KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức...

21
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA GEF SGP GIAI ĐOẠN 6 (2016-2018)

Transcript of KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức...

Page 1: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGCHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA GEF SGP

GIAI ĐOẠN 6 (2016-2018)

Page 2: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGCHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA GEF SGP

GIAI ĐOẠN 6 (2016-2018)

VIỆT NAM

Là một phần của chương trình GEF, SGP gắn chiến lược của chương trình hoạt động giai đoạn 6 (OP6) với chiến lược của GEF và cung cấp một loạt các dự án trình diễn để tiếp tục mở rộng quy mô, nhân rộng và lồng ghép. Hành động ở cấp địa phương của các tổ chức xã hội, xã hội-chính trị, xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là NGO/CSO), các dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương được coi là một thành phần quan trọng của Chiến lược GEF 20/20 (tức là tập hợp các liên minh nhiều bên liên quan để cung cấp lợi ích môi trường toàn cầu và đóng góp vào kế hoạch chiến lược của UNDP và tập trung vào phát triển bền vững). Ở cấp toàn cầu, mục tiêu chương trình OP6 của SGP là “hỗ trợ hiệu quả những lợi ích môi trường toàn cầu và đảm bảo an toàn cho môi trường toàn cầu thông qua các giải pháp của địa phương và cộng đồng góp phần bổ sung và hỗ trợ thêm các giá trị cho hành động cấp quốc gia và toàn cầu”.

Ở Việt Nam, Kế hoạch hành động của SGP cũng tập trung phản ánh những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), những yêu cầu của SGP toàn cầu, cũng như những ưu tiên được nêu ra trong chiến lược của GEF 6 tại Việt Nam.

MụC lụC

1. tóm tắt bối cảnh 4

2. những lĩnh vực ngách cho SgP 8

3. Kế hoạch hành động 14

4. Khung Kết quả dự Kiến 22

5. Kế hoạch giám Sát & đánh giá 26

6. Kế hoạch huy động nguồn lực 28

7. Kế hoạch quản lý rủi ro 29

8. Phụ lục 34

Page 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

ChươNG TrìNh quốC GIA GEF SGP - TóM TắT bốI CảNh

54

TóM TắT bỐI CảNH

1.1. Đóng góp của gEF Sgp Việt nam cho gEF Sgp toàn cầu

(a) Những kết quả đạt được từ khi bắt đầu hoạt động đến hết OP5

Chương trình quốc gia GEF SGP (sau đây gọi là GEF SGP) bắt đầu thực hiện ở Việt Nam từ 1999. Trong giai đoạn 1999-2015, GEF SGP đã tài trợ 215 dự án (trong đó có 141 dự án và 74 khoản hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án) với tổng kinh phí hơn 11,5 triệu USD (trong đó có 6,2 triệu USD do GEF SGP tài trợ và 5,3 triệu USD vốn đối ứng, xem Bảng 1) . Cùng với các nguồn tài trợ chính của SGP CORE và RAF, nhờ có cơ chế nhanh và hiệu quả, GEF SGP được chọn để thực hiện các dự án cấp vùng và toàn cầu bao gồm thích ứng dựa vào cộng đồng của UNDP GEF (SPA CBA), thích ứng dựa vào cộng đồng khu vực sông Mekong Châu Á Thái Bình Dương (MPA CBA), và dự án Biển Đông của UNEP (UNEP SCSs). Đóng góp nguồn lực của các đối tác địa phương: UBND các tỉnh, huyện, NGO/CSO và người dân là nguồn tài trợ chiến lược, giúp tăng cường sự tham gia và làm chủ của địa phương, đảm bảo tính bền vững, thành công và nhân rộng các mô hình dự án SGP.

Bảng 1: Các dự án GEF/SGP tại Việt Nam giai đoạn 1999-2015

Nguồn: GEF/SGP-UNDP Việt Nam, 2016

Các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và ứng phó với BĐKH, kể cả thích ứng với BĐKH1, chiếm ưu thế trong các giai đoạn hoạt động trước với tỉ lệ tương ứng 43% và 26%. Trong khi các lĩnh vực về hoá chất, chất thải hữu cơ khó phân huỷ (POP) chiếm tỉ lệ ít nhất (dưới 1%). (Xem Hình 1).

Hình 1: Tỉ lệ các dự án SGP giai đoạn 1999-2015 theo lĩnh vực trọng tâm Nguồn: GEF/SGP-UNDP Việt Nam, 2016.

Trong giai đoạn 1999-2015, GEF SGP đã mang lại nhiều kết quả:

( Khôi phục, ổn định và quản lý bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái núi đá vôi, hệ sinh thái nước lợ, ...); Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí, sử dụng giống cây trồng phù hợp, áp dụng hệ thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá đất; Một số mô hình thành công của GEF SGP đã giúp địa phương thu hút được tài trợ của các tổ chức khác.

( Nâng cao nhận thức, năng lực và thay đổi hành vi của cộng đồng về BVMT và ứng phó với BĐKH; Xác lập mối quan hệ đối tác với các ban ngành, tổ chức chuyên ngành liên quan trong thực hiện các hoạt động dự án, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường bình đẳng giới;

( GEF SGP là một trong số ít chương trình tài trợ trực tiếp và lâu dài cho các NGO/CBO trong nước. Mặc dù qui mô tài trợ nhỏ so với nhiều chương trình khác hướng tới đối tượng NGO/CBO song nguồn tài chính của SGP rất rõ ràng, minh bạch và tác động trực tiếp đến cộng đồng; là một trong ít các chương trình làm trực tiếp với cộng đồng, mang lại hiệu quả cụ thể cho cộng đồng;

( Là chương trình do UNDP quản lý nên SGP có ưu thế trong việc gắn kết chặt chẽ với chương trình, dự án của UNDP. Các tác động tích cực của dự án SGP ở cấp cộng đồng, thông qua đó, có thể tác động đến chính sách của chính phủ.

Số dự án Tổng tiền tài trợ Đồng tài trợ (tiền mặt) Đồng tài trợ (hiện vật) Tổng đồng tài trợ

215 6.238.099 1.575.553 3.797.422 5.372.975

Page 4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

ChươNG TrìNh quốC GIA GEF SGP - TóM TắT bốI CảNh

7

ChươNG TrìNh quốC GIA GEF SGP - TóM TắT bốI CảNh

6

(b) Mối liên kết của những kết quả trên với lợi ích môi trường toàn cầu

Hầu hết các hoạt động của dự án đều là thí điểm và trình diễn dựa vào cộng đồng, thử nghiệm các chiến lược cấp cộng đồng và áp dụng các công nghệ sử dụng tài nguyên thiên nhiên (ĐDSH, đất và nước) phục vụ sinh kế bền vững. Trong số các dự án SGP Việt Nam có ba hợp phần chủ yếu là nâng cao nhận thức, phát triển năng lực và xây dựng mô hình trình diễn thí điểm. Các dự án của SGP đã được mở rộng qui mô và nhân rộng ở cấp tỉnh, các cán bộ tham gia dự án đã được nâng cao nhận thức, năng lực, trưởng thành và được phân công công tác ở các vị trí cao hơn trong hệ thống chính trị, góp phần lan toả nhận thức, tư duy hoạch định chính sách, lồng ghép các vấn đề về bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH ở qui mô rộng hơn, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia và quốc tế.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện chương trình gồm:

Chọn địa điểm, vấn đề cần giải quyết phù hợp với thực tiễn, với Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KH PTKT-XH) của địa phương, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng;

Quan hệ đối tác tốt với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể các cấp tại địa phương, giúp thu hút vốn đối ứng và nhân rộng kết quả tốt của dự án, đưa ý kiến của cộng đồng lên các cấp cao hơn trong hệ thống thể chế của Việt Nam;

Sự tham gia tích cực và đồng thuận cao của cộng đồng trong xây dựng và thực hiện dự án;

Lựa chọn đúng cán bộ tham gia trong ban điều hành dự án sẽ giúp dự án thực hiện tốt hơn;

Kết hợp kinh nghiệm truyền thống với khoa học-kỹ thuật khi thực hiện các dự án ở cộng đồng. Những kết quả và bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện các dự án SGP góp phần xây dựng nhận thức, năng lực cho người dân và cán bộ các cấp, các NGO/CBO, góp phần hoàn thiện chính sách môi trường trong các lĩnh vực ĐDHS, ứng phó với BĐKH, chống thoái hoá đất, góp phần BVMT của Việt Nam, một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn của thế giới và một trong các nước chịu nhiều ảnh hưởng từ nước biển dâng. GEF SGP Việt Nam đóng góp cho khu vực và toàn cầu bài học kinh nghiệm trong các lĩnh vực trọng tâm của GEF mà Việt Nam đang thực hiện như đã nêu ở phần trên.

