khiển chứ không phải BSA! Nếu Vào thời điểm này, chúng tôi...

20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 180 khiển chứ không phải BSA! Nếu nhân viên Việt Nam nào thuộc đơn vị Ông muốn gia nhập Hướng Đạo, ông sẽ giúp đỡ phương tiện để hoạt động, hằng tháng sẽ cho về nghỉ phép tại Saigon. Đáp lời, Ông Hội Trưởng Phan Thanh Hy cám ơn Tướng Wright và các sĩ quan đã bảo trợ việc thành lập Liên đoàn Sông Ba. Nhân dịp này, tôi đến làm quen với Tướng Wright và cho biết có ý định tổ chức Trại Họp Bạn Châu Trường Sơn vào dịp lễ Giáng sinh 1966 tại Biển Hồ Pleiku, muốn nhờ Thiếu Tướng giúp trực thăng chuyên chở trại sinh, mỗi tỉnh vào khoảng 100 người; không một chút do dự, Thiếu Tướng vui vẻ nhận lời ngay. Dự tiệc xong, một số quan khách được mời tham dự lửa trại. Các HĐS Gia Lai đã nhảy lửa, trình diễn văn nghệ HĐ vô cùng xuất sắc. Trong hai tiếng đồng hồ, các em đã được quan khách, dân chúng địa phương hoan nghênh nhiều lần bằng những tràng pháo tay và tiếng reo cười thích thú cho đến khi tàn lửa. Sau lửa trại, có hội đồng Rừng, Tr. Savage cũng đến xin gia nhập. Tôi nhân danh chúa Sơn lâm rừng An Khê, đặt cho Trưởng tên ‘’Courageous Lion’’ tức Sư Tử Dũng Cảm. Có lẽ khi qua các trạm thử thách, dân rừng đã khá nặng tay, nên sáng hôm sau khi trông thấy tôi, Trưởng Savage đến bắt tay chào rồi tâm sự: ‘’hồi hôm, trong lúc nhập rừng, tôi cứ tưởng mình đang bị vi xi bắt đi hạ sát’’. Sau này, tôi mới biết người để lại cho Tr. Savage kỷ niệm khó quên đó chính là Tr. Beo Cần Mẫn, Trần Duy Mỹ, hiện đang sinh sống tại San Diego, Nam Cali. Cuộc xuất du về An Khê đã thúc đy tinh thần mọi người lên rất cao, là một thành công lớn trong bước đường đầu thành lập Đạo. Vì sau đó, khi được các Trưởng cao cấp trở về phúc trình, Trưởng Tổng Ủy Viên mới ký các văn kiện chính thức thừa nhận Đạo Gia Lai và phong nhậm Đạo Trưởng. Vào thời điểm này, chúng tôi đón tiếp thêm 2 Trưởng mới là Bác sĩ Quân Y Trần Tiễn Huyến và Tr. Trương Văn Thanh, các đơn vị cũng nhận thêm nhiều đoàn sinh mới. Bấy lâu tôi vẫn tìm kiếm Trưởng có đủ điều kiện để lập Kha đoàn, nay có Bác sĩ Huyến, nguyên phó Tráng Trưởng, Tráng đoàn Bạch Đằng Saigon, tôi đề nghị các Thiếu trưởng chọn những em lớn tuổi chuyển sang cho Tr. Huyến thành lập Kha đoàn Bắc Bình Vương; Còn Tr. Trương Văn Thanh, nguyên Ấu trưởng Đạo Ái Tử, là công chức tòa hành chánh tỉnh Pleiku, đã lập nghiệp lâu năm tại địa phương, tôi mời làm thư ký Đạo. Như đã trình bày ở đoạn trên, lúc ở An Khê, Thiếu Tướng Wright có hứa sẽ giúp trực thăng Chinook chở trại sinh. Vì vậy, khi trở về Pleiku, chúng tôi xúc tiến ngay việc tổ chức Trại Họp Bạn. Theo kinh nghiệm, muốn tổ chức một Trại Họp Bạn HĐ cần phải có tài chánh và nhân lực. Về tài chánh, chúng tôi kêu gọi quý vị ân nhân trong ban bảo trợ Đạo giúp đỡ, đồng thời đưa các đơn vị đi làm công tác xã hội do chương trình P.C.S. bảo trợ để lấy tiền sung vào quỹ Trại Họp Bạn. Nhờ Đạo Gia Lai có một Thiếu đoàn gốc người Thượng, tôi liên lạc với Sở 2 Thượng Vụ xin yểm trợ một số dụng cụ tạo tác như xẻng, cuốc, cưa, búa v.v… để sử dụng trong công tác kiến thiết trại. Về nhân lực, với số Trưởng, Tráng sinh và Kha sinh đạo Gia Lai hiện có, chúng tôi thấy có thể gánh vác được mọi công tác cần thiết. Pleiku là một tỉnh thuộc cao nguyên Trung Phần ở cao độ 1000 mét so với mặt nước biển. Giữa những ngọn đồi trùng điệp đó, có một hồ nước ngọt rộng mênh mông, đứng bên bờ này không trông thấy bờ bên kia; Tương truyền rằng hồ này sâu không đáy, nên mới được gọi là "Biển Hồ". Muốn chọn một địa điểm họp bạn thích hợp và lý tưởng, tôi tổ chức một cuộc thám du dành cho các Trưởng trong Đạo tham dự để khảo sát vùng Biển Hồ tìm đất trại. Chúng tôi đi theo ven hồ từ sáng đến chiều mới chọn được một địa điểm vừa ý để xây dựng Trại Họp Bạn. Trong lúc quan sát địa thế, phát họa sơ đồ trại, chúng tôi chọn một eo đất để làm diễn trường (arena) đốt lửa trại. Con đường chính được đặt tên là Đại Lộ Baden-Powell, nơi tập họp chung là Công trường Phục Hưng, những con đường nối liền các Tiểu trại Ấu, Thiếu, Kha, Tráng đều mang tên các Trại Họp Bạn quốc gia như Rừng Sặt, Qua Châu, Quảng Tế, Trảng Bom v.v... Muốn gây được ấn tượng tốt với mọi người, trại họp bạn cần phải có nhiều công trình đồ sộ và mỹ thuật. Tất cả các loại thủ công lớn như cổng trại, kỳ đài, forum, tháp canh, bàn thờ tôn giáo, đồ đạc trang trí trong Minh Nghĩa đường v.v... đều được thực hiện bằng cây rừng do Tr. Lê Đức Tánh đích thân xuống Trà Bá đặt mua, chở về. Việc kiến tạo do các Trưởng đơn vị phụ trách. Mỗi buổi chiều, sau khi cơm nước xong, các Trưởng đến tập họp trước sân nhà tôi để thực hiện công tác. Khi hoàn tất một công trình nào, chúng tôi dựng thử, rồi tháo ra, xếp lạị từng đống theo thứ tự để chờ ngày đưa ra đất Trại. Đêm nào chúng tôi cũng phải câu đèn ra trước sân làm việc cho đến 9 giờ tối mới nghỉ. Mặc dù còn đến nửa năm mới có trại họp bạn, nhưng trước hết chúng tôi cần phải có giấy phép của Tòa Hành chánh tỉnh Pleiku. Tôi nhờ Tr. Thanh hỏi thăm tin tức và được biết tình hình an ninh ở các vùng ngoại ô thành phố đã bắt đầu xấu, việc chấp thuận hay không đều tùy thuộc vào ý kiến của phòng Nội an Tiểu khu. Để được Tòa Hành Chánh Tỉnh chấp thuận, tôi soạn thảo một chương trình trại họp bạn thật chi tiết, kèm theo sơ đồ trại, số đơn vị HĐ tham dự, và một bản kê giá cả

Transcript of khiển chứ không phải BSA! Nếu Vào thời điểm này, chúng tôi...

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 180

khiển chứ không phải BSA! Nếu nhân viên Việt Nam nào thuộc đơn vị Ông muốn gia nhập Hướng Đạo, ông sẽ giúp đỡ phương tiện để hoạt động, hằng tháng sẽ cho về nghỉ phép tại Saigon. Đáp lời, Ông Hội Trưởng Phan Thanh Hy cám ơn Tướng Wright và các sĩ quan đã bảo trợ việc thành lập Liên đoàn Sông Ba. Nhân dịp này, tôi đến làm quen với Tướng Wright và cho biết có ý định tổ chức Trại Họp Bạn Châu Trường Sơn vào dịp lễ Giáng sinh 1966 tại Biển Hồ Pleiku, muốn nhờ Thiếu Tướng giúp trực thăng chuyên chở trại sinh, mỗi tỉnh vào khoảng 100 người; không một chút do dự, Thiếu Tướng vui vẻ nhận lời ngay.

Dự tiệc xong, một số quan khách được mời tham dự lửa trại. Các HĐS Gia Lai đã nhảy lửa, trình diễn văn nghệ HĐ vô cùng xuất sắc. Trong hai tiếng đồng hồ, các em đã được quan khách, dân chúng địa phương hoan nghênh nhiều lần bằng những tràng pháo tay và tiếng reo cười thích thú cho đến khi tàn lửa.

Sau lửa trại, có hội đồng Rừng, Tr. Savage cũng đến xin gia nhập. Tôi nhân danh chúa Sơn lâm rừng An Khê, đặt cho Trưởng tên ‘’Courageous Lion’’ tức Sư Tử Dũng Cảm. Có lẽ khi qua các trạm thử thách, dân rừng đã khá nặng tay, nên sáng hôm sau khi trông thấy tôi, Trưởng Savage đến bắt tay chào rồi tâm sự: ‘’hồi hôm, trong lúc nhập rừng, tôi cứ tưởng mình đang bị vi xi bắt đi hạ sát’’. Sau này, tôi mới biết người để lại cho Tr. Savage kỷ niệm khó quên đó chính là Tr. Beo Cần Mẫn, Trần Duy Mỹ, hiện đang sinh sống tại San Diego, Nam Cali.

Cuộc xuất du về An Khê đã thúc đây tinh thần mọi người lên rất cao, là một thành công lớn trong bước đường đầu thành lập Đạo. Vì sau đó, khi được các Trưởng cao cấp trở về phúc trình, Trưởng Tổng Ủy Viên mới ký các văn kiện chính thức thừa nhận Đạo Gia Lai và phong nhậm Đạo Trưởng.

Vào thời điểm này, chúng tôi đón tiếp thêm 2 Trưởng mới là Bác sĩ Quân Y Trần Tiễn Huyến và Tr. Trương Văn Thanh, các đơn vị cũng nhận thêm nhiều đoàn sinh mới. Bấy lâu tôi vẫn tìm kiếm Trưởng có đủ điều kiện để lập Kha đoàn, nay có Bác sĩ Huyến, nguyên phó Tráng Trưởng, Tráng đoàn Bạch Đằng Saigon, tôi đề nghị các Thiếu trưởng chọn những em lớn tuổi chuyển sang cho Tr. Huyến thành lập Kha đoàn Bắc Bình Vương; Còn Tr. Trương Văn Thanh, nguyên Ấu trưởng Đạo Ái Tử, là công chức tòa hành chánh tỉnh Pleiku, đã lập nghiệp lâu năm tại địa phương, tôi mời làm thư ký Đạo.

Như đã trình bày ở đoạn trên, lúc ở An Khê, Thiếu Tướng Wright có hứa sẽ giúp trực thăng Chinook chở trại sinh. Vì vậy, khi trở về Pleiku, chúng tôi xúc tiến ngay việc tổ chức Trại Họp Bạn.

Theo kinh nghiệm, muốn tổ chức một Trại Họp Bạn HĐ cần phải có tài chánh và nhân lực. Về tài chánh, chúng tôi kêu gọi quý vị ân nhân trong ban bảo trợ Đạo giúp đỡ, đồng thời đưa các đơn vị đi làm công tác xã hội do chương trình P.C.S. bảo trợ để lấy tiền sung vào quỹ Trại Họp Bạn. Nhờ Đạo Gia Lai có một Thiếu đoàn gốc người Thượng, tôi liên lạc với Sở 2 Thượng Vụ xin yểm trợ một số dụng cụ tạo tác như xẻng, cuốc, cưa, búa v.v… để sử dụng trong công tác kiến thiết trại. Về nhân lực, với số Trưởng, Tráng sinh và Kha sinh đạo Gia Lai hiện có, chúng tôi thấy có thể gánh vác được mọi công tác cần thiết.

Pleiku là một tỉnh thuộc cao nguyên Trung Phần ở cao độ 1000 mét so với mặt nước biển. Giữa những ngọn đồi trùng điệp đó, có một hồ nước ngọt rộng mênh mông, đứng bên bờ này không trông thấy bờ bên kia; Tương truyền rằng hồ này sâu không đáy, nên mới được gọi là "Biển Hồ". Muốn chọn một địa điểm họp bạn thích hợp và lý

tưởng, tôi tổ chức một cuộc thám du dành cho các Trưởng trong Đạo tham dự để khảo sát vùng Biển Hồ tìm đất trại. Chúng tôi đi theo ven hồ từ sáng đến chiều mới chọn được một địa điểm vừa ý để xây dựng Trại Họp Bạn. Trong lúc quan sát địa thế, phát họa sơ đồ trại, chúng tôi chọn một eo đất để làm diễn trường (arena) đốt lửa trại. Con đường chính được đặt tên là Đại Lộ Baden-Powell, nơi tập họp chung là Công trường Phục Hưng, những con đường nối liền các Tiểu trại Ấu, Thiếu, Kha, Tráng đều mang tên các Trại Họp Bạn quốc gia như Rừng Sặt, Qua Châu, Quảng Tế, Trảng Bom v.v...

Muốn gây được ấn tượng tốt với mọi người, trại họp bạn cần phải có nhiều công trình đồ sộ và mỹ thuật. Tất cả các loại thủ công lớn như cổng trại, kỳ đài, forum, tháp canh, bàn thờ tôn giáo, đồ đạc trang trí trong Minh Nghĩa đường v.v... đều được thực hiện bằng cây rừng do Tr. Lê Đức Tánh đích thân xuống Trà Bá đặt mua, chở về. Việc kiến tạo do các Trưởng đơn vị phụ trách. Mỗi buổi chiều, sau khi cơm nước xong, các Trưởng đến tập họp trước sân nhà tôi để thực hiện công tác. Khi hoàn tất một công trình nào, chúng tôi dựng thử, rồi tháo ra, xếp lạị từng đống theo thứ tự để chờ ngày đưa ra đất Trại. Đêm nào chúng tôi cũng phải câu đèn ra trước sân làm việc cho đến 9 giờ tối mới nghỉ.

Mặc dù còn đến nửa năm mới có trại họp bạn, nhưng trước hết chúng tôi cần phải có giấy phép của Tòa Hành chánh tỉnh Pleiku. Tôi nhờ Tr. Thanh hỏi thăm tin tức và được biết tình hình an ninh ở các vùng ngoại ô thành phố đã bắt đầu xấu, việc chấp thuận hay không đều tùy thuộc vào ý kiến của phòng Nội an Tiểu khu.

Để được Tòa Hành Chánh Tỉnh chấp thuận, tôi soạn thảo một chương trình trại họp bạn thật chi tiết, kèm theo sơ đồ trại, số đơn vị HĐ tham dự, và một bản kê giá cả

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 181

thực phâm bán lẻ tại chợ Pleiku, rồi gởi đến Trung Tướng Vĩnh Lộc để tường trình và kính mời Trung Tướng nhận làm Trại trưởng danh dự và đến dự lễ khai mạc Trại Họp Bạn Châu Trường Sơn tại Biển Hồ Pleiku vào dịp lễ Noel năm 1966. Sau khi nhận được phúc thư Trung Tướng chấp thuận rồi, tôi mới lập thủ tục xin Tòa Tỉnh cấp giấy phép, đồng thời kính mời Trung Tá Tỉnh Trưởng, nhận làm phó Trại trưởng danh dự và đến dự lễ khai mạc Trại Họp Bạn cùng với Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2, kiêm Đại biểu Chánh Phủ Cao Nguyên Trung Phần.

