KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947...

40
Số 61 - Tháng 7/2017 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH Đỗ Hồng Công ĐT: (024) 62820719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Mai Hải Đường ĐT: (024) 62820711 TRỤ SỞ 79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] ĐT: (024) 62820721 Fax: (024) 62820708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ MỤC LỤC KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017) TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: KIỂM TOÁN DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Transcript of KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947...

Page 1: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCHĐỗ Hồng Công

ĐT: (024) 62820719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPMai Hải Đường

ĐT: (024) 62820711

TRỤ SỞ79 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

ĐT: (024) 62820721

Fax: (024) 62820708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

VẤN ĐỀ HÔM NAY

CHUYÊN ĐỀ: KIỂM TOÁN DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Page 2: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Việt Nam là một trong nhữngquốc gia phải trải qua nhiều

cuộc chiến tranh chống ngoạixâm để giải phóng đất nước vàbảo vệ nền hòa bình độc lập, tựdo cho dân tộc. Nhiều thập kỷqua, dân tộc Việt Nam đã vượtqua những đau thương mất mátto lớn của chiến tranh để “đemsức ta mà xây dựng cho ta”. Hệlụy của chiến tranh còn đeo đẳngnhiều thế hệ người Việt Nam.Các thế hệ hôm nay luôn thấuhiểu cái giá hy sinh máu xươngđể có hòa bình của cha anh mình.Đời này qua đời khác, họ luôntruyền lại lời dặn: Uống nướcnhớ nguồn, ăn quả nhớ ngườitrồng cây. Lời dặn ấy cũng đượcxem là triết lý giáo dục củangười Việt Nam. Sau chiếntranh, kể cả lúc đất nước cònmuôn vàn khó khăn cũng nhưhôm nay, hoạt động về nguồn,tưởng nhớ đến gia đình liệt sĩ,thương binh, những người cócông với cách mạng luôn đượccả hệ thống chính trị và xã hộiquan tâm. Nhiều chủ trương,chính sách mang tầm chiến lượccủa Đảng, Nhà nước được banhành và nỗ lực triển khai trênthực tế. Điều này thể hiện tráchnhiệm, ý thức chính trị của ngườiđang sống đối với những ngườixả thân vì sự nghiệp cách mạng.Chăm lo cho phần mộ của liệt sĩ,tiếp tục triển khai hoạt động tìmkiếm, quy tập hài cốt của200.000 liệt sĩ ở các chiến

trường trong và ngoài nước và3.000 liệt sĩ chưa rõ danh tính;chăm sóc các đối tượng làthương binh, gia đình thươngbinh, thân nhân liệt sĩ, gia đìnhcó công với cách mạng trở thànhcông việc hàng ngày của nhiều tổchức, cá nhân. Cho dù sự bù đắpvật chất và tinh thần ấy khôngbao giờ xứng với những hy sinh,mất mát nhưng những hoạt độngđền ơn đáp nghĩa vẫn có ý nghĩachính trị quan trọng, đầy giá trịđạo đức, xã hội, nhân văn.

Có người đặt vấn đề: đấtnước phải luôn sẵn sàng trongtâm thế đối mặt với giặc ngoài,nếu bây giờ chiến tranh xảy ra,các thế hệ hôm nay liệu có sẵnsàng xả thân vì đất nước, dântộc như cha anh họ? Truyềnthống chống giặc ngoại xâm vẫnđược giữ vững và phát huy,nhưng để điều đó thành hiệnthực vững chắc, cần phải cóthêm nhiều việc làm thiết thựcbù đắp cho thương binh, gia đìnhliệt sĩ cùng những người thân củahọ. Biết ơn không chỉ đơn giản làthắp những nén nhang thơm,những lời nói, xây nên nhữngtượng đài hoành tráng mà hơnthế hãy chăm lo chu đáo, cụ thểcho thương binh, liệt sĩ- nhữngngười thân của họ về sức khỏe,việc làm, điều kiện để họ tự lậpphát triển kinh tế, lo cho chínhbản thân mình.

Có đôi lúc, chúng ta khôngkhỏi phiền lòng khi phải chứng

kiến và xử lý một số vụ việc tiêucực liên quan đến việc thực hiệnchính sách thương binh, liệt sĩ.Đã có sự thiếu trách nhiệm củaai đó trong quá trình thực thitrách nhiệm, gây lãng phí, thấtthoát ngân sách dành cho côngtác đền ơn đáp nghĩa; đã từng cósự lãng quên hay thờ ơ vớinhững người đã khuất và nhữngngười tận hiến cuộc đời mìnhcho hòa bình, độc lập dân tộc...

Trở thành nét đẹp truyềnthống, cứ đến tháng bảy hàngnăm, nhiều hoạt động tri ân anhhùng, liệt sĩ, gia đình có côngvới dân, với nước lại diễn ra ởnhiều địa phương trên cả nước.Những nén nhang thơm, nhữngcuộc tìm kiếm hài cốt thànhcông, đưa các anh, các chị vềnơi yên nghỉ với người thân,những cuộc tìm kiếm, quy tậpmộ liệt sĩ còn tiếp tục ở sân bayTân Sơn Nhất hay đâu đó;những hoạt động chăm lo chocuộc sống, công ăn việc làm củathương binh, người thân liệt sĩ,phụng dưỡng bà mẹ Việt Namanh hùng đã trở thành nghĩa cửcao đẹp của nhiều tổ chức xãhội, cá nhân hướng về ngày Giỗthiêng liêng này.

Bất chợt tôi lại nhớ đến ca từ,giai điệu đẹp của một bài hát nổitiếng về người thương binh - Vếtchân tròn trên cát: ...“Vết chântròn vẫn đi về trên con đường

VĂN HÙNG

(Xem tiếp trang 5)

Page 3: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Thưa ông, đối với một cơquan kiểm toán nhà nước, côngtác lập kế hoạch kiểm toán vàxây dựng các tiêu chí lựa chọncuộc kiểm toán luôn đóng mộtvai trò rất quan trọng. Xin ôngcho biết, tại Vương quốc Anh,quá trình này được thực hiệnnhư thế nào?

Hằng năm, Cơ quan Kiểmtoán quốc gia của Vương quốcAnh sẽ lập kế hoạch kiểm toánbằng cách xem xét lựa chọn vàxây dựng danh sách các hạngmục ưu tiên để thực hiện kiểmtoán. Chẳng hạn, năm 2016chúng tôi lựa chọn 6 cuộc kiểmtoán trong khi danh sách cókhoảng 30-40 cuộc, do đóchúng tôi phải lập thứ tự ưu tiêncho những cuộc kiểm toán này.Tổng Kiểm toán là người cótiếng nói cuối cùng khi ông ấyphê duyệt kế hoạch kiểm toán.

Tiêu chí lựa chọn các cuộckiểm toán phụ thuộc vào nhiềuyếu tố: thứ nhất là liên quan đếngiá trị, thứ hai là sự tác động tớicông chúng. Ngoài ra, chúng tôicũng ưu tiên đối với những vấnđề mà công chúng quan tâm. Vídụ, khi người dân phản ánh vềmột vụ bê bối hay đại biểu Quốchội yêu cầu theo dõi một vụ việcthì tầm quan trọng của vấn đề

đó sẽ được đặt cao hơn. Tuynhiên, điều này cũng không diễnra thường xuyên.

Về cơ bản, tiêu chí lựa chọncuộc kiểm toán là những bộ tiêuchí chuẩn, phụ thuộc vào một sốthông tin chính như: quy mô, tínhchất của cuộc kiểm toán… Đâylà những yếu tố hết sức quantrọng nhưng là tiêu chí chung,không phải tiêu chí cụ thể.

Thực tế cho thấy, so với việcđánh giá hiệu quả một chươngtrình, một dự án thì việc đánhgiá hiệu quả trong công tácquản lý, điều hành của các cơquan nhà nước bao giờ cũngkhó khăn hơn. Ông có thể chiasẻ một vài kinh nghiệm về vấnđề này không?

Theo tôi, có thể đánh giáhiệu quả trong công tác quản lý,điều hành của một cơ quan, tổchức dựa trên những yếu tố sau:

Thứ nhất, xem xét các hoạtđộng thực tiễn mang tính tiêuchuẩn của cơ quan, tổ chức đó.Ví dụ, khi một tổ chức xây dựngkế hoạch và các chỉ số KPI (hệthống đo lường và đánh giá hiệuquả công việc), các báo cáo hiệuquả hoạt động hàng năm của tổchức sẽ được xây dựng trên cơsở kế hoạch và các chỉ số KPInày. Cơ quan kiểm toán nhànước có thể đánh giá dựa trênbáo cáo hiệu quả hoạt độnghàng năm của tổ chức đó. Đấylà một cách.

Thứ hai, chúng ta có thểđánh giá ban quản trị, nhóm

Ông Ross Campbell - Giám đốc lĩnh vực công, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales

chia sẻ những kinh nghiệm kiểm toán tại Vương quốc Anh

Page 4: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

quản lý hay ban điều hành củacơ quan, tổ chức theo các tiêuchí sau: Một là, những ngườiđược bầu vào ban quản trị có đủtư cách đại diện cho các hoạtđộng, các lĩnh vực hay chứcnăng của cơ quan, tổ chức? Hailà, họ có thường xuyên trao đổi,bàn bạc? Nếu các thành viêntrong ban quản trị thậm chí cònchưa gặp nhau thì không thể nóitổ chức đó hoạt động hiệu quả.Ba là, các quyết định của banlãnh đạo có được ghi nhớ mộtcách chính xác, kịp thời bằngbiên bản? Bốn là, có bằngchứng cho thấy những hoạtđộng cụ thể sau mỗi cuộc họp,cuộc trao đổi hay kiến nghịkhông? Tôi nghĩ, có thể xem xétnhững chứng cớ này để đánh giátính hiệu quả của ban quản trịhay ban điều hành của một cơquan, tổ chức.

Trong thực tế, những môhình quản trị DN có thể áp dụngcho các cơ quan nhà nước. ỞAnh, chúng tôi đã từng gửi LuậtQuản trị DN cho các cơ quancủa Chính phủ với hy vọng cáccơ quan này áp dụng một phầnnhững mô hình của DN. Ví dụ,hội đồng quản trị DN có nhữngthành viên không điều hành,những thành viên này đảm nhậnvai trò tư vấn độc lập cho hoạtđộng của công ty. Ban kiểm soátcũng được lãnh đạo bởi mộtthành viên không điều hành, cóbộ phận kiểm toán nội bộ. DNcó thể đẩy mạnh kiểm toán nộibộ bằng cách phối hợp với kiểmtoán độc lập. Đấy là những kinhnghiệm tốt mà các cơ quan nhànước nên áp dụng từ các môhình quản trị của DN. Cơ quankiểm toán nhà nước cần kiếnnghị điều này đối với chính phủ

cũng như quốc hội để đẩy mạnhhơn nữa hiệu quả của công tácquản trị.

Vâng, đó rõ ràng là nhữngkinh nghiệm tốt, thế nhưngtrên thực tế, việc thuyết phụcmột cơ quan nhà nước áp dụngthông lệ của DN thường khôngdễ dàng, nếu không muốn nóilà rất khó khăn, thưa ông?

Đúng là để thực hiện đượcđiều này không dễ. Ở Anh,chúng tôi cũng mất rất nhiềuthời gian và công sức để thuyếtphục Chính phủ áp dụng. Mộttrường hợp cụ thể, trong nhữngnăm 1980, sau khi Chính phủ cũkhông tự quản và chi quá nhiềukhoản không hợp lý thì Chínhphủ mới xuất hiện với nhiều đạidiện là doanh nhân. Vấn đề đặtra, liệu có thể coi Chính phủmới như một loại hình công tyđặc biệt và áp dụng những quytắc trong kinh doanh haykhông? Với kinh doanh, DNphải thu hút vốn và tạo niềm tincho nhà đầu tư bằng cách liêntục nâng cấp các tiêu chuẩn chấtlượng để đảm bảo không có sựcố xảy ra. Nếu có sự cố nào đókhiến đầu tư suy giảm thì rõràng DN sẽ mất tiền.

Trường hợp chính phủ cũngtương tự như vậy. Với tư cách làngười đóng thuế, người dân có

quyền hy vọng, kỳ vọng chínhphủ sẽ hoạt động hiệu quả nhưDN. Tuy nhiên, Chính phủ cũcủa Anh lúc đó đã tiêu rất nhiềunguồn vốn công (tiền của dânchúng). Người dân đặt rất nhiềudấu hỏi về sự lãng phí tiền củanhà nước trong các dự án đầu tưvề cơ sở hạ tầng, thông tin…Chính phủ cũ có khi chi đến 1 tỷUSD nhưng cũng không manglại điều gì mới mẻ. Tình trạngđó dẫn đến rất nhiều phảnkháng, đặc biệt là đối với các cơquan cung cấp dịch vụ công.Cuối cùng, Chính phủ mới gồmrất nhiều thành phần là doanhnhân đã thống nhất được vớingười dân về cách xử lý. Dầndần, chúng tôi cũng áp dụngđược những tiêu chuẩn trongquản trị DN vào hoạt động củaChính phủ và các cơ quan củaChính phủ.

Ở Anh có một câu nói:“Đừng để phí những trường hợpxảy ra khủng hoảng”, hay như ởViệt Nam có câu: “Thất bại làmẹ của thành công”. Tức là, khikhủng hoảng xảy ra và có tìnhtrạng lãng phí của công, chúngta cần xem xét nguồn gốc củavấn đề để nhân cơ hội này yêucầu đổi mới. Cần phải tận dụngcơ hội mang lại từ những thấtbại hay khủng hoảng để có thểcải tổ và thay đổi.

Vậy thưa ông, để chính phủcó thể nâng cao trách nhiệmgiải trình cũng như nâng caotrách nhiệm trong sử dụngnguồn lực công, nên chăng,các cơ quan nhà nước phải cóbáo cáo hiệu quả thường niênvà có hướng dẫn cụ thể về tiêuchí KPI của từng cơ quan?

Tôi nghĩ, đây là một ý kiến

Số 61 - Tháng 7/2017

Page 5: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

hay, mặc dù việc này sẽ khiếncác cơ quan của chính phủ tăngthêm áp lực công việc. Về dàihạn, nó sẽ rất tốt. Chúng ta cũngbiết, sức khỏe chung của nềnkinh tế có mối quan hệ tất yếuvới sức mạnh của chính phủ.Cũng như muốn thu hút vốn đầutư, DN phải tạo được niềm tincho nhà đầu tư. Một cơ quancủa chính phủ muốn thu hútđược nhiều nhà đầu tư bênngoài vào thị trường thì trướchết phải tạo được niềm tin chocác nhà đầu tư nước ngoài, cáctổ chức quốc tế về tính minhbạch trong các điều khoản củachính phủ và những người điềuhành đất nước.

Giải pháp cho vấn đề này làtăng cường hơn nữa tính minhbạch. Khi đánh giá tình hình củamột quốc gia, các tổ chức xếphạng quốc tế thường xem xétcác yếu tố khác nhau như: quyđịnh về pháp luật, các hoạt độngtài chính, khả năng chịu đựngnhững cú sốc, tính hiệu quảtrong hoạt động của chínhphủ… Bởi vậy, sớm hay muộn,nếu muốn có một nền kinh tếphát triển, chính phủ phải đảmbảo được tính minh bạch.

Trên đây, ông có nhắc đếnviệc kiểm toán viên phải rất khókhăn để thuyết phục Chính phủAnh áp dụng những thông lệ tốtcủa DN. Vậy đối với những kiếnnghị kiểm toán nói chung, cácđơn vị được kiểm toán tại Anhthường thực hiện và sử dụngnhư thế nào, thưa ông?

Tôi không nghĩ Vương quốcAnh là nước thực hiện tốt cáckiến nghị kiểm toán, vấn đề nàytùy thuộc vào từng lĩnh vực.Nếu đó là lĩnh vực có sự thamgia của các Ủy ban của Quốchội - nơi hoạt động rất chủ độngvà tích cực, thì việc chấp hànhthực hiện kiến nghị kiểm toán sẽtốt hơn. Thường thì khi cơ quanKiểm toán quốc gia tiến hành ràsoát, đánh giá và đưa ra kiếnnghị, các đơn vị được kiểm toáncó ý kiến tiếp thu, một năm sauđó họ sẽ báo cáo về tình hìnhthực hiện.

Cơ chế chính thống của việcthực hiện kiến nghị kiểm toántại Anh là: sau khi công bố báocáo kiểm toán, cơ quan Kiểmtoán quốc gia có cuộc trao đổi,thảo luận với cơ quan của Quốchội (hoạt động độc lập). Cơquan này sẽ viết báo cáo trình

Chính phủ và yêu cầu Chínhphủ trả lời báo cáo đó. Thôngthường, Chính phủ không nhấtthiết phải thực hiện theo đúngkiến nghị mà tùy thuộc vào từngtrường hợp. Đối với cơ quanchịu trách nhiệm đang hoạtđộng tốt và đủ mạnh, sau khichúng tôi tham vấn ý kiến,Chính phủ sẽ yêu cầu cơ quanđó triển khai thực hiện kiến nghịkiểm toán.

Trong vấn đề thực hiện kiếnnghị kiểm toán, có một quốc giađã tạo cho tôi ấn tượng rất tốt, đólà Hàn Quốc. Cách đây hơn 1năm, khi đến thăm Hàn Quốc, tôithấy vai trò của cơ quan kiểmtoán ở đây rất mạnh. Các cơquan của Chính phủ Hàn Quốcbuộc phải có trách nhiệm về mặtpháp lý trong việc thực hiện kiếnnghị kiểm toán. Nếu không chấphành, các cơ quan này có thể bịmất phí và phải chịu phạt. Tôicho rằng, vai trò và sức mạnhcủa cơ quan kiểm toán ở HànQuốc là điều mà Vương quốcAnh cần phải học tập.

Trân trọng cảm ơn nhữngchia sẻ của ông!n

XUÂN HỒNG (thực hiện)

mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đếntrường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hátquê hương...”. Cảm ơn nhạc sĩ tài hoa đã phác họahình ảnh người thương binh thật lãng mạn bằngnét bút âm nhạc đầy cảm xúc để nói về những mấtmát sau chiến tranh, niềm lạc quan sâu sắc củangười lính trở về sau cuộc chiến. Họ đã hy sinh,đã mang thương tật nhưng vẫn biết chấp nhậncuộc sống thực tại để vươn lên bằng nghị lực sốngvới tinh thần tàn mà không phế.

Ngày kỷ niệm 27/7 cũng là ngày để chúng ta

nhắc lại thông điệp: hãy loại trừ chiến tranh rakhỏi đời sống con người! Hãy không bị độngtrước những biến cố của thời cuộc; biết ứng xửkhôn khéo để bảo vệ nền độc lập, tự do của dântộc bởi các thế hệ cha anh mình phải mất nhiềuthập kỷ mới giành lại được.

Anh giải phóng quân ngã xuống, hy sinh trênđường băng sân bay Tân Sơn Nhất đã trở thànhdáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ 20. Tên anh đãthành tên đất nước. Cảm xúc ấy lại ùa về trong tôitrong những ngày kỷ niệm thiêng liêng này.n

(Tiếp theo trang 2)

Page 6: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Nguy cơ tụt hậu và mắc bẫythu nhập trung bình

Bước ra khỏi chiến tranh, ViệtNam là một trong những nướcnghèo nhất thế giới, nhờ kết quảcủa quá trình Đổi mới, nước tađã có những bước tiến rõ rệt: Từnăm 2000 đến nay, tốc độ tăngtrưởng kinh tế trung bình khoảng6,4%/năm, tỷ lệ đói nghèo giảmxuống dưới 3% so với mứckhoảng 50% đầu những năm1990. Đặc biệt từ năm 2008, ViệtNam chính thức vượt qua mứcGDP bình quân đầu người 1.000USD và bước vào ngưỡng nướccó thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, giáo sư KenichiOhno - Viện Nghiên cứu chínhsách công Nhật Bản vẫn đưa ra sựđánh giá khá dè dặt. Theo ông,“so

với cách đây 20 năm, cơ cấu kinhtế Việt Nam hiện nay có thay đổinhưng nhìn kỹ lại không rõ”.

Thực tế cho thấy, tốc độ tăngtrưởng hiện nay của Việt Nam cómột phần đóng góp quan trọng từnguồn lực bên ngoài chứ chưaphải nội lực thực tại của nền kinhtế. Hiện, 65% các mặt hàng xuất

khẩu của Việt Nam là hàng chếtạo, chế biến nhưng phần nhiềuthuộc khu vực FDI, còn DNtrong nước vẫn chủ yếu xuấtkhẩu các mặt hàng với giá trị giatăng không cao như dệt may, dagiày, nông sản…

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tếViệt Nam 2017 mới đây, Trưởngban Kinh tế Trung ương NguyễnVăn Bình thẳng thắn: Việc chúngta cần làm và làm ngay là đánhgiá lại mức độ bền vững củanhững lợi thế so sánh thườngnhắc tới như nhân công lao độngdồi dào, giá rẻ… trong bối cảnhgiai đoạn dân số vàng chỉ tồn tạingắn ngủi khoảng 10 năm nữa vàsự cạnh tranh ngày một gia tăngtừ các quốc gia với chi phí sảnxuất thấp hơn.

HỒNG NHUNG

Bẫy thu nhập trung bìnhlà tình trạng phát triểnkinh tế khi quốc gia đạtđến một mức thu nhậpbình quân nhất định (donhững lợi thế sẵn có) vàgiẫm chân tại mức thunhập ấy mà không thểvượt qua ngưỡng đó đểtrở nên giàu có hơn.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sảnphẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ướctính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó quýI tăng 5,15%, quý II tăng 6,17%. Như vậy, kinh tế vĩ mô6 tháng đầu năm đã cho thấy những dấu hiệu tíchcực,tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng cả năm đạt 6,7%vẫn là một thách thức lớn.