1.2 Khái quát tình hình chương trình quốc gia Sgp trong giai Đoạn op6

Với đặc điểm là dự án có nguồn vốn nhỏ và tổ chức thực hiện dự án, trực tiếp là các tổ chức chính trị-xã hội (các hội KHKT các cấp và các tổ chức trực thuộc liên hiệp các hội KHKT, hội nông dân, phụ nữ, chức xã hội-nghề thanh niên, cựu chiến binh, v.v...), các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài

công lập, dự án GEF SGP có tiềm năng là một kênh quan trọng để hỗ trợ các dự án lớn của GEF hay các chương trình/dự án của Chính phủ về các lĩnh vực liên quan ở cấp cơ sở, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và tiết kiệm chi phí. Một số chương trình lớn có tiềm năng của Chính phủ có thể kể đến là chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình ứng phó với BĐKH, kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH và chương trình năng lượng tái tạo, hay các chương trình GEF như chia sẻ lợi ích, v.v... Như vậy, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, GEF SGP đóng góp cho những mục tiêu chung của các dự án GEF lớn hay chương trình/dự án của Chính phủ, cơ chế GEF SGP có thể được sử dụng để thực hiện những hợp phần liên quan đến cộng đồng và do NGO/CBO trực tiếp thực hiện trong các chương trình/dự án đó.

1.3 phát huy thành quả của các giai Đoạn trước cho giai Đoạn op6

Tiếp tục phát huy kinh nghiệm và thành quả của các giai đoạn trước, nhất là ở những nơi có quan hệ đối tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và đã giúp cộng đồng cũng như các NGO/CBO xây dựng năng lực thực hiện dự án, chương trình quốc gia 6 (OP6) của GEF SGP sẽ hỗ trợ tổng kết, tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm giúp lồng ghép với các chương trình phát triển KT-XH, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), bảo vệ môi trường (BVMT), xây dựng nông thôn mới với nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hoá, và các nguồn tín dụng nhỏ xoay vòng của các dự án SGP còn lại; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm và kêu gọi nguồn vốn từ các dự án mới thuộc các chương trình, dự án ODA lớn hơn có các hợp phần liên quan để mở rộng qui mô hay nhân rộng sang các địa bàn khác. Từ bài học kinh nghiệm của các giai đoạn trước, việc thực hiện chương trình OP6 sẽ chú ý tới tính gắn kết nhiều dự án trong cùng một địa bàn đã lựa chọn và khả năng nhân rộng kết quả của các dự án.

Ngoài ra, một phần kinh phí sẽ được bố trí thử nghiệm:

Các sáng kiến mới có tính đột phá;

Chú trọng đến công tác tài liệu hoá ngay từ khi đề xuất dự án làm tài liệu nền để dễ theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện dự án;

Chú trọng công tác truyền thông, quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng các cấp, chú ý đến hình thức, nội dung cho từng đối tượng cụ thể, cung cấp thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, mạng lưới môi trường, biến đổi khí hậu, mạng lưới REDD+, mạng lưới Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật (VUSTA) các cấp cũng như các chuyên gia tư vấn độc lập;

Tham gia đối thoại với các cấp hoạch định chính sách có liên quan;

Vận động, thu hút sự tham gia của thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiếu số, v.v...

Page 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

NhữNG lĩNh VựC NGáCh ChO SGP

98

NHữNG lĩNH vựC NGáCH ChO SGP

2.1.

Các công ước Rio + khung kế hoạch quốc gia Thời gian phê chuẩn/hoàn thành

Công ước LHQ về ĐDSH 16/11/1994

Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

20/8/1989

Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; và Nghị định thư bổ sung Nagoya- Kualar Lumpur vể nghĩa vụ pháp lý và bồi thường đối với Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học

19/4/2004

12/02/2014

Chiến lược quốc gia về Công ước ĐDSH và Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH

31/5/2007

Nghị định thư Nagoya về tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS) 23/4/2014

Công ước khung LHQ về BĐKH 16 /11/ 1994

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn 26/4/1994

Nghị định thư Kyoto 25/9/2002

Các công ước Rio + khung kế hoạch quốc gia Thời gian phê chuẩn/hoàn thành

Thông báo quốc gia trình Công ước khung LHQ về BĐKH (UNFCCC)

1: 02/12/20032: 07/12/2007 (2010?)

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 05/12/2011

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 25/9/2012

Báo cáo cập nhật hai năm lần thứ nhất trình UNFCCC 2014

Công ước LHQ về chống hoang mạc hóa 23/11/1998

Chương trình Hành động quốc gia thực hiện Công ước LHQ về chống hoang mạc hóa

02/9/2006

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) thích ứng với BĐKH (3 giai đoạn: khởi động 2009-2010; triển khai 2011-2015 và phát triển sau 2015)

02/12/2008

Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH 2012-2015 05/12/2011

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm khó phân huỷ 22/7/2002

Kế hoạch quốc gia triển khai Công ước Stockholm 10/8/2006

Văn kiện Chiến lược giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (PRSP)

4/2002 hoàn thành,5/2002 phê chuẩn

Công ước Minamata về thuỷ ngân Ký 11/10/2013, chưa phê chuẩn

Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (gọi tắt là Chương trình nông thôn mới).

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định 2068/QĐ - TTg ngày 25/11/2015

Bảng 2. Danh mục các công ước quốc tế và chương trình/kế hoạch có liên quan của Việt Nam

Chương trình SGP OP6 sẽ tiếp tục hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên của quốc gia được thể hiện qua các công ước quốc tế, chương trình/dự án như ghi trong Bảng 2.

Page 6: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

NhữNG lĩNh VựC NGáCh ChO SGP

11

NhữNG lĩNh VựC NGáCh ChO SGP

10

2.3.

2.2. Việt Nam là nước nông nghiệp với 66,9% số dân sống tại các vùng nông thôn . Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và đời sống của nông dân được nâng cao. Do đó khối lượng chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt gia đình của nông dân cũng tăng nhanh, vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi trường. Trong giai đoạn từ 2015 trở về trước, các lĩnh vực bảo tồn ĐDSH và ứng phó với BĐKH được chú ý nhiều trong các dự án SGP, chiếm gần 70% tổng số các dự án cũng như tổng số tiền, trong khi các vấn đề liên quan đến POP và quản lý hoá chất chỉ chiếm 1% tổng các dự án cũng như tiền phân bổ cho lĩnh vực này như chỉ ra trong Hình 1 ở trên. Vì thế, trong giai đoạn OP6 tới đây các tiêu chí lựa chọn vấn đề cần ưu tiên bao gồm:

○ Vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc, ít được quan tâm, song lại ảnh hưởng đến đa số dân tại cấp cộng đồng nhất;

○ Có khả năng lồng ghép với các chương trình/dự án của Nhà nước;

○ Thuộc lĩnh vực mà GEF/SGP có thế mạnh;

○ Phù hợp với nguồn lực GEF/SGP cung cấp cũng như đặc điểm của SGP (cấp cộng đồng).

Do vậy, chương trình OP6 của SGP sắp tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau đây:

w Quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước, ĐDSH nhằm duy trì, cải thiện và phát triển sinh kế góp phần bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển/ven biển và đất liền thông qua các tiếp cận cộng đồng nhằm thích ứng với nước biển dâng/ hạn/mặn do tác động của BĐKH đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long. Thúc đẩy tiến trình thể chế hóa và hoàn thiện mô hình quản lý các khu bảo tồn cấp cộng đồng duy trì các giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, gìn giữ kiến thức bản địa và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS và cộng đồng địa phương.

w Thực hiện canh tác nông nghiệp thông minh khí hậu (CSA) ở cấp cộng đồng trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm truyền thống (TK) với áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến, kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH với quản lý đất bền vững (SLM) trong CSA nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả/bền vững, thích ứng với BĐKH, chống suy thoái đất và giảm tác động xấu đến môi trường.

w Phát triển năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời. Tăng cường sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

w Quản lý rác thải rắn sinh hoạt nông thôn đồng bằng Sông Hồng bao gồm nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý đúng cách, qua đó giảm được lượng rác thải cần vận chuyển, chôn lấp hay đưa vào lò đốt đủ tiêu chuẩn. Đối với ô nhiễm làng nghề, tuỳ vào tình hình cụ thể và năng lực của mỗi địa phương sẽ xem xét vận động cộng đồng phối hợp với các chương trình của nhà nước.

Những lĩnh vực này đều gắn bó chặt chẽ với đời sống của cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân nên để thành công cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng cũng như các tổ chức NGO/CSO. Việc lựa chọn những lĩnh vực nêu trên vừa tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia tích cực trong các hoạt động của GEF SGP, vừa đáp ứng các ưu tiên của Việt Nam như nêu trong Bảng 2. Hơn nữa, để đảm bảo các dự án có thể tạo ra các kết quả tích cực, cần tăng cường năng lực, thay đổi nhận thức, thói quen của người dân và cộng đồng thông qua các tổ chức NGO/CSO, mạng lưới liên hiệp các hội KHKT ở địa phương và qua đó giúp cộng đồng tham gia tích cực trong việc đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp và có tiếng nói trong quá trình lập kế hoạch cũng như ra quyết định liên quan đến cuộc sống của họ.