Mấy hôm sau, khi có việc sang công tác tại Tòa Tỉnh gặp tôi và Tr. Trương Văn Thanh, Trung Tá Tỉnh trưởng tỏ vẻ không vui “Này ông Đạo trưởng! Đây là tỉnh Pleiku, sao ông không gọi là đạo Pleiku lại dùng tên chiến khu Việt cộng mà đặt là Đạo Gia Lai? Lúc này tình hình an ninh hết sức lộn xộn, ông bày đặt ra tổ chức họp bạn họp biếc ngoài Biển Hồ làm chi vậy?” Tôi lễ phép trả lời “Kính thưa Trung Tá Tỉnh Trưởng, theo quy trình nội lệ của Hội Hướng Đạo Việt Nam, danh xưng các đơn vị trực thuộc đều lấy tên danh nhân hay địa danh lịch sử, mục đích là để đoàn sinh nhớ ơn, noi gương các bậc tiền nhân anh hùng liệt sĩ và biết yêu mến quê hương đất nước. Chẳng hạn như tại Đà Lạt, chúng tôi không gọi đạo Đà Lạt hay đạo Tuyên Đức mà gọi là đạo Lâm Viên, vì trên đó là cao nguyên Lâm Viên. Ở Ban Mê Thuột cũng vậy, vì là cao nguyên Darlac, nên mới gọi là đạo Darlac. Pleiku là cao nguyên Djarai, vì đã phiên âm ra tiếng Việt, nên chúng tôi mới gọi là đạo Gia Lai. Địa danh nầy chúng tôi lấy từ sách Sử Địa lớp Đệ Nhất của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, chứ không phải dùng tên chiến khu Việt Cộng. Còn Trại Họp Bạn Biển Hồ, chúng tôi tổ chức theo mỹ ý của Trung Tướng Trưởng Ban Bảo Trợ Danh Dự đạo Gia Lai, nếu tình hình

an ninh bất ổn Tòa Tỉnh không cho phép, chúng tôi cũng sẽ phải đình chỉ mọi công tác đang chuân bị.”

Nghe lời trình bày của tôi, Trung Tá Tỉnh Trưởng dường như cũng đã thông cảm được phần nào, nên im lặng trở vào phòng làm việc. Tuần lễ sau, Tòa Tỉnh cấp cho Đạo Gia Lai giấy phép tổ chức Trại Họp Bạn, nhưng không đề cập gì đến vai trò phó Trại trưởng danh dự và lời mời đến tham dự Trại Họp Bạn. Từ đó, các Trưởng trong Đạo tặng cho tôi biệt hiệu vui là "Cọp Gia Lai".

Nhận được giấy phép của Tòa Hành Chánh tỉnh Pleiku, một tháng sau, tôi gởi bản tường trình tình hình tài chánh Trại Họp Bạn lên Trung Tướng Vĩnh Lộc xin giúp đỡ. Quỹ Trại Họp Bạn có được 40 ngàn đồng, số dự chi vào khoảng 70 ngàn đồng, Trung Tướng tặng cho chúng tôi 25 ngàn đồng. Không còn lo lắng gì về tài chánh nữa, chúng tôi in thiếp mời và các ấn phâm để quảng bá về Trại Họp Bạn Châu Trường Sơn tại Biển Hồ Pleiku vào dịp Lễ Noel 1966.

Trong thời gian này, Bộ Tổng Ủy Viên giao phó cho chúng tôi quản trị thêm Liên đoàn HĐ Kontum. Tr. Tống Phước Nguyện xin tạm nghỉ, bàn giao Liên đoàn cho Tr. Vương Thế Hạnh. Tuy quản hạt Đạo Gia Lai được nới rộng đến tỉnh Kontum, nhưng trách nhiệm của chúng tôi càng thêm nặng nề.

Tháng 8 năm đó, tôi hướng dẫn các Tr. Trần Tiễn Huyến, Lê Đức Tánh, Nguyễn Văn Phó, Lê Đức Mạnh, Vũ Văn Khoa, Nguyễn Văn Thái, Trần Duy Mỹ, Vương Thế Hạnh lên Đà Lạt tham dự các khóa Bằng Rừng và Bạch Mã Tùng Nguyên. Trước khi về, chúng tôi mua một bức chân dung Cụ Baden-Powell bằng sơn dầu, để làm quà tặng vị Trưởng ban bảo trợ danh dự Đạo.

Đầu tháng 9-1966, tôi liên lạc An Khê để hỏi thăm về việc máy

bay chở trại sinh đi họp bạn, mới hay Thiếu Tướng Wright đã hồi hương từ hai tháng trước. Nghe tin như sét đánh ngang tai! Hoàn cảnh của tôi lúc này thật quá bi đát, chẳng khác nào Châu Du đời Tam Quốc “Vạn sự câu bị, duy khiếm Đông phong!” Chỉ còn ba tháng là đến ngày khai mạc trại họp bạn, mọi việc đều đã chuân bị xong xuôi, nếu không có máy bay chở HĐ sinh về Pleiku, làm sao thực hiện được chương trình đã hoạch định?

Tôi vội vàng đi tìm Tr. Huyến và Tr.Thành. Sau một hồi bàn thảo, ba chúng tôi quyết định đến nhờ cơ quan USAID PleiKu giúp đỡ. May mắn thay, ba người Mỹ phục vụ tại đây đều là Hướng Đạo. Họ nhận lời giúp và triệu tập một buổi họp tại hội quán Phượng Hoàng gồm có Hướng Đạo, đại diện US Air Force, và đại diện phái bộ Cố vấn Quân sự Mỹ tại Quân Đoàn 2. Thoạt tiên, Thiếu Tá đại diện PB cố vấn Mỹ tại QĐ 2 thoái thác “không có máy bay chở binh sĩ đi đánh giặc, làm gì có máy bay chở HĐ sinh đi cắm trại.” Ba người bạn Mỹ năn nỉ hết lời. Cuối cùng ông ta cũng cám cảnh nên đồng ý giúp, với điều kiện phải có văn thư của Trung Tá Nghị, Trưởng Phòng 4 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2.

Về đến nhà, tôi viết một lá thư gởi lên Trung Tướng Vĩnh Lộc, trình bày hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải, nhắc lại ý kiến của Thiếu Tá cố vấn Mỹ tại QĐ2, thỉnh cầu Trung Tướng giúp đỡ. Trung Tướng Vĩnh Lộc đích thân gởi một lá thư đến Thiếu Tướng Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn 2, bảo rằng “việc HĐ sinh nhờ máy bay chở trại sinh đi họp bạn rất chính đáng, xin cám ơn trước và kính nhờ Thiếu Tướng hết lòng giúp đỡ.” Khi nhận được bản sao lá thư, ba anh em chúng tôi cùng đi gặp Thiếu Tướng Cố Vấn Trưởng. Ông đang bận công tác ở xa, vị Đại Tá phụ tá tiếp chúng tôi, ông cho biết Thiếu Tướng cố vấn và ông ta đều là Hướng Đạo. Việc này

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 182

Không Lực Hoa Kỳ sẽ giúp và cần phải xin phép Thống Tướng Westmoreland tại Saigon. Chúng tôi hết sức vui mừng, cám ơn và trở về tiếp tục chuân bị trại họp bạn.

Trở lại công tác xây dựng đất Trại Họp Bạn tại Biền Hồ. Liên đoàn 2 Công Binh đã có hứa với bác sĩ Trần Tiễn Huyến sẽ cho xe đến ủi đường sá, công trường và vòng lửa tại khu đất trại. Chỉ còn 4 tuần lễ nữa là đến ngày họp bạn, nhưng chưa thấy động tĩnh gì hết. Hôm ấy, Trung Tá Châu, Liên đoàn Trưởng Công Binh đến họp tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Trung Tướng Vĩnh Lộc gặp ông bèn hỏi “Anh em Hướng Đạo nhờ bên Công Binh ủi đất ngoài Biển Hồ đã làm xong chưa?” Trung Tá Châu trả lời “Trình Trung Tướng xong rồi!” Sau đó, trở về nhà gọi điện thoại bảo Tr. Huyến phải đem vôi bột ra Biển Hồ rải ngay lập tức, để hôm sau xe Công binh đến theo đó mà ủi đường. Chúng tôi đang lo lắng không biết tìm nơi đâu để mua vôi bột, thì Tr. Nguyễn Thanh Huy, cán bộ Y Tế Pleiku, có sáng kiến xin cơ quan Diệt Trừ Sốt Rét một thùng DTT để thay thế. Xe cơ giới Công Binh đến công tác tại khu đất trại Họp Bạn trong 5 ngày thì hoàn tất. Tr. Tôn Thất Đỉnh, chủ xưởng cưa, có nhã ý cho chúng tôi mượn một số ván cây đưa ra lót các bậc thềm quanh vòng lửa, để quan khách và trại sinh có chỗ ngồi thoải mái trong lúc thưởng thức văn nghệ lửa trại Hướng Đạo.

Tuần lễ kế tiếp, chúng tôi bắt đầu di chuyển các vật liệu ra Biển Hồ kiến thiết trại. Những công trình đồ sộ như Minh Nghĩa đường, kỳ đài, forum, cổng chính, bàn thờ tôn giáo, tháp canh v.v… đều được dựng lên trước, sau đó mới đến phần các Tiểu trại.

Trong công tác xây dựng Trại Họp Bạn, các cơ quan dân chính, quân sự địa phương cùng phụ huynh đoàn sinh, đã giúp đỡ chúng tôi hết

sức tận tình. Ty Thanh Niên Pleiku cho mượn 10 chiếc lều mới. Tr. Lê Đức Mạnh phải mang giấy ủy quyền về Bộ Thanh Niên tại Saigon nhận lãnh. Sở 2 Thượng vụ giúp chúng tôi dụng cụ tạo tác và thực phâm. Đa số phụ huynh đoàn sinh đều là cấp chỉ huy các đại đơn vị trong quân đội, như Trung Tá Nguyễn Trung Từ, Truyền Tin (bào đệ Tr. Nguyễn Trung Thoại), Trung Tá Miên, Quân Cụ, Thiếu Tá Liệu, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy Địa Phương Quân, Thiếu Tá Thông, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội v.v... và nhiều vị khác đã giúp đỡ chúng tôi phương tiện chuyên chở, biệt phái quân xa đón rước trại sinh tại phi trường Cù Hanh, đưa đón trại sinh đi chợ mua thực phâm hằng ngày. Đặc biệt là cơ quan USAID Pleiku và Trung Tướng Vĩnh Lộc, đã nâng đỡ khuyến khích chúng tôi từ tinh thần lẫn vật chất. Nhất là việc can thiệp với Không Lực Hoa Kỳ giúp máy bay chở trại sinh đi họp bạn. Về phần chúng tôi, cũng tận lực phục vụ và tỏ ra xứng đáng với lòng tin tưởng của các vị ân nhân đã giao phó con em cho mình.

Trước ngày khai mạc trại họp bạn, tôi đã nhờ người nhà mua sắm lễ vật, hương hoa trầm trà, mang ra đất trại làm lễ cáo yết Sơn Thần. Một nơi nước non hùng vĩ như Biển Hồ quanh năm yên tĩnh nay bỗng nhiên có cả bảy tám trăm trẻ em đến chơi đùa, la hét, tắm giặt, làm náo động cả một vùng. Đất nào cũng có thần linh, muốn được bình yên vô

sự, không thể nào khinh suất.Để Trại Họp Bạn được thêm

phần trọng thể, tôi gửi thư kính mời Tr. Tổng Ủy viên HĐVN nhận làm Trại Trưởng, đọc diễn văn khai mạc trại. Bận việc tại Quốc hội, Tr. Trần Điền phái Tr. Lê Gia Mô, Ủy viên ngành Kha, đại diện Bộ Tổng Ủy Viên đến đọc diễn văn chào mừng quan khách, khai mạc trại. Khi đến Pleiku, Tr. Mô mang theo một lá thư của Tr. Trại Trưởng VN, ủy

nhiệm tôi trao Bằng Rừng ngành Tráng cho Tr. Trần Tiễn Huyến. Sáng hôm sau, trước khung cảnh thinh lặng, uy nghiêm của rừng núi Biển Hồ, tôi họp Trưởng và hoàn tất nhiệm vụ được ủy thác trong một buổi lễ thật đơn giản, nhưng thân mật, cảm động.

Sau lễ trao Bằng Rừng, theo nghi thức ngoại giao, tôi thân hành đến Bộ Tư Lệnh QĐ 2 trình bày với Thiếu Tá Chánh Văn Phòng Trung Tướng Vĩnh Lộc về những diễn tiến trong lễ Khai mạc Trại Họp Bạn, và cử Tr. Lê Đức Tánh, phó Đạo Trưởng, đến Tòa Hành Chánh Tỉnh xin gặp Trung Tá Hồ Vinh, Tỉnh trưởng Pleiku với nhiệm vụ tương tợ.

Sau đây là lời Tr. Tánh kể lại cuộc đối thoại với Trung Tá Tỉnh Trưởng:

-Tại sao các ông không ghi tên tôi vào chương trình Khai mạc Trại Họp Bạn?

-Kính thưa Trung Tá Tỉnh Trưởng vì không nhận được phúc đáp nên chúng tôi không dám ghi tên vào. Nếu Trung Tá chấp thuận, chúng tôi sẽ giới thiệu trên máy vi âm trong lễ khai mạc trại.

-Xin cám ơn! Vậy anh em Hướng Đạo định mời tôi tới vào lúc nào?

-Thưa, Trung Tá là quan sở tại, chúng tôi kính mời Trung Tá đến cùng một lượt với Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2.

-Xin cám ơn anh em HĐ!

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 183

Những ai đã ở lâu ngày tại Pleiku đều biết rõ thói quen của Trung Tướng Vĩnh Lộc. Hằng năm, vào dịp lễ Noel ông đều đáp trực thăng đi thăm quân sĩ tại các tiền đồn xa xôi hẻo lánh. Vì vậy, khi cấp giấy phép cho chúng tôi, Tòa Tỉnh chỉ làm một công việc chiếu lệ theo thủ tục hành chánh, không một ai nghĩ rằng Trung Tướng Vĩnh Lộc sẽ đến chủ tọa lễ khai mạc Trại Họp Bạn của các HĐ sinh. Ngờ đâu, trong huyết quản của vị Tướng Lãnh này, từ lâu đã có con virus Hướng Đạo, nên năm này ông phá lệ ở nhà sinh hoạt với các HĐ sinh.

Đúng là một chuyện quá bất ngờ! Trước 4 ngày khai mạc Trại Họp Bạn, Tiểu Khu Pleiku nhận được một công điện “KÍN KHẨN” của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, báo tin Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2 kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Cao Nguyên Trung Phần sẽ đến chủ tọa lễ khai mạc Trại Họp Bạn Châu Trường Sơn tại Biển Hồ, yêu cầu Tiểu Khu giữ gìn an ninh cho Trung Tướng và quan khách. Lúc bấy giờ, các vị sĩ quan phòng Nội An Tiểu Khu mới hoảng hốt lên, khân báo cho Ty Cảnh Sát Pleiku chuân bị các biện pháp phòng ngừa quanh vòng đai khu đất trại.

