ĐIỂM BÁO -...

29
a BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 17 tháng 8 năm 2016

Transcript of ĐIỂM BÁO -...

a

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 17 tháng 8 năm 2016

CHÍNH PHỦ1. Đẩy nhanh tiến độ dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toànthông tin mạngBỘ, NGÀNH3. Đề xuất quy định mới về kinh doanh rượu4. Phí thẩm định cấp GCN đủ điều kiện HĐ dịch vụ quan trắc môitrường5. Cải cach hanh chınh, xây dưng Chınh phu kiên tao phát triển6. Khắc phục tình trạng thủ tục lòng vòng, quy định chung chung7. 344 văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyênngành8. Hàng xuất khẩu, sao cứ bắt DN ghi nhãn phụ tiếng Việt?ĐỊA PHƯƠNG9. Thành phố Lào Cai: Xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân10. Giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện: Cải thiện chấtlượng dịch vụ11. Tạo thuận lợi cấp phép an toàn thực phẩm.

1. Đẩy nhanh tiến độ dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia vềdân cư

(Chinhphu.vn) - Sáng 16/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương HòaBình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hànhchính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giaiđoạn 2013-2020 (Đề án 896) chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo kiểm điểm kếtquả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụnhững tháng cuối năm.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo 896 kiểm điểmkết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ

những tháng cuối năm. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Chánh Văn phòng BanChỉ đạo Đề án 896, để cấp số định danh cá nhân cho nhóm trẻ em đăng ký khai sinhtừ ngày 1/1/2016 (ngày Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân có hiệu lực), Bộ Tưpháp đã phối hợp với Bộ Công an triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh vàcấp số định danh cá nhân cho các cơ quan đăng ký hộ tịch tại 4 tỉnh, thành phố: HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và huyện Quế Phong của tỉnh Nghệ An.

Đến ngày 30/6, đã có 128.440 trẻ được đăng ký khai sinh và cấp số định danh cánhân. Đối với những người đã đăng ký khai sinh và đăng ký thường trú, việc cấp sốđịnh danh cá nhân được thực hiện khi cấp thẻ căn cước công dân.

Ông Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho biết,Bộ Công an đã triển khai cấp số định danh cá nhân cho hơn 3,3 triệu công dân tại 16tỉnh, thành phố, trong đó, từ ngày 1/1/2016 đến nay, Bộ đã cấp trên 1,3 triệu số địnhdanh cá nhân. Việc thực hiện thủ tục được đánh giá nhanh chóng và đơn giản.

Về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trên cơ sở Quyết định của Thủtướng Chính phủ, Bộ Công an đã phê duyệt dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia vềdân cư. Hiện nay, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ KH&ĐT đề xuất Thủ tướng Chínhphủ cho áp dụng phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Điều26, Luật Đấu thầu.

Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) Ngô Hải Phan cho biết, việc ràsoát TTHC, giấy tờ công dân theo Đề án 896 đã cơ bản hoàn thành. Trong tổng số1.934 TTHC có yêu cầu thông tin công dân để giải quyết TTHC, các bộ, ngành đã đềxuất đơn giản hóa đối với 1.126 TTHC, chiếm 58,2%, trong đó đề xuất bãi bỏ, hủy bỏ34 TTHC, đơn giản hóa trình tự thực hiện đối với 28 TTHC, cắt giảm thành phần hồsơ của 1.042 TTHC, sửa nội dung 812 mẫu đơn, 201 tờ khai và đơn giản hóa 22giấy tờ công dân. Các thành phần hồ sơ liên quan đến thông tin cá nhân được đềxuất cắt giảm, đơn giản hóa phổ biến là bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩuthường trú, giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch.

Đóng góp ý kiến vào báo cáo triển khai thực hiện đề án, các đại biểu cho rằng, Cơsở dữ liệu quốc gia về dân cư là thành phần cốt lõi, quyết định thành công của Đề án896. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, Ban Chỉ đạo Đề án cầnthảo luận, phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phối hợp triểnkhai Đề án, quy định chi tiết kế hoạch phối hợp, thời hạn xử lý, giải quyết các vướngmắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để bảo đảm mục tiêu tạo sự đổi mới cơ bản về tổ chức hoạt động quản lý Nhà nướcvề dân cư, đơn giản hóa TTHC, giảm giấy tờ công dân, song song với việc xây dựngCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cần xác định rõ khi đã có cơ sở dữ liệu này, cácbộ, ngành địa phương sẽ đổi mới như thế nào, đơn giản được giấy tờ gì và đơn giảnbằng cách nào. Đây là cơ sở dữ liệu dùng chung cho các bộ, ngành, để dùng chungđược phải có kế hoạch từ bây giờ để tránh khoảng trống.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng đề nghị có kế hoạch, lộ trình phâncông rõ cho các bộ, ngành, đưa các nhà kỹ thuật vào tư vấn. Đồng bộ từ dữ liệu,nhưng bản thân cơ quan khai thác cũng phải đồng bộ.

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận những kếtquả Ban Chỉ đạo đã đạt được từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũngchỉ ra rằng, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được phê duyệt nhưng vẫncòn vướng mắc liên quan đến thủ tục lựa chọn nhà thầu nên chưa thể triển khai, cầnkhắc phục các hạn chế này.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và thành viên của Ban Chỉ đạo tiếp tục đẩynhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo đúng kế hoạch đề ra,từng bộ, ngành phải thấy rõ trách nhiệm được giao để khẩn trương triển khai.

Trong tháng 8 này cần hoàn thiện xong thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện Cơ sởdữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ KH&ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an sớm hoàntất thủ tục đưa dự án vào triển khai trong tháng 9 tới.

Nhấn mạnh đây là dự án nền tảng, quyết định sự thành bại của Đề án 896, Phó Thủtướng yêu cầu các bộ, ngành, và Viettel thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, để bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ của Đề án tại cácbộ, ngành, địa phương được đồng bộ, Bộ Công an cần khẩn trương đề xuất Chínhphủ ban hành Chỉ thị về tăng cường phối hợp trong tổ chức triển khai dự án Cơ sởdữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 9/2016.

Bộ Công an trực tiếp quản lý, cập nhật; các bộ, ngành có quyền khai thác. Cònnhững vấn đề thuộc về bí mật đời tư công dân phải có phần mềm bảo vệ, có chỉ lệnhngười có thẩm quyền mới được truy cập.

Trong quá trình thu thập thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đểbảo đảm tính pháp lý của thông tin, cần sự phối hợp của các cơ quan trong quản lý

công dân. Các cơ quan cần xây dựng cơ chế phối hợp để bảo đảm quá trình thuthập, nhập dữ liệu được chính xác, khoa học.

