KẾT THÚC BẤT NGỜ

124
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HC PHM THÀNH PHHCHÍ MINH NGUYN THPHƯƠNG KT THÚC BT NGTRONG THI PHÁP TRUYN NGN O. HENRY? LUN VĂN THC SĨ VĂN HỌC THÀNH PHHCHÍ MINH – 2002

Transcript of KẾT THÚC BẤT NGỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

KẾT THÚC BẤT NGỜ

TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O. HENRY?

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỔ HỔ CHÍ MINH – 2002

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Tác giả luận văn.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sác đến P.G.S. LƯƠNG DUY TRUNG, người

hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn:

■ Các giáo sư đã nhiệt tình giảng dạy.

■ Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

■ Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang.

cùng gia đình và bạn bè...

đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này.

6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 4

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 5

MỤC LỤC ................................................................................................................ 6

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 8

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .............................................................................................. 8

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: .................................................................................................. 10

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ......................................................... 15

3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 15

3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 15

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: .......... 16

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 16

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: ......................................................................................... 17

CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT THÚC BẤT

NGỜ ........................................................................................................................ 19

1.1.TÁC GIA O’HENRY: .............................................................................................. 19

1.1.1-Thời đại: ........................................................................................................... 19

1.1.2-Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry: ....................................... 24

1.2. TRUYỆN NGẮN O’HENRY: ................................................................................ 29

2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry: ................................................................ 29

7

1.2.2- Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển: .............................................. 32

1.3.KẾT THÚC BẤT NGỜ: .......................................................................................... 35

1.3.1- Bất ngờ và kết thúc bất ngờ: ........................................................................... 35

1.3.2- Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt: .......................................... 36

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI PHÁP

TRUYỆN NGẮN O’HENRY ................................................................................ 38

2.1.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG: .......... 39

2.1.1- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện: ............................. 39

2.1.2- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ ở tính cách nhân vật: ...................................... 41

2.1.3- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng: ...................................... 43

2.2. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT CẤU: ............ 45

2.2.1- Kết thúc bất ngờ với một bất ngờ duy nhất: .................................................... 46

2.2.2- Kết thúc bất ngờ với hai bất ngờ tuần tự hoặc sóng đôi: ................................ 47

2.2.3- Kết thúc bất ngờ với bất ngờ sau cùng nối kết một chuỗi bất ngờ: ................ 48

2.3. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ: ....... 50

2.3.1- Hình thức ngôn ngữ của kết thúc bất ngờ: ...................................................... 51

2.3.2- Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ: .............................................................. 54

2.4.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN CỦA

ĐỘC GIẢ: ...................................................................................................................... 57

8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

❖ Vị trí văn học Mỹ và truyện ngắn Mỹ:

Văn học Hoa Kỳ - nền văn học trẻ trung, đầy sức sống; phát triển mạnh mẽ, nhanh

chóng; giàu giá trị nhân văn, thẩm mỹ; cách tân liên tục về mọi mặt; có sức thu hút lớn

với thị trường văn chương. Tuy không có một bề dày lịch sử nhưng những thành tựu xuất

sắc của chỉ vài thế kỷ đã khẳng định tầm quan trọng thế giới của văn học Mỹ và một vị trí

ngang tầm với các nền văn học tiên tiến châu Âu.

Truyện ngắn bao giờ cũng là thể loại rất được người Mỹ ưa chuộng. Thể loại này

thể hiện tinh thần dân tộc Mỹ với tính chất năng động, hiệu quả và cấp thời. Parrington,

nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Mỹ cho rằng: "Truyện ngắn thường được coi là thể loại

trong đó thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc Mỹ, tức là ý hướng sùng bái hiệu quả, cố

hết sức loại bỏ những gì dư thừa và một số khao khất thường xuyên là đi tìm một thứ

kỹ thuật sao đáng gọi là hoàn thiện." [89,388]

❖ O'Henry - tác gia xuất sắc của truyện ngắn cổ điển Mỹ:

■ O'Henry - tác gia xuất sắc của truyện ngắn Mỹ trong giai đoạn chuyển giao giữa

thế kỷ XIX - XX. Nhà văn không phải là người mở đầu một trào lưu văn học mới, cũng

không phải là một nhà cách tân nghệ thuật, nhưng ông giữ một vị trí đặc biệt trong nền

văn học Mỹ. Tác phẩm của ông được xem là mẫu mực của truyện ngắn truyền thống. Tài

năng và cá tính sáng tạo của O'Henry đã đem vào kỹ thuật viết truyện cổ điển một phong

9

cách riêng độc đáo. Giá trị nhân văn thấm đậm trong sáng tác đã chinh phục hàng triệu

độc giả nước Mỹ và độc giả nhiều nước trên thế giới.

■ Mildred H. Larson - một nhà nghiên cứu văn học Mỹ có uy tín đã khẳng định vị

trí, ảnh hưỏng, cùng sức sống bền lâu của truyên ngắn O'Henry: "Sự thành công phi

thường của O’Henry đã gây ảnh hưởng đáng kể về sự tiến triển truyện ngắn của nước

Mỹ, Thật vậy, lối hành vấn và hình thức tân truyện ngày nay đều lấy truyện của ông

làm tiêu chuẩn "Lúc O’Henry mất, ông là tác giả truyện ngắn có nhiều độc giả và phổ

biến rộng rãi nhất Hoa Kỳ. Chính bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau ngày ông tạ thế, truyện

của ông vẫn còn tiếng vang lớn. Bất cứ tuyển tập tân truyện nào về những truyện ngắn

tiêu biểu và bán chạy nhất ở Mỹ đều in ít nhất một hai truyện dưới bút hiệu O'Henry."

[76,16]

■ Năm 1919, Hội Nghệ thuật Khoa học Mỹ quyết định thiết lập "Giải thưởng kỷ

niệm O'Henry" (O'Henry Memorial Awards). Hàng năm giải sẽ được t rao tặng cho ba

truyện ngắn xuất sắc nhất trong số hàng nghìn truyện ngắn đăng ưên các báo và tạp chí uy

tín ở Mỹ. Điều này là một minh chứng không thể phủ nhận về tài năng O'Henry và sự

đóng góp to lớn của tác giả vào sự trưởng thành của truyện ngắn Mỹ, của nền văn học

Mỹ.

❖ Kết thúc bất ngờ (KTBN) - nét đặc sắc trong thỉ pháp truyện ngắn O'Henry:

■ O’Henry không chỉ được ái mộ ở Mỹ. Truyện ngắn của nhà văn đã chinh phục

được độc giả cùa nhiều quốc gia và thuyết phục được độc giả Việt Nam bởi nội dung hiện

thực, lãng mạn, hài hước,... bởi tấm lòng nhân ái của tác giả, nghệ thuật dẫn truyện tài

tình và KTBN đặc sắc. Cây bút truyện ngắn tài hoa này xứng đáng với sự tìm hiểu,

nghiên cứu sâu rộng hơn.

10

■ Tác gia O’Henry cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở Khoa Văn -

Cao Đẳng Sư Phạm và bậc Trung học cơ sở nhưng trong giáo trình Văn học phương Tây

chưa có phần bài về nhà văn nổi tiếng này. Những công trình nghiên cứu dài hơi, khảo

sát, đúc kết, những vấn đề cơ bản của nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật truyện

ngắn O’Henry vẫn chưa được thực hiện. Chỉ có thể tham khảo về tác gia này, ở một số

bài giới thiệu của các dịch giả, ở các bài nghiên cứu nhỏ được đăng trên các tạp chí

chuyên ngành hay chỉ vài trang - thậm chí vài dòng - viết về O’Henry trong những sách

nghiên cứu văn học Hoa Kỳ.

■ KTBN là một khía cạnh nổi trội nhất, độc đáo nhất của phương diện thi pháp kết

cấu cốt truyện. Thi pháp kết cấu cốt truyện lại là một phương diện quan trọng bậc nhất

của thi pháp truyện ngắn O’Henry. Lê Huy Bắc đã khẳng định : "Truyện của ông rất hấp

dẫn mà nguyên do là nhờ ở nghệ thuật sáng tạo ánh huống, cốt truyện tài tình, kết hợp

vôi lối tự sự vừa tình cảm nhẹ nhàng vừa hài hước giễu cợt, châm biếm chưa cay và

đặc biệt là những cái kết bất ngờ" [10,11]. Nguyễn Đức Đàn cũng đã nhìn thấy điểm nổi

bật này: "Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái bất ngờ và cái kỳ lạ. Cốt truyện

không bao giờ diễn biến một cách logic và phần cuối bao giờ cũng có một sự kiện đột

ngột." [19,195]. Lê Đình Cúc cũng thừa nhận: "Kết thúc câu chuyện hết sức đột ngột và

bất ngờ ở thời điểm bất ngờ nhất là tài nghệ của nhà viết truyện ngắn bậc thầy

O’Henry." [13,309]

Đề tài sẽ được thực hiện với sự cố gắng tiếp nhận xứng đáng những thành công

nghệ thuật và tấm lòng ưu ái của nhà văn O’Henry đối với con người, cuộc đời.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

❖ Nghiên cứu phê bình ở Mỹ:

11

Nói đến văn học Mỹ không thể không nói đến truyện ngắn Mỹ. Nói đến truyện ngắn

Mỹ không thể không nói đến O’Henry. O’Henry chuyên viết truyện ngắn và đã từng là

cây bút "ăn khách" ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Nhà văn đã đến với độc giả nhiều nơi

trên thế giới và thuyết phục được độc giả Việt Nam. Tác phẩm O’Henry ra đời đã gần

một thế kỷ nhưng vẫn còn đó giá trị và sức hấp dẫn bền lâu.

Cuộc đời, sự nghiệp O’Henry - từng là mối quan tâm của các nhà phê bình, nghiên

cứu văn học ở Mỹ. Có những bài viết và công trình đáng chú ý như:

■ Through the shadows wỉth O’Henry (Nhìn qua những chiếc bóng với O’Henry)

- A. Jennings.

■ O’Henry, the man and his work (O’Henry, con người và tác phẩm) - EM. Long

■ O’Henry - G. Langford

■ Tales of O’Henry (Chuyện kể của O’Henry - Barne Noble Books)

■ O’Henry - Mildred H.Larson

■ The Furnished Room, How plot reveaỉs (Căn phòng có sẵn đồ cho thuê - CỐT

truyện khơi mở điều gì) - Cleanth Brooks, Robert Penn Warren.

Tất cả đều chỉ rõ điểm đặc biệt trong thi pháp truyện ngắn O’Henry: kết thúc bất

ngờ; nhưng những ý kiến đánh giá về vấn đề này còn sơ lược và khá khác biệt. Trong khi

Mildred H. Larson xem đó là biểu hiện của tài năng: "... trong mạch văn lai láng, ông

triển khai những câu chuyện một cách khéo léo và phong phú, khiến độc giả không

thể bỏ lửng cốt truyện mà phải đọc từ đầu đến cuối vôi một ngạc nhiên.'" [76,19] thì R.

Warren xem đó là sự "non tay" của nhà viết truyện ngắn: "Trò lừa bao hàm trong cái

kết cuộc ngạc nhiên kia có thể là một nể lực nhằm bù đắp cho những khiếm khuyết

bên trong câu chuyện." [135,98]

12

❖ Nghiên cứu phê bình ở Châu Âu:

Các nhà nghiên cứu phê bình Châu Âu (Pháp, Nga...) cũng bàn nhiều về nghệ thuật

truyện ngắn O’Henry trong:

■ Kỹ thuật truyện ngắn - Daniel Grojnowski

■ Bàn về các cốt truyện lắt léo - Ô-lê-sa

■ Kết cấu của cốt truyện (Dẩn luận nghiên cứu văn học) - G.N. Pospelov...

Các bài viết, công trình này cũng chưa có sự bình giá thống nhất về KTBN trong

truyện ngắn O’Henry. G.N. Pospelov đánh giá cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN : "F

nghĩa tư tưởng của các tác phẩm như thế thường thể hiện đột ngột và chỉ trong mấy

dòng cuối của văn bản. Các truyện ngắn O’Henry đều xây dựng như vậy, các đoạn

cuối dường như lộn trái ra những gì đã kể trước đó, che giấu và nhận ra đem lại cho

hành động một sức hấp dẫn lớn"[78,255]. Ngược lại Ô-lê-sa (nhà văn Nga hiện đại) cho

rằng: "Chính tổ chức chặt chẽ, yếu tố khiến cho truyện O’Henry tạo ra hiệu quả như

vậy, đối vôi riêng tôi, nó lại là yếu tố khiến cho tôi cảm thấy những truyện đó không

thật là văn học." [89,449]

❖ Nghiên cứu phê bình ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, ưước năm 1990, tình hình dịch thuật, giới thiệu, phê bình, nghiên cứu

về O’Henry còn khá sơ lược, hạn hẹp. Vài năm gần đây, truyện O’Henry được dịch nhiều

hơn và những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu đã xuất hiện nhiều hơn trên các tạp

chí, trong những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ.

□Các bài giới thiệu trong các sách nghiên cứu về văn học Mỹ và trong các tuyển tập

:

13

* O’Henry - American Literature - Ta Thị Minh Hiền

* O’Henry, The great American short story wrỉter - A History of English and

American Literature - Nguyễn Xuân Thơm.

* Lời giới thiệu tuyển tập truyện ngắn đoạt giải thưởng O’Henry - Nguyễn Thị

Hiền Thảo.

* Lời giới thiệu tuyển tệp truyện ngắn O’Henry - Diệp Minh Tâm.

□Những bài giảng bình, phân tích tác phẩm O’Henry của Phùng Văn Tửu, Lê Huy

Bắc, Lê Nguyên Cẩn ...

□Những bài nghiên cứu về truyện ngắn O’Henry:

* Nghệ thuật truyện ngắn O’Henry - Lê Huy Bắc.

* O’Henry và truyện ngắn của ông - Diệp Minh Tâm.

* Truyện ngắn O’Henry (“ Văn học Mỹ, mấy vấn đề và tác giả”)

- Lê Đình Cúc

□Những bài viết, công trình nghiên cứu về văn học Mỹ và truyện ngắn Mỹ có đề

cập đến O’Henry.

* Hành trình văn học Mỹ - Nguyễn Đức Đàn.

* Văn học Mỹ - những đặc điểm (Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại) - Nguyễn Thị

Khánh.

* Truyện ngắn Mỹ (Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại) - Lê Huy Bắc.

* Truyện ngắn Mỹ (Văn chương 2 - Tuyển tập thơ văn nghiên cứu phê bình)- Đào

Ngọc Chương.

14

* Mấy vấn đề lý luận và thực hành trong giáng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam (Tiếp

cận đương đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Nguyễn Liên

* Tiếp nhận và giảng dạy văn học Mỹ tại Việt Nam {Tiếp cận đương đại văn hóa

Mỹ ở Việt Nam) - Bửu Nam

* Ảnh hưởng của truyện ngắn Mỹ đối với các nhà văn Việt Nam (Tiếp cận đương

đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Bùi Việt Thắng.

□ Những công trình lý luận về loại thể có bàn đến truyện ngắn O’Henry của Vương

Trí Nhàn, Bùi Việt Thắng...

Ý kiến bình luận, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kiểu kết bất ngờ trong

truyện ngắn O’Henry cũng rất khác biệt. Nếu Lê Huy Bắc ("Chiếc lả cuối cùng và nghệ

thuật truyện ngắn O’Henry") cho rằng: "O’Henry tỏ ra rất thiện nghệ trong nghệ

thuật xây đựng và dẫn dắt tình huống truyện phát triển" [10,99] thì Nguyễn Đức Đàn

(Hành trình văn học Mỹ) lại nhận định: "O’Henry là người làm chơ thể loại truyện

hoàn toàn có tính chất giả tạo. Sau một lúc thích thúy người đọc chóng đi đến chán cái

thủ đoạn của tác giả”. [19,195]

Đối với những KTBN trong thi pháp truyện ngắn O’Henry, tùy góc độ, tầm nhìn,

quan điểm, sự cảm nhận..., đã có những ý khen chê khác nhau. Trên cơ sở những kết quả

phê bình, nghiên cứu đã có, đề tài sẽ khảo sát những KTBN trong hàng loạt truyện ngắn

O’Henry để có thể góp phần tìm hiểu đặc điểm thi pháp này, như đi tìm thêm những căn

cứ cho những đánh giá hợp lẽ, công bằng về một cây bút truyện ngắn danh tiếng.

15

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Thực hiện đề tài, người viết tập trung tìm hiểu:

•> Một số bài giới thiệu, phê bình, nghiên cứu về cuộc đời sáng tác của O’Henry và

những công trình lý luận về loại thể có nói đến truyện ngắn O’Henry ở Hoa Kỳ và một số

nước Châu Âu đã và chưa được dịch sang tiếng Việt mà người viết tập hợp được.

•> Những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu về tiểu sử và truyện ngắn O’Henry

trên các tạp chí và trong các tuyển tập; những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ;

những công trình lý luận về loại thể có nói đến O’Henry của giới nghiên cứu Việt Nam

mà người viết thu thập được.

•> Các tác phẩm của O’Henry được dịch sang tiếng Việt của nhiều dịch giả: Ngô

Vĩnh Viễn, Nguyễn Việt Long, Diệp Minh Tâm,v.v... trong các tuyển tập của các nhà

xuất bản Văn học, Hội nhà văn. Các truyện lẻ khác được dịch và đăng trên các tạp chí

chuyên ngành và các tuyển tập truyện ngắn Mỹ của Lê Huy Bắc, Nguyễn Yến Khanh,

Thanh Việt Thanh, v.v... Tổng cộng có 72 truyện ngắn đã được dịch ở Việt Nam trong số

hơn 300 truyện đã được sáng tác của nhà văn.

•> Một số truyện ngắn nguyên tác trong tuyển tập "Tales of O’Renry" - Sixty two

stories - Burnes & Noble books - New York.

Trên cơ sở đó đề tài đi sâu khai thác nét thi pháp đặc sắc nhất của truyện ngắn

O’Henry: KTBN.

3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài sẽ được triển khai trong những giới hạn sau:

16

Tim hiểu KTBN, kiểu kết thúc O’Henry đã sử dụng để kết thúc truyện ngắn. KTBN

đã tồn tại như một đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật kết cấu cốt truyện của thi pháp

truyện ngắn O’Henry.

Đề tài sẽ tiếp cận giá trị thẩm mỹ và giá trị tư tưởng của những KTBN trong thi

pháp truyện ngắn O’Henry khi khảo sát và phân tích các vấn đề cơ bản:

• Các dạng thức chủ yếu của những KTBN.

• Các thủ pháp chính để tạo dựng nên những KTBN.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

Thực hiện đề tài "KTBN trong thỉ pháp truyện ngắn O’Henry" người viết hy

vọng:

- Khám phá - ở một mức độ nhất định - cá tính sáng tạo đặc biệt, phong cách nghệ

thuật O’Henry thể hiện qua kiểu kết bất ngờ với những dạng thức và thủ pháp phong phú.

- Đi tìm giá trị của điểm thi pháp đặc sắc - KTBN - trước những ý kiến đánh giá

không thống nhất, thậm chí đối lập giữa các nhà phê bình, nghiên cứu.

Đề tài sẽ đóng góp tiếng nói khiêm tốn vào việc tìm hiểu về một tác giả cổ điển của

nền văn học Mỹ và vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam - một công

việc mà giới học giả Việt Nam, những người nghiên cứu và giảng dạy văn học nước

ngoài đang đặc biệt quan tâm.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

□ Phương pháp tổng quát của đề tài là phương pháp nhằm nghiên cứu vấn đề một

cách khách quan trong những mối quan hệ tương tác và trong sự vận động, phát triển.

□ Đề tài được thực hiện với các phương pháp cụ thể sau:

17

• Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sự phân tích để chuẩn bị cho tổng hợp và

tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu hơn vào bản chất đối tượng.

Đề tài đi vào việc phân tích những KTBN ương tác phẩm của O’Henry, từ đó tổng

hợp khái quát vấn đề : KTBN như một đặc điểm thi pháp độc đáo riêng biệt, có giá trị tư

tưởng - thẩm mỹ trong thi pháp kết cấu cốt truyện của truyện ngắn O’Henry.

• Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Xác định các yếu tố cấu thành hệ thống; xem

xét cấu trúc - hình thức tổ chức các mối quan hệ -giữa các yếu tố với nhau và giữa các

yếu tố với hệ thống.

ĐỂ tài đặt từng KTBN trong mỗi tác phẩm vào hệ thống KTBN của sáng tác

O’Henry; xem xét mối tương quan giữa những KTBN (về dạng thức, thủ pháp, hiệu quả

thẩm mỹ,...) và vai trò của mỗi KTBN trong việc cấu thành nên đặc điểm thi pháp đặc sắc

này.

Đề tài cóp tham khảo, vận dụng thành tựu của những huynh hướng mới trong

nghiên cứu văn học đang được chấp nhận rộng rãi : Thi pháp học, Mỹ học tiếp nhận,...

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

❖ PHẨN MỞ ĐẨU :

1. Lý do chọn đề tài.

2. Lịch sử vấn đề.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4. Mục tiêu nghiên cứu và những đóng góp của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu.

18

6. Cấu trúc luận văn. PHẦN NỘI DUNG :

CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KTBN.

1.1- Tác gia O'Henry.

1.2- Truyện ngắn O’Henry.

1.3- KTBN.

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KTBN TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN

O’HENRY.

2.1- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ nội dung.

2.2- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ kết cấu.

2.3- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ ngôn ngữ.

2.4- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ tiếp nhận của độc giả.

CHƯƠNG 3 : THỦ PHÁP KTBN TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN

O’HENRY.

3.1- Những thủ pháp chuẩn bị cho KTBN.

3.2- Những thủ pháp thực hiện KTBN. PHẨN KẾT LUẬN

19

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT

THÚC BẤT NGỜ

1.1.TÁC GIA O’HENRY:

1.1.1-Thời đại:

❖ Lịch sử xã hội:

O’Henry là tác gia sống và sáng tác vào buổi giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX.

Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865) và sau cuộc chiến thắng lợi trước thực dân Tây

Ban Nha (1898) nước Mỹ đã trải qua một cuộc đổi thay nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự mở

rộng lãnh thổ. sự phát triển công nghệ, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng

lồ, sự tăng nhanh dân số do dòng người nhập cư ồ ạt, sự lổn mạnh của các đô thị, sự phát

triển của hệ thống giao thông, thông tin liên lạc... đã tạo nên bước phát triển vượt bậc cho

nồng nghiệp, kỹ thuật và thương mại. Cho đến thế chiến thứ nhất, nước Mỹ đã trở thành

một cường quốc trên thế giới.

Trên bước đường thực hiện "Giấc mơ Mỹ" tuyệt đẹp, hướng tới cuộc sống tự do,

bình đẳng, tiến bộ, phồn vinh, cái giá mà chính những người Mỹ phải trả không phải là

nhỏ.

20

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những vấn đề xã hội của việc đô thị hóa và công

nghiệp hóa đã nảy sinh. Sự phân cách giàu -nghèo trở nến trầm trọng, số lượng những

triệu phú Mỹ ngày càng nhiều cùng với sự tăng nhanh tình trạng khốn khó của người lao

động. Sự thành đạt giàu sang song hành với đói khổ nghèo nàn trong xã hội. Việc cá nhân

tự tạo cho mình một số phận tốt đẹp, một tương lai tươi sáng bằng đầu óc thực tiễn, tháo

vát, sự cần mẫn... xem ra ngày càng khó có thể thực hiên. "Không còn những khoảng

trống cho những kẻ khốn khổ có thể xây dựng lại cuộc sống và vươn len trên con

đường làm ăn phồn vinh. Bây giờ thì người nghèo khổ đành phải chịu đựng số phận

cơ cực." [19,208]

Hoa Kỳ là một nước có độ lớn về địa lý, một "quốc gũi của dân nhập cư", đa dạng

về dân tộc và phong phú về chủng tộc.

Đời sống xã hội Mỹ vì thế cực kỳ phức tạp với bao điều tương phản : phồn vinh và

cùng khổ, tự do dân chủ và bất công bạo ngược. James T. Farrell thật xác đáng khi cho

rằng: "Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và

những gì nói ngược lại có lẽ cũng đúng không kém". [85,13]

O’Henry là một trong những người lao động khốn khổ của thời đại đó. Ông đã phải

kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau và bằng cách viết những trang truyện ngắn về đời

sống của những người thuộc tầng lớp mình với sự am hiểu sâu sắc và bằng tấm lòng nhân

ái bao la.

❖ Tư tưởng văn hóa:

Tinh hình tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Mỹ khá phức tạp. Có những

học thuyết du nhập từ Châu Âu, thích ứng với điều kiện lịch sử xã hội Mỹ, đã tồn tại và

phát huy ảnh hưởng trong đời sống, chính trị, văn hóa Mỹ:

21

•> Thuyết của Charles Darwin (1809 - 1882, nhà sinh vật học

người Anh) luận về sự tiến hóa của tự nhiên, về qui luật đấu tranh sinh tồn, sự thích

nghi để tồn tại.

•> Triết học của Herbert Spencer (1820 - 1903, nhà tư tưởng người Anh) đã phát

triển học thuyết của Danvin. Luận về sự tiến bộ, Spencer chỉ ra mối tương quan giữa tiến

hóa và tự do kinh doanh.

•> Học thuyết của Nietzche (1844 - 1900), nhà Triết học vô thần người Đức, tán

dương sự bóc lột và sức mạnh, đề cao cá nhân một cách cực đoan. Quan niệm về con

người siêu nhân đã làm cho những nhà triệu phú Mỹ được tôn vinh như những hình mẫu

lý tưởng.

Ảnh hưởng ít nhiều từ các triết thuyết châu Âu, các học thuyết nảy sinh trên đất Mỹ

đã chi phối trực tiếp đến chính trị xã hội, văn hóa Mỹ:

•> Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism): Từ cơ sỏ lý thuyết của Spencer, William

James đề cao tính hiệu quả và tính khả thi của tư tưởng.

•> Chủ nghĩa công cụ (Instrumentalism): Do John Dewey đưa ra là sự cụ thể hóa lý

luận của chủ nghĩa thực dụng.

Mỹ là đất nước của tự do tôn giáo nên có nhiều loại hình tín ngưỡng, giáo phái và

nhà thờ.

Tôn giáo lớn của người Mỹ là Thiên Chúa giáo (đạo Tin lành). Tuy tồn tại tách biệt

với thể chế chính trị, đạo giáo này của người Mỹ đã đi cùng với những luận thuyết khẳng

định vị thế của những người thành đạt trong xã hội mà cho rằng sự giàu có luôn đi cùng

với lòng ngoan đạo, là hệ quả tất yếu của lòng ngoan đạo.

22

Có không ít học giả, nhà tư tưởng đương thời (Edward Bellamy, Henry George,...)

đã lên tiếng phê phán cái gọi là “qui luật của tự nhiên và của Thượng đế” vạch trần căn

nguyên của nghèo khổ và bản chất của sự phồn vinh.

Chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels cũng đã đến nước Mỹ; tư tưởng xã

hội chủ nghĩa như một sự đối lập với những quan điểm nhân danh qui luật đấu tranh sinh

tồn mà hợp thức hóa quyền bóc lột người lao động.

O’Henry không phải là một nhà tư tưởng, cũng không chịu ảnh hưởng sâu đậm của

một triết thuyết nào. Theo cách riêng của mình, ông đã bênh vực cho những người nghèo

khổ, phê phán bất công xã hội, thủ đoạn bóc lột tàn bạo của tầng lớp tư sản Mỹ.

Khó có thể mô tả lối sống Mỹ hay đặc tính Mỹ điển hình. Người Mỹ được người

nước ngoài nhận thức qua cách cư xử ít nhiều mâu thuẫn: ít đặt nặng tầm quan trọng của

danh dự và phẩm giá; tính thân mật bề ngoài; khiêm tốn trước lời khen và thích chế nhạo

lỗi lầm yếu kém của mình; tự hào kín đáo về những gì mình đạt được và phê phán những

sự việc chưa hoàn thiện, v.v...

Nhìn chung, đặc điểm lịch sử xã hội, truyền thống về quyền bình đẳng, tự do, ảnh

hưởng của các hệ thống tư tưởng và sự phát triển nhanh và mạnh của xã hội công nghiệp -

tiêu thụ cuối XIX đầu XX, đã làm nảy sinh trong tâm lý người Mỹ chủ nghĩa cá nhân, chủ

nghĩa thực dụng, chủ nghĩa lạc quan,...

O’Henry cũng như nhiều tác gia Mỹ khác đã thể hiện tâm thức này của người Mỹ

trong tác phẩm, đặc biệt là sự khôi hài với những biến tấu đa dạng : những trêu đùa vui

nhộn, giễu cợt sâu cay, những trò lừa tinh tế, nghiêm trang...

❖ Văn học nghệ thuật:

23

Trước thời Nội chiến (1861 -1865) văn học nghệ thuật Hoa kỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt

của Châu Âu đặc biệt là của văn học Anh. Từ sau Nội chiến đến Thế chiến thứ nhất, ảnh

hưởng của Châu Âu vẫn còn đậm nét, nhưng một nền nghệ thuật mang bản sắc dân tộc

Mỹ đã hình thành. Chất "Mỹ" thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hội họa, kiến trúc, âm nhạc,

sân khấu,... ; nhưng sức sống, sức sáng tạo của văn hóa nghệ thuật Mỹ thể hiện rõ nhất

trong văn học.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có khá nhiều trào lưu khuynh hướng văn chương

cùng tồn tại ở Mỹ. Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) vẫn tồn tại bên cạnh chủ nghĩa

hiện thực (Réalism) và mang những sắc thái đặc biệt đa dạng. Ban đầu là những truyện

vừa, tiểu thuyết mang màu sắc địa phương và tính chất trào phúng (Mark Twain 1835 —

1910) báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực. Sau đó chủ nghĩa hiện thực được khẳng

định với các tên tuổi: William Dean Howells (1837 -1920), Henry James (1843 - 1816).

Khi chủ nghĩa hiện thực phát triển, chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) ra đời - thì sự thật của

đời sống Mỹ được miêu tả một cách chân thực đến ưần trụi, một cách khách quan đến

lạnh lùng với một cảm hứng phê phán mạnh mẽ. Những bi kịch xã hội và gia đình của

thời đại đã được phơi bày trong sáng tác của Stephan Crane (1817 - 1900),

FrankNorris(1870- 1902)....

Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực triệt để, có một số tác gia vẫn phản ánh chân thật cuộc

sống với sự phê phán khá gay gắt; nhưng trong tác phẩm của học ngoài dấu ấn hiện thực

vẫn tồn tại những yếu tố lãng mạn. Được xem là tác gia “bên cạnh chủ nghĩa hiện thực”

[19, 195], chất hiện thực trong sáng tác O’Henry dù không thuần nhất nhưng cũng rất

đậm đà. Chất hiện thực ấy bao trùm và biến hóa đa dạng trong những tác phẩm mang màu

sắc lãng mạn, hài hước phiêu lưu.

24

1.1.2-Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry:

❖Cuộc đời:

William Sidney Porter(11-9-1962->5-6-1910) bút hiệu O’Henry (1899). Sinh tại

Greensboro, tiểu bang North Carolina.

Năm 1865, mẹ mất vì bệnh lao. Cha là một bác sĩ tài năng nhưng nghiện rượu,

không lo xa, sống hoang phí. O’Henry được gửi đến học tại một trường tư của người cô

đến năm 15 tuổi.

Vào năm 1877, O’Henry rời trường đến làm việc tại dược phẩm của chú. Trong năm

năm liền làm công việc tẻ nhạt và đơn điệu này, O’Henry đã đọc được rất nhiều sách.

Đến năm 1882, phát hiện triệu chứng bệnh lao, O’Henry đến sống tại một trại nuôi

cừu ở bang Texas trong hai năm hy vọng khí hậu đồng nội giúp phục hồi sức khỏe.

Năm 1884, O’Henry đến Austin thuộc bang Texas, nhà văn viết những truyện ngắn

đầu tay, các mậu truyện cười đăng trên các nhật báo và tuần báo miền Tây Nam. Thời

gian này ông làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc,

đầu bếp nhà hàng, nhân viên công ty địa ốc, nhân viên xưởng in...

Năm 1894, O’Henry lập tờ tuần san hài hước "The Rolling Stone" và làm chủ bút.

Tờ báo chỉ hoạt động một năm thì thua lỗ. O’Henry đến Houston (Texas) làm phóng viên

và vẽ hí họa rồi lại về Austin làm nhân viên ngân hàng của "First National Banh".

Đến năm 1896, bị kết tội biển thủ tiền của ngân hàng. mất việc ở nhà băng và bị truy

tố tội hình sự. Mặc dù vô tội (do quản lý ngân hàng lỏng lẻo và do lỗi lầm kế toán

O’Henry hoảng sợ và bỏ trốn đến Honduras (Trung Mỹ). Sau sáu tháng sống trốn tránh

25

O’Henry trở về Austin vì vợ ốm nặng. Vợ mất, ông bị bắt, bị kết án 5 năm tù ở Columbus

bang Ohio.

Thời gian sống trong tù, (1998 - 1901) O’Henry làm dược tá cho bệnh viện nhà tù,

sáng tác truyện ngắn lấy bút hiệu O’Henry. Nhờ tư cách tốt, ông chỉ phải ỏ trong tù hơn

ba năm. Khi được trả tự do, O’Henry đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh bang

Pennsylvania.

Năm 1902 O’Henry đến NewYork. Nhà văn định cư hẳn ở NewYork, kiếm sống

bằng sáng tác, viết truyện ngắn đăng trên các nhật báo, tạp chí. Ông nổi tiếng nhanh và

được tiền nhuận bút khá (10 tập truyện đã ra đời trong khoảng thời gian 1904 - 1910). Ba

năm trước khi mất, ông kết hôn lần hai với một cô bạn thời trẻ nhưng không hạnh phúc.

Bệnh lao phổi tái phát, bệnh xơ gan do nghiện rượu cùng với những khó khăn về tài chính

làm cho cuộc sống thêm cùng quẫn.

O’Henry đã qua đời trong bệnh tật, nghèo túng và cô đơn vào ngày 5 tháng 6 năm

1910 tại NewYork.

Nhà văn đã sống một cuộc đời rất phong phú và đa dạng nhưng phải nếm trải không

ít những mất mát, đắng cay, tủi nhục: Tuổi thơ không được yêu thương, chăm sóc; thời

thanh niên lang bạt, kiếm sống vất vả bằng nhiều nghề khác nhau; khi trưởng thành phải

chịu nỗi đau mất mát người thân và từng bị tù tội. Đến lúc nổi danh, tương đối khá giả,

hạnh phúc vẫn không mĩm cười với ông. O’Henry đã phải từ giã cuộc đời vì những căn

bệnh hiểm nghèo, trong túng thiếu khi tài năng và sức sáng tạo đang độ phát triển.

❖ Sáng tác:

Sáng tác của O’Henry chủ yếu tập trung trong hơn mười năm cuối của cuộc đời.

Vốn sống cực kỳ phong phú, nhạy bén trong quan sát, tinh tế trong cảm nhận và khả năng

26

hư cấu tuyệt vời đã giúp O’Henry sáng tạo thành công trên 300 truyện ngắn (tập hợp

trong 10 tập truyện xuất bản từ 1904 đến 1910 và những tập xuất bản sau khi nhà văn

mất).

Các tập truyện xuất bản từ năm 1904 đến 1910:

1. Lũ cắp vặt và những ông Hoàng (Cabbages and Kings - 1904).

2. Bốn triệu (The Four Million - 1906).

3. Hàng đen (The Trimmed Lamp - 1907).

4. Trái tim miền Tây (Heart of the West - 1907).

5. Tiếng nói thị thành (The Voice of the City - 1908).

6. Kẻ hối lộ dễ thương (The Gentle Grafter - 1908).

7. Những con đường định mệnh (Roads of Destiny - 1909).

8. Quyền lựa chọn (Options - 1909).

9. Công việc nghiêm khắc (Strictly Business - 1910).

10.Những vòng quay (Whirligigs - 1910).

Tác phẩm xuất bản sau khi O’Henry mất:

1. Những con số 6 và 7 (Sixes and Sevens -1911).

2. Quà tặng của cấc thầy pháp (The Giữ of the Wise Men - 1911).

3. Đá lấn (Rolling Stones - 1912).

4. Trẻ bơvơỌMũưs and Strays - 1917).

5. Thơ và truyện ngắn (O’Henry - Poetry and Short Stories - 1920).

27

6. Thư nhắn Lithophis của O’Henry gởi Mabel Wagnalls (Letters to Lithophis

from O’Henry to Mabel Wagnalls - 1922).

7. Tái bút (Posts criptc - 1923).

8. Thêm vài nét về O’Henry (O’Henry Encore - 1939)

9. Tổng tập O’Henry (The Complete Works of O’Henry - 1953).

10. Buồng tầng thượng và những truyện ngắn khác (The Skylight Room anđ

Other Stories - 1972).

11. Những truyện kể của O’Henry - 62 truyện ngắn (Tales of O’Henry - Sixty-

two Stories - 1993).

❖ Quan điểm nghệ thuật:

O’Henry trước hết là một nhà hiện thực. Tác phẩm của ông lấy chất liệu từ cuộc

sống, phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm thức trước cuộc sống.

Trò chuyện với bạn bè trong một hiệu ăn, trả lời câu hỏi làm thế nào tìm được tình

tiết, cốt truyện cho nhiều truyện ngắn, O’Henry nói: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều cố sẵn

câu chuyện'", "có một câu chuyện trong bản thực đơn này”. Sau đó, truyện ngắn

"Xuân về trên thực đơn" đã ra đời.

Trong một số sáng tác, O’Henry đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi thì

qua hình tượng, khi thì bằng lời người trần thuật nói với độc giả.

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" là quan niệm của O’Henry về thiên chức và sức

mạnh của nghệ thuật. Chiếc lá sống động như thật được họa sĩ Behrman vẽ lên tường để

cứu sống Johnsy là lời ngợi ca sự bất tử của nghệ thuật, khẳng định vai trò vinh quang

của nghệ thuật: nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống, con người.

28

Trong "Đêm Ả Rập tại quảng trường Madison" O’Henry đã dựng nên một nhân

vật đặc biệt, một họa sĩ tài ba rơi vào hoàn cảnh khốn cùng vì bút vẽ của anh có khả năng

khám phá được bản chất của từng nguyên mẫu. Hình tượng là quan niệm của nhà văn về

khả năng tuyệt vời của nghệ thuật: am hiểu sâu sắc bản chất của con người, khám phá bản

chất hiện thực. Tác phẩm còn là nỗi chua xót, ngậm ngùi của tác giả trước số phận của

nghệ thuật, số phận của những nghệ sĩ tài hoa.

Nghệ thuật có thể khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người... là

quan niệm mà O’Henry bộc lộ trong truyện ngắn "Tên cơm và bản thánh ca". Anh

chàng lang thang Soapy đã phó mặc cuộc đời mình cho số phận, phạm pháp để vào tù

trốn lạnh, nghỉ đông; nhưng khúc thánh ca với âm điệu du dương vọng từ nhà thờ góc phố

đã đánh thức ý muốn làm lại cuộc đời, sống đàng hoàng, lương thiện trong Soapy.

O’Henry đảm nhận được thiên chức đáng quí, tác động kỳ diệu của nghệ thuật

nhưng không hề tuyệt đối hóa vai trò của nghệ thuật. Theo nhà văn, còn có một điều cao

quí vĩ đại hơn cả nghệ thuật đó là tình người, là lòng thương yêu. Trong truyện ngắn

"Một sự giúp đỡ của tình yêu", điệp khúc "khi người ta yêu nghệ thuật thì không có

việc gì khó" được lặp lại trong tác phẩm như một lời khẳng định. Nhưng trong cuộc sống

nghèo khổ của đôi vợ chồng trẻ, tình yêu nghệ thuật của họ đã nhường chỗ cho lòng yêu

thương và sự hy sinh cho nhau: họa sĩ tương lai Joe đi làm thợ đốt lò, nhạc sĩ tương lai

Delia trở thành thợ là quần áo. Đến cuối tác phẩm, người kể chuyện thú nhận với độc giả:

"khi người ta yêu nghệ thuật (...) đấy là tiền đề của chúng tôi. Câu chuyện này sẽ rút

từ đó ra một kết luận và đồng thời sẽ chứng minh rằng tiền đề ây không đúng", ở

truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng", với hình tượng người họa sĩ già Behrman vẽ nên kiệt

tác mơ ước của đời mình bằng tình thương. O’Henry muốn thể hiện quan niệm: tình

29

người, lòng yêu thương còn là động lực của sự sáng tạo nghệ thuật, là cội nguồn của cái

Đẹp.

Qua những tuyên ngôn nghệ thuật được phát biểu trực tiếp hoặc bằng lời người trần

thuật hay bằng hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn, O’Henry đã thể hiện quan niệm

sáng tác của một nghệ sĩ hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương yêu, lòng nhân ái.

1.2. TRUYỆN NGẮN O’HENRY:

2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry:

Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng

của đời sống xã hội Mỹ đương thời.

Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố NewYork

nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, những thị

trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng. Không gian nghệ thuật trong truyện 0'Heniy

phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung

cửa, góc nhỏ công viên, những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè (Buồng tầng

thượng, Cánh cửa màu xanh, Ông Hoàng, Tình yêu và đồng hồ,...) và chỉ một ít không

gian trải rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến,

Hoàng tử đồng xanh,...).

Thế giới trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry, thế giới mà nhà văn tái tạo trong

truyện ngắn là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền (Tiền tài và Thần Ái tình, Cú

sốc trưởng giả,...) thế giới tối tăm ảm đạm của những cuộc đời khốn khó bất hạnh (Quả

lắc, Câu chuyện tình lễ,..) thế giới tươi sáng ấm áp của tình người (Chị em bạn vàng,

Một cơn gió dịu,..).

30

Nhân vật Mong truyện của O’Henry khá đa dạng... Những tay trùm tư bản, những

quan chức cao cấp, cảnh sát cũng có mặt trong tác phẩm của O’Henry (Phán quyết của

Georgia, Bị bắt,...). Phần lớn vẫn là những người nghèo, xuất thân bình dân, kiếm sống

bằng nhiều nghề khác nhau : những viên chức, thư ký, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên,

bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán hàng, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người sống

lang thang, những tay lưu manh, những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm (Đêm Ả Rập

tại quảng trường Madison, Dừng chân tại thiền đường hạ giới, Đứa con lạc loài,..).

Con người - trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry - qua những hình tượng nhân

vật trong truyện ngắn - có khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu (Những con đường

chúng to chọn, Dấu vết của Black Bill,..) hoặc là tốt (Hygeria ở Solito, Một nghìn đô

la,...) nhưng cũng có khi là sự hòa hợp của những đối cực : lưu manh nhưng hiền lương,

giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu xa nhưng cao thượng (Con người hai mặt, Món quà

Giáng sinh đồng nội,...).

Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O’Henry tiếp xúc đã cung cấp chất liệu cho

cốt truyện truyện ngắn. Khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp nhà văn sáng tạo nên những

tình huống đa dạng (ngẫu nhiên, éo le, hài hước,...) Do O'Henry phải viết nhanh để đáp

ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt truyện không hay, motif truyện lặp lại, nhưng

nhìn chung, O'Henry đã xây dựng nên những cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vô

cùng.

Điểm đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry là những cái kết bất ngờ. Dùng cách

kết cấu cốt truyện tài tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở mỗi kết truyện.

Kỹ thuật đột biến kép (đảo ngược tình thế hai lần) là thủ pháp tự sự được sử dụng khá

phổ biến.

31

Ở truyện ngắn O’Henry, ngoài những truyện mang tính khôi hài, phiêu lưu, lãng

mạn... người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực, lòng nhân ái

và những quan niệm tiến bộ của tác giả.

Không hiện thực triệt để, không khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng

O’Henry đã phản ánh những sự thật hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời : sự đối

lập giữa hai thế giới - thế giới của những người giàu và thế giới của những người nghèo;

sức mạnh đồng tiền với mặt tích cực và những tác hại ghê gớm của nó. Ngòi bút của tác

giả luôn hướng về những người nghèo khổ, ca ngợi lòng tốt, tình thương của những kẻ có

cùng cảnh ngộ bất hạnh.

Sáng tác của O’Henry còn có thơ văn xuôi, truyện truyền kỳ và hí họa. Nhưng có

thể nói O’Henry nổi danh nhờ truyện ngắn và truyện ngắn của ông nổi tiếng trước hết là

nhờ KTBN.

Ngôn từ nghệ thuật của O’Henry cũng khá đặc sắc. Người đọc có thể bắt gặp một

lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều giọng: khi hóm hỉnh, khôi hài, khi thiết tha cảm

động, lúc triết lý nghiêm trang... Những tiếng lóng, âm giọng địa phương, những thành

ngữ, điển tích... được O’Henry sử dụng trong truyện ngắn với những dụng ý nghệ thuật

nhất định. Ngòi bút miêu tả của O’Henry rất linh hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một

nhà hiện thực nghiêm ngặt; có khi ông, lại phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so

sánh từ giản đơn đến hoa mỹ.

Đương thời, tác phẩm của O’Henry được người đọc mến mộ, say mê. Giờ đây, gần

một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của Mỹ và thế giới, vẫn

còn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho tên tuổi O’Henry trở nên bất

tử.

32

1.2.2- Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển:

Thi pháp truyện ngắn O’Henry - các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống

bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng - thuộc thi pháp truyện cổ điển. Sự

sáng tạo những hình thức nghệ thuật, những phương cách, thao tác nghệ thuật ương

truyện ngắn O’Henry - về cơ bản - mang đặc điểm của truyện truyền thống. Ông sáng tác

chủ yếu trong những năm đầu thế kỷ XX lúc truyện ngắn chưa có những cách tân đáng

kể. Kiểu truyện của O’Henry vẫn là kiểu truyện đã được định hình vào thế kỷ XIX với

những đặc trưng thi pháp: cốt truyện có vai trò quan trọng, được tổ chức chặt chẽ theo

kiểu cấu trúc khép kín. Truyện thường được kể ồ ngôi thứ ba với người kể ẩn danh. Điểm

nhìn trần thuật thường là duy nhất và cố định. Đó cũng là kiểu truyện phổ biến của một số

cây bút truyện ngắn Mỹ gần và cùng thời với O’Henry: Edgar Allan Poe, Nathaniel

Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Henry James, Frank Noưis, Stephan Crane,

Jack London.

Truyện ngắn Mỹ đương đại với những tác gia danh tiếng, đã đoạt được "Giải

thưởng O’Henry" như: John Updike, Joyce Carol Oates, Jame Smiley... đã có những thử

nghiệm mới mẻ, liên tục. Trong kỹ thuật truyện ngắn hiện đại vai trò của biến cố, cốt

truyện giảm sút, thay vào đó là tính đa giọng của người kể chuyện, tính nhiều chiều của

điểm nhìn trần thuật. Kỹ thuật dòng ý thức được khai thác, kết cấu mang tính đồng hiện,

tác phẩm nhiều khi chỉ gợi vấn đề và dành quyền "đồng sáng tạo" cho độc giả.

Thành tựu của những tác gia truyện ngắn Mỹ hiện đại - là sự tiếp nối truyện ngắn

truyền thống. Thi pháp truyện ngắn hiện đại đã tiến những bước dài, nhưng thành công

của những sáng tạo, cách tân trong truyện ngắn không bao giờ là một sự đứt đoạn với

truyền thống ổn định, bền vững của thể loại. Những nét đẹp của nghệ thuật ngôn từ cổ

điển luôn có một sức cuốn hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ độc giả.

33

Phong cách của O’Henry trong sáng tác là phong cách sáng tác của những nhà văn

cổ điển. Truyện ngắn O’Henry nhìn chung là khuôn mẫu của thể loại ở thế kỷ XIX.

Cốt truyện truyện ngắn O’Henry được xây dựng theo kiểu truyền thống. Tiến tành

sự kiện thường vận động theo năm bước : mở đầu, thắt nút, phát triển, điểm đỉnh, kết

thúc. Kết truyện của O’Henry thường là những cái kết có hậu, niềm vui, hạnh phúc thuộc

về những người khốn khổ, tốt bụng. Đoạn kết thường là những "kết thúc đóng'" khép lại

câu chuyện, số phận nhân vật, ý tưởng tác giả. Những bất ngờ ở kết thúc, dù không chứa

đựng sự đa nghĩa như kết thúc mở nhưng có thể tạo ấn tượng, gây vang hưởng và có sức

lay động lòng người.

Kết cấu truyện ngắn O’Henry vẫn là kiểu kết cấu cổ điển: tổ chức, sắp xếp thật chặt

chẽ, logic các chi tiết, tình tiết sự kiện để tạo dựng câu chuyện, khắc họa tính cách, bộc lộ

chủ đề. Đặc biệt là những KTBN mà O’Henry tạo dựng ở cuối truyện đã chi phối đến

cách kết cấu toàn tác phẩm, nhất là lối kết cấu cốt truyện.

Nhân vật của tác phẩm O’Henry là nhân vật hành động. Ngoại hình, ngôn ngữ, tâm

trạng nhân vật ít được chú ý miêu tả. Qua hành động nhân vật, O’Henry thể hiện tài tình

diễn biến tâm lý nhân vật, bản chất tính cách nhân vật.

Trần thuật trong truyện ngắn O’Henry thường được thực hiện

Ở ngôi thứ ba, người trần thuật như nhìn thấy hết, biết hết. Ở không ít tác phẩm,

"người kể chuyện" là nhân vật của câu chuyện. Văn phong O’Henry trong sáng, nhẹ

nhàng, hóm hỉnh. Trong khá nhiều truyện, vai trò bạn đọc được chú trọng. Bạn đọc có thể

được "người kể chuyện " mời tham gia câu chuyện, đưa vào dòng tự sự hay trực tiếp đối

thoại, triết lý... Cảm hứng ữần thuật này vừa như là dấu ấn của phong cách cổ điển vừa

như là nét riêng biệt ở ngòi bút tự sự của O’Henry.

34

❖ Những yếu tố cách tân:

O’Henry tuy là tác gia của thi pháp truyện truyền thống nhưng những dấu hiệu của

sự cách tân đã xuất hiện trong truyện ngắn của ông.

Cốt ưuyện ở dạng cổ điển nhưng trong một số tác phẩm, người đọc có thể tìm thấy

sự đan xen nhuần nhuyễn của các mạch truyện, tạo thành dạng truyện có hai cốt truyện,

hai chủ đề (Chiếc lá cuối cùng, Câu chuyện không hề bịa đặt, Công thức thất lạc...); có

tác phẩm không có sự diễn biến của cốt truyện, gần như là không có cốt truyện (Sound

and Fury - tạm dịch Ầm thanh và cuồng nộ).

Kết cấu truyện O’Henry theo mẫu mực truyền thống nhưng vẫn có những nét mới lạ

: kết cấu đảo ngược trình tự thời gian một cách linh động (Gương mặt trông nghiêng kỳ

diệu..). Kết thúc theo lối mở tạo ra những khoảng trống tự do ở cuối truyện để độc giả

"đồng sáng tạo" (Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dở dang..).

Phong cách tự sự của O’Henry mang tính cổ điển nhưng vẫn rải rác đây đó những

yếu tố cách tân : sự thay đổi linh hoạt điểm nhìn trần thuật (Gương mặt trông nghiêng kỳ

diệu, Câu chuyện không hề bịa đặt,...), việc sử dụng chủ yếu hình thức đối thoại để dựng

truyện (Ái ánh theo khẩu phần). Văn phong O’Henry nhiều khi mang tính thông tấn

ngắn gọn, đơn nghĩa, chính xác, có khi truyện ngắn của ông được xây dựng trên hình thức

ngôn ngữ kịch (Sound and Fury).

Dù có những yếu tố cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn, O’Henry cơ bản vẫn là

tác gia của kiểu truyện cổ điển, là cây bút truyện ngắn trong những năm đầu thế kỷ XX

khi đặc trưng thể loại, trình độ lý luận phê bình, trình độ thưởng thức nghệ thuật, thị hiếu

thẩm mỹ của độc giả... đều được qui định bởi những đặc điểm lịch sử, xã hội, tư tưởng

văn hóa của thời đại.

35

1.3.KẾT THÚC BẤT NGỜ:

1.3.1- Bất ngờ và kết thúc bất ngờ:

❖ Sự bất ngờ gây ngạc nhiên ở kết thúc:

"Trong tác phẩm nghệ thuật có hiện tượng không rãi đều các dấu hiệu thẩm mỹ

mà có khi tập trung vào một số điểm nào đó cần được sự chú ý khai thác của nhà

nghiên cứu". [58,676] KTBN chính là một "dấu hiệu thẩm mỹ... cần được chú ý khai

thác", là điểm thi pháp đặc sắc của truyện ngắn O’Henry.

Một sự kiện bất ngờ của câu chuyện mà độc giả không tưởng nổi, một biểu hiện bất

ngờ của tính cách nhân vật mà độc giả không lường trước được, sự phát lộ bất ngờ của

chủ đề tư tưởng mà độc giả chưa cảm nhận kịp... sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý mà những

nhà tâm lý'học gọi là sự ngạc nhiên.

Carroll E. Izard, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học người Mỹ trong công trình "Những

cảm xúc của người" đã cho rằng ngạc nhiên là một trong những cảm xúc nền tảng, cảm

xúc quan ưọng trong cuộc sống cá nhân: "ngạc nhiên có một số đặc điểm cảm xúc

nhưng không phải là cảm xúc theo nghĩa đầy đủ của từ này, Khác với những cảm xúc

khác, ngạc nhiên luôn luôn là trạng thái ngắn ngủi. Nó xuất hiện nhờ nâng cao đột

ngột của kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó. Ngạc nhiên tạo khả

năng giải tỏa hệ thần kinh khỏi cảm xúc trước và hướng vào khách thể tạo nên nó, vào

tất cả các quá trinh cảm xúc." [49,109]

"Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, một KTBN bao giờ cũng chứa

đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho

tác phẩm có vang hưởng." [88,57]. Bất ngờ xảy ra từ những sự vật, hiện tượng trong đời

sống có thể gây ngạc nhiên thú vị; còn KTBN mà người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm

36

cũng sẽ mang lại những hiệu ứng tâm lý tương tự đồng thời là những rung động trước cái

đẹp của nghệ thuật, những khoái cảm thẩm mỹ trước tài năng sáng tạo của tác giả. Sự bất

ngờ gây ngạc nhiên ỏ kết thúc nói như Daniel Grojnowski là "sự trùng hợp của một

điểm hội tụ và một cực điểm của các hiệu quả kịch tính, cũng như hiệu quả xúc cảm"

[5,166]

❖ Kết thúc hất ngờ - một cách kết thúc ở tác phẩm tự sự và kịch:

KTBN đã là cách kết cấu cốt truyện của khổng ít những tác phẩm tự sự và kịch.

Chính sức hấp dẫn của những cốt truyện hay, sức lôi cuốn của KTBN đã làm cho lý

thuyết "3S" được đề cao trong kịch nghệ phương Tây. Suspence: làm cho người ta hoài

nghi; Surprise: làm cho người ta ngạc nhiên; Satisfaction: làm cho người ta thỏa mãn.

Bản thân sự bất ngờ trước tiên sẽ tạo nên những ấn tượng đặc biệt nhưng tiếp sau thì

chính nội dung bất ngờ của kết thúc (bất ngờ của câu chuyện, bất ngờ về nhân vật, bất

ngờ về chủ đề tư tưởng...) sẽ đưa độc giả, khán giả đến với những cảm xúc, tình cảm đa

dạng : buồn cười hay xót xa, yêu thương hay căm giận, đồng tình hay phản đối, thoa mãn

(hài lòng) hay hụt hẫng... Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt đó sẽ có khả năng - nói như

Aristote -"thanh lọc " tâm hồn con người.

1.3.2- Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt:

Vị thế của cốt truyện đã qua nhiều thăng trầm trong thực tiễn sáng tác. Nhìn chung,

cốt truyện hay không đủ làm nên giá trị tư tưởng - nghệ thuật của một truyện ngắn nhưng

một truyện ngắn có được một cốt truyện hấp dẫn, thì giá trị của tác phẩm càng được nâng

cao. cốt truyện cũng là một phương tiện phản ánh hiện thực, hiệu quả phản ánh này sẽ tốt

hơn nếu tác phẩm có một cốt truyện hay, lôi cuốn được người đọc. "Việc thể hiện sự thật

của cuộc sống hoàn toàn không mâu thuẫn với sự kích thích hứng thú của độc giả.

37

Hơn thế nữa trong những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, cả hai cái đó nằm trong sự

thống nhất khắng khít.'" [51,182].

Nhà viết truyện ngắn O’Henry có tài xây dựng những cốt truyện hay, lôi cuốn người

đọc từ đầu đến cuối. cốt truyện truyện ngắn O’Henry biến hóa linh hoạt vô cùng với

những tình huống đa dạng đầy kịch tính. Tuy nhiên, KTBN mới là nét đặc sắc của thi

pháp truyện ngắn O’Henry.

O’Henry thường sắp xếp các tình tiết, sự kiện trong truyện ngắn theo trình tự thời

gian nhưng không theo qui luật nhân quả đơn giản. Trong từng tác phẩm cụ thể, ông sử

dụng những phương cách kết cấu cụ thể để lôi cuốn sự chú ý của người đọc, đẩy nhanh

những thắc mắc hoài nghi của độc giả đến cực điểm, rồi ngay sau đó đưa ra một kết thúc

thật bất ngờ. Kết thúc dường như không logic nhưng lại là một tất yếu ẩn ngầm.

Những KTBN đầy ấn tượng trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry là hiệu quả nghệ

thuật của thi pháp kết câu cốt truyện.

O’Henry đã kết cấu cốt truyện truyện ngắn của mình theo những cách thức khác

nhau tạo thành những mô hình đa dạng : kết cấu tầng bậc, kết cấu lắp ghép (nối tiếp, song

song), kết cấu tuyến tính (đường thẳng), kết cấu vòng tròn... Dù kết cấu với nhiều dạng

khác nhau hầu như mọi kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry đều qui tụ tại một điểm,

thống nhất với nhau ở mục đích nghệ thuật: KTBN.

O’Henry cũng như nhiều nhà văn viết truyện ngắn khác đã lấy đoạn cuối của tác

phẩm làm điểm nút của kết cấu cốt truyện. Toàn bộ "sức nặng" nghệ thuật của tác phẩm

đều được tác giả đặt vào đoạn cuối. Trong đoạn cuối quyết định đó, O’Henry thường

chọn một kiểu kết thúc đặc biệt cho truyện ngắn của mình, kiểu kết thúc được tác giả giấu

kín cho đến phút chót: KTBN.

38

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI

PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY

Truyện ngắn O’Henry bao giờ cũng hứa hẹn những ngạc nhiên, cũng là lời thách đố

khả năng suy đoán của độc giả. Nó luôn gây ra hiệu ứng tâm lý bất ngờ thú vị và những

ấn tượng thẩm mỹ ở đoạn kết.

KTBN đã tồn tại như một kiểu kết đặc thù cho hàng loạt truyện ngắn của tác giả,

như một nét thi pháp in dấu ấn trên hàng loạt tác phẩm. Không hề đơn điệu nhàm chán,

độc giả vẫn bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi kết thúc gây ngạc nhiên, bồi sức hấp dẫn đặc biệt

của những bất ngờ ở đoạn cuối tác phẩm. Tài năng O’Henry đã giúp nhà văn không lặp

lại chính mình.

Vẫn là cách kết thúc gây bất ngờ, nhưng mỗi một bất ngờ trong từng cái kết truyện

lại mang một âm điệu riêng, một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng. Phương cách mà

O’Henry tạo dựng nên những cái kết bất ngờ trong truyện ngắn cũng đa dạng phong phú,

phức tạp, biến hóa khó lường như bản thân đời sống mà ông thể hiện, vì thế rất khó nắm

bắt, khái quát. Tuy vậy, từ những KTBN sống động, muôn màu muôn vẻ vẫn có thể tìm

thấy những nét tương đồng ổn định tồn tại như những biểu hiện thống nhất của phong

cách, thi pháp O’Henry.

ở những góc độ khác nhau (nội dung, kết cấu, ngôn ngữ, tiếp nhận của độc giả...) có

thể khái quát những nét tương đồng ổn định của những KTBN phân định và qui tụ chúng

vào những kiểu dạng... để nắm bắt những KTBN trong sự đa dạng, linh động, biến hóa,

không lặp lại... của chúng, khám phá đặc điểm của thi pháp O’Henry qua những cái kết

của truyện ngắn.