Ty Cảnh Sát Pleiku phái nhân viên đến khu du lịch Biển Hồ tìm trại họp bạn HĐ để bố trí nhân viên canh gác, nhưng đi từ sáng đến trưa vẫn không tìm thấy, đành phải trở về hỏi thăm Tr. Lê Đức Tánh. Thiếu Tá Trưởng phòng Nội An Tiểu Khu đích thân đến gặp Tr. Tánh phàn nàn “Tại sao anh em HĐ đặt chúng tôi vào tình trạng bất ngờ như thế này?” Tr. Tánh trình giấy phép cho vị này xem “Chúng tôi đã được Tòa Tỉnh cấp giấy phép từ 6 tháng trước, sao Thiếu Tá lại trách đã đặt quý vị trước tình trạng bất ngờ”.

Giờ khai mạc Trại Họp Bạn đã đến. Tất cả phái đoàn Hướng Đạo các tỉnh ở xa đều hiện diện đông đủ,

ngoại trừ Đạo Lâm Viên. Sau này, chúng tôi mới biết vì đợi máy bay không đúng phi trường (Đà Lạt có 2 phi trường, Phi Nôm và Cam Ly). Tôi đang đứng trước công trường Phục Hưng trông thấy 2 máy bay trực thăng vừa đáp xuống ngọn đồi nằm cuối đất trại, đang định nhờ Tr. Thành đến đón các vị Tướng lãnh Hoa Kỳ từ Nha Trang lên, thì Tr. Thanh chạy vào báo tin Trung Tá Tỉnh Trưởng và phái đoàn vừa đến trước cổng trại. Tôi đi ra nghênh đón, mời vào Minh Nghĩa đường, nhưng ông cám ơn và muốn đứng chờ tại đây để đón chào Trung Tướng Tư Lệnh.

Khi đoàn công xa của Trung Tướng Vĩnh Lộc dừng bánh, ông bước xuống xe đi vào cổng chính Trại Họp Bạn, một đàn Sói con đã túc trực sẵn tại đây lập tức chạy ra dang tay đứng chặn bít đường. Một em Sói nâng cây gậy Hướng Đạo trên hai tay bước đến trước Trung Tướng. Tôi đưa tay làm dấu HĐ chào “Kính thưa Trung Tướng, các Sói con kính tặng Trung Tướng cây gậy HĐ để đi thăm trại”. Đang cầm một cây gậy cán sừng thật đẹp, ông lập tức trao cho vị sĩ quan tùy viên và đón nhận lấy cây gậy HĐ từ tay em Sói, cám ơn rồi theo tôi đi thăm trại.

Toán dàn chào gồm hai hàng Tráng và Kha sinh đứng từ cổng trại đến Tiểu trại Ấu do Tr. Trần Tiễn Huyến điều khiển. Khi tiếng hô: “Hướng Đạo Sinh Sắp...” vang lên, các đoàn sinh đáp: “Sẵn” thật lớn,

rồi đồng loạt đưa gậy của mình lên, chụm đầu gậy vào nhau theo chiều nghiêng 45 độ, tạo thành một hành lang danh dự để đón rước vị khách quý của Trại Họp Bạn. Lối dàn chào này, các nam nữ HĐ sinh Đan Mạch đã từng dùng để đón đoàn xe của Cụ Baden-Powell tại Copenhagen năm 1911. Chỉ có Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tá Hồ Vinh và tôi cùng đi trong hành lang danh dự này, còn tất cả quý vị

Tướng Lãnh, Sĩ quan cao cấp Việt Mỹ, các Ty sở trưởng và quan khách đều đi theo sau ở phía bên ngoài.

Tiểu trại Ấu nằm sát với công trường Phục Hưng nên được quan khách đến thăm trước nhất. Tr. Trần Duy Mỹ điều khiển các em làm tiếng rống lớn rất long trọng để đón chào quan khách. Tiếp đó, một đàn Sói trình diễn vũ điệu “Cùng đi xúc cá cho má nấu canh chua” thật nhí nhảnh, rập ràng, điêu luyện làm cho quan khách vô cùng thích thú, khen ngợi không tiếc lời.

Bước qua Tiểu trại Thiếu, khung cảnh ngoạn mục gây sự chú ý cho quan khách là đơn vị nào cũng có cổng trại với hàng rào bao bọc. Các đội đều có cổng, bàn ăn, lều đội và đủ loại thủ công bày bố ngăn nắp mỹ thuật.

Thiếu đoàn Lê Lợi tiếp đón quan khách trước nhất. Đây là một đơn vị HĐ gồm các học sinh người Thượng do Tr. Vũ Văn Khoa điều khiển. Các em trình diễn một vũ điệu đặc sắc của bộ lạc Djarai với khâu cầm Harmonica. Các HĐ sinh đạo Bình Định vận võ phục, trình diễn Thái Cực Đạo và múa quyền Bình Định. Các HĐ sinh Đạo Darlak biểu diễn vũ điệu “Nông dân cày ruộng” với các nông cụ đồng quê Việt Nam. Các đơn vị đạo Hồi Nguyên tại Bảo Lộc, do Tr. Ngô Đình Bảo hướng dẫn và các đơn vị Thiếu thuộc đạo Gia Lai trình diễn kỹ năng Hướng Đạo.

Trung Tướng Vĩnh Lộc đi quan

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 184

sát từng chiếc bàn ăn, từng cái cổng trại, từng góc đội và bếp núc. Ông dùng tay lắc mạnh mấy cái bàn ăn và cổng trại, xem các em làm có tới nơi tới chốn hay không. Cách khám trại của ông còn kỹ hơn các Trưởng đi khám đội trong những ngày trại đoàn.

Sau Tiểu trại Thiếu, quan khách đến thăm Tiểu Trại Kha. Bác sĩ Trần Tiễn Huyến giới thiệu Kha đoàn Bắc Bình Vương đạo Gia Lai với quan khách. Các kha sinh vận võ phục biểu diễn các thế Judo và Jiu-jitsu trên sân cỏ với những màn phóng qua đầu người, đâm đỡ dao găm vô cùng hồi hộp. Nhiều vị sĩ quan cao cấp Mỹ phải xanh mặt né tránh khi dự khán.

Lúc quan khách trở về công trường Phục Hưng, tất cả trại sinh đều đã tề tựu đông đủ. Lễ chào quốc kỳ theo nghi thức cổ truyền bắt đầu. Sau khi các kha sinh nhắc lại lời hứa và đọc Luật Hướng Đạo, Tr. Lê Gia Mô, Ủy viên Ngành Kha, đại diện Tr. Tổng Ủy Viên đọc diễn văn chào mừng quan khách. Trung Tướng Vĩnh Lộc đáp từ. Tôi không thể ghi lại tất cả những lời ông nhắn nhủ các Hướng Đạo Sinh vào sớm hôm đó, nhưng vẫn còn nhớ những ý chính khi ông ca ngợi lý tưởng Hướng Đạo. Ông nói “Tôi đã từng chiến thắng các trận đánh khắp bốn vùng chiến thuật để trở thành một Tướng Lãnh như ngày nay, không phải là trường Võ Bị đào tạo tôi, mà chính là phong trào Hướng Đạo đã đào tạo tôi. Tôi là Tráng sinh của đạo Bình Định vào những năm 1943. Nếu lần tới có tổ chức trại họp bạn, thì cũng nên chọn một địa điểm có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ như nơi này”. Các HĐ sinh đạo Bình Định (do Tr. Nguyễn Văn Tuế, hiện định cư tại Colorado làm Trưởng phái đoàn), nghe Trung Tướng cho biết mình là cựu Tráng sinh Bình Định, đều vui mừng reo lên một tiếng “A” thật lớn hoan hô nhiệt liệt.

Sau đáp từ của Trung Tướng

Vĩnh Lộc, Đạo Gia Lai kính tặng ông bức ảnh Huân Tước Baden-Powell bằng sơn dầu và kính nhờ Trung Tướng trao tặng khăn quàng danh dự cho các quan khách Việt Mỹ.

Tiếng reo chính thức HĐVN: “Zôta! A zôta!” vừa chấm dứt, quan khách chưa kịp đi vào Minh Nghĩa đường, các HĐ sinh Đạo Bình Định đã tản hàng chạy ùa tới vây quanh Trung Tướng Vĩnh Lộc, xúm xít hỏi han đủ điều đủ chuyện, chìa sổ tay xin chữ ký như đã quen biết lâu ngày, vô cùng thân thiết. Lúc ấy Trung Tướng Vĩnh Lộc không còn là một vị Tướng Lãnh oai nghiêm như đang đi duyệt binh, mà chỉ là một người anh cả hiền từ đang chuyện trò thân mật với đàn em bé nhỏ của mình. Những ai chưa phải là HĐ sinh, nếu chứng kiến được cảnh tượng này mới thấy tình huynh đệ Hướng Đạo. Chân thật, đậm đà, thắm thiết, cảm động làm sao!

Đêm hôm ấy, sau lửa trại, chúng tôi rước linh mục chánh xứ nhà thờ Pleiku ra cử hành thánh lễ ngay tại đất trại. Trước bàn thờ tôn giáo lộ thiên, lời cầu nguyện, tiếng đồng ca của anh em HĐ sinh Công Giáo vang lên giữa rừng khuya tĩnh mịch, làm cho buổi lễ vô cùng cảm động và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng.

Nhờ tài ngoại giao của Tr. Trần Đình Thành, Trại Holloway đã chở đến tặng Trại Họp Bạn một xe Dodge quà Noel, gồm nhiều thùng kem, khoai tây chiên, trái cây đủ loại để các HĐS liên hoan đêm Noel.

Theo lời thỉnh cầu của chúng tôi, trước ngày Trại Họp Bạn bế mạc, Tòa Hành Chánh Tỉnh đã phái một đoàn xe vận tải để chở gần 800 trại sinh đi làm công tác giúp ích, đến dọn dẹp vệ sinh đường phố Pleiku, để lưu lại trong lòng dân chúng địa phương mối kỷ niệm tốt và nhiều cảm tình nồng hậu.

Sau trại Họp Bạn, Bộ Tổng Ủy Viên gửi giấy khen, cho phép Đạo

Gia Lai được cử một người đi tham dự Trại Họp Bạn HĐTG lần thứ 12 tại Idaho, USA năm 1967. Tr. Huỳnh Văn Diệp, Chủ Tịch BTV/HĐTƯ đã có nhã ý dành cho tôi vinh dự này, nhưng tôi thoái thác, yêu cầu Bác sĩ Trần Tiễn Huyến tổ chức một cuộc khảo sát để chọn Kha sinh xuất sắc nhất gởi đi họp bạn, "Kha sinh Tôn Thất Đông Hải, học sinh Trung học Pleiku, được tuyển chọn để đi dự trại Jamboree thế giới tại Tiểu bang Tây Bắc Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử Đạo Gia Lai."

Khi cùng nhau nhìn lại những đoạn đường đã qua để rút ưu khuyết điểm. Ngoài lỗi sơ suất trong việc thông tin làm anh em đạo Lâm Viên phải vắng mặt, chúng tôi nhận thấy sở dĩ Trại Họp Bạn Biển Hồ 1966 thành công là nhờ có một ban tổ chức đầy nhiệt tình và thiện chí; một kế hoạch được chuân bị chu đáo, một địa điểm họp bạn lý tưởng; một chương trình Trại cân đối sít sao không có thời gian bỏ trống; có đủ các loại thủ công cần thiết; đủ ngân khoản để chi dùng; được sự yểm trợ tích cực của phụ huynh đoàn sinh và chánh quyền địa phương. Sau hết, nhờ vào tinh thần cộng tác hăng say của toàn thể trại sinh tham dự Trại Họp Bạn.

Trong cuộc họp bạn lịch sử này, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều hình ảnh, nhưng thật đáng tiếc! tất cả đều bị thất lạc giữa đại dương trong cuộc vượt biên tìm tự do sau ngày 30-4-1975. Kỷ niệm duy nhất chúng tôi hiện còn giữ là một tấm ảnh Đạo quán Gia Lai năm 1969 do Tr. Trương văn Thanh, người kế nhiệm tôi gởi tặng lúc đến định cư tại Úc. Anh chị em nào còn giữ hình ảnh hay tài liệu về Đạo Gia Lai, xin gởi cho Tr. Lê Ngọc Bưu, hiện sống tại Saigon, để xếp vào Đạo phả.

Cọp Gia Lai Tôn Thất Hy

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 185

Đã 35 năm qua, sống trên đất Mỹ tưởng đâu những cảm giác êm đềm thủa còn đi học đã chết mất rồi, bỗng dưng nghe được điện thoại chị Thu Đào báo cho biết là sẽ tổ chức ngày đại hội cho cựu học sinh liên trường phố núi tại Houston, TX, bỗng dưng những kỷ niệm thời niên thiếu tràn về choáng ngợp trong tôi, những kỷ niệm tưởng chừng như quên mất tự dưng quay lại như một cuốn phim, nào là các em Pleime, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Thánh Phao Lồ hiện rõ ra từng khuôn mặt và cá tính của mỗi em, tự dưng tôi cất tiếng ca “Giờ này em ở đâu?”, nhưng chợt nhận ra một sự thật phũ phàng, các em giờ này đều trên 5 bó, đã thành bà nội, ngoại cả rồi, thời gian thật tàn nhẫn, không chừa một ai, không biết đại hội kỳ này gặp lại phải xưng hô sao cho đúng ”chào em hay kính ngoại“, buồn quá đi thôi, những thần tượng của tôi đều sụp đổ cả hay sao, nhất định không phải là như vậy vì chính tôi đây cũng có nhiều vết chân đại bang trên mặt.

Đúng rồi người Pleiku sống với nhau bằng tấm chân tình vì Pleiku là vùng hỏa tuyến nên khi còn nhỏ anh em chúng tôi cũng biết phân biệt tiếng súng nào là của Pháo binh ta và tiếng súng nào là của địch, ngày thì đi học, tối về sống trong hầm nổi hầm chìm, mạng sống có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào nên người Pleiku rất là thương mến nhau bằng tấm lòng chân thật.

Ôi thật là sung sướng khi biết mình sắp được gặp lại Thầy Cô, bạn cũ, chỉ ước mong sao được vòng tay nói lên tiếng “Em chào thầy, em chào cô“, chỉ như vậy cũng quá hạnh phúc đối với thằng tôi rồi, còn niềm hạnh phúc lớn sắp đến với tôi nữa là kỳ họp mặt này có đặc san Phố Núi, đúng là trời còn ngó xuống thằng tôi, vốn là từ khi bước chân qua Hoa Kỳ này, bạn bè thằng nào cũng có vài ba cái bằng, thằng thì Bác sĩ, Dược sĩ, Nhạc sĩ có cả Ca sĩ nữa, còn thằng tôi có mỗi một cái bằng lái xe, không ngờ kỳ này có cơ hội lại đến với tôi trong tuổi xế chiều.

Các anh chị trong ban tổ chức khuyến khích tôi viết bài, tự nhiên trong tôi nổi lên niềm tự hào vô tận, mình ráng viết được một bài là sẽ trở thành “Zăn sĩ”, còn ráng phọt ra vài câu thơ thì được kiêm luôn chức “Thi sĩ”, lần này đúng là “bất chiến tự nhiên thành”, wá đã!, em xin đóng góp cho anh chị mỗi bài em viết là 50 dollars, dạo này giấy mực mắc mỏ, nếu không, lỡ cơ hội này, không biết tới bao giờ mới có lại, nếu bài thằng tôi được đăng lên đặc san Pleiku kỳ này thì tất cả anh chị em trong và ngoài nước sẽ đọc bài của tôi, không những thế, mỗi

khi nói chuyện với vợ con, tôi sẽ để đặc san trước mặt thì tiếng nói của tôi có giá trị biết bao.