Nhấn mạnh công tác rà soát TTHC, giấy tờ công dân là công tác rất quan trọng củaĐề án nhằm loại bỏ TTHC không cần thiết, đơn giản hóa trình tự và giảm thời hạngiải quyết TTHC, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng khẩn trươnghoàn thành kết quả rà soát TTHC, giấy tờ công dân thuộc lĩnh vực quản lý, gửi BộTư pháp tổng hợp.

Việc rà soát là công việc quan trọng, định hướng để sửa đổi các văn bản quy phạmpháp luật, do vậy các cơ quan cần đặc biệt chú trọng đến kết quả, bảo đảm tínhkhoa học, khả thi của phương án. Các bộ, ngành cần lấy ý kiến các chuyên gia, cácđịa phương, hoàn thiện phương án đơn giản hóa của bộ, ngành mình trong quýIII/2016.

Lê Sơn

Theo chinhphu.vn

2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịchvụ an toàn thông tin mạng

(Chinhphu.vn) - Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinhdoanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng vừa được Chính phủ banhành.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phépkinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thôngtin mạng được cấp cho doanh nghiệp có thời hạn là 10năm.

Nghị định cũng quy định điều kiện cấp Giấy phép kinhdoanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, cụthể:

1- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sảnphẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều42 Luật an toàn thông tin mạng và các điều kiện tại Nghị định này.

2- Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng, doanh nghiệp cầnđáp ứng điều kiện quy định tại (1) nêu trên. Trong đó, chi tiết các điều kiện tại điểm c,d khoản 1 Điều 41 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:

- Có đội ngũ quản lý, điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thôngtin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng đại học chuyên ngành hoặc

Ảnh minh họa

chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với sốlượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.

- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Mục đích nhập khẩu;phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtliên quan đối với từng sản phẩm; chi tiết các tính năng kỹ thuật cơ bản của sảnphẩm.

3- Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng, doanh nghiệp cầnđáp ứng điều kiện quy định tại (1) nêu trên. Trong đó, chi tiết các điều kiện tại điểmb, c, d khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể:

- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất phù hợp vớiphương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng.

- Có đội ngũ quản lý, điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thôngtin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thôngtin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứngđược quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.

- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượngcung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất; sự đáp ứng tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; các tính năng kỹ thuật cơbản của sản phẩm.

4- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng, doanh nghiệp cần đápứng điều kiện quy định tại (1) nêu trên. Trong đó, chi tiết các điều kiện tại điểm b, c, dkhoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng, cụ thể:

- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ,phương án kinh doanh.

- Có đội ngũ quản lý, điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thôngtin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thôngtin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứngđược quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.

- Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượngcung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; phương án bảo mật thông tincủa khách hàng; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ.

5- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng cầnđáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Đối vớihoạt động cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự cầnđáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng. Chi tiếtcác điều kiện điểm a, d khoản 2 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng cụ thể như sau:

- Các điều kiện quy định tại (4) nêu trên.

- Có phương án kỹ thuật phù hợp và bao gồm các nội dung: Tổng thể hệ thống kỹthuật; việc đáp ứng về chức năng của hệ thống tương ứng với loại hình dịch vụ dựkiến cung cấp; việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc ápdụng tương ứng.

Hoàng Diên

Theo chinhphu.vn

3. Đề xuất quy định mới về kinh doanh rượu(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định về kinh doanh rượunhằm thay thế Nghị định 94/2012/NĐ-CP.

Bộ Công Thương cho biết, sau hơn 3 năm triển khaithực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP, hoạt động sảnxuất, kinh doanh rượu trên cả nước đã cơ bản đượctổ chức ổn định, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đềra; chất lượng sản phẩm rượu từng bước được nângcao, mẫu mã, nhãn mác rượu ngày càng phong phú;tình trạng rượu nhập lậu, rượu không đảm bảo chấtlượng lưu thông trên thị trường được hạn chế; tổ

chức mạng lưới kinh doanh rượu bao gồm phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩmrượu dần được hoàn thiện và đi vào nề nếp; sản xuất rượu thủ công đã được quảnlý chặt chẽ hơn, các làng nghề sản xuất rượu đã dần đi vào hoạt động tập trung vàquy củ hơn, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm được quan tâm hơn.

Việc cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu cơ bản đã thực hiện theo quy định, hầu hếtcác doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp và thương nhân phân phối, bán buônsản phẩm rượu đang hoạt động đều đã được cấp giấy phép. Thẩm quyền cấp phépđược quy định cụ thể và phân cấp rõ ràng. Đến nay, Bộ Công Thương đã cấp được16 Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có công suất từ 3 triệu lít/năm trở lên và204 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu; Sở Công Thương các tỉnh đã cấp đượckhoảng 151 Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp công suất dưới 3 triệu lít/năm vàkhoảng 1.100 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu (bao gồm cả Giấy phép đã cấptheo Nghị định 40/2008/NĐ-CP); Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng quận/huyện đãcấp được khoảng 599 Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanhvà 13.774 Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua đánh giá tình hình thực tế triểnkhai thực hiện Nghị định số 94/2014/NĐ-CP cũng cho thấy một số tồn tại, vướngmắc, bất cập. Cụ thể, số lượng giấy phép kinh doanh bán lẻ và giấy phép sản xuất

Ảnh minh họa

rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được cấp tại các địa phương là quá ít sovới số lượng thực tế các cơ sở đang hoạt động (chỉ khoảng 15% đối với cơ sở sảnxuất rượu thủ công và 50% đối với cơ sở bán lẻ) do các khó khăn, vướng mắc sau:(i) Hầu hết các cơ sở nấu rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có quy mô nhỏ,sản lượng ít, sản xuất chủ yếu là để lấy phụ phẩm chăn nuôi nên không thực hiệnviệc cấp phép. Một số cơ sở muốn thực hiện cấp phép nhưng không đáp ứng đượccác điều kiện theo quy định như không có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấychứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP... Ngoài ra, quy định rượu là sản phẩm phảiđược công bố hợp quy nhưng hiện nay chưa có đủ các quy chuẩn kỹ thuật cho tất cảcác loại rượu trên thị trường nên cũng gây khó khăn cho việc cấp phép; (ii) Cácthương nhân bán lẻ thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán rượu kèm với các loạitạp hóa khác nên không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưngkhông đăng ký cấp giấy phép bán lẻ rượu; (iii) Thủ tục cấp giấy phép còn phức tạp,phí và lệ phí cấp phép cao dẫn đến tâm lý e ngại.