39

2.1.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG:

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất nội dung và hình thức. Nội dung tác

phẩm văn học vừa là cuộc sống được nhà văn ý thức, phản ánh, vừa là cảm thức đánh giá

của nhà văn về cuộc sống ấy. Nội dung tác phẩm văn học không thể bị chia cắt, hoặc qui

lược vào bất cứ khái niệm nào mà không trở thành đơn giản máy móc. Tuy vậy, vẫn có

những nhân tố vốn được xem là những thành phần của cơ bản của nội dung, chẳng hạn,

trong tác phẩm tự sự là cốt truyện, tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng... Chính KTBN mà

O’Henry tạo dựng trong truyện ngắn của mình được thực hiện trên những nhân tố này với

sự linh động đặc biệt.

Có khi chỉ trong vài trang truyện, O’Henry tạo bất ngờ ở đoạn kết trên cả ba nhân tố

nội dung : bất ngờ ở cốt truyện, bất ngờ ở tính cách nhân vật, bất ngờ ở chủ đề tư tưông

(Dừng chân tại thiên đường hạ giới, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Thứ luân lý của heo,

Câu chuyện không hề bịa đặt...). Có khi nhà văn thực hiện KTBN đồng thời ở hai nhân

tố: bất ngờ ở cốt truyện và tính cách (Tháng Năm xao xuyến, Ngọn đèn tỏa sáng...); bất

ngờ ở cốt truyện và chủ đề (Tiền tài và thần ái ánh, Một cơn gió dịu...); bất ngờ ở tính

cách và chủ đề (Một sự cải tạo được cứu vãn, Dừngchân tại thiên đường hạ giới, Hai

mười năm sau...). Có khi thì O’Henry gieo bất ngờ chủ yếu trên một nhân tố, hoặc là làm

người đọc ngỡ ngàng trước một kết cuộc không tưởng tượng nổi của câu chuyện, hoặc

làm ngạc nhiên về bản chất một tính cách nhân vật cuối cùng mới bộc lộ, hoặc gây bất

ngờ bởi chủ đề tư tưởng tác phẩm vừa bất chợt hiện ra ở kết thúc...

2.1.1- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện:

Cốt truyện của truyện ngắn O’Henry thường diễn biến theo trình tự của cốt truyện

truyền thống. Các thành phần cùa cốt truyện như: Mở đầu, Thắt nút, Phát triển, Điểm

đỉnh đều tuân theo qui luật nhân quả rõ ràng, nói như Tzvetan Todorov trong "Thi pháp

40

học cấu trúc" thì: "Mội chuyện kể xác lập trên trật tự nhân quả kể sự việc nhấn mạnh

về mối Hen hệ các biến cố được trình bày, toàn bộ các hành động xuất hiện được gây

nên do hành động có trước đó." [98,31]

Điều đặc biệt lại nằm ở kết thúc. Đoạn cuối truyện ngắn O’Henry dường như không

theo qui luật nhân quả. Mạch truyện ở kết thúc không diễn biến một cách logic mà có

những biến chuyển bất ngờ: bất ngờ rẽ sang hướng khác, bất ngờ đảo ngược, bất ngờ phát

triển đột biến.

• Bất ngờ rẽ hướng mạch truyện là dạng KTBN có thể tìm thấy ở các tác phẩm :

Những mẩu bánh mì kiến hiệu. Giáng sinh do sai khiến, Cánh cửa màu xanh, Buồng

tầng thượng,... Ở "Những mẩu bánh mì kiến hiệu" người đọc chờ xem kết quả lời tỏ

tình bằng... bơ của cô chủ hiệu bánh mì Malta với người mà cô tưởng là một họa sĩ

nghèo; nhưng kết thúc truyện ngắn lại là cơn thịnh nộ của nhà thiết kế vì bản vẽ của anh

ta nhòe nhoét những... bơ. Thay vì chuyện tình yêu cảm động lại hóa ra chuyện ầm ĩ tệ

hại. Kết thúc với sự rẽ hướng cốt truyện làm độc giả ngạc nhiên, thú vị.

• Bất ngờ đảo ngược mạch truyện là một dạng KTBN nữa của truyện ngắn O’Henry

. Nhiều tác phẩm có cốt truyện đảo lộn ở kết thúc: Những giả định phá sản, Hy sinh vì

sự nghiệp, Tên cơm và bản thánh ca, Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ... Trong "Hy sinh

vì sự nghiệp'", Slayton khao khát tiếng tăm, muốn tác phẩm được đăng, liều mình cưới

cô thư ký tòa soạn vừa già vừa xấu, chuyên duyệt những bản thảo viết về tình yêu. Ngẫu

nhiên tác phẩm “Tất cả vì tình yêu” của anh bị phân nhầm người duyệt - là một người đã

chán ngán tình yêu. Nó bị phê: "Tình yêu - cái quái gì !". Sự hy sinh lớn lao, hết mình cho

sự nghiệp của anh đã kết thúc thảm hại. Sự đảo ngược mạch truyện làm độc giả bất ngờ.

• Bất ngờ phát triển đột biến mạch truyện là dạng KTBN của các tác phẩm: Công

thức thất lạc, Một sự cải tạo được cứu văn, Pxysê và nhà chọc trời... Suốt truyện “Công

41

thức thất lạc" người đọc tưởng rằng công thức cho thứ rượu đặc biệt là khó tìm lại bằng

thử nghiệm của hai tay pha chế "nghiệp dư"; còn anh đứng quầy rượu nhút nhát Lantry

không bao giờ can đảm tỏ tình với con gái ông chủ. Nhưng sự biến đột ngột đã xảy ra ở

kết thúc. Loại rượu tuyệt vời đã tìm ra, Lantry nếm thử bổng trở thành một người tình

nồng nhiệt, táo bạo. Cốt truyện phát triển đột biến ở kết thúc nằm ngoài suy đoán bình

thường của độc giả.

Nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry được tạo ra từ sự bất ngờ của diễn biến

câu chuyện. Sự bất ngờ rẽ hướng mạch truyện, bất ngờ đảo ngược, bất ngờ phát triển đột

biến mạch truyện... đã làm nên những dạng thức phong phú cho KTBN. Diễn biến của cốt

truyện ở kết thúc không theo logic bình thường, chính điều này tạo ra sự bất ngờ làm ngạc

nhiên độc giả. Nhưng O’Henry không phi logic hóa cốt truyện một cách tùy tiện. KTBN

trong truyện ngắn O’Henry luôn được chuẩn bị cho một sự hợp lý bên trong bằng những

thông tin cài đặt trước. Bất ngờ trong cốt ưuyện truyện ngắn O’Henry thuyết phục được

người đọc còn vì cội nguồn của nó khởi từ những điều lý thú bất ngờ của đời sống.

2.1.2- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ ở tính cách nhân vật:

Tính cách con người đã được nghệ thuật khám phá và biểu hiện, nhưng nó mãi mãi

vẫn là những bí ẩn chứa đầy sự bất ngờ. Nói như s. Maugham - nhà truyện ngắn nổi tiếng

người Anh thì: "Người ta không bao giờ biết hết mọi thứ cẩn biết về bản chất con

người, Người ta chỉ dám chắc là nó - cái bản chất ấy - sẽ không bao giờ thôi dành cho

người khác một sự bất ngờ." [88,55]

O’Henry đã khai thác chính cái bất ngờ ấy như là một phương cách khám phá bí ẩn

của bản chất con người. Điều này đã làm nên sức hấp dẫn lớn không chỉ cho KTBN mà

còn cho truyện ngắn O’Henry nói chung.

42

Nhân vật truyện ngắn O’Henry hầu hết thuộc loại nhân vật hành động. Những nét

tính cách, những diễn biến tâm lý ít khi được miêu tả trực tiếp mà thường được hành

động hóa. Nhà văn đã nói một cách khôi hài trong tác phẩm "Người đánh giá sự thành

công'" rằng : "Chúng ta không có được khả năng nhìn sâu vào trong lòng một con

người mà phải dừng lại ở lớp hồ cứng trên ngực áo sơ mi anh ta, cho nên chúng ta chỉ

còn cách kể lại những sự đi lại và những cuộc trò chuyện của anh ta mà thôi." Đó

cũng là cách riêng của O’Henry dùng để thể hiện tính cách nhân vật.

Bất ngờ ở những đoạn kết truyện ngắn O’Henry có khi đơn giản chỉ là sự bất ngờ ở

cốt truyện. Nhưng trong không ít tác phẩm, bên cạnh câu chuyện bất ngờ, truyện còn gây

ấn tượng cho độc giả bởi sự bất ngờ ở tính cách nhân vật. Cốt truyện và nhân vật là hai

thành tố chính của chỉnh thể tác phẩm O’Henry. Dù KTBN được tác giả thực hiện trên

tính cách nhân vật, bất ngờ của cốt truyện bao giờ cũng hỗ trợ, song hành.

Tính cách nhân vật ương truyện ngắn O’Henry thường khơi gợi hứng thú của độc

giả bởi sự bí ẩn. Sự bí ẩn được tác giả tạo ra và duy trì đến gần cuối tác phẩm. Chính ở

phần kết thúc người đọc sẽ ngạc nhiên khi nhà văn bất ngờ thể hiện mặt khác (hay mặt

trái) của tính cách (Người đánh giá sự thành công, Qua cơn mê, Đồng bệnh tương

thân, Con người hai mặt, Hoàng tử đồng xanh, Đứa con lạc loài,..). Bất ngờ bộc lộ bản

chất đặc biệt của tính cách (Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu, Mối tình của ngài khoán

dịch viên, Hài kịch tò mò, Vì truyền thống,...) hay bất ngờ tạo nên sự đột biến của tính

cách (Tháng Năm xao xuyến, Câu chuyện không hề bịa đặt, Bị bắt, Telemachus -

Friend,...).

• Trong "Qua cơn mê " mặt khác của tính cách nhân vật làm người đọc bất ngờ.

Suốt tác phẩm anh chàng Tom Hopkins hiện lên như một người bạn "tế nhị, chân tình,

43

trong sạch" nhưng đến kết thúc bỗng xuất hiện đột ngột nét tính cách khác: sự đổi thay,

không chung thủy trong tình yêu.

"Con người hai mặt'" làm độc giả ngạc nhiên trước mặt trái của tính cách. James -

một bác sĩ, một tay trộm két sắt - đã dùng một mũi tiêm giết bệnh nhân, trộm của. Nhưng

đến cuối truyện, bản chất nhân hậu bất ngờ bộc lộ. James cứu giúp người bị lừa gạt, ức

hiếp bằng tất cả số tiền mình đang có mà không cần một sự biết đến, hàm ơn.

• Prai và Xâymua là hai kẻ rỗi hơi tò mò trong "Hài kịch tò mò", họ luôn khát

thèm chuyện lạ. Mê mẫn đến rồ dại, tìm kiếm đến điên cuồng những điều kỳ dị xảy ra

xung quanh đến bỏ cả lễ cưới của mình. Kiểu bản chất đặc biệt, khác thường này làm

ngạc nhiên không ít độc giả.

• ở truyện ngắn “Telemachus, Friend” (Telemachus, Người bạn), sự phát triển đột

biến của tính cách làm độc giả không ngờ. Hai người bạn thân cùng theo đuổi một người

đàn bà nhưng vẫn thân thiết gắn bó trong cuộc tranh giành ngay thẳng, công bằng. Cuối

cùng khi Telemachus chiến thắng, anh đã suýt chết vì một phát đạn bắn lén của Paisley,

bạn thân của anh.

Bản chất tính cách, tâm lý con người vô cùng đa dạng, phức tạp, biến hóa khôn

lường. O’Henry đã khai thác thế giới bí ẩn ấy cho những cái kết bất ngờ, tạo nên những

kiểu dạng khác nhau ở những kết thúc gây ngạc nhiên của truyện ngắn.

2.1.3- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng:

Chủ đề tư tưởng thường hiện dần trong tiến trình tác phẩm và lộc lộ trọn vẹn khi tác

phẩm kết thúc. Đặc biệt ở tác phẩm kịch và tự sự cỡ nhỏ thì "ý nghĩa tư tưởng của các

tác phẩm như thế thường thể hiện đột ngột và chỉ trong mây dòng cuối của văn bản "

[78,255]. Riêng ở truyện ngắn O’Henry, chủ đề tư tưởng thường được tác giả giấu kỹ và

44

chỉ bật mồ ở kết thúc. Điều này có thể do đặc điểm thể loại qui định nhưng cái chính là do

ý đồ nghệ thuật của nhà văn: làm độc giả bất ngờ.

Chủ đề tư tưởng ương truyện ngấn O’Henry thường bất ngờ thể hiện một cách gián

tiếp qua KTBN của câu chuyện, tính cách. Cũng có khi tác giả bất ngờ tô đậm, phát triển

thêm ý tưởng của mình bằng những đoạn trữ tình bình luận nsoại đề hoặc lời triết lý của

người kể chuyện hay nhân vật trong phần kết tác phẩm.

• Dạng bất ngờ ở kết thúc tác phẩm tạo nên từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng truyện

ngắn O’Henry, có khi đơn giản là hệ quả của sự bất ngờ về cốt truyện, tính cách. Chủ đề

tư tưởng toát lên, nếu là ý tưởng mang tính phát hiện, độc đáo, táo bạo không ngờ, nó sẽ

thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng sâu sắc và trực tiếp với độc giả. Đó là trường hợp của

những truyện ngắn : Cú sốc trưởng giả, Tiền tài và Thần ái ánh, Câu chuyện không hề

bịa đặt, Hai mươi năm sau .

"Cú sóc trưởng giả " là câu chuyện về anh chàng Vallance bị truất quyền thừa kế,

tay trắng lang thang nhưng cảm thây "phấn chấn, sảng khoái". Người thay thế anh là

Dawson sẽ thừa hưởng ba triệu đô-la thì "kinh hãi, hoảng loạn ". Khi ông chú giàu có

bỗng đổi ý thì Dawson lại có được sự bình thản còn Vallance thì bất tỉnh. Kết thúc tác

phẩm không chỉ có sự bất ngờ của cốt truyện, tính cách. Quan điểm sắc sảo của tác giả

vừa hè lộ trước đó đã bật mở với cú sốc của Vallance làm ngạc nhiên và thuyết phục

được người đọc : số lượng tiền bạc mà con người sở hữu tỷ lệ nghịch với sự thanh thản

trong tâm hồn.

• KTBN bằng sự bết ngờ của chủ đề tư tưởng có khi được tạo thành từ sự bật mở,

phát triển đột ngột của ý tưởng nhà văn. Sự phát triển đột biến của quan điểm tác giả vẫn

gắn kết với cốt truyện, tính cách và được thể hiện bằng lời trực tiếp của nhân vật hay của

người trần thuật (người kể chuyện). Dạng KTBN này có thể tìm thây ồ các tác phẩm: Bên

45

bị, Một cơn gió dịu, Thứ luân lý của heo, Chuyện một tờ báo, Một câu chuyện dở

dang...

Jeff Peters (“Thứ luân lý của heo”) định mua rẻ bán đắt một chú heo con đặc biệt

nhưng lại bị người lừa đảo cao tay hơn cuỗm cả vốn lẫn lời. Kết thúc chuyện lừa ngoạn

mục này, O’Henry bất ngờ thể hiện qua lời nhân vật sự phê phán gay gắt luật pháp nước

Mỹ và bản chất lọc lừa cỡ lớn, có hạng của tầng lớp Tư sản ở NewYork : "... việc đầu cơ

ấy có đạo đức và được pháp luật cho phép. Mua rẻ và bán đắt - có đúng các ông trùm

tư bản ở phố WalỉStreet làm như vậy không? ".

Chủ đề tư tưởng bất ngờ hiện ra ở kết thúc có thể chỉ là hiệu quả tất yếu của câu

chuyện được KTBN, cũng có thể là sự phát triển đột biến của ý tưởng, quan niệm nhà

văn. Sự linh động biến hóa trong sáng tạo nghệ thuật của O’Henry đã tạo thêm những

kiểu dạng phong phú cho KTBN của truyện ngắn.

2.2. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT CẤU:

Đặt trọng tâm nghệ thuật của tác phẩm vào đoạn kết nhằm tạo nên ấn tượng thẩm

mỹ là cách kết cấu của phần lớn các tác phẩm kịch và tự sự cỡ nhỏ. O’Henry là nhà văn

đặc biệt chú trọng đến cái kết thúc và KTBN đã trở thành trọng điểm của kết cấu tác

phẩm.

Việc tạo dựng nên hàng loạt những KTBN cho truyện ngắn là không đơn giản.

Nhưng O’Henry đã hạn chế đến mức tối đa sự lặp lại đơn điệu khó tránh khỏi bằng cách

sáng tạo nên những dạng thức KTBN phong phú, mà nghệ thuật kết cấu đã góp một phần

không nhỏ.

Ngoài việc cấu trúc toàn tác phẩm và việc tổ chức đặc biệt cho phần kết thúc,

O’Henry còn chú ý kiến tạo những mô hình cho cái bất ngờ. Cũng là sự bất ngờ ở kết

46

thúc, nhưng có những kết thúc được tạo nên bởi một bất ngờ duy nhất, có những kết thúc

được dựng nên bởi hai bất ngờ tuần tự hay sóng đôi hỗ trợ cho nhau và cũng có những kết

thúc là bất ngờ sau cùng kết nối một chuỗi bất ngờ.

Sáng tạo nên những kiểu dạng bất ngờ đa dạng như vậy, nhà văn đã đem lại sự sinh

động, sức hấp dẫn cho những KTBN ở truyện ngắn.

2.2.1- Kết thúc bất ngờ với một bất ngờ duy nhất:

Kết thúc tác phẩm chỉ với một bất ngờ là kiểu dạng phổ biến của truyện ngắn

O’Henry. Vì là bất ngờ duy nhất, nên bất ngờ mà nhà văn sử dụng phải là một bất ngờ

đầy sức tác động và thuyết phục, một bất ngờ đủ để gây biến động cho câu chuyện, tính

cách, hay tạo ra sự bật mở đột ngột của chủ đề tư tưởng...

Trong những truyện chỉ một bất ngờ ở kết thúc thường có một cốt truyện đơn giản,

một tính cách nhân vật được tập trung miêu tả và một chủ đề được thể hiện. Có thể kể đến

: Mối tình của ngài khoán dịch viên, Mất hút trong việc phô trương quần áo, Pxysê và

nhà chọc trời, Thành phế đã xa mờ, Sự ra mắt ngắn ngủi của Tindy, Cuốn sách ăn

khách, Kỷ vật... và nhiều truyện ngắn khác nữa...

Trong "Mối tình của ngài khoán dịch viên", Maxwell, nhân viên thị trường chứng

khoán NewYork cùng đến văn phòng với cô tốc ký Leslie. Vẻ mặt cô rạng rỡ hạnh phúc.

Cô tuyên bố trong khi chờ có người mới, cô vẫn làm việc bình thường. Maxwell ngập đầu

trong công việc buổi sáng.

Khi nữ tốc ký mới trình diện, ông quên mất đây là yêu cầu của mình và bảo rằng sẽ

không thay Leslie. Đến trưa khi đã ngơi công việc, mùi Tử đinh hương thoang thoảng

nhắc ông về mối tình của mình. Ông lao qua phòng làm việc của Leslie, tranh thủ một

phút rãnh rỗi để tỏ tình. Nghe ông cầu hôn, cô Leslie hoảng sợ, ngỡ ngàng đến phát khóc,

47

rồi lại cười âu yếm nói với Maxwell: "Harvey... chẳng lẽ anh quên rồi sao? Chúng ta mới

làm lễ đính hôn hôm qua, lúc 8 giờ tối tại nhà thờ nhỏ ngoài góc phố." ("Don't you

remember, Harvey? We were married last evening át 8 o'clock in the litle church around

the Corner.")

Chỉ một bất ngờ ở kết cuộc đã soi tỏ được câu chuyện, tính cách, chủ đề.

2.2.2- Kết thúc bất ngờ với hai bất ngờ tuần tự hoặc sóng đôi:

Với dung lượng hạn hẹp của một truyện ngắn thì một KTBN cũng đã đủ. Nhưng tài

năng đặc biệt của O’Henry còn tạo nên những hai bất ngờ ở kết thúc truyện.

Kiểu dạng hai bất ngờ trong một kết thúc thường gặp ở những truyện ngắn có hai

tính cách được chú ý miêu tả, có từ một đến hai trục sự kiện, với một thậm chí đến hai

chủ đề. Kiểu dạng này tiêu biểu cho lối kết cấu song song hay nối tiếp trong không ít

truyện ngắn O’Henry.

Hai bất ngờ ở kết thúc truyện ngắn O’Henry bao giờ cũng gắn kết với nhau. Có khi

là hai bất ngờ sóng đôi và nằm trong mối quan hệ hoán chuyển (Dừng chân tại thiên

đường hạ giới, Món quà của các thầy pháp, Thợ cắt tóc kề chuyện, Vì truyền thống,...),

có khi là hai bất ngờ xuất hiện tuần tự trong mối quan hệ nhân quả, bổ sung (Công thức

thất lạc, Ông bá tước và khách dự hôn lễ, Món quà Giáng sinh đồng nội, Chiếc lá cuối

cùng,...).

Trong truyện "Chiếc lá cuối cùng", bức tranh chiếc lá mà người họa sĩ già vẽ trên

bức tường gạch cũ đã cứu được Johnsy khi cô đang ở giữa ranh giới của cuộc sống và cái

chết. Đó là một bất ngờ lớn nhưng không phải là duy nhất ở kết thúc. Sự hồi sinh của

Johnsy đã phải đánh đổi bằng mạng sống của bác Behrman là một bất ngờ nữa xuất hiện

48

tiếp sau trong mối quan hệ nhân quả, cùng tạo nên ấn tượng sâu đậm về sự vĩ đại của tình

thương, sự kỳ diệu của nghệ thuật.

"Dừng chân tại thiên đường hạ giới" kết thúc với hai bất ngờ. Lotus, khách sạn

sang trọng, kín đáo, mát mẻ, yên tĩnh, là nơi nghỉ lý tưởng của giới thượng lưu, Bà

Beaumont có phong cách quí phái, một mình đến nghỉ một tuần tại đây. Ba ngày sau, ông

Farrington lịch sự, sành điệu đến ngụ ở Lotus vài ngày. Họ làm quen nhau, trò chuyện rất

tâm đắc về những chuyến đi Châu Âu, những nơi nghỉ mát nổi tiếng, những tòa lâu đài,

những buổi dạ hội...

Cuối cùng khi sắp phải chia tay, bà Beaumont cao sang bất ngờ thú nhận rằng mình

chỉ là một cô bán hàng nghèo khổ, lương tám đô-la một tuần, phải sống "đành dụm thiếu

thốn cả năm để có tiền nghỉ ở khách sạn này một tuần, chiếc áo đẹp mình mặc đang còn

phải trả góp, tên mình đơn giản là Mame. Ông Farrington lịch lãm điềm tĩnh lắng nghe và

bết ngờ thú nhận rằng mình cũng chỉ là một anh nhân viên thu ngân quèn, cũng phải dành

dụm tiền rất lâu cho vài ngày nghỉ mơ ước ở Lotus, tên mình đơn giản là Jimmy.

Hai bất ngờ ở kết cuộc đã khắc sâu vào lòng độc giả ấn tượng về bi kịch của hai con

người khao khát được sống, đã phải trả giá thật cao cho chút hạnh phúc nhỏ nhoi, ngắn

ngủi của mình.

Hai bất ngờ trong một kết thúc chứng tỏ biệt tài của O’Henry, làm phong phú cho

những kiểu dạng KTBN.

2.2.3- Kết thúc bất ngờ với bất ngờ sau cùng nối kết một chuỗi bất ngờ:

Bất ngờ sau cùng của hàng loạt bất ngờ trong tác phẩm là một kiểu dạng kết cấu đặc

biệt nữa trong truyện ngắn O’Henry.

49

Chuỗi bất ngờ xảy ra trong tiến trình của câu chuyện hay quá trình miêu tả tính

cách. Chúng thường cùng loại, được nối kết liên hoàn với nhau và cuối cùng là một bất

ngờ gây ấn tượng nhất. Dạng KTBN này có thể có trong những truyện ngắn với kết cấu

trùng điệp hay kết cấu bậc thang, mà mỗi tầng bậc của lối cấu trúc này là một tiến độ của

xung đột, là thêm một lần buộc độc giả phải hồi hộp chờ đợi để cuối cùng càng bất ngờ

hơn.

Với kiểu dạng kết thúc này có thể thấy ở O’Henry niềm say mê, hứng thú đặc biệt

trong việc sáng tạo nên cái bất ngờ. Ông chính là một bậc thầy về nghệ thuật KTBN. Tên

cơm và bản thánh ca, Chuyện một tờ báo, Người đánh giá sự thành công... là những

tác phẩm tiêu biểu.

"Tên cơm và bản thánh ca" kể về Soapy, kẻ lang thang muốn qua mùa đông ương

tù vì cảm thấy "pháp luật còn dễ chịu hơn là lòng từ thiện".

• Định vào tù bằng cách ăn quít ở một nhà hàng sang trọng,

nhưng vừa vào cửa, bất ngờ Soapy bị phát hiện, đuổi ra.

• Anh ném đá vỡ kính một cửa hiệu và đợi bị bắt, nhưng bất ngờ cảnh sát rượt

đuổi một người đang chạy theo xe bus.

• Ăn không tiền trả ở hiệu ăn bình dân, thay vì bị cảnh sát giải đi, Soapy chỉ bị ăn

đòn.

• Anh lại giở ưò ghẹo gái để vào tù, nhưng bất ngờ gặp phải một cô gái điếm.

• Soapy làm rối loạn trật tự công cộng trước mắt cảnh sát, nhưng họ tưởng anh

đang ủng hộ cho một đội bóng.

50

• Anh ngang nhiên lấy cắp chiếc ô để được bị bắt, nhưng bất ngờ chủ chiếc ô xin

được trả lại vì đã nhặt nó sáng nay.

• Hết hy vọng được vào tù, Soapy đi về phía công viên. Từ ngôi nhà thờ nhỏ ở góc

phố vắng bỗng vọng ra bản thánh ca. Anh xúc động, nhớ tiếc quá khứ, ghê sợ hiện tại.

Anh muốn làm lại cuộc đời, định ngày mai sẽ đi tìm việc. Bất ngờ một cảnh sát xuất hiện

bắt Soapy, hôm sau anh bị xử 3 tháng tù.

KTBN theo kiểu dạng này đặc biệt hấp dẫn độc giả. Một chuỗi gồm 6 bất ngờ cùng

loại đã được O’Henry tạo dựng trước khi đi đến bất ngờ cuối cùng, tới một tình thế đảo

ngược ở kết thúc. O’Henry đã đưa người đọc đi từ sự ngạc nhiên này sang bất ngờ thú vị

khác, rồi đưa ra một bất ngờ ở kết thúc - bất ngờ gây ấn tượng nhất, giàu ý nghĩa nhất.

Tạo được ngần ấy cái bất ngờ trong phạm vi một truyện ngắn là biểu hiện của sức

sáng tạo kỳ diệu trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn của cây bút tài hoa O’Henry. Nếu

"Viết truyện ngắn là chơi kết cấu" thì O’Henry đã có được "cách chơi kết cấu" tuyệt

diệu, rất riêng. Nếu "tím tòi kết cấu không phải chỉ nằm trong cấp đồ chơi mà là quyết

định sự thành công của tác phẩm ở cấp độ vĩ mô, có tính chất vạch lối sáng tạo"

[88,82] thì cũng xác đáng với truyện ngắn O’Henry.

2.3. DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ:

Người nghệ sĩ ngôn từ khai thác chức năng tham mỹ của ngôn từ để xây dựng hình

tượng, thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Ngôn từ nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo,

phong cách, tài năng nhà văn. Truyện ngắn O’Henry mang đặc điểm ngôn ngữ của tác

phẩm tự sự nói chung với ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trần thuật (người kể chuyện).

Hai hình thức ngôn ngữ này đều được sử dụng cho KTBN (khi thì riêng lẻ, khi thì kết

hợp). Trong những đoạn kết truyện ngắn, O’Henry thường sử dụng lượng ngôn từ nghệ

51

thuật khá linh động, biến hóa. Để gây bất ngờ ở kết thúc, khi thì tác giả dùng cả một đoạn

văn, khi thì chỉ là một vài câu, thậm chí một vài từ.

2.3.1- Hình thức ngôn ngữ của kết thúc bất ngờ:

2.3.1.1 Kết thúc bất ngờ với ngôn ngữ nhân vật:

Ngôn ngữ nhân vật gồm lời đối thoại (hoặc độc thoại) có khả năng bộc lộ tính cách,

nội tâm nhân vật, tác động đến nhân vật khác hay bổ sung cho trần thuật.. Rất nhiều

truyện ngắn O’Henry KTBN bằng hình thức ngôn ngữ nhân vật: Vì truyền thống, Quả

lắc, Mất hút trong cuộc phô trương quần áo, Kỷ vật, Qua cơn mê...

Kết thúc của truyện ngắn "Vì truyền thống" là lời của một bác sĩ nói với một y tá về

một trong hai bệnh nhân vừa được cấp cứu :

"Có ai mà ngờ được... cái ông già ăn mặc lịch sự như vậy lại suýt chết vì đói.

Chắc đó là cháu của một dòng họ lâu đời nổi tiếng nào đó. Ông ấy thú nhận với tôi là

đã ba ngày nay không có một chút gì vào bụng,"("That nice oldgentleman over there,

now. "He said, "you wouldn't thinh that was a case of almost starvation. Proud old

family, I guess - He told me, he hadn't eaten a thing for three days.") Lời nhân vật ở

cuối truyện làm sáng tỏ tất cả. Vào ngày Lễ Tạ ơn, (ngày thứ năm cuối cùng của tháng

11, ngày sum họp gia đình và là dịp trang trọng để nhớ đến những người nghèo khổ)

người đàn ông quí tộc già dù rất nghèo cũng cố sống "vì truyền thống". Ông đã nhịn đói

3 ngày liền để có tiền đãi một bữa thịnh soạn cho Staffi Pit - một người lang thang nghèo

khó. Cuối cùng, người được bố thí phải vào bệnh viện vì bội thực với hai bữa trưa trong

bụng, còn người đi bố thí thì suýt chết vì đói.

Chỉ một lời thú nhận của ông già cũng đủ phơi bày cả một tấn bi hài kịch !.

