo được tính

theo định mức trên đầu học sinh và được

điều chỉnh hàng năm.

3.2. Biện pháp tăng cƣờng nguồn lực

tài chính cho trƣờng Cao đẳng Kinh tế

- Kỹ thuật Nghệ An

3.2.1. Các biện pháp huy động nguồn lực

tài chính cho trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Nghệ An

Huy động tổng lực sự hỗ trợ của

Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ

Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính và Sở giáo

dục – Đào tạo. Hiện nay, nguồn lực tài

chính của trường chủ yếu do ngân sách

Nhà nước cấp. Nguồn tài chính này tăng

hay giảm, hoàn toàn phụ thuộc vào chủ

trương chính sách của Nhà nước cho phát

triển Giáo dục – Đào tạo trong đó có hệ

thống các trường cao đẳng.

Huy động nguồn nhân lực trong

nhà trường. Nguồn nhân lực của trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật rất dồi dào,

nếu tổ chức tốt các hình thức lao động

hợp lý thì có thể đem lại thu nhập đáng

kể bổ sung vào nguồn vốn Nhà trường.

Theo quan điểm quản lý kinh tế đây là

biện pháp khai thác nguồn nhân lực để

phát triển. Nhân lực sử dụng tài chính và

đồng thời làm cho tài chính sinh lời.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

trong đào tạo. Đây là biện pháp huy động

nguồn vốn nước ngoài cho hoạt động đào

tạo của Nhà trường thông qua các mối

quan hệ hợp tác với các quốc gia, tổ chức

phi chính phủ, kiều bào ở nước ngoài.

Trong thời đại Nhà nước thực hiện chính

Page 12: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

12

sách mở cửa để phát triển, Nhà trường

cần phát huy tính năng động trong công

tác lãnh đạo, đẩy mạnh các mối quan hệ

với các quốc gia, các tổ chức quốc tế phi

chính phủ để tranh thủ sự giúp đỡ của họ

về tài chính, về cơ sở vật chất, khoa học

kỹ thuật và văn hóa xã hội cho quá trình

đào tạo của Nhà trường.

Mở rộng sự liên kết đào tạo. Thực

tế qua liên kết đào tạo, nhà trường tranh

thủ sự đóng góp đào tạo từ các địa

phương trong tỉnh. Đây là một hình thức

xã hội hóa Giáo dục - Đào tạo. Bởi vì

ngoài việc hỗ trợ tài chính cho lớp học,

địa phương còn đảm bảo cơ sở vật chất

cho quá trình đào tạo.

Huy động nguồn vốn trong dân

cư, các tổ chức kinh tế xã hội cho đầu tư

phát triển Giáo dục – Đào tạo của trường

Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giáo dục

ngày càng tăng, cùng với việc nâng cao

mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần

phải huy động mạnh mẽ nguồn vốn trong

dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội thông

qua: nguồn thu học phí, thu tiền xây dựng

do cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn

đóng góp tự nguyện của dân, đóng góp

của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn

thể xã hội. Đối với Nhà trường đó là khoản

bù đắp một phần những chi phí quá lớn mà

khả năng ngân sách Nhà nước không đài thọ

đủ, đối với Nhà nước thực hiện phương

châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đối

với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng

đồng trong sự nghiệp "trồng người" của đất

nước.

Phát huy tiềm năng của cơ sở vật

chất kỹ thuật hiện có. Cơ sở vật chất,

trang bị để phục vụ cho hoạt động đào

tạo của nhà trường. Trong quá trình sử

dụng thường xuyên phải được tu bổ, bảo

dưỡng thì mới đáp ứng nhu cầu học tập.

3.2.2. Các biện pháp quản lý và sử dụng

nguồn lực tài chính cho trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

Kế hoạch hóa huy động và sử dụng

kinh phí trong nhà trường. Sử dụng kinh phí

phải xuất phát từ nguồn kinh phí đã có. Vì

vậy sử dụng kinh phí phải đi đôi với huy

động kinh phí. Hai hoạt động này phải được

thực hiện một cách có kế hoạch và đồng bộ.

Kế hoạch hóa trong huy động và sử dụng

nguồn kinh phí sẽ tránh được sự mâu thuẫn

trong thu và chi, đảm bảo sự cân đối giữa thu

và chi trong hoạt động tài chính của Nhà

trường.

Chú trọng đối với công tác tổ chức

tài chính trong Nhà trường. Công tác tổ

chức luôn là yếu tố đảm bảo thành công

cho hoạt động của bất kỳ bộ máy quản lý

nào. Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy.

Hoạt động tài chính đều diễn ra ở cơ sở

nhưng chịu sự quản lý của ngành dọc, vì

thế tổ chức công tác tài chính trong Nhà

trường là một công việc rất được quan

tâm đối với các nhà quản lý trường học.

Công tác tổ chức tài chính bao hàm cả nhân

tố con người, việc thiết kế bộ máy này đến

quá trình điều hành sự vận động của các

nguồn lực tài chính trong trường học.

Sử dụng một cách có hiệu quả

nguồn kinh phí hiện có. Cần phải tiến

hành những biện pháp quản lý chặt chẽ

Page 13: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

13

nguồn kinh phí đã có, để sử dụng có hiệu

quả nhất, tiết kiệm nhất, phục vụ tối đa

cho nhiệm vụ đào tạo, giảm bớt chi phí

cho bộ máy quản lý hành chính, bộ phận

phục vụ của nhà trường để tập trung

nguồn vốn vào việc dạy và học.

Tăng cường công tác kiểm tra

đánh giá hoạt động tài chính. Công tác

kiểm tra có chức năng đảm bảo cho hoạt

động tài chính được đúng hướng và có

thể phát hiện để điều chỉnh kịp thời

những sai lầm trong hoạt động. Nhờ công

tác kiểm tra mà thực trạng hoạt động tài

chính của Nhà trường được thể hiện và

đánh giá đúng mức.

Tăng cường khâu quản lý tài sản.

Mục đích nhằm kéo dài thời hạn sử dụng tài

sản đã trang bị, đồng thời hạn chế thất thoát,

phát hiện hư hỏng để sửa chữa kịp thời.

Tổ chức có hiệu quả đội ngũ cán

bộ không trực tiếp giảng dạy. Để góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào

tạo, nhà trường cần tính toán lại khối

lượng, tính chất công việc và bố trí người

có năng lực phù hợp với yêu cầu, nhiệm

vụ và như vậy cũng giảm bớt lượng kinh

phí hàng tháng, hàng năm cho nhà

trường.

Tóm lại, để tăng cường nguồn lực

tài chính cho trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Nghệ An, cần thiết phải tiến

hành đồng thời nhiều biện pháp. Tuy

nhiên để phát huy hiệu lực trong từng

hoàn cảnh, từng thời điểm có thể ưu tiên

để thực hiện một số biện pháp nào đó.

Xuất phát từ đòi hỏi nâng cao chất lượng

đào tạo của trường, chúng tôi chắc chắn

rằng những biện pháp nêu trên sẽ khẳng

định tính khả thi và hiệu quả của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thu Hà (1997), Huy động

các nguồn lực tài chính phát triển sự

nghiệp Giáo dục - Đào tạo, Tạp chí Tài

chính, số 5 (319)

2. Nguyễn Văn Châu (1994), Đầu

tư cho Giáo dục đào tạo con người, nhân

tố quyết định lao động ở nước ta, Tạp chí

Tài chính tháng 7.

3. Trương Minh Đức (1996), Phát

triển nhân lực cho CNH, HĐH ở miền

Trung, Tạp chí Thông tin lý luận số 218.

4. Bộ Tài chính, (1998), Hướng dẫn

thực hiện Luật ngân sách, Nxb Tài chính.

Page 14: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

14

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN

Th.S Ngô Xuân Thành*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển Giáo dục và Đào tạo là

một trong những động lực quan trọng

thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn

lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển

xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền

vững. Chất lượng đội ngũ giáo viên là sự

phản ánh trực tiếp của chất lượng giáo

dục bởi lẽ "Giáo viên là nhân tố quyết

định chất lượng giáo dục".

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Nghệ An thực hiện chức năng cơ

bản là đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán

bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật đạt

trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp. Trong những năm qua, nhà

trường đã có nhiều cố gắng khắc phục

mọi khó khăn để đổi mới mạnh mẽ mọi

mặt hoạt động của nhà trường nhằm đáp

ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Trong những cố gắng và kết quả đã giành

được, phải nói đến công tác đào tạo bồi

dưỡng đội ngũ. Từ chỗ nhà trường chưa

một ai có trình độ sau đại học vào những

năm 1995, thì đến nay trường đã có gần

45% tổng số giảng viên có trình độ sau

đại học. 100% giảng viên đã tốt nghiệp

đại học chính quy.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng

và phát triển nhà trường còn bộc lộ một số

mặt yếu kém của đội ngũ cán bộ, giảng viên,

đã hạn chế đến kết quả đào tạo trong giai

đoạn hiện nay, trong lúc yêu cầu và nhiệm

vụ đòi hỏi ngày càng cao.

Với những lý do nêu trên, tôi lựa

chọn đề tài nghiên cứu: "Các giải pháp

để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An" nhằm mục đích tìm ra các giải

pháp chủ yếu để phát triển và nâng cao

chất lượng đội ngũ, đáp ứng ngày càng

tốt hơn yêu cầu phát triển của nhà trường

trong giai đoạn hiện nay.

II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Tìm ra các giải pháp chủ yếu

nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ

An trong tình hình hiện nay.

- Thực hiện mục tiêu nâng cao

chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo

Page 15: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

15

của nhà trường, đáp ứng yêu cầu sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý

luận

- Nhóm các phương pháp thực tiễn

- Nhóm các phương pháp bổ trợ.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nâng cao nhận thức của mọi thành

viên trong nhà trƣờng về vị trí vai trò

của đội ngũ giảng viên trong tình hình

mới.

Đây là giải pháp cần thiết nhằm

góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ

giảng viên về mọi mặt, vì giải pháp này

nó sẽ tạo ra sự thống nhất trong nhận

thức và hành động. Trước hết phải được

thể hiện trong chủ trương, Nghị quyết

của ban chấp hành Đảng bộ, Ban giám

hiệu nhà trường cũng như hội nghị cán

bộ công nhân viên chức. Phải cụ thể hóa

Nghị quyết cho từng năm, từng học kỳ.

Xác định đó là nhiệm vụ chiến lược lâu

dài của nhà trường.

Cần tổ chức Hội nghị, hội thảo

chuyên đề bàn về phát triển, nâng cấp

trường gắn công tác xây dựng đội ngũ

giảng viên để mọi người được tham gia

bàn bạc, góp phần tìm ra giải pháp tốt

nhất, đồng thời qua đó nâng cao nhận

thức cho họ. Kết hợp tuyên truyền sâu

rộng bằng nhiều hình thức linh hoạt phù

hợp nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn

vinh nhà giáo.

3.2. Xây dựng và ban hành các quy

định, quy chế, các quy trình quản lý

cán bộ giảng viên.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ và

phát triển đội ngũ. Quy hoạch đội ngũ là

bản luận chứng khoa học về công tác

phát triển đội ngũ. Nó góp phần xác định

hướng đi của nhà trường về công tác tổ

chức nhân sự, tăng cơ sở khoa học và

thực tiễn cho việc ra quyết định, phục vụ

công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ, đồng thời là cơ sở điều khiển,

điều chỉnh hoạt động quản lý chỉ đạo của

nhà trường. Do đó muốn làm tốt công tác

xây dựng và phát triển đội ngũ phải làm

tốt công tác quy hoạch.

Xây dựng quy trình tuyển dụng,

bồi dưỡng, kèm cặp đội ngũ giảng viên

trẻ, giảng viên mới. Quy trình được xây

dựng một cách chi tiết cho phép tuyển

dụng được giảng viên có phẩm chất đạo

đức tốt, năng lực chuyên môn khá giỏi,

tâm huyết với nghề. Kế hoạch hóa công

tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, tức là phải

cụ thể hóa theo từng học kỳ, năm học,

cho từng khoa, từng bộ môn. Như vậy

chúng ta sẽ chủ động được kế hoạch công

tác và chủ động sắp xếp được kế hoạch

đào tạo bồi dưỡng.

Page 16: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

16

Xây dựng quy chế quản lý cán bộ

giảng viên. Tăng cường công tác quản lý,

thực hiện bốn chức năng đó là kế hoạch

hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm

tra đánh giá.

Xây dựng nguồn kinh phí. Để

triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch

đã lập, đòi hỏi phải có kế hoạch khai

thác, sử dụng các nguồn lực từng năm và

lâu dài. Đặc biệt nguồn tài chính để hỗ

trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ... đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên

cứu của đội ngũ giảng viên. Ngoài ra còn

có các chi phí khác như chi phí tuyển

dụng, hội thảo...

Chỉ đạo thực hiện. Phải kiên quyết

trong chỉ đạo và triển khai thực hiện quy

hoạch đã xây dựng. Quá trình thực hiện

cần có sự kiểm chứng thực tiễn để có sự

điều chỉnh bổ sung kịp thời các giải pháp

để nâng cao hiệu quả thực hiện.

3.3. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi

dƣỡng nâng cao trình độ năng lực đội

ngũ giảng viên

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng

cao. Đào tạo bậc cao là đào tạo trình độ

thạc sỹ, tiến sỹ về chuyên môn nghiệp

vụ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015

phải đạt chỉ tiêu 46% - 60% giảng viên

có trình độ sau đại học, trong đó có 5% -

10% là tiến sỹ, đủ điều kiện để nâng cấp

trường thành trường Đại học Kinh tế -

Kỹ thuật Nghệ An. Để đạt được chỉ tiêu

trên đây, hàng năm nhà trường phải có kế

hoạch cử 10% - 12% giảng viên tham gia

học tập nâng cao trình độ, đối tượng lựa

chọn là những giảng viên trẻ, có năng

lực, yêu nghề và yên tâm công tác tại

trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

thường xuyên cho giảng viên. Giảng viên

cần được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ

thuật công nghệ mới thuộc chuyên ngành

đào tạo. Kiến thức chuyên môn sâu, rộng

và tay nghề vững vàng là cơ sở quan

trọng để giảng viên vận dụng có hiệu quả

các phương pháp dạy học. Đồng thời,

giảng viên cần được bồi dưỡng về ngoại

ngữ, tin học. Có trình độ ngoại ngữ, họ

có điều kiện khai thác, áp dụng công

nghệ tin học trong công tác giảng dạy.

Bên cạnh đó, nhà trường phải thường

xuyên cập nhật những thông tin mới về

xu thế phát triển phương pháp dạy học

của các trường có uy tín, các trường đại

học, các viện nghiên cứu giáo dục để bồi

dưỡng phương pháp sư phạm cho giảng

viên. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm

đến hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng

của mỗi giảng viên và coi đây là hoạt

động quan trọng. Vì theo quan điểm học

suốt đời thì việc tự học tập, tự bồi dưỡng

để nâng cao trình độ của mọi người là hết

sức cần thiết và quan trọng.

Page 17: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

17

Các nội dung bồi dưỡng giảng

viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An được khái quát bằng sơ đồ sau:

3.4. Có chính sách mạnh trong việc

tuyển dụng đội ngũ giảng viên và

chính sách kích cầu quyền lợi cho đội

ngũ giáo viên

Về chính sách tuyển dụng, áp

dụng phương thức thi tuyển hoặc xét

tuyển một cách chặt chẽ, công khai.

Công tác hướng dẫn tập sự đối với giảng

viên trong thời kỳ thử việc, giảng viên trẻ

được thực hiện thống nhất trong toàn

trường. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng

giảng viên có năng lực trình độ, chuyên

môn tốt chịu trách nhiệm kèm cặp giảng

viên trẻ, giảng viên mới và coi đây là

nghĩa vụ của cán bộ giảng viên đối với

trường.

Thực hiện tốt chính sách kích cầu

để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi

vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng

viên

Những giải pháp trên có mối liên

hệ hữu cơ và bổ sung cho nhau. Giải

pháp nâng cao nhận thức là giải pháp tiền

đề. Giải pháp xây dựng các quy định, quy

chế, quy trình là giải pháp điều kiện. Giải

pháp chính sách mạnh trong tuyển dụng,

kích cầu là giải pháp cơ bản. Giải pháp

tăng cường đào tạo, bồi dưỡng là giải

pháp quyết định.

Mối quan hệ giữa các giải pháp

được sơ đồ hóa như sau:

Nội dung bồi dưỡng giảng viên

Nghiệp vụ

sư phạm

Nội dung

bổ trợ

Nghiệp vụ

chuyên môn

Phương

pháp dạy

học mới

hiện đại

Phương

pháp

giảng

dạy bộ

môn

Kiến

thức

chuyên

môn

Kỹ năng

thực

hành

Ngoại

ngữ

Tin học

Nghiên

cứu khoa

học

Tập

huấn.

Hội thảo

Page 18: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

18

IV. KẾT LUẬN

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Nghệ An là việc làm vừa có tính

cấp bách, vừa có tính lâu dài, đồng thời

có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát

triển nhà trường. Từ sự phân tích cơ sở lý

luận và đánh giá thực trạng chất lượng

đội ngũ giảng viên của trường, chúng tôi

đã nêu lên một số giải pháp có tính khả

thi nhằm phát triển và nâng cao chất

lượng đội ngũ giảng viên trong tình hình

mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục đào tạo (1998), Chiến

lược phát triển giáo dục và đào tạo đến

năm 2020, Hà Nội.

2. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề

giáo dục, đào tạo, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

3. Trần Hồng Quân (1997), "Về chiến

lược phát triển Giáo dục và đào tạo đến

năm 2020" Tạp chí Nghiên cứu Giáo

dục, số 19.

4. Luật giáo dục (2006), NXB Chính trị

Quốc gia Hà Nội

5. Phạm Minh Hạc (1998), "Phát triển

nguồn nhân lực - yếu tố quyết định việc

thực hiên dân giàu nước mạnh", Tạp chí

Thông tin Khoa học giáo dục, số 19.

6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ

công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nước, (2005), NXB Lao động – Xã hội

Hà Nội

Giải pháp nâng cao

nhận thức cho mọi

người (giải pháp tiền

đề)

Giải pháp xây dựng

và ban hành quy

định, quy chế (giải

pháp điều kiện)

Giải pháp tăng cường

công tác đào tạo, bồi

dưỡng (giải pháp

quyết định)

Giải pháp có chính

sách mạnh tuyển

dụng, kích cầu (giải

pháp cơ bản)

Page 19: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

19

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIS (GEOGRAPHIC INFORMATION

SYSTEM - HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ) TRONG ĐIỀU TRA

Ổ DỊCH CÖM GIA CẦM TỪ NĂM 2004 - 2010

TẠI XÃ CẨM THÀNH, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH

Th.S Võ Thị Hải Lê*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ

trợ đắc lực trong khống chế dịch bệnh

cúm gia cầm H5N1, trong đó có công cụ

hỗ trợ GIS (Geographic Information

System - Hệ thống thông tin địa lý).

Đây là một hệ thống kết hợp gồm

nhiều thành phần: Phần cứng, phần mềm

và dữ liệu được sử dụng để thu thập,

quản lý, phân tích và diễn giải kết quả ở

tất cả các loại hình địa lý. Hệ thống này

cho phép chúng ta xem, hiểu, đặt câu hỏi,

diễn giải thông tin và hình tượng hóa các

dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Những thông tin thu được có thể cho ta

biết các mối quan hệ, các loại hình và

chiều hướng với những sản phẩm như

bản đồ, địa cầu, báo cáo và biểu đồ. GIS

cũng giúp chúng ta trả lời những câu hỏi

và giải quyết những vấn đề bằng việc

kiểm tra dữ liệu một cách nhanh chóng

và dễ hiểu, dễ chia sẻ.

GIS đã và đang được sử dụng ở rất

nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên

đất, khoáng sản, giao thông, nhân y và

thú y,…. Trong công tác thú y, GIS

thường được sử dụng để tiến hành các

phân tích dịch tễ học mô tả về tình hình

dịch bệnh, chăn nuôi, di chuyển động vật,

giám sát, phát hiện và đánh giá nguy cơ

rủi ro, kể cả việc xác định các yếu tố rủi

ro và hình tượng hóa sự di chuyển của

gia súc, gia cầm. Do đó, các loại hình

dịch bệnh và các yếu tố liên quan được

hiểu một cách rõ ràng hơn, từ đó sẽ giúp

nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng

chống. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng

đã được triển khai với GIS để quản lý

tình hình dịch bệnh như LMLM, DTL,

Bò điên, Cúm gia cầm, PRRS,….

Hiện nay, GIS và các công cụ liên

quan đã và đang được ứng dụng rất rộng

rãi và đem lại những hiệu quả quan trọng

cho công tác thú y. Công cụ này có thể

cung cấp, hỗ trợ có giá trị trong việc:

- Mô tả cấp độ và phân bố của

dịch bệnh theo không gian và thời gian;

- Xây dựng vùng kiểm soát dịch

bệnh;

- Khám phá không gian được liên

kết với các yếu tố nguy cơ.

Các bản đồ dịch tễ rất có ý nghĩa

trong việc đánh giá loại hình dịch bệnh

theo không gian. Hệ thống thông tin địa lý

Page 20: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

20

(GIS) và việc truy cập dễ dàng các dữ liệu

không gian (hình ảnh qua vệ tinh, Google

Earth,…) đã và đang giúp chúng ta phân tích

các đặc điểm dịch bệnh theo không gian một

cách dễ dàng và rất có hiệu quả. Những công

nghệ này ngày càng được ứng dụng nhiều

trong dịch tễ học.

Hà Tĩnh là một trong nhiều tỉnh

trên cả nước đã xảy ra dịch cúm gia cầm

tại một số địa phương trong tỉnh từ năm

2004 đến 2010. Trong năm 2010 dịch đã

xảy ra tại 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh

Hà Tĩnh làm 20.498 gia cầm ốm chết và

buộc phải tiêu hủy. Trước thực tế trên

chúng tôi lựa chọn đề tài:

"Điều tra diễn biến các ổ dịch

cúm gia cầm tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm

2004 - 2010 bằng Hệ thống thông tin

địa lý GIS (Geographic Information

System)” nhằm:

- Mô tả được cấp độ và phân bố

của các ổ dịch cúm theo không gian và

thời gian;

- Mô tả sự xuất hiện một số yếu tố

nguy cơ đến sự lây lan dịch bệnh.

2. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU,

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung

- Mô tả và đánh giá một số các

yếu tố nguy cơ đến sự lây lan dịch bệnh

tại thôn Trung Nam.

- Phân tích sơ bộ các yếu tố nguy

cơ bằng GIS

3.2. Nguyên liệu

Dữ liệu:

- Số liệu các ổ dịch cúm gia cầm

trong tỉnh từ năm 2004 đến năm 2010.

(Chi cục Thú y Hà Tĩnh, Cục Thú y, Cơ

quan thú y vùng III).

- Mật độ chăn nuôi gia cầm trong

tỉnh.

- Số liệu điều tra thực địa.

Phần mềm

- ArcGIS 9.3, DNR Garmin.

- Google earth.

Thiết bị:

- Thiết bị định vị GPS, Máy tính

cá nhân

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Dùng phương pháp Điều tra hồi

cứu các ổ dịch xảy ra tại Hà Tĩnh từ năm

2004 đến 2010 bằng bảng hỏi ( key

person and farmers)

- Xây dựng nguồn dữ liệu để vẽ

bản đồ bằng các phương pháp thống kê

và công cụ toán học thông thường.

- Xác định tọa độ các ổ dịch bằng

công cụ GPS

- Áp dụng công nghệ GIS phân

tích diễn biến ổ dịch Cúm gia cầm tại Hà

Tĩnh theo không gian và thời gian.

3.4. Thời gian thực hiện: Từ 14/3/2011

đến 24/4/2011.

IV . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 21: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

21

4.1. Diễn biến tình hình dịch cúm gia

cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Theo thống kê thu được thì từ đầu

năm 2004 đến cuối tháng 12/2010 trên

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 27 ổ dịch xảy

ra. Cao điểm các ổ dịch bùng phát vào

đầu năm 2004 chủ yếu tại những nơi có

mật độ chăn nuôi gia cầm cao như Xã

Thạch Quý, Thạch Đồng, phường Văn

Yên TP Hà Tĩnh, Xã Thạch Liên huyện

Thạch Hà và sau đó xuất hiện lẻ tẻ và rải

rác trong các tháng 5, 6 năm 2007 và đầu

năm 2008 cho đến năm 2010 dịch lại có

chiều hướng gia tăng. Số liệu được thể

hiện qua biểu đồ dịch tễ tại hình 5 và Bản

đồ phân bố các ổ dịch cúm gia cầm theo

không gian và thời gian từ năm 2004 đến

năm 2009.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Jan

-04

Ap

r-…

Jul-

04

Oct-

04

Jan

-05

Ap

r-…

Jul-

05

Oct-

05

Jan

-06

Ap

r-…

Jul-

06

Oct-

06

Jan

-07

Ap

r-…

Jul-

07

Oct-

07

Jan

-08

Ap

r-…

Jul-

08

Oct-

08

Jan

-09

Ap

r-…

Jul-

09

Oct-

09

Jan

-10

Ap

r-…

Jul-

10

Oct-

10

Epi curve H5N1 Ha Tinh 2004 - 2010

Total of outbreak

Hình 1. Đƣờng cong dịch tễ biểu diễn tần suất xuất hiện số ổ dịch

trong từng tháng qua các năm 2004 đến 2010

Khoảng thời gian xảy ra các ổ dịch

trên là cuối năm 2010 (tháng10, 11), đây

là thời điểm Hà Tĩnh vừa gánh chịu một

trận lụt lớn, sau lụt môi trường bị ô nhiễm

nghiêm trọng. Xác động vật chết trôi theo

các kênh rạch và ao hồ chưa được sử lý

trong đó có xác gia cầm chết. Và đây

cũng là thời điểm chuẩn bị giao thời giữa

năm cũ và năm mới. Trong gian đoạn này

các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng

hoá, thực phẩm được đẩy mạnh để phục

vụ cho nhu cầu mua sắm đón tết Nguyên

đán. Việc vận chuyển động vật và sản

phẩm động vật thông qua hệ thống giao

Page 22: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

22

thông: Đường bộ, đường sắt và đường

sông. Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với TP.

Vinh tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp là biên

giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào, phía đông là Biển đông và phía Nam

tiếp giáp với Tỉnh Quảng Bình. Đây là

một trong những nguy cơ chính làm tái

phát và lây lan dịch cúm gia cầm.

4.2. Kết quả phân tích bảng câu hỏi

điều tra ổ dịch

Đã tiến hành phỏng vấn 40 hộ có

chăn nuôi gia cầm tại thôn A xã Cẩm

Thành huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh

với bảng câu hỏi điều tra ổ dịch từ ngày

14/3 đến 5/4/2011.

Các yếu tố nguy cơ trong điều tra

ổ dịch: - 18/40 (45%) hộ không tiêm

phòng vắc xin cúm gia cầm

- 14/40 (35,5 %) hộ điều tra thả

vịt trên kênh

- 16/40 (40 %) gần trục đường

giao thông chính.

- 15/40 (37,5%) có hành vi vứt

xác gia cầm chết ra kênh

Bảng 4.1 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ không tiêm phòng

Có dịch Không có dịch Tổng

Tiêm phòng không 10 8 18

có 1 21 22

Tổng 11 29 40

OR = 26,25

Chitest P = 0,0003

P < 0,05 có sự sai khác

Kết luận: Không tiêm phòng có nguy cơ mắc dịch cao gấp

26,25 lần so với có tiêm phòng

Qua kết quả từ phiếu điều tra cho

thấy, phần lớn các hộ có dịch cúm gia

cầm xảy ra tại thôn Trung Nam đều

không tiêm phòng vaccin cúm gia cầm.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ thả rông vịt trên kênh

Có dịch Không có dịch Tổng

Thả rông vịt trên

kênh sau trận lụt

có 8 10 18

Không 3 19 22

Tổng 11 29 40

OR = 5,07

Chitest P = 0,03

P < 0,05 có sự sai khác

Kết luận: Những hộ thả rông vịt trên kênh sau trận lụt có nguy

cơ bị dịch cúm cao gấp 5,06 lần so với không thả vịt trên kênh

Qua kết quả phân tích cho thấy do thả rông vịt trên kênh sau trận lũ lịch sử,

Page 23: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

23

đàn vịt tiếp xúc với xác gia cầm chết trên

kênh có nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm

rất cao.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ vứt xác gia cầm ốm, chết ra kênh

Vứt xác gia cầm ốm,

chết ra kênh Có dịch

Không có

dịch Tổng

Có 7 8 15

Không 4 21 25

Tổng 11 29 40

OR = 4,59375

Kết luận

Vứt xác gia cầm ốm, chết ra kênh làm nguy cơ

bị phơi nhiễm cao gấp 4,59 lần với Chitest P

= 0,035, P < 0,05 có sự sai khác

Kết quả phân tích cho biết hành vi vứt

xác gia cầm ốm chết ra kênh tưới tiêu

làm tăng mức độ phơi nhiễm đối với cúm

gia cầm.

Bảng 4.4 Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ khu chăn nuôi nằm cạnh trục đường giao

thông chính.

Có dịch Không có dịch Tổng

Trục đƣờng giao

thông chính

Có 8 8 16

Không 3 21 24

Tổng 11 29 40

OR = 7

Chitest P = 0,009

P < 0,05 có sự sai khác

Kết luận: Các hộ có khu chăn nuôi nằm cạnh trục đường giao

thông chính có nguy cơ bị phơi nhiễm cao gấp 7 lần so với các hộ

khác

Qua kết quả phân tích các hộ có

khu chăn nuôi nằm cạnh trục đường giao

thông chính có nguy cơ bị phơi nhiễm

cao 7 lần so với các hộ khác không cạnh

đường giao thông.

Qua kết quả phân tích các yếu tố

nguy cơ và dùng GIS để phân tích ổ dịch

theo các đặc điểm về không gian mô tả

sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ cùng với

việc sử dụng các công thức dịch tễ học để

đánh giá các yếu tố nguy cơ (công thức

tính ở phần phụ lục). Chúng tôi sơ bộ kết

luận nguyên nhân dịch xảy ra tại thôn là

do đàn gia cầm không được tiêm phòng,

Page 24: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

24

đã tiếp xúc với xác gia cầm chết trên

kênh (môi trường bị ô nhiễm nặng sau

trận lụt tháng 10/2010). Cùng với hành vi

vứt xác gia cầm ốm, chết ra kênh làm cho

ổ dịch lây lan. Quy mô chăn nuôi tại địa

phương nhỏ lẻ, không khép kín đa số là

thả rông. Điều này cho thấy nguy cơ lây

lan và tái phát dịch cúm gia cầm rất cao.

4.3 Xây dựng bản đồ phân bố tổng

đàn và dịch cúm gia cầm trên địa bàn

Hà Tĩnh

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu

chúng tôi tiến hành mã hóa số liệu, và

dùng phần mềm DNA Garmin, ArcGIS

9.3, Google Earth để phân tích dữ liệu vẽ

bản đồ phân bố mật độ chăn nuôi gia cầm

và phân bố các ổ dịch cúm gia cầm, vẽ

bản đồ ảnh vệ tinh.

Từ bản đồ tại hình 7, 8, 9 và 10 cho

ta thấy các ổ dịch xảy ra nhiều nhất vào

năm 2004 và năm 2010 chủ yếu tại

những nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm

cao (đặc biệt là chăn nuôi vịt) như các

Huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Thành

phố Hà Tĩnh và Huyện Hương Sơn.

+ Sự tương quan giữa mật độ chăn

nuôi các loài khác với dịch cúm có sự

khác nhau.

+ Không thấy sự tương quan rõ

ràng giữa chăn nuôi gà và các ổ dịch

cúm gia cầm. Có sự tương quan mật thiết

giữa mật độ chăn nuôi vịt và các ổ dịch

cúm gia cầm.

Hình 4.1. Bản đồ phân bố chăn nuôi gia cầm năm 2004 - 2010

Page 25: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

25

Hình 4.2 Bản đồ phân bố các ổ dịch cúm gia cầm từ 2004-2010

Hình 4.3. Bản đồ tƣơng quan giữa các ổ dịch và phân bố chăn nuôi Vịt

CHÚ THÍCH

Đường sắt

Quốc lộ

!\ UBND TINH

!\ UBND HUYEN

Total_case HPAI 2004

91 - 3000

Total_case HPAI 2007

Total_case HPAI 2008

650 - 1200

Total_case HPAI 2010

Tổng đàn vịt/xã

30 - 300

301 - 832

833 - 1417

1418 - 2300

2301 - 3580

3581 - 5411

5412 - 7400

7401 - 11274

11275 - 16821

16822 - 25766

25767 - 54116

Page 26: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

26

Hình 4.4 Bản đồ các ổ dịch năm 2010 theo cấp độ dịch

Hình 4.5 Bản đồ vệ tinh các ổ dịch năm 2010

CHÚ THÍCH

Gianh giới

Quốc gia

Tỉnh

Huyện

Đường sắt

Quốc lộ

Sông

Kênh

!\ UBND TINH

!\ UBND HUYEN

Total_case HPAI 2010

50

51 - 72

73 - 163

164 - 193

194 - 387

388 - 475

476 - 605

606 - 690

691 - 764

765 - 1223

1224 - 1275

1276 - 3448

Page 27: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

27

Hình 4.6 Bản đồ vệ tinh các hộ có dịch cúm gia cầm tại thôn A

V. KẾT LUẬN

Kết quả điều tra hồi cứu các yếu

tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh

cúm gia cầm và ứng dụng GIS phân tích

đặc điểm không gian, tại xã Cẩm Thành,

Cẩm xuyên, Hà Tĩnh, xảy ra từ tháng

10/2010 đến tháng 11/2010, chúng tôi có

một số kết luận sau:

- Gia cầm không tiêm phòng có

nguy cơ mắc dịch cao gấp 26,25 lần so

với có tiêm phòng.(P = 0,0003)

- Những hộ thả rông vịt trên kênh

sau trận lụt có nguy cơ bị dịch cúm cao

gấp 5,06 lần so với không thả vịt trên

kênh. (P = 0,029)

- Hành vi vứt xác gia cầm ốm,

chết ra kênh làm nguy cơ bị phơi nhiễm

cao gấp 4,5 lần.

- Các hộ có khu chăn nuôi nằm

cạnh trục đường giao thông chính có

nguy cơ bị phơi nhiễm cao gấp 7 lần so

với các hộ khác.( P = 0,035)

- Đã sơ bộ đưa ra được một số

nguyên nhân xảy ra dịch ổ dịch tại xã

Cẩm Thành.

- Đã mô tả được cấp độ và phân

bố của các ổ dịch cúm theo không gian

và thời gian;

- Mô tả xu hướng phát triển của ổ

dịch bởi các yếu tố nguy cơ như nguồn

nước, phân bố chăn nuôi, giao thông và

hành vi đối với an toàn sinh học trong chăn

nuôi của các hộ chăn nuôi (vứt xác gia cầm

ốm, chết ra nguồn nước).

- Đa số các ổ dịch đều xảy ra trên

Page 28: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

28

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu và nhiều

vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 1

của năm sau (vụ Đông Xuân), sau đó

giảm dần và xuất hiện rải rác.

- Các ổ dịch đều xảy ra tại những nơi

chăn nuôi gia cầm cao (đặc biệt là chăn nuôi

vịt) và nằm trên trục đường giao thông chính

quốc lộ và đường liên huyện.

- Các hộ có dịch tại thôn A đều

chăn nuôi chung một nguồn nước là kênh

tưới tiêu chảy từ hồ Kẻ Gỗ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Đình Thiện (1997).

Dịch tễ học đại cương. Nhà xuất bản Y

học.

2. Dương Đình Thiện, Dịch tễ học

lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Dịch tễ thú y: Cục Thú y, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Giáo trình đào tạo dịch tễ học

ứng dụng khoá V.

5. Giáo trình Dịch tễ học Thú y,

Cục Thú y.

6. Nguyễn Như Thanh (2001).

Dịch tễ học Thú y. Nxb Nông nghiệp.

7. Materials of the training on

Outbreak Investigation, Vietnam DAH

and FAO, 2007.

8. Tài liệu hướng dẫn sử dụng

ARCMAP do Phòng hệ thống thông tin

địa lý công ty hệ thống thông tin FPT

phát hành.

Page 29: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

29

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU

Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Th.S Ngô Thị Thanh Hoàn*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế thị trường, mục

đích kinh doanh cuối cùng của các doanh

nghiệp sản xuất là kết quả kinh doanh và làm

thế nào kết quả kinh doanh càng cao, càng

tốt. Điều đó phụ thuộc nhiều vào sự kiểm

soát các khoản chi phí, doanh thu hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vấn đề tổ chức công tác kế toán khoa

học, hợp lý, phù hợp với chế độ và tình hình

cụ thể của doanh nghiệp, tạo nên khả năng

thực thi những phương án giảm chi phí, tăng

lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật Nhà

nước. Do đó, việc tổ chức kế toán quản trị

chi phí, doanh thu như thế nào đó để cung

cấp được những thông tin cần thiết giúp cho

chủ doanh nghiệp và Ban giám đốc điều

hành có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các

phương án kinh doanh, phương án đầu tư có

hiệu quả nhất. Điều đó chỉ có thể dựa vào

thông tin của kế toán quản trị cung cấp mới

đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy.

Để góp phần vào việc hoàn thiện

tổ chức công tác kế toán quản trị ở các

doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Tỉnh

Nghệ An trong điều kiện hiện nay, chúng

tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực

* PK Kế toán – Phân tích

trạng và giải pháp tổ chức kế toán

quản trị chi phí, doanh thu ở các

doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh

Nghệ An” nhằm mục đích:

- Làm rõ bản chất, mục đích, vai

trò, nội dung của kế toán quản trị chi phí,

doanh thu.

- Đưa ra một số giải pháp để hoàn

thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh

thu trong các doanh nghiệp xây lắp.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của

bài báo này chúng tôi chỉ đề cập đến thực

trạng về kế toán quản trị chi phí, doanh

thu ở các doanh nghiệp xây lắp trên đia

bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.

II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

* Thực trạng về kế toán quản trị chi

phí, doanh thu ở các doanh nghiệp xây lắp

trên địa bàn Tỉnh Nghệ An hiện nay.

* Một số giải pháp tổ chức kế toán

quản trị chi phí, doanh thu ở các doanh

nghiệp xây lắp.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân tích.

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

Page 30: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

30

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng về kế toán quản trị chi

phí, doanh thu ở các doanh nghiệp xây

lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.

Qua quá trình khảo sát thực tế về

công tác kế toán quản trị chi phí doanh

thu ở một số Công ty, Xí nghiệp xây

dựng trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (Công

ty xây dựng số 1, Công ty xây dựng số 2,

Công ty xây dựng số 3, Xí nghiệp xây lắp

110, Xí nghiệp xây dựng số 5,...chúng tôi

nhận thấy một số vấn đề cơ bản sau:

3.1.1. Về phân loại chi phí:

Do đặc thù của hoạt động sản xuất

kinh doanh xây lắp, sản phẩm xây lắp, nên ở

các đơn vị này có các chi phí cơ bản sau đây:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí máy sử dụng thi công.

- Chi phí sản xuất chung.

3.1.2.Đối tượng tập hợp chi phí

Bao gồm từng đơn vị sản xuất xấy

lắp và chi tiết theo từng công trình, hạng

mục công trình, khối lượng xây lắp thuộc

công trình, hạng mục công trình do đơn vị

xây lắp trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện.

3.1.3. Đối tượng và phương pháp tập

hợp chi phí

3.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí

* Đối với chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp: Đa số các doanh nghiệp mà chúng tôi

điều tra đều hạch toán đúng nội dung khoản

mục này. Tuy nhiên, giá trị thực tế của vật tư

khi mua được chuyển đến cho từng đơn vị

thi công và hạch toán vào từng hạng mục

công trình, không có kho nhưng vẫn hạch

toán khống nhập, xuất qua kho. Mặc khác,

có những vật tư khi mua được chi trả bằng

tiền mặt nhưng lại được phản ánh vào TK

152.

* Đối với chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí này đã được các doanh nghiệp phản

ánh đúng nội dung quy định và thường căn

cứ vào hợp đồng giao khoán cũng như biên

bản thanh lý hợp đồng.

* Đối với chi phí sử dụng máy thi

công: Một số doanh nghiệp phải thuê

máy thi công ngoài do đơn vị không có

máy hoặc đã lỗi thời không còn sử dụng

được nữa hoặc ngược lại.

* Đối với chi phí sản xuất chung:

Đa số các doanh nghiệp đều hạch toán

vào TK 627 toàn bộ chi phí.

3.1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí

Các doanh nghiệp xây lắp thường

sử dụng cả 2 phương pháp là:

- Ghi trực tiếp cho từng công trình, hạng

mục công trình theo đơn vị thi công dựa vào

những chứng từ liên quan trực tiếp.

- Ghi gián tiếp đối với những chi phí liên

quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí.

Tuy nhiên, qua điều tra thực tế chúng

tôi nhận thấy việc phân bổ chi phí chung còn

mang tính chất ngẫu hứng, không thống

Page 31: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

31

nhất, ví dụ như: việc lựa chọn tiêu thức phân

bổ không nhất quán giữa các kỳ hạch toán

mà căn cứ vào giá trị dự toán xem nó đã

vượt dự toán hay chưa để đưa chi phí chung

vào từng công trình, hạng mục công trình.

Ngoài ra ở các doanh nghiệp không mở sổ

kế toán để hạch toán chi tiết chi phí riêng

cho từng công trình, hạng mục mà chỉ lập

Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí

sản xuất và giá thành xây lắp.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp đều

sử dụng TK 1541 để tổng hợp chi phí và

tính giá thành sản phẩm. Song việc tổng

hợp chi phí theo từng khoản mục hạch

toán trên các TK 621, 622, 623 chủ yếu

là dựng chứng từ cho phù hợp với giá

thầu thanh toán giữa bên A và B.

3.1.4. Kế toán doanh thu

Hầu hết các đơn vị đều hạch toán chi

tiết doanh thu theo từng công trình, hạng

mục công trình theo địa điểm thi công. Các

doanh nghiệp hạch toán độc lập đều phản

ánh thuế GTGT đầu ra vào TK 33311, còn

các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì thuế

GTGT đầu ra không thống nhất, có đơn vị

hạch toán vào TK 3388, có đơn vị thì hạch

toán vào TK 336.

Tất cả các đơn vị chúng tôi có

điều kiện khảo sát thì thực tế đều không

mở sổ chi tiết bán hàng để theo dõi riêng

cho từng công trình, hạng mục công trình

và theo địa điểm thi công.

3.1.5. Công tác lập kế hoạch và dự toán

chi phí, doanh thu

Hàng năm các đơn vị xây lắp đều

lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài

chính, bao gồm:

* Kế hoạch sản xuất kinh doanh,

gồm các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất

- Sản phẩm chủ yếu

- Số lượng và giá trị sản phẩm dở dang

- Số lượng và giá trị công trình hoàn

thành bàn giao

* Kế hoạch tài chính, bao gồm:

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

- Dự toán chi phí sử dụng máy thi công

- Dự toán chi phí chung

3.2. Đánh giá chung

Qua quá trình khảo sát thực tế về

tổ chức, vận dụng kế toán quản trị nói

chung và kế toán quản trị chi phí doanh

thu nói riêng ở một số doanh nghiệp xây

lắp trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, chúng tôi

có một số đánh giá khái quát như sau:

* Công tác thu nhận thông tin của

bộ máy kế toán chủ yếu là thông tin của

kế toán tài chính. Hầu hết các thông tin

nhằm sử dụng cho các chức năng quản trị

ở các doanh nghiệp ít được quan tâm đến.