Việc áp dụng nguyên tắc xác định số lượng tuyệt đối thương nhân phân phối, bánbuôn, bán lẻ sản phẩm rượu trên cơ sở quy mô dân số theo quy định tại Nghị địnhsố 94/2012/NĐ-CP có thể dẫn tới tình trạng một bộ phận thương nhân đã đủ điềukiện được cấp phép, nghiêm túc tuân thủ pháp luật và đang hoạt động kinh doanh cóhiệu quả sẽ không được tiếp tục tham gia thị trường khi số lượng giấy phép đượcxác định theo nguyên tắc nêu trên đạt tới giới hạn quy định. Đặc biệt, ở một số thànhphố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tình trạng cấp phép bán buônrượu hiện nay hết sức căng thẳng do số lượng giấy phép kinh doanh bán buôn sảnphẩm rượu được xem xét, cấp cho thương nhân bảo đảm các yêu cầu quy định tạiNghị định số 94/2012/NĐ-CP đã đạt, gần đạt tới hoặc vượt số lượng cho phép (HàNội đã cấp 70/70 giấy phép; thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 67/78 giấy phép; ĐàNẵng đã cấp 25 giấy phép theo Nghị định số 40/2012/NĐ-CP đã vượt số lượng tốiđa theo quy định Nghị định 94/2012/NĐ-CP).

Vẫn còn tồn tại tình trạng rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượnglưu thông trên thị trường...

Vì vậy, Bộ Công Thương đã soạn thảo Nghị định về kinh doanh rượu thay thế Nghịđịnh số 94/2012/NĐ-CP nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh rượu.

Dự thảo Nghị định gồm 8 chương, 48 điều. Bên cạnh những quy định chung, BộCông Thương đã đề xuất những quy định cụ thể về sản xuất rượu công nghiệp; sảnxuất rượu thủ công; phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ;nhập khẩu rượu...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn

Theo chinhphu.vn

4. Phí thẩm định cấp GCN đủ điều kiện HĐ dịch vụ quantrắc môi trường

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độthu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiệnhoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Theo dự thảo, người nộp phí phải nộp phí đề nghịchứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắcmôi trường; phí nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoảnvào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại kho bạc nhànước.

Mức thu phí

Theo dự thảo, thẩm định cấp mới, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy chứngnhận (trong trường hợp Hồ sơ năng lực của tổ chức không còn giá trị), mức thu phíđược xác định theo công thức sau:

Mức thu phí = Chi phí thẩm định x K x M

Trong đó:

- Chi phí thẩm định: 42 triệu đồng (Mức chi phí tối thiểu thực hiện đánh giá hồ sơ,kiểm tra thực tế tại tổ chức và họp Hội đồng thẩm định một hồ sơ đề nghị chứngnhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường).

- K: Hệ số vị trí địa lý theo khu vực của tổ chức đề nghị chứng nhận.

- M: Hệ số điều chỉnh theo số lượng thông số môi trường đề nghị chứng nhận.

Mức phí thẩm định được đề xuất cụ thể như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

M

K

Dưới16thôngsố

(M =1,0)

Từ 16đến 30thôngsố

(M =1,2)

Từ 31đến 45thôngsố

(M =1,4)

Từ 46đến 60thôngsố

(M =1,6)

Trên 60thông số

(M =1,8)

Đồng bằng sông Hồng (K =1,0)

42.000 50.400 58.800 67.200 75.600

Ảnh minh họa

Trung du và miền núi phíaBắc

(K = 1,1)

46.200 55.440 64.680 73.920 83.160

Bắc Trung Bộ và duyên hảimiền Trung (K = 1,2)

50.400 60.480 70.560 80.640 90.720

Tây Nguyên

(K = 1,3)54.600 65.520 76.440 87.360 98.280

Nam Bộ (K = 1,4) 58.800 70.560 82.080 94.080 105.840

Thẩm định cấp lại giấy chứng nhận trong trường hợp Hồ sơ năng lực của tổ chứcvẫn còn giá trị, mức phí đề xuất cụ thể như sau:

SốTT

Số lượng thông số môi trường đề nghị chứngnhận

Mức thu

(1.000đồng)

1 Dưới 16 thông số 13.000

2 Từ 16 đến 30 thông số 15.600

3 Từ 31 đến 45 thông số 18.200

4 Từ 46 đến 60 thông số 20.800

5 Trên 60 thông số 23.400

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn

Theo chinhphu.vn

5. Cải cach hanh chınh, xây dưng Chınh phu kiên taophát triển

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. (Ảnh: Chu Thanh Vân/Vietnam+)

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địaphương các cấp, thời gian qua, cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện,đồng bộ và thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựuphát triển chung của đất nước.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính củaChính phủ đã dành cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cuộc trao đổi về vấn đềnày.

- Xin Bô trương cho biêt nhưng kêt qua đat đươc cua cai cach hanh chınh giai đoạn 5năm qua?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: 5 năm qua, cai cach hanh chınh đa đat đươc 6 kêt qua chuyêu. Một là, hệ thống thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được bổsung, hoàn thiện.

Hai là, bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến đia phương tiếp tục đượchoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động.Phân cấp quản lý giữa Trung ương - địa phương tiếp tục được đẩy mạnh triển khai.

Ba là, cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai ở tất cả các cấp hành chínhtheo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinhtế-xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương, gópphần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, giảmtiêu cực, phiền hà cho người dân, tổ chức.

Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước cóbước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Năm là, thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách quản lý thu chi ngân sách và quản lýsử dụng tài sản nhà nước từng bước được đổi mới, hoàn thiện và ngày càng phùhợp hơn, qua đó làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãngphí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từngbước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách.

Sáu là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chínhđã được đẩy mạnh, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụcông cho người dân, tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước theo hướng côngkhai, minh bạch.

- Tuy nhiên, ngươi dân, doanh nghiêp va dư luân xa hôi vân con nhiêu băn khoăn vêkêt qua va tac đông cua cai cach hanh chınh. La Cơ quan Thương trưc cai cachhanh chınh cua Chınh phu va Ban Chı đao cai cach hanh chınh cua Chınh phu, xinBô trương cho biêt Bô Nôi vu co nhưng giai phap, đinh hương gı đê cai cach hànhchınh thưc sư hiêu qua, đat kêt qua gop phân phat triên kinh tê-xa hôi trong thơi giantơi?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Bô Nôi vu se tâp trung hương dân, đôn đôc các bộ, ngành,địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính tại Quyếtđịnh số 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính. Cáccấp ủy đảng phải lãnh đạo cơ quan chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạchcải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính phục vụ nhân dân,doanh nghiệp và thông qua kết quả cải cách hành chính mà xem xét, đánh giá, sửdụng cán bộ, đảng viên.