Các chuyên gia lo ngại, nếu GDP cả năm 2017 khôngđạt 6,7% thì đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta khôngđạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự chững lại vềtăng trưởng của Việt Nam được cho là quá sớm, khiếnnguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình ngày càng rõnét hơn. Qua kinh nghiệm của nhiều nước, để có thểtăng gấp đôi GDP trong vòng khoảng 10 năm, trung bìnhtăng trưởng kinh tế các năm phải trên 7%.

Page 7: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Ông Bình dẫn ra câu chuyệncủa Nhật Bản những năm 1960,sau Thế chiến thứ II, Thủ tướngNhật Bản lúc bấy giờ là ôngHayato Ikeda đã đề ra “Kế hoạchtăng gấp đôi thu nhập trong vòng10 năm” - một mục tiêu đượcđánh giá là bất khả thi tại thờiđiểm đó. Tuy nhiên, với các giảipháp chính sách đồng bộ, tậptrung phát triển công nghiệp,thúc đẩy tự do hóa thương mại,đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạtầng, đổi mới công nghệ và đặcbiệt là giáo dục, Nhật Bản đã tạora giai đoạn “những năm 60vàng” khi chỉ trong 6 năm, GDPđã tăng gấp đôi. Bên cạnh đó,cũng có trường hợp ngược lại.Những năm 1950, có quốc giatừng là nền kinh tế phát triển thứhai châu Á, nhưng do lựa chọnchính sách chuyển trọng tâmkhỏi nông nghiệp để phát triểndịch vụ, bỏ qua công nghiệp hóa,nước này đã lần lượt bị Thái Lanhay Malaysia vượt qua.

Vì thế, “có khi chỉ một sailầm hay thiếu quyết tâm tronglựa chọn chính sách, cả nền kinhtế phải trả giá bằng nhiều năm,nhiều thập kỷ và thậm chí sẽkhông bao giờ vượt qua đượcbẫy thu nhập trung bình”. ÔngBình khẳng định.

Theo số liệu thống kê của Tổchức Hợp tác Kinh tế và Phát triển(OECD), trong số 113 nước, vùnglãnh thổ thuộc nhóm thu nhậptrung bình vào năm 1960, đến naychỉ có 13 nền kinh tế vượt thànhcông bẫy thu nhập trung bình vàtrở thành những nền kinh tế có thunhập cao, tiêu biểu là Nhật Bản,Hàn Quốc, Singapore...

TS. Nguyễn Xuân Thành -Đại học Fulbirght Việt Nam - bàytỏ sự quan ngại: cuối năm 2015,

Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăngtrưởng cho năm 2016 là 6,7%, kếtquả cuối cùng chỉ là 6,21%. Cuốinăm 2016, Chính phủ vẫn kiênquyết đưa ra mục tiêu 6,7% chonăm 2017, nhưng với kết quả5,1% trong quý 1 thì ba quý cònlại phải đạt bình quân 7%.

Ông Thành nhận định: Kếhoạch trung hạn 5 năm cũng đặtra mục tiêu tăng trưởng từ 6,5-7%. Năm 2016 đã không đạt, nếunăm 2017 tiếp tục như thế nữathì những năm còn lại chúng tasẽ phải tăng tốc nhanh. Đó là sứcép lớn để đảm bảo mục tiêu tăngtrưởng trong trung hạn. Về dàihạn, mắc bẫy thu nhập trungbình và nguy cơ tụt hậu là cóthực. Báo cáo Việt Nam 2035 chỉra, nếu tăng trưởng bình quân đạtdưới 6% thì 20 năm nữa ViệtNam vẫn thua nhiều nền kinh tếchâu Á ngày hôm nay.

Về vấn đề này, GS. JayRosengard - Trưởng Chính sáchcông Kennedy, Đại học Harvard-cho rằng, điều quan trọng ở đâylà chất lượng tăng trưởng. ViệtNam có tiềm năng rất lớn vàđang có lợi thế cạnh tranh hơncác đối thủ khác nhưng cũng tồntại những điểm nghẽn, nhất là

năng suất thấp đang làm lợi thếcạnh tranh về dân số và lao độnggiảm đi.

Biện pháp nào có thể thúc đẩy tăng trưởng?

“Vậy, Việt Nam cần làm gì đểgiải quyết bài toán phát triển kinhtế nhanh, bền vững trong trung vàdài hạn, vượt qua bẫy thu nhậptrung bình cũng như sớm trởthành “một con hổ mới” của kinhtế châu Á?” - Trưởng ban Kinh tếTrung ương nêu câu hỏi.

GS. Jay Rosengard cũng đặtnghi vấn: Liệu Việt Nam có trởnên giàu có trước khi dân số giàđi hay không? Việt Nam phảitận dụng lợi thế dân số trẻ nhưthế nào?

Bất chấp quyết tâm của Chínhphủ giữ mục tiêu tăng trưởngGDP 6,7% trong năm nay, nhiềuchuyên gia cho rằng, đây chỉ làmục tiêu điều hành, thực tế tăngtrưởng GDP của Việt Nam đangphụ thuộc rất nhiều vào quá trìnhtái cấu trúc nền kinh tế.

TS. Nguyễn Xuân Thành kiếnnghị: Lành mạnh hóa hệ thốngngân hàng thương mại thông quaxử lý nợ xấu và nâng vốn chủ sởhữu phải là ưu tiên chính sách

Page 8: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

hàng đầu. Trong trung hạn, thay vì đổi đất lấy hạ tầngkhiến cho hoạt động không minh bạch, làm tăng nợcông, có thể đổi phương thức huy động vốn cho đầutư công. Đó là, chấp nhận cho các địa phương đầu tưcơ sở hạ tầng bằng trái phiếu công trình, đảm bảo bằngquyền sử dụng đất, Nhà nước không bảo lãnh thì khônggánh nợ công; tiến hành đấu thầu cạnh tranh, hạ tầngđầu tư xong thì giá trị càng cao và thực hiện đấu giáđất, thu tiền về và sẽ trả nợ trái phiếu. Như vậy, vừađầu tư cơ sở hạ tầng, không làm tăng nợ công mà vẫnđảm bảo minh bạch. Trong dài hạn, có thể nghĩ tới cảicách thuế, đặc biệt là thuế bất động sản để đầu tư hạtầng tại địa phương, sử dụng hình thức PPP và cải cáchthể chế để nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Về mặt thương mại, chuyên gia Kinh tế trưởngNgân hàng Thế giới tại Việt NamSebastian Eckardt đềnghị, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biếnđộng, Việt Nam cần tập trung thực hiện các biện pháphỗ trợ thương mại, thực hiện các hiệp định thươngmại tự do để tạo đà tốt cho phát triển.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tếTrung ương Nguyễn Đình Cung cũng đưa ra phươngán: ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục cải thiện môitrường kinh doanh, thực hiện bằng được kỷ luật ngânsách và tài khóa, ít nhất là đóng băng chi thườngxuyên hoặc cắt giảm vài điểm % chi thường xuyên,chúng ta nên tập trung vào những ngành, lĩnh vực sảnxuất có thể tăng năng suất lao động, tạo thuận lợi thúcđẩy giải ngân FDI và ODA đã cam kết...

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, có ba giải pháp đểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không dựa vào khaithác dầu thô hay các tài nguyên:

Thứ nhất, kích thích tiêu dùng vì tiêu dùng trongnước chiếm khoảng 75% tổng GDP năm 2016 vớitổng giá trị khoảng 3,8 triệu tỷ đồng/năm, trong khiGDP là 4,5 triệu tỷ đồng. Như vậy, chỉ cần kích cầutiêu dùng tăng thêm 1% thì nước ta có thêm khoảng38.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với xuất khẩu 1 triệutấn dầu (tương đương 9.200 tỷ đồng).

Thứ hai, đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch. Nămngoái, du lịch đóng góp 35.000 tỷ đồng. Nếu năm naylàm tốt, du lịch có thể tăng thêm khoảng 30%, chúng tasẽ có thêm khoảng 7.000 đến 8.000 tỷ đồng.

Thứ ba, Việt Nam đã có 61.000 DN tư nhân đượcthành lập sau một năm, nhưng để nuôi dưỡng nhữngDN này phát triển là cả một vấn đề, bởi vậy, cần phảiquyết liệt hơn trong cải thiện môi trường kinh doanh,nuôi dưỡng DN.n

Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước

Tại cuộc họp báo chuyên đề của Bộ Tàichính mới đây, Phó Cục trưởng Cục Tài chínhDN Đặng Quyết Tiến cho biết, tiến độ cổ phầnhóa (CPH) và thoái vốn tại các DNNN đang bịchậm lại. Tính đến giữa tháng 6/2017, mới có19 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệtphương án CPH.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đếncuối tháng 5/2017, các tập đoàn, tổng công tyđã thoái được 3.445 tỷ đồng và thu về 14.806 tỷđồng. Tuy nhiên, con số thu về này phần lớn lànhờ việc bán vốn tại Vinamilk đã được thựchiện từ cuối năm ngoái (hơn 11.000 tỷ đồng).

Theo đại diện Bộ Tài chính, nguyên nhâncủa tình trạng này là do quá trình thực hiệnCPH có nhiều nội dung phức tạp, nhất là việcxác định giá trị DN. Tại các DNNN có quy môlớn, việc bóc tách các vấn đề khi CPH sẽ đụngchạm trách nhiệm lãnh đạo DN qua các thờikỳ và chính lãnh đạo DN hiện tại. Vì thế,người đứng đầu DN có tâm lý e ngại, né tránhtrách nhiệm, trông chờ vào cơ chế, chính sáchmới. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan là dothị trường chưa hấp thụ tốt cũng dẫn đến việcnhiều DN chưa bán được vốn.

Để tăng cường xử lý trách nhiệm thu vàoNSNN phần cổ tức, lợi nhuận được chia đốivới phần vốn góp của Nhà nước, tránh trườnghợp cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đểlại DN và điều chỉnh tăng vốn điều lệ, Bộ Tàichính trình Chính phủ bổ sung quy định:Người đại diện vốn nhà nước tại DN có cổphần, vốn góp chi phối của Nhà nước phải báocáo xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sởhữu, sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu đãthống nhất với Bộ Tài chính việc phân chiaphần lợi nhuận còn lại để tham gia ý kiến, biểuquyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông,cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồngthành viên (tương tự quy định đối với ngườiđại diện vốn nhà nước tại DN là ngân hàngthương mại cổ phần tại Nghị định số57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chínhphủ và thực tế điều hành việc này của cơ quanđại diện chủ sở hữu vốn tại một số DN cổphần thời gian qua).

Page 9: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Quy định rõ các nguyên tắc chuyển nhượngvốn nhà nước

Bộ Tài chính đề nghị: Việc xác định giá khởiđiểm khi chuyển nhượng vốn được thực hiện thôngqua DN có chức năng thẩm định giá theo quy địnhcủa pháp luật về thẩm định giá, đảm bảo xác địnhđầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước/vốn củaDNNN đầu tư tại DN khác bao gồm cả giá trị đượctạo bởi quyền sử dụng đất giao, quyền sử dụng đấtthuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, quyềnsử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp theoquy định của pháp luật về đất đai và giá trị cácquyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của DN khác theoquy định của pháp luật tại thời điểm chuyểnnhượng vốn. Việc sử dụng giá khởi điểm để thựchiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quyđịnh tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc tốiđa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thưthẩm định giá có hiệu lực đến ngày công bố trúnggiá chuyển nhượng vốn.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng quy địnhrõ các nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhànước/vốn của DNNN tại DN khác. Cụ thể:

Một là, việc chuyển nhượng vốn nhà nước phảiđúng tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhànước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp theogiai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

không thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Nhànước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần,vốn góp của Nhà nước quy định tại Điều 12 Nghịđịnh 91; chuyển nhượng vốn DNNN đầu tư rangoài phải gắn với đề án tái cơ cấu DNNN đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trên cơsở đề án tái cơ cấu DNNN chung do Thủ tướngChính phủ ban hành trong từng giai đoạn (hiện tạilà Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 phêduyệt Đề án tái cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tậpđoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016- 2020).

Hai là, việc chuyển nhượng vốn nhà nước/vốncủa DNNN tại công ty cổ phần không phải là chàobán thêm cổ phần ra công chúng và không áp dụngquy định về điều kiện chào bán, đăng ký chào bánchứng khoán (cổ phiếu) đối với công ty đại chúng.

Ba là, việc chuyển nhượng vốn nhà nước/vốncủa DNNN tại ngân hàng thương mại theo quyđịnh tại Nghị định này, đối với người nhận chuyểnnhượng trước khi trở thành người sở hữu phần vốnnhà nước/vốn của DNNN chuyển nhượng tại cácngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo cácđiều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Chủ sở hữu có vốn chuyển nhượng chịu tráchnhiệm công khai đầy đủ các thông tin về điều kiệntheo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng

Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

HỒNG ANH

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sảnxuất, kinh doanh tại DN đã được Quốc hội khóa 13, kỳhọp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thihành từ ngày 01/7/2015. Để hướng dẫn thi hành Luật,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CPngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN vàquản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN (Nghị định 91). Tuynhiên, qua gần 2 năm triển khai, việc thực hiện Nghịđịnh này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tàichính đã chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sungNghị định 91 với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Page 10: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

cho nhà đầu tư biết khi thực hiện chuyển nhượngvốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Bốn là, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần,phần vốn góp khi cơ quan đại diện chủ sởhữu/DNNN thực hiện chuyển nhượng vốn phảiđảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điềulệ tại DN có cổ phần, vốn góp theo quy định củapháp luật hiện hành. Việc mở, sử dụng tài khoảnvốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quanđến mua cổ phần, phần vốn góp tại DN Việt Namthực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Năm là, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch côngty của DNNN, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịutrách nhiệm giải quyết những tồn tại vướng mắc,khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thực hiệnchuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định củapháp luật hiện hành.

Thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nướctheo nhiều phương thức

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủtại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 và Quyếtđịnh số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017, quá trình ràsoát các quy định của pháp luật hiện hành có liênquan đến chuyển nhượng vốn và thực tiễn quá trìnhthoái vốn nhà nước/vốn của DNNN tại các DNkhác, Bộ Tài chính đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sungnội dung đã quy định tại Điều 38 Nghị định 91 theohướng phù hợp với quy định của pháp luật về chứngkhoán, đảm bảo nguyên tắc hoạt động chứng khoánvà thị trường chứng khoán, chính sách phát triển thịtrường chứng khoán. Cụ thể:

Một là, chuyển nhượng vốn nhà nước/vốnDNNN tại công ty cổ phần đã niêm yết cổ phiếuhoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứngkhoán được phân thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1, đối với cổ phần thuộc vốn nhànước/vốn của DNNN đã lưu ký chứng khoán, thìviệc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổphần thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏathuận trên hệ thống giao dịch hoặc tổ chức bán đấugiá công khai ngoài hệ thống giao dịch.

Trường hợp 2, đối với cổ phần thuộc vốn nhànước/vốn của DNNN chưa lưu ký chứng khoán, thìviệc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổphần thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặcbán đấu giá công khai ngoài hệ thống giao dịch.

Hai là, đối với vấn đề chuyển nhượng vốn nhà

nước/vốn DNNN tại công ty cổ phần chưa niêm yếthoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứngkhoán, Bộ Tài chính điều chỉnh theo 3 phương thức:

Phương thức đấu giá công khai: bao gồm đấugiá thông thường (nhà đầu tư tham gia đấu giákhông bị hạn chế số lượng đặt mua phần vốn nhànước/vốn của DNNN chuyển nhượng tại cuộc đấugiá) và đấu giá theo lô (nhà đầu tư tham gia đấu giáphải đặt mua toàn bộ số lượng vốn nhà nước/vốncủa DNNN chuyển nhượng tại cuộc đấu giá).

Phương thức chào bán cạnh tranh: là phươngthức chào bán cạnh tranh về giá nhằm tìm kiếm nhàđầu tư để thực hiện mục tiêu bán hết số lượng cổphần tương ứng với số vốn đã đầu tư tại công ty cổphần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịchtrên thị trường chứng khoán, sau khi đã thực hiệnphương thức bán đấu giá công khai (bao gồm cảđấu giá theo lô) nhưng không thành công hoặckhông bán hết số lượng cổ phần cần bán.

Phương thức thỏa thuận: là phương thức chuyểnnhượng vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sởhữu trực tiếp thỏa thuận với nhà đầu tư khi chàobán cạnh tranh không thành công trong trường hợpchỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ tham gia. Phươngthức thỏa thuận không áp dụng đối với trường hợpchào bán cạnh tranh không thành công khi có nhiềunhà đầu tư đăng ký tham gia phiên chào bán cạnhtranh nhưng không đăng ký mua hết số lượng cổphần cần bán.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định sửa đổi cũng bổsung quy định xử lý đối với trường hợp sau khi đãthực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn củaDNNN theo các phương thức nêu trên (đấu giácông khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) mà vẫncòn cổ phần chưa bán hết thì cơ quan đại diện chủsở hữu/DNNN căn cứ vào nhu cầu thị trường, lựachọn thời điểm để tiếp tục bán cổ phần theophương thức đấu giá hoặc chào bán cạnh tranh.Trường hợp bán theo phương thức thỏa thuận phảibáo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phépthực hiện bằng văn bản (tương tự như quy định tạiđiểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 91).

Đại diện Bộ Tài chính kỳ vọng, Nghị định sửađổi sau khi được Chính phủ xem xét, ban hành sẽtạo điều kiện cho quá trình chuyển nhượng vốnnhà nước và vốn của DNNN đầu tư tại DN khácdiễn ra hiệu quả, ngăn chặn thất thoát vốn và tàisản nhà nước.n

Page 11: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Ước tính nợ đọng XDCBchiếm đến 20-25% GDP

Phát biểu tại Hội thảo trên,ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủtịch VACC - cho biết, nhiều DNphản ánh bị nợ đọng XDCB vốnNSNN lên đến 2.000 tỷ đồng,trong khi vốn công ty chỉ khoảng200 - 300 tỷ đồng. Đáng chú ý,phần lớn nợ đọng này tập trungvào khối DNNN dẫn đến tìnhtrạng “Nhà nước nợ Nhà nước”,rất khó giải quyết. Nợ đọngXDCB diễn ra phổ biến và ởmức độ nghiêm trọng, gây ra cáchậu quả như: công trình thi côngdở dang, kéo dài; hiệu quả đầu tưkém; chiếm dụng vốn của nhau;nợ lương công nhân, nợ vật tư,nợ ngân hàng, nợ thuế, dẫn đếnmột số DN phải giải thể hoặcphá sản, góp phần làm cho nợxấu của ngân hàng tăng lên…

Theo Uỷ ban Thường vụQuốc hội, tính đến hết năm 2016,

tổng số nợ đọng XDCB vốnngân sách trung ương là hơn9.557 tỷ đồng. Còn theo TS.Dương Văn Cận - Tổng thư kýVACC - con số nợ đọng chínhthức trong XDCB là rất khóđong đếm và số liệu nợ đọng màVACC có được đến thời điểmnày ước khoảng 30.000 - 40.000tỷ đồng. Thời gian nợ dài hayngắn cũng khác nhau, trong đócó dự án, gói thầu kéo dài tới cả10 - 12 năm. Thậm chí, có DNchỉ thi công trong 3 năm và đãquyết toán nhưng nhà thầu vẫnnợ cả trăm tỷ đồng, chiếm 10%giá gói thầu. TS. Dương VănCận còn cho biết thêm, nợ đọngtrong XDCB không chỉ ở các dựán, gói thầu sử dụng vốn NSNN,vốn trái phiếu chính phủ mà ở tấtcả các dự án thuộc các nguồnvốn, ở các loại gói thầu như tưvấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa,vật tư...

Cũng tại Hội thảo, rất nhiềuDN xây dựng đã lên tiếng về cáckhoản nợ đọng XDCB của mình,cụ thể như: tính đến cuối năm2014, nợ đọng của Tổng công tyCP Xuất Nhập khẩu và Xây dựngViệt Nam (Vinaconex) là 2.346tỷ đồng; đến hết năm 2016 thìcon số đó giảm còn 1.185 tỷđồng. Tổng công ty Xây dựngTrường Sơn cho biết, tính đến31/5/2017, các CĐT còn nợ đơnvị này số tiền hơn 1.653 tỷ đồng;giá trị sản xuất dở dang cònchưa được nghiệm thu là 991 tỷđồng, trong khi đó đơn vị nàychủ yếu phải sử dụng nguồn vốnvay từ các tổ chức tín dụng vớilượng vay bình quân khoảng1.500 tỷ đồng và trả lãi là 126 tỷđồng/năm. Cũng tình trạngtương tự, tính đến hết năm 2016,nợ đọng vốn tại Tổng công ty319 trên 1.860 tỷ đồng, vượttrên 200% vốn chủ sở hữu. Nợ

Nợ đọng xây dựng cơ bản:

BẮC SƠN

Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) là một nội dungquan trọng của tái cơ cấu đầu tư công và lập lại kỷ cươngtrong đầu tư XDCB. Đây cũng là một trong các giải phápổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bềnvững. Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã luôn quantâm, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng NSNN, nhưng trên thực tế, nợ đọngXDCB kéo dài vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với các nhàquản lý và DN. Tại hội thảo “Nợ đọng XDCB - Biện pháptháo gỡ và hướng giải quyết” do Hiệp hội Nhà thầu Xâydựng Việt Nam (VACC) tổ chức, nhiều DN xây dựng đãlên tiếng xác nhận họ đang mòn mỏi chờ đợi nhữngkhoản nợ khổng lồ từ chủ đầu tư (CĐT).