Đang mơ màng trong cơn mộng đẹp, thì chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia là bà “chảnh” Thu Đào ra lệnh cho tôi, Ê thằng em, đi Việt Nam kỳ này nhớ mua cho chị 3 bộ đồ Thượng cho kỳ văn nghệ này nha em, tôi thắc mắc hỏi ngược lại là chị mua đồ Thượng này cho ai mặc, trong tiết mục nào vậy, thiệt là bà chị T Đ lo chu đáo thật, chương trình văn nghệ của Pleiku thì phải có chút gì của dân tộc thiểu số chớ, nhưng tôi chợt giật mình và thắc mắc, không biết chị nào mà can đảm wá vậy dám mặc đồ của dân tộc Cao Nguyên mà ra trình diễn đây.

Tôi nhớ không lầm thì các cô Sơn Nữ hồi đó ra thị xã Pleiku, họ để ngực trần, còn phía dưới thì họ mặc váy cho thông thoáng, thoải mái, nên kỳ này bà nào dám xâm mình làm cô Sơn nữ em xin cúi đầu bái lạy.

Đại hội kỳ 4 này hứa hẹn rất nhiều tiết mục mới, làm cho thằng em đếm từng ngày được gặp Thầy Cô, bạn bè cũ đã xa cách nhiều năm, những thần tượng trong mơ của 36 năm về trước và nhất là được đứng chụp hình chung với một em Sơn nữ là số dzách.

Bùi Viễn Châu

Đại Hội Pleiku Kỳ 4

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 186

PLEIKU VÀO HÈ

Chiều lên phố thị mù sương Trông hàng phượng rũ mà thương phận mình Loài hoa sắc đỏ thắm tình Cưu mang màu nhớ đượm in vào hồn Phố chiều ủ rũ hoàng hôn Dáng buồn phượng đứng như ôm khối sầu Khắc sâu thầm nhớ ngày đầu Mối tình chớm nở lại màu biệt ly Cánh hoa đẹp nét sầu bi Nhụy hoa vương vấn người đi không đành Ước gì lúc tuổi còn xanh Ngược thời tiết chuyển cố giành mùa Xuân.

Lê kim Hiệp Pleiku 1986

Trường Cũ Còn Đâu

Có một ngày lặng lẽ qua đây Chút nắng cao nguyên cánh phượng gầy

Ngẩn ngơ ong bướm buồn không đậu Khóc hè vang đậm tiếng ve đâu

Phượng Vĩ rầu xót thân còn nửa

Gốc rữa dần dọc phố Quang Trung Phố Núi cao băng giá lạnh lùng

Chung phần số thông Dinh Điền tận

Vận...Minh Thế cây dừng bóng cả Ngã Hoa Lư lần gót đêm thâu

Phép mầu xưa đưa đường dẫn lối Pleime đồi hoang vắng từ lâu

Sầu trường cỏ cháy khách phương xa

Tiếc hoa chung thủy hè mưa nhạt Vạt nắng vàng ấp giấc mơ qua

Cài trăng họa nét trường năm cũ

Ru đời nhớ quá trường ơi! Nơi người em gái trao lời yêu thương!

(Buồn cho những ai ngậm ngùi về ngôi trường kỷ

niệm đã mất)

Lê Kim Hiệp Pleiku 24-8-2009

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 187

Năm năm trời dạy tại Pleiku là đoạn thời gian đầy kỷ niệm quý báu nuôi dưỡng tình cảm tôi cho tới lúc gần cuối đời. Pleiku là nơi tôi bắt đầu đời sống dạy học chính thức tại một trường Trung Học Công Lập. Nếu không có người yêu của tôi, bây giờ là bà vợ yêu quý, đổi lên làm tại Pleiku, chắc không bao giờ tôi đặt chân tới miền đất này vì câu nói truyền tụng “Pleiku đi dễ khó về” đã gây cho tôi thành kiến không mấy lạc quan. Ông cụ thân sinh ra tôi đã đến Pleiku khi mới có khu Dinh Điền. Cụ đã từng đi thanh tra cùng phái đoàn Tổng Ủy Dinh Điền từ cuối thập niên 50 và kể cho tôi biết miền đất hoang dã này. Tôi quyết định rời Saigon để đến dạy học tại Pleiku với một số kinh nghiệm trường tư tại thành phố Saigon từ vài năm khi mới bước chân lên Đại Học.

Tôi đến Pleiku khoảng cuối tháng 9 năm 1962, vào một buổi chiều nhạt nắng, và Pleiku tiếp đón tôi bằng những cơn gió mang theo bụi đất đỏ. Thành phố Pleiku cũng tương tự như Đàlạt về khí hậu, về phong thổ với những rừng thông, đồi núi bao quanh. Thành phố rất nhỏ với vài con đường chính đếm trên đầu ngón tay. Tôi tạm quên những con đường dài bóng mát của thành phố Saigon. Pleiku quả thật nhỏ như một khu vực ngoại ô Saigon. Thành phố tuy nhỏ nhưng đã mang trái tim thật lớn cho cuộc sống của

tôi từ ngày thấm sâu vào môi trường sinh hoạt học đường, giao tế xã hội, và những liên hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, thanh thiếu niên, học sinh thân yêu.

Tôi bắt đầu làm quen Pleiku với những ngày tháng thật yên tĩnh, với không khí trong lành miền cao nguyên, với phong cảnh hữu tình thiên nhiên của Biển Hồ, của núi Hàm Rồng, của các vườn trà, cà-phê mầu mỡ, của những ngọn đồi trọc mơn mởn cỏ xanh, của những hàng quán nhỏ san sát trên đường Hoàng Diệu, Lê Lợi, của khu Diệp Kính vào những buổi tối đầy bóng dáng những chàng thanh niên trẻ tuổi trong quân phục đi tìm niềm vui đô thị trong khu đất cao nguyên xa xôi này. Tôi mến yêu các học sinh của tôi. Các em thật đơn sơ và nhiều tình cảm, ít ngỗ nghịch hơn học sinh của thành phố Saigon. May mắn tôi đã được nhận dạy thêm một số giờ tại trường tư thục Minh Đức và LM hiệu trưởng Nguyễn Trí Thức đã nhận tôi như một thành viên mới trong ban giảng huấn bậc Trung học,

Những linh hồn Pleikunăm đó chỉ mới có tới Lớp Đệ Lục. Ngoài việc đảm trách nhiệm vụ tinh thần ngài còn đối xử và hoạt động với phong cách một người hiểu biết, đơn giản với kiến thức sâu rộng,

đúng như tên của ngài đã mang. Tôi có thể mường tưởng thấy hình ảnh một vị linh mục khả kính đơn sơ, mộc mạc, mà sau ’75 dưới chế độ mới, mỗi ngày phải nhẫn nhục đi trình diện, “tây não” tại sở công an trên đường Phó Đức Chính trong nhiều năm. Bây giờ ngài đã không còn nữa nhưng biết bao học sinh, giáo dân và ngay cả những người không cùng tôn giáo đã từng làm việc với ngài vẫn nhớ đến ngài như người cha nhân từ, một nhà tu hành,

nhà giáo dục chân chính suốt đời lo xây dựng một xã hội yêu thương, bình đẳng và tiến bộ.

Tại trường Trung học Pleiku mới trong năm đầu chúng tôi đã có 3 đời hiệu trưởng và 1 xử lý hiệu trưởng. Đây là thời gian mà đất nước có nhiều biến chuyển nhất. Dù những biến cố liên tiếp chính trị, xã hội và quân sự xảy ra trong 2 năm 1962 và 1963, bộ phận giáo dục Pleiku tương đối vẫn giữ được sự thuần nhất trong nề nếp, sự đoàn kết. Chúng tôi không thấy xảy ra một biến cố chia rẽ trầm trọng nào giữa giáo chức, giữa thành phần học sinh cũng như phụ huynh trong sinh hoạt học đường cả công lẫn tư. Đó là điều mà tôi thấy phấn chấn cho công tác giáo dục. Một thành phố xa xôi, hẻo lánh này đã khiến tôi quyến luyến, ràng buộc tình cảm. Tuy nhiên

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 188

từ khởi điểm Pleiku, tôi bắt đầu đối diện và cảm nhận về những mầu sắc của cuộc đời qua cái chết của cố TT Ngô Đình Diệm, rồi cố TT Hoa Kỳ John Fitzgerald Kennedy năm 1963 mà tôi đã nhỏ những giọt nước mắt thương tiếc đầu đời, rồi của đồng nghiệp và của những người học sinh thân yêu và những giao tế, liên hệ xã hội sau đó. Tôi vẫn nhớ đến mỗi người đã ra đi với nhiều kỷ niệm gói ghém trong đời sống tâm linh, tình cảm. Hình ảnh của họ còn đậm nét trong tâm tôi. Tôi gọi họ là những Linh hồn Pleiku. Có phải miền đất thiêng liêng này đã khiến tôi không thể quên, hay chính những linh hồn này đã luôn luôn khơi động tình lưu luyến với mảnh đất cao nguyên qua những sinh hoạt của gia đình Pleiku cho tới bây giờ không?

Dù đã đi khỏi Pleiku anh chị em giáo chức Trung Học Pleiku vẫn thường xuyên liên lạc với tôi tại nhà cha mẹ tôi như hậu trạm Pleiku tại Saigon. Tất cả những giáo chức mới đến Pleiku sau 1967 tôi đều được nghe nói tới qua đồng nghiệp mà tôi liên hệ thân tình. Từ sau năm 1967 đã có nhiều thay đổi, phát triển. Nhiều mẫu trường đã được thành lập sau năm tôi đổi đi, theo sự gia tăng dân số như trường Trung Học Pleime, trường Bán Công…

Về thành phần giáo chức chúng tôi đã mất đi những người bạn đồng nghiệp thân mến như GS Nguyễn Văn Đại, thiệt mạng trong vụ rớt máy bay tại đèo Hải Vân vào sau Tết Nguyên Đán năm 1964; GS Hồ Đình Hà, nạn nhân của vụ chôn sống tập thể tại Huế năm Mậu Thân; anh Trần Chuyên tử trận năm Mậu Thân tại cổng Tổng Tham Mưu Saigon. Những năm sau này lần lượt các GS Nguyễn Quý Viêm, Nguyễn Văn Hòa, Vũ Tòng Chinh, Trần Ngọc Toàn, Lê Quý Ánh, Hiupp, Lê Văn

Lộc (Lê Uyên Phương). Riêng cá nhân tôi có vài kỷ niệm đặc biệt với một số đồng nghiệp.

Tôi vẫn nhớ anh Nguyễn Quý Viêm, người hùng sau khi đi học tập cải tạo về. Tôi gặp lại anh khi anh đang đạp xích lô trên đường phố Saigon để nuôi vợ và 3 con. Những hôm anh có giờ dạy, anh phải dạy sớm từ 3, 4 giờ sáng để kiếm thêm tiền trước khi lên lớp. Một hôm bà hiệu trưởng thấy anh khóa xe xích lô của anh trước cổng trường và ôm theo nệm xe vào văn phòng, bà không vui khi nói anh làm như vậy mất thể diện nhà giáo XHCN. Anh trả lời bà anh không còn cách lựa chọn nào khác để lấp vào chỗ thiếu hụt cho ngân sách gia đình. Anh tiếp tục làm như vậy trong nhiều tháng để gia đình anh được bảo đảm bữa cơm hằng ngày. Vào đầu năm 1982 dịp Tết Nguyên Đán anh đã chở cả vợ con bằng chiếc xe xích lô đến mừng xuân với gia đình tôi. Sau thời gian đó rất ngắn tôi đã rời VN không kịp chào anh cho đến khi Jim Bigelow trở lại thăm VN, gặp anh. Sau đó ít lâu Jim báo cho tôi biết anh

đã từ giã cõi trần. Anh là con người rất gan dạ và lì lợm. Nghe kể lại có lần anh có chuyện bất bình với gia đình anh đã cấm phòng tại nhà xác Pleiku cả đêm khi còn ở Pleiku. Tôi vẫn nhớ đến anh và gia đình trong niềm cảm phục. Mỗi lần trở lại Việt Nam thăm gia đình, tôi vẫn thường đến thăm gia đình còn lại của anh.

Một giáo chức mà tôi rất ngưỡng mộ về tinh thần nghệ sĩ và tư cách là anh Lê Văn Lộc, hay Lê Uyên Phương. Khi tôi mới nhận nhiệm sở tại Pleiku, tôi vẫn thường lại thăm anh tại trường Nam Tiểu Học qua sự giới thiệu của anh TVDuy, TChuyên, NTDũng, VTChinh. Chúng tôi hay hát nghêu ngao những sáng tác của anh khi chưa một ai trong giới nhạc Saigon biết đến tài nghệ của anh. Anh được lòng hầu hết mọi bạn đồng nghiệp, kể cả ở Tiểu học lẫn Trung Học. Anh đổi về Đàlạt sau hơn một năm tôi quen biết anh. Mỗi lần về Đàlạt đi chấm thi chúng tôi lại ghé thăm anh. Rồi một lần chúng tôi tình cờ gặp anh và chị khi họ hát chung với nhau tại phòng trà Jo Marcel Saigon với cái tên cặp Lê Uyên Phương, tương tự như cặp ca sĩ Les Paul & Mary Ford, hay Sonny & Cher tại Mỹ. Nhạc của anh rất đặc biệt, khó hát với lối hòa âm khác lạ, có khi ngoài quy luật của các bài melody bình thường, mà chỉ có anh chị Lê Uyên Phương mới có thể diễn đạt một cách thành công. Lối trình diễn của anh chị LUP đã gây một ấn tượng rất hấp dẫn và mới lạ trong phòng trà ca nhạc. Gia đình anh dọn đến gần nhà Ông Bà cụ thân sinh ra tôi phía đầu Chợ-Lớn, cách một ngõ hẻm nhưng lại sát vách sân trước nhà. Chúng tôi thường gặp nhau trên đường qua lại. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi cùng trình diện tổ văn hóa phường, và sau đó ít lâu anh chị Lê Uyên Phương đã đi lúc nào

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 189

chúng tôi không hay. Em trai tôi bên Pháp báo tin đã gặp anh tại Paris. Khoảng ít năm sau khi chúng tôi đến California, chúng tôi đã gặp lại anh tại quán L.U.P. ở Garden Grove mà anh chị đã mở ra sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam tại Nam California. Thời gian tôi bận rộn đi làm tại Bắc Cali chúng tôi được biết anh không còn tiếp tục quán LUP nữa. Thỉnh thoảng vẫn nghe anh chị Lê Uyên Phương trình diễn trên sân khấu văn nghệ hay truyền hình. Tôi được tin anh phải nhập viện tại UC Irvine, và do chú em liên hệ được với chị LUP chúng tôi được đến thăm anh do tình nghĩa đặc biệt trước đây với gia đình anh. Chúng tôi đến thăm anh khi anh nằm hôn mê trong bệnh viện, và không hy vọng gì được nhìn lại nụ cười cởi mở dễ thương của anh. Vẫn nét mặt dễ thương và trìu mến. Tôi cầm nhẹ tay anh lần chót với xúc cảm sâu xa. Đấy là lần chót được nhìn vĩnh biệt một tài năng hiếm hoi của miền Pleiku yêu dấu cũng như của giới nhạc sĩ Việt Nam.

