KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA...

77
Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT [Type text] CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH (thực hiện năm 2012) Chủ nhiệm đề tài : BS. Tiêu Thị Thu Vân Cơ quan thực hiện : Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM Cơ quan quản lý đề tài : Cục Phòng, chống HIV/AIDS Mã số đề tài (nếu có) : 20 Năm 2012

Transcript of KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA...

Page 1: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ

METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ

HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

(thực hiện năm 2012)

Chủ nhiệm đề tài : BS. Tiêu Thị Thu Vân

Cơ quan thực hiện : Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

Cơ quan quản lý đề tài : Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Mã số đề tài (nếu có) : 20

Năm 2012

Page 2: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ

METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ

HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

(thực hiện năm 2012)

Chủ nhiệm đề tài : BS. CKI.Tiêu Thị Thu Vân

Cơ quan thực hiện đề tài : Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

Cấp quản lý : Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Mã số đề tài (nếu có) : 20

Thời gian thực hiện : từ tháng 01/ 2012 đến tháng 12 /2012

Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 32.998.400 vnd

Trong đó: kinh phí SNKH :32.998.400 vnd

Nguồn khác (nếu có) : 0 triệu đồng

Năm 2012

Page 3: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

BÁO CÁO

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

1. Tên đề tài: Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của

bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại TP.

Hồ Chí Minh (thực hiện năm 2012).

2. Chủ nhiệm đề tài : BS. CKI. Tiêu Thị Thu Vân

3. Cơ quan thực hiện đề tài :Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

4. Cơ quan quản lý đề tài : Cục Phòng, Chống HIV/AIDS

5. Thư ký đề tài : không

6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có): không có

7. Danh sách những người thực hiện chính:

- BS. CKI. Tiêu Thị Thu Vân

- ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngà

- CN. Phạm Thị Thu Thúy

- CN.Hán Đình Hòe

- CN.Vũ Thị Tường Vi

8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): không có

9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012

Page 4: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

MỤC LỤC

1.Đặt vấn đề ............................................................................................. 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 1

1.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 3

2. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 9

3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 9

3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu và đối tượng nghiên cứu .............................. 10

3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 12

3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................... 14

3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu ...................................................... 14

3.6. Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 15

4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 17

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................... 17

4.2. Khả năng chi trả chi phí ............................................................. 23

4.3. Vai trò của gia đình ................................................................... 28

4.4. Nhu cầu của bệnh nhân .............................................................. 34

5. Bàn luận .............................................................................................. 42

6. Kết luận và khuyến nghị .................................................................... 44

7. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 49

8. Phụ lục ................................................................................................ 52

Page 5: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BN : Bệnh nhân

CDTP : Chất dạng thuốc phiện

HIV/AIDS : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

MMT : Liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

thay thế bằng Methadone

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

UBPC AIDS : Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 6: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

(chủ nhiệm đề tài tự đánh giá)

1.Kết quả nổi bật của đề tài.

a) Đóng góp mới của đề tài.

Nghiên cứu cho thấy trên 90% bệnh nhân đang điều trị và người chưa điều

trị MMT đều mong muốn tiếp tục tham gia chương trình có đóng phí thay

vì được miễn phí như hiện nay. 42% bệnh nhân là người đang điều trị

MMT hay người chuẩn bị điều trị đều cho rằng họ có thể đóng góp chi phí

điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày. Mức chi phí trung bình bệnh

nhân có thể trả 20.693 đ/ngày/bệnh nhân.

b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể):

- Tỉ lệ số người tiếp tục tham gia điều trị Methadone có đóng phí thay vì

miễn phí như hiện nay (90%).

- Số tiền trung bình bệnh nhân có khả năng chi trả chi phí điều trị

Methadone: 20.693 vnđ/ngày/bệnh nhân. Trong đó 42% có khả năng

đóng phí từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/người – tỉ lệ cao nhất.

- Xác định được vai trò của gia đình, đặc biệt là cha mẹ bệnh nhân trong

việc hỗ trợ kinh phí, tình cảm. chăm sóc sức khỏe cho con em họ khi

tham gia điều trị Methadone có đóng phí.

- Nghiên cứu xác định được các dịch vụ ưu tiên theo sự lựa chọn của

bệnh nhân khi họ tham gia đóng phí điều trị MMT. Ngoài dịch vụ phát

thuốc định kỳ, đa số bệnh nhân lựa chọn các dịch vụ khám sức khỏe

định kỳ, tư vấn tâm lý – tư vấn tuân thủ điều trị là 2 dịch vụ ưu tiên

hàng đầu, còn lại là các dịch khác.

c) Hiệu quả về đào tạo.

Page 7: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

Nghiên cứu này là cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu ít nhất là cho thành

viên của nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, giúp họ phát huy năng lực

nghiên cứu bản thân và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực

nghiên cứu khoa học. Thứ hai, giúp các nhà nghiên cứu phát huy năng lực

nghiên cứu linh hoạt trong tất cả các mảng nghiên cứu, không chỉ đơn giản

là bồi dưỡng thêm kiến thức về cách thức thực hiện nghiên cứu mà còn

giúp trong việc đưa các nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong thực tiễn

d) Hiệu quả về kinh tế và xã hội.

Kết quả nghiên cứu này không chỉ là nghiên cứu khoa học mang tính lý

luận mà nó sẽ giúp cho ban ngành, cán bộ xây dựng chiến lược chương

trình xã hội hóa Methadone tại TP.HCM có kế hoạch triển khai chương

trình phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói

riêng và quan trọng hơn cả là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của bệnh

nhân khi họ tham gia đóng phí điều trị Methadone.

Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

Kết quả nghiên cứu là bằng chứng khoa học trong việc chỉ ra khả năng chi

trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân đang điều trị và những người

có nhu cầu nhưng chưa được điều trị khi tham gia vào chương trình xã hội

hóa MMT tại TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu giúp cho các ban ngành liên quan, những cán bộ quản

lý điều phối chương trình có những kế hoạch triển khai chương trình xã hội

hóa phù hợp với tình hình thực tế tại TP.HCM từ nay đến năm 2015, cũng

như đáp ứng được nhu cầu và khả năng của bệnh nhân khi tham gia điều trị

Methadone có đóng phí.

Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã

được phê duyệt.

Page 8: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

a) Tiến độ:

- Đúng tiến độ

- Rút ngắn thời gian nghiên cứu

- Tổng số thời gian rút ngắn … tháng

- Kéo dài thời gian nghiên cứu x

- Tổng số tháng kéo dài 02 tháng

- Lý do phải kéo dài: ngân sách về chậm (10/2012), thời gian thu

thập mẫu kéo dài 3 tháng thay vì 1 tháng.

b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra x

Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh

Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra

Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)

c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.

Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương x

Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương

Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa

đạt

Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả các sản phẩm đều chưa

đạt chất lượng.

Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng

Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ)

d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí.

- Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 32.998.400 đồng

- Trong đó: kinh phí SNKH :32.998.400 đồng

Page 9: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

- Nguồn khác (nếu có) : 0 đồng

- Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán : 32.998.400 đồng

- Chưa thanh quyết toán xong : 0 đồng

- Kinh phí tồn đọng : 0 đồng

Các ý kiến đề xuất.

Không có ý kiến.

Page 10: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

[Type text]

Page 11: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

1

Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài

cấp cơ sở

1. Đặt vấn đề:

1.1. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.

Ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại, nó đã hủy hoại sức

khỏe, trí tuệ của con người, không những gây ra vi phạm pháp luật, đạo

đức, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Vấn đề nghiện

và tái nghiện luôn là nỗi ám ảnh không chỉ của cá nhân người sử dụng ma

túy mà còn là của cả gia đình và xã hội. Về khoa học, nghiện được xem

như là bệnh mãn tính của não bộ nên người nghiện được xem như là bệnh

nhân cần được điều trị lâu dài hoặc suốt đời.

Trên thế giới đã có rất nhiều liệu pháp điều trị khác nhau, trong đó phương

pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone được

đánh giá khá cao về hiệu quả điều trị cho bệnh nhân có tiền sử nghiện ma

túy thuộc nhóm Heroin lâu năm. Ở Việt Nam, Methadone đã được phép

đưa vào điều trị thí điểm tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm

2008 và hiện nay đã mở rộng ra một số tỉnh thành khác trên cả nước. Cho

đến nay đã có 9 tỉnh, thành phố triển khai 30 điểm với 4.883 bệnh nhân

đang được điều trị. Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của chương

trình Methadone từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương

mở rộng Chương trình Methadone ra các tỉnh/thành phố trọng điểm về ma

túy và HIV/AIDS. Dự kiến đến năm 2015 chương trình sẽ được triển khai

trên 30 tỉnh/thành phố trên cả nước, phấn đấu đạt mục tiêu điều trị cho

khoảng 80.000 người nghiện chích ma túy.

Page 12: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

2

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nơi có số người

nghiện ma túy cao, ước tính có khoảng trên 15.000 người sử dụng ma túy1.

Do đó với năm (05) điểm điều trị Methadone như hiện nay gồm Quận 4, 6,

8, Thủ Đức và Bình Thạnh chỉ mới có thể đáp ứng được một phần nhỏ số

người có nhu cầu tham gia điều trị của người sử dụng ma tuý. cơ sở điều trị

Methadone hiện nay chủ yếu do tài trợ, bệnh nhân tham gia chương trình

được điều trị miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, ngân sách

tài trợ cắt giảm một cách nhanh chóng và nhất thiết cần phải tìm kiếm các

mô hình với chi phí hiệu quả và bền vững và chuyển sang cơ chế bền vững

cho Nhà nước.

Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất

dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 –

20152: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khai việc thu

phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả

một phần hoặc toàn bộ lương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách

Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngân sách Nhà nước

1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/3. Dự kiến tới năm 2015,

TP.HCM sẽ có 19 điểm Methadone (7 điểm chính và 12 điểm vệ tinh) với

quy mô đồng bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 4.000 bệnh nhân.

Ngoài việc mở rộng các điểm cung cấp dịch vụ, chương trình Methadone sẽ

tập trung vào hoạt động tư vấn tâm lý xã hội, quan tâm đến các vấn đề về

việc làm, y tế cho bệnh nhân để phát huy hết khả tác dụng và hiệu quả

chương trình. Tuy nhiên, các điểm cung cấp sẽ đảm bảo chất lượng và quy

trình chuẩn của Bộ Y tế.

Để thực hiện tốt kế hoạch xã hội hóa chương trình Methadone trong thời

gian tới, kết quả nghiên cứu của đề tài là bằng chứng khoa học về khả năng

1 UBPC AIDS TP.HCM, 2011, Kế hoạch hoat động chương trình phòng chống AIDS giai đoạn 2012 – 2015. 2 UBND TP.HCM, số 2229/KH – UBND, TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5 năm 2012:

Page 13: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

3

chi trả chi phí điều trị, nhu cầu gói dịch vụ của bệnh nhân Methadone khi

họ tham gia chương trình xã hội hóa Methadone. Đó là lý do nhóm nghiên

cứu thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone

của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại

TP.HCM”.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu

1. Mức độ chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân tham gia điều trị

Methadone là như thế nào?

2. Gia đình đóng vai trò như thế nào trong viêc hỗ trợ bệnh nhân chi trả

chi phí điều trị?

3. Bệnh nhân mong đợi được nhận gói dịch vụ gì trong quá trình tham

gia điều trị Methadone?

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu tổng quát:

Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn

bị tham gia mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại TP.HCM

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định khả năng chi trả phí tham gia điều trị của bệnh nhân

Methadone

- Xác định vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ bệnh nhân tham gia

chi trả chi phí điều trị Methadone

- Xác định nhu cầu của bệnh nhân về gói dịch vụ ưu tiên khi tham gia

mô hình xã hội hóa Methadone.

Page 14: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

4

2. Tổng quan đề tài:

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.

Sử dụng chất dạng thuốc phiện (Heroin) được xem như là một vấn đề

nghiêm trọng trên toàn cầu. Trên thế giới, hiện có khoảng 16 triệu người

tiêm chích ma túy trong đó 3 triệu người có HIV3.

Quy mô chương trình

Bên cạnh những biện pháp dự phòng, chương trình giảm hại, hiện có 70

quốc gia triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

thay thế bằng Methadone với gần 800.000 bệnh nhân được điều trị (trong

đó có khoảng 580.000 bệnh nhân tại Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân

Châu Á):

- Mỹ: Bắt đầu áp dụng rộng rãi vào 1964, trở thành quốc sách từ 1985.

1/4 trong tổng số 600.000 nghiện ma túy tại Mỹ đang được điều trị

bằng Methadone.

- Pháp: Đầu năm 1994, mới có 52 cơ sở điều trị, nhưng do số lượng

người nhiễm HIV vì tiêm chích ma túy ngày càng tăng nhanh và không

có giải pháp nào hữu hiệu bằng Methadone nên Bộ Y tế nước này đã

kiến nghị thành lập 5.000 cơ sở điều trị cho cả nước và số lượng người

điều trị lên tới 30.000.

- Châu Âu: Đa số các nước đều chấp thuận phương pháp này. LPM

chiếm ưu thế tuyệt đối ở Hà Lan. Thống kê năm 1994 cho thấy, tại

Thụy Sĩ có 3.000 cơ sở điều trị Methadone và ở Đức có 4.000 cơ sở.

- Hồng Kông là nước đầu tiên trong khu vực Tây Thái Bình Dương đưa

mô hình điều trị nghiện Heroin bằng Methadone (1972) và chương

trình đã đạt hiệu quả cao trong việc giảm tỉ lệ người nghiện chích ma

túy trong xã hội. Ngoài ra, Australia cũng đưa chương trình điều trị

nghiện bằng Methadone lên thành quốc sách từ năm 1993 cho thấy tầm

3 http://www.who.int/hiv/topics/idu/about/en/index.html (11/2012)

Page 15: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

5

quan trọng của chương trình. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu thử

nghiệm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

Methadone và đã nhân rộng mô hình này vào năm 2006. Đến cuối

2009, có 112.000 người được điều trị Methadone tích cực tại 680 trạm

y tế.

Hiệu quả chương trình

Theo nghiên cứu của tổ chức UNODC về hiệu quả của chương trình

Methadone4, tác giả Emran Mohammad Razzaghi cho thấy Methadone

giúp bệnh nhân giảm lạm dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm

hành vi tội phạm và hành vi bạo lực, đồng thời giúp bệnh nhân chi tiêu

một cách hợp lý hơn thay vì trước đây phần lớn tiền của được đổ vào mua

ma túy, tính trung bình bệnh nhân tiết kiệm được 100 usd/tháng. Kết quả

nghiên cứu cho thấy 59% bệnh nhân còn điều trị duy trì và tuân thủ điều

trị sau 3 tháng tham gia chương trình Methadone. Đối với những bệnh

nhân đang điều trị với 75mg/ngày có tỉ lệ duy trì điều trị sau 3 tháng là

75% cao hơn so với bệnh nhân đang điều trị với độ dung nạp là

40mg/ngày (40% duy trì điều trị sau 3 tháng). 60% duy trì điều trị sau 6

tháng tham gia chương trình điều trị Methadone. Nghiên cứu cũng chỉ ra

hiệu quả chi phí chương trình mang lại cho bệnh nhân là họ chỉ phải trả 15

usd/tháng cho việc điều trị Methadone thay vì sử dụng ma túy sẽ mất gấp

gần 10 lần số tiền này5.