Page 12: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

đọng tác động trực tiếp đến quátrình luân chuyển và sử dụngvốn của DN…

Theo ông Nguyễn Tuấn Phát -Giám đốc Ban kinh tế phát triểncủa Tổng công ty Sông Đà - vớicác hợp đồng thi công dự án đầutư sử dụng nguồn vốn nhà nướchoặc Nhà nước bảo lãnh vay vốnthì các nhà thầu thi công bao giờcũng bị giữ lại một khoản tiềnnhất định (3-5% tùy công trình)để CĐT chờ kết thúc thời hạnbảo hành của nhà thầu, đồng thờichờ cơ quan thẩm quyền phêduyệt quyết toán vốn đầu tư.Điều này đã làm nảy sinh bất cậpnhư sau: đối với một số côngtrình lớn, trọng điểm quốc gia,giá trị CĐT giữ lại của nhà thầurất lớn dẫn đến tình trạng thiếuhụt vốn phục vụ hoạt động sảnxuất kinh doanh. Chẳng hạn, Dựán thủy điện Sơn La có nhữnggiai đoạn giá trị giữ lại khoảng400 tỷ đồng; Dự án thủy điện LaiChâu giá trị giữ lại hiện naycũng gần 400 tỷ đồng... Thêmnữa, thời gian phê duyệt quyếttoán kéo dài, không xác định rõràng và thường vượt quá thờigian quy định do chờ các thủ tụckiểm toán, phê duyệt quyết toán

vốn đầu tư của cấp có thẩmquyền cũng làm nợ đọng của nhàthầu bị kéo dài, không thanh lýđược hợp đồng và không giảiquyết dứt điểm được công nợ.Thủy điện Sơn La đã khánhthành từ cuối năm 2012, Thủyđiện Lai Châu khánh thành cuốinăm 2016, nhưng đến nay vẫnchưa được phê duyệt quyết toánvốn đầu tư.

Đại diện VACC nhận định,hiện chưa có doanh thu chínhxác của các nhà thầu xây dựngtrên toàn quốc, nhưng ước tínhnợ đọng XDCB phải chiếm đến20-25% GDP. Do sợ nợ đọng,một số DN xây dựng lớn đãtuyên bố không nhận thi côngcác công trình vốn NSNN. Tuynhiên, cũng chỉ DN lớn mới dámlàm thế, những DN nhỏ nếutuyên bố như vậy thì không cóviệc để làm nên đành chấp nhậnđối mặt với tình trạng nợ đọng.Trong bối cảnh Quốc hội khóa14 đã nhất trí thông qua Nghịquyết về xử lý nợ xấu của các tổchức tín dụng, sức ép thu hồi vốntừ phía ngân hàng càng gia tăng,gây thêm áp lực lớn cho DN khimuốn triển khai các công trìnhtiếp theo.

Chủ đầu tư phải có ngân hàng bảo lãnh vốn

Theo đại diện của Vinaconex,một trong nhưng nguyên nhândẫn đến việc nợ tiền XDCB là donhu cầu đầu tư phát triển của xãhội trong thời gian qua rất lớn,dẫn đến việc các dự án xây dựngtăng lên một cách chóng mặt.Một số công trình, dự án khôngthể cân đối, bố trí nguồn vốn kịpthời để thanh toán khối lượnghoàn thành. Bên cạnh đó, vấn đềkỷ cương khi sử dụng vốn đầu tưXDCB và những quy định vềXDCB cũng bộc lộ nhiều bấtcập. Nhiều hạng mục công trìnhchi sai, chi không đúng mụcđích… nên không thể quyết toán.

Bàn thêm về nguyên nhân dẫnđến tình trạng nợ đọng XDCB,ông Hoàng Ngọc Tú - đại diệnTập đoàn DELTA - cho rằng, cóhai nhóm nguyên nhân chính dẫnđến tình trạng này.

Một là, nguyên nhân chủquan xuất phát từ phía nhà thầu.Cụ thể, các nhà thầu tìm hiểunăng lực tài chính của CĐTkhông kỹ trước khi ký kết hợpđồng; năng lực của nhà thầutrong công tác đàm phán, ký kếthợp đồng với CĐT; năng lựctrong việc quản lý và triển khaihồ sơ thanh quyết toán trong quátrình thi công vẫn còn yếu; chưacó biện pháp thu hồi nợ hiệuquả… Đây là nguyên nhân phổbiến chung cho nhiều nhà thầudẫn tới nợ đọng lớn và kéo dài.

Hai là, nguyên nhân kháchquan từ phía CĐT. Ở đây sẽ cóhai trường hợp thường xảy ra:Thứ nhất, CĐT không có nguồntài chính đảm bảo, xuất phát từvốn ban đầu ít nên ngân hàngkhông bảo lãnh hoặc khó khăntrong việc bán căn hộ; Thứ hai,

Page 13: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

CĐT có tài chính đủ nhưng cốtình kéo dài không trả nợ chonhà thầu, thậm chí còn tìm mọicách để trì hoãn hay gây khókhăn trong hồ sơ thanh toán vàquyết toán cho nhà thầu.

Ngoài ra, Luật Xây dựng củaViệt Nam cũng chưa có các quyđịnh cụ thể, thiết thực nhằm hạnchế nợ đọng trong XDCB, cácquy định hiện hành thì chưa đủmạnh để tạo sức ép khiến CĐTphải thực hiện thanh toán chonhà thầu như hợp đồng đã kýkết. Các nhà thầu tham dự Hộithảo đều rất đồng tình với ý kiếntừ đại diện của DELTA.

Để tạo điều kiện thuận lợitrong việc thanh quyết toán giữaCĐT và nhà thầu, tránh nợ đọngtrong XDCB, đại diện Tập đoànDELTA cho rằng, cần phải đảmbảo tính bình đẳng giữa chủ đầutư và nhà thầu. Cụ thể, Luật Xâydựng, Luật Đấu thầu và các luậtcó liên quan khác cần quy địnhbắt buộc CĐT phải có ngân hàngbảo lãnh vốn theo kế hoạch vốncủa dự án để chi trả cho nhà thầutheo hợp đồng đã ký kết. Điềunày cũng tương tự như việc CĐTyêu cầu nhà thầu phải có bảolãnh thực hiện hợp đồng. Hoặcchí ít, ở giai đoạn cuối của phầnkhối lượng thanh toán, CĐT phảicó bảo lãnh giá trị vốn thanhtoán cho nhà thầu. Đối với vốnngoài NSNN, trong quá trình xétduyệt cấp phép xây dựng, cơquan quản lý cần phải có các quyđịnh về năng lực tài chính củaCĐT, cụ thể như khả năng tàichính thực sự, khả năng thanhtoán các chi phí cho công trình,bảo lãnh của một cơ quan tàichính... thì mới được cấp phépcho xây dựng.

Đồng quan điểm với DELTA,

TS. Dương Văn Cận cho rằng,mặc dù Luật Đấu thầu đã quyđịnh hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu của gói thầu chỉ được pháthành để lựa chọn nhà thầu khinguồn vốn đã được thu xếp đủtheo tiến độ thực hiện gói thầu.Tuy nhiên, chế tài cụ thể ở cácvăn bản dưới luật chưa có nhữnghướng dẫn chi tiết, cụ thể nênquy định này cũng chỉ trên vănbản. Theo ông Cận, cần bổ sungcơ chế CĐT bảo lãnh vốn thanhtoán trong Luật Đấu thầu và LuậtXây dựng. Cụ thể, khi giá trịkhối lượng gói thầu còn lại từ 20 -30%, CĐT phải thực hiện thủ tụcbảo lãnh vốn thanh toán. Đâyđược xem như là một cam kết củaCĐT với nhà thầu về thanh toán.Những giá trị khối lượng đã hoànthành thủ tục thanh toán sau thờiđiểm này mà để kéo dài quá thờihạn theo quy định thì nhà thầu cóquyền phát văn bản yêu cầu CĐTthanh toán, phải tính lãi vay hoặcnhà thầu có thể thông báo dừngthi công nếu như CĐT không cònkinh phí thanh toán.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN,TS. Dương Văn Cận kiến nghị,

Chính phủ cần có cơ chế bố trívốn để từng bước hỗ trợ DN xâydựng. Theo đó, Chính phủ giaocho các Bộ, ngành, địa phươngthống kê, đánh giá, phân loại đểgiải quyết theo mức độ, thứ tự.Trong đó, ưu tiên số 1 sẽ dànhcho các dự án, gói thầu đã thựchiện đúng trình tự XDCB, làmxong các thủ tục, dự án đangphát huy hiệu quả nhưng chưathu xếp được nguồn kinh phí,tiếp đó mới giải quyết các dự ánkhác... Phương cách này sẽ tháogỡ dần từ dễ đến khó, từng bướcgiảm bớt gánh nặng nợ đọngtrong XDCB.

Bên cạnh đó, cơ chế đầu tư xâydựng cần được hoàn thiện theohướng kiểm soát chặt chẽ từ khâuthẩm định dự án và thủ tục đấuthầu, làm rõ trách nhiệm, cá nhântrong việc lập, thẩm định, phêduyệt dự án đầu tư. Luật Đấuthầu, Luật Xây dựng và các luậtliên quan cần bổ sung các quyđịnh cụ thể và có chế tài đủ mạnhtrong các khâu lập, thẩm định, phêduyệt vốn đầu tư nhằm hỗ trợ DNvà tránh hậu quả gây thất thoát,lãng phí tiền của Nhà nước.n

[email protected]

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến31/12/2014, số nợ đọng XDCB vốn ngân sách trung ươngvà trái phiếu chính phủ là hơn 21,4 nghìn tỷ đồng, còn sốnợ đọng XDCB đến hết kế hoạch năm 2015 chưa bố trínguồn thanh toán là hơn 14 nghìn tỷ đồng. Kết quả kiểmtoán của KTNN cho thấy, 30/48 địa phương phát sinh nợđọng XDCB mới hơn 7,2 nghìn tỷ đồng, các cơ quan trungương phát sinh nợ gần 107,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ đọngXDCB đến hết 31/12/2015 so với tổng chi ĐTPT năm2015 của một số địa phương còn rất lớn, cụ thể như: tỉnhHà Nam khoảng 786% (gần 6.360/809 tỷ đồng); NinhBình hơn 232% (hơn 5.570/2.397 tỷ đồng); Bạc Liêu hơn152% (467/307 tỷ đồng); TP. Hải Phòng hơn 118%(3.199/2.703 tỷ đồng); Hải Dương hơn 101%(1.926/1.901 tỷ đồng)...n

Page 14: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Lộ trình thu thuế người bánhàng qua Facebook

Vấn đề thu thuế qua Face-book thực sự được “xới” lên khivào đầu tháng 6/2017, các chicục thuế tại TP. HCM đã gửi thưmời gần 13.500 chủ tài khoảnFacebook đến làm việc để kêkhai thuế. Tuy nhiên, cơ quanthuế TP.HCM gần như khôngnhận được phản hồi từ những“khách mời” này.

Tiếp theo, Cục Thuế TP. HàNội cũng triển khai một việctương tự, đó là gửi thông báoqua tin nhắn đến hơn 11.000chủ tài khoản chưa đăng kýthuế để hướng dẫn đăng ký vàkê khai thuế.

Ông Viên Viết Hùng - PhóCục trưởng Cục Thuế TP. HàNội - cho biết: sau khi Cục Thuếgửi thông báo đến các chủ tàikhoản bán hàng trên trang Face-book cá nhân, từ ngày 19/6/2017đến nay, nhiều chủ tài khoản đãtự giác đăng ký và kê khai thuếtheo quy định của Luật Quản lýthuế. Theo ông Hùng, điều nàythể hiện sự quan tâm, hiểu biếtvà ý thức trách nhiệm của các cánhân tham gia kinh doanh. Mặc

dù vậy, vẫn còn một số chủ tàikhoản tỏ ra băn khoăn, chưaphân định rõ việc đăng ký, kêkhai thuế và việc nộp thuế, chưahiểu rõ việc xác định thu nhập vàcác khoản thuế phải nộp nênchưa cung cấp thông tin cho cơquan thuế.

Ông Hùng khẳng định, theoLuật Quản lý thuế, cá nhân thamgia kinh doanh phải đăng kýthuế để được cấp mã số thuế,đồng thời phải kê khai thuế 1lần/1 năm (nếu quy mô kinhdoanh không thay đổi). Theoquy định của Thông tư92/2015/TT-BTC của Bộ Tàichính hướng dẫn về thuế GTGT,thuế TNCN đối với cá nhân thìchỉ các cá nhân hoạt độngthương mại, kinh doanh códoanh thu trên 100 triệuđồng/năm mới phải nộp thuế.Đối với trường hợp doanh thudưới 100 triệu đồng/năm, cánhân không phải nộp thuếnhưng phải đăng ký thuế và kêkhai thuế.

Cục Thuế TP. Hà Nội khuyếncáo, các cá nhân đang kinhdoanh trên mạng hợp tác với cơquan thuế và chủ động thực hiện

nghĩa vụ đăng ký, kê khai thuếtheo mẫu trên website của CụcThuế. Sau đó, cá nhân có thể nộphồ sơ trực tiếp, hoặc gửi quađường bưu điện về chi cục thuếnơi đặt cửa hàng hoặc nơi cư trú,tạm trú.

Trong giai đoạn này, cơ quanthuế sẽ tạo điều kiện để hướngdẫn người dân hiểu rõ tráchnhiệm của mình, đồng thời hỗtrợ, vận động người kinh doanhđăng ký thuế và tự giác thực hiệnnghĩa vụ theo quy định.

Cơ quan thuế sẽ phối hợp vớiBộ Công Thương, Bộ Thông tinvà Truyền thông, các đơn vị quảnlý mạng xã hội như Facebook,Google… để nắm bắt danh sáchcác website, các tài khoản củanhững tổ chức, cá nhân có hoạtđộng thương mại điện tử trênmạng xã hội.

Cơ quan thuế cũng sẽ đề nghịNgân hàng Nhà nước cung cấpbản sao kê tài khoản của các cánhân, tổ chức có kinh doanh quaFacebook, đồng thời đề nghị đơnvị cung ứng vận chuyển cungcấp số lượng hàng hóa vậnchuyển, doanh thu thu hộ (nếucó) của từng tổ chức, cá nhân để

THÙY ANH

Gần đây, dư luận đang xôn xao về việc cơ quan thuếđã thật sự “chạm” đến thị trường bán hàng online quacác trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Nhìnchung, đa số ý kiến đều thể hiện sự ủng hộ đối với chủtrương này nhưng vẫn tỏ ra lo ngại về tính khả thi củanó trong quá trình thực hiện.

Page 15: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

cơ quan thuế rà soát đối chiếu vàtiến hành thu thuế.

Cơ quan thuế cũng sẽ phốihợp với cơ quan công an đề nghịcung cấp các website thương mạichưa kê khai nộp thuế để truythu thuế theo quy định. Đồngthời cơ quan thuế sẽ tổ chứcquản lý, phối hợp với nhà mạngvà các cơ quan quản lý để giámsát. Nếu cá nhân kinh doanh quamạng cố tình chây ỳ hoặc trốnthuế thì các cơ quan này sẽ ngănchặn giao dịch.

Còn bộn bề khó khănMặc dù nhiều cá nhân kinh

doanh qua Facebook đã khẳngđịnh nghĩa vụ nộp thuế nhưngchính họ và các chuyên gia vềthuế đều lo ngại tính khả thi củachủ trương này.

Chị Nguyễn Mai Phương (Hà

Nội) - một người bán hàng trênFacebook - nêu vấn đề: cơ quanthuế sẽ kiểm soát doanh thu củangười bán hàng bằng cách nàokhi giao dịch qua hình thức nàythường không có giấy tờ, hóađơn; việc mua bán lại chủ yếuđược thực hiện bằng tiền mặt,người kinh doanh sẽ lập tàikhoản mới nếu bị đóng tàikhoản… Trong khi đó, cơ quanthuế lại không thể trông chờ vàosự tự giác kê khai của ngườikinh doanh.

Từ góc độ nghiên cứu, bàLăng Trịnh Mai Hương - PhóGiám đốc Trường đào tạo và bồidưỡng nghiệp vụ kiểm toán,KTNN - khẳng định:

Thứ nhất, cá nhân kinh doanhđến ngưỡng phải đóng thuế thìnên tuân thủ các quy định. Tuynhiên, cơ quan chức năng phải

nâng cao hiệu quả quản lý, sửdụng thuế một cách hợp lý, minhbạch để người dân sẵn sàng hơntrong vấn đề này. Nếu người dânvẫn nghe những chuyện như: dựán này thua lỗ, dự án kia đắpchiếu, chỗ này sai sót, chỗ kiatham nhũng... thì sự sẵn sàngnộp thuế của họ chắc chắn sẽgiảm đi...

Thứ hai, giai đoạn này mới làbước dạo đầu để mọi người quenvới việc kê khai, quen với việctuân thủ pháp luật trong kinhdoanh, còn việc thu được thuếcủa đại đa số người kinh doanhonline chắc sẽ không dễ dàng vàcũng tốn kém không ít chi phícủa ngành thuế. Số lượng ngườikinh doanh online thì rất nhiềunhưng số đến ngưỡng đóng thuếchắc chỉ vài %, còn đối tượng códoanh thu rất cao để phải đóng

Page 16: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

thuế nhiều lại càng ít hơn nữa.Đó là chưa kể, ngành thuế sẽkiểm tra doanh thu của ngườikinh doanh online bằng cáchnào; có truy xuất được dữ liệu từchuyển phát nhanh, ngân hàng,Facebook được không? Theo bàHương, cơ quan thuế rất khó đểlàm được việc này, bởi ngoài sựhợp tác của các bên còn vướngnhững quy định pháp luật. Trongtrường hợp có truy xuất được hếtdữ liệu thì vẫn còn rào cản kháclà văn hóa tiền mặt phổ biến ởViệt Nam. Vấn đề này ngànhthuế làm thế nào để kiểm soát?Ngay cả đối với DN có hóa đơnchứng từ đầy đủ, rõ ràng, nhiềunơi vẫn còn để sai sót và gianlận thuế. Ngoài ra, ngành thuếcũng khó có đủ nhân lực đểkiểm tra được hết các chủ tàikhoản, bởi hàng năm cơ quannày mới chỉ kiểm tra được dưới20% tổng số DN.

Mặc dù đưa ra những quanngại trên nhưng bà Hương vẫnkhẳng định: nói như vậy khôngcó nghĩa là bà khuyến khíchngười kinh doanh trốn thuế.Chúng ta sống trong môi trườngluật pháp, cách tốt nhất là phảihiểu luật và biết cách tuân thủ.Cá nhân kinh doanh cần phải biếthoạt động của mình bị điều chỉnhbởi quy định, văn bản nào và nộidung là gì. Đối với người kinhdoanh online, có hai loại thuế,phí có thể phải nộp là lệ phí mônbài (xem Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài),thuế thu nhập cá nhân và thuếGTGT (xem Thông tư số92/2015/TT-BTC hướng dẫnthuế TNCN và thuế GTGT). Bêncạnh đó, người kinh doanh cũngcần biết các vấn đề về kê khai,nộp thuế, xử phạt khi vi phạm...

được quy định tại Thông tư18/VBHN- BTC về khai thuế,tính thuế, xử lý vi phạm phápluật về thuế...

Theo tư vấn của bà Hương, đãkinh doanh là phải đăng ký, vậynên cá nhân kinh doanh cần phảiđăng ký kinh doanh để được cấpmã số thuế. Đăng ký thuế khôngđồng nghĩa với việc nộp thuế.Người kinh doanh online phảibiết mình có thuộc đối tượngphải nộp thuế không và cần phảibiết các ghi chép doanh thu rasao, khai báo thế nào, làm thếnào để vừa tuân thủ pháp luậtvừa nộp thuế ít nhất...

Từ góc độ chuyên tư vấnthuế, ông Chung Thành Tiến -Giám đốc Công ty TNHH DV kếtoán Đồng Hưng (TP.HCM) -khẳng định, bất kể DN hay cánhân có hoạt động kinh doanh,mua bán có phát sinh thu nhậpdù có đăng ký kinh doanh haykhông đều phải có trách nhiệmthực hiện đăng ký, kê khai, tínhvà nộp thuế. Điều này đã đượcquy định rõ tại Luật Quản lý thuếvà các văn bản liên quan. ÔngTiến dự báo, kinh doanh onlineđã, đang và sẽ phát triển mạnhtrong thời gian tới. Do đó, việc

ngành thuế cần tìm kiếm giảipháp để chống thất thu đối vớicác cá nhân có thu nhập từ kinhdoanh online là điều cần thiết.