SGP là một chương trình với số tiền tài trợ nhỏ so với phần lớn các chương trình đang thực hiện tại Việt Nam nên việc lựa chọn các ưu tiên như trình bày ở trên là một cách để có thể gắn chương trình với các hoạt động và ưu tiên của các dự án và chương trình do Chính phủ, các tổ chức của LHQ, các nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức NGOs khác đang và sẽ thực hiện như sẽ trình bày trong Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Đóng góp của SGP cho các ưu tiên của quốc gia/vào kết quả chung của GEF-6

① Sáng kiến chiến lược của SGP OP6

② Kết quả chung của GEF-6 theo từng lĩnh vực trọng tâm

③ Mô tả ngắn gọn các lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Quốc gia SGP có liên quan đến các ưu tiên quốc gia/tổ chức khác

④ Mô tả ngắn gọn sự bổ sung lẫn nhau giữa chương trình Quốc gia SGP và lập chương trình của VP UNDP

Bảo tồn cảnh quan đất/biển cấp cộng đồng

Giữ ĐDSH quan trọng tầm toàn cầu, hàng hoá và dịch vụ HST cung cấp cho xã hội

Quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước, ĐDSH nhằm duy trì, cải thiện và phát triển sinh kế góp phần bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển/ven biển và đất liền thông qua các tiếp cận cộng đồng nhằm thích ứng với nước biển dâng/ hạn/mặn

- Bản tồn các KBT đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh kết nối

- Xây dựng năng lực thực thi Nghị định thư Nagoya về tiếp cận và chia sẻ lợi ích

Page 7: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

NhữNG lĩNh VựC NGáCh ChO SGP

13

NhữNG lĩNh VựC NGáCh ChO SGP

12

① Sáng kiến chiến lược của SGP OP6 ② Kết quả chung của GEF-6 theo từng lĩnh vực trọng tâm

③ Mô tả ngắn gọn các lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Quốc gia SGP có liên quan đến các ưu tiên quốc gia/tổ chức khác

④ Mô tả ngắn gọn sự bổ sung lẫn nhau giữa chương trình Quốc gia SGP và lập chương trình của VP UNDP

Nông nghiệp sinh thái thông minh sáng tạo, thích ứng với BĐKH; bảo tồn cảnh quan đất/biển cấp cộng đồng

Quản lý đất bền vững trong các hệ thống sản xuất (cảnh quan nông nghiệp, đồng cỏ, và rừng)

Canh tác nông nghiệp thông minh khí hậu (CSA) ở cấp cộng đồng trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm truyền thống (TK) với áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH với quản lý đất bền vững (SLM) trong CSA

Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ

Bảo tồn cảnh quan đất/biển cấp cộng đồng

Xúc tiến quản lý tập thể các hệ thống nước xuyên biên giới và thực thi đầy đủ các cải cách chính sách, luật pháp và thể chế, và đầu tư góp phần sử dụng bền vững và duy trì các dịch vụ sinh thái

Thúc đẩy tiến trình thể chế hóa và hoàn thiện mô hình quản lý các khu bảo tồn cấp cộng đồng duy trì các giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, gìn giữ kiến thức bản địa và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS và cộng đồng địa phương

Đồng lợi ích trong tiếp cận năng lượng

Hỗ trợ chuyển dịch hướng tới con đường phát triển có sức chống chịu và các bon thấp

Phát triển năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời. Tăng cường sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường

Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ

Liên minh hoá chất từ cơ sở đến toàn cầu

Đẩy nhanh việc chấm dứt, loại bỏ và giảm sử dụng các chất POP, ODS, thuỷ ngân và các hoá chất khác thuộc mối lo ngại toàn

Quản lý rác thải rắn sinh hoạt nông thôn đồng bằng Sông Hồng - Cập nhật Kế hoạch QG của VN thực hiện công ước Stock-holm về POPs;

- Xây dựng năng lực loại bỏ các kho thuốc trừ sâu có chứa POP;

- Quản lý đúng cách các hoá chất độc hại và POP ở VN

Cơ chế đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự

Tăng cường năng lực xã hội dân sự nhằm góp phần thực hiện các thoả thuận môi trường đa phương và các khung pháp lý, kế hoạch và chính sách của địa phương và quốc gia

Đối thoại giữa các NGO/CBO và chính phủ về nông nghiệp khí hậu thông minh, các sáng kiến hạn chế hoang mạc hoá đất, thoái hoá đất, quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đưa tiếng nói của DTTS và cộng đồng địa phương đến các hội nghị các bên về các công ước môi trường, luật lâm nghiệp

Hoà nhập xã hội (giới, thanh niên, người dân tộc thiểu số)

Kế hoạch hành động bình đẳng giới và chính sách lồng ghép giới của GEF và các nguyên tắc vì sự tham gia của dân tộc thiểu số của GEF

Chú trọng lôi cuốn phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia trong các hoạt động của các dự án SGP

Chính sách của UNDP về bình đẳng giới, SES, FPIC

Đóng góp cho cơ chế quản lý tri thức toàn cầu

Đóng góp cho các nỗ lực quản lý tri thức của GEF Bài học kinh nghiệm tác động đến các chính sách về REDD+, quản lý các khu bảo tồn biển, đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản hệ sinh thái ven bờ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng, phát triển năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời, sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

Page 8: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

1514

Kế hOẠCh HÀNH ĐỘNG

3.1. Kế hoạch thu hút tài trợ cho các lĩnh Vực Đan xEn Khác trong giai Đoạn op6

Từ những sáng kiến đã nêu trong Bảng 3 ở trên, dựa vào kinh nghiệm thu được từ các dự án trong các giai đoạn hoạt động trước tại Việt Nam, các dự án đan xen/xuyên suốt các lĩnh vực trọng tâm đã nêu trên bao gồm:

w Tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, kể cả tổ chức hội thảo đánh giá các mô hình thích ứng với BĐKH, REDD+, quản lý khu bảo tồn biển, nguồn tài nguyên hệ sinh thái, thủy sản, vùng bờ, quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng, sinh khối và năng lượng mặt trời, sử dụng có hiệu quả các chất thải nông nghiệp, quỹ quay vòng, v.v...; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, thu thập tài liệu, thông tin, số liệu, hình ảnh để minh hoạ và cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước những bài học kinh nghiệm để có thể mở rộng quy mô, nhân rộng, tạo lập chính sách chung;

w Thử nghiệm các sáng kiến, cách làm mới, ý tưởng mới góp phần xây dựng các chính sách có liên quan; thúc đẩy đối thoại CSO-Chính phủ, ví dụ như trong xây dựng luật lâm nghiệp mới liên quan đến rừng cộng đồng, vận động chính sách, giám định phản biện xã hội, v.v...

w Tăng cường nhận thức, năng lực cho cộng đồng địa phương, nhất là thanh niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số tại các vùng dự án và khuyến khích họ tham gia tích cực trong công tác qui hoạch, lập kế hoạch, quản lý, sử dụng và chia sẻ lợi ích trong bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên, thu thập và chia sẻ tri thức bản địa thông qua hội chợ kiến thức; và

w Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, bài học giữa các dự án cũng như nhân rộng điển hình và mở rộng qui mô của dự án, trước mắt trong các địa phương cùng khu vực địa lý; tăng cường năng lực xây dựng dự án, quản lý dự án, giám sát-đánh giá, truyền thông vận động chính sách, bình đẳng giới chú trọng

lôi cuốn phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia trong các hoạt động của các dự án SGP (sử dụng phương pháp: đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được cung cấp đủ thông tin (FPIC)).

Các dự án này nên được lồng ghép với các dự án đã có của chính phủ, các hội KH-KT hay tổ chức quần chúng ở địa phương và qua mạng lưới của VUSTA phổ biến đến các địa phương khác. Ngoài ra cũng có thể thông qua mạng lưới của VUSTA để tham gia ý kiến với các cấp ra quyết định, chính sách có liên quan, mang tiếng nói của cộng đồng địa phương đến với Chính phủ.

3.2 Kế hoạch thu hút tài trợ dựa Vào Sinh cảnh Đất/biển trong op6

Qua nghiên cứu (i) rà soát các dự án đã thực hiện từ OP2 đến OP5 tại Việt Nam, các lĩnh vực trọng tâm mà các dự án nói trên đã đề cập, (ii) các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam thể hiện qua các chiến lược, chương trình hành động, chương trình mục tiêu quốc gia, (iii) những vấn đề môi trường nổi cộm thông qua các báo cáo của Bộ TNMT, Bộ NNPTNT và các phương tiện thông tin đại chúng, và (iv) kết quả tham vấn các bên có liên quan, môi trường nông thôn là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay mà GEF SGP ở các giai đoạn trước chưa chú trọng. Môi trường nông thôn đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và môi trường ở vùng đồng bằng, nơi tập trung dân cư đông và mật độ dân cư cao, canh tác thâm canh nông nghiệp, các trang trại trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm hay nuôi trồng thuỷ sản tập trung lớn, địa hình trũng, khả năng hấp thụ, đồng hoá chất ô nhiễm thấp.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là hai đồng bằng lớn nhất trong cả nước. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng thêm 1m vào cuối thế kỉ 21 thì 49% diện tích hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ có nguy cơ bị ngập. Thực tiễn này yêu cầu cần có ngay các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu như canh tác nông nghiệp khí hậu thông minh, chống chịu với nước biển dâng và xâm nhập mặn ở khu vực này.