Anh Hiupp đến với trường Trung Học như là giáo sư Pháp Văn, xuất thân từ Đại Học Đà-Lạt. Anh tốt nghiệp trung học Yersin và tiếp tục tại Đại học Đà-Lạt cho đến ngày anh được bổ nhiệm tại đây. Vì anh là người dân tộc nên đôi khi gặp khó khăn trong từ ngữ tiếng Việt khi nói chuyện hay cắt nghĩa cho học sinh. Có lần anh dạy động-từ TRAIRE (vắt sữa), học sinh hỏi nghĩa là gì, anh lúng túng nhưng cũng cố tìm ra cách nào đó cho học sinh hiểu. Anh bèn nói TRAIRE có nghĩa là BÓP VÚ BÒ. Thật là tuyệt. Ai cũng cười và có lẽ học sinh sẽ không bao giờ quên. Bản chất anh rất thích uống rượu, bia. Có lần chúng tôi thi đấu ping pong tại trường. Ai thua phải

đãi. Anh là trọng tài nên cũng được uống. Đến chiều tối, chúng tôi đưa anh về nhà trên khu Chợ Mới. Anh bảo chúng tôi ở lại nhậu thêm và sai người em vợ đi mua thêm bia mặc dù chúng tôi ngăn cản anh. Anh nhất định không chịu. Chúng tôi lừa lúc anh vào phòng trong chúng tôi chạy ra ngoài, đóng cổng rào. Anh nghe và đuổi theo chúng tôi nhưng hàng rào kẽm gai đã bật anh trở lại. Ngày hôm sau chị Hiupp nói anh tức giận và đập chiếc radio đắt tiền mà anh đã mua khi đi công cán với người em vợ là Tổng trưởng sắc tộc Paul Nưa tại Mã Lai. Lần đầu tiên tôi đến thăm anh tại nhà Paul Nưa tại Saigon. Paul Nưa đã xổ một tràng tiếng Thượng, tưởng tôi là người dân tộc với sắc da ngăm đen của tôi. Hiupp chỉ cười và sau đó mới cắt nghĩa cho người em vợ biết. Ông Paul Nưa sau ’75 bị đi học tập cải tạo. Nghe nói vì đói quá ông đã liều ăn da bò và chết trong tù. Mỗi khi họp nhau vui chơi ở trường chúng tôi hay hát bài YESTERDAY của ban The Beatles

cùng với Jim Bigelow. Nhớ tới anh quả thật chuyện Yesterday vẫn còn in rõ như hiện tại.

Ngày tôi vượt biên đến Mỹ tôi liên lạc lại được với anh Trần Ngọc Toàn, giáo sư trường TH Minh Đức vào những năm 1963 và 1965. Sau đó anh đi động viên và chúng tôi không nghe về anh cho tới năm

1986. Anh ở tiểu bang Louisiana và chúng tôi hẹn sẽ có dịp hội ngộ. Anh thích nhậu nhẹt và câu cá. Nghe nói anh hay say sưa vì nguyên do nào đó. Tôi cũng thích đi câu. Khi còn đi làm, vào tháng Năm đầu hè, sau khi làm việc ở trường về tôi thường đi câu loại cá cháy hay còn gọi là cá bẹ (Shad). Anh Toàn nói bên Louisiana có nhiều sông lạch nên đi rủ tôi về đó câu loại cá này. Chúng tôi thường viết thơ cho nhau, nhất là dịp lễ Noel nói về thú vui thiên nhiên. Năm kia anh khoe đã kiếm được việc làm rất khoẻ và lương cao. Nhờ vậy anh đỡ nhậu nhẹt. Tôi mừng cho anh có công ăn việc làm tốt và đỡ uống rượu hại gan. Thế rồi chúng tôi hẹn đến hè. Mới chưa hết mùa Đông năm ngoái tôi nghe tin anh đột ngột ra đi do tai biến nào đó. Thế là chưa hề được gặp lại anh, cá chưa được câu và rượu chưa được uống với anh ly nào anh đã ra đi. Cuộc sống của anh thật đơn giản, sống thoải mái. Khi ở Pleiku anh thích hút ống điếu với loại thuốc

thơm ’79 hay Madera, thích uống Cognac và thích đeo kính Pilot Ray Ban. Tôi thầm nhủ: “Anh Toàn, nếu có ngày tôi ra đi chúng ta sẽ gặp nhau lại bên những giòng sông mát mẻ miền Louisiana”.

Một nhân viên trường chắc ai làm việc tại trường Trung Học Pleiku đều nhớ đến Bác Quế, người cai trường dễ mến, lúc nào cũng tươi cười trong

quán nước nhỏ của vợ con Bác ngay tại cổng trường. Thầy giáo, học sinh thường gặp nhau tại quán mỗi giờ ra chơi hay tan trường. Bác hiền lành, không mất lòng ai, học sinh cũng như giáo chức hay phụ huynh học sinh đến trường. Bác Quế gái bán hột vịt lộn buổi tối thêm bữa ăn cho gia đình. Bác trai thích uống rượu. Vào những ngày nghỉ, mặt Bác đỏ

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 190

hồng vì hơi men, nhưng Bác vẫn tỉnh táo, và giữ tư cách rất mực thước. Một kỷ niệm với Bác tôi nhớ đời đời. Vào cuối niên học 1964 lúc mà tình hình chiến tranh căng thẳng, một số giáo sư bị gọi động viên. Tôi nhớ trường Trung Học có GS Trần Đình Đăng, Hoàng Văn Lân và Ngô Trọng Dũng nhận giấy gọi nhập ngũ. Chúng tôi tổ chức tiệc tiễn tại Trường Trung Học cũ đường Lê Lợi. Đêm đó chúng tôi, các nam giáo sư và nhân viên trường, uống nhiều rượu, từ Johnny Walker, Black&White, tới Rhum Deoda. Nhân viên và giáo sư đều hòa hợp bình đẳng. Bác Quế dĩ nhiên phải là bậc đàn anh của chúng tôi về tửu lượng. Chúng tôi đêm đó nằm ngay tại sân trường với tâm trạng buồn vì hoàn cảnh đất nước, vì phải chia tay với những đồng nghiệp thân thiết. Ở lứa tuổi 25, chưa dày dạn với cuộc đời, với chiến tích về tửu lượng, tôi choáng váng và muốn về nhà nhưng ngại quãng đường từ sau nhà xác đối diện với khuôn viên trường tới Miếu Am Bà đường Phó Đức Chính ngay trước con hẻm nơi vợ chồng tôi và con trai đầu lòng chưa đầy tuổi đang cư ngụ. Bác Quế tình nguyện đưa tôi về. Bác rất tỉnh táo đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe Bác nói và còn nhớ rõ: “Tôi giao Thầy lại cho cô đấy nhé!” Sau đó tôi đã đánh một giấc ngủ rất ngon cho tới sáng. Ngày hôm sau tôi gặp lại Bác Quế gái kể cho tôi biết Bác Quế sau khi đưa tôi về, Bác đã té xuống một hố gần nhà thờ góc Quang Trung và Lê Lợi. Bác gái lâu không thấy Bác trai trở về mới xách đèn pin đi tìm mới thấy Bác Quế đang nằm ngủ ngáy ngon lành dưới hố đêm đó.

Về phía học sinh biến cố Lệ Thanh đã mang đi người học sinh đầu tiên của tôi tên Phòng, con trai

Tiểu khu trưởng Pleiku. Em đã nghỉ học ngày hôm đó theo Bố đi Lệ Thanh cùng phái đoàn từ Saigon lên, trong số đó có người bạn học của tôi, kỹ sư Canh nông Nguyễn Xuân Trường. Đoàn xe tòa tỉnh Pleiku và phái đoàn bị phục kích và giết chết Phòng và cùng anh bạn trong chuyến này. Cuộc chiến bắt đầu nặng nề trên cao nguyên, và em Phòng là nạn nhân chiến tranh đầu tiên của trường Trung học Pleiku. Sau này tôi còn nhận được tin những học sinh khác đã hy sinh hay là nạn nhân về mặt nào đó của cuộc chiến tranh, như Tôn Thất Đông Hải, Nguyễn Khắc Tùy, Lê Mộng Điệp, Nguyễn Văn Đạn.

TTĐông Hải là học sinh đã có may mắn đến Hoa Kỳ đầu tiên. Năm 1963 em được tuyển chọn đi dự trại Jamboree Hướng Đạo tại tiểu bang Idaho Đông Bắc Hoa Kỳ trong 2 tuần, sau cuộc hội ý giữa Trưởng Tôn Thất Hy, Đạo trưởng đạo Trường Sơn và tôi dựa trên tiêu

chuân thành tích hoạt động và khả năng tương đối về Anh Văn lúc bấy giờ. Hải rất hãnh diện vì đã được đi Hoa Kỳ trước cả thầy giáo dạy Anh Văn của mình, và chính tôi cũng hãnh diện đã chọn đúng người đại diện đi dự Jamboree quốc tế. Hải sinh hoạt Hướng Đạo tích cực và sẵn sàng xung phong làm những công tác xã hội.

Lê Mộng Điệp là người học sinh

tôi quý mến do tính tình dễ thương vui vẻ, lễ độ nhưng rất năng động. Em có cái tên rất đẹp của một nữ sinh hơn là nam sinh. Ngày đầu niên học, khi điểm danh để nhận diện Điệp đứng dậy với vóc dáng cao to, vẻ mặt nghịch ngầm khiến tôi không dám lộ vẻ ngạc nhiên. Em ít bao giờ ra vào lớp bằng cửa chính mà nhảy thẳng qua cửa sổ. Sức học em trung bình nhưng có biệt tài viết cả hai tay, với tay trái em viết chiều ngược và ai muốn đọc chữ viết của em phải đi từ phải qua trái như đọc chữ Tầu. Em là một trong 4 người học sinh đưa tiễn tôi tại Phi Trường Cù Hanh khi tôi được đổi về Cần Thơ rồi Saigon 1 tháng sau đó. Điệp bảo tôi cứ lái xe Honda thẳng ra phi trường rồi bốn em khác theo tôi ra đó với xe Jeep của ông già Điệp. Đến nơi các em dốc ngược xe Honda của tôi lên cho xăng ra hết trước khi xe của tôi được đưa vào bụng chiếc máy bay Air Vietnam do Bác Phùng đặc cách cho phép. Sự liên hệ với Điệp còn kéo dài cho đến ngày sang sống

ở Mỹ. Tôi được gặp lại vợ của Điệp là Thuần, lại chính là học trò cũ tại TH Pleiku. Khi đó tôi mới biết Điệp đã mất.

Nguyễn Văn Đạn có dáng dấp một con người khổng lồ. Em khỏe mạnh, tiếng nói oang oang và nhanh nhẹn trong công việc. Đạn thường đi công tác hè với tôi và một số em Hướng

Đạo sinh khác trong công tác hè CPS (Camp Program of Summer) vào những năm 1966, 1967. Đạn có phong cách người lãnh đạo và được bạn bè kính nể. Tôi còn nhớ tôi và chừng 10 em học sinh Trung học đi làm công tác giúp đỡ sửa chữa các phòng học một số trường tiểu học thuộc ấp, xã xa cách tỉnh lỵ Pleiku trong mùa hè năm đó. Chúng tôi được cơ quan viện trợ Hoa Kỳ và tòa Tỉnh Trưởng yểm trợ về vật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 191

liệu và phương tiện xe cộ chuyên chở, dụng cụ, xi-măng, tôn thiếc... Chúng tôi liên tục đi công tác 3 tuần lễ, trừ 2 ngày cuối tuần. Sáng sớm chúng tôi được xe cam-nhông tòa tỉnh đưa đến thôn ấp xa bằng đường đồi, và chiều tối xe lại đến đón. Có lần buổi chiều mưa tầm tã, đường xá trơn trượt xe không thể vào tới địa điểm, chúng tôi đã phải đi bộ về sau một ngày công tác mệt mỏi. Để quên đi đường dài trèo đồi chúng tôi đã cùng ca hát những bài hát Hướng Đạo cho tới khi không còn bài hát nào nữa, chúng tôi thay nhau kể chuyện vui rồi tiếp tục hát lại cho đến khi ra tới đường cái, gần trạm kiểm soát. Về tới nhà cũng đã gần 9 giờ tối ướt như chuột lột. Tổng kết chúng tôi đã hoàn thành thay mái tôn cho 4 căn phòng học, và lát được 2 sân xi-măng cho trường. Ngày cuối công tác Đạn đã giúp chúng tôi tìm kiếm một gia đình nghèo đơn côi để giúp đỡ. Chúng tôi sửa lại căn nhà lá dột nát của một bà già góa bụa bằng vật liệu còn dư. Trong công tác em Đạn đã luôn là người tình nguyện nhận lãnh việc nặng nhọc nhất, có tinh thần lãnh đạo và trách nhiệm rất cao.

Người học sinh cuối cùng mà tôi muốn nhắc nhở tới là Nguyễn Khắc Tùy. Em đã gặp lại tôi trong hoàn cảnh chiến tranh dữ dội lúc bấy giờ trong quân trường Quang Trung. Thời gian Tổng Động viên sau Tết Mậu Thân 1968. Em bị động viên và tôi là giáo chức đi học quân sự 9 tuần trước khi trở lại dạy học. Em Tùy nhập trại trước lớp giáo chức chúng tôi gần 3 tháng. Trong trại thầy trò lẫn lộn và đã xảy ra nhiều cảnh thật buồn lòng: ông Nghĩa, Hiệu Trưởng trường Trung Học Võ Trường Toản Saigon bị 1 học sinh cũ tìm phạt hít đất liên tục đến nỗi anh không dám ra Câu Lạc Bộ nữa. Có lẽ đã có sự trả thù do người học sinh này bị kỷ

luật trong trường trước đây. Khi vào quân trường vì người học sinh là khóa đàn anh nên có quyền phạt khóa đàn em nếu tìm ra lỗi trong giờ nghỉ quân trường, chẳng hạn cổ áo bị cuốn, nút áo không cài, đội mũ không ngay ngắn, hoặc không giơ tay chào khóa đàn anh…

Tôi nhớ một ngày thứ bây thuộc tuần lễ kỷ luật em Tùy đã đến tìm tôi vào đêm thứ Sáu mang cho tôi 2 gói thuốc lá vì em biết tôi ghiền thuốc và dặn tôi không nên ra Câu lạc bộ ngày hôm sau, vì có thể bị phạt bất cứ vì lý do nào. Quả nhiên tôi đã chứng kiến cảnh khóa đàn anh phạt khóa đàn em ngay trước cửa phòng của barrack chúng tôi. Rồi em Tùy đã rời trại huấn luyện Quang Trung nhập trường Võ Bị Thủ Đức cho sinh viên sĩ quan. Tôi không có cơ hội gặp lại em Tùy cho đến khi được tin em tử trận qua tin một học sinh khác vài năm sau. Tôi nhớ đến Tùy như một người em hiền lành, lễ độ ngay từ những lớp đầu tiên của em ở trường Minh Đức.