* Về việc phân loại chi phí và nhận

diện chi phí của kế toán quản trị chưa được

đề cập đến. Hầu hết các doanh nghiệp xây

Page 32: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

32

lắp đều phân loại chi phí để phục vụ cho kế

toán chi phí theo chế độ quy định.

* Về phương pháp xác định chi

phí: Theo chế độ kế toán ban hành theo

Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

thì ở các doanh nghiệp xây lắp chỉ áp

dụng phương pháp hạch toán hàng tồn

kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên để tính giá thành cho từng công

trình, hạng mục công trình... .Việc hạch

toán chi phí trực tiếp và chi phí chung

phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định.

Về tiêu thức phân bổ chi phí

chung: Việc chọn tiêu thức phân bổ chi

phí chung còn tùy tiện, không thống nhất

giữa các kỳ hạch toán và cũng không tuân

theo một tiêu chuẩn nào cả, có lúc thì phân

bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, có lúc thì

phân bổ theo chi phí trực tiếp (gồm chi phí

vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

và chi phí máy thi công)

Việc tổ chức kế toán chi tiết chi phí,

doanh thu thường chi tiết theo từng đơn vị

thành viên, từng công trình, hạng mục công

trình nhưng không mở sổ sách theo dõi mà

theo báo cáo của từng đơn vị thành viên.

Công tác lập kế hoạch và dự toán

chi phí, doanh thu không đầy đủ, chỉ

trọng tâm vào một số kế hoạch và dự

toán chủ yếu như kế hoạch sản xuất kinh

doanh và kế hoạch tài chính.

Về phân tích và lập báo cáo KTQT:

Công tác phân tích chưa được quan tâm

đúng mức, mang nặng tính hình thức. Việc

lập báo cáo KTQT chủ yếu dưới hình thức

diễn giải, giải trình, giải thích số liệu hoặc

thuyết minh mà chưa có dự đoán cần thiết

cho tương lai.

3.3. Phương hướng tổ chức KTQT

chi phí, doanh thu ở các doanh nghiệp

xây lắp trên địa bàn Tỉnh Nghệ An

3.3.1. Xây dựng các chuẩn mực

riêng cho từng doanh nghiệp trong từng

điều kiện cụ thể.

Để giúp cho việc kiểm soát điều

hành hoạt động kinh doanh, ngoài các chuẩn

mực và thông lệ chung được thừa nhận, cần

thiết phải xây dựng các chuẩn mực riêng phù

hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh

doanh, phù hợp với trình độ và yêu cầu quản

trị của doanh nghiệp như chi phí tiêu chuẩn,

các tiêu thức phân bổ chi phí.

3.3.2. Phân loại chi phí thành

biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp

Căn cứ để phân loại biến phí hoặc

định phí hay chi phí hỗn hợp còn tùy thuộc

vào sự thay đổi của kết quả hoạt động có liên

quan đến việc phát sinh chi phí không đổi

hoặc biến đổi. Là định phí hay biến phí hay

chi phí hỗn hợp còn tùy thuộc vào quan

điểm của cách sử dụng các loại chi phí của

từng nhà quản trị khác nhau.

Page 33: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

33

3.3.3. Tổ chức kế toán tập hợp

chi phí sản xuất

Các doanh nghiệp xây lắp với đặc

điểm tổ chức sản xuất theo các hợp đồng

nhận thầu, sản phẩm xây lắp mang tính chất

đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, do đó áp

dụng hệ thống kế toán theo công việc là

thích hợp nhất, nó đảm bảo cung cấp thông

tin hữu ích đáp ứng yêu cầu công tác quản

trị.

3.3.4. Phương pháp kế toán chi

phí sản xuất

Trên cơ sở các định mức chi phí,

toàn bộ các yếu tố chi phí đầu vào khi

phát sinh được tính toán, tập hợp cho

từng đối tượng theo chi phí định mức.

Đồng thời kế toán tách riêng chênh lệch

chi phí sản xuất thực tế so với chi phí

định mức do biến động về lượng và biến

động về giá của từng khoản mục chi phí.

Điều đó giúp nhà quản trị phát hiện

chênh lệch do thay đổi định mức, từ đó

kiểm tra, kiểm soát chi phí.

3.4. Các giải pháp cơ bản cần có để

tổ chức KTQT chi phí, doanh thu ở các

doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh

Nghệ An

3.4.1. Đối với các cơ quan chức

năng và Nhà nước

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi làm

cho các doanh nghiệp nhận thức được nội

dung, vai trò quan trọng của KTQT là

cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh

doanh theo cơ chế thị trường hiện nay.

Nhanh chóng xây dựng hệ thống

Báo cáo KTQT doanh nghiệp để hướng

dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

Thống nhất nội dung, chương

trình đào tạo KTQT trong các trường

chuyên ngành kinh tế, nhằm làm cho các

nhân viên kế toán ở các doanh nghiệp

hiểu biết và vận dụng kế toán quản trị

vào đơn vị của mình

Xây dựng mô hình KTQT theo

từng ngành kinh doanh

3.4.2. Đối với bản thân các doanh

nghiệp xây lắp trên địa bàn Tỉnh Nghệ

An

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng

cho nhân viên kế toán về kiến thức kế

toán nói chung và KTQT nói riêng cũng

như các kiến thức khác bởi vì nhân viên

kế toán là người trực tiếp lập các Báo cáo

KTQT nhằm cung cấp các thông tin cho

các nhà quản trị doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý

sản xuất kinh doanh theo quy mô hoạt

động kinh doanh của từng Công ty làm

sao cho hoạt động có hiệu quả nhất.

Tổ chức sắp xếp lại bộ máy kế

toán doanh nghiệp làm sao cho trong bộ

máy kế toán doanh nghiệp phải thu thập,

xử lý, cung cấp được các thông tin theo

yêu cầu quản trị của từng doanh nghiệp.

Page 34: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

34

Thiết kế mô hình KTQT chi phí,

doanh thu cho từng đơn vị từ việc phân loại

chi phí, đối tượng tập hợp chi phí, nội dung

và phương pháp lập dự toán chi phí, doanh

thu cũng như việc lập các Báo cáo kế toán

quản trị chi phí, doang thu nhằm thống nhất

cách vận dụng thực hiện cho tất cả các đơn

vị xí nghiệp, thành viên trong Công ty.

Xây dựng mô hình ứng xử của chi

phí trong việc xác định giá dự thầu trong

đấu thầu để chiến thắng trong cạnh tranh

với các đối thủ - những người bán trong

xây dựng thông qua đấu thầu để ký kết

các hợp đồng xây dựng.

Tổ chức ứng dụng công nghệ tin học

để phân tích xử lý kịp thời các thông tin.

IV. KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện

nay đã đặt ra yêu cầu là phải đổi mới cơ chế

quản lý và hệ thống công cụ quản lý kinh tế

mà trong đó kế toán là một công cụ quan

trọng, mà đặc biệt là KTQT. Nó có vai trò to

lớn trong việc cung cấp thông tin cho quá

trình xây dựng kế hoạch, quá trình tổ chức

thực hiện, quá trình kiểm tra đánh giá, quá

trình ra quyết định và góp phần hoàn thiện tổ

chức, cải tiến công tác quản lý ở doanh

nghiệp.

Việc áp dụng chính thức hệ thống kế

toán mới trong tất cả các doanh nghiệp xây

lắp được bắt đầu từ năm 2007. Đây là một

hệ thống kế toán hỗn hợp giữa KTTC và

KTQT, trong khi đó kiến thức về KTQT đối

với các doanh nghiệp còn là điều mới mẻ,

việc nhận thức vai trò, nội dung của KTQT

của nhân viên kế toán ở các doanh nghiệp

còn hạn chế. Chính vì vậy việc đổi mới và

không ngừng hoàn thiện công tác KTQT để

thích nghi với yêu cầu, nội dung đổi mới

hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận

và thực tiễn. Chi phí, doanh thu trong các

doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh

nghiệp xây lắp nói riêng luôn là khâu quan

trọng trong công tác kế toán của từng doanh

nghiệp vì nó quyết định sự sống còn của

doanh nghiệp.

Hy vọng những giải pháp mà

chúng tôi đưa ra sẽ là tài liệu tham khảo

bổ ích cho các nhà kế toán tương lai, góp

phần định hướng và áp dụng được vào

trong thực tiễn của các đơn vị sản xuất.

Do khuôn khổ của bài viết nên

chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong

nhận được sự góp ý của bạn đọc, của các

nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các

thầy cô giáo, bàn bè và đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Chi, Nguyễn Đình Đỗ

(1999), Kế toán tài chính, Nxb Tài chính.

2. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương

(1995), Kế toán quản trị và phân tích kinh

doanh, Nxb Thống kê.

3. Vương Đình Huệ, Đoàn Xuân Tiên

(1999), Kế toán quản trị, Nxb Tài chính.

Page 35: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

35

THỜI ĐIỂM GIEO TRỒNG THÍCH HỢP

ĐỐI VỚI GIỐNG BÍ NGỒI HÀN QUỐC Ở VỤ XUÂN

Th.S Võ Thị Dung*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

An toàn vệ sinh thực phẩm là một

trong những vấn đề hiện nay đang được mọi

người quan tâm, những năm gần đây có rất

nhiều người bị ngộ độc thức ăn thậm chí có

hiện tượng tử vong do ăn phải những loại

thực phẩm không đảm bảo an toàn. Trong

đó rau là một trong những loại thực phẩm

hay bị ngộ độc nhất đối với con người, đặc

biệt là rau ăn lá.

Hiện nay sử dụng các loại rau ăn củ, ăn

quả có tính an toàn hơn so với rau ăn lá, hoa.

Trong đó Bí ngồi được xem là loại rau an

toàn, tuy nhiên cây Bí ngồi là loại cây trồng

mới được du nhập vào Việt Nam nhưng có

nhiều ưu điểm hơn so với các cây thuộc họ

bầu bí khác vì trong quá trình sản xuất Bí

ngồi không phải làm giàn, thời gian sinh

trưởng ngắn, năng suất cao.

Hiện nay Bí ngồi đã và đang được

trồng đại trà, nhưng chỉ đạt năng suất ở mức

40- 45% so với năng xuất trung bình của thế

giới và thường không ổn định qua các năm.

Do trong quá trình sản xuất người dân chưa

chú ý nhiều đến vấn đề phân bón, tưới nước,

chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, thời

vụ trồng còn tuỳ tiện chưa được cụ thể hoá.

* PK Nông - Lâm - Ngư

Chính vì thế để nâng cao năng suất

của Bí ngồi chúng tôi tiến hành đề tài “ Xác

định thời điểm gieo trồng thích hợp đối với

giống Bí ngồi Hàn Quốc ở vụ Xuân”

II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Cây bí ngồi giống Hàn Quốc

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ

trồng đến năng suất của giống Bí ngồi

Hàn Quốc

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo phương

pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB)

gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3

lần.

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

Công thức 1: Gieo ngày 11 tháng 2 (Đ/C)

Công thức 2: Gieo ngày 18 tháng 2

Công thức 3: Gieo ngày 25 tháng 2

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Số nụ trên cây (nụ): Đếm tất cả nụ

có ở trên cây.

- Số hoa trên cây (hoa): Đếm số hoa

nở trên cây gồm hoa cái và hoa đực.

- Tỷ lệ hoa cái, đực (%)

Page 36: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

36

- Tổng số quả trên cây (quả)

- Năng suất cá thể (kg) = Tổng số

quả/cây x P quả x tỷ lệ quả hữu hiệu.

- NSLT (tạ /ha) = Năng suất cá thể x

mật độ x 10.000m2

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu thô ban đầu bằng

máy tính bỏ túi.

Số liệu xử lý bằng phương pháp

thống kê sinh học và phần mềm IRRISTAT

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của các thời điểm gieo

trồng tới số hoa trên cây

Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu đánh

giá khả năng sinh thực của các thời vụ khác

nhau, là chỉ tiêu quyết định số quả trên cây

khi thu hoạch. Nếu cây Bí được chăm sóc

tốt, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì sẽ tạo

điều kiện cho việc nâng cao tổng số hoa hữu

hiệu và tỉ lệ đậu quả sau này.

Tỷ lệ giới tính của hoa quyết định rất

lớn đến việc tăng năng suất sau này, đây là

chỉ tiêu biểu hiện số quả nhiều hay ít so với

tổng số hoa trên cây

Bảng 1: Ảnh hưởng của các thời điểm gieo trồng tới tổng số hoa trên cây và tỉ lệ hoa hữu

hiệu

TT

Công

thức gieo

trồng

Số

nụ/cây

(nụ)

Tổng số

hoa nở

(hoa)

Hoa cái Hoa đực

Số hoa

(hoa)

Tỷ lệ

(%)

Số hoa

(hoa)

Tỷ lệ

(%)

1 I 32,67 15,38 7,84 50,96 7,54 49,04

2 II 27,83 14,23 5,5 38,65 8,73 61,35

3 III 26,87 12,84 4,9 39,10 7,94 60,90

4 LSD0,05 4,76 4,12

Số liệu ở trong bảng 1 cho thấy:

Số nụ trên cây ở 3 công thức rất cao

chúng dao động từ 26,87 – 32,67 nu/cây

nhưng tổng số hoa nở chỉ còn từ 12,84 –

15,38 hoa/cây, như vậy số hoa nở so với

tổng số nụ trên cây chỉ đạt khoảng 50%, bên

cạnh đó tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái giữa

các công thức khác nhau cũng có sự khác

nhau cụ thể ở công thức 1 tỷ lệ hoa đực và

hoa cái gần bằng nhau trong khi đó ở công

thức 2 tỷ lệ hoa cái chỉ có 38,65% mà tỷ lệ

hoa đực đã lên đến 61,35%.

Như vậy thời tiết khí hậu ảnh hưởng

rất rõ đến sự phân hoá giới tính của hoa, mặc

dù công thức 1 tỷ lệ hoa đực và hoa cái gần

bằng nhau nhưng đây là yếu tố bất lợi cho

việc thụ tinh, thụ phấn và hình thành quả của

Bí ngồi, do hoa đực không nở cùng một lúc

dẫn đến hiện tượng khi hoa cái nở nhiều sẽ

thiếu hạt phấn nên tỷ lệ đậu quả thấp, ảnh

Page 37: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

37

hưởng trực tiếp đến năng suất. Còn ở công

thức 2 và công thức 3 tỷ lệ hoa đực cao hơn

nhiều so với hoa cái, đây là điều kiện thụ lợi

nhất đối với họ bầu bí nói chung và cây Bí

ngồi nói riêng.

Nhà Nông học Gillier và cộng sự

(2006) cho biết: Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn

đến sự phân hoá giới tính của hoa nhiệt độ

thuận lợi cho sự ra hoa của bí là 24- 280C, số

hoa cái cao nhất 41% và số hoa đực là 59%.

Nghiên cứu của Tạ Thu Cúc cho thấy

ở vùng nhiệt độ tăng, tăng cường quá trình

quang hợp của cây Bí, nhưng nhiệt độ không

khí quá cao (30 - 350C) rút ngắn thời gian

sinh trưởng, làm giảm khả năng tích lũy chất

khô, làm giảm số hoa trên cây, giảm số quả

và trọng lượng quả.

3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất Bí ngồi.

Năng suất của Bí ngồi Hàn Quốc

cao hay thấp ngoài yếu tố giống, các biện

pháp kỹ thuật, điều kiện ngoại cảnh thì việc

bố trí đúng thời điểm gieo trồng cũng là một

trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất

lớn đến năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất.

Bảng 2: Ảnh hưởng của thời điểm gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của Bí ngồi

Công

thức

Tổng số quả

trên cây

Tỷ lệ quả hữu

hiệu trên cây

(%)

Khối lƣợng

quả (kg)

NSCT

(kg)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

I 3,00 61,30 2,41 4,43 55,01 29,54

II 3,17 84,20 2,14 5,71 70,91 37,58

III 3,50 62,00 1,94 4,20 52,16 26,37

LSD0,05 2,37 1,13

Từ bảng 2 chúng tôi nhận thấy rằng:

Tổng số quả trên cây tăng dần từ công thức 1

đến công thức 3 và chúng biến động từ 3,00

– 3,50 quả /cây, nhưng tổng số quả /cây

không tỷ lệ thuận với tỷ lệ quả hữu hiệu /cây.

Tỷ lệ quả hữu hiệu/cây ở công thức 1 và

công thức 3 (đạt 61,3 – 62%) thấp hơn

nhiều so với công thức 2 (lên tới 84,2%).

Khối lượng của quả giảm dần từ công

thức 1 đến công thức 3 cụ thể ở công thức 1

khối lượng của quả là 2,41kg/qủa so với

công thức 2 là 2,14kg/quả và so với công

thức 3 là 1,94 kg/quả. Như vậy yếu tố nhiệt

độ ảnh hưởng rất lớn đến sự tích luỹ chất

dinh dưỡng và thời gian vận chuyển chất

dinh dưỡng vào quả, nên ảnh hưởng trực

tiếp đến trong lượng của quả. Ở công thức 1

vào thời kỳ quả phát triển nhiệt độ chỉ dao

động khoảng 20 – 30 oC thuận lợi cho quá

trình vận chuyển chất vào quả và thời gian

vận chuyển dài hơn còn ở công thức 2 và

công thức 3 nhiệt độ tăng dần, thời gian vận

chuyển chất dinh dưỡng vào quả ngắn nên

quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng vào

Page 38: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

38

quả ít dẫn đến trọng lượng quả nhỏ hơn so

với công thức 1.

Song năng suất cá thể ( trọng lượng

quả/ cây) ở công thức 2 (5,71 kg/cây) cao

hơn so với công thức 1(4,43 kg/cây) và công

thức 3 (4,20 kg/cây) do tỷ lệ quả hữu

hiệu/cây ở công thức 2 cao nhất.

Năng suất lý thuyết của 3 công thức

biến động từ 52,16 - 70,91tấn/ha, trong đó

công thức 2 đạt năng suất cao nhất

(70,91tấn/ha) so với các công thức khác.

Năng suất thực thu tỷ lệ thuận với năng

suất lý thuyết, NSTT của các công thức khác

nhau cũng có sự khác nhau, năng suất thực

thu cao nhất là công thức 2 đạt 37,58 tấn/ha,

trong khi đó công thức 3 chỉ đạt 26,37 tấn/ha

còn công thức 1 đạt 29,54 tấn/ha.

Ảnh 1: Cây bí ngồi ở thời kỳ bắt đầu ra hoa

Ảnh 2: Cây bí ngồi ở thời kỳ ra hoa rộ

IV. KẾT KUẬN

1. Thời điểm gieo trồng khác nhau ảnh

hưởng rất lớn đến sự phân hoá giới tính của

hoa, trong vụ Xuân gieo trồng càng

sớm(11/2) tỷ lệ hoa cái cao hơn so với hoa

đực khó khăn đối với quá trình thụ phấn thụ

tinh, gieo muộn hơn (18 - 26/2) tỷ lệ hoa

đực cao (60,9 – 61,35%) thuận lợi cho việc

thụ phấn thụ tinh.

2. Trong 3 công thức thí nghiệm thì

công thức 2 cho năng suất thực thu cao nhất

(37,58 tấn/ha) so với công thức 1 (29,54

tấn/ha) và công thức 3 (26,37 tấn/ha).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình cây

rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội

2. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang

Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình

Sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Trịnh An Vĩnh (1995), "Thông tin

chuyên đề số 3/95", Tạp chí Nông nghiệp &

CNTP, Hà Nội.

Page 39: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

39

GIÁ TRỊ HỌC THUYẾT ĐỨC TRỊ CỦA KHỔNG TỬ

ĐỐI VỚI THỜI HIỆN ĐẠI

TS. Nguyễn Thị Lan*

Học thuyết đức trị của Khổng Tử

ra đời cách đây đã hơn hai ngàn năm,

nhưng cho đến nay, đầu thế kỷ 21, nhiều

điều ông dạy vẫn còn rất bổ ích. Bài viết

này muốn được trao đổi một số nội dung

xung quanh vấn đề này.

1. Ngƣời cán bộ phải lấy đạo đức làm

gốc

Khổng Tử yêu cầu đạo đức là gốc

của người quân tử. Quân tử phải có đủ

nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Có như thế mới

cảm hóa được dân chúng, dẫn dắt được họ

theo mình. Những yêu cầu đó của Khổng

Tử cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù

thời thế đã thay đổi nhiều. Đối với các

nước phương Đông chịu ảnh hưởng của

Nho giáo thì điều đó lại càng quan trọng.

Tư tưởng của Khổng Tử đã được nhiều

nhà tư tưởng ở nước ta kế thừa, phát huy

như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê

Thánh Tông, Phan Bội Châu.... Người kế

thừa và phát triển tư tưởng của ông tài

tình nhất, nhuần nhuyễn nhất là Hồ Chí

Minh. Người đã dạy rằng: “Tuy trong học

thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không

đúng song những điều hay ở trong đó thì

chúng ta nên học. Chỉ có những người

* Trưởng BM Lý luận Chính trị

cách mạng chân chính mới thu hái được

những hiểu biết quý báu của đời trước để

lại” (1). Trên tinh thần ấy, Người đã kế

thừa, phát triển một cách sáng tạo tư

tưởng của Khổng Tử. Người đặt ra yêu

cầu rất nghiêm ngặt đối với người cán bộ

cách mạng là cần phải có đạo đức. Người

nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có

nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây

phải có gốc, không có gốc thì cây héo.

Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không

lãnh đạo được nhân dân”(2). Người

khẳng định: “Người cách mạng phải lấy

đạo đức cách mạng làm nền tảng mới

hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ

vang”(3). Người đã chỉ ra vai trò của đạo

đức cách mạng đối với người cách mạng:

“Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn

gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt

rè, lùi bước”(4). “Có đạo đức cách mạng

thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng

vẩn giữ vững tinh thần gian khổ, chất

phác, khiêm tốn”, “Lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ tốt

chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ;

không công thần, không kiêu ngạo, không

hủ hóa.”(5). Tôn Trung Sơn cũng khẳng

Page 40: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

40

định đạo đức là điều kiện tồn tại của dân

tộc nếu muốn bảo tồn mãi mãi địa vị hiển

hách của dân tộc và quốc gia, “muốn duy

trì địa vị lâu dài của dân tộc và quốc gia,

còn có vấn đề đạo đức. Có một nền đạo

đức rất tốt đẹp, đất nước mới mới có thể

ổn định lâu dài”(6). Ông đã khẳng định:

“Do đó suy cho cùng, hiện nay, muốn khôi

phục địa vị dân tộc, ngoài việc liên kết

mọi người thành một đoàn thể quốc tộc,

trước hết cần khôi phục nền đạo đức cổ

truyền của chúng ta. Có được nền đạo

đức vốn có mới có thể tính chuyện khôi

phục địa vị vốn có của dân tộc”(7).

Khổng Tử yêu cầu người quân tử

- bậc trị nước – phải có đức. Đó là nhân,

nghĩa, lễ, trí, tín. Cho đến nay điều đó

vẫn có giá trị không những ở Trung

Quốc mà cả ở Triều Tiên, Nhật Bản,

Việt Nam. Ở mỗi nước, ngũ thường

được tiếp nhận khác nhau, tùy theo hoàn

cảnh mà có chút đổi thay:

Ở Trung Quốc là: Nhân, Nghĩa,

Lễ, Trí, Tín.

Ở Nhật Bản là : Trung, Lễ, Dũng,

Tín, Kiệm.

Ở Triều Tiên là: Trung, Hiếu,

Tín, Nhân, Dũng.

Ở nước ta Hồ Chí Minh đã đề ra

năm đức tính tốt của người cách mạng

là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

Nhưng khác với ngũ thường của Khổng

Tử, Hồ Chí Minh đã giải thích nội dung đó

theo thời hiện đại. Sự thay đổi đó là hợp lý

vì các giá trị đạo đức không bao giờ là

những yếu tố nhất thành bất biến. Giá trị

đạo đức vừa có tính chuẩn mực vừa lại có

tính mềm dẻo, linh hoạt và luôn vận động,

biến đổi cùng sự vận động biến đổi chung

của đời sống kinh tế - xã hội.

Chẳng hạn khi nói về nhân,

Người viết: “Nhân là thật thà thương

yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng

bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại

những người, những việc có hại đến

Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng

chịu cực khổ trước mọi người, hưởng

hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà

không ham giàu sang, không e cực khổ,

không sợ oai quyền”(8). Tôn Trung Sơn

cũng đã giải thích trung: “Hiện nay

chúng ta đương nhiên không thể nói

trung với vua, nhưng có thể nói trung

với dân được không? Có thể nói trung

với sự nghiệp được không? Làm một

việc gì, trước sau phải không lơ là, làm

cho tới thành công. Nếu làm không

thành công thì không tiếc hy sinh tính

mạng, đó chính là trung”(9).

Còn ở Hồ Chí Minh, trung không

chỉ là hy sinh tính mạng, mà quan trọng

hơn là phải đạt cho được kết quả, phải

nhất định thành công: „Trung với nước,

hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn

Page 41: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

41

thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ

thù nào cũng chiến thắng”.

Cho đến nay, khi nền kinh tế thị

trường đang ngày càng phát triển như

cơn lốc cuốn tất cả xoay vần theo nó thì

nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung,

hiếu, cung, khoan, tín, mẫn, huệ... của

Khổng Tử vẫn còn có giá trị tuy nhiên

nội dung của nó cũng cần có sự thay đổi

cho phù hợp với thời đại.

2. Dù ở cƣơng vị nào cũng phải học

tập tu dƣỡng rèn luyện mình

Khổng Tử cũng đã từng nói: “Tính

tương cận, tập tương viễn”. Vì tập tương

viễn nên nếu không rèn luyện, không tự

mình tu dưỡng thì tính tốt dần mất hết,

tính xấu xâm nhập vào và con người sẽ

trượt dài xuống dốc. Bản thân Khổng Tử

cũng thực hiện “học không biết chán”.

Nếu không rèn luyện tu dưỡng đạo đức thì

không thể “tề gia” chứ đừng nói “trị quốc

bình thiên hạ”. Qua tác phẩm Luận ngữ

của ông ta thấy được thực chất của tu thân

là cá nhân phải sửa mình để trở thành

người chính trực, ngay thẳng. Sau này

trong cuốn Đại học trung dung đã nói rõ:

“từ thiên tử đến người dân thường, ai ai

cũng lấy tu thân làm gốc”.

Tư tưởng này đã được Hồ Chủ

Tịch tiếp thu và vận dụng sáng tạo. Người

nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ

trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh bền bỉ

hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng

như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng

luyện càng trong”.(10). Người yêu cầu:

Chúng ta phải lấy “chính tâm tu thân” để

“trị quốc bình thiên hạ”. “ Mỗi con người

đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải làm

cho phần tốt của mỗi con người nảy nở như

hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi

(11)). Về vấn đề này quan niệm của Đảng ta

cũng nêu rõ: “cán bộ ở cấp càng cao thì càng

phải gương mẫu, càng phải giữ gìn phẩm

chất đạo đức, thực hiện tốt “tu nhân tề gia”

“cần, kiệm, liêm, chính”(12). Trong suốt quá

trình cách mạng và cho đến ngày cuối đời

Người vẫn luôn nhắc nhủ mọi người khắc

phục chủ nghĩa cá nhân, trau dồi đạo đức

cách mạng và chính Người đã nêu tấm gương

sáng mãi cho Đảng và cho dân tộc về rèn

luyện đạo đức cách mạng.

Về phương pháp tu thân của

Khổng Tử thì đến nay vẫn có giá trị. Điều

đó đã được Tôn Trung Sơn khẳng định

trong Tam dân chủ nghĩa: “Như về cách

vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề

gia, trị quốc, bình thiên hạ mà trong sách

đại học đã giải thích, dầu cho những nhà

chính trị đại tài của ngoại quốc vẩn chưa

ai nghĩ tới, nói tới một cách có mạch lạc,

rõ ràng như thế được”(13). Ông cũng

khẳng định “ Nếu mọi người thực hiện

một cách có hệ thống những nỗ lực tu

thân, làm cho sự chân thành bên trong thể

Page 42: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

42

hiện ra bên ngoài, chú ý tới những điều

nhỏ nhặt nhất. . . thì người nước ngoài

nhất định sẽ tôn trọng chúng ta”(14)

Tóm lại, tu thân là tự mình nhận

thức lấy mình, kiểm điểm, đánh giá phẩm

chất năng lực của mình, là sửa mình, rèn

luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức

của người cách mạng. Đó cũng là quá trình

tự nhận thức, khám phá, tự điều chỉnh hành

vi của mình. Triết lý tu thân của Khổng Tử,

nếu gạt đi những gì đã trở nên lạc hậu và

kìm hãm, gạt bỏ mục tiêu xã hội và những

hạn chế lịch sử của nó, chúng ta có thể tiếp

thu nhiều nhân tố hợp lý, giữ lại được nhiều

điều bổ ích trong việc giáo dục đạo đức cho

cá nhân nói chung và cho cán bộ lãnh đạo,

quản lý nói riêng. Nếu cán bộ mà không tu

dưỡng, rèn luyện đạo đức thì không thể

lãnh đạo được nhân dân. Bởi vì “quần

chúng chỉ quý mến những người có tư cách,

đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình

phải mực thước cho người ta bắt

chước”(15)

Trong nền kinh tế vận động theo cơ

chế thị trường ở nước ta hiện nay thì khía

cạnh thực dụng trong quan hệ giữa người

với người là điều không thể tránh khỏi. Sự

sòng phẳng, minh bạch trong hạch toán

kinh tế, quan hệ làm ăn theo kiểu đôi bên

cùng có lợi là điều tất nhiên. Nhưng điều đó

dẫn đến những biểu hiện tiêu cực về mặt

đạo đức ở một bộ phận xã hội. Lối sống coi

trọng đồng tiền, lấy đồng tiền đo phẩm giá

con người, quan hệ giữa người và người

theo kiểu “trả tiền ngay không có tình

nghĩa” có xu hướng gia tăng. Lối sống đó

dẫn đến xói mòn một số chuẩn mực giá trị

truyền thống vốn là nét đẹp trong đời sống

đạo đức của người Việt Nam. Trong bối

cảnh đó tư tưởng coi trọng đạo đức là gốc,

lấy tu dưỡng, rèn luyện mình làm đầu của

Khổng Tử càng có giá trị.

3. Coi trọng giáo dục để nâng cao dân

trí, đào tạo ra một đội ngũ cán bộ

lãnh đạo quản lý có tài, có đức

Khổng Tử chủ trương cai trị bằng

đạo đức, mà muốn vậy thì phải coi trọng

giáo hóa đạo đức, lễ nghĩa cho dân.

Ông mong muốn xây dựng một xã hội

an bình, thịnh trị, có tôn ti, trật tự....

Muốn xây dựng được xã hội đó theo ông

phải coi trọng giáo dục và đào tạo ra

một lớp người cai trị có đủ tài, đức, trí

và lực một lòng phục vụ chế độ, là

rường cột của chế độ xã hội. Ông là

người đề xướng tư tưởng “học không

biết chán, dạy không biết mỏi”. Lần đầu

tiên trong lịch sử Trung Quốc ông mở

trường dạy học và chủ trương “hữu giáo

vô loại”, “học đạo lý không cầu lợi”.

Tư tưởng coi trọng giáo dục đào

tạo của ông đến nay vẫn còn có giá trị

rất lớn. Tư tưởng đó đã được Đảng ta

tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng để

Page 43: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

43

xây dựng đất nước. Trong Văn kiện Đại

hội Đảng toàn quốc làn thứ VIII, Đảng

ta đã chỉ rõ: “giáo dục và đào tạo phải

thực sự trở thành quốc sách hàng

đầu”(16) với mục tiêu nâng cao mặt

bằng dân trí, đào tào bồi dưỡng và nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, phát

triển, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.

Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII đã chú trọng bàn

về công tác giáo dục, đào tạo, phát triển

khoa học công nghệ. Hội nghị đã chỉ ra

những hạn chế, đồng thời vạch ra những

biện pháp để phát triển giáo dục đào tạo.

Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo

nước ta không chỉ “đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức, trước hết là cán bộ

lãnh đạo, cán bộ quản lý”(17) mà còn

phải đào tạo, xây dựng con người mới

trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Trong những tiêu chuẩn con người mới

mà Hội nghị lần thứ 5 (khóa VIII) đề ra

có mục tiêu là “thường xuyên học tập,

nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên

môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực”. Tiếp

tục tư tưởng của đại hội VIII, đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra chủ

trương: “Phát triển giáo dục đào tạo là

một trong những động lực quan trọng

thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy

nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để

phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế

nhanh và bền vững”(18). Nghị quyết

Đại hội X tiếp tục khẳng định: Giáo dục

và đào tạo, khoa học và công nghệ là

quốc sách hàng đầu, là nền tảng và

động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Nghị quyết Đại hội XI vẫn kế

thừa quan điểm đó: Phát triển giáo dục

là quốc sách hàng đầu

Tư tưởng coi trọng giáo dục và đào

tạo của Khổng Tử không những được Đảng

ta vận dụng để phát triển đất nước mà còn

được nhiều nước vận dụng. Đặc biệt là 4

nước đã từng được coi là 4 con rồng nhỏ

của thế giới: Hồng Công, Singapo, Hàn

Quốc, Đài Loan. Trong 40 năm qua, đầu tư

giáo dục ở các nước này không ngừng tăng,

chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong ngân sách

nhà nước. Hàn Quốc năm 1972 là 15.9%,

1981 tăng lên 17,9%, 1983 lại tăng lên

20,5%. Tỷ lệ người biết chữ năm 1960 là

71%, 1980 lên tới 93%(19).

Như vậy, tư tưởng coi trọng giáo

dục, đào tạo của Khổng Tử đã được Đảng

ta tiếp thu và vận dụng sáng tạo. Nền giáo

dục của một xã hội ngoài việc “hữu giáo vô

loại” phải tập trung đào tạo ra những con

người đóng vai trò nòng cốt cho chế độ xã

hội ấy. Với chiến lược “Giáo dục là quốc

sách hàng đầu”, chúng ta nhận thấy rằng

cần phải tập trung giáo dục, đào tạo những

con người vừa có tài, vừa có đức, vừa có

Page 44: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

44

tinh thần yêu nước, thực sự trung thành và

là rường cột cho sự nghiệp và lý tưởng của

Đảng, của đất nước, của dân tộc.

4. Dù ở cƣơng vị nào danh và

phận cũng phải phù hợp với nhau.

Mặc dầu tư tưởng chính danh của

Khổng Tử còn có những hạn chế nhưng

đối với thời đại hiện nay nó vẫn có giá

trị rất lớn . Đó là, ai ở cương vị nào phải

hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của

mình ở cương vị đó, tổ chức nào phải

hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đó.

Chẳng hạn, chúng ta muốn phát triển

giáo dục thì một yêu cầu quan trọng là

trường phải ra trường, lớp phải ra lớp,

thầy ra thầy, trò ra trò. Nếu người nào,

tổ chức nào cũng hoàn thành nhiệm vụ

theo chức năng của mình thì thì sẽ tạo

điều kiện cho xã hội phát triển. Trong gia

đình cũng vậy, nếu mọi người ai cũng làm

tốt bổn phận của mình thì gia đình sẽ yên

ấm, hạnh phúc. Gia đình là tế bào của xã

hội nên gia đình hạnh phúc thì xã hội cũng

có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Trong khuôn khổ bài viết này

không thể làm rõ được hết những giá trị

của học thuyết đức trị trong thời hiện

đại. Mong rằng chúng ta sẽ có điều kiện

thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu về vấn

đề này nhằm tìm ra những giá trị còn

tiềm ẩn trong đó để phục vụ cho sự

nghiệp xây dựng xã hội mới./.

CHÚ THÍCH

1. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, t.1, Nxb Sự

thật, H.1960, tr. 362.

2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb Chính

trị quốc gia, H.2000, tr.252-253.

3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, Nxb Chính

trị quốc gia, H.2000, tr.283.

4;5;8. Đạo đức là cái gốc của người cách

mạng, Nxb Quân đội nhân dân, H.1970, tr.43,

tr. 26.

6;7; 9;13;14. Tôn Trung Sơn, Chủ nghĩa

Tam dân, Viện thông tin khoa học xã hội,

H. 1995, tr. 143; 144; 150; 153.

10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.9, Nxb

Chính trị quốc gia, H.2000, tr.193.

11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.11, Nxb

Chính trị quốc gia, H.2000, tr.558.

12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện

Hội nghị trung ương 3 ( khóa VIII)

15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb

Chính trị quốc gia, H.2000, tr.252

16; 17, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện

Đai hội Đảng toàn quốc khóa VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, tr. 29, tr.135

18. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện

Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX, Nxb

Chính trị quốc gia, tr. 108

19. Nguyễn Huy Quý (dịch), Bí quyết cất

cánh của 4 con rồng nhỏ, Nxb Chính trị

quốc gia, 1993, tr.146

Page 45: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

45

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

Th.S Nguyễn Thị Mai Anh*

Trong chương trình giảng dạy

Cao đẳng hay Trung cấp đều có những

bài về hệ thống chính trị và nhà nước nên

khi giảng dạy, giáo viên nhất thiết phải

làm rõ hoặc mở rộng, liên hệ nội dung

nhà nước pháp quyền. Trong quá trình

giảng dạy tôi đã nghiên cứu nhiều về vấn

đề nhà nước và nhà nước pháp quyền.

Bài viết nay chỉ đề cập đến một góc độ là

lịch sử hình thành tư tưởng nhà nước

pháp quyền trong lịch sử.

1. Tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền

thời cổ đại

Hy Lạp và La Mã là nơi phát triển

có tính điển hình về chính trị, kinh tế, xã

hội thời cổ đại ở phương Tây. Tại đây đã

hình thành nên tư duy về nhà nước pháp

quyền phong phú. Những tư tưởng ấy

vừa phản ánh hiện thực chính trị xã hội

biến đổi không ngừng, vừa thúc đẩy hiện

thực phát triển. Con người luôn có khát

vọng về sự công minh, bình đẳng đã mơ

ước về một nhà nước công bằng và

Solon (638 – 559 TCN) đã cho rằng chỉ

khi có pháp luật mới thực hiện được khát

vọng đó. Ông đưa ra lời tuyên bố trong

chương trình cải cách của mình là: Ta

giải phóng tất cả mọi người bằng quyền

* Phó BM Lý luận Chính trị

lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức

mạnh với pháp luật. Hêraclit (530 - 470

TCN) có câu nói bất hủ: Nhân dân phải đấu

tranh bảo vệ luật như bảo vệ chốn nương

thân của mình. Vị cha đẻ của khoa học

chính trị - Aritxtot (384 – 322 TCN) nhấn

mạnh đến tính tối cao của pháp luật trong

một nhà nước được tổ chức theo đúng nghĩa

của nó. Ông cho rằng nhà nước có công

bằng hay không đều phải gắn với pháp luật,

chỉ có pháp luật mới là tiêu chuẩn để điều

chỉnh cho mọi giao tiếp trong xã hội nên: Ở

nơi nào không có sức mạnh của luật thì nơi

đó không có hình thức chế độ nhà nước.

Như vậy, luật được quan niệm là cần

thiết cho xã hội, cho cuộc sống của mỗi

người dân, giữa luật và nhà nước phải có

mối quan hệ chặt chẽ. Platon (427 –

347TCN) thừa nhận: Những nơi mà pháp

luật được định ra vì lợi ích của một số

người thì ở đó không có chế độ nhà nước.

Chỉ có thể gọi là nhà nước nếu như có sự

công bằng giữ vai trò thống trị. Các quan

niệm trên đã được Siseron (106 – 43TCN)

phát triển thêm một bước đáng kể. Ông đặt

vấn đề: Nhà nước là gì nếu không phải là

trật tự chung. Vì vậy theo ông nhà nước đó

là sự nghiệp và tài sản của nhân dân. Nhân

dân ở đây không phải là sự tập hợp bất kỳ

Page 46: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

46

nào của nhiều người mà nó phải là một

cộng đồng được liên kết với nhau bằng

sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi

chung. Siseron đưa ra nguyên tắc: Luật

có tác động đến tất cả mọi người, mọi người

bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước và

pháp luật là của chung mọi công dân, do

vậy việc bảo vệ tư do của công dân không

phải là việc của riêng ai.

Các nhà tư tưởng Hy – La cổ đại

không chỉ dừng ở chỗ xác định vai trò vị

trí của pháp luật nhà nước trong xã hội

mà các ông còn đưa ra các ý kiến về việc

tổ chức nhà nước có sự thống trị của

pháp luật ấy như thế nào? Platon phân

biệt: Cầm quyền bởi một con người đó là

chính quyền chuyên chế, bởi một bộ

phận người tốt đó là chính quyền quý

tộc, bởi những công dân tự do thành thị

đó là quân chủ. Aritxtot cho rằng trong

bất kỳ nhà nước nào cũng phải có ba yếu

tố: Nghị luận (cơ quan làm luật, trông coi

việc nước), chấp hành (các cơ quan thị

thực), xét xử (tòa án).

Cách nhìn, cách lập luận của các

triết gia cổ đại tuy chỉ mới là mầm mống

của tư tưởng nhà nước pháp quyền

nhưng nó đã được đánh giá “ Không có

cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế

chế La Mã thì không có châu Âu hiện

đại” (C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, tr

254 – tập 20. Nxb Chính trị quốc gia Hà

nội -1994). Tư tưởng của các ông lúc bấy

giờ đều đề cao sự công bằng pháp luật, coi

đó là những thuộc tính vốn có của trời đất,

trái ngược với nó là bạo lực, lộng quyền,

hỗn loạn cần phải được xóa bỏ. Tư tưởng

về nhà nước pháp quyền của các ông đã thể

hiện rõ ý chí chống lại sự chuyên quyền độc

đoán, chống lại việc lẽ phải chỉ nằm trong

tay kẻ mạnh, vua chúa có quyền lực không

hạn chế, chống lại quan điểm nhà nước làm

ra luật thì nhà nước phải đứng trên pháp

luật. Đích đến của các nhà tư tưởng lỗi lạc

thời cổ đại là hướng tới xây dựng một xã

hội dân chủ mà ở đó quyền lực thuộc về

nhân dân.

2. Học thuyết nhà nƣớc pháp quyền tƣ

sản

Các nhà tư tưởng thời trung cổ đã

tiếp nhận và phát triển quan điểm nhà nước

pháp quyền thời cổ đại lên như là một thế

giới quan pháp lý mới, biểu hiện ý thức

chống lại một cách quyết liệt các quan điểm

thần học về nhà nước và pháp luật, chống

lại sự chuyên quyền phong kiến và tình

trạng vô pháp luật. Đồng thời nó khẳng

định mạnh mẽ tính nhân đạo, nguyên tắc tự

do bình đẳng của cá nhân, thừa nhận những

quyền của con người không thể bị tước

đoạt. Thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến

lên chủ nghĩa tư bản những quan niệm mới

về tự do của con người thông qua việc tôn

trọng tính tối cao của pháp luật dẫn đến

Page 47: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

47

việc hình thành học thuyết nhà nước

pháp quyền tư sản. Học thuyết này ngày

càng hoàn thiện qua các tư tưởng vĩ đại

của G. Loccơ, Montesquieu, Kan,

Hêghen, Monh ….