Để giảm thiểu ô nhiễm hoá chất do thâm canh, tăng năng suất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, các biện pháp canh tác truyền thống, nông nghiệp sinh thái cần được nghiên cứu, sưu tầm và phổ cập trong dân, khuyến khích dân áp dụng, cũng như chia sẻ kiến thức bản địa giữa các địa phương có cùng điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác nông nghiệp. Công tác truyền thông, số hoá, tài liệu hoá và truyền bá kiến thức này có thể sử dụng một phần nguồn tiền ngoài nguồn phân bổ cho các dự án trong vùng cảnh quan được lựa chọn.

Qua hội thảo tham vấn các bên có liên quan về các vấn đề môi trường nổi cộm ở địa phương được tổ chức cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng thêm 1m vào cuối thế kỉ 21 thì 49% diện tích hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ có nguy cơ bị ngập.

Page 9: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

17

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

16

bằng sông Cửu Long, khẳng định sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất và nước, cũng như thế mạnh của chương trình GEF SGP khi thực hiện dự án tại các vùng nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Bản đồ hai vùng đồng bằng được chỉ ra trong Hình 2 và 3 dưới đây:

Hình 2: Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng Nguồn: Thư viện tư liệu giáo dục - http://tulieu.violet.vn/document/show/entry_id/119769

Hình 3: PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGNguồn: TS Lê Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ

GEF SGP ưu tiên tài trợ các vấn đề sau đây:

○ Quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước, ĐDSH nhằm duy trì, cải thiện và phát triển sinh kế góp phần bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển/ven biển và đất liền thông qua các tiếp cận cộng đồng nhằm thích ứng với nước biển dâng/ hạn/mặn do tác động của BĐKH đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long. Thúc đẩy tiến trình thể chế hóa và hoàn thiện mô hình quản lý các khu bảo tồn cấp cộng đồng duy trì các giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, gìn giữ kiến thức bản địa và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS và cộng đồng địa phương

○ Thực hiện canh tác nông nghiệp thông minh khí hậu (CSA) ở cấp cộng đồng trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm truyền thống (TK) với áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến (chuyển đổi hệ thống canh tác, cơ cấu cây trống/vật nuôi; sử dụng giống chống chịu/ giống chất lượng; kỹ thuật canh tác phù hợp; IPM; INM; IWM; kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch), kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH với quản lý đất bền vững (SLM) trong CSA nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả/bền vững, thích ứng với BĐKH, chống suy thoái đất và giảm tác động xấu đến môi trường.

○ Phát triển năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời. Tăng cường sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

○ Quản lý rác thải rắn sinh hoạt nông thôn đồng bằng Sông Hồng bao gồm nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý đúng cách, qua đó giảm được lượng rác thải cần vận chuyển, chôn lấp hay đưa vào lò đốt đủ tiêu chuẩn. Đối với ô nhiễm làng nghề, tuỳ vào tình hình cụ thể và năng lực của mỗi địa phương sẽ xem xét vận động cộng đồng phối hợp với các chương trình của nhà nước.

3.3. Kế hoạch tài trợ

3.3.1. Diễn đàn đối thoại CSO-Chính phủ

GEF SGP chú trọng thúc đẩy đối thoại giữa các NGO/CBO và chính phủ về nông nghiệp khí hậu thông minh, các sáng kiến về hoang mạc hoá đất, thoái hoá đất, quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Chương trình sẽ tiếp tục hỗ trợ đưa tiếng nói của DTTS đến các hội nghị các bên về các công ước môi trường, luật lâm nghiệp với sự hỗ trợ của các dự án ICCA về quản lý tài nguyên rừng và biển.

Các cuộc đối thoại sẽ giúp tăng cường vai trò của các NGO/CBO, làm cầu nối giữa các cấp xây dựng chính sách, các nhà lập pháp với cấp cơ sở, vận dụng các bài học kinh nghiệm tốt vào xây dựng chính sách và tăng cường truyền thông.

Page 10: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

19

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

18

3.3.2. Tác động chính sách

Bên cạnh các cuộc đối thoại giữa NGO/CBO và chính phủ, GEF SGP sẽ sử dụng bài học kinh nghiệm để tác động đến các chính sách về REDD+ (thực hiện các kế hoạch hành động REDD+); quản lý các khu bảo tồn biển, đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản hệ sinh thái ven bờ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng và năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời và sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. GEF SGP sẽ là cầu nối với các nhà tài trợ tiềm năng như UNDP/GCF, IUCN/MFF, USAID, các dự án lớn và vừa của GEF về đất ngập nước, tiếp cận nguồn gien chia sẻ lợi ích và thuốc bảo vệ thực vật POPs và dự án rừng và đồng bằng do USAID tài trợ.

GEF SGP cũng sẽ tăng cường chia sẻ kinh nghiệm cộng đồng thông qua các mạng lưới NGO, mạng lưới của ĐPV/BCĐ tại các cuộc hội thảo quốc gia. GEF SGP cung cấp các dự án tốt, các bài học tốt cho các chương trình dự án lớn thông qua quan hệ đối tác với các dự án UN/DP mà đối tượng chính là các dự án lớn và vừa của GEF SGP sẽ chắt lọc các bài học kinh nghiệm, tổng hợp các kết quả, xây dựng ấn phẩm nhằm thúc đẩy việc nâng cấp và nhân rộng, tích hợp, lồng ghép với các chương trình, dự án lớn.

3.3.3. Thúc đẩy hòa nhập xã hội Việt Nam có các thống kê tổng hợp tương đối tốt về bình đẳng giới. Các chính sách về bình đẳng giới đã được cải thiện trong vài năm qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc thực hiện chính sách. Ở cấp độ hộ gia đình, sự chia sẻ trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới vẫn chưa công bằng, và điều này tiếp tục đặt gánh nặng lên người phụ nữ trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc. Sự thoái hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học thường gây ra tác động lớn đến phụ nữ, vì phụ nữ và trẻ em phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của gia đình.

Theo truyền thống, phụ nữ trong vùng dự án thường làm việc trên các cánh đồng, chăn nuôi gia súc, đánh bắt động vật thân mềm và loài thủy sản khác, chăm sóc người cao tuổi, trẻ nhỏ, các thành viên trong gia đình và công việc nhà khác. Họ thường có vai trò rất hạn chế trong việc đưa ra quyết định liên quan đến lựa chọn sinh kế cũng như các vấn đề quan trọng của gia đình. Họ cũng không được thường xuyên tham gia vào các khóa đào tạo, các tổ chức xã hội (trừ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ), các cuộc họp địa phương hoặc các chương trình cho vay tín dụng. Vì vậy họ bị hạn chế trong việc tiếp cận với kiến thức, kỹ năng hay các điều kiện nhằm giúp cho việc thích nghi và cải thiện cách thức sinh kế để đảm bảo phúc lợi cho gia đình.

Các nỗ lực bảo tồn mà không lưu ý tới sự khác biệt về giới trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên về lâu dài có thể sẽ không bền vững và thậm chí có thể làm tăng nạn đói nghèo, bất bình đẳng, và suy thoái tài nguyên.

Chương trình sẽ phát triển năng lực cộng đồng và tăng khả năng thích ứng của địa phương. Nhận thức được những bất lợi của người phụ nữ, chương trình sẽ phối hợp các nỗ lực để đảm bảo rằng phụ nữ có thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động dự án, bao gồm việc tiếp cận khoá đào tạo và được tham gia.

Chương trình sẽ tạo điều kiện cho cả nam giới và phụ nữ tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động ở cấp xã và thôn. Đặc biệt trong đó, việc đào tạo sinh kế bền vững sẽ lồng ghép vấn đề giới, nhằm đảm bảo xem xét các nhu cầu của phụ nữ, những người thường xuyên bị xếp vào nhóm thiệt thòi, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới. Như vậy, việc hưởng lợi của các hộ gia đình và cộng đồng phải bao gồm các biện pháp để đảm bảo bình đẳng giới.

Chương trình sẽ làm việc với cả hai nhóm để tăng cường sự tham gia của họ vào các hoạt động của dự án cũng như để thúc đẩy bình đẳng giới, từ đó:

w Nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động nhận thức và giáo dục;

w Tạo điều kiện cho phụ nữ áp dụng các tập tục thói quen thân thiện với môi trường hơn;

w Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho phụ nữ.

Dự án sẽ đưa ra mục tiêu tỉ lệ sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động. Các hoạt động tín dụng xoay vòng thường do hội phụ nữ quản lý. GEF SGP thu hút chuyên gia tư vấn là nữ giới hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án. GEF SGP cũng sẽ chú trọng tới các dự án có đối tượng hưởng lợi chính là DTTS thông qua việc thúc đẩy ICCA, thí điểm ABS và tư liệu hoá và sử dụng tri thức truyền thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. GEF SGP sẽ thu hút sự tham gia của thanh niên, học sinh, trẻ em trong các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức, các cuộc thi về môi trường. Một số dự án do Đoàn thanh niên trực tiếp quản lý. Áp dụng cách tiếp cận/qui trình FPIC trong xây dựng và thực hiện dự án. GEF SGP sẽ tuân thủ chính sách về đảm bảo an toàn của UNDP (SES). GEF SGP sẽ xây dựng bảng rà soát mức độ tuân thủ SES trước khi xét duyệt dự án mới.