Ngồi lại đây hôm nay để cố gắng viết chút gì cho Đặc San Pleiku tôi bồi hồi nhớ tưởng lại cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc, thoải mái của 5 năm trời làm việc tại Pleiku. Cho tới giờ 43 năm trời xa Pleiku, ai mất ai còn. Những người tôi nhớ với nhiều ngõ ngách của tình cảm. Không phải chỉ nhớ những người học sinh học giỏi, xinh xắn, những học trò ngoan ngoãn, mà thực sự nhớ bất cứ ai gây ấn tượng cho đời sống tình cảm của tôi, chẳng hạn những em nghịch ngợm một cách thông minh, dí dỏm, những em trầm lặng, lì lợm khó hiểu, những em yếu kém về thể lực hay học vấn... Khi mới tiếp nhận những cảm xúc về họ có thể chỉ là những chất liệu sống, thô sơ, nhưng khi đã đi vào tâm não, nó được tôi luyện, biến hóa thành những hình

tượng rất mến yêu, để nhớ hoài hoài. Tôi có biết bao bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ với tôi những niềm vui, những kinh nghiệm quý báu của nghề nghiệp, những trao đổi xúc cảm, trong những giao tế xã hội, và nhất là được làm bạn với những khuôn mặt trẻ của học sinh nam nữ trong lúc cuối đời này. Các em đã cho tôi cuộc sống tình cảm quá phong phú, cho tôi những niềm an ủi, phấn chấn để có thể sống thọ thêm tuổi đời thực sự của mình. Mỗi năm chúng tôi được gặp lại những người còn sống, biết thêm những thành công về vật chất cũng như nghề nghiệp của họ trong cuộc sống trên miền đất xa lạ này. Điều quý hóa nhất không phải là những buổi họp mặt đông người, tốn kém về tổ chức, về quà tặng, nhưng là những biểu lộ chân thật, bền chặt, thể hiện mối đoàn kết giúp đỡ tinh thần, tình cảm, chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống tinh thần của chúng ta. Chúng ta nhắc nhở những người bạn quá cố như những linh hồn nâng đỡ chúng ta sống lại những ngày yêu dấu xưa và gặp lại nhau trong mối tương quan Quá khứ, Hiện Tại và Tương Lai.

Những linh hồn tôi gợi lại đây chỉ là số nhỏ tôi biết và nhớ. Còn biết bao người bạn đã ra đi mà chúng ta chưa kể tới. Trong tâm trí mỗi người chúng ta ắt hẳn còn nhiều gương mặt đáng nhắc nhở mà tôi không còn nhớ tên. Mỗi khi gặp lại nhau chúng ta sẽ được nghe thêm chuyện kể về những kỷ niệm của những con người của miền đất Pleiku linh thiêng. Những người đã chết hay những người còn hiện hữu đều nằm trong thế giới tâm tưởng, trong con tim tôi.

Trần Đình Thành

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 192

QUI I (Thang 1, 2 va 3 năm 2007)Chúc mừng năm mới. Khi còn ở bên nhà, tôi hay nghe nói về stress và

hình dung ra đó chỉ là một trạng thái mệt mỏi của cơ thể trong đời sống máy móc, vật chất của nước Mỹ - vùng đất được gọi là happy land, nơi chốn của muôn giấc mơ mong tìm đến.

Chưa bao giờ tôi rơi vào trong tâm trạng hoảng loạn như thế này. Ngay cả thời gian vất vả, lao đao nhất của những tháng năm sau ngày vượt biên không thành - tay ôm con thơ, chồng ở trong tù và tương lai là một khoảng không vô tận tôi vẫn giữ được cho mình một trạng thái cân bằng dù có khi tối khóc thầm, dù có ngày đạp xe ngang cầu Thanh Đa đứng nhìn giòng nước chảy, nước chảy xuôi cùng nước mắt rơi.

Buồn vui thì quá nhiều trong đời sống với một người sống bằng cảm tính như tôi không dễ gì quên. Nhớ mãi mùi tóc của bố phút chia tay lúc tôi ôm hôn bố để trở lại Mỹ. Phải chăng cái giả vờ dửng dưng, nụ cười gượng gạo và câu hứa con sẽ trở về là một đau đớn quá cho tôi. Rồi bao nhiêu việc nữa đến dập dồn, đứa em dễ thương bỗng rơi vào con đường ma túy; thằng con một tháng hai lần lái xe gây tai nạn. Tất cả đã làm tôi giống như một kẻ bệnh giả vờ.

Trong hơn tháng qua, tôi tự tìm cho mình mỗi ngày một niềm vui dù rất nhỏ nhoi, những cành cây khô trên đường đi mỗi sáng đã hé ra những nụ mầm non, tiếng chim ríu rít đầu ngày thoảng ngoài khung cửa, và lớn lao nhất là những yêu thương từ gia đình, thầy cô, bạn hữu.

Tổng số tiền là $300. Trưa nay trên đường đi gởi tiền về Việt Nam, nắng rực rỡ, trời ấm, lòng rộn rã vui.

Còn đúng 2 tuần nữa là năm mới. Em viết những dòng này với lòng bâng khuâng nhớ Tết những năm xưa. Một lần nữa, xin cám ơn thầy cô và các bạn đã cùng em gởi một chút tình về Pleiku - về nơi chốn cũ đã một thời là kỷ niệm không thể nào quên.

Về một “quỹ tương trợ của cựu học sinh Minh Đức Pleiku” đã xa

QUI II (Thang 4 + 5 + 6 năm 2007)PLEIKU! Con môt chut gi...Mấy hôm nay, ngày nào anh Quỳnh cũng nhắc “Sắp

đến tháng 4 rồi. Em viết thơ gởi đến thầy cô và các bạn là vừa rồi đấy.” Cám ơn anh rất nhiều vì những chia sẻ

buồn vui, âu lo trong đời sống cùng tôi, nhất là tình thương yêu anh đã dành cho chốn xưa, trường cũ của tôi. Một nơi chốn của Tây Nguyên, nơi anh cũng một thời dọc ngang.

Thang Tư, Thang cua biêt bao kỷ niệm.

Tôi nhớ những chùm hoa phượng đỏ cầm vung vây trong tay giờ tan học; Nhớ tiếng ve trong những tàng lá cao, gởi tới một trời xa thơ mộng; Nhớ

những cánh hoa quỳ vàng tươi trong nắng trưa mọc dại bên đường, đã có lần ngắt vội cài lên mái tóc cho bố chụp hình một thuở xa xưa thiếu nữ.

Hôm qua, xem lại những tấm hình chụp với bố, với các anh Ninh, Phúc, Điểu, Minh lần về thăm nhà năm ngoái khi nghe tin bố lâm bệnh nặng. Dịp này, tôi tình cờ gặp lại anh Vũ Văn Chương (trưởng ban đại diện học sinh Minh Đức ở Sài -Gòn) đâu ngờ đây là lần cuối vì chỉ tuần sau đã nghe tin anh mất. Nhìn con số 4 ở góc hình tôi chợt nhớ gần đến giỗ đầu của anh Chương và bố. Tháng Tư! Thêm một lần nữa làm đầy thêm kho kỷ niệm của nhớ thương.

Tháng Tư, đã trở thành một mảng đời đầy màu sắc buồn vui, hợp tan, sinh tử trong bức tranh quá khứ của tôi. Tháng Tư, bây giờ lại mang đến cho tôi niềm vui mới khi nhìn ngọn nến yêu thương tỏa sáng được thắp lên từ hy vọng bởi những bàn tay nhân ái.

Tháng Tư, tháng bắt đầu quí II của quỹ tương trợ gia đình học sinh Minh Đức, Pleiku đang mon men tìm đến theo những sắc hoa rực rỡ trong nắng vàng, theo những đọt lá xanh non vươn dậy sau một mùa đông giá. Xin thầy cô và các bạn cùng em góp một chút tình về nơi chốn đã giữ giùm cho chúng ta một phần đời tươi đẹp.

ƯƠM HY VONG

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 193

PLEIKU! Goi tên kỷ niệm...Sáng nay trên đường đi gởi tiền của quí II về Việt

Nam, tôi nhìn hai bên đường thấy rộn rã sắc màu, trời xanh, mây trắng, nắng vàng và tím, đỏ, xanh của hoa tươi rực rỡ.

Hôm nay, thứ Hai 30 tháng 4 năm 07, đúng 32 năm thầy, cô và đám học trò chúng tôi rời xa Minh Đức, tạm biệt Pleiku. Trong chúng tôi có người quay lại nơi xưa mong làm điều gì tốt đẹp dù nhỏ nhoi cho mảnh đất thân yêu cũ; cũng có người, như tôi bước chân đi là đi mãi mãi, chưa một lần tìm về lại dù trong tim vẫn còn nguyên niềm thương và sâu đậm trong ký ức vẫn tràn đầy nỗi nhớ không quên.

Hôm nay, 12 năm gia đình tôi đặt chân lên đất Mỹ. Có lần một người bạn Mỹ sau khi biết điều này đã thân ái reo lên “Oh! Happy America’s Birthday!”

Tổng số tiền thu được từ sự đóng góp của thầy cô, các bạn và thân hữu là $477 đã gởi về Việt Nam.

Kính chúc thầy cô, các anh chị em bạn học cũ một mùa xuân tươi thắm, một mùa hạ ấm nồng tràn trề sức khoẻ, hạnh phúc và tình thân yêu.

QUI III (Thang 7 + 8 + 9 năm 2007)1- Người xưa, chôn cu...Hôm nay, tình cờ đọc 2 câu thơ của Hạ Tri Chương

về nỗi lòng của người tha hương, “Thiếu tiểu ly gia lão đại hồiHương âm vô cải mấn mao hồi”Tôi đã bùi ngùi dịch lạiThời trẻ ra đi già trở lạiGiọng quê không đổi tóc sương maiMấy mươi năm qua bao nhiêu dâu biển, biết mấy

đổi dời trong trái tim, trong trí nhớ một tình yêu đằm thắm về nơi chốn cũ không phai. 32 năm rời Pleiku, “Em Pleiku, má đỏ môi hồng...”, thuở đó xa lắm rồi, bây giờ đành phải ngậm ngùi tô son, phấn cho hồng môi, đỏ má... nghe buồn thấm thía.

Hôm nay, trời Houston vẫn còn mưa dầm. Mưa, nhớ những trưa, chiều đi học bùn đỏ vướng chân; Mưa, nhớ những cô học trò mơ mộng ngồi trong lớp học mà hồn thả theo những ngọn thông mờ ân sau màn mưa nặng hạt. Những cơn mưa của một thời tuổi trẻ thuở xưa, không làm hồn người lao đao, không khiến lòng chao chác. Những cơn mưa gây gây nỗi buồn không tên, mang mang hương thầm nhung nhớ.

Tuần trước cô Nguyễn Thị Tình đứng ra “đăng cai” buổi họp mặt bỏ túi tại nhà hàng Ocean Palace nhân dịp thầy, cô Thái văn Duy ghé Houston. Tôi được gặp lại nhiều người đã một thời sống và luôn thương nhớ về Pleiku. Tôi không học thầy Duy, chỉ biết thầy qua cô

bạn học cùng lớp, là em gái của thầy trong những dịp lại nhà. Dáng thầy vẫn trẻ trung dù đã qua bao năm tháng. Tôi gặp lần đầu tiên thầy Đăng, cô Chinh, cô Chấn, anh Lai, chị Song với ông chồng Mỹ rất dễ thương. Tôi cũng gặp vợ chồng anh, chị Lê-Hảo, Chị Phượng là cô chủ nhỏ khách sạn Bồng Lai ở Pleiku thuở trước. Không ngờ ngay tại Houston mà cô Tình cũng tập họp được nhiều khuôn mặt Pleiku như thế. Đề nghị cô Tình phải thành lập hội đồng hương Pleiku.

Như đã ước hẹn, thêm một lần, mong thầy cô, các bạn cùng em đi tiếp con đường yêu thương đã chọn, cùng gởi chút gì về phố núi thân yêu.

2- Tâm tinh thang Bay...Hơn một năm nay, mỗi khi cầm phong bì có ghi tên

mình bên ngoài, bên trong là tấm check với những con số 0 tận cùng tròn trĩnh lòng tôi lại nao nao, cảm giác thật gần như có thể nắm được những bàn tay đã ân cần gởi tới với đầy tâm tình. Nỗi xúc động thật sâu lắng như đang đứng trước mặt mình là những người thầy, người cô, bạn bè xưa một thời yêu dấu. Những giòng chữ của thầy Mai Văn Doanh gởi kèm theo tấm check “Nếu còn sống sẽ gởi tiếp”. Thầy với số tuổi hơn “thất thập” vẫn “đi cày” tuần 5 ngày lo cho hai con còn nhỏ, lời thầy viết vô cùng thiết tha, thấm thía lòng. Thầy ơi, xin cám ơn thầy về tất cả những ân cần, những khích lệ thầy luôn dành cho chúng em.

Ngày tháng qua nhanh rút ngắn lại khoảng cách biệt tuổi tác giữa thầy cô với học sinh, giờ gặp lại chợt nhận ra hai mái đầu tóc trắng ngang nhau, có người do đời sống quá vất vả, gian nan nhìn già hơn thầy cũ. Tôi đã gặp, nghe nhiều mảnh đời với nhiều bất trắc sau ngày ngôi trường Minh Đức đổi qua nền giáo dục khác; sau ngày thầy, trò như những cánh chim vội vàng rời tổ, lạc đường bay. Ở phương nào, bất kỳ hoàn cảnh sống nào những tấm lòng Minh Đức vẫn luôn hướng và nhớ về Pleiku. Giữa những loại hoa rực rỡ sắc màu làm sao có thể quên được những cánh hoa quỳ dại vàng tươi trong nắng sớm mọc lẻ loi ven lề trên đường đến lớp.

Tổng số tiền thu được của quí III là $450 đã gởi về Việt Nam.

Một lần nữa như bao lần, kính chúc thầy cô, các anh, chị, em, bạn cũ dồi dào sức khoẻ, bình an và hạnh phúc.

Quí IV (Thang 10 + 11 + 12 năm 2007)1- Mùa thu. Lời nhắn gởi.“Em mong chơ mua thuTrơi đât kia nga mau xanh lơĐan bươm kia đua vui trên muôn hoaBên nhưng bông hông đep xinh”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 194

Sớm mai, tình cờ nghe lại những câu hát này, trong lòng lại mênh mang nỗi nhớ. Nhớ những sáng mùa thu nơi phố núi, trời se sắt lạnh, sương mù lãng đãng, mặt trời biếng lười dấu mặt sau những đám mây, chỉ có cô học trò nhỏ với áo len, cặp ôm ngang ngực thơ thân giữa những hàng thông già trong gió chớm thu gai lạnh thả hồn mơ xa, mộng bay cao... tới những chân trời.

Từ hôm nào không biết, những cơn nắng gay gắt đã len lén trôi qua nhường chỗ cho những sớm mai gió mơn man lạnh làn da, tiếng chim hót reo vui ngoài khung cửa và trong nắng ngọt ngào, hoa cúc vàng xôn xao khoe sắc thắm.

Quí tư, quí cuối của năm 2007 đã theo về cùng với mùa thu hoa cúc.

Thêm một lần nữa, kính mong thầy cô, các bạn lại cùng em gởi một chút gì làm ấm tình người nơi phố cũ.

2- Lời cám ơn,Cam ơn đơi cho tôi niêm vuiCam ơn ngươi cho tôi nu cươiSớm mai, chợt nhận ra những lớp lá xanh non hôm

nào chớm xuân đã lác đác đổi màu. Màu lá hoe đỏ xen lẫn vàng tươi, tím thẫm trong nắng vẫn ấm nồng của trời thu dịu dàng.

Tôi nhớ, cô gái nhỏ mặc áo lụa vàng cười tươi bên đám hoa quỳ dại bên đường. Tôi nhớ, đôi hàng cây thủ thỉ lời dấu yêu trên con đường Trịnh Minh Thế mỗi trưa chiều tan học. Tôi nhớ, những sớm mồng một Tết trong gian quán nhỏ, mùi nhang trầm mẹ đốt cúng ông bà quyện trong âm hưởng những bản nhạc xuân vang dội từ những cái loa dựng dọc tường.