Người đặt nền móng cho sự ra đời

của học thuyết về nhà nước pháp quyền

tư sản là G. Loccơ (1632 - 1704) – một

nhà tư tưởng người Anh vào thế kỷ

XVII. Mô hình nhà nước mà ông đưa ra

có vị trí pháp luật là cao nhất. Luật này

phải phù hợp với luật pháp tự nhiên, các

quyền tự nhiên và tự do cá nhân được ghi

nhận. Trong nhà nước mà ông thiết kế có

nguyên tắc: Đối với công dân cho phép

làm tất cả những gì mà luật không cấm,

đối với những người nắm quyền lực

không được làm những gì mà luật không

cho phép. Tiếp tục phát triển những quan

điểm của G. Loccơ về phân lập các

quyền trong bộ máy nhà nước thì

Montesquieu (1689 - 1775) – luật gia

người Pháp thế kỷ XVIII đã có những

khám phá mới về chế độ phân bố quyền

lực. Ông khẳng định việc phân chia

quyền lực là một thuộc tính của nhà nước

pháp quyền, là điều kiện cơ bản để đảm

bảo tự do chính trị. Cốt lõi tư tưởng của

ông là quyền lực nhà nước được chia

thành: Quyền lập pháp, quyền hành

pháp, quyền tư pháp và ba quyền đó

được giao cho ba cơ quan khác nhau.

Ông cho rằng làm như vậy các bộ phận

quyền lực sẽ kiềm chế lẫn nhau và tránh

được sự lạm quyền. Tư tưởng này đã trở

thành một trong những nội dung cơ bản của

học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.

Một trong những quan điểm mới có tính sâu

sắc về nhà nước pháp quyền tư sản đã được

Rutxo (1712 – 1778) đưa ra. Ông quan

niệm con người khi thoát khỏi trạng thái tự

nhiên với tính năng tự hoàn thiện đã phải

liên kết lại với nhau thành xã hội để bảo vệ

và phát triển quyền tự do vốn có của mình.

Để tạo ra sức mạnh chung nhằm bảo vệ mọi

thành viên trong xã hội cần phải có một

hình thức liên kết giữa con người với con

người, cần có sự thỏa thuận giữa nhân dân

và nhà nước bằng khế ước xã hội. Thông

qua đó nhân dân thực hiện được quyền của

mình bằng cách nhân dân ủy quyền cho các

đại biểu trong bộ máy nhà nước. Với sự

thỏa thuận ấy con người mất đi cái tự do tự

nhiên, bị hạn chế những điều muốn làm, bù

lại họ có quyền tự do dân sự và quyền sở

hữu những cái mà con người có. Nếu nhà

nước không đảm bảo được tự do cho cá

nhân, không đem lại lợi ích cho xã hội như

mục đích ban đầu thì người ta có quyền

thỏa thuận lại để giành lấy tự do cho mình.

Vậy nên, nếu quyền lực nhà nước được tách

ra thành các bộ phận thì chúng vẫn phải phụ

thuộc vào nhau mới thực hiện được ý chí

chung.

Page 48: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

48

Đến I. Kant (1724 – 1804) – học

giả người Đức, lý thuyết về nhà nước

pháp quyền tư sản với tính cách là một

học thuyết triết học – chính trị tương đối

hoàn chỉnh đã được xác định. Kant triệt

để tán thành việc áp dụng lý thuyết phân

quyền. Theo ông ở đâu áp dụng nguyên

tắc này thì ở đó có nhà nước pháp quyền,

nếu không chỉ là chuyên quyền. Kant

quan niệm nhà nước là tập hợp của nhiều

người cùng phục tùng các đạo luật, nhà

nước phải hoạt động với mục đích đảm

bảo cho sự thắng lợi của pháp luật, đồng

thời nhà nước cũng phải phục tùng

những yêu cầu của pháp luật đó.

Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ

nhà nước pháp quyền chính là Robert

Fon Mohn và Karl Teodor Valker. Hai

ông coi tính tối cao của pháp luật là

nguyên tắc hàng đầu của nhà nước pháp

quyền. Tính tối cao đó thể hiện chủ

quyền của nhân dân dưới hình thức

quyền lực của nghị viện. Pháp luật thuần

túy chỉ là công cụ bảo vệ quyền tự do

của con người khỏi sự can thiệp từ bên

ngoài. Các ông quan niệm trong nhà

nước pháp quyền cần phải đảm bảo tiêu

chuẩn sự bình đẳng của mọi công dân

trước pháp luật, có như vậy mới phát huy

hết quyền tự do và năng lực của mỗi

thành viên trong xã hội.

Như vậy, điểm hội tụ của các nhà tư

tưởng về nhà nước pháp quyền là quan

điểm: Nhân dân là chủ thể của quyền lực

nhà nước, nhà nước phải đứng dưới pháp

luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Ở mỗi

nước đều có hệ thống luật pháp riêng của

mình với vị trí tối cao là hiến pháp, luật này

phải tuân thủ theo tinh thần cơ bản của pháp

luật tự nhiên. Pháp luật tự nhiên được xem

như là cái có trước nhà nước, đứng trên mọi

nhà nước, được lý trí công nhận, giữ vai trò

lãnh đạo cuộc sống xã hội, điều chỉnh hành

vi của mọi người. Về mặt tổ chức quyền lực

nhà nước nhất định phải được chia thành ba

chức năng cơ bản: Làm luật, chấp hành

pháp luật, giải quyết những vướng mắc

trong quá trình chấp hành pháp luật, xử lý

và trừng trị các vi phạm pháp luật.

Qua một số nội dung trên chúng ta

thấy những tư tưởng và mô hình về nhà

nước pháp quyền ở phương Tây đã phản

ánh thế giới quan tiên tiến từ thời cổ đại, đã

hàm chứa những thành tựu của các quan

điểm dân chủ tiến bộ của cách mạng tư sản,

nên nó là yếu tố của nền văn minh nhân

loại.

3. Tƣ tƣởng xây dựng nền pháp chế xã

hội chủ nghĩa

Khi tổng kết kinh nghiệm của công

xã Pari năm 1871, CacMac nhận định:

Công xã là hình thức nhà nước vô sản, một

nhà nước kiểu mới để thay thế nhà nước tư

Page 49: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

49

sản. Về tổ chức bộ máy nhà nước kiểu

mới được xây dựng là nhà nước dân chủ

tự do “ Nhân dân tự quy định” , pháp luật

là “ Vì con người”, “ Pháp luật phải lấy

xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự

biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung

của xã hội, do một phương thức sản xuất

nhất định sản sinh ra mà không phải là

do ý muốn tùy tiện của một cá nhân”

(Mác – Angghen toàn tập tập 6- NXB

chính trị quốc gia HN – 1993 trang 332,

333). Chủ nghĩa Mác cũng rất đề cao vị

trí của pháp luật giống như học thuyết

của nhà nước pháp quyền tư sản. Ăng

ghen cho rằng: Cần phải đặt nhà nước

dưới pháp luật thì mới ngăn ngừa được

chuyển hóa của nhà nước từ chỗ là công

bộc của xã hội thành ông chủ đứng trên

đầu xã hội. Về bản chất thì nhà nước bao

giờ cũng là sự thống trị của một giai cấp,

do vậy trong nhà nước kiểu mới, giai cấp

thống trị đó là giai cấp vô sản, nhà nước

là nhà nước chuyên chính vô sản. Đây là

một nhà nước của số đông thống trị thiểu

số nên nó là nhà nước dân chủ hơn nhiều

so với các kiểu thống trị trước đó. Bộ

máy nhà nước này sẽ tuân theo nguyên

tắc tập trung dân chủ, quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp là thống nhất.

Lênin vận dụng và phát triển chủ

nghĩa Mác về vấn đề nhà nước và xuất

phát từ thực tiễn cách mạng Nga những

năm đầu thế kỷ XX, ông cho rằng hình thức

nhà nước phù hợp với đặc điểm nước Nga

là Cộng hòa Xô viết – một nhà nước dân

chủ vô sản có khả năng phát triển đầy đủ,

có thể thu hút những người lao động tham

gia thật bình đẳng và ngày càng rộng rãi

vào công việc quản lý của nhà nước và xã

hội. Lê nin cho là sẽ không tưởng nếu sau

khi lật đổ chế độ cũ người ta sẽ biết làm

việc ngay cho chủ nghĩa xã hội mà không

cần một nguyên tắc pháp luật nào. Do vậy,

Lênin thấy việc xây dựng hệ thống pháp

luật kiểu mới là không thể thiếu, thậm chí

trong giai đoạn đầu còn có thể sử dụng “

chân trời hẹp của pháp luật tư sản”

Những năm sau đó sự phát triển của

pháp luật ở Liên Xô cũ nói riêng và các

nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang còn

rất hạn chế, một phần do cơ chế tập trung,

quan liêu, bao cấp, một phần do nhận thức

sai lầm về nhà nước pháp quyền, một phần

lại do các chế định đảm bảo quyền tự do

của công dân chưa có, văn hóa pháp luật

trong dân còn thấp… Tư tưởng về nhà nước

pháp quyền đã bị lãng quên khá lâu trong

các nước của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Song nhìn chung trong hệ thống xã hội chủ

nghĩa đã hình thành lý thuyết pháp chế xã

hội chủ nghĩa. Về nội dung, pháp chế xã hội

chủ nghĩa là hệ thống những quan niệm về

xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và

bảo vệ pháp luật. Điểm tương đồng giữa

Page 50: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

50

pháp chế xã hội chủ nghĩa và nhà nước

pháp quyền là đòi hỏi nhà nước phải có

một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn

chỉnh. Pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu

các công dân, viên chức nhà nước, cơ

quan nhà nước phải tuân thủ nghiêm túc

pháp luật; còn nhà nước pháp quyền

nhấn mạnh đến nguyên tắc mọi cơ quan

nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu bảo

vệ nghiêm ngặt pháp luật, đấu tranh

chống tình trạng vi phạm pháp luật; nhà

nước pháp quyền cũng vậy, nó rất coi

trọng hệ thống định chế tư pháp để xét

xử các hành vi vi phạm. Pháp chế xã hội

chủ nghĩa có nhiều điểm tương tự nhà

nước pháp quyền, nhưng nếu so sánh hai

khái niệm thì nhà nước pháp quyền có

nội dung rộng hơn, sự thiết kế nó thành

một cơ cấu bộ máy rõ hơn, cụ thể hơn.

Nhà nước pháp quyền nhấn mạnh đến

vai trò và trách nhiệm của hệ thống hành

chính, bộ máy tư pháp nhiều hơn là nhấn

mạnh đến vai trò của cơ quan lập pháp.

Chỉ với lý luận về pháp chế xã hội

chủ nghĩa cùng với những nguyên nhân

như do mô hình kinh tế, do chiến tranh,

do sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc ….

mà trong một thời gian dài chưa có nhà

nước xã hội chủ nghĩa nào thực hiện đầy

đủ các tiêu chuẩn của nhà nước pháp

quyền. Vì vậy cách tổ chức nhà nước xã

hội chủ nghĩa còn có nhiều khuyết tật, nhà

nước tách khỏi nhân dân lao động, quyền

lực nhà nước của nhân dân ngày càng bị

biến dạng, trở thành công cụ của chế độ

quan liêu, mệnh lệnh và dẫn đến sự sụp đổ

của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu

và Liên xô cũ.

4. Vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp

quyền ở Việt Nam

Việt Nam trước yêu cầu của đất

nước thời kỳ đổi mới đã rất quan tâm đến

xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là kiện

toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong

sạch, có hiệu lực, có hiệu quả. Cương lĩnh

được thông qua đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VII năm 1991 đã xác định một trong

bảy phương hướng cơ bản là: Xây dựng nhà

nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân

dân do nhân dân, vì nhân dân. Hội nghị lần

thứ VIII Ban chấp hành trung ương Đảng

họp tháng 1 năm 1995 đã ra nghị quyết về

việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

cải cách một bước nền hành chính nhà

nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

năm 2001 đã đưa thêm một nội dung vào

các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân

dân ta xây dựng là: Có nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của

Đảng cộng sản.

Page 51: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

51

Chủ trương xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện

Đảng ta đã nhận thức lại vấn đề, đã

khẳng định và thừa nhận nhà nước pháp

quyền không phải là sản phẩm riêng có

của chủ nghĩa tư bản mà là sản phẩm trí

tuệ, là tinh hoa của nền văn minh nhân

loại. Do đó Việt Nam cần phải biết kế

thừa, biết tiếp thu để xây dựng nhà nước

pháp quyền như một tất yếu lịch sử. Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam được xây dựng theo các đặc điểm

sau:

- Là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công rành mạch, phối hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong

thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp.

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động

trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và đảm

bảo cho hiến pháp và các đạo luật giữ vị

trí tối thượng trong điều chỉnh các quan

hệ thuộc tất cả các lĩnh vực trong đời

sống xã hội.

- Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền

con người, quyền công dân, nâng cao

trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và

công dân, thực hành dân chủ, đồng thời

tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do

một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát

của nhân dân, sự phản biện của mặt trận tổ

quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của

mặt trận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Đào, Đinh Văn

Mậu và cs (1997), Lịch sử nhà nước và

pháp luật thế giới - NXB Đồng Nai.

2. Lê Minh Quân (1998), Nhà nước

pháp quyền tư sản những mặt tiến bộ và

hạn chế lịch sử, Nghiên cứu lý luận số 6.

3. Lê Minh Quân (1998), Tìm hiểu

một số tư tưởng liên quan đến nhà nước

pháp quyền trong quá trình phát triển của xã

hội thời cổ đại, Tạp chí nghiên cứu lịch sử

số 1 (297).

4. Đào Trí Úc (1992), Tìm hiểu về

nhà nước pháp quyền, NXB Pháp Lý Hà

Nội.

5. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX, X, XI.

Page 52: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

52

BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU

CN. Lê Văn Sỹ *

Trong giảng dạy các môn Lý luận

chính trị có một nội dung thường được

nhắc tới đó là vấn đề sở hữu. Đặc biệt ở

môn "Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lê nin" ở hệ Cao đẳng hoặc

môn Chính trị ở chương trình trung cấp,

nếu giảng viên làm rõ cho học sinh, sinh

viên về sở hữu sẽ giúp các em nắm chắc

hơn về mối quan hệ biện chứng giữa lực

lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, cơ sở

hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người tồn tại trong mối quan hệ

với tự nhiên đã bằng năng lực hoạt động

thực tiễn của mình khai thác tự nhiên

nhằm duy trì và phát triển cuộc sống. Mối

quan hệ giữa con người và tự nhiên được

phản ánh qua phạm trù chiếm hữu. Đây là

một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại trong tất cả

các giai đoạn lịch sử của sản xuất xã hội.

Khi các sản phẩm khai thác từ tự nhiên bị

con người chiếm hữu thì sau đó sở hữu

cũng xuất hiện. Trên cơ sở phát triển của

lực lượng sản xuất, quan hệ sở hữu ra đời,

tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển

của lịch sử và được biểu hiện qua các hình

* GV Tổ Lý luận Chính trị

thức cụ thể khác nhau, kế tiếp nhau.

II. NỘI DUNG

2.1. Sở hữu và chế độ sở hữu

Sở hữu là mối quan hệ giữa chủ thể sở

hữu và đối tượng sở hữu. Người có khả

năng và quyền chiếm hữu đối tượng sở

hữu, có quyền chi phối người khác trong

quan hệ với đối tượng sở hữu đó chính là

chủ thể sở hữu. Chủ sở hữu có quyền định

đoạt đối tượng sở hữu của mình, có quyền

kiểm soát và sử dụng nó. Ở từng giai đoạn

lịch sử, trong từng trường hợp cụ thể sẽ có

sự thay đổi phương thức về vai trò của chủ

sở hữu với đối tượng sở hữu. Có khi chủ

sở hữu không trực tiếp sử dụng mà thuê

người sử dụng đối tượng sở hữu hoặc giao

quyền quản lý sản xuất, quản lý kinh

doanh cho người khác, chỉ giữ lại cho

mình quyền kiểm soát và định đoạt mà

thôi. Do vậy việc xác định rõ chủ thể sở hữu

trong quan hệ xã hội là rất quan trọng. Phía

thụ động của quan hệ sở hữu chính là đối

tượng sở hữu. Đối tượng sở hữu được biểu

hiện dưới dạng: người, vật, tự nhiên, đồ vật,

năng lượng, thông tin, của cải, trí tuệ ….

Trong nền kinh tế tự nhiên, đối tượng

sở hữu cơ bản là ở hình thái hiện vật.

Page 53: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

53

Trong nền kinh tế thị trường đối tượng sở hữu

chủ yếu là ở hình thái giá trị. Ngày nay, công

nghệ khoa học phát triển nên sở hữu thông tin,

sở hữu trí tuệ đang trở thành đối tượng sở hữu

có vai trò đặc biệt quan trọng.

Quan hệ giữa chủ thể sở hữu với đối

tượng sở hữu dù dưới hình thái nào cũng

bao gồm ba quyền cơ bản: Quyền chiếm

hữu. quyền sử dụng, quyền định đoạt.

Trong phạm trù sở hữu quyền giữ vị trí

trung tâm là quyền định đoạt. Quyền này

đem lại cho chủ thể khả năng thực hiện

tương đối toàn diện đối với đối tượng sở

hữu. Họ có thể định đoạt phương thức sử

dụng đối tượng sở hữu đó như thế nào, có

thể ký kết các hợp đồng bán, cho thuê,

tặng … có thể thay đổi nó thành một đối

tượng sở hữu khác hoặc cũng có thể hủy

bỏ nó đi. Trên thực tế chỉ người nào có

quyền điịnh đoạt đối tượng sở hữu mới

thực sự là chủ sở hữu.

Khi nghiên cứu xem xét vấn đề sở hữu

không những phải thấy được bản chất của

nó là mối quan hệ giữa người với người

thông qua chiếm hữu vật mà còn thấy

được sự luôn vận động của một quan hệ

kinh tế để xác định rõ mức độ sở hữu ra

sao. Đầu tiên là việc xác định đối tượng sở

hữu đó là của ai (của cá nhân? Của nhóm?

Của nhà nước?) Sau đó xem sở hữu ấy

được thể chế về mặt pháp lý như thế nào

và biểu hiện mối quan hệ của nó trong hệ

thống mắt khâu ra sao (ai sở hữu? Ai quản

lý? Ai kinh doanh? Ai sử dụng?); xem việc

thực hiện lợi ích kinh tế ở các mắt khâu đó

như thế nào? Dưới hình thức nào?. Xét ở

mức độ khái quát nhất, nội dung của sở

hữu được thể hiện trên hai mặt: nội dung

pháp lý và nội dung kinh tế của sở hữu.

Quan hệ sở hữu với tư cách là

những quan hệ kinh tế khách quan được

thể chế hóa và mang tính chất pháp lý ( thể

hiện bằng hệ thống pháp luật và cả nhũng

quy định dưới luật) thì gọi là chế độ sở

hữu. Chế độ sở hữu bao gồm các quyền

như quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền

sử dụng ( quyền kinh doanh). Trong đó

được chia thành hai nhóm quan trọng đó là

quyền sở hữu và quyền quản lý kinh

doanh. Hai nhóm quyền này có thể thống

nhất ở một chủ thể, cũng có thể phân chia

tách biệt tương đối ở các chủ thể khác

nhau. Sự phát triển kinh tế - xã hội càng

phức tạp thì sự tách biệt, tác động qua lại

giũa hai nhóm quyền này càng phong phú

đa dạng.

2.2. Chế độ sở hữu là cơ sở kinh tế của

chế độ chính trị

Chế độ chính trị là một bộ phận của

kiến trúc thượng tầng về pháp lý và chính

Page 54: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

54

trị, là thiết chế đảm bảo quyền lực của giai

cấp cầm quyền, là hệ thống tổ chức thực

thi quyền lực chính trị. Trong đó quan

trọng nhất là tổ chức nhà nước – có vai trò

bảo vệ và thực hiện quyền lực về kinh tế

xã hội của giai cấp thống trị.

Quan hệ giữa các giai cấp trong việc

giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước

đó là thực chất của chính trị. Chính trị và

chế độ chính trị chỉ xuất hiện từ khi xã hội

có giai cấp, đồng thời với chế độ sở hữu tư

nhân trong lĩnh vực kinh tế. Chính trị bắt

nguồn từ kinh tế, do kinh tế và vì kinh tế.

Chế độ sở hữu và chế độ chính trị là

những phạm trù phản ánh những quan hệ

xã hội khách quan và mang tính lịch sử mà

thực chất nó phản ánh mối quan hệ giữa

kinh tế và chính trị. Thực tiễn lich sử đã

chứng minh rằng giai cấp nào thống trị

trong kinh tế thì cũng thống trị trong chính

trị và tư tưởng. Chế độ chính trị bao gồm

bộ máy nhà nước, hệ thống luật pháp và

thể chế xã hội bao giờ cũng phản ánh lợi

ích kinh tế và bảo vệ quyền lực thống trị

của giai cấp cầm quyền. Ở trong mỗi một

hình thái kinh tế xã hội đều có một giai

cấp thống trị nắm chủ yếu tư liệu sản xuất

và tương ứng với nó là một chế độ chính

trị đặc trưng và một kiểu nhà nước thích

hợp. Thực chất của chế độ chính trị là thừa

nhận, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho

một loại hình sở hữu nào đó trong hệ thống

kinh tế xã hội. Do vậy khi lực lượng sản

xuất phát triển kéo theo quan hệ sản xuất

thay đổi ( tức là thay đổi quan hệ sở hữu)

thì sớm hay muộn chế độ chính trị cũ cũng

bị sụp đổ và một chế độ chính trị mới sẽ ra

đời thay thế nó. Không có một chế độ

chính trị nào tồn tại vĩnh viễn. Các chế độ

chính trị dần dần cũng phải thay đổi theo

cùng với sự biến đổi của cơ sở kinh tế, của

chế độ sở hữu. Chế độ kinh tế nào cũng chỉ

là sự phản ánh của một chế độ kinh tế nhất

định, một chế độ sở hữu nhất định. Sở hữu

là cơ sở để quyết định hệ thống chính trị vì

sở hữu là quan hệ kinh tế. Khi nào con

người nhận thức được và tôn trọng quan hệ

sở hữu, quan hệ kinh tế thì quyền lợi kinh

tế của chủ sở hữu mới được đảm bảo. Do

vậy mà không phải ngẫu nhiên tất cả các

cuộc cách mạng xã hội đều coi việc xác

lập quyền thống trị của mình đối với tư

liệu sản xuất, đối với tài sản quốc gia như

là một điều kiện tiên quyết để giữ vững

thành quả cách mạng và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận thức

được rằng mặc dù chế độ sở hữu đóng vai

trò cơ sở cho chế độ chính trị nhưng chế

độ chính trị vẫn có sự tác động trở lại,

Page 55: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

55

nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến sự hình

thành và vận động của chế độ sở hữu.

2.3. Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin

Trong các tác phẩm của mình, Mác,

Ăngghen, Lênin không dành riêng hẳn một

phần nào để bàn về sở hữu và chế độ sở

hữu trong chủ nghĩa xã hội nhưng khi nói

về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội các ông

đã luôn đặt sở hữ lên hàng đầu và coi đó là

vấn đề cơ bản cần giải quyết triệt để.

Các Mác cho rằng: Chế độ sở hữu tư

bản là biểu hiện cuối cùng và hoàn bị nhất

của phương thức sản xuất và chiếm hữu

dựa trên cơ sở những đối kháng giai cấp,

trên cơ sở người này bóc lột người khác.

Mục tiên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản

được Mác - Ăng ghen quan niệm thủ tiêu

chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất

và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ

xã hội. Song trước hết phải trải qua một

giai đoạn phát triển thấp hơn đó là giai

đoạn xã hội chủ nghĩa. Mác – Ăng ghen

cho rằng một trong những nhiệm vụ chủ

yếu của giai cấp vô sản trong sự nghiệp

xây dựng Chủ nghĩa xã hội là xóa bộ chế

độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế

độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất để trên

cơ sở đó phát triển lực lượng sản xuất và

nâng cao đời sống của người lao động.

Theo các ông việc xóa bỏ chế độ tư hữu

không thể diễn ra ngay một lần mà phải

được thực hiện trong cả một quá trình lâu

dài, đặc biệt đối với sở hữu nhỏ lại càng

phải hết sức thận trọng. Điều sai lầm to lớn

xảy ra khi có sự đồng nhất giữa chế độ tư

hữu với sở hữu cá nhân của người lao

động. Quan điểm của chủ nghĩa Mác –

Lênin là : Đặc trưng của chủ nghĩa Cộng

sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu

nói chung mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư

bản, Chủ nghĩa Cộng sản không tước bỏ của

ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã

hội cả. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ tước bỏ quyền

dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động

người khác. Còn sở hữu của những người sản

xuất nhỏ, của người tiểu nông là do chính sự

tiến bộ của công nghiệp đã xóa bỏ nó đi. Do

vậy trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng

sản – giai đoạn Xã hội chủ nghĩa thì chưa thể

có ngay toàn bộ chế độ công hữu.

Khi nhìn nhận các hợp tác xã lao động

trong lòng các nước tư bản phát triển, Mác

đã coi đó là những “lỗ thủng” trong

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là

mầm mống của sự tự phủ định đối với sở

hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, là những

hình thức đáng lưu ý khi tiến hành xây

dựng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó theo Mác,

Page 56: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

56

sở hữu của Chủ nghĩa xã hội là khôi phục

sở hữu cá nhân trên cơ sở hợp tác và sở

hữu công cộng về ruộng đất cùng những tư

liệu sản xuất khác dựa trên một trình độ

của lực lượng sản xuất hiện đại. Tuy

nhiên, đây không phải là sự khôi phục lại

chế độ tư hữu mà là sự thống nhất hữu cơ

giữa chủ sở hữu và người lao động. Người

lao động sử dụng đối tượng sở hữu đồng

thời cũng là chủ thể sở hữu. Nhân dân lao

động bằng chính lao động của mình đã tạo

ra và tái tạo phát triển sở hữu.

Sở hữu Xã hội chủ nghĩa hình thành

một cách khách quan như tất cả các hình

thức sở hữu đã có trong lịch sử. Khi sở

hữu hình thành trên cơ sở sở hữu cá nhân

của những người lao động thì tạo ra được

động lực của những người lao động.

Bổ sung và phát triển thêm cho quan

điểm của Mác – Ăng ghen, Lê nin đã chỉ

ra rằng trước khi đạt được đến chủ nghĩa

xã hội thì tất yếu phải trải qua một thời kì

dài đầy khó khăn phức tạp đó là thời kì

quá độ. Thời kì quá độ là một thời kì lịch

sử mà ở đó có những mảnh, những thành

phần, những bộ phận của chủ nghĩa tư bản

và chủ nghĩa xã hội. Về sở hữu thì đặc

trưng trong thời kì này là sự đan xen hỗn

hợp của nhiều loại hình sở hữu, nhiều hình

thức kinh tế. Tư tưởng này được Lê nin

vận dụng qua việc thực hiện chính sách

kinh tế mới (NEP) và kết quả cho thấy sự

tồn tại nhiều hình thức kinh tế đã tạo động

lực cho sản xuất phát triển và cứu nước

Nga ra khỏi khủng hoảng nặng nề.

III. KẾT LUẬN

Sở hữu về tư liệu sản xuất là yếu tố

hàng đầu của quan hệ sản xuất, quy định

chế độ quản lý và chế độ phân phối. Sở

hữu về tư liệu sản xuất là một trong những

vấn đề cơ bản và sâu xa của mọi cuộc cách

mạng, do vậy trong công cuộc đổi mới ở

Việt Nam hiện nay không thể không quan

tâm và tập trung để giải quyết vấn đề sở

hữu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX, X, XI.

2. Lưu Văn Sùng(1996), Sự phù hợp

giữa chế độ sở hữu và chế độ chính trị ở nước

ta hiện nay, Báo cáo tổng luận đề tài cấp Bộ,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Lê Thanh Sơn (2000), Chính

sách kinh tế mới của Lê nin với công cuộc

đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

4. Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây

dựng Chủ nghĩa xã hội – NXB Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994.

Page 57: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

57

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Th.S. Trần Thị Bình *

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân

Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ

Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”(1)

Trong suốt cuộc đời hoạt động

cách mạng của mình, kể từ khi tìm được

con đường cứu dân, cứu nước cho đến

lúc vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã không ngừng chăm lo, quan tâm

đến sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, dành

cho họ “muôn vàn tình thân yêu” và một

niềm tin vững chắc vào khả năng cách

mạng to lớn của tuổi trẻ Việt Nam.

Trước khi đi xa, Người còn căn dặn lại

toàn Đảng, toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế

hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất

quan trọng và rất cần thiết”.

Nhờ có học thuyết Mác – Lênin

soi đường và kinh nghiệm hoạt động

cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã ý thức được sâu sắc vai trò của

thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng và

sự phát triển của xã hội. Người nhận thấy

tuổi trẻ Việt Nam là lực lượng đông đảo,

hùng hậu, dũng cảm – thế hệ tiêu biểu

cho sức sống, sức phát triển của dân tộc,

nếu được chăm sóc, rèn luyện có thể

đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp

giải phóng dân tộc. Bằng một trái tim

* GV Tổ Lý luận Chính trị

nhạy cảm Người đã nhận thấy, trong quá

trình Pháp xâm lược Việt Nam và Đông

Dương, thực dân Pháp đã thực hiện

chính sách ngu dân, áp đặt nền văn hoá

nô dịch đã làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ

Việt Nam, điều đó hết sức nguy hiểm. Vì

thế trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế

độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925,

Người đã kêu lên tha thiết: “Hỡi Đông

Dương đáng thương hại! Người sẽ chết

mất, nếu đám thanh niên sớm già cỗi của

Người không sớm hồi sinh”. Người cũng

chỉ ra rằng, chỉ có thể dành độc lập dân

tộc khi giác ngộ được quần chúng nhân

dân, mà trước hết là thức tỉnh giác ngộ

thanh niên, hướng cuộc đấu tranh của họ

đi đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản,

từ đó thức tỉnh ý thức dân tộc.

Tháng 12 năm 1924 tại Quảng

Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã

tiếp xúc với những thanh niên yêu nước

trong nhóm Tâm Tâm xã và tổ chức ra

một nhóm cách mạng đầu tiên - Việt

Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí

Hội, mở lớp đào tạo về Chủ nghĩa Mác -

Lênin và xuất bản tờ báo Thanh niên -

Cơ quan tuyên truyền của Hội. Người

khẩn trương bắt tay vào việc đào tạo cán

bộ. Hội đã liên lạc với cơ sở cách mạng

Page 58: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

58

ở trong nước, chọn những thanh niên yêu

nước và bí mật đưa sang Quảng Châu để

đào tạo thành cán bộ cách mạng. Hàng

trăm cán bộ đã được đào tạo từ các lớp huấn

luyện này. Một số được cử đi đào tạo cơ bản

về lý luận tại trường Đại học Phương Đông

(Liên Xô cũ), một số khác được cử đi học

quân sự, số đông được giao nhiệm vụ trở về

Việt Nam và trở thành những Đảng viên

xuất sắc của Đảng sau này. Lớp thanh niên

cộng sản đầu tiên được Người đào tạo chính

là những hạt giống vô cùng quý giá đối với

sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta.

Từ sau cách mạng tháng Tám –

1945, khi nước nhà được độc lập, Chủ

tịch Hồ Chí Minh cũng sớm thấy được

tiềm năng, sức mạnh của tuổi trẻ trong

sự nghiệp xây dựng đất nước. Người ân

cần khuyên nhủ thanh niên: “Muốn làm

chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay

hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực

lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị

cái tương lai đó”. Thanh niên ta rất hăng

hái, nếu biết tập hợp lòng hăng hái đó lại

vừa dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ

thành một lực lượng rất mạnh mẽ. Người

cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng

công việc học tập của thế hệ trẻ. Trong lá

thư gửi học sinh nhân ngày khai trường

tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tin

tưởng gửi gắm vào thế hệ trẻ rằng: Non

sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay

không, dân tộc Việt Nam có được vẻ

vang sánh vai cường quốc năm châu

được hay không, chính là nhờ phần lớn ở

công học tập của các cháu.

Tháng 8 năm 1947, Người lại

khẳng định và đánh giá cao vai trò của

thanh niên: “Thanh niên là người chủ

tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước

nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một

phần lớn là do các thanh niên”.

Bác còn nhìn thấy thanh niên là

lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội

mới trong tương lai, một xã hội tươi đẹp

không có tình trạng người bóc lột người.

Vì vậy thanh niên có vị trí rất quan trọng

và vai trò rất to lớn trong cách mạng.

Trong một buổi nói chuyện với

thanh niên, Người nói: “Bác rất yêu mến

thanh niên.

- Vì thanh niên là người tiếp xúc

cách mạng cho thế hệ thanh niên già,

đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế

hệ thanh niên tương lai – trước là các

cháu nhi đồng.

- Vì thanh niên là người xung

phong trong công cuộc phát triển kinh tế

và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng

CNXH.

- Vì thanh niên là lực lượng cơ

bản trong bộ đội, công an và dân quân

tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị

an, bảo vệ tổ quốc.

Page 59: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

59

- Vì trong mọi việc, thanh niên thi

đua thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh

niên có, việc gì khó có thanh niên làm”.

- Vì hai người đầu tiên chinh phục

vũ trụ: hai anh hùng Liên Xô. Đồng chí

Ga-ga-rin và đồng chí Ti-tốp cũng là

thanh niên”(2)

Bác cũng nhận thức sâu sắc rằng,

thanh niên là một bộ phận quan trọng của

dân tộc, dân tộc bị nô lệ thanh niên cũng bị

nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên

mới được tự do. Vì vậy thanh niên cần phải

hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân

tộc. Trong những năm chống Mỹ cứu nước,

Người nêu 5 điều căn dặn thanh niên. Thấm

nhuần lời căn dặn của Bác, trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thế hệ trẻ

Việt Nam đạt tới đỉnh cao rực rỡ của chủ

nghĩa cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô

cùng sung sướng khen ngợi các cháu thanh

niên của mình. Các cháu là thế hệ anh hung

trong thời đại anh hùng, xứng đáng là thanh

niên anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Để thanh niên phát huy được vai

trò của mình trong cách mạng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề đặt lên

hàng đầu là giáo dục tinh thần yêu nước.

Trong 5 điều Người dạy thiếu niên và nhi

đồng, điều thứ nhất là: “Yêu Tổ quốc, yêu

đồng bào”. Đối với thanh niên: “Trước

hết phải yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Phải

có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh

thần quốc tế đúng đắn”. Tinh thần yêu

nước là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta

đã đánh thắng mọi kẻ thù và vượt qua bao

khó khăn. Nó được hun đúc từ bao đời và

đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu

tượng của Việt Nam.

Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí

Minh, hơn lúc nào hết tinh thần ấy cần

được đề cao và khơi dậy một cách mạnh

mẽ đưa chúng ta vượt qua đói nghèo và

tụt hậu. Có thể khẳng định rằng: Giáo dục

tinh thần yêu nước cho thanh niên theo tư

tưởng Hồ Chí Minh là việc làm có ý

nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay,

nó tiếp nguồn sức mạnh, trí sáng tạo cho

hàng triệu thanh niên đang ngày đêm

chiến đấu, nỗ lực trong lao động để cống

hiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội vì sự phát triển phồn thịnh của đất

nước, cho sự đi lên của dân tộc, cho dáng

đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỷ

Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân, Người viết: “Đoàn viên

và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc

đều hăng hái xung phong, không ngại khó

khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm

lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào

tạo họ thành những người thừa kế xây dựng

chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là

một việc rất quan trọng và rất cần thiết.(3)

Page 60: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

60

Trong công cuộc giáo dục, bồi

dưỡng cho thế hệ trẻ, cho đất nước Người

nhấn mạnh đến nguyên tắc, quan điểm toàn

diện, Người cho rằng: “Nhà nước chú trọng

đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức

dục, trí dục, và thể dục”. Một con người có

trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc, con

người đó không thể là chủ nhân tương lai

của đất nước. Đúng như tư tưởng của

Người, chủ nhân tương lai của đất nước – cơ

bản họ phải là những con người gương mẫu

về đạo đức, có sức khoẻ, có trí tuệ, hội tụ

được những tố chất đó họ mới có thể vượt

qua được những khó khăn, thử thách, cám

dỗ, làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang

và đầy trọng trách mà Đảng, dân tộc và

nhân dân giao phó. Đặc biệt họ phải là

những người có trí tuệ cao, thông minh,

sáng tạo, có ý chí vươn lên, muốn tìm tòi,

khám phá cái mới, cái phát triển, tiến bộ,

dám nghĩ, dám làm. Biết vận dụng những

thành tựu của khoa học – công nghệ hiện đại

vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và

bảo vệ tổ quốc.

Kế thừa quan điểm của Người về

giáo dục, bồi đưỡng thế hệ trẻ, Đảng ta trong

tư tưởng chỉ đạo, xây dựng mục tiêu giáo

dục – đào tạo là giáo dục các thế hệ con

người Việt Nam sống có lý tưởng, yêu

nước, yêu CNXH, những con người có đạo

đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong

xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy các

giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu những

tinh hoa, văn hóa nhân loại. Có ý thức cộng

đồng, phát huy tính tích cực cá nhân, biết

làm chủ tri thức xã hội và công nghệ, có tư

duy sáng tạo, có khả năng thực hành giỏi,

có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật tổ

chức, có sức khỏe mà theo tư tưởng Hồ Chí

Minh đó là những con người vừa có đức

vừa có tài.

Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được

soi sáng bởi chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh lớp thanh

niên – đoàn viên – sinh viên tiếp nối

nhau nâng cao chủ nghĩa anh hùng cách

mạng, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vượt

khó, học tập rèn luyện, lao động sáng tạo

góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ

vang của dân tộc, đưa đất nước ta hội

nhập vào nền kinh tế thế giới vững mạnh

như ngày hôm nay.

Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh

niên đã và đang xứng đáng với lời dạy của

Người. Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ

Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong

học tập, sản xuất và kinh doanh… đã chứng

minh vai trò và năng lực của thế hệ trẻ trong

công cuộc xây dựng đất nước như Giáo sư

Ngô Bảo Châu – là nhà toán học đầu tiên

của Việt Nam dành được giải Fields – giải

thưởng toán học cao quý nhất thế giới

(2009), đưa Việt Nam trở thành quốc gia

Page 61: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

61

Châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học

đoạt giải Fields. Cô gái vàng hóa học của

Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Minh – Sinh

viên trường Đại học ngoại thương. Sinh viên

Nguyễn Vương Linh – sinh năm 1993 (Đại

học CN, Đại học Quốc gia Hà Nội) – Huy

chương vàng Olympic Tin học Quốc tế năm

2011. Bốn gương mặt sáng giá của Việt

Nam trong cuộc thi tìm kiếm tài năng lãnh

đạo trẻ Châu Á lần thứ XI năm 2011:

Nguyễn Ngọc Quỳnh hiện đang là sinh viên

năm thứ 4, khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại

giao Hà Nội – một trong những sinh viên

xuất sắc được chọn trong cuộc thi tìm kiếm

tài năng lãnh đạo trẻ châu Á lần thứ XI năm

2011. Hoàng Minh Thông – Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia

TP.Hồ Chí Minh). Đào Lê Trung Anh (đại

học KTQD Hà Nội). Nguyễn Trường Song

Pha (Đại học KT TP.HCM)…

Bên cạnh đó là hàng triệu nam nữ

thanh niên ưu tú trên tất cả các mặt trận:

quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học, …

ra đời cả một thế hệ thanh niên “Trung

với Đảng, hiếu với nước, nhiệm vụ nào

cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng

vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Tất cả đều tự hào và vinh dự là thanh

niên thế hệ Hồ Chí Minh.

Được ví như mùa xuân của xã hội,

nhiệm vụ của thanh thiếu niên không chỉ

là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết

cống hiến và hy sinh. Trong bài nói

chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại

học Nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh

đã ân cần chỉ bảo: “Nhiệm vụ của thanh

niên không phải là hỏi nước nhà đã cho

mình những gì – mà phải tự hỏi mình đã

làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế

nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn?

Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh

phấn đấu chừng nào?”. Lời nói của

Người tuy giản dị mà thật sâu sắc biết

bao, ngày nay còn nhiều bạn trẻ đang

theo đuổi những thị hiếu, giá trị vật chất

tầm thường, thấp kém, sống bàng quan

với chính bản thân, gia đình, xã hội, với

lý tưởng của Chủ nghĩa xã hội, sống đua

đòi hưởng lạc, chạy theo những thói hư

tật xấu, những tệ nạn xã hội, sống thiếu

lý tưởng, hoài bão, không tự giác học

tập, rèn luyện, thiếu định hướng, không

có mục đích để phấn đấu vươn lên… Đó

cũng chính là một trong những nguyên

nhân dân đến sự gia tăng những vấn đề

rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay;

như nghiện ngập, ma tuý, coi thường kỷ

cương pháp luật, xa rời những đạo đức

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ... trở

thành mối lo ngại của toàn xã hội.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã đặt niềm tin: “Thanh niên cần phải có

tinh thần và gan dạ, sáng tạo, cần phải

có chí khí hăng hái, có tinh thần tiến lên,

Page 62: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

62

vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi

không ngừng”. Dù trong bất kỳ hoàn

cảnh nào người thanh niên cũng phải

sống xứng đáng với truyền thống vẻ

vang của dân tộc. Trong bối cảnh hội

nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang

đứng trước những vận hội và những thử

thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và

trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ

lại càng vinh dự và nặng nề. Tương lai

của đất nước, của dân tộc đang nằm

trong tay thế hệ trẻ, chúng ta có thể sánh

vai với cường quốc năm châu hay không,

chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo,

lạc hậu để trở thành một quốc gia giàu

có, vững mạnh, phát triển toàn diện được

hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý

chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ,

điều đó đang được quyết định bởi chính

cái TÂM và TÀI NĂNG cùng LÝ

TƯỞNG và các giá trị sống “CHÂN –

THIỆN – MỸ” của chính sự lựa chọn thế

hệ trẻ hôm nay.

Là một biểu tượng cho sự mẫu

mực, cuộc đời cao cả của Người chính là

tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm

nay noi theo và học tập. Những tư tưởng

nhân văn của Người về thế hệ trẻ mãi

mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử

của dân tộc, đặc biệt trong bối cảnh toàn

cầu hoá hiện nay thì những tư tưởng đó

lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Thấm

nhuần và quán triệt một cách sâu sắc

những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có

thêm niềm tin và sức mạnh, đó cũng là

biểu hiện sinh động của phong trào toàn

dân, trong đó có thanh niên “Sống chiến

đấu, lao động và học tập theo gương Bác

Hồ vĩ đại”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh, Bàn về Thanh niên, Thư

gửi Thanh niên và Nhi đồng toàn quốc

nhân dịp tết sắp đến (1946) , tr17.

2. Hồ Chí Minh – Bàn về Thanh niên,

Bài nói chuyện tại Đại hội Toàn quốc lần

thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt

Nam, 1961 , tr 92- 93)

3. Song Thành, Hồ Chí Minh- Nhà văn

hoá kiệt xuất. Nxb Chính trị Quốc Gia,

HN, 1999.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam, Di chúc của Chủ

tịch Hồ Chí Minh , Nxb Chính trị Quốc

gia, tr1.