52

2.3.1.2 Kết thúc bất ngờ với ngôn ngữ người trần thuật (người kể chuyện):

Ngôn ngữ người trần thuật (người kể chuyện) giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ

cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm tự sự. Qua ngôn ngữ người trần thuật, nhà văn có thể thể

hiện quan điểm, cái nhìn, giọng điệu, phong cách riêng của mình. Ở KTBN trong nhiều

truyện ngắn, O’Henry đã sử dụng hình thức ngôn ngữ này: Hài kịch tò mò, Câu chuyện

tình lẻ, Bị bắt, Xuân về trên thực đơn...

"Hài kịch tò mò" là câu chuyện về hai kẻ tò mò điển hình của NewYork. Họ nhận

ra nhau, yêu nhau trong đám đông, săn lùng những chuyện giật gân trên đường phố để

tặng nhau, rồi quyết định cưới nhau. Đến giờ làm lễ, chú rễ và cô dâu đều biến mất. Ngôn

ngữ người trần thuật đã KTBN tác phẩm :

"Trong cả cái đám rỗi hơi cuồng loạn, họ đã lôi ra được một nhân vật mềm

nhũn, gần như ngất xỉu, có chiếc nhẫn cưới trong túi áo gi-lê và một người phụ nữ tóc

tai bù xù, quần áo nhàu nát, miệng không ngớt kêu la, mặt mũi đầy những vết bầm

dập.

Uyliam Prai và Vaiolet Xâymua vẫn trung thành với thói quen cũ đã trà trộn vào

đám khán giả sôi động, họ không thắng được lòng khao khát muốn xem chính mình

trong vai cô dâu chú rể bước vào nhà thờ tràn ngập hoa hồng."

Lời trần thuật đã tô đậm tính cách đặc biệt, không tưởng nổi của nhân vật, làm độc

giả bất ngờ.

2.3.1.3.Kết thúc bất ngờ với ngôn ngữ nhân vật lẫn ngôn ngữ người trần thuật:

Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật nhiều khi được sử dụng phối hợp ở

kết thúc truyện ngắn O’Henry. Lời đối thoại của nhân vật đan xen với lời kể tả của người

trần thuật và cùng tạo ra hiệu quả bất ngờ. Công thức thất lạc, Một sự cải tạo được cứu

53

văn, Ái tình theo khẩu phần, Chị em bạn vàng, Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ,... là

những truyện ngắn như vậy.

"Công thức thất lạc" kể về Con Lantry, nhân viên quầy rượu nhưng không biết

uống rượu, nhút nhát, si tình Katherine, con gái ông chủ. Khi gặp cô, Lantry chỉ biết

thông tin về thời tiết, còn Katherine thì trêu chọc tính cả thẹn của anh. Khi hai khách trọ

tìm ra "công thức thất lạc", pha chế được thứ rượu đặc biệt, Lantry tò mò nếm thử. Và

thật bất ngờ:

"Khi anh trở ra hành lang, vừa lúc cô Katherine định đi lên cầu thang. Cô nói

với giọng cười trêu cợt:

- Ông Lantry, chưa có tin tức gì thêm à? "

Thay vì câu trả lời quen thuộc "có thể có m-mưa" thì lại là:

"Con Lantry nâng cô lên hẳn khỏi mặt sàn và giữ như thế:

- Có tin là chúng ta sẽ cưới nhau.

- Ông buông tôi xuống, nếu không tôi sẽ... Ấy, ấy.., ấy này, do đâu mà anh có can

đảm để nói như thế?"

Nhà văn đã làm độc giả ngạc nhiên bằng đoạn cuối tác phẩm với lời trần thuật và

đối thoại. Hai hình thức ngôn ngữ này đã được sử dụng khá linh động để KTBN truyện

ngắn O’Henry.

54

2.3.2- Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ:

2.3.2.1.Kết thúc bất ngờ với vài đoạn:

Tùy vào nội dung từng KTBN trong truyện ngắn mà O’Henry sử dụng lượng ngôn

từ thích hợp. Có khi tác giả dùng cả một vài đoạn cho KTBN. Thường những kết thúc này

có cả lời đối thoại sinh động

của nhân vật và lời thuật tả, triết lý của người trần thuật : Những truyện ngắn Ái tình

theo khẩu phần, Món quà của các thầy pháp, Ngọn đèn tỏa sáng,... là những tác phẩm

có kiểu dạng kết thúc bằng một lượng khá lớn ngôn từ.

Trong truyện "Ái tình theo khẩu phần'", Mây-mi, cô phục vụ bàn ăn ghê tởm và

không thể nào yêu những người đàn ông phàm ăn tục uống thường lui tới cửa hàng. Đến

khi bị đói hai ngày liền cô mới hiểu các món... ngon đến thế nào và tình yêu thì... không

có gì mâu thuẫn với thức ăn cả. Kết thúc tác phẩm gồm hai đoạn. Đoạn thứ nhất là tự thú

bất ngờ của Mâymi về việc ăn uống và về tình yêu : "Anh Giep ơi, em thực là một con

ngốc. Em đã nhìn mọi thứ không đúng. Trước kia em chưa bao giờ phải chịu cảnh

này. Đàn ông ngày nào cũng phải chịu cảnh đói, phải không anh? Họ to khỏe là thế,

họ làm công việc nặng nhọc là thế cho nên họ ăn không phải để trêu tức những cô ả

phục vụ ngốc nghếch, phải không anh? Đã có lần anh nói,.,, nghĩa là ... anh đã hỏi

em... anh muốn... Vậy thì anh Giep ơi, nếu anh còn muốn... thì em sẽ rất sung sướng...

em muốn có anh luôn ngồi đối diện với em bên bàn. Giờ thì hãy cho em ăn thêm một

chút gì nữa, mau lên, anh nhé". Đoạn thứ hai là lời bình luận của người kể chuyện về

tâm lý phụ nữ: "... đàn bà thỉnh thoảng cần phải thay đổi quan điểm của họ. Một cảnh

mãi cũng làm họ phát chán - nếu vẫn cảnh cái bàn ăn, cái bồn rửa mặt hoặc cái máy

khâu, Hãy cho họ sự đa dạng một chút: một chút du lịch, một chút nghỉ ngơi, một chút

hờn đỗi nũng nịu xen với những bi kịch nội trợ, một chút vuốt ve âu yếm sau cảnh om

55

sòm trong gũi đinh, một chút xao xuyến và lẵng nhẵng nói dai, và xin cam đoan với

các cậu là hai bên cùng có lợi."

Với lượng ngôn từ không phải là ít như vậy, những KTBN có thể sẽ không thật sắc

gọn nhưng tác dụng soi tỏ thêm cho câu chuyện, tính cách, quan điểm tác giả là không thể

phủ nhận.

2.3.2.2.Kết thúc bất ngờ với một đoạn (hoặc vài câu):

Nhiều cái kết ở truyện ngắn O’Henry, bất ngờ hiện ra trong vài câu hay một đoạn.

Tác giả kết thúc tác phẩm khá ngắn gọn. Lượng ngôn từ vừa phải dành cho những KTBN

này có thể là lời nhân vật hay lời kể tả, triết lý của người trần thuật. Những KTBN này có

thể tìm thấy ở các tác phẩm: Câu chuyện tình lẻ, Chiếc lá cuối cùng, Pxysê và nhà chọc

trời, Hai mươi năm sau...

Đoạn kết thúc truyện ngắn: "Câu chuyện tỉnh lẻ " nói về nguyên nhân cái chết của

tên đốn mạt Caswell:

"Sáng hôm sau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi

áo ra cái vật hôm qua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi ném nó xuống dòng

sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc

khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer"

Lời người kể chuyện trong vài câu cuối của tác phẩm bất ngờ để lộ: bác Seezer tốt

bụng chính là kẻ sát nhân và người kể chuyện "tôi" đã bao che cho hành động giết người

để cứu người như thế nào...

2.3.2.3.Kết thúc bất ngờ với một câu (hoặc vài từ):

Kết thúc truyện ngắn thật bất ngờ bằng một câu hay vài từ không phải là việc đơn

giản, nhưng O’Henry đã thực hiện điều này trong không ít tác phẩm.

56

KTBN với một câu, thậm chí chỉ với vài từ thôi là cách kết thúc đặc biệt sắc gọn,

làm tăng hiệu quả bất ngờ, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả. ở kiểu kết thúc này, bí

ẩn của câu chuyện, bản chất của tính cách nhân vật, quan điểm của tác giả bỗng chốc hiện

ra nhanh chóng, bất ngờ. Chọn cách kết thúc với một lượng rất ít ngôn từ này là do nội

dung KTBN qui định, nhưng đây cũng là bằng chứng của tài năng tác giả.

Kỷ vật, Chuyện một tờ báo, Liên lạc viên của chàng, Đấu vết của Black Bill, Ông

Bá tước và khách dự hôn lễ, Cú sốc trưởng giả,... là những truyện ngắn có KTBN đặc

biệt ngắn gọn.

"Kỷ vật" là câu chuyện về Rosalie Ray, nữ diễn viên xiếc. Sau mỗi lần biểu diễn

ưên đu dây, cô tung chiếc váy lót màu vàng tặng đám đàn ông hâm mộ. Cô đã từ bỏ sân

khấu vì chán ghét những người đàn ông vật dục, tầm thường đó. Đến sống ở vùng quê, cô

gặp được vị hôn phu lý tưởng. Ray vẫn yêu anh dù biết anh có một mối tình và hiện còn

giữ một kỷ vật của người yêu xưa. Nhưng khi nhìn thấy kỷ vật đó, Ray đã bỏ đi và quay

trở về với sân khấu, Kết thúc tác phẩm là lời Ray nói với bạn về kỷ vật đã nhìn thấy: "Đó

là một trong những chiếc váy lót của tớ!" (Theo bản lược dịch của Đỗ Nhất Tâm). Câu

KTBN trong nguyên bản là : "One of those yellow silk garters thai I used to audience

during that old vaudeville swing act of mine."

Trong truyện "Cú sốc trưởng giả", Vallance bị chú truất quyền thừa kế, bỗng chốc

trắng tay, nhưng vô cùng thanh thản. Trước Ide đang lên cơn hoảng loạn vì sắp được thừa

hưởng ba triệu đô-la, Vallance

xem như một "trò hề phi lý", anh an ủi khuyên lơn và giúp Ide trấn tỉnh... Nhưng

cuối cùng khi luật sư vừa tuyên bố quyền thừa kế của Vallance được phục hồi thì ông

bỗng ngưng bặt và kêu lớn : "Ông Vallance đã bất tình” ("Mr. Vallance has fainted")

Chỉ với một vài từ trong một câu ngắn gọn, O’Henry đã KTBN tác phẩm.

57

Bằng một câu (có khi chỉ vài từ) bất ngờ đã hiện ra thật cô đọng, sắc nét. Điều mà

độc giả không thể tưởng tượng nổi, đã được tác giả chuẩn bị tạo dựng trên toàn văn bản,

nhưng chỉ hiện ra đột ngột ở kết thúc với một lượng rất ít ngôn từ.

2.4.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN

CỦA ĐỘC GIẢ:

Mỹ học tiếp nhận (Receptive esthetics) ra đời ở Cộng hòa Liên bang Đức vào giữa

những nằm 60 (XX) từ những công trình nghiên cứu của hai giáo sư Đại học Konstanz là

Hans Robert Jauss và Wolfgan Iser.

H.R. Jauss quan tâm đến Lịch sử tiếp nhận của người đọc, lịch sử của kinh nghiệm

thẩm mỹ trong sáng tác và tiếp nhận qua các thời đại, đồng thời nhấn mạnh vai trò sáng

tạo của độc giả.

Wolfgan Iser chú trọng quan hệ giữa văn bản và người đọc. Ong cho rằng tác phàm

văn học là một ''kết cấu vẫy gọi” mời độc giả "đồng sáng tạo". Qua hành động đọc,

người đọc sẽ vượt lên trên "tiền ý hướng” (tầm đón) vốn có và thu thập được nhiều kinh

nghiệm thẩm mỹ mới mẻ.

"Tầm đón nhận" là khái niệm cơ bản của Mỹ học tiếp nhận Konstanz dùng để chỉ

trình độ thưởng thức văn chương vốn có của độc giả. “Tầm đón nhận" của mỗi người

đọc được kết tinh từ trình độ văn hóa, vốn sống, thị hiếu và kinh nghiệm thẩm mỹ, tư

tưởng tình cảm, nghề nghiệp, cá tính, giới tính, tuổi tác... Tầm đón nhận của độc giả luôn

thay đổi do sự tác động của tác phẩm được tiếp nhận và do sự liên tục thay đổi của những

yếu tố cấu thành nên chính nó.

Hiệu quả tiếp nhận của công chúng độc giả đối với một tác phẩm văn học cụ thể bao

giờ cũng bị qui định bởi trình độ thẩm mỹ (tầm đón nhận) của chủ thể tiếp nhận và phẩm

58

chết nghệ thuật của tác phẩm. Sự tiếp nhận đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry

cũng không nằm ngoài qui luật này.

Trước những KTBN trong truyện ngắn O’Henry, tùy chất lượng nghệ thuật của từng

KTBN. một độc giả với tầm đón nhận vốn có, có thể rất bất ngờ ở kết thúc truyện ngắn

này nhưng lại ít ngạc nhiên ở kết thúc truyện ngắn khác.

Tùy theo tầm đón nhận riêng của mỗi độc giả, trước một KTBN trong truyện ngắn

O’Henry, người đọc này có thể rơi vào sự ngạc nhiên hoàn toàn, nhưng độc giả khác có

thể suy đoán được phần nào cái bất ngờ ồ kết cuộc.

Vì thế, sự tiếp nhận của độc giả đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry rất đa

dạng, phức tạp và khó khái quát. Có thể khảo sát dạng thức KTBN ở góc độ tiếp nhận của

độc giả, chẳng hạn về các khía cạnh : Đối tượng tác động của KTBN, KTBN và suy đoán

của độc giả...

Độc giả có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn O’Henry. Trong quá trình

tự sự, người trần thuật hầu như luôn ý thức về sự hiện diện của người đọc. Người trần

thuật có thể mời bạn đọc dõi theo câu chuyện, đưa bạn đọc vào dòng tự sự, đối thoại với

bạn đọc khi tác phẩm bắt đầu, diễn tiến hay kết thúc. Người trần thuật sẩn sàng chia sẻ

những cảm xúc, tình cảm, suy tưởng, triết lý với độc giả. Chẳng hạn, trong "Món quà của

các thầy pháp " đến tám lần độc giả xuất hiện trong truyện:

"... mời bạn hãy ngó qua..."

"... đã được giới thiệu với các bạn..”

"... có lẽ các bạn đã từng trông thấy..."

"... xin các bạn hãy bỏ qua cho..."

59

"... việc này... các bạn ạ..."

"... chúng ta hãy kín đáo quay đi..."

"... như các bạn đều biết..."

"... tôi đã kể lại vụng về cho các bạn nghe. "

Bạn đọc chính là một ương những nguồn cảm hứng sáng tạo của O’Henry. KTBN

được tạo dựng cũng vì niềm say mê thích thú của độc giả trước cái bất ngờ, kỳ lạ của

trang truyện, của cuộc đời, của cảm thức nhà văn.

2.4.1- Đối tượng tác động của kết thúc bất ngờ:

Độc giả là người tiếp nhận những hiệu quả tư tưởng - thẩm mỹ của KTBN, là đối

tượng mà sự bất ngờ ở kết thức-tóc động đến.

Trong tác phẩm, nhân vật có thể hoặc không chịu sự tác động của KTBN. Nhân vật

là hình tượng, là phương tiện thực hiện mục đích nghệ thuật của tác giả, KTBN có tác

động đến nhân vật hay không là tùy thuộc vào thủ pháp và ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

KTBN có khi bất ngờ với cả người trần thuật, đó cũng là vấn đề của thủ pháp, của kỹ

thuật tự sự.

KTBN nào cũng gây bất ngờ cho độc giả, có những KTBN ngoài độc giả ra, nó tác

động đến nhân vật trong truyện, thậm chí đến cả người trần thuật. Những đối tượng tác

động khác nhau này đã tạo thành kiểu dạng phong phú cho KTBN trong truyện ngắn

O’Henry.

2.4.1.1 Kết thúc bất ngờ chỉ bất ngờ với độc giả:

KTBN được tạo ra để tác động đến độc giả và thực hiện dụng ý nghệ thuật của nhà

văn. Có nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry chỉ đơn thuần tác động đến độc giả, còn

60

nhân vật hoặc là không biết hoặc là đã biết trước nên không bị bất ngờ trước những sự

tình gây ngạc nhiên cho người đọc.

Truyện "Mất hút trong cuộc phô trương quần áo” kết thúc sau cuộc gặp gỡ giữa cô

Marian giản dị và chàng Trandler chải chuốt. Độc giả hoàn toàn bất ngờ khi Marian trông

như một cô bán hàng lại là một tiểu thư cao sang, khi sau đó cô coi khinh Trandler

"người sống cuộc sống lười biếng ngao dù". Còn Trandler, muôi tuần chăm chỉ làm

việc để được sống xa hoa một ngày thì không biết gì về sự bất ngờ này. Anh không hề

hay rằng mình đã bị từ chối, đã "mất hút trong cuộc phô trương quần áo". Bất ngờ ở

kết thúc tác phẩm này chỉ được dành riêng cho độc giả.

Trong tác phẩm "Căn buồng có sẵn đồ cho thuê", bà chủ nhà trọ Purdy đã biết

trước điều bất ngờ mà mãi đến kết cuộc độc giả mới hay: căn phòng anh thanh niên thuê,

nơi anh tìm cái chết bằng hơi đốt sau năm tháng trời tìm kiếm vô vọng cô gái anh yêu

cũng chính là nơi một tuần trước cô ta đã ở, và cũng đã tự tử bằng khí đốt. Chỉ có độc giả

là ngạc nhiên, còn nhân vật của truyện ngắn thì đứng ngoài tác động của sự bất ngờ.

KTBN tuy chỉ với độc giả nhưng vẫn tạo thành những tác phẩm có kết cuộc ấn

tượng, thêm vào một kiểu dạng KTBN nữa cho truyện ngắn O’Henry.

2.4.1.2 Kết thúc bất ngờ với độc giả lẫn nhẩn vật:

Trong truyện ngắn O’Henry, nhiều KTBN làm bất ngờ người đọc lẫn nhân vật. Sự

bất ngờ tác động đồng thời đến nhân vật và độc giả sẽ tạo nên sự "cộng hưởng". Sự

"cộng hưởng'" này có thể làm cho cảm xúc ngạc nhiên thú vị ở độc giả mạnh mẽ hơn,

trực tiếp và vẹn nguyên hơn.

61

Kiểu dạng KTBN này có thể tìm thấy ương các truyện ngắn: Thứ luân lý của heo,

Pxysê và nhà chọc trời, Một sự cải tạo được cứu vãn, Xuân về trên thực đơn, Hygeia ở

Solito,...

Ở tác phẩm "Thứ luân lý của heo" nói về Jeff Peters chuyên nghề "lừa phỉnh hợp

pháp", tìm được người cộng tác ở một thị trấn hẻo lánh: anh chàng Ruf Tafam vẻ khờ

khạo quê mùa chuyên bắt trộm heo con. Đi ngang một rạp xiếc, Tafam không chuyên tâm

giúp Peters kiếm chác với trò xúc xắc mà lại trổ tài trộm heo. Sáng hôm sau, Peters đọc

được và giấu mẫu tin trên báo: 5000 đô-la tiền thưởng cho ai tìm được chú heo Beppo

thông thái của rạp xiếc. Thuyết phục Ruf bán heo, Jeff đã dùng hầu như toàn bộ vốn liếng

của mình (800 đô-la) trả cho Rui và chắc chắn sẽ lãi to.

Khi Jeff mang heo đến rạp xiếc để lĩnh thưởng, thì người quản lý bảo rằng chú heo

thông thái vẫn còn và họ không hề cho đăng tin trên báo, còn Ruf Tafam thì biến mất với

800 đô-la. Độc giả lẫn nhân vật cùng lúc bị bất ngờ trước khả năng lừa đảo bậc thầy của

Ruf Tafam hiền từ ngờ nghệch.

2.4.1.3.Kết thúc bất ngờ với độc giả, nhân vật và người trần thuật:

Nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry làm bất ngờ độc giả lẫn nhân vật, còn

người trần thuật (người kể chuyện) chủ động kể tả lại câu chuyện mình đã biết thì không

thể bị bất ngờ. Nhưng trong một vài tác phẩm của O’Henry (Chuyện một tờ báo, Bên

bị,...), người trần thuật (người kể chuyện) cũng bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên trước kết cuộc.

Thực chất, đây là thủ pháp, là kỹ thuật tự sự, nhằm khách quan hóa nội dung trần thuật,

nâng cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN. Có thể đây cũng là dư vị của sự ngạc nhiên mà

người trần thuật đã niêm trải; đến khi kể lại vẫn chưa hết bị tác động bởi điều bất ngờ.

62

Trong "Chuyện một tờ báo", người trần thuật dường như vẫn chưa hết bất ngờ khi

kể lại chuyến du hành kỳ lạ và công dụng đặc biệt của một tờ báo. Nhân vật ngạc nhiên,

độc giả ngạc nhiên và người trần thuật cũng ngạc nhiên không kém, đến nỗi phải thốt lên

ở kết thúc: "Sau chuyện này, còn ai dám hoài nghi sức mạnh của báo chữ".

Ở truyện ngắn "Bên bị” người trân thuật kể về cô bé Lidy vì không được dạy dỗ,

lớn lên trở thành một cô gái hư hỏng, giết người tình vì

ghen tuông rồi tự sát. Tiếp theo là giấc mơ của người kể chuyện về việc xét xử của

tòa án thiên giới. Người kể chuyện như vẫn còn ngạc nhiên, bàng hoàng trước lời phán

quyết của quan tòa: Cô Lidy "được tha bổng", còn "bên bự' trong vụ này chính là người

cha vô trách nhiệm của cô "gã đàn ông tốc đỏ, râu không cạo, quần áo xóc xếch, chân

đi đất, ngồi bên cửa sổ đọc báo, trong khi con cái gã chơi ngoài phố". Dường như vẫn

đang trong cảm giác bất ngờ, người kể chuyện đã tự hỏi mình rằng: "Này, thế có phải là

một giấc mơ vớ vẩn không nhĩ?”.

Ngoài đối tượng trung tâm là độc giả, sự bất ngờ tác động đến nhân vật hay người

kể chuyện đã hỗ trợ cho hiệu quả KTBN.

2.4.2- Kết thúc bất ngờ với suy đoán của độc giả:

Bạn đọc có thể suy đoán được KTBN hay không là tùy vào tầm đón nhận, kinh

nghiệm thẩm mỹ của từng người và tùy vào cách thức tạo dựng KTBN của tác giả. Tầm

đón nhận thì vô cùng, còn cách thức tạo dựng KTBN của O’Henry có thể làm nên những

bất ngờ mà độc giả suy đoán được hoặc không.

Cách thức, thủ pháp tạo dựng KTBN chịu sự qui định của nội dung tác phẩm, nhiều

khi cũng hè lộ, gợi mở những chi tiết, tình tiết khiến độc giả có thể suy đoán được phần

63

nào KTBN. Cũng lắm lúc những điều kiện cho một sự suy đoán thật hiếm hoi, khiến độc

giả khó có thể - thậm chí không thể - suy đoán được cái bất ngờ ở kết thúc.

2.4.2.1 Kết thúc bất ngờ có thể suy đoán được:

Để làm độc giả không bị hụt hẫng và thấy được tính logic của KTBN, O’Henry đã

chuẩn bị cho bất ngờ xảy ra từ tựa đề tác phẩm (Những giả định phá sản, Sự ra mắt

ngắn ngủi của Tindy,..) qua cách đặt vấn đề khi mở đầu truyện ngắn (Món tiền chuộc

lãnh chúa đỏ..) bằng những chi tiết, tình tiết được cài đặt trước, được lặp lại, tô đậm mà

độc giả có thể từ đó suy ra phần nào cái bất ngờ ở kết thúc (Chị em bạn vàng, Hy sinh vì

sự nghiệp, Ngôi giáo đường với cối xay nước,...). Tác giả cũng có thể tùy độ phức tạp

của câu chuyện, tính cách, chủ đề mà triển khai dần từng bước KTBN làm độc giả đoán

được phần nào cái kết thúc (Cuốn cẩm nang hạnh phúc, Một cơn gió dịu, Trái tim và

chữ thập, Liên lạc viên của chàng,...).

Trong truyện ngắn "Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ", ở đoạn mở đầu, tác giả đã báo

trước sự thất bại của âm mưu bắt cóc tống tiền của Sam và Bill: "... khi cái ý bắt cóc nảy

trong đầu chúng tôi. Chúng tôi hẳn đã bị "cơn mê sảng thần kinh" chi phối, như Bill

nói sau này, chắc thế. Nhưng ngay lúc đáy chúng tôi đã không ngờ được".

Trong quá trình tự sự, một số tình tiết được cài đặt trước cũng giúp độc giả suy đoán

được phần nào kết cuộc : người nhà có lẽ không muốn chuộc cậu bé bị bắt cóc; cậu bé

tinh quái đáng sợ rất thích chơi với BÌU, thích chơi trò lãnh chúa da đỏ, thích được bắt

cóc, không muốn về nhà; sau vụ bắt cóc không có náo động, không có cuộc tìm kiếm nào;

càng lúc, những trò nghịch ngợm của cậu bé càng làm Bill khốn khổ...

Ở đoạn cuối tác phẩm, KTBN được triển khai dần từng bước. Trước tiên là lá thư

hồi âm của cha cậu bé, ông ta không muốn chuộc lại con trai với 1500 đô-la và nếu những

64

người bắt cóc muốn ông ta nhận lại con thì sẽ phải nộp kèm 250 đô-la. Sau đó là sự tao

trả kèm theo tiền, Sam và Bill đã phải trốn chạy thục mạng khi bị con tin đeo dính.

Cách tạo dựng KTBN như trên của O’Henry sẽ giúp độc giả có cơ sở suy đoán được

phần nào cái KTBN trong truyện ngắn.

2.4.2.2 Kết thúc bất ngờ khó có thể suy đoán:

Có những tác phẩm mà KTBN khó có thể - thậm chí không thể - suy đoán đối với

độc giả tiếp nhận. Khi nội dung của truyện ngắn O’Henry không đòi hỏi nhiều sự "báo

trước" cho bết ngờ thì tác giả giấu rất kỹ kết thúc. Tựa đề cũng như phần mở đầu không

để lộ chút dấu hiệu gì cho kết thúc tấc phẩm. Những chi tiết, tình tiết cần có cho KTBN

được nhà văn cài đặt cực kỳ khéo léo, làm độc giả. khó phát hiện. Kết thúc không được

triển khai dần từng bước mà đột ngột xuất hiện, nói như D. Grojnowski "kết cục rơi

xuống như một lưỡi dao máy chém " [5,163]. Lối kết thúc nhanh gọn, chớp nhoáng như

vậy làm người đọc ngỡ ngàng, giục họ phải đọc lại tác phẩm lần thứ hai để tìm ra cái

logic của KTBN.

Rất nhiều truyện ngắn O’Henry mà đoạn kết thách thức suy đoán của độc giả và

cuối cùng người đọc vẫn hoàn toàn bị bất ngờ : Câu chuyện không hề bịa đặt, Mối tình

của ngài khoán dịch viên, Dấu vết của Black Bill, Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu,

Tháng Năm xao xuyến, Kỷ vật, Dừng chân tại thiên đường hạ giới,...

"Câu chuyện không hề bịa đặt" viết về Tơrip - người vẽ tranh minh họa, đến gặp

"tôi" - người viết truyện ngắn đăng báo, nhờ tôi cứu giúp một cô gái quê đi lạc giữa

NewYork mà Tơrip đang đế ở tạm chỗ mình ứọ, cam đoan rằng "tôi" sẽ có một cốt truyện

hấp dẫn từ câu chuyện có thật này.

65

Tơrip đã tình cờ gặp cô Ađa Loury đi từ vùng quê ở Long Ailen đến NewYork để

tìm người yêu tên Gioóc-giơ Braun, khi một tuần nữa cô sẽ làm lễ cưới với một chủ trang

toi. Khi "tôi" đến, cô Loury kể cho hai người nghe về tình yêu của mình và Gioóc-giơ

Braun. Bốn năm trước, anh lên NewYork lập nghiệp rồi mất hút, khi chia tay hai người đã

ước hẹn, anh đã dùng đục chia đôi một đồng 10 xu, hiện cô vẫn giữ nửa đồng tiền ấy. sắp

lấy chồng cô bỗng nhớ Gioóc-giơ và quyết định đi tìm anh ở NewYork.

'Tôi"cảm động, an ủi và giúp cô mua vé phá về Long Ailen với mây đồng đô-la ít ỏi

của mình. Tiễn cô đi rồi Tơrip vẫn cho rằng câu chuyện này có thể làm thành một truyện

ngắn tuyệt vời và anh xứng đáng nhận một ương hai đô-la còn lại của "tôi" để đi uống

rượu. Khi "tôi" phản đối, thật bất ngờ, Tơrip lôi ra từ túi áo trong một mẫu kim loại. Đó là

nửa đồng xu bạc bị bẻ đôi bằng đục, "tôi" kinh ngạc khi biết : "Gioóc-giơ Braun chính

là Tơrip

Kết cuộc thật bất ngờ. Nếu đọc lại lần thứ hai truyện ngắn này, người đọc sẽ tìm

thấy khá nhiều chi tiết, tình tiết được cài đặt khéo léo, rất khó phát hiện ra mối quan hệ

logic giữa chúng với KTBN :

• Ngoại hình Tơrip với "nửa mặt bị một bộ râu ngắn phủ kín", trông "ốm yếu

thảm hại”, "hai tay run bắn" vì nghiện rượu, "khoảng hai nhăm tuổi nhưng trông mặt

thì dễ đến bốn mươi", thật khác biệt với diện mạo của anh trai làng mười chín tuổi đến

NewYork với ước vọng lập nghiệp, tất nhiên cô Loury không thể nhận ra chàng Gioóc-

giơ năm xưa.

• Tơrip luôn cho rằng từ câu chuyện có thể dựng thành "một cốt truyện ngắn hấp

dẫn", chi tiết này lặp lại đến năm lần như sự báo trước cho điều đặc biệt, bất ngờ ở kết

thúc.

66

• Khi cô Loury nói về vị hôn phu - chủ trang trại trẻ Hairem Đô lơ - thì Tơrip bỗng

"to tiếng" và "quá thô bạo ngắt lời cô Loury". Điều này thể hiện tâm lý ghen tức với

tình địch của Tơrip.