Theo ông Tiến, để thực hiệnđược chủ trương này, thứ nhất,ngành thuế nên kết hợp với cáccơ quan liên quan, chuẩn hóa cácquy định của Luật Thương mạiđiện tử để không bỏ sót các đốitượng thuộc diện nộp thuế (hiệnnay Google, Facebook... khôngcó cơ sở thường trú tại Việt Namnên không thuộc đối tượng chiphối bởi luật này, và Việt Namcũng khó có thể yêu cầu họ đăngký hay cung cấp thông tin);

Thứ hai, ngành thuế cần tăngcường công tác tuyên truyền chongười kinh doanh online hiểu vềtrách nhiệm và quyền lợi,khuyến khích họ tự kê khai cácgiao dịch phát sinh (nếu có) vàđưa ra chính sách khuyến khíchphát triển, chưa nên thu thuế vàothời điểm này;

Thứ ba, cần xây dựng đội ngũchuyên gia để thu thập đầy đủ vàxác thực cơ sở dữ liệu liên quanđến các cá nhân bán hàng online;

Thứ tư, Chính phủ nên xâydựng một kênh bán hàng onlinehoặc kết hợp với các mạng xãhội đề nghị họ phải có tráchnhiệm cung cấp thông tin;

Cuối cùng, cơ quan quản lýcần ban hành chế tài đủ nặng đểxử lý nếu sau khi đã hỗ trợ tối đamà các đối tượng vẫn tiếp tụctrốn thuế.

Rõ ràng, chủ trương thu thuếngười bán hàng trên Facebook làphù hợp trong bối cảnh hiện nay.Tuy nhiên, vấn đề quan trọng lúcnày là cơ quan thuế phải cùngvới các Bộ, ngành liên quan vượtqua các rào cản nói trên để tìm ragiải pháp hiệu quả.n

Page 17: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Hiện nay, các công ty kiểmtoán độc lập đang chịu sức

ép ngày càng lớn. Một mặt là doquy mô và số lượng giao dịchcủa các DN ngày càng tăng caovới tính chất ngày càng phức tạp;mặt khác, các yêu cầu của cơquan quản lý, của công chúngcũng đòi hỏi kiểm toán viên(KTV) phải tích cực hơn.Phương pháp kiểm toán dựa trên

rủi ro chính là chìa khóa giảiquyết vấn đề này.

Nền tảng pháp lý củaphương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro

Phương pháp kiểm toán dựatrên rủi ro hướng đến các mụctiêu cơ bản sau:

Các thủ tục kiểm toán đượcxây dựng đầy đủ và phù hợp để

phát hiện rủi ro trọng yếu;Giảm thiểu khả năng mục tiêu

kiểm toán không được đáp ứngdo hạn chế về nguồn lực, kiểmtra 100% giao dịch nhưng khôngphát hiện thấy rủi ro;

Nguồn lực kiểm toán sẽđược chú trọng vào các nộidung có thể chứa đựng nhiềusai sót trọng yếu;

Nâng cao tính hiệu quả và

KIỂM TOÁN DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU

LTS. Tại Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn2013 - 2017, KTNN Việt Nam đã xây dựng Chiến lược 7 -Phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro vàxác định trọng yếu. Đây được xem là một trong những chiếnlược kiểm toán vô cùng quan trọng, bởi trên thực tế, để kiểmtoán thấu đáo và đảm bảo hiệu quả, kiểm toán viên khôngthể thực hiện đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinhmà phải dựa trên việc đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu.Với mong muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm vềvấn đề này, Đặc san Kiểm toán cuối tháng xin giới thiệu đếnbạn đọc chuyên đề “Kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro vàxác định trọng yếu”, bao gồm ý kiến của các chuyên gia kiểmtoán giàu kinh nghiệm đến từ KTNN cũng như các công tykiểm toán lớn và các trường đại học. Hy vọng, chuyên đề sẽmang đến bạn đọc những thông tin thiết thực.

TRẦN PHÚ SƠNPhó Tổng Giám đốc Ernst&Young Việt Nam

Page 18: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

đảm bảo chất lượng của cuộckiểm toán.

Trong các mục tiêu này, cầnlưu ý đến mục tiêu nguồn lựckiểm toán có thể chú trọng vàocác nội dung chứa đựng nhiềusai sót trọng yếu. Đây chính làmục tiêu xuyên suốt của toàn bộquá trình kiểm toán. Trong điềukiện khối lượng giao dịch có tínhchất phức tạp, ứng dụng côngnghệ thông tin rộng rãi thì việcKTV tập trung nguồn lực là quantrọng nhất.

Để thực hiện kiểm toán dựatrên rủi ro, Hệ thống Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam cũng đã cónhững hướng dẫn rất cụ thể.Trong lần phát hành gần đâynhất, các chuẩn mực này gần nhưđã tuân thủ với các chuẩn mựckiểm toán quốc tế.

Về mặt tổng thể, Ernst&Young(E&Y) đã có:

Chuẩn mực kiểm toán số 200- Mục tiêu tổng thể của KTV vàDN kiểm toán khi thực hiệnkiểm toán theo chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam;

Chuẩn mực kiểm toán số 240-Trách nhiệm của KTV liên quanđến gian lận trong quá trình kiểm

toán BCTC;Chuẩn mực kiểm toán số 250-

Xem xét tính tuân thủ pháp luậtvà các quy định trong kiểm toánBCTC;

Chuẩn mực kiểm toán số 315-Xác định và đánh giá rủi ro cósai sót trọng yếu thông qua hiểubiết về đơn vị được kiểm toán vàmôi trường của đơn vị;

Chuẩn mực kiểm toán số 320-Mức trọng yếu trong lập kếhoạch và thực hiện kiểm toán;

Chuẩn mực kiểm toán số 330-Biện pháp xử lý của KTV đốivới rủi ro đã đánh giá.

Như vậy, nền tảng pháp lý làtương đối rõ ràng và phươngpháp kiểm toán của E&Y nóichung được xây dựng nhằm mụctiêu xác định, đánh giá các rủi ro,đồng thời xử lý các rủi ro trongquá trình kiểm toán. Theo đó,phương pháp kiểm toán tổng thểcủa E&Y được áp dụng trên toàncầu có tên là EY GAM. Việc xácđịnh và đánh giá rủi ro chiếmmột phần rất lớn trong tổng thờigian thực hiện cuộc kiểm toán.Ngoài ra, E&Y cũng đánh giárủi ro xuyên suốt trong quá trìnhkiểm toán, từ đó dẫn đến bướcthứ ba là thực hiện kiểm toán.Chi tiết hơn, trong các bước xácđịnh, đánh giá và xử lý rủi ro,việc đầu tiên phải làm là tìmhiểu hoạt động kinh doanh củaDN. Đây là phương pháp quantrọng nhất và kết thúc bằngbước xác định được các rủi rodo gian lận. Trong đánh giá rủiro, điều quan trọng nhất là lậpđược ma trận đánh giá rủi ro.Cuối cùng, dựa trên các rủi rođã được đánh giá, xác định,E&Y sẽ có phương pháp kiểmtoán, thủ tục kiểm toán đáp ứngcác yêu cầu đặt ra.

Việc xác định rủi ro đượcthực hiện như thế nào?

E&Y sẽ dựa trên các nhân tốảnh hưởng chung và các nhân tốcó thể ảnh hưởng trực tiếp đểtìm hiểu hoạt động kinh doanhcủa DN. Trong đó, chúng tôidành nhiều thời gian cho việcxác định đặc điểm hoạt độngsản xuất, kinh doanh, bởi rủi rokinh doanh sẽ dẫn tới các rủi rokhác trên BCTC. Quá trình xácđịnh rủi ro cũng dựa vào việctìm hiểu hệ thống kiểm soát nộibộ của DN, bao gồm: môitrường kiểm soát, quy trìnhđánh giá rủi ro, hoạt động kiểmsoát và quan trọng nhất là hệthống thông tin. Trong điều kiệnhiện tại, DN thường áp dụng hệthống quản trị nguồn nhân lựcERP rất rộng rãi, đồng thờinhiều thủ tục đã được số hóanên việc tìm hiểu hệ thốngthông tin của DN rất quan trọng.Dựa trên quy mô và mức độphức tạp trong hoạt động củaDN, E&Y còn thực hiện các thủtục phân tích trong giai đoạn lậpkế hoạch, bao gồm phân tích cácchỉ số tài chính đơn giản cũngnhư các chỉ số phức tạp như: xuhướng, cơ cấu… E&Y sử dụngPhần mềm YE Helix để chiếtxuất trực tiếp thông tin từ phíacác DN với khả năng xử lý tớikhoảng 60 triệu giao dịch tạicùng một thời điểm.

Bên cạnh đó, việc xác địnhrủi ro không thể không đề cậpđến rủi ro do gian lận, đặc biệt làtrong môi trường kinh doanh củaViệt Nam. E&Y thường tập trungvào các yếu tố dẫn tới rủi ro gianlận để đánh giá mức độ của rủiro. Sau khi đã xác định được rủiro gian lận, các bước đánh giárủi ro cũng được thực hiện và

Page 19: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

đưa ra theo 2 cấp độ: Một là, cấpđộ tổng thể BCTC; Hai là, cấpđộ cơ sở dẫn liệu (dựa trên từngtài khoản trọng yếu trên BCTC,đó là những tài khoản có giá trịsố dư lớn hoặc là các rủi ro đặcbiệt do tính chất của tài khoản).Hoạt động đánh giá rủi ro đượcbắt đầu từ việc đánh giá các tàikhoản trọng yếu trên BCTC, đólà những tài khoản có giá trị sốdư lớn hoặc rủi ro đặc biệt dotính chất của tài khoản. Ví dụ,các tài khoản có nhiều ước tính,các tài khoản có tính tuân thủcao… Để hiểu được rủi ro củacác tài khoản đó lớn như thế nào,E&Y thường xác định và tìmhiểu những chu trình kinh doanhquan trọng. Thông thường mộtDN có 5 chu trình kinh doanhlớn, như: chu trình thu - chi tiền;chu trình doanh thu; chu trìnhhàng tồn kho; chu trình tài sản cốđịnh… Khi gắn được các tàikhoản với các chu trình, chúng tasẽ có điều kiện tìm hiểu rõ hơncác rủi ro liên quan.

Sau đó, các KTV của E&Ysẽ xác định rủi ro với từng cơ sởdẫn liệu quan trọng, từ đó xácđịnh các thủ tục kiểm soát chínhmà DN đang sử dụng để hạn chếcác rủi ro đó. Câu chuyện đặt ralà DN đã kiểm soát như vậy thìphần rủi ro còn lại như thế nào?E&Y sẽ sử dụng ma trận đánhgiá rủi ro dựa trên rủi ro kinhdoanh và rủi ro kiểm soát. Nếurủi ro kinh doanh là cái mà cảDN và KTV không kiểm soátđược thì rủi ro kiểm soát là cáicó thể kiểm soát được. Nếu DNđã kiểm soát tốt thì KTV có thểdựa nhiều hơn vào các kiểmsoát này để đưa ra các thủ tụckiểm soát…

Trong một cuộc kiểm toán,

KTV phải thực hiện những thủtục gì để đạt được mức tin cậylên tới 95%? - đây là một tiêu chímang tính định tính mà E&Yhướng tới. Muốn vậy, E&Y phảithực hiện các thủ tục về kiểmsoát, các thủ tục cơ bản và cácthủ tục kiểm toán khác. Sau khiđã có các bước kiểm tra, kiểmsoát cơ bản, bước tiếp theo làtổng hợp và đánh giá kết quảkiểm toán. Đây là bước cuốicùng để xử lý các rủi ro đã pháthiện và đánh giá để đưa ra kếtluận kiểm toán.

Để có một phương pháp kiểmtoán BCTC dựa trên rủi ro, phảicó 3 nhân tố rất quan trọng: Mộtlà, chương trình kiểm toán (cóthể có chương trình mẫu, sau đóđược sửa đổi cho phù hợp vớitừng đơn vị được kiểm toán);Hai là, chuẩn mực kiểm toán, hệthống mẫu biểu để đảm bảothông tin được đưa vào đầy đủ,phù hợp nhất và tiết kiệm thờigian cho các KTV; Ba là, hệthống công nghệ thông tin (phầnmềm kiểm toán trợ giúp choKTV trong quá trình thực hànhcác thủ tục kiểm toán).

Vấn đề xác định mức trọngyếu trong báo cáo tài chính(BCTC)

Xác định mức trọng yếu làcông việc khó khăn nhất trongphương pháp kiểm toán, khôngchỉ với KTNN mà với cả BigFour. Trong Big Four luôn có kỳsoát xét chất lượng hàng năm,và E&Y các nước khác cũngđến Việt Nam để kiểm tra chấtlượng kiểm toán của E&Y ViệtNam. Việc xác định mức trọngyếu luôn là chủ đề mà đoànkiểm tra thảo luận đầu tiên, bởimức trọng yếu mang tính chất

quyết định toàn bộ kết luận củacuộc kiểm toán.

Quá trình xác định mức trọngyếu liên quan đến việc xét đoánrất chủ quan của người thực hiệncuộc kiểm toán. Mặc dù ý kiến làdo tập thể đưa ra, nhưng quyếtđịnh cuối cùng vẫn do trưởngđoàn. Trưởng đoàn sẽ quyết địnhviệc dựa trên tiêu chí nào đểđánh giá, bởi trên BCTC có rấtnhiều tiêu chí như tổng tài sản,tổng công nợ, tài sản thuần,doanh thu, lợi nhuận… Sau khilựa chọn được tiêu chí thì tỷ lệ %sẽ là bao nhiêu. Các công ty BigFour không đưa ra một con số cụthể mà thường là một khoảng %và trưởng đoàn sẽ quyết địnhmức % đó. Chính vì thế, cái khótrong xác định mức trọng yếu làxác định tiêu chí, sau đó làkhung và cuối cùng là phải cónhững hướng dẫn để áp dụng cáctiêu chí vào khung một cách cụthể nhất. Việc này dựa trên kinhnghiệm nhiều hơn là lý thuyết,định lượng. Thông thường, cómột cơ chế tham vấn để nếukhông dùng tiêu chí thôngthường lựa chọn mức độ trọngyếu thì sẽ tham vấn với ban kỹthuật quốc gia (thậm chí là bankỹ thuật của khu vực). Cơ chếtham vấn sẽ đảm bảo cho đánhgiá của KTV phụ trách cuộckiểm toán không vượt quá xangưỡng thông thường có thểchấp nhận được.

Còn các hướng dẫn cụ thể thìthông thường được thay đổihàng năm. Các tỷ lệ %, các tiêuchí ưu tiên chọn lựa cũngthường xuyên thay đổi tùy theongành nghề và mức độ hìnhthành, thời gian tồn tại của DN,thậm chí là tùy theo quốc gia màDN đó thực hiện.n

Page 20: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Vai trò quan trọng nhất làngười thực hiện kiểm toán

Tất cả chuẩn mực của KTNNvà chuẩn mực kiểm toán độc lậpđều đưa ra những hướng dẫn rấttổng thể, trong đó nhấn mạnh vaitrò quan trọng nhất là người thựchiện kiểm toán. Deloitte toàn cầucũng đã đưa ra khung hướngdẫn, nhưng trên thực tế kiểmtoán, chúng tôi vẫn phụ thuộcnhiều vào kiểm toán viên. KhiDeloitte kiểm toán một DN niêmyết, thông thường đối tượngquan tâm nhất trong báo cáo tàichính (BCTC) là lợi nhuận.Song, thực tế lại có DN hoạtđộng rất tốt, doanh thu cao màvẫn lỗ, hoặc có trường hợp lợinhuận của DN gần như bằngkhông. Nếu áp dụng theo tỷ lệlợi nhuận thì mức trọng yếutrong trường hợp này là khôngphù hợp. Do đó, Deloitte đã đưa

ra một phương pháp thực tế hơndựa trên sự kết hợp nhiều chỉtiêu. Ví dụ, với DN niêm yết thìcó thể kết hợp lợi nhuận và xácđịnh theo quy mô hoạt động củaDN (tài sản, doanh thu) để từ đóxác định mức trọng yếu tổng thểđối với BCTC.

Mô hình xác định mức trọngyếu của Deloitte bao gồm một hệthống phần mềm hướng dẫn với3 chỉ tiêu: loại hình công ty gì,chọn chỉ tiêu nào để xác địnhmức độ trọng yếu, tỷ lệ xác địnhlà bao nhiêu. Tuy nhiên, đó chỉ làhướng dẫn, dự kiến mức trọngyếu nào là do người chịu tráchnhiệm kiểm toán đưa ra quyếtđịnh cuối cùng.

Chính sách tham vấn cần cóthêm nguyên tắc: đó là trongcuộc kiểm toán phải có mộtngười chịu trách nhiệm chính vàmột người bên cạnh làm việc độc

lập để kiểm soát chất lượng kiểmtoán ngay tại thời điểm đó. Nếungười kiểm soát chất lượng vẫnchưa đồng ý với người chịu tráchnhiệm chính thì sẽ cần đến bộphận kỹ thuật quốc gia hoặc bộphận kỹ thuật khu vực. Đâychính là điểm tạo ra rất nhiềumâu thuẫn, tranh luận, tác độnglên toàn bộ kết quả của cuộckiểm toán. Bởi vậy, Deloitte luôntổ chức họp trong nhóm kiểmtoán, bao gồm cả người kiểmsoát chất lượng để trao đổi,thống nhất việc chọn trọng yếunào, mức độ là bao nhiêu, caohay thấp…

Xác định mức trọng yếu tổngthể và trọng yếu chi tiết

Từ mức trọng yếu tổng thểtrong BCTC, chúng tôi sẽ đưaxuống mức trọng yếu thực hiệncông việc chi tiết. Mức thứ hai

Kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu:

VŨ ĐỨC NGUYÊNPhó TGĐ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Ngay từ nhữngngày đầu hoạt động,Công ty Deloitte đãthực hiện kiểm toándựa trên đánh giárủi ro, xác định trọngyếu. Qua thực tế,Deloitte cũng nhậnthấy công việc nàyrất khó khăn, bởi đãlà trọng yếu thìmang cả định tínhvà định lượng.

Page 21: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

này phụ thuộc rất nhiều vào hệthống kiểm soát nội bộ, áp dụngcông nghệ thông tin, bản chấtquản trị của DN.

Có một vấn đề mà KTNNcũng như kiểm toán độc lập đềuvấp phải, đó là khi kiểm toán cáctổng công ty (TCT) và tập đoàn(TĐ), khái niệm về trọng yếu đốivới các BCTC hợp nhất rất khácso với BCTC của đơn vị độc lập.Mức trọng yếu của một đơn vịđộc lập có thể áp dụng với mộtchỉ tiêu, nhưng với TĐ, TCTkinh doanh đa ngành đa nghề(ngân hàng, bảo hiểm, nănglượng, thông tin…), mức trọngyếu phải chia làm hai bước: bướcmột, phải xác định được đâu làhoạt động trọng tâm của TCT,TĐ; bước hai, trong mức trọngyếu đó phải tính toán để có sựphân bổ mức trọng yếu và sai sótxảy ra rủi ro trọng yếu xuống cáccông ty con nhỏ hơn. Trong thờigian tới, KTNN cũng cần ápdụng cách thực hiện đánh giátrọng yếu như vậy.

Trong kiểm toán các TCT,TĐ, chúng ta thống nhất vớichuẩn mực kiểm toán quốc tế làtrước tiên phải xác định mức độtrọng yếu tổng thể cho toàn TCT,TĐ và cố gắng thống nhất với tấtcả công ty con. Ví dụ, chúng tôicó thể dựa trên tổng doanh thutoàn TĐ, từ đó xác định ra các bộphận trọng yếu trong TĐ, như:công ty con có tổng doanh thuchiếm tỷ lệ bao nhiêu % trongTĐ và được phân bổ mức trọngyếu tương ứng, nhưng mức trọngyếu của công ty con bao giờcũng thấp hơn mức trọng yếucủa TĐ. Nếu xác định mức trọngyếu của công ty con bằng mứccủa TĐ thì tất cả các sai sót củatừng công ty con so với BCTC

hợp nhất của cả TĐ sẽ khônghợp lý. Tuy nhiên, có trường hợpthứ hai là trong TĐ còn một loạirủi ro nữa từ giao dịch nội bộ củacác công ty con. Với các giaodịch nội bộ, Deloitte thường phânloại riêng để đánh giá, xác địnhtrọng yếu. Có nhiều trường hợp,giao dịch trong nội bộ TĐ chứađựng sai sót và rủi ro trọng yếudẫn đến ý kiến kiểm toán sai. Bảnthân TĐ đó có thể can thiệp mangtính chuyên môn nghiệp vụ để tạora một BCTC tốt nhưng khôngđúng trong thực tế. Do đó, việcphân bổ mức trọng yếu trong từngthành viên TĐ, đồng thời tất cảcác giao dịch nội bộ phải đượctách ra để xem xét riêng.

Rủi ro về công nghệ thông tin phải được xem làtrọng yếu

Hệ thống công nghệ thông tingần như được áp dụng trong mọiDN, đặc biệt trong các tổ chứctài chính, ngân hàng. Nếu chỉ ápdụng phương pháp kiểm toánchọn mẫu mà không quan tâmđến kiểm soát hệ thống côngnghệ thông tin và sử dụng cácphần mềm kiểm toán hỗ trợ thìtrong nhiều trường hợp BCTCchưa chắc đã trung thực và hợplý. Gần đây, chúng ta có rấtnhiều ví dụ liên quan đến cácDN vận tải hàng không, ngânhàng... Trong trường hợp sai sótvề công nghệ thông tin, mặtnghiệp vụ có thể đúng nhưngtổng hợp BCTC thì vẫn sai. Dovậy, rủi ro về công nghệ thôngtin cũng phải được xem là rủi rotrọng yếu.

Deloitte và E&Y cũng nhưcác công ty khác trong Big Fourđã sử dụng rất nhiều phần mềmhỗ trợ kiểm toán, như: phần mềm

hỗ trợ chọn mẫu, phần mềm đánhgiá tổng thể thông tin, phần mềmkiểm tra hệ thống thông tin củakhách hàng… Chúng tôi đánh giácả dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra,quá trình xử lý dữ liệu để đưa rakết quả cuối cùng, đồng thời đánhgiá khả năng bảo mật hệ thốngthông tin trong trường hợp có sựtấn công từ bên ngoài. Đó lànhững nguyên tắc chung mà cáccông ty kiểm toán độc lập lớn trênthế giới đều áp dụng.