Hai la, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động củanền hành chính Nhà nước.

Ba la, triên khai thưc hiên co hiêu qua Luât Tô chưc Chınh phu năm 2015 va Luât Tôchưc Chınh quyên đia phương năm 2015, theo đo, điều chỉnh chức năng của Chínhphủ cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trên cơ sở đó xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Đây manh phân câp Trung ương - đia phương.

Bôn la, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảiquyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, mức độ hài lòng

của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80% vào năm2020;

Năm la, tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Cán bộ, công chức va cac văn ban hướngdẫn Luật trên cơ sở đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Xây dựng vàthực hiện chế độ công vụ thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, đúng thẩmquyền và có sự kiểm tra, giám sát song song vơi viêc tao dựng cơ chế, chính sáchnhằm phát huy năng lực của đội ngũ can bô, công chức.

Sau la, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyếtsố 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ. Đông thơi, đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và trong giảiquyết công việc của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, kịp thời, côngkhai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Thông điêp cua Chınh phu nhiêm ky Quôc hôi khoa XIV la Chınh phu liêm chınh vàkiên tao phat triên. Xin Bô trương cho biêt cân co nhưng giai phap đôt pha gı trongcai cach hanh chınh đê thưc sư xây dưng môt Chınh phu kiên tao phat triên?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Để xây dựng một Chính phủ kiến tạo sự phát triển, Chínhphủ với vai trò là cơ quan thực hiện quyền hành pháp phải làm tốt chức năng kiếntạo phát triển. Theo đó, Chính phủ không làm thay người dân và doanh nghiệp màphải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọingười phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp choxã hội.

Bô Nôi vu xác định cân phai có những giải pháp đột phá vơi trong tâm la cai cachhanh chınh để xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển như sau:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt độngcủa nền hành chính Nhà nước.

Thứ hai, điều chỉnh chức năng của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu của cơ chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó xác định rõ thẩmquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức làm việc và sự chỉ đạo, điều hành của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và cơ quan hành chính địa phương các cấp trongcải cách hành chính. Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp tăng cường tậptrung công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, chịu trách nhiệm hàng đầu vềkết quả cải cách hành chính trước Đảng, trước toàn dân.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bốicảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

Thứ năm, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương để giải quyết các công việcvề trật tự an ninh, phát triển kinh tế-xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân địaphương. Chính phủ làm mạnh hơn nữa các nội dung bảo đảm tập trung, dân chủ,xây dựng một nền hành chính thống nhất, thông suốt có lãnh đạo, chỉ đạo phát triểnkinh tế-xã hội.

- Thưa Bô trương, Bộ Nội vụ sẽ làm gì để thúc đẩy việc chuyển từ Nhà nước quản lýsang Nhà nước phục vụ?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tập trung cải cách côngvụ, công chức nhằm nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của cán bộ, công chứcviên chức, như cải tiến thi tuyển, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức, nhằm phục vụ người dân, tổ chức tốt hơn, đáp ứng được sự mong đợicủa người dân, tổ chức.

Bộ chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện cơchế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên phạm vi cả nước nhằm tạo điều kiệnthuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tụchành chính và hạn chế sự phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức đốivới người dân, tổ chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính nhà nước.

Đồng thời, tăng cường lấy ý kiến đánh giá của người dân, tổ chức về kết quả cảicách hành chính để giúp cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơquan hành chính thông qua Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của ngườidân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường triểnkhai tuyên truyền cải cách hành chính.

- Để xây dựng một thể chế tốt, như Bô trương nói, cần phải lắng nghe người dân.Vậy, Bộ Nội vụ sẽ thực hiện việc lắng nghe người dân như thế nào?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Để xây dựng được các thể chế, chính sách tốt, thời gianqua, Bộ Nội vụ đã và đang lắng nghe người dân thông qua thực hiện nghiêm các quyđịnh của pháp luật liên quan, lấy ý kiến người dân, tổ chức đối với các chính sáchmà Bộ Nội vụ tham mưu, xây dựng, để các chính sách phục vụ tốt hơn và đáp ứngđược nhu cầu của người dân, tổ chức; công khai, minh bạch thông tin; đánh giá kếtquả thông qua khảo sát ý kiến của người dân, tổ chức…

Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục lắng nghe người dân, tổ chức, đặc biệt là tạo điều kiện đểngười dân, tổ chức có thể nói lên tiếng nói của mình dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quảhơn thông qua tham mưu chính sách và tổ chức thực hiện tốt công cuộc cải cáchhành chính nhà nước.

- Cốt lõi của một thể chế vì dân là những thủ tục hành chính phải đáp ứng được nhucầu của người dân. Nhưng ở ta hiện nay, có vẻ như người dân phải đáp ứng được

những đòi hỏi của các thủ tục hành chính. Theo Bô trương, điều này có nên thay đổikhông và thay đổi theo hướng nào?

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đãcó nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, điển hình là việc thực hiện Đề án30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tính đếnhết thang 6/2016, tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa theo quy định tại 25nghị quyết chuyên đề của Chính phủ la 4.527/4.723 thủ tục hành chính (đạt95,85%).

Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phứctạp, gây bức xúc cho người dân, tổ chức và cản trở sự phát triển. Thời gian tới, côngtác cải cách thủ tục hành chính tập trung vào đẩy mạnh kiểm soát thủ tục hành chínhtừ việc ban hành đến thực thi trong thực tế.

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường việc tự kiểm tra, rà soát, loại bỏnhững thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh cảicách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư, kinh doanh, đất đai,xây dựng; triển khai các đề án về cải cách thủ tục hành chính (Đề án 896, Đề án1299...)

Các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ vềChính phủ điện tử; theo đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng cungcấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyếtthủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, thực hiệnnghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức về việcgiải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính; kịp thời chấn chỉnh, xử lýnghiêm các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ giảiquyết thủ tục hành chính.

- Trân trọng cảm ơn!