• Tơrip tự biết mình và muốn bảo vệ cuộc hôn nhân tốt đẹp của người mình yêu nên

nóng lòng muốn cô trỏ về Long Ailen. "Không phải là chiều, cũng không phải là sáng

mai, mà ngay hôm nay".

• Khi tiễn Ađa Loury đi rồi, Tơrip "càng trở nên ủ dột, bê tha hơn thường ngày",

thể hiện nỗi đau khổ của một con người đã đánh mất tất cả: tương lai, tuổi trẻ, tình yêu.

Rất nhiều những chi tiết, tình tiết logic với KTBN được cài đặt trong “Xâu chuyện

không hề bịa đặt", nhưng bất ngờ ở kết cuộc vẫn khó có thể tưởng tượng nổi. Biệt tài tạo

dựng KTBN của O’Henry trong nhiều truyện ngắn đã tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ, để

lại ấn tượng sâu đậm đối với người tiếp nhận.

Tóm lại, cảm hứng sáng tạo của O’Henry hướng vào những khía cạnh bất ngờ của

đời sống. Những bất ngờ này đi vào truyện ngắn của nhà văn làm thành những KTBN độc

đáo đầy ấn tượng. KTBN trong truyện ngắn O’Henry là những khái quát nghệ thuật từ

hiện thực cuộc sống phong phú muôn màu vẻ, nên dạng thức của nó cũng đa dạng và khó

nắm bắt. Việc phân định ra những kiểu dạng nhất định xét ở những góc độ nhất định: góc

độ nội dung (KTBN ở cốt truyện, tính cách, chủ đề tư tưởng); góc độ kết cấu (KTBN với

một bất ngờ, với hai bất ngờ, với bất ngờ kết nối một chuỗi bất ngờ); góc độ ngôn ngữ

(KTBN với ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người trần thuật; KTBN với vài đoạn, một

đoạn, một câu...); góc độ tiếp nhận của độc giả (KTBN có thể suy đoán và khó có thể suy

đoán)... chỉ là bước đầu tiếp cận với dạng thức phong phú của những KTBN trong truyện

ngắn O’Henry.

67

Những KTBN đa dạng được phân định chứng tỏ tài năng của O’Henry trong việc

khai thác những bết ngờ từ hiện thực làm chất liệu sáng tạo nên những cái kết sống động

và không lặp lại. Kiểu dạng phong phú của KTBN còn là cơ sở để khám phá những thủ

pháp điêu luyện mà nhà văn sử dụng để kết thúc truyện ngắn. Dạng thức và thủ pháp là

hai phương diện mà từ đó có thể tiếp cận, khám phá đặc điểm thi pháp riêng độc đáo của

truyện ngắn O’Henry : KTBN.

68

CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI

PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY

Thủ pháp nghệ thuật là "những nguyên tắc cấu trúc trong việc tổ chức một phát

ngôn nghệ thuật" [4,16]. ở thể loại truyện ngắn, để đạt được sự ngắn gọn và ấn tượng,

nhà văn phải có "kỹ thuật" viết của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên D. Grojnowski

đã có một bài về "kỹ thuật truyện ngắn" và A. Tolstoi cũng đã khẳng định rằng:

"Truyện ngắn đòi hỏi ở người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức

nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kỹ thuật tinh xảo, kỹ thuật viết truyện ngắn."

[89,101] Truyện ngắn có thể gần với thơ, có thể là câu chuyện tâm tình; nhưng ương bản

chất tự sự của thể loại này, truyện ngắn trước tiên là câu chuyện của kỹ thuật.

Chủ nghĩa hình thức Nga - một ương những trường phái cách tân nhất thế kỷ XX -

đã đưa ra quan niệm "nghệ thuật như là thủ pháp" và "tác phẩm nghệ thuật không

phải là thủ pháp rời rạc mà là một tập hợp những thủ pháp theo qui luật nội tại của

tác phẩm" [94,8] V. Shklovski - nhà lý luận của lý thuyết này có phần cực đoan khi cho

rằng: "Nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật, còn cái được làm ra trong nghệ

thuật thì không quan trọng" [94,150] Nhưng những quan điểm mới mẻ táo bạo đó đã

khơi nguồn cho việc thủ pháp, tính văn chương, tính nghệ thuật của văn bản tác phẩm dần

trở thành vấn đề trọng tâm của nghiên cứu văn học.

Thủ pháp nghệ thuật được khám phá, vận dụng bởi tác gia, trào lưu, thời đại văn học

và liên tục được kế thừa, đổi mới, thay thế trong quá trình văn học. Không có thủ pháp

69

nghệ thuật nào tự thân nó là tối ưu, đặc sắc. Thủ pháp độc đáo và hữu dụng đến mức độ

nào là do tài năng vận dụng, sáng tạo trong những trường hợp cụ thể của người nghệ sĩ.

Kết thúc trong truyện ngắn O’Henry có được dạng thức phong phú, gây ngạc nhiên,

để lại ấn tượng sâu đậm đối với độc giả là do nhà văn đã sử dụng những thủ pháp thích

hợp cho từng truyện ngắn, từng cái kết. Những "nguyên tắc cấu trúc'" đa dạng và độc

đáo đã làm nên sự đa dạng, độc đáo của những kết thúc bất ngờ.

Nếu mỗi tác phẩm là một "tập hợp những thủ pháp", thì với hơn 300 tác phẩm, thủ

pháp KTBN trong truyện ngắn O’Henry sẽ đa dạng đến độ khó nắm bắt cho hết. Chỉ có

thể khái quát một số "nguyên tắc cấu ưúc" cơ bản mà tài năng nshệ thuật của O’Henry đã

vận dụng thành công ương nhiều KTBN gồm những thủ pháp mang tính chất chuẩn bị

cho KTBN và những thủ pháp thực hiện KTBN.

3.1.NHỮNG THỦ PHÁP CHUẨN BỊ CHO KẾT THÚC BẤT NGỜ:

Tạo ra một KTBN cho truyện ngắn không phải là điều đơn giản. Để có một cái kết

gây ngạc nhiên cho độc giả. O’Henry đã phải dàn dựng tác phẩm rất công phu từ những

dòng đầu tiên cho đến những từ cuối cùng. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của KTBN là

những thủ pháp: Thủ pháp nén thông tin, thủ pháp cài đặt thông tin, thủ pháp đánh lừa

độc giả, thủ pháp giãn nhịp trần thuật. Thường thì những thủ pháp này được sử dụng phối

hợp rất uyển chuyển, linh động trong một truyện ngắn. Sẽ không có KTBN gây ngạc

nhiên thú vị, thật sự thuyết phục được người đọc, nếu không có những thủ pháp thiết kế

nội dung, chuẩn bị cho KTBN.

3.1.1.Thủ pháp nén thông tin:

Thủ pháp nén thông tin là kỹ thuật giữ bí mật đến cùng để làm cho độc giả hoàn

toàn ngạc nhiên trước cái bất ngờ của kết cuộc mà O’Henry đã sử dụng trong hàng loạt

70

truyện ngắn. Đó là kỹ thuật "hãm ánh cảm của độc giả đi chậm lại hoặc đưa chệch nó

đi một tí. Đó là nghi binh, để làm cái đà cho nó nhảy vọt đến ý định của mình tức là

đến cái kết cục đột ngột, bất ngờ của truyện:” [89,288]

Sử dụng thủ pháp này nhà văn không hè lộ chút thông tin nào về kết thúc của câu

chuyện, số phận nhân vật, mà phủ tấm màn bí mật lên phần kết thúc tác phẩm, buộc độc

giả phải hoài nehi và hồi hộp chờ đợi. Đến thời điểm cuối cùng tác giả ''lật bài" mở ra

cái kết cuộc đã giấu kỹ, phơi bày toàn bộ sự thật về câu chuyện, tính cách. Kết thúc áp

đến bất ngờ tạo ra hiệu ứng tâm lý ngạc nhiên ở người đọc. Nói như nhà nghiên cứu

truyện ngắn Bùi Việt Thắng thì sự bật mở thông tin đã giữ kín "như cái lò xo" bị nén chặt

sẽ bùng lên ở phần kết. [89, 91]

Thủ pháp nén thông tin được O’Henry thực hiện ương truyện ngắn khá linh động.

Quyền che giấu có khi được tác giả trao cho nhân vật. Nhân vật không công khai hóa mọi

hành vi của mình, giữ một số điều bí mật về mình cho đến kết thúc. Cuối tác phẩm,

những nhân vật khác và độc giả cùng bất ngờ khi những gì được nhân vật che giấu không

còn là bí mật (Món quà của các thầy pháp, Tiền tài và thần ái tình, Một sự giúp đỡ của

ánh yêu, Vì truyền thống, Hai mươi năm sau...)

Trong "Hai mươi năm sau", tác giả nén thông tin bằng cách đặt Jimmy Wells vào

tình thế phải giấu mình với Bob và với độc giả. Truyện kể về cuộc hẹn gặp lại của hai

người bạn thân vào đúng ngày, giờ, địa điểm mà họ đã chia tay hai mươi năm trước. Bob

đến trước đợi bạn lúc mười giờ đêm tại khung cửa hiệu tối om, gặp gỡ và chuyện trò với

một viên cảnh binh đi tuần tra. Wells đến, hai người bạn gặp nhau và đi cùng nhau. Tại

một góc phố sáng đèn, Bob nhận ra Jimmy Wells là người lạ mặt giả danh. Người cảnh

sát mặc thường phục này tuyên bố bắt anh.

71

Đến đây, thông tin vẫn được giấu kín, nén chặt. Sự tò mò thắc mắc của người đọc

lên đến cực điểm trước những điều không thể hiểu nổi : Tại sao Jimmy Wells không đến?

Tại sao một cuộc hẹn bạn bè lại hóa ra một vụ bắt bớ? Chỉ đến kết thúc tác giả mới bật

mở thông tin. Độc giả bất ngờ vì viên cảnh binh tuần tra chính là Jimmy Wells, nhận ra

bạn mình là kẻ đang bị truy nã ở Chicago đã báo cho người đến bắt; bất ngờ vì thời gian

có thể làm thay đổi con người đến thế nào : từ một người "tốt bụng", "trung hậu và

thành thật nhất đời" đã biến thành một cỗ máy lạnh lùng của pháp luật.

Trước kết thúc, đã không hề có một thông tin nào để độc giả đoán được viên cảnh

binh có thể là Jimmy Wells. O’Henry miêu tả cái cung cách đi tuần của viên cảnh binh

không có vẻ gì chờ đợi một cuộc hội ngộ với ngươi bạn thân sau hai mươi năm xa cách.

Khi trò chuyện, người cảnh sát nhận ra Bob - cũng là kẻ đang bị truy nã - qua ánh sáng

của que diêm châm xì gà, Wells vẫn bình thản không một phản ứng, sau đó "lại tiếp tục

đi tuần, vừa đi vừa xem xét các cửa ngõ."

Trong "Hai mươi năm sau" cũng có những thông tin tác giả không nén lại mà

dường như cố ý lộ ra nhưng chúng không hề báo trước kết thúc. Chẳng hạn thông tin về

thời điểm châm xì gà của Bob, thông tin về sự giàu có của người đến từ miền Tây với

ghim cài là "một viên kim cương lớn ", thông tin về viên cảnh binh hỏi dò khoảng thời

gian Bob sẽ chờ bạn, hay thông tin về người cảnh sát giả danh Wells "cao thêm lên bốn

năm phân" và "tùm hụp trong chiếc áo khoác"... Chỉ khi đến kết thúc tác phẩm, khi

độc giả bị bất ngờ, họ mới nhận ra vai trò quan trọng của những thông tin này. Chúng nối

kết với nhau và liên quan đến kết thúc trong mối quan hệ logic. Đây là một thủ pháp nghệ

thuật khác nữa của O’Henry (thủ pháp cài đặt thông tin).

Ở "Hai mươi năm sau" cũng như ở nhiều truyện ngắn khác O’Henry đã sử dụng

thủ pháp nén thông tin bằng cách để nhân vật tự giấu mình. Cũng có những truyện ngắn

72

mà trong đó "nén thông tin" được tác giả thực hiện bằng sự che giấu của người trần thuật

(người kể chuyện) về vai trò trọng tâm của nhân vật trong tác phẩm và trong KTBN (Dấu

vết của Black Bill, Chiếc lá cuối cùng,...), về tâm trạng thật sự của nhân vật chính (Chiếc

lá cuối càng, Người đánh giá sự thành công,...)

Người kể chuyện "tôi" (Dấu vết của Black Bill) đã che giấu nhân vật trọng tâm của

câu chuyện đến tận kết thúc. Tên cướp Bin Đen sau vụ cướp 15.000 đô-la đang bị truy nã

khắp Texas với giải thưởng 1.000 đô-la. "Tôi" (Xanhcơle) đến chăn cừu tại một trang trại

hẻo lánh của Henri Ogđen, một chủ trại khá kỳ quái, có hành tung đáng ngờ. Khi chuyện

trò, Xanhcơle nhắc đến Bin Đen với ý ám chỉ, Ogđen tức giận rồi xem như chuyện đùa.

cảnh sát tìm đến, "tôi" chỉ điểm Ogđen lấy 100 đô-la và rời trại. Bin Đen bị bắt với

những tờ giấy bạc mới của Ngân hàng trong túi áo khoác. Đến cuối tác phẩm, độc giả mới

biết Ogđen không phải là Bin Đen, "tôi" - người kể chuyện mới chính là Bin - tên cướp

khét tiếng đã bỏ những đồng tiên đã cướp được vào túi Ogđen, dùng Ogđen để đánh lừa

cảnh sát. Nhân vật trung tâm của câu chuyện đã được "người kể chuyện" chỉ ra vào phút

cuối, làm độc giả hoàn toàn bất ngờ.

Tương tự như vậy, tâm trạng của Behrman (Chiếc lá cuối cùng") hay của Molly

("Người đánh giá sự thành công") được người trần thuật giấu kỹ đến kết cuộc.

Behrman không có biểu hiện gì của một quyết tâm sẽ cứu sống Johnsy bằng cách làm cho

chiếc lá thường xuân không bao giờ rụng. Những mặc cảm tự ti của Molly - người tự đắc

về những "thành công" của mình - được giữ kín, đến kết thúc mới bất ngờ bật mở. Độc

giả đã phải ngỡ ngàng trước bức kiệt tác và cái chết của người họa sĩ già Behrman cũng

như ngỡ ngàng trước nỗi đau và sự hỗ thẹn của Molly.

Nhìn chung, những sự kiện, tình tiết cốt yếu liên quan tới kết thúc đều được

O’Henry giữ lại đến phút cuối. Càng nén chặt thông tin thì "sự bùng nổ" sau cùng càng

73

bất ngờ. Thủ pháp nén thông tin do nhân vật hay người trần thuật thực hiện đều là những

kỹ thuật mà nhà văn dùng để chuẩn bị cho một kết thúc thật bất ngờ và khó có thể suy

đoán.

3.1.2.Thủ pháp cài đặt thông tin:

Muốn cho truyện ngắn kết thúc bất ngờ nhưng vẫn hợp lý, làm người đọc ngạc

nhiên đồng thời bị thuyết phục bởi tính chân thực, khách quan, O’Henry đã dùng kỹ thuật

cài đặt thông tin trong quá trình tự sự. Những thông tin cài đặt trước, có vẻ như là những

thông tin bình thường. Chỉ đến KTBN thì độc giả mới nhìn ra được mối liên hệ mật thiết

giữa chúng với điều bất ligờ ở kết cuộc.

Thủ pháp cài đặt thông tin trong truyện ngắn O’Henry thật kín đáo. Tùy thuộc vào

dụng ý nghệ thuật của tác giả mà thông tin được cài đặt nhiều hay ít, lướt qua hay tô đậm,

có là dâu hiệu báo trước bất ngờ hay không... Tất cả đều vì sự hợp lý của KTBN.

Trong truyện "Cạy xương rồng", chàng trai Trysdale về nhà sau khi dự lễ cưới của

người yêu. Hồi tưởng lại cuộc tình, anh vẫn không hiểu vì sao tan vỡ. Anh thích được

thán phục, còn cô thì yêu và ngưỡng mộ anh, tưởng anh rất giỏi tiếng Tây Ban Nha. Khi

anh cầu hôn, cô vui sướng nhưng e thẹn và hẹn sẽ trả lời vào ngày hôm sau. Rồi cô không

đến, chỉ gửi tặng anh cây xương rồng có treo tấm biển nhỏ ghi chữ gì đó. Anh tự ái không

tìm cô, cô cũng lặng im, họ dần xa nhau từ đó. Khi anh đang buồn khổ, hối tiếc, bạn anh

vô tình nói với anh về cái bảng tên bằng tiếng Tây Ban Nha treo ưên cây xương rồng:

"Ventomarone" có nghĩa là "Hãy đến mang tôi đi". Anh đã đánh mất cô vì không hiểu

được câu trả lời. Bất ngờ đến với nhân vật và độc giả ở kết thúc là rất logic và đầy sức

thuyết phục bởi những thông tin được cài đặt trước.

74

Mở đầu tác phẩm, O’Henry đã miêu tả dáng vẻ sống động đầy ý nghĩa của cây

xương rồng đang được đặt trên bàn trong phòng trọ của Trysdale "với những chiếc lá dài

thõng, liên tục đong đưa trong hơi gió ... dường như ra dấu hiệu gì vậy'". Trong dòng

hồi ức của nhân vật, tác giả đã thông tin cho người đọc về việc Trysdale kiêu kỳ đã không

đính chính với người yêu khi cô cho rằng "anh nói tiếng Tây Ban Nha như người bản

xứ" và cũng không chú ý gì đến món quà đầy ẩn ý của cô, với "chiếc thẻ cột vào cây

xương rong mang một danh từ ngoại ngữ man đi hoặc là một tên thực vật'". Trysdale

đột ngột nhận ra sai lầm không thể cứu chuộc của mình.

Trong truyện ngắn "Câu chuyện tỉnh lẻ”, thông tin cài đặt trước là rất ít và chỉ lướt

qua. Khi miêu tả người đánh xe, chi tiết "chiếc áo chỉ còn mỗi một khuy, cái khuy màu

vàng và to bằng đồng 50 xu", của bác Seezer tưởng như bình thường, nhưng lại là một

chi tiết đặc biệt. Nó được lặp lại ở kết thúc, mở ra cho người đọc một ngạc nhiên : Seezer

chính là kẻ giết người bởi chiếc khuy to màu vàng là vật đã "rơi khỏi bàn tay đã chết của

Caswels". Người kể chuyện "tói" đã kín đáo nhặt lên, sau đó ném nó xuống dòng sông,

hủy bỏ bằng chứng kết tội một con người trung thành, tốt bụng đã giết chết kẻ ác để cứu

người. Chi tiết chiếc khuy to màu vàng được cài đặt trước đã soi tỏ cho KTBN.

Ở tác phẩm "Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu" thì có rất nhiều chi tiết, tình tiết

được cài đặt trước. Những thông tin này được nhấn mạnh, được tô đậm để chuẩn bị cho

KTBN. Nét đẹp "như một người Hy Lạp" của cô Ida Bates được nhấn mạnh đến hai lần

và sau đó lại xuất hiện ở kết thúc, là chi tiết quan trọng tạo nên sự bất ngờ. Lời nhân vật

Brown "Con là người đẹp nhất xưa nay ta chưa từng thấy" cũng được lặp lại hai lần

trong truyện ngắn, thể hiện sự say mê kỳ lạ của bà ta trước vẻ ngoài của cô Bates. Khá

nhiều thông tin về hành vi quái dị của bà triệu phú được tô đậm : lần đầu nhìn thấy cô, bà

"ngó nghiêng... đến mười phút", khi sống cùng với cô, bà thường xuyên "ngắm nhìn...

75

nửa tiếng đồng hể liền" và hầu như "không để cô rời khỏi tầm mắt". Những thông tin

này không hề báo trước kết thúc, nhưng có mối liên hệ nội tại với kết thúc, giúp lý giải

trở lại cái bất ngờ: bà Brown mê Ida vì khuôn mặt trông nghiêng của cô giống hệt hình

người đàn bà trên đồng đô-la. Điều mà độc giả ngỡ là tình người lại hóa ra lòng đàm mê

ghê gớm đối với đồng tiền. Nếu không có những thông tin cài đặt trước của nhà văn thì

sự bất ngờ ở kết thúc tác phẩm sẽ không logic và không thuyết phục được người đọc.

Những thông tin cài đặt trước cho một kết thúc hợp lý thường không báo trước sự

bất ngờ để giữ kỹ điều bí mật đến cuối tác phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình tự sự có thể

có một vài chi tiết, tình tiết, sự kiện nào đó hè lộ trước hướng giải quyết của tác giả, giúp

độc giả dự cảm, suy đoán về cái bất ngờ của kết cuộc. Những thông tin này dành cho một

kết thúc hợp lý nhưng giảm độ bất ngờ của tác phẩm.

Truyện ngắn "Ngôi giáo đường với cối xay nước " nói về ông Abraham - chủ cối

xay có cô con gái bốn tuổi bị mất tích mà ông không nguôi tưởng nhớ. Nỗi hồ nghi

Aglaia chết đuối hay đã bị những gia đình sống lang thang qua vùng bắt cóc cứ đeo đẳng

ông. Mười mấy năm sau, ông đã đi xa, giàu có nhưng vẫn thường xuyên trở lại quê

hương. Làng xưa đã thành một địa điểm nghỉ .mát, cối xay nước đã là một giáo đường

nhỏ. Ông Abraham gặp cô Rose Chester đến nghỉ tại đây - một cô bán hàng không rõ gốc

tích và tên tuổi thật sự của mình. Ngẫu nhiên, nơi có cối xay nước trước đây, cảnh cũ,

người xưa chợt tái hiện đánh thức ký ức của cô. Ông Abraham phát hiện cô chính là đứa

con gái bé bỏng Aglaia.

Có rất nhiều thông tin được cài đặt trước chuẩn bị cho KTBN này, trong đó có một

thông tin dường như đã hè lộ chút ít về điều bất ngờ mà nhà văn dành cho độc giả ở kết

cuộc. O’Henry đã cho nhân vật Rose thổ lộ: "Ký ức đầu tiên của tôi là cuộc sống đâu đó

ở miền Nam. Gia đình di chuyển nhiều lần qua những thị trấn và bang khác nhau. Mẹ

76

tôi đôi khi tử tế với tôi, cha tôi luôn luôn hung dữ và đánh đập tôi... chính vào lúc họ

đang to tiếng với nhau mà tôi được biết... Ngay cả cái tên tôi cũng không có; tôi không

là ai cả". Qua lời của Rose, người đọc có thể đoán rằng cô Rose có lẽ chính là bé Aglaia,

con ông Abraham. Quả thật, cái bất ngờ ở kết thúc, đã không nằm ngoài suy đoán này.

Sự cài đặt thông tin trong truyện ngắn O’Henry đều nhằm tạo ra một KTBN hợp lý.

Những thông tin này bao giờ cũng là kết quả của một sự chọn lựa, một sự tổ chức sắp xếp

theo cách tốt nhất có thể có được của nhà văn.

3.1.3- Thủ pháp đánh lạc hướng chú ý của người đọc:

Đây là một thủ pháp mà O’Henry sử dụng ương truyện ngắn để bảo toàn bí mật của

đoạn kết với một số "động tác" giả. Nhà văn tạo ra những mâu thuẫn vờ hay kết thúc giả

trong tác phẩm nhằm đánh lừa người đọc. Tác giả hướng độc giả chú ý vào mâu thuẫn

không phải là mâu thuẫn thực sự, vào cái "hình như" là kết thúc nhưng chưa phải là kết

thúc. Rồi vào lúc độc giả không ngờ nhất, lúc họ đang mãi mê với câu chuyện, nhân vật

theo hướng mà tác giả dẫn dụ, thì kết thức tác phẩm hiện ra thật đột ngột theo một hướng

hoàn toàn khác.

Mối tình của ngài khoán dịch viên, Dấu vết của Black Bill, Những mẫu bánh mì

kiến hiệu... là những truyện ngắn mà O’Henry đã sử dụng thành công thủ pháp này.

Trong "Mối tình của ngài khoán dịch viên”, ngài Maxwell vừa bước vào văn

phòng đã chúi mũi vào công việc. Ông ta bận rộn đến nổi bực bội với cả nữ tốc ký Leslie,

với anh thư ký Pitcher và quên cả việc mình đã yêu cầu tìm một nữ tốc ký mới. Khi bớt

căng thẳng, ông chợt nhớ đến mối tình của mình, lao vào phòng làm việc của cô Leslie để

cầu hôn : "Cổ Leslie, tôi chỉ có đúng một phút. Tôi cần phải nói với cô đôi lời. Hãy làm

77

vợ tôi. Tôi không có thời giờ để tình tự với em, điều mà lẽ ra tôi phải làm, nhưng quả

thật tôi rất yêu em, hãy trả lời tôi mau lên..,"

Người đọc hồi hộp đợi chờ câu trả lời của cô tốc ký xinh đẹp. Cô sẽ ưng thuận hay

từ chối ngài khoán dịch viên - một con người của công việc, chỉ biết tỏ tình theo lối cấp

tốc này (?). Nhưng vấn đề trọng tâm, mấu chốt của câu chuyện lại không phải là ở đây.

Người đọc đã bị tác giả đánh lạc hướng chú ý, họ không thể ngờ kết thúc tác phẩm là

chuyện về ngài khoán dịch viên Maxwell đãng trí đến mức quên rằng mình đã cầu hôn và

đã được chấp thuận, quên luôn cả lễ đính hôn của chính mình và Leslie vừa được tổ chức

tối qua, mà đi cầu hôn lại người vợ vừa mới cưới.

Cũng có những truyện ngắn dường như đã đi đến chỗ kết thúc, vấn đề tác giả đặt ra

hầu như đã giải quyết xong; nhưng tiếp sau đó lại là một kết thúc nữa, một kết thúc thực

sự, một KTBN. Cái kết thúc trước đó chỉ là một "động tác" giả, là một bước đệm, một

cách chuyển tiếp để dẫn đến kết thúc thật theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Độc giả tưởng đâu câu chuyện đã chấm dứt, tính cách nhân vật đã được thể hiện

xong, nhưng tết cả vẫn còn tiếp diễn, hứa hẹn nhiều điều lý thú, bất ngờ. Sự chú ý, hồi

hộp lại tăng thêm, đến lúc bắt gặp kết thúc thật sự thì bất ngờ ở kết thúc càng bất ngờ

hơn, điều gây ngạc nhiên sẽ làm người đọc ngạc nhiên hơn.

Dùng kết thúc giả để làm lạc hướng chú ý của người đọc, để làm tăng hiệu quả bất

ngờ của kết thúc thật, là cách làm mà O’Henry sử dụng trong các truyện ngắn: Tiền tài và

Thần ái tình, Câu chuyện không hề bịa đặt, Một câu chuyện dở dang...

Ở tác phẩm "Tiền tài và Thân ái tình", Richard - con trai Vua Xà phòng Antony

Rockwall - tưởng rằng không thể tỏ tình với người mình yêu trong vài phút trên xe ngựa

trước khi cô đi xa. Nhưng khi anh xuống xe nhặt nhẫn đánh rơi, ngẫu nhiên một trận kẹt

78

xe kéo dài hai giờ liền đã giúp anh ngỏ lời và được chấp thuận. Mọi chuyện kết thúc tốt

đẹp và tác giả đã cho một nhân vật của truyện (bà cô Richard) kết luận rằng : “Tiền chỉ là

rác rưởi so với tình yêu chân chính."Câu chuyện tưởng đã kết thúc, nhưng người trần

thuật lại nói với độc giả : "Câu chuyện đáng nhẽ kết thúc ở đây, Tôi mong muốn nó sẽ

thế và tôi tin chắc rằng bạn đọc cũng muốn nó kết thúc ở đây. Nhưng chúng ta phải

tiếp tục..." Và tác giả đã đưa ra cho người đọc một kết thúc khác, một kết thúc thực sự,

một kết thúc bất ngờ. Trận kẹt xe lịch sử, cơ hội cho Richard tỏ tình không phải ngẫu

nhiên mà có, không phải từ chiếc nhẫn may mắn, cũng không phải do mũi tên của thần Ái

tình, mà do chính những đồng đô la của Vua Xà phòng Antony Rockwall tạo nên cho con

trai mình.

3.1.4- Thủ pháp giãn nhịp trần thuật:

Trần thuật là một phương thức chủ yếu để cấu tạo nên tác phẩm tự sự. "Trần thuật

là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật hoặc của mệt người kể chuyện; tức

là toàn bộ văn bản của tác phẩm tự sự ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật."

[4,338]

Nhịp điệu trần thuật tạo thành từ sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng, hoặc

luân phiên của các yếu tố trần thuật: lời kể, lời tả và lời trữ tình bình luận ngoại đê. Sự

luân chuyển giữa mạch kể, mạch tả và sự phân bố các lời trữ tình bình luận ngoại đề sẽ

tạo nên nhịp điệu tự sự vừa phải hoặc chậm rãi khoan thai, hoặc nhanh chóng dồn dập,

theo dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Giãn nhịp trần thuật là một thủ pháp mà O’Henry sử dụng trong truyện ngắn, nhằm

chuẩn bị cho sự biến động về nội dung. Ngoài phần kết thúc, hầu như những phần còn lại

của tác phẩm đều được kể tả theo lối chậm rãi, khoan thai.

79

O’Henry đã sử dụng thủ pháp giãn nhịp trần thuật trước KTBN cho hầu hết các

truyện ngắn. Trong tác phẩm "Pxysê và nhà chọc trời", nhịp điệu trần thuật câu chuyện

khác biệt với nhịp điệu của kết thúc.

Mở đầu truyện ngắn là đoạn bình luận triết lý khá dài về cái nhìn của một nhà triết

học khi đứng trên độ cao của nhà chọc trời: "Nếu bạn là một triết gùi, bạn có thể làm

được điều này : leo lên nóc một tòa nhà lớn, chiếu tầm mắt từ độ cao ba trăm bộ xuống

đám huynh đệ đồng loại để mà khỉnh bỉ họ như loài sâu bọ nhỏ mọn." "Những ước

muốn danh lợi của lũ sâu bọ chen màu đen đen dưới kia, những thành tựu của họ,

những thắng lợi nhỏ mọn và những ánh cảm quyến luyến của họ có là cái gì nếu đem

so với cái vô biên bình lặng đầy đe dọa của vũ trụ..."