Nghiên cứu của Trường đại học Bristol, Cambridge và Edinburgh cho

thấy: điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone

làm giảm tần số sử dụng ma túy và giảm nguy cơ tử vong 13% mỗi năm.

Tuy nhiên nghiện Heroin là bệnh mãn tính, do đó cần phải điều trị lâu dài.

4 Emran Mohammad Razzaghi MD, he United Nations Office on Drugs and Crime, January 2005, Effectiveness of methadone maintenance program in reducing illicit drug use and HIV related high-risk behavior: A multi-center study.

Page 16: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

6

Theo nghiên cứu về Đánh giá hiệu quả điều trị Methadone ở Ireland

(4/2010) của Tiến sĩ Catherine Comiskey và Maynooth, Ủy ban Cố vấn

Quốc gia về Thuốc (NACD) cho thấy: sau một năm điều trị đã giảm số

người tiêm chích ma túy và tần suất tiêm chích ma túy, các hành vi nguy

cơ có liên quan đến tiêm chích là thấp hơn và triệu chứng sức khỏe thể

chất và tinh thần cao hơn6.

Bên cạnh các nghiên cứu hiệu quả điều trị lâm sàng, chương trình điều trị

nghiện bằng Methadone cho thấy hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Nghiên

cứu của Rufener, 1997 cũng đưa ra kết luận: chi phí xã hội cho hoạt động

phòng chống tội phạm ma túy và hoạt động liên quan cao gấp 4 lần chi phí

cho hoạt động duy trì điều trị Methadone7. Chúng bao gồm chi phí y tế,

chi phí thực thi pháp luật, chi phí hệ thống tư pháp, chi phí phòng chống

tội phạm ma túy, phòng chống lạm dụng ma túy, chi phí thất nghiệp và cả

chi phí cho những ca tử vong liên quan đến sử dụng ma túy.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc

Methadone đã được triển khai thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh

từ đầu năm 2008. Đây là hai thành phố có quần thể người nghiện chích ma

túy lớn nhất cả nước. chương trình được triển khai nhằm mục đích góp

phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm

những người nghiện các CDTP và từ nhóm người nghiện các CDTP sang

các quần thể khác, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái

hoà nhập cộng đồng.

5FHI Việt Nam, 2009, Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh 6 http://www.nacd.ie/news/launch_event26042007.html

7http://international.drugabuse.gov/educational-opportunities/certificate-programs/methadone-research-web-guide/part-b/question-15-are-t

Page 17: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

7

Hiệu quả chương trình

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương Việt Nam,

thuốc Methadone có những ưu điểm sau: Làm giảm hành vi sử dụng các

chất dạng thuốc phiện khác (từ 100% xuống 18% sau 6 tháng và 9% sau 2

năm điều trị; Giảm tỉ lệ tiêm chích: từ 35% xuống 3.2%; giảm các hành vi

nguy cơ như: phạm pháp trong gia đình, phạm pháp ngoài xã hội; và đặc

biệt làm giảm rất nhiều về số tiền chi cho mua ma túy bất hợp pháp, liều

Methadone trung bình phù hợp với cơ địa người Việt Nam: 20 –

60mg/ngày8

Theo nghiên cứu của Cục Phòng, Chống HIV/AIDS (2009) cho thấy sau

một thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân tốt lên, cân nặng tăng lên và

chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt9.

Nghiên cứu mới nhất10 của Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại

Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra rằng: Với phương án tổ chức hợp lý, chi phí

trên ngày/người của chương trình Methadone có thể đạt đến mức chỉ còn

12.500 đồng (0.76 USD) tại các điểm Methadone có quy mô điều trị 400

bệnh nhân.

Kế hoạch xã hội hóa chương trình Methadone

Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất

dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 –

2015: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khai việc thu

phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả

một phần hoặc toàn bộ lương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách

Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngân sách Nhà nước

8 Trần Viết Nghị, (2003) “Áp dụng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Viện Sức khỏe Tâm thần”, 9 Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, (tháng 4/2011) “Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh”: 10 Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra rằng “Nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và TP.HCM

Page 18: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

8

1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/311. Dự kiến tới năm 2015,

TP.HCM sẽ có 19 điểm Methadone (7 điểm chính và 12 điểm vệ tinh) với

quy mô đồng bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 4.000 bệnh nhân.

Việc thu phí bệnh nhân được thực hiện dựa trên nguyên tắc thu đủ bù chi12.

Tuy nhiên để đảm bảo chương trình được khả thi cần có lộ trình, cụ

thể:Trong hai năm đầu tiên (2013 – 2014) nguồn ngân sách thành phố và

các nguồn tài trợ sẽ đảm bảo việc chi trả lương, các khoản phụ cấp cho cán

bộ viên chức và tiền thuốc cho bệnh nhân. Các khoản chi phí hoạt động

thường xuyên như: phí vận hành, phí hỗ trợ điều trị, phí hỗ trợ kỹ thuật,

huấn luyện bổ sung và nâng cao cho nhân viên… được sử dụng từ nguồn

thu phí bệnh nhân với mức thu phí tối đa là 10.000đ/bệnh nhân/cơ sở điều

trị chính và 8.000đ/bệnh nhân/điểm phát thuốc. Năm 2015 khi các nguồn

tài trợ nước ngoài bị cắt giảm, nguồn ngân sách thành phố vẫn tiếp tục hỗ

trợ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản chi phí hoạt động thường

xuyên và tiền thuốc được sử dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân, dự kiến

mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh

nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày (các khoản thu này đã

tính giảm trừ (miễn phí) khoản thu trên bệnh nhân nghèo, ước tính tỉ lệ

bệnh nhân nghèo được miễn giảm là 20, và bệnh nhân gián đoạn liều trong

quá trình điều trị là 5%).

Trong quá trình tổng quan tài liệu, so sánh giữa các nghiên cứu đã thực

hiện trước, tác giả nhận thấy: điểm chung của các nghiên cứu trên là tập

trung tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả chương trình

Methadone hiện nay. Do đó, ngoài việc kế thừa, rút ra bài học kinh nghiệm

từ các nghiên cứu trước cả về phương pháp và nội dung nghiên cứu. Đề tài

đưa ra những điểm mới, điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đó

11 UBND TP.HCM, số 2229/KH – UBND, TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5 năm 2012:

Page 19: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

9

như: mô tả vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ con em họ tham gia điều

trị MMT, khả năng chi trả chi phí điều trị và nhu cầu dịch vụ ưu tiên của

bệnh nhân Methadone khi tham gia vào mô hình xã hội hóa MMT tại

TP.HCM trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

3.1.Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu đánh giá này sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô

tả. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên

cứu định tính. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân

bệnh nhân đang điều trị tại 5 phòng khám MMT tại TP.HCM: Phòng khám

Methadone quận 4, 6, 8, Bình Thạnh và quận Thủ Đức. Phương pháp định

tính sẽ thực hiện phỏng vấn sâu đối với gia đình bệnh nhân đang/chuẩn bị

điều trị Methadone.

3.2.Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu.

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên 3 đối tượng chính đó là:

a) Bệnh nhân đang điều trị Methadone

b) Những người chưa điều trị (những người đã đăng ký điều trị

Methadone nhưng hiện tại vẫn chưa được điều trị, hay nói khác đi là

những người nằm trong danh sách đã được xét duyệt nhưng chưa

điều trị, tính đến thời điểm thu thập thông tin ( tháng 6 – 9/2012).

c) Gia đình/thân nhân của bệnh nhân đang điều trị/có nhu cầu điều trị

Methadone tại TP.HCM

3.2.2. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu định lượng.

12 Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015.

Page 20: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

10

Tính đến tháng 02/2012, tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone tại

TP.HCM là 1,200 người.

Dựa theo Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

Z21 – α/2: phân phối chuẩn

α=0,05 (Z=1,96)

P: giá trị mong muốn của tỉ lệ (cụ thể theo kế hoạch, khoảng 80% bệnh

nhân Methadone sẽ phải chi trả một phần chi phí điều trị).*

: Độ chính xác.

n=1,96 x 1,96 x 0,8 (1 – 0,8) = 245,8 mẫu (lấy tròn là 300 mẫu)

0.052

Với tổng số mẫu thu thập là 300 mẫu, do đó đối chiếu với số bệnh nhân

thực tế tại 5 quận tại Tp.HCM tính đến tháng 02/2012.

Tổng số người được mời tham gia nghiên cứu là 300 người, theo kế hoạch

ban đầu 50% số mẫu được chọn là bệnh nhân đang điều trị Methadone và

50% còn lại là những người có nhu cầu điều trị nhưng đang trong danh

sách chờ được đưa vào điều trị tại 5 Phòng khám Methadone của Quận 4,

6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức.

Thời gian thu thập mẫu nghiên

cứu diễn ra từ tháng 6 đến tháng

9/2012, tuy nhiên số mẫu mong

muốn lấy như kế hoạch ban đầu

không thực hiện được vì: 4/5

quận đã có đủ số lượng bệnh

nhân đang điều trị duy trì theo

2

2/12 )1(Z

d

PxPn

Page 21: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

11

quy định của chương trình là 300 bệnh nhân trên một phòng khám do đó

chỉ lấy được số bệnh nhân chưa điều trị tại phòng khám của quận Thủ Đức

vì đây là Phòng khám mới đi vào hoạt động, tuy nhiên trong 3 tháng chờ

đợi từng đợt xét duyệt bệnh nhân, số lượng mẫu mới chỉ lấy được 27 người.

Cỡ mẫu cho phương pháp nghiên cứu định tính

- Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 15 gia đình đại diện cho

bệnh nhân đang điều trị và người chuẩn bị điều trị MMT tại 5 phòng khám

của 5 quận tại TP.HCM. Mục đích để nhằm làm rõ thêm các thông tin của

bản hỏi định lượng về khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone khi

thành viên gia đình tham gia điều trị theo mô hình xã hội hóa. Tuy nhiên

qua quá trình gỡ băng phỏng vấn, nhóm nghiên cứu nhận thấy các thông

tin thu được từ phỏng vấn sâu giữa các gia đình bão hòa nhau, không có sự

khác biệt là mấy. Do đó, nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng mẫu phỏng vấn

được cho là có sự khác biệt nhau về thông tin liên quan đến chủ đề nghiên

cứu.

3.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:

- Đối với số bệnh nhân đang điều trị tại phòng khám: Kỹ thuật chọn

mẫu ngẫu nhiên đơn giản sẽ được sử dụng để chọn ra số mẫu cần thiến cho

nghiên cứu.Dựa vào danh sách bệnh nhân có sẵn của phòng khám và điều

trị Methadone của 5 quận, sau đó chọn ngẫu nhiên từ 1 đến 150.

- Đối với số người có nhu cầu nhưng chưa được điều trị: Dựa vào

danh sách những người đăng ký điều trị Methadone (danh sách chờ), sau

đó lấy mẫu toàn bộ vì số người trong danh sách chờ quá ít, do đó không

cần phải chọn mẫu.

- Đối với 15 mẫu phỏng vấn sâu gia đình/thân nhân của bệnh nhân

đang điều trị và người chưa điều trị Methadone. Sử dụng kỹ thuật chọn

mẫu thuận tiện.

3.2.4. Tiêu chí chọn mẫu:

Page 22: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

12

Tiêu chuẩn đưa vào

- Bệnh nhân đang điều trị Methadone tại TP.HCM

- Người nghiện heroin đang có nhu cầu điều trị/người đã đăng ký

trong danh sách chờ tham gia điều trị Methadone tại TP.HCM.

- Đồng ý và ký xác nhận tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người không có tên trong danh sách đăng ký chờ điều trị Methadone

tại 5 phòng khám của TP.Hồ Chí Minh.

3.3. Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu.

- Đặc điểm thông tin nhân khẩu học: giới; năm sinh; trình độ học vấn;

tình trạng hôn nhân; việc làm; thu nhập; điều kiện kinh tế gia đình…

- Tham gia chương trình và khả năng chi trả chi phí điều trị MMT: mức

độ hài lòng với chương trình hiện tại; tình trạng tham gia điều trị; lý

do tiếp tục/không tham gia điều trị; khả năng chi trả phí điều trị; thời

gian trả phí điều trị.

- Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ con em họ khi tham gia điều trị

Methadone

- Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia đóng phí điều trị Methadone: hình

thức trả phí điều trị; lựa chọn dịch vụ ưu tiên; thái độ nhân viên, chất

lượng dịch vụ…

3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Phương pháp định lượng: đối với các chỉ tiêu nghiên cứu về đặc

điểm nhân khẩu học; mức độ tham gia vàkhả năng chi trả chi phí điều trị

MMT; nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa MMT.

- Cách thu thập: dựa trên danh sách bệnh nhân được chọn tham gia

Page 23: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

13

nghiên cứu, các điều tra viên tiếp cận với bệnh nhân được chọn tại

các phòng khám, thông tin về nghiên cứu và mời họ tham gia vào

nghiên cứu.Sau khi bệnh nhân đồng ý, tiến hành phỏng vấn. Khi đối

tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra viên ghi nhận và

báo ngay cho người phụ trách nghiên cứu biết và tìm người thay thế

người không tham gia.

- Thời gian thực hiện: sau khi bệnh nhân đã hoàn tất việc khám, tư

vấn và uống thuốc đối với bệnh nhân đang điều trị. Đối với người

chưa điều trị, thực hiện phỏng vấn ngay sau khi họ có mặt tại phòng

khám theo thư mời của tư vấn viên MMT để tham gia nghiên cứu.

- Địa điểm phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn ngay tại phòng của cơ sở

điều trị, nơi phỏng vấn bệnh nhân đảm bảo không gian thoải mái, và

đủ riêng tư cho người tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi.

Phương pháp định tính: đối với chỉ tiêu về vai trò của gia đình trong

việc hỗ trợ con em họ khi tham gia mô hình xã hội hóa Methadone.

- Cách thu thập: dựa vào danh sách các bệnh nhân đang điều trị MMT

của 5 quận, nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 15 gia đình và mời họ

tham gia nghiên cứu. Khi họ đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra

viên sẽ hẹn thời gian và địa điểm để có thể gặp được đại diện gia

đình bệnh nhân để thực hiện phỏng vấn sâu.

- Thời gian và địa điểm phỏng vấn chủ yếu do gia đình bệnh nhân tự

quyết định, đa phần là thực hiện tại gia đình họ, và tại phòng khám

MMT của quận.

3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể.

Đối với nghiên cứu định lượng: bộ câu hỏi cấu trúc đã được soạn sẵn

dùng để phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là người chuẩn bị

điều trị và bệnh nhân đang điều trị Methadone tại 5 phòng khám của 5

quận tại TP.HCM. (xem phụ lục 2.1)

Page 24: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

14

Đối với nghiên cứu định tính: sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc để

phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là gia đình của bệnh nhân để

tìm hiểu sâu thêm về sự hỗ trợ của gia đình, nhằm làm rõ các thông tin

mà bảng hỏi định lượng không thể thu thập hết được: chủ yếu tập trung

làm rõ vai trò của gia đình (cha mẹ) trong việc hỗ trợ thành viên/con

em họ khi tham gia vào điều trị Methadone có đóng phí. (xem phụ lục

2.2)

3.4. Phương pháp xử lý số liệu.

Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để xử lý những thông tin từ bảng hỏi định

lượng và thưc hiện gỡ băng theo chủ đề trên phần mềm Word 2007 đối với

những thông tin thu thập được qua những cuộc phỏng vấn sâu.