3.3.4. Kế hoạch quản lý tri thức

Thu thập và chia sẻ tri thức, kinh nghiệm là một trong mục tiêu quan trọng của GEF SGP. Tất cả các dự án sẽ có hợp phần về thu thập và chia sẻ tri thức, kinh nghiệm ngay từ khi xây dựng dự án. Các dự án sẽ phải xây dựng và giao nộp các sản phẩm trong đó có cả bảng tóm tắt các hoạt động và kết quả đạt được của dự án và sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu toàn cầu. GEF SGP sẽ tối đa hoá các hoạt động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cấp địa phương và cấp quốc gia thông qua các cuộc giao lưu, chia

Các nỗ lực bảo tồn mà không lưu ý tới sự khác biệt về giới trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên về lâu dài có thể sẽ không bền vững và thậm chí có thể làm tăng nạn đói nghèo, bất bình đẳng, và suy thoái tài nguyên.

Page 11: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

20

sẻ giữa các dự án cũng như các hội thảo quốc gia. Dựa trên các kinh nghiệm này, GEF SGP sẽ tăng cường tích hợp và nhân rộng các bài học kinh nghiệm tốt khi xây dựng dự án mới trong cùng lĩnh vực chuyên môn. GEF SGP sẽ tăng cường chia sẻ thông qua các ngày hội tri thức, mạng lưới các dự án GEF SGP và mạng xã hội. GEF SGP cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các đối tác tham gia các giải thưởng uy tín như giải thưởng xích đạo, SEEDs… và tiếp cận các nhà tài trợ/chương trình khác như dự án Rừng và Đồng Bằng, UN-REDD, Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam, Quỹ đối tác các bon trong lâm nghiệp…

GEF SGP sẽ chú trọng tư liệu hoá và chia sẻ tri thức về quản lý rác thải dựa vào cộng đồng, nông nghiệp khí hậu thông minh, sáng kiến ngăn ngừa thoái hoá đất và hoang mạc hoá, ICCA, REDD+, ABS và năng lượng tái tạo. Chú trọng tư liệu hoá và tăng cường quảng bá các bài học kinh nghiệm của các dự án nhỏ như là nghiên cứu điểm trong các dự án lớn góp phần xây dựng cũng như điều chỉnh các văn bản luật. Đánh giá khả năng bền vững, tính nhận rộng và nâng cấp hậu dự án của một số dự án đã kết thúc. Tư liệu hoá các kết quả theo dõi, đánh giá các dự án và chương trình thông qua các khuyến nghị chính sách, ấp phẩm, hướng dẫn kỹ thuật, bản tin, tờ rơi, áp phích và phim ảnh…

GEF SGP cũng sẽ tăng cường phát triển năng lực và các mối liên kết giữa các dự án SGP, thông qua các buổi hội thảo và các hoạt động phát triển năng lực nhằm kết nối và chia sẻ phương hướng và mục tiêu của các dự án.

3.3.5. Kế hoạch truyền thông

GEF SGP sẽ tăng cường truyền thông, thúc đẩy sự tham gia, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác và NGO/CBO chủ chốt để quản lý dự án và chương trình hiệu quả và gắn kết các đóng góp của SGP với các ưu tiên quốc gia, GEF và các chiến lược của UNDP. GEF SGP sẽ tăng cường quan hệ đối tác, mạng lưới với các đối tác chiến lược ở cấp địa phương và quốc gia bao gồm các mạng lưới NGO, CBO, nhóm cộng đồng, chính quyền địa phương, LH các Hội KHKT, các viện nghiên cứu, trường đại học, đầu mối quốc gia các công ước LHQ, các dự án UN/DP, các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

Kế hOẠCh hàNh ĐộNG

Page 12: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

2322

CáC hợP PhầN Dự áN OP6 MụC TiêU Kế hOạCh hOạT ĐộNG Chỉ Số PhươNG ThứC xáC MiNh

hợp phần 1 của Sgp op6: Bảo tồn cảnh quan đất/biển cấp cộng đồng:

1.1 SGP chương trình QG nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững, bảo tồn và quản lý các HST biển/ven biển và đất liền thông qua áp dụng phương thức cảnh quan biển/đất cấp cộng đồng tại khoảng 50 nước

Quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước, ĐDSH nhằm duy trì, cải thiện và phát triển sinh kế góp phần bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển/ven biển và đất liền

Thúc đẩy tiến trình thể chế hóa và hoàn thiện mô hình quản lý các khu bảo tồn cấp cộng đồng duy trì các giá trị đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, gìn giữ kiến thức bản địa và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của các DTTS và cộng đồng địa phương

12-15 dự án

CORE: USD100.000

ICCA: USD 400.000

· Diện tích đất ngập nước, ven biển (ha) được giao; · Thu nhập HGĐ tăng (%). · Các mô hình sinh kề được duy

trì bền vững/ cải thiện/phát triên trong các hệ sinh thái

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Số liệu quan trắc môi trường của địa

phương có liên quan và quốc gia; · Báo cáo kinh tế-xã hội của địa phương

có liên quan; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông

tin đại chúng.

hợp phần 2 của Sgp op6: Sinh thái nông nghiệp sáng tạo, thông minh trước biến đổi khí hậu:

2.1 Những bài học thực tiễn về sinh thái nông ng-hiệp lồng ghép các biện pháp giảm phát thải CO2 và tăng cường sức chống chịu trước BĐKH được thử nghiệm trong vùng đệm các KBT và hành lang rừng, và được phổ biến rộng rãi tại ít nhất 30 ưu tiên

Canh tác nông nghiệp thông minh khí hậu (CSA) ở cấp cộng đồng trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm truyền thống (TK) với áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến, kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH với quản lý đất bền vững (SLM) trong CSA

15 dự án

STAR: USD700.000

· Diện tích (ha) đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả hơn; · Thu nhập HGĐ tăng (%).

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo của ngành nông nghiệp; · Báo cáo kinh tế-xã hội của địa phương

có liên quan; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông

tin đại chúng.

hợp phần 3 của Sgp op6: Đồng hưởng lợi tiếp cận năng lượng các bon thấp

Phát triển năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời. Tăng cường sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp góp phần giảm ô nhiễm môi trường

10 dự án

STAR: USD 500.000

· Số hộ gia đình được hưởng lợi từ NLTT; · Số mô hình năng lượng tái tạo

đước xây dựng và hoạt động có hiệu quả.

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông

tin đại chúng.

hợp phần 4 của Sgp op6:Các liên minh quản lý hóa chất từ cơ sở đến toàn cầu:

4.1 Công cụ và phương pháp sáng tạo dựa vào cộng đồng được trình diễn, triển khai và chuyển giao, với sự hỗ trợ từ các liên minh mới được tổ chức hay đang hoạt động tại ít nhất 20 quốc gia để quản lý các hóa chất và chất thải độc hại đúng cách

Quản lý rác thải rắn sinh hoạt nông thôn đồng bằng Sông Hồng

5-6 dự án

STAR: USD300.000

· Số người hưởng lợi (phân theo số phụ nữ, thanh thiếu niên, người dân tộc thiểu số, và người khuyết tật)

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo kinh tế-xã hội của địa phương

có liên quan; · Báo cáo của các ngành có liên quan

(công thương, NNPTNT, ...); · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông

tin đại chúng.

KHUNG KẾT QUả dự KIẾN

Bảng 4. Phù hợp với các hợp phần của chương trình toàn cầu SGP OP6

KhuNG KếT quả dự KIếN

Page 13: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

KhuNG KếT quả dự KIếN

25

KhuNG KếT quả dự KIếN

24

CáC hợP PhầN Dự áN OP6 MụC TiêU Kế hOạCh hOạT ĐộNG Chỉ Số PhươNG ThứC xáC MiNh

hợp phần 5 của Sgp op6: Cơ chế đối thoại kế hoạch và chính sách giữa CSO và Chính phủ (Tạo lập tài trợ+):

5.1 SGP hỗ trợ thiết lập “Cơ chế đối thoại kế hoạch và chính sách giữa CSO và Chính phủ”, nâng tầm quan hệ đối tác hiện có và tiềm năng, tại ít nhất 50 quốc gia

Đối thoại giữa các NGO/CBO và chính phủ về nông nghiệp khí hậu thông minh, các sáng kiến hạn chế hoang mạc hoá đất, thoái hoá đất, quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đưa tiếng nói của DTTS đến các hội nghị các bên về các công ước môi trường, luật lâm nghiệp

2-3 dự án

CORE: USD100.000

· Số chủ đề đối thoại giữa CSO-Chính phủ; · Số diễn đàn/buổi toạ đàm đối

thoại được tổ chức; · Tỉ lệ phụ nữ, dân tộc thiểu số

tham gia (%).