5. Nguyễn Khắc Mai, Dân chủ di sản văn

hoá Hồ Chí Minh. Nxb Lao động, HN

1997.

6. Trần Đình Huỳnh, Mênh mông trái

tim người, Nxb lao động, HN, 1995.

Page 63: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

63

CHĂM LO NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CHO NHÂN DÂN –

MỘT NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ NHÀ NƢỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Th.S Nguyễn Quốc Sơn *

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng

giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn

hóa lớn, Người đã cống hiến cả đời mình

cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự

do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

Suốt cuộc đời hoạt động, Người luôn đấu

tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

và hạnh phúc của nhân dân. Người từng

nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là

phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh

phúc của quốc dân”, “Bất kỳ bao giờ, bất

kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục

đích, làm cho ích quốc lợi dân”(1)

. Để đạt

được mục đích đó, theo Người, sau khi

giành được độc lập, tự do thì nhiệm vụ

chủ yếu của chúng ta là phải đánh thắng

lạc hậu và nghèo nàn, xây dựng chủ

nghĩa xã hội, làm cho nhân dân ta có một

đời sống thật sung sướng, tốt đẹp.

Cách mạng Tháng Tám thành công,

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra

đời, nhân dân ta từ thân phận những người

nô lệ trở thành những người làm chủ đất

nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đây là

sự đổi đời không chỉ của cả dân tộc mà

còn của từng người dân Việt Nam. Tuy

* Phòng Công tác HSSV

nước ta đã giành được độc lập, nhưng

những ngày đầu xây dựng chính quyền

mới, nhân dân còn đứng trước nhiều khó

khăn to lớn. Đó là giặc đói, giặc dốt hoành

hành khắp nơi. Để giải quyết những nhu

cầu khẩn thiết của nhân dân, Chủ tịch Hồ

Chí Minh kêu gọi Chính phủ và nhân dân

đoàn kết thành một khối để cùng nhau

kiến thiết nước nhà. Cán bộ từ Trung

ương đến địa phương phải nên cao tinh

thần trách nhiệm của mình để phụng sự

nhân dân. Người nói: "Chúng ta đã tranh

được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói,

chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm

gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc

lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ"(2)

.

Đồng thời, Người cũng bắt tay ngay vào

việc chấn chỉnh bộ máy chính quyền các

cấp, làm cho nó thể hiện được bản chất

tốt đẹp của chế độ xã hội mới. Người viết

Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh,

huyện và làng, nhắc nhở: “Các cơ quan

của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các

làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là

để gánh việc chung cho dân, ... Việc gì

Page 64: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

64

lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì

hại đến dân, ta phải hết sức tránh” (3)

.

Theo Hồ Chí Minh, việc chăm lo

cho nhân dân hướng tới ấm no, hạnh

phúc là vinh dự to lớn, đồng thời cũng là

trách nhiệm vừa có tính cấp bách, vừa có

tính lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Vì

vậy, ngay phiên họp đầu tiên của Chính

phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa ngày 3-9-1945, Người đã đề

cập đến 6 nhiệm vụ cấp bách. Đó là

chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ

nạn xã hội khác; xóa bỏ thuế thân, thuế

chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do;

lương giáo đoàn kết… Để thực hiện tốt

các nhiệm vụ trên, Người kêu gọi nhân

dân ra sức chống nạn đói, coi cuộc chống

nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm.

Trong bài báo Gửi nông gia Việt Nam,

Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản

xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia

sản xuất nữa!…Đó là cách thiết thực của

chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc

lập” (4)

. Để cứu nhân dân khỏi nạn đói

đang trầm trọng, Người đề nghị đồng bào

cả nước và bản thân Người đã gương

mẫu thực hiện trước: “Cứ 10 ngày nhịn

ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem

gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân

nghèo” (5)

. Nhờ những biện pháp tích cực

nói trên, chỉ trong một thời gian ngắn,

nhân dân cả nước đã quyên góp được

hàng vạn tấn gạo cứu đói. Phong trào

tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, diện

tích trồng lúa và hoa màu tăng lên, nhờ

đó, nạn đói đã sớm được khắc phục.

Cùng với chiến dịch diệt giặc đói,

chiến dịch diệt giặc dốt cũng được phát

động. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Những người đã biết chữ

hãy dạy cho những người chưa biết

chữ,…Vợ chưa biết thì chồng bảo, em

chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết

thì con bảo” (6)

, một phong trào thanh

toán nạn mù chữ đã dâng cao trong cả

nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn

hai triệu người đã biết đọc, biết viết.

Công tác văn hóa, giáo dục, y tế cũng

được chính quyền mới quan tâm đẩy

mạnh. Tính ưu việt của chế độ xã hội

mới đã được khẳng định và phát huy.

Phát biểu tại Hội nghị Ủy ban

nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, ngày 10-01-

1946, Người yêu cầu: "Chúng ta phải thực

hiện ngay:“ 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm

cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 3.

Làm cho dân có học hành" (7)

.

Chăm lo cho dân những việc liên

quan, thiết thực của đời sống hàng ngày

như cái ăn, cái mặc, sự học hành của dân

là trách nhiệm của Đảng và Chính phủ,

Người nói: "Chính sách của Đảng và

Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến

đời sống nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và

Page 65: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

65

Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và

Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và

Chính phủ có lỗi" (8)

. Người còn nói:

“Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân

không có gạo ăn đủ no, dân không có áo

mặc đủ ấm, Đảng phải lo... Ngay cả

tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều

phải lo” (9)

.

Chăm lo cho dân thì mọi

chính sách của Đảng và Nhà nước đều

phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân. Vì vậy, trong quá trình lãnh

đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch

Hồ Chí Minh rất coi trọng các chính sách

nói chung, đặc biệt Người rất coi trọng

các chính sách kinh tế. Các

chính sách kinh tế phải luôn luôn nhằm

đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội,

đem lại hạnh phúc cho con người. Theo

Người, việc đề ra các chính sách xã hội

đúng đắn và thực thi chúng có hiệu quả

sẽ trở thành một động lực to lớn, đoàn

kết được toàn dân tộc, ổn định vững chắc

xã hội, phát huy mọi tiềm lực vật chất,

tinh thần, tài năng sáng tạo của các tầng

lớp nhân dân. Kết quả của những

chính sách xã hội đó cũng sẽ là cơ sở

vững chắc ngăn chặn và làm thất bại mọi

âm mưu và thủ đoạn chống phá của bọn

đế quốc và phản động.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám,

dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Chính

phủ lâm thời đã ra Nghị quyết giảm 25%

thuế điền cho nông dân, các địa phương

bị lụt được miễn thuế điền. Trong những

năm kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược, khi chưa có điều kiện giải

quyết ruộng đất cho nông dân, Đảng ta

và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời ban

hành nhiều chính sách nhằm từng bước

mang lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân

trước hết là nông dân.

Khi bước vào công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện đất

nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh,

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc

chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là

một trong những mục tiêu quan trọng của

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước ta. Điều đó được thể hiện ngay

trong quan điểm của Người về chủ nghĩa

xã hội. Người nói: “Chủ nghĩa xã hội là

làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc,

ngày càng sung sướng, ai nấy được đi

học, ốm đau có thuốc, già không lao

động được thì nghỉ, những phong tục tập

quán không tốt dần dần được xoá bỏ (ví

dụ: lấy vợ, lấy chồng sớm quá, cúng bái,

liên hoan lu bù, lười biếng...). Tóm lại,

xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng

Page 66: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

66

tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ

nghĩa xã hội” (10)

.

Lo cho dân là trách nhiệm của

Đảng và Chính phủ, nhưng không có

nghĩa Đảng và Chính phủ làm thay mọi

việc của dân. Người yêu cầu nhân dân

phải có ý thức tự giác thực hiện trách

nhiệm của mình. Trong bài nói chuyện

tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển,

Người quán triệt: điều cốt yếu là làm sao

phải quán triệt tinh thần chủ động, sáng

tạo của nhân dân chứ không trông chờ, ỷ

lại. Người viết: “Cứ chờ Đảng và chờ

Chính phủ giúp đỡ, thì không đúng đâu.

Đảng và Chính phủ đề ra chính sách,

phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ.

Nhưng đó là phụ. Lực lượng nhân dân tổ

chức nhau lại là chính. Không nên ỷ lại

mà phải tự lực cánh sinh” (11)

.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí

Minh để lại cho Đảng ta, nhân dân ta bản

Di chúc lịch sử. Đó là tư tưởng, tình cảm

và niềm tin của Người đối với Đảng và

nhân dân ta. Trong đó, Người đã trăn trở:

“Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng

như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng

gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực

dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều

năm chiến tranh”(12)

. Vì vậy, Người căn

dặn: sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ

thắng lợi, đất nước hòa bình thống nhất:

"Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để

phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không

ngừng nâng cao đời sống của nhân

dân"(13)

.

Tóm lại, chăm lo những nhu cầu

thiết yếu cho nhân dân là một nhiệm vụ

và cũng là một mục tiêu của nhà nước

trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

của dân, do dân, vì dân. Trong suốt 24

năm giữ cương vị là Chủ tịch nước, Hồ

Chí Minh đã hoạt động, đấu tranh vì mục

tiêu độc lập cho dân tộc và hạnh phúc

cho nhân dân, làm nên một nước Việt

Nam độc lập, thống nhất, đang không

ngừng đổi mới để tiến lên chủ nghĩa xã

hội./.

CHÚ THÍCH

(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) Hồ Chí

Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2009, t 4, tr. 240,153, 47, 115,

31, 37, 153.

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t 7, tr. 572

(9), (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t 9, tr.

463, 591

(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t 8, tr. 150

(12), (13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t12, tr 511

Page 67: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

67

MỘT CHẶNG TRONG HÀNH TRÌNH CỨU NƢỚC

CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC (1934-1938)

ThS. Nguyễn Khánh Ly

Bộ môn Lý luận chính trị

Trong suốt những năm tháng khảo

sát tìm con đường cứu nước, cứu dân

khỏi ách ngoại xâm, Nguyễn Ái Quốc –

Hồ Chí Minh có 30 năm sống và hoạt

động ở nước ngoài. Trong 30 năm đó, có

tới 3 lần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sống

và hoạt động trên đất Liên Xô, trong bộ

máy của Quốc tế Cộng sản (QTCS). Lần

thứ ba là khoảng thời gian dài nhất trong

3 lần Người có mặt trên đất nước của

V.I.Lênin: từ tháng 6 – 1934 đến cuối

năm 1938. Đây cũng là một giai đoạn

đặc biệt, đã diễn ra rất nhiều sự kiện lớn,

với rất nhiều khó khăn, thử thách mà

Người đã phải trải qua.

Trước đây, tài liệu về giai đoạn

này không nhiều. Trong các cuốn sách

Hồ Chí Minh Toàn tập, Hồ Chí Minh –

Biên niên tiểu sử chỉ có 3 bức thư của

Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản,

1 bản khai lý lịch, 1 kế hoạch nghiên cứu

sinh, 1 bảng điểm. Ở những cuốn sách

Hồ Chí Minh kể về cuộc đời hoạt động

của mình cũng đề cập rất ít, như: Vừa đi

đường vừa kể chuyện (bút danh T.Lan);

Những mẩu chuyện về đời hoạt động của

Hồ Chủ tịch (của Trần Dân Tiên)…

Trong các câu chuyện kể của Người đây

đó trong những hội nghị, trả lời phỏng

vấn… hầu như không thấy nhắc đến

những năm tháng này. Hồi ký của các tác

giả viết về thời kỳ này cũng không có

nhiều. Trước năm 1990, hồi ký Gặp Bác

ở Liên Xô (1933-1938), của đồng chí

Nguyễn Khánh Toàn, in trong cuốn Hồi

ký Bác Hồ, có nhắc đến một số hoạt

động của Nguyễn Ái Quốc, nhưng không

đề cập đến những vấn đề khó khăn mà

Người gặp phải. Trong cuốn Bác Hồ trên

đất nước Lênin, đồng chí Hồng Hà viết

về thời gian hoạt động của Nguyễn Ái

Quốc tại Liên Xô (1934-1938), chỉ thấy

thuận lợi trong đại gia đình công nông.

Có thể do mối quan hệ của ĐCS Việt

Nam và ĐCS Liên Xô, hoặc do thiếu

thông tin chính thống, nên trước năm

1990, các nhà nghiên cứu, viết sách

không muốn đi sâu vào những vấn đề tế

Page 68: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

68

nhị, nhạy cảm này. Sau thập niên 90 của

thế kỷ XX, khi tài liệu ở Kho lưu trữ lịch

sử chính trị - xã hội Nga được khai thác

rộng rãi, chúng ta mới được biết thêm về

những khó khăn, vất vả mà Nguyễn Ái

Quốc đã trải qua trong những năm 1934-

1938. Những năm gần đây, Văn kiện

Đảng Toàn tập cũng đã công bố một số

tài liệu liên quan tới Nguyễn Ái Quốc

trong những năm 1934-1938 làm sáng tỏ

thêm những hoạt động của Người, như:

một số rất ít thư, báo cáo của Nguyễn Ái

Quốc gửi QTCS; thư, báo cáo của Ban

Chấp hành Trung ương và Ban Chỉ huy ở

nước ngoài của ĐCSĐD; báo cáo của các

đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập

gửi QTCS; hồ sơ cá nhân của Nguyễn Ái

Quốc…

Sau khi thoát khỏi nhà tù Hồng

Công, năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đến

Thượng Hải. Mùa xuân 1934, từ Thượng

Hải, Nguyễn Ái Quốc đi Vladivoxtoc.

Theo báo cáo ngày 29-6-1935(1)

của

V.Vaxilieva, Trưởng phòng Đông

Dương, Ban Phương Đông QTCS, thì

chính bà là người trực tiếp đón Nguyễn

Ái Quốc những ngày đầu tiên đến Liên

Xô tháng 7-1934. Trở về Liên Xô là

Người trở về với gia đình Quốc tế, nơi có

những người bạn ở nhiều nước trên thế

giới đã từng hoạt động cùng Người trong

nhiều năm trước. Thế nhưng sự trở về

này không như mong đợi. Trở về Liên

Xô, Nguyễn Ái Quốc nóng lòng được

tham gia ngay vào các hoạt động, nhưng

Người lại được các đồng chí lãnh đạo

QTCS cho đi nghỉ dưỡng sức một thời

gian ở nhà nghỉ Sochi bên bờ biển Đen

(khoảng cuối tháng 9 - 1934). Chỉ sau

hơn một tuần Nguyễn Ái Quốc đã xin trở

lại Matxcơva và tháng 10 – 1934, Người

lại được QTCS bố trí vào học tại Trường

Quốc tế Lênin khoá 1934 – 1936, nơi bồi

dưỡng lý luận dành riêng cho cán bộ các

đảng anh em. Cuối năm 1936, kết thúc

khóa học, Nguyễn Ái Quốc được chuyển

sang Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc

và thuộc địa và trở thành nghiên cứu sinh

khóa 1937 – 1938, theo báo cáo (ngày

17-11-1936) của V.Vaxilieva (tài liệu

mới sưu tầm ở Nga), viết: “Hiện tại đồng

chí Ái Quốc đang ở tại Matxcơva, học

trường thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề

dân tộc và thuộc địa với tư cách nghiên

cứu sinh, là giáo viên của phòng Đông

Dương”(2)

.

Như vậy, suốt 4 năm Người liên

tục được cử “đi học” và “đi học”, như

J.Lacouture đã viết: “Đó là những năm

tháng thanh bình nhất của Nguyễn Ái

Quốc ở Liên Xô. Ông Nguyễn bình tâm

học hành, đứng ngoài những cuộc tranh

chấp, thanh trừng đang diễn ra gay gắt

trong Đảng Cộng sản Liên Xô và Quốc

Page 69: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

69

tế Cộng sản”(3)

. Thực tế, như nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước nhận

định, thời kỳ 1934 – 1938 của Nguyễn

Ái Quốc là thời kỳ hoàn toàn không

“thoải mái và yên tĩnh” trong mối quan

hệ với QTCS và ĐCS Đông Dương. Như

trong cuốn Hồ Chí Minh, từ Đông

Dương đến Việt Nam, D.Hémery gọi

Nguyễn Ái Quốc là “nhà cách mạng bị

đặt vào thế việt vị”(4)

. Phân tích khoa học

các tài liệu mới sưu tầm có thể thấy

những năm 1934 – 1938, gần như

Nguyễn Ái Quốc bị tách rời khỏi tình

hình thế giới và trong nước. Nguyên do

là vì trong vấn đề dân tộc và giai cấp ở

các nước thuộc địa, quan điểm của

Nguyễn Ái Quốc trái với những nhận

định của các nhà lãnh đạo QTCS. Những

năm 20, 30 của thế kỷ XX, mọi hoạt

động của các đảng cộng sản đều có sự

hoạch định, chỉ đạo của QTCS. Nhưng

với một trí tuệ vượt trước thời đại, với sự

hiểu biết sâu sắc đặc điểm kinh tế - xã

hội và yêu cầu của đất nước Việt Nam,

Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra chiến

lược, phương pháp cách mạng của riêng

Việt Nam. Điều đó không phải là đi

ngược với QTCS, mà là sự lựa chọn

bước đi phù hợp điều kiện và hoàn cảnh

cụ thể của Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc

đã tự tin và kiên trì với sự lựa chọn, cách

làm của mình. Sau này lịch sử đã kiểm

chứng sự đúng đắn của chiến lược,

phương pháp cách mạng của Người.

Song vào thời điểm, do tả khuynh, máy

móc, dập khuôn, mà QTCS và một số

nhà lãnh đạo của ĐCS Đông Dương

không hiểu, đã gây nên những khó khăn

cho Người trong suốt thập niên 30 của

thế kỷ XX.

Nguyễn Ái Quốc là người Việt

Nam đầu tiên hiểu rõ những tư tưởng của

V.I.Lênin và đường lối của QTCS về

cách mạng dân tộc và thuộc địa. Trong lá

thư đầu tiên gửi QTCS ngày 5-2-1924,

Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị được thảo

luận về chủ đề thuộc địa. Ngày 15-3-

1924, Người gửi tiếp một bức thư cho

đồng chí G.Zinoviev, lưu ý rằng lá thư

tháng 2 của mình đã không được phúc

đáp. Ngày 20-5-1924, Nguyễn Ái Quốc

gửi thư cho Bí thư Phân bộ Phương

Đông, Petrov, đề xuất việc thành lập

Liên đoàn cộng sản Phương Đông, vì

theo Người các chiến sĩ cách mạng châu

Á hiện đang ở trong tình trạng phân lập

và đó là điểm yếu… Ở thời điểm này,

Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định vai

trò quan trọng của cách mạng ở các nước

thuộc địa và cho rằng cách mạng thuộc

địa có thể nổ ra trước cách mạng chính

quốc, có thể giúp đỡ những người anh

em ở chính quốc trong sự nghiệp giải

phóng chung. Đồng thời, ngay từ những

Page 70: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

70

năm 20, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức

rõ rằng cách mạng ở các nước thuộc địa

trước hết phải là cuộc cách mạng giải

phóng dân tộc. Vì thế, dù chấp nhận

quan điểm của QTCS và các đảng cộng

sản ở thời kỳ này về cuộc cách mạng dân

chủ tư sản kiểu mới, Nguyễn Ái Quốc

vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân

tộc của cách mạng Việt Nam trong giai

đoạn đầu. Ngay từ năm 1927, Người đã

nhắc đến cụm từ “dân tộc cách mệnh”

trong cuốn Đường Cách mệnh. Từ đặc

điểm của Việt Nam và cho rằng cách

mạng là sự nghiệp của quần chúng,

Nguyễn Ái Quốc đã có quan điểm đúng

đắn và sáng tạo về lực lượng của cuộc

cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như

cách thức tập hợp, đoàn kết lực lượng

toàn dân tộc vào một mặt trận thống nhất

để chống đế quốc. Những nhận định sáng

suốt này được Người chỉ rõ trong Đường

Cách mệnh: giai cấp công nhân và nông

dân là “gốc cách mệnh”. Ngoài ra, học

trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị

tư bản áp bức nên họ là “bầu bạn cách

mệnh của công nông”(5)

. Từ đó, Nguyễn

Ái Quốc xây dựng thành chủ trương,

đường lối của cách mạng Việt Nam trong

các văn kiện của Hội nghị hợp nhất năm

1930. Trong Sách lược vắn tắt năm

1930, Người còn chỉ ra việc tập hợp lực

lượng không chỉ ở trong nước mà “…

đồng thời Đảng liên kết với những dân

tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên

thế giới nhất là với quần chúng vô sản

Pháp”(6)

. Thực tế, nội dung của Chánh

cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,

Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của

ĐCS Việt Nam năm 1930 cho thấy con

đường đi của Đảng ta có khác với con

đường đi của các đảng cộng sản ở châu

Âu, kể cả của Liên Xô khi đó. Sự khác

biệt ấy chính là những sáng tạo, những

đóng góp về lý luận của Nguyễn Ái

Quốc vào kho tàng lý luận Mác – Lênin.

Tuy nhiên, QTCS lại cho đó là biểu hiện

của sự xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, là

đường lối cải lương không đúng đường

lối đấu tranh giai cấp của QTCS và chụp

cho Người cái mũ “dân tộc chủ nghĩa”.

Bởi, sau khi V.I.Lênin qua đời, phong

trào cộng sản quốc tế đã rơi vào tả

khuynh, biệt phái. Những quan điểm tả

khuynh về khả năng của cách mạng

thuộc địa, những nhận định không chính

xác về giai cấp tư sản dân tộc trở nên

phổ biến và thành quan điểm cơ bản của

QTCS tại Đại hội VI QTCS (1928).

Quan điểm tả khuynh, biệt phái đã chi

phối các đảng cộng sản và tác động

mạnh tới phong trào cách mạng ở nhiều

quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy,

ngay sau Hội nghị hợp nhất ba tổ chức

đảng năm 1930, những quan điểm đúng

Page 71: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

71

đắn, những sáng tạo hợp lý của Nguyễn

Ái Quốc đã không được ghi nhận, mà

ngược lại bị QTCS và những người cộng

sản Đông Dương, chịu ảnh hưởng đường

lối tả khuynh của Đại hội VI QTCS, phê

phán kịch liệt; cho rằng Nguyễn Ái Quốc

đi ngược với chủ trương của QTCS, cả

về việc triệu tập Hội nghị thành lập

Đảng, cũng như tên gọi của đảng và

những văn kiện mà Người khởi thảo

được Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng

thông qua. Năm 1934, khi Nguyễn Ái

Quốc trở lại Matxcơva, vẫn đang hiện

diện những phê phán gay gắt các văn

kiện trên. Những người lãnh đạo ĐCS

Đông Dương được đào tạo, học tập bài

bản tại QTCS vốn là những học trò của

Nguyễn Ái Quốc, nhưng do nhận thức

chưa tới và thiếu sự nhạy bén chính trị,

nên vẫn tiếp tục phê phán mạnh mẽ “chủ

nghĩa dân tộc hẹp hòi” của Nguyễn Ái

Quốc.

Không chỉ có vậy, Nguyễn Ái

Quốc còn sống trong bầu không khí nghi

ngờ ngay từ khi mới đặt chân lên

Matxcơva, do “người ta” không hiểu vì

sao Người đã thoát khỏi vụ án ở Hồng

Công để trở về. Mặc dù trong thời gian

Nguyễn Ái Quốc bị giam cầm ở Hồng

Công, theo báo cáo Tuyệt mật của

V.Vaxilieva, gửi Ban thư ký Ban Phương

Đông ngày 29-6-1935, thì QTCS cũng có

sự tác động giúp Người thoát khỏi nhà tù

của đế quốc Anh ở Hồng Công “Thời

gian này chúng tôi liên hệ với luật sư của

đồng chí thông qua tổ chức cứu trợ quốc

tế (MOPR) Pháp, gửi tiền cho đồng chí

để xử lý công việc của đồng chí để xử lý

công việc của đồng chí (thư của luật sư

được gửi kèm)…”(7)

. Thế nhưng sự thoát

hiểm tài tình của Nguyễn Ái Quốc lại

làm sâu thêm mối ngờ vực của các nhà

lãnh đạo QTCS đối với Người vì “bức

tranh giải thoát là không rõ ràng”. Cũng

trong báo cáo ngày 29-6-1935,

V.Vaxilieva viết “Tháng 7 nawm1934,

Ái Quốc đến Matxcơva. Từ câu chuyện

của đồng chí ấy thật khó xác định được

tại sao đồng chí ấy lại dễ dàng ra khỏi

nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp và

tóm lại tại sao đồng chí ấy lại nhận được

một bản án nhẹ nhàng như vậy. Tôi đã

nhiều lần yêu cầu đồng chí ấy viết một

bản tường trình về những sự việc liên

quan đến việc đồng chí bị bắt, bị ở tù,

được trả tự do và đến được đây với

chúng ta, nhưng đồng chí đã không thực

hiện. Đồng chí ấy nói rằng chuyến đi này

được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của

Vaillant Couturier trong thời gian ở

Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng tất cả những

việc này cần phải được kiểm chứng một

cách cẩn trọng…”(8)

. Năm 1931 hàng

loạt các vụ bắt bớ những chiến sĩ cộng

Page 72: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

72

sản đã diễn ra tại Hồng Công, Thượng

Hải. Cơ sở của QTCS tại Thượng Hải bị

vỡ. Nhiều nhà lãnh đạo của ĐCS Đông

Dương cũng bị bắt tại Việt Nam. Phân

bộ Viễn Đông và ĐCS Trung Quốc đã

chịu tổn thất nặng nề. Hiển nhiên trong

QTCS đang diễn ra việc điều tra xác

minh và Nguyễn Ái Quốc không thể

tránh khỏi những vất vả đó, khi mà

QTCS đang phải tự rà soát lại tất cả các

mối quan hệ, các cán bộ hoạt động bí

mật.

Hơn thế, vào thời điểm 1934 –

1938, mặc dù đã có nghị quyết Đại hội

VII năm 1935, nhưng ảnh hưởng của Đại

hội VI QTCS vẫn đang gây nên những

biến động trong phong trào cộng sản

quốc tế và tác động mạnh mẽ đến các

đảng cộng sản, trong đó có ĐCS Đông

Dương. Đặc biệt, nội bộ các đảng đã

diễn ra những cuộc đấu tranh gay gắt về

đường lối cách mạng. Trong ĐCS Liên

Xô có sự thanh trừng nội bộ hết sức căng

thẳng và thô bạo. Ngay trong tổ chức

QTCS cũng có sự thanh trừng, loại bỏ.

Trong hoàn cảnh lịch sử ấy cùng sự trái

ngược quan điểm về vấn đề dân tộc, vấn

đề giai cấp giữa Nguyễn Ái Quốc với

QTCS và nhiều lý do khác đã làm cho

Nguyễn Ái Quốc không được giao nhiệm

vụ gì quan trọng của quốc tế và của ĐCS

Đông Dương. Thậm chí có thời điểm,

Người ở vào hoàn cảnh bị tách rời khỏi

những hoạt động liên quan đến những

quyết định chính trị. Tuy nhiên, Nguyễn

Ái Quốc luôn tôn trọng và giữ vững

nguyên tắc tổ chức của Đảng, chỉ phản

ứng bằng biện pháp: luôn đề nghị được

giao công việc.

Những công trình nghiên cứu,

sách, báo của các nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước đã từng đề cập đến giai

đoạn hoạt động này của Nguyễn Ái

Quốc, đều có nhận định khá thống nhất

rằng, đây là thời kỳ Hồ Chí Minh chịu

đựng và vượt nhiều khó khăn thử thách.

Bởi thời điểm đó như nữ Tiến sĩ Sử học

Mỹ Jo Sephine Stenon phát biểu trong lễ

kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch

Hồ Chí Minh tại Hà Nội: “Nguyễn Ái

Quốc đúng trong khi mọi người sai.

Nguyễn Ái Quốc thức trong khi mọi

người đang ngủ”(9)

. Nghiên cứu quá trình

hoạt động trong tình thế rất khó khăn của

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ 1934

– 1938, do ảnh hưởng tả khuynh của

QTCS và do sự giáo điều của một số

đồng chí lãnh đạo của ĐCS Đông Dương

khi đó, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc

hơn những hy sinh lớn lao và cũng là

những đóng góp to lớn của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc cho lợi ích của dân tộc,

lợi ích của ĐCS Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 73: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

73

(1) Tài liệu Lưu trữ chính trị - xã hội Nga,

bản sao tiếng Nga, lưu Kho Tư liệu Bảo

tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu

495.201.1.154-156.

(2) Tài liệu Lưu trữ chính trị - xã hội Nga,

bản sao tiếng Nga, lưu Kho Tư liệu Bảo

tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu

495.201.1.141.

(3)Đỗ Quang Hưng: Thêm những hiểu

biết về Hồ Chí Minh, Nxb.Lao động,

H.1999, tr.23.

(4)Đỗ Quang Hưng: Hồ Chí Minh ở Liên

Xô 1934-1938: Mấy vấn đề lý luận và tổ

chức liên quan đến Đảng Cộng sản

Đông Dương, Báo cáo khoa học lưu Bảo

tàng Hồ Chí Minh.

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị

Quốc gia, H.2002, t.2, tr.266.

(6)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị

Quốc gia, H.2002, t.3, tr.4.

(7),(8) Tài liệu Lưu trữ chính trị - xã hội

Nga, bản sao tiếng Nga, lưu Kho Tư liệu

Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu

495.201.1.154-156.

(9)Nguyễn Văn Khoan (2010), Nhớ Bác

lòng ta trong sáng hơn, Nxb. Lao động,

tr.100.

Page 74: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

74

SỬ DỤNG EXCEL ĐỂ LÊN KẾ HOẠCH

PHÂN CÔNG CÁN BỘ COI THI VÀ THANH TOÁN TIỀN COI THI

TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỆ AN

CN. Nguyễn Thị Minh*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Áp dụng công nghệ thông tin nói

chung và áp dụng tin học văn phòng nói

riêng là một nội dung quan trọng trong

các trường học nói chung và Trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nói riêng. Tuy

nhiên, hiện nay mức độ áp dụng tin học

văn phòng của các phòng, ban của nhà

trường đang dừng lại ở mức độ nhất định

trong một số lĩnh vực cơ bản. Đối với

đội ngũ giảng viên sử dụng tin học văn

phòng trong việc soạn thảo các văn bản,

soạn giáo trình, thiết kế bài giảng, đề thi

và một số công việc khác... Đối với cán

bộ các phòng, ban của nhà trường bước

đầu đã sử dụng được tin học văn phòng

phục vụ cho một số lĩnh vực thuộc

chuyên môn mình quản lý, tuy nhiên

mức độ khai thác các tính năng của tin

học văn phòng giúp cho quá trình điều

hành và quản lý một cách hiệu quả cao

nhất là chưa thể thực hiện được.

Đối với Phòng Đào tạo Trường

Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An,

trước đây việc lên kế hoạch phân bổ coi

thi, thanh toán tiền coi thi cho cán bộ

* Phòng Đào tạo

thực hiện theo hình thức thủ công, mất

nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn và thiếu sự

chính xác... Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến

quá trình thực hiện kế hoạch, điều hành

quản lý các hoạt động của nhà trường.

Qua quá trình làm việc tại Phòng

đào tạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Nghệ An, chúng tôi nhận thấy để

phân công coi thi và thanh toán chế độ

coi thi trong nhà trường từ kỳ 1 năm học

2010-2011 một cách khoa hoc, nhanh

gọn, tránh được sự nhầm lẫn là hết sức

cần thiết và cấp bách, đòi hỏi phải có

một trình độ tin học nhất định để áp dụng

những tính năng ưu việt của hệ thống

phần mềm Excel.

Xuất phát từ thực tiễn thực hiện

nhiệm vụ được giao tôi đã rút ra được

sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng Excel

để lên kế hoạch phân công cán bộ coi

thi và thanh toán tiền coi thi tại Trường

Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An"

nhằm mục đích:

- Khai thác, áp dụng tính ưu việt

của tin học văn phòng để xây dựng kế

hoạch phân công coi thi và thanh toán

tiền coi thi cho cán bộ, giảng viên một

Page 75: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

75

cách kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời

gian.

- Nâng cao chất lượng chuyên

môn của người cán bộ Phòng đào tạo

trong giai đoạn hiện nay.

II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1. Địa điểm: Thực hiện tại Phòng đào

tạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An .

2.2. Thời gian: Được áp dụng từ thi học

kỳ 1 năm học 2010-2011

2.3. Nội dung: Sử dụng Excel để lên kế

hoạch phân công cán bộ coi thi và thanh

toán tiền coi thi cho từng ca, buổi thi.

2.4 Phƣơng pháp tiến hành

- Sử dụng chương trình Excel để

lên kế hoạch phân bổ, lịch và thanh toán

tiền coi thi.

- Sử dụng mạng LAN lấy lịch

phân công coi thi từ các đơn vị.

III. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

KINH NGHIỆM

3.1. Sử dụng Excel lên kế hoạch phân

bổ coi thi

Căn cứ vào kế hoạch thi học kỳ

của các khóa ta có số lượng phòng thi

của các ca thi, buổi thi ở bảng 1 như

sau :

Ca 1 ngày 4/1/2011 là 28 phòng

thi ( C4 = 28). Tại ô C13 = C4 *2 = 56

cán bộ coi thi. Tương tự các ca khác

cũng vậy ca 2 (D4 = 33). Tại ô D13 =

D4*2= 66 cán bộ coi thi….. Căn cứ vào

số lượng cán bộ, giảng viên các khoa,

phòng, căn cứ Th«ng b¸o số 36 v/v

phân bổ coi thi coi thi cho các đơn vị ta

có tổng số suất coi thi cho toàn trường là

135 (E31=135). Công thức phân bổ coi

thi cho các khoa, phòng như sau :

Ví dụ : Bộ môn Lý luận chính trị, tại ô

C9 ta nhập công thức

= ROUND(C$13/$E$31*$E28,0)

cho kết quả coi thi của bộ môn Lý luận

chính trị là 6 suất, chỉ cần lập công thức

1 lần là ta sẽ tính ra được số suất coi thi

của cả toàn trường trong 1 kỳ thi mà

không tốn mất nhiều thời gian tính toán.

Page 76: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

76

Bảng 3.1. Bảng phân bổ kế hoạch coi thi học kỳ 1 của các đơn vị

Khi đã có kế hoạch phân bổ coi thi

chung, chúng ta dựa vào kế hoạch đó để

tạo ra lịch phân bổ coi thi cho riêng từng

đơn vị. Bằng sự kết nối giữa các Sheet,

các File lại với nhau và chuyển lịch coi

thi cho các đơn vị (qua mạng LAN), để

các đơn vị phân công cán bộ coi thi cho

từng ngày, từng ca thi.

Ví dụ: Ta có lịch phân công coi

thi của bộ môn Lý luận chính trị như sau:

A B C D E F G H I J K L M N

1 BẢNG 1. BẢNG PHÂN BỔ KẾ HOẠCH COI THI HỌC KỲ 1 NĂM 2010-2011

2 Ca thi 4/1/2011 thứ 3 5/1/2011 thứ 4 8/1/2011 thứ 7 cộng

3 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

4 Số ph. thi 28 33 24 22 28 33 24 22 28 33 24 17 316

5 Đơn vị

6 1 Khoa Kế toán - PT 8 9 7 6 8 9 7 6 8 9 7 5 89

7 2 Khoa Cơ sở - CB 17 20 14 13 17 20 14 13 17 20 14 10 187

8 3 Khoa Tài chính -QT 9 11 8 7 9 11 8 7 9 11 8 6 103

9 4 Bộ môn Lý luận c. trị 6 7 5 5 6 7 5 5 6 7 5 4 70

10 5 Khoa Nông Lâm ngư 8 9 7 6 8 9 7 6 8 9 7 5 89

11 6 Phòng ban 8 10 7 7 8 10 7 7 8 10 7 5 94

12 Cộng 56 66 48 44 56 66 48 44 56 66 48 35 632

13 56 66 48 44 56 66 48 44 56 66 48 34 632

.....

22 Quy định tỷ lệ coi thi các đơn vị (Theo TB số 36 của Hiệu trƣởng)

23 TT Khoa/ phòng SL Tỷ lệ coi Ghi chú

24

GV Gviên Cộng

25 1 Khoa Kế toán - PT 19 1.0 19

26 2 Khoa Cơ sở - CB 33 1.2 40

27 3 Khoa Tài chính -QT 22 1.0 22

28 4 Bộ môn Lý luận c. trị 15 1.0 15

29 5 Khoa Nông Lâm ngư 16 1.2 19.2

30 6 Phòng ban 20 1.0 20

31 Cộng 125 135

Page 77: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

77

Bảng 3.2. Danh sách coi thi học kỳ 1 bộ môn Lý luận chính trị

A B C D E F G H I J K L M N

1 Lý luận Chính trị DANH SÁCH COI THI KỲ 1 NĂM 2010 - 2011

2 Thứ ngày 4/1/2011 thứ 3 5/1/2011 thứ 4 8/1/2011 thứ 7

3 ca thi 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

4 số phòng 28 33 24 22 28 33 24 22 28 33 24 17

5 S. lượng phân bổ 6 7 5 5 6 7 5 5 6 6 5 4

6 1 Nguyễn Thị Lan 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

7 2 Ng.T. Thuý Cường 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

8 3 Ng.Đình Thắng

9 4 Ng. Thị Mai Anh

10 5 Lê Văn Sỹ

11 6 Nguyễn Quốc Sơn

12 7 Nguyễn Thị Tùng

13 8 Ng.T.Khánh Ly

14 9 Trần Thị Bình

15 10 Hoàng Nam Hưng

16 11 Nguyễn Thị Lam

17 12 Nguyễn Thị Uyên

18 13 Hoàng T. Thu Hoài

19 14 Ng.T.Thanh Hoài

20 15 Ng. Mạnh Hưng

21

Y/C : Các khoa chuyển danh sách coi thi lên mạng LAN vào sáng thứ 4 (28/12/2010)

Qua ví dụ và theo bảng 2 ta có kết quả

phân công coi thi của bộ môn Lý luận

chính trị là:

Tại ô C5 ta nhập =[COI THI

DAO TAO.XLS] KH COI THI!C9

Ta chỉ cần đưa trỏ chuột vào ô C5

đánh dấu = sau đó cik chuột vào ô C9 tại

Sheet: KH COI THI trong File COI

THI DAO TAO, Enter cho kết quả

phân công coi thi của Tổ lý luận chính trị

là 6 suất, các khoa, tổ lấy kế hoạch phân

công coi thi của Phòng đào tạo qua mạng

LAN, sau đó khoa phân công trực tiếp

theo hướng dẫn ( lưu ý), khi phân công

đã xong khoa chỉ cần đẩy danh sách trở

lại qua mạng LAN cho Phòng đào tạo,

nên ta có bảng 3.3

Page 78: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

78

Bảng 3.3 Danh sách cán bộ, giảng viên coi thi học kỳ 1 năm học 2010-2011

A B C D E F G H I J K L M N O P

3 4/1/2011 thứ 3 5/1/2011 thứ 4 8/1/2011 thứ 7 CONG

4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

5 28 33 24 22 28 33 24 22 28 33 24 17 316

6 0

7 1 1 Dương Xuân Thao 0

8 2 2 Ng. Xuân Tạo 0

9 3 3 Hoàng Hoa Quế 0

10 4 1 Nguyễn Thị Lan 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 10

11 5 2 Ng.T. Th. Cường 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 10

12 6 3 Ng. Đình Thắng 0 0

13 7 4 Ng. Thị Mai Anh 0 0

14 8 5 Lê Văn Sỹ 0 0

15 9 6 Ng.Quốc Sơn 0 0

16 10 7 Nguyễn Thị Tùng 0 0

17 11 8 Ng.T.Khánh Ly 0 0

18 12 9 Trần Thị Bình 0 0

19 13 10 H. Nam Hưng 0 0

20 14 11 Nguyễn Thị Lam 0 0

21 15 12 Nguyễn Thị Uyên 0 0

22 16 13 Hoàng T.T. Hoài 0 0

23 17 14 Ng.T.Thanh Hoài 0 0

24 18 15 Ng. Mạnh Hưng 0 0

25 19 16 Ng. Thanh Nam 1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 11

26 20 17 Nguyễn Thị Thuỷ 0 0

27 21 18 Võ Thị Nguyên 0 0

Qua ví dụ và theo bảng 3.3 ta có

kết quả phân công coi thi của Tổ lý luận

chính trị . Tại ô D10 ta nhập công thức

= VLOOKUP ($B10, [COI THI

CTRI.XLS] C.trị!$A$6:$N$21,3,0) cho

kết quả là cô Nguyễn Thị Lan, bộ môn

Lý luận chính trị coi thi ở ca 1 ngày 4

tháng 1 năm 2011, chỉ cần lập công thức

1 lần là ta sẽ cho kết quả số cán bộ, giảng

viên coi thi của cả khoa trong ca thi đó.

Thực tế danh sách coi thi này chỉ mới

được mã hóa bằng các ký hiệu 1 và 0;

Nếu ai được phân công coi thi sẽ xuất

hiện số 1, nếu ai không được phân công

Page 79: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

79

coi thi sẽ xuất hiện số 0. Chính vì thế

chúng ta phải sử dụng hàm IF kết hợp

với hàm VLOOKUP để lên được danh

sách coi thi qua bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4 Danh sách cán bộ, giảng viên coi thi học kỳ 1năm học 2010-2011

A B C D E F G H I J K L M

1

DANH SÁCH CÁN BỘ COI THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2010 - 2011 ( ĐỢT

TỪ NGÀY 04/1 ĐẾN 08/1/2011)

2

Ca 1 sáng : 7 giờ ; chiều : 13 giờ 15 phut . Ca 2 sáng 8 giờ 30 phút ,

chiều 15 gờ

3 4/1/2011 thứ 3 5/1/2011 thứ 4 8/1/2011 thứ 7

4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

5 28 33 24 22 28 33 24 22 28 33 24 17

6 1 Ng Thị

Lan

Nguyễn Thị

Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn Thị

Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Ng. Thị

Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn Thị

Lan

7 2

Ng.T.

Th Cư-ờng

Ng.T.

T. Cư-ờng

Ng.T. T. Cường

Ng.T. T. Cường

Ng.T. Th Cường

N.T.

T. Cường

Ng.T.

Thuý C-ờng

Ng.T.

Thuý Cờng

Ng.T.

Thuý Cờng

Ng.T.

Thuý Cờng

8 3

...... ...

21 16

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Ng.

Thanh

Nam

Nguyễn

Thanh

Nam

Nguyễn

Thanh

Nam

Nguyễn

Thanh

Nam

Nguyễn

Thanh

Nam

22 17

23 18

24 19

25 20

26 21

27 22

28 23

29 24

Cách làm như sau:

Tại ô B6 ta nhập công thức :

=IF(VLOOKUP(„DSCOI‟!$A6,CHON!

$B$10:$O$141,3,0)=1,CHON!$C10“ ”)

cho kết quả là danh sách cán bộ, giảng

viên coi thi chúng tôi đã áp dụng hàm

tìm kiếm VLOOKUP, dựa vào bảng 3.1

đã được lập, kết hợp với việc sử dụng

hàm IF để tìm ra được danh sách coi thi

thật chính xác và nhanh gọn tại bảng 3.4.