3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu

Quản lý số liệu

Nhóm nghiên cứu là người trực tiếp đi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu,

kiểm tra, làm sạch và nhập dữ liệu từ bảng hỏi sang phần mềm nhập liệu

SPSS 17.0 và gỡ băng phỏng vấn sâu sang phần mềm Word 2007.

Các biên bản phỏng vấn, dữ liệu thu thập từ các bảng hỏi sẽ được lưu giữ

tại UBPC AIDS TP.HCM, do nhóm nghiên cứu quản lý trực tiếp.

Phân tích số liệu

Nghiên cứu tiến hành phân tích mô tả các biến số bao gồm các tính toán tỉ

lệ phần trăm, trung bình, bên cạnh đó sử dụng Chi – square Test,

Correlations khi kiểm định sự khác nhau và xem xét mối tương quan giữa

các yếu tố: học vấn, việc làm, thu nhập, điều kiện kinh tế gia đình với yếu

tố tham gia chương trình, khả năng chi trả, lựa chọn dịch vụ ưu tiên,…

Page 25: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

15

3.6. Đạo đức trong nghiên cứu

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên là nhóm

thực hiện nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu (đối tượng nghiên

cứu). Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức

của Cục Phòng, Chống HIV/AIDS.

Ngay sau khi đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt thông qua,

nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện cũng như báo

cáo tính bảo mật thông tin của người tham gia nghiên cứu.

Thoả thuận tham gia

Thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu được

thỏa thuận bằng văn bản. Đối tượng nghiên cứu đọc/được đọc bản thỏa

thuận đồng ý tham gia nghiên cứu, khi đồng ý đã ký vào bản thỏa thuận

thao gia nghiên cứu tự nguyện bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan. Các

đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, không cần ký tên vào bản

thỏa thuận và không tham gia vào nghiên cứu. Trong trường hợp người

tham gia nghiên cứu không biết đọc, sẽ có bên thứ ba là tư vấn viên của

chương trình MMT đứng ra làm chứng về việc ký thỏa thuận tham gia

nghiên cứu.

Nguy cơ

Không có nguy cơ cho người tham gia nghiên cứu. Các thông tin điều tra

hoàn toàn vô danh. Các thành viên của nhóm nghiên cứu ký cam kết không

tiết lộ thông tin thu thập trong quá trình thực hiện nghiên cứu (tất cả các

thông tin cá nhân người tham gia nghiên cứu và các thông tin liên quan).

Thông tin thu thập được đã chỉ sử dụng cho nghiên cứu, không phục vụ các

mục đích khác ngoài nghiên cứu này.

Page 26: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

16

Lợi ích

Đối tượng tham gia nghiên cứu không nhận được những lợi ích trước mắt

nào, nhưng những ý kiến đóng góp của họ được ghi nhận để cải thiện chất

lượng chương trình ngày một tốt hơn.

Bảo mật

Quy trình thực hiện thu thập thông tin đã được tiến hành một cách bảo mật

tuyết đối. Địa điểm thực hiện nghiên cứu đảm bảo tính thoải mái, riêng tư

cho người cung cấp thông tin. Mọi thông tin liên quan đến nghiên cứu được

lưu trữ an toàn trong tủ đựng hồ sơ có khóa của Phòng nghiên cứu của

nhóm nghiên cứu tại Ủy ban phòng chống AIDS. Sau một ngày thu thập

thông tin, mọi phiếu thu thập được nộp lại cho nhóm nghiên cứu lưu trữ

đúng quy trình bảo mật thông tin.

Các phiếu thu thập thông tin của từng đối tượng trên từng địa điểm nghiên

cứu đều được đánh mã số để bảo mật thông tin.

Bồi dưỡng

Người tham gia nghiên cứu nhận được khoản bồi dưỡng phù hợp với thời

gian và công sức của họ khi tham gia vào nghiên cứu. Số tiền bồi dưỡng đã

được nêu rõ trong Phiếu thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu.

Page 27: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

17

4. Kết quả nghiên cứu:

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm nhân khẩu

học

Tổng số người tham gia

nghiên cứu là 300, trong đó

90.7% là nam giới, chỉ có

một phần nhỏ là nữ giới.

50% không theo một tôn

giáo nào, 35,7% theo tôn

giáo Phật giáo, 12% theo

Thiên chúa giáo và 2,3%

theo đạo Tin Lành. Về

thành phần dân tộc, 95% là

người kinh và còn lại là

người gốc Hoa. Tuổi trung

bình của người tham gia

nghiên cứu là 33 tuổi

(Mean=1979), tuổi thấp

nhất là 22 tuổi, cao nhất là

61 tuổi.

4,7% bệnh nhân có trình độ

từ trung cấp trở lên, 40%

trình độ cấp III, 42,3%

trình độ cấp II, 11,7% trình

độ cấp I và 1,3% bệnh nhân chưa từng đi học

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học

Thông tin chung N % Tổng mẫu

Giới tính N=300

Nam 272 90,7

Nữ 28 9,3

Năm sinh N=300

1950 - 1959 1 0,3 Mean: 1979

Min: 1952

Max: 1990

1960 - 1969 12 4,0

1970 - 1979 100 33,3

1980 - 1989 185 61,7

1990 - 1999 2 0,7

Trình độ học vấn N=300

Không đi học 4 1,3

Cấp I 35 11,7

Cấp II 127 42,3

Cấp III 120 40,0

Trung

cấp/CĐ/ĐH/SĐH

14 4,7

Tình trạng hôn nhân N = 300

Chưa kết hôn 159 53,0

Đã kết hôn 119 39,7

Ly thân 5 1,7

Ly dị 14 4,7

Góa 3 1,0

Page 28: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

18

Về tình trạng hôn nhân: bệnh nhân chưa từng kết hôn (kết hôn được hiểu đã

đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận, không tính trường hợp sống

chung với nhau như vợ chồng), 39,7% đã kết hôn, còn lại đã ly thân, ly dị

hoặc góa vợ/chồng.

Tình trạng việc làm

38% bệnh nhân có việc làm

toàn thời gian hoặc bán thời

gian, 35,7% bệnh nhân làm

việc cho gia đình như: phụ

giúp công việc kinh doanh

hoặc làm nghề truyền thống

của gia đình,.. 3% hiện đang

học văn hóa, học nghề. Tuy

nhiên, vẫn còn 23,3% hiện

nay đang thất nghiệp, có

người đang tìm kiếm việc làm,

cũng có người không.

Bảng 2. Tình trạng việc làm hiện nay

của bệnh nhân Methadone.

Thu nhập trung bình/tháng

84,7% có thu nhập từ công việc làm công ăn lương và từ các nguồn hỗ trợ

ngoài lương, còn lại 15,3% (46/300) bệnh nhân hoàn toàn không có thu

nhập nào trong tháng.

Thu nhập trung bình của bệnh nhân ở khoảng gần 3,2 triệu đồng/tháng

(Mean = 3.186), thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 20.000.000 vnd/tháng.

Tổng thu nhập được tính là tổng số tiền bệnh nhân có được từ lương và các

hỗ trợ khác từ gia đình, anh em hay bạn bè,…Có người được nhận cả hai

nguồn, có người chỉ có một nguồn hoặc từ thu nhập chính là lương hoặc từ

Page 29: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

19

hỗ trợ mà có.

Trong số 53/300 người có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng, ngoài những

người có cả hai nguồn từ lương và từ nguồn ngoài lương, 14% tổng thu

nhập ngoài lương và 9,3% tổng thu nhập từ lương.

Trong số 168/300 bệnh nhân có thu nhập từ 2 triệu đến 5,9 triệu đồng, 48%

có tổng thu nhập từ lương và 12% tổng thu nhập từ nguồn hỗ trợ ngoài

lương.

Trong số 33/300 người có mức thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên, chỉ có 7,7%

tổng thu nhập thu nhập từ lương và 2,3% tổng thu nhập từ nguồn hỗ trợ

ngoài lương.

Bảng 3. Tình hình về thu nhập/tháng của bệnh nhân Methadone

Page 30: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

20

Hoàn cảnh gia đình

295/300 người tham gia trả lời

câu hỏi về hoàn cảnh sống của

bản thân, 78,3% hiện đang

sống cùng gia đình: bao gồm

cha mẹ, vợ chồng và con cái,

và cả các anh chị em ruột nếu

có, 18,7% hiện đang sống

cùng vợ/chồng hoặc bạn tình

của họ.

Điều kiện kinh tế gia đình

78,7% bệnh nhân trả lời theo

cách suy nghĩ của bản thân họ,

điều kiện kinh tế gia đình họ

thuộc dạng trung bình so với

mức sống của TP.HCM. 12% cho rằng gia đình họ đang gặp khó khăn về

mặt tài chính và 3% (9/300 người) cho rằng điều kiện kinh tế gia đình họ

đang thực sự rất khó khăn, chỉ có một số rất ít 6,3% có điều kiện kinh tế gia

đình thuộc diện khá giả.

Chi phí mua ma túy/ngày trước khi tham gia chương trình MMT

Đa số người nghiện ma túy đều phải bỏ ra từ 50.000 vnd – 200.000

vnd/ngày để mua ma túy (51%), đây là số tiền thấp nhất mà người nghiện

phải bỏ ra hàng ngày để phục vụ cơn nghiền thuốc của họ. Tiếp theo 31,3%

người nghiện chi ra từ 210.000 vnd – 400.000 vnd/ngày để mua ma túy,

10% phải chi từ 410.000 vnd – 600.000 vnd/ngày mua ma túy, gần 8% có

mức chi từ trên 600.000 vnd trở lên .

Bảng 4. Hoàn cảnh gia đình và điều kiện

kinh tế gia đình.

Thông tin chung N % Tổng

mẫu

Hoàn cảnh sống N = 295

Sống 1 mình 1 0,3

Sống với

vợ/chồng/bạn tình

56 18,7

Sống với gia đình

(cha mẹ, anh/chị/em,

vợ chồng, con cái)

235 78,3

Khác 3 1%

Điều kiện kinh tế gia đình N = 300

Khá giả 19 6,3

Trung bình 236 78,7

Khó khăn 36 12,0

Rất khó khăn 9 3,0

Page 31: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

21

Bảng 5. chi phí mua ma túy/ngày

Như vậy tính trung bình mỗi một người nghiện sẽ phải bỏ ra khoảng

307.966 vnd/ngày để mua ma túy (Mean = 307.966; Min = 50.000; Max =

150.000).

Thời gian điều trị và mức độ hài lòng về chương trình

Trong số 267 bệnh nhân đang điều trị Methadone, có khoảng 10,3% cho

biết trong gia đình họ, ngoài bản thân họ, còn có anh/chị em ruột cũng đang

tham gia chương trình MMT.

Page 32: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

22

Về thời gian điều trị, trong

tổng số 267 bệnh nhân, có

16,9% có thời gian điều trị

từ 13 đến 24 tháng, còn lại

đa số tham gia điều trị trên

24 tháng trở lên (62,2%).

69,3% bệnh nhân đang điều

trị MMT tại TP.HCM hài

lòng với chất lượng chương

trình mà họ nhận được,

13,3% trả lời rất hài lòng,

4,7% tương đối hài lòng và

một số còn lại chỉ hơi hài

lòng. Chỉ có duy nhất 1

người không hài lòng với

chất lượng chương trình

MMT mà họ nhận được.

Bệnh nhân này cũng cho

rằng họ rất không hài lòng

về thái độ phục vụ của nhân viên: “không thân thiện, khó chịu”, cụ thể như

“khi em muốn biết về liều (thuốc Methadone) mà em đang dùng, nhân viên

không chịu nói cho em biết”.

Bảng 6. Thời gian điều trị và mức độ hài

lòng về chương trình MMT

Thông tin

chung

N % Tổng mẫu

Thời gian tham gia điều trị N = 267

Dưới 12 tháng 56 21,0

Từ 13 – 24

tháng

45 16,9

Trên 24 tháng 166 62,2

Mức độ hài lòng về chương

trình

N = 267

Không hài

lòng

1 0,3

Hơi hài lòng 4 1,3

Tương đối hài

lòng

14 4,7

Hài lòng 208 69,3

Rất hài lòng 40 13,3

Page 33: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

23

4.2. Khả năng chi trả chi phí của bệnh nhân khi tham gia chương

trình xã hội hóa Methadone

Mức độ tham gia chương trình

Hiệu quả của việc điều trị

MMT trong những năm qua

đã được chứng minh qua

nhiều đề tài ngiên cứu trong

những năm gần đây, việc điều

trị MMT đã giảm một phần

đáng kể số người sử dụng ma

túy đặc biệt là qua đường tiêm

chích, vấn đề sức khỏe, chất

Bảng 7. Mức độ tham gia chương

trình Methadone có đóng phí

lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng được cải thiện rõ rệt. Đó là một số lý

do tiêu biểu khiến chương trình MMT ngày càng được nhân rộng và được

sự đồng tình hưởng ứng của bệnh nhân cũng như gia đình họ.

Ngoài ra, cha mẹ của bệnh nhân cũng khẳng định “Lợi ích đầu tiên mà gia

đình chúng tôi thấy là không còn tốn tiền cho cháu mỗi ngày sử dụng ma

túy, trước đây cháu nó sử dụng 100 -150 nghìn đồng/ngày, giờ nó không

còn sử dụng nữa. .., đặc biệt từ khi nó vào uống thuốc ổn định nó đã kiếm

được việc làm, giờ nó làm thợ điện cho một công ty trên Bình Dương, tuy

hơi xa nhưng cháu nó rất vui, thỉnh thoảng tôi bảo nó nghĩ làm một buổi

nhưng nhất quyết nó không nghỉ, đi làm hàng tháng lương của nó được

4.500.000…” (Biên bản PVS, GĐ Quận 8) Hay: “Methadone có nhiều lợi

ích lắm, lợi ích trước mắt là cháu nhà tôi bỏ được ma túy, từ ngày nó vào

uống thuốc MMT sức khỏe nó càng càng tốt lên, …. sinh hoạt điều độ chứ

không thất thường như ngày xưa,…., hiện tại nó đang phụ giúp gia đình tôi

buôn bán, chở hàng và nhận hàng, cháu nó rất tập trung vào công việc

không còn lo nghĩ những chuyện bậy bạ trước đây nữa, trước đây ngày nào

Page 34: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

24

cháu cũng sử dụng 2 lần mỗi lần 100.000đ như vậy mỗi ngày cháu sử dụng

200.000, mỗi tháng là 6 triệu đồng, một năm là 72 triệu đồng, mà cháu nhà

tôi nó sử dụng 7 – 8 năm nay rồi…”( PVS, GĐ Thủ Đức)

Không có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân đang

điều trị và người chưa điều trị trong việc sẵn sàng đóng phí điều trị

Methadone. Cụ thể, 93,9% nhóm người chưa điều trị và 91,4% bệnh nhân

đang điều trị đồng ý sẵn sàng chi trả chi phí điều trị. Về số người không

đồng ý trả phí hoặc không thể trả phí ở nhóm người đang điều trị chỉ chiếm

1.9%.