Chu Thanh Vân

Theo vietnamplus.vn

6. Khắc phục tình trạng thủ tục lòng vòng, quy địnhchung chung

Có hàng loạt vấn đề phải điều chỉnh, thậm chí một số quy định trong Luật Đầutư và Luật Doanh nghiệp 2014, nhằm mục đích xây dựng một môi trường kinhdoanh tốt hơn. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về vấn đề này, ông Phan

Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) nhận xét:

° Hiện nay, khi phê duyệt chủ trương đầu tư (theo Luật Đầu tư - PV), đã có sự thamgia của nhiều cơ quan khác nhau để thẩm tra phù hợp quy hoạch, đánh giá nhu cầusử dụng đất, đánh giá sơ bộ môi trường; nhưng sau đó, nhà đầu tư vẫn phải thựchiện một số thủ tục tương tự tại các cơ quan đã tham gia cho ý kiến trong giai đoạnquyết định chủ trương đầu tư. Chẳng hạn, Luật Nhà ở yêu cầu phải xin lại quyết địnhchủ trương đầu tư với dự án nhà ở, Luật Xây dựng yêu cầu thủ tục quy hoạch xâydựng, Luật Đất đai buộc phải đánh giá nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sửdụng trước khi giao đất, cho thuê đất; Luật Bảo vệ môi trường cần có báo cáo đánhgiá tác động môi trường…

° Vậy theo ông, như thế nào là hợp lý?

° Ông PHAN ĐỨC HIẾU: Cần nghiên cứu, xem xét lại mục tiêu và tính hợp lý củaviệc quyết định chủ trương đầu tư. Tại giai đoạn ban đầu, chấp thuận chủ trươngđầu tư chỉ nên đặt mục tiêu lựa chọn nhà đầu tư tốt, dự án tốt tại một địa điểm nàođó. Sau khi được lựa chọn và chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư bắt đầuthực hiện song song cùng lúc các thủ tục cần thiết khác như quy hoạch xây dựng,giấy phép xây dựng, môi trường… Chấp thuận chủ trương đầu tư có thể coi là điềukiện mà nhà đầu tư phải tuân thủ khi triển khai và xây dựng dự án đầu tư. Do đó,chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định đểgiám sát tiến độ xây dựng dự án. Sau khi dự án đã hoàn thành xây dựng, thì giámsát thực hiện thông qua kiểm soát mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tàisản trên đất, và cổ phần, phần vốn góp, giám sát về môi trường, cạnh tranh, laođộng…

Luật Doanh nghiệp hiện nay cũng còn những vướng mắc, cản trở hoạt độngsản xuất, kinh doanh. Ảnh: MỸ HẠNH

° Theo các doanh nghiệp, ngay cả Luật Doanh nghiệp hiện nay cũng còn nhữngvướng mắc, cản trở hoạt động kinh doanh. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

° Khác với Luật Đầu tư, vướng mắc của Luật Doanh nghiệp chủ yếu là vấn đề kỹthuật, một số quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng và chưa hợp lý. Chẳng hạn, một sốloại hoạt động kinh doanh (chứng khoán, bảo hiểm, giám định tư pháp...) phải thựchiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định riêng và tại cơ quan khác, khiến hệthống thông tin doanh nghiệp bị phân tán, một số cải cách mang tính chất tiến bộtrong Luật Doanh nghiệp không áp dụng được. Hay như Luật Doanh nghiệp chophép doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, quyđịnh được cho là chưa đủ cụ thể để xử lý trường hợp nhiều người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp lạm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiệngiao dịch nhân danh công ty, có thể gây khó khăn, rủi ro cho bên thứ ba. Ngoài ra,yêu cầu kiểm soát viên của doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có trên 50%sở hữu nhà nước phải là kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp là chưa hợp lý,khó thực hiện…

° Ngay cả các quy định về cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng được coi làchưa hiệu quả để bảo vệ cổ đông nhỏ. Ông có đồng tình với quan điểm này?

° Luật Doanh nghiệp đã có một bước tiến trong thiết lập quy định về bảo vệ cổ đôngnhỏ. Mặc dù vậy, thực tế thực hiện cho thấy còn một số quy định cần được cụ thểhơn, rõ ràng hơn để các cổ đông thực hiện quyền của mình tốt hơn. Liên quan đếnvấn đề này, Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định việc ủy quyền dự họp đại hộiđồng cổ đông phải thực hiện theo mẫu ủy quyền do công ty phát hành. Quy định nhưthế đã tạo điều kiện cho một số công ty lạm dụng quy định này để hạn chế, gây khókhăn cho cổ đông, cổ đông nhỏ khi họ muốn ủy quyền cho người khác dự họp đạihội đồng cổ đông.

Còn nhiều vấn đề cũng như các quy định pháp luật đang gây khó khăn đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi đang tập trungvào rà soát nội dung của Luật Doanh nghiệp.

° Xin cảm ơn ông!

Anh Thư

Theo sggp.org.vn

7. 344 văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểmtra chuyên ngành

(HQ Online)- Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 30-6-2016 có 344 văn bảnquy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đốivới hàng hóa XNK do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.

Công chức Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh:H.Vân

Trong đó có 21 Luật, pháp lệnh; 65 Nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ; 258 Thông tư, quyết định của các Bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vựckiểm tra chuyên ngành (KTCN) như: Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểmtra an toàn thực phẩm; kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế); kiểm tra văn hóa; các quyđịnh về cấp giấy phép XNK, điều kiện XNK hàng hóa...

Theo ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổngcục Hải quan) số liệu thống kê trên có sự gia tăng so với thời điểm xây dựng Đề ánGiải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hànghóa xuất nhập khẩu (số liệu rà soát thời điểm tháng 8-2015 là 259 văn bản quy phạmpháp luật về quản lý chuyên ngành). Nguyên nhân là do một số bộ ngành đã banhành mới các văn bản để hướng dẫn các lĩnh vực trước đây chưa được hướng dẫnđầy đủ; trong khi đó, có nhiều văn bản còn bất cập lại chưa được sửa đổi, bổ sung.

Ông Ngô Minh Hải cho biết, thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về KTCN banhành nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêuchuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra vẫn đang tồn tại rất nhiều.

Chẳng hạn, khoản 1b Điều 38 của Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định “thựcphẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói,chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả xác nhận thựcphẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của các cơ quan kiểm tra được chỉđịnh”. Theo quy định của Điều này thì hầu các lô hàng NK thuộc các nhóm hàng trênđều phải thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 tạiThông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT năm 2009 và Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT năm 2010 với phạm vi rộng, bao gồm các nhóm hàng: động vật, sảnphẩm động vật; sản phẩm trồng trọt; thủy sản, sản phẩm thủy sản… đều thuộc đốitượng phải kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm....

Bên cạnh đó, nhiều danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN do các Bộ quản lýchuyên ngành ban hành không có mã số HS kèm theo.

Trong chiều nay (16-8), những thông tin về KTCN sẽ được Tổng cục Hải quan thôngtin chính thức tại buổi họp báo chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK, thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CPcủa Chính phủ.