Tiếp đến người trần thuật giới thiệu về nhân vật chính: "Tuy nhiên, nếu bạn tên là

Đâydi và chỉ mới mười chín xuân xanh, nếu bạn làm việc ở cửa hàng bánh kẹo... tinh

sấu đô la một tuần, lại sông trong một cấn buồng chật chội và lạnh lẽo,... hơn nữa

chưa bao giờ nghiên cứu triết học, khi ấy trên tầm cao của tòa nhà chọc trời ắt bạn sẽ

nhìn sự vật khác đi."

Chủ yếu là bình luận, triết lý. Tự sự rất ít trong cả phần đầu của tác phẩm. Tác giả

đã giãn nhịp trần thuật ngay trong hai trang đầu của văn bản. Sau đó, người trần thuật tự

sự về hai chàng cùng theo đuổi Đâydi - triết gia Đepxtơ và Giô - chủ cửa hiệu tạp hóa, về

việc triết gia mời cô lên đỉnh cao của nhà chọc trời để triết lý, về nỗi khiếp sợ tầng cao

của cô.

Trong quá trình tự sự, sự giãn nhịp trần thuật được thực hiện bằng cách xen vào

dòng kể những đoạn miêu tả : miêu tả tiệm tạp hóa của Giô "như cái tổ chim én dính

vào góc ngôi nhà chọc trời", miêu tả cuộc sống "chật hẹp" của Đâydi, miêu tả cái

80

"gánh nặng kiến thức" của Đepxtơ, miêu tả cảnh "thành phố lớn trải ra xa" hay cảnh

"thiên thạch bay ngang trời".

Ngoài những miêu tả, tiến trình tự sự cũng được làm chậm lại bằng đoạn trữ tình

bình luận về việc "lý giải tự nhiên bằng con tím " : "... những vì sao được gắn lên vòm

trời chỉ để nhằm một mục đích là rọi ánh sáng dịu dàng xuống những cặp ánh nhân

đang thơ thẩn bên dưới... Thế mà dám bảo rằng ánh sáng của chúng phải ba năm mới

tới được chúng ta. Rặt chuyện vớ vẩn!"

Đến KTBN, nhịp điệu trần thuật đột ngột biến đổi : Đâydi quay xuống mặt đất thật

nhanh, dứt khoát chọn anh Giô và căn tiệm, dù thấp bé nhưng "ấm áp, dễ chịu."

Giãn nhịp trần thuật ở những phần đầu của tác phẩm giống như những bước "lấy đà"

để thực hiện sự "nhảy vọt" ở kết thúc. Sự chuyển đổi từ nhịp điệu chậm rãi khoan thai

sang nhịp điệu nhanh chóng, đồn dập, xóa bỏ được sự đơn điệu của trần thuật, cuốn hút

sự chú ý của độc giả.

Sự giãn nhịp trần thuật trước KTBN khiến tác giả có điều kiện thể hiện cảm quan

của mình, tái hiện câu chuyện, nhân vật trong sự phong phú, sinh động của nó. Nhưng

điều đặc biệt mà thủ pháp giãn nhịp trần thuật có thể mang lại là làm nổi bật KTBN.

Những thủ pháp O’Henry dùng trong truyện ngắn nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện

bất ngờ của kết thúc thường được phối hợp với nhau trong sự tương tác để tạo nên hiệu

quả thẩm mỹ chung cho toàn tác phẩm.

Chẳng hạn ở truyện ngắn "Mối tình của ngài khoán dịch viên ", cả bốn thủ pháp:

nén thông tin, cài đặt thông tin, đánh lạc hướng chú ý của độc giả, giãn nhịp trần thuật.,

đều được sử dụng kết hợp một cách khéo léo, tinh tế. Thông tin về "lễ đính hôn hôm

qua" của Maxwell và Leslie đươc nén lại, được giữ bí mật đến cùng. Các thông tin về "về

81

thú vị ngạc nhiên" của Pitcher khi thấy Maxwell và Leslie đến văn phòng cùng lúc; về

vẻ "hồi tưởng... hạnh phúc", sự "dịu dàng e thẹn" của Leslie, về việc tìm một nữ tốc

ký mới... là những thông tin được cài đặt trước. Sự kiện ngài khoán dịch viên cầu hôn cô

Leslie là thủ pháp đánh lạc hướng chú ý của độc giả. Tác phẩm cũng đã thực hiện sự giãn

nhịp trần thuật bằng những đoạn miêu tả "mùi tử đinh hương phảng phất dìu dịu'' trước

KTBN.

Những thủ pháp trên là những kỹ thuật cần thiết mà O’Henry đã dùng để chuẩn bị

cho KTBN, làm cho KTBN khi xuất hiện sẽ làm ngạc nhiên và gây ấn tượng đối với độc

giả. Truyện ngắn "Mối ánh của ngài khoán dịch viên'" và nhiều truyện ngắn khác nữa

của O’Henry đã thật sự "không phải là thủ pháp rời rạc mà là tập hợp những thủ pháp

theo qui luật nội tại của tác phẩm." [94,8]

3.2.NHỮNG THỦ PHÁP THỰC HIỆN KẾT THÚC BẤT NGỜ:

Không có những thủ pháp chuẩn bị cho những bất ngờ ở kết thúc thì cũng không có

KTBN. Nhưng quyết định sự thành công của KTBN chính là ở những thủ pháp trực tiếp

tạo dựng nên điều bất ngờ trong từng đoạn kết truyện ngắn.

Có khá nhiều thủ pháp tạo bất ngờ cho kết thúc được O’Henry sử dụng: Thủ pháp

đảo ngược kết thúc, thủ pháp tạo đột biến ỏ kết thúc, thủ tháp sử dụng những yếu tố ngẫu

nhiên, thủ pháp cộng hưởng những bất ngờ, thủ pháp tăng nhanh nhịp điệu trần thuật.

Thủ pháp của O’Henry khá phong phú. Mỗi truyện ngắn của nhà văn là một thế giới

sống động đa dạng và mỗi cái kết là một trường hợp riêng biệt. Những thủ pháp tạo bất

ngờ ở kết thúc của O’Henry đã biến hóa linh động vô Gùng trong từng đoạn kết ở mỗi tác

phẩm. Từ những thủ pháp nhất định nhà văn đã sáng tạo nên những KTBN độc đáo,

không lặp lại, với sự khéo léo tinh tế của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.

82

3.2.7- Thủ pháp đảo ngược kết thúc -đảo ngược ánh thế hai lần:

3.2.1.1. Đảo ngược ánh huống, tính cách:

Đảo ngược kết thúc là một trong những thủ pháp tạo bất ngờ ở những đoạn kết

ưuyện ngấn O’Henry. Hướng phát triển của câu chuyện sẽ bị đảo ngược hoàn toàn ở kết

thúc, tính cách ở đoạn cuối cũng trái ngược với những gì nhân vật đã thể hiện. Nói như

Fourmanov thì "các đoạn cuối dường như lộn trái ra những gì đã kể trước đó."

[78,155]

Sự đảo ngược ở kết thúc, sẽ tạo ra những bất ngờ có vẻ phi logic nhưng vẫn là

những tất yếu có thể lý giải được. Cơ sở cho sự đảo lộn táo bạo này vốn là qui luật của

hiện thực và là những thông tin chuẩn bị đã được nhà văn cài đặt đâu đó trong tác phẩm.

Thủ pháp đảo ngược kết thúc đã được O’Henry vận dụng để "lộn trái" câu chuyện,

bộc lộ mặt trái tính cách hay đảo ngược tình thế hai lần. Thủ pháp này đã biến hóa linh

động và đa dạng trong từng truyện ngắn cụ thể.

• Những giả định phá sản, Hy sinh vì sự nghiệp, Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ,

The Love - Philtre of Ikey Schoenstein... là những tác phẩm gây bất ngờ ở kết thrúc bằng

sự đảo ngược tình huống của truyện.

Trong "The Love - Philtre of Ikey Schoenstein" (tạm dịch: Thuốc tình yêu kỳ diệu

của Ikey Schoenstein) nhân vật Ikey là anh bán thuốc si tình và nhút nhát. Khi biết Me

Gowan sẽ trốn đi và kết hôn với Rosy người anh thầm yêu, Ikey tìm cách ngăn chặn. Mc

Gowan đến mua thuốc tình yêu để làm Rosy bạo dạn ra đi và kết hôn bí mật với mình,

Ikey đã thay vào thuốc ngủ để Rosy không thể thức dậy đúng giờ. Anh còn báo với cha

Rosy, ông ta sẽ thức chờ Me Gowan với một khẩu súng.

83

Theo logic của mạch truyện, người đọc chờ đợi sự thất bại của Me Gowan, một

chuyện ầm ĩ hoặc một bi kịch sẽ xảy đến. Nhưng không cưới được Rosita, đến lễ cưới

đêm Giáng sinh giết hụt cô dâu, chú rễ. Từ đó sống ngoài vòng pháp luật, Frio Kid đã hạ

mười tám mạng người. Vài năm sau, Frio Kid quyết định giết kẻ tình địch xưa ngay trong

ngôi nhà hạnh phúc giữa tiệc Giáng sinh vui vẻ để rửa mối hận cũ.

Frio Kid là kẻ "hung ác tuyệt đối", không bao giờ khoan dung, rộng lượng với ai,

chắc chắn sẽ không tha cho Madison. Người đọc chờ đợi một thảm kịch của sự trả thù,

nhưng không có gì cả. Trong lễ Giáng sinh, Frio Kid bỗng hiền như ông già Noel mà hắn

đóng vai, tha mạng cho Madison, bởi chỉ nghe được lời Rosita về mình: "Tôi nghĩ mỗi

người đều có một điểm hiền lương ...Anh ấy không phải lúc nào cũng hung dữ..."

Niềm tin của Rosita đã đánh thức "điểm hiền lương" trong Frio Kid.

O’Henry đã rọi sáng nét tính cách này trong sự đối lập với bóng tối của thói hung

tàn cố hữu ở nhân vật. Thủ pháp đảo ngược được thực hiện vào thời điểm kết thúc, làm

độc giả bất ngờ. Nhưng sự bất ngờ của độc giả không chỉ là hiệu quả của kỹ thuật kết

thúc. Thế giới kỳ diệu, tinh vi, bí ẩn của tính cách và tâm hồn con người mà nhà văn

khám phá trong truyện ngắn đã không ngớt làm ngạc nhiên người đọc.

5.2.2.2. Thủ pháp đảo ngược ánh thế hai lần:

Tình thế (Situation) - hay còn gọi là tình huống - trong tác phẩm tự sự, là tình trạng

riêng biệt, cụ thể của câu chuyện, nhân vật đang chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột

và đang ở vào thế vận động biến chuyển. Tinh thế luôn "có vấn đề". Tạo biến chuyển cho

tình thế hay giải quyết những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh từ tình thế đều nhằm thực

hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

84

Nói về tính chất "bước trung gian" của tình huống, Hegel cho rằng: "... ánh hưởng

nói chung làm thành bước trung gian giữa tình trạng chung im lìm ở bản thân thế giới

với tình trạng hành động cụ thể biểu lộ thành tác động và phản ứng, cho nên tình

huống cần được bao hàm các tính chất của cả hai cấp độ cực đoan này và cho phép ta

chuyển từ một cấp độ này sang một cấp độ khấc" Ông còn khẳng định: "nhiệm vụ quan

trọng nhất của nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống thú vị, tức là những ánh

huống nào cho phép ta bộc lộ những hình thái quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội

dung chân thực của tâm hồn." [89,110]

Đối với truyện ngắn, một thể loại tự sự phản ánh hiện thực sắc gọn, cô đọng, tình

thế có một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong dòng chảy liên tục của đời sống, tác gia

truyện ngắn phải biết chọn lọc những khoảnh khắc (moment), những tình thế mà ở đó

cuộc sống hiện ra vừa thật sống động, vừa chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất. Nói cách khác:

"Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho

phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng

ngày." [89,365]

O’Henry đã sáng tạo ương truyện ngắn những tình huống nghệ thuật đặc sắc, phong

phú và đa dạng như bản thân cuộc sống. Trong rất nhiều truyện ngắn, tình huống đã được

nhà văn xây dựng với xung đột mang kịch tính cao, hành động, ngôn ngữ nhân vật cũng

đầy tính kịch (Câu chuyện tình lẻ, Những giả định phá sản, Món quà Giáng sinh đồng

nội, Thợ cắt tóc phiêu lưu, Cú sốc trưởng giả,...). Tình huống tâm lý, cũng được

O’Henry tạo nên trong không ít tác phẩm, mấu chốt của vấn đề thuộc về tâm trạng của

tính cách, thế giới bên trong tâm hồn nhân vật (Quả lắc, Chiếc lá cuối cùng, Căn buồng

có sẵn đồ cho thuê, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Người đánh giá sự thành công,

Thành phố đã xa mờ,...) Tình huống luận đề được tạo dựng theo những tiền đề, tư tưởng

85

có sẵn là trường hợp của những tác phẩm: Những con đường chúng ta chọn, Ái tình

theo khẩu phần, Road ofDestiny (Đường định mệnh), A Poor Rule (Một qui luật tầm

thường)... Tình huống tượng trưng, tình huống mà những yếu tố kỳ lạ, hư ảo, tồn tại như

những ký hiệu của hiện thực cũng có mặt trong truyện ngắn: Bên bị, Một câu chuyện dở

dang, Chuyện một tờ báo,...

Khi xây dựng những tình huống đa dạng, sống động, giàu ý nghĩa hay tạo ra những

xung đột, những biến chuyển cho tình thế, bao giờ O’Henry cũng gắn kết chúng với mục

đích nghệ thuật: những KTBN. Nhiều thủ pháp đã được O’Henry sử dụng để đi từ tình

thế của truyện đến KTBN. Đảo ngược tình thế, sự đảo ngược một lần câu chuyện, tính

cách là một thủ thuật đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong nhiều truyện ngắn: Pxysê và nhà

chọc trời, Tên cơm và bản thánh ca, Hy sinh vì sự nghiệp,... Từ thủ pháp đảo ngược

tình thế ở kết thúc O’Henry đã sáng tạo nên một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được vận

dụng thành công trong nhiều tác phẩm với khả năng tạo nên hiệu quả bất ngờ ở mức độ

cao: thủ pháp đảo ngược tình thế hai lần.

Sự đảo ngược tình thế một lần ở kết thúc đã có thể tạo thành những bất ngờ lớn đầy

ấn tượng, thì KTBN bằng sự đảo ngược tình thế hai lần sẽ làm cho hiệu quả bết ngờ được

nhân đôi. Nhưng không chỉ đơn giản là nhân đôi, hiệu quả bất ngờ có khả năng nhân lên

nhiều lần, bởi O’Henry bao giờ cũng thiết lập một quan hệ logic cho hai lần đảo ngược

bất ngờ của tình thế, khiến cho hai bất ngờ này ồ kết thúc "cộng hưởng" với nhau tạo nên

hiệu quả bất ngờ lớn chung cho toàn tác phẩm.

Hai lần đảo ngược bất ngờ của tình thế ở kết thúc truyện ngắn O’Henry thường

được đặt trong những mối quan hệ: quan hệ hoán vị tương đồng, quan hệ hoán vị tương

phản, quan hệ nhân quả... ở thủ pháp này, những yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên đã được

nhà văn sử dụng như những phương tiện đắc lực để nối kết những cái bất ngờ.

86

• Thủ pháp KTBN bằng sự đảo ngược tình thế hai lần với hai bất ngờ có quan hệ

hoán vị tương đồng, được O’Henry sử dụng trong các truyện ngắn: Món quà của những

người thấy pháp, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Dừng chân tại thiên đường hạ giới, Cú

sốc trưởng giả.... ở các tác phẩm này, khi đến kết thúc, tình thế không biến chuyển một

cách logic mà bị đảo ngược. Tình thế bị đảo ngược lần thứ nhất sẽ tạo ra một bất ngờ.

Ngay sau đó, sự đảo ngược tình thế lần thứ hai xảy ra làm xuất hiện một bất ngờ nữa. Sự

kiện, tình tiết của câu chuyện hoặc cá tính, tâm trạng của nhân vật bị đảo ngược đến hai

lần gây ra hai bất ngờ ở kết thúc. Hai bất ngờ này không tồn tại độc lập mà bao giờ cũng

gắn kết chặt chẽ bằng sự hoán vị tương đồng giữa hai sự kiện hoặc hại nhân vật cốt yếu

của tình thế và cùng tạo nên những hiệu quả bết ngờ chung.

Ở truyện ngắn "Sự giúp đỡ của tình yêu", cuộc sống buộc đôi vợ chồng trẻ dù yêu

nghệ thuật vẫn phải ngưng việc học nhạc và họa để kiếm tiền. Cuối tuần Delia vui vẻ

mang về mười lăm đô la tiền dạy nhạc, Joe tự hào đưa ra mười tám đô la tiền bán tranh.

Họ luôn nói về nghệ thuật của mình. Đến kết thúc tình thế của truyện bổng dưng đảo

ngược hai lần với hai bất ngờ liên tiếp, làm ngỡ ngàng độc giả. Delia đã nói dối loe. Thật

ra vì không tìm được việc dạy nhạc, cô phải là quần áo thuê tại một xưởng giặt ủi để Joe

được sống với nghệ thuật. Joe cũng nói dối Delia. Anh không hề bán được tranh, tiền anh

mang về là lương của công việc đốt lò cho xưởng giặt để phụ Delia kiếm tiền.

Hai sự đảo ngược tình thế bất ngờ ở kết thúc tác phẩm này là sự hoán vị tương đồng.

Cả hai bất ngờ đều thuộc về hành vi, tính cách của nhân vật, Joe và Delia đều nói dối lẫn

nhau, đều cùng hy sinh nghệ thuật của mình cho nhau. Những trùng hợp đã làm bật lên sự

thật bất ngờ : ngẫu nhiên Joe và Delia cùng làm chung một xưởng giặt; khi có một cô gái

bị bỏng vì bàn là ở tầng trên, Joe đã gởi lên những bông băng; đến lúc về nhà anh nhận

ngay ra nó trên bàn tay của Delia...

87

Thủ pháp đảo ngược tình thế hai lần với hai bất ngờ ở kết thúc trong quan hệ hoán

vị tương đồng đã nhân lên nhiều lần cảm giác ngạc nhiên thú vị của độc giả. Thủ pháp

đặc biệt này không chỉ lôi cuốn được người đọc bởi hai lần bất ngờ, nó còn là phương

cách khá hiệu quả để thể hiện sống động và sắc sảo bản chất hiện thực và quan niệm nhà

văn.

• O’Henry cũng đã sử dụng thủ pháp KTBN bằng sự đảo ngược tình thế hai lần với

hai bất ngờ có quan hệ hoán vị tương phản trong các truyện ngắn : Những giả định phá

sản, Chiếc lá cuối cùng, Vì truyền thống, Ngọn đèn tỏa sáng, Thợ cắt tóc kể chuyện,

Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ...

Cũng là sự đảo ngược tình thế hai lần làm nảy sinh hai bất ngờ. Hai bất ngờ này gắn

kết với nhau tạo nên sự cộng hưởng, nhân lên của hiệu quả bết ngờ. Khi đến gần kết thúc

truyện ngắn, O’Henry không để cho tình thế của truyện chuyển biến một cách logic mà

bất ngờ đảo ngược hai

lần. Sự đảo ngược này được thực hiện theo cách thức hoán vị hai nội dung tương

phản ở hai sự kiện, hai nhân vật cốt yếu của tình thế.

Trong truyện ngắn "Những giả định phá sản", O’Henry đã xây dựng nên một tình

thế đặc biệt, Luật sư Guts chuyên trách các vụ ly hôn và hòa giải, lần lượt tiếp ba vị

khách kỳ lạ trong văn phòng có nhiều phòng chờ riêng kế cận. Ba người - một phụ nữ và

hai người đàn ông - đều kể về nhũng giả định giống nhau về một bà tên Bilinh đang rời

bỏ người chồng (ông Bilinh) để chạy đuổi theo người tình mới (ông Giêxơp)

Vị khách thứ nhất là một ông với vẻ huênh hoang tự mãn của kẻ thắng cuộc, chỉ kể

chuyện giả định chứ không xưng danh, luật sư Guts đoán là Giêxớp. Ông ta đề nghị bà

88

Bilinh được ly dị chồng với giá năm trăm đôla. Chưa kịp thoa thuận, vị khách thứ hai

đến, vị khách thứ nhất được đưa vào phòng chờ riêng.

Vị khách thứ hai, sau khi kể chuyện giả định, đã tự xưng là bà Bilinh, xin được ly dị

chồng với giá ba trăm bốn mươi đô la. Chưa kịp thỏa thuận thì vị khách thứ ba đến, bà

Bilinh được đưa vào một phòng chờ riêng khác.

Vị khách thứ ba là một người đàn ông với vẻ rầu rĩ tội nghiệp như một kẻ thất trận,

chỉ kể chuyện giả định, không xưng danh mà luật sư Guts đoán là ông Bilinh đau khổ.

Ồng ta ra giá một ngàn đô la cho chi phí hòa giải.

Đây là một tình thế lạ lùng, đầy bí ẩn thu hút sự chú ý của độc giả. Câu chuyện sẽ đi

về đâu, kết thúc thế nào?

Luật sư Guts chọn giúp người chi tiền thù lao cao nhất (một ngàn đô la), ông tiễn vị

khách thứ nhất (Giêxơp) ra về, mời bà Bilinh sang gặp vị khách thứ ba (ôns Bilinh) để

tiến hành hòa giải. Nhưng khi trông thấy bà Bilinh, vị khách thứ ba hoảng hốt, bỏ chạy

thục mạng - hóa ra, vị khách thứ nhất, người mà luật sư tưởng là Giêxơp lại là ông Bilinh

chán vợ, nhân dịp bà ta có tình nhân, muốn sớm được ly dị. Người khách thứ ba mà luật

sư tưởng là ông Bilinh lại là ông Giêxơp đào hoa đang trốn chạy tình yêu cuồng dại của

bà Bilinh, bằng cách làm cho hai vợ chồng đoàn tụ.

Kết thúc truyện ngắn là sự đảo ngược tình thế hai lần với hai bất ngờ làm độc giả

ngạc nhiên, không tưởng nổi. Tác giả đã hoán vị hai nhân vật cốt yếu của tình thế

(Giêxơp và Bilinh) và đặt họ trong thế tương phản, người này muốn đẩy bà Bilinh về phía

người kia và họ vô tình đấu giá với nhau để mua tự do cho mình. Ở thủ pháp này, nhiều

yếu tố ngẫu nhiên trùng hợp đã được sử dụng: cả ba người đều chọn luật sư Guts, cả ba

89

gần như cùng một lúc đến văn phòng luật sư, cả ba đều "úp mở" với những "trường hợp

giả định".

Thủ pháp đảo ngược tình thế hai lần bằng sự hoán vị tương phản đã tạo ra bất ngờ

lớn ở kết thúc. Thành công này thể hiện sự điêu luyện của nghệ thuật kết cấu truyện ngắn

O’Henry và khả năng to lớn của nhà văn trong việc sáng tạo những thủ pháp đa dạng cho

KTBN.

• Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong các truyện ngắn: Công thức thất

lạc, Ông Bá tước và khách dự hôn lễ, Chiếc lá cuối cùng... cũng là thủ pháp đảo ngược

tình thế hai lần, nhưng hai bất ngờ ở kết thúc lại được nhà văn đặt trong mối quan hộ

nhân quả.

Ở tác phẩm "Công thức thất lạc", Lantry, nhân viên quầy rượu nhưng không biết

uống rượu, si tình con gái ông chủ Katherine nhưns không dám nói. Còn Riley và Me

Quirk, hai khách trọ của quán rượu, đã mười tháng trời bỏ công pha chế, vẫn chưa tìm lại

được "công thức thất lạc" của một loại rượu đặc biệt có thể làm người ta trở nên "can

đảm, tham vọng và liều lĩnh".

Tình thế này của truyện bỗng bất ngờ đảo ngược. Lanty tình cờ nói đến nước

khoáng khiến Riley và Me Quừk nhớ lại công thức và pha chế được loại rượu đặc biệt.

uống thử một chút rượu này, Lantry bỗng chốc trở nên táo bạo, nhấc bổng cô Katherine

và nói rằng "chúng ta sẽ cưới nhau".

Hai lần đảo ngược tình thế đã tạo ra hai bất ngờ liên tiếp với quan hệ nhân quả. Lời

tình cờ của Lantry là nguyên nhân của việc tìm được công thức của loại rượu lạ. Loại

rượu lạ là nguyên nhân hành động táo bạo của Lantry. Ở đây những yếu tố ngẫu nhiên

cũng có vai trò đáng kể: ngẫu nhiên Lantry nhắc đến nước, ngẫu nhiên anh phát hiện một

90

ít rượu lạ trong lọ thủy tinh, ngẫu nhiên vừa uống xong anh gặp ngay cô Katherine ở hành

lang...

Đặt hai bất ngờ cốt yếu của tình thế trong mối quan hệ nhân quả, O’Henry không

chỉ thực hiện sự cộng hưởng hiệu quả bất ngờ ở kết thúc mà còn đa dạng hóa thủ pháp

đảo ngược tình thế hai lần.

Đảo ngược tình thế hai lần tự nó đã là một thủ pháp độc đáo đầy tính sáng tạo. Sáng

tạo nghệ thuật của O’Henry không dừng lại ở đó, nhà văn còn tìm ra những "biến tấu"

mới lạ cho thủ pháp. Để thống nhất hai lần đảo ngược bất ngờ, O’Henry đã đặt chúng vào

mối quan hệ: hoán vị tương đồng, hoán vị tương phản, nhân quả. Các hình thức phong

phú của sự đảo ngược kết thúc thể hiện nghệ thuật kết cấu tuyệt vời của nhà văn.

SƠ ĐỒ : THỦ PHÁP ĐẢO NGƯỢC TÌNH THẾ HAI LẦN

O’Henry không chỉ tìm ra những tình thế sống động đầy sức tượng trưng khái quát

cho truyện ngắn, nhà văn còn chuyển hóa chúng sang một tình trạng mới thú vị, độc đáo

hơn gấp nhiều lần bằng thủ pháp đảo ngược tình thế hai lần, kết nối hai bất ngờ bằng

91

nhiều biện pháp nghệ thuật đa dạng, dẫn đến KTBN đầy ấn tượng. Tuy sự sáng tạo nghệ

thuật nào cũng đều đòi hỏi sự dụng công rất lớn ở người nghệ sĩ; nhưng "đảo ngược tình

thế hai lần" của O’Henry được thực hiện một cách thật tài tình, điêu luyện đến mức độc

giả dễ có cảm giác nhà văn đã làm điều đó thật đơn giản, nhẹ nhàng như đang biểu diễn

một "pha ngoạn mục" bằng một kỹ thuật tinh xảo với cái nhanh nhẹn của một diễn viên

xiếc tung hứng, với sự biến hóa lẹ làng của một ảo thuật gia. Đảo ngược tình thế hai lần là

một ương những thủ pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất cho những KTBN và

là một biểu hiện đặc sắc của thi pháp kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry.

5.2.2- Thủ pháp tạo đột biến ở kết thúc:

Để KTBN truyện ngắn, O’Henry sử dụng thủ pháp tạo đột biến cho mạch truyện,

cho tính cách hay cho chủ đề tư tưởng vào thời điểm kết thúc tác phẩm.

Diệt tuyệt ngu si, Xuân về trên thực đơn, Công thức thất lạc, Qua cơn mê,... là

những truyện ngắn mà nhà văn gây ra một sự cố đặc biệt ở cuối tác phẩm tạo sự chuyển

biến đột ngột cho cốt truyện. Mạch truyện không phát triển bình thường mà "nhảy vọt"

đến kết thúc, làm bất ngờ độc giả.

Trong "Diệt tuyệt ngu si”, Kemer, con một triệu phú yêu một cô công nhân. Mặc

cha phản đối, anh vẫn quyết định sẽ cưới cô và sống tự lập. “Tôi", bên bàn ăn tối, chửi

bạn là "đứa ngu si" và tức tối gọi "Fool- Kilier" (kẻ hủy diệt những người ngu trong

huyền thoại). Trong hơi rượu hồi, "tôi" thấy Jesse Holmes (Fool Killer) xuất hiện, vẻ

hung tợn, nói những lời đe dọa Kerner rồi bỏ đi, còn Kerner thì không trông thấy. "Tôi”

chạy theo kẻ sát nhân huyền thoại, thuyết phục tha cho Kerner. Khi ông ta nguôi giận,

chuyện trò vui vẻ với Kerner, "tôi" mới biết đó là người cha khắc nghiệt của Kerner.

Những lời bênh vực hùng hồn của "tôi" bỗng làm ông ta đổi ý, đột ngột chấp nhận đứa

92

con ngỗ nghịch vào phút cuối. O’Henry đã tạo nên bước phát triển đột biến cho câu

chuyện ở kết thúc.

Phương thức gây nên chuyển biến đột ngột cho tính cách nhân vật cũng được nhà

văn dùng để tạo dựng các KTBN. Theo trình tự diễn biến của cốt truyện, tính cách bộc lộ;

nhưng đến cuối tác phẩm ở cá tính nhân vật bỗng xuất hiện những hành vi mới, nét tâm ly

mới, tạo nên sự khác biệt khá lớn so với tính cách đã được thể hiện trước đó. Người đọc

ngạc nhiên đồng thời bị thuyết phục bởi logic bên trong của tính cách. Đó là trường hợp

của những truyện ngắn : Tháng Năm xao xuyến, Hai mươi năm sau, Câu chuyện không

hề bịa đặt, Bị bắt,...

"Tháng Năm xao xuyến” nói về quyền lực kỳ diệu của mùa Xuân. Tháng Năm ấm

áp ngát hương hoa đã làm cho cụ già Coulson từ lâu bị bệnh thống phong bỗng cầu hôn

chị quản gia. Con gái ông, cô Constantia luống tuổi, chưa chồng, gầy còm, khô khan hầu

như đứng vững trước cuộc tấn công của tháng Năm và tìm cách ngăn cản bố. Cô nhờ một

anh đưa nước đá bí mật chất hàng tấn nước đá vào tầng hầm để ngôi nhà lạnh như mùa

Đông, khiến ông Coulson không nghĩ đến tình yêu, việc kết hôn nữa.