Điều kiện kinh tế gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến

mức độ sẵn sàng đóng phí điều trị của bệnh nhân. Kinh tế gia đình càng khá

giả thì mức độ sẵn sàng đóng phí điều trị càng cao và ngược lại. 100%

những bệnh nhân có điều kiện kinh tế gia đình khá giả và 94,9% những

người có điều kiện kinh tế trung bình đều trả lời họ sẵn sàng đóng phí điều

trị MMT trong thời gian. Trong khi tỉ lệ ở nhóm những người có điều kiện

kinh tế khó khăn là 72,2% và 66,7% những người thuộc diện rất khó khăn

sẵn sàng đóng phí điều trị MMT trong thời gian tới.

Bảng 8: Điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng tới việc sẵn sàng đóng

phí điều trị MMT của bệnh nhân.

Page 35: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

25

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có khả năng đóng góp

một phần chi phí điều trị MMT trong thời gian sắp tới, phù hợp với thu

nhập cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Tỷ lệ không thể đóng góp rất

thấp và thuộc vào gia đình khó khăn hoặc bản thân bệnh nhân không có việc

làm do sức khỏe kém.

Lý do tiếp tục tham gia chương trình Methadone khi phải đóng

phí điều trị

Nghiện là bệnh mãn tính

của não bộ nên việc điều trị

phải lâu dài, việc ngừng sử

dụng ma túy không có nghĩa

là người đó hoàn toàn thoát

khỏi tình trạng không lệ

thuộc vào ma túy mãi mãi,

ngược lại nếu có điều kiện

thuận lợi thì nguy cơ tái

nghiện lại ma túy là rất cao.

Do đó, đa số người nghiện

đều nhận thức được những

lợi ích mà chương trình MMT mang lại cho bệnh nhân. Trong các lý do

đưa ra để giải thích cho việc tại sao vẫn tiếp tục tham gia điều trị MMT

phải trả phí trong khi hiện nay mọi bệnh nhân đều được miễn phí hoàn

toàn. Có 40% bệnh nhân cho rằng họ sẵn sàng trả phí điều trị với mong

muốn được duy trì uống thuốc Methadone, gần 20% cho rằng họ sẵn sàng

trả phí điều trị vì Methadone giúp họ không tái nghiện lại ma túy. Ngoài ra

còn một số lý do khác như uống thuốc Methadone giúp cho sức khỏe bản

thân tốt hơn, lấy lại lòng tin của gia đình và bạn bè hoặc “so với số tiền

Bảng 9. Lý do tiếp tục tham gia điều trị MMT có

đóng phí

Lý do N %

Từ bỏ ma túy 57 19.0

Tốt cho sức khỏe, lấy lại niềm tin 33 11.0

Tiếp tục được uống thuốc 120 40.0

Chi phí rẻ hơn SDMT trước đó 16 5.3

Giống bệnh nhân khác 12 4.0

Bản thân tự đóng được 5 1.7

Gia đình cho tiền đóng 4 1.3

Khác 53 17.7

Tổng 300 100

Page 36: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

26

trước kia họ phải bỏ ra mua ma túy thì số tiền chi trả cho việc điều trị

MMT vẫn rất rẻ”.

Lý do không tiếp tục tham gia

Trong tổng số 300 người tham gia nghiên cứu, có 27 người trả lời không

tiếp tục tham gia điều trị Methadone khi phải đóng phí điều trị. Một số

người tỏ thái độ khó chịu và cho rằng “đang miễn phí thì miễn phí luôn đi,

tại sao đang yên lại thu tiền, tôi không tham gia”. Đa số đều cho rằng hiện

tại điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên thật khó tham gia khi phải đóng

tiền “gia đình em thực sự rất khó khăn, nếu đóng phí thì em đành bỏ vì

không có tiền đâu”, hoặc “gia đình em ba mẹ già lắm rồi, chẳng có ai đi

làm, lấy tiền đâu mà đóng”…

Thời gian đóng phí điều trị

Trong tổng số 268/300

bệnh nhân đồng ý trả lời

thông tin này, 75% có khả

năng trả tiền suốt quá trình

điều trị, 12,3% chưa dám

khẳng định ngay lúc này,

họ vẫn tiếp tục trả khi họ

còn đủ khả năng cho đến

khi nào không còn khả

năng hoặc họ gặp khó khăn

liên quan thì sẽ ngưng điều

trị, còn một số ít cho rằng

Bảng 10. Thời gian đóng phí trong quá

trình điều trị MMT

họ phụ thuộc vào gia đình nên không thể biết chắc được điều này dù họ rất

muốn điều trị MTT chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2%, nhưng cũng có đến 10,7%

chưa từng nghĩ đến việc trả phí hay không biết là có nên trả hay không.

Page 37: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

27

Khả năng chi trả phí điều trị.

Đa phần bệnh nhân đang điều trị MMT cũng như chưa điều trị MMT đều

sẵn sàng đóng góp chi phí điều trị, nhưng khả năng chi trả ở mức độ nào và

trong thời gian bao lâu là vấn đề cần quan tâm.

Về khả năng đóng góp chi phí điều trị từng ngày, 42% đồng ý đóng góp chi

phí từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày, 27% có khả năng đóng dưới 10.000

vnd/ngày, 19% có khả năng đóng từ từ 21.000 vnd -30.000vnd/ngày, và

12% còn lại có khả năng đóng từ 31.000 vnd – trên 50.000 vnd/ngày.

Số tiền trung bình bệnh nhân có khả năng đóng góp là 20.693đ/ngày (trung

bình =20.693; thấp nhất =1000; cao nhất = 100.000).

Bảng 11. Khả năng đóng phí điều trị của bệnh nhân MMT

Điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng lớn tới khả năng chi trả chi phí

điều trị của bệnh nhân khi tham gia chương trình MMT có đóng phí điều trị.

83,3% bệnh nhân có điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn trả lời họ có

khả năng đóng phí dưới 10.000 vnd/ ngày và 16,7% có khả năng đóng phí

từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày.

Mức đóng phí điều trị dưới 10.000 vnd/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là sự lựa

chọn của nhóm những bệnh nhân có điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn

Page 38: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

28

(83,3%). Mức đóng từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày được cho là phù hợp

với đa số bệnh nhân hơn, nhưng chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là nhóm có điều

kiện kinh tế khó khăn (44,4%), tiếp theo 42,2% nhóm điều kiện kinh tế

trung bình và 42,1% nhóm có điều kiện kinh tế khá giả lựa chọn. Mức đóng

từ 21.000 vnd – 30.000 vnd/ngày được 31,6% bệnh nhân có điều kiện kinh

tế gia đình khá giả lựa chọn, và mức này rất ít được các nhóm BN có điều

kiện kinh tế trung bình trở xuống lựa chọn .

Bảng 12: Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng tới khả năng chi trả phí

điều trị của bệnh nhân MMT.

4.3. Vai trò của gia đình

Bên cạnh sự nỗ lực của bệnh nhân khi tham gia vào điều trị thì vai trò gia

đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị MMT của các bệnh

nhân khi tham gia vào chương trình. Như trên đã phân tích, có đến trên 90%

bệnh nhân đồng ý đóng góp một phần kinh phí nhỏ vào điều trị MMT, và

cũng trong số người này thì có một số không dám khẳng định có thể đóng

góp hay không bởi lẽ bản thân họ không có thu nhập, kinh phí gia đình khó

khăn dù bản thân họ nhận thức rất rõ cũng như so sánh chi phí phải trả cho

việc sử dụng ma túy là thấp hơn hẳn. Bởi vậy với nhóm bệnh nhân này nói

Page 39: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

29

riêng cũng nhưng tất cả bệnh nhân đang và sẽ tham gia điều trị MMT trong

thời gian tới nói chung rất cần đến sự hỗ trợ của gia đình. Nói đến gia đình

là nói đến sự hỗ trợ của tất cả thành viên trong gia đình, cận kề nhất là bố

mẹ, vợ/chồng tiếp đến là anh/chị/em, con cái và có khi có họ hàng như ông

/bà, cô chú. Thực tế cho thấy nếu bệnh nhân nhận được nhiều sự quan tâm

và hỗ trợ của gia đình thì kết quả điều trị của họ sẽ tốt hơn so với bệnh nhân

ít hoặc không có sự hỗ trợ của người thân, bởi gia đình vẫn là chỗ dựa an

toàn và tốt nhất cho tất cả mọi người đặc biệt là những người có ảnh hưởng

bởi những hệ lụy của ma túy đem lại.

Hỗ trợ chi phí điều trị

Kết quả phân tích cho thấy gia đình, đặc biệt là cha mẹ có vai trò rất lớn

trong việc hỗ trợ con em họ duy trì việc uống thuốc Methadone để cải thiện

tình trạng sức khỏe, thể chất và ổn định cuộc sống.

Trong các thành viên gia đình, cha mẹ là người được bệnh nhân đánh giá

có hỗ trợ ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm đến 75%, tiếp

đến là vợ/chồng chiếm 20.7%. Anh chị em, con và họ hàng cũng có hỗ trợ

nhưng không đáng kể. Như vậy cha mẹ vẫn là nguồn hỗ trợ thường nhiều

nhất và có vai trò quyết định cao so với các thành viên khác trong gia đình.

Bảng 13. Sự hỗ trợ về chi phí điều trị của gia đình đối với bệnh nhân

đang điều trị MMT.

Page 40: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

30

Kết quả này tương tự với kết quả phỏng vấn từ các thành viên gia đình, đa

phần cha mẹ đều rất hài lòng và sẵn sàng giúp con em họ tham gia điều trị

có đóng phí bởi họ nhận thấy MMT đã đem lại cho con em họ, gia đình họ

có nhiều thay đổi tích cực :“MMT có nhiều lợi ích lắm, lợi ích trước mắt là

cháu nhà tôi bỏ được ma túy, từ ngày nó vào uống thuốc MMT sức khỏe nó

càng càng tốt lên, mập mạp hồng hào hơn trước, cháu ăn ngủ được, sinh

hoạt điều độ chứ không thất thường như ngày xưa,…, hiện tại nó đang phụ

giúp gia đình tôi buôn bán, chở hàng và nhận hàng, cháu nó rất tập trung

vào công việc không còn lo nghĩ những chuyện bậy bạ trước đây nữa,

trước đây ngày nào cháu cũng sử dụng 2 lần mỗi lần 100.000đ như vậy

mỗi ngày cháu sử dụng 200.000, mỗi tháng là 6 triệu đồng, một năm là 72

triệu đồng, mà cháu nhà tôi nó sử dụng 7 – 8 năm nay rồi. từ ngày nó uống

thuốc không phải bò tiền ra mua heroin nữa, như vậy mỗi tháng gia đình

cũng dư ra một khoản khá lớn, gửi vào tiết kiệm cho nó sau này nó còn lập

gia đình và sinh con cái nữa, cả nhà tôi đều rất mừng cho cháu ( PVS GĐ

quận Thủ Đức). Tương tự khi phỏng vấn gia đình bệnh nhân quận 8 cũng

chia sẻ lợi ích khi tham gia điều trị MMT của con em họ như “Lợi ích đầu

tiên mà gia đình chúng tôi thấy là không còn tốn tiền cho cháu mỗi ngày sử

dụng ma túy, trước đây cháu nó sử dụng 100 -150 nghìn đồng/ngày, giờ nó

không còn sử dụng nữa…, không còn lờ đờ như trước đây nữa, đặc biệt từ

khi nó vào uống thuốc ổn định nó đã kiếm được việc làm, giờ nó làm thợ

điện cho một công ty trên Bình Dương, …, đi làm hàng tháng lương của nó

được 4.500.000 vnd” ( PVS GĐ quận 8)

Chính từ những lợi ích trên nên cha mẹ và gia đình rất sẵn sàng giúp con

em họ và rất sẵn sàng đóng góp một phần kinh phí khi tham gia điều trị

MMT, “Chúng tôi hoàn toàn nhất thống nhất việc sẽ hỗ trợ kinh phí cho

cháu tham gia chương trình này lâu dài, nhà nước và nhân dân cùng chung

tay gánh vác một phần chứ làm gì nhà nước có tiền mà miễn phí mãi”

Page 41: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

31

(PVS GĐ quận 8). Và “Gia đình chúng tôi cám ơn nhà nước rất nhiều đã

tạo điều kiện cho con em chúng tôi uống thuốc miễn phí trong thời gian

vừa qua, nếu trong tời gian tới nhà mà gia đình đóng góp một phần kinh

phí để cháu tiếp tục được uống thuốc thì gia đình cũng hoàn toàn vui vẻ và

nhất trí, miễn là các cháu tiếp tục được uống thuốc càng lâu càng tốt, để

các cháu không còn quay lại con đường cũ như trước đây nữa”( PVS GĐ

quận Thủ Đức)

Bên cạnh việc sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân đóng góp kinh phí thì gia đình

cũng đồng ý hỗ trợ suốt quá trình điều trị, có thể từ mười năm đến hai mươi

năm nghĩa là khi nào con họ có thể hoàn toàn không sử dụng ma túy: “Gia

đình chúng tôi đã khổ vì nó rất nhiều rồi, từ khi vào chương trình MMT

cháu nó không sử dụng ma túy nữa, gia đình chúng tôi mừng lắm, nói thật

với chú nó đã cai đi cai lại rất nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ được vài ngày

rồi tái nghiện, nhưng từ khi nó vào chương trình MMT đến nay nó không

còn sử dụng nữa, cả gia đình chúng tôi sẽ hỗ trợ cháu nó suốt quá trình

uống thuốc, tới khi nào 5 hay 10 năm nữa cháu nó cảm thấy tự tin thì thôi”

( PVS GĐ quận Thủ Đức).

Và nguồn kinh phí đóng góp khoảng 300.000- 600.000đ/tháng là hoàn toàn

khả thi vì gia đình em đây là “tiền ăn sáng hàng ngày không thể thiếu của

cháu vậy thôi, nên gia đình cũng không gặp nhiều khó khăn trong khoản

chi phí này nhiều lắm”. Ngoài ra gia đình cũng thấy được chi phí đóng góp

MMT so với tiền mà họ phải bỏ ra khi con em họ nghiện thì thấp hơn mà

MMT đem lại cho con họ nhiều lợi ích hơn “Mỗi ngày uống thuốc trả từ 15

– 20 nghìn gia đình chúng tôi có thể lo cho cháu được, trước đây nó sử

dụng 200 nghìn/ngày giờ chỉ mất có 20 nghìn chúng tôi chắc không gặp

khó khăn gì cả” (PVS GĐ quận Thủ Đức).

Page 42: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

32

Hỗ trợ tâm lý, tình cảm

Ngoài sự hỗ trợ về kinh phí thì gia đình cũng không ngừng hỗ trợ bệnh

nhân về việc tâm lý cũng như tình cảm. Tương tự như hỗ trợ chi phí, cha

mẹ vẫn là người hỗ trợ tình cảm, tâm lý cao nhất chiếm 77.3% trong khi đó

Vợ/chồng thì lại chiếm tỷ lệ thấp hơn là 24.3% còn họ hàng thì gần như

không có hỗ trợ.