N.Linh

Theo baohaiquan.vn

8. Hàng xuất khẩu, sao cứ bắt DN ghi nhãn phụ tiếngViệt?

(Chinhphu.vn) – Nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt với lý do nguyên liệu nhậpkhẩu để chế biến xuất khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt. Nhưng nhãn phụtiếng Việt để làm gì khi hàng hóa không lưu thông, tiêu thụ trong nước?

Nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (để chế biến xuất khẩu) vẫn phải ghi nhãnphụ tiếng Việt.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp thủy sản đã bị các đoàn kiểm tra quản lý thịtrường xử phạt với lý do nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (để chế biến xuất khẩu) lưutại kho của doanh nghiệp chỉ có nhãn tiếng Anh, không có nhãn phụ tiếng Việt.

Yêu cầu về nhãn phụ tiếng Việt được ba bộ: Y tế, NNPTNN, Công Thương đưa ra tạiThông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hànhchính cuối tháng 7/2016, nhiều doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chếbiến thủy sản, bức xúc với quy định này.

Quy định thiếu hợp lý kể trên “dắt dây” theo một quy định khác cũng được ghi trongThông tư 34. Theo điều 5 của Thông tư này, nội dung ghi trên nhãn bắt buộc phải cósố giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết chính khách hàng ở châu Âucung cấp gia vị và phụ gia cho công ty bà để chế biến hàng bán cho họ. Ba thángsau khi nhập về mới có được giấy xác nhận hợp quy từ Cục An toàn thực phẩm(ATTP) thuộc Bộ Y tế. Khi đó, lô gia vị, phụ gia này đã hết thời hạn sử dụng. “Các giavị và phụ gia không mang ra sản xuất hàng tiêu dùng ở trong nước thì sao phảikiểm? Thủ tục vô lý như vậy thì đối tác nước ngoài sẽ chuyển sang làm ăn với TháiLan hay nước khác, doanh nghiệp trong nước sẽ bị chết... yểu”, vị này nói.

Tại báo cáo gửi Chính phủ hồi cuối tháng 7 vừa qua, Bộ KHĐT cũng khẳng việc ápdụng ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (để chế biếnxuất khẩu) là không cần thiết, không hợp lý. Bởi nếu nguyên liệu không lưu thông,tiêu thụ trong nước thì việc yêu cầu ghi nhãn phụ tiếng Việt không có ý nghĩa vềquản lý nhà nước.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để sản xuấthàng xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu (không lưuthông hay tiêu thụ trong nước) nên yêu cầu về ghi nhãn phụ tiếng Việt dẫn tới sựphiền hà về thủ tục, tốn kém về thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Về công bố hợp quy, Bộ KHĐT cho rằng theo quy định của Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, chếbiến hàng xuất khẩu, không lưu thông, tiêu thụ trong nước thì không phải thực hiệncông bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, chế biếnhàng xuất khẩu vẫn phải thực hiện thủ tục này với Bộ Y tế, gây tốn kém về thời gianvà chi phí cho doanh nghiệp.

Theo phản ánh của Hiệp hội Thủy sản và một số doanh nghiệp liên quan, để cóđược Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp(trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm do doanh nghiệp cung cấp) tốn trung bình 22-27ngày làm việc.

Bộ KHĐT cho rằng thời gian cấp giấy tiếp nhận kéo dài và việc cấp giấy tiếp nhận chỉđược thực hiện ở Bộ Y tế là không đúng theo tinh thần cải cách quản lý chuyênngành của Nghị quyết 19 nhằm giảm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Bộ KHĐT kiến nghị Bộ Y tế thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định38/2012/NĐ-CP, theo đó không áp dụng quy định công bố hợp quy và công bố phùhợp quy định đối với các nguyên liệu nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuấtkhẩu.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản ViệtNam (VASEP), cho biết VASEP đã có văn bản gửi Bộ NNPTNN và Bộ Y tế kiến nghịchủ trì sửa đổi các quy định liên quan.

Bộ NNPTNN đã có ý kiến với Bộ Y tế nhằm ra văn bản hướng dẫn cho phép nguyênliệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việtvà xác nhận công bố hợp quy. Nhưng đến giờ này, theo ông Hòe, Cục An toàn thựcphẩm cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc này chưa tháo gỡ đượcvướng mắc.

Thành Đạt

Theo chinhphu.vn

9. Thành phố Lào Cai: Xây dựng nền hành chính phục vụnhân dân

LCĐT - Công tác cải cách hành chính của thành phố Lào Cai trong những nămqua được xác định là xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyênnghiệp và hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp,nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố Lào Cai quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ, công chứctrên tinh thần phục vụ nhân dân.

Thành phố Lào Cai xác định, trong giai đoạn 2015 - 2020, tập trung đẩy mạnh cảicách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị, là nhiệm vụ mang tínhcấp thiết, chiến lược, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa thành phố trong tình hình mới. Việc đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hànhchính là một trong những nội dung trọng tâm, trong đó, công tác rà soát, đơn giảnhóa thủ tục hành chính được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện,kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thủ tục hành chính không còn phù hợp.Thiết lập và duy trì hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh củatổ chức, công dân khi thực hiện thủ tục hành chính qua đường dây nóng.

Thành phố Lào Cai hướng đến nền hành chính phục vụ nhân dân và một trongnhững giải pháp đó là chủ trương công khai đường dây nóng của lãnh đạo Thànhủy, UBND thành phố, trưởng ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo các xã, phường. Từđầu năm đến nay, đường dây nóng đã tiếp nhận trên 250 cuộc điện thoại, tập trungvào các lĩnh vực đất đai, tài nguyên - môi trường. Lãnh đạo thành phố Lào Cai trựctiếp trả lời nhân dân hoặc chỉ đạo bộ phận chuyên môn giải quyết dứt điểm chongười dân trong 1 ngày. Đối với các khiếu nại liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị,lãnh đạo thành phố yêu cầu phối hợp giải quyết và trả lời nhân dân bằng văn bản.

Đồng chí Trần Văn Thiện, Trưởng phòng Nội vụ thành phố Lào Cai cho biết: Thànhphố xác định, việc công khai đường dây nóng, tạo kênh trao đổi, phản ánh từ phíanhân dân là hết sức cần thiết, từ đó giải đáp thắc mắc cho người dân trực tiếp, kịpthời. Thành phố mong muốn sẽ dần hạn chế những phản ánh của nhân dân thôngqua kênh trao đổi này, vì thủ tục hành chính phải làm tốt ngay từ phía bộ phậnchuyên trách từng lĩnh vực, nhân dân tin tưởng và không cần đến đường dây nóng.