Khi đã có danh sách cán bộ, giảng

viên coi thi tại bảng 3.2, chúng ta thực

hiện thao tác dể dán danh sách coi thi,

việc này cũng được thực hiện trên bảng

tính Excel, cách làm như sau:

Bước 1: Tạo bảng

Bước 2 : Chọn vùng đặt lọc B6:B136

Bước 3:Vào Data /Filter /AutoFilter

xuất hiện hộp thoại vào mục

NoBLanKs

Bước 4: Copy và thực hiện thao tác

Paste tại (bảng 3.5) sau đây:

Page 80: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

80

Bảng 3.5 Danh sách cán bộ, giảng viên coi thi học kỳ 1năm học 2010-2011

(chính thức)

3.2. Sử dụng Excel để thanh toán tiền

coi thi

Từ bảng 3.3 ta tổng hợp được số

buổi coi thi của cán bộ, giảng viên dựa

vào hàm SUM dùng để thanh toán.

Tại ô P10 ta nhập công thức =

SUM(D10: O10)

cho kết qua cô Nguyễn Thị Lan ở bộ

môn Lý luận chính trị có kết quả là 10 ca

coi thi .

Từ bảng 3.3 ta kết nối Sheet dưới

đây, có được kết quả thanh toán coi thi

tại bảng 4.

- Tại ô C4= CHON P7

Cho kết quả là thầy Dương Xuân

Thao không có ca coi thi nào, cô

Nguyễn Thị Lan có 10 ca coi thi và số

tiền coi thi là 500.000 đồng. Chỉ cần thao

tác ở người đầu của bảng thanh toán là

tính ra được kết quả của toàn Trường

một cách nhanh chóng và chính xác. Kết

quả được trình bày trên bảng 3.6.

A B C D E F G H I J K L M

1

DANH SÁCH CÁN BỘ COI THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2010 - 2011 ( ĐỢT TỪ NGÀY

04/1 ĐẾN 08/1/2011)

2 Ca 1 sáng : 7 giờ ; chiều : 13 giờ 15 phut . Ca 2 sáng 8 giờ 30 phút , chiều 15 gờ

3 4/1/2011 thứ 3 5/1/2011 thứ 4 8/1/2011 thứ 7

4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

5 28 33 24 22 28 33 24 22 28 33 24 17

6 1 Ng Thị Lan

Nguyễn Thị

Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

Ng. Thị

Lan

Nguyễn

Thị Lan

Nguyễn

Thị Lan

7 2 Ng.T. Th Cường

Ng.T. T. Cư-ờng

Ng.T. T. Cường

Ng.T. T. Cường

Ng.T. Th Cường

N.T. T. Cường

Ng.T.

Thuý C-ờng

Ng.T.

Thuý C-ờng

Ng.T.

Thuý Cờng

Ng.T.

Thuý Cờng

8 3 Ng. Thanh Nam

Ng. Thanh Nam

Ng.

Thanh Nam

Ng.

Thanh Nam

Ng.

Thanh Nam

Ng.

Thanh Nam

Ng.

Thanh Nam

Nguyễn

Thanh Nam

9 4 Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn

Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền

10 5 Ngô Thanh Hoàn

Ngô Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

Ngô

Thanh Hoàn

11 6

12 7

13 8

14 9

15 10

16 11

17 12

18 13

Page 81: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

81

Bảng 3.6. Bảng thanh toán coi thi học kỳ 1năm học 2010-2011

(Từ ngày 4/1 đến 8/1/2011)

A B C D E F G

1 BẢNG THANH TOÁN TIỀN COI THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2010 -2011

2 ( TỪ NGÀY 04/1 ĐẾN 08/1/2011)

3 TT Họ và tên T.số ca thi S. tiền/ ca Thành tiền Ký nhận Ghi chú

4 1 Dương Xuân Thao 0 50.000 -

5 2 Nguyễn Xuân Tạo 0 50.000 -

6 3 Hoàng Hoa Quế 0 50.000 -

7 4 Nguyễn Thị Lan 10 50.000 500.000

8 5 Ng.T. Thuý Cường 10 50.000 500.000

9 6 Nguyễn Đình Thắng 0 50.000 -

10 7 Nguyễn Thị Mai Anh 0 50.000 -

11 8 Lê Văn Sỹ 0 50.000 -

12 9 Nguyễn Quốc Sơn 0 50.000 -

13 10 Nguyễn Thị Tùng 0 50.000 -

14 11 Ng.T.Khánh Ly 0 50.000 -

15 12 Trần Thị Bình 0 50.000 -

16 13 Hoàng Nam Hưng 0 50.000 -

17 14 Nguyễn Thị Lam 0 50.000 -

22 19 Nguyễn Thanh Nam 11 50.000 550.000

147 1550.000

Một triệu năm trăm năm mƣơi ngàn đồng chãn

Vinh, ngày 5 tháng 2 năm 2011

Thủ trƣởng duyệt T.P.Tài vụ T. P. Đ Tạo Ngƣời lập

Tăng Văn Tân Nguyễn Thị Minh

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả sáng kiến kinh nghiệm chúng

tôi rút ra được kết luận sau:

Việc Sử dụng Excel để vào việc lên kế

hoạch phân công cán bộ coi thi và thanh

toán tiền coi thi tại Trường Cao đẳng Kinh

tế – Kỹ thuật Nghệ An là hết sức cần thiết,

có hiệu quả hơn trước đây ta đã làm, cụ thể :

- Tiết kiệm được thời gian, nhanh chóng

kịp thời

- Độ chính xác cao.

- Thanh toán nhanh gọn.

3.2. Tồn tại

Việc kết nối mạng LAN của các

khoa với Phòng đào tạo chưa được thông

Page 82: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

82

suốt nên nhiều lúc lấy lịch ở các khoa của

Phòng đào tạo còn gặp nhiều khó khăn

3.3. Đề nghị

- Để tạo điều kiện cho Phòng đào

tạo xâu nối lịch một cách kịp thời, chính xác

yêu cầu các Khoa phải thường xuyên cập

nhật thông tin qua website, hệ thống mạng

LAN;

- Cán bộ làm công tác hành chính

nên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học

hỏi qua bạn bè đồng nghiệp nhằm áp dụng

tin học văn phòng vào công việc chuyên

môn giảm thiểu thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Bích , Phạm Phú Tứ,

Giáo trình tin học văn phòng (1998)

2. PGS-TS: Bùi Thế Tâm, (2003)

WINDOWSXP, WORD, EXCEL Lý

thuyết, bài tập, lời giải.

3. Quy chế chi tiêu nội bộ (2010),

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ

An.

4. Thông báo số 36/TB - HT của

BGH trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật

Nghệ An “V/v phân công coi thi”

Page 83: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

83

TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN

ĐÀN LỢN THUỘC TỈNH NGHỆ AN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

Th.S Hoàng Hữu Chất *

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh do Leptospira

(Leptospirosis) là một bệnh khá phổ biến

ở động vật máu nóng (lợn, trâu, bò, dê,

chó v.v..), đây là một bệnh truyền nhiễm

chung cho cả người và động vật mà nhân

tố truyền lây chính là chuột đồng, chuột

nhà. Bệnh đã được phát hiện và nghiên

cứu từ năm 1886 ở nhiều nơi trên thế

giới, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một

nước nào trên thế giới thanh toán triệt để

được căn bệnh.

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả

nghiên cứu về bệnh, như Đào Trọng Đạt

(1966), Lê Đại (1972), Phạm Quân

(1976), Vũ Đình Hưng (1979), Nguyễn

Thị Nhân (1999), và gần đây là có Vũ

Đạt, Lê Huỳnh Thanh Phương (2001).

Các tác giả đã tập trung nghiên cứu tình

hình nhiễm Leptospira ở một số loài gia

súc, trong đó có bệnh xảy ra ở lợn.

Ở Nghệ An, bệnh đã xuất hiện từ

lâu và xảy ra ở hầu hết khắp 19 huyện,

thị và thành phố trong tỉnh. Một số vụ

dịch có quy mô một huyện hoặc nhiều

huyện. Tuy nhiên việc tiêm phòng

vacxin chưa được các cấp có thẩm quyền

* TK Nông - Lâm - Ngư

quan tâm triệt để, mặt khác ý thức chấp

hành việc tiêm vacxin phòng bệnh cho

đàn lợn của người chăn nuôi còn kém,

dẫn đến hiệu quả phòng bệnh chưa cao.

Đây là một điều kiện thuận lợi để bệnh

lưu hành rộng rãi và thường xuyên trên

đàn lợn.

Xuất phát từ tình hình đó, chúng

tôi lựa chọn nghiên cứu: “Tình hình

nhiễm bệnh Leptospira trên đàn lợn

thuộc tỉnh Nghệ An và biện pháp phòng

trừ” nhằm xác định được tỷ lệ nhiễm

Leptopirosis trên đàn lợn ở tỉnh Nghệ

An.

II. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi

nghiên cứu: Lợn ở các lứa tuổi thuộc 4

vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Nghệ

An.

2.2.Phạm vi nghiên cứu: Gồm 8

huyện đại diện cho 4 vùng sinh thái khác

nhau của tỉnh Nghệ An, đó là các huyện:

Quế Phòng, Kỳ Sơn (vùng núi cao),

Nghĩa Đàn, Thanh Chương( Vùng bán

sơn địa), Đô Lương, Hưng Nguyên

Page 84: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

84

(Đồng bằng), Diễn Châu, Thị xã Cửa Lò

(Đồng bằng ven biển).

2.3. Nội dung nghiên cứu:

Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh

do Leptospira trên đàn lợn thuộc tỉnh

Nghệ An theo các độ tuổi khác nhau của

lợn, theo tính biệt, theo vùng sinh thái.

2.4. Nguyên vật liệu nghiên cứu:

- Huyết thanh của lợn tại

vùng nghiên cứu

- Bệnh phẩm là nước tiểu

của lợn nghi mắc bệnh.

Các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm

cần thiết dùng cho chẩn đoán xét nghiệm

và kháng nguyên chẩn đoán (gồm 12

Serovar Leptospira) và các môi trường

nuôi cấy vi khuẩn (Môi trường Terkish).

Các loại kháng sinh như: Peniciline (Pe),

Steptomycin (Step), Gentamycin (Gen),

các thuốc hỗ trợ điều trị: urotropin (Uro),

Vitamin (VTM), Adrenalin,...

2.5. Xử lý số liệu: số liệu được xử

lý theo phương pháp thống kê sinh vật

trên máy tính.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình nhiễm Leptospira trên

đàn lợn tại vùng nghiên cứu.

Tiến hành lấy 405 mẫu huyết thanh

lợn ở 8 huyện đại diện cho các vùng sinh

thái khác nhau của tỉnh Nghệ An để xác

định tỷ lệ nhiễm bệnh. Kết quả nghiên cứu

được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn lợn tại các vùng sinh thái khác nhau

Vùng sinh thái Số con xét

nghiệm

Số con

dƣơng tính

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Miền núi cao 96 23 23,95

Trung du 102 27 26,47

Đồng bằng 99 31 31,31

Đồng bằng ven biển 108 22 19,45

Tổng 405 102 25,18

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ

lệ nhiễm Leptospira trên đàn lợn tại các

vùng nghiên cứu của tỉnh Nghệ An là

25,18%. Đây là một tỷ lệ nhiễm khá thấp

so với những nghiên cứu trước đây của

Trịnh Thị Quý Hằng (50%) trên đàn lợn

ở tỉnh Thanh Hóa, điều này phản ánh

tình hình chăn nuôi hiện nay đã có nhiều

tiến bộ, người chăn nuôi đã có những

hiểu biết nhất định về căn bệnh cũng như

các yếu tố truyền lây, vì vậy đã có các

biện pháp tích cực, chủ động trong việc

phòng bệnh cho động vật. Tuy nhiên

dịch bệnh vẫn còn xảy ra cho gia súc,

đặc biệt là đối với lợn, vì đây là động vật

Page 85: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

85

được người chăn nuôi chú trọng và nuôi

phổ biến.

Ở vùng núi cao tỉnh Nghệ An,

chúng tôi xét nghiệm 96 mẫu huyết

thanh của lợn ở các lứa tuổi khác nhau có

tỷ lệ nhiễm 23,95%. Thấp hơn so với kết

luận của Đào Trọng Đạt (1966). Lợn

miền núi có tỷ lệ nhiễm Leptospira

25,4%, cao hơn so với nhiên cứu của Vũ

Đình Hưng (1994). Tỷ lệ nhiễm

Leptospira của lợn ở miền núi 22,94%.

Sự chênh lệch này không lớn và theo

chúng miền núi Nghệ An có đặc thù

riêng so với nhiều tỉnh khác.

Trong 102 mẫu huyết thanh của

lợn thuộc vùng trung du được kiểm tra,

có 27 con dương tính, chiếm tỷ lệ nhiễm

26,47%. Đào Trọng Đạt và cs (1996) có

nhận xét, lợn vùng Trung du có tỷ lệ

nhiễm Leptospira 30,3%. Kết quả nghiên

cứu của chúng tôi thấp hơn, sở dĩ có kết

quả trên là do trình độ dân trí ngày càng

được nâng cao, điều kiện chăn nuôi cũng

được cải thiện rõ rệt, nên tỷ lệ nhiễm

bệnh thấp hơn. Để minh họa rõ hơn tình

hình nhiễm Leptospira theo các vùng

sinh thái khác nhau, chúng tôi biểu diễn

trên đồ thị sau:

23.95 26.4731.31

19.45

0

20

40

Tỷ lệ nhiễm Leptospira ở lợn theo các vùng sinh thái

khác nhau

Miền núi Trung du Đồng bằng chiêm trũng Đồng bằng ven biển

Để kiểm tra cường độ nhiễm

Leptospira trên đàn lợn thuộc tỉnh Nghệ

An, chúng tôi đã sử dụng kháng thể với

hiệu giá pha loãng khác nhau, kết quả

được trình bày trên bảng sau:

Page 86: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

86

Bảng 3.2 Cường độ nhiễm Leptospira trên lợn với các hiệu giá kháng thể khác

nhau

Vùng sinh thái Số mẫu

(+)

Hiệu giá kháng thể

1/400 1/800 1/1600

Số

(+)

Tỷ lệ

(%)

Số

(+)

Tỷ lệ

(%)

Số

(+)

Tỷ lệ

(%)

Miền núi 23 4 17.39 9 39,14 10 43,48

Trung du 27 9 33,33 11 40,74 7 25,93

ĐB chiêm trũng 31 7 22,58 13 41,94 11 35,48

ĐB ven biển 21 4 19,05 7 33,33 10 47,62

Tổng 102 24 23,53 43 42,16 35 37,25

Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu

giá kháng thể cao nhất ở mức 1/00 với tỷ

lệ 42,16% và thấp nhất ở mức hiệu giá

1/400. Kết quả này hoàn toàn phù hợp

với tỷ lệ nhiễm Leptospira mà chúng tôi

đã trình bày ở bảng 3.1.

Xét nghiệm các mẫu huyết thanh

của lợn ở các lứa tuổi: 2 – 5 tháng, 6 – 12

tháng và > 1 năm tuổi. kết quả được trình

bày ở bảng sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo các lứa tuổi khác nhau của lợn

Tuổi gia súc

(tháng) Số con kiểm tra Số con dƣơng tính Tỷ lệ nhiễm (%)

2 – 5 124 17 13,71

6 – 12 189 61 32,28

> 12 92 24 26,09

Cộng 405 102 24,03

Nghiên cứu cho thấy: Lợn con từ

2 – 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm

Leptospira thấp nhất 13,71% và tỷ lệ

nhiễm Leptospira cao nhất là ở lợn từ 6-

12 tháng tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi

là tương đối phù hợp với kết quả của

Đào Trọng Đạt, khi tác giả cho biết lợn

con có tỷ lệ nhiễm Leptospira 10,63%,

lợn bột có tỷ lệ nhiễm 17,78%. Tuy

nhiên trong nghiên cứu của chúng,

những lợn trên 12 tháng tuổi chủ yếu là

lợn đực giống và lợn nái sinh sản được

nuôi ở các trung tâm giống nên việc chăn

nuôi tuân theo quy trình phòng bệnh chặt

chẽ nên tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với

nghiên cứu của tác giả trên.

Page 87: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

87

Để xác định xem tính biệt có ảnh

hưởng đến tỷ lệ nhiễm Leptospira hay

không? Chúng tôi kiểm tra trên 2 đối

tượng là lợn đực giống và lợn nái sinh

sản, do 2 đối tượng này có điều kiện

chăn nuôi khác hơn so với lợn nuôi

thương phẩm. Kết quả nghiên cứu được

trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leptospira theo tính biệt của lợn thuộc vùng nghiên

cứu

Tính

biệt

Số con

kiểm tra

Số con

nhiễm

Tỷ lệ

(%)

Hiệu giá kháng thể Leptospira

1/400 1/800 1/1600 1/1800

Lợn đực 53 10 18,87 3 4 3 0

Lợn nái 39 14 35,90 4 5 5 0

Cộng 92 24 26,09 7 9 8 0

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ

ra rằng: mặc dù lợn đực giống và lợn nái

sinh sản đều > 1 năm tuổi nhưng do

phương thức chăn nuôi và tính năng sản

xuất khác nhau nên có tỷ lệ nhiễm

Leptospira khác nhau, lợn đực giống có

tỷ lệ nhiễm là 18,87%, lợn nái sinh sản:

35,9%. Theo hiểu biết của chúng tôi thì

do lợn nái với chức năng sinh sản nên dễ

bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục khi lợn

sinh đẻ hoặc khi phối tinh nhân tạo hoặc

phối tinh trực tiếp. Do đó tỷ lệ nhiễm

Leptospira ở lợn nái sinh sản cao hơn lợn

đực giống.

3.2. Kết quả điều trị bệnh do

Leptospira ở lợn

Sử dụng các loại kháng sinh,

kháng huyết thanh đặc hiệu theo phác đồ

điều trị khác nhau, kết hợp với thuốc

chữa triệu chứng và trợ sức, trợ lực. Kết

quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.5 Kết quả điều trị bệnh Leptospirosis trên lợn tại vùng nghiên cứu

Phác đồ điều trị Số con

điều trị

T/Gian điều trị

đến khi khỏi

bệnh (ngày)

Số con

khỏi bệnh

Tỷ lệ khỏi

bệnh (%)

Pe, Strep, Uro 5%, VTM B1, C (I) 16 5,3 14 87,5

Gen, Uro 5%, VTM B1, C (II) 15 6,3 12 86,67

BaytrilR, Uro5%, VTM B1, C (III) 13 4,8 12 92,31

KHT đặc hiệu, Gen , Uro 5%,

VTM B1, C, Adrenalin (IV) 17 3,8 16 94,12

Page 88: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

88

Kết quả điều trị cho thấy: tỷ lệ khỏi bệnh

khá cao khi dùng các loại kháng sinh

thông thường, tỷ lệ khỏi bệnh dao động

từ 86,67 % đến 92, 31% và cao nhất khi

dùng kháng huyết thanh đặc hiệu (KHT)

kết hợp với các loại thuốc bổ trợ, đồng

thời thời gian điều trị cũng ngắn hơn (4

ngày). Tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, tuy

nhiên có sự khác nhau về thời gian điều

trị, điều này được giải thích là do sự

quen thuốc của vi khuẩn đối với

peniciline, streptomycin, là các loại

kháng sinh đã được sử dụng thường xuyên

trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm của

lợn, trong khi đó loại thuốc BaytrilR 2,5%

mới được sử dụng, nên sự kháng với kháng

sinh ít hơn, hiệu quả điều trị cũng cao hơn.

Đặc biệt khi dùng kháng huyết thanh thì

hiệu quả điều trị cao hơn, thời gian khỏi

bệnh cũng nhanh hơn.

Như vậy, qua nghiên cứu chúng tôi

nhận thấy nếu sử dụng Phác đồ III điều trị

cho lợn mắc bệnh do vi khuẩn Leptospira

thì cho kết quả tốt nhất. Trong thực tế kháng

huyết thanh chi được dùng cho gia súc quý

hiếm, gia súc giống nên ít được người chăn

nuôi áp dụng.

III. KẾT LUẬN

Qua điều tra một số đặc điểm về

dịch tễ học của bệnh do Leptospira trên

đàn lợn thuộc tỉnh Nghệ An, chúng tôi

rút ra một số két luận như sau:

+ Các vùng sinh thái khác nhau có

tỷ lệ nhiễm Leptospira khác nhau và dao

động từ 19,45% đến 31,31%.

+ Cường độ nhiễm Leptospira dao

động từ 23,53% đến 42,16% ở các hiệu

giá kháng thể khác nhau.

+ Tỷ lệ nhiễm Leptospira khác

nhau ở các lứa tuổi khác của lợn, thay

đổi từ 13,71% đến 32,28%, thấp nhất r

lợn 2 – 5 tháng tuổi: 13,71%, cao nhất ở

lợn 6 – 12 tháng tuổi: 32,28%.

+ Lợn đực giống có tỷ lệ nhiễm:

18,87%, thấp hơn so với lợn nái sinh sản:

35,9%.

+ Sử dụng BaytrilR 2,5%, Uro5%,

VTM B1, C trong điều trị bệnh cho kết

quả tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trọng Đạt và cs (1996), “Về ổ

dịch Leptospirosis ở trại lợn Kim Ngọc,

Hà Tây”, Tạp chí KHKTNN số 5, 148 –

150.

2. Đào Trọng Đạt và cs (1996), “Báo

cáo kết quả nghiên cứu bệnh

Leptospirosis của gia súc ở một số địa

phương”, Tạp chí KHKTNN

3. Lê Độ và cs (1985), “Nghiên cứu

đặc điểm một số chủng Leptospira phân

lập đực ở Việt nam và kết quả phòng trị”,

Tạp chí KHKTNN

4. Vũ Đình Hưng (1972), “Bệnh

Leptospirosis ở lợn”, Tạp chí KHKTNN

Page 89: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

89

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG RƠM TƢƠI SAU KHI XỬ LÝ

TRONG CHĂN NUÔI TRÂU, BÕ

Th.S Nguyễn Thị Hoa *

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta là một nước nông nghiệp,

dân số chủ yếu sống ở nông thôn. Nguồn

thu nhập chính của nông dân đó là sản

phẩm của các ngành chăn nuôi và trồng

trọt. Trong đó chăn nuôi trâu bò chiếm

một vị trí quan trọng. Trước đây chăn

nuôi trâu bò chủ yếu là cung cấp sức kéo

và phân bón phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp. Ngày nay, cơ khí hoá trong sản xuất

nông nghiệp đang được áp dụng rộng rãi

nhưng ngành chăn nuôi trâu bò vẫn giữ một

vị trí rất quan trọng. Bởi vì, ngoài cung cấp

sức kéo và phân bón thì chăn nuôi trâu bò

còn cung cấp các thực phẩm quý cho xã hội

đó là thịt và sữa.

Tuy nhiên, song song với việc phát

triển đàn bò thì vấn đề đáp ứng đầy đủ

lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân

bằng dinh dưỡng là hết sức quan trọng.

Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho

đàn bò nước ta chủ yếu là dựa vào đồng cỏ

tự nhiên và cỏ trồng, trong khi nhu cầu sản

xuất lương thực cùng với tốc độ đô thị hoá

ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự

nhiên, đất đai trồng cỏ và chăn thả trâu bò

ngày càng hạn chế. Do đó việc sử dụng phụ

phẩm nông nghiệp ngày càng quan trọng

* Trưởng BM Chăn nuôi – Thú y

trong mùa vụ mà cỏ tự nhiên kém phát triển,

không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất

lượng cho đàn gia súc.

Chính vì vậy để đảm bảo nguồn thức

ăn thô xanh quanh năm cho trâu bò thì ủ

rơm là một biện pháp rất cần thiết. Trên cơ

sở những nhận thức trên, để nâng cao hiệu

quả sử dụng của gia súc nhai lại với nguồn

thức ăn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu

chuyên đề: “Hiệu quả sử dụng rơm tươi

sau khi xử lý trong chăn nuôi trâu bò”.

2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

Hiệu quả chăn nuôi bò bằng rơm ủ urê

2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Xác định khả năng thu nhận (kg)

rơm được xử lý urê của bò.

- Tăng trọng (gam) của bò sinh

trưởng khi sử dụng thức ăn qua xử lý so

với khi sử dụng không xử lý.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Xác định lượng thu nhận rơm

- Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 6

con bò có khối lượng trung bình 131,2 ±

2,5kg được chia thành 2 lô, mỗi lô 3 con và

được cho ăn theo 2 khẩu phần là rơm khô

Page 90: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

90

(đối chứng) và rơm đã xử lý 1,5% urê (thí

nghiệm).

- Tiến hành

Cho bò ăn tự do để xác định lượng

thu nhận riêng của từng con, theo từng ngày

cho ăn. Ngày hôm sau cho bò ăn khối lượng

thức ăn cao hơn lượng thu nhận ngày hôm

trước là 15%. Lượng thức ăn ăn vào và thức

ăn thừa của bò được tính theo khối lượng

VCK.

2.3.2. Thí nghiệm nuôi bê sinh trưởng

Thí nghiệm nuôi bò sinh trưởng

được tiến hành trên khẩu phần cơ sở là rơm

được bố trí trên tổng số 12 con bò đực

LaiSind ở độ tuổi 12-15 tháng với khối

lượng trung bình 131 ± 2,5 kg được phân

đều thành 2 nhóm nuôi nhốt trong chuồng

theo sơ đồ bố trí thí nghiệm như trong bảng

1.

Bảng 1. Bố trí thí nghiệm nuôi bò sinh trưởng

Chỉ tiêu Lô 1 (lô ĐC)

Lô 2 (lô TN)

Gia súc 6 6

Tuổi 12 - 15 12 - 15

Khối lượng (kg/con) 132,2 ± 2,5 131,2 ± 2,4

Khẩu phần

- Rơm không xử lý Tự do 0

- Rơm tươi ủ 1,5% urê* 0 Tự do

- Cỏ tươi (kg/con/ngày) 5 5

- Tinh hỗn hợp (kg/con/ngày 0,5 0,5

- Nước uống Tự do Tự do

- Vận động (giờ/ngày 2 2

- Thời gian chuẩn bị (ngày 15 15

- Thời gian thí nghiệm(ngày) 75 75 Ghi chú: Tỷ lệ urê ủ đối với rơm khô và rơm tươi là tương đương theoVCK (4%)

Bò được tẩy giun và cho ăn làm

quen với khẩu phần thí nghiệm trong 2 tuần

trước khi theo dõi. Thí nghiệm thực hiện

trong thời gian 75 ngày. Rơm được cho ăn

tự do tại chuồng do yêu cầu của bò. Cỏ xanh

và thức ăn tinh cũng được cung cấp cho

từng con, bò được uống nước sạch tự do.

Mỗi bò được cân khối lượng vào đầu và khi

kết thúc thí nghiệm, mỗi lần trong 2 ngày

liên tiếp vào 7 giờ sáng.

2.4. Địa điểm

Thí nghiệm nuôi dưỡng bò thực

hiện tại các hộ chăn nuôi Xã Công

Thành, Yên Thành, Nghệ An.

2.5. Thời gian

Bắt đầu 20/ 4 2011, kết thúc

ngày 30/7/2011.

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phần

mềm MINITAB, ảnh hưởng của rơm xử lý

Page 91: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

91

đến khả năng thu nhận của bò thí nghiệm

được đánh giá thông qua phân tích phương

sai GLM (General Lineer Model).

3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT

QUẢ

3.1. Lƣợng thu nhận rơm tự do

Tỷ lệ tiêu hoá tăng làm giảm thời

gian thức ăn được giữ lại trong đường

tiêu hoá đã kích thích gia súc ăn nhiều

hơn. Tăng khả năng thu nhận chất khô là

hệ quả của việc tăng tỷ lệ tiêu hoá. Xử lý

rơm bằng urê làm cho rơm mềm hơn,

mùi amoniac làm kích thích bò ăn ngon

miệng hơn, thích ăn hơn và tăng lượng

thu nhận thức ăn trong ngày. Để đánh

giá khả năng thu nhận của bò đối với

rơm lúa tươi sau khi xử lý urê, chúng

tôi tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên

bò với 2 khẩu phần ăn khác nhau.

Khẩu phần đối chứng chỉ cho bò ăn

rơm đã được phơi khô và chất thành

đống như ở các nông hộ. Khẩu phần

thí nghiệm sử dụng thức ăn là rơm lúa

tươi được xử lý urê.

Lượng chất khô trong khẩu phần

ăn vào tính trên 100kg khối lượng sống.

Kết quả thí nghiệm được chúng tôi trình

bày ở bảng 2.

Bảng 2. Khả năng thu nhận thức ăn của bò qua các ngày thí nghiệm (kgVCK/100kgW)

Ngày Lô 1

(rơm phơi khô)

Lô 2

(rơm xử lý 1,5% urê)

1 1,15 1,33

2 1,16 1,41

3 1,28 1,51

4 1,47 1,72

5 1,51 1,93

6 1,54 2,08

7 1,69 2,30

8 1,85 2,35

9 1,86 2,37

XSE 1,50

a 1,89

b

Ghi chú: KgVCK/100kgW: Kg vật chất khô /100kg khối lượng cơ thể bò, các chữ số khác nhau

trong cùng một hàng chỉ sự sai khácgiữa 2 lô thí nghiệm, sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Kết quả thí nghiệm chúng tôi

nhận thấy khả năng thu nhận rơm khô và

rơm lúa tươi được xử lý urê của các bò

có sự thay đổi theo thời gian trong quá

trình thí nghiệm. Khả năng thu nhận có

xu hướng tăng lên theo ngày và dao động

trong khoảng từ 1,15 - 1,86% đối với

rơm khô và 1,33 - 2,37% khẩu phần là

rơm lúa tươi sau khi xử lý. Điều này

được giải thích là do trong những ngày

trước thí nghiệm, bò đang ăn quen với

khẩu phần giàu thức ăn xanh và thức ăn

tinh, khi đưa vào thí nghiệm chỉ sử dụng

một loại thức ăn là rơm nên hệ vi sinh

Page 92: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

92

vật (VSV) dạ cỏ chưa thích ứng kịp làm

cho quá trình phân giải rơm ở dạ cỏ kém

( ăn vào khó tiêu) do đó những ngày đầu

bò chỉ ăn với một lượng rất thấp. Dần

dần bò ăn quen với khẩu phần mới, nên

hệ VSV dạ cỏ thích ứng dần, hoạt lực

phân giải rơm ở dạ cỏ tăng lượng thức

ăn thu nhận tăng theo và đạt tới giá trị ổn

định trong những ngày cuối thí nghiệm.

Kết quả cho thấy khả năng tiêu

hoá rơm dần được tăng cao dẫn tới lượng

thu nhận cũng tăng lên, sự khác biệt này

có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Qua đó

chúng tôi thấy rằng sự thu nhận của bò đối

với hai loại thức ăn trên có sự sai khác lớn

nhưng những ngày đầu thí nghiệm sự sai

khác không nhiều. So sánh giữa 2 lô thí

nghiệm cho thấy sau 4 ngày thí nghiệm.

Lượng chất khô ăn vào ở khẩu phần rơm

lúa tươi sau khi xử lý urê cao hơn so với lô

cho ăn rơm khô. Việc xử lý rơm bằng urê

đã làm tăng tốc độ và quy mô phân giải,

không những chất khô do urê tác động vào

tế bào thực vật của rơm làm cho các liên

kết hoá học trong cấu trúc xơ của rơm lỏng

lẻo giúp cho VSV dạ cỏ dễ dàng tấn công,

cắt nhỏ và tiêu hoá rơm nhanh hơn.

0

5

10

15

20

25

30

35

Tû lÖ tiª

u h

o

Tr­ í c

xö lý

§ èi

chøng

1%

urª

1.5%

urª

2%

urªMøc bæ sung urª

Møc bæ sung urª

Biểu đồ 1. Khả năng thu nhận thức ăn của bò qua các ngày thí nghiệm

Nồng độ NH3 trong dạ cỏ gia súc

ăn khẩu phần cơ sở là rơm khô thường

rất thấp do hàm lượng protêin trong rơm

thấp, khó phân giải nên hệ VSV dạ cỏ

tăng sinh khối chậm và hoạt động kém

hiệu quả. Khi bổ sung nitơ phi protein

liên tục sẽ cung cấp hơn về nhu cầu N

cho VSV dạ cỏ. Như vậy, nhờ tác dụng

kiềm hóa mà rơm trở nên dễ lên men hơn

và do có nguồn NPN bổ sung nên VSV

Page 93: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

93

dạ cỏ tăng sinh và hoạt động tốt hơn. Kết

quả là rơm tươi được ủ urê có tỷ lệ tiêu hoá

cao hơn và cũng vì thế lượng nhu nhận cao

hơn so với rơm phơi khô.

3.2. Tăng trọng của bò thí nghiệm

Việc xử lý rơm và các phế phụ

phẩm nông nghiệp bằng kiềm hoá, ủ

chua đều đem lại kết quả là làm cho rơm

mềm hơn, tăng tính thèm ăn, tăng được

lượng thu nhận, tăng được tỷ lệ tiêu hoá

các chất dinh dưỡng trong thức ăn xử lý

đồng thời góp phần cải thiện được hệ

VSV trong dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng tốt tới

khả năng tăng trọng của gia súc.

Theo (Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính,

1996)[2].cho thấy khi rơm được chế biến

với công thức 2,5% urê + 0,5% vôi làm

nguồn thức ăn chính cho bê thì tốc độ tăng

trọng là 449g, ở bê ăn rơm không xử lý là

363g

Như vậy việc dùng urê, vôi để xử

lý thức ăn thô nghèo dinh dưỡng (rơm

lúa) đã ảnh hưởng rõ rệt làm tăng giá trị

dinh dưỡng, nâng cao được tỷ lệ tiêu

hoá, tăng được lượng thu nhận, đồng thời

cũng ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của

đàn gia súc.

Kết quả thí nghiệm nuôi bò

tăng trưởng bằng rơm như trình bày ở

bảng 3 cho thấy những bò ở lô được ăn

rơm kiềm hoá bằng urê cho tăng trọng

cao hơn những bê ăn rơm khô không xử

lý ( P<0,01).

Bảng 3: Tác dụng của việc xử lý rơm đến tăng trọng của bò

Lô 1

(Rơm khô)

Lô 2

(Rơm tươi ủ urê)

Số gia súc ( con) 6 6

Khối lượng đầu kỳ ( Kg / con) 132,2 131,2

Khối lượng cuối kỳ ( Kg / con) 144,8a 153,7

b

Khối lượng tăng ( Kg / con) 12,6a 22,5

b

Tăng trọng lượng bình quân (g/con/ngày) 168,0a 300,0

b

Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một hàng không mang chữ giống nhau thì sai khác

có ý nghĩa (P <0,05).

Bò ăn rơm xử lý urê cho tăng trọng

cao hơn so với ăn rơm khô là phù hợp

với kết quả nghiên cứu trước đây, về tác

dụng của việc kiềm hoá rơm khô bằng

urê (Shiere và cộng sự, 1989)[5] ;

(Nguyễn Xuân Trạch, 2003)[4]. Các

nghiên cứu này đã chứng minh rằng rơm

khô sau khi ủ kiềm hoá với urê đã tăng

hàm lượng protein thô (Vốn rất ít trong

rơm khô) và tăng khả năng phân giải

Page 94: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

94

trong dạ cỏ (vốn rất thấp). Các tác giả

cũng giải thích rằng nhờ tác dụng của

rơm bởi vi sinh vật trong dạ cỏ tăng lên

làm cho dạ cỏ được giải phóng nhanh hơn

nên Bò ăn được nhiều rơm (có chất lượng

cao hơn), dẫn đến chỗ Bò ăn rơm xử lý urê

cho tăng trọng cao hơn so với Bò đối chứng

ăn rơm khô không kiềm hoá bằng urê.

Cũng chứng minh rằng ủ rơm tươi

ngay khi thu hoạch cũng là một giải pháp

tốt để đồng thời vừa bảo quản vừa tăng

giá trị dinh dưỡng cho rơm và có thể áp

dụng để thay thế cho việc phơi rơm khô

để bảo quản. Điều này có nghĩa là ủ rơm

tươi bằng urê ngay sau khi thu hoạch là

một biện pháp hữu hiệu cho phép tiết

kiệm được thời gian, không gian và công

phơi khô, tránh được ảnh hưởng của thời

tiết xấu. Nếu rơm ủ tươi với urê thực sự

có chất lượng tốt khi cho ăn, các chất dinh

dưỡng đã được bảo quản tốt hơn, không bị

tổn thất trong quá trình phơi khô.

4. KẾT LUẬN

Như vậy, nhờ tác dụng kiềm hóa

mà rơm trở nên dễ lên mem hơn và do có

nguồn NPN bổ sung nên VSV dạ cỏ tăng

sinh và hoạt động tốt hơn. Kết quả là

rơm tươi được ủ urê có tỷ lệ tiêu hoá cao

hơn và cũng vì thế lượng nhu nhận cao

hơn so với rơm phơi khô.

Kiềm hoá rơm tươi với tỷ lệ 1,5-

2% urê cho phép bảo quản được rơm lúa

tươi không bị mốc, không hao hụt chất

hữu cơ, làm tăng hàm lượng protêin thô,

tăng tỷ lệ tiêu hóa, tăng khả năng phân

giải của rơm trong dạ cỏ. Bổ sung N cho

rơm bò ăn được nhiều rơm hơn và trong

cùng một thời gian nuôi cho tăng trọng

cao hơn rõ rệt (22.5kg) so với bò ăn rơm

khô không qua xử lý urê (12,6kg).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Bả (1997), ”Sử

dụng rơm xử lý urê làm thức ăn cho gia

súc”. Tuyển tập những công trình nghiên

cứu khoa học nông nghiệp và kinh tế nông

nghiệp 1967- 1997, ĐH Nông Lâm Huế,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.157 – 160.

2. Lê Viết Ly, Bùi Văn Chinh

(1996), ”Kết quả nghiên cứu chế biến và

sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp

chính ở Việt Nam làm thức ăn cho gia

súc”, Hội thảo Quốc gia về khoa học và

phát triển chăn nuôi đến năm 2000, 26 –

28/11/1996, Hội chăn nuôi Việt Nam.

3. Nguyễn Xuân Trạch và Cù

Xuân Dần (1999b), ”Ảnh hưởng thành

phần hóa học của rơm lúa khi xử lý bằng

urê và vôi”, kết quả nghiên cứu khoa học

kỹ thuật khoa chăn nuôi thú y, 1996-

1998, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Trạch (2003),

”Ảnh hưởng của kiềm hóa đến giá trị

dinh dưỡng của rơm và sinh trưởng của

Bê”,Tạp chí chăn nuôi, Số 8/2003, tr 6-8.

Page 95: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

95

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM ACTISO BỔ SUNG THỨC ĂN

NHẰM HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA AFLATOXIN B1 TRÊN GÀ

Th.S Chu Thị Hải *

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới,

nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện rất

thuận lợi cho nấm mốc phát triển và sản

sinh độc tố. Sự tồn tại của nó trong thức

ăn gây tác hại cho vật nuôi, nhất là đối

với gà. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác

giả cho thấy, thức ăn chăn nuôi nhiễm

nấm mốc và độc tố nấm mốc với tỷ lệ

cao. Thức ăn bị nhiễm Aflatoxin B1

nhiều, thức ăn có giá trị dinh dưỡng càng

cao nhiễm độc tố càng nhiều.

Trong các loại độc tố nấm mốc,

Aflatoxin B1 được coi là nguy hiểm

nhất. Độc tố này gây bệnh về gan, thận

làm giảm năng suất chăn nuôi, gây thiệt

hại lớn về kinh tế. Ngoài ra nó còn tồn

dư trong thực phẩm ảnh hưởng đến sức

khỏe con người. Vì vậy trên thế giới

nhiều nước đã quy định mức Aflatoxin

cho phép có trong thức ăn gia súc, gia

cầm. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu các

biện phá phòng, chống các độc tố nấm

mốc luôn là vấn đề thời sự và cấp thiết.

Để góp phần đưa chế phẩm bột

Actiso và thực tiễn sản xuất, nhằm hạn

chế tác hại của Aflatoxin B1, nâng cao

hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, đồng

* TP Thanh tra - KT - KĐCL

thời giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm,

chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu

chế phẩm Actiso bổ sung thức ăn nhằm

hạn chế tác hại của Aflatoxin B1 trên

gà" nhằm mục đích: hạn chế độc hại ở gà

công nghiệp bị nhiễm độc Aflatoxin B1

có trong thức ăn chăn nuôi hàm lượng

100, 300, 500ppb... khi sử dụng chế

phẩm Actiso.

2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế

phẩm bột Actiso bổ sung thức ăn đến khả

năng tăng trọng của gà nhiễm độc tố

Aflatoxin B1 hàm lượng 100, 300,

500ppb.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế

phẩm bột Actiso bổ sung thức ăn đến

hiệu quả sử dụng thức ăn của gà nhiễm

độc tố Aflatoxin B1 hàm lượng 100, 300,

500ppb.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên gà

ISA 1 ngày tuổi khỏe mạnh đồng đều

gồm có 210 con phân làm 7 lô (30 con/

lô). Các lô gà được nuôi trong điều kiện

Page 96: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

96

như nhau, theo dõi trong 7 tuần (49

ngày).

Lô 1: Gà nuôi bằng thức ăn không

có Aflatoxin B1 và không có Actiso.

Lô 2: Gà nuôi bằng thức ăn có

100ppb Aflatoxin B1 và không có

Actiso.

Lô 3: Gà nuôi bằng thức ăn có

100ppb Aflatoxin B1, đồng thòi bổ sung

Actiso dạng bột với tỷ lệ 0,5% trong thức

ăn hàng ngày

Lô 4: Gà nuôi bằng thức ăn có

300ppb Aflatoxin B1 và không có

Actiso.

Lô 5: Gà nuôi bằng thức ăn có

300ppb Aflatoxin B1, đồng thời bổ sung

Actiso dạng bột với tỷ lệ 0,5% trong thức

ăn hàng ngày

Lô 6: Gà nuôi bằng thức ăn có

500ppb Aflatoxin B1 và không có

Actiso.

Lô 7: Gà nuôi bằng thức ăn có

500ppb Aflatoxin B1, đồng thời bổ sung

Actiso dạng bột với tỷ lệ 0,5% trong thức

ăn hàng ngày.

2.3.1. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế

phẩm Actiso đến khả năng tăng trọng

của gà thí nghiệm

Được theo dõi bằng cách cân gà ở

các lô vào các giai đoạn 1, 7, 14, 21, 28,

35, 42, 49 ngày tuổi. Từ đó tính được

khối lượng trung bình của từng con ở

mỗi lô ở các thời điểm trên.

2.3.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế

phẩm Actiso đến hiệu quả sử dụng thức

ăn của gà thí nghiệm

Hàng ngày cân lượng thức ăn mới

cho vào và lượng thức ăn dư từ hôm

trước ở mỗi lô lúc 8h sáng, từ đó tính

được lượng thức ăn tiêu thụ của gà ở

từng lô/ngày.

3. KẾT QUẢ

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của

chế phẩm bột Actiso bổ sung thức ăn đến

khả năng tăng trọng của gà nhiễm độc

Aflatoxin B1 hàm lượng 100ppb, 300ppb,

500ppb.