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo của MTTQ và các đoàn thể có

liên quan; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông tin

đại chúng.

hợp phần 6 của Sgp op6: Thúc đẩy hoà nhập xã hội (Tạo lập tài trợ+):

6.1 Xem xét việc lồng ghép giới vào tất cả các chương trình quốc gia SGP; tập huấn về giới được đội ngũ nhân viên SGP, các tổ chức nhận tài trợ, các thành viên Ban Chỉ đạo, các đối tác tận dụng

6.2 Chương trình học bổng cho người thiểu số sẽ cấp ít nhất là 12 học bổng để xây dựng năng lực cho dân tộc thiểu số; ủng hộ người dân tộc thiểu số thực hiện các dự án tại nước có liên quan

6.3 Sự tham gia của thanh niên và người khuyết tật tiếp tục đượchỗ trợ tại các dự án SGP và các hướng dẫn và thực hành

Tăng cường năng lực xây dựng dự án, quản lý dự án, giám sát-đánh giá, truyền thông vận động chính sách, bình đẳng giới, chú trọng lôi cuốn phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia trong các hoạt động của các dự án SGP

3-4 dự án

CORE: USD 200.000

· Số người hưởng lợi (phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật, v.v...): · 2 người dân tộc được cấp

học bổng theo chương trình SGP toàn cầu.

· Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo của MTTQ , Uỷ ban Dân tộc,

và các đoàn thể có liên quan như thanh niên, phụ nữ các cấp; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông tin

đại chúng.

hợp phần 7 của Sgp op6: Chương trình Kiến thức dựa vào thực hành của công dân trên phạm vi toàn cầu (Tạo lập tài trợ+):

7.1 Thiết lập thư viện kỹ thuật số về các sáng tạo của cộng đồng và cung cấp quyền truy cập thông tin cho cộng đồng ở ít nhất 50 quốc gia

7.2 Chính sách trao đổi sáng tạo cấp cộng đồng Nam-Nam thúc đẩy giao lưu nam-nam về các vấn đề môi trường toàn cầu tại ít nhất 20 quốc gia

Trao đổi bài học kinh nghiệm để tác động đến các chính sách về REDD+, quản lý các khu bảo tồn biển, đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản hệ sinh thái ven bờ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng, phát triển năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời, sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.

2 dự án

CORE: USD50.000

STAR: USD50.000

· Số bài học kinh nghiệm hay từ trị thức truyền thống được thu thập, phổ biến; · Số ấn phẩm, phim, video clip

được sản xuất, chia sẻ; · Số buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa

các dự án.

· Dữ liệu của SGP toàn cầu và Việt Nam; · Báo cáo tiến độ, thăm thực địa, tổng

kết, đánh giá của từng dự án; · Báo cáo của BCĐ QG; · Thông tin từ các phương tiện thông tin

đại chúng.

Page 14: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh GIáM SáT & ĐáNh GIá

2726

Kế hOẠCh GIáM SáT & ĐáNH GIá

Kế hoạch giám sát và đánh giá sẽ theo dõi tiến độ thực hiện và kết quả đạt được để ra quyết định và điều chỉnh dự kịp thời. Xây dựng và chia sẻ bài học kinh nghiệm là kết quả chính của giám sát, đánh giá. Kế hoạch giám sát, đánh giá được xây dựng dựa trên các chỉ số và mục tiêu nêu tại bảng 3 dưới đây. Chỉ số ở cấp quốc gia sẽ được theo dõi và báo cáo thông qua báo cáo hàng năm. Báo cáo sẽ đánh giá tiến độ đạt được các kết quả đầu ra và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Kế hoạch giám sát, đánh giá dự án được phê duyệt trong đề xuất dự án bao gồm các hoạt động chi tiết, khung thời gian và tiêu chí đánh giá. Theo dõi, đánh giá dự án áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia và với nhiều bên có liên quan.

Kết quả theo dõi, đánh giá dự án sẽ được chia sẻ với tất cả các bên có liên quan của dự án đặc biệt là chính quyền địa phương để vận động chính sách và lồng ghép với các chương trình địa phương nhằm tăng cường khả năng bền vững và nhân rộng của dự án. Các tài liệu kỹ thuật được xây dựng dựa trên kết quả thí điểm các mô hình. Báo cáo giữa kỳ, cuối kỳ và các khuyến nghị nhận rộng về nâng cấp, nâng cấp và bền vững được chia sẻ với chính quyền địa phương và các bên có liên quan tại các hội thảo dự án.

Cộng đồng, DTTS và các bên có liên quan của địa phương sẽ tham gia thiết lập các mục tiêu, đầu ra ngay từ giai đoạn xây dựng dự án và sẽ tiếp tục tham gia vào theo dõi, giám sát các hoạt động theo qui chế dân chủ cơ sở, nguyên tắc FPIC và các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của UNDP.

Các dự án sẽ cung cấp các thông tin về các hoạt động và kết quả đạt được định kỳ 6 tháng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu toàn cầu.

Quản lý dựa vào kết quả và theo dõi, đánh giá dự án là một trong các nội dung chính của các cuộc tập huấn về quản lý dự án và theo dõi, đánh giá. Cần đảm bảo rằng dự án sẽ có đủ ngân sách để thực hiện theo dõi, giám sát hiệu quả. Do nhân lực hạn chế, SGP sẽ huy động sự hỗ trợ đóng góp của BCĐQG, các chuyên gia, nhóm chuyên gia thực hiện công việc này. Do đó, cần thiết phải tập huấn cho nhóm chuyên gia đánh giá độc lập đảm bảo rằng họ hiểu biết đầy đủ về các ưu tiên chiến lược và cách tiếp cần của GEF và SGP.

hoạt động cần theo dõi, đánh giá

Mục tiêu/Kết quả

Bên chịu trách nhiệm

Ngân sáchKhung thời

gian

Xây dựng chiến lược chương trình quốc gia

Xác định các ưu tiên chiến lược

ĐPV, BCĐQG và các bên có liên quan

Ngân sách chương trình

Đầu chương trình 6

Đánh giá chương trình quốc gia

Rút kinh nghiệm, điều chỉnh chiến lược

ĐPV, BCĐQG, CPMT

Ngân sách chương trình

Hàng năm

Họp BCĐQG về tiến độ thực hiện chiến lược

Đánh giá tiến độ hoạt động của chương trình

ĐPV, BCĐQG, UNDP

Ngân sách chương trình

2 lần/năm

Báo cáo thực hiện chương trình

Cung cấp thông tin cho BCĐQG

ĐPV báo cáo cho BCĐQG

Ngân sách chương trình

Tháng 6 hàng năm

Báo cáo hàng năm

Cung cấp thông tin cho CPMT và GEF để báo cáo cho nhà tài trợ

ĐPV báo cáo cho CPMT

Ngân sách chương trình

Tháng 7 hàng năm

Đánh giá chiến lược chương trình quốc gia

Rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược giai đoạn sau

BCĐQGNgân sách chương trình

Một lần trong chu kỳ

Bảng 5. Kế hoạch theo dõi, đánh giá

Page 15: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

2928

Kế hOẠCh HUy ĐỘNG NGUồN lựC

Kế hOẠCh QUảN lý RủI RO

Ngay từ giai đoạn xét duyệt dự án, GEF SGP yêu cầu kinh phí đối ứng từ các cơ quan có liên quan của địa phương như là một tiêu chí đề xét dự án. Kinh phí đối ứng bao gồm kinh phí quản lý dự án của tổ chức đề xuất dự án, kinh phí đóng góp của cộng đồng tham gia dự án, kinh phí từ UBND các tỉnh, huyện, xã để nhân rộng dự án. Các nguồn đối ứng địa phương cho dự án thường là các nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, GEF SGP hỗ trợ các cộng đồng, NGO/CBO xây dựng các đề xuất dự án, tiếp cận các nhà tài trợ/các dự án khác như GCF, USAID, ABS, Wetland, UN-REDD, FCPF, VFD… GEF SGP cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội để lồng ghép các nguồn lực đặc biệt là các nguồn tư nhân, các chương trình ngành cũng như các đối tác phát triển khác. Việc tìm kiếm các cơ hội huy động nguồn lực sẽ phải thực hiện ngay từ trong giai đoạn xây dựng dự án.

7.1. các mối rủi ro Và quản lý rủi ro

Bảng 6. Các mối rủi ro được xác định trong OP6

Rủi roMức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao)

xác suất rủi ro (thấp, trung

bình, cao)

Dự kiến biện pháp giảm thiểu rủi ro

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi thiết lập các vùng bảo tồn rừng ngập mặn nên không được khai gỗ, củi hoặc nguồn lợi từ rừng như trước.

Thấp Thấp

· Tổ chức các hội thảo tìm biện pháp sinh kế thay thế. · Nâng cao năng lực và

nhận thức của người dân về bảo tồn và canh tác bền vững.