Chị quản gia phát hiện, bịt kín các kẽ hở cho căn phòng ngập tràn không khí tháng

Năm. Ông Coulson lại muôn cưới chị quản gia nhưng còn ngại con gái. Ngay lúc đó, ông

được báo tin: “Đêm qua, cô Constantia đã trốn đi với anh đưa nước đá rồi".

Bằng bước phát triển đột ngột của tính cách Constantia, O’Henry tạo ra cú đột biến

ở đoạn cuối và kết thúc bất ngờ truyện ngắn. Một người tính tình nguyên tắc, khắc nghiệt,

không hề biết đến mùa xuân như Constantia bỗng chốc bị tháng Năm quyến rũ, đột ngột

trở thành kẻ đa tình táo bạo nhất. Sự biến này vẫn cứ hợp lẽ khi tác giả đặt nó vào mùa

của Tinh yêu, mùa mà "Thần Cupidon bắn ra những mũi tên hú họa", khi những khao

khát tình yêu càng ẩn kín, lắng sâu thì càng nồng cháy, mãnh liệt.

93

Kết thúc tác phẩm là một ngạc nhiên thú vị, một bất ngờ không tưởng tượng nổi đối

với người đọc, nó chứng tỏ tay nghề thành thạo của O’Henry trong việc tạo nên những

"cú nhảy vọt" cho KTBN.

Nhà văn sử dụng thủ pháp tạo đột biến ở kết thúc không chỉ bằng sự biến chuyển

đột ngột của câu chuyện, tính cách mà còn từ sự phát triển đột biến của chủ đề, tư tưởng

truyện ngắn.

Chủ đề tư tưởng tác phẩm được thể hiện qua hình tượng. Sự bất ngờ của chủ đề tư

tưởng thường là hệ quả của bất ngờ ở tình huống, tính cách. Nhưng nếu ý tưởng tác giả là

những phát hiện độc đáo, sắc sảo, bết ngờ, tự nó sẽ có sức cuốn hút độc giả và có được sự

độc lập tương đối trong việc tạo nên bất ngờ ở kết thúc. Chẳng hạn, "Tiền tài và Thần Ái

tình" là câu chuyện thật bất ngờ lý thú về việc người cha triệu phú đã dùng sáu ngàn ba

trăm đô la, mua một cơ hội tỏ tình cho con trai mình bằng một trận kẹt xe... Nhưng cũng

ngay ở kết thúc, O’Henry đã cuốn hút sự chú ý của độc giả, làm họ bất ngờ bởi quan điểm

sắc sảo, táo bạo đầy sức thuyết phục bất chợt hiện ra - quan điểm về giá tri của đồng tiền.

Sức mạnh và tác dụng của đồng tiền là không thể phủ nhận. Nếu biết cách sử dụng, đồng

tiền có thể làm được nhiều điều - tưởng như không thể làm nổi - cho cuộc sống và hạnh

phúc của con người.

Cũng có những chủ đề tư tưởng trong truyện ngắn O’Henry không chỉ đơn giản toát

lên từ hình tượng mà còn được thể hiện trực tiếp. Ý tưởng của tác giả có thể phát triển

một cách bất ngờ ở kết thúc, tạo một bước phát triển đột biến cho chủ đề tư tưởng tác

phẩm. Đó là một trong những cách KTBN của nhà văn. Thủ pháp này cũng tuân thủ theo

qui luật chỉnh thể của tác phẩm. Sự phát triển ý tưởng đột ngột vào cuối tác phẩm không

hề vượt thoát khỏi nền tảng của câu chuyện, nhân vật mà là bước tiếp nối quan niệm đã

94

thể hiện, là sự mở rộng và nâng cao vấn đề đã được đặt ra và giải quyết trong tác phẩm.

Quan điểm mới đột ngột xuất hiện ở kết thúc luôn logic với nội dung cụ thể của tác phẩm.

Bước phát triển gây bất ngờ của chủ đề tư tưởng truyện ngắn O’Henry có thể nằm

trong lời triết lý sau cùng của nhân vật hay người kể chuyện (Thứ luân lý của heo, Một

câu chuyện dở dang, Một cơn gió dịu,...) hay qua những đoạn trữ tình bình luận ngoại đề

của người trần thuật (Món quà của các thầy pháp, Chuyện một tờ báo,...)

"Một câu chuyện dở dang" kể về Dulce - một cô gái bán hàng, lương sáu đô la một

tuần. Tâm hồn trong sáng của cô hướng tới điều tốt đẹp cao thượng (hình ảnh tướng

Kitchener); nhưng cuộc sống nghèo khổ đơn điệu kéo dài đã đẩy cô vào cuộc sống tồi tệ

(đi ăn tối, giao du với tay chơi Piggy).

Kết thúc, người kể đã đặt câu chuyện vào một bối cảnh tưởng tượng: giấc mơ về

một phiên tòa trên thiên giới đang xét xử. Đây là đoạn cuối của tác phẩm:

"Như tôi đã nói trên, tôi mơ thây mình đang đứng gần một đắm thiên thần trông

có vẻ giàu sang và một viên cảnh sát nắm lấy cánh tay của tôi, hỏi tôi có phải cùng bọn

với họ không.

- Họ là ai? Tôi hỏi

- A, hắn ta nói, chúng là những kẻ thuê mướn các cô gái làm việc, trả các cô năm

hay sáu đô la một tuần để sang, Mày có phải là người cùng bọn với chúng không?

- Không đời nào, xin thề trên sự bất tử của ngài, tôi nói, tôi chỉ là một tên đã đối

một trại mồ côi, đã giết một người mù lòa để lấy vài xu mà thôi"

Quan điểm sắc sảo táo bạo của tác giả đã bật mở bất ngờ ở kết thúc, tạo nên bước

phát triển đột biến của chủ đề tư tưởng tác phẩm. Từ hình tượng cô bán hàng Dulce đánh

mất mình, tác giả phản ánh sự tha hóa của con người khi phải sống trong nghèo khổ cô

95

đơn. Không dừng lại ở đó, tác giả làm người đọc bất ngờ bởi ý tưởng tố cáo mạnh mẽ,

trực tiếp: bóc lột các cô gái nghèo đơn độc còn tồi tệ hơn một kẻ đốt nhà, giết người tồi tệ

nhất.

KTBN bằng bất ngờ của chủ đề tư tưởng không đơn thuần là thành công của kỹ

thuật tạo bất ngờ, của thủ pháp tạo đột biến ở kết thúc mà còn là sự sắc sảo không ngờ

của quan niệm, tư tưởng nhà văn.

Tạo đột biến ở kết thúc là một ương những thủ pháp để O’Henry KTBN và hợp lý.

Bước chuyển biến "nhảy vọt" ở kết thúc của cốt truyện, tính cách, chủ đề tư tưỏng sẽ

mang lại nhiều ngạc nhiên thú vị cho độc giả. Những "cú đột biến" ấy vẫn có được sức

thuyết phục bởi nó thống nhất với chỉnh thể tác phẩm, đồng thời thể hiện bản chất và qui

luật hiện thực.

3.2.3- Thủ pháp sử dụng những yếu tố ngẫu nhiên:

Trong những thủ pháp thiết kế cho nội dung, cho KTBN, phải kể đến thủ pháp sử

dụng những yếu tố ngẫu nhiên của O’Henry trong truyện ngắn.

Cái ngẫu nhiên là "do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều

hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó cổ thể xuất hiện, cố thể không xuất hiện, có

thể xuất hiện như thế này, cũng có thể xuất hiện như thế khác... Cái ngẫu nhún là

hình thức biểu hiện của cái tất nhiên đồng thời tà cái bể sung cho tất nhiên,., cái ngẫu

nhiên thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định... cái

ngẫu nhiên biến thành cái tất nhiên." [42,428]

Những điều ngẫu nhiên trong cuộc đời thường gây ngạc nhiên, bất ngờ trước sự xuất

hiện đột ngột, trước sự trùng hợp hay trái khoáy lạ lùng của chúng. Xét cho cùng, ngẫu

nhiên cũng có những nguyên nhân cũng nằm trong những qui luật nhất định, nhưng

96

những hiện tượng đặc biệt này bao giờ cũng có sức hấp dẫn hơn điều hiển nhiên, tết yếu

chính bởi bản chất linh động, biến hoa kỳ lạ của chúng. Vì thế, O’Henry đã đưa những

yếu tố ngẫu nhiên vào truyện ngắn của mình để chúng góp phần tạo nên những KTBN thú

vị. Chuyện một tờ báo, Tên cơm và bản thánh ca, Xuân về trên thực đơn, Cánh cửa

màu xanh, Ông Bá tước và khách dự hôn lễ, Thợ cắt tóc kể chuyện... là những tác

phẩm mà ở đó, yếu tố ngẫu nhiên có vai trò quan ương trong việc dựng truyện và làm nên

những bất ngờ cho kết thúc.

Trong "Ông Bá tước và khách dự hôn lễ" kể về chàng Andy Donovan bị thu hút

bởi cô Conway mặc toàn đen "với vẻ buồn rầu thảm não hấp dẫn nhất." Cô tâm sự với

anh về vị hôn phu - một Bá tước giàu có ở Ý - vừa qua đời. Cô cho anh xem ảnh ông ta

mà cô đang đeo ương mặt dây chuyền và cả ảnh lồng ương khung lớn. Một tháng sau, hai

người đính hôn. Gần ngày cưới, Andy càng ưu tư vì không thể mời người bạn anh quí

mến nhất: Mike Sullivan, bởi anh ta và ông Bá tước trong ảnh là một. Mọi chuyện đều tốt

đẹp khi người vợ sắp cưới thú nhận điều anh đã biết từ trước : Vị hôn phu Bá tước chỉ là

chuyện bịa, hình ông cô đã chọn mua ngẫu nhiên tại một hiệu ảnh. Cũng ngẫu nhiên

những tấm ảnh đó lại là ảnh của bạn Andy. Sự trùng hợp này tạo nên kết thúc bất ngờ làm

người đọc. ngạc nhiên thú vị. Thành công của truyện ngắn là do O’Henry đã biết khai

thác khả năng kỳ diệu của những yếu tố ngẫu nhiên.

Phần hai của truyện "Thợ cắt tóc kể chuyện" lại là một .trò đùa oái oăm nữa của

ngẫu nhiên. Nhà số 1908 phố Priney có một ông vừa qua đời, thân nhân gọi thợ cạo đến

sửa sang râu tóc chuẩn bị cho tang lễ. Nhà kế bên cũng có một ông khách trọ sắp chết vì

uống thuốc độc, chủ nhà trọ gọi dúm bác sĩ cấp cứu. Ngẫu nhiên cả hai người đều nhầm

nhà. Thợ cạo đến sửa râu tóc cho người sắp chết. Bác sĩ rửa ruột cho người mới chết.

97

Cuối cùng thì người uống thuốc độc không được cấp cứu kịp thời, chết với râu tóc

chỉnh tề. Còn người bệnh vừa qua đời sống dậy đòi ăn beefsteak. Những ngẫu nhiên trái

khoáy ở cuối truyện đã tạo được sự bất ngờ làm độc gia ngạc nhiên, thích thú.

Sự trùng hợp và tói khoáy của những ngẫu nhiên cũng hiếm khi xảy ra trong cuộc

đời. Ngẫu nhiên đi vào truyện ngắn O’Henry, thuyết phục được người đọc bởi tác giả chú

ý đến tính qui luật, tính tất yếu của chúng. Điều trùng hợp ngẫu nhiên trong "Ông Bá

tước và khách dự hôn lễ.", có thể có nguyên nhân từ việc ba nhân vật sống trong cùng

một thành phố và Mike Sullivan là người đẹp trai, lịch lãm, khá nổi tiếng; việc anh có

nhiều hình ở các hiệu ảnh và nhiều bạn bè là điều tất nhiên. Trong "Thợ cắt tóc kể

chuyện", nguyên do của những trái khoáy ngẫu nhiên là do hai người đàn ông ở gần nhau

và trường hợp xảy ra với họ gần như cùng một thời điểm, người uống thuốc độc chỉ ở có

một mình, còn vị bác sĩ cấp cứu thì lại quá nhanh nhẩu.

Bất ngờ thường đi cùng với cái ngẫu nhiên. Nhưng bất ngờ sẽ không trở nên giả tạo

nếu cái ngẫu nhiên tạo ra nó có thể giải thích được: "Sự bất ngờ nào thoạt đầu cũng

mang màu sắc ngẫu nhiên, nhưng phải là cái ngẫu nhiên mà lần sau đấy cố thể lý giải

được bằng hệ quả logic của tính cách nhân vật hoặc bằng những tình huống được dự

báo.'" [58,405]

O’Henry đã không chỉ đơn giản sáng tạo ra những trường hợp lạ kỳ hấp dẫn bằng

những yếu tố ngẫu nhiên. Khi sử dụng thủ pháp này, nhà văn đã chỉ ra ý nghĩa tất nhiên

cho những ngẫu nhiên, tìm ra sự hợp lý cho KTBN và thuyết phục được độc giả.

Sử dụng những tình tiết ngẫu nhiên là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng giúp

O’Henry tạo dựng thành công nhiều KTBN. "Điểm đặc sắc trong hơn 300 truyện ngắn

của O’Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt oái oăm hay mủi mai,

nhiều lúc khôi hài hay dở khóc dở cười để rồi kết thúc trong bất ngờ." [32,110]

98

Đôi lúc, vì quá say sưa trong việc tạo nên những bất ngờ, O’Henry đã hơi "phóng

bút" với cái ngẫu nhiên, làm kết thúc tác phẩm có chút giả tạo, giảm đi tính hợp lý, sức

thuyết phục và hứng thú của độc giả. "Vì muốn tạo nên những ngẫu nhiên gây bất ngờ,

đôi khi tác giả hư cấu nên những tình huống quá ngẫu nhiên... khiến câu chuyện trở

nên gượng ép, khó thuyết phục." [32,111]

Trong truyện "Xuân về trên thực đơn đôi tình nhân thất lạc ngẫu nhiên đã tìm lại

được nhau từ một bảng thực đơn đánh máy. ơ tác phẩm "Căn buồng có sẵn đồ cho

thuê", chàng trai si tình đi tìm người yêu, ngẫu nhiên đã đến đúng căn buồng nơi cô gái ở

trọ và đã tự tử bằng khí đốt vào tuần trước; ngẫu nhiên anh cũng chọn cách chết bằng khí

đốt ngay chính căn phòng này. Ở truyện "Chuyến phà lỡ làng", người đàn ông giàu có,

thẳng thắn, chân thành, đi theo cô bán hàng xinh đẹp, tỏ tình với cô trên chuyến phá sang

sông. Ngẫu nhiên, ngay khi anh nói: "Nếu cô kết hôn với một người, cô muốn anh ấy có

gì ? " cũng chính là lúc cô gái vừa ngủ thiếp đi, mơ thấy mình đang bán hàng và lớn tiếng

nói mê : "Tiền mặt!'". Người vừa cầu hôn cô lập tức bỏ đi.

Cái ngẫu nhiên ương nghệ thuật giống như con dao hai lưỡi, nó có thể tạo nên sức

hấp dẫn đặc biệt từ những điều trùng hợp hay trái khoáy thú vị, lạ kỳ; nhưng nếu lạm

dụng, nó cũng có thể gây ra "hiệu quả ngược" làm giảm tính chân thực, tính nghệ thuật

của tác phẩm.

3.2.4.Thủ pháp cộng hưởng những bất ngờ ở kết thúc:

Có nhiều thủ pháp để tạo thành kết thúc mang hiệu quả bất ngờ. Nhưng có một thủ

pháp đặc biệt, thủ pháp sử dụng cái bất ngờ để làm tăng hiệu quả cho chính nó. Đó là thủ

pháp cộng hưởng những bất nhờ ở kết thúc - một thủ pháp đầy tính sáng tạo của O’Henry

trong truyện ngắn.

99

Nhiều nhà văn phải thật khó nhọc mới tìm ra một bất ngờ cho kết thúc truyện ngắn.

Sergei Voronin đã từng thú nhận: "Tôi đã mất nhiều thời gian, thậm chí có khỉ bứt đầu

bứt tai xoay xở để làm sao cố được những truyện như vậy." [71,165]. Đối với O’Henry,

những cái bất ngờ dường như đến với ông thật tự nhiên, nhẹ nhàng, đơn giản. Truyện

ngắn nào của ông cũng có ít nhất một bất ngờ, nhiều truyện ngắn có những hai bất ngờ và

có truyện có đến sáu, bảy bất ngờ. Chắc hẳn nhà văn đã phải lao động nghệ thuật thật

gian khô^với một vốn sống vô cùng phong phú mới có thể sáng tạo nên những cái bất

ngờ đầy ấn tượng; nhưng độc giả dễ có cảm giác hình như O’Henry đang nắm giữ chìa

khóa của một kho tàng chứa đầy những điều kỳ lạ bất ngờ và thường xuyên sử dụng

chúng một cách hào phóng. Nếu "viết truyện ngắn là chơi kết cấu'" [88,73] thì O’Henry

không chỉ "chơi kết cấu" mà còn như "chơi đùa" với những cái bất ngờ, nhưng là một

cuộc chơi hoàn toàn nghiêm túc.

Ở những truyện ngắn có từ hai bất ngờ trở lên, hiệu quả bất ngờ được cộng hưởng ở

kết thúc, được nhân lên nhiều lần tạo thành KTBN đầy ấn tượng. Cộng hưởng những bất

ngờ ở kết thúc đã trở thành một thủ pháp thực hiện KTBN trong nhiều truyện ngắn

O’Henry.

Nhà văn đã viết nhiều tác phẩm có hai bất ngờ ở cuối truyện. Hai bất ngờ này hoặc

xảy đến gần như cùng lúc (Món quà của các thầy pháp, Cú sốc trưởng giả, Vì truyền

thống, Thợ cắt tóc kể chuyên, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Dừng chân tại thiên đường

hạ giới, Những giả định phá sản,...) hoặc xuất hiện tuần tự (Ông Bá tước và khách dự

hôn lễ, Chiếc lá cuối cùng, Những món quà Giáng sinh đồng nội,...). Ở kết thúc, hai bất

ngờ cộng hưởng với nhau, tạo nên cái bất ngờ lớn chung cho toàn tác phẩm.

Trong truyện ngắn nổi tiếng "Món quà của các thầy pháp ", hai món quà Giáng

sinh đặc biệt của đôi vợ chồng nghèo Jim và Della đã làm nên hai bất ngờ thật cảm động

100

ở kết thúc. Người đọc ngạc nhiên lần thứ nhất khi Jim đưa tặng những chiếc lược cài xinh

xắn lúc bộ tóc đẹp của Della đã mất. Độc giả bất ngờ lần hai khi Della đưa tặng Jim dây

đeo đồng hồ bạch kim sang trọng mua bằng tiền bán tóc lúc chiếc đồng hồ đã được Jim

bán để mua lược cài cho Della.

Chỉ một trong hai bất ngờ thôi cũng đủ để làm nên KTBN cho truyện ngắn. Nhưng

tài năng sáng tạo, nghệ thuật kết cấu của O’Henry đã làm ngỡ ngàng độc giả với hai bất

ngờ cùng lúc ở kết thúc. Không phải là hai bất ngờ riêng lẻ, rời rạc mà chúng kết hợp

thống nhất trong mối quan hệ hoán vị tương đồng. Chúng làm nổi bật lẫn nhau và bổ sung

cho nhau. Giữa chúng thật sự đã có một sự cộng hưởng tuyệt vời để tạo nên một hiệu quả

bết ngờ lớn làm say mê bao thế hệ độc giả.

Mốt số truyện ngắn có KTBN là sự cộng hưởng không chỉ hai mà của nhiều bất

ngờ. Chúng xảy ra liên tiếp tạo thành một chuỗi bất ngờ rồi dẫn đến cái bất ngờ sau cùng

đầy ý nghĩa, đầy ấn tượng ở kết thúc. Chuỗi bất ngờ trong truyện ngắn thường là những

bất ngờ cùng loại và liên

hoàn với nhau. Bất ngờ cuối cùng sẽ nối kết, thống nhất về mặt cấu trúc và ý nghĩa

với hàng loạt những bất ngờ trước đó. Cái bất ngờ ở kết cuộc như tổng hợp trong chính

nó sức tác động của tất cả những cái bất ngờ xảy ra trong suốt tiến trình của câu chuyện,

tạo một "bùng nổ" lớn sau cùng.

Không ít trường hợp, O’Henry đã sử dụng rất hào phóng nhiều cái bất ngờ chỉ trong

một truyện ngắn. Có tác phẩm có tới một chuỗi năm bất ngờ và một bất ngờ ở kết thúc để

tạo ấn tượng (Người đánh gía sự thành công) có truyện có tổng cộng đến bảy bất ngờ để

làm ngạc nhiên độc giả (Tên cớm và bản thánh ca, Chuyện một tờ báo..)

101

Với Molly ("Người đánh giá sự thành công") "thế giới này đầy rẩy những thằng

ngu", cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Hằng đêm hắn "quăng lưới bắt cá để nuôi sống

hắn và thỏa mãn những nhu cầu của hắn". O’Henry làm người đọc bất ngờ với những

cú lừa đảo của nhân vật. Hết cú lừa này đến cú lừa khác, hết bất ngờ này đến bất ngờ

khác, cùng loại và liên kết thành một chuỗi:

■ Lừa một mục sư lấy năm đô la bằng bức thư và câu chuyện giả mạo.

■ Phỉnh phờ một chủ nợ cũ với vài cốc rượu và sự vui vẻ lịch thiệp.

■ Gạt một chú bé đi mua thuốc cho mẹ lấy tám mươi lăm xu bằng một chút dịu

dàng và một chút "hiểu biết về hóa học".

■ Qua mặt một đám bạn ăn chơi với cung cách bận rộn, giàu sang giả tạo.

■ Dối gạt một cụ già nhà quê đi thăm con lấy một trăm bốn mươi đô la bằng vẻ

ngoài tốt bụng, thật thà.

Cuối cùng, khi Molly đứng trước "người đánh giá sự thành công", đứng trước sự

giản dị, trong sáng, lương thiện, hắn đột ngột trở thành kẻ thất bại thảm hại, hể thẹn với

chính mình đến nỗi tuyệt vọng kêu lên rằng : "Trời ơi, tôi chỉ muốn chết thôi"

Bất ngờ sau cùng ở kết thúc làm ngỡ ngàng độc giả. Bất ngờ này liên kết thống nhất

với những bất ngờ trước đó, cộng hưởng hiệu quả của tất cả những bất ngờ, xâu chuỗi

chúng lại bằng một bất ngờ có ý nghĩa và ấn tượng nhất, một bất ngờ có khả năng "lý giải

được hệ quả logic của tính cách'" [58,405], nó đột ngột làm hiện lên thế giới bí ẩn của

tâm hồn nhân vật.

Chuỗi bất ngờ trước kết thúc làm sự kỳ thú bao trùm lên toàn tác phẩm, giữ người

đọc ương trạng thái hồi hộp, chờ đợi sự xuất hiện của KTBN. Bất ngờ cuối cùng ỏ kết

thúc soi sáng, lý giải cho chuỗi bất ngờ trước đó, là đỉnh cao của những bất ngờ, làm

102

người đọc ngạc nhiên cực độ. Bất ngờ cuối cùng và chuỗi bất ngờ trước đó cộng hưởng

hiệu quả với nhau, nhân độ bất ngờ của kết thúc lên nhiều lần và vì thế cũng nhân lên

nhiều lần sự bất ngờ thú vị của độc giả.

O’Henry đã đặc biệt thành công với thủ pháp cộng hưởng hiệu quả của nhiều bất

ngờ ỏ kết thúc. Dựng nên trong một truyện ngắn hai bất ngờ hay một chuỗi bất ngờ, nhà

văn không thực hiện một dấu cộng giản đơn cho tổng số những bất ngờ trong tác phẩm.

Bằng cách câu trúc những mối quan hệ liên kết và thống nhất giữa chúng, O’Henry đã

làm nảy sinh hiệu ứng cộng hưởng ở KTBN. Cuộc "trình dẫn" của những cái bất ngờ

khép lại ở kết thúc truyện ngắn nhưng sức tác động, ấn tượng từ sự ''cộng hitòng" cứ

ngân vang mãi trong lòng người đọc.

3.2.5.Thủ pháp tăng nhanh nhịp điệu trần thuật:

Nhịp điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự luôn thay đổi vận động như nhịp điệu đời

sống. Sự thay đổi này tùy thuộc vào đối tượng trần thuật và mục đích nghệ thuật của tác

giả. Với O’Henry nhịp điệu trần thuật đã được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật

để thực hiện những KTBN ương truyện ngắn.

Thủ pháp giãn nhịp trần thuật cho phần văn bản tự sự trước kết thúc có mặt trong

hầu hết các truyện ngắn O’Henry như là một phương cách tác giả dùng để chuẩn bị cho

KTBN. Trước khi đến kết thúc, nhịp điệu tự sự của tác phẩm thường ở mức độ vừa phải

hoặc có khi chậm rãi, dừng lắng với những đoạn miêu tả, trữ tình, triết lý. Đến đoạn cuối

của truyện, nơi mà kết thúc tác phẩm phải hiện ra thật nhanh chóng, nơi mà câu chuyện

phải gây hiệu quả ngạc nhiên đối với người đọc, thì nhịp điệu tự sự đột ngột tăng tốc. Các

sự kiện, biến cố xảy ra dồn dập, liên tiếp, tạo điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện của

KTBN. Tăng nhanh nhịp điệu trần thuật được xem là một trong những thủ pháp mà

O’Henry dùng để thực hiện KTBN.

103

Ở khá nhiều truyện ngắn: Tên câm và bản thánh ca, Cú sốc trưởng giả, Một sự

giúp đỡ của tình yêu, Pxysê và nhà chọc trời, Câu chuyện không hề bịa đặt, Vì truyền

thống,... thủ pháp này đã chứng tỏ hiệu quả của nó.

Trong "Tên cớm và bản thánh ca", thủ pháp giãn nhịp trần thuật đã được sử dụng

trước kết thúc. Với nhịp điệu chậm rãi khoan thai, người trần thuật nói về "mùa đông đã

đến gần về "Tham vọng tránh rét của Sơapy". Khi tự sự về sáu lần cố gắng phạm pháp

để được vào tù của nhân vật, nhịp điệu trần thuật có nhanh hơn nhưng vẫn ở mức vừa

phải. Đến lúc Soapy từ bỏ mọi hy vọng vào tù, định quay về với ghế đá công viên, thì bản

thánh ca vang lên từ ngôi nhà thờ góc phố đã "giữ chặt anh bên những hình uốn lượn

của hàng rào sắt". Tiếp đến là những đoạn miêu tả sự biến đổi "đột ngột và kỳ lạ" của

tâm hồn Soapy khi nghe thấy tiếng nhạc du dương, ánh trăng thanh bình, tiếng chim sẻ

mơ màng... làm cho dòng tự sự gần như dừng lắng lại. Nhưng bỗng nhịp điệu trần thuật

được đẩy nhanh, tăng tốc một cách đột ngột, bất ngờ, trong một kết thúc bất ngờ:

"Soapy bỗng cảm thấy cổ một bàn tay đặt lên cánh tay anh. Anh vội quay lại và

thầy ngay bộ mặt phèn phệt của một viên cảnh sát.

- Mày làm gì ở đây? Viên cảnh sát hỏi

- Không tôi chẳng làm gì cả - Soapy trả lời

- Thế thì đi theo tao, viên cảnh sát nói

Sáng hôm sau, tại tòa ấn xử những vụ vi cảnh, quan tòa tuyên bố : "Ba tháng tù

ở khám Đảo! "".

("Soapy felt a hand laid ôn hừ arm. He looked quickly around into the broad face

ofpoliceman

"What are you doing here? "Asked the officer

104

"Nothing said Soapy.

"Then come along said the pociceman.

"Three months on the Island", said the Magistrate in the Police Coưrt the next

morning. ")

Ở đoạn cuối của tác phẩm, các sự kiện như sự xuất hiện thô bạo của cảnh sát cạnh

nhà thờ, Soapy bị bắt, bị xử ba tháng tù... chỉ dồn lại trong mấy dòng ngắn ngủi. Đối thoại

giữa kẻ lang thang và người đại diện luật pháp cũng đặc biệt ngắn gọn. Bằng sự tăng tốc

nhịp điệu trần thuật, người trần thuật cuốn hút sự chú ý của độc giả vào dòng tự sự.

Người đọc không thể lơ đễnh cũng không thể dừng lại mà cùng người trần thuật đi đến

cùng của câu chuyện. Nhịp điệu nhanh chóng, dồn dập ở kết thúc đã tăng thêm hiệu quả

bất ngờ cho KTBN.

Một số truyện ngắn của O’Henry có nhịp điệu trần thuật ít biến động. Hầu như từ

đầu đến cuối, tác phẩm vẫn giữ một nhịp điệu cơ bản hoặc là chậm rãi, (Ngôi giáo đường

với cối xay nước) hoặc là nhanh chóng dồn dập (Mối ánh của ngài khoán dịch viên,

Chuyện một tờ báo..) Dù nhịp điệu trần thuật chung của những tác phẩm này có bị qui

định bồi đối tượng tự sự (Những kỷ niệm, những hồi ức trong "Ngôi giáo đường với cối

xay nước" thích hợp với nhịp điệu tự sự chậm rãi. Không khí sôi động của một văn

phòng giao dịch chứng khoán, hoặc chuyên phiêu lưu theo gió của một tờ báo sẽ thích

hợp với nhịp điệu nhanh chóng dồn dập) nhưng KTBN của các truyện ngắn này cũng có

một nhịp điệu riêng khác biệt; chúng ít nhiều nhanh chóng hơn, dồn dập hơn so với nhịp

điệu trần thuật cơ bản của tác phẩm trước kết thúc.

Trong không ít truyện ngắn của O’Henry, nhịp điệu cuối cùng của tác phẩm không

phải là nhịp điệu trần thuật nhanh chóng của KTBN. Đó là trường hợp tiếp sau KTBN,

105

người trần thuật còn giải thích thêm (Những mẫu bánh mì kiến hiệu, Tiền tài và thần Ái

tình...) hay phát triển thêm những đoạn triết lý (Món quà của các thầy pháp,..) Điều này

làm nhịp điệu tự sự chậm hẳn vào cuối tác phẩm nhưng thực sự thủ pháp tăng nhanh nhịp

điệu trần thuật cho KTBN đã được thực hiện trước đó.