Để đánh giá được tác dụng của

chế phẩm bột Actiso đến khả năng tăng

trọng của gà bị nhiễm độc Afatoxin B1 ở

các hàm lượng 100, 300, 500ppb khi

được bổ sung bột Actiso vào thức ăn

theo tỷ lệ 0,5% , chúng tôi tiến hành cân

gà ở các lô vào các buổi sáng trước lúc

cho ăn ở các thời điểm: 1, 7, 14, 21, 28,

35, 42 và 49 ngày tuổi. Kết quả xác định

khối lượng gà ở các lô và tỷ lệ tăng trọng

của gà ở các lô thí nghiệm so với lô đối

chứng được thể hiện qua bảng 1 và minh

họa bằng đồ thị 1

Page 97: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

97

Bảng 1: Ảnh hưởng của chế phẩm bột Actiso đến khả năng tăng trọng của gà

nhiễm độc Aflatoxin B1 hàm lượng 100ppb, 300ppb, 500ppb.

Ngày tuổi Khối lượng gà thí nghiệm (gram/con)

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7

1 43,5 44,0 43,5 43,0 43,0 43,5 43,8

7 152,3 151,0 152,5 149,5 151,5 139,5 147,2

14 398,2 370,0 397,0 318,0 392,0 302,2 365,0

21 755,1 620,0 732,0 595,0 734,0 545,1 670,0

28 1057,0 995,0 1120,0 920,0 1047,0 855,0 1007,0

35 1532,0 1375,0 1543,0 1210,0 1527,0 1109,0 1452,0

42 1965,0 1650,0 2015,0 1520,0 1954,0 1280,0 1845,0

49 2377,0 1935,0 1825,0 1825,0 2315,0 1540,0 2180,0

TL%SVĐC 100 81 103 77 97 65 92

Đồ thị 1: Tác dụng của chế phẩm bọt Actiso đến khả năng tăng trọng của

gà nhiễm độc Aflatoxin B1.

Từ kết quả bảng 1 cho thấy: gà

trong lô 1 sinh trưởng bình thường từ

ngày thứ nhất cho đến lúc kết thúc thí

nghiệm (49 ngày tuổi), khối lượng trung

bình đạt 2377g/con. Ở thời điểm 7 ngày

tuổi theo dõi gà ở lô 6 (ăn thức ăn có

500ppb Aflatoxin B1 và không bổ sung

Actiso) do nhiễm độc tố Aflatoxin B1

Page 98: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

98

nên ngay từ đầu đã ảnh hưởng đến mức

tăng trọng của gà, khổi lượng trung bình

của gà chỉ đạt: 139,5g/con. Trong các

tuần tuổi tiếp theo mức tăng trong của

chúng càng mạnh, ở 49 ngày tuổi khối

lượng trung bình của gà ở lô này chỉ đạt

1540,0 g/con.

Theo dõi gà ở lô (ăn thức ăn có

100ppb Aflatoxin B1 và 0,5% Actiso)

chúng tôi thấy, mạc dù gà ở lô này được

ăn có 100ppb Aflatoxin B1 nhưng được

bổ sung với tỷ lệ Actoso với tỷ lệ 0,5%

thì gà phát triển tốt. Mức độ tăng trọng ở

49 ngày đạt 103% so với gà ở lô đối

chứng và 126% so với lô 2...

Như vậy, những lô gà bị nhiễm

Aflatoxin B1 và nhưng được bổ sung

Actiso bột vào thức ăn với tỷ lệ 0,5% thì

mức tăng trọng cao hơn hẳn nhưng lô gà

bị nhiễm độc Aflatoxin B1.

Sự giảm tăng trọng ở các lô gà bị

nhiễm Aflatoxin B1 là bởi sự tác động

của Aflatoxin B1 làm ức chế quá trình

tổng hợp protein, từ đó làm giảm tăng

trọng gà. Osborn và cs (1981) cho rằng,

cân bằng enzym tuyến tụy ở gà bị nhiễm

Aflatoxin B1 bị thay đổi, dẫn đến làm

giảm hàm lượng amilaza và lipaza, khả

năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, ảnh

hưởng xấu đến tăng trọng cảu gà. Khi

được bổ sung chế phẩm bột Actiso đã

khắc phục được hiện tượng giảm tăng

trọng của gà bị nhiễm Aflatoxin B1.

Cũng như các loài động vật khác,

gan gà giữ vai trò trung tâm chuyển hóa

gluxxit, protit, lipit, ảnh hưởng rất lớn

đến tăng trọng của gà. Chế phẩm Actiso

làm tăng chức năng của gan, làm thông

mật, nhuận gan, lợi tiểu, giuips cơ thể

loại nhanh độc tố Aflatoxin B1, từ đó

hạn chế tác hại do Aflatoxin B1 gây ra.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh

hưởng của chế phẩm bột Actiso bổ sung

thức ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn

của gà nhiễm độc Aflatoxin B1 hàm

lượng 100ppb, 300ppb, 500ppb

Để đánh giá tác dụng có lợi của

Actiso đến hiệu quả sử dụng thức ăn của

gà , trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi

đã theo dõi thức ăn tiêu thụ hàng ngày

của gà trong từng lô. Từ đó tính mức tiêu

tốn thức ăn cho kg tăng trọng gà. Kết quả

được trình bày ở bảng 2 và minh họa ở

đồ thị 2.

Page 99: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

99

Bảng 2: Ảnh hưởng của chế phẩm bột Actiso đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà nhiễm độc

Aflatoxin B1 hàm lượng 100ppb, 300ppb, 500ppb (kg thức ăn/ kg P)

Lô thí nghiệm Hiệu quả sử dụng thức ăn

(Kg Ta/Kgp)

Tỷ lệ (%)

so với lô 1

Lô 1: 0 ppb Aflatoxin B1

Lô 2: 100 ppb Aflatoxin B1

Lô 3: 100 ppb Aflatoxin B1 + 0,5% Actiso

Lo 4: 300 ppb Aflatoxin B1

Lô 5: 300 ppb Aflatoxin B1 + 0,5% Actiso

Lô 6: 500 ppb Aflatoxin B1

Lô 7: 500 ppb Aflatoxin B1 + 0,5% Actiso

1,90

1,95

1,85

2,03

1,87

2,23

1,92

100

103

97

107

98

117

101

0

0.5

1

1.5

2

2.5

1:

0

ppb

Afl

ato

xin

3:

10

0

ppb

Afl

ato

xin

5:

30

0

ppb

Afl

ato

xin

7:

50

0

ppb

Afl

ato

xin

Hiệu quả sử dụng

thức ăn (Kg

TA/Kgp)

Đồ thị 2: Tác dụng của chế phẩm bột Actiso đến hiệu quả sử dụng thức ăn

ở gà nhiễm độc Aflatoxin B1

Kết quả bảng 2 và biểu đồ 1 cho

thấy, ở các lô gà nhiễm Aflatoxin B1

nhưng không được bổ sung Actiso thì

mức tiêu tốn thức ăn cho 1kgP cao hơn

từ 0,05 – 0,33 kg so với gà ở lô đối

chứng (không nhiễm Aflatoxin B1). Cụ

thể: ở lô 2 là 1,95; ở lô 4 là 2,03; ở lô 6

là 2,23. Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn của gà ở các

lô này so với lô đối chứng lần lượt là: 103%,

107%, 117%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Hữu Nam (1999) [11], trên gà

Hybro "Sự sai khác về hiệu quả sử dụng

thức ăn bắt đầu từ liều lượng độc tố 200ppb,

Page 100: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

100

sự sai khác càng tăng thêm khi hàm lượng

độc tố tăng lên". Còn trong thí nghiệm của

chúng tôi gà nhiễm độc tố Aflatoxin B1 liều

100ppb đã bắt đầu có sự sai khác về hiệu

quả sử dụng thức ăn, đến liều 500ppb tiêu

tốn thức ăn gấp gần 1,2 lần so đối chứng.

Trong khi đó không nhận thấy có sự

khác biệt đáng kể về hiệu quả sử dụng thức

ăn ở các lô gà được bổ sung đồng thời 0,5%

Actiso so với gà đối chứng. Đặc biệt mức

tiêu tốn thức ăn cho 1kgP của gà ở lô 3 và lô

5 còn thấp hơn so với lô đối chứng, cụ thể:

lô 3 là 1,85kgT.A/kgP; lô 5 là 1,87kgT.A

/kgP; trong khi đó lô đối chứng là

1,90kgT.A/kgP. Ở lô 7 (gà bị nhiễm 500ppb

Aflatoxin B1 nhưng được bổ sung 0,5%

Actiso) tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng

trọng là 1,92kg trong khi đó ở lô 6

(không được bổ sung 0,5% Actiso) là

2,23kg.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Lê Thị Ngọc Diệp (1999) [4], trên gà

Hybro "Mức tiêu tốn thức ăn của gà ở các lô

bị nhiễm 200ppb và 500ppb Aflatoxin B1 là

1,93 và 2,18 còn ở các lô đối chứng là 1,77.

Trong khi đó không nhận thấy sự khác biệt

về hiệu quả sử dụng thức ăn giữa các lô gà

được bổ sung đồng thời Actiso so với lô đối

chứng.

Có thể thấy rằng, nguyên nhân của

sự giảm tăng trọng ở gà nhiễm Aflatoxin B1

hàm lượng 100ppb, 300ppb, 500ppb, dẫn

đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thức ăn tăng

trọng cao hơn so với các lô được bổ sung

đồng thời 0,5% Actiso là do tác động của

Aflatoxin B1 đã làm giảm quá trình đồng

hóa của gà. Tuy nhiên khi được bổ sung

Actiso thì quá trình này được khắc phục quá

nhiều.

4. KẾT LUẬN

Chế phẩm bột Actiso 10% bổ

sung vào thức ăn cho gà với tỷ lệ 0,5%

có tác dụng khắc phục hiện tượng giảm

tăng trọng ở gà nhiễm độc Aflatoxin B1.

Tiêu tốn thức ăn ở gà bị nhiễm

Aflatoxin B1 được bổ sung chế phẩm bột

Actiso giảm so với gà bị nhiễm độc

Aflatoxin B1 nhưng không được bổ sung

Actiso.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Ngọc Diệp (1998), Tác

dụng dược lý và một số ứng dụng dược

liệu Actiso trong chăn nuôi thú y, Luận

án tiến sỹ Nông nghiệp, trường Đại học

Nông nghiệp I.

2. Nguyễn Hữu Nam (1999), Một

số chỉ tiêu biến đổi bệnh lý trên gà nhiễm

độc Aflatoxin B1 thực nghiệm, luận án

tiến sỹ Nông nghiệp, trường Đại học

Nông nghiệp I.

Page 101: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

101

NGHIÊN CỨU CẤU TRÖC TRẠNG THÁI VÀ TỔ THÀNH RỪNG

THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN

Th.S Trần Thị Thúy Nga *

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có nhiều chức năng quan

trọng đối với sinh vật nói chung và con

người nói riêng, đó là chức năng phòng

hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa

dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung

cấp lâm sản, thực phẩm và dược phẩm...

đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người,

đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.

Tuy nhiên trước tình trạng chặt phá rừng

bừa bãi như hiện nay đã khiến cho nhiều

khu Bảo tồn thiên nhiên hoang dã bị mất

đi tính đa dạng sinh học vốn có của rừng.

Nạn mất rừng diễn ra liên tục

trong nhiều thập kỷ qua đã làm cho nhiều

khu rừng lớn bị chia cắt thành từng mảng

rừng nhỏ hoặc bị khai thác quá mức làm

cấu trúc rừng biến đổi theo chiều hướng

xấu. Việc mất rừng không chỉ làm cho

diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên,

làm suy giảm tính đa dạng sinh học, một

số loài thực vật, động vật có nguy cơ bị

tuyệt chủng. Trước tình hình đó Đảng và

Nhà nước ta đã và đang thực hiện một số

chủ trương, chính sách và biện pháp

nhằm bảo vệ và phát triển rừng vì lợi ích

của cộng đồng. Ngày 03 tháng 12 năm

* GV khoa Nông - Lâm - Ngư

2004, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

khoá XI đã thông qua Luật bảo vệ và

phát triển rừng; Ngày 17/9/2003 Thủ

tướng chính phủ ban hành quyết định số

192/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt

chiến lược hệ thống quản lý Khu bảo tồn

thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

thuộc tỉnh Nghệ An, được thành lập theo

Quyết định số194 QĐ/CT ngày 9/8/1986

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ). Tổng diện tích tự nhiên là

40127.7ha; có nhiệm vụ: Bảo vệ nghiêm

ngặt vùng lõi khu bảo tồn, phục hồi và phát

triển rừng, nghiên cứu khoa học về bảo tồn

và đa dạng sinh học, tham gia phát triển kinh

tế xã hội vùng đệm để giảm áp lực khai thác

tài nguyên rừng vùng lõi.

Nghiên cứu những đặc điểm của tài

nguyên thực vật rừng để có cơ sở khoa học

xây dựng các chương trình và quản lý, bảo

vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng là

công việc cần thiết phải tiến hành.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa

chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu trúc

trạng thái và tổ thành rừng tự nhiên thuộc

Page 102: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

102

khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ

an”. Nhằm mục đích đề xuất các biện pháp

quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài

nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù

Huống, tỉnh Nghệ An.

II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu các trạng thái rừng

2.1.2. Nghiên cứu tổ thành rừng

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử

dụng các phương pháp luận tổng quát,

thường quy trong nghiên cứu điều tra rừng

2.3. Xử lý số liệu

Các số liệu điều tra được sử dụng

bằng phương pháp thống kê toán học để

phân tích, tổng hợp tài liệu và tính toán

đảm bảo độ chính xác trong nghiên cứu

khoa học và xử lý trên phần mềm Excel

của máy vi tính.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân loại trạng thái rừng

Qua quá trình điều tra và phân

loại trạng thái rừng, chúng tôi đã phân

loại được các trạng thái rừng bao gồm:

IIA, IIB, IIIA1, IIIA2 và được thể hiện ở

bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phân loại trạng thái rừng ở khu bảo tồn Pù Huống

OTC Trạng thái N/ha (cây) D (cm) H (m) haG / (m2)

1 IIA 870 10.21 10.32 7.35

2 IIA 830 10.15 10.34 6.87

3 IIA 790 9.71 9.59 6.02

4 IIB 1010 14.58 12.33 17.49

5 IIB 970 14.74 11.88 17.49

6 IIB 920 14.05 11.65 15.57

7 IIIA1 485 15.41 12.55 9.83

8 IIIA1 580 14.42 12.13 8.60

9 IIIA1 405 15.07 11.77 8.25

10 IIIA2 510 18.63 14.71 15.27

11 IIIA2 535 20.15 14.93 15.85

12 IIIA2 420 20.82 14.94 15.94

Kết quả ở bảng cho thấy: Có 4

loại trạng thái rừng cơ bản, với sự phân

bố, phẩm chất và diện tích phân bố khác

nhau. Trong đó số lượng cây lớn của

Page 103: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

103

trạng thái IIA ít, phẩm chất kém, giá trị

kinh tế thấp. Đường kính bình quân/cây

biến động từ 9.71 đến 10.21 cm; tổng tiết

diện ngang trên ha từ 6.02 đến 7.35 m2;

mật độ từ 790 đến 870 cây/ ha, chiều cao

bình quân từ 9.59 đến 10.32m.

Đối với trạng thái rừng loại IIB,

đây chủ yếu là rừng phục hồi sau nương

rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Trạng thái

rừng này có số lượng cây lớn đáng kể,

thành phần phức tạp, loài cây ưu thể

không rõ. Đường kính bình quân >10

cm2, tổng tiết diện ngang 10m

2/ ha, dao

động từ 14.05 đến 14.74 cm. Chiều cao

bình quân từ 11.65 đến 12.33 m.

Trạng thái IIIA1 phân bố ở độ cao

400 - 700m, bao gồm một số quần xã

thực vật rừng thuộc kiểu thứ sinh nhân

tác trên đất thoái hóa, do bị tác động

mạnh nên khả năng phục hồi rất khó, vì

vậy mật độ từ 405 đến 580 cây/ha,

đường kính bình quân từ 14.42 đến

15.41cm, chiều cao bình quân từ 11.77

đến 12.55 m.

Trạng thái IIIA2 này bao gồm

những diện tích rừng đã bị khai thác ở

mức trung bình hoặc mạnh trong thời

gian từ 10-12 năm trước, với đặc điểm

tán rừng đã bị phá vở. Hoàn cảnh rừng

cũng như cấu trúc của rừng vốn có bị

thay đổi mạnh, số lượng cây lớn còn lại

ít, phẩm chất kém đến trung bình, độ tàn

che từ 0.65-0.7. Các chỉ tiêu định lượng

cụ thể: haG / từ 15.27 đến 15.94

m2/ha, mật độ từ 420 đến 535 cây/ha,

đường kính bình quân từ 18.63 đến 20.82

cm, chiều cao bình quân từ 14.71 đến

14.94 m.

3.2. Tổ thành rừng

Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc

sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới các

nhân tố sinh thái và hình thái khác của

rừng. Tổ thành rừng là một trong những

chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính

bền vững, ổn định và đa dạng sinh học

trong hệ sinh thái rừng, có ảnh hưởng

đến định hướng kinh doanh, lợi dụng

rừng, phản ánh năng lực bảo vệ và duy

trì cân bằng sinh thái. Do tổ thành phức

tạp mà hệ sinh thái rừng tự nhiên luôn

luôn là hệ sinh thái hoàn hảo và có lợi

nhất trong việc sản xuất sinh khối, phòng

trừ sâu bệnh hại, chống xói mòn đất, duy

trì độ phì của đất, bảo vệ môi trường sinh

thái.

Kết quả tính toán tổ thành rừng

được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.

Page 104: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

104

Bảng 3.2. Công thức tổ thành tầng cây cao

Trạng

thái OTC Công thức tổ thành loài theo số cây và tổng tiết diện ngang (%)

IIA

1

2

3

18.20Rr 11.54D 10.83Vtg 8.47Lm 7.86Bb 7.85Bl 7.16Tr

15.07Vtg 13.89Rr 10.92D 10.59Lm 9.61Bb 7.17Bl 5.54Tr

15.94Rr 11.77D 9.79Vtg 7.92Lm 7.66Tr 7.43Bb 6.66Bl 5.11Sl

IIB

4

5

6

16.41Thn 15.66D 6.84Trg 6.76Tr 6.13Bb 5.55T 5.86Va 5.41Mh

4.74Sl 4.63Mc 4.57Ng

17.09D 10.03Mc 8.53Rg 7.12Bl 6.04Cht 5.85Gi 5.49Sl 5.15Trg

5.03Rr

15.50D 9.36Mc 8.65Sl 8.43Gi 7.71Cht 7.29T 5.03Bb 4.58Rg

4.51B

IIIA1

7

8

9

16.38Tm 9.49Dđ 8.10Tb 6.86Tr 5.64Ch 5.18Vt 5.11Vtg

10.07Tm 8.68Tb 8.12Co 7.97 Rr 5.83Ng 5.50S 4.54Tr

15.78Tm 10.07Dđ 8.38Dc 6.21Vt 5.23Tht 4.78Tr

IIIA2

10

11

12

12.82T 12.71Dx 7.84Ch 6.92Tra 5.78Sl 4.93G

18.03T 8.96Gi 7.95Tm 7.15Dx 6.26Trg 6.56Sl

12.82T 10.97Sl 6.80Trg 6.74B 6.48Dđ 6.30Dg 5.27Dx 5.18Lx

Ghi chú: OTC là Ô tiêu chuẩn.

Kết quả xác định tổ thành cho thấy:

Các trạng thái rừng tự nhiên ở đây có số

lượng loài biến động rất lớn, từ 18–37 loài,

cấu trúc tổ thành tương đối phức tạp.

Đối với trạng thái rừng IIA, số

lượng loài dao động từ 18 - 20 loài, trong

đó 7 - 8 loài chiếm ưu thế tham gia vào

công thức tổ thành. Cụ thể: những loài

chiếm tỉ lệ cao như Ràng ràng (18.20%),

Vạng trứng (15.07%), Dẻ (11.54%),; các

loài khác chiếm tỉ lệ thấp hơn như Ba bét

(9.61%), Trám (7.66%). Những loài khác

có mặt trong OTC nhưng không tham gia

vào nhóm loài cây chiếm ưu thế như

Kháo, Hu đay, Lá nến,…

- Trạng thái IIB: Số loài có mặt là

20-22 loài, trong đó 9-11 loài chiếm ưu thế

tham gia vào công thức tổ thành. Các loài

chiếm tỉ lệ cao như Dẻ (17.07%), Thành

ngạnh (16.41%),; Các loài chiếm tỉ lệ thấp

hơn trong tổ thành là Chẹo (7.71%), Táu

(7.29%). Các loài có mặt như Bộp, Dung,

Page 105: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

105

Kháo, …nhưng không tham gia vào nhóm

loài cây chiếm ưu thế.

- Trạng thái IIIA1: Số loài có mặt

dao động từ 28-34 loài, trong đó 5-7 loài

chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ

thành rừng. Các loài chiếm tỉ lệ cao trong

tổ thành là Táu muối (16.38%), Dẻ đỏ

(10.07%); Các loài chiếm tỉ lệ thấp hơn như,

Ràng ràng (7.97%), Trám (6.86%),... Những

loài có mặt nhưng không tham gia vào

nhóm loài cây ưu thế là Côm, Gội, Chò chỉ,

Kháo, Máu chó, …

- Trạng thái IIIA2: Số loài dao

động từ 27-30 loài, trong đó 5-6 loài

chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ

thành. Chiếm tỉ lệ cao nhất là Táu mật

(18.03%), tiếp đến là Dẻ xanh (12.71%),

các loài chiếm tỉ lệ thấp hơn là Dẻ gai,

Dẻ đỏ. Các loài có mặt nhưng không

tham gia vào nhóm loài cây ưu thế là Ô

rô, Chò, Dung, Mò hương, …

IV. KẾT LUẬN

Kết quả phân loại trạng thái rừng

hiện tại ở khu bảo tồn cho thấy có 4 lại

trạng thái rừng chủ yếu sau:

- IIA: Số lượng dao động từ 18-20

loài, trong đó 7-8 loài chiếm ưu thế tham

gia vào công thức tổ thành.

- IIB: Số loài có mặt là 20-22 loài,

trong đó 9-11 loài chiếm ưu thế tham gia

vào công thức tổ thành.

- IIIA1: Số loài có mặt dao động từ

28-34 loài, trong đó 5-7 loài chiếm ưu thế.

- IIIA2: Số loài dao động từ 27-30

loài, trong đó 5-6 loài chiếm ưu thế tham

gia vào công thức tổ thành.

Như vậy, trạng thái và tổ thành

rừng ở đây phản ánh đặc tính sinh thái

của rừng nhiệt đới, đó là số lượng loài

cây đa dạng và phong phú. Đó là kết

quả của trạng thái rừng phục hồi sau

nương rẫy, sau khai thác trắng và rừng

phục hồi sau khi tác động nhiều lần,

không theo quy tắc.

Chú thích: Các chữ viết tắt biểu thị

tên các loài cây trong bảng 3.2 được hiểu

là: Rr: Ràng ràng; Vtg: vạng trứng, D: dẻ;

Lm: lòng mang; Bb: Ba bét; Tr: Trám; Bl:

Bời bời; Sl: Săng lẻ; K: Kháo; Thn: Thành

ngạnh; Gi: giổi; Ch: Chẻo; B: Bộp; D:

dung; Thb: Thôi ba; Mc: Máu chó; Rg: Re

gừng; ...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền

(2000), Thực vật rừng, NXB Nông

Nghiệp

2. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc

điểm tái sinh rừng tự nhiên”, Tạp chí

Lâm nghiệp (2), tr 19-21.

3. Phạm Xuân Hoàn (2004), Một số

vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nxb

Nông nghiệp, Hà nội.

Page 106: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

106

4. Vũ Đình Huề (1984), “Phân loại

các kiểu rừng phục vụ sản xuất lâm

nghiệp”, Tạp chí lâm nghiệp (7), tr23-26.

5. Richards P.W (1952), Rừng mưa

nhiệt đới, Tập I, II, III, Nxb Khoa học Hà

Nội.

PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN

TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Th.S Nguyễn Thị Hoài Ly *

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, việc

tăng cường áp dụng các phương pháp

giảng dạy mang tính giao tiếp được đa số

các giáo viên đánh giá cao và áp dụng

cho các lớp học của mình. Giảng dạy

tiếng Anh cho các lớp chuyên ngành ở

bậc cao đẳng cũng không nằm ngoài xu

hướng đó. Việc tập trung phát triển các

kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên và tạo ra

một môi trường giao tiếp trong lớp học

được các giảng viên rất chú trọng. Tuy

nhiên, có không ít khó khăn trong quá

trình thực hiện. Ngoài những yếu tố

khách quan như lớp đông, thiếu phương

tiện giảng dạy… thì thái độ học tập quá

thụ động của sinh viên là một trong

những trở ngại lớn đối với giảng viên.

Làm thế nào để phát huy tính chủ động

của sinh viên trong việc học ngoại ngữ

(cụ thể là tiếng Anh chuyên ngành) là

một vấn đề cần giải quyết nhằm nâng

cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

Chính vì thế, để nâng cao chất

lương giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

chúng tôi lựa chọn nghiên cứu chuyên

đề:“Phát huy tính chủ động cuả sinh

viên trong các giờ học tiếng Anh

chuyên ngành”.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.1.Cơ sở lý luận

3.1.1. Tính chủ động của sinh viên

được hiểu như thế nào?

Tính chủ động của sinh viên là thái

độ tham gia tích cực của sinh viên vào

quá trình dạy và học. Điều này có nghĩa

là sinh viên phải tư duy, hoạt động và

cộng tác với giảng viên để tiếp cận và

lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ qua các hoạt

động ngôn ngữ chứ không chỉ lắng nghe

một cách thụ động và nhận những gì mà

giảng viên truyền thụ cho. Song song với

việc tiếp nhận kiến thức ngôn ngữ, sinh

viên phải được tạo cơ hội để sử dụng

ngay những kiến thức đó.

3.1.2. Tại sao phải phát huy tính chủ

động của sinh viên?

Một lớp học mà trong đó sinh viên

phát huy vai trò chủ động cuả mình sẽ

Page 107: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

107

mang lại lợi ích không chỉ cho người dạy

mà cả người học. Giảng viên không còn

phải độc thoại suốt buổi học. Sinh viên

có cơ hội để thực hành các kỹ năng ngôn

ngữ trong lớp trước khi sử dụng chúng

vào các tình huống bên ngoài lớp học.

Hiệu quả có thể nhận thấy rõ nhất là

không khí lớp học trở nên sinh động do

sự tương tác nhiều chiều mang lại. Ngoài

việc tạo nên sự hứng thú đối với người

học, việc phát huy tính chủ động của

sinh viên còn giúp họ nhận thức được

trách nhiệm của bản thân đối với hoạt

động học của mình.

3.2.Cơ sở thực tiễn

3.2.1.Thuận lợi

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

khiến nhu cầu sử dụng ngoại ngữ ngaỳ

càng tăng. Do đó, nhận thức của sinh

viên về việc học ngoại ngữ đã có nhiều

thay đổi. Đa số sinh viên hiểu được rằng

việc học để biết ngoại ngữ không giúp

ích nhiều cho họ trong việc tìm kiếm cơ

hội việc làm tốt hoặc cơ hội học tập ở

nước ngoài sau khi ra trường. Điều quan

trọng là phaỉ sử dụng được ngoại ngữ đó.

Chính vì thế mà sinh viên quan tâm hơn

đến việc thực hành các kỹ năng và tham

gia các hoạt động trong lớp.

Về phía giảng viên, họ cũng có

nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều

phương pháp giảng dạy hiện đại và

nguồn tài liệu phong phú. Các hội thảo

được tổ chức thường xuyên với mục đích

thay đổi nhận thức của mọi người về

mục tiêu và phương pháp giảng dạy

nhằm ngày càng nâng cao chất lượng và

hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thời

đại mới.

3.2.2 Khó khăn

Việc tạo nên một môi trường học

tập lý thú, giúp sinh viên phát huy tính

chủ động của mình thường không diễn ra

thuận lợi như giảng viên mong muốn do

những yếu tố khách quan như lớp đông,

phương tiện giảng dạy còn thiếu, thời

gian chuẩn bị và tiến hành các hoạt động

hạn chế, vv…

Ngoài ra trình độ ngoại ngữ không

đồng đều của các sinh viên cũng gây khó

khăn cho người dạy. Đa số sinh viên

chưa đủ tự tin khi thực hành giao tiếp

bằng tiếng Anh. Chưa kể đến việc sinh

viên đã quá quen thuộc với lối học thụ

động và phụ thuộc quá nhiều vào giáo

viên từ khi còn học phổ thông.

Khó khăn tiếp theo là từ phiá giảng

viên. Để giải quyết những khó khăn nêu

trên, đòi hỏi giảng viên phải đầu tư

nhiều thời gian công sức trong việc lựa

chọn và thiết kế các hoạt động phù hợp

với đối tượng giảng dạy của mình. Giảng

viên phải rất sáng tạo và linh hoạt để có

thể đóng nhiều vai trò trong lớp học và

Page 108: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

108

đối mặt với nhiều nguy cơ (ví dụ sinh

viên không hợp tác).

3.3. Các hoạt động đề nghị

Các hoạt động trình bày tiếp theo

đây đã được chọn lọc cho phù hợp với

thực tế giảng dạy các lớp tiếng Anh

chuyên ngành ở trường Cao đẳng Kinh tế

- Kỹ thuật Nghệ An.

3.3.1. Bài trình bày

Thông thường các sinh viên học

tiếng Anh chuyên ngành sau khi đã học

một kỳ 75 tiết tiếng Anh cơ bản. Do vậy

không cần thiết phải dạy lại các chủ

điểm ngữ pháp được trình bày trong các

giáo trình tiếng Anh chuyên ngành.

Nhưng như vậy không có nghĩa là có thể

hoàn toàn bỏ qua bởi vì những điểm ngữ

pháp thường trình bày gắn liền với bài

đọc và bài tập tiếng Anh chuyên ngành.

Do vậy giảng viên có thể chia sinh viên

thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm được yêu

cầu chuẩn bị và trình bày một điểm ngữ

pháp vào đầu bài học có sử dụng điểm

ngữ pháp đó. Giảng viên có thể bổ sung

ý kiến nếu cần thiết.

3.3.2. Bài tập lớn

Giảng viên chia lớp thành nhiều

nhóm. Mỗi nhóm được bốc thăm một đề

tài do giảng viên chuẩn bị sẵn, sau đó có

nhiệm vụ sưu tầm tài liệu, tìm kiếm

thông tin về đề tài đó rồi chọn lọc tổng

hợp lại trong khoảng giới hạn từ 3-5

trang. Đề tài nên sát với các chủ đề trong

giáo trình. Sinh viên có thể được yêu cầu

chú thích các thuật ngữ hoặc dịch các bài

tập đó ra tiếng Việt. Nếu có thời gian, có

thể cho các nhóm trình bày trước lớp

hoặc trao đổi các bài tập với nhau nếu

không đủ thời gian. Mục đích của nó là

giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về các

chủ đề được học và giảng viên cũng có

thêm tài liệu tham khảo để dạy các lớp

sau.

3.3.3. Động não

Giảng viên đưa ra đề tài và yêu cầu

sinh viên suy nghĩ về tất cả những gì liên

quan đến đề tài đó. Đây là một hoạt động

đơn giản để giúp sinh viên hình thành

một số ý tưởng trước khi được cung cấp

thông tin về đề tài. Hoạt động này

thường được dùng trên lớp trước khi sinh

viên được yêu cầu thực hiện một kỹ năng

nào đó như nghe, nói, đọc, viết.

3.3.4. Thảo luận, tranh luận

Sinh viên có thể được yêu cầu thảo

luận theo cặp, theo nhóm hoặc thảo luận

chung cả lớp. Hoạt động này có thể tiến

hành trước, trong và sau khi sinh viên

được cung cấp thông tin về một vấn đề

nào đó. Một hình thức khá sinh động của

hoạt động này là panel discussion, có

nghĩa là sinh viên sẽ trình bày trước lớp

các ý kiến cuả mình và trả lời các câu hỏi

từ những người nghe. Hoặc cũng có thể

Page 109: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

109

chia lớp thành hai nhóm lớn và tranh

luận về một vấn đề nào đó.

3.3.5.Trò chơi đóng vai

Đây là một hoạt động rất dễ tạo sự

hứng thú cho sinh viên. Có nhiều dạng

trò chơi và hình thức đóng vai. Tuy

nhiên điều quan trọng là trò chơi đó phải

liên quan đến bài học. Hoạt động đóng

vai cho sinh viên cơ hội để sử dụng các

kiến thức vừa học cho các tình huống

thực. (ví dụ sinh viên đóng vai nhân viên

ngân hàng và khách hàng khi học tiếng

Anh chuyên ngành ngân hàng)

3.3.6.Tóm tắt ý kiến

Đây là một hoạt động hữu hiệu để

tăng cường sự tập trung chú ý của sinh

viên vào các hoạt động diễn ra trong lớp

học.

Thông thường sinh viên không mấy

khi chú ý lắng nghe câu trả lời cuả bạn

mình. Yêu cầu sinh viên nhắc lại hoặc

tóm tắt lại ý của những người trước đó sẽ

góp phần giải quyết vấn đề này. Ngoài

ra, giảng viên sẽ gọi những sinh viên ít

phát biểu để tạo cơ hội đồng đều cho mọi

người.

3.3.7. Giải quyết vấn đề

Hoạt động giải quyết vấn đề có thể

sử dụng để thực hành một cấu trúc câu

nào đó hoặc giúp sinh viên sử dụng các

thông tin vừa học để trả lời các câu hỏi

đó. Ví dụ trong bài 10 People at work,

giáo trình tiếng Anh chuyên ngành quản

trị, sinh viên sẽ được cung cấp những

tình huống mà một số doanh nghiệp nhỏ

gặp phải khi kinh doanh. Họ sẽ sử dụng

cấu trúc should + verb ( bare inf) để đưa

ra lời khuyên cho các doanh nghiệp này

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Lớp

Trƣớc khi làm thử nghiệm Sau khi làm thử nghiệm

Sự tập trung

của sinh viên

vào bài học

Hứng thú của

sinh viên

Chủ động

vào các hoạt

động trên lớp

Sự tập

trung của

sinh viên

vào bài học

Hứng thú

của sinh

viên

Chủ động

vào các

hoạt động

trên lớp

QT K7-03 58% 48,8% 44,2% 89% 87% 70%

QT K6-03 50 % 45% 50% 78% 89% 76%

KTDN K6-03 60% 49% 43% 87% 80% 79%

KTDN K6-11 45% 56% 59% 78% 87% 89%

NH K6-02 47,6% 40,8% 30% 80% 73% 74%

NH K7-01 56% 44% 50% 70% 87% 89%

Page 110: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

110

Sau một thời gian áp dụng, theo

quan sát và điều tra của các giáo viên,

các tiết học tiếng Anh chuyên ngành trở

nên sôi nổi hẳn, sinh viên tích cực tham

gia phát biểu xây dựng bài hơn. Số sinh

viên yếu kém tỏ ra phấn khởi cùng các

bạn tham gia vaò các hoạt động. Mặc dù

mức độ tiếp thu bài học của các em vẫn

chưa đồng đều nhưng hầu hết các em đều

tham gia nhiệt tình, không còn phân biệt

sinh viên yếu kém hay khá giỏi ở các

hoạt động này. Các em tỏ ra rất hào hứng

với các hoạt động. Theo điều tra, một số

em vốn rụt rè cũng đã trở nên mạnh dạn

hơn.

IV. KẾT KUẬN

Phát huy tính chủ động của

sinh viên là một việc làm quan trọng

nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

của việc dạy và học tiếng Anh chuyên

ngành. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi

mất nhiều thời gian và sự nỗ lực từ nhiều

phía, đặc biệt từ phía giảng viên. Những

hoạt động trên đây chỉ mang tính chất

gợi ý và tham khảo. Việc áp dụng nó như

thế nào phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện

giảng dạy, sự linh hoạt và sáng tạo của

mỗi giảng viên. Tin rằng với sự cố gắng

của mỗi người, chúng ta có thể tạo nên

một sự thay đổi trong công tác giảng dạy

tiếng Anh chuyên ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Active learning and library

Instruction, Michigan State university

http:/www.libraryreference.org/acti

vebi.html

2.Active learning: creating

Excitement in the classroom.The

National Teaching & Learning Forum

http:/www.ntlf.com/.html/lib/bib.ht

m

3.Active learning

Strategies.Summaries of best practices in

College Teaching

http:/northonline.sccd.ctc.edu/ecepr

og/bstprac..html

4.Teaching and Learning Methods

and Strategies.University of Arizona

http:/www.u.arizina,edu/ic/edtech/st

rategy.html

5.What is active Learning? Buffalo

University Teaching Resources

http:/icarus.ubetc.buffalo.edu/etc/tlr

/whatis..html

Page 111: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

111

THỦ THUẬT THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÕ CHƠI TIẾNG ANH

TRÊN PHẦN MỀM POWERPOINT.

Th.S Ngụy Vân Thùy *

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin đã

và đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển

của tất cả cac ngành trong đời sống xã hội.

Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin

vào quá trình dạy và học trong giai đoạn

hiện nay là một xu thế tất yếu. Có thể nói,

CNTT là phương tiện hữu hiệu góp phần

thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy

học, làm cho các tiết giảng trở nên sinh động

hơn, lôi cuốn hơn, tạo được sự hứng thú cho

người học.

Các phần mềm hữu dụng của CNTT thì

rất nhiều. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dạy học,

Microsoft PowerPoint là một trong những

phần mềm được ứng dụng nhiều nhất .

Trong pham vi bai viêt này, tác giả muốn đề

cập đên thủ thuật thiết kế môt sô trò chơi

tiêng Anh trên phần mềm này.

II. NỘI DUNG

Powerpoint là phần mềm trình chiếu

các nội dung đã được thiêt kê sẵn. Do vậy,

để cho trò chơi được diễn ra một cách ngẫu

nhiên thì cần phải có một số thủ thuật khi

thiết kế. Tác giả xin chia se vơi đôc giả một

số trò chơi được thiết kế bằng cách sử dụng

các thủ thuật đó.

* GV khoa Cơ sở - Cơ bản

2.1 Thiết kế trò chơi ô chƣ (crossword)

- Vẽ một textbox hình vuông

- Đinh vi textbox , chọn phông chữ , cơ

chư, màu chữ và màu nền cho textbox.

- Dùng lệnh copy, past để tạo thành hàng

ngang, dùng lệnh group để nhóm các ô hàng

ngang, dùng lệnh copy, past để tạo thành

một hàng ngang khác tương tự như thế để

làm nắp đậy.

- Điên chữ (đap an) vào các ô hàng ngang.

- Tạo hiệu ứng cho hàng ngang bằng

cách nháy phải chuột , chọn custom

animation, chọn entrance , chọn appear .

(hoăc không cân thiêt)

- Kéo nắp đậy che lên ô chữ hàng ngang.

- Đinh vi năp đây , nhấn chuột phải , chọn

custom animation , chọn exit , chọn fade

(hoăc các hiệu ứng khác) đề làm mất nắp

đậy khi học sinh trả lời đúng câu hỏi.

- Vào autoshapes, chọn basic shapes,

chọn hình tùy thích để điền số cho các từ

hàng ngang.

- Đem chuột đến các ô số , nhấn phải

chuột, chọn hyperlink cac ô sô vơi các

câu hỏi đã chuẩn bị trước.

Thủ thuật- Dùng nắp đậy và hiệu ứng

biên mât cho năp đây , kêt hơp vơi ky

thuât trigger để kich hoat hiêu ưng . Thủ

Page 112: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

112

thuât nay giup cho tro chơi đươc thưc

hiên môt cach ngâu nhiên theo sư lưa

chọn từ hàng ngang cua ngươi chơi.

2.2. Thiết kế trò chơi ai la triêu phu

(who wants to be a millionaire)

+ Vào google chọn hình ảnh tiền Việt

Nam hoặc tiền nước ngoài tùy thích.

+ Chọn các mệnh giá thích hợp để cho

ngươi chơi lưa chọn khi chơi.

+ Săp xêp cac đông tiên đo theo y muôn

của người thiết kế.

- Đinh vi tưng đông tiên , nhấn phải

chuột, chọn hyperlink để liên kết cac

đông tiên với câu hỏi đa soan trươc.

- Đinh vi cac đông tiên, chọn hiệu ứng

biên mât, chọn yếu tô kich hoat cac hiêu

ứng biến mất đó khi chúng đã được lựa

chọn

Thủ thuật: - Dùng lệnh hyperlink

kêt hơp vơi ky thuât sư dung trigger.

2.3. Thiết kế trò chơi vong quay ky

diêu (Magic wheel)

- Vào google , đanh dong chư “von g

quay ky diêu” hoăc “magic wheel” đê

chọn hình ảnh các vòng quay thích

hơp, sao chep vê may . Tạo một slide

như hinh ve dươi đây.

1 2 3

6

9

5

8 7

4

Page 113: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

113

- Dùng text box để thêm điểm hoặc

các yếu tố may mắn , mât điêm … đê

tạo thành 9 vòng quay đăt ơ 9 slide

tiêp theo như sau:

+ Vào custom animation, chọn effect,

chọn emphasis, chọn spin để tạo hiệu

ứng quay cho các vòng quay có điểm .

+ Liên kêt cac vong quay co sô (slide

1) vơi cac vong quay co điêm t ương

ứng bằng lệnh hyperlink.

+ Tạo biểu tượng câu hỏi ở các slide

có chứa vòng quay có

điêm

+ Liên kết biêu tương

câu hoi với cac slide co chưa câu hỏi

theo thiết kế của người soạn bằng

lệnh hyperlink.

+ Tạo biểu tượng quay lại ở các slide

có chứa câu hỏi.

+ Dùng lệnh hyperlink để liên kết

biêu tương đo vơi slide (1)

Thủ thuật: Dùng hiệu ứng quay kết

hơp vơi transition khi chuyên tiêp

slide đê cho ngươi chơi cam thây tro

chơi đươc diên ra môt cach n gâu

nhiên. Dùng hợp lý lệnh hyperlink .

Chọn thời điểm tạo hiệu ứng quay

cho cac vong quay la with previous

2.3. Thiết kế trò chơi bƣc tranh bi

mât (hidden picture)

+ Chọn một bức tranh theo chủ đề bài

học, hoặc theo ý tưởng của người

thiết kế trò chơi.

+ Vào Autoshapes, chọn basic

shapes, chọn hình vuông hoặc chữ

nhật

+ Vẽ đè các hình vuông, hình chữ

nhật lên toàn bộ bức tranh

PPooiinnttss

88

00

GG 22

00 44

00

11

00

00

33

00

77

77

77

00

77

00

55

00

11

00 99

00 PPooiinnttss

Page 114: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

114

+ Nhấn phải chuột để điền số vào các

ô vuông bằng lệnh add text

+ Chọn hyperlink để liên kết các sô

với các slide co chưa câu hỏi.

+ Chọn hiệu ứng biến mất cho các

con số và các hình vuông nếu học

sinh trả lời đúng . Nâng cao hiêu ưng

biên mât băng ky thuât trigger .

Thủ thuật - Thủ thuật được sử dụng

để thiết kế trò chơi này chính là cá ch

sư dung trigger và kích hoạt hiệu ứng

theo các yếu tố phù hợp trong các

slide.