Các kết luận, kiến nghị kiểmtoán phù hợp với hiện tại

KTNN đang có xu hướng tiếngần hơn với kiểm toán độc lập,nhưng có một chức năng KTNNvẫn phải giữ đó là kiểm toántuân thủ, đảm bảo sự tuân thủ vềpháp luật, các quy định về cơ chếvà chính sách. Vậy KTNN vàkiểm toán độc lập có thể chia sẻvới nhau những gì? Thực tế,kiểm toán BCTC thường mangtính hậu kiểm, tức là số liệu phátsinh của năm này được kiểmtoán vào năm sau, thậm chí mộtsố trường hợp có thể vài năm saumới kiểm toán. Do đó, việc đưara các kết luận, kiến nghị kiểmtoán phù hợp với hiện tại chínhlà trách nhiệm của KTNN. Riêngvấn đề này, vai trò của KTNNcao hơn kiểm toán độc lập.Trong thực hiện dịch vụ kiểmtoán, Deloitte luôn muốn sửdụng các dữ liệu trong quá khứmang tính hậu kiểm để dự báocác rủi ro trong tương lai, từ đóđưa ra những khuyến nghị và đềxuất với khách hàng. Những rủiro đó có thể là rủi ro về mặt kinhdoanh, chính sách, pháp luật,thậm chí có thể đánh giá về hiệuquả sử dụng nguồn vốn, hiệu quảcủa dự án...n

Page 22: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót theo chuẩn mựckiểm toán Việt Nam

Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam, kiểm toán viên (KTV) chịu tráchnhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng, xét trênphương diện tổng thể, liệu báo cáo tài chính (BCTC)có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫnhay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán,có thể không thể tránh khỏi rủi ro là KTV không pháthiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếuđến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kếhoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toánViệt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu chovà nhận thông tin, đặc biệt các thông tin tài chínhluôn giữ vai trò tối quan trọng để ra các quyết địnhkinh doanh. Tính minh bạch, tính trung thực củathông tin tài chính đóng vài trò lớn trong việc ổn địnhthị trường chứng khoán và ổn định xã hội.

Tại Việt Nam, các biện pháp kiểm toán đối vớirủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ cơsở dẫn liệu đã được đánh giá có thể bao gồm việcthay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủtục kiểm toán:

Thứ nhất, nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽthực hiện có thể cần thay đổi nhằm thu thập cácbằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy hơn,hoặc để thu thập thêm các thông tin chứng thực bổsung. Việc này có thể ảnh hưởng đến loại thủ tụckiểm toán và sự kết hợp giữa các loại thủ tục này. Vídụ: việc quan sát hoặc kiểm tra thực tế một số tài sảncó thể trở nên quan trọng hơn, hoặc KTV có thểchọn cách sử dụng các kỹ thuật kiểm toán được máytính trợ giúp để thu thập nhiều bằng chứng hơn vềcác dữ liệu trong các tài khoản hoặc các tài liệu giaodịch điện tử quan trọng. KTV có thể thiết kế các thủtục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm các thôngtin chứng thực. Nếu KTV xác định được rằng bangiám đốc đang chịu áp lực để đạt được mục tiêu lợinhuận, có thể có rủi ro là ban giám đốc đang ghi

nhận thừa doanh thu bằng cách ký kết các hợp đồngbán hàng có điều khoản cho phép ghi nhận doanhthu trước hoặc phát hành hóa đơn bán hàng trướckhi giao hàng. Trong trường hợp này, KTV có thểthiết kế các xác nhận độc lập không chỉ xác nhận sốdư mà còn xác nhận chi tiết và các hợp đồng bánhàng, bao gồm ngày ký, quyền trả lại hàng bán vàđiều khoản giao hàng. Ngoài ra, để bổ sung cho cácxác nhận độc lập trên, KTV có thể phỏng vấn cácnhân viên không thuộc phòng tài chính trong đơn vịvề bất kỳ thay đổi nào trong các hợp đồng bán hàngvà các điều khoản giao hàng.

Thứ hai, lịch trình thực hiện các thử nghiệm cơbản có thể cần điều chỉnh lại. KTV có thể xác địnhrằng, việc thực hiện thử nghiệm cơ bản tại ngàyhoặc gần ngày kết thúc kỳ báo cáo sẽ hiệu quả hơnđối với những rủi ro có sai sót trọng yếu do gianlận đã được đánh giá. KTV có thể kết luận rằng, dosai sót cố ý hoặc thao túng có chủ định đã đượcđánh giá, các thủ tục kiểm toán để suy rộng kếtluận kiểm toán từ thời điểm giữa kỳ đến thời điểmcuối kỳ sẽ không hiệu quả. Ngược lại, do một saisót cố ý (như sai sót liên quan đến việc ghi nhậndoanh thu) có thể xuất phát từ giữa kỳ, KTV có thểlựa chọn áp dụng thử nghiệm cơ bản đối với cácgiao dịch phát sinh từ trước đó hoặc đối với cácgiao dịch phát sinh trong toàn bộ kỳ báo cáo.

Thứ ba, phạm vi các thủ tục được áp dụng tùythuộc vào đánh giá của KTV đối với rủi ro có saisót trọng yếu do gian lận. Ví dụ, việc tăng cỡ mẫuhoặc việc thực hiện các thủ tục phân tích chi tiếthơn có thể là cần thiết. Đồng thời, các kỹ thuậtkiểm toán được máy tính trợ giúp có thể cho phépthực hiện thử nghiệm sâu hơn về các giao dịch vàdữ liệu điện tử. Các kỹ thuật này có thể được sửdụng để chọn mẫu các giao dịch điện tử tài chính,phân loại các giao dịch với những đặc điểm cụ thể,hoặc để thử nghiệm toàn bộ tổng thể thay vì mộtmẫu. Nếu KTV phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếudo gian lận ảnh hưởng đến số lượng hàng tồn kho,

TS. NGUYỄN ĐĂNG HUYTrường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Page 23: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

việc kiểm tra sổ kế toán hàng tồn kho của đơn vị cóthể giúp xác định địa điểm hoặc các khoản mục cầnlưu ý đặc biệt trong hoặc sau khi kiểm kê hàng tồnkho. Việc rà soát này có thể dẫn đến quyết địnhthực hiện quan sát kiểm kê hàng tồn kho tại một sốđịa điểm nhất định không được thông báo trướchoặc thực hiện kiểm kê hàng tồn kho tại toàn bộcác địa điểm vào cùng một thời điểm.

KTV có thể xác định rủi ro có sai sót trọng yếudo gian lận ảnh hưởng đến một tài khoản và cơ sởdẫn liệu. Các tài khoản và cơ sở dẫn liệu này có thểbao gồm: đánh giá tài sản, các ước tính kế toán liênquan đến các giao dịch cụ thể (như các giao dịchmua lại, tái cơ cấu hoặc thanh lý một bộ phận kinhdoanh) và các khoản nợ quan trọng khác đã phátsinh (như nghĩa vụ khắc phục ô nhiễm môi trường).Rủi ro cũng có thể liên quan đến những thay đổilớn về các giả định liên quan đến các ước tính. Cácthông tin thu thập được thông qua việc tìm hiểuđơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị có thểgiúp KTV đánh giá tính hợp lý của các ước tính kếtoán và các xét đoán, giả định làm cở sở cho ướctính của ban giám đốc.

Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểmtoán độc lập, tăng cường trách nhiệm của KTVtrong việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTClà một chủ đề mang tính thời sự nhằm nâng caotính minh bạch, tính đáng tin cậy của thông tin tàichính trong việc ra các quyết định kinh tế.

Trách nhiệm của KTV đối với gian lận và saisót theo chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ (SAS)

Chuẩn mực kiểm toán SAS 99 - Xem xét gianlận trên BCTC đã được kiểm toán:

Về trách nhiệm chung của cuộc kiểm toán, Đoạn1 của SAS 99 nêu rõ: “KTV có trách nhiệm lập kếhoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để có đượcnhững đảm bảo hợp lý rằng BCTC có những sai lệchhoặc tồn tại gian lận và sai sót trọng yếu”. Về cơbản, SAS 99 đề cập đến các nội dung chính sau:

Một là, định nghĩa đầy đủ hơn về gian lận vàcác đặc tính của gian lận.

Hai là, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duytrì thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

Ba là, yêu cầu cần có cuộc thảo luận trongnhóm kiểm toán về các rủi ro có gian lận và sai sóttrên BCTC. Cuộc thảo luận này phải tập trung vàophân tích các khả năng xảy ra gian lận như:

- Do đâu mà các KTV tin rằng BCTC của kháchhàng có thể gian lận;

- Các quản trị viên có thể dùng các phương thứcnào để che giấu gian lận;

- Tài sản của công ty có thể thâm hụt ở nhữngkhâu nào.

Cuộc thảo luận như vậy luôn phải có sự xem xétkết hợp giữa các nhân tố bên trong và bên ngoàiảnh hưởng tới công ty được kiểm toán, đó là:

- Các nhà quản trị viên có phải chịu áp lực haycó động lực nào để tiến hành gian lận hay không;

- Gian lận có thể bị che giấu ở đâu;- Chỉ ra các yếu tố về môi trường và văn hóa

công ty có thể khiến các nhà quản trị và các thànhviên khác hợp lý hóa các gian lận mà họ gây ra.

Bốn là, cần tiến hành đánh giá rủi ro. Việc đánhgiá rủi ro được tiến hành sau khi có hiểu biết vềtình hình kinh doanh và kiểm soát nội bộ của DN.Thủ tục thu thập các thông tin cần thiết để xác địnhrủi ro do gian lận có tính chất trọng yếu gây ra là:phỏng vấn giám đốc và thành viên hội đồng quảntrị; tìm hiểu kỹ những mối liên hệ bất bình thườnghoặc trái với xét đoán ban đầu của kiểm toán. Xácđịnh rủi ro do các gian lận có tính chất trọng yếugây ra. Sau khi thu thập thông tin, KTV phải tìmhiểu những thông tin liên quan đến 3 nhân tố tạođiều kiện xảy ra gian lận: đó là động cơ - áp lực, cơhội và thái độ.

Năm là, phản ứng KTV dựa trên kết quả đánhgiá rủi ro. Các phản ứng có thể là: tham khảo ýkiến của các chuyên gia, tập trung vào các ước tínhkế toán, các giao dịch không thường xuyên, các búttoán và các điều chỉnh, thay đổi nội dung của cácthủ tục kiểm toán.

Sáu là, đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Khiđánh giá tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng,KTV cần tập trung vào tính không đồng nhất, sựmâu thuẫn, sự bỏ sót trong ghi chép của kế toán. Vídụ, các giao dịch không được ghi nhận vào hệ thống,không có các chứng từ kèm theo; những trở ngại từphía nhà quản trị như việc từ chối không cho KTVxem xét sổ sách kế toán hay sự phàn nàn của nhàquản trị về nhóm kiểm toán, cố tình trì hoãn việccung cấp thông tin hoặc không sẵn sàng hợp tác.

Bảy là, thông báo về các gian lận cho ban giámđốc, hội đồng quản trị và các cơ quan hữu quan khác.

Tám là, lập hồ sơ kiểm toán về quá trình xemxét các gian lận.

Page 24: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Có thể thấy rằng, với các nội dung kể trên thìSAS 99 đã chi phối tới toàn bộ quá trình kiểm toán,từ giai đoạn lập kế hoạch tới thực hiện và kết thúccuộc kiểm toán.

SAS 96 - Hồ sơ kiểm toán:Chuẩn mực này quy định rõ KTV phải lập hồ sơ

tất cả các yếu tố được xem xét, bắt đầu từ khi tiếnhành các thủ tục phân tích cho đến khi KTV có kếtluận sơ bộ hay có những phỏng đoán về rủi ro cóthể có gian lận và sai sót.

SAS 56 - Thủ tục phân tích:Thủ tục này được thực hiện trong tất cả các giai

đoạn của một cuộc kiểm toán. Nhìn chung, SAS 56khá tương đồng với chuẩn mực quốc tế ISA 520.Ngoài những nội dung tương tự chuẩn mực quốc tếvề thủ tục phân tích, SAS 56 nhấn mạnh một số dấuhiệu có thể cho thấy khả năng phát sinh gian lận như:

- Một số tỷ số bất thường giữa Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiềntệ. Ví dụ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thểhiện doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng Báo cáolưu chuyển tiền tệ lại không phản ánh khả năng tạora tiền;

- Thông tin về hàng tồn kho, tài khoản phải trảnhà cung cấp, doanh thu bán hàng hay giá vốn bánhàng của các niên độ trước với niên độ kế toán hiệntại không nhất quán với nhau thường là dấu hiệucủa hàng tồn kho bị mất cắp bởi vì nhân viên thựchiện gian lận thường không có khả năng sửa đổi tấtcả các tài khoản này;

- Những mối quan hệ không thể giải thích đượchoặc nằm ngoài dự đoán giữa số lượng hàng bán vàkhả năng sản xuất, hay thực tế sản xuất (thông tinthu thập được từ bộ phận sản xuất) có thể chỉ ra cácdấu hiệu khai khống doanh thu.

Bài học kinh nghiệm cho Việt NamDựa trên các quy định pháp lý về kiểm toán và

thực tiễn phát hiện gian lận và sai sót trong BCTCcủa Mỹ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệmtại Việt Nam khi xác lập các thủ tục kiểm toáncũng như trách nhiệm của KTV đối với việc gianlận trong cuộc kiểm toán BCTC:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của KTV đốivới gian lận và sai sót

Trong giai đoạn hiện nay, gian lận là hành vithực hiện khá phổ biến và gây tác động rất lớn đếnxã hội. Nếu cho rằng, chuẩn mực kiểm toán là

nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ thì việc không đưara yêu cầu tập trung gian lận và sai sót sẽ khôngbuộc KTV phải tuân thủ vào các yêu cầu này. Dovậy, cần phải đưa ra yêu cầu nâng cao trách nhiệmKTV đối với gian lận và sai sót. Thực tế xu hướngcủa các quốc gia trên thế giới đều đã sửa đổi vềquy định trách nhiệm của KTV đối với gian lận vàsai sót theo hướng nâng cao trách nhiệm KTV đốivới gian lận và sai sót.

Thứ hai, cập nhật thường xuyên các chuẩn mựckiểm toán trong đó có chuẩn mực liên quan gianlận và sai sót

Nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốctế và chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cho thấy: từkhi ban hành lần đầu cho đến nay, các chuẩn mựcluôn cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của nềnkinh tế. Chẳng hạn, từ SAS1 quy định về tráchnhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót, Hoa Kỳđã sửa đổi bốn chuẩn mực này: SAS 16 năm 1977,SAS 53 năm 1989, SAS 82 năm 1997 và gần đâynhất là SAS 99 ban hành năm 2002 thay thế choSAS 82. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA số 240năm 1994 cũng được thay thế bới SAS 240 banhành năm 2004. Trong khi ở Việt Nam, VSA 240ban hành năm 2001 vẫn dựa vào chuẩn mực quốctế năm 1994. Do đó, việc cập nhật lại VAS 240 chophù hợp với quốc tế và diễn biến gian lận diễn raphức tạp thời gian qua là một yêu cầu khách quan.

Thứ ba, nên ban hành các hướng dẫn về thủ tụcphát hiện gian lận

Gian lận là hành vi không thể triệt tiêu mà sẽngày càng phát triển với những phương thức tinhvi. Vì thế, để có thể giúp KTV hiểu rõ gian lận vàthủ tục phát hiện gian lận, cần có một ủy banchuyên nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra cáchướng dẫn chi tiết. Hoa Kỳ là quốc gia tiên phongtrong lĩnh vực nghiên cứu về gian lận, họ đã thànhlập Hiệp hội các nhà điều tra gian lận (ACFE) vàthống kê các kỹ thuật gian lận phổ biến. Sự côngbố các kết quả nghiên cứu như tổng kết về phươngpháp thực hiện gian lận phổ biến và những dấuhiệu nhận diện gian lận. Dựa vào kết quả này, KTVcó thể xác lập các thủ tục hợp lý nhằm phát hiệngian lận. Vì vậy, Hội KTV hành nghề Việt Namnên có các công trình nghiên cứu cùng các hướngdẫn chi tiết nhằm giúp các KTV đưa ra các xétđoán nghề nghiệp sắc bén và thực hiện cuộc kiểmtoán một cách hiệu quả.n

Page 25: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Năm 2016, KTNN đã thựchiện cuộc kiểm toán thí

điểm áp dụng phương pháp kiểmtoán tiếp cận đánh giá rủi ro vàxác định trọng yếu cho cuộckiểm toán báo cáo tài chính tạiTổng công ty Vận tải Hà Nội.Cuộc kiểm toán thí điểm nàynằm trong Chương trình dài hạncủa ASEANSAI về thực hiệnISSAI (LTAPII) mà KTNN ViệtNam là thành viên tham gia từnăm 2015. Với đặc thù riêng, cácđơn vị được kiểm toán do KTNNthực hiện thường có quy mô lớn,cơ cấu tổ chức phức tạp. Vì vậy,mặc dù đơn vị được lựa chọn làđơn vị có hoạt động kinh doanhtương đối đơn giản, phù hợp đểthực hiện cuộc kiểm toán thíđiểm, nhưng vẫn là đơn vị cóđến 10 đơn vị phụ thuộc, 05công ty con và một số công tyliên doanh, liên kết khác.

Những bài học kinh nghiệmQua thực tiễn kiểm toán,

chúng tôi rút ra một số bài họckinh nghiệm như sau:

Một là, thực hiện khảo sát,tìm hiểu về đơn vị được kiểmtoán:

Trên cơ sở mẫu biểu củaChương trình LTAPII của KTNNViệt Nam, tổ khảo sát đã xâydựng mẫu biểu khảo sát đơngiản, dễ thực hiện và phù hợpvới đặc điểm cuộc kiểm toán củaKTNN Việt Nam. Các nội dungkhảo sát chính bao gồm: thôngtin về đơn vị được kiểm toán vàhoạt động của đơn vị; thông tinvề tình hình tài chính; thông tin

về hệ thống kiểm soát nội bộ vàtình hình hoạt động của hệ thốngkiểm soát nội bộ.

Hai là, phân tích thông tinđể xác định rủi ro và đánh giákhả năng có sai sót trọng yếuđối với từng đơn vị thành viêncũng như toàn tổng công tyđược kiểm toán là một khâuquan trọng trong việc lập kếhoạch kiểm toán;

Việc đánh giá rủi ro xuất pháttừ việc nhận định rủi ro kinhdoanh, như: môi trường kinhdoanh; thị trường cạnh tranh;hoạt động mang tính thời vụ;công nghệ đặc thù có liên quantới sản phẩm; nguồn cung cấpđầu vào; ảnh hưởng của các yếutố pháp lý; ảnh hưởng của cácyếu tố bên ngoài…;

Đánh giá hoạt động của hệthống kiểm soát nội bộ, như:môi trường kiểm soát; tính đầyđủ và hiệu lực của bộ máy kiểmsoát nội bộ; tính đầy đủ và hiệulực của quy trình kiểm soát nộibộ; hoạt động của bộ máy kiểmsoát nội bộ;

Phân tích tình hình tài chính,phân tích thông tin từ kết quảkiểm toán của các cuộc kiểmtoán trước để làm cơ sở xácđịnh các nội dung trọng yếukiểm toán. Những nội dung lớnvề quy mô hay xảy ra sai sót từcuộc kiểm toán trước và cáccuộc kiểm toán tương tự cùngloại hình.

Ba là, xác định trọng yếutrong kiểm toán BCTC.

Việc xác định trọng yếu đượcthực hiện trên cả hai khía cạnh:

định tính và định lượng. Trongđó, việc tính toán mức trọng yếuđược thực hiện cho cả tổng côngty và từng đơn vị thành viên, ở cảcấp độ báo cáo tài chính và cơ sởdẫn liệu. Các chỉ tiêu được lựachọn trên cơ sở tham khảo 4 côngty kiểm toán lớn tại Việt Nam.

Bốn là, trên cơ sở kết quảđánh giá rủi ro và xác định trọngyếu, kế hoạch kiểm toán tổngquát cho tổng công ty được xâydựng trước khi lập kế hoạchkiểm toán chi tiết tại các đơn vịthành viên, trong đó xác định:mục tiêu, nội dung, phạm vi, thờigian, phương pháp kiểm toán,thủ tục kiểm toán cho những nộidung, khoản mục trọng yếu…

Năm là, việc thực hiện cuộckiểm toán tuân thủ triệt để kếhoạch kiểm toán tổng quát và cáckế hoạch kiểm toán chi tiết. Dođơn vị được kiểm toán có cơcấu tổ chức phức tạp, hoạt độngkinh doanh đa dạng nên côngtác quản lý, tổ chức thực hiệnvà kiểm soát chất lượng củacuộc kiểm toán luôn được chútrọng ở cả 5 cấp độ: kiểm toánviên, tổ trưởng, trưởng đoàn,đơn vị chủ trì và lãnh đạoKTNN theo Quy chế kiểm soátchất lượng kiểm toán củaKTNN để đảm bảo tính thốngnhất, đúng kế hoạch, thu thậpđầy đủ bằng chứng kiểm toán.

Sáu là, tổng hợp kết quả pháthiện kiểm toán, ước lượng, đánhgiá sai sót tổng thể để đưa ra ýkiến kiểm toán.