Các loài trong khu du lịch sinh thái có thể bị ảnh hưởng (tiếng ồn, rác thải...) do phát triển du lịch quá mức

Thấp Thấp

· Xác định giới hạn tối đa khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. · Khống chế mức tối đa số

lượng du khách đến thăm quan để không làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

Lợi ích không được phân chia công bằng cho người dân trong quản lý và khai thác hệ sinh thái bền vững do người dân không được nhà nước giao quyền quản lý tài nguyên.

Thấp Thấp

· Xây dựng cơ chế đồng quản lý tài nguyên bền vững với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. · Khuyến nghị chính

quyền địa phương giao quyền quản lý sử dụng tài nguyên đất, rừng lâu dài cho người dân.

Page 16: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh quảN lý rủI rO

31

Kế hOẠCh quảN lý rủI rO

30

Rủi roMức độ rủi ro (thấp, trung

bình, cao)xác suất rủi ro (thấp,

trung bình, cao)Dự kiến biện pháp giảm thiểu rủi ro

Người dân không thay đổi được tập quán, thói quen chuyển đổi cơ cấu mùa vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Trung bình Trung bình

· Các biện pháp thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phải được bàn bạc và đồng thuận của người dân. · Làm mô hình mẫu, tuyên truyền và nâng cao năng lực cho người dân áp

dụng các kỹ thuật thâm canh.

Các khu vực xây dựng mô hình phục hồi sinh thái dễ bị phá hủy bởi các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu du lịch của các nhà đầu tư bên ngoài Trung bình Trung bình

· Xây dựng dự án cần có sự tham gia, có ý kiến của các bên liên quan.Phải có ý kiến đồng thuận của người dân địa phương trong các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Cấu trúc cộng đồng bị phá vỡ, quy chế quản lý cộng đồng bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế không được cam kết thực thi do các quy chế này không có tính pháp lý cao.

Thấp Thấp · Xây dựng hương ước thôn bản. · Tăng cường vai trò giám sát, hỗ trợ, theo dõi của các đoàn thể và chính

quyền địa phương các cấp.

Việc chôn lấp, ủ rác tại gia đình không phù hợp với văn hóa và tập quán của một số cộng đồng địa phương Thấp Thấp

· Tăng cường tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc xử lý rác, bảo vệ môi trường để thay đổi các thói quen, phong tục tập quán trong sinh hoạt của cộng đồng.

Người dân dễ bị ô nhiễm hóa chất độc hại do thu gom chai, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách Trung bình Trung bình

· Cung cấp bảo hộ lao động và hướng dẫn người dân thu gom các loại chai lọ hoặc túi đựng thuốc bảo vệ thực vật. · Tư vấn các công nghệ thu gom an toàn cho người dân

Nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ gia tăng do thu gom tập trung quá nhiều chai lọ, vật dụng đựng hóa chất bảo vệ thực vật mà không được xử lý

Trung bình Trung bình · Xác định các công nghệ và giải pháp tái chế hoặc quản lý có hiệu quả

trước khi tiến hành các mô hình thu gom. - Phối hợp với các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật để tái sử dụng các loại vật liệu này.

Các dự án không đảm bảo được tỷ lệ phụ nữ, dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia vào các hoạt động Trung bình Trung bình

· Phải đảm bảo tỷ lệ phụ nữ, dân tộc thiểu số tham gia từng loại dự án; · Dự án phải có hình thức và nội dung thu hút chị em, dân tộc thiểu số, người

khuyết tật tham gia, hướng dẫn và cam kết sự tham gia về giới.

Thời tiết diễn biến bất thường do biến đổi khí hậu dẫn tới một số loài cây,con trong các dự án thí điểm, vùng sinh thái bị chết hoặc sinh trưởng, phát triển không bình thường

Thấp Thấp

· Phân tích các yếu tố bất lợi của khí hậu trong các dự án thí điểm để chọn giải pháp phù hợp. · Phân công người có chuyên môntheo dõi dự báo thời tiết để có biện

pháp khắc phục kịp thời.

Nguy cơ xả khí nhà kính CH4 ra môi trường nhiều hơn do việc sử dụng công nghệ hầm khí Biogas không đúng cách Thấp Thấp

· Tăng cường nhận thức của người dân trong quá trình khai thác và sử dụng công trình biogas. - Áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương.

Thói quen xả rác bừa bãi ra môi trường bao gồm rác sinh hoạt và chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật của nhiều người dân vẫn không thay đổi do quy mô triển khai dự án của SGP phạm vi hẹp

Trung bình Trung bình · Phối hợp với các dự án xây dựng nông thôn mới, BVMT của địa phương để cùng thực hiện các mô hình quản lý rác thải, tạo tác động rộng lớn hơn.

Chính quyền địa phương không ủng hộ/cho phép triển khai thí điểm đối thoại chính sách của SGP Thấp Thấp

· Tìm kiếm sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, các tổ chức NGO/CBO để kiến nghị tổ chức các diễn đàn đối thoại chính sách. · Chỉ ra các bài học hoặc lợi ích cho chính quyền địa phương trước khi tổ

chức đối thoại chính sách.

Page 17: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Kế hOẠCh quảN lý rủI rO

33

Kế hOẠCh quảN lý rủI rO

32

Rủi roMức độ rủi ro (thấp, trung

bình, cao)xác suất rủi ro (thấp, trung

bình, cao)Dự kiến biện pháp giảm thiểu rủi ro

Năng lực đề xuất ý tưởng và xây dựng dự án của các tổ chức CBO/NGO hạn chế. Thấp Trung bình

· Tăng cường truyền thông, giới thiệu về SGP qua các phương tiện truyền thông đại chúng. · Tổ chức các khóa tập huấn cho các đối tác mới về phương pháp xây

dựng dự án SGP

Quy mô dự án SGP nhỏ, mức độ và hiệu quả giải quyết vấn đề bức xúc trong thực tiễn còn hạn chế. Thấp Trung bình

· Liên kết thành dự án lớn để tạo thành hiệu quả lớn. Ví dụ để đóng góp bằng chứng cho hoàn thiện chính sách cần phải có nhiều dẫn chứng

Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các Phòng/Sở, ngành với các NGO/CBO liên quan với GEF-SGP trong quá trình thực hiện OP6 Thấp Trung bình

· Xây dựng các quan hệ đối tác trong quá trình thực hiện OP6.Thường xuyên cập nhật thông tin các chương trình trong lĩnh vực có liên quan của các cấp, các ngành tại địa phương và xác định sự phối hợp trong trường hợp cần thiết.

Không huy động được hoặc rất ít nguồn tài chính đồng tài trợ từ các đối tác. Trung bình Trung bình · Tìm đối tác thay thế hoặc đa dạng hóa các đối tác tham gia cùng một

dự án

Dự án SGP không thu hút sự quan tâm thực hiện của các đối tác và chính quyền địa phương Thấp Trung bình

· Tổ chức gặp gỡ giữa đối tác, các đơn vị tư vấn, ĐPV và chính quyền địa phương để giải thích rõ về chương trình SGP và dự án. · Kết nối với các dự án lớn để giải quyết các vấn đề bức xúc.

7.2. Nhằm giảm thiểu rủi ro và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro, yêu cầu các dự án phải bao gồm khung phân tích rủi ro và các giải pháp giảm thiểu. Xác định nguy cơ rủi ro càng chi tiết sẽ cung cấp cho các đối tác dự trù các nguy cơ và biện pháp phòng tránh đảm bảo dự án thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở khung quản lý rủi ro của mỗi dự án riêng lẽ, chương trình SGP cần xây dựng khung theo dõi các rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro cho cho các dự án riêng lẽ, định kỳ 6 tháng cần xây dựng báo cáo quản lý rủi ro cho toàn bộ chương trình. Trên cơ sở báo cáo này, các thành viên bản chỉ đạo quốc gia sẽ họp thảo luận và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro chung cho toàn bộ chương trình SGP.

Page 18: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

3534

PHụ lụC Các chương trình / Dự án, Đối tác có liên quan

TT TêN Dự áN Nội DUNG/lĩNh VựC liêN QUaN ĐếN OP6 Cơ QUaN Chủ TRì Địa BàN KiNh Phí Thời GiaN

i Đồng bằng Sông hồng

1 Dự án “Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD)” 3

Nâng cao năng lực tại chỗ cho các tổ chức và cộng đồng địa phương và huy động sự tham gia cộng đồng, dự án không chỉ tập trung vào các hiểm họa thiên tai trước mắt (như bão, lụt) mà còn hướng đến các tác động lâu dài (nước biển dâng, xâm nhập mặn, suy thoái hệ sinh thái…) tại 2 vùng Châu thổ Sông Hồng và Châu thổ Sông Cửu Long– nơi có dân cư đông đúc và cũng là trọng điểm kinh tế của cả nước. Hai tỉnh được lựa chọn thực hiện tập trung các hoạt động về Thích ứng là Long An và Nam Định.