Tại bộ phận “một cửa” của thành phố Lào Cai, các thủ tục hành chính được niêm yếtcông khai, bao gồm hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính, chi phí giải quyếtthủ tục theo quy định của nhà nước. Thành phố đang từng bước thực hiện công khaitoàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp thành phố, cấp xã đến từng thôn,bản, tổ dân phố. Toàn bộ thủ tục hành chính có giấy hẹn được gắn phiếu đánh giá,đo lường sự hài lòng của nhân dân. Cơ quan chức năng thực hiện xây dựng biênbản, hằng tuần báo cáo kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân. Kết quả báocáo đánh giá mức độ hài lòng của nhân dân được công khai trên Cổng thông tin điệntử thành phố Lào Cai và thông qua Đài TT - TH thành phố Lào Cai.

Để thực hiện tốt nội dung cải cách thủ tục hành chính, thành phố Lào Cai chú trọngxây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trên tinh thần chínhquyền phục vụ nhân dân. Thành phố Lào Cai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiệnlàm văn bản xin lỗi người dân. Đối với các đơn vị chuyên trách, khi xảy ra sai phạm,phải xin lỗi ngay người dân. Nếu chậm lần 1, bộ phận hoặc cán bộ tham mưu phảilàm văn bản để thủ trưởng ký, chậm lần 2 buộc phải mang đến tận nhà người dân.

Trên đà phát triển như hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp trênđịa bàn thành phố không ngừng tăng lên. Để tạo thuận lợi hơn cho các đơn vị,doanh nghiệp, thành phố đang triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng. Người dânkhông phải đến cơ quan nhà nước, mà chỉ cần điền thông tin theo mẫu, sau đó gửiqua mạng và chỉ cần đi một lần đến lấy kết quả. Giai đoạn 2016 - 2020, thành phốLào Cai phấn đấu 100% thủ tục hành chính được rà soát hằng năm, đảm bảo rõràng, tuân thủ các quy định. Các thủ tục hành chính được công khai niêm yết đếntừng thôn, tổ dân phố. Đến năm 2020, mức độ hài lòng của nhân dân đạt trên 85%;100% bộ phận “một cửa” thành phố quản lý thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông.Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố đang từng bước đổi mới phương thứchoạt động, hướng đến một nền hành chính năng động, phục vụ quyền và lợi ích củanhân dân, tạo niềm tin, sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo nhândân trên địa bàn đối với cấp ủy đảng, chính quyền của thành phố Lào Cai.

Hữu Huỳnh

Theo baolaocai.vn

10. Giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện

Cải thiện chất lượng dịch vụHiện nay, việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịchvụ bưu điện đã được áp dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố. Phương thứcmới này đem lại nhiều ích lợi cho cơ quan Nhà nước (CQNN), người dân vàdoanh nghiệp (DN) nhằm giảm bớt áp lực về thời gian cũng như tình trạng quátải trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Giải quyết thủ tục hành chính qua đường bưu điện là dịch vụ đem lạisự hài lòng cho nhiều người dân và doanh nghiệp. TRONG ẢNH:

Người dân tìm hiểu dịch vụ chuyển phát hộ chiếu qua đường bưu điệntại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh. Ảnh: HOÀNG HÂN

Số lượng hồ sơ tăng

Theo Bưu điện Đà Nẵng (BĐĐN), việc nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính được ngành bưu điện triển khai từ cuối năm 2014. Những ngày đầu đưa dịchvụ này đến người dân thành phố, ngành bưu điện đã gặp nhiều khó khăn do đây làdịch vụ mới, công tác tuyên truyền và quảng bá có phần hạn chế.

Tuy nhiên, với sự ủng hộ của chính quyền thành phố, số lượng người dân sử dụngdịch vụ này đã tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu như năm 2014 chỉ cókhoảng 5.000 bộ hồ sơ hành chính được giao dịch qua đường bưu điện thì năm2015 đã tăng lên 30.000 bộ hồ sơ và 6 tháng đầu năm 2016 là 32.000 bộ hồ sơ.“Thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh hồ sơ thủ tục hành chính công đến địa chỉtheo yêu cầu của công dân đã góp phần hoàn thành mục tiêu cải cách thủ tục hànhchính của chính quyền thành phố. Bởi dịch vụ này giảm thời gian thực hiện thủ tụchành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của người dân”, bà Nguyễn Thị KhánhNga, Giám đốc Bưu điện Đà Nẵng chia sẻ.

Từ một vài thủ tục hành chính như cấp giấy CMND, giấy phép lái xe, hộ chiếu…, đếnnay, dịch vụ này đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như tư pháp, đất đai, thu tiềnphạt vi phạm giao thông… Đại diện các sở, ban, ngành cho biết, dù số lượng hồ sơhành chính chuyển phát qua đường bưu điện tăng qua các năm nhưng so với nhucầu thực tế vẫn còn khiêm tốn.

Theo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an thành phố Đà Nẵng, đơn vị bắt đầu kýhợp đồng với BĐĐN để triển khai dịch vụ chuyển phát hộ chiếu qua đường bưu điệntừ đầu tháng 8-2014. Số liệu thống kê cho thấy, trong 2 năm triển khai chuyển pháthộ chiếu qua đường bưu điện, mới có 10% trong tổng số khoảng 48.000 lượt ngườiđến làm hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh sử dụng dịch vụ này.

Trung tá Nguyễn Vĩnh Hưng, Đội trưởng tham mưu, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh,Công an thành phố Đà Nẵng nhận định, việc chuyển phát hộ chiếu qua đường bưuđiện đã góp phần làm giảm áp lực cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho côngdân; tuy nhiên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sự quan tâm hướng dẫn tạibộ phận một cửa của các CQNN để người dân và DN biết đến dịch vụ này nhiềuhơn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Theo ngành bưu điện thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vàohoạt động giải quyết thủ tục hành chính qua đường bưu điện là hết sức cần thiết. Khiđó, toàn bộ hồ sơ chuyển phát từ CQNN đến tận tay công dân và các tổ chức đềuđược kiểm soát qua hệ thống CNTT chung rộng khắp cả nước của Tổng Công tyBưu điện Việt Nam.

Quá trình chuyển phát hồ sơ qua từng bộ phận đều được hệ thống CNTT bưu điệnlưu vết từ lúc hồ sơ được phát đi cho tới lúc đến tận tay người dân. “Việc ứng dụngCNTT vào hoạt động này sẽ giúp các CQNN đều có thể giám sát được chất lượngcủa từng bộ hồ sơ. Khi người dân có vướng mắc thì đây cũng là nguồn thông tin kịpthời để giải đáp một cách chính xác nhất và nhanh nhất”, bà Nga nói. Hiện nay,BĐĐN đã ứng dụng hệ thống CNTT phục vụ cho dịch vụ thu hộ và chi hộ phí phạtgiao thông, đồng thời đang cho chạy thử phần mềm điện tử kết nối với ngành bảohiểm thành phố.