2.2 Thiết kế trò chơi con sô may

măn (lucky number)

- Chọn Autoshapes, chọn basic

shapes, chọn một biểu tượng nào đó

mà bạn thích (bông hoa hoặc ngôi

sao…)

- Vẽ thành các bông hoa hoặc ngôi

sao.

- Chỉnh sửa, tô màu cho ngôi sao

hoặc bông hoa bằng lệnh Format

autoshapes

- Ghép các ngôi sao hoặc bông hoa lại

với nhau tạo thành một khối liên kết.

- Dùng lệnh hyperlink để liên kết các

số với cac slide co câu hỏi hoặc cac

slide may mắn

- Dùng custom animation để tạo hiệu

ứng cho các slides

Page 115: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

115

Thủ thuật: - Thủ thuật được sử dụng

ở trò chơi này cũng là cách sử dụng

phù hợp lệnh hyperlink

2.4. Thiết kế trò chơi săp xêp câu

(ordering sentences)

+ Chọn Autoshapes, chọn basic

shapes, chọn một hình mà bạn thích.

+ Vẽ thành 8 hình như nhau.

+ Để 4 hình ở hàng trên cùng của

slide và 4 hình ở dưới , 4 hình ở trên

là vị trí sắp xếp , 4 hình ở dưới là các

tư hoăc cum tư bi xao trôn đê ngươi

chơi sắp xếp.

Vào custom animation, chọn effect, chọn motion path, chọn draw custom path,

chọn line để vẽ các hướng chuyển động của các hình ơ dươi .

Vẽ thêm các ô số ở dưới các ô có chữ

và sử dụng kỹ thuật trigger để kích

hoạt các hiệu ứng chuyển hướng trên

Thủ thuật- Thủ thuật ở trò chơi này

là sự kết hợp lệnh hyperlink vơi lênh

motion path (hương chuyên đông ).

Đê tăng thêm tinh ngâu nhiên cua tro

chơi.

2.4. Thiết kế trò chơi noughts and

crosses

+ Vẽ các hình theo ý thích bằng

Autoshapes, tô màu theo ý thích.

+ Đánh số cho các hình vừa vẽ

After dinner I Drinking

coffee

like

After

dinner

I Drinkin

g

coffee

like

1

1

2

1 3

1

4

1

1

1

2

1 3

1

4

1

1

1

2

1 3

1

4

1

1

1

2

1 3

1

4

1

Page 116: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

116

+ Tạo liên kết với các câu hỏi

+ Nhấp phải chuột ở thanh công

cụ bên phải màn hình (mũi tên xuống

ở bên cạnh “type a question”), chọn

controlbox để vẽ textbox

+ Chỉnh màu và phông cữ cho

textbox

+ Cho học sinh chơi và vẽ ký hiệu

của các đội ngay trên màn hình đang

trình chiếu.

Thủ thuật: Thủ thuật trong trò chơi

này là cách sử dụng controlbox để vẽ

ký hiệu X , O ngay trên man hinh

đang trinh chiêu.

2.5. Thiết kế trò chơi đuôi hinh băt

chƣ

+ Suy nghi vê cac tư va cac tranh

ảnh dùng để thể hiện nghĩa của các từ

đo.

+ Tìm trên mạng và sao chép lại

vào máy để sử dụng

+ Dùng powerpoint để thiết kế trò

chơi

+ Tạo slide đầu tiên và sao chép

các hình dùng để thể hiện nghĩa của

+ Chọn hiệu ứng cho các hình ảnh

đo băng cach:

+ Nháy phải chuột, chọn group

+ Vào custom animation, chọn

affect, chọn fly (slow, to left, with

previous, repeat until next click).

+ Tạo slide thứ hai để cho ra đáp

án.

Thủ thuật: dùng hiệu ứng Fly vơi tôc đô

châm, nâng cao hiệu ứng Fly với repeat

until next click.

III. KẾT LUẬN

Dạy học là nghệ thuật . Công nghê

thông tin la môt trong nhưng đao cụ hữu

hiêu nhăm giup cho nghê thuât day hoc

vươn tơi nhưng tâm cao . Tuy nhiên, việc

ứng dụng công nghệ thông tin vao qua

trình dạy học thực sự là một công việc

lâu dài, khó khăn đòi hỏi sư tim toi , học

hỏi nhiều ở mỗi giảng vi ên. Trong pham

vi bai viêt nay , tác giả chỉ đề cập đến

môt khia canh nho trong vô van nhưng

tính năng hữu ích của công nghệ thông

tin. Hy vong răng , các độc giả tham khảo

và đóng g óp thêm ý kiến đồng thời sẻ

chia cac kin h nghiêm trong moi linh vưc

chuyên môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Rechard C. New ways in TESOL

series. Paul Nation, editor. Inc.

2. Peter Watsyn-Jones. (1993)

Vocabulary games and activities for

teachers. Illustrated by Nigel Andrews.

3. Jill Hadfield. (2000) Elemrentary

communication games. Longman.

4. Đậu Quang Tuấn (2005) Tự học thiết

kế trình diện bằng microsoft powerpoint

2003. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Page 117: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

117

TÌM HIỂU VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ XINGAPO

Th.S Nguyễn Xuân Tạo *

Trong các nước công nghiệp hoá

mới ở Châu Á, Xingapo đã đạt được nhiều

thành tựu hết sức to lớn cả trên lĩnh vực kinh

tế và chính trị. Theo đó, quốc gia này không

chỉ được xếp vào hàng một trong "bốn con

rồng" Châu Á, mà còn được biết đến như là

một một hiện tượng đặc biệt, một tấm

gương tiêu biểu cho các nước đang phát

triển noi theo. Theo chúng tôi, nguyên nhân

cơ bản nhất để đạt được kết quả đó là do

quốc gia này đã sáng lập và vận dụng thành

công một mô hình phát triển kinh tế, chính

trị độc đáo - mô hình CNXH dân chủ kiểu

Singapo.

Cộng hòa Xingapo bao gồm đảo

Xingapo và khoảng 58 đảo nhỏ trong lãnh

hải của mình. Đảo Xingapo có diện tích

580,6km2 và 150,5 km bờ biển, nơi dài nhất

42 km, rộng nhất 23 km. Sau nhiều lần mở

mang bờ cõi thông qua việc lấn biển và khai

thác sâu vào lòng đất Xingapo đã nâng tổng

diện tích từ chỗ chỉ có 639,1km2 vào những

năm 60 và hiện nay lên đến 697,5km2 (gần

bằng 1/3 diện tích huyện Cần Giờ, thành

phố Hồ Chí Minh).

Quốc đảo Xingapo giáp Malaixia

cả ở phía Bắc, phía Đông với các bang Xaba

và Xaraoắc. Xa hơn một chút về phía Nam

* Phó Hiệu trưởng – Bí thư Đảng ủy

là Inđônêxia. Thủ đô là Xingapo. Cho đến

nay, Xingapo đã trải qua ba đời thủ tướng:

Lý Quang Diệu (1959-1990), Goh Chok

Tong (1990-2004), Lý Hiển Long- con trai

Lý Quang Diệu (2004- nay). Xingapo thực

hiện chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập

đến nay, Đảng nhân dân hành động

(People's Action Party– PAP) liên tục cầm

quyền. Từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 12

năm 2004, Tổng thư ký Đảng này là Goh

Chok Tong và từ tháng 12/2004 đến nay là

Thủ tướng Lý Hiển Long.

Quốc kỳ của Xingapo gồm 2 phần:

Nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu trắng; rieng

ở nửa phần trên còn có thêm hình trăng lưỡi

liềm và 5 ngôi sao. Mỗi một màu, một hình

ảnh trên quốc kỳ Xingapo có ý nghĩa riêng

của nó; trong đó màu đỏ tượng trưng cho

mối tình anh em giữa người với người, giữa

các dân tộc trên thế giới và sự bình đẳng của

con người. Ngoài ra, còn một cách hiểu

khác đó là vì Xingapo là một nước đa dân

tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ...)

nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt:

Đó là sự can đảm và dũng cảm của những

người Malaysia, sự may mắn của những

người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng

của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn; còn

trăng lưỡi liềm biểu trưng cho một quốc gia

Page 118: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

118

trẻ còn đang trên đường phát triển. Năm

ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho

năm lý tưởng của quốc gia Singapo: Dân

chủ, bình đẳng, hòa bình, phát triển và công

lý.

CNXH dân chủ màu sắc Xingapo do

một nhóm các lão thành của Đảng hành

động nhân dân (thời trẻ lưu học ở Anh) như

Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thuỵ v.v... đề

ra. Sau khi tách khỏi Malayxia và trở thành

một quốc gia độc lập (09/8/1965), Đảng

hành động nhân dân bắt đầu đem ý tưởng

xây dựng "CNXH dân chủ" áp dụng vào

thực tiễn. Vậy, “CNXH dân chủ" Xingapo

là gì? Về vấn đề này, các học giả Xingapo

đã giải thích: "Cái gọi là con đường CNXH

dân chủ Xingapo, chính là CNXH về chính

trị, CNTB về kinh tế".

Từ sự giải thích này có thể thấy cái

gọi là mô hình CNXH dân chủ Xingapo về

bản chất là một sự dung hợp giữa CNXH và

CNTB. Sở dĩ Đảng hành động nhân dân lựa

chọn con đường phát triển như vậy, là xuất

phát từ suy nghĩ có tính thiết thực, chứ

không phải từ hình thái ý thức.

Vậy thì làm thế nào để có thể lãnh

đạo đất nước Xingapo bước vào một xã hội

vừa phát triển nhanh, lại vừa có công bằng

xã hội? Lý Quang Diệu cho rằng "một chế

độ về bản chất vẫn là một xí nghiệp tự do

TBCN" và "một chính phủ XHCN". Về điều

này theo giải thích của các học giả Xingapo,

đó là lợi dụng các biện pháp của CNTB để

tạo ra của cải và thông qua phương pháp của

CNXH để phân phối của cải. Từ đó cho

thấy, CNXH dân chủ Xingapo bao gồm hai

nội dung cơ bản, chủ yếu là: Phát triển kinh

tế và bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Trong

đó, thông qua mô hình kinh tế thị trường tự

do TBCN nhanh chóng phát triển kinh tế là

nền tảng của "CNXH dân chủ" màu sắc

Xingapo, thông qua việc công bằng phân

phối lại của CNXH để bảo vệ và cải thiện

lợi ích chỉnh thể của xã hội lại là mục tiêu

của "CHXH dân chủ".

Mục tiêu quan trọng hàng đầu

của CNXH dân chủ Xingapo là phát triển

lực lượng sản xuất. Lý Quang Diệu cho

rằng, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển

kinh tế là sự đảm bảo vật chất quan trọng

nhất cho việc nâng cao mức sống của nhân

dân. Ngoài ra, phát triển kinh tế cũng là sự

bảo đảm quan trọng về vật chất cho một

chính thể dân chủ. Vấn đề then chốt hiện

nay là, chế độ kinh tế như thế nào mới có lợi

nhất cho việc phát triển kinh tế và phát triển

lực lượng sản xuất? Các nhà lãnh đạo

Xingapo cho rằng, chế độ kinh tế tư bản có

thể kích thích và huy động một cách tối đa

tính tích cực và tính sáng tạo của mỗi người,

là con đường hay nhất để thực hiện sự tăng

trưởng kinh tế với tốc độ nhanh.

Với sự nỗ lực của chính phủ, nền

kinh tế thị trường TBCN của Xingapo được

Page 119: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

119

phát triển rất nhanh, nhất là thương mại và

dịch vụ; còn công nghiệp thì tập trung vào

chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ

cao và hàng hóa có giá trị cao. Xingapo chủ

yếu xuất khẩu các thành phẩm sang các

nước phát triển và cũng buộc phải nhập máy

móc, thiết bị từ các nước này. Xingapo có

một hệ thông ngân hàng - tài chính mang

tầm cỡ thế giới và một đội ngũ công nhân

lành nghề có trình độ cao.

Còn về sở hữu, ngành chế tạo và đại

bộ phận các hoạt động kinh tế khác hầu hết

do các xí nghiệp tư nhân kinh doanh. Các

loại thị trường: Hàng hoá, sức lao động, tài

chính, kĩ thuật, công nghệ thông tin... về cơ

bản đều là thị trường tự do, nhà nước rất ít

can thiệp và áp đặt.

Tuy nhiên, nền kinh tế Xingapo cũng

không hẳn là kinh tế TBCN hoàn toàn tự do

thả nổi. Lý Quang Diệu cho rằng, duy trì thể

chế chính trị tư bản có nghĩa là không có bất

kỳ hạn chế nào. Kinh tế thị trường TBCN tự

do thả nổi có thể mang lại những hạn chế

như kết cấu kinh tế không hợp lý. Vì vậy,

nền kinh tế mà ông chủ trương là nên kinh tế

thị trường TBCN có sự can thiệp của nhà

nước. Theo đó, mà tăng cường năng lực

điều hành của nhà nước, đồng thời với việc

giữ nguyên chủ thể kinh tế TBCN.

Xingapo còn xây dựng nên một loạt

xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư doanh.

Hoạt động đầu tư của các công ty lớn của

nhà nước thể hiện chính sách và phương

hướng phát triển của nhà nước, tập trung

vào các hạng mục nhà nước cần mà các

công ty tư doanh không có sức đầu tư hoặc

không muốn đầu tư. Đồng thời, chính phủ

còn phải phát huy chức năng quyết sách,

thông qua việc điều chỉnh thuế, lãi suất và

chế định chính sách pháp quy để điều hành

vĩ mô đối với nền kinh tế, thông qua việc

phát triển giao thông vận tải, xây dựng các

công trình hạ tầng về thông tin, nhà ở, giáo

dục, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Tóm lại, ngoài việc gánh vác nhiệm

vụ truyền thống của chính phủ do áp dụng

kinh tế học của chủ nghĩa tự do, Chính phủ

Xingapo còn đảm đương vai trò của người

hoạch định mục tiêu, người sản xuất, người

điều tiết và người đại lý tài chính....

Chính sách kinh tế thiết thực, linh

hoạt đó của chính phủ Xingapo do đảng

Hành động nhân dân làm đại diện thực thi

rộng rãi đã làm cho nền kinh tế Xingapo

phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy,

khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Những

năm 1960-1970 kinh tế Xingapo tăng

trưởng đạt 9%/năm, sau đó tốc độ phát triển

cơ bản không giảm. Năm 1990, tốc độ tăng

trưởng là 8,3 %, năm 1995 là 8,7%, thậm

chí vào năm 1997 mặc dù bị ảnh hưởng bởi

khủng hoảng tài chính Châu Á tác động

nhưng vẫn đạt 7,8%. Đến giữa thập kỷ 90,

thế kỷ XX thu nhập quốc dân bình quân đầu

Page 120: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

120

người của Xingapo là 30.343 đôla Mỹ, đứng

thứ 3 Châu Á và thứ 11 thế giới.

Mục tiêu thứ hai của CNXH dân

chủ Xingapo là xây dựng một xã hội bình

đẳng, công bằng, hợp lý để cho mọi người

có cơ hội ngang nhau trong một xã hội ổn

định và có trật tự, đồng thời có thể sống tốt

dẹp trong xã hội đó. Họ cũng nhấn mạnh

rằng với chế độ tư bản tự do cạnh tranh thì

rất khó thực hiện mục tiêu đó. Lý Quang

Diệu cho rằng, biện pháp giải quyết vấn đề

này có hiệu quả nhất chính là việc chính phủ

tiến hành phân phối lại của cải, tạo điều kiện

cho toàn thể nhân dân được hưởng những

thành quả kinh tế.

Vì thế Xingapo đã áp dụng một loạt

biện pháp thông qua thu thuế thu nhập luỹ

tiến cá nhân, thuế vốn, thuế lợi tức, thuế bất

động sản... để gìm nén người có thu nhập

cao và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu

nghèo. Chính phủ khống chế giá cả các dịch

vụ về hạ tầng và dịch vụ xã hội phục vụ toàn

quốc như giao thông, chữa bệnh, thuỷ điện,

khí đốt nhằm bảo đảm sự ổn định cho đời

sống cơ bản của nhân dân, thi hành rộng rãi

chính sách người dân có sở hữu nhà ở, chế

độ trợ cấp giáo dục để cho những người yếu

thế trong xã hội được ưu tiên và có sự bảo

đảm của chính phủ về các mặt nhà ở, việc

làm, giáo dục, khám chữa bệnh...

Thành tựu nổi bật là chính sách

"người dân có sở hữu nhà để ở ". Đến cuối

thập kỷ 80 của thế kỷ XX Xingapo đã cung

cấp nhà ở công cộng cho 80% nhân dân.

Đây là thành tích mà các nước khác khó có

thể đạt được. Việc phân phối lại thành quả

kinh tế của Xingapo không phải là phương

thức phân phối bình quân chủ nghĩa.

Chính phủ Xingapo cho rằng một

nước dù có giàu có đến mấy cũng không thể

một mình gánh nổi toàn bộ gánh nặng về

bảo vệ sức khoẻ, thất nghiệp và phúc lợi

dưỡng lão. Chính sách phúc lợi quá mức

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đồng thời có

thể khuyến khích mọi người không chịu

trách nhiệm với xã hội, gia đình. Vì thế, nhà

nước chỉ cung cấp, giúp đỡ chứ không bao

biện và xây dựng chức năng "tạo máu" cho

nhân dân chứ nhà nước không trực tiếp

"truyền máu" cho họ, tức là chính phủ chỉ

cho công cụ và tạo cho kỹ năng để mọi

người tự tạo phúc lợi cho chính mình.

Các nguyên tắc nói trên được thể

hiện đầy đủ trong chế độ vốn tích luỹ chung

của trung ương ở Xingapo. Chế độ này mới

bắt đầu là một loại chế độ thông qua gửi tiết

kiệm có tính cưỡng bức để cung cấp phí tổn

cho nghỉ hưu, dưỡng lão. Trải qua hơn 40

năm phát triển và hoàn thiện đã hình thành

một chế độ bảo đảm xã hội có nhiều chức

năng như dưỡng lão, nhà ở, khám chữa bệnh

và giáo dục.

Một đặc điểm lớn của chế độ này là

nhấn mạnh đến việc tự bảo hiểm. Quốc hội

Page 121: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

121

Xingapo quy định, tất cả nhân viên làm thuê

đều là hội viên của quỹ tích luỹ chung trung

ương. Chủ thuê mướn và nhân viên làm

thuê phải trích một tỷ lệ nhất định trong tiền

lương hàng tháng nộp vào tiền tích luỹ

chung. Số tiền gửi đó trở thành nguồn chủ

yếu của kinh phí phúc lợi cho nghỉ hưu,

dưỡng lão, nhà ở, khám chữa bệnh, bảo

hiểm sức khoẻ, giáo dục.

Để giúp đỡ các gia đình nghèo khổ

thoát khỏi đói nghèo, Xingapo đã thực thi

một kế họach tự lo cứu trợ, khuyến khích

nhân dân tìm việc làm, cung cấp các khoản

vay không tính lãi suất, bồi dưỡng nghề

nghiệp và trợ cấp giáo dục cho gia đình

nghèo để họ dựa vào lao động của mình mà

nâng cao đời sống. Chế độ xã hội đó của

Xingapo bảo đảm nhân dân sống vô lo và

tránh được những tác hại của "nhà nước

phúc lợi chung" kiểu phương Tây mà hậu

quả của nó hiện nay đã rõ (vấn đề nợ công).

Một nội dung đặc sắc khác của

CNXH dân chủ ở Xingapo là quan điểm

chính trị dân chủ kiểu phương Đông. Về cơ

bản Xingapo giữ nguyên chế độ dân chủ

nghị viện, bầu cử dân chủ, tam quyền phân

lập kiểu phương Tây, nhưng Lý Quang Diệu

không rập khuôn máy móc mà vận dụng căn

cứ vào tình hình thực tế đất nước và ông gọi

đó là chủ nghĩa dân chủ kiểu phương Đông.

Đặc sắc đó được biểu hiện qua những nội

dung sau:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo chính trị

cao nhất của Xingapo coi ổn định chính trị

là quan trọng hàng đầu và dân chủ chỉ có thể

được thực hiện trong phạm vi ổn định chính

trị, bởi vì chỉ trong môi trường ổn định, kinh

tế mới phát triển được. Lý Quang Diệu đã

từng nói rằng chúng ta không thể không coi

ổn định chinh trị là nhiệm vụ hàng đầu. Trên

cơ sở ổn định chính trị, cùng với bước tiến

về giáo dục và kinh tế, Xingapo sẽ từng

bước thực hành dân chủ.

Thủ tướng Goh Chok Tong chỉ ra:

"Điều kiện tiên quyết cho sự phồn vinh tiến

bộ là sự ổn định chính trị của đất nước", "chỉ

có ổn định, các nhà đầu tư mới có lòng tin".

Các nhà lãnh đạo Xingapo coi ổn định chính

trị lâu dài là một bí quyết quan trọng cho

việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, lấy "chế độ chỉ có một đảng

lớn" thay thế cho nền chính trị đa đảng hoặc

nền chính trị lưỡng đảng. Xingapo cũng đã

kế thừa chế độ chính trị bầu cử dân chủ và

cạnh tranh nhiều đảng của phương Tây, cho

rằng chế độ đó có thể đòi hỏi đảng cầm

quyền phải hăng hái lo toan việc trị nước

yên dân, làm tốt đươc điều đó mới có được

sự tín nhiệm và uỷ thác của nhân dân.

Nhưng chế độ đó củng có những hạn chế

nhất định. Do ảnh hưởng của các nhân tố,

nhân dân thường không thể hành xử đúng

đắn quyền bỏ phiếu của mình, dẫn đến việc

những kẻ đầu cơ lên nắm quyền, ảnh hưởng

Page 122: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

122

đến ổn định chính trị. Vì thế, Lý Quang

Diệu và các nhà lãnh đạo khác không chủ

trương thực hành chế độ đảng đối lập, mà

thiết lập "chế độ chỉ có một đảng lớn".

Để duy trì cục diện chỉ có một đảng

lớn, Đảng hành động nhân dân một mặt lợi

dụng sự chấp chính để củng cố địa vị thống

trị của mình, hạn chế sự tham chính của các

đảng đối lập; mặt khác, phát huy những

thành tựu to lớn đã đạt được và tác phong

liêm khiết để giành được sự tín nhiệm và

phiếu bầu của nhân dân.

Từ ngày độc lập đến nay, Đảng hành

động nhân dân luôn nắm giữ chính quyền.

Khi nói đến việc vì sao phải thực hành chế

độ chỉ có một đảng lớn, Goh Chok Tong đã

giải thích: Nếu mấy chính đảng chủ yếu của

Xingapo đều có trình độ tương đương, đảng

nào củng muốn được cầm quyền, nếu

Xingapo xuất hiện một chính phủ liên hợp,

liên tục nội bộ chính phủ tranh cãi không

dứt, "thì sẽ là một cuộc biến động lớn".

Ngoài ra, ở Xingapo còn có các đảng như

Đảng công nhân, Đảng dân chủ, Đảng đoàn

kết dân tộc, Đảng nhân dân Xingapo, Đảng

hành động dân chủ.

Thứ ba, thực hành nền dân chủ

chính trị phải phù hợp với truyền thống dân

tộc. Xingapo phản đối quyết liệt việc bê

nguyên xi chế độ dân chủ phương Tây.

Theo Lý Quang Diệu, nền dân chủ phương

Đông thì nhấn mạnh đến phục tùng tập thể

và nhà nước; nhấn mạnh sức hội tụ, tinh

thần đoàn kết và có sự hoá thân của chế độ

gia trưởng. Còn nền dân chủ phương Tây

quá chú ý đến lợi ích cá nhân mà xem nhẹ

lợi ích toàn thể của xã hội. Đương nhiên các

nhà lãnh đạo Xingapo cũng không hoàn

toàn phủ định nền chính trị dân chủ kiểu

phương Tây và cho rằng, nếu điều kiện chín

muồi thì có thể áp dụng một số nội dung tích

cực của nó vào thực tế đất nước.

Như vậy, thực tiễn xây dựng

"CNXH dân chủ của Xingapo" phải nói là

khá thành công. Điều đó cho ta thấy, mô

hình phát triển của xã hội loài người là rất

phong phú, đa dạng mỗi nước có thể căn cứ

tình hình thực tế của đất nước mình để lựa

chọn mô hình thích hợp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện thông tin khoa học, Học

viện Chính trị- Quốc gia Hồ Chí Minh, Trào

lưu xã hội dân chủ thời kỳ sau chiến tranh

lạnh, tháng 11/2006.

2. Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia.

3. Ngô Đức Tính (chủ biên), Một số

đảng chính trị trên thế giới, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội 2001.

4. Bộ Ngoại giao, Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á (ASEAN), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội 1998.

Page 123: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

123

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QÖA TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CN. Lê Thanh Huyền *

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông

nghiệp với khoảng trên 70% dân số sống

ở khu vực nông thôn và hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chính vì

vậy, việc phát triển toàn diện nông

nghiệp, nông thôn nói riêng có một ý

nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp

phát triển chung của đất nước. Kinh

nghiệm của những nền kinh tế mới công

nghiệp hóa thành công cho thấy coi trọng

phát triển nông nghiệp là một trong

những điều kiện quan trọng nhất để đảm

bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh và

bền vững.

Trong quá trình lãnh đạo đất nước,

với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của

nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một

nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản

Việt Nam luôn khẳng định tầm quan

trọng của nông nghiệp, nông dân, nông

thôn. Để theo kịp sự phát triển của các

nước trên thế giới, nước ta phải tiến hành

công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại

hóa. Đảng ta đã xác định phấn đấu đến

năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một

nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

* Phòng Khoa học và HTQT

Đây là một mục tiêu và định hướng rất cơ

bản, vừa to lớn, vừa nặng nề với nhiều

thử thách. Trong đó vấn đề công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

được đặt ở vị trí rất quan trọng. Vì vậy từ

nhiều năm nay Đảng ta đã chủ trương

thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông

thôn và coi đây là một nội dung quan

trọng có tính quyết định đến thành công

của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

II. NỘI DUNG

2.1. Khái niệm công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

CNH-HĐH nông nghiệp, nông

thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất,

kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp và nông thôn theo định

hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại;

gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch

vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao

mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông

nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong

nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng

suất lao động xã hội trong nông nghiệp,

nông thôn; xây dựng nông thôn mới giàu

có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã

hội chủ nghĩa. Thực chất CNH, HĐH

Page 124: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

124

nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát

triển nông thôn theo hướng tiến bộ. Điều

đó có nghĩa là không chỉ phát triển công

nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc

phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh

vực sản xuất, dịch vụ, và đời sống văn

hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với

nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và

cả nước nói chung.

2.2. Khái quát thực trạng của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai

đoạn hiện nay

Đại hội XI đã khẳng định những

thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội

nói chung, những kết quả đạt được của

nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói

riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn

định trong ngành nông nghiệp, nhất là

sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn

và đời sống nông dân được cải thiện hơn

trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển

giống mới có năng suất, chất lượng cao,

phát triển các cụm công nghiệp, làng

nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác

động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc

làm và xóa đói, giảm nghèo”(1)

. Có thể

khẳng định rằng, thành tựu trong nông

nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ

góp phần quan trọng vào việc ổn định

chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao

đời sống nông dân trên phạm vi cả nước,

mà còn ngày càng tạo thêm những tiền

đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, cùng với những thành

tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân,

nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện

nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu

kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn

chậm. Tình trạng thiếu việc làm còn cao.

Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là

ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều

khó khăn. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền

vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng

cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn.

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc

sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất

lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được

yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân,

nhất là đối với người nghèo, đồng bào

vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm,

thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực

đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ phát

triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu

hướng mở rộng. Môi trường ở nhiều nơi

đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên đất đai

chưa được quản lý tốt, khai thác và sử

Page 125: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

125

dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có

mặt chưa phù hợp.

2. 3. Một số giải pháp thực hiện

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn

Thứ nhất, phát triển nền nông

nghiệp hàng hoá đa dạng, xây dựng các

vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô

lớn và từng bước hiện đại hoá.

Dựa vào điều kiện của từng vùng,

từng địa phương về khí hậu, đất đai… và

các ngành truyền thống để thúc đẩy

nhanh tiến độ áp dụng các thành tựu khoa

học, kỹ thuật tạo ra các vùng chuyên canh

sản xuất với quy mô lớn. Tạo ra một dây

chuyền thông suốt từ khâu sản xuất, phân

phối và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển,

nâng cao sức cạnh tranh của các sản

phẩm. Từng bước phát triển các ngành

nghề mới có khả năng, coi trọng các

ngành sản xuất nông sản quý hiếm có lợi

thế để phát huy tiềm lực đa dạng của nền

nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội XI của

Đảng đặt chỉ tiêu trong 5 năm (giai đoạn

2011-2015): “Phấn đấu giá trị gia tăng

nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,6 –

3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp

năm 2015 chiếm 40 – 41% lao động xã

hội. Thu nhập của người dân nông thôn

tăng 1,8 – 2 lần so với năm 2010”(2)

.

Thứ hai, thúc đẩy công nghiệp hoá

- hiện đại hoá nông nghiệp

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện

về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn,

giữ ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới tiêu,

an toàn, chủ động trong sản xuất nông

nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân.

Đối với những khu vực thường bị bão,

lũ, cùng với các giải pháp hạn chế thiên

tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất

và dân cư thích nghi với điều kiện thiên

nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết

và khả năng chủ động phòng chống thiên

tai, hạn chế thiệt hại. Tới năm 2020 hoàn

thành cơ bản việc xây dựng các công

trình tưới tiêu nước cho các vùng trồng

lúa, tưới nước và tiêu úng cho 2 triệu ha

rau màu.

Phát triển hệ thống đường giao

thông chất lượng tốt tới các tụ điểm công

nghiệp nông thôn và trong các vùng

chuyên canh tập trung. Từng bước làm

đường tới những xã chưa có đường ôtô

tới trung tâm xã, nâng cấp hệ thống

đường giao thông nông thôn, các tuyến

quốc lộ nối với các vùng trong nước

quốc tế; nâng cấp một số cảng biển, sân

bay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giao thông, vận chuyển. Phát triển mạng

lưới cung cấp điện ở nông thôn, đảm bảo

Page 126: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

126

đáp ứng yêu cầu về điện của các ngành

sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

ở nông thôn. Nhà nước tập trung đầu tư

để nhanh chóng hoàn thành phủ sóng

phát thanh truyền hình, phát triển mạng

điện thoại, đa dạng hoá và hỗ trợ các

hình thức đưa thông tin tới người dân,

nhất là các thông tin về thị trường và

công nghệ.

Áp dụng nhanh các thành tựu của

cách mạng sinh học để tạo và nhân

nhanh giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt

là áp dụng các thành tựu về giống có ưu

thế lai. Đưa nhanh công nghệ mới vào

sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến,

vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong

nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực

phẩm. Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại

trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu

vực công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ,

nâng cao năng lực phát huy tác dụng của

cán bộ khuyến nông, khuyến lâm,

khuyến ngư.

Thứ ba, phát triển công nghiệp,

dịch vụ nông thôn

Về chế biến nông sản: Công

nghiệp chế biến nông sản tập trung vào

những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có

thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem

lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước

như gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều.

Chuyển một phần doanh nghiệp chế biến

nông sản từ thành phố về nông thôn.

“Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp

nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa

lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả

và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh

sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông

sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông

dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương

thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản

xuất kinh doanh phù hợp với từng loại

cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng

đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp

nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều

kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ,

hài hoà lợi ích giữa người sản xuất,

người chế biến và người tiêu thụ, giữa

việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với

tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông

nghiệp với xây dựng nông thôn mới”.(3)

Về chế biến lâm sản: Cần phát

triển ngành công nghiệp chế biến lâm

sản của nước ta để tới năm 2020 đạt

ngang tầm với các nước ASEAN và sau

đó là các nước châu Á khác. Tiếp tục tạo

điều kiện thuận lợi để khuyến khích làm

các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, sử

dụng ít nguyên liệu, nhiều lao động, đạt

giá trị cao. “Phát triển lâm nghiệp bền

vững. Quy hoạch và có chính sách phát

triển phù hợp các loại rừng sản xuất,

Page 127: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

127

rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với

chất lượng được nâng cao. Nhà nước

đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản

lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng

đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người

nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có

cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ

chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh

tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng

rừng nguyên liệu với công nghiệp chế

biến ngay từ trong quy hoạch và dự án

đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát

triển rừng và làm giàu từ rừng”.(4)

Về chế biến thuỷ sản: Tiếp tục

tăng cường trang bị nâng cao chất lượng

sản phẩm của các cơ sở hiện có, đồng

thời mở cửa rộng công suất chế biến.

“Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn

lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ,

gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và

bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi

trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung

vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá

trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ

tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến

bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất

và chế biến, nâng cao năng suất, chất

lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu

cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây

dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình

độ tiên tiến trong khu vực. Quy hoạch và

phát triển có hiệu quả nghề muối, bảo

đảm nhu cầu của đất nước và đời sống

diêm dân”.(5)

Thứ tư, phát triển các ngành công

nghiệp không dùng nguyên liệu là sản

phẩm nông lâm ngư nghiệp

Đẩy mạnh phát triển các ngành

công nghiệp ở nông thôn không sử dụng

nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm,

ngư nghiệp nhưng sử dụng nhiều lao

động và vật liệu tại chỗ như: dệt may

mặc, sành sứ, thuỷ tinh. Nhà nước có

chính sách hỗ trợ tích cực để khôi phục

các làng nghề, khuyến khích các hộ gia

đình bỏ vốn đầu tư vào các loại ngành

nghề đa dạng khác bao gồm: chế biến

nông, lâm thuỷ sản, sản xuất gốm, sứ.

Phát triển các làng nghề truyền thống để

khai thác các tiềm năng kinh tế của các

địa phương và phù hợp với xu hướng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

theo hướng CNH-HĐH. Phá thế độc

canh trong nông nghiệp, đa dạng hoá sản

phẩm nông nghiệp hình thành những

vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp

ứng nhu cầu nguyên liệu cho công

nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Có chính sách

ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành

phần kinh tế vào phát triển công nghiệp

và dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở

chuyển một bộ phận lao động nông

nghiệp sang các ngành nghề khác, từng

bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao

Page 128: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

128

động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản

xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân

cư nông thôn.

Thứ năm, giảm bớt tỷ trọng lao động làm

nông nghiệp

Có thể xem đây là một khâu, một

tiêu chí quan trọng bậc nhất để thực hiện

và đánh giá kết quả quá trình CNH ở

nông thôn. Hiện nay, số lao động làm

nông nghiệp còn chiếm trên 62% lao

động toàn xã hội. Với thực tiễn này,

chương trình Chiến lược đã đề ra mục

tiêu đến năm 2020 còn khoảng 25-30%.

Để đạt được mục tiêu đó, phải có thêm

nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo

ra ngay tại khu vực nông thôn và ở

những đô thị vừa và nhỏ nằm rải rác trên

khắp các vùng ngay sát với các làng xóm

nông thôn còn xa các thành phố lớn.

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng khoa

học công nghệ trong nông nghiệp và

nông thôn.

CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải

trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền

kinh tế theo hướng hiện đại.Do đó phát

triển kinh tế nông thôn trong điều kiện

CNH - HĐH cần phải đẩy mạnh ứng

dụng của tiến bộ KHCN vào sản xuất

nông nghiệp. Chú trọng tạo và sử dụng

giống cây con có năng suất chất lượng

và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới

vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế

biến, vận chuyển, và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch

trong nuôi trồng và chế biến rau quả,

thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hoá

chất độc hại trong nông nghiệp. Xây

dựng một số khu nông nghiệp công nghệ

cao. Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa

học và kỹ thuật viên bám sát đồng

ruộng, huấn luyện về kỹ năng cho người

nông dân. Tổ chức các công việc này rất

thiết thực, cụ thể và có nguồn kinh phí

hỗ trợ. Do đó cần có sự hỗ trợ tối đa của

Chính phủ, các cơ quan khoa học, chính

quyền cấp xã, và càng tốt hơn là có sự

hợp tác quốc tế (chuyên gia, tài trợ...)

Thứ bảy, đào tạo nguồn nhân lực

cho nông nghiệp nông thôn.

Trong tất cả các lĩnh vực nhân tố

con người luôn giữ vai trò quyết định.

Nguồn nhân lực ở nông thôn có đặc điểm

là trình độ học vấn rất thấp và phần lớn

người lao động không qua đào tạo là cản

trở lớn trong quá trình CNH-HĐH nông

nghiệp nông thôn. Do khả năng và nhận

thức của cư dân nông thôn có hạn việc

đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp

nông thôn phải có sự trợ giúp của nhà

nước. Nhà nước phải có chính sách giáo

dục đào tạo riêng cho nông nghiệp nông

thôn đặc biệt cho vùng sâu vùng xa biên

giới hải đảo. Chính sách đào tạo không

chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi

Page 129: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

129

về tài chính cho khu vực nông nghiệp,

nông thôn…mà còn phải tính tới nhu cầu

về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động

được đào tạo trong hiện tại và tương

lai…

Thứ tám, xây dựng kết cấu hạ

tầng kinh tế -xã hội ở nông thôn

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở

nông thôn bao gồm: hệ thống đường sá,

thông tin, hệ thống thuỷ lợi, đường dây,

trạm biến thế, trạm giống, trường học,

nhà văn hoá…hết sức cần thiết cho sự

phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần

quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả

sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn, rừng

gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch

các khu dân cư, phát triển các thị trấn, thị

tứ, các điểm văn hoá ở làng xã, nâng cao

đời sống vật chất văn hoá tinh thần, xây

dựng cuộc sống dân chủ công bằng văn

minh ở nông thôn.

III. KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp, nông thôn

luôn là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước

hết sức quan tâm bởi Việt Nam là một

nước nông nghiệp, muốn phát triển đất

nước tới năm 2020 cơ bản trở thành một

nước công nghiệp thì trước hết phải phát

triển các tiềm lực sẵn có của mình. Chúng

ta có thể tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo

của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà

nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng và

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

nói chung sẽ đạt được những thành tựu to

lớn, đạt được mục tiêu mà đại hội Đảng

XI đã đề ra.

CHÚ THÍCH

1. (1), (2), (3), (4), (5): Tìm hiểu Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc và Điều

lệ Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI

(2011), Nxb Thời Đại, tr.111-112, 146,

84, 85.

Page 130: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

130

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THEO ISO 9000

VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Th.S Đinh Chung Thành *

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của

nước ta trong những năm qua đã đạt được

những thành tựu đáng ghi nhận: Cả nước

đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học,

đang triển khai phổ cập giáo dục trung

học cơ sở; hệ thống giáo dục từ phổ thông

đến đại học ngày càng hoàn thiện và đang

phát triển theo hướng đa dạng hoá, đáp

ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã

hội. Với 22 triệu người đi học trên tổng số

80 triệu dân, Việt Nam đã được UNESCO

xếp thứ 64/127 nước về phát triển giáo

dục. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng giáo

dục lại đang là thách thức lớn đối với toàn

xã hội và Ngành Giáo dục nước ta. Trước

yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước

trong xu thế toàn cầu hoá và bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất

lượng giáo dục đã trở thành một đòi hỏi

bức bách và ngày càng khẩn thiết. Xây

dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng giáo

dục theo ISO 9000 đang được các nhà

quản lý giáo dục quan tâm và được coi là

một trong những giải pháp quan trọng

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ

thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu

chuẩn hóa Quốc tế ban hành, có thể áp

dụng cho mọi đối tượng, kể cả dịch vụ

* Phòng Thanh tra - KT - KĐCL

hành chính. Việc áp dụng ISO 9000 vào

dịch vụ hành chính ở một số nước trên

thế giới trong nhiều năm qua đã tạo được

cách làm việc khoa học, loại bỏ được

nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian

và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng

lực, trách nhiệm cũng như ý thức phục

vụ của công chức nâng lên rõ rệt, quan

hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân

được cải thiện…Chính nhờ những tác

dụng ấy mà ISO 9000 hiện nay được

xem là một trong những giải pháp hay và

cần thiết để nâng cao hiệu lực và hiệu

quả quản lý nhà nước, đảm bảo chất

lượng dịch vụ hành chính, giảm nhẹ bộ

máy và nâng cao năng lực đội ngũ công

chức. Những năm gần đây tiêu chuẩn

quốc tế ISO 9000 đã được tuyên truyền

và vận động áp dụng mạnh mẽ ở nước ta.

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế

(Tiếng Anh: International Organization

for Standardisation - IOS) được gọi theo

tên viết tắt là ISO. Chữ ISO có nguồn

gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là tương

đồng, bình đẳng, hàm nghĩa: những tiêu

chuẩn của tổ chức này có giá trị tương

đương nhau giữa các quốc gia trên toàn

thế giới. ISO ra đời từ năm 1947. Trụ sở

chính của ISO đặt tại Geneve (Thụy Sỹ).

Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp,

Page 131: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

131

Tây Ban Nha. Ban đầu với tư cách là một

tổ chức của Liên hợp quốc nhằm khắc

phục sự khác biệt trong nhận thức về

chất lượng giữa các nước trên cơ sở phát

triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật

và đảm bảo thực hành đảm bảo chất

lượng theo hệ thống tiêu chuẩn đó. Tới

nay, ISO đã có trên 140 nước thành viên

chấp nhận ISO 9000 như tiêu chuẩn chất

lượng quốc gia; trong đó Việt Nam là

thành viên chính thức từ năm 1977 và là

thành viên thứ 72 của ISO. Cơ quan đại

diện là Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường -

Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công

nghệ.

Khả năng ứng dụng của ISO

9000 trong giáo dục đào tạo

Những hướng dẫn của ISO 9000

mang tính khái quát cao nên có khả năng

ứng dụng rộng rãi. Đã có trên 40 ngành

ứng dụng phương thức quản lý này.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục, hiện trên

thế giới có trên 500 trường và cơ sở giáo

dục thực hiện quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9000, trong đó có các

trường nổi tiếng như Harvard (Mỹ),

Cambridge (Anh), Chulalongkorn (Thái

lan), một số trường đại học ở Ấn độ...

Gần đây, giáo dục Trung Quốc đã đưa

vào ứng dụng ở gần 20 trường học.

Tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An, cùng với việc thực hiện kiểm

định định chất lượng nhà trường và

chương trình đào tạo, việc áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO sẽ nâng cao một bước về trình độ

quản lý, đồng thời nâng cao chất lượng

công việc của từng cá nhân để đảm bảo

chất lượng “sản phẩm” tốt nhất; xây

dựng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật

Nghệ An ngày càng ổn định và phát

triển. cùng với việc thực hiện kiểm định

định chất lượng nhà trường và chương

trình đào tạo, việc áp dụng hệ thống quản

lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

được coi là một công cụ quan trọng hỗ

trợ cho hoạt động quản trị trường theo

phương pháp hiện đại nhằm nâng cao

chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa

học.

Khác với các quá trình sản xuất

công nghiệp, trong môi trường giáo dục,

đào tạo có những đặc điểm riêng, nó

cung ứng những sản phẩm tiêu dùng

mang tính phục vụ. Nó lấy “các yếu tố

đầu vào” như chương trình, nội dung

giảng dạy, cơ sở vật chất - trang thiết bị,

đội ngũ giáo viên, học sinh...và một loạt

các hoạt động có tính tuần hoàn như

chuẩn bị bài giảng, chuẩn bị thiết bị thí

nghiệm, lên lớp, kiểm tra đánh giá...làm

nội dung. Ứng dụng ISO 9000 là nhằm

xây dựng một hệ thống quản lý chất

lượng có hiệu quả dựa trên cơ sở kết hợp

hệ thống chuẩn mực chung của ngành,

của quốc gia với những tiêu chuẩn chất

lượng riêng phù hợp với đặc điểm của

từng cơ sở giáo dục, từng nhà trường.