Mười mấy năm xa quê nhà, mấy chục năm lìa phố núi bao giờ nhớ lại tôi cũng thấy buồn vui lẫn lộn. Buồn, vì nhận ra thời gian qua nhanh, tưởng như ngày còn bé mỗi mùa xuân lại ngân nga:

Môi năm, môi tuôiNhư đuôi xuân điCai gia xông xôcNo thi theo sau.Vui, vì thấy mình đã được cho quá nhiều thứ trong

đời. Nếu tin có đời sau xin cho bước y con đường cũ.Những ân tình tôi được trao tặng từ cuộc đời, từ tình

người ngỡ nhẹ thênh như ngón tay vô tình nhấn nhẹ dây đàn đâu biết những âm ngân lại vẳng sâu vào trong hồn ray rứt thế.

Xin cám ơn thầy Doanh, chị Lân đã luôn khuyến khích trong mọi việc; thầy Nguyễn Đăng Dự từ nơi xa, bao giờ cũng nhớ để gởi một tấm check thật to; cô Nguyễn Thị Tình dù phải lo cho thầy đang đau bệnh vẫn không quên gởi tới một tấm hình; Cô Vũ Thị Bích

dù phải dạy thêm giờ để có tiền gởi về phố núi cho các học sinh nghèo nhưng bao giờ giọng nói của cô vẫn dịu dàng, ân cần đầy yêu thương. Xin cám ơn Liên Hương và gia đình đã luôn giúp đỡ; chị Phượng bao giờ cũng là người gởi tiền sớm nhất; anh Nhân, anh Phạm Hải, anh Nguyễn Hà, Bá Thanh, chị Mai, chị Hoa Chấn, anh chị Lê, anh chị Hãn, bác sĩ Bùi Trọng Căn, Ngọc Ánh đã ít nhiều giúp cho quỹ tương trợ gia đình học sinh Minh Đức - Pleiku lớn mạnh đến ngày nay. Xin cám ơn những người bạn Mỹ cũng góp một chút tình về Pleiku, nơi chốn dù chưa bao giờ biết tới. Xin cám ơn những thân hữu đã nồng nhiệt góp phần trong mỗi lần tôi xin chia sẻ.

Tổng số tiền của quí tư là $470

ƯƠC TINH SÂU, MƠ DAI LÂU…Bạn thân ái,Gởi lại bạn những lá thư “xin tiền” cũ của một

“quỹ tương trợ gia đình học sinh Minh Đức - Pleiku” đã không còn nữa để bạn hiểu cho lúc nào trong mình cũng mang mang một niềm ân hận đã không làm được một điều gì dù nhỏ nhoi cho phố cũ của mình. Món nợ không phải vay, chẳng ai đòi. Không nghĩ thì thôi chứ mỗi khi chạnh lòng vương vấn lại bùi ngùi. Sao tệ thế! Quên hết rồi ư?

Bạn muốn mình viết một bài về Pleiku mà đã bao lần cầm bút lên viết rồi lại xóa. Bao lần ngồi lắng lòng cố gom góp lại những nơi chốn bình yên, những khoảng khắc hạnh phúc cũ để viết ra lời mà ngậm ngùi hay chỉ còn lại ký ức nhạt nhòa.

Nhớ Pleiku, phố núi ấp ủ một thời thơ mộng vẫn còn bao trẻ mồ côi, bao người bất hạnh và những người dân tộc hiền lành cơm chẳng đủ ăn nói chi đến gởi con đến trường!

Nhớ trường xưa nơi đó vẫn còn những người bạn nghèo vất vả nuôi dưỡng con, cháu ăn học!

Bạn thân ơi,Ngày Đại Hội Liên Trường Pleiku sau những ân cần

han hỏi của ngày hội ngộ; sau những nụ cười, nước mắt của buổi gặp mặt; sau những món ngon, rượu nồng mong rằng sẽ là những hành động cụ thể hơn là chỉ nhắc nhớ những kỷ niệm nhớ thương.

Với những ân tình sâu nặng về Pleiku, ước mơ về một quỹ tương trợ vì Pleiku, cho Pleiku. Mơ sao từ Đại Hội này, sẽ có những bàn tay cùng góp sức. Một cánh én không tạo được mùa xuân, nhiều cánh én sẽ làm nên mùa xuân cho Phố Núi.

Pham Thu Hương(Minh Đưc)

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 195

*Viêt cho Hồ Tín, người ban thân vừa ra đi cua tôi

Không biết tại sao khi nghĩ đến người bạn cũ ấy, hai câu “hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/bạch vân thiên tải không du du” trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lại hiện lên trong trí nhớ của tôi. Ngày tháng như nước chảy qua cầu, nhất là khi qua tuổi năm mươi và lưu lạc tha phương thì “hạc vàng một thuở ra đi/mênh mang mây trắng thiên thu không về” là điều như định mệnh.

Năm ấy trên con đường Yersin sau lưng sân vân động Pleiku, trên đường về nhà dưới tàn thông xanh ngát của một ngày đầu hè tôi gặp người bạn học cùng trường nhưng khác lớp và bắt đầu một tình bạn kéo dài hơn bốn mươi lăm năm. Tôi cho rằng không có gì phải nói về chiều dài của tình bạn vì tình bằng hữu vốn vô hạn như thời gian nhưng đời người lại không như thế! Hữu hạn, ngắn ngủi, chốc lát và vô thường vốn là yếu tính nền tảng của cái mà mọi người thường gọi là cuộc đời này. Người bạn của tôi không ở ngoài cái qui luật ấy đã ra đi như “hạc vàng” từ muôn năm trước; và bây giờ khi tôi nhớ về chiếc bóng của thời đã qua trong lòng sao luyến tiếc, ngậm ngùi! Ba năm trước, Tín qua Quang có gửi cho tôi một tấm ảnh cũ chụp hình ba người Tín, Hùng và tôi trong dịp tết Mậu Thân. Năm này chúng tôi học đệ tam và cũng là năm cuối cùng tôi học tại trường trung học Pleiku vì sang tháng tám năm 1968 tôi chuyển về Sài gòn học.

Tết Mậu Thân tôi và Hùng làm tờ báo xuân Liên Trường Trung học Pleiku-Pleime. Tuy nói hai người làm báo nhưng lúc nào cũng có Tín vì thời gian ấy chúng tôi thân nhau lắm. Có thể nói thời trẻ tuổi của tôi ở Pleiku là hình ảnh của ba người vì đi đâu chúng tôi cũng có nhau và đã chia sẻ tất cả những tình cảm có được trong tuổi mới lớn của mình. Tuổi trẻ chúng tôi và có lẽ không khác với các bạn cùng thế hệ trong năm tháng ấy ví như những chiếc lá trong cơn lốc thời cuộc.

Chúng tôi đi qua thời tuổi trẻ của mình như đi qua một bóng tối và bóng tối này đã phủ chụp lên quê hương Việt Nam trong một giai đọan tàn khốc không kém những giai đoạn lịch sử bi thương khác. Lúc bấy giờ bên cạnh chúng tôi, Tín ít đóng góp ý kiến về thơ văn nhưng tâm hồn anh phong phú vì qua cách

sống và cư xử, tình cảm anh biểu hiện dồi dào. Anh có làm thơ nhưng tiếc rằng thời gian xa cách quá lâu tôi không còn nhớ câu nào!

Khi nhận được tấm hình thứ hai của Tín tôi nhớ ngay tấm hình bốn người: Tôi, Tín, Phan quốc Cường và Lê văn Tài chụp trong dịp tết 1969 tại Biển Hồ. Về sau không biết Tài như thế nào vì không liên lạc được, nhưng Phan quốc Cường ở Đức thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện với nhau và thường nhắc đến Tín. Lúc này nhờ hội ái hữu học sinh trung học Pleiku và nhất là qua Lê đình Quang làm việc ở Việt Nam, chúng tôi cập nhật được tin tức bạn bè mau lẹ. Tấm hình thứ ba chụp hình tôi và Tín trên sân thượng nhà anh vốn là một tiệm sách ở đường Hai bà Trưng (nhà cũ trong khu nhà liên kế) cũng do Quang scan và chuyển qua email làm tôi cảm động vô cùng. Những tấm hình ấy là vùng trời quá khứ của chúng tôi. Có thể trong những tháng ngày bệnh hoạn Tín gửi hình đi vì nghĩ rằng chúng tôi khó có thể gặp lại nhau.

Trong những năm bảy mươi, một năm thường hai lần vào mùa hè và dịp tết tôi trở về Pleiku thăm gia đình và hội ngộ bạn bè cũ. Lúc này Tín đã vào lính và làm việc ở Trung tâm nhập ngũ Pleiku. Con đường từ chỗ Tín làm việc đi xuống con dốc trước Dân y viện rất đẹp với rừng thông già, hoa dại khắp nơi và chúng tôi thường đi uống café, ăn bún bò tại những hàng quán trên con đường này. Tín đã kể cho tôi nghe thời thơ ấu và quê hương Quảng Nam của mình. Nếu kỷ niệm ấu thơ đóng góp không ít trong việc hình thành nhân cách một con người thì chúng tôi lúc ấy không thiếu những

Những Tấm Hình Quá KhưLê Tấn Ha

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 196

kỷ niệm dù vui vẻ hay buồn bã đã điểm tô cho bức tranh tình bạn đầy màu sắc ấy chút thơ mộng tương phản cái khắc nghiệt của thời chiến tranh. Năm bảy mươi hai tôi bắt đầu đi làm và vì công việc rất hiếm hoi dịp trở về Pleiku. Thời gian này có một lần vào Sài Gòn công tác năm 1974 Tín ghé thăm tôi. Đêm uống bia ở quán cóc trên đường Lý thái Tổ, Tín cho tôi biết Hùng đã lập gia đình và có một con trai. Hôm ấy tôi đọc cho Tín nghe bài “Hoài Thượng Hỉ Hội Lương Xuyên Cố Nhân” của Vi Ứng Vật và “Vị Thành Khúc” của Vương Duy vì Tín thích thơ Đường.

Ngày năm tháng năm bảy lăm, trong khi chờ tin tức một nửa gia đình di tản trên tỉnh lộ bảy, Tín bất ngờ ghé nhà tôi. Mừng rỡ vì hội ngộ khi tôi hỏi thăm gia đình, Tín cho biết đã cõng mẹ khi đi xe, lúc đi bộ bất kể ngày đêm từ Pleiku về Sài gòn. Tín thương mẹ và cho biết vì mẹ yêu cầu về Sài gòn anh đã bằng mọi giá đưa mẹ đi dù anh không phải là sĩ quan trong khi người anh cả của anh cùng gia đình còn ở lại Pleiku. Hai mẹ con anh ở nhà người bà con ở Hòa Hưng và cũng khôi hài là tất cả gia đình người bà con ấy đã đi di tản ra nước ngoài từ những ngày cuối tháng tư sôi động. Tín kể cho tôi nghe những gian khổ kinh khủng trên cuộc hành trình này như lời kết án các tội ác cuối cùng của cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt. Buổi chiều hôm ấy, trong tiếng ồn ào vang vọng của một thành phố đang chuyển mình thay đổi, tôi và Tín đi bộ dưới rừng cờ và khâu hiệu màu đỏ rợn người đến nhà người yêu và là người vợ của tôi sau này trên đường Nguyễn Trãi. Đêm ấy, chúng tôi uống với nhau những ly rượu thời cuộc nhạt nhẽo và đọc lại bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần như cố mường tượng ra tương lại mù mịt của mình. Năm ngày sau Tín và mẹ lên xe vận tải trở về Pleiku và tôi chuân bị hành trang lên đường học tập cải tạo.

Tuổi trẻ của tôi ra đi chậm chạp trong các trại cải tạo từ nam chí bắc và mãi đến năm 1984 tôi mới liên lạc được với Tín sau khi trở về gia đình. Em trai tôi có kể cho tôi nghe về cái chết bi thảm của Hùng năm 1976. Ngày ấy tôi nhớ đến tấm hình ba người ngày xưa và tự nhủ, chúng ta đã ra đi một người, Tín ạ! Sau đó nhờ các

chuyến đi buôn của Lâm, người bạn cùng lớp đệ tam ngày xưa, từ Pleiku về Sài Gòn, tôi được thư của Tín, biết được anh đã lập gia đình và có ba con gái. Tôi cũng viết thư và nói với anh thời gian khốn khó của mình sau khi hứa có dịp lên Pleiku thăm vợ chồng anh. Những năm tháng khó khăn này lời hứa thật khó mà thực hiện, dù lúc bấy giờ tôi còn độc thân

và phải vật lộn để kiếm sống! Tuy nhiên, lúc này tôi liên lạc được với Trạng và Thuận, hai bạn học cũ Pleiku về ở hẳn Sài gòn và chúng tôi thường gặp nhau vào những dịp Lâm đi Sài Gòn mua hàng thương nghiệp. Chúng tôi nhắc đến Tín luôn và cuối cùng trên một chuyến về Sài gòn Tín theo Lâm vào và chúng tôi gặp lại nhau. Đêm thức trắng nói bao chuyện cũ, Tín kể cho tôi nghe về mối tình dẫn đến việc lập gia đình của mình. Cũng khá ly kỳ và tôi nói với Tín, thời loạn ly có tình yêu thời loạn ly. Điều đáng nói là một kết hợp quí giá hơn vạn chia lìa. Tín bảo mẹ anh ước ao có đứa con trai và anh suy nghĩ nên có thêm con hay không? Dù vợ anh giỏi bương chải kiếm sống nhưng lúc bấy giờ với nền kinh tế ngăn sông cấm chợ thật khó mà nuôi nổi đàn con đông!

Chúng tôi khề khà uống rượu kể chuyện, Tín khuyên tôi nên vượt biên. Tôi bảo mình đang tìm đường ra đi vì thân phận chính trị quả quá khó khăn! Tín nâng ly rượu và đọc: “Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu/Tây xuất Dương quan vô cố nhân” như một lời chúc thượng lộ bình an. Tín không quên bài Vị Thành Khúc của Vương Duy mà tôi đọc mười năm trước! Dưới ánh đèn dầu trong căn nhà tối tăm vì cúp điện ở đường Bà Hạt, chúng tôi như hai bóng ma của thời quá vãng. Quá khứ chỉ là giấc mộng hoàng hoa và hiện tại như một vũng lầy càng cựa mình càng bị bó chặt hơn. Chúng tôi im lặng không nói thêm lời nào sau khi đã nói hết những gì muốn nói. Đêm sao mù mịt và hoang tưởng! Mơ hồ những hình ảnh quá khứ đến rồi đi lềnh bềnh trong cái vô vọng của thân phận con người sau biến cố lịch sử. Cuối cùng tôi nói với Tín, dù có ra khỏi đất nước này chúng ta không người nào thoát được định mệnh lịch sử cả!

Hai hôm sau Tín trở về Pleiku và chúng tôi từ ngày

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 197

đó chỉ liên lạc nhau qua Lâm những lần về Sài gòn mua hàng. Tôi đi làm đủ thứ nghề trên rừng, dưới nước để kiếm sống và cố tìm một kẻ hở ra đi. Lúc ấy tôi thực sự không còn nhận thức thời gian rõ rệt nữa trừ những ngày đặc biệt trong năm như giáng sinh hay Tết. Khi tôi lập gia đình bạn bè cũng không ai hay. Hai năm tiếp theo một buổi tối sau khi nhận được lịch trình phỏng vấn ra đi theo diện tị nạn cho những người thuộc chế độ cũ tôi nói với nhà tôi rằng mình sẽ đi Pleiku thăm bạn cũ. Hồ dễ đã hai mươi năm chúng ta mới gặp lại nhau! Những người bạn học ngày xưa nói như than với tôi tại nhà mới của Tín, lúc này không còn bán sách mà là tiệm sửa xe đạp và một bàn bi da phía trước. Tôi nói, thành phố thay đổi nhiều nhưng chúng ta vẫn như xưa. Các bạn tôi cười nhưng trên khuôn mặt sao đầy nét ngậm ngùi! Tuy nhiên, dù làm việc vất vả, Tín sống hạnh phúc với người vợ trẻ bán thuốc tây ngoài chợ và ba đứa con gái đang được bà nội chăm sóc. Đêm đầu tiên sau khi uống với nhau gần hai xị rượu thuốc, tôi và Tín lên gác xép nằm gác chân lên nhau nói chuyện cũ. Trong khi Tín kể cho tôi nghe bạn bè kẻ còn người mất trong thành phố cao nguyên này thì tôi lơ mơ chìm trong cái cảm giác hanh lạnh mơ hồ ngày xưa và sau đó ngủ lúc nào không biết.