Trên cơ sở tổng hợp toàn bộcác sai sót đáng kể, kiểm toán

Ths. NGÔ MINH KIỂM - Kiểm toán Nhà nước

Page 26: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

viên phải thực hiện đánh giá các sai sót trên thuộcdiện sai sót cá biệt, hay những sai sót mang tính phổbiến của mẫu chọn làm cơ sở cho việc suy rộng saisót cho tổng thể.

Việc suy rộng các sai sót phát hiện trong mẫu kiểmtoán cho tổng thể (không bao gồm các sai sót cá biệt)theo quy mô mẫu (sai sót suy rộng = sai sót phát hiện xquy mô tổng thể/quy mô mẫu); ước tính sai sót củatổng thể = sai sót suy rộng + sai sót cá biệt) và so sánhvới mức trọng yếu để đưa ra kết luận.

Một số thách thức, khó khăn qua quá trình ápdụng thí điểm thực hiện kiểm toán dựa trênđánh giá rủi ro và xác định trọng yếu

KTNN chưa xây dựng được khung chính sáchtrong việc xác định mức trọng yếu kiểm toán; chưacó kinh nghiệm trong việc xác định mức trọng yếukiểm toán.

Việc lựa chọn, tìm hiểu thông tin về đơn vị đượckiểm toán theo yêu cầu của phương pháp kiểm toándựa trên rủi ro còn gặp khó khăn do kiểm toán viên vàcác đơn vị được kiểm toán chưa quen thực hiện, dẫnđến mức độ cung cấp đầy đủ thông tin còn hạn chế,thời gian khảo sát, thu thập thông tin chậm.

Hiện nay, hệ thống chuẩn mực KTNN tuân thủISSAI đã được ban hành, trong đó có các chuẩn mựcvề đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định trọngyếu và rủi ro kiểm toán, chọn mẫu kiểm toán… Tuynhiên, KTNN cần có thời gian để đào tạo, tập huấn chokiểm toán viên trong toàn ngành, đồng thời phải tiếptục xây dựng, ban hành hướng dẫn áp dụng cụ thể chocác lĩnh vực kiểm toán; sửa đổi, bổ sung các quy định,quy trình, hướng dẫn kiểm toán phù hợp với chuẩnmực và phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủiro và xác định trọng yếu.

Phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủiro và xác định trọng yếu là xu thế tất yếu của KTNN.Một mặt thể hiện đúng bản chất nghiệp vụ kiểm toán,phù hợp với ISSAI, mặt khác nâng cao hiệu quả củahoạt động kiểm toán thông qua việc tập trung nguồn lựcvào những bộ phận, nội dung trọng yếu, đảm bảo choviệc đưa ra ý kiến xác nhận tính trung thực, hợp lý, cócơ sở khoa học được sự công nhận của thế giới. Trên cơsở những kết quả đã đạt được, KTNN sẽ tiếp tục thựchiện những nội dung theo lộ trình của Chiến lược 7, đẩymạnh kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác địnhtrọng yếu, góp phần vào hiện đại hóa và nâng cao chấtlượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.n

Xây dựng nông thôn mới (NTM) làvấn đề quan trọng, có tác động trực

tiếp đến sự phát triển chung của đất nước,được đầu tư lớn bằng nhiều nguồn vốn.Vốn ngân sách (trung ương và địaphương) khoảng 40%; nguồn vốn tíndụng, khoảng 30%; vốn đầu tư của DN,khoảng 20%; các khoản đóng góp tựnguyện của nhân dân trong xã; vốn huyđộng từ cộng đồng, khoảng 10% và cácnguồn vốn hợp pháp khác. Hoạt độngchính của Chương trình gồm: huy độngvốn cho phát triển giao thông nông thôn;đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nôngthôn; huy động vốn để đầu tư phát triển hạtầng; trợ giá cho nông nghiệp... Do vậy,hoạt động huy động vốn cho Chương trìnhcó thể “hứng chịu” rủi ro. Việc nhận diện,đánh giá đúng về khả năng tồn tại, mức độtrọng yếu của các rủi ro sẽ giúp nâng caohiệu quả quản lý của nhà nước và chấtlượng kiểm toán đối với chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Những rủi ro tiềm tàngRủi ro tuân thủ tỷ lệ/cơ cấu huy động

của từng nguồn: là khả năng mà các địaphương thực hiện chương trình NTMkhông thể tuân thủ quy định của Nhà nướctrong huy động vốn phục vụ xây dựngNTM theo tỷ lệ/cơ cấu từng nguồn trongtổng nguồn lực. Rủi ro này là do cácnguồn vốn được huy động phục vụChương trình gồm nhiều nguồn khácnhau, nếu phân theo tiêu chí chủ thể thì sẽcó Nhà nước, DN và người dân; nếu phântheo chính sách thì sẽ có nguồn vốn tíndụng, nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tàitrợ… Điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫnkhi theo dõi nguồn vốn huy động. Ngoàira, Chương trình còn chưa xây dựng tổngquy mô vốn huy động phục vụ xây dựngNTM, chỉ có cơ cấu huy động của từngnguồn cụ thể nên đã gây khó khăn cho cácđịa phương trong xác định cụ thể mức huyđộng của từng nguồn. Thực tế khảo sátcho thấy, trên 85% các xã đạt chuẩn NTMnhưng chưa đảm bảo sự tuân thủ tỷ lệ huy

Page 27: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

động vốn của từng nguồn trongtổng nguồn lực.

Rủi ro phân tán nguồn lực: làrủi ro trong việc các địa phươngsử dụng vốn một cách dàn trải,ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngvốn. Mặc dù Quyết định số800/QĐ-TTg đã nêu rõ mộttrong các hình thức huy độngnguồn lực xây dựng NTM làlồng ghép các nguồn vốn của cácchương trình mục tiêu quốc gia,các chương trình mục tiêu, dự ánhỗ trợ trên địa bàn, tuy nhiên chođến nay, vấn đề này vẫn chưa cónhững văn bản hướng dẫn cụ thể.Việc thực hiện các nội dung đầutư có cùng mục tiêu trên thực tếmới chỉ ghép vốn một cách cơhọc của các chương trình, dự ánđầu tư. Thực tế, mức độ lồngghép vốn giữa các địa phươngđang rất khác nhau. Trong khi tỷlệ vốn lồng ghép trên tổng vốnhuy động 3 năm từ 2011-2013của Đồng bằng sông Hồng đạt12,86% thì vùng Đông Nam Bộchỉ là 1,82%. Điều này dẫn đếnkhả năng các nguồn lực huyđộng của Nhà nước cho nhữngchương trình xây dựng, pháttriển kinh tế - xã hội nói chungvà NTM nói riêng bị phân tán.

Rủi ro trùng lắp nguồn lực: làrủi ro nhiều nguồn lực được sửdụng cho cùng hoạt động, gâylãng phí hay thất thoát vốn. Tại

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủtướng Chính phủ về việc sửa đổimột số tiêu chí của bộ tiêu chíquốc gia về NTM, nội dung chủyếu của Chương trình xây dựngNTM được thể hiện qua 19 tiêuchí. Tuy nhiên, việc thực hiệncác tiêu chí phù hợp với đặcđiểm từng địa phương lại chưacó văn bản hướng dẫn nên nhiềuđịa phương chỉ chủ yếu tập trungnguồn lực vào đầu tư kết cấu hạtầng, chưa coi trọng phát triểnsản xuất, tái cơ cấu sản xuất –yếu tố then chốt tạo ra sự đột phátrong chuyển dịch kinh tế nôngthôn. Bên cạnh đó, rủi ro trùnglắp nguồn lực còn do Chươngtrình xây dựng NTM có một sốnội dung trùng với các chươngtrình mục tiêu quốc gia và dự ánhỗ trợ tại các địa phương. Chẳnghạn, nội dung xây dựng trụ sở xãtrùng với Chương trình mục tiêuHỗ trợ đầu tư xây dựng các trụsở UBND cấp xã…

Rủi ro lạm phát: là khả năngChương trình gặp khó khăn tronghuy động các nguồn vốn do lạmphát tăng cao. Nguồn lực tàichính phục vụ xây dựng Chươngtrình NTM được huy động từnhiều nguồn vốn khác, trong đónguồn vốn tín dụng, DN và dân

cư chiếm 60%. Thực tế, lạm phátcó thể phá vỡ thị trường vốn củacác tổ chức tín dụng, giảm lợinhuận của DN cũng như mức độtích lũy của người dân. Trongđiều kiện lạm phát tăng cao, nguycơ không huy động được đủ sốvốn cần thiết để phục vụ Chươngtrình NTM là rất rõ ràng.

Bên cạnh đó, do phụ thuộcvào thời tiết, khí hậu và giá cả thịtrường, nguồn vốn cho lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn thườngthiếu sự ổn định. Điều này cũnggia tăng khả năng Chương trìnhkhông huy động đủ nguồn lựccho việc thực hiện các hoạt độnghoặc các hoạt động bị ngừng trệ.

Định hướng giải pháp kiểm soát rủi ro tiềm tàng

Để đảm bảo rủi ro của cáccuộc kiểm toán Chương trìnhNTM chỉ ở mức độ cho phép,các kiểm toán viên cần đánh giáhệ thống kiểm soát nội bộ đốivới hoạt động huy động vốn ởcác địa phương được kiểm toán,từ đó lập kế hoạch kiểm toán phùhợp, xác định đúng khối lượng,phạm vi, quy mô cũng như kếhoạch về nhân sự, thời gian, chiphí nhằm đảm bảo chất lượngcủa cuộc kiểm toán.

Ở giác độ quản lý Chươngtrình xây dựng NTM, nếu khôngcó một hệ thống kiểm soát nội bộ

PGS.TS. LÊ HUY TRỌNG - Kiểm toán Nhà nướcThs. LẠI HƯƠNG THẢO - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Page 28: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

đủ mạnh nhằm ngăn ngừa nhữngrủi ro tiềm tàng thì các rủi ro trênsẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tínhkinh tế, hiệu quả và sự hữu hiệucủa Chương trình. Đặc biệt làtrong thời điểm Chương trìnhNTM giai đoạn 2010-2015 đangđược tổng kết nhằm triển khaihiệu quả hơn cho giai đoạn2016-2020.

Các cơ quan quản lý có thểcân nhắc về việc xây dựng tổngquy mô vốn đầu tư cho xây dựngNTM dựa trên đặc điểm, điềukiện của từng địa phương. Khiđó, các địa phương sẽ có căn cứpháp lý xác định mức huy độngcủa từng nguồn cụ thể. Kinhnghiệm của Hàn Quốc khi xâydựng và phát triển mô hình LàngMới những năm 1970 cho thấy,trong chính sách huy động nguồnlực tài chính quốc gia này thựchiện chủ trương nhà nước vànhân dân cùng làm. Cụ thể,nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sáchnhà nước là 51%, nguồn huyđộng từ dân là 49%, kèm theo đólà chính sách khuyến khíchngười dân đầu tư vào chươngtrình như một khoản tiết kiệm.Trong năm đầu tiên, Chính phủthực hiện hỗ trợ cho 33.000 làng,mỗi làng 355 bao xi măng. Sangnăm thứ hai, 16.600 làng cóthành tích tốt được khen thưởngvà được Chính phủ tăng mức hỗtrợ lên 500 bao xi măng cùng 1tấn thép. Năm thứ ba, Chính phủphân loại các làng theo trình độphát triển và sự tham gia củangười dân để chia thành cácnhóm khác nhau với mức hỗ trợtừ Chính phủ cũng khác nhau.

Nhằm kiểm soát rủi ro phântán, trùng lắp nguồn lực trong huyđộng vốn thực hiện Chương trìnhNTM, Chính phủ Thái Lan đã

khảo sát các địa phương để xâydựng thứ tự ưu tiên trong đầu tưtừng vùng. Với những vùng cònnhiều khó khăn, sản xuất lạc hậuthì Chính phủ tập trung nguồn lựccho xây dựng hệ thống đường sánhằm giúp người dân tiếp cận thịtrường. Những vùng có sự tăngtrưởng kinh tế ổn định thì tạo rasự bứt phá thông qua đầu tư chokhoa học công nghệ nhằm tăngcường hiểu biết, hiện đại hóanông nghiệp, tạo ra sự phát triểnbền vững. Thái Lan là nước cóđiều kiện kinh tế xã hội khá giốngViệt Nam, do vậy các cơ quanquản lý có thể cân nhắc việc họchỏi kinh nghiệm từ quốc gia nàyđể hạn chế nguồn lực huy độngphục vụ xây dựng NTM bị phântán hay trùng lắp.

Muốn hạn chế rủi ro khônghuy động đủ vốn xây dựngNTM do lo ngại đầu tư vào lĩnhvực có rủi ro cao như nôngnghiệp, nông thôn, nông dân,các cơ quan quản lý nhà nướccần có những chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ các tổ chức tíndụng, DN và người dân đầu tưvào lĩnh vực này thông quachính sách trợ giá các sản phẩmđầu vào của quá trình sản xuấtnông nghiệp và đảm bảo giá đầura của nông sản thông qua chuỗigiá trị ngành hàng. Các cơ quanquản lý cũng có thể tham khảokinh nghiệm huy động vốn cholĩnh vực nông nghiệp của mộtsố nước có điều kiện tương tựViệt Nam như: Thái Lan, HànQuốc, Trung Quốc… Cụ thể, ởThái Lan, để thu hút vốn đầu tưcủa các tổ chức, cá nhân vàolĩnh vực nông nghiệp, Chínhphủ thực hiện trợ giá đối với cácsản phẩm chủ lực như gạo, caosu, trái cây… với mức giá thu

mua cao hơn giá thị trường;ngoài ra người trồng còn nhậnđược các ưu đãi như: mua phânbón với giá thấp, miễn cước vậnchuyển… Còn ở Hàn Quốc, đểthu hút vốn của người dân vàoxây dựng Chương trình LàngMới, các hợp tác xã nôngnghiệp ở làng thành lập “quỹlàng”. Trong khi hợp tác xãđóng vai trò quan trọng trongchuối cung ứng các sản phẩmnông nghiệp của làng, thì ngườidân có thể thể trở thành thànhviên của hợp tác xã bằng cáchmua cổ phần của hợp tác xã.Khi đã là thành viên của hợp tácxã thì người dân được hưởng lãisuất bằng lãi suất tiết kiệm chokhoản tiền bỏ ra mua cổ phầnhoặc chia lợi nhuận từ các hoạtđộng của hợp tác xã, ngoài ra sẽđược vay vốn từ “quỹ làng” đểđầu tư cho sản xuất với lãi suấtưu đãi.

Cùng với đó, Chính phủ cũngcần rà soát lại các luật liên quanđến nông nghiệp, nông thôn vànông dân để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc huy động các nguồnlực tài chính phục vụ xây dựngNTM và tái cơ cấu ngành nôngnghiệp; đồng thời, chỉ đạo Bộ,ngành, địa phương quản lý việcsử dụng các nguồn vốn huyđộng cho chương trình đảm bảonguyên tắc công khai, dân chủ,tiết kiệm và hiệu quả. KTNN cóthể nghiên cứu trình Quốc hộivề kế hoạch kiểm toán Chươngtrình xây dựng NTM cả trong vàsau khi hoàn thành Chươngtrình ở từng giai đoạn, từ đó cónhững kiến nghị cần thiết nhằmcải tiến công tác huy động cũngnhư quản lý và sử dụng cácnguồn lực được huy động choChương trình.n

Page 29: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Thông tư số 05/2014/TT-BTCcủa Bộ Tài chính ngày

06/01/2014 hướng dẫn việc quảnlý, sử dụng các khoản thu từ hoạtđộng quản lý dự án của các chủđầu tư quy định: ban quản lý dựán (QLDA) nhóm II sử dụng vốnNSNN và trái phiếu chính phủđược áp dụng cơ chế tự chủ tàichính như đơn vị sự nghiệp cônglập tự đảm bảo toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên.

Hơn một năm sau, Nghị địnhsố 59/2015/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 18/6/2015 và Thôngtư số 16/2016/TT-BXD ngày30/6/2016 của Bộ Xây dựnghướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghị định59/2016/NĐ-CP ghi rõ: banQLXD khu vực, ban QLXDchuyên ngành là tổ chức sựnghiệp công lập và hoạt độngtheo cơ chế tự chủ về tài chính,tự bảo đảm chi thường xuyên.

Theo đó, các ban QLXD làđơn vị sự nghiệp công lập đượcphân loại quy chế tự chủ tronglĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sựnghiệp khác theo Nghị định số141/2016/NĐ-CP. Điều kiện tựchủ là các đơn vị này phải đảmbảo được nguồn thu trong nămđầu tiên của thời kỳ ổn định.Nguồn thu chính của ban QLXDphụ thuộc vào nhiệm vụ quản lýdự án được cấp quyết định giaovà số thu chủ yếu được trích theođịnh mức tỷ lệ hoặc lập dự toán

theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lýchi phí đầu tư xây dựng vàhướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Việc tổ chức lại mô hình cácban QLXD như vậy một mặtgóp phần nâng cao năng lực,hiệu quả của các ban QLXDchuyên ngành, khu vực, nhưngmặt khác nó lại có thể tạo thêmgánh nặng về biên chế và ngânsách. Bởi lẽ trên thực tế, một sốban QLXD không đủ điều kiệnsắp xếp lại thành các ban QLXDchuyên ngành hoặc khu vực,song cũng không thể giải thểhoặc sáp nhập vì vẫn chưa hoànthành nhiệm vụ quản lý dự án.Do đó, các ban QLXD này vẫntiếp tục được phép áp dụng cơchế tự chủ tài chính như là đơnvị sự nghiệp công lập đảm bảochi thường xuyên.

Những vấn đề nổi cộm trongquy chế sử dụng kinh phíquản lý đối với các banQLXD là đơn vị sự nghiệpcông lập tự chủ tài chính

Thực tiễn hoạt động kiểmtoán kinh phí quản lý dự án củamột số ban QLXD trong cáccuộc kiểm toán ngân sách địaphương đã cho thấy những vấnđề nổi cộm sau:

Khoảng trống trong hướngdẫn quy chế tài chính

Thông tư số 05/2014/TT-BTCgóp phần tăng tính chủ động và

tự chịu trách nhiệm của banQLXD nhóm II theo chủ trươngphân cấp nhiều hơn cho các chủđầu tư. Chủ trương này được quyđịnh tại Nghị định số12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình. LuậtXây dựng số 50/2014/QH13 vớinhiều hướng dẫn đã thay đổitheo hướng siết chặt hơn côngtác quản lý dự án, đặc biệt các dựán sử dụng vốn NSNN. Ngày25/3/2015, Chính phủ ban hànhNghị định số 32/2015/NĐ-CP vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng,trong đó giao: "Bộ Tài chính quyđịnh về quản lý, sử dụng cáckhoản thu từ hoạt động quản lýdự án của các chủ đầu tư, banquản lý dự án sử dụng vốn ngânsách nhà nước".

Tuy nhiên, sau gần 2 nămthực hiện thay đổi, sắp xếp lại cơcấu, tổ chức ban QLXD thànhcác ban QLXD chuyên ngành vàkhu vực theo Nghị định số59/2015/NĐ-CP, Bộ Tài chínhvẫn chưa ban hành Thông tưhướng dẫn cơ chế tài chính đốivới các ban QLXD là đơn vị sựnghiệp công lập tự đảm bảo chithường xuyên và các ban QLXDchưa đủ điều kiện là đơn vị sựnghiệp công lập. Hệ quả là, mộtsố ban QLXD tiếp tục đề nghị ápdụng cơ chế tự chủ tài chính nhưđơn vị sự nghiệp công lập bảođảm chi thường xuyên để được

TS. ĐẶNG ANH TUẤN - Kiểm toán Nhà nước

Page 30: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

hưởng quyền tự chủ trong quyếtđịnh chi tiêu, tăng thu nhậpnhưng không chắc có đảm bảođủ nguồn thu được trích từ kinhphí quản lý dự án theo quy định.

Quay lại tình trạng cơ chếxin - cho

Thông tư số 05/2014/TT-BTC cho phép ban QLXD nhómII được trích lập các quỹ, rútkinh phí quản lý dự án về tàikhoản của ban và chi quỹ màkhông chịu sự kiểm soát thanhtoán của Kho bạc Nhà nước;được chi thu nhập tăng thêmkhông quá ba lần; được quyếtđịnh định mức chi thường xuyênphù hợp với quy chế chi tiêu nộibộ và có thể cao hơn so với quyđịnh sau khi đã đề xuất lập,trình cấp thẩm quyền phương ántự chủ trong thời kỳ ổn định 3

năm. Tuy nhiên, Thông tư số05/2014/TT-BTC và văn bảnquy phạm pháp luật chưa có chếtài về trường hợp các banQLXD không đảm bảo nguồnthu, nhất là nguồn kinh phí dựán trong thời gian thực hiệnnhiệm vụ quản lý dự án.

Thực tế hoạt động kiểm toáncho thấy, một số ban QLXD đãchuyển đổi mô hình hoạt độngsang đơn vị sự nghiệp công lậptự đảm bảo chi thường xuyêntrong thời kỳ ổn định 3 năm.Tuy nhiên, các năm tiếp theosau thời kỳ ổn định, do số lượngdự án được giao bổ sung thấphơn mức bình quân trong cácnăm trước đó, tiến độ dự ánchậm, kéo dài, khi Nhà nướcthay đổi chế độ, chính sách tiềnlương đối với công chức, viên

chức và người lao động thìnguồn thu đã không đủ đảm bảochi thường xuyên. Để duy trìhoạt động trong các năm tiếptheo, những đơn vị này lại lậpdự toán để xin cấp bổ sung kinhphí. Việc này dẫn tới tình trạngquay lại cơ chế xin - cho, mâuthuẫn với nguyên tắc và điềukiện của một đơn vị sự nghiệpcông lập tự chủ tài chính.