Bộ NN& PTNT (USAID viện trợ không hoàn lại)

Nam Định, Long An, Thanh Hóa, Nghệ An

27,322 triệu USD 2012-2017

2

Dự án “Chương trình thanh niên và thích ứng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông hồng” 4

Thúc đẩy những sáng kiến hiệu quả và sáng tạo về thích ứng BĐKH tại khu vực đồng bằng sông Hồng, góp phần ứng phó với những thách thức nghiêm trọng của việc thay đổi môi trường biển, các vấn đề liên quan tới các nguồn năng lượng.... Dự án sẽ được thực hiện tại 4 huyện thuộc 4 tỉnh của đồng bằng sông Hồng: huyện Giao Thủy (Nam Định); huyện Tiền Hải (Thái Bình); huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nằm trong Khu dự trữ Sinh quyển Đồng bằng sông Hồng và huyện Cát Hải (Hải Phòng) nằm trong Khu dự trữ Sinh quyển Cát Bà.

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (USAID)

Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng 2015-2018

3 Dự án “Sáng kiến liên minh hạ long - Cát Bà” 5

Nâng cao nhận thức người dân về các điều kiện môi trường thông qua truyền thông, nâng cao tiêu chuẩn cấp phép đối với các công ty kinh doanh du thuyền ngủ đêm trên vịnh, cải thiện chất lượng nước ở Hạ Long - Cát Bà và tư vấn kỹ thuật cho các báo cáo Di sản Thế giới nộp lên UNESCO. Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan ở Hạ Long và hỗ trợ người dân địa phương tham gia nuôi trồng thủy sản để triển khai những thực hành an toàn cho môi trường, xây dựng cơ sở bằng chứng để tạo điều kiện cho các đơn vị địa phương tham gia nhiều hơn vào hoạt động bảo vệ môi trường và chuẩn bị cho các tổ chức phi chính phủ địa phương tham gia sâu hơn nữa vào các vấn đề về môi trường.

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (USAID)

Hải Phòng, Quảng Ninh 0,97 triệu USD 2014-2017

4

Dự án “Chương trình hỗ trợ cơ cấu hóa quản lý rác thải sinh hoạt trong các xã nông thôn và bán đô thị tại Vĩnh Phúc” 6

Giảm tình trạng bão hòa tại các bãi rác thải và những tác động tiêu cực lên môi trường bằng các biện pháp kỹ thuật. Tăng cường năng lực các hợp tác xã về cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và phù hợp theo nhu cầu. Cải thiện công tác quản lý bền vững rác thải ở cấp tỉnh

(AFD hỗ trợ) Vĩnh Phúc 1,34 triệu Euro 2016-2018

Phụ lụC

Page 19: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Phụ lụC

37

Phụ lụC

36

TT TêN Dự áN Nội DUNG/lĩNh VựC liêN QUaN ĐếN OP6 Cơ QUaN Chủ TRì Địa BàN KiNh Phí Thời GiaN

ii Đồng bằng Sông cửu long

1ChươNG TRìNh UN-REDD ViỆT NaM Giai ĐOạN ii

Để tăng cường khả năng được hưởng lợi từ tương lai của Việt Nam dựa trên kết quả thanh toán cho REDD + và thực hiện các thay đổi chuyển hóa trong ngành lâm nghiệp

Bộ NN và PTNT Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau

30,229,808 triệu USD 2013-2018

2

Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu long’’ 7

Đưa ra các giải pháp bảo vệ bờ biển, trồng rừng và khôi phục hệ thống rừng ngập mặn; hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản trong vùng được cải thiện, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sinh thái; cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt; kiểm soát triều cường, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất lúa - tôm và nuôi trồng thủy sản.

Bộ NN&PTNT (WB hỗ trợ)

An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu

384,979 triệu USD 2016-2022

3

Kế hoạch hành động REDD+ “Giảm phát thải nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng cac bon rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016-2020” 8

Tăng cường độ che phủ và chất lượng rừng, tăng trữ lượng cac bon rừng bằng cách nâng cao nhận thức của người dân về giá trị rừng, cải thiện kỹ thuật lâm sinh và canh tác nông – lâm – ngư kết hợp, nâng cao năng lực bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, nâng cao thu nhập của người dân phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Cà Mau Cà Mau 271,863 tỷ đồng 2016-2020

4 Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững 9

Tiến hành các hoạt động nhằm vào các tác nhân gây suy thoái nguồn lợi, gây tổn thương cho đời sống và tài sản của nhân dân, qua đó bảo vệ tài sản cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện sinh kế và cải thiện quản lý nguồn lợi biển và ven biển cũng như các hệ sinh thái thiết yếu cho sự bền vững của nghề khai thác hải sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (WB hỗ trợ)

Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long) và các tỉnh khác

117,9 triệu USD 2012-2017

5

Chương trình “Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu 10

Giai đoạn II: Chương trình tập trung áp dụng hướng tiếp cận liên ngành mở rộng theo 6 lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ vùng ven biển, lâm nghiệp, lập kế hoạch và ngân sách, quản lý nước. Bằng cách kết hợp thực hiện các lĩnh vực này sẽ tạo được năng lực phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý liên ngành, các địa phương, các đối tác và các bên liên quan, thúc đẩy công tác quản lý đồng bộ các hệ sinh thái ven biển, nhân rộng các mô hình thành công giai đoạn I trong bối cảnh BĐKH

UBND 5 tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng (GIZ tài trợ)

5 tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Gi-ang, Sóc Trăng

2,5 triệu Euro giai đoạn 2011-

2014

2011-2014 và 2015-2018

Page 20: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

Phụ lụC

39

Phụ lụC

38

TT TêN Dự áN Nội DUNG/lĩNh VựC liêN QUaN ĐếN OP6 Cơ QUaN Chủ TRì Địa BàN KiNh Phí Thời GiaN

6

Dự án “Phương thức quy hoạch tổng hợp nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược về Công ước quốc tế về đa dạng sinh học và tăng cường sức chống chịu của hệ sinh thái với biến đổi khí hậu” 11

Tăng cường sức chống chịu của đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc khôi phục trữ lượng nước lũ và chức năng điều hòa lũ của vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; các hệ sinh thái tự nhiên ở vùng ven biển có khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thích hợp với môi trường nước mặn

Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và Trường Đại học Cần Thơ (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Việt Nam)

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 600.000 Euro 2014-2018

iii cả 2 Khu Vực Đồng bằng Sông hồng Và Đồng bằng Sông cửu long

1

Tăng cường năng lực chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dân cư ven biển tại Việt Nam

Rừng ngập mặn- thích ứng dựa vào hệ sinh thái, thoái hoá đất và hoamg mạc hoá

Chính phủ VN, UNDP (do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ) Các tỉnh ven biển 29 triệu USD 2016 -2021

2 Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp 12

Quản lý chất thải chăn nuôi. Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học. Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp

BQL các dự án nông nghiệp, Bộ NN&PTNT (Khoản vay VIE-2968 từ ADB)

Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng

84 triệu USD 2013-2019

3

Dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học 13

Giảm nguy cơ từ chất thải chăn nuôi (phát triển khí sinh học). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ADB)

16 tỉnh thành là: Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái

110,4 triệu USD (vốn vay ADB: 95 triệu USD)

Giai đoạn 1 (2009-2015), giai đoạn 2 đang

trong quá trình xây dựng

3 Nguồn: http://daln.gov.vn/vi/ac73a528/du-an-rung-va-dong-bang-viet-nam.html4 Nguồn: http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-my-thuc-day-sang-kien-ve-bien-doi-khi-hau-dong-bang-song-hong-201509121057069.htm5 Nguồn: http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/142376 Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/afd-ho-tro-chinh-phu-viet-nam-ve-moi-truong-va-nong-nghiep-ben-vung.html7 Nguồn: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/221-5829-quoc-te-ho-tro-viet-nam-phat-trien-theo-huong-xanh-va-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau.html8 Nguồn: http://www.vietnam-redd.org/Upload/Download/File/744QD_1700.pdf

9 Nguồn: http://apmb.gov.vn/du-an/thong-tin/2014/11/du-an-nguon-loi-ven-bien-vi-su-phat-trien-ben-vung-crsd10 Nguồn: http://daln.gov.vn/vi/ac70a945/xay-dung-duoc-nhieu-mo-hinh-thich-ung-hieu-qua-voi-bien-doi-khi-hau.html11 Nguồn: http://kttvttb.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2276:tng-cng-ng-pho-vi-bin-i-khi-hu-vung-ng-bng-song-cu-long&catid=73:mc-tin-tc12 Nguồn: http://www.lcasp.org.vn/Gioi-thieu/Thong-tin-chung/detail-1.html13 Nguồn: http://apmb.gov.vn/du-an/thong-tin/2015/3/du-an-nang-cao-chat-luong-an-toan-san-pham-nong-nghiep-va-phat-trien-chuong-trinh-khi-sinh-hoc

Page 21: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - vusta.vn · thống thuỷ nông nội đồng và phương thức luân, xen canh hiệu quả, góp phần hạn chế hoang mạc hoá và thoái hoá

CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ CÁC DỰ ÁN NHỎ CỦA QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Địa chỉ: 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 84 4 38500150

Email: [email protected]: www.vn.undp.org; www.sgp.undp.org