Ngày kế tiếp Tín đưa tôi đi lên mảnh đất trồng cà phê của anh sau trường trung học. Tôi nói với Tín dừng lại ngay trường cũ. Tôi đứng rất lâu, nhìn ngôi trường ngày xưa mình một thời chạy nhảy và trưởng thành. Trường không thay đổi nhiều nhưng với tôi sao hoang phế vô cùng! Tôi tự hỏi phải chăng tâm hồn mình cũ kỹ lắm mới có cái cảm giác ấy. Tôi chỉ cho Tín nơi ngày xưa chúng tôi hay chơi đùa chạy đuổi nhau quanh cái kho đựng hạt bo bo, rồi xưởng gạch xin va ram bây giờ là dãy nhà ngói có lẽ dùng làm nơi hội họp của giáo sư. Tín cười, chỉ nơi đậu xe và hỏi tôi có nhớ? Tôi lắc đầu. Nơi này ông cai trường đặt bàn bi da lúc tụi mình học đệ tam. Tôi có nơi nhớ rõ, có nơi quên bẵng và nói với Tín qua tuổi bốn mươi ký ức chúng ta như bến đò xưa khách đến rồi đi, hiếm khi trở lại.

Vườn cà phê của Tín mới trồng hơn năm mà đã ra hoa. Tôi dốt nát về trồng trọt nên không thấy hứa hẹn gì những cây cà phê ốm yếu rời rạc trên mảnh đất trơ trọi này. Tín nói từ năm thứ hai, mùa mưa, vườn cây cà phê sẽ vươn cao, ra hoa và cho trái. Tôi thầm hi vọng cho bạn cũng như cho chính mình một niềm vui mong manh trong cái quạnh hiu mênh mông của núi đồi trước mặt. Ngày hôm sau chúng tôi đi Biển Hồ, rồi về lại những con đường kỷ niệm. Tôi không quên nơi nào cả nhưng phải hình dung và tưởng tượng một chút mới thấy lại

được cái nơi mình đã từng sống với nó. Thay đổi, điều kiện tiên quyết để phát triển. Tôi tự nói như thế để không thấy mình hóa đá trong một khúc quanh nào đó của cuộc đời mình. Buổi gặp gỡ bạn bè cũ tại nhà Tín thật vui, tôi thấy an ủi nhiều khi hình dung những ngày xa quê hương sau này. Đêm cuối cùng chúng tôi nói chuyện văn nghệ, tôi đọc cho Tín nghe những bài thơ mới nhất của mình và hứa nếu có dịp in thơ dù ở đâu cũng sẽ gửi cho anh một tập.

Rồi những ngày xa xứ. Tôi vẫn có dịp viết thư thăm hỏi người bạn một đời và vui chơi một thời của mình. Đầu năm 2005, nhà tôi mất vì bướu não, bạn bè khắp nơi gọi phone và email chia buồn. Tín đã gửi cho tôi bao thư từ an ủi nhưng đến cuối năm, tôi lại được tin Tín bị ung thư gan đang điều trị tại bệnh viện chợ Rẫy. Lấy tấm hình ba người ngày xưa ra xem, tôi nói như nói với nhà tôi những ngày nằm bệnh viện. Từ từ, chầm chậm đi đâu mà vội người bạn thân yêu tôi ơi! Vài tháng sau, Quang cho biết Tín đã về nhà và đang điều trị thuốc nam. Tôi an ủi vân vơ, ừ không phải bệnh này đời nay mới có, thuốc bắc, thuốc nam tất có thể chữa được, chỉ mong sao “phước chủ, may thầy”. Về nhà nhờ Trần bá Hiển, Tín liên lạc được với tôi qua chit chat online. Hôm ấy thấy bóng dáng của bạn qua webcam, tôi đánh lẹ vài chữ ”dù bị bệnh tao thấy mày không gì thay đổi” nhưng thật đau lòng vì mái tóc rụng gần hết và khuôn mặt xương xâu của bạn bởi xạ trị. Tín đánh máy từng chữ, “tao muốn thấy dung nhan của mày?” tôi trả lời, “tao không có webcam nhưng thật ra cũng không có gì thay đổi, trừ tóc bạc nhiều”

Chúng ta nào ai thay đổi dù bao biến cố đến và đi trong đời mỗi người. Quá khứ như những tấm ảnh kia là tấm gương soi, phản ánh bóng hình thật một đời. Dù cuộc đời ngắn ngủi vô thường nhưng không ai trong chúng ta khác những gì một thời đã có. Khi được tin Tín mất, tôi mang tất cả những tấm hình quá khứ ra xem và thấy lại chiều dài vô hạn của một tình bạn vượt ra khỏi những câu thúc thế gian, trắc trở đời sống và tồn tại mãi như hoài bão với ước mơ vượt qua bên kia bến bờ nghịch cảnh đời người.

Tháng 7-2008

Lê Tấn Ha

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 198

Nhớ về anh: “Nguyễn Văn Khương” - Mất tai Pleiku 5/1973

Pleiku, thành phố dấu yêu của tôi, tôi đã sống ở đây từ năm lên bốn, tôi học hết bậc tiểu học, trung học và thi Tú tài 1 tại nơi này. Sau mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi vào Saigon học lớp đệ nhất, học xong Đại học, tôi ra trường và đi dạy. Nhưng những kỷ niệm của thời đi học tại thành phố Pleiku, luôn là dấu ấn của cuộc đời tôi, hơn nữa đây cũng là nơi để lại trong tôi muôn vàn tình cảm lưu luyến, đánh dấu một cuộc tình !...

Năm ấy, vào dịp cuối hè của lớp đệ tam, “anh” đã về Pleiku cùng với anh họ của tôi và một người bạn khác. Các anh ở tại nhà anh họ và không cách xa nhà tôi mấy. Anh, cấp bậc Thiếu Úy thuộc binh chủng Biệt Động Quân. Khi đó, anh trông oai vệ, hiên ngang và tính tình cũng rất hiền lành.

Mối tình của tôi được hình thành qua nhiều lần gặp gỡ, tôi sang nhà anh họ, hay anh họ và anh sang nhà tôi. Tôi quý mến anh và sau mỗi dịp hành quân trở về, anh thường tặng tôi những món quà. Anh quan tâm nhiều đến việc học của tôi... Ngày tháng cứ thế qua dần, suy nghĩ, tình cảm và cách sống của tôi đã bắt đầu có nhiều thay đổi. Tôi bắt đầu làm dáng, chăm chút, chú ý đến cách ăn mặc và lời ăn tiếng nói của mình. Tình cảm giữa anh và tôi mỗi lúc

một tăng dần và đã rất nhiều lần anh viết thư tình, ép vào trang sách gởi cho tôi… Nhưng, tâm lý các bậc làm cha mẹ, rất lo sợ con cái của mình yêu sớm và không chăm chú vào việc học, nhất là tôi đang yêu “anh chàng lính”, cứ một vài tháng là phải hành quân !... Ba mẹ tôi quyết định

đưa tôi vào Saigon ở với anh chị và đi học tiếp, có lẽ ba mẹ tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để chúng tôi không có dịp gặp nhau và môi trường mới giúp tôi có thể quên anh !...

Tình cảm mà, một khi đã thương nhau thì dù tôi ở Saigon, anh ở Pleiku, chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc thư từ. Hơn nữa, anh là người miền Nam và gia đình anh đang sinh sống tại Saigon, trong những dịp về phép, anh thường đưa tôi đến nhà, chào ba mẹ của anh… Cứ tưởng chuyện tình của chúng tôi là chuyện tình đẹp, nhiều kỷ niệm và chờ khi tôi tốt nghiệp ra trường, chúng tôi sẽ trở thành một đôi, sống hạnh phúc cho đến bạc đầu !... Nhưng !... Số mạng của mỗi người không phải ai cũng như ai !... và nỗi đau buồn đã đến với tôi vào tháng 5 năm 1973,

khi anh họ báo tin Anh đã chết trong một đợt hành quân !... Trái tim tôi tan nát, đầu óc tôi quay cuồng và đó là những ngày buồn của cuối năm đệ nhất !... Thi thể của anh được đưa về Saigon và tôi đã khóc thật nhiều, bước đi nặng trĩu và lặng thầm theo sau chiếc quan tài, đưa anh về nơi

an nghỉ cuối cùng !...

Thế là hết, hết một giấc mơ tươi đẹp của mối tình đầu và những ngày tháng buồn kéo dài theo tôi suốt trong thời gian tôi học Đại học. Nhất là mỗi khi có dịp nghe được bài hát Romeo & Juliette là trái tim tôi đau thắt!... và tâm sự này, ngày xưa bạn bè thân cũng đã từng

chia sẻ !...

Bây giờ, đã hơn ba mươi sáu năm trôi qua, tình cờ tôi đọc được bài viết “Romeo & Juliette ở Pleiku” của Thúy Nga và một số bài thơ của thân hữu Lê Kim Hiệp, lòng tôi chạnh lại và tôi muốn chia sẻ chuyện tình cảm của tôi, cùng nỗi cảm thông đối với những mối tình không có ngày sum họp !... Tôi mong: Tất cả nỗi đau thương và bất hạnh hãy sớm qua đi - niềm vui, hạnh phúc luôn đến được với mọi người, để tạo niềm tin, sức sống và nghị lực giúp nhau vượt qua được những tháng ngày còn lại.

* Pm - Nguyễn Thị Hoang Đào - 7/2009

Chuyện tình buồn !... Hoang Đao

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 199

Anh thương yêu,Không biết tại sao hôm nay ngồi

cô đơn một mình trong office; Tôi bỗng nhiên nhớ Anh quay quắt và nhớ lại khoảng thời gian đầu mình mới quen nhau. Những ngày ta mới bắt đầu bước những bước chân tình mong manh trắc trở; và nhớ cả lần đầu mình hò hẹn.. .

Lúc mới yêu Anh. Khi nghĩ về tương lai của mình Tôi thường hay khóc cho những sợ hãi vô hình. Những lo âu không tưởng. Tôi vẫn thường ‘than vãn’ và tâm sự với anh. Từ mối trầm tư sâu đọng đó Anh mãi khuyên tôi hãy tốt với chính mình. Hãy khoan dung với con tim hiền của Tôi để cho những khổ đau xa rời. Let it goes. . . Let it goes đi em yêu. . .

Life’s too short even as we talk, time runs

So, let it goes my love (?)

Vậy rồi tôi đã nghe Anh. Đã ... let it goes thật sự để yêu Anh bằng cả một tấm lòng, một con tim và một khối óc. Nhưng, vì đời Tôi! Tình yêu đã... bỏ, đã đi vắng từ thế kỷ nào. Và, tình yêu thường không nhân ái với trái tim hiền Tôi; Nên - trong cái let’s go đó, thỉnh thoảng tôi vẫn cho khối óc ngu ngơ của mình ‘‘bò về’’ không phải để thăm viếng ‘‘nó’’ nhưng là để lo xa. Lo xa cho chuyện. . . nhỡ một mai??? Nhỡ có gì thì tôi biết phải làm sao để mà mà chịu đựng. Để mà vươn lên. Để mà sống.

Rồi một ngày thật bất ngờ tôi hỏi Anh? Nếu Một Mai Tôi Chết? Thì Anh sẽ ra sao? Thì Anh cũng chết theo. Cho mình gặp lại nhau sớm hơn vì kiếp sau ta sẽ là của nhau. Trọn vẹn. Thủy chung. Như nhất. .

. Nhưng em này; mình đang có kiếp này. Hôm nay bây giờ tại sao mình không yêu nhau đi? Không thương nhau đi cho tình được thăng hoa? cho đời được đươm hoa? Sao Em lại nghĩ đến làm gì những xa xôi chưa có và có thể sẽ không bao giờ đến? Tôi vẫn cứng đầu, ngoan cố hỏi Anh trong niềm lo nỗi sợ của Tôi và Tôi vẫn tự hỏi Tôi, tự dằn vặt Tôi để - chỉ - được có câu hỏi cho Anh:

Nếu Môt Mai Tôi ChếtAi sẽ chiu chuông Anh?Ai nằm ngủ ngoan trên vai ngươi tinh?Ai ve vuốt trũng quầng thâm của mắt?Đêm! Rôi. . . Đêm! Khi gio Thu vê se giâc. Va,Tôi không còn trong đơiAi sẽ cung Anh bươc trên đương đầy gio

Thu?Co nhưng la Phong buôn rơi đỏ ngâtMau đỏ ươm vang - Thu - lam hôn tôi

ngầy ngật Cho ngât ngây tim vêTrong ký ức tuôi thơVa,Vê Anh! Hôm nay. Bây giơ!Để hôn mơ vê minhMơ vê nhưng. . . ngay ta bên nhauMơ. . . nu hôn đầu tiênLần yêu đầu tiênMui tinh yêu thật ngọtNhư đôi môi lần ta mơi yêu nhauAnh đưa Tôi vao đơiTa đưa nhau vao đơiYêu như loai thú đoiYêu như không còn ngay maiYêu như hôm nay la ngay cuốiCủa cuôc đơi, Bởi vậy. . .

Nếu Môt Mai Tôi ChếtBiết co còn ai? Yêu Anh. Nhiêu như Tôi?Thật đấy Anh. Không biết trong

đời này mai mốt sẽ có ai yêu Anh nhiều như Tôi không nhỉ? Không ai đâu Em. Chắc có đó. Thế cứ vậy rồi Tôi suốt ngày làm cây sầu đông theo ‘‘mè nheo’’ Anh mãi. Anh nói Anh yêu Tôi nhiều lắm nên Anh yêu luôn cái mè nheo, lải nhải của tôi hoài. Anh nói khi nào mà Anh không nghe tôi mè nheo nữa có nghĩa là Anh ‘‘đã’’ ở trong. . . biển trouble của cái đời sống lắm rối răm đầy hệ lụy này - vì - Anh sẽ không còn có tôi trong cuộc đời dẫy đầy tất bật để thương yêu Anh nữa. Mà Anh thì chẳng bao giờ muốn thế. Anh muốn có tôi bên cạnh anh mãi mãi. Kiếp này. Kiếp sau và nhiều kiếp sau tiếp nối em yêu ơi!.

Thôi vậy nhé đi AnhCuôc đời thật phù duBac tiền thật phù duChỉ minh em với AnhYêu nhau cho thật đầy. . . . . . . . . . . Thế mà rồi Anh không

trọn lời hứa cho kiếp này – Anh quay lưng đi về hướng đời khác với người mới khác- - - Từ đó...

Tôi muôn thuở mồ côi! Lời hẹn kiếp sau chỉ còn trong giả tưởng của những câu chuyện cổ tích hoang đường - - - Từ đó...

Trăng thôi còn sáng. Trái đất bơ vơ. Mặt trời vụt tắt !

LêXuânHao

để nhơ nhưng ngay N la Valentine của tôi...

Nếu một mai tôi chết