Theo các ngành chức năng thành phố, thời gian qua, một số đơn vị đã triển khainhận hồ sơ từ các công dân, tổ chức qua một hệ thống một cửa điện tử nhưng thựctế vẫn có nhiều hồ sơ cần phải gửi bản chính về cho các CQNN và ngược lại. Vì vậytheo định hướng của ngành bưu điện thành phố, trong thời gian tới, việc chuyển pháthồ sơ giấy phải gắn chặt với các hệ thống một cửa của các CQNN. Cả 2 hệ thốngnày sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ lẫn nhau để tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho người dân. Hiện nay, BĐĐN cố gắng triển khai việc phục vụ tíchhợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các CQNN như cấp đổi

giấy phép lái xe quốc tế cho Tổng cục Đường bộ, tích hợp với hệ thống lý lịch tưpháp trực tuyến…

Trong thời gian tới, BĐĐN tiếp tục làm việc với các CQNN để mở rộng triển khai cácdịch vụ công trực tuyến tích hợp với nền tảng CNTT sẵn có của ngành bưu điện đểgiảm bớt phiền hà cho người dân và DN. “Khi đó người dân có thể gửi yêu cầu xử lýthủ tục trên hệ thống một cửa điện tử của thành phố, sau đó BĐĐN sẽ nhận thông tinvà đến thu gom hoặc phát trả hồ sơ khi có kết quả tại địa chỉ của người dân và DN”,bà Nga cho biết thêm.

Hoàng Hân

Theo baodanang.vn

11. Tạo thuận lợi cấp phép an toàn thực phẩm(AGO) - Bằng cách thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa các Sở: Y tế,Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), việc phối hợpgiải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về an toàn thực phẩm (ATTP) vừa đảmbảo tính đồng bộ, chặt chẽ, vừa rút ngắn thủ tục, quy trình, tạo thuận lợi chocác tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Gom về một mối

Trước đây, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang khi muốnthực hiện các thủ tục như: Đăng ký cấp giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiệnATTP; công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP; đăng ký và xác nhậnnội dung quảng cáo thực phẩm… thường phải mất thời gian liên hệ, đến từng nơi đểgiải quyết TTHC liên quan đến thẩm quyền của Sở Y tế, Sở Công thương, Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, kể từ ngày 20-8, khi Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND (QĐ40),ngày 10-8-2016, của UBND tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế“một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC về ATTP có hiệu lực thi hành, mọi việctrở nên đơn giản, thuận lợi hơn. Các tổ chức, cá nhân chỉ cần nộp hồ sơ tại Chi cụcAn toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP, thuộc Sở Y tế). Cơ quan này có trách nhiệmchuyển hồ sơ đến các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan để giải quyếtTTHC, sau đó trả kết quả lại cho người nộp. Trường hợp phát sinh vượt quá thẩmquyền, Chi cục ATVSTP phải báo cáo kịp thời và đề xuất đến đơn vị chủ quản,UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.

Với QĐ40, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thựcphẩm chỉ cần nộp hồ sơ tại một đầu mối

Theo QĐ40, đối với hồ sơ đăng ký cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP, chủ cơ sở chỉcần nộp 1 bộ hồ sơ đáp ứng theo quy định tại các Thông tư (TT) số 26/2012/TT-BYT(ngày 30-11-2012), 47/2014/TT-BYT (ngày 11-12-2014) của Bộ Y tế, TT 45/2014/TT-BNNPTNT (ngày 3-12-2014) của Bộ NN-PTNT và TT 58/2014/TT-BCT (ngày 22-12-2014) của Bộ Công thương. Đối với hồ sơ đăng ký cấp giấy tiếp nhận bản công bốhợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, tổ chức, cá nhân đăngký nộp 2 bộ hồ sơ được quy định tại Chương II của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP(ngày 25-4-2012) của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật ATTP và TT 19/2012/TT-BYT (ngày 9-11-2012) của Bộ Y tế hướng dẫn việccông bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP. Đối với hồ sơ đăng ký và xácnhận nội dung quảng cáo thực phẩm, tổ chức, cá nhân chỉ nộp 1 bộ hồ sơ đảm bảoquy định theo TT 75/2011/TT-BNNPTNT (ngày 31-10-2011) của Bộ NN-PTNT và TT40/2012/TT-BCT (ngày 21-12-2012) của Bộ Công thương.

Giải quyết nhanh, đúng quy định

Với việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC về ATTP, saukhi tiếp nhận hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫncá nhân, tổ chức bổ sung, điều chỉnh đối với những trường hợp hồ sơ không đầy đủhoặc không đúng quy định. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, Chi cụcATVSTP ghi phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, thu phí, lệ phí. Theo

QĐ40, trong thời hạn 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Chicục ATVSTP sẽ trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

Để đảm bảo thời gian trên, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơđúng quy định, Chi cục ATVSTP phân loại hồ sơ, có công văn đề nghị kèm theo hồsơ và chuyển hồ sơ, phí và lệ phí đến Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản vàthủy sản (thuộc Sở NN-PTNT), phòng chức năng theo phân công của Sở Côngthương (gọi tắt là các cơ quan có liên quan) để tổ chức thực hiện việc thẩm định vàcấp GCN theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (riêng lĩnh vực Côngthương là 15 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Chi cục ATVSTPchuyển giao, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định, xử lý. Nếu chưa đủ điềukiện thì có công văn trả lời và nêu rõ lý do gửi đến Chi cục ATVSTP; trường hợpđảm bảo đúng yêu cầu thì tiến hành cấp GCN theo quy định.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc (riêng lĩnh vực Công thương là 7 ngày làm việc) kểtừ ngày nhận được GCN, Chi cục ATVSTP xem xét, cấp giấy tiếp nhận bản công bốhợp quy hoặc giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP. Trường hợp không cấp giấyphải có thông báo trả lời nêu rõ lý do đến các tổ chức, cá nhân.

Cùng với đảm bảo thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHCvề ATTP, UBND tỉnh yêu cầu định kỳ hàng quý, Sở NN-PTNT và Sở Công thươngphải báo cáo tình hình thực hiện quy chế trong phạm vi quản lý. Riêng đối với Sở Ytế, hàng quý phải tổ chức họp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong tổchức thực hiện. Đồng thời tổng hợp báo cáo của các cơ quan có liên quan gửi vềUBND tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh để theo dõi, xử lý.

Ngô Chuẩn

Theo baoangiang.com.vn