Nguyên nhân: khi được giaotự chủ, các ban QLXD thườngphân bổ và rút kinh phí quản lýdự án cao hơn trong giai đoạnđầu thực hiện dự án, nhưng thấphơn trong giai đoạn sau, đặc biệtlà giai đoạn quyết toán dự án.Điều này vừa tạo áp lực lên cơquan cấp trên để được giao thêmcác dự án mới trong các năm tiếptheo, vừa để các ban QLDA

Page 31: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

không phải chịu trách nhiệm vềcác quyết định chi tiêu của mìnhtrong giai đoạn trước, nếu cấptrên không giao thêm nhiệm vụquản lý dự án.

Mâu thuẫn trong các quy định Tại khoản 2, Điều 3, Nghị

định số 83/2006/NĐ-CP ngày17/8/2006 của Chính phủ quyđịnh: Tổ chức sự nghiệp nhànước là các tổ chức được thànhlập và hoạt động để phục vụnhiệm vụ quản lý nhà nước hoặcđể thực hiện một số dịch vụcông. Điều 2, Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 của Chính phủ quyđịnh: Đơn vị sự nghiệp công lậpdo cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước thành lập theo quyđịnh của pháp luật, có tư cáchpháp nhân, cung cấp dịch vụcông, phục vụ quản lý nhà nước.

Như vậy, ban QLXD khôngthực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước, cũng không thực hiện mộtsố dịch vụ công, nguồn kinh phícủa ban QLXD được trích từ chiphí của các dự án được giaoquản lý nên không phải là tổchức sự nghiệp kinh tế như Nghịđịnh số 16/2015/NĐ-CP. Tuynhiên, khoản 1, Điều 4, Thông tưsố 16/2016/TT-BXD quy định:“Ban QLXD chuyên ngành, khuvực do bộ trưởng, thủ trưởng cơquan ngang Bộ, chủ tịch UBNDcấp tỉnh, cấp huyện quyết địnhthành lập theo quy định tại Điều17, Điều 18 của Nghị định số59/2015/NĐ-CP là tổ chức sựnghiệp công lập, hoạt động theocơ chế tự chủ về tài chính, tự bảođảm chi thường xuyên theo quyđịnh của Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 của Chính phủ quyđịnh cơ chế tự chủ của đơn vị sự

nghiệp công lập”. Trường hợp thực hiện theo cơ

chế tự chủ tại Nghị định số16/2015/NĐ-CP thì thu nhập củaban QLXD sẽ phải thực hiệntheo cơ chế giá, phí dịch vụ sựnghiệp công. Thế nhưng, kinhphí của ban QLXD được tính từtổng mức đầu tư dự án, thực chấtlà sử dụng vốn đầu tư công. Hơnnữa, với trường hợp đơn vị sựnghiệp công theo Nghị định số16/2015/NĐ-CP thì ban QLXDsẽ được tự chủ về tổ chức bộmáy, về tài chính, bao gồm cảhoạt động vay vốn, huy độngvốn, liên doanh, liên kết, chủđộng xây dựng danh mục các dựán đầu tư… Điều này không phùhợp với quyền và nghĩa vụ củaban QLXD theo quy định tạiLuật Xây dựng cũng như Nghịđịnh số 32/2015/NĐ-CP.

Kiến nghị bổ sung, sửa đổiLuật Xây dựng số

50/2014/QH13 có hiệu lực từngày 01/01/2015 và Nghị định59/2015/NĐ-CP đã quy địnhhình thức tổ chức quản lý dự án.Theo đó, cần gấp rút ban hành,sửa đổi cơ chế tài chính đối vớicác ban QLXD nhóm II tạiThông tư số 05/2014/TT-BTC.Đặc biệt là cần quy định cụ thểhơn điều kiện để các ban QLXDđược áp dụng cơ chế tự chủ tàichính theo đúng nguyên tắc tựchủ, tự chịu trách nhiệm của mộtđơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ nhất, không nên quyđịnh cứng nhắc ban QLXDchuyên ngành, khu vực là cácđơn vị sự nghiệp công lập tựđảm bảo chi thường xuyên, vìthực tế tại nhiều địa phương,các ban QLXD không có đủnguồn thu từ kinh phí quản lý

dự án hoặc từ hoạt động cungcấp dịch vụ chuyên môn. Mặtkhác, việc quản lý dự án khôngphải là quản lý nhà nước vàcũng không hẳn là cung cấpdịch vụ công thuần túy do cánhân và các tổ chức tư vấnngoài nhà nước có thể và có khảnăng thực hiện nhiệm vụ này;

Thứ hai, cần bổ sung tiêu chívề mức nguồn thu ngoài nguồnthu kinh phí quản lý dự án sửdụng vốn NSNN, vốn trái phiếuchính phủ để quyết định loạihình và cơ chế tự chủ. Tiêu chínày nên xây dựng theo hướngquy định mức thu khác ngoàinguồn thu được trích từ chi phíquản lý dự án tối thiểu phải bằnghoặc cao hơn mức trích lập cácquỹ theo quy định đối với đơn vịsự nghiệp công lập tự đảm bảochi thường xuyên. Cũng có thểquy định nguồn thu ngoài kinhphí quản lý dự án phải đạt một tỷlệ nhất định trong tổng số nguồnthu dự kiến của các ban QLXD;

Thông tư 195/2012/TT-BTCngày 15/11/2012 của Bộ Tàichính đã hướng dẫn kế toán ápdụng cho đơn vị chủ đầu tư, baogồm các ban QLXD. Tuy nhiên,tại thời điểm ban hành Thông tưnày, các ban QLXD không phảilà đơn vị sự nghiệp công lập, tựđảm bảo chi thường xuyên nênhệ thống tài khoản kế toán quyđịnh trong Thông tư chưa đầyđủ, thiếu các tài khoản theo dõi,ghi nhận việc trích lập các quỹsự nghiệp, quỹ khen thưởng vàphúc lợi, quỹ ổn định thunhập…Vì vậy, cùng với nhữngthay đổi trong mô hình tổ chứcđối với các chủ đầu tư và banQLXD, cần phải sửa đổi, bổsung hướng dẫn chế độ kế toánhiện hành trên.n

Page 32: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Người làm công tác kế toánkhông phải là người ghi chép sổ sách

Theo Vụ Chế độ kế toán vàkiểm toán - Bộ Tài chính, trướcđây, kế toán chủ yếu là việc ghichép (bookeeping) các giao dịchkinh tế phát sinh tại đơn vị, bởithế nhiệm vụ tổng hợp, phân tíchthông tin và trình bày báo cáo tàichính chưa được coi là ưu tiênhàng đầu. Bên cạnh đó, do cònmang nặng yêu cầu quản lý nhànước và xuất phát từ cách tiếpcận chính sách của nền kinh tếtập trung bao cấp nên kế toánđược hướng đến mục đích đảmbảo số thu ngân sách hơn là phụcvụ công tác quản trị, điều hànhcủa chính DN. Chế độ kế toánhiện hành cũng chỉ coi trọngphương pháp ghi chép, lập cácbút toán định khoản. Phươngpháp kế toán chịu ảnh hưởng

nặng nề của các quy định vềthuế; một số loại chứng từ kếtoán, hệ thống sổ kế toán và cáchình thức sổ kế toán phải theomẫu và quy trình bắt buộc.Chính những quan điểm đó đãkhiến cho người làm công tác kếtoán chưa nhận thức được vai tròtiên quyết của kế toán là phục vụviệc ra quyết định quản lý, điềuhành của chủ DN hay nhà đầu tưhơn là phục vụ mục đích thuế.Nói cách khác, người làm kếtoán chưa thoát ra khỏi cái bóngcủa người ghi sổ.

Thực tế, đối với người làmcông tác kế toán, việc ghi chépban đầu trên sổ kế toán, việc tậphợp thông tin trên hóa đơn đầuvào cũng tương tự như người đầubếp phân loại các thực phẩmtrước khi chế biến. Sản phẩmcuối cùng là báo cáo tài chínhvới thông tin đã được chế biến

(sắp xếp, trình bày và tổng hợp)để phản ánh các giao dịch và sựkiện theo đúng bản chất kinh tế.Trên thực tế, thông tin tài chínhban đầu lại không xuất phát từphòng kế toán mà đến từ các bộphận kỹ thuật, kinh doanh,nghiên cứu thị trường, tổ chức…người làm kế toán phải căn cứvào các thông tin thô (các số liệukhô khan chưa có ý nghĩa vàchưa có giá trị sử dụng) được cácbộ phận liên quan cung cấp đểxử lý thành thông tin tài chính cógiá trị sử dụng cho việc ra quyếtđịnh kinh tế. Công tác kế toánngày nay phải hướng đến việccung cấp thông tin tài chính hữuích cho người sử dụng báo cáotài chính nên người làm kế toánphải được trang bị các kỹ năngvà kiến thức để lập và trình bàybáo cáo tài chính một cách hợplý và trung thực.

MINH ANH

Trong bối cảnh tin học hóa diễn ra mạnh mẽ, hầu hếtDN đã sử dụng phần mềm kế toán để tiết kiệm thờigian ghi chép các giao dịch kinh tế phát sinh tại đơn vị,vì thế, kỹ năng định khoản Nợ - Có trong công tác kếtoán không còn được coi trọng. Người làm kế toán hiệnnay được ví như một đầu bếp, sản phẩm của họ là cácmón ăn được chế biến công phu. Từ nguyên liệu banđầu là các số liệu khô khan do bộ phận kỹ thuật, kinhdoanh, nghiên cứu thị trường của đơn vị cung cấp, họphải tổng hợp, phân tích và trình bày báo cáo tài chínhthành thông tin có giá trị sử dụng cho việc ra quyết địnhkinh tế. Trước yêu cầu đó, người làm kế toán cần phảiđược trang bị những kỹ năng và kiến thức gì?

Page 33: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Trên bình diện quốc tế, Ủyban Chuẩn mực kế toán quốc tếđã chuyển đổi tên gọi bộ chuẩnmực kế toán, từ Chuẩn mực kếtoán quốc tế (IAS) thành Chuẩnmực báo cáo tài chính quốc tế(IFRS). Việc đổi tên gọi nàykhông chỉ là sự thay tên đổi họmột cách đơn thuần mà vấn đềcốt lõi là nhằm nhấn mạnh mụcđích của chuẩn mực, đó là cungcấp thông tin trên báo cáo tàichính chứ không phải là ghi chépkế toán.

Đừng để sinh viên kế toántrở thành những con robotchỉ thuộc lòng lý thuyết

Theo ông Trịnh Đức Vinh -Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kếtoán và kiểm toán, Bộ Tài chính- nhằm thực hiện lộ trình cải

cách kế toán ở Việt Nam từ nayđến năm 2025, việc xây dựng đềán đổi mới phương pháp đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực chấtlượng cao trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán để đáp ứng cácchuẩn mực, yêu cầu của khu vựcASEAN và quốc tế là tráchnhiệm của 3 nhà: nhà hoạch địnhchính sách, nhà tuyển dụng vànhà trường.

Theo quan điểm của ôngVinh, kế toán không chỉ là Nợ -Có mà thực sự là một môn khoahọc logic. Hiện nay, do hệ thốngphần mềm kế toán đã hỗ trợ tốiđa cho người làm kế toán trongquá trình lập các bút toán địnhkhoản kế toán nên công việc nàyhầu như chỉ còn là nhập dữ liệuvà đóng vai trò thứ yếu trongcông tác kế toán. Người làm kế

toán giỏi phải biết cách chọn ranguyên tắc kế toán phù hợptrong số chuẩn mực để vận dụngcho từng giao dịch và tình huốngcụ thể.

Ông Vinh cũng thẳng thắnnêu quan điểm, việc đào tạo kếtoán hiện nay đang đơn thuầntheo hướng đưa ra cách thức làphải làm như thế nào mà khônglý giải vì sao phải làm như vậy.Nếu người học chỉ được truyềnthụ về cách làm thì dễ bị triệttiêu sự sáng tạo và biến thànhrobot. Để phát huy năng lực củangười học, người dạy cần phảitruyền đạt cho họ đạo lý của vấnđề là gì, bản chất tài chính củacác giao dịch kinh tế ra sao, từđó mới quyết định cách thức giảiquyết vấn đề. Nói cách khác,người học ngoài việc biết cách

Page 34: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

làm như thế nào còn phải hiểuđược tại sao cần làm như vậy,nếu không làm sẽ dẫn đến hậuquả gì và có phương án nào đểxử lý tốt hơn không...

Bên cạnh đó, việc quá chútrọng đào tạo kế toán với mụcđích kê khai và quyết toán thuếnhư hiện nay cũng cần phải xemxét. Bởi vì về cơ bản, nguyên tắckê khai, quyết toán thuế khôngthường xuyên thay đổi nhưngcác quy định chi tiết như thuếsuất, các khoản chi phí được trừvà không được trừ khi xác địnhthuế thu nhập DN… lại có thểthường xuyên thay đổi, thậm chílà thay đổi hàng năm. Nếu nhàtrường tập trung vào việc đào tạovề kê khai, quyết toán thuế thì rấtcó khả năng những kiến thức đósẽ bị lạc hậu khi sinh viên tốtnghiệp. Vì vậy, đối với sinh viênchuyên ngành kế toán, nhàtrường chỉ cần đào tạo về nguyênlý và những kiến thức cơ bản vềxử lý thuế.

Ông Vinh cho rằng, do yêucầu của thực tế như vậy, các cơsở đào tạo không nên tập trungvào hướng dẫn định khoản kếtoán như hiện nay mà phảihướng đến đáp ứng yêu cầu cơbản và xuyên suốt của kế toán làlập và trình bày báo cáo tàichính. Nhà trường cần cung cấpcho sinh viên kế toán phươngpháp tư duy, phương pháp luậngiải, xử lý vấn đề, thay vì bắt họhọc thuộc lòng những bút toánđịnh khoản khô khan. Từ đó, ôngVinh kêu gọi: “Nhà trường nênthực hiện phương châm đào tạonhững gì xã hội cần hơn là đàotạo cái mình có, hãy chấm dứtphương pháp đào tạo theo kiểu“tầm chương trích cú”, đừng đểsinh viên kế toán trở thành

những con robot chỉ thuộc lònglý thuyết mà không biết vậndụng lý thuyết vào thực tiễn”.

Người làm kế toán ngày naycần trang bị những gì?

Ông Vinh nêu ra 6 vấn đề vềkỹ năng và kiến thức mà ngườilàm kế toán cần được trang bị đểđáp ứng yêu cầu của DN và xãhội hiện nay.

Thứ nhất, người làm kế toáncần am hiểu kiến thức về nguyênlý kế toán vì nguyên tắc nàyđóng vai trò quan trọng, xuyênsuốt trong quá trình tác nghiệptại đơn vị.

Thứ hai, do phương pháp kếtoán là khách quan, chỉ bị ảnhhưởng bởi bản chất và cách thứcvận hành của các giao dịch kinhtế nên người làm kế toán khôngchỉ đơn thuần là ghi chép sổ sáchmà phải được trang bị kiến thứcvà có hiểu biết về các giao dịchkinh tế, tài chính. Do sự đa dạngcủa thực tiễn, nhiều giao dịchkinh tế phát sinh không đượchướng dẫn trong các văn bản quyphạm pháp luật nên người làmkế toán cần phải biết lựa chọnnhững nguyên tắc kế toán phùhợp để phản ánh giao dịch kinhtế phát sinh và vận dụng cácnguyên tắc lý thuyết của chuẩnmực vào từng tình huống cụ thểcủa đơn vị.

Thứ ba, người làm kế toánphải hiểu được yêu cầu củangười sử dụng báo cáo tài chính.Người làm kế toán cần biết cáchlấy dữ liệu, tức là đưa ra yêu cầucụ thể đối với các bộ phận liênquan như kỹ thuật, kinh doanh,chiến lược, thẩm định giá… đểhọ cung cấp dữ liệu theo đúngyêu cầu của việc lập và trình bàybáo cáo tài chính.

Thứ tư, khi đã có dữ liệu,người làm kế toán cần có các kỹnăng xử lý để trình bày trên báocáo tài chính, biến các con sốkhô khan thành con số biết nói.

Thứ năm, nhiều quy định củachuẩn mực yêu cầu sử dụng cáckỹ năng tính toán tài chính nhưtính dòng tiền chiết khấu, xácđịnh giá trị hợp lý, giá trị có thểthu hồi, ước tính tổn thất…Ngoài ra, do nhiệm vụ của kếtoán là cung cấp thông tin hữuích cho việc ra quyết định quảnlý của chủ DN nên người làm kếtoán phải có kiến thức về tàichính, nắm được kỹ năng tổnghợp và phân tích thông tin tàichính quá khứ cũng như dự báotương lai.

Thứ sáu, thực hiện nghĩa vụvới NSNN luôn là một nhiệm vụkhông thể thiếu của DN, vì vậy,người làm kế toán phải có cáckiến thức về kê khai và quyếttoán thuế.

Tóm lại, trong bối cảnh hiệnnay, đối với người làm kế toán,kỹ năng lập và trình bày báo cáotài chính, sự hiểu biết về bảnchất và cách thức vận hành củacác giao dịch kinh tế đóng vai tròthen chốt.

Ông Vinh cho biết, sắp tới,khi ban hành các chuẩn mực kếtoán Việt Nam theo định hướngIFRS, Bộ Tài chính có thể sẽkhông quy định chế độ kế toánchi tiết như hiện nay mà banhành bộ hướng dẫn áp dụngChuẩn mực kế toán. Các bút toánđịnh khoản quy định cứng nhắcnhư hiện tại chỉ để hướng dẫn vàtham khảo chứ không còn là sựbắt buộc; số hiệu tài khoản kếtoán cũng được xem xét giao choDN tự đặt để phù hợp với đặcđiểm hoạt động của đơn vị.n

Page 35: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Năm 2015, mặc dù thu NSNN cả nước vượt dựtoán nhưng công tác thực hiện thu vẫn cho

thấy nhiều vấn đề bất cập và hạn chế. Theo Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm

2015 của KTNN, so với dự toán, thu NSNN trongnăm này vượt 9,6%, đạt 998.217 tỷ đồng. Hầu hếtcác khoản thu đều đạt và vượt dự toán, chỉ còn 2khoản thu không đạt chỉ tiêu là thu từ dầu thô (đạt72,6% dự toán) và thu từ DN có vốn đầu tư nướcngoài (đạt 99% dự toán). Thế nhưng, đây chính là 2khoản thu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thựchiện dự toán thu NSNN năm 2015. Ngoài vấn đề từ2 khoản thu kể trên, KTNN còn chỉ ra một số hạnchế trong việc thực hiện thu, như: một số địaphương được giao dự toán thấp hơn so với khảnăng thực hiện; tình trạng hạch toán và kê khaithiếu thuế GTGT, thuế thu nhập DN còn diễn ra

khá phổ biến; công tác quản lý thu, chống thất thucòn nhiều hạn chế; tổng nợ thuế vẫn tăng và nợ cókhả năng thu giảm 2% so với năm 2014... Nhữnghạn chế được KTNN chỉ ra một lần nữa cho thấy,quản lý thu và chống thất thu vẫn là vấn đề nan giảicho NSNN, đặc biệt là trong bối cảnh thu không đủbù chi như hiện nay.

Dự toán không sát với thực tếTheo Báo cáo kiểm toán của KTNN, dự toán

thu cân đối NSNN năm 2015 được Quốc hội quyếtđịnh và Chính phủ giao là 911.100 tỷ đồng, trongđó: dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô vàthu tiền sử dụng đất) là 599.600 tỷ đồng, nếu loạitrừ tiếp thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại, dự toánthu nội địa là 561.549 tỷ đồng, bằng 114% so vớiước thực hiện 2014; dự toán thu cân đối từ hoạt

Kết quả kiểm toán năm 2015:

THÙY LÊ

Page 36: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

động xuất nhập khẩu 175.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, KTNN đã chỉ ra rằng, tổng hợp dự

toán thu NSNN do các địa phương lập chưa đảm bảomức tăng bình quân tối thiểu theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ vềxây dựng dự toán NSNN năm 2015 (thu nội địakhông kể thu từ dầu thô và tiền sử dụng đất tăng 14-16%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 6-8%). Cụ thể,53/63 địa phương lập dự toán thu nội địa thấp hơn14%; 7 địa phương lập dự toán thấp hơn ước thựchiện năm 2014; 12/46 địa phương dự kiến chưa đầyđủ, bao quát hết nguồn thu trên địa bàn, như: HảiPhòng, Lai Châu, Trà Vinh, Hà Tĩnh, Sơn La, ĐắkLắk, Hà Nam, Quảng Nam, Gia Lai... Một số tỉnhđược giao dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩutăng dưới 5% so với ước thực hiện năm 2014 nhưngkết quả thực hiện lại vượt dự toán cao: tỉnh TháiNguyên thực hiện vượt 61% so với dự toán, ĐắkNông thực hiện vượt 25%, Bến Tre vượt 21,1%, GiaLai vượt 18,7%, Thái Bình thực hiện vượt 35,9...