Bảng 14. Hỗ trợ tâm lý, tình cảm

Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Tuy nhiên về việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thì vợ,chồng có mức hỗ trợ

cao nhất 77.3% ở mức độ thường xuyên, tiếp đến là cha mẹ chiếm 72%

còn anh chị em, họ hàng thì rất ít. Do đó khi can thiệp cần tăng cường tác

động đến các thành viên khác ngoài cha mẹ, vợ/chồng để tăng cường nguồn

lực hỗ trợ cho bệnh nhân. Bởi lẽ, nếu chỉ có ba mẹ hỗ trợ nhưng bản thân

bệnh nhân vẫn phải gặp khó khăn sự không hỗ trợ hay còn thái độ kỳ thị

ngay chính các thành viên khác trong gia đình thì kết quả điều trị ít nhiều

cũng bị tác động, trong khi đó bệnh nhân luôn cần phải sống trong tình

thương và sự hỗ trợ của gia đình, hơn nữa gần như hầu hết gia đình Việt

Nam vẫn đa phần là gia đình nhiều thế hệ sống cùng. Nếu tác động thay đổi

Page 43: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

33

được nhận thức của các thành viên bên cạnh nỗ lực của chính bản thân

bệnh nhân thì cần tác động đến các thành viên khác.

Bảng 15. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Như kết quả phân tích trên cho thấy rằng trong số tất cả thành viên trong

gia đình thì người có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân cả

về chi phí, tâm lý tình cảm cũng như chăm sóc sức khỏe thì ba mẹ vẫn là

người có vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là vợ/chồng của bệnh nhân.

“Việc trong thời gian tới khi thành phố thực hiện xã hội hóa chương trình

MMT thì gia đình hoàn toàn đồng ý và sẵn sàng hỗ trợ con em họ trong

suốt quá trình điều trị về việc đóng góp chi phí với mức từ 15.000 –

20.000đ/ngày” (PVS GĐ Quận 8), và việc đóng phí này hoàn toàn phù hợp

với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình, họ cũng không gặp phải bất kỳ

khó khăn nào cả miễn con em họ được uống thuốc hàng ngày. Cũng tương

tự như bệnh nhân thì khi tham gia đóng phí gia đình mong đợi mở rộng

chương trình để nhiều người sử dụng ma túy được tham gia “Đây là một

chương trình mang tính nhân văn rất cao, vì vậy mong sao chương trình

mở rộng tạo điều kiện cho tất cả nhưng ai có nhu cầu đều được tham gia

vào chương trình uống thuốc MMT để gia đình bớt khổ vì con cái sử dụng

ma túy”.

Page 44: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

34

4.4. Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia xã hội hóa Methadone

Hình thức chi trả chi phí điều trị

274/300 bệnh nhân đưa ra sự lựa chọn về hình thức chi trả phí điều trị

MMT, trong đó đa số đều chọn hình thức chi trả theo tháng (51%), tiếp

theo 34% mong muốn được trả phí điều trị theo ngày, 14% thích trả theo

từng tuần và ngoài ra còn có 1% lựa chọn theo hình thức khác với lý do “có

tiền nhiều sẽ trả tháng, ít tiền chỉ trả được theo từng ngày thôi”.

Bảng 16. Hình thức chi trả chi phí điều trị Methadone

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị của

bệnh nhân (Sig = 0,01). Đa số những bệnh nhân có điều kiện kinh tế gia

đình từ mức trung bình trở lên đều có nhu cầu trả phí điều trị theo từng

tháng (50% - 54,6%), ngược lại những người có điều kiện kinh tế gia đình

khó khăn hoặc rất khó khăn lại có nhu cầu lựa chọn hình thức chi trả theo

từng ngày (59,3% - 83,3%). Do đó, chương trình có thể linh hoạt trong việc

đưa ra quy định về việc thu phí điều trị theo tháng hay theo ngày cho phù

hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.

Page 45: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

35

Bảng 17. Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng tới sự lựa chọn hình

thức chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân MMT.

Thu nhập trung bình/tháng của bệnh nhân cũng là một trong những yếu tố

ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị của họ (Chi –

square Test với Sig = 0,01). Những người có thu nhập càng cao thì nhu cầu

trả phí điều trị theo tháng càng lớn, cụ thể chỉ có 24,5% trong số những

người có thu nhập dưới 2 triệu/tháng có nhu cầu trả theo tháng và 53,1% có

nhu cầu trả theo ngày. Trong khi đó, những người có thu nhập từ 8.000.000

vnd – 9.900.000 vnd/tháng có tới 71,4% có nhu cầu trả theo tháng và chỉ

28,6% muốn trả theo ngày. Còn lại là một số các tỉ lệ khác không có sự

khác biệt nhau nhiều.

Bảng 18. Tổng thu nhâp/tháng ảnh hưởng tới hình thức chi trả chi phí

điều trị của bệnh nhân MMT.

Page 46: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

36

Khả năng đóng phí điều trị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng

không nhỏ tới việc lựa chọn hình thức chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân

MMT. Kết quả kiểm định Chi –square với Sig = 0,01 cho thấy một sự khác

biệt khá rõ rệt giữa nhóm có khả năng đóng phí điều trị dưới 10.000

vnd/ngày và nhóm có khả năng đóng trên 50.000 vnd/ngày đó là: 46,7%

(35/75) những người đóng 10.000 vnd/ngày chọn hình thức trả phí điều trị

theo ngày trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm đóng góp trên 50.000 vnd/ngày là

5,3%. Ngược lại, 40% những người có khả năng đóng dưới 10.000

vnd/ngày chọn hình thức trả phí theo tháng, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm

đóng trên 50.000 vnd/ngày là 84,2%.

Bảng 19. Khả năng đóng phí ảnh hưởng đến hình thức chi trả phí điều

trị của bệnh nhân MMT.

Do đó, những người có khả năng đóng phí càng cao thì thường có nhu cầu

trả phí theo tháng, và ngược lại những người có khả năng đóng phí thấp sẽ

mong muốn được trả theo từng ngày. Điều này có thể lý giải được, ngoài

những người được sự hỗ trợ nhiều từ phía gia đình, còn lại đa số bệnh nhân

khi đưa ra lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị họ đều bị tác động ít nhiều

bởi khả năng kinh tế của bản thân và gia đình, gia đình ở đây cũng có thể

Page 47: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

37

hiểu là bao gồm cả cha mẹ anh chị em hoặc chỉ đơn giản là gia đình hạt

nhân (chỉ có vợ chồng và con cái của họ).

Lựa chọn loại hình dịch vụ

Về lựa chọn loại hình dịch vụ khi TP.HCM hực hiện xã hội hóa chương

trình MMT, 274/300 người tham gia trả lời, trong đó có cả bệnh nhân đang

điều trị miễn phí và những người chưa được điều trị. 87% (238/274) vẫn ưu

tiên lựa chọn dịch vụ xã hội hóa MMT của Nhà nước và 13% lựa chọn dịch

vụ của tư nhân

Bảng 20. Lựa chọn loại dịch dịch vụ ưu tiên khi tham gia mô hình xã

hội hóa MMT.

Khi xem xét mối tương quan giữa việc nếu phải trả chi phí điều trị MMT

thì anh/chị sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nào? Kết quả phân tích Chi –

square với Sig = 0,000 cho thấy những người có mức chi trả càng thấp thì

nhu cầu lựa chọn loại hình dịch vụ của nhà nước càng cao và ngược lại,

những người có mức chi trả chi phí điều trị càng cao thì nhu cầu lựa chọn

dịch vụ tư nhân càng cao. Cụ thể: trong tổng số 74 người đưa ra mức phí

điều trị đóng dưới 10.000 vnd/ngày thì có tới 73 người (98,6%) lựa chọn

loại hình dịch vụ của nhà nước, chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn dịch vụ tư

Page 48: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

38

nhân. Tương tự, trong số 113 người đưa ra mức phí đóng góp từ 10.000

vnd – 20.000 vnd/ngày thì có tới 98 người ( 86,7%) lựa chọn loại hình dịch

vụ của nhà nước, và 15 người (13,1%) lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân.

Tuy nhiên, với những người có mức phí đóng góp càng cao thì tỉ lệ lựa

chọn dịch vụ nhà nước càng giảm và tăng dần lựa chọn dịch vụ tư nhân. Cụ

thể, từ duy nhất 1 người (1,4%) lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân với mức

phí đóng là dưới 10.000 vnd/ngày lên tới 13,3% số người có mức đóng góp

phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày và tiếp tăng 14,6% ở nhóm

có mức đóng góp phí điều trị từ 21.000 vnd – 30.000 vnd/ngày, 27,3% ở

nhóm có mức đóng phí từ 31.000 vnd – 40.000 vnd/ngày và cao nhất là

33,3% trong tổng số người có mức đóng phí từ 41.000 vnd – 50.000

vnd/ngày. Hay nói khác đi, với mức đóng góp chi phí điều trị từ 41.000

vnd/ngày trở lên, cứ 3 người sẽ có 1 người chọn loại hình dịch vụ tư nhân

và 2 người chọn loại hình dịch vụ của nhà nước.

Bảng 21. Khả năng chi trả phí điều trị MMT ảnh hướng tới lựa chọn

hình thức chi trả

Khi xem xét mối tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân và

việc lựa vụ cho thấy khi điều kiện kinh tế gia đình càng khá giả thì họ

Page 49: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

39

thường có nhu cầu lựa chọn loại hình dịch vụ MMT của tư nhân nhiều hơn

những gia đình khó khăn (Sig = 0.032). Cụ thể, tỉ lệ người có điều kiện

kinh tế gia đình khó khăn lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân là 0%, tỉ lệ

này ở nhóm có điều kiện kinh tế gia đình ở mức trung bình là

13,8% và mức khá giả là 23,5%. Như vậy có thể nói, điều kiện kinh tế gia

đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại hình

dịch vụ điều trị MMT của bệnh nhân.

Bảng 22. Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại

hhhh dịch vụ của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa MMT

Nhu cầu lựa chọn dịch vụ ưu tiên

Khi thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, bệnh nhân có trách

nhiệm đóng góp một phần chi phí điều trị, do đó, khi được hỏi về việc

ngoài bộ phận phát thuốc chịu trách nhiệm về cung ứng, cấp phát thuốc

hàng ngày cho bệnh nhân, dịch vụ nào sẽ được ưu tiên tiếp theo để đảm bảo

chất lượng chương trình cũng như đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của

đối tượng thụ hưởng chính là bệnh nhân. Bệnh nhân có quyền chọn nhiều

dịch vụ. 90,1% bệnh nhân ưu tiên dịch vụ khám và kiểm tra sức khỏe định

kỳ, 83,2% chọn dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý – tuân thủ điều trị, 21,6% ưu

tiên hoạt động sinh hoạt nhóm Tự hỗ trợ, 20,5% cho rằng nên lựa chọn

Page 50: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

40

dịch vụ tư vấn giới thiệu chuyển gởi khi bệnh nhân có nhu cầu về dịch vụ

y tế và xã hội, quan trọng vẫn là nhu cầu giới thiệu việc làm cho bệnh nhân

MMT. Nhìn chung, các yếu tố như tình trạng sức khỏe, tình trạng việc làm

hay sự khác nhau về khả năng chi trả chi phí điều trị cũng không ảnh

hưởng nhiều tới việc lựa chọn dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia

chương trình có đóng phí điều trị thay vì miễn phí như hiện nay.

Bảng 23: Dịch vụ ưu tiên khi thực hiện xã hội hóa Methadone

Xếp theo thứ tự ưu tiên, ngoài dịch vụ phát thuốc, các dịch vụ còn lại được

xếp từ cao xuống thấp như sau:

1. Khám sức khỏe định kỳ

2. Tư vấn hỗ trợ tâm lý – tuân thủ điều trị

3. Tư vấn giới thiệu chuyển gửi dịch vụ y tế - xã hội, đặc biệt là giới

thiệu việc làm

4. Sinh hoạt nhóm Tự hỗ trợ

5. Hỗ trợ các thủ tục hành chính

Nhìn chung, không có sự khác biệt nhiều trong việc xem xét các yếu tố ảnh

hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia mô

hình xã hội hóa trong thời gian tới. Nhưng khi xem xét giữa yếu tố tình

trạng sức khỏe hiện nay và việc đưa ra sự lựa chọn dịch vụ ưu tiên của

Page 51: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

41

bệnh nhân cho thấy mức độ ưu tiên dịch vụ có sự khác biệt. Đa số những

bệnh nhân có tình trạng sức khỏe từ mức trung bình trở lên đều có sự lựa

chọn khá giống nhau, xếp thứ tự từ cao đến thấp theo tỉ lệ lựa chọn cho

thấy như sau: ưu tiên đầu tiên là dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (cao nhất:

94,6%, thấp nhất: 87,5%), tiếp đến là dịch vụ tư vấn tâm lý – tuân thủ điều

trị (cao nhất: 87,5%, thấp nhất: 80,4%). Trong khi đó 85,7% những người

có tình trạng sức khỏe kém lại lựa chọn dịch vụ tư vấn tâm lý – tuân thủ

điều trị là ưu tiên số 1 của họ, sau đó ưu tiên thứ 2 mới là dịch vụ khám sức

khỏe định kỳ (57,1%), còn lại là các dịch vụ khác.

Nhu cầu về thời gian sử dụng dịch vụ

Như kết quả phân tích ở trên cho thấy 73,7% bệnh nhân đều đang đi làm ,

trong đó 38% có việc làm toàn thời gian và bán thời gian, 35,7% đang phụ

giúp các công việc của gia đình. Do đó, đa phần bệnh nhân đều có đề xuất

“Phòng khám nên tạo điều kiện cho bệnh nhân uống thuốc sớm để kịp giờ

đi làm”. Thời gian làm việc trong ngày của một người làm công ăn lương

thường bắt đầu từ 7h00 đến 7h30 sáng, tuy nhiên có một số công ty còn có

thể làm sớm hơn. Đây cũng là thời gian đa số các phòng khám MMT cũng

bắt đầu làm việc , do đó việc chờ đến đúng giờ để được uống thuốc sẽ ảnh

hưởng rất nhiều tới việc làm, xa hơn nữa là thu nhập của bệnh nhân.

Buổi sáng: thời gian mở cửa nên từ 6h00 sáng: Rất nhiều bệnh nhân đi làm

đều có chung mong muốn được uống thuốc sớm hơn một chút để kịp giờ đi

làm, cụ thể “thời gian uống thuốc linh hoạt cho người bệnh, mở cửa từ

6h00 sáng hàng ngày, ai đi làm uống trước, ai không đi làm uống sau”.

Buổi chiều, thời gian mở cửa đến 5h00 chiều: phòng khám nên “mở cửa

đến 5h00 chiều “ để những người đi làm “kịp về uống thay vì họ phải trốn

việc hoặc xin về sớm”.

Được mang thuốc theo khi đi ra khỏi TP.HCM: một số bệnh nhân cho rằng,

đôi khi vì công việc làm thường xuyên phải di chuyển hoặc vì lý do gia

Page 52: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

42

đình hay cá nhân nào đó nên bệnh nhân phải đi ra khỏi TP một khoảng thời

gian nhất định nào đó. Do đó, đề xuất chương trình tạo điều kiện cho bệnh

nhân được mang thuốc theo.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các mong muốn như: họ mong muốn nhận

được thái độ thân thiện từ các nhân viên khi đến uống thuốc, hoặc “nhân

viên giải thích rõ ràng hay cư xử nhẹ nhàng hơn” với bệnh nhân. Một vài

bệnh nhân đề xuất bác sĩ hoặc nhân viên chương trình nên “cho bệnh nhân

biết liều MMT mà họ đang điều trị,” mong muốn được “tư vấn viên tư vấn

sâu hơn” hay “bác sĩ cần khám kỹ hơn”.