Dù nhịp điệu tự sự của tác phẩm biến động nhiều hay ít, dù sau KTBN một truyện

ngắn có hay không những đoạn giải thích, triết lý; O’Henry cũng tạo ra nhịp điệu riêng

biệt đặc biệt cho KTBN với sự vận dụng thành công thủ pháp tăng nhanh nhịp điệu trần

thuật.

O’Henry đã thực hiện các KTBN cho truyện ngắn với nhiều thủ pháp đa dạng. Ở

trong tác phẩm cụ thể, nhà văn sẽ chọn lọc, vận dụng phối hợp những thủ pháp thích ứng.

Những thủ pháp khác nhau cũng được sử dụng trong một tác phẩm sẽ tạo thành một hệ

thống thủ pháp hỗ trợ, tương tác lẫn nhau, cùng nhau hướng đến một hiệu quả nghệ thuật

chung: KTBN.

Chẳng hạn ở truyện ngắn "Những giả định phá sản ", KTBN không phải được thực

hiện bởi một hai thủ pháp rời rạc, mà là sự phối hợp khéo léo của khá nhiều thủ pháp.

Ngoài những thủ pháp chuẩn bị cho KTBN như thủ pháp nén thông tin, cài đặt thông tin,

đánh lạc hướng chú ý của độc giả, giãn nhịp trần thuật.., những thủ pháp thực hiện KTBN

cũng khá đa dạng. Thủ pháp đảo ngược tình thế hai lần trong quan hệ hoán vị tương phản

làm cho độc giả bất ngờ không tưởng nổi khi ông Giêxớp lại là Bilinh và ngài Bilinh lại

hóa ra Giêxơp. Thủ pháp sử dụng những yếu tố ngẫu nhiên (các nhân vật cùng chọn một

luật sư, đến văn phòng của Guts gần như cùng lúc) khiến cho ông Giêxơp và bà Bilinh

suýt đối mặt nhau ở kết thúc làm sự thật đột ngột hiện ra. ở đoạn kết tác phẩm, nhiều sự

kiện, biến cố dồn dập: Luật sư Guts bị "ông Bilinh" ném cặp vào đầu, "ông Bilinh" lại

106

hóa ra Giêxơp và người hòa giải tài ba "hết đường xoay xở"... là sự góp phần của thủ

pháp tăng nhanh nhịp điệu trần thuật.

Ở những truyện ngắn khác của O’Henry cũng thế, mỗi tác phẩm là mót tập hợp những thủ

pháp, chúng thống nhất ở mục tiêu chung: tạo dựng nên những KTBN làm ngạc nhiên

độc giả.

SƠ ĐỒ: THỦ PHÁP KTBN TRONG TRUYỀN NGẮN Q'HENRY

Tóm lại, tác phẩm của O’Henry đã được tạo thành từ tấm lòng, từ những ý tưởng và

quan niệm của nhà văn trước cuộc sống. Không chỉ thế, sáng tác của ông còn là câu

chuyện của kỹ thuật, của thủ pháp. Đỉnh cao nghệ thuật truyện ngắn O’Henry chính là

những cái kết nổi tiếng. Những cái kết bất ngờ gây ấn tượng đã tồn tại như một đặc điểm

thi pháp quan trọng của thi pháp kết cấu cốt truyện thuộc thi pháp truyện ngắn O’Henry.

Để những KTBN trong truyện ngắn có được giá trị tư tưởng -thẩm mỹ, nhà văn đã

vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều thủ pháp đa dạng. Có những thủ pháp "chuẩn bị"

những điều kiện cần thiết và thích hợp để KTBN xuất hiện: thủ pháp nén thông tin, thủ

pháp cài đặt thông tin, thủ pháp đánh lạc hướng chú ý của độc giả, thủ pháp giãn nhịp

107

trần thuật. Cũng có những thủ pháp mà O’Henry dùng để tạo bất ngờ ỏ kết thúc, thực hiện

bước cuối cùng để hoàn chỉnh KTBN: thủ pháp đảo ngược kết thúc -đảo ngược tình thế

hai lần, thủ pháp phát triển đột biến kết thúc, thủ pháp sử dụng những yếu tố ngẫu nhiên,

thủ pháp cộng hưởng những bất ngờ, thủ pháp tăng nhanh nhịp điệu trần thuật.

Những thủ pháp khác nhau đã được O’Henry chọn lọc và vận dụng linh động biến

hoa trong từng truyện ngắn cụ thể. Tác giả đã khai thác được thế mạnh của từng thủ pháp,

phát huy được hiệu lực của chúng khi đặt chúng trong sự tương tác lẫn nhau và trong sự

phù hợp với qui luật nội tại của tòng chỉnh thể tác phẩm.

O’Henry đã bằng cá tính sáng tạo độc đáo, bằng cảm quan tinh nhạy của một nghệ

sĩ tài năng, đã tìm tòi những phương cách thích hợp, vận dụng sáng tạo những thủ pháp

đa dạng, khai thác khả năng có thể được, để nâng cao hiệu quả tư tưởng - thẩm mỹ của

KTBN.

Kết thúc bất ngờ đã thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật O’Henry.

Đoạn kết giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn. Nếu cần phân định các

kiểu kết thúc truyện ngắn, người ta có thể khái quát từ nhiều góc độ khác nhau: từ nội

dung, từ phương pháp sáng tác, từ kết cấu, ngôn ngữ, từ sự tiếp nhận của độc giả... để tìm

ra nhiều những kiểu kết: kiểu kết triết lý hay ly giải, hài hước hay bi thương, hiện thực

hay lãng mạn, mở hay đóng, dần hiện hay bất ngờ.

Kiểu kết bất ngờ đã được O’Henry sử dụng trong hàng loạt tác phẩm. KTBN đã làm

nên một đặc trưng thẩm mỹ độc đáo, riêng biệt ở truyện ngắn của nhà văn. KTBN đã là

hứng thú thẩm mỹ, là một trong những biểu hiện của cá tính sáng tạo CTHenry. "Cứ tính

sáng tạo, đó là ca nhân của nhà văn với những đặc điểm vô cùng quan trọng về mặt xã

108

hội - tâm lý của cá nhân đố, là cách nhìn nhận và cách thể hiện thế giới của cá nhẵn

đó:” [51,116]

O’Henry qua những truyện ngắn có KTBN đã tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ cho tác

phẩm, kích thích hứng thú của độc giả. Kết cấu cốt truyện theo hướng đưa đến KTBN,

O’Henry đã bằng tài năng nghệ thuật của mình làm cho những KTBN trong truyện có

được những dạng thức riêng phong phú, những thủ pháp riêng đa dạng. Nhà văn Nga Đ.

Đêmirchian cũng đã từng nói: "Cái của riêng mình dà nó là nhỏ bé nhưng là của riêng

mình - đó chính là cái có giá trị lớn trong vấn học và đem lại sự thích thú cho độc giả”

[51,91 ]

Tạo cho ngòi bút của mình một phong cách riêng là rất khó nhưng O’Henry đã làm

được. Với những cái kết bất ngờ đặc sắc, O’Henry đã khẳng định cho mình một phong

cách nghệ thuật riêng, không nhầm lẫn với bất cứ một nhà viết truyện ngắn nào. Phong

cách đó đã chinh phục được nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp của nhiều

thế hệ độc giả. Khrapchenkô đã rất xác đáng khi cho rằng: "Mỗi một nhà văn có tài đều

đi tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và

hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó

làm cho những tư tưởng và hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với

công chúng độc giả. Và điều đó có nghĩa là nhà văn đã tạo ra được phong cách của

mình." [51,152].

109

PHẦN KẾT LUẬN

• Kết cuộc gây ngạc nhiên ("surprise ending") đã trở thành điểm đặc sắc trong thi

pháp kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry. Đặc điểm thi pháp này đã cuốn hút độc giả

không chỉ bởi sự điêu luyện ương nghệ thuật tạo dựng KTBN mà còn bởi chính bản thân

điều bất ngờ. KTBN trong sáng tác của nhà văn không phải là phương thức, thủ pháp đơn

thuần mà là hình thức nghệ thuật mang tính nội dung, quan niệm. Chính sự thống nhất

giữa giá trị thẩm mỹ và giá trị tư tưởng của những KTBN đã làm nên sức hấp dẫn, sức

sống bền lâu cho truyện ngắn O’Henry.

Nghệ thuật KTBN trong truyện ngắn O’Henry đã tác động thẩm mỹ đến người đọc -

khơi dậy những cảm xúc thẩm mỹ và thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn cái đẹp. "Việc tiếp

nhận cái đẹp gây nên trạng thái vui sướng, tình yêu vô tư, cảm giác tự do, xác nhận và

làm giàu lý tưởng thẩm mỹ" [4,28]

Tiếp nhận thẩm mỹ của độc giả trước tiên hướng vào cái đẹp của những phương

thức, phương tiện tinh tế và hữu hiệu đã tạo nên những cái kết gây ngạc nhiên. Tài năng

nghệ thuật của nhà văn thể hiện ở hàng loạt kiểu dạng KTBN đầy tính sáng tạo. Có những

KTBN được tạo dựng từ cốt truyện, tính cách hay chủ đề tư tưởng. Có những KTBN vổi

một bất ngờ riêng lẻ, với hai bất ngờ phối hợp hay với bất ngờ cuối của một chuỗi bất

ngờ. Có những KTBN sử dụng một hay cả hai hình thức ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ

người trần thuật, với lượng ngôn từ dao động từ vài đoạn đến vài từ. Có những kết thúc

bất ngờ mà độc giả gần như suy đoán được, khi lại hầu như không thể suy đoán...

110

Hệ thống những thủ pháp tạo dựng KTBN được O’Henry vận dụng linh động, biến

hóa trong từng truyện ngắn cũng đã thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà văn

và tác động thẩm mỹ đến độc giả. Các thủ pháp nén thông tin, cài đặt thông tin, đánh lạc

hướng chú ý của độc giả, giãn nhịp trần thuật, đã được O’Henry khéo léo chuẩn bị cho sự

xuất hiện của KTBN. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngược kết thúc, đảo ngược tình thế hai

lần, tạo đột biến ở kết thúc, sử dụng yếu tố ngẫu nhiên, cộng hưởng những bất ngờ, tăng

nhanh nhịp điệu trần thuật, là những kỹ thuật đặc biệt tinh xảo, điêu luyện mà O’Henry

dùng để thực hiện các KTBN.

Sự bết ngờ ở kết thúc sẽ tạo cảm xúc ngạc nhiên còn nội dung của KTBN có thể sẽ

gây nên những trạng thái tâm lý khác nữa ở độc giả : vui sướng, đau khổ, căm giận, ghê

tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ... Những cảm xúc này ở cường độ và trong sự tương tác

nhất định, có thể đưa đến hiệu quả "thanh lọc" tình cảm, tâm hồn người đọc (Katharsis -

Thuật ngữ của Aristote). Thanh lọc là một cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc, là sự tiếp nhận thẩm

mỹ ở hiệu quả cao, nói như Vygotski - nhà tâm lý học Nga thì : "Để tác động đến tâm

trạng con người, tác phẩm nghệ thuật phải khơi gợi những kích thích có hướng đối

chọi nhau, chúng đưa tới sự nổ vỡ, sự giải toả năng lượng thần kinh. Sự biến hóa này

của các kích thích, sự tự đốt cháy của chúng, cái phản ứng gây nể dẫn đến sự giải tỏa

những cảm xúc đã được khơi lên; tựu trung đó là sự thanh lọc của phản xạ mỹ học."

[4,298]

Với khả năng khơi gợi những tìm tòi khám phá, thỏa mãn mỹ cảm, thanh lọc tâm

hồn, khả năng tạo sức vang hưởng và những ấn tượng bền lâu, KTBN trong truyện ngắn

O’Henry vẫn còn đó sức hấp dẫn lớn đối với độc giả.

111

• Thành công của KTBN ương truyện ngắn O’Henry không chỉ là sự thành công của

phương thức, thủ pháp nghệ thuật. Cái nhìn về hiện thực cuộc sống, tấm lòng và tư tưởng

nhà văn cũng được bộc lộ tập trung và sắc gọn ở KTBN.

Người đọc có thể tìm thấy ở KTBN trong truyện ngắn O’Henry nhiều khía cạnh

khác nhau của đời sống xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX. Nhiều cảnh đời, loại người - đặc biệt là

cuộc sống dân nghèo đô thị - được O’Henry khắc họa đậm nét ở kết thúc (Câu chuyện

không hề bịa đặt, Chiếc lá cuối cùng, Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dỡ dang,

...). Những bất ngờ ở kết thúc tuy bất ngờ nhưng cũng rất bình thường, tất yếu; tuy ngẫu

nhiên nhưng cũng rất chân thật. Đó là sự thể hiện bản chất, qui luật cuộc đời một cách

sống động.

Khi phản ánh đời sống, ỏ kết thúc truyện ngắn, O’Henry cũng đã bất ngờ lên án bất

công xã hội, vai trò và quyền lực đồng tiền đã tạo nên những bi hài kịch (Gương mặt

trông nghiêng kỳ diệu, Dấu vết của Black Bill, Những con đường chúng ta đã chọn,

Mất hút trong cuộc phô trương quần áo...) Việc tố cáo mạnh mẽ gay gắt - một cách bất

ngờ ở kết thúc -cái Xấu cái Ác tồn tại trong đời sống xã hội làm cho những KTBN mang

đậm chất phê phán.

Ở những cái kết truyện, O’Henry còn thể hiện một cách sắc gọn, bất ngờ tấm lòng

nhân ái của mình đối với người nghèo khổ, bất hạnh. Nhà văn trân trọng những phẩm

chất đạo đức tốt đẹp vốn có ở họ: tình thương, đức hy sinh, bản tính lương thiện (Món

quà của các thầy pháp, Một sự giúp đỡ của tình yêu, Chiếc là cuối cùng, Một cơn gió

dịu..) Giá trị nhân đạo của những KTBN làm xúc động độc giả.

Ngoài nội dung hiện thực, phê phán, nhân đạo; những quan điểm triết lý sắc sảo của

nhà văn cũng đã góp phần tạo thành giá trị tư tưởng của những KTBN. Bên cạnh những

quan điểm nghệ thuật (Chiếc lá cuối càng, Một sự giúp đỡ của tình yêu, Đêm Ả Rập ở

112

quảng trường Madison, Kỷ vật,..) là những triết lý nhân sinh sâu sắc {Thứ luân lý của

heo, Tiền tài và Thần Ái tình, Pxysê và nhà chọc trời, Ái tình theo khẩu phần,..). Từ

những KTBN này, người đọc có thể cảm hiểu quan niệm nhà văn và tự rút ra cho mình

những bài học nhân sinh thấm thìa.

O’Henry là nghệ sĩ có duyên với cái bất ngờ. Những khái quát nghệ thuật với phong

cách sáng tạo riêng đã làm nhà văn trở thành "chuyên gia" về KTBN tuy không phải

KTBN nào của ông cũng thật đặc sắc.

KTBN trong sáng tác của O’Henry không phải không có những điểm hạn chế.

Người đọc có thể gặp phải những tình huống truyện không mấy độc đáo, dẫn đến những

KTBN ít sức thuyết phục (Khách ở sa mạc lên, Phán quyết của Georgia, Cuốn cẩm

nang hạnh phúc,...) Một số motif truyện trùng lặp làm giảm bớt hứng thú của độc giả

trước KTBN. Đó là truyện về những người hung ác nhưng hiền lương (Con người hai

mặt, Đứa con lạc loài, Hoàng tử đồng xanh,...) hay truyện về những người ma mảnh lừa

đảo nhưng dễ mến (Jeff Peters - nhà thôi miên, Một cơn gió dịu, Bánh rán miền

Paimênta,...) hoặc truyện viết về những cô gái nghèo, đói khát về vật chất lẫn tinh thần

(Buồng tầng thượng, Cánh cửa màu xanh, Một câu chuyện dở dang,...) Vài truyện có

KTBN hơi gượng ép giả tạo bởi tác giả sử dụng yếu tố quá ngẫu nhiên (Chuyến phá lỡ

làng, Ngôi giao đường với cối xay nước, Ông hoàng tình yêu và đồng hồ...) hay sự khôi

hài với đôi chút hời hợt (Cuốn cẩm nang hạnh phúc, Liên lạc viên của chàng, Đồng

bệnh tương thân,...)

Những hạn chế trên là tất yếu bởi O’Henry phải viết nhanh, viết nhiều để đáp ứng

nhu cầu bạn đọc. Những gì mà O’Henry mang lại cho độc giả, cho nền văn học Mỹ và thế

giới là đáng ngợi ca, trân trọng.

113

• Những KTBN ương truyện ngắn O’Henry có thể có cội nguồn sâu xa từ đời sống

xã hội Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đời sống văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của

công chứng đương thời và từ chính cuộc đời của tác giả. Những cội nguồn này cùng với

cá tính sáng tạo của O’Henry đã tạo nên "duyênphận'' của nhà văn với KTBN.

KTBN đã là điểm gặp gỡ giữa O’Henry và một số tác gia truyện ngắn khác: Jack

London, Hemingvvay (Mỹ), Maupassant (Pháp), Maugham (Anh), Tsêkhôp (Nga),

Nguyễn Công Hoan (Việt Nam),.... Đây là một hiện tượng bình thường, tất nhiên trong

nghệ thuật. Có điều, nếu với những tác gia này, KTBN chỉ là một trong những cách kết

thúc truyện ngắn thì với O’Henry hầu như đó là cách kết thúc duy nhất.

"Những truyện ngắn hay thường vẫn cứ hay mãi; cùng với thời gian, nó trở nên

lôi cuốn hơn, sâu sắc hơn và cũng cần thiết hơn" [89,422]. Có thể nói như thế về truyện

ngắn O’Henry - những trang truyện đang chờ đợi ở độc giả và giới nghiên cứu, phê bình

những hướng tiếp cận mới. Đề tài "KTBN trong thỉ pháp truyện ngắn O’Henry" đã

khép lại, nhưng hướng tiếp nhận giá tộ tư tưởng - nghệ thuật của sáng tác O’Henry từ

KTBN dường như chỉ mới được mỏ ra. Nét thi pháp đặc sắc này vẫn đang vẫy gọi những

khám phá thẩm mỹ mới.

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIẾT:

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tạ Duy Anh chủ biên (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh

niên.

3. Aristote - Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thi ca - Văn tâm điêu long, Nxb Văn

học.

4. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôlepxki, Nxb Giáo dục.

5. M. Bakhtin (1992), Ly luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hóa - Thông tin,

Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (1999), E. Hemingway núi băng và hiệp sĩ, Nxb Giáo dục.

7. Lê Huy Bắc (2000), O’Henry - Chiếc lá cuối cùng, Tủ sách Tạp chí văn học

giảng bình, Nxb Văn học.

8. Lê Huy Bắc (1999), Chiếc lá trường xuân vẫn xanh, Tạp chí Văn học nước

ngoài (6), tr.231-236.

9. Bốn mươi năm tạp chí văn học (1999), Tạp chí Văn học nước ngoài (4), Nxb

TP.HCM.

10. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao,

Nxb Văn học.

115

11. Lê Đình Cúc (2001), Văn học Mỹ, mấy vấn đề và tác giả, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb

Giáo dục.

13. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

14. Vũ Dzũng biên soạn (1998), Những tác phẩn lớn trong văn chương thế giới,

Nxb Văn học.

15. Trần Thanh Đạm (1995), Dẫn luận văn học so sánh, Tủ sách Đại học Tổng

hợp TP.HCM.

16. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học

& Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,

Nxb Giáo dục.

19. Trần Thanh Địch (1988), Tim hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới.

20. Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

21. Hai mươi bảy truyện ngắn Mỹ chọn lọc (1998), Nhiều người dịch, Nxb Thế

giới.

22. Hai mươi truyện ngắn vượt thời gian (1998), Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng.

116

23. GS Nguyễn Văn Hạnh, PTS Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học -

Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Hải Hà (1993), Thi pháp tiểu thuyết Lép Tônxtôi, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

26. Ernest Hemingway (1999), Truyện ngắn và tiểu thuyết, Lê Huy Bắc - Đào Thu

Hằng giới thiệu và tuyển dịch, Nxb Giáo dục.

27. Ernest Hemingway (1985), Một ngày chờ đợi, Tập truyện ngắn, Mạc Mạc

dịch, Hội Nhà Văn Nghệ Nghĩa Bình.

28. O' Henry (1998), Tuyền tập truyện ngắn, Nhiều người dịch, Nxb Văn học.

29. O' Henry (2000), Tuyển tập truyện ngắn, Diệp Minh Tâm dịch, Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội.

30. O' Henry (2001), Ái tình theo khẩu phần, Nhiều người dịch, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội.

31. O’ Henry (2000), Truyện ngắn, Diệp Minh Tâm giới thiệu và dịch, Tạp chí

Văn học nước ngoài (3), tr.109-160.

32. O’ Henry (2000), Kỷ vật, Đỗ Nhất tâm dịch, Tạp chí Văn, tr.37-39.

33. O’ Henry (2000), Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ, Thanh Việt Thanh dịch, Tạp

chí Văn (94), tr.56-64.

34. O’ Henry (2000), Thành phố đã xa mờ, Phan Quang Định dịch, Tạp chí Văn

(101), tr.69-73.

117

35. O’ Henry (2002), Ngôi giáo đường với cối xay nước, Diệp Minh Tâm dịch,

Tạp chí Văn, tr.89-96.

36. O' Henry (2002), Cuốn sách ăn khách, Nguyễn Yến Khanh dịch, tập truyện

ngắn Mỹ, Nxb Hội Nhà văn.

37. O’ Henry (1983), Chiếc lá cuối cùng, Ngô Vĩnh Viễn dịch, Nxb Văn học.

38. O’ Henry (1989), Ái tình theo khẩu phần, Nguyễn Việt Long dịch, Nxb Hội

Nhà văn.

39. ơ Henry (2002), Giấc mộng, Diệp Minh Tâm dịch, Tạp chí Văn (7), tr.98-100.

40. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.

41. Dương Phú Hiệp, Lê Hữu Tằng (1987), Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại

học & T.H.C.N, Hà Nội.

42. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học Xã Hội, Mũi

Cà Mau.

43. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

44. Thái Doãn Hiểu (1996), Giai thoại nhà văn thế giới, Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

45. Hoa dại Đắc Lê dịch (1986), Tập truyện Mỹ, Nxb Lao động.

46. Nguyễn Công Hoan (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học.

47. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

48. Carroll E. Izard (1992), Những cảm xúc của người, Nxb Giáo dục.

118

49. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phản tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp,

Nxb Giáo dục.

50. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn

học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

51. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.

52. N. Konrat (1997), Phương Đông và Phương Tây, Nxb Giáo dục.

53. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo

dục.

54. Vũ Bội Liêu (2000), Những sự gặp gỡ của Đông phương và Tây phương trong

ngôn ngữ và văn chương, Nxb Văn hóa.

55. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương tây thế kỷ XX, Nxb Văn

học.

56. Phương Lựu (1999), Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây

đương đại, Nxb Giáo dục.

57. Phương Lựu chủ biên (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

58. Phương Lựu (1995), Tim hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn

học.

59. Phương Lựu (2002), Từ Văn học so sánh đến Thi học so sánh, Nxb Văn học,

Hà Nội.

60. Phương Lựu (1997), Khơi dòng lý thuyết, Nxb Hội nhà văn.

61. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục.

119

62. Jack London (2000), Truyện ngắn, Nhiều người dịch, Nxb Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

63. Jack London (1986), Sóng lớn Canaca, Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Tác phẩm

mới, Hội Nhà văn.

64. Somerset Maugham (1986), Mưa, Tập truyện 1&2, Nxb Tác phẩm mới, Long

An.

65. Guy de Maupassant (1986), Dưới ánh trăng tập 1&2, Nhiều người dịch, Nxb

Sở Văn hóa - Thông tin, Lâm Đồng.

66. Một trăm truyện ngắn hay Nga (1998), Nhiều người dịch, Nxb Hội Nhà văn.

67. Mười hai tuyên ngắn nổi tiếng thế giới (1986), Nhiều người dịch, sở Văn hóa

Thông tin Nghĩa Bình.

68. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ.

69. Hữu Ngọc (1994), Có một nền văn hoa Mỹ không?, Tạp chí Văn học (12),

tr.39

70. Hoàng Nhân (1985), Nhận định văn học phương Tây hiện đại, ĐHSP-

TP.HCM.

71. Vương Trí Nhàn (1980), sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới,

Hà Nội.

72. Những bậc thầy văn chương thế giới (1995), Nhiều tác giả, Nxb Văn học.

73. Những kiệt tác văn chương thế giới (1997), Hoàng Nhân chủ biên, Nxb Thanh

niên.

120

74. Nhóm lửa, Tập truyện Mỹ (2002), Lê Huy Bắc tuyển chọn, Nxb Hội Nhà văn.

75. Vũ Dương Ninh chủ biên (2000), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.

76. Phê bình bình luận văn học Jack London - Mark Twain - O’Henry -

Hemingway (1995), Nhiều tác giả, Nxb Văn nghệ TP.HCM.

77. Phạm Phú Phong (1992), Mỹ học lịch sử và quan niệm, Trường Đại học Tổng

hợp Huế.

78. G.N. Pospelov (1998), Dấn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.

79. J.p. Sartre (1999), Văn học là gì?, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội Nhà văn.

80. Phạm Văn Sĩ (1986), về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Nxb

ĐH&THCN, Hà Nội.

81. Đắc Sơn (1996), Đại cương văn học sử Hoa kỳ, Nxb TP.HCM.

82. Lê Văn Sự (2001), Hợp tuyển văn học Anh, Văn hóa - Thông tin.

83. Lê Văn Sự (2001), Hợp tuyển văn học Mỹ, Văn hóa - Thông tin.

84. Trần Đình Sử (1990), Lý luận - Phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

85. Douglas K. Stevenson (2000), Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ, Nhiều

người dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Diệp Minh Tâm (2000), Tính nhân bản trong truyện ngắn ơ Henry,

Tạp chí Văn (7), tr.92-98

87. Lê Tử Thành (1995), Logic học và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nxb Trẻ.

121

88. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

89. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực

tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

90. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

91. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Giáo dục.

92. Nguyễn Huy Thiệp (1999), Như những ngọn giày 30 truyện ngắn, Nxb Văn

học.

93. Nguyễn Thành Thống (1997), Văn học Anh, Nxb Trẻ.

94. Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

95. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý văn nghệ (Mỹ học hiện đại), Nxb TP.HCM.

96. Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ (2001), Nhiều tác giả, Nxb Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

97. A.P. Tsêkhôp (1988), Truyện ngắn, Phan Hồng Giang dịch, Nxb cầu vồng,

Maxcơva.

98. Tzvetan Todorov, Thi pháp học cấu trúc, Trần Duy Châu dịch (bản ronéo).

99. Từ điển văn học (1984), Nxb Khoa học Xã hội.

100. Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài (1982), Nxb Văn hóa, Hà Nội.

101. Từ điển thuật ngữ văn học (1992), Nxb Giáo dục.

102. Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương (1996), Mỹ học đại cương, Huế.

103. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, TP.HCM.

122

104. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, Nxb Thanh niên.

105. Hoàng Trinh (1992), Từ ký hiệu học đến thỉ pháp học, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

106. Hoàng Trinh (1999), Phương Tây - Văn học & con người, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội.

107. Lưu Đức Trung (1999), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà

trường, Nxb Giáo dục.

108. Lưu Đức Trung chủ biên (2001), Chân dung các nhà văn thế giới, Nxb Giáo

dục.

109. Lương Duy Trung (1998), Một số tác giả của thơ ca Mỹ thế kỷ thứ XIX, Tạp

chí Văn học (4), tr.48-54

110. Truyện ngắn giải thưởng O’ Henry (1997), Nguyễn Thị Hiền Thảo dịch, Nxb

Văn học.

111. Tuyên ngắn thể kỷ 20 (1994), Nhiều người dịch, Nxb Đà Nẵng.

112. Truyện chọn lọc nước ngoài (1984), Nhiều người dịch, Nxb Tổng hợp Hậu

Giang.

113. Truyện ngắn Châu Mỹ (2000), Nhiều người dịch, Nxb Văn học.

114. Truyện ngắn Châu Mỹ La tinh (1999), Nhiều người dịch, Nxb Hội Nhà văn.

115. Truyện ngắn Mỹ chọn lọc (1999), Lê Huy Bắc dịch, Nxb Thanh niên.

116. Truyện ngắn Mỹ đương đại (1998), Nhiều người dịch, Nxb Văn học.

123

117. Thái Duy Tuyên (1997), Đề cương bài giảng phương pháp luận NGKH, Hà

Nội.

118. Tuyển tập truyện ngắn hiện đại thế giới (1998), Nhiều người dịch, Nxb Hội

Nhà văn.

119. Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel (1997), Nxb Văn học, Hà

Nội.

120. Tuyển tập truyện ngắn (1997), Jack London, Nhiều người dịch, Nxb Hội Nhà

văn.

121. Kathryn Vanspanckeren (2001), Phác thảo văn học Mỹ, Lê Đình Sinh - Hồng

Chương dịch, Nxb Văn nghệ, TP.HCM.

122. Văn minh Phương Tây (1994), Nguyễn Văn Lương dịch, Nxb Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

123. Văn học Phương Tây (1999), Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân – Lương Duy

Trung..., Nxb Giáo dục.

124. Văn học La tin (1999), Nhiều tác giả, Thông tin KHXH-Chuyên đề, Hà Nội.

125. Văn học và Ngôn ngữ học (1992), Viện thông tin KHXH.

126. Văn học Mỹ - Quá khứ và hiện tại (1997), Viện thông tin KHXH.

127. Văn chương 2 (2000), Tuyển tập thơ văn nghiên cứu phê bình, Nxb Thanh

niên.

124

II. TIẾNG ANH:

128. Sculley Bradky, Richnond Croom Beatly, E. Hudson Long (1962), The

American tracditỉỡn in ỉiterature, w.w. Norton & Company, Inc. New York

129. O’ Henry, Tales of O’Henry (1.993), Sixty-two Stories, Barne & Noble Books,

New York.

130. Ta Thi Minh Hiên (1999), American Literature, Giao Duc.

131. Jennings A. (1921), Through the shadows with O’Henry. New York.

132. Langíorđ G. (1957), O’Henry, New York.

133. Long E. H. (1949), O’Henry - The man and his work.

134. Nguyên Xuân Thom (1997), A History of English and American Literature,

The Gioi Publishers, H.

135. Cleanth Brooks, Robert Penn Warren, The Furnished Room, How plot reveals

(Internet).