Đối với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2014,Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã xây dựng và giaodự toán không sát thực tế. Cụ thể, hai đơn vị trênđã đánh giá ước thực hiện dự toán hoàn thuế GTGTnăm 2014 là 78.200 tỷ đồng, lấy đánh giá này làmcơ sở để xây dựng và giao dự toán hoàn thuếGTGT năm 2015 là 85.000 tỷ đồng. Trong khi đó,KTNN xác định số thuế phải hoàn trong năm 2014là 88.152 tỷ đồng, đó là chưa tính đến hơn 9.750 tỷđồng phải hoàn cho các quyết định năm 2014 vẫnchưa được giao dự toán, dẫn đến việc Tổng cụcThuế phải trình Bộ Tài chính cho ứng trước dựtoán hoàn thuế năm 2016 để chi hoàn thuế GTGTnăm 2015. Đồng thời, các quyết định hoàn thuếnăm 2015 sẽ phải chuyển sang năm 2016 để hoànthuế do thiếu nguồn gần 5.848 tỷ đồng. Ngoài ra,KTNN còn phát hiện việc ứng trước dự toán nêutrên chưa được Bộ Tài chính trình Thủ tướngChính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hộixem xét, quyết định theo quy định của Nghị quyếtsố 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ vàKhoản 5, Điều 2, Nghị quyết số 78/2014/QH13ngày 10/11/2014 của Quốc hội.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán còn cho thấy,một số Bộ, cơ quan trung ương lập dự toán phí, lệphí thấp hơn số thông báo của Bộ Tài chính, cụ thểnhư: Bộ Giáo dục và Đào tạo thu học phí, lệ phí lậpthấp hơn 3,9%; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

và Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam không lậpdự toán thu hoặc lập chưa đầy đủ; Bộ Tài chính lậpdự toán số thu học phí thấp hơn 77,3 tỷ đồng...

Tình trạng thất thu thuế vẫn phổ biếnCũng theo KTNN, tình trạng hạch toán, kê khai

thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tínhthiếu thuế GTGT, thuế thu nhập DN và lợi nhuậnphải nộp NSNN… vẫn diễn ra khá phổ biến tại cácđơn vị được kiểm toán. Tổng hợp từ 276 báo cáokiểm toán tại 204 đơn vị, KTNN đã xác định sốphải nộp NSNN tăng thêm gần 11.365 tỷ đồng,trong đó một số đơn vị có kiến nghị nộp với số tiềnlớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Namnộp 2.054 tỷ đồng, Tổng công ty Thương mại SàiGòn nộp 1.755 tỷ đồng, Tổng công ty Địa ốc SàiGòn nộp 1.264 tỷ đồng... Qua kết quả đối chiếu1.653 người nộp thuế, KTNN đã kiến nghị cáckhoản phải nộp NSNN tăng thêm gần 2.051 tỷđồng, trong đó có DN phải nộp tăng thêm 882 tỷđồng. Cá biệt, KTNN đã chuyển hồ sơ của Công tyTNHH Thương mại dịch vụ Dầu khí Hoàng Ngânsang cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đểđiều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luậtdo phát hiện một số giao dịch mua bán lớn bấtthường, có dấu hiệu mua bán hóa đơn.

Một số cục, chi cục thuế chưa quản lý hết cácDN, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nhưngchưa đăng ký thuế, lập thiếu bộ thuế môn bài (CàMau, Bạc Liêu, Quảng Nam); chưa thực hiện xửphạt hoặc xử phạt chưa đầy đủ đối với các trườnghợp chậm nộp hồ sơ khai thuế (Cần Thơ, TiềnGiang, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Nông, KhánhHòa, Đắk Lắk, Kon Tum, thành phố Vũng Tàu...).

Ngoài ra, một số cục thuế không hoàn thành kếhoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã được giao. Kếtquả chọn mẫu kiểm tra hồ sơ thanh tra, kiểm trathuế cho thấy, còn rất nhiều hạn chế trong hoạtđộng thanh tra, kiểm tra từ hồ sơ, mẫu biểu, nộidung, phạm vi đến kết quả xử lý sai phạm. Đặcbiệt, có cơ quan thuế còn xử lý kết quả thanh, kiểmtra không phù hợp quy định của pháp luật; truy thuthiếu thuế; tính thiếu tiền chậm nộp; xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thuế qua kết quảthanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ.

KTNN cũng đã đánh giá, công tác quản lý thutiền thuê mặt đất còn nhiều hạn chế, sai sót. Cụ thể,các đơn vị như Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh,

Page 37: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Hải Dương, Nam Định, Long An... cho thuê đất đãhết thời kỳ ổn định giá thuê nhưng chưa điều chỉnhlại đơn giá thu tiền thuê đất; xác định đơn giá tiềnthuê đất chưa đúng quy định làm giảm thu NSNN.Hay như tại tỉnh Phú Thọ, việc chưa điều chỉnh đơngiá thuê đất trong khu công nghiệp cho Công ty Pháttriển hạ tầng khu công nghiệp theo quy định đã dẫnđến thất thu ngân sách 9,4 tỷ đồng. Có trường hợpnhư Cục Thuế tỉnh Hà Nam xác định miễn giảm tiềnthuê đất đối với DN không đúng quy định, có khảnăng gây thất thu NSNN 91,99 tỷ đồng; xác địnhthời điểm miễn tiền thuê đất không đúng quy địnhcho Dự án nhà máy Phốt pho của Công ty cổ phầnhóa chất Đức Giang trong khu Công nghiệp TằngLoong, Tỉnh Lào Cai; một số đơn vị sử dụng đất vàomục đích kinh doanh nhưng chưa được cấp có thẩmquyền cho thuê đất hoặc chưa ký hợp đồng thuê đất(Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội88.800m2, Công ty TNHH MTV Thoát nước HàNội 59.898m2; Công ty TNHH MTV Cấp thoátnước Bình Phước trên 9.600 m2...).

Ngoài ra, KTNN còn xác định hàng loạt sai phạmtrong quản lý thu tiền thuê mặt nước, cụ thể như:chưa thực hiện thu tiền thuê mặt nước theo quy địnhtại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủđối với các lô mỏ do Tập đoàn Dầu khí quốc gia ViệtNam quản lý thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tính tiềnthuê mặt nước đối với Liên doanh Vietsopetro chưađúng quy định 97,5 tỷ đồng...

Quy mô nợ thuế tiếp tục tăng Tính đến 31/12/2015, tổng số nợ thuế do ngành

thuế quản lý là hơn 79.200 tỷ đồng, tăng 4,2% sovới cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nợ có khả năngthu giảm 2%, 31/63 địa phương có mức dư nợ cókhả năng thu giảm, cụ thể như: TP.HCM giảm 16%(tương đương trên 2.539 tỷ đồng); tỉnh Sóc Trănggiảm 88% (gần 266 tỷ đồng); thành phố Đà Nẵnggiảm 26% (gần 446 tỷ đồng); tỉnh Phú Thọ giảm74% (hơn 327 tỷ đồng)... Nợ khó thu tăng 42%,56/63 địa phương có mức dư nợ khó thu tăng, điểnhình như: TP.HCM tăng 52% (1.882 tỷ đồng),TP.Hà Nội tăng 25% (532,4 tỷ đồng), tỉnh QuảngNam tăng 392% (482,6 tỷ đồng), Phú Thọ tăng172% (gần 242 tỷ đồng), Bắc Kạn tăng 702% (54tỷ đồng), Yên Bái tăng 713% (hơn 122 tỷ đồng)...

Với những con số nêu trên, KTNN đánh giá,mặc dù tỷ trọng nợ thuế so với thu nội địa năm

2015 giảm (năm 2012 là 12%, năm 2013 là 12,4%,năm 2014 là 12,98%, năm 2015 là 10,75%) nhưngxét về quy mô, nợ thuế vẫn tiếp tục tăng qua cácnăm. Cuối năm 2015, có 40/63 địa phương tăng nợthuế so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh cácnguyên nhân khách quan do tình hình sản xuất kinhdoanh khó khăn, một số DN còn chây ỳ, không nộpthuế đúng hạn, để nợ thuế kéo dài, có những trườnghợp kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, phá sản, bỏkhỏi địa chỉ sản xuất…, nợ thuế tăng còn do một sốcục và chi cục thuế thực hiện không triệt để cácbiện pháp cưỡng chế theo quy định.

Ngoài ra, KTNN cũng đã xác định công tácphân loại nợ thuế còn thiếu cơ sở, thiếu căn cứ vàbằng chứng; 23/46 cục thuế địa phương tổng hợpchưa đầy đủ số liệu nợ đọng thuế 1.618 tỷ đồng.

Đối với nợ thuế do ngành hải quan quản lý, nợthuế quá hạn tính đến 31/12/2015 là gần 6.530 tỷđồng, giảm 8,18% so với cùng kỳ năm 2014. Trongđó: nợ quá hạn về thuế chuyên thu giảm 9,5% (470,4tỷ đồng); nợ có khả năng thu giảm 56%, tương ứng741 tỷ đồng. Theo thống kê của KTNN, 23/34 cụchải quan có số nợ thuế chuyên thu giảm (Cục Hảiquan Hà Tĩnh giảm gần 82%, Hải Phòng giảm 13%,Bà Rịa - Vũng Tàu giảm hơn 41%...); 11/34 cục hảiquan có số nợ đọng thuế chuyên thu tăng.

Qua Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm2015, KTNN kiến nghị tăng thu hơn 11.365 tỷđồng; trong đó, tăng thu NSNN gần 11.253 tỷđồng, bao gồm: thuế nội địa hơn 3.381 tỷ đồng;thuế xuất nhập khẩu 2,6 tỷ đồng; phí, lệ phí 17,3 tỷđồng; tiền sử dụng đất hơn 529 tỷ đồng...; tăng thukhông thuộc NSNN hơn 112 tỷ đồng. Các khoảnnợ đọng phát hiện tăng thêm hơn 1.569 tỷ đồng, cụthể: nợ đọng thuế gần 136 tỷ đồng; nợ tiền sử dụngđất gần 1.000 tỷ đồng; nợ khác 434 tỷ đồng. Cáckhoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN9.104 tỷ đồng, trong đó thu hồi các khoản cho vay,tạm ứng sai quy định hơn 40 tỷ đồng; xử lý nộpNSNN các khoản tạm thu, tạm giữ đã quá hạn1.836 tỷ đồng; các khoản ghi thu - ghi chi NSNN7,7 tỷ đồng. KTNN cũng đề nghị Quốc hội xemxét, phê chuẩn quyết toán thu cân đối NSNN năm2015 với số tiền 1.291.342 tỷ đồng; đồng thời đềnghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo BộTài chính và các bộ, cơ quan trung ương, địaphương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ,kịp thời các kiến nghị của KTNN.n

Page 38: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

IRBA được thành lập để bảo vệlợi ích tài chính công, bằng

cách đảm bảo cho các kiểm toánviên và các hãng kiểm toán hoạtđộng theo đúng pháp luật, cungcấp các dịch vụ có chất lượngcao nhất, đồng thời phải tuân thủcác tiêu chuẩn đạo đức, thực hiệncó hiệu quả hệ thống chuẩn mựcquốc tế, từ đó thúc đẩy nghềnghiệp kế toán, kiểm toán pháttriển. Là một cơ quan quản lýchuyên nghiệp mang tầm quốc tếvề lĩnh vực kiểm toán và cácdịch vụ đảm bảo khác tại NamPhi, IRBA đã được Diễn đànKinh tế thế giới công nhận là tổchức hàng đầu trong công tácquản lý lĩnh vực kiểm toán trong7 năm liên tiếp.

Tập trung nguồn lực để thanh tra các hoạt độngkiểm toán

Báo cáo thanh tra năm 2016

của IRBA đã đưa đánh giá tíchcực khi cho rằng những pháthiện kiểm toán trọng yếu đangngày càng tăng. Cụ thể là, 15%trên tổng số những cuộc kiểmtoán được khảo sát (do các hãngkiểm toán lớn thực hiện) có ítnhất một phát hiện kiểm toánquan trọng. Đặc biệt, trongnhững cuộc kiểm toán do cáchãng kiểm toán lớn tham gia vớivai trò đối tác, có tới 14% cuộcsở hữu ít nhất một phát hiệnkiểm toán trọng yếu. Năm 2015,con số này chỉ chiếm 6%.

Tuy nhiên, Báo cáo thanh tracũng chỉ ra một số kết quả chưađược cải thiện so với năm 2015,điển hình là số lượng các cuộckiểm toán không đạt yêu cầu củacác hãng kiểm toán lớn tăng 27%;số cuộc kiểm toán không đạt yêucầu có sự hợp tác của các hãngkiểm toán trên với tư cách là đốitác tăng tới 50%. Điều này phản

ánh thực trạng một số hãng kiểmtoán đang ngày càng coi nhẹ chấtlượng hoạt động kiểm toán.

Giám đốc kiểm soát IRBAImre Nagy cho biết: “IRBA đãthực hiện nhiều biện pháp nhằmtăng cường năng lực và nâng caotrình độ chuyên môn, tập trungnguồn lực để thanh tra hoạt độngkiểm toán đối với các tổ chứccông nhằm đảm bảo lợi ích côngvà giảm thiểu rủi ro ở mức tốiđa. Quy mô lớn và sự phức tạpcủa các cuộc kiểm toán đòi hỏicác hãng kiểm toán cũng như cơquan quản lý cần đầu tư thờigian, nguồn lực nhiều hơn. Sốlượng các cuộc kiểm tra có thểđược tiến hành ít hơn, tuy nhiênchất lượng sẽ sâu và kỹ lưỡng.Thực tế cho thấy, mặc dù số cuộckiểm tra năm 2016 được tiếnhành ít hơn so với năm 2015,nhưng tỷ lệ các phát hiện kiểmtoán trọng yếu đã tăng tới 41%”.

THANH XUYÊN

Vừa qua, sau khi xem xéthoạt động của 20 hãngkiểm toán và 237 cuộckiểm toán tiêu biểu, Cơquan Kiểm soát kiểm toánviên (IRBA) Nam Phi đãcông bố Báo cáo thanh trakhu vực công năm 2016,phản ánh các kết quả kiểmtra chính được ghi nhậntrong năm tài chính kếtthúc vào ngày 31/3/2016.

Page 39: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

[email protected]

Theo ông Bernard Agulhas -Giám đốc điều hành của IRBA -kiểm toán là một trong số ítngành nghề luôn phải song hànhcùng công tác thanh tra thườngxuyên. Công tác kiểm tra cũngnhư việc đảm bảo thực hiện đúngmọi quy định không chỉ đóng vaitrò quan trọng trong việc duy trìcác tiêu chuẩn cao nhất mà còngiúp công chúng và các nhà đầutư có niềm tin vào hoạt độngkiểm toán, từ đó kích thích hoạtđộng đầu tư, tạo việc làm chongười lao động, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế.

Tiến hành thanh tra các hãngkiểm toán, mục đích của IRBA lànhằm đánh giá hoạt động và hiệuquả từ các chính sách kiểm soátchất lượng của các công ty này.Quá trình kiểm tra tập trung vàocác lĩnh vực kiểm toán mang tínhrủi ro cao hoặc những lĩnh vựcmà khi sai sót thì có thể gây ranhững nguy cơ nghiêm trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến lợi íchcông. Các hãng kiểm toán chínhlà những người có khả năng ngănchặn rủi ro một cách kịp thờibằng cách phát hiện những saiphạm và đưa ra khuyến nghị phùhợp nhất.

IRBA cũng tập trung xem xét,đánh giá trách nhiệm, trình độchuyên môn, năng lực quản lý,vấn đề đạo đức của bộ phận lãnhđạo các hãng kiểm toán. Trongbáo cáo của mình, IRBA đã nhấnmạnh 2 vấn đề đáng quan ngạitrong hoạt động của các hãngkiểm toán thời gian gần đây,gồm: sự thiếu liên kết chặt chẽgiữa các phương pháp hoạt độngcủa từng hãng kiểm toán với cácchuẩn mực quốc tế và sự thiếuhụt tính hoài nghi chuyên nghiệptrong nội bộ các hãng kiểm toán

trên toàn cầu.Tháng 3/2017, Diễn đàn quốc

tế các nhà kiểm soát kiểm toánđộc lập (IFIAR) với hơn 50thành viên trong đó có Nam Phicũng đã tiến hành một cuộc khảosát thường niên trên phạm vitoàn cầu đối với các hãng kiểmtoán và chất lượng các cuộckiểm toán của họ. Cuộc khảo sátcho thấy sự thiếu thống nhấttrong việc thực hiện các cuộckiểm toán chất lượng cao, đồngthời chỉ ra việc cần phải tiếp tụccủng cố, cải tiến hệ thống kiểmsoát chất lượng của các hãngkiểm toán.

IRBA sẽ áp dụng Quy trình hành động khắc phục hậu quả

Năm 2013, Ngân hàng Thếgiới (WB) cũng công bố Báo cáotình hình tuân thủ các chuẩn mựcvà nguyên tắc (ROSC), trong đóđưa ra nhiều khuyến nghị đángquan tâm. Ông Nagy cho biết, đểthực hiện các khuyến nghị củaWB và giải quyết những vấn đềsau cuộc thanh tra vừa qua,IRBA đã thực hiện các biện phápngày càng mạnh mẽ nhằm thúcđẩy các kiểm toán viên nhậnthức được rằng, nhiệm vụ của họlà thực hiện những cuộc kiểmtoán đạt chất lượng cao nhất, đưara những báo cáo kiểm toán đángtin cậy nhất, cập nhật nhữngthông tin tài chính hữu ích nhất.

IRBA đang lên kế hoạch ápdụng Quy trình hành động khắcphục hậu quả nhằm tham giathường xuyên hơn với các hãngkiểm toán, các cơ quan quản lý,giám sát lĩnh vực kiểm toán;cùng chỉ ra những thiếu sót trongchính sách và thủ tục kiểm soátchất lượng của các hãng kiểm

toán. Kế hoạch này được coi làmột bước tiến xa đối với hoạtđộng của IRBA, trong khi vẫnđảm bảo tính độc lập của tổchức. Quy trình hành động khắcphục hậu quả là một phần trongcam kết của IRBA nhằm đảmbảo rằng, các kiểm toán viênhành nghề cũng như các hãngkiểm toán phải xác định và giảiquyết nguyên nhân gốc rễ củanhững thiếu sót kiểm toán đãđược quá trình thanh tra chỉ ra.

Để thúc đẩy việc không ngừngnâng cao chất lượng kiểm toán vàcủng cố niềm tin của các nhà đầutư, IRBA đã khuyến khích độingũ kiểm toán viên chủ độngtham gia vào quy trình giám sátthường xuyên một cách tích cựcnhất, đồng thời có trách nhiệmhơn đối với chất lượng các cuộckiểm toán. IRBA cũng đã làmviệc, thảo luận với 72% số kiểmtoán viên nhận được kết quảthanh tra không đạt yêu cầu trongnăm qua, cùng tìm hiểu nguyênnhân gốc rễ của vấn đề và lên kếhoạch khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, các kiểm toán viên,các hãng kiểm toán phải đưa ramột kế hoạch hành động khắcphục hậu quả và cam kết giảiquyết tất cả các sai sót kiểm toánbị phát hiện.

Mặc dù việc đảm bảo côngtác kiểm toán đạt chất lượng caonhất là trách nhiệm chính củakiểm toán viên, IRBA vẫn camkết sẽ nỗ lực hết mình để thu hútsự quan tâm, hợp tác của các bênliên quan khác vào công cuộc cảithiện chất lượng kiểm toán, đó làcác cơ quan quản lý, ủy bankiểm toán, các kiểm toán viênnội bộ, chuyên gia, chuyên viêntư vấn, quản lý...n

(Theo IRBA và tổng hợp)

Page 40: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170809/so61.pdfSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 ... hiểu cái

Số 61 - Tháng 7/2017

Một đời người quá ngắn Một đời người quá ngắn Một ngày sao quá dài Bao nhiêu Sao Hôm lặn Chẳng mọc thành Sao Mai

Chẳng nhớ phồn hoa, chỉ nhớ làng

Bao nhiêu năm tháng, bao công việcNgoảnh nhìn như một cuộc vui chơiBiết Nhàn, càng thấy đời tươi đẹpBỏ Dục, lòng thêm được thảnh thơi!

Ta đã ước mơ và đã chạm Cùng trời cuối đất với nhân gianTóc bay mây trắng nghìn năm cũChẳng nhớ phồn hoa, chỉ nhớ làng!

Hoa khôi không xinh đẹpCác sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu

chọn hoa khôi của lớp. Tiểu Mai là người códung mạo bình thường nhưng cô đã đứng lênnói với mọi người rằng: “Nếu như tôi đượcchọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đâycó thể tự hào mà nói với chồng của mình: hồihọc đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôitrong lớp cơ đấy!” Kết quả là cô ấy đã đượcbầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.

Thuyết phục người khác ủng hộ bạn,không nhất định là phải chứng minh rằngbạn xuất sắc hơn họ. Nhiều khi cần phải đểcho người đó biết là chính bạn sẽ làm cho họtrở nên ưu tú và vượt trội.

(Theo Tiểu Thiện/ cmoney)

Sưu tầm...

______________Chùm thơ NGUYỄN SĨ ĐẠI _______________

Lá xanh Người vá trời lấp bể Kẻ đắp luỹ xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh

Hai con hổ Có hai con hổ, một con ở trong chuồng,

một con nơi hoang dã.Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của

bản thân mình không tốt, đôi bên đềungưỡng mộ đối phương, thế nên chúng quyếtđịnh đổi thân phận cho nhau. Lúc mới bắtđầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng khônglâu sau đó, cả hai con hổ đều chết: một convì đói mà chết, một con u sầu mà chết.

Nhiều khi bạn vẫn nhắm mắt làm ngơ đốivới hạnh phúc của chính bản thân mình vàluôn để mắt đến hạnh phúc của những ngườikhác. Thật ra, những gì mà bạn đang cóchính là những điều mà người khác phảingưỡng vọng.