5. Bàn luận:

Bên cạnh những kết quả khá tương đồng với những nghiên cứu trước đó

như: trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, mức độ hài

lòng về chương trình, đề tài cũng có một số phát hiện mới. Tuy nhiên,

giống như các đề tài nghiên cứu khoa học khác, đề tài cũng không tránh

khỏi những thiếu sót, hạn chế.

- Mức phí đa số bệnh nhân (41,9%) có khả năng đóng góp là từ 10.000

vnd – 20.000 vnd/ngày/bệnh nhân, tính trung bình khoảng 20.698

đồng/ngày/bệnh nhân được cho là phù hợp thực tế và sát với mức phí của

Kế hoạch thu phí bệnh nhân MMT của UBND TP. HCM trong giai đoạn

2013 – 2014 mức thu phí tối đa là 10.000đ/ngày/bệnh nhân/cơ sở điều trị

chính và 8.000đ/ngày/bệnh nhân/điểm phát thuốc. Và đến năm 2015 dự

kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh

nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày.

- Có khoảng 8% bệnh nhân trả lời không thể tiếp tục tham gia điều trị

MMT nếu phải đóng phí vì điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, không

có khả năng chi trả chi phí điều trị. Do đó, để đảm bảo duy trì điều trị

MMT cho bệnh nhân, chính quyền địa phương và phía chương trình cần

Page 53: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

43

xem xét từng đối tượng cụ thể để có những hỗ trợ phù hợp như: miễn giảm

phí cho bệnh nhân nghèo, khó khăn theo quy định của chương trình (miễn

giảm 20% cho bệnh nhân nghèo về chi phí điều trị13).

- Những bệnh nhân có khả năng trả mức phí điều trị càng cao đồng

nghĩa với việc tỉ lệ lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân tăng lên. Cụ thể,

27,3% trong nhóm có khả năng chi trả phí điều trị từ 31.000 vnd – 40.000

vnd/ngày tăng lên 33,3% trong nhóm có khả năng chi trả phí điều trị từ

41.000 vnd/ngày trở lên. Do đó, Thành phố và những người triển khai

chương trình xã hội hóa cần xem xét kỹ lưỡng việc mở các phòng khám và

điều trị MMT tư nhân trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu cũng như

mong đợi của bệnh nhân.

- Mặc dù số bệnh nhân trả lời tình trạng sức khỏe hiện nay rất kém chỉ

chiếm 2,7% (8/300), nhưng kết quả phân tích này sẽ đặt ra một câu hỏi

nghiên cứu mới là tại sao những người có sức khỏe kém lại lựa chọn ưu

tiên dịch vụ tư vấn (85,7%) thay vì dịch vụ khám sức khỏe định kỳ

(57,1%)? Và trong phạm vi nghiên cứu này không thể trả lời, do đó cần có

một hướng nghiên cứu khác trong thời gian tới để trả lời cho câu hỏi trên.

Cũng như nhiều các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng có những hạn

chế như: số mẫu giữa hai đối tượng bệnh nhân đang điều trị và người chuẩn

bị tham gia điều trị không cân xứng nên thật khó có thể đưa ra được kết

luận chính xác về việc có sự khác nhau hay không có sự khác nhau giữa hai

nhóm trong việc tham gia chương trình MMT có đóng phí thay vì miễn phí

như hiện nay:

- Bệnh nhân tự đưa ra mức phí họ cho rằng khả năng họ có thể chi trả

được chiếm tỉ lệ cao nhất là mức từ 1.000 vnd – 20.000 vnd. Đa số

13 Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015

Page 54: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

44

những người đưa ra mức trên dưới 10.000 vnd đều cho rằng họ biết

được mức trả phí điều trị ở Hải Phòng là 8.000 vnd/người/ngày.

- Việc lựa chọn phỏng vấn sâu các gia đình về vai trò của họ trong việc

hỗ trợ con em tham gia điều trị Methadone có đóng phí được cho là mất

nhiều thời gian và các thông tin thu lại khá bão hòa thay vì thực hiện

thảo luận nhóm tập trung sẽ thu được nhiếu ý kiến hơn. Đa phần các gia

đình đều mong muốn con em mình được điều trị và ngại chia sẻ những

khó khăn hay trở ngại mà gia đình gặp phải.

Đề tài mới chỉ tập trung khai thác và xoay quanh khả năng chi trả chi phí

điều trị của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone

trong thời gian tới, do đó, có thể còn rất nhiều các thông tin liên quan bị bỏ

sót hoặc chưa được làm rõ. Hi vọng, trong thời gian tới, nghiên cứu có thể

đi theo một hướng khác để tập trung tìm hiểu nhiều vấn đề hơn xoay quanh

việc triển khai mô hình xã hội hóa MMT tại TP.HCM.

6. Kết luận và kiến nghị:

6.1.Kết luận

Nghiên cứu đã chỉ ra được một số điểm quan trọng, chuẩn bị tốt cho việc

triển khai mô hình xã hội hóa chương trình MMT tại TP.HCM trong thời

gian tới được hiệu quả, phù hợp với thực tế và đáp ứng nhu cầu, nguyện

vọng của bệnh nhân khi họ tham gia điều trị Methadone có đóng phí.

Mức độ tham gia mô hình xã hội hóa MMT trong thời gian tới: 91%

sẵn sàng đóng phí để được tiếp tục tham gia điều trị Methadone.

Khả năng chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân khi tham gia vào mô

hình xã hội hóa Methadone – nghĩa là bệnh nhân sẽ phải đóng góp một

phần chi phí điều trị trong thời gian tới. Mức phí trung bình bệnh nhân có

khả năng chi trả là 20.698 đ/ngày/bệnh nhân, tuy nhiên 42% có khả năng

chi trả phí điều trị ở mức từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/bệnh nhân và

Page 55: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

45

27% có khả năng chi trả mức dưới 10.000 vnd/ngày/bệnh nhân. Như vậy

với mức phí theo Kế hoạch của UBND Thành phố đề ra thì bệnh nhân hoàn

toàn có thể đáp ứng bởi so với mức phí mà Thành phố đưa ra trong kế

hoạch dự kiến.

Thời gian có khả năng chi trả phí điều trị, có 75% bệnh nhân đồng ý

trả suốt quá trình họ tham gia điều trị, 12.3% vẫn tiếp tục chi trả đến khi họ

không còn có khả năng trả tiếp – nghĩa là họ vẫn còn đang phân vân, lưỡng

lự vì họ chưa biết thời gian sắp tới sẽ như thế nào, nhưng tại thời điểm

nghiên cứu thì bệnh nhân vẫn có thể góp một phần chi phí. Số còn lại thì họ

chưa quyết định được do họ phụ thuộc vào gia đình cũng như chưa nghĩ sẽ

đóng góp chi phí tham gia điều trị.

Về vai trò hỗ trợ của gia đình, trong số thành viên trong gia đình thì

Cha mẹ là người được bệnh nhân MMT đánh giá là có hỗ trợ nhiều nhất,

thường xuyên nhất từ kinh phí khi tham gia điều trị đến hỗ trợ tình cảm tâm

lý cũng như về hỗ trợ chăm sóc sức khỏe:

- Về hỗ trợ kinh phí, 75% cha mẹ sẽ là người thường uyên hỗ trợ chi

phí điều trị cho bệnh nhân, và qua kết quả định tính thì hầu hết các

gia đình dù có thu nhập mức độ thấp hay cao đều sẵn sàng hỗ trợ

cho con em họ đóng góp một phần chi phí từ 300.000 –

600.000đ/tháng để được điều trị MMT, vì họ cho rằng MMT đã

đem lại cho con em họ rất nhiều lợi ích về sức khỏe, về tình trạng

nghiện, về việc làm sau khi đã điều trị, quan trọng hơn là gia đình

của họ không còn lo lắng và rất yên tâm về việc con họ không còn

sử dụng ma túy, gia đình không phải bỏ ra rất nhiều tiền lien quan

đến việc sử dụng ma túy trước đây và như vậy thì tình trạng kinh tế

gia đình cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

- Về hỗ trợ tinh thần cũng như chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân điều

trị MMT thì ngoài cha mẹ là những người quan tâm nhất thì với

Page 56: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

46

những bệnh nhân có gia đình riêng, vợ/ chồng cũng được đánh giá

có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ họ, tiếp đến nữa là anh chị

em và con cái. Như vậy, để bệnh nhân có thể điều trị tốt thì gia đình

cần có những quan tâm, những trợ giúp về mặt kinh tế lẫn tinh thần.

Quan trọng hơn cả nếu được tất cả các thành viên trong gia đình

cùng chia sẻ, cũng hỗ trợ thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho bệnh nhân

trong suốt quá trình điều trị.

Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa:

- Lựa chọn loại hình dịch vụ: 87% bệnh nhân lựa chọn loại hình dịch vụ

của nhà nước và 13% còn lại lựa chọn loại hình dịch vụ của tư nhân.

- Hình thức chi trả: 50,7% có nhu cầu trả phí điều trị theo từng tháng,

33,9% mong muốn được trả theo ngày và 13% thích trả theo tuần. Kết

quả này cho thấy yếu tố điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng

không nhỏ đến quyết định lựa chọn hình thức trả phí điều trị của bệnh

nhân.

- Lựa chọn dịch vụ ưu tiên: ngoại trừ dịch vụ phát thuốc hàng ngày,

90,1% ưu tiên dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, 83,1% ưu tiên dịch vụ

tư vấn tâm lý – tuân thủ điều trị, trên dưới 20% bệnh nhân lựa chọn

ưu tiên các dịch vụ còn lại.

- Thời gian phát thuốc: Từ 6h00 sáng đến 5h00 chiều.

Ngoài ra bệnh nhân còn một số các nhu cầu khác như được mang thuốc ra

khỏi Thành phố khi có công việc làm xa. Mong muốn được nhận dịch vụ

tốt nhất với thái độ thân thiện của nhân viên phòng khám.

6.2. Khuyến nghị

- Việc thực hiện kế hoạch triển khai mô hình xã hội hóa chương trình

điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone là hết

sức cần thiết và quan trọng đối với tình hình thực tế tại TP.HCM hiện nay.

Page 57: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

47

- Về chi phí điều trị trong kế hoạch của UBND Thành phố đưa ra

trong kế hoạch thực hiện chương trình xã hội hóa Methadone giai đoạn

2012 – 2015 được cho là phù hợp với khả năng của đa số bệnh nhân cũng

như gia đình họ.

- Một số bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia điều trị khi phải đóng

phí, vì điều kiện kinh tế gia đình họ thực sự rất khó khăn, bản thân bệnh

nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Do vậy, khi thực hiện thu phí

bệnh nhân, chính quyền địa phương và chương trình cần xem xét từng đối

tượng bệnh nhân cụ thể trong việc xét duyệt miễn giảm chi phí điều trị tạo

điều kiện cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn được duy trì điều trị và

góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên phải có

đánh giá một cách thực tế từ phía địa phương đồng thời vẫn khuyến khích

bệnh nhân góp theo khả năng có thể của họ để gắn họ với trách nhiệm khi

tham gia điều trị.

- Bên cạnh việc mở rộng loại hình dịch vụ MMT của Nhà nước, chính

quyền Thành phố và chương trình cần xem xét việc triển khai mô hình xã

hội hóa chương trình Methadone có sự tham gia của tư nhân để đáp ứng

nhu cầu, nguyện vọng của nhóm bệnh nhân có khả năng đóng phí điều trị

cao và mong muốn nhận được dịch vụ linh hoạt theo nhu cầu phù hợp với

hoàn cảnh và điều kiện của từng bệnh nhân.

Page 58: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

48

TP.Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2012.

Thủ trưởng

Cơ quan thực hiện đề tài

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(Họ, tên và chữ ký)

BS. TIÊU THỊ THU VÂN

BS.TIÊU THỊ THU VÂN

..................., ngày tháng năm 20..

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Page 59: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

49

7. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu nước ngoài

1. Guohong Chen, Takeo Fujiwara. “Đánh giá tác động sau một năm

triển khai chương trình điều trị thay thế heroin bằng Methadone tại

Jiangsu, Trung Quốc”. Substance Abuse: Research and Treatment

2009:3 61–70

2. Lynn Sullivan, “Lợi ích của điều trị duy trì bằng Methadone làm tăng

hiệu quả của điều trị bằng ARV cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV”,

trường Đại học Yale, Hoa Kỳ.

3. Lynn Sullivan, “Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp điều trị thay

thế hiện có (Methadone, Buprennorphine và Naltrexone)”, Trường Đại

Học Yale, Hoa Kỳ.

4. M.Connock, A.Juarez-Garcia, et al, (2007) “Điều trị nghiện chất dạng

thuốc phiện bằng methadone và buprenorphine: tổng quan và đánh giá

kinh tế”, Health Technology Assessment 2007; Vol.11:No.9;

5. National advisory committee on drugs, (2007 ), “New research shows

methadone treatment reduces drug use and involvement in crime” từ

trang web: http://www.nacd.ie/news/launch_event26042007.html

6. NIDA in ternational program, Are there cost benefits to methadone

maintenance treatment, từ trang web:

http://international.drugabuse.gov/educational-opportunities/certificate-

programs/methadone-research-web-guide/part-b/question-15-are-t

7. Qian HZ, Hao C, Ruan Y at al, (tháng 9/2007)“Tác động của

Methadone lên hành vi tình dục và sử dụng ma tuý nguy cơ cao”,

Journal of Substance Abuse Treatment.

Page 60: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

50

8. Roux P, Carrieri MP, Villes V, Dellamonica P, Poizot-Martin I,

Ravaux I, Spire B, (tháng 4/2008) “Tác động điều trị Methadone và

Buprenorphine trên những bệnh nhân đang được điều trị thuốc kháng

retrovirút: bằng chứng từ nghiên cứu thuần tập MANIF 2000”,

Addiction.

9. Steven Simoens, Catriona Matheson, et al, (tháng 2/2005) “Hiệu quả

của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và

buprenorphine tại cộng đồng”, British Journal of General Practice.

10. Skevington, S.M at all, “Đánh giá chất lượng cuộc sống sử dụng công

cụ của Tổ chức y tế thế giới WHOQOL-BREF: kết quả các thử nghiệm

thực địa trên thế giới”. Báo cáo nhóm chuyên gia WHOQOL. Nghiên

cứu chất lượng cuộc sống: 13(2): 299-310.

Tài liệu trong nước.

11. Bộ Y tế. (tháng 2/2009) “Đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị

thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại

TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh”. Dự thảo kết quả đánh giá đợt I. Hà

Nội.

12. Bộ Y tế, (2007) “Hướng dẫn điều trị thay thế cai nghiện CDTP bằng

thuốc Methadone”. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.

13. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội Việt Nam, (2010) “Dự thảo

chương trình điều trị nghiện từ năm 2011 – 2015”.

14. Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, 2009 “Đánh giá bước đầu triển khai thí

điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

tại TP.HCM và Hải Phòng”

15. Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại Việt Nam,

(2011)“Nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả triển khai thí điểm

Page 61: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

51

điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại

Hải Phòng và TP.HCM”.

16. Nguyễn Đỗ Nguyên, (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong

y khoa. Đại học Y dược TP.HCM.

17. Nguyễn Tố Như,Tổ chức FHI Việt Nam,(2010) “Các yếu tố tương

quan với việc sử dụng ma túy ở bệnh nhân điều trị duy trì Methadone

tại Việt Nam”.

18. Quyết định số 2229/KH – UBND TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5

năm 2012: Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện

các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai

đoạn 2012 – 2015:

19. Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân

dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương

trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015.

20. Trần Xuân Bách, Dương Thúy Anh, Nguyễn Thanh Long, (tháng

12/2010) “ Chi phí – hiệu quả của điều trị các chất dạng thuốc phiện

bằng methadone đối với dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS ở

Việt Nam”. Y học thực hành số 742 +743 Công trình nghiên cứu khoa

học về hIV/IADS giai đoạn 2006 – 2010.

21. Trần Thịnh, (2011) “Kết quả điều trị thay thế bằng thuốc methadone

trên bệnh nhân nghiện Heroin tại TP. Hồ Chí Minh sau 3 năm theo

dõi, 2008 – 2011”.

22. Tổ chức FHI Việt Nam (tháng 6/2010)“Nghiên cứu đánh giá chương

trình Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng”.

23. Tổ chức FHI Việt Nam (FHI), (2008), Sổ tay thông tin điều trị

methadone cho bệnh nhân, Nxb Luck House Graphics LTD.

Page 62: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

52

24. UBPC AIDS Tp. HCM, FHI. “Dự án Phân tích và Vận động (A2):

chiều hướng dịch HIV/AIDS tại Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai”. Tp.

HCM, tháng 8/2006.

25. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, ( tháng 4/2010) “Báo cáo đánh

giá kết quả hoạt động điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Phụ lục (nếu có):

Phụ lục 1.

Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân

dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương

trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015.

Dựa theo kế hoạch số 2229/KH-UBND về phát triển bền vững chương trình điều

trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được phê duyệt

ngày 17 tháng 2 năm 2012, trong giai đoạn 2012-2015, TP.HCM dự kiến mở

thêm 2 cơ sở điều trị mới và 12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện khác

trên địa bàn thành phố, nâng tổng số bệnh nhân được tham gia điều trị

Methadone đến năm 2015 lên 4.000 người14. Lộ trình triển khai các điểm phát

thuốc vệ tinh sẽ được thực hiện căn cứ trên số lượng bệnh nhân đang tham gia

điều trị Methadone, ở giai đoạn duy trì, tại các cơ sở điều trị chính, quận/huyện

nào có đủ năng lực thực hiện chương trình (dựa theo các tiêu chí đánh giá của Bộ

Y tế và Thành phố) và có số lượng bệnh nhân từ 50 trở lên thì được ưu tiên xem

xét mở điểm vệ tinh trước (hoặc thực hiện liên quận để đảm bảo mỗi điểm vệ

tinh được mở ra có ít nhất 50 bệnh nhân trong thời gian ban đầu.

14 Kế hoạch số 2229 của Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM về việc “Phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012-2015”, ký ngày 17/5/2012.

Page 63: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

53

Thực tiễn việc triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

bằng thuốc Methadone tại TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam

đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng như: mặt giảm nguy cơ lây nhiễm

HIV, giảm số người sử dụng ma tuý bất hợp pháp, giảm tội phạm, giúp cho

người bệnh nâng cao thể trạng sức khoẻ, tâm lý; giảm tử vong do nguyên nhân sử

dụng Heroin gây ra; giúp cho người bệnh có cơ hội hoà nhập cộng đồng, tham

gia sinh hoạt khác không bị phụ thuộc vào người thân, gia đình, giảm bớt gánh

nặng cho gia đình, xã hội. Thay vì đối tượng sử dụng Heroin đưa vào cai nghiện

tập trung từ 1 đến 2 năm sẽ tốn kém chi phí ngân sách về đầu tư cơ sở vật chất,

tiền ăn uống sinh hoạt, tiền thuốc điều trị, giáo dục dạy nghề... cho đối tượng

cũng như các khoản chí phí khác có liên quan đến việc khắc phục những hậu quả

do người nghiện có thể gây ra. Vì vậy, chương trình Methadone sẽ giúp giảm chi

phí ngân sách Nhà nước cho việc tập trung cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở chữa

bệnh.

Điều trị Methadone là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn để duy

trì, tuy nhiên, phần lớn kinh phí triển khai chương trình hiện nay đều do các Tổ

chức Quốc tế tài trợ. Nhưng từ năm 2012, các nhà tài trợ cũng đã bắt đầu thực

hiện dần dần lộ trình cắt giảm kinh phí tài trợ cho các hoạt động phòng chống

HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và chương trình Methadone nói riêng, và từ

năm 2013, toàn bộ kinh phí chi cho nhân sự tại các điểm điều trị đang triển khai

sẽ bị cắt giảm hoàn toàn, nguồn kinh phí tài trợ chỉ tập trung cho việc chuyển

giao kỹ thuật, nâng cao năng lực và mua thuốc Methadone cho đến hết năm 2014

(dành cho những điểm đang được hỗ trợ triển khai).

Do đó, xã hội hoá chương trình Methadone để có thể tự chủ trong việc duy trì và

phát triển bền vững chương trình này tại các địa phương là đòi hỏi thiết thực và

cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm từ Hải Phòng và Lào Cai cho

thấy, thực hiện mô hình xã hội hoá chương trình Methadone đã giúp cho các đơn

vị giữ được vai trò chủ động trong việc triển khai thực hiện chương trình; đáp

ứng được với lộ trình cắt giảm dần kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế; nâng

cao được vai trò, trách nhiệm của người nghiện thông qua việc đóng góp chi phí

Page 64: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

54

điều trị cho bản thân; dần dần giảm được gánh nặng của ngân sách nhà nước

dành cho chương trình điều trị cai nghiện và xử lý các vấn đề phát sinh do chứng

nghiện gây ra.

Cũng trong khuôn khổ đó, để có thể triển khai thành công kế hoạch “Phát triển

bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc

Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012-2015”, TP.HCM cần thiết phải xây dựng

và hoàn thiện kế hoạch xã hội hoá chương trình Methadone trong năm 2012 để

huy động một cách hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc duy trì và

phát triển bền vững chương trình này.

1.1. Cơ sở pháp lý

Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về

tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số: 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính Phủ về

chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy

nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;

Thông báo số: 84/TB-VPCP ngày 9 tháng 3 năm 2012 về kết luận của Phó

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác

phòng, chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ

năm 2012 (đẩy mạnh xã hội hóa điều trị nghiện CDTP bằng thuốc

Methadone);

Kế hoạch số: 2229/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Uỷ Ban Nhân

Dân thành phố Hồ Chí Minh về “Phát triển bền vững Chương trình điều trị

nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn 2012-2015”.

Công văn số: 857/AIDS-DP ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Cục Phòng,

Chống HIV/AIDS về việc cho phép TP.HCM chủ động mua thuốc

Methadone phục vụ cho nhu cầu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

bằng thuốc Methadone của bệnh nhân từ năm 2013.

Page 65: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

55

1.2. . Kế hoạch triển khai

Giai đoạn 1: Năm 2012-2013

- Hoàn chỉnh kế hoạch xã hội hoá chương trình Methadone (quí 3 và

4/2012)

- Tiến hành thí điểm mô hình xã hội hoá tại tất cả các điểm cung cấp dịch

vụ điều trị Methadone: thực hiện thu phí một phần từ bệnh nhân điều trị

Methadone nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện tự chủ một phần

kinh phí cho hoạt động điều trị (dự kiến kính phí tự chủ của các cơ sở điều

trị chiếm 1/3 so với tổng chi phí thực hiện chương trình, phần còn lại sẽ

được hỗ trợ bởi ngân sách thành phố và ngân sách tài trợ (PEPFAR); quí

1/2013).

- Mở rộng các cơ sở phát thuốc vệ tinh cho chương trình Methadone xã hội

hoá theo lộ trình phát triển bền vững chương trình Methadone tại

TP.HCM đã được phê duyệt (kế hoạch 2229/KH-UBND)

- Thực hiện đánh giá hiệu quả mô hình xã hội hoá (quí 4/2013);

- Cung cấp dịch vụ điều trị bằng Methadone thông qua mô hình xã hội hoá

cho 2.000 – 2.500 bệnh nhân.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên sẵn có

của các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, phường, xã để chuẩn bị cho việc

thực hiện mở rộng chương trình

Giai đoạn 2: Năm 2014

- Khuyến khích sự tham gia của các cơ sở nhà nước có đủ khả năng và

nguồn lực vào việc cung cấp dịch vụ điều trị nghiện bằng Methadone

- Cung cấp dịch vụ điều trị Methadone thông qua mô hình xã hội hoá cho

3.000 – 3.500 người.

Giai đoạn 3: Năm 2015

- Thực hiện tự chủ hoàn toàn về kinh phí triển khai chương trình, kinh phí

thành phố chỉ hỗ trợ cho việc chi trả lương cho các cán bộ chuyên môn

chủ chốt và hỗ trợ chi phí điều trị cho các bệnh nhân nghèo.

Page 66: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

56

- Cung cấp dịch vụ điều trị Methadone thông qua mô hình xã hội hoá cho

3.500 – 4.000 người.

- Đánh giá lại hiệu quả của mô hình xã hội hoá để tiến hành các cải thiện và

định hướng các chiến lược phát triển phù hợp cho chương trình trong giai

đoạn tới

2.4. Nguyên tắc triển khai

1. Tuân thủ các nguyên tắc triển khai chương trình Methadone tại TP.HCM

theo kế hoạch số 2229/KH-UBND về việc phát triển bền vững chương

trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại

TP.HCM giai đoạn 2012-2015 do UBND TP.HCM ban hành ngày

17/5/2012;

2. Đảm bảo mô hình Methadone xã hội hoá được thực hiện một cách bình

đẳng và đồng nhất trên tất cả các điểm điều trị Methadone hiện tại dựa

trên nguyên tắc thu vừa đủ bù chi, không lợi nhuận;

3. Đảm bảo việc điều phối và sử dụng hợp lý, không trùng lắp, lãng phí các

nguồn thu từ ngân sách nhà nước, bệnh nhân và các nhà tài trợ (nếu có);

4. Đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp đến cho bệnh nhân;

5. Đảm bảo việc lồng ghép hoạt động điều trị bằng Methadone vào mạng

lưới chăm sóc y tế, xã hội và các dịch vụ hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, việc

làm sẵn có tại địa phương để bệnh nhân Methadone được hưởng đầy đủ

các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, giáo dục và tiếp cận được với

các cơ hội phát triển nghề nghiệp nhằm giúp đối tượng có thu nhập để chi

phí cho việc sử dụng Methadone không phải phụ thuộc vào gia đình,

người thân và từng bước tự chủ để ổn định cuộc sống.

6. Tạo điều kiện cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

được tham gia điều trị thông qua chế độ ưu đãi, miễn, giảm dành cho

những đối tượng này;

Page 67: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

57

7. Đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia cung cấp dịch vụ điều trị

nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã

hội hoá cho các cơ sở công lập có đủ năng lực thực hiện chương trình.

8. Đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ngành: Sở Y tế, Sở Tài

chánh, Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh – Xã hội, Ngành Công an

trong việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ Trung tâm Y tế Dự phòng, các

cơ sở công lập thực hiện thành công mô hình Methadone xã hội hoá tại cơ

sở.

2.5. Đối tượng áp dụng

Các cơ sở công lập có đủ khả năng và nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở

vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên chuyên môn theo qui định của chương

trình do Bộ Y tế ban hành, có nguyện vọng tham gia vào chương trình và xây

dựng được một đề án khả thi được thành phố phê duyệt, bao gồm:

- Các cơ sở y tế, các bệnh viện, phòng khám nhà nước

- Các trung tâm chữa bệnh công lập được phép cung cấp dịch vụ điều trị

nghiện

2.6.Lộ trình thực hiện

+ Năm 2012 - 2014:

- Thực hiện thí điểm và đánh giá hiệu quả mô hình xã hội hoá trên những cơ

sở đã triển khai chương trình và các điểm phát thuốc vệ tinh trực thuộc các

cơ sở y tế, trung tâm chữa bệnh công lập.

+ Năm 2015:

- Giám sát việc triển khai và đảm bảo chất lượng của dịch vụ được cung cấp

tại các điểm được cho phép triển khai

- Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá, hiệu quả hoạt động của các

đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ.

- Đề xuất các chiến lược cải thiện và mở rộng cho giai đoạn tiếp theo

Page 68: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

58

2.7.Dự kiến kinh phí, qui định mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí

Dự kiến tổng kinh phí để tổ chức, triển khai và vận hành chương trình

Methadone trong năm 2013-2014 là 2,85 tỷ đồng cho một cơ sở điều trị chính với

khoảng 300 bệnh nhân và 1,78 tỷ đồng cho một điểm phát thuốc vệ tinh với 250

bệnh nhân, ở giai đoạn duy trì; từ năm 2015 trở đi là 2,26 tỷ đồng cho một cơ sở

điều trị chính và 1,4 tỷ đồng cho một điểm phát thuốc vệ tinh (chi tiết tại bảng 1,

bảng 2 và phụ lục 2), bao gồm:

- Chi phí ban đầu gồm: phí sửa chữa, trang thiết bị phòng khám, phí hỗ trợ

nhân viên tham gia các khoá huấn luyện chuyên môn ban đầu: chiếm

khoảng 20% tổng ngân sách.

- Chi phí lương cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên chuyên môn và không chuyên

môn (kế toán, bảo vệ, nhân viên tạp vụ), phụ cấp làm việc ngoài giờ, lễ tết

theo qui định: chiếm khoảng 30% tổng ngân sách.

- Chi phí mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu huỷ vỏ chai thuốc: chiếm

khoảng 30% tổng ngân sách.

- Các chi phí khác: chi phí vận hành, phí cho các hoạt động hỗ trợ điều trị,

phí huấn luyện bổ sung và nâng cao, phí quản lý - giám sát: chiếm khoảng

20% tổng ngân sách.

Như vậy theo dự thảo về lộ trình mở rộng và dự kiến số lượng bệnh nhân tăng

thêm tại 2 cơ sở điều trị mới và 12 điểm phát thuốc ở TP.HCM (chi tiết tại phụ

lục 3), thì ngân sách thành phố cần bổ sung thêm cho chương trình Methadone

cho giai đoạn 2012-2015 là (chi tiết tại phụ lục 4):

- Năm 2012: 2.700.000 đồng nhằm sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc,

mua sắm trang thiết bị và đào tạo ban đầu cho 2 cơ sở điều mới và 6 điểm

phát thuốc sẽ mở vào quí 1 năm 2013.

- Năm 2013: 6.467.121.300 đồng cho việc xét chọn bệnh nhân vào chương

trình điều trị tại 2 cơ sở mới; sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc, mua

sắm trang thiết bị và đào tạo ban đầu cho 6 điểm phát thuốc sẽ mở vào quí

3 năm 2013; và mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu huỷ vỏ chai thuốc

Methadone cho 2 cơ sở mới và 12 điểm phát thuốc.