Page 132: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

132

Trong tình hình hiện nay, quá trình

hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu

cầu gay gắt đối với việc nâng cao chất

lượng giáo dục các cấp học, bậc học.

Trong khi đó, chất lượng giáo dục nước

ta đang có nhiều vấn đề “bất cập và yếu

kém” (NQTƯ 2, Khoá VIII). Trong khi

việc xem xét, đánh giá chất lượng chỉ tập

trung vào kết quả cuối cùng còn việc

kiểm soát diễn biến chất lượng của toàn

bộ quá trình giáo dục lại bị xem nhẹ thì

việc ứng dụng ISO 9000 và các phương

thức quản lý chất lượng tiên tiến khác có

thể coi là giải pháp đột phá làm thay đổi

tình hình. Nhờ đó, các chức năng quản lý

sẽ thực sự hướng vào chất lượng và việc

đổi mới đánh giá chất lượng giáo dục.

Những lợi ích cơ bản khi nhà

trƣờng áp dụng ISO 9000 là:

+ Gia tăng khả năng đáp ứng linh

hoạt và nhanh chóng trước các cơ hội

của thị trường giáo dục.

+ Gia tăng hiệu lực khi sử dụng các

nguồn lực của nhà trường để nâng cao sự

thoả mãn của khách hàng giáo dục.

+ Xây dựng và giữ gìn uy tín nhà

trường, tạo ra sự tín nhiệm dài lâu với

khách hàng

+ Mọi người sẽ hiểu và có động cơ,

được động viên để hướng tới quá trình

những mục tiêu của tổ chức.

+ Các hoạt động giáo dục được

định chuẩn, định lượng, được lựa chọn

và hoạch định, thực hiện một cách suôn

sẻ, thuận lợi theo sự lãnh đạo thống nhất.

+ Giảm tối đa những bất cập, sai

lệch về thông tin giữa các cấp lãnh đạo,

quản lý trong nhà trường.

+ Mọi cán bộ, giáo viên trong nhà

trường được động viên, kích thích động

cơ, cộng đồng trách nhiệm cũng như tình

cảm trong việc cam kết tham gia các hoạt

động giáo dục của nhà trường.

+ Mọi cán bộ, giáo viên có sự sáng

tạo không ngừng để cải tiến, đổi mới

phương pháp tiến hành các hoạt động,

nhất là hoạt động đổi mới phương pháp

giảng dạy vì các mục tiêu chất lượng của

nhà trường.

+ Mọi cán bộ, giáo viên hăng hái

tham gia và đóng góp vào việc cải tiến

liên tục các công việc, hoạt động của bản

thân và của nhà trường.

+ Mọi cán bộ, giáo viên sẽ có sự

chia sẻ trách nhiệm về những thành quả

đạt được.

+ Chi phí cho các hoạt động GD sẽ

thấp hơn và việc sử dụng những nguồn

lực có hiệu quả hơn.

+ Các kết quả được dự đoán trước

và trong quá trình hình thành có thể duy

trì chất lượng một cách ổn định, chắc

chắn, đồng thời cải tiến để các sản phẩm

không ngừng nâng cao chất lượng.

+ Có thể tập trung và ưu tiên cho

các cơ hội cải tiến, đổi mới phương thức

Page 133: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

133

tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục.

+ Tạo nên sự tin tưởng đối với các

bên quan tâm về sự ổn định, tính hiệu lực

và hiệu quả của tổ chức nhà trường.

+ Tạo ra lợi thế cho sự tiến triển

các công việc, các hoạt động nhằm đạt

chất lượng và hiệu quả giáo dục, thông

qua quá trình cải tiến các năng lực của tổ

chức nhà trường.

+ Tạo ra tính linh hoạt, tính thích

ứng để đáp ứng nhanh và hiệu quả trước

những thay đổi và yêu cầu ngày càng cao

của sự phát triển KT-XH.

+ Tăng cường khả năng xem xét,

thách thức và thay đổi các ý kiến và

quyết định quản lý trong nhà trường,

nhất là các quyết định quản lý nhằm

nâng cao chất lượng các hoạt động

chuyên môn .

Tiếp cận và ứng dụng ISO 9000

vào đổi mới công tác quản lý nhà trường

ở nước ta là một quá trình gồm nhiều

bước được tổ chức một cách chặt chẽ. Từ

kinh nghiệm của các tổ chức, các trường

đã ứng dụng ISO, xin đề xuất lộ trình

ứng dụng ISO 9000 vào Trường CĐ

Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An gồm các

bước sau:

1) Xây dựng sự đồng thuận giữa

lãnh đạo nhà trường và cán bộ giáo viên

về vấn đề chất lượng: tiên quyết là đội

ngũ phải có nhận thức thấu suốt về ý

nghĩa và sự cần thiết phải nâng cao chất

lượng giáo dục của nhà trường, tổ chức

học tập về quản lý chất lượng, tiến hành

cam kết giữa Ban giám hiệu và tập thể

cán bộ, giáo viên về việc ứng dụng quản

lý chất lượng trong nhà trường.

2) Thành lập các bộ phận tổ chức

thực hiện ISO 9000: thành lập ban chỉ

đạo chất lượng và các bộ phận chức năng

về QLCL trên cơ sở cơ cấu tổ chức đã có

như tổ nhóm chuyên môn và các ban, các

bộ phận trong nhà trường, quy định

nhiệm vụ, trách nhiệm.

3) Đào tạo cho cán bộ, giáo viên

trong nhà trường về kiến thức và kỹ

năng cơ bản để thực hiện ISO 9000 với

nội dung, yêu cầu và thời gian khác nhau

theo từng đối tượng.

Với đặc điểm của ISO 9000 là các

yêu cầu mang tính khái quát cao, hướng

tới “đảm bảo chất lượng”, “thoả mãn

khách hàng” với cách tiếp cận và phương

thức quản lý theo quá trình, có thể thấy

việc vận dụng, áp dụng ISO 9000 vào

lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng

giáo dục là hoàn toàn có tính khả thi. Cơ

sở lý luận và cơ sở thực tiễn đều đã cho

thấy tính khả thi này. Còn vấn đề hiệu

quả nhanh hay chậm, cao hay thấp, đột

phá hay nửa vời... thì lại phụ thuộc rất

nhiều vào nhận thức, quyết tâm, kinh phí

và đặc biệt là cách “làm ISO 9000” của

lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường.

Cuối cùng, cần thấy rằng, ứng dụng

ISO 9000 vào giáo dục không phải là

Page 134: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

134

chuyện ngày một ngày hai mà là cả quá

trình không ít khó khăn. Bắt đầu từ việc

thay đổi nhận thức của cả chủ thể và đối

tượng quản lý về chất lượng, từ việc học

tập nhận thức về ISO và các phương

pháp quản lý chất lượng khác đến quá

trình cùng nhau từng bước thiết lập mô

thức quản lý mới và xác lập cơ chế để nó

có thể vận hành. Nhưng điều tiên quyết

là tất cả phải dựa trên sự vận động nội

tại, sự đồng tâm nhất trí của đội ngũ cán

bộ quản lý và giáo viên khi thấy được sự

cần thiết của việc tiếp thu những yếu tố

tinh hoa, mới mẻ của khoa học quản lý

trên thế giới để đổi mới mạnh mẽ hơn

công tác quản lý, nâng cao chất lượng

giáo dục theo những định hướng mà các

nghị quyết của Đảng và Chiến lược phát

triển giáo dục của Chính phủ đã đề ra./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quang Huân (2004). Tiếp cận

ISO 9000 trong đổi mới quản lý giáo dục

phổ thông ở nước ta. Tạp chí Giáo dục,

số 96.

2. Phạm Quang Huân (2004). Triết lý

mới trong quản lý chất lượng giáo dục.

T/c Thông tin Khoa học giáo dục. Viện

CL và CT giáo dục, số 112.

3. Tiêu chuẩn Việt Nam (2001), Bộ Tiêu

chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000. NXB

Xây dựng.

4. Nguyễn Đức Chính (2003), Kiểm định

chất lượng giáo dục đại học. NXB Đại

học quốc gia Hà Nội.

Page 135: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

135

SỬ DỤNG EXCEL ĐỂ QUẢN LÝ VẬT TƢ

Th.S Trịnh Sơn Hải *

GV khoa Cơ sở - Cơ bản

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc quản lý vật tư ở các doanh

nghiệp là một phần việc làm tốn nhiều thời

gian, công sức của các nhân viên kế toán.

Khai thác, sử dụng Excel trong quản lý vật

tư giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian công

sức. Bài viết này giới thiệu cách sử dụng

Excel để nhanh chóng tính toán, tạo các

bảng tổng hợp, bảng chi tiết của từng loại

vật tư trong quản lý vật tư.

II. NỘI DUNG

Muốn sử dụng excel để tính toán, tạo

các bảng tổng hợp, bảng chi tiết của từng

loại vật tư thì trước hết chúng ta sẽ

căn cứ vào thực tế hoạt động của doanh

nghiệp để xây dựng bảng mã vật tư, hàng

hóa: Ta chọn một bảng tính của tệp – chẳng

hạn Sheet1, đổi tên nó thành bảng tính

DMVT (Danh mục vật tư), bảng này có các

cột Mã VT, Tên VT, ĐVT. Với chú ý mỗi

một vật tư có mã riêng không trùng nhau .

Sau đo chung ta chon bang tinh khac đôi tên

nó thành TONDAU (Tôn đâu). Bảng này có

các cột Mã VT, Tên VT, Sô lương, Thành

tiên. Tiến hành nhập dữ liệu vào các bảng.

Để dễ hình dung, chúng tôi sẽ lấy số liệu gia

đinh như sau:

BẢNG DANH MỤC VẬT TƯ

Mã VT Tên vật tư ĐVT

ST745 Sắt tấm Kg

GC825 Gang Kg

TT060 Thép Kg

CP400 Xi măng P400 Tấn

CP200 Xi măng P200 Tấn

CT100 Xi măng trắng Tấn

GT010 Gạch thẻ Viên

GK019 Gạch khía Viên

TD012 Tấm đan Tấm

TỒN ĐẦU KỲ

Mã VT Tên vât tư Sô lương Đơn giá Th.tiền

ST745 Sắt tấm 20 3,000 60,000

GC825 Gang 50 610 30,500

TT060 Thép 200 1,700 340,000

CP400 Xi măng P400 4 2,200,000 8,800,000

CP200 Xi măng P200 10 1,000,000 10,000,000

Page 136: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

136

CT100 Xi măng trắng 2 4,200,000 8,400,000

GT010 Gạch thẻ 3000 1,300 3,900,000

GK019 Gạch khía 950 2,000 1,900,000

TD012 Tấm đan 30 12,000 360,000

Chúng ta tiếp tục tạo bảng

NHAPXUAT (Nhâp xuât ) để cập nhật

nhưng lân nhâp xuât trong ky. Bảng này có

nhưng côt: Ngày, Mã VT, Tên VT, SLNhap,

Giá nhập , Tiền nhập, SLXuat, Giá xuất,

Tiền Xuất. Giả sử có số liệu những lần nhập

xuât như sau:

NHẬP XUẤT VẬT TƯ (Tháng 1 năm 2012)

Ngày Mã VT Tên VT SLNhap Giá nhập Tiền nhập SLXuat Giá

xuất

Tiền

Xuất

01/01 TD012 Tấm đan 25 12,000 300,000

01/01 ST745 Sắt tấm 400 3000 1,200,000

01/01 CP400 XM P400 12 2,100,000 25,200,000

01/01 CP200 XM P200 20 1,000,000 20,000,000

02/01 GC825 Gang 80 600 48,000

02/01 TT060 Thép 2,000 1,800 3,600,000

02/01 CP400 XM P400 - 40

02/01 CP200 XM P200 12 1,100,000 13,200,000

02/01 CT100 XM trắng 22 4,200,000 92,400,000

04/01 TD012 Tấm đan -

04/01 GK019 Gạch

khía

7000 2000 14,000,000

04/01 TD012 Tấm đan -

05/01 GT010 Gạch thẻ 7000 1500 10,500,000

05/01 GK019 Gạchkhía - 2000

05/01 TD012 Tấm đan 60 12,000 720,000

07/01 GT010 Gạch thẻ - 6000

07/01 CP400 XM P400 - 20

07/01 GT010 Gạch thẻ 2000 1200 2,400,000

07/01 GT010 Gạch thẻ - 5000

07/01 CT100 XM trắng - 15

07/01 ST745 Sắt tấm - 300

07/01 GC825 Gang - 40

10/01 TD012 Tấm đan -

10/01 GK019 Gạchkhía - 4000

10/01 TT060 Thép 2,500 1,700 4,250,000

Page 137: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

137

10/01 CT100 XM trắng - 8

10/01 TD012 Tấm đan 50 13,000 650,000

15/01 ST745 Sắt tấm 700 3100 2,170,000

15/01 GC825 Gang 40 620 24,800

15/01 TT060 Thép - 1,000

18/01 ST745 Sắt tấm - 500

18/01 TT060 Thép 3,000 1,900 5,700,000

18/01 CP200 XM P200 - 5

18/01 CP400 XM P400 10 2,100,000 21,000,000

18/01 TT060 Thép - 1,400

18/01 CP200 XM P200 15 1,050,000 15,750,000

18/01 GK019 Gạchkhía 3000 2100 6,300,000

20/01 CP400 XM P400 - 18

20/01 CP200 XM P200 - 21

22/01 GC825 Gang 60 650 39,000

22/01 GK019 Gạchkhía - 5000

22/01 TT060 Thép 3,200 2,100 6,720,000

22/01 CT100 XM trắng - 23

22/01 GC825 Gang - 50

22/01 TT060 Thép - 500

22/01 GK019 Gạchkhía 6000 2200 13,200,000

26/01 CT100 XM trắng 40 4,200,000 168,000,000

26/01 GT010 Gạch thẻ 4000 1400 5,600,000

28/01 GK019 Gạchkhía 4500 2000 9,000,000

28/01 TT060 Thép 1,000 1,700 1,700,000

28/01 TT060 Thép - 1,500

28/01 CT100 XM trắng 10 4,250,000 42,500,000

28/01 TD012 Tấm đan 65 14,000 910,000

28/01 ST745 Sắt tấm 1000 3200 3,200,000

30/01 GC825 Gang 50 610 30,500

30/01 TT060 Thép 1,200 2,300 2,760,000

30/01 CT100 XM trắng - 16

30/01 CP400 XM P400 60 2,200,000 132,000,000

30/01 TT060 Thép - 600

30/01 CP200 XM P200 25 1,200,000 30,000,000

30/01 GK019 Gạchkhía - 3000

30/01 CP400 XM P400 6 2,300,000 13,800,000

Page 138: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

138

Phần việc nhập dữ liệu đã xong,

chúng ta tiến hành làm các sổ:

Để tiện sử dụng, ta chọn các vùng dữ

liệu cần thiêt và tiến hành đặt tên cho chúng.

Sau khi đã đặt tên các vùng dữ liệu. Chúng

ta làm bảng tổng hợp nhập – xuất vật tư.

Chọn bảng tính tiếp theo, đổi tên là

TongHopVT (Tổng hợp vật tư). Tạo mẫu

sổ:

BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN KHO VẬT TƯ (Tháng 1 năm 2012)

VT Tồn đầu tháng

Nhập trong

tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng

SL Th.Tiền SL Th.Tiền SL Đơn giá

xuất Th.tiền SL Th.tiền

Để đưa số liệu 2 cột Tồn đầu tháng, ta chỉ

cần nhập công thức =

VLOOKUP(A6,tondau,3,0) và =

VLOOKUP(A6,tondau,5,0) vào 2 ô đầu cột

rồi sao chép công thức xuống; công thức

=SUMIF(mavt,A6,slnhap) và

=SUMIF(mavt,A6,tiennhap) sẽ giúp ta

nhanh chóng hợp có số liệu tổng của 2 cột

Nhập trong tháng về Số lượng và Thành

tiền; Tương tự ta cũng sẽ có số liệu cột SL

xuất trong tháng, với cột Đơn giá xuất thì ta

sử dụng công thức tính đơn giá bình quân

gia quyền, thành tiền bằng SL nhân Đơn giá;

Cuối cùng ta tính các cột Tồn cuối tháng.

Bảng Tổng hợp nhập – xuất đã hoàn thành.

BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN KHO VẬT TƢ ( Tháng 1 năm 2012)

Mã VT Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng

SL Th.Tiền SL Th.Tiền SL

Đơn giá

xuất Th.tiền SL Th.tiền

ST745 20

60,000

2,100

6,570,000 800

3,127

2,501,887

1,320

4,128,113

GC825 50

30,500

230

142,300 90

617

55,543

190

117,257

TT060 200

340,000

12,900

24,730,000 5,000

1,914

9,568,702

8,100

15,501,298

CP400 4

8,800,000

88

192,000,000 78

2,182,609

170,243,478

14

30,556,522

CP200 10

10,000,000

72

78,950,000 26

1,084,756

28,203,659

56

60,746,341

CT100 2

8,400,000

72

302,900,000 62

4,206,757

260,818,919

12

50,481,081

GT010 3000

3,900,000

13,000

18,500,000

11,000

1,400

15,400,000

5,000

7,000,000

K019 950

1,900,000

20,500

42,500,000

14,000

2,070

28,979,021

7,450

15,420,979

TD012 30

360,000

200

2,580,000

-

12,783 -

230

2,940,000

Page 139: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

139

Thiết lập các công thức của excel, ta

sẽ hoàn thành được các cột còn lại của bảng

tính nhập – xuất. Tiếp theo, ta sẽ làm sổ chi

tiết cho một loại vật tư.

Chọn một bảng tính khác của tệp,

đổi tên là ChitietVT (Chi tiết vật tư), rồi

dùng kiến thức đã học ở phần rút trích dữ

liệu trong Excel (đã học ở phần Tin học ứng

dụng). Ta sẽ có ngay sổ chi tiết của bất kỳ

một loại vật tư nào, chẳng hạn loại vật tư có

mã vt là TT060 (Thép). Khi in dữ liệu,

chúng ta có thể cho ẩn các cột: Mã VT, tên

vật tư, đơn giá, để bảng gọn hơn.

III. Kết quả đạt đƣợc

Việc sử dụng excel trong quản lý vật

tư giúp nhân viên kế toán nhanh chóng tính

toán, tạo được các bảng tổng hợp vật tư

cũng như các bảng chi tiết của từng loại vật

tư. Đặc biệt công thức tính đơn giá xuất đã

giúp họ xác định ngay được đơn giá xuất và

máy tính tự động cập nhật nó vào các bảng

cần thiết. Tuy nhiên, chương trình còn chưa

đầy đủ, hoàn chỉnh, còn thiếu các ràng buộc

dữ liệu. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ

sung của các bạn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Thanh Ngân (1995), Hướng dẫn sử

dụng Microsoft Excel For

Windows, NXB Đồng Nai

2. Cao Bá Thành (2000), Học nhanh Excel

và ứng dụng kế toán, NXB Thanh Niên

3. Bùi Thế Tâm (2004), Giáo trình tin học

văn phòng, NXB Giao thông vận tải

Mã VT SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ

TT060 Mã VT: TT060

Tên vật tư: Thép

Tồn đầu SL: 200 Thành tiền: 340,000

Ngày MãVT TênVT SL Nhap Giá nhập Tiền nhập SL Xuat Giá xuất Tiền Xuất

02/01 TT060 Thép 2,000 1,800 3,600,000 1,914 -

10/01 TT060 Thép 2,500 1,700 4,250,000 1,914 -

15/01 TT060 Thép - 1,000 1,914 1,913,740

18/01 TT060 Thép 3,000 1,900 5,700,000 1,914 -

18/01 TT060 Thép - 1,400 1,914 2,679,237

22/01 TT060 Thép 3,200 2,100 6,720,000 1,914 -

22/01 TT060 Thép - 500 1,914 956,870

28/01 TT060 Thép 1,000 1,700 1,700,000 1,914 -

28/01 TT060 Thép - 1,500 1,914 2,870,611

30/01 TT060 Thép 1,200 2,300 2,760,000 1,914 -

30/01 TT060 Thép - 600 1,914 1,148,244

Page 140: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

140

THỰC TRẠNG COI THI, CHẤM BÀI THI

THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

CN Nguyễn Đình Thắng *

Chất lượng đào tạo là kết quả tổng

hợp của nhiều yếu tố, trong đó vấn đề coi

thi, chấm bài thi là khâu quan trọng góp

phần tạo nên kết quả đó. Thế nhưng việc

coi thi chấm bài thời gian qua còn không

ít vấn đề phải bàn tới.

I. Thực trạng

1.1. Vấn đề coi thi

Thực hiện cuộc vận động "nói

không với tiêu cực trong giảng dạy và thi

cử", trong suốt nhiều năm qua ở trường

cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An,

việc tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp,

học kỳ và thi lại tương đối nghiêm túc,

giảng viên làm việc đều tay, có trách

nhiệm, đảm bảo công bằng, khách quan

nên đã khắc phục được hiện tượng gửi

gắm, đánh dấu bài, quay cóp, sử dụng

phao thi...v.v..từ đó có tác dụng bắt buộc

học sinh, sinh viên phải lo lắng học

tậpthực sự, không trông chờ, ỉ lại. Tìm

tòi sáng tạo trong học tập, tham khảo tài

liệu, cải tiến phương pháp học tập để đạt

kết quả tốt. Thi cử nghiêm túc công bằng

đã đem lại niềm tin cho người học, tránh

được hiện tượng chạy chọt, xin điểm,

mua điểm... Tuy nhiên bên cạnh những

* GV Tổ Lý luận Chính trị

ưu điểm cơ bản đó thì vấn đề coi thi vẫn

còn có nhưng hạn chế sau đây:

Trước hết là do không nắm vững

quy chế nên khi tiến hành xử lý vi phạm

có trường hợp không đúng với quy định.

Ví dụ: sinh viên mang tài liệu vào phòng

thi, cán bộ coi thi lập biên bản là "khiển

trách" và điều này đồng nghĩ với việc

sinh viên đó bị trừ 25% số điểm bài thi.

Ngược lại có sinh viên chỉ mắc lỗi: trao

đổi bài khi còn mấy phút nữa là hết thời

gian làm bài, cán bộ coi thi lập biên bản

với hình thức "đình chỉ" và kết quả là bài

thi đó bị 0 điểm.

Trong quá trình coi thi, có cán bộ

coi thi lại quá dễ, dẫn đến trong phòng

thi ồn áo, tự do trao đổi bài, xem tài liệu,

cả phòng làm được bài, ra về sớm kết

quả cao. Ngược lại có những cán bộ coi

thi quá nghiêm khắc, nói nhiều cùng với

những hành động thái quá (không cần

thiết) làm cho không khí phòng thi căng

thẳng, ảnh hưởng tới tâm lý sinh viên khi

làm bài...v.v..

Có những sai sót được coi là dễ

khắc phục, vậy mà vẫn diễn ra thường

xuyên: 2 cán bộ coi thi ngồi không đúng

vị trí quy định trong phòng thi, hoặc ngồi

Page 141: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

141

một chỗ nói chuyện, làm việc riêng, đi

lại uống nước nhiều lần trong một ca thi,

khi không có thanh tra thậm chí còn túm

tụm nói chuyện ngoài hành lang hoặc

gọi, nghe điện thoại. Giám thị kiểm tra

thẻ sinh viên, ngược lại mình không có

thẻ. Việc đổi người coi thi, đi coi thi

muộn vẫn chưa được khắc phục, nhất là

sai sót và lỗi ở đề thi.

Một số phòng thi, cán bộ coi thi

phát đề thi trắc nghiệm sớm hơn so với

giờ quy định nên phòng thi đó ra về sớm

hơn so với phòng khác. Sự việc này diễn

ra nhiều lần nhưng thanh tra không biết

hoặc biết nhưng không nhắc nhở. Các em

nộp bài về sớm đứng ngoài cửa sổ hoặc

tranh luận từng nhóm ồn ào, ảnh hưởng

đến các phòng thi khác. Cá biệt có sinh

viên lười học không làm được bài, mượn

cớ "đau bụng" xin ra ngoài, lấy tài liệu

đọc, chép nội dung với thời gian tương

đối lâu, nhưng cán bộ coi thi mất cảnh

giác, không kiểm tra giám sát. Sau khi

phát đề thi trắc nghiệm nếu giám thị nhắc

nhở và kiểm tra từng sinh viên ghi mã đề

thì chắc chắn không có hiện tượng quên

ghi mã đề như những kỳ thi vừa qua.

Nhất là thi tốt nghiệp.

Trong các kỳ thi lại, một số giảng

viên còn xem nhẹ, nên coi thi không

nghiêm túc, làm cho các em đã vốn ít

học nay lại càng lười học hơn vì cho rằng

thi lại thì kiểu gì cũng qua, các em không

có động cơ thái độ học tập đúng đắn, coi

thường thầy cô, nhất là những em môn

nào cũng phải học lại thi lại.

1.2. Vấn đề chấm bài thi

Việc chấm bài thi tốt nghiệp, thi

học kỳ, thi lại do được tổ chức chặt chẽ

và quán triệt đầy đủ, có thanh tra, có

giám sát, có kiểm tra nhắc nhở thường

xuyên nên về cơ bản là tốt, chấm chính

xác, đều tay, đảm bảo khách quan, công

bằng. Nhưng gần đây ở các khoa, tổ bộ

môn vẫn mắc phải những sai sót không

cần thiết như: vào nhầm điểm, cộng sót

điểm, kể cả người chấm vòng 1 và chấm

vòng 2 vẫn không chính xác đẫn đến sinh

viên gửi đơn phúc khảo ngày càng nhiều.

Kết quả chấm phúc khảo khác với kết

quả trước đó, nên dễ thiệt thòi cho sinh

viên..v.v...

Để khắc phục những vấn đề còn

tồn tại nêu trên, bản thân tôi xin đề xuất

một số giải pháp cơ bản sau:

II. Những giải pháp cơ bản

1. Ban giám hiệu, phòng đào tạo,

phòng thanh tra phải tiến hành kiểm tra

quán triệt nhắc nhở thường xuyên, đặc

biệt là trước các buổi phân công coi thi.

Còn phí giảng viên và cán bộ làm công

tác coi thi, phải xem coi thi là một nhiệm

vụ thường xuyên bắt buộc, quan trọng.

Thậm chí còn quan trọng hơn, yêu cầu

Page 142: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

142

cao hơn cả việc dạy học hàng ngày, xác

định rõ trách nhiệm và thực hiện nghiêm

túc nội quy, quy chế thi. Nếu cán bộ coi

thi nào vi phạm một lần thì nhắc nhở,

khiển trách. Nếu vi phạm nhiều lần phải

xử lý kỷ luật thật nghiêm túc: không

được coi thi trong vòng 3 - 6 tháng, hạ

kết quả thi đua.

2. Cần phân công cán bộ coi thi

cho đồng đều về lứa tuổi, trình độ kinh

nghiệm, có sự xen kẽ giảng viên, cán bộ

coi thi giữa các khoa, tổ. Đặc biệt các

buổi coi thi ở Hội trường A, do có nhiều

phòng thi nên càng phải cần các giảng

viên, cán bộ nhiều kinh nghiệm, trách

nhiệm cao. Các đợt thi lại phải tổ chức

chặt chẽ, nghiêm túc hơn, cán bộ coi thi

phải nghiêm túc hơn. Đề thi lại, phải vừa

sức không nên quá khó hoặc quá dễ vì đa

số các sinh viên thi lại là những em có

trình độ hạn chế.

3. Tăng cường công tác thanh tra,

giám sát thi. Cần có sự kết hợp giữa Ban

giám hiệu, phòng Thanh tra, điều động

hết lực lượng hiện có, cần thiết cử thêm

Trưởng, Phó khoa tăng cường cho công

tác giám sát thi, đặc biệt là các lớp học

ngoài trường.

4. Công tác đánh phách cần cải

tiến một cách khoa học hơn. Vì thực tế

cứ đánh dấu phách như nhau ở các khoa,

tổ thì dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa khoa này

với khoa khác. Nếu đánh số phách liên

tục từ 1 - n thì không thể nhầm lẫn được.

5. Phân công giảng viên chấm thi

ở các khoa, tổ theo từng cặp phải khách

quan, đảm bảo trình độ chuyên môn. Cần

quán triệt, nhắc nhở thống nhất một số

nội dung cần thiết trước khi chấm, ví dụ:

về nội dung đáp an, thang điểm, lên kết

quả điểm, thường xuyên theo dõi chấn

chỉnh những sai sót trước khi nộp bài về

cho phòng Đạo tạo.

6. Nên tổ chức chấm thi học kỳ,

thi tốt nghiệp theo hình thức tập trung, có

sự giám sát quản lý của phòng thanh tra,

và Ban giám hiệu. Nếu giáo viên nào vi

phạm nội quy nhiều lần cần nhắc nhở và

có hình thức kỷ luật tùy theo mức độ vi

phạm. Khi có sự sai sót thì cần phối hợp

giữa các bộ phận có liên quan để đảm

bảo quyền lợi cho sinh viên và giữ được

uy tín cho giáo viên, cho Nhà trường.

7. Ra đề, chọn đề thi phải vừa sức

người học, không nên khó quá hoặc dễ

quá. Chúng ta không nên có quan điểm

dễ dàng trong khi thi và trong khi chấm

bài vì "thương học trò". Nếu nhận thức

và làm như vậy là tự đánh mất mình,

chất lượng và uy tín của Nhà trường sẽ đi

xuống. Hậu quả sẽ khôn lường.

Page 143: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

143

TRAO ĐỔI ĐÔI ĐIỀU KINH NGHIỆM QUA HỘI THI

"GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƢỜNG"

KS. Bùi Minh Đức*

Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả

trong giảng dạy và học tập, tháng 4/2012

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

đã tổ chức "Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp

trường". Tham gia dự giờ giảng là lãnh đạo

nhà trường và những giảng viên đã từng

tham dự hội thi giáo viên giỏi các cấp. Nghe

trao đổi của lãnh đạo nhà trường và các giảng

viên sau mỗi giờ giảng tôi đã rút ra đôi điều

kinh nghiệm mạnh dạn trao đổi cùng các

giảng viên.

Về cách chọn bài dự thi nên chọn bài

giảng mà mình tâm đắc, có phông kiến thức

rộng, đã tham gia giảng nhiều lần ở nhiều

lớp, nhiều khóa và đã tự đúc rút được kinh

nghiệm sau mỗi lần giảng. Nội dung của bài

giảng phải đảm bảo tính chính thống. Phân

biệt rõ loại bài giảng lý thuyết, tích hợp hay

thực hành, khi chọn bài nội dung bài đã toát

lên được phương pháp áp dụng để truyền đạt

nội dung cho học sinh.

Một số bài giảng đã áp dụng đan xen,

kết hợp được nhiều phương pháp giảng dạy,

đặc biệt là phương pháp giảng dạy tích cực,

mong muốn phát huy cao nhất, hiệu quả của

phương tiện dạy học hiện đại. Có những bài

giảng của Khoa Tài chính Quản trị đã đưa

* GV khoa Nông - Lâm - Ngư

được những phim ảnh, sơ đồ, bảng biểu để

minh họa, hệ thống có sức hấp dẫn dễ lôi

cuốn người học. Các bài giảng đã chọn nội

dung tương đối phù hợp với lượng thời gian

trong một tiết giảng, nhưng phần nhiều các

bài giảng chưa đảm bảo sự cân đối thời gian

giữa các phần của nội dung.

Về chuẩn bị giáo án : Đây là yếu tố

có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và sự

thành công của giờ giảng. Muốn soạn được

một giáo án có chất lượng phải nắm chắc bố

cục của một giáo án bài giảng lý thuyết, giáo

án bài giảng tích hợp hay giáo án của bài

giảng thực hành. Nắm chắc nội dung kiến

thức của bài học để xác định đúng mục đích,

yêu cầu của bài và xác định đúng kiến thức

trọng tâm. Nhiều giáo án của giáo viên tham

gia hội giảng chưa chú ý đến bố cục, phông

chữ, ghi các số liệu, xác định các yêu cầu về

kiến thức, kỹ năng, thái độ chưa sát với mục

tiêu của bài giảng nên kết cấu, mỹ thuật bài

giảng chưa đẹp, chưa hợp lý và chưa đúng

quy định. Sắp tới nhà trường chắc chắn sẽ tổ

chức tập huấn cho giáo viên về vấn đề này.

Nguồn tư liệu thông tin phong phú

đối với mỗi bài giảng rất cần thiết. Thông tin

thu thập phải mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ

ràng hoặc những thông tin cũ có giá trị lịch

Page 144: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

144

sử. Cần cài đặt thông tin vào bài giảng hợp

lý, suôn chảy thì giá trị sử dụng thông tin mới

mang tính khoa học và hiệu quả.

Cần dự kiến các phương pháp giảng

dạy phù hợp với nội dung kiến thức từng

phần thể hiện trong lúc soạn giáo án. Xác

định rõ phương pháp phải linh hoạt chủ đạo

trong lúc kết hợp các phương pháp để thể

hiện từng phần hay từng phần bài giảng.

Nhiệm vụ người dạy là phải cắt nghĩa

những nội dung giáo trình và có thể tạo ra

một số tình huống chuẩn bị sẵn ngay từ khi

soạn giáo án. Sự trăn trở và những kỳ vọng

đạt chất lượng bài giảng được thể hiện ở nội

dung bài giảng. Kiến thức đưa vào giáo án

không phải chép nguyên giáo trình hay trích

dẫn ôm đồm từ các tài liệu mà cần được chắt

lọc, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học,

tính logic của tri thức. Không nên trình bày

quá dài dòng khi soạn giáo án. Theo đánh giá

của các thành viên hội đồng thì giáo án của

các giáo viên thao giảng đã phản ánh được

các nội dung cơ bản của giáo trình song tính

cập nhật, xác định phương pháp truyền thụ,

việc làm của giáo viên và học sinh mới chỉ là

hình thức, chưa trở thành phương châm hành

động chỉ đạo suốt quá trình giảng bài, nhất là

việc phân bố thời gian còn khập khiễng.

Ai cũng hiểu rằng : Việc sử dụng các

phương pháp phát vấn, tạo tình huống, thảo

luận nhóm để lôi cuốn học sinh vào giờ giảng

nhằm phát huy tính chủ động của học sinh là

rất cần thiết. Hầu hết các giáo viên thao giảng

đều muốn và đã thể hiện vấn đề đó nhằm tôn

vinh những phương pháp dạy học tích cực,

song có những câu hỏi quá dễ, đơn điệu dễ

gây nhàm chán. Các phương pháp cần được

vận dụng uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp

với nội dung, đối tượng, điều kiện và quy mô

lớp học, nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất

trong quá trình dạy học. Rất cần quan tâm

những tính huống đột nhiên có khả năng xuất

hiện, rất hay và sinh động hấp dẫn. Người

học cảm thấy tình huống đó tới một cách tự

nhiên và tự giác nhận thức vấn đề là một biện

pháp độc lập, đồng thời có liên kết tương hỗ

với các biện pháp khác như chuyển tiếp các

phần lôi cuốn báo hiệu lí do của vấn đề cần

giải quyết, việc này cô Đinh Thị Thúy Hằng

khoa Tài chính đã làm thành công trong bài

giảng "Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của

doanh nghiệp".

Với những tình huống đã thiết kế,

giáo viên cần chuẩn bị sẵn phương án xử lý

hiệu quả và sáng tạo. Việc xử lý tình huống

hiệu quả phụ thuộc kỹ năng thiết kế tình

huống, có vấn đề của mỗi giáo viên. Với

những tình huống nảy sinh ngay trong thực tế

khi hoạt động dạy học đang diễn ra. Giáo

viên rất cần sự chuẩn bị ứng phó hiệu quả và

sáng tạo chuyển thành hiệu quả, trong đó chú

ý khai thác tình huống : người học trả lời sai,

hỏi sai hoặc làm lạc hướng chủ đề bài học.

Về việc vấn đáp tái hiện, liên hệ vùng kiến

Page 145: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

145

thức học sinh đã đi qua khi hỏi bài cũ, cũng

như khi giảng bài mới nhằm xâu chuỗi kiến

thức hiện tại các giáo viên đã thực hiện được,

song cần tạo tình huống có vấn đề ngay ở

phần khởi động thì lôi cuốn và hấp dẫn hơn,

khi đó người học đã được kích thích óc tìm

tòi sáng tạo và tự thấy vấn đề cần xử lý trong

bài học.

Cần chú ý khi sử dụng học sinh trả lời

bài cũ, nên nêu câu hỏi thoát ly tài liệu, có

vận dụng kỹ năng thực tiễn để học sinh

không học thuộc lòng một cách máy móc và

các câu trả lời nên có những phương án sai để

giáo viên còn hoàn thiện thì hấp dẫn hơn.

Phương tiện dạy học hiện đại có vai trò rất

quan trọng nhưng nó có thể trở thành "phản

mục đích" nếu giảng viên quá lạm dụng hoặc

không đủ kỹ năng cần thiết. Để phát huy vai

trò của phương tiện dạy học, giảng viên nên

đầu tư thời gian chuẩn bị những hình ảnh,

đoạn video phù hợp để giúp cho bài giảng

thêm sinh động, lôi cuốn. Tác dụng của thiết

bị nghe nhìn chỉ được phát huy khi giảng bài

hay dùng phương pháp vấn đáp, giải thích

nhằm gợi mở nêu dẫn chứng bằng hình ảnh,

mô hình nhằm củng cố khắc sâu kiến thức

cho học sinh. Cần lưu ý nếu lạm dụng hoặc

thiếu sự chọn lọc hình ảnh sẽ gây nhiễu loạn

cho quá trình lĩnh hội kiến thức. Giảng viên

phải biết chắt lọc, cô đọng kiến thức trên các

slide đảm bảo súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn

thể hiện được nội dung cơ bản. Nếu thể hiện

nội dung bài giảng bằng sơ đồ hóa dưới dạng

bảng biểu hoặc củng cố bài giảng bằng mô

hình học cụ làm như bài giảng Thủy nông

của giảng viên Nguyễn Văn Toàn thì hiệu

quả ghi nhớ của học sinh sẽ tốt hơn. Tránh

đưa nhiều chữ vào một slide, nên lựa chọn

phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền phù

hợp cho các slide. Giảng viên cần nắm vững

kỹ thuật sử dụng phần mềm Powerpoint để

chủ động tự tin trong thao tác sử dụng máy

chiếu và tự xử lý những sự cố cần thiết.

Việc giao tiếp trực tiếp giữa những

người dạy và người học trong bài giảng là

yếu tố quyết định trực tiếp sự thành công của

bài giảng. Khi giảng bài, giảng viên phải

trình bày ngôn ngữ nói rõ ràng, mạch lạc,

đảm bảo chuẩn tiếng phổ thông, không sai lỗi

chính tả, phải thể hiện trường độ, cao độ bằng

âm thanh phát ra, chọn vị trí nhấn giọng trong

mỗi câu, tránh âm lượng đều đều khi giảng.

Giọng nói giảng viên phải thể hiện ngọn lửa

nhiệt tình, sự tâm huyết và thái độ tôn trọng

đối với học sinh. Ngôn ngữ viết phải rõ ràng,

khoa học, mang tính thẩm mỹ trong việc

trình bày bảng, không nên viết tắt quá nhiều

vượt ra ngoài quy định.

Một điều không kém phần quang

trọng là những phương tiện phi ngôn từ trong

giảng bài. Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, hành vi,

điệu bộ, cách đi đứng, trang phục phải đặc

biệt chú ý, đó là tấm gương sống trực tiếp

đập vào mắt học sinh. Giảng viên biết biểu lộ

cảm xúc, thái độ nhiệt tình, vui vẻ, phấn khởi

hài lòng, thân thiện tạo được sự thoải mái

giữa giảng viên và học sinh, thể hiện ở khả

Page 146: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

146

năng bao quát lớp, tư thế tác phong trong giờ

giảng thì kết quả bài giảng sẽ tốt hơn rất

nhiều và ngược lại. Hết sức tránh trả lời học

sinh câu hỏi đơn điệu một chiều, khi học sinh

trả lời xong câu hỏi, giảng viên chỉ nói em

ngồi xuống, mời em khác mà không nhận xét

phát biểu của học sinh đó, làm cho học sinh

đó dễ cảm thấy thất vọng và chán nản. Do

vậy việc xử lý các tình huống sư phạm diễn

ra trong giờ giảng như lời trao đổi và thái độ

cử chỉ của giảng viên về câu trả lời của các

em là rất cần thiết và quan trọng không chỉ

với học sinh đã có phát biểu mà còn ảnh

hưởng đối với tâm lý nhận thức và không khí

học tập của toàn lớp.

Tất nhiên một bài giảng có kết quả tốt

ngoài việc tài năng biểu diễn và truyền đạt

kiến thức của giảng viên, học sinh cần có "kỹ

năng nghe giảng". Muốn vậy giảng viên cần

quan tâm đến việc rèn luyện "kỹ năng nghe

giảng" của học sinh trong mỗi bài giảng và

giao nhiệm vụ về nhà sau mỗi tiết giảng.

Giảng viên phải nắm bắt được nguyên nhân

nghe giảng kém hiệu quả của học sinh như

học sinh không nỗ lực nghe, lâu lâu nghe một

chút theo kiểu "phục kích", nghe một phần

hoặc giả vờ nghe, vừa nghe vừa võ đoán, ngộ

nhận vì vậy khi giảng phải chú ý quan sát

những em lơ đễnh trên lớp, có phương pháp

xử lý tình huống sư phạm hợp lí. Đối với

giảng viên để học sinh rèn luyện kỹ năng

nghe giảng, không nên truyền đạt quá nhiều

thông điệp, làm rối nhiễu tâm lý học sinh,

phải tạo môi trường học tập thuận lợi luyện

tập cho học sinh gác tất cả các việc khác lại,

tự kiểm soát được cảm xúc bản thân, nỗ lực

và tập trung nghe giảng, phải chú ý nhiều vào

người giảng và học sinh mạnh dạn hồi đáp

đối với giảng viên. Đó là sự thể hiện tính giáo

dục và nhân cách học sinh trong mỗi bài

giảng.

Qua thời gian dự giảng cùng các

giảng viên, qua sự nhận xét trao đổi đối với

các tiết giảng của lãnh đạo nhà trường và các

bạn đồng nghiệp, cũng như kinh nghiệm bản

thân, tôi mạnh dạn trao đổi đôi điều kinh

nghiệm. Mong sao các ý kiến trao đổi tháo

gỡ được phần nào những băn khoăn, vướng

mắc của những giảng viên đang chuẩn bị

tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

năm 2012 giành kết quả tốt, mà còn có một

chút ý nghĩa thiết thực đối với các thầy cô

giáo tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng

Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An. Sự chia sẻ của

lãnh đạo nhà trường và các giảng viên đã

kinh qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các

cấp, cũng như những ý kiến đóng góp của

các thầy cô giáo mong sao trở thành ngọn lửa

quyết tâm, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để

vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phấn đấu

hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người.

Page 147: KHOA HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT - dhktna.edu.vn

Thông tin khoa học Kinh tế - Kỹ thuật – Số 3/tháng 5/2012

147