Page 69: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

59

- Năm 2014: 9.488.092.170 đồng cho việc xét chọn bệnh nhân vào chương

trình điều trị tại 2 cơ sở mới và chi phí mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu

huỷ vỏ chai thuốc Methadone cho 2 cơ sở mới và 12 điểm phát thuốc.

a. Qui định về mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí

Việc thu phí bệnh nhân được thực hiện dựa trên nguyên tắc thu đủ bù chi. Tuy

nhiên để đảm bảo chương trình được khả thi cần có lộ trình, cụ thể:

- Trong hai năm đầu tiên (2013 – 2014) nguồn ngân sách thành phố và các

nguồn tài trợ sẽ đảm bảo việc chi trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ

viên chức và tiền thuốc cho bệnh nhân. Các khoản chi phí hoạt động

thường xuyên như: phí vận hành, phí hỗ trợ điều trị, phí hỗ trợ kỹ thuật,

huấn luyện bổ sung và nâng cao cho nhân viên… được sử dụng từ nguồn

thu phí bệnh nhân với mức thu phí tố đa là 10.000đ/bệnh nhân/cơ sở điều

trị chính và 8.000đ/bệnh nhân/điểm phát thuốc

- Năm 2015 khi các nguồn tài trợ nước ngoài bị cắt giảm, nguồn ngân sách

thành phố vẫn tiếp tục hỗ trợ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản

chi phí hoạt động thường xuyên và tiền thuốc được sử dụng từ nguồn thu

phí bệnh nhân, dự kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là

20.000 đồng/ngày/bệnh nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày

(các khoản thu này đã tính giảm trừ (miễn phí) khoản thu trên bệnh nhân

nghèo, ước tính tỉ lệ bệnh nhân nghèo được miễn giảm là 20, và bệnh nhân

gián đoạn liều trong quá trình điều trị là 5%)

Đối với bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo và cận nghèo tại

Quyết định số: 23/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số

37/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành

Phố, được miễn phí điều trị khi tham gia chương trình.

b.Qui định về việc phân bổ chi từ nguồn thu phí bệnh nhân

- Tổng thu: bao gồm

Nguồn ngân sách cấp

Nguồn tài trợ, viện trợ

Page 70: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

60

Nguồn thu phí từ bệnh nhân (sau khi đã miễn chi phí điều trị cho bệnh

nhân nghèo, cận nghèo (dự kiến khoảng 20%) và thất thu do bệnh nhân bỏ

liều hoặc gián đoạn điều trị (dự kiến khoảng 5%).

- Tổng chi: bao gồm toàn bộ chi phí phụ vụ cho các cơ sở điều trị chính và các

điểm phát thuốc vệ tinh

Việc chi tài chính được quản lý và sử dụng theo Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP

ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn

vị sự nghiệp công lập (Chi tiết thu, chi tại bảng 1 và 2):

Bảng 1: Phân bổ nguồn chi cho cơ sở điều trị chính (300 bệnh nhân)

Mục Năm 2013 - 2014 Từ năm 2015 trở đi

Nguồn chi /nội dung Số tiền Tỉ lệ Nguồn chi /nội dung Số tiền Tỉ lệ

1

Ngân sách nhà nước + Nhà

tài trợ PEPFAR 2,281,276,500 80.00% Ngân sách nhà nước: 722,000,000 31.42%

+ Lương 722,000,000 25.32%

+ Lương 722,000,000 31.42%

+ Chi phí ban đầu (phí sửa

chữa, trang thiết bị, xét

chọn BN, đào tạo ban đầu)

553,600,000

19.41%

Thu phí bệnh nhân: 1,575,976,500 68.58%

+ Chi phí: Mua thuốc, vận

chuyển, phân phối thuốc

cho các cơ sở, tiêu huỷ vỏ

chai thuốc 1,005,676,500 35.27%

+ Chi phí: Mua thuốc,

vận chuyển, phân

phối thuốc cho các cơ

sở, tiêu huỷ vỏ chai

thuốc 1,005,676,500 43.76%

2

Thu phí bệnh nhân: 570,300,000 20.00%

+ Phí vận hành 314,800,000 11.04% + Phí vận hành 314,800,000 13.70%

+ Phí cho các hoạt động hỗ

trợ điều trị 75,000,000 2.63%

+ Phí cho các hoạt

động hỗ trợ điều trị 75,000,000 3.26%

+Chi phí khác 180,500,000 6.33% +Chi phí khác 180,500,000 7.85%

Tổng chi phí: 2,851,576,500 100% Tổng chi phí 2,297,976,500 100%

Dự kiến số tiền thu từ bệnh

nhân (GĐ1: 7.000đ/BN) 574,875,000

Dự kiến số tiền thu từ

bệnh nhân (GĐ2: 1,642,500,000

Page 71: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

61

20.000đ/BN)

Page 72: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

62

Phụ lục 2.1

BẢNG HỎI DÀNH CHO BỆNH NHÂN METHADONE VÀ NGƯỜI ĐĂNG

KÝ THAM GIA ĐIỀU TRỊ METHADONE

Kính thưa anh/chị,

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học về “Khảo sát ý kiến của bệnh nhân

Methadone về mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại Tp.Hồ Chí

Minh”, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM mời anh/chị tham gia góp ý bằng

cách trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến đóng góp của anh/chị

sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chương trình thấy được những thuận

lợi cũng như những khó khăn khi triển khai mô hình xã hội hóa chương trình

Methadone. Chúng tôi bảo đảm rằng những thông tin anh/chị cung cấp sẽ chỉ

phục vụ cho mục đích nghiên cứu và bạn hoàn toàn được bảo mật Vì vậy rất

mong nhận được sự hợp tác của anh/chị.

Trân trọng cảm ơn!

A. THÔNG TIN CHUNG

c.1 Mã bảng hỏi …………………….

c.2 Năm sinh ……………………..

c.3 Giới tính 1. Nam

2. Nữ

c.4 Trình độ học vấn 1. Không đi học

2. Cấp I

3. Cấp II

4. Cấp III

5. Trung cấp/CĐ/ĐH/SĐH

6. Không nhớ/không trả lời

c.5 Tình trạng hôn nhân 1. Chưa kết hôn

2. Đã kết hôn

3. Ly thân

4. Ly dị

5. Góa

6. Không nhớ/không trả lời

c.8 Tôn giáo …………………..

c.9 Dân tộc …………………..

c.10 Tình trạng việc làm hiện nay 1. Thất nghiệp, đang tìm việc

2. Thất nghiệp, không tìm việc

3. Đang làm việc, bán thời gian

4. Làm việc cho gia đình

Page 73: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

63

5. Đang làm việc toàn thời gian

6. Khác (ghi cụ

thể)………………………

c.11 Thu nhập từ việc làm chính ………….đ/tháng

c.12 Thu nhập khác ………….đ/tháng

c.13 Tổng thu nhập ………….đ/tháng

c.14 Hiện anh/chị đang sống với ai 1. Sống một mình

2. Sống cùng vợ/chồng hoặc bạn tình

3. Sống với gia đình (cha mẹ, anh chị

em…)

4. Sống vói bạn

5. Khác

c.15 Theo anh/chị, điều kiện kinh tế gia

đình của anh/chị hiện nay như thế

nào?

1. Khá giả

2. Trung bình

3. Khó khăn

4. Rất khó khăn

5. Khác (ghi

cụthể)…………………………..

c.16 Anh/chị có thể cho biết khi chưa

tham gia điều trị Methadone, trung

bình số tiền anh/chị bỏ ra để mua

ma túy là bao nhiêu/ngày?

…………vnd/ngày

B. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU TRỊ METHADONE

c.17 Anh/chị đã tham gia điều trị

methadone chưa

1. Có

2. Chưa (chuyển câu 22)

c.18 Anh/chị tham gia chương trình

điều trị thay thế bằng Methadone

được bao lâu?

1. Dưới 12 tháng

2. Từ 13 tháng – 24 tháng

3. Trên 24 tháng

4. Khác (ghi cụ

thể)……………………….

c.19 Trong gia đình anh/chị còn có ai

khác ngoài anh/chị cũng tham gia

điều trị MMT không?

1. Có

2. Không

c.20 Mức độ hài lòng của anh/chị về

các dịch vụ hỗ trợ trong chương

trình MMT là như thế nào? (các

dịch vụ: Khám và điều trị MMT,

hành chính, cấp phát thuốc, tư

1. Không hài lòng

2. Hơi hài lòng (chuyển câu 21)

3. Tương đối hài lòng (chuyển câu

21)

4. Hài lòng

Page 74: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

64

vấn,xét nghiêm,…) 5. Rất hài lòng

c.21 Anh/chị có thể cho biết cụ thể: anh

chị không hài lòng về dịch vụ nào

trong gói dịch vụ tổng thể của

chương trình MMT?

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

………………..

c.22 Ngoài việc đăng ký tham gia điều

trị Methadone, anh/chị còn nhận

dịch vụ hỗ trợ nào ?

1. Xét nghiệm HIV

2. Khám và điều trị ARV

3. Khám và điều trị Lao

4. Khám và điều trị STIs (bệnh

lây truyền qua đường tình dục)

5. Vay vốn và hỗ trợ việc làm

6. Chương trình Giáo dục viên

đồng đẳng

7. Khác (ghi cụ

thể)…………………….

c.23 Mức độ hài lòng của anh/chị đối

với các dịch vụ hỗ trợ này như thế

nào?

1. Không hài lòng

2. Hơi hài lòng

3. Tương đối hài lòng

4. Hài lòng

5. Rất hài lòng

C. Ý KIẾN CỦA BỆNH NHÂN KHI THAM GIA VÀO MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA

MMT

c.24

Anh/chị vui lòng cho biết tình trạng

sức khỏe hiện nay của bản thân như

thế nào?

1. Rất tốt

2. Tốt

3. Trung bìn

4. Kém

5. Khác (ghi cụ

thể)……………………………

c.25 Hiện tại, bệnh nhân tham gia điều trị

MMT hoàn toàn miễn phí. Trong

thời gian tới,khi tham gia điều trị,

anh/chị sẽ phải đóng góp một phần

chi phí, vậy anh chị có sẵn sàng

đóng góp không?

1. Có

2. Không

3. Chưa biết

c.26 Nếu có, ghi cụ thể, vì sao ? …………………………………

…………………………………

….

Page 75: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

65

c.27 Nếu không, ghi cụ thể, vì sao? …………………………………

………………

c.28 Nếu phải trả một phần chi phí điều

trị methadone, theo anh/chị thì khả

năng anh/chị sẽ phải đóng bao nhiêu

tiền/ngày?

…………..vnd/ngày

c.28

a

Anh/chị lựa chọn hình thức trả như

thế nào?

1. Trả theo ngày

2. Trả theo tuần

3. Trả theo tháng

4. Khác

c.29 Theo anh/chị, khả năng anh/chị sẽ

chi trả một phần chi phí này trong

bao nhiêu lâu? (gợi ý: suốt quá trình

điều trị hay chỉ là một khoảng thời

gian nào đó hoặc tùy thuộc vào sự

hỗ trợ của gia đình hoặc nguồn

khác…/.

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

……………………….

c.30. Mức độ hỗ trợ mà anh/chị nhận được từ người khác khi anh/chị tham gia

chương trình MMT?

Hỗ trợ về tâm

lý/tình cảm

Hỗ trợ về tiền/chi

phí điều trị

Hỗ trợ chăm sóc

sức khỏe

1. Vợ/chồng

2. Cha mẹ

3. Con cái

4. Anh/chị em

ruột

5. Họ hàng

Bạn bè

6. Khác

Mã hóa:

1. Hỗ trợ nhiều và liên tục

2. Hỗ trợ không thường xuyên

3. Hỗ trợ rất ít

4. Không biết/không hỗ trợ

c.31 Nếu phải trả chi phí điều trị

methadone, anh/chị sẽ lựa chọn loại

hình dịch vụ nào?

1. Nhà nước

2. Tư nhân

Page 76: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

66

c.32 Theo anh/chị, các dịch vụ tốt nhất

cho bệnh nhân khi tham gia vào mô

hình xã hội hóa chương trình MMT

gồm những dịch vụ gì?

1. Tư vấn hỗ trợ tâm lý - tuân thủ

điều trị

2. Tư vấn thủ tục hành chánh

3. Khám sức khỏe điều trị định kỳ

4. Tham gia sinh hoạt nhóm tự hỗ

trợ

5. Tư vấn giới thiệu và chuyển gừi

các dịch vụ y tế- xã hội

6. Khác (ghi rõ)

D Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

c.33 Các ý kiến đề xuất của anh/chị về việc tham gia đóng góp một phần chi phí

tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng

MMT là gì (ghi cụ thể):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………..

Phụ lục 2.2

Page 77: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA …thuvien.vaac.gov.vn/bitstream/VAAC_360/132/1/NCKH... · METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM

Mẫu 4-QLKH/ BYT

BCKQNC-C-BYT

67

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN

METHADONE

Kính thưa anh/chị,

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học về “Khảo sát ý kiến của bệnh

nhân Methadone về mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại Tp.Hồ Chí

Minh”, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM mời anh/chị tham gia góp ý bằng

cách trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến đóng góp của anh/chị

sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chương trình thấy được những thuận

lợi cũng như những khó khăn khi triển khai mô hình xã hội hóa chương trình

methadone. Chúng tôi bảo đảm rằng những thông tin anh/chị cung cấp sẽ chỉ

phục vụ cho mục đích nghiên cứu và bạn hoàn toàn được bảo mật Vì vậy rất

mong nhận được sự hợp tác của anh/chị.

Trân trọng cảm ơn!

Mã số bảng hỏi:…………………………………………….

Giới tính:…………………Tuổi:…………………..

Nghề nghiệp:……………………………………………

1. Xin ông/bà cho biết trong gia đình ông/bà có bao nhiêu người tham gia điều

trị MMT?

2. Ông/bà vui lòng cho biết thời gian tham gia chương trình MMT của thành

viên gia đình là bao lâu?

3. Ông /bà có thể cho biết ông/bà nhận thấy những lợi ích của methadone đem

lại cho bệnh nhân là gì? (về kinh tế, sức khỏe, việc làm, …)

4. Trong thời gian qua, các bệnh nhân tham gia điều trị MMT được miễn phí

hoàn toàn, tuy nhiên trong thời gian tới, nếu gia đình bệnh nhân phải đóng

một phần chi phí điều trị methadone, ông/bà cảm thấy như thế nào?

5. Khi phải trả một phần chi phí điều trị, gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì?

6. Theo ông/bà, khả năng gia đình mình sẽ hỗ trợ chi phí cho con em mình

tham gia điều trị Methadone trong khoảng bao lâu? (ví dụ: thời gian hỗ trợ:

suốt quá trình điều trị, một thời gian đầu hay như thế nào, cần nói rõ,…)

7. Ông/bà vui lòng cho biết tổng thu nhập trung bình của gia đình ông/bà là bao

nhiêu /tháng?

8. Khi phải trả một phần chi phí điều trị, gia đình ông/bà mong muốn gói dịch

vụ điều trị như thế nào?

9. Các ý kiến đề xuất từ phía gia đình bệnh nhân cho chương trình MMT?